Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản)

pdf 69 trang thiennha21 20/04/2022 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_kinh_doanh_va_cac_yeu_to_anh_huo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản)

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTNTN & DLST Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Thái Nguyên, năm2020
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ THU Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN YUHIKAIGAN THÀNH PHỐ TATEYAMA, TỈNH CHIBA, NHẬT BẢN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: QLTNTN&DLST Lớp : K48 QLTNTN&DLST Khoa: Quản lý tài nguyên Khóa học: 2016 – 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Anh Thái Nguyên, năm 2020
  3. i LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin cảm ơn các quý thầy cô của trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên và các thầy cô trong khoa QLTN đã giúp đỡ dạy dỗ em trong suốt 4 năm học qua , đặc biệt là em xin cảm ơn đến giảng viên hướng dẫn là TS. Nguyễn Ngọc Anh người đã nhiệt tình giúp đỡ em thực hiện và hoàn thành báo cáo thực tập này . Em xin trân trọng cảm ơn khoa QLTN và và cô Thảo cùng toàn thể các anh chị bên trung tâm phát triển quốc tế đã cho em cơ hội được đi Nhật Bản thực tập và giúp đỡ em trong suốt 8 tháng thực tập bên Nhật. Em cũng xin cảm ơn đến bác Mori và các ban lãnh đạo các cô các bác trong khách sạn Yuhikaigan (Nhật Bản) đã tạo điều kiện thuận lợi , giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại khách sạn. Qua quá trình thực tập tại khách sạn đã giúp em học được rất nhiều điều, tiếp xúc với công việc học hỏi được nhiều kinh nghiệm . Trong qua trình thực tập cũng như làm báo cáo tốt nghiệp em khó có thể tránh khỏi những thiếu sót rất mong các thầy cô bỏ qua cũng như cho em cũng như mong nhận được ý kiến đóng góp từ các thầy cô để em rút ra được kinh nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên , ngày . tháng năm 2020 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thu
  4. ii DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Số lượt khách của khách sạn năm 2017 - 2019 40 Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017 – 2019 41 Bảng 3: Bảng giá phòng 45
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 1: Bản đồ Nhật Bản 18 Hình 2: Tinh thần trách nhiệm – Chuyên nghiệm 19 Hình 3: Thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn Nhật 20 Hình 4: Nhà hàng phong cách Nhật 21 Hình 5: Bản đồ tỉnh Chiba, Nhật Bản 32 Hình 6: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Chiba Nhật Bản 34 Hình 7: Khách sạn Yuhikaigan (Tateyama, Chiba, Nhật Bản) 35 Hình 8: Các loại phòng trong khách sạn 37 Hình 9: Nhà hàng, phòng tiệc và đồ ăn trong khách sạn 38 Hình 10: Phòng tắm chung và bồn tắm nước nóng miễn phí 39 Hình 11: Bồn tắm nước nóng tính phí 39 Hình 12: Các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc tam ngũ là ngũ vị - ngũ sắc - ngũ pháp 48
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC HÌNH iii MỤC LỤC iv PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1.Đặt vấn đề 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Vai trò, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng 2 3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật: 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5 2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch 5 2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn 5 2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch 9 2.2. Tổng quan về đất nước và hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Nhật Bản 17 2.2.1.Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản 17 2.2.2. Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp của Nhật Bản 20 2.2.3. Tổng quan về du lịch Nhật Bản 21 2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam 25 2.3.1. Giới thiệu chung về sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của Việt Nam 25 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn và du lịch tại Việt Nam 25
  7. v PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Nội dung nghiên cứu 30 3.3. Phương pháp nghiên cứu 31 3.3.1 . Thu thập số liệu thứ cấp 31 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp 31 3.3.3. Phương pháp chuyên gia 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 32 4.1. Khái quát về tỉnh Chiba, Nhật Bản và khách sạn Yuhikaigan 32 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 32 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 34 4.1.2. Khái quát về khách sạn Yuhikaigan ( Chiba- Nhật Bản) 35 4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số lượng khách, công suất buồng phòng, doanh thu, thu nhập ,, từ năm 2017 - 2019 ) của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) 40 4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan 40 4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan của khách sạn Yuhikaigan 43 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch của khách sạn Yuhikaigan 43 4.3.1. Chiến lược phát triển và tầm nhìn 43 4.3.2. Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại 43 4.3.3. Giá cả và chất lượng dịch vụ 45 4.3.4. Đội ngũ nhân viên 46 4.3.5. Văn hóa ẩm thực vùng miền 47
  8. vi 4.4. Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên 51 4.4.1. Kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ 51 4.4.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm 53 4.4.3. Chấp hành kỷ luật trong công việc 53 4.5. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam 54 4.5.1. Thuận lợi 54 4.5.2. Khó khăn 54 4.5.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn, du lịch 55 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 5.1. Kết luận 59 5.2. Kiến nghị 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1.Đặt vấn đề 1.Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây do đời sống xã hội ngày càng được nâng cao, cải thiện kéo theo nhu cầu ăn uống, nghỉ ngơi, tham quan, giải trí của con người càng cao. Do đó du lịch đã trở thành nhu cầu không thế thiếu được trong đời sống văn hóa - xã hội. Hoạt động du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chính vì vậy hệ thống kinh doanh du lịch càng phát triển mạnh mẽ nhằm cung cấp sản phẩm, dịch vụ đáp ứng yêu cầu của khách mang lại doanh thu, lợi ích cho doanh nghiệp cũng như đất nước. Kinh doanh khách sạn là một mắt xích quan trọng, là cầu nối giữa khách du kịch đến với các hoạt dộng du lịch. Kinh doanh khách sạn chiếm một vị trí rất quan trọng trong hệ thống du lịch, đảm bảo việc ăn ở, nghỉ ngơi và các dịch vụ bổ sung khác cho du khách Hiện nay thì có rất nhiều các khách sạn được mọc lên cạnh tranh lẫn nhau, các khách sạn muốn đứng vững phát triển được thì phải đổi mới và phát triển cạnh lành mạnh với các khách sạn khác. Đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, phục vụ chu đáo, tận tình, giá cả dịch vụ hợp lý. Để hoạt động kinh doanh của khách sạn đạt được hiệu quả cao, đòi hỏi nhà quản lý doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật thông tin, tìm hiểu những biến động về kinh tế- chính trị , biết được điểm mạnh, điểm yếu của khách sạn, thuận lợi và khó khăn mà khách sạn đang phải đối mặt. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn. Từ đó đưa ra được những biện pháp hợp lý, điều chỉnh hướng đi phù hợp. Hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của khách sạn quyết định sự phát triển của khách sạn cũng như sự trì trệ, đi xuống của khách sạn.
  10. 2 Xuất phát từ tình hình thực tế trên cũng gần 4 năm học tập trên giảng đường và suốt quá trình 8 tháng thực tập tại khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) nên em đã chọn đề tài: “ Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triên của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) ” 2. Vai trò, vị trí của phát triển khách sạn trong hoạt động kinh doanh du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng  Kinh doanh, phát triển khách sạn giữ vị trí quan trọng dối với sự phát triển của của ngành du lịch nói chung và của Nhật Bản nói riêng ở các mặt như sau: - Cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn giữ vị trí quan trọng của ngành du lịch: Muốn kinh doanh khách sạn thành công thì cơ sở vật chất, trang thiết bị phải tiện nghi, hiện đại. Vì muốn thu hút khách và phát triển thị trường khách hàng đỏi hỏi khách sạn phải có cơ sở vật chất tiện nghi, hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi của du khách. Về kỹ thuật: Xây dựng cho khách sạn 1 website riêng với đầy đủ chức năng quan trọng như: hạng phòng, tiện ích khách sạn, dịch vụ nhà hàng, spa, hệ thống đặt phòng trực tuyến, - Thúc đẩy ngành kinh tế và góp phần thúc đẩy tăng trưởng GDP: Hiện nay đời sống nhân dân càng cao kéo theo nhu cầu du lịch tăng lên nhanh chóng. Kinh doanh khách sạn phát triển dẫn đến sự phát triển về nhu cầu vật tư, trang thiết bị xây dựng cho khách sạn, hàng hóa cung ứng cho du lịch tăng. Những vật liệu này do ngành công nghiệp, nông nghiệp, giao thông và thương mại cung cấp. Điều đó thúc đẩy ngành kinh tế phát triển góp phần thúc đẩy nhịp độ tăng GDP - Góp phần khai thác các tài nguyên du lịch và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển: Các khách sạn thường được xây dựng ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên. Do đó phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương góp phần thúc đẩy kinh tế địa phuong phát triển. Ngoài ra kinh doanh khách sạn thu hút được các lượng lớn đặc sản
  11. 3 của địa phương cũng như cung ứng được việc làm cho người dân địa phương. Thúc đẩy kinh tế- xã hội ở địa phương phát triển - Kinh doanh khách sạn giữ vị trí quan trọng thực hiện chiến lược xuất khẩu quốc gia: Thu hút khách quốc tế là một trong những mục tiêu chiến lược phát triển du lịch nói chung và phát triển kinh doanh khách sạn nói riêng. Khách quốc tế lưu trú ở khách sạn thì ngoại tệ tăng, điều đó có nghĩa phát triển kinh doanh khách sạn thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ và góp phần thực hiện chiến lược xuất khẩu của đất nước. 3. Sự liên kết giữa Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và đối tác ông Mori cùng với phía khách sạn bên Nhật: Tạo điều kiện cho sinh viên ngành QLTNTN&DLST, khoa QLTN cũng như bản thân em được sang thập tập nghề, làm việc nâng cao kỹ năng chuyên ngành DLST tại khách sạn YUHIKAIGAN, (Tateyama- tỉnh Chiba- Nhật Bản) 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1) Đánh giá được hiệu quả kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan ( Tateyama- Chiba- Nhật Bản) 2) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn Yuhikaigan 3) Đánh giá được chất lượng kỹ năng chuyên môn sinh viên học hỏi qua đợt thực tập tại Nhật 4) Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài Trong xã hội ngày càng phát triển như hiện nay, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Kéo theo kinh doanh khách sạn ngày càng phát triển.Rất nhiều khách sạn mọc lên phục vụ cho du lịch, cạnh tranh giữa các khách sạn với nhau. Do đó đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn Yuhikaigan” có ý nghĩa tìm ra được điểm
  12. 4 mạnh, điểm yếu, thuận lợi cũng như khó khăn mà khách sạn đang phải đối mặt. Biết được hiệu quả kinh doanh, tình hình phát triển của khách sạn đang ở mức độ nào. Tìm ra được các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp khách sạn. Từ đó có thể đưa ra được những biện pháp giải quyết phù hợp, tìm ra hướng đi hợp lý cho khách sạn.
  13. 5 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan nghiên cứu về hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch 2.1.1.Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn a) Khái niệm về kinh doanh khách sạn:  Khái niệm về khách sạn: Tại Việt Nam, theo Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch ghi rõ: “Khách sạn (Hotel) là công trình kiến trúc được xây dựng độc lập, có quy mô từ 10 buồng ngủ trở lên, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dịch vụ cần thiết phục vụ khách du lịch”.  Khái niệm về kinh doanh khách sạn: Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ xung cho khách du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách trong thời gian lưu trú tại khách sạn để tham quan du lịch, các điểm du lịch mang lại lợi ích kinh tế cho cơ sở kinh doanh khách sạn b) Các đặc điểm của hoạt động kinh doanh khách sạn  Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch: - Muốn kinh doanh thành công thì yếu tố quan trong nhất là phải chọn lọc được những nơi có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng bởi tính hấp dẫn của tài nguyên đu lịch sẽ thu hút con người đi du lịch nhiều hơn - Tài nguyên du lịch có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh khách sạn, khả năng tiếp nhận của mỗi tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến quy mô của khách sạn tại các điểm du lịch, giá trị và sự hấp dẫn của tài nguyên du lịch sẽ quyết định đến thứ hạng của khách sạn.
  14. 6 - Những đặc điểm kiến trúc, quy hoạch và đặc điểm về cơ sở vật chất kỹ thuật của khách sạn tại các khu, điểm du lịch có ảnh hưởng tới việc làm tăng hay giảm những giá trị tài nguyên du lịch tại các trung tâm du lịch  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn: - Nguyên nhân là do yêu cầu về tính chất lượng cao của sản phẩm khách sạn, đòi hỏi các thành phần của cơ sở vật chất kỹ thuật ở khách sạn cũng phải có chất lượng cao để phù hợp với thứ hạng của khách sạn - Ngoài ra kinh doanh khách sạn đòi hỏi vốn đầu tư lớn còn do chi phí ban đầu cho cơ sở hạ tầng của khách sạn và chi phí đất đai cho xây dựng khách sạn là rất lớn  Kinh doanh khách sạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn: Nguyên nhân là do sản phẩm của khách sạn chủ yếu là mang tính chất phục vụ thực hiện bởi đội ngũ nhân viên phục vụ trong khách sạn, mặt khác do thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian tiêu dùng của khách (24/24 h) mỗi ngày cho nên cần phải sử dụng một số lượng đọi ngũ lao động trực tiếp trong khách sạn.  Kinh doanh khách sạn mang tính chất quy luật: Kinh doanh khách sạn chịu chi phối của một số nhân tố mà những nhân tố đó lại hoạt động theo một số quy luật như: quy luật tâm lý xã hội, quy luật tâm lý Sự chi phối của các quy luật gây ra những tác động cả về mặt tích cực và mặt tiêu cực đối với hoạt động kinh doanh khách sạn, đòi hỏi các nhà quản lý điều hành khách san phải nghiên cứu các quy luật và sự tác động của chúng tới hoạt động kinh doanh khách sạn để có những biện pháp khắc phục khó khăn nhằm mục đích phát triển kinh doanh khách sạn có hiệu quả. c) Đối tượng phục vụ của khách sạn  Các loại hình kinh doanh khách sạn phục vụ nhiều đối tượng khách như: khách địa phương và khách ngoài địa phương, với nhiều mục đích khác nhau bao gồm:
  15. 7 - Với mục đích du lịch thuần túy: Nghỉ mát, lễ hội, nghỉ dưỡng, nghỉ cuối tuần - Với mục đích công vụ: Tham dự các hội nghị, hội thảo, sưu tầm nghiên cứu văn hóa, khoa học kỹ thuật - Với mục đích kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tham dự các cuộc đấu giá, ký kết hợp đồng - Với mục đích cá nhân: Thăm người thân, chữ bệnh, điều dưỡng, nghỉ tuần trăng mật - Với mục đích khác: Quá cảnh, mục đích riêng ngoại trừ di cư kiếm sống lâu dài d) Chức năng kinh doanh khách sạn:  Kinh doanh khách sạn là một bộ phận cấu thành quan trọng của hoạt động du lịch. Hệ thống khách sạn trở thành tiền đề và điều kiện để phát triển du lịch lữ hành và phát triển giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội, hệ thống khách sạn không ngừng phát triển và trở thành một ngành độc lập  Khách sạn thực hiện những chức năng sau: - Chức năng cung ứng dịch vụ lưu trú và dịch vụ du lịch kèm theo - Chức năng sản xuất sản phẩm ăn uống và phục vụ nhu cầu ăn uống của thị trường và khách du lịch - Chức năng tổ chức lưu thông hàng hóa là chức năng được hình thành từ nhu cầu của khách du lịch và do hai chức năng trên quyết định, tạo thành một hoạt động kinh doanh khách sạn hoàn chỉnh e) Vị trí vai trò của kinh doanh khách sạn đối với sự phát triển ngành du lịch - Khách sạn là nơi thực hiện xuất khẩu tại chỗ. Thực vậy, khi khách nước ngoài đến nghỉ tại khách sạn, họ phải thanh toán dịch vụ và hàng hóa họ tiêu dùng bằng ngoại tệ ( hoặc ngoại tệ thu đổi) - Khách sạn là nơi thực hiện tái phân chia nguồn thu nhập trong các tầng lớp dân cư và tái thu nhập từ vùng này đến vùng khác.
  16. 8 - Ngành khách sạn thu hút một lực lượng lao động lớn vào quá trình trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách hàng. Khi ngành khách sạn tại địa phương phát triển kéo theo việc chuyển đỏi cơ cấu kinh tế để phục vụ cho sự phát triển này. - Khách sạn là nơi khai thác tiềm năng du lịch của địa phương và của một vùng miền, lãnh thổ. Đây chính là một mối quan hệ biện chứng quan trọng giữa việc khai thác tiềm năng du lịch và tổ chức kinh doanh ngành khách sạn. - Khách sạn là nơi để tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người sở tại. Khách sạn được coi như một xã hội thu nhỏ. Khách đến nghỉ tại khách sạn có thể hình dung được phần nào về con người, phong tục, tập quán cũng như các mặt văn hóa, xã hội ở địa phương. f) Ý nghĩa trong hoạt động kinh doanh khách sạn: - Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động phát triển du lịch và góp phần vào cải thiện nâng cao đời sống kinh tế - xã hội của bộ phận dân cư tham gia vào hoạt động du lịch. - Kinh doanh khách sạn có ý nghĩa về mặt kinh tế - xã hội: Về mặt kinh tế: - Thông qua hoạt động kinh doanh lưu trú và ăn uống của khách sạn thì một phần trong quỹ tiêu dùng của người dân được tiêu dùng các dịch vụ hàng hóa của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại điểm du lịch, hấp dẫn sự phân phối lại giữa các vùng trong nước và giữa nước này với nước khác quỹ tiêu dùng cá nhân. - Do kinh doanh khách sạn góp phần làm tăng GDP cho các vùng và quốc gia phát triển hoạt động kinh doanh khách sạn. - Kinh doanh khách sạn góp phần thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động được nguồn vốn lớn từ nhân dân. Kinh doanh khách sạn góp
  17. 9 phần tiêu thụ số lượng lớn các sản phẩm của các ngành khác trong nền kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp, ngân hàng - Sự phát triển của ngành kinh doanh khách sạn có ý với việc khuyến khích các ngành kinh tế khác phát triển theo và phát triển cơ sở hạ tầng của các khu, điểm du lịch. - Kinh doanh khách sạn góp phần giải quyết một khối lượng lớn công ăn việc làm cho người lao động trong ngành, tạo ra sự phát triển theo cấp số nhân về việc làm gián tiếp trong các ngành có liên quan tới hoạt động kinh doanh khách sạn. Về mặt xã hội: - Kinh doanh du lịch góp phần giữ gìn và phục hồi khả năng lao động, sức sản xuất của người lao động tại các điểm du lịch, nâng cao đời sống vật chất và đời sống tinh thần cho nhân dân. - Hoạt động kinh doanh khách sạn tạo điều kiện thuận lợi cho sự giao tiếp và ứng xử giữa mọi người với nhau, giữa các vùng miền, quốc gia và châu lục trên thế giới, tăng cường sự giao lưu giữa các quốc gia và các dân tộc trên nhiều phương diện khác nhau. 2.1.2.Tổng quan về du lịch và phát triển du lịch a) Các khái niệm về du lịch và ngành du lịch  Khái niệm về du lịch: Luật du lịch được Quốc hội thông qua năm 2005 đã đưa ra khái niệm: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Từ những khái niệm trên, có thể rút ra những luận điểm cơ bản về du lịch sau: - Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên. - Chuyến du lịch ở nơi đến mang tính tạm thời, trong một thời gian ngắn.
  18. 10 - Mục đích của chuyến du lịch là thoả mãn nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng hoặc kết hợp đi du lịch với giải quyết những công việc của cơ quan và nghiên cứu thị trường, nhưng không vì mục đích định cư hoặc tìm kiếm việc làm để nhận thu nhập nơi đến viếng thăm. - Du lịch là thiết lập các quan hệ giữa khách du lịch với nhà cung ứng các dịch vụ du lịch, chính quyền địa phương và dân cư ở địa phương  Khái niệm về khách du lịch Luật Du lịch năm 2005 của nước ta đã đề ra khái niệm: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến”. Từ những khái niệm trên, những người sau được coi là khách du lịch: - Những người đi du lịch rời khỏi nơi cư trú thường xuyên đến nơi khác trong khoảng thời gian nhất định. - Những người đi thăm viếng ngoại giao, hội họp, hội thảo, trao đổi khoa học, công vụ, thể thao v.v - Những người đi du lịch kết hợp kinh doanh - Việt kiều ở nước ngoài về thăm quê hướng và người thân Những người sau đây không được công nhận là khách du lịch: - Những người rời khỏi nơi cứ trú thường xuyên đến nơi khác nhằm tìm kiếm việc làm hoặc định cư. - Những người ở biênn giới giữa hai nước thường xuyên đi lại qua biên giới. - Những người đi học. - Những người di cư, tị nạn - Những người làm việc tại các Đại sứ quán, Lãnh sự quán - Những người thuộc Lực lượng bảo an của Liên Hợp quốc  Khái niệm về hoạt động du lịch và ngành du lịch - Theo quan điểm của các nhà kinh tế du lịch:” Du lịch là một hệ thống tinh thần và vật chất, là một hiện tượng kinh tế xã hội tổng hợp do ba
  19. 11 yếu tố cơ bản cấu thành là chủ thể du lịch (khách du lịch), khách thể du lịch (tài nguyên du lịch) và hoạt động du lịch (các doanh nghiệp, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư địa phương thực hiện được gọi là “ngành du lịch”). Tại điều 4 Luật Du lịch năm 2005 đã đưa ra khái niệm về hoạt động du lịch: “Hoạt động du lịch là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến du lịch”.Từ đó có thể rút ra ngành du lịch là tổng hợp các điều kiện, các hiện tượng và các mối quan hệ tác động qua lại giữa khách du lịch với các nhà cung cấp các sản phẩm du lịch, với chính quyền và cộng đồng dân cư ở địa phương trong quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch. Từ khái niệm này, các yếu tố cơ bản tham gia hoạt động du lịch bao gồm: Khách du lịch là chủ thể của du lịch, là đối tượng phục vụ của các ngành tham gia hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch là khách thể của du lịch, nơi tạo ra sức thu hút con người đến tham quan, du lịch. Các hoạt động du lịch gồm các doanh nghiệp cung ứng các sản phẩm du lịch. Chính quyền trung ương và sở tại coi sự phát triển du lịch là một trong những chiến lược phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, xây dựng các cơ chế, chính sách ,luật pháp cho sự phát triển du lịch. Dân cư ở địa phương coi du lịch là cơ hội để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập và giao lưu văn hoá.  Tài nguyên du lịch: - Là khách thể của du lịch và là cơ sở phát triển của ngành du lịch. Các nhà nghiên cứu về du lịch đưa ra khái niệm sau: Mọi nhân tố có thể kích thích động cơ du lịch của khách du lịch được ngành du lịch tận dụng để sinh ra lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội đều được gọi là tài nguyên du lịch. Nói một cách khác, đã là nhân tố thiên nhiên, nhân văn và xã hội có thể thu hút được khách du lịch thì gọi chung là tài nguyên du lịch. Đây là một khái niệm rất rộng và rất bao quát, rất thiết thực. Người ta cũng chia ra 3 loại tài nguyên du lịch, đó là:
  20. 12 - Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm khí hậu, địa hình, phong cảnh v.v, có thể nói chung là tất cả những gì thiên nhiên ban tặng con người. - Tài nguyên du lịch nhân văn gồm có tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể. Đó là những di sản do con người tạo ra qua nhiều thế hệ và để lại cho các thế hệ mai sau. Tài nguyên du lịch nhân văn vật thể bao gồm các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, văn hoá, nghệ thuật v.v. Tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể bao gồm các truyền thống lịch sử, văn hoá dân tộc, các phong tục tập quán, các loại hình nghệ thuật truyền thống v.v. - Tài nguyên du lịch xã hội bao gồm các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội do con người đương đại tổ chức cũng tạo ra sức hấp dẫn để thu hút khách du lịch. Ví dụ như : các sự kiện thể thao thế giới, các cuộc thi hoa hậu thế giới và khu vực, các hội nghị chính trị-kinh tế như : Hội nghị APEC, Hội nghị thượng đỉnh ASEAN .v.v. Các nhà khoa học cũng chia ra làm tài nguyên du lịch hiện thực (tức là có khả nămg khai thác) và tài nguyên du lịch tiềm năng còn chưa khai phá. Chỉ có tài nguyên du lịch hiện thực mới có giá trị du lịch và mới có thể phát triển ngành du lịch. Trên cơ sở của việc phân loại các tài nguyên du lịch, các nhà kinh doanh du lịch đã xây dựng các khu du lịch, các điểm du lịch. Khu du lịch: Khu du lịch là đơn vị cơ bản của công tác quy hoạch và quản lý du lịch, là không gian có môi trường đẹp, cảnh vật tương đối tập trung, là tổng thể về địa lý lấy chức năng du lịch làm chính. Để trở thành khu du lịch phải thoả mãn được hai điều kiện: Thứ nhất, tài nguyên du lịch trong khu du lịch có quy mô nhất định và tương đối tập trung. Thứ hai, có cơ sở đáp ứng nhu cầu du lịch như: ăn, ở, đi lại tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm của khách du lịch Điểm du lịch bao gồm: Cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn và các loại động thực vật; là kết quả sáng tạo do con người xây dựng nên, đó là bảo tàng, di tích cổ đại, di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật, du lịch nước, du lịch săn bắn, du lịch leo núi (mạo hiểm) và những nơi nghỉ mát; Chính phủ sẽ xác
  21. 13 định các điểm du lịch và sự hấp dẫn về mặt du lịch tại các điểm đó. Xây dựng một điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch còn phải chú ý những điểm sau: - Có khả năng thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa tại địa phương. - Đảm bảo gìn giữ được các giá trị văn hóa, tín ngưỡng và phong tục tập quán đang tồn tại tại địa phương. - Giữ gìn được môi trường sinh thái. - Đảm bảo sự phát triển du lịch lâu dài. b) Các bộ phận cấu thành của hoạt động du lịch  Căn cứ vào các hoạt động theo các loại dịch vụ trực tiếp phục vụ khách du lịch. Loại hoạt động thứ nhất: Dịch vụ tổ chức du lịch bao gồm: - Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch - Dịch vụ bán buôn và bán lẻ các chương trình du lịch - Dịch vụ đưa, đón khách du lịch - Dịch vụ hướng dẫn du lịch - Dịch vụ tổ chức các hội nghị,hội thảo, hội chợ và triển lãm - Dịch vụ thông tin du lịch - Dịch vụ tư vấn du lịch Một khi con người cần đến những sự trợ giúp khác thì những loại hình dịch vụ sẽ xuất hiện để đáp ứng nhu cầu của con người trong quá trình thực hiện mong muốn đi du lịch. Loại hoạt động thứ hai: Quản lý, phát triển điểm du lịch và sự hấp dẫn du lịch bao gồm việc xây dựng, quản lý và khai thác. Hoạt động kinh doanh tại các điểm du lịch gồm ba nhóm sau: - Nhóm thứ nhất: điểm du lịch thiên nhiên là việc tận dụng cảnh quan thiên nhiên để biến nó thành một điểm du lịch hấp dẫn. - Nhóm thứ hai: Tận dụng các di tích lịch sử và các giá trị văn hóa để biến nó thành điểm du lịch hấp dẫn. - Nhóm thứ ba: Tổ chức các sự kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội theo sở thích và nguyện vọng của khách để tạo ra một sự hấp dẫn như một điểm du lịch. Loại hoạt động thứ ba: Tổ chức các cơ sở vật chất phục vụ du
  22. 14 lịch bao gồm việc xây dựng, quản lý và điều hành các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và có các loại: - Cung cấp về nơi ở và nghỉ ngơi (khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ, biệt thự, nhà cho thuê, bungalows, camping v.v). - Cung cấp món ăn, đồ uống (nhà hàng các loại, quán bar, v.v). - Cung cấp các phương tiện vận chuyển khách đến các điểm du lịch như máy bay, tầu biển, tầu thủy, ô tô, đường sắt và các loại phương tiện khác). - Cung cấp các phương tiện thể thao (sân golf, sân tenis, phòng thể thao đa năng, bể bơi, các loại thể thao trên bộ, trên biển, trên không v.v). - Cung cấp các dịch vụ về chăm sóc sức khoẻ và chữa bệnh ( Massges, Spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, bằng bùn, bằng thể dục, bằng Zchâm cứu, bằng ăn, uống, v.v). - Cung cấp các phương tiện giải trí (các loại hình nghệ thuật, vũ trường, phòng karaoke, trò chơi điện tử, v.v).  Căn cứ vào các hoạt động chuyên môn hoá của các doanh nghiệp Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch , các hoạt động du lịch bao gồm các hoạt động du lịch được chuyên môn hóa theo những hoạt động của các doanh nghiệp sau: Các cơ sở vận chuyển du lịch Nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên. Vì vậy du lịch gắn liền với sự di chuyển và vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng phát triển. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để phát triển du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải có ít nhấ ba trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới, đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường sông. Tổ chức vận chuyển khách dư lịch theo các hình thức: - Do các doanh nghiệp vận tải vận chuyển khách du lịch, nghĩa là ngành du lịch ký các hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải để vận chuyển khách du lịch. Đây là hình thức vận chuyển du lịch chủ yếu và có hiệu quả.
  23. 15 - Do các doanh nghiệp du lịch có phương tiện vận chuyển riêng để chuyên chở khách du lịch, áp dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển đường ngắn, đi tham quan các điểm du lịch ở địa phương, đưa đón khách. Phương tiện vận tải được sử dụng chủ yếu là xe ôtô, xe thô sơ, đường dây cáp treo. Các cơ sở lưu trú. Các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bãi cắm trại v.v. Tất cả các cơ sở có chung bản chất kinh doanh dịch vụ lưu trú (cho thuê buồng để ở trọ ) được gọi ngành khách sạn , đối tượng cho thuê là những người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành khách sạn có tính độc lập tương đối với ngành du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần phải có ngành khách sạn, nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng xã hội vẫn cần đến ngành khách sạn để phục vụ nhu cầu ở trọ của con người. Các cơ sở phục vụ ăn, uống. Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất của con người để tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng (nhà hàng, quán ăn nhanh, bar v.v) và trở thành một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng. Ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu sinh lý của con người tồn tại, mà còn thể hiện nền văn hoá mỗi dân tộc, nên được gọi là “văn hoá ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, nền văn hoá dân tộc thông qua các món ăn dân tộc. Lữ hành hoặc Đại lý du lịch( Travel agency hoặc Travel bureau) Lữ hành( Travel agency) được dịch từ tiếng Anh, nhưng bản chất của nó chính là hoạt động của đại lý du lịch gồm: - Các hoạt động liên quan đến việc nhận dịch vụ vận chuyển khách với tư cách làm đại lý cho các cơ sở vận chuyển, dịch vụ đăng ký chỗ ở, ăn trong
  24. 16 khách sạn với tư cách làm đại lý cho các cơ sở ngành khách sạn, làm dịch vụ thu xếp các yêu cầu của khách (lữ khách). - Dịch vụ tổ chức các chương trình du lịch trên cơ sở tổng hợp các dịch vụ đại lý nói trên và trên cơ sở yêu cầu của khách du lịch. Các chương trình du lịch có thể với giá trọn gói và giá của từng dịch vụ. Dịch vụ bán buôn, bán lẻ chương trình du lịch. Dịch vụ đưa, đón khách, dịch vụ hướng dẫn du lịch. - Thực hiện các dịch vụ khác liên quan đến việc đi lại của khách như: thủ tục về hộ chiếu, thị thực xuất nhập cảnh, mua vé vận chuyển, mua bảo hiểm, đăng ký chỗ ở khách sạn, ăn ở nhà hàng, v.v. Về bản chất N kinh tế các đại lý du lịch sẽ được hưởng hỏa hồng từ các cơ sở mà họ làm đại lý và được hưởng công dịch vụ từ việc phục vụ khách . Các cơ sở kinh doanh thương mại. Ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá thiết yếu hàng ngày và hàng lưu niệm trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của khách du lịch. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh thương mại ( như siêu thị, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ kể cả bán thuốc đông y v.v) đã trở thành những điểm tham quan du lịch đồng thời đáp ứng nhu cầu về mua sắm của khách du lịch. Kinh doanh thương mại không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho khách du lịch có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển nền kinh tế nói chung và phát triển ngành du lịch nói riêng, thực hiện chiến lược xuất khẩu tại chỗ hàng hoá thu ngoại tệ với hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là khôi phục được các ngành, nghề truyền thống. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh. Mục đích của con người khi đi du lịch nhằm phục hồi sức khoẻ sau một khoảng thời gian lao động căng thẳng. Có những người đi du lịch để chữa các bệnh của thời đại như: stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường v.v. Các cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh như : Massge, Spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng thuốc dân tộc, bằng chế độ ăn, uống v.v. nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một xu hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.
  25. 17 Các cơ sở kinh doanh dịch vụ tham quan. Tổ chức đưa khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo, ở các công viên, sở thú, vườn bách thảo, viện bảo tàng, lễ hội dân gian, làng quê, làng nghề, nơi danh lam thắng cảnh, các vùng sinh thái tự nhiên hấp dẫn v.v là một hoạt động cơ bản và cốt lõi của du lịch. Con người khi đi du lịch bao giờ họ cũng có nhu cầu mở mang nhận thức về thế giới chung quanh của mình và đây là điểm cốt lõi của các chương trình du lịch. Để đáp ứng nhu cầu của khách đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải có trí tuệ và sức sáng tạo để biến các tài nguyên du lịch trở thành điểm tham quan hấp dẫn có sức thu hút mọi người đến tham quan lớn. Mặt khác, tại các nơi khách đến tham quan, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại đây phải đảm bảo chất lượng phục vụ cao nhằm không ngừng nâng cao danh tiếng, uy tín của điểm đến. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí. Hoạt động giải trí cho con người trong xã hội nói chung và cho khách du lịch nói riêng ở các nước phát triển đã trở thành ngành công nghiệp giải trí. Đối với hoạt động du lịch, nó là một bộ phận cấu thành quan trọng để phát triển du lịch, tạo sản phẩm du lịch độc đáo, đặc trưng bản sắc văn hoá dân tộc, đặc biệt là truyền thống văn hoá lịch sử, nghệ thuật, những phong tục tập quán, nền văn hoá dân gian đặc sắc. 2.2. Tổng quan về đất nước và hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Nhật Bản 2.2.1.Giới thiệu chung về đất nước Nhật Bản - Nhật Bản – Đất nước mặt trời mọc không chỉ nổi tiếng với hoa Anh Đào, núi Phú Sĩ mà còn là cái nôi của một nền văn hóa đặc sắc, đa dạng với những con người thân thiện, hiếu khách và nền khoa học tiên tiến.  Đất nước, kinh tế và con người Nhật Bản: Nhật Bản theo tiếng Hán có nghĩ là “Mặt trời”, cho nên nước Nhật mới được gọi là đất nước mặt trời mọc. Với diện tích gần 400.000km2, trải dài từ bờ biển Okhotsk ở phía Bắc đến phía Nam biển Đông Hải của Trung Quốc. Phía Đông giáp với Hàn Quốc và Nga đã tạo cho Nhật Bản một địa thế giao thương thuận lợi. Đặc biệt, Nhật bản còn là đất nước có nhiều đảo nhất thế
  26. 18 giới với gần 7.000 hòn đảo, trong đó có 5 đảo lớn nhất và có nhiều người sinh sống nhất là Honshu, Hokkaido, Kyushu, Shikoku và Okinawa. Hình 1: Bản đồ Nhật Bản Do nằm trên vành đai Thái Bình Dương, nên khí hậu Nhật Bản thuộc vùng ôn đới, với 4 mùa rõ rệt và thiên nhiên tươi đẹp, cây cối màu mỡ, xanh tốt, thực vật phong phú và đa dạng. Bởi thế mà không phải tự nhiên Nhật Bản được xếp vào Top 10 những đất nước đẹp nhất thế giới. Thế nhưng, cũng chính vì địa thế này mà mỗi năm Nhật Bản phải hứng chịu hàng trăm trận động đất, núi lửa phun trào và sóng thần lớn nhỏ. Vì những thiên tai này mà đất nước Nhật Bản đã tưởng như bị xóa sổ khỏi bản đồ. Nhưng với ý chí kiên cường, mạnh mẽ và quyết tâm, người dân đất nước này đã chung tay xây dựng và giữ vững quê hương của mình. Phải chịu nhiều thiên tai, lại rất khan hiếm tài nguyên thiên nhiên và khoáng sản, nhưng Nhật Bản luôn là một quốc gia đứng đầu thế giới về khoa học công nghệ, đứng thứ 2 thế giới về tổng sản phẩm nội địa và là đứng thứ 5 trên thế giới trong lĩnh vực đầu tư cho quốc phòng. Không chỉ vậy, Nhật Bản
  27. 19 còn xếp thứ 4 thế giới về xuất khẩu và đứng thứ 6 thế giới về nhập khẩu. Quốc gia này là thành viên thường trực của Tổ chức Liên Hợp Quốc. Vậy lý do nào đã khiến nước Nhật mạnh mẽ, vững chắc và kiên cường như vậy. Hình 2: Tinh thần trách nhiệm – Chuyên nghiệm Đó chính là những con người Nhật Bản. Học không chỉ có tính hiếu kỳ, nhạy cảm với văn hóa nước ngoài và hiếu học. Họ còn có một ý thức tập thể cao, óc thẩm mỹ và sáng tạo thiên bẩm, luôn tôn trọng thứ bậc, địa vị (đây là phong tục của người Nhật). Nếu được dùng 5 từ để nói về người Nhật thì đó chính là: Cần cù - thông minh - tiết kiệm - trung thành –trách nhiệm cao. Chính nhờ những đức tính như vậy mà nước Nhật mới có thể đạt được những thành tựu vượt bậc như ngày hôm nay. Người Nhật chính là một tấm gương sáng để cả thế giới soi mình và học tập theo. Người Nhật rất coi trọng việc học và việc học tập từ công việc thực tế đang làm. Tỷ lệ biết chữ ở Nhật Bản gần như là 100%, tỷ lệ thất nghiệp cũng rất thấp. Đặc biệt họ rất ý thức về việc bảo vệ tài sản và văn hóa của mình, cho nên Nhật Bản là một trong những nước giữ lại được nhiều nghề truyền thống nhất.
  28. 20 2.2.2. Tổng quan về phát triển dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp của Nhật Bản - Nhật Bản là Quốc gia có ngành du lịch và quản trị khách sạn rất phát triển, được cả Thế giới biết đến với những lễ nghi và nguyên tắc ứng xử vô cùng lễ phép và khuôn khổ. Chính vì thế, ngành du lịch ở đây trở nên ấn tượng bởi phong cách ứng sử và sự phục vụ chu đáo, chuyên nghiệp đến cao độ. - Trong kinh doanh việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng luôn là việc ưu tiên hàng đầu đặc biệt đối với các ngành dịch vụ như kinh doanh khách sạn. Và công việc này đòi hỏi rất nhiều ở thái độ phục vụ của nhân viên - Ở Nhật Bản , việc làm hài lòng khách là trách nhiệm và quyền lợi của mỗi người làm trong ngành dịch vụ, khó có thể nghe được lời phàn nàn của khách về thái độ phục vụ của nhân viên - Phong cách phục vụ của nhân viên đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ấn tượng và gây thiện cảm cho khách hàng. Có giữ chân được khách hàng quay lại lần nữa hay nhiều lần nữa phụ thuộc vào thái đọ phục vụ của nhân viên Hình 3: Thái độ phục vụ của nhân viên trong khách sạn Nhật - Cũng chính vì lẽ đó nên các khách sạn của Nhật Bản rất phát triển, có nhiều khách sạn, resort, nhà hàng cao cấp được xây dựng, phát triển, với phong cách truyền thống từ xa xưa cũng như thiết kế với phong cách hiện đại
  29. 21 theo kiểu Châu Âu với các trang thiết bị, cơ sở vật chất tiện nghi thu hút được rất nhiều hàng. Hình 4: Nhà hàng phong cách Nhật 2.2.3. Tổng quan về du lịch Nhật Bản - Nhật Bản luôn là một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất trên thế giới và thu hút được đông đảo du khách từ khắp nơi đổ về. Đất nước này không chỉ được mẹ thiên nhiên ưu ái với những thắng cảnh đẹp, khí hậu tuyệt vời, địa danh thu hút say đắm lòng người mà còn có một nền văn hóa truyền thống cũng như tác phong sống và làm việc vô cùng tuyệt vời khiến bất cứ du khách nào cũng tò mò mò - Nhật Bản thường được biết đến với cái tên : Đất nước mặt trời mọc hay xứ sở hoa anh đào. Quốc gia này là một quần đảo hình cánh cung nằm ở sườn đông của đại lục Châu Âu và Châu Á phía Tây Bắc Thái Bình Dương, bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu, cùng với nhóm đảo Ryukyu (Okinawa) và nhiều hòn đảo nhỏ khác.Với nền văn hóa đa màu sắc, nét truyền thống đan xen nét hiện đại, Nhật Bản luôn có những lễ hội diễn ra xuyên suốt trong năm. Đến Nhật Bản có rất nhiều nơi thu hút du khách - Du lịch Nhật Bản có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông rõ rệt. Tuy nhiên do địa hình đa số là đồi núi nên khí hậu ở Nhật Bản có sự khác biệt giữa các
  30. 22 vùng. Mùa xuân (vào khỏang tháng 3 đến tháng 5) thời tiết thường dễ chịu, hoa anh đào nở khắp nơi và cũng là thời điểm nhiều lễ hội được diễn ra. Người Nhật thường đi du lịch vào Tuần lễ Vàng (khỏang 29/4 đến 7/5). Đó là kỳ nghỉ của người Nhật, các khu du lịch luôn đông đúc những du khách địa phương. + Mùa hè (từ tháng 6 đến tháng 8) là thời điểm mà các khu du lịch vắng nhất so với các thời điểm khác trong năm. Tuy nhiên tháng 6 lại là thời điểm mưa nhiều nhất, ngọai trừ Hokkaido ra. Vì vậy bạn không nên đi vào thời điểm này nếu không muốn mình bị mắc những mưa cơn tầm tã. Thay vào đó, bạn có thể đến đây vào dịp cuối tháng 7. Bạn sẽ có cơ hội xem những màn trình diễn pháo hoa ngọan mục trong lễ hội pháo hoa tổ chức hằng năm ở bên bờ sông Namida ở Tokyo + Còn mùa thu (từ tháng 9 đến tháng 11) là thời điểm tốt nhất để đi du lịch. Nhiệt độ thì dễ chịu, màu sắc cảnh vật ở miền quê thì đẹp tuyệt vời. Bạn có thể thấy những cây lá đỏ chuyển màu vào mùa này. Vào mùa đông (từ thàng 12 đến tháng 2) thì lại rất là lạnh. Ở Hokkaido có tuyết rơi nhiều nhất. Vì vậy nếu bạn thích ngắm tuyết rơi hay trượt tuyết thì đi tour du lịch Nhật Bản vào thời điểm này là thích hợp nhất. Tuy nhiên nếu bạn không thích sự ồn ào, đông đúc thì không nên đến Nhật vào dịp tết dương lịch, tuần lễ vàng cũng như lễ hội O-bon vào mùa hè. Bởi có rất nhiều người vào thời điểm này có thể sẽ khiến cho bạn cảm thấy khó chịu. Những Địa Điểm Du Lịch Hấp Dẫn Ở Nhật Bản Nhật Bản có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng, trải dài ở các đảo tử Bắc đến Nam. -Hokkaido: là một hòn đảo nằm ở phía Bắc Nhật Bản. Phong cảnh ngọan mục và thiên nhiên xinh đẹp nơi này thu hút rất nhiều du khách đến viếng thăm. Thời tiết vào mùa hè ở Hokkaido khá là dễ chịu. Và ở nơi này không có
  31. 23 mùa mưa. Vào mùa đông thì rất là lạnh, nhưng lại là địa điểm thích hợp cho việc trượt tuyết. Bên cạnh đó Hokkaido còn là nơi có nhiều suối nước nóng. Bạn có thể đến tham quan và đắm mình vào dòng nước ấm áp để giải tỏa stress. -Tokyo: là một thành phố lớn vốn được mệnh danh là thành phố bận rộn nhất thế giới, luôn náo nhiệt và đông đúc người qua lại. Đây là một địa điểm thích hợp cho những du khách muốn tận hưởng cuộc sống thành thị. Có rất nhiều nhà hàng, khu thương mại, rạp chiếu phim, khu vui chơi, và đền miếu ở Tokyo. Đặc biệt nơi này có nhiều biển hiệu bằng Tiếng Anh, vì vậy nó không gây khó khăn cho du khách khi đi dạo xung quanh Tokyo. Nếu thích mua sắm bạn có thể đến khu Ginza, Shinkuku, Shinbuya hay phố thời trang Harajuku lúc nào cũng có thể bắt gặp hình ảnh thanh niên Nhật trong trang phục của các nhân vật trong phim họat hình. Nếu thích bạn có thể đi đến tháp Tokyo để ngắm nhìn thành phố từ trên cao. Còn gì thích hơn khi ngắm nhìn những tòa nhà và đèn điện trải dài hun hút đến tận chân trời. -Osaka: bạn có thể đón xe điện từ Tokyo để đến đây một cách dễ dàng. Nơi đây có khu giải trí Universal Studio, nơi bạn có thể say sưa trong khung cảnh của các bộ phim nổi tiếng của hãng Universal Studio như phim “E.T” , “Terminator”, “Jurassic Park” cũng như thưởng thức các món ăn tuyệt vời như đùi gà hun khói, bắp hấp bơ, xúc xích nướng với wasabi Nếu không thích nét hiện đại của những khu đô thị, bạn có thể đến Kyoto. -Kyoto: là thủ đô cũ của Nhật và là điểm đến của hầu hết các khách du lịch. Có rất nhiều ngôi đền miếu ở nơi này. Bạn có thể hòa mình vào văn hóa truyền thống của Nhật khi ở Kyoto. Cung điện hoàng gia Kyoto và Lâu đài Nijyo là những ví dụ rõ nét về kiến trúc Nhật Bản. Tại Kyoto cũng có hai đền thờ của đạo Jyodo Shinshu với lối kiến trúc Phật giáo là Nishi Honganji và Higashi Honganji, và ngôi chùa Toji 5 tầng nổi tiếng. -Khi đến đảo Kyushyu thì bạn hãy ghé Nagasaki, một thị trấn độc đáo của Nhật Bản. Ở đây có công viên Hauis Ten Bosch. Thích mạo hiểm thì bạn
  32. 24 có thể tham quan các ngọn núi lửa như núi Sakura ở Kagoshima, núi Aso ở Kumamoto. Kumamoto đó là một tòa lâu đài nổi tiếng của Nhật Bản. Hay thích đắm mình vào làn nứơc mát, thỏa chí đùa nghịch với sóng biển thì nhớ ghé Okinawa. Các bãi biển và hòn đảo ở đây chắc chắn sẽ làm cho bạn không phải thất vọng. Hiroshima: là một thành phố nổi tiếng khác của Nhật. Bạn có thể nhìn thấy ở giữa thành phố hiện đại còn sót lại tòa nhà từ bị bom nguyên tử nổ phá trong thời thế chiến thứ 2. Hiện nay ngôi nhà này vẫn còn nguyên hiện trạng lúc đầu, đang được bảo tồn và xem đó như là di tích lịch sử, hậu quả của những cuộc chiến tranh tàn khốc lúc bấy giờ. Bạn cũng nhớ ghé qua đảo Miyajima nổi tiếng để tham quan cổng vào đền Thần có dạng chữ “Thiên” được dựng ở giữa biển. Những món ăn ngon bạn nhất định phải thưởng thức khi đi du lịch Nhật Bản Nền ẩm thực của Nhật Bản rất đặc sắc và hấp dẫn bởi những món ăn không chỉ ngon mà còn đẹp về hình thức. Hãy cùng khám phá những món ăn nổi bật nhất nhé.  Sushi Đây là món ăn cực kì nổi tiếng của người Nhật và làm hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới. Món ăn này được làm từ cơm nắm và hải sản tươi sống. Không chỉ ngon, mà cách người Nhật khử trùng, làm sạch hải sản sống cũng rất đáng nể phục.  Sashimi Đây là một món hải sản tươi sống, nổi tiếng trên toàn thế giới, đến với Nhật Bản ta không thể bỏ qua được  Lẩu shabu shabu Thực phẩm chính của món lẩu này chính là thịt bò. Sự hấp dẫn của nước lẩu shabu-shabu chính là thứ tạo nên điểm nhấn cho món ăn. Nước lẩu có vị
  33. 25 ngọt thanh và trong. Những loại rau thường ăn kèm với món lẩu này là bắp cải, rong biển, nấm shiitake và các nguyên liệu có lợi cho sức khỏe. 2.3. Tổng quan về hoạt động kinh doanh khách sạn, du lịch của Việt Nam 2.3.1. Giới thiệu chung về sự phát triển dịch vụ khách sạn và du lịch của Việt Nam - Trong những năm qua, dịch vụ khách sạn và du lịch Việt Nam đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Việt Nam ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Du lịch đang ngày càng nhận được sự quan tâm của toàn xã hội. Chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch là những vấn đề nhận được nhiều sự chú ý và thảo luận rộng rãi. Một cách tiếp cận đa chiều về đánh giá chất lượng du lịch sẽ góp phần hình thành các giải pháp đúng đắn nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của du lịch Việt Nam. - Các chỉ số về lượng khách và tổng thu của dịch vụ khách sạn và Du lịch Việt Nam đạt tăng trưởng tốt qua các năm - Các khách sạn ngày một nhiều, các khách sạn đua nhau được xây dựng lên cạnh tranh trên thị trường - Ngành du lịch đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn thu hút được đông đảo khách du lịch trong nước cũng như quốc tế 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn và du lịch tại Việt Nam  Nhân tố quản trị doanh nghiệp và cơ cấu tổ chức: Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được chỉ đạo bởi bộ máy quản trị của doanh nghiệp. Tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp từ quyết định mặt hàng kinh doanh, kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất, huy động nhân sự, chiến lược tiêu thụ sản phẩm, các kế hoạch mở rộng thị trường, các công việc kiểm tra, biện pháp cạnh tranh, Vậy sự thành công hay thất bại
  34. 26 trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc vào rất nhiều vai trò điều hành của bộ máy quản trị Bộ máy quản trị hợp lý, xây dựng một kế hoạch sản xuất kinh doanh khoa học, phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp, có sự phân công nhiệm vụ cụ thể giữa các thành viên trong bộ máy quản trị , nhanh nhạy nắm bắt thị trường , tiếp cận thị trường bằng những chiến lược hợp lý  Điều kiện thị trường Trước tiên chúng ta hiểu thị trường là nơi tập trung giữa người mua và người bán hay nói cách khác là nơi giao thoa giữa cung và cầu. Vì vậy sự biến đổi của cung hay cầu đều dẫn đến sự biến đổi của thị trường. -Trước hết là sự biến đổi về cầu: Chúng ta biết rằng khách là yếu tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, của một khách sạn. Hoạt động thu hút khách chịu ảnh hưởng nhiều của sự biến đổi của trên thị trường, sự biến đổi của cầu lại chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như trình độ nhân thức, khả năng thanh toán, thói quen tiêu dùng hay xu hướng mới trên thị trường. Nghiên cứu về cầu lưu trú khách du lịch để doanh nghiệp của mình.Rõ ràng rằng nếu nhu cầu về lưu trú cao thì doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều khách đến, mặt khác có thể lựa chọn được khách của mình để phục vụ cho chu đáo, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Ngược lại nếu cầu về lưu trú thấp, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt vì trong chiến lược thu hút khách đòi hỏi doanh nghiệp phải có chính sách phù hợp về giá cả, các kênh phân phối để lôi kéo được nhiều du khách đến nhất. -Sự biến đổi về cung: Sự biến đổi về cung thể hiện sự thay đổi về số lượng cũng như chất lượng của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú trên thị trường. Sự biến đổi về cung cầu trong dịch vụ lưu trú dẫn đến từng doanh nghiệp phải có chính sách hợp lý
  35. 27 trong từng thời kỳ để thu hút được khách đến. Trong bối cảnh hiện nay cầu cũng gia tăng mà cung cũng gia tăng nhưng với những sắc thái khác nhau và yêu cầu đòi hỏi cũng khác nhau vì vậy doanh nghiệp phải biết lựa chọn con đường đi của riêng mình để đạt được hiệu quả trong kinh doanh.  Các điều kiện kinh tế, chính trị quốc tế và trong nước: Hoạt động kinh doanh của khách sạn gắn liền với sinh hoạt của con người về ăn ở, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí ngoài nơi cư trú thường xuyên. Vì vậy việc đảm bảo an ninh chính trị, an toàn xã hội cho khách và hoạt động kinh doanh của khách sạn có ý nghĩa hết sức quan trọng. Yêu cầu này chỉ có thể thực hiện được trong điều kiện của nền kinh tế chính trị của một quốc gia ổn định và phát triển lành mạnh. Như vậy có nghĩa là tình hình kinh tế chính trị có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng khách du lịch và lượng khách đến lưu trú do vậy mà doanh nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể mà có biện pháp phục vụ khách chu đáo khi khách đến lưu trú tại khách sạn.  Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm đường xa, hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc, điện nước có ảnh hưởng rất lớn đến việc khai thác tài nguyên du lịch của một quốc gia, của vùng , ảnh hưởng đến việc thu hút khách. Cơ sở hạ tầng tốt là điều kiện thuận lợi an toàn, tiết kiệm cho khách trong việc đi lại, ăn ở, giúp cho hoạt động khách sạn được thông suốt đảm bảo năng suất lao động và chất lượng phục vụ còn ngược lại sẽ hạn chế sự phát triển của từng doanh nghiệp du lịch. Như vậy để công tác thu hút khách tiến hành thành công thì chúng ta cần quan tâm thích đáng vào cơ sở vật chất kỹ thuật của từng doanh nghiệp, ngành du lịch cũng như các địa phương, quốc gia.  Điều kiện tài nguyên du lịch Điều kiện tài nguyên du lịch có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thu hút khách là tiền đề để khách lựa chọn khi đi du lịch đồng thời cũng là yếu
  36. 28 tố để doanh nghiệp lựa chọn khi xây dựng khách sạn đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tài nguyên du lịch là tổng thể các yếu tố tự nhiên, văn hóa, lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp hay gián tiếp cho việc sản xuất ra các sản phẩm du lịch.Việc phân loại tài nguyên và nghiên cứu tài nguyên du lịch giúp cho mỗi doanh nghiệp khi đi vào hoạt động kinh doanh phải biết cách khai thác tài nguyên có hiệu quả nhất đồng thời trên cơ sở đặc trưng của mỗi loại tài nguyên mà có biện pháp thích hợp để thu hút khách.  Các công cụ pháp luật chính trị Công cụ pháp luật chính trị tác động đến hoạt động kinh doanh du lịch nó có thể kìm hãm hay thúc đẩy sự phát triển của ngành du lịch cũng như của từng doanh nghiệp. Điều này ảnh hưởng đến định hướng, chiến lược và quy hoạch phát triển của ngành du lịch. Doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế, doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả nếu như được sự ủng hộ của chính quyền sở tại còn ngược lại nếu không có sự ủng hộ đó thì doanh nghiệp khó có thể tồn tại được. Do đó đây là yếu tố xúc tác tạo một môi trường cho doanh nghiệp hoạt động thuận lợi và có hiệu quả hơn trong kinh doanh của mình.  Môi trường tự nhiên xã hội Có thể nói ngành du lịch là một ngành kinh tế bấp bênh nhất trong các ngành kinh tế nhưng đồng thời là ngành kinh tế có sự phục hồi kỳ diệu. Bởi vì ngành du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác nhau nên mỗi khi có ngành kinh tế nào bị khủng hoảng đề ảnh hưởng ít hay nhiều đến ngành du lịch. Không chỉ có thể ngành du lịch còn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên xã hội, điều kiện kinh tế, chính trị của một quốc gia. Sự phát triển của du lịch cũng như sự phát triển của một doanh
  37. 29 nghiệp khách sạn sẽ gặp khó khăn nếu như đất nước xảy ra những biến cố làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, chính trị, đe dọa trực tiếp hay gián tiếp đến sự an toàn của du khách.  Mức độ phát triển của nền kinh tế Ngày này cùng với xu hướng quốc tế hóa, khu vực hóa, các hình thức liên kết cả về chiều dọc hay chiều ngang được phổ biến ở mọi lĩnh vực và trong cả hoạt động kinh doanh của các khách sạn. Các doanh nghiệp khách sạn nằm trong quy luật vận động của ngành du lịch nên cũng chịu ảnh hưởng của nhiều ngành kinh tế khác. Đó là mối liên hệ với ngành tài chính ngân hàng, thông tin liên lạc, giao thông vận tải Các ngành kinh tế có tác động qua lại thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi hay khó khăn cho sự phát triển của doanh nghiệp khách sạn.
  38. 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là đề tài: Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản ) - Phạm vi thời gian: từ tháng 01/2017 đến năm 2019 3.2. Nội dung nghiên cứu 1 ). Khái quát về vùng Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản 2). Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( Khách sạn Yuhikaigan) từ 2017 - 2019 - Hiệu quả kinh doanh, số lượng khách - Công xuất phòng, buồng - Doanh thu, thu nhập từ T1/2017 đến 2020 của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama , tỉnh Chiba, Nhật Bản 3). Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch (Vị trí, kế hoạch chiến lược, chính sách marketing, khuyến mại, chất lượng dịch vụ, giá cả, đội ngũ nhân viên ) của tổ hợp khách sạn 4). Đánh giá các kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên 5). Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam
  39. 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1 . Thu thập số liệu thứ cấp - Các tài liệu liên quan phần tổng quan: Thu thập qua Google, mạng và sách báotrong nước - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng tại cơ quan thống kê, internet. - Tài liệu, số liệu về kết quả kinh doanh và tình hình cơ bản của khách sạn - Thu thập qua báo cáo thống kê lưu trữ của khách sạn nơi làm việc 3.3.2. Thu thập số liệu sơ cấp - Phỏng vấn 3 nhóm đối tượng: . Nhóm thứ 1: Các cán bộ quản lý của khách sạn (7 phiếu) . Nhóm thứ 2: Nhóm nhân viên khách sạn (15 phiếu) . Nhóm thứ 3: Khách hàng (20 phiếu) 3.3.3. Phương pháp chuyên gia - Học hỏi từ các nhà nghiên cứu, những người có trình độ chuyên môn
  40. 32 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát về tỉnh Chiba, Nhật Bản và khách sạn Yuhikaigan Tỉnh Chiba Nhật Bản (Chiba-ken) là một tỉnh thuộc vùng Kanto, Nhật Bản. Tỉnh này nằm ở phía bắc vịnh Tokyo, giáp với Ibaraki ở phía bắc, Saitama và Tokyo ở phía tây, phía đông trông ra biển Thái Bình Dương. - Diện tích đất liền: 5156.62 km2 - Dân số: 6.278 triệu người (2019) 4.1.1. Điều kiện tự nhiên Hình 5: Bản đồ tỉnh Chiba, Nhật Bản
  41. 33 Địa lý tỉnh Chiba Tỉnh Chiba là một cửa ngõ quan trọng kết nối Nhật Bản với toàn thế giới thông qua Sân bay quốc tế NARITA. Thành phố Chiba nằm trên tuyến đường nối Tokyo và Sân bay Narita với cự ly 39 phút cách trung tâm Tokyo và 29 phút cách Sân bay Narita. Cùng với vị trí nằm bên bờ vịnh Tokyo với dân số khoảng 1 triệu, có thể xem Chiba là một thành phố lý tưởng ngoại vi của Tokyo. Cũng chính nhờ vị trí thuận lợi này mà tỉnh Chiba được đánh giá như là cửa ngõ quan trọng để giúp Nhật Bản kết nối với thế giới bên ngoài nhờ sân bay quốc tế Narita. Chiba có diện tích đất liền khoảng 5156.62 km2. Ngoài ra, với đường bờ biển dài 534.4 km, tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thủy sản và du lịch ở đây phát triển. Thời tiết, khí hậu tỉnh Chiba Nhật Bản Đây là một tỉnh có nhiều đồng bằng và ít nhấp nhô, và độ cao trung bình của các khu vực miền núi thấp. Hơn nữa, vì dòng Kuroshio (dòng ấm) chảy ra ngoài Thái Bình Dương là yếu tố giúp Chiba có khí hậu ôn hòa, không khí trong lành, khí hậu ở Chiba đặc biệt ấm áp, mùa đông đỡ lạnh, mùa hè thì ít nóng hơn so với các tỉnh khác. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản là 15,7 ° C (nhiệt độ trung bình tối đa 19,6 ° C, nhiệt độ trung bình tối thiểu 12,3 ° C). Nói chung đây là khu vực có khí hậu ấm áp nhất ở Nhật Bản.
  42. 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Hình 6: Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế của tỉnh Chiba Nhật Bản Chiba nổi tiếng với vùng công nghiệp Keiyo với sự phát triển mạnh mẽ 3 ngành công nghiệp quan trọng như lọc dầu, hóa chất và chế tạo máy. Tỉnh Chiba còn có sản lượng Iốt từ mỏ khí ga lớn nhất Nhật Bản. Hiện nay, chính phủ có đến trên 80 khu công nghiệp lớn nhỏ thu hút hàng trăm nhà đầu tư trong nước và thế giới. Cũng chính vì vậy mà tỉnh này liên tục cần và thu hút số lượng người lao động lớn. Bên cạnh sự phát triển về công nghiệp thì Chiba là tỉnh có nền nông nghiệp phát triển, sản lượng nông nghiệp toàn tỉnh đứng thứ 2 trong số các tỉnh ở Nhật Bản, đặc sản nổi tiếng là lạc (đậu phộng). Ngoài các sản phẩm nông nghiệp như cà rốt, khoai, lê, cà chua, , việc trồng lúa và hoa cũng như vật nuôi trong nước cũng ở hàng đầu. Ngành ngư nghiệp cũng phát triển, sản lượng đánh bắt hải sản đứng thứ 5 (2002). Có nhiều khu nuôi tôm và cá chình rất lớn. Chiba có ngành du lịch phát triển. Có nhiều khu vui chơi giải trí lớn nằm ở tỉnh này như Tokyo Disneyland, Tokyo Disneysea. Sân bay Narita là sân bay quốc tế lớn nhất Nhật Bản cũng nằm ở đây.
  43. 35 Chiba là một trong những tình thành có nền giáo dục hàng đầu Nhật Bản. Tỉnh Chiba rất chú trọng phát triển nền giáo dục. Tình có rất nhiều trường đại học nổi tiếng, trong đó có đại học quốc gia Chiba là trường đại học quốc gia đa ngành, nằm trong top 10 những trường đại học đứng đầu Nhật Bản. Nhìn chung tỉnh Chiba Nhật Bản đầu tư rất nhiều vào việc phát triển nền giáo dục trong tỉnh. Do đó mà trường liên tục liên kết với nhiều trường đại học ngoài tỉnh cũng như các trường quốc tế để mở rộng môi trường học tập và trao đổi cho học sinh, sinh viên. Khuyến khích học tập, đẩy mạnh nghiên cứu và phát triển khoa học Nhận xét một cách tổng quát, Chiba là một trong những tỉnh có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ tại Nhật Bản. Không chỉ vậy đây còn là nơi có nền văn hoá, ẩm thực phong phú, chú trọng đẩy mạnh giáo dục nhằm mang đến sự phát triển mạnh mẽ nhất cho xã hội. 4.1.2. Khái quát về khách sạn Yuhikaigan ( Chiba- Nhật Bản) Hình 7: Khách sạn Yuhikaigan (Tateyama, Chiba, Nhật Bản)
  44. 36 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ KHÁCH SẠN: - Khách sạn yuhikaigan là khách sạn 3 sao đưa vào hoạt động năm 1968, năm 2018 là kỷ niệm 50 năm thành lập khách sạn. Khách sạn nằm ở cạnh bãi biển Hojo - ĐỊA CHỈ : 822 Hachiman, Thành phố Tateyama, tỉnh Chiba 294-0047 ĐT: 0470-23-8111 FAX: 0470-23-8110 - Nằm trong vòng 5 phút đi xe taxi từ Ga Tàu Tateyama, Tateyama Yuhikaigan Hotel tự hào với khung cảnh đẹp như tranh vẽ của núi Phú Sĩ. Wi-Fi miễn phí có thể truy cập tại đại sảnh, khu vực công cộng. - Phòng ngủ với diện tích rộng, được bố trí các loại giường đôi, nằm thảm (tùy theo loại phòng) và được trang trí với các tiện nghi hiện đại đạt tiêu chuẩn 3 sao như: máy điều hòa, tủ lạnh, truyền hình cáp, hệ thống mạng internet không dây, điện thoại cạnh giường, nước nóng, bồn tắm, Khách sạn Yuhikaigan còn có các dịch vụ, là nơi uy tín để tổ chức các cuộc hội thảo, tiệc cưới - Yuhikaigan Hotel Tateyama cung cấp cho khách phòng tắm suối nước nóng trong nhà / ngoài trời, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi để thư giãn và nghỉ ngơi. Khách sạn cũng cung cấp dịch vụ giữ hành lý và dịch vụ xe buýt đưa đón miễn phí - Thời gian nhận phòng: Sớm nhất là 3h chiều - Thời gian trả phong: Muộn nhất là 10h sáng - Khách sạn gồm có 2 tòa nhà, tòa nhà 4 tầng và tòa nhà 2 tầng - Tòa nhà 4 tầng: Tầng 1: Sảnh lễ tân, văn phòng, phòng họp, nhà hàng, bồn tắm nước nóng trong nhà và ngoài trời Tầng 2+3+4: tổng cộng có 31 phòng+ 2 bồn tắm nước nóng ở tầng 4 -Tòa nhà 2 tầng: Tầng 1+ tầng 2 có tổng cổng 17 phòng GIỚI THIỆU PHÒNG: Rộng rãi tiêu chuẩn Nhật Bản và phương Tây
  45. 37 Hình 8: Các loại phòng trong khách sạn Tòa nhà 4 tầng: Tầng 4: Tất cả 5 phòng Phòng kiểu phương Tây Công suất 2 người ( Trong trường hợp có 3 người, sẽ sử sụng ghế sofa tương ứng với giường ) Có phòng tắm, bồn tắm riêng, vòi hoa sen dài 16m Trong phòng có máy làm sạch không khí Tầng 3: Tất cả 10 phòng Phòng theo phong cách Nhật Bản: 7 phòng Sức chứa: 5 người Kích thước: 10 thảm chiếu Bàn ghế rộng rãi có hướng nhìn ra biển ( Tuy nhiên hướng nhìn ra biển thấp hơn không được bao quát như tầng 4) Phòng theo phong cách phương Tây: 3 phòng Phòng kiểu phương Tây sức chứa 4 người
  46. 38 Theo thiết kế tiện lợi của Nhật thì ghế sofa cũng được thiết kế tương ứng với 1 chiếc giường Trong phòng có các tiện nghi đầy đủ Tầng 2: Có 16 phòng Phòng kiểu Nhật: 7 phòng Phòng kiểu Nhật với sức chứa khoảng 3 đến 5 người Kích thước : 10 tấm chiếu Phòng kiểu phương Tây: 9 phòng Phòng đôi kiểu phương Tây (sức chứa 3 người) - Có 2 giường chính và 1 giường sofa Kích thước: 25m² - Kích thước giường: 200 × 120mm Tòa nhà 2 tầng: 17 phòng: chủ yếu phục vụ khách theo đoàn Ăn uống: Thưởng thức bữa ăn thỏa mãn tại ORIZURU phục vụ khách của khách sạn Yuhikaigan với nhiều thực đơn khác nhau và các phòng tiệc Hình 9: Nhà hàng, phòng tiệc và đồ ăn trong khách sạn
  47. 39 PHÒNG TẮM CHUNG VÀ BỒN NƯỚC NÓNG Ngoài phòng tắm nhỏ ngoài trời và phòng tắm lớn cho nam và nữ có bể sục, còn có hai "phòng tắm ngoài trời riêng" có tầm nhìn tuyệt vời. 15: 00 ~ 23: 00 6: 00 ~ 10: 00 Hình 10: Phòng tắm chung và bồn tắm nước nóng miễn phí Phòng tắm ngoài trời trả phí: 2 phòng tắm ( Tầng 4 ) Phòng tắm ngoài trời riêng " Shirafuji " và "Kurofuji" có thể độc chiếm một khung cảnh tuyệt vời nằm trên tầng cao nhất với tầm nhìn đẹp nhất về cần cẩu bãi biển hoàng hôn. Phong cảnh buổi tối màu cam tráng lệ và phong cảnh núi Phú Sĩ xuất hiện vào những ngày nắng thật đặc biệt! (Tính phí) Hình 11: Bồn tắm nước nóng tính phí Phòng tắm ngoài trời có màu trắng chói mắt với tầm nhìn ra bờ biển Hojo. (Được trang bị một chiếc ghế thư giãn)
  48. 40 Phòng tắm ngoài trời màu đen tuyền với tầm nhìn hướng bờ biển Hojo - Thời gian: 15:00 đến 22:00 - Chi phí 45 phút mỗi phòng, 3000 yên ( 600 000 VND) (chưa bao gồm thuế) 4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh ( hiệu quả kinh doanh, số lượng khách, công suất buồng phòng, doanh thu, thu nhập ,, từ năm 2017 - 2019 ) của khách sạn Yuhikaigan ( Nhật Bản) 4.2.1. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Yuhikaigan Tình hình lượt khách - Qua kết quả nghiên cứu, điều tra, thu thập số liệu thì tình hình lượt khách của khách được thể hiện qua bảng: Bảng 1: Số lượt khách của khách sạn năm 2017 - 2019 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Chỉ tiêu Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Số lượt Số lượt Số lượt (%) (%) (%) Khách 1802 7,88 1910 8,05 2140 8,24 quốc tế Khách nội 21046 92,12 21822 91,95 23822 91,76 địa Tổng cộng 22848 100 23732 100 25962 100 (Nguồn: Bộ phận kế toán – tài vụ) =>Qua bảng : Số liệu về số lượt khách của khách sạn từ năm 2017 – 2019 ta thấy số lượt khách của khách sạn tăng qua các năm, số lượt khách nội địa chiếm tỷ trọng cao và là thị trường khách chính của khách sạn. Cụ thể là - Năm 2017, tổng số lượt khách của khách sạn là 22.848 lượt, trong đó số lượt khách quốc tế là 1.802 lượt chiếm 7,88 %. Số lượt khách nội địa là 21.046 lượt, chiếm 92,12 %
  49. 41 - Năm 2018, tổng lượt khách của khách sạn là 23.732 lượt , trong đó lượt khách quốc tế là 1.910 lượt chiếm tỷ trọng 8,05 % tăng 0,17% so với năm 2017 tăng 108 lượt khách. Số lượt khách nội địa là 21.822 lượt chiếm 91,95% tăng 776 lượt khách nhưng với tỷ trọng giảm 0,17% - Năm 2019 tổng số lượt khách của khách sạn là 25.962 lượt, tăng 2.230 lượt khách so với năm 2018. Cụ thể số lượt khách quốc tế là 2.140 lượt chiếm 8,24 % tăng 0,19 % so với năm 2018 tương ứng với 230 lượt khách. Khách nội địa là 23.822 lượt khách tăng 2.000 lượt khách, chiếm 91,76% - Trong 3 năm thì tổng lượng khách là 72.506 lượt khách, trong đó tổng lượng khách nội địa là 66.690 lượt khách, tổng lượng khách quốc tế là 5.852 lượt khách. Số lượng khách cao nhất là vào năm 2019 Nhìn chung lượt khách nội địa và khách quốc tế qua 3 năm đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn Cơ cấu doanh thu - Qua điều tra, thu thập thông tin từ phòng tài chính – kế toán thì cho thấy cơ cấu doanh thu của khách sạn được thể hiện qua bảng 2: Bảng 2: Cơ cấu doanh thu của khách sạn giai đoạn 2017 – 2019 Khoản mục 2017 2018 2019 Doanh thu khách sạn 68.592.000.000 71.244.000.000 77.934.000.000 Doanh thu nhà hàng 40.230.000.000 42.569.000.000 45.102.000.000 Doanh thu từ dịch vụ 1.124.000.000 1.243.000.000 1.362.000.000 bổ sung Tổng doanh thu 109.946.000.000 115.056.000.000 124.398.000.000 (Nguồn: Bộ phận kế toán – tài vụ) Dựa vào bảng ở trên ta thấy tổng doanh thu năm 2019 tăng mạnh so với 2 năm trước đó, cụ thể là so với năm 2018 tổng doanh thu tăng 5.110.000.000 đồng so với năm 2017. Tổng doanh thu 2019 tăng mạnh so với năm 2018 ,
  50. 42 doanh thu năm 2019 là 124.398.000.000 đồng tăng 9.342.000.000 đồng so với năm 2018. Tốc độ tăng trưởng có sự chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn 2017 – 2018 và giai đoạn 2018 – 2019  Doanh thu từ khách sạn Nguồn khách chiếm phần lớn là khách nội địa trong đó bao gồm khách lẻ, khách đoàn và khách quốc tế chiếm tỷ lệ thấp hơn. Có thể thấy doanh thu trong vong 3 năm có sự chênh lệch . Năm 2017 với doanh thu là 68.592.000.000 đồng đến năm 2018 tăng lên 71.244.000.000 đồng, tăng 2.652.000.000 đồng tức 3,87%. Năm 2019 doanh thu tăng mạnh từ 71.244.000.000 đồng (2018) lên 77.934.000.000 đồng (2019) tăng 6.690.000.000 đồng tức tăng 9,75%. Khách sạn không ngừng đổi mới cách bố trí phòng, các trang thiết bị cũng như cách phục vụ của nhân viên, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao làm hài lòng khách hàng  Doanh thu từ nhà hàng Nguồn khách chử yếu của nhà hàng một phần là khách ợ tại khách sạn. Nhà hàng còn kinh doanh tiệc cũng như nhận tổ chức các hội nghị, hội thảo nên doanh thu cũng tăng lên Năm 2017 doanh thu của nhà hàng là 40.230.000.000 đồng đến năm 2018 là 42.569.000.000 đồng, tăng 2.339.000.000 đồng tương ứng với 5.8% . Năm 2019 doanh thu tăng tên 2.533.000.000 đồng Nhà hàng không ngừng đổi mới thực đơn, phục vụ chu đáo tận tình cho khách hàng  Doanh thu từ dịch vụ bổ sung Cũng tăng lên qua các năm từ năm 2017 là 1.124.000.000 đồng đến năm 2019 là 1.362.000.000, tăng 238.000.000 đồng => Tổng doanh thu trong 3 năm là 349.400.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019
  51. 43 4.2.2. Công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan của khách sạn Yuhikaigan - Khách sạn đã thiết kế hệ thống xử lý rác thải khép kín đảm bảo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh - Thường xuyên dọn dẹp vệ sinh khách sạn, bể lọc rác. Phân loại rác, thu gom thức ăn thừa, túi ni lông, rác thải trong khu vực nhà bếp đưa vào đúng nơi quy định - Trong khu vực nhà hàng của khách thì vệ sinh đảm bảo chất lượng, an toàn - Do thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường, sinh thái cảnh quan nên khách sạn lúc nào cũng thoáng đãng, sạch sẽ, tạo sự tin tưởng cho khách hàng 4.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh khách sạn du lịch của khách sạn Yuhikaigan 4.3.1. Chiến lược phát triển và tầm nhìn - Hiện nay thì đang có rất nhiều khách sạn được xây dựng nên cạnh tranh lẫn nhau. Khách sạn muốn đứng vững được thì phải đưa ra các chiến lược phát triển hợp lý để cạnh tranh được trên thị trường - Chiến lược đầu tư chiều sâu: Chiến lược đầu tư cho khách sạn, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị - Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm: Do nhu cầu tăng cao của khách du lịch nên khách sạn phát triển khá mạnh về qui mô, số lượng, và chất lượng, đáp ứng đẩy đủ nhu cầu của khách du lịch từ cao cấp đến bình dân. Đa dạng hóa sản phẩm trong khách sạn 4.3.2. Chiến lược quảng bá, marketing và khuyến mại - Khách sạn Yuhikaigan đã thực hiện chiến lược quảng bá bằng cách đăng ký bán phòng trên các website đặt phòng phổ biến, thuận lợi cho việc giao dịch, khách hàng không cần phải trực tiếp đến khách sạn đặt phòng nữa - Đăng tin quảng cáo trên các trang báo online, nhằm giới thiệu quảng bá khách sạn được nhiều người biết đến, thu hút được thêm nhiều khách hàng mới
  52. 44 - Khách sạn đã đăng những thông tin khuyến mãi quảng cáo trên các trang báo mạng có nhiều người đọc. Đặc biệt vào mùa du lịch, đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động quảng cáo này để khẳng định thương hiệu và tăng sức cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. - Khách sạn Yuhikaigan đã thực hiện tiếp thị quảng bá thông qua mạng xã hội: Xây dựng content marketing và quảng bá trên các các trang mạng xã hội như Facebook, Line giúp thắt chặt mối quan hệ với nhóm khách hàng mục tiêu. Thu hút và lan tỏa những thông tin hữu ích, giúp nhiều người biết đến và tiếp cận tương tác với khách sạn -Ngoài ra khách sạn còn sử dụng email riêng theo tên thương hiệu của khách sạn:Có hệ thống email chuẩn theo tên miền riêng của khách sạn, mục đích cho khách hàng dễ dàng nhớ và liên hệ giao dịch vớ khách sạn, mang lại hiệu quả cao trong công việc. - Hầu hết các khách sạn đều rơi vào tình trạng vắng khách trong mùa thấp điểm và đông khách trong mùa cao điểm và khách sạn Yuhikaigan cũng không ngoại lệ, khi gặp tình trạng này khách sạn Yuhikaigan sẽ thực hiện chương trình khuyến mãi theo mùa, kết hợp giảm giá với các chương trình khuyến mãi hấp dẫn hơn theo các chương trình khuyến mãi bao gồm; Khuyến mãi theo chủ đề: thực hiện các chương trình khuyến mãi theo những chủ đề nhất định, dành riêng cho từng đối tượng cá nhân như: nhân dịp sinh nhật khách hàng, dành cho cặp đôi mới cưới đang hưởng tuần lễ trang mật, hoặc một ngày kỷ niệm nào đó đáng nhớ trong đời mỗi người, Chương trình khuyến mãi dựa vào sự kiện Các sự kiện này bao gồm: các lễ hội âm nhạc, nghệ thuật, các sự kiện lễ tết hoặc Giáng sinh, trung thu, chờ du lịch, các sự kiện thể dục thể thao, giảm giá khi đặt phòng, điều chỉnh trải nghiệm khách sạn để phù hợp với các sự kiện, tạo mức giá đặc biệt cho khách hàng
  53. 45 Chương trình khuyến mãi cho các đối tác: Đối các đối tác của khách sạn thì khách sạn là để cho một mức giá ưu đãi nhất, trải nghiệm tốt nhất cho các đối tác khi đến với khách sạn 4.3.3. Giá cả và chất lượng dịch vụ - Các khách sạn 3 sao ở Nhật Bản thì giá phòng cũng như chất lượng phục vụ cũng tương đương nhau, và giá phòng và các trang thiết bị, vật dụng của khách sạn được thể hiện qua bảng 3 dưới đây: Bảng 3: Bảng giá phòng Số Loại phòng Giá phòng Tiện nghi lượng Phòng kiểu 2 giường đơn, 1 giường bằng ghế phương Tây 20000 yên sofa, TV truyền hình cáp, máy hút ẩm, 05 (phòng Vip (4 triệu) điều hòa, điện thoại bàn, đồ ngủ, nước Tầng 4) nóng, bồn tắm, áo tắm, trà Phòng kiểu 2 giường đơn, 1 giường bằng ghế phương Tây sofa, và cả ngủ trên thảm, TV truyền 15000 yên (phòng 15 hình cáp, điều hòa, điện thoại bàn, đồ (3 triệu) thường) ngủ, nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà tuy nhiên không có máy hút ẩm Phòng kiểu 5 thảm đệm, 5 chiếc gối, 5 cái chăn, Nhật 15000 yên TV truyền hình cáp, điều hòa, điện 28 (3 triệu) thoại bàn, đồ ngủ, nước nóng, bồn tắm, áo tắm, trà (Nguồn: Bộ phận lễ tân) - Khách sạn có đội ngũ nhân viên được đào tạo, có trình độ. - Chất lượng dịch vụ đạt ở mức tương đối tốt, đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu của khách hàng - Nhân viên nhiệt tình, thái độ phục vụ rất tốt, chu đáo, quan tâm đến khách hàng
  54. 46 4.3.4. Đội ngũ nhân viên - Khách sạn Yuhikaigan có tổng cộng 34 người và mỗi người được phân công, có trách nhiệm với từng nhiệm vụ cụ thể và được thể hiện qua Sơ đồ dưới đây: Sơ đồ 1 : Cơ cấu bộ máy tổ chức các bộ phận trong khách sạn Yuhikaigan Giám đốc Phó giám đốc Bộ Bộ Bộ Hành Bộ Bộ Bộ phận phận kế phận phận chính phận phận bảo vệ toán tài tiếp tân buồng nhân sự nhà nhà kỹ thuật vụ bếp hàng Cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ các phòng ban *Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Giám đốc khách sạn : là người có quyền quyết định và chịu trách nhiêm chung đối với mọi hoạt động kinh doanh của khách sạn trước pháp luật. - Phó giám đốc: do giám đốc bổ nhiêm, thay mặt giám đốc quản lí các bộ phận dưới quyền, nắm bắt, kịp thời báo cáo cho giám đốc và cùng giám đốc xử lí công việc, giúp cho các bộ phận thực hiện thêo đúng các mục đích, mục tiêu đã đề ra. - Phòng kế toán tài vụ: 2 nhân viên . Giúp giám đốc quản lí về mặt tài chính, tiền lương, thưởng chịu trách nhiệm về tình hình thu, chi, xuất kho, nhập kho, hạnh toán lãi, lỗ từmg tháng và xử lí thông tin về mặt tài chính.
  55. 47 -Bộ phận tiếp tân: 3 nhân viên. Chịu trách nhiệm về tất cả các vấn đề có liên quan đến việc thuê phòng và đáp ứng một cách tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng từ khi khách đến cho tới khi khách dời khỏi khách sạn. tổ chức sắp xếp các công việc và cung cấp cho khách các thông tin cần thiết trong thời gian họ lưu trú tại khách sạn . Là bộ mặt của khách sạn , bộ phận lễ tân được phân công 3 ca / 1 ngày . -Bộ phận buồng: 10 nhân viên. Thường xuyên theo dõi tình hình buông phòng của khách sạn như trang thiết bị vệ sinh buông phòng. - Hành chính nhân sự: 3 nhân viên. Giải quyết các vấn đề hành chính và điều phối phân công công việc cho nhân viên trong khách sạn - Bộ phận nhà bếp: 5 nhân viên, chế biến đồ ăn cho khách - Bộ phận nhà hàng: 7 nhân viên, Phục vụ nhu cầu ăn uống của khách - Bộ phận bảo vệ, kỹ thuật: 2 nhân viên theo dõi, sửa chữa, thay thế kịp thời các trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo mọi thứ hoạt động trong tình trạng tốt nhất, đảm bảo tình hình an ninh, trật tự trong khách sạn,theo dõi kiểm tra các qui định trong khách sạn đề ra. - Các nhân viên trong khách sạn đều được đào tạo, có trình độ, là những người có thái độ nhiệt tĩnh, nghiêm túc trong công việc, cách ứng xử lễ phép, có nguyên tắc. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của khách sạn, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi 4.3.5. Văn hóa ẩm thực vùng miền Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng cầu kỳ và đề cao phép tắc trong chào hỏi, ăn uống và giao tiếp - Là sự giao thoa của nhiều nền ẩm thực Ẩm thực Nhật Bản nổi tiếng bởi sự cầu kỳ trong cách chế biến lẫn bày trí mỗi món ăn. Sự nổi bật này được hình thành từ sự pha trộn một cách tinh tế và hài hòa giữa món ăn Nhật với các món ăn Trung Quốc và phương Tây.
  56. 48 Điều này giải thích cho lý do vì sao đôi khi trên bàn ăn của người Nhật lại có thêm xúc xích, bánh mì hay thói quen uống cà phê vào buổi sáng. - Triết lý ẩm thực theo quy tắc “tam ngũ” Hầu hết các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc “tam ngũ”, đó là: Ngũ vị: ngọt - chua - cay - đắng - mặn Ngũ sắc: trắng - vàng - đỏ - xanh - đen Ngũ pháp: sống - ninh - nướng - chiên - hấp Hình 12: Các món ăn Nhật đều tuân theo quy tắc tam ngũ là ngũ vị - ngũ sắc - ngũ pháp Trong nấu nướng, các món ăn Nhật hầu như không sử dụng gia vị, họ chủ yếu tận dụng hương vị tự nhiên sẵn có trong các thành phần món ăn như cá, rong biển, rau, gạo và đậu nành. - Ý nghĩa văn hóa của các món ăn Mỗi món ăn Nhật đều ẩn chứa một ý nghĩa đặc biệt thể hiện lời chúc tốt lành gửi đến người thưởng thức, chẳng hạn: Món đậu phụ chúc sức khỏe Món trứng cá tuyết nướng chúc gia đình đông vui Món Sushi cá tráp biển chúc sung túc thịnh vượng Món Tempura chúc trường thọ Món tôm tượng trưng cho sự trường thọ, lưng tôm càng cong càng trường thọ
  57. 49 Rượu sake để trừ tà khí và kéo dài tuổi thọ - Các món ăn thường ít calo nhưng đủ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng chuẩn ẩm thực Nhật Bản được gọi là “ichi ju san sai”, nghĩa là “1 súp, 3 món, ăn với cơm”. Chế độ này được đặt ra bởi các võ sĩ thời Muromochi. Trong ẩm thực Nhật Bản, bữa ăn không thể thiếu đậu nành và các thực phẩm được chế biến từ đậu nành, hải sản biển và rau củ, tất cả đều rất ít calo nhưng mang lại rất nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. - Thứ tự một bữa ăn phục vụ khách Nhật Các món ăn Nhật thường được sắp xếp và phục vụ theo trình tự: Món khai vị với sashimi gồm mực, tôm, sò, cá ngừ, cá hồi sống, được thái lát mỏng và xếp trên khay gỗ Món súp miso Món chiên hoặc nướng Hải sản là Sushi ăn kèm với rau dưa Một bát cơm gohan - Văn hóa trên bàn ăn Người Nhật đề cao tính phép tắc và quy chuẩn trong cả các bữa ăn, cụ thể: Trước khi ăn, họ dùng thành ngữ “Itadakimasu” có nghĩa là “xin mời”, cũng hàm ý xin phép Sau khi ăn, họ dùng thành ngữ “Gochiso sama deshita” có nghĩa là “cảm ơn vì món ăn ngon” Khi rót rượu sake thì phải rót cho người khác trước đến khi dốc cạn chai thì mới rót đến mình. Ngoài ra, người Nhật cũng dùng bia, rượu shochu trong bữa ăn Người Nhật thường ưa chuộng các bát đĩa nhiều hoa văn và màu sắc với chất liệu chủ yếu là đồ gốm cổ và sơn mài. Ngoài ra, việc lựa chọn bát đĩa dùng trong bữa ăn cũng có sự khác nhau theo các mùa trong năm.
  58. 50 - Trà đạo là hình thức nghệ thuật cao nhất Cùng với Thư pháp, âm nhạc truyền thống, trà đạo được xem là hình thức nghệ thuật cao nhất của văn hóa Nhật Bản; trong đó phổ biến nhất là trà xanh. Vì vậy, khi người Nhật chỉ nói chung chung là trà, điều đó có nghĩa là họ đang muốn nhắc tới trà xanh. - Sushi là món ăn truyền thống được ăn theo mùa Một năm có 4 mùa và món sushi truyền thống của Nhật Bản cũng được chế biến thành nhiều món ăn tương ứng với từng mùa khác nhau. Cụ thể: Mùa xuân (dấu hiệu của hoa anh đào nở): người Nhật thường ăn 5 món sushi hải sản gồm: hama-guri (làm từ trai biển vỏ cứng); sayori (làm từ cá biển); tori-gai (làm từ sò trứng Nhật); miru-gai (làm từ tôm, cua, trai, sò, vẹm); kisu (làm từ cá biển đen Nhật) Mùa hạ (dấu hiệu của lá phong xanh tươi): người Nhật thường ăn 4 món sushi hải sản gồm: awabi (làm từ bào ngư); uzuki (làm từ cá vược biển); anago (làm từ cá chình biển Nhật); aji (làm từ cá ngừ Nhật) Mùa thu (dấu hiệu của lá phong đỏ): người Nhật thường ăn 3 món sushi hải sản gồm: kampachi (làm từ cá cùng tên); kohada (làm từ cá trích, cá mòi có chấm); saba (làm từ cá thu) Mùa đông (dấu hiệu của tuyết): người Nhật thường ăn 4 món sushi hải sản gồm: ika (làm từ cá nục); aka-gai (làm từ trai biển lớn); hirame (làm từ cá bơn); tako (làm từ bạch tuộc) Ngoài ra, có các món sushi được người Nhật ăn quanh năm như: uni (làm từ nhím biển); maguro (làm từ cá ngừ); kuruma ebi (làm từ tôm hùm); tamago (làm từ trứng); kampyo-maki (bí cuộn tròn). Nhắc đến Nhật Bản thì người ta nhắc ngay đến shushi - Các món ăn truyền thống nổi tiếng Không chỉ được biết đến với sushi, ẩm thực Nhật Bản còn nổi tiếng với rất nhiều các món ăn truyền thống khác như: sashimi (từ cá), lẩu shabu-shabu
  59. 51 (từ thịt bò mềm), sukiyaki (từ thịt bò), mì udon, mì ramen, mì soba, tempura (từ tôm cá), tonkatsu (thịt heo chiên giòn), yakitori (từ thịt gà), bánh xèo okonomiyaki, bánh kabocha chiffon, takoyaki, bánh wagashi, cơm nắm onigiri, rượu sake, 4.4. Đánh giá kỹ năng chuyên môn được học hỏi qua đợt thực tập của sinh viên 4.4.1. Kỹ năng chuyên môn, thái độ phục vụ - Kĩ năng giao tiếp: Đối với một người sinh viên đang thực tập trong nhà hàng khách sạn cũng như trong du lịch,công việc đầu tiên là phải có kĩ năng giao tiếp, bởi tính chất công việc là tiếp xúc, hướng dẫn trực tiếp cho du khách về địa điểm mà mình hướng dẫn khách, hơn hết kĩ năng giao tiếp sẽ giúp cho người phục vụ ứng biến với các tình huống bất trắc xảy ra một cách nhanh nhất hiệu quả nhất và ổn thỏa nhất. Để có những kĩ năng này trước hết bạn cần phải có một kiến thức chuyên môn tốt sau đó là sự tự tin của bản thân, bạn sẽ trở thành một người phục vụ, một hướng dẫn viên chuyên nghiệp nếu bạn biết giao tiếp là điều tất yếu cơ bản đầu tiên để thành công trong lĩnh vực này. - Kỹ năng làm chủ cảm xúc: Là một người phục vụ, hướng dẫn viên du lịch, công việc của bạn giống nhứ là “làm dâu trăm họ”, bạn phải luôn luôn trong tâm thế vui vẻ, cởi mở, thoải mái để phục vụ du khách được tốt nhất. Bạn phải luôn luôn điềm tĩnh trước mọi tình huống, dù có xảy ra chuyện gì cũng phải giữ thái độ lịch thiệp với du khách. Bạn phải tạo cho du khách sự an tâm và thoải mái khi đồng hành với mình. Đây chính là một kỹ năng mềm cần thiết mà bạn phải luôn cố gắng trau dồi để thành công trong công việc này. Kỹ năng quan sát Điều này nói ra nghe có vẻ bình thường, nhưng thực ra nó lại là một kỹ năng khá quan trọng. Quan sát không chỉ là nhìn, mà phải là “nắm bắt” – nhìn và thu nhận được gì. Giao tiếp ứng xử không phải lúc nào cũng được thực
  60. 52 hiện qua ngôn ngữ nói, mà nhiều khi là một cử chỉ, là một ánh mắt, là một cái nhíu mày, hay cái bĩu môi, Nếu là người giỏi quan sát, bạn sẽ thấy trong hàng chục khuôn mặt có thể có những nét biểu cảm khác nhau, bạn sẽ “đo” được chỉ số cảm xúc của khách đang như thế nào, từ đó sẽ giúp bạn điều chỉnh ứng xử để thay đổi cảm xúc du khách theo hướng tích cực hơn. - Biết cách tổ chức sắp xếp: Những sự kiện, tổ chức diễn ra trong khách sạn thường được lên kế hoạch sắp xếp cụ thể về địa điểm, thời gian, để thể hiện sự chuyên nghiệp của những người làm nghành dịch vụ, du lịch và thuận tiện hơn cho người phục vụ. Nhưng không vì thế mà bạn cứ đinh ninh rằng chỉ cần làm theo bảng kế hoạch là được. Không phải chuyến đi nào cũng đều thuận lợi như ý muốn, sẽ có những trục trặc nhỏ về thời gian hay thay đổi về vấn đề gì đó buộc bạn cần phải linh hoạt thay đổi và ứng biến thật nhanh chóng không để du khách, khách hàng phải đợi lâu. - Vốn ngoại ngữ: Trong thời kì hội nhập như hiện nay, mọi bạn trẻ nên giữ cho mình vốn ngoại ngữ để trở thành một người trẻ hiện đại văn minh, và đương nhiên sinh viên du lịch thì không thể thiếu rồi. Với thời kì hội nhập và phát triển như hiện nay, du lịch Việt Nam đã và đang phát triển, khách nước ngoài biết đến nước ta nhiều hơn với nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, vì vậy để trở thành một ngời làm dịch vụ chuyên nghiệp bạn cần phải trau dồi vốn ngoại ngữ của mình vì ngoại ngữ là yếu tố cơ sở nhất cho ngành làm nghành dịch vụ,du lịch. - Kỹ năng ứng biến, xử lý tình huống: Dù có lên kế hoạch chu đáo và hoàn mỹ đến đâu, thì trên những chặng hành trình thực tế không phải lúc nào cũng suôn sẻ như ta mong đợi – nhất là đối với những tình huống xảy ra ảnh hưởng đến tính mang con người. Vì vậy, kỹ năng ứng biến hay có thể gọi là kỹ năng “phản ứng nhanh” sẽ giúp cho người hướng dẫn viên luôn làm chủ được tình thế khi có những rủi ro ngoài mong đợi xảy ra.
  61. 53 4.4.2. Kỹ năng làm việc theo nhóm - Với cá nhân, để làm việc theo nhóm tốt thì mỗi cá nhân phải rõ được mục tiêu, tham gia hết mình, hướng về việc chinh phục mục tiêu, dấn thân và chân tình, mặc dù các bạn còn rất xa lạ với nhau. Sẵn sàng dấn thân chơi chung, hy sinh cái tôi cá nhân và tham gia vào quá trình làm việc theo đúng cái phân công công việc, cũng như cốgắng hoàn tất nhiệm vụ của mình, làm việc vui vẻ, nghiêm túc theo đúng hiệu lệnh của trưởng nhóm. - Với nhóm, mọi người nên tham gia tích cực, lắng nghe và cầu học, trình bày và phát biểu cũng như phản biện trong quá trình thảo luận. Tựđúc kết, ghi chép, vui vẻ và chân thành, nghiêm túc trong công việc, an toàn và bảo vệ đồng đội. Tư duy tích cục, dám làm, cầu thị, tiếp nhận cái khác với mình và đúng giờ. - Trong làm việc theo nhóm không nên thụ động, thờ ơ, nói một chiều không tiếp thu, hay im lặng không nói gì cả, chỉ phản bác mà không phản biện. Bên cạnh đó cũng không nên chỉđợi đọc cho để ghi chép, xã giáo chiếu lệ, đùa cợt và thiếu nghiêm túc trong công việc, mất an toàn và lo cho riêng mình rồi tư duy thụ động, sợ sai, cho rằng duy nhất mình đúng và làm việc vô tổ chức. - Với một tập thể thì để làm việc theo nhóm tốt thì truyền thông phải tốt. Chúng ta cũng phải hiểu rõ ràng cái nhiệm vụ cũng như sứ mệnh của mình. Phải chọn đúng được người trưởng nhóm lãnh đạo mình. Mọi hoạt động cần phải có tổ chức, cần thảo luận một cách công bằng và tiếp nhận các ý kiến đóng góp. 4.4.3. Chấp hành kỷ luật trong công việc - Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc - Chấp hành sự phân công của tổ chức ( Giám đốc Trưởng phòng, quản lí ),thực hiện nhiệm vụ, công việc
  62. 54 - Tính trung thực, có ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; Có ý thức trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng tổ chức. - Tinh thần phối hợp trong thực hiện công việc được giao. - Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học. - Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc: - phải có tính trung thực trong mọi chuyện. - Tinh thần và thái độ phục vụ khách hàng (tận tụy với công việc, không hách dịch, gây phiền hà, khó khăn cho tổ chức, đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ). (Nguồn: Sự học hỏi, tiếp thu được của bản thân trong quá trình thực tập tại khách sạn Yuhikaigan) 4.5. Thuận lợi, khó khăn bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn du lịch và khả năng áp dụng tại Việt Nam 4.5.1. Thuận lợi - Về vị trí nằm cạnh bãi biển Hojo rất đẹp - Gần nhà ga và các siêu thị lớn rất thuận tiện, nơi thu hút được rất nhiều khách du lịch - Bên cạnh đó khách sạn còn có đội ngũ lao động có trình độ, được đào tạo, quản lý tốt, tác phong làm việc văn minh, lịch sự 4.5.2. Khó khăn - Mặc dù khách sạn nằm ở khu vực trung tâm gần nhiều các siêu thị lớn và gần nhà ga nhưng do xây dựng sớm nên cơ sở vật chất đã bị xuống cấp phần nào so với nhiều khách sạn xây dựng sau. Bên cạnh đó nguồn lao động trong khách sạn có độ tuổi cao hơn sao với độ tuổi trung bình trong ngành du lịch - Nguồn nhân lực khách sạn có độ tuổi khá cao mặc dù có trình độ, được đào tào quản lý tốt hưng vẫn phản ánh thực trạng khó khăn là thiếu đội ngũ kế cận để đáp ứng yêu cầu đổi mới của công việc
  63. 55 - Khách sạn vẫn chưa có một số dịch vụ bổ sung: các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao, bể bơi, phòng karaoke - Do khách sạn nằm ở cạnh bờ biển lại nằm trong vùng thường có ảnh hưởng của thời tiết. Khi bão to khách sạn đã bị thiệt hại về cơ sở vật chất, nhiều đơn đặt hàng của khách đã bị hủy bỏ gây tổn thất nặng nề cho khách sạn 4.5.3. Bài học kinh nghiệm về quản lý, kinh doanh khách sạn, du lịch - Quản lý kinh doanh khách sạn, du lịch là một công việc phức tạp, yêu cầu người quản lý cần có cái nhìn bao quát, đa chiều về kiến thức nghiệp vụ cũng như xã hội sâu rộng - Khách hàng luôn là thượng đế: Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất, đem lại cho khách hàng cảm nhận được sự chu đáo, quân tâm tới mình - Chú trọng đầu tư vào chất lượng dịch vụ là một kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả Đối tượng khách hàng của khách sạn rất phong phú, thuộc nhiều tầng lớp có địa vị xã hội khác nhau. Để khách hàng có những trải nghiệm tuyệt vời nhất tại khách sạn, bạn cần cho họ cảm nhận và tận hưởng các dịch vụ tốt nhất của khách sạn từ những điều thiết yếu như bồn tắm, bàn trang điểm, hệ thống mạng Internet, điện thoại hỗ trợ, cần được tỉ mỉ và thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. Bên cạnh đó nên đưa các ứng dụng công nghệ vào khách sạn giúp tăng tiện ích và tiết kiệm chi phí. Các phần mềm quản lý thông minh sẽ giúp bạn kiểm soát các hoạt động quản lý khách, tình hình khách hàng check in, check out, gia tăng sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp. - Có chiến lược kinh doanh cụ thể Việc đầu tiên khi kinh doanh khách sạn là cần đưa ra một kế hoạch kinh doanh phù hợp, chia theo từng giai đoạn của công ty. Sau khi có được chiến lược kinh doanh cụ thể là việc xây dựng các chiến lược cạnh tranh, chiến lược marketing quảng bá hình ảnh khách sạn, tăng khả năng nhận diện thương hiệu với khách hàng tiềm năng của khách sạn.
  64. 56 - Chú trọng vào đào tạo nhân viên Nếu đứng vào vị trí của một khách du lịch, bạn sẽ rất thoải mái khi nhận được sự chăm sóc nhiệt tình của nhân viên khách sạn, không ngần ngại đưa ra những lời nhận xét có cánh cho khách sạn với ấn tượng tốt về khách sạn. Kiến thức chuyên môn chưa vững thì có thể đào tạo nhưng ý thức và thái độ làm việc thì không thể đào tạo được. Vì vậy, việc tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho khách sạn cần theo quy trình nghiêm túc và chuyên nghiệp. Hãy luôn quan tâm đến nhân viên của bạn, trả cho họ một mức lương xứng đáng với những gì mà họ đã cống hiến cho khách sạn. - Khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch Tận dụng tối đa nguồn tài nguyên du lịch hiện có sẽ rất có lợi cho việc kinh doanh của khách sạn. Số lượng khách hàng đến với khách sạn sẽ quyết định đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. Vì vậy cần có những chính sách ưu đãi phù hợp để thu hút khách hàng đến với khách sạn - Muốn kinh doanh khách sạn hiệu quả, một phần mềm quản lý khách sạn chính trợ thủ đắc lực cho nhà quản lý Một trong những kinh nghiệm kinh doanh khách sạn hiệu quả chính là cách thức quản lý. Nếu quản lý khách sạn không tốt, doanh thu đi xuống, lợi nhuận thu về không cao, khách sạn không thể tồn tại và phát triển. Do vậy để kinh doanh khách sạn tốt thì một người quản lý giỏi là điều cần thiết. Tuy nhiên vẫn chưa đủ, nếu người quản lý tốt nhưng việc quản lý vẫn còn thủ công thì có thể doanh thu khách sạn sẽ bị giảm đi. Việc sở hữu một phần mềm quản lý khách sạn ngay lúc này chính là một trợ thủ đắc lực cho nhà quản lý. 4.5.4. Khả năng áp dụng tại Việt Nam Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh có doanh thu và lợi nhuận cao, vì vậy, có rất nhiều người đã, đang và sắp đầu tư xây dựng và kinh doanh khách sạn.
  65. 57 Hiện nay có rất nhiều khách sạn được đầu tư xây dựng.Tuy nhiên, nhu cầu đi du lịch của du khách vẫn đang tăng làm cho nhu cầu lưu trú tăng theo. Nhu cầu du lịch và lưu trú gia tăng vừa là cơ hội cũng là thách thức lớn đối với các chủ đầu tư có ý định bắt tay vào lĩnh vực kinh doanh khách sạn. Việt Nam là điểm đến du lịch thu hút hàng chục triệu lượt khách mỗi năm với nhiều địa điểm du lịch, văn hóa, ẩm thực đặc trưng thu hút. Nguồn khách du lịch trong nước và quốc tế dồi dào kéo theo nhiều dịch vụ về lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, cũng phát triể Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch, giúp cho sự phát triển của ngành kinh doanh kháchs sạn.Có cầu thì ắt sẽ sinh ra nhiều cung. Khi nhu cầu du lịch của du khách tăng sẽ khiến nhiều nơi lưu trú quá tải, chất lượng dịch vụ và phục vụ chưa đảm bảo. Nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng cũng như phù hợp với “túi tiền” của khách du lịch mà nhiều phân khúc khách sạn ra đời. Khách sạn được phân chia theo nhiều hạng sao, nhiều kiến trúc, cơ sở và trang thiết bị khác nhau trên cơ sở dựa vào đối tượng khách hàng mục tiêu mà khách sạn mình hướng đến. Có rất nhiều loại khách sạn từ bình dân đến cao cấp tại Việt Nam Nhu cầu sống tận hưởng của khách hàng gia tăng, họ không ngại mạnh tay chi tiêu cho việc đi du lịch.Khách du lịch ngày nay có xu hướng hiện đại với tư tưởng sống là phải hưởng thụ, kinh tế càng tốt thì mức độ sử dụng dịch vụ càng cao. Họ không ngại chi trả một khoản tiền lớn cho việc sử dụng các dịch vụ chất lượng cao trong khách sạn. Mở cửa nền kinh tế với nước ngoài, kết nối với nhiều quốc gia dẫn đến tình hình giao lưu và hợp tác được đẩy mạnh, họ đến Việt Nam để làm việc, công tác ngắn ngày nên có nhu cầu lưu trú tại khách sạn. Việt Nam đã có nền tảng là đất nước nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn nên ngoài đi công tác, khả năng khách hàng đưa người thân, gia đình, bạn bè sang du lịch là rất cao.
  66. 58 Mở rộng kinh doanh khách sạn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng về dịch vụ lưu trú, ăn uống đồng thời tăng cơ hội cạnh tranh, nâng cao chất lượng dịch vụ. Dựa vào hai yếu tố kể trên, xây dựng và mở rộng khách sạn là nước cờ đúng đắn khi nhu cầu du lịch của khách tăng, tỷ lệ khách nước ngoài đến với Việt Nam cũng cao hơn. Khi rất nhiều khách sạn được xây dựng và hoạt động tạo ra cơ hội lựa chọn cho khách hàng. Họ ưu tiên cho những khách sạn có nhiều tiện nghi, dịch vụ được cung cấp chất lượng. Vậy nên, các khách sạn không còn cách nào khác cạnh tranh với các đối thủ ngoài phương án đẩy mạnh chất lượng dịch vụ, chính sách chăm sóc và hậu mãi khách hàng tốt. Điều này không những khẳng định thương hiệu trên thị trường, mà tiềm năng phát triển kinh doanh khách sạn luôn rộng mở.
  67. 59 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận - Qua thực thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn Yuhikaigan, thành phố Tateyama, tỉnh Chiba, Nhật Bản” và quá trình thực tập trực tiếp tại khách sạn ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của khách sạn tăng lên từng năm, ngày càng được cải thiện. Cụ thể: + Về tình hình lượt khách: Trong 3 năm thì tổng lượng khách là 72.506 lượt khách, trong đó tổng lượng khách nội địa là 66.690 lượt khách, tổng lượng khách quốc tế là 5.852 lượt khách. Số lượng khách cao nhất là vào năm 2019 Nhìn chung lượt khách nội địa và khách quốc tế qua 3 năm đều tăng nhưng thị trường khách nội địa chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng số lượt khách của khách sạn + Về cơ cấu doanh thu: Tổng doanh thu trong 3 năm là 349.400.000.000 trong đó tổng doanh thu từ khách sạn ( lưu trú) là cao nhất và tổng doanh thu cao nhất là năm 2019 - Qua phần đánh giá hiệu quả kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của tổ hợp khách sạn Yuhikaigan cho thấy rằng có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến phát triển của khách sạn, nhưng trong đó yếu tố đội ngũ lao động, thái độ phục vụ của nhân viên có ảnh hưởng lớn nhất tới phát triển của khách sạn, người Nhật luôn coi trọng lễ nghĩa, phép lịch sự, sống có nguyên tắc, nên yếu tố này vô cùng quan trọng. Nếu thái độ phục vụ của nhân viên không tốt thứ những khách hàng sẽ cảm thấy không hài lòng, sẽ phản ánh ngay với khách sạn, và sẽ rất khó để họ quay lại khách sạn lần thứ 2, Qua quá trình hoạt động, khách sạn cũng đã khẳng định mình trong việc phục vụ. Cơ sở vật chất của khách sạn khá đồng bộ tuy đã bị xuống cấp phần nào theo thời gian. Về đội ngũ những người lao động trong khách sạn tuy già hóa nhưng có
  68. 60 tác phong phục vụ văn minh, nhanh nhẹn, chăm chỉ, ứng xử giao thiếp lịch sự có văn hóa, phục vụ khách chu đáo tận tình, luôn đặt khách hàng lên hàng đầu - Qua báo cáo đã phần nào nêu lên được những hạn chế đang tồn tại và những mặt tích cực của khách sạn. Từ đó đưa ra những đề xuất, ý kiến, những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ trong khách sạn, nâng cao hiệu quả trong các khâu, các bộ phận nhằm giúp khách sạn khẳng định được vị thế của mình trên thương trường 5.2. Kiến nghị - Để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn thì khách sạn phải tập chung vào đổi mới trang thiết bị, nâng cấp lại cơ sở hạ tầng tốt hơn để có thể thu hút khách lớn hơn - Về đội ngũ lao động thì trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khả năng phục vụ của nhân viên tương đối tốt, nhưng có một vài yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ - Độ tuổi trung bình tương đối cao, cần phải đổi mới và trẻ hóa, nhất là bộ phận lễ tân - Tăng cường mở rộng một số loại hình dịch vụ bổ sung: Các loại hình vui chơi, giải trí, thể thao, thư giãn Trong quá trình hoạt động người quản lý cần nắm vững xu hướng phát triển để đưa ra những biện pháp, mục tiêu trong kinh doanh cho phù hợp nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh - Cần mở rộng công tác marketing, quảng cáo sản phẩm của khách sạn trên nhiều phương diện - Cần đưa ra những biện pháp phòng chống hợp lý, làm giảm tối đa các ảnh hưởng của bão tới khách sạn
  69. 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO I.Tài liệu tiếng việt 1. Giáo trình tổng quan về du lịch bền vững 2. Theo Thông tư số 01/202/TT – TCDL ngày 27/04/2001 của Tổng cục du lịch về hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2000/NĐ – CP của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch 3. Tài liệu tổng quan về khách sạn 4. Báo Nhân Dân điện tử (Nhìn lại năm 2019): Năm đột phá của du lịch Việt Nam 5. Tài liệu cẩm nang du lịch-Giới thiệu tổng quan du lịch Nhật Bản 6. Tổng cục du lịch (2005), Luật du lịch 7. Tài liệu thu thập từ bộ phận kế toán – tài vụ 8. Tài liệu thu thập từ bộ phận lễ tân 9. Thu thập thông tin từ nhân viên khách sạn và khách hàng 10. Thu thập thông tin từ bộ phận marketing 11. Quan quá trình quan sát, tìm hiểu, thực tập trực tiếp tại khách sạn 12. Luận văn đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn Ánh Nguyệt II. Tài liệu internet 13. asiky.com/5-luu-y-de-kinh-doanh-khach-san-hieu-qua 14. Luanvanviet.com/ dac-diem-kinh-doanh-khach-san-hien-nay 15. dulichvtv.vn/du-lich-tam-nhin-viet 16. tourdulichnhatban.info/gioi-thieu-tong-quan-du-lich-nhat-ban-pn.html 17. chofjob.vn/kham-pha-tiem-nang-phat-trien-NHKS 18. hotel.oxu.vn/ cac-yeu-to-anh-huong-toi-hoat-dong-thu-hut-khách-cua- mot-doanh-nghiep-khach-san-1/ 19. ezclod.vn/kinh-nghiem-kinh-doanh-khach-san-nha-nghi-hieu-qua/