Khóa luận Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại Thái Nguyên

pdf 67 trang thiennha21 19/04/2022 5610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_mo_hinh_san_xuat_va_kinh_doanh_va_nghien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại Thái Nguyên

  1. Đ Ạ I HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ HỒNG NHUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU MẦM CẢI CỦ TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ANH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Khóa : 2015-2019 Thái Nguyên – Năm 2019
  2. i ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM BÙI THỊ HỒNG NHUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH VÀ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT SẢN XUẤT RAU MẦM CẢI CỦ TẠI CÔNG TY TNHH HẢI ANH TẠI THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Lớp : K47 - TT Khoa : Nông học Khóa : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên - Năm 2019
  3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu khoa học này là một công trình nghiên cứu độc lập không có sự sao chép của người khác. Đề tài là một sản phẩm mà cá nhân tôi đã nỗ lực nghiên cứu trong quá trình thực tập tại Công ty TNHH Hải Anh. Trong quá trình viết bài có sự tham khảo một số tài liệu có nguồn gốc rõ ràng, dưới sự hướng dẫn của TS. Hà Minh Tuân – Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. Tôi xin cam đoan tính trung thực về nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài này. Thái Nguyên, tháng năm 2018 Sinh viên Bùi Thị Hồng Nhung
  4. iii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên hệ chính quy. Chương trình thực tập là giai chuyển tiếp giữa môi trường học tập sang môi trường xã hội thực tiễn để sinh viên làm quen với môi trường làm việc thực tế khi trải qua thời gian học tập trên giảng đường, giúp sinh viên hoàn thiện được kỹ năng, năng lực bản thân còn mở ra cơ hội việc làm sau tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối với các thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là Ban chủ nhiệm khoa Nông Học và các thầy cô trong khoa của nhà trường đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập tại trường. Em cũng xin chân thành cám ơn thầy giáo TS. Hà Minh Tuân - Khoa Nông Học, trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã giúp đỡ và nhiệt tình hướng dẫn hướng dẫn em hoàn thành tốt khóa thực tập. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học thêm được nhiều kinh nghiệm và sẽ hoàn thành tốt hơn bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng năm 2018 Sinh viên BÙI THỊ HỒNG NHUNG
  5. iv MỤC LỤC PHẦN I: MỞ ĐẦU 8 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 8 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 9 1.2.1. Mục đích: 9 1.2.2. Yêu cầu: 9 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 10 1.3.1. Ý nghĩa khoa học: 10 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: 10 PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 11 2.2. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm 12 2.3. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ 14 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại và giá trị sử dụng 14 2.3.2. Đặc điểm thực vật học 14 2.4. Yêu cầu ngoại cảnh và nhu cầu dinh dưỡng của cây rau cải củ 15 2.4.1. Yêu cầu ngoại cảnh 15 2.5. Tổng quan về các mô hình sản xuất và kinh doanh rau tại các khu vực đô thị 18 2.5.1. Nhu cầu rau an toàn và hữu cơ tại các khu vực đô thị: 18 2.5.2. Các mô hình sản xuất và cung ứng rau tại các khu vực đô thị 21 2.6. Các nghiên cứu về quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm 21 2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới và Việt Nam 24 2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới 24 2.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm ở Việt Nam 25 2.8. Tóm tắt và Kết luận từ tổng quan tài liệu 26 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28
  6. v 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 28 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: 28 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: 28 3.2. Vật liệu nghiên cứu. 28 3.2.1. Vật liệu cho nghiên cứu: 28 3.2.2. Giá thể sử dụng trồng: 28 3.3. Địa điểm và thời gian thực tập và nghiên cứu 29 3.4. Nội dung nghiên cứu 29 3.5. Phương pháp nghiên cứu 30 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu 30 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu 31 3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin và dữ liệu 34 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh tại thành phố Thái Nguyên 35 4.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại Thái Nguyên 45 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải 45 4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt tới tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải 48 4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối (sau khi gieo vào khay) tới sinh trưởng, năng suất của rau mầm cải củ 40 4.2.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức, tính cho 100 khay 50 PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận: 53 5.2. Kiến nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 47
  7. vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất rau mầm Hải Anh Bảng 4.2. Quy mô sản xuất rau mầm của cơ sở nghiên cứu 38 Bảng 4.3: Sản lượng và doanh thu rau mầm với diện tích 200m2 39 Bảng 4.4: Doanh thu từ các sản phầm khác tại cơ sở 40 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải 46 Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất rau cải củ 48 Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới sinh trưởng và năng suất rau mầm cải củ 50 Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới màu sắc lá mầm 51
  8. vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 31 Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 32 Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm công thức 3 33 Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 36 Hình 4.2: Kênh tiêu thụ các loại sản phẩm rau của công ty 42
  9. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BVTV : Bảo vệ thực vật CD : Chiều dài CV : Coefficient variance ( hệ số biến động) CT : Công thức DK : Đường kính ĐVT : Đơn vị tính Đ/C : Đối chứng LSD : Least Significant Difference ( sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa) NL : Nhắc lại TB : Trung bình
  10. 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Rau có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với đời sống con người, bởi chúng cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết mà không loại thực phẩm nào có thể thay thế được. Rau xanh có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống của cơ thể con người, rau cung cấp phần lớn các chất thiết yếu như vitamin, chất khoáng, các chất khác cần thiết cho hoạt động sống của con người (Trần Thị Ba, 2008). Trước thực trạng vệ sinh an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát tốt, người dân lạm dụng chất bảo vệ thực vật, chất bảo quản, hóa chất khi trồng rau khi đưa ra thị trường nhiều. Tỷ lệ người bị ngộ độc thực phẩm và mắc bệnh nan y do thực phẩm bẩn gây ra hiện đang là vấn đề rất được quan tâm trong dư luận xã hội. Người tiêu dùng ngày càng lựa chọn, tìm kiếm nguồn rau an toàn nhiều hơn. Lượng rau an toàn ở các chợ truyền thống và siêu thị được tiêu thụ ngày càng tăng, vì thế rau sạch đã trở thành nhu cầu cấp bách nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng trong cả nước. Những giải pháp hiệu quả để có một nguồn rau sạch đảm bảo an toàn mà chứa lượng dinh dưỡng dồi dào, không dùng hóa chất, chất kích thích mà khu vực sản xuất không cần phải chiếm diện quá tích lớn và một phần đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân đó là sản xuất rau mầm sạch. Rau mầm cải củ (Raphanus sativus) chứa giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần các loại rau thường (Phan Quốc Kinh, 1997). Đặc biệt, loại rau mầm này dễ trồng, không cần sử dụng bất cứ hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, và phân bón nào. Rau mầm được trồng ở môi trường sạch không có mầm bệnh và vi sinh vật gây hại. Ngoài ra, rau mầm cải củ còn cung cấp chất xơ, làm đẹp,
  11. 2 chống lão hóa da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự sơ cứng tế bào phù hợp cho mọi lứa tuổi nhất là trẻ em và người lớn tuổi (Paul Tatalay, 1997). Trước thực trạng diện tích đất nông nghiệp trong địa phận thành phố Thái Nguyên ngày một thu hẹp,sản xuất rau mầm là phương thức canh tác phù hợp với nền nông nghiệp đô thị và có thể mở ra một hướng mới trong việc sản xuất rau tại tỉnh Thái Nguyên. Rau mầm được sản xuất trên giá thể, sử dụng các khay nhựa có thể xếp thành tầng trên các khung giá đỡ, vận chuyển dễ dàng nên không chiếm nhiều diện tích sản xuất. Cho đến nay, các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ còn hạn chế. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên, đòi hỏi phải nắm được mô hình để sản xuất kinh doanh sao cho hợp lí và kỹ thuật sản xuất rau mầm tốt đảm bảo năng suất, chất lượng. Tội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh và nghiên cứu kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài. 1.2.1. Mục đích: Tìm hiểu về mô hình sản xuất kinh doanh và nghiên cứu một số kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại thành phố Thái Nguyên. 1.2.2. Yêu cầu: - Đánh giá được mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh. - Nghiên cứu và xác định được một số kỹ thuật hiệu quả trong sản xuất rau mầm cải củ. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài. 1.3.1. Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu về sau. Là nền tảng nghiên cứu cho các giống rau mầm tương tự khác.
  12. 3 Xác định được các biện pháp kỹ thuật hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất rau mầm cải. Góp phần bổ sung tài liệu để người nghiên cứu, người sản xuất, sinh viên, cán bộ truy cứu và tham khảo. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn: Tạo điều kiện cho sinh viên được học tập và rèn luyện kỹ thuật cũng như tay nghề trong sản xuất. Là cơ sở khoa học để mở rộng được mô hình sản xuất và kinh doanh giống rau. Nâng cao hiểu biết trong ngành trồng trọt nói riêng, nông nghiệp nói chung. Kết quả đề tài góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cho các hộ gia đình, doanh nghiệp, địa phương sản xuất rau mầm cải củ.
  13. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài Hiện nay, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc trừ sâu trên rau là điều không thể tránh khỏi do tập quán sản xuất không bền vững tại Việt Nam, gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khoẻ của con người. Đây là điều quan tâm và bức xúc rất lớn của người tiêu dùng (Trang Nghiêm, 2007). Trong bối cảnh mỗi năm thế giới có khoảng 2 triệu người ngộ độc do sử dụng rau không an toàn, trong đó 40.000 người tử vong (thống kê của Tổ chức Lao động thế giới), hơn ai hết, mỗi người dân đều mong muốn an tâm trong bữa ăn (Lưu Hoài Chuẩn, 2012). Rau xanh có vai trò quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của con người. Tuy nhiên, việc sản xuất và tiêu thụ rau xanh chưa được quản lý, kiểm soát chặt chẽ. Vì thế, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn là mối bận tâm hàng đầu của người tiêu dùng (Phan Quốc Kinh, 1999). Rau mầm là loại rau sạch hiện đang được quan tâm rất nhiều không chỉ vì giá trị dinh dưỡng cao của rau mầm đem lại mà còn bởi nhu cầu thị trường hướng đến một nguồn rau sạch và an toàn cho người tiêu dùng tin cậy và sử dụng trong những bữa ăn hàng ngày (Phan Quốc Kinh, 1997). Sản xuất rau mầm đang là hướng đi mới cho người dân không có nhiều diện tích đất sản xuất, để có một vườn trồng rau sạch rất đơn giản chỉ cần một khoảng không gian nhỏ, nguồn nước sạch và hạt giống sạch uy tín đảm bảo chất lượng và thực hiện theo chế độ 4 không: không sử dụng đất; không sử dụng nước nhiễm bẩn; không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật; và không sử dụng phân hóa học (Phan Quốc Kinh, 1997). Hiện nay, nhu cầu về rau sạch tại các khu đô thị lớn, gồm cả thành phố Thái Nguyên, ngày một ra tăng. Trong đó, rau mầm là một trong những loại
  14. 5 rau được nhiều người ưa thích. Rau mầu cải củ cũng là một trong những loại rau được ưa chuộng, và có mặt trong nhiều nhà hàng và quán ăn trong thành phố. Tuy nhiên, các nghiên cứu liên quan đến mô hình kinh doanh rau mầm sạch trong khu vực đô thị cũng như quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm cải còn khá hạn chế. Do đó, việc triển khai đề tài nghiên cứu này là cần thiết, góp phần cung cấp những kiến thức hiểu biết về mô hình sản xuất, kinh doanh rau mầm nói chung, và xác định được các biện pháp sản xuất hiệu quả cho rau mầm cải củ nói riêng. 2.2. Giá trị dinh dưỡng của rau mầm Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, rau mầm là một trong những món ăn bổ dưỡng nhất và hoàn thiện nhất đối với sức khỏe con người. Sự nảy mầm làm tăng hàm lượng enzyme trong rau cao hơn 43 lần so với thức ăn bình thường. Quá trình nảy mầm dưới tác dụng của ánh sáng sẽ tạo chất diệp lục. Chất này giúp cơ thể khắc phục hiện tượng thiếu protein trong bệnh thiếu máu (Paul Tatalay, 1997). Đồng thời, các nhà khoa học Mỹ phát hiện ra rau mầm rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh. Rau mầm chứa các chất chống ôxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. Nghiên cứu ở Australia cho thấy, hầu như tất cả các loại rau thuộc họ hoa thập tự (Brassicaceae) đều có chứa chất glucosinonates (GSL), sau khi ăn, chất này sẽ chuyển hóa thành chất isothiocyanates (ITC) giúp cơ thể chống lại sự phát triển tế bào ung thư. Tuy nhiên chất GSL có nhiều nhất trong hạt và mầm của suplơ xanh, củ cải trắng, và ít dần khi cây lớn lên (Paul Tatalay, 1997). “Hạt giống rau được ví như quả trứng vịt, còn rau mầm được coi như quả trứng vịt lộn, qua đó để thấy giá trị dinh dưỡng của rau mầm rất cao”. Theo dược sỹ Lê Huy Hoàng (2008), 30 gram hạt giống rau sẽ cho thu hoạch
  15. 6 từ 500-700 gram rau mầm. Ước tính, 50 gram rau mầm có giá trị dinh dưỡng bằng 200 gram rau thường. Một gia đình thành phố chỉ cần trồng 7-14 khay rau mầm sẽ có đủ rau sạch ăn luân phiên trong một tuần. Trong quá trình nghiên cứu của Talalay và cs. (1997) đã phát hiện trong mầm cải xanh (trồng khoảng 3 ngày) chứa số lượng lớn hợp chất sulforaphane tự nhiên, hỗ trợ chất chống oxy hóa, nên có khả năng chống ung thư cao. Nghiên cứu hàm lượng một số chất có trong rau mầm đã đưa ra kết luận ở trạng thái mầm các chất dự trữ trong hạt tự biến đổi cơ cấu và tạo thành các vitamin cao nhất là E,C,B, rất bổ dưỡng có khả năng chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư, giảm Cholesterol, giảm huyết áp, tăng khả năng kháng thể (Trần Thị Ba, 1999). Thông thường cứ 100g rau mầm sẽ có hàm lượng dinh dưỡng bằng với 1,5kg rau bình thường. Rau mầm chứa nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Nhờ vậy, loại rau này giúp nâng cao sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa, mịn da (Phan Quốc Kinh, 1997). Rau mầm cải củ có hàm lượng vitamin C gấp 29 lần, và 4 lần vitamin A và hàm lượng Canxi cao gấp 10 lần trong khoai tây, rau mầm cũng chứa 1 lượng cao antioxindants hoạt động ngăn chặn sự lão hóa (Stev Meyerowitz, 2002). Rau mầm củ cải trắng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng nhất, rất tốt cho sức khỏe. Trong rau mầm củ cải trắng có nhiều enzyme giúp cơ thể hấp thụ thức ăn tốt, giảm cholesterol, tăng cường sức đề kháng. Do có nhiều vitamin E, nên rau mầm có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự xơ cứng tế bào (Paul Tatalay, 1997).
  16. 7 2.3. Nguồn gốc, đặc điểm thực vật học và các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ 2.3.1. Nguồn gốc và phân loại và giá trị sử dụng Cải củ (Raphanus sativus) là một loại rau ăn củ thuộc họ Cải, được thuần hóa ở châu Âu từ thời kỳ tiền Roman. Hiện nay cải củ được trồng và sử dụng trên khắp thế giới. Cải củ có nhiều thứ khác nhau, khác biệt về kích thước, màu sắc và mùa vụ. Một vài thứ cải củ được trồng để lấy hạt dùng trong chế biến dầu hạt cải (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). Bộ (order) Brassicales Họ (family) Brassicaceae Chi (genus) Raphanus Hiện nay, có hai loại cải củ chính được dùng phổ biến, đó là củ cải trắng (mùa đông) và củ cải đỏ (xuân hoặc hè). Củ cải trắng thường có hình dáng dài, nhỏ chứ không tròn như củ cải đỏ Ngoài ra ở Việt Nam, củ cải trắng còn là một vị thuốc chữa bệnh. Theo Đông y, củ cải tươi sống có vị cay, tính mát, củ cải nấu chín có vị ngọt, tính bình, quy kinh phế và vị, có công dụng chữa một số bệnh đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.3.2. Đặc điểm thực vật học Rễ: Rễ cọc phình to thành củ chứa nhiều dinh dưỡng, hình dáng, màu sắc, kích thước phụ thuộc vào giống, rễ củ là bộ phận chính được dùng trong thực phẩm mà ta quen gọi là củ, củ có hình dạng khác nhau phụ thuộc vào giống, chế độ dinh dưỡng, đất đai và điều kiện ngoại cảnh. Củ hình thành ở giai đoạn 4-6 lá thật tuỳ từng giống (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) Lá: Lá xoăn, xẻ thùy, có những giống phủ một lớp lông mỏng ở lá và cuống lá. Lá thường có màu xanh hoặc xanh vàng tùy giống (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012).
  17. 8 Hoa: Hoa có màu trắng, đôi khi phớt tím, hoa có 4 cánh hoa, giống như các cây họ thập tự khác (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.3.3. Giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây rau cải củ. ● Thời kỳ nảy mầm: Thời kỳ từ khi hạt nảy mầm tới khi cây có hai lá mầm. Thời kỳ này bắt đầu có rễ hút nước và chất dinh dưỡng nhưng do rễ còn nhỏ và ít nên khả năng hút dinh dưỡng yếu. Yêu cầu dinh dưỡng ở thời kỳ này chưa cao (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Thời kỳ cây con: Được tính từ khi cây xuất hiện lá thật thứ nhất cho tới khi cây được 4-6 lá thật tuỳ theo giống. Thời kỳ này cây phát triển mạnh, lớp vỏ ngoài cùng phát triển không tương xứng nên bị nứt và thay thế bằng lớp vỏ mới, bắt đầu vào thời kỳ hình thành củ (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) ● Thời kỳ rễ củ phát triển: Thời kỳ này rễ củ lớn và phát triển rất nhanh, các chất dinh dưỡng được tâp trung vào rễ củ, vì vậy cần đảm bảo nước và dinh dưỡng cũng như việc xới vun cao tạo điều kiện cho đất tơi xốp, củ phát triển thẳng và đều, đảm bảo giá trị hàng hoá cao (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) 2.4. Yêu cầu ngoại cảnh và nhu cầu dinh dưỡng của cây rau cải củ 2.4.1. Yêu cầu ngoại cảnh ● Đất: Đất thích hợp cho việc gieo trồng cải củ là đất thịt nhẹ, có tầng canh tác dày, tưới tiêu thuận tiện, độ pH khoảng 6,0-6,5. ● Nhiệt độ: Cải củ là cây ưa nhiệt độ lạnh và lạnh vừa phải, là một loại cây có tính chống chịu, nó có thể chịu được lạnh hoăc sương mù. Nhiệt độ cao có ảnh hưởng tới chất lượng củ, củ nhanh hóa gỗ, có vị cay nồng. Nhiệt độ 100C làm
  18. 9 cho cây ra hoa sớm. Nhiệt độ thích hợp cho năng suất cao và phẩm chất tốt là 150C- 200C, và nhiệt độ đất là 180C-230C (Nguyễn Văn Tuất, 2012). ● Ẩm độ: Cải củ có hệ rễ ăn nông nên chịu úng, chịu hạn kém, ẩm độ thích hợp là 60-70%. Ở giai đoạn nẩy mầm và phình củ nhu cầu nước lớn hơn các giai đoạn khác (Nguyễn Văn Tuất, 2012). ● Ánh sáng: Cải củ là cây phản ứng với ánh sáng ngày ngắn, vì vậy việc gieo trồng cần bố trí thời vụ hợp lý, thường ở miền Bắc gieo vào tháng 9 (Nguyễn Văn Tuất, 2012). 2.4.2. Nhu cầu dinh dưỡng. ● Nitơ (N): Nitơ có tác dụng thúc đẩy lá và rễ sinh trưởng và phát triển, là yếu tố quan trọng đối với năng suất và chất lượng củ sau này. Tuy nhiên phải bón đạm cân đối và vừa phải, vì nếu thừa đạm sẽ làm bộ lá sinh trưởng mạnh, làm chậm quá trình hình thành rễ củ và củ mau hoá bấc làm ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm khi thu hoạch (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Lân (P): Lân xúc tiến quá trình đồng hoá chất dinh dưỡng, biến đổi sinh hoá, và vận chuyển các chất trong cây, bón lân ở giai đoạn bón lót (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012) ● Kali (K): Kali có tác dụng tốt cho quá trình sinh trưởng và quá trình hình thành hạt của cây. Kết hợp bón thúc kali với đạm sau mỗi đợt xới xáo để cây tận dụng được nhiều sinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Bo (Bo):
  19. 10 Bo có tác dụng phân chia và phát triển tế bào, làm chắc vách tế bào và vận chuyển đường. Bón lót phân borat cùng với phân chuồng và lân (Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012). ● Magie (Mg): Mg là thành phần quan trọng của phân tử diệp lục nên nó quyết định hoạt động quang hợp của cây. Hàm lượng Mg của diệp lục chiếm khoảng 10% Mg trong lá (Hoàng Minh Tấn, 2003). Thiếu Mg gây ra bệnh vàng lá do thiếu diệp lục. Triệu chứng điển hình là gân lá vẫn còn xanh nhưng thịt lá bị vàng. Nếu thiếu hụt nghiêm trọng lá sẽ bị biến sang màu vàng hoặc trắng, ngoài ra có thể bị già và rụng sớm (Hà Minh Tuấn, 2006). ● Canxi (Ca): Hàm lượng Ca trong cây ảnh hưởng tới việc cố định đạm. (J.F.Loneragan, 1958). Ca có tác dụng trung hòa độ chua của đất thuận lợi cho sự phát triển của rễ và hoạt động của vi sinh vật. Khi thiếu Ca thì các mô phân sinh đỉnh thân và rễ bị hại nghiêm trọng, mô phân sinh ngừng phân chia, sinh trưởng bị ức chế, rễ ngắn hóa nhầy và chết (Hoàng Minh Tấn, 2003). ● Sắt (Fe): Xúc tác tổng hợp clorophin, có ảnh hưởng quyết định tới sự tổng hợp diệp lục trong cây (Vũ Văn Vụ, 2012). Thiếu sắt lá cây mất màu xanh chuyển sang vàng và trắng. Triệu chứng thiếu sắt xuất hiện ở lá non sau đến lá già vì sắt không di động từ lá già về lá non (Hà Minh Tuấn, 2006). ● Đồng (Cu): Cu đóng vai trò như một yếu tố cấu trúc trong protein điều hòa và tham gia vận chuyển electron quang hợp, hô hấp của ti thể, phản ứng oxy hóa,
  20. 11 chuyển hóa thành tế bào và truyền tín hiệu hormone (Marschner, 1995 ; Raven et al, 1999). Thiếu Cu các lá cũng có thể bị xoắn hoặc thay đổi và hiển thị úa lá hoặc thậm chí là hoại tử (Marschner, 1995). ● Mangan (Mn): Mangan là thành phần của các hệ thống enzyme trong cây. Mn hoạt hóa một số phản ứng trao đổi chất trong cây, hỗ trợ sự tổng hợp diệp lục, có vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp. Mangan giúp tăng cường sự nảy mầm của hạt. Khi thiếu đi Mn sẽ dẫn đến hiện tượng mất cân bằng các dinh dưỡng khác như Canxi, Magie và Sắt, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây trồng (Hoàng Minh Tấn, 2003). ● Lưu huỳnh (S): Lưu huỳnh tham gia vào hợp chất quan trọng có ý nghĩa trong quá trình trao đổi chất và năng lượng trong tế bào là cofecment A. Triệu chứng đặc trưng khi thiếu S là lá vàng úa, gân lá vàng mà thịt lá còn xanhm sau đó là chuyển sang vàng, cây sinh trưởng còi cọc, tích lũy nhiều antocyanin. Sự tổn thương xảy ra trước tiên ở ngọn, cộng với sự xuất hiện các vết chấm đỏ ở mô chết (Hà Minh Tuấn, 2006). 2.5. Tổng quan về các mô hình sản xuất và kinh doanh rau tại các khu vực đô thị 2.5.1. Nhu cầu rau an toàn và hữu cơ tại các khu vực đô thị: Theo Michael Hamm, Giáo sư về nông nghiệp bền vững Đại học Michigan, với hơn 100.000 khoảng đất trống, bằng công nghệ sinh học, có thể đáp ứng 3/4 lượng rau và gần 1/2 lượng quả đối với nhu cầu tiêu thụ của một thành phố 700.000 dân. Nông nghiệp đô thị nếu được tổ chức tốt, sẽ tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống, an toàn - điều thật sự có ý nghĩa hiện nay khi yêu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cả về số lượng lẫn chất lượng (Michael Hamm, 2018).
  21. 12 Ở nước ta, những năm gần đây quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh, sức ép của vấn đề dân số, thực phẩm, việc làm, môi trường đã thúc đẩy loại hình nông nghiệp đô thị phát triển. Trong đó, trồng rau tại nhà không cần đất đã tạo một xu hướng được nhiều người dân thành phố quan tâm, không chỉ giải quyết nhu cầu rau sạch cho gia đình mà còn mang tính giải trí cao. Hiệp hội các đô thị Việt Nam (ACVN) năm 2013 cho biết hiện cả nước có hơn 110 thành phố và thị xã với hơn 29 triệu người (chiếm 32,5% dân số cả nước, tăng 3,4%/năm) đang sống ở đô thị, ước tính sẽ tăng nhanh chóng và tăng gần gấp đôi vào năm 2020. Để cung cấp đủ lượng rau xanh nuôi sống người dân các thành phố nói riêng và cả nước nói chung thì cần diện tích đất trồng rộng hơn 823.000 ha như hiện tại, điều này là không thể. Đây cũng là thách thức lớn đối với ngành rau và các đô thị Việt Nam (Trần Thị Ba, 2016). Nhu cầu sử dụng rau an toàn là vấn đề cần được quan tâm của nhiều cơ quan ban ngành, cần có sự phối hợp chặt chẽ để tìm ra hướng đi đúng. Một mô hình sản xuất rau mang tính bền vững sẽ góp phần ổn định đời sống người trồng rau, cũng như tạo sự an tâm cho người tiêu dùng (Đào Duy Tâm (2006). Đối với một số đô thị lớn như thành phố Hà Nội, nhu cầu tiêu dùng rau luôn ở mức cao nhất trong cả nước. Năm 2000 thành phố có 9,2 nghìn ha rau đậu các loại tập trung tại các huyện ngoại thành (Đông Anh, Sóc Sơn, Thanh Trì, Từ Liêm) và vùng ven đô ( Tây Hồ, Cầu Giấy) với tổng sản lượng đạt gần 144 nghìn tấn. Hà Nội trong thời gian tới còn tiếp tục phát triển, mởi rộng xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư tập trung mới, xu hướng tiêu dùng rau an toàn ở Hà Nội ngày càng đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã đẹp. Người tiêu dùng Hà Nội ngày càng sẵn sàng chấp nhận mua rau an toàn với giá cao trong những thời điểm trái vụ hoặc vào mùa khan hiếm (Đào Duy Tâm (2006). Do đó nhu cầu rau an toàn và thị trường rau an toàn sẽ tăng lên. Để đáp ứng sự phát triển này đã đến lúc cần xây dựng thị trường rau an toàn một cách hoàn
  22. 13 thiện cho thành phố Hà Nội từ việc sản xuất và cung ứng tại chỗ hoặc cung ứng từ các tỉnh thành lân cận, gồm cả Thái Nguyên. Theo cục Trồng Trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, những năm gần đây Đồng bằng Sông Cửu Long có diện tích rau tăng nhanh. Tính đến năm 2015, toàn vùng có khoảng 246,240 ha trồng rau, chiếm 30% diện tích rau cả nước. Một số khu vực có diện tích trồng lớn như Tiền Giang 46.600 ha; Sóc Trăng 37.700 ha, Năng suất trung bình ở ĐB Sông Cửu Long cao hơn 4,7% năng suất của các tỉnh phía Nam, sản lượng rau an toàn đạt 4.400 tuấn/ năm (Viện khoa học kỹ thuật miền Nam, 2017). Hiện nay, các cửa hàng thực phẩm hữu cơ đang tăng nhanh (đặc biệt ở các thành phố lớn như TP.Hồ Chí Minh, Hà Nội, ) một phần do thực trạng hiện nay, trong hoạt động cung cấp thực phẩm có nguồn gốc từ trồng trọt đã gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe con người, kéo theo nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm an toàn lên cao (Nguyễn Lân Dũng, 2010). Nắm bắt được nhu cầu thực phẩm sạch của người tiêu dùng, đặc biệt là các loại rau sạch không chứa lượng thuốc bảo vệ thực vật gây hại, một số cơ sở sản xuất kinh doanh thực phẩm hướng đến thị trường rau hữu cơ với phương châm sản xuất tuyệt đối không dùng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học (Nguyễn Lân Dũng, 2010). Theo tìm hiểu, tại Thanh Đông – TP. Đà Nẵng từ 6.000 m2 đất dành cho canh tác hữu cơ, đến nay làng rau hữu cơ Thanh Đông mở rộng lên khoảng 10.000 m2 với 10 hộ tham gia sản xuất. Thời gian đầu, sản phẩm rau hữu cơ đưa ra thị trường rất khó cạnh tranh bởi giá thành cao. Sau khi được Phòng Kinh tế thành phố Hội An và Trung tâm hành động vì sự phát triển đô thị hỗ trợ về kỹ thuật, đặc biệt là đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá thương hiệu nên người dân ngày càng tin dùng rau hữu cơ. Nhiều siêu thị, nhà hàng, đại lý ở tỉnh Quảng Nam, thành phố Đà Nẵng đặt mua rau hữu cơ ở đây ngày càng nhiều (Thu Cúc, 2018).
  23. 14 2.5.2. Các mô hình sản xuất và cung ứng rau tại các khu vực đô thị Tại tỉnh Đồng Nai, mô hình nông nghiệp đô thị đang được nhiều người quan tâm. Điển hình như ông Tống Văn Tài ở xã Xuân Tân, thị xã Long Khánh, trồng rau thủy canhvới diện tích 900 m2 đất của gia đình. Chủ hộ đầu tư dây chuyền sản xuất rau trong nhà lưới khép kín hoàn toàn, áp dụng kỹ thuật thủy canh và sử dụng các thiết bị công nghệ tiên tiến từ châu Âu. Môi trường nước có chứa đầy đủ dưỡng chất cho cây rau phát triển, không sử dụng thuốc trừ sâu và các chất độc hại. Theo theo nhận xét của chủ hộ, với các loại rau được trồng như: Xà lách sồi đỏ, xà lách mỡ, cải ngọt, cải thìa và cải đuôi phụng được nhập từ Hà Lan, Niu Di-lân kết hợp với phương pháp trồng không có côn trùng, sâu bọ gây hại, chất lượng rau luôn đồng đều, đạt năng suất cao. Sau một năm hoạt động, hiện vườn rau cung cấp ra thị trường khoảng bốn tấn sản phẩm/tháng, với giá bán 40 nghìn đến 45 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, chủ hộ thu lãi khoảng 50 triệu đồng (Thảo Nguyên, 2018). Ông Nguyễn Mạnh Huân, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tuy Lộc – TP. Yên Bái cho biết hợp tác xã có tổng diện tích trên 5 ha với sản lượng hơn 30 tấn, lợi nhuận thu về khoảng từ 500-600 triệu đồng. Trung bình mỗi ngày cung ứng ra thị trường gần 1 tấn rau, quả chủ yếu cung cấp vào siêu thị lớn và 2 nhà máy may, gần 20 trường học và các bếp lớn quanh khu vực thành phố. Hợp tác xã sản xuất rau an toàn Tuy Lộc sẽ tiếp tục phát huy tiềm năng, xây dựng uy tín, thương hiệu để nhiều cơ sở biết đến với mong muốn tạo vị thế cho rau an toàn trên thị trường (Đinh Thùy, 2018). 2.6. Các nghiên cứu về quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm Từ năm 1997, TS. Phan Quốc Kinh - Giám đốc khoa học (Trung tâm Phát triển hóa sinh Việt Nam) đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu trồng rau mầm sạch dựa theo phương pháp trồng rau sạch ở các nước: Mỹ, Nhật, và có cải tiến cho phù hợp với điều kiện Việt Nam. Ở các nước phát triển, rau mầm được trồng trên giá thể (đất sinh học, xơ dừa, cốt ngô ) nhưng yêu cầu
  24. 15 nghiêm ngặt của phương pháp này là phải tiệt trùng giá thể trước khi trồng rau bằng cách đưa lên nồi hấp nóng nhằm diệt nấm, vi khuẩn. Để giải quyết khâu phức tạp đó, TS. Phan Quốc Kinh cùng các đồng nghiệp đã trồng rau vào giá nhựa, trên nền của giấy ăn. Giấy ăn có ưu điểm là dễ mua, rẻ và thấm nước tốt, phù hợp với việc trồng rau mầm mà không cần phải tiệt trùng. Kết quả có được rất khả quan, những giá rau mầm trong phòng thí nghiệm của TS. Phan Quốc Kinh xanh non và chất lượng tốt (Hạ Quỳnh, 2008). Nguyễn Thị Mỹ Duyên (2005) đã nghiên cứu trồng rau mầm trên loại giá thể rẻ tiền và có sẵn tại tỉnh An Giang là tro, trấu hun, đất hỗn hợp, dinh dưỡng MS (Mara Skong) tự pha chế. Kết quả nghiên cứu khẳng định xơ dừa là giá thể trồng rau mầm thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao. Năm 2016, nhóm nghiên cứu trẻ tại trường Đại Học Thái Bình đã xuất sắc giành giải nhì cuộc thi khởi nghiệp bằng dự án “Sản xuất và kinh doanh rau mầm RAMA”. Dự án này vừa nhằm giải quyết được vấn đề thực phẩm sạch mà còn làm môi trường xanh sạch đẹp tránh ô nhiễm từ môi trường không khí do đốt rơm rạ sau mỗi vụ màu là nỗi ám ảnh của người dân nông thôn và thành thị. Vì vậy, việc sử dụng rơm rạ để sản xuất nguồn giá thể hữu cơ sẽ tận dụng được nguồn phụ phẩm nông nghiệp, thân thiện với môi trường (Tạp chí sổ tay khởi nghiệp, 4/2018). Trần Hữu Danh và các cộng sự (2016) đã cho ra đời “Hệ thống ươm rau mầm sạch tự động đa năng" có thể ươm được nhiều loại rau mầm sạch khác nhau với chất lượng đảm bảo và rút ngắn thời gian thu hoạch, giảm công sức lao động và qui trình tưới nước hợp lý cho rau mầm. Hệ thống có khả năng hoạt động hoàn toàn tự động theo nhiệt độ và độ ẩm môi trường được thiết lập sẵn hoặc hoạt động theo chu trình do người dùng thiết lập theo thời gian thực. Hệ thống được thiết kế mở cho phép người dùng có thể sử dụng mô hình này để làm thí nghiệm trong giảng dạy thực hành ươm mầm hoặc thực nghiệm một số loại rau mầm mới đang nghiên cứu.
  25. 16 Quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm cải (Theo công ty TNHH Hải Anh - TP. Thái Nguyên). 1. Dụng cụ trồng rau mầm: - Khay trồng: Khay nhựa màu tối có đục lỗ nhỏ dưới đáy khay (40 x 30 x 10) - Bình tưới cây: 01cái bình phun - Kéo: 01 cái 2. Nguyên liệu: - Giá thể: Sơ dừa, rễ rau mầm sau ủ, mùn cưa, đất sạch Tribat - Hạt giống: có thể dùng hạt rau muống, mồng tơi, các loại hạt cải, đậu, lạc, .để gieo rau mầm. Nên dùng hạt giống có nguồn gốc xuất xứ và còn hạn sử dụng để đảm bảo độ nảy mầm của hạt. 3. Cách trồng: - Hạt giống: Ngâm hạt giống trong nước ấm, khoảng 2 – 5giờ (tùy từng loại hạt sẽ ngâm trong thời gian khác nhau). Sau đó dùng vải sạch bọc kín để ủ hạt kích thích hạt nảy mầm. - Làm tơi giá thể, tránh vón cục và cho vào khay, dàn phẳng đều. Độ dày giá thể yêu cầu khoảng 1,5 – 2cm. Sau đó tiến hành gieo hạt khắp mặt khay, mật độ gieo không quá dày, thưa. Tiến hành tưới nước bằng bình, chỉnh ở chế độ tưới phun sương tránh lực nước mạnh ở thời điểm đầu để hạt không bị xô vào nhau, không đều. Cứ như vậy tưới đều khắp mặt khay trồng. - Hàng ngày tiến hành tưới nước từ 3 – 4 lần/ngày (tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, độ ẩm trong ngày). Chú ý tưới đều, khi tưới xong không được để nước đọng lại quá nhiều dưới đáy của khay. - Trong 2 ngày đầu khi gieo hạt nên úp khay màu tối cùng loại hoặc bìa catton lên các mặt khay trồng, phương pháp này nhằm hạn chế ánh sáng, kích thích hạt mọc mầm nhanh và cao hơn. 4. Thu hoạch:
  26. 17 Sau gieo từ 5 – 7 ngày, khi cây xoè hai lá mầm thì tiến hành thu hoạch bằng cách dùng kéo sạch cắt sát gốc. 5. Chế biến: - Rau mầm sau khi thu hoạch có thể để được 3-5 ngày khi bảo quản trong tủ lạnh. - Rau mầm có thể dùng để ăn sống, trộn salad, nấu canh, làm các món xào hoặc trần qua nước xôi để chấm nước mắm, 2.7. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới và Việt Nam 2.7.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm trên thế giới Rau mầm là loại rau sạch đã được sử dụng rất phổ biến ở các nước Châu Âu từ những năm 1990. Hiện nay, các nước sản xuất và tiêu thụ rau mầm mạnh nhất là Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Úc, Canađa (Dương Tiến Viện, 2017). Ở Nhật Bản có 50 nhà sản xuất rau mầm, hàng năm sản xuất và tiêu thụ được 695.000 tấn rau mầm, chủ yếu là mầm củ cải và giá đậu xanh (Dương Tiến Viện, 2017). Đài Loan hàng năm tiêu thụ đến 250.000 tấn rau mầm đậu Hà Lan, 400.000 tấn giá đậu xanh và đậu tương (Dương Tiến Viện, 2017). Ở Mỹ có tới 475 nhà sản xuất rau mầm, với công suất 300.000 tấn hàng năm. Theo Hiệp hội rau mầm Quốc tế có tới 10% người Mỹ ăn rau mầm hàng ngày (Dương Tiến Viện, 2017). Tại Trung Quốc, rau mầm đã trở thành sản phẩm hàng hóa từ nhiều năm nay, cho tới nay công nghệ này đã đạt đến mức độ hoàn thiện (Dương Tiến Viện, 2017). 2.7.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau mầm ở Việt Nam Ở Việt Nam, rau mầm hiện đang được sản xuất phổ biến ở các tỉnh địa bàn Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,
  27. 18 Năm 1999 rau mầm bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam đầu tiên là Thành Phố Hồ Chí Minh nhưng chưa phổ biến, và tại Cần Thơ bắt đầu phát triển mạnh và lan dần sang các tỉnh lân cận, đến năm 2004 đã xuất hiện nhiều tại An Giang (Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2005). Mô hình trồng rau mầm vừa góp phần giải trí, thư giãn và cải thiện rau xanh gia đình cho người dân đô thị, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân với thu nhập khá. Đồng thời, mở ra cho nông dân một mô hình sản xuất mới. Phát triển rau mầm cũng là góp phần tăng diện tích rau an toàn (RAT) nhằm đạt mục tiêu 6.500 ha canh tác, sản lượng 600.000 tấn/năm vào năm 2010 tại Thành Phố Hồ Chí Minh (Trần Khắc Thi, 2008). Sản lượng rau mầm ở TP.HCM hiện khoảng 300 kg/ngày, cung cấp cho các hộ gia đình và các siêu thị, nhà hàng, quán ăn, ước đạt giá trị trên 65 tỷ đồng/năm. Hiện TP.HCM mới chỉ có khoảng 700 ha trồng rau an toàn, cung ứng khoảng 4 tấn rau sạch mỗi ngày. Trong khi đó, mỗi ngày thành phố tiêu thụ 200 -250 tấn rau. Khi được dán nhãn rau sạch, giá bán được tăng 20- 40% so với rau bình thường (Cao Nguyên, 2007). Ông Quách Vĩnh Tấn, chủ nhiệm hợp tác xã Rau mầm Bình Tân (Quận Bình Tân), một trong những đơn vị đang sản xuất rau mầm cho biết: Rau mầm được trồng theo phương pháp 4 không nghĩa là không trồng bằng đất thật, không phân hóa học , thuốc trừ sâu, tăng trưởng và không dùng nước nhiễm bẩn để tưới cho rau. Chỉ trồng trong nhà nên không bị sâu bệnh. Phương pháp trồng rau mầm được sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn TP.Hồ Chí Minh khuyến khích và cấp giấy chứng nhận rau an toàn (Đặng Thành, 2014) Cơ sở sản xuất rau mầm Thanh Hà tại thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội chuyên trồng các loại rau mầm sạch, cung cấp cho các siêu thị lớn tại Hà Nội như Big C, Fivimart và các hệ thống bán thực phẩm sạch khác, cho doanh thu năm 2016 lên đến 3 tỷ đồng (Hà Linh, 2017)
  28. 19 2.8. Tóm tắt và Kết luận từ tổng quan tài liệu Rau mầm là cây nông nghiệp ngắn ngày (5-7 ngày), dễ gieo trồng, đem lại hiệu quả kinh tế cao, lại chứa nhiều dinh dưỡng bổ sung bữa ăn hàng ngày, trồng được nhiều vụ trong năm. Nhưng hiện nay sản xuất rau mầm ở trong nước chưa được ổn định về mô hình kinh doanh phù hợp và chưa phát triển về năng suất, chất lượng. Việc nghiên cứu về kỹ thuật sản xuất rau mầm sẽ giúp người dân có thêm nguồn thu nhập, cung cấp nguồn thực phẩm sạch, đảm bảo sức khỏe đến tay người tiêu dùng. Điều kiện thời tiết khí hậu ở nước ta tương đối thuận lợi để sản xuất kinh doanh giống cải mầm. Nhưng trong đó vẫn có một số hạn chế đặc biệt là vào mùa hè hàng năm thời tiết thường nắng gắt và nóng gây ảnh hưởng đến sản xuất rau mầm. Do đó cần có nghiên cứu đặc điểm diễn biến thời tiết và các biện pháp kỹ thuật sản xuất để giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Yếu tố hạn chế nữa là trong thời kỳ đô thị hóa hiện nay diện tích đất trồng trọt ngày một thu hẹp nhưng riêng đối với sản xuất rau mầm diện tích hẹp vẫn có thể trồng và đem lại sản lượng cao mỗi ngày cho người dân. Do nhu cầu thực phẩm sạch, an toàn đối với người tiêu dùng ngày càng cần thiết, nhu cầu rau mầm ở khu vực đô thị gia tăng cao. Song còn thiếu các nghiên cứu chuyên sâu về kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ và theo tìm hiểu vẫn chưa có nghiên cứu về mô hình sản xuất và cung ứng rau ở đô thị tại Thái Nguyên. Do đó, đề tài này được nghiên cứu nhằm góp phần giải quyết những vấn đề tồn tại nêu trên. Việc tìm hiểu về mô hình sản xuất kinh doanh và kỹ thuật trồng rau mầm cải củ tại công ty TNHH Hải Anh tại TP.Thái Nguyên sẽ góp phần làm rõ thêm về vấn đề này.
  29. 20 PHẦN III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu: Công ty TNHH rau mầm sạch Hải Anh - TP. Thái Nguyên Hạt giống rau cải củ, được nhập về từ Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng (Học Viện Nông Nghiệp). 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu: Mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH rau mầm sạch Hải Anh tại Thái Nguyên. Kỹ thuật sản xuất rau mầm từ hạt giống rau mầm cải củ trắng 3.2. Vật liệu nghiên cứu. 3.2.1. Vật liệu cho nghiên cứu: Hạt giống rau cải củ trắng được nhập về từ Viện nghiên cứu và phát triển cây trồng (Học Viện Nông Nghiệp). Khay sử dụng trồng rau (kích cỡ : 40 x 30 x 10) (cm). Thước đo palme, thước dây cuốn, cân đĩa và cân bập bênh. Thẻ đánh dấu (băng dính giấy) và bút để đánh dấu các công thức và nhắc lại, đồng thời ghi ngày bắt đầu các công thức thí nghiệm. 3.2.2. Giá thể sử dụng trồng: ● Sơ dừa Là nguyên liệu tự nhiên sẵn có tuyệt vời để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau và được coi như một loại giá thể thay thế cho đất trồng. Sơ dừa có đặc tính: Dự trữ nước tốt, giữ nhiệt, làm tăng độ ẩm và góp phần xốp thông thoáng giá thể giúp cho sự trao đổi không khí giữa rễ và môi trường ● Rễ mầm sau ủ:
  30. 21 Sau khi thu hoạch sẽ đem giá thể vào ủ, sau khi phân hủy hết sẽ tạo nên thành phần có trong giá thể sử dụng trồng. ● Mùn cưa: Là một loại vật liệu hữu cơ có nguồn gốc từ các loại gỗ, tre, nứa được bào mỏng, nghiền vụn thành những hạt có kích thước nhỏ. Do kích thước của chúng quá nhỏ bé và không đồng đều nên trước đây mùn cưa ít được sử dụng trong cuộc sống và chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Hiện nay, theo nhiều nghiên cứu và dây chuyền công nghệ được đưa ra, mùn cưa ngày càng chứng tỏ được tầm quan trọng của mình và được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp phân bón, trồng trọt, ● Đất sạch Tribat: Đất sạch TRIBAT giàu dinh dưỡng 20 dm3 là loại đất được sản xuất từ nguồn hữu cơ, có bổ sung tro trấu, xơ dừa, đất thịt và các thành phần khoáng thiết yếu giúp cây sinh trưởng và phát triển một cách tốt nhất. Đất Việt chuyên trồng các loại cây như rau ăn lá. rau ăn quả, cây kiểng (Cải ngọt, cải thìa, mồng tơi, cây mai, cây sung, cây tùng, ). Đất đã xử lý mầm bệnh, sạch và an toàn khi sử dụng. 3.3. Địa điểm và thời gian thực tập và nghiên cứu Địa điểm: Cơ sở sản xuất rau mầm của công ty TNHH Hải Anh, Phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên. Thời gian thực tập và nghiên cứu: 20/6 – 19/11/2018. 3.4. Nội dung nghiên cứu Đề tài gồm các nội dung nghiên cứu sau: Nội dung 1: Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau mầm của giống rau cải củ. Nội dung này gồm 3 thí nghiệm:
  31. 22 1) Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của rau mầm cải củ. 2) Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt tới tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải củ. 3) Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối (sau khi gieo vào khay) tới sinh trưởng, năng suất của rau mầm cải củ. ❖ Quy trình gieo hạt sau ngâm cho các công thức (áp dụng theo quy trình của công ty): 1) Trải một lớp đất mùn dừa chuyên trồng rau mầm dày 1.5cm, và san bằng phẳng trong khay. 2) Dùng hạt giống của các công thức trên rải đều lên trên lớp giá thể. Sau đó rải tiếp một lớp mỏng giá thể che phủ hạt giống để giữ ẩm, dùng bình xịt phun đều trên mặt giá thể tạo độ ẩm vừa đủ. 3) Sau đó, dùng tấm nhựa đen hoặc bìa carton (có vài lỗ nhỏ để lưu thông không khí) che đậy kín khay trong 2 ngày để kích thích hạt nảy mầm (trong điều kiện không có ánh sáng), sau đó đặt khay trong phòng có ánh sáng tán xạ vào ban ngày. 4) Phun tưới nước 2 lần trong ngày vào buổi sáng sớm và chiều mát sao cho giá thể luôn đủ ẩm. 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp nghiên cứu Nội dung 1: Đánh giá mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh Áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với lãnh đạo và nhân viên của công ty. Đối tượng phỏng vấn gồm: Giám đốc, kế toán viên, kỹ thuật viên và cán bộ thị trường. Bản câu hỏi chi tiết được trình bày trong Phụ lục 1.
  32. 23 3.5.2. Phương pháp nghiên cứu Nội dung 2: Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau mầm của giống rau cải củ. Nội dung này gồm 3 thí nghiệm. Phương pháp bố trí cho cả 3 thí nghiệm: Bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh. (RCBD - Randomized Complete Block Design). Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của rau mầm cải củ Thí nghiệm gồm 4 công thức. Mỗi công thức dùng 300 hạt mẩy để làm thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần thí nghiệm 100 hạt. CT1: không ngâm hạt (chỉ rửa sạch hạt khỏ tạp chất và thuốc bảo quản); CT2: ngâm hạt bằng nước nguội trong thời gian 4 tiếng; CT3: ngâm hạt ở nhiệt độ 45-50oC trong 4 tiếng; CT4: ngâm hạt ở nhiệt độ 53-54oC trong 4 tiếng. Hình 3.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 1 NL1 CT1 CT3 CT2 CT4 NL2 CT2 CT4 CT3 CT1 NL3 CT3 CT1 CT4 CT2 ❖ Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: - Tác chỉ tiêu nghiêh số hạt nảy mầm ở giai đoạn 3, 5, 7 ngày. - Chiều cao thân mầm ở giai đoạn 3, 5 và 7 ngày sau gieo. Chọn 30 mầm đại diện cho mỗi công thức, sau đó tiến hành đo chiều dài mầm. Cách đo: dùng thước dây đo từ bề mặt giá thể tới điểm cao nhất của thân mầm. - Đường kính mầm ở giai đoạn thu hoạch (7 ngày sau gieo): dùng kẹp palme đo đường kính của 30 mầm đại diện cho mỗi công thức. Lựa chọn vị trí có đường kính lớn nhất để đo.
  33. 24 - Trọng lượng rau mầm ở giai đoạn thu hoạch (7 ngày sau gieo): dùng dao sắc cắt sát bề mặt giá thể, sau đó dùng cân bập bênh cân trọng lượng thu hoạch của từng khay. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt tới tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng của rau mầm cải củ Thí nghiệm gồm 3 CT. Mỗi CT chọn 300 hạt mẩy làm thí nghiệm. Mỗi thí nghiệm gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần thí nghiệm 100 hạt. CT1: ngâm hạt ở nhiệt độ 45-50oC trong 1 tiếng; CT2: ngâm hạt ở nhiệt độ 45-50oC trong 4 tiếng; CT3: ngâm hạt ở nhiệt độ 45-50oC trong 5 tiếng; Hình 3.2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm 2 NL1 CT1 CT2 CT3 NL2 CT2 CT3 CT1 NL3 CT3 CT1 CT2 ❖ Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: tương tự như thí nghiệm 1. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối (sau khi gieo vào khay) tới sinh trưởng, năng suất của rau mầm cải củ Thí nghiệm này gồm 3 công thức. Mỗi công thức gồm 3 lần nhắc lại. Mỗi nhắc lại là 1 khay gieo, tương đương với 66,7gram hạt giống/khay. Hạt giống của từng khay đều được xử lý ở nhiệt độ 45-50oC trong thời gian 4 tiếng trước khi triển khai thí nghiệm - Các công thức thí nghiệm: CT1: Gieo hạt trong điều kiện không đậy mặt khay (để trong điều kiện ánh sáng tán xạ trong phòng). CT2: Đậy mặt khay 1 ngày ngay sau khi gieo.
  34. 25 CT3: Đậy mặt khay 2 ngày. CT4: Đậy mặt khay 4 ngày. Hình 3.3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm công thức 3 NL1 CT1 CT2 CT3 NL2 CT2 CT3 CT1 NL3 CT3 CT1 CT2 Sau khi bỏ tấm đậy mặt khay, các công thức 2, 3, 4 đều được đặt trong phòng trong điều kiện ánh sáng tán xạ vào ban ngày. Một ngày tưới nước 2 lần để đảm bảo giữ độ ẩm cho hạt nảy mầm. Đối với các thí nghiệm đậy mặt khay, sau khi tưới nước xong sẽ đậy mặt khay lại luôn. ❖ Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi: - Màu sắc lá: đánh giá cảm quan về màu sắc lá mầm ở giai đoạn thu hoạch của từng khay của các công thức thí nghiệm (màu vàng úa, màu xanh úa vàng, xanh nhạt, xanh đậm). Trong trường hợp, màu các mầm trong khay không đồng nhất, thì đánh giá tỷ lệ số cây có các loại màu đã nêu ở từng khay. - Trọng lượng mầm cắt/khay ở giai đoạn thu hoạch (7 ngày sau gieo): Dùng dao mỏng sắc, cắt sát gốc rau mầm. Sau đó cân trọng lượng thu hoạch được từ từng khay. Sử dụng cân đĩa để cân trọng lượng từng khay thí nghiệm. - Ngay sau khi cắt và cân trọng lượng, lựa chọn 30 mầm đại diện của khay, sau đó tiến hành đo chiều cao và đường kính rau mầm. Chọn vị trí mầm có đường kính lớn nhất để tiến hành đo đường kính bằng kẹp palme. 3.6. Phương pháp tổng hợp và xử lý thông tin và dữ liệu Dữ liệu định lượng được xử lý bằng phần mềm thống kê chuyên dụng SAS 9.1.
  35. 26 PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Mô hình sản xuất và kinh doanh của công ty TNHH Hải Anh tại thành phố Thái Nguyên Quá trình thành lập công ty: Cơ sở sản xuất rau mầm sạch Hải Anh được thành lập từ năm 2009 và bắt đầu đi vào hoạt động mạnh từ năm 2010. Cơ sở do ông Nguyễn Tiến Anh làm chủ và trực tiếp quản lý. Cơ sở sản xuất đang sản xuất chủ yếu 9 loại mầm, gồm: Mầm cải trắng, mầm cải đỏ, mầm đỗ đen, mầm đỗ trắng, mầm đỗ xanh, mầm đậu hà lan, mầm đỗ tương, mầm đậu nành, mầm lạc với hình thức sản xuất đa dạng, phong phú. Thời gian đầu, tổng quy mô là 100m2 với trụ sở chính tại tổ 20 phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên. Cơ sở đã dần hình thành và phát triển mở rộng, được nhiều người biết đến. Giai đoạn đầu sau khi thành lập, cơ sở gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ. Bởi rau mầm là một loại rau mới nên việc để quảng bá sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và tiếp cận khách hàng. Trong giai đoạn đó, cơ sở cũng đã thực hiện chiến lược quảng bá sản phẩm bằng cách đem sản phẩm đến tận các nhà hàng để giới thiệu sản phẩm. Tuy nhiên, hiệu quả cao không cao. Trước tình hình đó, chủ cơ sở đã chuyển sang chiến lược marketing khác, là sử dụng trang mạng xã hội để quảng bá cho sản phẩm của mình. Dần dần sản phẩm của cơ sở đã được nhiều người biết đến không chỉ ở trong tỉnh mà còn rất nhiều tỉnh thành khác trên cả nước. Năm 2016, cơ cở có trụ sở chính tại tầng 2 trung cư Tiến Bộ 1 tại đường Hoàng Văn Thụ, TP.Thái Nguyên. Với diện tích là 200m2 cơ sở sản xuất rau mầm với số lượng lớn hơn. Bình quân mỗi ngày cơ sở sản xuất ra được 40kg rau mầm với nhiều loại mầm khác nhau, phục vụ cho nhu cầu của khách hàng.
  36. 27 Cơ sở không chỉ cung cấp các loại rau mầm sạch mà còn cung cấp tất cả các loại rau hữu cơ, nguyên liệu để trồng rau như khay, giá thể, hạt giống. Cơ sở nhận tư vấn miễn phí đối với các khách hàng có nhu cầu làm nhà rau. Với những dịch vụ như vậy nên cơ sở đã được nhiều khác hàng biết đến và tin dùng sản phẩm. Hiện nay, công ty không chỉ sản xuất trên cơ sở chính mà còn có đến gần 10 cơ sở khác phần lớn là ở Thái Nguyên và một số tỉnh khác hợp tác kinh doanh nhằm mục đích tạo thương hiệu và đưa sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng trên khắp cả nước. Cơ cấu tổ chức của công ty: Tổng giám đốc điều hành người đứng đầu công ty: ông Nguyễn Tiến Anh. Mô hình quản lý của công ty khá tinh gọn, và đội ngũ nhân viên kiêm nhiệm 1-2 nhiệm vụ chính. Cán bộ quản lý chịu trách nhiệm giám sát, sắp xếp công việc của công ty, quản lý tài chính và có am hiểu về máy tính để tham gia quảng bá thương hiệu công ty trên thị trường. Hình 4.1: Cơ cấu tổ chức của công ty (Nguồn: Công ty rau mầm sạch Hải Anh, 2018)
  37. 28 Hai nhân viên chính làm tại công ty. Trong đó, 1 nhân viên chịu trách nhiệm mảng quy trình kỹ thuật, nắm bắt tất cả kỹ thuật trong sản xuất và kinh doanh của công ty. Một nhân viên chịu trách nhiệm quan hệ và chuyển giao kỹ thuật cho các cơ sở hợp tác. Trong thời gian rảnh rỗi, hai nhân viên này sẽ cùng tham gia giao hàng với các nhân viên thời vụ để giao hàng tới các cửa hàng. Đầu tư về cơ sở vật chất tại cơ sở chính của công ty: Chi phí đầu tư ban đầu cho cơ sở sản xuất của cơ sở tại Phường Quang Vinh được trình bày ở Bảng sau: Bảng 4.1: Chi phí đầu tư ban đầu của cơ sở sản xuất rau mầm Hải Anh (Diện tích: 200 m2 ) Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) (đồng) Khung Chiếc 40 1.500.000 60.000.000 Khay nhựa Cái 1500 22.000 33.000.000 Giá thể Bao 100 250.000 25.000.000 Hệ thống tưới Chiếc 01 3.000.000 3.000.000 (vòi tưới) Chi phí khác 300.000 (rổ, giá, xô, ) Tổng chi phí 121.300.000 (Nguồn: Cơ sở rau mầm sạch Hải Anh, 2017) Có thể thấy, tổng mức chi phí đầu tư cho mô hình sản xuất và kinh doanh ban đầu là 121.300.000 (đồng). Có thể nói, mức chi phí là tương đối
  38. 29 thấp vì các cơ sở vật chất này có thể sử dụng được lâu dài, trừ một số vật liệu cần thay thế thường xuyên. Tình hình về sản xuất và tiêu thụ rau mầm của công ty trong năm 2017 Tình hình sản xuất rau mầm trong năm 2017: Bảng 4.2. Quy mô sản xuất rau mầm của cơ sở nghiên cứu STT Loại cây trồng ĐVT Sản lượng (năm Tỷ lệ (%) 2017) 1 Mầm cải trắng Kg 2.890 85,0 2 Mầm muống Kg 310 9,12 3 Mầm đỗ đen Kg 110 3,24 4 Mầm hướng dương Kg 35 1,03 5 Mầm đậu hà lan Kg 20 0,59 6 Mầm cải đỏ Kg 15 0,44 7 Mầm đỗ tương Kg 15 0,44 8 Mầm lạc Kg 5 0,14 9 Tổng 3.400 100 (nguồn: cơ sở rau mầm sạch Hải Anh,2017) Trong tổng 3.400kg lượng rau mầm sản xuất trong năm 2017, có tới 99,4% là sản phẩm được bán ra thị trường. Chỉ có 0,6% lượng rau không tiêu thụ được. Kết quả phỏng vấn cho thấy, phần lớn sản phẩm được sản xuất theo đơn đặt hàng, tỷ lệ bán lẻ ít. Do đó, lượng hàng tồn chiếm tỷ lệ không nhiều. Cơ sở của công ty sản xuất 8 loại rau mầm cung cấp ra thị trường. Theo bảng tổng hợp, mầm cải trắng là loại mầm sản xuất chính của cơ sở sản lượng trong năm 2017 lên đến 2.890kg tương đương với 85,0% tỷ lệ sản xuất. Tiếp
  39. 30 đến là sản xuất mầm rau muống đạt sản lượng 310kg tương đương 9,12% tỷ lệ sản xuất và mầm đỗ đen sản xuất 110Kg tương đương 3,24% tỷ lệ sản lượng sản xuất công ty. Các mầm còn lại như mầm cải đỏ, đỗ tương, lạc, đỗ trắng, đậu hà lan, hướng dương sản lượng chỉ đạt từ 5->35kg tương đương 0,14-1,03% tỷ lệ sản lượng sản xuất của công ty. Căn cứ vào số lượng sản phẩm bán ra theo đặt hàng, có thể thấy, rau mầm cải trắng là loại được thị trường yêu chuộng nhất. Tổng thu nhập kinh doanh của công ty: Ngoài nguồn thu rau mầm chính công ty còn có nguồn thu từ những khoản khác (Giá thể, khay trồng, hạt giống, ). Bảng 4.3: Sản lượng và doanh thu rau mầm với diện tích 200m2 Tên sản phẩm Sản lượng bán ra Giá bán Doanh thu (đồng/kg) Sản lượng Cơ cấu Doanh thu Cơ cấu (kg) (%) (đồng) (%) Mầm cải trắng 2870 84,4 30.000 86.100.000 73,82 Mầm muống 310 9,12 45.000 13.950.000 11.96 Mầm đỗ 110 3,25 45.000 4.950.000 4.24 Mầm hướng dương 35 1,03 160.000 5.600.000 4,80 Mầm cải đỏ 15 0,44 30.000 450.000 0,38 Mầm đậu hà lan 20 0,58 160.000 3.200.000 2,74 Mầm đỗ tương 15 0,44 65.000 975.000 0,84 Mầm lạc 5 0,14 160.000 800.000 0,69
  40. 31 Tổng 3.380 99,4 116.025.000 99,4 (Nguồn: Cơ sở rau mầm sạch Hải Anh, 2017) Qua bảng số liệu trên, cho thấy: tổng thu của năm 2017 đạt 116.025.000 (đồng). Nguồn thu chủ yếu là mầm cải trắng đạt 86.100.000 (đồng)/năm tương đương chiếm 73,82% cơ cấu trên các loại rau mầm. Nhu cầu khách hàng mua mầm cải trắng nhiều hơn, thường xuyên vì mầm cải chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ ích phù hợp cho mọi lứa tuổi người lớn tuổi và trẻ nhỏ, rau có giá thành trung bình 30.000 (đồng)/Kg, mức giá này khá hợp lí, rẻ so với các loại mầm khác trên thị trường và dễ ăn, chế biến được nhiều món ăn phong phú thuyết phục được những vị khách từ dễ đến khó tính, màu sắc hấp dẫn. Còn lại một số loại mầm khác tuy ngon và bổ dưỡng, tuy nhiên nhu cầu không nhiều. Có thể do giá thành cao hơn so với mầm cải trắng, ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng. Ngoài nguồn thu nhập từ rau mầm công ty còn có thêm một số nguồn thu khác sau: Bảng 4.4: Doanh thu từ các sản phầm khác tại cơ sở Tên sản Số lượng/năm Giá bán Doanh thu phẩm (đồng) Số lượng Đơn vị Cơ cấu Doanh thu Cơ cấu tính (%) (đồng) (%) Giá thể 725 Bao 54,84 250.000 181.250.000 89,35 Khay 491 Cái 37,14 22.000 10.802.000 5,33 Hạt cải 101 Kg 7.64 100.000 10.100.000 4,98 Hạt 5 Kg 0,38 140.000 700.000 0,34 muống
  41. 32 Tổng 1322 100 202.852.000 100 (Nguồn: cơ sở rau mầm sạch Hải Anh, 2017) Giá bán ở bảng 4.4. trên theo giá bán buôn tại cơ sở. Qua bảng số liệu trên, cho thấy trong năm 2017 công ty tổng thu được từ các sản phẩm khác được 202.852.000 (đồng). Trong đó giá thể do công ty tự nghiên cứu cấp ra thị trường được 725 bao/năm, tổng thu đạt 181.250.000 (đồng), tương đương 250.000 (đồng)/bao, chiếm 89,35% cơ cấu thu nhập từ các sản phẩm khác (Bảng 4.4). Ngoài ra còn bán 491 khay trồng tổng thu 10.802.000 (đồng) tương đương 22.000 (đồng)/chiếc chiếm 5,33% cơ cấu thu nhập và nguồn thu từ lượng hạt giống xuất đi gồm 101Kg hạt cải (100.000 đồng/Kg) thu được 10.100.000(đồng) chiếm 4,98% cơ cấu, 5kg hạt giống muống (140.000 đồng/kg) thu được 700.000 (đồng) chiếm 0,34% cơ cấu thu nhập (Bảng 4.4). Tổng thu nhập của cơ sở sản xuất (Bảng 4.3 và 4.4) là 318,877,000 đồng/năm. Do lợi nhuận là thông tin nhạy cảm, nên công ty không cung cấp. Chỉ có các thông tin về đầu tư cơ sở ban đầu và tổng doanh thu của công ty được phân tích trong nghiên cứu này. Các kênh tiêu thụ của công ty: Qua hình 4.2 trên, ta thấy cơ sở sản xuất phân phối sản phẩm theo 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp; Hình thức trực tiếp : Qua hình thức này cơ sở sẽ phân phối trực tiếp sản phầm đến tay người tiêu dùng, rau trực tiếp tại cơ sở không qua trung gian, không bị hỏng hay để thời gian lâu bên ngoài làm giảm chất lượng mà người tiêu dùng được mua với giá cả hợp lí. Cơ sở bán trực tiếp cho người tiêu dùng khoảng 30% lượng sản phẩm xuất ra.
  42. 33 Hình 4.2: Kênh tiêu thụ các loại sản phẩm rau của công ty Hình thức gián tiếp: Cơ sở phân phối sản phẩm chủ yếu qua hình thức này. Tiêu thụ qua hình thức này cơ sở sản xuất sẽ phân phối đến tay lái buôn lấy thấp hơn bán lẻ 5.000đ đến 10.000đ đối với hình thức này sẽ qua nhiều khâu trung gian: lái buôn -> Phân phối cho các đại lý -> Phân phối cho các tỉnh -> Phân phối cho hệ thống bán lẻ sản phẩm -> đến tay người tiêu dùng. Cơ sở phân phối sản phẩm thông qua hình thức này 70% lượng sản phẩm xuất ra. Cần bổ sung thêm 1 đoạn mô tả về các sản phẩm nêu ở Bảng 4.4 là bán cho những ai, và ở trong hay ngoài tỉnh. Các đối tượng khách hàng chính và mối quan hệ khách hàng: Công ty rau mầm sạch Hải Anh đã thành lập khá lâu (tính từ khi còn là cơ sở sản xuất ở quy mô hộ kinh doanh) và tạo dựng được chỗ đứng vững trên thị trường rau sạch tại Thái Nguyên cũng như các tỉnh thành khác. Do đó, hiện tại công ty đa số phân phối sản phẩm theo giá bán buôn trên địa phận tỉnh Thái Nguyên, phân phối cho các lái buôn chợ đầu mối, phân phối đến tay những mối khách hàng lớn ở các tỉnh như Bắc Kạn và Hà Nội.
  43. 34 Quan hệ của công ty với những khách hàng chủ yếu là thông qua những khách hàng giới thiệu cho những người tiêu dùng khác tìm đến mua sản phẩm, và những khách hàng lạ, nhà hàng biết đến sản phẩm thông qua quảng bá trên mạng xã hội (facebook) và liên hệ đến công ty để mua sản phẩm. Ngoài ra, công ty có mối khách hàng có quan hệ thân quen với công ty từ khá lâu, và thường xuyên đặt mua sản phẩm của công ty. Chiến lược phát triển thị trường và tăng tính cạnh tranh của công ty: Sau đây là một số biện pháp, chiến lược công ty đang hướng tới để phát triển thị trường và tăng tính cạnh tranh của công ty: 1) Tăng cường mạnh mẽ việc quảng bá sản phẩm đến khách hàng thông qua những phương tiện như quảng cáo trên truyền hình TV, báo chí, tờ rơi quảng cáo, tiếp thị chào hàng cho các nhà hàng, quán ăn, 2) Tổ chức các hình thức trực tiếp với khách hàng như thông qua hội chợ, triển lãm rau sạch, hội nghị khách hàng, 3) Mở các đại lý phân phối ở các địa phương. 4) Công ty sẽ áp dụng những chương trình khuyến mại, ưu đãi cho khách hàng khi mua sản phẩm. Một số rủi ro chính và chiến lược giảm thiểu rủi ro: - Một số rủi ro trong sản xuất, kinh doanh rau mầm của công ty: Rau mầm có thể trồng được quanh năm và rất dễ trồng, chăm sóc nếu nắm được kỹ thuật sản xuất. Tuy nhiên, có một số yếu tố bất lợi gây rủi ro trong kinh doanh sản xuất, ví dụ như yếu tố ngoại cảnh về thời tiết. Nếu không có kỹ thuật chăm sóc trong những mùa vụ thời tiết bất lợi (nắng gắt, mưa dài ngày, ) thì rau sẽ bị thối, hỏng, và cả một vụ không có sản phẩm đủ tiêu chuẩn bán ra thị trường. Hiện nay, việc sản xuất kinh doanh rau mầm trên thị trường ngày càng nhiều và phong phú về phía công ty nói riêng cũng có những khó khăn, rủi ro về thị trường tiêu thụ sản phẩm, những mối khách hàng lạ không tìm đến
  44. 35 nhiều như trước bởi bên cạnh đó có nhiều cơ sở mới thành lập, đưa ra giá cạnh tranh và bán hạ giá 2-5 nghìn đồng/kg sản phẩm. Vì thế, việc phát triển thị trường và duy trì các khách hàng hiện tại gặp nhiều khó khăn. Trong kinh doanh rau mầm nói chung có nhiều trường hợp nguồn giống trồng kém chất lượng, không đảm bảo và giá thể không đủ chất dinh dưỡng dùng trong gieo trồng, gây ảnh hưởng lớn đến số lượng và chất lượng rau mầm. Do đó, để khắc phục rủi ro này, công ty TNHH rau mầm sạch Hải Anh luôn nhập nguồn giống đảm bảo chất lượng từ Viện Nông Nghiệp trong nhiều năm, cùng với nguồn giá thể đảm bảo chất lượng. Các nguồn đầu vào đều đã được kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng. - Chiến lược giảm thiểu rủi ro của công ty: 1) Đào tạo cán bộ kỹ thuật có bài bản nhằm đảm bảo người trực tiếp sản xuất, chăm sóc rau phải nắm rõ về kỹ thuật sản xuất để có những biện pháp khắc phục, giảm thiểu tỷ lệ rau thối hỏng do điều kiện thời tiết bất lợi. 2) Kiểm soát tốt nguồn hạt giống và nguyên liệu làm giá thể, để đảm bảo điều kiện và hiệu quả sản xuất cao nhất, chất lượng sản phẩm cao. 3) Đẩy mạnh việc quảng bá giới thiệu sản phẩm hơn nữa, tạo dựng sự uy tín và thương hiệu thông qua công nghệ thông tin truyền thông: Internet, truyền hình, báo, đài, Mang trực tiếp sản phẩm chào hàng để họ tin tưởng về sản phẩm. Chiến lược phát triển của công ty trong 5-10 năm tới: Hiện nay công ty đang kinh doanh phát triển một khu du lịch sinh thái tại Thái Nguyên và sẽ đem thị trường rau mầm sạch tiếp cận nhiều với những khách tham quan để họ biết đến thương hiệu cũng như sản phẩm của công ty. Công ty đã có dự định sẽ mở một chuỗi siêu thị rau sạch tại địa phận tỉnh Thái Nguyên. Dựa vào doanh thu/năm và lượng khách hàng tin tưởng, ủng hộ trong vòng những năm tiếp theo công ty sẽ mở thêm nhiều chi nhánh
  45. 36 siêu thị rau sạch ở những địa phương khác. Như vậy, công ty sẽ ngày càng tạo dựng được chỗ đứng vững chắc trên thị trường rau sạch. Trong những năm tới công ty dự định sẽ mở thêm nhiều hơn nữa những cơ sở sản xuất ở các địa phương khác nhau. 4.2. Kết quả nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ tại Thái Nguyên 4.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải Nhiệt độ ngâm hạt có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng rau. Khi mà ngâm hạt ở nhiệt độ không phù hợp sẽ ảnh hưởng trực tiếp trong quá trình sản xuất khiến cây sinh trưởng phát triển theo chiều hướng xấu (Nguyễn Văn Tuất, 2012). Vì vậy, việc lựa chọn nhiệt độ phù hợp để ngâm hạt rất quan trọng đối với giống hạt cải để từ có đó các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho cây có thể sinh trưởng, phát triển và có năng suất, chất lượng cao. Kết quả theo dõi về tỷ lệ mọc mầm và tỷ lệ cây sống của 4 công thức xử lý nhiệt độ đều cho thấy không có sự khác biệt về tỷ lệ mọc mầm cũng như tỷ lệ cây sống. Các công thức đều đạt tỷ lệ 100%. Có thể kết luận, nhiệt độ trong các ngưỡng thí nghiệm không ảnh hưởng đến tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cây. Tuy nhiên, nhiệt độ ngâm hạt có ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải (Bảng 4.5).
  46. 37 Bảng 4.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải Thời gian theo dõi (ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm) Chỉ tiêu Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 Theo dõi CC CD mầm CC mầm ĐK mầm Trọng lượng mầm (cm) (cm) (mm) mầm/khay (cm) (gram) Công thức CT1 (Đ/C) 4,33c 12,80c 23,27c 1,82 46,667c CT2 4,70b 13,40b 24,20ab 1,82 51,667b CT3 5,07a 14,00a 24,60a 1,83 56,667a CT4 4,53bc 13,30b 23,80b 1,83 48,333bc CV% 3,59 1,79 1,04 1,01 4,91 LSD05 0,33 0,47 0,49 0,03 4,99 P-value 0,05). Kết quả ở Bảng 4.5 cho thấy, nhìn chung các công thức đều có mức tăng trưởng thân mầm rất mạnh, đặc biệt ở giai đoạn 5 đến 7 ngày. Trong đó, các CT 2, 3, và 4 thể hiện mức tăng trưởng cao hơn hẳn so với CT1. Riêng
  47. 38 CT4 không có sự khác biệt về chiều cao mầm so với CT2 và CT1 ở giai đoạn 3 ngày sau gieo (P < 0,01). Ở giai đoạn thu hoạch (7 ngày sau gieo), các CT thí nghiệm đều có chỉ số chiều cao mầm hơn hẳn so với CT đối chứng. CT3 có chiều cao mầm cao hơn CT4, tuy nhiên không có sự khác biệt về chiều cao so với CT2 (P < 0,01). Sự sai khác về đường kính thân mầm không có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm (Bảng 4.5). Về trọng lượng mầm (tính cho 100 mầm của mỗi lần nhắc lại), CT3 có trọng lượng mầm cao nhất so với các CT còn lại. CT2 và 4 không có sự khác biệt có ý nghĩa về trọng lượng mầm, nhưng cao hơn CT đối chứng (P < 0,05). Từ kết quả thí nghiệm 1, có thể kết luận, nhiệt độ xử lý hạt không ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cải củ, tuy nhiên có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của rau mầm. Trong đó, CT3 (ngâm hạt ở nhiệt độ 40-45oC) có trọng lượng mầm cao nhất. Hay nói cách khác, xử lý hạt ở nhiệt độ 40-50oC đem lại hiệu quả sản xuất cao nhất. 4.2.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt tới tỷ lệ nảy mầm và và sinh trưởng của rau mầm cải Thời gian ngâm hạt ảnh hưởng đến khâu sản xuất rau và số lượng, chất lượng rau khi gieo trồng, nếu để thời gian quá lâu sẽ làm hỏng hạt và đòi hỏi người sản xuất phải nắm được kỹ thuật chăm sóc để có thể xử lí và đảm bảo tỷ lệ nảy mầm và sinh trưởng rau mầm tốt nhất. Chính vì thế, việc lựa chọn nhiệt độ phù hợp để ngâm hạt là quan trọng trong quy trình sản xuất để từ có đó các biện pháp kỹ thuật chăm sóc phù hợp cho cây có thể sinh trưởng và năng suất cao. Kết quả thí nghiệm 2 cho thấy, cả 3 công thức xử lý về thời gian ngâm hạt đều cho tỷ lệ mọc mầm và tỷ lệ sống 100%. Có thể kết luận, thời gian ngâm hạt từ 1-5 tiếng không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ mọc mầm và tỷ lệ cây sống của rau cải củ.
  48. 39 Tuy nhiên, thời gian ngâm hạt giống có ảnh hưởng rõ nét tới sinh trưởng và trọng lượng rau mầm. Kết quả được trình bày trong Bảng sau. Bảng 4.6: Ảnh hưởng của thời gian ngâm hạt đến sinh trưởng và năng suất rau cải củ Chỉ tiêu Thời gian theo dõi (ngày sau khi bắt đầu thí nghiệm) Theo dõi Ngày 3 Ngày 5 Ngày 7 CC CC CC ĐK Trọng mầm mầm mầm mầm lượng 100 Công thức (cm) (cm) (cm) (mm) mầm/khay (gram) CT1-Đ/C 4,20c 12,83c 23,10c 1,82 50,00b CT2 5,23a 13,76a 24,50a 1,81 56,667a CT3 4,80b 13,33b 23,90b 1,81 53,333ab CV% 2,53 1,36 1,05 1,16 2,75 LSD05 0,27 0,41 0,57 0,04 3,33 P-value <0,01 <0,01 <0,01 n.s <0,05 Ghi chú : CC: Chiều cao mầm (cm);ĐK : Đường kính mầm (mm); Đ/C : Đối chứng. Mặc dù đường kính thân mầm không có sự sai khác có ý nghĩa giữa các công thức thí nghiệm về thời gian ngâm hạt. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ ràng về mức độ tăng trưởng chiều cao mầm ở tất cả các giai đoạn theo dõi. Trong đó, CT2 có chỉ số chiều cao mầm cao nhất, sau đó đến CT3, và thấp nhất là CT đối chứng (P < 0,01) (Bảng 4.6).
  49. 40 Về trọng lượng thân mầm, CT2 và 3 không có sự sai khác về mặt thống kê. Tuy nhiên, cả hai CT đều có trọng lượng cao hơn CT đối chứng (P < 0,05) (Bảng 4.6). Từ kết quả thí nghiệm 2, có thể kết luận, thời gian ngâm hạt (từ 1-5 tiếng) không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cây. Tuy nhiên, có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải. Trong đó, CT2&3 không có sự khác biệt về trọng lượng thân mầm. Do đó, có thể lựa chọn thời gian ngâm hạt 4 tiếng ở nhiệt độ 40-55oC để tiết kiệm thời gian xử lý hạt giống, trong khi vẫn đảm bảo năng suất và hiệu quả sản xuất rau mầm cải. 4.2.3. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối (sau khi gieo vào khay) tới sinh trưởng, năng suất của rau mầm cải củ Sau khi gieo hạt giống vào khay, thao tác đậy mặt khay hạn chế ánh sáng sẽ giúp kích thích hạt giống của một số loài rau sinh trưởng nhanh hơn. Tuy nhiên, thời gian ủ hạt trong bóng tối tùy thuộc vào đặc điểm từng loại hạt giống rau. Thời gian này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và năng suất của rau mầm. Vì vậy việc xác định được khoảng thời ủ hạt trong bóng tối phù hợp sẽ góp phần đưa ra các biện pháp kỹ thuật chăm sóc và quy trình sản xuất phù hợp cho cây sinh trưởng và năng suất cao nhất. Kết quả theo dõi về đặc điểm hình thái và trọng lượng rau mầm cải ở thí nghiệm xử lý ủ hạt trong bóng tối được trình bày trong bảng sau. Bảng 4.7: Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới sinh trưởng và năng suất rau mầm cải củ Chỉ tiêu Thời gian theo dõi Theo dõi (ngày thứ 7 từ khi gieo) Công thức CC mầm (cm) ĐK mầm (mm) Trọng lượng mầm/khay (gram)
  50. 41 CT1-Đ/C 10,99c 1,83 400,00b CT2 11,19bc 1,84 433,33b CT3 11,40ab 1,84 510,00a CT4 11,52a 1,80 333,33c CV% 0,97 1,55 5,88 LSD05 0,217 0,057 51,478 P-value <0,01 n.s <0,01 Ghi chú : CC: Chiều cao mầm (cm);ĐK : Đường kính mầm (mm); Đ/C : Đối chứng. Chỉ số sinh trưởng chiều cao thân mầm giữa các công thức có sự khác biệt tương đối rõ ràng. CT3&4 có chiều cao thân mầm cao hơn CT1 (đối chứng). Tuy nhiên, không có sự sai khác có ý nghĩa về chiều cao mầm giữa CT3&4, và giữa CT2&3 (P < 0,01). Về trọng lượng thân mầm/khay, CT3 có trọng lượng cao nhất, và CT4 có chỉ số thấp nhất. CT1&2 không có sự khác biệt về chỉ số này. Đối với CT4, do thời gian ủ trong bóng tối lâu nhất, và thời tiết ở thời điểm thí nghiệm khá nóng, nên ở ngày thu hoạch, một số cây đã có biểu hiện bị nấm mốc và thối. Do đó, trọng lượng của CT4 thấp hơn so với các CT khác. Cụ thể, tỷ lệ trung bình số cây bị thối hỏng ở 3 khay (nhắc lại) là 25%/khay ở giai đoạn thu hoạch. Kết quả nghiên cứu đánh giá màu sắc lá rau mầm cải củ được trình bày ở Bảng 4.8. Bảng 4.8. Ảnh hưởng của thời gian ủ hạt trong bóng tối tới màu sắc lá mầm Màu sắc lá mầm CT 1 ngày sau 3 ngày sau 5 ngày sau 7 ngày sau
  51. 42 gieo gieo gieo gieo CT 1 Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm Xanh đậm CT 2 Vàng non Xanh nhạt Xanh đậm Xanh đậm CT 3 Vàng non Xanh nhạt Xanh đậm Xanh đậm Màu xanh không đều và Vàng úa và vàng úa, kích CT 4 Vàng non Vàng non xanh nhạt thước lá nhỏ. Tỷ lệ thối: 20- 30%. Nhìn chung, trong giai đoạn để trong bóng tối, rau mầm của các công thức có đậy nắp đều có màu vàng non, sau khi được bỏ nắp ra và để trong điều kiện ánh sáng tán xạ, rau mầm chuyển dần sang màu xanh nhạt và xanh đậm (Bảng 4.8). Riêng CT4, do thời gian để trong bóng tối quá lâu, đồng thời trong thời gian triển khai thí nghiệm, điều kiện thời tiết khá nóng. Do đó, rau mầm có biểu hiện bị vàng úa. Ở giai đoạn thu hoạch (7 ngày sau gieo), tỷ lệ cây bị thối hỏng khá lớn, chiếm trung bình 35%/khay. Do đó, có thể kết luận, CT3 (đậy nắp khay trong vòng 2 ngày) là công thức phù hợp nhất đối với rau mầm cải củ, giúp cây sinh trưởng và cho năng suất cao nhất so với các CT còn lại. 4.2.4. Hạch toán hiệu quả kinh tế của các công thức, tính cho 100 khay (thí nghiệm 3) 1).Tài sản cố định Phân loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) (đồng)
  52. 43 Giá thể Bao 10 250.000 2.500.000 Khay Chiếc 200 22.000 4.400.000 Khung Chiếc 2 1.500.000 3.000.000 Vòi tưới Chiếc 1 1.500.000 1.500.000 nước Tổng 11.400.000 Giá trị tài sản cố định sử dụng trong 20 năm (240 tháng) 11.400.000 : 240 = 47.500(đồng)/tháng sử dụng 2).Chi phí vận hành chung cho 1 công thức thi nghiệm 100 khay trồng/tháng (3 lứa thu hoạch) Phân loại Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) (đồng) Giống Kg 19 90.000 1.710.000 Công lao Công 15 100.000 1.500.000 động Chi phí khác 600.000 (điện, nước, ) Tổng 3.810.000 Ghi chú: 8h/công 3).Tổng thu của các công thức tính trên 100 khay trồng/tháng (3 lứa thu hoạch) Công thức Sản lượng Giá bán (đồng) Thành tiền (Kg)/tháng (đồng)
  53. 44 CT1-Đ/C 120 Kg 45.000 5.400.000 CT2 129,99 Kg 45.000 5.849.955 CT3 153 Kg 45.000 6.885.000 CT4 99,999 Kg 45.000 4.499.955 4).Sơ bộ hạch toán kinh tế tính trên 100 khay trồng/tháng (3 lứa thu hoạch) của các công thức Công thức Tổng thu (đồng) Tổng chi (đồng) Lãi xuất (Thu- Chi) (đồng) CT1-Đ/C 5.400.000 3.857.500 1.542.500 CT2 5.849.955 3.857.500 1.992.455 CT3 6.885.000 3.857.500 3.027.500 CT4 4.499.955 3.857.500 642.455 - Nhận xét: Tổng thu ở 4 công thức đều có sự chênh lệch khác nhau. Cao nhất là CT3 đạt 6.885.000đ và thấp nhất là CT4 đạt 4.499.955đ. Tiền lãi xuất thu được của các công thức dao động từ 642.455đ - 3.027.500đ. Trong đó CT3 cho lãi cao nhất là 3.027.500đ và CT4 cho lãi thấp nhất là 642.455đ.
  54. 45 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận: Trong thời gian thực tập tại doanh nghiệp, cá nhân tôi đã được trải nghiệm, học tập và nghiên cứu về mô hình sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất rau mầm. Đồng thời, trực tiếp triển khai một số thí nghiệm về kỹ thuật sản xuất rau mầm cải củ. Sau đây là một số kết luận chính từ các kết quả nghiên cứu: Mô hình sản xuất và kinh doanh của cơ sở rau mầm thuộc công ty TNHH Hải Anh là một trong những mô hình có hiệu quả, phù hợp với xu hướng và thị hiếu của người tiêu dùng trong bối cảnh thực phẩm hữu cơ và an toàn đang khan hiếm tại các khu đô thị trong toàn quốc. Mô hình quản lý và kinh doanh khá tinh gọn và hiệu quả. Doanh nghiệp có chiến lược phát triển và quản trị rủi ro rất phù hợp với điều kiện tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu các thí nghiệm có các kết luận sau: Nhiệt độ xử lý hạt không ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cải củ, tuy nhiên có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của rau mầm. Trong đó, CT3 (ngâm hạt ở nhiệt độ 40-45oC) có trọng lượng mầm cao nhất. Hay nói cách khác, xử lý hạt ở nhiệt độ 40-50oC đem lại hiệu quả cao nhất. Thời gian ngâm hạt (từ 1-5 tiếng) không làm ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm và tỷ lệ sống của cây. Tuy nhiên, có ảnh hưởng tới sinh trưởng và năng suất của rau mầm cải củ. Do đó, có thể lựa chọn thời gian ngâm hạt 4 tiếng ở nhiệt độ 40-55oC để tiết kiệm thời gian xử lý hạt giống, trong khi vẫn đảm bảo năng suất và hiệu quả sản xuất rau mầm cải củ. CT3 (đậy nắp khay trong vòng 2 ngày) phù hợp đối với rau mầm cải củ, giúp cây sinh trưởng và cho năng suất cao nhất.
  55. 46 5.2. Kiến nghị - Có thể sử dụng kết quả của 03 thí nghiệm đã triển khai ở đề tài này để xây dựng thành quy trình tiêu chuẩn cho sản xuất rau mầm rau cải củ nhằm đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất cho người sản xuất. - Áp dụng các thí nghiệm tương tự đối với các loại rau mầm khác để xây dựng các quy trình sản xuất rau mầm tiêu chuẩn cho các giống rau khác nhau.
  56. 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO: I.Tài liệu trong nước: 1. Trần Thị Ba, 2010. Kỹ thuật trồng rau sạch. NXB Đại học Cần Thơ. 2. Trần Hữu Danh và các cộng sự, 2016. “Hệ thống ươm rau mầm sạch tự động đa năng". Báo khoa học và đời sống, 10/2016 3. Nguyễn Lân Dũng (2010). "Rau an toàn phải là rau sạch". Thông tin Khoa học và Công nghệ Vĩnh Phúc, 2: 23-25. 4. Lương Vinh Quốc Danh và Trần Hữu Danh, 2015. Giáo trình Vi điều khiển MSP430. Đại học Cần Thơ. 5. Trung Đức (2008). "Rau an toàn - Vấn đề cấp bách". Tạp chí Thông tin và Phát triển, 5: 86-91 6. Bùi Thị Gia (2007) "Tình hình thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn ở Vân Nội, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội". Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, 5: 86-91. 7. Lưu Thanh Đức Hải (2008). "Hiệu quả sản xuất-tiêu thụ và giải pháp phát triển thị trường rau an toàn trên địa bàn đồng bằng sông Cửu Long". Quản lý kinh tế, 22:16-23. 8. Nguyễn Hữu Hoàng và Lưu Xuân Lan, 2010. Kỹ thuật làm giá đỗ. NXB Thời đại. 9. Tô Thị Thu Hà và các cộng sự, 2012. Tạp chí khoa học công nghệ Nông nghiệp (VAAS), 2012. 10. Nguyễn Huỳnh Diễm Hương, 2014. Tìm hiểu kỹ thuật sản xuất giá đậu xanh an toàn quy mô hộ gia đình. Luận văn tốt nghiệp - Đại học Cần Thơ. 11. Thái Hà và Đặng Mai, 2011. Kỹ thuật trồng và chăm sóc giá đậu xanh. NXB Hồng Đức. 12. Phan Quốc Kính (1999). Thực phẩm chức năng và thực phẩm thuốc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
  57. 48 13. Vũ Văn Liết và cộng sự, 2007. Giáo trình công nghệ sản xuất giống và công nghệ hạt giống, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. NXB Giáo dục. 14. Trần Khắc Thi và cộng sự (2008). Rau ăn quả (Trồng rau an toàn năng suất chất lượng cao), NXB Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội. 15. Phú Trọng (2007). "Rau an toàn và điều kiện sản xuất rau an toàn". Bản tin Khoa học và Công nghệ Hà Giang, 3:21-23. 16. Nguyễn Văn Tuất, 2012. Nghiên cứu bảo vệ thực vật phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nông nghiệp công nghiệp thực phẩm - 2002, Số 03 17. Hoàng Minh Tấn và cộng sự, Giáo trình sinh lý thực vật, Nhà xuất bản Đại Học Sư Phạm, 2003 18. Hà Minh Tuấn và cộng sự, Giáo trình sinh lý thực vật, Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội, 2006 19. Đào Duy Tâm (2006). "Sản xuất và tiêu dùng rau an sạch ở thành phố Hà Nội".Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 7/2016 20. Vũ Văn Vụ và cộng sự. Sinh lý học thực vật, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, 2012 II. Tài liệu nước ngoài: 1. Marschner, Mineral nutrition of higher plants. Academic Press, London, 1995 2. Raven JA, Evans MCW, Korb RE, The role of trace metals in photosynthetic electron transport in O2-evolving organisms. Photosynth. Res, 1999. 3. Steve Meyerowits, 2002. This Winter, Don't Forget the Sprouts!-By Sroutman Steve Meyerowitz [on-line]. Freshlife. Available from:
  58. 49 III: Tài liệu tham khảo trên WEBSITE 1. Lưu Hoài Chuẩn, 2012. Tình hình an toàn thực phẩm 2. Thu cúc, 2018. Rau hữu cơ thanh-dong-luon-trong-tinh-trang-chay-hang-715838.vov 3. Nguyễn Thị Mỹ Duyên, 2005. Nghiên cứu một số loại giá thể trồng cải mầm thích hợp và cho hiệu quả kinh tế cao the-trong-cai-mam-radish-sprout-thich-hop-va-cho-hieu-qua-kinh-te- cao-pptx.htm 4. Michael Hamm - Giáo sư về nông nghiệp bền vững Đại học Michigan, 2018. Nông nghiệp đô thị sẽ là xu thế phát triển tất yếu?. yeu-737682.vov 5. Lê Huy Hoàng, 2008 dinh dưỡng trong rau mầm 6. Phan Quốc Kinh, 1997. Nghiên cứu cách trồng rau mầm sạch trong/327747.antd 7. Hà Linh, 2017. Làm giàu từ rau mầm sạch d2028655.html 8. Trang Nghiêm. 2007. Hội thảo xúc tiến, tiêu thụ rau an toàn. An Giang. [Trực tuyến]. Đọc tại: n%20toan/RATchomoi.htm
  59. 50 9. Thảo Nguyên, 2018 trong-rau-o-pho-bo-tien-ty-mong-thu-tien-ty 10. Cao Nguyên. 2007. Rau sạch bao giờ thực sự sạch: Đủ rau sạch cho người tiêu dùng - Đích còn xa?. Báo Kinh Tế Hợp Tác. [Trực tuyến]. Đọc tại: 11. Hạ Quỳnh, 2008. Rau mầm sạch, ngon, dễ trồng trong/327747.antd 12. Đinh Thùy, 2018. Phát triển mô hình sản xuất rau an toàn hinh-san-xuat-rau-an-toan/173855.html 13. Đặng Thành, 2014. Đi lên từ rau mầm rau-mam-294384.html 14. Minh Trang - câu lạc bộ trồng rau mầm ĐH5SH1. 2006. Sinh viên trồng rau mầm. [Trực truyến]. Báo điện tử Đại Học An Giang. Đọc từ: 15. Nguyễn Văn Tuất, 2012. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến năng suất và chất lượng rau mầm hoa thập tự 16. Trung tâm Tin học Bộ NN&PTNT. 2007. Thành phố Hồ Chí Minh: Trồng rau mầm, hướng phát triển nông nghiệp đô thị. [Trực tuyến]. Đọc từ: 8&catalogid=41 17. Tạp chí sổ tay khởi nghiệp, 4/2018 khoi-nghiep-2016.htm 18. Paul Talalay, 1997 trường Đại học Y Johns Hopkins (Hoa Kỳ)
  60. 51 an_t221c318n560 19. Ngô Quang Vinh. 2006. Nông nghiệp tiên tiến-một cách tiếp cận nông nghiệp công nghệ cao. [Trực tuyến]. Hội Nông Dân Việt Nam. Đọc từ: 10524&c=45 20. Dương Tiến Viện, 2017. Nông nghiệp hữu cơ 17-4/Tongquan_Ky%205_Nong%20nghiep%20huu%20co.pdf 21. Lưu Thị Xuyến – Khoa Nông Học – Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 2017. Quy trình kỹ thuật sản xuất rau mầm 15034.html
  61. 52 PHỤ LỤC Mục này gồm các phụ lục sau: Phụ lục 1: Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp Phụ lục 2: Điều kiện thời tiết trong giai đoạn thí nghiệm Phụ lục 3: Một số hình ảnh thí nghiệm Phụ lục 4: Kết quả xử lý số liệu trên phần mềm SAS.
  62. 53 PHỤ LỤC 1: Phiếu phỏng vấn doanh nghiệp I. Thông tin chung về người được phỏng vấn: Họ và tên: . ĐT: Email: 1. Xin anh/chị cho biết sơ bộ về quá trình thành lập của công ty? 2. Cơ cấu tổ chức hiện nay của công ty như nào? 3. Xin anh/chị cho biết chi tiết về chi phí đầu tư cơ sở sản xuất Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền (đồng) (đồng) Tổng chi phí 4. Các nguồn thu nhập chính của công ty là từ những hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ gì?
  63. 54 5. Tình hình về sản xuất và tiêu thụ rau mầm của công ty trong năm 2017 STT Loại rau mầm ĐVT Sản lượng Tỷ lệ (%) (năm 2017) 1 2 3 Tổng 100 6. Tỷ lệ loại rau mầm sản xuất ra được bán ra thị trường: . (%). 7. Doanh thu của cơ sở sản xuất năm 2017: 8. Nguồn thu từ sản xuất rau mầm: Tên sản Sản lượng bán ra Giá bán Doanh thu phẩm (đồng/kg) Sản lượng Cơ cấu Doanh thu Cơ cấu (kg) (%) (đồng) (%) Tổng
  64. 55 9. Doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ khác Tên sản Số lượng/năm Giá bán Doanh thu phẩm (đồng) Số lượng ĐVT Cơ cấu VNĐ Cơ cấu (%) (%) Tổng 10. Nếu có thể, xin anh/chị cho biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất và kinh doanh của năm trước là bao nhiêu không? 11. Xin anh/chị cho biết về thị trường đầu ra và các kênh tiêu thụ chính của công ty 12. Các đối tượng khách hàng chính và mối quan hệ với khác hàng 13. Chiến lược phát triển thị trường và tăng tính cạnh tranh của công ty được hoạch định và triển khai như nào? 14. Một số rủi ro chính trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty anh/chị là gì? 15. Xin anh/chị chia sẻ về chiến lược quản trị rủi ro của công ty 16. Chiến lược phát triển của công ty trong 5-10 năm tới như nào?
  65. 56 Phụ lục 2: Điều kiện thời tiết trong giai đoạn thí nghiệm Đi Điều kiện thời tiết trong giai đoạn t trong thiện thời tiết trong g Nhiệt độ trung bình Lượng mưa trung Thời gian ( oC) bình (mm) ngày Tháng/năm Tối thiểu Tối đa 12 26 oC 36 oC 65% 13 26 oC 36 oC 74% 14 25 oC 31 oC 72% 15 07/2018 25 oC 29 oC 84% 16 26 oC 30 oC 92% 17 25 oC 31 oC 84% 18 26 oC 30 oC 91% (Nguồn: Điều kiện thời tiết tại tỉnh Thái Nguyên trong th thời tiết tại tỉnh Th Nhiệt độ trung bình Thời gian ( oC) Ẩm độ (%) ngày Tháng/năm Tối thiểu Tối đa 20 25oC 34 oC 72% 21 25 oC 34 oC 65% 22 26 oC 34 oC 65% 23 09/2018 26 oC 34 oC 74% 24 25 oC 35 oC 65% 25 26 oC 34 oC 72% 26 27 oC 33oC 74% (Nguồn:
  66. 57 Điều kiện thời tiết tại tỉnh Thái Nguyên trong th thời tiết tại tỉnh 3 Nhiệt độ trung bình Thời gian ( oC) Ẩm độ (%) ngày Tháng/năm Tối thiểu Tối đa 30 24oC 29 oC 86% 31 24 oC 30 oC 89% 01 28 oC 35 oC 72% 02 08-09/2018 27oC 29 oC 78% 03 24 oC 28 oC 91% 04 25 oC 34 oC 74% 05 27oC 36oC 70% (Nguồn: (Nguồn: