Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

pdf 76 trang thiennha21 13/04/2022 5350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHẠM ĐÔNG TRIỀU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÙ VÂN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  PHẠM ĐÔNG TRIỀU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CÙ VÂN, HUYỆN ĐẠI TỪ, TỈNH THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Lớp : K47 - ĐCMT - N01 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS.Nguyễn Văn Hiểu Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lại hệ thống những kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, bước đầu làm quen với kiến thức khoa học. Qua đó, sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Trong suốt quá trình thực tập, em đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và anh chị nơi em thực tập tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên và các thầy, cô giáo Bộ môn đặc biệt là thầy giáo Nguyễn Văn Hiểu, người đã trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cám ơn các cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Đại Từ, nơi em thực hiện đề tài đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng rất nhiều song bản khóa luận của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, ý kiến đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phạm Đông Triều
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2017 23 Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 35 Bảng 4.2.Thực trạng sử dụng đất xã Cù Vân tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2018 41 Bảng 4.3.Thực trạng sử dụng đất xã Cù Vân tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019 42 Bảng 4.4. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2018 44 Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Cù Vân năm 2018 44 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Cù Vân 46 Bảng 4.7. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân/ha 47 Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất 48 Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất cụ thể 49 Bảng 4.10. Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất 51 Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất xã Cù Vân 51 Bảng 4.12. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất 53 Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Cù Vân 53
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Hình ảnh vệ tinh xã Cù Vân 32 Hình 4.2 Bản đồ thể hiện lớp phủ thực vật xã Cù Vân 40 Hình 4.3 Cơ cấu LUT của xã Cù Vân năm 2018 42 Hình 4.4 Hình ảnh ruộng lúa tại xã Cù Vân 46
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BCH Ban chỉ huy BTNMT Bộ tài nguyên Môi trường C Cao CSD Chưa sử dụng(loại hình sử dụng đất) DNN Đất nông nghiệp(loại hình sử dụng đất) ĐVT Đơn vị tính Food and Agricuture Organnization - Tổ chức nông FAO lương Liên hiệp quốc GDMN Giáo dục mầm non KH Kế hoạch LUT Land Use Type (loại hình sử dụng đất) NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn PNN Phi nông nghiệp(loại hình sử dụng đất) PRA Đánh giá nông thôn có người dân tham gia RRA Đánh giá nhanh nông thôn STT Số thứ tự TB Trung bình TBVTV Thuốc bảo vệ thực vật TH Thấp THCS Trung học cơ sở UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 4 2.1.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 6 2.1.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 9 2.1.4. Định hướng sử dụng đất 18 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 20 2.2.1. Trên Thế giới 20 2.2.2. Ở Việt Nam 22 2.2.3. Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái nguyên 24 2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 25 2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất 25 2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 26 2.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 27
  8. vi PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 28 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 28 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 28 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 28 3.3. Nội dung nghiên cứu 28 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên 28 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. 28 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. 28 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp 29 3.4. Phương pháp nghiên cứu 29 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu 29 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. 30 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu 31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sử dụng đất của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 34 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nghiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 39 4.1.4. Tình hình sử dụng đất 40
  9. vii 4.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên 42 4.2.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 42 4.2.2. Một số loại cây trồng của xã Cù Vân năm 2018 43 4.2.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn xã 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cù Vân, huyện Đại Từ. 45 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 45 4.3.2. Hiệu quả xã hội 50 4.3.3. Hiệu quả môi trường 52 4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và giải pháp 54 4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững 54 4.4.2. Căn cứ lựa chọn 54 4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả 55 4.4.4. Đề xuất giải pháp 56 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  10. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng [6]. Chúng ta biết rằng không có đất thì không có quá trình sản xuất, cũng như không có sự tồn tại của con người và đất có vai trò đặc biệt quan trọng với sản xuất nông nghiệp. Nông nghiệp là một hoạt động có từ xa xưa của loài người và hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở phát triển nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển của các ngành khác. Vì vậy việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững [5]. Cùng với sự phát triển kinh tế, quá trình đô thị hóa làm cho mật độ dân cư ngày càng tăng, dẫn đến nhu cầu về nhà ở cũng như đất xây dựng các công trình công cộng, khu công nghiệp trong nước ngày càng tăng cao. Để giải quyết vấn đề này, mỗi quốc gia đều xây dựng cho mình những chương trình, kế hoạch, chiến lược riêng phù hợp v-ới hoàn cảnh, điều kiện của mình để sử dụng đất đai được hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả. Trong những năm qua, đã có nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai như: giao quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định cho người sử dụng đất, hoàn thiện hệ thống thủy lợi, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đa dạng hóa các giống cây trồng có năng suất cao đưa vào sản xuất, nhờ đó mà hiệu quả sử dụng đất tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì vẫn có những hạn chế trong việc
  11. 2 khai thác và sử dụng đất đai. Vì vậy để sử dụng đất có hiệu quả cao nhất là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết, đảm bảo cho sự phát triển sản xuất nông nghiệp cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế, cần phải có nghiên cứu khoa học, đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp nói chung và sử dụng đất ruộng nói riêng nhằm phát hiện ra các yếu tố tích cực và hạn chế, từ đó làm cơ sở để định hướng phát triển sản xuất nông nghiệp, thiết lập các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, dưới sự hướng dẫn của ThS. Nguyễn Văn Hiểu, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài "Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên” 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, từ đó lựa chọn loại hình sử dụng đất đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến hiệu quả sử dụng đất của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Ðánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội môi trường và giải pháp. 1.3. Ý nghĩa của đề tài * Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
  12. 3 - Góp phần bổ sung cơ sở thực tiễn trong công tác đánh giá, quản lý và quy hoạch đất đai. - Củng cố kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. - Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin trong quá trình làm đề tài. * Ý nghĩa trong thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất được các giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao và bền vững, phù họp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Khái quát về đất nông nghiệp 2.1.1.1. Khái niệm về đất, đất nông nghiệp và đặc điểm đất nông nghiệp * Khái niệm chung về đất Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp mặt tươi xốp của lục địa có khả nằng sản sinh ra sản phẩm của cây trồng. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguôn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Theo nguồn gốc phát sinh tác giả Đôkutraiep coi đất là một vật thể tự nhiên được hình thành do sự tác động tổng hợp của 5 yếu tố: Khí hậu, đá mẹ, địa hình, sinh vật và thời gian. Đất xem như một thể sống nó luôn vận động và phát triển. * Khái niệm đất nông nghiệp Theo Luật đất đai 2013 “Đất nông nghiệp bao gồm đất sản xuất nông nghiệp (đất trồng lúa, đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác), đất lâm nghiệp (đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng), đất nuôi trồng thuỷ sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác theo quy định của Chính phủ” [6]. Đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
  14. 5 * Đặc điểm đất nông nghiệp Đất nông nghiệp thuộc loại đất người ta chủ yếu sử dụng vào mục đích nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra còn có loại đất thuộc nông nghiệp nhưng thực tế không thuộc đất sản xuất nông nghiệp mà nó phục vụ cho ngành khác. Vì vậy chỉ có loại đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp mới được coi là đất nông nghiệp. Đất nông nghiệp ở nước ta phân bổ không đồng đều giữa các vùng trong cả nước. vùng đồng Bằng Sông Cửu Long có tỷ trọng lớn nhất cả nước chiếm 67,1% diện tích toàn vùng và vùng đất trũng. Độ phì và độ màu mỡ ở các vùng khác nhau, trong đó vùng đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long có độ màu mỡ cao chủ yếu là đất phù sa chiếm tỷ lệ lớn so với các vùng khác. Còn vùng Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phần lớn là đất bazan. Vậy để sử dụng đất nông nghiệp cần có biện pháp nhằm nâng cao và sử dụng đất đai hiệu quả nhất. 2.1.1.2. Tầm quan trọng của đất nông nghiệp * Vị trí Trong nông nghiệp, đất đai có vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là chỗ đứng, chỗ tựa để lao động mà là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng. Mọi tác động của con người đều được đất đai chuyển hóa vào cây trồng và đất đai sử dụng trong nông nghiệp. * Vai trò của đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là loại đất là loại đất phù hợp cho cây trồng lương thực, cây hoa màu và chỉ trồng trên đất nông nghiệp thì mới cho hiệu quả cao đảm bảo cho sự tồn tại, duy trì và phát triển của các loại cây lương thực, hoa màu trên. Phát triển kinh tế nông nghiệp chủ yếu do quỹ đất nông nghiệp và tính chất đó là yếu tố cơ sở nền tảng và làm tiền đề để cho sự phát triển.
  15. 6 Đất nông nghiệp là sản phẩm tự nhiên có trước lao động và cùng với sự phát triển của xã hội, là điều kiện chung của lao động. Đất nông nghiệp quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Đất nông nghiệp tham gia và các quá trình sản xuất lương thực, thực phẩm như ngành thủy sản, ngành trồng trọt, chăn nuôi, ngoài ra còn tham gia vào các ngành hủy lợi, giao thông Đất đai và cùng với các điều kiện tự nhiên của đất nước là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng chuyên canh nhằm khai thác sử dụng hiệu quả các tiềm năng tự nhiên ở mỗi vùng đất nước. Đất nông nghiệp có vị trí đặc biệt quan trọng là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất nông nghiệp. Nó không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng của lao động mà còn là cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai. 2.1.2 Sử dụng đất và những quan điểm về sử dụng đất 2.1.2.1. Sử dụng đất và những nhân tố ảnh hưởng đến sử dụng đất * Sử dụng đất là gì? Sử dụng đất là hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa mối quan hệ người - đất trong tổ hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và môi trường. Căn cứ vào quy luật phát triển kinh tế xã hội cùng với yêu cầu không ngừng ổn định và bền vững về mặt sinh thái, quyết định phương hướng chung và mục tiêu sử dụng đất hợp lý nhất là tài nguyên đất đai, phát huy tối đa công dụng của đất nhằm đạt tới hiệu ích sinh thái, kinh tế, xã hội cao nhất. Vì vậy, sử dụng đất thuộc phạm trù hoạt động kinh tế của nhân loại. Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định, việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố của sức sản xuất, các nhiệm vụ và nội dung sử dụng đất đai được thể hiện ở các khía cạnh sau:
  16. 7 - Sử dụng đất hợp lý về không gian, hình thành hiệu quả kinh tế không gian sử dụng đất. - Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình thành cơ cấu kinh tế sử dụng đất. - Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô kinh tế sử dụng đất. - Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai một cách kinh tế, tập trung, thâm canh. * Những nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất, con người là nhân tố phân phối chủ yếu, ngoài ra việc sử dụng đất còn chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: - Yếu tố điều kiện tự nhiên + Điều kiện khí hậu: Khí hậu là yếu tố rất quan trọng, nó quyết định số vụ trồng trong năm vì mỗi cây trồng yêu cầu một điều kiện thời tiết khí hậu phù hợp với nó. + Loài cây trồng và hệ thống cây trồng:Việc lựa chọn loài cây trồng và hệ thống cây trồng nào đó phù hợp với điều kiện khí hậu và đất đai của từng vùng là vô cùng quan trọng, nó không những đem lại năng suất, sản lượng, chất lượng cây trồng cao mà còn thể hiện được hiệu quả quản lý và sử dụng đất của vùng đó. + Điều kiện đất đai: Sự khác nhau giữa địa hình, địa mạo, độ cao so với mực nước biển, độ dốc, hướng dốc thường dẫn đến đất đai, khí hậu khác nhau, từ đó ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp. - Yếu tố về kinh tế - xã hội Bao gồm các yếu tố như: Chế độ xã hội, dân số và lao động, thông tin và quản lý, trình độ phát triển của kinh tế hàng hóa, cơ cấu kinh tế và phân bổ
  17. 8 sản xuất, các điều kiện về nông nghiệp, công nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật công nghệ, trình độ quản lý, sử dụng lao động. Yếu tố kinh tế - xã hội thường có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với việc sử dụng đất đai. Như vậy, các nhân tố điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội tạo ra nhiều tổ hợp ảnh hưởng đến việc sử dụng đất đai. Tuy nhiên mỗi yếu tố giữ vị trí và có tác động khác nhau. Vì vậy, cần dựa vào yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội trong lĩnh vực sử dụng đất đai để từ đó tìm ra những nhân tố thuận lợi và khó khăn để sử dụng đất đai đạt hiệu quả cao. * Cơ cấu cây trồng trong sử dụng đất Trong lịch sử phát triển lâu đời của sản xuất nông nghiệp thì các hệ thống canh tác đã được hình thành, phát triển thay thế lẫn nhau. Có những hệ thống canh tác hiệu suất rất thấp nhưng vẫn tồn tại, có những hệ thống canh tác hiện đại được đưa vào nhưng trong môi trường sản xuất không thích hợp nên phải nhường chỗ cho những hệ thống cũ. Cơ cấu cây trồng là thành phần của cơ cấu sản xuất nông - lâm nghiệp và là giải pháp kinh tế quan trọng của phân vùng sản xuất nông - lâm nghiệp. Cơ cấu cây trồng phải đáp ứng được yêu cầu phát triển chăn nuôi, phải kết hợp chặt chẽ với lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, đồng thời tạo cơ sở cho ngành nghề khác phát triển. Cơ cấu cây trồng về diện tích là tỷ lệ các loại cây trên một diện tích canh tác. Tỷ lệ này một phần nào đó nói lên trình độ thâm canh sản xuất của từng vùng. Tỷ lệ cây lương thực cao, tỷ lệ cây công nghiệp, cây thực phẩm thấp phản ánh trình độ phát triển nông nghiệp thấp. Tóm lại, hệ thống cây trồng bền vững là hệ thống có khả năng duy trì sức sản xuất của cơ cấu cây trồng đó khi chịu tác động của những điều kiện bất lợi. Để xác định được cơ cấu cây trồng hợp lý, đạt hiệu quả tối ưu trong sử
  18. 9 dụng đất thì ta phải căn cứ vào một số điều kiện cụ thể trong không gian và thời gian nhất định. 2.1.3 Một số nghiên cứu về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.1.3.1. Khái quát về hiệu quả Để xác định bản chất và khái niệm hiệu quả cần xuất phát từ những luận điểm của Mác và những luận điểm lý thuyết hệ thống sau: - Thứ nhất: Bản chất của hiệu quả là yêu cầu tiết kiệm thời gian, thể hiện trình độ nguồn lực của xã hội. Các-Mác cho rằng quy luật tiết kiệm thời gian là quy luật có tầm quan trọng đặc biệt tồn tại trong nhiều phương thức sản xuất. - Thứ hai: Theo quan điểm của lý thuyết hệ thống thì nền sản xuất xã hội là một hệ thống các yếu tố sản xuất và các quan hệ vật chất hình thành giữa con người với con người trong quá trình sản xuất. - Thứ ba: Hiệu quả kinh tế là mục tiêu nhưng không phải là mục tiêu cuối cùng mà là mục tiêu xuyên suốt mọi hoạt động kinh tế. Như vậy, bản chất của hiệu quả được xem là: việc đáp ứng nhu cầu của con người trong xã hội; việc bảo tồn tài nguyên, thiên nhiên và nguồn lực để phát triển bền vững. * Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần làm tăng thêm lợi ích của xã hội. Hiệu quả kinh tế phải đạt được 3 vấn đề sau: + Một là: Mọi hoạt động sản xuất của con người đều phải tuân theo quy luật tiết kiệm thời gian. + Hai là: Hiệu quả kinh tế phải được xem xét trên quan điểm lý thuyết hệ thống.
  19. 10 + Ba là: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế bằng quá trình tăng cường nguồn lực sẵn có phục vụ cho lợi ích của con người. Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan cần xét cả phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa hai đại lượng đó: Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng bản chất của phạm trù kinh tế sử dụng đất là: Với một diện tích nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất với một lượng chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng vật chất xã hội. * Hiệu quả xã hội: Phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được về mặt xã hội mà sản xuất mang lại với các chi phí sản xuất xã hội bỏ ra. Từ những quan niệm trên cho thấy, giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất với các lợi ích xã hội mà nó mang lại. * Hiệu quả môi trường: Hiệu quả môi trường là xem xét sự phản ứng của môi trường đối với hoạt động sản xuất. Từ các hoạt động sản xuất, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp đều ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường. Đó có thể là ảnh hưởng tích cực đồng thời có thể là ảnh hưởng tiêu cực. Xét về khía cạnh hiệu quả môi trường, đó là việc đảm bảo chất lượng đất không bị thoái hóa, bạc màu và nhiễm các chất hóa học trong canh tác. Bên cạnh đó còn có các yếu tố như độ che phủ, hệ số sử dụng đất, mối quan
  20. 11 hệ giữa các hệ thống phụ trợ trong sản xuất nông nghiệp như: chế độ thủy văn, bảo quản chế biến, tiêu thụ hàng hóa. 2.1.3.2 Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất “Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ tăng năng suất cây trồng và mở rộng diện tích đất nông nghiệp” Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đất hợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên cho thế hệ sau này. 2.1.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất Trong quá trình sử dụng đất đai tiêu chuẩn cơ bản và tổng quát khi đánh giá hiệu quả là mức độ đáp ứng nhu cầu của xã hội và sự tiết kiệm lớn nhất về chi phí các nguồn tài nguyên, sự ổn định lâu dài của hiệu quả. Do đó tiêu chuẩn đánh giá việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất nông - lâm nghiệp là mức độ tăng thêm các kết quả sản xuất trong điều kiện nguồn lực hiện có hoặc mức độ tiết kiệm về chi phí các nguồn lực khi sản xuất ra một khối lượng nông - lâm sản nhất định.
  21. 12 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất là mức độ đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường. “Hiệu quả sử dụng đất có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất nông - lâm nghiệp,sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào ba tiêu chuẩn chung là bền vững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường” * Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội được phân tích bởi các chỉ tiêu sau: + Đảm bảo an toàn lương thực, gia tăng lợi ích của nông dân; + Đáp ứng mục tiêu chiến lược phát triển của vùng; + Thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân; + Góp phần định canh định cư, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. * Các chỉ tiêu về hiệu quả môi trường Theo Đỗ Nguyên Hải (1999) [3], chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn; + Đánh giá các tài nguyên nước bền vững; + Đánh giá quản lý đất đai; + Đánh giá hệ thống cây trồng; + Đánh giá về tính bền vững đối với việc duy trì độ phì nhiêu của đất và bảo vệ cây trồng; + Đánh giá về quản lý và bảo vệ tự nhiên; + Sự thích nghi của môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Các tiêu chí và chỉ tiêu thuộc 3 lĩnh vực trên được dùng để xem xét đánh giá hiệu quả của một hệ thống sử dụng đất. Tuy nhiên, theo từng đặc tính và mục tiêu của mỗi kiểu sử dụng đất, các tiêu chí và chỉ tiêu cũng có ý nghĩa khác nhau. Vì vậy khi đánh giá xem xét trong từng trường hợp cụ thể mà đặt cho chúng có các trọng số khác nhau.
  22. 13 Nghiên cứu sự phát triển của nền nông nghiệp, nhiều nhà kinh tế đã chia nông nghiệp ra làm ba giai đoạn: nông nghiệp tự cung tự cấp, nông nghiệp đa dạng hoá, nông nghiệp chuyên môn hoá cao. Giai đoạn tự cung tự cấp: sản xuất nông nghiệp chỉ phục vụ cho nhu cầu của chính mình, sản xuất hoàn toàn dựa vào tự nhiên, quy mô nhỏ độ rủ ro cao, chưa có sản phẩm hàng hoá. Giai đoạn đa dạng hoá sản xuất: chủng loại cây trồng vật nôi đã phong phú hơn, hạn chế được tình trạng bấp bênh, sản phẩm nông nghiệp một phần tiêu dùng cho gia đình, một phần để trao đổi, từ giai đoạn này đã có hàng hoá nông sản. Giai đoạn ba: Nông nghiệp được chuyển sang sản xuất chuyên môn hoá, sử dụng máy móc, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khối lượng sản phẩm lớn năng suất lao động cao, sản phẩm hàng hoá cho thị trường. Sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá có những ưu thế đặc biệt. Nó thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội. Trong kinh tế hàng hoá có sự tác động của quy luật giá trị, sự nghiệt ngã của cạnh tranh, sự khắt khe của thị trường và quy luật cung cầu bộc người nông dân phải năng động và biết tính toán, cải tiến kỹ thuật, tiết kiệm, nâng cao chất lượng các sản phẩm nông nghiệp cho phù hợp với nhu cầu của xã hội. Khi có sản xuất hàng hoá, quá trình xã hội hoá sản xuất nhanh chóng được thúc đẩy làm cho sự phân công chuyên môn hoá sản xuất ngày càng sâu sắc, hợp tác hoá chặt chẽ, hình thành các mối quan hệ và phụ thuộc lẫn nhau, hình thành thị trường trong nước và thế giới, thúc đẩy nhanh quá trình tích tụ và tập chung sản xuất, thúc đẩy quá trình dân chủ hoá, bình đẳng và tiến bộ xã hội. Vì vậy sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá mang lại rất nhiều lợi ích. Chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hoá là sự tiến hoá hợp quy luật. Đó là quá trình chuyển nền nông nghiệp truyền thống, manh mún lạc hậu thành nền nông nghiệp hiện đại.
  23. 14 Nước ta đi từ một nền kinh tế lạc hậu mang tính tự cấp, tự túc, tiến lên chủ nghĩa xã hội không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, quá trình phát triển kinh tế nhất thiết phải là quá trình phát triển sản xuất hàng hoá. Như vậy, sản xuất nông nghiệp hàng hoá là một xu hướng có tính quy luật, phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước ta hiện nay, nó đang là bước đi, là lộ trình trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn nước ta. 2.1.3.4 Những xu hướng phát triển nông nghiệp trên Thế giới Trên con đường phát triển nông nghiệp, mỗi nước đều chịu ảnh hưởng các điều kiện khác nhau, nhưng phải giải quyết vấn đề chung sau: - Không ngừng nâng cao chất lượng nông sản, năng suất lao động trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả đầu tư; - Mức độ và phương thức đầu tư vốn, lao động, khoa học và quá trình phát triển nông nghiệp. Chiều hướng chung nhất là phấn đấu giảm lao động chân tay, đầu tư nhiều lao động trí óc, tăng cường hiệu quả của lao động, quản lý và tổ chức; - Mối quan hệ giữa phát triển nông nghiệp và môi trường. Từ những vấn đề chung trên, mỗi nước lại có chiến lược phát triển nông nghiệp khác nhau và có thể chia làm hai xu hướng: * Nông nghiệp công nghiệp hoá: Huớng này đặt trọng tâm dựa chủ yếu vào các yếu tố vật tư, kỹ thuật, hoá chất và các sản phẩm khác của công nghiệp. Sử dụng các thành tựu của công nghiệp vào sản xuất nông nghiệp. sử dụng vật tư kỹ thuật, trang thiết bị máy móc, sản xuất theo quy trình kỹ thuật chặt chẽ gần như công nghiệp, đạt năng suất cây trồng vật nuôi và lao động cao. Khoảng 10% lao động xã hội trực tiếp làm nông nghiệp nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Nhược điểm nông nghiệp công
  24. 15 nghiệp hoá gây nên nhiều hậu quả sinh thái nghiêm trọng, làm ô nhiễm môi trường, giảm tính đa dạng sinh học và hao hụt nguồn gen thiên nhiên. - Mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ cải tiến: Mô hình này đang được phát triển ở các nước đang phát triển bắt đầu đi lên công nghiệp hoá, phương thức sản xuất cơ bản là sử dụng sức người và súc vật với công cụ thủ công là chủ lực có thêm phần hỗ trợ của máy móc, sử dụng các giống cây trồng vật nôi cũ và mới, bón phân hữu cơ và hoá học với liều lượng khác nhau, dùng hoá chất phòng trừ sâu bệnh, cỏ dại và một phần sản phẩm vi sinh, dùng thức ăn tổng hợp, đậm đặc, thuốc thú y, chất kích thích tăng trưởng cây trồng, vật nuôi, tưới nước bằng hệ thống thuỷ nông, sử dụng năng lượng tự nhiên, là chủ yếu, năng suất sản lượng của phương thức sản xuất này thường đạt loại từ khá đến cao và tương đối ổn định. Sản lượng đảm bảo nhu cầu của người nông dân và bắt đầu có nông sản hàng hoá. - Mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại: Đây là phương thức sản xuất nông nghiệp mới xuất hiện trên thế giới từ những năm 1970 của thế kỷ XX ở một số nước phát triển như Anh, Pháp, Đức, Nhật tập chung chủ yếu là sản xuất rau, quả sạch nhưng không sử dụng hoá chất làm phân bón và trừ sâu, trừ cỏ đảm bảo cho nông sản sạch, có sử dụng giống mới và công nghệ sinh học, sản phẩm vi sinh, máy móc làm đất mô hình nông nghiệp hữu cơ hiện đại đáp ứng được yêu cầu cơ bản của nền nông nghiệp bền vững, bảo vệ được môi trường sinh thái đem lại hiệu quả kinh tế. - Mô hình nông nghiệp công nghiệp hoá: Mô hình này đang được ứng dụng rộng rãi ở các nước công nghiệp phát triển. Phương thức sản xuất cơ bản của mô hình này là công nghiệp hoá toàn bộ chu trình sản xuất: sử dụng giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao, thành tựu của công nghệ sinh học hiện đại đã đưa lại năng suất cây trồng, vật nôi và năng suất lao động nông nghiệp cao, đưa lại sản lượng và tỷ suất nông sản hàng hoá cao.
  25. 16 Qua kinh nghiệm của các nước cho thấy: Một nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá phải có sự can thiệp và trợ giúp từ phía nhà nước bằng các hệ thống chính sách tạo ra môi trường, điều kiện để khuyến khích phát triển sản xuất. Mặt khác đối với các nước phát triển thì lao động nông nghiệp được chú trọng trong việc đào tạo kiến thức và thực hành về kỹ thuật cũng như công tác quản lý, đủ năng lực để sử dụng các công nghệ mới trong sản xuất làm giảm các chi phí trong lao động, tăng năng suất lao động. Giai đoạn hiện nay muốn đưa nông nghiệp phát triển đi lên phải xây dựng và thực hiện nền nông nghiệp trí tuệ. Thể hiện ở việc phát hiện nắm bắt và vận dụng các quy luật tự nhiên và xã hội trong mọi hoạt động của hệ thống nông nghiệp, áp dụng các giải pháp phù hợp. Nông nghiệp trí tuệ là bước phát triển ở mức cao, là sự kết hợp ở đỉnh cao của các thành tựu sinh học, công nghiệp, kinh tế, quản lý được vận dụng phù hợp với điều kiện cụ thể của mỗi nước, mỗi vùng . 2.1.3.5. Phương hướng phát triển nông nghiệp Việt Nam Hiện nay cơ cấu kinh tế nông nghiệp nước ta bước đầu đã gắn phương thức truyền thống với phương thức công nghiệp hoá và từng bước giảm bớt tính tự cấp, tự túc, chuyển dần sang sản xuất hàng hoá và hướng mạnh ra xuất khẩu. Trên cơ sở thành tựu nông nghiệp trong 20 năm đổi mới, dựa trên những dự báo về khoa học kỹ thuật, căn cứ vào điều kiện cụ thể, phương hướng chủ yếu phát triển nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đề ra.[8] * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020 phục hồi tăng trưởng, tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp; phát huy dân chủ cơ sở, huy động sức mạnh cộng đồng để phát triển nông thôn; tăng thu nhập và giảm đáng kể tỷ lệ nghèo, bảo vệ môi trường.
  26. 17 - Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ổn định 3,3- 3,8%. Tạo chuyển biến rõ rệt về mở rộng quy mô sản xuất bình quân của các hộ và ứng dụng, khoa học công nghệ. - Tạo bước đột phá trong đào tạo nhân lực. Nâng cao cả kiến thức và kỹ năng sản xuất kinh doanh nông lâm ngư nghiệp và phi nông nghiệp cho lao động nông thôn. - Tạo chuyển biến rõ rệt trong phát triển kinh tế hợp tác xã, hiệp hội, phát triển liên kết dọc theo ngành hàng, kết nối giữa sản xuất - chế biến- kinh doanh. Phát triển doanh nghiệp nông thôn. - Hình thành kết cấu hạ tầng căn bản phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn. Cải thiện căn bản môi trường và sinh thái nông thôn tập chung và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh cho cây trồng và vật nuôi, phòng chống thiên tai. * Mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2016-2020: phát triển nông nghiệp theo hướng toàn diện, hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, vững bền; phát triển nông thôn gắn với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá đất nước, tăng thu nhập và cải thiện căn bản điều kiện sống của dân cư nông thôn, bảo vệ môi trường. - Đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng nông nghiệp ở mức bình quân 3,5- 4% năm. Hình thành một số ngành sản xuất kinh doanh mũi nhọn của Việt Nam trên thị trường quốc tế. - Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển đổi theo nhu cầu thị trường. Phát triển chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp. Công nghiệp, dịch vụ và kinh tế đô thị phối hợp hiệu quả với sản xuất và kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn. - Chuyển phần lớn lao động nông thôn ra khỏi nông nghiệp, lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội. Hình thành đội ngũ nông dân
  27. 18 chuyên nghiệp có kỹ năng sản xuất và quản lý, gắn kết trong các loại hình kinh tế hợp tác và kết nối với thị trường. - Phong trào xây dựng nông thôn mới phát triển mạnh với ít nhất 50% số xã đạt tiêu chuẩn. Nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn lên 2,5 lần so với hiện nay. Quy hoạch dân cư, quy hoạch lãnh thổ nông thôn gắn với phát triển đô thị, công nghiệp. - Phát triển lâm nghiệp tăng độ che phủ của rừng lên 43-45%, bảo vệ đa dạng sinh học, đảm bảo đánh bắt thuỷ hải sản nội địa và gần bờ trong khả năng tái tạo và phát triển, khắc phục tình trạng ô nhiễm trong sản xuất nông nghiệp, khắc phục và giảm thiệt hại thiên tai, dịch bệnh và các tác động xấu của biến đổi khí hậu 2.1.4. Định hướng sử dụng đất 2.1.4.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong đề xuất sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam. - Những số liệu, tài liệu thống kê định kỳ về sử dụng đất (diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: Nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông - Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. - Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai về phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. - Trình độ phát triển khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. - Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kỳ, truyền thống, kinh nghiệm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
  28. 19 2.1.4.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền. Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài. Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh- quốc phòng. 2.1.4.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Để xác định được cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp hợp lý cần phải có nghiên cứu về hệ thống cây trồng, các mối quan hệ giữa cây trồng với nhau, giữa cây trồng với môi
  29. 20 trường bên ngoài là điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội như: tập quán và kinh nghiệm sản xuất, lao động, quản lý, thị trường, cơ chế chính sách [8] Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Các căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lý, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (Lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kỹ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. Việc nghiên cứu để đưa ra hệ thống sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời giữ vững được môi trường sinh thái theo quan điểm phát triển bền vững đang là rất cần thiết. 2.2. Tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Trên Thế giới Tổng diện tích đất trên thế giới 14.777 triệu ha, với 1.527 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng [10]. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là
  30. 21 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv[10]. Sản xuất nông nghiệp thế giới đang phải đối mặt với những thách thức to lớn, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp để nuôi sống nhân loại tăng, trong khi đó hai yếu tố quan trọng của sản xuất nông nghiệp là đất và nước đang bị suy giảm nghiêm trọng. Để ứng phó với vấn đề này trên thế giới đã có nhiều nước tìm ra con đường khác nhau để đưa đất nước thoát khỏi tình trạng đói nghèo. Cụ thể như: Hà Lan tận dụng công nghệ: Đất nông nghiệp ở Hà Lan ít lại trũng, rất dễ bị ngập lụt nhưng Hà Lan đã tìm tòi, tự khẳng định những lợi thế của chính mình để phát triển nền nông nghiệp theo hướng chiến lược một nền nông nghiệp hướng ra xuất khẩu. Hà Lan đã sử dụng vốn và công nghệ cao để thay thế quỹ đất hiếm hoi: sử dụng nhà kính để sản xuất cà chua, ớt, dưa quanh năm, tiết kiệm đất, tăng hiệu suất đất. Nhà nước còn biến các thửa đất nhỏ liền kết thành thửa lớn liền nhau, xây dựng hệ thống kênh rạch, đảm bảo yêu cầu cơ giới hóa bằng cách nhập khẩu hạt ngũ cốc, hạt đậu, hạt có dầu nhất là thức ăn chăn nuôi để sản xuất hàng xuất khẩu. Nhờ có vốn lớn nên ở Hà Lan đã hình thành hệ thống nhà kính với công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới, cùng với các biện pháp thâm canh cao đã đưa năng suất nông nghiệp của Hà Lan cao gấp nhiều lần năng suất bình quân thế giới [12]. Israel: là một trong những đất nước khô hạn nhất với 60% diện tích đất liền là sa mạc, nhưng ít ai biết được rằng, đây cũng là một trong những đất nước có ngành nông nghiệp thành công nhất trên thế giới. Với lượng mưa
  31. 22 trung bình chỉ khoảng 50mm/năm, tưởng chừng như không thể canh tác trồng trọt được nhưng lại trở thành một cường quốc nông nghiệp, nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới. Tất cả là nhờ có hệ thống tưới tiêu sáng tạo của những người nông dân. Nhờ có hệ thống tưới tiêu này, Israel đã biến hoang mạc khô cằn thành những vùng đất tốt để trồng rau xanh và trang trại chăn nuôi cá. Nhờ hệ thống tưới nhỏ giọt người dân có thể canh tác 3 vụ/năm thay vì một vụ vào mùa mưa như trước đây. Kết quả tương tự cũng đạt được tại Kenya, Nam Phi, Nigeria- Những quốc gia có điều kiện tương tự Israel [12]. Thái Lan: là một đất nước có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn trong vùng Đông Nam Á (tương đương với diện tích của Việt Nam và Lào cộng lại) là 513,12 kilomet vuông xếp hạng 50 trên thế giới. Với các loại cây trồng đa dạng được chú trong phát triển như: cao su, cà phê, mía, ngô và các loại cây ăn quả. Trong quá trình phát triển chính phủ nước này có vai trò điều khiển, thúc đẩy nền nông nghiệp phát triển bằng các hình thức khác nhau: về cơ sở vật chất xây dưng hệ thống giao thông thủy lợi, điện, nước sinh hoạt cơ sở hạ tầng và hệ thống pháp lý, chính sách thuế, hệ thống giáo dục và đạo tạo nguồn nhân lực. Định hướng cho sự phát triển bằng các kế hoạc rõ ràng. Các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội thường là các kế học 5 năm. Chính nhờ những điều này thì Thái Lan là một nước đi lên từ nông nghiệp trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới năm 2013[12]. 2.2.2. Ở Việt Nam Theo quyết định số 455/QĐ-BTNMT ngày 21 tháng 3 năm 2019 quyết định phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2017 [9]. Điều 1. Phê duyệt và cô bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2017 (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017) như sau: Tổng diện tích tự nhiên: 33.123.077 ha, bao gồm: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp: 27.302.206 ha - Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp: 3.696.829 ha
  32. 23 - Diện tích nhóm đất chưa sử dụng: 2.123.042 ha Bảng 2.1. Hiện trạng sử dụng đất cả nước tính đến ngày 31/12/2017 Diện tích Cơ cấu STT Loại đất Mã (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 33.123.077 100 1 Đất nông nghiệp NNP 27.302.206 82.43 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 11.530.160 34.81 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6.997.965 21.13 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 4.143.096 12.51 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 2.854.869 8.62 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.532.195 13.68 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 14.923.560 45.06 1.2.1 Rừng sản xuất RSX 7.460.315 22.52 1.2.2 Rừng phòng hộ RPH 5.287.367 15.96 1.2.3 Rừng đặc dụng RDD 2.175.878 6.58 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 797.759 2.41 1.4 Đất làm muối LMU 17.505 0.05 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 33.223 0.10 2 Đất phi nông nghiệp PNN 3.697.829 11.16 3 Đất chưa sử dụng CSD 2.123.042 6.41 (Nguồn: Tổng cục thống kê)
  33. 24 Từ bảng 2.1 cho ta thấy: - Diện tích nhóm đất nông nghiệp là: 27.302,206 ha chiếm 82,43% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất phi nông nghiệp 3.697,829 ha chiếm 11,16% tổng diện tích tự nhiên. Diện tích nhóm đất chưa sử dụng 2.123,042 ha chiếm 6,14% tổng diện tích tự nhiên[2]. - Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu cho xã hội về sản phẩm nông nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách được các nhà quản lí và sử dụng đất quan tâm. Thực tế cho thấy, trong những năm qua do tốc độ công nghiệp hóa cũng như đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ ở nhiều địa phương trên phạm vi cả nước làm cho diện tích đất nông nghiệp ở Việt Nam có nhiều biến động. - Nông nghiệp Việt Nam đã có bước phát triển rõ rệt về nhiều mặt, từ tổ chức lực lượng sản xuất, khoa học công nghệ đến các chỉ số. Nông nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao. Áp dụng các biện pháp canh tác thâm canh tăng vụ, thủy canh, mô hình nhà kính góp phần tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị canh tác. 2.2.3. Khái quát về tình hình sử dụng đất của tỉnh Thái nguyên Thái Nguyên là một tỉnh ở đông bắc Việt Nam, có diện tích 3.562,82 km² phía bắc tiếp giáp với tỉnh Bắc Kạn, phía tây giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, phía đông giáp với các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội. Tỉnh Thái Nguyên trung bình cách sân bay quốc tế Nội Bài 50 km, cách biên giới Trung Quốc 200 km, cách trung tâm Hà Nội 75 km và cảng Hải Phòng 200 km. Với vị trí địa lý là một trong những trung tâm chính trị, kinh tế,giáo dục của khu Việt Bắc nói riêng, của vùng trung du miền núi phía bắc nói chung, Thái Nguyên là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ.
  34. 25 Việc giao lưu đã được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình rẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu nút. Tỉnh Thái Nguyên có tổng diện tích là 356.282 ha. Cơ cấu đất đai gồm các loại sau: Đất núi chiếm 48,4% diện tích tự nhiên, có độ cao trên 200 m, hình thành do sự phong hóa trên các đá Macma, đá biến chất và trầm tích. Đất núi thích hợp cho việc phát triển lâm nghiệp, trồng rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, rừng kinh doanh nhưng cũng thích hợp để trồng cây ăn quả, một phần cây lương thực cho nhân dân vùng cao. Đất đồi chiếm 31,4% diện tích tự nhiên chủ yếu hình thành trên cát kết, bột kết phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đây là vùng đất xen giữa nông và lâm nghiệp. Đất đồi tại một số vùng như Đại Từ, Phú Lương ở từ độ cao 150 m đến 200 m có độ dốc từ 50 đến 200 phù hợp đối với cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm, đặc biệt là cây chè (trà) (một đặc sản của Thái Nguyên). Đất ruộng chiếm 12,4% diện tích đất tự nhiên, trong đó một phần phân bố dọc theo các con suối, rải rác, không tập trung, chịu sự tác động lớn của chế độ thủy văn khắc nghiệt (lũ đột ngột, hạn hán ) khó khăn cho việc canh tác. Trong tổng quỹ đất 356.282 ha, đất đã sử dụng là 246.513 ha (chiếm 69,22% diện tích đất tự nhiên) và đất chưa sử dụng là 109.669 ha (chiếm 30,78% diện tích tự nhiên). Trong đất chưa sử dụng có 1.714 ha đất có khả năng sản xuất nông nghiệp và 41.250 ha đất có khả năng sản xuất lâm nghiệp. Trong những năm gần đây với tốc độ đô thị hóa diễn ra mạnh, làm cho diện tích đất nông nghiệp của toàn tỉnh bị thu hẹp. Vì vậy đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai nhằm đưa ra được biện pháp và phương hướng sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả là rất cần thiết [2.]. 2.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp 2.3.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn trong định hướng sử dụng đất - Truyền thống, kinh nghiêm và tập quán sử dụng đất lâu đời của nhân dân Việt Nam.
  35. 26 - Những số liệu, tài liệu thống kê định kì về sử dụng đất (Diện tích, năng suất, sản lượng), sự biến động và xu hướng phát triển. - Chiến lược phát triển của các ngành: nông nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, giao thông + Các dự án quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội của các vùng và địa phương. + Kết quả nghiên cứu tiềm năng đất đai và phân bố, sản lượng, chất lượng và khả năng sử dụng ở mức độ thích nghi của đất đai. + Trình độ phát triển khoa học kĩ thuật phục vụ cho sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao. + Tốc độ gia tăng dân số, dự báo dân số qua các thời kì. 2.3.2. Quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp - Sử dụng đất phải gắn liền với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phải dựa trên cơ sở quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất của các cấp chính quyền. - Khai thác sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường và tiến tới sự ổn định bền vững lâu dài. - Khai thác sử dụng đất phải gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo khai thác tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng của từng vùng trên cơ sở kết hợp giữa chuyên môn hóa và đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất hàng hóa. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên trước hết cho mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực của các nông hộ và địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải dựa trên cơ sở kinh tế của các nông hộ, nông trại phù hợp với trình độ dân trí, phong tục tập quán nhằm phát huy kiến thức bản địa và nội lực của địa phương. - Khai thác sử dụng đất phải đảm bảo ổn định về xã hội, an ninh quốc phòng.
  36. 27 2.3.3. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là xác định phương hướng sử dụng đất nông nghiệp theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, điều kiện vật chất xã hội, thị trường đặc biệt là mục tiêu, chủ trương chính sách của Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trường. Nói cách khác, định hướng sử dụng đất nông nghiệp là việc xác định một cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó cơ cấu cây trồng, cơ cấu vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng lãnh thổ. Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống cây trồng và các mối quan hệ giữa chúng với môi trường để định hướng sử dụng đất phù hợp với điều kiện từng vùng. Căn cứ để định hướng sử dụng đất: - Đặc điểm địa lí, thổ nhưỡng. - Tính chất đất hiện tại. - Dựa trên yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và các loại hình sử dụng đất. - Dựa trên các mô hình sử dụng đất phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây trồng, vật nuôi và đạt hiệu quả sử dụng đất cao (lựa chọn loại hình sử dụng đất tối ưu). - Điều kiện sử dụng đất, cải tạo đất bằng các biện pháp thủy lợi, phân bón và các tiến bộ khoa học kĩ thuật về canh tác. - Mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu trong những năm tiếp theo hoặc lâu dài. Để đưa ra hệ thống sử dụng để sản xuất nông nghiệp tối ưu, hiệu quả phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng địa phương cũng như tận dụng và phát huy được tiềm năng của đất, nâng cao năng suất cây trồng, góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân là rất cần thiết. Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên” không nằm ngoài mục tiêu trên.
  37. 28 PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. - Thời gian tiến hành: từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 đến ngày 01 tháng 04 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và sử dụng đất của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế, xã hội - Tình hình sử dụng đất 3.3.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. - Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp - Mô tả các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp 3.3.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. - Hiệu quả kinh tế - Hiệu quả xã hội
  38. 29 - Hiệu quả môi trường 3.3.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế xã hội môi trường và giải pháp - Lựa chọn các loại hình sử dụng đất - Đề xuất giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu - Điều tra thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các phòng ban chức năng, các tài liệu có liên quan đến tình hình sử dụng đất nông nghiệp của xã. - Điều tra thu thập số liệu sơ cấp: + Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA): Thông qua việc đi thực tế quan sát, phỏng vấn cán bộ và người dân để điều tra hiện trạng sử dụng đất của xã, thu thập các thông tin liên quan đến đời sống và tình hình sản xuất nông nghiệp (diện tích, năng suất, sản lượng các loại cây trồng ) + Phương pháp đánh giá nông thôn có người dân tham gia (PRA): Trực tiếp phỏng vấn, tiếp xúc với người dân, tạo cơ hội để người dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đưa ra những khó khăn, nguyện vọng nhằm cải thiện tình hình sử dụng đất tại địa phương Sử dụng phương pháp PRA để thu thập số liệu phục vụ việc phân tích hiện trạng, hiệu quả các loại hình sử dụng đất và đưa ra các giải pháp trong sử dụng đất nông nghiệp nhằm đảm bảo tính thực tế, khách quan. Trên địa bàn xã Cù Vân có 13 thôn. Tiến hành điều tra, dự kiến phỏng vấn 30 hộ dân theo mẫu phiếu đã xây dựng sẵn. Tại mỗi xóm phỏng vấn từ 3 - 4 hộ.
  39. 30 3.4.2. Phương pháp tính hiệu quả các loại hình sử dụng đất. Hiệu quả sử dụng đất là tiêu chí đánh giá mức độ khai thác sử dụng đất và được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: * Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T): T = p1.q1 + p2.q2 + + pn.qn Trong đó: + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm. + p: Giá của từng loại sản phẩm trên thị trường tại cùng một thời điểm + T: Tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Thu nhập thuần (N): N = T - Csx Trong đó: + N: Thu nhập thuần túy của 1ha đất canh tác/ năm + Csx: Chi phí sản xuất cho 1ha đất canh tác/năm - Hiệu quả đồng vốn: Hv = T/ Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ = N/Số ngày công lao động/ha/năm [4] * Hiệu quả xã hội - Đảm bảo an ninh lương thực - Đáp ứng nhu cầu nông hộ - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động * Hiệu quả môi trường - Tỷ lệ che phủ - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
  40. 31 3.4.3. Phương pháp tính toán phân tích số liệu Đây là phương pháp phân tích và xử lý số liệu thô đã thu thập được để thiết lập các bảng biểu để so sánh được sự biến động và tìm nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đưa ra các biện pháp thực hiện. Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Microsoft office excel và máy tính tay.
  41. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội và sử dụng đất của xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên. 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1.Vị trí địa lí Hình 4.1: Hình ảnh vệ tinh xã Cù Vân Xã Cù Vân là một xã miền núi, nằm về phía Đông Nam của huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 10 km, có vị trí địa lý tiếp giáp với các xã sau: + Phía Đông giáp xã Cổ Lũng - huyện Phú Lương. + Phía Tây giáp xã Hà Thượng và xã Tân Thái huyện Đại Từ. + Phía Nam giáp xã An Khánh-huyện Đại Từ và xã Phúc Xuân - TP Thái Nguyên.
  42. 33 + Phía Bắc giáp xã Phục Linh-huyện Đại Từ và TT Giang Tiên - huyện Phú Lương. Cù Vân hệ thống giao thông đường bộ phát triển tiếp giáp với nhiều xã khác nhau trong và ngoài huyện nên thuận cho các hoạt động chao đổi mua bán tiêu thụ hàng hóa từ đó thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển. 4.1.1.2. Địa hình Cù Vân nằm trong hệ thống các địa phương thuộc vùng trung du và miền núi có địa hình tương đối bằng phẳng không quá phức tạp chủ yếu là đất bằng và đồi núi bát úp xen kẽ là các cánh đồng với hệ thống thủy lợi, giao thông phát triển 4.1.1.3. Thổ nhưỡng Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu trên địa bàn của xã gồm những nhóm đất chính sau: - Nhóm đất Feralit vàng đỏ trên đá sét và đá biến chất trên đồi núi thấp - Nhóm đất nâu đỏ trên đá vôi - Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ Điều kiện về thổ nhưỡng của xã: các loại đất trong xã có độ phì lớn và chiếm đa phần diện tích. Có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp như: trồng cây lương thực (lúa, ngô) và phát triển thủy sản. 4.1.1.4. Khí hậu, thủy văn Khí hậu: Cù Vân mang đặc điểm chung của khí hậu vùng miền núi phía Bắc hằng năm chia hai mùa rõ rệt. - Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều. - Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, gió đông Bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh và khô. - Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 22,8 độ C. Lượng mưa phân bố không đều có
  43. 34 chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô.Về mùa mưa lượng mưa lớn, chiếm tới gần 70% tổng lượng mưa trong năm. Độ ẩm trung bình cả năm là 85%, ẩm độ cao nhất vào tháng 6, 7, 8. Độ ẩm thấp nhất vào tháng 11, 12 hàng năm. Thủy văn: Cù Vân có nguồn nước mặt dồi dào, hệ thống thủy lợi tuy có bước phát triển đồng bộ, hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng, các công trình giao thông, thuỷ lợi đã đáp ứng được yêu cầu của sản xuất. Hệ thống thủy lợi trên địa bàn xã hiện nay đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất và phục vụ dân sinh đạt 100% (so sánh với tiêu chí xây dựng nông thôn mới là 100%) km kênh đạt chuẩn. 4.1.1.5.Tài nguyên rừng, khoáng sản Tài nguyên rừng của xã khá phong phú, là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều nguồn gen quý của các loài động, thực vật cận và á nhiệt đới. Diện tích đất có khả năng phát triển rừng của xã khá lớn là một tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp, độ che phủ rừng của toàn xã đạt 18,28%. Xã có nguồn khoáng sản phong phú và đa dạng trữ lượng tương đối lớn, đang được nhà nước quan tâm và đầu tư trong giai đoạn 2015 – 2020. Trên địa bàn xã đang triển khai dự án để khai thác: Than tại khu vực xóm 11, với quy mô diện tích để khai thác là 3,04ha Mỏ đá Cát Kết tại khu vực xóm 7 với quy mô diện tích để khai thác là 72,5ha Mỏ sắt tại khu vực xóm 10, với quy mô diện tích để khai thác là 20,6ha Mỏ thiếc Đông Núi Pháo gồm 3 khu vực với tổng diện tích 83ha thuộc xóm 12, xóm 13 với quy mô diện tích để khai thác là 83ha. 4.1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và cơ cấu kinh tế Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên xong kinh tế tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã. Trong
  44. 35 những năm tới xã phấn đấu đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ. Bảng 4.1 Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2016- 2018 Ngành kinh tế Cơ Cấu(%) Nông, lâm, thủy sản 76 Công nghiệp – Xây Dựng 10,5 Dịch vụ – Thương mại 13,5 Tổng 100 (Nguồn: UBND xã Cù Vân) Tuy cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực, sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển, giá trị sản xuất nông nghiệp tăng lên xong kinh tế tăng trưởng còn chậm, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của xã. - Cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng nông, lâm, thủy sản chiếm 76%, thương mại dịch vụ 13,5%, tiểu thủ công nghiệp 10,5%. Tổng giá trị sản xuất năm 2017 là 88,6 tỷ trong đó: + Sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản ) 67tỷ. Thu nhập bình quân đầu người đạt 14 triệu đồng/người/năm. + Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 11tỷ. + Dịch vụ, thương mại 10,6tỷ. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Nông nghiệp: Cây trồng lương thực (lúa, ngô) là thế mạnh của xã. Các cây công nghiệp ngắn ngày chính gồm lạc, đậu tương Cơ cấu cây trồng đang dần chuyển đổi để hình thành các vùng chuyên canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng trồng ở khu đất bằng đến kỳ khai thác sang trồng cây lâu năm như chè, cây ăn quả. Hình thành các vùng chuyên canh lúa, chè có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất
  45. 36 cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với sản phẩm cây có hạt. - Sản xuất lương thực: Diện tích lúa gieo cấy hàng năm từ 260 ha đến 300 ha. Bình quân lương thực đạt 400kg/người/năm (2018). - Cây ăn quả: Hiện nay toàn xã có 225 ha cây ăn quả, chủ yếu là vải, nhãn đang cho thu hoạch, xong giá trị sản phẩm thu từ cây ăn quả chưa cao - Chăn nuôi: Đẩy mạnh chăn nuôi lợn, gia cầm với quy mô hộ gia đình nhỏ hẹp rất cần sự hỗ trợ vốn đầu tư trang thiết bị phục vụ cho lai tạo, mua con giống và hỗ trợ về kỹ thuật để nâng cao năng xuất, sản lượng và hiệu quả cao hơn. - Lâm nghiệp: Xã Cù Vân có diện tích rừng tương đối lớn trong đó có rừng tự nhiên 330,78ha và rừng trồng 385,36ha. Đất đai tương đối bằng phẳng, màu mỡ, nguồn nước dồi dào phong phú, tài nguyên khoáng sản là những yếu tố rất thuận lợi cho Cù Vân phát triển nông lâm nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển du lịch trong tương lai. Để thúc đấy sự phát triển kinh tế thì xã đã Xây dựng đề án phát triển sản xuất định hướng đến năm 2020. Chú trọng công tác chuyển đổi nghề trong nhân dân nhằm giải quyết việc làm tăng thu nhập, tăng cường công tác đào tạo nghề, chuyển dịch cơ cấu lao động, phấn đấu có trên 99% người trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên và ổn định nguồn thu nhập. Thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển sản xuất như phân vùng trồng lúa, trồng chè, trồng rừng, khu chăn nuôi tập trung, khu sản xuất tiểu thủ công nghiệp, khu dịch vụ thương mại. Trong đó chú trọng phát triển các ngành nghề có thế mạnh như phát triển nông lâm nghiệp, phát triển tiểu thủ công nghiệp, phát triển thương mại dịch vụ gắn với ngành công nghiệp khai thác đang phát triển ở địa phương. Đối với lĩnh vực phát triển sản xuất nông nghiệp: Quy hoạch
  46. 37 chi tiết các vùng sản xuất lúa, chè và khu chăn nuôi tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm 5%, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ nhân dân đổi thửa để tập trung diện tích đầu tư thâm canh, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, chè. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và chăn nuôi công nghiệp tập trung. Triển khai xây dựng khu chăn nuôi tập trung. 4.1.2.2.Về lĩnh vực văn hóa xã hội  Dân số - lao động Xã Cù Vân có 1920 hộ và 6329 khẩu được phân thành 13 xóm. Người dân trong xã chủ yếu làm nông nghiệp, dân số trong độ tuổi lao động khoảng: 3.584 người, chiếm khoảng 56.62% dân số xã. Trong đó nam 1881 người; nữ 1703 người. - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo 1598 người/3584 người chiếm 44.58% tổng số lao động toàn xã. - Tỷ lệ lao động có trình độ văn hóa 3537 người/3584 người chiếm 98.68% tổng số lao động toàn xã. - Cơ cấu lao động: + Nông, lâm, ngư nghiêp 76%. + Dịch vụ, thương mại 10,5%. + Công nghiệp, xây dựng, giao thông 13,5%. - Số lao động đi làm việc ngoài xã 226 người, số lao động đang làm việc ở nước ngoài 74 người chiếm tỷ lệ 2,06%. Còn lại làm việc tại địa phương và các cơ quan đơn vị hành chính và doanh nghiệp trên địa bàn. - Tỷ lệ lao động có việc làm thường ổn định xuyên trên 93,8%.
  47. 38  Văn hóa - Toàn xã có tổng 13 xóm, trong đó có 7 xóm đạt tiêu chuẩn Làng văn hóa (Xóm 2, xóm 4, xóm 6, xóm5, xóm 7, xóm 12, xóm 14) đạt 53,8%. 85% số hộ đạt gia đình văn hóa, các hoạt động văn hóa, văn nghệ phát triển lành mạnh thực sự là món ăn tinh thần của nhân dân. 100% người dân tham gia bảo hiểm y tế, 100% lượng rác thải được thu gom xử lý, không có cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, 03 nghĩa trang được đầu tư xây dựng và quản lý đảm bảo quy định của nhà nước.  Công tác y tế- dân số gia đình và trẻ em Đội ngũ cán bộ y tế được chuẩn hóa cơ bản đáp ứng chất lượng chuyên môn. Thực hiện công tác y tế dự phòng và các chương trình y tế quốc gia luôn chủ động đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền trong việc phòng chống dịch bệnh như: phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, thủy đậu, viêm não đẩy mạnh công tác tuyên truyền về vệ sinh môi trường. Tổ chức tiêm chủng theo định kỳ, công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc và chăm sóc sức khỏe nhân dân ngày càng được nâng cao.  Cơ sở hạ tầng Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn: Cứng hóa 100% hệ thống đường giao thông với 3,87km đường giao thông liên xã được đổ bê tông đạt chuẩn theo Bộ GTVT. Hệ thống thủy lợi do xã quản lý 37,0km, trong đó đã kiên cố hóa được 22,4km, tỷ lệ 60,54%. Hệ thống cấp điện đảm bảo kỹ thuật, an toàn, tiếp tục đầu tư xây dựng cơ sở vật chất văn hóa để nâng cao chất lượng sử dụng hệ thống nhà văn hóa và sân thể thao trung tâm xã và của các xóm .
  48. 39 4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nghiên, kinh tế - xã hội và sử dụng đất xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên  Điều kiện tự nhiên Vị trí địa lý gần với thành phố Thái Nguyên trung tâm kinh tế của tỉnh, thị trường lớn cho tiêu thụ nông sản phẩm của địa phương. Đất nông nghiệp tương đối tốt so với các huyện khác của tỉnh, thích hợp với nhiều loại cây trồng, có nhiều diện tích trồng chè đặc sản khá nổi tiếng. Người nông dân có kinh nghiệm và cần cù chăm chỉ, trình độ nhận thức ngày càng cao. Địa hình tương đối bằng phẳng không quá phức tạp chủ yếu là đất bằng và đồi núi bát úp xen kẽ là các cánh đồng với hệ thống thủy lợi, giao thông phát triển. Xét về điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng và nguồn nước, xã Cù Vân rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa, trồng rừng, phát triển địa hình chăn nuôi thuỷ sản, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.  Điều kiện kinh tế - xã hội Mạng lưới giao thông rất thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa các vùng, đường liên thôn đã đến hầu hết các thôn trên địa bàn xã, điện cũng đáp ứng được nhu cầu sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân, hệ thống kênh mương đã được xây dựng và kiên cố hóa phát huy có hiệu quả năng lực tưới tiêu. Việc phát triển kinh tế của người dân trong vùng còn gặp khó khăn do ảnh hưởng của thị trường, giá cả các loại phân bón và giống cao nên việc người dân bỏ ra chi phí là khá nhiều nhưng mức thu nhập lại rất thấp do chưa có thị trường ổn định về giá cả. Hiện nay việc ổn định giá cả các sản phẩm từ sản xuất chăn nuôi, trồng trọt đang được chính quyền địa phương và người dân hết sức quan tâm.
  49. 40  Sử dụng đất Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất trên địa bàn xã đã có bước chuyển biến rõ rệt, đất đai được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng dần, cơ cấu sử dụng ngày càng hợp lý và tiết kiệm, phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong từng loại đất có sự chuyển đổi nội bộ, nhất là đất sản xuất nông nghiệp. Chuyển đổi toàn bộ diện tích rừng trồng ở khu đất bằng đến kỳ khai thác sang trồng cây lâu năm như chè, cây ăn quả. Hình thành các vùng chuyên canh lúa, chè có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với sản phẩm cây có hạt, chất lượng các loại đất nông nghiệp ngày càng được cải tạo tốt hơn. 4.1.4. Tình hình sử dụng đất Hình 4.2 Bản đồ thể hiện lớp phủ thực vật xã Cù Vân
  50. 41 Xã Cù Vân có điều kiện tự nhiên địa hình, khí hậu, thời tiết, thổ nhưỡng và nguồn nước rất thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp, đặc biệt là phát triển trồng lúa, trồng rừng, phát triển chăn nuôi thuỷ sản, kết hợp với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.Trong những năm gần đây, tình hình sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã đã có bước chuyển biến rõ rệt, đất đai ngày càng được được khai thác và sử dụng một cách hiệu quả, hệ số sử dụng đất tăng dần, cơ cấu sử dụng ngày càng hợp lý phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Chất lượng các loại đất nông nghiệp ngày càng được cải tạo tốt hơn tuy nhiên trong cơ cấu sử dụng đất còn có những tồn tại cần phải khắc phục. Bảng 4.2.Thực trạng sử dụng đất xã Cù Vân tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2018 Diện tích Cơ cấu STT Mục đích sử dụng Mã (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 1568 100 1 Đất nông nghiệp NNP 1217,38 77,63 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 514,17 32,79 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 288,19 18,38 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 259,44 16,55 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 28,75 1,83 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 225,98 14,41 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 684,66 43,66 1.2.1 Đất rừng phòng hộ RPH 315,13 20,10 1.2.2 Đất rừng sản xuất RSX 369,52 23,56 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản NTS 18,56 1,1 2 Đất phi nông nghiệp PNN 339,33 21,64 3 Đất chưa sử dụng CSD 11,29 0,72 (Nguồn: UBND xã Cù Vân)
  51. 42 Hình 4.3 Cơ cấu LUT của xã Cù Vân năm 2018 Qua bảng 4.1 và hình ảnh 4.3 cho thấy diện tích đất tự nhiên của xã Cù Vân là 1,568ha cơ cấu các loại đất có sự chênh lệch lớn: Đất nông nghiệp có diện tích 1217,38ha chiếm 77,63% diện tich đất tự nhiên của xã. Đất phi nông nghiệp có diện tích 339,33ha và chiếm 21,64% diện tich đất tự nhiên của xã và đất chưa sử dụng có diện tích là 11,29ha chiếm0,72% diện tích đất tự nhiên của xã. 4.2. Thực trạng loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái nguyên 4.2.1. Thực trạng các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp Bảng 4.3.Thực trạng sử dụng đất xã Cù Vân tính đến ngày 01 tháng 4 năm 2019 Cơ cấu STT Mục đích sử dụng Mã Diện tích (ha) (%) 1 Đất nông nghiệp NNP 1217,38 100 2 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 514,17 42,22 3 Đất trồng cây hàng năm CHN 288,19 23,67 4 Đất trồng lúa LUA 259,44 21,31 Đất trồng cây hàng năm 5 HNK 28,75 2,36 khác 6 Đất trồng cây lâu năm CLN 225,98 18,56 (Nguồn: UBND xã Cù Vân)
  52. 43 Đất nông nghiệp: 1217,38ha chiếm 100% diện tích đất nông nghiệp toàn xã. Đất sản xuất nông nghiệp: 514,17ha chiếm 42,22% Đất trồng cây hàng năm: 288,19ha chiếm 23,67% Trong đó: Đất trồng lúa: 259,44ha chiếm 21,31%. Diện tích đất trồng lúa qua các kỳ kiểm kê giảm do người dân chuyển đổi mục đích sử dụng đất và chuyển qua canh tác các loại cây cho hiệu quả kinh tế phù hợp với nhu cầu thị trường. Đất trồng cây hàng năm khác: 28,75ha chiếm 2,36%. Loại hình sử dụng đất là 1 lúa, chuyên màu như ngô, khoai, là cây trồng dù cho năng suất cao nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế và còn do ảnh hưởng nhiều của thị trường nên chỉ chiếm tỉ lệ diện tích rất nhỏ. Đất trồng cây lâu năm: 225,98ha chiếm 18,56%. Chủ yếu là đất vườn của các hộ dân có các loại cây như nhãn, bòng, đào, hồng xiêm, na Tuy có sản lượng lớn và đa dạng sản phẩm nhưng chưa được chú trọng đầu tư sản xuất chưa đem lại hiệu quả tương sứng với tiềm năng của xã. 4.2.2. Một số loại cây trồng của xã Cù Vân năm 2018 Diện tích xã Cù Vân phần lớn là địa hình bằng phẳng không quá phức tạp chủ yếu là đất bằng và đồi núi bát úp xen kẽ đó là các cánh đồng. Nên xã đã dần hình thành các vùng chuyên canh lúa, chè có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với sản phẩm cây có hạt. Sản lượng, năng suất của một số loại cây trồng của xã được thể hiện qua bảng4.4
  53. 44 Bảng 4.4. Năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2018 Diện tích Năng suất Sản lượng STT Cây trồng (ha) (tạ/ha) (tạ) 1 Ngô 150 38 5.700 2 Lúa mùa 110 42 4,620 3 Đậu tương 28 10 280 4 Chè 56 75 4.200 5 Bòng 30 79,03 2.370 6 Nhãn 37 88 3.256 (Nguồn UBND Xã Cù Vân) 4.2.3. Các loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn xã Cù Vân Theo FAO: loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế, xã hội và kĩ thuật được xác định[4]. Để xác định loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Cù Vân tôi đã tiên hành điều tra nông hộ bằng mẫu phiếu điều tra. Các loại hình sử dụng đất của xã Cù Vân được thể hiện qua bảng 4.6 Bảng 4.5. Các loại hình sử dụng đất chính của xã Cù Vân năm 2018 Các loại Diện tích LUT Kiểu sử dụng đất nđất (ha) 1 Lúa Lúa mùa Lúa – ngô Cây hàng 1 Lúa – Màu 288,19 năm Ngô Chuyên màu Đậu tương Cây lâu Bòng Cây ăn quả 225,98 năm Nhãn Cây lâu Chè 56 năm khác (Nguồn: từ điều tra nông hộ)
  54. 45 Qua bảng 4.5 và quá trình nghiên cứu cho thấy * LUT 1: Loại hình sử dụng đất 1 lúa: là những nơi có nguồn nước chủ động, địa hình thấp so với các làng bản của xã, phần lớn là các loại giống mua từ trung tâm khuyến nông tỉnh Thái Nguyên. * LUT 2: 1 Lúa – màu: Rải rác trên các cánh đồng của xã, vụ ngô trồng vào khoảng tháng 11, tháng 12, loại giống ngô chủ yếu là NK7328, sau khi vụ ngô thu hoạch xong vào khoảng giữa tháng 6 đầu tháng 7 thì trồng lúa. * LUT3: Chuyên màu: kiểu sử dụng này được phân bố ở rải rác trên những cánh đồng ven đường nơi tuyến quốc lộ 37 chạy qua những cánh đông nơi có địa hình cao. Chủ yếu là các loại giống 3Q, K66 với mức giá giao động từ 6000-7000vnđ/kg * LUT4. Cây lâu năm: loại hình này chưa được người dân trong xã chú trọng trong sản xuất chủ yếu diện tích là đất quanh nhà dân và các bãi đất bằng với ba loại cây chủ yếu là bòng, nhãn và chè. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp của xã Cù Vân, huyện Đại Từ. 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá quá trình khai thác tiềm năng của đất. Sản phẩm nông nghiệp sản xuất ra có được thị trường chấp nhận hay không đòi hỏi phải có chất lượng tốt, số lượng đáp ứng được nhu cầu của thị trường theo từng mùa vụ và đảm bảo vệ sinh an toàn khi sử dụng. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp.
  55. 46 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của một số cây trồng chính của xã Cù Vân Năng Giá trị Chi phí sản Thu nhập Hiệu quả Giá trị ngày STT Cây trồng suất sản xuất xuất thuần đồng vốn công lao động (tạ/ha) (1000đ) (1000đ) (1000đ) (lần) (1000đ/ngày) 1 Lúa 53,66 53.663,21 35.214,141 18.449,068 1,524 129,721 2 Ngô 37,3 26.110,574 18.656,978 7.453,595 1,4 98,067 3 Chè 75 1.125.000 750.000 375.000 1,5 250,000 Đậu 4 10 30.000 13.500 16.500 2,22 120,000 tương 5 Bòng 79,03 197.575 131.716 56.858 1,32 100,000 6 Nhãn 88 158.400 105.600 52.800 1,4 80,000 (Nguồn: từ phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng số liệu 4.6 cho ta thấy: Giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần của các kiểu sử dụng đất có sự chênh lệch rõ rệt. Cây lúa có thu nhập là 18.449nghìn đồng/ha, chi phí là 35.214 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 53.663 nghìn đồng/ha. Năng suất lúa của xã ổn định qua các năm do người dân áp dụng thành công tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp. Hình 4.4 Hình ảnh ruộng lúa tại xã Cù Vân
  56. 47 Cây ngô có thu nhập là 7.453 nghìn đồng/ha, chi phí là 18.656nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 26.110 nghìn đồng/ha. Cây chè khi đi vào thu hoạch có thu nhập là 375.000 nghìn đồng/ha, chi phí 750.000 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 1.125 nghìn đông/ha. Cây đậu tương có thu nhập là 16.500 nghìn đông/ha, chi phí 13.500 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 3.000 nghìn đồng/ha Cây bòng có thu nhập là 56.858 nghìn đông/ha, chi phí 131.716 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 197.575 nghìn đồng/ha Cây nhãn có thu nhập là 52.800 nghìn đông/ha, chi phí 105.600 nghìn đồng/ha, giá trị sản xuất là 158.400 nghìn đồng/ha Bảng 4.7. Bảng phân cấp hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tính bình quân/ha Hiệu quả Giá trị ngày Giá trị sản Chi phí Thu nhập sử công lao Ký Cấp xuất sản xuất thuần dụng đồng động hiệu (1000đ) (1000đ) (1000đ) vốn (1000đ/ngày (lần) ) Cao C >90.000 >60.000 >60000 >0,9 >100 50.000- 30000- 30000- Trung bình TB 0,5-0,9 50-100 90000 60000 60000 Thấp TH <50000 <30000 <30000 <0,5 <50 (Nguồn:tổng cục thống kê)
  57. 48 Bảng 4.8. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất Hiệu Giá trị Giá trị sản Chi phí Thu nhập quả Kiểu sử ngày xuất Mức sản xuất Mức thuần Mức đồng Mức Mức dụng đất công LĐ (1000 đ) (1000 đ) (1000 đ) vốn (1000 đ) (lần) Chuyên 1,52 53.660 TB 35.214 TB 18.449,06 TH C 129,721 lúa 4 C Chuyên 28.000 TH 16.050 TH 11.970 TH 1,4 C 160 màu C Cây lâu 1.125.000 C 750.000 C 375.000 C 1,5 C 250 năm C (Nguồn:thống kê từ phiếu điều tra) Qua bảng 4.8 và thông tin thông tin thu thập được từ quá trình điều tra cho ta thấy.Các loại hình sử dụng đất khác nhau có giá trị sản xuất và chi phí sản xuất chênh lệch cao nhưng đều có giá trị ngày công lao động cao. Chuyên lúa: là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng việc đầu tư khoa học kĩ thuật vào sản xuất mới chỉ ở những giai đoạn đầu dẫn đến năng xuất, chất lượng chưa cao giá trị sản xuất chỉ ở mức trung bình Chuyên màu: Là các loại cây có tiềm năng tuy có giá trị sản xuất thấp nhưng lại cho giá trị kinh tế cao giúp tăng tỉ lệ che phủ và góp phần đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp Cây lâu năm: Là loại cây trồng có sự ổn định cao có giá trị sản xuất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần và giá trị ngày công lao động đều ở mức cao cần được chú trọng phát triển hơn nữa
  58. 49 Bảng 4.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế các loại hình sử dụng đất cụ thể Hiệu Giá trị Giá trị sản Chi phí sản Thu nhập quả Kiểu sử ngày công xuất Mức xuất Mức thuần Mức đồng Mức Mức dụng đất LĐ (1000 đ) (1000 đ) (1000 đ) vốn (1000 đ) (lần) Lúa 53.663,21 TB 35.214,141 TB 18.449,068 TH 1,524 C 129,721 C Ngô 26.110,574 TH 18.656,978 TB 7.453,595 TH 1,4 C 98,067 TB Chè 1.125.000 C 750.000 C 375.000 C 1,5 C 250 C Đậu 30.000 TH 13.500 TH 16.500 TH 2,22 C 220 tương C Bòng 197.575 C 131.716 C 56.858 TB 1,32 C 100,000 TB Nhãn 158.400 C 105.600 C 52.800 TB 1,4 C 80,000 TH (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Qua bảng 4.9 và thông tin thu thập được trong quá trình nghiên cứu cho thấy * Đối với đất lúa: Cây lúa được xác định là cây trồng mũi nhọn trong phát triển kinh tế nhưng việc đầu tư khoa học kĩ thuật vào sản xuất mới chỉ ở những giai đoạn đầu dẫn đến năng xuất, chất lượng chưa cao giá trị sản xuất chỉ ở mức trung bình cụ thể như sau: + Giá trị sản xuất ở mức TB 53.663,21 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức TB 35.214,141 nghìn đồng/ha, thu nhập mức TH 18.449,068 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn mức C 1,524, giá trị ngày công mức C 129,721 nghìn đồng/ha. * Đối với đất chuyên màu: Là các loại cây có tiềm năng tuy có giá trị sản xuất thấp nhưng lại cho giá trị kinh tế cao và đang được chú trọng phát triển để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với sản phẩm cây có hạt cụ thể:
  59. 50 + Kiểu sử dụng trồng ngô: có giá trị sản xuất ở mức TH 26.110,574 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức TB 18.656,978 nghìn đồng/ha, thu nhập mức TH 7.453,595 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,4 ở mức C, giá trị ngày công lao động 98,067 nghìn đồng/ha ở C. + Kiểu sử dụng trồng đậu tương: có giá trị sản xuất ở mức TH 30.000 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức TH 13.500 nghìn đồng/ha, thu nhập mức TH 16.500 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 2,22 ở mức C, giá trị ngày công lao động 220 nghìn đồng/ha ở mức C. * Đối với đất trồng cây lâu năm: + Kiểu sử dụng trồng chè: có giá trị sản xuất ở mức C 1.125.000 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức C 1.125.000 nghìn đồng/ha, thu nhập mức C 375.000 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,5 ở mức C, giá trị ngày công lao động 250 nghìn đồng/ha ở mức C. + Kiểu sử dụng trồng nhãn: có giá trị sản xuất ở mức C 158.400 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức C 105.600 nghìn đồng/ha, thu nhập mức TB 52.800 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,4 ở mức C, giá trị ngày công lao động 80,000 nghìn đồng/ha ở mức TH. + Kiểu sử dụng đất trồng bòng: có giá trị sản xuất ở mức C 197.575 nghìn đồng/ha, chi phí ở mức C 131.716nghìn đồng/ha, thu nhập mức TB 56.858 nghìn đồng/ha, hiệu quả đồng vốn là 1,4 ở mức C, giá trị ngày công lao động 100,000 nghìn đồng/ha ở mức TB. 4.3.2. Hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả sử dụng đất về mặt xã hội là đánh giá về các chỉ tiêu: Giá trị ngày công lao động nông nghiệp, tỷ lệ giảm hộ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, thu nhập bình quân lao động nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu nông hộ. Xem xét các chỉ tiêu này sẽ tìm ra những ưu điểm và
  60. 51 hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động nông nghiệp để từ đó có hướng điều chỉnh cho phù hợp. Qua đó góp phần củng cố an ninh trật tự và hạn chế tối đa những tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Giải quyết vấn đề lao động dư thừa ở nông thôn là vấn đề lớn thu hút sự quan tâm của các cấp chính quyền. Trong khi ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển thì phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và sản suất hàng hóa là giải giải pháp tối ưu để tăng việc làm và tăng thu nhập cho người dân nông thôn. Để nghiên cứu hiệu quả về mặt xã hội theo các nội dung trên, tôi tiến hành so sánh đánh giá và kết quả được ghi ở hai bảng 4.8 Bảng 4.10. Bảng phân cấp các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội các kiểu sử dụng đất Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội Mức Ký hiệu Hiệu quả đồng Giá trị ngày Số công lao vốn công LĐ động (lần) (1000 đ) Cao C >300 >0,9 >100 Trung bình TB 100 - 300 0,5 – 0,9 50 - 100 Thấp TH <100 <0,5 <50 (Nguồn:tổng cục thống kê) Bảng 4.11. Hiệu quả xã hội của các kiểu sử dụng đất xã Cù Vân Hiệu quả Giá trị ngày Công lao Kiểu sử dụng Mức đồng vốn Mức công LĐ Mức động/ha (lần) (1000 đ) Lúa 142 TB 1,524 C 129,721 C Ngô 76 TH 1,4 C 98,067 TB Đậu tương 80 TH 2,22 C 220 C Chè 210 TB 1,5 C 250 C Bòng 50 TH 1,32 C 100 C Nhãn 46 TH 1,4 C 80 TB (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ)
  61. 52 Từ bảng số liệu trên cho ta thấy: + Lúa: là kiểu sử dụng công ở mức trung bình 142 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức cao 129,721 nghìn đồng. + Ngô: sử dụng công ở mức thấp 76 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức trung bình 98,067 nghìn đồng. + Đậu tương: sử dụng công ở mức thấp 80 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức cao 220 nghìn đồng. + Chè: sử dụng công ở cao 220 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức cao 250 nghìn đồng. + Bòng: sử dụng công ở thấp 50 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức cao 100 nghìn đồng. + Nhãn: sử dụng công ở thấp 46 công/ha và giá trị ngày công lao động đạt mức trung bình 80 nghìn đồng. 4.3.3. Hiệu quả môi trường Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển xã hội và việc khai thác sử dụng đất của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học. Hiệu quả môi trường là sự tương tác giữa các loại hình sử dụng đất và phản ứng của môi trường. Để đạt hiệu quả môi trường thì sự tương tác đó là không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất đối với sản xuất nông nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường. Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Cù Vân tôi dựa vào đánh giá các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ che phủ, khả năng bảo vệ, cải tạo đất; mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường.
  62. 53 Bảng 4.12. Phân cấp mức độ đánh giá hiệu quả môi trường sử dụng đất Thích hợp của hệ Cấp Ký Mức độ sử Mức độ sử dụng thống cây trồng đánh giá hiệu dụng phân bón TBVTV với đất Cải thiện độ phì Cao C Luân canh, 3 vụ Ít sử dụng của đất Duy trì độ phì Sử dụng đúng Trung bình TB Chuyên canh, 2 vụ của đất liều lượng Tác động thoái Dùng quá liều Thấp TH Độc canh, 1 vụ hoá đất lượng Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất được thể hiện qua bảng: Bảng 4.13. Đánh giá hiệu quả môi trường các loại hình sử dụng đất xã Cù Vân Ý thức của người Tỷ lệ che Khả năng cải Kiểu sử dụng dân sử dụng thuốc phủ tạo, bảo vệ đất BVTV Lúa TB C TB Ngô TH TB C Đậu tương TH TB C Chè C TB TH Bòng C TB TB Nhãn C TB TB (Nguồn: tổng hợp từ phiếu điều tra nông hộ) Trong thực tế, tác động môi trường diễn ra rất phức tạp và theo nhiều yếu tố khác nhau, cây trồng được phát triển tốt khi phù hợp với đặc tính, chất lượng của đất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất dưới sự hoạt động của con người sử dụng hệ thống cây trồng sẽ tạo nên những ảnh hưởng rất khác nhau đến môi trường.
  63. 54 Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài tôi chỉ xin được đề cập đến một số vấn đề về mức độ ảnh hưởng đến môi trường trong sản xuất nông, lâm nghiệp như mức đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và ảnh hưởng tới môi trường, mức độ bảo vệ xói mòn và cải tạo đất, mức độ thích hợp của hệ thống cây trồng hiện tại đối với đất. 4.4. Lựa chọn các loại hình sử dụng đất (LUT) đạt hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường và giải pháp 4.4.1. Tiêu chuẩn lựa chọn LUT sử dụng đất bền vững Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đưa ra những tiêu chuẩn làm căn cứ để lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng là: - Đảm bảo đời sống của nông dân. - Phù hợp với mục tiêu phát triển của vùng nghiên cứu. - Thu hút lao động, giải quyết công ăn việc làm. - Định canh, định cư và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật. - Tăng sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. - Tác động tốt đến môi trường. 4.4.2. Căn cứ lựa chọn Để lựa chọn các LUT phù hợp và đề suất hướng sử dụng đất đạt hiệu quả cao cả về 3 mặt kinh tế - xã hội và môi trường cần căn cứ vào một số nguyên tắc cơ bản khi lựa chọn các LUT có triển vọng: - Phù hợp với đất đai, khí hậu và cơ sở vật chất của vùng. - Các loại hình sử dụng đất phải đạt hiệu quả kinh tế cao. - Phù hợp với phong tục tập quán đồng thời phát huy được kinh nghiệm sản xuất của người dân. - Bảo vệ được độ màu mỡ của đất và bảo vệ môi trường sinh thái. (Nông Thu Huyền, 2008)[4].
  64. 55 4.4.3. Lựa chọn LUT sử dụng có hiệu quả Các tiêu chuẩn lựa chọn các loại hình sử dụng đất có triển vọng, kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng đất về 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường trên địa bàn xã Cù Vân là cơ sở cho việc lựa chọn các loại hình sử dụng đất cho xã. Có thể đưa ra các loại hình sử dụng đất phù hợp với điều kiện của xã như sau: LUT1: 1 lúa Kiểu sử dụng là lúa mùa do ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên đây là vụ lúa duy nhất trong năm có thể thích ứng được vợi điều kiện khí hậu của địa phương, đảm bảo an ninh lương thực cho người dân. Tuy nhiên cần cải tạo đất và lựa chọn những loại cây trồng thích nghi được với điều kiện tự nhiên của vùng. LUT2: Chuyên chè Cây chè là cây có tính cạnh tranh cao trên thị trường và phát triển ổn định, bền vững. Việc phát triển cây chè sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Cải thiện đời sống ở nông thôn, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Hơn thế thì việc sản xuất chè còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. LUT3: Chuyên màu Ngô, đậu tương là các cây chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện tự nhiên dẫn đến năng suất không cao. Tuy nhiên cũng phần nào đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Các loại cây này khi luân canh sẽ giúp đa dạng sản phẩm nông nghiệp, tăng thêm thu nhập cho người dân và tăng độ mầu mỡ cho đất.
  65. 56 4.4.4. Đề xuất giải pháp a, Giải pháp cơ sở hạ tầng - Giải pháp về hệ thống giao thông: xã cần tập trung cao hơn nữa các nguồn lực để tiếp tục đầu tư xây dựng mới và cải tạo, nâng cấp các tuyến giao thông liên thôn giúp vận chuyển hàng hóa thuận lợi. - Giải pháp về hệ thống thủy lợi: cần tăng cường xây dựng mới các công trình thuỷ lợi, đập tràn, đồng thời nâng cấp công trình thuỷ lợi hiện có nhằm đảm bảo tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích canh tác lúa, màu của xã, giải quyết tốt vấn đề hạ tầng các công trình thuỷ lợi trên địa bàn xã để từ đó nâng cao mức độ thích hợp của các loại hình sử dụng đất, nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp. b, Giải pháp về cơ chế chính sách trong nông nghiệp - Đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, giúp quản lý và sử dụng đất đạt hiệu quả. - Xây dựng các chính sách hợp lý để khuyến khích sản xuất, định hướng và đưa vào sử dụng các giống cây, con mới phù hợp với điều kiện, thế mạnh của từng vùng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. - Thông tin, tuyên truyền các chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, của tỉnh, của xã cho phát triển nông nghiệp và nông thôn. Hướng dẫn, tạo điều kiện để mọi người dân thực hiện tốt các quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. c, Giải pháp về vốn đầu tư - Nhà nước cần có sự hỗ trợ về đầu tư và tín dụng, nhất là đầu tư cho việc thu mua nông sản vào vụ thu hoạch, đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản, xây dựng quỹ tín dụng nhân dân, mở rộng tín dụng Nhà nước đồng thời có cơ chế quản lý thích hợp, thuận lợi cho việc vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh,
  66. 57 có chế độ ưu tiên cho các chương trình, dự án phát triển sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. d, Giải pháp thị trường Để có thị trường giải pháp tiêu thụ cho nông sản gồm có: - Tăng cường công tác nghiên cứu mở rộng thị trường tiêu thụ, cung cấp thông tin giá cả là điều kiện cho các hộ sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng tốt, phù hợp với đối tượng tiêu dùng, đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. - Khuyến khích mở rộng thị trường trong xã, phát triển các Hợp tác xã Nông nghiệp, các hiệp hội sản xuất; Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo hình thức sản xuất cụ thể, để có thể đảm nhiệm đầu ra cho nông sản hàng hoá. - Đầu tư phát triển hệ thống thương mại, dịch vụ, các chợ bán buôn đầu mối, tạo điều kiện cho hàng hoá lưu thông dễ dàng. e, Giải pháp khoa học kỹ thuật Phát triển hệ thống trồng trọt hợp lý, tiến bộ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất và phát triển nông nghiệp bền vững cần có các giải pháp sau: - Đưa vào sử dụng các hệ thống cây trồng, vật nuôi mới, phù hợp với điều kiện của địa phương. - Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ nông nghiệp, nhất là các dịch vụ về vật tư, giống, thuỷ lợi, bảo vệ thực vật, công tác thú y, mạng lưới khuyến nông, khuyến lâm, đến cơ sở, nhằm đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đáp ứng tốt các điều kiện sản xuất của nông hộ. - Tăng cường liên kết với các cơ quan nghiên cứu, các trường đại học trong nước, nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ về công nghệ và kỹ thuật đối với các ngành chủ đạo, ưu tiên các lĩnh vực chế biến nông sản, nghiên cứu các mô
  67. 58 hình kinh tế trang trại sản xuất có hiệu quả, phù hợp với điều kiện sản xuất của từng vùng. f, Giải pháp về giống - Đưa vào các giống cây trồng như cây lúa, ngô và các loại cây có giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu và tập quán canh tác của từng vùng. - Chọn giống rau có chất lượng cao, kết hợp đầu tư sản xuất mô hình rau giống, chuyển giao công nghệ gieo trồng cho nông dân. Mở rộng diện tích rau trái vụ, rau an toàn đủ tiêu chuẩn cung cấp cho thị trường trong xã, tỉnh. g, Giải pháp về nguồn nhân lực Thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, trung hạn, dài hạn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt chú ý đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến nông - khuyến lâm tại cơ sở, lồng ghép các chương trình, dự án, tổ chức các buổi hội thảo, các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật, dạy nghề hoặc tham quan mô hình sản xuất điển hình nhằm giúp người dân nâng cao trình độ sản xuất.
  68. 59 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ điều tra, khảo sát tôi nhận thấy địa phương rất có tiền năng để phát triển ngành nông nghiệp. Diện tích đất tự nhiên của xã Cù Vân là 1,568ha cơ cấu các loại đất có sự chênh lệch lớn: Đất nông nghiệp có diện tích 1217,38ha chiếm 77,63% diện tich đất tự nhiên của xã. Đất phi nông nghiệp có diện tích 339,33ha và chiếm 21,64% diện tich đất tự nhiên của xã và đất chưa sử dụng có diện tích là 11,29ha chiếm0,72% diện tích đất tự nhiên của xã. Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp chính gồm có: 1 lúa, lúa-màu, chuyên màu và cây lâu năm. Mỗi loại hình đều có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển ngành nông nghiệp ở địa phương song qua phân tích, đánh giá nhận thấy loại hình sử dụng đất nông nghiệp: trồng cây lâu năm mang lại hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường cao nên được khuyến khích phát triển áp dụng rộng rãi hơn nữa. Trong đó cây chè là cây có tính cạnh tranh cao trên thị trường và phát triển ổn định, bền vững. Việc phát triển cây chè sẽ đem lại hiệu quả kinh tế xã hội, góp phần nâng cao thu nhập cho người nông dân. Cải thiện đời sống ở nông thôn, làm giảm khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn. Hơn thế thì việc sản xuất chè còn thúc đẩy nhanh hơn quá trình quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương. 5.2. Kiến nghị Dựa vào các kết quả nghiên cứu ở trên, để đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại xã Cù Vân, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, tôi có những kiến nghị như sau:
  69. 60 - Quy hoạch chi tiết các vùng sản xuất lúa, chè và khu chăn nuôi tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng cây trồng, tăng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp hàng năm, xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa nông nghiệp. Khuyến khích, hỗ trợ nhân dân dồn điền đổi thửa để tập trung diện tích đầu tư thâm canh, ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa, chè. Phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại và chăn nuôi công nghiệp tập trung. - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để hình thành các vùng chuyên canh, nâng cao hiệu quả sử dụng đất Hình thành các vùng chuyên canh lúa, chè có chất lượng cao, chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong nội bộ đất cây hàng năm để xây dựng vùng sản xuất hàng hoá tập trung với sản phẩm cây có hạt. - Đối với hộ nông dân trong xã: cần tích học hỏi và tự trau dồi kiến thức cho bản thân. Cần phát triển cây trồng theo hướng đa dạng hoá sản phẩm, khai thác hợp lý tiềm năng đất đai, lao động, vốn - Đối với Đảng bộ chính quyền và các cơ quan ban ngành địa phương cần quan tâm hơn nữa tới người nông dân thúc đẩy nông hộ phát triển. Có các chính sách phù hợp, ưu đãi với thực trạng từng hộ.
  70. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2019) Thông tư số 04/2019/TT- BNNPTNT Sửa đổi, bổ sung 1 số điều của thông tư 05/2017/TT- BNNPTNT ngày 1 tháng 3 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn một số nội dung thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. [2] Cổng thông tin điện tử tỉnh Thái Nguyên, [3] Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất, số 11, tr.120. [4] FAO (1994): Đánh giá đất đai và phân tích hệ thống canh tác cho quy hoạch sử dụng đất. [5] Hoàng Mạnh Linh (2017), Đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, khóa luận tốt nghiệp, trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên. [6] Luật Đất đai 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [7] Nông Thu Huyền (2017), giáo trình Đánh giá đất, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. [8] Phạm Tiến Dũng (2009), Bài giảng quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. [9] Số liệu của Cục thống kê về tình hình sử dụng đất của Việt Nam năm 2017. [10] Trang mạng: nguyen-dat-tren-the-gioi-viet-nam-va-huong-su-dung-ben-vung.htm. [11] Trang mạng: Lao động.com.vn bài: ” Thế giới linh hoạt sử dụng đất nông nghiệp” của Duy Hưng ngày 29/03/2013.
  71. 62 [12] Trang mạng: Lao động cuối tuần; Báo dân việt bài ” Israel thành cường quốc nông nghiệp hàng đầu trên thế giới” – dòng sự kiện; Bài ”Nông nghiệp Việt Nam thực trạng và giải pháp” của Nguyên Duy Vinh ngày 31/12/2013. [13] ThS.Vũ Thị Quý (2007),Bài giảng quy hoạch sử dụng đất,
  72. Mẫu phiếu điều tra nông hộ Số phiếu điều tra: PHIẾU ĐIỀU TRA NÔNG HỘ XÃ CÙ VÂN Họ tên chủ hộ: .Tuổi: Nam/Nữ: Địa chỉ: Thôn xã Cù Vân Kinh tế hộ ở mức Khá Trung bình Cận nghèo Nghèo Trình độ văn hóa: Dân tộc: 1. Nhân khẩu và lao động Tổng số nhân khẩu: Người Số lao động chính: 2. Điều tra hiệu quả kinh tế sử dụng đất 2.1. Hiệu quả sử dụng đất cây trồng hàng năm - Đầu tư cho 1 sào Bắc Bộ Phân Phân Thuốc Lao Chi phí Cây Giống Đạm Kali NPK chuồng BVTV động khác trồng (1000đ) (Kg) (Kg) (Kg) (Kg) (1000đ) (công) (1000đ) Lúa Lạc Khoai tây Đỗ tương
  73. - Thu nhập từ cây hàng năm: Diện tích Năng suất Sản lượng Giá bán Loại cây trồng (sào) (tạ/sào) (tạ) (đồng/kg) Lúa xuân Lúa mùa Khoai tây Lạc Ngô xuân Ngô đông 2.2. Hiệu quả sử dụng đất trồng cây lâu năm Hạng mục ĐVT Cây nhãn Cây bòng Diện tích Sào Năng suất Kg/sào Sản lượng Kg 1. Chi phí Giống 1000đ Phân hữu cơ Kg Phân đạm Kg Phân lân Kg Phân Kali Kg Vôi Kg Thuốc BVTV 1000đ Công lao động Công 2. Giá bán 1000đ/kg
  74. 3. Loại hình sử dụng đất Loại hình sử dụng đất Kiểu sử dụng đất (LUT) (Công thức luân canh) Cây ăn quả Lúa Chuyên màu 4.Vấn đề môi trường Đánh giá hiệu quả môi trường của các loại cây trồng Hạng mục Cây trồng Tỷ lệ che phủ Khả năng bảo vệ, cải tạo Ý thức người dân trong SD thuốc BVTV 5. Câu hỏi phỏng vấn 1. Nhu cầu về đất của gia đình là gì? Thiếu Đủ Thừa 2. Gia đình có ap dụng kỹ thuật mới trong sản xuất không? Có Không 3. Gia đình có vay vốn để sản xuất không? Có Không 4. Gia đình vay vốn ở đâu? Ngân hàng Bạn bè, người thân Tư nhân Qũy tín dụng
  75. 5. Sản phẩm nông nghiệp thu được gia đình sử dụng vào mục đích gì ? Bán Gia đình sử dụng 6. Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp? Đủ chi dùng cho cuộc sống Không đủ chi dùng cho cuộc sống 7. Sau khi thu hoạch gia đình có sử dụng biện pháp bảo vệ đất hay không? a, Có b, Không 8. Gia đình có thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu, trừ cỏ, thuốc BVTV không? a, Có b, Không Nếu sử dụng thì số lần phun trong vụ: 9. Nhận xét của gia đình về vấn đề tồn dư tồn dư thuốc BVTV trên đất trồng sau khi thu hoạch: a, Có tồn dư b, Không tồn dư 10. Gia đình có được tham gia các lớp tập huấn để phát triển sản xuất nông nghiệp hay không? 11.Gia đình có trao đổi với cán bộ khuyến nông không? a, Có b, Không 12.Trao đổi về vấn đề gì? Xử lí phân bón hợp lí Chính sách hỗ trợ của nhà nước Chọn giống sạch bệnh Cải tạo đất Bảo vệ dịch hại cây trồng Vấn đề khác Khoa học kĩ thuật trong sản xuất 13.Hiện nay hộ già đình có gặp vấn đề gì trong sản xuất? Vốn:
  76. Kỹ thuật sản xuất: Thị trường tiêu thụ: Khó khăn khác: Khó khăn khác: 14.Mong muốn của gia đình hiện tại là gì? Mở rộng quy mô: Có thêm tiền: Mong muốn khác: Xác nhận của chủ hộ Người điều tra Phạm Đông Triều