Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình

pdf 128 trang thiennha21 21/04/2022 2971
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_nang_luc_canh_tranh_dich_vu_internet_cap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT QUẢNG BÌNH HOÀNG THỊ YÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT QUẢNG BÌNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: HOÀNG THỊ YÊN ThS. Nguyễn Như Phương Anh Lớp: K50B- Kinh doanh thương mại Niên khóa: 2016 – 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12, 2019
  3. Lời Cảm Ơn Luận văn này được hoàn thành với sự cố gắng và nỗ lực của bản thân suốt 4 năm học và 3 tháng thực tập tại VNPT Quảng Bình. Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình đến quý thầy cô giáo trong khoa Quản trị kinh doanh nói riêng, Trường Đại học Kinh tế Huế - Đại học Huế nói chung đã truyền đạt, trang bị cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu giúp tôi tự tin trên con đường khởi nghiệp trong tương lai. Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến cô giáo ThS. Nguyễn Như Phương Anh đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình. Xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc VNPT Quảng Bình và toàn thể các anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ, hướng dẫn tôi tận tình trong thời gian thực tập. Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến gia đình, bạn bè, những người thân luôn chia sẽ, động viên, khích lệ và tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, do sự hạn chế vè khả năng kiến thức và thời gian nghiên cứu nên không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn để bài luận văn này được hoàn thiện hơn. Tôi xin gửi lời tri ân chân thành với lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả mọi người. Huế, tháng 12 năm 2019 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Yên Trường Đại học Kinh tế Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh MỤC LỤC Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục các từ viết tắt v Danh mục các bảng biểu vi Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ viii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Bố cục đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH 8 VIỄN THÔNG 8 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 8 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 8 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 20 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông. 24 1.1.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 27 1.2. Cơ sở thực tiễn về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông 37 1.2.1 Thị trường internet ở Việt Nam 37 1.2.2 Bối cảnh tại Quảng Bình 39 1.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và đề xuất mô hình nghiên cứu 40 1.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu 40 TrườngTóm tắt chương 1 Đại học Kinh tế Huế 46 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG CỦA VNPT QUẢNG BÌNH 47 2.1 Giới thiệu về VNPT Quảng Bình 47 SVTH: Hoàng Thị Yên ii
  5. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Quảng Bình 47 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của VNPT Quảng Bình 49 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, hoạt động của Viễn Thông Quảng Bình 50 2.1.4 Các loại hình dịch vụ của VNPT Quảng Bình 52 2.1.5 Nhân lực của VNPT Quảng Bình 53 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh của VNPT Quảng Bình 56 2.2 Các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với VNPT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới trong cung ứng dịch vụ internet cáp quang. 58 2.2.1 Tổng công ty viễn thông quân đội Viettel chi nhánh Quảng Bình 58 2.2.2 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Quảng Bình 59 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang của VNPT trên địa bàn Thành phố Đồng Hới tỉnh Quảng Bình 60 2.3.1 Năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang của VNPT Quảng Bình trên địa bàn thành phố Đồng Hới 60 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber VNN của VNPT Quảng Bình thông qua khảo sát khách hàng 65 2.4.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu. 65 2.4.2. Phân tích và kiểm định độ tin cậy của số liệu điều tra. 67 2.4.3. Mô hình nghiên cứu chính thức 76 2.4.4. Mô hình hồi quy bội 77 2.4.5. Kiểm định giá trị trung bình của các yếu tố đánh giá của khách hàng đối với năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình 85 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT QUẢNG BÌNH 92 3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 92 3.1.1. Định hướng phát triển của VNPT Quảng Bình đến năm 2030 92 3.1.2. Định hướng phát triển internet cáp quang. 92 Trường3.2 Giải pháp Đại học Kinh tế Huế93 3.2.1. Giải pháp nâng cao uy tín và thương hiệu 93 3.2.2 Giải pháp nâng cao Năng lực marketing 93 3.2.3 Giải pháp nâng cao Chất lượng dịch vụ 94 SVTH: Hoàng Thị Yên iii
  6. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh 3.2.4 Giải pháp nâng cao Hệ thống kênh phân phối 95 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96 2. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo 97 3. Kiến nghị 97 3.1 Đối với VNPT Quảng Bình cũng như tập đoàn VNPT 97 3.2 Đối với cơ quan Nhà nước, chính quyền địa phương 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 99 PHỤ LỤC 101 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên iv
  7. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa Tiếng Việt VNPT Vietnam Posts and Tập đoàn Bưu chính Telecommunications Group Viễn thông Việt Nam KH Khách hàng DN Doanh nghiệp CNTT Công nghệ thông tin NLCT Năng lực cạnh tranh VHDN Văn hóa doanh nghiệp ISP Internet Service Provider Nhà cung cấp dịch vụ Internet ADSL Asymmetric Digital Đường dây thuê bao kỹ thuật subscriber Line số bất đối xứng OECD Organization for Economic Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Co-operation and Development FTTH Fiber to the home Mạng viễn thông băng rộng bằng cáp quang EFA Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá KMO Kaiser-Meyer-Olkin Chỉ số phân tích nhân tố SPSS Statistical Product and Phần mềm thống kê phân tích dữ liệu Services Solutions ANOVA Analysis of variance Kiểm định phương sai TrườngWTO World Trade Đại Organization họcT ổKinhchức Thương m ạitế Thế gi ớHuếi SVTH: Hoàng Thị Yên v
  8. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số lượng lao động năm 2016- 2018 của VNPT Quảng Bình 55 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động tại VNPT Quảng Bình 55 Bảng 2.3: Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh của VNPT Quảng Bình 57 Bảng 2.4: Bảng so sánh giá internet cáp quang đối với khách hàng cá nhân của 3 nhà mạng năm 2019 61 Bảng 2.5: Bảng so sánh giá internet cáp quang đối với khách hàng doanh nghiệp của 3 nhà mạng năm 2019 61 Bảng 2.6 : Bảng thuê bao của Internet cáp quang năm 2016-2018. 62 Bảng 2.7 : Bảng doanh thu của Internet cáp quang năm 2016-2018. 63 Bảng 2.8: Bảng phân bố giới tính và độ tuổi, thu nhập, nghề nghiệp 65 Bảng 2.9: Thời gian sử dụng internet cáp quang của khách hàng 66 Bảng 2.10: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố Giá cước 68 Bảng 2.11: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ 69 Bảng 2.12: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố Hệ thống kênh phân phối 69 Bảng 2.13: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố uy tín thương hiệu 70 Bảng 2.14: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố năng lực marketing 70 Bảng 2.15: Kết quả Cronbach’s alpha các biến quan sát của thang đo của nhóm nhân tố năng lực cạnh tranh của Công ty 71 Bảng 2.16: Kiểm định KMO và Bartlett EFA 73 Bảng 2.17: Ma trận nhân tố xoay 73 Bảng 2.18: Kiểm định KMO và Bartlett’s EFA nhóm biến năng lực cạnh tranh 76 TrườngBảng 2.19: Ma trận nhânĐại tố xoay củhọca nhóm nhân Kinh tố Năng lực cạnh tếtranh Huế76 Bảng 2.20: Ma trận tương quan giữa các biến 78 Bảng 2.21: Mô hình hồi quy tóm tắt đánh giá độ phù hợp của mô hình 80 Bảng 2.22: Hệ số tương quan 80 SVTH: Hoàng Thị Yên vi
  9. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.23: Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy 81 Bảng 2.24: Kiểm định tính độc lập của sai số 82 Bảng 2.25: Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 82 Bảng 2.26: Mô hình hồi quy 83 Bảng 2.27: Kết quả kiểm định One-Sample Test với nhóm biến giá cước 85 Bảng 2.28: Kết quả kiểm định One-Sample Test với nhóm biến Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ 86 Bảng 2.29: Kết quả kiểm định One-Sample Test với nhóm biến Hệ thống phân phối 87 Bảng 2.30: Kết quả kiểm định One-Sample Test với nhóm biến Uy tín thương hiệu 88 Bảng 2.31: Kết quả kiểm định One-Sample Test với nhóm biến Năng lực marketing 90 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên vii
  10. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Hình Hình 1 : Hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp 18 Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter 27 Hình 3 : Mô hình nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber vnn của VNPT Thừa Thiên Huế” 41 Hình 4: Mô hình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh mạng Vinaphone của VNPT Thừa Thiên Huế”. 42 Hình 5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh 45 Hình 6: Mô hình nghiên cứu chính thức 77 Sơ đồ Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của VNPT Quảng Bình 50 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Thị phần các nhà mạng internet cáp quang ở thành phố Đồng Hới năm 2018 64 Biểu đồ 2.2 : Biểu đồ kênh thông tin mà khách hàng tiếp cận 67 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ Histogram 83 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên viii
  11. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Tháng 11 năm 1997, VNPT, NetNam, và 3 công ty khác trở thành những nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) đầu tiên tại Việt Nam. Hơn 10 năm chính thức kết nối mạng toàn cầu, Internet trở nên phổ cập cho người dùng cả nước. Không chỉ phục vụ nhu cầu kết nối, tìm kiếm, chia sẻ thông tin mà Internet thực sự là “cỗ máy” kiếm tiền. Ngày nay với Internet cáp quang và Internet kênh thuê riêng, thực sự tạo ra những bứt phá cho doanh nghiệp với việc quảng bá thương hiệu, cạnh tranh với đối thủ, tiếp cận và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Và Việt Nam được xem là quốc gia Internet năng động với tỉ lệ người sử dụng, số lượng người dùng luôn tăng đều qua các năm và lọt vào top đầu các nước tương tác với Internet. Theo thông tin về xu hướng sử dụng internet của người dùng Việt Nam năm 2011 của báo Moore Corporation thì Internet hiện nay là phương tiện truyền thông đang có tốc độ phát triển bền vững. Số người sử dụng internet hàng ngày đã vượt qua lượng người nghe đài radio, xem truyền hình, đọc báo. Các thói quen đọc báo giấy, xem ti vi đang có hiện tượng suy giảm. Theo kết quả nghiên cứu, số người sử dụng Internet hàng ngày đã vượt qua radio (23%) và báo giấy (40%) để trở thành phương tiện thông tin được sử dụng phổ biến nhất tại Việt Nam với tỷ lệ (42%). Việc sử dụng internet công cộng là phương thức truy cập hiệu quả tại Việt Nam trước đây so với môi trường sử dụng internet tại các trường học, nhà riêng còn bị hạn chế. Đến nay internet công cộng vẫn duy trì, nhưng có giảm từ 42% năm 2010 xuống còn 36% năm 2011. Do cơ sở hạ tầng internet phát triển, việc sử dụng internet sử dụng tại nhà có xu hướng tăng 75% năm 2010 và lên 88% năm 2011. Mặt khác, sự phát triển hạ tầng của công nghệ 3G của các nhà mạng cùng với gói cước hấp dẫn khiến cho người truy cập internet trên điện thoại di động tăng lên trong thời gian gần đây. TrườngThiết bị di động mua đưĐạiợc dễ dàng, giáhọc cả hợp lý cộngKinh thêm các hình tế thức thuêHuế bao rất linh hoạt, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ diễn ra liên tục, là nguyên nhân chính làm tăng tỉ lệ người dùng internet di động ngày càng tăng. Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong 70 quốc gia có nền công nghệ thông SVTH: Hoàng Thị Yên 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh tin - viễn thông phát triển hàng đầu thế giới. Hạ tầng viễn thông đến năm 2016 sẽ phủ sóng di động băng rộng đến 70% cư dân trong cả nước,triển khai xây dựng cáp quang đến hộ gia đình tại tất cả các khu đô thị mới; 20%-30% số hộ gia đình có máy tính và internet băng thông rộng. (Báo Người đồng hành, 2016). Chính vì sự phát triển mạnh mẽ của internet và nhu cầu của xã hội về tín hiệu truyền video, chat trực tuyến, truyền files nội dung lớn, ngày càng tăng với tốc độ cao. Mà dịch vụ internet ADSL lại không đủ dung lượng để cung cấp cho sự phát triển của thị trường. Lúc này đòi hỏi băng thông là điều không thể tránh khỏi, do băng thông của ADSL là quá thấp để sử dụng cho các dịch vụ trên. Do đó, dịch vu internet cáp quang băng thông rộng xuất hiện là nhu cầu tất yếu của thị trường. Hay còn gọi là Fiber to the home (FTTH). Nắm bắt những tiềm năng của thị trường, VNPT tỉnh Quảng Bình đã không ngừng phát triển hệ thống dịch vụ internet của mình. Là nền tảng cho hầu hết hệ thống giải trí tại gia hiện nay, đường truyền Internet và Truyền hình đang ngày càng đòi hỏi các nền tảng tiêu chuẩn mới, đáp ứng sự phát triển của thiết bị công nghệ cũng như nhu cầu giải trí chất lượng cao của các hộ gia đình. Trong những năm qua, thị trường internet cáp quang Fiber VNN cũng như các dịch vụ di động của VNPT Quảng Bình phát triển tương đối tốt nhưng với sự xuất hiện của các đối thủ đến từ các công ty tập đoàn lớn như Viettel, FPT Telecom, . Cũng khiến cho thị phần của VNPT giảm mạnh. Sự cạnh tranh của 3 ông lớn này đã làm cho thị trường có những bước biến chuyển mạnh về giá, chất lượng sản phẩm, Ai biết nắm bắt những cơ hội của thì trường, phát huy sức mạnh cũng như những lợi thế của của mình thì sẽ có chỗ đứng trên thị trường. Xuất phát từ những lý do trên, tôi quyết định chọn đề tài: “ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG TẠI VNPT QUẢNG TrườngBÌNH ’’ làm đề tài khóa Đại luận của mình. học Kinh tế Huế 2. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung Đánh giá năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng SVTH: Hoàng Thị Yên 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bình, đồng thời đưa ra những gải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của gói cước so với đối thủ là Viettel và FPT Telecom. - Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh , năng lực cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và dịch vụ, môi trường tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, gói cước. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của tranh dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình, cụ thể là 5 yếu tố: Giá cước; Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ; Hệ thống kênh phân phối; Uy tín thương hiệu và Năng lực marketing. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tranh dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ Internet của dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình. - Phạm vi nghiên cứu: Internet băng rộng Việt Nam, giới hạn gồm VNPT và các đối thủ chính FPT và Viettel. Thời gian nghiên cứu: + Đề tài thực hiện từ ngày 16/09/2019 đến ngày 22/12/2019 + Không gian nghiên cứu: tại VNPT tỉnh Quảng Bình - Nội dung nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh tranh dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình TrườngSố liệu thứ cấp: thuĐại thập từ năm học 2016 đến 2019.Kinh tế Huế Số liệu sơ cấp: thu thập thông tin từ điều tra bảng hỏi được thiết kế sẵn cho nhân viên đang làm việc tại VNPT Quảng Bình. 4. Phương pháp nghiên cứu SVTH: Hoàng Thị Yên 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để hoàn thành bài khóa luận này, tác giả đã thu thập các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu từ nhiều nguồn khác nhau như: Các trang báo, tạp chí chuyên ngành, qua mạng internet, các khóa luận, luận văn trong trường từ những khóa trước Sử dụng những tài liệu do các phòng/ban của công ty VNPT Quảng Bình cung cấp. - Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp Thu thập dữ liệu bằng việc sử dụng bảng hỏi, ta gửi bảng hỏi đến khách hàng, hướng dẫn họ điền vào bảng hỏi và sau đó thu lại để tiến hành phân tích. Cấu trúc bảng hỏi: - Phần mở đầu: Giới thiệu mục đích và tầm quan trọng của việc điều tra, thông tin cá nhân của đối tượng điều tra - Phần chính: Các câu hỏi được sắp xếp theo thứ tự hợp lý và logic theo các khía cạnh và mục tiêu nghiên cứu; sử dụng thang đo Likert từ 1 đến 5 tương ứng ( 1: rất không đồng ý và 5: rất đồng ý). - Phần cuối: Lời cảm ơn đến đối tượng tham gia điều tra. 4.2 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu • Quy mô mẫu: Đối với phân tích nhân tố khám phá EFA: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dự kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Do đó cỡ mẫu tối thiểu là n=5*tổng số biến quan sát = 5*25 =125 mẫu Phân tích hồi quy là một phân tích thống kê để xác định xem các biến độc lập Trường(biến thuyết minh) quy Đại định các bi ếnhọc phụ thuộc (biKinhến được thuyết minh)tế như Huế thế nào. Theo Green W.H. (1991), Tabachnick & Fidell (1996) công thức kinh nghiệm thường được dùng để tính kích thước mẫu là n≥50+8*m (trong đó: n là kích thước mẫu tối thiểu cần thiết; m là số biến độc lập trong mô hình). Trong đề tài này có 5 biến độc lập trong mô hình, vì vậy số mẫu tối thiểu cần thiết để phân tích hồi quy bội là SVTH: Hoàng Thị Yên 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh 50+8*5=90. Để tăng tính đại diện cho tổng thể và đảm bảo việc thực hiện phân tích nhân tố khám phá và hồi quy bội thì tác giả quyết định chọn kích thước mẫu là 150. - Cách chọn mẫu Tác giả chọn phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho nghiên cứu của mình. Vì phương pháp này thuận tiện nhất cho nhà nghiên cứu mà không cần quan tâm đến tính đại diện của mẫu. 150 người tham gia khảo sát chính là 150 khách hàng đang sử dụng dịch vụ internet cáp quang của VNPT Quảng Bình từ ngày 01/11/2019 đến ngày 30/11/2019 và bảng hỏi được phát trực tiếp cho khách hàng. • Phương pháp phân tích và xử lý số liệu - Để phân tích dữ liệu để tiến hành nghiên cứu, tôi lấy dữ liệu từ những bảng hỏi đã khảo sát khách hàng trên địa bàn thành phố Đồng Hới để tiến hành nghiên cứu. Sử dụng phần mền SPSS để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh tranh dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình. - Các thang đo được kiểm định thông qua hệ số tin cậy Cronbrach’ alpha: Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng để loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu. Ta kiểm định độ tin cậy bằng cách kiểm định Cronbach’s Alpha đối với từng biến quan sát trong nhân tố. Công thức của Cronbach’s Alpha là: N ∞ = Trong đó: là hệ số tương quan 1 + trungρ N b−ình1 giữa các mục hỏi Các nhân tρố sau khi kiểm định, ta sẽ đối chiếu theo nguyên tắc kết luận của Trườngcác nhà nghiên cứu: Đại học Kinh tế Huế • 0,8 Cronbach’s Alpha 1: Thang đo lường tốt • 0,7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,8: thang đo lường có thể sử dụng được ≤ ≤ SVTH: Hoàng Thị Yên 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh • 0,6 Cronbach’s Alpha 0,7: thang đo lường có thể sử dụng được trong trường hợp khái≤ niệm nghiên cứu là ≤mới. Trong nghiên cứu này, những biến có Cronbach’s Alpha > 0,6 thì được xem là đáng tin cậy, những biến có Cronbach’s Alpha 0,5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ li≥ệu ( Theo Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, năm 2008). • Giá trị Eigenvalue thể hiện phần biến thiên được giải thích bởi một nhân tố so với biến thiên toàn bộ những nhân tố. Eigenvalue > 1 chứng tỏ nhân tố đó có tác dụng tóm tắt thông tin tốt hơn biến gốc và được giữ lại trong mô hình để phân tích. Nhân tố có Eigenvalue < 1 thì biến đó bị loại. • Hệ số tải nhân tố ( Factoring loading) lớn nhất của mỗi Item phải 0,5. (Theo Hair & ctg, năm 1998) là những hệ số tương quan đơn giản giữa biến ≥và các nhân tố. • Ma trận nhân tố - Phân tích hồi quy và kiểm định sự phù hợp của mô hình: Sau khi có được các nhân tố từ phân tích nhân tố EFA, ta tiến hành xây dựng hàm hồi quy. - Sau khi phân tích nhân tố, các thang đo được kiểm định lại thông qua hệ số tin cậy Cronbach’ alpha. Kiểm định giá trị trung bình bằng kiểm định One Sample T-test được sử dụng để kiểm định giá trị trung bình đối với các yếu tố đánh giá năng lực cạnh Trườngtranh tranh dịch vụ Internet Đạicáp quang họctại VNPT Qu ảKinhng Bình. tế Huế 5. Bố cục đề tài Đề tài được kết cấu gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề SVTH: Hoàng Thị Yên 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu. Chương 1: Cơ sở khoa học về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong kinh tế và doanh nghiệp trong ngành viễn thông. Chương 2: Phân tích/ Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Quảng Bình trong cung cấp dịch vụ Internet cáp quang. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong việc cung cấp dịch vụ Internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG KINH TẾ VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH VIỄN THÔNG. 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh Doanh nghiệp là một bộ phận của nền kinh tế thị trường nên chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị và quy luật cạnh tranh. Trong nền kinh tế này, mọi người đều được tự do kinh doanh, đây chính là nguồn gốc dẫn tới cạnh tranh. Cạnh tranh trên thị trường rất đa dạng và phức tạp giữa các chủ thể có lợi ích đối lập với nhau và cạnh tranh phát triển cùng với sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa. Vậy cạnh tranh là gì? Theo Mác: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa (TBCN) là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật các điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về nền sản xuất hàng hoá TBCN và cạnh tranh TBCN, Mác đã phát hiện ra quy luật cạnh tranh cơ bản là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân giữa các ngành. Theo từ điển kinh doanh (xuất bản năm 1992) ở Anh: “Cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại về phía mình”. Như vậy cạnh tranh là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hoá, là nội dung cơ chế vận động của thị trường. Sản xuất hàng hoá càng phát triển, hàng hoá bán ra càng nhiều, số lượng nhà cung ứng càng đông thì cạnh tranh càng gay gắt, kết quả cạnh tranh sẽ tự loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả. Hiểu một cách chung nhất thì cạnh Trườngtranh là sự ganh đua trong Đại việc giành gihọcật thị trường Kinhvà khách hàng gi ữtếa các chHuếủ thể kinh doanh. Với tư cách là động lực nội tại trong mỗi một chủ thể kinh doanh, cạnh tranh được cuốn Black’Law Dictionary diễn tả là “sự nỗ lực hoặc hành vi của hai hay nhiều SVTH: Hoàng Thị Yên 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh thương nhân nhằm tranh giành những lợi ích giống nhau từ chủ thể thứ ba”. Với tư cách là hiện tượng xã hội, theo cuốn Từ điển Kinh doanh của Anh xuất bản năm 1992, cạnh tranh được định nghĩa là “sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. (Dẫn theo Đặng Vũ Huân (2004), Pháp luật về kiểm soát độc quyền và chống cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam, tr 19, NXB chính trị quốc gia). Từ các khái niệm trên, theo tác giả có thể hiểu một cách thống nhất về thuật ngữ “Cạnh tranh” như sau: Cạnh tranh là tập hợp những hành vi nhằm giành lấy những lợi thế để thực hiện được các phương án kinh doanh thu được lợi nhuận cao nhất trong những điều kiện khách quan cụ thể nhất định. 1.1.1.1. Những đặc trưng cơ bản của cạnh tranh Mặc dù được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, song theo các lý thuyết về kinh tế, cạnh tranh là sản phẩm riêng của nền kinh tế thị trường, là linh hồn và là động lực cho sự phát triển của thị trường. Từ đó, cạnh tranh được mô tả bởi ba đặc trưng căn bản sau đây: Một, cạnh tranh là hiện tượng xã hội diễn ra giữa các chủ thể kinh doanh Với tư cách là một hiện tượng xã hội, cạnh tranh chỉ xuất hiện khi tồn tại những tiền đề nhất định sau đây: - Có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế và các hình thức sở hữu khác nhau. Kinh tế học đã chỉ rõ cạnh tranh là hoạt động của các chủ thể kinh doanh nhằm tranh giành hoặc mở rộng thị trường, đòi hỏi phải có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp trên thị trường. Một khi trong một thị trường nhất định nào đó chỉ có một doanh nghiệp tồn tại thì chắc chắn nơi đó sẽ không có đất cho cạnh tranh nảy sinh và phát triển. Mặt khác, khi có sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp, song chúng chỉ Trườngthuộc về một thành phần Đại kinh tế duy họcnhất thì sự cạnh Kinh tranh chẳng còn tế ý nghĩa Huế gì. - Cạnh tranh chỉ có thể tồn tại nếu như các chủ thể có quyền tự do hành xử trên thị trường. Tự do khế ước, tự do lập hội và tự chịu trách nhiệm sẽ đảm bảo cho các doanh nghiệp có thể chủ động tiến hành các cuộc tranh giành để tìm cơ hội phát triển trên thương trường. Mọi kế hoạch để sắp đặt các hành vi ứng xử, cho dù được thực SVTH: Hoàng Thị Yên 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh hiện với mục đích gì đi nữa, đều hạn chế khả năng sáng tạo trong kinh doanh. Khi đó, mọi sinh hoạt trong đời sống kinh tế sẽ giống như những động thái của các diễn viên đã được đạo diễn sắp đặt trong khi sự tự do, sự độc lập và tự chủ của các doanh nghiệp trong quá trình tìm kiếm khả năng sinh tồn và phát triển trên thương trường không được đảm bảo. (Theo PGS. Nguyễn Như Phát, TS. Trần Đình Hảo (2001), Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh tranh hiện nay ở Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội, chuyên đề “Một số đặc điểm của nền kinh tế thị trường Việt Nam có ảnh hưởng tới Pháp luật cạnh tranh” của PGS Lê Hồng Hạnh.) Hai, về mặt hình thức, cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các doanh nghiệp. Nói cách khác, cạnh tranh suy cho cùng là phương thức giải quyết mâu thuẫn về lợi ích tiềm năng giữa các nhà kinh doanh với vai trò quyết định của người tiêu dùng. ( Theo PGS. Nguyễn Như Phát & Ths. Bùi Nguyên Khánh (2001), Tiến tới xây dựng pháp luật về cạnh tranh và chống độc quyền trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường, NXB Công an nhân dân, Hà Nội) - Trong kinh doanh, lợi nhuận là động lực cho sự gia nhập thị trường, là thước đo sự thành đạt và là mục đích hướng đến của các doanh nghiệp. Kinh tế chính trị Macxít đã chỉ ra nguồn gốc của lợi nhuận là giá trị thặng dư mà nhà tư bản tìm kiếm được trong các chu trình của quá trình sản xuất, chuyển hoá giữa tiền – hàng. Trong chu trình đó, khách hàng và người tiêu dùng có vai trò là đại diện cho thị trường, quyết định giá trị thặng dư của xã hội sẽ thuộc về ai. Ở đó mức thụ hưởng về lợi nhuận của mỗi nhà kinh doanh sẽ tỷ lệ thuận với năng lực của bản thân họ trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng, người tiêu dùng trong xã hội. - Hình ảnh của cạnh tranh sẽ được minh họa bằng quan hệ tay ba giữa các doanh Trườngnghiệp với nhau và với Đại khách hàng. họcCác doanh nghiệp Kinhđua nhau lấy tếlòng khách Huế hàng. Khách hàng là người có quyền lựa chọn người sẽ cung ứng sản phẩm cho mình. Quan hệ này cũng sẽ được mô tả tương tự khi các doanh nghiệp cùng nhau tranh giành một nguồn nguyên liệu. SVTH: Hoàng Thị Yên 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Hiện tượng tranh đua như vậy được kinh tế học gọi là cạnh tranh trong thị trường. Từng thủ đoạn được sử dụng để ganh đua được gọi là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết quả của cuộc cạnh tranh trên thị trường làm cho người chiến thắng mở rộng được thị phần và tăng lợi nhuận, làm cho kẻ thua cuộc chịu mất khách hàng và phải rời khỏi thị trường. Ba, mục đích của các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh là cùng tranh giành thị trường mua hoặc bán sản phẩm. - Với sự giục giã của lợi nhuận, nhà kinh doanh khi tham gia vào thị trường luôn ganh đua để có thể tranh giành các cơ hội tốt nhất nhằm mở rộng thị trường. Với sự giúp đỡ của người tiêu dùng, thị trường sẽ chọn ra người thắng cuộc và trao cho họ lợi ích mà họ mong muốn. 1.1.1.2. Các loại hình cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại. *Căn cứ vào chủ thể tham gia thị trường cạnh tranh được chia thành 3 loại. - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Người bán muốn bán hàng hoá của mình với giá cao nhất, còn người mua muốn bán hàng hoá của mình với gía cao nhất, còn người mua muốn mua với giá thấp nhất. Giá cả cuối cùng được hình thành sau quá trình thương lượng giữ hai bên. - Cạnh tranh giứa những người mua với nhau: Mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cùng cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hoá và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua phải chấp nhận giá cao để mua được hàng hoá hoá mà họ cần. - Cạnh tranh giữa những nguời bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào tỏ ra đuối sức, không chịu được sức ép Trườngsẽ phải rút lui khỏi th ị trưĐạiờng, nhườ nghọcthị phần củ aKinh mình cho các đố i tếthủ m ạnhHuế hơn. *Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế cạnh tranh được phân thành hai loại. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất ra một loại hàng hoá hoặc dịch vụ. Kết quả của SVTH: Hoàng Thị Yên 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh cuộc cạnh tranh này là làm cho kỹ thuật phát triển. - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong các ngành kinh tế với nhau nhằm thu được lợi nhuận cao nhất. Trong quá trình này có sự phận bổ vốn đầu tư một cách tự nhiên giữa các ngành, kết quả là hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. * Căn cứ vào tính chất cạnh tranh cạnh tranh được phân thành 3 loại. - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa nhiều người bán trên thị trờng trong đó không người nào có đủ ưu thế khống chế giá cả trên thị trường. Các sản phẩm bán ra đều được người mua xem là đồng nhất, tức là không khác nhau về quy cách, phẩm chất mẫu mã. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp buộc phải tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc làm khác biệt hoá sản phẩm của mình so với các đối thủ cạnh tranh. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolistic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ vào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. * Căn cứ vào thủ đoạn sử dụng trong cạnh tranh chia cạnh tranh thành: - Cạnh tranh lành mạnh: Là cạnh tranh đúng luật pháp, phù hợp với chuẩn mực xã hội và đượcc xã hội thừa nhận, nó thướng diễn ra sòng phẳng, công bằng và công khai. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là cạnh tranh dựa vào kẻ hỡ của luật pháp, trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án ( như trốn thuế buôn lậu, móc ngoặc, khủng bố vv ) 1.1.1.3. Vai trò của cạnh tranh - Vai trò của cạnh tranh đối với nền kinh tế quốc dân: TrườngCạnh tranh là độngĐại lực phát triểnhọc kinh tế nângKinh cao năng su ấttế lao đ ộngHuế xã hội. Một nền kinh tế mạnh là nền kinh tế mà các tế bào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao. Tuy nhiên ở đây cạnh tranh phải là cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau để cùng phát triển, cùng SVTH: Hoàng Thị Yên 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh đi lên thì mới làm cho nền kinh tế phát triển bền vững. Còn cạnh tranh độc quyền sẽ ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế, nó tạo ra môi trường kinh doanh không bình đẳng dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi và lợi ích kinh tế trong xã hội, làm cho nền kinh tế không ổn định. Vì vậy, Chính phủ cần ban hành lệnh chống độc quyền trong cạnh tranh, trong kinh doanh để tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh hoàn hảo sẽ đào thải các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả. Do đó buộc các doanh nghiệp phải lựa chọn phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởng kinh tế. - Vai trò của cạnh tranh đối với người tiêu dùng: Trên thị trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp càng diễn ra gay gắt thì người được lợi nhất là khách hàng. Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn được hưởng những thành quả do cạnh tranh mang lại như: chất lượng sản phẩm tốt hơn, giá bán thấp hơn, chất lượng phục vụ cao hơn Đồng thời khách hàng cũng tác động trở lại đối với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hoá, về giá cả, về chất lượng phục vụ Khi đòi hỏi của người tiêu dùng càng cao làm cho cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn để giành được nhiều khách hàng hơn. - Vai trò của cạnh tranh đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là điều bất khả kháng đối với mỗi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có thể được coi là cuộc chạy đua khốc liệt mà các doanh nghiệp không thể tránh khỏi mà phải tìm mọi cách vươn lên để chiếm ưu thế và chiến thắng. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thay đổi kiểu dáng mẫu mã đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Cạnh tranh khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng các công nghệ mới, hiện đại , tạo sức ép buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giá thành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt có sức cạnh Trườngtranh cao. Đại học Kinh tế Huế Cạnh tranh khốc liệt sẽ làm cho doanh nghiệp thể hiện được khả năng “ bản lĩnh ” của mình trong quá trình kinh doanh. Nó sẽ làm cho doanh nghiệp càng vững mạnh và phát triển hơn nếu nó chịu được áp lực cạnh tranh trên thị trường. SVTH: Hoàng Thị Yên 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tế nói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng và là một trong những động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, tích cực nâng cao tay nghề, cải tiến kỹ thuật, áp dụng khoa học công nghệ, hoàn thiện tổ chức quản lý để nâng cao năng suất lao động, hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì thường trì trệ và kém phát triển. Như vậy, có thể nói cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp một cách hợp lý giữa lợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội. Cạnh tranh tạo ra môi trường tốt cho doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. Tuy nhiên, trong cuộc cạnh tranh khối liệt này không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có lợi, có doanh nghiệp bị huỷ diệt do không có khả năng cạnh tranh, có doanh nghiệp sẽ thực sự phát triển nếu họ biết phát huy tốt những tiềm lực của mình. Nhưng cạnh tranh không phải là sự huỷ diệt mà là sự thay thế, thay thế các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, sử dụng lãng phí nguồn lực xã hội bằng doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội, thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển. Chức năng của cạnh tranh - Cạnh tranh có tác dụng thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong kinh doanh Nhu cầu tìm kiếm lợi nhuận đã thúc đẩy các doanh nghiệp không ngừng áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật tiên tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất để đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của thị trường, mong giành phần thắng về mình. Cứ như thế, cuộc chạy đua giữa các doanh nghiệp sẽ thúc đẩy sự phát triển không ngừng của khoa học, kỹ thuật trong đời sống kinh tế và xã hội. Trường- Cạnh tranh kích Đại thích sự sáng học tạo, là ngu ồKinhn gốc của sự đổ i mtếới liên Huế tục trong đời sống kinh tế – xã hội Nền tảng của quy luật cạnh tranh trên thị trường là quyền tự do trong kinh doanh và sự độc lập trong sở hữu và hoạt động của doanh nghiệp. Cạnh tranh đòi hỏi Nhà nước và SVTH: Hoàng Thị Yên 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh pháp luật phải tôn trọng tự do trong kinh doanh. Trong sự tự do kinh doanh, quyền được sáng tạo trong khuôn khổ tôn trọng lợi ích của chủ thể khác và của xã hội luôn được đề cao như một kim chỉ nam của sự phát triển. Sự sáng tạo làm cho cạnh tranh diễn ra liên tục theo chiều hướng gia tăng của quy mô và nhịp độ tăng trưởng của nền kinh tế. Sự sáng tạo không mệt mỏi của con người trong cuộc cạnh tranh nhằm đáp ứng những nhu cầu luôn thay đổi qua nhiều thế hệ liên tiếp là cơ sở thúc đẩy sự phát triển liên tục và đổi mới không ngừng. Sự đổi mới trong đời sống kinh tế được thể hiện thông qua những thay đổi trong cơ cấu thị trường, hình thành những ngành nghề mới đáp ứng những nhu cầu của đời sống hiện đại, sự phát triển liên tục của khoa học kỹ thuật, là sự tiến bộ trong nhận thức của tư duy con người về các vấn đề liên quan đến kinh tế – xã hội. - Cạnh tranh điều phối các hoạt động kinh doanh trên thị trường Như một quy luật sinh tồn của tự nhiên, cạnh tranh đảm bảo phân phối thu nhập và các nguồn lực kinh tế tập trung vào tay những doanh nghiệp giỏi, có khả năng và bản lĩnh trong kinh doanh. Sự tồn tại của cạnh tranh sẽ loại bỏ những khả năng lạm dụng quyền lực thị trường để bóc lột đối thủ cạnh tranh và bóc lột khách hàng. Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh cũng có những tác động tiêu cực thể hiện ở cạnh tranh không lành mạnh như những hành động vi phạm đạo đức hay vi phạm pháp luật (buôn lậu, trốn thuế, tung tin phá hoại, ) hoặc những hành vi cạnh tranh làm phân hóa giàu nghèo, tổn hại môi trường sinh thái. 1.1.1.4. Các công cụ cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Cạnh tranh sản phẩm: - Là tổng thể những chỉ tiêu, thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn nhu cầu trong những điều kiện xác định phù hợp với công dụng của sản phẩm. - Ngày nay, chất lượng sản phẩm đã trở thành một công cụ cạnh tranh quan trọng Trườngcủa các doanh nghiệp trênĐại thị trờng. Chhọcất lượng s ảnKinh phẩm càng cao tứtếc là m ứHuếc độ thoả mãn nhu cầu càng cao, dẫn tới đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, làm tăng khả năng trong thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thoả mãn như cầu trong những điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Nếu như trước kia giá cả SVTH: Hoàng Thị Yên 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh được coi là yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì ngày nay nó phải nhường chỗ cho tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm là sự thay đổi chất liệu sản phẩm hoặc thay đổi công nghệ chế tạo đảm bảo lợi ích và tính an toàn trong quá trình tiêu dùng và sau khi tiêu dùng. Hay nói cách khác nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại mẫu mã, bền hơn và tốt hơn. - Chất lượng sản phẩm tăng lên sẽ thu hút được khách hàng tăng đựơc khối lượng hàng hoá tiêu thụ, tăng uy tín sản phẩm mở rộng thị trường, từ đó tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, đảm bảo hoàn thành các mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. - Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm: Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị sản phẩm mà người bán hay doanh nghiệp bán dự định có thể nhận được từ người mua thông qua việc trao đổi hàng hoá đó trên thị trường. Giá cả của sản phẩm phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Các yếu tố kiểm soát được: Chi phí sản xuất sản phẩm, chi phí bán hàng, chi phí lưu động và chi phí yểm trợ xúc tiến bán hàng. - Các yếu tố không kiểm soát được: quan hệ cung cầu cường độ cạnh tranh trên thị trường, chính sách điều tiết thị trường của Nhà nước. Giá cả được sử dụng làm công cụ cạnh tranh thông qua các chính sách định giá bán sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường, một doanh nghiệp có thể có các chính sách định giá sau: - Chính sách định giá thấp. Đây là cách định giá bán thấp hơn mức giá thị trờng. Chính sách định giá thấp có thể hướng vào các mục tiêu khác nhau, tuỳ theo tình hình sản xuất và thị trường và Trườngđựơc chia ra các cách khácĐại nhau. học Kinh tế Huế + Định giá thấp hơn so với thị trường nhưng cao hơn giá trị sản phẩm, doanh nghiệp chấp nhận mức lãi thấp. Nó được ứng dụng trong trưòng hợp sản phẩm mới thâm nhập thị trường, cần bán hàng nhan với khối lượng lớn, hoặc dùng giá để cạnh SVTH: Hoàng Thị Yên 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh tranh với các đối thủ. + Định giá bán thấp hơn giá thị trường và cũng thấp hơn giá trị sản phẩm: Doanh nghiệp bị lỗ. Cách này đựơc áp dụng trong trường hợp bán hàng trong thời kỳ khai trương hoặc muốn bán nhanh để thu hồi vốn (tương tự bán phá giá). - Chính sách định giá cao. Tức là mức giá bán cao hơn mức giá thống trị trên thị trường và cao hơn giá trị sản phẩm. Được áp dụng trong các trường hợp sau: + Sản phẩm mới tung ra thị trường, người tiêu dùng chưa biết rõ chất lượng của nó, chưa có cơ hội để so sánh về giá áp dụng giá bán cao sau đó giảm dần. + Doanh nghiệp hoạt động trong thị trường độc quyền, áp dung giá cao (giá độc quyền ) để thu lợi nhuận độc quyền. + Sản phẩm thuộc loại cao cấp, hoặc sản phẩm có chất lượng đặc biệt tốt phù hợp với người tiêu dùng thuộc tầng lớp thượng lưu. + Sản phẩm thuộc loại không khuyến khích người tiêu dùng mua, áp dụng giá bán cao để thúc đẩy họ tìm sản phẩm thay thế. - Chính sách ổn định giá bán. Tức là giữ nguyên giá bán theo thời kỳ và địa điểm. Chính sách này giúp doanh nghiệp thâm nhập, giữ vũng và mở rộng thị trường. - Chính sách định giá theo giá thị trường. Đây là cách định giá phổ biến của các doanh nghiệp hiện nay tức là giá bán sản phẩm xoay quanh mức giá thị trường của sản phẩm đó. Ở đây do không sử dụng yếu tố giá làm đòn bẩy kích thích người tiêu dùng nên để tiêu thụ được sản phẩm, doanh nghiệp tăng cường công tác tiếp thị thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp giảm chi phí sản xuất kinh Trườngdoanh. Đại học Kinh tế Huế - Chính sách giá phân biệt. - Chính sách bán phá giá. + Định mức giá bán thấp hơn hẳn giá thị trường và thấp hơn cả giá thành sản SVTH: Hoàng Thị Yên 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh xuất. Mục tiêu của bán giá là tối thiểu hoá rủi ro hay thua lỗ hoặc để tiêu diệt đối thủ cạnh tranh. Muốn đạt đựơc mục tiêu này đòi hỏi doanh nghiệp phải có tiềm lực về tài chính, về khoa học công nghệ sản phẩm đã có uy tín trên thị trường. Bán phá giá chủ nên áp dụng khi sản phẩm bị tồn đọng quá nhiều, bị cạnh tranh gay gắt, lạc hậu không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng, sản phẩm mang tính thời vụ, dễ hư hỏng, càng để lâu càng lỗ lớn. Cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm: Đối với mỗi doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, sản xuất tốt chưa đủ để khẳng định khả năng tồn tại và phát triển của mình, mà còn phải biết tổ chức mạng lướt bán hàng, đó là tập hợp các kênh đưa sản phẩm hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng sản phẩm ấy. Thông thường kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp được chia thành 4 loại sau: Nhà sản xuất Người tiêu dùng. Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Người tiêu dùng. Nhà sản xuất Đại lý Bán lẻ Người tiêu dùng. Nhà sản xuất Nhà buôn sỉ Bán lẻ Người tiêu dùng. (Nguồn: Giáo trình Quản trị kênh phân phối -PGS.TS Nguyễn Thị Minh Hòa, ĐH Kinh tế Huế) Hình 1 : Hệ thống kênh phân phối trong các doanh nghiệp Cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối Sản phẩm/ dịch vụ đến được tay khách hàng nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào các kênh phân phối. Chính vì vậy doanh nghiệp cần thường xuyên đẩy mạnh và mở rộng các kênh phân phối của sản phẩm/ dịch vụ. Sự cạnh tranh bằng hệ thống kênh phân phối sẽ xóa bỏ hình thức nhà phân phối độc quyền và đem lại nhiều lợi ích cho Trườngkhách hàng. Đại học Kinh tế Huế Cạnh tranh về phân phối và bán hàng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: - Khả năng đa dạng hoá các kênh và chọn được các kênh chủ lực. Ngày nay các doanh nghiệp thường có cơ cấu sản phẩm rất đa dạng, với mỗi sản phẩm có một kênh SVTH: Hoàng Thị Yên 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh phân phối khác nhau.Việc phân định đâu là kênh phân phối chủ lực có ý nghĩa quyết định trong việc tối thiểu hóa chi phí dành cho tiêu thụ sản phẩm. - Có nhiều biện pháp để kết dính các kênh lại với nhau. Đặc biệt là những biện pháp quản lý và điều khiển người bán. - Có hệ thống bán hàng phong phú, đa dạng. Đặc biệt là hệ thống các kho, các trung tâm bán hàng. Các trung tâm này phải có được cơ sở vật chất hiện đại nhằm thu hút khách hàng tốt nhất. - Có khả năng hợp tác giữa người bán trên thị trường nhất là trên các thị trường lớn. - Có các dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý. Kết hợp hợp lý giữa phương thức bán hàng và phương thức thanh toán. - Tìm được những người điều khiển đủ mạnh. Đối với các doanh nghiệp sử dụng các đại lý độc quyền thì phải xem xét đến sức mạnh của các doanh nghiệp thương mại làm đại lý cho doanh nghiệp. Điều này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có vốn lớn và đủ sức chi phối được lực lượng bán hàng trong kênh trên thị trường. Cạnh tranh bằng các công cụ khác. - Dịch vụ sau bán hàng gồm: + Cam kết thu lại sản phẩm và hoàn trả tiền lại cho khách hàng hoặc đổi lại hàng nều sản phẩm không đúng với thoả thuận ban đầu hoặc không thoả mãn nhu cầu của họ. + Cam kết bảo hành trong thời gian nhất định. + Cung cấp các dịch vụ bảo dưỡng kỹ thuật cho các sản phẩm có tuổi thọ dài. - Phương thức thanh toán cũng là một công cụ cạnh tranh được nhiều doanh nghiếp sử dụng. Phương thức thanh toán gọn nhẹ, rườm rà hay chậm chễ ảnh huởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ và do đó ảnh hưởng Trườngđến khả năng cạnh tranh Đại của doanh nghihọcệp trên th ị Kinhtrường. tế Huế - Yếu tố thời gian Đối với các doanh nghiệp yếu tố quyết định trong chiến lược kinh doanh hiện tại là tốc độ chứ không phải là yếu tố cổ truyền như nguyên vật liệu, lao động, muốn chiến SVTH: Hoàng Thị Yên 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh thắng trong cuộc cạnh tranh này, các doanh nghiệp phải biết tổ chức nắm bắt trong tin nhanh chóng tiêu thụ để thu hồi vốn nhanh trước khi chu kỳ sản xuất sản phẩm kết thúc. - Cạnh tranh về thời cơ thị trường Doanh nghiệp nào dự báo trước thời cơ thị trường và nắm được thời cơ thị trường sẽ có thêm điều kiện để chiến thắng trong cạnh tranh. Thời cơ thị trường thường xuất hiện do các yếu tố sau: + Sự thay đổi của môi trường công nghệ. + Sự thay đổi về yếu tố dân cư, điều kiện tự nhiên. + Các quan hệ tạo lập được của từng doanh nghiệp. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh 1.1.2.1. Khái quát về lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnh tranh - Lợi thế cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh biến chiến lược từ một tầm nhìn mang tính vĩ mô trở thành một cấu trúc nhất quán của những hoạt động bên trong – một phần quan trọng của tư tưởng kinh doanh quốc tế hiện nay. Cấu trúc mạnh mẽ đó cung cấp những công cụ hữu hiệu để hiểu được ảnh hưởng của chi phí và vị thế tương đối về chi phí của công ty. Theo Michael Porter đã chỉ rõ lợi thế cạnh tranh không chỉ nằm ở bản thân mỗi hoạt động, mà còn ở cả mối liên kết giữa các hoạt động với nhau, với các hoạt động của nhà cung cấp và cả các hoạt động của khách hàng nữa. Lợi thế cạnh tranh đã dẫn đường cho vô số các công ty, các sinh viên ở các trường kinh doanh và nhà nghiên cứu trong việc tìm hiểu nguồn gốc, ngọn ngành của cạnh tranh. Cũng theo ông, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêu tăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâu dài cho doanh nghiệp. Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng cho Trườngmình một lợi thế cạnh Đại tranh bền v ữhọcng. Theo Porter Kinh lợi thế cạnh tranhtế b ềnHuế vững có nghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. - Năng lực cạnh tranh: Năng lực cạnh tranh có thể chia làm 4 cấp độ: năng lực SVTH: Hoàng Thị Yên 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh có mối quan hệ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện và phụ thuộc lẫn nhau. Ở bài nghiên cứu này tôi chỉ xin làm rõ và đi sâu vào 2 cấp độ năng lực cạnh tranh đó là: năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh sản phẩm. Theo Diễn đàn kinh tế thế giới (2006) quan niệm: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của một đất nước trong việc đạt được tỷ lệ thu nhập bình quân đầu người cao và bền vững”. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế( OECD) thì năng lực cạnh tranh là khả năng của doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện kinh tế quốc tế. Theo từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: Năng lực cạnh tranh là khả năng của một mặt hàng, một đơn vị kinh doanh, hoặc một nước giành thắng lợi (kể cả giành lại một phần hay toàn bộ thị phần) trong cuộc cạnh tranh trên thị trường tiêu thụ. Như vậy có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh có nhiều cách hiểu, nhiều quan điểm khác nhau do đứng trước các cách tiếp cận khác nhau, tuy nhiên có thể hiểu rằng năng lực cạnh tranh là khả năng của chủ thể trong việc kiểm soát, làm chủ, sử dụng các lợi thế, các nguồn lực của chủ thể hiệu quả hơn, đạt kết quả cao hơn so với nội tại và so với các đối thủ cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao. - Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thực lực và lợi thế mà doanh nghiệp có thể huy động để duy trì và cải thiện vị trí của nó đối với các doanh nghiệp khác trên thị trường một cách lâu dài và có ý chí nhằm thu được lợi ích ngày càng cao. TrườngTheo nhà quản trĐạiị chiến lược Michealhọc Poter: KinhNăng lực cạnh tranh tế của côngHuế ty có thể hiểu là khả năng chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ các sản phẩm cùng loại (hay sản phẩm thay thế) của công ty đó. Năng lực giành giật và chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ cao thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh cao. Micheal Porter không bó hẹp ở các đối thủ SVTH: Hoàng Thị Yên 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh cạnh tranh trực tiếp mà ông mở rộng ra cả các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn và các sản phẩm thay thế. Theo Humbert Lesca Năng lực cạnh tranh (NLCT) của DN là khả năng, năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì lâu dài một cách có ý chí trên thị trường cạnh tranh và tiến triển bằng cách thực hiện một mức lợi nhuận ít nhất cũng đủ để trang trải cho việc thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn được xem là khả năng bù đắp chi phí duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó doanh nghiệp có chi phí càng thấp, lợi nhuận và thị phần càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng lớn và ngược lại. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm dịch vụ là khả năng thỏa mãn tốt các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, nó được thể hiện bằng việc khách hàng lựa chọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao là sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hạ và sự tiện lợi cho khách hàng. Những định nghĩa trên cho thấy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trước hết phải được tạo ra từ khả năng, thực lực của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có NLCT khi doanh nghiệp đó dám chấp nhận việc giành những điều kiện thuận tiện có lợi cho chính doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần phải có tiềm lực đủ mạnh để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh. 1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh Trong thời đại 4.0 ngày nay, để tồn tại và đứng vững trên thị trường các doanh nghiệp cần phải cạnh tranh gay gắt với không chỉ với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các Công ty tập đoàn xuyên quốc gia. Đối với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Quá trình cạnh tranh sẽ đào thải các doanh nghiệp không đủ năng lực cạnh tranh để đứng vững trên thị trường. Mặt khác cạnh Trườngtranh buộc các doanh nghiĐạiệp phải khônghọc ngừng cốKinhgắng trong hoạ t tếđộng tổHuếchức sản xuất kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt SVTH: Hoàng Thị Yên 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh của con người. Người tiêu dùng đòi hỏi ngày càng cao về sản phẩm mà nhu cầu của con người thì vô tận, luôn có " ngách thị trường " đang chờ các nhà doanh nghiệp tìm ra và thoả mãn. Do vậy các doanh nghiệp phải đi sâu nghiên cứu thị trường, phát hiện ra những nhu cầu mới của khách hàng để qua đó có thể lựa chọn phương án phù hợp với năng lực kinh doanh của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong cuộc cạnh tranh này doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Tóm lại, việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập là cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.3. Năng lực cạnh tranh của ngành dịch vụ viễn thông. 1.1.3.1 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông - NLCT ngành viễn thông Việt Nam được hiểu là năng lực thay đổi cấu trúc, cơ cấu trong nội bộ ngành viễn thông nhằm tạo lập và duy trì tốt sự tăng trưởng của ngành, nâng cao chất lượng dịch vụ viễn thông, do các doanh nghiệp trong ngành cung cấp ngày càng tốt hơn và cạnh tranh hơn theo cơ chế thị trường nhằm tạo cho ngành viễn thông Việt Nam có sự hấp dẫn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư, công nghệ, nguồn nhân lực trong và ngoài nước. (Theo Nguyễn Mạnh Hùng (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành viễn thông Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội). Năng lực cạnh tranh ngành viễn thông Việt Nam được đặt trong xu thế của sự phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế đặc biệt kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO đòi hỏi ngành viễn thông phải không ngừng nâng cao sức cạnh tranh để giữ vững thị trường trong nước, đảm bảo sự tăng trưởng tốt và hướng ra thị trường cạnh tranh nước ngoài. - Các tiêu chí để đánh giá NLCT của DN bao gồm: Thị phần. Đây là yếu tố quan trọng nhất, thể hiện rõ ràng nhất NLCT của DN trên thị trường. Khi DN nắm giữ được phần lớn thị phần của thị trường thì chứng tỏ khả năng cạnh tranh của DN trên thị trường là rất lớn, có sức ảnh hưởng trên thị trường tạo cho DN có lợi thế cạnh tranh. Sự đa dạng về sản phẩm. Đa dạng hóa về các sản phẩm hàng hóa để sản xuất và kinh doanh trên thị trường của doanh nghiệp là yếu tố thu hút được các phân khúc khách hàng, giúp doanh nghiệp Trườngtiến gần hơn với khách hàng,Đại đáp ứng họcđược nhu cầ u Kinhtối đa của khách hàng.tế S ự Huếđang dạng về các sản phẩm hàng hóa tạo lợi thế về cạnh tranh của doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp có nhiều sản phẩm tung ra thị trường, thị phần của doanh nghiệp từ đó mà nâng cao. Năng lực tài chính. SVTH: Hoàng Thị Yên 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Đây cũng là một yếu tố quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho DN. Khi DN có năng lực tài chính ổn định, sẽ đầu tư vào các hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường, tạo ra các chương trình marketing, giới thiệu sản phẩm đến với khách hàng. Thực hiện các hoạt động xúc tiến hỗn hợp thương mại. Năng lực tài chính tạo cho DN có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trên thị trường, Chất lượng nguồn nhân lực. Một yếu tố cũng không thể thiếu đó chính là chất lượng nguồn nhân lực.Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, DN nào cũng đầu tư máy móc trang thiết bị tiên tiến hiện đại thì con người là yếu tố tạo ra sự khác biệt nhất. Nguồn nhân lực có chất lượng sẽ lôi kéo được khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của DN nghiệp mình. Khi KH sử dụng sản phẩm của DN nhiều thì thị phần của DN trên thị trường sẽ tăng cao. Quy mô, danh tiếng. Quy mô, danh tiếng của DN ảnh hưởng rất nhiều đến sự lựa chọn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của KH. Những DN có tiếng tăm lâu đời rất được lòng của KH. Vì vậy, những DN nhỏ và vừa khó có khả năng cạnh tranh với những DN đã có truyền thống lâu đời, họ phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm để thu hút KH. Chính vì thế, quy mô càng lớn danh tiếng càng lâu đời sẽ tạo ra được vị thế cạnh tranh của DN trên thị trường và so với các đối thủ cạnh tranh. 1.1.3.2. Năng lực cạnh tranh dịch vụ internet cáp quang và các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT dịch vụ internet cáp quang. - NLCT của dịch vụ internet cáp quang của doanh nghiệp Viễn thông là khả năng cung ứng dịch vụ internet cáp quang của DN đó được sử dụng rộng rãi trên thị trường có nhiều DN cùng cung cấp dịch vụ internet cáp quang. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp Trườngquang. Đại học Kinh tế Huế Chất lượng dịch vụ. Đặc thù của ngành kinh doanh dịch vụ chính là chất lượng dịch vụ. Vì dịch vụ không thể cân đo đong đếm trước khi mua để kiểm định trước khi mua như các loại sản phẩm hàng hóa khác. DN nào có chất lượng tốt sẽ được KH tin dùng và ngược lại những SVTH: Hoàng Thị Yên 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh DN có chất lượng dịch vụ kém, KH sẽ không sử dụng tiếp sau khi kết thúc hợp đồng sử dụng. Vì thế đây là yếu tố có ảnh hướng lớn đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ. Trong trường hợp này, dịch vụ internet cáp quang là một dịch vụ cũng tương đối mới trên thị trường, cũng có nhiều nhà cũng cấp dịch vụ như VNPT, Viettel , FPT Telecom. Vì vậy, nếu chất lượng dịch vụ không đáp ứng được như nhu cầu của KH mong đợi, họ có thể chuyển sang các nhà mạng mà có chất lượng dịch vụ tốt như họ mong muốn. Các nhà mạng hiện nay cũng cạnh tranh về chất lượng dịch vụ để thu hút KH sử dụng dịch vụ của nhà mạng mình. Giá cước. KH luôn mong muốn sử dụng các dịch vụ mà có giá cước phải chăng. Sự đang dạng trong các gói cước với nhiều mức giá khác nhau chính là một sự khôn khéo của các nhà mạng để tiếp cận khách hàng. Mỗi nhà mạng có những gói cước với mức giá khác nhau để cạnh tranh giành lấy KH. Năng lực mạng lưới. Vì là đặc thù ngành Viễn thông, nên mạng lưới là yếu tố rất quan trong. Mạng lưới có tốt trải rộng khắp thì mới truyền tải được dữ liệu đến được với khách hàng. Nhà mạng lưới nhiều hơn thì nhà mạng đó có khả năng cũng cấp được dịch vụ tốt hơn và ngược lại. Chăm sóc khách hàng. KH luôn mong muốn được sử dụng những dịch vụ tin cậy, việc sử dụng internet cáp quang tốc độ cao cũng vậy. Vì thế, chính sách chăm sóc KH của DN nào tốt hơn thì sẽ thu hút KH về sử dụng dịch vụ của DN mình nhiều hơn. Đây là yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến NLCT của dịch vụ. Hoạt động xúc tiến hỗn hợp. TrườngCác hoạt động xúcĐại tiến hỗn hợhọcp cũng là m ộKinht nhân tố ảnh hư ởngtế đến NLCTHuế của dịch vụ internet cáp quang. Đây là nhân tố ảnh hưởng đến sự lan tỏa của dịch vụ trong tâm trí KH. Xúc tiến bán hàng là công cụ hữu hiệu trong việc chiếm lĩnh thị trường và tăng SVTH: Hoàng Thị Yên 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh tính cạnh tranh của hàng hoá, dịch vụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Thông qua xúc tiến, các doanh nghiệp tiếp cận được với thị trường tiềm năng của mình, cung cấp cho khách hàng tiềm năng những thông tin cần thiết, những dịch vụ ưu đai để tiếp tục chinh phục khách hàng của doanh nghiệp và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. Hoạt động xúc tiến sẽ tạo ra hình ảnh đẹp về doanh nghiệp trước con mắt của khách hàng, lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp nhờ thế mà không ngừng tăng lên. Công tác xúc tiến hỗn hợp là các chương trình quảng cáo, tài trợ, đầu tư, nhằm tạo được thiên cảm với KH để họ tin dùng sử dụng dịch vụ. 1.1.4. Các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.4.1 Các yếu tố bên ngoài 1.1.4.1.1 Môi trường ngành (môi trường vi mô) Theo quan điểm của M.porter các nhân tố ảnh hưởng tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể tổng hợp thành 5 nhóm nhân tố cơ bản và được coi là năm sức mạnh tác động đến cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Đe dọa của các đối thủ Các đối thủ tiềm ẩn Cạnh tranh giữa các Nhà cung ứng Sản phẩm thay thế đối thủ hiện tại/ Nội Áp lực bộ ngành Quyền thương lượng Quyền thương lượng Khách hàng/ Nhà Trường Đại họcphân ph ốiKinh tế Huế Hình 2: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của M.Porter Các đối thủ cạnh tranh hiện tại SVTH: Hoàng Thị Yên 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh. Sự hiểu biết về các đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa quan trọng vì các đối thủ cạnh tranh sẽ quyết định tính chất và mức độ tranh đua. Nếu các đối thủ này yếu doanh nghiệp có cơ hội để tăng giá bán và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, khi các đối thủ cạnh tranh hiện tại mạnh thì sự cạnh tranh về giá là không đáng kể, mọi cuộc cạnh tranh về giá cả đều dẫn tới tổn thương. Bàn về cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong một ngành sản xuất ta thường nói tới những nội dung chủ yếu như: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra. Do vậy nhiệm vụ của mỗi doanh nghiệp là tìm kiếm thông tin, phân tích đánh giá chính xác khả năng của những đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là những đối thủ chính để xây dựng cho mình chiến lược cạnh tranh thích hợp với môi trường chung. Các đối thủ tiềm ẩn Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất, nhưng có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành. Đây là đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại. Các doanh nghiệp hiện tại cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm ẩn muốn ra nhập ngành vì càng nhiều doanh nghiệp có trong một ngành sản xuất thì cạnh tranh càng khốc liệt hơn. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: - Sức hấp dẫn của ngành: yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành. - Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn Trường Kỹ thuật Đại học Kinh tế Huế Vốn Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng SVTH: Hoàng Thị Yên 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát minh sáng chế, nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ . Khách hàng (người mua) Khách hàng (người mua) được xem như là một sự đe dọa cạnh tranh khi họ buộc DN giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụ tốt hơn. Ngược lại, khi khách hàng (người mua) yếu sẽ mang đến cho DN cơ hội để tăng giá bán nhằm kiếm được lợi nhuận nhiều hơn. Khách hàng ở đây gồm: người tiêu dùng cuối cùng, là nhà phân phối (bán buôn, đại lý, bán lẻ) và nhà mua công nghiệp. Áp lực của họ thường được thể hiện trong những trường hợp sau: - Nhiều nhà cung ứng có quy mô vừa và nhỏ trong ngành cung cấp. Trong khi đó người mua là số ít và có quy mô lớn, nó cho phép người mua chi phối các công ty cung cấp. - Khách hàng mua một khối lượng lớn sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp và sử dụng đó làm lợi thế để mặc cả cho sự giảm giá không hợp lý. - Khách hàng có thể vận dụng chiến lược liên kết dọc, tức là họ có xu hướng khép kín sản xuất, tự sản xuất, gia công các bộ phận chi tiết, bán sản phẩm cho mình. - Khách hàng có đầy đủ các thông tin về thị trường như nhu cầu, giá cả của các nhà cung cấp thì áp lực mặc cả của họ càng lớn. Để nâng cao khả năng cao khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp phải giảm tối đa sức ép trên và tạo môi trường với các khách hàng qua các chính sách giá, chất lượng sản phẩm, dịch vụ, biến họ trở thành người cộng tác tốt. Nhà cung ứng (người cung cấp) Đó là những nhà cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, tiền vốn, lao động đôi khi gây đe doạ khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng các sản phẩm dịch vụ mà họ cung cấp. Qua đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. TrườngHọ thường gây sứĐạic ép trong cáchọc tình huống như:Kinh tế Huế - Khi số nhà cung cấp ít, sản phẩm thay thế lại không có nhiều thì áp lực từ người cung cấp cao. - Khi sản phẩm của người cung cấp có đặc tính khác biệt được khách hàng đánh SVTH: Hoàng Thị Yên 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh giá cao thì DN khó chuyển đổi sản phẩm vì vậy áp lực cao. - Khi số lượng mua của DN chiếm tỷ trọng nhỏ thì áp lực cao. Khi lượng mua thấp thì thế đàm phán của DN rất thấp, người cung cấp sẵn sàng hy sinh bạn. - DN chịu chi phí cao thì áp lực từ nhà cung cấp cao vì việc chuyển đổi sản phẩm có thể làm tăng chi phí. - Khi nhà cung cấp có tham vọng hội nhập về phía trước thì áp lực cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần thiết lập mối quan hệ lâu dài với nhà cung ứng và đứa ra các biện pháp ràng buộc với nhà cung cấp nguyên vật liệu để tránh những ràng buộc họ có thể gây ra với mình. Sản phẩm thay thế Sự ra đời của các sản phẩm thay thế là một tất yếu nhằm đáp ứng sự biến động của nhu cầu thị trường theo hướng ngày càng đa dạng hơn, phong phú và cao cấp hơn, và chính nó lại làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm bị thay thế. 1.1.4.1.2 Môi trường vĩ mô Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh nghiệp biết được hiện tại doanh nghiệp đang trực tiếp đối diện với những vấn đề gì, những thay đổi và xu hướng của môi trường, những khả năng có thể xảy ra với doanh nghiệp mà họ không thể lường trước. Từ đó doanh nghiệp có những chiến lược cụ thể để tận dụng cơ hội cũng như hạn chế những rủi ro do sự tác động của môi trường bên ngoài. Tác động của các yếu tố môi trường vĩ mô đến doanh nghiệp bao gồm những yếu tố sau: a. Các yếu tố kinh tế - Lãi suất và xu hướng của lãi suất trong nền kinh tế TrườngLãi suất và xu hưĐạiớng của lãi suhọcất trong nền kinhKinh tế có ảnh hư ởtếng đến xuHuế thế của tiết kiệm, tiêu dùng và đầu tư và do vậy ảnh hưởng tới hoạt động của các doanh nghiệp. Lãi suất tăng sẽ hạn chế nhu cầu vay vốn để đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng tới mức lời của các doanh nghiệp. Đồng thời khi lãi s uất tăng cũng sẽ khuyến khích người dân gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn và do vậy làm SVTH: Hoàng Thị Yên 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh cho nhu cầu tiêu dùng giảm xuống. - Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái Chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái cũng có thể tạo vận hội tốt cho doanh nghiệp nhưng cũng có thể là nguy cơ cho sự phát triển của doanh nghiệp đặc biệt nó tác động điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu. Thông thường chính phủ sử dụng công cụ này để điều chỉnh quan hệ xuất nhập khẩu theo hướng có lợi cho nền kinh tế. - Lạm phát Lạm phát cũng là 1 nhân tố quan trọng cần phải xem xét và phân tích. Lạm phát cao hay thấp có ảnh hưởng đến tốc độ đầu tư vào nền kinh tế. Khi lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo ra những rủi ro lớn cho sự đầu tư cuả các doanh nghiệp, sức mua của xã hội cũng bị giảm sút và làm cho nền kinh tế bị đình trệ. Trái lại thiểu phát cũng làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Việc duy trì một tỷ lệ lạm phát vừa phải có tác dụng khuyến khích đầu tư vào nền kinh tế , kích thích thị trường tăng trưởng . - Hệ thống thuế và mức thuế Các ưu tiên hay hạn chế của chính phủ với các ngành được cụ thể hoá thông qua luật thuế. Sự thay đổi của hệ thống thuế hoặc mức thuế có thể tạo ra những cơ hội hoặc nguy cơ đối với các doanh nghiệp vì nó làm cho mức chi phí hoặc thu nhập của doanh nghiệp thay đổi. b. Môi trường chính trị-pháp luật Chính trị là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư, nhà quản trị các doanh nghiệp quan tâm phân tích để dự báo mức độ an toàn trong các hoạt động tại các quốc gia, các khu vực nơi mà doanh nghiệp đang có mối quan hệ mua bán hay đầu tư. Các yếu tố Trườngnhư thể chế chính trị , sĐạiự ổn định hay học biến động vềKinhchính trị tại qu ốctế gia hay Huế một khu vực là những tín hiệu ban đầu giúp các nhà quản trị nhận diện đâu là cơ hội hoặc đâu là nguy cơ của doanh nghiệp để đề ra các quyết định đầu tư, sản xuất kinh doanh trên các khu vực thị trường thuộc phạm vi quốc gia hay quốc tế. SVTH: Hoàng Thị Yên 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Chính phủ có vai trò to lớn trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách kinh tế, tài chính, tiền tệ và các chương trình chi tiêu của mình. Trong mối quan hệ với các doanh nghiệp chính phủ vừa đóng vai trò là người kiểm soát, khuyến khích, tài trợ, quy định, ngăn cấm, hạn chế vừa đóng vai trò khách hàng quan trọng đối với doanh nghiệp (trong chương trình chi tiêu của chính phủ) và sau cùng chính phủ đóng vai trò là nhà cung cấp các dịch vụ cho doanh nghiệp như cung cấp thông tin vĩ mô, các dịch vụ công cộng khác. Để tận dụng được cơ hội, giảm thiểu nguy cơ các doanh nghiệp phải nắm bắt cho được những quan điểm, những quy định, ưu tiên những chương trình chi tiêu của chính phủ và cũng phải thiết lập một quan hệ tốt đẹp, thậm chí có thể thực hiện sự vận động hành lang khi cần thiết nhằm tạo ra 1 môi trường thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. c. Môi trường văn hóa xã hội Bao gồm những chuẩn mực và giá trị mà những chuẩn mực và giá trị này được chấp nhận và tôn trọng, bởi một xã hội hoặc một nền văn hoá cụ thể. Sự thay đổi của các yếu tố văn hoá xã hội một phần là hệ quả của sự tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô khác, do vậy nó thường xảy ra chậm hơn so với các yếu tố khác. Như vậy những hiểu biết về mặt văn hoá - xã hội sẽ là những cơ sở rất quan trọng cho các nhà quản trị trong quá trình quản trị chiến lược ở các doanh nghiệp. Các khía cạnh hình thành môi trường văn hoá xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ tới các hoạt động kinh doanh như: (1) Những quan niệm về đạo đức, thẩm mỹ, về lối sống, về nghề nghiệp; (2) Những phong tục, tập quán, truyền thống; (3) Những quan tâm và ưu tiên của xã hội; Trình độ nhận thức, học vấn chung của xã hội Bên cạnh đó dân số cũng là một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến các yếu tố khác của môi trường vĩ mô, đặc biệt là yếu tố xã hội và yếu tố kinh tế. d. Môi trường tự nhiên TrườngĐiều kiện tự nhiên Đại bao gồm vịhọctrí địa lý, khí Kinh hậu, cảnh quan thiêntế nhiên; Huế đất đai, sông biển, các nguồn tài nguyên khoáng sản trong lòng đất, tài nguyên rừng biển, sự trong sạch của môi trường, nước và không khí, Có thể nói các điều kiện tự nhiên luôn luôn là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của con người (đặc biệt là các yếu SVTH: Hoàng Thị Yên 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh tố của môi trường sinh thái), mặt khác nó cũng là một yếu tố đầu vào hết sức quan trọng của nhiều ngành kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp khai khoáng, du lịch, vận tải. Trong rất nhiều trường hợp, chính các điều kiện tự nhiên trở thành một yếu tố rất quan trọng để hình thành lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh e. Môi trường khoa học công nghệ Ngày nay yếu tố khoa học và công nghệ là yếu tố năng động nhất trong các yếu tố môi trường kinh doanh. Yếu tố này luôn luôn biến đổi và tác động rất lớn đến các doanh nghiệp. Công nghệ mới làm tăng ưu thế cạnh tranh của sản phẩm mới, đe dọa sản phẩm truyền thống. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp muốn thâm nhập thị trường cần quan tâm. Bởi một trong những cách thức mà họ áp dụng là dựa vào các sản phẩm mới vào thị trường hoặc là cải tiến sản phẩm truyền thống để thỏa mãn khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh. 1.1.4.2 Môi trường bên trong a. Nguồn nhân lực Con người là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động của các loại hình doanh nghiệp, quyết định sự thành công hay không của các doanh nghiệp, các tổ chức ở mỗi quốc gia. Trong các doanh nghiệp yếu tố này cực kỳ quan trọng vì mọi quyết định liên quan đến quá trình quản trị chiến lược đều do con người quyết định, khả năng cạnh tranh trên thị trường mạnh hay yếu, văn hóa tổ chức tốt hay chưa tốt v.v đều xuất phát từ con người. Vì vậy nhân lực là yếu tố đầu tiên trong các nguồn lực mà các nhà quản trị của các doanh nghiệp có định hướng kinh doanh lâu dài cần xem xét, phân tích để quyết định nhiệm vụ, mục tiêu và những giải pháp cần thực hiện. Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả quản trị cao cấp và quản trị viên thừa hành. b. Nguồn lực vật chất Nguồn lực vật chất là các yếu tố như: tài chính, nhà xưởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trường kinh doanh . Mỗi doanh nghiệp có các đặc trưng về các nguồn lực vật chất riêng, trong đó Trườngcó cả điểm mạnh lẫn điĐạiểm yếu so v ớihọc các đối thủ cạKinhnh tranh trong ngành. tế Huế Việc phân tích và đánh giá đúng mức các nguồn lực vật chất là cơ sở quan trọng giúp nhà quản trị các doanh nghiệp hiểu được các nguồn lực vật chất tiềm tàng, những hạn chế v.v để có các quyết định quản trị thích nghi với thực tế như: khai thác tối đa các nguồn vốn bằng tiền và nguồn vốn cơ sở vật chất hiện có, lựa chọn và huy động SVTH: Hoàng Thị Yên 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh các nguồn vốn bên ngoài khi thật sự có nhu cầu, chọn đối tượng cần hợp tác nhằm tăng qui mô nguồn lực vật chất, thực hiện dự trữ một tỉ lệ cần thiết để đảm bảo khả năng đương đầu (phòng thủ hoặc tấn công) với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước. c. Nguồn lực tài chính Đây là nguồn lực quan trọng nhất và quyết định đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với doanh nghiệp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều là hoạt động đầu tư mang tính chất sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất kinh doanh hàng hóa, doanh nghiệp phải có vốn bằng tiền hay bằng nguồn lực tài chính để thực hiện được hoạt động sản xuất kinh doanh. Với nguồn lực tài chính này doanh nghiệp sẽ chi cho các hoạt động như đầu tư mới, mua nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân. Nếu một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, khả năng huy động vốn lớn sẽ cho phép doanh nghiệp có điều kiện để mở rộng sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ, đa dạng hóa đổi mới, nâng cao chất lượng của sản phẩm; có khả năng thực hiện tốt công tác bán hàng và dịch vụ sau bán tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn cho sản phẩm. d. Năng lực marketing Để chơi được trong môi trường thị trường mới một cách hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải được trang bị kiến thức để nắm được luật chơi mới, phải có trong tay những kỹ năng và kiến thức phù hợp với yêu cầu của thị trường mới, và năng lực marketing là năng lực quan trọng nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của một công ty trong môi trường cạnh tranh ngày nay. Tại các công ty thành công hàng đầu trên thế giới, với họ marketing không chỉ là một chức năng trong hoạt động kinh doanh, nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thoả mãn cho nhu cầu Trườngcủa khách hàng. Họ hiĐạiểu rằng lợi thhọcế cạnh tranh Kinhtừ marketing ch ỉ cótế thể cóHuế được từ năng lực marketing của cả một doanh nghiệp, chứ không thể là năng lực của một vài cá nhân. Để nâng cao năng lực marketing của một doanh nghiệp, trước hết những người SVTH: Hoàng Thị Yên 35
  46. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh đứng đầu trong doanh nghiệp ấy cần phải có một nhận thức đúng đắn về vai trò của marketing trong doanh nghiệp. Cần phải hiểu rằng marketing và xây dựng thương hiệu không chỉ là trách nhiệm của phòng marketing hay cá nhân mỗi người mà là trách nhiệm của tất cả mọi người trong công ty, và trên hết đó là nhận thức và sự can dự của người đứng đầu công ty. e. Máy móc và công nghệ Một doanh nghiệp sản xuất công nghiệp muốn tồn tại và phát triển được cần phải xây dựng cho mình một kế hoạch đổi mới công nghệ. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ sẽ cho phép nâng cao chất lượng sản phẩm tạo ra nhiều sản phẩm mới, đa dạng hoá sản phẩm, tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, sử dụng hợp lý tiết kiệm nguyên vật liệu Nhờ vậy sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiến bộ khoa học công nghệ, đổi mới công nghệ thực sự là hướng đi đúng đắn của một doanh nghiệp công nghiệp giàu tiềm năng. f. Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp Uy tín: được phản ánh chủ yếu ở “văn hóa doanh nghiệp”, bao gồm trang phục, văn hóa ứng xử, hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước, hoạt động từ thiện, kinh doanh minh bạch. Thương hiệu là kết quả hội tụ của toàn bộ quy trình tạo ra sản phẩm, sứ mệnh, tầm nhìn chiến lược kinh doanh, đạo đức kinh doanh, phong cách ứng xử với khách hàng và trách nhiệm xã hội của DN. Thương hiệu là niềm tự hào và là tài sản lớn, đại diện cho giá trị và văn hóa doanh nghiệp (VHDN), mang lại tinh thần cho đội ngũ nhân viên, nền tảng bảo đảm cho DN cạnh tranh thành công và phát triển trong tương lai. g. Hệ thống kênh phân phối TrườngHệ thống phân phĐạiối hàng hóa học là hệ thống Kinh các quan hệ củ a tế một tậpHuế hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập, phụ thuộc lẫn nhau để tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ tay người sản xuất tới tay người tiêu dùng cuối cùng. Nó là một chuỗi các mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình mua và bán hàng SVTH: Hoàng Thị Yên 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh hóa. 1.2. Cơ sở thực tiễn về cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông 1.2.1 Thị trường internet ở Việt Nam. Trong vài năm trở lại đây, khi di động bước vào giai đoạn phát triển bão hòa thì internet là điểm sáng tăng trưởng của thị trường viễn thông trong nước. Thậm chí Việt Nam còn được đánh giá là một trong những thị trường internet sôi động nhất thế giới. Sự tăng trưởng này chủ yếu là nhờ sự cạnh tranh khốc liệt giữa những nhà cung cấp dịch vụ, kể cả trong lĩnh vực cố định lẫn di động. Cáp quang phát triển mạnh do giá cước bị đẩy xuống thấp ngang bằng, thậm chí là rẻ hơn cả cáp đồng. Các nhà cung cấp dịch vụ sử dụng nhiều phương thức khuyến mại hấp dẫn để lôi kéo người dùng, với rất nhiều gói cước được tùy biến linh hoạt theo từng địa bàn. Cụ thể, theo Cục Viễn Thông tính đến hết tháng 7/2016, Việt Nam có gần 11,6 triệu thuê bao internet băng rộng, trong đó gần 8,6 triệu thuê bao internet băng rộng cố định, chiếm 74% và hơn 3 triệu thuê bao internet băng rộng di động (sử dụng 3G datacard). Nếu tính cả lượng người dùng internet trên di động thông qua 3G (gần 41 triệu) thì Việt Nam hiện có tới gần 50 triệu thuê bao internet băng rộng. Thị trường internet băng rộng cố định dường như chia thành hai thái cực hoàn toàn đối lập: Cáp đồng giảm mạnh và cáp quang tăng mạnh. Chỉ sau 8 tháng đuổi kịp lượng thuê bao internet cáp đồng, thuê bao cáp quang hiện đã cao gấp 2,2 lần thuê bao cáp đồng. Tính đến năm 2018, internet tiếp tục phát triển và có một số biến chuyển nhỏ theo hướng tích cực dựa trên những thành tựu đã đạt được từ năm 2017 và các năm trước. Với dân số 96.02 triệu người và tỉ lệ đô thị hóa là 35%, lượng người sử dụng Internet ở Việt Nam năm 2018 đạt 64 triệu người dùng, chiếm đạt 67% dân số. Để lọt vào top 10 các quốc gia có tỉ lệ người dùng tiếp cận Internet, Việt Nam cần đạt ít nhất 80% tỉ lệ dân số sử dụng Internet, tức khoảng 76.6 triệu người dùng. TrườngTheo DAMMIO.COM ,Đại mục tiêu này học là khả thi vàKinh với đà tăng trư ởtếng như Huếvậy, Việt Nam hoàn toàn có thể đạt mốc thành tích này trước năm 2020. Nếu mục tiêu này được thực hiện thì đây có lẽ là tín hiệu đáng mừng với sự phát triển người dùng Internet nói riêng cũng như sự thúc đẩy phát triển công nghệ và đất nước nói chung trong tương lai. SVTH: Hoàng Thị Yên 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Số liệu thống kê cho thấy từ đầu năm tới nay thị trường băng rộng tiếp tục tăng trưởng ổn định, trung bình tăng trưởng khoảng 200.000 thuê bao mỗi tháng. Trong đó số thuê bao băng rộng cố định tăng thêm nhiều gấp đôi lượng thuê bao băng rộng di động. Băng rộng di động 3G datacard đã có sự cải thiện so với tình hình trong 2 năm qua. Số lượng thuê bao dù tăng trưởng chậm song vẫn tăng đều qua các tháng từ đầu năm tới nay, chưa ghi nhận tình trạng suy giảm thuê bao so với tháng trước. Nhận biết được xu hướng này, năm 2016 được VNPT coi là năm “Chất lượng” với mục tiêu lớn nhất là cải thiện chất lượng dịch vụ và chất lượng phục vụ khách hàng. Những cải thiện tích cực trong công tác chăm sóc khách hàng và thế mạnh sẵn có về chất lượng dịch vụ, độ ổn định kết nối nhờ hạ tầng truyền dẫn mạnh và phủ sóng khắp cả nước đã giúp VNPT đã lật ngược được thế cạnh tranh tại nhiều địa bàn, buộc đối thủ phải thay đổi chính sách của mình. Bên cạnh chăm chút tới đối tượng khách hàng cá nhân, trong thời gian gần đây VNPT bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Mới đây, doanh nghiệp này tung ra hàng loạt chương trình ưu đãi như: Chương trình “Không lo cước phí” dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ với các gói cước ưu đãi lên tới 70% cho các startup, doanh nghiệp vừa và nhỏ, mới thành lập; Chương trình “Kết nối vượt trội - Vững bước thành công” dành cho các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, miễn phí cước lắp đặt và tặng tới 02 tháng cước FiberVNN Chỉ trong hai tháng đầu năm 2017, Tập đoàn VNPT đã phát triển mới thêm 255.000 thuê bao cáp quang FTTH, bằng 123,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số lượng thuê bao internet cáp đồng rời mạng lại giảm mạnh, giúp tổng số thuê bao internet băng rộng cố định phát triển mới trong 2 tháng đầu năm 2017 cao gấp hơn 5 lần so với cùng kỳ năm trước (chính xác là 529,8%). Trước đó, VNPT cũng cho biết kế hoạch sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng dịch Trườngvụ, mở rộng vùng ph ủĐạisóng cáp quanghọc trên toàn Kinh quốc, đồng thờ i tế đưa vào Huế áp dụng nhiều quy trình, hệ thống mới giúp nâng cao hiệu quả, giảm chi phí. Dự kiến giá cước dịch vụ internet cáp quang sẽ còn có thể giảm thêm so với mức giá hiện nay. Và điều này chắc chắn sẽ giúp thị trường cáp quang tiếp tục bùng nổ trong các năm tiếp theo. SVTH: Hoàng Thị Yên 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Đại diện VNPT cho biết, năm 2017, VNPT tiếp tục đặt mục tiêu sẽ có thêm 1,2 triệu thuê bao Internet cáp quang mới. Để đạt được mục tiêu này, VNPT sẽ giảm giá dịch vụ và rút ngắn hơn thời gian đưa dịch vụ tới khách hàng. Theo kế hoạch, VNPT sẽ tiếp tục mở rộng mạng lưới cáp quang trên cả nước, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa. Hiện nay, mạng cáp quang của VNPT đã phủ sóng tới 93% số xã trên cả nước và dự kiến sẽ lên tới 97% trong năm 2017. Hiện dẫn đầu về thị phần Internet là VNPT với gần 4 triệu thuê bao (gồm 1 triệu thuê bao ADSL), chiếm 41% toàn thị trường. Viettel, với 500.000 km cáp quang phủ đến 5.170 xã (tương đương 46% số xã trên toàn quốc) đang có hơn 2 triệu thuê bao Internet cáp quang. Cả 2 nhà mạng trên đang chiếm khoảng 80% thị trường Internet cáp quang tại Việt Nam. Thị phần còn lại thuộc về FPT và các nhà cung cấp khác. Điều đáng nói là, nếu những năm trước 2016,Viettel là nhà cung cấp Internet cáp quang có thị phần lớn nhất thị trường, nhưng đến năm 2016, vị trí dẫn đầu lại thuộc về VNPT. Điều này cho thấy tính chất quyết liệt trong cuộc so kè giữa 2 nhà cung cấp này. 1.2.2 Bối cảnh tại Quảng Bình Quảng Bình có lợi thế về vị trí địa lý: nằm trên trục giao thông chính cả nước từ Bắc vào Nam, có cửa khẩu Cha Lo với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương với các tỉnh và nước Lào. Tỉnh có địa hình đa dạng đồng bằng, trung du, miền núi và ven biển có thể phát triển tổng hợp nền kinh tế bao gồm công nghiệp, nông, lâm nghiệp, thủy sản, kinh tế biển, dịch vụ, du lịch. Quảng Bình có vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng địa danh đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới, đền thờ Liễu Hạnh công chúa ở đèo Ngang, Vũng Chùa – Đảo Yến và nhiều các danh lam thắng cảnh khác thu hút khách Trườngdu lịch đến thăm quan Đạidi tích lịch sửhọc, di sản thiên Kinh nhiên thế giới và tế du lịch Huế tâm linh. Tạo điều kiện phát triển dịch vụ và hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Các khu kinh tế và khu công nghiệp của tỉnh đang được mở rộng và hoàn thiện xây dựng là tiền đề cho sự phát triển công nghiệp của tỉnh, thu hút nguồn lao động và SVTH: Hoàng Thị Yên 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh giải quyết việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng giao thông, đô thị tiếp tục được xây dựng mới, nâng cấp và mở rộng là điều kiện để các doanh nghiệp phát triển hạ tầng viễn thông phối kết hợp phát triển hạ tầng mạng một cách đồng bộ, có tính hiệu quả và bền vững. Trên địa bàn tỉnh hiện nay chủ yếu có 3 doanh nghiệp xây dựng mạng cáp viễn thông cung cấp dịch Internet: Viễn thông Quảng Bình (VNPT), năm 2018 tổng số thuê bao Internet băng rộng phát sinh cước của Tập đoàn đạt 5,2 triệu thuê bao, trong đó thuê bao Fiber VNN đạt 5 triệu thuê bao, Chi nhánh Viettel Quảng Bình đến nay toàn tỉnh đã có 8 cửa hàng, 3 siêu thị XNK, 5 đại lý ủy quyền và 1.391 hệ thống điểm bán; mạng lưới phân phối đã phủ kín thị trường từ trung tâm thành phố đến các thôn bản vùng sâu, vùng xa., Chi nhánh Công ty cổ phần FPT Quảng Bình vì mới xâm nhập thị trường nên số lượng thuê bao còn rất ít, so với VNPT và Viettel thì vẫn chưa thật sự vượt trội. 1.3. Tổng quan các mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và đề xuất mô hình nghiên cứu 1.3.1. Tổng quan các mô hình nghiên cứu 1.3.1.1. Mô hình nghiên cứu trong nước - Theo Ngô Thị Tú (2017), “Năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber VNN của VNPT Thừa Thiên Huế”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế. GIÁ GÓI CƯỚC DỊCH VỤ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ Năng lực cạnh tranh TrườngUY TÍN THƯƠNG Đại học Kinhdịch vtếụ FIBER Huế VNN HIỆU của VNPT HỆ THỐNG PHÂN PHỐI ĐỘI NGŨ NHÂN SVTH: Hoàng Thị Yên 40 VIÊN
  51. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh DỊCH VỤ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Hình 3 : Mô hình nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang Fiber vnn của VNPT Thừa Thiên Huế” Đề tài đã đánh giá được về năng lực cạnh tranh của VNPT Thừa Thiên Huế: Sự phù hợp về giá; Chất lượng dịch vụ; Thái độ nhân viên của VNPT Thừa Thiên Huế so với các đối thủ còn lại. Xét về chất lượng dịch vụ của DN thì mạng lưới hạ tầng cơ sở của VNPT Thừa Thiên Huế đầu tư rất sớm và có mạng lưới rộng khắp đây cũng là lợi thế của doanh nghiệp VNPT Thừa thiên Huế nói riêng và cũng là yếu tố quan trọng mà tác giả cần tham khảo trong đề tài của mình. - Đề tài NCKH của nhóm sinh viên đến từ khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế Huế do nhóm tác giả Chế Quang Dương, Lê Văn Anh Tuấn, Đinh Văn Lĩnh, Nguyễn Thị Nhật Ly , Chế Quang Tân, Hà Văn Bình (2012) với tên là “Sức cạnh tranh của sữa bột Việt Nam tại các siêu thị tại thành phố Huế” đã được Hội đồng NCKH đánh giá cao, đề tài này đã đạt giải cấp Đại học Huế, cấp Bộ và được đăng trong tạp chí khoa học ĐH Huế. Chính vì vậy tôi nhận thấy đây là nguồn thông tin đáng tin cậy, có thể tham khảo cho đề tài của mình. Nghiên cứu này tập trung đánh giá sức cạnh tranh của sữa bột Việt Nam tại các siêu thị trên địa bàn TP Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các công ty phải cạnh tranh với nhau bằng chất lượng, sự đa dạng của sản phẩm, sức mạnh thương hiệu rồi mới đến cạnh tranh bằng giá cả. Điều này chứng tỏ rằng giá không phải là yếu tố mà người tiêu dùng quan tâm hàng đầu. Do đó các doanh nghiệp nên chú trọng nhiều hơn vào chất lượng, uy tín thương hiệu hơn là Trườnggiảm giá. Tuy nhiên, nghiênĐại cứu này học chỉ mới dừ ngKinh lại ở đối tượng nhtếỏ đó làHuế mặt hàng sữa bột và phạm vi thành phố Huế. Do đó nó chưa thực sự có ý nghĩa thực tiễn với nhà kinh doanh bởi muốn đánh giá năng lực cạnh tranh của cả ngành sữa bột phải đánh giá một cách toàn diện trên toàn hệ thống. Hơn nữa, đây là mô hình đánh giá sức cạnh SVTH: Hoàng Thị Yên 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh tranh sản phẩm, khác với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì vậy nghiên cứu này chỉ có giá trị tham khảo một số nội dung như: xu hướng tiêu dùng của người dân, yếu tố quan tâm của khách hàng - Nguyễn Thị Thanh Nhi ( 2015), “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng Vinaphone”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Huế đã đưa ra các tiêu chí: Giá cước Chất lượng dịch vụ Chăm sóc khách hàng Năng lực cạnh tranh mạng Vinaphone Hệ thống phân phối dịch vụ Chương trình khuyến mãi Hình 4: Mô hình nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh mạng Vinaphone của VNPT Thừa Thiên Huế”. Đề tài đã đưa ra các tiêu chí đánh giá NLCT (Giá cước, chất lượng mạng, hệ thống phân phối, dịch vụ chăm sóc khách hàng, sự đa dạng các gói cước, chương trình khuyến mãi, ), thực trạng NLCT của mạng di động VinaPhone cũng như các định hướng, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của mạng di động VinaPhone. Đồng thời cho đề tài cho thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mạng VinaPhone so với Trườngcác đối thủ Viettel và MobiFone.Đại học Kinh tế Huế 1.3.1.2. Mô hình nghiên cứu nước ngoài Về các nhân tố ảnh hưởng đến NLCT cấp ngành SVTH: Hoàng Thị Yên 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh - Michael E.Porter trong tác phẩm “Competitive Strategy” được dịch ra tiếng Việt là “Chiến lược cạnh tranh” (2008), NXB Trẻ. Trong tác phẩm này Porter đã đưa ra những kỹ thuật để phân tích ngành công nghiệp và đối thủ cạnh tranh, trong đó đặt biệt Porter đã làm rõ phân tích cơ cấu của ngành, những yếu tố quyết định cường độ cạnh tranh trong ngành (Khách hàng, sản phẩm dịch vụ thay thế, đối thủ tiềm năng, nhà cung cấp và các đối thủ trong ngành), chu kỳ sống của sản phẩm, khung phân tích dự báo sự vận động của ngành. Đây là những lý thuyết quan trọng sẽ được vận dụng vào khóa luận để làm rõ lỹ luận về năng lực cạnh tranh ngành viễn thông. Cụ thể là dịch vụ internet cáp quang. Roland Craigwell (2007) với công trình “Tourism Competitiveness in Small Island Developing States “ đã đưa ra mô hình gồm có 8 ảnh hưởng đến NLCT cho các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ: (1) Nhân lực du lịch; (2) Cạnh tranh về giá; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội, (8) Nguồn nhân lực. 1.3.1.3. Mô hình nghiên cứu đề xuất Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, kết hợp phỏng vấn, thu thập ý kiến từ các anh/chị nhân viên làm việc tại VNPT tỉnh Quảng Bình, tiếp thu những thành tựu của các nghiên cứu trước đó, đồng thời áp dụng vào thực tiễn nơi thực tập cùng lĩnh vực nghiên cứu của mình, tôi xin đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của dịch vụ internet cáp quang tại VNPT Quảng Bình bao gồm 5 nhân tố: Giá; Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ; Kênh phân phối; Uy tín và thương hiệu; Năng lực marketing Giá gói cước dịch vụ. Giá là yếu tố then chốt mà khách hàng quan tâm khi tiếp cận một loại hàng hóa dịch vụ nào đó. Giá là yếu tố để đánh giá lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp viễn thông. Dựa vào giá người ta có thể đánh giá được đối tượng Trườngkhách hàng mà doanh nghiĐạiệp hướng thọcới. Kinh tế Huế Vì vậy, giá là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp viễn thông. Chất lượng dịch vụ. SVTH: Hoàng Thị Yên 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ là nhân tố tác động nhiều đến sự hài lòng của khách hàng. Nếu nhà cung cấp dịch vụ đem đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng thỏa mãn nhu cầu của họ thì nhà mạng đó đã bước đầu làm cho khách hàng hài lòng. Chất lượng dịch vụ là một yếu tố không thể thiếu khi đáng giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vì chất lượng dịch vụ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua hàng của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ internet thể hiện các mặt: tốc độ tải dữ liệu trung bình, lưu lượng sử dụng, thời gian khắc phục mất kết nối, hồi âm khiếu nại của khách hàng Khi khách hàng sử dụng internet luôn mong muốn tốc độ nhanh, truy cập và tải dễ dang, không bị mất kết nối giữa chừng, sử dụng các dịch vụ gia tăng. Công ty là người luôn phải nắm bắt các nhu cầu đó của khách hàng để đưa sản phẩm dịch vụ đến gần khách hàng hơn. Trong ngành viễn thông, chất lượng dịch vụ gồm: chất lượng kỹ thuật và chất lượng phục vụ. - Chất lượng kỹ thuật: bao gồm các yếu tố có thể định lượng của dịch vụ như là khả năng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty. Đối với doanh nghiệp viễn thông đó là sự truyền tin tức từ người gửi đến người nhận. - Chất lượng phục vụ: là mức độ hài lòng của khách hàng trước trong và sau khi sử dụng dịch vụ của công ty. Thể hiện ở thái độ phục vụ khách hàng của nhân viên, cung cấp thông tin cho khách hàng được hiểu rõ. Giải quyết các khiếu nại của khách hàng một cách nhanh chóng nhất. - Hệ thống phân phối Cùng một giá cước và chất lượng, nếu dịch vụ internet cáp quang của công ty được giới thiệu và bán tới người tiêu dùng trước với hệ thống phân phối tốt, thì phần Trườngthắng thuộc về công tyĐại này. Bên cạ nhhọc đó, cũng yêu Kinh cầu các công ty tếnày ph ảHuếi có được một hệ thống phân phối hiệu quả, nhanh chóng đưa dịch vụ tới mọi khách hàng . Vì khi một dịch vụ internet cáp quang đã tràn ngập thị trường mà đối thủ mới triển khai đưa dịch vụ tương tự của họ ra bán bằng giá thì chắc chắn doanh số và lợi nhuận thu SVTH: Hoàng Thị Yên 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh được từ dịch vụ đó sẽ rất thấp, thậm chí công ty còn có thể bị thua lỗ hoặc phá sản. - Uy tín thương hiệu. Uy tín thương hiệu là một nhân tố quan trọng để tạo ra sự cạnh tranh so với các đối thủ cùng ngành. Để có một thương hiệu mạnh thì đó là cả quá trình phấn đấu và nổ lực không ngừng phát triển của doanh ngiệp. Nó là linh hồn của doanh nghiệp hiện diện trong tâm trí của khách hàng. Một doanh nghiệp có thương hiệu tốt, được khách hàng tin dùng thì sẽ mang lại lợi ích to lớn cho doanh nghiệp, không chỉ tăng lợi nhuận và còn nâng cao NLCT của doanh nghiệp trên thị trường. - Năng lực marketing Khả năng marketing tác động trực tiếp tới sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu khách hàng, góp phần làm tăng doanh thu, tăng thị phần tiêu thụ sản phẩm, nâng cao vị thế của doanh nghiệp. Đây là nhóm nhân tố rất quan trọng tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, điều tra cầu thị trường và dựa trên khả năng sẵn có của doanh nghiệp để lựa chọn lĩnh vực kinh doanh phù hợp, tạo ra sản phẩm có thương hiệu được người sử dụng chấp nhận. Giá H1(+) Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ H2(+) Năng lực cạnh tranh Kênh phân phối của dịch vụ internet H3(+) cáp quang H4(+) Uy tín và thương hiệu Trường Đại họcH5(+) Kinh tế Huế Năng lực marketing Hình 5: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh SVTH: Hoàng Thị Yên 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Các giả thiết của mô hình nghiên cứu: H1 (+): Giá được khánh hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh của VNPT càng cao và ngược lại. H2 (+): Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ được khánh hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh của VNPT càng cao và ngược lại. H3 +): Kênh phân phối được khánh hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh của VNPT càng cao và ngược lại. H4 (+): Uy tín và thương hiệu được khánh hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh của VNPT càng cao và ngược lại. H5 (+): Năng lực marketing được khánh hàng đánh giá tốt thì năng lực cạnh tranh của VNPT càng cao và ngược lại. Tóm tắt chương 1 Chương này trình bày các lý thuyết có liên quan đến đề tài nghiên cứu, làm rõ cơ sở lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh mô hình về cạnh tranh. Dựa trên mô hình nghiên cứu của Roland Craigwell (2007), nghiên cứu của Ngô Thị Tú (2017), Nguyễn Thị Thanh Nhi (2015) và nhiều nghiên cứu khác, tác giả đã đã đưa ra được mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của dịch vụ internetcap quang tại VNPT Quảng Bình gồm 5 nhân tố: Giá; Năng lực marketing; Uy tín và thương hiệu; Kênh phân phối; Tốc độ đường truyền và chất lượng dịch vụ. Như vậy, với mô hình trên và các nội dung lý thuyết liên quan đã hình thành được thang đo và hướng nghiên cứu chính thức làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của khóa luận. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Hoàng Thị Yên 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CẠNH TRANH DỊCH VỤ INTERNET CÁP QUANG CỦA VNPT QUẢNG BÌNH 2.1 Giới thiệu về VNPT Quảng Bình 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của VNPT Quảng Bình Tập đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (tên giao dịch quốc tế: Vietnam Posts and Telecommunications Group, viết tắt: VNPT) là một doanh nghiệp nhà nước chuyên đầu tư, sản xuất, hoặc kinh doanh trong lĩnh vực bưu chính và viễn thông tại Việt Nam. Theo công bố của VNR 500 - Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam công bố năm 2012, đây là doanh nghiệp lớn thứ 3 tại Việt Nam, chỉ sau Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 06/2006/QĐ-TTg ngày 09/01/2006 của Thủ tướng Việt Nam về việc thành lập Công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ngày 26/3/2006, tập đoàn Bưu chính – Viễn thông Việt Nam đã chính thức ra mắt và đi vào hoạt động. Giới thiệu VNPT Quảng Bình. Viễn thông Quảng Bình - đơn vị kinh tế trực thuộc Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, được thành lập theo Quyết định số 667/QĐ-TCCB/HĐQT ngày 06/12/2007 của Hội đồng Quản trị Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (nay là Hội đồng thành viên). Tên đầy đủ: Viễn thông Quảng Bình. Tên viết tắt: VNPT Quảng Bình. Tên giao dịch Quốc tế: QuangBinh Telecommunications. TrườngTrụ sở chính: S ố Đại 01, đường Trầnhọc Hưng Đạo, Kinh Thành phố Đồng tế Hới, TỉnhHuế Quảng Bình. Email: 800126@vnptquangbinh.com.vn SVTH: Hoàng Thị Yên 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp ThS. Nguyễn Như Phương Anh Website: vnptquangbinh.com.vn Tầm nhìn. VNPT Quảng Bình là nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông – công nghệ thông tin hàng đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Sứ mệnh. VNPT Quảng Bình luôn chủ động, sáng tạo, phục vụ tốt, kinh doanh giỏi, phát triển bền vững, luôn vì lợi ích khách hàng và góp phần làm tăng thêm gía trị tốt đẹp cho cuộc sống. Giá trị cốt lõi Nhờ ứng dụng hiệu quả công nghệ viễn thông- công nghệ thông tin mới, VNPT Quảng Bình đã góp phần nối liền mọi khoảng cách và luôn đồng hành với sự thành công và phát triển của khách hàng. Trong thời kỳ đẩy mạnh xây dựng đất nước và trong thời đại công nghệ thông tin nhảy vọt như hiện nay, với phương châm đi tắt đón đầu, mạnh dạn đổi mới kỹ thuật, công nghệ, mở rộng mạng lưới, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. VNPT Quảng Bình đa tạo được những bước đi vững chắc, đạt tốc độ Trườngphát triển nhanh, xứng Đạiđáng là một tronghọc những doanhKinh nghiệp dẫn đầtếu về ViHuếễn thông- CNTT trên địa bàn tỉnh. Tiếp nối và phát huy truyền thống “Trung thành, Dũng cảm, Tận tuỵ, Sáng tạo, Nghĩa tình” của Ngành, VNPT Quảng Bình đang trên đà phát triển không ngừng về mọi mặt, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng, phát triển quê hương, đất nước. SVTH: Hoàng Thị Yên 48