Khóa luận Đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Danh trên địa bàn Thừa Thiên Huế

pdf 111 trang thiennha21 21/04/2022 2000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Danh trên địa bàn Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_day_manh_hieu_qua_tieu_thu_ton_tai_cong_ty_trach_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đẩy mạnh hiệu quả tiêu thụ tôn tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Nguyễn Danh trên địa bàn Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TÔN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN DANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ TRẦN THỊ NHI Trường Đại học Kinh tế Huế NIÊN KHÓA: 2016 - 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TÔN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN DANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trần Thị Nhi TS. Hồ Thị Hương Lan Lớp: K50B - KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, 12/2019
  3. Đại học là khoảng thời gian không ngắn cũng không quá dài nhưng thực sự quý báu và cần thiết đối với mỗi sinh viên. Là khoảng thời gian để học tập, rèn luyện, trang bị cho mình những kiến thức bổ ích làm hành trang cho tương lai sau này. Để hoàn thành được đề tài nghiên cứu: “Đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ tôn tại công ty TNHH Nguyễn Danh trên địa bàn Thừa Thiên Huế”, bên cạnh sự nổ lực của bản thân, còn có sự hướng dẫn và truyền đạt kinh nghiệm của các thầy cô giáo. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô Trường Đại học Kinh Tế Huế nói chung, quý thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh nói riêng và đặc biệt, em xin gửi đến TS. Hồ Thị Hương Lan người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn công ty TNHH Nguyễn Danh đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại công ty, cung cấp số liệu thực tế giúp em hoàn thành tốt đề tài này. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã luôn bên cạnh giúp đỡ, động viên em hoàn thành luận văn của mình. Do giới hạn kiến thức và khả năng lý luận của bản thân còn nhiều thiếu sót và hạn chế, vì vậy kính mong sự chỉ dẫn và góp ý chân thành của các thầy cô giáo để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Trường Đại học KinhSinh viên tế Huế Trần Thị Nhi
  4. MỤC LỤC PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1.1 Mục tiêu chung 2 2.1.2. Mục tiêu cụ thể 2 2.2. Câu hỏi nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 3 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp 3 4.2.1. Nghiên cứu định tính 3 4.2.2. Nghiên cứu định lượng 4 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu 5 5. Quy trình nghiên cứu 8 PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm 9 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm 10 1.1.3. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm 12 1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường 12 1.1.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 14 Trường1.1.3.3. Chuẩ nĐại bị hàng hóa đhọcể xuất bán Kinh tế Huế15 1.1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ 15 1.1.3.5. Xúc tiến bán hàng 15 1.1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng 16 1.1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 16
  5. 1.1.4. Các hình thức của kênh tiêu thụ sản phẩm 17 1.1.4.1. Kênh tiêu thụ trực tiếp: 17 1.1.4.2. Kênh tiêu thụ gián tiếp: 18 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 19 1.1.5.1. Nhân tố bên ngoài 19 1.1.5.2. Nhân tố bên trong 19 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 22 1.1.6.1. Doanh thu tiêu thụ 22 1.1.6.2. Lợi nhuận kinh doanh 23 1.1.6.3. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ 24 1.2. Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Tình hình tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ vật liệu tôn hiện nay ở nước ta 24 1.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NGUYỄN DANH 2016 – 2018 27 2.1. Khái quát về công ty TNHH Nguyễn Danh 27 2.1.1. Giới thiệu về công ty 27 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 28 2.1.3. Mô hình tổ chức, quản lý của công ty 29 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 29 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 29 2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 31 2.2.1. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 31 2.2.2. Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2016 – 2018 33 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nguyễn Danh 36 2.2.4. Doanh thu tiêu thụ theo các quý giai đoạn 2016 – 2018 37 2.2.5. Tình hình chi phí tiêu thụ giai đoạn 2017 – 2018 38 Trường2.2.6. Tình hình lợi nhuận Đại tiêu thụ các học sản phẩm trongKinh công ty giai đotếạn 2016 Huế-2018.39 2.2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ tôn năm 2016 - 2018 40 2.2.8. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ tôn theo nhóm sản phẩm 41 2.2.9. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ tôn theo khu vực 42
  6. 2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tiêu thụ tôn của công ty TNHH Nguyễn Danh 43 2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu 43 2.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo 46 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA 49 2.3.4. Phân tích ý kiến khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ tôn của công ty 53 2.3.5. Phân tích hồi quy 61 2.3.5.1. Xây dựng mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty TNHH Nguyễn Danh 61 2.3.5.2. Đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội 62 2.3.5.3 Kiểm định giả thuyết của mô hình hồi quy 64 CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TÔN TẠI CÔNG TY TNHH NGUYỄN DANH 65 3.1. Định hướng 65 3.2. Giải pháp 66 3.2.1. Về sản phẩm 66 3.2.2. Về giá cả 66 3.2.3. Về phương thức thanh toán và giao hàng 67 3.2.4. Về chất lượng đội ngũ nhân viên 68 3.2.5. Về hoạt động xúc tiến 68 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1. Kết luận 70 2. Kiến nghị 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 73 PHỤ LỤC 74 Trường Đại học Kinh tế Huế
  7. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Ký hiệu Nghĩa TNHH Trách nhiệm hữu hạn TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn NPT Nợ phải trả VCSH Vốn chủ sở hữu LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế VLXD Vật liệu xây dựng SXKD Sản xuất kinh doanh GVHB Giá vốn hàng bán LĐPT Lao động phổ thông ĐH, CĐ Đại học, cao đẳng GT Giá trị Trường Đại học Kinh tế Huế
  8. DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1- 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp 17 Sơ đồ 1- 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp 18 Sơ đồ 1- 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 26 Sơ đồ 2- 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 29 Biểu đồ 2- 1: Trình độ lao động của công ty TNHH Nguyễn Danh năm 2016 – 2018 33 Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 2- 1: Tình hình lao động của công ty năm 2016-2018 31 Bảng 2- 2: Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Nguyễn Danh 34 Bảng 2- 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm 36 Bảng 2- 4: Doanh thu tiêu thụ các quý giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2- 5: Chi phí tiêu thụ các qua các năm 38 Bảng 2- 6: Lợi nhuận tiêu thụ các sản phẩm qua các năm 39 Bảng 2- 7: Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ tôn 2016 – 2018 40 Bảng 2- 8: Tình hình biến động doanh thu theo sản phẩm 41 Bảng 2- 9: Tình hình biến động doanh thu theo khu vực 42 Bảng 2- 10: Thống kê giới tính khách hàng 43 Bảng 2- 11: Thống kê độ tuổi khách hàng 44 Bảng 2- 12: Thống kê nghề nghiệp khách hàng 44 Bảng 2- 13: Thống kê thu nhập cá nhân khách hàng 45 Bảng 2- 14: Thống kê số lần mua hàng 45 Bảng 2- 15: Đánh giá độ tin cậy của thang đo trước khi đưa vào kiểm định 46 Bảng 2- 16: Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biến “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” 48 Bảng 2- 17: Kiểm định KMO và Bartlett’ test cho nhóm biến độc lập 49 Bảng 2- 18: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập 50 Bảng 2- 19: Kết quả phân tích biến phụ thuộc “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” 52 TrườngBảng 2- 20: Kiểm định Đại KMO và Bartlett’s học Test choKinh biến “Đánh giá tế hiệu quảHuế 52 Bảng 2- 21: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” 53
  10. Bảng 2- 22: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Giá cả sản phẩm” 54 Bảng 2- 23: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Phương thức thanh toán và giao hàng” 56 Bảng 2- 24: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Chất lượng đội ngũ nhân viên” 58 Bảng 2- 25: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Hoạt động xúc tiến” 59 Bảng 2- 26: Thống kê phân tích hệ số hồi quy (Model summary) 62 Bảng 2- 27: Kết quả kiểm định ANOVA 62 Bảng 2- 28: Kết quả mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hưởng mức độ Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn 63 Trường Đại học Kinh tế Huế
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập nền kinh tế và cạnh tranh ngày càng gay gắt, mỗi quốc gia dù lớn hay nhỏ không thể không tham gia vào tiến trình hội nhập kinh tế đó. Đất nước ta cũng đang chuyển mình cùng với sự phát triển kinh tế của khu vực và thế giới. Việt Nam đã và đang tham gia vào tiến trình này, đến nay chúng ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Được như vậy là do Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ hướng đi, chính sách cho riêng mình bằng công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước tiến nhanh lên xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh đó, còn có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đang tồn tại và hoạt động trên thị trường nước ta nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nói riêng. Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn tồn tại và phát triển thì phải lập ra chiến lược kinh doanh đúng đắn và hiệu quả. Một trong số những chiến lược mà nhà kinh doanh phải chú trọng đó chính là chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng, ngày càng mang tính cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp, đóng vai trò kết thúc một chu kì sản xuất, thực hiện thu hồi vốn tiền tệ về doanh nghiệp để tiếp tục một chu kì kinh doanh mới. Nếu doanh nghiệp không xác định chiến lược tiêu thụ sản phẩm đúng đắn thì sẽ gây ra sự tồn đọng hàng hóa, làm chậm vòng quay của quá trình sản xuất dẫn đến hiệu quả kém trong sử dụng vốn, từ đó doanh nghiệp làm ăn không có lãi. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả là do không tìm được đầu ra hay còn hạn chế trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Công ty TNHH Nguyễn Danh từ khi ra đời đã và đang vươn lên khẳng định vị trí của mình. Vật liệu xây dựng là nguyên liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng. Điều kiện kinh tế ngày càng nâng cao thì nhu cầu về thiết bị lấp đặt, vật liệu xây Trườngdựng ngày càng lớn. CĐạiông ty xác địhọcnh tôn là sả nKinh phẩm kinh doanh tế chủ l ực,Huế đem lại nguồn doanh số và lợi nhuận đáng kể cho công ty. Đứng trước thị trường cạnh tranh gay gắt, công ty TNHH Nguyễn Danh đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ, tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn để có thể tồn tại và phát triển. Tuy doanh thu hằng năm vẫn tăng với tỷ lệ khá nhưng vẫn còn một số hạn chế trong khâu tiêu thụ SVTH: Trần Thị Nhi 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan sản phẩm. Doanh nghiệp phải làm thế nào để hoàn thiện công tác tiêu thụ sản phẩm của mình khi thực hiện hội nhập kinh tế? Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi quyết định chọn đề tài “ĐẨY MẠNH HIỆU QUẢ TIÊU THỤ TÔN TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NGUYỄN DANH TRÊN ĐỊA BÀN THỪA THIÊN HUẾ” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 2.1. Mục tiêu nghiên cứu 2.1.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ tôn của công ty. Từ đó đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nguyễn Danh. 2.1.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và cơ sở thực tiễn về tiêu thụ sản phẩm tôn của doanh nghiệp. - Phân tích thực trạng và đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm tôn của công ty TNHH Nguyễn Danh giai đoạn 2016-2018 - Đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty TNHH Nguyễn Danh. 2.2. Câu hỏi nghiên cứu - Thực trạng tiêu thụ sản phẩm tôn của công ty TNHH Nguyễn Danh? - Ý kiến đánh giá của khách hàng cá nhân về chính sách tiêu thụ sản phẩm tôn của công ty TNHH Nguyễn Danh như thế nào? - Những giải pháp nào cần được áp dụng để nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu Trườngthụ tôn tại công ty TNHH Đại Nguyễn Danh?học Kinh tế Huế 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu SVTH: Trần Thị Nhi 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Hoạt động tiêu thụ sản phẩm tôn tại Công ty TNHH Nguyễn Danh 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian:  Nghiên cứu được tiến hành tại Công ty TNHH Nguyễn Danh - Phạm vi thời gian:  Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty trong năm 2016-2018  Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian từ ngày 16/9/2019-22/12/2019 - Phạm vi nội dung:  Đi sâu nghiên cứu hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty TNHH Nuyễn Danh 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp - Thu thập các thông tin và số liệu liên quan đến Công ty TNHH Nguyễn Danh qua các năm từ 2016-2018 từ phòng kinh doanh, kế toán của công ty. Hiện thông tin về công ty trên các phương tiện truyền thông vẫn còn hạn chế nên thông tin thu thập được chủ yếu dựa trên những hiểu biết và quan sát trong thời gian thực tập tại công ty. - Tìm kiếm tài liệu trên sách, báo, giáo trình, bài giảng, khóa luận tại trường Đại học Kinh Tế Huế và các nghiên cứu, đăng tải trên các nguồn thông tin điện tử, website khác. 4.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu sơ cấp qua điều tra, phỏng vấn khách hàng bằng cách sử dụng bảng hỏi, phỏng vấn trực tiếp khách hàng về chính sách tiêu thụ của công ty TNHH TrườngNguyễn Danh và xử lýĐại số liệu. học Kinh tế Huế Nghiên cứu được thực hiện thông qua 2 bước là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. 4.2.1. Nghiên cứu định tính SVTH: Trần Thị Nhi 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Nghiên cứu định tính để điều chỉnh, khám phá và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lường các khái niệm nghiên cứu. Nghiên cứu sẽ áp dụng kĩ thuật phỏng vấn các chuyên gia, cụ thể ở đây là quản lý bán hàng, các nhân viên trong công ty để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ tôn tại công ty TNHH Nguyễn Danh. Kết quả nghiên cứu sơ bộ là cơ sở cho thiết kế bảng hỏi đưa vào nghiên cứu chính thức. 4.2.2. Nghiên cứu định lượng 4.2.2.1. Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu  Kích thước mẫu: Để xác định cỡ mẫu điều tra đảm bảo đại diện cho tổng thể nghiên cứu, sử dụng công thức William G. Cochran (1977) Z2 *p *q n = 2 e Trong đó: o n: kích thước mẫu o Z: giá trị phân phối tương ứng với độ tin cậy (1- ) . Trong kinh doanh, độ tin cậy được chọn là 95%. Khi đó, Z=1,96 o p: tỷ lệ người đồng ý trả lời o q: (q=1-p) tỷ lệ người không đồng ý trả lời phỏng vấn o e: sai số mẫu cho phép. Ta chọn e=0,08 Do tính chất p+q=1 nên p*q lớn nhất là 0,25 khi p=q=0,5. Có nghĩa là khi ta chọn p=q=0,5 và trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì kích thước mẫu là lớn nhất, Vậy ta chọn p=q=0,5 để kích thước mẫu là lớn nhất nhằm đảm bảo tính đại diện cho mẫu của tổng thể. TrườngThay tất cả vào côngĐại thức, ta có:học Kinh tế Huế 1,96 2 0,5 0,5 n= 2 = 150 0,08 SVTH: Trần Thị Nhi 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Tuy nhiên, theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang (Phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh – NXB Lao động – Xã hội), cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra có ý nghĩa. Như vậy, số lượng 24 biến quan sát trong bảng điều tra thì cần ít nhất 96 đến 120 mẫu điều tra. Để đảm bảo số lượng và chất lượng bảng hỏi cũng như loại trừ các bảng hỏi thiếu thông tin hoặc kém chất lượng, tôi quyết định chọn cỡ mẫu nghiên cứu là 130 mẫu. Do sự hạn chế về thời gian nên nghiên cứu tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện, từ đó suy ra kết quả cho tổng thể. 4.3. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS 20 Sử dụng phần mềm SPSS 20 để nhập, mã hóa, làm sạch, xử lý và phân tích số liệu thu thập từ 130 khách hàng: Biểu diễn các số liệu thu thập được thông qua các bảng số liệu, bảng thống kê có tần suất, tỷ lệ, ; Biểu diễn dữ liệu thành các bảng số liệu tóm tắt. Phương pháp thống kê mô tả Mục đích của phương pháp này là mô tả điều tra, tìm hiểu đặc điểm của đối tượng điều tra. Kết quả của phân tích mô tả sẽ là cơ sở để người điều tra đưa ra nhận định ban đầu tạo nền tảng đề xuất các giải pháp. Phương pháp đánh giá độ tin cậy của thang đo Độ tin cậy của thang đo được kiểm định thông qua hệ số Cronbach’s Alpha và hệ số tương quan biến tổng. Thang đo được chấp nhận khi có hệ số Alpha từ 0,6- 0,9 Nguyên tắc kết luận theo nhiều nhà nghiên cứu thì khi: Trường 0,8 Cronbach’Alpha Đại < 1: Thanghọc đo lường Kinh tốt tế Huế  0,7 Cronbach’Alpha < 0,8: Thang đo lường có thể sử dụng được  0,6 Cronbach’Alpha < 0,7: Có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới với người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu SVTH: Trần Thị Nhi 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Hệ số tương quan biến tổng (item-total coreclation) > 0,3; những biến < 0,3 sẽ bị loại (theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA Sau khi kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’Alpha, tiến hành phân tích nhân tố. Phân tích nhân tố khám phá EFA là một phương pháp phân tích định lượng dùng để rút gọn một tập gồm nhiều biến đo lường phụ thuộc lẫn nhau thành một tập biến ít hơn để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến ban đầu(Hair et al. 2009) Trong phân tích nhân tố khám phá, trị số KMO (Kaiser – Meyzer – Olkin) là chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp giữa các nhân tố. Trị số của KMO lớn (trong khoảng 0,5 - 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là thích hợp, còn nếu như trị số này nhỏ hơn 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu. Có hai cách tiến hành phân tích nhân tố. Thứ nhất là số nhân tố được xác định từ trước dựa vào ý đồ của nhà nghiên cứu và kết quả của cuộc nghiên cứu trước. Nhà nghiên cứu xác định nhân tố ở ô Number of factors. Hai là phân tích nhân tố với giá trị Eigenvalue lớn hơn 1, điều này có nghĩa là những nhân tố được trích ra có hệ số Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại khỏi mô hình. Phần quan trọng trong bảng kết quả phân tích nhân tố là ma trận nhân tố (compoment matrix) hay ma trận nhân tố khi các nhân tố được xoay (rotated compoment matrix). Ma trận nhân tố chứa các nhân tố biểu diễn các tiêu chuẩn hóa bằng các nhân tố. Mỗi biến là một đa thức của các nhân tố. Trong hệ số tải nhân tố (factor loading) biểu diễn tương quan giữa các biến và các nhân tố. Hệ số này cho biết nhân tố và biến có liên quan chặt chẽ với nhau. Khác biệt giữa các nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 0,3 để đảm bảo giá trị phân biệt giữa các nhân tố. TrườngPhương pháp phân Đại tích hồi quy học Kinh tế Huế Mô hình hồi quy Y = β0 + β1F1 + β2F2+ +βnFn + ei [1] SVTH: Trần Thị Nhi 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Trong đó: Y là biến phụ thuộc βk là các hệ số hồi quy riêng phần Fi là các biến độc lập trong mô hình ei là biến độc lập ngẫu nhiên. Theo Hoàng Trọng Chu và Nguyễn Mộng Ngọc (2007), hệ số Tolerance lớn hơn 0,1 và VIF nhỏ hơn 5 thì ít xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được đánh giá thông qua hệ số R2 điều chỉnh Kiểm định ANOVA được sử dụng để kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tương quan, tức là có hay không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Cặp giả thiết: H0: không có mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc H1: có mối quan hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc Mức ý nghĩa kiểm định = 5% Nguyên tắc chấp nhận giả thuyết: Nếu Sig. 0,05: Chưa có cơ sở bác bỏ H0 Kiểm định giá trị trung bình của tổng thể bằng kiểm định One – Sample T- Test Giả thiết: H :   : Giá trị trung bình = giá trị kiểm định (Test value) Trường0 0 Đại học Kinh tế Huế H1:  0 : Giá trị trung bình giá trị kiểm định (Test value) Điều kiện chấp nhận giả thuyết: SVTH: Trần Thị Nhi 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Mức ý nghĩa kiểm định là = 5% Nếu Sig. > 0,05: chưa đủ cơ sở bác bỏ H0 Nếu Sig. 0,05: bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận giả thuyết H1 5. Quy trình nghiên cứu Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu Bước 2: Xác định nội dung cần nghiên cứu Bước 3: Tìm hiểu các cơ sở lý thuyết và các mô hình có liên quan Bước 4: Xây dựng đề cương nghiên cứu Bước 5: Thiết lập thang đo và xây dựng bảng hỏi nghiên cứu Bước 6: Xác định mẫu, điều tra và thu thập dữ liệu nghiên cứu Bước 7: Xử lý và phân tích dữ liệu Bước 8: Tổng hợp kết quả nghiên cứu Bước 9: Kết luận và đưa ra giải pháp Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Nhi 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan PHẦN II – NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận về tiêu thụ sản phẩm 1.1.1. Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hoá, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hoá, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì? Bằng cách nào? Cho ai? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ hàng hoá, lao vụ, dịch vụ là việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm hàng hoá, lao vụ, dịch vụ đã thực hiện cho khách hàng đồng thời thu được tiền hàng hoá hoặc được quyền thu tiền bán hàng. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm bao gồm tất cả hoạt động liên quan đến việc Trườngbán hàng, là một trong Đại sáu chức n ănghọc hoạt động cKinhơ bản của doanh tếnghiệp: Huế tiêu thụ - sản xuất – hậu cần kinh doanh – tài chính – thanh toán – quản trị doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Việc chuẩn bị SVTH: Trần Thị Nhi 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hàng hóa sản xuất trong lưu thông. Các nghiệp vụ sản xuất ở các khâu bao gồm: Phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, chuẩn bị các lô hàng để bán và vận chuyển theo yêu cầu khách hàng. Để thực hiện các quy trình liên quan đến giao nhận và sản xuất sản phẩm hàng hóa đòi hỏi phải tổ chức hợp đồng ký kết lao động trực tiếp ở các kho hàng và tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường, nghiên cứu nhu cầu về mặt hàng về chủng loại sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, “tiêu thụ sản phẩm là tổng thể các biện pháp về tổ chức kinh tế và kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu và nắm bắt nhu cầu thị trường. Nó bao gồm các hoạt động: Tạo nguồn, chuẩn bị hàng hóa, tổ chức”. (Nguồn: GT Quản trị doanh nghiệp) Nói tóm lại, tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hóa, quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền. Sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Tiêu thụ sản phẩm thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa là sản xuất để bán và thu lợi nhuận. 1.1.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm  Đối với người tiêu dùng: Tiêu thụ sản phẩm tạo điều kiện cho người tiêu dung mua được hàng hóa có giá trị sử dụng của chúng, có được sự phục vụ và các điều kiện ưu đãi tốt nhất khi mua sản phẩm, được cung cấp các dịch vụ cần thiết nhờ sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp hiện nay. Ngoài ra, người tiêu dung được hướng dẫn chi tiết hơn trong quá trình mua sắm hàng hóa, góp phần nâng cao mức sống văn minh toàn xã hội.  Đối với doanh nghiệp: Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, ngày nay các nhà quản trị doanh nghiệp ngày càng chú ý hơn đến công tác tiêu thụ sản phẩm. Bởi nó là cơ sở và là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại trong điều kiện cạnh tranh ngày càng Trườngkhốc liệt. Tiêu thụ sảnĐại phẩm đánh học dấu thành quảKinh hoạt động của tế toàn Huếbộ doanh nghiệp. Để có thể tăng khả năng tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp mình ngày nay phương châm mà bất kì doanh nghiệp, nhà sản xuất nào cũng là hướng tới khách hàng. Mục tiêu của công tác tiêu thụ là bán hết sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp với doanh thu tối đa và chi phí thấp nhất có thể. Do vậy, ngày nay tiêu thụ SVTH: Trần Thị Nhi 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan không còn là khâu đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đă sản xuất được sản phẩm, mà tiêu thụ phải chủ động đi trước một bước không chờ sản phẩm sản xuất ra rồi mới đem tiêu thụ mà tiêu thụ có thể được tiến hành trước quá trình sản xuất, song song đồng thời với quá trình sản xuất và có tác động mạnh mẽ, quyết định rất lớn đến qúa trình sản xuất của doanh nghiệp. Chúng ta thấy rằng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào từ doanh nghiệp sản xuất đến các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ như : bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn kỹ thuật thì tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp là điều hết sức quan trọng, nó quyết định rất lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Thông qua tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ nguồn vốn tự có, tăng khả năng tận dụng các thời cơ hấp dẫn trên thị trường và cũng là nguồn hình thành các quỹ của doanh nghiệp dùng để kích thích lợi ích cán bộ công nhân viên họ quan tâm gắn bó với hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ có tiêu thụ mà doanh nghiệp mới chứng tỏ được năng lực của mình trên thị trường. Khẳng định được thế mạnh của sản phẩm và dịch vụ mà mình cung cấp, tạo được chỗ đứng và chiếm thị phần trên thị trường. Nhờ vào quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được lưu thông trên thị trường và gây được sự chú ý của khách hàng về những tính năng sử dụng của nó. Việc khách hàng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp là một bước thành công lớn nó được đánh dấu bằng khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Hoạt động tiêu thụ giúp doanh nghiệp gần với người tiêu dùng nó giúp doanh nghiệp phất hiện thêm kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng. Thông qua hoạt động tiêu thụ doanh nghiệp nắm bắt được sự thay đổi thị hiếu, nguyên nhân xuất hiện nhu cầu mới của người tiêu dùng về sản phẩm từ đó đề ra các biện pháp thu hút khách hàng. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối trung gian giữa một bên là doanh nghiệp một bên là khách hàng. Nó chính là thước đo, là cơ sở đánh giá sự tin cậy và ưu thích của Trườngkhách hàng đối với doanh Đại nghiệp, đhọcối với các sản Kinh phẩm mà doanh tếnghiệp Huếcung cấp. Qua đó doanh nghiệp có thể gần gũi hơn với khách hàng, hiểu rõ và nắm bắt nhu cầu khách hàng để từ đó đưa ra những phương thức và sản phẩm thoả mãn nhu cầu SVTH: Trần Thị Nhi 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan của khách hàng tốt hơn để từ đó sản phẩm được tiêu thụ nhiều hơn từ đó lợi nhuận của doanh nghiệp.  Đối với xã hội: Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm càng được tổ chức tốt, càng thúc đẩy nhanh quá trình phân phối lưu thông hàng hóa, tái sản xuất xã hội càng diễn ra nhanh chóng, sản xuất càng phát triển nhanh về chiều rộng lẫn chiều sâu. 1.1.3. Nội dung của tiêu thụ sản phẩm 1.1.3.1. Nghiên cứu thị trường Mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến việc quản lý có hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Muốn vậy doanh nghiệp trước hết cần biết nghiên cứu khả năng của thị trường đối với sản phẩm như thế nào, lựa chọn thị trường mục tiêu thích hợp ra sao. Việc nghiên cứu phát hiện ra được một loạt những khả năng của thị trường hấp dẫn theo quan điểm riêng của doanh nghiệp. Mọi khả năng đều được nghiên cứu kỹ trước khi xem nó là thị trường mục tiêu sắp tới. Nghiên cứu thị trường nhằm giải đáp các vấn đề sau: - Những loại thị trường nào có triển vọng nhất đối với sản phẩm của doanh nghiệp. - Những sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng lớn nhất. - Những đối thủ cạnh tranh nào đang kinh doanh những sản phẩm cùng loại với Trườngdoanh nghiệp mình trênĐại thị trường họcvề khối lượng Kinh chất lượng và giátế cả củaHuế những sản phẩm đó. Đối với hoạt động tiêu thụ sản phẩm, nghiên cứu thị trường có vai trò giúp doanh nghiệp xác định được quan hệ mua bán, vai trò của từng khu vực thị trường, SVTH: Trần Thị Nhi 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan đặc tính kỹ thuật, nhu cầu sử dụng, phạm vi địa bàn doanh nghiệp đã và đang hoạt động, khối lượng và cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, xu hướng biến đổi mhu cầu khách hàng đó là những căn cứ để doanh nghiệp xây dựng mạng lưới bán hàng, chính sách giá cả, chiến lược thị trường Nghiên cứu thị trường cần phải chính xác, liên tục để nắm bắt rõ tình hình, nhu cầu thị trường. Để đạt được như vậy, doanh nghiệp phải tiến hành theo ba bước:  Bước 1: Tổ chức thu thập thông tin đầy đủ về nhu cầu các loại thị trường. Các phương pháp thu thập thông tin: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu – nghiên cứu khái quát: Phương pháp này được sử dụng nghiên cứu khái quát thị trường về quy mô, cơ cấu, xu hướng phát triển của thị trường, từ đó lập lên danh sách danh sách những thị trường có triển vọng và là tiền đề để nghiên cứu cụ thể hơn. - Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: + Phương pháp này thu thập thông tin chủ yếu qua tiếp xúc với các đối tượng đang hoạt động trên thị trường. + Phương pháp quan sát. + Phương pháp điều tra phỏng vấn: Điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra toàn bộ.  Bước 2: Xử lý các thông tin: Sau khi thu thập thông tin và ngay cả lúc đang thu thập thông tin doanh nghiệp phải tiến hành xử lý các thông tin thu thập được. Ngày nay, trong thời đại tin học các thông tin về thị trường, hàng hoá, giá cả, việc đánh giá về khả năng, nhu cầu thị trường rất phong phú đa dạng và có những sự khác biệt. Xử lý thông tin là tiến hành tổng hợp phân tích kiểm tra để xác định tính đúng Trườngđắn và chính xác của cácĐại thông tin riênghọc lẻ, thông Kinh tin bộ phận, lo ạitế trừ các Huế thông tin nhiễu, giả tạo để tìm ra lời giải đáp cho các câu hỏi về thị trường mục tiêu, dung lượng thị trường, tính cạnh tranh, giá cả, phương thức tiêu thụ. Nội dung chính của xử lý thông tin là: SVTH: Trần Thị Nhi 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan - Xác định thái độ chung của người tiêu dùng đối với sản phẩm của doanh nghiệp - Lựa chọn các thị trường mục tiêu có khả năng phát triển việc tiêu thụ của mình - Xác định khối lượng, danh mục sản phẩm, giá cả, chất lượng sản phẩm đưa vào tiêu thụ trên thị trường.  Bước 3: Ra quyết định phù hợp Kết quả của xử lý thông tin cho phép doanh nghiệp ra qyuết định cho phương án kinh doanh trong thời gian tới cũng như việc tiêu thụ sản phẩm - Quyết định về giá cả sản phẩm tiêu thụ trên từng thị trường hoặc khu vực thị trường, khách hàng lớn, trung bình và nhỏ - Quyết định về khối lượng, danh mục sản phẩm trên từng thị trường. Đảm bảo cơ cấu dự trữ và tăng nhanh vòng luân chuyển. - Quyết định hình thức phân phối: mở rộng mạng lưới tiêu thụ trực tiếp, mạng lưới đại lý hoặc phân phối theo khối lượng nhu cầu mùa vụ, theo tập quán tiêu dùng. - Quyết định hình thức dịch trong, sau, trước khi tiêu dùng đảm bảo sự thuận tiện và dịch vụ phù hợp. Vì nghiên cứu thị trường không chỉ phục vụ cho những chức năng giá trị hoạt động tiêu thụ mà mọi hoạt động kinh doanh đều dựa trên những tiên đoán về quy mô, xu hướng biến đổi cầu của thị trường để: lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, Cho nên doanh nghiệp cần đánh giá kỹ hơn mức cầu hiện tại cũng như tương lai. 1.1.3.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội Trườngdung cơ bản về khối lưĐạiợng tiêu thụ shọcản phẩm về hiKinhện vật và giá tr ị cótế phân Huếtheo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ, là căn cứ xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất, kỹ thuật, tài chính. SVTH: Trần Thị Nhi 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Thực chất của kế hoạch tiêu thụ sản phẩm là việc dự đoán trước số sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm sẽ được tiêu thụ trong kỳ kế hoạch, đơn giá sản phẩm kế hoạch, doanh thu tiêu thụ sẽ đạt được trong kỳ kế hoạch để các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh hoạt động nhịp nhàng và ăn khớp. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn cho quá trình tiêu thụ sản phẩm dễ dàng thuận lợi đều nhất thiết phải lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chính xác cụ thể, bởi có như vậy doanh nghiệp mới bám sát được thị trường từ đó sẽ nắm bắt kịp thời những biến động trên thị trường để có thể chủ động trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả. Nếu công tác tiêu thụ sản phẩm không được kế hoạch hoá chặt chẽ thì quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ bị động, tiêu thụ không phù hợp với sản xuất cũng không phù hợp với cầu, do vậy hiệu quả mang lại sẽ thấp. Không những thế, thiếu kế hoạch tiêu thụ sản phẩm hoặc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm không chính xác còn ảnh hưởng đến các kế hoạch tổ chức khác của doanh nghiệp như: kế hoạch vật tư, lao động, lợi nhuận khiến cho sản xuất diễn biến bất thường, mất cân đối, xa rời thực tế. 1.1.3.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phàu hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng: tổ chức hoàn thiện sản phẩm, đưa về kho lưu trữ hàng hóa. Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa: tiếp nhận, phân loại kiểm tra chất lượng sản phẩm, đính nhãn hiệu, nhãn mác, bao gói, sắp xếp hàng hóa ở kho – phân loại và ghép đồng bộ hợp với nhu cầu tiêu dùng. Thị trường hiện nay đồi hỏi các doanh nghiệp phải thực hiện tốt khâu này để có thể gây ấn tượng mạnh mẽ về sản phẩm của mình đối với người tiêu dùng bởi những mẫu mã và nhãn hiệu có uy tín trên thị trường. 1.1.3.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ Lựa chọn hình tiêu thụ phù hợp. Theo đó, sản phẩm vận động từ các doamh Trườngnghiệp sản xuất đến tayĐại người tiêu họcdùng cuối cùng. Kinh Căn cứ vào đặctếđiểm Huế tính chất sản phẩm, mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, có thể chọn kênh tiêu thụ trực tiếp hay kênh tiêu thụ gián tiếp. 1.1.3.5. Xúc tiến bán hàng SVTH: Trần Thị Nhi 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Thúc đẩy, hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Vai trò của xúc tiến bán hàng trong kinh doanh: - Hoạt đông không thể thiếu, giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội phát triển các mối quan hệ thương mại với các bạn hàng trongv và ngoài nước. - Là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. - Là cầu nối giữa khách hàng và doanh nghiệp thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp có điều kiện nhìn nhận về ưu nhược điểm của hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp mình. - Kích thích lực lượng bán hàng của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả bán hàng. - Kích thích người tiêu dùng mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn. Qua đó, doanh nghiệp có khả năng hướng dẫn thị hiếu của khách hàng. Các công cụ của hoạt động xúc tiến bán hàng như: Quảng cáo bán hàng, marketing trực tiếp, khuyến mại, mở rộng quan hệ với công chúng và tuyên truyền, bán hàng trực tiếp. 1.1.3.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là: chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, thu tiền khách hàng, chọn hình thức thu tiền như: trả ngay, bán chịu, trả góp, Đối với hình thức bán buôn tuỳ theo số lượng hàng hoá, hình thức giao nhận, thanh toán mà phân công số nhân viên bán hàng cho phù hợp để đáp ứng nhu cầu giao dịch khách hàng ở những điạ điểm thuận tiện hai bên. Hình thức bán lẻ thường diễn ra ở cửa hàng, quầy hàng. Căn cứ vào lượng hàng hoá tiêu thụ bình quân ngày đêm, từ đó chuẩn bị kịp thời hàng hoá, thiết bị phương tiện và nhân viên bán hàng Trườngđể đáp ứng đủ nhu cầu Đại của khách hàng.học Dù bán hàngKinh dưới hình thứctế nào, Huế diễn ra ở đâu thì cũng cần đảm bảo yêu cầu văn minh, lịch sự, khoa học. Với mục tiêu vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi. 1.1.3.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm SVTH: Trần Thị Nhi 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Sau mỗi chu kì kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm, xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu qur hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nghuyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ, nhằm kịp thời có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm là căn cứ để doanh nghiệp có biệp pháp để thúc đẩy tiêu dùng và hoàn thiện quá trình thúc đẩy sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. 1.1.4. Các hình thức của kênh tiêu thụ sản phẩm Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hoá và dịch vụ được thực hiện trên thị trường. 1.1.4.1. Kênh tiêu thụ trực tiếp: Sơ đồ 1- 1: Kênh tiêu thụ trực tiếp DN bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng không qua khâu trung gian. Với hình thức này nhà sản xuất kiêm luôn nhà bán hàng, họ sự dụng cửa hàng giới thiệu sản phẩm siêu thị bán sản phẩm do DN sản xuất ra. Ưu điểm: giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào tiêu thụ, DN thường Trườngxuyên tiếp xúc với khách Đại hàng, thị họctrường từ đó Kinh hiểu rõ nhu cầu củatế thị trHuếường và tình hình giá cả giúp DN có điều kiện thuận lợi để gây uy tín với khách hàng. Nhược điểm: hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm DN phải quan hệ với nhiều bạn hàng. SVTH: Trần Thị Nhi 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 1.1.4.2. Kênh tiêu thụ gián tiếp: DN bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng qua khâu trung gian bao gồm người ban buôn, đại lý, người bán lẻ. Sơ đồ 1- 2: Kênh tiêu thụ gián tiếp Với kênh này các DN cung cấp hàng hoá của mình cho thị trường thông qua người trung gian, trong kênh này người trung gian đóng vai trò rất quan trọng. Kênh I: gồm một nhà trung gian rất gần với người tiêu dùng cuối cùng Kênh II: gồm hai nhà trung gian, thành phần trung gian này có thể là người bán buôn bán lẻ Kênh III: gồm ba nhà trung gian, kênh này thường được sử dụng khi có nhiều nhà sản xuất nhỏ và nhiều người bán lẻ nhỏ Đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm với số lượng lớn cho nhà bán buôn, từ đó hàng hoá được phân phối tới các nhà hàng bán lẻ và tới tay người tiêu dùng. TrườngƯu điểm: DN có thểĐại tiêu thụ sảnhọc phẩm trong Kinh một thời gian ngắntế nhất Huế với khối lượng hàng lớn, thu hồi vốn nhanh tiết kiệm được chi phí bảo quản Nhược điểm: thời gian lưu thông hàng hoá kéo dài, chi phí tiêu thụ tăng, DN khó kiểm soát được các khâu tiêu dùng. SVTH: Trần Thị Nhi 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1. Nhân tố bên ngoài  Các yếu tố kinh tế: Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên. Yêú tố lạm phát: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm. Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm.  Số lượng các đối thủ cạnh tranh. Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Ngoàira tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường.  Thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ. 1.1.5.2. Nhân tố bên trong Trường Giá cả hàng hóa. Đại học Kinh tế Huế Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo SVTH: Trần Thị Nhi 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong đIều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí gía cả nhiều trường hợp “ gậy ông sẽ đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt hại. Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một đIều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay.  Chất lượng sản phẩm Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội. Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp Trườngkhác nhau sẽ có chất lĐạiượng khác nhauhọc và sản phẩmKinh của doanh nghiệptế nào Huế có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được SVTH: Trần Thị Nhi 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp.  Cơ cấu mặt hàng. Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp bởi vì nhu cầu tiêu dùng trên thị trường rất đa dạng, phong phú, như vậy để đáp ứng nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp.  Các biện pháp quảng cáo. Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng .v.v để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp nhất. TrườngThực tế cho thấy cóĐại nhiều doanh học nghiệp nhờ quảngKinh cáo tốt đã ttếăng nhanh Huế doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình SVTH: Trần Thị Nhi 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp.  Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng. Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Doanh nghiệp thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau: Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng không qua trung gian, doanh nghiệp tự tổ chức tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ của mình. Kênh ngắn: là kênh trong đó doanh nghiệp sử dụng một người trung gian là người bán lẻ. Kênh dài: là kênh có từ hai người trung gian trở nên trong phân phối. Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ mà doanh nghiệp đang theo đuổi, vào nguồn lực của doanh nghiệp, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh. Để làm tốt việc phân phối doanh nghiệp cần đảm bảo văn minh lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng. hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sảncủa doanh nghiệp và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng việc Trườngtiêu thụ sản phẩm của Đạidoanh nghiệp. học Kinh tế Huế 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.6.1. Doanh thu tiêu thụ Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ (hay còn gọi là doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh) là toàn bộ số tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung SVTH: Trần Thị Nhi 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan ứng dịch vụ đã thu được hoặc sẽ thu được từ việc hoàn thành cung cấp sản phẩm, hàng hóa dịch vụ cho khách hàng trong một thời kỳ nhất định. Trong doanh thu tiêu thụ sản phẩm bao gồm cả phần trợ cấp, trợ giá doanh nghiệp được hưởng khi thực hiện cung cấp hàng hóa, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước và trị giá sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu thụ nội bộ và đem làm quà tặng, quà biếu cho các đơn vị DT = ∑ Pi*Qi (i=1,n) Trong đó: DT: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ. Qi : Số lượng sản phẩm loại i tiêu thụ trong kỳ. Pi : Giá bán đơn vị sản phẩm i : Loại sản phẩm tiêu thụ. Doanh thu thuần tiêu thụ hàng hóa là toàn bộ tiền bán sản phẩm hàng hóa, cung ứng dịch vụ trên thị trường sau khi trừ đi các khoản giảm trừ và thuế gián thu (không gồm VAT đầu ra của doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp khấu trừ 1.1.6.2. Lợi nhuận kinh doanh Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động của doanh nghiệp đưa lại. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp. TrườngLợi nhuận kinh doanh Đại = Doanh thuhọc kinh doanh Kinh– Chi phí kinh doanhtế Huế Lợi nhuận gộp là khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, còn được gọi là lãi thương mại hay lợi tức gộp hoặc lãi gộp. Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán SVTH: Trần Thị Nhi 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá thành sản phẩm tiêu thụ = Lãi gộp – Chi phí bán hàng và chi phí quản lý kinh doanh Lợi nhuận thuần sau thuế = Lãi thuần – Thuế thu nhập doanh nghiệp 1.1.6.3. Khối lượng sản phẩm tiêu thụ  Về mặt hiện vật: Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt hàng và nói chung về mặt hiện vật. Số lượng tiêu thụ thực tế % thực hiện kế hoạch tiêu thụ về sản phẩm = Số lượng tiêu thụ kế hoạch ×100%  Về mặt giá trị: Chỉ tiêu này nói lên tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ về mặt hàng và nói chung về mặt giá trị. Doanh thu tiêu thụ thực tế % thực hiện kế hoạch tiêu thụ về doanh thu= Doanh thu tiêu thụ kế hoạch ×100% Khối lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế so với kỳ kế hoạch là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trong kỳ. Nếu tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch lớn hơn 100% thì doanh nghiệp vượt mức kế hoạch, nếu tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch nhỏ hơn 100% doanh nghiệp không thực hiện được kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, nếu bằng 100% thì doanh nghiệp hoàn thành kế hoạch. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình tiêu thụ và xu hướng tiêu thụ vật liệu tôn hiện nay ở nước ta Là một quốc gia đang phát triển, nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng của Việt nam là rất lớn, kéo theo nhu cầu với vật liệu xây dựng. Nền kinh tế Việt Nam vẫn còn phụ Trườngthuộc nhiều vào các hoạtĐạiđộng đầu thọcư cơ sở hạ tầng, Kinh kinh doanh và tế phát triển Huế các dự án bất động sản. Định hướng chiến lược của Chính phủ vẫn hướng tới các hoạt động sản xuất công nghiệp và nhu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng, cầu cảng, với các SVTH: Trần Thị Nhi 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan đại dự án đang được xem xét triển khai như đường cao tốc Bắc - Nam, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, hệ thống tàu điện ngầm, sân bay Long Thành Đối với sản phẩm tôn mạ kim loại và sơn phủ màu, tháng 5/2019 tiêu thụ 300.187 tấn, giảm nhẹ 2,83% so với tháng 4 và giảm 18,6% so với cùng kỳ năm 2019. Trong số sản lượng tôn tiêu thụ thì dẫn đầu vẫn là tôn Hoa Sen chiếm tới 31% thị phần, tôn Đông Á chiếm 18,4%, tôn Nam Kim chiếm 13,8% Riêng trong tháng 4, lượng tôn mạ kim loại và sơn phủ màu nhập khẩu tăng 24%, trong đó tôn màu tăng 55%, tôn mạ kẽm khoảng 25%. Đáng chú ý, sản lượng nhập khẩu cao nhất vẫn là từ Trung Quốc, chiếm tới 39,1%; Hàn Quốc 14,44% Từ kết quả trên cho thấy, sức ép tiêu thụ sản phẩm tôn, thép trong nước sụt giảm mạnh trong thời gian gần đây do tác động mạnh từ việc nhập khẩu về nhiều, một phần thêm sản phẩm từ doanh nghiệp mới đầu tư, doanh nghiệp mở rộng Khí hậu Việt Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa nắng và mùa mưa rõ rệt. Do đó việc xây dựng các công trình cũng phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu. Mùa nắng rơi vào khoảng từ tháng 4 đến tháng 9, sản lượng tiêu thụ tôn tăng cao. Vào mùa mưa, sản lượng tôn tiêu thụ giảm, lúc này các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá bán để giảm lượng tồn kho và thu hút khách hàng. 1.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Thừa Thiên Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam có tọa độ ở 16-18,8 Bắc và 107,8 -108,2 Đông. Diện tích của tỉnh là 5.048,2 km2, bao gồm phần đất liền và phần lãnh hải thuộc thềm lục địa biển Đông. Thừa Thiên Huế nằm trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam với quốc lộ 1A,14 và trục hành lang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào - Việt Nam theo đường 9. Thừa Thiên Huế ở vào vị trí trung độ của cả nước, nằm giữa thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất nước ta. Dưới tác động của các quá trình thành tạo địa hình nội sinh và ngoại sinh đối lập nhau, địa hình Thừa Thiên Huế bị biến đổi không ngừng trong lịch sử tồn Trườngtại và phát triển kéo dàiĐại hàng trăm học triệu năm, đKinhặc biệt là trong giaitếđo ạnHuế tân kiến tạo cho đến hiện tại. Thừa Thiên Huế là tỉnh cực Nam của miền duyên hải Bắc Trung bộ và thuộc vùng nội chí tuyến nên thừa hưởng chế độ bức xạ phong phú, nền nhiệt độ cao, đặc SVTH: Trần Thị Nhi 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan trưng cho chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, do nằm ở trung đoạn Việt Nam, lại bị dãy núi trung bình Bạch Mã án ngữ theo phương á vĩ tuyến ở phía Nam nên khí hậu Thừa Thiên Huế mang đậm nét vùng chuyển tiếp khí hậu giữa hai miền Nam - Bắc nước ta. GDP cả năm 2018 tăng 7,08%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2008 trở về đây. Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,76%, đóng góp 8,7% vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85%, đóng góp 48,6%; khu vực dịch vụ tăng 7,03%, đóng góp 42,7%. Thừa Thiên – Huế là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tuy nhiên, nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng chậm với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm thời kỳ 2010 – 2019 chỉ đạt 6%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng Dịch vụ – Công nghiệp – Nông nghiệp (năm 2008, tỷ trọng ngành Công nghiệp – Xây dựng chiếm 36,5%, ngành dịch vụ 45,3%, ngành nông nghiệp giảm còn 18,2%). Thu ngân sách tăng bình quân đạt 18,3%/năm. Tỷ lệ huy động ngân sách từ GDP đạt trên 12%, xếp thứ 20/63 tỉnh, thành cả Việt Nam. Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành dẫn đầu toàn quốc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh từ vị thứ 15 (năm 2007) đã vươn lên đứng thứ 10 toàn quốc trong năm 2008. GDP bình quân đầu người năm 2019 là 1.865 USD/năm, thấp hơn trung bình GDP của cả nước (2.565 USD). 1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Sơ đồ 1- 3: Mô hình nghiên cứu đề xuất Chất lượng sản phẩm TrườngGiá cả sản phĐạiẩm học Kinh tế Huế Phương thức thanh toán Hiệu quả tiêu thụ Chất lượng nhân viên Hoạt động xúc tiến SVTH: Trần Thị Nhi 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY TNHH NGUYỄN DANH 2016 – 2018 2.1. Khái quát về công ty TNHH Nguyễn Danh 2.1.1. Giới thiệu về công ty Công ty TNHH Nguyễn Danh được chính thức đi vào hoạt động vào ngày 1/1/2007, có địa chỉ tại 205 Hùng Vương, Phường An Cựu, Thành phố Huế, Thừa Thiên Huế. Giám đốc: Lê Thị Triệu Email: ctynguyendanh205hv@yahoo,com Web: www.nguyendanh.com.vn Là đơn vị chuyên kinh doanh các sản phẩm tôn, tôn cách nhiệt, cách âm, xà gồ, lưới B40, kẽm gai, các loại cửa cuốn, cửa kéo, thang nhôm, sơn tĩnh điện công nghệ cao, thiết kế và lắp dựng nhà thép tiền chế. Là địa chỉ tin cậy của người tiêu dùng trong suốt hơn 12 năm thành lập và phát triển. Sự phong phú về chủng loại và kiểu dáng các mặt hàng của công ty đã được thị trường tin tưởng và đón nhận. Nhiều sản phẩm đã được vận chuyển khắp các tỉnh thành và sang các nước lân cận. Công ty TNHH Nguyễn Danh hiện có 4 cơ sở sản xuất kinh doanh: Cơ sở 1: Nhà máy cán tôn, xà gồ Địa chỉ: 205 Hùng Vương, thành phố Huế Chuyên thiết kế, cung cấp vật tư và thi công, lắp dựng nhà thép tiền chế,cán tôn và xà gồ. Từ nguyện liệu băng xà gồ phong phú được nhập từ các nhà máy có uy tín và chất lượng trong và ngoài nước. Với hệ thống máy xà gồ hiện đại đúng quy chuẩn, công ty đã cho ra đời các sản phẩm xà gồ mạ kẽm và đen đạt chất lượng cao. Để nâng cao chất lượng cũng như công năng sản phẩm tôn, công ty đã đầu tư Trườngdây chuyền tôn xốp cáchĐại nhiệt, cách học âm hiện đKinhại nhằm phục vụ tếtốt nhất Huế thị hiếu khách hàng. Cơ sở 2: Nhà máy sản xuất cửa cuốn công nghệ Úc - Đức – Trendydoor Địa chỉ: Lô T15 Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế. SVTH: Trần Thị Nhi 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Là nơi sản xuất cửa cuốn, cửa kéo có uy tín trên địa bàn toàn tỉnh Cơ sở 3: Nhà máy gia công nhà thép tiền chế, sản xuất lưới B40 và kẽm gai Địa chỉ: Lô T10 – T11 Võ Văn Kiệt, phường An Tây, thành phố Huế Lưới B40 và kẽm gai là sản phẩm truyền thống của công ty, được sản xuất dựa trên nguồn thép mạ kẽm đạt chất lượng cao. Trong những năm qua, công ty đã không ngừng đẩy mạnh hệ thống mạng lưới đại lý trên toàn quốc và Lào Cơ sở 4: Nhà máy sơn tĩnh điện công nghệ cao – in màu vân gỗ Địa chỉ: 18 Tam Thai, phường An Tây, thành phố Huế Đây là công nghệ sơn không những cho ta những ưu điểm về kinh tế mà còn đảm bảo vấn đề môi trường bởi tính chất không có chất dung môi tránh ô hiễm môi trường trong không khí và trong nước, khác biệt với sơn nước thông thường. Thời gian qua, công ty đã duy trì các dây chuyền sản xuất, cung cấp các sản phẩm chất lượng có giá thành cạnh tranh. Trong từng quy trình sản xuất, Nguyễn Danh luôn chú ý đến tính an toàn và độ bền của sản phẩm, đặc biệt là mức giá phù hợp với khả năng tài chính của nhiều khách hàng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty  Chức năng: Thông qua hoạt động sản xuất kinh doanh tổ chức hệ thống khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phấm, sản xuất có hiệu quả nguồn nguyên vật liệu dồi dào, sức lao động nhằm đẩy mạnh sản xuất kinh doanh đáp ứng cho nhu cầu của thị trường, tham gia nghĩa vụ ngân sách Nhà nước và không ngừng cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên Công ty.  Nhiệm vụ: Xây dựng tổ chức thưc hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh dịch vụ của công ty đúng chức năng nhà nước quy định, đúng pháp luật, giám đốc giao. TrườngNghiên cứu khả n ăngĐại nhu cầu thịhọc trường để xâyKinh dựng và thực tếhiện các Huế phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả tổ chức tình hình sản xuất các mặt hàng theo nhu cầu thị trường đảm bảo cung ứng sản phẩm đúng theo yêu cầu của kỹ thuật chất lượng cao phù hợp với nhu cầu thị trường. SVTH: Trần Thị Nhi 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 2.1.3. Mô hình tổ chức, quản lý của công ty 2.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2- 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC P. KINH DOANH P. KỶ THUẬT P. TÀI CHÍNH KẾ TOÁN PHÂN XƯỞNG PHÂN XƯỞNG 1 2 TỔ SẢN XUẤT TỔ SẢN XUẤT 2 TỔ SẢN XUẤT 1 3 (Nguồn: Phòng kinh doanh) 2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Để công ty có thể tồn tại, phát triển và duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của mình một cách có hiệu quả thì trước hết cần có bộ máy tổ chức quản lý tối ưu. Giám đốc công ty: Là người đứng đầu bộ máy lãnh đạo của công ty, là người đại diện cho công ty tham gia kí kết các hợp đồng kinh tế, quyết định cách thức tổ chức Trườngkinh doanh của công ty.Đại học Kinh tế Huế Phó giám đốc: Tham mưu cho giám đốc, được ủy quyền trực tiếp điều hành các công việc theo quy định và báo cáo cho giám đốc về việc thực hiện các công việc đó. SVTH: Trần Thị Nhi 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Phòng kinh doanh: Có chức năng phối hợp với các đơn vị của công ty để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, thực hiện các công việc về thương mại, nghiên cứu thị trường, thực hiện các công việc kinh doanh khác để sinh lợi và thực hiện dịch vụ sau bán hàng đồng thời đề ra các chiến lược về kinh doanh cho công ty. Phòng tài chính kế toán: Có chức năng quản lý theo dõi việc biến động của vốn kinh doanh trong công ty, lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tài chính cho đơn vị và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã được phê chuẩn. Tổng hợp, phân tích số liệu tài chính, kế toán (tháng, quý, năm ) và đề xuất các giải pháp thực hiện cho ban giám đốc công ty trong công việc điều hành, chỉ đạo, quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí đúng nội dung, tiến độ, quy định trên cơ sở đó giúp cho việc kiểm tra một cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất kinh doanh của công ty. Thực hiện hạch toán kế toán quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty, đồng thời phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty theo yêu cầu của ban giám đốc và theo điều lệ của tổng công ty. Phòng kỹ thuật: Xây dựng, quản lý và hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất, đề xuất phát triển cơ cấu mặt hàng. Tham mưu cho công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ sản xuất. Phân xưởng sản xuất: Có nhiệm vụ tổ chức sản xuất và phải đảm bảo về sản lượng mặt hàng cũng như chất lượng của sản phẩm được sản xuất ra. Bên cạnh đó, có trách nhiệm quản lý, bảo quản và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định, nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, dụng cụ lao động sản xuất, các thành phẩm chứa nhập kho và phải thực hiện giữ bí mật về công nghệ, số liệu, chủng loại sản phẩm trong quá trình sản xuất. Tổ sản xuất: Mỗi tổ chịu trách nhiệm ở một giai đoạn của quá trình sản xuất. Phụ trách các bộ phận này là các quản đốc, chuyên kiểm tra giám sát tiến trình thực Trườnghiện của tổ thống kê phânĐại xưởng. Cóhọc nhiệm vụ giaKinh công sản phẩm tế theo côngHuế nghệ và quy trình đã được đặt ra. Các phòng ban trong tổ chức có mối quan hệ chức năng với nhau, điều này đã được thể hiện qua sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty, theo đó các phòng ban SVTH: Trần Thị Nhi 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan ngoài việc thực thi các nhiệm vụ riêng mà mình phụ trách còn phải phối hợp với nhau cùng thực hiện các mục tiêu chung mà ban lãnh đạo công ty đề ra. 2.2. Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 2.2.1. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2016 – 2018 Bảng 2- 1: Tình hình lao động của công ty năm 2016-2018 Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/201 2018/2017 6 SL Cơ SL Cơ SL Cơ +/- % +/- % (người) cấu (người) cấu (người) cấu (%) (%) (%) Tồng 85 100 93 100 112 100 8 9,4 19 20,43 1. Giới tính Nam 72 84,7 78 83,87 93 83,04 6 8,33 15 19,23 Nữ 13 15,3 15 16,13 19 16,96 2 15,38 4 26,67 2. Tính chất công việc Trực tiếp 75 88,24 79 84,95 97 86,61 4 5,33 18 22,79 Gián tiếp 10 11,76 14 15,05 15 13,39 4 40 1 7,14 3. Trình độ chuyên môn ĐH, CĐ 14 16,48 17 18,28 22 19,64 3 21,43 5 29,41 Trung 12 14,12 13 13,99 15 13,4 1 8,33 2 15,38 cấp LĐPT 59 69,4 63 67,73 75 66,96 4 6,78 12 19,05 Trường Đại học Kinh(Nguồn: Phòng tàitế chính Huế kế toán)  Nhận xét: SVTH: Trần Thị Nhi 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Qua bảng phân tích trên, nhận thấy rằng tổng số lao động của công ty TNHH Nguyễn Danh qua 3 năm 2016 – 2018 có sự biến đổi nhưng không đáng kể. Tổng số lao động năm 2017 tăng 8 người so với năm 2016 tương ứng với 9,4%, năm 2018 tăng 19 người tương ứng với 20,43%. Đây là biến động có lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Xét theo giới tính: Như chúng ta đã biết, công ty làm bên ngành vật liệu xây dựng, công việc nặng nhọc, do đó lao động nam chủ yếu tham gia trực tiếp vào quá trình sản xuất. Năm 2016, tỷ trọng nam giới chiếm 84,7% trong tổng số lao động. Năm 2017, tỷ trọng nam giới trong tổng số lao động là 83,87%. Năm 2018, trong tổng số lao động thì tỷ trọng nam giới chiếm 83,04%. Số lượng lao động nữ qua các năm tăng nhẹ, số lượng lao động nữ năm 2017 tăng 2 người so với năm 2016 tương ứng với 15,38% trong khi đó số lao động nam tăng 6 người tương ứng với 8,33%. Năm 2018 so với năm 2017 thì số lượng lao động nữ chỉ tăng 4 người tương ứng với 26,67%, còn lao động nam tăng 15 người tương ứng với 19,23%. Xét theo tính chất công việc: Như đã nói trên thì công ty chuyên SXKD vật liệu xây dựng nên cần số lượng lao động trực tiếp nhiều hơn gián tiếp. Năm 2017, số lượng lao động trực tiếp tăng 4 người tương ứng với 5,33% so với năm 2016 trong khi đó số lượng lao động gián tiếp cũng tăng 4 người tương ứng với 40%. Năm 2018 so với năm 2017, số lượng lao động trực tiếp tăng 18 người tương ứng với 22,79%, số lượng lao động gián tiếp chỉ tăng 1 người tương ứng với 7,14%. Xét theo trình độ chuyên môn: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trần Thị Nhi 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 80 75 70 63 59 60 50 40 30 22 20 17 15 14 12 13 10 0 ĐH, CĐ Trung cấp LĐPT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Biểu đồ 2- 1: Trình độ lao động của công ty TNHH Nguyễn Danh năm 2016 – 2018 Trình độ lao động trong công ty được đánh giá cao, phần lớn lao động tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, đội ngũ công nhân có tay nghề cao đáp ứng được mọi yêu cầu SXKD của công ty. Năm 2017, trình độ ĐH, CĐ tăng với tốc độ 21,43% tương ứng tăng 3 người so với năm 2016, trình độ trung cấp tăng 1 người tương ứng với 8,33% so với năm 2016, trình độ LĐPT tăng 4 người tương ứng với 6,78%. Năm 2018, trình độ ĐH, CĐ tăng 5 người tương ứng với 29,41%, trình độ trung cấp tăng 2 người tương ứng với 15,38%, trình độ LĐPT tăng với tốc độ 19,05% tương ứng với 12 người. Tóm lại: Cơ cấu lao động có sự biến động qua 2 năm, nhưng nhìn chung hiện nay tình hình lao động khá hợp lý, đáp ứng được yêu cầu quản lý kinh doanh cho toàn bộ công ty. Sở dĩ có sự giảm đi như vậy do Công ty đã chú trọng tới việc trang bị thêm các máy móc kỹ thuật tân tiến thay sức lao động của con người, làm giảm đi khối lượng việc làm của con người và giúp cho việc sản xuất, sắp xếp, bốc Trườngvác, diễn ra nhanh chóng,Đại hiệu quả học và tránh đư Kinhợc nhiều rủi ra hơn. tế Huế 2.2.2. Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2016 – 2018 Đơn vị (triệu đồng) SVTH: Trần Thị Nhi 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2- 2: Đặc điểm tài sản và nguồn vốn của công ty TNHH Nguyễn Danh So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Tỷ Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị Giá trị lệ(%) lệ(%) lệ(%) lệ(%) lệ(%) TỔNG TÀI SẢN 30350 100 33873 100 31944 100 3523 11,6 -1929 -5.7 A. TSNH 16196 53,4 16801 49,6 14633 45,8 605 3,7 -2148 -12,9 I.Tiền và các khoản 356 2,2 573 3,4 565 3,9 217 61 -8 -1,4 tương đương tiền II.Phải thu ngắn hạn 5351 33 5285 34,5 4778 32,7 -66 -1,2 -507 -9,6 III.Hàng tồn kho 9919 61,3 10503 62,5 9139 62,5 584 5,9 -1364 -13 IV.Tài sản ngắn hạn 570 3,5 440 2,6 151 1 -130 -22,8 -289 -65,7 khác B. TSDH 14154 46,6 17072 50,4 17311 54,2 2918 20,6 239 1,4 V.Tài sản cố định 14033 99,1 17060 99,9 17236 99,6 3027 21,6 176 1 VI.Các tài sản dài hạn 121 0,9 12 0,1 75 0,4 -109 -90,1 63 525 khác TỔNG NGUỒN VỐN 30350 100 33873 100 31 944 100 3523 11,6 -1929 -5,7 C. NPT 26226 86,4 25004 73,8 22750 71,2 -1222 -4,7 -2254 -9 I. Nợ ngắn hạn 24695 94,2 23275 93,1 22102 97,2 -1420 -5,8 -1173 -5 II.Nợ dài hạn 1531 5,8 1729 6,9 648 2,8 198 12,9 -1081 -62,5 D. VCSH 4124 13,6 8869 26,2 9194 28,8 4745 115,1 325 3,7 SVTH: Trần Thị Nhi Trường Đại học Kinh34 tế Huế
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Có thể nói vốn và tài sản của doanh nghiệp đóng vai trò và có sự ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng, nguồn tài chính và vốn dồi dào tạo được sự thuận lợi hơn cho công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Dựa vào bảng trên, có thể thấy được tình hình tài sản của công ty qua các năm có tăng có giảm. Cụ thể, năm 2016 là 30,350 tỷ đồng, năm 2017 là 33,873 tỷ đồng, tăng 3,523 tỷ đồng tương ứng với 11,6%. Năm 2018 là 31,944 tỷ đồng, so với năm 2017 thì giảm 1,929 tỷ đồng tương ứng với giảm 5,7%. Tiền mặt tăng mạnh trong năm 2016 -2017, tăng 217 triệu đồng tương ứng với tăng 61%, nhưng sang năm 2018 thì lại giảm 8 triệu đồng tương ứng giảm với tỷ lệ 1,4%. Khoản phải thu ngắn hạn giảm dần qua các năm, năm 2017 giảm 66 triệu tương ứng với 1,2% so với năm 2016, năm 2018 giảm 9,6% tương ứng với giảm 507 triệu đồng. Năm 2016, lượng hàng tồn kho ở mức cao, tuy nhiên nó lại tiếp tục tăng trong năm 2017, tăng 584 triệu đồng tương ứng với tăng 5,9%, năm 2018 giảm 1,364 tỷ đồng còn 9,139 tỷ đồng tương ứng với gairm 13%. Tài sản dài hạn tăng dần qua các năm, năm 2017 tăng 2,918 tỷ đồng tương ứng với tăng 20,6% so với năm 2016, năm 2018 tăng 239 triệu đồng tương ứng với tăng 1,4% so với năm 2017. Bên cạnh sự biến động về tài sản thì nguồn vốn cũng biến động. Trong nợ phải trả, ta thấy chủ yếu là nợ ngắn hạn, năm 2017 giảm 1,420 tỷ đồng tương ứng với giảm 5,8% so với năm 2016, năm 2018 giảm 1,173 tỷ đồng tương ứng với giảm 5%. Nợ dài hạn năm 2017 tăng 12,9% so với năm 2016, năm 2018 giảm 1,081 tỷ Trườngđồng tương ứng với giảmĐại 62,5%. học Kinh tế Huế Vốn của công ty là vốn chủ sỡ hữu, không có nguồn kinh phí và quỹ khác. Vốn chủ sỡ hữu của doanh nghiệp năm 2016 là 4,124 tỷ đồng, năm 2017 tăng mạnh SVTH: Trần Thị Nhi 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 115% tương ứng với tăng 4,745 tỷ đồng, năm 2018 tăng 325 triệu đồng tương ứng với tăng 3,7%. 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Nguyễn Danh Bảng 2- 3: Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Doanh thu 35532 38129 48881 2579 7,3 10752 28,2 Chi phí 35266 37819 48478 2553 7,2 10659 28,2 LNTT 266 310 403 44 16,5 93 30 LNST 212 248 322 36 17 74 29,8 (Nguồn: phòng tài chính kế toán) Doanh thu của doanh nghiệp trong 3 năm tăng dần. Cụ thể, năm 2017, tăng 2,579 tỷ đồng tương ứng với tăng 7,3% so với năm 2016, năm 2018 tăng rất mạnh so với năm 2017 tăng 10,752 tỷ đồng tương ứng với tăng 28,2%. Qua đó, có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đang ngày càng phát triển, có nguồn doanh thu tăng theo từng năm Tuy tổng doanh thu tăng nhưng tình hình chi phí của công ty cũng có xu hướng tăng theo. Chi phí qua năm 2016 – 2018 tăng lên đáng kể, năm 2017 chi phí tăng 2,553 tỷ đồng tương ứng với tăng 7,2% so với năm 2016, năm 2018 tăng mạnh 1,659 tỷ đồng tương ứng với tăng 28,2% Chi phí tăng do một số nguyên nhân: - Lạm phát, sự mất giá theo thời gian của đồng tiền nước ta so với các nước trong Trườngkhu vực và thế giới, Đại học Kinh tế Huế - Chi phí vận chuyển nguyên vật liệu và sản phẩm cao, nhiều chi phí phát sinh làm tăng tổng chi phí của công ty - Giá nguyên vật liệu tăng SVTH: Trần Thị Nhi 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Điều đầu tiên mà bất kỳ một doanh nghiệp quan tâm đó là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lợi nhuận trước thuế của công ty tăng đều qua các năm. Năm 2017, tăng 44 triệu đồng tương ứng với tăng 16,5% so với năm 2016, năm 2018 tăng 93 triệu tương ứng với tăng 30% so với năm 2017. Năm 2017, lợi nhuận sau thuế là 248 triệu đồng, tăng 36 triệu so với năm 2016 tương ứng với tăng 17%. Năm 2018 tăng 74 triệu đồng tương ứng với tăng 29,8% so với năm 2017. 2.2.4. Doanh thu tiêu thụ theo các quý giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 2- 4: Doanh thu tiêu thụ các quý giai đoạn 2016-2018 (Đơn vị: triệu đồng) Quý 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 GT % GT % GT % GT % GT % I 7568 21,3 8105 21,2 10781 22,1 537 7,1 2676 33 II 12319 34,7 13771 36,1 15833 32,4 1452 11,8 2062 15 III 8406 23,6 9216 24,2 12525 25,6 810 9,6 3309 5,9 IV 7239 20,4 7037 18,5 9742 19,9 -202 -2,8 2705 8,4 Tổng 35532 100 38129 100 48881 100 2579 7,3 10752 28,2 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Nhìn vào bảng trên, có thể thấy rằng doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH Nguyễn Danh qua các quý có sự chênh lệch. Trong năm 2016-2018, mức doanh thu của công ty quý II và quý III lớn hơn so với mức doanh thu của quý I và quý TrườngIV. Đại học Kinh tế Huế Khí hậu và thời tiết Thừa Thiên Huế nói riêng và miền Trung nói chung là từ tháng 4 – 9 có khí hậu nắng nóng do đó thuận lợi cho ngành xây dựng vì vậy doanh thu tăng do hoạt động tiêu thụ VLXD tăng. Từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau có thời tiết lạnh SVTH: Trần Thị Nhi 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan và mưa dai dẵng nên hoạt động xây dựng giảm do đó hoạt động tiêu thụ VLXD cũng giảm kéo theo doanh thu cũng giảm so với quý II và quý III. 2.2.5. Tình hình chi phí tiêu thụ giai đoạn 2017 – 2018 Bảng 2- 5: Chi phí tiêu thụ các qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian 2016 2017 2018 Kênh tiêu thụ Cơ Cơ Cơ Giá trị Giá trị Giá trị cấu cấu cấu 1 Giá vốn hàng bán 29847 84,6 32028 84,7 41109 84,8 2 Chi phí lãi vay 1113 3,2 1292 3,4 1309 2,7 3 Chi phí bán hàng 2840 8 2969 7,9 4000 8,3 4 Chi phí quản lý doanh 1466 4.2 1529 4 2060 4,2 nghệp Tổng chi phí ( chưa thuế) 35266 100 37819 100 48478 100 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua số liệu thống kê ở bảng trên, ta thấy chi phí giá vốn hàng bán luôn chiếm tỉ trọng cao nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động trong tổng chi phí. Tỷ trọng GVHB tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016, chiếm 84,6%, năm 2017 chiếm 84,7%, năm 2018 chiếm 84,8%. Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, giá vốn hàng bán chiếm tỉ trọng cao so với giá bán thì lợi nhuận bị ảnh hưởng khá nhiều. Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công ty. Năm 2016 chi phí bán hàng là 2850 triệu đồng, năm 2017 là 2969 triệu đồng, tăng 129 triệu đồng tương đương với tăng 4,5% so với năm 2016. Năm 2018 chi phí bán hang của công ty là 4000 triệu, tức tăng 1031 triệu tương đương với tăng 34,7% so với năm Trường2017. Sỡ dĩ năm 2018 chiĐại phí bán hànghọc của công tyKinh tăng mạnh vì hoạttếđộng Huế bán hàng của công ty phát triển, công ty phải thuê thêm nhiều nhân viên mới, bên cạnh đó còn có chi phí nhiên liệu và chi phí vận chuyển phục vụ cho công tác bán hàng ngày càng nhiều. SVTH: Trần Thị Nhi 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Năm 2016, chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 4,2% trong tổng chi phí. Năm 2017 tăng 63 triệu tương ứng với tăng 4,3% so với năm trước. Năm 2018, chi phí quản lý doanh nghiệp là 2060 triệu đồng, tăng 531 triệu đòng tương wusng với tăng 34,7% so với năm 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp tawnng do công ty ơhari thuê thêm nhân viên quản lý, tổ chức cho nhân viên công ty tham gia lớp đào tạo nâng cao chuyên môn. Hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, công ty cần số vốn ngày càng nhiều do đó công ty phải đi vay mới có thể đáp ứng được nhu cầu kinh doanh của mình. Và vậy, chi phí lãi vay tăng hằng năm. Năm 2017 tăng 179 triệu so với năm 2016 tương ứng với tăng 16,1% so với năm 2016. Năm 2018 là 1309 triệu đồng, tăng 17 triệu tương ứng với 1,35 so với năm 2017. Thông qua phân tích cơ cấu chi phí tiêu thụ cho ta nhận thấy được sự hợp lý giữa các khoản chi phí tiêu thụ cũng có ảnh hưởng đến tổng chi phí và tiếp theo đó là tác động đến lợi nhuận, công ty cần xem xét chi phí này ảnh hưởng như thế nào đến doanh thu và lợi nhuận để có những cân đối và điều chỉnh giá bán và chiến lược sản phẩm. 2.2.6. Tình hình lợi nhuận tiêu thụ các sản phẩm trong công ty giai đoạn 2016- 2018 Bảng 2- 6: Lợi nhuận tiêu thụ các sản phẩm qua các năm (Đơn vị: triệu đồng) Năm Sản phẩm 2016 2017 2018 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Tôn Sunco 30,6 11,5 42 13,5 73,6 18,3 Tôn đá, hoa sen 27,8 10,5 40 12,9 52,9 13,1 TrườngTôn Úc Đại 18,1học6,8 Kinh31.3 10,1 tế46,5 Huế11,5 Các loại tôn khác 37.5 14,1 60.7 19,6 57 14,2 Các sản phẩm kinh doanh khác 152 57,1 136 43,9 173 42,9 Tổng 266 100 310 100 403 100 SVTH: Trần Thị Nhi 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Qua bảng 2.6 trên, ta thấy rằng cơ cấu lợi nhuận có sự thay đổi rõ rệt về tỉ lệ lợi nhuận các sản phẩm. Ở đây không nói đến lợi nhuận từ các sản phẩm kinh doanh khác của công ty thì sản phẩm tôn Sunco cũng chiếm tỷ lệ tương đối trong tổng lợi nhuận, tăng đều qua các năm, chiếm 11,5% năm 2016, 13,5% năm 2017, 18,3% năm 2018 trong tổng lơi nhuận của công ty. Tiếp đến là tôn đá, hoa sen có lợi nhuận năm 2016 là 27,8 triệu đồng, chiếm 10,5%, năm 2017 là 40 triệu đồng chiếm 12,9%, năm 2018 là 52,9 triệu đồng chiếm 13,1% trong tổng lợi nhuận. Tôn Úc cũng là sản phẩm được khách hàng chú ý, lợi nhuận năm 2016 chỉ 18,1 triệu đồng nhưng đã tăng lên 31,3 triệu đồng năm 2017, 46,5 triệu đồng năm 2018. Nhìn chung hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả, hằng năm đều có lãi. Từ đó có thể thấy được những nổ lực của công ty trong quá trình đẩy mạnh hoạt động kinh doanh để tăng doanh thu và lợi nhuận. 2.2.7. Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ tôn năm 2016 - 2018 Bảng 2- 7: Tình hình thực hiện kế hoạch khối lượng tiêu thụ tôn 2016 – 2018 (Đơn vị: tấn) Năm Chỉ tiêu Thực hiện/Kế hoạch Kế hoạch Thực hiện +/- % 2016 1100 1080 -20 -1,8 2017 1200 1232 32 2,7 2018 1300 1553 253 19,5 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) TrườngTheo bảng trên, ta Đạithấy tổng sản học lượng tiêu thụKinhtôn thực tế trong tế năm Huế2016 thấp hơn sản lượng kế hoạch mà công ty đã đề ra. Sản lượng tôn tiêu thụ năm 2016 là 1080 tấn, thấp hơn 20 tấn so với mức kế hoạch đã đề ra, tương ứng với tỷ lệ không đạt so với kế hoạch là 1,8%. SVTH: Trần Thị Nhi 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Năm 2017 có phần chuyển biến tích cực hơn khi sản lượng tiêu thụ tôn vượt mức kế hoạch đề ra là 32 tấn, tương ứng với vượt 2,7% so với kế hoạch. Nhờ vào đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao và cũng nhờ sự tin tưởng của khách hàng mà tình hình tiêu thụ tôn năm 2018 gặp nhiều thuận lợi. sản lượng tiêu thụ tôn thực tế là 1553 tấn, vượt mức kế hoạch mà công ty đặt ra 253 tấn, tương ứng với 19,5%. Có thể thấy, các sản phẩm tôn của công ty đang ngày càng chiếm vị thế cao trong tâm trí khách hàng, từ đó giúp cho công ty nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tạo ra nguồn doanh thu và lợi nhuận lớn. Công tác lập kế hoạch của công ty TNHH Nguyễn Danh được quan tâm, tuy nhiên vẫn thiếu tính khoa học chưa có sự điều ra khảo sát về quy mô và nhu cầu thị trường mà chủ yếu dựa trên đánh giá chủ quan và các kết quả báo cáo thống kê của năm trước và tình hình sản xuất của công ty. Sự biến động về số lượng sản phẩm tiêu thụ chỉ phản ảnh một phần kết quả hoạt động tiêu thụ, để hiểu rõ hơn tình hình ta cần xem xét tình hình tiêu thụ về mặt giá trị 2.2.8. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ tôn theo nhóm sản phẩm Bảng 2- 8: Tình hình biến động doanh thu theo sản phẩm (Đơn vị: triệu đồng) Sản phẩm 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 +/- % +/- % Tôn Sunco 4125 4189 6763 64 1,6 2574 61,4 Tôn đá, hoa 3745 3962 4826 217 5,8 864 21,8 sen Tôn Úc 2440 3107 4284 667 27,3 1177 37,9 Các loại tôn 5010 5854 5336 844 16,8 -518 8,8 khác TrườngTổng 15320 Đại17112 học21209 Kinh1792 11,7 tế4097 Huế23,9 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) Mặc dù đã và đang đối diện với thử thách lớn nhưng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tôn của công ty Nguyễn Danh vẫn đạt được những kết quả tốt nhờ vào sự nỗ lực của SVTH: Trần Thị Nhi 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan chính công ty và ban lãnh đạo có những định hướng đúng đắn trong việc đáp ứng nhu cầu cũng như thị hiếu tiêu dùng. Doanh thu tiêu thụ tôn tăng dần qua các năm. Năm 2017, doanh thu tiêu thụ tôn là 17,112 tỷ đồng, tăng 1,792 tỷ đồng tương ứng với 11,7% so với năm 2016. Năm 2018, doanh thu tiêu thụ tôn tăng 4,097 tỷ đồng tương ứng với tăng 23,9% so với năm 2017. Tôn Sunco là một trong những sản phẩm có mức tăng nổi trội đang được khách hàng ưa chuộng tại công ty, biểu hiện qua doanh thu của nó lớn hơn hẳn so với các loại sản phẩm tôn khác. Năm 2018, tôn Sunco có doanh thu tăng 2,574 tấn tương ứng với tăng 61,4% so với năm 2017. Tôn đá, hoa sen 2017 có doanh thu tăng 5,8% so với năm 2016, năm 2018 tăng 21,8% so với năm 2017. Năm 2017, tôn Úc tăng 27,3% tương ứng với tăng 667 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018 doanh thu là 4,284 tỷ đồng, tăng 1,177 tỷ đồng tương ứng với tăng 37,9% so với năm 2017. Các loại tôn khác cũng có xu hướng tăng từ năm 2016 – 2017 nhưng qua năm 2018 lại giảm 518 triệu đồng tương ứng với gảm 8,8% so với năm 2017. 2.2.9. Tình hình biến động doanh thu tiêu thụ tôn theo khu vực Bảng 2- 9: Tình hình biến động doanh thu theo khu vực (Đơn vị: triệu đồng) Thời gian So sánh Địa bàn 2016 2017 2018 2016/2017 2018/2017 tiêu thụ Doanh Doanh Doanh % % % +/- % +/- % số số số TP. Huế 9106 59,4 9953 58,2 14865 70,1 847 9,3 4912 49,4 TrườngHuyện, thị xã 3980 Đại26 4019 học23,5 4024Kinh19 39 tế1 Huế5 0,1 Ngoại tỉnh 2234 14,6 3140 18,3 2320 10,9 906 40,6 -820 -26,1 Tổng 15320 100 17112 100 21209 100 1792 11,7 4097 23,9 (Nguồn: Phòng tài chính kế toán) SVTH: Trần Thị Nhi 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Theo số liệu từ bảng trên, ta thấy doanh thu tiêu thụ tôn ở khu vực thành phố Huế luôn chiếm tỷ lệ cao nhất so với các khu vực khác. Năm 2016, chiếm 59,4% trong tổng doanh thu, giảm xuống còn 58,2% năm 2017 nhưng đến năm 2018 tăng vượt trội, chiếm đến 70,1% trong tổng doanh thu từ sản phẩm tôn. Công ty đang chú trọng khai thác những tiềm năng về nhu cầu khách hàng trong thị trường này. Khu vực huyện, thị xã doanh thu tăng nhẹ không đáng kể qua các năm nhưng cũng đóng góp một phần doanh thu không nhỏ cho công ty. Năm 2017, doanh thu từ khách hàng ngoại tỉnh tăng 906 triệu đồng tương ứng với tăng 40,6% so với năm 2016 nhưng đến năm 2018, doanh thu từ khu vực này lại giảm xuống 26,1% tương ứng với giảm 820 triệu đồng so với năm 2017. 2.3. Phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động tiêu thụ tôn của công ty TNHH Nguyễn Danh 2.3.1. Thông tin chung về mẫu nghiên cứu  Giới tính Trong quá trình điều tra, với tổng số phiếu là 130 thì có 98 khách hàng là nam chiếm 75,4%, 32 khách hàng nữ chiếm 24,6%. Trong thực tế, nhu cầu về vật liệu xây dựng của nam nhiều hơn nữ và việc mua sắm vật liệu xây dựng thường là nam giới đảm nhận. Điều này cho thấy mẫu phù hợp để nghiên cứu. Bảng 2- 10: Thống kê giới tính khách hàng Giới tính Số lượng(người) Tỷ lệ (%) Nam 98 75,4 Nữ 32 24,6 Tổng 130 100 Trường Đại(Nguồn: Số họcliệu xử lý SPSS Kinh từ kết quả khảo tế sát khách Huế hàng)  Độ tuổi SVTH: Trần Thị Nhi 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2- 11: Thống kê độ tuổi khách hàng Độ tuổi Số lượng(người) Tỷ lệ(%) % Tích lũy Dưới 22 13 10 10 22 – 35 tuổi 62 47,7 57,7 36 – 55 tuổi 35 26,9 84,6 Trên 55 tuổi 20 15,4 100 Tổng 130 100 100 (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) Nhận xét: Trong tổng số 130 khách hàng được khảo sát thì phần lớn khách hàng từ độ tuổi 22 – 35 tuổi có 62 người chiếm 47,7%. Tiếp đến có 35 người ở độ tuổi 36 – 55 chiếm 26,9%, 20 khách hàng trên 55 tuổi chiếm 15,4% và thấp nhất là độ tuổi dưới 22 với 13 khách hàng chiếm 10%.  Nghề nghiệp Bảng 2- 12: Thống kê nghề nghiệp khách hàng Nghề nghệp Số lượng(người) Tỷ lệ(%) % Tích lũy Kinh doanh buôn bán 42 32,3 32,3 Nhân viên văn phòng 31 23,8 56,2 Cán bộ công nhân viên 43 33,1 89,2 chức Hưu trí 8 6,2 95,4 Khác 6 4,6 100 TrườngTổng Đại học130 Kinh100 tế Huế100 (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) SVTH: Trần Thị Nhi 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Trong tổng số 130 khách hàng được điều tra thì có 43 khách hàng là cán bộ công nhân viên chức chiếm tỷ lệ cao nhất 33,1%, 32,3% là tỷ lệ khách hàng kinh doanh buôn bán, nhân viên văn phòng chiếm 31 người tương ứng với 23,8%, 6,2% khách hàng là hưu trí và thấp nhất là nghề nghiệp khác chiếm 4,6%. Từ đó công ty nên nhận biết khách hàng mục tiêu để có những giải pháp hiệu quả nhằm khai thác và mở rộng thị trường.  Thu nhập cá nhân Bảng 2- 13: Thống kê thu nhập cá nhân khách hàng Thu nhập(đồng) Số Tỷ lệ(%) % Tích lũy lượng(người) 14 10,8 10,8 (Ngu Dưới 4 triệu ồn: Số 4 – 8 triệu 35 26,9 37,7 liệu 8 – 12 triệu 55 42,3 80 xử lý SPSS Trên 12 triệu 26 20 100 từ kết quả 130 100 100 Tổng khảo sát khách hàng) Trong tổng số 130 khách hàng được khảo sát, khách hàng có thu nhập 8-12 triệu chiếm tỷ lệ cao nhất chiếm 42,3%, đây cũng là mức thu nhập phổ biến ở thành phố Huế, thấp nhất là nhóm khách hàng có thu nhập dưới 4 triệu chiếm 14 người tương ứng với 10,8%. Nhóm khách hàng có thu nhập từ 4-8 triệu có 35 người tương ứng với 26,9%, còn lại là 26 khách hàng có thu nhập trên 12 triệu chiếm 20%. Do mức thu nhập khác nhau nên đánh giá của họ về các yếu tố như chất lượng, giá cả cũng khác nhau.  Số lần mua hàng Trường ĐạiBảng 2- 14học: Thống kê sốKinh lần mua hàng tế Huế Số lần mua Số lượng(người) Tỷ lệ(%) % Tích lũy hàng SVTH: Trần Thị Nhi 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 1 lần 27 20,8 20,8 Từ 2-3 lần 53 40,8 61,5 Từ 4-5 lần 36 27,7 89,2 Trên 5 lần 14 10,8 100 Tổng 130 100 100 (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) Trong tổng số 130 khách hàng được điều tra, cụ thể có 53 khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty từ 2-3 lần chiếm tỷ lệ cao nhất 40,8%. Tiếp đến, từ 4-5 lần có 36 khách hàng chiếm tỷ lệ 27,7%. Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty 1 lần chiếm 20,8% tương ứng với 27 người và thấp nhất là 14 khách hàng mua trên 5 lần tương ứng với 10,8%. 2.3.2. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo Để có thể tiến hành phân tích nhân tố khám phá EFA và hồi quy bội thì các biến thành phần trong các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm sẽ được đánh giá độ tin cậy thông qua hệ số tương quan biến tổng và hệ số Cronbach’Alpha. Thang đo mà tác giả sử dụng gồm 5 thành phần chính:  Mẫu mã và chất lượng sản phẩm được đo lường bằng 5 biến quan sát  Giá cả sản phẩm được đo lường bằng 4 biến quan sát  Phương thức thanh toán và giao hàng được đo lường bằng 5 biến quan sát  Chất lượng đội ngũ nhân viên được đo lường bằng 5 biến quan sát  Hoạt động xúc tiến được đo lường bằng 5 biến quan sát Các biến có độ tin cậy khi có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 và hệ số Cronbach’Alpha ≥ 0,6. TrườngBảng 2- 15: Đánh Đại giá độ tin cậy học của thang đoKinh trước khi đưa vàotế kiểm Huếđịnh Biến quan Trung bình Phương sai Tương quan Alpha nếu sát thang đo thang đo nếu biến tổng bỏ mục hỏi nếu bỏ biến bỏ biến SVTH: Trần Thị Nhi 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Mẫu mã và chất lượng sản phẩm (Alpha = 0,795) CLSP1 14.05 4.447 .542 .766 CLSP2 14.49 4.376 .621 .742 CLSP3 14.41 4.290 .612 .744 CLSP4 13.93 4.235 .552 .765 CLSP5 14.26 4.505 .553 .763 Giá cả sản phẩm (Alpha = 0,753) GCSP1 9.92 3.303 .548 .695 GCSP2 10.45 3.134 .507 .724 GCSP3 10.17 3.118 .643 .643 GCSP4 10.03 3.518 .509 .716 Phương thức thanh toán và giao hàng (Alpha = 0,822) PTTT1 15.07 6.034 .535 .810 PTTT2 14.18 4.477 .682 .772 PTTT3 14.62 5.463 .684 .771 PTTT4 14.49 5.926 .496 .819 PTTT5 14.59 4.724 .727 .751 Chất lượng đội ngũ nhân viên (Alpha = 0,774) CLNV1 14.69 4.060 .441 .770 CLNV2 14.89 3.678 .642 .698 CLNV3 14.48 3.414 .646 .695 Trường Đại14.83 học3.894 Kinh.607 tế Huế.713 CLNV4 CLNV5 14.98 4.620 .418 .771 Hoạt động xúc tiến (Alpha = 0,761) SVTH: Trần Thị Nhi 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan HDXT1 15.31 2.385 .554 .709 HDXT2 15.15 2.544 .423 .753 HDXT3 15.37 2.142 .652 .671 HDXT4 15.37 2.467 .415 .758 HDXT5 15.33 2.208 .612 .687 (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) Qua kết quả tính toán hệ số Cronbach’Alpha ta thấy hệ số Cronbach’Alpha của các yếu tố nghiên cứu đều lớn hơn 0,7, không xuất hiện biến rác bị loại bỏ do đó tất cả các yếu tố đều đủ điều kiện để đưa vào phân tích EFA và hồi quy tiếp theo. Cụ thể: - Nhân tố mẫu mã và chất lượng sản phẩm có hệ số Cronbach’Alpha là 0,795 và các biến thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó không cần loại biến. - Nhân tố giá cả sản phẩm có hệ số Cronbach’Alpha là 0,753 và các biến thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó không cần loại biến. - Nhân tố phương thức thanh toán và giao hàng có hệ số Cronbach’Alpha là 0,822 và các biến thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó không cần loại biến. - Nhân tố chất lượng đội ngũ nhân viên có hệ số Cronbach’Alpha là 0,774 và các biến thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó không cần loại biến. - Nhân tố hoạt động xúc tiến có hệ số Cronbach’Alpha là 0,761 và các biến thành phần đều có hệ số tương quan biến tổng > 0,3 do đó không cần loại biến. TrườngBảng 2- 16: Kết quĐạiả phân tích hhọcệ số Cronbach’s Kinh Alpha cho bi ếntế “Đánh Huế giá hiệu quả tiêu thụ tôn” Thống kê độ tin cậy Cronbach's Alpha N of Items SVTH: Trần Thị Nhi 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan .785 3 Tổng số mục Trung bình Phương sai thang Tương quan biến Cronbach's Alpha thang đo nếu đo nếu bỏ biến tổng nếu mục bị xóa bỏ biến SHL1 7.35 1.267 .606 .668 SHL2 7.48 1.399 .622 .629 SHL3 7.31 1.160 .612 .642 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Hệ số Cronbach’Alpha của nhân tố Đánh giá hiệu quả tiêu thụ sản phẩm là 0,785 và tương quan biến tổng của 3 biến quan sát đều > 0,3. Vì vậy thang đo này đáng tin cậy và phù hợp để phân tích. 2.3.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA Phân tích nhân tố chỉ được sử dụng khi hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) có giá trị từ 0,5 trở lên (Othman & Owen, 2000), kiểm định Bartlett’s có giá trị sig < 0,05, các biến có hệ số truyền tải (factor loading) nhỏ hơn 0,5 sẽ bị loại. Điểm dừng Eigenvalue (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích (Cumulative % Extraction Sums of Squared Loadings) lớn hơn 50% (Gerbing & Anderson, 1988). Bảng 2- 17: Kiểm định KMO và Bartlett’ test cho nhóm biến độc lập Hệ số KMO .688 Khi bình phương (Chi-Square) 1029.886 Kiểm định Bartlett’ Test Độ lệch chuẩn (df) 276 Mức ý nghĩa (Sig.) .000 Trường Đại(Ngu họcồn: Kết quả xửKinh lý số liệu bằng tếphần mềmHuế SPSS) SVTH: Trần Thị Nhi 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Bảng 2- 18: Kết quả phân tích nhân tố EFA cho nhóm biến độc lập Biến quan sát Nhân tố (Factor) 1 2 3 4 5 CLSP1 .711 CLSP2 .767 CLSP3 .772 CLSP4 .723 CLSP5 .713 GCSP1 .743 GCSP2 .709 GCSP3 .826 GCSP4 .723 PTTT1 .694 PTTT2 .806 PTTT3 .822 PTTT4 .651 PTTT5 .841 CLNV1 .593 CLNV2 .824 CLNV3 .775 CLNV4 .772 CLNV5 .610 HDXT1 .744 HDXT2 .622 HDXT3 .813 HDXT4 .588 TrườngHDXT5 Đại học Kinh tế Huế.778 Giá trị 3.326 2.920 2.774 2.620 2.125 Eigenvalue Mức độ giải 13.858 12.165 11.558 10.915 8.855 thích của các nhân tố(%) SVTH: Trần Thị Nhi 50
  61. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Lũy kế(%) 13.858 26.023 37.581 48.496 57.351 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Tổng phương sai trích = 57,351 cho biết 5 nhân tố này giải thích được 57,351% biến thiên của dữ liệu. Hệ số KMO= 0,688 >0,5 và kiểm định Bartlett’ Test có mức ý nghĩa Sig=0,000 thỏa mãn các yêu cầu của phân tích nhân tố.  Đặt tên và giải thích nhân tố Việc giải thích các nhân tố được thực hiện trên cơ sở nhận ra các biến quan sát có hệ số truyền tải lớn nằm trong cùng một nhân tố. Do đó nhân tố này có thể giải thích bằng các biến có hệ số lớn nằm trong nó. - Nhân tố thứ nhất gồm tập hợp các biến Mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú về chủng loại; Sản phẩm có độ cứng và sức chịu đựng cao với mọi điều kiện thời tiết; Màu sắc sản phầm đa dạng và có độ bền bám màu theo thời gian; Kích thước sản phẩm có sự đồng bộ về kích cỡ và phù hợp với nhiều mục đích khác nhau; Chất lượng sản phẩm đáp ứng kỳ vọng và mong muốn của khách hàng. Ta đặt tên nhân tố này là “MẪU MÃ VÀ CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM” - Nhân tố thứ hai gồm tập hợp các biến Giá cả đáp ứng được kỳ vọng về sản phẩm của khách hàng; Giá cả thay đổi linh hoạt theo sự biến đổi của thị trường; Giá bán hiện tại có thể cạnh tranh với công ty khác; Giá cả sản phẩm có sự phân biệt rõ ràng theo từng chủng loại. Đặt tên nhân tố này là “GIÁ CẢ SẢN PHẨM” - Nhân tố thứ ba bao gồm tập hợp các biến Công ty thu nhận và giải quyết đơn hàng chính xác cho khách hàng; Công ty có phương tiện vận tải hỗ trợ việc vận chuyển cho khách hàng; Giao hàng đúng hẹn và nhanh chóng cho khách hàng; Thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản nếu đơn hàng số lượng lớn tạo sự linh hoạt; Thanh toán hoàn toàn tiền hàng khi giao tận tay khách hàng tạo sự thuận tiện và uy tín. TrườngĐặt tên nhân tố này là “PHƯƠNGĐại TH họcỨC GIAO HÀNGKinh VÀ THANH tế TOÁN” Huế - Nhân tố thứ tư gồm tập hợp các biến Nhân viên bán hàng có thái độ vui vẻ, nhiệt tình và chu đáo; Nhân viên trả lời nhanh chóng những thắc mắc của khách hàng; Khi khách hàng gặp vấn đề, nhân viên bán hàng sẵn sàng giải quyết; Nhân viên bán hàng sẵn sàng nhận trả lại hoặc đổi hàng nếu khách hàng có yêu cầu; Đội ngũ nhân viên bán SVTH: Trần Thị Nhi 51
  62. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan hàng có nhiều kinh nghiệm và hiểu biết trong lĩnh vực kinh doanh này. Đặt tên nhân tố này là ‘CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ NHÂN VIÊN” - Nhân tố thứ năm bao gồm tập hợp các biến Thường xuyên có các chương trình ưu đãi, khuyến mãi vào các dịp trong năm; Có những ưu đãi khuyến mãi riêng cho những khách hàng mới lần đầu sử dụng sản phẩm của công ty; Thông tin ưu đãi, khuyến mãi được công bố rộng rãi đến khách hàng; Các chương trình hỗ trợ bán hàng và xúc tiến bán hàng là kịp thời và thuận tiện; Có các chương trình tặng quà, tri ân những khách hàng quen thuộc. đặt tên nhân tố này là “HOẠT ĐỘNG XÚC TIẾN” Bảng 2- 19: Kết quả phân tích biến phụ thuộc “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” Tiêu chí Hệ số tải Hệ số Giá trị Mức độ Lũy kế(%) factor Eigenvalue giải thích(%) SHL1 .882 .778 SHL2 .581 .338 1.906 63.529 63.529 SHL3 .889 .790 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Bảng 2- 20: Kiểm định KMO và Bartlett’s Test cho biến “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” Hệ số KMO .577 Khi bình phương (Chi-Square) 103.409 Kiểm định Bartlett Độ lệch chuẩn (df) 3 Mức ý nghĩa (Sig.) 0,000 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS) Như ta thấy trên, kết quả đánh giá độ tin cậy của nhân tố “Đánh giá hiệu quả tiêu Trườngthụ sản phẩm” cho hệ sốĐại tải của 3 bihọcến quan sát đềuKinh lớn hơn 0,3. H ệtế số KMO= Huế 0,557 >0,5 và kiểm định Bartlett có mức ý nghĩa Sig=0,000 thỏa mãn các yêu cầu để tiến hành phân tích nhân tố EFA. Do đó, thang đo “Đánh giá hiệu quả tiêu thụ tôn” cũng đảm bảo độ tin cậy để thực hiện các kiểm định tiếp theo. SVTH: Trần Thị Nhi 52
  63. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan 2.3.4. Phân tích ý kiến khách hàng về các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ tôn của công ty Do các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua của khách hàng đảm bảo tính phân phối chuẩn nên để phân tích, đánh giá sự lựa chọn của khách hàng về các yếu tố tác động đến quyết định mua ta sử dụng kiểm định tham số One Sample T-Test để thực hiện.  Về yếu tố chất lượng sản phẩm Với giả thuyết đặt ra: H0: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tôn = 4 H1: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tôn ≠ 4 Bảng 2- 21: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” Mức độ đồng ý (%) Trung 1: Hoàn toàn không đồng ý → 5: Hoàn Tiêu chí Sig. bình toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Mẫu mã sản phẩm đa dạng và 3,74 ,000 0,8 2,3 28,5 59,2 9,2 phong phú về chủng loại Sản phẩm có độ cứng và sức chịu đựng cao với mọi điều 3,29 ,000 0,8 4,6 63,1 27,7 3,8 kiện thời tiết. Màu sắc sản phầm đa dạng và có độ bền bám màu theo thời 3,38 ,000 0,8 6,2 50,8 39,2 3,1 gian Kích thước sản phẩm có sự đồng bộ về kích cỡ và phù 3,85 ,028 0,8 3,1 22,3 57,7 16,2 hợp với nhiều mục đích khác nhauTrường Đại học Kinh tế Huế Chất lượng sản phẩm đáp ứng kỳ vọng và mong muốn của 3,52 .000 0,8 2,3 45,4 46,9 4,6 khách hàng (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) SVTH: Trần Thị Nhi 53
  64. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan Dựa vào bảng trên, ta thấy tiêu chí Kích thước sản phẩm có sự đồng bộ về kích cỡ và phù hợp với nhiều mục đích khác nhau có tỷ lệ người hoàn toàn đồng ý là cao nhất với 16,2% và 57,7% số phiếu đồng ý. Đây là tiêu chí mà khách hàng quan tâm nhất và cảm thấy hữu ích nhất khi sửa dụng sản phẩm tôn của công ty. Các nhận định được đưa ra cho nhóm “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” có mức ý nghĩa sig.α < 0,05 nên đủ cơ sở bác bỏ H0. Có 59,2% số phiếu đồng ý và 9,2% số phiếu rất đồng ý với tiêu chí Mẫu mã sản phẩm đa dạng và phong phú về chủng loại nhưng cũng có 28,5% số người trung lập và 2,3% số người không đồng ý, số người hoàn toàn không đồng ý là rất nhỏ, chỉ chiếm 0,8%. Đa số khách hàng còn trung lập nhiều với ý kiến Sản phẩm có độ cứng và sức chịu đựng cao với mọi điều kiện thời tiết tỷ lệ cao nhất 63,1%. Qua kết quả điều tra, ta thấy đánh giá của khách hàng đối với nhóm yếu tố “Mẫu mã và chất lượng sản phẩm” là tương đối với các đánh giá tương ứng giá trị trung bình nằm trong khoảng 3,2 - 3,9. Đây là mức trung lập đến mức đồng ý nhưng chưa đồng ý hoàn toàn. Do vậy trong thời gian tới đòi hỏi công ty cần có những biện pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm tôn, nhằm thỏa mãn và thu hút thêm nhiều khách hàng. Tóm lại, đánh giá của khách hàng về nhóm “mẫu mã và chất lượng sản phẩm” là khá hài lòng với kết quả kiểm định ở trên.  Về yếu tố giá cả sản phẩm Với giả thuyết được đặt ra: H0: Đánh giá của khách hàng về giá cả sản phẩm tôn = 4 TrườngH1: Đánh giá của khách Đại hàng về giá cảhọc sản phẩm tônKinh≠ 4 tế Huế Bảng 2- 22: Kiểm định One Sample T-test về các tiêu chí của thành phần “Giá cả sản phẩm” Tiêu chí Trung Sig. Mức độ đồng ý (%) SVTH: Trần Thị Nhi 54
  65. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hồ Thị Hương Lan bình 1: Hoàn toàn không đồng ý → 5: Hoàn toàn đồng ý 1 2 3 4 5 Giá cả đáp ứng được kỳ vọng về sản phẩm của 3,61 ,000 - 3,8 43,8 40 12,3 khách hàng Giá cả thay đổi linh hoạt theo sự biến đổi của thị 3,07 ,000 - 25,4 49,2 15,8 6,9 trường Giá bán hiện tại có thể cạnh 3,35 ,000 - 11,5 46,2 37,7 4,6 tranh với công ty khác Giá cả sản phẩm có sự phân biệt rõ ràng theo từng 3,49 ,000 - 7,7 40 47,7 4,6 chủng loại (Nguồn: Số liệu xử lý SPSS từ kết quả khảo sát khách hàng) Dựa vào bảng kết quả trên, ta thấy giá trị cao nhất là tiêu chí Giá cả đáp ứng được kỳ vọng về sản phẩm của khách hàng với 40% số phiếu đồng ý và 12,3% số phiếu hoàn toàn đồng ý. Đây là tiêu chí mà khách hàng cảm thấy hài lòng nhất khi quyết định mua tôn ở công ty. Các nhận định được đưa ra cho nhóm “Gía cả sản phẩm” có mức ý nghĩa sig.α < 0,05 nên đủ cơ sở bác bỏ H0, chấp nhận kết quả ≠ 4. Do vậy, tác giả xem xét giá trị trung bình để đưa ra kết luận về ý kiến các nhận định được đề ra để điều tra đánh giá từ khách hàng. Qua kết quả điều tra, ta thấy đánh giá của khách hàng đối với nhóm yếu tố “Giá cả sản phẩm” là tương đối với các đánh giá tương ứng giá trị trung bình nằm trong khoảng 3 - 3,7. Đây là mức trung lập đến mức đồng ý nhưng chưa đồng ý hoàn toàn. TrườngChính vì thế, đòi hỏi trongĐại thời gian họctới công ty cần Kinh có những biện phtếáp tốt hHuếơn để cải thiện giá cả sản phẩm nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của công ty. Nói tóm lại, đánh giá của khách hàng về nhóm “Giá cả sản phẩm” là khá hài lòng với kết quả kiểm định ở trên. SVTH: Trần Thị Nhi 55