Khóa luận Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

pdf 112 trang thiennha21 22/04/2022 1781
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nang_luc_lanh_dao_cua_can_bo_chu_chot_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT CỦA VĂN PHÒNG ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THỪA THIÊN HUẾ. Sinh viên thực hiện: Trần nguyễn Khánh Vân TrườngMã số sinh Đại viên:15K4031078 học Kinh tế Huế Lớp K49B-QTNL Chuyên ngành: Quản trị nhân lực Giảng viên hướng dẫn : Ths Hoàng La Phương Hiền i
  2. LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này trước hết tôi xin gửi đến Quý thầy cô giáo khoa Quản trị kinh doanh cùng toàn thể Quý thầy cô và Ban giám hiệu trường Đại học Kinh tế đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Đặc biệt, tôi xin gửi đến cô Hoàng La Phương Hiền, người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành kỳ thực tập này lời cám ơn sâu sắc nhất. Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới các anh chị trong Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các anh chị ở Phòng Hành chính – Tổ chức đã tạo điều kiện cho tôi được học hỏi, làm việc, tiếp xúc thực tế, đã chia sẻ cho tôi những kinh nghiệm, những kiến thức, kỹ năng thực tiễn trong suốt thời gian thực tập tại đơn vị. Cuối cùng, xin gửi lời cám ơn tới gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên tôi trong quá trình thực tập. Dù đã cố gắng để có thể hoàn thành tốt nhất đề tài này, nhưng do kinh nghiệm nghiên cứu đề tài còn chưa nhiều, bên cạnh đó việc áp dụng lý thuyết vào thực tế còn nhiều khó khăn, khả năng tiếp cận còn hạn chế nên không tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự đóng góp của Quý thầy cô giáo để không chỉ hoàn thiện đề tài mà còn củng cố kiến thức một cách tốt nhất. Xin chân thành cám ơn. Sinh viên thực hiện Trường Đại học Kinh Trtếần Nguy Huếễn Khánh Vân ii
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 3 2.1 Mục tiêu tổng quát 3 2.2 Mục tiêu cụ thể 3 2.3 Câu hỏi nghiên cứu 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1. Đối tượng nghiên cứu 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 4 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4 4.1.1 Dữ liệu thứ cấp 4 4.1.2 Dữ liệu sơ cấp 4 4.1.2.1 Thang đo các biến nghiên cứu 5 5. Kiến thức về khoa học quản lý 5 3. Các kiến thức cơ bản khác 6 4.1.3 Nghiên cứu sơ bộ 8 4.1.3.1 TrườngPhương pháp nghiên Đại cứu định học tính Kinh tế Huế 9 4.1.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng 9 4.1.4 Nghiên cứu chính thức 9 4.1.4.1 Xác định kích thước mẫu 9 4.1.4.2 Phương pháp chọn mẫu 10 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 10 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha 10 i
  4. 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) 10 4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 11 4.2.4 Kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM 12 5 Kết cấu của Khóa luận 12 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 13 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO 13 1.1 Cơ sở lý thuyết về cán bộ chủ chốt 13 1.1.1 Khái niệm về cán bộ và cán bộ chủ chốt 13 1.1.1.1 Khái niệm cán bộ 13 1.1.1.2 Khái niệm cán bộ chủ chốt 13 1.1.2 Vai trò vị trí và tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt 14 1.2 Năng lực lãnh đạo và các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo 15 1.2.2 Năng lực 15 1.2.2 Năng lực lãnh đạo 17 1.1.3 Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt 17 1.2.3.1 Phẩm chất 17 1.2.3.2 Kỹ năng 20 1.2.3.3 Kiến thức 22 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 24 1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 25 1.3.2 Đặc điểm của tổ chức và cấp dưới 26 1.3.3 NhómTrường nhân tố thuộc vĐạiề môi trư ờhọcng vĩ mô Kinh tế Huế 27 1.4. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lãnh đạo của cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyên, và cấp xã 27 1.4.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước về công tác cán bộ và năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 30 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về cán bộ và năng lực lãnh đạo cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước 30 ii
  5. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 33 2.1 Tổng quan về Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 33 2.1.1 Lịch sử hình thành 33 2.1.2 Vị trí và chức năng 33 2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 33 2.1.3.1 Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: 33 2.1.3.2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: 34 2.1.3.4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh: 34 2.1.3.5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau: 35 2.1.3.6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến) 35 2.1.3.7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh 36 2.1.3.8. Thực hiện chế độ thông tin 36 2.1.3.10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng 37 2.1.3.11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ 37 2.1.4 Cơ cấu tổ chức 38 2.1.4.1 Phòng kinh tế 39 2.1.4.2 Phòng tổng hợp 40 2.1.4.3 Phòng nội chính 40 2.1.4.4 Phòng đầu tư xây dựng 41 2.1.4.5 TrườngPhòng khoa giáo - vănĐại xã học Kinh tế Huế 42 2.1.4.6 Phòng kiểm soát thủ tục hành chính 43 2.1.4.7 Phòng hành chính – tổ chức 44 2.1.4.8 Phòng quản trị tài vụ 44 2.1.4.9 Trung tâm tin học hành chính 45 2.1.4.10 Ban tiếp công dân 46 2.1.4.11 Trung tâm phục vụ hành chính công 47 iii
  6. 2.1.4.12 Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế 48 2.2 Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 50 2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu 50 2.2.2 Kiểm định các thang đo của nghiên cứu 52 2.2.2.1 Kiểm định các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 52 2.2.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến độc lập 55 2.2.2.3 Kiểm định các thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s alpha 60 2.2.2.4 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 61 2.2.2.5 Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu 66 2.2.3 Kết quả phân tích về năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 72 2.2.3.1 Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng kiến thức của lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 72 2.2.3.2 Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng kỹ năng của lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 73 2.2.3.3 Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng phẩm chất của lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 77 2.2.2.3 Kết quả đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 78 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 82 3.1 Giải pháp nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học 82 3.2 GiảiTrường pháp nâng cao kỹ năngĐại học Kinh tế Huế 83 3.3 Giải pháp nâng cao phẩm chất 85 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87 1.Kết luận 87 2.Kiến nghị 87 PHỤ LỤC 88 iv
  7. DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Thang đo các biến nghiên cứu 5 Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát 50 Bảng 2.2: Kiểm định Cronbach’s alpha các khái niệm nghiên cứu 53 Bảng 2.3: Kiểm định KMO và Barlett 56 Bảng 2.4: Phương sai trích nhóm nhân tố ảnh hưởng 56 Bảng 2.5 Kết quả EFA của các thang đo khái niệm nghiên cứu 57 Bảng 2.6: Kiểm định KMO và Bartlett nhóm năng lực lãnh đạo 58 Bảng 2.7: Phương sai trích nhóm năng lực lãnh đạo 58 Bảng 2.8 Kết quả EFA của các thang đo năng lực lãnh đạo 59 Bảng 2.9 Các hệ số tin cậy Cronbach's Alpha 61 Bảng 2.10 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo nhân tố ảnh hưởng 63 Bảng 2.11 Kết quả kiểm định độ giá trị phân biệt 63 Bảng 2.12 Bảng tóm tắt kết quả kiểm định thang đo 66 Bảng 2.13 : Kết quả kiểm định quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình lý thuyết 67 Bảng 2.14: Kết quả kiểm định boostrap 69 Bảng 2.15 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực lãnh đạo 71 Bảng 2.16 Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng kiến thức của lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 72 Bảng 2.17 Kết quả đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng kỹ năng của lãnh đạo của cán bộ chủ chốt 74 Bảng 2.18 Thống kê đánh giá về tầm quan trọng và mức độ đáp ứng kiến thức của lãnh đạo củaTrường cán bộ chủ chốt Đại học Kinh tế Huế .77 v
  8. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Mô hình năng lực ASK 16 Hình 1.2 Mối quan hệ giữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khoa học quản lý 23 Hình 2.1 Tổ chức bộ máy của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 38 Hình 2.2: Mô hình CFA nhóm nhân tố ảnh hưởng (chuẩn hóa) 62 Hình 2.3 Mô hình CFA năng lực lãnh đạo (chuẩn hóa) 65 Hình 2.4 Kết quả phân tích mối quan hệ giữa các biến nghiên cứu 68 Hình 2.5 Thống kê mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố cán bộ chủ chốt 788 Hình 26. Thống kê mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm của tổ chức 79 Hình 2.7 Thống kê mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô 800 Trường Đại học Kinh tế Huế vi
  9. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT UBND : Uỷ ban nhân dân CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa HĐND : Hội đồng nhân dân UBND : Uỷ ban nhân dân QĐ : Quyết định Trường Đại học Kinh tế Huế vii
  10. Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Văn phòng UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (cấp tỉnh) là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND cấp tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp UBND cấp tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của UBND cấp tỉnh; giúp Chủ tịch UBND, các Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quản lý văn thư - lưu trữ và công tác quản trị nội bộ của Văn phòng. Văn phòng UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ trình UBND cấp tỉnh ban hành quy chế làm việc của UBND cấp tỉnh; văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng UBND cấp tỉnh; văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện); văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng UBND cấp tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện. Bên cạnh đó, Văn phòng UBND cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của UBND cấp tỉnh; phục vụ hoạt động của UBND cấp tỉnh; tiếp nhận, xử lý, trình UBND, Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến). Qua quá trình thực tập tại văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tác giả nhận thấy, VănTrường phòng UBND tỉnhĐại đóng vaihọc trò rất quanKinh trọng trong tế việc Huế tham mưu tổng hợp, giúp việc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đảm bảo quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. Do đó, để giúp Văn phòng UBND tỉnh hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao thì vai trò và năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt tại Văn phòng UBND tỉnh là rất quan trọng. 1
  11. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vai trò của công tác cán bộ. Theo người "cán bộ là cái gốc của mọi công việc", "công việc thành công hay thất bại là do cán bộ tốt hay kém". Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng xác định: “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”. Để thực hiện mục tiêu đó, trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường với những biến động của thế giới, đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt ở các cấp, các ngành phải là những người có năng lực, vận dụng sáng tạo tri thức nhân loại để tiến tới mục tiêu nhanh nhất; đồng thời, phải có đạo đức cách mạng trong sáng và đủ năng lực để lãnh đạo việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ vững chắc Tổ quốc và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, các ngànhsẽ góp phần tích cực thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã đề ra. Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, xác định tầm quan trọng của công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ; để củng cố và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ công chức Tỉnh ủy và HĐND tỉnh đã có một số Nghị quyết về công tác cán bộ và được Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa triển khai thực hiện bằng một số quyết định như: Quyết định số 06/2013/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 quy định một số chính sách hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế; Quyết định số 2022/QĐ-UBND 05/09/2017 ban hành Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016-2020 đặc biệt, ngày 25/9/2017 Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã banTrường hành Kế hoạch sốĐại 49-KH/TU học về triển Kinhkhai thực hiện tế Đề ánHuế thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng và tương đương tỉnh Thừa Thiên Huế. Trước thực trạng đó, với những kiến thức đã được học ở trường đại học Kinh tế Huế, qua thời gian thực tập tại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tác giả mạnh dạn chọn đề tài "Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế"làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2
  12. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là đánh giá năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế làm cơ sở cho hệ thống giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.2 Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới. 2.3 Câu hỏi nghiên cứu Các yếu tố nào cấu thành nên năng lực lãnh đạo? Những nhân tố nào ảnh hưởng tới năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của văn phòng UBND dân tỉnh Thừa Thiên Huế? Mức độ đáp ứng của cán bộ chủ chốt đối với năng lực lãnh đạo tại văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế? Làm thế nào để nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới ? 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.Trường Đối tượng nghiên Đại cứu học Kinh tế Huế - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt của văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đối tượng khảo sát phục vụ nghiên cứu đề tài gồm: Lãnh đạo VP UBND tỉnh; Trưởng, phó các phòng, ban của VP UBND tỉnh; cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nói trên; nhân viên các phòng ban của VP UBND Tỉnh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 3
  13. - Phạm vi thời gian: đề tài sử dụng dữ liệu thứ cấp 4 năm (từ năm 2015 đến 2018) do văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp. - Thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: 12/11/2018 - 25/12/2018 (thông qua bảng hỏi) - Phạm vi không gian: đề tài nhằm đánh giá thực trạng năng lực của đội ngũ cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gồm Ban lãnh đạo VP UBND tỉnh và 12 phòng ban trực thuộc (gồm: phòng tổng hợp, phòng kinh tế, phòng nội chính, phòng khoa giáo - văn xã, phòng kiểm soát thủ tục hành chính, phòng hành chính - tổ chức, phòng quản trị - tài vụ, ban tiếp công dân, phòng đầu tư, trung tâm tin học hành chính, trung tâm phục vụ hành chính công, cổng thông tin điện tử tỉnh). - Phạm vi nội dung: Đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực lãnh đạo bao gồm kiến thức lãnh đạo, kỹ năng lãnh đạo và phẩm chất lãnh đạo. Qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn của công tác cán bộ trong giai đoạn mới. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 4.1.1 Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau gồm các thông tin, số liệu do Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cung cấp, các thông tin được đăng tải trên trang web "Cổng thông tin điện tử của Tỉnh Thừa Thiên Huế". Ngoài ra, thông qua mạng internet, sách, báo, tạp chí, các công trình khoa học, và tham khảo các ý kiến đi trước nhằm phục vụ tốt hơn cho phương pháp nghiên cứu định tính. 4.1.2TrườngDữ liệu sơ cấp Đại học Kinh tế Huế Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua việc thu thập thông tin của các cán bộ ( trưởng phó các phòng ban; nhân viên các phòng ban) bằng bảng hỏi. Kết quả được sử dụng để tiến hành các phân tích cần thiết nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu. Công cụ điều tra là bảng câu hỏi có cấu trúc với ba loại thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này đó là thang đo quãng, định danh và thứ tự. Dạng thang do quãng Likert năm điểm dùng để đo luờng mức độ đồng ý của đối tuợng nghiên cứu, biến 4
  14. thiên từ hoàn toàn không đồng ý dến hoàn toàn đồng ý. Dạng thang đo định danh nhằm mô tả đặc điểm mẫu (VD: bộ phận làm việc, ). Dạng thang do thứ tự nhằm phân biệt sự hơn kém của một số thuộc tính mẫu (VD: trình độ học vấn, thâm niên, ) Bảng câu hỏi được thiết kế làm ba phần. Phần đầu, nhằm thu thập thông tin chung của các đối tuợng khảo sát, phục vụ cho công tác thống kê mô tả. Phần kế tiếp, nhằm thu thập ý kiến của các đối tuợng khảo sát về mức độ quan trọng và khả năng đáp ứng của họ đối với các nhóm năng lực lãnh đạo thành phần cấu thành nên năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Phần cuối, nhằm thu thập ý kiến của các đối tuợng khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của những đối tượng được phỏng vấn trong giai đoạn nghiên cứu định tính, nội dung các câu hỏi được xây dựng trên tiêu chí đơn giản, dễ hiểu nhưng vẫn đảm bảo đúng hàm ý của cơ sở lý thuyết. 4.1.2.1 Thang đo các biến nghiên cứu Bảng 1: Thang đo các biến nghiên cứu YẾU TỐ Biến quan sát Nguồn 1. Kiến thức chuyên môn nghiệp vụ 1.Kiến thức chuyên môn nghiệp Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh vụ lĩnh vực phụ trách đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 2. Kiến thức về khoa học quản lý 2.1 Kiến thức về xây dựng kế Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh Trườnghoạch chuyên Đại môn học Kinhđạo cấp tế phòng. Huế– trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 2.2 Kiến thức và phương pháp Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh thiết kế và phân công công việc đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 2.3 Kiến thức về quản trị nhân lực Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh 5
  15. đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. KIẾN THỨC 3. Các kiến thức cơ bản khác 3.1 Kiến thức về kinh tế, xã hội Lê Thị Phương Thảo (2016) 3.2 Kiến thức chính trị, pháp luật Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 3.3 Kiến thức về lãnh đạo bản Lê Thị Phương Thảo (2016) thân 3.4 Kiến thức về tâm lý, xã hội, Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 3.5 Kiến thức về đạo đức nghề Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh nghiệp, đạo đức công vụ. đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 3.6 Kiến thức về bộ máy nhà nước Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh và cac thể chế trong hoạt động của đạo cấp phòng. – trường chính nó. trị Nguyễn Chí Thanh. 3.7 Kiến thức về tài chính, kế toán Lê Thị Phương Thảo (2016) 3.8 Kiến thức về hội nhập quốc tế Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 3.9 Kiến thức ngoại ngữ, tin học Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh Trường Đại học Kinhđạo cấp tế phòng. Huế– trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 1. Kỹ năng lãnh đạo nhóm 1.1 Kỹ năng động viên khuyến Lê Thị Phương Thảo (2016) khích 1.2 Khả năng phối hợp công việc Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh với đồng nghiệp đạo cấp phòng. – trường chính 6
  16. trị Nguyễn Chí Thanh. 1.3 Phân công công việc phù hợp Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh cho cán bộ, công chức ,viên chức đạo cấp phòng. – trường chính trong đơn vị trị Nguyễn Chí Thanh. 1.4 Tổ chức triển khai thực hiện Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh các quyết định của cấp trên đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 1.5 Kiểm tra, giám sát việc tổ Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh chức thực hiện các quyết định của đạo cấp phòng. – trường chính cấp trên trị Nguyễn Chí Thanh. KỸ NĂNG 2. Kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo cấp phòng 2.1 Lắng nghe ý kiến của mọi Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh người đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 2.2 Khả năng giao tiếp (khả năng Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh sử dụng ngôn ngữ, phi ngôn ngữ) đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh 2.3 Khả năng thuyết trình Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 2.4 Khả năng thuyết phục người Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh khác đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. Trường Đại3. Kỹ năng học tổ chức vàKinh điều hành cutếộc h ọpHuế cấp phòng 3.1 Truyền đạt được mục tiêu, tầm Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh nhìn, chiến lược của Văn phòng đạo cấp phòng. – trường chính UBND tỉnh Thừa Thiên Huế trị Nguyễn Chí Thanh. 3.2 Kỹ năng xây dựng và tổ chức Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh thực hiện kế hoạch, chương trình đạo cấp phòng. – trường chính công tác 7
  17. trị Nguyễn Chí Thanh. 3.3 Khả năng vận động, thuyết Tài liệu đào tạo bồi dưỡng lãnh phục, tập hợp quần chúng đạo cấp phòng. – trường chính trị Nguyễn Chí Thanh. 4. Các kỹ năng khác 4.1 Kỹ năng cân bằng công việc L Lê Thị Phương Thảo (2016) và cuộc sống 4.2 Kỹ năng học hỏi Lê Thị Phương Thảo (2016) 4.3 Kỹ năng giải quyết vấn đề Lê Thị Phương Thảo (2016) 4.4 Kỹ năng gây ảnh hưởng và Lê Thị Phương Thảo (2016) xây dựng hình ảnh 4.5 Kỹ năng xây dựng tầm nhìn Lê Thị Phương Thảo (2016) và lập chiến lược 4.6 Kỹ năng khởi xướng sự thay Lê Thị Phương Thảo (2016) đổi 1.Nhìn xa trông rộng Lê Thị Phương Thảo (2016) 2.Tính mạo hiểm và quyết đoán Lê Thị Phương Thảo (2016) 3.Ham học hỏi Lê Thị Phương Thảo (2016) 4.Tư duy đổi mới và sáng tạo Lê Thị Phương Thảo (2016) 5.Linh hoạt và nhạy bén Lê Thị Phương Thảo (2016) 6.Trách nhiệm Lê Thị Phương Thảo (2016) PHẨM CHẤT 7.Tính bao quát Lê Thị Phương Thảo (2016) 8.Đạo đức nghề nghiệp (trung Lê Thị Phương Thảo (2016) Trườngthực, liêm Đại chính, cônghọc tâm ) Kinh tế Huế 9.Tính kiên nhẫn Lê Thị Phương Thảo (2016) 10. Tự tin Lê Thị Phương Thảo (2016) (Nguồn: Tổng hợp bởi tác giả) 4.1.3 Nghiên cứu sơ bộ Sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng: Phương pháp nghiên cứu định tính được thực hiện trong quá trình 8
  18. phỏng vấn các chuyên gia nhằm xây dựng và điều chỉnh bảng câu hỏi. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện để xây dựng mô hình đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt thuộc Văn phòng ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.1.3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính Sử dụng bảng hỏi mở để xác định các tiêu chí và điều chỉnh thang đo các biến đánh giá năng lực lãnh đạo của đội ngũ các bộ chủ chốt của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 4.1.3.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng Thiết kế bảng hỏi đóng và tiến hành điều tra trong các đối tượng: Lãnh đạo Văn Phòng UBND tỉnh; Trưởng, phó các phòng, ban của Văn Phòng UBND tỉnh; Cán bộ được quy hoạch vào các chức danh nói trên; Nhân viên các phòng, ban của Văn Phòng UBND tỉnh (đánh giá lãnh đạo). Sau khi bảng hỏi được hiệu chỉnh, tác giả dự kiến tiến hành điều tra thử khoảng 30 cán bộ đang công tác trong Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm đánh giá mức độ tin cây của thang đo tổng quát và thang đo thành phần. Quá trình điều tra thử là cơ sở để tác giải hiệu chỉnh và hoàn thiện thang đo. 4.1.4 Nghiên cứu chính thức Nghiên cứu chính thức bao gồm xác định kích thức mẫu, xác định phương pháp chọn mẫu. 4.1.4.1 Xác định kích thước mẫu Theo Hair và các cộng sự, đối với các nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố, kích thước mẫu thường được xác định dựa trên số biến quan sát cần phân tích. Thông thường, kích thước mẫu thường gấp 5 lần số biến quan sát trong thang đo và tốt nhTrườngất là gấp 10 lần số biĐạiến quan họcsát (Hair, AKinhnderson, & Grablowsky,tế Huế 1979). Theo Pedhazud và Schmelkin (1991), phương pháp phân tích nhân tố cần tối thiểu 50 quan sát cho mỗi nhân tố (Pedhazur & Schmelkin, 1991). Tabachnich và Fidell (1996) cho rằng, một nguyên tắc tổng quát tốt nhất cho phân tích nhân tố là cần ít nhất 300 quan sát. Tabachnich và Fidell cũng đưa ra những gợi ý cho kích thước đối với phương pháp phân tích nhân tố: số quan sát 50 là rất tệ, 100 là tệ, 200 là kích thước bình quân, 9
  19. 300 là tốt, 500 là rất tốt và hoàn hảo nếu như mẫu bao gồm 1.000 quan sát (Tabachnich & Fidell, 1996). Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích nhân tố với 3 nhân tố được đo lường bởi 41 biến quan sát khác nhau. Do đó, kích thước mẫu đảm bảo quá trình phân tích nhân tố đạt được ý nghĩa thì kích thước mẫu tổi thiểu là n=41*3= 123 quan sát. Qua phương pháp phân tích dữ liệu, kích thước mẫu mà tác giả dự định là 123 quan sát. 4.1.4.2 Phương pháp chọn mẫu Mẫu điều tra được thực hiện bằng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên. Đề tài này dựa vào sự giới thiệu, giúp đỡ của các trưởng, phó phòng để có tiếp cận các cán bộ chủ chốt và nhân viên. Số lượng phiếu khảo sát phát ra là hơn 130 mẫu và thu về được 107 mẫu do thời điểm tiến hành khảo sát có một số cán bộ chủ chốt và nhân viên đi công tác, nghỉ phép, Vậy kích thước mẫu sẽ là 107 quan sát. 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích dữ liệu 4.2.1 Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha Kiểm định độ tin cậy của thang đo: Các thang đo trong mô hình nghiên cứu được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2005), hệ số Cronbach’s alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được, đặc biệt là đối với những thang đo đo lường các khái niệm mới. 4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA – Exploratory Factor Analysis) nhằm sắp xếp lại các biến quan sát và phân nhóm các biến quan sát vào các nhân tố dựa trên dữ liệu thực tế thu thập được từ đánh giá của Lãnh đạo VP UBND tỉnh; Trưởng,Trường phó các phòng, ban Đại của VP UBNDhọc tỉnh; Kinh cán bộ đượ ctế quy hoHuếạch vào các chức danh nói trên; nhân viên các phòng ban của VP UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế đối với các yếu tố tác động đến sự hài lòng của họ. Phân tích nhân tố được xem là thích hợp khi: giá trị hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) lớn hơn 0,5. Các hệ số tải nhân tố (Factor loading) nhỏ hơn 0,55 bị loại, vì theo Hair & ctg (1998), Factor loading > 0,3 được xem là mức tối thiểu, Factor loading > 0,4 được xem là quan trọng, > 0,5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn. Hair & ctg (1998) cũng khuyên rằng: Nếu chọn tiêu chuẩn 10
  20. Factor loading > 0,3 thì cỡ mẫu ít nhất là 0,3, nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading > 0,55, nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading phải > 0,75. Vì với cỡ mẫu là 123 nên đề tài lựa chọn tiêu chuẩn là > 0,55. Điểm dừng khi Eigenvalue lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50% (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005). 4.2.3 Phân tích nhân tố khẳng định (CFA) Kỹ thuật phân tích nhân tố khẳng dịnh CFA (Confirmation Factor Analysis) để kiểm tra các mô hình đo lường có đạt yêu cầu không, các thang đo có đạt yêu cầu của một thang đo tốt hay không. Ðể đo lường mức độ phù hợp của mô hình với thông tin thị trường, ta sử dụng các chỉ số Chi-square (CMIN), Chi-square điều chỉnh theo bậc tự do (CMIN/df), chỉ số thích hợp so sánh CFI, chỉ số Tucker & Lewis TLI, chỉ số RMSEA. Mô hình được xem là phù hợp với dữ liệu thị truờng khi kiểm định Chi- square có P-value 0.9 (Bentler & Bonett, 1980); CMIN/df 0.6. Tính đơn huớng: Kiểm tra các thang đo về tính don hướng là quan trọng truớc khi kiểm tra độ tin cậy vì độ tin cậy không đảm bảo tính đơnTrường huớng mà chỉ là gi Đạiả định tính học đơn huớ ngKinh đã tồn tại (Hairtế &Huế dtg, 1998). Trong CFA, độ phù hợp của mô hình với dữ liệu là điều kiện cần và đủ dể xác định một tập các biến có đạt tính đơn hướng hay không (Steenkamp & Van Trrijp, 1991). Phương sai trích: Thang đo có giá trị nếu phương sai trích phải lớn hơn 0.5, nếu nhỏ hơn có nghĩa là phương sai do sai số đo lường lớn hơn phương sai được giải thích bởi khái niệm cần đo, do đó thang đo không đạt giá trị. Giá trị hội tụ: được đánh giá dựa vào hệ số hồi quy nhân tố của từng biến của khái niệm tiềm ẩn nếu nó là đơn huớng. Nếu 11
  21. khái niệm tiềm ẩn là đa hướng thì giá trị hội tụ của khái niệm tiềm ẩn sẽ đạt yêu cầu khi giá trị hội tụ cho từng thành phần đều đạt. Giá trị phân biệt:. Giá trị phân biệt nhờ phân tích CFA sẽ đạt yêu cầu nếu thỏa mãn các tiêu chí sau: tương quan giữa hai thành phần của một khái niệm hay giữa hai khái niệm nhỏ hơn 1 một cách có ý nghia; mô hình thỏa mãn độ phù hợp với dữ liệu. 4.2.4 Kỹ thuật phân tích mô hình cấu trúc SEM Để tìm ra mức độ của các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh. Phương pháp kiểm định giả thuyết và mô hình nghiên cứu bằng công cụ SEM ngoài việc có ưu điểm hơn so với các phương pháp truyền thống như hồi quy đa biến do tính được sai số đo lường, còn cho phép kết hợp các khái niệm tiềm ẩn với đo lường của chúng với mô hình lý thuyết cùng một lúc 5 Kết cấu của Khóa luận Nội dung chính của luận văn ngoài phần I và phần III thì phần II bao gồm 3 chương Chương I: Tổng quan về lãnh đạo và năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Chương 2: Đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt tại Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Trường Đại học Kinh tế Huế 12
  22. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ LÃNH ĐẠO VÀ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO 1.1 Cơ sở lý thuyết về cán bộ chủ chốt 1.1.1 Khái niệm về cán bộ và cán bộ chủ chốt 1.1.1.1 Khái niệm cán bộ Theo quan điểm của Đảng ta thể hiện trong các văn kiện thì: Cán bộ bao gồm tất cả cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các tổ chức của hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công lập; những người được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý và những người làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ trong các tổ chức thuộc phạm vi công tác tổ chức và cán bộ của Đảng. Hiện nay, đội ngũ cán bộ gồm bốn loại chính: Cán bộ lãnh đạo, quản lý của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội. Cán bộ lãnh đạo, chỉ huy trong lực lượng vũ trang. Cán bộ tham mưu, khoa học, chuyên gia trong các cơ quan tham mưu, các đơn vị sự nghiệp công lập. Cán bộ quản lý sản xuất, kinh doanh trong các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế nhà nước. Theo luật Cán bộ công chức : Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản ViệTrườngt Nam, Nhà nước, tĐạiổ chức chính học trị - xãKinh hội ở trung tếương, Huếở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước (theo Luật số 22/2008/QH12 của Quốc hội ) 1.1.1.2 Khái niệm cán bộ chủ chốt 13
  23. Cán bộ chủ chốt là những người đứng đầu trong một tổ chức, những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao nhất và chịu trách nhiệm cao nhất trong một cơ quan, tổ chức, đơn vị. Các tổ chức thuộc hệ thống chính trị của nước ta được phân thành nhiều cấp và nhiều bộ phận khác nhau. Tại mỗi cấp, mỗi bộ phận đều có một tập thể lãnh đạo quản lý, những người đứng đầu quan trọng nhất, có chức vụ cao nhất được gọi là cán bộ lãnh đạo chủ chốt. Cán bộ chủ chốt không chỉ là những người thực hiện các chức năng, quyền hạn lãnh đạo đơn thuần, mà còn là những người có trách nhiệm cả về phương diện quản lý tổ chức, được giao đảm đương các nhiệm vụ quan trọng để chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; chịu trách nhiệm trước tập thể và cấp trên về nhiệm vụ được phân công. Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người giữ vị trí quan trọng trong việc cụ thể hóa đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện thực tiễn ở cơ sở, chủ trì, hoạch định chiến lược phát triển, xác định mục tiêu, phương hướng tổ chức thực hiện tất cả các nhiệm vụ đề ra và nhiệm vụ cấp trên giao; kiểm tra, giám sát, kịp thời sửa chữa những hiện tượng lệch lạc, bổ sung, điều chỉnh những chủ trương, giải pháp nếu thấy cần thiết; tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ đề ra. 1.1.2 Vai trò vị trí và tiêu chuẩn cơ bản của cán bộ chủ chốt Đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt là lực lượng tham mưu cho Đảng trong hoạch định chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách, bước đi, giải pháp thực hiện CNH, HĐH ở nước ta. Đồng thời, chính đây là lực lượng lãnh đạo, chỉ đạo tổ chứcTrường thực hiện các nộiĐại dung, nhiệm học vụ của Kinh sự nghiệp CNH,tế HĐHHuế đất nước. Từ mục đích, đặc điểm của nền kinh tế thị trường, Đảng ta khẳng định trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ chủ chốt nhà nước lại càng có vai trò quan trọng để xây dựng thể chế, cơ chế và tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. 14
  24. Đây cũng là đội ngũ tham mưu cho Đảng và Chính phủ về đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế, như: đổi mới công tác kế hoạch hóa, dự báo chiến lược, cải tiến hệ thống thuế, xây dựng hệ thống ngân hàng thương mại, tín dụng Vai trò của đội ngũ cán bộ chủ chốt còn thể hiện ở việc đề xuất các chủ trương, chính sách, pháp luật để thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp, dịch vụ công, những vấn đề xã hội, đồng thời giúp Nhà nước tổ chức kiểm tra, kiểm soát, tạo điều kiện để các hoạt động xã hội hóa sự nghiệp, dịch vụ công phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Nội dung, nhiệm vụ hội nhập kinh tế quốc tế rất phong phú, sâu rộng và phức tạp, bao gồm nhiều lĩnh vực, lại có sự khác biệt giữa nước ta với các nước trên thế giới, nên rất cần phải có sự tham mưu, đề xuất của đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là cán bộ chủ chốt trong việc xây dựng thể chế, chế độ, chính sách khi đất nước hội nhập sâu vào đời sống kinh tế quốc tế. 1.2 Năng lực lãnh đạo và các yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo 1.2.2 Năng lực Mô hình năng lực ASK là một mô hình phổ biến để thể hiện năng lực cá nhân của một con người. ASK là mô hình được sử dụng trong quản trị nhân sự nhằm đào tạo và phát triển năng lực cá nhân. Mô hình này đưa ra các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho các chức danh công việc trong tổ chức dựa trên ba nhóm tiêu chuẩn chính: Phẩm chất hay thái độ (Attitude), Kỹ năng (Skills) và Kiến thức (Knowledges). Theo mô hình này, năng lực là tổng hợp các kiến thức, kỹ năng, tố chất mà một cá nhân cần có. Trường Đại học Kinh tế Huế 15
  25. kỹ năng hành vi kiến thái độ thức năng lực lãnh đạo Hình 1.1 Mô hình năng lực ASK (Nguồn: Benjamin Bloom, 1956) Từ mô hình ASK, theo các góc độ tiếp cận khác nhau, ta có nhiều khái niệm khác nhau về năng lực Từ lĩnh vực kinh tế học, F.E.Weinert cho rằng “Năng lực được thể hiện như một hệ thống khả năng, sự thành thạo hoặc những kĩ năng thiết yếu, có thể giúp con người đủ điều kiện vươn tới một mục đích cụ thể”. Còn J.Coolahan quan niệm : Năng lực là “những khả năng cơ bản dựa trên cơ sở tri thức, kinh nghiệm, các giá trị và thiên hướng của một con người được phát triển thông qua thực hành" Từ góc độ xã hội học, Rycher quan niệm: “Năng lực làm việc là khả năng đáp ứng các các yêu cầu hoặc tiến hành thành công một công việc. Năng lực này bao gồm cả khía Trườngcạnh nhận thức và phiĐại nhận thhọcức”. Còn Kinhtheo Winch vàtế Foreman Huế-Peck, “Năng lực làm việc là một hỗn hợp bao gồm các hành động, kiến thức, giá trị và mục đích thay đổi bối cảnh”. McLagan cho rằng “Năng lực được hiểu là một tập hợp các kiến thức, thái độ, và kỹ năng hoặc cách chiến lựơc tư duy mà tập hợp này là cốt lõi và quan trọng cho việc tạo ra những sản phẩm đầu ra quan trọng” 16
  26. Dù cách trình bày quan niệm về Năng Lực khác nhau do đứng từ các góc độ tiếp cận vấn đề không giống nhau nhưng có thể thấy những điểm chung trong các định nghĩa trên, đó là Năng lực là khả năng thực hiện, làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kĩ năng thuần thục và thái độ phù hợp. Năng lực là những kiến thức, kĩ năng và các giá trị được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân. 1.2.2 Năng lực lãnh đạo Theo Doh J.P , có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực lãnh đạo: - Năng lực lãnh đạo là khả năng tạo ra động lực và hứng khởi cho bản thân và sau nữa là truyền sự hứng khởi cho người khác. - Năng lực lãnh đạo là khả năng giành được sự ủng hộ và nỗ lực tối đa từ các thành viên trong tổ chức. - Năng lực lãnh đạo là tổng hợp các tố chất, kiến thức, hành vi thái độ, kỹ năng mà nhà lãnh đạo cần có để hoàn thành nhiệm vụ của mình. - Năng lực lãnh đạo là khả năng của cá nhân nhằm gây ảnh hưởng, thúc đẩy và khiến người khác cống hiến vì hiệu quả và thành công của tổ chức Như vậy có thể nhận thấy có nhiều cách tiếp cận khác nhau về năng lực lãnh đạo. Để thực hiện công việc chính của nhà lãnh đạo là tạo ra tầm nhìn cho tổ chức, truyền cảm hứng và gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện tầm nhìn đó, nhà lãnh đạo phải có những kiến thức, kỹ năng, tố chất, hành vi đặc biệt. Các khái niệm trên dựa trên mô hình ASK về năng lực mà chúng ta đã phân tích ở phần trước, năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt trong luận văn được hiểu đó là sự tổng hợp các kiến thức, kỹ năng và phẩm chất, thái độ mà một cán bộ chủ chốt cần có trong hoạt động lãnh đạo bản thân,Trường lãnh đạo nhân viên Đại, lãnh đạ ohọc tổ chức nhKinhằm đạt đượ ctế mục Huếtiêu chiến lược của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế. 1.1.3 Những yếu tố cấu thành năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt 1.2.3.1 Phẩm chất - Phẩm chất là quan điểm, ý thức hay phần nào đó là tính cách của người thực thi. - Đây là yếu tố vô cùng quan trọng tạo nên năng lực thực sự và trọn vẹn. Hai người có cùng kỹ năng và kiến thức thì phẩm chất sẽ tạo ra sự khác biệt. 17
  27. - Phẩm chất là yếu tố đóng vai trò quyết định (trong số ba yếu tố cấu thành năng lực) thành công dài hạn hay phát triển bền vững của tổ chức. - Các phẩm chất cán bộ chủ chốt cần có để đảm bảo tính hiệu quả trong công tác lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế gồm: a) Nhìn xa trông rộng Nhìn xa trông rộng có thể được xem là một trong những phẩm chất quan trọng nhất của cán bộ chủ chốt. Khi có một tầm nhìn tốt, giám đốc mới có thể đề ra được những chiến lược khả thi, triển khai được những kế hoạch đúng đắn và mang đến lợi nhuận lâu dài cho doanh nghiệp. Cán bộ chủ chốt phải biết kết hợp giữa nhận thức chủ quan và những yếu tố khách quan bên ngoài để có cái nhìn bao quát mọi vấn đề mà tổ chức sắp phải đối mặt. b) Tính mạo hiểm và quyết đoán Tính quyết đoán mạo hiểm, không sợ khó khăn nguy hiểm, dám đương đầu với thất bại là phẩm chất quan trọng và có ý nghĩa quyết định tới đến thành bại trong hoạt động của tổ chức c) Ham học hỏi Cán bộ chủ chốt chỉ có thể điều hành, lãnh đạo tổ chức hiệu quả nếu họ thực sự hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của họ. Ngoài những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực hoạt động của mình, cán bộ chủ chốt còn phải luôn có tinh thần học hỏi để không ngừng nâng cao kiến thức, nhận biết và cập nhật những thông tin và tri thức mới. d) Tư duy đổi mới và sáng tạo Sáng tạo là khả năng tư duy tạo ra cái mới, cái khác lạ có giá trị đối với bản thân và xã hội, cải tạo cái cũ cái lạc hậu để gia tăng giá trị. Sáng tạo có thể xuất phát chính từ niềmTrường đam mê muốn khám Đại phá, chinh học phục cáiKinh mới. Đây làtế ph ẩHuếm chất thể hiện sự chủ động khởi xướng và thực hiện đổi mới của cán bộ chủ chốt, luôn suy nghĩ sáng tạo đồng hành với phòng ngừa rủi ro, khuyến khích thuộc cấp phát huy sáng kiến vì mục tiêu chung của tổ chức e) Linh hoạt và nhạy bén Phẩm chất này thể hiện khả năng thích ứng của cán bộ chủ chốt trong những hoàn cảnh, tình huống, môi trường khác nhau. Khả năng thích nghi, nhạy bén và linh 18
  28. hoạt cho phép giám đốc nắm bắt được sự thay đổi nhanh chóng của môi trường kinh doanh, phán đoán được những xu hướng phát triển thị trường, sản phẩm trong tương lai cho doanh nghiệp. f) Trách nhiệm Là phẩm chất thể hiện khả năng chịu trách nhiệm trước hành vi, kết quả hoạt động của cá nhân, có ý thức trách nhiệm trong từng công việc được giao, có ý thức nhận lỗi và không đổ lỗi cho người khác. Cán bộ chủ chốt có tố chất này sẽ là một hình mẫu, một tấm gương phản chiếu để thuộc cấp noi theo. g) Tính bao quát Với vai trò là người đứng đầu điều tổ chức, cán bộ chủ chốt cần có cái nhìn bao quát và lãnh đạo tất cả các phương diện của tổ chức một cách hệ thống, có tính quy luật, có tính toàn diện. Phẩm chất này sẽ giúp cán bộ chủ chốt nắm bắt được tổng thể toàn bộ tình hình hoạt động của tổ chức, từ công tác kế hoạch, tổ chức, chỉ huy cho đến công tác kiểm tra điều chỉnh; từ hoạt động tài chính, nhân sự, h) Đạo đức nghề nghiệp (trung thực, liêm chính, công tâm ) Đó có thể là sự trung thực, sự liêm chính, sự công tâm của cán bộ chủ chốt trong công tác điều hành tổ chức cũng như đối với khách hàng, đối với xã hội. Một cán bộ chủ chốt có đạo đức nghề nghiệp có thể dành được lòng tin của mọi người và sẽ được ngưỡng mộ vì sự đồng nhất của những giá trị cốt lõi bên trong. Những phẩm chất này có thể coi như một hình mẫu tiêu biểu để mọi người noi theo, cũng như giúp cho toàn bộ tổ chức xây dựng những giá trị văn hoá hữu hiệu. i) Tính kiên nhẫn Đây là phẩm chất giúp cán bộ chủ chốt không bao giờ đầu hàng với khó khăn khi chưa thựTrườngc sự đối đầu nó. Ch Đạiỉ có tin tư ởhọcng vào m Kinhục tiêu lâu dài tế và kiên Huế nhẫn mới có thể thực hiện được các mục tiêu. j) Tự tin Tự tin cũng là một trong những tố chất quan trọng của người lãnh đạo, nó chính là chất xúc tác, là động lực tạo nên mọi sức mạnh, mọi năng lực, trở thành ý chí mãnh liệt. Cán bộ chủ chốt tự tin thường cố gắng gánh vác những công việc khó khăn và đề 19
  29. ra các mục tiêu mang nhiều thách thức. Điều đó sẽ làm tăng quyết tâm và cam kết của cấp dưới, của người lao động để hoàn thành mục tiêu đề ra từ đầu 1.2.3.2 Kỹ năng Kỹ năng là yếu tố tạo ra sự khác biệt trong những tình huống, công việc cụ thể. Kỹ năng bao gồm kinh nghiệm và mức độ thành thạo trong xử lý công việc. Kỹ năng chính là biểu hiện cao nhất của việc áp dụng kiến thức hay kinh nghiệm đã học hỏi, tích lũy được vào thực tiễn. - Kỹ năng được chia thành các cấp độ chính như: bắt chước (quan sát và hành động theo khuôn mẫu), ứng dụng (thực hiện một số hành động bằng cách làm theo hướng dẫn), vận dụng thực hiện hành động gắn với (mỗi hoàn cảnh), vận dụng sáng tạo (trở thành phản xạ tự nhiên) (Dave, 1975) Một số kỹ năng quản lý và lãnh đạo cấp phòng a) Kỹ năng lãnh đạo nhóm Cán bộ chủ chốt phải hiểu được bản thân mình và các thành viên khác của nhóm :Họ là ai? Họ có kỹ năng gì? Đâu là điểm mạnh, điểm yếu của họ? Để có thể đánh giá đúng bản thân các thành viên để họ có thể tương trợ hỗ trợ cho nhau, điểm mạnh người này sẽ được nhóm tận dụng và bổ trợ điểm yếu người khác và ngược lại. Vấn đề không phải mới bởi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói "Dụng nhân như dụng mộc". Tuy nhiên, trong thực tiễn quản lý hành chính ở nước ta, sau khi thành lập Ban chỉ đạo hay các tổ chức phối hợp liên ngành và cả khi các tổ chức này đi vào hoạt động chúng ta vẫn chưa thực sự coi trọng bước này. Có thể, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm nên sự hạn chế trong hoạt động phối hợp. Cán bộ chủ chốt phải xác định được mục tiêu của nhóm. Xem xét cách dẫn dắt nhóm đi đến đích như thế nào, bằng cách nào để đạt được điều mong muốn. Xác định mục tiêu,Trường phương pháp, cách Đại thức đ ạthọc được m ụKinhc tiêu rất quan tế trọ ng.Huế Đặc biệt đối với các nhóm dự án chỉ được thành lập và tồn tại tạm thời trong một thời gian nào đó để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính (Tin học hóa văn phòng, tổ chức một hoạt động kỷ niệm hoặc các tổ chức phối hợp liên ngành tiến hành một hoạt động phối hợp nào đó trong quản lý hành chính, ) 20
  30. Cán bộ chủ chốt phải biết cách đo lường kết quả, hiệu quả. Phải thường xuyên xem xét, ,đánh giá lại kết quả và cách thức diễn đạt đến kết quả. Và cuối cùng cán bộ chủ chốt phải duy trì nhóm phối hợp hiệu quả. b) Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin và tình cảm dựa trên sự trao đổi giữa hai hay nhiều người sử dụng một mã cử chỉ, từ ngữ để có thể hiểu được thông tin được chuyển từ người phát tin đến người nhận tin. Giao tiếp công vụ là sự tương tác thông tin và cảm xúc giữa chủ thể quản lý ( công cơ quan hành chính) với đối tượng quản lý( công chức, công dân, tổ chức, ) trong thực thi công vụ nhằm đạt mục đích. Kỹ năng giao tiếp gồm có : Kỹ năng nghe: rèn luyện kỹ năng lắng nghe là một quá trình, đòi hỏi các bộ chủ chốt phải có ý thước thường xuyên trau đồi và tự đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn hoạt động giao tếp của mình. Có như vậy mới hy vọng nâng cao được hiệu quả công tác để phục vụ nhân dân được tốt hơn Kỹ năng nói và thuyết trình: + Để rèn luyện kỹ năng nói, cán bộ chủ chốt cần chú ý tới những điểm sau  Sử dụng ngôn từ một cách chính xác, rõ ràng; văn phong dễ hiểu và có sức thuyết phục  Khéo léo vận dụng các yếu tố phi ngôn từ như (1) Giọng nói truyền cảm với nhịp độ vừa phải, có điểm nhấn (2) Ánh mắt thân thiện và bao quát (3) Nét mặt và nụ cười (4)Trường Tư thế đúng mực Đại học Kinh tế Huế (5) Khoảng cách phù hợp, + Kỹ năng thuyết trình: cán bộ chủ chốt phải dùng lý lẽ và các phương tiện khác để tình bày, thuyết phục người khác hiểu, tin và làm theo vấn đề mà người thuyết trình đưa ra. c) Kỹ năng tổ chức và điều hành cuộc họp 21
  31. Họp là một hình thức của hoạt động quản lý nhà nước, là cách thức giải quyết công việc, thông qua đó, thủ trưởng cơ quan hành chính nhà nước trực tiếp thực hiện lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành hoạt động. Cán bộ chủ chốt cần sử dụng kỹ năng này thật tốt mới có thể phổ biến được chủ trương, chính sách; thực hiện được các quy chế công khai, dân chủ; phát huy được sự tham gia rộng rãi của các nhân viên , đánh giá tình hình hoạt động của phòng, 1.2.3.3 Kiến thức Có khá nhiều khái niệm về kiến thức - Kiến thức bao gồm những dữ kiện, thông tin, sự mô tả, hay kỹ năng có được nhờ trải nghiệm hay thông qua giáo dục - Kiến thức được hiểu là những năng lực về thu thập thông tin dữ liệu, năng lực hiểu các vấn đề (comprehension), năng lực ứng dụng (application), năng lực phân tích (analysis), năng lực tổng hợp (synthethis), năng lực đánh giá (evaluation). Cán bộ chủ chốt cần có Kiến thức chuyên môn và các kiến thức cơ bản a) Kiến thức chuyên môn – Kỹ thuật Để lãnh đạo tốt không thể không có kiến thức chuyên môn liên quan đến nhiệm vụ quản lý hay tác nghiệp. Mặc dù vậy, mức độ hiểu biết chuyên môn của cán bộ chủ chốt cũng tùy thuộc vào từng phòng. Ví dụ: cán bộ chủ chốt phòng Tổ chức nhân sự ở các cơ quan, đơn vị cần có kiến thức chuyên sâu về quản trị nhân sự như: Tuyển dụng, sử dụng, đào tạo, phát triển, đánh giá, Cán bộ chủ chốt phòng tài vụ cần có sự hiểu biết về tài chính – kế toán, cán bộ chủ chốt phòng giáo dục – đào tạo một huyện thì phải am hiểu về công tác quản lý giáo dục. b)TrườngKiến thức về khoa Đạihọc quản lýhọc Kinh tế Huế Kiến thức của một cán bộ chủ chốt cần thiết phải có sẽ không chỉ là các chuyên môn nghiệp vụ hay kỹ năng nghề nghiệp mang tính kỹ thuật như đã nêu trên. Bởi lẽ lãnh đạo cấp phòng còn phải làm công tác quản lý nên nhóm kiến thức thứ hai hết sức quan trọng đối với họ, đó là các hiểu biết về khoa học - quản lý mà trước hết là lý thuyết quản lý. 22
  32. Ví dụ: Cán bộ chủ chốt cần phải có kiến thức về xây dựng kế hoạch chuyên môn và các loại kế hoạch liên quan đến phát triển tổ chức; kiến thưc về phương pháp thuyết kế và phân công công việc; hiểu biết về lý thuyết và kỹ thuật triển khai các công việc trong thực tế; về công tác kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động quản lý; đặc biệt là các phương pháp lãnh đạo thông thường trong quản lý như: phương pháp phân tích tình huống, phương pháp chức năng, phương pháp tiếp cận hệ thống, sẽ rất cần thiết cho các lãnh đạo cấp phòng khi xem xét các vấn đề mà phòng phải giải quyết theo các yêu cầu khác nhau. Ngoài ra, các phương pháp quản lý khác như phương pháp tổ chức, phương pháp vận động thuyết phục, phương pháp hành chính, cũng rất cần thiết cho hoạt động quản lý phòng. Chúng ta có thể xem trên đây là hai nhóm kiến thức cần thiết cho một cán bộ chủ chốt cấp phòng và chúng luôn tác động qua lại với nhau. Có thể mô tả mối quan hệ nêu trên qua sơ đồ sau đây: LÃNH ĐẠO CHỦ CHỐT KIẾN THỨC CHUYÊN KIẾN THỨC VỀ QUẢN MÔN NGHIỆP VỤ LÝ KHOA HỌC Hình 1.2 Mối quan hệ giữa kiến thức chuyên môn nghiệp vụ và khoa học quản lý Trường Đại(Nguồ nhọc Tài liệu đàoKinh tạo bồi dư ỡtếng lãnh Huếđạo cấp phòng) c) Các kiến thức cơ bản khác Loại kiến thức cơ quản trước hết mà lãnh đạp cấp phòng phải có đó là kiến thức về chính trị,pháp luật, tâm lý, xã hội, đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ, bộ máy nhà nước và các thể chế trong hoạt động của nó. Tiếp theo là các kiến thức về môi trường hoạt động, về hội nhập, về sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực liên quan đến chuyên môn của phòng. Chẳng 23
  33. hạn, sẽ rất hạn chế cho công việc của mình nếu một cán bộ chủ chốt cấp phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở cấp huyện mà lại không hiểu biết về sự phát triển của công nghệ sinh học hiện đại không hiểu biết về sự phát triển của công nghệ biến đổi gen, Cũng như vậy, sẽ không phải là hình ảnh tốt của một cán bộ chủ chốt cấp phòng tài nguyên môi trường mà không có hiểu biết tối thiểu về biến đổi khí hậu, về khoa học trái đất, Sẽ là một hạn chế rất khó có thể chấp nhận, nếu một lãnh đạo cấp phòng trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay mà không có hiểu biết về khoa học thông tin và khả năng ứng dụng của công nghệ thông tin trong thực tế, dù chí ít cũng là để đề xuất các dự án ứng dụng cho ngành mình quản lý. 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau bàn về các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của nhà lãnh đạo nói chung và cán bộ chủ chốt nói riêng. Một số quan điểm cho rằng các yếu tố hình thành nên năng lực lãnh đạo chủ yếu là từ tư chất năng khiếu bẩm sinh của bản thân các cán bộ chủ chốt. Một số khác thì lại cho năng lực lãnh đạo có thể được hình thành và phát triển trong những hoàn cảnh, môi trường nhất định thông qua gia đình, nhà trường, xã hội nơi mà các cán bộ chủ chốt được đào tạo, giao lưu rèn luyện. Tuy nhiên, qua việc nghiên cứu về bản chất của lãnh đạo và năng lực lãnh đạo, chúng ta có thể nhận thấy rằng lãnh đạo còn liên quan đến đặc điểm cấp dưới, liên quan đến các tình huống, hoàn cảnh, môi trường bên ngoài tác động. Chính vì vậy khi nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa ThiênTrường Huế, luận văn đĐạiã thống nhhọcất đi theo Kinh quan điểm ctếủa Fred Huế Fiedler . Fiedler đã nhận ra tầm quan trọng của nhà lãnh đạo, cấp dưới và tình huống trong quy trình năng lực lãnh đạo và ông đã sử dụng ba thành phần này để phát triển mô hình ngẫu nhiên của năng lực lãnh đạo. Dựa trên cơ sở đó, kết hợp với đối tượng nghiên cứu của luận văn là Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và cơ chế quản lý của nhà nước đối với Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế luận văn đã phát triển các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt bao gồm: yếu tố thuộc về bản thân 24
  34. cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế; yếu tố liên quan đến đặc điểm của tổ chức và cấp dưới; và nhóm yếu tố vĩ mô. 1.3.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân cán bộ chủ chốt văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế - Trình độ: trình độ của cán bộ chủ chốt muốn nói đến ở đây bao gồm trình độ học vấn và trình độ chuyên môn. Việc cán bộ chủ chốt có được nền tảng trình độ kiến thức cơ bản, kiến thức tốt về ngành, lĩnh vực, về hoạt động lãnh đạo, quản lý sẽ giúp họ có thể vận dụng trong quá trình lãnh đạo hoạt động của tổ chức một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, có nền tảng trình độ tốt giúp họ có thể nhanh chóng tiếp thu hiệu quả các kiến thức, kỹ năng trong các khóa đào tạo nâng cao năng lực lãnh đạo. - Kinh nghiệm: kinh nghiệm của cán bộ chủ chốt có thể được đúc kết từ thực tiễn và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà lãnh đạo thành công ở trong nước hoặc quốc tế. Đây là nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao kỹ năng, năng lực cho các cán bộ chủ chốt. Những trải nghiệm từ thực tiễn kinh doanh sẽ giúp cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng tự tin, vững vàng trong công tác quản lý. - Tình trạng sức khỏe: trạng thái sức khỏe có ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động. Nếu người có tình trạng sức khỏe không tốt sẽ dẫn đến mất tập trung trong quá trình lao động, làm cho độ chính xác của các thao tác trong công việc giảm dần, chất lượng tham mưu không cao. - Các tố chất thiên bẩm: nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khả năng nhận thức và đặc điểm tính cách phần nào là do bẩm sinh. Vì thế tài năng hoặc đặc điểm bẩm sinh có thể đem đến sự thuận lợi hoặc bất lợi nhất định cho một nhà lãnh đạo. Các tố chất thiên bẩm để đánh giá năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt như chỉ số thông minh (IQ); chTrườngỉ số thông minh c ảmĐại xúc (EQ); học chỉ số Kinhthông minh xãtế hộ i Huế(SQ); chỉ số thông minh sáng tạo (CQ); chỉ số say mê (PC); chỉ số vượt khó (AQ); trình độ biểu đạt ngôn ngữ (SQ); chỉ số đạo đức (MQ) Các chỉ số này trong những tình huống khác nhau đều có quan trọng trọng việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo cho cán bộ chủ chốt - Độ tuổi: đây cũng là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc hình thành và phát triển năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt. Các cán bộ trẻ thì thường yêu thích sự mạo 25
  35. hiểm, có nhiều ý tưởng táo bạo, thích thay đổi hơn, linh hoạt, dễ thích nghi với những biến động của môi trường Riêng với cán bộ lớn tuổi hơn thì họ lại có yếu tố kinh nghiệm, sự từng trải nên trong nhiều tình huống dù khó khăn, họ đều có thể bản lĩnh vững vàng trước những thử thách. - Hoàn cảnh và truyền thống gia đình: theo lý thuyết con người vĩ đại, các yếu tố hình thành nên tố chất lãnh đạo của các nhà lãnh đạo chủ yếu là gia đìnhvà dòng tộc. Nếu ai đó không sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống làm lãnh đạo thì khó có thể có các tố chất lãnh đạo và vì thế khó có thể trở thành nhà lãnh đạo giỏi trong một tổ chức. 1.3.2 Đặc điểm của tổ chức và cấp dưới - Môi trường làm việc: là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Nó liên quan đến thể chế, bộ máy, cơ chế đánh giá và sử dụng con người. Một môi trường làm việc mà ở đó cán bộ chủ chốt có đức, có tài được trọng dụng, được cất nhắc lên các vị trí quan trọng thì sẽ tạo được tâm lý muốn vươn lên, thực hiện các công việc đạt chất lượng cao hơn, hình thành tâm lý tự phấn đấu, hoàn thiện bản thân để được công nhận và sử dụng. Ngược lại, nếu một môi trường công tác không có sự cạnh tranh lành mạnh, nhân tài thực sự không được trọng dụng, dựa vào các mối quan hệ để thăng tiến thì sẽ không tạo được tâm lý muốn cống hiến của đội ngũ cán bộ chủ chốt. - Thể chế quản lý cán bộ chủ chốt: bao gồm hệ thống luật pháp, các chính sách, chế độ liên quan đến tuyển dụng, sử dụng, đào tạo và phát triển, thù lao lao động, đề bạt Thể chế quản lý cán bộ chủ chốt còn bao gồm bộ máy tổ chức nhà nước và các quy định về thanh tra, kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ của công chức nhà nước chi phối đếnTrường chất lượng và nâng Đại cao chấ t họclượng củ aKinh đội ngũ công tế chứ c Huếnhà nước. Do đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước là có tính thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, chịu sự điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật hiện hành nên chất lượng và nâng cao chất lượng cán bộ chủ chốt chịu sự tác động và chi phối của thể chế quản lý đội ngũ công chức này. - Thu nhập của cán bộ chủ chốt: nhu cầu vật chất vẫn là vấn đề cấp bách của cán bộ, công chức hiện nay. Mức lương, thưởng hiện nay vẫn còn hạn chế, lương tăng 26
  36. không đủ bù so với mức tăng của các mặt hàng trong xã hội. Điều đó làm cho mức sống trở nên khó khăn hơn đối với cán bộ chủ chốt nhà nước. Lợ i ích kinh tế không được đáp ứng dẫn đến việc cán bộ chủ chốt ít có động lực làm việc hoặc có làm thì chỉ mang tính chiếu lệ, ít có tính chủ động, sáng tạo, làm việc không đạt chất lượng cao. - Chế độ chính sách: đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt bao gồm các chế độ, chính sách như: tiền lương, phụ cấp, tiền thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội Đây chính là một trong những yếu tố thúc đẩy sự tận tâm, tận lực phục vụ nhân dân, cũng như là động lực, là điều kiện đảm bảo để họ phấn đấu nâng cao trình độ, năng lực trong việc hoàn thành tốt công việc được giao. Khi các chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt được đảm bảo sẽ tạo nên những tiền đề và động lực. Chế độ, chính sách đảm bảo lợi ích vật chất vừa là điều kiện, vừa là động lực đối với đội ngũ cán bộ chủ chốt trong việc nâng cao trình độ. - Quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương: có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt. Đội ngũ cán bộ chủ chốt có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và bộ máy nhà nước nói riêng. Nếu quan điểm của Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm và mạnh dạn trong việc tăng thẩm quyền , phân cấp hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cán bộ chủ chốt và hiệu quả thực thi công vụ. 1.3.3 Nhóm nhân tố thuộc về môi trường vĩ mô - Truyền thống văn hóa của địa phương: phần lớn đội ngũ cán bộ chủ chốt có nguồn gốc, trưởng thành từ chính quê hương. Do vậy, truyền thống, văn hóa của địa phương có ảnh hưởng tới suy nghĩ và cách ứng xử cũng như tác phong làm việc của đội ngũ Trườngcán bộ chủ chốt. Đại học Kinh tế Huế - Tình hình kinh tế- chính trị: của xã hội, của đất nước và địa phương trong từng giai đoạn; trình độ văn hóa, sức khỏe của dân cư; sự phát triển của công nghệ thông tin; đường lối phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và quan điểm sử dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của Đảng, Nhà nước và địa phương, 1.4 Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước về năng lãnh đạo của cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyên, và cấp xã 27
  37. Trong quá trình tổng hợp các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả kì vọng chỉ tập trung nghiên cứu các tài liệu, công trình nghiên cứu liên quan đến năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt trong các cơ quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã nhằm làm cơ sở, nền tảng cho luận văn của mình. Do tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu nên nhiều học giả, các nhà nghiên cứu cả ở nước ngoài và trong nước đã đi sâu bàn luận nhiều vấn đề liên quan về xây dựng, phát huy vai trò của cán bộ ở các góc độ khác nhau. 1.4.1 Tổng quan nghiên cứu nước ngoài về công tác cán bộ và năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt Trong cuốn “Thúc đẩy cải cách, tiến lên trước” của hai nhà nghiên cứu Tăng Ngọc Thành và Chu La Canh do Phạm Ngọc Hạnh, Trần Văn Bình và Phạm Văn Lan dịch và giới thiệu, Nxb CTQG xuất bản năm 1997, đã tổng kết những kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc. Một trong những vấn đề nghiên cứu được tác giả cuốn sách đề cập là cần phải quân tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cách mạng, năng động, sáng tạo. Một kinh nghiệm cốt tử là công tác cán bộ phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đảng phải chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính trị; kiên trì phương châm “bốn hóa” trong xây dựng đội ngũ cán bộ, bao gồm: Cách mạng hóa, trẻ hóa, tri thức hóa, chuyên môn hóa. Trung Quốc coi đó là một khái niệm hoàn chỉnh, trong đó cách mạng hóa là tiền đề quyết định tính chất của phương châm này.Thực hiện phương châm “bốn hóa” là yêu cầu tất yếu của sự nghiệp cải cách mở cửa hiện nay. Về tiêu chuẩn cán bộ Trung Quốc duy trì nguyên tắc “tài đức song toàn” gắn chặt với nguyên tắc “thực tiễn là số một” và nguyên tắc “được nhân dân công nhận”. Về đánh giá cán bộ, Trung Quốc thực hiện xem xét một cách toàn diệTrườngn cả “đức, năng, c ầĐạin, tích” đ ểhọcquyết đ ịnhKinh lấy hay không tế l ấHuếy, dùng hay không dùng. Một trong những kinh nghiệm quý giá mà Trung Quốc đúc kết là phải coi trong bồi dưỡng cán bộ mới và cốt cán cách mạng, coi việc bồi dưỡng người kế tục sự nghiệp cách mạng là việc quan trọng trong công tác cách mạng của Đảng;tập trung cải cách việc dạy và học ở các trường Đảng, Học viện Hành chính, coi trọng đưa người ra nước ngoài đào tạo (phần lớn là trung, thanh niên), đa dạng hóa các loại hình đào tạo, tăng cường tính thực tiễn. Thường xuyên quan tâm cải cách chế độ tiền lương và tạo 28
  38. môi trường thuận lợi cho cán bộ trẻ, ưu tú xuất hiện ngày càng nhiều. Đối với cán bộ hương trấn (như xã, phường, thị trấn) ngoài việc trả lương từ ngân sách nhà nước, coi trọng việc khuyến khích cán bộ nâng cao năng lực, trí thức, phát triển sản xuất kinh doanh và hưởng một phần lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp hương trấn. Những nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về năng lực lãnh đạo doanh nghiệp chỉ tập trung làm rõ một trong ba khía cạnh Kiến thức – kỹ năng – phẩm chất. Cụ thể như : Về tố chất lãnh đạo, lý thuyết tố chất cá nhân đã chỉ ra một số đặc tính nhất định đảm bảo cho sự thành công của người lãnh đạo; trường phái này cho rằng nếu người lãnh đạo có những tố chất ấy thì thường có năng lực lãnh đạo cao. Stogdill (1974) đã phát hiện một số phẩm chất thường xuất hiện ở các nhà lãnh đạo đó là sự thông minh, có trách nhiệm, sự tự tin, kỹ năng về xã hội, nhanh nhẹn, minh mẫn, sáng tạo, và tính kiên định. Trong nghiên cứu của Peter G. Northouse đã tổng hợp các tố chất được đề cập đến trong rất nhiều các nghiên cứu của các học gia khác. Ví dụ theo Lord và cộng sự (1986) thì sự thông minh, đặc điểm nam tính và khả năng gây ảnh hưởng là phẩm chất của người lãnh đạo. Marlove (1986) lại cho rằng chỉ số thông minh cảm xúc sẽ giúp người lãnh đạo có thể hiểu được suy nghĩ, hành vi, cảm xúc của người khác. Kirpatrick và Locke (1991) chỉ ra đặc tính của lãnh đạo là sự tự tin, khả năng nhận thức, sự liêm chính, năng lực thúc đẩy và tạo động lực, lòng nhiệt huyết. Smith và Foti (1998) đã phát hiện các tố chất lãnh đạo như trí thông minh kiệt xuất, sư tự tin. Mumford và cộng sự (2000) đã cho rằng đặc tính dám đối mặt với thử thách, có khả năng gây ảnh hưởng, và có mức độ cam kết xã hội, Về kiến thức lãnh đạo, rất nhiều nghiên cứu đã đề cập và nhấn mạnh đến tầm quan trọTrườngng của kiến thức ảnhĐại hưởng họcvà góp ph ầKinhn nâng cao năngtế lựHuếc lãnh đạo. Trong nghiên cứu của Peter G. Northouse cũng đã tổng hợp các kiến thức được đề cập đến trong các nghiên cứu khác. Trong các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của các tác giả Mahoney Jerdee, & Carroll (1965), Mintzberg (1973), Katz Kahn (1978), Lau, Newman, & Broedling (1980), Kanungo & Misra (1992), Connelly và cộng sự (2000), Mumford, Marks, Connelly, Zaccaro, & Reiter Palmon (2000), Zaccaro (2001) tập 29
  39. trung vào công việc của người lãnh đạo và các kiến thức cần thiết thay vì xoay quanh các tố chất lãnh đạo. Về kỹ năng lãnh đạo, các nghiên cứu đã nhấn mạnh vào tầm quan trọng của kỹ năng đối với việc nâng cao năng lực lãnh đạo. Katz đã xác định ba loại kỹ năng cần thiết của lãnh đạo: kỹ năng kỹ thuật, kỹ năng nhân sự và kỹ năng tư duy. Mỗi kỹ năng cần thiết cho các nhà lãnh đạo thành công để sở hữu, nhưng yêu cầu của mỗi kỹ năng có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí trong hệ thống phân cấp tổ chức. Goleman (1998) nêu ba lĩnh vực kỹ năng lãnh đạo: kỹ năng hoàn toàn kỹ thuật, khả năng nhận thức, và năng lực đã chứng minh trí tuệ cảm xúc . Có năm thành phần trí tuệ cảm xúc đó là tự nhận thức, tự điều chỉnh, động lực, sự đồng cảm, và kỹ năng xã hội. Nhìn chung từ tổng quan các tài liệu nghiên cứu về lãnh đạo có thể thấy các nghiên cứu về năng lực lãnh đạo có thể quan tâm tới bối cảnh, các yếu tố thuộc môi trường ngoài tổ chức cũng như các đối tượng hữu quan khác nhưng đều cho thấy rằng các tố chất, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo là cần thiết đối với vị trí một nhà lãnh đạo điều hành doanh nghiệp Qua tìm hiểu, có nhiều nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của các lãnh đạo doanh nghiệp theo hướng nghiên cứu về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiến thức – kỹ năng – phẩm chất/hành vi/ thái độ/ tố chất/hành động của nhà lãnh đạo nhưng chưa có nhiều nghiên cứu nước ngoài về năng lực lãnh đạo cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước theo hướng này. 1.4.2. Tổng quan nghiên cứu trong nước về cán bộ và năng lực lãnh đạo cán bộ chủ chốt trong các cơ quan nhà nước Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước, những năm qua nhiều nhà nghiên cứu lý luận và cán bộ chỉ đạo thực tiễn ở các địa phương đã có những bài viết đi sâu nghiênTrường cứu và đề xu Đạiất những họcgiải pháp Kinhxây dựng độ i tếngũ cánHuế bộ, cán bộ chủ chốt trong các cơ quan hành quan hành chính nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Gần đây nhiều công trình, đề tài khoa học, các luận văn, luận án đã đề cập vấn đề này ở những góc độ khác nhau. Công trình “Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” của PGS.TS.Nguyễn Phú Trọng và PGS.TS. Trần Xuân Sầm đề cập đến cơ sở lý luận của việc sử dụng tiêu chuẩn cán bộ trong 30
  40. công tác cán bộ; những kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; quan điểm, phương hướng nâng cao chất lượng công tác cán bộ, trong đó có “tiêu chí xây dựng cán bộ”. Đề tài luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “Xây dựng đội ngũ cấp ủy viên quận, huyện, của thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay” của Trương Thị Bạch Yến, bảo vệ năm 2006 tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh., đề xuất giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Quảng Bình; đề cập một số khái niệm cơ bản cán bộ; cán bộ lãnh đạo, quản lý; đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh; tiêu chuẩn cán bộ; đánh giá cán bộ; quy hoạch cán bộ; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ; bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ; quản lý cán bộ thực hiện chính sách cán bộ; vị trí , vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và yêu cầu bức thiết phải xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu trong từng thời kì. Đồng thời, trên cơ sở khoa học, đề tài đã tập trung xác định rõ những nội dung như những vấn đề đã đặt ra trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh ở Quảng Bình, từ đó đặt ra đòi hỏi bức thiết phải đổi mới, nâng cao chất lượng, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt ở cấp tỉnh đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; một số yêu cầu trong xây dựng đợi ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh giai đoạn hiện nay; nội dung xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh từ xây dựng tiêu chuẩn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển, điều động, chế độ, chính sách và kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định đối với cán bộ lãnh đạo lý cấp tỉnh. Đề tài Luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng “Xây dựng đội ngũ cán bộ thuộc diện thành ủy, huyện ủy quản lý ở tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn hiện nay” của Nguyễn Chí Cường, Trườngbảo vệ năm 2007 tạĐạii Học vi ệnhọc CTQG HKinhồ Chí Minh. tếNhữ ngHuế công trình, đề tài này đã làm rõ những luận cứ khoa học về xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới, cả ở tầm vĩ mô, cả ở một số địa phương cụ thể, giúp cho tác giả luận văn có thêm cơ sở khoa học cả lý luận và thực tiển để hoàn thiện luận văn. Luận án tiến sĩ lịch sử “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long” của Phạm Công Khâm bảo vệ tại Học viện CTQG Hồ Chí Minh năm 2002 là công trình nghiên cứu công phu của tác giả, đề cập rất sâu sắc vai 31
  41. trò, thực trạng, chỉ ra những mục tiêu, giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã ở Đồng bằng sông Cửu Long. Một trong các giải pháp được tác giả luận án đặc biệt quan tâm là nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt cấp xã. Theo tác giả cần đổi mới mạnh mẽ nội dung, đa dạng hóa các loại hình đào tạo, vận dụng linh hoạt các hình thức, tạo môi trường thuận lợi cho cán bộ chủ chốt cấp xã phấn đấu rèn luyện đáp ứng yêu cầu sự nghiệp CNH, HĐH ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đề án nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý từ huyện đến cơ sở của Đảng bộ huyện Si Ma Cai giai đoạn 2015-2020 đã nêu ra được thực trạng chất lượng đội ngũ các bộ lãnh đạo của huyện Si Ma Cai những ưu điểm và hạn chế.Từ đó phát triển ưu điểm và khắc phục hạn chế đế góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ, cán bộ lãnh đạo, quản lý từ huyện đến cơ ở của huyện Si Ma Cai trong giai đoạn 2015- 2020 Tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp sở và tương đương và tài liệu bồi dưỡng lãnh đạo cấp phòng và tương đương do Bộ Nội vụ Ban hành năm 2013. Trong đó, đề cập đến các vấn đề: về xây dựng và phát triển phong cách lãnh đạo quản lý của lãnh đạo cấp sở; các kỹ năng của lãnh đạo (kỹ năng lãnh đạo nhóm,kỹ năng giao tiếp của lãnh đạo cấp phòng,một số kỹ năng giao tiếp trong hoạt động quản lý của lãnh đạo cấp phòng, ) Các công trình nghiên cứu trên tuy đã đề cập vấn đề xây dựng, nâng cao đội ngũ cán bộ các cấp dưới các góc độ khác nhau, song chưa có công trình nào nghiên cứu nào theo hướng nghiên cứu về năng lực lãnh đạo tiếp cận theo khía cạnh các yếu tố kiến thức – kỹ năng – phẩm chất/hành vi/ thái độ/ tố chất/hành động của nhà lãnh đạo.Vì vậy, tác giả lựa chọn xu hướng tiếp cận theo mô hình ASK đánh giá năng lực lãnh đạo.Trường Theo đó năng lự c Đạilãnh đạo cánhọc bộ chủ Kinhchốt sẽ bao g ồtếm ba Huếyếu tố cấu thành: - Kiến thức lãnh đạo - Kỹ năng lãnh đạo - Phẩm chất lãnh đạo Theo cách tiếp cận này chứng ta có thể có được khung năng lực toàn diện, rõ ràng, có thể liệt kê một cách đầy đủ các năng lực cần thiết của một nhà lãnh đạo 32
  42. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO CỦA CÁN BỘ CHỦ CHỐT TẠI VĂN PHÒNG UBND TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 2.1 Tổng quan về Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2.1.1 Lịch sử hình thành Ngày 26/3/1975, Thừa Thiên Huế được giải phóng, Uỷ ban Quân quản Thừa Thiên Huế được thành lập, sau đổi là UBND cách mạng Thừa Thiên Huế. Văn phòng Uỷ ban Quân quản cũng được thành lập, đây cũng chính là tiền thân của Văn phòng UBND tỉnh sau này. Trải qua nhiều thời kỳ tách nhập tỉnh, đổi tên thành Văn phòng HĐND và UBND, đến 28/8/2004 Văn phòng lại được đổi thành Văn phòng UBND tỉnh cho đến bây giờ. 2.1.2 Vị trí và chức năng Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi là Văn phòng) là cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh về: Chương trình, kế hoạch công tác; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của tỉnh, cấp huyện và cấp xã; tổ chức, quản lý và công bố các thông tin chính thức về hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu mối Cổng Thông tin điện tử, kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; quản lý công báo và phục vụ các hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh (bao gồm cả các Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh) thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo thẩm quyền; quTrườngản lý văn thư - lưu Đại trữ và công học tác qu ảnKinh trị nội bộ c ủtếa Văn Huế phòng. Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và tài khoản riêng. 2.1.3 Nhiệm vụ và quyền hạn 2.1.3.1 Trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: a) Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. 33
  43. b) Văn bản quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Văn bản hướng dẫn cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện). d) Văn bản quy định cụ thể điều kiện, tiêu chuẩn chức danh Trưởng, Phó đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. 2.1.3.2 Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành: a) Quyết định thành lập, sáp nhập, chia tách, giải thể các đơn vị thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Các văn bản khác theo sự phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.1.3.3. Tham mưu, xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Ủy ban nhân dân tỉnh a) Tổng hợp đề nghị của các Sở, cơ quan ngang Sở, cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh (sau đây gọi chung là Sở), Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan, tổ chức liên quan. b) Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh đưa vào chương trình, kế hoạch công tác những vấn đề cần tập trung chỉ đạo, điều hành hoặc giao cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, dự án, dự thảo văn bản. c) Xây dựng, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hoặc phê duyệt chương trình, kế hoạch công tác. d) Theo dõi, đôn đốc các Sở, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các cơ quan, tổ chức liên quanTrường thực hiện chương Đạitrình, kếhọc hoạch côngKinh tác, đảm tế bảo đúngHuế tiến độ, chất lượng. đ) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất kết quả thực hiện; kiến nghị giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch công tác. e) Kịp thời báo cáo, điều chỉnh chương trình, kế hoạch công tác, đáp ứng yêu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.1.3.4. Phục vụ hoạt động của Ủy ban nhân dân tỉnh 34
  44. a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chuẩn bị chương trình, nội dung, phục vụ các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Thực hiện chế độ tổng hợp, báo cáo. c) Theo dõi, đôn đốc, đánh giá kết quả thực hiện Quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh; d) Tổ chức công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật. 2.1.3.5. Tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau a) Triệu tập, chủ trì các cuộc họp. b) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra công tác đối với các Sở; Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. c) Thực hiện nhiệm vụ trước Hội đồng nhân dân tỉnh; tiếp xúc, báo cáo, trả lời kiến nghị của cử tri. d) Chỉ đạo, áp dụng biện pháp cần thiết giải quyết công việc trong trường hợp đột xuất, khẩn cấp. đ) Cải tiến lề lối làm việc; duy trì kỷ luật, kỷ cương của bộ máy hành chính nhà nước ở địa phương. 2.1.3.6. Tiếp nhận, xử lý, trình Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giải quyết những văn bản, hồ sơ do các cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi, trình (văn bản đến) a) Đối với đề án, dự án, dự thảo văn bản do các cơ quan trình: Kiểm tra hồ sơ, trình tự, thủ tục soạn thảo, thể thức, kỹ thuật trình bày dự thảo văn bản; tóm tắt nội dung, nêu rõ thẩm quyền quyết định, sự đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân,Trường Chủ tịch Ủy ban Đạinhân dân họctỉnh đối với Kinh vấn đề liên tếquan, Huế đề xuất một trong các phương án: Ban hành, phê duyệt; đưa ra phiên họp Ủy ban nhân dân tỉnh; gửi lấy ý kiến các thành viên Ủy ban nhân dân tỉnh; thông báo ý kiến của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo hoàn chỉnh lại, lấy thêm ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định và quy chế làm việc của Ủy ban nhân dân tỉnh. 35
  45. Trong quá trình xử lý, nếu đề án, dự án, dự thảo văn bản còn ý kiến khác nhau, chủ trì họp với cơ quan, tổ chức liên quan để trao đổi trước khi trình. b) Đối với dự thảo báo cáo, bài phát biểu: Phối hợp với các cơ quan liên quan biên tập, hoàn chỉnh theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Đối với văn bản khác: Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao cơ quan liên quan triển khai thực hiện; tổ chức các điều kiện cần thiết để Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xử lý theo quy định của pháp luật và nội dung văn bản đến. 2.1.3.7. Phát hành, quản lý, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh a) Quản lý, sử dụng con dấu, phát hành văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra tình hình, kết quả thực hiện văn bản của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; định kỳ rà soát, báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất trong chỉ đạo, điều hành. c) Rà soát nhằm phát hiện vướng mắc, phát sinh về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục và nghiệp vụ hành chính văn phòng trong quá trình chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh; kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung; hàng năm, tổng hợp, báo cáo Văn phòng Chính phủ. d) Lưu trữ văn bản, hồ sơ, tài liệu của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.1.3.8. Thực hiện chế độ thông tin a) Tổ chức quản lý, cập nhật thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dânTrường, Chủ tịch Ủy ban nhânĐại dân tỉnhhọc. Kinh tế Huế b) Thực hiện chế độ thông tin báo cáo về hoạt động của Cổng Thông tin điện tử và kết nối hệ thống thông tin hành chính điện tử chỉ đạo, điều hành của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. c) Xuất bản, phát hành Công báo cấp tỉnh. d) Thiết lập, quản lý và duy trì hoạt động mạng tin học của Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.1.3.9. Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật: 36
  46. a) Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật cho hoạt động của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Phục vụ các chuyến công tác, làm việc, tiếp khách của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. 2.1.3.10. Hướng dẫn nghiệp vụ hành chính văn phòng Chủ trì, phối hợp với Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn. 2.1.3.11. Thực hiện nhiệm vụ quản trị nội bộ a) Tổ chức thực hiện các văn bản, quy hoạch, kế hoạch do cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt liên quan đến hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. b) Tiếp nhận, xử lý văn bản do cơ quan, tổ chức, cá nhân gửi Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; ban hành và quản lý văn bản theo quy định. c) Hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh. d) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và cải cách hành chính phục vụ nhiệm vụ được giao. đ) Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức, vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. e) Thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, Trườngđào tạo, bồi dưỡng Đạivề chuyên họcmôn, nghi Kinhệp vụ đối với tếcông Huếchức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. g) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; quản lý và chịu trách nhiệm về tài chính, tài sản được giao theo quy định. h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật. 37
  47. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.1 Tổ chức bộ máy của Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn Cổng thông tin điện từ Tỉnh Thừa Thiên Huế) 38
  48. 2.1.4.1 Phòng kinh tế a) Vị trí và chức năng Phòng Kinh tế là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Kinh tế có chức năng giúp Chánh Văn phòng tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề, nông nghiệp và phát triển nông thôn, phòng chống lụt bão, xây dựng, quy hoạch kiến trúc, giao thông vận tải, đền bù, giải phóng mặt bằng, nhà đất, tài nguyên - môi trường, thương mại, công nghệ thông tin. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tham mưu tổng hợp cho UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn đối với ngành, lĩnh vực: Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề. Thương mại. Công nghệ thông tin. Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp; Phát triển nông thôn. Thủy lợi; công tác dự báo khí tượng thủy văn; phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ khắc phục thiên tai, bão lụt Xây dựng, kiến trúc và quy hoạch xây dựng; phát triển đô thị và khu dân cư; nhà ở và thị trường bất động sản; hạ tầng kỹ thuật đô thị; vật liệu xây dựng. Giao thông, vận tải, an toàn giao thông. Đo đạc bản đồ và lập hồ sơ địa chính; công tác quy hoạch sử dụng đất, thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và chuyển mục đích sử dụng đất; cấp giấy chứng nhận quyền sTrườngử dụng đất và tài sản Đạitrên đất. học Kinh tế Huế Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để giải phóng mặt bằng. Tài nguyên khoáng sản, nước; môi trường; biến đổi khí hậu và quản lý tổng hợp biển, đầm phá. 39
  49. 2.1.4.2 Phòng tổng hợp a) Vị trí và chức năng Phòng Tổng hợp là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Tổng hợp có chức năng giúp Chánh Văn phòng UBND tỉnh tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo điều hành trong lĩnh vực Tổng hợp; Kinh tế tổng hợp; Ngoại vụ và quan hệ đối ngoại. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Giúp Chánh Văn phòng UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, tham mưu UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh các lĩnh vực Tổng hợp Kinh tế tổng hợp Ngoại vụ và quan hệ đối ngoại Quản lý doanh nghiệp, chính sách phát triển doanh nghiệp, phát triển kinh tế, hợp tác xã Thi đua, khen thưởng Công tác theo dõi, tổng hợp và kiểm tra, giám sát tình hình hoạt động của các đơn vị Công tác theo dõi và kiểm tra, giám sát 2.1.4.3 Phòng nội chính a) Vị trí và chức năng Phòng Nội chính là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. PhòngTrườngNội chính có ch Đạiức năng giúphọcChánh KinhVăn phòng tham tếmưu Huếcho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: Tiếp nhận, xử lý đơn thư; thụ lý và tổng hợp các vụ việc khiếu nại, tố cáo, tranh chấp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh; công tác thanh tra; phòng, chống tham nhũng; tư pháp; quốc phòng - an ninh (kể cả an ninh biên giới đất liền và biển đảo); công tác nội vụ (trừ thi đua khen thưởng); theo dõi, tham mưu, đề xuất công tác tố tụng đối với các vụ án hành chính, dân sự liên quan UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh. 40
  50. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Theo dõi, tham mưu, tổng hợp giúp UBND tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn đối với ngành, lĩnh vực: Quân sự - quốc phòng An ninh - trật tự và an toàn xã hội An ninh biên giới đất liền và biển đông hải đảo Công tra thanh tra Tham gia tố tụng (theo dõi, làm đầu mối, tổng hợp và tham mưu các thủ tục pháp lý về tố tụng đối với các vụ án hành chính, dân sự liên quan UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh) Phối hợp thực hiện công tác tiếp công dân Công tác khiếu nại Công tác giải quyết tranh chấp đất đai theo thẩm quyền Tố cáo Theo dõi lĩnh vực tố tụng (hành chính, dân sự) liên quan UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Phòng, chống tham nhũng Nội vụ Tư pháp Thi hành án dân sự Tôn giáo 2.1.4.4 Phòng đầu tư xây dựng a)TrườngVị trí và chức năng Đại học Kinh tế Huế Phòng Đầu tư xây dựng là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Đầu tư xây dựng giúp Chánh Văn phòng thực hiện chức năng tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh xây dựng triển khai, giám sát việc thực hiện cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư xây dựng; theo dõi, chỉ đạo toàn diện việc thực 41
  51. hiện kế hoạch đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tham mưu cơ chế, chính sách trong lĩnh vực đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng; theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện. Tham mưu phân bổ, quản lý kế hoạch vốn đầu tư công. Tham mưu quản lý các dự án đầu tư sử dụng vốn đầu tư công, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng do cơ quan nhà nước làm chủ đầu tư. 2.1.4.5 Phòng khoa giáo - văn xã a) Vị trí và chức năng Phòng Khoa giáo Văn xã là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Phòng Khoa giáo Văn xã có chức năng giúp Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong chỉ đạo, điều hành các lĩnh vực: khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo, văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, thông tin, truyền thông, lao động, thương binh, xã hội, y tế, dân tộc, công tác đoàn thể. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn đối với ngành, lĩnh vực: Khoa học và công nghệ TrườngTruyền thông Đại học Kinh tế Huế Văn hóa Du lịch Thông tin Giáo dục, đào tạo Lao động, thương binh và xã hội 42
  52. Thể dục thể thao Y tế Công tác dân tộc Hoạt động của các đoàn thể Công tác thông tin báo chí 2.1.4.6 Phòng kiểm soát thủ tục hành chính a) Vị trí và chức năng Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính giúp Chánh Văn phòng thực hiện tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo điều hành các lĩnh vực: Cải cách hành chính; kiểm soát thủ tục hành chính; tổ chức triển khai thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã; tiếp nhận, xử lý những phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về quy định hành chính thuộc phạm vi, thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh; văn thư - lưu trữ Nhà nước; theo dõi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn các lĩnh vực Cải cách hành chính Kiểm soát thủ tục hành chính Tiếp nhận và xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với các quy Trườngđịnh hành chính thuĐạiộc phạm họcvi quản lý Kinhcủa UBND tỉnh,tếCh Huếủ tịch UBND tỉnh Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO trong hoạt động của các cơ quan nhà nước Xây dựng cơ quan Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Chánh Văn phòng UBND tỉnh giao 43
  53. 2.1.4.7 Phòng hành chính – tổ chức a) Vị trí và chức năng Phòng Hành chính - Tổ chức là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Hành chính - Tổ chức với vai trò của văn phòng cơ quan cấp sở, có chức năng giúp Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh quản lý cơ quan về công tác tổ chức cán bộ, văn thư, lưu trữ, hành chính, pháp chế, cải cách hành chính; tiếp nhận, theo dõi việc xử lý các hồ sơ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh (Tổ Một cửa); công tác bảo vệ an ninh, an toàn cơ quan; chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị tổng kết, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ hành chính văn phòng đối với Văn phòng các Sở, Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện, công chức Văn phòng - Thống kê xã, phường, thị trấn. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Giúp chánh Văn phòng UBND tỉnh quản lý cơ quan các lĩnh vực: Tổ chức cán bộ Lưu trữ cơ quan Hành chính - Pháp chế 2.1.4.8 Phòng quản trị tài vụ a) Vị trí và chức năng Phòng Quản trị - Tài vụ là đơn vị chuyên môn, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh. Phòng Quản trị - Tài vụ giúp Lãnh đạo Văn phòng thực hiện chức năng quản lý tài chính theo quy định của pháp luật đối với Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp thuộc VănTrườngphòng UBND tỉnh;Đạiđảm bhọcảo hậu c ần,Kinhcông tác lễtếtân phHuếục vụ hoạt động của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh và Văn phòng UBND tỉnh; quản lý toàn bộ tài sản, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách theo quy định cho cán bộ, công chức và người lao động; phục vụ phương tiện đi lại bằng xe ô tô cho hoạt động điều hành của Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và Văn phòng. b)Nhiệm vụ và quyền hạn 44
  54. Giúp chánh Văn phòng UBND tỉnh quản lý cơ quan các lĩnh vực: Quản lý tài chính Đảm bảo hậu cần Quản lý tài sản Đảm bảo phương tiện đi lại Bảo vệ an ninh, an toàn trụ sở cơ quan Tham mưu, tổ chức thực hiện các chế độ chính sách 2.1.4.9 Trung tâm tin học hành chính a) Vị trí và chức năng Trung tâm Tin học hành chính là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, bộ máy giúp việc cho Chánh Văn phòng UBND tỉnh có chức năng xây dựng, nghiên cứu và triển khai ứng dụng các công cụ tin học, giải pháp công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý, điều hành, giải quyết công việc của UBND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh; đảm bảo vận hành liên tục, an toàn thông tin các hệ thống thiết bị mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, dịch vụ cơ bản, các hệ thống mạng cung cấp thông tin ra internet, mạng truyền số liệu chuyên dùng, mạng tin học diện rộng tỉnh, mạng tin học Văn phòng UBND tỉnh. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tham mưu tổng hợp cho Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên địa bàn các lĩnh vực Xây dựng và triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ thông tin Quản trị, vận hành Trung tâm Tích hợp dữ liệu Quản trị, vận hành mạng tin học Văn phòng UBND tỉnh ThTrườngực hiện các nhiệm Đạivụ khác dohọcChủ tịch, Kinhcác Phó Ch ủtếtịch, HuếChánh Văn phòng giao. 45
  55. 2.1.4.10 Ban tiếp công dân a)Vị trí và chức năng Ban Tiếp công dân tỉnh là đơn vị hành chính do UBND tỉnh thành lập trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh. Ban Tiếp công dân tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; đồng thời, chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tiếp công dân Trung ương. Ban Tiếp công dân tỉnh có con dấu riêng để phục vụ công tác tiếp công dân. Kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Ban Tiếp công dân tỉnh có chức năng giúp Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tổ chức việc tiếp công dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh. Giải thích, hướng dẫn công dân thực hiện việc khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh đúng trình tự, thủ tục, đúng cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết; chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã được cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền giải quyết đúng chính sách, pháp luật. Tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Tổng hợp tình hình, kết quả công tác tiếp công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Ban Tiếp công dân tỉnh; của cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tạiTrườngTrụ sở tiếp công dânĐạitỉnh; báohọccáo đ ịnhKinhkỳ và đột xutếất v ớiHuếỦy ban nhân dân tỉnh, cơ quan, tổ chức tham gia tiếp công dân thường xuyên tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh, Thanh tra tỉnh và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tổ chức tiếp, xử lý trường hợp nhiều người khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung: Phối hợp với Thanh tra tỉnh tham mưu giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc: 46
  56. Theo dõi, thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân thuộc thẩm quyền của Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật về tiếp công dân. Thực hiện nhiệm vụ khác do Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao. 2.1.4.11 Trung tâm phục vụ hành chính công a) Vị trí và chức năng Là đầu mối hướng dẫn, tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo danh mục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Giúp UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra, theo dõi, đôn đốc tiến độ giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị tham gia giải quyết thủ tục hành chính. Áp dụng các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phần mềm điện tử thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính, xây dựng hồ sơ, giấy tờ điện tử của công dân và tổ chức. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Tổ chức việc tiếp nhận, giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức, cá nhân theo danh mục thủ tục hành chính được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt: Giải thích, hướng dẫn tổ chức, cá nhân thực hiện việc nộp và nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính đúng trình tự, thủ tục theo quy định. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền tại Trung tâm. Theo dõi, đôn đốc việc giải quyết, giao trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính: Tổng hợp tình hình, kết quả công tác hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; báo cáo định kỳ, đột xuất với UBNDTrườngtỉnh. Thực hiện Đạicông tác họcđánh giá kKinhết quả thực hitếện nhiHuếệm vụ của công chức, viên chức được bố trí về làm việc tại Trung tâm. Áp dụng các giải pháp hiện đại hóa nền hành chính và ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng phần mềm điện tử nhằm tin học hóa tất cả các giao dịch hành chính thanh toán trực tuyến trong giải quyết thủ tục hành chính. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thực hiện những công việc có liên quan trong quá trình giải quyết các thủ tục hành chính liên thông; trao đổi công tác nghiệp vụ; tổ 47
  57. chức tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho công chức, viên chức làm việc tại Trung tâm. Quản lý nhân sự, tài sản, cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trung tâm theo quy định của pháp luật; bố trí khoa học, hợp lý các khu vực cung cấp thông tin, giải quyết thủ tục hành chính, trang thiết bị phục vụ tổ chức, cá nhân đến giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm. Thực hiện công tác thông tin, báo cáo theo quy định. Thực hiện việc thu phí, lệ phí (nếu có) theo quy định. Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được giao. 2.1.4.12 Cổng thông tin điện tử tỉnh Thừa Thiên Huế a) Vị trí và chức năng Cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng là phương tiện thông tin của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế với mục đích thông tin tuyên truyền và định hướng dư luận thông qua việc cung cấp các thông tin về lịch sử, văn hoá, các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh và các hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh; là đầu mối kết nối hoạt động cung cấp thông tin của cơ quan hành chính các cấp, hướng tới phục vụ triển khai hoạt động dịch vụ công và xây dựng mối quan hệ trực tuyến giữa Chính quyền với người dân, tổ chức và doanh nghiệp; xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh. b) Nhiệm vụ và quyền hạn Thông tin tuyên truyền và định hướng dư luận thông qua việc cung cấp các thông tin về lịch sử, văn hoá, các hoạt động kinh tế xã hội của Tỉnh và các hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh. Là đầu mối kết nối hoạt động cung cấp thông tin qua Internet của cơ quan hành chính cácTrườngcấp, hướng tới ph Đạiục vụ triển họckhai hoạt Kinhđộng dịch v ụtếcông Huếlên mạng Internet. Là đầu mối tổ chức dịch vụ thông tin trực tuyến của các sở, ban, ngành, UBND thành phố Huế, Thị xã, các huyện, và các cơ quan tổ chức khác trên địa bàn, nhằm hình thành cổng giao dịch với đầy đủ chức năng thông tin, dịch vụ thiết yếu cho các tổ chức và công dân. 48
  58. Cung cấp và phổ biến các thông tin của Chính quyền tỉnh; hoạt động chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo tỉnh; các thông tin về hoạt động kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của Tỉnh đến các tổ chức và công dân thông qua mạng Internet. Phổ biến, tuyên truyền, thu hút các tổ chức và công dân tham gia giao dịch với chính quyền các cấp thông qua các dịch vụ công trên Cổng thông tin điện tử. Quản lý việc xuất bản và phát hành Công báo cấp tỉnh; tổ chức hoạt động và quản lý Công báo điện tử. Quản lý, vận hành Hệ thống Trang thông tin điều hành tác nghiệp đa cấp liên thông (Tỉnh - cấp Sở/Huyện - cấp Phòng, ban/Xã, phường - cá nhân). Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch UBND tỉnh, Chánh Văn phòng UBND tỉnh giao. Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  59. 2.2 Kết quả xử lý số liệu nghiên cứu về năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế 2.2.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Bảng 2.1 Thống kê đặc điểm mẫu khảo sát Tiêu chí Số Tỷ trọng lượng (%) Nữ 30 28.0 Giới tính Nam 77 72.0 Dưới 35 31 29.0 Độ tuổi Từ 36 -50 tuổi 67 62.6 Trên 50 9 8.4 Phổ thông trung học 5 4.7 Trung cấp cao đẳng 4 3.7 Đại học 71 66.4 Trình độ học vấn Thạc sỹ 23 21.5 Tiến sỹ 2 1.9 Khác 2 1.9 Phòng Tổng hợp 6 5.6 Phòng Kinh tế 7 6.5 Phòng Nội chính 6 5.6 Phòng Khoa giáo – Văn xã 9 8.4 Phòng Đầu tư 6 5.6 Phòng Kiểm soát thủ tục hành chính 5 4.7 Bộ phận TrườngPhòng Đại Hành chínhhọc– T ổKinhchức tế15 Huế14.0 Phòng Quản trị - Tài vụ 15 14.0 Ban tiếp Công dân 6 5.6 Trung tâm tin học hành chính 5 4.7 Trung tâm phục vụ hành chính công 10 9.3 Cổng thông tin điện tử 13 12.1 50
  60. Ban lãnh đạo 4 3.7 Dưới 5 năm 35 32.7 Từ 5 năm đến 10 năm 31 29.0 Số năm công tác Từ 11 năm đến 20 năm 35 32.7 Trên 20 năm 6 5.6 Cán bộ chủ chốt 42 39.3 Vị trí công việc Nhân viên 65 60.7 (Nguồn: Kết quả xử lý số liệu 2018) Về đặc điểm của mẫu nghiên cứu là cán bộ chủ chốt và nhân viên của văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế tham gia khảo sát, giới tính của mẫu chủ yếu là nam giới có tới 77 người chiếm 72.0% tổng mẫu điều tra trong khi nữ giới khá khiêm tốn chỉ 30 người chiếm 28.0%.Tiếp theo là độ tuổi chiếm tỉ lệ 62.6% là độ tuổi trong khoảng 36 đến 50 tuổi,dưới 35 tuổi chiếm 29% và thấp nhất là nhóm trên 50 tuổi chiếm 8.4%. Kết quả thống kê cũng chỉ rõ đặc điểm về trình độ học vấn của cán bộ chủ chốt và nhân viên nhìn chung khá cao. Tỷ lệ người có trình độ đại học chiếm 66.4%; có trình độ thạc sĩ chiếm 21.% và trình độ tiến sĩ chiếm 1.9%, trình độ trung học phổ thông chiếm 4.7% và trung cấp cao đẳng chiếm 3.7%.Theo thống kê, sự phân bố nhân sự trong các phòng là khá tương đồng nhau hai phòng có số lượng nhân viên cao nhất là phòng Hành chính- Tổ chức và phòng Quản trị tài vụ là 15 người chiếm 14.0%, tiếp theo là Cổng thông tin điện tử 13 người chiếm 12.1%, Trung tâm phục vụ hành chính công 10 người chiếm 9.3 %,phòng Khoa giáo văn xã 9 người chiếm 8.4%,phòng Kinh tế 7 người chiếm 6.5%; các phòng Tổng hợp, Nội chính, Đầu tư mỗi phòng có 6 người chiếm 5.6Trường%; phòng kiểm soátĐại thủ tụ chọc hành chính Kinh 5 người chi tếếm 4.7%.Huế Cuối cùng là ban Lãnh đạo có 4 người chiếm 3.7%. Về số năm công tác, dưới 5 năm và từ 11-20 năm chiếm đa số với tỉ lệ là 32.7. Tiếp theo là từ 5- 10 năm với tỉ lệ 29.0%. Thấp nhất là trên 20 năm với tỉ lệ 5.6%. Như vậy qua thống kê ta có thể thấy được mức độ"gắn bó" của người lao động khá cao. 51