Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

pdf 93 trang thiennha21 6114
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_cong_tac_y_te_truong_hoc_o_cac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN TUẤN ANH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG NĂM HỌC 2017 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Hà Nội – 2019
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN TUẤN ANH ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG NĂM HỌC 2017 – 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH Y ĐA KHOA Khóa: QH.2013.Y Người hướng dẫn: 1. TS. Vũ Ngọc Hà 2. ThS. Mạc Đăng Tuấn Hà N @ội – School2019 of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập suốt 6 năm qua và khi làm khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn của khoa, thầy cô, bệnh viện, gia đình và bạn bè về kiến thức, thực hành, điều kiện học tập và sự chỉ bảo tận tình. Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến TS. Vũ Ngọc Hà, ThS. Mạc Đăng Tuấn, những người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Hai thầy đã luôn quan tâm, hướng dẫn viết đề tài, chỉnh sửa chu đáo để tôi có thể hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc với các thầy cô Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội, đặc biệt là các thầy cô Bộ môn Y Dược cộng đồng và Y Dự phòng đã chỉ bảo tôi rất nhiều, cho tôi cái nhìn bao quát về các yếu tố ảnh hưởng, tình hình bệnh tật đang là mối quan tâm và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cộng đồng; đặc biệt trong đề tài khóa luận tốt nghiệp này là sức khỏe của học sinh tiểu học, thế hệ mầm non tương lai của đất nước. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Khoa Y Dược, thầy cô cán bộ trong khoa đã luôn nỗ lực tạo môi trường học tập, môi trường thực hành tốt nhất cho sinh viên; giải quyết chu đáo các vấn đề về công tác học sinh, sinh viên giúp sinh viên yên tâm học tập. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn ở bên cạnh, giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần, luôn động viên tôi để hoàn thành tốt việc học tập cũng như mọi vấn đề trong cuộc sống. Khóa luận vẫn còn nhiều thiếu sót, tôi mong nhận được sự đóng góp ý kiến nhận xét của các thầy cô để bản khóa luận được hoàn thiện tốt nhất và là kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện, tham gia nghiên cứu sau này của tôi. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 04 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Tuấn Anh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của TS. Vũ Ngọc Hà và Ths. Mạc Đăng Tuấn. Các số liệu, kết quả nêu trong đề tài này là trung thực và chưa được công bố trong các công trình khác. Nếu không đúng như đã nêu trên, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đề tài của mình. Người cam đoan Nguyễn Tuấn Anh @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT BHYT Bảo hiểm y tế CBYT Cán bộ y tế CSSK Chăm sóc sức khỏe CSSKBĐ Chăm sóc sức khỏe ban đầu CSSKHS Chăm sóc sức khỏe học sinh CSVC Cơ sở vật chất GDSK Giáo dục sức khỏe GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KSK Khám sức khỏe NCSK Nâng cao sức khỏe PVS Phỏng vấn sâu TTGDSK Truyền thông giáo dục sức khỏe TTYT Trung tâm y tế VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VSMT Vệ sinh môi trường WHO Tổ chức y tế Thế giới (World Health Organization) YTTH Y tế trường học @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN BẢNG KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1. Khái niệm về YTTH 3 1.1.1. Khái niệm YTTH ở trên Thế giới 3 1.1.2. Khái niệm YTTH ở Việt Nam 3 1.1.3. Các cơ sở để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe hay hệ thống YTTH ở Việt Nam 4 1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH 4 1.2.1. Trên thế giới 4 1.2.2. Tại Việt Nam 5 1.3. Khái quát về mô hình YTTH tại Việt Nam 8 1.4. Các nghiên cứu về YTTH 11 1.4.1. Trên thế giới 11 1.4.2. Tại Việt Nam 12 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 16 2.1. Đối tượng nghiên cứu 16 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 16 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu 16 2.2.2. Thời gian nghiên cứu 17 2.3. Thiết kế nghiên cứu 17 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 17 2.4.1. Nghiên cứu định tính 17 2.4.2. Nghiên cứu định lượng 17 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. 2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin 18 2.6. Công cụ thu thập thông tin 18 2.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu 18 2.8. Xử lý và phân tích số liệu 21 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 22 3.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang 22 3.1.1. Đặc điểm chung của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học nghiên cứu 22 3.1.2. Kiến thức của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học nghiên cứu 23 3.1.3. Nhu cầu tập huấn 26 3.1.4. Một số hoạt động y tế trường học đã triển khai 27 3.1.5. Kết quả thực hiện một số hoạt động y tế trường học của các trường Tiểu học theo thông tư 18/2011/TTLT-BGD&ĐT-BYT. 32 3.1.6. Điều kiện thực hiện y tế trường học 35 3.2. Xác định một số yếu tố liên quan của các trường ảnh hưởng đến quá trình triển khai các hoạt động YTTH 38 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 41 4.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018 41 4.2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới công tác y tế trường học ở các trường trên 45 KẾT LUẬN 54 1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 54 1.1. Nhân lực thực hiện 54 1.2. Điều kiện thực hiện 54 1.3. Các hoạt động đã thực hiện 54 2. Một số yếu tố liên quan tới công tác y tế trường học ở các trường trên 54 KIẾN NGHỊ 55 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH Bảng 1.1. Phân bố các trường Tiểu học theo các huyện năm 2017-2018 14 Bảng 2.1. Cỡ mẫu cho cấu phần nghiên cứu định tính 17 Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu 19 Bảng 3.1. Đặc điểm nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học (n=13) 22 Bảng 3.2. Nhu cầu tập huấn về công tác y tế trường học trong thời gian tới 26 Bảng 3.3. Công tác tập huấn về y tế trường học trong 5 năm qua 27 Bảng 3.4. Kết quả tư vấn, giáo dục sức khỏe cho học sinh mà các trường đã thực hiện trong năm học 2017-2018 30 Bảng 3.5. Tỷ lệ % các trường Tiểu học thực hiện các hoạt động YTTH 32 Bảng 3.6: Điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học thành phố Tuyên Quang (n=13) 35 Bảng 3.7. Kinh phí chi cho hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học giai đoạn 2013 – 2017 36 Biểu đồ 3.1. Kiến thức của nhân viên YTTH về 5 nội dung y tế trường học của Bộ Y tế (n=13) 23 Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nhân viên YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế (n=13) .24 Biểu đồ 3.3. Kiến thức của nhân viên YTTH về sự cần thiết thực hiện các nội dung để nâng cao sức khỏe cho học sinh tại trường học (n=13) 25 Biểu đồ 3.4. Nội dung đã tham gia công tác YTTH của nhân viên YTTH trong năm học 2017-2018 (n=13) 28 Biểu đồ 3.5. Hình thức giáo dục sức khỏe cho học sinh mà nhân viên YTTH đã thực hiện trong năm 2017-2018 (n=13) 29 Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các trường thực hiện chương trình YTTH giai đoạn 2017- 2018 (n=13) .31 Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh của 13 Trường Tiểu học trên địa bản thành phố Tuyên Quang được khám sức khỏe năm @ học School 2017-2018 of Medicine and32 Pharmacy, VNU
  10. Biểu đồ: 3.8. Tỷ lệ % kinh phí tăng hằng năm của các trường 37 Hình 2.1. Bản đồ thành phố Tuyên Quang .16 Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam 7 Sơ đồ 1.2. Thành phần, nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH .11 Sơ đồ 3.1. Chỉ đạo theo ngành dọc từ trên xuống 39 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  11. ĐẶT VẤN ĐỀ Y tế trường học (YTTH) là công tác quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ học sinh (CSSKHS) và quan trọng ngang hàng với các nội dung khác của nhà trường, chăm sóc sức khỏe ban đầu tốt là mục tiêu quan trọng trong công tác giáo dục toàn diện, có được sức khỏe tốt giúp các em học tập tốt. Việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe ban đầu cho học sinh là một nhiệm vụ rất quan trọng vì thế hệ trẻ em hôm nay là tương lai đất nước sau này. YTTH cũng nhận được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, sự nhận thức về tầm quan trọng của nhà trường, gia đình và xã hội. Đã có rất nhiều văn bản, chỉ thị, quyết định của Chính phủ, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành nhằm xây dựng mạng lưới YTTH, hướng dẫn triển khai thực hiện và cơ chế phối hợp giữa các ban ngành, cá nhân có liên quan [5, 14, 29]. Nhờ đó hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe trẻ em đã có nhiều cải tiến và đạt được những kết quả nhất định [19]. Tuy nhiên công tác YTTH hiện nay còn rất nhiều khó khăn, các hoạt động YTTH đã được triển khai ở hầu hết các trường nhưng không đồng bộ và toàn diện, đa số là các hoạt động đơn giản như khám sức khỏe đầu năm, truyền thông giáo dục sức khỏe, phòng chống một số bệnh thông thường còn công tác sơ cấp cứu tại trường học, đảm bảo vệ sinh trường học rất kém, đa phần chỉ được triển khai ở một số thành phố lớn. Mạng lưới nhân viên YTTH còn rất thiếu, họ chủ yếu là kiêm nhiệm và không có trình độ chuyên môn về y tế, một số trường còn không có nhân viên YTTH nên không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ [17, 18, 28]. Một khó khăn rất lớn là thiếu về nguồn kinh phí, tiền chi cho công tác YTTH chủ yếu đến từ nguồn trích lại một phần từ tiền đóng bảo hiểm y tế (BHYT) của học sinh, nó không đủ để trang trải cho các hoạt động YTTH trong năm học, không đủ kinh phí để thuê, hợp đồng với một nhân viên y tế chuyên trách có trình độ từ trung cấp trở lên, không đủ kinh phí để mua các trang thiết bị y tế, thuốc thiết yếu; và chi phí cho cơ sở vật chất như bàn ghế đúng tiêu chuẩn, đảm bảo về nguồn nước sạch, vệ sinh môi trường trường học, đo kiểm về chiếu sáng, tiếng ồn [10, 28]. Một số điểm trường đi lại khó khăn, trưởng lẻ có số học sinh ít, hoạt động YTTH triển khai còn kém, ít được quan tâm; sự phối hợp giữa các ban ngành @ còn School nhiều lúng of túng, Medicine nhiều yếu tandố phát Pharmacy, VNU 1
  12. sinh chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn tại địa phương, dù đã có rất nhiều văn bản hướng dẫn được ban hành. Gần đây nhất, để đảm bảo triển khai đầy đủ và đạt hiệu quả trong hoạt động YTTH, Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT đã ban hành thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/05/2016 quy định về công tác YTTH, quy định rõ những nội dung cần thực hiện, vai trò cụ thể của từng bộ ngành có liên quan [14]. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế - xã hội và giao thông gặp nhiều khó khăn. Thành phố Tuyên Quang có 13 trường Tiểu học, công tác giáo dục và y tế đã được tỉnh đầu tư và quan tâm. Tuy nhiên, công tác CSSKHS vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn trong việc triển khai các hoạt động YTTH như vấn đề đội ngũ nhân viên YTTH trường học, vấn đề phòng chống các bệnh, tật học đường chưa được phụ huynh học sinh và nhà trường quan tâm đúng mức, cơ sở vật chất cho các nhà trường nói chung và cho y tế trường học nói riêng còn rất nghèo nàn [32]. Ở Việt Nam, các nghiên cứu đánh giá về công tác YTTH cho đến nay chủ yếu là đánh giá mô hình bệnh tật của học sinh: tỷ lệ mắc bệnh cận thị, gù vẹo cột sống; đánh giá điều kiện học tập cụ thể như bàn ghế không đạt tiêu chuẩn, đèn chiếu sáng chưa đảm bảo, Các nghiên cứu đánh giá những khó khăn trong công tác triển khai thực hiện các chính sách, quy định về y tế trường học còn nhiều hạn chế, còn ít được thực hiện, nhất là ở những vùng sâu vùng xa. Chính vì vậy, nghiên cứu một cách có hệ thống về hoạt động y tế trường học tại tỉnh Tuyên Quang là một nhiệm vụ cần thiết, giúp cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách đẩy mạnh các hoạt động y tế trường học, từ đó nâng cao sức khỏe cho học sinh. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018” với 02 mục tiêu: 1. Mô tả được nhân lực và một số hoạt động y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018. 2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới công tác y tế trường học ở các trường trên. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  13. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm về YTTH 1.1.1. Khái niệm YTTH ở trên Thế giới Hiện nay có một số định nghĩa khác nhau về chương trình YTTH. Theo Tổ chức y tế thế giới, YTTH hay trường học nâng cao sức khỏe là “trường học trong đó cả lời nói và việc làm đều có những hoạt động hỗ trợ và cam kết thúc đẩy sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi thành viên trong cộng đồng nhà trường từ tình cảm, xã hội, thể chất đến các vấn đề đạo đức” [3, 12, 13, 38]. Theo định nghĩa của viện thuộc ủy ban y tế về các chương trình YTTH từ lớp mẫu giáo tới lớp 12 của Hoa Kỳ: Một chương trình y tế trường học tại các trường là việc hợp nhất về kế hoạch, tính liên tục, sự phối hợp trong việc xây dựng các hoạt động và các dịch vụ nhằm nâng cao thể chất, tinh thần, hiệu quả học tập cùng khả năng hòa nhập xã hội tốt nhất cho các học sinh. Chương trình hoạt động phải thu hút được sự ủng hộ từ gia đình, cộng đồng. Các mục tiêu hoạt động được đặt ra dựa trên các nhu cầu, đòi hỏi, các tiêu chí và nguồn lực từ cộng đồng của địa phương [11]. Trên thế giới, thuật ngữ trường học nâng cao sức khỏe (NCSK) được sử dụng ở các nước châu Âu, châu Á khu vực Thái Bình Dương và châu Mỹ Latinh. Thuật ngữ này được sử dụng có nghĩa tương tự như các thuật ngữ: chương trình Y tế trường học phối hợp, trường học khỏe mạnh, nâng cao sức khỏe trường học, trường học nâng cao sức khỏe và y tế trường học toàn diện. Khái niệm này mô tả cách tiếp cận toàn diện có sự phối hợp liên ngành nhằm nâng cao sức khỏe, phát triển xã hội và giáo dục thông qua trường học [38]. 1.1.2. Khái niệm YTTH ở Việt Nam Tại Việt Nam, có nhiều thuật ngữ về YTTH được sử dụng như y tế học đường, vệ sinh trường học, sức khỏe học đường, sức khỏe trường học và trường học nâng cao sức khỏe [3, 12, 13]. Tại Việt Nam, Bộ Y tế đưa ra khái niệm về YTTH học như sau: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 3
  14. ▪ YTTH là một hệ thống các phương pháp, biện pháp can thiệp nhằm bảo vệ, nâng cao sức khoẻ học sinh, biến các kiến thức khoa học thành các kỹ năng thực hành trong mọi hoạt động sống của lứa tuổi học đường [11]. ▪ YTTH là một lĩnh vực thuộc chuyên ngành y học dự phòng nghiên cứu tác động của điều kiện sống, sinh hoạt và học tập trên cơ thể học sinh, trên cơ sở đó xây dựng và triển khai các biện pháp can thiệp phù hợp nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ, đảm bảo các điều kiện thuận lợi cho các em học sinh phát triển một cách toàn diện [11]. 1.1.3. Các cơ sở để xây dựng trường học nâng cao sức khỏe hay hệ thống YTTH ở Việt Nam - Sức khỏe của thế hệ trẻ là một yếu tố quyết định có ảnh hưởng đến khả năng học tập, sáng tạo và phát triển năng khiếu của các em khi đang học ở trường cũng như tương lai sau này. - Học sinh là cầu nối giữa gia đình – nhà trường – xã hội, nếu các em được chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng tích cực tới toàn bộ mọi người trong xã hội. - Việt Nam có số lượng học sinh đến trường cao nên trường học là nơi hầu hết trẻ em có thể tiếp cận với công tác truyền thông giáo dục sức khỏe (TTGDSK). - Các điều kiện vệ sinh của phương tiện học tập, môi trường học tập có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới sức khỏe học sinh. - Đầu tư cho YTTH là đầu tư có hiệu quả nhất để nâng cao sức khỏe học sinh và giáo dục sức khỏe cộng đồng. 1.2. Tóm lược lịch sự phát triển YTTH 1.2.1. Trên thế giới Từ thế kỷ thứ 19, nhiều nước Châu Âu đã có chủ trương và các phương pháp thực hiện công tác YTTH. Các nhà nghiên cứu đã bắt đầu đưa ra những tiêu chuẩn vệ sinh về YTTH và chú ý tập trung vào phạm vi thiết kế xây dựng trường sở phải đảm bảo các điều kiện này. Năm 1864, Giáo sư Herman Cohn và Breslauer đã nghiên cứu về sự tăng nhanh bệnh cận thị trong trường học có liên quan đến chiếu sáng. Năm 1877 Giáo sư Babinski đã cho xuất bản cu ố@n sách School về vệ sinh of h ọMedicinec đường [31] . and Pharmacy, VNU 4
  15. Những năm cuối thế kỷ 19 hệ thống YTTH đã được hình thành, phát triển ở các nước Châu Âu, các trường học đã có bác sỹ hoặc y tá học đường và được giao nhiệm vụ tổ chức khám sức khoẻ định kỳ, khám chuyên khoa. Trọng tâm công tác YTTH là phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và tổ chức quản lý công tác tiêm phòng. Đến đầu thế kỷ 20 sự cộng tác chặt chẽ giữa bác sỹ học đường và các cơ sở YTTH đã đánh dấu một bước phát triển tiến bộ theo đường lối dự phòng. Nhiều nghiên cứu về vấn đề sức khoẻ trẻ em gắn với môi trường học đường đã được các nhà nghiên cứu quan tâm triển khai. Năm 1960 các nhà khoa học đã phát hiện hiện tượng "gia tốc" phát triển cơ thể trẻ em lứa tuổi học đường về chiều cao và cân nặng so với trẻ cùng lứa tuổi ở các thập kỷ trước đó. Nhiều công trình nghiên cứu về tiêu chuẩn xây dựng trường lớp, tiêu chuẩn chiếu sáng và trang thiết bị đồ dùng học tập giảng dạy sao cho có lợi cho sức khoẻ học sinh. Những nghiên cứu về sự mệt mỏi của trẻ em trong học tập như nghiên cứu của Edith Ockel năm 1973 về gánh nặng của trẻ em trong học tập đã được chú ý [31]. Năm 1981, tác giả Verner Kneist thuộc Viện vệ sinh xã hội Cộng hoà dân chủ Đức đã công bố mô hình xây dựng YTTH với việc xác định rõ nhiệm vụ của thầy thuốc học đường và mối liên quan với các tổ chức xã hội [31]. Nhằm đẩy mạnh công tác YTTH, năm 1995 WHO đã xây dựng sáng kiến YTTH toàn cầu với các nội dung: giáo dục vệ sinh trong nhà trường; dịch vụ y tế trong trường học, các loại hình dịch vụ y tế cần thiết nhất; cơ quan hỗ trợ cho YTTH tốt nhất là vai trò của Bộ Y tế và Bộ GD&ĐT [23]. 1.2.2. Tại Việt Nam Ngày 27/02/1964 liên Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT có thông tư số 32/TTLB quy định về vệ sinh trường học, hướng dẫn tổ chức y tế trong các trường nội trú và quy định nhiệm vụ cho y tế xã chăm lo sức khoẻ học sinh trong trường học ở xã, liên Bộ cũng xây dựng mô hình điểm về phong trào thể dục, vệ sinh tại trường Tán Thuật (Thái Bình). Năm 1964, lần đầu tiên "Điều lệ vệ sinh bảo vệ sức khoẻ" đã được ban hành, trong đó có tiêu chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn chiếu @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 5
  16. sáng, bàn ghế với 6 loại kích thước từ I đến VI trong các loại trường học đã được quy định [23]. Năm 1973 liên Bộ Y tế - Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư liên bộ số 09/LB/YT-GD ngày 07/06/1973 hướng dẫn y tế trường học [6], trong đó phân cấp việc khám chữa bệnh và quản lý sức khoẻ học sinh từ y tế tuyến xã đến bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố. Sau khi thống nhất đất nước, công tác YTTH tiếp tục được Nhà nước quan tâm. Năm 1982 liên Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT lại có thông tư số 13/LB-GD- YT ngày 09/06/1982 về việc đẩy mạnh công tác vệ sinh trường học [23]. Bắt đầu từ năm 1998 Bộ Y tế đã phối hợp với Bộ GD&ĐT chủ trương khôi phục lại và phát triển YTTH và gắn nội dung này vào chiến lược bảo vệ sức khoẻ trẻ em, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Bộ Y tế đã có tổ chức nghiên cứu đề tài "Nghiên cứu xây dựng mô hình YTTH" có mã số KHCN 11-06, từ cơ sở khoa học này đã giúp việc đề xuất về tổ chức mạng lưới YTTH [4] và các nội dung hoạt động có liên quan trong giai đoạn đổi mới của đất nước. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chỉ thị số 23/2006/CT-TTg về tăng cường công tác y tế trường học và Quyết định 401/2009/QĐ-TTg ngày 27/03/2009 về phê duyệt chương trình phòng, chống bệnh tật học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân là cơ sở pháp lý quan trọng giúp các bộ, ngành triển khai công tác YTTH từ Trung ương đến địa phương [29, 30]. Nhiều Bộ ngành đã ban hành nhiều thông tư nhằm hướng dẫn về công tác CBYT trong trường học như Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT- BNV ngày 23/08/2006 của Bộ Nội vụ và Bộ GD&ĐT về hướng dẫn định mức biên chế cán bộ y tế trường học trong các cơ sở giáo dục phổ thông. Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/03/2007của Bộ Tài chính hướng dẫn nội dung chi cho công tác YTTH. Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/03/2015 của Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ quy định về danh mục khung vị trí vịệc làm và mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập [8-10]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  17. Theo Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT - BYT- BGDĐT quy định về công tác YTTH, quy định chi tiết các nội dung công tác YTTH, các tiêu chuẩn cần đạt được về bàn ghế học sinh, đèn chiếu sáng, vệ sinh môi trường, quy định về phòng YTTH, nguồn kinh phí thực hiện công tác YTTH và trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan như Bộ y tế, Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, trường học, [14] Ngày 17/07/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 80/2017/NĐ-CP: Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường với các mục tiêu tạo môi trường học tập cả về tinh thần và vật chất đều nhằm giúp người học thực hiện tốt nhất việc học tập, điều kiện thuận lợi nhất cho các em phát triển toàn diện, phòng chống bạo lực học đường; cách ứng xử có văn hóa của cả học sinh và cán bộ trong nhà trường [15]. Về cơ bản các văn bản, quy định về công tác YTTH hiện nay đã đầy đủ. Mô hình quản lý hoạt động YTTH tại Việt Nam hiện nay [4, 11] Sơ đồ 1.1. Sơ đồ quản lý hoạt@ Schoolđộng YTTH of tại Medicine Việt Nam and Pharmacy, VNU 7
  18. 1.3. Khái quát về mô hình YTTH tại Việt Nam Trên cơ sở nội dung thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BYT-BGD&ĐT của liên Bộ Y tế và Bộ giáo dục và đào tạo về Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học, Bộ Y tế hướng dẫn nội dung xây dựng “Mô hình y tế trường học” [7, 24] cụ thể như sau: Ban sức khỏe trường học. Thành phần Ban SKTH: + Trưởng ban: Ban giám hiệu (Hiệu trưởng hoặc Phó hiệu trưởng phụ trách công tác y tế). + Phó ban: Đại diện lãnh đạo ngành y tế địa phương. + Thường trực: Cán bộ YTTH. + Các thành viên: Giáo viên giảng dạy về thể chất, Tổng phụ trách Đội, đại diện Hội chữ thập đỏ trường học, đại diện Hội cha mẹ học sinh. Nhiệm vụ của Ban SKTH: + Sơ cứu, xử lý ban đầu các bệnh thông thường trong thời gian học sinh đang học và tham gia các hoạt động khác tại trường, báo cho cha mẹ học sinh biết để phối hợp giải quyết và chuyển lên cơ sở y tế tuyến trên khi cần. + Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phối hợp với gia đình học sinh trong việc phòng bệnh và chữa bệnh cho học sinh. + Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục sức khoẻ của ngành y tế, ngành GD&ĐT triển khai trong các trường học. + Tuyên truyền phòng chống các bệnh tật học đường. Hướng dẫn cán bộ, giáo viên, học sinh về công tác vệ sinh phòng chống dịch bệnh, phòng chống các tệ nạn xã hội và thực hiện công tác dân số kế hoạch hoá gia đình. + Tham gia kiểm tra, xây dựng trường học xanh - sạch - đẹp, VSATTP. + Thực hiện sơ kết, tổng kết, đánh giá tình hình sức khoẻ học sinh, quản lý sức khoẻ học sinh, lập sổ sức khoẻ, phiếu khám sức khoẻ định kỳ và chuyển theo @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  19. học sinh khi chuyển trường, chuyển cấp. Thực hiện thống kê, báo cáo về công tác YTTH theo quy định của Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT. Xây dựng phòng YTTH: Là nơi thực hiện các hoạt động chăm sóc và nâng cao sức khoẻ cho học sinh và giáo viên. + Cơ sở vật chất: Mỗi trường có một Phòng Y tế diện tích tối thiểu là 12m2; được trang bị các phương tiện y tế thiết yếu. + Nhân lực: Có cán bộ y tế phụ trách, trong biên chế hoặc hợp đồng. + Kinh phí hoạt động: Do Quỹ BHYT trích để lại trường, đóng góp của học sinh và các nguồn thu hợp pháp khác Nội dung hoạt động. + Công tác TTGDSK: ➢ Tuyên truyền, giáo dục cho học sinh về các vấn đề của YTTH. ➢ Tuyên truyền vận động học sinh tham gia BHYT học sinh. ➢ Lồng ghép nội dung TTGDSK vào các bài giảng có liên quan, tổ chức hoạt động ngoại khoá có nội dung về sức khoẻ. ➢ Thực hiện các hình thức tuyên truyền có hiệu quả: Báo tường, thi tìm hiểu, pa nô, khẩu hiệu, tranh ảnh và biểu dương kịp thời người tốt, việc tốt. + Tổ chức các dịch vụ y tế: ➢ Khám, sơ cứu những trường hợp học sinh cấp cứu do bệnh tật, tai nạn thương tích, tổ chức đưa học sinh đến bệnh viện khi cần thiết. ➢ Tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho học sinh, phát hiện sớm một số bệnh thông thường, lập hồ sơ theo dõi sức khoẻ cho học sinh. ➢ Chăm sóc răng miệng cho học sinh, khám phát hiện một số bệnh răng miệng học sinh, tổ chức cho học sinh súc miệng bằng dung dịch Na Fluor 2% theo chương trình nha học đường. ➢ Thực hiện chương trình phòng chống các bệnh về mắt cho học sinh, tham gia cải tạo ánh sáng phòng học, khám mắt định kỳ, phòng và chữa bệnh mắt hột, phát hiện sớm các bệnh về mắt để tư vấn, xử lý kịp thời cho học sinh. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 9
  20. ➢ Triển khai các chương trình CSSK ban đầu, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống thiếu máu, suy dinh dưỡng, thiếu Iốt ➢ Thực hiện CSSK cho cán bộ, giáo viên của trường. + Vệ sinh trường học và VSATTP: ➢ Phát động phong trào xanh - sạch - đẹp. Lớp học đảm bảo đủ ánh sáng, ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè. Bàn ghế đúng quy cách. Bảng, phấn viết hợp vệ sinh. Trường có sân chơi, bãi tập, dụng cụ luyện tập thể dục, thể thao đảm bảo an toàn. ➢ Có đủ nước uống và nước rửa cho học sinh và giáo viên tại trường. ➢ Có nhà vệ sinh sạch sẽ phục vụ đủ cho số học sinh, cán bộ, giáo viên của trường, được quét dọn sạch sẽ hàng ngày. ➢ Có hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh. ➢ Tổ chức trồng cây xanh, trồng hoa trong sân trường, có các chậu cây ở các hành lang. ➢ Trường có khu bán trú, nội trú phải thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng ở. Bếp ăn đảm bảo VSATTP, một chiều, thực hiện quy chế về vệ sinh ăn uống, chế biến thức ăn, xử lý thức ăn thừa, lưu mẫu thức ăn 24h. Thành phần và nhiệm vụ Ban YTTH được tóm tắt bằng sơ đồ sau [24]: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  21. Sơ đồ 1.2. Thành phần, nhiệm vụ của Ban SKTH và YTTH 1.4. Các nghiên cứu về YTTH 1.4.1. Trên thế giới Cho tới nay đã có nhiều nghiên cứu thực trạng YTTH trên thế giới. Hầu hết các nghiên cứu tập trung vào mô tả thực trạng YTTH nhằm xây dựng mô hình YTTH. Nghiên cứu của Carl Parsons và cộng sự năm 1996 với mục đích đánh giá việc lên kế hoạch và những tác động của trường học NCSK ở Châu Âu đã chỉ ra trường học NCSK cần phải là môi trường để học sinh phát triển toàn diện, một học sinh cần được phát triển về nhiều mặt hơn là chỉ đánh giá họ qua điểm thi, và cũng có nhiều cách giáo dục tốt hơn việc luôn tìm cách đánh giá họ. Việc triển khai trường học NCSK không nên tách rời với thực tế xã hội, vì học sinh không chỉ sống trong môi trường trường học, kết quả của chương trình trường học NCSK nên được báo cáo cho tất cả các bên liên quan bao gồm học sinh, phụ huynh, các cơ sở y tế bên ngoài @ School[37]. of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  22. Năm 2001, Tổ chức PAHO tiến hành một nghiên cứu trên 19 nước Mỹ Latinh đã đánh giá thực trạng và xu hướng mô hình trường học NCSK trong khu vực nhằm xây dựng các chương trình hoạt động giáo dục và NCSK ở các cấp độ khác nhau (cấp vùng, cụm, quốc gia). Kết quả nghiên cứu này đã cung cấp các thông tin về lập kế hoạch quốc gia và xây dựng chính sách, cơ chế điều phối liên ngành để hỗ trợ nâng cao sức khỏe tại trường học, cách thành lập và sự tham gia các mạng lưới quốc gia và quốc tế về YTTH cùng mức độ chia sẻ thông tin về chiến lược này [34]. Nghiên cứu của tác giả Lee A tại Trung Quốc năm 2007 [35] đã chỉ ra rằng việc thiếu các chính sách YTTH và các dịch vụ y tế không sẵn sàng tiếp cận cho học sinh và giáo viên, thiếu các nhân viên được đào tạo về NCSK ảnh hưởng xấu đến các vấn đề về tinh thần, thói quen ăn uống không có lợi cho sức khỏe, ít hoạt động thể lực và nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích có chủ đích cho học sinh. Tác giả cũng nhấn mạnh sự thành công của mô hình YTTH phụ thuộc rất nhiều vào hiểu biết của giáo viên về mô hình này [35]. Một số nghiên cứu trên thế giới cho kết luận là công tác YTTH có sự khác biệt theo vùng (nông thôn và thành thị). Nghiên cứu của Noriko Yoshimura và cộng sự [39] năm 2009 ở Lào cho thấy các trường học ở khu vực thành thị và ngoại ô có điểm số cao hơn các trường ở nông thôn về kỹ năng sống và sức khỏe cá nhân, môi trường trường học khỏe mạnh và phòng, chống bệnh thông thường. Tuy nhiên các trường hợp ở vùng nông thôn và ngoại ô lại có kết quả tốt hơn các trường ở thành thị về một số câu hỏi có liên quan đến quan hệ tác động qua lại giữa cộng đồng và trường học [36]. 1.4.2. Tại Việt Nam Tại Việt Nam, đã có rất nhiều các nghiên cứu về YTTH, tuy nhiên các nghiên cứu này đều tập trung vào tình hình sức khỏe học sinh như tìm hiểu bệnh học đường (cận thì, cong vẹo cột sống ), tai nạn thương tích trong trường học cũng như điều kiện học tập ảnh hưởng tới sức khỏe của học sinh. Những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã quan tâm nhiều hơn đến công tác YTTH, nó là cơ sở quan trọng cốt lõi để có thể thực hiện tốt việc NCSK học sinh cũng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  23. như cán bộ trong trường học, vấn đề còn nhiều tồn tại bất cập tại Việt Nam cả về cơ chế chính sách và việc thực hiện. Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Diễm và cộng sự vào năm 2010 trên cả nước đã chỉ ra sự thiếu và yếu của CBYT trường học, chỉ có 55,2% số trường có cán bộ YTTH trong đó cán bộ chuyên trách 26,8% và cán bộ kiêm nhiệm 28,4%; số cán bộ không có chuyên môn ngành y làm YTTH chiếm tới 63,1%. Với mạng lưới cán bộ YTTH từ trung ương đễn xã phường, trung bình mỗi trung tâm YTDP tỉnh có 4 cán bộ làm công tác YTTH trong đó đại học và sau đại học chiếm 60%; tuyến huyện trung bình mỗi huyện có 2,3 cán bộ làm công tác YTTH, cán bộ có trình độ đại học và sau đại học chiếm 17%; tuyến xã trung bình có 0,9 cán bộ làm công tác YTTH, trình độ đại học và sau đại học 9,7% [17]. Năm 2011, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng sự đã thực hiện một nghiên cứu về YTTH tại 21 trường Tiểu học, trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên cho kết quả 100% các trường có phòng y tế riêng tuy nhiên không có trường nào có diện tích phòng y tế đạt tiêu chuẩn và đầy đủ trang thiết bị y tế cần thiết theo quy định. 90,4% CBYT trường học có trình độ là trung cấp. Các trường thực hiện triển khai ≥ 50% các chương trình YTTH chiếm 33,3% [20]. Một nghiên cứu về thực trạng YTTH tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An ở 18 trường Tiểu học và Trung học cơ sở đưa ra kết luận: cơ sở vật chất, trang thiết thị còn chưa đảm bảo, đội ngũ cán bộ làm công tác YTTH còn thiếu và một số không có chuyên môn ngành y (11.1%) nên hiệu quả công tác chăm sóc, quản lý sức khỏe học sinh chưa cao; tỷ lệ các bệnh học đường như cận thị, sâu răng cao lần lượt là 19,4% và 84,7% [25]. Cũng theo Nguyễn Thị Hồng Diễm vào một nghiên cứu khác vào năm 2017 tại 5540 trường học các cấp trên 5 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lâm Đồng, thành phố Hồ Chí Minh, Tiền Giang cho thấy có 89,9% số trường có CBYT trường học; trong đó CBYT trường học có biên chế chiếm 56,5%. Cán bộ có trình độ chuyên môn y thực hiện tốt các nhiệm vụ hơn cán bộ không có chuyên môn y. Quyền lợi, chế độ làm việc của CBYT trường học còn khó khăn; công tác tập huấn được thực hiện hằng năm nhưng chất lượng chưa đảm bảo; @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 13
  24. khó khăn về kinh phí thực hiện, bố trí phòng y tế và yêu cầu về danh mục thuốc, thiết bị thiết yếu cho YTTH chưa phù hợp [18]. Ngoài ra còn một số nghiên cứu khác về YTTH như của: Bùi Thế Vinh, Nguyễn Quỳnh Hoa tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình năm 2015 về thực trạng hoạt động YTTH [33]; Phan Tiến Sơn, Vũ Sỹ Khảng ở thành phố Hưng Yên năm 2012 về thực trạng quản lý YTTH [27]; Huỳnh Thiên Ân và Tạ Văn Trầm về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác YTTH tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017 [1]. 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu Ðịa hình: Tuyên Quang bao gồm vùng núi cao chiếm trên 50% diện tích toàn tỉnh gồm toàn bộ huyện Na Hang, Lâm Bình, xã vùng cao của huyện Chiêm Hoá và 02 xã của huyện vùng cao Hàm Yên; vùng núi thấp và trung du chiếm khoảng 50% diện tích của tỉnh. Thành phố Tuyên Quang: có độ cao trung bình dưới 500m và hướng thấp dần từ bắc xuống nam. Địa giới hành chính: Thành phố được xác định: phía đông, phía bắc, phía tây giáp huyện Yên Sơn; phía nam giáp huyện Sơn Dương; thành phố bao gồm 7 phường và 6 xã. Diện tích: Thành phố Tuyên Quang có diện tích 11.917,45 ha đất tự nhiên. Về dân số, thành phố Tuyên Quang có 115.241 người (năm 2015). Giáo dục Tiểu học [26] Năm học 2013-2014, cấp Tiểu học của toàn tỉnh Tuyên Quang có 165 trường (trong đó có 150 trường Tiểu học và 15 trường liên cấp Tiểu học - THCS); trong đó tại thành phố Tuyên Quang có 13 trường Tiểu học. Loại hình Chiêm Hàm Lâm Na Sơn TP Yên Tổng trường Hóa Yên Bình Hang Dương TQ Sơn Tiểu học 27 27 8 8 30 13 37 150 Bảng 1.1. Phân bố các trường Tiểu @ học School theo các ofhuyện Medicine năm 2017- 2018and Pharmacy, VNU 14
  25. Về trình độ dân trí [16]: Tính đến năm 2014, tỉnh Tuyên Quang đã phổ cập giáo dục Tiểu học cho 100% số xã và đã phổ cập THCS cho 135 xã. Số học sinh phổ thông năm học 2001-2002 là 196.252 em. Số giáo viên phổ thông là 8.020 người. Số thầy thuốc là 1.291 người, bình quân 19 y, bác sỹ trên 10.000 dân. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, công tác giáo dục và y tế đã được tỉnh đầu tư và quan tâm nhiều tuy nhiên công tác CSSK trong nhà trường vẫn còn gặp không ít khó khăn, lúng túng và kết quả còn rất nhiều hạn chế. Trong khi đó để xác định rõ thực trạng những khó khăn trên, giúp cho việc đề xuất những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình địa phương để thúc đẩy hoạt động YTTH thì cho tới nay chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào tại tỉnh về thực trạng hoạt động về YTTH ra sao, có những khó khăn nào ảnh hưởng tới hoạt động YTTH. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá thực trạng công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 – 2018” nhằm cung cấp các thông tin cần thiết về thực trạng YTTH cũng như những yếu tố ảnh hưởng tới công tác này để từ đó đẩy mạnh hoạt động YTTH và đề xuất giải pháp can thiệp hợp lý tại tỉnh Tuyên Quang trong thời gian tới. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  26. CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu • Đại diện Ban giám hiệu các trường Tiểu học • Cán bộ YTTH tại các trường Tiểu học • Báo cáo, nghiên cứu, bài báo, số liệu có sẵn về YTTH từ năm 2013 trở lại đây. • CSVC, trang thiết bị, thuốc và điều kiện thực hiện YTTH tại các trường nghiên cứu. 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu Lựa chọn địa điểm nghiên cứu Nhằm phân tích toàn diện về thực trạng YTTH tại các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang, nhóm nghiên cứu lựa chọn toàn bộ 13 trường Tiểu học thuộc 13 xã/phường trên địa bàn nghiên cứu. Hình 2.1. Bản đồ thành phố Tuyên Quang @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  27. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 08/2018 đến tháng 08/2019. 2.3. Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phương pháp chính là mô tả cắt ngang (phối hợp định tính và định lượng), nghiên cứu mô tả hồi cứu số liệu từ đề tài đã thu thập trước đó. • Nghiên cứu mô tả định tính: áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu nhân viên YTTH và đại diện Ban giám hiệu (BGH) nhà trường để tìm hiểu điểm tốt, điểm tồn tại trong công tác YTTH tại các trường Tiểu học. • Nghiên cứu mô tả định lượng: áp dụng phương pháp điều tra thực địa, phỏng vấn trực tiếp nhân viên YTTH để mô tả thực trạng các hoạt động YTTH, hiệu quả của các hoạt động này và nhu cầu CSSK tại trường học. • Nghiên cứu mô tả hồi cứu: thu thập toàn bộ các văn bản pháp lý, các báo cáo, các nghiên cứu, bài báo có liên quan về YTTH từ năm 2013 trở lại đây để bổ sung những thông tin về thực trạng y tế trường học, yếu tố cản trở, hiệu quả của các hoạt động và kinh nghiệm triển khai các hoạt động này tại thành phố Tuyên Quang. 2.4. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 2.4.1. Nghiên cứu định tính Chọn mẫu theo chủ đích - Phỏng vấn sâu toàn bộ nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học. - Phỏng vấn sâu đại diện BGH của 13 trường Tiểu học. Bảng 2.1. Cỡ mẫu cho cấu phần nghiên cứu định tính Đối tượng Tổng cộng - Toàn bộ 13 nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu Phỏng 26 cuộc học vấn sâu PVS - Đại diện BGH của 13 trường Tiểu học 2.4.2. Nghiên cứu định lượng - Cán bộ YTTH: toàn bộ 13 Nhân@ School viên YTTH of tạ iMedicine 13 trường Tiể uand học Pharmacy, VNU 17
  28. 2.5. Kỹ thuật thu thập thông tin • Nghiên cứu định tính: sử dụng kỹ thuật phỏng vấn sâu, kỹ thuật “chụp ảnh”, quan sát. - Phỏng vấn sâu một số cán bộ như trình bày ở mục đối tượng nghiên cứu về cơ chế quản lý hiện nay, cơ chế phối hợp liên ngành, những điểm tốt, tồn tại, lý do và đề xuất mô hình. - Quan sát thực địa điều kiện vệ sinh, nơi ăn ở (bán trú, nội trú nếu có) và lớp học theo bảng kiểm để minh họa điều kiện cơ sở học tập và trường lớp. • Nghiên cứu định lượng: phỏng vấn đối tượng nghiên cứu bằng bộ câu hỏi bán cấu trúc có sẵn cho phỏng vấn - Phỏng vấn cán bộ YTTH theo bộ câu hỏi thiết kế có sẵn về việc thực hiện các hoạt động YTTH và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tại trường học. • Nghiên cứu mô tả hồi cứu: - Thu thập các văn bản pháp quy có liên quan đến YTTH, các báo cáo có sẵn tại: Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo; Sở y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang, Trung tâm Y tế Dự phòng tỉnh; Trung tâm Y tế Dự phòng huyện, Phòng Giáo dục và Đào tạo; Trạm Y tế xã, Trường Tiểu học, và những nơi có liên quan. - Thu thập số liệu sẵn có về hoạt động YTTH tại địa phương theo mẫu có sẵn. 2.6. Công cụ thu thập thông tin • Phiếu phỏng vấn sâu nhân viên YTTH (phụ lục 1, 2) • Phiếu phỏng vấn sâu đại diện Ban giám hiệu nhà trường (phụ lục 2) • Bảng kiểm quan sát điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác YTTH (phụ lục 3) • Phiếu thu thập thông tin sẵn có (phụ lục 4, 5, 6) 2.7. Biến số, chỉ số nghiên cứu @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  29. Bảng 2.2. Các biến số nghiên cứu Biến số Phân loại Phương pháp thu thập Mục tiêu 1: Thực trạng nhân sự và một số hoạt động YTTH ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang Đặc điểm nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học Tuổi Định lượng Phỏng vấn Giới tính Định tính Phỏng vấn Dân tộc Định tính Phỏng vấn Phân loại nhiệm vụ Định tính Phỏng vấn Lĩnh vực chuyên môn Định tính Phỏng vấn Trình độ chuyên môn Định tính Phỏng vấn Thời gian tham gia Định lượng Phỏng vấn công tác YTTH Kiến thức về 5 nội Định tính Phỏng vấn dung YTTH Kiến thức về 8 nhiệm Định tính Phỏng vấn vụ YTTH Kiến thức về sự cần thiết thực hiện các nội Định tính Phỏng vấn dung để NCSK học sinh Nhu cầu tập huấn Số lần tập huấn/năm Định lượng Phỏng vấn Phương pháp tập huấn Định tính Phỏng vấn Đối tượng tập huấn Định tính Phỏng vấn Số ngày tập huấn/khóa Định lượng Phỏng vấn Công tác tập huấn về YTTH trong 5 năm qua @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  30. (năm tập huấn, thời gian tập huấn, số nhân viên được tham gia, giảng viên) Công tác YTTH Định tính và định lượng Hồi cứu số liệu Sử dụng nước sạch Định tính và định lượng Hồi cứu số liệu trong trường học Sơ cứu đuối nước Định tính và định lượng Hồi cứu số liệu Công tác YTTH Định tính và định lượng Hồi cứu số liệu Sơ cấp cứu ban đầu Định tính và định lượng Hồi cứu số liệu Nội dung đã tham gia công tác YTTH trong Định tính Phỏng vấn năm học 2017-2018 Hình thức TTGDSK mà nhân viên YTTH thực Định tính Phỏng vấn hiện năm 2017-2018 Số đợt TTGDSK mà Định lượng Phỏng vấn trường đã thực hiện Thực hiện chương trình Định tinh Hồi cứu số liệu y tế trường học Tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe năm Định lượng Hồi cứu số liệu học 2017-2018 Điều kiện thực hiện Định tính Quan sát, đánh giá hoạt động YTTH Kinh phí cho YTTH Định lượng Hồi cứu số liệu Mục tiêu 2: Một số yếu tố ảnh hưởng trong quá trình triển khai hoạt động YTTH Văn bản, cơ chế chính Định tính Hồi cứu số liệu sách của Ủy ban nhân @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  31. dân tỉnh (nơi cung cấp, nội dung) Văn bản cơ chế phối hợp hoạt động (nơi Định tính Hồi cứu số liệu cung cấp, nội dung) Thực trạng Ban chỉ đạo Định tính Hồi cứu số liệu về YTTH theo cấp Có ban ngành đoàn thể tham gia và công tác Định tính Hồi cứu số liệu YTTH Văn bản quy định về Định tính Hồi cứu số liệu nhiệm vụ, chức năng 2.8. Xử lý và phân tích số liệu • Số liệu được xử lý và nhập trên phần mềm EpiData 3.1 với các tập tin QES, CHK, REC để khống chế sai số khi nhập liệu. • Số liệu được xử lý và phân tích trên phần mềm STATA 13.0 với các phương pháp thống kê y học. 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu • Số liệu của nghiên cứu là một phần của đề tài cấp tỉnh Tuyên Quang (mã số ĐT. 05-2015). • Các cá nhân tham gia nghiên cứu được biết rõ mục tiêu nghiên cứu và các thông tin được sử dụng đúng mục đích nghiên cứu. • Các đối tượng phỏng vấn hoàn toàn tự nguyện và có quyền từ chối tham gia nghiên cứu. • Kết quả nghiên cứu được thông báo cho các bên liên quan. • Kết quả nghiên cứu được sử dụng để đưa ra các khuyến nghị nhằm lựa chọn các giải pháp nâng cao công tác YTTH trên địa bàn nghiên cứu và không sử dụng vào các mục đích khác. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  32. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang tỉnh Tuyên Quang 3.1.1. Đặc điểm chung của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học nghiên cứu Mỗi trường học đều được bố trí 1 nhân viên làm công tác y tế trường học Bảng 3.1. Đặc điểm nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học (n=13) Số Tỷ lệ Nội dung lượng % Giới Nam 3/13 23,1 Nữ 10/13 76,9 50 3/13 23,1 Dân tộc Kinh 8/13 61,5 Tày 5/13 38,5 Phân loại Kiêm nhiệm 13/13 100 nhiệm vụ Hợp đồng và chuyên trách 0/13 0 Sư phạm, khác (văn phòng, kế Lĩnh vực 13/13 100 toán, ) chuyên môn Y học 0/13 0 Thời gian tham gia X̅ ± SD: 5,2 ± 2,7 năm (1 – 10) công tác YTTH (Thấp nhất là 1 năm và lâu nhất là 10 năm) Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.1 cho thấy toàn bộ nhân viên thực hiện công tác YTTH tại 13 trường Tiểu học là kiêm nhiệm (100%), không có trường hợp nào là chuyên trách hoặc có chuyên môn y. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  33. Số năm kinh nghiệm của nhân viên YTTH được trình bày ở bảng 3.1 cho thấy trung bình là 5,2 năm. 3.1.2. Kiến thức của nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học nghiên cứu Số lượng người trả lời đúng 6 5/13 5 5/13 4 3/13 3/13 3 2/13 2 1 0/13 0 Nội dung ND 1 ND 2 ND 3 ND 4 ND 5 5 ND ND 1: Vệ sinh học đường ND 4: Nha học đường ND 2: Phòng chống các bệnh truyền nhiễm ND 5: Sơ cấp cứu ban đầu ND 3: Phòng chống các bệnh thường gặp 5 ND: Cả 5 nội dung Biểu đồ 3.1. Kiến thức của nhân viên YTTH về 5 nội dung y tế trường học của Bộ Y tế (n=13) Nhận xét: Theo tài liệu Sổ tay thực hành y tế trường học năm 2001, y tế trường học gồm 5 nội dung là vệ sinh học đường, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, phòng chống các bệnh thường gặp khác, nha học đường (chăm sóc răng miệng) và sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh [22]. Kết quả ở biểu đồ 3.1 cho thấy tỷ lệ nhân viên YTTH trả lời đúng 5 nội dung YTTH là rất thấp, không có nhân viên nào trả lời đúng và đầy đủ 5 nội dung. Hai nội dung được nhiều nhân viên YTTH đề cập nhiều nhất là phòng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  34. chống các bệnh truyền nhiễm (5/13) và phòng chống các bệnh thường gặp (5/13). Nội dung nha học đường được đề cập ít nhất (2/13). Nhiệm vụ Trả lời đầy đủ 8 nhiệm vụ 0/13 Báo cáo công tác YTTH theo quy định 1/13 Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về 0/13 YTTH Tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường thực 6/13 hiện công tác GDSK Tham mưu cho lãnh đạo Nhà trường thực 1/13 hiện các yêu cầu vệ sinh Triển khai các chương trình y tế tại trường 5/13 học KSK định kỳ và quản lý hồ sơ sức khỏe 3/13 Sơ cứu và xử lý ban đầu các bệnh thông 9/13 thường Xây dựng Kế hoạch hoạt động YTTH 1/13 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số người trả lời đúng Biểu đồ 3.2. Kiến thức của nhân viên YTTH về 8 nhiệm vụ YTTH của Bộ Y tế (n=13) Nhận xét: Theo tài liệu Sổ tay thực hành y tế trường học năm 2001 [22] và Quyết định số 14 của Bộ giáo dục và Đào tạo năm 2001, nhân viên YTTH có 8 nhiệm vụ kể trên. Kết quả nghiên cứu tại biểu đồ 3.2 cho thấy số nhân viên trả lời đúng 8 nhiệm vụ là rất thấp, không có nhân viên nào trả lời đúng và đầy đủ 8 nhiệm vụ. Nhiệm vụ sơ cứu và xử lý @ban Schoolđầu được các of nhân Medicine viên trả lời and nhiều Pharmacy, VNU 24
  35. nhất (9/13); Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện công tác GDSK (6/13); Triển khai các chương trình y tế tại trường học (5/13); Khám sức khỏe định kỳ và quản lý hồ sơ sức khỏe (3/13). Ba nhiệm vụ (Xây dựng kế hoạch hoạt động YTTH, Tham mưu cho lãnh đạo nhà trường thực hiện các yêu cầu vệ sinh, Báo cáo công tác YTTH theo quy định) được các nhân viên YTTH đề cập đến rất thấp (1/13). Đặc biệt là nhiệm vụ Tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng về YTTH không có nhân viên nào đề cập đến (0/13). Nội dung Vệ sinh an toàn lớp học, trường học 8/13 Khám và phát hiện bệnh răng miệng 7/13 Khám và phát hiện bệnh cận thị học sinh 8/13 Khám và phát hiện bệnh cong vẹo cột 8/13 sống Triển khai các hoạt động ngoại khóa 10/13 Tư vấn giáo dục sức khỏe học sinh 13/13 Thực hiện chương trình CSSK học sinh 13/13 Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh 10/13 Sơ cứu các trường hợp học sinh cần cấp cứu 9/13 Tham gia KSK định kỳ 10/13 0 2 4 6 8 10 12 14 Số lượng Biểu đồ 3.3. Kiến thức của nhân viên YTTH về sự cần thiết thực hiện các nội dung để nâng cao sức khỏe cho học sinh tại trường học (n=13) Nhận xét: Kết quả ở biểu đồ 3.3 cho chúng ta thấy nhìn chung các nhân viên YTTH chưa thực sự hiểu đúng hết về tầm quan trọng của những việc làm cần thiết mà họ phải làm để bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho học sinh. Khám và phát hiện các bệnh học đường như cận thị, sâu răng, cong vẹo cột sống là những việc làm cần thiết và hết sức quan tr @ọng Schoolphải làm thư ofờ ngMedicine xuyên. Vệ sinhand an Pharmacy, VNU 25
  36. toàn lớp học và trường học cũng là những việc làm cần thiết để phòng bệnh tật cho học sinh nhưng một số nhân viên YTTH không nhận thấy sự cần thiết và ý nghĩa thực tiễn của nó. Điều này có thể do trình độ chuyên môn của nhân viên YTTH, thực tế tại bảng 3.1 chỉ ra rằng tất cả (13/13) nhân viên YTTH đề kiêm nhiệm không có chuyên môn về y tế. 3.1.3. Nhu cầu tập huấn Bảng 3.2. Nhu cầu tập huấn về công tác y tế trường học trong thời gian tới Nội dung đề xuất của nhân viên YTTH Số lượng (n=13) Nhu cầu tập huấn hàng năm 13/13 Số lần cần tập 1 lần 8/13 huấn/năm 2 lần 5/13 Lý thuyết 5/13 Phương pháp Thực hành 5/13 tập huấn Cầm tay chỉ việc 3/13 Nhân viên YTTH 13/13 Giáo viên 8/13 Đối tượng cần tập Học sinh 6/13 huấn về YTTH Phụ huynh học sinh 3/13 Ban ngành đoàn thể 3/13 Lãnh đạo địa phương 3/13 2,9±1,6 ngày Số ngày tập huấn/01 khóa tập huấn (Ngắn nhất là 1 ngày, dài nhất là 6 ngày) Nhận xét: Tất cả các nhân viên YTTH của 13 trường đều có nhu cầu được tập huấn và đa số đề xuất tập huấn 1 lần/năm. Trên thực tế, phương pháp tập huấn theo cách cầm tay chỉ việc là phương pháp đào tạo rất có hiệu quả nhưng chỉ có 3/13 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  37. nhân viên YTTH đề xuất. Đối tượng cần tập huấn về công tác YTTH tiếp theo sau nhân viên YTTH là giáo viên và học sinh. 3.1.4. Một số hoạt động y tế trường học đã triển khai Bảng 3.3. Công tác tập huấn về y tế trường học trong 5 năm qua Số nhân viên Năm Thời gian YTTH Giảng STT tập Nội dung tập huấn tập huấn được viên từ huấn (số ngày) tham gia tuyến tập huấn (n=13) Công tác y tế trường Thành 1 2013 3 5/13 học phố Sử dụng nước sạch Trung 2 2014 3 4/13 trong trường học ương 3 2015 Sơ cứu đuối nước 4 5/13 Tỉnh Công tác y tế trường 4 2016 3 5/13 Tỉnh học 5 2017 Sơ cấp cứu ban đầu 5 5/13 Tỉnh Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ nhân viên YTTH được tập huấn về công tác YTTH trong 5 năm qua là rất thấp. Tập huấn công tác YTTH là nội dung rất quan trọng, rất cần thiết như quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh; phòng chống các bệnh học đường; phòng chống tai nạn thương tích; tư vấn, giáo dục sức khỏe cho học sinh; @ thựcSchool hiện các of chươngMedicine trình YTTH and Pharmacy, VNU 27
  38. nhưng chỉ có 5/13 nhân viên YTTH đi dự. Sơ cấp cứu ban đầu là một trong 5 nội dung của YTTH nhưng cũng chỉ có 5/13 nhân viên YTTH tham dự tập huấn. Chính vì vậy, kiến thức của nhân viên YTTH về 5 nội dung, 8 nhiệm vụ YTTH rất hạn chế và điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Nội dung Khám và phát hiện bệnh răng miệng 0/13 Khám và phát hiện bệnh cận thị học sinh 0/13 Khám và phát hiện bệnh CVCS 0/13 Triển khai các hoạt động ngoại khóa 5/13 Tư vấn giáo dục sức khỏe học sinh 11/13 Thực hiện chương trình CSSK học sinh 5/13 Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh 6/13 Sơ cứu các trường hợp học sinh cần cấp cứu 6/13 Tham gia khám sức khỏe định kỳ 7/13 0 2 4 6 8 10 12 Số lượng Biểu đồ 3.4. Nội dung đã tham gia công tác YTTH của nhân viên YTTH trong năm học 2017-2018 (n=13) Nhận xét: Nhân viên YTTH chủ yếu là tham gia công tác tư vấn giáo dục sức khỏe học sinh, một số không tham gia khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu học sinh. Không có trường hợp nhân viên YTTH nào có khả năng tự khám và phát hiện các bệnh học đường. Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe học sinh là một trong những công việc hết sức quan trọng nhưng chỉ có 5/13 nhân viên YTTH thực hiện. Lập hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh là một trong những hoạt @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  39. động YTTH bắt buộc phải thực hiện nhưng cũng chỉ có 6/13 nhân viên YTTH của các trường Tiểu học thực hiện. Số lượng 12 11/13 10 8 7/13 7/13 6 4 2 0/13 0 Hình thức Lồng ghép vào các Trong bài giảng theo Tuyên truyền: thi tìm Hình thức khác bài giảng giáo dục quy định của Bộ hiểu, treo khẩu hiệu sức khỏe, thể dục, GD&ĐT ngoại khóa Biểu đồ 3.5. Hình thức giáo dục sức khỏe cho học sinh mà nhân viên YTTH đã thực hiện trong năm 2017-2018 (n=13) Nhận xét: Hình thức giáo dục sức khỏe học sinh chủ yếu là lồng ghép trong các bài giảng, chưa tổ chức Hội thảo và chưa có hình thức giáo dục sức khỏe mang đặc điểm chuyên sâu của chuyên môn y bởi vì tuyệt đại đa số nhân viên YTTH không phải là chuyên ngành y. Nhân viên YTTH của một trường Tiểu học cho biết: "Chúng tôi là kế toán kiêm nhiệm công tác YTTH, không có chuyên môn y nên rất khó thuyết trình cho học sinh hiểu cách phòng chống bệnh tật, tại sao lại phải làm thế? vì nó liên quan đến cơ chế sinh bệnh, phải là chuyên môn y mới hiểu sâu được, mới giải thích rõ được". @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  40. Bảng 3.4. Các hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe cho học sinh mà các trường đã thực hiện trong năm học 2017-2018 STT Chủ đề tư vấn Tổng số đợt tư vấn 1 Phòng chống bệnh học đường 5 2 Phòng chống ma túy 8 3 Phòng chống HIV/AIDS 11 4 Phòng chống bệnh truyền nhiễm 12 5 Phòng chống bệnh thường gặp 4 6 Phòng chống Rubella. 3 7. Giáo dục giới tính 3 8 Giáo dục sức khỏe vị thành niên. 7 9 Tiêm phòng uốn ván 3 10 Phòng chống các tệ nạn xã hội. 2 11 Sức khỏe sinh sản 2 12 Phòng chống đuối nước 4 13 Phòng chống tai nạn thương tích 6 14 Phòng chống bạo lực học đường 6 15 Vệ sinh an toàn thực phẩm 2 Tổng 15 78 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.4 cho thấy các hoạt động tư vấn, giáo dục sức khỏe cho học sinh hiện nay còn hạn chế. Các trường chủ yếu tập trung vào tư vấn, giáo dục sức khỏe phòng chống bệnh truyền nhiễm, HIV/AIDS. Chủ đề phòng chống các tệ nạn xã hội, sức khỏe sinh sản, vệ sinh an toàn thực phẩm ít được quan tâm. Số đợt tư vấn về phòng chống bệnh học đường còn ít, điều này cũng lý giải cho nguyên nhân gây tình trạng tỷ lệ cận thị và sâu răng của học sinh các truờng Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang còn khá cao. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  41. 15,38 (2/13) Phòng chống thiếu máu 15,38 (2/13) Phòng chống suy dinh dưỡng 15,38 (2/13) Chương trình sức khỏe sinh sản 30,77 (4/13) Chương trình nha học đường Nước sạch - Vệ sinh môi trường 30,77 (4/13) 38,46 (5/13) Phòng chống bệnh truyền nhiễm 38,46 (5/13) Chương trình mắt học đường 38,46 (5/13) Phòng, chống HIV/AIDS Chương trình phòng chống tai nạn thương tích 38,46 (5/13) 84,62 (11/13) Chăm sóc sức khỏe ban đầu 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Biểu đồ 3.6. Tỷ lệ các trường thực hiện chương trình YTTH giai đoạn 2017-2018 (n=13) Nhận xét: Các trường thực hiện các chương trình y tế trường học không giống nhau theo các năm học, số các chương trình thực hiện cũng không giống nhau ở các trường, chỉ có 1 trường (TH Lưỡng Vượng) thực hiện đầy đủ các chương trình y tế trường học trong 5 năm qua. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho biết: "Hằng năm các nhà trường tự xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình y tế, căn cứ mô hình bệnh tật, tình hình sức khỏe học sinh, điều kiện vệ sinh trường học của từng trường, các trường trình Phòng Tài chính thành phố xin kinh phí để triển khai" (PVS Cán bộ phụ trách công tác YTTH 01). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  42. 2,1 % 97,9 % Được khám Không được khám Biểu đồ 3.7. Tỷ lệ học sinh của 13 Trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang được khám sức khỏe năm học 2017-2018 Nhận xét: Tổng số học sinh của 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017-2018 là 5501, tổng số học sinh được khám sức khỏe đầu năm học mới là 5386. Kết quả ở biểu đồ 3.7 cho thấy tỷ lệ học sinh được khám sức khỏe khá cao (97,9%), điều này thể hiện sự quan tâm của Ban giám hiệu các nhà trường trong công tác chăm sóc sức khỏe cho học sinh. 3.1.5. Kết quả thực hiện một số hoạt động y tế trường học của các trường Tiểu học theo thông tư 18/2011/TTLT-BGD&ĐT-BYT. Bảng 3.5. Tỷ lệ các trường Tiểu học thực hiện các hoạt động YTTH Số trường Chỉ số thực hiện Tỷ lệ (%) (n=13) 1. Quản lý, chăm sóc sức khỏe cho học sinh Tổ chức KSK đầu năm và phân loại sức khỏe học 13/13 100 sinh. Có sổ khám bệnh, hồ sơ quản lý sức khỏe Thực hiện sơ cứu, cấp cứu, CSSKBĐ; chuyển 13/13 100 đến cơ sở y tế khi cần thiết @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  43. Có cơ chế phối hợp với cơ sở y tế đối với những 4/13 30,8 học sinh mắc bệnh mạn tính. Có thông báo với cha mẹ/người giám hộ về tình hình sức khỏe học sinh. Có kế hoạch chăm sóc và 9/13 69,2 điều trị cho học sinh có vấn đề về sức khỏe. 2. Truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh. Xây dựng nội dung TTGDSK 11/13 84,6 Tổ chức các hoạt động TTGDSK trong buổi sinh 11/13 84,6 hoạt lớp, các hoạt động ngoại khóa Có góc tuyên truyền, giáo dục, tư vấn sức khỏe 3/13 23,1 cho học sinh tại phòng y tế của nhà trường. Có bảng tin đăng tải các nội dung TTGDSK 1/13 7,7 Có tổ chức hoạt động hưởng ứng các ngày, tháng 6/13 46,2 hành động do các ban ngành phát động 3. Phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm Có kế hoạch vệ sinh phòng chống bệnh truyền 10/13 76,9 nhiễm và phối hợp với các bên có liên quan Báo cáo kịp thời khi có bệnh truyền nhiễm xảy ra 10/13 76,9 Phối hợp với các đơn vị có liên quan để triển khai 10/13 76,9 phòng chống dịch kịp thời khi có dịch xảy ra 4. Bảo đảm an toàn phòng chống tai nạn, thương tích Thực hiện các quy định về phòng chống tai nạn, 10/13 76,9 thương tích trong nhà trường. Không có học sinh bị thương tích nặng phải nằm 13/13 100 viện do thương tích xảy ra trong nhà trường. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  44. Báo cáo tình hình tai nạn thương tích của học 5/13 38,5 sinh theo quy định. 5. Bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, dinh dưỡng. Có kế hoạch đảm bảo VSATTP và dinh dưỡng 3/13 23,1 Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể phải được 0/13 0 tập huấn kiến thức và có giấy chứng nhận Nhân viên phục vụ trong bếp ăn tập thể, nhà ăn 0/13 0 được KSK định kỳ, được trang bị bảo hộ lao động Thực phẩm mua về phải có nguồn gốc rõ ràng, 0/13 0 đảm bảo VSATTP, lưu mẫu theo quy định Không để xảy ra ngộ độc thực phẩm và các bệnh 0/13 0 truyền qua thực phẩm trong nhà trường Thực hiện đầy đủ 5 nội dung trên 0/13 0 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.5 cho thấy việc triển khai các hoạt động YTTH theo thông tư 18/2011/TTLT-BGDĐT-BYT của các trường TH còn hạn chế, chủ yếu là tổ chức khám sức khỏe định kỳ vào đầu năm học mới, sơ cứu ban đầu. Sự phối hợp với các trạm y tế xã/phường trong việc chăm sóc sức khỏe học sinh chưa tốt, chỉ có 4/13 trường thực hiện cơ chế phối hợp. Công tác truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh đã thực hiện nhưng đa số còn thiếu góc tuyên truyền, tư vấn giáo dục sức khỏe tại phòng y tế, chỉ có 3/13 trường có góc tuyên truyền. Do đặc thù của 13 trường TH không có học sinh ăn ở trường nên nội dung bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng không được các nhà trường quan tâm. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 34
  45. 3.1.6. Điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học Bảng 3.6: Điều kiện thực hiện hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học ở thành phố Tuyên Quang (n=13) Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện làm việc Số lượng Tỷ lệ % Có phòng y tế riêng 1/13 7,7 Đủ trang thiết bị (*) 0/13 0 Đủ thuốc thiết yếu 0/13 0 Có vật liệu truyền thông 6/13 46,2 Có tủ thuốc sơ cấp cứu ban đầu 13/13 100 Có sổ ghi chép và thống kê các trường hợp sơ cứu 7/13 53,8 Có hồ sơ theo dõi sức khỏe học sinh 12/13 92,3 Có bản Kế hoạch thực hiện YTTH hàng năm 10/13 76,9 (*) Quyết định số 1221/2008/YT về việc ban hành Danh mục trang thiết bị, thuốc thiết yếu dùng trong các phòng y tế của các trường Tiểu học, THCS, THPT và THPT có nhiều cấp bậc. Nhận xét: Trong tổng số 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang chỉ có 01 Trường Tiểu học là có Phòng y tế học đường riêng biệt, còn lại chủ yếu là ghép chung với phòng kế toán. Không có phòng y tế học đường nào đủ trang thiết bị như quy định theo Danh mục trang thiết bị cho phòng y tế học đường của các trường Tiểu học (Ban hành kèm theo Quyết định 1221/QĐ-BYT ngày 07/4/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế). 100% phòng y tế học đường không có ghế nha khoa, không có bảng thử thị lực điều này hạn chế việc chăm sóc răng miệng và chăm sóc mắt đặc biệt là tật khúc xạ, một vấn đề đang được xã hội quan tâm. 100% nhà trường có tủ thuốc nhưng các tủ thuốc này rất sơ sài (chỉ có bông, băng, cồn gạc, dầu gió, cao sao vàng, thuốc nhỏ mắt Natriclorid 0,9%) không có đủ thuốc thiết yếu theo @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  46. quy định của Bộ Y tế đối với một tủ thuốc học đường “Quyết định 1220/QĐ- BYT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Bảng 3.7. Kinh phí chi cho hoạt động y tế trường học tại 13 trường Tiểu học giai đoạn 2013 – 2017 Tiền chi cho hoạt động y tế trường học và Tên tỷ lệ tăng % hàng năm Tổng trường Năm Năm Năm Năm Năm 2013 2014 2015 2016 2017 10.200.000 11.560.000 12.774.000 13.666.000 14.198.296 62.398.296 TH 01 13,3% 10,5% 7,0% 3,9% 10.200.000 12.800.000 14.676.000 15.375.000 25.430.000 78.481.000 TH 02 25,5% 14,7% 4,8% 65,4% 5.101.380 8.349.156 8.751.758 8.842.666 8.980.000 40.024.960 TH 03 63,7% 4,8% 1,0% 15,5% 8.500.000 9.123.000 10.089.000 12.200.000 17.898.000 57.810.000 TH 04 7,0% 10,6% 21% 47% Không có 9.969.912 14.112.622 18.808.524 23.121.001 66.012.059 TH 05 SL 41,5% 33,0% 23,0% 5.880.200 8.154.114 8.154.113 12.744.864 20.649.492 55.582.783 TH 06 39,0% 0% 56,0% 62,0% 16.862.681 17.437.000 17.450.000 28.523.794 45.510.858 125.784.333 TH 07 3,0% 0% 63,0% 60,0% 6.540.000 6.500.600 7.800.000 8.250.000 8560.000 37.650.600 TH 08 0% 20,0% 5,7% 4,0% Không có Không có 8.020.000 8.212.000 9.368.000 25.600.000 TH 09 SL SL 2,0% 14,0% Không có 9.290.800 12.789.000 27.452.000 35.163.875 84.695.675 TH 10 SL 37,7% 115,0% 28,0% Không có Không có 3.102.549 5.183.611 9.255.625 17.541.785 TH 11 SL SL 67,0% 79,0% Không có Không có 5.213.000 7.115.345 15.350.000 27.678.345 TH 12 SL SL 36,0% 116,0% 7.812.000 12.875.000 17.676.000 17.978.000 29.182.000 85.523.000 TH 13 65,0% 37,3% 1,7% 62,3% 140.608.042 193.351.804 262.667.147 773.378.836 Tổng 37,5% 35,8% @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  47. % 140 120 115 116 100 80 65 60 62.3 40 37.7 36 28 20 0 0 1.7 năm 2013 2014 2015 2016 2017 Th 01 TH 02 TH 03 TH 04 TH 05 TH 06 TH 07 TH 08 TH 09 TH 10 TH 11 TH 12 TH 13 Biểu đồ: 3.8. Tỷ lệ % kinh phí tăng hằng năm của các trường Nhận xét: Bảng 3.7 trình bày nguồn kinh phí dành cho các hoạt động YTTH trong 5 năm trở lại đây, có một số trường không có số liệu của năm 2013, năm 2014. Lý do của vấn đề này là có sự thay đổi kế toán của nhà trường, kế toán mới không nắm được số liệu. Kết quả cho thấy số tiền dành cho các hoạt động YTTH của các trường có tăng theo năm học, tuy nhiên mức tăng này không đồng đều theo các năm. Ngân sách bình quân mỗi trường/năm 2017 là 20.205.000 VNĐ, bình quân cho một học sinh/năm học sẽ là 47.600 đồng. Theo nhân viên YTTH thì kinh phí này: "Chủ yếu từ tiền trích lại BHYT của học sinh về cho các trường. Nguồn ngân sách này chủ yếu dành cho khám sức khỏe đầu năm học, mua nước xúc miệng, thuốc nhỏ mắt Natriclorid 0,9%, dầu gió, cao sao vàng, bông, băng, cồn, gạc, găng tay y tế, dây ga rô cầm máu, nẹp cố định gãy xương bằng gỗ, panh, @ kéo Mua School và of sửa Medicine chữa máy lọc and nước Pharmacy, VNU 37
  48. (theo quy định tại công văn số 241/HD-BHXH ngày 29/03/2013 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang hướng dẫn Chi, thanh quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học" (PVS Nhân viên YTTH trường TH 02) 3.2. Xác định một số yếu tố liên quan của các trường ảnh hưởng đến quá trình triển khai các hoạt động YTTH Một số văn bản có liên quan: Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh tại Công văn số 3690/UBND-VX ngày 31/12/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh trong các trường học trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang. Các văn bản hướng dẫn về công tác chi và thanh, quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các trường học rất rõ ràng, ví dụ "văn bản số 241/HD-BHXH ngày 29/03/2013 của Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang"[2], "Thông tư liên tịch số 41/2014/ TTLT- BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế và Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế". Bộ Tài chính và Bộ Y tế (2013), "Thông tư liên tịch số 113/2013/TTLT-BTC-BYT ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Y tế Quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia y tế giai đoạn 2012-2015". Có cơ chế phối hợp rõ ràng và chặt chẽ tại Công văn số 430/HDLN/SYT- SGDĐT ngày 16/04/2012 của Sở Y tế và Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác YTTH. Sự quan tâm của các ban ngành: Y tế địa phương quan tâm, ủng hộ phối hợp với các trường học. Ban giám hiệu nhà trường, thầy cô giáo quan tâm, tham gia ủng hộ nhiệt tình hoạt động chăm sóc sức khỏe cho học sinh. Các cán bộ nhà trường nhiệt tình tham gia. 100% học sinh của 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang đều tham gia đóng bảo hiểm y tế theo quy định. Thực trạng nhân viên YTTH: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  49. Không có nhân viên YTTH chuyên trách có chuyên môn y tế mà đa số là kiêm nhiệm. Các nhân viên làm công tác YTTH kiêm nhiệm không được hưởng chế độ bồi dưỡng hoặc làm thêm giờ. Hiện nay không có văn bản, thông tư nào quy định cho việc chi trả bồi dưỡng cho nhân viên kiêm nhiệm công việc của YTTH. Điều kiện thực hiện: Không có phòng y tế học đường riêng, không đủ trang thiết bị dùng trong phòng y tế học đường. Kinh phí dành cho hoạt động YTTH rất hạn chế, mặc dù hằng năm kinh phí cấp có tăng nhưng không đủ chi phí cho việc hợp đồng y sỹ và các khoản chi khác cho hoạt động YTTH. Chưa có mối liên hệ thường xuyên giữa nhà trường và các TTYT. Hiện nay cơ chế phối hợp liên ngành như sau: Chỉ đạo theo ngành dọc từ trên xuống: Bộ GD&ĐT Bộ Y tế Sở GD&ĐT Sở Y tế Phòng GD&ĐT TTYTDP tỉnh huyện/thành phố TTYT huyện/ Trường học thành phố Trạm y tế xã/phường Sơ đồ 3.1. Chỉ đạo theo ngành dọc từ trên xuống Cơ chế quản lý hiện tại: ▪ Ngành giáo dục: Tổ chức và quản lý (chủ động) ▪ Ngành y tế: Hỗ trợ về chuyên môn (thụ động) ▪ UBND: Hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt @ độngSchool YTTH of (Chỉ Medicine đạo) and Pharmacy, VNU 39
  50. Như vậy, cơ chế phối hợp hiện nay chưa hiệu quả, mặc dù đã có văn bản cơ chế phối hợp nhưng một số trường Tiểu học có sự phối hợp giữa y tế với giáo dục còn hạn chế. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 40
  51. CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 4.1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang năm học 2017 - 2018 Nghiên cứu nhằm đánh giá các hoạt động YTTH ở 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang. Hoạt động nào đã được triển khai? Họat động nào chưa được triển khai? Hoạt động nào tốt, hoạt động nào chưa tốt cần phải cải thiện? Những yếu tố ảnh hưởng trong quá trình tiến hành?. Đánh giá những hoạt động này chúng tôi dựa vào "Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT- BGDĐT-BYT ngày 28/04/2011 quy định các nội dung đánh giá công tác y tế tại các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học". Để trả lời các câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu bằng bộ câu hỏi có cấu trúc và tiến hành phỏng vấn sâu 26 người bao gồm các nhân viên YTTH ở trường học, đại diện Ban giám hiệu của 13 trường Tiểu học. Kết quả ở biểu đồ 3.4, bảng 3.5 cho thấy hầu hết các hoạt động YTTH đang được thực hiện nhưng chủ yếu là KSK định kỳ đầu năm học, sơ cấp cứu, TTGDSK cho học sinh còn các hoạt động phòng chống cận thị, sâu răng, cong vẹo cột sống còn ít được quan tâm. Kết quả ở Biểu đồ 3.6 cũng cho thấy hầu hết các trường đã triển khai các chương trình y tế trường học nhưng số lượng, mức độ không giống nhau, nội dung chương trình cũng khác nhau, hiệu quả khác nhau. Căn cứ vào mô hình bệnh tật, tình hình sức khỏe của học sinh, điều kiện vệ sinh trường học của từng trường, mỗi năm học Ban giám hiệu nhà trường xây dựng Kế hoạch thực hiện chương trình y tế trường học của trường mình trình Phòng tài chính thành phố xin kinh phí để thực hiện. Mặc dù các chương trình YTTH đã triển khai nhưng không đồng bộ mà mới mang tính chất sự vụ, không thường xuyên. Một số hoạt động YTTH được hầu hết các nhân viên YTTH đề cập đến như: - KSK định kỳ: 1 lần/1 năm vào đầu năm học mới. - Lập sổ theo dõi sức khỏe học sinh. - Sơ cấp cứu ban đầu. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 41
  52. - Phòng chống một số bệnh tật thường gặp. - Giáo dục sức khỏe cho học sinh: lồng ghép trong các môn học (giáo dục sức khỏe). Các nội dung TTGDSK cho học sinh bao gồm: VSATTP; chương trình nước sạch và VSMT; an toàn giao thông; trường học an toàn, phòng chống cháy nổ, phòng chống tai nạn thương tích; phòng chống tệ nạn xã hội; tham gia BHYT, bảo hiểm xã hội. Đánh giá chung: Các hoạt động trên đều phù hợp với các hoạt động YTTH theo quy định tại Quyết định số 73/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/12/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, không phải tất cả 13 trường tại thành phố Tuyên Quang đều thực hiện đồng nhất tất cả các hoạt động trên. Ngoài các hoạt động mang tính thường xuyên như KSK định kỳ, sơ cứu ban đầu, phòng chống các bệnh tật học đường, VSMT, VSATTP được triển khai ở hầu khắp các trường còn có những hoạt động khác mang tính lồng ghép trong các chương trình ngoại khóa như TTGDSK, hoạt động này tùy thuộc vào sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự năng động, nhiệt tình của nhân viên YTTH và giáo viên ở mỗi trường. Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Chu Văn Thăng thực hiện năm 2009, các hoạt động chủ yếu được thực hiện vào những ngày phát động phong trào, tháng hưởng ứng của ngành giáo dục, ngành y tế tổ chức; mang tính chất bị động và sự tham gia của nhân viên YTTH vào các hoạt động rất hạn chế [28]. Hoạt động cung cấp dịch vụ YTTH (Khám sức khỏe định kỳ, sơ cấp cứu, khám phát hiện cận thị, sâu răng, cong vẹo cột sống ) Kết quả ở biểu đồ 3.4 và bảng 3.5 cho thấy hầu hết các nhân viên YTTH đã thực hiện cung cấp các dịch vụ YTTH. Hoạt động bảo đảm VSATTP, dinh dưỡng ít được quan tâm triển khai vì học sinh không ăn tại nhà trường. Kết quả ở biểu đồ 3.4 cho thấy 6 nhân viên YTTH không tham gia khám sức khỏe định kỳ đầu năm học cho học sinh, trên thực tế thì tất cả 13 nhân viên YTTH đều là kiêm nhiệm và không có chuyên môn y vì vậy họ cũng “Ngại tham gia, sợ sai chuyên môn về y tế; mặt khác, còn bận chuyên môn chính là kế toán” (PVS Nhân viên YTTH trường TH 03). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 42
  53. Tất cả 13 trường Tiểu học đều ký hợp đồng KSK định kỳ cho học sinh đầu năm học mới với TTYT thành phố, TTYT thành phố lại giao cho trạm y tế xã/phường thực hiện, hoặc nhà trường ký hợp đồng với TTYT dự phòng tỉnh hoặc Phòng khám bệnh đa khoa 89 Trường Trung cấp Y tế Tuyên Quang. Tình hình triển khai các hoạt động YTTH còn gặp nhiều khó khăn ở các vùng sâu vùng xa. Một thành phố vùng sâu vùng xa khác là thành phố Thái Nguyên trong một nghiên cứu năm 2011 của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho kết quả trong 11 trường Tiểu học chỉ có 4 trường triển khai ≥ 50% các chương trình YTTH, còn lại 7 trường triển khai < 50% các chương trình YTTH [20]. Về sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh Qua phỏng vấn, nhìn chung các ý kiến đều thống nhất đánh giá chung là kịp thời nhưng thực hiện rất khó khăn vì đa số là kế toán kiêm nhiệm YTTH hoặc giáo viên, hoạt động này còn rất hạn chế ở biểu đồ 3.4 chỉ có 6 nhân viên YTTH tham gia sơ cấp cứu ban đầu cho học sinh. Về hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe cho học sinh, phòng chống cận thị, sâu răng, cong vẹo cột sống Nếu học sinh không được rèn luyện ngồi đúng tư thế vệ sinh phòng chống cận thị, cong vẹo cột sống thì sẽ dễ dàng có nguy cơ mắc các bệnh này, từ đó sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và học tập của học sinh. Vì vậy, có thể nói công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức tầm quan trọng của vấn đề này cho học sinh, giáo viên là rất cần thiết. Qua PVS đa số các ý kiến đều cho rằng việc triển khai hoạt động tuyên truyền nâng cao sức khỏe cho học sinh hiện nay còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Hình thức tuyên truyền chủ yếu là thực hiện các bài giảng theo quy định, báo tường, thi tìm hiểu hoặc gắn vào các giờ chào cờ, sinh hoạt lớp nhưng vẫn còn 6 trường không thực hiện (biểu đồ 3.5). Nội dung tuyên truyền chủ yếu là vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp mà ít có những nội dung phòng chống các bệnh tật học đường, chủ yếu là giáo viên thỉnh thoảng nhắc nhở học sinh ngồi đúng tư thế hoặc giáo viên chủ nhiệm @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 43
  54. đổi chỗ cho học sinh mắt kém ngồi lên bàn đầu, đề nghị phụ huynh tham gia giáo dục, tuyên truyền cho các em (thông qua các buổi họp phụ huynh). Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa tại thành phố Thái Nguyên, trên 11 trường Tiểu học nghiên cứu có tới 6 trường không triển khai các hoạt động truyền thông về YTTH [20]. Kết quả này có thể được giải thích do công tác YTTH ngày càng được quan tâm hơn nên các chương trình truyền thông được triển khai rộng rãi, được coi là một nhiệm vụ thường niên của nhà trường; tuy nhiên các hoạt động tuyên truyền còn mang tính chất hình thức, thiếu về số lượng các nội dung cần truyền thông và chất lượng chưa đảm bảo do trình độ nhân viên YTTH, giáo viên về YTTH còn hạn chế. Hoạt động ngoại khóa nâng cao sức khỏe học sinh, phòng chống bệnh tật học đường Nghiên cứu cho thấy hầu hết các trường đều tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao sức khỏe học sinh với hình thức chủ yếu là: - Mời cán bộ y tế về nói chuyện. - Lồng ghép trong giờ chào cờ, chủ đề hàng tháng, tiết học ngoại khóa. - Tổ chức thi tìm hiểu, viết báo tường. - Học sinh tham gia tổng vệ sinh trường học. Nhìn chung các trường đã triển khai các hoạt động YTTH, tuy nhiên số lượng, chất lượng các hoạt động khác nhau tùy thuộc vào từng trường. Tuy không đồng bộ nhưng một số hoạt động đã đạt được những hiệu quả nhất định. Hiệu quả của các chương trình được thể hiện là NCSK cho học sinh và ý thức phòng chống bệnh tật của học sinh. Các chương trình YTTH có hiệu quả là do: - Có sự chỉ đạo bằng văn bản của UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở GD&ĐT, TTYT dự phòng tỉnh, TTYT thành phố, Phòng GD&ĐT thành phố về YTTH. - Gắn với chương trình y tế hoạt động thường xuyên. - Cơ chế phối hợp giữa TTYT thành phố với Phòng GD&ĐT. - Giáo dục sức khỏe và VSMT được tổ chức lồng ghép vào các chương trình hoạt động ngoại khóa. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 44
  55. Tuy nhiên, còn rất nhiều hoạt động cần phải xem xét đảm bảo cả số lượng cũng như chất lượng như đã trình bày ở biểu đồ 3.6. Các hoạt động cần quan tâm nhiều nhất là phòng chống các bệnh học đường (cận thị, sâu răng, các bệnh thường gặp khác), sơ cấp cứu ban đầu, tai nạn thương tích và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, đảm bảo vệ sinh, an toàn cho học sinh. Thực tế cho thấy tỷ lệ học sinh mắc cận thị (27%) và sâu răng (23,5%) khá cao; tại Trà Vinh, các bệnh học đường như cận thị và cong vẹo cột sống cũng có tỷ lệ mắc lớn, lần lượt là 7,08% và 10,66% [21]. Nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ bệnh học đường cao không những do công tác TTGDSK yếu kém, không hướng dẫn học sinh tư thế ngồi học, cách vệ sinh răng miệng, mà còn do điều kiện vệ sinh lớp học như điều kiện chiếu sáng, khoảng cách tới bảng viết, chiều cao bàn ghế,.v.v. 4.2. Xác định một số yếu tố liên quan ảnh hưởng tới công tác y tế trường học ở các trường trên Nhận được sự quan tâm của các cấp, ban ngành Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, các sở, ban ngành đặc biệt là Sở Y tế, Sở GD&ĐT đã ký văn bản cơ chế phối hợp giữa y tế và giáo dục để thực hiện công tác YTTH. Ban giám hiệu các trường Tiểu học đoàn kết, có trách nhiệm trong công tác triển khai các hoạt động YTTH. Thực hiện tốt công tác BHYT học sinh Công tác BHYT học sinh thuận lợi: Qua nghiên cứu cho thấy tất cả 13 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang đều triển khai thực hiện BHYT. Tỷ lệ học sinh của 13 trường Tiểu học nghiên cứu tham gia BHYT đạt 100%. Điều này cho thấy công tác BHYT học sinh đã được các cấp, các ngành hết sức quan tâm và cũng là một trong các hoạt động triển khai tốt nhất. Tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An, năm 2009 – 2010, trong 11.269 học sinh của 18 trường Tiểu học và Trung học cơ sở trong nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú thì tỷ lệ học sinh tham gia BHYT chỉ đạt 78% (8795 học sinh) [25]. Điều này có thể được giải thích do ngày nay việc tham gia BHYT là bắt buộc với học sinh, sự hiểu biết của người dân về việc cần thiết phải có BHYT, công tác truyền thông về BHYT được triển khai rộng @ rãi School nhiều năm of trở Medicine lại đây và đi ềandu kiệ nPharmacy, VNU 45
  56. kinh tế của người dân tốt hơn trước. Hằng năm các trường được Bảo hiểm xã hội tỉnh ký hợp đồng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho học sinh và chuyển tiền trích lại từ tiền thu BHYT học sinh. Trong tình hình hiện nay, nguồn ngân sách cho hoạt động y tế trường học chủ yếu từ BHYT học sinh nên việc huy động được 100% học sinh tham gia đóng BHYT là hết sức quan trọng và có ý nghĩa thực tiễn. Hoạt động này cần được tiếp tục duy trì, đồng thời chú trọng quản lý thu, chi, thanh quyết toán theo đúng quy định hiện hành. Nguồn nhân lực thiếu và không chuyên: Không có trường hợp nào nhân viên YTTH là chuyên trách về YTTH (bảng 3.1). Toàn bộ 13 nhân viên là kiêm nhiệm (giáo viên và nhân viên kế toán). Nhân viên kiêm nhiệm không có chuyên môn y nên rất khó khăn trong việc sơ cấp cứu, tự khám và phát hiện các bệnh học đường hoặc các bệnh thông thường, họ chỉ làm công tác hành chính là chủ yếu, họ chỉ có khả năng tham gia hỗ trợ các hoạt động YTTH hoặc làm với sự hỗ trợ, không tự thực hiện các hoạt động YTTH. Mặt khác, không có tiền bồi dưỡng cho các nhân viên làm kiêm nhiệm công tác YTTH, đây cũng là điểm hạn chế, không động viên khích lệ tinh thần làm việc hết mình cho công tác YTTH. Tất cả 13 nhân viên YTTH đều không trả lời được đầy đủ 5 nội dung, 8 nhiệm vụ YTTH theo quy định. Ở biểu đồ 3.4 cho thấy không nhân viên YTTH nào có khả năng khám và phát hiên các bệnh học đường, 7 nhân viên YTTH có tham gia KSK đầu năm, 6 nhân viên YTTH không tham giam KSK đầu năm cho học sinh. Có 6 nhân viên YTTH có khả năng sơ cứu ban đầu còn lại chuyển tuyến trên. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An cho kết quả khả quan hơn, có 16/18 nhân viên YTTH có trình độ trung cấp về chuyên ngành y tế, chỉ có 2 nhân viên YTTH không có chuyên môn y tế. Tuy nhiên, toàn bộ nhân viên YTTH đều là nhân viên hợp đồng, công tác đào tạo tập huấn về chuyên môn sâu YTTH cũng không đảm bảo, kiến thức, trình độ của nhân viên YTTH có nhiều hạn chế nên công tác chăm sóc sức khỏe, quản lý sức khỏe học sinh chưa cao [25]. Tại thành phố Thái Nguyên, tình hình nhân @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 46
  57. viên YTTH cũng tốt hơn, chỉ có 19% số nhân viên YTTH làm công tác kiêm nhiệm, có tới 90,4% số nhân viên YTTH có trình độ trung cấp [20]. Toàn bộ các nhân viên YTTH hiện tại là kiêm nhiệm (bảng 3.1) và do kiêm nhiệm nên họ không có đủ thời gian cần thiết dành cho công tác YTTH. Đối với tỉnh Tuyên Quang việc giải quyết biên chế cho mỗi trường học 1 biên chế chuyên trách YTTH có trình độ từ trung cấp y trở lên trong giai đoạn hiện nay rất khó khăn. Tùy vào điều kiện từng trường, nếu học sinh đông trên 800 học sinh và có đủ kinh phí thì có thể hợp đồng 1 y sỹ làm công tác chuyên trách YTTH, còn những trường ít học sinh dưới 300 học sinh, kinh phí dành cho công tác YTTH dưới 15.000.000đ/1 năm thì khó có khả năng thuê hợp đồng 1 y sỹ chuyên trách công tác YTTH nếu không xã hội hóa, huy động nguồn đóp góp từ phía cha mẹ học sinh. Nghiên cứu của Nguyễn Cảnh Phú cho thấy nhân lực YTTH của thành phố Vinh thuận lợi hơn, 90% các trường học có cán bộ chuyên trách công tác YTTH và có trình độ trung học điều dưỡng hoặc y sỹ đa khoa, dược sỹ, y sỹ đông y, 9/18 phòng y tế học đường có bảng thử thị lực [25]. Nguồn tài chính hạn hẹp: Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy kinh phí dành cho YTTH còn rất hạn hẹp. Ngân sách bình quân mỗi trường/năm 2017 là 20.205.000 đồng, bình quân cho một học sinh/năm học sẽ là 47.600 đồng. Trong tổng số 47.600 đồng này đã phải chi khám sức khỏe đầu năm học là 20.000 đồng/1 học sinh cho đơn vị y tế khám sức khỏe, còn lại phải chi rất nhiều khoản chi khác. Theo kết quả PVS hiệu trưởng, nhân viên YTTH tại 13 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang cho biết, kinh phí hoạt động cho YTTH chủ yếu là được trích từ BHYT tế học sinh. “Theo Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/03/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác YTTH thì các trường được trích lại 12% của tổng số tiền BHYT của học sinh. Trong tổng số 100% của 12% đó thì Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang giữ lại 10% để dự phòng chỉ trích lại 90%, do đó cuối cùng là các trường được trích lại 10,8% quỹ bảo hiểm y tế của học sinh” (PVS Nhân viên YTTH 03). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 47
  58. Theo Thông tư số 14/2007/TT-BTC ngày 08/03/2007 của Bộ tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện công tác YTTH có chỉ rõ các nguồn kinh phí thực hiện công tác YTTH, trong đó ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ quỹ khám chữa bệnh BHYT của học sinh, còn có thể huy động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong/ngoài nước và các nguồn thu hợp pháp khác. Nhưng trên thực tế hoạt động y tế tại các trường học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang còn chưa thu hút được sự ủng hộ, đóng góp về mặt tài chính cũng như vật chất từ các tổ chức, cá nhân trong cộng đồng. Theo Thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT quy định rõ tại Điều 18: Điều kiện, quy mô tổ chức; nội dung chi; quản lý và thanh quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại các cơ sở giáo dục thì bắt buộc các trường học phải có ít nhất một người chuyên trách hoặc kiêm nhiệm hoặc hợp đồng lao động thời hạn từ 03 tháng trở lên, trình độ tối thiểu là trung cấp y. Đối chiếu với quy định này thì tất cả 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang sẽ không đảm bảo theo quy định. Đây cũng là một trong những yếu tố khó khăn trong việc triển khai các hoạt động YTTH dẫn đến các hoạt động YTTH triển khai lẻ tẻ không đồng bộ và hiệu quả chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ cho YTTH: Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy chỉ có 01 trường là có phòng y tế học đường riêng biệt, diện tích phòng 12 m2, có 01 giường bệnh, 01 bàn làm việc, 01 ống nghe, 01 huyết áp, 01 tủ thuốc nhưng không có thuốc thiết yếu như “Quyết định số 1220/QĐ-BYT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế” chỉ có dầu gió, cao sao vàng. Bên cạnh đó phòng y tế này cũng không đủ trang thiết bị như “Quyết định số 1221/QĐ-BYT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Còn lại 12 trường Tiểu học không bố trí phòng y tế riêng mà bố trí chung với phòng kế toán, bên ngoài cửa có gắn biển Phòng y tế học đường nhưng bên trong lại là nơi làm việc chủ yếu của kế toán hoặc kết hợp sử dụng việc khác. Tại thành phố Thái Nguyên, trong nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, 100% các @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 48
  59. trường có phòng y tế riêng nhưng cũng không có trường nào có diện tích phòng y tế đạt tiêu chuẩn và đầy đủ trang thiết bị y tế theo quy định [20]. Như vậy, theo kết quả nghiên cứu thì 100% phòng y tế học đường không đảm bảo theo quy định, 76,9% số trường không có góc TTGDSK tại Phòng y tế học đường, 53,8% số Phòng y tế không có vật liệu TTGDSK cho học sinh, 100% Phòng y tế không có bảng thử thị lực, 100% Phòng y tế học đường không có ghế nha khoa, chỉ chờ đến đợt KSK đầu năm của ngành y tế mới phát hiện ra học sinh bị bệnh học đường, điều này có thể giải thích tại sao tỷ lệ cận thị và sâu răng khá cao (27% và 23,5%) bởi vì công tác tuyên truyền phòng chống cận thị, sâu răng của các nhà trường hiện nay còn hạn chế. Để góp phần làm giảm tỷ lệ cận thị, sâu răng của học sinh trong thời gian tới, các nhà trường cần tích cực tuyên truyền phòng chống các bệnh học đường, đầu tư bảng thử thị lực, ghế răng, chăm sóc mắt và răng miệng cho học sinh phải là việc làm thường xuyên của phòng y tế học đường. 100% nhà trường có tủ thuốc nhưng các tủ thuốc này rất sơ sài (chỉ có bông băng, cồn gạc, dầu gió, cao sao vàng, thuốc nhỏ mắt Natriclorid 0,9%) không có đủ thuốc thiết yếu theo quy định của Bộ Y tế đối với một tủ thuốc học đường “Quyết định 1220/QĐ-BYT ngày 07/04/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Nhà trường có tủ thuốc nhưng không được mua thuốc vì toàn bộ nhân viên YTTH của 13 trường không có chuyên môn y tế. Theo thông tư liên tịch số 41/2014/TTLT- BYT-BTC ngày 24/11/2014 của Bộ Y tế, Bộ Tài chính nếu không có y sỹ trở lên thì không được thanh quyết toán tiền mua thuốc. Như vậy, có thể nói công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe cho học sinh đang gặp rất nhiều khó khăn, kết quả sẽ hạn chế. Do vậy mà nhu cầu mỗi trường cần phải có y sỹ chuyên trách công tác y tế trường học là hết sức quan trọng. Đây cũng là vấn đề mà các nhà quản lý giáo dục, các nhà hoạch định chính sách phải tìm cách giải quyết. Cơ chế chính sách: Theo Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Bộ Nội Vụ ban hành ngày 23/08/2006 hướng dẫn định mức biên chế viên chức ở các cơ sở giáo d ụ@c ph Schoolổ thông công of lậMedicinep, đối với các trưandờng Pharmacy, VNU 49
  60. Tiểu học: Mỗi trường được bố trí 03 biên chế: 01 nhân viên Văn thư và Thủ quỹ, 01 nhân viên Kế toán và 01 nhân viên YTTH; cũng tại Điều 18 của Thông tư liên tịch số 18/2011/TTLT-BGD&ĐT-BYT ngày 28/04/2011 của Bộ GD&ĐT, Bộ Y tế quy định rõ nhân viên làm công tác YTTH phải có trình độ từ trung cấp y trở lên thuộc biên chế chính thức của nhà trường nhưng hiện nay tỉnh Tuyên Quang chưa bố trí đựợc biên chế cho nhân viên YTTH có trình độ từ trung cấp y trở lên theo quy định. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn cho việc triển khai các hoạt động YTTH nói chung và các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nói riêng. Hiện tại chưa có văn bản nào chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho các trường học về biên chế YTTH hoặc nguồn kinh phí để các trường tự hợp đồng với y sỹ chuyên trách công tác YTTH. Chưa có cơ chế chính sách, chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ làm kiêm nhiệm công tác YTTH. Trong bối cảnh nền kinh tế của tỉnh Tuyên Quang còn gặp nhiều khó khăn và nghị định của chính phủ quy định về tuyển dụng viên chức rất chặt chẽ cho nên vấn đề này là bài toán khó cho các nhà quản lý giáo dục của tỉnh Tuyên Quang. Về cơ chế phối hợp: Chủ yếu là phối hợp giữa ngành y tế và ngành giáo dục theo Văn bản số 430/HDLN/SYT-SGDĐT ngày 16/04/2012 của Giám đốc Sở Y tế và Giám đốc Sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện công tác y tế trường học nêu rõ: Sở GD&ĐT: Có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai các hoạt động y tế trường học trên địa bàn tỉnh: Chỉ đạo các Phòng GD&ĐT, các đơn vị học trên địa bàn tỉnh thực hiện công tác y tế, vệ sinh trường học. Đảm bảo nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước bố trí trong chi cho sự nghiệp GD&ĐT để thực hiện công tác YTTH. Phối hợp với Sở Y tế trong việc: đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ YTTH, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác y tế trong các đơn vị trường học trên địa bàn tỉnh. Sở Y tế: Có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT trong việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác YTTH trên địa bàn tỉnh. Giao cho @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 50
  61. TTYT dự phòng tỉnh là đầu mối trong việc phối kết hợp, tham mưu, thực hiện về công tác y tế trường học theo quy định của Bộ Y tế. Mặc dù đã có cơ chế phối hợp nhưng cũng có những khó khăn nhất định trong quá trình phối hợp: Khó khăn về nhân lực thực hiện, tất cả nhân viên làm công tác YTTH của 13 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang là kiêm nhiệm và 100% không có chuyên môn y (bảng 3.1) cho nên khi ngành y tế tổ chức tập huấn về nghiệp vụ công tác YTTH thì kết quả kiến thức thu được sau tập huấn rất hạn chế. Mặt khác, nguồn kinh phí dành cho tập huấn và đi kiểm tra, giám sát công tác YTTH hạn hẹp, công tác này có xu hướng giảm dần về số lượng các đợt triển khai (so với năm 2013, 2014, 2015), thêm nữa nhân viên làm công tác YTTH kiêm nhiệm lại không có chế độ bồi dưỡng. Hướng giải quyết vấn đề này là bố trí biên chế y sỹ làm công tác chuyên trách YTTH theo cụm trường. Vệ sinh an toàn lớp học: Theo kết quả phỏng vấn nhân viên YTTH của 13 trường Tiểu học, hầu hết các ý kiến cho rằng vấn đề vệ sinh an toàn tại trường lớp mình được thực hiện tương đối tốt, cụ thể như sau: - Chưa xảy ra tai nạn. - Cơ sở vật chất: trường có lan can, tường rào cổng, điện an toàn, có hộp, quạt, bóng đèn được kiểm tra thường xuyên. Tuy nhiên, qua quan sát trực tiếp chúng tôi thấy một số trường cơ sở vật chất chưa đảm bảo theo tiêu chuẩn. Vệ sinh môi trường lớp học: Hầu hết các nhân viên y tế trường học khi được hỏi đều trả lời trường mình đạt tiêu chuẩn trường xanh - sạch - đẹp (theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT). Năm học 2015-2016 các trường đều đạt tiêu chuẩn trường lớp hợp vệ sinh. Do điều kiện thời gian và kinh phí có hạn nên chúng tôi chưa đo được diện tích các phòng học; chiều cao của bàn, ghế học sinh; chưa tính được hệ số chiều cao giữa bàn và ghế xem có phù hợp với chiều cao của học sinh Tiểu học hay không?. Mặt khác, cũng chưa đo được hệ số chiếu sáng, độ bụi xem có đạt tiêu chuẩn theo quy định tại Quy @ết đSchoolịnh số 1221/2000/QĐ of Medicine-BYT and ngày Pharmacy, VNU 51
  62. 18/04/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về vệ sinh trường học hay không? Chưa kiểm tra, đánh giá được hết hệ thống vệ sinh công cộng tại các nhà trường, đây cũng là điểm hạn chế của đề tài. Công tác tập huấn YTTH: TTYT dự phòng tỉnh đã triển khai tập huấn hằng năm vào đầu năm học mới nhưng số nhân viên YTTH tham gia chưa đầy đủ chỉ có 04/13 hoặc 05/13 nhân viên tham dự (Bảng 3.3). Mặc dù, tất cả nhân viên YTTH đều có nhu cầu tập huấn (Bảng 3.2) nhưng trên thực tế việc thực hiện lại khác. Năm 2015, TTYT dự phòng tỉnh tổ chức tập huấn sơ cấp cứu ban đầu cho nhân viên YTTH của 13 trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang nhưng chỉ có 5/13 nhân viên YTTH tham gia tập huấn (Bảng 3.3). Không tham gia đầy đủ các đợt tập huấn về YTTH vì vậy không có nhân viên YTTH nào trả lời được đúng và đầy đủ 5 nội dung, 8 nhiệm vụ YTTH. Nội dung nha học đường được đề cập ít nhất (2/13). Kết quả nghiên cứu ở biểu đồ 3.2 cho thấy số nhân viên YTTH trả lời đúng 8 nhiệm vụ YTTH là rất thấp. Tham gia các lớp đào tạo về YTTH không có ai đề cập đến. Như vậy, có thể nói chính họ cũng không hiểu hết, hiểu đúng nhiệm vụ của mình. Đây cũng chính là một trong các nguyên nhân dẫn đến chất lượng các hoạt động YTTH ở các trường Tiểu học trên địa bàn thành phố Tuyên Quang hiện nay còn hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của Chu Văn Thăng - Trường Đại học Y Hà Nội năm 2009 [28] nghiên cứu kiến thức của nhân viên YTTH của các trường Tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông ở 9 huyện thuộc 3 tỉnh (Phú Thọ, Quảng Bình và Đồng Nai ) có 3,7% nhân viên trả lời đúng và đủ 5 nội dung YTTH, 1,1% nhân viên trả lời đúng và đầy đủ 8 nhiệm vụ YTTH. Như vậy, kết quả ở biểu đồ 3.1, biểu đồ 3.2 cho thấy kiến thức của nhân viên YTTH của 13 trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang về 5 nội dung và 8 nhiệm vụ YTTH còn hạn chế hơn so với kiến thức của nhân viên YTTH tại các tỉnh mà tác giả Chu Văn Thăng đã nghiên cứu. Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, có tới từ 61,9% đến 90,5% nhân viên YTTH có kiến thức khá về nội dung, chương trình, nhiệm vụ về YTTH [20]. Qua đó có thể thấy trình độ nhân viên YTTH của thành phố Tuyên Quang rất hạn chế, điều này có thể giải thích @ do Schooltoàn bộ họ of là kiêmMedicine nhiệm và andkhông Pharmacy, VNU 52
  63. có chuyên môn y. Đây cũng là vấn đề quan trọng cần các nhà quản lý giáo dục của thành phố Tuyên Quang quan tâm. Để gải quyết vấn đề này trong thời gian tới, đòi hỏi Ban giám hiệu nhà trường phải tăng cường quản lý công tác YTTH từ khâu tổ chức, nhân sự, quy chế hoạt động, nội dung và chất lựợng các hoạt động YTTH. Trong khi chờ đợi có biên chế y sỹ chuyên trách công tác YTTH phải có giải pháp nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên YTTH hiện có như cử đi đào tạo, đào tạo lại, thường xuyên mời CBYT về trường tập huấn công tác YTTH, phòng chống các bệnh học đường, sơ cấp cứu ban đầu, cũng như có chính sách bồi dưỡng, động viên, khuyến khích cho nhân viên YTTH. Đối với nhân viên YTTH cần phải tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, chủ động trong công việc, phối hợp chặt chẽ với ngành y tế tổ chức KSK định kỳ, theo dõi tình hình sức khỏe học sinh, thường xuyên làm tốt công tác TTGDSK, phòng chống các bệnh truyền nhiễm, các bệnh thông thường, đặc biệt là các bệnh học đường (cận thị, sâu răng, cong vẹo cột sống). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 53
  64. KẾT LUẬN 1. Mô tả nhân lực và một số hoạt động công tác y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 1.1. Nhân lực thực hiện Toàn bộ nhân viên YTTH là kiêm nhiệm (0/13) và không có chuyên môn về y tế (0/13). Họ không đủ khả năng tự thực hiện các hoạt động chuyên môn YTTH (6/13 nhân viên YTTH không tham gia khám sức khỏe định kỳ; 0/13 nhân viên YTTH có khả năng khám và phát hiện các bệnh học đường: bệnh răng miệng, cận thị, cong vẹo cột sống), không ai trả lời đúng và đủ 5 nội dung (0/13) và 8 nhiệm vụ (0/13) của nhân viên YTTH. 1.2. Điều kiện thực hiện Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và không có thuốc thiết yếu cho YTTH (chỉ có 1/13 trường có phòng y tế riêng, 0/13 trường có đủ trang thiết bị, danh mục thuốc theo quy định) do nguồn kinh phí hạn hẹp (ngân sách bình quân mỗi trường/năm 2017 là 20.205.000 VNĐ, bình quân cho mỗi học sinh/năm học là 47.600 VNĐ). 1.3. Các hoạt động đã thực hiện Một số hoạt động YTTH đã được triển khai, tuy nhiên các hoạt động YTTH không thường xuyên, chưa đầy đủ và không đồng bộ giữa các trường (hoạt động phổ biến nhất là chăm sóc sức khỏe ban đầu có 11/13 trường thực hiện, thấp nhất là phòng chống thiếu máu, suy dinh dưỡng, sức khỏe sinh sản có 2/13 trường thực hiện) 2. Một số yếu tố liên quan tới công tác y tế trường học ở các trường trên Có đầy đủ các văn bản hướng dẫn trong việc thực hiện, nguồn kinh phí thực hiện, cơ chế phối hợp của các ban ngành đối với công tác YTTH. Toàn bộ 100% các em học sinh của 13 trường tham gia BHYT. Nguồn kinh phí hạn hẹp do đó không thể hợp đồng với một nhân viên YTTH có đủ trình độ, chưa có chế độ bồi dưỡng đối với cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Không trường nào có phòng y tế riêng, không đủ trang thiết bị, thuốc thiết yếu phục vụ công các YTTH (trung bình mỗi học sinh 47.600 VNĐ). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 54
  65. KIẾN NGHỊ Tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới YTTH, cung cấp thêm kinh phí để các trường có thể tự hợp đồng với một nhân viên YTTH có đủ trình độ hoặc có cơ chế, chính sách đãi ngộ đối với các cán bộ làm công tác kiêm nhiệm. Đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị để đảm bảo điều kiện thực hiện công tác YTTH đạt hiệu quả. Tổ chức thêm các lớp tập huấn về kiến thức, thực hành đối với công tác YTTH cho cả nhân viên YTTH, giáo viên và học sinh. Đảm bảo các đối tượng tham gia đầy đủ, cần đánh giá kết quả đạt được đối với các đối tượng sau mỗi khóa tập huấn. Thực hiện thêm các nghiên cứu để đánh giá thêm về việc đảm bảo điều kiện vệ sinh trường học (đo chiều cao bàn ghế, diện tích phòng học, đo kiểm mức độ chiếu sáng, đo kiểm tiếng ồn, điều kiện vệ sinh trong và ngoài lớp học), đây là điểm hạn chế của đề tài này. Thực hiện thêm các nghiên cứu tại những vùng nông thôn, vùng có điều kiện khó khăn tại tỉnh Tuyên Quang để các nhà quản lý có cái nhìn bao quát và có cơ chế giải quyết toàn diện, phù hợp với từng vùng của địa phương nói chung và của thành phố Tuyên Quang nói riêng. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 55
  66. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Huỳnh Thiên Ân và Tạ Văn Trầm (2017), "Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác y tế trường học ở trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang năm 2017", Y học Việt Nam. số 2 tập 460. 2. Bảo hiểm xã hội tỉnh Tuyên Quang (2013), "Hướng dẫn số 241/ HD- BHXH ngày 29/3/2013 hướng dẫn Chi và thanh, quyết toán kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu tại trường học.". 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), "Tập huấn nghiệp vụ công tác y tế trong các trường học năm 2006", tr. 1-5, 25-32. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), "Quyết định số 73/QĐ-BGD&ĐT ngày 04/12/2007 ban hành Quy định hoạt động y tế trong các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học". 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Khoa học công nghệ và Bộ Y tế (2011), "Thông tư liên tịch số 26/2011/TTLT-BGD&ĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh". 6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế (1973), "Thông tư liên bộ số 09/LB/YT- GD ngày 02/6/1973 Hướng dẫn y tế trường học.". 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế (2000), "Thông tư liên tịch số 03/2000/TTLT-BGDĐT-BYT ngày 01/3/2000 Hướng dẫn thực hiện công tác y tế trong trường học". 8. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2006), "Thông tư liên tịch số 35/2006/TTLT-BGDĐT-BNV Hướng dẫn định mức biên chế cán bộ y tế trường học trong các cơ sở giáo dục phổ thông". 9. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ (2015), "Danh mục khung vị trí vịệc làm và mức số lượng người làm việc trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập". 10. Bộ Tài chính (2007), "Thông tư số 14/2007/TT-BTC Hướng dẫn nội dung chi cho công tác y tế trường học". 11. Bộ Y tế (2009), "Tài liệu tập huấn vệ sinh trường học". 12. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), "Nâng cao hiệu quả giáo dục sức khỏe trong trường học". 13. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tổ chức Y tế thế giới (2002), Hướng dẫn thực hiện trường học nâng cao sức khỏe. 14. Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo (2016), "Thông tư liên tịch 13/2016/TTLT - BYT- BGDĐT quy định về công tác y tế trường học". 15. Chính phủ (2017), "Nghị định số 80/2017/NĐ-CP Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường". @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  67. 16. Cổng thông tin điện tử Tỉnh Tuyên Quang (2014), Giới thiệu dân số tỉnh Tuyên Quang, truy cập ngày 28 tháng 12 năm 2018, tại trang web: 17. Nguyễn Thị Hồng Diễm và cộng sự (2010), "Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác y tế trường học tại các trường phổ thông hiện nay", Y học thực hành. số 6/2011. 18. Nguyễn Thị Hồng Diễm và cộng sự (2017), "Thực trạng công tác y tế trường học ở 5 tỉnh Quảng Ninh, Thanh Hóa, Lâm Đồng, TP Hồ Chí Minh và Tiền Giang năm 2017", Tạp chí Y học dự phòng. Tập 28, số 1 - 2018. 19. Trần Thanh Dứt (2015), "Một số giải pháp nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Thạch Mỹ 2". 20. Nguyễn Thị Quỳnh Hoa và cộng sự (2011), "Thực trạng y tế học đường và kiến thức, thái độ, thực hành của cán bộ phụ trách y tế học đường ở một số trường tiểu học và trung học cơ sở tại thành phố Thái Nguyên", Tạp chí Khoa Học & Công Nghệ. 89(01/2), tr. 203-208. 21. Nguyễn Văn Lơ và cộng sự (2012), "Nghiên cứu thực trạng vệ sinh học đường và bệnh, tật học đường tại các trường tiểu học của huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh năm 2012". 22. Nguyễn Huy Nga (2001), Sổ tay thực hành y tế trường học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 23. Nguyễn Ngọc Oánh (2003), "Quá trình phát triển y tế trường học", Chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản y học, tr. 5-9. 24. Nguyễn Ngọc Oánh và Nguyễn Hùng Long (2003), "Mô hình y tế trường học", Chăm sóc sức khỏe học sinh, Nhà xuất bản Y học, tr. 17-24. 25. Nguyễn Cảnh Phú (2013), "Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An", Y học thực hành. (872) - số 6/2013. 26. Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Tuyên Quang (2014), "Báo cáo số 120/BC- SGDĐT về Tổng kết năm học 2013-2014, phương hướng nhiệm vụ năm học 2014-2015". 27. Phan Tiến Sơn và Vũ Sỹ Khảng (2012), "Thực trạng quản lý y tế trường học ở các trường tiểu học và trung học cơ sở của thành phố Hưng Yên năm 2012", Y học thực hành. số 3 tập 953. 28. Chu Văn Thăng (2009), Nghiên cứu thực trạng công tác y tế trường học ở Việt Nam hiện nay và đề xuất mô hình quản lý phù hợp, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ. 29. Thủ tướng Chính phủ (2006), "Chỉ thị 23/2006/CT-TTg tăng cường công tác y tế trường học". 30. Thủ tướng Chính phủ (2009), "Quyết định 401/2009/QĐ-TTg về việc phê duyệt chương trình phòng, chống bệnh, tật trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân@" .School of Medicine and Pharmacy, VNU
  68. 31. Tổ chức Plan tại Việt Nam (2004), Thực trạng hoạt động y tế trường học và định hướng xây dựng mô hình nâng cao sức khỏe trường học. , Báo cáo kết quả năm 2004. 32. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Tuyên Quang (2015), Báo cáo công tác y tế trường học năm 2015, kế hoạch năm 2016. 33. Bùi Thế Vinh và Nguyễn Quỳnh Hoa (2015), "Thực trạng hoạt động y tế trường học tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình", Y học thực hành. số 9 tập 976. Tiếng Anh 34. Ippolito-Shepherd J, Cerqueira MT and Ortega DP (2005), "Health- Promoting Schools Regional Initiative of the Americas", Promot Educ. 12(3-4), tr. 220-9, 180. 35. Lee A, St Leger L, Cheng FF et al. (2007), "The status of health- promoting schools in Hong Kong and implications for further development", Health Promot Int. 22(4), tr. 316-26. 36. Nutbeam D (1987), "The health promoting school: organization and policy development in Welsh secondary school", Health Education Journal. 46, tr. 109-115. 37. Parsons, Carl, Stears, David and Thomas, Caroline (1996), "The health promoting school in Europe: conceptualising and evaluating the change", Health Education Journal. 55(3), tr. 311-321. 38. World Health Organization (1997), Promoting Health Through School, Report of a WHO Expert Committe on Comprehensive School Health Education and Promotion, Geneva, Swizerland. 39. Yoshimura N, Jimba M, Poudel KC et al. (2009), "Health promoting schools in urban, semi-urban and rural Lao PDR", Health Promot Int. 24(2), tr. 166-76. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  69. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỉnh: Tuyên Quang Thành phố Tuyên Quang Mã phiếu: Xã/Phường: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN TỪ NHÂN VIÊN Y TẾ TRƯỜNG HỌC (YTTH) HOẶC KIÊM NHIỆM Nhằm giúp cho việc nâng cao sức khỏe của học sinh tại các trường Tiểu học hiện nay, hiện tại chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu để đánh giá việc triển khai hoạt động y tế trường học ở các trường Tiểu học tại thành phố Tuyên Quang. Xin anh/chị bớt chút thời gian trả lời các câu hỏi theo mẫu chuẩn bị dưới đây. Câu hỏi nào chưa rõ anh/chị có thể hỏi người hướng dẫn. Các thông tin mà anh/chị cung cấp sẽ giúp cho việc triển khai các hoạt động y tế trường học được tốt hơn. Xin trân trọng cảm ơn anh/chị! C1. Họ và tên anh/chị: . C2. Tuổi (dương lịch): C3. Giới: 1. Nam 2. Nữ C4. Dân tộc: 1. Kinh 2. Khác (ghi rõ): . C5. Ngày điền phiếu: ./ ./ C6. Tên trường hiện đang phụ trách YTTH: C7. Hiện nay anh/chị đang công tác ơ những cơ quan nào? 1. Ở trường 2. Nhân viên Trung tâm Y tế huyện/thành phố 3. Nhân viên trạm Y tế xã/phường 4. Khác (ghi rõ): C8. Anh/chị bắt đầu đi làm từ năm nào? C9. Hiện nay anh/chị tham gia công @ tác School YTTH dư ofới hình Medicine thức nào? and Pharmacy, VNU