Khóa luận Điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

pdf 120 trang thiennha21 21/04/2022 3310
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_dieu_kien_lao_dong_cho_lao_dong_truc_tiep_tai_cong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị

  1. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ LÊ THỊ TUYẾT KHÓA HỌC: 2014-2018
  2. Đại học Kinh tế Huế ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  Đại học kinh tế Huế KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Lê Thị Tuyết TS. Hoàng Trọng Hùng Lớp K48 QTKD Phân Hiệu Quảng Trị Niên khóa: 2014-2018 Đông Hà, tháng 4 năm 2018
  3. Đại học Kinh tế Huế Để hoàn thành báo cáoL thờực itậ pC này,ảm ngoàiƠ sựnnỗ lực của bản thân, tôi trân trọng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: Ban giám hiệu trường ĐH Kinh tế Huế, các giảng viên của Khoa QTKD trường ĐH Kinh Tế Huế đã tận tình giảng dạy, đã truyền dạy cho tôi những kiến thức nền tảng mà còn là đạo đức và tinh thần của một nhà quản trị tương lai. TS Hoàng Trọng Hùng - giảng viên Khoa QTKD trường ĐH Kinh Tế Huế đã luôn theo Đạisát, tận tìnhhọc hướng kinh dẫn, chỉ btếảo tôi Huế trước và trong quá trình thực tập nghề nghiệp, xây dựng báo cáo. Đồng thời, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đợt thực tế nghề nghiệp này. Đặc biệt cảm ơn anh Lê Văn Khánh nhân viên phòng tổ chức hành chính đã giúp tôi tiếp cận thực tế công việc và hoàn thành báo cáo này. Trong quá trình thực hiện báo cáo này, do kinh nghiệm chưa có nhiều nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong thầy cô, quý công ty và các bạn tận tình góp ý để tôi có thể hoàn thiện nhiều hơn bài báo cáo. Ý kiến đóng góp của các thầy cô là điều kiện để tôi bổ sung, nâng cao ý thức, tích góp thêm kinh nghiệm của mình, phục vụ tốt hơn cho công tác thực tế và những công việc sau này. Với sự biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn. Kính chúc các anh chị tại công ty, Giảng viên hướng dẫn của tôi- thầy Hoàng Trọng Hùng luôn dồi dào sức khỏe, kính chúc Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị ngày càng lớn mạnh, gặt hái được nhiều thành công trong kinh doanh. Xin chân thành cảm ơn! Đông Hà, ngày 28 tháng 4 năm 2018 Sinh viên thực tập Lê Thị Tuyết
  4. Đại học Kinh tế Huế MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi DANH MỤC CÁC BẢNG vii DANH MỤC SƠ ĐỒ viii DANH MỤC BIỂU viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiênĐại cứu học kinh tế Huế 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Đối tượng khảo sát/phỏng vấn 3 3.3. Phạm vi nghiên cứu 3 4.Phương pháp nghiên cứu 3 4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4 4.1.1. Dữ liệu sơ cấp 4 4.1.2. Dữ liệu thứ cấp 4 4.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 4 4.2.1. Phương pháp chọn mẫu 4 4.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu. 4 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 5 4.3.1. Mục đích 5 4.3.2. Cách thức thực hiện 5 4.4. Phương pháp quan sát trực tiếp 5 4.4.1. Mục đích 5 4.4.2. Cách thức thực hiện 5 ii
  5. Đại học Kinh tế Huế 4.5. Phương pháp xử lí dữ liệu 6 4.5.1. Mục đích 6 4.5.2. Cách thức thực hiện 6 5. Kết cấu đề tài 8 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 9 1.1. Các khái niệm cơ bản 9 1.1.1. Môi trường lao động 9 1.1.2. Điều kiĐạiện lao độ nghọc kinh tế Huế 9 1.1.3. Người lao động trong doanh nghiệp và khái niệm lao động trực tiếp: 10 1.1.3.1. Người lao động trong doanh nghiệp: 10 1.1.3.2. Khái niệm lao động trực tiếp: 10 1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động 12 1.2.1. Nhóm các nhân tố về vệ sinh-y tế 12 1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động 16 1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học 18 1.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc tâm lý xã hội 21 1.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động 22 1.3. Mô hình nghiên cứu 23 1.4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay 25 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ 29 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 29 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 29 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 31 2.1.2.1. Chức năng của công ty 31 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 32 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy 32 2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận- phòng ban 33 iii
  6. Đại học Kinh tế Huế 2.2. Tình hình cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2015- 2017 38 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công từ năm 2015- 2017 41 2.4. Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị: 43 2.5. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ 44 2.5.1. Nhà xưởng 44 2.5.2. Hệ thống thiết bị máy móc 44 2.5.3. Trang thiết bị hỗ trợ người lao động: 45 2.6. Đánh giá thực trạng điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị: 46 2.6.1. Nhóm cácĐại nhân tốhọcvề Vệ sinh kinh- Y tế tế Huế 46 2.6.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động: 48 2.6.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học 49 2.6.4. Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý- xã hội 50 2.6.5. Nhóm nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động 51 2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 51 2.7.1. Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát 51 2.7.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính 51 2.7.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi 52 2.7.1.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc tại công ty 53 2.7.1.4. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc 54 2.7.2. Đánh giá độ tin cậy của thang đo 54 2.7.2.1. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm lý xã hội 55 2.7.2.2. Cronbach’s alpha cho thang đo thẩm mỹ học 56 2.7.2.3. Cronbach’s alpha cho thang đo tâm sinh lý lao động 57 2.7.2.4. Cronbach’s alpha cho thang đo vệ sinh y tế 58 2.7.2.5. Cronbach’s alpha cho thang đo điều kiện sống của người lao động 59 2.7.2.6. Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc 60 2.7.3. Phân tích đánh giá của người lao động về công tác điều kiện lao động tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 60 iv
  7. Đại học Kinh tế Huế 2.7.3.1. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố tâm lý xã hội 61 2.7.3.2. Đánh giá của lao động trực tiếp về nhân tố thẩm mỹ học 62 2.7.3.3. Đánh giá về nhân tố tâm sinh lý lao động 64 2.7.3.4. Đánh giá về nhân tố y tế 65 2.7.3.5. Đánh giá về nhân tố điều kiện sống của người lao động 66 2.7.3.6. Đánh giá của người lao động trực tiếp về kết quả làm việc 67 2.7.4. Kiểm định Anova 67 2.7.4.1. Kiểm định ANOVA theo bộ phận làm việc 67 2.7.5. Phân tích nhân tố khám phá ( EFA- Exploratory Factor Analysis) 68 2.7.6. Đặt tên choĐại nhân thọcố kinh tế Huế 71 2.7.7. Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện lao động đến kết quả làm việc của lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ MDF 73 2.7.7.1. Phân tích tương quan hệ số Pearson 73 2.7.7.2. Mô hình 73 2.7.6.3. Giả thuyết mô hình 75 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ. 81 3.1. Các giải pháp chung cho điều kiện Vệ sinh- y tế 81 3.2. Giải pháp cho điều kiện tâm sinh lý 82 3.3. Giải pháp về điều kiện thẩm mỹ học 82 3.4. Giải pháp về điều kiện tâm lý- xã hội 83 3.5. Giải pháp về điều kiện sống của người lao động 83 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 83 1. Kết luận 83 2. Kiến nghị 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 v
  8. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Stt Ký hiệu Nguyên nghĩa 1 LĐ Lao động 2 LĐTT Lao động trực tiếp 3 ĐKLĐ Điều kiện lao động 4 CTCP Công ty Cổ phần 5 TSCĐ Tài sản cố định 6 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 7 CNHĐại- HĐH học kinhCông nghitếệ pHuế hóa- hiện đại hóa 8 HĐCĐ Hội đồng cổ đông 9 NLĐ Người lao động 10 KH- CN Khoa học- Công nghệ 11 NXB Nhà xuất bản 12 EFA Exploratory Factor Analysis-Phân tích nhân tố khám phá 13 DN Doanh nghiệp vi
  9. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Tình hình lao động của CTCP gỗ Mdf Vrg Quảng Trị năm 2015- 2017 39 Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 42 Bảng 2.3. Một số thiết bị lao động nhập và cấp phát năm 2016. 46 Bảng 2.4. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “ tâm lý xã hội” 55 Bảng 2.5. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “thẩm mỹ học” 56 Bảng 2.6. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “tâm sinh lý lao động” 57 Bảng 2.7. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo “Vệ sinh y tế ” 58 Bảng 2.8. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo điều kiện sống của người lao động Đại học kinh tế Huế 59 Bảng 2.9. Kết quả phân tích Cronbach’s alpha cho thang đo kết quả làm việc 60 Bảng 2.10. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố liên quan đến tâm lý xã hội61 Bảng 2.11. Đánh giá của lao động trực tiếp về các yếu tố liên quan đến thẩm mỹ học62 Bảng 2.12. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến tâm sinh lý lao động 64 Bảng 2.13. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến y tế 65 Bảng 2.14. Giá trị trung bình của các yếu tố liên quan đến điều kiện sống của người lao động 66 Bảng 2.16. Kiểm tra sự đồng nhất của các biến bộ phận làm việc 68 Bảng 2.17. ANOVA 68 Bảng 2.18. Kết quả phân tích nhân tố EFA biến độc lập 69 Bảng 2.19. Kết quả phân tích EFA biến phụ thuộc 70 Bảng 2.20. Đặt tên biến quan sát và hệ số tải nhân tố 72 Bảng 2.21. Hệ số tương quan Pearson 73 Bảng 2.22. Đánh giá độ phù hợp của mô hình 76 Bảng 2.23. Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy 77 Bảng 2.24. Kết quả hồi quy 77 vii
  10. Đại học Kinh tế Huế DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS Đỗ Minh Cương 23 Sơ đồ 1.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài 25 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức 33 Sơ đồ 2.2. Mô hình nghiên cứu hiệu chỉnh 74 Đại họcDANH kinh MỤ Ctế BI ỂHuếU Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi 52 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu mẫu điều tra theo thời gian làm việc 53 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu mẫu điều tra theo bộ phận làm việc tại công ty 54 Biểu đồ 2.4. Tần số Histogram của phần dư chuẩn hóa 80 viii
  11. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay, chiến lược con người có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Việc phát huy cao độ khả năng lao động, sáng tạo của con người là con đường ngắn nhất để nâng cao hiệu quả sản xuất, đẩy nhanh tiến trình CNH- HĐH đất nước. Khả năng lao động, sáng tạo của con người lại phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lao động của họ. Điều kiện lao động thuận lợi không những tạo điều kiện cho người lao động nâng cao năng suất lao động, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển toànĐại diện ngư ờhọci lao động. kinh Nhưng có mtếột thHuếực trạng rất phổ biến là tất cả các doanh nghiệp hầu như đều muốn thuê nhân công với giá rẻ và khai thác tối đa năng suất mà ít ai biết rằng việc quan tâm đến vấn đề quyền lợi của bản thân người lao động và điều kiện lao động cũng ảnh hưởng lớn đến năng suất lao động và sức khỏe của NLĐ gây ra những hậu quả thật đáng buồn. Theo thực tế, tổ chức lao động Quốc Tế ước tính mỗi năm số người chết do tai nạn và bệnh liên quan đến nghề nghiệp toàn cầu là 2.34 triệu người, trong đó số người chết do bệnh nghề nghiệp khoảng 2.02 triệu người, thiệt hại kinh tế khoảng 2800 tỉ USD. Tại Việt Nam, theo thống kê 1152/TB của Bộ lao động Thương binh và xã hội trong năm 2016 có 7981 vụ tai nạn làm 862 người chết. Nguyên nhân chủ yếu do điều kiện lao động chưa đảm bảo. Nhận thấy vấn đề tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đáng báo động của nước ta nói riêng và của thế giới nói chung, cho nên điều kiện lao động đang là vấn đề đáng được quan tâm trong thị trường lao động hiện nay. Ngày nay,đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nên từ nền kinh tế nông nghiệp dần chuyển sang nền kinh tế công nghiệp. Các máy móc hiện đại được đưa vào quy trình sản xuất nhưng cũng không thể thay thế hoàn toàn được con người nên có thể nói con người là yếu tố lao động quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy, bảo vệ con người khỏi nguy cơ tác động xấu từ môi trường bên ngoài đối với sức khỏe, tinh thần, tính mạng phải được đặt lên hàng đầu. Lao động có duy trì ổn định thì tiến độ công việc của công ty mới không bị gián đoạn, công ty mới có thể tồn tại phát triển bền vững được. Hiện nay SVTH: Lê Thị Tuyết 1
  12. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nhà nước và các doanh nghiệp đang ra sức cải thiện vấn đề này nhằm đáp ứng được nhu cầu an toàn cho công nhân. Theo thống kê trong 1152/TB của Bộ lao động thương binh và xã hội vào năm 2016, Quảng Trị là tỉnh đứng thứ 10 cả nước về số vụ tai nạn lao động. Cụ thể là trong năm 2016 xảy ra 78 vụ tai nạn lao động trong đó số vụ có người chết là 16 và số người chết là 18 người, ngoài ra thì có 46 người bị thương rất nặng. Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị đóng tại KCN phía Nam, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. cũng là một trong các doanh nghiệp nằm ở tỉnh này. Là công ty công nghiệp chuyên về sản xuất gỗ ép, số lượng công nhân khá nhiều, tính chất của công việc hàngĐại ngày lao học động ph ảkinhi tiếp xúc khátế nguy Huế hiểm và chất độc hại nên đảm bảo điều kiện an toàn lao động trong quá trình lao động là một điều rất quan trọng. Xuất phát từ các lý do trên, trong quá trình thực tập tại Công ty cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị, tôi đã quyết định thực hiện đề tài: “ Điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị” để làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Đánh giá về điều kiện lao động cho người lao động trực tiếp tại công ty MDF, từ đó đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình lao động tại công ty. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về điều kiện lao động trong doanh nghiệp - Đánh giá việc đảm bảo điều kiện lao động cho người lao động trực tiếp tại CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị. - Phân tích ảnh hưởng của điều kiện lao động đến kết quả làm việc của người lao động trực tiếp tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị. SVTH: Lê Thị Tuyết 2
  13. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Đề xuất các giải pháp nâng cao công tác đảm bảo điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại CTCP gỗ MDF VRG Quảng Trị. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại các xưởng của công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 3.2. Đối tượng khảo sát/phỏng vấn Công nhânĐại làm vi ệchọc tại công tykinh cổ phần g ỗtếMdf HuếVrg Quảng Trị 3.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị Địa chỉ: khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập cho giai đoạn từ năm 2015-2017 Số liệu sơ cấp thu thập vào tháng 02 và tháng 03/2018 4.Phương pháp nghiên cứu Về dữ liệu thứ cấp: dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn như bài báo khoa học, sách, các tiêu chuẩn, tài liệu của công ty, về điều kiện lao động của doanh nghiệp đối với lao động trực tiếp, từ đó so sánh, phân tích dữ liệu để làm cơ sở cho nghiên cứu. Về dữ liệu sơ cấp: tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp điều tra bảng hỏi đánh giá điều kiện lao động của lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị. Sử dụng phần mềm SPSS để thống kê mô tả, các dữ liệu thu thập được làm cơ sở cho nghiên cứu. SVTH: Lê Thị Tuyết 3
  14. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 4.1. Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu 4.1.1. Dữ liệu sơ cấp - Thu thập từ việc khảo sát/phỏng vấn cá nhân là lao động trực tiếp tại công ty 4.1.2. Dữ liệu thứ cấp - Thông tin tổng quan như lịch sử hình thành, của công ty lấy từ bản cáo bạch trên web của công ty - Các số liệu về lao động và các số liệu liên quan lấy từ phòng tổ chức hành chính và phòngĐại kế toán chọcủa công tykinh tế Huế - Các nhân tố cấu thành điều kiện an lao động, được tìm trên internet, sách báo, thư viện điện tử của trường Đại học Kinh Tế. 4.2. Phương pháp chọn mẫu và cỡ mẫu 4.2.1. Phương pháp chọn mẫu Mẫu được chọn dựa trên phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng phỏng vấn, ở những nơi mà người điều tra có thể gặp được đối tượng. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý, thì người phỏng vấn có thể chuyển sang đối tượng điều tra khác. Vì trong quá trình làm việc người lao động không có thời gian nghỉ ngơi tại chỗ nên không thể phát bảng hỏi điều tra phỏng vấn được. Tác giả chỉ tranh thủ phát bảng hỏi được ở các khoảng thời gian họ thay ca nhau đi ăn, giờ tan ca, những lúc như vậy thì không thể phân loại được theo các tiêu chí chọn mẫu khác nên phương pháp chọn mẫu thuận tiện được tác giả lựa chọn nhằm tiết kiệm được thời gian, công sức. 4.2.2. Cỡ mẫu trong nghiên cứu. Theo Hoàng Trọng- Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng 5 lần số biến quan sát trong bảng hỏi để thiết kế điều tra là có ý nghĩa. Như vậy kích cỡ mẫu phải đảm bảo SVTH: Lê Thị Tuyết 4
  15. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Điều kiện như sau: N ≥ 29 x 5 Với phương pháp điều tra thuận tiện, tác giả phát 165 mẫu bảng hỏi để thu thập dữ liệu phục vụ cho việc nghiên cứu. Tác giả thu về được tất cả 162 bảng hỏi và sử dụng 160 bảng hỏi phục vụ cho quá trình phân tích. 4.3. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 4.3.1. Mục đích Thu thập thông tin của NLĐ về mức độ ảnh hưởng của điều kiện lao động đến kết quả sản xuất và đánh giá của NLĐ đối với công tác thực hiện điều kiện lao động tại Công ty Cổ phĐạiần gỗ Mdf học Vrg Quả ngkinh Trị tế Huế 4.3.2. Cách thức thực hiện Lập phiếu điều tra bằng bảng hỏi. Đa số câu hỏi được thiết kế theo thang đo likert 5 mức độ trả lời cho các vấn đề liên quan đến sự nhận thức, sự hài lòng và sự kì vọng của người lao động về điều kiện lao động của doanh nghiệp. Bảng hỏi được thiết kế với một số câu hỏi đánh giá chung và các câu hỏi lớn để trả lời cho các giả thuyết trong mô hình nghiên cứu của đề tài. 4.4. Phương pháp quan sát trực tiếp 4.4.1. Mục đích Bằng cách quan sát trực tiếp sẽ cho nhà nghiên cứu cái nhìn trực quan về môi trường làm việc trong và ngoài công ty cũng như quan sát nhận thức, thái độ, tinh thần làm việc của NLĐ, mối quan hệ đồng nghiệp, cấp trên – cấp dưới, so sánh với những dữ liệu thu được từ khảo sát bảng hỏi để có kết quả chính xác hơn. 4.4.2. Cách thức thực hiện Quan sát công nhân tại xưởng sản xuất. Quan sát nhà xưởng, máy móc trang thiết bị, môi trường làm việc xung quanh và các vật dụng bảo hộ lao động. Ngoài ra còn thu thập SVTH: Lê Thị Tuyết 5
  16. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng các tài liệu có sẵn bao gồm báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tài chính, cơ cấu lao động, bảng tình hình tài sản và nguồn vốn công ty để phục vụ cho quá trình nghiên cứu 4.5. Phương pháp xử lí dữ liệu 4.5.1. Mục đích Dữ liệu sơ cấp được phân thống kê, phân tích để làm cơ sở cho các đánh giá trong nghiên cứu. So sánh kết quả thu được của dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp để đánh giá mức độ phù hợp của thông tin từ nhiều nguồn, từ đó có cái nhìn đa chiều về vấn đề nghiên cứu. Kết quả thuĐại được ph họcục vụ cho kinh mục đích nghiên tế cHuếứu của đề tài. 4.5.2. Cách thức thực hiện Với phương pháp thống kê số liệu: thực hiện thống kê các dữ liệu thứ cấp bao gồm các tài liệu nội bộ của doanh nghiệp. Cùng với đó thống kê dữ liệu sơ cấp thu được từ điều tra bảng hỏi, quan sát trực tiếp. Đối với phương pháp thống kê: Thống kê bao gồm việc thống kê các dữ liệu thứ cấp là các số liệu từ những tài liệu nội bộ của doanh nghiệp cùng những tài liệu đã được cung cấp trên các phương tiện thông tin đại chúng để từ đó có được một số kết quả về thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác thống kê các dữ liệu sơ cấp là các kết quả điều tra từ các phương pháp bảng hỏi, phỏng vấn. Sau đó, tập hợp số liệu dưới dạng bảng SPSS để phục vụ cho việc tính toán, phân tích. - Thực hiện thống kê mô tả các biến định tính bao gồm giới tính, độ tuổi, số năm làm việc và bộ phận làm việc của người lao động tại công ty. Lấy giá trị Frequency (tần suất), Valid Percent (% phù hợp), Cumulative Percent (% tích lũy) và Mean (giá trị trung bình) trong bảng thống kê. - Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha: độ tin cậy của thang đo được đánh giá thông qua hệ số Cronbach’s Alpha là một hệ số kiểm định thống kê về mức độ tin cậy và tương quan trong giữa các biến quan sát trong thang đo với nhau, SVTH: Lê Thị Tuyết 6
  17. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng qua đó các biến không phù hợp sẽ bị loại, hạn chế các biến không có ý nghĩa trong quá trình nghiên cứu. Nguyên tắc kết luận: + Từ 0,8 – 1: Thang đo lường tốt. + Từ 0,7 – 0,8: Thang đo lương có thể dùng được + Từ 0,6 – 0,7: có thể chấp nhận được trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới hoặc mới đối với người trả lời. - Phân tíchĐại nhân tốhọckhám phá kinh EFA: các tếbiến đưHuếợc đưa vào phân tích nhằm thu nhỏ và tóm tắt dữ liệu. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), trong phân tích nhân tố khám phá cần có các điều kiện: + Factor loading > 0,5 + Hệ số KMO trong khoảng: 0,5 50% + Hệ số Eigenvalue > 1 - Phương pháp hồi quy tuyến tính bội: dò tìm các vi phạm giả định cần thiết trong mô hình hồi quy tuyến tính bội như: Kiểm tra hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation factor). Hệ số R2 đã được hiệu chỉnh (Adjusted R Square) cho biết mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được xây dựng. Nếu các giả định không bị vi phạm thì mô hình hồi quy đã được xây dựng. - Ngoài ra còn có kiểm định One Way ANOVA và One Sample T test . Cả hai đều được dùng để kiểm định giá trị trung bình, xem có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai hoặc nhiều nhóm độc lập. SVTH: Lê Thị Tuyết 7
  18. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 5. Kết cấu đề tài Ngoài các phần mục lục, danh mục chữ viết tắt, danh mục sơ đồ, bảng biểu, phần đặt vấn đề, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nghiên cứu này gồm có 3 chương: Chương I: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về điều kiện lao động cho lao động trực tiếp trong doanh nghiệp Chương II: Thực trạng điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị Chương III: Những giải pháp đưa ra nhằm cải thiện điều kiện lao động cho lao động trực tiếp Đạitại công tyhọc cổ phần gkinhỗ Mdf Vrg Qutếảng Huế Trị SVTH: Lê Thị Tuyết 8
  19. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.1. Môi trường lao động - Theo Luật bảo vệ môi trường của bộ tư pháp: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh Đạivật.Thành họcphần môi kinhtrường là y ếutếtố vHuếật chất tạo thành môi trường gồm đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật và các hình thái vật chất khác” - Từ đó ta có thể rút ra rằng môi trường lao động thuộc phạm vi nhỏ hơn trong môi trường sống xung quanh chúng ta. Môi trường lao động là môi trường nơi con người tiến hành các hoạt động sản xuất và phục vụ sản xuất bao gồm tất cả các yếu tố, điều kiện tại nơi làm việc. 1.1.2. Điều kiện lao động Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, điều kiện lao động của DN đang dần trở nên một khái niệm được nhiều người quan tâm và có tầm quan trọng đối với NLĐ và cả DN “Điều kiện lao động tại nơi làm việc là tập hợp tất cả các yếu tố của môi trường lao động (các yếu tố: vệ sinh, tâm sinh lý xã hội và thẩm mỹ) có tác động lên trạng thái chức năng của cơ thể con người, khả năng làm việc, thái độ lao động, sức khỏe, quá trình sản xuất sức lao động và hiệu quả lao động của họ trong hiện tại cũng như lâu dài”.(Đỗ Minh Cương,1996). Chúng ta thấy rằng điều kiện lao động ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và tinh thần làm việc của NLĐ vì vậy chúng ta phải thường xuyên quan sát và nghiên cứu đến điều kiện lao động của công ty để nhằm cải thiện chúng một cách tốt hơn để luôn đảm bảo mọi quyền lợi cho người lao động. SVTH: Lê Thị Tuyết 9
  20. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 1.1.3. Người lao động trong doanh nghiệp và khái niệm lao động trực tiếp 1.1.3.1. Người lao động trong doanh nghiệp Người lao động là tài sản quý giá của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp sản xuất, lao động chính là yếu tố cốt lõi trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đầu tư nguồn nhân lực chính là chìa khóa thành công cho DN. Về thứ bậc phát triển, Việt Nam yếu thế hơn các nước trong khu vực. Chất lượng lao đông, năng suất sản xuất và tác phong lao động của NLĐ tại các nước này hơn hẳn nước ta. Vì vậy chúng ta cần vươn lên hoàn thiện mình hơn nữa bằng các biện pháp trực tiếp hoặc gián tiếp từ bên ngoài. Đại học kinh tế Huế Theo quy định điều 3 Bộ luật lao động Việt Nam thì NLĐ là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Người lao động trong doanh nghiệp có đủ điều kiện lao động theo quy định của luật pháp, được một DN cụ thể giao kết hợp đồng lao động trong đó quy định rõ thời gian, hình thức lao động phù hợp với pháp luật của địa phương cũng như quy tắc ứng xử riêng của doanh nghiệp đó. Người lao động trong doanh nghiệp phải được đảm bảo các quyền lợi như trong giao kết với DN, đồng thời cũng có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ của mình đối với DN, góp phần vào mục tiêu chung. Quyền lợi của NLĐ bao gồm các quyền lợi tối thiểu theo pháp luật, quy định tại Điều 5 Bộ luật Lao động. 1.1.3.2. Khái niệm lao động trực tiếp Căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đảm nhận, lao động của doanh nghiệp cũng như của từng bộ phận trong doanh nghiệp được chia thành 2 loại: Lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là những người trực tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, tiếp xúc với các loại máy móc tạo ra sản phẩm của DN (Bùi Văn Chiêm, 2008) SVTH: Lê Thị Tuyết 10
  21. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Dựa vào nội dung công việc mà người công nhân thực hiện mà chia thành: - Công nhân sản xuất kinh doanh chính. - Công nhân sản xuất kinh doanh phụ trợ. - Công nhân của các hoạt động khác. Dựa vào năng lực và trình độ chuyên môn công nhân được chia thành các loại sau: - Công nhân có tay nghề cao: bao gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn và có nhiều kinhĐại nghiệ mhọc trong công kinh việc thực tếtế có khHuếả năng đảm nhận các công việc phức tạp. - Công nhân có tay nghề bậc trung: là những người đã qua đào tạo chuyên môn nhưng thời gian làm việc chưa lâu, chưa có khả năng đảm nhiệm các công việc phức tạp. Đặc điểm công nhân doanh nghiệp - Mang tính chất trực tiếp ra sản phẩm. - Đóng vai trò là người tác động vào máy móc tạo ra sản phẩm, không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng sử dụng sản phẩm. - Đa số công nhân không nhất thiết phải có trình độ học vấn cũng như kỹ năng cao. - Công việc của công nhân phụ thuộc vào yêu cầu của cấc nhà quản trị. Vai trò của công nhân trong doanh nghiệp Công nhân trong doanh nghiệp sử dụng sức lao động của mình để tạo ra sản phẩm, hàng hóa thông qua máy móc, nhà xưởng và nguyên liệu sản xuất từ đó mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Để tạo ra được sản phẩm thì các công nhân phải được trải qua quá trình đào tạo ngắn hạn các bước, các khâu để tạo ra sản phẩm hoàn chỉnh. SVTH: Lê Thị Tuyết 11
  22. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Tuy công nhân không phải là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, không đóng vai trò giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến tận tay khách hàng nhưng chất lượng những sản phẩm họ làm ra là yếu tố then chốt quyết định đến lòng trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp. 1.2. Các nhân tố của điều kiện lao động Điều kiện lao động ngày nay cũng không kém phần phong phú và đa dạng. người ta phân tích các nhân tố của điều kiện lao động ra làm 5 nhóm, bao gồm: 1.2.1. Nhóm các nhân tố về vệ sinh-y tế Vi khí hậĐạiu là yếu tốhọccon ngư ờkinhi phải tiếp xúctế trong Huế suốt quảng thời gian làm việc cũng như trong đời sống. Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹp của nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vận chuyển của không khí. Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp với sinh lý của con người Vi khí hậu được hiểu là khí hậu trong giới hạn của môi trường làm việc. Nó vừa chịu ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên của vùng địa lý đó vùa chịu ảnh hưởng của những yếu tố môi trường làm việc do quá trình sản xuất gây ra. Vi khí hậu nơi làm việc phụ thuộc vào tính chất công việc và quy trình công nghệ, điều kiện thời tiết trong ngày và điều kiện khí tượng theo mùa, sự cải thiện điều kiện vi khí hậu của con người như điều hòa, quạt thông gió, phun hơi nước. Tác hại của vi khí hậu cho người lao động: - Nhiệt độ + Vi khí hậu nóng: nhiệt độ ≥ 32 °C (lao động nhẹ 34 °C, lao động nặng 30°C). Khi nhiệt độ cao hơn cho phép sẽ ảnh hưởng đến thần kinh trung ương gây cảm giác mệt mỏi, kém nhạy cảm, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, say nóng, say nắng và nặng hơn có thể dẫn đến tử vong. SVTH: Lê Thị Tuyết 12
  23. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Vi khí hậu lạnh: dưới 18C, độ ẩm cao tốc độ gió lớn dẫn đến giảm nhiệt độ cơ thể người lao động gây rối loạn hệ thần kinh trung ương, gây co mạch cảm lạnh, viêm tĩnh mạch, thấp khớp, viêm phế quản, viêm phổi, viêm loét dạ dày, - Bức xạ nhiệt là các tia nhiệt phát ra từ nguồn các vật nóng và được các vật thể hấp thụ làm nóng lên môi trường làm việc. mức chịu đựng của con người là có hạn nằm trong khoảng 1cal/m2/phút. Nếu vận tốc này nhanh quá hay chậm quá cũng dễ dàng thay đổi sinh lý trong cơ thể của người lao động. - Tốc độ gió Nơi làm Đạiviệc lưu thônghọc không kinh khí kèm d ễtế dẫn đHuếến việc tích tụ nhiều chất độc nơi làm việc. từ đó dẫn đến tình trạng nhiễm độc của NLĐ cao hơn. - Độ ẩm cao: Thường gặp ở nơi nhà xưởng thấp, không thông thoáng hoặc các nghề như chế biến thủy sản, đông lạnh, độ ẩm không khí cao làm cho chất độc dễ phân giải, hòa tan làm cho niêm mạc đường hô hấp dễ giữ lại chất độc. ngoài ra còn làm mồ hôi khó bốc hơi gây tăng thân nhiệt, mệt mỏi. - Ánh sáng tại nơi làm việc và nhà xưởng là yếu tố môi trường quan trọng nhất bởi vì hầu như tất cả các thông tin tiếp nhận từ bên ngoài đều bằng thị giác. Ánh sáng tự nhiên là loại ánh sáng tốt nhất có thành phần quang phổ phù hợp với hoạt động của mắt và cơ thể, độ phân giải trong không khí đồng đều. Vì vậy, làm việc trong môi trường ánh sáng tự nhiên có cảm giác dễ chịu và cho năng suất lao động cao hơn. Tuy vậy do điều kiện ca làm việc có cả ngày và đêm và do thiết kế của nhà xưởng không tiếp nhận được nhiều ánh sáng từ bên ngoài nên chúng ta vẫn phải sử dụng ánh sáng nhân tạo. Mỗi ngành nghề cần có độ chiếu sáng khác nhau. + Môi trường có độ chiếu sáng thấp sẽ dễ gây ra cảm giác mệt mỏi thị lực, gây cận thị, có thể loạn thị, thao tác không chính xác làm giảm năng suất lao động, dễ gây tai nạn lao động, giảm tuổi thọ nghề nghiệp. SVTH: Lê Thị Tuyết 13
  24. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Môi trường có độ chiếu sáng quá cao: ảnh hưởng đến mắt như gây chói mắt, gây tổn thương võng mạc và màng tiếp hợp. mùa hè thì gây cảm giác nóng nực, ức chế trong cơ thể dẫn đến các sự cố lao động. - Tiếng ồn do các loại máy móc thiết bị có công suất lớn phát ra, các máy móc sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, các thiết bị có quá trình nghiền, dập, dệt, gò, hàn, cán thép. Làm ảnh hưởng đến sức khỏe : làm tổn thương thính giác, điếc nghề nghiệp, mệt mỏi, suy nhược thần kinh, làm gia tăng nhịp tim, nhịp thở, huyết áp, kha năng tập trung bị chi phối, dễ phát sinh bệnh tâm thần. - Rung chuyĐạiển học kinh tế Huế Sử dụng dụng cụ cầm tay, dụng cụ rung với tần số 250 đến 1500 lần/phút, sự rung chuyển dữ dội trực tiếp làm tổn thương đến xương cổ tay Công việc mài, đánh bóng, sử dụng máy cưa gây rối loạn mạch các ngón tay. - Điện từ trường cao gây tác hại lên sức khỏe, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, huyết áp và tim mạch. - Áp suất Thường xuyên gặp tình trạng thay đổi áp suất dễ có khả năng bị tổn thương tiền đình, thủng màng nhĩ và các sinh hóa huyết học, Ảnh hưởng đến sức khỏe: hư khớp khuỷu tay, cử động khớp khuỷu tay khó khăn nhưng không đau. Hư khớp cổ tay, hóa mềm xương, kèm chứng đau nhức và hạn chế cử động. Rối loạn vân mạch, cảm giác ngón tay chết, tái nhợt lạnh, khi cơn kịch phát đã quá ngón tay trở nên nóng và xanh tím. Tổn thương thần kinh, cơ: teo cơ do cơ không hoạt động theo nhịp điệu của nó mà luôn trong tình trạng co liên tục. - Độc hại trong sản xuất Môi trường có những yếu tố độc hại trong sản xuất bao gồm những yếu tố độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động như: hóa chất là các nguyên tố hóa học, các hợp chất và hỗn hợp có bản chất tự nhiên hay tổng hợp. Hóa chất khác SVTH: Lê Thị Tuyết 14
  25. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nhau có độc tính khác nhau, chỉ cần một lượng nhỏ thâm nhập vào cờ thể cũng gây tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe: + Nhiễm độc cấp tính: tai nạn lao động xảy ra trong điều kiện bất ngờ, do một nồng độ lớn chất độc thâm nhập. + Nhiễm độc bán cấp tiến triển chậm hơn nhiễm độc cấp tính, do một nồng độ hóa chất nhỏ xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong thời gian từ vài giờ đến vài ngày. + Nhiễm độc mãn tính, do hóa chất xâm nhập vào cơ thể với liều lượng nhỏ trong một thời gian dàiĐại hàng tháng,học hàng kinh năm gây cho tế cơ thHuếể, lúc đầu rối loạn sinh lý, sau đó các triệu chứng lâm sàng lần lượt xuất hiện, không cùng một lúc. Cờ chế của nhiễm độc mãn tính là chất độc thâm nhập vào cơ thể liên tục, gây tác hại từ từ, hoặc khu trú ở các bộ phận cở thể và tích tụ dần, sau một thời gian sẽ tác động lên các cơ quan hoặc toàn thân. Thường thì phổ biến các thể dạng hóa chất như là bụi, sương mù, khói ở dạng thể lỏng và khí với kích thích siêu nhỏ mà mắt thường không thể nhìn thấy được. Vì vậy, khi bị nhiễm độc nhẹ rất khó để phát hiện sớm để phòng tránh kịp thời. - Bụi là các hạt rắn, có kích thước vô cùng nhỏ thường bay lơ lửng trong không khí hoặc tồn tại trên bề mặt các vật thể khác. Thường gây ra các bệnh phổi nghề nghiệp. Các bệnh đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, viêm khí quản. Nhiều loại bụi thực vật như bông, bột gạo, đay, thuốc lá, là những chất dị ứng do hít phải có thể gây henm mẫn sốt rơm hoặc ban mề đay. Có thể gây ung thư như: chất phóng xạ, asen và hợp chất của asen, các sợi amiăng. - Điều kiện về vệ sinh và sinh hoạt Hệ thống cung cấp nước phải đầy đủ và có các phương tiện để lưu trữ, phân phối nước, kiểm soát nhiệt độ để đảm bảo tính an toàn và phù hợp trong sản xuất, chế biến thực phẩm. SVTH: Lê Thị Tuyết 15
  26. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Nước sử dụng cho chế biến thực phẩm phải sạch sẽ và không chứa các chất ô nhiễm khác, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn nước để uống và sinh hoạt theo quy định của BYT. Cơ sở sản xuất phải có đầy đủ nước sạch, đủ áp lực cung cấp cho quá trình làm sạch, chế biến thực phẩm. Thiết bị chứa nước phải được thiết kế phù hợp cho việc dự trữ và sử dụng hợp vệ sinh. Nếu sử dụng nước hồi lưu, phải xử lý và duy trì sao cho đảm bảo an toàn, không gây ô nhiễm thực phẩm. quá trình xử lý phải được kiểm soát bằng các biện pháp hữu hiệu. Đại học kinh tế Huế Hệ thống nhà vệ sinh phải đầy đủ, được bố trí ở các vị trí thuận tiện cho tất carmoij người trong cơ sở có đầy đủ thiết bị đảm bảo vệ sinh. Trung bình tối thiểu 25 người phải có 01 nhà vệ sinh. Khu vực vệ sinh phải có hệ thống chiếu sáng và hệ thống thông gió, hệ thống thoát nước dễ dàng loại bỏ chất thải và đảm bảo vệ sinh. Nhà vệ sinh phải được xây dựng sao cho hướng gió chính không thổi từ khu vực nhà vệ sinh sang khu vực chế biến. Khu vực nhà vệ sinh phải cách ly hoàn toàn và mở cửa không được hướng vào khu vực chế biến và phải có bồn rửa tay; có bảng chỉ dẫn “rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh” đặt ở vị trí dễ nhìn ngay khi mở cửa ra khỏi chỗ vệ sinh. 1.2.2. Nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động Trong hoàn cảnh nền kinh tế càng ngày càng phát triển thì ý thức con người cũng ngày được nâng cao. Từ những con người coi trọng thu nhập chuyển dần sang coi trọng tính chất công việc và môi trường làm việc. Họ cân nhắc rất kỹ về vấn đề công việc có phù hợp hay không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm sinh lý hay không? Có thoải mái trong quá trình làm việc hay không rồi mới đưa ra quyết định của mình. Trong công việc thì không tránh khỏi có những công việc nhẹ nhàng, có những công việc khó khăn, có những công việc nguy hiểm và những công việc không nguy SVTH: Lê Thị Tuyết 16
  27. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng hiểm, công việc tiếp xúc với môi trường độc hại và không độc hại, vì vậy, có những tổn thương về tâm-sinh lý lao động là không thể nào tránh khỏi. Do không thể ngăn chặn được hoàn toàn nên vì thế chúng ta chỉ có thể cái thiện hơn nữa để giảm mức độ ảnh hưởng đến người lao động. Yếu tố tâm – sinh lý: gánh nặng về thể lực, căng thẳng về thần kinh – tâm lý, căng thẳng về thần kinh – giác quan - Sự căng thẳng về thể lực: Một cảm giác căng thẳng và dồn ép. Áp lực với cường độ phù hợp có thể là một điều tốt và có thĐạiể có lợi íchhọc trong công kinh việc và s ứtếc kh ỏHuếe. Nó giúp tăng hiệu suất vận động thể thao. Nó cũng có vai trò trong động lực, thích nghỉ và phản ứng với môi trường xung quanh. Tuy nhiên đó là ở một mức độ phù hợp, nếu vượt qua ngưỡng này thì có thể dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng và đặc biệt có hại. Căng thẳng có thể phát sinh từ hai phía đó là bên ngoài môi trường sống và từ cách nhìn nhận vấn đề của bản thân. Tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến ảnh hưởng thể lực của người lao động, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, tiêu hóa, cơ khớp và thậm chí là cả cơ thể. - Sự căng thẳng về thần kinh là những phản ứng sinh lý và cảm xúc xuất hiện khi những tính chất và yêu cầu của công việc không phù hợp về thể lực và tâm thần của người lao động. Căng thẳng về thần kinh lâu ngày sẽ kéo theo đó sự trì trệ như: khả năng làm việc sút kém, chóng mệt, hiệu quả làm việc thấp, dễ bị kích động, hay nổi nóng, gắt góng, đau đầu, mất ngủ gây sụt giảm trí nhớ - Nhịp độ lao động là tốc độ của một thao tác trong quá trình làm việc. khi làm việc với một nhịp độ không phù hợp sẽ gây tác động như: gây mệt mỏi cơ bắp, ảnh hưởng suy nhược thần kinh, công việc buồn chán đơn điệu gây áp lực cho tinh thần làm việc khiến bản thân uể oải không muốn tiếp tục. - Trạng thái và tư thế lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thể chất và tinh thần của NLĐ. Tư thế lao động bắt buộc là trong quá trình làm việc, NLĐ phải giữ nguyên một tue thế để tránh ảnh hưởng đến công việc sản xuất. SVTH: Lê Thị Tuyết 17
  28. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Tư thế thoải mái là trong quá trình làm việc, NLĐ có thể thay đổi từ tư thế này đến tư thế khác mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất. Tùy theo tính chất công việc phù hợp với từng tư thế lao động khác nhau mà NLĐ nên linh hoạt hơn với tư thế làm việc của mình để có thể đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động tuyệt vời nhất. Bên cạnh đó muốn làm được như vậy thì cũng cần có sự quan tâm giúp đỡ của người sử dụng lao động bằng cách chấp thuận cho NLĐ có thể linh hoạt trong tư thế làm việc. - Tính đơn điệu trong lao động là trạng thái hoạt động lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần gây cĐạiảm giác nhàmhọc chán, kinh gây cảm giác tếức chHuếế. Đơn điệu trong công việc làm ảnh hưởng đến cảm nhận của người lao động đối với tính chất công việc mình làm chuyển từ hào hứng sang chán nản, cảm nhận về thời gian cũng bị ảnh hưởng, gây cảm giác buồn ngủ. 1.2.3. Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học Ngày nay nhu cầu thẩm mỹ trong tổ chức môi trường lao động phải được nâng cao cho phù hợp với sự tiến bộ về kinh tế xã hội của từng vùng. Nó không những là " bộ mặt " của xí nghiệp mà còn tạo ra một không gian chuyên nghiệp kích thích niềm vui, sự thỏa mãn, tự hào của công nhân đối với môi trường lao động của công ty mình từ đó nâng cao hiệu quả lao động và uy tín của xí nghiệp, công ty. Nghe có vẻ như đây là điều kiện chả mấy liên quan đến vấn đề sản xuất nhưng hoàn toàn ngược lại, nó có ảnh hưởng không hề nhỏ đến sức khỏe và năng suất lao động. Các yếu tố này phản ánh cảm xúc và hứng thú làm việc của người lao động. đó là cấu trúc không gian nơi làm việc, bố cục màu sắc, âm thanh và sự hài hòa của máy móc thiết bị, bầu không khí tập thể lao động, tâm lý nghề nghiệp, Sự bố trí không gian sản xuất phù hợp với thẩm mỹ công nghiệp, với một không gian bố trí hài hòa phù hợp thì NLĐ sẽ có cảm giác thư giản trong khi làm việc. Khi cảm giác không thoải mái thường gây những cảm giác bất bình khó chịu trong khi làm việc. Gây ức SVTH: Lê Thị Tuyết 18
  29. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng chế tinh thần, hay phàn nàn, giảm năng suất làm việc, nghiêm trọng hơn nữa là gây ra các hành vi phá hoại hoặc gây bất đồng trong tổ chức Theo phân tích trong tài liệu Tổ chức môi trường lao động của Ngô Thế Thi: Nhu cầu thẩm mỹ trong môi trường lao động là thuộc văn hóa lao động không những nó thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong quá trình lao động mà còn là giá trị sử dụng của công trình trong môi trường kỹ thuật và không gian lao động. Chính sự kết hợp và hoàn thiện các yếu tố đó giúp phát triển nhân cách người lao động trong quá trình sản xuất. Theo kết quả nghiên cứu xã hội học cho thấy sự phát triển nhu cầu văn hóaĐại thể hiệ nhọcở hai điể m:kinh tế Huế - Niềm vui với thành quả lao động, biểu hiện ở sự thỏa mãn và tự hào với công việc, với môi trường lao động, sản phẩm và uy tín của xí nghiệp, công ty. -Nguyện vọng nâng cao mức sống vật chất, tinh thần. + Nhu cầu thẩm mỹ của người lao động thể hiện qua các mặt: -Tổ chức hợp lý quá trình lao động và mối quan hệ con người trong quá trình lao động. -Tổ chức tốt các điều kiện lao động: Làm đẹp môi trường, không gian chỗ làm việc, kể cả chỗ nghỉ ngơi, các tiện nghi phục vụ sinh hoạt và phục vụ công cộng khác. - Chất lượng cao của sản phẩm, công cụ lao động, thiết bị công nghệ, quần áo lao động và những phương tiện khác. Bố trí không gian sản xuất: theo TS Nguyễn Thị Minh An (quantri.vn biên tập và hệ thống hóa) thì bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là việc tổ chức,sắp xếp và định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất được sử dụng để sản xuất ra vật chất hoặc dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường. - Âm nhạc chức năng: Theo các nhà sinh lý học, hoạt động của hệ thần kinh và bắp thịt của con người thường có một nhịp điệu nhất định, nhất là những công việc nặng nhọc căng thẳng. SVTH: Lê Thị Tuyết 19
  30. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Âm nhạc có thể giúp con người tạo nên nhịp điệu này, điều chỉnh sự co bóp của tim, huyết áp, hơi thở, tăng cường trí giác, trí nhớ, tư duy, gây hào hứng hoặc làm sâu sắc khuynh hướng tình cảm của con người. Chính vì vậy, trong quá trình làm việc, người ta sử dụng loại âm nhạc chức năng dùng cho người lao động tùy theo chứ năng công việc của họ. Âm nhạc phát đúng lúc, đúng chỗ đúng liều lượng sẽ có tác dụng tăng sự hào hứng, làm dịu thần kinh và chống lại sự mệt mỏi, uể oải. - Màu sắc Mắt bình thường có thể phân biệt 120 màu sắc khác nhau do hệ số sắc phản chiếu sáng của chúngĐại ta khác nhau.học Hệ sốkinhphản chiế utế cao hayHuế thấp có thể gây ra ở con người những cảm giác lạnh lẽo, mát mẻ, ấm áp, nóng nực, kích thích suy nghĩ hay kích thích để phân biệt đồ vật một cách nhanh chóng hay dùng trong an toàn lao động. Cách sử dụng màu sắc và phối hợp màu sắc ở khu vực làm việc là vô cùng quan trọng, vừa thể hiện sự đẳng cấp của công ty vừa tạo cảm giác thoải mái cho người lao động, kích thích cảm giác say mê làm việc. - Cây xanh và cảnh quan môi trường: Cây xanh và cảnh quan môi trường xung quanh là yếu tố đóng vai trò không những tôn thêm vẻ đẹp cho công ty mà còn giúp môi trường lao động trở nên thân thiện hơn với tự nhiên. Bên cạnh việc giúp điều hòa không khí thì nó còn tạo cảm giác mát mẻ, thoải mái cho người lao động, có tác dụng vệ sinh, nâng cao hiệu quả công việc, phát huy tính sáng tạo do tâm hồn luôn giữ được thoải mái. Một nghiên cứu năm 2010 đã ghi nhận các mức độ giảm đáng lưu ý trong các văn phòng có cây xanh như: + Giảm áp lực làm việc: Giảm căng thăng lo âu 37%, giảm mức độ tức giận, thù địch 44%, giảm trầm cảm chán nản 58%, giảm mệt mỏi 38%. Không gian làm việc sẽ trở nên nhẹ nhàng và tươi tắn hơn nếu có sự góp mặt của cây xanh. Ngoài tác dụng cải thiện tâm lý làm việc nó còn tác động tích cực đến sức khỏe làm giảm chứng hạ huyết áp. SVTH: Lê Thị Tuyết 20
  31. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng + Giảm nghỉ bệnh và vắng mặt: theo số liêụ báo cáo, ở những nơi làm việc có cây xanh, số nhân viên vắng mặt giảm tới 50%, số nghỉ bệnh giảm đi 30%. Số lượng nhân viên vắng mặt không những ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc mà còn cả những chi phí tổn thất do việc nghỉ phép dài ngày. + Tăng hiệu quả công việc: hiệu quả công việc được tăng lên rất nhiều trong văn phòng làm việc có nhiều cây xanh. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhân viên ít mắc lỗi hơn, tiến độ công việc được hoàn thành sớm hơn, hiệu suất của nhân viên làm việc trên máy tính tăng từ 10%-15%. Sự tập trung cao độ có thể là do sự giảm thiểu khi CO2 ra không Đạikhí nhờ quáhọc trình quang kinh hợp củ a tếcây xanh.Huế + Giảm tiếng ồn: Một lợi ích của cây xanh mà ít người biết tới đó là tác dụng giảm tiếng ồn trong không khí, từ đó có thẻ giúp bạn tập trung hơn vào công việc của mình. 1.2.4. Nhóm các nhân tố thuộc tâm lý xã hội Trong lịch sử phát sinh, phát triển loài người có một thực tế đã được chứng minh, con người không tồn tại và hoạt động một cách đơn lẻ mà luôn gắn vào các nhóm xã hội. Hoạt động và giao tiếp trong nhóm là nhu cầu không thể thiếu của con người ngay từ khi sinh ra đến những năm tháng cuối cùng của cuộc đời. Theo A.Comte (1798 – 1857), ông cho rằng cá nhân là một thực thể xã hội, không có con người biệt lập, không có con người phi xã hội. Như vậy nhóm nảy sinh cũng là một đòi hỏi tất yếu từ phía con người. Trong hoạt động lao động sản xuất cũng vậy, việc con người liên kết lại với nhau thành những nhóm, tập thể để cùng nhau tiến hành những hoạt động lao động chung cũng là một tất yếu khách quan. Đặc biệt ngày nay khi khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, quá trình phân công lao động và chuyên sâu hóa lao động ngày càng sâu sắc, hình thái sản xuất dây chuyền được áp dụng vào trong quá trình làm ra sản phẩm lao động, do vậy người lao động trong quá trình sản xuất đó không thể hoạt động riêng lẻ mà buộc phải liên kết với nhau thành những nhóm, tập thể sản xuất. Việc các cá nhân kết lại với nhau thành nhóm, tập thể trong quá trình lao động sản xuất không ngoài mục đích là làm ra ngày càng nhiều sản phẩm lao động hơn và làm giàu hơn SVTH: Lê Thị Tuyết 21
  32. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nhân cách của chính bản thân mình. Trong lĩnh vực sản xuất thì tập thể làm việc hiệu quả hơn so với từng người một riêng lẻ. Giúp những người trong tập thể có những trải nghiệm và học hỏi được nhiều điều mới mẻ hơn. Trong một tập thể lao động thì bầu không khí tâm lý trong tập thể đó có một ý nghĩa quan trọng, nó quyết định sự phát triển, cố kết hay xung đột của các thành viên trong tập thể. Bầu không khí tâm lý là một khái niệm của tâm lý học xã hội, hiện có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy theo cách tiếp cận của các nhà tâm lý học, tuy nhiên, phần lớn mọi ngườiĐạiđều thống học nhất chung kinh quan điểm tế cho rằng:Huế Bầu không khí tâm lý là trạng thái tâm lý của tập thể, nó thể hiện sự phức hợp tâm lý xã hội, sự tương tác giữa các thành viên và mức độ dung hợp các đặc điểm tâm lý trong quan hệ liên nhân cách của họ, là tính chất của mối quan hệ qua lại giữa mọi người trong tập thể , là tâm trạng chính trong tập thể, cũng như sự thỏa mãn của người công nhân đối với công việc được thực hiện. Như vậy, qua định nghĩa trên, chúng ta thấy rằng bầu không khí tâm lý trong một tập thể sản xuất có mối quan hệ chặt chẽ với các mối quan hệ người- người được diễn ra trong tập thể, trong quá trình lao động sản xuất và tổ chức lao động của tập thể. Chính vì vậy trong tổ chức doanh nghiệp nếu muốn năng suất lao động được nâng cao thì nhân viên cần phối hợp với nhau một cách ăn ý, cần có mối quan hệ thân thiết hòa đồng tại công ty, phải biết cùng nhau chia sẻ công việc mỗi lúc khó khăn, quản lý cũng cần thấu hiểu nhân viên và rút ngắn khoảng cách giữa hai bên, phải biết lắng nghe ý kiến của tất cả nhân viên, công bằng, bình đẳng không kỳ thị hay phân biệt giữa các nhân viên, 1.2.5. Nhóm các nhân tố thuộc về điều kiện sống của người lao động Ngoài các nhân tố trên thì nhóm nhân tố điều kiện sống của người lao động cũng có tác động không nhỏ đến người lao động. Các yếu tố như là thời gian làm việc, chế độ phúc lợi, thu nhập hàng tháng, chương trình du lịch, thể thao giải trí tại công ty, SVTH: Lê Thị Tuyết 22
  33. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Thời gian làm việc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người lao động, thời gian làm việc và nghỉ ngơi phải được bố trí hợp lý để đảm bảo sức khỏe của NLĐ ở mức tốt nhất thì hiệu quả làm việc mới cao được. Theo điều 104 Bộ luật lao động về thời gian làm việc: “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong ngày hoặc quá 48 giờ trong một tuần. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc theo tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết. Thời giờ làm việc hàng ngày được rút ngắn từ một đến hai giờ đối với những người làm việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động- thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.” 1.3. Mô hìnhĐại nghiên học cứu kinh tế Huế Theo Đỗ Minh Cương (1996) điều kiện lao động bao gồm 4 nhóm nhân tố gồm nội dung: nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về tâm sinh lý xã hội và nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động. Điều kiện lao động Nhóm nhân Nhóm nhân Nhóm nhân Nhóm nhân tố thuộc về tố thuộc về tố thuộc về tố vệ sinh y tế tâm sinh lý tâm lý xã hội thuộc về lao động thẩm mỹ học Sơ đồ 1.1. Mô hình lý thuyết các nhóm nhân tố trong điều kiện lao động của PGS.TS Đỗ Minh Cương Qua quá trình nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu khoa học liên quan do có nhiều điểm tương đồng và phù hợp nên tôi đã quyết định tham khảo mô hình nghiên cứu trong khóa luận của Huỳnh Thị Sen trong đề tài “ Cải thiện điều kiện SVTH: Lê Thị Tuyết 23
  34. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng lao động trong Công ty Cổ phần Liên Minh” và chỉnh sửa để phù hợp theo đề tài nghiên cứu của mình. Mô hình nghiên cứu Huỳnh Thị Sen đề xuất có 5 nhóm nhân tố bao gồm: nhóm nhân tố tâm sinh lý lao động; nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế, nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội, nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động và nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người lao động. Tham khảo và chỉnh sửa mô hình lý thuyết này mô hình mà tôi đưa vào nghiên cứu gồm có 5 biến độc lập để đo lường biến phụ thuộc là kết quả làm việc của lao động trực tiếp. Mô hình Đạinghiên c ứuhọc được gi ảkinhi thích như sau:tế Huế Hình tròn ở giữa thể hiện biến phụ thuộc là kết quả làm việc của lao động trực tiếp tại Công ty. Năm hình bầu dục xung quanh là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc gồm : + Nhóm nhân tố thuộc về vệ sinh y tế. + Nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội. + Nhóm nhân tố thuộc về thẩm mỹ học lao động. + Nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người lao động. + Nhóm nhân tố thuộc thuộc tâm lý xã hội. SVTH: Lê Thị Tuyết 24
  35. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Nhóm nhân tố Nhóm nhân tố thuộc về vệ thuộc tâm lý xã sinh- y tế hội Kết quả làm việc của lao động trực tiếp Nhóm nhân tố Nhóm nhân tốĐại học kinh tế Huế thuộc về thẩm thuộc về tâm mỹ học lao sinh lý lao động động Nhóm nhân tố thuộc điều kiện sống của người lao động Sơ đồ 1.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài 1.4. Thực trạng điều kiện lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay Theo ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê công nghiệp, tổng cục thống kê cho biết: các doanh nghiệp Việt Nam có đến trên 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó gần 60% doanh nghiệp có quy mô rất nhỏ, vốn cũng như điều kiện kỹ thuật rất lạc hậu. Do đó hiệu quả kinh doanh cũng chưa cao đã ảnh hưởng đến lợi nhuận. Từ đó, ta có thể thấy rằng do các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ, vốn đầu tư ít, manh mún nên ít có điều kiện đầu tư cho điều kiện lao động. Nhằm tiết kiệm chi phí thì một số cơ sở không thể đáp ứng đủ cho việc đầu tư trang thiết bị cải thiện môi trường làm việc, dụng cụ bảo hộ lao động. Một lượng lớn lao động phải làm việc trong điều kiện không đảm bảo, các thông số về ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn quá cao vượt ngưỡng chấp nhận được. Vì vậy, ngoài các vụ tai nạn lao động thì còn khá SVTH: Lê Thị Tuyết 25
  36. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng nhiều người bị mắc bệnh nghề nghiệp, tổn thương sức khỏe, tâm lý và ảnh hưởng lớn đến năng suất kết quả lao động. Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, tại Việt Nam điều kiện lao động kém an toàn, rủi ro, gây ra những thiệt hại lớn về người và của. Theo thông báo số 1152/TB-LĐTBXH thì báo cáo của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 trên toàn quốc xảy ra 7981 vụ tai nạn lao động làm 8251 người bị nạn trong đó: + Số vụ tai nạn lao động chết người: 799 vụ. + Số vụ taiĐại nạn lao họcđộng có trênkinh 2 người btếị nạn: Huế 106 vụ. + Số người chết: 862 người + Số người bị thương nặng là: 1952 người + Số nạn nhân là lao động nữ: 2371 người Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, cả nước cũng đã xảy ra hơn 4000 vụ tại nạn làm 418 người chết. Theo phân tích từ 202 biên bản điều tra tai nạn lao động chết người thì nguyên nhân do người sử dụng lao động chiến 41,1% cụ thể như sau: + Người sử sụng lao động không xấy dựng quy trình, biện pháp làm việc an toàn chiếm 17,8% tổng số vụ + Thiết bị không đảm bảo an toàn lao động chiếm 8,4% tổng số vụ + Người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động hoặc huấn luyện ATLĐ chưa đầy đủ cho lao động chiếm 11,4% tổng số vụ. + Do tổ chức lao động và điều kiện lao động chiếm 3% tổng số vụ + Do người sử dụng lao động không trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân trong lao động chiếm 1,5% SVTH: Lê Thị Tuyết 26
  37. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Nguyên nhân do người lao động chiếm 17,3%, cụ thể: + Người lao động bị nạn vi phạm quy trình quy chuẩn an toàn lao động chiế. 15,3 % tổng số vụ + Người lao động không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân chiếm 2% tổng số vụ. Còn lại 40,6% là các vụ TNLĐ do những nguyên nhân khác. Đại học kinh tế Huế Năm 2016 cả nước có khoảng 8000 vụ tai nạn lao động( nguồn Internet) Về điều kiện vật chất: tình trạng nhà xưởng không phù hợp với công nghệ sản xuất. đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài nhà nước việc tận dụng nhà ở làm xưởng sản xuất rất phổ biến. Nên tình trạng là NLĐ phải làm việc trong môi trường chật chội, ẩm thấp, không thông thoáng, vì vậy vấn đề nâng cấp, sữa chữa nhà xưởng là một vấn đề đáng lưu ý trong cải thiện điều kiện lao động. Về vấn đề ý thức: con người chưa thực sự chú trọng đến điều kiện lao động, môi trường lao động nên còn thờ ở trước những điều đó. Người sử dụng lao động chưa chịu trách nhiệm đến nơi đến chốn việc nâng cao nhận thức cho NLĐ, không có tinh thần tự giác trong việc khắc phục điều kiện lao động sao cho phù hợp. NLĐ thì làm việc mang tính tạm thời không được đào tạo bài bản, không có chuyên môn nghiệp vụ cao. Vì vậy, nên NLĐ sẵn sàng làm việc trong môi trường không đảm bảo gây ra những hậu quả không lường được về sức khỏe, tâm lý và tinh thần. SVTH: Lê Thị Tuyết 27
  38. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Theo thống kê từ Bộ Lao động, Thương binh và xã hội thì năm 2016 có đến 799 vụ tai nạn chết người nhưng trong đó chỉ có 202 vụ lao động chết người có biên bản điều tra. Từ đó ta có thể thấy tinh thần không tự giác còn tránh né trong việc thực thi pháp luật dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc tổng hợp thông tin. Cần phải được khắc phục nhanh chóng. Muốn tình hình kinh tế phát triển thì chúng ta phải cải thiện ngay từ bên trong. Trước hết phải nâng cao nhận thức cho con người, sau đó chú trọng vào việc coi trọng ATVSLĐ. Phải có xử phạt nghiêm minh đối với các tổ chức và cá nhân vi phạm để từ đó con người trĐạiở nên có tráchhọc nhiệ mkinh hơn với hành tế đ ộHuếng của mình. SVTH: Lê Thị Tuyết 28
  39. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG CHO LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MDF VRG QUẢNG TRỊ 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Tên công ty: công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị Tên nước ngoài: MDF VRG – Quảng Trị Wood Jointstock Company Đại học kinh tế Huế Logo: Địa chỉ: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị Điện thoại: (84.53)3566978 Fax:(84.53)3560482 Email: mdfquangtri@mdfquangtri.vn Website:www.mdfquangtri.vn Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3003000054 ngày 28/10/2005 do Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cấp và được sửa đổi lần thứ 06 3200228141 ngày 14/10/2013 Vốn điều lệ đăng ký: 344.460.000.000 đồng Vốn điều lệ thực góp: 344.459.970.000 đồng Trong đó: Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam góp 75,79% vốn điều lệ, Công ty Cao Su Tân Biên góp 9,78% vốn điều lệ, Công ty Cao Su Quảng Trị góp 10,32% vốn điều lệ. cá nhân góp 4,12% vốn điều lệ. SVTH: Lê Thị Tuyết 29
  40. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Ngành nghề kinh doanh của công ty là sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực gỗ nhân tạo MDF. Trồng, mua bán, khai thác nguyên liệu để sản xuất gỗ nhân tạo MDF, kinh doanh xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, các sản phẩm sản xuất từ gỗ, hàng nông sản, lâm sản. Mua bán và xuất nhập khẩu máy móc thuết bị , dụng cụ dùng để sản xuất gỗ, kinh doanh đầu tư chứng khoán. Sản phẩm công ty là các loại gỗ MDF ở các kích thước 1.220x2.440mm, chiều dày từ 8 – 50mm, phù hợp cho việc gia công chế biến đồ gỗ gia dụng, đồ trang trí nội thất, phục vụ cho nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường thế giới. Tuy nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nguyên liệu (gỗ tràm, gỗ bạchĐại đàn) nên họcsong song kinh với việc tìmtế ngu Huếồn thu mua gỗ từ các nông lâm trường thì Công ty còn có nhiệm vụ kết hợp hữu hiệu với các cơ quan hữu quan trong công tác phát triển trồng rừng. Dây chuyền thiết bị chính sản xuất gỗ MDF của công ty Cổ phần gỗ MDF Quảng Trị là dây chuyền nhập ngoại của hãng Maschinenfabrik Dieffenbacher GmbH&Co.KG – Cộng hòa Liên Bang Đức. Với công suất 60.000 m3/ năm, đây là một trong những nhà máy có công suất lớn nhất Đông Nam Á. Nhà máy hoạt động đã tạo được việc làm cho hơn 200 công nhân, kỹ sư, cao đẳng trực tiếp đứng ca sản xuất, hàng ngàn hộ nông dân và các lâm trường trong công tác trồng rừng nguyên liệu phục vụ cho Nhà máy. Trong năm 2006 sản xuất chưa đến 50% công suất, sản phẩm sản xuất ra không ổn định chất lượng, hư hỏng nhiều, nguyên liệu tiêu hao lớn, chất thải không xử lý được nên càng ngày càng gây ô nhiễm môi trường. Năm 2007 công ty phải thuê chuyên gia Hàn Quốc tư vấn về kỷ thuật - công nghệ sản xuất nhưng không cải thiện được nhiều. Sản xuất chỉ đạt đến 70% công suất, chất lượng không ổn định, vấn đề môi trường chưa được xử lý. Kể từ năm 2008, sau khi các chuyên gia về nước, toàn thể CBCNV công ty đặc biệt là đội ngũ Kỷ thuật của công ty vừa sản xuất vừa nghiên cứu nắm bắt ứng dụng công nghệ, vừa cải tiến kỷ thuật. SVTH: Lê Thị Tuyết 30
  41. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Đến năm 2009 cán bộ kỷ thuật của công ty đã hoàn toàn làm chủ công nghệ dây chuyền sản xuất ván MDF và đưa công suất hoạt động trên 100% công suất thiết kế. Bên cạnh sản xuất công ty đã thuê các chuyên gia đầu ngành về môi trường nghiên cứu, tìm tòi nhiều phương pháp xử lý từ vi sinh đến hoá học cùng với đội ngũ cán bộ của công ty nhiệt tình học hỏi, nghiên cứu chuyên sâu về môi trường nhằm xử lý chất thải của nhà máy đạt mức tối ưu nhất. Sang năm 2010 công ty phát triển vượt bậc về mọi mặt từ khâu sản xuất tiết giảm nguyên nhiên vật liệu, cải tiến kỹ thuật hoàn thiện dây chuyền sản xuất cũng như mở rộng thị trường tiêu thụ đặc biệt là thị trường xuất khẩu chiếm 15% doanh số tiêu thụ góp phần thúcĐại đẩy tăng họctrưởng vư kinhợt bậc về mtếục tiêu Huế lợi nhuận so với năm trước và vượt mục tiêu kế hoạch 50%. Nhìn chung, Công ty Cổ phần gỗ MDF VRG Quảng Trị đã vượt qua được những khó khăn, thử thách lớn trong giai đoạn mới thành lập và đang từng bước lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng của công ty - Tăng cường xây dựng mối quan hệ thân ái, phát huy tính dân chủ, nâng cao tinh thần làm việc hăng say và có trách nhiệm cao của mỗi cán bộ công nhân trong quá trình xây dựng phát triển công ty. - Sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực gỗ nhân tạo MDF - Công ty CP gỗ MDF VRG Quảng Trị tổ chức sản xuất theo quy trình công nghệ kép kín từ gỗ nguyên liệu - băm dăm - làm sạch dăm - nghiền - sấy - trải thảm định hình - ép sơ bộ - ép chính - xử lý ván thô - chà bóng - nhập kho. - Giải quyết vấn đề thất nghiệp trong xã hội. - Cung cấp sản phẩm, hàng hóa cho khách hàng SVTH: Lê Thị Tuyết 31
  42. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng - Xác lập mối quan hệ làm trước khoa học của bộ máy quản lý điều hành nhằm hoàn thiện nhiệm vụ được giao với kết quả cao nhất. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty - Thưc hiện kế hoạch nâng cao hiệu quả kinh tế mở rộng hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của xã hội. - Nhiệm vụ thiết yếu của công ty phải tiến hành là khởi động vận hành có hệ thống sức người, sức của hiện có nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, năng cao đời sống của cán bộ trong công ty - Khai thácĐại và tận họcdụng những kinh tiềm năng tế hiện Huế có một cách triệt để nhằm tăng doanh số và lợi nhuận đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Hoạt đông kinh doanh đúng với ngành nghề đã đăng ký. - Đảm bảo chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đăng ký. - Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy SVTH: Lê Thị Tuyết 32
  43. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNGĐại GIÁM ĐỐ Chọc kinh tế Huế PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG PHÒNG PHÒNG TỔ TÀI PHÒNG PHÒNG PHÒNG ĐẢM CHỨC- CHÍNH - KINH KỸ NGUYÊN BẢO HÀNH KẾ DOANH THUẬT LIỆU CHẤT CHÍNH TOÁN LƯỢNG XƯỞNG PALET - XƯỞNG MDF XƯỞNG NHỰA UF DỰ ÁN ĐẦU TƯ MỘC LD – LK XƯỞNG NHỰA UF Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức Nguồn: Công ty CP Gỗ MDF VRG – Quảng Trị 2.1.4. Chức năng nhiệm vụ của các bộ phận- phòng ban Đại hội đồng Cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, họp ít nhất mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ quyết SVTH: Lê Thị Tuyết 33
  44. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng định những vấn đề được Luật pháp và Điều lệ Công ty quy định. ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua Báo cáo tài chính kiểm toán hàng năm, Báo cáo của Ban Kiểm soát, Báo cáo của Hội đồng quản trị, Kế hoạch phát triển dài hạn và ngắn hạn của Công ty và các vấn đề khác quy định tại Điều lệ Công ty Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông. Quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị do luật pháp, Điều lệ, các quy chế nội bộ của Công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông quy định. Hội đồng quản trị của Công ty có 05 thành viên, nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm (05) năm và nhiệm kỳ của thành viên HộiĐại đồng qu ảhọcn trị không kinh quá năm (05) tế năm. Huế Ban kiểm soát Ban Kiểm soát là cơ quan có chức năng hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc, Ban Kiểm soát do ĐHĐCĐ bầu ra và thay mặt ĐHĐCĐ giám sát mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, báo cáo trực tiếp ĐHĐCĐ. Ban Kiểm soát có 3 thành viên và có nhiệm kỳ 5 năm. Ban Tổng Giám đốc Bao gồm Tổng giám đốc và các phó Tổng giám đốc, do HĐQT quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty và là người điều hành cao nhất mọi hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty. Cơ cấu Ban Tổng Giám đốc hiện tại như sau: Phòng Tổ chức - Hành chính Tham mưu tổ chức quản lý, công tác nhân sự, đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật cho CBCNV-LĐ, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ. Tham mưu đề xuất chi phí hoạt động doanh nghiệp hàng năm, theo dõi và quản lý chi phí hoạt động, chi phí hành chính của Công ty.Xây dựng quy chế tuyển dụng và tham mưu bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu phát triển của Công ty. Nghiên cứu, tối ưu hoá công tác tổ chức bộ máy quản lý điều hành, định mức lao động, định mức chi phí. Xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực dài hạn gắn với quy hoạch đào tạo lâu dài phù hợp với kế hoạch phát triển của Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch, sổ BHXH, sổ lao SVTH: Lê Thị Tuyết 34
  45. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng động của CBCNV-LĐ trong toàn Công ty, giải quyết chế độ về lao động theo quy định. Là thành viên thường trực Hội đồng kỷ luật, Hội đồng thi đua Công ty. Phòng Tài chính - Kế toán Lập kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn của Công ty. Triển khai thực hiện công tác kế toán tài chính đã được duyệt và tổ chức thực hiện giám sát các khoản thu - chi tài chính Công ty. Kiểm tra, kiểm soát hồ sơ dự toán, hợp đồng, hồ sơ thanh quyết toán các dự án đầu tư, các công trình, hồ sơ mua - bán. Quản lý phần vốn đầu tư của Công ty vào các doanh nghiệp khác (nếu có). Tổng hợp giá trị đầu tư, chi phí kết quả kinh doanh theo hàng kỳ. Tổ chức hạch toán kế toán các khoản thu - chi tài chính Công ty đúng Pháp lệnhĐại Kế toán họcthống kê Nhàkinh nước và tế Quy chHuếế quản lý tài chính Công ty ban hành kèm theo quyết định số 02.06/QĐ-CTCP ngày 18/01/2006 của Chủ tịch HĐQT Công ty. Ghi chép, phản ánh kịp thời và có hệ thống sự diễn biến của nguồn vốn vay, vốn chủ sở hữu. Sử dụng các nguồn vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt. Theo dõi công nợ Công ty và đề xuất kế hoạch thu - chi tiền mặt và các hình thức thanh toán khác. www.mbs.com.vn 17 Thực hiện quyết toán quý, 6 tháng, năm theo đúng tiến độ. Theo dõi, quản lý và kiểm tra chi phí đầu tư cho từng hạng mục công trình, dự án trồng và liên doanh rừng nguyên liệu cho Công ty. Lập và theo dõi kế hoạch huy động, sử dụng và quản lý các nguồn vốn. Phòng Kinh doanh Nghiên cứu thị trường tiêu thụ hàng hoá MDF, nghiên cứu khách hàng. Nghiên cứu tìm kiếm nhà cung cấp vật tư, thiết bị Theo dõi giá cả hàng hoá, vật tư, giá thành sản phẩm để đề xuất giá bán hợp lý. Tổ chức mạng lưới Marketing, đàm phán các hợp đồng theo chương trình, kế hoạch với đối tác đã được lựa chọn và phê duyệt. Kiểm soát việc thực hiện các nội dụng hợp đồng mua - bán đã ký. Cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên liệu đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và đầu tư với giá cả tốt nhất. Nghiên cứu phát triển những mặt hàng để mở rộng kinh doanh. Phòng Kỹ thuật Xây dựng kế hoạch hoạt động SXKD hàng năm của Công ty. Giúp Tổng giám đốc điều hành việc thực hiện kế hoạch sản xuất, an toàn lao động (ATLĐ), vệ sinh SVTH: Lê Thị Tuyết 35
  46. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng công nghiệp, vệ sinh môi trường đạt hiệu quả. Thống kê, phân tích hiệu quả SXKD tháng, quý, năm báo cáo Tổng Giám đốc và HĐQT. Đề xuất điều chỉnh các định mức kinh tế kỹ thuật nhằm tiết kiệm và hạ giá thành sản phẩm. Chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về thực hiện kế hoạch sản xuất và chất lượng sản phẩm. Chủ động nghiên cứu và tìm cách khắc phục sự cố hỏng hóc máy móc thiết bị. Xây dựng kế hoạch bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị. Xây dựng quy trình vận hành và kiểm tra, giám sát quy trình vận hành máy móc thiết bị. Dự báo và lên kế hoạch các loại vật tư, thiết bị thay thế. Chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ kỹ thuật, bảo đảm an toàn, bí mật công nghệ, bí mật sản xuất. Tham gia tổ chức nghiệm thu các quy trình, hạng mục công trình lắpĐại đặt máy móchọc thiết bkinhị để hoàn thitếện h ồHuếsơ thanh quyết toán và đưa vào phục vụ sản xuất. Có biện pháp tìm ra những giải pháp cải tiến kỹ thuật, tối ưu hoá dây chuyền, hạn chế các tiêu hao vật tư nguyên liệu, đảm bảo ATLĐ, vệ sinh môi trường. Chủ động nghiên cứu đề ra biện pháp trình Lãnh đạo Công ty giảm thời gian dừng máy, ổn định năng suất, chất lượng sản phẩm. Phòng Nguyên liệu (phát triển rừng nguyên liệu) Tập trung nghiên cứu, tìm kiếm quỹ đất để liên doanh liên kết trồng rừng phục vụ SXKD Công ty. Tính toán đề xuất các phương án liên doanh, liên kết trồng rừng. Kiểm tra, theo dõi tiến độ, chất lượng rừng trồng, đề xuất giải ngân phù hợp với tiến độ, chất lượng rừng trồng theo đúng hợp đồng. Quản lý hồ sơ, tài liệu, hợp đồng liên quan đến các hợp đồng Liên doanh - Liên kết. Tìm kiếm đất, chuẩn bị các thủ tục để Công ty chủ động thuê đất trồng rừng dài hạn đảm bảo nguyên liệu cho nhà máy sản xuất. Nghiên cứu đề xuất giá thu mua nguyên liệu, củi đốt Khai thác, thu mua gỗ nguyên liệu cho Công ty. Quản lý đội bốc xếp. Bộ phận (phòng) đảm bảo chất lượng Chịu trách nhiệm thí nghiệm, kiểm tra chất lượng của nguyên liệu, vật tư, thiết bị, hoá chất đầu vào phục vụ quá trình sản xuất. Ký nghiệm thu hàng hoá thiết bị mua về, sản phẩm sản xuất ra để nhập kho đúng chất lượng. Kiểm tra chất lượng gỗ nguyên liệu, việc phối trộn các loại gỗ; nắm công nghệ sản xuất, kiểm tra các tính chất của sợi, SVTH: Lê Thị Tuyết 36
  47. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng gỗ MDF. Đảm bảo sản xuất ra gỗ MDF đạt tiêu chuẩn. Cung cấp đầy đủ thông tin số liệu liên quan đến chất lượng, đến công nghệ sản xuất gỗ MDF cho trưởng ca một cách nhanh chóng kịp thời. Chịu trách nhiệm kiểm tra, phân loại gỗ MDF đúng tiêu chuẩn. Đóng kiện gỗ MDF đúng quy định. Bảo quản hàng sản xuất ra đúng yêu cầu. Xưởng sản xuất MDF Trên cơ sở kế hoạch sản xuất gỗ MDF đã được Tổng giám đốc duyệt, xưởng MDF có nhiệm vụ điều hành các ca sản xuất thực hiện hoàn thành kịp thời sản xuất, chà bóng, đóng kiện gỗ MDF về số lượng, chất lượng, chủng loại gỗ MDF theo kế hoạch đã đượcĐại giao, làm học giảm tố ikinh đa gỗ thứ phtếẩm Huếvà thảm loại. Phân công và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ, công nhân các ca sản xuất, quản lý, vận hành dây chuyền máy móc, thiết bị sản xuất gỗ MDF, hệ thống xữ lý nước thải và các máy móc, công cụ, dụng cụ, phương tiện theo đúng quy trình. Báo cáo thường xuyên tình trạng máy móc thiết bị, đề xuất các giải pháp và có kế hoạch để sử dụng, bảo quản, bảo dưởng, sửa chữa, khắc phục các sự cố máy móc kịp thời đảm bảo cho dây chuyền sản xuất liên tục, giảm định mức tiêu hao các nguyên nhiên vật liệu, nhân lực nâng cao hiệu quả tối đa hoạt động của máy móc, sử dụng phương tiện, công cụ, dụng cụ tiết kiệm nhất. Thực hiện nghiêm túc quy trình vận hành, giao nhận ca, ghi chép nhật ký sản xuất, chịu trách nhiệm vệ sinh máy móc thiết bị thường xuyên sạch sẽ. Ghi chép các sự cố cũng như biện pháp khắc phục sự cố. Sử dụng tối đa năng lực máy băm dăm nhỏ để đảm bảo dăm cho sản xuất. Có nhiệm vụ tập huấn cho cán bộ công nhân kỷ thuật điều khiển tự động cũng như vận hành đảm nhiệm được nhiều công đoạn trên dây chuyền sản xuất gỗ MDF. Thực hiện các nhiệm vụ khác được Tổng giám đốc giao. Xưởng trưởng chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Tổng giám đốc về thực hiện nhiệm vụ đã được Tổng giám đốc giao. SVTH: Lê Thị Tuyết 37
  48. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Xưởng sản xuất keo Có chức năng nhiệm vụ nắm vững kiến thức công nghệ, vận hành dây chuyền thiết bị để sản xuất keo UF đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng quy định phục vụ sản xuất ván MDF của công ty và cung cấp ra thị trường. Xưởng pallet - mộc Sản xuất pallett đạt tiêu chuẩn chất lượng, số lượng quy định phục vụ sản xuất ván MDF của công ty và gia công sản xuất các sản phẩm đồ dùng văn phòng, trang trí nội thất. Đại học kinh tế Huế 2.2. Tình hình cơ cấu lao động của Công ty từ năm 2015- 2017 Để doanh nghiệp có thể hoạt động bền vững và hiệu quả thì không thể thiếu yếu tố quan trọng đó chính là lao động. Trong nghiên cứu này tôi đã quan sát tình hình thay đổi cơ cấu lao động của những năm 2015, 2016 và 2017. Tình hình biến động được thể hiện ở bảng sau đây: SVTH: Lê Thị Tuyết 38
  49. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.1. Tình hình lao động của CTCP gỗ Mdf Vrg Quảng Trị năm 2015- 2017 ĐVT: người So sánh So sánh Chỉ Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 tiêu Số % Số % Số % Số % Số % lượng lượng lượng lượng lượng Tổng 336 100 380 100 398 100 44 13,09 18 4.73 số lao Đại học kinh tế Huế động Phân loại theo giới tính Nam 272 80,95 317 83 336 84 45 16,54 19 5,99 Nữ 64 19,05 63 17 62 16 -1 -1,56 -1 1,58 Phân loại theo tính chất công việc Trực 223 81,99 324 85 342 86 91 39,05 18 5,55 tiếp Gián 49 18,01 56 15 56 14 7 14,28 0 0 tiếp Phân loại theo trình độ chuyên môn Đại 108 32,15 129 34 150 38 21 19,44 21 16,27 học Cao 36 10,71 41 11 42 11 5 13,89 1 2,43 đẳng Trung 49 14,58 59 16 59 15 10 16,95 0 0 cấp Nghề 78 23,22 80 21 86 21 2 2,56 6 7,50 Phổ 65 19,34 71 18 61 15 6 9,23 -10 14,08 thông Nguồn: Phòng nhân lực CTCP gỗ Mdf Vrg Quảng Trị SVTH: Lê Thị Tuyết 39
  50. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Qua bảng trên ta có thể thấy được rằng tình hình lao động của công ty hết sức ổn định cho nên ta có thể kết luận rằng tình hình sản xuất kinh doanh của công ty cũng khá nhịp nhàng và ổn định. Qua các năm ta thấy số lượng lao động có tăng lên theo từng năm mặc dù tăng với số lượng không đáng kể nhưng đang dịch chuyển theo chiều hướng tốt. Xét theo giới tính: Năm 2015: Lao động nữ tại công ty là 64 người chiếm 19,05%. Lao động nam là 272 người chiếm 80,95%. Năm 2016:Đại Lao đ ộnghọc nữ tại côngkinh ty là 63 tế ngư ờiHuế chiếm 17%, giảm 1 người tương ứng với -1,56% so với 2015. Lao động nam là 317 người chiếm 83%, tăng 45 người tương ứng với 15,54% so với 2015. Năm 2017: Lao động nữ là 64 người, tăng 1 người tương ứng tăng 1,58% so với năm 2016 và chiếm tỉ trọng 16% lao động. lao động nam là 336 người, tăng 19 người so tương ứng với với 5,99% so với năm 2016 và chiếm tỉ trọng 84%. Tỷ lệ lao động nam và lao động nữ trong công ty không có nhiều sự thay đổi, trong đó tỉ lệ lao động nam luôn chiếm số lượng lớn hơn thể hiện lần lượt qua các năm là 80,95% 83%, 84%. Chúng ta dễ có thể thấy được CTCP gỗ Mdf Vrg Quảng Trị chuyên sản xuất các mặt hàng về gỗ, công việc cũng đòi hỏi dùng sức lực nhiều vì vậy công việc trong công ty chủ yếu phù hợp hơn với nam giới nên số lượng nam trong công ty chiếm số lượng lớn gấp nhiều lần so với nữ. Đối với nữ giới trong công ty chỉ chiếm khoảng 15%, 16% qua các năm, một tỉ lệ rất nhỏ. Mặc dù công ty sản xuất gỗ nhưng cũng có một số công việc cũng cần đến phụ nữ, các việc làm khá nhẹ nhàng như là làm việc văn phòng, dọn dẹp vệ sinh, kiểm tra chất lượng ván Xét theo tính chất công việc: tỷ lệ lao động trực tiếp chiếm ưu thế và có xu hướng tăng với tỉ lệ tăng qua 3 năm lần lượt là 81,99%, 85%, 86%. Còn về lao động gián tiếp thì vẫn có chút dịch chuyển nhưng đó là so với tỉ lệ với lao động trực tiếp còn số lượng vẫn giữ ở mức ổn định không có gì thay đổi. Như vậy có thể thể thấy hoạt SVTH: Lê Thị Tuyết 40
  51. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng động quản lý không có biến động gì chỉ có hoạt động sản xuất là tăng lên nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Xét về trình độ chuyên môn: mặc dù công việc đòi hỏi sức lực chân tay nhưng do công ty có sử dụng nhiều máy móc, dây chuyền, trang thiết bị hiện đại nên đòi hỏi công nhân cũng có chút hiểu biết để thuận lợi cho quá trình đào tạo và sử dụng khoa học- công nghệ. Đa phần lao động có trình độ cao thường tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất và thường làm việc tại các phòng ban quản lý, giám sát điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Còn lại là tham gia vào quá trình lao động trực tiếp, trực tiếp tham gia vào quá trình hoàn thành sản phẩm. Mặc dù là như vậy nhưng đó chỉ là mới mộtĐại mặt, sohọc với số l ưkinhợng lao động tế gián Huếtiếp tại công ty thì số lao động có bằng cấp là quá lớn so với nhu cầu nhưng cũng cho thấy rằng doanh nghiệp đang tiến hành nâng cao trình độ tri thức để đáp ứng nhu cầu CNH-HĐH đất nước. Cụ thể là trình độ đại học chiếm hơn 1/3 lao động là có xu hướng tăng lên 32,15%(2015), 34%(2016), 38%( 2017), ngoài ra cao đẳng, trung cấp còn chiếm khoảng ¼ lao động của công ty. Lao động thuộc đối tượng phổ thông thì có hiện tượng giảm qua các năm, cụ thể là: chiếm 19,34 năm 2015, chiếm 18% năm 2016 và đến 2017 thì còn lại 15%. Từ đó ta có thể thấy trình độ chuyên môn nghề nghiệp và học vấn ngày càng được coi trọng trong công ty. 2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công từ năm 2015- 2017 Khi đánh giá về một doanh nghiệp chúng ta không thể bỏ qua kết quả hoạt động kinh doanh. Kết quả kinh doanh là một trong các yếu tố phản ánh trực tiếp hiệu quả các hoạt động của doanh nghiệp và phản ánh trình độ lãnh đạo cũng như cách khai thác nguồn lực của chính công ty để đạt được các mục tiêu đề ra. Việc phân tích kết quả kinh doanh cũng phản ánh về hiệu quả năng suất làm việc của công nhưng từ đó đánh giá và cải thiện điều kiện lao động. Và một điều hiển nhiên rằng công ty mà ngày càng phát triển thì đời sống lao động ngày càng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Cụ thể kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần nhất được thể hiện qua bảng sau: SVTH: Lê Thị Tuyết 41
  52. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.2. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2015- 2017 ( đơn vị: tỉ VNĐ) So sánh So sánh 2016/2015 2017/2016 Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2015 2016 2017 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh thu 409,41 587,08 1.051 177,67 43,4 463,92 79 Chi phí 368,26 564,65 1.022.04 169,39 53,3 457,38 81 Lợi nhuận Đại41,14 học22,43 kinh28,74 tế -18,Huế71 -45,5 6,31 28,1 trước thuế (Nguồn: mdfquangtri.vn) Qua bảng số liệu ta có thể thấy được doanh thu của công ty tăng dần qua từng năm, cụ thể là: Năm 2016 doanh thu tăng 177,67 tỉ VNĐ tương ứng với 43,39% so với năm 2015. Năm 2017, do nhà máy MDF II đi vào hoạt động nên doanh thu tăng một cách đáng kể, cụ thể là năm 2017 doanh thu tăng 463,92 tỉ VNĐ tương ứng với 79,02% so với năm 2016. Từ sự biến động lớn về doanh thu trên ta thấy ngành này đang có sự khởi sắc, đang phát triển theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên, theo quy luật đáng ra doanh thu tăng sẽ kéo theo lợi nhuận tăng nhưng do chi phí tăng quá cao nó không thực sự chính xác ở trường hợp này. Ở đây, doanh thu của năm 2016 tăng 43,39% so với năm 2015 nhưng lợi nhuận lại giảm 18,84 tỉ VNĐ tương ứng với - 45,79%. Đến năm 2017 do doanh thu tăng một cách vượt bậc đó là 79,02% so với năm 2016 nên lợi nhuận đang có sự chuyển biến đi lên theo chiều hướng tốt. Lợi nhuận tăng 6,31 tỉ tương ứng với 28,13% so với năm 2016 nhưng so với 2015 thì chưa được tốt. Chi phí tài chính là nguyên nhân chiếm phần lớn mức độ ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Chi phí tài chính của công ty chủ yếu là các khoản lãi vay, phần lớn là chi phí để chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà máy MDF thứ 2 đi vào hoạt động. SVTH: Lê Thị Tuyết 42
  53. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.4. Quy trình sản xuất tại Công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị Công nghệ sản xuất gỗ MDF VRG – Quảng Trị là công nghệ tiên tiến lớn nhất hiện nay. Dây chuyền thiết bị nhập khẩu do Tập đoàn Dieffenbacher Cộng Hòa Liên Bang Đức cung cấp, lắp đặt và chuyển giao công nghệ. Công suất lên tới 60.000m3/ năm. Sản phẩm của công ty chủ yếu là gỗ ván sợi nhân tạo MDF có độ dày từ 8 ÷ 50mm. Chiều dài 2.440mm, chiều rộng 1.220mm rất tiện lợi trong việc xây dựng, trang trí nội thất và ngoại thất cho các công trình. Là vật liệu chủ yếu cho sản xuất đồ mộc. Đây là nhà máy sản xuất gỗ có độ dày 50mm trong khu vực Đông Nam Á, Gỗ MDF rất thuận lợi cho công việc gia công khung ngoại làm cửa sổ, cửa đi cho các công trình, sảnĐại xuất từ các học loại sản kinhphẩm gia dụng tế khác. Huế Quy trình sản xuất tại nhà máy sau khi gỗ được thu hoạch và đưa về nhà máy, nghiền ra thành bột gỗ và đưa vào nhà máy chế biến. +) Quy trình khô: B1: Bột gốc sau khi nghiền được trộn cùng các chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy cho ra bột sợi B2: Bột sợi được rải ra bằng máy rải, cào thành 2,3 tầng tùy khổ. B3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt được thực hiện ép 2 lần Lần 1: Ép sơ bộ - các tầng ván được ép sơ bộ để nén lại. Lần 2: Tất cả các tầng được ép chặt lại với nhau. Lưu ý: trong giai đoạn này máy gia nhiệt được điều chỉnh lực nén và nhiệt độ tùy theo độ dày ván cấu thành sao cho vừa đủ để loại bỏ hàm lượng nước trong gỗ và làm keo hóa rắn một cách từ từ. B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau tạo nên ván MDF (1220 x 2440), MDF (1525 x 2440) hoặc MDF ( 1830 x 2440). SVTH: Lê Thị Tuyết 43
  54. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói. +) Quy trình ướt: B1: Bột gỗ sau khi nghiền được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy. B2: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép, ép gia nhiệt sơ bộ 1 lần để tạo độ dày sơ bộ ( ván sơ) B3: Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra ( giống quy trình làm giấy) B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhauĐại tạo nênhọc ván MDF kinh (1220 x 2440),tế HuếMDF (1525 x 2440) hoặc MDF ( 1830 x 2440). B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói. 2.5. Hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị hỗ trợ 2.5.1. Nhà xưởng Công ty có hai nhà máy gồm: MDF VRG Quảng Trị dây chuyền 1 tại Khu công nghiệp phía Nam, phường Đông Lương, thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị với tổng diện tích là 5 ha, nhỏ hơn nhiều so với dây chuyền 2. MDF VRG Quảng Trị dây chuyền 2 tại Khu công nghiệp Quán Ngang, huyện Gio Linh. Nhà máy có công suất 120.000 m3 sản phẩm/năm với diện tích đất sử dụng là 15 ha. 2.5.2. Hệ thống thiết bị máy móc Để nâng cao năng suất lao động và giảm bớt những công việc nặng nhọc cho người lao động, công ty đã áp dụng những máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại nhất vào quy trình sản xuất của nhà máy. Nếu nói dây chuyền công nghệ và sản phẩm của dây chuyền 1 công ty MDF VRG Quảng Trị hiện đại bậc nhất Việt Nam SVTH: Lê Thị Tuyết 44
  55. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng thì dây chuyền 2 có quy mô, công nghệ cũng như chất lượng sản phẩm hiện đại nhất Đông Nam Á. Công ty đã đưa dây chuyền hai với công suất 120.000 m3 sản phẩm/năm gấp đôi so với công suất của dây chuyền 1 với vốn đầu tư hơn 1.400 tỉ đồng. Nhập về 2.700 tấn thiết bị dây chuyền phục vụ cho quá trình sản xuất. Được trang bị máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại tạo điều kiện cho lao động tiếp cận với KH- CN tiên tiến,có điều kiện học hỏi trau dồi thêm nhiều cái mới mẻ. Từ đó dần dần cải thiện bản thân và nâng cao nhiệt huyết làm việc. Ngoài ra việc áp dụng cácĐại trang thiếthọc bị, dây kinh chuyền sản tếxuất cònHuế giúp công ty tạo ra khối lượng sản phẩm lớn để áp ứng đủ nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng trong nước cũng như nước ngoài. 2.5.3. Trang thiết bị hỗ trợ người lao động: Con người là vốn quý nên trong hoạt động sản xuất vấn đề an toàn vệ sinh lao động đang là vấn đề đáng quan tâm trong đời sống lao động hiện nay. Người lao động cần bảo vệ toàn diện cả về sức khỏe, thể chất lẫn các tác nhân xung quanh. Nếu được làm việc trong một môi trường an toàn sạch sẽ thì sẽ mang lại cho người lao động sự an tâm và hứng khởi dẫn đến hiệu quả năng suất làm việc sẽ cao. Vì vậy, công ty cũng tiến hành mua sắm các trang thiết bị cho người lao động để đảm bảo quá trình lao động được diễn ra một cách thuận lợi và đảm bảo. Dưới đây là bảng một số thiết bị bảo hộ mà công ty nhập về và cấp phát năm 2016: SVTH: Lê Thị Tuyết 45
  56. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng Bảng 2.3. Một số thiết bị lao động nhập và cấp phát năm 2016. S Số Đơn Chủng loại Trang bị Tồn kho T lượng Cấp Tồn kho giá(đồng/đvt) Thành tiền Phương tiện bảo vệ ĐVT năm T% mua phát năm nay Chưa có (đồng) cá nhân trước sắm VAT 1 Quần áo vải bộ 59 756 546 269 238,500 180,306,000 2 Giày vải đôi 64 856 546 374 84,150 72,032,400 3 Tất đôi 2 546 546 0 9,000 4,914,000 4 Áo mưa bộ 35 27 8 125,000 4,375,000 5 Găng tay len đôi 3 3 7,429 22,287 6 Khẩu trang Đại cáihọc6 kinh tế Huế6 2,000 12,000 7 Khẩu trang hoạt tính cái 20 16 4 50,000 1,000,000 8 Khẩu trang loại cái 104 100 4 5,300 551,200 thường 9 Kính bảo hộ cái 60 36 24 18,381 1,102,860 10 Ủng cao su đôi 18 12 6 123,500 2,223,000 Tổng Cộng 266,538,747 2.6. Đánh giá thực trạng điều kiện lao động cho lao động trực tiếp tại công ty cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 2.6.1. Nhóm các nhân tố về Vệ sinh- Y tế Trong ngành nghề sản xuất ván ép đòi hỏi phải có sức khỏe tốt, chịu đựng được áp lực công việc nên có thể nói lao động trực tiếp của công ty chiếm gần như 100% là lao động nam. - Tiếng ồn, rung động: là nhiều loại âm thanh khác nhau về cường độ và tân số và không có nhịp nhất định gây cho người nghe cảm giác khó chịu. Nếu tiếng ồn vượt quá ngưỡng nghe thì trong một thời gian dài ảnh hưởng sẽ gây cho người nghe nặng tai, điếc tai, đối với hệ thần kình trung ương gây hủy hoại hoạt độngcủa não bộ thường có biết hiện đau đầu, bực tức, trí nhớ giảm sút, Tiếng ồn trực tiếp tác động lên người lao động nên nó có tầm ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất. Ở nhà máy công ty tiếng ồn thường phát ra từ máy nghiên, máy trộn, các thiết bị gò, dập. Tuy nhiên với môi SVTH: Lê Thị Tuyết 46
  57. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng trường khá thông thoáng hỗ trợ quá trình giải phóng âm thanh và âm thanh phát ra nằm trong khoảng chấp nhận được nên cũng không có tác hại gì lớn đến người lao động tại đây. - Nhiệt độ, độ ẩm: đối với công ty sản xuất ván ép, các sản phẩm từ gỗ thì nhiệt độ và độ ẩm tại nơi sản xuất và nơi bảo quan là vấn đề được quan tâm nhiều. Bởi vì, trong điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc độ ẩm quá cao sẽ gây hư hỏng sản phẩm, ảnh hưởng đến chất lượng ván. Ngoài ra, điều kiện nhà xưởng cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe và tinh thần làm việc của công nhân tại đây. Không ai thích làm việc trong môi trường cũ kĩ, ẩm mốc và nóng nực. Với những nhu cầu cần đáp ứng trên công ty đã xâyĐại dựng h ệhọcthống nhà kinh xưởng cao tế ráo, thoángHuế mát, có che chắn kiên cố. Nhà xưởng còn được trang bị hệ thống quạt thông gió nhằm giúp tăng cường tuần hoàn không khí, thông thoáng cho nhà máy sản xuất. - Độc hại trong sản xuất: trong công ty có một số bộ phận còn tiếp xúc với các hóa chất độc hại trong keo kết dính ván là formanldehyde, nó làm giảm lượng không khí lưu thông trong môi trường xung quanh gây hại tới quá trình hô hấp và sức khỏe con người. Theo bài viết “Ô nhiễm trong nhà” của thạc sỹ Đỗ Hoàng Oanh- Sở Tài Nguyên và môi trường thành phố Hồ Chí Minh thì “ Urea formanldehyde kích ứng màng nhầy(mũi, mắt) và cổ, cảm giác khó chịu, khó thở, nhức đầu có thể gây ung thư”. - Ánh sáng và chế độ chiếu sáng: hệ thống chiếu sáng tại nơi làm việc của công nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các thao tác làm việc của công nhân. Ban ngày ngoài ánh sáng nhân tạo thì còn có điều kiện nhà xưởng đảm bảo cao ráo, thoáng mát nên ánh sáng tự nhiên có thể cung cấp thêm phần nào đó cho các hoạt động của công nhân. Vì nhà máy hoạt động cả vào ban đêm nên nhà máy đã trang bị một hệ thống chiếu sáng luôn đảm bảo cho công nhân nhà máy làm việc với mức tốt nhất. - Điều kiện vệ sinh: hệ thống nhà vệ sinh sạch sẽ và được bố trí hợp lý để thuận tiện cho quá trình di chuyển của công nhân trong thời gian làm việc. Ngoài ra còn có máy lọc nước uống phục vụ cho công nhân trong quá trình làm việc và bể chưa, bồn rửa phục vụ cho công nhân rửa ráy trước khi ra về. - Bụi: do công ty chuyên về sản xuất gỗ ép nên nguyên liệu liên quan chủ yếu là gỗ thiên nhiên, keo, tràm, trong quá trình nhập nguyên liệu và đi qua quy trình xay, SVTH: Lê Thị Tuyết 47
  58. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng trộn không tránh khỏi sẽ tạo ra nhiều bụi bẩn trong không khí và trên các bề mặt máy móc bàn ghế. Tuy nhiên, công ty có hệ thống quạt gió lọc không khí làm giảm ô nhiễm, ngoài ra có đội ngũ công nhân chuyên phục vụ dọn dẹp vệ sinh nhà máy nên tình trạng bụi trong nhà máy cũng được cải thiện hơn. Các yếu tố Vệ sinh- Y tế càng ngày càng được công ty quan tâm hơn, các trang thiết bị hiện đại, an toàn nhằm đảm bảo ATVSLĐ cho công nhân trong quá trình làm việc tại công ty. Đây là bước tiến vượt bậc của công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị so với các công ty khác trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. 2.6.2. NhómĐại nhân họctố thuộc vkinhề tâm sinh lýtế lao Huếđộng - Sự căng thẳng về thể lực, thần kinh: làm việc ở nhà máy yêu cầu thể lực phải tốt, linh hoạt để phục vụ cho quá trình sản xuất. Vì phải bưng bê, mang vác và sử dụng các máy móc thiết bị trong dây chuyền, lái máy, do dây chuyền hoạt động liên tục không giống như con người nên việc căng thẳng về thần kinh và thể lực là điều không thể tránh khỏi chỉ là tùy theo mức độ ảnh hưởng và sức chịu đựng của mỗi người. - Nhịp độ và tính đơn điệu trong lao động: vì chủ yếu là làm việc trên một dây chuyền hoạt động liên tục thì nhịp độ làm việc hiếm khi mà thay đổi, người lao động luôn phải giữ một nhịp độ đều đặn và liên tục. Tình trạng này kéo dài dẫn đến trạng thái ức chế, không còn hứng thú trong công việc. Làm việc với tinh thần chờ hết giờ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động.Còn về phần công việc thì mỗi người được đào tạo và làm liên tục một việc trong thời gian dài nên không tránh khỏi sự đơn điệu và nhàm chán trong công việc. Tình trạng này kéo dài dẫn đến trạng thái bất lực, không còn hứng thú trong công việc. Làm việc với tinh thần chờ hết giờ gây ảnh hưởng đến năng suất lao động. Trạng thái và tư thế lao động: trạng thái và tư thế làm việc rất chủ động và đa dạng. Có nhiều tư thế như đứng, ngồi, chạy đi chạy lại, miễn sao tốt nhất để hoàn thành công việc. Điều này là rất tốt, tạo cho người lao động sự thoải mái trong quá trình làm việc. Mà tâm lý người lao động thoải mái thì kéo theo đó rất nhiều lợi ích cho cả bản thân người lao động và công ty. SVTH: Lê Thị Tuyết 48
  59. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.6.3. Nhóm các nhân tố thuộc về thẩm mỹ học - Việc sắp xếp bố trí không gian làm việc của công ty là hoàn toàn hợp lý, sắp xếp máy móc thuận tiện cho quá trình di chuyển đi lại. Thứ tự các phân xưởng được sắp xếp theo trình tự của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm. Quy trình nào diễn ra trước sắp xếp gần kho nguyên liệu còn quy trình nào gần hoàn thiện thì sắp xếp gần kho chưa hàng, quy trình trước là tiền đề cho quy trình sau hoạt động. Hai phân xưởng có quan hệ trao đổi trực tiếp sản phẩm cho nhau được sắp xếp cạnh nhau. Kho nguyên liệu và kho thành phẩm được sắp xếp ở chỗ giao thông thuận tiện để thuận lợi cho việc vận chuyển. Việc sắp xếp hợp lý như vậy sẽ giúp người lao động có cảm giác hợp lý, thoải mái trongĐại quá trình học làm việ c,kinh thuận tiện tếcho viHuếệc di chuyển. Từ đó có tác dụng làm tăng năng suất và nhịp độ sản xuất cũng nhanh hơn. - Âm nhạc chức năng: vì công ty không quá gắt gao trong việc sử đụng điện thoai nên công nhân có thể dùng điện thoại của mình để mở nghe những bài nhạc ưa thích tạo cảm giác phấn chấn hơn trong quá trình làm việc. Tuy nhiên không phải ai cũng có cho mình một chiếc điện thoại có thể nghe nhạc và nhiều người còn lạm dụng để sử dụng điện thoại với nhiều mục đích khác. Nên có thể thấy rằng đây chưa phải là biện pháp tối ưu nhất. - Màu sắc: công ty sử dụng màu vàng nhạt làm màu nền cho công ty. Màu vàng giúp thị giác cảm nhận được sự tươi sáng. Ngoài ra màu vàng còn có ý nghĩa thể hiện sự lạc quan, hạnh phúc, sự giác ngộ và sự sáng tạo. - Cây xanh và cảnh quan môi trường: tại công ty vấn đề cảnh quan môi trường và trồng cây xanh rất được quan tâm. Cây xanh ở đây được trồng rất nhiều xung quanh khuôn viên của nhà máy. Công ty còn cắt cử nguyên một tổ để đảm nhận công tác chăm sóc cây cối và môi trường xung quanh. Cây cối có tác dụng điều hòa không khí xung quanh môi trường làm việc và ngoài ra khi nhìn vào cây cảnh xung quanh giúp người lao động giảm đi cảm giác áp lực sau thời gian làm việc, tinh thần cũng vì thế mà tốt lên. SVTH: Lê Thị Tuyết 49
  60. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.6.4. Nhóm nhân tố thuộc về tâm lý- xã hội Trong hoạt động sản xuất thì việc quyết định đến năng suất kết quả làm việc không chỉ có máy móc trang thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn mạnh mà điều quan trọng chính là sự đoàn kết của người lao động. Ông Cao Thanh Nam tổng giám đốc công ty tâm sự rằng: “ Tôi tâm niệm muốn phát triển bền vững trước hết phải lấy con người làm trung tâm của sự đổi mới, sáng tạo. Chúng tôi mong muốn có một đội ngũ có chất lượng. Ở đó, phẩm chất người lãnh đạo là: có kiến thức chuyên môn và kỹ năng lãnh đạo, có tầm suy nghĩ và hành động tích cực, tôn trọng; luôn khuyến khích sự tự nâng cao kỹ năng và đưa ra sáng kiến; đặc biệt là phải biết nhận lỗi, biết khen ngợi, biết giữ đúng lời hứa. ĐạiNgười lao học động ph ảkinhi có tính k ỷtếluật cao;Huế phải trung thực, khách quan; phải chuyên cần, chịu khó, biết lắng nghe và học hỏi; có khả năng làm việc theo nhóm, hợp tác và tôn trọng đồng nghiệp; quan tâm chia sẻ với công ty với đồng nghiệp”. Qua ý kiến trên ta thấy rằng các nhà quản trị cũng đã hiểu rõ tầm quan trọng và đã đặt nặng vấn đề tâm lý- xã hội. - Quan hệ giữa công nhân với ban lãnh đạo: hầu như khi nhắc đến mối quan hệ giữa lãnh đạo và công nhân thì thường được đưa ra các ý kiến trái chiều. Nhưng ở công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị thì tôi không thấy các điều đó ở đây. Cán bộ lãnh đạo ở công ty cũng có những người xuất thân từ công nhân mà ra, rất nhiệt tình và cởi mở, sẵn sàng xắn tay áo lên trợ giúp công nhân mình hoàn thành công việc. Luôn tiếp thu ý kiến góp ý của công nhân. Ban giám đốc luôn tự mình đứng ra chịu trách nhiệm về vấn đề của công nhân, đảm bảo cho công nhân được hưởng lợi ích một cách công bằng. Vì vậy công nhân cũng nguyện dốc lòng vì công ty. - Mối quan hệ giữa người lao động với người lao động: vì công ty chủ yếu là nam nên gần như không có những mối quan hệ phức tạp hay lập bè phái công kích lẫn nhau. Anh em trong nhà máy chơi với nhau rất vui vẻ và nhiệt tình. Sẵn sàng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt công việc. Sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm cho nhau để cùng nhau hoàn thiện bản thận. Thỉnh thoảng, những lúc tan ca hoặc những ngày lễ thì còn hay tụ tập uống cafe, đi nhậu tâm sự. Tình cảm đồng nghiệp rất gắn kết. SVTH: Lê Thị Tuyết 50
  61. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng 2.6.5. Nhóm nhân tố thuộc về Điều kiện sống của người lao động - Chế độ làm việc và nghỉ ngơi: công nhân trong công ty làm việc theo ca. Mỗi ca làm việc 12h và sau khi kết thúc ca thì được nghỉ 24h. Ca 1 làm từ 7h đến 19h. Ca 2 làm từ 19h đến 7h sáng. Về thời gian ăn uống thì công nhân trong ca phải tự thay nhau đi ăn. Trong 1 ca thì được cấp 20.000 đồng tiền ăn vào tiền lương hàng tháng. Những lao động làm việc trong những chỗ độc hại thì được cấp phát mỗi ca 1 hộp sữa tươi. Lương của công nhân thì tính theo khối lượng công việc được hoàn thành, làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu. Người lao động hưởng lương theo vị trí công tác, trình độ chuyên môn, không phân biệt thâmĐại niên công học tác. Đ ịnhkinh kỳ xem xéttế đi ềuHuế mức lương theo hiệu quả công việc. Định kỳ 3 lần/năm bình bầu xếp loại năng suất lao động để khen thưởng hoặc chi lương bổ sung theo hiệu quả đã thực hiện, đảm bảo công bằng và phát huy được tính tự giác của người lao động. Ngoài ra, người lao động trong công ty còn được hưởng các khoản trợ cấp, lương, thưởng và được đóng tiền bảo hiểm xã hội, y tế, kinh phí công đoàn, được đáp ứng đầy đủ theo quy định hiện hành của Luật Lao Động. - Ngoài ra thì công ty cũng thường tổ chức các phong trào thi đua như văn nghệ, thể dục thể thao, du lịch nghỉ dưỡng cho công nhân thư giãn sau những thời gian dài làm việc. Gần đây, công ty có tổ chức cho công nhân chuyến du lịch tham quan đảo Phú Quốc và các tỉnh Miền Tây. 2.7. Đánh giá của người lao động trực tiếp về điều kiện lao động của công ty Cổ phần gỗ Mdf Vrg Quảng Trị 2.7.1. Mô tả đặc điểm của mẫu khảo sát 2.7.1.1. Cơ cấu mẫu theo giới tính Trong tổng 160 phiếu điều tra hợp lệ thì cả 160 người đều là nam chiếm 100% lao động trực tiếp trong công ty. Bởi vì công việc ở công ty đòi hỏi tính nhanh nhẹn và liên quan hoàn toàn đến máy móc nên toàn bộ lao động trực tiếp đều là nam. Lao động nữ trong công ty chỉ tham gia vào các công việc gián tiếp trong công ty như là văn phòng, nhân viên vệ sinh, kiểm tra chất lượng sản phẩm sau khi đã hoàn thiện. Đó SVTH: Lê Thị Tuyết 51
  62. Đại học Kinh tế Huế Khóa luận tốt nghiệp GVHD: TS. Hoàng Trọng Hùng cũng là điều dễ hiểu vì trong công ty số lao động nam nhiều gấp mấy lần so với lao động nữ. Mặc dù nam giới thường có sức chịu đựng tốt, thường không chú ý nhiều đến điều kiện lao động nhiều nhưng công ty cũng cần phải cải thiện để năng suất lao động được tốt hơn. 2.7.1.2. Cơ cấu mẫu theo độ tuổi Đại học kinh tế Huế Biểu đồ 2.1: Cơ cấu mẫu điều tra theo độ tuổi ( Nguồn: Kết quả xử lý số liệu trên phần mêm SPSS) Trong tổng 160 phiếu điều tra hợp lệ có 18 người độ tuổi dưới 20 tuổi chiếm 8,8%, tiếp đó là độ tuổi từ 20 đến 40 tuổi có số lượng lớn nhất 94 người chiếm 58,8%, sau đó là độ tuổi từ 41 tuổi đến 55 tuổi có số lượng là 44 người chiếm 27,5% và độ tuổi trên 55 có 8 người chiếm 5%. Xét thấy tỉ lệ lao động ở độ tuổi 20- 40 tuổi chiếm số lượng lớn nhất trong số mẫu điều tra phỏng vấn, đây là độ tuổi thường có thời gian làm việc khá lâu ở công ty, có trình độ cao và tình trạng sức khỏe còn dẻo dai. Đây là lực lượng then chốt đóng vai trò quan trọng trong công cuộc hình thành và phát triển của công ty. Độ tuổi dưới 20 là độ tuổi mà con người ta đã phát triển hoàn thiện, sức khỏe ở ngưỡng tốt nhất đối với nam giới và thường thì là sinh viên các trường trung SVTH: Lê Thị Tuyết 52