Khóa luận Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - CN Quảng Trị

pdf 95 trang thiennha21 22/04/2022 4650
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - CN Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_rui_ro_tin.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam - CN Quảng Trị

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ NGUYỄN THỊ QUỲNH NHI Trường ĐạiNiên khóa: học 2015 -Kinh2019 tế Huế
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Ths. Nguyễn Như Phương Anh Lớp: K49B KDTM Niên khóa: 2015-2019 Trường ĐạiHu họcế, 5/2019 Kinh tế Huế
  3. Trong quá trình học tLậpờ vài nghiênCảm cứ Ơnu hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự động viên, giúp đỡ quý báu của nhiều đơn vị và cá nhân khác nhau. Trước tiên, tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến quý Thầy Cô của Khoa Quản trị Kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo những điều kiện và hỗ trợ tốt nhất để tôi có điều kiện hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến lãnh đạo và toàn bộ nhân viên của Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Quảng Trị đã giúp đỡ, cung cấp những tư liệu và tạo điều kiện một cách tốt nhất trong thời gian tôi thực tập tại Ngân hàng. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Nguyễn Như Phương Anh, người cô đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình xây dựng đề cương, nghiên cứu và thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô dồi dào sức khỏe, công tác – tốt.Kính chúc ban lãnh đạo, các anh (chị), cô (chú) phòng Tín dụng của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam CN Quảng Trị dồi dào sức khỏe, công tác tốt, đưa ngân hàng ngày càng phát triển! Tôi xin chân thành cảm ơn! Quảng Trị, ngày tháng năm 2019 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Quỳnh Nhi Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA 1 NHTM Ngân hàng thương mại 2 TMCP Thương mại cổ phần 3 VietinBank Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 4 NHCT Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam 5 CN Chi nhánh 6 NH Ngân hàng 7 BGĐ Ban giám đốc 8 DN Doanh nghiệp 9 KH Khách hàng 10 TSBĐ Tài sản bảo đảm 11 CBTD Cán bộ tín dụng 12 NHNN Ngân hàng nhà nước 13 RRTD Rủi ro tín dụng 14 HĐTD Hoạt động tín dụng 15 TSCĐ Tài sản cố định 16 KPT Khoản phải thu 17 HTK Hàng tồn kho 18 XLRR Xử lý rủi ro 19 XHTD Xếp hạng tín dụng 20 BCTC Báo cáo tài chính 21 DNL Doanh nghiệp lớn 22 DNVVN Doanh nghiệp vừa và nhỏ 23 KHCN Khách hàng cá nhân 24 CBQHKH Cán bộ quan hệ khách hàng 25 VCSH Vốn chủ sở hữu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Quảng Trị (2016 - 2018) 27 Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietinBank Quảng Trị (2016 - 2018) 28 Bảng 2.3:Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Quảng Trị (2016 – 2018) 29 Bảng 2.4. Kết quả dư nợ cho vay tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 30 Bảng 2.5: Dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 31 Bảng 2.6:Dư nợ theo loại hình khách hàng tại VietinBank Quảng Trị (2016 -2018) 32 Bảng 2.7. Cơ cấu tổng thu, chi và lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2018 33 Bảng 2.8: Phân loại khách hàng DN và cá nhân theo kết quả chấm điểm 36 Bảng 2.9: Giới hạn theo danh mục tín dụng 38 Bảng 2.10: Giới hạn cho một số các chỉ tiêu 39 Bảng 2.11: Thực trạng chi dự phòng rủi ro 40 Bảng 2.12: Chất lượng hoạt động tín dụng tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 42 Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu điều tra cán bộ tín dụng 43 Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân khách quan” 46 Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ phía khách hàng” 48 Bảng 2.16: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ phía ngân hàng” 50 Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ tài sản đảm bảo” 52 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1 Phân loại RRTD 7 Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị RRTD 14 Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất 24 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank Quảng Trị (2016– 2018) 31 Biểu đồ 2.2: Giới tính cán bộ tín dụng 44 Biểu đồ 2.3: Nhóm tuổi cán bộ tín dụng 44 Biểu đồ 2.4: Nhóm chuyên ngành đào tạo 45 Biểu đồ 2.5: Thời gian công tác 45 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4 1.1.Cơ sở lý luận: 4 1.1.1.Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại: 4 1.1.1.1.Khái niệm của tín dụng ngân hàng: 4 1.1.1.1.1.Khái niệm: 4 1.1.1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng: 5 1.1.1.2.Khái niệm rủi ro tín dụng 6 1.1.1.3.1.Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro 7 1.1.1.3.2Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng: 8 1.1.1.4.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: 9 1.1.1.4.1.Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh: 9 1.1.1.4.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng: 9 1.1.1.4.3.Nguyên nhân từ phía ngân hàng: 9 1.1.1.4.4.Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm: 10 1.1.1.5.Hậu quả của rủi ro tín dụng: 10 1.1.1.5.1.ĐTrườngối với ngân hàng: Đại học Kinh tế Huế 10 SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.5.2.Đối với nền kinh tế: 10 1.1.1.6.Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng: 11 1.1.1.6.1.Các dấu hiệu tài chính: 11 1.1.1.6.2.Các dấu hiệu phi tài chính: 11 1.1.1.6.3.Các dấu hiệu khác: 12 1.1.2.Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 12 1.1.3.Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 13 1.1.3.1.Khái niệm, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng: 13 1.1.3.1.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: 13 1.1.3.1.2.Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng: 13 1.1.3.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng: 14 1.1.3.2.1.Nhận biết rủi ro tín dụng: 14 1.1.3.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng: 14 1.1.3.2.3.Xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng: 16 1.1.3.2.4.Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng: 17 1.1.3.3.Một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng: 18 1.1.3.3.1.Mô hình quản trị RRTD tập trung: 18 1.1.3.3.2.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: 19 1.1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng: 19 1.1.3.4.1.Các nhân tố bên trong: 19 1.1.3.4.2.Các nhân tố bên ngoài: 20 1.2.Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay và Quảng Trị: 21 CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 25 2.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị: 25 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank- Chi nhánh Quảng Trị: 25 2.1.2.CơTrường cấu tổ chức bộ máy Đạiquản lý RRTD học tại VietinBank Kinh- CN tế Qu ảngHuế Trị: 26 SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Quảng Trị: 27 2.1.3.1.Tình hình huy động vốn: 27 2.1.3.2.Tình hình cho vay: 28 2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh: 29 2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng- và quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2018: 30 2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng: 30 2.2.1.1.Tăng trưởng dư nợ: 30 2.2.1.2.Dư nợ theo kỳ hạn: 31 2.2.1.3.Dư nợ theo loại hình khách hàng: 32 2.2.1.4.Kết quả hoạt động tín dụng: 33 2.2.2.Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị: 33 2.2.2.1.Tình hình thực hiện các nội dung quản trị RRTD tại VietinBank Quảng Trị: 33 2.2.2.2.Tác động của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị đến chất lượng tín dụng giai đoạn 2016 – 2018: 42 2.3.Đánh giá khảo sát ý kiến của CBTD về nguyên nhân RRTD tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị: 43 2.3.1.Kêt quả khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: 43 2.3.2. Kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Quảng Trị về công tác quản trị rủi ro tín dụng: 46 2.4.Đánh giá chung công tác quản trị RRTD tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị: 53 2.4.1.Kết quả đạt được trong công tác quản trị rủi ro tín dụng: 53 2.4.2.Những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng: 54 2.4.2.1.Về mục tiêu chiến lược: 54 2.4.2.2.Về công tác thẩm định tín dụng: 54 2.4.2.3.Về công tác quản lý, giám sát và xử lý khoản vay: 54 2.4.2.4.Về công tác định giá/đánh giá TSBĐ: 55 2.4.2.5.Về xử lý TSBĐ, nợ xấu: 55 2.4.2.6.VTrườngề số lượng và chất lưĐạiợng cán bhọcộ tín dụng: Kinh tế Huế 55 SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.4.3.Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị trong thời gian qua: 55 2.4.3.1.Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng: 55 2.4.3.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng: 56 2.4.3.3.Nguyên nhân khách quan từ bên ngoài: 57 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 58 3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị: 58 3.1.1. Định hướng phát triển tín dụng của VietinBank và VietinBank Quảng Trị: 58 3.1.2. Định hướng về hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng của VietinBank Chi nhánh Quảng Trị: 59 3.2. Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị: 60 3.2.1. Nhóm giải pháp chính: 60 3.2.1.1. Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa rủi ro: 60 3.2.1.2. Nhóm giải pháp hạn chế, giảm thiểu rủi ro: 66 3.2.2. Nhóm giải pháp phụ trợ khác: 69 3.2.2.1. Xây dựng văn hóa quản trị rủi ro tín dụng: 69 3.2.2.2. Đầu tư trang thiết bị công nghệ thông tin hiện đại: 69 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 70 1.Kết luận: 70 2.Kiến nghị: 71 2.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 71 2.2. Kiến nghị với Vietinbank: 72 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Ngân hàng thương mại là một trong những TCTD đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, hoạt động kinh doanh tiền tệ với các sản phẩm kinh doanh chính là huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính. Trong đó, hoạt động kinh doanh mang lại thu nhập chủ yếu cho các ngân hàng thương mại là cấp tín dụng, song với việc tối đa hóa lợi nhuận thì hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro. Rủi ro trong hoạt động tín dụng là không thể tránh khỏi, nó tồn tại khách quan cùng với sự tồn tại của hoạt động tín dụng và xảy ra do các nguyên nhân chủ quan cũng như khách quan và hậu quả của rủi ro tín dụng thường gây ra những ảnh hưởng xấu đối với ngân hàng, ví dụ như: tăng thêm chi phí ngân hàng, giảm thu nhập, làm xấu đi tình hình tài chính và uy tín của ngân hàng. Nếu rủi ro ở mức độ lớn sẽ làm phát sinh những rủi ro mới như rủi ro mất khả năng thanh toán, có thể làm cho ngân hàng đến bờ vực phá sản, hoặc tạo nên hiệu ứng dây chuyền bất lợi trong lĩnh vực ngân hàng. Vì vậy, mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng hiệu quả nhằm hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thất có thể xảy ra. Từ xưa đến nay, công việc quản trị rủi ro vẫn luôn gắn chặt trong tất cả các hoạt động của ngân hàng ở các cấp độ khác nhau. Khi hoạt động ngân hàng ngày càng đa dạng và phát triển thì yêu cầu tăng cường quản trị rủi ro là yêu cầu mà các ngân hàng buộc phải thực hiện nếu muốn tồn tại và phát triển bền vững trong môi trường kinh doanh cạnh tranh, hội nhập ngày càng sâu rộng vào thị trường toàn cầu. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất ở Việt Nam. Như nhiều NHTM khác, hoạt động cho vay không chỉ là dịch vụ căn bản tạo ra khối lượng tài sản lớn trong tổng tài sản có mà còn là nguồn thu nhập chính của ngân hàng. Trong tổng các nguồn thu, thì thu nhập từ lãi cho vay và các loại phí liên quan trực tiếp đến hoạt động cho vay thường chiếm từ 70% - 80% . Bên cạnh những đóng góp to lớn đó, hoạt động cho vay cũng là mảng hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro và là nguyên nhân chính của mọi sự đổ vỡ ngân hàng. Vì vậy, quản trị rủi ro là côngTrường việc chủ đạo của hoĐạiạt động quhọcản trị củ a KinhNHCT. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 1
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Xuất phát từ thực trạng hoạt động cho vay và công tác quản lý rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị, đồng thời xác định được tính cấp thiết của việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro nhằm đảm bảo sự an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, em đã chọn đề tài“ Giải pháp hoàn thiện công tác Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – CN Quảng Trị ” làm đề tài nghiên cứu thực tập với mong muốn đưa ra những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản trị rủi ro tín dụng ở VietinBank Quảng Trị nói riêng và hệ thống NHTM nói chung nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Khóa luận sẽ làm sáng tỏ những vấn đề sau: Hệ thống hóa cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Thông qua việc phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị để đánh giá được tình hình quản trị rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng này Trên cơ sở phân tích thực trạng trên, định hướng công tác quản trị rủi ro trong thời gian tới và mạnh dạn đưa ra một số giải pháp quản trị rủi ro tín dụng cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị. - Đối tượng điều tra: Cán bộ tín dụng của Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Quảng Trị. - Về không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam– Chi nhánh Quảng TrịTrường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 2
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Về thời gian: + Thu thập thông tin và dữ liệu thứ cấp trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. + Thu thập thông tin và dữ liệu sơ cấp trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để nắm được một cách đầy đủ về thực trạng, tôi tiến hành thực hiện cuộc khảo sát sau: - Sử dụng bảng hỏi về các nguyên nhân gây rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. - Phỏng vấn, thảo luận một số nhà quản lý, cán bộ tín dụng làm việc lâu năm tại Vietinbank chi nhánh Quảng Trị như: Phó giám đốc, Trưởng phòng tín dụng, các cán bộ tín dụng để đúc kết. - Có được những thông tin đầy đủ, xác thực và trọng yếu. - Trao đổi kinh nghiệm kỹ năng với các cán bộ tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Quảng Trị. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu: được sử dụng để xây dựng khung phân tích cho đề tài. Phương pháp thu thập, điều tra, phân tích số liệu: Được sử dụng để đánh giá các chỉ tiêu nghiên cứu. Và các phương pháp được sử dụng như : phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, phương pháp nghiên cứu thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, đề tài cũng sử dụng và vận dụng các lý thuyết cơ bản, các lý luận khoa học về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và các danh mục viết tắt, bảng, biểu, nội dung chính của đề tài được kết cấu gồm ba chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Phân tích hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. Chương 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 3
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.Cơ sở lý luận: 1.1.1.Những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng trong hoạt động của Ngân hàng thương mại: 1.1.1.1.Khái niệm của tín dụng ngân hàng: 1.1.1.1.1.Khái niệm: Tín dụng nói chung được định nghĩa là quan hệ kinh tế trong đó có sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị( dưới hình thức giá trị hoặc hiện vật) từ người sở hữu sang người sử dụng để sau một thời gian nhất định thu hồi về một lượng giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Có nhiều loại tín dụng, như là tín dụng nhà nước, tín dụng doanh nghiệp, tín dụng cá nhân và tín dụng ngân hàng. Nguyễn Văn Tiến (2010, tr. 350) đã đưa ra khái niệm: “Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một tài sản (bằng tiền, tài sản thực hay uy tín) với nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu (tái chiết khấu), cho thuê tài chính, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ khác” Nếu xem xét ở một góc độ đẹp hơn thì, “ Tín dụng ngân hàng là một giao dịch về tài sản( hàng hóa hoặc tiền) giữa bên đi vay( cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác) và ngân hàng. Trong đó, ngân hàng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho ngân hàng khi đến hạn phải thanh toán”. Từ những căn cứ trên ta thấy: bản chất của tín dụng là một giao dịch về tiền và tài sản trên cơ sở có hoàn trả. Thực chất của tín dụng là sự vay mượn dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm lẫn nhau. Trong đó sự hoàn trả của tín dụng là đặc trưng thuộc về bản chất vận động của tín dụng, là dấu ấn để phân biệt phạm trù tín dụng với các phạm trù kinh tế khác. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 4
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Đối tượng hoạt động tín dụng là vốn, vốn ở đây có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như: vốn tiền tệ, hàng hóa hay vàng bạc. Trong đó vốn tiền tệ là đối tượng phổ biến nhất trong hoạt động tín dụng. 1.1.1.1.2.Các hình thức tín dụng ngân hàng: Trong quản lý tín dụng các nhà kinh tế thường dựa vào các tiêu thức sau đây để phân loại:  Căn cứ vào thời hạn tín dụng: - Tín dụng ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm và thường được sử dụng để vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động của các doanh nghiệp và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt của cá nhân. - Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng từ 1 đến 5 năm, nó được dùng để cung cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn Là loạt tín dụng có thời hạn trên 5 năm, nó được dùng để đầu tư cho xây dựng cơ bản  Căn cứ vào đối tượng tín dụng - Tín dụng vốn lưu động Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế. - Tín dụng vốn cố định Là loại tín dụng được cấp phát để hình thành tài sản cố định.  Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa Là loại cấp phát tín dụng cho các nhà doanh nghiệp và các chủ thể kinh doanh khác để tiến hành sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng Là hình thức cấp phát tín dụng cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.  Căn cứ vào chủ thể trong quan hệ sử dụng vốn - TínTrường dụng thương mại Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 5
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Là quan hệ tín dụng giữa các nhà doanh nghiệp, được biểu diễn mua bán chịu hàng hóa. - Tín dụng ngân hàng Là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các nhà doanh nghiệp và các cá nhân. - Tín dụng nhà nước Là quan hệ tín dụng giữa một bên là nhà nước với một bên là phần còn lại của nền kinh tế và nhà nước là người đi vay. - Tín dụng thuê mua Là quan hệ tín dụng giữa các công ty tài chính với người sản xuất kinh doanh được thể hiện dưới hình thức cho thuê tài sản cố định.  Bảo lãnh: Là cam kết của ngân hàng dưới hình thức thư bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của ngân hàng khi khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ như cam kết. 1.1.1.2.Khái niệm rủi ro tín dụng Theo khoản 1, điều 2 Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 04/06/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD được định nghĩa như sau: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”. 1.1.1.3.Phân loại rủi ro tín dụng Xây dựng các tiêu chí phân loại RRTD có ý nghĩa rất lớn trong việc thiết lập chính sách, quy trình và mô hình tổ chức quản trị tín dụng. Phân loại RRTD giúp nhận biết đầy đủ các yếu tố gây ra rủi ro và phân biệt được rủi ro phát sinh trong từng giai đoạn cấp tín dụng. [2, tr.162- tr.165] Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 6
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh RỦI RO TÍN DỤNG Nguyên nhân phát sinh Khả năng trả nợ Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi ro đọng vốn giao tác danh dịch nghiệp mục Rủi ro mất khả năng chi trả Rủi ro Rủi ro Rủi ro Rủi Rủi lựa bảo nghiệp ro nội ro tập Rủi ro không giới chọn đảm vụ tại trung hạn ở họat động cho vay Sơ đồ 1.1 Phân loại RRTD 1.1.1.3.1.Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro Rủi ro giao dịch: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng. Rủi ro giao dịch được chia thành 3 loại: rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm và rủi ro nghiệp vụ. - Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay. - Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn bảo đảm như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể bảo đảm, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị của tài sản đảm bảo. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 7
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề. Rủi ro danh mục: là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro danh mục đƣợc phân chia thành 2 loại: rủi ro nội tại và rủi ro tập trung. - Rủi ro nội tại : xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn. - Rủi ro tập trung : là trường hợp ngân hàng tập trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, cho vay quá nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, lĩnh vực kinh tế; hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định; hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao. Rủi ro tác nghiệp: Là nguy cơ tổn thất trực tiếp hoặc gián tiếp do sự yếu kém của cán bộ, nhân viên tín dụng ngân hàng trong quá trình xử lý và hệ thống nội bộ không đầy đủ hoặc không hoạt động hoặc do các sự kiện bên ngoài tác động vào hoạt động ngân hàng. 1.1.1.3.2Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng: Rủi ro không hoàn trả nợ đúng hạn: Khi thiết lập mối quan hệ tín dụng, ngân hàng và khách hàng phải quy ước về khoản thời gian hoàn trả nợ vay. Tuy nhiên, đến thời hạn quy ước ngân hàng vẫn chưa thu hồi được vốn vay. Rủi ro do mất khả năng chi trả: Là rủi ro xảy ra trong trường hợp doanh nghiệp đi vay mất khả năng trả nợ, ngân hàng phải thanh lý tài sản đảm bảo của doanh nghiệp để thu nợ. Rủi ro không giới hạn ở hoạt động cho vay: Bao gồm các hoạt động khác mang tính chất tín dụng của ngân hàng như: bảo lãnh, cam kết, chấp thuận tài trợ thương mại, cho vay thị trường liên ngân hàng, tín dụng thuê mua, đồng tài trợ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 8
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.4.Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng: Có rất nhiều nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng. Do đó ngân hàng cần xác định những nguyên nhân cụ thể, cách thức gây ra rủi ro tín dụng để có biện pháp hạn chế, nâng cao hiệu quả quản trị RRTD. 1.1.1.4.1.Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh: - Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng - Tác động của môi trường kinh tế vĩ mô: lạm phát, suy thoái, kinh tế. - Thông tin đầu vào trong công tác thẩm định còn thiếu và mức độ tin cậy chưa cao. - Thiếu cơ sở tham chiếu khi định giá tài sản đảm bảo. Tính thanh khoản của tài sản thấp. 1.1.1.4.2.Nguyên nhân từ phía khách hàng: - Khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý, sử dụng vốn vay sai mục đích. - Hoạt động kinh doanh của DN thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. - Năng lực quản lý kinh doanh yếu kém, khả năng tổ chức điều hành sản xuất kinh doanh không bắt kịp thay đổi của thị trường. - Do vấn đề đạo đức kinh doanh của KH như KH chủ ý lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, làm giả hồ sơ giấy tờ, con dấu, nhất là giấy tờ TSBĐ và tư cách pháp nhân. 1.1.1.4.3.Nguyên nhân từ phía ngân hàng: - Chính sách tín dụng của ngân hàng không hiệu quả, không phù hợp với nền kinh tế, quy chế tín dụng không chặt chẽ để KH lợi dụng chiếm đoạt vốn của ngân hàng. - CBTD không chấp hành đúng quy trình tín dụng như: không đánh giá đầy đủ chính xác KH trước khi cho vay, cho vay khống, thiếu TSBĐ, cho vay vượt tỷ lệ an toàn. - CBTD không kiểm tra, giám sát chặt chẽ về việc sử dụng vốn vay và tình hình kinh doanh của KH. - CBTD vi phạm đạo đức kinh doanh, trình độ nghiệp vụ còn yếu kém. - Ngoài ra còn do việc áp dụng các công cụ phòng chống RRTD của ngân hàng chưa được hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 9
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.4.4.Nguyên nhân từ tài sản bảo đảm: - TSBĐ khó định giá, điều này do đặc tính của tài sản, do tài sản không phổ biến trên thị trường hoặc giá trị tài sản biến động quá nhanh - TSBĐ có tính khả mại thấp, đặc biệt với các tài sản chuyên dụng, đặc chủng. - Giá trị TSBĐ biến động theo chiều hướng bất lợi hoặc thay đổi hiện trạng. - Phát sinh tranh chấp về pháp lý, dẫn tới khó khăn trong việc xử lý tài sản. Tóm lại, HĐTD của ngân hàng luôn chứa đựng tiềm ẩn rủi ro, nguồn phát sinh có thể do tác động thiên tai, cơ chế chính sách, sự biến động kinh tế chính trị hay do sự yếu kém của KH về năng lực quản lý, khả năng tài chính, thậm chí là sự lừa gạt của KH và chính sự yếu kém của bản thân NH trong việc sàng lọc thông tin, chọn lọc KH và công tác theo dõi, kiểm soát khoản vay. Những rủi ro này hoàn toàn có thể kiểm soát được bằng một cơ chế và chính sách quản lý rủi ro thích hợp trong từng thời kỳ. 1.1.1.5.Hậu quả của rủi ro tín dụng: RRTD có ảnh hưởng rất lớn tác động đến cả NH và nền kinh tế. 1.1.1.5.1.Đối với ngân hàng: - Khi gặp RRTD, ngân hàng không thu được khoản tiền gốc và lãi tín dụng nhưng vẫn phải trả gốc và lãi cho khoản vốn huy động đến hạn, điều này làm cho NH rơi vào tình trạng mất cân đối trong việc thu chi và rủi ro thanh toán. - Chi phí gia tăng do phải trích lập dự phòng RRTD, làm cho kết quả kinh doanh giảm sút. Nếu rủi ro xảy ra ở mức độ nhỏ thì ngân hàng có thể bù đắp bằng khoản dự phòng rủi ro( ghi vào chi phí) và bằng vốn tự có; nếu rủi ro xảy ra ở quy mô lớn và kéo dài, ngân hàng có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và phá sản. 1.1.1.5.2.Đối với nền kinh tế: - Hoạt động kinh doanh ngân hàng mang tính hệ thống, có mối quan hệ chặt chẽ với nhiều chủ thể trong toàn bộ nền kinh tế, do đó, RRTD có thể gây ra hậu quả đối với hệ thống tài chính quốc gia. - Hoạt động tín dụng ngân hàng dựa trên nguyên lý“ đi vay để cho vay” , do đó, chỉ cần người gửi tiền mất niềm tin vào một NH, họ tiến hành rút tiền ồ ạt, tạo hiệu ứng tâm lý rút tiền ở NH khác, hậu quả có thể khiến có hệ thống ngân hàng sụp đổ hoàn toàn.Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 10
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - RRTD có thể khiến ngân hàng dè dặt trong việc huy động và cung ứng vốn cho nền kinh tế, làm cho sản xuất bị đình trệ, tăng trưởng kinh tế chậm lại, giá cả tăng, sức mua giảm, thất nghiệp gia tăng, xã hội mất ổn định, chất lượng cuộc sống giảm sút. 1.1.1.6.Những dấu hiệu của rủi ro tín dụng: Để nhận biết rủi ro cần xem xét đến các dấu hiệu của RRTD, trên cơ sở đó để phân tích rủi ro, đánh giá và nhận biết rõ bản chất của RRTD, các nhân tố ảnh hưởng và mức độ tác động các nhân tố đó đến RRTD của ngân hàng. Các ngân hàng thường nhận dạng RRTD thông qua các dấu hiệu sau: 1.1.1.6.1.Các dấu hiệu tài chính: - Các chỉ số thanh khoản cho thấy dấu hiệu suy yếu: các chỉ số thanh khoản phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ của đơn vị. Các chỉ số thanh khoản cao cho thấy đơn vị có khả năng thanh toán các khoản nợ tốt, tuy nhiên nếu các chỉ số thanh khoản quá cao lại cho thấy đơn vị đang lãng phí nguồn lực của mình. Để xem xét khả năng thanh khoản của KH, thường xem xét tới các chỉ số sau: hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh và hệ số khả năng thanh toán tức thì. - Các chỉ số khả năng sinh lời là các chỉ số phản ánh hiệu quả hoạt động của đơn vị. Thông qua các chỉ số này có thể thấy được đơn vị đang hoạt động có hiệu quả, có đạt được lợi nhuận tốt hay không. Các chỉ số khả năng sinh lời của đơn vị có thể được tính toán dựa trên các chỉ số sau: tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu( ROS), tỷ suất lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), lợi nhuận biên từ hoạt động kinh doanh. 1.1.1.6.2.Các dấu hiệu phi tài chính: Ngoài các thông tin tài chính, các thông tin phi tài chính cũng là dấu hiệu cảnh báo về RRTD cho các ngân hàng. Khi dự đoán đến khả năng xảy ra của RRTD, ngân hàng cần xem xét các dấu hiệu sau: giảm sút mạnh số dư tiền gửi; công nợ gia tăng; mức độ vay thường xuyên; yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến; chấp nhận sử dụng nguồn tài trợ lãi suất cao; có sự thay đổi về cơ cấu ngân sách trong hệ thống quản trị; xuất hiện sự bất đồng trong hệ thống điều hành; ít kinh nghiệm, xuất hiện nhiều hành động nhất thời; thuyên chuyển nhân viên quá thường xuyên; tranh chấp trong quá trình quảnTrường lý; chi phí quản lý Đạibất hợp pháp; học quản lýKinh có tính gia đtếình Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 11
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.6.3.Các dấu hiệu khác: Các dấu hiệu khác có thể được sử dụng bao gồm: chuẩn bị số liệu tài chính không đủ, trì hoãn nộp báo cáo; khả năng tiền mặt giảm hoặc cố tình làm đẹp bằng TSCĐ vô hình; phải thu tăng nhanh và thời hạn thanh toán kéo dài; kết quả kinh doanh lỗ; sự xuống cấp của đơn vị kinh doanh; hàng tồn kho tăng do không bán được, hư hỏng, lạc hậu; có sự kỷ luật với cán bộ chủ chốt (Nguồn: PGS. TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Giáo trình tín dụng ngân hàng, NXB Lao động - Xã hội.) 1.1.2.Sự cần thiết của quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: Ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, hoạt động tín dụng mang lại trên 90% tổng thu nhập của mỗi NH. Nhưng đồng thời trong lĩnh vực này, NH cũng có thể phải chịu nhiều tổn thất do RRTD gây ra. Ở mức độ thấp, RRTD làm giảm lợi nhuận, thậm chí còn làm giảm nguồn vốn tự có của các NH. Còn nếu RRTD không được kiểm soát tốt làm cho tỷ lệ các khoản cho vay mất vốn tăng lên quá cao, các NHTM sẽ phải đối mặt với nguy cơ phá sản. Theo nghiên cứu của Corsetti (1998), một trong những nguyên nhân quan trọng nhất gây nên cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 là tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM tăng cao. Ngay trước khủng hoảng, tỷ lệ nợ quá hạn tại các NHTM Thái Lan là 13%, Indonesia là 13%, Phillipines là 14%, Malaysia là 10%. Chưa hết, RRTD lại một lần nữa gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ toàn cầu năm 2007 – 2009, với điểm xuất phát là sự sụp đổ của hệ thống tài chính Mỹ. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu, trong thời gian gần đây số lượng khủng hoảng trung bình mỗi năm ngày càng tăng với hậu quả ngày càng nặng nề hơn. Điều này chứng tỏ xu hướng kinh doanh NH đang ngày càng chứa đựng nhiều rủi ro hơn. Nguyên nhân của thực tế này là do xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế và đề cao cạnh tranh ngày càng trở nên phổ biến. Xu hướng này đã chứng tỏ hiệu quả nhất định của nó trong việc thúc đẩy nền kinh tế cũng như các DN phát triển và hoàn thiện, nhưng ở một khía cạnh khác, nó lại thể hiện mức độ rủi ro tăng lên, khi mà các NH phải cạnh tranh gay gắt với nhau làm cho chênh lệch lãi suất biên ngày càng giảm xuống, họ buộc phải mở rộng quy mô kinh doanh để bù đắp sự sụt giảm về lợi nhuận, đồng thời điều này cũng làm giảm khả năng bù Trườngđắp rủi ro nội tại của Đại chính họ. học Mặt khác, Kinh hội nhập kinh tế tế cHuếòn làm xuất hiện SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 12
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh nhiều nguy cơ rủi ro mới. Các sản phẩm dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ như thẻ tín dụng, tín dụng cá nhân, tín dụng tiêu dùng luôn chứa đựng những rủi ro mới. Như vậy, có thể thấy RRTD ngày càng đe dọa sự tồn tại và phát triển của các NHTM. Riêng đối với các nước đang phát triển, nhất là các nước đang trong quá trình chuyển đổi, môi trường kinh doanh không ổn định, thị trường tài chính kém phát triển, mức độ minh bạch thông tin thấp thì nhu cầu phải quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM một cách hiệu quả càng trở nên cấp thiết. Do đó, quản trị RRTD là ưu tiên số 1 đối với các NHTM nói chung và đối với VietinBank CN Quảng Trị nói riêng. (Nguồn: GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.) 1.1.3.Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại: 1.1.3.1.Khái niệm, mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng: 1.1.3.1.1.Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro là một quá trình mang tính chủ động, chiến lược, và tích hợp bao gồm cả đo lường và giảm thiểu rủi ro, với mục tiêu cơ bản là tối đa hóa giá trị của một ngân hàng, đồng thời giảm thiểu nguy cơ phá sản. Quản trị RRTD là quá trình các ngân hàng tiến hành hoạch định, tổ chức, triển khai thực hiện và giám sát kiểm tra toàn bộ hoạt động cấp tín dụng, nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của ngân hàng với mức rủi ro có thể chấp nhận được. 1.1.3.1.2.Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng: Quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng là một công việc quan trọng trong quản lý hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quản trị RRTD là quá trình nhận diện, đo lường và đánh giá rủi ro gắn liền với hoạt động tín dụng. Mỗi khi các rủi ro được xác định, nhà quản lý rủi ro sẽ thiết lập các biện pháp thích hợp để kiểm soát, giảm thiểu hoặc loại bỏ các tác động của rủi ro đến hoạt động của ngân hàng. Mục đích chủ yếu của quản lý RRTD là giúp ngân hàng tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro chấp nhận được. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 13
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.3.2.Nội dung quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng: Nhận biết rủi ro tín dụng Giám sát và báo Đo lường rủi ro tín cáo rủi ro tín dụng dụng Xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng Sơ đồ 1.2: Quy trình quản trị RRTD Theo sơ đồ, mặc dù quy trình quản trị rủi ro được phân thành 4 giai đoạn, nhưng các khâu trong quy trình này lại luôn có mối liên hệ gắn bó với nhau và tạo thành một chu trình khép kín để đảm bảo kiểm soát được rủi ro theo mục tiêu đã đề ra. Cụ thể các giai đoạn như sau: 1.1.3.2.1.Nhận biết rủi ro tín dụng: Thực tế cho thấy, thất bại trong kinh doanh thường là một quá trình thường có những dấu hiệu báo trước. Do đó, để hạn chế và chủ động kiểm soát các khoản tín dụng có vấn đề, ngân hàng phải tiến hàng nhận diện được RRTD. Nhận diện rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống nhằm theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, xác định nguyên nhân gây rủi ro trong từng thời kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra rủi ro tín dụng. 1.1.3.2.2.Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường rủi ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối với một khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 14
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Có rất nhiều mô hình khác nhau vừa mang tính truyền thống vừa mang tính hiện đại được sử dụng đan xen để đo lường rủi ro tài chính nói chung và RRTD nói riêng. Một số mô hình được các ngân hàng sử dụng phổ biến để đo lường RRTD gồm: a. Mô hình điểm số Z (Z Score): Đây là mô hình do E.L.Altman phát minh và được dùng làm công cụ phát hiện nguy cơ phá sản và xếp hạng định mức tín dụng. Đại lượng Z được tính toán dựa trên 5 chỉ số tài chính X1, X2, X3, X4, X5 kết hợp với trọng số thể hiện tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ. Từ đó, Altman đã xây dựng mô hình điểm như sau: Z = 1,2 X1 + 1,4 X2 + 3,3 X3 + 0,6 X4 + 1,0 X5 Trong đó: X1 = Vốn lưu động ròng /Tổng tài sản X2 = Lợi nhuận giữ lại /Tổng tài sản X3 = Lợi nhuận trước thuế và lãi /Tổng tài sản X4 = Vốn chủ sở hữu /Tổng nợ X5 = Doanh thu thuần /Tổng tài sản Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp. Vậy khi trị số Z thấp hoặc là một số âm sẽ làm căn cứ xếp khách hàng vào nhóm nợ có nguy cơ vỡ nợ cao. + Nếu Z > 2,99: doanh nghiệp nẳm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản. + Nếu 1,8 < Z < 2,99: doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản, chưa xác định được. + Nếu Z < 1,8: doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao, có khả năng xảy ra rủi ro tín dụng. b. Mô hình CreditMetrics: Việc xây dựng mô hình CreditMetrics được thực hiện qua ba bước: Bước 1: Tính toán sự biến động giá trị thị trường của khoản vay. Bước 2: So sánh với giá trung bình của khoản vay. Bước 3: Tính giá trị chịu rủi ro( VaR tín dụng) dựa trên giả định phân phối chuẩn hoặc phân phối thực. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 15
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh c. Mô hình quản lý danh mục đầu tư của KMV: Các bước trong mô hình KMV để tính toán rủi ro của một khoản vay bao gồm: Bước 1: Xác định giá trị thị trường và mức độ biến động của giá trị tài sản công ty. Bước 2: Xác định khoảng cách giữa giá trị kỳ vọng tài sản công ty đến giá trị ngưỡng vỡ nợ ( DD). Bước 3: Chuyển giá trị DD thành EDF( tần suất vỡ nợ kỳ vọng) dựa trên dữ liệu lịch sử về vay nợ và phát hành trái phiếu của một mẫu gồm nhiều công ty. 1.1.3.2.3.Xử lý giảm thiểu rủi ro tín dụng: Các biện pháp xử lý giảm thiểu RRTD rất đa dạng và phong phú, có một số biện pháp cụ thể đó là:  Biện pháp truyền thống giảm thiểu RRTD: - Biện pháp khai thác nợ: Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, thiện chí trả nợ và triển vọng phục hồi của con nợ, ngân hàng có thể sử dụng những biện pháp linh hoạt để khai thác nợ, có thể nêu ra như: Tự vấn khách hàng, sát nhập, gọi vốn bổ sung, cắt giảm hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng cường thu hồi các KPT, giảm thiểu HTK, cơ cấu lại nợ, biện pháp cho vay nuôi nợ( cho vay thêm, cho vay bổ sung), yêu cầu bổ sung TSBĐ, cử cán bộ đại diện của ngân hàng tham gia quản lý DN. - Biện pháp thanh lý nợ: Nếu khả năng thu hồi khoản nợ không hoặc KH có hành vi lừa đảo, vi phạm pháp luật còn hoặc KH không có thiện chí trả nợ thì NH phải thanh lý tín dụng theo pháp luật. + Biện pháp xử lý TSBĐ chủ yếu: trực tiếp bán TSBĐ cho người mua, NH dùng biện pháp xiết nợ, bán đấu giá TSBĐ, phán quyết của tòa án về phát mại TSBĐ + Biện pháp phá sản doanh nghiệp: Theo luật nếu con nợ không trả những khoản nợ theo thời gian quy định( thường là 30 ngày trở lên) thì chủ nợ có quyền gửi tòa án nói là con nợ phá sản. Khi đã tuyên bố phá sản, thì mọi khoản nợ của con nợ coi như đến hạn và đều phải được thanh lý. + Bù đắp tổn thất trong thanh lý tín dụng: NH thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sửTrườngdụng dự phòng đ ốiĐại với các khohọcản nợ theoKinh quy định tếcủa NHNN.Huế Việc trích SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 16
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh lập dự phòng sẽ làm giảm lợi nhuận của NH (do khoản trích lập được tính vào chi phí, khoản đầu tư không sinh lợi, bị đưa vào quỹ phong tỏa của NHNN) nhưng mặt khác nó giúp NH ý thức được việc kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng một cách chặt chẽ hơn.  Biện pháp phái sinh tín dụng: Phái sinh tín dụng là một công cụ tài chính cho phép chuyển giao RRTD từ bên này sang bên khác mà không nhất thiết phải chuyển giao tài sản liên quan.Phái sinh tín đụng bao gồm các công cụ: Hoán đổi RRTD, hoán đổi toàn bộ thu nhập, quyền chọn hoán đổi RRTD, chứng chỉ liên kết tín dụng, nghĩa vụ nợ có bảo đảm.  Biện pháp bán nợ để tăng nguốn vốn và giảm rủi ro: Việc NH cho vay chuyển quyền sở hữu khoản nợ, tức quyền được đòi nợ cho một người khác để thu hồi vốn trước khi hợp đồng tín dụng đến hạn được gọi là bán nợ. Bán nợ xuất phát từ một số yêu cầu trong quản trị kinh doanh như: tăng vốn đầu tư mới, tái cấu trúc danh mục tín dụng, cải thiện khả năng thanh khoản, hạn chế rủi ro và tăng thu nhập. Có 3 phương thức bán nợ chủ yếu gồm: Tham dự nợ, chuyển nhượng nợ, bán nợ có kỳ hạn.  Biện pháp chứng khoán hóa: Việc phát hành các chứng khoán có tính khả mại được bảo đảm không phải bằng khả năng thanh toán của chủ thể phát hành, mà bằng các nguồn thu dự kiến có được từ tài sản đặc biệt gọi là chứng khoán hóa. Công nghệ chứng khoán hóa hấp dẫn nhiều NH bởi vì thông qua đó ngân hàng có thể giảm thiểu RRTD, quay vòng vốn, tăng sự linh hoạt từ những khoản vay, đáp ứng được yêu cầu vốn của NHTM. Ở các NH sử dụng ba phương thức chứng khoán hóa cơ bản, đó là: phương thức tạo chứng khoán có tài sản cầm cố bằng các chứng khoán tái chế, phương thức tạo chứng khoán thông qua trung gian, phương thức tạo chứng khoán có tài sản thế chấp không thông qua trung gian. 1.1.3.2.4.Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng: Kiểm tra, giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng là giai đoạn cuối cùng của công tác quản trị rủi ro ngân hàng. Để phối hợp giữa việc thực hiện những mục tiêu của ngân hàng và Trườngviệc kiểm tra mức đĐạiộ rủi ro c ủhọca ngân hàng, Kinh cần phải xâytế d ựHuếng một hội đồng SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 17
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh kiểm tra và quy chế về chính sách kiểm tra rủi ro. Việc thực hiện giám sát các chương trình kiểm tra rủi ro cho thấy: để nâng cao tính hiệu quả của các chương trình kiểm tra rủi ro đòi hỏi việc xây dựng những tiêu chuẩn đối với các chương trình này, trong đó bao gồm việc lựa chọn và phân tích thông tin. 1.1.3.3.Một số mô hình quản trị rủi ro tín dụng: Mô hình quản trị RRTD là cách thức tổ chức quản lý, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm khống chế RRTD trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD. Hiện nay, các NHTM đang áp dụng hai mô hình quản trị RRTD chính đó là mô hình quản trị RRTD tập trung và mô hình quản trị RRTD phân tán. 1.1.3.3.1.Mô hình quản trị RRTD tập trung: Mô hình này có sự tách biệt một cách độc lập giữa 3 khối( 3 chức năng): quản trị rủi ro, kinh doanh và xử lý nội bộ. Sự tách biệt giữa 3 chức năng nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa kỹ năng chuyên môn của từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng. - Khối kinh doanh: gồm các bộ phận có chức năng kinh doanh, đưa ra các quyết định có rủi ro( gồm cả quyết định tín dụng), giao dịch trực tiếp với KH. Khối kinh doanh có trách nhiệm thực hiện các chính sách, quy trình quản lý rủi ro của ngân hàng. - Khối quản lý rủi ro: gồm các bộ phân có chức năng quản lý rủi ro của ngân hàng thực hiện xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình quản lý rủi ro; quy trình nhận dạng, đo lường, theo dõi, kiểm soát, báo cáo rủi ro và đề xuất hạn mức rủi rỏ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Khối xử lý nội bộ: gồm các bộ phận có chức năng kiểm soát hồ sơ pháp lý của KH và thiết lập hồ sơ tín dụng; kiểm soát điều kiện cấp tín dụng trước khi giải ngân; thông báo nhắc nhở lịch trả nợ gốc và lãi; cập nhật, lưu trữ hồ sơ tín dụng và quản lý hồ sơ TSBĐ. Sự tách biệt giữa 3 chức năng này nhằm mục đích chính là tăng cường chuyên môn hóa cao đối với từng vị trí cán bộ làm công tác tín dụng, đồng thời tăng cường giám sát nghiệp vụ giữa các khâu, qua đó giảm thiểu RRTD cũng như rủi ro hoạt động đối với ngânTrường hàng. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 18
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Tuy nhiên, việc xây dựng và triển khai mô hình quản trị tập trung này đòi hỏi phải đầu tư nhiều công sức và thời gian. Thêm vào đó, đội ngũ cán bộ phải có kiến thức cần thiết và biết áp dụng lý thuyết với thực tiễn. 1.1.3.3.2.Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán: Mô hình này chưa có sự tách bạch giữa chức năng kinh doanh, quản lý rủi ro và tác nghiệp. Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng thực hiện đầy đủ 3 chức năng và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu cho một khoản tín dụng. Cơ cấu tổ chức của mô hình quản trị RRTD phân tán gọn nhẹ, đơn giản hơn so với mô hình quản trị RRTD tập trung. Do đó, hồ sơ được giải quyết nhanh chóng, tiết kiệm thời gian cho khách hàng. Với những đặc điểm này mà mô hình phân tán hoàn toàn phù hợp với ngân hàng có quy mô nhỏ. Mô hình phân tán cũng bộc lộ nhiều nhược điểm như nhiều công việc tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên sâu; việc quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. So sánh hai mô hình trên, đồng thời xuất phát từ đòi hỏi thực tiễn của hoạt động tín dụng, theo khuyến cáo của ủy ban Basel và tuân thủ thông lệ quốc tế, căn cứ vào các điều kiện chung về pháp lý, thị trường, công nghệ, con người, mô hình mà các NHTM nên áp dụng là mô hình quản trị rủi ro tập trung. 1.1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng: 1.1.3.4.1.Các nhân tố bên trong: - Nhân sự: là nhân tố trung tâm, quan trọng trong mọi hoạt động và trong HĐTD cũng không phải là ngoại lệ. Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, hệ thống ngân hàng ngày càng hiện đại đòi hỏi nhân sự phải có trình độ, khả năng tư duy, nhạy cảm và có đạo đức nghề nghiệp và đây cũng là những nhân tố quyết định đến hiệu quả quản lý RRTD. - Công tác quản lý, tổ chức, kiểm soát nội bộ: Nếu công tác quản lý và tổ chức được tiến hành chặt chẽ, khoa học; các phòng ban chức năng có mối quan hệ chặt chẽ hỗ trợ lẫn nhau trong mọi hoạt động thì HĐTD sẽ diễn ra một cách lành mạnh, hiệu quả; đồngTrường thời cũng tạo điề uĐại kiện dễ dànghọc cho vi Kinhệc kiểm tra, kitếểm soát,Huế phát hiện và SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 19
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh xử lý các khoản tín dụng có dấu hiệu rủi ro. Bên cạnh đó, công tác kiểm soát nội bộ cũng hướng cho các cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật, nắm rõ được thông tin về những khoản vay, tránh tình trạng KH sử dụng vốn sai mục đích. - Cơ sở dữ liệu: là nguồn thông tin quý giá tạo điều kiện thuận lợi cho NH trong việc thiết lập các hệ thống XHTD của KH. Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đưa ra không bị sai lầm, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quả công tác quản trị rủi ro được nâng cao giúp NH tránh được sự lựa chọn đối nghịch. Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. - Nguồn lực tài chính của ngân hàng: Mọi tổ chức đều cần một nguồn lực tài chính đủ mạnh để có thể tiến hành tốt các hoạt động của mình. Với NHTM, nguồn lực tài chính cho phép NH đảm bảo hoạt động thanh toán luôn trong tình trạng ổn định, kiểm soát được. Bên cạnh đó, để có được cơ sở dữ liệu tốt, áp dụng được các khoa học công nghệ, các mô hình đo lường hiện đại thì đòi hỏi NH phải có nguồn lực tài chính to lớn mới có thể đáp ứng được nhu cầu trên 1.1.3.4.2.Các nhân tố bên ngoài: - Môi trường kinh tế: Chính sách kinh tế vĩ mô của Chính phủ bao gồm các chính sách về tài chính tiền tệ, kinh tế, kinh tế đối ngoại Chỉ cần Chính phủ thay đổi một trong các chính sách trên, lập tức sẽ có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN và người chịu tác động trực tiếp là NHTM do hoạt động kinh doanh của các NH luôn gắn bó mật thiết với hoạt động kinh doanh của các DN. Chính vì vậy nếu chính sách kinh tế vĩ mô đúng đắn phù hợp với thực tiễn thì nó sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo điều kiện cho các DN làm ăn có hiệu quả, nhưng ngược lại cũng sẽ kìm hãm sự phát triển sản xuất kinh doanh làm cho các DN gặp khó khăn thậm chí thua lỗ, phá sản. - Môi trường chính trị: Những thay đổi về chính trị rất có thể dẫn đến sự biến động cán cân thương mại quốc tế, tỷ giá hối đoái, giá các đồng tiền làm biến động thị trường trong nước như giá cả nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ, mức lãi suất thị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 20
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh trường, mức cung cầu tiền tệ trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DN và người chịu tác động là các NHTM. - Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật pháp, các văn bản của nhà nước ban hành liên quan đến hoạt động tín dụng của NH. Do vậy, môi trường pháp lý ảnh hưởng không ít đến hiệu quả quản trị RRTD của các NHTM. Hành lang pháp lý rộng hay hẹp đồng nghĩa với khả năng tự chủ của NH cao hay thấp. (Nguồn: GS. TS. Nguyễn Văn Tiến (2015), Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.) 1.2.Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay và Quảng Trị:  Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam hiện nay: Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chính, cơ bản mang lại phần lớn lợi nhuận cho ngân hàng. Thực tế thời gian qua cho thấy, thu nhập của ngân hàng chủ yếu từ tín dụng, chiếm 70-80% doanh thu trở lên. Tuy nhiên, hoạt động này luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, bởi sự thiếu minh bạch và không đầy đủ về hệ thống thông tin, dự báo nhận biết và đo lường rủi ro tín dụng chưa chính xác, cách xử lý RRTD chưa thực sự hiệu quả, trình độ quản trị rủi ro còn nhiều hạn chế, cán bộ ngân hàng chưa có tính chuyện nghiệp cao Trong bối cảnh, nền kinh tế đối mặt với nhiều khó khăn; thách thức, rủi ro trong kinh doanh có xu hướng tăng cao và phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của DN và khách hàng cá nhân. Vì mục tiêu lợi nhuận, các DN và khách hàng cá nhân có thể sử dụng nguồn vốn vay kém hiệu quả, sai mục đích, thiếu quản lý nguồn vốn vay dẫn đến thiệt hại không chỉ cho họ mà còn ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. RRTD không chỉ là nguy cơ cá biệt của mỗi NHTM mà còn là, mối quan tâm của hệ thống ngân hàng trong phạm vi mỗi quốc gia và toàn cầu, ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế. Nhìn lại hoạt động quản trị RRTD của các NHTM đối với DN thời gian qua, có thể thấy một số kết quả sau: - Sự chuyển biến theo chiều hướng tích cực của chất lượng nợ và cơ cấu tín dụng: PhTrườngần lớn các NHTM đãĐại triển khai học mô hình quKinhản lý nợ x ấu,tế bao Huếgồm các bộ phận SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 21
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh chuyên trách quản lý nợ có vấn đề từ trụ sở chính đến các chi nhánh. Nợ nhóm 2, nợ xấu được kiểm soát tốt, điều này cho thấy các biện pháp quản trị RRTD của các NHTM đã có kết quả tích cực so với giai đoạn trước khi thực hiện tái cơ cấu các TCTD theo đề án phê duyệt của Chính phủ, NHNN. Các NHTM đã triển khai các giải pháp như: kiểm soát chặt chẽ dư nợ cho vay một số ngành, lĩnh vực nhạy cảm có độ rủi ro cao là bất động sản và chứng khoán, nâng dần tỷ lệ cho vay có bảo đảm - Hệ thống khuôn khổ cơ chế được xây dựng, chính sách tín dụng khá đồng bộ: Hoạt động tín dụng được diễn ra thống nhất trong toàn hệ thống, đảm bảo các giới hạn chấp nhận rủi ro thông qua các tiêu chuẩn cấp tín dụng, cũng như các biện pháp quản lý tín dụng, đảm bảo rằng dù khách hàng quan hệ tín dụng ở bất cứ chi nhánh nào cũng được hưởng lợi các sản phẩm tín dụng như nhau. - Quản lý RRTD đã dần theo hướng áp dụng thông lệ quốc tế: Theo chủ trương của Chính phủ về việc ứng dụng Hiệp ước quốc tế Basel trong hệ thống NHTM Việt Nam (Quyết định số 112/2006/QĐ-TTg ngày 24/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành về việc phê duyệt đề án phát triển Ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020), đến hết năm 2016, Việt Nam thực hiện áp dụng hoàn chỉnh các chuẩn mực quốc tế Basel I và dần dần việc ứng dụng Basel II, Basel III. - Xây dựng và áp dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ trong hoạt động đo lường rủi ro. Hiện nay, hầu hết các NHTM đã xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Trong đó, phương pháp chấm điểm trong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của BIDV, VCB, Vietinbank là phương pháp rất phổ biến trên thế giới, được các tổ chức định hạng quốc tế như S&P, Moody’s sử dụng. Việc xếp hạng khách hàng được thực hiện thông qua việc chấm điểm một bộ các chỉ tiêu liên quan đến tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng của các ngân hàng này đã sử dụng chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính, được phân tổ đến theo từng cấp. Các chỉ tiêu này có mối quan hệ với nhau, bổ sung lẫn nhau và được lượng hóa tối đa nhằm giảm thiểu các sai sót chủ quan của người đánh giá - Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát: Các NHTM hiện đang có xu hướng thay đổiTrường mô hình kiểm soát cĐạiủa mình, họctừ mô hình Kinh kiểm soát đơntế sang Huế mô hình kiểm SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 22
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh soát kép, với sự tham gia giám sát của các cổ đông, nhà đầu tư và giám sát của thị trường. Với mô hình, các NHTM sẽ có cách đánh giá khách quan hơn về những rủi ro có thể xảy đến, để từ đó kịp thời đưa ra những biện pháp hạn chế sự phát sinh nợ xấu. Tháng 12/2017, Ủy ban Basel công bố văn bản “Basel III: Hoàn thiện các cải cách sau khủng hoảng”, với việc cải cách một số tiêu chuẩn để thực hiện tính vốn đối với các loại rủi ro như RRTD, rủi ro điều chỉnh định giá tín dụng hay rủi ro hoạt động. Ủy ban Basel đã đưa ra một tiêu chuẩn hoàn toàn mới khi yêu cầu thực hiện tính vốn cho rủi ro hoạt động - phương pháp tiêu chuẩn (SMA), có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 đối với các ngân hàng quốc tế.  Cơ sở thực tiễn về quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM Quảng Trị: Các ngân hàng thương mại tại Quảng Trị phần lớn nhiều ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa tăng cường khả năng giám sát giữa các chức năng, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp cao. Theo đó chức năng nghiên cứu tham mưu ban hành chính sách tín dụng được tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng (Phòng khách hàng); thẩm định rủi ro và quản lý danh mục tín dụng (phòng Quản lý rủi ro); theo dõi, quản lý các khoản nợ bị suy giảm khả năng trả nợ (Phòng quản lý nợ có vấn đề); kiểm tra, giám sát tín dụng độc lập (Ban kiểm tra, kiểm soát nội bộ). Nhờ đó, quá trình đổi mới chính đã mang lại những kết quả quan trọng. Tại Quảng Trị các ngân hàng đã thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng linh hoạt trong từng thời kỳ, giải quyết có hiệu quả tình trạng tăng trưởng tín dụng nóng, tình trạng thừa vốn; ứng xử tín dụng hợp lý với các đối tượng cấp tín dụng cụ thể, tuân thủ danh mục tín dụng đã được thiết lập, có ưu tiên cho các khu vực kinh tế phát triển, khách hàng có năng lực tài chính mạnh, các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế, ít chịu rủi ro. Nâng cao tiêu chuẩn lựa chọn khách hàng, phương án, dự án kinh doanh, tăng cường biện pháp quản lý tín dụng đối với khách hàng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ và tích cực xử lý nợ xấu. Mô hình nghiên cứu đề xuất về nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại: Từ lý thuyết nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đối với Ngân hàng thương mại, tôi xây dựng mô hình được sử dụng trong đề tài này để tiến hành nghiên cTrườngứu bằng bảng hỏi đ ịnhĐại lượng nhưhọc sau: Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 23
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh Nguyên nhân từ phía khách hàng Rủi ro tín dụng đối với ngân hàng thương mại Nguyên nhân từ phía ngân hàng Nguyên nhân từ đảm bảo tín dụng Sơ đồ 1.3: Mô hình nghiên cứu đề xuất Nghiên cứu này chấp nhận thang đo gồm 4 yếu tố ảnh hưởng đến Rủi ro tín dụng như đã nêu ra ở phần lý thuyết. Trong phần này nghiên cứu đưa ra những tiêu chí liên quan đến rủi ro tín dụng để thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ tín dụng đối với các tiêu chí đó. .Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh: 5 biến quan sát. .Nguyên nhân chủ quan từ khách hàng: 6 biến quan sát. .Nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng: 6 biến quan sát. .Nguyên nhân từ các đảm bảo tín dụng: 3 biến quan sát. Tiến hành kháo sát đánh giá điều tra tổng thể 19 cán bộ làm công tác tín dụng tại Vietinbank.Trường Kết quả thu đượ cĐại được sử dhọcụng để ti ếnKinh hành phân tích.tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 24
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH QUẢNG TRỊ 2.1.Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Quảng Trị: 2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank- Chi nhánh Quảng Trị: Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988 sau khi được tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng, với tên gọi tắt ban đầu là IncomBank, là một trong những NHTM nhà nước hoạt động lâu đời và có uy tín. Ngày 15/04/2008 IncomBank đã đổi tên gọi tắt thành VietinBank với phương châm hoạt động là “Nâng giá trị cuộc sống”. Trải qua hơn 25 năm xây dựng và phát triển, đến nay VietinBank có mạng lưới hoạt động được phân bổ rộng khắp trên 63 tỉnh, thành phố trong cả nước, bao gồm 01 Sở giao dịch, 151 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm ; 09 Công ty hạch toán độc lập và 05 đơn vị sự nghiệp. Tháng 07/2009, việc cổ phần hóa thành công đã đánh dấu bước ngoặt mới cho VietinBank trong lịch sử hoạt động của mình. Điều đó không đơn thuần là việc thay đổi hình thức sở hữu mà là một thuận lợi để VietinBank cải thiện lại điều kiện quản trị và tăng năng lực hoạt động. Riêng ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - CN Quảng Trị được thành lập theo quyết định số 025/QĐ-HĐQT ngày 25 tháng 2 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam, có trụ sở chính đặt tại 236 Hùng Vương - Đông Hà - Quảng Trị. Trải qua hơn 15 xây dựng và phát triển, từ giai đoạn khởi đầu với nhiều khó khăn, thách thức, đến nay đã trở thành NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Tính đến nay,VietinBank Quảng Trị đã có 1 trụ sở chính và 7 phòng giao dịch trên địa bàn Trườngtỉnh Quảng Trị, tập trungĐại chủ yhọcếu ở Thành Kinh Phố Đông tếHà 4 Huếđịa điểm, Huyện SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 25
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Hướng Hóa 2 địa điểm, Thị Xã Quảng Trị 1 địa điểm. Hiện nay, hoạt động kinh doanh của VietinBank CN Quảng Trị không ngừng phát triển theo định hướng "an toàn - hiệu quả và phát triển" cả về quy mô, tốc độ tăng trưởng, địa bàn hoạt động cũng như về cơ cấu - mạng lưới tổ chức bộ máy. Với chủ trương mở rộng mạng lưới hoạt động để cung cấp dịch vụ tốt hơn. 2.1.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý RRTD tại VietinBank - CN Quảng Trị: Thực tế, mô hình quản trị RRTD của VietinBank CN Quảng Trị đã được xây dựng nhưng chưa đầy đủ các bộ phận theo mô hình hiện đại của hệ thống VietinBank, bao gồm các bộ phận sau:  BGĐ định hướng kinh doanh, quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của NH.  Phòng khách hàng/Phòng giao dịch tiếp nhận hồ sơ xin vay của KH, có nhiệm vụ tiếp thị sản phẩm vay, thẩm định hồ sơ vay, thực hiện cho vay đối với KH.  Bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại CN trực thuộc Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ khu vực thực hiện chức năng trực tiếp kiểm tra, giám sát, kiểm soát sau việc tuân thủ hồ sơ cấp tín dụng theo quy trình cấp tín dụng của NHCT, lưu trữ một số tài liệu của hồ sơ tín dụng gốc tại CN theo quy định; kiểm tra, giám sát hoạt động CN theo chỉ đạo, nắm bắt và báo cáo kịp thời các vụ việc, rủi ro tiềm ẩn phát sinh tại CN.  Một số phòng trụ sở chính liên quan đến mô hình quản trị RRTD đối với các trường hợp vượt mức phê duyệt tín dụng mà NHCT ủy quyền cho các CN trong từng thời kỳ.  Phòng đánh giá xếp hạng và phê duyệt giới hạn tín dụng thực hiện rà soát kết quả chấm điểm và phê duyệt hạng tín dụng của KH; kiểm soát thẩm định, phê duyệt hoặc đề xuất phê duyệt phê duyệt thông qua giới hạn tín dụng cho KH/nhóm KH.  Phòng kiểm soát giải ngân thực hiện kiểm soát, phê duyệt thông qua hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt thông qua các khoản giao dịch trên cơ sở giới hạn tín dụng/khoản tín dụng đã phê duyệt đối với các khoản giao dịch vượt mức kiểm soát tín dụng của CN. TrườngPhòng kiểm tra ki ểmĐại soát n ộihọc bộ thực hiKinhện đánh giá tế các hoHuếạt động cấp tín SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 26
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh dụng của CN theo định kỳ hay đột xuất theo cách chỉ định hoặc chọn lựa ngẫu nhiên hồ sơ vay để kiểm tra mức độ tuân thủ quy định của VietinBank nói riêng và của NHNN nói chung. 2.1.3.Tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank – Chi nhánh Quảng Trị: 2.1.3.1.Tình hình huy động vốn: Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của VietinBank Quảng Trị (2016 - 2018) Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Tổng nguồn vốn 1.168 1.559 2.327 133% 149% - Huy động tổ chức kinh tế 192 382 492 199% 129% - Huy động vốn dân cư 682 772 985 113% 128% - Huy động tổ chức khác 294 405 850 138% 210% ( Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị) Đây là hoạt động được Vietinbank – CN Quảng Trị rất chú trọng để phát triển, NH luôn có những biện pháp nhằm thu hút được tối đa nguồn vốn của dân cư cũng như các DN trong những năm gần đây. Điều này thể hiện qua quy mô nguồn vốn trong vòng 3 năm gần đây có sự tăng trưởng cao và liên tục so với năm 2016, cụ thể là 33% năm 2017 và 49% năm 2018. Năm 2017 đạt 115% chỉ tiêu kế hoạch NHCT Việt Nam đặt ra. Cơ cấu nguồn vốn tại Vietinbank - Chi nhánh Quảng Trị tương đối ổn định, nguồn vốn chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm của dân cư và đều tăng trưởng nhanh đều qua các năm, đây là nguồn vốn có tính ổn định cao. Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên toàn thế giới làm cho tình hình huy động vốn khó khăn, việc giữ vững và phát triển nguồn vốn này là điều kiện rất quan trọng đảm bảo cho các hoạt động khác của Ngân hàngTrường phát triển Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 27
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.3.2.Tình hình cho vay: Bảng 2.2: Tình hình cho vay của VietinBank Quảng Trị (2016 - 2018) Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh (%) Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Cho vay 1.931 1.961 2.314 101.5% 118% - Ngắn hạn 1.141 1.157 1.365 101,4% 118% - Trung hạn, dài hạn 790 804 949 177% 118% ( Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị) Hoạt động tín dụng tại Vietinbank - CN Quảng Trị có sự tăng trưởng đều đặn qua các năm, cụ thể: tổng dư nợ năm 2016 đạt 1.931 tỷ đồng, năm 2017 đạt 1.961 tỷ đồng tăng 1,5% so với 2016; năm 2018 đạt 2.314 tỷ đồng tăng 18% so với 2017. Mặc dù tình hình kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng NH đã nổ lực tìm kiếm khách hàng,chăm sóc khách hàng để phát triển mở rộng thị phần tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó nằm trong chỉ đạo của VietinBank trong từng thời kỳ, chiến lược của ban lãnh đạo Chi nhánh, tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm hơn 59% dư nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 28
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.3.3.Kết quả hoạt động kinh doanh: Bảng 2.3:Kết quả hoạt động kinh doanh của VietinBank Quảng Trị (2016 – 2018) Đơn vị: triệu đồng Năm Năm Năm So sánh (%) TT Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 1 Tổng thu nhập 310.332 314.743 81.829 101,42 89,5 Thu cho vay và điều 2 287.602 313.836 247.461 109,12 78,85 chuyển vốn 3 Thu phí dịch vụ 10.060 10.007 7.744 99,47 77,39 4 Thu xử lý rủi ro 4.627 3.861 2.208 83,44 57,19 Thu kinh doanh ngoại 5 877 842 882 96,01 104,75 tệ 6 Thu khác 7166 26.117 23.534 364,46 90,11 7 Tổng Chi phí 276.737 289.203 252.065 104,5 87,16 Chi liên quan huy động 8 220.375 214.766 187.935 97,45 87,51 và điều chuyển vốn 9 Chi dự phòng rủi ro 7.803 17.842 6.164 228,66 35,55 10 Chi kinh doanh ngoại tệ 6.754 5.385 19 93,59 0,35 11 Chi phí hoạt động 8.582 10.215 10.143 119,03 99,3 12 Chi khác 34.223 40.995 47.804 119,79 116,61 13 Lợi nhuận 33.595 25.540 29.764 76,02 116,54 ( Nguồn: Phòng tổng hợp-VietinBank CN Quảng Trị) Trong giai đoạn 2016 – 2018, nền kinh tế Quảng Trị gặp nhiều khó khăn do biến động chung của nền kinh tế cả nước làm cho nhiều NH không có lợi nhuận, Vietinbank Quảng Trị đã rất nỗ lực để duy trì và tăng trưởng lợi nhuận qua các năm khá cao. Biểu hiện qua các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như hoàn thành và và lợi nhuận các năm của CN đều đạt được mức tốt so với kế hoạch của hội đồng quản trị giao hàng năm. Năm 2017, lợi nhuận có giảm so với năm 2016 là năm 2016 lợi nhuận là 33.595Trường triệu đồng ,2017 lợiĐại luận ch ỉhọc có 25.540 Kinh triệu đồng ,tế nhưng Huế sang năm 2018 SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 29
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh CN đã lấy lại đà tăng trưởng, với việc lợi nhuận năm 2018 đạt gần 30 tỷ đồng tăng hơn 16% so với lợi nhuận năm 2017. Có thể nói uy tín, thương hiệu của Vietinbank Quảng Trị đã được khẳng định, trở nên rất thân thuộc với các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội và người dân trong tỉnh. 2.2.Thực trạng hoạt động tín dụng- và quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Chi nhánh Quảng Trị giai đoạn 2016 - 2018: 2.2.1.Thực trạng hoạt động tín dụng: 2.2.1.1.Tăng trưởng dư nợ: Với mục tiêu tăng trưởng dư nợ ổn định, đảm bảo an toàn vốn, dư nợ tín dụng của VietinBank CN Quảng Trị đều đạt kế hoạch đặt ra, năm sau cao hơn năm trước. Bảng 2.4. Kết quả dư nợ cho vay tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Dư nợ 1.931.231 1.960.799 2.313.673 29.568 1,53% 352.874 18,00% (Nguồn: Tổng hợp từ BCTC của VietinBank Quảng Trị năm 2016-2018) Thông qua bảng số liệu cho ta thấy, dư nợ của CN liên tục tăng qua các năm. Cụ thể: năm 2017, dư nợ tăng 1,53% so với năm 2016; năm 2018 tăng 18% so với năm 2017. Năm 2018, dư nợ tăng mạnh do so với năm 2017 do năm này NHCT có nhiều chính sách ưu đãi tích cực nhằm thu hút KH tăng trưởng dư nợ tại tất cả các thành phần kinh tế. Có thể thấy rằng, mặc dù tình hình kinh tế tăng trưởng chậm, đồng thời với sự cạnh tranh khốc liệt trong ngành NH nhưng CN đã nỗ lực trong công tác tìm kiếm chăm sóc KH để phát triển, mở rộng thị phần tín dụng trên địa bàn. Bên cạnh đó nó nằm trong chỉ đạo của VietinBank trong từng thời kỳ. CN chủ yếu tập trung tăng trưởng nhóm KH cá nhân và DN nhỏ. Đây là nhóm KH có có tốc độ tăng trưởng cao phù hợp với xu thế của thị trường kinh doanh của địa bàn các tỉnh. Ngoài ra, đây là nhóm KH chịu tác động thấp nhất khi thị trường có sự biến động đột ngột. Từ đó, phân tán được rủi ro của CN và là chiến lược lâu dài của NHCT. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 30
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.2.1.2.Dư nợ theo kỳ hạn: Bảng 2.5: Dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) (Tr.đ) (%) Dư nợ 1.931.231 100,00 1.960.799 100,00 2.313.673 100,00 Ngắn hạn 1.140.874 59,07 1.156.871 59,00 1.365.067 59,00 Trung dài hạn 790.357 40,93 803.928 41,00 948.606 41,00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết năm của VietinBank CN Quảng Trị năm 2016 – 2018) Biểu đồ 2.1: Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn tại VietinBank Quảng Trị (2016– 2018) Đơn vị tính: Triệu đồng 2500000 2000000 1500000 1000000 500000 0 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Trung dài hạn Ngắn hạn (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tổng kết của VietinBank CN Quảng Trị 2014 – 2016) Qua số liệu trên ta thấy, dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2017 là 1.156.871 triệu đồng, tăngTrường 1,40% so với 2016; Đại năm 2018 học đạt 1.365.067 Kinh triệu tếđồng, Huếtăng18 % so với SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 31
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh năm 2017. Dư nợ cho vay trung dài hạn trong năm 2017 là 803.928 triệu đồng tăng 1,72 % so với năm 2016; năm 2018 là 948.606 triệu đồng tăng 18% so với năm 2017. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn qua các năm đều cao hơn tỷ trọng cho vay trung dài hạn do chiến lược của NHCT trong các năm trở lại là tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn phục vụ hoạt động của nền kinh tế như hổ trợ nguồn vốn lưu động cho DN vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay ngắn hạn mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động của ngân hàng. Dư nợ cho vay của VietinBank CN Quảng Trị đều tăng trưởng qua các năm, tỷ trọng cho vay ngắn, trung dài hạn lại khá ổn định và duy trì ở mức dư nợ ngắn hạn chiếm 59%, dư nợ trung dài hạn chiếm 41%. 2.2.1.3.Dư nợ theo loại hình khách hàng: Bảng 2.6:Dư nợ theo loại hình khách hàng tại VietinBank Quảng Trị (2016 -2018) Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Loại hình DN 2017/2016 2018/2017 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng +/- % +/- % KH DNL 684.941 35,47 620.325 31,64 613.393 26,51 -64.616 -9,43 -6.932 -1,12 KHDNVVN 800.967 41,47 792.836 40,43 879.220 38,00 -8.131 -1,02 86.384 10,90 KH cá nhân 445.323 23,06 547.638 27,93 821.060 35,49 102.315 22,98 273.422 49,93 Tổng cộng 1.931.231 100,00 1.960.799 100,00 2.313.673 100,00 (Nguồn: Phòng tổng hợp – VietinBank CN Quảng Trị) Chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ dư nợ cho vay là DNVVN và KHCN. Nguyên nhân chủ yếu là do các DNVVN và KHCN phần lớn là những DN có khả năng chống chọi với những rủi ro những khủng hoảng chung của nền kinh tế khá tốt, do quy mô nhỏ, quan hệ nhỏ nên khả năng chịu sự chi phối ít hơn. Bên cạnh đó, cho vay DNVVN và KHCN sẽ góp phần phân tán rủi ro cho CN. DNVVN, KHCN là những đối tượng luôn được BGĐ chỉ đạo tập trung phát triển dư nợ. Đó là lý do tại sao năm 2017, 2018 giá trị dư nợ của DNVVN và KHCN tăng so với các năm trước, đồng thời giảm dần tỷ lệ cho vay KH DNL cụ thể năm 2016 chiếm 35,47% sang năm 2017 giảm xuống còn 31,64% và năm 2018 là 26,51% trong tổng dư nợ. Đặc biệt năm 2018 là năm tăng trưởng dư nợ KHCN cao nhất, tăng 273 tỷ đồng, tương ứng mức tăng gần 50% so với dư nợ nămTrường 2017, hoàn thành Đại110% kế hoạch.học Năm Kinh 2018 là năm tế VietinBank Huế tiến hành SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 32
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh chuyển đổi mạnh mẽ mô hình kinh doanh bán lẻ, do vậy cho vay đối với KHCN đặc biệt tăng trưởng mạnh, tăng gần 50% so với năm trước( toàn hệ thống tăng 51%). 2.2.1.4.Kết quả hoạt động tín dụng: Bảng 2.7. Cơ cấu tổng thu, chi và lợi nhuận giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Tổng thu 310.332 314.743 281.829 4.411 1,42 - 32.914 -10,46 Tổng chi 276.737 289.203 252.065 12.466 4,50 - 37.138 -12,84 Lợi nhuận 33.595 25.540 29.764 - 8.055 -23,98 4.224 16,54 (Nguồn: Phòng tổng hợp – VietinBank CN Quảng Trị) Những năm qua dù tình hình của nền kinh tế trong ngành ngân hàng gặp nhiều khó khăn tuy nhiên chi nhánh đều đạt được mức tốt so với kế hoạch của hội đồng quản trị giao hàng năm về các chỉ tiêu kinh doanh đề ra gần như hoàn thành và lợi nhuận các năm . Năm 2017, lợi nhuận có giảm so với năm 2016, nhưng sang năm 2018 chi nhánh đã lấy lại đà tăng trưởng, với việc lợi nhuận năm 2018 đạt gần 30 tỷ đồng tăng hơn 16% so với lợi nhuận năm 2017. Điều này thể hiện nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh trong diễn biến phức tạp của nền kinh tế và từ đó ngày càng khẳng định vị thế, thương hiệu của Vietinbank trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nói riêng và khu vực miền Trung nói chung. 2.2.2.Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị: .Tình hình thực hiện các nội dung quản trị RRTD tại VietinBank Quảng Trị: a, Công tác nhận diện và phân loại rủi ro: Một CBQHKH trước khi tham gia vào giao dịch phải nhận biết và hiểu về RRTD trong các hoạt động kinh doanh. Mọi hình thức cấp tín dụng chỉ được phép thực hiện nếu phù hợp với các thị trường mục tiêu và tiêu chí cấp tín dụng đã được NHCT phê duyệt. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 33
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh  Thị trường mục tiêu NHCT chỉ cấp tín dụng cho các KH thuộc thị trường mục tiêu đã được xác định và phê duyệt định kỳ ít nhất 1 lần trong năm. Một số tiêu chí để phân loại thị trường mục tiêu mà NHCT lựa chọn bao gồm: + Quốc gia: dựa trên mức xếp hạng tín nhiệm do các tổ chức xếp hạng uy tín như S&P, Moody’s, Fitch Rating cung cấp. + Khu vực địa lý trong một quốc gia: dựa trên tiềm năng thế mạnh và những bất lợi của khu vực trong mối tương quan với nền kinh tế quốc gia. + Ngành hàng: dựa trên hiệu quả hoạt động trong quá khứ và dự báo triển vọng tương lai trong từng quốc gia hoặc xét trên phạm vi toàn cầu để từ đó đánh giá tác động của những dự báo này tới khả năng các công ty trong ngành thực hiện nghĩa vụ trả nợ. + Phân khúc khách hàng: KH vay kinh doanh và KHCN vay tiêu dùng.  Tiêu chí cấp tín dụng Bất cứ sự khác biệt nào so với các tiêu chí này phải được phê duyệt bởi cấp có thẩm quyền. Các tiêu chí cấp tín dụng bao gồm: + Hạng tín nhiệm tối thiểu của khách hàng. + Triển vọng và rủi ro ngành hàng, quốc gia mà khách hàng đang hoạt động. + Các điều kiện cấp tín dụng khác như mức cấp tín dụng so với VCSH và hạng tín nhiệm của KH, mức cấp tín dụng tối đa không có TSBĐ và loại TSBĐ được chấp nhận. b, Đo lường và phân tích rủi ro: Để tuân thủ Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN do NHNN Việt Nam ban hành ngày 04/06/2014 quyết định ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD cũng như tạo hành lang an toàn trong hoạt động của mình, các NHTM phải hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (theo Điều 7-VBHN số 22) của ngân hàng mình bằng cách bổ sung các yếu tố định tính như tình hình tài chính của KH, rủi ro trong kinh doanh của KH nhằm phản ánh đúng chất lượng và bản chất của từng khoản vay. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 34
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh NHCT thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định lượng và phương pháp định tính cho các đối tượng khách hàng: Phương pháp định tính Phương pháp định lượng - KH là tổ chức (bao gồm cả định chế tài chính). - KH là cá nhân, hộ gia đình có - KH là cá nhân, hộ gia đình có tổng RRTD tại tổng RRTD tại thời điểm phân loại thời điểm phân loại nợ từ 500 triệu đồng trở lên. nợ dưới 500 triệu đồng. Hiện tại VietinBank đã hoàn thiện việc xây dựng bộ chỉ tiêu và phần mềm chấm điểm, XHTD khách hàng mới và đã triển khai chính thức hệ thống xếp hạng nội bộ theo công văn số 2304/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 Ban hành Quy trình chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp - Mã số QT.09.08.I; công văn số 2305/2014/QĐ-TGĐ-NHCT9 ngày 30/09/2014 Ban hành Quy trình chấm điểm XHTD khách hàng cá nhân, hộ gia đình - Mã số QT.39.07.I. với các quy trình chung như sau: + Thu thập và thẩm định lại hồ sơ, thông tin khách hàng. + Thẩm định báo cáo tài chính của khách hàng: thực hiện việc đánh giá chất lượng tài sản - nguồn vốn và điều chỉnh lại BCTC. + Lập tờ trình thẩm định và đề xuất quyết định hạng tín dụng, giới hạn tín dụng khách hàng trình lãnh đạo phòng kiểm soát. + Chỉnh sửa nội dung theo yêu cầu của lãnh đạo (nếu có). + Thực hiện chấm điểm và XHTD KH trên chương trình phần mềm theo quy định. + Theo dõi danh sách khách hàng chấm điểm để thực hiện chấm điểm theo đúng tần suất quy định (tối thiểu 6 tháng/lần). Bảng mô tả đặc điểm hạng tín dụng theo quy định hiện hành NHCT như sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 35
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.8: Phân loại khách hàng DN và cá nhân theo kết quả chấm điểm Nhóm Loại Đặc điểm nợ AAA: loại Khả năng hoàn trả nợ vay của khách hàng được xếp hạng này tối ưu 1 là đặc biệt tốt Khách hàng có năng lực trả nợ không kém nhiều so với khách AA: loại ưu hàng được xếp hạng AAA. Khả năng trả nợ của khách hàng 1 này là rất tốt. Khách hàng có nhiều khả năng chịu tác động tiêu cực của các yếu tố bên ngoài và các điều kiện kinh tế hơn các khách hàng A: loại tốt 1 được xếp hạng cao hơn. Tuy nhiên khả năng trả nợ vẫn được đánh giá là tốt. Khách hàng hoàn toàn có khả năng hoàn trả đầy đủ các khoản BBB: loại nợ. Tuy nhiên các điều kiện kinh tế bất lợi và sự thay đổi của 2 khá các yếu tố bên ngoài có nhiều khả năng hơn trong việc làm suy giảm khả năng trả nợ của KH. Khách hàng ít có nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các nhóm BB: loại nợ từ B đến D. Tuy nhiên các khách hàng này đang phải đối trung bình mặt với nhiều rủi ro tiềm ẩn hoặc các ảnh hưởng từ các điều 2 khá kiện kinh doanh, tài chính bất lợi, các ảnh hưởng này có khả năng dẫn đến sự suy giảm khả năng trả nợ của khách hàng. Khách hàng có nhiều nguy cơ mất khả năng trả nợ hơn các B: loại trung khách hàng hạng BB. Các điều kiện kinh doanh, tài chính và 2 bình kinh tế nhiều khả năng ảnh hưởng đến khả năng hoặc thiện chí trả nợ của khách hàng. Khách hàng hiện thời đang bị suy giảm khả năng trả nợ, khả CCC: loại năng trả nợ phụ thuộc vào độ thuận lợi của các điều kiện kinh dưới trung 3 doanh, tài chính và kinh tế. Trong trường hợp có các yếu tố bình bất lợi xảy ra, khách hàng nhiều khả năng không trả được nợ. CC: loại yếu Khách hàng đang bị suy giảm nhiều khả năng trả nợ. 3 Khách hàng xếp hạng C trong trường hợp đã thực hiện các C: loại kém thủ tục xin phá sản hoặc có các động thái tương tự nhưng việc 4 trả nợ của KH vẫn đang được duy trì. Khách hàng đã mất khả năng trả nợ, các tổn thất đã thực sự D: loại rất xảy ra. Không xếp hạng D cho các khách hàng mà việc mất 5 kém khả năng trả nợ chỉ là dự kiến. (Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2014), Văn bản hợp nhất số 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụngTrường trong hoạt động ngân Đại hàng c ủahọc tổ chức tínKinh dụng) tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 36
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh c, Đánh giá, kiểm soát và cảnh báo giảm thiểu rủi ro tín dụng:  Đánh giá và kiểm soát rủi ro tín dụng: Lớp bảo vệ thứ nhất: CBQHKH thuộc khối kinh doanh chịu trách nhiệm đề xuất cấp tín dụng đáp ứng tiêu chí cấp tín dụng và chịu trách nhiệm chính quản lý RRTD tại đơn vị của mình đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, của NHCT, cân bằng lợi nhuận và rủi ro phù hợp với khẩu vị rủi ro, các định hướng tín dụng và các quy định quy trình quản lý rủi ro tín dụng của NHCT. Lớp bảo vệ thứ hai: Bộ phận quản lý RRTD và kiểm soát tuân thủ chịu trách nhiệm giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và quản lý RRTD. Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý RRTD bao gồm xây dựng chính sách tín dụng vả quản lý rủi ro danh mục tín dụng; tái thẩm định đề xuất cấp tín dụng từ CN trình lên; xây dựng các mô hình đo lường RRTD là công cụ trợ giúp các đơn vị kinh doanh đánh giá và lựa chọn KH. Lớp bảo vệ thứ ba: Bộ phận kiểm toán nội bộ chịu trách nhiệm đánh giá độc lập về tính phù hợp và hiệu quả của quy trình cấp tín dụng, quy trình quản lý RRTD, bao gồm cả tính tuân thủ đối với quy định, quy trình này. Kiểm toán nội bộ giám sát độc lập lớp bảo vệ thứ nhất và thứ hai.  Cảnh báo và giảm thiểu rủi ro: VietinBank - CN Quảng Trị đưa ra văn hóa RRTD, được hiểu là hệ thống các chuẩn mực trong quá trình nhận định và ứng phó với rủi ro tín dụng áp dụng cho toàn hệ thống. Bao gồm 3 nội dung chính: + Chủ động chấp nhận những rủi ro được bù đắp bởi lợi nhuận phù hợp, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh đề ra. + Không chấp nhận những rủi ro có thể làm ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của Vietinbank. + Không chấp nhận những rủi ro có thể gây ảnh hưởng xấu tới lợi ích, giá trị lâu dài của Vietinbank. Theo đó, VietinBank chấp nhận RRTD ở mức độ nhất định để đạt được các mục tiêu kinh doanh, nhưng phải đảm bảo được an toàn trong hoạt động tín dụng của mình. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 37
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.9: Giới hạn theo danh mục tín dụng STT Chỉ tiêu Giới hạn 1 Mức độ tập trung tín dụng một KH Tối đa 15% vốn tự có Mức độ tập trung tín dụng một KH và người 2 Tối đa 25% vốn tự có có liên quan Mức độ tập trung dư nợ và số dư bảo lãnh đối 3 Tối đa 10% vốn tự có với 1 DN mà NHCT nắm quyền kiểm soát Mức độ tập trung dư nợ và số dư bảo lãnh đối 4 Tối đa 20% vốn tự có với tất cả DN mà NHCT nắm quyền kiểm soát 5 Mức độ tập trung vào nhóm khách hàng lớn Tối đa 40% tổng dư nợ 6 Mức độ tập trung vào một ngành hàng Tối đa 10% tổng dư nợ Mức độ tập trung vào dư nợ không có bảo đảm 7 Tối đa 15% tổng dư nợ bằng tài sản Mức độ tập trung dư nợ theo hạng khách hàng - Khách hàng từ hạng A trở lên Tối thiểu 94% tổng dư nợ 8 - Khách hàng hạng BBB Tối đa 3% tổng dư nợ - Khách hàng hạng BB trở xuống Tối đa 3% tổng dư nợ Mức độ tập trung dư nợ theo loại hình khách hàng 9 - Khách hàng doanh nghiệp Tối đa 75% tổng dư nợ - Khách hàng cá nhân, hộ gia đình Tối thiểu 25% tổng dư nợ Mức độ tập trung dư nợ theo kỳ hạn 10 - Trung dài hạn Tối đa 35% tổng dư nợ - Ngắn hạn Tối thiểu 65% tổng dư nợ Mức độ tập trung dư nợ theo loại tiền 11 - Dư nợ VNĐ Tối đa 80% tổng dư nợ - Dư nợ ngoại tệ Tối thiểu 20% tổng dư nợ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 38
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.10: Giới hạn cho một số các chỉ tiêu STT Chỉ tiêu Giới hạn 1 Tỷ lệ nợ xấu Tối đa 3% dư nợ 2 Tỷ lệ nợ có vấn đề Tối đa 6% dư nợ 3 Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro tín dụng Tối đa 15% thu nhập hoạt động Các chỉ tiêu trên được cụ thể hóa được điều chỉnh theo chỉ đạo của hội đồng quản trị trong từng thời kỳ. NHCT Việt Nam thành lập bộ phận Quản lý RRTD. Theo đó mỗi tuần sẽ đưa ra những bản tin RRTD lên hệ thống chung, cập nhật về thông tin tín dụng chung, thông tin ngành, cảnh báo rủi ro và các văn bản mới nhất liên quan của Ngân hàng. d, Tài trợ xử lý rủi ro tín dụng: Qua cơ sở lý luận đã nghiên cứu ở chương 1 thì các công cụ tài trợ RRTD hiện VietinBank đang sử dụng còn rất đơn điệu, chủ yếu vẫn là sử dụng quỹ dự phòng rủi ro đã được trích lập hàng năm. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tế thị trường tài chính trong nước còn ở giai đoạn sơ khai, việc nghiên cứu áp dụng các công cụ tiên tiến khác còn chưa phổ biến thì đặc thù trên vẫn là tình hình chung của các NHTM hiện nay. Trích lập dự phòng là điều kiện bắt buộc đối với các TCTD nhằm đối phó với rủi ro một cách chủ động. Tương ứng với 2 loại rủi ro hiện hữu: rủi ro hệ thống và rủi ro cá biệt sẽ có hai loại quỹ dự phòng được thành lập: quỹ dự phòng chung và quỹ dự phòng cụ thể. Ở Việt Nam, quy định này được thể hiện trong Văn bản hợp nhất số 22 (2014 ). Theo đó, tỷ lệ dự phòng chung là 0,75%, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể được quy định theo nhóm nợ từ nhóm 1 đến nhóm 5 theo tỷ lệ: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%. VietinBank thực hiện công tác xử lý RRTD theo quyết định 506/2014/QĐ- HĐQT-NHCT35 ngày 27/07/2014 ban hành quy định phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của NHCT Việt Nam, quy định về đối tượng, nguyên tắc, quy trình xử lý rủi ro như sau: - Đối tượng được sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng: + KH là tổ chức bị giải thể, phá sản theo quy định pháp luật, cá nhân bị chết, mất tích. + CácTrường khoản nợ được phân Đại loại v àohọc nợ nhóm Kinh 5. tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 39
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Nguyên tắc xử lý rủi ro: Việc sử dụng dự phòng để XLRR được thực hiện một quý một lần hoặc vào thời điểm phù hợp trong năm, theo các nguyên tắc sau: ▪ Sử dụng dự phòng cụ thể để XLRR đối với phần dư nợ gốc tương ứng với số tiền đã trích DPRR cụ thể của khoản nợ đó. ▪ Phát mại TSBĐ để thu hồi nợ: Trường hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nợ, CN phải khẩn trương tiến hành việc phát mại TSBĐ theo thỏa thuận với khách hàng/bên bảo đảm tại Hợp đồng bảo đảm/Biên bản thỏa thuận và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ. ▪ Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại tài sản không đủ bù đắp rủi ro của khoản nợ thì NHCT xem xét sử dụng dự phòng chung để xử lý. - Quy trình xử lý rủi ro tại chi nhánh: Gồm có 06 bước thực hiện: + Bước 1: Lập hồ sơ, thẩm định, lập Tờ trình đề nghị XLRR + Bước 2: Thẩm định hồ sơ đề nghị XLRR + Bước 3: Triệu tập hội đồng XLRR + Bước 4: Phê duyệt XLRR + Bước 5: Hạch toán XLRR + Bước 6: Lưu hồ sơ Bảng 2.11: Thực trạng chi dự phòng rủi ro Đơn vị tính: Triệu đồng So sánh 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 +/- % +/- % Chi dự phòng rủi ro 1.809 15.335 6.164 13.526 747,71 -9.171 -59,80 (Nguồn: Phòng Tổng hợp VietinBank Quảng Trị) Qua bảng phân tích trên, ta có thể thấy năm 2017 là năm mà VietinBank Quảng Trị thực hiện xử lý RRTD cao nhất với chi dự phòng rủi ro lên đến 15.335 triệu đồng, trong khi năm 2016 chi DPRR chỉ có 1.809 triệu đồng, đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016. Năm 2018, chi DPRR đã có Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 40
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh giảm hơn so với năm 2017 đạt mức 6.164 triệu đồng, điều này một phần cho thấy CN đã phần nào quản lý các khoản nợ có vấn đề tại CN. Việc xử lý rủi ro của NHCT phụ thuộc vào định hướng phát triển cũng như chính sách tín dụng của NHCT trong từng thời kỳ. Vào tháng cuối năm, NHCT sẽ có kế hoạch cụ thể cũng như nguồn lực phân bổ về từng CN để thực hiện XLRR nhằm đảm bảo định hướng phát triển lâu dài và bền vững của NHCT. e, Giám sát và kiểm tra công tác quản trị rủi ro tín dụng: NHCT thiết lập quy trình giám sát liên tục và có hiệu quả đối với tình trạng của từng khách hàng và cấp độ danh mục tín dụng nhằm phát hiện các dấu hiệu cảnh báo rủi ro để có biện pháp xử lý kịp thời. + Cấp độ danh mục tín dụng: phải nhận diện và theo dõi các dấu hiệu cảnh báo rủi ro sớm ở cấp độ danh mục tín dụng, từ đó đề xuất các biện pháp đối phó và lập các báo cáo phân tích rủi ro gửi ban lãnh đạo để quyết định các biện pháp xử lý phù hợp. Các chỉ tiêu giám sát ở cấp độ danh mục tối thiểu bao gồm: Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu dư nợ tín dụng, mức độ tập trung rủi ro theo sản phẩm, ngành hàng, loại hình DN, loại tiền tệ, kỳ hạn, tỷ lệ nợ có vấn đề, nợ xấu, các giới hạn mục tiêu đối với từng hạng tín nhiệm của KH, tỷ lệ chuyển hạng, thống kê các KH có dư nợ lớn nhất. + Cấp độ từng khách hàng: Khối kinh doanh là người trực tiếp quan hệ với khách hàng chịu trách nhiệm chính trong việc giám sát khách hàng, phát hiện sớm và báo cáo các khoản nợ có vấn đề tiềm ẩn dựa trên các tiêu chí về tình trạng tín dụng, đặc biệt là các tiêu chí định lượng, các tiêu chí giám sát, bao gồm: tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của khách hàng, lịch sử vay trả nợ NHCT, các điều khoản ràng buộc tín dụng, định giá TSBĐ, xếp hạng từ bên ngoài và giá thị trường, sử dụng vốn vay. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 41
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.2.2.1 .Tác động của công tác quản trị rủi ro tín dụng tại VietinBank Quảng Trị đến chất lượng tín dụng giai đoạn 2016 – 2018: Bảng 2.12: Chất lượng hoạt động tín dụng tại VietinBank Quảng Trị giai đoạn 2016 – 2018 Chỉ tiêu ĐVT 2014 2015 2016 Dư nợ cho vay Tỷ đồng 1.931 1.961 2.314 Nợ xóa Tỷ đồng 0 0 0 Dư nợ có TSBĐ Tỷ đồng 2,56 15,39 19,76 Dư nợ không có TSBĐ Tỷ đồng 0 0 0 Nợ quá hạn Tỷ đồng 3,06 20,25 29,41 Tỷ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ % 0,16 1,03 1,27 Dư nợ nhóm II Tỷ đồng 0,5 4,86 9,65 Tỷ lệ nhóm II % 0,03 0,25 0,42 Dư nợ xấu Tỷ đồng 2,56 15,39 19,76 Tỷ lệ nợ xấu % 0,13 0,78 0,85 Dự phòng chung Tỷ đồng 14,48 14,71 18,73 Dự phòng cụ thể Tỷ đồng 0,26 3,61 1,8 (Nguồn: Phòng tổng hợp – VietinBank Quảng Trị) Nhìn chung, hoạt động tín dụng của VietinBank CN Quảng Trị trong thời gian qua đã có những chuyển biến tốt. Ban lãnh đạo CN quan tâm chỉ đạo đến từng phòng, cán bộ để thực hiện công tác quản lý nợ, xử lý và thu hồi. Đồng thời thực hiện quyết liệt, đồng bộ nhiều giải pháp nhằm đưa nợ xấu ở mức thấp nhất và có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, diễn biến thực trạng của nền kinh tế là hết sức phức tạp, chất lượng tín dụng đã có bước cải thiện nhưng chưa cao, RRTD vẫn còn nhiều tiềm ẩn. Do đó thời gian tới ngân hàng cần phải tăng cường kiểm tra, đánh giá, phân loại KH cụ thể, sử dụng linh hoạt các biện pháp giúp KH vượt qua khó khăn, đồng thời giảm thiểu tối đa các rủi ro khi KH phá sản, không còn trả nợ trả nợ. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 42
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh 2.3.Đánh giá khảo sát ý kiến của CBTD về nguyên nhân RRTD tại Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam – Chi nhánh Quảng Trị: 2.3.1.Kêt quả khảo sát ý kiến của cán bộ tín dụng về các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng: Đặc điểm cá nhân của mẫu điều tra cán bộ tín dụng: Tiến hành điều tra 19 cán bộ tín dụng tại Vietinbank – chi nhánh Quảng Trị thông qua 19 bảng hỏi hợp lệ thu thập được, mẫu điều tra có những đặc điểm sau: Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu điều tra cán bộ tín dụng Tiêu chí Tần số ( người) Phần trăm (%) Giới tính Nam 8 42,1 Nữ 11 57,9 Nhóm tuổi Dưới 25 tuổi 2 10,5 Từ 25 đến 40 tuổi 11 57,9 Trên 40 tuổi 6 31,6 Chuyên ngành đào tạo Tài chính ngân hàng 7 36,8 Kinh tế 3 15,8 Kế toán 3 15,8 Quản trị kinh doanh 6 31,6 Thời gian công tác Dưới 1 năm 1 5,3 Từ 1 đến 3 năm 2 10,5 Từ 3 đến 5 năm 7 36,8 Trên 5 năm 9 47,4 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 43
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Biểu đồ 2.2: Giới tính cán bộ tín dụng Giới tính 42,1% 57,9 % Nam Nữ (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) - Giới tính: Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được tỉ lệ giới tính của cán bộ làm tín dụng tại NHCT chi nhánh Quảng Trị có sự chênh lệch không quá lớn, trong đó tỉ lệ nam chiếm 42,1% còn lại 57,9% là cán bộ nữ. Biểu đồ 2.3: Nhóm tuổi cán bộ tín dụng Nhóm tuổi 10,5% 31,6% 57,9% Dưới 25 Từ 25 đến 40 Trên 40 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) - Nhóm tuổi: Qua trên ta có thể thấy rằng phần lớn cán bộ tín dụng nằm trong khoảng độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi. Điều này chứng tỏ rằng lực lượng cán bộ tín dụng tại Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 44
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh Vietinbank chi nhánh Quảng Trị là lực lượng trẻ, năng động. 10,5% là tỉ lệ cán bộ dưới 25 tuổi và tỉ lệ nhóm cán bộ trên 40 tuổi đạt 31.6%. Biểu đồ 2.4: Nhóm chuyên ngành đào tạo Chuyên ngành đào tạo 31,6% 36,8% 15,8% 15,8% TCNH Kế toán Kinh tế QTKD (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) - Chuyên ngành đào tạo: Phần lớn cán bộ tín dụng tại Vietinbank chi nhánh Quảng Trị được đào tạo đúng chuyên ngành của mình là TCNH và tỉ lệ chuyên ngành QTKD cũng là một trong những chuyên ngành liên quan. Tỉ lệ cán bộ được đào tạo theo chuyên ngành Kinh tế và Kế toán là 15,8% đây cũng là những chuyên ngành liên quan đến lĩnh vực họ đang công tác. Biểu đồ 2.5: Thời gian công tác Thời gian công tác 5,3% 10,5% 47,4% 36,8% Dưới 1 năm Từ 1 đến 3 năm Từ 3 đến 5 năm Trên 5 năm Trường Đại(Ngu họcồn: Kết qu Kinhả xử lý số li ệtếu trên Huếphần mềm SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 45
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Thời gian công tác: Qua thống kê ta thấy lực lượng cán bộ tín dụng trẻ có thời gian công tác dưới 3 năm là 15,8% đây là lực lượng cán bộ trẻ được tuyển dụng hằng năm để bổ sung nguồn nhân lực cho Chi nhánh.Từ 3 đến 5 năm là 7/19 cán bộ chiếm 36,8% có độ tuổi từ 25 đến 40 tuổi nên thời gian công tác của họ phần lớn nằm ở trong khoảng này. Cán bộ có thời gian công tác trên 5 năm chiếm 47,4% chiếm tỉ lệ lớn nhất trong các tỉ lệ về thời gian công tác.Quan đây cho thấy các cán bộ tín dụng có thời gian công tác lâu nên sẽ rất có nhiều kinh nghiệm trong việc quản trị rủi ro tín dụng. 2.3.2. Kết quả đánh giá của cán bộ tín dụng tại Vietinbank – Chi nhánh Quảng Trị về công tác quản trị rủi ro tín dụng: Ta có kết quả thu được từ cuộc khảo sát chỉ ra rằng:  Về nguyên nhân khách quan: Bảng 2.14: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân khách quan” Tỷ lệ cán bộ tín dụng đánh giá (%) Ký Giá Hoàn Không Bình Đồng Hoàn hiệu TIÊU CHÍ trị toàn đồng ý thường ý toàn trung không đồng bình đồng ý ý N1 Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh N1.1 Sự cạnh tranh giữa các tổ chức 4,58 0 0 0 42,1 57,9 tín dụng rất mạnh mẽ. N1.2 Tình hình kinh tế có sự biến 3,63 0 5,3 36,8 47,4 10,5 động lớn. N1.3 Cơ chế và chính sách của nhà 3,63 0 0 42,1 52,6 5,3 nước có sự thay đổi lớn. N1.4 Hệ thống thông tin quản lý của 3,53 0 5,3 42,1 47,4 5,3 nước ta chưa hiệu quả N1.5 Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng 3,79 0 10,5 26,3 36,8 26,3 đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng Trường Đại(Ngu họcồn: Kết qu Kinhả xử lý số li ệtếu trên Huếphần mềm SPSS) SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 46
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh - Trong nhóm nhân tố: “Nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh”, thì nhân tố “Hệ thống thông tin quản lý của nước ta chưa hiệu quả” bị đánh giá thấp nhất với mean=3,53 còn nhân tố được đánh giá cao nhất là “ Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng rất mạnh mẽ” với mean=4,58. Cụ thể như sau: + Nhân tố “ Sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng rất mạnh mẽ” có 42,1% số người được phỏng vấn trả lời “đồng ý”, 57,9% số người trả lời “hoàn toàn đồng ý” còn lại là 0% số người trả lời là hoàn toàn không đồng ý, không đồng ý và bình thường. Điều này cho thấy rất đông người đồng tình với nhân tố này là do sự phát triển ngày càng lớn của nền kinh tế cùng với sự hội nhập kinh tế toàn cầu, góp phần mở rộng thị trường và làm tăng đối thủ cạnh tranh trong chính ngành Ngân hàng trong nước và ngoài nước. Trên địa bàn Quảng Trị nói riêng, Vietinbank đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành, cụ thể hiện nay có đến 10 đơn vị đang kinh doanh ngành Ngân hàng trên địa bàn Quảng Trị, trong khi thị trường nhu cầu của người dân không tăng lên, điều này làm cho sự cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày một mạnh mẽ hơn. + Nhân tố “Thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của khách hàng” cũng được đánh giá đang có sự biến động lớn trong nhóm “nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh” với mean=3,79. Phần lớn cán bộ tín dụng đánh giá như vậy là do Quảng Trị nằm ở vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt. Điều đó làm cho KH gặp khó khăn trong việc trả nợ do yếu tố thiên tai là hoàn toàn có thể xảy ra và không thể lường trước được, dịch bệnh cũng ảnh hưởng nặng nề đến thu nhập của những người kinh doanh lĩnh vực nuôi trồng, góp phần làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ cũng như tăng cao tỷ lệ rủi ro đối với Ngân hàng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 47
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh  Về nguyên nhân từ phía khách hàng: Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ tín dụng về nhân tố “ Nguyên nhân từ phía khách hàng” Tỷ lệ cán bộ tín dụng đánh giá (%) Hoàn Hoàn Giá trị Ký toàn Không Bình Đồng toàn trung hiệu TIÊU CHÍ không đồng ý thường ý đồng bình đồng ý ý N2 Nguyên nhân từ phía khách hàng Nhiều khách hàng sử dụng N2.1 3,95 0 0 26,3 52,6 21,1 vốn vay sai mục đích Hoạt động kinh doanh của DN N2.2 thua lỗ liên tục, hàng hóa 4,11 0 0 21,1 47,4 31,6 không tiêu thụ được Năng lực quản lý nguồn vốn N2.3 vay của khách hàng còn yếu 4,05 0 0 15,8 63,2 21,1 kém. Khách hàng cố ý không N2.4 trung thực, đạo đức cá nhân 3,74 0 0 42,1 42,1 15,8 không tốt. Khách hàng thường vay vốn N2.5 3,95 0 0 26,3 52,6 21,1 tại nhiều tổ chức tín dụng. Khách hàng cố tình trì hoãn, gây khó khăn cho việc kiểm N2.6 tra tình hình sử dụng vốn 4,00 0 5,3 21,1 42,1 31,6 vay, tình hình sản xuất kinh doanh (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SPSS) - Trong nhóm “nguyên nhân từ phía khách hàng”, cán bộ tín dụng khách hàng đánh giá yếu tố “Hoạt động kinh doanh của DN thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 48
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Ths. Nguyễn Như Phương Anh thụ được” và “ có giá trị mean cao nhất so với những yếu tố còn lại với mean=4,11. Cụ thể như sau: + Nhân tố “Hoạt động kinh doanh của DN thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được” có 21,1% cán bộ trả lời “bình thường”, 47,4% “đống ý”, 31,6% “hoàn toàn đồng ý” còn lại 0% là “hoàn toàn không đồng ý” và “không đồng ý”. Theo cán bộ tín dụng thì hiện nay những trường hợp xảy ra rủi ro, nợ không thể thu hồi, sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì phần lớn là do hoạt động kinh doanh của DN thua lỗ liên tục, hàng hóa không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do việc thiếu tìm hiểu thông tin về thị trường, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm không đa dạng và không có sự mới mẻ khác biệt khiến doanh nghiệp sản xuất hàng hóa ra không bán được, tồn kho, ứ động, dẫn đến kém chất lượng, dẫn đến mất vốn, thua lỗ. + Nhân tố “Nhiều khách hàng sử dụng vốn vay sai mục đích” với mean=3,95 cũng được đánh giá tương đối cao sau khi tìm hiểu nguyên nhân thì phần lớn là do khách hàng sử dụng vốn vay không đúng như mục đích ban đầu họ đặt ra khi vay vốn và có rất nhiều khách hàng họ không nắm rõ các điều khoản vay khi kí hợp đồng vay vốn tại ngân hàng. Điều này là do khi làm hợp đồng vay vốn, ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có các chứng nhận về mục đích vay vốn của mình, như vay vốn để sửa chữa nhà thì phải có giấy chứng nhận mua nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên thực tế có những mục đích vay vốn mà khách hàng không thể hoặc gặp khó khăn khi lấy giấy xác nhận mục đích vay vốn, vì vậy họ thường đăng kí vay vốn với mục đích khác và sử dụng với mục đích khác để dễ dàng cho việc làm thủ tục vay vốn. + Nhân tố “Khách hàng cố tình trì hoãn, gây khó khăn cho việc kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, tình hình sản xuất kinh doanh” có 5,3% số người được hỏi trả lời “không đồng ý”, 21,1% số người trả lời “bình thường”, 42,1% số người trả lời “đồng ý” và chỉ có 31,6% số người có câu trả lời là “hoàn toàn đồng ý”. + Nhân tố “Năng lực quản lý nguồn vốn vay của khách hàng còn yếu kém” có 15,8% số người trả lời “bình thường”, 63,2% số người trả lời “đồng ý” và có 21,1% số người có câu trả lời là “hoàn toàn đồng ý”. + Nhân tố “Khách hàng cố ý không trung thực, đạo đức cá nhân không tốt” có 42,1% số người trả lời “bình thường”, 42,1% số người trả lời “đồng ý” và có 15,8% số người cóTrường câu trả lời là “hoàn toànĐại đồng họcý”. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Quỳnh Nhi 49