Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công Ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế

pdf 105 trang thiennha21 22/04/2022 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công Ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tieu_thu_san_pham_sua_dutch_la.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công Ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA DUTCHLADY TẠI CÔNG TY TNHH – ĐẦU TƯ -ĐA NGÀNH THÀNH LỢI HUẾ Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: Trương Thị Minh Ánh Ths. Võ Thị Mai Hà Lớp: K49B Kinh doanh thương mại Niên Khóa: 2015-2019 Trường HuĐạiế, tháng học 05 năm Kinh 2019 tế Huế
  2. Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Trong thời gian nghiên cứu và tìm hiểu đề tài “ Tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất nhiều người. Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến Th.S Võ Thị Mai Hà – Giảng viên trường Đại học Kinh tế Huế đã giành nhiều thời gian tâm huyết truyền đạt, chỉ dạy tận tình những kiến thức bổ ích về những vấn đề liên quan đến đề tài cũng như góp ý những thiếu sót trong quá trình thực hiện để tôi có được kiến thức, nền tảng cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu nhà trường, khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể quý thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt bốn năm học vừa qua. Tôi cũng vô cùng cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của ban lãnh đạo và toàn thể công nhân viên tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế đã cho tôi cơ hội thực tập và học hỏi kinh nghiệm trong môi trường thuận lợi nhất. Đặc biệt, cám ơn anh Cúc Bảo Ngọc – kế toán trưởng của công ty đã trao đổi làm việc và trực tiếp hướng dẫn, cung cấp những thông tin quan trọng kịp thời về tình hình của công ty làm cơ sở để thực hiện đề tài nghiên cứu được hoàn chỉnh hơn. Do thời gian cũng như kinh nghiệm và hiểu biết của bản than còn hạn chế nên bài nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai xót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của mọi người để tôi có thể rút được kinh nghiệm để sau này ứng dụng vào thực tế. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2019 Sinh viên thực hiện: Trương Thị Minh Ánh Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh i
  3. Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3 4. Phương pháp nghiên cứu: 3 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: 3 4.2. Phương pháp nghiên cứu 3 4.2.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu 4 5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: 5 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 6 1.1.CƠ SỞ LÝ LUẬN 6 1.1.1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm 6 1.1.2. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm 7 1.1.3. Vị trí và vai trò của hoạt động tiêu thụ: 8 1.1.3.1. Vị trí của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 8 1.1.3.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: 8 1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 11 1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường 11 1.1.4.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm 13 1.1.4.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán 13 1.1.4.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm 15 1.1.4.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng 17 1.1.4.6. TTrườngổ chức hoạt động bán Đại hàng học Kinh tế Huế 18 SV: Trương Thị Minh Ánh ii
  4. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 18 1.1.5.1. Nhân tố khách quan 18 1.1.5.2. Nhân tố chủ quan 21 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 23 1.2 Cơ sở thực tiễn 24 1.2.1. Thực trạng về ngành sữa ở Việt Nam 24 1.2.2 . Giới thiệu về công ty FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady Việt Nam) 25 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ 29 SỮA DUTCH LADY TẠI XÍ NGHIỆP THÀNH LỢI HUẾ 29 2.1 Tổng quan về công ty 29 2.1.1: Giới thiệu chung về xí nghiệp Thành Lợi 29 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: 30 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 31 2.1.5 Tình hình sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 35 2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 37 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế: 39 2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty: 39 2.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô. 39 2.2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô 43 2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi 45 2.2.2.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ sữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi 45 2.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Dutch Lady theo thị trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế 48 2.2.2.3 Chính sách sản phẩm 50 2.2.2.4 Chính sách giá và thanh toán: 51 2.2.2.5 Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế 51 2.2.2.6TiêuTrường thụ sản phẩm theo Đại mùa vụ nămhọc 2016 -2018Kinh tế Huế 53 SV: Trương Thị Minh Ánh iii
  5. Khóa luận tốt nghiệp 2.3 Đánh giá kết quả hoạt động và hiệu quả tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế giai đoạn 2016-2018: 55 2.3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của xí nghiệp qua 3 năm 2016-2018 55 2.3.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm giai đoạn 2016-2018 56 2.4 Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady của công ty TNHH Thanh Lợi Huế 57 2.4.1 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 57 2.4.2 Đánh giá của các đại lí về chính sách tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady của công ty TNHH Thành Lợi Huế 60 2.4.2.1 Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 60 2.4.2.2 Đánh giá của khách hàng về chính sách giá sản phẩm của công ty 62 2.4.2.3 Đánh giá của khách hàng về chính sách hổ trợ bán hàng của công ty: 63 2.4.2.4 Ý kiến đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm của công ty: 65 2.4.2.5 Ý kiến của khách hàng về nghiệp vụ bán hàng của của công ty: 67 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUÁ TRÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM SỮA DUTCH LADY TẠI CÔNG TY TNHH THÀNH LỢI HUẾ. 71 3.1 Phân tích ma trận SWOT và định hướng phát triển: 71 3.1.1. Phân tích ma trận SWOT: 71 3.1.2. Định hướng phát triển về hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp Thành Lợi trong thời gian tới 72 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm Dutch lady tại công ty TNHH Thành Lợi Huế. 73 3.2.1. Nâng cao chất lượng hoạt động nghiên cứu thị trường của công ty: 74 3.2.2. Về chính sách sản phẩm , giá cả và chính sách chiết giá: 75 3.2.3 Xúc tiến hỗn hợp 77 3.2.4 Mạng lưới phân phối. 78 3.2.5. Tổ chức, đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, huấn luyện nâng caoTrường trình độ nghiệp vụ choĐại đội ng ũhọc nhân viên Kinh bán hàng. tế Huế 79 SV: Trương Thị Minh Ánh iv
  6. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80 1. Kết luận 80 2.Kiến nghị 81 2.1. Đối với nhà nước 81 2.2. Đối với chính quyền địa phương 81 2.3. Đối với công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế 81 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh v
  7. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DLV : Dutch Lady việt nam Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh vi
  8. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018: 35 Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của lao động tại xía nghiêp trong giai đoạn 2016- 2018 36 Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2016-2018 37 Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 38 Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp trong giai đoạn từ 2016-2018 45 Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ sữa theo Kênh phân phối 47 Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ của xí nghiệp Thành Lợi giai đoạn 2016-2018 50 Bảng 2.8: Tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp giai đoạn 2016-2018 51 Bảng 2.9: Sản lượng tiêu thụ sữa Dutch lady theo các tháng trong năm từ 2016-2018 53 Bảng 2.10: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi giai đoạn 2016-2018 54 Bảng 2.11: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp trong giai đoạn 2016- 2018: 55 Bảng 2.12: Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tiêu thụ 56 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh vii
  9. Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm 7 Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp 15 Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp 16 Sơ đồ 2.1: chưa có tên 31 BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm Dutch Lady theo thị trường: 49 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ kế hoạch tiêu thụ sản phảm giai đoạn 2016-2018 52 Biểu đồ 2.3: Sản lượng tiêu thụ sữa bình quân theo các tháng trong năm 53 Biểu đồ 2.4: Đặc điểm giới tính của mẫu nghiên cứu 57 Biểu đồ 2.5: Cơ cấu mẫu nghiên cứu theo số năm kinh doanh 58 Biểu đồ 2.6: Lí do khách hàng chọn Thành Lợi là nơi phân phối sữa 59 Biểu đồ 2.7: Đánh giá của khách hàng về sản phẩm 60 Biểu đồ 2.8: Khảo sát của khách hàng về chính sách giá sản phẩm của công ty 62 Biểu đồ 2.9: Đánh giá của khách hàng về chính sách hỗ trợ bán hàng của công ty 63 Biểu đồ 2.10: Đánh giá của khách hàng về chính sách xúc tiến sản phẩm của công ty65 Biểu đồ 2.11: Đánh giá của khách hàng về nghiệp vụ bán hàng của nhân viên 67 Biểu đồ 2.12: Mức độ hài lòng của khách hàng về chính sách hỗ trợ tiêu thụ của công ty 69 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh viii
  10. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.Lý do chọn đề tài Xu hướng toàn cầu hóa mở ra cho nền kinh tế thế giới nhiều cơ hội và thách thức. Là một nước đang phát triển, Việt Namđang phải đối mặt với những khó khăn trên con đường hội nhập kinh tế thế giới. Tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh là hướng đi đúng đắn của nước ta trong công cuộc phát triển kinh tế. Mặc dù được nhà nước tạo điều kiện nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và những quy luật khắt khe của nên kinh tế thị trường. Đó là điều tất yếu xảy ra khi nền kinh tế thị trường ra đời. Thị trường luôn biến đông, nhu cầu của con người luôn thay đổi, cạnh tranh ngày càng quyết liệt. Trong khi đó nguồn lực của doanh nghiệp thì có hạn. Vì vậy nếu doanh nghiệp không khẳng định được mình chắc chắn sẽ bị quy luật cạnh tranh đào thải. Trong cơ chế thị trường, mỗi doanh nghiệp trở thành một chủ thể kinh doanh của quá trình tái sản xuất xã hội. Doanh nghiệp phải tự vận động theo phương châm:” sản xuất và đưa ra thị trường những thứ mà thị trường cần chứ không phải những thứ mình có.” Do vậy cùng với sự phát triển của nền kinh tế, các doanh nghiệp không những có nhiệm vụ sản xuất ra sản phẩm mà còn phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Việc quan trọng nhất là phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp nếu không doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ, sản phẩm sẽ bị tồn đọng không thu hồi được vốn, quá trình tái sản xuất không được thực hiện dẫn đến phá sản. Chính vì lẽ đó mà công tác tiêu thụ sản phẩm được đặt lên hàng đầu trong chiến lược kinh doanh của công ty. Theo đánh giá của Bộ Công Thương, ngành sữa Việt Nam thời gian qua đã không ngừng lớn mạnh và ngày càng có những đóng góp tích cực vào nền kinh tế quốc dân. Hiện nay, sau hơn 10 năm phát triển, công ty Dutch Lady Việt Nam (DLV) đã xây dựng được mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc. Con người không chỉ dừng lại ở việc tìm kiếm những sản phẩm thỏa mãn nhu cầu sinh lý cơ bản mà ngày càng quan tâm đến các sản phẩm bổ sung, chứa nhiều chất dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe cho bản thân cũng như gia đình. Trong đó, các sản phẩm sữa là một trong những thức uống dinh dưỡng được quanTrường tâm và tiêu dùng phĐạiổ biến hihọcện nay. V ớKinhi lý do đó, thtếị trư ờHuếng sữa nói chung SV: Trương Thị Minh Ánh 1
  11. Khóa luận tốt nghiệp ngày càng trở nên hấp dẫn và mang tính cạnh tranh cao, với mức độ tăng trưởng tiêu thụ từ 15-20 % / năm (Theo đánh giá của Euromonitor International, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu năm 2014). Bên cạnh sự góp mặt của các sản phẩm sữa được sản xuất, chế biến từ các công ty trong nước như Vinamilk, công ty cổ phần sữa Ba Vì ngày càng xuất hiện nhiều sản phẩm từ các tập đoàn dinh dưỡng nước ngoài, các công ty đa quốc gia như Nestlé, DutchLady, Abbot, Mead Johnson Công ty TNHH Thành Lợi là công ty trong lĩnh vực phân phối sản phẩm sữa Dutch Lady, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của ngành. Trên thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế, thương hiệu sữa Dutch Lady được khách hàng biết đến là sản phẩm có chất lượng cao và tốt cho sức khỏe người tiêu dùng trên cả nước Được sự đồng ý của khoa Quản trị kinh doanh và cô giáo hướng dẫn Thạc sỹ Võ Thị Mai Hà cùng với việc nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty TNHH Thành Lợi nói riêng tôi đã chọn đề tài “ phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại công Ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Huế” làm đề tài khóa luận của mình. Mục đích là muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào quá trình kinh doanh của công ty nói chung và khâu tiêu thụ sản phẩm của công ty nói riêng để hoạt động kinh doanh của công ty phát triển tốt hơn. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Mục tiêu chung của đề tài là phân tích tình tình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch lady tại công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp và định hướng để góp phần là cho công ty tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm và phát triển trong thời gian sắp tới. 2.2. Mục tiêu cụ thể: - Trên cơ sở dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch lady qua đó thấy được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. - Từ việc phân tích tình hình tiêu thụ, đưa ra các định hướng và giải pháp để phát triểTrườngn trong thời gian tới. Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 2
  12. Khóa luận tốt nghiệp 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch lady từ số liệu về doanh thu và sản lượng tiêu thụ của công ty. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu: Thời gian thực hiện từ tháng 1 năm 2019 đến tháng 4 năm 2019. Phạm vi nghiên cứu: Xí nghiệp Thành Lợi Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu: Nguồn dữ liệu thứ cấp: Nhằm phục vụ cho qua trình thực tập và nghiên cứu thu được các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn như : + Tài liệu khóa luận của anh chị khóa trước. + Các đề tài khoa học có liên quan. + Giáo trình tham khảo: giáo trình phương pháp nghiên cứu trong kinh doanh. + Các trang web chuyên ngành, các bài báo, tạp chí kinh tế. + Tham khảo thông tin từ website của công ty Nguồn dữ liệu sơ cấp: + Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra, phỏng vấn trực tiếp và được thực hiện thông qua bảng hỏi. Các đối tượng được phỏng vấn là những khách hàng bán buôn và bán lẻ trên địa bàn phía Bắc TP Huế. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Nghiên cứu định tính - Phương pháp thống kê mô tả: Dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối và số bình Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 3
  13. Khóa luận tốt nghiệp quân để phân tích và đánh giá sự biến động và mối quan hệ giữa các hiện tượng. - Phương pháp thống kê so sánh: Nhằm so sánh, đánh giá và kết luận về mối quan hệ tương quan giữa các doanh nghiệp trong ngành và trong doanh nghiệp ở những thời kỳ khác nhau. Thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu của các năm để nhận xét về hoạt động sản xuất và hiệu quả tiêu thụ của doanh nghiệp. =>Từ đó đưa ra ma trận Swot của công ty 4.2.2 Xác định kích thước mẫu và phương pháp thu thập số liệu - Về kích thước mẫu Cơ sở dữ liệu của công ty tính đến thời điểm năm 2018 là 600 khách hàng trong đó có 150 khách hàng bán buôn và 450 khách hàng bán lẻ. Để đánh giá chính xác mẫu nghiên cứu tôi sẽ chọn phương pháp mẫu phân tầng. Để xác định cỡ mẫu điều tra đại diện cho tổng thể nghiên cứu, nghiên cứu sử dụng công thức sau: × Trong đó = phương sai :: độ lệch chuẩn n : kích thước mẫu e : sai số mẫu cho phép Với đặc tính của một nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế, độ tin cậy mà tôi lựa chọn là 95%, thông qua tra bảng: Z =1,96. Về sai số mẫu cho phép, do dữ liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nên sai số cho phép mà nghiên cứu lựa chọn là e=0,07. Về độ lệch chuẩn sau khi tiến hành điều tra thử với 30 bảng hỏi tiến hành xử lí SPSS tính ra độ lệch chuẩn bằng 0,357. Thay vào công thức trên ta tính được n=100. Sau đó cỡ mẫu n được điều chỉnh theo số cá thể trong tổng thể nghiên cứu theo công thứTrườngc sau : Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 4
  14. Khóa luận tốt nghiệp =86 ( ) ( ) Kết quả tính toán ta được 86 mẫu. = = Theo Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang cỡ mẫu dùng trong phân tích nhân tố bằng ít nhất 4 đến 5 lần số biến quan sát để kết quả điều tra là có ý nghĩa. Như vậy với số lượng là 22 biến quan sát trong thiết kế điều tra thì cần phải đảm bảo có ít nhất 110 quan sát trong mẫu điều tra. Để đảm bảo tính khách quan tôi sẽ tiến hành điều tra 40 khách hàng bán buôn và 70 khách hàng bán lẻ trên địa bàn Huế. + Số phiếu phát ra: 110 + Số phiếu hợp lệ: 110 - Phân tích dữ liệu sơ cấp Dữ liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm SPSS phiên bản 16.0 được tiến hành dựa trên quy trình dưới đây. 1. Mã hóa bảng hỏi trên phần mềm SPSS 2. Tiến hành các bước xử lí và phân tích dữ liệu 5. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu - Chương 1: Tổng quan về vấn đề tiêu thụ sản phẩm - Chương 2: Phân tích thực trạng và tình hình tiêu thụ sữa Dutch lady trong giai đoạn 2016-2018 tại xí nghiệp Thành Lợi Huế - Chương 3: Một số định hướng và giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 5
  15. Khóa luận tốt nghiệp PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1 Khái niệm tiêu thụ sản phẩm Hiểu theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là khâu lưu thông trong hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản phẩm sản xuất và phân phối với một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn vật chất, việc mua và bán được thực hiện giữa sản xuất và tiêu dùng, nó quyết định bản chất của hoạt động lưu thông thương mại đầu ra của doanh nghiệp ( Tr85-86, Marketing căn bản, Trần Minh Đạo, NXB giáo dục 2002). Thích ứng với mỗi cơ chế quản lí, công tác tiêu thụ sản phẩm được quản lí bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, nhà nước quản lí kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh tế can thiệp sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Các vấn đề của sản xuất như : Sản xuất cái gì ? Bằng cách nào ? Cho ai ? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán hàng hoá sản xuất ra theo kế hoach và giá cả được ấn định từ trước. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề quan trọng của sản xuất nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu theo cả nghĩa rộng và cả nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất đến việc tổ chức các nghiệp vụ tiêu thụ, xúc tiến bán hàng nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất. Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng, là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thờTrườngi thu tiền về. Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 6
  16. Khóa luận tốt nghiệp Tiêu thụ hàng hòa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Quá trình tiêu thụ sản phẩm được thể hiện qua sơ đồ Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm Dù hiểu theo cách nào thì vẫn phải xem xét đến bản chất của tiêu thụ sản phẩm. Đó chính là quá trình chuyển hình thái sản phẩm từ dạng hiện vật sang hình thái giá trị ( H-T) sản phẩm chỉ được xem là sản phẩm đích thực khi được khách hàng sử dụng, tiêu thụ sản phẩm, thực hiện mục đích của sản xuất là bán và thu lại lợi nhuận. 1.1.2. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm Đó là sự trao đổi mua bán có thỏa thuận, doanh nghiệp đồng ý bán và khách hàng đồng ý mua , đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Có sự chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng. Doanh nghiệp giao hàng hóa từ doanh nghiệp sang khách hàng khoản tiền hay một khoản nợ tương ứng. Khoản tiền này được gọi là doanh thu bán hàng dùng để bù đắp các khoản chi phí đã bỏ ra trong quá trình kinh doanh. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 7
  17. Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ trên số tiền hay khoản nợ mà khách hàng chấp nhận trả để hạch toán kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. 1.1.3. Vị trí và vai trò của hoạt động tiêu thụ: 1.1.3.1. Vị trí của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Hoạt động tiêu thụ sản phẩm có một vị trí hết sức quan trọng. Bởi vì nền kinh tế xã hội ngày càng phát triển nhu cầu về hàng hóa sản xuất, tiêu dùng ngàycàng nhanh, sản phẩm được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng một cách nhanh chóng, đồng bộ, kịp thời. Đó là nhờ vào hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Mỗi doanh nghiệp trong cơ chế thị trường muốn tồn tại và phát triển thì phải xác định được vị trí của công tác tiêu thụ sản phẩm và chỉ có tiêu thụ sản phẩm thì doanh nghiệp mới có phát triển thông qua việc thu lại lợi nhuận từ hoạt động này. Điều này càng được chứng tỏ sau đại hội khóa VI của Đảng và nhà nước khi đã chủ trươngđổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế nhiều thành phần. Quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh thuộc về các doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong nền kinh tế thị trường phải xây dựng trên cơ sở mua bán. Hoạt động này diễn ra theo nguyên tắc bình đẵng, tự do, các doanh nghiệp tự hạch toán lãi, lỗ và chủ động trong kinh doanh. Do vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò hết sức quan trọng đối với bất kì doanh nghiệp sản xuất nào. Quản trị kinh doanh truyền thống coi tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Quản trị kinh doanh hiện đại quan niệm luôn phải đặt công tác điều tra nghiên cứu khả năng tiêu thụ trước khi tiến hành sản xuất nên thực chất một số nội dung gắn với hoạt động tiêu thụ đứng ở vị trí trước hoạt động sản xuất và tác động mạnh mẽ, có tính chất quyết định đến hoạt động sản xuất. 1.1.3.2 Vai trò của tiêu thụ sản phẩm: Trong cơ chế thị trường hiện nay, việc tiêu thụ sản phẩm là vấn đề quan tâm của các doanh nghiệp. Có tiêu thụ được sản phẩm làm ra thì mới thu được vốn và thông quaTrường đó thu được lợi nhu Đạiận. Từ đó học mới tích lũyKinh để tiến hành tế tái sHuếản xuất mở rộng. SV: Trương Thị Minh Ánh 8
  18. Khóa luận tốt nghiệp a. Đối với doanh nghiệp Tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra liên tục . Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp bù đắp được những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất được mở rộng. Tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì và phát triển mở rộng thị trường. Để có thể phát triển, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh , doanh nghiệp cần tiêu thụ ngày càng nhiều hơn khối lượng sản phẩm, không những ở thị trường hiện tại mà ở những thị trường mới, thị trường tiềm năng. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường hiện tại, doanh nghiệp có điều kiện đưa sản phẩm vào thâm nhập thị trường mới, tiếp cận thị trường tiềm năng. Từ đó khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hơn, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh. Tiêu thụ sản phẩm có tác động tích cực tới quá trình tổ chức quản lý sản xuất, thúc đẩy áp dụng tiến bộ khoa học kỉ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm. Tổ chức tốt hoạt động tiêu thụ sản phẩm góp phần giảm chi phí lưu thông, giảm chi phí, thời gian dự trữ hàng hóa, tăng vòng quay của vốn, rút ngắn chu kì sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả năng đổi mới công nghệ, kỉ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu và đem lại lợi nhuận cao. Tiêu thụ sản phẩm là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tang lợi nhuận. Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tang lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tang lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tính của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 9
  19. Khóa luận tốt nghiệp Hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò thực hiện giá trị sản phẩm. Một sản phẩm được tạo ra khi doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư vào máy móc, trang thiết bị, nguyên liệu Sản phẩm được tiêu thụ thì doanh nghiệp sẽ thu được số tiền tướng ứng với số vốn bỏ ra và phần lợi nhuận thuộc về hoạt động tiêu thụ. Tiêu thụ sản phẩm là biểu hiện của quan hệ giữa người tiêu dùng và nhà sản xuất. Thể hiện độ tin cậy của người tiêu dùng đối với nhà sản xuất. Qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, người tiêu dùng và nhà sản xuất gần gũi nhau hơn và người sản xuất có lợi nhuận cao hơn. Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do dự đoán được nhu cầu của thị trường trong thời gian tới. Tóm lại hoạt động tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nếu thực hiện tốt công tác tiêu tguj sản phẩm không những tạo ra giá trị sản phẩm mà còn tạo được uy tín cho doanh nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để phát triển thị trường. b. Đối với xã hội Về phương diện xã hội, tiêu thụ sản phẩm có vai trò quan trọng trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với sự cân bằng, tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường tránh được sự mất cân đối, giữ ổn định trong xã hội. Hoạt động tiêu thụ diễn ra tốt góp phần tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội đặc biệt tạo ra nhiều hơn công ăn việc làm cho người lao động. Đảm bảo tái sản xuất liên tục Quá trình tái sản xuất đối với doanh nghiệp bao gồm hoạt động thương mại đầu vào sản xuất và khâu lưu thông hàng hóa. Là cầu nối trung gian giữa một bên là người sản xuất phân phối một bên là người tiêu dùng. Tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng là bước nhảy quan trọng tiến hành quá trình tiếp theo nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có phương hướng sản xuất kinh doanh cho chu kì sau. Trong nền kinh tế, tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, sẽ không hình dung được trong xã hội toàn bộ khâuTrường tiêu thụ bị ách tắĐạic kéo theo học đó toàn bKinhộ khâu sản xu tếất bị đHuếình trệ, xã hội bị SV: Trương Thị Minh Ánh 10
  20. Khóa luận tốt nghiệp đình đốn, mất cân đối. Mặc khác công tác tiêu thụ còn là cơ sở cho việc sản xuất tìm kiếm khai thác chon hu cầu mới phát sinh mà chưa được đáp ứng. 1.1.4 Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ sản phẩm Mục tiêu lợi nhuận Lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của hoạt động kinh doanh. ∑ Lợi nhuận =∑ Doanh thu - ∑ Chi phí Việc tiêu thụ tốt sẽ đem lại nhiều lợi nhuận và ngược lại nếu hoạt động tiêu thụ sản phẩm diễn ra chậm sẽ dẫn đến lợi nhuận thấp và có nguy cơ lỗ vốn. Mục tiêu vị thế Đó là biểu hiện về số lượng hàng bán mà doanh nghiệp bán ra trên thị trương so với toàn bộ thị trường. Tiêu thụ sản phẩm mạnh làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trường. 1.1.4 Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.4.1 Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên của quá trình kinh doanh, đó là việc tìm kiếm và khai thác cơ hội kinh doanh xuất hiện trên thị trường Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất những sản phẩm gì?, Sản xuất như thế nào?, Sản phẩm bán cho ai? Tức là thị trường đang cần loại sản phẩm gì? Đặc điểm kỷ thuật của nó ra sao? Dung lượng thị trường về sản phẩm đó như thế nào? Ai là người sẽ tiêu thụ những sản phẩm đó. Từ đó lựa chọn sản phẩm để doanh nghiệp tiến hành sản xuất. Mục đích của việc nghiên cứu thị trường là nghiên cứu, xác định khả năng bán một mặt hàng hoặc một nhóm mặt hàng nào đó trên địa bàn xác định để trên cơ sở đó doanh nghiệp tổ chức các hoạt động của mình nhằm đáp ứng những gì mà thị trường đòi hỏi. Từ đó đưa ra các quyết định hợp lí. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 11
  21. Khóa luận tốt nghiệp Nội dung của nghiên cứu thị trường được thể hiện qua: Nghiên cứu khái quát thị trường: là nghiên cứu quy mô, cơ cấu và xu hướng vận động của thị trường. Đó là việc nghiên cứu tổng cung, tổng cầu, giá cả thị trường và chính sách của chính phủ về loại hàng hóa đó. Nghiên cứu chi tiết thị trường: Thực chất là nghiên cứu đối tượng mua bán hàng hóa đó ma doanh nghiệp kinh doanh, cơ cấu thị trường hàng hóa và chính sách mua bán của các doanh nghiệp có nguồn hàng lớn. Đồng thời trả lời được các câu hỏi: Ai là người mua hàng? Mua ở đâu? Mua bao nhiêu? Cơ cấu của mặt hàng đó như thế nào? Mua hàng dùng để làm gì? Đối thủ cạnh tranh? Nghiên cứu về cung hàng hóa: Tức là nghiên cứu về dung lượng thị trường và các nhân tố ảnh hưởng tới nó. Dung lượng thị trường là khối lượng hàng hóa bán ra trên thị trường nhất định và nó được tính theo hai chỉ tiêu là hiện vật và giá trị. Nghiên cứu thị trường về hàng hóa để xác định khả năng cung cấp cho thị trường , tỷ lệ của doanh nghiệp trên thị trường, tính chất thời vụ của sản xuất cũng như tiêu dùng sản phẩm hàng hóa. Nghiên cứu về cầu hàng hóa: Nhằm xác định nhu cầu thực của thị trường về hàng hóa, xu hướng biến động nhu cầu trong từng giai đoạn, thời kì, từng khu vực thị trường để từ đó thấy được đâu là thị trường trọng điểm của doanh nghiệp và đặc điểm của nhu cầu đó ra sao. Để nghiên cứu thị trường, người ta thường dùng các phương pháp sau: * Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Là phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin thông qua các tài liệu như sách báo, tạp chí quảng cáo và các loại tài liệu liên qua đến sản phẩm, mặt hàng mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Cần nghiên cứu khả năng cung ứng, khả năng tồn kho, giá cả hàng hóa và khả năng biến động của thị trường. Từ đó giúp doanh nghiệp xác định được hướng phát triển sản xuất và lựa chọn những thị trường có triển vọng. Đây là phương pháp nghiên cứu đơn giản, chí phí nghiên cứu thấp giúp doanh nghiệp có thể khái quát được thị trường. Tuy nhiên với phương pháp này đòi hỏi người nghiên cứu phải có chuyênTrường môn, biết cách thu thĐạiập thông tinhọc một cách Kinh chính xác và tếtin cậ yHuế SV: Trương Thị Minh Ánh 12
  22. Khóa luận tốt nghiệp * Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Đây là phương pháp nghiên cứu trực tiếp cử nhân viên đến tận nơi để nghiên cứu. Người này sẽ nghiên cứu thông qua việc trực tiếp quan sát, thu thập các nguồn thông tin và số liệu ở các đơn vị tiêu dùng lớn bằng cách : điều tra trọng điểm, điều tra chọn mẫu, điều tra tiến hành, hay gửi phiếu điều tra, thông qua hội nghị khách hàng Hoặc tiếp xúc trực tiếp với khách hàng thông qua các cửa hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên, đay là phương pháp tón nhiều thời gian và chí phí nghiên cứu tương đối lớn. 1.1.4.2. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Dựa vào kết quả nghiên cứu thị trường và việc đánh giá năng lực sản xuất của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ xác định lựa chọn mặt hàng nào để kinh doanh phù hợp. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Lựa chọn sản phẩm thích ứng, có nghĩa là phải tổ chức sản xuất những sản phẩm hàng hóa mà thị trường đòi hỏi Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạc tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản về khối lượng tiêu thụ sản phẩm, về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm và cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ là căn cứ để xây dựng các kế hoạch hậu cần vật tư, sản xuất, kỷ thuật, tài chính. 1.1.4.3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất bán Thực hiện một số hoạt động liên quan đến sản phẩm, làm cho sản phẩm đó phù hợp với quá trình vận chuyển lưu thông hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng, tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng về kho thành phẩm. Các nghiệp vụ về chuẩn bị hàng hóa, tiếp nhận, phân loại, bao gói, nhãn mác, sắp xếp hàng hóa ở kho, phân loại và ghép đồng bộ với nhu cầu tiêu dùng. * Tiếp nhận bảo quản thành phẩm Hàng hóa sau khi ra khỏi dây chuyền sản xuất gọi là thành phẩm và được đưa tới kho. Nó sẽ được bảo quản tại đây cho tới khi đưa vào lưu thông trên thị trường. Qua việc tiếp nhận hàng hóa vào kho, chúng ta sẽ kiểm tra được chất lượng sản phẩm, nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây hư hỏng để kịp thời sửa chữa. Để tiếp nhận thành phẩm vàoTrường kho được tốt thì ph Đạiải chuẩn bhọcị: kho ch ứKinha hàng, các phươngtế Huế tiện bốc dỡ vận SV: Trương Thị Minh Ánh 13
  23. Khóa luận tốt nghiệp chuyển, các thiết bị dụng cụ để kiểm tra kiểm nghiệm và nguồn nhân lực tiếp nhận. Chuẩn bị trước các hóa đơn, chứng từ cần thiết, liên quan theo thủ tục. Khi tiến hảnh tiếp nhận phải tuân theo các nguyên tắc: nhận hàng đúng số lượng, chất lượng ghi trong hóa đơn, chứng từ. Phát hiện kịp thời những thiếu hụt, mất mát, hư hỏng để xác định nguyên nhân và tìm ra cách giải quyết. Ghi chép chính xác vào sổ kho những hàng hóa đã nhận. Với trường hợp qua kiểm tra, kiểm nghiệm, quan sát thấy hàng hóa không đúng theo tiêu chuẩn và có sai lệch cần lập ngay biên bản ghi lại chi tiết. * Bảo quản thành phẩm Hàng hóa đã được nhận vào kho là mọi trách nhiệm về số lượng, chất lượng được giao toàn bộ cho bộ phận kho đảm nhận. Tuy nhiên nó không thể tách rời quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nhiệm vụ của kho ngoài việc bảo quản hàng hóa tốt còn phải sắp xếp khoa học và kinh tế để giảm bớt chi phí lưu thông. Quy trình bảo quản hợp lí là sự thống nhất giữa các tổ chức cán bộ hợp lí và và các kỷ thuật bảo quản bao gồm: Lựa chọn kho và phân bố hàng hóa trong kho Định vị, định lượng hàng hóa trong kho Kê lót và chất xếp hàng hóa Điều hòa nhiệt độ và độ ẩm trong kho Chống côn trùng gặm nhấm * Hoàn thiện sản phẩm Để đảm bảo và phát huy giá trị sử dụng của hàng hóa một các tối đa, có hiệu quả cao, doanh nghiệp phải: Phân loại, chọn lọc và đóng gói: xuất phát từ yêu cầu cụ thể của khách hangftrong quá trình thực hiện bán hàng cần phải phân loại chọn lọc các hàng hóa theo đúng yêu cầu. Tổ chức đóng gói hàng hóa thành những lô hàng thích hợp cho vận chuyển, bảo quản, giao nhận Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 14
  24. Khóa luận tốt nghiệp Tổ chức lắp ráp, làm đồng bộ sản phẩm: lắp ráp và đồng bộ sản phẩm là hình thức làm tang giá trị sử dụng của sản phẩm trước khi xuất bán. Yêu cầu của khách hàng là thuận tiện trong sử dụng, giảm các khâu trung gian không cần thiết. Khi lắp ráp có thể khắc phục luôn những sơ xuất nhỏ để sản phẩm càng hoàn thiện hơn. Sơ chế hàng hóa: Trong một số trường hợp, khách hàng yêu cầu sơ chế hàng hóa trước khi bán cho họ. Đặc biệt các hàng hóa là tư liệu sản xuất. Sơ chế là một hình thức tạo điều kiện cho quá sử dụng sau được thuận lợi hơn. 1.1.4.4. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện thông qua các phương thức tiêu thụ khác nhau, theo đó các sản phẩm được bán và vận động từ các doanh nghiệp sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Căn cứ vào đặc điểm tính chất của sản phẩm, mối quan hệ với doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng có hai loại phương thức tiêu thụ như sau: Phương thức tiêu thụ trực tiếp: là phương thức doanh nghiệp sản xuất sẽ bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua cửa hàng bán và tiêu thụ sản phẩm do doanh nghiệp lập ra. Sơ đồ 1.2: Tiêu thụ trực tiếp + Ưu điểm: Doanh nghiệp có quan hệ trực tiếp với người tiêu dùng và thị trường. Điều đó giúp doanh nghiệp biết rõ nhu cầu của thị trường, kiểm soát và thống kê được giá cả, hiểu rõ được tình hình bán hàng do đó có thể thay đổi kịp thời nhu cầu về sản phẩm. + Nhược điểm: Chi phí cho công tác tiêu thụ khá lớn. Khả năng phân phối của doanh nghiệp không được rộng và không được nhiều. Hoạt động bán hàng diễn ra với t ch m, t luân chuy n v n ch m. ốc độ Trườngậ ốc độ Đạiể ố họcậ Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 15
  25. Khóa luận tốt nghiệp Phương thức tiêu thụ gián tiếp: Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng thông qua các khâu trung gianbao gồm: người bán buôn, bán lẻ, đại lý. Phương thức này được áp dụng đối với các doanh nghiệp có quy mô sản xuất lớn, lượng hàng hóa sản xuất ra vượt nhu cầu tiêu dùng của một vùng, một địa phương. Sơ đồ 1.3: Tiêu thụ gián tiếp + Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể tiêu thụ được hàng hóa trong thời gian ngắn nhất với khối lượng lớn, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản, giảm hao hụt. Doanh nghiệp có thể tập trung vốn sản xuất, tạo điều kiện chuyên môn hóa sản xuất. + Nhược điểm: Doanh nghiệp không thu được lợi ích tối đa do bán buôn và trả tiền hoa hồng cho các đại lý. Mặt khác do phải qua nhiều khâu trung gian nên doanh nghiệp nhận thông tin phản hồi từ khách hàng chậm và khó kiểm soát. Tóm lại, các phương thức tiêu thụ sản phẩm sẽ đảm bảo cho hàng hóa vận động một cách hợp lý, giảm chí phí lưu thông, nắm bắt các cơ hội chiếm lĩnh thị trường. Các doanh nghi m kinh doanh c a mình l a ch c tiêu th phù h p. ệp tùyTrường vào đặc điể Đạiủ họcđể ự Kinhọn phương tếthứ Huếụ ợ SV: Trương Thị Minh Ánh 16
  26. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4.5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Yểm trợ là các hoạt động nhằm hỗ trợ , thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiệp. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng như quảng cáo, chào hàng, khuyến mãi, tham gia hội chợ triễn lãm * Quảng cáo Quảng cáo là nghệ thuật sử dụng các thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền cho các phần tử trung gian và cho người tiêu dùng cuối cùng biết về sản phẩm của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Quảng cáo làm cho hàng hóa bán được nhiều hơn, nhanh hơn, làm chon hu cầu được gợi mở và được biểu hiện nhanh hơn. Tuy nhiên qua quảng cáo cần đảm bảo tính trung thực Chức năng của quảng cáo là gây sự chú ý, diễn biến tâm lí đầu tiên. Để tạo được sự chú ý thì quảng cáo cần phải đảm bảo: - Với lượng thời gian đưa tin ngắn nhất nhưng lại truyền được lượng thông tin lớn nhất. Lượng thông tin càng cao thì sự chú ý của người nhận tin càng càng cao. - Số lần lặp lại vừa phải, không gây nhàm chán cho người tiếp nhận thông tin. *Chào hàng Là hình thức dịch vụ mà trong đó các doanh nghiệp thương mại tổ chức ra các điểm giới thiệu và bán trực tiếp hàng hóa cho khách hàng. *Khuyến mại Là hình thức doanh nghiệp dành cho khách hàng những lợi ích nhất định bằng cách: đưa hàng mẫu cho khách hàng dùng thử không phải trả tiền, tặng kèm hàng hóa cho khách hàng. Để khuyến khích cho khách hàng mua nhiều sản phẩm, doanh nghiệp sẽ có mức giá thấp Trườngdần theo mức tang khĐạiối lượng shọcản phẩm tiêuKinh thụ được. tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 17
  27. Khóa luận tốt nghiệp *Hội nghị khách hàng: Trong hội nghị phải đảm bảo có mặt các khách hàng lớn, các khách hàng quan trọng. Nội dung của cuộc hội nghị phải gợi ý để khách hàng nói về ưu nhược điểm của sản phẩm, những vướng mắc trong quá trình mua bán, thanh toán. Đồng thời đưa ra các dự án, các chính sách của công ty trong thời gian tới có liên quan đến vấn đề tiêu thụ sản phẩm Tùy thuộc vào đặc điểm cuả công ty và sản phẩm để có thể lựa chọn một trong các hình thức trên để hổ trợ cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm được tốt hơn. 1.1.4.6. Tổ chức hoạt động bán hàng Nội dung của tổ chức hoạt động bán hàng là chuyển giao sản phẩm và các giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng, thu tiền khách hàng và chọn các hình thức thu tiền như: trả tiền ngay, mua bán chịu, trả góp 1.1.4.7. Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Sau mỗi chu kỳ kinh doanh, doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm nhằm xem xét khả năng mở rộng hay thu hẹp thị trường tiêu thụ, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả tiêu thụ nhằm kịp thời có các biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ sản phẩm. Đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ có thể xem xét trên các khía cạnh như: tình hình tiêu thụ sản phẩm theo khối lượng, mặt hàng, trị giá, thị trường và giá cả các mặt hàng tiêu thụ. 1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm 1.1.5.1. Nhân tố khách quan Môi trường bên ngoài tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng như hoạt động tiêu thụ nói riêng a. Nhân tố chính trị pháp luật TrongTrường kinh doanh hi ệnĐại đại, các họcyếu tố chính Kinh trị và pháp tế luật ngàyHuế càng có ảnh SV: Trương Thị Minh Ánh 18
  28. Khóa luận tốt nghiệp hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để đảm bảo sự vận hành của nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động cạnh tranh , quốc gia nào cũng có hệ thống pháp luật và các chế độ chính sách của Chính phủ để điều tiết thị trường. Các chính sách mà nhà nước sử dụng như thuế, bình ổn giá cả, trợ giá, lãi suất tín dụng ngân hàng có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Không chỉ thế, sự tác động qua lại lẫn nhau giữa các chính sách nhà nước và các nước trên thế giới về sản phẩm khoa học kĩ thuật , văn hóa thể hiện qua chính sách tiêu dùng dân tộc , quan hệ kinh tế giữa nước ta với các nước khác trên thế giới cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Sự thay đổi và biến động của các yếu tố chính trị và pháp luật có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ cho doanh nghiệp, đặc biệt là những thay đổi liên tục , nhanh chóng không thể dự báo trước. b. Nhân tố kinh tế. Ảnh hưởng to lớn đến kết quả và hiệu quả kinh doanh của doanh nghệp, bao gồm các yếu tố tác động đến sức mua của khách hàng, nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và các yếu tố có liên quan sử dụng nguồn lực. Các yếu tố có thể và phải được tính đến là : Tốc độ tăng trưởng GDP, lãi xuất tiền vay và tiền gửi ngân hàng, tỉ lệ lạm phát, tỉ giá hối đoái, mức độ thất nghiệp, cán cân thanh toán, chính sách tài chính và tín dụng Nhân tố kinh tế là máy đo”máy đo nhiệt độ của nền kinh tế” . Sự thay đổi các yếu tố nói trên đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp với mức độ khác nhau. Khi đó, những biến động như vậy cũng làm cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm , hàng hóa của doanh nghiệp có sự thay đổi nhất định. c. Nhân tố khoa học – công nghệ. Khoa học- công nghệ là nhân tố mang đầy kịch tính, có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh nhân của doanh nghiêp. Trong thời đại khoa học công nghệ mới phát triển như vũ bão, mỗi công nghệ mới phát sinh sẽ hủy diệt những công nghệ trước đó không nhiều thì ít. Việc chế tạo ra các sản phẩm mới , chất lượng cao, giá thành hạ, theo đờiTrường sản phẩm có ảnh hư Đạiởng lớn tớhọci tiêu thụ sKinhản phẩm. Đ ặtếc biệ t Huếsự phát triển của SV: Trương Thị Minh Ánh 19
  29. Khóa luận tốt nghiệp công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin với khối lượng lớn và cũng thuận lợi trong giao dịch cũng như thiết lập và mở rộng quan hệ làm ăn với khu vực thị trường. d. Nhân tố văn hóa- xã hội. Đây là nhân tố có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc nhất đến nhu cầu hành vi của con người, trong cả lĩnh vực sản xuất và lĩnh vực tiêu dùng cá nhân. Các giá trị văn hóa có tính bền vững cao , được lưu truyền từ đời này sang đời khác, và được củng cố bằng những quy chế xã hội như pháp luật, đạo đức, tôn giáo, chính quyền, hệ thống thứ bặc tôn ti trật tự trong xã hội , tổ chức tôn giáo , nghề nghiệp, địa phương, gia đình và cả hệ thống kinh doanh sane xuất dịch vụ. Các yếu tố văn hóa và xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp (lựa chọn phương án, lập kế hoạch tiến độ tiêu thụ sản phẩm). Những thay đổi trong văn hóa- xã hội cũng tạo nên những cơ hội hoặc nguy cơ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố tâm sinh lí, thời tiết, khí hậu, mức độ tăng dân số, mức thu nhập bình quân của dân cư là những nhân tố tác động cùng chiều đến tiêu thụ sản phẩm. Chẳng hạn khi mức thu nhập của người dân tăng lên người ta sẽ tiêu dùng nhiều hơn do vậy doanh nghiệp tiêu thụ được nhiều sản phẩm hơn. e.Nhân tố cơ sở hạn tầng và điều kiện tự nhiên. Cơ sở hạ tầng gồm hệ thống giao thông vận tải( đường, nhà ga, bến đỗ ), hệ thông thông tin( bưu điện, điện thoại, viễn thông ) hệ thống bến cảng , nhà kho, cửa hàng cung ứng xăng dầu, điện nước, khách sạn , nhà hàng các yếu tố này có thể dẫn đến thuận lợi hoặc khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Từ khi bắt đầu hoạt động và trong quá trình tồn tại , phát triển của mình, doanh nghiệp cần quan tâm đến các yếu tố điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiêp. Ví dụ thời tiết xấu sẽ gây khó khăn cho việc vận chuyển sản phẩm tiêu thụ . Thêm vào đó còn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, không đảTrườngm bảo yêu cầu cho kháchĐại hàng, học dẫn đến khôngKinh tiêu th ụtếđượ c.Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 20
  30. Khóa luận tốt nghiệp 1.1.5.2. Nhân tố chủ quan. a. Những nhân tố thuộc về doanh nghiệp *Chất lượng sản phẩm . Chất lượng sản phẩm quyết định trả năng cạnh tranh và là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm hàng hóa phải có chất lượng cao vì khách hàng là thượng đế, có quyền lựa chọn trong hàng tram sản phẩm để mua một sản phẩm tốt nhất . Vì vậy chất lượng sản phẩm phải luôn đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của khách hàng. Hàng hóa chất lượng tốt sẽ tiêu thụ nhanh, thu được lợi nhuận cao” chỉ có chất lượng mới là lời quảng cáo tốt nhất cho sản phẩm của doanh nghiệp” *Gía cả sản phẩm . Gía cả là biểu hiện bằng tiền mà bán dự tính có thể nhận được từ người mua. Việc dự tính giá cả chỉ được coi là hợp lí và đúng đắn khi đã xuất phát từ giá cả thị trường, đặc biệt là giá cả bình quân của một hàng hóa trên từng loại thị trường trong và ngoài nước trong từng thời kì kinh doanh. Nếu giá cả được xác định một cách hợp lí và đúng đắn thì nó đem lại doanh nghiệp nhiều lợi ích to lớn. Đặc biệt là giá cả thực hiện chức năng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm trên từng loại thị trường trong và ngoài nước. Nó là đòn bẩy kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp và thị trường vì giá cả cao hay thấp có ảnh hưởng quyết định tơi khối lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận mà doanh nghiệp sẽ đạt được. *Phương thức thanh toán. Khách hàng có thể thanh toán cho doanh nghiệp bằng nhiều phương thức : tiền mặt, séc, ngoại tệ Mỗi phương thức đều có mặt lợi và mặt hại của nó cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Vấn đề là phải chọn được một phương thức thanh toán sao cho đôi bên cùng có lợi, sản phẩm của doanh nghiệp sẽ được tiêu thụ nhiều hơn khi doanh nghiệp có phương thức thanh toán tiện lợi , nhanh chóng. Doanh nghiệp caand đơn giản hóa thủ tục, điều kiện thanh toán tạo thuận lợi cho khách hàng để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 21
  31. Khóa luận tốt nghiệp *Hệ thống phân phối sản phẩm. Trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp cần phải có hệ thống phân phối sản phẩm, bao gồm các cửa hàng bán trực tiếp, đại lí, cung cấp cho người bán lẻ. Tất cả các phẩn tử nằm trong guồng máy tiêu thụ sản phẩm sẽ tạo sẽ nên một hệ thống phân phối sản phẩm của doanh nghiệp, với mạng lưới phân bố trên các địa bàn , các vùng thị trường doanh nghiệp tham gia kinh doanh. Doanh nghiệp nếu tổ chức được hệ thống phân phối sản phẩm hợp lí sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác tiêu thụ sản phẩm, ngược lại sẽ gây hậu quả xấu đến công tác tiêu thụ, sản phẩm bị ứ đọng sẽ gây tổn thất cho doanh nghiêp. *Uy tín của doanh nghiệp. Qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ tạo lập dần vị thế của doanh nghiệp trên thị trường, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao, tránh sự hoài nghi của khách hàng về sản phẩm của doanh nghiệp. Uy tín của doang nghiệp có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả của công tác tiêu thụ sản phẩm. Nó được biểu hiện bằng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Chiếm được long tin của khách hàng sẽ góp phần quan trọng để đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. b. Những nhân tố thuộc về thị trường- khách hàng của doanh nghiêp. *Thị trường sản phẩm của doanh nghiệp. Theo M.C Cathy: Thị trường được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự nhau và người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thỏa mãn nhu cầu đó. Thị trường tiêu dùng bao gồm tất cả các cá nhân, các hộ gia đình và các nhóm người hiện có và tiềm ẩn mua sắm hàng hóa dịch vụ thỏa mãn nhu cầu cá nhân. Thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng, gắn kinh tế trong nước với kinh tế thế giới. Thị trường là nơi cung cầu gặp nhau,Trường tác động qua lại lẫĐạin nhau đểhọcđạt tới v ịKinhtrí cân bằng. tế Thị trưHuếờng sản phẩm SV: Trương Thị Minh Ánh 22
  32. Khóa luận tốt nghiệp hay người tiêu dùng sẽ quyết định doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, cho ai. Thị trường là đối tượng của hoạt động tiêu thụ ảnh hưởng đến hiệu quả tiêu thụ sản phẩm. Trên thị trường cung cầu hàng hóa có thể biến đổi lên xuống do nhiều nguyên nhân làm cho giá cả các sản phẩm bị biến đổi ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Việc cung ứng vừa đủ để thỏa mãn nhu cầu về một loại hàng hóa trong một thời điểm nhất định là trạng thái cân bằng cung cầu. *Thị hiếu của khách hàng. Là nhân tố mà các nhà sản xuất quan tâm không chỉ trong khâu định giá bán mà cả khi xây dựng chiến lược kinh doanh, quyết định phuong án sản phẩm để đảm bảo tiêu thụ sản phẩm nhanh và có lãi xuất cao. Sản phẩm sản xuất ra là để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng , nếu sản phẩm của doanh nghiệp đáp ứng được thị hiếu thì khách hàng lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp đó. Đây là yếu tố quyết định mạnh mẽ Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải linh hoạt trong công tác tiếp thị để tìm kiếm những phần thị trường mới nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 1.1.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Khi xem sét hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, cần phải dựa vào một hệ thống các tiêu chuẩn, các doanh nghiệp phải xem các tiêu chuẩn là mục tiêu phấn đấu. Có thể hiểu tiêu chuẩn hiệu quả là giới hạn là mốc xác định các ranh giới có hay không có hiệu quả. Nếu theo phương pháp so sánh toàn ngành có thể lấy giá trị bình quân đạt được của ngành làm tiêu chuẩn hiệu quả. Nếu không có số liệu của toàn ngành thì so sánh với các chỉ tiêu của năm trước. Cũng có thể nói rằng, các doanh nghiệp có đạt được các chỉ tiêu này mới có thể đạt được các chỉ tiêu về kinh tế. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: Tỷ suất doanh thu / Chi phí = (Tổng doanh thu / Tổng chi phí)*100% Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 23
  33. Khóa luận tốt nghiệp Tỷ suất lợi nhuận / Doanh thu = (Lợi nhuận ròng / Tổng doanh thu)*100% Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng doanh thu thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận / Chi phí = (Lợi nhuận ròng / Tổng chi phí)*100% Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Thực trạng về ngành sữa ở Việt Nam Ngành công nghiệp sản xuất, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa của Việt Nam những năm gần đây có sự phát triển năng động, cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng cho đời sống kinh tế, đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước thay thế các mặt hàng sữa nhập khẩu và tham gia xuất khẩu với sự đa dạng về mẫu mã và chủng loại. Bên cạnh đó, ngành có nhiều đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần đảm bảo đời sống nhân dân và ổn định tình hình xã hội, trở thành một mắc xích quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Ngành sữa Việt Nam đang từng bước phát triển bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ từ sản xuất nguyên liệu đến thành phẩm, có khả năng cạnh tranh để chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Do thuộc nhóm sản phẩm thiết yếu nên dù trong những năm kinh doanh ảm đạm của các doanh nghiệp trong toàn bộ nền kinh tế, các doanh nghiệp ngành sữa vẫn giữ tăng trưởng mạnh với mức hai con số. Trong những năm tới, việc dân số tang, thu nhập người dân tang kéo theo chi tiêu nhiều hơn và sự quan tâm ngày một nhiều của người Việt Nam về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, ngành sữa được kỳ vọng sẽ còn tiếp tục duy trì đà tăng trưởng này. Nắm bắt được điều này, nhiều nhà kinh tế có tầm nhìn chiến lược đã quyết định tham gia thị trường sữa. Số lượng các hãng sữa ngày càng tăng, hiện nay trên thế giới đã có hàng tram hãng sữa lớn nhỏ khác nhau mà nổi tiếng nhất phải kể đến những cường quốc về chăn nuôi bò sữa như Hà Lan với nhãn hiệu Cô gái Hà Lan đã rất quen thuộc vớTrườngi người tiêu dùng hayĐại New Zealandhọc vớ iKinh sãn phẩm sữtếa Dumex, Huế Hoa Lỳ với SV: Trương Thị Minh Ánh 24
  34. Khóa luận tốt nghiệp sản phẩm Abbott và Vinamilk của Việt Nam. Theo sự đánh giá của các chuyên gia thì thị trường sữa của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng chưa bao giờ sôi động như hiện nay. Thực tế cho thấy, sữa và các sản phẩm từ sữa là những thực phẩm quan trọng cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của con người. Và ngành sữa đã và đang đóng góp tích cực vào nền kinh tế của đất nước với mức tăng trưởng nhanh chóng, trung bình từ 15 đến 17% trên năm. Theo Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp chế biến sữa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025 đã được bộ công thương phê duyệt ngày 28-6-2010: Năm 2015 Việt Nam sản xuất 1,9 tỷ lít sữa tươi, mức tiêu thụ đạt trung bình 21 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 120-130 triệu USD và đến năm 2025 sản xuất 3,4 tỷ lít, mức tiêu thụ 34 lít/người/năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 150-200 triệu USD. Hiện nay, mức tiêu thụ sữa ở Việt Nam năm 2018 đạt 27 lít/người và dự kiến năm 2019 đạt 28 lít/người. 1.2.2 . Giới thiệu về công ty FrieslandCampina Việt Nam (Dutch Lady Việt Nam) FrieslandCampina Việt Nam là công ty liên doanh được thành lập từ năm 1995 tại Việt Nam giữa công ty Xuất nhập khẩu tỉnh Bình Dương (Protrade) và Royal FrieslandCampina – tập đoàn sữa hàng đầu tại Hà Lan với 135 năm kinh nghiệm hoạt động trên toàn thế giới với số vốn đầu tư ban đầu là 30 triệu USD. Hoạt động trong lĩnh vực sản xuất sữa với thương hiệu khá nối tiếng Dutch Lady ( Cô Gái Hà Lan) đã khá quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam. FrieslandCampina Việt Nam không chỉ cung cấp cho người dân mỗi năm hơn 1.5 tỷ suất sữa chất lượng cao, với các nhãn hiệu đã được người dân Việt Nam tin yêu như Cô Gái Hà Lan, Friso, YoMost, Fristi, Completa mà còn tạo ra hơn 15.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người lao động tại Việt Nam, tích cực khởi xướng và tham gia vào các họat động tạo lập giá trị chung cho cộng đồng. FrieslandCampina Việt Nam bắt đầu thực hiện hoạt động phát triển ngành sữa từ những năm 1995 với mức đầu tư mỗi năm khoảng 1 triệu đô la Mỹ. Hơn 2400 hộ nông dân đã được ký hợp đồng thu mua và thường xuyên được huấn luyện, kiểm tra, đang cung cấp khoảng 170 tấn sữa chất lượng mỗi ngày (chiếm 23- 25% lượng sữa tươi của cả nước). Hiện tại công ty đã đầu tư 13 triệu USD hỗ trợ cho nông dân Việt Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 25
  35. Khóa luận tốt nghiệp Nam phát triển chăn nuôi bò sữa một cách bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sữa và hiệu quả kinh tế. Đến nay chương trình đã phát triển được trên 3100 hộ và trang trại nuôi bò cung cấp sữa với số lượng bò sữa lên đến 35.000 con, sản lượng sữa đạt trên 60.000 tấn sữa/ năm, chiếm ¼ sản lượng sữa bò tươi sản xuất trong nước. Với những sản phẩm sữa phong phú, FrieslandCampina Việt Nam đã đáp ứng được những nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày rất khác nhau của người tiêu dùng. Công ty liên tục cải tiến nhằm làm tăng thêm gia trị dinh dưỡng của các sản phẩm đồng thời hướng dẫn cho người tiêu dùng cách ăn uống có lợi nhất cho sức khỏe. Các cột mốc quan trọng trong sự nghiệp phát triển của FrieslandCampina Việt Nam trong giai đoạn vừa qua: - Năm 1924: 150 thùng sữa đặc đầu tiên mang nhãn hiệu Dutch Lady được nhập bán lần đầu tiên vào Việt nam - Năm 1994: Sự liên doanh của công ty Frieslandfoods và công ty Protrade thành lập công ty FrieslandCampina Việt Nam - Năm 1995: Thành lập nhà máy Foremost ở Bình Dương - Năm 1996: Đơn hàng đầu tiên được kí kết - Năm 1997: Thành lập trung tâm làm lạnh sữa tươi và Trại bò kiểu mẫu - Năm 2000: Xây dựng thành công hệ thống phân phối bán hàng toàn quốc - Năm 2008: Xây dựng nhà máy thứ hai, nhà máy Dutch Lady ở Hà Nam Hiện tại Dutch Lady có 2.000 nhân viên bán hàng trên toàn quốc, thực hiện tư vấn bán hàng trực tiếp tại các siêu thị trên toàn quốc, tổ chức một đường dây nóng để tư vấn cho khách hàng sử dụng cũng như hiểu biết thêm về sản phẩm của công ty. Hiện tại, Dutch Lady Việt Nam có hơn 150 nhà phân phối và 10.000 điểm bán lẻ sản phẩm của hàng trong cả nước. Thành tựu đạt được: Huân chương lao động Huân chương hữu nghị của Chủ tịch nước Huân chương “ Vì sức khỏe cộng đồng” của bộ y tế Huân chương “ vì sự nghiệp giáo dục” của Bộ giáo dục và đào tạo. Giấy khen của Cục khuyến nông, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Kỉ niệm chương “ Vì thế hệ trẻ” của Trung ương đoàn vì đồng hành cùng hội Liên hiệp Thanh niên trong sự nghiệp y tế giáo dục Kỉ niệm Trườngchương “ Vì mầm xanh Đại yêu thương” học của hKinhội Liên hiệ p tếphụ nữHuế SV: Trương Thị Minh Ánh 26
  36. Khóa luận tốt nghiệp Bằng khen của Chủ tịch tỉnh Bình Dương với thành tichs xuất sắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như vệ sinh an toàn thực phâm Website: www.dutchlady.com.vn Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp: Phát triển ngành chăn nuôi bò sữa, bao gồm việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông, thú ý, thức ăn gia súc và tinh dịch giống bò Frisian Holstein có chất lượng cao, thiết lập hệ thống thu mua sữa và các trạm làm lạnh, xây dựng nhà máy chế biến sữa. Thực hiện quyền nhập khẩu thực phẩm và đồ uống, nguyên liệu cho sản xuất, gia công, đóng gói thực phẩm và đồ uống Tầm nhìn sứ mạng kinh doanh của doanh nghiệp; Tầm nhìn chiến lược: Tầm nhìn chiến lược của Dutch Lady là “ cải thiện cuộc sống” Sứ mạng kinh doanh: Dutch Lady có sứ mệnh phát triển, sản xuất kinh doanh các sản phẩm sữa chất lượng cao, giàu dinh dưỡng, đáng tin cậy góp phần xây dựng một cuộc sống khỏe mạnh sức sống. Slogan: Cô Gái Hà Lan- SẴN SÀNG MỘT SỨC SỐNG Thị trường: Dutch Lady được nhập khẩu vào Việt Nam năm 1924, Dutch Lady có một thị trường rộng lớn trên toàn bộ đất nước Việt Nam, phân đoạn thị trường theo độ tuổi bao gồm trẻ nhỏ, thiếu nhi, thiếu niên, người lớn. Và phân đoạn thị trường theo sản phẩm sữa bao gồm sữa tiệt trùng, sữa bột sữa đặc. Thương hiệu của công ty: Tháng 4 năm 2006, Dutch lady là top 10 thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam về nước uống do phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam trao tặng. Tháng 7 năm 2006 được bình chọn một trong mười thương hiệu thành công nhất Việt Nam từ đánh giá của 4000 người tiêu dùng do tập đoàn đa quốc gia Milward thực hiện. Với thương hiệu nổi tiếng của mình, Dutch Lady luôn là sự lựa chon của người tiêu dùng, nóTrường đã tạo được chổ đ ứĐạing, vị th ếhọccủa mình Kinhtrong lòng ngtếười tiêuHuế dùng. Đây là SV: Trương Thị Minh Ánh 27
  37. Khóa luận tốt nghiệp một thế mạnh của công ty tạo nền tảng cho sự phát triển, cạnh tranh với các đối thủ mạnh trên thị trường. Hệ thông kênh phân phối: Tại Việt Nam, hằng năm, công ty cung cấp trên 1,5 tỷ suất sữa các loại thông qua hệ thống hơn 150 nhà phân phối và 100.000 điểm bán lẻ từ các siêu thi, đại lý đến các tiệm tạp hóa. Trên 15.000 người đang trực tiếp và gián tiếp làm việc cho công ty. Nhờ mạng lưới phân phối rộng lớn trải dài trên toàn đất nước nên sản phẩm của công ty dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 28
  38. Khóa luận tốt nghiệp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SỮA DUTCH LADY TẠI XÍ NGHIỆP THÀNH LỢI HUẾ 2.1 Tổng quan về công ty 2.1.1: Giới thiệu chung về xí nghiệp Thành Lợi CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ - ĐA NGÀNH THÀNH LỢI Loại hình hoạt động: Công ty TNHH Hai Thành Viên trở lên Mã số thuế: 3300102424 Địa chỉ: Trụ sở chính: 09 Trần Hưng Đạo, Phường Phú Hòa, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên - Huế Xí nghiệp, nhà phân phối: Đường số 3 khu công nghiệp An hòa, Thành Phố Huế Đại diện pháp luật: Lê Minh Lợi Ngày cấp giấy phép: 15/10/1993 Ngày hoạt động: 20/10/1993 (Đã hoạt động 25 năm). Lĩnh vực: Đại lý, môi giới, đấu giá. Diện tích: Công ty có một môi trường hoạt động tốt, có trụ sở văn phòng làm việc khang trang thuận lợi, diện tích kho 500m2. Công ty có đội ngũ nhân viên trung thực chuyên nghiệp và có lợi thế hơn nữa là công ty hợp tác đầu tư với các nhà sản xuất có thương hiệu mạnh. 2.2.2 Lịch sử hình thành: Công ty TNHH đầu tư đa ngành Thành Lợi Được thành lập năm 1993, sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, thương hiệu Thành Lợi đã trở nên thân thuộc với người dân Cố đô và nhiều tỉnh miền Trung. Khởi đầu là Xí nghiệp Thành Lợi, đến tháng 4/2017 thành Công ty TNHH Đầu tư - Đa ngành Thành Lợi, tạo dựng hệ thống sản xuất, kinh doanh rộng khắp, không chỉ trong tỉnh ThừTrườnga Thiên Huế và mộ t sĐạiố tỉnh mi ềhọcn Trung màKinh còn đầu tư tếsang nưHuếớc bạn Lào. SV: Trương Thị Minh Ánh 29
  39. Khóa luận tốt nghiệp Buổi đầu thành lập, từ doanh nghiệp rất nhỏ tại thành phố Huế, với số vốn ban đầu chỉ vài trăm triệu đồng và phải vay thêm ngân hàng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, số lượng công nhân ít. Đến nay, sau gần 25 năm xây dựng và phát triển, nguồn vốn cố định và kinh doanh của Công ty TNHH Đầu tư - Đa ngành Thành Lợi đã trên nghìn tỷ đồng, thu hút hàng trăm công nhân, lao động sản xuất, kinh doanh nhiều ngành nghề khác nhau từ thương mại, dịch vụ, du lịch, khách sạn đến gia công thêu kimono, sang chiết gas, trồng rừng, chăn nuôi heo, bò, sản xuất hạt nhựa có uy tín trong và ngoài nước. Thời gian đầu, doanh nghiệp chuyên kinh doanh khách sạn, làm đại lý xe máy, phân phối sản phẩm P&G, Foremost, Colgate, đại lý xe Mitsubishi, xe KIA, thành lập trạm chiết nạp gas Tuy đã có thành công bước đầu, nhưng không bằng lòng với những gì đạt được, tập thể lãnh đạo, cán bộ Công ty TNHH Đầu tư - Đa ngành Thành Lợi tiếp tục “bươn chải” thương trường với việc mua lại tài sản nhà máy bánh đa nem tại cụm công nghiệp Hương Sơ (2004), xây dựng trung tâm kinh doanh ôtô, nhà máy khí hóa lỏng tại cụm công nghiệp An Hòa (2005), trồng rừng cao su, huê mộc (sưa), gió bầu tạo trầm tại Bình Điền với diện tích 32ha (2009), thành lập công ty XNK Việt Nhật chuyên sản xuất áo Kimono xuất khẩu (2010), năm 2013 thành lập công ty XNK nhựa Việt Lào, sản xuất hạt nhựa tại khu kinh tế Densavanh – Savanakhet (Lào), năm 2015 hoàn thành nhà máy LPG Nam Đông Hà, Quảng Trị Ngoài lĩnh vực thương mại đang phát triển ổn định và bền vững, doanh nghiệp đang triển khai đầu tư khu chăn nuôi công nghệ cao “Nuôi lợn nái sinh sản siêu nạc” theo công nghệ Thái Lan, vốn đầu tư 148 tỷ đồng trên diện tích 17,5ha tại huyện Quảng Điền. Sau khi đi vào hoạt động, đây sẽ là trang trại lớn nhất và hiện đại nhất khu vực miền Trung. Và gần đây nhất, ngày 16/5/2017, Thành Lợi là 1 trong 5 doanh nghiệp đầu tư vào huyện miền núi A Lưới với dự án nuôi bò, trong đó, vốn đầu tư giai đoạn 1 là 25 tỷ đồng. Trong suốt thời gian qua công ty đã một phần nào giải quyết công việc làm cho người lao động trên địa bàn và thực hiện tốt nghĩa vụ nộp ngân sách tại địa phương. 2.1.3 Chức năng, nhiệm vụ của công ty: * Chức năng: Phân phối, xúc tiến sản phẩm sữa Dulth lady đến các đại lý lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của người dân. * Nhiệm vụ : - TrườngPhân phối sữa phục vĐạiụ cho ngành học sản xu ấtKinh sản phẩm hàng tế tiêu Huế dùng. SV: Trương Thị Minh Ánh 30
  40. Khóa luận tốt nghiệp - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện theo cơ chế hiện hành của pháp luật về kinh tế. - Tổ chức thực hiện tốt chính sách về tổ chức quản lý cán bộ, cử dụng lao động hiệu quả, bảo vệ môi trường và an ninh tại địa phương. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty TNHH ĐTĐN Thành Lợi là nhà phân phối sản phẩm sữa của Dutch Lady trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế với địa bàn hoạt động rộng lớn hầu như bao quát hết thị trường Tỉnh. Với vai trò là nhà phân phối lớn của Dutch Lady trên địa bàn Huế, công ty TNHH ĐTĐN Thành Lợi cung cấp cơ sở vật chất đầy đủ, bộ máy quản lý riêng của doanh nghiệp đã giúp FrieslandCampina Việt Nam theo dõi được một cách chi tiết hoạt động tiêu thụ ngành sản phẩm của mình cũng như giúp công ty đưa ra được các chính sách khuyến khích giúp cho hoạt động tiêu thụ đạt được như mục tiêu bán hàng đề ra. Các nội dung về hoạt động kinh doanh, kế hoạch và chương trình hoạt động trong từng thời kỳ được đề xuất bởi FrieslandCampina Việt Nam điều được công ty thực hiện theo đúng dưới sự hỗ trợ của kiểm soát viên, đại diện của công ty tại doanh nghiệp và một nhân viên điều hành của công ty TNHH ĐTĐN Thành Lợi. Bộ máy quản lý của công ty TNHH ĐTĐN Thành Lợi ngành hàng Dutch Lady được tổ chức theo mô hình tổ chức trực tuyến chức năng, thể hiện trong sơ đồ dưới đây: TrườngSơ đồ 2.1: CơĐại cấu tổ chhọcức của xíKinh nghiệp Thành tế L ợHuếi SV: Trương Thị Minh Ánh 31
  41. Khóa luận tốt nghiệp Chức năng, nhiệm vụ của từng ban: + Tổng Giám đốc: là người điều hành hoạt động kinh doanh theo chiến lược của công ty, đại diện pháp nhân của công ty, là người ra quyết định và chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mình trước pháp luật nhà nước. + Phòng tài chính- kế toán: Là bộ phận sử dụng các phương pháp kế toán để thực hiện việc ghi chép, phân loại tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh phù hợp với chính sách, chế độ hiện hành, các quy định của công ty. Cung cấp những thông tin tài chính và thông tin quản trị cho cấp trên và ban giám đốc. + Phòng kinh doanh: Đây là phòng có chức năng tham mưu cho giám đốc trong công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm. Trong phòng kế hoạch kinh doanh có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường, nghiên cứu việc tạo uy tín cho sản phẩm, các chính sách bán hàng và chiến dịch giá, tổ chức đưa sản phẩm ra thị trường và đề suất các phương án quảng cáo, tiếp thi, bán hàng cho công ty. + Thủ kho: Theo dõi số lượng hàng xuất, nhập, tồn của NPP. Kết hợp với GSTT kiểm tra hàng tồn kho theo định kỳ báo cáo. + Nhân viên văn phòng: Lập và điều chỉnh kế hoạch kinh doanh của xí nghiệp, kiểm tra các đơn hàng xuất đi và nhập vào, đặt hàng và chịu trách nhiệm kiểm tra các đơn đặt hàng. + Nhân viên bán hàng : Bán hàng theo lịch trình và tuyến bán hàng đã được tổ chức bởi Trưởng điều hành và GSTT. Đội bán hàng phải thực hiện đầy đủ các hoạt động A&P do công ty tổ chức, truyền tải các thông tin lợi ích của sản phẩm đến tất cả người bán lẻ, trưng bày tất cả sản phẩm theo yêu cầu của công ty và tất cả chính sách khác do công ty yêu cầu. Danh mục sản phẩm sữa của Dutch Lady Dutch Lady có một danh mục sữa hết sức đa dạng. Đây cũng là một trong những lý do giúp Dutch Lady đứng vững trên thị trường. Bao gồm sữa bột, sữa tươi, sữa đặc và sữa chua. Như: Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 32
  42. Khóa luận tốt nghiệp 1. Dutch Lady sữa tiệt trùng( có đường, không đường, vị dâu, vị chocolate, vị trà xanh) 2. Sữa tươi 100% (có đường, không đường) 3. Sữa bột nguyên kem 4. Sữa đặc Cô Gái Hà Lan( cao cấp, hằng ngày) 5. Dutch Lady 123,456: + Cô gái Hà Lang step 1( sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi) công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả + Cô gái Hà Lan step 2( sữa cho trẻ trên 6 tháng tuổi) công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả + Cô gái Hà Lan 123( sữa cho trẻ trên 12 tháng tuổi) công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả + Cô gái hà lan 456( sữa cho trẻ trên 36 tháng tuổi) công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả 6. Dutch Lady Gold + Dutch Lady gold step 1 + Dutch Lady gold step 2 + Dutch Lady gold 123 + Dutch Lady gold 456 7. Friso + Friso 1234 (hấp thu) + Friso gold 1234( tang cường miễn dịch) +Frisolac Premature +Frisolac Comfort + Frisplac Soy +FrisoTrường Gold Mum Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 33
  43. Khóa luận tốt nghiệp 8. Yomost ( Yomost giành cho tuổi teen) gồm các hương vị dâu, cam, việt quốc, dưa lưới 9. Fristi + Fristi “ trở thành siêu nhân với Fristi” có đương, vị dâu, vị chocolate + Fristi fruity “ cùng là dung sĩ” vị xoài, dâu nho 10. Completa: Hoàn hảo “ Cho ly cà phê thêm ngon” 11. Longevity: TRƯỜNG SINH “ cho mọi nhu cầu sử dụng” 12. Dinh dưỡng 13. Ovantin 14. Sữa chua Dutch lady có một danh mục sản phẩm sữa hết sức đa dạng từ sữa bột đến sữa nước, sữa đặc, sữa chua đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao của người tiêu dùng. Hiện nay Dutch Lady đang phát triển danh mục sản phẩm theo chiều dài và chiều sâu nhằm đa dạng hóa danh mục sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, đồng thời cũng tập trung vào việc phát triển theo chiều sâu để đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Cụ thể: Chiều dài: trải rộng trên mọi độ tuổi Chiều sâu: Trong mỗi đơn vị chiều dài, Dutch Lady lại phát triển sản phẩm theo chiều sâu, ví dụ như sản phẩm Dutch Lady 123, 456 gồm: - Cô gái hà lan step 1( sữa cho trẻ dưới 6 tháng tuổi)- công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả - Cô gái hà lan step 2( sữa cho trẻ trên 6 tháng tuổi)- công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả - Cô gái hà lan 123(( sữa cho trẻ trên 12 tháng tuổi)- công thức tiên tiến để học hỏi hiệu quả - Cô gái hà lan 456( sữa cho trẻ trên 36 tháng tuổi)- công thức tiên tiến để học hỏi hiệu Trườngquả Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 34
  44. Khóa luận tốt nghiệp Công ty luôn phát triển danh mục sản phẩm theo chiều dài và chiều sâu nhằm đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng và nâng cao được lợi thế so với các đổi thủ cạnh tranh. 2.1.5 Tình hình sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018 * Tình hình sử dụng lao động Lao động là yếu tố quan trọng quyết định một phần quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Và lao động có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói riêng. Với đặc thù là là phân phối sữa Dutch Lady, đa số lao độn của xí nghiệp là nam chiếm trên tổng số lao động. Lao động của xí nghiệp có xu hướng tăng qua các năm chứng tỏ công ty đang phát triển và quy mô ngày càng được mở rộng. Theo trình độ chuyên môn: Xí nghiệp có đội ngũ lao động là những người có kinh nghiêm, trình độ cao. Bảng 2.1: Tình hình sử dụng lao động của công ty trong giai đoạn 2016-2018: Năm So sánh Chỉ tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 Số Số Số % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Tổng lao động 100 100 110 100 120 100 10 10 10 9.1 Theo giới tính Nam 70 70 80 72.8 95 79.2 10 14.3 15 18.8 Nữ 30 30 30 27.2 25 20.8 0 0 -5 -16.7 Theo trình độ Đại học 40 40 45 41 50 41.7 5 12.5 5 11.1 Cao đẳng 20 20 20 18.2 25 20.8 0 0 5 25 Trung câp 20 20 20 18.2 20 16.7 0 0 0 0 Phổ thông 20 20 25 22.6 25 20.8 5 25 0 0 Trường Đại học (Kinh Nguồn: Phòng tế tổ chHuếức- hành chính) SV: Trương Thị Minh Ánh 35
  45. Khóa luận tốt nghiệp Về giới tính có sự chênh lệch lớn giữa lao động nam và lao động nữ. Năm 2016, xí nghiệp có 70 lao động nam và 30 lao động nữ. Năm 2017, số lượng lao động nam tăng thêm 10 người. Năm 2018, tổng lao động tăng 10 trong đó tăng 10 lao động nam và giảm 5 lao động nữ. Cụ thể tỉ lệ lao động nam năm 2016 là 70%, năm 2017 là 72.8%, năm 2018 là 79.2%. Năm 2017 so với năm 2016, lao động nam tăng 14.3%. Năm 2018 so với năm 2017, lao động nam tăng 18.8%, lao động nữ giảm 16.7%. Điều đó cho thấy lao động nam chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu lao động bởi vì yêu cầu công việc đòi hỏi lao động nam ngày càng tăng (ví dụ: bốc xếp hàng hóa, tài xế, nhân viên sale, ). Đây là một dấu hiệu trong quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động tại xí nghiệp. Về trình độ , lao động có trình độ Đại học chiếm tỉ lệ cao nhất. Cụ thể, năm 2016 lao động trình độ Đại học chiếm 40%, năm 2017 chiếm 41% và năm 2018 chiếm 41.7%. Điều đó cho thấy lao động có trình độ Đại học có xu hướng tăng qua 3 năm. Năm 2017 so với năm 2016, số lao động Đại học tăng 5 người tức là tăng 12.5%. Năm 2018 so với năm 2017, số lao động Đại học tăng 5 người tức là tăng 11.1%. Trình độ lao động từ Cao đẳng trở xuống không có sự thay đổi lớn qua 3 năm. Nhìn chung xí nghiệp ngày càng quan tâm hơn đến trình độ của lao động nhằm đáp ứng yêu cầu công việc ngày càng cao. Góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhất là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Thu nhập bình quân của lao động: Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của lao động tại xía nghiêp trong giai đoạn 2016-2018 ( Đơn vị tính: nghìn đồng/ tháng) Năm So sánh STT Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % 1 Lương 3,745,000 4,000,020 3,777,000 255,020 6.8 -223,020 -5.6 2 Thưởng 9,100,000 9,200,000 3,000,000 100,000 1.1 -6,200,000 -32.6 Thu nhập 3 12,845,000 13,200,020 6,777,000 355,020 2.8 -6,423,020 -51.3 bình quân Trường Đại học (Kinh Nguồn: Phòng tế tổ chHuếức- hành chính) SV: Trương Thị Minh Ánh 36
  46. Khóa luận tốt nghiệp Lao động là yếu tố góp một phần không nhỏ vào sự phát triển của công ty do đó việc đưa ra các chính sách lương thưởng là một vấn đề rất quan trọng. Năm 2016 và năm 2017 với việc vượt chỉ tiêu doanh thu đề ra nên mức lương tăng lên 6.8% tức tăng từ 3,745,000 đến 4,000,000, thưởng doanh thu vượt chỉ tiêu từ 9,100,000 đến 9,200,000 tức tăng 1.1%. Năm 2018 do tình hình nguồn vốn công ty bị hạn chế và tình hình kinh tế khó khăn nên thu nhập của người lao động giảm xuống đáng kể. Năm 2018 so với năm 2017 giảm 223,020 đồng tương đương 5.6%, tiền thưởng cũng bị giảm mạnh do không đạt được chỉ tiêu đề ra cụ thể giảm 6,200,000 tương đương với giảm 32.6%. Thu nhập bình quân của người lao động thay đổi do bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố trên. 2.1.6. Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 * Tình hình tài sản của công ty. Bảng 2.3: Tình hình tài sản của công ty trong giai đoạn 2016-2018 ( Đơn vị tính: triệu đồng) So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % I.Tổng tài sản 8895 13546 11785 4651 52.3 -1761 -13 1.Tài sản ngắn hạn 6600 11900 9500 5300 80.3 -2400 -20.1 2.Các khoản phải thu 150 216 229 66 44 13 6.1 ngắn hạn 3.Hàng tồn kho 2145 2430 2056 285 13.3 -374 -15.3 ( Nguồn: Phòng tài chính- kế toán) Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 37
  47. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của công ty trong giai đoạn 2016-2018 So sánh Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % I.Tổng nguồn vốn 8329 8517 7612 188 2.3 -905 -10.6 1.Nợ phải trả 4541 5923 4877 1382 30.4 -1046 -17.7 2.Nguồn vốn chủ sở hữu 3788 2594 2735 -1194 -31.5 141 5.4 (Nguồn: phòng kế toán tài chính) • Về tài sản Tình hình tài sản của xí nghiệp trong vòng ba năm có sự biến động nhưng không lớn. Năm 2016, tổng tài sản của xí nghiệp là 8895 triệu đồng. Năm 2017, tổng tài sản là 13546 triệu đồng tăng 4651 triệu đồng so với năm 2016. Năm 2018 tổng tài sản là 11785 triệu đồng thấp hơn so với năm 2017 1761 triệu đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỉ trọng cao, nguyên nhân chủ yếu do xí nghiệp đồng ý cho các nhà bán buôn, khách hàng lâu làm ăn lâu dài nợ ngắn hạn, đồng thời cắt giảm chi phí lưu kho. Hàng tồn kho chiếm tỉ trọng khá cao. Tình hình tồn kho của xí nghiệp trong năm 2017 so với năm 2016 tăng 285 triệu đồng. Nhưng đến năm 2018 giá trị này giảm 374 triệu đồng, thấp nhất trong ba năm. Vì hàng tồn kho có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của xí nghiệp nói chung và của quá trình tiêu thụ sữa nới riêng nên xí nghiệp cần có những chính sách và biện pháp phù hợp đối với hàng tồn kho. Về nguồn vốn Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thực sự có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp cần quan tâm là làm thế nào có đủ vốn và sử dụng vốn như thế nào để đem lại hiệu quả cao nhất. Vốn có vai trò là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 38
  48. Khóa luận tốt nghiệp Đối với xí nghiệp Thành Lợi, nguồn hình thành nên tài sản của công ty chủ yếu là nguồn vốn chủ sở hữa và các khoản nợ phải trả, nợ phải trả có có xu hướng biến động qua các năm. Theo đó, năm 2017 tổng nguồn vốn của xí nghiệp là 8329 triệu đồng. Năm 2017 là 8517 triệu đồng tăng 188 triệu so với năm 2016 nhưng đến năm 2018 tổng nguồn vốn chỉ là 7612 triệu đồng giảm tới 905 triệu đồng . Kết quả này cho thấy khả năng phụ thuộc vào vốn vay khá nhiều. Vốn chủ sở hữu đang có xu hướng giảm cho thấy khả năng tự chủ về nguồn vốn của xí nghiệp đang giảm dần. Cụ thể năm 2017 so với năm 2016 giảm 31,5% . Năm 2018 so với năm 2017 tăng với mức rất thấp là 5.4%. Đây là một trở ngại đối với doanh nghiệp khi nợ phải trả đều là nợ ngắn hạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới khả năng tiêu thụ của doanh nghiệp vì phải thu xếp về các vấn đề thanh toán và tăng rủi ro. 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady tại xí nghiệp Thành Lợi Huế: 2.2.1. Môi trường kinh doanh của công ty: 2.2.1.1. Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh vĩ mô. Sau 25 năm thành lâp, xí nghiệp đã đối mặt với không ít những khó khăn, biến động của nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các yếu tố như như chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ là những yếu tố bên ngoaifanhr hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Để đảm bảo quá trình hoạt động cần phân tích được những yếu tố trên để tìm ra cơ hội và những hạn chế mà xí nghiệp cần phải nắm rõ. Chính trị- pháp luật Bất cứ một loại hình kinh doanh nào, nhân tố pháp luật cũng có ảnh hưởng lớn đến các doanh nghiệp. Nhân tố pháp luật ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cả trong dài hạn. Và ngành sữa là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật và cơ quan chức năng của chính phủ.ll Việt Nam là nước có tình hình chính trị tương đối ổn định. Hệ thống pháp luật đang ngày càngTrường hoàn thiện, nhà nư Đạiớc không họcngừng tạ o Kinhcơ hôi, môi trưtếờng Huế kinh doanh lành SV: Trương Thị Minh Ánh 39
  49. Khóa luận tốt nghiệp mạnh, an toàn, loại bỏ các rào cản tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh ngiệp phát triển kinh doanh. Môi trường pháp lý sẽ đem cho ngành sữa một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới. Chính phủ Việt Nam đang thực thi một kế hoạch phát triển nâng cao thể lực thông qua mức tiêu thụ sữa cao hơn. Một trong những mục tiêu của kế hoạch là phát triển ngành sữa nội địa bằng cách tăng qui mô đàn bò lên trên 200.000 con (gấp hơn 2 lần qui mô đàn hiện tại) và tăng sản lượng sữa tươi lên 350.000 tấn vào năm 2019. Với kế hoạch này chính phủ đặt mục tiêu tạo ra một ngành công nghiệp nội địa không phụ thuộc vào nhập khẩu. Kinh tế Mặc dù nền kinh tế chung của tỉnh Thừa Thiên Huế đang còn đó những khó khan thách thức, nhất là bị ảnh hưởng nặng nề do thiên tai gây ra những tháng cuối năm 2017. Song với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nền kinh tế của tỉnh đã có những chuyển biến tích cực Theo báo cáo của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 9 tháng 2018 ước đạt 14.400 tỷ đồng, bằng 72% KH năm, tăng 6,43% so với cùng kỳ năm trước. Tổng thu ngân sách ước 9 tháng đầu năm 2018 đạt 5.476,1 tỷ đồng, bằng 80,2% dự toán năm, tăng 8,5%; tổng chi ngân sách ước đạt 6.174 tỷ đồng, bằng 61,89% dự toán (trong đó chi đầu tư phát triển 1.269 tỷ đồng, bằng 42,42% dự toán). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm ước đạt trên 28 nghìn tỷ đồng, tăng 10,31% so với cùng kỳ (trong đó, kinh doanh bán lẻ hàng hóa ước đạt trên 22 nghìn tỷ đồng, chiếm 77,54% tổng số, tăng 10,66% so với cùng kỳ năm trước). Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm 2018 ước đạt 667,8 triệu USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm 2017 và đạt 72,6% kế hoạch năm. Nhóm hàng xuất khẩu chủ lực gồm có: Nhóm hàng công nghiệp chế biến ước đạt 580 triệu USD, tăng 8,5% và chiếm tỷ trọng 86,85%; nhóm hàng nông, thuỷ sản ước đạt 50,02 triệu USD, tăng 12,77% Trườngvà chiếm tỷ trọng 7,49% Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 40
  50. Khóa luận tốt nghiệp Nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế tăng cao so cùng kỳ, nhất là nguồn vốn của doanh nghiệp đang hoạt động và doanh nghiệp thành lập mới. Trong 9 tháng năm 2018, có 492 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 10% so với cùng kỳ với tổng số vốn đăng ký là 3.602 tỷ đồng; có 137 doanh nghiệp hoạt động trở lại, 82 doanh nghiệp chuyển đổi loại hình hoạt động Bên cạnh đó, toàn tỉnh đã thu hút được 25 dự án đầu tư với tổng vốn hơn 40.600 tỷ đồng (trong đó, 18 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 3.200 tỷ đồng và 07 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 1.640 triệu USD). Về thương mại, dịch vụ Trong 9 tháng đầu năm 2018, trên địa bàn tỉnh tổ chức nhiều lễ hội văn hóa, thể thao và du lịch, đặc biệt Lễ hội Festival Huế 2018 thành công tốt đẹp, đã thu hút nhiều khách quốc tế và trong nước tham gia. Tổ chức chương trình “Tháng bán hàng khuyến mại tỉnh lần thứ XII năm 2018”, các Phiên chợ bán hàng Việt về nông thôn, miền núi. Tổ hợp Trung tâm Thương mại Vincom Hùng Vương và Khách sạn 5 sao Vinpearl Huế đi vào hoạt động. Công tác dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường trong các dịp lễ, tết, mùa mưa bão thực hiện tốt. Nhờ đó, trong 9 tháng đầu năm 2018 tình hình giá cả thị trường ổn định, doanh thu tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn đạt mức tăng khá so cùng kỳ, sức mua trong dân có phần cải thiện. Tuy nhiên, vẫn còn đó những hạn chế như mức độ tăng trưởng kinh tế vẫn còn chậm, chưa xuất hiện những nhân tố có tính chất đột phá; năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chưa cao, chưa hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm; nguồn thu ngân sách chưa ổn định, chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư. Công tác cải cách hành chính vẫn chưa triệt để; công tác tham mưu xử lý các vấn đề phát sinh cho doanh nghiệp, người dân có khi vẫn còn thiếu kịp thời, năng động Khoa học kĩ thuật- công nghệ Việc ứng dụng khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ cao vào sản xuất kinh doanh có vai trò hết sức quan trọng nhằm tăng giá trị, tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao là hướng đi tất yếu để bắt kịp cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 41
  51. Khóa luận tốt nghiệp Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế , tỉnh luôn tạo điều kiện để các doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động sáng tạo công nghệ để áp dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh . Cụ thể, tỉnh đã triển khai khởi nghiệp đối mới sáng tạo chương trình công tác, tổ chức “ Diễn đàn khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018” Đã triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng, áp dụng, duy trì và cải thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2015 vào hoạt động cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh và kế hoạch kiểm tra chất lượng hàng hóa trên thị trường Để đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nghiên cứu khoa học và áp dụng công nghệ tiên tiến đồng thời đầu tư mua công nghệ, thiết bị tiên tiến của các nước phát triển, nhận chuyển giao công nghệ của các công ty hàng đầu thế giới. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng được khuyến khích thông qua liên doanh, liên kết nhằm thực hiện chuyển giao công nghệ để đầu tư cho thiết bị sản xuất trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu kĩ thuật hiện đại, khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng thiết bị chế tạo trong nước có chất lượng tương đương với thiết bị nhập khẩu. Để hỗ trợ cho ngành công nghiệp chế biến sữa, các ngành công nghiệp phụ trợ như sản xuất bao bì, chất hỗ trợ chế biến, phụ gia, vi chất, thiết bị bảo quản đông lạnh ứng dụng trong ngành sữa cũng được khuyến khích nghiên cứu, chuyển giao công nghệ nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thự phẩm ở mức cao nhất. • Nhân tố văn hóa xã hội Tỉnh Thừa Thiên Huế có diện tích tự nhiên 71,68 km2, dân số đến năm 2018 là 455.230 người. Kết cấu dân số tỉnh được đánh giá là kết cấu dân số trẻ. Tổng lượng tiêu thụ sữa tại tỉnh liên tục tăng mạnh với mức từ 10-12% trên một năm, theo dự báo đến năm 2020 mức tiêu thụ sữa tại thị trường sẽ tăng gấp đôi, mức tiêu thụ sữa trung bình tại tỉnh hiện nay khoảng 6kg/người/năm tức là đã tăng gấp 5 lần so với nhưng năm đầu thập niên 90. Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 42
  52. Khóa luận tốt nghiệp Tuy nhiên so với các tỉnh thành phố khác lượng sữa tại tỉnh tiêu thụ vẫn còn ít, có lẻ chúng ta chưa có thói quen uống sữa như người phương Tây. Nhiều người vẫn còn quan niệm sữa là thực phẩm dinh dưỡng chỉ giành cho trẻ con. Bên cạnh đó nhiều người không thể tiêu hóa được lượng đường Lactose trong sữa do đó dễ bị tiêu chảy sau khi uống sữa. Điều đó làm cho việc uống sữa cũng bị hạn chế. Tiếp đến so với các thực phầm khác và đại bộ phận gia đình trên địa bàn tỉnh nhất là ở các vùng nông thôn thì giá của các sản phẩm sữa vẫn còn khá cao. Còn ở nhiều tỉnh khác, với nhiều mức thu nhập cao, việc uống sữa trở thành việc không thể thiếu được trong thực đơn hàng ngày. 2.2.1.2. Nhóm nhân tố thuộc môi trường vi mô • Khách hàng Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống còn cũng như ảnh hưởng lớn đến khả năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Việc tạo ra mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, quan hệ làm ăn lâu dài với các đại lí là việc vô cùng quan trọng. Khách hàng của Dutch Lady bao gồm tất mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh đến trưởng thành. Với mỗi độ tuổi khác nhau, công ty luôn có những chính sách về giá và sản phẩm phù hợp . Đối với khách hàng là các siêu thị lớn như Big C, Cop Mark phân phối với số lượng lớn sản phẩm nên xí nghiệp luôn cử những nhân viên có nhiều kinh nghiệm đứng bán hàng trực tiếp, trưng bày sản phẩm, tư vấn và đàm phán, đưa ra các chính sách hợp lý để tạo ra mối quan hệ làm ăn lâu dài. Đối với khách hàng là các đại lí lớn. Đây cũng là khách hàng mua với số lượng lớn. Họ thực hiện chính sách mua đứt bán đoạn để hưởng lợi về sự chênh lệch giá. Vì vậy nên có chính sách giá hợp lí và có giảm giá khi họ mua với số lượng nhiều để duy trì làm ăn lâu dài. Đối với khách hàng cá nhân. Họ mua sản phẩm để phục vụ nhu cầu thiết yếu của mình nên thường mua với số lượng ít. Nhưng cũng chiếm một phần không nhỏ vào việc tiêu thụ sản phẩm của công ty. Vì vậy, việc đưa ra các chương trình khuyến mãi và giTrườngảm giá là rất cần thi ếĐạit để thu húthọc khách hàng. Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 43
  53. Khóa luận tốt nghiệp • Đối thủ cạnh tranh Tại thị trường Huế, có rất nhiều sản phẩm sữa được cung ứng ra trên thị trường. Đối thủ của Dutch lady rất nhiều như vinamill. TH, NESLE, MỘC CHÂU các hãng này đều có những dòng sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với hãng sữa đến từ Hà Lan. Thế nhưng việc tung ra ra nhiều sản phẩm từ sữ uống, sữa bột, sữa chua thì hãng mà các đối thủ muốn nhắm đến trực tiếp là Vinamill, Mục đích là để cạnh tranh trực tiếp với thương hiệu sữa đã có kinh nghiệm và chiếm được lòng tin của khách hàng trong thời gian qua. • Các sản phẩm thay thế Sữa là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu rất cần thiết cho trẻ nhỏ đến người lớn. Sữa là mặt hàng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Thế nhưng, ngoài sữa người tiêu dùng còn dùng các sản phẩm thay thế sữa có tác dụng tương đương, cung cấp nhiều canxi, protein và các chất dinh dưỡng khác. Như: Sữa đậu nành: Một số người không hợp với sữa bò có thể tìm đến sữa đậu nành. Mùi vị thanh nhẹ của đâu nành khác hẵn mùi trong sữa bò. Sữa đậu nành chứa lượng protein không thua gì sữa bò tuy lượng canxi có ít hơn. Vì vậy, đối với nhiều người, sữa đầu nành là giải pháp hữu hiệu thay thế cho sữa bò. Các loại kem: Kem cũng là chế phẩm từ sữa. Kem tươi hay kem que đều cung cấp một lượng canxi cho cơ thể. Tuy nhiên, lượng đường trong kem khá lớn nên hạn chế cho trẻ em ăn nhiều Phô mai: Phô mai gồm hai loại chính là phô mai tươi được tách từ lớp sữa chua lên men và phô mai cứng dùng để nấu ăn. Dù loại nào nó cũng cung cấp một lượng chất béo và canxi cho cơ thể. Đây cũng là sản phẩm thay thế cho sữa mà nhiều người hiện nay đang dùng. Ngũ cốc: Được chế biến từ các loại hạt giàu protein và vitamin rất tốt cho sức khỏe và được rất nhiều người yêu thích nhất là những người lớn tuổi Các loại nước giải khát làm từ sữa và trái cây như Nutri, nước ép, sữa bắp Tuy nhiên, không một loại thực phẩm nào trên đây có thể dùng lâu dài như sữa, cũng khôngTrường thể thay thế hoàn Đại toàn sữa. học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 44
  54. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi 2.2.2.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ sữa Dutch Lady của xí nghiệp Thành Lợi Bảng 2.5: Sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp trong giai đoạn từ 2016-2018 Đơn vị tính: thùng So sánh Sản Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm Năm phẩm 2017/2016 2018/2017 SL % SL % SL % (+/-) (+/-)% (+/-) (+/-)% Sữa bột 5.013 1.72 5.165 1.61 4.255 1.64 152 3.03 -910 -17.6 Sữa tươi 253.703 86.62 273.468 85.28 219.233 84.3 19765 7.79 -54235 -19.83 Sữa đặc 20.328 6.94 23.940 7.47 17.982 6.91 3612 17.77 -5958 -24.9 Sữa chua 13.824 4.72 18.090 5.61 18.577 7.13 4266 30.85 487 2.69 Tổng 292.869 100 320.664 100 260.047 100 27795 9.49 -60617 -18.9 Nguồn: Kế toán cung cấp số liệu và tác giả phân tích Dựa vào số liệu về tổng sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp trong giai đoạn 2016- 2018 ta thấy: Tổng sản lượng tiêu thụ sữa Dutch Lady có sự tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2016 sản lượng đạt 292.869 thùng trong đó sữa tươi chiếm tỷ lệ cao nhất với 253.703 thùng và thấp nhất là sữa bột. Năm 2017 sản lượng đạt 320.664 thùng tăng 27795 thùng tương ứng với tăng 9.49% so với năm 2016. Năm 2018 tổng sản lượng đạt 260.047 thùng, giảm 60617 thùng so với năm 2017 tương ứng với giảm 18.9%. Sản phẩm tại xí nghiệp được phân thành hai nhóm gồm sữa bột và sữa tươi, sữa đặc và sữa chua Sữa tươi chiếm tỷ trọng cao, năm 2016 sản lượng sữa tươi đạt 253.70 thùng chiếm 86.62% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2017 đạt 273.468 thùng tăng 19.765 thùng so với năm 2016 tức tăng 7.79%. Năm 2018 đạt 219.233 thùng , giảm 54235 thùng so với năm Trường2017 tức giảm 19.83 Đại%. học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 45
  55. Khóa luận tốt nghiệp Sữa bột, sữa đặc và sữa chua chiếm tỷ trọng thấp hơn. Năm 2016 sản lượng tiêu thụ sữa bột đạt 5013 thùng, năm 2017 đạt 5165 thùng tăng 152 thùng so với năm 2016. Đến năm 2018, sản lượng tiêu thụ sữa bột đạt 4255 thùng giảm 910 thùng so với năm 2017 tương ứng với giảm 17.6%. Sản lượng tiêu thụ sữa đặc năm 2016 đạt 20.382 thùng chiếm 6.94% tổng sản lượng tiêu thụ, năm 2017 đạt 23.940 thùng tăng 3612 thùng so với năm 2016 tức tăng 17.77%. Năm 2018 đạt 17.982 thùng giảm 5958 thùng so với năm 2017 tức giảm 24.9% Năm 2016, sản lượng tiêu thụ sữa chua đạt 13.824 thùng chiếm 4.72% tổng sản lượng tiêu thụ. Năm 2017 đạt 18.090 tăng 4266 thùng so với năm 2016 tức tăng 30.85%. Năm 2018 đạt 18.577 thùng tăng 478 thùng so với năm 2017 tức tăng 2.69%. Tuy có sự tăng giảm không đều về sản lượng tiêu thụ sữa qua các năm, tuy nhiên sự tăng trưởng qua các năm cho thấy nhu cầu tiêu thụ sữa nói chung và sữa Dutch Lady nói riêng đang ngày một tăng lên. So với vinamilk, Dutch Lady thực hiện các chính sách về giá cạnh tranh, do đó có khả năng mở rộng thị trường trên địa bàn khắp tỉnh và các khu vực nông thôn. Hơn nữa, nhờ mạng lưới phân phối rộng và các chiến dịch quảng bá giúp khách hàng ngày càng tin dùng sản phẩm sữa Dutch Lady. 2.2.2.3 Tình hình tiêu thụ theo các kênh phân phối Với những nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, từng nơi khác nhau, thu nhập khác nhau, sở thích và thói quen mua sắm khác nhau, xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống kênh phân phối phù hợp với từng thị trường. Kênh phân phối Dutch lady được xí nghiệp xây dựng với 3 cấp và luôn có sự chuyên nghiệp trong hệ thống phân phối cụ thể: - Đại lí bán sĩ - Người bán buôn - Người bán lẻ - Người tiêu dùng Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 46
  56. Khóa luận tốt nghiệp * Kênh cấp 1, 2 ( kênh trực tiếp): Ở kênh này sẽ tiết kiệm được một phần chi phí đồng thời có thể quản lý được số lượng cũng như hiểu rõ được người tiêu dùng hơn. Để tận dụng được tối đa kênh này, ngoài việc sử dụng các cửa hàng tiện dung, siêu thị, được giới văn phòng nhà nước ưa chuộng, là kênh dẫn đầu trong mặt hàng tiêu thụ nhanh thì xí nghiệp còn phát triển thêm hệ thống này tại các căn tin ở các công ty, bệnh viện, trường hoc, nhà sách bởi đây là hệ thống kênh tiềm năng và và phù hợp với nhóm khách hàng mục tiêu mà xí nghiệp hướng đến. * Kênh cấp 3( kênh gián tiếp): Vì đây là mặt hàng tiêu dùng nhanh nên sử dụng hình thức phân phối qua nhiều cấp sẽ tiếp cận được với nhiều khách hàng, đồng thời tang khả năng nhận biết thượng hiệu tới khách hàng. Xí nghiệp đã tận dụng tối đa các cửa hàng bán lẻ, các cửa hàng tạp hóa ở cả thành phố và xác xã huyện trên địa bàn Dựa vào bảng ta thấy, sữa được tiêu thụ chủ yếu bằng kênh gián tiếp, tức là thông qua các đại lý trung gian. Kênh gián tiếp chiếm tỷ lệ cao trong kênh phân phối sữa. Cụ thể, năm 2016, thông qua kênh gián tiếp doanh thu đạt 83,32 tỷ đồng chiếm 93,56%. Năm 2017 đạt 90,77 tỷ đồng tăng 7,45 tỷ so với năm 2016 tương ứng với tăng 8,94%. Năm 2018 đạt 77,34 tỷ đồng giảm 13,43 tỷ so với năm 2017 tức giảm 14,79%. Đối với kênh trực tiếp, năm 2016 thông qua kênh trực tiếp tiêu thụ sữa thu dc 5,74 tỷ, năm 2017 đạt 9,69 tỷ tăng 3,95 tỷ so với năm 2017 tức tăng 68.81%. Năm 2018 đạt 7,64 tỷ giảm 2.05 tỷ tức giảm 21.15% so với năm 2017. Bảng 2.6: Tình hình tiêu thụ sữa theo Kênh phân phối ĐVT: Tỷ đồng So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Giá Giá % Giá trị % % (+/-) (+/-)% (+/-) (+/-)% trị trị 1.Kênh trực tiếp 5.74 6.44 9.69 9.65 7.64 8.99 3.95 68.81 -2.05 -21.15 2.Kênh gián tiếp 83.32 93.56 90.77 90.35 77.34 91.01 7.45 8.94 -13.43 -14.79 T ng 89.06 100 100.46 100 84.98 100 11.4 12.80 -14.04 -15.4 ổ Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 47
  57. Khóa luận tốt nghiệp 2.2.2.2 Phân tích tình hình tiêu thụ sữa Dutch Lady theo thị trường tại tỉnh Thừa Thiên Huế Việc nắm được tình hình tiêu thụ ở các thị trường trên địa bàn là một vấn đề quan trọng nhằm giúp xí nghiệp nắm được tình hình tiêu thụ để đưa ra các chính sách phù hợp với từng thị trường Nhìn chung ở mỗi thị trường xí nghiệp đều đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng và liên tục. Theo biểu đồ, nhìn chung thị trường tiêu thụ lớn nhất là huyện Quảng Điền, huyện Phong Điền, thị xã Hương Trà và thành Phố Huế. Một số huyện khác mức tiêu thụ sản phẩm tương đối thấp. Thành phố Huế là nơi xí nghiệp hoạt động nên thị trường ở đây tiêu thụ mạnh nhất là điều dễ hiểu. Mức sống, thu nhập của người dân ở thành phố cao hơn ở các huyện ven thành phố nên đây là thị trường trọng điểm của xí nghiệp. Năm 2016 doanh thu đạt 8905 triệu đồng. Năm 2017 đạt 10045.5 triệu đồng, tăng 1142 triệu đồng so với năm 2016 tức tăng 12.8%. Năm 2018 sản lượng sữa tiêu thụ đạt doanh thu 8499.8 triệu đồng giảm 1545.7 triệu đồng so với năm 2017 tức giảm 15,45%. Đây là địa bàn tiêu thụ mạnh nhất của xí nghiệp. Thị xã Hương Trà là một trong những địa bàn tiêu thụ sản phẩm sữa Dutch Lady mạnh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 2016 mức doanh thu tại địa bàn đạt 8878.7 triệu đồng. Năm 2017 đạt 10019.8 triệu đồng, tăng 1141,1 triệu đồng tức tăng 12.9% so với năm 2016. Năm 2018 đạt 8473.6 triệu đồng tức giảm 1546 triệu đồng tương ứng với giảm 15.4% so với năm 2017 Huyện Quảng Điền với diện tích rộng lớn là địa bàn tiêu thụ sữa lớn trong các huyện trên địa bàn, mặt dù hầu hết người dân ở đây thuộc vùng nông thôn song với diện tích rộng, số dân đông nên khả năng tiêu thụ sữa của người dân cũng tăng theo . Cụ thể, năm 2016 đạt 7649.6 triệu đồng, năm 2017 đạt 8809.6 triệu đồng tăng 1162 triệu đông so với năm 2016 tức tăng 15.2 %. Năm 2018 đạt 7469.4 triệu đồng giảm 1339.7 triệu đồng so với năm 2017 tức giảm 15.2 %. HuyTrườngện Phong Điền là đĐạiịa bàn cu ốhọci cùng ở phíaKinh Bắc mà xítế nghi ệHuếp phân phối sữa. SV: Trương Thị Minh Ánh 48
  58. Khóa luận tốt nghiệp Thị trường ở đây cũng tương đối rộng và nhu cầu của người dân ở đây cũng ngày một nâng cao. Năm 2016 đạt 7755 triệu đồng, năm 2017 đạt 8954.6 triệu đồng tức tăng 1199,6 triệu đồng so với năm 2016 tương ứng với tăng 15.5 %. Năm 2018 đạt 7662.7 triệu đồng, giảm 1291.6 triệu đồng so với năm 2017 tức giảm 14.4 %. Các huyện còn lại như là huyện Phú Lộc, A Lưới,, huyện Phú Vang, Thị xã Hương Thủy đây là những thị trường nhỏ lẻ, tiêu thụ sản phẩm tương đối thấp. Nguyên nhân là do xí nghiệp mục tiêu chiến lược chủ yếu là thị trường ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế tức là từ thành phố Huế trở ra đến cuối huyện Phong Điền. Cho nên đây là những thị trường lân cân, không trọng điểm của xí nghiệp. Mức doanh tu ở những trường này không đáng kể. Tuy nhiên nó cũng góp phần vào tăng doanh thu cho xí nggieepj cũng như bước đệm để xí nghiệp có thể phát triển sâu hơn ở những thị trường này trong thời gian tới 12000 10000 8000 6000 4000 2000 0 Huyện A Huyện Huyện Phú Huyện Phú Huyện Thị Xã Thị Xã Thành Phố Lưới Phong Điền Lộc Vang Quảng Điền Hương Hương Trà Huế Thủy 2016 2017 2018 Nguồn: phòng kế toán tài chính Biểu đồ 2.1: Tình hình tiêu thụ sản phẩm Dutch Lady theo thị trường: Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 49
  59. Khóa luận tốt nghiệp Bảng 2.7: Thị trường tiêu thụ của xí nghiệp Thành Lợi giai đoạn 2016-2018 ĐVT: Triệu đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Năm Năm Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2017/2016 2018/2017 (+/-) (+/-)% (+/-) (+/-)% Huyện A lưới 0 0 63.2 0.2 80.2 0.3 63.2 - 17 26.9 Huyện Phong Điền 7755 23.3 8954.6 23.6 7662.7 23.7 1199.6 15.5 -1291.6 -14.4 Huyện Phú Lộc 119.8 0.4 50.6 0.1 101.9 0.3 -69.2 -57.8 51.3 101.4 Huyện Phú Vang 0 0 2.5 0 5.5 0 2.5 - 3 120 Huyện Quảng Điền 7649.6 22.9 8809.6 23.2 7469.9 23.1 1160 15.2 -1339.7 -15.2 Thị xã Hương Thủy 20.1 0.1 37.9 0.1 55.9 0.1 17.8 88.6 18 47.5 Thị xã Hương Trà 8878.7 26.6 10019.8 26.4 8473.8 26.2 1141.1 12.9 -1546 -15.4 Thành Phố Huế 8905.3 26.7 10045.5 26.4 8499.8 26.3 1140.2 12.8 -1545.7 -15.4 Tổng 33328.5 100 37983.7 100 32349.7 100 4655.2 87.2 -5633.7 235.4 Nguồn: phòng tài chính kế toán 2.2.2.3 Chính sách sản phẩm - Phân đoạn theo độ tuổi: + Sản phẩm cho trẻ nhỏ: Friso 3, Friso 3 Gold, Friso 4, Friso 4 Gold. + Sản phẩm cho thiếu nhi: FRISTI FRUITY, sữa chua uống cô gái hà lan + Sản phẩm cho thanh thiếu niên: Yomost, ovantin, sữa tiệt trùng cô gái hà lan, sữa bột nguyên kem cô gái hà lan, sữa đặc cô gái hà lan. + Sản phẩm cho người lớn: Sữa tiệt trùng Dutch Lady 100% nguyên chất, sữa tiệt trùng cô gái hà lan, FRISO Goldsun Mum, hoàn hảo, trường sinh -Phân đoạn theo thị trường: Trường Đại học Kinh tế Huế SV: Trương Thị Minh Ánh 50