Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

pdf 116 trang thiennha21 4241
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_chat_luong_cho_vay_khach_hang_c.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN HƯƠNG Khóa học: 2017-2021
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Lan Hương Th.S Trần Thị Khánh Trâm TrườngK51 Ngân Hàng Đại học Kinh tế Huế Huế 1/2021
  3. LỜI CẢM ƠN Thời gian thực tập vừa qua là cơ hội cho em tổng hợp và hệ thống hóa lại những kiến thức đã học, đồng thời kết hợp với thực tế để nâng cao kiến thức chuyên môn. Tuy chỉ có 3 tháng thực tập, nhưng qua quá trình thực tập, em đã được mở rộng tầm nhìn và tiếp thu rất nhiều kiến thức thực tế. Từ đó em nhận thấy, việc cọ xát thực tế là vô cùng quan trọng, nó giúp sinh viên xây dựng nền tảng lý thuyết được học ở trường vững chắc hơn. Trong quá trình thực tập, từ chỗ còn bỡ ngỡ thiếu kinh nghiệm, em đã gặp –phải nhiều khó khăn nhưng với sự giúp đỡ tận tình của quý thầy cô khoa Kế toán Tài chính và sự nhiệt tình của các cán bộ, anh chị, bạn thực tập sinh trong cơ quan đã giúp em có được những kinh nghiệm quý báu để hoàn thành tốt kì thực tập cuối khóa này. Lời cảm ơn đầu tiên em xin gửi đến lãnh đạo cùng các phòng ban, các cán bộ, anh chị tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy, đơn vị đã tiếp nhận và nhiệt tình tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng. Em cũng xin cảm ơn chân thành đ–ến Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, các thầy cô khoa Kế toán Tài chính đã tận tâm giảng dạy và truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu cho em. Đặc biệt, em xin cám ơn cô ThS.Trần Thị Khánh Trâm người đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành tốt bài khóaTrường luận này. Đại học Kinh tế Huế Vì thời gian và kiến thức còn hạn hẹp nên bài báo cáo có thể không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý của Ngân hàng, quý thầy cô và các bạn, để em rút kinh nghiệm và hoàn thành tốt hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  4. DANH MỤC VIẾT TẮT NHNo&PT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NT NHTM : Ngân hàng thương mại KHCN : Khách hàng cá nhân CVKHCN : Cho vay khách hàng cá nhân CBTD : Cán bộ tín dụng HĐTD : Hoạt động tín dụng NHNN : Ngân hàng nhà nước TSĐB : Tài sản đảm bảo GT : Giá trị Trường Đại học Kinh tế Huế i
  5. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG V DANH MỤC HÌNH V DANH MỤC SƠ ĐỒ VII PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu của khóa luận 4 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5 1.1.1. Khái niệm, chức năng của Ngân hàng thương mại 5 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại 5 1.1.1.2.Chức năng ngân hàng thương mại 5 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại 7 1.1.3. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 8 1.1.4. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân 11 1.1.5. Quy trình cho vay và hình thức cho vay khách hàng cá nhân 13 1.2. CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 15 1.2.1.Trường Quan niệm về ch ấĐạit lượng cho học vay khách Kinhhàng cá nhân tếtại Ngân Huế hàng thương mại 15 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại. 15 1.2.2.1. Xét từ góc độ Ngân hàng 15 ii
  6. 1.2.2.2. Xét từ góc độ khách hàng 20 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 21 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan 21 1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH 26 2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY QUẢNG BÌNH 26 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình 26 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh 27 2.1.2.1. Chức năng 27 2.1.2.2. Nhiệm vụ 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban 29 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 31 2.1.3.2. Đặc điểm đội ngũ lao động của Chi nhánh 32 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban 34 2.1.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ 2017-2019 35 2.2. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NHNO&PTNT LỆ THUỶ 48 2.2.1. Những quy định chung trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT LệTrườngThủy Đại học Kinh tế Huế 48 2.2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay khách hàng cá nhân 48 2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Lệ Thủy 49 2.2.1.3. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân 51 2.2.2.4. Số lượng khách hàng vay vốn hộ sản xuất 66 2.2.2.5. Tình hình nợ quá hạn đối với cho vay khách hàng cá nhân 68 iii
  7. 2.2.2.6. Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng 71 2.2.2.7. Phân tích các chỉ tiêu định tính thông qua bảng hỏi được thiết kế sẵn 73 2.2.4. Đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Lệ Thủy. 81 2.2.4.1. Kết quả đạt được 81 2.2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân 84 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY QUẢNG BÌNH 87 3.1. Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng 87 3.2. Hoàn thiện chính sách cho vay 88 3.3. Đẩy mạnh hoạt động giám sát khoản vay 91 3.4. Tăng cường công tác kiểm soát nợ quá hạn, nợ xấu 91 3.5. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 92 3.6. Những nhóm giải pháp khác 94 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 3.1. KẾT LUẬN 96 3.2. KIẾN NGHỊ 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của Chi nhánh qua 3 năm từ 2017 – 2019 33 Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT qua 3 năm 2017 -2019 36 Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank -Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình giai đoạn 2017-2019 40 Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017-2019 44 Bảng 2.5 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo thời gian giai đoạn 2017- 2019 55 Bảng 2.6: Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo mục đích vay vốn giai đoạn 2017-2019 58 Bảng 2.7:Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo tính chất đảm bảo tiền vay giai đoạn 2017-2019 62 Bảng 2.8: Kết quả cho vay có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo 65 Bảng 2.9: Tình hình hộ sản xuất vay vốn giai đoạn 2017 -2019 67 Bảng 2.10:Tình hình dư nợ quá hạn đối với khách hàng cá nhân 70 Bảng 2.11: Tình hình dư nợ và nợ xấu của Ngân hàng đối với 71 khách hàng cá nhân 71 Bảng 2.12. Tình hình lợi nhuận của Ngân hàng 72 Bảng 2.13 Đặc điểm cơ bản của KHCN được khảo sát 73 Bảng 2.14: Biểu phí về lãi suất bình quân cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2017-2019 83 Trường Đại học Kinh tế Huế v
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảm và không có tài sản đảm bảo 64 Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về nhóm sản phẩm cho 74 vay tại Chi nhánh 74 Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về nguồn thông tin sản phẩm 74 Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện thời gian tham gia dịch vụ của KHCN tại Ngân hàng 75 Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện vấn đề gặp phải khi sử dụng dịch vụ cho vay của KHCN tại Ngân hàng 76 Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện hình thức trả lãi của KHCN tại Ngân hàng 76 Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện ý kiến của khách hàng về mức lãi suất của Ngân hàng .77 Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện đánh giá của KHCN về uy tín Ngân hàng 77 Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về quy trình và thủ tục tại Ngân hàng 78 Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về việc giải quyết các vấn đề của CBTD đối với bản thân khi sử dụng dịch vụ cho vay KHCN của Ngân hàng 79 Hình 2.11: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về chương trình ưu đãi khi khách hàng sử dụng dịch vụ 79 Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện sự hài lòng của KHCN về dịch vụ cho vay tại 80 Ngân hàng 80 Hình 2.13: Biểu đồ thể hiện ý kiến của KHCN về dịch vụ cho vay tại Ngân hàng 81 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy 30 Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh Lệ Thủy 49 Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  11. PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Trong những năm gần đây, hệ thống Ngân hàng Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ. Với sự phát triển đó, hệ thống Ngân hàng ngày càng có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của nền kinh tế, của các doanh nghiệp và hộ gia đình. Hoạt động cho vay của hệ thống Ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng đang đứng trước những thuận lợi và thách thức trong quá trình hội nhập. Bên cạnh việc phát triển nghiệp vụ Ngân hàng bán buôn, mở rộng khách hàng doanh nghiệp, khách hàng là các tổ chức, Ngân hàng thương mại còn đẩy mạnh thu hút khách hàng cá nhân, cung cấp đa dạng các dịch vụ ngày càng có chất lượng, tiện ích, hiện đại dựa trên công nghệ Ngân hàng số. Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân cho phép Ngân hàng phân tán rủi ro, phát triển bền vững các nguồn thu nhập. Trong quản lý nhà nước về hoạt động Ngân hàng cũng như trên góc độ quản trị điều hành kinh doanh ngân hàng, việc phân tích khả năng tiếp cận Ngân hàng của khách hàng cá nhân có tính cấp bách và có ý nghĩa thiết thực. Ngày nay, mức sống của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng và sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống cũng phát triển hơn, vì vậy nhu cầu vay vốn của khách hàng cá nhân đã, đang và ngày càng phát triển trong hệ thống NHTM thì việc quan tâm đúng mức đến vấn đề chất lượng nghiệp vụ cho vay khách hàng cá nhân là yêu cầu tất yếu trong chiến lược cạnh tranh của Ngân hàng thương mại, phù hợp với xu hướng phát triển kinh doanh Ngân hàng bán lẻ. Về mặt thực tiễn, trong những năm qua cùng với xu thế phát triển chung của hoạt độngTrườngkinh doanh Ngân hàng Đại cả nước, họcNgân hàng KinhNông nghiệ ptếvà Phát Huếtriển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đã không ngừng hoàn thiện, đa dạng và nâng cao chất lượng các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân của mình. Nhờ vậy, doanh số cho vay khách hàng cá nhân tại Chi nhánh không ngừng gia tăng đạt 1,362,615 triệu đồng năm 2019 (đạt 98,67% kế hoạch đề ra) tăng 26.82% so với năm 2018; các khoản mục cho vay ngày càng đa dạng bao gồm đầy đủ các hình thức cho 1
  12. vay tín chấp, thế chấp và cầm cố. Tuy nhiên, lợi nhuận từ hoạt động cho vay khách hàng cá nhân năm 2019 có xu hướng giảm. Chính vì những lí do trên, trong quá trình thực tập, tìm tòi và học hỏi tại Ngân hàng, tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. 2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại. Phân tích thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu đề tài Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển NôngTrường thôn Việt Nam - Chi Đạinhánh Lệ Thhọcủy tỉnh QuKinhảng Bình. tế Huế 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. 2
  13. Về thời gian: Đề tài nhiên cứu về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ năm 2017 -2019. Số liệu sơ cấp: Được thu thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ giữa tháng 10 năm 2020 – giữa tháng 11 năm 2020. Về nội dung: Khóa luận chỉ đánh giá chất lượng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân từ gốc độ Ngân hàng và khách hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu được sử dụng phổ biến là phương pháp thu nhập và xử lý số liệu 4.1. Phương pháp thu thập số liệu  Số liệu thứ cấp Thu thập số liệu bằng cách tham khảo tài liệu từ các nguồn khác nhau: Lý thuyết liên quan đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại và kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. Thu thập thông tin từ các website chuyên dụng của Ngân hàng Thu thập thông tin từ một số luận văn, sách báo, tài liệu khoa học, Phương pháp chuyên gia: Được thu thập thông qua phỏng vấn các anh chị cán bộ ở phòng kế hoạch kinh doanh để làm rõ các vấn đề cần nghiên cứu. TrườngThông tin được thu thĐạiập và xử họclí bằng ph ầnKinh mềm Excel tếvà tổ ngHuế hợp dưới dạng bảng biểu.  Số liệu sơ cấp 3
  14. Thu thập thông tin qua phỏng vấn trực tiếp các khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân bằng bảng hỏi tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp so sánh: Đối với số liệu thứ cấp thu thập tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy, em sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối để đánh giá sự biến động về tình hình cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh qua các năm dựa trên các chỉ tiêu: tổng dư nợ, doanh số cho vay, nợ xấu, lợi nhuận của Ngân hàng. - Phương pháp phân tích: Thông qua số liệu thu thập được từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy trong 3 năm 2017 – 2019, em tiến hành so sánh các chỉ số tại Chi nhánh từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục để nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng. - Phương pháp tổng hợp: Đối với số liệu sơ cấp đã thu thập được thông qua việc phỏng vấn trực tiếp khách hàng cá nhân đã và đang sử dụng dịch vụ cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy em tiến hành tổng hợp lại kết quả đã điều tra được. 5. Kết cấu của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận thì nội dung chính của khóa luận bao gồm 3 chương: Chương 1: Tổng quan về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thươngTrường mại. Đại học Kinh tế Huế Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lệ Thủy Quảng Bình. 4
  15. Chương 3: Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình. PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI. 1.1. Cơ sở lý luận về cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm, chức năng của Ngân hàng thương mại 1.1.1.1. Khái niệm Ngân hàng thương mại Theo điều 20 Luật các Tổ chức tín dụng của Việt Nam năm 2010 ( Luật số ban hành 47/2010/QH12): “ Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện tất cả các hoạt động Ngân hàng như nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cung cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận” Như vậy, có thể đưa ra một khái niệm chung về Ngân hàng thương mại như sau: Ngân hàng thương mại là một trong những định chế tài chính, cung cấp các dịch vụ tài chính đa dạng, với nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các các dịch vụ thanh toán. Ngoài ra, Ngân hàng còn cung cấp nhiều dịch vụ khác nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu về dịch vụ Ngân hàng xã hội. 1.1.1.2.Chức năng ngân hàng thương mại TrườngChức năng trung gian Đại tín dụng học Kinh tế Huế Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, Ngân hàng thương mại vừa đóng vai trò nhận tiền gửi, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay và góp 5
  16. phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay Cho vay luôn là hoạt động quan trọng nhất của Ngân hàng thương mại, nó mang đến lợi nhuận lớn nhất cho Ngân hàng thương mại. Chức năng trung gian thanh toán Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Nhờ đó mà các chủ thể kinh tế không phải giữ tiền trong túi, mang theo tiền để gặp chủ nợ, gặp người phải thanh toán dù ở gần hay xa mà họ có thể sử dụng một phương thức nào đó để thực hiện các khoản thanh toán. Do vậy các chủ thể kinh tế sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí, thời gian, lại đảm bảo thanh toán an toàn. Chức năng này vô hình trung đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tốc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế. Chức năng tạo tiền Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rõ bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình, các NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã vô hình trung thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chứcTrườngnăng tín dụng và ch Đạiức năng thanhhọc toán. ThôngKinh qua chức tế năng Huế trung gian tín dụng, Ngân hàng sử dụng số vốn huy động được để cho vay, số tiền cho vay ra lại được khách hàng sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ trong khi số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng vẫn được coi là một bộ phận của tiền giao dịch, được họ sử dụng để mua hàng hóa, thanh toán dịch vụ Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu 6
  17. cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Ngân hàng thương mại tạo tiền phụ thuộc vào tỉ lệ dự trữ bắt buộc của ngân hàng trung ương đã áp dụng đối với NHTM, do vậy Ngân hàng trung ương có thể tăng tỉ lệ này khi lượng cung tiền vào nền kinh tế lớn. 1.1.2. Các hoạt động cơ bản của Ngân hàng thương mại Huy động vốn Huy động vốn là hoạt động đầu tiên và có vai trò vô cùng quan trọng đối với một Ngân hàng thương mại bởi nguồn vốn tự có của Ngân hàng không thể đáp ứng tất cả các hoạt động của Ngân hàng. Để có thể thực hiện các nghiệp vụ khác, Ngân hàng phải đảm bảo được nguồn vốn huy động của mình một cách hợp lý và hiệu quả, phù hợp với việc sử dụng vốn của Ngân hàng. Các hình thức huy động vốn: nhận tiền gửi cá nhân và tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu tiền gửi, giấy tờ có giá; đi vay từ các tổ chức tài chính khác Hoạt động cho vay Hoạt động cơ bản của NHTM và cũng là hoạt động mang lại lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Ngân hàng sử dụng đã huy động để cho các đối tượng, tổ chức cá nhân có nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cá nhân vay với những điều kiện nhất định mà hai bên đã thỏa thuận. Các hình thức Ngân hàng “tài trợ cho nền kinh tế”: Chiết khấu thương phiếu: là một hình thức tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng thương mại được thực hiện dưới hình thức khách hàng sẽ chuyển nhượng quyền sở hữu thương phiếu chưa đến hạn thanh toán cho Ngân hàng để nhận một khoản tiền thấp hơn mệnh giá của thương phiếu. TrườngCho vay: Đây là hoạ tĐại động quan học trọng và chiKinhếm tỷ trọng tếlớn nh Huếất trong các hoạt động cấp cho vay của Ngân hàng thương mại. Ngân hàng thương mại có thể cho các cá nhân, tổ chức vay vốn dưới nhiều hình thức như thấu chi, chi vay theo hạn mức hoặc vay theo từng lần, Bảo lãnh hoặc tái bảo lãnh: Bảo lãnh Ngân hàng là sự cam kết của Ngân hàng với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách 7
  18. hàng (bên được bảo lãnh) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho tổ chức tín dụng số tiền đã được trả thay. Cho thuê tài sản (thuê-mua): Cho thuê tài sản của Ngân hàng thương mại là hình thức cho vay trung và dài hạn. Cho thuê tài sản giống một khoản cho vay thông thường ở chỗ Ngân hàng sẽ xuất tiền với kì vọng thu về cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định, tuy nhiên nó khác cho vay ở chỗ tài sản cho thuê vẫn thuộc sở hữu của Ngân hàng. Ngân hàng có thể thu hồi nếu bên thuê không thực hiện đúng hợp đồng Hoạt động cung cấp dịch vụ Ngân hàng cung cấp cho khách hàng một loạt các dịch vụ liên quan và sẽ nhận được doanh thu dưới dạng hoa hồng. Công nghệ ngày càng phát triển, các dịch vụ ngày càng đa dạng, doanh thu của Ngân hàng ngày càng cao. Các dịch vụ bao gồm: Dịch vụ thanh toán bao gồm: dịch vụ thanh toán trong nước, thanh toán quốc tế, dịch vụ thẻ, dịch vụ Ngân hàng điện tử. Dịch vụ ủy thác bao gồm: thực hiện ủy thác và nhận ủy thác. Trên thực tế, dịch vụ nhận ủy thác là việc mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng thông qua việc thu phí. Do đặc trưng là kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng, đặt dưới sự kiểm soát của ngân hàng thương mại thường có “uy tín cao” nên có nhiều cơ hội kinh doanh đa dạng hơn. Các dịch vụ ủy thác bao gồm: ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác nhờ thu, ủy thác chuyển tiền – thanh toán hộ, ủy thác quản lý vốn, ủy thác bảo quản và kí gửi, ủy thác quản lý danh mục đầu tư. Dịch vụ ngân quỹ là dịch vụ liên quan đến thu chi tiền mặt tại Ngân hàng. Dịch vụ này rất đa dạng bao gồm các dịch vụ thu chi hộ tiền măt tại chỗ, thu đổi ngoại tệ, kiểmTrường đếm, phân loại và vậ nĐại chuyển ti ềhọcn mặt. Kinh tế Huế 1.1.3. Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Khái niệm và đặc điểm về cho vay khách hàng cá nhân  Khái niệm 8
  19. Theo thông tư 39/2016/TT-NHNN: “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng giao và cam kết cho các khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả gốc và lãi”. Theo giáo Ngân hàng thương mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân: “Cho vay là việc Ngân hàng cấp tiền cho khách hàng với cam kết khách hàng phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi trong khoảng thời gian xác định. Ngân hàng có thể vay bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản, tiền có thể chuyển tới tài khoản khách hàng hoặc tài khoản của người bán hàng cho khách hàng” Khách hàng cá nhân là các pháp nhân, cá nhân có đầy đủ điều kiện để đi vay, có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng cá nhân. Như vậy, hoạt động cho vay của KHCN là hình thức cho vay mà Ngân hàng chuyển nhượng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng, hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng.  Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân và hoạt động cho vay khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân là nhóm các đối tượng bao gồm: cá nhân, chủ trang trại, hộ gia đình, tổ hợp tác Nhóm đối tượng khách hàng này có số lượng rất lớn và nhu cầu vay các món nhỏ lẻ [Hồ Thị Thanh Thúy, 2013]. Hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân chủ yếu để giúp tài trợ cho việc mua ôtô, nhà ở, trang thiết bị gia đình, vật liệu xây dựng để sửa chữa, hiện đại hóa nhà cửa hay trang trải cho các khoản viện phí, đầu tư sản xuất kinh doanh hộ gia đình và các chi phíTrườngcá nhân khác [Hà TiĐạiến Lai, 2011]. học Kinh tế Huế Như vậy, hoạt động cho vay KHCN là hình thức cho vay mà Ngân hàng chuyển nhượng quyền sở hữu vốn cho khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình với mục đích tiêu dùng và hoạt động sản xuất kinh doanh nhỏ của cá nhân và hộ gia đình đó với những điều kiện nhất định được thỏa thuận trong hợp đồng. 9
  20. Đặc điểm cho vay khách hàng cá nhân - Thời hạn của các khoản vay ngắn Với khách hàng là các doanh nghiệp thì các khoản vay thường được sử dụng với mục đích tài trợ cho tài sản cố định hay xây dựng nhà xưởng Còn với KHCN, chủ yếu các khoản vay là những khoản vay ngắn hạn, chỉ có một phần trung hạn, dài hạn hầu như không có. - Khoản cho vay có độ rủi ro cao Các khoản vay của KHCN thường được đảm bảo bằng thu nhập của chính cá nhân đó. Tuy nhiên, nếu khách hàng gặp phải bất trắc như ốm đau, bệnh tật, thì ngay lập tức thu nhập đó hoặc giảm sút hoặc thậm chí có thể mất đi hoàn toàn. NHTM luôn phải đối mặt với những rủi ro đó, mà công tác thẩm định, quản lí khách hàng lại không thể kiểm soát được hết tất cả. Chính vì điều này, rất nhiều NHTM trong một thời gian dài trước đây đã rất "ngại" cho KHCN vay vốn. Nhưng hiện nay, nhận thấy hoạt động cho vay đối với KHCN mang lại một nguồn thu không nhỏ nên các NHTM đã tập trung hướng tới mục tiêu này. Và công tác quản lí rủi ro ngày càng được các Ngân hàng quan tâm chú trọng hơn. - Khoản cho vay có giá trị nhỏ nhưng số lượng các khoản vay lớn Đặc điểm của KHCN là vay nợ với mục đích tiêu dùng hoặc sản xuất hộ gia đình nên món vay thường có giá trị nhỏ. So với các khoản vay của các doanh nghiệp thì khoản vay này nhỏ hơn rất nhiều lần. Tuy vậy nhưng đối tượng KHCN thường là đông đảo nhất. Ngoài ra, các khoản vay của KHCN thường xuyên phát sinh và khối lượng giao dịch ngày càng lớn. Vì số lượng khoản vay nhiều nên lợi nhuận từ hoạt động cho vay KHCN sẽ không nhỏ nếu Ngân hàng biết cách huy động và làm tốt các công tác quảnTrường lí có liên quan khác. Đại học Kinh tế Huế - Chi phí thẩm định lớn Để tránh gặp phải những rủi ro trong hoạt động cho vay, Ngân hàng thường tiêu tốn nhiều thời gian và tiền bạc vào hoạt động thẩm định và giám sát khoản vay một cách nghiêm ngặt. Ngoài ra, việc thu nhập thông tin cá nhân là rất khó khăn (thường 10
  21. không đầy đủ và thiếu chính xác) nên các NHTM sẽ chấp nhận chi phí cao để đánh đổi rủi ro cao, đảm bảo an toàn cho các món vay. - Lãi suất thường cao hơn so với lãi suất của các khoản vay khác Lãi suất áp dụng cho KHCN thường cao hơn các lãi suất khác của các khoản vay khác của NHTM. Do quy mô của các khoản vay thường không lớn nhưng chi phí bỏ ra để quản lí lại rất lớn nên các NHTM phải đề ra mức lãi suất cao để bù đắp chi phí (gồm chi phí về thời gian, nhân lực, thẩm định, quản lí ). 1.1.4. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân Khách hàng cá nhân thường vay các khoản nhỏ lẻ nhằm mục đích sản xuất, tiêu dùng. - Phân loại theo thời hạn khoản vay Tín dụng ngắn hạn: Là khoản tín dụng dưới 1 năm và được sử dụng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của khách hàng nhằm mục đích sinh hoạt của gia đình. Tín dụng trung hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn 1-3 năm, thường để cung cấp, mua tài sản cố định, phục vụ cho nhu cầu sản xuất và kinh doanh có giá trị cao của hộ gia đình. Tín dụng dài hạn: Là khoản tín dụng có thời hạn 3 năm trở lên, nhằm đáp ứng nhu cầu của hộ gia đình như sản xuất lớn, mua nhà ở có giá trị cao. - Phân loại theo mục đích sử dụng vốn Tín dụng tiêu dùng: Là hình thức dành cho cá nhân có nhu cầu mua sắm tài sản phục vụ cho sinh hoạt gia đình. TrườngTín dụng cho sản xu ấĐạit kinh doanh: học Là lo ạiKinh tín dụng dành tế cho Huếnhững cơ sở sản xuất, kinh doanh nhằm mục đích hỗ trợ thúc đẩy sản xuất kinh doanh như mua sắm thiết bị máy móc, cung cấp vốn lưu động. - Phân loại theo tài sản đảm bảo 11
  22. Tín dụng có tài sản đảm bảo: Là hình thức đi vay cầm cố, thế chấp tài sản đảm bảo hoặc có sự bảo lãnh bên thứ ba. Tín dụng không có tài sản đảm bảo: hay còn gọi là tín chấp, không có tài sản đảm bảo hay sự bảo lãnh của bên thứ ba. - Phân loại dựa vào hình thức tín dụng Cho vay: là việc ngân hàng cam kết cấp một khoản tiền cho khách hàng với những ràng buộc khách hàng sẽ phải hoàn trả gốc và lãi theo đúng quy định của hợp đồng tín dụng đã ký. Chiết khấu: là việc mà Ngân hàng dùng một khoản tiền tương ứng trên giấy tờ có giá mà khách hàng mang đến trừ đi khoản chi phí và lợi nhuận của Ngân hàng để mua lại giấy tờ có giá đó từ khách hàng. Cho thuê tài chính: là việc mà ngân hàng cam kết mua và cho thuê lại máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, theo yêu cầu của khách hàng. Trong thời gian thuê thì Ngân hàng vẫn là chủ sở hữu tài sản và khách hàng có nghĩa vụ trả tiền thuê. Bảo lãnh: là việc mà Ngân hàng cam kết sẽ thực hiện những nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng (bên được bảo lãnh) của mình khi khách hàng không đủ khả năng thực hiện được nghĩa vụ tài chính của mình.  Vai trò khách hàng cá nhân Đối với bản thân khách hàng: Giúp cho khách hàng có một khoản chi phí để trang trải cuộc sống, phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh, Đối với bản thân ngân hàng: Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và mang lại nhiTrườngều lợi nhuận nhất choĐại một N gânhọc hàng thương Kinh mại. Trong tế quá Huế trình phát triển mặc dù môi trường kinh doanh các thay đổi lớn như các sản sản phẩm ứng dụng mới song hoạt động cho vay vẫn là hoạt động cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng thương mại 12
  23. Đối với nền kinh tế: Trong nền kinh tế ở nước ta hiện nay, cho vay là một nguồn vốn vô cùng quan trọng. Nó là công cụ để thúc đẩy nền kinh tế xã hội phát triển, thay đổi cơ cấu kinh tế, tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 1.1.5. Quy trình cho vay và hình thức cho vay khách hàng cá nhân  Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng Hồ sơ vay bao gồm hồ sơ khách hàng và hồ sơ khoản vay. Hồ sơ khách hàng chuẩn bị gồm hồ sơ cá nhân. Hồ sơ chứng minh nơi ở, chứng minh thu nhập. Hồ sơ khoản vay được quy định tùy thuộc vào từng loại khoản vay, phổ biến nhất là đơn đề nghị vay vốn. Bao gồm tất cả thông tin về điều khoản vay, thông tin khách hàng, lãi suất, thời hạn cho vay. Bước 2: Thẩm định điều khoản vay Sau khi cung cấp đủ hồ sơ vay vốn, Ngân hàng và các tổ chức tín dụng sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ và điều kiện vay của khách hàng cá nhân. Bước 3: Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn Bộ phận thẩm định của ngân hàng và tổ chức tín dụng sẽ nhập hồ sơ của khách hàng lên hệ thống và kiểm tra tính đầy đủ và chính xác của hồ sơ. Tại bước này, bộ phận thẩm định cũng sẽ kiểm tra hồ sơ của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn và sản phẩm vay tiêu dùng cá nhân hay không. Nếu có thiếu sót, hồ sơ sẽ được trả về cho khách hàng để được bổ sung và sửa đổi. TrườngBước 4: Xét duyệt cho Đại vay tiêu dùnghọc cá nhân Kinh tế Huế Sau khi kiểm tra thông tin khách hàng, phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn và phân tích tín dụng, bộ phận phê duyệt tín dụng sẽ dựa trên những thông tin đã xác minh và phân tích về khách hàng để quyết định xem có cho vay hay không. Bước 5: Ký kết hợp đồng và giải ngân 13
  24. Khi bộ phận phê duyệt tín dụng đồng ý cho vay, đại diện của Ngân hàng sẽ cung cấp hợp đồng vay tiêu dùng cho khách hàng ký và tiến hành giải ngân. Đồng thời, nhân viên sẽ giải thích rõ các điều khoản của hợp đồng cũng như giúp khách hàng nắm rõ các thông tin khoản vay và kỳ hạn thanh toán. Đây là những thông tin người vay tiền cần phải chú ý để tránh trường hợp trả nợ không đúng thời hạn dẫn đến nợ xấu.  Hình thức và sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân Hình thức cho vay khách hàng cá nhân: Hiện tại, có nhiều hình thức vay vốn. Tùy thuộc vào mục đích cá nhân mà khách hàng chọn hình thức vay phù hợp với bản thân Vay tín chấp: Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí Vay thấu chi: Đây là hình thức vay cho khách hàng cá nhân khi có nhu cầu sử dụng vượt số tiền hiện có trong tài khoản thanh toán của cá nhân. Vay trả góp: Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau. Vay thế chấp: Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân: Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt Cho vay sản xuất hộ gia đình trong lĩnh vực lâm ngư nghiệp, nuôi trồng thủy hải sản Trường Đại học Kinh tế Huế Cho vay mua sắm công cụ lao động, thiết bị máy móc phụ vụ nông nghiệp Cho vay nhằm khắc phục cải thiện đời sống nông thôn Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng cung cấp các loại hình cho vay đa dạng, phong phú phù hợp với nhu cầu khách hàng như: cho vay tiêu dùng, cho vay mua nhà, cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đi du học, 14
  25. 1.2. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại 1.2.1. Quan niệm về chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng thương mại “ Chất lượng của một khoản vay được hiểu là lợi ích kinh tế mà khoản vay mang lại cho cả người đi vay và người cho vay” Lương Ngọc Trưng 2015. Một khoản vay được coi là chất lượng tốt khi nó mang lại lợi ích song song cho cả khách hàng và Ngân hàng, tức là vốn vay khi được đưa vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra một khoản tiền đủ lớn để trang trải chi phí, trả được gốc và lãi cho Ngân hàng có lợi nhuận, góp phần vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Xét từ góc độ Ngân hàng: chất lượng cho vay thể hiện mức độ an toàn và khả năng sinh lời của Ngân hàng do hoạt động này mang lại. Khi cho vay, Ngân hàng thường quan tâm đến các yếu tố như khoản vay có đảm bảo an toàn hay không, mục đích sử dụng của khách hàng có phù hợp với chính sách của Ngân hàng hay không, thời gian trả gốc và lãi cũng như lợi nhuận mà Ngân hàng có được. Xét từ góc độ khách hàng: một khoản cho vay được đánh giá là tốt khi nó thỏa mãn nhu cầu của họ. Mức độ thỏa mãn thể hiện ở chỗ tín dụng đó được cung cấp một cách đầy đủ, kịp thời đáp ứng nhu cầu với lãi suất, phương thức giải ngân, thu nợ hợp lý, thủ tục khi vay nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, chi phí. Như vậy, chất lượng cho vay cao thì phải thỏa mãn đồng thời hai mục tiêu của Ngân hàng, khách hàng. Hoạt động cho vay cho vay muốn tốt thì phải dung hòa được hai mục tiêu trên, từ đó Ngân hàng mới hoạt động và phát triển bền vững. 1.2.2. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thươngTrường mại. Đại học Kinh tế Huế 1.2.2.1. Xét từ góc độ Ngân hàng  Tổng dư nợ Tổng dư nợ là một chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền Ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động tín dụng của Ngân hàng yếu kém, không có khả 15
  26. năng mở rộng khách hàng, khả năng tiếp thị của Ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp Mặc dù vậy, chỉ tiêu này cao thì chưa hẳn chất lượng khoản vay tốt. Song nếu tổng dư nợ tăng liên tục qua các năm thì lại cho thấy chiều hướng tăng lên của chất lượng tín dụng. Tỷ trọng các khoản vay cũng cho thấy chất lượng tín dụng của Ngân hàng. ư ợ ắ ℎạ ( ℎặ à ℎạ ) Chỉ tiêu này còn cho thấy biến độổng c ủaư t ỷợtrọng giữa các loại dư nợ tín dụng của một ngân hàng qua các thời kỳ khác nhau. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ phát triển của nghiệp vụ tín dụng càng lớn, mối quan hệ với khách hàng càng có uy tín. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng doanh số cho vay KHCN Doanh số cho vay KHCN: Là tổng số tiền Ngân hàng cho vay nhằm mục đích tiêu dùng trong kỳ, nó phản ánh một cách khái quát về hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng trong một thời kỳ nhất định, thường tính theo năm tài chính. Nó thể hiện mức cho vay trong kỳ. Doanh số cho vay KHCN càng cao thì việc mở rộng hoạt động cho vay KHCN của Ngân hàng càng tốt, quy mô cho vay càng lớn. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng doanh số tuyệt đối Giá trị tăng trưởng DS Doanh số CVKHCN Doanh số CVKHCN năm = tuyệt đối năm t (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay KHCN năm t tăng so với năm t- 1 về số tuyệt đối là bao nhiêu. TrườngChỉ tiêu phản ánh sự Đạităng trưở nghọc doanh số tươngKinh đối tế Huế Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng DS tuyệt đối = x 100 DS tương đối Tổng DS CVKHCN năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết tốc độ tăng trưởng doanh số CVKHCN năm t so với năm t-1. 16
  27. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về tỷ trọng Tổng doanh số CVKHCN Tỷ trọng = x 100 Tổng Doanh số hoạt động tín dụng Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh số của hoạt động CVKHCN chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanh số của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng dư nợ CVKHCN Dư nợ CVKHCN: Là số tiền mà khách hàng đang nợ Ngân hàng tại một thời điểm, chỉ tiêu này thường được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu doanh số cho vay nhằm phản ánh tình hình mở rộng cho vay KHCN của Ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tuyệt đối Giá trị tăng trưởng dư Tổng dư nợ Tổng dư nợ CVKHCN = nợ tuyệt đối CVKHCN CVKHCN năm t năm (t-1) Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ năm t tăng so với năm (t-1) về số tuyệt đối là bao nhiêu. Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng dư nợ tương đối Giá trị tăng trưởng Giá trị tăng trưởng Dư nợ tuyệt đối = x 100 Dư nợ tương đối Tổng Dư nợ năm (t-1) Ý nghĩa : Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng dư nợ CVKHCN năm t so với năm (t-1) về số tương đối là bao nhiêu. TrườngChỉ tiêu phản ánh sự Đạităng trưở nghọc về tỷ trọ ngKinh tế Huế Tổng Dư nợ CVKHCN Tỷ trọng = X 100 Tổng Dư nợ hoạt động tín dụng Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết dư nợ hoạt động CVKHCN chiếm tỷ lệ bao nhiêu trong dư nợ của toàn bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng, đồng thời so sánh tỉ trọng 17
  28. này năm sau so với năm trước. Từ đó giúp cho Ngân hàng có những định hướng cụ thể trong việc mở rộng CVKHCN. Chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng số lượng khách hàng - Số lượng khách hàng: Là tổng số khách hàng thực hiện giao dịch với Ngân hàng. Trong hoạt động CVKHCN, số lượng khách hàng thể hiện ở số các khoản vay cá nhân mà Ngân hàng cấp cho khách hàng. - Chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng khách hàng Mức tăng giảm = Số lượng khách hàng năm t - Số lượng khách hàng năm t-1 Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số lượng khách hàng năm t tăng giảm bao nhiêu so với năm (t-1). Qua đó giúp cho việc đánh giá khả năng mở rộng quy mô và đối tượng khách hàng tại Ngân hàng. Chỉ tiêu phản ánh sự mở rộng loại hình CVKHCN Chỉ tiêu này phản ánh sự đa dạng về loại hình CVKHCN tại Ngân hàng, qua đó cho thấy khả năng mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động. Đây đồng thời cũng là một chỉ tiêu quan trọng, phản ánh sự đa dạng về đối tượng khách hàng đến thực thực hiện giao dịch CVKHCN tại Ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cho vay KHCN Tỷ lệ nợ xấu CVKHCN là tỷ lệ phần trăm giữa tổng các khoản nợ xấu CVKHCN so với tổng dư nợ CVKHCN ở một thời điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm. Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng tín dụng tại các tổ chức tín dụng. Chỉ tiêu này được tính theo công thức sau: Nợ xấu CVKHCN TTrườngỷ lệ nợ xấu CVKHCN Đại= học Kinh tế Huếx 100 Tổng Dư nợ CVKHCN Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay KHCN của Ngân hàng. Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có khả năng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản vay. Ngược lại, cho thấy chất lượng của các khoản tín dụng được cải thiện. 18
  29. Hoặc cũng có thể Ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi cách phân loại nợ.  Chỉ tiêu dư nợ có tài sản đảm bảo ư ợ ℎ ó Đ Đây là chỉ tiêu phản ánh quy môổ cho vayư ợcó tài sản đảm bảo, qua đó phản ánh năng lực của Ngân hàng trong lĩnh vực này. Tỷ lệ này càng cao càng cho thấy rủi ro tín dụng càng thấp, đảm bảo nguồn trả nợ khi rủi ro xảy ra.  Chỉ tiêu nợ quá hạn ợ á ℎạ ổ ư ợ ợ á ạ á â Là chỉ tiêu phản ánh các khoản ổnợ khi ư đ ếnợ hạn mà khách hàng không trả được cho Ngân hàng mà không có nguyên nhân chính đáng thì Ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản quản lý nợ khác gọi là nợ quá hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ thuộc các nhóm 2, 3, 4, 5 theo quy định về phân loại nợ theo Thông tư 02/2013/TT- NHNN. Nợ quá hạn là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại Ngân hàng. Chỉ tiêu nợ quá hạn là một chỉ số quan trọng để đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng. Các Ngân hàng có chỉ số này thấp đã chứng minh được chất lượng tín dụng cao của mình và ngược lại. TrườngThông thường thì tỷ lĐạiệ nợ quá hhọcạn tốt nhấ t Kinhlà ở mức <= tế5%, theo Huế thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, chỉ tiêu này đôi khi cũng chưa phản ánh hết chất lượng tín dụng của một Ngân hàng. Bởi vì bên cạnh những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý do đã thực hiện tốt các khâu trong quy trình tín dụng, còn có những Ngân hàng có được tỷ lệ nợ quá hạn thấp thông qua việc cho vay đảo nợ, không chuyển nợ quá hạn theo đúng qui định, 19
  30. Phân loại nhóm nợ: - Nợ nhóm 1: nợ đủ tiêu chuẩn (quá hạn dưới 10 ngày). Là loại nợ tốt, không có nghi ngờ về khả năng thanh toán. - Nhóm 2: nợ cần chú ý (quá hạn từ 10 đến 90 ngày). Có dấu hiệu suy giảm khả năng trả nợ, tổn thất cuối cùng ước tính sẽ không xảy ra trong giai đoạn này nhưng sẽ xảy ra nếu những bất lợi tiếp tục còn tồn tại. - Nhóm 3: nợ dưới chuẩn (quá hạn từ 91 đến 180 ngày). Không có khả năng thu hồi tổn thất một phần. - Nhóm 4: nợ nghi ngờ (quá hạn từ 181 đến 360 ngày). Khả năng tốn thất cao sau khi đã tính đến giá trị thực tế của TSĐB. - Nhóm 5: nợ có khả năng mất vốn (quá hạn trên 360 ngày). Không còn khả năng thu hồi sau mọi nỗ lực thu hồi nợ nhưng phát mãi TSĐB, tố tụng  Chỉ tiêu thu nhập từ cho vay Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả từ hoạt động cho vay, được tính bằng chênh lệch giữa các khoản thu lãi đầu vào với các chi phí đầu ra. Ch ỉ tiêuậ này ừ giúp Ngân = hàng đánhậ giáừ hiạệu đquộ ả ho ạt đ ộng −cho vay trongí tổng thể hoạt động kinh doanh, từ đó đề ra định hướng, mục tiêu hoạt động củ thể trong tương lai. 1.2.2.2. Xét từ góc độ khách hàng Các chỉ tiêu định tính là nguyên tắc tiên quyết để thực hiện tốt chất lượng cho vay là chỉ tiêu khó xác định chuẩn mực hơn các chỉ tiêu định lượng nhưng góp phần quanTrường trọng vào việc đánh giáĐại cho vay họccủa NHTM. Kinh Những chỉ tiêutế định Huế tính gồm: - Uy tín của Ngân hàng: Đây là một chỉ tiêu quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay KHCN nói riêng. Ngân hàng tồn tại được chính là nhờ vào sự tin cậy của khách hàng với Ngân hàng. 20
  31. - Thái độ phục vụ và thủ tục thực hiện: Thái độ phục vụ nhiệt tình, thủ tục tuân theo đúng quy định, quy chế của Ngân hàng được cán bộ tín dụng làm nhanh chóng chính xác, an toàn cũng góp phần làm mở rộng hoạt động cho vay KHCN. - Sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với dịch vụ của Ngân hàng: Ngân hàng muốn giữ chân khách hàng đều phải có các chiến lược đúng đắn, tận tâm với khách hàng như vậy mọi người dân khi đến thực hiện giao dịch mới cảm thấy hài lòng và sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ trong thời gian dài. 1.3.3. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay khách hàng cá nhân 1.3.3.1. Nhân tố chủ quan  Chính sách cho vay Chính sách cho vay phản ánh định hướng cơ bản cho hoạt động tín dụng, nó có ý nghĩa quyết định đến hoạt động của Ngân hàng. Chính sách cho vay của Ngân hàng là hệ thống các chủ trương, quy định chi phối hoạt động cho vay nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn, tăng cường chuyên môn hoá trong phân tích cho vay, tạo sự thống nhất chung trong hoạt động cho vay nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao khả năng sinh lời. Ba yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách cho vay là: chính sách lãi suất cho vay, phương thức cho vay và chính sách về tài sản đảm bảo. Lãi suất cơ bản (do Ngân hàng thương mại xây dựng) được xác định dựa trên các bộ phận cấu thành chủ yếu: (+) Lãi suất huy động và chi trả bình quân (+) Các khoản chi khác (-) Các khoản thu lãi từ tiền gửi và chứng khoán (-) Các khoản thu khác (+) Rủi ro cho vay coi là lãi suất gốc từ đó ngân hàng sẽ phân chia thành các lãi suất khác nhau tương ứng với đặc điểm của từng loại cho vay đảm bảo tính cạnh tranh và chất lượngTrường của khoản cho vay cungĐại cấp đ ếnhọc từng đối tưKinhợng khách hàng.tế Huế Phương thức cho vay đa dạng, phong phú, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng theo từng thời điểm, thời kỳ cũng là nhân tố quan trọng góp phần vào việc thu hút khách hàng, đặc biệt là khách hàng cá nhân. Ngân hàng tài trợ cho vay với khách hàng cá nhân thường dựa trên uy tín của khách hàng. Trong trường hợp khách hàng truyền thống, có uy tín, Ngân hàng cho vay 21
  32. không cần kí hợp đồng đảm bảo. Trong những trường hợp độ an toàn của người vay không chắc chắn, Ngân hàng đòi hợp đồng đảm bảo. Các đảm bảo của khách hàng nhằm hạn chế bớt các thiệt hại cho ngân hàng khi khách hàng có khó khăn không trả được nợ nhằm nâng cao chất lượng khoản vay. Đảm bảo có thể bằng phương pháp cầm cố hoặc thế chấp. Các đảm bảo thường là giấy tờ có giá, hàng hóa, nhà cửa, thiết bị hoặc bảo lãnh của bên thứ ba.  Năng lực kiểm tra, kiểm soát khoản vay Việc kiểm tra, kiểm soát cho vay khách hàng cá nhân cần thực hiện cả trước, trong và sau khi cấp cho vay cho khách hàng. Việc kiểm tra trước khi cho vay nhằm đánh giá xem khách hàng có đủ điều kiện cấp cho vay hay không, bao gồm: kiểm tra thông tin khách hàng, kiểm tra quy trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc hay chưa, kiểm tra các thủ tục giấy tờ có đầy đủ hay chính xác chưa, chỗ nào còn không hợp lý, sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này. Kiểm tra, kiểm soát sau khi giải ngân: đây là khi tiền vay đã được giải ngân, bộ phận kiểm soát cho vay cũng như chính các cán bộ cho vay sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, kiểm tra việc sử dụng vốn vay có đúng mục đích không, đây là quá trình cần bám sát nhất trong một khoản vay vì tình hình sử dụng khoản vay của khách hàng sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của khách hàng. Đồng thời qua quá trình này, khách hàng mới để lộ nhiều khuyết điểm nhất, Ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà cá nhân đã nêu ra, nếu thấy có những sai phạm hay thông tin không đúng sự thật Ngân hàng phải xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật để bảo đảm vốn vay được sử dụng có hiệu quả. TrườngGiải quyết được nhữ ngĐại vấn đề trên,học Ngân hàngKinh sẽ phát hi ệtến kịp thHuếời khả năng rủi ro sẽ xảy ra nhằm có biện pháp đối phó thích hợp để giảm thiểu rủi ro và nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân. 22
  33.  Chất lượng đội ngũ cán bộ Ngân hàng Đội ngũ nhân viên có trình độ nghiệp vụ tốt, thái độ làm việc trách nhiệm là một yêu cầu hàng đầu đối với mỗi Ngân hàng và nhất là đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động cho vay. Trình độ chuyên môn và khả năng của cán bộ cho vay có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình vay vốn và tạo lợi nhuận từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân. Hoạt động cho vay của Ngân hàng là hoạt động rất phức tạp, liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội do đó vai trò của người cán bộ là rất quan trọng. Những phương tiện kĩ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy bén, kinh nghiệm của những cán bộ cho vay. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn đề cập đến cả lương tâm, đạo đức nghề nghiệp, tác phong và kỉ luật lao động của người cán bộ. Chất lượng nhân viên cho vay tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật cao, điều này sẽ phần nào giúp Ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ kỹ thuật, và nhiều khi nó là thế mạnh giúp Ngân hàng cạnh tranh với các đối thủ có tiềm lực công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật tốt hơn. Bên cạnh chất lượng của nhân viên cho vay thì sự sắp xếp, điều phối họ trong công việc cũng có ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Sự bố trí, phân công công việc cho mỗi người sao cho hợp lý sẽ giúp họ phát huy hết thế mạnh, hạn chế điểm yếu của mỗi người, đồng thời thúc đẩy công việc một cách trôi chảy và hiệu quả, từ đó góp phần nâng cao chất lượng cho vay. Như vậy, một Ngân hàng có được một chính sách cho vay hợp lý nhưng nếu không có đội ngũ cán bộ cho vay năng động sáng tạo, có đầy đủ kiến thức chuyên môn và đạo đức nghTrườngề nghiệp thì cũng khôngĐại thể đhọcảm bảo đư ợKinhc chất lượng cáctế kho Huếản cho vay cũng như mở rộng quy mô cho vay và điều này tất yếu sẽ ảnh hưởng tới việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại.  Khoa học, công nghệ và trang thiết bị kỹ thuật Khoa học, công nghệ đang phát triển từng ngày. Trong cuộc sống hiện nay khoa học kĩ thuật đóng một vai trò khá lớn, trong ngành Ngân hàng, khoa học kĩ thuật là 23
  34. một công cụ đắc lực giúp Ngân hàng có thể nâng cao chất lượng hoạt động, dịch vụ, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Những trang thiết bị ở đây không phải là yếu tố cơ bản, nó là công cụ, phương tiện hỗ trợ trong việc tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Nhờ có các thiết bị tin học mà các Ngân hàng có thể cập nhật thông tin, xử lý thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời, chính xác, trên cơ sở đó có quyết định cho vay đúng đắn. Ngoài ra còn tạo điều kiện đơn giản hóa thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng, giúp mở rộng cho vay và tăng uy tín cho Ngân hàng.  Công tác tổ chức của Ngân hàng Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong Ngân hàng, giữa các Ngân hàng với nhau trong toàn bộ hệ thống cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó sẽ tạo điều kiện đáp ứng kịp thời yêu cầu khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát sao khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao chất lượng khoản cho vay đối với khách hàng nói chung và khách hàng cá nhân nói riêng. 1.3.3.2. Nhóm nhân tố khách quan  Môi trường kinh tế Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong một nền kinh tế thì đều chịu ảnh hưởng từ sự ổn định hay bất ổn định từ môi trường kinh tế đó. Sự tồn tại và phát triển của cả Ngân hàng hay các khách hàng cá nhân đều chịu tác động rất nhiều từ sự biến động của môiTrường trường kinh tế. Đại học Kinh tế Huế Nếu như môi trường kinh tế biến động theo hướng xấu đi, sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, đầu tư, tiêu dùng giảm sút, lạm phát cao, nhu cầu cho vay giảm sút, vốn cho vay đã giải ngân cũng khó có thể được sử dụng hiệu quả hay không đảm bảo thanh toán đúng hạn cho Ngân hàng Như vậy hoạt động cho vay nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng sẽ suy giảm về quy mô, chất lượng. 24
  35. Nếu nền kinh tế phát triển bền vững, ổn định, lạm phát chấp nhận được, không khủng hoảng, sản xuất kinh doanh tiến triển tốt đẹp mang lại hiệu quả kinh tế cho mọi chủ thể, khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ đều đặn, uy tín của Ngân hàng ngày một nâng cao, các mối quan hệ kinh tế được cải thiện và thắt chặt hơn nữa . Rõ ràng chất lượng các khoản cho vay khách hàng cá nhân sẽ có chất lượng tốt hơn và tạo đà nâng cao dần trong tương lai.  Môi trường pháp lý Môi trường pháp lý được hiểu là hệ thống luật và các văn bản pháp quy liên quan đến hoạt động của các Ngân hàng thương mại nói chung và hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Môi trường pháp lý có thể ảnh hưởng tốt hay không tốt đến quy mô và hiệu quả của các khoản cho vay đối với khách hàng cá nhân. Một môi trường pháp lý đồng bộ, đầy đủ và chặt chẽ sẽ tạo điều kiện cho Ngân hàng tiến hành xét duyệt cho vay theo một quy chuẩn, đồng thời đảm bảo phía đối tác nghiêm chỉnh chấp hành một cách triệt để, nâng cao tính pháp lý và chất lượng các khoản vay. Ngược lại, nếu môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và tồn tại nhiều bất cập sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau, trục lợi Ngân hàng Không những thế, môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu ổn định sẽ khiến khách hàng cá nhân e dè, không dám mạnh dạn sản xuất kinh doanh hộ gia đình. Do đó, dẫn đến hạn chế tăng trưởng cho vay của các Ngân hàng và ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân của Ngân hàng thương mại. Trường Đại học Kinh tế Huế 25
  36. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CHO VAY KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HUYỆN LỆ THỦY, QUẢNG BÌNH 2.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thuỷ Quảng Bình, tên viết tắt là Agribank huyện Lệ Thuỷ Quảng Bình là một trong 6 chi nhánh Ngân hàng cấp 2 trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Bình. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình ra đời trước đây trong cơ chế kế hoạch hóa tập trung, là Ngân hàng trực thuộc NHNN Việt Nam. Trước năm 1988, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình có tên là Ngân hàng Nhà nước huyện Lệ Ninh . Đến năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Khi đó, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Lệ Ninh cũng được thành lập. Tổng số cán bộ công nhân viên của Ngân hàng lúc này là 120 người hoạt động trên toàn địa bàn huyện Lệ Ninh. Sự ra đời của Ngân hàng là một yêu cầu bức thiết nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dân cư và các tổ chức, doanh nghiệp trongTrường huyện cũng như cho nhuĐại cầu xu họcất khẩu, từ đóKinh đời sống c ủtếa dân cưHuế được cải thiện hơn, chất lượng cuộc sống được nâng lên, tình hình kinh tế xã hội của huyện lúc này cũng được khởi sắc hơn nhờ sử dụng có hiệu quả nguồn vốn trong xã hội. Đến năm 1992 cùng với việc tách huyện Lệ Ninh thành 2 huyện Quảng Ninh và Lệ Thuỷ, Ngân hàng phát triển nông nghiệp Lệ Ninh cũng được tách ra thành 2 ngân hàng hoạt động trên 2 huyện. Ngày 22/12/1992, Thống đốc NHNN ký Quyết định số 26
  37. 603NH-QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch, 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 Chi nhánh trong đó có Ngân hàng Nông nghiệp Lệ Thủy. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lệ Thuỷ được hình thành từ đó. Tính đến năm 1994, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng trên địa bàn huyện gồm có 1 Ngân hàng cấp 3 là hội sở trung tâm và 5 ngân hàng cấp 4 trực thuộc. Tuy nhiên, đến năm 1996, do một số Ngân hàng cấp 4 hoạt động kém hiệu quả nên đã bị giải thể. Từ đó, Ngân hàng chỉ còn lại 2 Chi nhánh Ngân hàng cấp 4 trực thuộc là Ngân hàng cấp 4 chợ Trạm và Ngân hàng cấp 4 Mỹ Đức hoạt động cùng với hội sở chính là Ngân hàng cấp 3 của huyện. Và khi đó, Ngân hàng phục vụ người nghèo ra đời trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy. Lúc này, bên cạnh hoạt động kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thuỷ còn thực hiện cho vay xoá đói giảm nghèo, phục vụ nhu cầu cho đa số hộ nghèo trên địa bàn, góp phần cải thiện đời sống của bà con tại địa phương. Năm 2003, Ngân hàng người nghèo chính thức tách riêng hoạt động với tên gọi Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội ra đời nhằm cung cấp tín dụng cho người nghèo và giảm bớt gánh nặng cho Agribank. Đến cuối năm 2004, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lệ Thuỷ đã bàn giao hết vốn ngân sách cho Ngân hàng Chính sách xã hội. Như vậy, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lệ Thuỷ Quảng Bình được trả về đúng vị trí, vai trò kinh doanh tiền tệ của mình. Cho đến nay, mạng lưới hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lệ Thuỷ trên địa bàn gồm có hội sở chính đặt tại TT Kiến Giang và 3 PhòngTrường Giao dịch trực thuộ cĐại đặt tại xã họcCam Thủy, Kinhxã Mỹ Thủy vàtế xã SHuếơn Thủy. 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của Chi nhánh 2.1.2.1. Chức năng Agribank Chi nhánh huyện Lệ Thủy là đơn vị có chức năng trực tiếp kinh doanh tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì 27
  38. mục tiêu lợi nhuận theo phân cấp của Agribank Việt Nam. Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện nhiệm vụ tổ chức điều hành kinh doanh, kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo ủy quyền của Agribank Việt Nam cũng như thực hiện các chức năng khác của Agribank Việt Nam giao. 2.1.2.2. Nhiệm vụ Thực hiện các chức năng trên, Chi nhánh có các nhiệm vụ sau: Huy động vốn: Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và tổ chức tín dụng khác dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác trong nước và nước ngoài bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu và giấy tờ có giá khác, các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN và của Agribank Việt Nam. Cho vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn bằng nội tệ, ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống của các tổ chức, cá nhân hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Kinh doanh ngoại hối khi được Agribank Việt Nam cho phép. Cung ứng các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ. Kinh doanh các dịch vụ Ngân hàng khác. Cầm cố, chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của Agribank Việt Nam. Bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh đảm bảo chất lượng sản phẩm, bảo lãnh hoàn thanh toán, bảo lãnh đối ứng và các hình thức bảo lãnh Ngân hàng khác cho các tổ chức, cá nhân trong nước theo Trườngquy định của Agribank Đại Việt Nam. học Kinh tế Huế Tư vấn tài chính, tín dụng cho khách hàng. Tư vấn cho khách hàng xây dựng dự án. Thực hiện kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ việc chấp hành thể lệ, chế độ nghiệp vụ trong phạm vi quản lý theo quy định của Agribank Việt Nam. 28
  39. Tổ chức phổ biến hướng dẫn và triển khai thực hiện các cơ chế, quy chế nghiệp vụ và văn bản pháp luật của Nhà nước, Ngân hàng nhà nước và của Agribank Việt Nam. Nghiên cứu, phân tích kinh tế liên quan đến hoạt động tiền tệ, tín dụng và đề ra kế hoạch kinh doanh phù hợp với kế hoạch kinh doanh của Agribank Việt Nam. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, phục vụ trực tiếp cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh cũng như quảng bá thương hiệu của Agribank Việt Nam. Chấp hành đầy đủ các báo cáo, thống kê theo chế độ quy định và theo yêu cầu đột xuất của Agribank Việt Nam. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Agribank Việt Nam giao. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ các phòng ban Căn cứ vào mô hình tổ chức Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và tình hình kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy, cơ cấu tổ chức tổ chức theo kiểu trực tuyến chức năng được trình bày như ở sơ đồ 2.1 sau: Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  40. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC (Phụ trách tín Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Phòng giao dịch Ngân quỹ kinh doanh Phòng Phòng Phòng giao giao giao dịch dịch dịch Chợ Mỹ Cam Trạm Đức Thủy Ghi chú: : Quan hệ trực tiếp : Quan hệ chức năng Sơ Trườngđồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Đại của Ngân học hàng Nông Kinh nghiệp và Pháttế triHuếển Nông thôn huyện Lệ Thủy (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy) 30
  41. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn - Chi nhánh huyện Lệ Thủy bao gồm 46 người, được sắp xếp và bố trí như sau: Ban Giám đốc: Gồm Giám đốc và Phó Giám đốc. Các phòng chuyên môn nghiệp vụ: chi nhánh có 2 phòng chuyên môn nghiệp vụ: Phòng kế hoạch kinh doanh và phòng kế toán – ngân quỹ tại hội sở và 3 phòng giao dịch sau: Chợ Trạm, Mỹ Đức, Cam Thủy. 2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất và phụ trách chung về các hoạt động tín dụng của Ngân hàng và một số khách hàng lớn, công tác chi tiêu tài chính, nhân sự. Là người chỉ đạo trực tiếp có nhiệm vụ tổ chức điều hành và chịu trách nhiệm về mọi công việc của Ngân hàng, chỉ đạo thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do tỉnh giao. Phó Giám đốc: phụ trách hoạt động nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo phòng kế hoạch kinh doanh. Phòng kế toán - ngân quỹ: Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ như: hạch toán ngân quỹ, hạch toán thống kê, thanh toán, kiểm soát nguồn vốn, sử dụng vốn, vật tư, chi phí và kết quả hoạt động, Kiểm tra, giám sát các khoản chi tiêu tài chính, tham mưu cho Giám đốc các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị, điều hành, các quyết định về kinh tế, tài chính. Chấp hành quy định về an toàn kho quỹ và định mức tồn quỹ theo quy định. Chấp hành chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề. TrườngLưu trữ, báo cáo, cung Đại cấp thông học tin số liệ u Kinhkế toán theo quytế đị nh.Huế Phòng kế hoạch kinh doanh: Giới thiệu và tư vấn cho khách hàng về các hình thức vay nợ, phân tích tín dụng và các hợp đồng vay nợ của khách hàng, chuẩn bị các chứng từ liên quan đến khoản vay đợi xác nhận, thông báo cho ban giám đốc của chi nhánh và trụ sở chính xin ý 31
  42. kiến, hoàn thành các hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, tín dụng, cập nhật tình hình và thông báo các khoản nợ đến khách hàng. Nghiên cứu xây dựng chiến lược tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách tín dụng ưu đãi với từng loại khách hàng nhằm mở rộng theo hướng đầu tư tín dụng khép kín: sản xuất, chế biến, tiêu thụ, xuất khẩu, gắn tín dụng sản xuất, lưu thông và tiêu dùng Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền. Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục Giúp Giám đốc Chi nhánh chỉ đạo, kiểm tra hoạt động tín dụng của các Chi nhánh NHNo&PTNT trực thuộc trên địa bàn. 2.1.3.2. Đặc điểm đội ngũ lao động của Chi nhánh Trường Đại học Kinh tế Huế 32
  43. Bảng 2.1. Tình hình lao động của Chi nhánh qua 3 năm từ 2017 – 2019 Đơn vị: Người Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) SL (Người) Cơ cấu (%) +, - % +, - % Tổng số CBNV 44 100 45 100 46 100 1 2.27 1 2.22 * Theo giới tính 44 100 45 100 46 100 1 2.27 1 2.22 Nam 20 45.45 20 44.44 20 43.48 0 0 0 0 Nữ 24 54.55 25 55.56 26 56.52 1 4.17 1 4 * Theo trình độ 44 100 45 100 46 100 1 2.27 1 2.22 ĐH, trên ĐH 41 93.18 42 93.33 43 93.48 1 2.44 1 2.38 Phổ thông 3 6.82 3 6.67 3 6.52 0 0 0 0 * Theo nghiệp vụ 44 100 45 100 46 100 1 2.27 1 2.2 Tín dụng 20 45.45 20 44.44 21 45.65 0 0 1 5 Kế toán 13 29.55 14 31.11 14 30.43 1 7.69 0 0 Ngân quỹ 4 9.09 4 8.89 4 8.70 0 0 0 0 Tin học 1 2.27 1 2.22 1 2.17 0 0 0 0 DV&MKT 1 2.27 1 2.22 1 2.17 0 0 0 0 HCNS 2 4.55 2 4.44 2 4.35 0 0 0 0 LĐ khác 3 6.82 3 6.67 3 6.52 0 0 0 0 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm Agribank - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017 – 2019) Trường Đại học Kinh tế Huế 33
  44. Xét về cơ cấu đội ngũ lao động theo bảng trên ta thấy, do Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy xác định hoạt động tín dụng là chủ yếu nên số lượng cán bộ tín dụng luôn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lao động của toàn Chi nhánh. Cụ thể, trong năm 2017 chiếm 45,45%, năm 2018 chiếm 44,44% và 2019 là 45,5%. Mặc dù vậy, so với yêu cầu thực tế thì hoạt động tín dụng vẫn còn thiếu nhiều nhân lực, mỗi nhân viên cán bộ quản lí nhiều khu vực và làm việc với năng suất cao trong một ngày làm việc, do đó cần bổ sung tuyển dụng thêm trong thời gian tới. Về giới tính, Agribank - Chi nhánh Lệ Thủy khá cân bằng về số lượng cán bộ nam và nữ, từ đó tạo ra môi trường làm việc vui vẻ, hòa đồng, thân thiện. Mọi người luôn giúp đỡ nhau. Về trình độ chuyên môn: tại thời điểm cuối năm 2019 Chi nhánh có 18 thạc sỹ chiếm 39.13% , đại học 25 người chiếm 54.35% trong tổng số nhân viên của Chi nhánh . Đây là một tỷ lệ tương đối cao, vì vậy có thể nói chất lượng nguồn nhân lực của Chi nhánh cơ bản đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh và dịch vụ Ngân hàng hiện đại. 2.1.3.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban Mặc dù chức năng và nhiệm vụ của mỗi phòng ban là khác nhau, nhưng tổng thể các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Hoạt động của các bộ phận Ngân hàng đều phục vụ mục đích chung của Ngân hàng là kiếm lãi từ đồng vốn được huy động. Các phòng ban hợp tác, hỗ trợ nghiệp vụ cho nhau tạo thành các mắt xích quan trọng vận hành bộ máy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Về mặt nghiệp vụ, phòng tín dụng quản lý tất cả các khách hàng có quan hệ vay vốn tại NHNo&PTNT Lệ Thuỷ, bao gồm tất cả các giao dịch ở tài khoản của khách hàngTrường bên phòng kế toán. Đ ốĐạii với khách học hàng đang Kinh có dư nợ tín tếdụng tạHuếi Ngân hàng, thì bên Kế toán thực hiện các giao dịch chuyển tiền, rút tiền từ tài khoản cho khách hàng hoặc các giao dịch có liên quan khác phải có chữ ký của cán bộ tín dụng phụ trách của khách hàng. Mặt khác, khi cán bộ tín dụng thực hiện giải ngân cho khách hàng bằng chuyển khoản thì phải chuyển chứng từ sang phòng Kế toán để chuyển tiền cho khách hàng. Các khoản phí như bảo an tín dụng do cán bộ tín dụng thu cũng phải trực tiếp 34
  45. nộp cho phòng kế toán. Do vậy, giữa phòng tín dụng và phòng kế toán có quan hệ tương hỗ, cùng quản lý các giao dịch của khách hàng để đảm bảo thu nợ và lãi đúng hạn. Qua hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Lệ Thuỷ có được tổ chức bộ máy ổn định với 2 phòng ban và 3 phòng giao dịch trên khắp địa bàn huyện. Nhờ sự hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau của các phòng ban mà Chi nhánh đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng cũng như các hoạt động kinh doanh khác. 2.1.3.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Nông hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình từ 2017- 2019 Trong suốt những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình đã biết phát huy những lợi thế của mình để trở thành một Chi nhánh hoạt động có hiệu quả với nhiều năm liên tục đạt lợi nhuận trong nhiều lĩnh vực kinh doanh như hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay.  Tình hình huy động vốn Trong những năm gần đây tình hình kinh tế xã hội của Huyện phát triển tốt, đời sống của người dân được nâng cao, các làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp phát triển, nên nguồn vốn trong những năm gần đây liên tục tăng cao. Hoạt động huy động tiền gửi từ dân cư cũng vì vậy mà gặp nhiều thuận lợi. Cụ thể tình hình huy động vốn của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng BìnhTrườngtrong 3 năm 2017-201 Đại9 như sa u:học Kinh tế Huế 35
  46. Bảng 2.2. Tình hình huy động vốn tại NHNo&PTNT qua 3 năm 2017 -2019 Đơn vị tính: Triệu đồng 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 TĐTG CHỈ TIÊU BQ/năm GT % GT % GT % +/- % +/- % (%) Nguồn vốn huy động 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 Theo loại tiền 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 - VND 1,192,918 97.62 1,480,447 98.70 1,766,278 99.86 287,529 24.10 285,831 19.31 21.71 - Ngoại tệ (qui ra VND) 29,075 2.38 19,522 1.30 2,464 0.14 -9,553 -32.86 -17,058 -87.38 -60.12 Theo tính chất tiền gửi 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 -Tổ chức 45,520 3.73 81,809 5.45 83,748 4.73 36,289 79.72 1,939 2.37 41.05 - Tiền gửi dân cư 1,176,473 96.27 1,418,159 94.55 1,684,994 95.27 241,686 20.54 266,835 18.82 19.68 Theo kỳ hạn 1,221,993 100 1,499,968 100 1,768,742 100 277,975 22.75 268,774 17.92 20.33 - KKH 91,587 7.49 138,771 9.25 148,988 8.42 47,184 51.52 10,217 7.36 29.44 - Dưới 12T 639,332 52.32 689,020 45.94 693,694 39.22 49,688 7.77 4,674 0.68 4.23 - Từ 12T trở lên 491,074 40.19 672,178 44.81 926,059 52.36 181,104 36.88 253,881 37.77 37.32 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT Lệ Thủy trong 3 năm 2017-2019) Trường Đại học Kinh tế Huế 36
  47. Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy, nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh Lệ Thủy không ngừng tăng trưởng tốt về số dư và tốc độ qua các năm. Vốn huy động năm 2018 so với năm 2017 tăng 277,975 triệu đồng (tốc độ 22.75%), vốn huy động năm 2019 so với năm 2018 tăng 268,774triệu đồng (tốc độ 17.92%), bình quân tăng trưởng hàng năm là 20.33%. Với cơ chế tự chủ trong hoạt động kinh doanh, đi vay để cho vay nên việc huy động vốn hàng năm đạt kết quả cao tạo cho Chi nhánh chủ động hơn trong hoạt động cho vay, hạn chế phải đi vay cấp trên tiết kiệm chi phí, tối đa lợi nhuận. Theo loại tiền Qua bảng 2.2 ta thấy nguồn vốn huy động tại Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình chủ yếu là nguồn vốn nội tệ, qua các năm nguồn vốn huy động bằng VNĐ luôn chiếm tỷ trọng trên 97% trong tổng nguồn vốn và có xu hướng tăng dần, cụ thể, năm 2017 đạt 1,221,993 triệu đồng chiếm 97.62% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 đạt 1,480,447 triệu đồng chiếm tỷ trọng 98.70% và đạt 1,766,278 triệu đồng chiểm tỷ trọng 99,86% vào năm 2019. Ngược lại nguồn vốn ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp không đáng kể và có xu hướng giảm dần. Điều này do đặc điểm kinh tế của huyện là không có hoạt động xuất nhập khẩu, người dân đi lao động nước ngoài cón ít và do trong những năm gần đây Chính phủ đã có những chính sách điều tiết để hạn chế tình trạng ngoại tệ hóa nền kinh tế nên đã hạn chế người dân gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. b) Theo tính chất tiền gửi Qua bảng 2.2 cho ta thấy nguồn vốn huy động của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình chủ yếu là từ dân cư, tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng caoTrườngtrong tổng nguồn vốn, Đại cụ thể năm học 2017 là 96. 27%,Kinhnăm 2018 tế là 94. 55%,Huế năm 2019 là 95.27%, số tăng tuyệt đối hàng năm đểu chiếm tỷ trọng cao trong số tăng tuyệt đối của nguồn vốn. Nguồn tiền gửi từ các tổ chức chiếm tỷ trọng thấp nhưng có xu hướng tăng, bình quân tăng trưởng các năm là 41.05%, cao hơn bình quân tăng trưởng các năm chung (20.33%) và bình quân tăng trưởng các năm của tiền gửi dân cư (19.68%). 37
  48. c) Theo kỳ hạn Về phân theo kỳ hạn, cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn, đây là nguồn tiền gửi từ dân cư: năm 2017 chiếm tỷ trọng 92.51% trong tổng nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 52.32%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 40.19%), năm 2018 chiếm tỷ trọng 90.75% trong tổng nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 45.94%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 44.81%), năm 2019 chiếm tỷ trọng 91.58% trong tổng nguồn vốn (trong đó tiền gửi dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 39.22%, tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng chiếm tỷ trọng 52.36%). Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp: năm 2017 chiếm tỷ trọng 7.49% trong tổng nguồn vốn, năm 2018 chiếm tỷ trọng 9.25% trong tổng nguồn vốn, năm 2019 chiếm tỷ trọng 8.42% trong tổng nguồn vốn, tiền gửi không kỳ hạn chủ yếu là tiền gửi thanh toán của các tổ chức, cá nhân. Nguồn vốn không kỳ hạn tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng bình quân các năm cao (29.44%), nguồn vốn có kỳ hạn chiếm tỷ trọng cao và có số tăng tuyệt đối và mức tăng trưởng bình quân hàng năm cao. Qua bảng số liệu ta thấy có sự thay đổi tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng sang tiền gửi có kỳ hạn từ trên 12 tháng, điều này tạo thuận lợi cho Chi nhánh mở rộng đầu tư vào các gói tín dụng trung dài hạn. Nhận xét về công tác huy động vốn: Qua phân tích hoạt động huy động vốn tại Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình cho thấy Chi nhánh đã đạt kết quả cao trong công tác huy động vốn: Mức tăng trưởng hàng năm cao cả về số tuyệt đối và tương đối, nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chếm tỷ trọng cao, chủ đạo trong công tác huy động vốn, phù hợTrườngp với đặc điểm kinh tếĐạicủa của đhọcịa phương thuKinhần nông, cơ tế cấu ngu Huếồn vốn theo kỳ hạn phù hợp với địa bàn kinh doanh vùng nông thôn. Tuy nhiên để giảm chi phí đầu vào và đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, Chi nhánh nhánh cần tập trung huy động tiền gửi không kỳ hạn từ các tổ chức, cá nhân vì đây là nguồn vốn có lãi suất huy động thấp nhất. 38
  49. Hoạt động cho vay Trong những năm gần đây, tình hình cho vay của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình nói riêng và các Ngân hàng khác trên địa bàn nói chung đều chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh tế. Là Chi nhánh hoạt động trên địa bàn huyện, ở khu vực nông thôn, số lượng doanh nghiệp không nhiều, doanh nghiệp làm ăn lớn và hiệu quả càng ít. Vì vậy chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ đặt ra hàng năm phải nổ lực lớn mới hoàn thành tốt được. Tuy gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhưng hoạt động tín dụng từ năm 2017 đến năm 2019 đã đạt được những thành quả tốt. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  50. Bảng 2.3: Tình hình dư nợ tại Agribank -Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình giai đoạn 2017-2019 (Đơn vị tính: Triệu đồng) TĐTG 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 Chỉ tiêu BQ/năm GT % GT % GT % +/- % +/- % (%) Dư nợ 1,196,948 100 1,565,754 100 1,961,924 100 368,806 30.81 396,170 25.30 28.06 I. Theo kỳ hạn - Ngắn hạn 870,169 72.70 1,082,608 69.14 1,231,793 62.78 212,439 24.41 149,185 13.78 19.10 - Trung dài hạn 326,779 27.30 483,147 30.86 730,131 37.22 156,368 47.85 246,984 51.12 49.49 II. Theo ngành kinh tế Nông lâm thuỷ sản 875,746 73.16 1,109,449 70.86 1,475,704 75.22 233,703 26.69 366,255 33.01 29.85 Kinh doanh dịch vụ, vay khác 321,472 26.86 456,306 29.14 486,220 24.78 134,834 41.94 29,914 6.56 24.25 III. Theo loại khách hàng Cá nhân 1,029,838 86.04 1,367,359 87.33 1,761,122 89.77 337,521 32.77 393,763 28.80 30.79 Doanh nghiệp 167,110 13.96 198,395 12.67 200,802 10.23 31,285 18.72 2,407 1.21 9.97 (Nguồn: Phòng Kế hoạch – Kinh doanh Agribank Chi nhánh Lệ Thủy – Quảng Bình) Trường Đại học Kinh tế Huế 40
  51. Tiếp tục tăng trưởng dư nợ trên cơ sở an toàn và hiệu quả, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Áp dụng các hình thức cho vay, trả nợ thông qua thẻ đồng thời thực hiện tốt Chính sách “Tam nông” của Đảng và Nhà nước, tập trung cho vay khách hàng cá nhân như cho hộ sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy hoạt động tín dụng của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình có quy mô mở ngày càng rộng, dư nợ năm sau luôn cao hơn năm trước. Năm 2017 dư nợ tại Chi nhánh đạt 1,196,948 triệu đồng; Năm 2018 đạt 1,565,754 triệu đồng, tăng 368,806 triệu đồng, tốc độ tăng 30.81%; Năm 2019 đạt 1,961,924 triệu đồng, tăng 396,170 triệu đồng so với năm 2018, tốc độ tăng 25.30%. Số dư tuyệt đối tăng hàng năm cao, bình quân tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn này là 28.06%, đây là tốc độ, mức tăng trưởng tương đối cao đối với một Chi nhánh kinh doanh trên địa bàn nông thôn, cho thấy sự phát triển của Chi nhánh. a)Theo kỳ hạn Trong cơ cấu dư nợ, tại Chi nhánh dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn: Dư nợ ngắn hạn năm 2017 chiếm tỷ trọng 72.70% trong tổng dư nợ, tỷ trọng này năm 2018 là 69.14%, năm 2019 là 62.78%, đây là dư nợ phục vụ các hoạt động kinh doanh ngắn ngày, thời gian thu hồi vốn nhanh, tuy nhiên tỷ trọng dự nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần qua từng năm. Dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ nhưng có xu hướng tăng dần: Năm 2017 dư nợ chỉ là 326,779 triệu đồng, chiếm 27,30% trên tổng dư nợ; Năm dư nợ 2018 là 483,147 triệu đồng, chiếm 30.86% trên tổng dư nợ; Năm 2019 dư nợ là 730,131 triệu đồng, chiếm 37.22 % trên tổng dư nợ, đây là dư nợ phục vụ các nhu cầu trung, dài hạn, các dự án đầu tư có thời gian thu hồi vốn dàiTrường ngày. Trong giai đoĐạiạn này có họcsự dịch chuy Kinhển trong đị nhtế hướ ngHuế đầu tư tín dụng tại Chi nhánh: Dư nợ ngắn hạn có mức tăng tuyệt đối hàng năm lớn, tỷ trọng dư nợ cao nhưng có xu hướng giảm dần, ngược lại dư nợ trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nhưng có tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Sự dịch chuyển này là do nền kinh tế đã phục hồi sau khủng hoảng, bắt đầu vào chu kỳ phát triển ổn định mới, người dân tin tưởng hơn vào tương lai do đó nhu cầu vốn cho đầu tư 41
  52. trung dài hạn cao hơn. Mặt khác khác sự dịch chuyển này cũng phù hợp với định hướng kinh doanh của Agribank là hướng vào khu vực nông thôn, phục vụ chính sách “Tam nông” của Chính phủ. Tỷ trọng này dịch chuyển cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn theo hướng tăng dần nguồn vốn từ 12 tháng trở lên tại Chi nhánh, đảm bảo cân đối giữa đầu vào, đầu ra. b) Theo ngành kinh tế Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, dư nợ xét theo ngành kinh tế trong giai đoạn này tại Chi nhánh chủ yếu vẫn là dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn: Tỷ trọng dư nợ cho vay các ngành nghề Nông, lâm thủy hải sản luôn cao và có mức tăng trưởng ổn định hàng năm: Năm 2017 chiểm tỷ trọng 73.16% trong tổng dư nợ, năm 2018 chiếm tỷ trọng 70.86%, năm 2019 chiếm tỷ trọng 75.22%, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 29.85% (cao hơn mức bình quân chung là 28,06%). Trong khi các ngành nghề dịch vụ, kinh doanh khác chiếm tỷ trọng thấp, điều này cũng phù hợp với hướng đặc điểm kinh tế của địa bàn huyện Lệ Thủy là huyện thuần nông. c)Theo loại khách hàng Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy, có sự phân hóa rất lớn trong cơ cấu dư nợ theo loại hình khách hàng. Dư nợ khách hàng cá nhân năm 2017 là 1,029,838 triệu đồng, chiếm 86.04% trên tổng dư nợ; Năm 2018 đạt 1,367,359 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 87.33% trên tổng dư nợ; Năm 2019 đạt 1,761,122 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 89.77% trên tổng dư nợ. Tốc độ tăng trưởng bình quân của khách hàng các nhân trong giai đoạn này là 30.79% và tăng đều qua hàng năm. Ngược lại thì khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng thấp hơn và có xu hướng giảm, mức dư nợ hàng năm có tăng nhưng không đáng kể và số tăng tuyệt đối có xu hướng giảm dần hàng năm, tốc độ tăng Trườngtrưởng bình quân củ a Đạikhách hàng học doanh nghi Kinhệp trong giai tế đoạ n Huếnày là 9.97% và có xu hướng giảm qua hàng năm. Nhận xét về công tác cho vay: Qua phân tích hoạt động cho vay tại Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy Quảng Bình cho thấy: Trong giai đoạn từ năm 2017 – 2019, dư nợ cho vay có mức 42
  53. tăng trưởng cao về số dư tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng, quy mô tín dụng được mở rộng. Có sự dịch chuyển lớn về định hướng cho vay khi tập trung cho vay khách hàng cá nhân, chú trọng cung cấp vốn trung dài hạn cho lĩnh vực nông lâm thủy sản, phục vụ phát nông nghiệp nông thôn, tam nông của Chính phủ. Việc đạt được mức tăng trưởng cao, quy mô tín dụng ngày càng lớn, chuyển dịch cơ cấu đầu tư trong giai đoạn này là phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội, môi trường kinh doanh và cơ cấu nguồn vốn huy động tại Chi nhánh.  Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017-2019 Mặc dù nền kinh tế nước ta nói chung và kinh tế tỉnh Quảng Bình nói riêng giai đoạn 2017-2019 gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của tình hình biến đối khí hậu trong nước song sự chỉ đạo kịp thời có hiệu quả của Ban lãnh đạo Chi nhánh cùng với sự chủ động, linh hoạt và quyết tâm cao của tập thể cán bộ nhân viên Chi nhánh. Giai đoạn 2017-2019, kết quả kinh doanh của Agribank - Chi nhánh Huyện Lệ Thủy tiếp tục đạt được những kết quả vững chắc trên tất cả các mặt hoạt động. Trường Đại học Kinh tế Huế 43
  54. Bảng 2.4: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh tại NHNo&PTNT - Chi nhánh Lệ Thủy từ 2017-2019 (Đơn vị : Triệu đồng) TĐTG Năm So sánh BQ/năm Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 (%) GT % GT % GT % +/- % +/- % Thu nhập 162,943 100 194,086 100 226,796 100 31,143 19.11 32,710 16.85 17.98 Thu từ lãi cho vay 153,672 94.31 181,112 93.32 211,625 93.31 27,440 17.86 30,513 16.85 17.35 Thu từ các hoạt động dịch vụ 4,496 2.759 6,130 3.16 9,152 4.04 1,634 36.34 3,022 49.30 42.82 Lãi từ kinh doanh ngoại hối 71 0.04 61 0.03 59 0.03 -10 (14.08) -2 -3.28 -8.68 Các khoản thu nhập bất thường 4,704 2.89 6,783 3.49 5,960 2.63 2,079 44.20 -823 -12.13 16.03 Chi phí 117,071 100 137,873 100 178,479 100 20,802 17.77 40,606 29.45 23.61 Chi phí trả lãi tiền gửi 87,713 74.92 106,884 77.52 132,384 74.17 19,171 21.86 25,500 23.86 22.86 Chi phí trả lãi tiền vay 1,972 1.68 1,439 1.04 1,348 0.76 -533 -27.03 -91 -6.32 -16.68 Chi phí dịch vụ thanh toán và 1,344 1.15 1,420 1.03 1,422 0.80 76 5.65 2 0.14 2.90 ngân quỹ Chi phí hoạt động khác 26,042 22.24 28,132 20.40 43,325 24.27 2,090 8.03 15,193 54.01 31.02 Lợi nhuận 45,872 56,213 48,317 10,340 22.54 -7,896 -14.05 4.25 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lệ Thủy các năm Trường Đại học Kinh tế Huế 2017,2018,2019. 44
  55. Về thu nhập: Qua bảng số liệu 2.4 Tổng thu nhập của Ngân hàng năm sau cao hơn năm trước, tăng dần quan từng năm, bình quân tốc độ tăng trưởng giai đoạn này là 17.98%: Năm 2017 đạt 162,943 triệu đồng; Năm 2018 đạt 194,086 triệu đồng, tăng so với năm trước 31,143 triệu đồng, tốc độ tăng 19.11%; Năm 2019 đạt 226,796 triệu đồng, tăng so với năm trước 32,710 triệu đồng, tốc độ tăng 16.85%. Trong cơ cấu thu nhập của đơn vị, khoản thu trực tiếp từ hoạt động tín dụng (thu từ lãi tiền vay) luôn là nguồn thu chính, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động kinh doanh của đơn vị và có tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể: Năm 2017 đạt 153,672 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 94.31% trong tổng nguồn thu; Năm 2018 đạt 181,112 triệu đồng, tăng so với năm trước 27,440 triệu đồng, tốc độ tăng 17.86% và chiếm tỷ trọng 93.31% trong tổng nguồn thu; Năm 2019 đạt 211,625 triệu đồng, tăng so với năm trước 30,513 triệu đồng, tốc độ tăng 16,85% và chiếm tỷ trọng 93,31% trong tổng nguồn thu. Với địa bàn hoạt động kinh doanh ở nông thôn, nền kinh tế địa phương thuần nông, nên nguồn thu chính của Ngân hàng là từ hoạt động tín dụng là phù hợp. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu thu nhập của đơn vị là thu từ các hoạt động dịch vụ, đây là các khoản thu nhập từ dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước, thu dịch vụ thẻ, thu dịch thu hộ, dịch vụ ngân hàng điện tử Thực hiện theo định hướng phát triển dịch vụ của Agribank đến năm 2020, Chi nhánh đã tích cực quảng bá, triển khai cung cấp các dịch vụ, tiện ích của Ngân hàng đến người dân, tận dụng nền tảng công nghệ thông tin tiên tiến, thay đổi phong cách giao dịch nên thu nhập từ hoạt động dịch vụ có bước phát triển tích cực, tốc độ tăng trưởng hàng năm cao, chiếm tỷ trọng trong càng cao thu nhập trong tổng, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng bình Trường quân hàng năm đạt 42.Đại82%, cao học hơn tốc đKinhộ tăng thu nhtếập bình Huế quân hàng là 17.98%; Năm 2017 đạt 4,496 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 2.76% trong tổng nguồn thu; Năm 2018 đạt 6,130 triệu đồng, tăng so với năm trước 1,634 triệu đồng, tốc độ tăng 36,34% và chiếm tỷ trọng 3.16% trong tổng nguồn thu; Năm 2019 đạt 9,152 triệu đồng, tăng so với năm trước 3,022 triệu đồng, tốc độ tăng 49,30% và chiếm tỷ trọng 4,04% trong tổng nguồn thu. 45
  56. Nguồn thu chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 là thu nhập từ các khoản thu nhập bất thường. Năm 2017 đạt 4,704 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 2.89% trong tổng nguồn thu; Năm 2018 đạt 6,783 triệu đồng, tăng so với năm trước 2,079 triệu đồng, tốc độ tăng 44.20% và chiếm tỷ trọng 3,49% trong tổng nguồn thu; Năm 2019 đạt 5,960 triệu đồng, giảm so với năm trước -823 triệu đồng, tốc độ giảm -12.13% và chiếm tỷ trọng 2.63% trong tổng nguồn thu. Đây là những khoản thu nhập từ các khoản nợ xử lý rủi ro và các khoản nợ đã xuất khỏi ngoại bảng, các khoản này qua các năm vẫn được đôn đốc thu để bù đắp những chi phí đã xử lý rủi ro các năm trước. Nguồn thu nhấp bất thường này có xu hướng giảm dần vì các khoản nợ ngoại bảng theo thời gian sẻ ít dần. Bên cạnh đó, thu từ kinh doanh ngoại hối chiếm tỷ trọng thấp, không đáng kể trong tổng thu của Chi nhánh là do nền kinh tế địa phương không có hoạt động xuất nhập khẩu, lượng xuất khẩu lao động ít. Về chi phí: Qua bảng số liệu 2.4 Tổng chi phí tăng dần quan từng năm, chi phí tăng đột biến vào năm 2019, bình quân tốc độ tăng giai đoạn này là 23.61%: Năm 2017 đạt 117,071 triệu đồng; Năm 2018 đạt 137,873 triệu đồng, tăng so với năm trước 20,082 triệu đồng, tỷ lệ tăng 17.77%; Năm 2019 đạt 178,479 triệu đồng, tăng so với năm trước 40,606 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29.45%. Trong cơ cấu tổng chi phí thì chi phí trả lãi tiền gửi là chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất. Năm 2017 là 87,713 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 74,92% trong tổng chi phí; Năm 2018 là 106,884 triệu đồng, tăng so với năm trước 19,171 triệu đồng, tốc độ tăng 21.86% và chiếm tỷ trọng 77.52% trong tổng chi phí; Năm 2019 là 132,384 triệu đồng, tăng so với năm trước 25,500 triệu đồng, tốc độ tăng 23,86% và chiếm tỷ trọng 74,17%Trường trong tổng chi phí Đại. Tốc độ tănghọc trưởng bìnhKinh quân củ atế chi phíHuế trả lãi tiền gửi giai đoạn này 22.86% và tăng đều đặn hàng năm là do hoạt động huy động vốn cũng có tốc độ tăng trưởng gần tương đương (20.33%), quy mô nguồn vốn huy động ngày càng lớn. Mặt khác chi phí trả lãi tiền gửi ngày càng tăng. Tỷ lệ chi phí này tăng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của đơn vị, tuy nhiên đây là điều kiện bắt buộc vì điều kiện 46
  57. cạnh tranh và phát triển của đơn vị, có tối đa được lợi nhuận hay không một phần phụ thuộc hoạt động bán vốn của đơn vị. Loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong cơ cấu chi phí của đơn vị là chi phí hoạt động khác: bao gồm các chi phí về bảo hiểm tiền gửi, chi phí trích lập dự phòng rủi ro, chi phí nhân viên, chi phí khấu hao tài sản , cụ thể: Năm 2017 là 26,042 triệu đồng và chiếm tỷ trọng 22,24% trong tổng chi phí; Năm 2018 là 28,132 triệu đồng, tăng so với năm trước 2,090 triệu đồng, tốc độ tăng 8.03% và chiếm tỷ trọng 20.40% trong tổng chi phí; Năm 2019 là 43,325 triệu đồng, tăng so với năm trước 15,193 triệu đồng, tốc độ tăng 54,01% và chiếm tỷ trọng 24,27% trong tổng chi phí. Tốc độ tăng trưởng bình quân của chi phí hoạt động khác giai đoạn này 31.02%. Để đảm bảo cho hoạt động của đơn vị ổn định, phát triển tốt thì các khoản trích lập dự phòng rủi ro, bảo hiểm tài sản luôn là các khoản chi bắt buộc, với quy mô đơn vị ngày một lớn thì chi phí này càng lớn. Chi trả lãi tiền vay là chi phí trả cho nguồn vốn ủy thác đầu tư từ các tổ chức tài chính nước ngoài, chi phí này chiếm tỷ trọng thấp, không đáng kể và có xu hướng giảm dần theo nguồn vốn cung cấp. Chi phí dịch vụ thanh toán và ngân quỹ qua 3 năm chỉ chiếm tỷ trọng thấp và ổn định về mặt tuyệt đối. Chi phí này nhỏ nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến kết quả tài chính của đơn vị. Nhận xét: Qua phân tích trên, ta thấy lợi nhuận là phần chênh lệch giữa thu nhập và chi phí, khoản chênh lệch này càng cao thì lợi nhuận thu được càng lớn cũng như thể hiện được hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng càng cao. Nhìn chung qua 3 năm từ 2017 đến năm 2019Trường, Agribank - Chi nhánh Đại huyện L ệhọcThủy Quả ngKinh Bình đã đạ t tếđược kHuếết quả khả quan. Lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh luôn dương và đóng góp lớn vào ngân sách nhà nước.Theo đó lợi nhuận kinh doanh của Chi nhánh các năm lần lượt là : Năm 2017 đạt 45,872 triệu đồng; Năm 2018 đạt 56,213 triệu đồng và Năm 2019 đạt 48,3317 triệu đồng 47
  58. Có được thành quả như vậy là do Chi nhánh đã có định hướng phát triển đúng đắn, đội ngũ nhân viên hết lòng vì công việc cùng với cũng chiếm hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Tuy nhiên, so sánh với các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Chi nhánh không hoàn thành mức kế hoạch tại năm 2019, đồng thời lợi nhuận kinh doanh tại năm 2019 giảm so với năm 2018. Vấn đề này phát sinh xuất phát từ khâu quản lý chi phí của Chi nhánh, chi phí liên tục tăng trong khi doanh thu lại giảm. Như vậy, bên cạnh những thành công đạt được, hoạt động sản xuất kinh doanh của Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy còn tồn tại rất nhiều hạn chế cần khắc phục. Do đó, đẩy mạnh xây dựng các chiến lược kinh doanh, đưa ra các kế hoạch sử dụng và huy động vốn hợp lý là nhiệm vụ hàng đầu của Chi nhánh trong thời gian tới. 2.2. Phân tích chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Lệ Thuỷ 2.2.1. Những quy định chung trong cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Lệ Thủy 2.2.1.1. Nguyên tắc và điều kiện cho vay khách hàng cá nhân Nguyên tắc cho vay của Ngân hàng thương mại được quy định rõ tại Điều 4 Thông tư 39/2016/TT-NHNN quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, Chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành như sau: “Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và khách hàng, phù hợp với quy định tại Thông tư này vàTrường các quy định của phápĐại luật có học liên quan Kinhbao gồm cả pháptế lu ậHuết về bảo vệ môi trường” Khách hàng vay vốn tổ chức tín dụng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây: 48
  59. +Khách hàng là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự theo quy định của pháp luật. Khách hàng là cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật hoặc từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. +Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp. +Có phương án sử dụng vốn khả thi. +Có khả năng tài chính để trả nợ. +Trường hợp khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này, thì khách hàng được tổ chức tín dụng đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.” 2.2.1.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Lệ Thủy Quy trình cho vay với khách hàng cá nhân được thực hiện tại Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy nói riêng bao gồm các bước sau: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng vay vốn Thẩm định và thương lượng Phê duyệt cho vay và giải ngân Trường Đại học Kinh tế Huế Sơ đồ 2.2. Quy trình cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT Chi nhánh Lệ Thủy Nguồn:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Lệ Thủy 49
  60. Sau khi Chi nhánh tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, bộ phận tín dụng sẽ tiến hành thẩm định, xét duyệt hồ sơ. Việc xét duyệt sẽ gồm: kiểm tra tư cách pháp lý của khách hàng; kiểm tra lịch sử tín dụng; kiểm tra thu nhập thường xuyên; đánh giá tài sản đảm bảo, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay và kiểm tra gia cảnh của khách hàng. Khi hoàn tất các thủ tục thẩm định, xét duyệt cán bộ tín dụng sẽ loại bỏ và trả lại những hồ sơ không đủ điều kiện vay vốn, với những hồ sơ đủ điều kiện giải ngân, cán bộ tín dụng sẽ làm tờ trình và gửi lên cán bộ quản lý đề xuất phê duyệt giải ngân. Sau khi xem xét lại hồ sơ nếu không phát hiện dấu hiệu bất thường, ban lãnh đạo chi nhánh sẽ phê duyệt tín dụng và ký vào hợp đồng tín dụng. Có thể thấy, quy trình tín dụng tại Agribank nói chung và Agribank - Chi nhánh huyện Lệ Thủy khá đơn giản, song thủ tục hồ sơ khá nhiều nên mất nhiều thời gian để cán bộ kiểm tra, đánh giá hồ sơ. Điều này giúp hoạt động cho vay đảm bảo an toàn và chất lượng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 50
  61. 2.2.1.3. Các sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân Sản phẩm tín Đối tượng Hạn mức Thời gian vay Lãi suất Mục đích vay vốn Lợi ích dụng cho vay cho vay Khách Vay tiêu dùng ( mua đồ dùng, Cho vay tín Tối đa 30 triệu Theo quy định của hàng cá Tối đa 12 tháng trang thiết bị gia đình, chi phí học dụng tiêu dùng đồng từng kỳ nhân tập, khám chữa bệnh, ) Ngắn, trung Khách Cho vay hạn hạn ( theo từng hàng cá Tối đa 300 triệu Theo quy định của Đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, mức quy mô nhu cầu vốn cụ nhân, hộ đồng từng kỳ kinh doanh, nhỏ thể của khách gia đình hàng) Khách hàng đang còn dư Tối đa 12 Theo quy định của Thanh toán các chi phí nuôi trồng, theo HĐTD/sổ vay vốn đã Khách Căn cứ vào nhu tháng, không từng kỳ. Phương chăm sóc cây trồng, vật nuôi có ký kết, khi khách hàng tiếp Cho vay lưu hàng cá cầu vay, không vượt quá thời thức giải ngân: tính chất mùa vụ theo chu kỳ sản tục có nhu cầu vay vốn sẽ vụ nhân, hộ vượt quá dư nợ của gian còn lại của Mỗi HĐTD/ sổ xuất liền kề trong năm hoặc cây được Agribank kéo dài thời gia đình chu kỳ trước chu kỳ sản xuất vay vốn chỉ được lưu gốc, cây công nghiệp có thu hạn vay vốn sang chu kỳ tiếp theo vay lưu vụ 1 lần hoạch hằng năm sản xuất tiếp theo Cho vay mua máy, thiết bị nằm Cho vay hỗ trợ Khách trong danh mục chủng loại máy, Theo quy định của gảm tổn thất hàng cá Ngắn/ trung/ thiết bị sản xuất trong nước, nhập Agribank trong trong nông nhân, pháp dài hạn khẩu do Bộ Nông nghiệp và Phát từng thời kỳ nghiệp nhân Trường Đại học Kinhtriển nông tếthôn công Huế bố và đầu tư các dự án máy, thiết bị (bao gồm 51
  62. cả nhà xưởng) được thẩm định Khách hàng cá Xem xét theo nhân, pháp tài sản đảm nhân sản bảo. Agribank Theo quy định của Cho vay lãi Đầu tư sản xuất kinh doanh trên xuất kinh xem xét cho Agribank trong suất ưu đãi địa bàn 64 huyện nghèo doanh trên vay có/ không từng thời kỳ địa bàn 64 có tài sản đảm huyện bảo nghèo Khách hàng cá nhân ngoài khu vực nông thôn hoạt động trong lĩnh vực Cho vay phục nông nghiệp cho vụ chính sách Cá nhân, Theo quy định của vay tối đa 100 triệu phát triển nông pháp nhân Agribank trong đồng. nghiệp nông hợp tác xã từng thời kỳ Khách hàng là liên thôn hiệp hợp tác xã nuôi trồng thủy sản vay tối đa 3000 triệu đồng Trường Đại học Kinh tế Huế 52
  63. 2.2.2. Chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại NHNo&PTNT - Chi nhánh huyện Lệ Thủy. 2.2.2.1. Phân loại cho vay khách hàng cá nhân theo thời gian giai đoạn 2017-2019 a) Doanh số cho vay Qua bảng 2.5, ta thấy doanh số cho vay đối với khách hàng cá nhân qua 3 năm 2017- 2019 có sự tăng trưởng cao cả về cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Năm 2018 tăng hơn so với năm 2017 là 365,415 triệu đồng, tốc độ tăng 26.82%. Năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 559,48 triệu đồng, tốc độ tăng 32,37%. Trong cơ cấu doanh số cho vay thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay trung trung dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng doanh số cho vay trung dài hạn ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng ngày càng giảm. Qua đó ta thấy cho vay KHCN đối với các khoản ngắn hạn chiếm chủ đạo tuy nhiên đang có sự dịch chuyển theo xu hướng tăng tỷ trọng cho vay trung giài hạn trong tổng cho vay, điều này là do những năm qua, Chi nhánh tích cực tập trung tăng trưởng dư nợ, mở rộng quy mô nên doanh số cho vay KHCN tăng cao. Vốn vay ngắn hạn phục vụ cây trồng vật nuôi, vật dụng sinh hoạt gia đình Vốn vay trung dài hạn chủ yếu phục vụ đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi, ao hồ, máy móc nông nghiệp phục vụ phát triền nền kinh tế nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân địa phương. b) Doanh số thu nợ Qua bảng 2.5, ta thấy doanh số thu nợ đối với khách hàng cá nhân qua 3 năm 2017-2019 có sự tăng trưởng đáng kể cả về cho vay ngắn hạn và trung dài hạn. Năm 201Trường8 tăng hơn so với nămĐại 2017 làhọc206,252 triKinhệu đồng, tố ctế độ tăng Huế23.26%. Năm 2019 tăng hơn so với năm 2018 là 503,207 triệu đồng, tốc độ tăng 36.19%. Doanh số thu nợ ngắn hạn, trung dài hạn đều tăng qua từng năm, trong đó: doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn doanh số thu nợ trung dài hạn, tuy nhiên tỷ trọng doanh số thu nợ trung dài hạn ngày càng tăng, trong khi tỷ trọng doanh thu nợ ngắn hạn có xu hướng giảm. Điều này do có sự dịch chuyển vốn đầu tư sang trung hạn nên doanh số thu 53
  64. nợ trung dài hạn củng tăng dần, tốc độ tăng trưởng doanh số thu hồi nợ trung hạn luôn cao hơn ngắn hạn. Thu nợ là một vấn đề rất quan trọng đối với tất cả Ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng trả nợ, hiệu quả sử dụng vốn khách hàng đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được Ngân hàng đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà Ngân hàng muốn hoạt động có hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. Trường Đại học Kinh tế Huế 54
  65. Bảng 2.5 Tình hình cho vay khách hàng cá nhân theo thời gian giai đoạn 2017- 2019 Đơn vị: Triệu đồng Năm So sánh Chỉ tiêu 2017 2018 2019 2018/2017 2019/2018 GT % GT % GT % +/- % +/- % Doanh số cho vay cá nhân 1,362,615 100 1,728,030 100 2,287,478 100 365,415 26.82 559,448 32.37 Ngắn hạn 1,069,397 78.48 1,308,415 75.72 1,578,073 68.99 239,018 22.35 269,658 20.61 Trung, dài hạn 293,218 21.52 419,614 24.28 709,405 31.01 126,396 43.11 289,791 69.06 Doanh số thu nợ 1,128,152 100 1,390,508 100 1,893,715 100 262,356 23.26 503,207 36.19 Ngắn hạn 894,639 79.30 1,100,891 79.17 1,427,648 75.39 206,252 23.05 326,757 29.68 Trung, dài hạn 233,514 20.70 289,617 20.83 466,067 24.61 56,103 24.03 176,450 60.93 Dư nợ tín dụng cá nhân 1,029,838 100 1,367,359 100 1,761,122 100 337,521 32.77 393,763 28.80 Ngắn hạn 709,133 68.86 916,657 67.04 1,067,082 60.59 207,524 29.26 150,425 16.41 Trung, dài hạn 320,705 31.14 450,702 32.96 694,040 39.41 129,997 40.53 243,338 53.99 (Nguồn: Phòng Kế hoạch Kinh doanh Agribank Chi nhánh Lệ Thủy – Quảng Bình) Trường Đại học Kinh tế Huế 55
  66. c) Dư nợ cho vay khách hàng cá nhân Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá hiệu quả hoạt động cũng như quy mô của Ngân hàng. Dư nợ bao gồm số tiền lũy kế của những năm trước chưa thu hồi được và số dư phát sinh trong năm hiện hành. Nó phản ánh được thực tế khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Qua bảng 2.5 ta thấy tình hình dư nợ cho vay KHCN qua các năm có sự tăng lên đáng kể. Năm 2017 dư nợ đạt 1,029,838 triệu đồng; Năm 2018 đạt 1,367,359 triệu đồng, tăng so với năm trước 337,521 triệu đồng, tốc độ tăng 32.77%; Năm 2019 đạt 1,761,122 triệu đồng, tăng so với năm trước 393,763 triệu đồng, tốc độ tăng 28,80%. Trong cơ cấu dư nợ, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung dài hạn, nhưng có xu hướng giảm dần. Dư nợ trung, dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn (31.14% năm 2017, 32.96% năm 20188, 39.41% năm 2019) nhưng có xu hướng tăng dần qua hàng năm và có tốc độ tăng trưởng cao hơn dư nợ ngắn hạn. Huyện Lệ Thủy là huyện thuần nông, với thế mạnh là trồng lúa nước, các cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm, đại gia súc nên dư nợ cho vay tập trung vào các nhu cầu này. Những năm gần đây, khi nền kinh tế đất nước dần ổn định, nhu cầu mua sắm, xây dựng và sửa chửa nhà ở hoặc nhu cầu tiêu dùng khác ngày một nhiều thì nhu cầu vay tiêu tăng lên. Đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng cùng với sự thay đổi chiến lược trong tín dụng cá nhân, Agribank đã tăng hạn mức cho vay lên rất cao đối với đối tượng này để thu hút khách hàng, tăng dư nợ, từ đó tăng trưởng và mở rộng tín dụng cá nhân cho Chi nhánh. TrườngNhận xét: Đại học Kinh tế Huế Qua số liệu về doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ KHCN cho thấy, trong giai đoạn này Chi nhánh có sự lớn mạnh về mặt quy mô dư nợ, có sự thay đổi định hướng đầu tư khi tập trung vốn vào các dự án đầu tư, các nhu cầu vốn trung dài hạn, Điều này do trong những năm gần đây, sự ổn định về mặt kinh tế vĩ mô, niềm tin của người dân vào tương lai được cải thiện nên các nhu cầu vốn cho đầu tư trung dài hạn tăng cao. 56