Khóa luận Giá trị thơ ca phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục

pdf 57 trang thiennha21 16/04/2022 2220
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giá trị thơ ca phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_gia_tri_tho_ca_pham_nguyen_du_qua_tap_tho_doan_tru.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giá trị thơ ca phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG GIÁ TRỊ THƠ CA PHẠM NGUYỄN DU QUA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2017
  2. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐẶNG THỊ HỒNG NHUNG GIÁ TRỊ THƠ CA PHẠM NGUYỄN DU QUA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoá luận TS. NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG HÀ NỘI - 2017
  3. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, các thầy cô trong tổ văn học Việt Nam và đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Thị Việt Hằng, đã giúp đỡ chỉ bảo tận tình và hướng dẫn em thực hiện khoá luận này.Bước đầu nghiên cứu khoa học khoá luận chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong sự chỉ bảo, góp ý của thầy cô và bạn đọc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Đặng Thị Hồng Nhung
  4. LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài khoá luận dưới đây là kết quả nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Việt Hằng. Kết quả nghiên cứu không trùng với bất cứ tác giả nào. Nếu sai sót, em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Đặng Thị Hồng Nhung
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu 2 3. Mục đích nghiên cứu 3 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 6. Phương pháp nghiên cứu 4 7. Đóng góp của khoá luận 4 8. Cấu trúc của khoá luận 4 NỘI DUNG 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 5 1.1. Tình hình lịch sử - xã hội thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX 5 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 8 1.2.1.Cuộc đời 8 1.2.2. Sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du 9 1.2.3. Tập thơ Đoạn trường lục 11 Chương 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC 13 2.1. Tiếng khóc vợ bi ai, thống thiết của Phạm Nguyễn Du 13 2.2. Nỗi cô đơn trống vắng khi xa vợ của Phạm Nguyễn Du 25 Chương 3. MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRƯỜNG LỤC 36 3.1. Thể loại 36 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 39 3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật 42
  6. KẾT LUẬN 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO
  7. MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài Không phải ngẫu nhiên PGS.TS Nguyễn Đăng Na trong Phần mởđầu Chương 1Khái quát văn học Việt Nam thời trung đạilại nhấn mạnh “Văn học trung đại Việt Nam giữ vị trí cực kỳ quan trọng” [14,tr.9]. Thành tựu mà giai đoạn văn học này đạt được vẫn luôn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam với những đỉnh cao như Truyện Kiều của Nguyễn Du, thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều Với ý nghĩa như vậy nghiên cứu văn học trung đại là một lựa chọn hấp dẫn. Trong kho tàng văn học trung đại đồ sộ, bên cạnh những trước tác quen thuộc được khai thác sâu rộng vẫn còn rất nhiều những giá trị chưa được phổ biến rộng rãi. Phạm Nguyễn Du với Đoạntrường lục là một ví dụ. Đây là một tập thơ đặc sắc bởi tác giả đã dành tất cả tâm huyết và tình cảm của mình viết nên một tập thơ “khóc vợ” dày dặn và gợi lên nhiều cảm xúc mạnh mẽ trong lòng người đọc, nhưng lại ít người biết đến và hiểu hết được giá trị đích thực của tác phẩm. Bên cạnh đó xu hướng nghiên cứu về nội dung và nghệ thuật tuy không mới nhưng là nguyên tắc tối ưu để nắm bắt và hiểu rõ tác phẩm. Nên từ việc tìm hiểu đề tài chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào bao quát cả nội dung và nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục.Đây là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài khoá luận này. Với một tác phẩm vẫn còn xa lạ thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ để khám phá và bổ sung thêm hứng thú cho việc tìm tòi, nghiên cứu giống một chiếc cầu nối, một sự bổ sung cho văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Mặt khác là một sinh viên khoa Ngữ Văn, ngành Văn học nghiên cứu sâu về văn chương cũng như giảng dạy về văn học nên việc nắm bắt về văn học trung đại là công việc quan trọng, nghiên cứu để bổ sung kiến thức cho riêng 1
  8. mình. Chọn đề tài này người viết mong muốn được trình bày những vấn đề khái quát về nội dung cũng như nghệ thuật của Đoạn trường lục để từ đó có cách nhìn nhận, đánh giá đúng vai trò của tác phẩm. Từ những lí do trên, cùng với tinh thần học hỏi, nghiên cứu khoa học tác giả khoá luận chọn đề tài:“Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục”. 2. Lịch sử nghiên cứu Có thể nhận định rằng tài liệu đầu tiên quan tâm tới tác giả Phạm Nguyễn Du là Nghệ An Kí bộ sách địa chí có tiếng ở Việt Nam do Hoàng giáp Bùi Dương Lịch biên soạn đầu thế kỉ XIX, đây là bộ sách được biên soạn khá công phu, phản ánh đầy đủ về lịch sử, núi sông, nhân vật, thơ văn của con người ở trấn Nghệ An. Gồm hai quyển, quyển 1 gồm thiên chí và địa chí, quyển 2 chỉ có một chương nhân chí viết về người ở trấn Nghệ An, phần văn nhân viết về 150 nho sĩ ở trấn Nghệ An trong số đó có Phạm Nguyễn Du. Tiếp đó là tài liệu Tìm hiểu kho sách Hán Nôm của Trần Văn Giáp gồm hai tập: tập I xuất bản lần 1 năm 1971, lần 2 năm 1984. Tập II xuất bản năm 1990, bộ thư mục này đã giới thiệu trên 300 tác giả Việt Nam với tiểu sử rõ ràng và 470 bộ sách Hán Nôm được chọn lọc và phân tích kĩ lưỡng. Bộ sách là nguồn tư liệu văn học, sử học có tiếng, trong tập một của bộ thư mục có nghiên cứu về tác giả Phạm Nguyễn Du và các tác phẩm thơ ca. Năm 1997, có một cuốn khoá luận tốt nghiệp của Nguyễn Thị Từ Tâm nhan đề là Đoạn trường lục– Phạm Nguyễn Du - khảo cứu và phiên dịch, ở đây tác giả đã khảo cứu và phiên dịch tác phẩm của Phạm Nguyễn Du ra tiếng việt. Gần đây nhất là tậpĐoạn trường lục do Phan Văn Các dịch chú và giới thiệu, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội năm 2001. Tập thơ đã giới thiệu về tác gia và tác phẩm Hán Nôm. Bằng tình cảm chân thực sâu sắc, bằng cái nhìn 2
  9. đầy tính nhân đạo và tài năng văn học Phạm Nguyễn Du đã có nhiều trước tác chủ yếu đề cập đến các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn học, quân là tập thơ đặc sắc của ông khóc người vợ trẻ là bà Nguyễn Thị Đoan Hương khi bà tạ thế. Đoạn trường lục ghi chép nỗi đau xé lòng là tập thơ đặc sắc của Phạm Nguyễn Du khóc người vợ trẻ của mình. Nội dung gồm 14 bài văn tế, 49 câu đối phúng viếng và 34 bài thơ tả nỗi nhớ thương được sắp xếp theo trình tự thời gian như một tập nhật kí đầy đau thương của tác giả. Đây là một tác giả còn khá xa lạ nên những công trình nghiên cứu về ông chưa được nhiều đó chính là lí do thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài khoá luận này. 3. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành một cách khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật tập thơ Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khái quát về thời đại Phạm Nguyễn Du sống. - Trình bày về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du, những yếu tố cơ bản khiến tác giả viết nên tác phẩm Đoạn trường lục. - Tìm hiểu các khía cạnh về nội dung của tập thơ Đoạn trường lục. -Tìm hiểu các khía cạnh về nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục để thấy được những thành công và hạn chế. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứucủa khoá luận là tập thơ Đoạntrường lục của Phạm Nguyễn Du.Tác phẩm gồm có14 bài văn tế,49 câu đối và phúng viếng, 34 bài thơ tả cảnh. Ở đây chúng tôi chọn văn bản do Phan Văn Các dịch chú và giới thiệu Nxb Khoa học xã hội Hà Nội, 2001. Phạm vi nghiên cứu của khoá luận là giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục qua các tác phẩm thơ. 3
  10. 6. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu văn học sử Phương pháp liên ngành Phương pháp so sánh Thao tác thống kê, phân loại 7. Đóng góp của khoá luận Thông qua triển khai đề tài khoá luận, đóng góp vào kho tư liệu một nghiên cứu riêng, khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật tác phẩm Đoạntrường lục của Phạm Nguyễn Du 8. Cấu trúc của khoá luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần nội dung của khoá luận gồm ba chương: - Chương 1: Những vấn đề chung - Chương 2:Giá trị nội dung của tập thơ Đoạn trường lục - Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật trong Đoạn trường lục 4
  11. NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tình hình lịch sử- xã hội thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX Lịch sử xã hội Việt Nam thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX nổi bật với hai đặc điểm lớnđó là sự khủng hoảng triền miên của chế độ phong kiến dẫn tới việc thay đổi liên tiếp các triều đại và phong trào quật khởi của nhân dân mà kết tinh là phong trào Tây Sơn. Phạm Nguyễn Du sống trong bối cảnh lịch sử Việt Nam bước vào nửa cuối thế kỉ XVIII, chiến tranh diễn ra liên miên, đầu tiên là nội chiến Đàng Trong, Đàng Ngoài (1545-1592), rồi xung đột Trịnh- Nguyễn (1627- 1672) tranh chấp chính quyền giữa vua Lê, chúa Trịnh thời Lê trung hưng. Nỗi đau khổ đè nặng lên nhân dân,khi chế độ phong kiến đã đến giai đoạn khủng hoảng trầm trọng, kinh tế suy sụp,nông nghiệp đình đốn nghiêm trọng bởi những chính sách bóc lột thậm tệ phục vụ những cuộc chiến tranh giành quyền đoạt lợi giữa các tập đoàn phong kiến và bởi thiên tai mất mùa xảy ra liên tiếp khiến cho “ nhân dân bỏ cày cấy, trong làng xóm không còn nhà nào có thóc gạo dự trữ Dân lưu vong bồng bế dắt díu nhau đi kiếm ăn đầy đường, giá gạo tăng vọt, dân phần nhiều sống nhờ rau cỏ, đến nỗi ăn cả chuột, rắn, người chết đói ngổn ngang, người sống không còn được một phần mười- Làng nào có tiếng là trù mật cũng chỉ còn năm, ba hộ mà thôi”[21,tr1756]điều này đã được ông thể hiện trong tập thơ Nam hành kí đắc tập của mình. Công thương nghiệp bị kìm hãm nặng nề bởi chính sách ức thương và chế độ thuế khoá quá mức tàn tệ “Vì trưng thu quá mức, vật lực cạn kiệt không thể nộp nổi, đến nỗi người ta thành ra bần cùng mà phải bỏ nghề 5
  12. nghiệp. Có người vì thuế sơn sống mà phải chặt cây sơn. Có người vì thuế vải lụa mà phải phá khung cửi. Cũng có kẻ vì phải nộp gỗ cây mà phải bỏ rìu búa, vì phải nộp cá tôm mà xé lưới chài, vì phải nộp mật đường mà không trồng mía nữa, vì phải nộp bông chè mà bỏ hoang vườn tược. Làng xóm náo động ”[5,tr266]. Nền chính trị thì lộ rõ khủng hoảng khi đất nước liên tiếp bị chia cắt nặng nề. Ở Đàng ngoài, vua Lê thực tế chỉ còn là bù nhìn, không quyền hành không thế lực. Quyền binh tập trung cả vào Chúa chuyên quyền độc đoán, các đời Chúa thi nhau ăn chơi hưởng lạc, mưu toan hãm hại lẫn nhau hơn là lo trị việc nước. Ở Đàng trong thì Chúa Nguyễn ra sức xây dựng chế độ chuyên chế nhằm phục vụ mưu đồ cát cứ lâu dài.Những cung điện nguy nga lộng lẫy của vua chúa đều xây dựng bằng mồ hôi, xương máu của nhân dân. Nạn mua quan bán tước phổ biến ở cả Đàng Trong và Đàng Ngoài, có tiền thì dẫu dốt nát cũng có quan tước, phạm tội cũng được vô can, kỉ cương xiêu đổ, chuẩn mực đạo đức rạn vỡ, không còn tam cường, ngũ thường, chỉ toàn cảnh tôi giết vua, con hại cha, em phản anh vì ngai vàng châu báu và mạng sống ươn hènThời đại Phạm Nguyễn Du là thời đại hết sức sôi động trong lịch sử dân tộc các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh Đàng Ngoài và Nguyễn ở Đàng Trong đang lên cơn sốt trầm trọng, ý thức hệ Nho giáo khủng hoảng sâu sắc. Trên bối cảnh lịch sử Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII, khi chế độ phong kiến đến giai đoạn khủng hoảng trầm trọng. Dưới tác động của các biến cố xã hội long trời lở đất ấy tầng lớp nho sĩ phong kiến bị phân háo rõ rệt. Lý tưởng“tu tề trị bình”bị khủng hoảng, hầu hết các nho sĩ có tài năng, đạo đức chân chính đều bế tắc, trong tâm trạng mông lung, hoang mang như Lê Hữu Trác từng than: Tìm đường về Hán chưa xong, Sang Tần thì việc đã không nên rồi. Bể hồ trôi giạt đôi nơi, Cho người tráng trí ra người cuồng ngông 6
  13. Một số người xa lánh cuộc đời, xa lánh công danh phú quý để“độc thiện kì thân” hoặc lảng tránh chính trị, vùi đầu vào y nghiệp mong thiết thực cứu nhân độ thế tiêu biểu như Lê Hữu Trác có người thì theo nhà Lê một lòng trung thành khi nhà Lê mất luôn mang tâm sự hoài cổ như Nguyễn Hành bà huyện Thanh Quan có những người lại theo Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích Lại có những người tuy chưa dứt khoát đứng hẳn về phía nhân dân nhưng chính hiện thực xã hội đã giúp họ viết nên những tác phẩm có sức tố cáo chế độ phong kiến, bằng tình cảm chân thực, sâu sắc bằng cái nhìn đầy tính nhân đạo và bằng tài năng văn học của mình Phạm Nguyễn Du thuộc số này.Đội ngũ tri thức nho sĩ đứng trước một lựa chọn riêng, một cách định hướng cuộc đời riêng, nằm trong số đông theo sự an bài của số phận, Phạm Nguyễn Du không mấy băn khoăn về sự khác biệt giữa vua Lê và chúa Trịnh ông chỉ một lòng đèn sách, hăm hở lập công danh. Văn học giai đoạn này đã phát triển theo hướng theo hướng dân tộc hoá rõ rệt, đã bắt rễ vào những vấn đề thiết cốt trong cuộc sống đương đại như chiến tranh phong kiến và tai hoạ của nó, sự thối nát của giai cấp thống trị và cuộc sống cơ cực của nhân dân, thân phận người phụ nữ, tình yêu đôi lứa và những ràng buộc khắc nghiệt của đạo đức phong kiến. Tố cáo những bất công cơ bản của xã hội và thể hiện niềm cảm thông sâu sắc đối với cuộc sống lầm than của người lao động, khẳng định giá trị chân chính của con người, phê phán những thế lực đen tối chà đạp lên con người, khát vọng chính đáng của con người trên mọi lĩnh vực, nhất là tình cảm. Tuy nhiên văn học giai đoạn này vẫn mang những hạn chế và tiêu cực bởi lẽ phản ánh và khái quát chưa đầy đủ sự áp bức, bóc lột nặng nề của giai cấp phong kiến thống trị và nỗi đau khổ cùng cực của nhân dân, những yêu cầu cơ bản của nhân dân về một cuộc sống ấm no, tự do và công bằng. Tuy cũng có đề cập trong các tác phẩm nhưng còn mờ nhạt thế giới quan của tác giả còn nhiều mâu thuẫn, có những 7
  14. tác phẩm còn đầy tiếng thở than, thể hiện một tâm hồn uỷ mị, một thái độ sợ hãi trước thực tại xã hội. Phạm Nguyễn Du là một Nho sĩ sớm được triều đình trọng dụng, đồng thời là một học giả có công phu nghiên cứu Nho học, đặc biệt là Tống Nho Phạm Nguyễn Du đã thấm nhuần sâu sắc những tín điều cơ bản của Nho Giáo. Tư tưởng tôn quân đã chi phối cả quãng đời làm quan và trước tác của ông khiến ông không thấy hết được hiện thực lớn lao trong thời đại mà ông đang sống đó là sự thối nát suy vong của giai cấp phong kiến nói chung và ý nghĩa xã hội cùng sứ mệnh lịch sử của phong trào nông dân khởi nghĩa. Trước tác của ông đề cao nhà Lê, ca ngợi chính sự Đàng ngoài, phê phán chỉ trích chúa Nguyễn và chính sự Đàng trong. Ông thương cảm luyến tiếc khi triều đại Lê Trịnh bị ngọn triều vĩ đại của phong trào Tây Sơn nhấn chìm, ông không công nhận nhà Tây Sơn. Tuy nhiên không vì thế mà phủ nhận mặt tích cực trong sáng tác của ông. Phạm Nguyễn Du vẫn trung thành với dòng chính thống nhà Lê, song những biến chuyển dồn dập của xã hội đã lôi cuốn ông phần nào thoát ra khỏi khuôn khổ chật hẹp của tư tưởng giai cấp xuất thân khi sáng tác đã giúp ông phản ánh thực tại một cách trung thực và khách quan hơn. 1.2. Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác 1.2.1.Cuộc đời Phạm Nguyễn Du sinh năm 1739, mất vào khoảng năm 1786-1787 nguyên tên là Phạm Vĩ Khiêm, tự là Hiếu Đức và Dưỡng Hiên, tên hiệu là Thạch Động. Ông là người làng Đặng Điền, huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay là xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An). Tổ tiên ông vốn họ Mạc, quê gốc ở Hải Dương chạy loạn vào Nghệ An sau thay tên đổi họ theo dòng họ Phạm. Lớn lên trong một gia đình nho học cha ông thi Hương không đậu trở về sống thanh bần, hiền lành, trung hậu, hoà thuận với mọi người ở quê nhà. Mẹ ông người họ Nguyễn là người phụ nữ rất 8
  15. cần cù, tiết kiệm, mến khách là người con dâu hiếu thảo, được lớn lên trong bầu không khí gia đình ấm cúng và nề nếp là điều kiện tốt cho Phạm Nguyễn Du sớm phát triển đầy đủ tài năng tính cách của mình. Về bản thân Phạm Nguyễn Du ông là người học giỏi, có tiếng hay chữ từ thuở trẻ. + Năm 1773, ông dự thi Hương, đỗ Giải Nguyên được Triều Đình Lê Trịnh tuyển dụng vào chức Nhật giảng, sau đó bổ chức Huyện tự văn lang Thiêm phó tiến triều cai đạo. + Năm 1779 ông thi đỗ Hoàng giáp khoa Kỉ hợi, được thăng chức Thiêm sai tri Hình Phiên, Hàn lâm viện hiệu thảo kiêm Quốc sử toản du và làm Đốc đồng Nghệ An. Khoảng năm 1786 -1787, nghe tin quân Tây Sơn đã chiếm được thành Phú Xuân, ông chạy lên vùng Thanh chương- Nam Đàn định chiêu mộ quân sĩ để chống lại Tây Sơn, việc chưa thành thì ông bị bệnh và mất tại đó. Có thể hậu thế không hoàn toàn tán thành cách ứng xử của Phạm Nguyễn Du nhất là kết cục bi kịch của đời ông nhưng những gì Phạm Nguyễn Du đã để lại trong các tác phẩm Nam hành kí đắc tập và Đoạn trường lục mãi luôn được sự đón nhận và ủng hộ của độc giả. Hiện nay Phạm Nguyễn Du được ghi nhận là danh nhân của tỉnh Nghệ An và được xếp trong danh sách các tác gia Việt Nam. Nhà thờ và mộ ông cũng đã được ghi nhận là Di tích lịch sử- văn hoá cấp quốc gia. 1.2.2.Sự nghiệp sáng tác của Phạm Nguyễn Du Tuy có cuộc đời khá ngắn ngủi nhưng Phạm Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế số lượng tác phẩm không hề nhỏ, đề cập tới nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn học, quân sự, xã hội, lịch sử. Để làm sáng tỏ đạo lí trong nền học vấn Nho Gia ông soạn Luận ngữ ngu án, viết các bài tựa Tiên, Trung Hậu cho sách Luận ngữ, chia nội dung sách thành bốn mục: Thánh, Học,Sĩ, Chính, có ngọn ngành rõ ràng và sau mỗi đề mục đều có lời bàn của ông. 9
  16. Sáng tác của ông nhất là thơ, chứa đựng một cái nhìn hiện thực và nhân văn khá rõ nét, thơ ông còn phản ánh tâm trạng hoang mang, bế tắc của một nho sĩ phong kiến trong hoàn cảnh xã hội Việt Nam thế kỷ XVIII. Ông có tới hơn 700 bài, ông chủ yếu sáng tác bằng chữ Hán, các tập thơ tiêu biểu: + Đoạn trường lục: là tập thơ khóc vợ được Phạm Nguyễn Du làm từ khi đưa linh cữu vợ xuống thuyền về quê cho đến khi trở lại Thăng Long các bài thơ có lời lẽ chân thực, thống thiết, đi vào chuyện riêng tư, tình cảm vợ chồng, nỗi nhớ thương, đánh dấu bước phát triển của thơ trữ tình Việt Nam. + Nam hành kí đắc tập: Gồm các bài thơ do ông làm và sưu tầm. Phần thơ do ông làm khi vào ở Thuận Hoá, đều là những bài phản ánh tình cảnh cùng cực nhân dân ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn, vạch trần những chuyện thối nát, bất công trong xã hội lúc bấy giờ, vì thế ông được xem là nhà thơ hiện thực nổi tiếng ở thế kỉ XVIII. Phần thơ do ông sưu tầm giới thiệu các sáng tác của Nguyễn Cư Trinh, Mạc Thiên Tứ, Ngô Thế Lân, Trần Thuỵ Phạm Lam Anh + Độc sử si tưởng: là tập thơ vịnh sử, gồm 164 bài, vịnh 150 nhân vật lịch sử Trung Quốc từ vua chúa, công khanh, trung thần, nghĩa sĩ đến bọn gian nịnh. + Thạch động văn sao: gồm 191 bài văn của Phạm Nguyễn Du, văn tế (tế Chu Công, tế thần, cầu mưa), kí lục (sự tích và lai lịch họ Phạm), thư tín (trao đổi với Phạm Lập Trai, Ngọ Phong công, Trần Danh Án), khải (xin mộ thuỷ thủ, xin đóng thuyền canh phòng bờ biển), tựa, bạt, văn bia, bàn về kinh nghĩa + Thạch động thi saovà Thạch Động tiên sinh thi tập gồm trên 400 bài thơ vịnh cảnh núi sông, di tích lịch sử, danh thắng đền chùa, miếu mạo – mừng tặng, thù tạc với bạn bè Nhìn chung các tác phẩm của Phạm Nguyễn Du, nhất là thơ được người đương thời và người đời sau đánh giá cao nhưng bản thân ông vẫn rất khiêm 10
  17. nhường khi nói về thơ mình“Thơ phải đâu dễ nói. Tôi làm bạn với Ninh Hi Chi đến nay đã mấy chục năm rồi, mỗi lần xách bầu vung bút, ngâm vịnh hào hứng, góp dần thành tập, hay hoặc dở là điều mà tôi và Ninh chưa thể tự tin, nên chưa dán đem thơ ra vấn thế”[4,tr152]. Theo ông“thơ xuất phát ở tình, tình là sự ham muốn của tính. Sự ham muốn của tính không thể có hai dạng thiên lệch và đúng đắn Đạo đức có chứa chất ở bên trong thì mới tràn đầy ra bên ngoài, biểu hiện ra ngôn ngữ ngâm nga, tự nhiên hợp thanh luật nên ý thức sâu xa. Thưởng thức nó đủ hưng khởi những ý nghĩ tốt đẹp, gột sạch những ý nghĩ xấu xa”[4,tr152].Vì vậy ông làm thơ là nhằm giữ cho tính của mình được “đúng đắn” chứ không phải là để “ngâm vịnh than vãn”, đem cái khó của nghề để cầu tiếng với thời”[4,tr152]. Thơ ông đã thể hiện cụ thể, sinh động quan niệm đó. Thơ văn của ông được tuyển chọn vào các thi văn tập như Hoàng Việt văn tuyển, Hoàng Việt thi tuyển của Bùi Huy Bích. Ngoài ra ông còn viết một số thư,trát, văn tế, bài nghị luận, cùng với Ngô Thì Sĩ, Ninh Tốn biên soạn sách Đại Việt sử kí tục biên. 1.2.3.Tập thơ Đoạn trường lục Tập thơ Đoạn trường lục được sáng tác trong khoảng thời gian hơn một tháng kể từ ngày đưa linh cữu người vợ trẻ xuống thuyền về quê như lời trăng trối của nàng,cho đến khi trở lại kinh đô.Vào năm Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng (1772) khi ông đang làm quan ở Bộ Lại ở xa, nghe tin vợ mất giờ Dậu ngày 9 tháng 3 tại Hữu Pha đường.Vợ ông là bà Nguyễn Thị Đoan Hương, người làng Đông Hải, cùng huyện Chân Phúc, trấn Nghệ An (nay là huyện Nghi Lộc, tỉnh nghệ An) là chị ruột của danh sĩ Nguyễn Hữu Chỉnh bà là một người phụ nữ tài sắc. Làm vợ Phạm Nguyễn Du từ năm mười sáu tuổi sinh sáu bận nuôi được hai con, đến hai mươi chín tuổi thì mất. Cái chết quá trẻ của nàng đã gây nên nỗi đau thương lớn cho những người thân, đặc biệt là Phạm Nguyễn Du. 11
  18. Văn bản Đoạn trường lục hiện còn tại Thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm mang kí hiệu A.2826 là một tập sách viết tay bằng bút lông trên giấy bản gồm 86 trang, có nhiều chỗ đã rách nát nên rất khó đọc. Căn cứ vào tiêu đề ghi ở đầu sách “Chân Phúc huyện Đặng Điền xã Phạm Hoàng giáp quan Đoạn trường lục” sau một lời chú “Hoàng giáp quan, đương thời thiên hạ chi danh sĩ”, có thể thấy văn bản do một người khác chép lại. Đoạn trường lục là một tiếng khóc lạ trên thi đàn Văn học Việt Nam trung đại. Đó không phải là một tiếng khóc thường mà là tiếng kêu đứt ruột, những dòng lệ tuôn trào vì sự đau đớn, mất mát quá sức chịu đựng.Nó đặc sắc ở chỗ nó là một tập thơ gồm nhiều thể loại, 14 bài văn tế, 49 câu đối cúng và phúng viếng, 34 bài thơ tả nỗi nhớ thương được sắp xếp theo trật tự khác nhau làm nên một tập nhật kí đau thương. Thể loại nào cũng có cái hay và thành công riêng. Tập thơ được bắt đầu từ ngày rằm tháng Ba với bài Vọng chúc văn(Văn cúng rằm) ở Thăng Long và kết thúc với bài Thành phần văn (Bài văn đắp xong mộ) ở quê nhà ngày 28 tháng Năm. Không chỉ vậy tập thơ còn như một tập nhật kí ghi chép lại những câu chuyện, những dòng tâm sự,cảm xúchay để bày tỏ nỗi lòng của người chồng trẻ trên suốt đường đưa linh cữu vợ về quê nhà. Là tiếng khóc bi ai thống thiết, đau thương xót xa của người thân, là tình cảm chân thành của người chồng dành cho người vợ tài sắc đảm đang, là sự trân trọng nâng niu biết ơn những công sức người vợ đã gây dựng, hi sinh. Là nỗi niềm cô đơn hiu quạnh trong những tháng ngày tiếp theo không có vợ, là tình nghĩa vợ chồng trước sau như một và là một điều hiếm có trong xã hội phong kiến lúc bấy giờ, hơn nữa đây được coi là tác phẩm đánh dấu cho bước phát triển của thơ trữ tình Việt Nam. 12
  19. Chương 2 GIÁ TRỊ NỘI DUNG CỦA TẬP THƠ ĐOẠN TRƯỜNG LỤC 2.1. Tiếng khóc vợ bi ai, thống thiết của Phạm Nguyễn Du Viết về vợ không phải là hiện tượng lạ trong Văn học trung đại Việt Nam, hầu hết các tác giả nổi bật của giai đoạn văn học này đều có những dòng thơ, bài thơ, thậm chí cả một tập thơ bày tỏ tình cảm dành cho người bạn đời của mình. Có thể điểm qua một số tác giả như Ngô Thì Sĩ, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát,Nguyễn Khuyến, Tú Xương Theo đó, Phạm Nguyễn Du không phải hiện tượng lạ, có chăng là tiếng lòng của ông thể hiện trong tập thơ có những sắc thái riêng đưa đến xúc động mạnh mẽ trong lòng độc giả. Một trong những sắc thái cảm xúc đó chính là nỗi lòng bi ai, thống thiết khi ông khóc vợ. Như đã nói ở trên, vợ Phạm Nguyễn Du lấy ông từ năm 16 tuổi, bà đã cùng ông vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất của cuộc đời, đến khi ông thành danh thì người vợ tao khang ấy lại vội ra đi. Cảm xúc của người đàn ông chưa kịp làm gì đền đáp tấm chân tình, sự hi sinh của vợ trở thành tiếng nấc nghẹn, cứ mỗi lúc một dồn nén, dồn nén để rồi bật thành tiếng thơ ai oán bi thương. Trong nỗi ai oán, bi thương ấy là các cung bậc cảm xúc nửa như quá tỉnh táo để nhận biết sự thật đau lòng rằng cái chết đã chia lìa đôi lứa, nửa như điên dại, đớn đau: Ta ngã hoà nương nhị nhất nhân, Như hà tương hợp cự tương phân? Nương huề nhất bán thanh hương khứ, Lưu ngã si cuồng nhất bán thân. (Đề minh tinh hậu diện nhất tuyệt) 13
  20. (Ôi, ta với nàng là một người, Cớ sao vừa hợp lại đã vội phân chia? Nàng mang đi một nửa thơm tho trong trẻo, Để lại ta một nửa si dại điên cuồng). Yêu vợ đến mức coi vợ với mình là một, nhớ thương vợ trong những khoảnh khắc trong trẻo nhất để rồi si dại, điên cuồng, để rồi chỉ thấy đời rặt một niềm đau. Trong câu đối khóc vợ ông viết: Vị tri tử giả lạc, đãn kiến sinh giả bi, Do kí hợp thời nan, bất thị li thời dị. (Chẳng hay người chết yên lạc, chỉ thấy người sống rặt niềm đau, Còn nhớ khi hợp khó khăn, phải đâu khi li là chuyện dễ). Đau đớn, tiếc nuối vì những ngày tháng còn sống đã khó gặp nhau nói chi giờ đây chia li lại càng khó.Ngô Thì Sĩ một tác giả cùng thời với Phạm Nguyễn Du cũng từng viết tập thơ Khuê ai lụckhóc người vợ chết trẻ qua đời (29 tuổi) trong lúc sinh nở mà ông vì bận việc quan không về kịp,bài thơ Chu trung độc tạ hữuhoài(Ngồi một mình trong thuyền tưởng nhớ I)cũng cất lên câu hỏi thống thiết, cũng tiều tuỵ vì nhớ thương: Bất thức sản linh thuỳ cố phủ, Hình thần tiều tuỵ vị tư khanh. (Chẳng biết linh hồn nàng có đoái tưởng đến ta chăng Ta thì hình thần tiều tuỵ chỉ vì nhớ nàng) Có yêu thì mới có nhớ, nhớ vợ mà chẳng thể gặp chỉ có thể xem mặt con gái, vì con gái giống mẹ, con gái là những gì còn lại của vợ trên cõi đời nên càng xem lại càng đau lòng, càng khó tin vào sự thật, nhớ thương vợ bằng cả tấm lòng,cả tấm chân tình nhưng bất lực: Nương bất khả cầu, khan nữ diện, đãn khan nữ diện dũ trường toan Thiên chân nan tín, tận ngô tâm, dục tận ngô tâm hiềm lực bạc 14
  21. (Chẳng thể tìm nàng, chỉ xem mặt con gái, xem mặt con gái những đau lòng Thật khó tin trời, dốc hết tấm lòng ta, hết tấm lòng ta hiềm đuối sức) Yêu quý vợ, trân trọng vợ đến mức coi vợ như viên ngọc quý mà mình có được. Để rồi phải bật khóc luyến tiếc khi bị tạo hoá cướp đi mất, nỗi ấm ức đau xót mà chẳng thốt nên lời, điều này cũng được thể hiện qua câu đối: Chưởng thượng trân châu bị Đại Tạo đoạt chi, thành khả khốc Hung trung cẩm tú vi hiền khanh loạn hĩ, bất kham ngôn. (Viên ngọc quý trên tay bị tạo hoá cướp đi, thật đáng khóc, Câu gấm thêu trong dạ, vì hiền khanh mà rối, chẳng nên lời). Trong tiếng khóc đó còn hằn sâu muôn ngàn nỗi sầu bi, nỗi buồn nơi đất khách không ai thấu hiểu lại thêm sầu muộn trước miệng lưỡi thế gian reo rắt: Tha hương bất dục cao thanh khốc Muộn tứ nhưng phùng tục khẩu huyên (Sơ ngũ nhật trị Đoan Ngọ tiết, tể sinh vi lễ, nhân thành tam luật) (Ở nơi đất khách chẳng muốn to tiếng khóc Dạ sầu vẫn gặp phải những cái miệng trần tục quen ầm ĩ). Suốt hơn một tháng trời hành trình nỗi sầu luôn bủa vây, như trên là nỗi sầu đời do con người tác động thì đây là sầu tình, ngay trong tâm can “cửu khúc sầu”(chín khúc ruột sầu) lòng sầu của kẻ si tình mà lay động cả thiên nhiên vô tri, trong bài Châu tại kinh tiêu đãi ngã triều ngẫu thành.Ngay cả thiên nhiên tươi đẹp chiều lòng người cũng không giải được nỗi sầu, sông núi dẫu rộng lớn mênh mông cũng không thể lấp đi sầu hận, hận đất trời dè sẻn niềm vui: 15
  22. Giang sơn bất khả mai sầu hận, Thiên địa hà như kiệm lạc ngu. (Sơ ngũ nhật trị đoan ngọ tiết, tể sinh vi lễ, nhânthành tam luật) (Sông núi không thể chôn lấp được sầu hận, Đất trời sao lại dè sẻn những niềm vui) Để át đi sầu muộn ông phải tìm đến rượu, nhưng rượu cạn mà tâm sự vẫn đầy. Dùng rượu giải quyết nỗi sầu khó ngủ,để thoả ước nguyện của ông mong gặp được vợ trong mơ nhưngrồi cũng khó thành: Dục tương tửu áp lại sầu cường. Trú mộng yêm yêm vị kiến nương. (Sơ cửu nhật ngộ vũ) (Muốn đem hơi rượu để át đi nỗi sầu mạnh Trong giấc mơ ban ngày mê mệt, chưa gặp được nàng). Những tâm sự, muộn phiền giờ đây chỉ còn biết gửi gắm vào thơ, dùng thơ làm bức tường thành chống đỡ, chống chọi lại thời gian và nỗi nhớ.Các cung bậc cảm xúc thay đổi liên hồi, cũng có khi ông nhớ lại những kỉ niệm vui lúc còn bên vợ, niềm vui của người chồng là mỗi khi ngắm vợ cười nói, nấu nướng, thêu thùa, không chỉ lúc mất đi mới thấy yêu thấy nhớ mà từ trước đến nay luôn đong đầy, trong Tịnh hữu vãn thi tam tuyệtông có nhắc tới: Nương tử bình sinh quả ngôn tiếu Ngôn tiếu tằng năng giải ngã phiền (I) (Bình sinh nàng vốn ít nói cười, Nhưng giọng nói, tiếng cười của nàng từng giải toả được nỗi ưu phiền của ta). 16
  23. Nương tử bình sinh xảo châm tuyến, Châm tuyến tằng năng xứng ngã tâm. (II) (Bình sinh nàng vốn giỏi thêu thùa vá may, Đường kim mũi chỉ từng làm vui lòng ta). Nương tử bình sinh thiện cam chỉ Cam chỉ tằng năng sử ngã ham. (III) (Bình sinh nàng vốn khéo tay nấu nướng, Miếng ngọt miếng bùi từng làm ta ham thích). Ông may mắn khi có một người vợ vừa yêu thương gia đình, vừa giỏi việc nữ công gia chánh, bà là hiện thân của tứ đức công dung ngôn hạnh, công coi vợ như nguồn sống của đời mình, không chỉ yêu thương ông còn hết lời ca ngợi vợ từ giọng nói, tiếng cười của vợ như liều thuốc tinh thần tiêu tan mọi sầu ưuđến những đường kim mũi chỉ, đến những món ăn vợ làm ông đều ham thích say mê. Nghĩ đến những kỉ niệm vui trong lòng bỗng chộn rộn lên nhưng nó chỉ le lói trong giây lát, ông lại nhanh chóng nhận ra sự thật đau đớn không còn vợ nữa, mọi thứ cũng không còn tồn tại chỉ là kí ức xưa: Nhất biệt mang mang hà xứ thị Như kim bất chỉ diệc vô cam (Từ phen xa cách mịt mù [nàng] ở nơi đâu Mà nay chẳng có miếng ngọt cũng chẳng có miếng bùi). Những kí ức đẹp trong quá khứ giờ trở thành nỗi buồn của hiện tại và tương lai khi thiếu vắng bóng dáng vợ trên cõi đời, mất vợ là mất đi người bầu bạn sớm khuya, không còn người chăm lo cho từng miếng cơm, manh áo, chi phối và điều hoà hết mọi mặt trong cuộc sống, hình ảnh người chồng bỗng nhiên trở nên nhỏ bé, đáng thương hơn bao giờ hết. Để rồi lại hụt hẫng bâng 17
  24. khuâng khi nhớ lại quãng thời gian vợ chồng từng chung sống, được thể hiện trên những con số cụ thể, mười ba năm không phải là con số quá lớn nhưng tấm ân tình mà người vợ để lại quá nhiều, bao nhiêu cảm xúc, tâm sự rối bời cứ trở đi trở lại, nhớ vợ đến nỗi một tỉnh mười mơ để rồi chỉ biết than trách duyên phận, và bản thân qua câu đối: Tâm sự loạn như ti, tằng mộng lí kiến nương, vị cập tố thời tiên đả tỉnh; Nhân duyên khinh tự diệp, khách khởi trung ngộ nhĩ, bất năng mưu xứ toại thành không. (Tâm sự rối bằng tơ, từng thấy nàng trong mơ,chưa kịp đôi hồi đà tỉnh giấc Nhân duyên nhẹ như lá, há hại nàng đất khách,chẳng hay bàn bạc bỗng thành không). Duyên trần ngắn ngủi đến duyên mộng cũng bị cấm ngăn, mối tâm sự rối bằng tơ không người gỡ bỏ gặp vợ trong mơ chưa kịp giãi bày đã đà tỉnh giấc. Tinh thần lúc nào cũng mụ mị nhưng dung mạo vợ vẫn luôn rõ ràng trong tâm trí, nhớ thương vợ đến nỗi khi xa rồi bên gối cũ vẫn bất giác gọi tên vợ. Cảm xúc đau đớn đến tột cùng là khi nhớ lại lời hẹn ước cùng chung một huyệt, nên giờ đây không thể cam lòng trước giây phút chia ly cách biệt nàyxót xa đến mức phải thốt lên tiếng lòng: Khanh quy sử ngã tứ hà kham Hà cố thuyền quyên bạc hảo nam. (Thần phù tạm trú thư hoài) (Nàng về khiến lòng ta không sao chịu nổi Cơ sao thuyền quyên lại bạc tình với trang nam nhi?). Dẫu một trang nam nhi đối diện với nhiều sóng gió cuộc đời nhưng trước nỗi đau mất mát quá lớn này cũng không thể chịu đựng, bởi lẽ mối 18
  25. lương duyên này là tình cảm chân thành từ cả hai, là tình nghĩa vợ chồng trước sau như một để rồi thương vợ đến mức nguyện đổi phận vợ chồng nếu phận vợ phải ra đi trước để chết thay vợ, với người chồng việc giờ đây phải đối diện với nó còn đau khổ gấp bội. Sẽ chẳng có gì ngạc nhiên nếu một người đàn ông khóc vợ trong thời đại một vợ một chồng, điều đáng nói là Phạm Nguyễn Du sống ở giai đoạn mà đàn ông có quyền “năm thê bẩy thiếp”, tình cảm với người vợ tao khang chưa chắc là duy nhất, có thể kể đến Ngô Thì Sĩ người đã có tập thơ riêng dành cho người vợ tao khang nhưng bà cũng không phải là người vợ duy nhất của ông hay Nguyễn Công Trứmột người đàn ông đa tình, đến ngoài bẩy mươi tuổi ông vẫn cưới vợ: Bảy chục về hưu còn ở trọ Tám tuần goá vợluống trở già! Còn với riêng Phạm Nguyễn Du được xếp vào số những người đàn ông hiếm hoi trong xã hội lúc bấy giờ khi chung thuỷ một vợ, một chồng, điều đó càng chứng tỏ tình yêu, tình cảm của ông dành cho vợ to lớn đến nhường nào những dòng thơ đều chan chứa tình cảm.Khóc thương người vợ tao khangcủa mình phải chịu đựng nhiều vất vả hi sinh đáng lẽ đến ngày chồngđỗ đạt thì phải “võng anh đi trước, võng nàng theo sau” phải được cùng chồng hưởng thụ sung túc vinh hoa, nhưng vội ra đi để rồi người chồng chỉ còn biết trách cứ số phận: Nhất kỉ khuông cùng cấp hoá thân. Vị tử phu năng thư bản truyện, Bất tri khách diệc tích giai nhân. Thử sinh nhân trái ta hà cập, (Tịnh hữu vãn thi nhất thủ) (Một kỉ giúp ta trong cảnh nghèo, nay vội hoá thân 19
  26. [Ta] người chồng chưa chết của nàng còn viết được bản truyện [của nàng] Những người khác không quen biết cũng thương tiếc giai nhân Duyên nợ kiếp này khóc than sao kịp) Nỗi ân hận cứ trở đi trở lại là không thể đền đáp được công lao của vợ, khi vợ mất đi rồi mới là lúc ông hiểu hết được những thiệt thòi của vợ mình, đau xót khi nghĩ tới những khổ cực lúc sống mà vợ mình phải chịu đựng, khi xa quê hương theo chồng đến nơi xứ người dùi mài kinh sử kì vọng cũng như đặt niềm tin rất nhiều vào người chồng, vậy mà ngày ông thành danh thì vợ không còn sống để cùng chia sẻ, xưa kia miếng ngọt, miếng bùi vợ luôn phần, giờ đây sung túc giàu sang không còn vợ nữa thử hỏi những phú quý vinh hoa này giờ còn nghĩa gì đâu. Tình cảm, sự trân trọngcủa người chồng dành cho vợ là vô cùng to lớn và sâu đậm, ngày hiển vinh tưởng đâu là ngày vui vẻ, sum vầy ngày hạnh phúc nhất vì đạt được kì vọng ước mơ công danh nhưng không phải vậy nó là ngày ông đã phải đánh đổi cái chết của người vợ trẻ mà ông hết mực yêu thương. Để rồi không ái ngại khi tự giễu bản thân mình, điều này cũng được thể hiện rõ qua câu đối: Tiếu ngã si sinh khổ não Liên khanh mệnh bạc giá văn chương (Cười tớ si tình sinh đau khổ Thương nàng bạc mệnh lấy chồng văn) Tự cười mình vì si tình quá, vì yêu vợ quá đến nỗi đau khổ, ông tự giễu bản thân, hổ thẹn với chính mình và với vợ vì thương cho số phận bạc mệnh của vợ mình, lấy phải chồng nghiệp văn vốn đã nghèo khó lại phải bươn trải vất vả để lo cho sự nghiệp ăn học của chồng. Những lời bộc bạch hết sức chân 20
  27. thành khi không hề đề cao bản thân mình, điều mà ông trân trọng những công lao, những hi sinh của người vợ thảo hiền. Hơn một tháng lênh đênh trên sông nước khi đưa linh cữu vợ trở về người chồngluôn về quãng thời gian cùng chung sống rồi cất lên những câu thơ khóc vợ: Khốc nương thập lục, Quy sự thư sinh Khốc nương ngũ niên, Tòng phu tại kinh Khốc nương lâm chung, Ngôn bi thần khanh Khốc nương tân cần, Bãi đãi ngã thành (Khốc nương) (Khóc nàng mười sáu tuổi, Lấy chồng thư sinh Khóc nàng năm năm theo chồng lên kinh Khóc nàng lâm chung, Đau xót chân tình Khóc nàng vất vả, Chẳng đợi ta thành). Bài thơ vang lên tiếng khóc vợ, tiếng khóc thương vợ nhưng vang vọng trong đó lời oán thán than trách thân mình.Thương cho cuộc đời ngắn ngủi mà tủi cực của vợ mình khi mười sáu tuổi đã phải đi lấy chồng trong khi đây là độ tuổi còn quá trẻ, cái tuổi mà con người ta còn ăn chưa no, lo chưa tới thì đã phải theo chồng, đã phải tự lo toan, quán xuyến mọi việc. Lấy chồng theo nghiệp văn nghèo khó, năm năm dòng theo chồng lên kinh chăm lo vất vả đểchồng yên tâm ăn học mong ngày đỗ đạt.Nhưng sự đời chớ chêu đến lúc chồng đem vinh hoa phú quý trở về thì đã không còn vợ, khóc vợ giây phút lâm chung cũng không gặp được chồng, ông khóc thương cho số phận tội nghiệp của vợ khi chưa một ngày được hưởng sung sướng, để rồi đau xót trước tấm chân tình chưa kịp đền đáp. Ngoài thơ thì nỗi đau xót đó còn được thể hiện qua các bài văn tế, và chúc văn: 21
  28. Trong bài Châu tại lang trại tân thứ, mệnh nhị đệ điều bản hương dịchphu nhị bách nhân phụng cữu đăng lục, hà thượng tiểu điện văn(Thuyền dừng ở bến lang trại, sai em thứ hai trăm phu dịch bản xã khiêng cữu lên bờ làm bài văn tế nhỏ trên sông). Ngày đặt linh cữu vợ vào nhà mới ông đã viết bài chúc văn đặt bàn thờ, trong bài văn tế vợ này ông viết những câu đối: Trích trần thế thiên vạn nhật, kì mãn tắc thăng Tướng phu tử thập tam niên, công thành nhi thoái. Phàm vật tử yên, tiên giả hoá; Lang quân khả hĩ, thiếp kì hành. (Ngàn vạn ngày đày trần thế, hạn hết thì thăng Mười ba năm giúp chồng con, công thành bén thoái. Phàm vật thì chết, Tiên thì hoá, Lang quân đã khá thiếp ra đi). Mười ba năm là dấu mốc vợ chồng chung sống với nhau, từ lúc đói khổ đến ngày vinh hoa, người vợ ra đi mang theo những thiệt thòi, thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm. Những câu đối được ông viết đặt trong nhà mới của vợ để ghi dấu, tưởng nhớ những công lao, những hi sinh của người vợ trẻ để ông có ngày hôm nay. Đây có lẽ là những điều cuối cùng mà người chồng có thể làm cho vợ mình, thương xót vợ bao nhiêu thì tâm can người chồng day dứt bấy nhiêu, tiếng khóc vợ cũng bi ai da diết hơn là bởi vậy. Ở Phạm Nguyễn Du có một tình cảm lớn luôn dành cho vợ, ông là một người chồng rất mực yêu thương và trân trọng vợ, một tình cảm hiếm có trong xã hội phong kiến bấy giờ. Ít ai có thể hiểu được những hi sinh vất vả của người phụ nữ với gia đình, với chồng con như ông đã hiểu vợ, đây có lẽ là niềm an ủi phần nào cho người vợ nơi suối vàng khi những cống hiến, những hi sinh của mình được chồng trân trọng. 22
  29. Mọi cố gắng của người vợ chỉ với ước muốn chồng công thành danh toại người chồng cũng hiểu được những mong muốn của vợ nên cố gắng đỗ đạt.Qua những lời khóc thương, qua những kí ức của người chồng ta thấy hiện lên hình ảnh một người vợ vô cùng đáng thương và tội nghiệp nhưng cũng rất đáng trọng.Người chồng cũng phải là một người hết mực yêu thương vợ thì mới thấu hiểu và xót vợ đến vậy. Trong xã hội bấy giờ đàn ông thường năm thê bảy thiếp nhiều cặp vợ chồng đến với nhau là qua mai mối, sắp đặt nhưng ta có thể thấy tình cảm của Phạm Nguyễn Du với vợrất đặc biệt và sâu đậm nên khi chứng kiến cảnh biệt ly không chấp nhận sự thật đau lòng này, ruột gan như rối bời, đắm chìm trong phiền muộn và đau khổ.Mọi cung bậc cảm xúc, mọi nỗi niềm nhớ thương ấy được dồn nén quy tụ, bộc lộ qua văn chương, được ông gửi gắm vào thơ.Văn chương là điều người vợ kì vọng và vun vén cho chồng chính văn chương đã đưa người chồng đến với vinh hoa, phú quý chỉ tiếc thay đến lúc gặt hái được thành quả thì người mà luôn bên cạnh chia sẻ cùng ông người chồng giờ đây cũng chỉ biết dùng văn chương để khóc tiễn vợ về cõi vĩnh hằng. Thương vợ khi chỉ sống được cuộc đời ngắn ngủi chịu đựng toàn đói khổ, thiếu thốn, cả một đời hi sinh sống vì chồng con, chưa có gì là cho riêng mình, chưa được hưởng một ngày phú quý mà đã ra đi, điều này phải chăng khiến cho người chồng vừa hổ thẹn, vừa xót xa.Khóc than cho duyên kiếp này ngắn ngủi trách trời đất vội cướp đi người vợ tài sắc vẹn toàn, giỏi đường nữ công, trọn đạo làm vợ, để rồi cảm phục đến mức ngỡ vợ như nàng tiên trên trời giáng xuống hạ giới để giúp chồng lúc cảnh nghèo khó đến khi thành danh vội hoá thân không đợi ngày đền đáp, khiến người ở lại chỉ biết khóc thương nguyện ước kiếp sau lại kết mối duyên lành. Đi sâu vào tập thơ ta càng thấy Đoạn trường lục có nhiều điểm đặc sắc, mới lạ, mới lạ trong tư tưởng của tác giả gửi gắm vì có thể trong chế độ phong kiến vẫn luôn đề cao 23
  30. tinh thần trọng nam khinh nữ, chế độ gia trưởng phong kiến lấy phụ quyền làm trung tâm và vẫn truyền từ đời này sang đời khác. Nhưng đến Phạm Nguyễn Du và tập thơ Đoạn trường lục ta đã thấy có những tư tưởng rất mới mẻ, qua cách ông đối xử với vợ rất tình cảm, không phân biệt trọng khinhmột lòng chung thuỷtôn trọng vợ, nên ông mới có thể cất lên tiếng khóc vợ bi ai thống thiết đầy xúc động và dễ đi vào lòng người như vậy. Cùng thời với Phạm Nguyễn Du cũng có một số nho sĩ khác có cùng tư tưởng như vậy, tiêu biểu là Ngô Thì Sĩ với tác phẩm Khuê ai lục cũng ra cùng thời điểm, cùng là những tập thơ thể hiện nỗi nhớ thương vợ, đau xót khi mất đi người vợ trẻ đảm đang, công dung ngôn hạnh. Theo nhận xét của Nguyễn Đổng Chi: “Tiếng khóc vợ của Phạm Nguyễn Du và Ngô Thì Sĩ đã đượm tính chất cận đại”[19, tr259]. Trần Thị Băng Thanh cũng coi đó là “ tiếng nói lạ trong văn học đương thời và “hé mở ra những vấn đề mang ý nghĩa rộng và chung có tính chất thời đại”[18,tr176]. Khi xây dựng hình tượng người vợ trong tác phẩm ta thấy quan niệm về người phụ nữ trong xã hội xưa của Phạm Nguyễn Du khác hẳn với quan niệm cũ. Dưới chế độ phong kiến phân biệt một cách định kiến rõ rệt địa vị vai trò của người phụ nữ trong xã hội không được coi trọng, họ là những ngườibị áp bức, bóc lột và trói buộc nhiều nhất trong cả gia đình và xã hội. Theo quan điểm của nho giáo cho rằng phụ nữ là đối tượng khó dạy, tâm tính hèn mọn tri thức nông cạn do vậy người phụ nữ phải được dạy bảo trong khuôn phép “tam tòng, tứ đức” nhưng Phạm Nguyễn Du đã luôn được đề cao, yêu thương và trân trọng người phụ nữ của mình. Có thể nói ông đã rũ bỏ được định kiến xưa cũ, có một đóng góp mới lạ về cách nhìn nhận, một quan niệm mới về người phụ nữ trong gia đình và xã hội. 24
  31. 2.2. Nỗi cô đơn trống vắng khi xa vợ của Phạm Nguyễn Du Đoạn trường lục không chỉ là tiếng khóc thương bi ai, thống thiết không chỉ thể hiện tình cảm chân thành, đau xót nhớ thương vợ mà bao trùm lên đó còn là nỗi buồn lớn, nỗi cô đơn trống vắng của người chồng khi xa vợ. Vợ mất ông bỗng nhiên trở nên cô độc, cô độc trong chính cuộc đời mình,nỗi cô đơn, trống vắng thể hiện qua cuộc sống của ông rất rõ, nó chi phối tới ông rất nhiều. Nỗi nhớ, nỗi cô đơn luôn thường trực mọi lúc, mọi nơi mọi không gian hoạt cảnh,ông yêu vợđến mức coi vợ như người tri kỉ để khi vợ mất đi rồi không còn ai bầu bạn, sẻ chia, với ông không ai có thể hiểu được mình như vợ, khoảng trống đó khó có thể lấp đầy vì giờ đây nỗi nhớ và hình bóng vợ luôn túc trực ẩn hiện trong tâm trí ông. Nhớ vợ đến nỗi một tỉnh mười mơ, trong vô thức cũng chỉ nhớ tới vợ, nỗi cô đơn trống vắng tồn tại cả trong vô thức khi trong giấc mộng cũng có sự xa cách chia lìa,cõi thực đã không còn nay đến cả gặp gỡ trong mộng cũng không thành, ông luyến tiếc duyên trần nhưng thể cứu vãn được, giờ chỉ biết đền đáp ở tấm chân tình. Tương phùng duy mộng, như hà mộng hựu hi, khởi minh phủ diệc nghiêm mộng cấm; Vi báo chỉ ư tình, đối thị tình nan tận, cái tiền sinh tất phụ tình oan. (Gặp gỡ trong mộng mà sao mộng lại thưa, có phải cõi âm cũng nghiêm mộng cấm, Đền đáp chỉ ở tình, khốn nỗi tình khó tận, hẳn rằng kiếp trước đà phụ tình oan). Để rồi người chồng cô đơn ngay cả trong giấc mộng, nỗi đau khi giây phút lâm chung đã không được gặp mặt vợ lần cuối, ngay cả cõi âm cũng nghiêm cấm chia cắt duyên vợ chồng, giờ chỉ đền đáp được ở ân tình. 25
  32. Cô đơn đến mức cảm thấy khi vợ mất đi chỉ có mình ông thương tiếc vợ, con cái còn quá nhỏ chưa biết khóc thương mẹ, nhưng đau đớn và mỉa mai hơn nếu mai này ông chết đi khi vợ đã thành quỷ thần thì sao có thể khóc mình được, ông nhận thấy sự cô đơn của mình trong cả cuộc sống hiện tại và khi mất đi: Khả liên thử nhật nương hồi, nhi nữ thượng vị thành bi mẫu lệ, Khước tiếu tha thời ngã tử, quỷ thần năng cánh tác khốc phu thanh. (Thương thay nay buổi nàng về, con cái còn chưa biết đường khóc mẹ, Cười cho mai kia ta chết, quỷ thần sao làm được tiếng hờ chồng) Nhưng cuộc sống của người chồng có lẽ cô đơn nhất là khi một mình đối diện với căn buồng, nơi lưu giữ bao kỉ niệm, tình cảm vợ chồng gắn kết trong bài Ô hô ca(Bài ca hỡi ôi) ông viết: Ô hô bất kiến hề, Độc ỷ không phường. Ô hô bất kiến hề, Độc ỷ cô sàng. Ô hô bất kiến hề, Độc duyệt tàn trang. Ô hô bất kiến hề, Độc khải di sương Ô hô bất kiến hề, Độc đối đăng quang. (Hỡi ôi chẳng thấy, chừ, một mình tựa buồng không Hỡi ôi chẳng thấy, chừ, một mình tựa chiếc giường cô độc Hỡi ôi chẳng thấy, chừ, một mình xem lại quần áo của nàng sót lại Hỡi ôi chẳng thấy, chừ, một mình mở chiếc rương nàng để lại. Hỡi ôi chẳng thấy, chừ, một mình đối mặt với ngọn đèn). Cô đơn nhất, trống vắng nhất khi ở trong chính căn phòng nơi hai vợ chồng chung sống. Bài thơ là một khúc ca “hỡi ôi” nỗi cô quạnh dường như lan toả không không gian, một phần vì vợ mới mất nên căn nhà lạnh lẽo, một phần cô đơn vì giờ đây chỉ còn một mình, một bài thơ mà xuất hiện tới năm lần từ độc (một mình),giường cô độc, cô đơn đến nỗi ngồi xem lại những 26
  33. quần áo xót lại của vợ và cô đơn khi hơn khi đối diện với màn đêm qua hình ảnh ngọn đèn. Cuộc sống của người chồng trẻ như bị đảo lộn hoàn toàn, nó trở nên khó khăn và tẻ nhạt hơn. Từ nỗi cô đơn của mình ông lại càng thêm thương xót, cảm phục vợ khi nghĩ đến những ngày tháng gian khổ trước đây người vợ cũng phải một mình gánh vác mọi chuyện lớn nhỏ mà không lời kêu than để cho chồng yên tâm ăn học, qua đó mới thấy người vợ đã hi sinh rất nhiều vì chồng, vì con. Khoảng trống thiếu vợ không gì có thể lấp đầy, càng cô đơn lại càng thấy vai trò của người vợ, người phụ nữ quan trọng đến cỡ nào.Trong suốt quãng thời gian đưa linh cữu vợ về quê nhà bằng đường thuỷ, cuộc hành trình thiếu bóng dáng vợ trên con thuyền càng trống trải hơn khi đối diện trước thiên nhiên bao la rộng lớn, mà lòng người thì nhỏ bé đơn côi tục của thế gian. Ngô sự bồi hồi bất khả thuyết, Tòng lai như thử thập tam niên (Dạ trú Đồng Luân bất mị ngẫu thành) Tâm sự ta bồi hồi không thể nói lên được, Trước đến nay như vậy đã mười ba năm. Cô đơn hơn khi ghé qua những thắng cảnh ông đã từng đi, trước đây vợ còn sống cũng cô đơn vì không đi cùng vợ, nay có vợ đi cùng lại càng cô đơn vì giờ đây đã mất vợ mãi mãi. Nỗi cô đơn giăng kín tâm hồn ông khi đi đến nơi đâu ông cũng thấy hiện hữu bóng hình vợ, hay những kỉ niệm về vợ, phải chăng đây là những ảo giác do người chồng vì quá nhớ thương vợ mà ra. Khi việc công danh đã thành là lúc ông nghĩ về vợ nhiều hơn, có được ngày hôm nay là phần lớn do công sức, do những hi sinh thầm lặng của người vợ, ông cũng là người sống trọn đạo nghĩa chứ không phụ bạc. Đêm đến sẽ là lúc nỗi cô đơn thấm đẫm hơn bao giờ hết bởi nó là khoảng thời gian tĩnh lặng, yên 27
  34. ắng, là lúc những kí ức hay kỉ niệm thi nhau ùa về trong tâm trí con người, càng vậy nó càng đưa ta chìm sâu hơn vào tâm trạng cô đơn, buồn bã. Trong tập thơ có rất nhiều những từ ngữ thể hiện nỗi cô đơn như: “độc phủ” (một mình); “cô ảnh dạ” (lẻ loi chiếc bóng); “độc tả thi” (một nình làm thơ); “cô miên” (cô đơn); các từ ngữ được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các bài thơ nhấn mạnh nỗi cô đơn, trong bài Chu bạc kinh vi trung lưu, ngộ đại phong vũ(Đỗ thuyền dòng kênh vây, gặp mưa to lớn), ông viết: Dạ bán trung lưu trú khách thuyền, Phong di vũ bà bạn cô miên Minh minh trích trích tình hà trọng Thiên vị văn nhân tích cựu duyên (Nửa đêm, giữa dòng kênh,thuyền khách đỗ lại Dì gió, bác mưa làm bạn với giấc ngủ cô đơn Tiếng gió ù ù, tiếng mưa rả rích, tình sao mà nặng Dường như trời cũng vì văn nhân mà tiếc mối duyên xưa). Đúng theo dòng tâm trạng của các thi nhân xưa “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” tâm trạng cô đơn buồn bã của người chồng nhiều đến nỗi trời đất, thiên nhiên cũng cảm thương. Khi tâm trạng cô đơn buồn bã những tác động ở bên ngoài cũng trở nên vô ích, những ngày trời chuyển gió mưa ảm đạm như đè nặng thêm tâm trạng của con người, khi ngủ cũng cảm nhận được nỗi cô đơn bao phủ, hiện hữu. Người chồng tìm đến men rượu cũng chỉ để vơi bớt nỗi sầu, để trốn đi sự cô đơn ở cõi thực khi không còn vợ, đắm chìm vào mộng mị để tìm kiếm vợ hiền nhưng cũng chẳng thành. Các bài thơ bày tỏ nỗi lòng hay thể hiện tâm trạng cô đơn hầu như được viết vào buổi tối hoặc đêm khuya, cô đơn ngay cả khi gối đầu cạnh quan tài vợ mà vẫn nửa tỉnh, nửa mơ, vẫn chưa tin được nỗi đau mất vợ “hình hài chưa hề xa, ai bảo 28
  35. nàng đã chết”. Thật cảm thương cho tình cảnh của người chồng, có lẽ vì thương xót vợ quá, vì cô đơn quá mà rơi vào tâm trạng mơ ảo này. Nỗi cô đơn mất vợ chưa kịp nguôi ngoai thì lại phải đối diện với nỗi cô đơn ngay trước những người thân của mình, nỗi đau khổ không biết san sẻ cùng ai trước mẹ già con thơ,khi mà con cái còn quá nhỏ để hiểu được điều sống chết vẫn tưởng mẹ chúng ra đi rồi trở lạ, khi phải đau đớn dằn vặt khó trình thưa với bố mẹ đẻ của mình,rồi nay đến cả bố mẹ vợ cũng tỏsắc thái lạnh lùng trách móc: Sinh tử mạc phi mệnh, Như hà nộ sinh giả ? Ô hô nương bất tại, Thuỳ năng phục tín ngã (Chu đáo lang trại thứ, địa đầu chính tiếp tiên thê phụ mẫu gia trạch, nhập tiếp nhạc phụ, kiến hữu bất bình chi sắc, quy thuyền ngâm sổ cú) (Sống hay chết chẳng có gì không phải do số mệnh, Cớ sao lại giận kẻ còn sống? Than ôi, nàng không còn, Ai còn có thể tin ta nữa?) Cô đơn chồng chất cô đơn, vì ngoài vợ không còn ai tin mình nữa đây, không còn một ai để sẻ chia nỗi lòng có lẽ người duy nhất hiểu ông chỉ có vợ, điều này được ông nhắc lại nhiều lần nó thể hiện sự gắn bó tri kỉ, tình nghĩa vợ chồng đậm sâu. Ông càng trở nên cô đơn lạc lõng trước cõi đời để rồi chỉ biết khóc than cho quãng đời cô độc của mình.Ông cô đơn đến mức đứng trước tâm thế không cô đơn nhưng tâm trạng vẫn thấm đẫm cô đơn, trước mênh mông biển người nhưng không ai có thể hiểu được nỗi lòng mình: Mãn trung vô tương thức Chu trung độc tả thi 29
  36. Ngô tâm lan thuyết xứ Chỉ hữu nhất tu tri (Khắp trong tầm mắt không có ái hiểu ta Một mình làm thơ trong thuyền Nỗi khó trong lòng ta Chỉ một sợi râu biết) Ông tự xa lánh mình trước biển người, tự biến mình thành cô độc để rồi không biết tâm sự cùng ai lại tự giam mình trong con thuyền làm thơ. Hình ảnh “sợi râu”trắng vô tri vô giác nhưng lại thấu hiểu được nỗi lòng của người chồng, sợi râu trắng thể hiện một tâm thái bất ổn một nỗi buồn to lớn đang ẩn chứa bên trong con người này, chứng tỏ người chồng đã suy nghĩ nhiều, suy tư rất nhiều thức khuya nhiều,còn có những giây phút chạnh lòng khi đối diện với thiên nhiên quấn quýt quây quần trong khi duyên vợ chồng thì xa cách ly biệt, và rồi xúc động khi vừa cầm bút, vừa khóc vợ vì từ chuyến này trở về sẽ phải xa vợ mãi mãi. Trong những ngày tháng tiếp theo khi đưa linh cữu vợ về người chồng đã biết tìm đến những thú như xem sách, ngâm thơ để phần nào chế ngự tâm trạng cô đơn dàn trải này. Khán thư tiêu bạch trú Nga cú độ thanh [tiêu] (Xem sách cho qua ngày trắng Ngâm thơ cho hết đêm thanh) Ngày và đêm như kéo dài hơn, quãng thời gian này được ở bên cạnh vợ nhưng lại chính là quãng thời gian khó khăn và cô độc nhất của người chồng. Ngày thuyền gần cập bến thời gian cũng đã hơn một tháng mà người chồng vẫn mơ màng bóng hình vợ hiện hữu trong cuộc sống, trong giấc mơ, ngay bên cạnh mà cứ ngỡ cô đơn xa cách muôn trùng. 30
  37. Thời đại bấy giờ vẫn luôn đề cao tư tưởng trọng nam khinh nữ, người phụnữ luôn phải chịu nhiều thiệt thòi trong xã hội nhưng trong tập thơ này Phạm Nguyễn Du đã đứng ra bênh vực người phụ nữ của mình, thậm chí còn hết lòng ca ngợingười vợ đảm đang, hết lòng với chồng con, dành hẳn một tập thơ đầy xúc động chứa đựng tình cảm không chỉ của riêng ông mà còn cả gia đình ông dành cho người vợ, người con dâu, người chị dâu đầy cảm xúc nghĩa tình. Những điều này càng chứng tỏ người con dâu phải là một người phụ nữ tuyệt vời, có ngoan ngoãn, đảm đang tháo vát, khéo léo thì mới dành được tình cảm lớn từ gia đình chồng như vậy. Không chỉ có những bài thơ khóc thương người vợ đáng thương của mình ông còn ghi chép lại những câu đối khóc thương của người thân và bạn bè. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu luôn có nhiều những đàm tiếu và căng thẳng trong một gia đình thì đây là một mối quan hệ rất nhạy cảm, đặc biệt dưới thời phong kiến nàng dâu thường về nhà chồng từ rất sớm với tư cách gả bán nên khi về nhà chồng thì mẹ chồng gia đình chồng có uy quyền tuyệt đối nếu như trái ý mẹ chồng có thể bị đuổi hoặc cưới vợ khác cho con trai. Nhưng trái ngược lại với điều đó ở đây ta lại thấy một mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu rất dung hoà. Trước cái chết trẻ của con dâu mẹ chồng hết lòng thương xót, chứng kiến cảnh lá xanh rụng trước lá vàng bà cũng đau đớn vô cùng để rồi cất lên tiếng khóc thương con dâu da diết, qua câu đối và văn khóc tiễn đưa con dâu trong bài Đệ nhất trú mẫu thân khốc tiễn đối liên tịnh văn (Chặng dừng thứ nhất câu đối và văn của mẹ khóc tiễn). Hạo thiên phản phúc đoạt ngô phụ; Lão mẫu cù lao sinh nhữ phu. (Trời xanh lật lọng cướp con dâu ta Mẹ già cù lao sinh chồng con đó) 31
  38. Trong câu đối của mẹ chồng khóc tiễn con dâu có lời trách cứ trời xanh lật lọng khi cướp mất người con dâu hiền thảo của bà. Chỉ vài chữ thôi nhưng ta đã thấy đủ được tình cảm gắn bó, gần gũi của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Chưa kể trong bài văn khóc tiễn của mình người mẹ chồng thể hiện nỗi xót thương con dâu nhiều vô vàn, khóc thương con dâu ra đi ở tuổi còn quá trẻ đối với những bậc cha mẹ thì đây là điều không gì đau xót hơn. Người mẹ cũng không tin được sự thật đau đớn này, bà thể hiện niềm xót thương vì mất đi người con dâu thảo hiền, người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân cho con trai bà, để rồi khóc thương cho những vất vả hi sinh của con dâu, thương con tận tuỵ chăm lo vun vén cho chồngthành danh nhưng không đợi được đến ngày hưởng vinh hoa đã vội ra đi bỏ lại con thơ mẹ già, chồng cô độc, để lại niềm tiếc thương cho cả gia đình, bà khóc thương nhớ lại thời gian trước gia đình còn đầy đủ sum họp, mẹ con dẫu có xa cách cũng chỉ kể tháng, kể năm vậy mà giờ đây biệt ly mãi mãi. Giờ đây không chỉ có tiếng khóc bi ai thống thiết của người chồng khóc vợ mà còn cả lời khóc thương của mẹ chồng khóc con dâu, của hai con gái nhỏ khóc mẹ nhưng còn bé chưa biết khóc cũng được mẹ chồng nhắc tới. Trước nỗi đau mất mát quá lớn này mẹ chồng cũng chỉ biết ngậm ngùi khóc tiễn con dâu. Đây là một trong những tình cảm rất thiêng liêng, rất khó có được của mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu nhưng qua những câu văn khóc tiễn hết sức chân thành xúc động của mẹ chồng thìmới thấy bà yêu quý con dâu mình nhiều như nào. Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu êm đẹp là điều khó thấy, ở đây còn rất thân tình. Trước nỗi đau mất đi người thân, người em trai thứ hai của Phạm Nguyễn Du cũng hết lòng thương xót chị dâu, những tình cảm đó được thể hiện qua câu đối và bài văn khóc tiễn Đệ nhịphú phu chi nhị đệ khốc tiễn đối nhất thiếp tịnh văn (Chặng dừng thứ hai, câu đối và văn của em trai thứ hai khóc tiễn). Cổ kim khang lệ thuỳ vô tử 32
  39. Huynh tẩu ân tình thượng nhược sinh. (Chồng vợ xưa nay ai chẳng chết, Ân tình anh chị vẫn như còn.) Câu đối khóc tiễn chị dâu của em chồng mang nhiều ý nghĩa an ủi khi cho rằng sống chết là lẽ thường tình nhưng điều quan trọng và còn mãi là ân tình của anh chị, mà điều này thì ai cũng thấu hiểu. Người em chồng cũng bày tỏ nỗi đau xót trước sự ra đi của chị dâu, nó là nỗi đau lớn, là điều mất mát lớn của gia đình. Khóc thương chị mất sớm, đồng thời cũng khóc thương anh trai đang yên bề gia thất nay lại thành vô gia thất để rồi khóc thương cho mối lương duyên ngắn ngủi của anh chị để giờ đây chỉ còn mình anh trai cô đơn trên cõi đời. Tuy nhiên trong bài văn khóc tiễn này người em chồng đã nhắc tới người cha đã mất, nghĩ tới điều này càng thêm đau xót khi liên tiếp mất đi người thân, mong rằng chị dâu đi trước thờ phụng cha thì anh trai trên dương thế cũng giảm bớt được nỗi lo phần nào. Có thể thấy không chỉ có quan hệ mẹ chồng nàng dâu yên ấm mà chị dâu em chồng cũng hoà thuận, yêu thương người thương xót chị không cầm nổi nước mắt nậm ngùi khóc tiễn đưa chị về nơi an nghỉ. Và đến chặng dừng thứ ba còn có lời khóc tiễn của em trai út người em cũng khóc thương chị dâu qua câu đối và bài văn tiễn Đệtam trú phu chi tam đệ khốc tiễn đối nhất liên tịnh văn (Chặng dừng thứ ba câu đối và văn của em trai thứ ba khóc tiễn). Nhà có ba anh em trai thì mới có anh cả lập gia thất, nay trước sự ra đi quá sớm của chị dâu em trai thứ ba đau xót khóc thương chị: Phu phụ hợp li phàm thế hữu Gia đình bi hỉ dữ huynh đồng (Chồng vợ hợp li dời có cả Gia đình đau xót với anh chung) 33
  40. Lời khóc tiễn của người em trai thứ ba thể hiện niềm đau xót chung của gia đình với anh trai, người em chồng khóc tiễn chị dâu theo lẽ luân thường, lời khóc tiễn thiên về lí trí phần nhiều, lạy hai lạy rồi tiễn chị dâu về nhà mới. Qua đây có thể thấy được những tình cảm hết sức chân thành, những nỗi đau xót, những tiếng khóc thương da diết, tiếc nuối của những người thân dành cho người con dâu, người chị dâu của mình, sự ra đi này là nỗi đau xót chung sự mất mát lớn không chỉ của riêng Phạm Nguyễn Du mà của cả gia đình. Trong tập thơ khóc thương vợ của Phạm Nguyễn Du còn có một số câu đối của bạn bè khách khứa phúng viếngbày tỏ lòng thương xót, cũng như ca ngợi công lao của người vợ, trong câu đối của Ôn Kì Nguyệt Hiên tặng có viết: Sinh năng nội trợ sinh hà tạc, Tử đắc tri danh tử diệc vinh (Sống làm nội tướng, sống không thẹn Chết được tri danh, chết cũng vinh) Trong câu đối ông đã ca ngợi công lao to lớn của bà Phạm lúc sống đã chăm lo gánh vác mọi việc chu đáo, nghĩa sống cao đẹp không thẹn với chồng, không thẹn với đời, chết trong vinh quang, ra đi để lại bao hối tiếc và lòng tưởng nhớ cho những người ở lại. Những câu đối của bạn hữu ông gửi tặng hầu hết đều thể hiện tấm lòng ngưỡng mộ và ca ngợi công lao của người vợ hiền để lại, tấm ân tình này không chỉ riêng ông thấu hiểu mà người đời nhìn vào cũng cảm phục, xót xa. Nhị thập cửu niên tác nữ thân, cụ thử ngôn hạnh công dung tứ mĩ đức, kì sinh vô hám, dĩ dĩ hồ, dĩ dĩ hồ? Nhất thập tam tải tướng phu tử, tố đáo tài danh văn tự nhất cự nho, tân tử phất du, cường tai 34
  41. kiểu, cường tai kiểu! (Hăm chín tuổi làm thân con gái, đủ bề ngôn hạnh công dung bốn điều mỹ đức, sống không hổ thẹn, thôi đà vậy? Mười ba năm giúp sức cho chồng, làm nên tài danh văn tự một bậc cự nho, chết chẳng đổi dời, giỏi giang thay!) Câu đối của Lai Thạch Phan Mộng Đắc gửi phúng viếng cũng bày tỏ lòng thương tiếc trước sự ra đi ở tuổi còn quá trẻ của người phụ nữ đủ bề ngôn hạnh công dung nhấn mạnh đến những dấu mốc, những con số gắn với cuộc đời của bà Phạm tuy ngắn ngủi nhưng không hổ thẹn, đồng thờicũng hết lòng ca ngợi sự giỏi giang của bà trong suốt quãng thời gian mười ba năm giúp sức cho chồng làm nên công danh. Tấm lòng cùng đức hi sinh cao cả của vợ ông được cả người đời biết đến và ghi nhận, nhận được sự đồng cảm, xót thương, sự trân trọng không chỉ của riêng chồng mà còn rất nhiều bạn bè, cố hữu, tiếng thơm lan truyền điều này xưa nay không phải ai cũng có được. Tiểu kết chương: Phạm Nguyễn Du đã để lại cho hậu thế một tập thơ khóc vợ đầy xúc động, nó đi vào lòng người bởi tiếng khóc bi ai thống thiết xót thương người vợ tội nghiệp thiệt thòi để rồi rồi tự trách bản thân, bởi nỗi niềm cô đơn, trống vắng lan toả khi vắng bóng vợ. Bởi tấm lòng chung thuỷ trước sau như một mà ít người đàn ông trong xã hội bấy giờ có thể làm được. Từ đó ta thấy dấy lên một tình cảm chân thành, một tình yêu sâu sắc không gì có thể chia cắt được. 35
  42. Chương 3 MỘT SỐ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA ĐOẠN TRƯỜNG LỤC 3.1. Thể loại Đoạn trường lục là một sáng tác thời trung đại, ghi chép nỗi đau đứt ruột của người chồng trẻ khimất vợ. Tập thơ thể hiện tài năng văn chương phong phú của Phạm Nguyễn Du khi sáng tác một tác phẩm với nhiều thể loại đặc sắc, đặc biệt là thơ. Trước hết phải nói đến lục, lục là ghi chép, ở đây là ghi chép chuyện đau đứt ruột, ghi chép lại những câu chuyện, cảm xúc hay nỗi lòng đau xót của người chồng trẻ trong quãng thời gian đưa linh cữu vợ về quê nhà, ghi chép từng chuyện, nhưng ở đây không phải ghi chép thông thường mà được chép lại bằng các thể loại văn họcnhư câu đối, thơ, văn tế. Trong phạm vi khoá luận xin đi vào tìm hiểu về thể loại thơ.Có tới ba mươi tư bài thơ tả nỗi nhớ thương sắp xếp theo trình tự thời gian. Đoạn trường lục được sáng tác theo thể thơ Đường luật, trong đó thơ bát cú nhất là thất ngôn bát cú được coi là dạng cơ bản vì từ đó có thể suy ra các dạng khác của thơ Đường luật. Trong tác phẩm với 13 bài được làm tgeo thể thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt 11 bài, ngũ ngôn bát cú 2 bài, ngũ ngôn tứ tuyệt 1 bài và một số bài còn lại được làm theo các thể khác, khá linh động. Nhìn chung các thể thơ đều được vận dụng đúng theo cấu tứ thể loại, có chỗ sáng tạo, thể hiện đúng tâm trạng cô đơn, nhớ thương của tác giả.Theo thống kê thể thơ chiếm số bài nhiều nhất trong tác phẩm là thất ngôn bát cú. Thất ngôn bát cú là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thường có tám câu, mỗi câu bẩy chữ tuân theo các quy tắc chặt chẽ, quy định rất nghiêm ngặt về luật bằng trắc. Là thể thơ có luật lệ gò bó khó làm nhất nhưng chính điều này lại được người 36
  43. xưa ưa thích, thường dùng để bày tỏ tình cảm, ở đây được Phạm Nguyễn Du sử dụng để bày tỏ tình cảm chân thành, tiếng khóc bi ai,và nỗi đau xót khi mất đi người vợ trẻ. Có các bài: Sơ bát nhật trú phiếm tức sự (Ngày mùng tám đi thuyền ban ngày tức cảnh). Sơ thập nhật thích Dục Thuý Sơn(Ngày mùng mười đến núi Dục Thuý). Dạ phiếm ngẫu đắc(Đi thuyền ban đêm ngẫu hứng thành thơ). Tịnh hữu vãn thi nhất thư (Thơ Điếu). Thần phù tạm trú thư hoài (Tạm trú ở thần phù, viết tả nỗi lòng). Dạ bán chẩm quan thuỵ bán ngẫu đắc (Nửa đêm gối đầu lên quan tài mơ màng thành thơ). Chu quá Đồng Luân, thuỷ kiệt vị đắc phát, nhân hứng(Thuyền qua Đồng Luân, nước cạn không đi được, nhân đó làm thơ). Dạ trú đồng luân bất mị ngẫu thành(Đêm dừng lại ở Đồng Luân, nước cạn không đi được, ngẫu nhiên thành thơ) Châu tại Hương Cần, thuỷ hạc vị đắc tiến, ngẫu hứng(Thuyền đến Hương Cần, nước cạn không đi được, ngẫu hứng). Thừa triều tiến phát, quá càn hải môn, cúng linh miếu thị nhất luật (Nhân thuỷ triều tiến phát, qua cửa cờn, cúng miếu thiêng một bài luật thi). Chí kinh mi trung lưu, ngộ đồng quận tiên điền tướng công gia quyến thuyền thất chích, hữu thi nhất luật(Đến giữa dòng kênh me, gặp đoàn thuyền bẩy chiếc của gia quyến người đồng quận là tướng công làng tiên điền, ta có một bài thơ luật). Sơ ngũ nhật trị đoan ngọ tiết, tể sinh vi lễ, nhân thành tam luật (Ngày mùng năm gặp tết đoan ngọ, giết thịt làm lễ, nhân đó làm ba bài thơ luật). 37
  44. Châu chí vĩnh thị tân thứ phát hồi hỉ thành nhất luật (thuyền đến bến chợ vĩnh dừng, lại lên đường về mừng làm thành một bài thơ luật). Tiếp đến là thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, mỗi bài có bốn câu, mỗi câu bẩy chữ, đánh luật theo thanh bằng trắc, gồm các bài: Đề minh tinh hậu diện nhất tuyệt (Bài tứ tuyệt đề sau minh tinh). Tứ tuyệt sơ lục nhật phóng thuyền ngẫu đắc (Ngày mồng sáu tháng tư ra thuyền ngẫu nhiên thành thơ). Sơ cửu nhật ngộ vũ (Ngày mùng chín gặp mưa). Thập nhất nhật kỉ hoài (Ngày mười một ghi lại nỗi lòng). Dạ phiếm đối nguyệt (Đêm đi thuyền nhìn trăng). Chu bạc kinh vi trung lưu, ngộ đại phong vũ (Đỗ thuyền giữa ây, gặp mưa to gió lớn). Tịnh hữu vãn thi tam tuyệt (Ba bài tứ tuyệt điếu vợ). Nhị đệ cẩn đẳng tự hương lai, ngôn lão mẫu bình minh, hỉ đắc (Em trai thứ hai là cẩn cùng mấy người ở quê ra, nói rằng mẹ già được bình yên, mừng vui thành thơ). Châu tại kinh tiêu đãi triều ngẫu thành (Thuyền đợi thuỷ triều ở kinh tiêu, ngẫu nhiên thành thơ). Ngộ phong vũ hựu tác đoản luật(Gặp lúc gió mưa lại làm một bài tứ tuyệt). Và một số bài được nhà thơ sáng tạo thêm một số biệt thể,sáng tác thơ của Phạm Nguyễn Du không quá gò bó theo bố cục có sẵn của thơ Đường luật ông đã sử dụng nó một cách linh hoạt, phù hợp với tâm trạng, cảm xúc, nói lên được nỗi lòng nhớ thương, nỗi cô đơn thiếu vắng của người chồng. Các bài thơ được sắp xếp theo trình tự thời gian từ ngày đưa linh cữu xuống thuyền đến khi trở về quê nhà, chủ yếu bày tỏ nỗi lòng, những kí ức hay tâm sự của nhà thơ. 38
  45. Việc sử dụng thơ Đường luật một cách đa dạng và linh hoạt thể hiện vốn hiểu biết văn chương sâu rộng của tác giả, vừa góp phần giúp cho tác phẩm đa dạng và phong phú. Đồng thời mang tới những nét riêng tạo nên thành công cho tác phẩm và góp phần là nổi bật nội dung tư tưởng và những nỗi niềm mà tác giả muốn gửi gắm. 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật Trong sự nghiệp sáng tác thơ ca của Phạm Nguyễn Du hầu hết các tác phẩm của ông đều được viết bằng chữ Hán, Đoạn trường lụccũng vậy đây là tác phẩm được sáng tác hoàn toàn bằng chữ Hán,nên ngôn ngữ thơ hàm súc, sâu sắc. Ngôn từ chữ Hán vốn rất đậm chất tinh tế và bác học, thể hiện rất rõ trong việc diễn tả cảm xúc một cách sâu sắc, qua ngôn từ trong tác phẩm Phạm Nguyễn Du đã diễn tả cảm xúc của mình xuất sắc và khá mới mẻ khi thể hiện tình yêu một cách máu thịt nổi bật được những cảm xúc như si dại, điên cuồng hay đớn đau: Ta ngã hoà nương thị nhất nhân, Như hà tương hợp cự tương phân? Nương huề nhất bán thanh hương khứ, Lưu ngã si cuồng nhất bán thân! (Ôi!Ta với nàng là một người, Cớ sao vừa hợp lại đã vội phân chia? Nàng mang đi một nửa thơm tho trong trẻo Để lại ta một nửa si dại điên cuồng!) Phải là người rất yêu thương vợ thì mới đau đớn, si dại đến thế, khi ông đang sống ở giai đoạn mà đa phần đàn ông đều năm thê bẩy thiếp, tình cảm với người vợ tao khang chưa chắc đã là duy nhất cho nên rất ít người có được tình cảm chung thuỷ một vợ, một chồng như Phạm Nguyễn Du, rất ít người thể hiện được một tình cảm đau đớn, quằn quại da diết đến như thế: 39
  46. Dạ bán trung lưu trú khách thuyền, Phong di vũ bá bạn cô miên. Minh minh trích trích tình hà trọng, Thiên vị văn nhân tích cựu duyên. (Chu bạc kinh vi trung lưu, ngộ đại phong vũ) (Nửa đêm, giữa dòng kênh vây, thuyền khách đỗ lại Dì gió, bác mưa làm bạn với giấc ngủ cô đơn Tiếng gió ù ù, tiếng mưa rả rích, tình sao mà nặng. Dường như trời cũng vì văn nhân xưa mà tiếc mối duyên xưa.) Điều đó chứng tỏ nó phải xuất phải từ tình yêu sâu đậm và to lớn đến nhường nào. Ngôn ngữ trong tác phẩm đã dồn nén bao nhiêu tâm tư, tình cảm của tác giả để diễn tả nên những cảm xúc thật sắc nét. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật thế giới tâm hồn được mở ra qua lời bộc bạch tâm sự của chính nhà thơ. Đồng thời qua ngôn ngữ ta phần nào hiểu được tính cách, suy nghĩ, con người của tác giả đồng thời thể hiện được tư tưởng chủ đề của tập thơ. Ngôn ngữ thơ ông từng được nhận xét là điêu luyện và trong sáng. Ngoài ngôn ngữ thơ tác phẩm còn xuất hiện một số điển tích, điển cố thể hiện trong câu đối phúng viếng của bạn Phạm Nguyễn Du. Việc sử dụng điển tích, điển cố trong văn chương trung đại như một đặc điểm cố hữu. Văn chương giai đoạn này mang tính qui phạm, ước lệ và tượng trưng cao nên việc sử dụng điển tích, điển cố làm tăng giá trị biểu đạt nhờ sức hàm chứa nội dung và ý nghĩa sâu sắc trong việc tiết kiệm lời tới mức thấp nhất mà điển cố mang lại lại thể hiện được nội dung. Trong tác phẩm điển tích xuất hiện ở câu đối phúng của Thanh Oai Ngô Hoàng giáp quan: Toại sử Bá Loan bi Đức Diệu, Vô vong Nguyên Chẩn thán Kiềm Lâu (Cứ để Bá Loan than Diệu Đức 40
  47. Không quên Nguyên Chẩn ngợi Kiềm Lâu). Trong câu đối này có sử dụng điển tích Bá Loan- Đức Diệu. Bá Loan là tên chữ của Lương Hồng, Đức Diệu là tên chữ của nàng Mạnh Quang, vợ của Hồng. Điển tích này nhằm ca ngợi người vợ hiền luôn biết kính trọng chồng. Trong sách Đông quan Hán kí có chép: “Lương Hồng đi đến nước Ngô, ở nhờ nhà Cao Bá Thông, giã gạo thuê cho người. Nhưng mỗi lần về nhà, vợ dọn cơm cho, đều không dám ngước lên nhìn Hồng, bao giờ cũng nâng mâm ngang mày. Bá Thông lấy làm lạ, nói rằng: Cái gã làm thuê kia mà có thể khiến vợ kính trọng mình như vậy, hẳn không phải người tầm thường”(dẫn theo Nghệ văn loại tụ quyển 69). Tích Kiềm Lâu: chỉ kẻ sĩ bần hàn nhưng liêm chính. Liệt nữ truyện của Lưu Hướng đời Hán chép về người vợ của Kiềm Lâu nước Lỗ: “Kiềm Lâu chết. Tăng Tử và môn nhân đến viếng. Vợ Kiềm Lâu ra cửa, Tăng Tử ngỏ lời viếng, đi lên nhà trên thấy xác Kiềm Lâu đặt dưới cửa sổ, đầu gối lên viên gạch mộc, mình nằm chiếu rơm, mặc cái mền bông, đắp cái chăn vải không kín thân, che đầu thì hở chân, che chân thì hở đầu. Vợ ông ta nói: Chồng tôi ngày trước nhà vua từng muốn trao chức quyền cho làm tướng quốc, nhưng ông ấy từ chối không làm, thế là sang có thừa. Nhà vua từng thưởng cho ba mươi chung thóc, ông ấy từ chối không nhận, thế là giàu có thừa. Ông ấy nhà tôi cam với vị nhạt của thiên hạ, yên với chức vị thấp trong thiên hạ, không lo lắng vì nghèo hèn, không hăm hở với phú quý, cầu nghĩa mà được nghĩa. Đặt thuỵ cho ông ấy là khang, chẳng phải là thích hợp sao?”. Các điển tích xưa được nhắc lại ở đây nhằm ca ngợi người vợ hiền trọn vẹn đạo nghĩa. Các điển tích, điển cố thường mang ý nghĩa khái quát cao, không mang nhiều câu chữ mà vẫn hiểu được vấn đề muốn gửi gắm, ở đây với ý ca ngợi người vợ hiền thục, giỏi giang của Phạm Nguyễn Du, người luôn yêu thương 41
  48. chăm sóc chồng và gia đình chu đáo, bà được ví và so sánh với điển tích xưa về hình ảnh người vợ thảo hiền. Điểm đặc biệt ở đây là Phạm Nguyễn Du đã dùng chữ Hán để viết về đề tài tình yêu vì vậy văn chương sẽ không bị gò bó, người đọc sẽ dễ hiểu và cảm nhận. 3.3.Thời gian và không gian nghệ thuật Thời gian và không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới, của cuộc sống con người, không gì có thể tồn tại ngoài không gian và thời gian. Do vậy cảm nhận về tồn tại của con người đều gắn liền với cảm nhận không gian và thời gian. Con người cảm nhận thời gian từ sự đổi thay của chính mình và của thế giới bên trong.Trong thế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tính tiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Còn không gian nghệ thuật cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học các ngôn ngữ tượng trưng, cho thấy các quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học. Trong tác phẩm Đoạn trường lục của Phạm Nguyễn Du tái hiện lại rất nhiều kiểu thời gian, không gian, thời gian quá khứ đối lập với thời gian hiện tại,thời gian buổi tối hoặc đêm khuya xuất hiện nhiều gắn với không gian thiên nhiên rộng nhằm diễn tả nổi bật tâm trạng cô đơn, nỗi đau xót của người chồng mất vợ. Thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn đi liền và gắn bó, bổ sung cho nhau. Bảng sau đây thống kê một số thời gian và không gian xuất hiện trong các bài thơ: Tác phẩm Thời gian Không gian Tam nguyệt thập ngũ vọng chúc Đêm khuya Ngày rằm ca (Bài văn cúng rằm tháng ba) 42
  49. Khốc nương (Khóc vợ) Đêm khuya Về nhà chồng Lên kinh Ô hô ca (Bài ca hỡi ôi) Muôn thuở, đêm Cõi tiên, căn phòng khuya Sơ tứ nhật châu tại trung lưu ngẫu Ngày, đêm, đầu Con thuyền đắc(Ngày mùng bốn, thuyền ở tháng giữa dòng, ngẫu nhiên thành thơ) Sơ ngũ nhật trị đoan ngọ tiết, tể Mọi năm Con thuyền, sinh vi lễ, nhân thành tam luật Năm nay Dòng sông, cõi tiên. (Ngày mùng năm gặp tết Đoan Tết Đoạn ngọ Ngọ, giết thịt làm lễ nhân đó làm ba bài thơ luật) Dạ phiếm ngẫu đắc(Đi thuyền Hiện tại (chuyến Con thuyền ban đêm ngẫu hứng thành thơ) này) Dòng sông Sơ bát nhật trú phiếm tức sự Đêm khuya Bầu trời, con thuyền (Ngày mùng tám đi thuyền ban ngày tức cảnh) Sơ cửu nhật ngộ vũ(Ngày mùng Ban ngày Trong mộng chín gặp mưa) Sơ thập nhật thích Dục Thuý Sơn Quá khứ, hiện tại, Kí ức, núi sông (Ngày mùng mười đến núi Dục chiều tà Thuý) Thập nhất nhất kỉ hoài (Ngày Thìn, Mùi Núi sông mười một ghi lại nỗi lòng) Trong mộng Tịnh hữu vãn thi nhất thủ (Thơ Trên trời, hạ giới điếu) 43
  50. Dạ phiếm đối nguyệt (Đêm đi Đêm khuya Cõi tiên thuyền nhìn trăng) Chu bạc kinh vi trung lưu, ngộ đại Nửa đêm Dòng sông phong vũ(Đỗ thuyền giữa dòng Giấc mộng kênh vây gặp mưa to gió lớn) Dạ bán chẩm quan thuỵ bán ngẫu Đêm khuya, Con thuyền đắc (Nửa đêm gối đầu lên quan Quá khứ. Trong mộng tài mơ màng thành thơ) Chu quá Đồng Luân, thuỷ kiệt vị Đêm, sang canh Dòng sông, mặt đất, đắc phát, nhân hứng (Thuyền qua núi rừng đồng luân, nước cạn không đi được, nhân đó làm thơ) Dạ trú Đồng Luân bất mị ngẫu Đêm, sáng sớm, Con thuyền, bầu trời, thành (Đêm dừng lại ở Đồng quá khứ, hiện tại núi rừng Luân không ngủ được, ngẫu nhiên thành thơ) Châu tại Hương Cần, thuỷ hạc Mùa hạ Con thuyền, núi rừng vịđắc tiến, ngẫu hứng. Mùa đông Thích ngộ phong vũ hựu tác đoản Mùa hạ, mùa thu Núi sông, con thuyền luật (Gặp lúc gió mưa lại làm một bài tứ tuyệt) Châu chí vĩnh thị tân thứ phát hồi Một tháng lẻ bốn Cõi mộng, nửa đêm hỉ thành nhất luật (Thuyền đến bến ngày chợ vĩnh dừng, lại lên đường về mừng làm thành một bài thơ luật) 44
  51. Về thời gian nghệ thuật trong các tác phẩm của Phạm Nguyễn DuKhoảng thời gian chiếm lĩnh nhiều nhất là thời gian đêm khuya, nó hầu như xuất hiện trong các bài. Đêm là thời gian của tâm trạng trong thơ văn trung đại. Đây là lúc mà nhân vật trữ tình thể hiện rõ nhất tâm trạng buồn, cô đơn, sự thương nhớ, tiếc thương của mình. Dường như đây là thời gian phù hợp nhất để tác giả bộc lộ tâm trạng sự thương nhớ, nuối tiếc với người vợ đã mất của mình. Thời gian quá khứ, hiện tại đan xen, ẩn hiện khiến cho tâm trạng thêm rối bời. Có những lúc thời gian tâm trạng ngưng đọng trong nỗi buồn đây có lẽ là quãng thời gian đáng sợ nhất, mọi thứ cũng trở nên ảo não, thê lương hơn vì nó như sợi dây trói buộc cố định không cho tâm trạng bứt thoát khỏi nó để rồi cứ mãi đắm chìm trong nỗi buồn không lối thoát. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các thời gian của các ngày lễ tết như: ngày rằm, ngày mùngmột,tết Đoan Ngọ Những ngày này theo đúng phong tục tập quán của người Việt ta từ xưa đến nay, vừa là thời gian để xum họp đoàn tụ các thành viên trong gia đình với nhau vừa để tưởng nhớ đến những người đã mất, cũng là lúc trong tâm trạng ta gợi lại những kí ức đau buồn. Không gian trong tập thơ phần lớn là không gian con thuyềnnhỏ bé - nơi chở linh cữu của người vợ về quê nhà như ý nguyện. Con thuyền như sự tái hiện của không gian ngôi nhà – nơi gia đình tụ họp có những kỉ niệm vui vẻ ấm áp bên nhau, trên không gian con thuyền ấy tác giả có khoảng thời gian cuối cùng mà ông được ở cạnh vợ trước khi “hoàn toàn” cách biệt âm dương.Cùng với đólà sự xuất hiện đan xen giữa các không gian của đời sống trần thế như: rừng núi, sông nước và không gian hư ảo của cõi mộng, cõi tiên- nơi mà nhân vật trữ tình có thể gặp được người vợ của mình. Tất cả những không gian này chi phối đến tâm trạng của nhân vật trữ tình. Sự đối lập của không gian con thuyền nhỏ bé trước không gian thiên nhiên bao la cũng 45
  52. chính là tâm trạng cô đơn, bé nhỏ của người chồng khi đối diện với thực tại cuộc sống, cô đơn khi giờ đây chỉ còn một mình. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tập thơ Đoạn trường lục được thể hiện cụ thể qua một số bài: Tam nguyệt thập ngũ vọng chúc văn (Bài văn cúng rằm tháng ba), trong bài thơ có xuất hiện hai không gian ngày rằm, ngày rằm thứ nhất nói về quãng thời gian khi người chồng đang đi thực hiện công danh sự nghiệp, vào Thái học, lúc này đây bên cạnh người chồng vẫn còn người vợ ngày đêm chăm sóc, lo toan cơm nước, thúc giục việc học hành.Ngày rằm thứ hai là khi người vợ đã mất, chồng thành cô độc, nghĩ lại ngày tháng trước tiếc thương vợ, buồn bã ân hận vì trước kia mải mê đèn sách theo nghiệp công danh mà đã không quan tâm vợ.Thời gian xuất hiện trong bài thơ được miêu tả qua từ “mộ vãn”(tối muộn). Thời gian này để nhấn mạnh cho ngày rằm thứ hai để thể hiện tâm trạngday dứt tiếc nuối của người chồng khi vợ còn sống đã thiếu quan tâm vợ, để giờ đây ânhận, hối tiếc đã quá muộn màng. Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài Khốc nương(Khóc vợ) cũng chứa đầy tâm trạng, đó là các thời gian của quá khứ như mười sáu tuổi năm năm trời, lúc lâm chung. Những mốc thời gian này chỉ quãng thời gian từkhi người vợ về nhà chồng cho đến lúc mất.Nó là quãng thời gian chịu nhiều thiệt thòi, vất vả của người vợ nhưng đến ngày phú quý, giàu sang không được hưởng lạc, bài thơ thể là tâm trạng đau đớn xót thương cho số phận ngắn ngủi, mà đầy rẫy những tủi cực của vợ mình. Không gian và thời gian tâm trạng còn được thể hiện trong bài Ô hô ca (Bài ca hỡi ôi) không gian căn phòng là nơi hai vợ chồng có những kỉ niệm vui vẻ khi người vợ mất đi nóbỗng trở thành một nơi trống vắng, lạnh lẽo mọi vật dụng trong căn phòng vẫn còn nguyên đó nhưng nó cũng trở nên lẻ loi đơn chiếc.Thời gian đêm khuya vắng vẻ cùng với không gian trống vắng của 46
  53. căn phòng đã kết hợp với nhau làm nổi bật nên tâm trạng cô đơn, cô quạnh của người chồng trong chính ngôi nhà của mình, khi nhớ lại những kỉ niệm, khi một mình đối diện với căn phòng trống vắng. Thời gian và không gian nghệ thuật trong bài Tứ nguyệt sơ lụcnhật phóng thuyền ngẫu đắc(Ngày mồng sáu tháng tư ra thuyền, ngẫu nhiên thành thơ), thời gian trăm năm và một đời, đều để chỉ quãng thời gian một đời người trong tác phẩm này chủ yếu thiên về không gian nghệ thuật với các không gian như không gian con thuyền và dòng sônglà những không gian chính và xuyên suốt toàn bộ tác phẩm. Đây là hai không gian đối lập một bên là con thuyền nhỏ bé cô đơn, con người cũng nhỏ bé cô đơn, chỉ còn một mình với một bên là dòng sông rộng lớn mênh mông. Nó thể hiện nỗi lòng cô đơn nhỏ bé của tác giả trước không gian rộng lớn.Không gian bầu trờicàng làm cho thân phận của con người trước thiên nhiên trở nên nhỏ bé, côquạnh hơn.Không gian trong cõi mộng nó đã không còn là hiện thực mà trở thành mộng ảo xa vời bởi vì người vợ đã mất nên duyên vợ chồng đã trở thành hư ảo, hư vô như một giấc mộng. Nhìn chung thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm có tác dụng rất lớn trong việc thể hiện và làm rõ nội dung tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm qua mỗi bài thơ. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tác phẩm đã góp phần làm nổi bật tâm trạng thương xót, nhấn mạnh vào nỗi cô đơn trống vắng khi xa vợ của Phạm Nguyễn Du. Tiểu kết chương: Dưới ngòi bút của Phạm Nguyễn Du các phương diện nghệ thuật được thể hiện một cách sâu sắc và đầy chất nghệ thuật. Thơ đa dạng về thể loại, đảm bảo chặt chẽ về niêm luật và câu cú; ngôn ngữ thơ tinh tế, điêu luyện và đậm chất bác học; thời gian, không gian nghệ thuât bộc lộ rõ nhất tâm trạng của tác giả, những phương diện nghệ thuật này góp phần làm nổi bật giá trị thơ ca của Phạm Nguyễn Du. 47
  54. KẾT LUẬN Tìm hiểu đề tài “Giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục” là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng nó thực sự có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá những đóng góp về phương diện nội dung và nghệ thuật của Phạm Nguyễn Du đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng. Qua việc nghiên cứu, thực hiện đề tài chúng tôi đi đến những kết luận sau: Tìm hiểu giá trị thơ ca Phạm Nguyễn Du qua tập thơ Đoạn trường lục đã cung cấp thêm cho ta rất nhiều tri thức, về một tác giả, tác phẩmvăn học còn khá xa lạ. Qua việc nghiên cứu khoá luận giúp ta có thêm những hiểu về cuộc đời, sự nghiệp thơ ca và những đóng góp quan trọng của tác giả Phạm Nguyễn Du đối với nền văn học trung đại nước nhà. Hiểu và nắm bắt được giá trị nội dung và nghệ thuật của tập thơ Đoạn trường lục để từ đó có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về tác phẩm. Về mặt nội dung, tập thơ nói về cái chết của vợ Phạm Nguyễn Du, từ cái chết của người vợ những cảm xúc sau cái chết đó được ông ghi lại vào trong thơ, người ta cảm nhận được ở đây là một người chồng yêu thương vợ hết mực, xót thương cho sự hi sinh của vợ tập thơ là rất nhiều các cung bậc cảm xúc của ông nhưng lớn hơn hết đó là cảm giác bi ai, da diết, nỗi cô độc của người đàn ông sau khi mất vợ cho nên vượt lên tất cả chính là tình yêu của tác giả dành cho người vợ tao khang của mình. Khám phá ra những nét mới về nội dung tư 48
  55. tưởng trong tập thơ mà ở nhiều tác phẩm khác cùng thời chưa có được đó là đưa ra quan niệm mới về vai trò người phụ nữ trong gia đình và xã hội, luôn yêu thương, trân trọng và đề cao vai trò của người phụ nữ. Về mặt nghệ thuật, đây là một tác phẩm tập hợp rất nhiều các thể loại khác nhau như lục, câu đối, thơ, văn tế và nó có xen kẽ cả những sáng tác của người thân tiếc thương cho người vợ đã mất của Phạm Nguyễn Du nhưng phạm vi nghiên cứu chính là thơ, ngôn từ đầy cảm xúc, tinh tế và sâu sắc chính vì vậy những sáng tác của ông đều được đánh giá cao về mặt nghệ thuật. Tập thơ không chỉ cung cấp cho ta kiến thức về văn học mà còn cả văn hoá, lịch sử, giúp ta tìm hiểu sâu hơn về một thời kì văn học. Vì vậy việc tìm hiểu giá trị thơ ca của Đoạn trường lục là điều rất cần thiết và ý nghĩa. Từ một tác phẩm, một tác giả xa lạ, thông qua việc tiếp cận, nghiên cứu tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm giúp ta phần nào lĩnh hội được những tri thức mới, mặt khác cũng góp phần đưa tác phẩm đến gần hơn với bạn đọc, đây sẽ là bước khởi đầu cho những nghiên cứu, tìm tòi tiếp theo về tác phẩm này để ngày một hoàn thiện hơn, được nhiều các bạn sinh viên cũng như nhiều độc giả biết đến, có thể một ngày không xa tác phẩm này sẽ được chú ý và đưa vào giảng dạy trong chương trình học. Qua đây có thể thấy kho tàng văn học Việt Nam nói chung và văn học trung đại Việt Nam nói riêng vô cùng phong phú và đa dạng, vẫn có rất nhiều những điều lí thú và mới mẻ cần chúng ta khám phá và tìm hiểu. 49
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lại Nguyên Ân – Bùi Văn Trọng Cường (1995), Từ điển văn học ViệtNam từ nguồn gốc đến hết thế kỉ XIX, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 2. Phan Văn Các,dịch chú & giới thiệu (2001),Đoạn trường lục. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Nguyễn Huệ Chi, Đỗ Đức Hiếu, Trần Hữu Tá, (2004), Từ điển văn học, Nxb Khoa học xã hội. 4. Ninh Hi chi, (1981) đề tựa tập Tây hồ mạn hứng, dẫn theo Tạp chí văn học, số 5. 5. Phan Huy Chú, (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, bản dịch Viện Sử học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, t.II. 6. Nguyễn Thạch Giang, (2004), Văn học thế kỉ 18, Nxb Khoa học xã hội. 7. Trần Văn Giáp, (1984) Tìm hiểu kho sách Hán Nôm.Nxb Văn hoá Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (Đồng Chủ Biên), Từđiển thuật ngữ văn học. Nxb Giáo Dục. 8. Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, (1963), Nxb Văn hoá, tập 3. 9. Nguyễn Lộc, (1992), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX tập 1, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 10. Nguyễn Lộc, (1992), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửađầu thế kỷ XIX tập 2, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. 11. Nguyễn Lộc, (1992), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – hết thế kỷ XIX tái bản lần 3, Nxb giáo dục, TP. HCM. 12. Bùi Dương Lịch, Nghệ An kí, quyển 2. 13. Nguyễn Đăng Na (chủ biên), Lã Nhâm Thìn, Đinh Thị Khang, Trần Quang Minh, Nguyễn Phong Nam, (2009) Văn học Trung đại ViệtNamtập 2. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
  57. 14. Nhiều tác giả (2004), Từ điển văn học (bộ mới), Nxb Thế giới. 15. Trần Nghĩa (1996), Tổng tập văn học Việt Nam T.8A, Nxb Khoa học xã hội. 16. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại ViệtNam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Ngô Thì Sĩ – những chặng đường thơ văn, Trần Thị Băng Thanh, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 18. Văn Tân, Nguyễn Hồng Phong, Nguyễn Đổng Chi, (1959), Sơ thảolịch sử văn học Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. 19. Trần Ngọc Vương chủ biên (2007), Văn học Việt Nam từ thế kỉ X – thế kỉ XIX, Những vấn đề lý luận và thực tiễn lịch sử, Nxb giáo dục, Hà Nội. 20. Việt sử thông giám cương mục, (1967), Nxb Văn sử địa, Hà Nội, t.XVIII.