Khóa luận Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_danh_gia_kha_nang_chiu_dung_rui_ro_thanh_khoan_cua.pdf
Nội dung text: Khóa luận Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam
- . ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM VÕ TH THANH TUY N Trường Đại họcỊ KinhỀ tế Huế Khóa học: 2015 – 2019
- ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Võ Thị Thanh Tuyền Th.S. Nguyễn Tiến Nhật Lớp: K49 – Ngân Hàng TrườngNiên khóa: 2015Đại- 2019 học Kinh tế Huế Huế, tháng 4 năm 2019
- TÓM TẮT KHÓA LUẬN Ngân hàng là doanh nghiệp đặc biệt, có sức ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế - xã hội. Phần lớn lượng tiền lưu thông trong nền kinh tế đề thông qua các ngân hàng. Do đó, bất kì rủi ro nào của ngân hàng cũng đều có nguy cơ gây tác hại lớn đến thị trường. Trong những rủi ro mà ngân hàng có thể gặp phải thì rủi ro thanh khoản được xem là rủi ro khó đối phó và nguy hiểm nhất. Vì vậy, công tác phòng ngừa và đo lường và đánh giá rủi ro thanh khoản là đặc biệt quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tác giả phân tích một cách toàn diện những nội dung lý thuyết liên quan đến vấn đề Stress Test bao gồm các khái niệm, các ứng dụng cơ bản, và các bước thực hiện Stress Test rủi ro thanh khoản. Tiếp đó tiến hành áp dụng cơ sở lý thuyết đó vào nghiên cứu thực tế cho 25 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam – Nghiên cứu điển hình ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Tác giả lựa thực hiện bài kiểm tra Stress Test rủi ro thanh khoản cho 25 TMCP Việt Nam và tiến hành đo lường trong giai đoạn 2012 – 2017. Từ đó xây dựng kịch bản dựa trên kịch bản rút tiền trong mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của Martin Čihák năm 2007, một trong hai mô hình nghiên cứu của IMF và đưa ra các giả định để phục vụ cho bài kiểm tra. Tác giả thu thập đầy đủ dữ liệu và tiến hành áp dụng kịch bản của IMF vào đo lường tác động của cú sốc thanh khoản tới ngân hàng cũng như xác định số ngày ngân hàng có thể vượt qua cú sốc thanh khoản qua từng năm. Sau khi thu thập kết quả đo lường, tác giả đánh giá, thảo thuận kết quả và nhận xét một cách khách quan tình hình thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và 24 NHTMCP khác trong giai đoạn 2012 – 2017 sau đó dự đoán số ngày thanh khoản cho 3 NH thuộc nhóm NHTMNN trong 2 năm tiếp theo dựa vào số ngày thanh khoản theo kịch bản 1 bằng phương pháp Multi-layer Perceptron Trườngchạy trên phần mềm Đại Weka. Đồng họcthời đề xuất cácKinh biện pháp mang tế tính địHuếnh hướng trong tương lại nhằm tăng cường, nâng cao công tác phòng ngừa và quản trị rủi ro thanh khoản cho ngân hàng.
- Qua bốn năm học tập và rèn luyện ở Trường Đại học Kinh tế Huế, em đã học được rất nhiều điều hay, tiếp Lthuời đượ c Cảmrất nhiều kiƠến thnức quý báu, giúp cho em có được hành trang cần thiết để bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Những kiến thức mà em có được đều là nhờ ơn các Thầy, các Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã tận tâm truyền đạt cho. Nhờ đó mà em mới có đầy đủ kiến thức vững chắc thực hiện được khóa luận tốt nghiệp này. Trước hết, em xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo Trường Đại học Kinh tế Huế đã tạo điều kiện cho em có thể học và tham gia vào nhiều hoạt động ngoại khóa của Trường qua đó giúp em hoàn thiện bản thân mình hơn. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể các Thầy, Cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế, nhất là các Thầy, Cô trong Khoa Tài chính – Ngân hàng đã tận tình dạy dỗ, hết lòng truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt quá trình học tập tại Trường. Nhờ đó mà em mới có kiến thức để tiến hành làm khóa luận tốt nghiệp này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến thầy giáo Nguyễn Tiến Nhật, là người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em với những chỉ dẫn khoa học quý giá trong suốt quá trình em làm khóa luận tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân đã cố gắng, nỗ lực hết mình để giải quyết các yêu cầu và mục đích đặt ra. Tuy nhiên, do kiến thức và kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo, bổ sung ý kiến đóng góp của quý thầy cô giáo để bài báo cáo được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 4 năm 2019 Trường Đại học KinhSinh viên tếthực hi ệHuến Võ Thị Thanh Tuyền
- MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC HÌNH ii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC PHỤ LỤC v PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 5. Kết cấu khóa luận 4 PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN 5 1.1. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM 5 1.1.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản 5 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản 6 1.1.3. Hậu quả của rủi ro thanh khoản 7 1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại 7 1.1.3.2. Đối với khách hàng của NHTM 7 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - xã hội 8 1.1.4. Các loại rủi ro thanh khoản 8 1.1.4.1. Rủi ro thanh khoản nguồn vốn 8 1.1.4.2. Rủi ro thanh khoản thị trường 9 1.2. Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam 10 1.2.1. Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam 10 1.2.1.1. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) 11 Trường1.2.1.2. Rủi ro thanh Đại khoản tại Ngânhọc hàng Phương Kinh Nam tế Huế 12 1.2.1.3. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình 13 1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng thương mại 13
- 1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản: 13 1.2.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng 13 1.2.3. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 15 1.3. Giới thiệu về Stress Test và các ứng dụng cơ bản của Stress Test 21 1.3.1. Khái niệm về Stress Test 21 1.3.2. Các ứng dụng cơ bản của Stress Test 21 1.3.2.1. Nắm bắt được các tác động lên ngân hàng khi các sự kiện không thường xuyên xảy ra và gây nên tổn thức lớn 22 1.3.2.2. Xác định và kiểm soát rủi ro 23 1.3.2.3. Đánh giá rủi ro của ngân hàng 23 1.3.2.4. Đưa ra quyết định về mức độ chịu đựng rủi ro và phân bổ nguồn lực 23 1.3.3. Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản 24 1.3.3.1. Phương pháp thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) 25 1.3.3.2. Phương pháp thời kỳ ( Dựa trên các dòng tiền) 30 1.4. Tổng quan các tiền nghiên cứu 31 1.5. Kịch bản thanh khoản 34 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 36 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 37 2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam 37 2.1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam 37 2.1.2. Thực trạng kiểm tra sức chịu đựng của các NHTM Việt Nam 38 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam 39 2.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 41 2.2.1. Quá trình hình thành của Vietinbank 41 2.2.2. Tầm nhìn, sức mệnh, giá trị cót lỗi và triết lý kinh doanh của Vietinbank 43 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 44 Trường2.3. Ứng dụng Stress Đại Test đánh giáhọc khả năng chKinhịu đựng rủi ro thanh tế kho ảHuến của một số NHTM Việt Nam 45 2.4. Thảo luận kết quả 56
- 2.5. Dự đoán 59 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 61 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO THANH KHOẢN ĐỐI VỚI CÁC NHTM VIỆT NAM 62 3.1. Đề xuất lộ trình áp dụng Stress Test rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam 62 3.2. Giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam 63 3.2.1. Thách thức đối với hệ thống NHTM Việt Nam trong giai đoạn mới 63 3.2.2. Những hạn chế trong công tác quản trị rủi ro thanh khoản 65 3.2.3. Đề xuất một số giải pháp phòng ngừa rủi ro thanh khoản 66 3.2.3.1. Tăng vốn đều lệ để nâng cao vị thế và uy tín của ngân hàng 66 3.2.3.2. Không trả lãi cho những người gửi tiền rút trước hạn 67 3.2.3.3. Phát triển nghiệp vụ mua và bán các khoản cho vay 67 3.2.3.4. Đa dạng hóa hoạt động huy động vốn, tăng tính ổn định của nguồn vốn 68 3.2.3.5. Nâng cao chất lượng cấp tín dụng 69 3.2.3.6. Nâng cao hiệu quả hoạt động của khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại tệ.70 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 72 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73 1. Kết luận 73 2. Khuyến nghị giúp cải thiện quá trình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản và hướng nghiên cứu tiếp theo 74 2.1. Cải thiện quá trình thu thập số liệu 74 2.2. Mở rộng phạm vi thực hiện 74 2.3. Thực hiện đa dạng hóa với nhiều phương pháp tiếp cận ST 74 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC 79 Trường Đại học Kinh tế Huế
- DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT Viết tắt Danh mục 1 NHNN Ngân hàng nhà nước 2 NHTM Ngân hàng thương mại 3 TMCP Thương mại cổ phần 4 ST Stress Test 5 BCĐKT Bảng cân đối kế toán 6 RRTK Rủi ro thanh khoản 7 IMF Qũy tiền tệ quốc tế 8 NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần 9 LNTT Lợi nhuận trước thuế 10 RRTD Rủi do tín dụng 11 RRHĐ Rủi ro hoạt động 12 FSAP Chương trình đánh giá khu vực tài chính 13 Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam 14 TCTD Tổ chất tín dụng 15 BCTC Báo cáo tài chính 16 CSTT Chính sách tiền tệ 17 DN Doanh nghiệp Trường Đại học Kinh tế Huế i
- DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Nguồn phát sinh rủi ro thị trường 10 Hình 1.2: Stress Test và các sự kiện bất ngờ có tầm ảnh hưởng lớn 22 Hình 1.3: Ứng dụng ST vào việc phân bổ vốn kinh doanh ngân hàng 24 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
- DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đến 31/12/2017 40 Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 41 Biểu đồ 2.3: Số lượng ngân hàng không đảm bảo 5 ngày đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong 2 kịch bản, giai đoạn 2012 – 2017 57 Biểu đồ 2.4 : Số ngày thanh khoản dự đoán cho 3 NHTMNN theo kịch bản 1 59 Trường Đại học Kinh tế Huế iii
- DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các thông tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam năm 2011 17 Bảng 1.2: Thu thập số liệu và tính toán 26 Bảng 1.3: Các dữ liệu trước khi chạy mô hình 27 Bảng 1.4: Kết quả sau khi chạy mô hình 27 Bảng 1.5 : Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo (Nguyễn Minh Sáng và cộng sự, 2013) 34 Bảng 1.6 : Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012) 35 Bảng 2.1: Số lượng, loại hình các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 38 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 44 Bảng 2.3 : Các ngân hàng được kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản 45 Bảng 2.4: Số liệu thu thập và tính toán theo BCĐKT của Vietinbank trong giai đoạn 2012 – 2017 47 Bảng 2.5: Các dữ liệu trước khi chạy mô hình của Vietinbank ( mã CTG) 47 Bảng 2.6: Kết quả chạy mô hình của Vietinbank (mã CTG) sau 5 ngày liên tiếp theo kịch bản 1 48 Bảng 2.7: Kết quả chạy mô hình của Vietinbank (mã CTG) sau 5 ngày liên tiếp theo kịch bản 2 50 Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi rỏ thanh khoản sau 5 ngày tại Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 theo kịch bản 1 52 Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả đo lường Stress Test rủi rỏ thanh khoản sau 5 ngày tại Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 theo kịch bản 2 53 Bảng 2.10: Kết quả đáp ứng thanh khoản giai đoạn 2012 – 2017 của 25 NHTM trong kịch bản 1 54 Bảng 2.11: Kết quả đáp ứng thanh khoản giai đoạn 2012 – 2017 của 25 NHTM theo kịch bản 2 55 Bảng 2.12: Số lượng ngân hàng không đáp ứng nhu cầu thanh khoản trong 5 ngày Trườngxảy ra căng thẳng c ủĐạia 2 kịch bản, giaihọc đoạn 2012 Kinh– 2017 tế Huế 57 Bảng 2.13: Kết quả dự đoán số ngày thanh khoản cho 3 NHTMNN theo kịch bản 1 59 iv
- DANH MỤC PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Số liệu thu thập và tính toán của 25 NHTM trong giai đoạn 2012-2017 79 PHỤ LỤC 2: Kết quả chạy mô hình Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của 25 Ngân hàng giai đoạn 2012 – 2017 trong kịch bản 1 92 PHỤ LỤC 3: Kết quả chạy mô hình Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của 25 Ngân hàng giai đoạn 2012 – 2017 trong kịch bản 2 117 Trường Đại học Kinh tế Huế v
- PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Một trong những nhiệm vụ quan trọng mà các nhà quản trị ngân hàng phải thực hiện là đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho ngân hàng. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt khi nó luôn có được nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà ngân hàng cần. Không có đủ nguồn vốn khả dụng để đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của thị trường có thể khiến ngân hàng mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự sụp đổ của toàn hệ thống. Tuy nhiên, lượng tiền mặt dự trữ quá lớn sẽ tác động trực tiếp làm giảm khả năng đầu tư, sinh lời của bản thân ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trước những tác động tiêu cực của sự bất ổn định nền kinh tế vĩ mô và các chính sách của Nhà nước thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng, cá biệt có một số ngân hàng rơi vào tình trạng thiếu thanh khoản. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng mà còn tác động đến thị trường tiền tệ và toàn bộ nền kinh tế nói chung. Do đó, thay vì đợi đến khi ngân hàng chịu tổn thất do gặp rủi ro thanh khoản thì nhà quản trị ngân hàng cần có những ước tính cụ thể về khả năng chịu đựng các cú sốc về dòng tiền gây bất lợi cho ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung, từ đó có kế hoạch nâng cao sức chịu đựng thanh khoản ngân hàng, để chống chọi tốt hơn trước những cú sốc từ bên ngoài đó. Những năm gần đây, việc tăng trưởng tín dụng liên tục ở mức cao đã gây áp lực đến thanh khoản các ngân hàng do tốc độ tăng trưởng huy động thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cuộc đua lãi suất huy động VND diễn biến phức tạp, các ngân hàng đã có động thái đua tăng lãi suất các kì hạn dài, sau đó kéo theo cả các kỳ Trườnghạn ngắn tăng kịch Đại trần. Lãi su ấhọct huy động tănKinhg ảnh hưởng đếtến tâm lýHuế của các doanh nghiệp và người dân đang có nhu cầu tín dụng. 1
- Ngoài ra, các thay đổi quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng (TCTD), đặc biệt khi lộ trình áp dụng Thông tư 41 về tỷ lệ an toàn vốn theo hướng Basel II đang đến gần hơn. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao, huy động gặp khó khăn, nợ xấu chưa giải quyết được tận gốc, hệ thống ngân hàng vẫn trong giai đoạn tái cấu trúc, đã gây áp lực cho thanh khoản và tín dụng cho hệ thống ngân hàng nói chung, VietinBank nói riêng. Nhận thức được tầm quan trọng của việc đánh giá khả năng chịu đựng các cú sốc thanh khoản trong hoạt động giao dịch của ngân hàng nên tôi đã quyết định chọn đề tài “Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam” để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Đánh giá khả năng thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và so sánh với một số NHTMCP khác trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Từ đó đề ra những giải pháp để nâng cao chất lượng thanh khoản cho ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về nội dung kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản tại các NHTMCP. - Thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản thông qua đánh giá khả năng vượt qua cú sốc rút tiền hàng loạt của người gửi tiền của NHTMCP Công Thương Việt Nam và 24 NHTMCP khác trong hệ thống ngân hàng khi không có sự hỗ trợ dòng vốn từ NHNN và thị trường liên ngân hàng. - Dự đoán số ngày thanh khoản hai năm tiếp theo cho nhóm NHTMNN theo kịch bản 1. Trường- Đề xuất các gi ảĐạii pháp giúp NHTMCPhọc Công Kinh Thương Việt Nam tếgiả i quyHuếết tình trạng thiết hụt thanh khoản và duy trì khả năng thanh khoản đáp ứng yêu cầu của hoạt động kinh doanh. 2
- 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Phạm vi nghiên cứu: Dựa trên số liệu của Báo cáo tài chính riêng lẻ hằng năm đặc biệt là BCĐKT của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và 24 NHTMCP khác trong hệ thống ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2017, khóa luận thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản thông qua việc tính toán số ngày ngân hàng có thể đáp ứng được nhu cầu thanh khoản đối với cú sốc rút tiền hàng loạt khi không có sự trợ giúp bằng dòng tiền bù đắp thâm hụt thanh khoản từ NHNN và thị trường liên ngân hàng. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp thu thập số liệu: Phương pháp sử dụng các thông tin sẵn có, thu thập. Phương pháp đối chứng, đối chiếu, nhập số liệu. Thu thập thông tin, dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 ngân hàng trong giai đoạn 2012 - 2017 qua các trang web www.sbv.gov.vn , www.finance.vietstock.vn, www.cophieu68.com, www.cafef.vn, www.vietinbank.vn, www.bidv.com.vn, www.techcombank.com.vn, www.vietcombank.com.vn, và trên các tạp chí, sách báo, các nghiên cứu khoa học, luận văn, từ đó hệ thống lại một cách có chọn lọc. - Phương pháp xử lý số liệu: Áp dụng phương pháp đo lường trạng thái thanh khoản tại thời điểm dựa trên BCĐKT do IMF và Martin Čihák ( 2007) xây dựng, kết hợp thêm một vài Trườngthay đổi dựa trên Đại mô hình c ủahọc(Dương Qu ốKinhc Anh, 2012), ( Nguytếễn MinhHuế Sáng và cộng sự, 2013) và (Trần Ngọc Trà Mi, 2014), nhằm chi tiết hóa và phù hợp với dữ liệu thông tin tài chính của các NHTM ở Việt Nam. Các nghiên cứu đưa 3
- ra một số hướng dẫn cụ thể thực hiện Stress Test cho từng loại rủi ro tại các tổ chức tín dụng (TCTD), trong đó có rủi ro thanh khoản. Sử dụng phương pháp Multi-layer Perceptron để dự đoán số ngày thanh khoản cho 2 năm tiếp theo. Phương pháp thống kê mô tả, tổng hợp và so sánh những số liệu và thông tin sau khi xử lý rồi nhận xét và kết luận. Sử dụng phần mềm Microsoft Office Excel và phần mềm Weka để hỗ trợ tính toán trong toàn bộ nghiên cứu. 5. Kết cấu khóa luận Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Tổng quan về Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản Chương 2: Đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chương 3: Giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản đối với các NHTM Việt Nam Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế 4
- PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ STRESS TEST ĐO LƯỜNG RỦI RO THANH KHOẢN 1.1. Rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM 1.1.1. Khái niệm rủi ro thanh khoản Đối với khái niệm rủi ro thanh khoản, Duttweiler (2009) cho rằng rủi ro thanh khoản là rủi ro phát sinh khi NHTM không có khả năng thanh toán tại một thời điểm nào đó, hoặc phải huy động các nguồn vốn với chi phí cao để đáp ứng nhu cầu thanh toán, hoặc do các nguyên nhân khác làm mất khả năng thanh toán của NHTM, từ đó có thể kéo theo những tác động không tốt cho NHTM. Jole Bessis (2012) nhận định rằng, thanh khoản là khả năng có đủ tiền mặt để cho vay và xử lý những yêu cầu rút tiền ký gửi ở một chi phí vừa phải trong một khung thời gian hợp lý. Rủi ro thanh khoản là rủi ro không thể tăng tính thanh khoản hoặc tăng với chi phí cao. Còn tại Việt Nam, Trần Huy Hoàng (2011) định nghĩa, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro xuất hiện trong trường hợp ngân hàng thiếu khả năng chi trả, không chuyển đổi kịp các loại tài sản ra tiền hoặc không có khả năng vay mượn để đáp ứng yêu cầu của các hợp đồng thanh toán. Tương tự, theo (Nguyễn Đăng Dờn, 2010), rủi ro thanh khoản là loại rủi ro khi nâng hàng không có khả năng cung ứng đầy đủ lượng tiền mặt cho nhu cầu thanh khoản tức thời hoặc cung ứng đủ thanh khoản nhưng với chi phí cao hoặc quá cao. Trong khi đó Nguyễn Văn Tiến (2010) cho rằng, rủi ro thanh khoản là khả năng ngân hàng không đáp ứng được các nghĩa vụ tài chính một cách tức thời hoặc phải huy động vốn bổ sung với chi phí cao hoặc phải bán tài sản với giá thấp. Tóm lại, rủi ro thanh khoản là loại rủi ro gây ra tác động tiêu cực đối với thu Trườngnhập và vốn của các Đại ngân hàng pháthọc sinh khi: Kinh(i) không có khả năngtế đáp Huếứng các nghĩa vụ khi đến hạn hoặc (ii) có khả năng đáp ứng các nghĩa vụ khi đến hạn nhưng phải chịu chi phí tổn thất lớn để thực hiện nghĩa vụ đó. 5
- 1.1.2. Nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản Theo (Nguyễn Đăng Giờn, 2010), thanh khoản có vấn đề của ngân hàng có thể do các nguyên nhân cơ bản sau đây: Thứ nhất: Do ngân hàng vay mượn quá nhiều các khoản tiền gửi ngắn hạn từ các cá nhân và định chế tài chính khác, sau đó chuyển hóa chúng thành những tài sản đầu tư dài hạn. Cho nên, đã xảy ra tình trạng mất cân đối về kỳ hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn, mà thường gặp là dòng tiền thu về từ tài sản đầu tư nhỏ hơn dòng tiền chi ra để tar các khoản tiền gửi đến hạn. Thứ hai: Do sự thay đổi của lãi suất có thể tác động đến cả người gửi tiền và người vay vốn. Khi lãi suất giảm, một số người gửi tiền rút vốn khỏi ngân hàng để đầu tư vào nơi có tỷ suất sinh lợi cao hơn, còn những người đi vay tích cực tiếp cận các khoản tín dụng vì lãi suất đã thấp hơn trước. Như vậy, rốt cuộc lãi suất thay đổi sẽ ảnh hưởng trạng thái thanh khoản của ngân hàng. Hơn nữa, những xu hướng của sự thay đổi lãi suất còn ảnh hưởng đến giá trị thị trường của các tài sản mà ngân hàng có thể đem bán để tăng thêm nguồn cung thanh khoản, và trực tiếp ảnh hưởng đến chi phí vay mượn trên thị trường tiền tệ. Thứ ba: Do ngân hàng thiếu quan tâm và chưa làm tốt công tác quản trị thanh khoản: - Duy trì dự trữ ở mức độ quá thấp và không hợp lý: Dự trữ sơ cấp ở mức độ quá thấp, trong khi dự trữ thứ cấp lại quá cao, nhưng khả năng chuyển hóa thành tiền chậm. - Thiếu biện pháp để ngăn chặn nguồn tiền gửi sụt giảm. - Chưa có phương án dự phòng hữu hiệu khi có hiện tượng mức tiền gửi suy giảm đột biến. - Chưa linh hoạt trong kinh doanh nguồn vốn. Nguyên nhân này mang tính chủ quan, xem nhẹ công tác quản trị rủi ro thanh Trườngkhoản. Vì vậy các ngânĐại hàng có thhọcể khắc phục đưKinhợc, khi có nhữ ngtế điều chHuếỉnh trong hoạt động hàng ngày. 6
- Thứ tư: Do hoạt động kinh doanh của ngân hàng không có hiệu quả hoặc bị thua lỗ kéo dài. Đây là nguyên nhân rất nghiêm trọng, vì bắt nguồn từ hiệu quả kinh doanh, khiến người dân mất lòng tin, hoài nghi và lo sợ bị mất vốn. Nguyên nhân này khó có thể được khác phục sớm, mà đòi hỏi phải có thời gian. 1.1.3. Hậu quả của rủi ro thanh khoản Khi RRTK xảy ra sẽ gây ra những hậu quả rất lớn với NHTM, với khách hàng của NHTM và cả với nền kinh tế - xã hội. 1.1.3.1. Đối với ngân hàng thương mại Khi RRTK xảy ra thì NHTM thường sẽ phải gánh chịu những tác động rất tiêu cực về phí tổn cũng như uy tín của mình. Cụ thể: NHTM sẽ phải chấp nhận những phí tổn cao để có được nguồn cung thanh khoản đáp ứng nhu cầu thanh khoản đang căng thẳng. Đầu tiên là thiệt hại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài sản cũng như lợi nhuận của ngân hàng. Với rủi ro ở mức cao, ngân hàng còn có thể đối mặt với việc đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập. Hơn nữa, RRTK làm giảm uy tín đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả các khách hàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lí báo động, kiểm soát chặt. Tất cả các biểu hiện trên đều đẩy ngân hàng tới gần hơn bờ vực rủi ro mất khả năng thanh toán và đi đến nguy cơ phá sản. 1.1.3.2. Đối với khách hàng của NHTM Khi các nhu cầu rút tiền chính đáng của khách hàng không được đáp ứng thì sẽ tác động rất xấu đối với khách hàng trên hai phương diện. Thứ nhất: Nhu cầu rút tiền của khách hàng thường là những nhu cầu chính đáng. Đó có thể là khách hàng đã gửi tiền vào ngân hàng và có nhu cầu rút ra để chi tiêu, có thể là nhu cầu rút tiền của khách hàng vay vốn tại ngân hàng theo các hợp Trườngđồng tín dụng mà ngânĐại hàng đã camhọc kết cho kháchKinh hàng vay; có tếthể là nhuHuế cầu rút tiền của các NHTM đã cho ngân hàng vay vốn trước đây đã đến hạn thu hồi Nếu như các nhu cầu trên đây không được đáp ứng thì sẽ tác động xấu đến tình hình tài 7
- chính của khách hàng, ảnh hưởng đến các kế hoạch chi tiêu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng. Thứ hai: Khách hàng kỳ vọng NHTM luôn là tổ chức có năng lực tài chính tốt, vì vậy khi NHTM không đáp ứng được những nhu cầu rút tiền của khách hàng, thì người ta sẽ có cách nhìn nhận trái ngược. Sự nghi ngại từ một NHTM cá biệt có thể sẽ gây nguy hại cho toàn hệ thống, bởi đa phần khách hàng không thể đánh giá chính xác NHTM nào thật sự có năng lực tài chính và uy tín thương hiệu. Những đánh giá này chỉ có được từ các cơ quan quản lý Nhà nước. Khi đó, không chỉ NHTM, mà tất cả các NHTM sẽ rất khó có thể tiếp tục làm tốt chức năng của mình trong nền kinh tế. Do vậy, nếu một NHTM có vấn đề về thanh khoản sẽ khiến các quan hệ vay mượn trong nền kinh tế bị suy giảm, cản trở sự lưu chuyển vốn. 1.1.3.3. Đối với nền kinh tế - xã hội Đứng từ góc độ vĩ mô, RRTK gây tác động tiêu cực đối với nền kinh tế và xã hội. Khi RRTK xảy ra sẽ dẫn đến dòng tiền chảy ra ngoài hệ thống ngân hàng, các NHTM sẽ gặp khó khăn trong huy động vốn, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và khả năng cung ứng vốn cho nền kinh tế. Điều này gây cản trở đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống xã hội. Ngoài ra, RRTK trong hệ thống NHTM còn có thể dẫn tới sự đổ vỡ về chính trị, gây tâm lý bất an trong xã hội và có sức lan toả, ảnh hưởng tới các quốc gia khác trong bối cảnh hội nhập hiện nay. 1.1.4. Các loại rủi ro thanh khoản Có nhiều cách phân loại RRTK khác nhau dựa theo cấu trúc hoặc theo nguồn vốn, tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều thống nhất cách tiếp cận phân loại RRTK nguồn vốn và RRTK thị trường. 1.1.4.1. Rủi ro thanh khoản nguồn vốn Theo (BCBS, 2006) thì “RRTK nguồn vốn là rủi ro mà một định chế tài chính Trườngkhông đủ khả năng tìmĐại kiếm đầy đhọcủ nguồn vố n đKinhể đáp ứng các ngh tếĩa vụ đếHuến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hàng ngày và cũng không gây tác động đến tình hình tài chính”. 8
- Theo IMF (2010) thì “RRTK nguồn vốn là khả năng một trung gian tài chính không thể đáp ứng các nghĩa vụ nợ của họ khi nó đến hạn” Theo nghiên cứu của Sakamaki (2011) thì “RRTK nguồn vốn là rủi ro mà một tổ chức có thể bị rơi vào tình trạng thiếu tiền mặt và không thể huy động nguồn vốn mới để đáp ứng nghĩa vụ thanh toán của nó, mà có thể dẫn đến mất khả năng thanh toán chính thức. Do đó việc xem xét tính thanh khoản cần phải được xem xét trong bối cảnh của các tài sản nợ”. Một cách chung nhất thì RRTK nguồn vốn là rủi ro mà ngân hàng không thể đáp ứng được các nghĩa vụ nợ đến hạn hoặc thanh toán các nguồn tiền bất thường mà không phải chịu những tổn thất nghiêm trọng. Đây được xem là rủi ro đóng vai trò chủ chốt trong hầu hết các cuộc khủng hoảng ngân hàng trong lịch sử. Rủi ro này có đặc điểm là dựa trên khả năng của ngân hàng trong việc nắm giữ các nguồn tài trợ sẵn có, thu hút thêm các nguồn tài trợ khác nếu cần và tài trợ cho việc tăng trưởng tài sản. RRTK nguồn vốn là loại rủi ro đặc trưng trong ngân hàng và ngân hàng có thể đo lường, quản lý và dự tính được. 1.1.4.2. Rủi ro thanh khoản thị trường Theo Ủy ban thanh tra ngân hàng Basel (2006) thì RRTK thị trường là loại rủi ro mà một định chế tài chính không thể đóng hay thoát khỏi một vị thế mà không làm cho giá của nó giảm đáng kể do rối loạn thị trường hoặc do tiềm lực không đủ. Như vậy chúng ta có thể hiểu thì RRTK thị trường là khả năng giao dịch một tài sản trong một thời gian ngắn nhất, tại một mức chi phí thấp nhất, sao cho giá trị của tài sản bị giảm càng ít càng tốt. Loại rủi ro này thường không áp dụng cho tất cả các ngân hàng vì có những ngân hàng quy mô quá nhỏ so với toàn bộ thị trường. Những sự kiện xảy ra trong nền kinh tế thế giới đều có thể ảnh hưởng đến rủi ro thị trường. Vì đây là loại rủi ro hệ thống, nên trong các cuộc khủng hoảng mang tính hệ thống, các khoản đầu tư có thể sẽ phải chịu rủi ro khá lớn do giảm tính thanh khoản hoặc Trườnggiảm giá trị. Những Đạisự kiện như thhọcế thường vư ợKinht ngoài sự kiểm soáttế của ngânHuế hàng cũng như Chính phủ. 9
- Hình 1.1: Nguồn phát sinh rủi ro thị trường Sự kiện thị trường ảnh hưởng , lan truyền qua Ngân biên giới Thi hàng bị hạ trường bậc tín mất niềm nhiệm tin Kỳ vọng Đầu cơ ( của nhà Rủi ro thị các tin đầu tư trường đồn) thay đổi Lan Tổn thất truyền từ rủi ro liên ngân hoạt động hàng Tổn thất từ rủi ro tín dụng ( Nguồn: Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu, 2012) 1.2. Thực trạng về quản trị rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam 1.2.1. Rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng thương mại Việt Nam Tại Việt Nam, cho đến nay đã có một số vụ rủi ro thanh khoản phát sinh ở các ngân hàng thương mại cổ phần, trong thu hút sự chú ý của dư luận hơn cả là rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng cổ phần Phương Nam và Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình. Trong cả ba vụ rủi ro trên đều có đặc Trườngđiểm chung là dân chúngĐại đổ xô đhọcến rút tiền tạKinhi ngân hàng. Tuy tếnhiên khôngHuế như một số vụ rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thế giới, cả ba sự kiện trên đều 10
- không để lại hậu quả nghiêm trọng nhờ có sự can thiệp kịp thời của ngân hàng nhà nước, Bảo hiểm tiền gửi và bản thân ngân hàng gặp sự cố. 1.2.1.1. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) Sự kiện này xảy ra vào tháng 10 năm 2003 và là sự kiện lớn trong hệ thống ngân hàng Việt Nam khi lần đầu tiên khách hàng đổ xô đến rút tiền tại ngân hàng. Trước tin đồn ông Phạm Văn Thiệt, Tổng giám đốc của ACB bỏ trốn, trong 2 ngày 12 và 13/10/2003 hàng ngàn khách hàng đã ồ ạt xếp hàng trước trụ sở chính và các chi nhánh của ACB tại thành phố Hồ Chí Minh để rút tiền. Tính đến cuối ngày 14/10 đã có khoảng 700 tỷ đồng trong đó có 16 triệu USD tiền gửi đã bị rút ra. Trước tình hình này, ACB đã tổ chức cuộc họp báo với sự có mặt của ông Phạm Văn Thiệt để bác bỏ tin đồn và sẵn sàng chi trả cho bất kì yêu cầu rút tiền nào của khách hàng. Bên cạnh đó Thống đốc Lê Đức Thúy cũng quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho NH ACB lên đến 950 tỷ trong thời gian 60 ngày nhằm hỗ trợ vốn cho ACB. Trước sự đảm bảo năng lực tài chính của ACB như vậy, đến cuối ngày 16/10 hầu như không còn khách hàng nào đến rút tiền nữa mà thay vào đó là gửi tiền vào lại NH, lên đến 117 tỷ đồng bao gồm cả vàng và ngoại tệ. Có thể thấy nguyên nhân đặt ACB trước tình trạng RRTK trong trường hợp này xuất phát từ nguyên nhân bên ngoài là “tin đồn thất thiệt” dẫn đến việc rút tiền hàng loạt. Đây là nguyên nhân được đánh giá là khiến “các NH khó có thể dùng công cụ thị trường để điều tiết”. Tuy nhiên, tổng số tiền mà ACB xuất ra để trả khách hàng là 1.100 tỷ đồng, hoàn toàn nằm trong khả năng chi trả và nhỏ hơn nhiều so với vốn lưu động của NH cổ phần có tên tuổi này. Bên cạnh đó, tỷ lệ tiền gửi của ACB trong tổng hệ thống chỉ chiếm 1%, là một tỷ lệ quá nhỏ. Do đó NHNN đủ sức hỗ trợ ACB nếu có hiện Trườngtượng rút tiền ồ ạt. VìĐại vậy sự cố trênhọc không đ ểKinhlại hậu quả nghiêm tế trọng Huếcho ACB nói riêng và hệ thống NH Việt Nam nói chung. 11
- Sự cố này chỉ diễn ra trong một thời gian rất ngắn (khoảng 3 ngày) nhƣng có tính chất vô cùng nghiêm trọng. Và đây cũng là lần đầu tiên ngành NH phải đối phó với một tình huống đặc biệt nhƣ vậy. Nếu không nhờ những biện pháp tích cực, đồng bộ và hợp lý thì nguy cơ xảy ra một hiệu ứng domino trong toàn ngành NH là điều hoàn toàn có thể xảy ra. 1.2.1.2. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng Phương Nam Tháng 7/2005 tiếp tục xảy ra hiện tượng người dân kéo đến rút tiền chi nhánh ngân hàng Phương Nam ở Hà Nội. Vụ việc xuất phát từ 1 lá đơn kiện gửi công an huyện Sóc Sơn yêu cầu làm rõ vụ lừa đảo 337,8 triều đồng. Công an trong quá trình điều tra đã phát hiện ngoài hành vi lừa đảo còn có dấu hiệu làm giả giấy tờ, lập hồ sơ cho 47 giáo viên trường tiểu học xã Xuân Giang (Sóc Sơn) để vay 705 triệu đồng của NH cổ phần Phương Nam theo hình thức vay ưu đãi tiêu dùng. Đây là hành vi lừa đảo vì trên thực tế cả 47 giáo viên có tên trong danh sách kể trên đều không vay tiền. Tối ngày 21/7/2005, đài truyền hình Việt Nam phát sóng bản tin này trong chương trình thời sự. Thực chất đây là hành động gian lận của cò tín dụng, lừa cả NH và người đi vay do các khoản vay ưu đãi có lãi suất thấp hơn các khoản vay bình thường. Tuy nhiên khách hàng gửi tiền của NH Phương Nam chưa hiểu rõ bản chất sự việc nên ngay sáng hôm sau 22/7, nhiều người đã lập tức kéo đến chi nhánh NH Phương Nam tại Hà Nội để rút tiền. Tuy vậy, lượng cầu thanh khoản tăng vọt không ảnh hưởng lớn đến NH Phương Nam. Tình hình tài chính của NH Phương Nam vẫn ổn định do NH này có quỹ dự phòng rủi ro là 30 tỷ đồng, với số vốn điều lệ 326 tỷ đồng. NH Phương Nam Hà Nội đã rút từ tài khoản của mình ở NHNN chi nhánh Hà Nội khoảng 200 tỷ đồng để chuẩn bị sẵn sàng chi ra cho dân nếu có nhu cầu rút tiền trước hạn ồ ạt. Đại diện NHNN và NHNN chi nhánh Hà Nội đã trực tiếp xuống làm việc tại NH Phương Nam chi nhánh Hà Nội, cùng lãnh đạo đơn vị giải thích để trấn an người gửi tiền. TrườngThực tế đến cuối gi ờĐạigiao dịch sáng học 22/7, lượng Kinh người đến rút ti ềntế tại các Huếchi nhánh của NH Phương Nam đã giảm hẳn. 12
- 1.2.1.3. Rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng cổ phần nông thôn Ninh Bình Cũng xảy ra trong tháng 7/2005 tại NH cổ phần nông thôn Ninh Bình. Vào thời điểm này, sau khi nghe tin đồn NH cổ phần nông thôn Ninh Bình có liên quan đến việc cho vay 10 triệu USD đối với dự án của Nguyễn Đức Chi -siêu lừa đã bị bắt trước đó, đồng thời với tin đồn bà Nguyễn Thị Huệ giám đốc NH đã bỏ trốn (thực tế bà Huệ đưa con đi thi đại học tại Hà Nội), người dân đã đổ xô đến NH và rút 20 tỷ đồng tại NH này. Điều này đã gây khó khăn trầm trọng đối với một NH cổ phần nông thôn quy mô nhỏ (huy động tiết kiệm trong dân cư khoảng 80 tỷ đồng trên tổng nguồn vốn 178 tỷ đồng). Tuy nhiên nhờ những nỗ lực của BHTG Việt Nam, làn sóng rút tiền khỏi NH cổ phần nông thôn Ninh Bình đã được chặn đứng. 1.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản đối với ngân hàng thương mại 1.2.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro thanh khoản: Theo (Phan Thị Thu Hà, 2002) quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi vẫn bảo đảm khả năng sinh lời. Theo (Nguyễn Thị Mùi, 2006), quản trị RRTK “là quá trình nhận dạng, đo lường, kiểm soát và tài trợ những nguy cơ về việc ngân hàng không đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nhu cầu thanh khoản cho khách hàng”. Như vậy, có thể hiểu quản trị RRTK là việc các NHTM sử dụng hệ thống các cơ chế, chính sách, giải pháp nghiệp vụ với các công cụ kỹ thuật thích hợp nhằm duy trì thường xuyên trạng thái cân bằng giữa cung và cầu thanh khoản, xử lý kịp thời những tình huống bất cập về thanh khoản trong khi bảo đảm khả năng sinh lời. 1.2.2.2. Vai trò của quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng Rủi ro trong kinh doanh NH là không thể tránh khỏi, đặc biệt nó còn có phản Trườngứng dây chuyền, lây Đại lan và ngày cànghọc có biểu hiKinhện phức tạp. Chính tế vì v ậHuếy, quản lý rủi ro được xem là hoạt động trọng tâm và cần được thực hiện ở mọi cấp độ NH. Trong đó quản lý RRTK mang tầm quan trọng nhất định trong hoạt động của cả hệ 13
- thống NH. Đây là vấn đề rất cần thiết, yêu cầu được thực hiện thường xuyên, liên tục xuất phát từ những lí do cơ bản sau: Thứ nhất, tồn tại sự đánh đổi giữa thanh khoản và khả năng sinh lời. Điều này nghĩa là khi NH chọn mục tiêu thanh khoản bằnng cách duy trì trạng thái thanh khoản thặng dư tức là có một lượng vốn không được đưa vào đầu tư sinh lời, lượng vốn này càng lớn thì lợi nhuận tiềm năng càng giảm. Ngược lại nếu NH chọn mục tiêu lợi nhuận cao bằng cách sử dụng tối đa các nguồn vốn có được vào đầu tư kiếm lời khiến thanh khoản thâm hụt sẽ đẩy NH vào tình trạng RRTK gây bất lợi cho hoạt động NH. Thứ hai, khi RRTK xảy ra, NH phải chịu nhiều tổn thất lớn tùy theo mức độ rủi ro. Đầu tiên là thiệt hại do chi phí chuyển hóa tài sản thành tiền cao hoặc chi phí và điều kiện vay vốn trên thị trường tiền tệ trở nên khắc nghiệt hơn làm giảm tài sản cũng như lợi nhuận của NH. Với rủi ro ở mức cao, NH còn có thể đối mặt với việc đình trệ hoạt động dẫn đến giảm thu nhập. Hơn nữa, RRTK làm giảm uy tín đối với khách hàng dẫn đến việc mất khách hàng, đặc biệt là cả các khách hàng truyền thống, và có nguy cơ bị các cơ quan quản lí báo động, kiểm soát chặt. Tất cả các biểu hiện trên đều đẩy NH tới gần hơn bờ vực rủi ro mất khả năng thanh toán và đi đến nguy cơ phá sản. Thứ ba, trong một số trường hợp đặc biệt, RRTK trở nên vô cùng trầm trọng vượt khỏi khả năng của NH, NH có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán và nếu không được trợ giúp từ phía NHNN thì sẽ đi đến phá sản, bị bán, hoặc bị sáp nhập. Sự phá sản của một NH do thiếu thanh khoản có thể sẽ trở thành hiệu ứng ảnh hưởng lớn tới sự ổn định của cả hệ thống NH. Ví dụ, khủng hoảng tài chính tại châu Á năm 1997 cũng bắt đầu bằng việc các NH đối mặt với RRTK. Các lý do trên dẫn đến vấn đề tất yếu đặt ra cho các nhà lãnh đạo NH là cần phải quản lý thanh khoản với các chiến lược và chính sách hợp lý sao cho vừa đảm Trườngbảo khả năng thanh khoĐạiản nhưng vhọcẫn tối đa đư ợKinhc khả năng sinh lờtếi trong Huếhoạt động của NH. Quản lý thanh khoản là quá trình tác động liên tục, có chủ đích của nhà 14
- quản trị NH lên các nguồn cung và nguồn cầu thanh khoản nhằm đảm bảo các yêu cầu thanh toán, chi trả và yêu cầu cấp tín dụng của NH với những hao tổn nhỏ nhất. Như vậy, việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng một cách thường xuyên và trong những trường hợp đặc biệt khẩn cấp là yêu cầu cấp thiết và là nội dung quan trọng trong công tác quản lý của NH nhằm hạn chế rủi ro. Nó liên quan tới sự tồn tại và phát triển của mỗi NH và của cả hệ thống. 1.2.3. Nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Trong thời gian qua có thể thấy hệ thống NHTM Việt Nam đứng trước nguy cơ tiềm ẩn RRTK rất lớn, biểu hiện rõ nhất ở việc các NH áp dụng mức lãi suất huy động cao hơn thị trường. Thứ nhất, là việc đối mặt với vấn đề thanh khoải nội tệ. Ngay từ những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát và thâm hụt cán cân thương mại đã trở nên nghiêm trọng. Chính phủ đã ưu tiên mục tiêu chống lạm phát bằng việc áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm giảm lượng cung tiền trong lưu thông - nguyên nhân chính gây ra lạm phát cao. Hệ thống NH, cầu nối cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, đã chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các biện pháp thắt chặt tiền tệ này. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo các NHTM tuân thủ một cách nghiêm ngặt quy định không áp dụng lãi suất kinh doanh vượt quá 150% lãi suất cơ bản và không được thu phí đối với hoạt động cho vay. Từ quý IV/2008 đến đầu năm 2009, mặc dù NHNN thực thi chính sách tiền tệ nới lỏng, nhưng trước tình trạng dư nợ tín dụng có dấu hiệu tăng mạnh hơn chỉ tiêu định hướng cho cả năm 2009 là 30%, thì từ tháng 6/2009 đến đầu năm 2010, dù không tuyên bố là đã chuyển sang chính sách tiền tệ thắt chặt, nhưng những động thái của NHNN rõ ràng là có những biểu hiện của việc thắt chặt tiền tệ dưới định hướng là chủ động ngăn ngừa lạm phát: Đó là việc chỉ đạo các NHTMNN không Trườngđược tăng trưởng tín Đại dụng quá 25%, học các NHTM Kinh phải kiểm soát tốtếc độ tăng Huế trưởng. Đồng thời NHNN cũng thông báo là sẽ kiểm soát chặt lượng cung tiền qua thị 15
- trường mở, chỉ đạo không được dùng vốn cho vay đầu tư bất động sản và các hoạt động đầu tư tài chính cũng là một biện pháp để kiềm chế mức tăng trưởng tín dụng. Tháng 12/2010, do tình trạng thiếu thanh khoản một số NH nhỏ đã liên tục đẩy mạnh lãi suất huy động các kì hạn. Đáng chú ý là việc nâng lãi suất huy động diễn ra ở cả các NH lớn như Techcombank với việc công bố chương trình “3 ngày vàng” với lãi suất 17%/năm từ ngày 8/12/2010 ở một số thời hạn huy động và trong một khoảng thời gian ngắn. Do việc nâng lãi suất này, hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động từ các NH lớn đã bị rút ra để chuyển sang các NH có lãi suất cao. Mâu thuẫn giữa các NH rất căng thẳng và buộc NHNN phải nhanh chóng can thiệp. Ngày 15/12/2010, Thống đốc NHNN yêu cầu các NHTM áp dụng lãi suất huy động không được vượt quá 14%/năm. Mặc dù đã có sự chỉ đạo của NHNN nhưng vẫn có một số NH lách luật và áp dụng mức lãi suất cao hơn lãi suất trên dưới một số hình thức khác nhau. Một số chiêu lách luật được các NHTM sử dụng như thông qua hình thức khuyến mại “cào là trúng”, đặc biệt là sản phẩm huy động VND đảm bảo bằng USD. Ngoài việc tăng lãi suất tiết kiệm lên kịch trần ở hầu hết các kỳ hạn thì NH Kiên Long còn tặng thêm balo du lịch, vali kéo, bộ chén, bộ ấm trà, đèn sạc cao cấp, quạt điều khiển từ xa, cho khách hàng gửi tiền. NH Đông Á cũng làm tương tự với quà khuyến mại là áo mưa, bộ chén thủy tinh, túi du lịch Ngoài ra NH này còn bổ sung thêm ưu đãi về mua ngoại tệ để đi nước ngoài với các khách hàng gửi tiền có số dư ở mức nhất định. Điều này không chỉ khiến các NH vướng phải các vấn đề liên quan đến pháp luật mà còn khiến họ gặp phải rủi ro với các sản phẩm huy động linh hoạt. Đó là các dạng sản phẩm: tiền gửi có kỳ hạn “được rút gốc linh hoạt” và khi rút gốc trước hạn “được hưởng lãi suất theo thời gian thực gửi”; “tiết kiệm lãi suất thả nổi” với đặc tính “cho phép khách hàng được rút trước hạn mà vẫn được hưởng lãi suất thực nhận rất hấp dẫn”. Khi khách hàng rút trước hạn hay do thị trường có biến động hoặc khi tâm lý người gửi tiền bị tác động bởi các thông tin Trườngsai lệch, NH có thể sĐạiẽ rơi vào nguy học cơ RRTK. Kinh tế Huế Vào tháng 3 và tháng 9/2011, NHNN ban hành Thông tư 02 và Thông tư 30 quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam. Những quy định 16
- này đã loại bỏ một cách hiệu quả sự cạnh tranh giữa các NH trong việc huy động vốn, đặt các NHTMCP nhỏ trong tình trạng không an toàn. Ở cùng một mức lãi suất giống nhau, các khoản tiền gửi chảy từ các NH nhỏ về các NH lớn, nơi được coi là an toàn hơn. Các NHTMCP nhỏ gặp nhiều khó khăn để thu hút tiền gửi và phải dựa vào thị trường liên ngân hàng để đảm bảo thanh khoản trong khi các NHTMCP lớn và NHTMNN hưởng lợi lớn từ mức lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Bởi vậy, cuộc khủng hoảng thanh khoản chủ yếu xảy ra ở các NHTMCP nhỏ chứ không phải ở toàn bộ hệ thống. Bảng 1.1: Các thông tư quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam năm 2011 Quy định Ngày Kỳ hạn VND TT02/2011/TT-NHNN 3/3/2011 Tất cả các kỳ hạn 14% TT30/2011/TT-NHNN 1/10/2011 Không kỳ hạn hoặc kỳ hạn dưới 1 6% tháng Kỳ hạn lớn hơn 1 tháng 14% ( Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Với những quyết định trên, cho thấy nhà điều hành tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để góp phần kiềm chế lạm phát. Nguồn cung tiền từ NHTW bị thắt chặt mạnh mẽ khiến cho những NH nhỏ - vốn trông đợi nhiều từ nguồn này rơi vào tình thế khó khăn và đối mặt với nhiều rủi ro về thanh khoản. Không còn cách nào khác, các NH phải áp dụng biện pháp cũ nhưng dễ và hiệu quả: Tăng lãi suất huy động để hút vốn nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt. Người dân có tiền đi gửi tại các NH hiện nay - nếu có số dư ít thì nhận được những khuyến mãi khá lớn, nếu có số dư lớn trên 500 triệu thì hoàn toàn có thể thỏa thuận đẩy mức lãi suất vượt rào lên trên 17%. NHNN đã cảnh báo, kiểm tra và xử lý một vài trường hợp, song thực tế, vẫn Trườngcó nhiều cách để lách. Đại học Kinh tế Huế Tuy nhiên, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, nguồn vốn đổ vào các NH vẫn không có nhiều dấu hiệu khả quan. Người gửi tiền vẫn có xu hướng gửi ngắn 17
- hạn và chờ đợi những cơ hội rút tiền ra đầu tư hay gửi ở NH khác có lãi suất cao hơn. Thứ hai, nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản về ngoại tệ. Năm 2010, tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ vượt trội so với tín dụng bằng VND. Nguyên nhân của hiện tượng này là do đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ đã được điều chỉnh mở rộng vào cuối năm 2009. Bên cạnh đó là sự chênh lệch về lãi suất giữa vay bằng ngoại tệ với vay bằng VND lớn. Trước đây với chính sách hỗ trợ lãi suất và được bù 4%, lãi suất vay vốn bằng VND chỉ ở khoảng 6%-7%/năm, không có chênh lệch lớn so với lãi suất cho vay bằng ngoại tệ. Sang năm 2010, khi không còn chính sách hỗ trợ lãi suất, DN phải đối diện với lãi suất thực tế ở mức cao từ 13%-16%/năm. Trong bối cảnh đó, nhiều DN chuyển sang vay vốn bằng ngoại tệ (chủ yếu bằng USD) với lãi suất chỉ khoảng 6%-8%/năm. Thậm chí các DN xuất khẩu có nguồn thu bằng ngoại tệ, tại một số NH, lãi suất vay ưu đãi chỉ 5%/năm ở thời điểm giữa năm. Trong khi tín dụng bằng ngoại tệ liên tiếp tăng mạnh và đột biến trong nửa đầu năm 2010 thì tốc độ tăng trưởng huy động bằng ngoại tệ lại chững lại từ 0,21%- 0,78%. Kể cả khi các NHTM thiếu hụt vốn ngoại tệ trầm trọng để đáp ứng nhu cầu cho vay ngoại tệ đã phải tăng lãi suất huy động ngoại tệ lên mức cao, phổ biến là 4,5%/năm, thậm chí một số NH huy động kì hạn dài là 5%/năm nhưng vốn huy động ngoại tệ cũng không tăng như kì vọng. Từ ngày 11/2/2010, Thống đốc NHNN ấn định mức lãi suất tiền gửi ngoại tệ tối đa của các tổ chức kinh tế chỉ là 1%/năm theo nội dung Thông tư 03/2010/TT-NHNN. Với quy định này, lãi suất tiền gửi USD của tổ chức kinh tế đã có sự chênh lệch quá lớn so với lãi suất tiền gửi VND (phổ biến là 10,49%). Chênh lệch và lợi ích lớn khi chuyển sang tiền gửi VND sẽ có giá trị thúc đẩy hoạt động bán lại ngoại tệ cho NH, nhất là từ các DN xuất khẩu làm cân đối lại cung-cầu ngoại tệ. Trong tương quan giữa lãi suất nội tệ và lãi suất ngoại Trườngtệ có tính đến cả y ếuĐại tố biến động học của tỉ giá thì Kinh lãi suất ngoại tệ vtếẫn là quáHuế thấp so với lãi suất nội tệ khiến người dân lựa chọn cho mình nhiều kênh đầu tư khác thay vì gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ. Lúc này các NH không chỉ bộc lộ vấn đề thanh khoản 18
- nội tệ mà cả thanh khoản bằng ngoại tệ cũng nảy sinh khi nguồn vốn huy động không đủ để đáp ứng nhu cầu cho vay bằng ngoại tệ. Nhằm siết chặt yêu cầu về quản lý thanh khoản không chỉ VND mà cả ngoại tệ, tháng 9/2010, NHNN ban hành văn bản số 7493/NHNN-CSTT yêu cầu các TCTD phải báo cáo tình hình cho vay, đầu tư bằng ngoại tệ của các TCTD phục vụ cho việc điều hành chính sách tiền tệ. Đồng thời yêu cầu các TCTD xây dựng và gửi báo cáo về nguồn ngoại tệ để trả nợ của khách hàng trong quý IV/2010 và quý I/2011 nhằm quản lí khả năng thanh khoản và khả năng thu hồi nợ bằng ngoại tệ của các TCTD. Chính vì vậy mà tình hình thanh khoản ngoại tệ đã bớt căng thẳng hơn khi huy động vốn bằng ngoại tệ được gia tăng cùng với cho vay bằng ngoại tệ được xiết chặt. Tuy nhiên sang đầu năm 2011, tình hình cho vay huy động bằng ngoại tệ lại căng thẳng. Đầu năm 2011 chủ trương thắt chặt chính sách tiền tệ đã khiến lãi suất đồng nội tệ dâng cao, kết hợp với việc các NH không tuân thủ “kỷ luật thị trường” đua nhau “lách luật” đẩy lãi suất nội tệ lên rất cao so với mức lãi suất ngoại tệ. Điều này khiến rất nhiều người dân đang có ngoại tệ dư thừa hoặc đang gửi bằng ngoại tệ tại NH cũng rút ra bán lấy VND để gửi tiết kiệm bằng nội tệ, hưởng lãi suất cao hơn ngoại tệ rất nhiều (tính cả yếu tố thay đổi tỷ giá). Trong khi đó bên cho vay, cũng do chênh lệch lãi suất vay bằng nội tệ và đô-la Mỹ quá lớn khiến DN đều muốn vay bằng ngoại tệ. Thậm chí các DN thuộc diện được vay bằng ngoại tệ không có nhu cầu sử dụng ngoại tệ cũng vay bằng ngoại tệ để bán lấy nội tệ chi tiêu. Trong giai đoạn 2012-2013, nhiều NHTM mở rộng các khoản cho vay bằng VND, với cách tính lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay ngoại tệ cộng với một biên độ bảo hiểm nhất định cho sự biến động của tỷ giá hối đoái. Khi phạm vi cho DN vay ngoại tệ bị hạn chế theo quy định của NHNN (Thông tư 37/2012 và Thông tư 29/2013) hoạt động này đã giúp một số lượng lớn các DN được vay bằng VND Trườngvới mức lãi suất th ấpĐạihơn và giúp họcthúc đẩy tăng Kinh trưởng tín dụng, nhtếất là khiHuế NHNN đã cam kết giữ ổn định tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên trong tháng 12/2013, NHNN phát hành văn bản cấm các NHTM cho vay với lãi suất thấp hơn lãi suất huy động để 19
- tránh cạnh tranh không lành mạnh và những rủi ro đi kèm. Do lãi suất cho vay VND dựa trên ngoại tệ thường thấp hơn so với lãi suất huy động VND, các NHTM đã phải dừng hoạt động này. Các DN xuất khẩu tăng vay ngoại tệ thay vì vay VND vì lãi suất cho vay USD thấp hơn nhiều so với lãi suất vay VND. Trong khi đó theo báo cáo của Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, huy động ngoại tệ đã giảm 5,5% kể từ đầu năm đến cuối tháng 5/2014. Một trong những lí do của sự suy giảm này là do trần lãi suất huy động USD được giữ ở mức 1% cho cá nhân và 0,25% cho các tổ chức kinh tế trong khi lãi suất huy động VND cao hơn nhiều, ở mức 6-7,5% trong 6 tháng đối với tiền gửi kỳ hạn từ 1 năm. Kết quả là tỉ lệ cho vay trên huy động (LDR) USD đã lên đến 95,5% vào tháng 5/2014 so với 84,3% cuối năm 2013. Do các khoản vay bằng ngoại tệ tăng lên, các NH phải tăng trạng thái ngoại tệ của họ. Kể từ cuối năm 2013, chênh lệch giữa lãi suất cho vay VND và USD đủ cao để thúc đẩy các NH bán USD và cho vay bằng VND với lãi suất cao hơn nhờ vào triển vọng tỷ giá hối đoái ổn định. Tuy nhiên từ đầu năm 2014 đến nay, lãi suất cho vay VND đã liên tục giảm, thu hẹp chênh lệch giữa lãi suất cho vay VND và USD đến ngưỡng khuyến khích các NH mua lại USD, tăng nhu cầu USD trên thị trường và gây áp lực lên thanh khoản USD. Thứ ba, nguy cơ tiềm ẩn RRTK từ việc các ngân hàng tổn thất trong việc bán tài sản. Có thể thấy rằng, năm 2010, 2011 là những năm thị trường chứng khoán Việt Nam có những biến động thăng trầm, sụt giảm mạnh do ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong và ngoài nước như: tỉ lệ lạm phát quá cao, khủng hoảng nợ công Châu Âu ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu, những yếu kém trong quản trị, Kết thúc năm 2011, VN-Index giảm 27,46%, HNX-Index giảm 48,6%. Tuy nhiên, mức sụt giảm của nhiều cổ phiếu ở mức cao gấp nhiều lần so với hai chỉ số, từ 50 – 60%. Trước tình hình biến động đó của thị trường chứng khoán, cùng với những khó khăn về Trườngtình hình thanh kho ảĐạin buộc các NHhọc đã phải bán Kinh số chứng khoán tế kinh doanhHuế đang nắm giữ mặc dù lỗ. Điều này chứng tỏ các NH đang đứng trước nhu cầu thanh khoản rất lớn. Chính vì vậy các NH trong giai đoạn này mặc dù biết lỗ nhưng vẫn 20
- phải chấp nhận bán các chứng khoán mình đang nắm giữ, một mặt để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của NH, mặt khác là cắt lỗ, thu hẹp hoạt động kinh doanh chứng khoán trong giai đoạn thị trường khó khăn. 1.3. Giới thiệu về Stress Test và các ứng dụng cơ bản của Stress Test 1.3.1. Khái niệm về Stress Test Theo (Committee on the Global Financial System, 2000), kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test) là một kỹ thuật quản lý rủi ro được sử dụng để đánh giá những tác động tiềm tàng về tình hình tài chính của một tổ chức, một tập hợp những thay đổi trong các yếu tố rủi ro tương ứng với những sự kiện rất ngoại lệ (exceptional) nhưng có khả năng xảy ra (plausible). Theo (Basel Committee on Banking Supervision, 2009), kiểm tra sức chịu đựng là tập hợp các kỹ thuật và phương pháp được sử dụng để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro hay mức độ tổn thương của các tổ chức tài chính - ngân hàng trước những sự kiện, hoàn cảnh rất bất lợi mà người thực hiện ST cần kiến tạo là những sự kiện có tính chất cực độ, mang tính chất rất ngoại lệ, bất thường (extreme & exceptional) nhưng có khả năng xảy ra. Thông tư 13/2018/TT-NHNN đưa ra định nghĩa, kiểm tra sức chịu đựng là việc đánh giá mức độ tác động của biến động, thay đổi bất lợi đối với tỷ lệ an toàn vốn, thanh khoản trong các kịch bản khác nhau để xác định khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng thương mại chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tóm lại, Stress Test là sử dụng các kỹ thuật và phương pháp để đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro của các tổ chức tài chính trước những sự kiện cực độ, rất ngoại lệ, bất thường nhưng có khả năng xảy ra. 1.3.2. Các ứng dụng cơ bản của Stress Test Stress Test được sử dụng để hỗ trợ các mô hình thống kê như VaR, và chủ yếu là để bù đắp các khuyết điểm của các phương pháp thống kê khi các phương pháp Trườngnày không còn hi ệuĐại quả trong họctrường hợp xKinhảy ra các biến tếcố lớ n,Huế đặc biệt là khủng hoảng. Mục tiêu của công cụ Stress Test là có thể làm cho các rủi ro được nhận diện rõ ràng hơn bằng cách đánh giá các khoản lỗ có khả năng xuất hiện của 21
- ngân hàng trong điều kiện nền kinh tế không bình thường, từ đó đưa ra các quyết định quản trị ở các lĩnh vực khác nhau. Theo các cuộc khảo sát và thảo luận về Stress Test cho thấy rằng Stress Test có khả năng ứng dụng rất cao, các ứng dụng này sẽ được làm rõ dưới đây. 1.3.2.1. Nắm bắt được các tác động lên ngân hàng khi các sự kiện không thường xuyên xảy ra và gây nên tổn thức lớn Công dụng đầu tiên của Stress Test là mô phỏng lại tình hình của các ngân hàng khi thị trường có các biến động bất thường. Với công cụ thống kê VaR được biết trước đó, chúng ta có thể phản ánh được sự biến động của giá cả thị trường hằng ngày do những số liệu trong quá khứ được sử dụng để làm cơ sở dự đoán các biến động trong tương lai, tuy nhiên đó cũng là khuyết điểm bởi các xu hướng trong quá khứ có thể không được lặp lại. Với Stress Test chúng ta sẽ có thể đưa các biến động bất ngờ có khả năng xảy ra trong quá khứ để dự đoán các thay đổi đột ngột sẽ xuất hiện trong tương lai vào mô hình, do đó không bị ràng buộc bởi những sự kiện trong quá khứ. Hình 1.2: Stress Test và các sự kiện bất ngờ có tầm ảnh hưởng lớn Trường Đại học Kinh tế Huế 22
- 1.3.2.2. Xác định và kiểm soát rủi ro Công dụng thứ hai của Stress Test là xem xét các rủi ro tiềm tàng mà các ngân hàng có thể đối mặt, với phương pháp kiểm tra độ nhạy chúng ta có thể tính toán được mức độ nhạy cảm của từng khoản mục ứng với mỗi rủi ro cụ thể. Từ đó có thể xem xét tổng thể rủi ro và tác động tổng hợp của chúng, bởi tác động riêng rẽ của mỗi loại rủi ro có thể sẽ không đáng kể nhưng tác động tổng hợp của chúng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến toàn thể ngân hàng. Hơn nữa nó còn cho các ngân hàng biết được các vị thế có khả năng bù trừ lẫn nhau nhằm đưa ra các biện pháp giải quyết có hiệu quả. Ngoài ra với các rủi ro mà công cụ thống kê VaR gặp khó khăn khi xác định thì Stress Test một lần nữa thể hiện tính năng vượt trội của mình trong việc xác định chúng. Ví dụ với các thị trường có biến động trong lịch sử là rất thấp (như tỷ giá hối đoái được neo cố định) thì Stress Test sẽ giúp thiết lập các giới hạn có thể làm phá vỡ cấu trúc ổn định trong quá khứ. 1.3.2.3. Đánh giá rủi ro của ngân hàng Một trong những cải tiến đột phá của công cụ Stress Test là có thể đưa các kế hoạch riêng của ngân hàng vào mô hình kiểm định. Ở một số tổ chức, công cụ Stress Test được xem như là một khung nền, không chỉ bao gồm sự thay đổi giá trị của các khoản mục trong và ngoài báo cáo tài chính của ngân hàng mà còn xem xét đến các tác động có nguồn gốc từ các khoản doanh thu trong tương lai. Vì vậy nó sẽ giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra các quyết định khi phải đối diện với các sự kiện không mong muốn, có thể làm giảm giá trị ngân hàng hay không với các giả định và các mục tiêu mà ngân hàng đang theo đuổi. 1.3.2.4. Đưa ra quyết định về mức độ chịu đựng rủi ro và phân bổ nguồn lực Kết quả của ST cho phép ngân hàng nắm rõ những tổn thương tiềm ẩn trên danh mục các tài sản hoặc trên các trạng thái kinh doanh giao dịch mà ngân hàng nắm giữ. Kết quả ST cho phép ngân hàng so sánh mức độ rủi ro của các tài sản khác Trườngnhau, từ đó đưa ra nhĐạiững quyết đhọcịnh về kiểm soátKinh các hạn mức rtếủi ro, soHuế sánh với khẩu vị rủi ro và khả năng chịu đựng rủi ro của ngân hàng. Quan trọng hơn, ngân 23
- hàng sử dụng kết quả ST để điều chỉnh và phân bổ vốn phù hợp cho những hoạt động kinh doanh khác nhau của mình. (Xem Hình 1.3) Hình 1.3: Ứng dụng ST vào việc phân bổ vốn kinh doanh ngân hàng ( Nguồn: Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu, 2012) 1.3.3. Ứng dụng Stress Test để đo lường rủi ro thanh khoản Kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản là kỹ thuật sử dụng nhằm xem xét liệu các tổ chức tài chính có đủ dòng tiền mặt và tài sản lưu động để đảm bảo nhu cầu thanh khoản trong một kịch bản căng thẳng cho trước hay không. Một nguyên tắc phổ biến được áp dụng khi ST thanh khoản là chọn ngưỡng chịu đựng của một ngân hàng khi có sự sụt giảm thanh khoản là 5 ngày. Lý do lựa chọn ngưỡng 5 ngày là vì sau 5 ngày làm việc ngân hàng thường sẽ đóng cửa vào các ngày cuối tuần, và khi đó ngân hàng và cơ quan giám sát có thời gian để nhìn nhận và đánh giá tình hình, đưa ra các giải pháp xử lý (Martin Čihák, 2007). Hiện nay theo thông lệ thế giới có hai cách tiếp cận chính đối với ST rủi ro thanh khoản: (1) Cách tiếp cận theo thời điểm (Stock based Approach): được xem là phương pháp đơn giản dựa hoàn hoàn vào các số liệu của BCĐKT ngân hàng tại một thời Trườngđiểm. Đại học Kinh tế Huế (2) Cách tiếp cận theo thời kỳ (Flow based approach): là phương pháp được đánh giá ưu việt hơn nhưng cũng phức tạp và có yêu cầu cao hơn trong việc sử dụng 24
- các mô hình để lượng hóa giả định sự căng thẳng của các dòng tiền trong tương lai khi thực hiện quy trình ST. 1.3.3.1. Phương pháp thời điểm (Phương pháp dựa trên bảng cân đối) Mô tả phương pháp Các cú sốc thanh khoản được thể hiện dưới dạng các tỷ lệ rút tiền tăng lên đột biến. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng lên đột biến như vậy, ngân hàng cần phải bán tài sản của mình và không xét đến sự trợ giúp từ bên ngoài. Tài sản của ngân hàng bao gồm: tài sản thanh khoản với tỷ lệ chuyển hóa thành tiền cao và tài sản kém thanh khoản với tỷ lệ rút tiền thấp. Mô hình nghiên cứu khả năng chịu đựng về thanh khoản của các ngân hàng trong 5 ngày làm việc. Trong mỗi ngày, ngân hàng đều có phát sinh dòng tiền ra là lượng tiền mà khách hàng rút ra khỏi ngân hàng và dòng tiền vào thu được từ việc bán tài sản. Yêu cầu về số liệu Số liệu dầu vào dựa trên báo cáo tài chính của các ngân hàng, các số liệu cần thu thập và cách tính toán được trình bày theo Bảng 1, sau đó chạy mô hình. Trường Đại học Kinh tế Huế 25
- Bảng 1.2: Thu thập số liệu và tính toán ST KHOẢN MỤC Tên NH N T H1 Năm X X+ 1 (A) TỔNG TÀI SẢN 1 Tiền mặt và tín phiếu kho bạc 2 Trái phiếu chính phủ dài hạn 3 Tiền gửi tại NHNN 4 Dữ trữ bắt buộc (4)=3%*(8.1.1)+8%*(8.1.2)+1%*(8.2. 1) +6%*(8.2.2) 5 Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác 6 Cho vay khách hàng (B) TỔNG NỢ 7 Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác 8 Tiền gửi của khách hàng (8)= (8.1)+(8.2) 8.1 Tiền gửi không kỳ hạn (8.1)= (8.1.1)+(8.1.2) 8.1 Tiền gửi không kỳ hạn .1 bằng VND của khách hàng 8.1 Tiền gửi không kỳ hạn .2 bằng vàng và ngoại tệ của khách hàng 8.2 Tiền gửi có kỳ hạn 8.2=(8.2.1)+(8.2.2) 8.2 Tiền gửi có kỳ hạn bằng .1 VND của khách hàng 8.2 Tiền gửi có kỳ hạn bằng .2 ngoại tệ của khách hàng (C) TÀI SẢN THANH (C)=(1)+(2)+(3)-(4)+(5)-(7) KHOẢN (D) TÀI SẢN KÉM THANH (D)=(A)-(C) KHOẢN Trường Đại học Kinh(Nguồn:Tổ ngtế hợp củHuếa tác giả) 26
- Bảng 1.3: Các dữ liệu trước khi chạy mô hình Khoản mục Tên NH NH1 NH2 Ngày Năm X X+1 X X+1 0 (9) Tiền gửi không kỳ hạn (VND) =(8.1.1) Tỷ lệ rút tiền mỗi ngày (%) =(β1) (10) Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) =(8.1.2) Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) =(β2) (11) Tiền gửi có kỳ hạn (VND) =(8.2.1) Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) =(β3) (12) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) =(8.2.2) Tiền gửi có kỳ hạn (%) =(β4) (13) Tài sản thanh khoản =(C) Tỷ lệ bán mỗi ngày (%) =(µ1) (14) Tài sản kém thanh khoản =(D) Tỷ lệ bán mỗi ngày (%) =(µ2) (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Bảng 1.4: Kết quả sau khi chạy mô hình Ngày Diễn giải NH1 1 X X +1 (15) Tiền gửi không kỳ hạn = (9) – (9)*(β1) (VND) (16) Tiền gửi không kỳ hạn = (10) – (10)*(β2) (ngoại tệ) Trường(17) Tiền gửi có kỳ hĐạiạn =học(11) – (11)*(β3) Kinh tế Huế (VND) (18) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại = (12) – (12)*(β4) 27
- tệ) (19) Dòng tiền ra (trong ngày = (9)*(β1) + (10)*(β2) 1) +(11)*(β3) + (12)*(β4) (20) Tài sản thanh khoản cao = (13) – (13)* (µ1) (sau ngày 1) (21) Tài sản kém thanh khoản = (14) – (14)* (µ2) (sau ngày 1) (22) Dòng tiền vào (trong = (13)* (µ1) + (14)* (µ2) ngày 1) (23) Dòng tiền thuần = (22) – (19) (24) Thanh khoản? (1=yes, = 0 nếu (23) 0 2 (25) Tiền gửi không kỳ hạn = (15) – (15)*(β1) (VND) (26) Tiền gửi không kỳ hạn = (16) – (16)*(β2) (ngoại tệ) (27) Tiền gửi có kỳ hạn = (17) – (17)*(β3) (VND) (28) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại = (18) – (18)*(β4) tệ) (29) Dòng tiền ra (trong ngày = (15)*(β1) + (16)*(β2) 2) +(17)*(β3) + (18)*(β4) (30) Tài sản thanh khoản cao = (20) – (20)* (µ1) (sau ngày 2) (31) Tài sản kém thanh khoản = (21) – (21)* (µ2) Trường(sau ngày 2) Đại học Kinh tế Huế (32) Dòng tiền vào (trong = (20)* (µ1) + (21)* (µ2) 28
- ngày 2) (33) Dòng tiền thuần = (32) – (29) + (23) (34) Thanh khoản? (1=yes, = 0 nếu (33) 0 3 (35) Tiền gửi không kỳ hạn = (25) – (25)*(β1) (VND) (36) Tiền gửi không kỳ hạn = (26) – (26)*(β2) (ngoại tệ) (37) Tiền gửi có kỳ hạn = (27) – (27)*(β3) (VND) (38) Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại = (28) – (28)*(β4) tệ) (39) Dòng tiền ra (trong ngày = (25)*(β1) + (26)*(β2) 3) +(27)*(β3) + (28)*(β4) (40) Tài sản thanh khoản cao = (30) – (30)* (µ1) (sau ngày 3) (41) Tài sản kém thanh khoản = (31) – (31)* (µ2) (sau ngày 3) (42) Dòng tiền vào (trong = (30)* (µ1) + (31)* (µ2) ngày 3) (43) Dòng tiền thuần = (42) – (39) + (33) (44) Thanh khoản? (1=yes, = 0 nếu (43) 0 (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) TrườngThực hiện tương tự choĐại ngày 4 và học5. Kinh tế Huế Ưu điểm: - Đơn giản và cho phép thực hiện ST thanh khoản nhưng không cần số liệu chi tiết; 29
- - Linh hoạt trong việc lựa chọn biến động được phân tích. Hạn chế: - Cách tiếp cận tương đối hẹp; - Do không có số liệu thống kế nên việc xác định các tỷ lệ rút tiền mỗi ngày thường theo đánh giá chủ quan và có thể thiếu chính xác; - Chỉ dựa trên dòng tiền đáo hạn theo sổ sách, không tính đến các yếu tố về hành vi trên thị trường và do vậy kết quả chưa chính xác. 1.3.3.2. Phương pháp thời kỳ ( Dựa trên các dòng tiền) Mô tả phương pháp: - Dựa trên khối lượng giá trị và thời gian đáo hạn của các dòng tiền, đặc điểm các sản phẩm của ngân hàng (sản phẩm bên tài sản nợ và bên tài sản có), ngân hàng ước tính các dòng tiền ra /vào theo dự kiến và các dòng tiền ra/vào ngoài dự kiến. Trên cơ sở đó, việc tính toán các khe hở thanh khoản ở các khoảng kỳ hạn được thực hiện và cho ra kết quả cuối cùng là khe hở thanh khoản lũy kế (cộng gộp). - Các nhân tố được gây sốc trong phương pháp này tương tự như phương pháp thứ nhất, bao gồm: - Dòng tiền ra cao hơn dự báo (ví dụ rút tiền gửi, các trạng thái phái sinh); - Dòng tiền vào thấp hơn dự báo (ví dụ tỷ lệ huy động kém đi); - Khả năng thanh khoản của tài sản có thấp đi (ví dụ giảm giá trị trái phiếu); - Tác động lan truyền: Bán tháo tài sản sẽ dẫn đến dòng tiền vào thấp hơn và dòng tiền ra cao hơn. Ưu điểm: - Đã đưa ra các ước tính và mô hình các dòng tiền trong tương lai.Vì vậy, cho phép xác định khả năng duy trì thanh khoản của ngân hàng trong tương lai. - Linh hoạt và phù hợp với đặc thù kinh doanh từng ngân hàng Hạn chế: Trường- Phức tạp và tốn ngu Đạiồn lực; học Kinh tế Huế - Không phù hợp với các ngân hàng có quy mô hoạt động nhỏ và chủ yếu thực hiện các nghiệp vụ truyền thống; 30
- - Việc mô hình hóa các hành vi vẫn có nhiều yếu tố chủ quan. 1.4. Tổng quan các tiền nghiên cứu Đã có nhiều cuộc nghiên cứu tìm kiếm những khuôn khổ, công cụ và kỹ thuật đủ đểđánh giá sự ổn định của hệ thống tài chính đã ra đời, trong đó có stress stest. Mặc dù bắt đầu xuất hiện từ những năm 1990 nhưng mãi đến năm 2004, mô hình stress testing thanh khoản mới được đề xuất. Năm 2004, Martin Čihák cho ra đời các tài liệu về các phương pháp định lượng được sử dụng để đánh giá lỗ hổng của hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro. Đặc biệt, tác giả tập trung vào vai trò của căng thẳng thử nghiệm hệ thống. Theo đó, ông nhấn mạnh một cách tiếp cận đơn giản để kiểm tra căng thẳng thanh khoản là gây sốc giá trị của nguồn thanh khoản theo một tỷ lệ hoặc số tiền nhất định. Tỷ lệ phần trăm hoặc số tiền có thể được xác định dựa trên số liệu trong quá khứ của ngân hàng hoặc trên một quy tắc chung, và thường khác nhau cho các kỳ hạn khác nhau. Một nguyên tắc chung được sử dụng bởi một số giám sát là một ngân hàng có thể tồn tại ít nhất là 5 ngày kể từ ngày chạy thanh khoản mà không cần hỗ trợ từ bên ngoài. Đến năm 2007, Martin Čihák hướng dẫn kiểm tra sức chịu đựng cụ thể cho từng loại rủi ro. Tài liệu này nhằm mục đích giúp làm sáng tỏ các bài kiểm tra căng thẳng, và minh họa những điểm mạnh và điểm yếu. Sử dụng Excel để chạy dữ liệu kiểm tra căng thẳng cho rủi ro tín dụng, lãi suất và rủi ro tỷ giá, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan, và hướng dẫn thiết kế các kịch bản thử nghiệm căng thẳng. Tài liệu cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra căng thẳng và các công cụ phân tích khác, chẳng hạn như chỉ số lành mạnh tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát. Năm 2011, một mô hình Stress testing được xem là thế hệ thứ hai của mô hình Martin Čihák là mô hình của nhóm Christian Schmieder ra đời. Mô hình tìm cách làm tăng rủi ro nhạy cảm của cuộc kiểm tra căng thẳng, trong khi vẫn giữ chúng linh hoạt, minh bạch, và thân thiện. Những đóng góp chính của tài liệu bao gồm làm Trườngtăng rủi ro nhạy c ảmĐại của kiểm họctra căng th ẳngKinh bằng cách thay tế đổi khHuếối lượng rủi ro tài sản (RWAs) bị căng thẳng, kể cả đối với xếp hạng không dựa trên nội bộ (IRB) ngân hàng; cung cấp thử nghiệm căng thẳng với một nền tảng toàn diện để sử 31
- dụng mô hình truyền hình vệ tinh, và để xác định các giả định và các tình huống khác nhau; cho phép kiểm tra căng thẳng để chạy các kịch bản nhiều năm (đến năm năm) cho hàng trăm ngân hàng, tùy thuộc vào sự sẵn có dữ liệu. Khuôn khổ sử dụng dữ liệu bảng cân đối và được dựa trên Excel với hướng dẫn chi tiết. Năm 2008, Mizuho Kida cho rằng stress testing là một công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn. Trái ngược với những mô hình stress testing ngân hàng đơn lẻ, các mô hình stress testing vĩ mô (giữa hệ thống tài chính và nền kinh tế thực) cố gắng phân tích rủi ro ở giác độ tổng thể bằng cách xem xét đến sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác. Năm 2005, nhóm Philip Bunn cho rằng stress testing được các định chế tài chính sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá mức độ nhạy cảm đối với rủi ro tín dụng và các loại rủi ro khác. Stress testing cũng có thể giúp các nhà làm chính sách đánh giá các rủi ro tiềm ẩn đối với sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính. Stress testing là công cụ quan trọng được sử dụng để đánh giá mức độ vững chắc của hệ thống tài chính trước các cú sốc của nền kinh tế. Chúng cung cấp một cấu trúc phù hợp để đánh giá những mối nguy có khả năng đe dọa đến bảng cân đối hoặc sự ổn định tài chính. Nhóm Philip Bunn nhấn mạnh các mô hình ngân hàng ngày càng được mở rộng trong những năm gần đây, cho phép thực hiện Stress testing của toàn bộ dây chuyền từ cú sốc của nền kinh tế thông qua bảng cân đối của hệ thống ngân hàng nhưng vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Năm 2008, nhóm Henrik Andersen sử dụng hệ thống các mô hình đã được phát triển để Stress test sự ổn định tài chính. Một mô hình vĩ mô có liên kết với các mô hình sử dụng các dữ liệu vi mô về tiêu dùng gia đình, doanh nghiệp và các ngân hàng. Mô hình của nhóm Henrik Andersen có cấu trúc lặp đi lặp lại; đầu ra của mô hình vĩ mô sẽ được sử dụng làm đầu vào của các mô hình dữ liệu vi mô. Năm 2009, Antonella Foglia sử dụng lại các phương pháp định lượng, được Trườngphát triển bởi các ngânĐại hàng trung học ương và các Kinhcơ quan giám sát tếđã đư ợcHuế chọn lọc để đánh giá những điểm yếu của hệ thống tài chính đối với rủi ro tín dụng. Antonella Foglia cho rằng đối với nhiều ngân hàng trung ương, việc stress testing 32
- được xem như là một phần của Chương trình Đánh giá Hệ thống Tài chính (FSAPs) được tiến hành bởi tổ chức IMF và WB. Stress test của FSAP khuyến khích tăng lợi ích của các nghiên cứu bằng cách phát triển những kỹ thuật mới, cũng như tiến hành những nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Đến năm 2009, 2010, Van Den End có đưa ra một mô hình Stress testing kết hợp chặt chẽ với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là hai biến LCR và NSFR. Về nghiên cứu tại Việt Nam, kiểm tra sức chịu đựng trong thời gian gần đây rất được quan tâm tuy nhiên số lượng các nghiên cứu về Stress test tại Việt Nam vẫn còn rất hạn chế. Năm 2012, nhóm tác giả Dương Quốc Anh dựa trên mô hình của Martin Čihák (2004) và Christian Schmieder (2011) đưa ra hướng dẫn cụ thể thực hiện Stress test cho từng loại rủi ro tại các TCTD. Cũng trong năm 2012, Bùi Đình Phương Dung dựa trên mô hình kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản của Van Den End (2008). Tác giả tìm hiểu và ứng dụng các quy định của Basel III đối với vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. Qua đó, tác giả bước đầu kiểm tra mức độ đáp ứng các tiêu chí thanh khoản Basel III của các Ngân hàng thương mại Việt Nam dựa trên 2 biến LCR và NSFR. Đến năm 2013, Nguyễn Thị Thu Phương đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng ST cho các NHTM Việt Nam. Luận văn thực hiện Stress Test theo phương pháp Top- down cho 14 ngân hàng để kiểm định sức kháng cự của các NHTM Việt Nam trước những biến động xấu có thể xảy ra của nền kinh tế thông qua đánh giá khả năng vượt qua những cú sốc vĩ mô. Năm 2014, Trần Ngọc Trà Mi sử dụng phương pháp stress testing thanh khoản Top-down theo cách tiếp cận thời điểm dựa trên nghiên cứu của nhóm tác giả Dương Quốc Anh (2012) cho 34 ngân hàng để kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản Trườngthông qua đo lường Đạisố ngày ngân học hàng có th ể Kinhđáp ứng được nhu tế cầu thanh Huế khoản đối với cú sốc rút tiền hàng loạt khi không có sự trợ giúp từ NHNN và thị trường liên ngân hàng. 33
- 1.5. Kịch bản thanh khoản Dựa trên các tiền nghiên cứu, tác giả áp dụng mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng theo mô hình của Martin Čihák năm 2007, một trong hai mô hình nghiên cứu của IMF kết hợp với kịch bản rút tiền của Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012) và kịch bản trung bình của Nguyễn Minh Sáng và cộng sự (2013) nhằm chi tiết hóa và phù hợp với dữ liệu thông tin tài chính của các NHTM ở Việt Nam.Trong mô hình, các cú sốc thanh khoản được thể hiện dưới dạng các tỷ lệ rút tiền tăng đột biến. Có những biến động gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt từ các khách hàng của ngân hàng nên từ đó làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản của ngân hàng. Để đáp ứng nhu cầu chi trả tăng lên đột biến như vậy, ngân hàng phải bán tài sản của mình và mô hình không xét đến sự giúp đỡ từ bên ngoài. Tài sản của ngân hàng bao gồm: tài sản thanh khoản với tỷ lệ chuyển hóa thành tiền cao và tài sản kém thanh khoản với tỷ lệ rút tiền thấp. Kịch bản 1: Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo ( Nguyễn Minh Sáng và cộng sự , 2013) Bảng 1.5 : Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo (Nguyễn Minh Sáng và cộng sự, 2013) Tiêu chí Tỷ lệ (%) Tỷ lệ rút tiền gửi không kỳ hạn mỗi ngày (Nội tệ) 8,4 Tỷ lệ rút tiền gửi không kỳ hạn mỗi ngày (Ngoại tệ) 7,4 Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày ( Nội tệ) 6,5 Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày (Ngoại tệ) 5,9 Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày của tài sản thanh khoản 95 Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày của tài sản thanh khoản 1 Trường Đại học(Nguồn: NguyKinhễn Minh Sáng tếvà cộng Huế sự, 2013) Kịch bản 2: Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo ( Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu, 2012). 34
- Bảng 1.6 : Kịch bản tỷ lệ rút tiền đối với từng loại tiền và khả năng đáp ứng của ngân hàng mỗi ngày theo Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu (2012) Tiêu chí Tỷ lệ (%) Tỷ lệ rút tiền gửi không kỳ hạn mỗi ngày (Nội tệ) 15 Tỷ lệ rút tiền gửi không kỳ hạn mỗi ngày (Ngoại tệ) 10 Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày ( Nội tệ) 3 Tỷ lệ rút tiền gửi có kỳ hạn mỗi ngày (Ngoại tệ) 1 Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày của tài sản thanh khoản 95 Tỷ lệ chuyển đổi thành tiền trong ngày của tài sản thanh khoản 1 (Nguồn: Dương Quốc Anh cùng nhóm nghiên cứu, 2012) Với các giả định về tỷ lệ rút tiền, mô hình đo lường khả năng chịu đựng về thanh khoản của ngân hàng trong năm ngày làm việc. Trong mỗi ngày, ngân hàng đều có phát sinh dòng tiền ra là lượng tiền mà khách hàng rút ra khỏi ngân hàng, và dòng tiền vào thu được từ việc bán tài sản. Trường Đại học Kinh tế Huế 35
- TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Chương 1 đã tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa cơ sở lý luận về Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản của NHTM. Thứ nhất, tác giả đã nêu những nội dung khái quát về rủi ro thanh khoản của NHTM gồm khái niệm về rủi ro thanh khoản, nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản, hậu quả của rủi ro thanh khoản và các loại rủi ro thanh khoản. Thứ hai, tác giả giới thiệu thực trạng rủi ro thanh khoản trong hệ thống NHTM Việt Nam bằng việc đưa ra các nguy cơ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam, từ dó khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo thanh khoản ở các NHTM Việt Nam. Cuối cùng, tác giả trình bày khái quát về Stress Test và các ứng dụng cơ bản của Stress Test đồng thời giới thiệu các phương pháp kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản hiện nay để làm cơ sở cho việc thực hiện đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản Kết quả nghiên cứu chương 1 là cơ sở để tác giả khảo sát, phân tích, đánh giá một cách khách quan thực trạng rủi ro thanh khoản cũng như tiến hành đo lường Stress Test rủi ro thanh khoản cho ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và 24 NHTMCP khác trong giai đoạn 2012 – 2017, sau dự đoán số ngày thanh khoản cho 3 NHTMNN trong 3 năm tiếp theo dựa vào kết quả của kịch bản 1 được trình bày trong chương 2 của nghiên cứu. Trường Đại học Kinh tế Huế 36
- CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về hệ thống NHTM Việt Nam 2.1.1. Cơ cấu hệ thống NHTM Việt Nam Hệ thống ngân hàng Việt Nam không ngừng mở rộng về quy mô, đa dạng về tính chất hoạt động, loại hình sở hữu. Trong đó, các NHTM tại Việt Nam được chia thành 5 loại hình dựa vào quan hệ sở hữu: một là nhóm các NHTM Nhà nước và NHTM cổ phần do Nhà nước có cổ phần chi phối, hai là nhóm các NHTMCP, ba là NHTM liên doanh, bốn là chi nhánh NHTM nước ngoài và năm là NHTM 100% vốn nước ngoài. Việc mở rộng về quy mô, hoạt động và đa dạng về hình thức sở hữu của hệ thống NHTM tại Việt Nam đã góp phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc có nhiều NHTM với quy mô nhỏ và sản phẩm dịch vụ tương tự nhau đã tạo ra thách thức rất lớn về nguồn lực cũng như quản lý rủi ro. Sự cạnh tranh không lành mạnh đã xuất hiện cùng với các yếu kém của hệ thống NHTM tại Việt Nam thể hiện qua các điểm: thanh khoản khó khăn; nợ xấu tăng cao; chất lượng quản trị điều hành hạn chế; sản phẩm dịch vụ nghèo nàn; lợi nhuận chủ yếu từ hoạt động tín dụng, rủi ro cao ảnh hưởng đến an toàn hệ thống; hệ thống mạng lưới các NHTM phát triển với tốc độ quá nhanh, số lượng nhiều, chất lượng hoạt động giảm sút, không ít NH hoạt động vì lợi ích cục bộ, chạy đua lãi suất gây ảnh hưởng lớn đến hệ thống NH và thị trường tài chính. Trường Đại học Kinh tế Huế 37
- Bảng 2.1: Số lượng, loại hình các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2017 STT Loại hình 2012 2013 2014 2015 2016 2017 1 NHTMNN 5 5 5 7(*) 7(*) 7(*) 2 NHTMCP 34 33 33 28 28 28 3 NH liên doanh 4 4 4 3 2 2 4 NH 100% vốn nước ngoài 5 5 5 5 6 9 5 Chi nhánh NH nước ngoài 49 53 47 50 51 49 (Nguồn: Báo cáo thường niên của NHNN và tổng hợp của tác giả) (*) – Bao gồm NHTMCP được Ngân hàng Nhà nước mua lại 0 đồng ( Xây dựng Việt Nam, Dầu khí toàn cầu, Đại Dương). 2.1.2. Thực trạng kiểm tra sức chịu đựng của các NHTM Việt Nam Trong những năm gần đây, kiểm tra sức chịu đựng, hay còn gọi là thử nghiệm căng thẳng (Stress testing - ST) thường được nhắc đến trong các nội dung có liên quan đến quản lý rủi ro NH. Đây là kỹ thuật mô phỏng thường được sử dụng trong ngành NH. Nó cũng được sử dụng trên danh mục tài sản và trách nhiệm pháp lý, để xác định phản ứng của các tổ chức đối với các tình huống tài chính khác nhau. Ngoài ra, các bài kiểm tra ST sẽ đánh giá mức độ căng thẳng nhất định đến một công ty, ngành, hoặc danh mục đầu tư cụ thể. Thử nghiệm ST thường là các mô hình mô phỏng do máy tính tạo ra để kiểm tra các kịch bản giả định. Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, báo cáo pháp lý quy định ngành tài chính, đặc biệt là các NH ở các nước phát triển, đã tập trung hơn vào kiểm tra căng thẳng và sự an toàn vốn. Bắt đầu từ năm 2011, các quy định mới tại Hoa Kỳ yêu cầu nộp tài liệu Phân tích và Đánh giá toàn diện về vốn (CCAR) cho ngành NH. Hiện tại, Basel III đang có hiệu lực đối với các NH toàn cầu. Đây là bài kiểm tra ST đòi hỏi tài liệu báo cáo về mức vốn của NH với các yêu cầu cụ thể, để kiểm tra Trườngđộ chịu đựng căng thĐạiẳng của NH học trong các k ịchKinh bản khủng ho ảngtế khác Huếnhau. Tại Việt Nam, lần đầu tiên năm 2010, NHNN đã đề cập đến mô hình ST trong Thông tư 13/2010/NHNN-TT, nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu. Đến Thông tư 38
- 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018, việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng đã được định nghĩa và quy định cụ thể. Thông tư 13 này quy định bộ phận quản lý rủi ro của các NH phải lập tối thiểu 2 kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, đó là kịch bản hoạt động bình thường (bussiness as usual scenario) và kịch bản có diễn biến bất lợi (stress scenario) trong kỳ kiểm tra sức chịu đựng tiếp theo. Các kịch bản được lựa chọn phải đảm bảo khả năng xảy ra trên cơ sở phân tích các sự kiện trong quá khứ và dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô; tính toán tác động của các giả định đối với thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn trong từng kịch bản; lập báo cáo kết quả kiểm tra sức chịu đựng (bao gồm số liệu định lượng và các phân tích, đánh giá định tính). Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, các NH phải đánh giá tình hình tuân thủ tỷ lệ khả năng chi trả, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tiền gửi, tỷ lệ vốn ngắn hạn sử dụng để cho vay trung hạn và dài hạn, các hạn chế khác để bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định nội bộ. Lập kế hoạch dự phòng trong trường hợp không đáp ứng được các yêu cầu về thanh khoản; tính toán vốn kinh tế trong kịch bản có diễn biến bất lợi để xác định vốn mục tiêu. Các ngân hàng áp dụng kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản như là một phương pháp để nâng cao quản trị rủi ro thanh khoản. Nhìn chung, tại Việt Nam các NHTM chưa tiến hành kiểm tra sức chịu đựng theo phương pháp Top-down mà chỉ tiến hành theo phương pháp Bottom-up. Nghĩa là việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản cũng như kết quả kiểm tra được các NHTM tiến hành đơn lẻ và không công bố trên thị trường. 2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam Quy mô ngành NH Việt Nam cũng đã mở rộng đáng kể trong những năm gần đây. Theo báo cáo tài chính của các NH thì tại thời điểm 31/12/2017 tổng tài sản của BIDV đang dẫn đầu hệ thống với hơn 1200 nghìn tỷ đồng, tiếp theo là Agribank Trườngvới hơn 1150 nghìn Đạitỷ đồng, theo họcsau là Vietinbank Kinh với hơn 1095 tế nghìn tHuếỷ đồng và VCB hơn 1035 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó tổng tài sản của PGBank hiện đang nhỏ 39
- nhất hệ thống khi đạt hơn 29.298 tỷ đồng. Biểu đồ 2.1 biểu thị tổng tài sản của các NH đến thời điểm 31/12/2017. Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của các NHTM Việt Nam đến 31/12/2017 Đơn vị: Tỷ đồng (Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính của các NH) Như vậy, quá trình cải cách và mở cửa NH trong những năm qua đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, hệ thống NHTM Việt Nam ngày càng phát triển và năng lực Trườngcạnh tranh của các NHTMĐại ngày mhọcột nâng cao. Kinh tế Huế Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân hàng năm của các ngân hàng đã cho thấy quy mô tín dụng luôn được mở rộng qua các năm, cá biệt có năm tín dụng ngân hàng đã “bùng nổ” như năm 2009. Có thể thấy với nền kinh tế Việt Nam hiện nay, 40
- nhu cầu vốn cho doanh nghiệp vẫn dựa vào ngân hàng rất nhiều, do đó tín dụng ngân hàng vẫn là một kênh quan trọng để cung cấp vốn cho nền kinh tế. Việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng cao sẽ đi kèm với rủi ro của nợ xấu và đây được xem là thách thức lớn mà Việt Nam đã đối mặt. Thực tế đã cho thấy điều này là chính xác, khi mà tỷ lệ nợ xấu đã tăng đột biến vào năm 2012, với khối lượng nợ xấu rất lớn của các doanh nghiệp nhà nước phát sinh từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu và làn sóng phá sản năm 2007 tại Việt Nam. Cũng trong giai đoạn này, vấn đề nợ xấu trở nên nổi cộm không chỉ trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng mà còn của cả nền kinh tế, theo đó Chỉnh phủ đã tập trung tối đa nguồn lực để giải bài toán nợ xấu. Biểu đồ 2.2: Tăng trưởng tín dụng bình quân và tỷ lệ nợ xấu bình quân của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2008- 2017 ( Nguồn: Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng) 2.2. Tổng quan về ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2.2.1. Quá trình hình thành của Vietinbank TrườngVietinbank được Đạithành lập vào học ngày 26/3/1988 Kinh trên cơ sở tách tế ra từ NgânHuế hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Vietinbank đã trở thành một trong bốn NHTM lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với những cột mốc lịch sử sau: 41
- 1988 : Thành lập ngân hàng chuyên doanh theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng bộ trưởng. 1990: Chuyển Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam thành Ngân hàng Công thương Việt Nam. 1993: Thành lập Doanh nghiệp Nhà nước có tên Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2008: Thủ tướng chính phủ phê duyệt phương án cổ phần hóa Ngân hàng Công thương Việt Nam. 2009: Quyết định cấp giấy phép thành lập và hoạt động số 142/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hngà Nhà nước Việt Nam cho Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( viết tắt là Vietinbank). 2011: Intẻnational Finance Company (IFC) chính thức trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của Vietinbank, sở hữu 10% vốn điều lệ. 2012: Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ (BTMU) chính thức trở thành cổ đông nước ngoài thứ hai, sở hữu 19,73% vốn điều lệ của Vietinbank. Hiện nay, Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với một trụ sở chính đặt tại số 108 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; có 155 chi nhánh trải dài trên 63 tỉnh, thành phố trên cả nước; có 2 chi nhánh tại CHLB Đức và 1 Ngân hàng con ở nước CHDCND Lào; có 2 văn phòng đại diện ở Thành phố Hồ Chí Minh và Thành phố Đà Nẵng; 1 văn phòng đại diện tại Myanmar. Ngoài ra VietinBank còn có quan hệ với trên 1.000 ngân hàng đại lý tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Hoạt động chính của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm: Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân; cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng; thanh toán giữa các tổ chức và cá nhân; Trườngthực hiện các giao dĐạiịch ngoại tệ , cáchọc dịch vụ tàiKinh trợ thương mại qutếốc tế , chiHuếết khấu thương phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác và các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép. 42
- 2.2.2. Tầm nhìn, sức mệnh, giá trị cót lỗi và triết lý kinh doanh của Vietinbank Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn tài chính ngân hàng dẫn đầu Việt Nam, ngang tầm khu vực, hiện đại, đa năng, hiệu quả cao. Sứ mệnh: Là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc tế. Giá trị cốt lõi: - Hướng đến khách hàng: “Khách hàng là trung tâm của mọi hoạt động của VietinBank. VietinBank cam kết mang đến những sản phẩm, dịch vụ và phong cách phục vụ đồng nhất, một VietinBank duy nhất đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu phù hợp của khách hàng”. - Hướng đến sự hoàn hảo: “VietinBank sử dụng nội lực, nguồn lực để luôn đổi mới, hướng đến sự hoàn hảo”. - Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, hiện đại: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động VietinBank luôn thể hiện sự năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch và hiện đại trong mọi giao dịch, quan hệ với khách hàng, đối tác và đồng nghiệp”. - Trung thực, chính trực, minh bạch, đạo đức nghề nghiệp: “Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ và người lao động VietinBank luôn suy nghĩ, hành động đảm bảo sự công bằng, chính trực, minh bạch và trách nhiệm”. - Sự tôn trọng: “Tôn trọng, chia sẻ, quan tâm đối với khách hàng, đối tác, lãnh đạo và đồng nghiệp”. - Bảo vệ và phát triển thương hiệu: “Lãnh đạo, cán bộ và người lao động bảo vệ uy tín, thương hiệu VietinBank như bảo vệ chính danh dự, nhân phẩm của mình”. - Phát triển bền vững và trách nhiệm với cộng đồng, xã hội: “Đổi mới, sáng Trườngtạo là động lực;Đại tăng trư ởng,học phát triển, Kinh kinh doanh an totếàn, hi ệuHuế quả, bền vững là mục tiêu. Thực hiện tốt trách nhiệm với cộng đồng, xã hội là niềm vinh dự và tự hào của VietinBank”. 43
- Triết lý kinh doanh - An toàn, hiệu quả và bền vững; - Trung thành, tận tụy, đoàn kết, đổi mới, trí tuệ, kỷ cương; - Sự thành công của khách hàng là sự thành công của VietinBank. 2.2.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của Vietinbank giai đoạn 2012 – 2017 Chỉ tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tổng tài Tỷ 503.530 576.368 661.132 779.483 948.699 1.095.061 sản đồng Huy động Tỷ 460.082 511.670 595.094 711.785 870.163 1.011.314 vốn đồng Dư nợ tín Tỷ 405.744 460.079 542.685 676,688 721.798 840.156 dụng đồng LNTT Tỷ 8.168 7.751 7.303 7.345 8.454 9.206 đồng LDR % 73,98 76,16 77,17 79,08 85,42 86,68 Vốn điều lệ Tỷ 26.218 37.234 37.234 37.234 37.234 37.234 đồng ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank) Qua bảng trên ta thấy rằng, tổng tài sản của Vietinbank đạt 1.095.061 tỷ đồng, tăng trưởng 15,4% so với năm 2016, tăng gấp 2,2 lần so với quy mô tổng tài sản ngân hàng năm tại 31/12/2012. Nguồn vốn huy động đến 31/12/2017 đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 16,2% so với năm 2016. Trong đó nguồn vốn Khách hàng doanh nghiệp (KHDN) tăng 17%, nguồn vốn Khách hàng cá nhân (KHCN) tăng 15,5%. VietinBank luôn chủ động khai thác nguồn vốn dồi dào cả VND và ngoại tệ Trườngvới chi phí hợp lý, trongĐại đó đẩy mhọcạnh tăng trư Kinhởng nguồn không tếkỳ hạ n Huếvà nguồn vốn từ bán lẻ. Dư nợ tín dụng của VietinBank đến 31/12/2017 đạt 840 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2016. 44
- Chỉ số LDR (chỉ số dư nợ cho vay trên tổng vốn huy động) tăng dần qua các năm từ 73,98% vào năm 2012 tăng lên 86,68% vào năm 2017. Chỉ số LDR càng thấp chứng tỏ khả năng thanh khoản của ngân hàng ngày càng tốt, tuy nhiên cũng cần lưu ý một điều rằng thanh khoản và sinh lời của bất kỳ một ngân hàng nào đều có tính đánh đổi cho nhau. Hơn nữa, chỉ số LDR thấp không có nghĩa là hoàn toàn tốt mà có thể ngân hàng không biết sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động vào, dẫn đến tình trạng ứ đọng, lãng phí nguồn vốn. Chính vì vậy việc một ngân hàng chấp nhận duy trì khả năng thanh khoản cao thì buộc phải đánh đổi lại bằng con số lợi nhuận thấp hơn và ngược lại. 2.3. Ứng dụng Stress Test đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản của một số NHTM Việt Nam Dữ liệu đầu vào được thu thập từ BCTC đặc biệt là trong BCĐKT của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cùng 24 ngân hàng khác (Phụ lục 1). Danh sách các ngân hàng được trình bày trong Bảng 2.3: Bảng 2.3 : Các ngân hàng được kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản STT Từ viết tắt Tên đầy đủ tiếng việt NHTMNN 1 VCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam 2 CTG Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam 3 BID Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam NHTMCP 4 ACB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu 5 EIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam 6 TCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ thương Việt Nam 7 STB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín Trường8 MSB ĐạiNgân hàng Thương học mại Cổ Kinhphần Hàng Hải Việt tế Nam Huế 9 VPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng 10 MBB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội 45
- 11 NAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nam Á 12 SCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn 13 KLB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long 14 NCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc Dân 15 SHB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn-Hà Nội 16 HDB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà 17 TPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong 18 PGB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xăng dầu Petrolimex 19 ABB Ngân hàng Thương mại Cổ phần An Bình 20 BAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á 21 VIB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế 22 BVB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bản Việt 23 LPB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Liên Việt 24 OCB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phương Đông 25 VAB Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Á ( Nguồn: Tổng hợp của tác giả) Thực hiện Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong giai đoạn 2012 – 2017. Trường Đại học Kinh tế Huế 46
- Bảng 2.4: Số liệu thu thập và tính toán theo BCĐKT của Vietinbank trong giai đoạn 2012 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng CTG 2012 2013 2014 2015 2016 2017 (A) TỔNG TÀI SẢN 503,530,259 576,368,416 661,131,589 779,483,487 948,699,023 1,095,060,842 1 Tiền mặt và tín phiếu kho bạc 2,511,105 2,833,496 4,630,740 5,090,768 5,187,132 5,979,833 2 Trái phiếu chính phủ dài hạn 46,722,304 47,903,748 44,199,430 41,668,438 57,510,868 54,708,513 3 Tiền gửi tại NHNN 12,234,145 10,159,564 9,876,451 11,892,969 13,502,594 20,756,531 4 Dữ trữ bắt buộc 5,252,692 6,482,334 7,105,241 8,293,379 10,214,236 12,106,026 5 Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác 14,475,763 12,583,806 12,926,088 15,685,526 40,154,261 52,109,399 6 Cho vay khách hàng 333,356,092 376,288,968 439,869,027 538,079,829 661,987,797 790,688,059 (B) TỔNG NỢ 469,689,886 522,080,831 605,893,411 723,373,341 888,299,620 1,031,295,559 7 Tiền gửi không kỳ hạn tại tổ chức tín dụng khác 9,086,345 3,994,723 1,527,952 5,196,801 23,986,765 41,701,970 8 Tiền gửi của khách hàng 279,368,004 353,033,757 409,344,825 476,065,313 634,038,471 747,356,291 8.1 Tiền gửi không kỳ hạn 53,518,068 63,017,080 62,210,531 71,433,115 86,007,168 115,412,491 8.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn bằng VND của khách hàng 44,501,999 51,594,652 52,459,324 59,039,033 72,366,017 95,909,532 8.1.2 Tiền gửi không kỳ hạn bằng vàng và ngoại tệ của khách hàng 9,016,069 11,422,428 9,751,207 12,394,082 13,641,151 19,502,959 8.2 Tiền gửi có kỳ hạn 225,849,936 290,016,677 347,134,294 404,632,198 548,031,303 631,943,800 8.2.1 Tiền gửi có kỳ hạn bằng VND của khách hàng 207,093,002 267,606,015 321,533,861 374,945,005 518,598,290 604,962,495 8.2.2 Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ của khách hàng 18,756,934 22,410,662 25,600,433 29,687,193 29,433,013 26,981,305 (C) TÀI SẢN THANH KHOẢN 61,604,280 63,003,557 62,999,516 60,847,521 82,153,854 79,746,280 (D) TÀI SẢN KÉM THANH KHOẢN 441,925,979 513,364,859 598,132,073 718,635,966 866,545,169 1,015,314,562 (Nguồn: Tính toán của tác giả) Bảng 2.5: Các dữ liệu trước khi chạy mô hình của Vietinbank ( mã CTG) Đơn vị: Triệu đồng, tỷ lệ:% Khoản mục CTG Ngày 2012 2013 2014 2015 2016 2017 0 0 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 44,501,999 51,594,652 52,459,324 59,039,033 72,366,017 95,909,532 Tỷ lệ rút tiền mỗi ngày (%) 8.4% 8.4% 8.4% 8.4% 8.4% 8.4% Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 9,016,069 11,422,428 9,751,207 12,394,082 13,641,151 19,502,959 Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 7.4% 7.4% 7.4% 7.4% 7.4% 7.4% Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 207,093,002 267,606,015 321,533,861 374,945,005 518,598,290 604,962,495 Tỷ lệ rút mỗi ngày (%) 6.5% 6.5% 6.5% 6.5% 6.5% 6.5% Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 18,756,934 22,410,662 25,600,433 29,687,193 29,433,013 26,981,305 Tiền gửi có kỳ hạn (%) 5.9% 5.9% 5.9% 5.9% 5.9% 5.9% Tài sản thanh khoản 61,604,280 63,003,557 62,999,516 60,847,521 82,153,854 79,746,280 Tỷ lệ bán mỗi ngày (%) 95% 95% 95% 95% 95% 95% TrườngTài sản kém thanh khoản Đại441,925,979 513,364,859học598,132,073 Kinh718,635,966 866,545,169tế 1,015,314,562Huế Tỷ lệ bán mỗi ngày (%) 1% 1% 1% 1% 1% 1% (Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 47
- Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu cùng với những giả định liên quan, tác giả tiến hành chạy mô hình bằng phần mềm Excel để thực hiện Stress Test đo lường rủi ro thanh khoản tại Vietinbank trong 5 ngày liên tiếp như sau: Bảng 2.6: Kết quả chạy mô hình của Vietinbank (mã CTG) sau 5 ngày liên tiếp theo kịch bản 1 Đơn vị: Triệu đồng Ngày CTG 1 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 40,763,831 47,260,701 48,052,741 54,079,754 66,287,272 87,853,131 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 8,348,880 10,577,168 9,029,618 11,476,920 12,631,706 18,059,740 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 193,631,957 250,211,624 300,634,160 350,573,580 484,889,401 565,639,933 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 17,650,275 21,088,433 24,090,007 27,935,649 27,696,465 25,389,408 Dòng tiền ra (trong ngày 1) 18,973,061 23,895,830 27,538,299 31,999,411 42,533,627 50,414,079 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 1) 3,080,214 3,150,178 3,149,976 3,042,376 4,107,693 3,987,314 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 1) 437,506,719 508,231,210 592,150,752 711,449,607 857,879,718 1,005,161,416 Dòng tiền vào (trong ngày 1) 62,943,326 64,987,028 65,830,861 64,991,504 86,711,613 85,912,112 Dòng tiền thuần 43,970,265 41,091,198 38,292,562 32,992,094 44,177,986 35,498,033 Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 37,339,669 43,290,802 44,016,311 49,537,055 60,719,141 80,473,468 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 7,731,063 9,794,458 8,361,426 10,627,628 11,696,960 16,723,319 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 181,045,880 233,947,868 281,092,940 327,786,297 453,371,590 528,873,337 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 16,608,909 19,844,215 22,668,697 26,287,445 26,062,374 23,891,433 Dòng tiền ra (trong ngày 2) 17,669,422 22,260,582 25,667,153 29,827,477 39,654,780 46,980,654 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 2) 154,011 157,509 157,499 152,119 205,385 199,366 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 2) 433,131,652 503,148,898 586,229,245 704,335,110 849,300,920 995,109,802 Dòng tiền vào (trong ngày 2) 7,301,271 8,074,981 8,913,985 10,004,753 12,481,105 13,839,562 Dòng tiền thuần 33,602,113 26,905,596 21,539,394 13,169,370 17,004,311 2,356,941 Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 34,203,137 39,654,375 40,318,940 45,375,942 55,618,733 73,713,697 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 7,158,964 9,069,668 7,742,680 9,841,183 10,831,385 15,485,794 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 169,277,897 218,741,257 262,821,899 306,480,188 423,902,437 494,496,570 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 15,628,983 18,673,407 21,331,244 24,736,486 24,524,694 22,481,838 Dòng tiền ra (trong ngày 3) 16,456,539 20,738,637 23,924,610 27,804,626 36,972,816 43,783,658 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 3) 7,701 7,875 7,875 7,606 10,269 9,968 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 3) 428,800,335 498,117,409 580,366,952 697,291,759 840,807,911 985,158,704 Dòng tiền vào (trong ngày 3) 4,477,627 5,181,122 6,011,916 7,187,864 8,688,125 10,140,495 Dòng tiền thuần 21,623,201 11,348,081 3,626,700 (7,447,392) (11,280,380) (31,286,222) TrườngThanh khoản? (1=yes, 0=no)Đại 1học1 Kinh1 0 tế0 Huế0 48
- 4 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 31,330,074 36,323,407 36,932,149 41,564,363 50,946,759 67,521,746 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 6,629,201 8,398,513 7,169,722 9,112,936 10,029,862 14,339,845 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 158,274,834 204,523,075 245,738,475 286,558,975 396,348,778 462,354,293 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 14,706,873 17,571,676 20,072,701 23,277,033 23,077,737 21,155,410 Dòng tiền ra (trong ngày 4) 15,328,000 19,322,036 22,301,716 25,920,492 34,474,111 40,806,605 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 4) 385 394 394 380 513 498 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 4) 424,512,332 493,136,235 574,563,283 690,318,842 832,399,832 975,307,117 Dòng tiền vào (trong ngày 4) 4,295,319 4,988,656 5,811,151 6,980,143 8,417,835 9,861,057 Dòng tiền thuần 10,590,520 (2,985,299) (12,863,865) (26,387,740) (37,336,657) (62,231,770) Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 0 0 0 0 0 5 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 28,698,347 33,272,241 33,829,849 38,072,957 46,667,232 61,849,920 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 6,138,640 7,777,023 6,639,163 8,438,579 9,287,652 13,278,696 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 147,986,970 191,229,075 229,765,474 267,932,642 370,586,108 432,301,264 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 13,839,168 16,534,947 18,888,411 21,903,688 21,716,150 19,907,241 Dòng tiền ra (trong ngày 5) 14,277,857 18,003,385 20,790,150 24,165,442 32,145,995 38,034,173 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 5) 19.25 19.69 19.69 19.01 25.67 24.92 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 5) 420,267,208 488,204,873 568,817,650 683,415,653 824,075,834 965,554,046 Dòng tiền vào (trong ngày 5) 4,245,489 4,931,736 5,746,007 6,903,550 8,324,486 9,753,545 Dòng tiền thuần 558,152 (16,056,947) (27,908,008) (43,649,633) (61,158,165) (90,512,399) Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 0 0 0 0 0 (Nguồn:Kết quả chạy mô hình) Trường Đại học Kinh tế Huế 49
- Bảng 2.7: Kết quả chạy mô hình của Vietinbank (mã CTG) sau 5 ngày liên tiếp theo kịch bản 2 Đơn vị: Triệu đồng Ngày CTG 1 2012 2013 2014 2015 2016 2017 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 37,826,699 43,855,454 44,590,425 50,183,178 61,511,114 81,523,102 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 8,114,462 10,280,185 8,776,086 11,154,674 12,277,036 17,552,663 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 200,880,212 259,577,835 311,887,845 363,696,655 503,040,341 586,813,620 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 18,569,365 22,186,555 25,344,429 29,390,321 29,138,683 26,711,492 Dòng tiền ra (trong ngày 1) 13,977,266 17,133,728 18,746,039 21,640,485 28,071,296 34,755,414 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 1) 3,080,214 3,150,178 3,149,976 3,042,376 4,107,693 3,987,314 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 1) 437,506,719 508,231,210 592,150,752 711,449,607 857,879,718 1,005,161,416 Dòng tiền vào (trong ngày 1) 62,943,326 64,987,028 65,830,861 64,991,504 86,711,613 85,912,112 Dòng tiền thuần 48,966,060 47,853,300 47,084,822 43,351,019 58,640,316 51,156,698 Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 1 1 1 1 1 2 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 32,152,694 37,277,136 37,901,862 42,655,701 52,284,447 69,294,637 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 7,303,016 9,252,167 7,898,478 10,039,206 11,049,332 15,797,397 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 194,853,806 251,790,500 302,531,210 352,785,755 487,949,131 569,209,212 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 18,383,671 21,964,690 25,090,984 29,096,418 28,847,296 26,444,377 Dòng tiền ra (trong ngày 2) 12,697,551 15,615,537 17,176,252 19,847,747 25,836,968 31,855,255 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 2) 154,011 157,509 157,499 152,119 205,385 199,366 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 2) 433,131,652 503,148,898 586,229,245 704,335,110 849,300,920 995,109,802 Dòng tiền vào (trong ngày 2) 7,301,271 8,074,981 8,913,985 10,004,753 12,481,105 13,839,562 Dòng tiền thuần 43,569,779 40,312,744 38,822,554 33,508,026 45,284,454 33,141,005 Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 1 1 1 1 1 3 Tiền gửi không kỳ hạn (VND) 27,329,790 31,685,566 32,216,582 36,257,346 44,441,780 58,900,441 Tiền gửi không kỳ hạn (ngoại tệ) 6,572,714 8,326,950 7,108,630 9,035,286 9,944,399 14,217,657 Tiền gửi có kỳ hạn (VND) 189,008,191 244,236,785 293,455,274 342,202,183 473,310,657 552,132,935 Tiền gửi có kỳ hạn (ngoại tệ) 18,199,834 21,745,043 24,840,075 28,805,454 28,558,823 26,179,933 Dòng tiền ra (trong ngày 3) 11,582,657 14,290,149 15,801,973 18,276,813 23,874,547 29,314,655 Tài sản thanh khoản cao (sau ngày 3) 7,701 7,875 7,875 7,606 10,269 9,968 Tài sản kém thanh khoản (sau ngày 3) 428,800,335 498,117,409 580,366,952 697,291,759 840,807,911 985,158,704 Dòng tiền vào (trong ngày 3) 4,477,627 5,181,122 6,011,916 7,187,864 8,688,125 10,140,495 Dòng tiền thuần 36,464,750 31,203,718 29,032,497 22,419,077 30,098,031 13,966,845 Thanh khoản? (1=yes, 0=no) 1 1 1 1 1 1 Trường Đại học Kinh tế Huế 50