Khóa luận Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

pdf 125 trang thiennha21 21/04/2022 9852
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hoat_dong_quan_ly_don_hang_tai_cong_ty_co.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát

  1. z ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT NGUYỄN LAM GIANG Trường Đại học Kinh tế Huế Niên khóa: 2016 – 2020
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Lam Giang PGS.TS Nguyễn Đăng Hào Lớp: K50B – KDTM Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình Đại học và khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực của bản thân thì không thể không nhắc đến những con người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian qua. Trước hết tôi xin cảm ơn ban lãnh đạo Công ty Cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát đã tạo điều kiện cho tôi được quan sát, học tập và làm việc tại công ty. Nhờ có điều kiện quý báu này, tôi mới có cơ hội làm quen với ngành dệt may và đem những kiến thức đã được học ở trên ghế nhà trường để đối chiếu với thực tiễn để thấy được sự khác biệt Tiếp đến tôi muốn gửi lời cảm ơn đến ban giám hiệu trường Đại học Kinh Tế Huế, các thầy cô bộ môn ngành kinh doanh thương mại đã tạo điều kiện cho toàn thể sinh viên trường kinh tế có một kỳ thực tập thuận lợi, giúp các bạn sinh viên cũng như tôi tiếp cận với doanh nghiệp, với công việc để học hỏi nhiều kinh nghiệm. Cuối cùng tôi muốn gửi lời cảm ơn đặc biệt đến giáo viên hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Đăng Hào, các anh chị trong các phòng ban nói chung và phòng Kế hoạch thị trường nói riêng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đi cùng tôi trong suốt thời gian thực tập tại công ty vừa qua. Sau cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô trong Khoa Quản trị kinh doanh, PGS.TS Nguyễn Đăng Hào sức khỏe và có thêm niềm tin, nhiệt huyết để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình. Kính chúc công ty Thiên An Phát Huế cùng quý anh, chị trong công ty luôn mạnh khỏe và gặt hái được nhiều thành công. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 12 năm 2019 Trường Đại học KinhSinh viên tế Huế Nguyễn Lam Giang SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  4. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1 Mục tiêu chung 2 2.2 Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3 3.1 Đối tượng nghiên 3 3.2 Phạm vi nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 3 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu 4 5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu 4 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 5 1.1.1 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng 5 1.1.1.1 Khái niệm đơn đặt hàng 5 1.1.1.2 Chức năng của đơn đặt hàng 5 1.1.2 Quản lý đơn hàng 6 1.1.2.1 Khái niệm quản lý đơn hàng 6 Trường1.1.2.2 Quản lý đơn Đại hàng ngành họcdệt may Kinh tế Huế6 1.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng 6 1.1.3.1 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng 6 1.1.3.2 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng 7 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  5. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.4 Các hình thức quản lý đơn hàng 7 1.1.4.1 Hình thức quản lý trực tuyến 7 1.1.4.2 Hình thức quản lý theo chức năng 8 1.1.4.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm 8 1.1.4.4 Hình thức quản lý theo địa lý 8 1.1.5 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may 8 1.1.6 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng 9 1.1.7 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may 10 1.2 Cơ sở thực tiễn 12 1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam 12 1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây 13 1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc 14 1.2.4 Vai trò ngành dệt may 15 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT 19 2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư dệt may Thiên An Phát 19 2.1.1 Giới thiệu về công ty 19 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh và solgan của công ty 20 2.1.3 Khách hàng 21 2.1.4 Phương thức sản xuất 21 Trường2.1.5 Sơ đồ bộ máy quảnĐại lý công tyhọc Kinh tế Huế 21 2.1.6 Tình hình lao động ở công ty 24 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  6. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.7 Tình hình tài sản và nguồn vốn của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016– 2018 27 2.1.8 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016 – 2018 30 2.2 Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng của công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 33 2.2.1 Tình hình đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018 33 2.2.2 Thực trạng quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường 36 2.2.2.1 Quy trình xem xét và nhận đơn hàng 36 2.2.2.2 Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất 43 2.2.2.3 Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng 48 2.2.2.4 Các chỉ tiêu thực hiện trong quy trình quản lý đơn hàng phòng Kế hoạch thị trường 57 2.2.3 Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng theo các tiêu chí cụ thể 57 2.2.3.1 Tiêu chí về số lượng và chất lượng sản phẩm 57 2.2.3.2 Tiêu chí về thời gian giao hàng 61 2.2.3.3 Dựa trên phản hồi khách hàng 66 2.2.3.4 Theo phương thức và địa điểm giao hàng 69 2.2.4 Những hạn chế thực tế trong quá trình quản lý đơn hàng của Công ty 72 2.2.4.1 Hạn chế trong quá trình cung ứng nguyên phụ liệu 72 2.2.4.2 Hạn chế trong quá trình sản xuất 74 2.2.4.3 Hạn chế trong quá trình xuất hàng 76 2.2.4.4 Hạn chế trong sử dụng phần mềm quản lý đơn hàng 76 Trường2.2.5 Quy trình xử lýĐại các trường hợphọc sai sót trong Kinh quản lý đơn hàng tế của bộ Huế phận Kế hoạch thị trường tại Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát 77 2.2.5.1 Quy trình quản lý và liên lạc với khách hàng khi giao hàng có nguy cơ chậm trễ 77 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  7. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2.5.2 Quy trình xuất thừa, xuất thiếu 78 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT 81 3.1 Cơ sở đề ra giải pháp 81 3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 81 3.1.2 Ma trận SWOT về công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 82 3.1.3 Ma trận SWOT về công tác quản lý đơn hàng tại Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 86 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại công ty 88 3.2.1 Giải pháp chung về công ty 88 3.2.2 Giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng 88 3.2.2.1 Giải pháp nâng cao và đảm bảo chất lượng sản phẩm 88 3.2.2.2 Giải pháp về chú trọng và cải thiện tiến độ giao hàng 91 3.2.2.3 Giải pháp nâng cao phản hồi tích cực từ phía khách hàng 92 3.2.2.4 Giải pháp về mở rộng hợp tác với các đối tác mới 94 3.2.2.5 Giải pháp về áp dụng vận tải đa phương thức để tối ưu hoá lợi ích 95 3.2.2.6 Giải pháp về áp dụng phần mềm hiện đại vào quản lý đơn hàng 96 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 97 1. Kết luận 97 2. Kiến nghị 99 2.1. Đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam 99 Trường2.2. Đối với Ủy ban nhânĐại dân tỉnh họcThừa Thiên HuKinhế tế Huế99 2.3. Đối với Công Ty Cổ Phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 100 TÀI LIỆU THAM KHẢO 101 PHỤ LỤC: 103 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  8. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC VIẾT TẮT 1. CTCP Công ty Cổ Phần 2. DN Doanh nghiệp 3. PO# Đơn đặt hàng (Purchase Order) 4. XNK Xuất nhập khẩu 5. SX Sản xuất 6. KHSX Kế hoạch sản xuất 7. PGNV Phiếu giao nhiệm vụ Đơn giá cắt, may, đóng gói, chỉ, thùng, chi phí xuất nhập khẩu & 8. CMPT vận chuyển. 9. CM Chi phí cắt, may và đóng gói hoàn chỉnh 10. NPL Nguyên phụ liệu 11. KHTT Kế hoạch thị trường 12. CCDV Cung cấp dịch vụ 13. HĐKD Hợp đồng kinh doanh 14. TNDN Thu nhập doanh nghiệp 15. PDM Tài liệu hướng dẫn qui cách kỹ thuật may của sản phẩm 16. PI Hợp đồng sơ khởi 17. LC Thư tín dụng 18. BC Xác nhận đơn hàng 19. TT Điện chuyển tiền 20. QLCL Quản lý chất lượng 21. GTGT Giá trị gia tăng Trường22. Final KiĐạiểm tra chất họclượng sản phẩm Kinh lần cuối cùng trtếước khi Huế xuất hàng. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  9. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đơn hàng tại doanh nghiệp 10 Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 22 Sơ đồ 3: Quy trình xem xét và nhận đơn hàng 37 Sơ đồ 4: Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất 43 Sơ đồ 5: Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng 48 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 12 DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tình hình cơ cấu lao động Công ty giai đoạn 2016 – 2018 25 Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018 28 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 30 Bảng 4: Tình hình doanh thu đơn hàng công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018 33 Bảng 5: Số lượng sản phẩm may tại Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát năm 2018 58 Bảng 6: Thời gian giao hàng của 15 đơn hàng trong năm 2018 64 Bảng 7: Bảng theo dõi khiếu nại của khách hàng của công ty Thiên An Phát năm 2018 67 Bảng 8: Phương thức và địa điểm giao hàng của 15 đơn hàng năm 2018 70 Bảng 9: Phân tích ma trận SWOT về công ty 82 Bảng 10: Phân tích ma trận SWOT về công tác quản lý đơn hàng 86 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM
  10. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngành công nghiệp dệt may là một ngành công nghiệp nhẹ đang chiếm một vị trí quan trọng trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Đặc biệt là hoạt động xuất khẩu ngày càng đóng vai trò quan trong trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Định hướng của tỉnh Thừa Thiên Huế những năm gần đây là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu, đưa Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may của khu vực miền Trung, phát triển ngành công nghiệp thời trang và hỗ trợ ngành may mặc. Việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu giúp cho mỗi doanh nghiệp giải quyết được vấn đề về công ăn việc làm cho nhân viên, tăng nguồn ngoại tệ để phục vụ cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đổi mới trang thiết bị, mở rộng quy mô kinh doanh, và giải quyết các vấn đề về lợi nhuận. Tuy nhiên, một trong những hoạt động tiêu biểu, quan trọng và xuyên suốt trong chuỗi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty, quyết định trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của toàn bộ dây chuyền sản xuất là việc quản lý và xử lý đơn hàng. Để đảm bảo toàn bộ hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty được xuyên suốt thì cần có sự phối hợp chặt chẽ theo một quy trình giữa các bộ phận khác nhau trong công ty. Vì thế, việc quản lý đơn hàng xuất khẩu là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đên việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Chỉ tính riêng trên địa bàn Thừa Thiên Huế thì có ít nhất 50 doanh nghiệp bao gồm các công ty lớn, vừa và nhỏ đang hoạt động và sản xuất trong lĩnh vực dệt may. Điều này không những tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần tăng thu nhập cho tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, xu thế cạnh tranh ngày một gay gắt, cơ chế chính sách của nhà nước đối với hoạt động gia công chưa thống nhất và đồng bộ đã dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp gia công, gây Trườngthiệt hại chung cho nề nĐạikinh tế. Ngoài học ra các doanh Kinh nghiệp còn gặp rtếất nhiề uHuếkhó khăn về tình hình biến động của thị trường như giá nguyên vật liệu tăng cao, tỷ giá thay đổi thất thường, lạm phát và lãi suất vay vốn, cước phí vận chuyển đều ở mức cao, Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng xuất khẩu của công ty trong SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 1
  11. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào những năm qua là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ, thông qua việc phân tích, đánh giá đó, công ty sẽ xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mình so với các đối thủ cạnh tranh và từ đó xác định các phương hướng nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh xuất khẩu của mình. Sự chăm chút, tỉ mỉ cho từng đơn hàng mà công ty nhận được là cả một quá trình mang tính logic và có kỷ luật cao, mà điển hình thể hiện qua quy trình quản lý đơn hàng của doanh nghiệp, là một quy trình có mối quan hệ chặt chẽ đòi hỏi sự gắn kết phối hợp giữa những phòng ban liên quan. Xuất khẩu là hoạt động chính đem lại nguồn lợi nhuận cho công ty và công tác quản lý đơn hàng xuất khẩu là quá trình đòi hỏi sự nghiêm ngặt và chính xác vì đây là công tác ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của công ty. Vì vậy, để tiếp cận với thị trường nước ngoài đòi hỏi nhu cầu ngày càng cao như hiện nay đã đặt cho Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát nhiều cơ hội lẫn thách thức. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng may mặc, duy trì và mở rộng thị trường nước ngoài thì công tác quản lý đơn hàng may mặc là một vấn đề mang tính chiến lược đối với sự tồn tại và phát triển của công ty hiện nay. Nhận thấy vai trò quan trọng của quy trình quản lý đơn hàng đối với các mặt hàng gia công và sản xuất để xuất khẩu của doanh nghiệp, tôi quyết định lựa chọn đề tài “Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát” làm khoá luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích tình hình đơn hàng các năm gần đây nhất và đánh giá quy trình quản lý các đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, đề tài đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý đơn hàng của Công ty. 2.2 Mục tiêu cụ thể Trường- Hệ thống hóa cácĐại vấn đề lý luậnhọc và thực tiễnKinh về hoạt động quảntếlý Huếđơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động quản lý đơn hàng xuất khẩu hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát trong thời gian 2016 - 2018 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 2
  12. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Phân tích quy trình quản lý đơn hàng của công ty. - Phân tích những hạn chế gặp phải trong hoạt động quản lý đơn hàng của công ty. - Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng may mặc của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên - Thực trạng quá trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát - Quy trình thực hiện quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: các kiến thức liên quan đến công tác quản lý đơn hàng. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu “Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát’’từ năm 2016 - 2018 và đưa ra các biện pháp nhằm hoàn thiện quy trình quản lý đơn hàng. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - Tiến hành thu thập tài liệu về những lý thuyết liên quan đến hoạt động quản lý đơn hàng - Các báo cáo về thống kê kết quả kinh doanh; cơ cấu tổ chức; tình hình lao động; nguồn vốn; tài sản; thông tin về khách hàng của Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát trong thời gian 2016 đến 2018. Trường- Các dữ liệu liên Đạiquan đến hoạt họcđộng quản lýKinhđơn đặt hàng của tế công ty:Huế báo cáo về doanh thu các đơn đặt hàng, các đơn hàng cụ thể trong năm 2018, các quy trình cụ thể của mỗi công đoạn quản lý đơn đặt hàng tại Thiên An Phát. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 3
  13. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Bên cạnh đó còn thu thập các thông tin từ website Công ty CPĐT Dệt may Thiên An Phát, thông tin từ tạp chí, sách báo, Các bài khóa luận tốt nghiệp và các bài viết tham khảo trên Internet liên quan đến hoạt động quản lý đơn hang ngành may mặc. 4.2. Phương pháp phân tích dữ liệu - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Các tài liệu thu thập được từ báo cáo công ty, sách báo, nghiên cứu qua các năm được chọn lọc và tổng hợp để phân tích để phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phân tích cơ sở lý luận của đề tài. Bên cạnh đó còn tổng hợp những thông tin góp ý từ nhân viên trong công ty. - Phương pháp thống kê mô tả: Trên cơ sở những số liệu đã được thu thập và các nguồn tài liệu đã được tổng hợp kết hợp với việc vận dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty. - Phương pháp so sánh: Xác định mức độ tăng giảm giữa mục tiêu và thực tế đạt được, và mối tương quan của hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty. Những số liệu đã được thống kê và tài liệu đã được tổng hợp dùng cho mục đích phân tích và so sánh để thấy được điểm mạnh và những thách thức, rủi ro trong hoạt động quản lý đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát. - Phân tích ma trận SWOT của công ty để thấy điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với công ty nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đơn hàng phù hợp cho công ty trong thời gian tới. 5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu Bố cục đề tài có 3 phần: Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu. Chương 2: Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư TrườngDệt may Thiên AnĐại Phát. học Kinh tế Huế Chương 3: Định hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý đơn hàng tại Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát. Phần III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 4
  14. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Khái niệm và chức năng của đơn đặt hàng 1.1.1.1 Khái niệm đơn đặt hàng Theo Võ Hữu Tửu (2007): “Đặt hàng là một thuật ngữ kinh doanh, là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng. Trong đặt hàng, người mua nêu cụ thể về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng. Thực tế, người ta chỉ đặt hàng với các khách hàng có quan hệ thường xuyên. Nội dung của đơn đặt hàng chỉ bao gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng Về những điều kiện khác, hai bên sẽ áp dụng điều kiện chung đã thỏa thuận với nhau hoặc theo những điều kiện hợp đồng đã ký kết trong lần giao dịch trước đó”. Các hình thức đặt hàng - Đặt hàng trực tiếp: Hình thức đặt hàng lúc này có thể biểu hiện qua hành động, lời nói. Đặt hàng có thể có đơn đặt hàng hoặc không, có đặt cọc tiền hoặc không có đặt cọc tiền tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. - Đặt hàng gián tiếp, bao gồm các hình thức: + Đặt hàng qua thư + Đặt hàng qua điện thoại + Đặt hàng qua mạng (mail và các hình thức trực tuyến khác) Đơn đặt hàng (đơn hàng) là gì? Theo Donald W. Dobler và David N. Burt (1996): “Đơn đặt hàng là một bằng chứng thương mại và là lời đề nghị chính thức được đặt ra giữa người bán và người mua. Trong đó thể hiện những đặc điểm, quy định về loại hàng hóa, số lượng, giá cả của sản phẩm và dịch vụ. Nó được dùng để kiểm soát việc mua hàng từ những nhà Trườngcung cấp bên ngoài”. Đại học Kinh tế Huế 1.1.1.2 Chức năng của đơn đặt hàng - Đơn đặt hàng cho phép người bán và người mua xác lập mối quan hệ một cách rõ ràng và dứt khoát trong quan hệ mua – bán. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 5
  15. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Đơn đặt hàng dùng để bảo vệ người bán trong trường hợp người mua không thanh toán tiền hàng. - Đơn đặt hàng giúp cho doanh nghiệp sắp xếp, quản lý tốt các đơn hàng mới cũng như các đơn hàng chờ xử lý. - Đơn đặt hàng là cơ sở để các tổ chức tín dụng và cho vay thương mại cung cấp hỗ trợ cho doanh nghiệp. 1.1.2 Quản lý đơn hàng 1.1.2.1 Khái niệm quản lý đơn hàng Theo Trần Thanh Hương (2015):“Quản lý đơn hàng là sự quản trị toàn bộ quá trình kinh doanh đơn hàng liên quan đến chủng loại hàng hóa hay loại hình dịch vụ nào đó, từ khi bắt đầu thiết lập đơn hàng đến khâu hoàn tất sao cho đảm bảo yêu cầu về giá cả, chất lượng, số lượng, thời gian giao hàng mà hai bên đã cam kết”. Nhiệm vụ chung trên được kết hợp thực hiện bởi bộ phận kinh doanh, bộ phận quản lý đơn hàng và bộ phận sản xuất. Tuy nhiên theo từng quy mô của từng công ty mà bộ phận quản lý đơn hàng có thể tách riêng với bộ phận kinh doanh hay kiêm luôn chức năng của bộ phận này để triển khai thực hiện toàn bộ đơn hàng một cách hoàn chỉnh. Họ cũng chịu trách nhiệm chính về doanh thu và sự tồn tại của công ty. 1.1.2.2 Quản lý đơn hàng ngành dệt may Đơn hàng ngành may là những hợp đồng sản xuất sản phẩm may cụ thể: áo khoác, quần, váy, đầm, áo kiểu, trang phục thể thao, quàn áo bảo hộ lao động, trang phục lót, balo, túi xách, Quản lý đơn hàng ngành may là chuỗi công tác thực hiện thông qua quá trình làm việc với khách hàng bắt đầu từ giai đoạn thương mại, phát triển mẫu sản phẩm, tìm kiếm nguỗn cung cấp nguyên phụ liệu, triển khai và kiểm soát toàn bộ đơn hàng cho đến khi hoàn thành sản phẩm theo đúng yêu cầu về chất lượng, số lượng và đúng thời gian giao hàng đã kí trên hợp đồng. Trường1.1.3 Chức năng và nhi Đạiệm vụ của bhọcộ phận quả n Kinhlý đơn hàng tế Huế 1.1.3.1 Chức năng của bộ phận quản lý đơn hàng - Là những người chịu trách nhiệm chính, là cầu nối giữa khách hàng - công ty, bộ phận - bộ phận để có thể tiếp nhận, xử lý, chuyển giao và truyền đạt thông tin từ SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 6
  16. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào phía khách hàng, nhà cung cấp và các bộ phận có liên quan một cách nhanh chóng, chính xác, đảm bảo sản xuất luôn được tiến hành một cách liên tục, tránh sự trì hoãn. - Duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và tối ưu hóa lợi nhuận thu được. - Tạo thuận lợi cho các bộ phận khác sắp xếp, bố trí công việc, triển khai và hoàn thành đơn hàng ở mức độ tốt nhất - Tạo dựng mối quan hệ và làm hài lòng các yêu cầu của khách hàng - Xây dựng hình ảnh, uy tín cho công ty. 1.1.3.2 Nhiệm vụ của bộ phận quản lý đơn hàng - Làm hài lòng mọi tiêu chí đánh giá nhà máy từ phía khách hàng - Thực hiện phát triển sản phẩm và chào giá - Liên lạc chặt chẽ với khách hàng để đáp ứng mọi yêu cầu và đạt được thỏa thuận cho mọi vấn đề - Thực hiện ký kết hợp đồng kinh doanh - Tính toán và lập các báo cáo về chi phí, doanh thu, bồi thường sai phạm về chất lượng và thông tin đầy đủ với bộ phận tài chính - Liên tục cập nhật mọi thông tin về đơn hàng cho các bộ phận có liên quan - Đảm bảo nguồn đơn hàng, nguồn cung cấp nguyên phụ liệu đầy đủ cho quá trình sản xuất được liên tục - Lập kế hoạch cho việc triển khai thực hiện đơn hàng đúng với tiêu chuẩn chất lượng và tiêu chí đã cam kết - Giám sát, giải quyết, báo cáo mọi vấn đề liên quan đến quá trình thực hiện đơn hàng - Kiểm soát tiến độ sản xuất, dự phòng các giải pháp cần thiết - Triển khai kế hoạch giao hàng đúng hạn - Giải quyết các khiếu nại nếu có sau khi giao hàng 1.1.4 Các hình thức quản lý đơn hàng Trường1.1.4.1 Hình thức quả n Đạilý trực tuyế n học Kinh tế Huế Là hình thức quản lý chia theo từng nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ chịu trách nhiệm quản lý một số đơn hàng của những khách hàng nhất định. Đứng đầu nhóm là nhóm trưởng, nhóm trưởng sẽ thực hiện theo dõi, giám sát công tác quản lý đơn hàng của các SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 7
  17. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào thành viên trong nhóm, giải quyết các vấn đề phát sinh xảy ra trong quá trình sản xuất mà các thành viên trong nhóm không thể tự giải quyết được. 1.1.4.2 Hình thức quản lý theo chức năng Là hình thức phân chia nhân sự theo từng nhóm công tác chuyên môn khác nhau. Các bộ phận chức năng được phân chia theo tính chất của tổ chức. Các nhân viên được phân chia nhiệm vụ trong các bộ phận chức năng theo lĩnh vực chuyên sâu mà họ am hiểu. - Bộ phận phát triển mẫu: Phát triển các loại sản phẩm may cho đến khi được khách hàng chấp nhận. - Bộ phận thu mua: Tìm kiếm nhà cung cấp nguyên phụ liệu, đặt mua nguyên phụ liệu cho đơn hàng, theo dõi tiến độ giao hàng, đảm bảo kế hoạch vào sản xuất cho nhà máy. - Bộ phận kế hoạch: Lập kế hoạch sản xuất cho các đơn hàng, cập nhật báo cáo năng suất, báo cáo tiến độ. Theo dõi định mức tiêu hao nguyên phụ liệu, cân đối nguyên phụ liệu, chuẩn bị bảng màu, tài liệu kỹ thuật cho sản xuất. 1.1.4.3 Hình thức quản lý theo sản phẩm Là hình thức tổ chức theo nhóm chuyên trách từ khâu phát triển, thu mua, kế hoạch sản xuất của một vài chủng loại sản phẩm có kiểu dáng, kết cấu sản phẩm, quy trình công nghệ gần giống nhau. Theo hình thức này, bộ phận quản lý đơn hàng sẽ chia theo nhóm sản phẩm, mỗi nhóm sẽ quản lý theo loại nhóm sản phẩm. 1.1.4.4 Hình thức quản lý theo địa lý Là hình thức quản lý đơn hàng mà bộ phận phụ trách sản phẩm có trách nhiệm hoạt động trên nhiều thị trường khác nhau về sản phẩm đó. Bộ phận quản lý đơn hàng sẽ phân chia khách hàng theo từng khu vực địa lý để quản lý. Mỗi khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau sẽ có những yêu cầu về sản phẩm khác nhau. Vì vậy quản lý đơn hàng theo khu vực sẽ giúp doanh nghiệp đáp ứng tốt những yêu cầu của khách Trườnghàng về sản phẩm cần sảnĐại xuất. học Kinh tế Huế 1.1.5 Đặc điểm của công tác quản lý đơn hàng ngành may - Tính thích nghi và thay đổi: chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xu hướng thời trang của từng mùa, từng đối tượng khách hàng, đối tượng người tiêu dùng, từng khu SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 8
  18. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào vực địa lý mà tính chất đơn hàng sẽ liên tục thay đổi về thành phần vải, màu sắc, kiểu dáng, phụ liệu trang trí theo kèm, quy cách may, quy cách đóng gói v.v. Cho nên đòi hỏi người nhân viên quản lý đơn hàng phải có khả năng nắm bắt, thích nghi và thay đổi liên tục để đáp ứng yêu cầu công việc. - Tính vận động cao: khác với đặc trưng của nhân viên văn phòng nói chung, người nhân viên quản lý đơn hàng cần thường xuyên di chuyển để có sự tiếp cận, giám sát thực tiễn nhằm nắm bắt tình hình, hiểu rõ nguyên nhân của mọi phát sinh liên quan đến nguyên phụ liệu và sản xuất để có hướng giải quyết kịp thời. Với những sự cố ngoài tầm kiểm soát và không thể giải quyết nội bộ thì bắt buộc phải báo cáo lại với khách hàng để được sự đồng ý chính thức, không gây ảnh hưởng đến việc xuất hàng về sau. - Tính phụ thuộc: đăc thù của ngành dệt may nước ta là hoạt động theo hình thức gia công cho khách hàng nước ngoài, lệ thuộc vào nguồn cung cấp nguyên phụ liệu, vào sự chỉ định của khách hàng. Do đó, trong quá trình thực hiện đơn hàng, đặc biệt là những khách hàng khó tính, đòi hỏi phải tuân thủ tuyệt đối mọi yêu cầu của khách hàng về chủng loại, chất liệu, nguyên liệu sử dụng, nguồn cung cấp, tiêu chuẩn kỹ thuật, phương thức giao hàng v.v. 1.1.6 Tầm quan trọng của công tác quản lý đơn hàng Bộ phận quản lý đơn hàng là cầu nối quan trọng để hoàn thành mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra. Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ trực tiếp xử lý các tình huống, theo dõi, giải quyết các phát sinh trong quá trình thực hiện sản xuất đơn hàng, làm việc với các bộ phận khác nhằm truyền đạt thông tin về mã hàng cũng như việc sản xuất đơn hàng. Công tác quản lý đơn hàng làm việc với khách hàng và nhà cung cấp tốt sẽ giúp quá trình thực hiện sản xuất được tiến hành tốt, mang lại doanh thu, lợi nhuận cũng như uy tín cho công ty. Nhân viên quản lý đơn hàng sẽ quyết định việc có được những đơn hàng cho sản xuất, đảm bảo cho quá trình sản xuất được thuận lợi Trườngthông qua làm việc, trao Đạiđổi với khách học hàng cũng nhKinhư nhà gia công, xưtếởng may.Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 9
  19. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 1.1.7 Quy trình thực hiện đơn hàng ngành may Quá trình quản lý đơn hàng bao gồm rất nhiều công việc khác nhau. Mỗi doanh nghiệp lại có một quy trình phù hợp với thực tế riêng. Tuy nhiên nhìn một cách tổng thể, các doanh nghiệp cũng có chung quy trình sau: Trường Đại học Kinh tế Huế Nguồn: Trần Thanh Hương (2010) Sơ đồ 1: Quy trình quản lý đơn hàng tại doanh nghiệp SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 10
  20. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Bước 1: Phát triển mẫu. Làm việc với khác hàng. Sau đó tiến hành phát triển mẫu sản phẩm và gửi cho khách hàng duyệt. Bước 2: Nhận đơn hàng. Nếu khách hàng đồng ý dựa trên mẫu mà công ty đã phát triển thì sẽ tiến hành gửi đơn hàng để sản xuất. Còn nếu không, thì công ty sẽ phải tiếp tục làm lại mẫu cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng hoặc là công ty sẽ không nhận được đơn hàng sản xuất trong mùa đó. Bước 3: Lên kế hoạch tiền sản xuất. Sau khi nhận được đơn hàng từ khách hàng. Công ty sẽ tiến hành lên kế hoạch tiền sản xuất về thời gian cắt vải, in, đồng thời cung caaos cho khách hàng sản phẩm mẫu trong quá trình phát triển tiền sản xuất. Bước 4: Tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu. Việc tìm kiếm và đặt mua nguyên phụ liệu phải dựa trên cơ sở nhu cầu của các đơn hàng và ngày vào sản xuất để điều chỉnh cho phù hợp. Bước 5: Lên kế hoạch sản xuất đơn hàng. Xác định ngày vào chuyền, ngày dứt chuyền và số lượng công nhân đáp ứng các nhu cầu sản xuất của các đơn hàng đó. Đặc biệt phải đảm bảo cung cấp các loại mẫu sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng để khách hàng duyệt trước khi tiến hành đưa vào sản xuất đại trà. Bước 6: Tiến hành sản xuất Việc sản xuất phải đảm bảo đúng theo tiến độ kế hoạch đã đề ra trước đó, tiến hành kiểm tra hàng hóa ngay trong quá trình sản xuất và trước khi xuất hàng để đáp ứng đúng ngày xuất hàng và đảm bảo đủ số lượng thành phẩm mà khách hàng đã yêu cầu. TrườngBước 7: Xuất hàng và theoĐại dõi việc thanhhọc toán. Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 11
  21. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 1.2 Cơ sở thực tiễn 1.2.1 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may Việt Nam (Nguồn: Theo Báo cáo ngành dệt may năm 2018 - PHS) Biểu đồ 1: Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30,4 tỷ USD trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%). Sự tăng trưởng tích cực này còn được thể hiện ở việc giá trị xuất khẩu đến các thị trường chủ lực cũng lần lượt tăng tích cực. Cụ thể, trong năm qua, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 14% và tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của hàng dệt may Việt Nam (chiếm 47% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Trong khi đó, hàng dệt may Việt nam đang tiến dần đến vị trí dẫn đầu tại 2 thị trường tiềm năng là Hàn Quốc và Nhật Bản. TrườngTheo số liệu của Đại Hiệp hội dệt họcmay Việt Nam, Kinh tính đến năm 2017, tế tổng Huế số doanh nghiệp dệt may cả nước đạt 6,000 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp gia công hàng may mặc là 5,101 doanh nghiệp (chiếm 85%); Số lượng doanh nghiệp sản SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 12
  22. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào xuất vải, nhuộm là 780 doanh nghiệp (chiếm 13%); Số lượng sản xuất chế biến xơ, sợi là 119 doanh nghiệp (chiềm 2%). Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam gồm có ngành vải, được xem là “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may; ngành sợi phát triển với gần 70% sản lượng xuất khẩu đi nước ngoài và ngành may Chỉ đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng Bên cạnh đó, Việt Nam đang trên đà có động lực tăng trưởng ngành mạnh từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung diễn ra đem lại cơ hội dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam: Hàng dệt may Việt Nam đứng thứ 2 thị phần nhập khẩu tại Mỹ, chỉ sau Trung Quốc. Vì vậy, ngành dệt may Việt nam được kì vọng sẽ hưởng lợi từ sự dịch chuyển đơn hàng khi hàng dệt may Trung Quốc đang bị áp thuế 25%. Nhiều cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do (FTAs): Các đối tác trong hiệp định CPTPP đóng góp vào tổng giá trị xuất – nhập khẩu hàng dệt may của Việt nam khoảng 25%. Vì vậy, việc CPTPP chính thức có hiệu lực kì vọng sẽ hỗ trợ gia tăng xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệp định RCEP hiện đang trong giai đoạn đàm phán cũng được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho Việt Nam không chỉ ở xuất khẩu mà còn ở khâu nhập khẩu nguyên liệu. 1.2.2 Tổng quan về sự phát triển của ngành dệt may tỉnh Thừa Thiên Huế trong những năm gần đây Theo nguồn tài liệu Thừa Thiên Huế Online (11/01/2019), Tỉnh Thừa Thiên Huế hiện có 6 khu công nghiệp với 50 doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may, tổng cộng có tới 300 dây chuyền may và 500.000 cọc sợi. Trong đó, Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) có 10 doanh nghiệp (có 3 đơn vị Tập đoàn nắm cổ phần chi phối đó là: Công ty CP Sợi Phú Bài, Công ty CP Dệt May Huế và Nhà máy Sợi Phú Hưng) đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Trong 9 tháng đầu năm 2016, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp của Vinatex đạt 126 triệu USD (dự kiến cả năm đạt 170 triệu USD); Trườngtổng thu đạt 3.219 tỷ đồng;Đại nộp ngân học sách Nhà n ưKinhớc đạt 54 tỷ đồng; tế tạo việc Huế làm cho gần 7.400 lao động trong tỉnh, với thu nhập bình quân khoảng 5,3 triệu đồng/người/tháng. Riêng các doanh nghiệp do Vinatex chi phối đạt doanh thu 2.547 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động, với thu nhập đạt trên 6,3 triệu SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 13
  23. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào đồng/người/tháng. Trên địa bàn Thừa Thiên Huế hiện có 35 DN hoạt động XK ngành hàng xơ, sợi, may mặc. Trong đó, một số DN có kim ngạch XK lớn như: Công ty TNHH Hanesbrands Huế (258,8 triệu USD), Công ty CP Dệt may Huế (92 triệu USD); Công ty Scavi Huế (72,8 triệu USD); Công ty CP Đầu tư dệt may Thiên An Phát (35,5 triệu USD); Công ty CP Sợi Phú Bài (29,7 triệu USD). Năm 2018, các DN XK trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã thu về gần 900 triệu USD, tăng 6% so với năm 2017. Trong đó, ngành dệt may đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu các mặt hàng XK, với tổng kim ngạch đạt trên 680 triệu USD, tăng 20% so với năm 2017 và chiếm trên 70% tổng giá trị kim ngạch XK của toàn tỉnh, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho trên 20.000 lao động. Với mục tiêu đạt kim ngạch XK năm 2019 là 96 triệu USD, tăng 5% so với năm 2018, công việc đầu tiên Công ty CP Dệt may Huế triển khai ngay trong năm nay là đầu tư dây chuyền thiết bị phục vụ sản xuất nhằm tăng năng suất, tiết giảm nhân công, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có hơn 70 DN có sản phẩm xuất khẩu sang thị trường các nước trên thế giới. Năm 2019, nhiều DN đã có đơn hàng cho 6 tháng đầu năm và cả năm 2019, với mục tiêu giá trị kim ngạch XK 2019 đạt 1 tỷ USD. 1.2.3 Đặc trưng ngành may mặc Sản xuất ngành dệt may có vai trò và ảnh hưởng lơn đến sản xuất và buôn bán quốc tế. Trong lịch sử mậu dịch thế giới, sản phẩm dệt may là những sản phẩm đầu tiên tham gia vào thị trường, nó có một số đặt trưng sau: - Dệt may là ngành mà sản phẩm của nó thuộc nhóm sản phẩm tiêu dùng thiết yếu nên khả năng tiêu dùng là rất lớn - Là ngành công nghiệp nhẹ, sử dụng nhiều lao động, phần lớn là lao động phổ thông. Bên cạnh đó, đây là ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh nên phù hợp với các nước đang phát triển có nguồn lao động dồi dào, trình độ thấp. Trường- Sản xuất theo Đại kiểu dây chuyền học nên hoạt đKinhộng của mỗi cá nhân,tếm ỗiHuế một đơn vị sản xuất đều ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất chung của toàn nhà máy. - Sản phẩm dệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tuỳ thuộc vào đối tượng tiêu dùng. Người tiêu dùng khác nhau về văn hoá, phong tục SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 14
  24. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục. - Sản phẩm dệt may mang tính thời trang cao, thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc, chất liệu để đáp ứng nhu cầu và gây ấn tượng cho người tiêu dùng. - Nhãn mác sản phẩm có ý nghĩa rất lớn đối với việc tiêu thụ sản phẩm vì người tiêu dùng không chỉ tính đến giá cả mà còn rất coi trọng chất lượng sản phẩm. - Yếu tố mùa vụ liên quan chặt chẽ đến việc sản xuất và bán hàng. Điều này cũng liên quan đến vấn đề thời hạn giao hàng, nếu như không muốn bỏ lỡ cơ hội xuất khẩu thì hơn bao giờ hết, hàng dệt may cần được giao đúng thời hạn để cung cấp hàng hoá kịp thời vụ. Mức thuế phổ biến đánh vào hàng dệt may cũng cao hơn so với các hàng hoá công nghiệp khác - Nguyên phụ liệu có số lượng rất lớn, đa dạng và ít khi được sử dụng lại nên lượng tồn kho không lớn. Mặc khác, số lượng nguyên phụ liệu, thành phẩm trong một doanh nghiệp có thể lên đến hàng trăm ngàn mã, chúng lại có sự tương đồng nhất định. Mỗi sản phẩm, mỗi mã hàng lại có quy trình sản xuất riêng và trang thiết bị, máy móc riêng. Bên cạnh đó, sản xuất để xuất khẩu đến những quốc gia khác nhau lại có những yêu cầu khác nhau. 1.2.4 Vai trò ngành dệt may Vai trò của công nghiệp dệt may với tăng trưởng kinh tế Ngành công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế quốc dân nhằm đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, có điều kiện mở rộng thương mại quốc tế và mang lại nhiều nguồn thu cho đất nước. Trong nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ “Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu đa dạng ngày càng cao phục vụ tốt cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu” Điều đó chỉ ra rằng công nghiệp Dệt May có vai trò quan trọng trong tiến trình công Trườngnghiệp hoá hiện đại hoá Đạiđất nước. Nó học thể hiện ở những Kinhđiểm sau: tế Huế - Cung cấp hàng hoá tiêu dùng Một trong những nhiệm vụ hàng đầu của ngành là cung cấp các sản phẩm cho thị trường trong nước. Trước hêt là đáp ứng được các nhu cầu về các mặt hàng như các SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 15
  25. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào loại quần áo, bít tất, vải vóc từ đơn giản đến phức tạp, từ bình dân đến cao cấp. Khi chất lượng cuộc sống được nâng cao thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Các sản phẩm về quần áo thời trang trở thành nhu cầu của hầu hết các tầng lớp dân cư trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Với một đất nước có tổng số dân khoảng 80 triệu người thì nhu cầu về may mặc lại càng lớn. Do vậy, đầu tư phát triển cho ngành Dệt May cần có định hướng vào thị trường trong nước, sản xuất nhiều mặt hàng phong phú về mẫu mã và kiểu cách để kích thích tiêu dùng trong nước, hướng dẫn khuynh hướng thời trang cho người tiêu dùng. Ngành dệt may được tổ chức trên phạm vi toàn quốc, có đủ sức giải quyết mối quan hệ giữa sản xuất và lưu thông trong một tổ chức thống nhất và có sự điều hành chặt chẽ từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ, bán buôn và bán lẻ làm chủ thị trường trong nước trong mọi tình huống, tránh được hiện tượng bán quota giữa các đơn vị thành viên (nhất là các công ty may). Công nghiệp dệt may còn được coi là định hướng để cung cấp sản phẩm cho khoảng 100 triệu dân vào năm 2010. - Cung cấp các sản phẩm xuất khẩu, mở rộng thương mại quốc tế Lợi thế so sánh là một trong những yếu tố thúc đẩy quan hệ ngoại thương, buôn bán trao đổi giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Nó góp phần nâng cao lợi ích của mỗi nước khi tham gia trao đổi. Trong điều kiện đặc thù, mỗi quốc gia tự tìm thấy lợi thế so sánh của mình với những quốc gia khác. Đặc trưng của Công nghiệp Dệt May là sử dụng rất nhiều nhân công, nên chi phí nhân công chiếm một tỷ lệ cao trong tổng giá thành. Việt Nam có chi phí lao động thấp, lao động dồi dào, cần cù khéo léo, đây chính là một lợi thế của Việt Nam. Việc tập trung vào lợi thế này sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam hạ giá thành sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên việc tận dụng lợi thế này còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng quản lý của các doanh nghiệp Việt Nam. Với đường lối mở cửa và hoà nhập thị trường thế giới nói chung và các nước trong khu vực nói riêng, cùng với sự chuyển dịch công nghệ đang diễn ra sôi nổi, ngành Dệt May đang có nhiều thuận lợi để phát triển. TrườngVới vai trò là ngành Đại cung cấp họcsản phẩm xuất Kinh khẩu và mở rộng tế quan hệHuế thương mại quốc tế ngành đã thu hút vào trong nước một lượng ngoại tệ đáng kể. Tuy nhiên, nguyên liệu phụ kiện sản xuất trong nước còn yếu kém lạc hậu chưa có mẫu mã phù hợp thị hiếu, sản phẩm sản xuất chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước, do đó SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 16
  26. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào ngành phải nhập khẩu nguyên vật liệu còn thiếu. Mặt khác để phát triển ngành Công nghiệp Dệt May, các đơn vị trong ngành hàng năm phải đầu tư thêm vốn để quá trình sản xuất được liên tục. Do đó đứng về phương diện sản xuất thì cán cân xuất nhập khẩu và vốn đầu tư cho ngành là một bộ phận góp phần tăng trưởng GDP của toàn ngành Dệt May dẫn đến tăng trưởng GDP toàn ngành Công nghiệp và GDP của cả nước. Như vậy, ngành Dệt May là ngành có năng lực cạnh tranh cao trong quá trình hội nhập thương mại quốc tế, là ngành xuất khẩu chủ lực của ngành công nghiệp Việt Nam trong những năm qua. Vai trò của Công nghiệp Dệt May với việc góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam Ngành Công nghiệp Dệt May là một bộ phận cấu thành công nghiệp Việt Nam trong cơ cấu ngành (Công nghiệp - Xây dựng; Nông nghiệp; Dịch vụ) của cơ cấu nền kinh tế. Công nghiệp Dệt May là một bộ phận tích cực góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam. Công nghiệp Dệt May phát triển sẽ làm tăng tỷ trọng phần trăm (%) công nghiệp trong cơ cấu kinh tế. Công nghiệp Dệt May là ngành sản xuất ra sản phẩm vật chất phục vụ cho tiêu dùng. Giá trị gia tăng của ngành được xác định dựa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận của các cơ sở sản xuất và dịch vụ trong ngành. Do vậy phát triển ngành Dệt May sẽ làm tăng thêm giá trị gia tăng của ngành công nghiệp, tăng tỷ trọng GDP của ngành công nghiệp. Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành ngược chiều phát triển. Ngành Công nghiệp Dệt May sử dụng nguyên liệu từ ngành nông nghiệp như đay, bông, tằm Do đó nó đòi hỏi ngành nông nghiệp cũng phải phát triển theo. Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành xuôi chiều phát triển. Sản phẩm của ngành sản xuất ra được phân phối trong phạm vi trong và ngoài nước và làm nguyên Trườngliệu đầu vào cho các ngànhĐại khác. Trhọcước hết sản phẩmKinh của ngành Dệttế là đ ầuHuế vào của ngành May, ngoài ra nó còn cung cấp cho các ngành khác như trang trí nội thất, giày da, bao bọc bàn ghế Để có khả năng tái sản xuất ngành thì cần phải thông qua các ngành dịch vụ như thông tin quảng cáo, bưu điện, dịch vụ bán hàng, ngành vận tải SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 17
  27. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Công nghiệp Dệt May thúc đẩy các ngành gián tiếp phát triển. Trong sản xuất kinh doanh, nếu ngành dệt may có nhu cầu sản xuất lớn thì kéo theo các ngành khác cũng phát triển, ví dụ như: ngành điện đảm bảo cho công suất máy hoạt động liên tục, ngành hoá chất phục vụ cho in vải thành phẩm, ngành chế tạo máy móc Chẳng hạn như ngành cơ khí chế tạo máy, để đáp ứng nhu cầu của ngành Dệt May, Nhà nước có chủ trương đầu tư phát triển cơ khí Dệt May Tóm lại, Công nghiệp Dệt May tác động tích cực đến cả ba ngành Công nghiệp, Nông nghiệp, Dịch vụ của cơ cấu nền kinh tế cả về mặt chất và mặt lượng. Vai trò của Công nghiệp Dệt May với giải quyết các vấn đề xã hội Trong quá trình sản xuất từ các yếu tố đầu vào cho đến khi đưa ra một sản phẩm Dệt May hoàn chỉnh có nhiều công đoạn thủ công đơn giản (đặc biệt là ngành May), do đó ngành dễ giành giải quyết và thu hút việc làm cho người lao động kể cả lao động xuất phát từ nông thôn, từ đó tăng thu nhập cho người lao động. GDP của ngành Dệt May là một bộ phận của tổng sản phẩm trong nước được xã hội tổ chức quản lý, bảo toàn và phân phối cho người lao động. Ngành càng phát triển thì GDP của ngành công nghiệp, của cả nước và bình quân đầu người cũng tăng thêm. Từ đó góp phần ổn định và thúc đẩy tiến bộ xã hội, cải thiện quan hệ sản xuất, bảo đảm và tiến tới phân phối công bằng hơn về thu nhập, đồng thời bảo đảm ngày càng nhiều công ăn việc làm cho xã hội, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tăng thời gian lao động được sử dụng ở nông thôn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 18
  28. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐƠN HÀNG CỦA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT 2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần Đầu tư dệt may Thiên An Phát 2.1.1 Giới thiệu về công ty - Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần đầu tư dệt may Thiên An Phát - Logo công ty: - Địa chỉ: Đường số 5, cụm Công nghiệp An Hòa, Phường An Hòa, Thành phố Huế, Thừa Thiên, Huế - Số điện thoại: 02343599927 - FAX: 02343521101 - Email: contact@thianco.com.vn - Website: Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Phát được thành lập ngày 19/5/2008. Công ty chuyên sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng may mặc. Doanh thu hàng năm trên 500 tỷ đồng, mức tăng trưởng từ 12 - 15%/năm. Công ty có 3 nhà máy thành viên với gần 2.000 cán bộ công nhân lao động. - Nhà máy May 1, địa chỉ: 120 Dương Thiệu Tước, phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích đất 12.500m2; có 16 chuyền may, thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, với năng lực sản xuất trên 3 triệu sản phẩm/năm; chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt kim như Polo shirt, T shirt, Jacket. - Nhà máy May 2, địa chỉ: đường số 5, Cụm Công nghiệp An Hòa, phường An Hòa, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, diện tích đất 17.000m2, có 16 chuyền may với các thiết bị nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, sản lượng hàng năm 3,5 triệu sản phẩm; chuyên sản xuất các mặt hàng vải dệt thoi và thời trang nữ. Trường- Nhà máy Bao Bì,Đạiđịa chỉ: đư họcờng số 1, khu Kinh Công nghiệp Phú tế Bài, phư Huếờng Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế với diện tích đất 26.000m2, trang bị hệ thống máy móc thiết bị nhập khẩu của Đài Loan, Mỹ, năng lực hàng năm 5 triệu m2 thùng carton và 10 triệu ống côn giấy. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 19
  29. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Xưởng thêu với 12 máy thêu được nhập khẩu từ Nhật, Đài Loan, với năng lực 16 triệu sản phẩm/năm đáp ứng nhu cầu sản xuất của công ty và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. - Xưởng Wash với 3 máy giặt, 4 máy vắt, 02 máy sấy được nhập khẩu từ Trung Quốc, năng lực 2 triệu sản phẩm/năm. Sản phẩm của Công ty được xuất khẩu sang các thị trường chủ yếu là Mỹ, Nhật Bản, EU. 2.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi, trách nhiệm xã hội, triết lý kinh doanh và solgan của công ty - Tầm nhìn: Trở thành Công ty thành công, đáp ứng tốt nhất hàng hóa và dịch vụ của khách hàng trong lĩnh vực Dệt May. - Sứ mệnh: Mang đến lợi ích cho khách hàng bằng sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Đem lại lợi nhuận cho nhà đầu tư và tạo môi trường làm việc thân thiện, tin cậy, chế độ đãi ngộ tương xứng, cơ hội thăng tiến cho mọi người lao động. - Giá trị cốt lõi Công ty: Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược; Công ty vừa là nơi làm việc vừa là trường học. Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng. - Trách nhiệm xã hội Với trách nhiệm của một doanh nghiệp, Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt May Thiên An Phát hoạt động không chỉ vì mục đích kinh doanh mà còn cam kết đóng góp tích cực vào việc phát triển con người, nâng cao chất lượng cuộc sống đảm bảo môi trường bền vững và góp phần phát triển xã hội. - Triết lý kinh doanh: TrườngLàm đúng ngay tĐạiừ đầu; học Kinh tế Huế An toàn, hiệu quả, bền vững và chuẩn mực quốc tế; Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ và trách nhiệm xã hội; Sự thịnh vượng của khách hàng là sự thành công của Thianco. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 20
  30. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Slogan: “Thiên An Phát- Tạo sự khác biệt” 2.1.3 Khách hàng Khách hàng phổ biến và chủ yếu của Thiên An Phát là các đối tác khác ở nước ngoài, một số khách hàng đã hợp tác với Thiên An Phát: Costco, Walmart, Perry Ellis, Hanesbrand, Sam Club, Ralph Laurent, JCPenny, Kohl's, Nihon, Zara, Rich Trend Một số nhãn hàng chính như Kirkland Signature, Callaway, Grand Slam, PGATour, ChampionTour, C9, APT9, Michael Kors, Lane Bryant, Polo, Avenue, Greg Norman, MLB, Kim Rogers, Time and Tru 2.1.4 Phương thức sản xuất Hiện nay, Công Ty Cổ Phần Dệt May Thiên An Phát tiến hành xuất khẩu theo hai phương thức: xuất khẩu trực tiếp và gia công. - Phương thức gia công: Theo phương thức này, Công Ty nhận gia công trực tiếp qua đối tác khách hàng, họ sẽ cung cấp nguyên phụ liệu, mẫu mã, tài liệu, yêu cầu kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Sau khi sản xuất gia công xong thành phẩm, Công Ty sẽ liên lạc khách hàng để kiểm tra, giám định chất lượng. Sau khi kiểm tra, giám định xong, hàng đạt yêu cầu mới được đóng gói, vận chuyển hàng xuống cảng xuất. Hình thức này mang lại lợi nhuận thấp (chỉ thu được phí gia công, chi phí bao bì (nếu có), đồng thời Công Ty bị thụ thuộc vào đối tác, nhưng nó giúp Công Ty có việc làm thường xuyên, làm quen và từng bước thâm nhập thị trường nước ngoài, làm quen với máy móc thiết bị hiện đại. Đối với gia công nhận trực tiếp với khách hàng, chủ yếu là khách hàng truyền thống, họ sẽ đặt gia công cung cấp nguyên vật liệu như trong thỏa thuận kí kết hợp đồng và công ty sẽ tiến hành gia công. - Phương thức xuất khẩu trực tiếp: Công Ty xuất khẩu trực tiếp dưới dạng FOB. Với phương thức này khách hàng đặt hàng theo mẫu, yêu cầu về kiểu dáng, chất lượng, chất liệu sản phẩm, nguyên phụ liệu, dựa trên quy cách mẫu mã mà khách hàng đặt hàng, Công Ty phải bỏ tiền mua nguyên phụ liệu, Công Ty phải vận chuyển Trườngvà giao hàng tại cảng xuất.Đại Xuất khẩu học loại này đem Kinh lại hiệu quả cao tế nhất do Huế Công Ty có thể chủ động trong việc chuẩn bị nguồn hàng cũng như lựa chọn phương tiện vận tải, giảm được chi phí trung gian từ đó làm tăng lợi nhuận cho Công Ty. 2.1.5 Sơ đồ bộ máy quản lý công ty SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 21
  31. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ DỆT MAY THIÊN AN PHÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KỸ PHÒNG KẾ GIÁM ĐỐC NHÀ GIÁM ĐỐC NHÀ GIÁM ĐỐC PHÒNG NHÂN PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ GIÁM ĐỐC THUẬT HOẠCH THỊ MÁY MAY 1 MÁY MAY 2 XƯỞNG CẮT SỰ TOÁN NHÀ MÁY TRƯỜNG BAO BÌ PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 1 PHÓ GIÁM ĐỐC NHÀ MÁY MAY 2 PHÒNG ĐIỀU HÀNH MAY 1 PHÒNG ĐIỀU HÀNH MAY 2 TỔ TỔ CÁC TỔ VĂN BẢO TỔ TỔ TỔ TRƯỞNG HOÀN CẮT TỔ BẢO PHÒNG VỆ NGUYÊN PHỤ KỸ QC PHÒNG NHÂN THÀNH MAY TRÌ VSCN LIỆU THUẬT SỰ (Nguồn: Phòng Nhân sự Công ty Thiên An Phát) Sơ đồ 2: Tổ chức bộ máy quản lý CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát SVTH: Nguyễn Lam TrườngGiang - K50B KDTM Đại học Kinh22 tế Huế
  32. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của một số bộ phận chính trong công ty: - Tổng giám đốc: Là người đứng đầu của công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Phó Tổng giám đốc, chỉ đạo trực tiếp phòng Nhân sự, phòng Tài chính kế toán hoàn thành nhiệm vụ được phân công và ra các quyết định chính xác, kịp thời. - Phó tổng giám đốc: Giúp Tổng giám đốc Công ty điều hành công tác sản xuất kinh doanh may; tham mưu cho Tổng giám đốc về chiến lược phát triển Công ty bền vững, tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Nhà máy May; Phòng Kỹ thuật, Phòng Kế hoạch thị trường các đơn vị liên quan hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. - Giám đốc nhà máy may: Tổ chức, quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của nhà máy May nhằm triển khai sản xuất hoàn thành kế hoạch Công ty; đảm bảo năng suất, chất lượng, tiến độ, hiệu quả và an toàn. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức, trình độ nghiệp vụ, tay nghề cho cấp dưới. - Giám đốc nhà máy Bao bì: Tổ chức quản lý, điều hành, giám sát Nhà máy bao bì hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Đánh giá lựa chọn nhà thầu cung ứng phụ liệu theo quy định của Công ty. - Giám đốc xưởng cắt: Tổ chức quản lý, điều hành và giám sát xưởng cắt hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. Sử dụng các nguồn lực của xưởng, chịu trách nhiệm chính trong việc tiếp nhận, quản lý nguyên liệu; thực hiện sản xuất, bàn giao bán thành phẩm cắt cho các nhà máy May theo yêu cầu của Công ty. - Phòng nhân sự: Tham mưu cho Tổng giám đốc về công tác tổ chức bộ máy, quy hoạch cán bộ, công tác xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công tác nguồn nhân lực, tiền lương, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính, đáp ứng chất lượng và số lượng lao động, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn hiệu lực. - Phòng kế hoạch thị trường: Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về phương án sản Trườngxuất kinh doanh hàng mayĐại mặc. Tổ chứchọc tìm kiếm Kinhkhách hàng, xây dựngtế kế Huếhoạch sản xuất, công tác xuất nhập khẩu cho Công ty. Lập thủ tục hợp đồng và thanh toán thu tiền về cho Công ty, xây dựng và phát triển thương hiệu Thianco hàng may mặc xuất khẩu. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 23
  33. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm tổ chức quản lý công tác kỹ thuật, nguyên phụ liệu, tài liệu kỹ thuật , quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực của Công ty giao bao gồm: máy móc thiết bị, lao động, các trang thiết bị văn phòng có hiệu quả. - Phòng tài chính kế toán: có nhiệm vụ thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của Công ty, phối hợp với các đơn vị giải quyết các nghiệp vụ phát sinh nhằm đảm bảo việc chấp hành đúng chế độ chính sách quản lí kinh tế của Nhà nước. Định kì tiến hành phân tích hoạt động sane xuất kinh doanh, báo cáo kết quả trước hội nghị lãnh đạo chủ chốt công ty. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo các phương án tăng vốn, bảo toàn vốn, các giải pháp phòng ngừa rủi ro, các chế độ chính sách liên quan đến cổ đông Công ty. 2.1.6 Tình hình lao động ở công ty CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát trong những năm gần đây luôn quan tâm và xác định con người là yếu tố quan trọng trong quá trình kinh doanh, là tài sản quý báu và là yếu tố quyết định đến sự sống còn của Công ty. Do tính chất của công việc dệt may đòi hỏi sự khéo léo, tinh xảo và tỉ mỹ nên số lượng lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn lao động nam trong Công ty. Tình hình lao động từ 2016 - 2018 được thể hiện qua bảng sau: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 24
  34. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 1: Tình hình cơ cấu lao động Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: người Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Số Số Số % % % +/- % +/- % lượng lượng lượng Tổng số lao động 1892 100 1953 100 1983 100 61 3,22 30 1,54 Phân tích theo tính chất công việc Quản lý 77 4,07 77 3.94 77 3,88 0 0 0 0 Gián tiếp 849 44,87 871 44.60 882 44,48 22 2,59 11 1,26 Trực tiếp 966 51,06 1005 51,46 1024 51,64 39 4,04 19 1,89 Phân tích theo trình độ lao động Đại học và sau đại học 68 3,59 83 4,25 108 5,45 15 22,06 25 30,12 Cao đẳng 40 2,11 46 2,36 60 3,03 6 15,00 14 30,43 Trung cấp 26 1,37 30 1,54 33 1,66 4 15,38 3 10,00 Sơ cấp nghề 4 0,21 4 0,20 4 0,20 0 0,00 0 0,00 Phổ thông 1754 92,71 1790 91,65 1778 89,66 36 2,05 -12 -0,67 Phân theo giới tính Nam 378 19,98 390 19,97 397 20,02 12 3,17 7 1,79 Nữ 1514 80,02 1563 80,03 1586 79,98 49 3,24 23 1,47 (Nguồn: Phòng Nhân sự) Nhân sự là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nguồn nhân lực có trình độ cao, bố trí lao động một cách hợp lý là vấn đề quan trọng góp phần nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TrườngTừ khi thành lập Đại cho đến nay, học công ty đã cóKinh nhiều chuyển biến tế tích cựcHuế về quy mô lao động, năng lực, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng được nâng cao. Điều này được thể hiện thông qua các số liệu sau: SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 25
  35. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Nhìn vào bảng 1 ta thấy được tổng số lao động của Công ty không ngừng tăng lên qua 3 năm cả về cơ cấu và số lượng. Trong đó, từ năm 2016 số lượng nhân viên là 1892 người đến năm 2017 đạt 1953 người tăng lên 61 người tương ứng với tăng 3,22%. Và từ năm 2017 đến năm 2018 tiếp tục tăng thêm 30 người tương ứng với tăng 1,54%. Cơ cấu lao động theo tính chất: Ta nhận thấy lao động trực tiếp và lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng lớn nhất trong Công ty. Từ năm 2016 đến năm 2018, cán bộ quản lý giữ số lượng cố định qua các năm với số lượng 77 người, số lượng lao động trực tiếp tăng từ 966 người lên 1024 người tương ứng tăng từ 51,06% đến 51,64% và lao động gián tiếp tăng từ 849 người đến 882 người. Như vậy, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp có tăng nhưng không biến động nhiều, giữ mức khá ổn định. Như vậy, nhìn chung sự thay đổi về cơ cấu nhân sự giai đoạn 2016-2018 có diễn biến tích cực, số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng, lao động trực tiếp chiếm phần hơn, điều này là phù hợp với tính chất công việc may mặc, cần lượng lao động trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Cơ cấu lao động theo trình độ: Trình độ lao động có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến thành công của công ty cũng như phản ánh năng lực của công ty. Qua bảng 1, có thể thấy cơ cấu lao động theo trình độ qua các năm tăng đều, lao động phổ thông chiếm đa số, trong khi đó lao động trình độ cao đẳng, đại học còn chiếm tỷ lệ thấp. Trong 3 năm vừa qua, số lượng nhân viên có trình độ có xu hướng tăng lên theo hướng tích cực. Từ năm 2016 đến năm 2017 số người có trình độ Đại học và sau đại học tăng thêm 15 người từ 68 lên 83 người ứng với 22,06%, trình độ Cao đẳng tăng 6 người từ 40 lên 46 người, trung cấp tăng 4 người ứng với 15,38%, lao động phổ thông Trườngtăng 36 người từ 1754 Đạilên đến 1790 học người. Đến nKinhăm 2018, số nhân tế viên cóHuế trình độ Đại học và sau đại học có 108 người, trình độ Cao đẳng có 60 người ứng với tăng 30,43% và trung cấp có 33 người, trình độ sơ cấp nghề giữ nguyên với số lượng cố định 4 người qua các năm, với lực lượng lao động phổ thông giảm 12 người ứng với SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 26
  36. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào giảm 0,67% còn 1778 người. Mặc dù số lượng lao động phổ thông có giảm nhưng nhóm này vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng số lao động vì đây là lực lượng lao động chủ yếu, trực tiếp tạo ra sản phẩm. Với tính chất ngành may mặc, cơ cấu lao động theo trình độ này có thể đáp ứng được yêu cầu công việc công ty, tùy vào năng lực của từng lao động mà bố trí sắp xếp công việc hợp lý. Tuy nhiên công ty cũng nên nâng cao tay nghề lao động bằng các biện pháp như tuyển dụng nhân viên có trình độ cao đẳng, đại học nhiều hơn, đào tạo công nhân viên, nâng cao tay nghề lao động, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cơ cấu lao động theo giới tính: Ta thấy cơ cấu lao động của Công ty có sự chênh lệch lớn. Do tính chất, đặc điểm của ngành dệt may nên đa số nhân viên trong Công ty là nữ giới. Cụ thể, năm 2016 tỷ lệ nữ chiếm 80,02% trong khi đó nam giới chỉ chiếm 19,98%. Đến năm 2017, số lao động nam tăng 12 người tương ứng 3,17% và số lao động nữ cũng tăng thêm 49 người, tương ứng tăng 3,24% so với năm 2016. Từ năm 2017 đến năm 2018, số lượng nhân viên nam chiếm 20,02% và nhân viên nữ chiếm 79,98%. Như vậy đến năm 2018, tổng số nhân viên nam của Công ty là 397 người và nhân viên nữ là 1586 người. 2.1.7 Tình hình tài sản và nguồn vốn của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016– 2018 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 27
  37. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Bảng 2: Tình hình tài sản và nguồn vốn qua 3 năm 2016 – 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Năm Năm 2017/2016 2018/2017 TT Chỉ Tiêu 2016 2017 2018 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % A TÀI SẢN 161,93 232,99 292,43 71,06 43,88 59,44 25,51 TÀI SẢN I. 87,1 151,75 204,3 64,65 74,23 52,55 34,63 NGẮN HẠN 1 Tiền 18,05 21,55 45,08 3,5 19,39 23,53 109,19 Các khoản phải 2 thu ngắn hạn 35,49 75,24 82,76 39,75 112,00 7,52 9,99 3 Hàng tồn kho 33,56 54,96 76,46 21,4 63,77 21,50 39,12 TÀI SẢN DÀI II. 74,83 81,24 88,13 6,41 8,57 6,89 8,48 HẠN Các khoản phải 1 thu dài hạn 0,68 1,01 0,68 0,33 48,53 TÀI SẢN CỐ 2 74,83 80,57 87,12 5,74 7,67 6,55 8,13 ĐỊNH B NGUỒN VÔN 161,93 232,99 292,43 71,06 43,89 59,44 25,51 III NỢ PHẢI TRẢ 104,32 158,70 214,71 54,38 52,13 56,01 35,29 Nợ phải trả 1 78,83 128,18 201,95 49,35 62,60 73,77 57,55 ngắn hạn Nợ phải trả dài 2 25,49 30,52 12,76 5,03 19,73 -17,76 -58,19 hạn VỐN CHỦ SỞ IV 57,61 74,29 77,73 16,68 28,95 3,44 4,63 HỮU Trường Đại học(Nguồn: Phòng Kinh Tài chính Kế Toán tế và tácHuế giả phân tích) Nhìn vào bảng số liệu, ta thấy quy mô của CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát biến động qua các năm. Tổng tài sản và nguồn vốn của Công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 tổng tài sản và nguồn vốn là 161.928 triệu đồng, đến năm 2017 SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 28
  38. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào thì tăng thêm 71,06 tỷ đồng hay tăng 43,88% so với năm 2016 đạt mức 232,99 tỷ đồng. Đến năm 2018 thì tổng tài sản và nguồn vốn tiếp tục tăng cao đạt mức 292,43 tỷ đồng tương đương tăng 25,51% so với năm 2017. Điều này cho thấy quy mô của Công Ty đang mở rộng dần, sự mở rộng quy mô này là do biến động của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn hay cụ thể các khoản mục chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản Công Ty như: Khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản cố định. Trong cơ cấu tổng tài sản thì tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Cụ thể như sau: Tổng tài sản ngắn hạn năm 2016 là 87,1 tỷ đồng và đến năm 2017 tổng tài sản ngắn hạn là 151,75 tỷ đồng tăng 64.65 triệu đồng tương ứng tăng 74,23% so với năm 2016. Và năm 2018 tiếp tục tăng đạt mức 204,3 tỷ đồng hay tăng 34,63% so với năm 2017. Tài sản dài hạn năm 2017 là 81,24 tỷ đồng tăng 6,41 triệu tương ứng tăng 8.57% so với năm 2016. Năm 2018 là đạt mức 88,13 tỷ đồng tương ứng tăng 8.48% so với năm 2017. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn. Năm 2016 nợ phải trả là 104,32 tỷ đồng, đến năm 2017 là 158,7 tỷ đồng tương ứng tăng 52,13%. Năm 2018 nợ phải trả là 214,71 tỷ đồng tương ứng tăng 35,29%. Như vậy thể hiện mức độ tự chủ tài chính của DN tương đối thấp, tuy nhiên qua các năm thì vốn chủ sở hữu tăng lên, điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã mang lại lợi nhuận và góp phần tăng mức độ tự chủ về tài chính và cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty có tiến triển theo xu hướng tích cực. Như vậy, Công ty cần phải luôn chú trọng đến cân đối tài sản, nguồn vốn với tình hình kinh doanh của Công ty để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 29
  39. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.1.8 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP Đầu tư Dệt May Thiên An Phát giai đoạn 2016 – 2018 Bảng 3: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2016 - 2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017 STT Chỉ Tiêu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- % (%) (%) (%) 1 DT bán hàng và CCDV 406,54 100 358,22 100 541,7 100 - 48,32 -11,89 183,48 51,22 2 Các khoản giảm trừ DT - - - - - - - 3 DT thuần về bán hàng 406,54 100 358,22 100 541,7 100,00 -48.32 -11,89 183,48 51,22 4 Giá vốn hàng bán 367,7 90,45 312,25 87,17 489,58 90,38 -55.45 -15,08 177,33 56,79 5 LN gộp vế bán hàng và CCDV 38,84 9,55 45,97 12,83 52,13 9,62 7.13 18,36 6,16 13,4 6 DT hoạt động tài chính 4,32 1,06 2,47 0,69 3,52 0,65 -1.85 -42,82 1,05 42,51 7 Chi phí hoạt động tài chính 3,96 0,97 4,62 1,29 5,67 1,05 0,66 16,67 1,05 22,73 8 Chi phí bán hàng 7,17 1,76 10,81 3,02 10,95 2,02 3,64 50,77 0,14 1,3 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 9,42 2,32 12,68 3,54 15,77 2,91 3,26 34,61 3,09 24,37 10 Lợi nhuận thuần từ HĐKD 22,62 5,56 20,34 5,68 23,26 4,29 -2,28 -10,08 2,92 14,36 11 Thu nhập khác 1,66 0,4 0,86 0,24 0,33 0,06 -0,8 -48,19 -0,53 -61,63 12 Chi phí khác 0,41 0,1 0,35 0,10 0,54 0,10 -0,06 -14,63 0,19 54,29 13 Lợi nhuận khác 1,22 0,3 0,5 0,14 -0,21 -0,04 -0,72 -59,02 -0,71 -142 Tổng lợi nhuận kế toán trước 14 23,85 5,86 20,85 5,82 23,05 4,25 -3 -12,58 2,2 10,55 thuế 15 Chi phí thuế TNDN hiện hành 4,77 1,17 4,17 1,16 4,61 0,85 -0,6 -12,58 0,44 10,55 16 Lợi nhuận sau thuế TNDN 19,07 4,69 16,68 4,66 18,44 3,40 -2.39 -12,53 1,76 10,55 (Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán và tác giả phân tích) SVTH: Nguyễn Lam TrườngGiang - K50B KDTM Đại học Kinh30 tế Huế
  40. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Thông qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh của CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát trong giai đoạn từ 2016 – 2018, nhận thấy doanh thu của Công ty có sự biến động rõ rệt trong 3 năm qua. Đặc biệt doanh thu năm 2017 giảm mạnh so với năm 2016 và 2018, điều này có thể do ảnh hưởng chung của sự suy giảm kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam. Tuy nhiên đến năm 2018 doanh thu tăng lên mạnh mẽ, điều này chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của toàn bộ cán bộ công nhân viên công ty.  Về doanh thu: - Năm 2017, tổng doanh thu đạt 358,22 tỷ đồng giảm hơn 48 tỷ so với năm 2016, tương đương giảm 11,89%. - Năm 2018, tổng doanh thu đạt 541,7 tỷ đồng tăng hơn 183 tỷ so với năm 2017, tương đương tăng 51,22%. Đây được xem là tốc độ tăng trưởng đột biến, là một năm thành công của công ty. - Năm 2017, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến thương mại thế giới, ngành dệt may Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với bề dày kinh nghiệm quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh linh hoạt, phù hợp với điều kiện từng giai đoạn, từng thời kỳ của Ban lãnh đạo công ty đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc của công ty qua giai đoạn khó khăn nên tổng doanh thu của công ty tăng đến 51,22% so với năm trước.  Về chi phí: - Chi phí kinh doanh của công ty bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí khác. Trong tổng chi phí của công ty thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là chi phí quản lý DN, chi phí bán hàng, chi phí hoạt động tài chính. Chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí khác chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí. - Giá vốn hàng bán biến động qua các năm. Năm 2017 giá vốn hàng bán giảm 15,08% so với năm 2016. Từ hơn 367,7 tỷ đồng giảm còn khoảng 312,25 tỷ đồng. TrườngNăm 2018 đạt hơn 489 ,Đại58 tỷ đồng tương học đương tăng Kinh 56,79 % so với ntếăm 2017. Huế Qua đó cho thấy giá mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công và các chi phí khác tăng dẫn đến giá vốn tăng. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 31
  41. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Vào năm 2017, chi phí quản lý DN đạt hơn 12,68 tỷ đồng tức là tăng hơn 3,2 tỷ so với năm 2016 tương đương tăng 34,61%. Năm 2018 tăng 24,37% tương ứng với mức chi phí tăng 3,09 tỷ đồng so với năm 2017. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng là do công ty mở rộng quy mô đòi hỏi cần phải tuyển thêm đội ngũ nhân viên để phục vụ cho hoạt động quản lý và nâng cao hiệu quả việc sản xuất kinh doanh. - Kế tiếp là chi phí bán hàng. Năm 2017 là 10,81 tỷ đồng và tăng 50,77% so với năm 2016 và đến năm 2018 tiếp tục tăng lên gần 10,95 tỷ đồng tương ứng tăng 1,3% so với năm 2017. Như vậy, mặc dù năm 2017 chi phí bán hàng tăng nhưng doanh thu lại giảm điều đó dẫn tới lợi nhuận giảm mạnh. Do đó DN cần có các biện pháp để cắt giảm chi phí, kiểm soát chi phí nhằm đảm bảo được hiệu quả chi tiêu, từ đó sẽ làm tăng lợi nhuận của DN.  Về lợi nhuận: - Lợi nhuận sau thuế của CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2016 đạt 19,07 tỷ đồng. - Năm 2017 lợi nhuận sau thuế đạt 16,68 tỷ đồng, giảm so với năm 2016 là 2,39 tỷ đồng, tương ứng giảm 12,53%. Nguyên nhân là do chi phí tăng cao hơn so với năm trước do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế và cuộc chiến thương mại. Đây là năm mà ngành dệt may nói chung gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng của ngành không cao. - Sau những biến động kinh tế năm 2017 cùng với sự lãnh đạo và nỗ lực của toàn bộ tập thể CTCP Đầu tư Dệt may Thiên An Phát, đã đưa lợi nhuận sau thuế TNDN của công ty trong năm 2018 tăng lên đáng kể đạt 18,44 tỷ đồng tương ứng với tăng 10,55%. Đây là một con số khá khả quan. - Qua phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh cho ta thấy được rằng Công ty đang cố gắng để hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, tình hình doanh thu cũng như Trườnglợi nhuận có sự tăng trư Đạiởng đáng k ể.học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 32
  42. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2 Đánh giá hoạt động quản lý đơn hàng của công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát 2.2.1 Tình hình đơn hàng của Công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018 Bảng 4: Tình hình doanh thu đơn hàng công ty Cổ phần Đầu tư Dệt may Thiên An Phát năm 2017-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng So sánh sản lượng So sánh doanh thu Năm 2017 Năm 2018 S 2018/2017 2018/2017 T KHÁCH HÀNG SẢN % DT SẢN % DT DOANH DOANH T LƯỢNG THEO LƯỢNG THEO (+/-) % (+/-) % THU THU (sản phẩm) KH (sản phẩm) KH 1 CENTURY 2.361.859 69,09 35,2 1.683.968 56,3 26,47 - 677.891 -28,7 -12,79 -18,51 2 FOB RESOURCES 1.653.801 45,38 23,12 1.378.215 46,09 21,67 - 275.586 -16,66 0,71 1,56 3 ARAMARK 323.040 6,55 3,34 58.320 1,11 0,52 - 295.720 -91,54 -5,44 -83,05 4 CHEUNG YUE 1.167.422 20,57 10,48 1.037.005 40,59 19,09 -130.417 -11,17 20,02 97,33 5 AIGL - - - 434.202 15,99 7,52 - - - - 6 DỆT MAY HUẾ 340.560 8,93 4,55 - - 0 - - - - TRẦN THÀNH 8 73.559 2,02 1,03 - - 0 - - - - CÔNG 9 SUPREME RICH 705.283 9,91 5,05 315.350 4,25 1,96 - 389.933 -55,29 -5,66 -57,11 SVTH: Nguyễn Lam TrườngGiang - K50B KDTM Đại học Kinh33 tế Huế
  43. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 10 NIHON - - - 121.013 4,16 2 - - - - 11 DYNAMIC 385.951 12,28 6,25 780.894 21,04 9,89 394.943 102,33 8,76 71,34 11 WELLMAX 154.337 4,16 2,12 160.218 4,93 2,32 5.881 3,81 0,77 18,51 12 AGTEX 36.568 0,99 0,50 - - 0 - - - - 13 QTC 29.280 0,79 0,40 - - 0 - - - - 14 VICORUS 401.067 10,74 5,47 178.091 3,5 1,64 - 222.976 -55,6 -7,24 -67,41 15 ĐỒNG PHỤC 2.356 0,06 0,03 - - 0 - - - - 16 FOMICA 22.260 0,67 0,34 18.185 0,54 0,25 - 4.075 -18,31 -0,13 -19,4 17 HAMALIN 35.811 1,12 0,57 - - 0 - - - - 18 THIÊN AN PHÚ 158.415 3,02 1,54 - - 0 - - - - 19 LEE YAW 630 0,03 0,01 - - 0 - - - - 20 SHENDA - - - 622.204 14,18 6,67 - - - - -56,74 TỔNG CỘNG 7.852.199 196,31 100 6.787.665 212,68 100 -1.064.534 -13,56 1 (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường và tác giả phân tích) SVTH: Nguyễn Lam TrườngGiang - K50B KDTM Đại học Kinh34 tế Huế
  44. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy CENTURY là khách hàng chủ lực chiếm sản lượng và doanh thu cao nhất của công ty trong năm 2017 và 2018 lần lượt là 35,2% và 26%, cụ thể đạt 2.361.859 sản phẩm và 69,09 tỷ đồng trong năm 2017, 1.683.968 sản phẩm và 56,3 tỷ đồng trong năm 2018. Tuy nhiên, sản lượng trong năm 2018 thấp hơn 28,7% tức là 677.891 sản phẩm so với năm 2017. Điều này dẫn đến doanh thu của năm 2018 cũng thấp hơn so với năm 2017 là 18,51% tương ứng với 12,79 tỷ đồng. Tiếp đến là khách hàng FOB RESOURCES là khách hàng chiếm 23,12% doanh thu trong năm 2017 và 22% doanh thu trong năm 2018. Sản lượng đạt được trong năm 2017 là 1.653.801 sản phẩm cao hơn 275.586 sản phẩm so với năm 2018 là 1.378.215 sản phẩm. Tuy sản lượng năm 2018 thấp hơn 16,66% sản lượng năm 2017 nhưng doanh thu của công ty kiếm được từ khách hàng FOB RESOURCES trong năm 2018 cao hơn năm 2017 là 1,56% tương ứng 0,71 tỷ đồng, cụ thể hơn doanh thu trong năm 2017 là 45,38 tỷ đồng và 46,09 tỷ trong năm 2018. Khách hàng ARAMARK chiếm 3,34% doanh thu của công ty trong năm 2017 tức là 6,55 tỷ đồng và 1,11 tỷ đồng tương ứng 0,52% trong năm 2018. Ta có thể thấy doanh thu trong năm 2018 từ khách hàng ARAMARK giảm mạnh đến 83,05% so với năm 2017. Bên cạnh đó, sản lượng cũng giảm đáng kể, cụ thể 27.320 sản phẩm trong năm 2018 thấp hơn 91,54% tương ứng 295.720 sản phẩm so với năm 2017 là 323.040 sản phẩm. Cùng với đó là khác hàng SUPREME RICH có sản lượng trong năm 2017 là 705.283 sản phẩm và 315.350 sản phẩm trong năm 2018, giảm 55,6% so với năm 2017. Bên cạnh đó, doanh thu trong năm 2017 là 9.91 tỷ đồng cao hơn 57,17% so với năm 2018 là 4,25 tỷ đồng. Đây là hai khách hàng có sự giảm đột biến từ sản lượng đến doanh thu trong vòng 1 năm. Sản lượng trong năm 2017 của khách hàng CHEUNG YUE là 1.167.422 sản phẩm và 1.037.005 trong năm 2018 tức thấp hơn 11,17% tương ứng 130.417 sản phẩm Trườngso với sản lượng năm 2017.Đại Tuy nhiên, học doanh thu Kinhcủa công ty trong tế năm 2018Huế đến từ khách hàng CHEUNG YUE tăng đáng kể so với năm 2017 là 97,31% tương ứng 20,02 tỷ đồng. Cụ thể hơn, năm 2017 doanh thu của công ty từ khách hàng này là 20,57 tỷ đồng và 40,59 tỷ đồng trong năm 2018. SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 35
  45. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Đối với khách hàng DYNAMIC, sản lượng trong năm 2017 là 385.951 sản phẩm và tăng mạnh 394.943 sản phẩm tương ứng 102,33% và đạt 780.894 sản phẩm trong năm 2018. Tiếp theo, doanh thu của công ty thu được từ khách hàng DYNAMIC trong năm 2017 là 12,28 tỷ đồng và 21,04 tỷ đồng trong năm 2018 đồng nghĩa với tăng 8,76 tỷ đồng tương ứng 71,34% so với năm 2017. Cùng với đó là khách hàng WELLMAX có sản lượng đạt 154.337 sản phẩm trong năm 2017 và tăng đến 160.218 sản phẩm tương ứng 3,81% so với năm 2018 với sản lượng là 160.218 sản phẩm. Doanh thu trong năm 2017 thu được từ khách hàng WELLMAX là 4,16 tỷ đồng và tăng nhẹ đến 4,93 tỷ đồng trong năm 2018 tức tăng 18,51% so với năm 2017. Hai khách hàng có xu hướng giống nhau đó là VICORUS và FOMICA. Đối với khách hàng VICORUS, trong năm 2017 và 2018 đạt lần lượt 401.067 sản phẩm và 178.091 sản phẩm tức là năm 2018 giảm 222.976 sản phẩm tương ứng 55,6% so với năm 2017. Từ đó, doanh thu cũng bị giảm theo từ 10,74 tỷ đồng trong năm 2017 xuống còn 3,5 tỷ đồng trong năm 2018 tương ứng giảm 7,24 tỷ đồng. Cuối cùng là khách hàng FOMICA có sản lượng trong năm 2017 và 2018 lần lượt là 22.260 sản phẩm và 18.185 sản phẩm tức giảm 18,3% tương ứng 4.075 sản phẩm. Doanh thu đạt được trong năm 2017 là 0,67 tỷ đồng cao hơn 18.51% tương ứng 0,13 tỷ đồng so với năm 2018 đạt 0,542 tỷ đồng. Ta có thể thấy, tổng doanh thu đạt được của công ty trong năm 2018 là 212,68 tỷ đồng cao hơn năm 2017 là 196,31 tỷ đồng mặc dù sản lượng năm 2018 thấp hơn 13,56% so với năm 2017. Trước hết đây là một dấu hiệu tốt vì công ty đã có những tiến bộ trong năm 2018 và khắc phục được những sai sót trong năm 2017. Đây là nhờ sự quản lý chặt chẽ đến từ phía ban quản lý và sự nỗ lực của toàn thể công nhân trong công ty. Bên cạnh đó là công tác quản lý chi phí nguyên phụ liệu được cải thiện đáng kể giúp công ty tăng tối đa nguồn doanh thu của mình. 2.2.2 Thực trạng quy trình quản lý đơn hàng của bộ phận Kế hoạch thị trường Trường2.2.2.1 Quy trình xem Đạixét và nhận đơnhọc hàng Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 36
  46. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Giao dịch với khách hàng và tiếp nhận yêu cầu báo giá/đơn đặt hàng Phản hồi khách hàng Xem xét khả năng đáp ứng No Yes xét Tính giá thành và giá chào cho khách hàng No Xem xét và phê duyệt Xem xét lại hoặc ngưng Báo giá và nhận thông tin phản hồi từ khách hàng No Yes xét Lập hợp đồng hoặc xác nhận mua bán Yes xét Phân công chuyên viên theo dõi đơn hàng và tổng hợp các đơn hàng nhận được Lưu hồ sơ Sơ đồ 3: Quy trình xem xét và nhận đơn hàng Trường Đại học (NguKinhồn: Phòng Kế tếhoạch thịHuế trường) Bước 1: Giao dịch với khách hàng và tiếp nhận yêu cầu báo giá/ đơn đặt hàng Chuyên viên Marketing giao dịch với khách hàng để tìm kiếm nguồn hàng và trực tiếp tiếp nhận các yêu cầu báo giá từ khách hàng hoặc qua thông tin cung cấp từ SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 37
  47. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc/ Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách Công tác Marketing, liên hệ giao dịch với khách hàng để tiếp nhận các yêu cầu báo giá cho khách hàng. Ngoài ra, thông qua các kênh thông tin khác nhau (qua giới thiệu, internet, ) chuyên viên Marketing tìm hiểu để phát triển thêm khách hàng mới để tìm kiếm thêm nguồn hàng bổ sung đáp ứng đủ năng lực sản xuất của các nhà máy may của Công ty. Bước 2: Xem xét khả năng đáp ứng Trường hợp sản phẩm là vải dệt kim các loại - Chuyên viên Marketing tiến hành kiểm tra các thông tin sau: Chất liệu, kiểu dệt, trọng lượng g/m2, các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có yêu cầu từ khách hàng), thời gian giao hàng - Phối hợp với Nhà máy May để xem xét khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng. Sau khi xem xét các yếu tố, nếu Công ty không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì thông tin lại cho khách hàng. Nếu Công ty đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật, tiến hành tính giá và chào giá. Trường hợp sản phẩm là hàng may mặc Chuyên viên Marketing kiểm tra yêu cầu của đơn hàng là FOB hay gia công. Nếu là đơn hàng FOB, thì kiểm tra các yêu cầu: - Nguyên liệu: do Công ty sản xuất hay nhập khẩu/mua ngoài, nếu là nhập về thì kiểm tra nhập theo chỉ định của khách hàng hay Công ty tự tìm kiếm nguồn; kiểm tra các thông tin về chất liệu, kiểu dệt, trọng lượng g/m2 và các yêu cầu đặc biệt khác (nếu có yêu cầu từ khách hàng). Lưu ý kiểm tra tất cả các yêu cầu về các nguyên liệu ngoài nguyên liệu chính như vải phối, cổ, bo Đối với trường hợp nguyên liệu do Công ty sản xuất, sau khi xem xét các yếu tố trên, nếu Công ty không đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu của khách hàng thì thông tin lại cho khách hàng; nếu Công ty đáp ứng được các yêu cầu trên thì xem xét đến các yêu cầu tiếp theo; Trường- Phụ liệu: Ki ểmĐại tra các chi tiếthọc phụ liệu sửKinh dụng cho sản phẩm; tế phụ Huế liệu nhập theo chỉ định của khách hàng hay Công ty tự tìm kiếm nguồn; Nếu Công ty tự tìm kiếm nguồn thì kiểm tra khả năng đáp ứng phụ liệu. Trường hợp không tìm được SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 38
  48. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào nguồn cung ứng phụ liệu thì phải phản hồi lại cho khách hàng và đề nghị khách hàng giới thiệu nguồn cung ứng; - Số lượng khách hàng dự kiến đặt hàng; - Kỹ thuật may: Phối hợp với Phòng Điều hành May/Phòng Quản lý Chất lượng, xem xét lại năng lực may và thiết bị của các Nhà máy may có đáp ứng được yêu cầu khách hàng không. (Đối với những mặt hàng đơn giản, tương tự các mã hàng đã làm thì chuyên viên Marketing có thể tự kiểm tra, trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách Công tác Marketing xem xét; Đối với mặt hàng không thuộc sở trường sản xuất của các Nhà máy may, trong trường hợp cần thiết thì sẽ xin ý kiến của Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty để xem xét khả năng đáp ứng nếu có thể được); - In/thêu/wash: Kiểm tra sản phẩm có yêu cầu in/thêu/wash hay không và in/thêu/wash theo chỉ định của khách hàng hay Công ty tự tìm kiếm đơn vị gia công in/thêu/wash; xem xét đến tiến độ, chất lượng của các nhà cung ứng; - Đóng gói: Kiểm tra cách đóng gói, nguồn cung ứng nguyên liệu đóng gói (do Công ty cung ứng hay do khách hàng chỉ định); - Vận chuyển hàng thành phẩm: kiểm tra đơn vị vận chuyển là theo chỉ định của khách hàng hay do Công ty tự tìm kiếm; - Giao hàng: Kiểm tra điều kiện giao hàng và thời gian giao hàng có phù hợp với khả năng đáp ứng của Công ty hay không. Trong trường hợp phát hiện mất cân đối nhưng xét nhận đơn hàng là cần thiết khi xem xét đến mặt hiệu quả thì báo cáo Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty để xem xét nhận đơn hàng. Nếu không đáp ứng được thì phải phản hồi lại khách hàng và đàm phán lại điều kiện giao hàng, ngày giao hàng phù hợp với khả năng đáp ứng của Công ty; - Phương thức thanh toán, điều kiện, các thủ tục thanh toán và các chứng từ xuất khẩu cần cung cấp; Trường- Ngoài ra, cần Đạilưu ý đến một học số yêu cầu Kinhkhác của đơn hàng tếảnh hHuếưởng đến việc bố trí sản xuất, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm, tiến độ sản xuất, quản lý trong quá trình sản xuất, như: yêu cầu nhà máy sản xuất, sản phẩm phối nhiều chi tiết, có in/thêu, có wash, yêu cầu kiểm tra nguyên liệu/thành phẩm may phức tạp, tiêu chuẩn kiểm hàng, SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 39
  49. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào bên kiểm hàng, để có hướng đề xuất và trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách Công tác Marketing xem xét. Nếu là đơn hàng gia công: kiểm tra tương tự đối với đơn hàng FOB. Riêng nguyên phụ liệu từng loại cụ thể theo từng yêu cầu của khách hàng/ đơn hàng. Lưu ý kiểm tra phần chất liệu vải (phối hợp với Phòng Điều hành May/Phòng Quản lý Chất lượng nếu cần) để biết được khả năng/ năng suất có thể đáp ứng được đối với những chất liệu vải đặc biệt. Bước 3: Tính giá thành và giá chào cho khách hàng Trên cơ sở yêu cầu của khách hàng, chuyên viên Marketing tiến hành tính giá Một số lưu ý trong quá trình tính và báo giá hàng may - Trong quá trình kiểm tra, xem xét thông tin liên quan đến đơn hàng, chuyên viên cần lưu ý đến một số yêu cầu khác của đơn hàng ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất, tỷ lệ hư hỏng sản phẩm, tiến độ sản xuất, quản lý trong quá trình sản xuất, như: yêu cầu nhà máy sản xuất, sản phẩm phối nhiều chi tiết, có in/thêu, có wash, yêu cầu kiểm tra nguyên liệu/thành phẩm may phức tạp tiêu chuẩn kiểm hàng AQL (là một hệ đo lường thống kê số lượng tối đa hàng hóa bị lỗi được chấp nhận trong một kích thước mẫu cụ thể), bên kiểm hàng để có hướng đề xuất và trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing xem xét. - Trả lời và làm rõ các thông tin giao dịch với khách hàng (qua Email, điện thoại, skype ) trong ngày. Trong trường hợp những mã hàng khách hàng yêu cầu báo giá phức tạp (về yêu cầu sợi, kiểu dệt, nhuộm, định mức, kỹ thuật may ) cần phải tham khảo thông tin với các đơn vị liên quan, cần báo lại khách hàng thời gian có thể trả lời đầy đủ thông tin, đồng thời đôn đốc các đơn vị liên quan trả lời thông tin để có cơ sở tính và báo giá. - Đối với đơn hàng có số lượng nhỏ (dưới 1.200 chiếc/màu/đơn hàng đối với đơn hàng FOB và dưới 2.000 chiếc đối với đơn hàng gia công), cần lưu ý để tính chi Trườngphí tăng thêm do số lư ợngĐạiđơn hàng nhhọcỏ. Kinh tế Huế Bước 4: Xem xét và phê duyệt Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing xem xét bảng tính giá thành theo các yếu tố sau: SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 40
  50. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Các hạng mục chi phí được đưa vào tính giá thành - Giá thành, giá chào và giá mục tiêu của khách hàng (nếu có) - Tình hình cung ứng nguyên phụ liệu, yêu cầu kỹ thuật của mã hàng - Hiệu quả sản xuất – kinh doanh: dựa trên tỷ lệ lợi nhuận theo kế hoạch; duy trì ổn định hoạt động sản xuất của nhà máy. Tùy theo tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ để xem xét và báo cáo Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty để có thể nhận đơn hàng phù hợp. Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty dựa trên các thông tin trên để phê duyệt bảng tính giá thành. Bước 5: Báo giá và nhận thông tin phản hồi từ khách hàng Sau khi bảng tính giá thành đã được Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing xem xét/ Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt, chuyên viên Marketing tiến hành giao dịch, báo giá cho khách hàng và cập nhật vào bảng thống kê các mã hàng báo giá trong tháng để theo dõi. Nếu khách hàng chấp nhận giá chào, tiến hành bước tiếp theo; nếu khách hàng không chấp nhận và yêu cầu báo giá lại, chuyên viên Marketing xem xét, đánh giá lại và báo cáo với Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing để xin ý kiến chỉ đạo. Trong một số trường hợp do tình hình khó khăn về đơn hàng và để duy trì ổn định hoạt động sản xuất của nhà máy buộc phải nhận các đơn hàng có giá chào thấp hơn giá thành, Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing báo cáo trình Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. Bước 6: Lập hợp đồng hoặc xác nhận mua bán Sau khi thông tin chi tiết về giá/đơn hàng đã được các bên thỏa thuận, thống nhất, chuyên viên Marketing tiến hành lập hợp đồng; kiểm tra, đối chiếu thông tin trên hợp đồng với thông tin đã giao dịch, trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công Trườngtác Marketing xem xét; Đại sau đó gửi hợphọcđồng (file Kinh mềm) qua mail đtếể khách Huế hàng xác nhận trước khi in ra trình Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. Khi khách hàng gửi tài liệu kỹ thuật và mẫu thực tế để triển khai sản xuất, chuyên viên Marketing phải kiểm tra đối chiếu so sánh lại mẫu và tài liệu kỹ thuật SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 41
  51. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào thực tế khi xuống đơn hàng với mẫu và tài liệu kỹ thuật khi chào giá xem có sự khác biệt không. Trường hợp mẫu thực tế phức tạp hơn và khác so với mẫu khi chào giá, chuyên viên Marketing phải làm việc lại với khách hàng để đề nghị khách hàng xem xét lại đơn giá. Bước 7: Phân công chuyên viên theo dõi đơn hàng và tổng hợp các đơn hàng nhận được - Căn cứ vào các đơn đặt hàng đã được xác nhận, chuyên viên Marketing báo cáo với Trưởng/ Phó Phòng KHTT phụ trách công tác Marketing để xin ý kiến về việc phân công chuyên viên theo dõi đơn hàng và cung ứng NPL đơn hàng. - Chuyên viên Marketing tiến hành vào bảng tổng hợp đơn hàng, bảng thống kê các đơn hàng xác nhận và bảng thống kê nhiệm vụ chuyên viên. Bước 8: Lưu hồ sơ Chuyên viên Marketing lưu hồ sơ theo quy định của Công ty. Gồm: Bảng tính giá thành (bản gốc); Các đơn hàng xác nhận với khách hàng: PO#, BC# (bản copy); Hợp đồng (sản xuất xuất khẩu/ gia công xuất khẩu/ gia công nội địa) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 42
  52. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2.2.2 Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất Tập hợp các đơn hàng nhận được vào bảng tổng hợp đơn hàng và bảng kế hoạch sản xuất các tháng tiếp theo Phân bổ các đơn hàng vào kế hoạch sản xuất các tháng - xếp chuyền Lập kế hoạch doanh thu CM giao các nhà máy Xem xét, phê No duyệt và ban hành Gửi kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt cho các đơn vị liên quan-kế hoạch chuyền tháng Theo dõi tiến độ sản suất tại các nhà máy, điều chỉnh kế hoạch hàng tuần gửi các đơn vị Lưu hồ sơ Sơ đồ 4: Quy trình lập và theo dõi kế hoạch sản xuất – điều độ sản xuất Trường Đại học (NguKinhồn: Phòng Kế tếhoạch thịHuế trường)  Lập và theo dõi kế hoạch doanh thu CM, kế hoạch chuyền Bước 1: Tập hợp các đơn hàng nhận được vào bảng tổng hợp đơn hàng và bảng kế hoạch sản xuất các tháng tiếp theo SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 43
  53. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào - Đối với các đơn hàng khách hàng đã xác nhận giá và đề nghị để dành chuyền nhưng chưa có thông tin chi tiết đơn hàng, chuyên viên Marketing cập nhật vào bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất các tháng tiếp theo - Đối với các đơn hàng đã có thông tin chi tiết đơn hàng, chuyên viên Marketing cập nhật vào bảng tổng hợp đơn hàng. - Căn cứ vào lượng đơn hàng đã xác nhận, năng lực sản xuất của các nhà máy, mục tiêu doanh thu tiêu thụ của Công ty và mục tiêu doanh thu CM của các Nhà máy, căn cứ vào yêu cầu thời gian giao hàng của khách hàng, chuyên viên Marketing, cân đối lượng đơn hàng có thể nhận thêm cho các tháng tiếp theo tham mưu Trưởng/ Phó Phòng KHTT và Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty xác nhận nhận đơn hàng của khách hàng. Bước 2: Phân bổ các đơn hàng vào kế hoạch sản xuất các tháng - Sau khi chuyên viên Marketing nhận đơn hàng vào bảng tổng hợp đơn hàng, Chuyên viên Marketing tiến hành phân bổ các đơn hàng vào kế hoạch sản xuất các tháng. - Dựa vào các đơn hàng xác nhận, chuyên viên xây dựng kế hoạch chuyền xem xét đặc điểm sản phẩm phù hợp với tay nghề của chuyền may, yêu cầu của khách hàng về việc bố trí nhà máy sản xuất các đơn hàng đặc biệt, mục tiêu doanh thu CM các nhà máy đăng ký để bố trí chuyền phù hợp. Chuyên viên xây dựng kế hoạch chuyền tính toán năng suất dự kiến đối với đơn hàng cụ thể, chuyền cụ thể (dựa trên thống kê năng suất đơn hàng lặp lại hoặc đơn hàng tương tự, thiết kế chuyền) để xếp chuyền, tính toán số chuyền cần thiết đảm bảo tối ưu kế hoạch. Ngoài ra chuyên viên xây dựng kế hoạch chuyền cần lưu ý đến các đặc điểm đơn hàng: vải sọc- có in/ thêu/ wash để tránh tập trung vào một nhà máy tại một thời điểm gây khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch của nhà máy, cân đối kế hoạch sản xuất - giao hàng theo thời gian hàng tuần để tránh ùn tắc, quá tải cục bộ trong một thời điểm. Mục tiêu các đơn hàng xác nhận thể Trườnghiện đầy đủ trên kế hoạch Đại chuyền. học Kinh tế Huế - Đối với các đơn hàng chuyển đi gia công cần làm đơn đặt hàng, Phó Phòng Phụ trách công tác kế hoạch xác định đơn hàng, số lượng cụ thể và chuyển thông tin cho chuyên viên Marketing tính giá gia công và chia số lượng trên bảng kế hoạch sản xuất SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 44
  54. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào tháng. Chuyên viên Marketing dựa theo số liệu chia gia công nhận từ Phó Phòng phụ trách công tác kế hoạch và dựa theo giá gia công đã được Lãnh đạo Công ty phê duyệt để làm đơn đặt hàng. - Chuyên viên Marketing phải cập nhật bảng tổng hợp kế hoạch sản xuất các tháng tiếp theo trên số liệu các đơn hàng đã xác nhận và các đơn hàng dự kiến sẽ nhận gửi Lãnh đạo Công ty và Trưởng/ Phó Phòng KHTT để có hướng chỉ đạo hàng tuần hoặc ngay khi có biến động lớn. Bước 3: Lập kế hoạch doanh thu CM giao các nhà máy - Dựa trên kế hoạch chuyền nhận được từ Phó Phòng phụ trách công tác kế hoạch trong khoảng thời gian từ ngày 20 hàng tháng, chuyên viên Marketing tiến hành kiểm tra các đơn hàng trong bảng kế hoạch sản xuất tháng đã được sắp xếp bố trí chuyền hay chưa. Trường hợp đơn hàng chưa được bố trí chuyền sản xuất, chuyên viên Marketing báo với Phó Phòng phụ trách công tác kế hoạch để lưu ý bố trí sản xuất. - Chuyên viên Marketing kiểm tra số lượng của từng đơn hàng trên kế hoạch chuyền để tính toán doanh thu CM giao các nhà máy và xin ý kiến của Lãnh đạo Phòng chốt số doanh thu CM giao các nhà máy để trình phê duyệt ban hành kế hoạch. - Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất, đối với các đơn hàng đã bố trí trong kế hoạch chuyền cho tháng tiếp theo chuyên viên Marketing sẽ cập nhật vào đơn hàng dự phòng ở các nhà máy. - Chậm nhất ngày 30 hàng tháng chuyên viên Kế hoạch hoàn thiện kế hoạch sản xuất để trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét, Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. Bước 4: Xem xét, phê duyệt và ban hành kế hoạch sản xuất Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét kế hoạch dựa trên các tiêu chí liên quan đến doanh thu CM của các nhà máy, thời gian giao hàng, thời gian hoàn thành sản xuất, các đơn hàng đặc biệt được chia cho các nhà máy và tham mưu cho Tổng giám đốc/ TrườngPhó Tổng Giám đốc Công Đại ty để phê duyệthọc kế hoạch Kinh sản xuất. tế Huế Bước 5: Gửi kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt cho các đơn vị liên quan SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 45
  55. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào Ngay sau khi kế hoạch sản xuất đã được phê duyệt, chuyên viên Marketing gửi file cho các đơn vị liên quan đồng thời gửi bản copy cho Phòng Nhân sự, Phòng Điều hành May để làm cơ sở tính lương cho các nhà máy. Bước 6: Theo dõi tiến độ sản xuất tại các nhà máy Thứ 3 hàng tuần, Nhóm Kế hoạch họp với Nhóm Đơn hàng để cập nhật các thông tin thay đổi về NPL, mẫu. Thứ 4 và thứ 5, Nhóm Kế hoạch căn cứ vào tình hình cung ứng NPL, báo cáo sản lượng chốt tồn các đơn hàng đang sản xuất dỡ dang tại các nhà máy và báo cáo doanh thu của Phòng Điều hành May và thực tế sản xuất tại nhà máy để điều chỉnh lại kế hoạch chuyền hàng tuần theo từng đơn hàng mình được phân công và gửi Phó phòng phụ trách công tác Kế hoạch tổng hợp, cân đối lại các đơn hàng gửi lại các đơn vị vào muộn nhất ngày thứ 7 hàng tuần. Bước 7: Lưu hồ sơ Chuyên viên Marketing, chuyên viên Kế hoạch lưu hồ sơ theo quy định của Công ty. Gồm: Kế hoạch sản xuất may hàng tháng (bản gốc); Kế hoạch sản xuất hàng tháng (bản gốc); Hợp đồng gia công với các nhà thầu phụ (bản gốc); Thông báo nội bộ/Giấy đề nghị về việc điều chỉnh đơn giá CM (bản gốc)  Lập và theo dõi kế hoạch sản xuất Chuyên viên kế hoạch tiến hành các bước sau: Sau khi xác nhận đơn hàng FOB có sử dụng nguyên liệu Công ty sản xuất, đơn hàng bán nguyên liệu do Công ty sản xuất, chuyên viên Marketing vào số liệu theo dõi ở bảng tổng hợp đơn hàng may. Tập hợp nhu cầu nguyên liệu cần sản xuất hoàn thành trong tháng. Số lượng nguyên liệu được tập hợp từ: - Nhu cầu nguyên liệu của các đơn hàng may sẽ giao các tháng tiếp theo. - Số lượng kế hoạch tháng trước Nhà máy May chưa sản xuất đủ, chuyển sang kế hoạch sản xuất tháng tiếp theo. Trường Xác định thời Đại gian hoàn thành học sản xuất. Kinh tế Huế - Thời gian hoàn thành sản xuất của từng đơn hàng được tập hợp theo các phiếu giao nhiệm vụ đã giao cụ thể đối với từng đơn hàng và thông tin được điều chỉnh SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 46
  56. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào theo tình hình phát sinh trong quá trình điều độ sản xuất đơn hàng. Thông tin này được cập nhật từ các chuyên viên Đơn hàng. Giao kế hoạch sản xuất. - Sau khi đã thống kê số lượng nhu cầu sản xuất và thời gian sản xuất, làm việc với Nhà máy May để cân đối số lượng cần giao kế hoạch, lập kế hoạch sản xuất và trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét, Tổng Giám đốc/Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt. - Trong quá trình lập kế hoạch, nếu thấy khả năng Nhà máy May không đáp ứng được tiến độ, ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của các đơn hàng may, cần báo cáo với Trưởng/ Phó Phòng KHTT và đề xuất một số đơn hàng cần phải đưa đi gia công ngoài nếu thấy cần thiết. Theo dõi việc triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất. Chuyên viên Kế hoạch tiến hành các bước như sau: - Theo dõi tiến độ in, wash, xén viền, thêu, may; - Kiểm tra, chuẩn bị đầu vào cho các đơn hàng sản xuất ở các nhà máy (tình hình mẫu, chất lượng nguyên liệu, tiến độ cung ứng in – thêu – wash, cắt viền ). - Theo dõi tình hình triển khai sản xuất các đơn hàng được phân công (bao gồm các đơn hàng do Công ty sản xuất và các đơn hàng chuyển đơn vị gia công). Phối hợp với các phòng ban liên quan, cùng nhà máy xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến đơn hàng mình phụ trách đảm bảo sản xuất ở các nhà máy. - Theo dõi, kiểm tra năng suất thoát chuyền ở các tổ may, cập nhật số liệu, thông tin sản xuất từ các nhà máy may liên quan đến đơn hàng được phân công; - Theo dõi tiến độ final của các đơn hàng được phân công, gửi Packing List chốt số lượng cuối cùng cho nhà máy và Phòng Điều hành May để bốc hàng, chuyên viên đơn hàng và chuyên viên XNK. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 47
  57. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào 2.2.2.3 Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng Tiếp nhận tài liệu và kiểm tra thông tin liên quan đến đơn hàng Chuẩn bị nguyên phụ liệu sản xuất đơn hàng Theo dõi tình hình thực hiện đơn hàng Chuẩn bị giao hàng Giao hàng Làm thủ tục đề nghị thanh toán tiền hàng Làm thủ tục thanh lý các hợp đồng gia công in/thêu/giặt/may Theo dõi tiền về tài khoản Công ty Lưu hồ sơ Sơ đồ 5: Quy trình triển khai thực hiện và theo dõi đơn hàng (Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường) TrườngBước 1: Tiếp nhận Đại tài liệu và học kiểm tra thông Kinh tin liên quan đếntếđơn hàngHuế Chuyên viên đơn hàng sau khi nhận toàn bộ tài liệu của đơn hàng từ chuyên viên Marketing gồm: BC#, PDM, CAD áo, bảng tính giá thành, mẫu vải xem kỹ các tài liệu và khái quát về đặc điểm sản phẩm: yêu cầu về nguyên liệu, loại sản phẩm, yêu SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 48
  58. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào cầu in/thêu/wash để tiến hành chuẩn bị đầu vào cho đơn hàng; Theo dõi và đốc thúc khách hàng gửi PO hoặc Recap. Khi nhận được PO từ khách hàng, chuyên viên Điều độ phải kiểm tra đối chiếu PO với BC xem có trùng khớp các thông tin mã hàng, số lượng, màu, giá, ngày giao hàng, và báo lại với chuyên viên Marketing để kiểm tra và xác nhận lại với khách hàng nếu có khác biệt, đồng thời chuyên viên đơn hàng cập nhật trong mục đơn đặt hàng bán nếu có sự thay đổi. Bước 2: Chuẩn bị nguyên phụ liệu sản xuất đơn hàng a. Chuẩn bị Nguyên liệu Trong vòng 02 ngày kể từ ngày nhận được BC, PDM, từ chuyên viên Marketing, khách hàng và sau khi kiểm tra các thông tiên liên quan, chuyên viên đơn hàng gửi email đề nghị Phòng QLCL ban hành định mức nguyên liệu. - Chuyên viên đơn hàng lập phiếu giao nhiệm vụ sản xuất trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét, Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty phê duyệt và gửi cho các nhà máy và các đơn vị liên quan. (07 ngày đối với đơn hàng sử dụng vải nội địa, 03 ngày sau ngày nhận được thông báo định mức của phòng QLCL). - Chuyên viên đơn hàng tiến hành lập các mã vật tư thành phẩm, tạo hợp đồng và nhập chi tiết đơn đặt hàng bán, đồng thời lập phiếu giao nhiệm vụ (ngoài bản giấy đã gửi cho các đơn vị) trên phần mềm. Đối với đơn hàng FOB sử dụng nguyên liệu nhập khẩu - Dựa vào thông báo định mức nguyên liệu của Phòng QLCL, chuyên viên đơn hàng lập bảng tổng hợp nhu cầu nguyên liệu trong vòng 2 ngày kể từ ngày nhận được thông báo định mức, trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét. - Theo sự chỉ định của khách hàng và căn cứ vào bảng tổng hợp nhu cầu nguyên liệu đã được Trưởng/ Phó Phòng KHTT phê duyệt, chuyên viên đơn hàng gửi Trườngmail đặt hàng cho nhà Đạicung ứng và họcyêu cầu nhà cungKinh ứng gửi xác nhậntếđ ã Huếnhận đơn hàng trong vòng 24h và gửi PI trong vòng 7 ngày kể từ thời gian gửi mail. - Khi nhận được PI, chuyên viên đơn hàng tiến hành kiểm tra số lượng giữa PI với số lượng đơn đặt hàng, kiểm tra về giá cả, tiến độ giao hàng và phương thức thanh SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 49
  59. Khoá luận tốt nghiệp GVHD: PSG.TS Nguyễn Đăng Hào toán. Sau khi kiểm tra PI từ nhà cung ứng, chuyên viên đơn hàng trình Trưởng/ Phó Phòng KHTT xem xét, Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty ký xác nhận PI. - Trong quá trình giao dịch, chuyên viên đơn hàng yêu cầu nhà cung ứng gửi nguyên liệu đồng bộ để may mẫu thử, mẫu PP (mẫu đối chuẩn bị sản xuất) ngay khi shade band (dãi màu) được khách hàng duyệt, gửi vải cho nhà cung cấp phụ liệu để kiểm tra phụ liệu và gửi kết quả kiểm tra vải cho khách hàng để lấy nội dung làm các loại nhãn. + Nếu nhà cung ứng yêu cầu mở LC cho lô hàng, chuyên viên đơn hàng lập đề nghị nhập khẩu nguyên liệu và chuyển cho Bộ phận Nhập khẩu để làm thủ tục mở LC. + Nếu nhà cung ứng chấp nhận thanh toán bằng TT, chuyên viên đơn hàng lập đề nghị nhập khẩu nguyên liệu và thanh toán cho nhà cung ứng ngay khi nhận được Invoice và các chứng từ copy của lô hàng. - Trong quá trình giao dịch về thời gian giao hàng đối với các lô hàng có nguyên liệu nhập khẩu, căn cứ theo thời gian lead time đã xác nhận ban đầu, chuyên viên đơn hàng giao dịch, đàm phán để thời gian giao nguyên liệu về kịp tiến độ sản xuất - lên chuyền. Trường hợp đặc biệt do yêu cầu của đơn hàng và nhà cung cấp cần phải gộp chung các đợt giao hàng để đặt hàng, hạn chế min charge (phải đặt hàng – nhận hàng về sớm) thì chuyên viên cần phải giải trình để Tổng Giám đốc/ Phó Tổng Giám đốc Công ty xem xét, phê duyệt trước khi đặt hàng. Đối với đơn hàng FOB sử dụng nguyên liệu trong nước Căn cứ vào số lượng của đơn hàng, Nhà máy May tính toán chuẩn bị số lượng sợi & số lượng nguyên liệu thành phẩm cần thiết sản xuất cho đơn hàng dựa trên cơ sở định mức do Phòng QLCL thông báo. Lưu ý: Ngay sau khi nhận được thông báo định mức của Phòng QLCL, chuyên viên đơn hàng (đối với đơn hàng sử dụng nhập khẩu) cần kiểm tra định mức đã tính Trườngđầy đủ các chi tiết theo Đại yêu cầu của sảnhọc phẩm ch ưa.Kinh Trường hợp đ ịnhtế mức củaHuế Phòng QLCL có sự chênh lệch (+/-) lớn so với định mức tính ở bảng tính giá thành thì cần yêu cầu Phòng QLCL kiểm tra và có xác nhận lại; Trường hợp Phòng QLCL đã kiểm tra nhưng định mức vẫn cao hơn định mức tính giá thành, chuyên viên đơn hàng thông SVTH: Nguyễn Lam Giang - K50B KDTM 50