Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

pdf 116 trang thiennha21 21/04/2022 2070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_ruou_tai_con.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ SINH VIÊN THỰC HIỆN PHẠM ANH NGỌC DANH Niên khóa: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Phạm Anh Ngọc Danh ThS. Nguyễn Hoàng Ngọc Linh K51D – Quản trị kinh doanh Niên khóa: 2017-2021 Huế, 1/2021
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè và các anh chị nơi tôi thực tập. Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đến quý thầy cô trường Đại học Kinh tế – Đại Học Huế đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện và đóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình hoàn thành khóa luận. Đặc biệt tôi xin cảm ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Hoàng Ngọc Linh – Giảng viên hướng dẫn đã tận tình quan tâm và theo sát chỉ bảo tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi làm quen với thực tiễn và áp dụng vào nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn các anh chị làm việc tại công ty đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực tập, điều tra, thu thập số liệu, tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiều kinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của bài nghiên cứu không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo thêm của quý thầy cô cùng toàn thể cán bộ nhân viên tại đơn vị để khóa luận này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đề tài: "Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế" là kết quả công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu trong đề tài nghiên cứu và kết quả trình bày trong đề tài là trung thực và khách quan. Huế, ngày 17 tháng 01 năm 2021 Sinh viên thực hiện Phạm Anh Ngọc Danh
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i LỜI CAM ĐOAN ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH x PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1. Mục tiêu chung 3 2.2. Mục tiêu cụ thể 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phạm vi nghiên cứu 3 5. Phương pháp nghiên cứu 4 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 4 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 4 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 5 5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp 5 5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp 5 6. Kết cấu đề tài 6 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. Cơ sở lý luận 7 1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp 8 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 10 1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường 10 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iii LỚP: K51D-QTKD
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ 11 1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán 12 1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm 12 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại 13 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng 14 1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán 15 1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô 15 1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp 15 1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ 16 1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội 17 1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái 17 1.1.3.2. Môi trường vi mô 18 1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực 18 1.1.3.2.2. Khách hàng 18 1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại 19 1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 19 1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế 20 1.1.3.2.6. Nhà cung cấp 20 1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm 20 1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm 20 1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước 21 1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường 21 1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu 22 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ 27 2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 27 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH iv LỚP: K51D-QTKD
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 27 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 29 2.1.2.1. Chức năng 29 2.1.2.2. Nhiệm vụ 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 29 2.1.4. Chức năng các phòng ban 30 2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty 31 2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty 31 2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty 34 2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty 37 2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010 38 2.1.8. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 40 2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm Huế 45 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 45 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô 45 2.2.1.2. Môi trường vi mô 48 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 51 2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2018-2020 51 2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước giai đoạn 2018-2020 52 2.2.2.3. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 56 2.2.2.4. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 58 2.2.2.5. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020 63 2.3. Khảo sát ý kiến đánh giá của các nhà bán lẻ về hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 65 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH v LỚP: K51D-QTKD
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2.3.1. Thông tin chung về các nhà bán lẻ 66 2.3.1.1. Kênh thông tin mà các nhà bán lẻ biết đến 66 2.3.1.2. Số năm kinh doanh sản phẩm của công ty 67 2.3.2. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty 67 2.3.2.1. Đánh giá của các nhà bán lẻ về các yếu tố tác động đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của công ty 67 2.3.2.2. Ý kiến của các nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 75 2.4. Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 76 2.4.1. Điểm mạnh 76 2.4.2. Điểm yếu 77 2.4.3. Cơ hội 77 2.4.4. Thách thức 78 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM RƯỢU CỦA CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ 79 3.1. Phương hướng và mục tiêu của công ty trong những năm tiếp theo 79 3.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 80 3.2.1. Về công tác nghiên cứu và dự báo thị trường 80 3.2.2. Về sản phẩm 80 3.2.3. Về giá bán và chiết khấu 81 3.2.4. Về hỗ trợ bán hàng 82 3.2.5. Về xúc tiến sản phẩm 82 3.2.6. Về hoạt động bán hàng 82 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 84 2.1. Đối với công ty 84 2.2. Đối với Nhà nước 85 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vi LỚP: K51D-QTKD
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH TÀI LIỆU THAM KHẢO 86 PHỤ LỤC 1 89 PHỤ LỤC 2 92 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH vii LỚP: K51D-QTKD
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1TV : Một thành viên ADB : The Asian Development Bank - Ngân hàng Phát triển Châu Á CP : Cổ phần CP : Chính phủ DT : Doanh thu ĐVT : Đơn vị tính GDP : Gross Domestic Product là tổng sản phẩm nội địa hay tổng sản phẩm quốc nội HFC : Hue Foods Company Limited ISO : International Organization for Standardization là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế NĐ : Nghị định NNPTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn TCVN : Tiêu chuẩn quốc gia (Việt Nam) TTH : Thừa Thiên Huế TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TS : Tiến sĩ VBA : Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát Việt Nam VCCI : Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VINASME : Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm VUSTA : Liên hiệp hội các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam PGS : Phó giáo sư SPSS : Statistical Package for the Social Sciences là một chương trình máy tính phục vụ công tác thống kê SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH viii LỚP: K51D-QTKD
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu 22 Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC 32 Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm 37 Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 38 Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 41 Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020 43 Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai đoạn 2018-2020 51 Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018- 2020 53 Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020 54 Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Bắc 56 Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Trung 57 Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Nam 58 Bảng 2.12: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 60 Bảng 2.13: Doanh thu tiêu thụ trung bình của các đại lý giai đoạn 2018-2020 62 Bảng 2.14: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến sản phẩm 68 Bảng 2.15: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến giá bán 69 Bảng 2.16: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hỗ trợ bán hàng 71 Bảng 2.17: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến xúc tiến sản phẩm 72 Bảng 2.18: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến hoạt động bán hàng 73 Bảng 2.19: Kiểm định One Sample T-test về nhóm biến đánh giá chung hoạt động tiêu thụ sản phẩm 74 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH ix LỚP: K51D-QTKD
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH ẢNH Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC 30 Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake 36 Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu 37 Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020 55 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu kênh thông tin các nhà bán lẻ biết đến 66 Biểu đồ 2.3: Số năm kinh doanh sản phẩm rượu của công ty 67 Biểu đồ 2.4: Đánh giá của nhà bán lẻ để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm 75 Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty 34 Hình 2.2: Tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường giai đoạn 2018-2020 64 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH x LỚP: K51D-QTKD
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Quá trình đổi mới và phát triển nền kinh tế của Việt Nam trong những năm gần đây đã giúp cho đời sống của người dân ngày càng được nâng cao. Xu hướng tiêu dùng rượu bia và những loại đồ uống có cồn khác trong sinh hoạt hàng ngày, quan hệ công việc, các dịp lễ hội, tết đang ngày càng gia tăng. Sử dụng rượu bia là một thói quen mang đậm nét văn hoá truyền thống tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sử dụng rượu bia với một lượng vừa phải có thể đem lại cảm giác phấn chấn, tỉnh táo, dịu bớt căng thẳng, lưu thông huyết mạch Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. So với năm 2010, vào năm 2017 mức tiêu thụ rượu bia của Việt Nam đã tăng tới gần 90%, mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo thống kê của Trang Vàng, cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Vì vậy đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống thì việc cạnh tranh ngày nay khốc liệt hơn bao giờ hết, các loại rượu và đồ uống lên men phát triển thành nhiều loại khác nhau như rượu sake Nhật Bản, rượu vang, bia và các loại nước ép có cồn phản ánh thị hiếu của khách hàng ngày một đa dạng hơn nên doanh nghiệp phải tính toán cẩn thận để đưa ra các quyết định chiến lược nhằm tránh những bất lợi xảy ra trên thị trường. Đặc biệt đối với Nghị định 100 của chính phủ vừa được áp dụng từ ngày 01/01/2020 đã ảnh hưởng rất lớn đến các công ty bia rượu, tác động đến sản lượng tiêu thụ của toàn ngành và đang kìm hãm một trong những thị trường có tốc độ tiêu thụ tăng nhanh nhất thế giới. Theo bài báo mới đây của Bloomberg thì doanh số bia rượu ở Việt Nam đã giảm ít nhất 25% kể từ khi nghị định này có hiệu lực. Ngoài ra đối với tình hình dịch Covid-19 hiện nay đã làm đảo lộn mọi mặt đời sống xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 1 LỚP: K51D-QTKD
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và người lao động trên cả nước và toàn thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%. Đối với các doanh nghiệp kinh doanh đồ uống, để tiếp tục đứng vững trong môi trường cạnh tranh hiện nay thì bên cạnh những vấn đề về chất lượng sản phẩm thì những vấn đề trong khâu tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm khắc phục hàng đầu. Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp và là khâu quan trọng nối liền với sản xuất và tiêu dùng, đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu. Khi doanh nghiệp thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả thì doanh nghiệp mới có thể tăng doanh thu và lợi nhuận. Doanh thu và lợi nhuận luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp, thông qua việc phân tích tình hình tiêu thụ thì các nhà quản trị sẽ thấy được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế để có thể tìm ra những biện pháp giải quyết kịp thời và khai thác những tiềm năng sẵn có giúp các công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng hoàn thiện hơn. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là một công ty chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm đồ uống như rượu, nước giải khát có cồn và luôn nỗ lực cung cấp các sản phẩm của công ty đến với mọi người trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu sang nước ngoài một cách thuận tiện nhất, đem lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Công ty đã hoạt động được hơn 25 năm và là một công ty có uy tín trên thị trường song hoạt động tiêu thụ gần đây của công ty gặp không ít khó khăn do biến động của thị trường và sự cạnh tranh gay gắt của các công ty trong và ngoài nước. Theo báo cáo của phòng hành chính – kế toán công ty cho biết, do tác động kép của dịch Covid-19 và Nghị định 100 của Chính phủ thì sản lượng tiêu thụ của công ty năm 2020 đã giảm hơn 30% so với năm 2019 và chỉ hoàn thành được 70% so với SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 2 LỚP: K51D-QTKD
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH sản lượng kế hoạch đã đề ra, dẫn đến lợi nhuận của công ty giảm 34% so với năm trước. Nhận thức được tầm quan trọng của quá trình tiêu thụ, trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở lý luận và thực tiễn về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, đề tài phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu tại công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm. - Phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế giai đoạn 2018-2020. - Đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế. 3. Đối tượng nghiên cứu - Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế. - Trung gian phân phối: cửa hàng bán lẻ, nhà hàng. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, trung gian phân phối sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế. - Phạm vi nội dung: tập trung vào phân tích, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 3 LỚP: K51D-QTKD
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Các thông tin chung về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, các số liệu qua các năm 2018-2020 được công ty cung cấp như kết quả sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, doanh thu kế hoạch, doanh thu trong 3 năm. Các thông tin, tài liệu liên quan đến đề tài được tìm hiểu qua thư viện, báo chí, website và các trang mạng xã hội. Quan sát thực tế từ công ty, tham khảo từ trang web của công ty. Nghiên cứu các lý thuyết về tiêu thụ sản phẩm. 5.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập thông tin qua hình thức khảo sát bằng bảng hỏi với trung gian phân phối sản phẩm của công ty. Mục đích của việc khảo sát này là để lấy được ý kiến của trung gian phân phối, thông qua đó có thể biết thêm về tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty. Ngoài ra còn có thể tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại công ty thông qua những câu trả lời của bảng hỏi này. Với đề tài này, phương pháp sử dụng để chọn mẫu là phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên và cỡ mẫu sẽ điều tra là 40. Mục tiêu chính của đề tài là phân tích tình hình tiêu thụ và đề xuất một số giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ nên sẽ điều tra cửa hàng bán lẻ, nhà hàng kinh doanh sản phẩm của công ty trên địa bàn thành phố Huế. Theo thông tin của các nhân viên bán hàng trực tiếp đến các trung gian phân phối sản phẩm công ty thì biết được số lượng và địa chỉ các nơi đang kinh doanh sản phẩm của công ty tại thành phố Huế. Sau khi xin được địa chỉ của các nơi này thì tác giả tiến hành đến các địa điểm này để xin điều tra bảng hỏi đã được lập sẵn và điều tra đủ 40 bảng hỏi. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 4 LỚP: K51D-QTKD
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu 5.3.1. Đối với dữ liệu thứ cấp Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh - Phương pháp tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất các dữ liệu đã được phân tích lại với nhau để có thể nhìn nhận vấn đề một cách khách quan hơn. - Phương pháp phân tích là phương pháp dùng để phân tích số liệu để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tốc độ hoàn thành kế hoạch và tốc độ phát triển của kỳ này so với kỳ trước. - Phương pháp so sánh là phương pháp so sánh dữ liệu năm này với năm trước hoặc so sánh dữ liệu giữa các thời kỳ để có thể đánh giá được tình hình bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tại công ty. 5.3.2. Đối với dữ liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp xử lý số liệu qua SPSS. 5.3.2.1. Thống kê mô tả - Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: Hoàn toàn không đồng ý Không đồng ý Trung lập Đồng ý Hoàn toàn đồng ý - Theo Martin Sternstein (1996), phân tích thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau nhằm cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Phương pháp này có thể được sử dụng để: Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu. Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt về dữ liệu. Thống kê tóm tắt (dưới dạng các giá trị thống kê đơn nhất) mô tả dữ liệu. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 5 LỚP: K51D-QTKD
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 5.3.2.2. Thang đo được kiểm định One Sample T Test Phương pháp kiểm định này được sử dụng để kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của một tổng thể. Kiểm định giả thiết: H0: μ = Giá trị kiểm định (test value) H1: μ ≠ Giá trị kiểm định (test value) Với mức ý nghĩa α = 0.05 Nếu: Sig 0.05: Chấp nhận giả thiết H0 6. Kết cấu đề tài PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong phần này bố cục gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu Chương 2: Phân tích tình hình tiêu thụ tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm rượu của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 6 LỚP: K51D-QTKD
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm 1.1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Theo Trương Đình Chiến (2007), tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Để thích ứng với mỗi cơ chế quản lý thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, Nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào các nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp sản phẩm cho các đơn vị theo địa chỉ và giá cả do Nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong nền kinh tế tập trung khi mà ba vấn đề trung tâm: Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do Nhà nước quyết định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản phẩm hàng hoá sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo nghĩa hẹp và cả theo nghĩa rộng. (Đặng Đình Đào, 2002). Theo Trương Đình Chiến (2010), nghĩa hẹp của tiêu thụ hàng hóa, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu hàng hóa, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hóa hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Theo Trần Minh Đạo (2002), nghĩa rộng của tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua bán SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 7 LỚP: K51D-QTKD
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp. Như vậy, tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các giải pháp nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường, bao gồm các hoạt động: tạo nguồn, chuẩn bị hàng hoá, tổ chức mạng lưới bán hàng, xúc tiến bán hàng với nhiều hoạt động hỗ trợ cho việc thực hiện dịch vụ sau bán. 1.1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với doanh nghiệp Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận (thị trường chấp nhận). Sức tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thể hiện ở mức bán ra, uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm không được tách rời khỏi quá trình kinh doanh nói chung và các khâu, các bộ phận khác nói riêng. Tiêu thụ sản phẩm phải được liên kết một cách chặt chẽ, hữu cơ với các khâu, các bộ phận, các yếu tố của kinh doanh đã thực hiện trước đó. Tiêu thụ sản phẩm có thể nói không chỉ xuất hiện ở giai đoạn cuối của quá trình sản xuất kinh doanh mà được bắt đầu ngay từ khi có ý tưởng kinh doanh, đặt mục tiêu chiến lược, xây dựng kế hoạch cho đến khi bán được sản phẩm. Mặt khác, tiêu thụ sản phẩm không phải là nhiệm vụ riêng của bộ phận tiêu thụ trong doanh nghiệp và càng không phải chỉ là nhiệm vụ của nhân viên bán hàng. Tiêu thụ sản phẩm là nhiệm vụ được đặt ra, được giải quyết và là trách nhiệm của toàn bộ ban lãnh đạo cao cấp nhất, nhà quản trị trung gian đến các nhân viên bán hàng của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ sản phẩm thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới diễn ra liên tục, từ đó doanh nghiệp mới có thể SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 8 LỚP: K51D-QTKD
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận để đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp, củng cố vị trí và thế lực của doanh nghiệp trên thị trường thông qua các sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả phải chăng cùng với các phương thức mua bán thuận tiện dễ dàng và dịch vụ bán hàng tiên tiến hiện đại. (Đặng Đình Đào, 2002). Đối với xã hội thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cân đối giữa cung và cầu, sản phẩm được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi chảy tránh được sự mất cân đối, giữ được sự bình ổn trong xã hội. Tiêu thụ hàng hoá phát triển thì doanh nghiệp mới có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo thêm được việc làm và thu hút thêm nhiều lao động trong xã hội. Mặt khác thông qua hoạt động ngân sách Nhà nước, Nhà nước sử dụng vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, thực hiện phúc lợi xã hội, đầu tư cho y tế giáo dục góp phần nâng cao đời sống cho các thành viên trong xã hội theo hướng tiến bộ hơn, văn minh hơn. (Đặng Đình Đào, 2002). 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận. Bất kỳ loại hình kinh doanh nào thì mục tiêu cơ bản lâu dài vẫn là lợi nhuận, có lợi nhuận mới có thể bù đắp chi trả những chi phí và mới có thể tái sản sản xuất và tái sản xuất mở rộng. Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thoả mãn nhu cầu của khách hàng ngày càng tốt hơn. Thông qua tiêu thụ, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được nhu cầu của khách hàng đối với các sản phẩm sẵn có và các sản phẩm tiềm năng, từ đó có thể đáp ứng được những mong muốn của khách hàng và làm khách hàng hài lòng. Tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa đến vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Khi tiêu thụ sản phẩm được thực hiện tốt thì tỷ lệ hàng hoá của doanh nghiệp được khách hàng chấp nhận cao, tăng uy tín và nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, từ SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 9 LỚP: K51D-QTKD
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH đó có thể củng cố nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm thành công còn tạo được thế đứng cho doanh nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh đối với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất. Đồng thời qua tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp có thể kiểm tra và mở rộng hoạt động của các đại lý, chi nhánh, giám sát được hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp tại các địa điểm, khu vực và qua các mạng lưới phân phối. 1.1.2. Nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp Theo Đặng Đình Đào (2002) và Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2012) thì nội dung của công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gồm có 8 nội dung sau: 1.1.2.1. Điều tra nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là hoạt động của con người diễn ra trong mối quan hệ với thị trường nhằm tìm hiểu, xác định các thông tin về thị trường, từ đó có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải tiến hành điều tra nghiên cứu thị trường về sản phẩm mà doanh nghiệp muốn kinh doanh để xây dựng chiến lược và phương án kinh doanh lâu dài. Nghiên cứu thị trường có vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là công cụ giúp cho doanh nghiệp có thể hiểu và chinh phục khách hàng qua việc thu thập và xử lý thông tin đáng tin cậy về thị trường, nguồn hàng, thị trường bán hàng của doanh nghiệp, từ đó có chiến lược kinh doanh phù hợp có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu của thị trường một cách đồng bộ, đầy đủ, chất lượng, kịp thời với mức chi phí thấp nhất. Mục đích của nghiên cứu thị trường là để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình xây dựng các kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Các thông tin này nhằm trả lời các câu hỏi: Doanh nghiệp nên hướng vào thị trường nào? Tiềm năng SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 10 LỚP: K51D-QTKD
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH thị trường? Làm thế nào để nâng cao doanh số? Sản phẩm, dịch vụ như thế nào? Giá cả bao nhiêu? Mạng lưới tiêu thụ được tổ chức như thế nào? Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ và còn giúp doanh nghiệp biết được xu hướng, sự biến đổi nhu cầu khách hàng, phản ứng của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp, thấy được các biến động của thu nhập và giá cả, từ đó có các biện pháp điều chỉnh phù hợp. Đây là công tác đòi hỏi nhiều công sức và chi phí. Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ chưa có cán bộ chuyên nghiên cứu thị trường thì cán bộ kinh doanh thường phải đảm bảo nhiệm vụ này. 1.1.2.2. Lập kế hoạch tiêu thụ Lập kế hoạch tiêu thụ là việc lập kế hoạch nhằm triển khai các hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch này được lập dựa trên kết quả của việc nghiên cứu thị trường. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm đề cập đến các vấn đề: sản phẩm, giá cả, doanh số, phân phối, giao tiếp, dịch vụ khách hàng, ngân quỹ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm, các yêu cầu về nhân lực, tài lực và vật lực cho việc tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm được dùng để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đề ra trong thời gian nhất định như tháng, quý, năm. Mục đích của việc lập kế hoạch tiêu thụ bao gồm: sản phẩm tiêu thụ, tăng doanh số, tối đa hoá lợi nhuận, mở rộng thị trường và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp nắm bắt được nhu cầu khách hàng, từ đó có thể chủ động đối phó với mọi diễn biến xảy ra trên thị trường, giúp doanh nghiệp mở rộng thêm thị trường mới, kế hoạch hoá về khối lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, chọn kênh tiêu thụ và các đối tượng khách hàng. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 11 LỚP: K51D-QTKD
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là cơ sở để phối hợp và tổ chức thực hiện các hoạt động tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Phối hợp và tổ chức các hoạt động trên thị trường bao gồm việc quản lý hệ thống phân phối, quản lý dự trữ và hoàn thiện sản phẩm, quản lý lực lượng bán, tổ chức bán hàng và cung cấp dịch vụ. Để hỗ trợ hiệu quả và mở rộng khả năng tiêu thụ sản phẩm trước những thách thức của thị trường, cách hữu hiệu nhất là sử dụng các công cụ marketing như: quảng cáo và khuyến khích bán hàng, chất lượng và mẫu mã sản phẩm, mức giá bán và tổ chức bán hàng. 1.1.2.3. Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông, nhằm làm cho sản phẩm thích ứng tốt hơn với nhu cầu của người tiêu dùng. Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú ý đến các nghiệp vụ như: tiếp nhận, phân phối, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng ở kho, bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Doanh nghiệp phải lên kế hoạch từ trước cho các hoạt động này, phải tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hoá từ các nguồn nhập kho của doanh nghiệp theo đúng mặt hàng, chủng loại hàng hoá thông thường. Kho hàng của doanh nghiệp nên đặt gần nơi sản xuất, nếu kho hàng đặt xa so với nơi sản xuất của doanh nghiệp thì phải sắp xếp tốt việc tiếp nhận hàng hoá để đảm bảo tính kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm và tiết kiệm chi phí lưu thông. 1.1.2.4. Tổ chức kênh phân phối sản phẩm Kênh phân phối sản phẩm là tập hợp các tổ chức, cá nhân phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào công việc sản xuất với mục đích cuối cùng là đưa sản phẩm tốt nhất đến tay khách hàng. Kênh phân phối giúp doanh nghiệp bao phủ thị trường bằng cách đưa sản phẩm đến những nơi mà khách hàng có nhu cầu, giúp doanh nghiệp nắm bắt được thị trường hiểu rõ nhu cầu mục đích của khách hàng về sản phẩm. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 12 LỚP: K51D-QTKD
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Ngoài ra, kênh phân phối còn là công cụ tìm kiếm nhu cầu thông tin của đối thủ cạnh tranh, là nơi trưng bày sản phẩm cho khách hàng dễ dàng lựa chọn và là nơi thay mặt nhà sản xuất cung cấp dịch vụ đến khách hàng như tư vấn, hướng dẫn về sản phẩm, hỗ trợ kỹ thuật Căn cứ vào mối quan hệ của doanh nghiệp và người tiêu dùng cuối cùng, có hai hình thức tiêu thụ là kênh phân phối trực tiếp và kênh phân phối gián tiếp. Kênh phân phối trực tiếp là loại kênh phân phối trong đó thành phần tham gia chỉ có doanh nghiệp và khách hàng, không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào mà tiến thẳng tới tận tay khách hàng. Ưu điểm của loại kênh này là khách hàng sẽ yên tâm hơn về chất lượng sản phẩm, do giảm chi phí lưu thông nên giảm được giá bán và doanh nghiệp sẽ tiếp xúc trực tiếp với nhu cầu của khách hàng. Nhược điểm của kênh này là thiếu tính chuyên môn hoá, khả năng tiếp cận thị trường bị hạn chế và tốc độ chu chuyển vốn lưu động chậm hơn. Kênh phân phối gián tiếp là loại kênh phân phối mà doanh nghiệp xuất bán cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian, sự tham gia nhiều hay ít của khâu trung gian làm cho loại kênh này có độ dài ngắn khác nhau. Ưu điểm của loại kênh này là doanh nghiệp sẽ tiếp cận thị trường tốt hơn, tiêu thụ được khối lượng hàng hoá lớn trong thời gian ngắn, từ đó có thể thu hồi vốn nhanh phóng và tiết kiệm được chi phí bảo quản. Tuy nhiên kênh tiêu thụ này làm cho sản phẩm hàng hoá lưu chuyển chậm, giá bán bị tăng lên và chất lượng sản phẩm khó có thể được kiểm soát. 1.1.2.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại Xúc tiến là hoạt động thông tin marketing tới khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp sử dụng các cách thức, hình thức và biện pháp khác nhau nhằm truyền bá các thông tin về doanh nghiệp, về sản phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được khi sử dụng sản phẩm. Qua đó doanh nghiệp tìm kiếm được cơ hội bán hàng, xây dựng hình ảnh, niềm tin, chinh SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 13 LỚP: K51D-QTKD
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH phục các khách hàng mà doanh nghiệp kỳ vọng và tạo điều kiện để đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các hoạt động xúc tiến thương mại sẽ giúp cho doanh nghiệp có cơ hội bán được thêm sản phẩm cho khách hàng mới, kích thích hiệu quả của lực lượng tiêu thụ. Thông qua hoạt động xúc tiến bán hàng mà doanh nghiệp thu thập thêm được các tin tức từ khách hàng, thị trường và cả đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp cho các kế hoạch của doanh nghiệp được quyết định nhanh chóng và chính xác. Trong thị trường cạnh tranh hiện nay, việc tiêu thụ hàng hóa ngày càng trở nên khó hơn. Trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm hàng hóa cùng loại với doanh nghiệp, làm ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp. Do vậy doanh nghiệp phải tổ chức tốt các hoạt động xúc tiến thương mại để xúc tiến yểm trợ cho hoạt động tiêu thụ, qua đó doanh nghiệp sẽ tiêu thụ sản phẩm dễ dàng hơn. Xúc tiến bao gồm các hoạt động chính như: quảng cáo, khuyến mại, hội chợ triển lãm, bán hàng trực tiếp, quan hệ công chúng và các hoạt động khác. 1.1.2.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Bán hàng là công đoạn của hoạt động tiêu thụ, là bước quyết định đến việc doanh nghiệp có thể thực hiện được việc chuyển đổi sản phẩm từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị để kết thúc chu kỳ kinh doanh và hoàn thành mục tiêu của mình. Trong hoạt động này, thái độ phục vụ khách hàng là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất đối với việc đảm bảo và nâng cao hiệu quả của công tác bán hàng. Người bán hàng cần phải có đầy đủ những phẩm chất kỹ năng cần thiết như: tinh thông kỹ thuật, nghiệp vụ bán hàng; có thái độ lịch sự, vui vẻ, biết chủ động chào mời khách hàng đúng thời điểm và gây được thiện cảm cho khách hàng; phải có tính nhẫn nại, biết kiềm chế trong giao tiếp và trung thực trong hành vi ứng xử Với hình thức bán buôn bán lẻ tùy theo số lượng sản phẩm hàng hóa, hình thức giao nhận, thanh toán mà phân công số lượng nhân viên phù hợp ở cửa hàng, SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 14 LỚP: K51D-QTKD
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH quầy hàng để thỏa mãn, đáp ứng được nhu cầu giao dịch của khách hàng. Thực tế thì hoạt động bán hàng có rất nhiều hình thức khác nhau như: bán hàng trực tiếp, bán hàng thông qua đại lý, bán theo hợp đồng, bán qua hệ thống thương mại điện tử, bán thanh toán ngay, bán trả góp, bán buôn, bán lẻ Tuy nhiên, dù bán hàng ở bất kỳ hình thức nào, diễn ra ở đâu thì cũng phải đảm bảo yêu cầu văn minh, lịch sự, luôn làm hài lòng khách hàng, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. 1.1.2.7. Thực hiện các dịch vụ sau bán Tổ chức tốt các hoạt động dịch vụ sau bán hàng là điều kiện không thể thiếu nhằm duy trì, củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm và thị trường. Dịch vụ sau bán đóng vai trò quan trọng trong việc làm hài lòng khách hàng và duy trì khách hàng, từ đó tạo ra khách hàng trung thành. Các dịch vụ sau bán gồm: vận chuyển, lắp đặt, bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa, chăm sóc khách hàng 1.1.2.8. Đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm để xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các nguyên nhân ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ nhằm có các biện pháp kịp thời để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm, từ đó có thể rút ra được những chiến lược, kế hoạch kinh doanh phù hợp cho những kỳ tiếp theo. 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.3.1. Môi trường vĩ mô Theo Nguyễn Xuân Quang (2007), các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm gồm có các yếu tố sau: 1.1.3.1.1. Môi trường chính trị - luật pháp Môi trường chính trị - luật pháp bao gồm các chính sách, luật pháp và cơ chế của Nhà nước đối với việc kinh doanh nói chung và tiêu thụ hàng hóa nói riêng. Môi trường này chi phối mạnh mẽ sự hình thành cơ hội thương mại và khả năng thực hiện được mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 15 LỚP: K51D-QTKD
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Hệ thống chính sách, luật pháp hoàn thiện, nền chính trị bình ổn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cạnh tranh công bằng, bình đẳng trên thị trường và hạn chế được tệ nạn, vi phạm pháp luật như trốn thuế, buôn lậu, hàng giả. Các chính sách mà Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp như thuế, trợ giá, bình ổn giá, lãi suất tín dụng ngân hàng là những điều kiện tiền đề quan trọng cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi các chính sách, luật pháp của Nhà nước có thể ảnh hưởng có lợi đối với nhóm doanh nghiệp này nhưng lại bất lợi với nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Do vậy mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có tác động rất lớn đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, Nhà nước cần có các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và hoạt động tiêu thụ nói riêng. 1.1.3.1.2. Môi trường kinh tế và công nghệ Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường kinh tế và công nghệ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là rất lớn. Các yếu tố thuộc môi trường này quy định cách thức doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế trong việc sử dụng tiềm năng của mình và qua đó cũng tạo ra cơ hội kinh doanh cho từng doanh nghiệp. Xu hướng vận động và bất kỳ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môi trường này đều tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí phải dẫn đến việc thay đổi mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Những diễn biến trong nền kinh tế luôn là những thách thức và mối đe dọa khác nhau đối với mỗi doanh nghiệp và có ảnh hưởng tiềm tàng đến chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao sẽ tạo ra được nhiều cơ hội đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ làm giảm chi phí tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh, điển hình là gây nên chiến tranh giá cả trong ngành. Ngoài ra, sự thay đổi của hệ thống thuế và mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hay thách thức đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm dẫn đến mức thu nhập của doanh nghiệp thay đổi. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 16 LỚP: K51D-QTKD
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Nền công nghệ hiện này càng ngày càng thay đổi nhanh chóng, mang lại cho con người những điều kỳ diệu nhưng lại đặt ra cho doanh nghiệp những thách thức to lớn. Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, công nghệ mới tạo ra những sản phẩm mới để cạnh tranh với các sản phẩm hiện tại, tạo ra những cơ hội giúp doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Sự phát triển của công nghệ giúp doanh nghiệp nắm bắt được một khối lượng lớn thông tin chính xác và nhanh chóng, giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong giao dịch và có thể mở rộng và thiết lập mối quan hệ với thị trường. 1.1.3.1.3. Môi trường văn hóa xã hội Môi trường văn hóa xã hội có tác động lớn nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này đưa ra những thông tin cho phép doanh nghiệp hiểu biết đối tượng phục vụ của mình ở những mức độ khác nhau, qua đó có thể đưa ra một cách chính xác về sản phẩm và cách thức phục vụ của mình đối với khách hàng. Các yếu tố trong môi trường văn hóa xã hội ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, những thay đổi trong môi trường này tạo ra những cơ hội và thách thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Xã hội là một môi trường năng động, tức là luôn có sự thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp nên liên tục theo dõi và điều chỉnh các chiến lược kinh doanh phù hợp với sự phát triển của văn hóa xã hội để giúp doanh nghiệp điều chỉnh các chiến lược và kế hoạch kinh doanh nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội. 1.1.3.1.4. Môi trường địa lý – sinh thái Tham gia vào quá trình xác định cơ hội và khả năng khai thác cơ hội còn có các yếu tố thuộc môi trường địa lý – sinh thái. Các yếu tố địa lý ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh trong hoạt động thương mại của doanh nghiệp. Vị trí địa lý liên quan đến sự thuận lợi trong việc vận chuyển và chi phí vận chuyển hàng hóa, thuận lợi cho việc giao dịch mua bán của khách hàng và tăng khả năng cạnh tranh nhờ lợi thế về mức chi phí vận chuyển thấp. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 17 LỚP: K51D-QTKD
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Các yếu tố môi trường sinh thái rất được xem trọng và ảnh hưởng đến cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp trong thời đại ngày nay, nó không chỉ liên quan đến khả năng phát triển của doanh nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển bền vững của một quốc gia. Sự nhận thức và quan điểm xã hội về bảo vệ thiên nhiên và xu hướng thay đổi các điều kiện tự nhiên vừa có khả năng thu hẹp cơ hội kinh doanh, vừa mở ra cơ hội mới cho doanh nghiệp về khả năng phát triển kinh doanh xoay quanh vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên. 1.1.3.2. Môi trường vi mô 1.1.3.2.1. Nguồn nhân lực Theo Nguyễn Vân Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2007), bất cứ tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồn nhân lực của nó. Do đó, có thể nói nguồn nhân lực của một tổ chức bao gồm tất cả những người lao động làm việc trong tổ chức đó, còn nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người mà nguồn lực này gồm có thể lực và trí lực. Thể lực chỉ sức khỏe của thân thể, nó phụ thuộc vào sức vóc, tình trạng sức khỏe của từng con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống, chế độ làm việc và nghỉ ngơi, chế độ y tế. Thể lực con người còn tuỳ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính Trí lực chỉ sức suy nghĩ, sự hiểu biết, sự tiếp thu kiến thức, tài năng, năng khiếu cũng như quan điểm, lòng tin, nhân cách của từng con người. Trong sản xuất kinh doanh truyền thống, việc tận dụng các tiềm năng về thể lực của con người là không bao giờ thiếu hoặc lãng quên và có thể nói như đã được khai thác gần tới mức cạn kiệt. Sự khai thác các tiềm năng về trí lực của con người mới còn ở mức mới mẻ, chưa bao giờ cạn kiệt, vì đây là kho tàng còn nhiều bí ẩn của mỗi con người. 1.1.3.2.2. Khách hàng Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), doanh nghiệp cần tạo được sự tín nhiệm của khách hàng, đây có thể xem là tài sản quý giá của doanh nghiệp. Muốn vậy, phải xem “khách hàng là thượng đế”, phải thỏa mãn nhu cầu và thị hiếu của khách SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 18 LỚP: K51D-QTKD
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH hàng hơn các đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt được điều này doanh nghiệp phải xác định rõ các vấn đề sau: - Xác định rõ khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. - Xác định nhu cầu và hành vi mua hàng của khách hàng bằng cách phân tích các đặc tính của khách hàng thông qua các yếu tố như : yếu tố mang tính điạ lý (vùng, miền ), yếu tố mang tính xã hội, dân số (lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ, thu nhập, tín ngưỡng .); hoặc phân tích thái độ của khách hàng qua các yếu tố như: yếu tố thuộc về tâm lý (động cơ, thói quen, sở thích, phong cách, cá tính, văn hoá ), yếu tố mang tính hành vi tiêu dùng (tìm kiếm lợi ích, mức độ sử dụng, tính trung thành trong tiêu thụ ). 1.1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh hiện tại Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), tìm hiểu và phân tích về các đối thủ cạnh tranh hiện tại có một ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp, bởi vì sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và kết quả của doanh nghiệp. Thường phân tích đối thủ qua các nội dung sau: Mục tiêu của đối thủ? Nhận định của đối thủ về doanh nghiệp chúng ta? Chiến lược của đối thủ đang thực hiện? Những tiềm năng của đối thủ? Các biện pháp phản ứng của đối thủ? Ngoài ra cần xác định số lượng đối thủ tham gia cạnh tranh là bao nhiêu? Đặc biệt cần xác định rõ các đối thủ lớn là ai và tỷ suất lợi nhuận của ngành là bao nhiêu? 1.1.3.2.4. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn bao gồm các đối thủ tiềm ẩn (sẽ xuất hiện trong tương lai) và các đối thủ mới tham gia thị trường, đây cũng là những đối thủ gây nguy cơ đối với doanh nghiệp. Để đối phó với những đối thủ này, doanh nghiệp cần nâng cao vị thế cạnh tranh của mình, đồng thời sử dụng những hàng rào hợp pháp ngăn cản sự xâm nhập từ bên ngoài như: duy trì lợi thế do sản xuất trên quy mô lớn, đa dạng hóa sản phẩm, tạo ra nguồn tài chính lớn, khả năng chuyển đổi mặt hàng cao, khả năng hạn chế trong việc xâm nhập các SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 19 LỚP: K51D-QTKD
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH kênh tiêu thụ, ưu thế về giá thành mà đối thủ không tạo ra được và sự chống trả mạnh mẽ của các đối thủ đã đứng vững. 1.1.3.2.5. Sản phẩm thay thế Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), sức ép do có sản phẩm thay thế sẽ làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhất bị khống chế. Phần lớn các sản phẩm thay thế là kết quả của cuộc cách mạng công nghệ. Do đó doanh nghiệp cần chú ý và phân tích đến các sản phẩm thay thế để có các biện pháp dự phòng. 1.1.3.2.6. Nhà cung cấp Theo Nguyễn Thị Liên Diệp (1997), các yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, máy móc thiết bị ) của một doanh nghiệp được quyết định bởi các nhà cung cấp. Để cho quá trình hoạt động của một doanh nghiệp diễn ra một cách thuận lợi, thì các yếu tố đầu vào phải được cung cấp ổn định với một giá cả hợp lý, muốn vậy doanh nghiệp cần phải tạo ra mối quan hệ gắn bó với các nhà cung ứng hoặc tìm nhiều nhà cung ứng khác nhau cho cùng một loại nguồn lực. 1.1.4. Các nội dung nghiên cứu tình hình tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1. Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Theo Nguyễn Văn Công (2013) cho biết - Chỉ tiêu phân tích K = × 100 K: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm Qti: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế thứ i Qki: Tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch thứ i - Phương pháp phân tích SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 20 LỚP: K51D-QTKD
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Đánh giá khái quát tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm bằng cách xác định K K = 100%: Doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. K < 100%: Doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm. 1.1.4.2. Phân tích tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước Theo Bùi Xuân Phong (2009) cho biết - Chỉ tiêu phân tích Phân tích đối với từng loại sản phẩm (mặt hàng) = Qt Qt-1 ∆ – ∆ = × 100 Qt: Số lưQtợ−ng1 sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ trước kỳ phân tích - Phương pháp phân tích Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá khái quát tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước. 1.1.4.3. Phân tích tình hình doanh thu tiêu thụ theo thị trường Theo Bùi Xuân Phong (2009), Nguyễn Văn Công (2013) cho biết - Chỉ tiêu phân tích Phân tích đối với doanh thu tiêu thụ theo thị trường. = Doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích Doanh thụ tiêu thụ kỳ trước ∆ – IDT = ∆ ê ụ ỳ ướ × 100 - Phương pháp phân tích SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 21 LỚP: K51D-QTKD
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Xác định chỉ tiêu phân tích rồi đánh giá tình hình biến động doanh thu tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước đối với từng thị trường. 1.1.5. Đề xuất các nội dung nghiên cứu Thông qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu các giáo trình, các khóa luận liên quan đến đề tài, tác giả quyết định đề xuất các nội dung nghiên cứu sau cho đề tài “Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế” Bảng 1.1: Đề xuất các nội dung nghiên cứu Chỉ tiêu đánh Ý nghĩa Cách tính Nguồn giá 1. Phân tích Số tương đối K = Nguyễn Văn tình hình hoàn thành kế Công (2013) × 100 hoàn hoạch tính theo Trong đó: thành kế tỉ lệ là kết quả Qti là số lượng sản phẩm tiêu hoạch tiêu của phép chia thụ thực tế thứ i thụ toàn giữa trị số của Qki là số lượng sản phẩm tiêu bộ sản kỳ thực tế so với thụ kế hoạch thứ i phẩm kỳ kế hoạch của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỉ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 22 LỚP: K51D-QTKD
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2. Phân tích Đánh giá được = Qt Qt-1 Bùi Xuân tình hình khối lượng sản Phong (2009) ∆ – biến động phẩm tiêu thụ ∆ khối của kỳ phân tích = × 100 Trong đó Qt − 1 lượng sản là cao hay thấp, phẩm tiêu tăng lên hay Qt: Số lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ giảm xuống so thụ kỳ phân tích phân tích với kỳ trước đó. Qt-1: Số lượng sản phẩm tiêu so v i k ớ ỳ thụ kỳ trước kỳ phân tích trước 3. Phân tích Đánh giá được = Doanh thu tiêu thụ kỳ Bùi Xuân tình hình doanh thu tiêu Phong ∆phân tích Doanh thụ tiêu thụ doanh thu thụ của kỳ phân (2009), kỳ trước – tiêu thụ tích là cao hay Nguyễn Văn IDT = theo thị thấp, tăng lên Công (2013) trường hay giảm xuống ∆ so với kỳ trước ê ụ ỳ ướ × 100 đó. 4. Đánh giá Qua các ý kiến Sản phẩm Lê Đức Huy của nhà đánh giá của nhà (2014) bán lẻ về bán lẻ có thể rút Giá bán Ngô Tr ng các yếu tố ra được những ọ Ngh (2012), tác động yếu tố mà công ĩa Nguy n Th đến hoạt ty thực hiện ễ ị C m Giang động tiêu chưa tốt, từ đó ẩ (2019) thụ sản đề xuất giải phẩm của pháp nhằm nâng Hỗ trợ bán hàng Ngô Trọng SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 23 LỚP: K51D-QTKD
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH công ty cao hoạt động Nghĩa (2012) tiêu thụ sản Chính sách xúc tiến sản phẩm Ngô Trọng phẩm của công Nghĩa (2012), ty. Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019) Hoạt động bán hàng Lê Đức Huy (2014) Đánh giá chung Lê Đức Huy (2014), Nguyễn Thị Cẩm Giang (2019) Nguồn: tổng hợp 1.2. Cơ sở thực tiễn Theo nghiên cứu mới đây được công bố trên The Lancet cho biết Việt Nam, Ấn Độ và Nhật Bản là ba quốc gia có lượng rượu bia tiêu thụ tăng nhanh nhất trong giai đoạn 2010-2017. Theo báo cáo này, tổng lượng tiêu thụ rượu trên toàn cầu mỗi năm từ 21 tỷ lít năm 1990 lên 35,7 tỷ lít vào 2017, tương đương tăng 70%. Tại khu vực Đông Nam Á, lượng tiêu thụ rượu đã tăng 34% trong vòng 7 năm (2010-2017). Ở giai đoạn này, Việt Nam lại nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng tiêu thụ lớn, gần 90% kể từ năm 2010 và mức tăng này của Việt Nam đứng đầu thế giới và gấp đôi quốc gia xếp thứ 2 - Ấn Độ và gấp Mỹ 16 lần. Theo Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam năm 2008, gần 80% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 sử dụng rượu bia, tăng 10% ở nam giới và 8% ở nữ giới sau 5 năm. Lượng tiêu thụ rượu bia bình quân ở lứa tuổi trưởng thành (từ 15 tuổi ở cả 2 giới) từ 3,8 lít giai đoạn 2003-2005 lên 4,7 lít năm 2009-2011, và 8,3 lít SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 24 LỚP: K51D-QTKD
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH trong giai đoạn 2015-2017. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo con số này có thể tăng lên 9,9 lít vào năm 2020 và 11,4 lít vào năm 2025 (Hỏi đáp về phòng chống tác hại của rượu bia. Manila, Philippines, World Health Organization Regional Office for the Western Pacific. 2019, Licence: CC BY-NC-SA 3.0 IGO). Cả nước hiện có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Ngoài ra còn có các loại rượu do người dân tự nấu và rượu nhập khẩu cũng thu hút được nhiều người tiêu dùng. Ngày nay khi đất nước càng ngày càng phát triển thì phương pháp nấu rượu thủ công đã phần nào phát triển chậm lại, thay vào đó là phương pháp sản xuất rượu theo dây chuyền công nghệ với sự giúp đỡ của máy móc. Đồng thời nước ta cũng khuyến khích phát triển sản xuất rượu với quy mô công nghiệp chất lượng cao, hạn chế sản xuất rượu thủ công tự tiêu dùng, kinh doanh trái phép. Thị trường rượu hiện nay đang diễn ra khá sôi nổi và thường xuyên. Các mặt hàng rượu trên thị trường hiện nay rất đa dạng về chủng loại, mẫu mã, chất lượng, phù hợp những nhu cầu, thị hiếu, thói quen tiêu dùng khác nhau của mỗi cá nhân, mỗi vùng. Ngành sản xuất bia, rượu, nước giải khát ở Việt Nam là lĩnh vực sản xuất có tỷ lệ nội địa hoá cao, góp phần tích cực vào cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Chính phủ đề ra. Mặt khác, chính lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dịch vụ mặt hàng bia, rượu, nước giải khát đã trực tiếp và gián tiếp tạo chỗ làm việc cho hàng triệu người lao động trên cả nước, góp phần tích cực xóa đói giảm nghèo. Xuất phát từ nhu cầu tiêu thụ rượu bia ngày càng cao trên toàn thế giới và đặc biệt ở Việt Nam, đồng thời muốn truyền bá sản phẩm rượu đặc trưng của Nhật Bản, ban lãnh đạo đã quyết định xây dựng Công ty TNHH 1TV Thực Phẩm Huế là công ty trực thuộc Công ty Cổ phần Saita Holdings, chuyên sản xuất rượu Sake và rượu Shochu tại Huế. Mục đích của công ty không chỉ muốn mang văn hoá rượu SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 25 LỚP: K51D-QTKD
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Sake, rượu Shochu Nhật Bản đến Việt Nam mà còn muốn kết hợp văn hoá ẩm thực của Việt Nam với Nhật Bản và giới thiệu sự hấp dẫn của rượu Sake và rượu Shochu được sản xuất tại Việt Nam ra thế giới. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 26 LỚP: K51D-QTKD
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TẠI CÔNG TY TNHH 1TV THỰC PHẨM HUẾ 2.1. Khái quát về Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế Tên công ty bằng tiếng Anh: Hue Foods Company Limited Tên giao dịch: Hue Foods Co.,Ltd Địa chỉ công ty: số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế Ngày hoạt động: 12/1995 Mã số thuế: 3300100882 Số điện thoại: 02343821776 Fax: 0234821778 Email: sales@huefoods.com Trang web: Vốn điều lệ: 7.555.464 USD Đại diện theo pháp luật của công ty: Giám đốc Điều hành Kurokawa Kunihiko 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế (HFC) là công ty có vốn 100% đầu tư của Nhật Bản, có vị trí tại phường Thủy Xuân, thành phố Huế, một thành phố có quần thể di tích lịch sử được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới với nhiều danh lam thắng cảnh hữu tình, không khí trong lành và đặc biệt có nguồn nước từ sông Hương rất thích hợp cho việc sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản. Sau quá trình lâu dài tìm hiểu và nghiên cứu về nguồn nước, giống lúa SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 27 LỚP: K51D-QTKD
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH gạo, khoai và lúa mạch của Việt Nam, các nhà đầu tư và chuyên gia Nhật Bản đã đi đến quyết định xây dựng một nhà máy sản xuất rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản để tiêu thụ tại Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới, đặc biệt là xuất khẩu sang Nhật Bản. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã được Bộ Kế hoạch - Đầu tư cấp giấy phép đầu tư số 1450/CP năm 1995. Công ty được thành lập vào năm 1995, bắt đầu xây dựng vào năm 1997 và đưa vào sản xuất từ năm 1998 đến nay. Trụ sở của công ty được đặt tại số 4 Hoài Thanh, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Trải qua hơn 25 năm hình thành và phát triển, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế luôn đảm bảo các sản phẩm rượu Sake và rượu Shochu có sự ổn định về chất lượng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm tốt nhất đến người tiêu dùng. Rượu Sake và Shochu đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng như: TCVN ISO 22000:2018/ISO 22000:2018 về sản xuất rượu Sake và Shochu đóng chai; chứng nhận VSATTP rượu, gia vị thực phẩm lên men từ gạo số cấp: 0013/2017/NNPTNT- TTH; sản phẩm Chất lượng Vàng 2006; top 10 ngành hàng Thương hiệu Việt 2009; nhiều sản phẩm đạt danh hiệu phù hợp tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao (VUSTA-VCCI-VINASME) và nhiều năm liền là Doanh nghiệp xuất sắc Thừa Thiên Huế. Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi chuyên gia Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựa trên nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế và nguồn gạo chất lượng được tuyển chọn kỹ càng, kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. Các sản phẩm chủ lực như: Đế Vương Bạc, Đế Vương Vàng, Yume Genmai, Shochu Gạo, Shochu Oni, Sake Etsu no Hajime, rượu mơ Ume Hajime, rượu gia vị nấu ăn Hue Foods no Ryourishu SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 28 LỚP: K51D-QTKD
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của khách hàng, Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế còn là đơn vị nhập khẩu rượu được sản xuất từ tập đoàn Takara Nhật Bản, có các sản phẩm phong phú về hương vị và chất lượng cao như: King Whisky Rin Select, Can Chu-hi, Sho chiku bai Kyoto, Sho chiku bai Gold Leaf, Sho chiku bai Josen và các loại rượu Sake & Shochu cao cấp. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là đơn vị chuyên sản xuất các sản phẩm rượu Shochu và rượu Sake Nhật Bản, sau đó phân phối trên thị trường toàn quốc và xuất khẩu trực tiếp ra nước ngoài với tỷ lệ là 80% sản lượng sản xuất theo giấy phép do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp. 2.1.2.2. Nhiệm vụ - Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty có vốn đầu từ 100% nước ngoài được thành lập tại Việt Nam có nhiệm vụ tự quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh của mình trong khuôn khổ luật pháp. - Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu có hiệu quả. - Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước, chấp hành các chính sách và chế độ pháp luật của Nhà nước Việt Nam. - Thực hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền lương của công ty. - Chuyển giao công nghệ và tổ chức đào tạo công nhân lành nghề tại địa phương. - Sản xuất hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và thay thế hàng hóa nhập khẩu. - Duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn về vốn và góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế của địa phương. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 29 LỚP: K51D-QTKD
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Tổng Giám đốc Giám đốc Điều hành Giám đốc Sản xuất P. Kế P. P. Ban Ban Ban toán – Kinh Đối Quản Lên Thành Hành doanh ngoại lý men phẩm chính Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại HFC Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán 2.1.4. Chức năng các phòng ban - Tổng Giám đốc: là đại diện của công ty về mặt pháp lý, chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị và trước pháp luật, quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty. Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư, kiến nghị phương án bố trí cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ và các chức năng nhiệm vụ của bộ máy làm việc tại công ty. - Giám đốc Điều hành: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, là người trực tiếp lãnh đạo và điều hành công ty. Đề ra các chính sách, lên kế hoạch chi tiêu, theo dõi lợi nhuận và chi phí, phân tích cấu trúc và quản lý rủi ro. Có nhiệm vụ giám sát và điều phối mọi người trong văn phòng thực hiện tốt công việc của mình. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 30 LỚP: K51D-QTKD
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH - Giám đốc Sản xuất: chịu sự quản lý của Tổng Giám đốc, điều hành công việc của khối sản xuất và đưa ra kỹ thuật điều chế các sản phẩm rượu cho công ty. - Phòng Kế toán – Hành chính: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, làm các báo cáo thuế, báo cáo tài chính, làm các thủ tục xuất nhập khẩu, bảo hiểm cho các nhân viên trong công ty. - Phòng Kinh doanh: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, thực hiện các hoạt động bán hàng, phân phối các sản phẩm của công ty đến các đại lý, nhà hàng và bán lẻ. Lên kế hoạch bán hàng trong năm, quảng bá thương hiệu và sản phẩm ra thị trường, chịu trách nhiệm tìm kiếm các đại lý mới. - Phòng Đối ngoại: chịu sự quản lý của Giám đốc điều hành, tạo môi trường và mối quan hệ tốt với các đối tác, cơ quan chính quyền nhằm thuận tiện cho việc giao dịch. Đề xuất các kế hoạch xây dựng và trang thiết bị cần thiết cho công ty, nhà máy. - Ban Quản lý: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm quản lý các trang thiết bị máy móc tại nhà máy. Kiểm tra chất lượng đầu vào và đầu ra của các sản phẩm trong công ty. - Ban Lên men: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, có trách nhiệm sản xuất và điều chế ra các sản phẩm rượu, chịu trách nhiệm về chất lượng rượu. - Ban Thành phẩm: chịu sự quản lý của Giám đốc sản xuất, chịu trách nhiệm cho các công đoạn cuối cùng của sản phẩm như đóng chai, dán nhãn mác, xếp thùng để đưa sản phẩm ra thị trường. 2.1.5. Thông tin về sản phẩm và quy trình công nghệ sản xuất của công ty 2.1.5.1. Các sản phẩm rượu của công ty Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế là công ty đi đầu trong lĩnh vực sản xuất, phát triển, cung ứng các loại rượu Sake và rượu Shochu Nhật Bản với hệ thống thiết bị sản xuất được nhập khẩu từ Nhật Bản và các nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên với sự điều hành trực tiếp của các chuyên gia Nhật Bản. Từ đó, công ty SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 31 LỚP: K51D-QTKD
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH đưa ra thị trường hơn 30 loại sản phẩm rượu khác nhau để cung cấp cho người tiêu dùng. Bảng 2.1: Danh sách các sản phẩm của HFC Loại Nồng Nhãn hiệu Nguyên liệu Thể tích rượu độ Đế vương Bạc Gạo, men Koji 300ml, 750ml 25 Đế vương Vàng Gạo, men Koji 300ml, 750ml 29 Kome Hajime Gạo, men Koji 500ml, 750ml 25 Yume Genmai Gạo, men Koji 750ml 25 The Kome Gạo, men Koji 750ml 25 Quê hương Gạo, men Koji 750ml 39 300ml, 1800ml, Hoàng Thành Gạo, men Koji 29 Shochu 4000ml 1800ml, Kome no Hajime Gạo, men Koji 25 2700ml, 4000ml OHKA Gạo, men Koji 500ml 29 Geishun Gạo, men Koji 720ml 25 Oni Gạo, men Koji 500ml, 4000ml 29 Oni Special Gạo, men Koji 500ml 29 Imo Hajime Khoai lang, 500ml, 750ml 25 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 32 LỚP: K51D-QTKD
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH men Koji Khoai lang, Imo Hajime Kuro 750ml 25 men Koji đen Lúa mạch, men Mugi Hajime 500ml, 750ml 25 Koji Khoai lang, 1800ml, Imo no Hajime 25 men Koji 2700ml, 4000ml Khoai lang, Imo no Hajime Kuro 4000ml 25 men Koji đen Lúa mạch, men Mugi no Hajime 1800ml 25 Koji Joukun Gạo, men Koji 720ml 16 300ml, 720ml, Etsu no Hajime Gạo, men Koji 15 1800ml Sake Etsu no Hajime Nama Gạo, men Koji 300ml 15 300ml, 720ml, Kanpai Gạo, men Koji 14 1800ml Wakaba Gạo, men Koji 350ml, 4000ml 19 Rượu Quả mơ, 300ml, 500ml, Ume Hajime 14 mùi Shochu 1800ml Gia vị Hue foods no Gạo, men Koji 500ml, 4000ml 15% nấu ăn Ryourishu gạo SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 33 LỚP: K51D-QTKD
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Nguồn: Phòng Kinh doanh Hình 2.1: Một số sản phẩm rượu của công ty Nguồn: Phòng Kinh doanh Dòng Shochu có nhiều loại khác nhau nhưng được ưa chuộng nhất là các sản phẩm rượu Đế vương Bạc, Đế vương Vàng, Kome Hajime và Oni. 2.1.5.2. Quy trình công nghệ sản xuất của công ty Rượu Sake và rượu Shochu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được sản xuất trên quy trình công nghệ hiện đại và được giám sát sản xuất bởi các chuyên gia Nhật Bản với bề dày kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực sản xuất rượu. Dựa trên nguồn nước sông Hương đặc trưng của mảnh đất cố đô Huế, nguồn gạo chất lượng được tuyển chọn kỹ càng ở An Giang, Nghệ An, đồng bằng sông Cửu Long, khoai lang tại vùng Quảng Thái và kết hợp cùng phương pháp lên men Koji cổ truyền của Nhật Bản chính là những yếu tố tạo nên hương vị thơm ngon của sản phẩm. - Quy trình sản xuất rượu Sake SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 34 LỚP: K51D-QTKD
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Rượu Sake được sản xuất bằng nguyên liệu gạo và nước. Khi thêm con mốc (bao gồm mốc Koji và con men) vào, dưới tác dụng lên men sẽ làm cho hương vị và hương thơm của rượu biến đổi. Xay gạo Nước Rửa và ngâm gạo Bột gạo Hấp gạo thành cơm Men Koji Aspergilluso Men Koji (Malt) glucoseanylase Nước Lên men SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH Vắt ép 35 LỚP: K51D-QTKD Lọc
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Men rượu Sake Đóng chai Sơ đồ 2.2: Quá trình sản xuất rượu Sake Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán - Quy trình sản xuất rượu Shochu Rượu Shochu được làm từ việc chưng cất các nguyên liệu khác nhau như tinh bột gạo, khoai lang, đại mạch và men Koji theo phương pháp truyền thống của Nhật Bản. Ngâm gạo Hấp gạo thành cơm Koji (Malt) Men rượu Saccharomyces Ủ men Orizae Lên men Nước Chưng cất Lọc SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 36 LỚP: K51D-QTKD Đóng chai
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Sơ đồ 2.3: Quá trình sản xuất rượu Shochu Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán 2.1.6. Thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty Công ty đang có hệ thống phân phối ở 28 tỉnh thành lớn trên cả nước. Sản lượng tiêu thụ rượu cao tập trung ở các tỉnh thành như Huế, Hà Nội, Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh. Các thị trường khác ở miền Nam, miền Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đều đang phát triển tốt và có nhiều tín hiệu khả quan. Ngoài thị trường tiêu thụ trong nước, HFC còn xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang nước ngoài. Bảng 2.2: Hệ thống mạng lưới phân phối sản phẩm Đại lý, nhà phân phối trong nước Đại lý, nhà phân phối nước ngoài (Liệt kê tỉnh, thành phố) (Liệt kê tên nước) SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 37 LỚP: K51D-QTKD
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Yên Bái Quảng Trị Tuyên Quang Đà Nẵng Thái Nguyên Quảng Nam Quảng Ninh Quy Nhơn Lào Cai Phú Yên Cao Bằng Nha Trang Hải Phòng Nhật Bản Đà Lạt Vĩnh Phúc Thái Lan Gia Lai Hà Nội Kon Tum Lạng Sơn Buôn Mê Thuột Nghệ An TP. Hồ Chí Minh Hà Tĩnh Vũng Tàu Quảng Bình Bình Dương Huế Cần Thơ Nguồn: Phòng Kinh doanh 2.1.7. Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2010 Hiện nay đối với các doanh nghiệp sản xuất thì lao động đóng vai trò quan trọng, quyết định đến sự tồn tại, phát triển và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bất kỳ một doanh nghiệp nào dù có quy mô lớn hay nhỏ, nhiều máy móc kỹ thuật đến đâu đều không thể thiếu yếu tố con người. Vì vậy việc sử dụng lao động hợp lý, nâng cao năng lực và trình độ lao động là điều mà Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế luôn chú trọng. Bảng 2.3: Tình hình lao động của công ty giai đoạn 2018-2020 Chỉ tiêu Năm So sánh SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 38 LỚP: K51D-QTKD
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Số Số Số % % % +/- % +/- % người người người Tổng số lao 80 100 79 100 79 100 -1 -1,25 0 0 động Theo Nam 43 53,75 42 53,16 42 53,16 -1 -2,33 0 0 giới tính Nữ 37 46,25 37 46,83 37 46,83 0 0 0 0 ĐH- 65 81,25 64 81,01 64 81,01 -1 -1,54 0 0 Theo CĐ trình Trung độ 15 18,75 15 18,99 15 18,99 0 0 0 0 cấp Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Tình hình lao động của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế trong giai đoạn 2018-2020 không có sự biến động nào đáng kể. Cụ thể: - Nhìn vào bảng 2.3 có thể thấy được rằng số lượng lao động của công ty không lớn, chỉ 80 người. Điều này có thể dễ dàng thấy ở các công ty sản xuất theo dây chuyền, có máy móc thiết bị hỗ trợ. Số lượng lao động của công ty năm 2018 là 80 người, năm 2019 là 79 người và năm 2020 là 79 người. Nhìn chung tổng lao động của công ty trong 3 năm không có sự gia tăng, chỉ có giảm 1 người do về hưu vào năm 2019, tương ứng giảm 1,25% so với năm 2018. Năm 2020 không có sự thay đổi lao động so với năm 2019 vì công ty đã đi vào hoạt động ổn định và không có nhu cầu cần tăng thêm lao động. - Theo đặc thù công việc của công ty là sản xuất rượu, làm việc nặng nhọc, làm việc với các máy móc thiết bị nên đòi hỏi đối tượng lao động phải có sức khỏe tốt, do đó nam giới chiếm tỷ trọng nhiều hơn so với nữ giới. Nữ giới trong công ty hầu hết đảm nhận các công việc trong văn phòng như kế toán, thủ quỹ, văn thư hay thuộc ban thành phẩm làm các công việc như kiểm tra, dán nhãn sản phẩm. Năm SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 39 LỚP: K51D-QTKD
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2019 lao động nam chiếm 53,16%, giảm 2,33% so với năm 2018 và năm 2020 không có sự thay đổi so với năm 2019. - Năm 2018 lao động của công ty thuộc trình độ đại học, cao đẳng chiếm 81,25%, còn lại là lao động trung cấp. Điều này có thể thấy được lãnh đạo công ty rất chú trọng đến việc tuyển dụng các lao động có trình độ cao, có tay nghề để có thể đảm nhận tốt các vị trí công việc. Trình độ lao động không có sự thay đổi nhiều, năm 2019 trình độ đại học, cao đẳng giảm 1,54% so với năm 2018 và năm 2020 không có sự thay đổi so với năm 2019. Lao động thuộc trình độ trung cấp không thay đổi trong giai đoạn 2018-2020. Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế đã có sự bố trí lao động hợp lý nhằm tối ưu năng suất lao động. Với sự biến động không đáng kể thì công ty có thể dễ dàng quản lý nhân lực, không tốn chi phí đào tạo nhân viên mới và không bị gián đoạn vì thiếu nhân lực. 2.1.8. Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 40 LỚP: K51D-QTKD
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Bảng 2.4: Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2018-2020 ĐVT: triệu đồng Chênh lệch Chênh lệch Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Tài sản 2019/2018 2020/2019 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- % A. TÀI S ẢN 21.157 68,67 23.602 70,29 24.667 74,77 2.444 11,55 1.065 4,51 NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tương 237 0,76 50 0,15 230 0,70 -187 -78,91 180 360,43 đương tiền II. Các kho ản phải 554 1,80 3.586 10,68 3.692 11,19 3.031 546,74 107 2,97 thu ngắn hạn III. Hàng tồn kho 19.781 64,21 19.458 57,95 20.239 61,35 -323 -1,63 781 4,02 IV. Tài s ản ngắn 585 1,90 508 1,51 505 1,53 -77 -13,18 -3 -0,60 hạn khác B. TÀI S ÀI ẢN D 9.651 31,33 9.974 29,71 8.325 25,23 324 3,35 -1.649 -16,54 HẠN II. Tài sản cố định 8.555 27,77 8.068 24,03 6.670 20,22 -487 -5,69 -1.398 -17,33 III. Đầu tư tài 934 3,03 1.609 4,79 1.609 4,88 676 72,40 0 0 chính dài hạn IV. Tài s ài ản d 162 0,53 297 0,88 46 0,14 135 83,37 -251 -84,67 hạn khác Tổng tài sản 30.808 100 33.576 100 32.992 100 2.768 8,99 -584 -1,74 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 41 LỚP: K51D-QTKD
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Tài sản là yếu tố quan trọng, cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Căn cứ vào bảng 2.4 có thể thấy được rằng tổng tài sản của công ty năm 2018 là 30.808 triệu đồng, năm 2019 là 33.576 triệu đồng, tăng 8,99% hay tăng 2.768 triệu đồng so với năm 2018. Năm 2020 giá trị tổng tài sản của công ty là 32.992 triệu đồng, giảm 1,74% hay giảm 584 triệu đồng so với năm 2019. Cụ thể: Năm 2019, tài sản ngắn hạn tăng 11,55% hay tăng 2.444 triệu đồng so với năm 2018. Việc tăng tài sản ngắn hạn chủ yếu là do sự tăng lên của các khoản phải thu ngắn hạn, năm 2019 tăng mạnh 546,74% hay tăng 3.031 triệu đồng, điều này cho thấy vốn công ty bị các đại lý chiếm dụng nhiều do các đại lý thanh toán chậm hay công ty chấp nhận kéo dài thời gian thanh toán nhằm lôi kéo kích thích tiêu thụ sản phẩm. Năm 2020 tài sản ngắn hạn tăng 4,51% hay tăng 1.065 triệu đồng so với năm 2019, việc tăng này chủ yếu do tăng hàng tồn kho. Hàng tồn kho năm 2020 tăng 4,02% hay tăng 781 triệu đồng do ảnh hưởng của dịch Covid-19, hàng hóa chưa thể tiêu thụ tốt được. Năm 2019, tài sản dài hạn tăng 3,35% hay tăng 324 triệu đồng so với năm 2018, mức tăng này chủ yếu do việc tăng đầu tư tài chính dài hạn của công ty do công ty muốn thu được lợi ích lâu dài trong tương lai. Năm 2020 tài sản dài hạn giảm mạnh xuống 16,54% hay giảm 1.649 triệu đồng, mức giảm này chủ yếu do khấu hao tài sản cố định làm tài sản cố định giảm. 2.1.9. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020 Để phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế, ta nhìn vào bảng 2.5 sau. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 42 LỚP: K51D-QTKD
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Bảng 2.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2018-2020 ĐVT: triệu đồng Năm Chênh lệch 2019/2018 Chênh lệch 2020/2019 Chỉ tiêu 2018 2019 2020 +/- % +/- % 1. Doanh thu 48.878 51.356 49.266 2.478 5,07 -2.090 -4,07 2. Các khoản giảm trừ 13.004 12.760 13.309 -245 -1,88 550 4,31 3. Doanh thu thuần (3)=(1)-(2) 35.874 38.597 35.956 2.723 7,59 -2.640 -6,84 4. Giá vốn hàng bán 25.402 35.565 27.042 10.163 40,01 -8.523 -23,96 5. L ợi nhuận gộp 10.472 3.031 8.914 -7.441 -71,05 5.883 194,07 (5)=(3)-(4) 6. Doanh thu t ài ừ hoạt động t 122 9.121 6.884 8.998 7350,34 -2.237 -24,53 chính 7. Chi phí tài chính 6.920 1.340 4.280 -5.580 -80,64 2.940 219,41 8. Chi phí bán hàng 7.637 8.499 2.937 862 11,29 -5.562 -65,44 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.016 3.669 3.501 -347 -8,64 -167 -4,55 10. Lợi nhuận khác -1.079 55 -695 1.134 -105,11 -750 -1361,68 11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (13)=(5)+(6)- 7.296 15.643 10.954 8.347 114,41 -4.689 -29,97 (7)-(8)-(9) 12. L ợi nhuận trước thuế 6.217 15.698 10.259 9.481 152,50 -5.439 -34,65 (12)=(11)+(10) 13. Thuế 1.243 3.140 2.052 1.896 152,50 -1.088 -34,65 14. L ợi nhuận sau thuế 4.973 12.558 8.207 7.585 152,50 -4.351 -34,65 (14)=(12)-(13) SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 43 LỚP: K51D-QTKD
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 44 LỚP: K51D-QTKD
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Doanh thu trong giai đoạn 2018-2020 có những biến động trái ngược nhau, năm 2018 doanh thu là 48.878 triệu đồng, năm 2019 tăng lên 51.356 triệu đồng và năm 2020 lại giảm xuống còn 49.266 triệu đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty có biến động tỷ lệ thuận với doanh thu. Năm 2018 lợi nhuận sau thuế là 4.973 triệu đồng, năm 2019 tăng mạnh lên 12.558 triệu đồng do có chi phí tài chính thấp hơn so với năm 2018. Năm 2020 do tình hình dịch bệnh, nền kinh tế khó khăn nên lợi nhuận sau thuế giảm còn 8.207 triệu đồng, giảm 4.351 triệu đồng hay giảm 34,65% so với năm 2019. 2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH 1MTV Thực phẩm Huế 2.2.1. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 2.2.1.1. Môi trường vĩ mô - Môi trường kinh tế Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong 30 năm vừa qua rất đáng được ghi nhận. Việc đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh chóng đưa Việt Nam từ quốc gia nghèo nhất trên thế giới thành quốc gia có thu nhập trung bình thấp và là một trong những nền kinh tế mới nổi năng động nhất trong khu vực Đông Nam Á. World Bank cho biết, từ năm 2002 đến năm 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần, đạt trên 2700 USD năm 2019 và với hơn 45 triệu người thoát nghèo. Năm 2019, Việt Nam vẫn tiếp tục cho thấy nền kinh tế có nền tăng mạnh và khả năng chống chịu cao nhờ nhu cầu trong nước và sản xuất định hướng xuất khẩu ở mức cao. GDP tăng 7,02% trong năm 2019, tương tự tỉ lệ tăng trưởng năm 2018 và có tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm nhanh nhất trong khu vực. Theo World Bank, trước sự hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng đáng kể bởi đại dịch toàn cầu Covid-19. Tăng trưởng kinh tế được dự báo sẽ giảm xuống còn 3-4% trong năm 2020, thấp hơn so với nhận định SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 45 LỚP: K51D-QTKD
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH trước khủng hoảng là 6,5%. Tuy nhiên, nhờ các biện pháp chủ động đối phó ở các cấp trung ương và địa phương nên tác động của dịch bệnh gây nên không nghiêm trọng như các quốc gia khác trên toàn cầu, Việt Nam còn trở thành hình mẫu kiểm soát dịch bệnh hiệu quả và được dự báo là một trong những nền kinh tế phát triển với tốc độ nhanh trong khu vực. Theo ADB, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2020 sẽ giảm mạnh xuống mức 1,8% nhưng có thể sẽ tăng trở lại mức 6,3% vào năm 2021, lạm phát tương ứng là 3,3% và 3,5% nếu tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt. Ngày 12/09/2016, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành bia, rượu, nước giải khát Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu của Quy hoạch này là xây dựng ngành đồ uống Việt Nam thành ngành công nghiệp hiện đại, xứng đáng với vai trò, vị trí trong nền kinh tế, có thương hiệu mạnh trên thị trường, sản phẩm có chất lượng cao, đa dạng về chủng loại, mẫu mã, bảo đảm an toàn thực phẩm và sức khỏe cộng đồng, cạnh tranh tốt trong quá trình hội nhập, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Tại Việt Nam, ảnh hưởng của Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông và việc đóng cửa hàng loạt các địa điểm kinh doanh trong thời gian dịch bệnh đã khiến việc tiêu thụ rượu bia bị đóng băng. Theo PGS.TS Ngô Trí Long, Chuyên gia kinh tế cho biết, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ngành rượu bia bị giảm sút từ 20-40%, chỉ số sản xuất giảm và chỉ số tồn kho tăng lên. Việc giảm sản lượng tiêu thụ rượu bia, nước giải khát có thể sẽ dẫn đến việc giảm ngân sách Nhà nước khoảng 30.000 tỷ đồng trong năm 2020 do bị giảm các khoản đóng góp từ doanh nghiệp sản xuất rượu bia và doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ liên quan đến bia rượu. - Môi trường chính trị - luật pháp Sự ổn định về mặt chính trị của Việt Nam đã giúp cho Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng giao lưu với các tỉnh thành trong cả nước. Ngoài ra còn có thể quảng bá hình ảnh thương hiệu, SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 46 LỚP: K51D-QTKD
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH xuất khẩu các sản phẩm của công ty sang nước ngoài và có cơ hội hợp tác với các đối tác nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan. Tuy nhiên, rượu thuộc nhóm hàng hóa Nhà nước hạn chế kinh doanh nên vẫn còn nhiều khó khăn cho ngành này. Theo Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, khoản 3 Điều 12 của Luật quy định không được quảng cáo rượu, bia dưới 5,5 độ trong thời gian 18 giờ đến 21 giờ trên truyền hình và Điều 14 của Luật quy định các tổ chức, cá nhân kinh doanh không được tài trợ bằng sản phẩm rượu, bia. Điều này đã làm hạn chế việc các doanh nghiệp kinh doanh rượu, bia quảng bá sản phẩm của mình. - Môi trường công nghệ Khoa học kỹ thuật ngày nay đang phát triển ngày một mạnh mẽ, hàng nghìn máy móc ra đời hàng loạt hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc sản xuất, giúp doanh nghiệp tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí và hạ giá thành sản phẩm. Cơ sở vật chất kỹ thuật là yếu tố cơ bản tác động mạnh mẽ nhất đến chất lượng sản phẩm, quyết định đến việc hình thành chất lượng sản phẩm. Việc lựa chọn thiết bị rất quan trọng, kỹ thuật và công nghệ liên tục đổi mới nhưng thiết bị lạc hậu, cũ kỹ sẽ khó có thể tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy các trang thiết bị của công ty chủ yếu được nhập từ Nhật Bản, gần đây thì có một số thiết bị được mua tại Việt Nam. - Môi trường văn hóa – xã hội Dân số Việt Nam hiện nay khoảng hơn 97 triệu người, là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, cần cù sáng tạo, có kinh nghiệm và có chi phí nhân công rẻ. Đây là điểm thuận lợi cho Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung trong việc sản xuất, kinh doanh rượu bia. Việt Nam là một trong ba quốc gia có tốc độ tiêu thụ rượu bia tăng nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2010-2017 và tốc độ này vẫn luôn tăng, chưa có dấu hiệu bão hòa. Các doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh rượu bia luôn ra sức cạnh tranh nhau trên thị trường nhằm mục đích tồn tại và phát triển lâu SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 47 LỚP: K51D-QTKD
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH dài, chính sự cạnh tranh này đã làm các sản phẩm rượu, bia trên thị trường ngày càng đa dạng, phong phú nhưng giá cả thì lại rẻ. Từ đó người tiêu dùng có thể có nhiều sự lựa chọn hơn đối với các loại rượu, bia, một thức uống khá phổ biến trong đời sống của người dân Việt Nam. Thừa Thiên Huế là một vùng đất có truyền thống văn hóa, lễ hội các loại, là thành phố được mệnh danh là thành phố Festival của Việt Nam. Hằng năm, các lễ hội lớn nhỏ đều được tổ chức ấn tượng, đặc sắc, gắn kết với nhau, được công chúng và khách du lịch trong ngoài nước đón nhận. Các hoạt động của lễ hội không chỉ truyền bá được những nét văn hóa truyền thống của cố đô Huế đến mọi người mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình. Các sản phẩm rượu Sake, rượu Shochu của công ty được đánh giá là thức uống vừa quen thuộc, vừa mới lạ và dễ kết hợp với ẩm thực Việt Nam. - Môi trường tự nhiên Vị trị địa lý và khí hậu ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Môi trường ngày càng ô nhiễm thì công ty càng phải đầu tư các quy trình công nghệ hiện đại để lọc nước, nước dùng trong sản xuất rượu Shochu và rượu Sake phải được lọc qua nhiều giai đoạn theo công nghệ Nhật Bản. Tình hình thiên tai và lũ lụt thường xuyên gây ảnh hưởng đến việc doanh nghiệp vận chuyển sản phẩm đến cho khách hàng, gây gia tăng chi phí lưu kho, vận chuyển và bảo quản sản phẩm. Ngoài ra, thiên tai còn ảnh hưởng đến mùa vụ các nguyên liệu dùng để sản xuất rượu Sake, rượu Shochu của công ty như gạo, lúa mạch, khoai lang, gây ảnh hưởng đến chất lượng rượu và tiến độ sản xuất của doanh nghiệp. 2.2.1.2. Môi trường vi mô - Nguồn nhân lực Nhân lực của Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế gồm các bộ phận như bộ phận kế toán – hành chính, bộ phận kinh doanh, bộ phận đối ngoại và các bộ phận thuộc sản xuất. Các bộ phận trong công ty nhìn chung đã đi vào hoạt động ổn định SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 48 LỚP: K51D-QTKD
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH và hàng năm luôn được công ty nâng cấp đào tạo. Công ty đào tạo nội bộ theo hình thức phân công các thành viên có tay nghề cao chỉ dẫn, huấn luyện cho các thành viên có tay nghề thấp hơn hay các thành viên mới để những người này có thể dễ dàng làm quen với công việc và thực hiện được các công việc có yêu cầu cao. Ngoài ra công ty còn đào tạo bên ngoài cho các thành viên cần nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật hay những chuyên môn mà công ty chưa có để vận dụng vào các công việc và truyền đạt, huấn luyện lại cho các thành viên trong công ty. Đào tạo nội bộ luôn được công ty ưu tiên hàng đầu vì đây là hình thức đào tạo thuận lợi, dễ tiếp thu và có hiệu quả cao do vừa học vừa thực hiện tại chỗ làm. Còn đào tạo bên ngoài là hình thức đào tạo tốn kém thời gian, chi phí đi lại, ngoài ra còn phải lựa chọn kỹ càng các thành viên cần đào tạo, các thành viên này phải đảm bảo độ trung thành với công ty, tâm huyết với nghề và có khả năng tiếp thu các chuyên môn cần đào tạo. - Khách hàng Việc công ty tiến hành thâm nhập vào các khách hàng mục tiêu là khá khó khăn khi đối với các sản phẩm mang vị độc đáo như rượu thì người tiêu dùng thường trung thành với các nhãn hiệu mà họ thường xuyên sử dụng hơn là dùng các sản phẩm ít biết hay chưa biết đến. Hiện nay khách hàng của công ty trải rộng khắp cả nước với hơn 28 tỉnh thành và ở thị trường nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan. Khách hàng của công ty là các cá nhân hay tổ chức như đại lý, cửa hàng bán buôn bán lẻ, nhà hàng, khách sạn có nhu cầu mua để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng hay mua đi bán lại nhằm mục đích kiếm lời. Sức mạnh của người mua trong phân khúc bình dân và trung cấp là cao, ở phân khúc này người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đối với giá cả. Ngược lại trong phân khúc cao cấp thì người tiêu dùng lại quan tâm đến hương vị cũng như mẫu mã sang trọng. - Đối thủ cạnh tranh hiện tại Ngành rượu Việt Nam hiện nay được xem là ngành siêu lợi nhuận và là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 49 LỚP: K51D-QTKD
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH hội phát triển. Hiện nay cả nước có khoảng 139 cơ sở sản xuất bia và 266 cơ sở sản xuất rượu tập trung chủ yếu ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Huế. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của công ty là Công ty Cổ phần Cồn Rượu Hà Nội (Halico), Công ty Cổ phần Rượu bia Đà Lạt (DalatBeco), các công ty bia Hiện nay các hãng rượu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đang có xu hướng kiểm soát thị phần đang có và đang cố gắng mở rộng thị trường khiến mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt nên công ty phải có các chính sách, chiến lược hợp lý, marketing hiệu quả nhằm có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng được hình ảnh trong lòng khách hàng. Ngoài ra công ty còn phải chú ý đến các sản phẩm thay thế như bia, nước giải khát, nước uống không cồn vì các sản phẩm này chiếm thị phần khá cao trong ngành đồ uống Việt Nam. - Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn Áp lực từ đối thủ cạnh tranh mới là không cao khi rào cản nhập ngành quá lớn với các vấn đề về chính sách thuế, không có sự bình đẳng với các ngành khác trong việc tiếp cận nguồn lực chính sách. Các hãng rượu mới sẽ rất dễ bị đào thải do áp lực cạnh tranh, không tiếp cận được hệ thống phân phối cũng như yếu tố thói quen tiêu dùng. - Sản phẩm thay thế Phạm vi cạnh tranh, thay thế của bia đối với rượu ngày càng tăng khi người tiêu dùng đặc biệt là thanh niên, trung niên dùng bia nhiều hơn so với rượu. Bia chiếm tỷ trọng hơn 90% lượng đồ uống có cồn tiêu thụ tại Việt Nam, đây là khó khăn lớn cho ngành rượu vì rượu chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ. - Nhà cung cấp Áp lực từ phía nhà cung ứng là trung bình, do công ty phải nhập hầu hết các nguyên liệu như Malt, men Koji, gạo, lúa mạch, khoai lang, thế liệu vì vậy không có tính chủ động hay tính ổn định trong sản xuất. Tuy nhiên các nhà cung ứng này có uy tín chất lượng và đã hợp tác lâu dài nên sẽ không gây áp lực nhiều cho công ty. SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 50 LỚP: K51D-QTKD
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 2.2.2. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế 2.2.2.1. Tình hình hoàn thành kế hoạch tiêu thụ toàn bộ sản phẩm của công ty trong giai đoạn 2018-2020 Việc so sánh kết quả thực hiện so với kế hoạch giúp nhà quản trị biết được mức độ hoàn thành kế hoạch trong mỗi chu kỳ và lên kế hoạch cho các kỳ tiếp theo. Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ sản phẩm rượu tại Công ty TNHH 1TV Thực phẩm Huế được thể hiện qua bảng 2.7. Bảng 2.6: Tình hình hoàn thành kế hoạch theo khối lượng toàn bộ sản phẩm giai đoạn 2018-2020 ĐVT: chai Chỉ tiêu So sánh Năm TT/KH KH TT +/- % 2018 967.236 649.086 -318.150 67,11 2019 856.389 826.776 -29.613 96,54 2020 813.930 571.651 -242.279 70,23 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Năm 2018, khối lượng tiêu thụ thực tế là 649.086 chai, thực hiện được 67,11% so với kế hoạch đề ra, khối lượng tiêu thụ thực tế ít hơn 318.150 chai so với kế hoạch, do công ty chưa thực hiện tốt công tác điều tra nghiên cứu thị trường và dự tính khối lượng tiêu thụ quá cao trong kế hoạch tiêu thụ. Vì vậy công ty đã có SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 51 LỚP: K51D-QTKD
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch phù hợp cho năm 2019, cụ thể năm 2019 khối lượng theo kế hoạch là 856.389 chai và có khối lượng tiêu thụ thực tế là 826.776 chai đạt 96,54% so với kế hoạch, đây là dấu hiệu tốt khi công ty đã gần hoàn thành được kế hoạch tiêu thụ do có sự điều chỉnh khối lượng kế hoạch và sự tăng lên của khối lượng tiêu thụ thực tế. Tuy nhiên năm 2020 khối lượng thực tế là 571.651 chai, chỉ đạt được 70,23% so với kế hoạch. Đây là điều dễ thấy được ở các công ty rượu bia năm 2020 vì đây là năm khó khăn do đại dịch Covid-19, nền kinh tế toàn cầu đang gặp khó khăn nên người tiêu dùng giảm nhu cầu tiêu dùng rượu bia. Theo thống kê của Hiệp hội Bia-Rượu Nước Giải Khát (VBA), từ đầu năm 2020, ngành bị ảnh hưởng bởi tác động kép do dịch COVID-19 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP nên sản xuất, kinh doanh gặp rất nhiều khó khăn. Thống kê của VBA cho thấy nhiều doanh nghiệp giảm sản lượng tiêu thụ đến 40-50%. Tổng khối lượng tiêu thụ trong giai đoạn 2018-2020 đều thấp hơn so với kế hoạch công ty đề ra. Nguyên nhân chủ yếu do công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh, điều tra nghiên cứu thị trường chưa tốt, ngoài ra còn do chi phí các nguyên vật liệu đầu vào tăng khiến giá sản phẩm tăng, người tiêu dùng giảm chi tiêu vào mặt hàng rượu bia vì kinh tế đang khó khăn do dịch Covid-19 vào năm 2020 nên đã ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ rượu của công ty. 2.2.2.2. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ kỳ phân tích so với kỳ trước giai đoạn 2018-2020 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 52 LỚP: K51D-QTKD
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Bảng 2.7: Tình hình tiêu thụ theo khối lượng từng loại sản phẩm giai đoạn 2018-2020 ĐVT: chai Sản phẩm 2018 2019 2020 Oni 318.733 455.104 256.554 Đế vương Vàng 135.564 178.048 85.656 Kome Hajime 43.807 9.869 68.899 Đế vương Bạc 52.575 44.254 65.008 Sake Etsu no Hajime 39.455 79.949 31.724 Wakaba 13.296 11.296 13.400 Các loại rượu nhập khác 951 3.003 11.782 Kanpai 9.944 5.017 7.831 Ume Hajime 7.770 6.520 7.207 Imo Hajime 7.507 6.387 5.463 The Kome 1.038 1.103 3.964 Spec 3.436 3.162 3.888 Etsu no Hajime Nama 5.583 5.209 3.466 OHKA 1.970 8.401 1.680 Yume Genmai 2.470 2.360 1.527 Mugi Hajime 2.182 3.433 1.169 Mugi no Hajime 969 948 903 Cafeko 523 699 654 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 53 LỚP: K51D-QTKD
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Geishun 23 1.204 108 Joukun 452 374 513 Hoàng Thành 17 80 3 Imo no Hajime Kuro 12 8 12 Quê hương 809 348 240 Tổng 649.086 826.776 571.651 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Trong giai đoạn 2018- 2020, có hơn 22 loại sản phẩm được tiêu thụ, mỗi loại sản phẩm tiêu thụ với mỗi khối lượng khác nhau nhưng tiêu thụ nhiều và chiếm tỷ trọng cao nhất là vẫn rượu Oni, Đế vương Vàng, Kome Hajime, Đế vương Bạc và Sake Etsu no Hajime. Vì vậy đối với chỉ tiêu đánh giá sau chỉ tập trung phân tích 5 loại rượu này. Bảng 2.8: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020 ĐVT: chai Khối lượng tiêu thụ 2019/2018 2020/2019 Sản phẩm 2018 2019 2020 +/- % +/- % Oni 318.733 455.104 256.554 136.371 42,79 -198.550 -43,63 Đế vương 135.564 178.048 85.656 42.484 31,34 -92.392 -51,89 Vàng Đế vương 52.575 44.254 65.008 -8.321 -15,83 20.754 46,90 Bạc Kome 43.807 9885 68.899 -33.922 -77,44 59.014 597,01 Hajime Sake Etsu 39.455 79.949 31.724 40.494 102,63 -48.225 -60,32 no Hajime Tổng tất cả các sản 649.086 826.776 571.651 177.690 27.38 -255.13 -30.86 phẩm Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 54 LỚP: K51D-QTKD
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH 500,000 450,000 400,000 350,000 300,000 250,000 200,000 150,000 100,000 50,000 0 Oni1 2 Đế vương Vàng 3 Đế vương Bạc Kome Hajime Sake Etsu no Hajime Biểu đồ 2.1: Biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu giai đoạn 2018-2020 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Rượu Oni, Đế vương Vàng và Sake Etsu no Hajime đều có lượng tiêu thụ tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Ngược lại, rượu Đế vương Bạc và Kome Hajime có lượng tiêu thụ giảm vào năm 2019 nhưng lại tăng vào năm 2020. Năm 2019, rượu Oni tăng 136.371 chai hay tăng 42,79% so với năm 2018, đây là loại rượu chủ đạo và có lượng tiêu thụ sản phẩm tăng nhiều nhất trong tất cả các loại rượu. Mặc dù năm 2020 có khối lượng tiêu thụ thấp nhất trong 3 năm qua là 256.554 chai, giảm 198.550 chai hay giảm 43,63% nhưng vẫn là sản phẩm có lượng SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 55 LỚP: K51D-QTKD
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH tiêu thụ cao nhất qua các năm, chứng tỏ được rằng đây là sản phẩm ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng và lựa chọn trong các loại rượu. Rượu Đế vương Vàng là sản phẩm có lượng tiêu thụ khá cao trong tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, loại rượu này có lượng tiêu thụ ổn định và chỉ đứng sau rượu Oni. Năm 2019 tăng 42.484 hay tăng 31,34% và năm 2020 giảm 92.392 chai hay giảm 51,89%. Rượu Kome Hajime là loại rượu có lượng tăng giảm bất thường khi năm 2019 giảm 33.922 chai hay giảm 77,44% nhưng năm 2020 tăng 59.014 chai hay tăng 597,01%. Rượu Kome Hajime được kinh doanh chủ yếu tại Đà Lạt (Lâm Đồng), năm 2019 Đà Lạt giảm tiêu thụ rượu Kome Hajime nhưng lại tăng lượng tiêu thụ rượu Oni và Đế vương Vàng – loại rượu thường được người dùng mua làm quà tặng cho người thân hay đối tác. Các sản phẩm còn lại tuy có lượng tiêu thụ nhỏ hơn nhưng lại đóng góp không nhỏ vào lượng tiêu thụ của công ty. Tuy công ty chịu sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ và tình hình kinh tế, dịch bệnh phức tạp nhưng vẫn có những chính sách phù hợp trong từng thời kỳ để giữ được vị thế của công ty trên thị trường. 2.2.2.3. Tình hình biến động khối lượng sản phẩm tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 Hiện công ty đang kinh doanh hơn 22 loại sản phẩm, vì vậy mỗi khu vực sẽ tiêu thụ theo mỗi khối lượng với mỗi loại sản phẩm khác nhau. Bảng 2.9: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Bắc ĐVT: chai Mi n B c 2019/2018 2020/2019 ề ắ 2018 2019 2020 Sản phẩm (%) (%) Sake etsu no Hajime 14.929 55.104 11.983 269,11 -78,25 Đế vương Bạc 14.042 22.853 2.418 62,75 -89,42 Đế vương Vàng 6.147 8.886 2.234 44,56 -74,86 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 56 LỚP: K51D-QTKD
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH Oni 5.658 4.646 4.488 -17,89 -3,40 Kome Hajime 4.108 2.925 2.609 -28,80 -10,80 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Tại thị trường miền Bắc, sản phẩm được tiêu thụ nhiều nhất là rượu Sake etsu no Hajime, sau đó là rượu Đế vương Bạc, Đế vương Vàng, Oni và Kome Hajime. Năm 2019, miền Bắc tiêu thụ rượu Sake etsu no Hajime nhiều hơn năm 2018 là 269,11% và năm 2020 giảm 78,25% so với năm 2019 do tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên rượu Oni và rượu Kome Hajime lại có khối lượng tiêu thụ giảm vào cả năm 2019 và 2020. Vì vậy công ty nên thay đổi chính sách tiêu thụ hai loại rượu này tại thị trường miền Bắc để có thể tăng khối lượng tiêu thụ vào những năm tiếp theo. Bảng 2.10: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Trung ĐVT: chai Miền Trung 2019/2018 2020/2019 2018 2019 2020 Sản phẩm (%) (%) Oni 294.464 434.213 232.485 47,46 -46,46 Đế vương Vàng 126.243 163.976 80.245 29,89 -51,06 Kome Hajime 42.932 8.319 66.529 -80,62 699,72 Đế vương Bạc 36.286 18.022 60.152 -50,33 233,77 Sake etsu no Hajime 7.753 7.468 6.026 -3,68 -19,31 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Tại khu vực miền Trung, rượu Oni là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ nhiều nhất trong tất cả các loại rượu, sau đó là rượu Đế vương Vàng, Kome Hajime, Đế vương Bạc và Sake etsu no Hajime. Năm 2019, miền Trung tăng 47,46% khối lượng tiêu thụ rượu Oni so với năm 2018 và năm 2020 giảm 46,46% so với năm trước. Rượu Kome Hajime và rượu Đế vương Bạc là hai loại rượu có lượng tiêu thụ giảm mạnh vào năm 2019 và tăng trở lại vào năm 2020 tại miền Trung. Biến động này là do sự tăng giảm tiêu thụ SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 57 LỚP: K51D-QTKD
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: NGUYỄN HOÀNG NGỌC LINH tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng), lượng tiêu thụ tại đây chưa ổn định nên công ty cần có chính sách tiêu thụ chính xác hơn đối với hai loại rượu này. Bảng 2.11: Tình hình biến động khối lượng tiêu thụ một số mặt hàng chủ yếu tại khu vực miền Nam ĐVT: chai Miền Nam 2018 2019 2020 2019/2018 2020/2019 Sản phẩm Oni 18.611 15.063 19.581 -19,06 29,99 Sake etsu no Hajime 16.773 16.767 13.715 -0,04 -18,20 Wakaba 9.780 9.191 10.230 -6,02 11,30 Kanpai 7.905 3.645 5.547 -53,89 52,18 Đế vương Vàng 3.174 3.178 3.177 0,13 -0,03 Nguồn: Phòng Hành chính – Kế toán Tại khu vực miền Nam, rượu Oni cũng là sản phẩm có khối lượng tiêu thụ cao nhất, lượng tiêu thụ năm 2019 giảm 19,06% và năm 2020 tăng 29,99% so với năm trước. Ngoài rượu Oni thì các loại rượu Sake etsu no Hajime, Wakaba, Kanpai và Đế vương Vàng cũng được ưa chuộng tại đây. So với miền Bắc và miền Trung thì tại miền Nam, rượu Đế vương Bạc và rượu Kome Hajime có lượng tiêu thụ ít hơn, thay vào đó là rượu Wakaba và rượu Kanpai. Mỗi sản phẩm sẽ mang lại những lợi thế khác nhau trên từng thị trường, vì vậy công ty cần có các chính sách phù hợp như chính sách giá, chính sách phát triển sản phẩm để phát triển từng loại sản phẩm ở thị trường mục tiêu và khai thác các thị trường tiềm năng nhằm quảng bá thương hiệu giúp khách hàng nhận biết và tiêu dùng sản phẩm của công ty. 2.2.2.4. Tình hình doanh thu tiêu thụ theo khu vực giai đoạn 2018-2020 SVTH: PHẠM ANH NGỌC DANH 58 LỚP: K51D-QTKD