Luận văn Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay

doc 57 trang thiennha21 15/04/2022 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docluan_van_tac_dong_cua_tam_ly_lang_xa_doi_voi_qua_trinh_thuc.doc

Nội dung text: Luận văn Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn nước ta hiện nay

  1. LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ LÀNG XÃ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN NƯỚC TA HIỆN NAY Tháng 04/2011 1
  2. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tâm lý làng xã là một dạng biểu hiện đặc thù và nổi bật của tâm lý xã hội trong xã hội Việt Nam, phản ánh những nét tâm lý tiêu biểu nhất của người nông dân trong một cộng đồng dân cư (làng xã – một loại nhóm lớn). Việc triển khai quy chế dân chủ ở nông thôn là một bước phát huy cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, nhằm khơi dậy một cách toàn diện vai trò của các tổ chức trong hệ thống chính trị và động viên mạnh mẽ nhân dân góp phần xây dựng chính quyền ngày càng vững mạnh, phục vụ đường lối đổi mới của Đảng, thực hiện công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn là nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở là công bộc của dân, có đủ năng lực và phẩm chất đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới đất nước, ngăn chặn, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà và sách nhiễu nhân dân. Qua nhiều năm triển khai thực hiện, có thể thấy Quy chế dân chủ đã nhận được sự đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Nó thể hiện đây là một chủ trương đúng đắn, hợp lòng dân của Đảng. Song, quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn không chỉ chịu sự tác động của các yếu tố tích cực, mà còn chịu sự tác động của một số yếu tố tiêu cực, gây trở ngại cho việc thực hiện quy chế này. Một trong những yếu tố cơ bản tác động tích cực lẫn tiêu cực đến quá trình thực hiên Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn là tâm lý làng xã. Tâm lý làng xã và quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn có mối quan hệ biện chứng. Tâm lý làng xã có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. Tâm lý làng xã tích cực sẽ thúc đẩy quá trình thực hiện Quy chế dân chủ. Ngược lại, tâm lý làng xã tiêu cực, lạc hậu sẽ kìm hãm, gây khó khăn, trở ngại đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Mặt khác Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần biến đổi tâm lý làng xã theo hướng tích cực và khắc phục những tâm lý làng xã tiêu cực đang tồn tại làm hình thành những đặc trưng mới của tâm lý làng xã ở thời lỳ đổi mới – thời kì đưa nông thôn phát triển nông nghiệp là chủ yếu, chuyển dần sang sản xuất theo hướng công nghiệp, hiện đại hóa. Những tác động qua lại này đều được phản ánh, in dấu vào bộ mặt tâm lý của người nông dân, cộng đồng dân cư làng xã nông thôn, các tổ chức và thiết chế chính 2
  3. trị - xã hội ở nông thôn. Nhận diện những tác động, biến đổi của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay là khảo sát mối quan hệ qua lại, tác động qua lại giữa tâm lý làng xã với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn. Việc tìm hiểu tác động của tâm lý làng xã tới việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn là một nhiệm vụ cần thiết trong nghiên cứu mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã hội với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay. Bởi lẽ, tâm lý làng xã là hạt nhân, là yếu tố trung tâm của các yếu tố tâm lý xã hội ở nông thôn. Tâm lý làng xã có tác động trên cả hai chiều tích cực và tiêu cực đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. Trên cơ sở nhận thức như vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp nhằm có những đề xuất, giải pháp phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tâm lý làng xã đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục đích: Tìm hiểu về tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay. Nhiệm vụ: Thứ nhất: Tìm hiểu một số vấn đề lí luận chung về tâm lý làng xã và Quy chế dân chủ, thực hiện triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. Thứ hai: Tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. Thứ ba: Những giải pháp nhằm phát huy tác động tích cực và hạn chế tác động tiêu cực của tâm lý làng xã đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài nghiên cứu về tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về tác động của tâm lý làng xã đối với quá trình thực hiện Quy chế dân chủ từ 1998 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được viết và hoàn thành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về vấn đề dân chủ và thực 3
  4. hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong bài luận văn này tôi sử dụng một số phương pháp như: so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, phương pháp logic lịch sử. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương, 13 tiết 4
  5. NỘI DUNG Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TÂM LÝ LÀNG XÃ VÀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN    1.1 Bước đầu xác định khái niệm “tâm lý làng xã”. Nghiên cứu về tâm lý làng xã với tư cách là một vấn đề tâm lý xã hội còn hết sức ít ỏi và mới bắt đầu mấy năm trở lại đây. Đời sống kinh tế - xã hội của làng xã ở nước ta trong lịch sử và hiện tại, chủ yếu được nghiên cứu từ góc độ của khoa học lịch sử, dân tộc học, văn hóa, xã hội học, kinh tế học Chúng ta còn ít các nghiên cứu tâm lý học có tính chuyên sâu về tâm lý làng xã, đặc biệt là những nghiên cứu thực tiễn. Chính vì vậy mà đến nay, chúng ta vẫn chưa có một khái niệm chính thức về tâm lý làng xã. Đã đến lúc chúng ta cần xây dựng khái niệm về tâm lý làng xã. Sở dĩ điều này trở thành một nhiệm vụ nghiên cứu lý luận quan trọng bởi lý bởi lẽ: Thứ nhất, nước ta là một nước nông nghiệp, có tới gần 80% dân số sống ở nông thôn. Cho nên, tâm lý nông dân là tâm lý là tâm lý rất đặc trưng của người Việt Nam, nó phản ánh hoạt động thực tiễn của đại đa số người dân Việt Nam. Thứ hai, làng xã là đơn vị hành chính đã tồn tại rất lâu dài trong lịch sử dân tộc ta. Nó đã từng là “tiểu quốc gia”, một xã hội Việt Nam thu nhỏ trong hàng ngàn năm của chế độ phong kiến. Nó ăn sâu vào tiềm thức của người nông dân từ thê hệ này qua thế hệ khác. Nó chi phối suy nghĩ và hành vi của người nông dân (kể cả những người nông dân đã rời bỏ làng xã ra sống ở đô thị và trở thành cán bộ công chức nhà nước). Thứ ba, khái niệm là cơ sở để chúng ta nghiên cứu những vấn đề nội dung của tâm lý làng xã. Việc xác định tâm lý làng xã phải chú ý một đến một số khía cạnh quan trọng sau: - Tâm lý làng xã là dạng cơ bản của tâm lý xã hội. Nói cách khác, đây là một hình thức của tâm lý nhóm. - Tâm lý làng xã phản ánh những nét tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất của những người nông dân trong một cộng đồng dân cư. - Tâm lý làng xã được hình thành và phát triển trong một quá trình lịch sử lâu dài. Nó được sự chắt lọc của thời gian và kiểm nghiệm của lịch sử. 5
  6. Từ những phân tích trên, chúng ta có thể đưa ra khái niệm bước đầu về tâm lý làng xã: Tâm lý làng xã là một dạng tâm lý xã hội bền vững của một cộng đồng dân cư cơ bản ở nông thôn, nó phản ánh những nét tâm lý tiêu biểu nhất, đặc trưng nhất của những người nông dân trong cộng đồng ấy. Tâm lý làng xã là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp Việt Nam, được tạo nên từ hoạt động sản xuất, hoạt động đấu tranh, vật lộn với thiên nhiên trải qua một quá trình hàng ngàn năm. Nền sản xuất nông nghiệp của làng xã Việt Nam trải qua hàng năm ấy là nền sản xuất tiểu nông, manh mún. Người nông dân làm ra sản phẩm chủ yếu để phục vụ cho gia đình mình, nếu có trao đổi thì cũng một phạm vi rất hẹp (chợ làng). Nền sản xuất tiểu nông là nền sản xuất mang tính tự cung tự cấp rất cao, là nền sản xuất chủ yếu theo kinh nghiệm mà ở đó người ta ít thấy hiện diện của các yếu tố khoa học – kỹ thuật, chính vì vậy mà năng suất lao động rất thấp. Những đặc điểm này của nền sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã in đậm dấu ấn của nó lên tâm lý làng xã, làm cho tâm lý làng xã trở thành một dạng tâm lý xã hội rất đặc thù. Là một hình thái của ý thức xã hội, tâm lý làng xã một mặt là sản phẩm của hoạt động thực tiễn (hoạt động lao động sản xuất và hoạt động sinh hoạt hàng ngày) của người nông dân, mặt khác, nó tác động tích cực trở lại hoạt động sống của người nông dân hoặc theo chiều hướng tích cực hoặc theo chiều hướng tiêu cực. Những thay đổi về kinh tế- xã hội hiện nay ở nông thôn trên cơ sở phát triển nền kinh tế thị trường, ứng dụng khoa học – kĩ thuật vào sản xuất, sự hội nhập về kinh tế, văn hóa với các quốc gia khác đã tác động lớn đến tâm lý làng xã truyền thống, làm cho yếu tố tâm lý xã hội này có những thay đổi nhất định. Một số yếu tố tâm lý mới sẽ bổ sung vào tâm lý làng xã làm cho nó mang một sắc thái mới. Đó là những biến đổi về tư duy, tình cảm, thái độ và hành vi của người nông dân trong điều kiện sản xuất theo hướng kinh tế thị trường. 1.2 Quy chế dân chủ và thực hiện triển khai Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn. Chỉ thị số 30/CT- TW ngày 18 – 02 – 1998 của Ban chấp hành Trung ương về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nêu rõ: Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. 6
  7. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, nhìn chung, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, chưa ngăn chặn được. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” chưa được cụ thể hóa và thể chế hóa thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống. Như Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (tháng 6 – 1997) đã nhấn mạnh, lúc này để giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà Nước ta, phải phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản lí nhà nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Khâu quan trọng và cấp bách trước mắt là phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở, là nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, là nơi cần thực hiện quyền làm chủ của nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Muốn vậy, Nhà nước cần ban hành Quy chế dân chủ ở cơ sở có tính pháp lý, yêu cầu mọi người, mọi tổ chức ở cơ sở đều phải nghiêm chỉnh thực hiện. Quy chế dân chủ cần được xây dựng cho từng loại cơ sở xã, phường, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học, viện nghiên cứu, cơ quan hành chính phù hợp với đặc điểm của từng loại cơ sở. Việc xây dựng Quy chế dân chủ ở cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau: Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”. Coi trọng cả ba mặt nói trên, không vì nhấn mạnh một mặt mà coi nhẹ hạ thấp các mặt khác. Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp, vừa 7
  8. thực hiện tốt các chế độ dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực, gắn liền với lợi ích của mình. Phát huy dân chủ phải gắn liền phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng và hiệu quả. Nội dung các quy chế phát huy dân chủ ở cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỉ cương, trật tự, quyền hạn gắn với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ; chống quan liêu, mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dụng dân chủ vi phạm pháp luật. Gắn quá trình và thực hiện Quy chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách và thủ tục hành chính không phù hợp. Quy chế dân chủ ở cơ sở quy định những việc chính quyền địa phương phải thông tin và công khai để dân biết, những việc dân bàn và quyết định trực tiếp, những việc dân tham gia ý kiến trước khi cơ quan Nhà Nước quyết định, những việc dân giám sát, kiểm tra và các hình thức thực hiện Quy chế dân chủ. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là gắn với công cuộc cải cách thể chế, cải cách hành chính hiện nay để thực hiện phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” bằng bốn loại quyền cụ thể của người dân ở cơ sở trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Cải cách thể chế, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị ở cơ sở là một vấn đề rất lớn phải giải quyết để thực hiện dân chủ chính trị từ cơ sở. Quy chế dân chủ ở xã mà Đảng ban hành hướng chủ yếu vào mục đích này. Tinh thần cơ bản của Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn là thực hiện triệt để các biện pháp chống quan liêu, tham nhũng, làm trong sạch thể chế từ cơ sở, nâng cao chất lượng cán bộ ở cơ sở, coi đó là khâu quyết định hiệu lực, hiệu quả của chính quyền cơ sở, của hệ thống chính trị cơ sở. Sự ủy quyền của dân có đảm bảo được lành mạnh và có làm cho dân thực sự là người chủ hay không, tùy thuộc một phần lớn vào phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ, vào sự đoàn kết, nhất trí, phối hợp hành động và sự đổi mới phương pháp hoạt động của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở. Những điều khoản quy định trong quy chế và những biện pháp thực hiện đều nhằm vào phương châm: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, tạo thế chủ động, tích cực của dân, phát triển mạnh mẽ phương thức dân chủ trực tiếp để dân tự quản, tự quyết định những vấn đề liên quan trực tiếp tới cuộc sống hàng ngày của họ. 8
  9. Nó phù hợp với đặc điểm tâm lý nông dân và tâm lý cộng đồng làng xã, phát huy được vai trò và chức năng của xã vừa là một cấp bách hành chính, vừa có tính chất tự quản, cộng đồng. Chỉ thị số 30 – CT/TƯ ngày 18 – 2 – 1998 của Trung ương Đảng đã nêu rõ những quan điểm và nội dung chủ yếu, phương châm, phương pháp để xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở cơ sở nông thôn: Thứ nhất là,, đối với những việc cần thông báo để nhân dân biết: Chính quyền xã có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để nhân dân biết những công việc chính sau: Chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan trực tiếp đến lợi ích của nhân dân trong xã bao gồm: nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Uỷ ban nhân dân xã và cấp trên có liên quan đến địa phương; các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân; Những quy định của Nhà nước và chính quyền địa phương về đối tượng, mức thu các loại thuế, lệ phí và các nghĩa vụ khác đối với nhân dân theo quy định của pháp luật hiện hành; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã; quy hoạch sử dụng đất đai, dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm; dự toán và quyết toán thu chi các quỹ, dự án các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xã và kết quả thực hiện; các công trình dự án do Nhà nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã; chủ trương, kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo; điều chỉnh địa giới hành chính của xã; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực tham nhũng của cán bộ xã; công tác phòng chống các tệ nạn xã hội; sơ kết, tổng kết hoạt động của Hội động nhân dân, Ủy ban nhân dân xã; phương án đồn điền, đổi thửa phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển nông nghiệp, kinh tế trang trại, hợp tác xã. [10 tr.21] Ủy ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và Trưởng thôn cùng các cấp thông tin theo quy định tại điều 5 của Quy chế này để nhân dân biết bằng các hình thức sau: niêm yết công khai văn bản tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã và các trung tâm dân cư, văn hóa, hệ thống truyền thanh của xã, thôn và các tổ chức văn hóa, thông tin, tuyên truyền cơ sở; tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân xã; tại các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, các kỳ họp của 9
  10. Uỷ ban nhân dân, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và của cuộc họp của thôn; gửi văn bản tới hộ gia đình hoặc Trưởng thôn. [10 tr.23] Nhân dân phải được tham gia các buổi họp sơ kết 6 tháng, tổng kết cuối năm, kiểm điểm các hoạt động của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã. Đảng bộ, chính quyền xã cần phải tổ chức mỗi năm 2 kỳ, đoàn cán bộ chủ chốt của xã lần lượt đi tất cả các xóm để nhân dân đóng góp xây dựng trực tiếp về mọi hoạt động của Đảng, chính quyền cũng như của từng cán bộ chủ chốt. Thứ hai là, đối với những việc dân bàn và quyết định trực tiếp: Có thể thấy hệ thống chính trị ở cơ sở có vai trò quan trọng trực tiếp trong việc tạo điều kiện để nhân dân bàn và quyết định những công việc trực tiếp chủ yếu như: chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (điện, đường, trường, trạm y tế,nghĩa trang, các công trình văn hóa, thể thao ); lập thu, chi các quỹ trong khuôn khổ pháp luật; xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa, nếp sống văn minh, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội; các công việc nội bộ trong cộng đồng dân cư thôn, phù hợp với pháp luật của Nhà nước; thành lập Ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp; tổ chức bảo vệ sản xuất, kinh doanh giữ gìn an ninh, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường và các hoạt động khác trên địa bàn xã, thôn. [12 tr.13] Ngoài những khoản đóng góp quy định tại khoản 1 điều 7 những khoản đóng góp khác của nhân dân ủng hộ với mục đích tương trợ, nhân đạo, từ thiện, Uỷ ban nhân dân xã phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tuyên truyền vận động nhân dân theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, không được áp đặt, phân bổ, bình quân nhất loạt. [12 tr.13] Cấp ủy Đảng lãnh đạo, Ủy ban nhân dân xã xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch. Ủy ban nhân dân xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc chỉ đạo, tổ chức nhân dân bàn quyết định bằng các hình thức: họp dân ở từng ấp thảo luận và biểu quyết công khai hoặc kiểm phiếu kín, lập biên bản gửi Ủy ban nhân dân xã; họp chủ hộ bàn, biểu quyết công khai hoặc phiếu kín, lập biên bản gửi Ủy ban nhân dân xã (các cuộc họp này được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba số người trong diện họp tham dự); nếu không họp thì phát phiếu lấy ý kiến của hộ gia đình. [12 tr.13] 10
  11. Việc lấy ý kiến, biểu quyết công khai tại cuộc họp hoặc bỏ phiếu kín về từng vấn đề do nhân dân tự quyết định theo quy định tại điều 7 của Quy chế này phải được lập biên bản để để báo cáo Uỷ ban nhân dân xã về nội dung cuộc họp và kết quả của những vấn đề đã biểu quyết. Nếu đa số nhân dân hoặc chủ hộ đồng ý thì Ủy ban nhân dân xã tổ chức thực hiện có sự giám sát, kiểm tra của Ban thanh tra nhân dân xã hoặc Ban giám sát công trình do dân cử. Nhân dân có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh các quyết định được đa số đồng ý. Nếu xét thấy đa số quyết định không phù hợp với luật pháp và các quy định của chính quyền địa phương thì Ủy ban nhân dân xã đề nghị Ủy ban nhân dân huyên xem xét, quyết định. [12 tr.14] Thứ ba là, đối với những việc dân làm, tham gia ý kiến, Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân quyết định: Khi những buổi họp dân thực sự có chất lượng, nhân dân thực sự là chủ về mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội, nhân dân có trách nhiệm góp ý thẳng thắn, không sợ bị trù dập, thì những phương thức thực hiện dân chủ một cách gián tiếp như đặt hòm thư góp ý, phát phiếu thăm dò ý kiến phải ít sử dụng. Người dân là chủ thể sáng tạo góp phần xây dựng những dự thảo nghị quyết, quy chế và kế hoạch cho Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể nhân dân, như: dự thảo quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, hàng năm của xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển nghành nghề, giải quyết việc làm cho người lao động; dự thảo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích ở địa phương; dự thảo quy hoạch khu dân cư và đề án định canh, định cư, vùng kinh tế mới, kế hoạch và dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý; dự thảo đề án phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính xã, đề án chia, thành lập thôn, làng, ấp,bản; phương án đền bù, giải phóng mặt bằng; giới thiệu người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân xã, Hay những chương trình có tính quốc gia như dự thảo triển khai các chương trình quốc gia về y tế, nước sạch, môi trường, an toàn thực phẩm, kế hoạch hóa gia đình. [12 tr.14] Phương thức thực hiện những việc dân bàn, tham gia ý kiến, Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân quyết định: Uỷ ban nhân dân xã dự thảo các văn bản, kế hoạch, phương án và phối hợp với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc xã, các đoàn thể nhân dân tổ chức lấy ý kiến công khai dưới các hình thức: Phát biểu thăm dò ý kiến từng hộ gia 11
  12. đình; họp nhân dân hoặc chủ hộ thôn, làng, ấp, bản thảo luận, lập biên bản gửi Uỷ ban Nhân dân xã; họp các đoàn thể, các tổ chức kinh tế để thảo luận, ghi biên bản gửi Uỷ ban Nhân dân xã; đặt hòm thư góp ý, Uỷ ban Nhân dân xã tổng hợp ý kiến. [12 tr.15] Thứ tư là, những việc nhân dân giám sát, kiểm tra: Nhân dân là những người chủ thật sự của làng, xã, nhất thiết phải được kiểm tra, giám sát những việc sau: hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã; kết quả thực hiện nghị quyết của hệ thống chính trị sau mỗi năm, mỗi khóa, mỗi kỳ đại hội; hoạt động của đại biểu Hội đồng Nhân dân xã, của cán bộ Uỷ ban Nhân dân và cán bộ, công chức Nhà nước hoạt động tại địa phương; giải quyết khiếu nại, tố cáo của dân; dự toán và quyết toán ngân sách xã; kết quả nghiệm thu và quyết toán công trình do nhân dân đóng góp xây dựng và các chương trình dự án do Nhà nước, các tổ chức vá cá nhân đầu tư tài trợ trực tiếp cho xã; quản lý và sử dụng đất đai; thu - chi các khoản lệ phí theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của dân; kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực, tham nhũng liên quan đến cán bộ xã; việc thực hiện chính sách ưu đãi, chăm sóc, giúp đỡ thương binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, cứu tế xã hội. [12 tr.16] Nhân dân trực tiếp giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức đại diện cho mình hoặc Ban Thanh tra nhân dân bằng các phương thức sau đây: tham gia trực tiếp (nếu được mời) hoặc thông qua các tổ chức đại diện cho mình trong các cuộc họp của chính quyền xã bàn về các vấn đề liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của mình; tham gia ý kiến đánh giá báo cáo tổng kết công tác sáu tháng và hàng năm của chính quyền xã; góp ý kiến vào bản kiểm điểm công tác và tự phê bình của Chủ tịch Hội đồng Nhân dân và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã trong cuộc họp tổng kết cuối năm; bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức vụ do Hội đồng Nhân dân xã bầu; phát hiện những cơ quan tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân và có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, sử dụng sai mục đích thu, chi ngân sách và các khoản đóng góp của nhân dân; thực hiện chương trình, dự án và sử dụng quản lý đất đai, đền bù giải phóng mặt bằng trái với những quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm pháp luật khác, tố cáo, kiến nghị với chính quyền xã, cơ quan có thẩm quyền làm rõ, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết. [10 tr. 29] 12
  13. Với ý nghĩa đó, hệ thống chính trị cơ sở, trong đó trực tiếp là chính quyền và Đảng bộ xã, phải có vai trò tích cực, chủ động trong việc tổ chức thực hiện và tạo điều kiện cho người dân được phát huy những quyền của họ trong các hoạt động trên với các hình thức: nhân dân giám sát hoạt động và tư cách đại biểu Hội đồng nhân dân, các thành viên Ủy ban nhân dân; Có quyền khiếu kiện, khiếu nại, tố cáo các hành vi xâm phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật, tham nhũng, tiêu cực của đại biểu Hội đồng nhân dân và các thành viên của Ủy ban nhân; các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã mời đại diện các tổ chức đoàn thể tham dự và mời đại diện nhân dân dự thính; thông qua các tổ chức: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi; thông qua Ban thanh tra nhân dân được thành lập và hoạt động theo pháp luật; Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm tổ chức việc tiếp dân, giải quyết kịp thời các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân theo đúng quy định của pháp luật; khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực, sử dụng sai mục đích, lãng phí trong việc thu, chi ngân sách, các khoản đóng góp, các loại quỹ và quản lý đất đai, nhân dân có quyền yêu cầu làm rõ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, người quản lý trực tiếp phải cung cấp và giải trình đầy đủ các việc nói trên mà không có bất cứ một hạn chế nào. [12 tr. 17] Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, và cá nhân đối với việc giám sát và kiểm tra của nhân dân: mời đại diện của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các thành viên của Mặt trận Tổ quốc cùng cấp, các đối tượng liên quan trực tiếp tham gia các cuộc họp của chính quyền xã bàn bạc các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích trực tiếp của nhân dân địa phương, xem xét, giải quyết các kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền và thông báo kết quả giải quyết cho tổ chức, cá nhân có kiến nghị, trình cơ quan có thẩm quyền các vụ việc vượt quá thẩm quyền; Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm gửi cho Trưởng thôn bản kiểm điểm công tác và tự phê bình tại cuộc họp tổng kết hàng năm để Trưởng thôn tổ chức nhân dân đóng góp ý kiến; hàng năm, Mặt trận Tổ quốc xã tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của các thành viên Mặt trận đối với các chức vụ chủ chốt do Hội đồng nhân dân xã bầu ra. Nếu tỷ lệ số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% số người tham gia thì Mặt trận Tổ quốc xã đề nghị Hội đồng nhân dân xã xem xét, miễn nhiệm; trưởng thôn phối hợp với Trưởng thôn ban công tác Mặt trận có trách nhiệm tổ chức cuộc họp thu nhập 13
  14. ý kiến của nhân dân về các vấn đề do nhân dân tự quyết định, tổng hợp, báo cáo một cách chính xác, khách quan, trung thực ý kiến góp ý của nhân dân bằng các văn bản gửi chính quyền xã; nhân dân không được tụ tập đông người khiếu kiện vượt cấp, gây mất trật tự an ninh và chống đối người thi hành công vụ trong khi các kiến nghị đang được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật. [10 tr. 30] Trong những điều dân biết, Quy chế nhấn mạnh tới chính sách, pháp luật nhà nước, các quy định thủ tục hành chính, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của xã, đặc biệt là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán và quyết toán ngân sách xã hàng năm, các dự án, các nguồn tài trợ, các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý, và dân có quyền được biết bằng văn bản niêm yết công khai, bằng truyền thanh, bằng hội nghị và chất vấn khi tiếp xúc. Đây thực sự là một bước tiến lớn, pháp lý hóa, thể chế hóa quyền làm chủ của nhân dân. Trong những điều mà dân quyết định trực tiếp, đáng lưu ý là dân bàn và quyết định về chủ trương, mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng, lập thu, chi các loại quỹ trong khuôn khổ luật, giám sát công trình xây dựng, bảo vệ sản xuất, kinh doanh, xây dựng hương ước, quy ước làng văn hóa. Đó là một số điểm nổi bật về sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về quyền và nghĩa vụ, về các biện pháp giải quyết vấn đề dân chủ cho nông dân ở làng xã trong việc ban hành và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Cuộc vận động Quy chế dân chủ ở nông thôn và các loại hình cơ sở nói chung đã được nhiều năm và cần có những sơ kết, tổng kết bước đầu ở một số địa phương và cả nước, cần đi sâu nghiên cứu, tác động vào tâm lý nông dân, tâm lý cộng đồng làng xã để cuộc vận động có tính cách mạng này ở nông thôn đạt được kết quả cao hơn và vững bền hơn. Tóm lại, xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở cơ sở nông thôn, là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, đáp ứng được đòi hỏi bức xúc và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Ban hành, triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là hợp lòng dân, là một chủ trương có tính chiến lược nhất quán của Đảng và Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Qua một thời gian triển khai xây dựng và thực hiện, Quy chế dân chủ ở cơ sở đang thực sự làm thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn, đang là động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội nông thôn phát triển, góp phần giải phóng mọi tiềm năng, khơi dậy trí sáng tạo của nông dân, góp phần đấu tranh có hiệu quả các tệ nạn tiêu cực trong bộ phận 14
  15. cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Quy chế còn những hạn chế nhất định, chưa đạt yêu cầu đề ra. Vì vậy, tiếp tục triển khai thực hiện triệt để, sâu rộng Quy chế dân chủ ở cơ sở, đặc biệt là ở nông thôn theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh là một yêu cầu cấp bách trước mắt nhưng cũng có tính chiến lược, lâu dài, không chỉ làm trong một đợt, một thời gian ngắn mà phải chú ý thường xuyên và kiên định. 15
  16. Chương 2 TÁC ĐỘNG CỦA TÂM LÝ LÀNG XÃ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN HIỆN NAY    Tâm lý làng xã vốn đã ăn sâu vào nhận thức, tình cảm của người nông dân. Sự tác động của tâm lý làng xã đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực. Sự tác động đó được thể hiện ở những khía cạnh sau: 2.1 Tác động của tâm lý cộng đồng làng xã đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Tâm lý cộng đồng hình thành một cách phổ biến và biểu hiện một cách tự nhiên trong đời sống của làng xã. Đã là thành viên của một cộng đồng làng xã thì không chỉ có tình cảm với nhau, mà còn có nghĩa vụ giúp người khác hay được người khác giúp mình trong sản xuất, trong sinh hoạt kể cả trong đấu tranh với địch họa, thiên tai để bảo vệ làng. Sự khước từ hoặc lảnh trốn khỏi cộng đồng tất sẽ bị dư luận của làng lên án, sẽ bị cô lập và sẽ tự tách ra khỏi cộng đồng. Đó là sự trừng phạt về lương tâm. Trong cuộc sống còn khó khăn nhiều về kinh tế, còn phụ thuộc vào thiên nhiên, vào sự quản lý xã hội thì cá nhân chỉ có thể gắn bó và dựa vào cộng đồng để tự khẳng định được mình. Họ sợ dư luận, sợ cô đơn, sợ tách biệt, bị day dứt lương tâm khi không hòa đồng vào tập thể, khi không được giúp đỡ và không giúp đỡ người khác lúc khó khăn. Người nông dân ý thức rất rõ là chỉ hành động trong cộng đồng, cá nhân mới có sức mạnh, mới có thể giải quyết được các công việc lớn của gia đình và làng xã. Một biểu hiện rất đặc trưng của tâm lý cộng đồng trong quan hệ tình cảm là tình làng nghĩa xóm. Tình cảm cộng đồng đóng vai trò rất quan trọng trong sự ảnh hưởng của tâm lý cộng đồng đến nhận thức và hành vi của người nông dân. Đó là sự thể hiện tính cộng đồng của làng xã trong quan hệ tình cảm. Nó phản ánh tinh thần đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau của cộng đồng, cả cộng đồng vì mỗi người, mỗi người vì cả cộng đồng. Tình cảm này thấm nhuần nghĩa vụ đạo đức giữa các thành viên trong cộng đồng với nhau. 16
  17. Tình cảm cộng đồng hình thành trong hoạt động chung của cộng đồng làng xã – hoạt động lao động và sinh hoạt hàng ngày. Khu vực canh tác chung, nguồn nước chung, nơi hội họp chung, nơi thờ phụng chung là cơ sở để nảy sinh những hiểu biết, đồng cảm, gắn bó, chia sẻ và giúp đỡ nhau. Trong tình cảm cộng đồng “cái tôi” và “cái chúng ta” được dung hợp với nhau. Tình cảm cộng đó càng được tôi luyện, hun đúc và biến thành sức mạnh đoàn kết trong sự nghiệp đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, khi chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tình cảm cộng đồng cũng có mặt tiêu cực, nhiều khi trở thành trở lực kìm hãm sự phát triển kinh tế và xã hội. Bỡi lẽ, nó níu kéo những cá nhân muốn vươn lên, tách khỏi cộng đồng để làm giàu chính đáng, để bộc lộ năng lực riêng của mình. Cuộc điều tra tâm lý nhân dân của Viện tâm lí học tiến hành tại Hòa Bình, Thái Bình, Thanh Hóa năm 1995 cho thấy, gần 30% nông dân được hỏi cho là sự phân hóa giàu nghèo, hoạt động kinh doanh ở nông thôn hiện nay là không thể chấp nhận được. Trong trong cuộc điều tra tâm lí nông dân tại 7 tỉnh đại diên cho cả nước do Viện tâm lý học tiến hành năm 1999 – 2000, có 39,7% nông dân cho rằng việc phát triển trang trại ở nông thôn dẫn đến phân hóa giàu nghèo, dẫn đến quan hệ ông chủ và người làm thuê, dẫn tới bóc lột và mất danh dự của con người Ở đây có sự thống nhất của hai mặt đối lập. Trong cộng đồng làng xã, tính tư hữu, tiểu nông và cá nhân của người nông dân thể hiện rất rõ nhưng trong các hoạt động lao động sản xuất và công việc chung của làng xã, trong giao tiếp hằng ngày, tính cộng đồng lại thể hiện rất rõ nét. Ở đây, “cái tôi” và “cái chúng tôi” dường như rất khó phân biệt rạch ròi, rất dễ hoán vị và đổi chỗ cho nhau. Nhân cách của người nông dân dường như được tạo nên từ hai thành tố: “cái tôi” và “cái hoạt động”. Hai yếu tố này không hề mâu thuẫn với nhau, mà trái lại, kết hợp rất linh hoạt và hài hòa trong con người và cộng đồng của người nông dân . Với người nông dân Việt Nam, tâm lý cộng đồng vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện hành động, vừa là yếu tố không thể thiếu được trong đời sống của họ. Hoạt động của cá nhân dù trong lao động sản xuất hay trong sinh hoạt đều mang tính cộng đồng. Được hình thành, phát triển và tồn tại qua nhiều thế hệ, tâm lý cộng đồng in đậm và thể hiện thường xuyên trong nhận thức và hành vi của mỗi người nông dân và có sức sống mãnh liệt trong đời sống nông thôn. 17
  18. Từ khi chúng ta phát triển nền nông nghiệp nông thôn theo hướng kinh tế thị trường, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn (tức là thực hiện sự thay đổi cơ bản trong hoạt động lao động sản xuất và tổ chức cuộc sống của người nông dân) thì tâm lý cộng đồng càng được mở rộng và phát triển, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người nông dân hiện nay. Sự tác động của tâm lý cộng đồng làng xã đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực. * Tác động tích cực Tâm lý cộng đồng có tác động tích cực vì nó tạo ra bầu không khí đoàn kết, nhất trí trong bàn bạc, quyết định và giám sát các chủ trương, kế hoạch liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tâm lý cộng đồng sẽ là cơ sở quan trọng phối hợp hành động và thống nhất cao về nhận thức để đi đến quyết định phù hợp với nguyện vọng của đa số nhân dân trong quá trình nhân dân tham gia giải quyết những vấn đề lớn của địa phương. Khi có được những quyết định hợp lòng dân thì các quyết định đó sẽ được người dân thực hiện tự nguyện, nhanh chóng và có hiệu quả cao, trong làng xã sẽ có bầu không khí thoải mái, ấm cúng và phấn khởi. Tinh thần đoàn kết, nhất trí của tâm lý cộng đồng là yếu tố quan trọng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các hiện tượng tiêu cực khác ở nông thôn hiện nay. Đảng và Nhà nước ta đã xác định, tham nhũng hiện nay đã trở thành “quốc nạn” không chỉ ở các đô thị mà ở cả nông thôn. Trong cuộc điều tra cơ bản toàn quốc về tâm lý nông dân tại 7 tỉnh đại diện cho các vùng kinh tế trong cả nước của Viện Tâm lý năm 1999 – 2000, có 60, 5% số nông dân được hỏi rằng tham nhũng là vấn đề tiêu cực bức xúc nhất, đứng đầu trong số các hiện tượng tiêu cực ở nông thôn hiện nay. Tâm lý cộng đồng cũng có vai trò tích cực trong việc đấu tranh chống các tệ nạn xã hội ở nông thôn. Trong những năm gần đây, tệ nạn xã hội có xu hướng tăng không chỉ ở đô thị mà ở cả nông thôn. Ở nông thôn tệ nạn cờ bạc, số đề, nghiện rượu phát triển, các tệ nạn ma túy mại dâm đã xuất hiện. Cuộc điều tra tâm lý nông dân tại 7 tỉnh (Yên Bái, Nam Định, Nghệ An, Bình Định, Lâm Đồng, Tây Ninh, Tiền Giang) của viện tâm lý học tiến hành năm 1999 – 2000 cho thấy, hai tệ nạn phổ biến nhất ở nông thôn hiện nay là nghiện rượu và cờ bạc, số đề. Có 66,1% nông dân được hỏi cho rằng có tồn tại tệ nạn nghiện rượu ở nông thôn, trong đó có 52,3 % cho rằng tệ nạn này xuất hiện ở mức độ thường xuyên, chỉ có 9% cho là không có tệ nạn này ở nông 18
  19. thôn và 24,9% khó trả lời. Như vậy, đa số nông dân cho là có sự tồn tại tệ nạn nghiện rượu ở nông thôn hiện nay. Đối với tệ nạn có nạn cờ bạc, số đề, có 55,7 % cho là có tồn tại tệ nạn này ở nông thôn hiện nay và 26, 3% cho là tồn tại ở mức độ thường xuyên, chỉ có 10,7% cho là không xuất hiện. Bên cạnh đó, các tệ nạn ma túy, mại dâm cũng tồn tại. Tuy mới xuất hiện ở nông thôn, mức độ phổ biến chưa cao , song tiềm năng phát triển của chúng là rất lớn và hậu quả của chúng để lại cho gia đình và xã hội là rất nghiêm trọng. Cùng với việc xuất hiện các tệ nạn xã hội, ở nông thôn còn xảy ra các hành vi vi phạm khác như trộm cắp, cướp giật, bạo lực, giết người. Tâm lý cộng đồng có thể giữ vai trò tích cực trong việc phòng ngừa, hạn chế các tệ nạn xã hội và hành vi phạm pháp ở nông thôn. Bởi lẽ sự chỉ trích, lên án của một cộng đồng đối với hành vi lệch chuẩn nào đó thì sẽ hiệu quả hơn nhiều. Đó chính là dư luận xã hội. Ở nông thôn, đặc biệt là thời kì trước đây, dư luận xã hội có vai trò rất lớn đối với việc định hướng và điều chỉnh hành vi của các thành viên trong cộng đồng làng xã. Dư luận xã hội trong hình ảnh thu nhỏ của nó là dư luận của làng xã, của họ hàng thân tộc, của bà con hàng xóm láng giềng xung quanh. Nó có sức mạnh tự nhiên chi phối con người trong lối sống và cách sống, trong sự ứng xử và điều chỉnh thái độ, cử chỉ, hành vi. Trong quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay, nếu chúng ta tạo nên được một dư luận xã hội và sử dụng nó với tư cách là một chuẩn mực xã hội thì việc đấu tranh chống việc tham nhũng, mất dân chủ, độc đoán, cửa quyền, quan liêu của một số cán bộ lãnh đạo cơ sở và chống các tệ nạn xã hội, hành vi phạm pháp nói chung sẽ đạt được hiệu quả khả quan. Gắn bó với cộng đồng làng đã củng cố bền vững tâm lý bám làng, đã sống với làng nên có chết cũng vẫn tâm nguyện trở về cội nguồn, với cha ông đất tổ “đất lề quê thói” là sự tự ý thức về giá trị của cộng đồng. “Bán anh em xa mua láng giềng gần” là sự cần thiết, tất yếu của lối sống cộng đồng, tắt lửa, tối đèn có nhau. “Lá lành đùm lá rách” là phương châm đạo lý, tình nghĩa chỉ dẫn hành vi cá nhân trong cuộc sống với làng, với nước. Trọng đạo lý, quý trọng tình nghĩa là nét đẹp căn bản của đạo đức, văn hóa đạo đức của người nông dân truyền thống, họ vừa cảm nhận tất cả tính cụ thể những giá trị vật chất, vừa chú trọng đề cao ý nghĩa biểu tượng của những hành động mang giá trị tinh thần “một miếng khi đói hơn một miếng khi no”, “một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Tình và nghĩa, trong rất nhiều trường hợp được đề cao 19
  20. hơn cái lý đúng - sai rạch ròi, sòng phẳng. Trọng tình nghĩa trong cuộc sống cộng đồng và cộng cảm đã làm hình thành ở tâm lý nông dân những phẩm chất đẹp, đáng quý của đạo đức nhân hậu, thủy chung “ăn ở như bát nước đầy”, đức tính vị tha, bao dung, độ lượng “đánh kẻ chạy đi chứ không đánh người chạy lại”. Nó ăn sâu vào tiềm thức, nằm ở chiều sâu đời sống tâm linh của con người, “người ta sống vì mồ vì mả, không ai sống vì cả bát cơm”. Tiền bạc, của cải là quý mà tình nghĩa càng quý hơn vì nó là thước đo của giá trị làm người. Con người là cao quý nhất “người ta là hoa đất”. Với tâm lý nông dân truyền thống, ý thức về làng xã là khởi nguồn của ý thức mới, về đất nước, Tổ quốc, quốc gia dân tộc. Tình cảm yêu làng là cội nguồn xuất phát để trở thành tình cảm yêu nước. Niềm tự hào về làng là ý niệm ban đầu để mở rộng và phát triển thành niềm tự hào về dân tộc. Về sau này, trong sự phát triển của thực tiễn lịch sử, trong máu lửa của cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước vì độc lập tự do, vì bảo vệ quyền sống và nhân phẩm con người, dần dần người nông dân hình thành và trưởng thành ở mình ý thức chính trị, thái độ với chế độ, với thể chế. Song một điều trực quan và trực cảm, họ nhìn nhận và đánh giá về dân tộc và chủ nghĩa xã hội vẫn xuất phát từ những gì cụ thể, có thật ở làng quê mình với tất cả hiện trạng diễn ra trong đời sống thường nhật của mình, ở làng mình, trong mối quan hệ với những người xung quanh, với tổ chức, bộ máy của thể chế ngay ở cả cơ sở. Ông trưởng thôn mà họ bầu ra, chi bộ thôn và đảng bộ xã mà họ thấy qua cuộc sống, hành vi của những cán bộ xã mà họ coi là nơi ủy quyền của dân chúng Tất cả những con người và thể chế đó, tốt, xấu, ra sao, được lòng dân hay mất lòng dân đến mức nào luôn là những sự kiện, cứ liệu xác thực nhất để họ suy nghĩ và đánh giá về chế độ xã hội, thể chế nói chung. Người nông dân từ bao đời nay vẫn tư duy bằng thực tiễn và một cách cụ thể như vậy. Hồ Chí Minh thấu hiểu đặc trưng tâm lý ấy của họ, Người nhấn mạnh: Dân chỉ cảm nhận được giá trị của độc lập tự do khi họ được ăn no, mặc ấm, được học hành tiến bộ. Do đó, nhà nước được độc lập tự do rồi mà dân vẫn cứ đói rét, dốt nát, cực khổ thì độc lập tự do đó phỏng có ích gì. Chính quyền từ làng xã đến đến chính phủ ở Trung ương đều do dân bầu ra, do dân tổ chức nên. Nếu chính phủ không mưu cầu và thực hiện được lợi ích của dân, không làm tròn phận sự phục vụ nhân dân thì dân không cần tới chính phủ nữa. Thậm chí, Người nói dân có quyền đuổi chính phủ đó đi, mà trong ngôn ngữ của khoa học pháp lý ta vẫn gọi là quyền bãi miễn, miễn nhiệm của dân đối với những người không còn xứng đáng là đại biểu của dân nữa. 20
  21. Nhũng điều trình bày trên đây cho thấy, tâm lý cộng đồng và cố kết làng xã chứa đựng nhiều yếu tố tích cực có thể và cần phải khai thác góp phần vào việc thực hiện dân chủ hóa và tăng cường văn hóa pháp luật ở nông thôn hiện nay. Cụ thể: Trước hết ta cần phải thấy rằng, truyền thống cộng đồng, tinh thần đoàn kết, yêu nước, thương người như thể thương thân, bao dung và nhân ái của nhân dân ta là những giá trị văn hóa tinh thần rất phù hợp để xây dựng thể chế dân chủ, để thực hiện và phát huy dân chủ ở nước ta, ở nông thôn hiện nay. Nó đảm bảo cho việc giữ vững bản chất nhân văn của dân chủ. Nó sẽ có mặt trong sự hình thành ý thức dân chủ của nông dân, đồng thời việc phát huy những phẩm chất tốt đẹp của truyền thống, của tâm lý nông dân như đã nói trên làm cho yếu tố đạo đức, văn hóa đạo đức và đạo lý dân chủ có vai trò xứng đáng trong văn hóa dân chủ mà chúng ta đang từng bước xây dựng. Điều này phù hợp với những đặc điểm hình thành và phát triển dân chủ ở nước ta, một nước nằm trong khu vực ảnh hưởng của truyền thống đạo đức phương Đông, văn hóa phương Đông, một nền dân chủ đi từ truyền thống tới hiện đại sẽ kế thừa và bảo tồn nhiều giá trị đạo đức, văn hóa của cộng đồng, giải quyết hài hòa giữa lý và tình theo quan niệm sống của người phương Đông hơn là nghiêng về khía cạnh thuần lý, duy lý và pháp lý theo kiểu phương Tây, theo hệ quy chiếu của tư duy phương Tây với sự nhấn mạnh vào cá nhân, tự do cá nhân, quyền và lợi ích cá nhân. Tính duy lý – pháp lý nếu là nét nổi bật, đặc trưng cho tư duy phương Tây về dân chủ và pháp quyền thì tính nhân văn - đạo lý lại là nét nổi bật trong định hướng giá trị dân chủ và xây dựng thể chế đân chủ cộng đồng của người phương Đông, trong đó có Việt Nam. Với điểm tựa của của di sản truyền thống cộng đồng, tính cố kết cộng đồng làng xã, sự hòa hợp dân tộc và đồng thuận xã hội, sự đoàn kết và hợp tác trong dân tộc đảm bảo cho phát triển dân chủ để phát triển xã hội ở nước ta theo hướng kết hợp cá nhân với cộng đồng và xã hội, gắn liền nhân văn với pháp lý, thấu lý và đạt tình một cách hài hòa giữa truyền thống và hiện đại. Hơn nữa mặt tích cực của tâm lý làng xã nêu trên khi tham gia vào cuộc vận động dân chủ hóa tức là xây dựng thể chế, tìm kiếm nhân lực phù hợp với thể chế, các chủ thể ủy quyền là dân chúng (nông dân) sẽ lựa chọn những đại diện cho mình theo nguyên tắc coi trọng tài năng, năng lực nhưng không tách rời đức, không xem nhẹ đức, vẫn lấy đức làm gốc cho việc xây dựng nhân cách. Đạo đức luôn là nhân tố đảm bảo, giữ cho người thực thi quyền lực được ủy quyền không làm biến dạng quyền lực 21
  22. và không làm tha hóa nhân cách của mình bởi quyền lực. Xét sâu xa ra, một thể chế có hiệu quả đến đâu, điều đó một phần lớn do con người trong thể chế quyết định bằng năng lực tổ chức và hành động. Song thể chế có hiệu lực đến đâu, điều đó do sức mạnh công minh của luật pháp và thi hành luật pháp quyết định. Và, thể chế có trong sạch, vững mạnh hay không, được hay không được lòng dân thì điều này lại phù thuộc một cách căn bản vào sự thanh khiết đạo đức của người cầm quyền, của bộ máy quyền lực, từ sự ủng hộ của dân chúng, do dân chúng được thuyết phục bởi văn hóa đạo đức của người cầm quyền. Dân chủ là hành động làm chủ và vị thế làm chủ của mỗi công dân. Dân chúng là lực lượng quyết định. Cho nên người được dân tín nhiệm, tin cậy giao cho họ thực thi sự ủy quyền của dân phải luôn luôn ý thức được tầm quan trọng, quyết định của nhân hòa, phải thuận lòng dân, không làm gì trái với ý dân. Có thiên thời, có địa lợi là cần nhưng chưa đủ. Phải có nhân hòa thì mới có dân chủ, thúc đẩy dân chủ, công bằng, tiến bộ, phát triển. Tính cộng đồng cố kết làng xã là tiền đề tâm lý - ý thức quan trọng để phát huy sức mạnh dân chủ ở làng xã. Một trong những quan hệ chủ đạo của dân chủ là giữa cá nhân với cộng đồng. Sẵn có đặc điểm tâm lý này, người nông dân trong làng xã rất dễ nảy nở tinh thần tự nguyện, tự giác và hợp tác với nhau để giải quyết những nhiệm vụ chung, các công việc chung, từ sản xuất tới trật tự, trị an thôn xóm, từ các sinh hoạt văn hóa – tinh thần đến gìn giữ các chuẩn mực, giá trị đạo đức, từ gia đình đến họ hàng đến làng nước. Đó là chỗ thuận lợi cho việc thực hiện các phương thức hòa hợp, hòa giải mỗi khi có những va vấp, xung đột trong các mối quan hệ. Nó cũng phù hợp với yêu cầu tự quản, thực hiện dân chủ trực tiếp của các cộng đồng dân cư ở nông thôn. Ngoài các thiết chế tổ chức chính thức có đặc trưng là thiết chế của quyền lực chính trị, người nông dân với bản tính cộng đồng, cố kết có thể phát huy tác dụng dân chủ từ các thiết chế không chính thức mang đặc trưng của thiết chế xã hội với hình thức tổ chức linh hoạt, mềm dẻo hơn (các hội, các câu lạc bộ, các nhóm sinh hoạt dựa trên nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính, nhu cầu, sở thích như: hội khuyến nông, khuyến học, khuyến tài, hội trồng cây, làm vườn, hội cờ, hội vật, đồng niên, đồng môn, từ thiện ). Thông qua những hình thức sinh hoạt đó, nông dân và các hộ nông dân, các cộng đồng trong thôn xóm, làng xã sẽ tạo nên sự cố kết và hợp tác, hình thành dư luận xã hội có ý nghĩa đạo đức, văn hóa, để thực hiện dân chủ trên phương diện xã hội – nhân văn như một sự bổ sung, điều chỉnh cho phương diện pháp lý và chính trị. Dân 22
  23. chủ trực tiếp bằng hình thức tự quản là sự hỗ trợ và thúc đẩy dân chủ đại diện, gián tiếp thông qua lãnh đạo và quản lý một cách hiệu quả. Nó củng cố và phát triển trong ý thức dân chúng về trách nhiệm, bổn phận, của mỗi người đối với các công việc chung trong xã hội. Kháng chiến - kiến quốc, như Hồ Chí Minh nói là công việc của dân, phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng đời sống mới, giáo dục con người mới phải do dân tham gia, dựa vào tinh thần và lực lượng của toàn dân. Dân vận, do đó phải phát huy được sức mạnh của tất cả mọi người không sót một người nào trong lực lượng đông đảo của dân chúng để làm những công việc ích lợi cho dân, cho nước. * Tác động tiêu cực Tính phân tán, cát cứ cục bộ địa phương gắn liền với tâm lý phường hội tồn tại dai dẳng ở nông thôn làng xã Việt Nam là một trở ngại lớn trên con đường phát triển dân chủ. Đây là mặt trái của tâm lý cộng đồng kiểu làng xã. Nó có căn nguyên sâu xa từ nền kinh tế tiểu nông, sản xuất nhỏ với kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu, lực lượng sản xuất chậm phát triển và chưa diễn ra sự phân công lao động xã hội triệt để. Nền kinh tế hợp tác và hợp tác hóa chưa đạt tới trình độ điển hình. Các cộng đồng làng xã truyền thống hình thành từ xa xưa vẫn là cộng đồng khép kín trong những không gian chia cắt, biệt lập nhau. Tính phức tạp của những hạn chế nói trên dẫn tới chỗ trở thành lực cản của dân chủ, của phát triển còn biểu hiện ở chỗ, những cộng đồng làng xã này bị chi phối bởi quan hệ họ hàng, thân tộc, sự chi phối bởi tâm lý dòng họ là một sức mạnh tâm lý rất lớn đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thâm nhập cả vào đời sống chính trị - thể chế chính trị ở nông thôn. Khi vấn đề lợi ích không được giải quyết đúng đắn và việc giáo dục về tư tưởng, đạo đức, pháp luật và văn hóa nói chung bị xem nhẹ thì những mâu thuẫn, xung đột giữa các dòng họ rất dễ xảy ra, gây mất ổn định ở nông thôn, có thể làm tổn hại tới hoạt động sản xuất và đời sống văn hóa tinh thần, làm suy yếu tác dụng hiệu lực của hệ thống chính trị tại cơ sở nông thôn. Tính phân tán, cát cứ và cục bộ địa phương là xa lạ với tập trung, do đó cản trợ sự thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ vốn là một nguyên tắc quan trọng và cần thiết để thực hiện dân chủ trong lãnh đạo, quản lý của thể chế và trong đời sống của cộng đồng. Do tác động của tâm lý dòng họ nên hiện tượng cát cứ, phân tán, cục bộ đó còn phát triển và biểu hiện ra thành bè phái, chia rẽ và đối lập nhau, gây nên mất đoàn kết 23
  24. trong nội bộ dân chúng và ngay trong tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể. Nhiều khi, sự chia rẽ, đối lập, bè phái này không phải vì những bất đồng gì lớn trong nhận thức, trong quan điểm chính trị mà chủ yếu vì những lợi ích nhỏ nhặt, vị kỉ hàng ngày, vì những thói hư danh, hiếu danh, hiếu thắng giữa dòng họ này với dòng họ khác, thôn làng này với thôn làng khác, nhóm này, người này với nhóm khác, người khác. Trong những trường hợp đó, mặt tiêu cực lạc hậu của tâm lý nông dân, của nhân cách tiểu nông, tiểu kỉ bộc lộ ra, trỗi dậy, có khi gay gắt. Cũng có khi từ những khác biệt, mâu thuẫn nội bộ mà phát triển thành xung đột, đối lập thù hằn nhau dai dẳng, ảnh hưởng xấu tới đạo đức, tinh thần của lớp trẻ hiện nay. Nó biểu hiện ra với vô số vụ việc, hiện tượng như tranh chấp đất đai, nguồn nước, đền thờ, đình chùa, miếu mạo, đua nhau xây mồ xây mả (mộ tổ) nhà thờ họ, cạnh tranh nhau trong lễ hội, tranh tài, tranh giải (do bị lôi cuốn bởi thói hiếu danh). Thói hiếu danh cùng với thói vụ lợi “một người làm quan cả họ được nhờ” nhiều khi còn len sâu các quan hệ Đảng và chính quyền ở làng xã dẫn tới hiện tượng “chi bộ họ nhà ta”, “chính quyền thôn ta, làng ta” mà cho tới nay chưa thể khắc phục hết. Một sức ép vô hình tạo ra từ tâm lý dòng họ tồn tại trong đời sống nông thôn có khi dẫn tới giải pháp trung hòa bằng cách người ta phải chia đều các chức vụ, tạo ra cái gọi là cân bằng lực lượng, thế lực, quyền hành giữa thôn làng này với thôn làng khác, họ này với họ khác. Bí thư cấp ủy là người làng A, họ A thì ắt chủ tịch phải dành cho người đại diện làng B, họ B nào đó. Hiện tượng này xảy ra ở không ít làng xã. Nó dẫn tới việc xem nhẹ tiêu nhẹ tiêu chuẩn, năng lực và uy tín thực tế do chỗ từ cán bộ, đảng viên đến dân chúng đều mang tam lý nông dân và không vượt qua được tính chủ quan, thiển cận của mình. Những xung đột bè phái như vậy có khi ngấm ngầm, có khi công khai, gây ảnh hưởng xấu tới đoàn kết trong Đảng, trong dân, trở ngại cho công việc, lợi ích chung, kìm hãm sự phát triển. Mác đã từng phê phán tâm lý phường hội, chủ nghĩa phường hội như là một thứ tập thể hư ảo, một thứ tập thể giả, nó đối lập với “tập thể” này với tập thể khác, đều chỉ muốn giành lấy cái lợi trước mắt cho mình, dù có xâm phạm tới lợi ích của người khác, nơi khác cũng mặc. Tâm lý phường hội, chủ nghĩa phường hội thường có một đặc điểm chung là, đều nhân danh “tập thể” để vun vén cho cá nhân, cho cục bộ của nhóm này, nhóm khác trong khi về thực chất bao giờ nó cũng xem thường cái chung, cái lợi ích chung của cả tập thể lớn. Tâm lý này không thể dung hợp được với 24
  25. đạo lý và pháp lý của dân chủ thực chất. Nó chỉ có thể dẫn tới dân chủ hình thức, dân chủ theo kiểu bè phái, nhóm phái, làm tổn hại tới dân chủ xã hội của cả cộng đồng theo nghĩa chân chính của nó. Trong những trường hợp bị những kẻ xấu dùng thủ đoạn kích động, mị dân thao túng khi có các điểm nóng xuất hiện, rất dễ dẫn tới những hành vi manh động, quá khích của một số người rồi lan tỏa rất nhanh chóng thành hành động phiêu lưu, cực đoan, mù quáng của số đông. Lúc đó các chuẩn mực pháp lý, đạo đức xã hội bị phá vỡ, bị vượt qua. Dân chủ chưa đạt được thì đã bị phản dân chủ phá hoại. Tập trung dân chủ cũng vậy, nó biến dạng thành tập trung quan liêu và tự do vô chính phủ. Đủ thấy muốn thực hiện dân chủ hóa một cách thực chất phải chống quan liêu chuyên chế độc tài, chống tự do vô chính phủ, chống cục bộ bè phái và phường hội. Việc tạo lập dân chủ ở cơ sở nông thôn, do đó là một quá trình lâu dài. Phát triển kinh tế, văn hóa, xây dựng thể chế và đẩy mạnh giáo dục tư tưởng, đạo đức trong quần chúng nhân dân là từng bước tạo lập cơ sở kinh tế - xã hội để thực hiện và bảo đảm dân chủ. 2.2 Tác động của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Tâm lý tiểu nông là tâm lý của người nông dân sản xuất nhỏ, mang tính tự phát, manh mún và tự cung tự cấp. Tâm lý tiểu nông là một biểu hiện đặc trưng nhất của tâm lý làng xã, là sự phản ánh trình độ của nền sản xuất nông nghiệp nhỏ, lẻ, lạc hậu và manh mún tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta. Nền nông nghiệp nước ta trong chế độ phong kiến là nền nông nghiệp lạc hậu, dựa trên sự tư hữu ruộng đất. Sự tư hữu ấy đã hình thành nên nền sản xuất nhỏ của làng xã. Dù ở đồng bằng hay trung du, miền núi hay miền biển, đất đai canh tác vẫn là những mảnh ruộng nhỏ nhoi, manh mún. Với thời gian, những mảnh đất ấy không được mở rộng ra mà còn bị thu hẹp lại vì sự tăng trưởng của dân số. Ngày nay, với sự phân chia đất đai theo hộ gia đình, đất đai sản xuất lại càng trở nên manh mún hơn bao giờ hết. Trên mảnh ruộng xưa, nay mỗi gia đình có một mảnh trên đó, thậm chí là một luống đất. Giữa các mảnh ruộng nhỏ bé đó chỉ là các bờ ngăn cánh mà người và trâu bò khó có thể đi lại được. Sự manh mún của đất đai là cơ sở để tạo nên sự manh mún, nhỏ lẻ của nền sản xuất nông nghiệp. Người nông dân chỉ có thể tổ chức sản xuất trên mảnh ruộng của gia đình mình (đầu thư, trồng trọt, chăm bón, và thu hoạch 25
  26. sản phẩm).Việc tổ chức lao động cũng trong phạm vi gia đình với những cách thức của riêng mình. Hoạt động sản xuất nhỏ lẻ từ thế hệ này sang thế hệ khác đã hình thành nên ở người nông dân cách thức suy nghĩ manh mún. Mảnh ruộng nhỏ bé đóng khung con người trong một không gian hẹp, hạn chế tầm nhìn và cách thức suy nghĩ của người nông dân. Họ khó có thể ngĩ đến cái gì cao xa vượt ra ngoài nhu cầu hạn hẹp, đơn giản của mình, tầm nhìn của họ khó có thể vượt ra ngoài mảnh ruộng, góc vườn của gia đình mình. Tư duy manh mún của người nông dân không có điều kiện thay đổi mà trái lại nó ngày càng được củng cố vững chắc thêm bởi lũy tre làng của mình.Cách thức tổ chức xã hội của chế độ phong kiến đã làm cho làng xã trở thành một “tiểu quốc gia”, một “quốc gia nửa tự trị” mà ở đó tư tưởng “dĩ nông vi bản”, “trọng nông ức thương” đã được thực hiện hóa một cách cao độ. Thương nghiệp không được phát triển đã làm cho sự giao tiếp của người nông dân hết sức hạn chế, làm cho tính tự cung, tự cấp của làng xã càng được củng cố. Mỗi làng xã trở thành một “cát cứ” riêng, mọi hoạt động của các gia đình đều diễn ra sau lũy tre làng của “tiểu quốc gia” đó. Tâm lý tiểu nông có tác động tiêu cực đến việc thực hiện Quy chế ở cơ sở nông thôn. Sự tác động tiêu cực của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế ở cơ sở thể hiện ở các mặt sau: Trong việc bàn bạc, quyết định những vấn đề liên quan tới lợi ích của cả cộng đồng làng xã thì tâm lý tiểu nông có thể trở ngại hơn là thúc đẩy. Bởi lẽ, trong cách thức giải quyết vấn đề, người có tư duy tiểu nông không nhìn thấy vấn đề ở phạm vi tổng quát, toàn diện, ở tầm nhìn xa mà chỉ thấy và giải quyết vấn đề ở phạm vi nhỏ lẻ, cục bộ, phạm vi hẹp và mang tính chắp vá. Mặt khác khi giải quyết vấn đề của cộng đồng, người nông dân bị thôi thúc bởi tính tư hữu nên nhiều khi đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích tập thể. Nói cách khác, khi đó người nông dân quan tâm đến “cái tôi” của mình nhiều hơn là “cái chúng ta”. Tâm lý tiểu nông là mảnh đất màu mỡ để phát triển và thể hiện “cái tôi”của người nông dân. Khi bàn bạc và giải quyết một vấn đề chung của cộng đồng, người nông dân thường tính toán xem nó có thiệt hại gì đến lợi ích của ca nhân mình, gia đình mình trước, sau đó mới nghĩ đến lợi ích của tập thể. Khi bàn bạc để xây dựng một con mương, xây dựng đường điện, trường học, mở 26
  27. đường giao thông người nông dân sẽ nghĩ đến các việc đó có ảnh hưởng gì đến lợi ích của cá nhân mình, đến mảnh vườn, đến thửa ruộng của gia đình mình. Điều đáng chú ý là, nếu tâm lý tiểu nông tồn tại khả năng nhận thức khắc phục ở những người cán bộ lãnh đạo cơ sở thì sự ảnh hưởng tiêu cực của nó còn lớn hơn nhiều: Trong việc tổ chức hoạt động của tập thể, của làng xã (từ việc xác định mục tiêu, lập kế hoạch và chương trình hoạt động, giải quyết các vấn đề và tình huống nảy sinh ), người lãnh đạo thường thể hiện tính manh mún cục bộ rất rõ. Việc ra quyết định của người lãnh đạo không có tầm nhìn xa trông rộng, không có đầu óc làm ăn lớn, không có tính chiến lược lâu dài. Điều ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của địa phương. Tâm lý tiểu nông sẽ làm cho người lãnh đạo có sự nhìn nhận, đánh giá và ứng xử với mọi người mang tính hẹp hòi, nhiều khi thiếu niềm tin vào những người dưới quyền, vào thế hệ trẻ. Quy chế dân chủ ở cơ sở đòi hỏi những người lãnh đạo phải thông báo công khai, tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến vào việc xây dựng các công trình , kế hoạch kinh tế - xã hội ở địa phương, quyền và nghĩa vụ của công dân, góp ý kiến vào việc xây dựng Đảng, chính quyền và quy ước của cộng đồng dân cư. Người lãnh đạo bị ảnh hưởng bởi tư duy tiểu nông sẽ thiếu tin tưởng vào mọi người, sẽ đánh giá thấp khả năng của quần chúng Do vậy, việc thực hiện yêu cầu công khai hóa và phát huy trí tuệ của quần chúng nhân dân trong việc xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương của Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ gặp những trở ngại. Nhiều khi việc công khai hóa, lấy ý kiến của nhân dân chỉ được thực hiện ở phạm vi hạn hẹp, đặc biệt là những vấn đề nhạy cảm, những vấn đề có liên quan nhiều đến lợi ích của những người lãnh đạo cơ sở sẽ ít được đưa ra để nhân dân bàn bạc. Xuất phát từ lợi ích cá nhân của một số lãnh đạo cơ sở mà nhiều vấn đề đã không được nhân dân bàn bạc, trao đổi một cách thỏa đáng, không được công khai. Chẳng hạn như mức thu phí, lệ phí ở địa phương, vấn đề đền bù, giải tỏa trong xây dựng cuộc điều tra tâm lý nông dân của 7 tỉnh đại diện cho 7 vùng trong cả nước của Viện tâm lý học năm 1999-2000 cho thấy: chỉ có 17,3% nông dân được hỏi cho là các loại thuế ở nông thôn hiện nay là phù hợp (thuế đất, thuế tiểu thủ công nghiệp, thuế kinh doanh, dịch vụ ); 0,3% cho là mức thuế hiện nay là thấp; 15% cho là cao và 67,5% khó trả lời. Đối với các loại phí ở nông thôn hiện nay, có 11,4 % cho là phù 27
  28. hợp; 34,45 cho là cao, 54,2% khó trả lời. Đặc biệt đối với loại phí điện, chỉ có 10,5% cho là phù hợp, còn 39,7% cho là cao. Như vậy, số nông dân cho mức thuế và phí ở nông thôn hiện nay là phù hợp với tỷ lệ rất thấp, thấp hơn nhiều so với số người cho là ở mức độ cao, nhất là mức thu các loại phí hiện nay. Việc thu thuế và phí ở mức độ khá cao (theo ý kiến của nông dân) cùng với việc sử dụng các khoản thu đó thiếu công bằng., khách quan (do sự tham nhũng, lãng phí của một số cán bộ cơ sở) sẽ dẫn đến những phản ánh mạnh mẽ của nhân dân. Đây chính là hậu quả của tâm lý tiểu nông, ảnh hưởng đến suy nghĩ và hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở. Một ảnh hưởng khác của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là nó làm cho người nông dân nhìn nhận vấn đề sai lệch và đôi khi thiếu khách quan (do bị chi phối bởi cái tôi và lợi ích cá nhân) nên khả năng giám sát và kiểm tra của người dân (theo tinh thần của Quy chế dân chủ ở cơ sở) sẽ rất khó khăn. Thực tế mấy năm qua cho thấy, bản thân người dân do chưa đủ thông tin hoặc chưa đủ trình độ, hiểu biết về vấn đề thuộc lĩnh vực giám sát nên hiệu quả của công việc này còn rất hạn chế. Chẳng hạn, việc giám sát các công trình xây dựng, các dự án đầu tư phát triển nông nghiệp có quy mô lớn, người dân chưa thực hiện được chức năng giám sát của mình. Biểu hiện trở ngại khác của tâm lý tiểu nông đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thể hiện ở chỗ khi bàn bạc để đưa ra các quyết định về các vấn đề liên quan tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thì có thể người nông dân thiếu năng động, sáng tạo, thiếu mạnh dạn. Điều này làm hạn chế hiệu quả của việc người dân bàn bạc các vấn đề quan trọng của địa phương. 2.3 Tác động của tâm lý chủ nghĩa bình quân đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Có lẽ, trong các biểu hiện của tâm lý làng xã thì tâm lý bình quân chủ nghĩa là một biểu hiện đặc biệt và sự tồn tại và ảnh hưởng của nó rất sâu sắc trong nhận thức và hành vi của người nông dân hiện nay. Sự hình thành và tồn tại của chủ nghĩa bình quân chủ nghĩa là kết quả của nền kinh tế nông nghiệp nhỏ và cơ chế tập trung bao cấp ở nước ta. Như đã phân tích ở trên, nền sản xuất nông nghiệp của chúng ta là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và hết sức manh mún. Với nền sản xuất nông nghiệp như vậy thì năng suất và hiệu quả lao động thấp, đời sống của người nông dân khó khăn. Chính vì 28
  29. vậy, những người nông dân không chỉ phải nương tựa vào nhau để tồn tại, “lá lành đùm lá rách”, “tắt lửa tối đèn có nhau” mà còn có cả tâm lý bình quân chủ nghĩa. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt (bão, lụt, hạn hán ) làm cho người nông dân phải hợp lực với nhau đào mương, đắp đê, chống hạn, chống bão lụt. Công việc thủy lợi, trị thủy đã trở thành một hoạt động cộng đồng mang tính phổ biến ở hầu hết làng xã Việt Nam. Ngoài ra, sự xâm lược thường xuyên của các thế lực bên ngoài đã làm cho dân tộc ta phải liên kết lại, hợp lực lại để chống kẻ thù, bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Nếu làng xã là một quốc gia thu nhỏ, nửa tự trị, mang tính cát cứ, manh mún trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày thì trong làm thủy lợi, trị thủy và chống ngoại xâm, làng xã lại là pháo đài vững chắc, là đơn vị cơ sở huy động mọi lực lượng, là thực thể xã hội để liên kết các làng xã với nhau, để dân tộc đoàn kết thành một khối thống nhất chống kẻ thù và làm chủ thiên nhiên. Tất cả những điều kiện xã hội và tự nhiên trên đã hình thành ở làng xã Việt Nam, ở người nông dân Việt Nam tinh thần cộng đồng tích cực. tinh thần cộng đồng, tâm lý cộng đồng là một yếu tố tồn tại thường trực trong tâm thức của người Việt Nam. Tâm lý cộng đồng là cơ sở để hình thành tư tưởng bình quân chủ nghĩa ở làng xã Việt Nam và trên cả bình diện xã hội nói chung. Tâm lý bình quân chủ nghĩa không chỉ làm cho con người có trách nhiệm với cộng đồng, gắn bó với cộng đồng mà còn níu kéo những cá nhân muốn vươn lên, muốn khẳng định năng lực của mình. Trong chiều sâu nhận thức của người nông dân vẫn tồn tại một cách suy nghĩ “chết một đống, còn hơn sống một người”. Bình quân trong tâm lý nông dân chỉ là sự chia đều, sự cào bằng, không còn sự phân biệt trong cống hiến và hưởng thụ. Tâm lý bình quân chủ nghĩa thể hiện qua cách phân chia bình quân từ ruộng đất đến phần ăn ở ngày hội làng, mọi người gần như giống nhau về thu nhập, mức sống, nếu có hơn kém cũng chỉ chút ít mà thôi. Chủ nghĩa bình quân làm nảy sinh và duy trì quan niệm không muốn làm cho người khác giàu hơn, hưởng thụ cao hơn mình. Tâm lý bình quân chủ nghĩa tồn tại từ thế hệ này sang thế hệ khác dưới chế độ phong kiến, có biểu hiện và tác động theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Nó lại được vững chắc thêm, ăn sâu hơn vào nhận thức con người và phát huy mạnh mẽ thông qua tinh thần tập thể, chủ nghĩa tâp thể thời kỳ hợp tác xã. Mọi nghĩa vụ, phân phối, lợi ích đều bình quân. Những người có năng lực, có khả năng làm giàu, có tiền của không giám bộc lộ, thậm chí muốn cải thiện bữa ăn (dù là rất chính đáng) cũng 29
  30. giấu giếm, vì sợ làng xóm, láng giềng ghen ghét. Tác động tiêu cực của tâm lý bình quân chủ nghĩa làm cho nhu cầu, tính đa dạng, phong phú của cá nhân bị thu hẹp, làm cho tính năng động của con người bị kìm nén xuống. Có thể nói, tâm lý tập thể của thời kỳ bao cấp là mảnh đất màu mỡ để khẳng định sự tồn tại và phát triển cả hai mặt tích cực và tiêu cực của tâm lý bình quân chủ nghĩa. Có thể nói, tâm lý bình quân chủ nghĩa là một trong những yếu tố tâm lý xã hội tồn tại dai dẳng nhất, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội Việt Nam trước đây.Trong bối cảnh thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay, tâm lý bình quân chủ nghĩa cũng có những tác động tích cực và tiêu cực * Tác động tích cực Trong việc xem xét, giải quyết các vấn đề của cơ sở, tâm lý bình quân sẽ là một thuận lợi cho việc xây dựng và thực hiện những quy ước về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong các cộng đồng, những chế tài khen chê công bằng đối với mọi thành viên, không phân biệt giàu nghèo, nam nữ có chức quyền hay thường dân. * Tác động tiêu cực Tâm lý bình quân cào bằng như một khuyết tật cố hữu, tồn tại và bám rễ dai dẳng trong đầu óc nông dân trên mảnh đất nông thôn thuần nông đã trực tiếp kìm hãm sự phát triển dân chủ - pháp quyền ở nông thôn hiện nay. Tâm lý bình quân cào bằng nó xa lạ với với công bằng xã hội xét theo nghĩa thực chất của nó. Bình quân là một cản trở lớn đối với phát triển bởi nó làm thui chột mọi nhân tố kích thích phát triển, làm suy giảm và mất đi động lực bên trong của sự phát triển đó. Tính tích cực chủ động của từng cá thể đã bị kìm hãm bởi phương thức bình quân trong phân phối lợi ích. Tâm lý bình quân chủ nghĩa làm cho người nông dân có biểu hiện hẹp hòi, ích kỉ cá nhân và thiếu khách quan. Tư tưởng cào bằng về lợi ích được thể hiện làm ảnh hưởng đến hành vi của cá nhân. Điều này phản ánh trong việc phân chia kết quả lao động, phân chia lợi ích (vật chất và tinh thần) không xét đến năng lực và cống hiến cá nhân, không xét đến đặc thù giữa các thôn, xóm, gia đình. Người có năng lực, người giỏi sẽ suy giảm nhiệt tình và sự sáng tạo bởi họ bị thiệt hại vì lợi ích. Người kém và lười biếng thì ỷ lại và bình quân lại nuôi dưỡng những thói xấu đó tồn tại và phát triển. Tình trạng đó dẫn tới trì trệ. Bình quân, không công bằng đã làm lệch lạc các chuẩn mực đánh giá xã hội. Hậu quả tiêu cực của bình quân, cào bằng, chia đều không chỉ làm chậm phát triển sản xuất, kinh tế ở nông thôn cũng như 30
  31. ở thành thị, trong mọi tổ chức cơ quan nhà nước xã hội mà còn dẫn tới lối sống thích dựa dẫm, ngại đổi mới, lười lao động. Nó ngăn trở những người tích cực muốn sáng tạo, đổi mới để thay đổi hoàn cảnh sống để sống tốt hơn, giàu có khá giả hơn, chất lượng cuộc sống phát triển hơn. Ở nông thôn, thời kì tồn tại mô hình hợp tác xã kiểu cũ là thời kì “rong công phóng điểm” tràn lan, làm ăn không có hiệu quả và tình trạng không có dân chủ mà chỉ là vô chủ, “cha chung không ai khóc” đã gây nên những lãng phí lớn về tài sản vật chất, thời gian, sức người, sức của, đồng thời sự quản lý yếu kém, sơ hở đã dẫn tới quan liêu, lãng phí, tham ô, gây thiệt hại tới lợi ích chung cho toàn xã hội, tức là cho dân chúng. Trong cơ chế thị trường nó chấp nhận cạnh tranh, phân hóa, tư tưởng làm giàu hợp pháp, bằng sức lao động của mình được khuyến khích. Song tâm lý bình quân cố hữu vẫn trỗi dậy, nó dẫn tới thói xấu trong cách nhìn nhận, đánh giá con người vẫn còn dai dẳng trong nông dân: không muốn người khác hơn mình, không muốn có sự vượt trội, không ủng hộ những cái mới, không đánh giá đúng các giá trị, thậm chí còn dèm pha, cản trở, níu kéo, kìm hãm những nhân tố tích cực phát triển bằng cả dư luận, bằng cả những thách thức, biện pháp gây phiền hà cho họ từ trong thể chế. Đó là trường hợp nhũng nơi chậm đổi mới, chưa ra khỏi tình trạng bảo thủ, trì trệ. Tác động tiêu cực của tâm lý bình quân chủ nghĩa càng lớn hơn khi nó hiện diện trong nhận thức và hành vi những người lãnh đạo cơ sở. Trong đánh giá con người, trong giải quyết các vấn đề của tập thể, người lãnh đạo mang tư tưởng cào bằng, chia đều sẽ không tính đến năng lực, hoàn cảnh, đặc thù của cá nhân, của các nhóm nhỏ trong cộng đồng và nhiều khi không muốn cho một số cá nhân có năng lực vượt lên để khẳng định bản thân. Trong việc lựa chọn, bầu cử, lấy phiếu tín nhiệm về các vị trí, chức vụ của cán bộ lãnh đạo, quản lý ở cơ sở, tâm lý bình quân chủ nghĩa sẽ làm cho các thành viên trong cộng đồng chỉ muốn chọn những người có năng lực bình thường, dĩ hòa vi quý, không muốn chọn những người có năng lực tốt, vì sợ những người lãnh đạo như vậy sẽ có yêu cầu cao, sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của mình. Hơn nữa, tâm lý bình quân chủ nghĩa cũng thường không muốn cho cá nhân có năng lực tự khẳng định, vượt lên. Đặc trưng quan trọng nhất nói lên bản chất thật sự của công bằng xã hội trước hết là ở chỗ nó đối lập với bình quân, chia đều trong phân phối. Nó đòi hỏi đa dạng hóa các hình thức phân phối, công bằng phải là không bằng nhau giữa người giỏi và người 31
  32. kém, người chăm với người lười, do đó phải chấp nhận chênh lệch, vượt trội, phân hóa, kích thích phát triển bằng cạnh tranh. Song sâu xa hơn còn ở chỗ, công bằng là đặt tất cả mọi thành viên của cộng đồng vào những hoàn cảnh, cơ hội như nhau để phát triển. Đó là công bằng về cơ hội phát triển trong mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Quyền được phát triển vừa có nội dung công bằng xã hội, vừa mang ý nghĩa tích cực của thể chế chính trị dân chủ. Công bằng vừa là nội dung đạo lý, vừa là lý trí của phát triển trong một xã hội dân chủ pháp quyền. Tâm lý bình quân, lối sống bình quân, cho đến tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý mang theo dấu vết bình quân chủ nghĩa và hành chính quan liêu đã kìm hãm sự phát triển dân chủ. Chỉ có phát triển kinh tế hàng hóa và cơ chế thị trường mới có thể tháo gỡ được lực cản kìm hãm đó. Mô hình phát triển và cơ chế quản lý này dựa vào thước đo năng lực của từng cá thể. Nó thường xuyên đòi hỏi mọi người muốn tồn tại và phát triển thì phải dựa trên năng lực, thực lực của chính mình, mà năng lực vốn không giống nhau và không như nhau ở tất cả mọi người, trái lại nó khác biệt, chênh lệch, do đó tất yếu phải phân hóa. Trong kinh tế thị trường, sự đòi hỏi và khuyến khích năng lực có nghĩa là khuyến khích trở nên giàu có bằng sức lao động và sự thụ hưởng chính đáng bằng lao động. Nó đảm bảo dân chủ ở chỗ đó, trong khi bình quân không tính đến sự khác biệt về năng lực, không đòi hỏi sự quan tâm tới năng lực vì nó chia đều và cào bằng tất cả. Về thực chất, bình quân là rào chắn đối với người có khả năng phát triển, có xu hướng nâng cao năng lực của mình. Nó cản trở sự phát triển, do đó xa lạ với dân chủ. Trong cơ chế bình quân, người càng có năng lực thì thiệt hại càng lớn, từ góc độ dân chủ thì họ là đối tượng bị tổn hại, bị vi phạm dân chủ nhiều nhất. Đó là sự tổn hại về cơ hội và triển vọng phát triển. Đó là sự vi phạm lợi ích trong phát triển đối với họ với tư cách là con người, là chủ thể. 2.4 Tác động của tâm lý dòng họ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Sự tác động của tâm lý dòng họ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực. * Tác động tích cực - Trong đời sống làng xã, người nông dân không chỉ hiện diện với tư cách là một thành viên của cộng đồng mà còn với tư cách là một thành viên của dòng họ. 32
  33. Chính quan hệ này đã hình thành nên một dạng tình cảm đặc thù của nông thôn Việt Nam – tình cảm dòng họ. Cũng như tình cảm cộng đồng, tình cảm dòng họ giữ một vị trí có ý nghĩa trong hướng dẫn hành vi và cách ứng xử của người nông dân. Có thể nói, yếu tố tâm lý này có ảnh hưởng mạnh mẽ hơn các khía cạnh khác của tâm lý làng xã đến nhận thức và hành vi của người nông dân. Tình cảm dòng họ trong làng xã thể hiện ở chỗ người nông dân luôn luôn hướng về cội nguồn, về sự hiện diện của mình trong hệ thống vai vế, thứ bậc trên dưới của dòng họ “chim có tổ người có tông”. Trong tâm thức của người Việt Nam, nhất là người nông dân, tình cảm dòng họ là loại tình cảm tự nhiên và thiêng liêng, nảy sinh từ mối quan hệ dòng máu. Bởi vậy, cách ứng xử của những người trong dòng họ bao giờ cũng khác với cách ứng xử của người ngoài dòng họ. Dân gian có câu “một giọt máu đào hơn ao nước lã”, tình cảm dòng họ là chỗ dựa tinh thần của mỗi cá nhân trong dòng họ. Thông qua tình cảm dòng họ, người ta không cảm thấy bị đứt đoạn với tiền thân, với cội nguồn, không có mặc cảm bơ vơ giữa cuộc đời và xã hội. Người trong một dòng họ thường có chung niềm tự hào, niềm vinh dự về dòng họ của mình. Họ tự hào về dòng họ của mình to lớn, lâu đời, đông con cháu, có nhiều người đỗ đạt cao trong thi cử, thăng tiến trên bước đường công danh hoặc vị thế lớn trong xã hội. Tình cảm dòng họ nhiều khi đã trở thành một phương thức điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân. Các thành viên trong dòng họ thường xuyên quan tâm và tỏ thái độ đối với cách ứng xử của các thành viên khác trong dòng họ mình. Do vậy, cá nhân có thể tự ngăn mình để không làm ảnh hưởng lớn xấu dến thanh danh dòng họ. Ở làng, khi nói tới một cá nhân, người ta thường liên hệ người ấy với dòng họ và truyền thống của nó. Truyền thống tốt đẹp của dòng họ ảnh hưởng lớn tới sự phát triển nhân cách của các thành viên. Nó trở thành động lực thôi thúc cá nhân thường xuyên phải phấn đấu, vươn tới những mục tiêu tốt đẹp nào đó để nối tiếp thanh danh của dòng họ mình và đem lại cho dòng họ những vinh dự mới. Ảnh hưởng qua lại giữa các thành viên trong cộng đồng dòng họ ở nông thôn rất lớn, nó chi phối hành vi, ảnh hưởng tới phương thức ứng xử của các thành viên rất rõ nét. Tình cảm dòng họ đã tạo nên sự cố kết, tinh thần tương thân, tương ái giữa các thành viên trong dòng họ. Mỗi cá nhân, mỗi gia đình khi gặp hoạn nạn, khó khăn, hoặc có công việc lớn thì được cả dòng họ hợp sức lại để giúp đỡ. 33
  34. * Tác động tiêu cực Nếu đối với các thành viên trong dòng họ thì tình cảm dòng họ có tác động rất tích cực, song đối với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay thì tình cảm dòng họ nhiều khi lại trở thành yếu tố tâm lý gây trở ngại cho việc thực hiện quy chế này. Tình cảm dòng họ là cơ sở để nảy sinh một số biểu hiện tâm lý tiêu cực như hẹp hòi, cục bộ của con người trong làng xã. Trong nhìn nhận, đánh giá các vấn đề, trong ứng xử với người ngoài dòng họ, cá nhân thường có “tình cảm chúng tôi”, thường thiên lệch theo kiểu “gia đình chủ nghĩa” của dòng họ mình. Câu châm ngôn “một giọt máu đào hơn ao nước lã” nhiều khi trở thành phương châm ứng xử của người dân trong làng. Ở không ít làng xã, các dòng họ thường xung đột với nhau, đố kỵ, ganh ghét nhau. Nguyên nhân thường xuất phát từ tình cảm dòng họ. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến việc bàn bạc, quyết định các vấn đề về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương (thôn, xã). Do xuất phát từ lợi ích của gia đình và giòng họ, các cá nhân đều cố gắng làm thế nào để có các quyết định, chủ trương có lợi cho dòng họ mình. Ở đây, “cái chúng tôi” được đặt lên trên “cái cộng đồng”. Thực tế cho thấy, “cái cộng đồng” chỉ được đặt lên trên “cái chúng tôi” và “cái tôi” khi đất nước có chiến tranh chống kẻ thù xâm lược, làng xã có lũ lụt, thiên tai, hạn hán Tức là hoàn cảnh cần sự hợp sức của nhiều người, của cả cộng đồng và cả dân tộc. Về mặt quan hệ quyền lực, sự cố kết trong các dòng họ nếu đẩy tới quá mức sẽ dễ dàng trở thành tư tưởng bè phái, phe cánh, làm mất đoàn kết nội bộ. Biểu hiện dễ thấy là những người giữ các cương vị chủ chốt ở địa phương khi cần tuyển lựa, sắp đặt cán bộ cho các ban nghành dưới quyền thường quan tâm nhiều hơn đến quan hệ họ hàng thân cận. Khi giải quyết công việc chung cũng hay ưu tiên cho những ai cùng họ mạc. Đối với người dân bình thường, khi được tham gia vào cuộc bầu cử cũng hay vận động nhau bỏ phiếu cho những người có quan hệ bà con thân thích. Khi xem xét bàn bạc các vấn đề của địa phương, người ta hay nghĩ tới lợi ích của dòng họ mình và bảo vệ cho lợi ích đó. Tình cảm dòng họ đã trở thành cơ sở của sự liên kết có tính bè phái vì mục đích tranh giành quyền lực và lợi ích cục bộ cho dòng họ mình. Trong thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng người ta nói nhiều đến hiện tượng “chi bộ họ ta”, “chính quyền họ ta” hoặc họ này nắm đảng ủy, họ khác nắm chính quyền. 34
  35. Tâm lý ỷ lại, dựa dẫm kiểu “một người làm quan cả họ được nhờ” không chỉ hiện hữu trong xã hội cũ mà còn ảnh hưởng trong đời sống nông thôn hiện nay. Người giữ cương vị quản lý thường tìm cách giải quyết vấn đề có lợi cho người thân, cho dòng họ mình. Đặc điểm quan trọng của tình cảm dòng họ là các cá nhân bênh vực nhau, liên kết với nhau không dựa trên cơ sở lý trí mà chỉ thuần túy dựa vào tình cảm. Sự tác động tiêu cực của tính phe phái, của tình cảm dòng họ thể hiện rất rõ ở nông thôn hiện nay. Chúng ta hoàn toàn có thể nói được rằng, các thế lực dòng họ, đặc biệt là những dòng họ lớn ở nông thôn, đang là nhân tố thao túng quyền tự do dân chủ , ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cộng đồng. Ở nông thôn, các thành viên của dòng họ, đặc biệt là các vị tộc trưởng, thường can thiệp vào công việc cụ thể của các thành viên trong dòng họ. Sự can thiệp này một mặt cản trở quyền tự do của mỗi cá nhân, mặt khác làm rối việc thực hiện chính sách Nhà Nước, tóm lại là tác động tiêu cực đến công tác quản lý xã hội. Khi phân tích về vấn đề này, giáo sư Phan Đại Doãn đã viết: “quan hệ dòng họ nhiều khi làm suy giảm, mất hiệu lực các quan hệ pháp luật, quan hệ Nhà Nước, phương hại đến lợi ích đất nước”. Có lẽ vì sự ảnh hưởng tiêu cực của dòng họ mà nhiều người đã kêu gọi cảnh giác và đề nghị phải tăng cường giáo dục về văn hóa, khoa học và pháp luật nhằm làm tan rã hoặc hạn chế bớt những ảnh hưởng tiêu cực, lỗi thời của các thế lực dòng họ trong các tổ chức quyền lực và quản lý xã hội. Như vậy, sự ảnh hưởng tiêu cực của tình cảm dòng họ trong đời sống nông thôn hiện nay đã tạo ra tính cục bộ, bè phái trong quan hệ quyền lực, trong quản lý xã hội, trong tổ chức giải quyết các vấn đề của địa phương. Nó làm giảm bớt tính thống nhất, cố kết trong cộng đồng làng xã, làm tăng thêm các xung đột, làm giảm hiệu lực của các quam hệ pháp luật và ảnh hưởng xấu đến lợi ích của tập thể làng xã nói riêng và của đất nước nói chung, trước hết là việc xây dựng và thục hiên Quy chế dân chủ ở cơ sở. 2.5 Tác động của tâm lý trọng người cao tuổi đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Sự tác động của tâm lý trọng người cao tuổi đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở nông thôn hiện nay thể hiện ở hai mặt tích cực và tiêu cực. 35
  36. * Tác động tích cực Tâm lý “trọng người cao tuổi”, “kính trọng người già cả”, đề cao vai trò của các lão nông, các già làng, trưởng bản đã trở thành truyền thống của làng xã, của xã hội. Uy tín và ảnh hưởng của đạo đức, học thức, kinh nghiệm được đề cao trong bảng giá trị văn hóa. Tạo vị thế cho những giá trị và những chủ thể đó có ảnh hưởng thực sự trong đời sống cộng đồng làng xã – đó sẽ là sự hỗ trợ có hiệu quả đối với thể chế, đối với với việc lãnh đạo, quản lý và thực hiện dân chủ ở nông thôn. Nó có một tác dụng đặc biệt trong việc giải quyết những mâu thuẫn, xung đột, những điểm nóng xảy ra trong đời sống nông thôn, tiến tới sự ổn định, phát triển. * Tác động tiêu cực Trong xã hội tiểu nông phát triển chậm chạp, chịu nhiều hạn chế, bảo thủ, lạc hậu thì truyền thống “trọng người cao tuổi”, tôn trọng người già dễ dẫn tới sự thống trị của chủ nghĩa kinh nghiệm, làm cho những người trẻ tuổi và cái mới không có điều kiện, cơ hội mới để phát triển, làm hạn chế khả năng của lớp trẻ trong cuộc sống làng xã và trong xã hội, nếu nó gắn chặt với chủ nghĩa cá nhân của người cao tuổi có chức quyền thì càng dễ dẫn tới tình trạng gia trưởng, độc đoán, khinh thường lớp trẻ theo kiểu “trứng khôn hơn vịt”. Trong đời sống nông thôn hiện nay, tâm lý “sống lâu lên lão làng”, tâm lý gia trưởng, “cha chú” còn thể hiện và ảnh hưởng đáng kể ở các khía cạnh sau: Trong việc thảo luận, quyết định các vấn đề của địa phương, trong việc kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy chính quyền, người ta vẫn tôn trọng ý kiến của người cao tuổi. Trên thực tế, có không ít ý kiến của người cao tuổi không thật phù hợp với điều kiện sống mới, nó trở thành sự bảo thủ, cản trở cái mới, ủng hộ cho cái cũ, cái lạc hậu. Tâm lý trọng người già sẽ gây trở ngại cho việc bầu cử, lựa chọn, cân nhắc các cán bộ trẻ vào các vị trí quản lý của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho những người lớn tuổi giữ các cương vị quản lý của mình. Khi người lớn tuổi giữ các cương vị quản lý, họ thường khó chấp nhận cái mới, bằng lòng với kinh nghiệm và hiểu biết sẵn có của mình, khó thay đổi phương thức làm việc và tư tưởng gia trưởng, độc đoán có cơ hội để bộc lộ và phát triển, gây trở ngại không nhỏ cho việc triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. 36
  37. 2.6 Tác động của tâm lý trọng nam khinh nữ đến việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Tâm lý trọng nam khinh nữ là một vấn đề có tính lịch sử của nhân loại, nó vừa mang tính toàn cầu, vừa mang đặc điểm riêng của mỗi quốc gia. Nó xuất hiện rất sớm trong lịch sử loài người từ khi có sự phân công lao đông, đẳng cấp và tư hữu. Nó được duy trì qua nhiều chế độ xã hội và tông tại đến tận xã hội hiện đại hôm nay. Ở các nước phương Đông, trong đó có nước ta, tư tưởng phong kiến trọng nam khinh nữ đã được hình thành sớm và củng cố vững chắc thêm trong đời sống xã hội bởi các tư tưởng của Nho giáo. Xã hội phong kiến cho rằng: “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô” (một con trai cũng là có, mười con gái coi như không), coi tội bất hiếu không tha thứ được là người đàn ông đến ba mươi tuổi mà không có con trai và còn có những quy định như người đàn bà mà không sinh được con trai cho chồng thì chồng có quyền ly dị, đuổi đi. Nước ta là một nước đã trải qua chế độ phong kiến bảo thủ, lạc hậu tồn tại rất dài trong lịch sử, lại không có sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Một nền kinh tế tiểu nông, lạc hậu, sự bảo thủ của chế độ phong kiến, cùng với tư tưởng Nho giáo hà khắc đã tạo nên tâm lý trọng nam khinh nữ rất đậm nét và ảnh hưởng tiêu cực lớn trong đời sống xã hội, đặc biệt là vấn đề giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền bình đửng cho phái nữ. Tâm lý trọng nam khinh nữ hạn chế vai trò và khả năng to lớn của người phụ nữ trong gia đình và đời sống xã hội. Nó tạo nên cái nhìn méo mó, mang đậm định kiến về khả năng của người phụ nữ. Nó đánh giá thấp vai trò, tiềm năng của người phụ nữ. Nó tạo nên sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Tâm lý trọng nam khinh nữ là nguyên nhân và nguồn gốc quan trọng nhất tạo nên sự bất bình đẳng trong gia đình và trong xã hội. Trong xã hội phong kiến xưa, người phụ nữ không được ngồi vào mảnh chiếu nơi sân đình, không được tham gia bàn luận các vấn đề của đời sống làng xã. Trong gia đình, người phụ nữ chỉ biết làm ăn, sinh đẻ, nuôi con, phục vụ chồng mà không có quyền tham gia và quyết định các vấn đề lớn của gia đình. Từ sau Cách mạng Tháng Tám, đặc biệt trong những thập kỉ gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, biện pháp nhằm giải phóng phụ nữ, song việc xóa bỏ một yếu tố tâm lý xã hội đã ăn sâu vào nếp nghĩ, và cách ửng xử của nhiều thế hệ là một việc làm hết sức khó khăn và không phải trong ngày một, ngày hai. 37
  38. Tâm lý trọng nam khinh nữ với tư cách là một biểu hiện của tâm lý làng xã còn in rất đậm trong suy nghĩ và hành vi của người nông dân ở nông thôn hiện nay. Tác động của khía cạnh tâm lý này trong đời sống xã hội của nông thôn, trong việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở thường mang nặng tính tiêu cực. Điều này được thể hiện: Trong việc lựa chọn, đề bạt, bầu cử cán bộ lãnh đạo, quản lý, người dân ít quan tâm, chú ý đến phụ nữ do tư tưởng trọng nam khinh nữ, đánh giá thấp vai trò, khả năng của phụ nữ, đặc biệt là trong các hoạt động xã hội. Có lẽ vì vậy mà tỉ lệ cán bộ quản lý nữ trong các cơ quan quyền lực ở địa phương thường thấp hơn nhiều so với nam giới. Trong việc bàn bạc, trao đổi và quyết định các vấn đề của địa phương người ta coi nhẹ ý kiến, nguyện vọng, đề nghị của phụ nữ. Điều này xảy ra ở trong ban lãnh đạo các cấp cơ sở và trong phạm vi cuộc họp của tập thể thôn, xã. Số lượng phụ nữ tham gia vào các cơ quan kiểm tra, giám sát hoạt động, quản lý cán bộ địa phương, cũng chiếm tỉ lệ thấp so với nam giới. Mặt khác, tâm lý trọng nam khinh nữ không chỉ xuất phát từ phía nam giới mà còn có giấu ấn sâu đậm từ chính phía người phụ nữ. Nhiều người phụ nữ tự xác định thiên chức của mình là chăm lo việc gia đình, nuôi dạy con cái, còn các hoạt động xã hội là công việc của đàn ông. Suy nghĩ này dẫn tới tỷ lệ phụ nữ tham gia vào hoạt động quản lý và các hoạt động xã hội khá thấp so với nam giới. Trong gia đình, người phụ nữ cũng ở vị thế thấp so với nam giới. Việc quyết định các công việc quan trọng, vai trò trụ cột, người chủ đa số thuộc về nam giới. Kết quả cuộc khảo sát 800 hộ gia đình của Viện Tâm lý học (1993) cho thấy, có 72% người vợ xác định người chồng là trụ cột và giữ vị trí người chủ gia đình. Như vậy, ở phạm vi gia đình và cộng đồng, phụ nữ đã tự mặc cảm về khả năng, vị trí, vai trò của mình. Họ tự đánh giá thấp về bản thân mình trong việc phát biểu ý kiến, thể hiện quan điểm của mình, trong việc tham gia các hoạt động quản lý xã hội ở địa phương. Nguyên nhân của hình thành mặc cảm, tự đánh giá thấp bản thân của người phụ nữ là do sự tuyên truyền, giáo dục (và cả luật lệ) của xã hội phong kiến truyền thống về tư tưởng trọng nam khinh nữ. Sự tuyên truyền này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác đã trở thành quan niệm chung của xã hội, nó không chỉ ăn sâu vào nhận thức mà còn thể hiện qua hành vi và cách ứng xử hàng ngày. Sau nữa là, khả năng tạo nguồn thu nhập trong gia đình của 38
  39. người phụ nữ kém hơn nam giới (phụ thuộc vào kinh tế). Tiếp theo nữa do trình độ hiểu biết, học vấn của người phụ nữ thường thấp hơn nam giới. Do vậy, họ tự cảm thấy mình thấp kém hơn nam giới. Một biểu hiện khác về ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý trọng nam khinh nữ đến thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là độc đoán, gia trưởng của những người lãnh đạo nam giới trong phạm vi quản lý của mình. Nhiều cán bộ quản lý cơ sở, trong những năm qua cũng như hiện nay, thường thể hiện cách thức làm việc quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt đối với những người dưới quyền và nhân dân. Đây là một nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới tình trạng mất dân chủ ở cơ sở. Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời nhằm hạn chế và đi tới xóa bỏ nguyên nhân chính này. Kết quả cuộc khảo sát tâm lý nông dân 7 tỉnh trong cả nước năm 1999-2000 của Viện Tâm lý cho thấy, có 56,7% nông dân cho rằng hiện tượng tiêu cực cần lên án nhất ở địa phương hiện nay là tình trạng mất dân chủ. Những biểu hiện của tình trạng mất dân chủ ở cơ sở như quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt, độc đoán sẽ là trở ngại lớn cho việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Trong những năm thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở vừa qua cho thấy, ở địa phương nào công khai hóa các thông tin (như thông tin về các thủ tục hành chính, lịch tiếp dân của Hội đồng nhân dân các cấp, mức thuế cho các hộ kinh doanh, mức phí, lệ phí, việc giải quyết các vấn đề đất đai, việc sử dụng tài chính, thu phí, thuế ) của địa phương cho nhân dân thì được người dân rất đồng tình ủng hộ, góp phần đẩy lùi tệ quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt, sách nhiễu của bộ máy chính quyền ở cơ sở. 39
  40. Chương 3 NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA TÂM LÝ LÀNG XÃ ĐỐI VỚI VIỆC THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NÔNG THÔN HIỆN NAY    3.1 Triển khai, học tập, quán triệt, tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn Quan hệ giữa tâm lý làng xã và Quy chế dân chủ ở cơ sở không phải là quan hệ đơn chiếu mà nó là quan hệ tương hỗ hai chiều. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ có những tác động nhất định đến tâm lý làng xã ở nông thôn hiện nay. Trong đời sống của làng xã trước đây đã tồn tại những yếu tố dân chủ, song đó là dân chủ chưa đầy đủ và còn nhiều hạn chế. Người dân chỉ nhận ra cái dân chủ của làng xã trong các hình thức hoạt động chung của làng xã, trong việc thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong không khí dân chủ, tự do và độc lập của cả nước, trong sự thay đổi bộ mặt nông thôn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay sẽ không chỉ làm cho nông dân nhận rõ những biểu hiện đó của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nông thôn nước ta mà còn là điều kiện quan trọng để người nông dân thực hiện khát vọng làm chủ của mình. Có Quy chế dân chủ, người dân sẽ có điều kiện tham gia vào tốt nhất vào việc giải quyết các vấn đề quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tham gia xây dựng chính quyền địa phương. Việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ là điều kiện tốt để hạn chế những biểu hiện tiêu cực của tâm lý cộng đồng làng xã, của dòng họ trong đời sống nông thôn (như tính cục bộ, phe phái, bè cánh, coi khinh người dân, đặc biệt là phụ nữ ). Khi mọi người dân đều được tham gia vào việc bàn bạc, giám sát, kiểm tra thực hiện các vấn đề lớn của địa phương, thì những biểu hiện tiêu cực đó sẽ bị lên án, phê phán và có thể được hạn chế, loại trừ. Quy chế dân chủ được xây dựng, triển khai rộng rãi là cơ sở để hình thành tâm lý tích cực của nhóm, hình thành dư luận xã hội rộng rãi lên án và hạn chế các hiện tượng tiêu cực trong quản lý và sinh hoạt của làng xã. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn sẽ góp phần hạn chế tác động tiêu cực của tâm lý bình quân chủ nghĩa, của tâm lý làng xã. Nó sẽ tạo điều kiện 40
  41. cho những cá nhân có năng lực và thực hiện khát vọng của mình. Việc thực hiện kinh tế trang trại ở nông thôn trong những năm gần đây là một minh chứng cho điều này. Theo số liệu thống kê, cả nước ta hiện có hơn 115.000 trang trại với hơn 60 vạn lao động. Không ít trang trại sử dụng quy mô diện tích đất rất lớn và có hàng trăm công nhân làm thuê. Kinh tế trang trại phát triển là biểu hiện sự sự khẳng định năng lực của cá nhân, là đòn giáng mạnh vào tư tưởng trọng nông ức thương, đố kị với những người muốn vươn lên làm giàu, là sự bác bỏ tư tưởng bình quân “chết một đống còn hơn sống một người”. Quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn với việc công khai hóa các thông tin quan trọng liên quan đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, liên quan đến lợi ích của mọi người dân sẽ góp phần hạn chế tính gia trưởng, độc đoán, trọng nam khinh nữ của những người lãnh đạo cơ sở, góp phần đẩy lùi tệ nạn quan liêu, mệnh lệnh, áp đặt của bộ máy chính quyền cơ sở. Sự tác động này sẽ có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay. Khi tình trạng mất dân chủ, quan liêu, mệnh lệnh ở nông thôn hiện nay khá phổ biến, tình trạng tham nhũng, lãng phí của công của một bộ phận cán bộ lãnh đạo cơ sở không còn là biểu hiện riêng lẻ ở một địa phương nào đó, mà đã trở thành một vấn nạn xã hội được mọi người quan tâm thì Quy chế dân chủ là “chiếc gậy thần” để người dân thực hành dân chủ. Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ góp phần hạn chế tư duy manh mún, tiểu nông của người nông dân và cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở. Nó hạn chế nhận thức, thái độ và hành vi có tính hạn hẹp, cục bộ, thiếu tầm nhìn xa, trông rộng. Việc bàn bạc dân chủ rộng rãi trong cộng đồng sẽ bổ sung cho những hạn chế của tư duy manh mún, hoàn thiện tư duy biện chứng để nó trở thành nếp suy nghĩ mang tính toàn cục hơn. Để thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” ở Việt Nam thì mỗi cơ sở làng xã, mỗi cá nhân phải nghĩ đến lợi ích của cộng đồng nhiều hơn lợi ích của làng xã, cá nhân mình. Những quyết định phù hợp với nhu cầu và lợi ích của đa số sẽ được sự tham gia rộng rãi của nhân dân và sẽ được mọi người thực hiện nhanh chóng, có trách nhiệm và hiệu quả hơn. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở là yếu tố quan trọng góp phần làm giảm bớt những xung đột, tranh chấp ở địa phương. Thông qua việc thành lập các tổ hòa giải, bầu trưởng thôn, thành lập ban thanh tra nhân dân, ban công tác mặt trận ở các địa phương, Quy chế dân chủ đã hạn chế tranh chấp, xung đột ở cơ 41
  42. sở làng xã, củng cố tình làng nghĩa xóm, tinh thần tương thân, tương ái trong nội bộ nhân dân. Việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở sẽ tạo ra một lực lượng và cả dư luận xã hội để đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực, với các tệ nạn xã hội, các hành vi phạm pháp ở nông thôn. Như vậy, sự tác động của Quy chế dân chủ ở cơ sở chủ yếu mang tính tích cực, nó góp phần hạn chế những biểu hiện, ảnh hưởng tiêu cực của tâm lý tiểu nông, tâm lý làng xã, bổ sung vào tâm lý làng xã những nét mới, nội dung mới để yếu tố tâm lý xã hội này phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi mới của sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay, góp phần đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Để giải quyết những yếu kém, tồn tại, tránh cho Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn rơi vào hình thức, cần thực hiện một số giải pháp hỗ trợ sau: - Sửa chữa, bổ sung, hoàn thiện về mặt văn bản và tăng cường tính pháp lý, tính chế tài của Quy chế. Tính đến thực tế và trình độ nhận thức và tâm lý của nông dân, quy chế cần sự phong phú, sâu sắc hơn về nội dung tư tưởng, tính cụ thể thiết thực, tính chặt chẽ, hàm súc, thu gọn số trang, số điều, theo phương châm ít lời, nhiều ý, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thuộc, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, đánh giá. - Nhà nước Trung ương và địa phương cần tập trung đầu tư kinh phí để in ấn hàng loạt các văn bản quy chế và đưa tới tận từng hộ gia đình. Huy động các phương tiện thông tin đại chúng để quãng bá rộng rãi thông tin, tuyên truyền, giáo dục nhận thức về quy chế trong toàn dân, đặc biệt là nông dân ở nông thôn. - Triển khai thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở cùng với thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) của Đảng về đổi mới hệ thống chính trị, lấy cải cách chính quyền cơ sở (xã) và chất lượng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng cán bộ cơ sở làm khâu đột phá. Muốn vậy phải thực hiện các nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề ra: công chức hóa một bộ phận cán bộ cơ sở, cải cách giáo dục – đào tạo cả về nội dung chương trình, phương pháp, mục tiêu đào tạo cán bộ xã, thôn theo hướng giảm lý thuyết chung, tăng cường thực hành tình huống, chú trọng giáo dục phương pháp, kỹ năng, kỹ xảo, xử lý tình huống, thay đổi, bổ sung chính sách đối với cán bộ cơ sở. Đưa Quy chế dân chủ vào giảng dạy, đào tạo chính thức vào các trường chính trị tỉnh và các trung tâm giáo dục huyện. 42
  43. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền về Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn bằng các biện pháp: Trước hết cần đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục, tuyên truyền, làm cho mọi người dân, mọi thôn, xóm đều thấm nhuần, tiếp nhận được nội dung, yêu cầu, mục đích, ý nghĩa của Quy chế dân chủ. Nội dung, phương pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện. Điều gì phù hợp với nhu cầu, lợi ích của dân thì cũng dễ nói, dễ nghe, dễ làm. Kết hợp giáo dục, tuyên truyền nội dung của quy chế với nội dung của đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền các cấp, đặc biệt là tăng cường giáo dục, tuyên truyền về pháp luật, về quyền công dân, về nghĩa vụ và trách nhiệm của công dân. Gắn việc giáo dục, tuyên truyền quy chế với tuyên truyền, giáo dục, xây dựng nếp sống văn hóa, phong trào xây dựng thôn, làng, ấp, bản và gia đình văn hóa. Dựa trên quy chế mẫu, mỗi địa phương cần cụ thể hóa cho phù hợp với đặc điểm phong tục tập quán, với trình độ dân trí của địa phương. Đa dạng hóa các phương pháp và hình thức giáo dục tuyên truyền. Kết hợp phương pháp tuyên truyền, giải thích thông qua các cuộc họp, qua phổ biến quán triệt của các cán bộ, tuyên truyền viên, báo cáo viên, qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa, đài, sách báo; mở rộng việc tuyên truyền giáo dục qua các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thi tìm hiểu nội dung quy chế. Có thể đưa công tác giáo dục, tuyên truyền Quy chế dân chủ cơ sở vào trong nhà trường, trước hết là giáo dục ý thức về nghĩa vụ, trách nhiệm và quyền lợi công dân. Đặc biệt, thông qua các phương pháp tác động tâm lý như dư luận xã hội, nêu gương, phê phán để động viên, khơi dậy nhu cầu nhận thức, đồng thời đấu tranh với những nhận thức, thái độ và hành vi sai lệch trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Trong việc tuyên truyền, phổ biến Quy chế dân chủ phải chú ý tới thực tế nông thôn và tâm lý nông dân để việc tuyên truyền có tính thiết thực và phù hợp với đối tượng. Những vấn đề vừa quen thuộc vừa bức xúc trong làng xã là những vấn đề liên quan tới việc làm, đời sống, đất đai, nhà ở, đời sống cộng đồng, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, phong tục, tập quán, những thắc mắc, khiếu kiện của dân, nhất là các khoản dóng góp, các quyết toán thu chi tài chính, ngân sách, vấn đề vay vốn ngân hàng, quy hoạch sản xuất, đền bù giải phóng mặt bằng. Nội dung Quy chế dân chủ cũng gắn với các sự kiện đó, với việc tháo gỡ những tồn tại đó. Kết quả của tuyên 43
  44. truyền Quy chế dân chủ phải làm sao cho dân thấy rõ tính thiết thực của nó, rằng, nó góp phần giải quyết những lo toan, thắc mắc, ý nguyện, nguyện vọng của họ. Từ đó, người nông dân – vốn rất nhạy cảm với lợi ích thường nhật cảm nhận được đây là quy chế bảo vệ họ, giúp đỡ họ, hỗ trợ cho họ phát triển. Học vấn của người nông dân còn hạn chế, do đó, nói cho dân nghe phải đi liền với nghe dân nói, giảng giải cho dân hiểu, làm cho dân tin và dân theo – đó là cả một vấn đề công phu, khó nhọc đòi hỏi phải tận tâm, tận lực, thực sự vì dân của từng cán bộ, đảng viên để góp phần tạo ra chuyển nhận thức và hành động của dân. Phải chống bệnh hình thức, qua loa, đại khái, chống cả sự tùy tiện dễ dẫn đến hiểu sai, làm sai, làm suy giảm tác dụng thực tế của Quy chế dân chủ, làm mất lòng tin của dân. Ở đây, nội dung mà chúng ta tuyên truyền chính là văn bản Quy chế dân chủ, gồm một cơ cấu hoàn chỉnh, từ lời nói đầu tới các chương mục, các điều khoản xoay quanh những quy định về dân biết, dân làm, dân bân, dân kiểm tra. Cụ thể hơn, đó là những điều dân được biết, tức những thông tin, những phương thức làm cho dân biết; những điều dân được bàn bạc, thỏa thuận và quyết định, những điều dân góp ý, đề xuất để chính quyền cân nhắc, tham khảo và quyết định. Lại có cả những quy định về về quyền và cách thức thực hiện việc dân kiểm tra, giám sát chính quyền. Cần làm thế nào để việc tuyên truyền được rõ rang, rành mạch, ngắn gọn, dân dễ hiểu, dân dễ nhớ và thực hành được. Chính vì vậy, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải giảng giạy và bày vẽ cho dân chúng. Đó chính là nội dung và yêu cầu cần đạt được. Về phương pháp, hình thức thể hiện, chúng ta có thể áp dụng một trong hai cách hoặc kết hợp cả hai: tuyên truyền miệng và đọc văn bản, kết hợp giải thích và đàm thoại, đặc biệt chú ý trả lời những câu hỏi của dân. Tuyên truyền miệng bằng lời nói là cách phổ biến, thường áp dụng. Nói sao cho giản gị, dễ hiểu, đi vào thực chất vấn đề, có ví dụ minh họa, giúp người nghe dễ hình dung trực tiếp và bằng trực cảm. Với dân, không nên lý thuyết trừu tượng về lý luận mà nói những vấn đề thực tiễn vào đúng những điều mà họ quan tâm nhất, là những điều thiết thân, bức xúc của họ, ở đó thực tiễn đã hàm chứa lý luận, là lý luận đã được thực tiễn hóa. Có thể đọc văn bản cho dân nghe, niêm yết văn bản ở trụ sở cho dân đọc, dân xem. Ở nhiều nơi, trong việc triển khai Quy chế thường tổ chức các cuộc họp do trưởng xóm, trưởng thôn thực hiện. Một cách làm khác, tận dụng các phương tiện truyền thông, phát thanh, đọc liên tục, nhiều lần, đọc thường xuyên, dân được nghe nhiều lần, thấm dần. Cũng có những hình thức tuyên truyền 44