Khóa luận Áp dụng quy trình chăm nuôi dưỡng và theo dõi năng xuất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

pdf 54 trang thiennha21 18/04/2022 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm nuôi dưỡng và theo dõi năng xuất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_nuoi_duong_va_theo_doi_nang.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm nuôi dưỡng và theo dõi năng xuất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG XUÂN NAM Tên chuyên đề: “ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ THEO DÕI NĂNG XUẤT SINH SẢN CỦA LỢN NÁI TẠI TRẠI CHĂN NUÔI GIÁP VĂN NHÂN, XÃ NGỌC LÝ - HUYỆN TÂN YÊN - TỈNH BẮC GIANG” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 – Thú y – N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khoá học: 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Phùng Đức Hoàn Thái Nguyên – 2018
  2. i LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian nghiên cứu để hoàn thành khóa luận của mình, em đã nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn, sự giúp đỡ của các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y và lãnh đạo trại lợn Thảo Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Phùng Đức Hoàn. đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành báo cáo tốt nghiệp. Em xin cảm ơn ban giám hiệu Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo khoa Chăn Nuôi Thú Y đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực hiện khóa luận này. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn tất cả các anh chị trong ban lãnh đạo Công Ty XNK Biovet đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, đặc biệt em xin trân thành cảm ơn cô chú tại trại Ông Giáp Văn Nhân chủ trại Thảo Nhân xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, cùng toàn thể anh chị em quản lý, kỹ sư, công nhân, sinh viên thực tập trong trại về sự hợp tác giúp đỡ bố trí thí nghiệm, theo dõi các chỉ tiêu và thu thập số liệu làm cơ sở cho khóa luận này. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ động viên em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn tất cả! Thái Nguyên, ngày tháng 12 năm 2018 Sinh viên Dương Xuân Nam
  3. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Lịch sát trùng chuồng trại 26 Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vắc xin, thuốc, chế phẩm tại cơ sở 27 Bảng 4.1. Kết quả trực tiếp theo dõi tại trại 32 Bảng 4.2. Tình hình chăn nuôi lợn qua 2 năm 2017 – 2018 của trại lợn 33 Bảng 4.3. Số liệu nuôi dưỡng chăm sóc của trại 34 Bảng 4.4. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái 35 Bảng 4.5. Kết quả vệ sinh sát trùng 36 Bảng 4.6. Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại 37 Bảng 4.7. Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin 38 Bảng 4.8. Tình hình mắc một số bệnh sinh sản thường gặp 39 Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái 40
  4. iii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ADG : Tăng khối lượng bình quân trung bình của lợn trên ngày Cs : Cộng sự FCR : Tiêu tốn thức ăn trên một kilôgam tăng khối lượng GGP : Kí hiệu của đời giống cụ kị GP : Kí hiệu của đời giống ông bà MMA : Tên gọi chung của các triệu chứng bệnh thường xảy ra trên lợn nái bao gồm viêm vú, viêm tử cung, mất sữa MTV : Một thành viên Nxb : Nhà xuất bản PRRS : Hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp PS : Kí hiệu đời giống bố mẹ TĐDLĐ : Tuổi động dục lần đầu TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TT : Thể trọng HTX : Hợp tác xã XNK : Xuất nhập khẩu
  5. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 2 1.2.1. Mục tiêu 2 1.2.2. Yêu cầu 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Thuận lợi, khó khăn 7 2.2. Tổng quan tài liệu 8 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn nái 8 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái 11 2.2.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt 16 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 17 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 19 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 21 3.1. Đối tượng 21 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện 21 3.3. Nội dung tiến hành 21 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 21 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện 21 3.4.2. Phương pháp thực hiện 22
  6. v 3.4.4 Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở 27 3.4.5 Các quy trình khác 30 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính 31 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 32 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất 32 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề 33 4.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở 32 4.2.2. Kết quả công tác chăn nuôi 34 4.2.3. Kết quả công tác vệ sinh và phòng bệnh 35 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái ngoại .39 4.3.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại trại 39 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp 40 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 43 5.1. Kết luận 43 5.2. Đề nghị 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO 46
  7. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nước ta đang phát triển mạnh mẽ theo hướng trang trại và hộ gia đình. Chăn nuôi lợn ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp Việt Nam. Nó đã góp phần rất lớn vào tăng trưởng kinh tế nông thôn nước ta. Không chỉ để phục vụ cho tiêu dùng, nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày mà còn phải tiến tới xuất khẩu với số lượng lớn. Đây là nguồn cung cấp thực phẩm với tỉ trọng cao và chất lượng tốt cho con người, là nguồn cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt và là nguồn cung cấp các sản phẩm phụ như: Da, mỡ, nội tạng cho ngành công nghiệp chế biến. Phát triển chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nâng cao nguồn thu nhập cho các hộ chăn nuôi. Hiện nay, chăn nuôi lợn nái sinh sản đang đi theo hướng công nghiệp hóa từng bước nâng cao chất lượng và số lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng thịt lợn, bên cạnh chăn nuôi các giống lợn nội, chúng ta đã nhập nhiều giống lợn ngoại về để lại tạo với giống lợn nội và nuôi thuần. Do vậy, rất nhiều trang trại chăn nuôi lợn ngoại với quy mô từ vài trăm lợn nái đến vài nghìn lợn nái đã phát triển ở khắp nơi trong cả nước. Để chăn nuôi lợn ngoại đạt hiệu quả cao, bên cạnh các yếu tố về thức ăn, chuồng trại, con giống thì kỹ thuật nuôi dưỡng, chăm sóc và phòng trị bệnh cũng rất quan trọng. Đối với lợn nái, đặc biệt là lợn nái ngoại được nuôi theo phương thức công nghiệp thì các bệnh về sinh sản khá nhiều do khả năng thích nghi của đàn lợn ngoại với khí hậu nước ta còn kém. Mặt khác trong quá
  8. 2 trình sinh đẻ lợn nái hay bị các loại vi khuẩn như: Streptococcus, E.coli xâm nhập và gây một số bệnh như: viêm tử cung, âm đạo Các bệnh sinh sản ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng đàn lợn giống nói riêng, đồng thời ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng và hiệu quả của toàn ngành chăn nuôi lợn nói chung. Chúng ta cần phải có biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn nái một cách an toàn và hiệu quả nhất. Xuất phát từ thực tiễn đó em thực hiện chuyên đề “Áp dụng quy trình chăm nuôi dưỡng và theo dõi năng xuất sinh sản của lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang ”. 1.2. Mục tiêu và yêu cầu 1.2.1. Mục tiêu - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân. - Thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu - Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý, Huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang. - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân - Áp dụng quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại.
  9. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 2.1.1.1. Vị trí địa lý: - Trại lợn của nông hộ Giáp Văn Nhân nằm trên địa bàn xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Xã Ngọc Lý là một trong những xã miền núi của huyện Tân Yên, nằm ở phía Nam của huyện Tân Yên, cách trung tâm huyện khoảng 6km, cách thành phố Bắc Giang khoảng 11km về phía Tây Bắc. Ngọc Lý là một xã nông nghiệp điển hình của huyện. Theo ranh giới hành chính, xã bao gồm 13 thôn có tổng diện tích là 914,31 ha. + Phía Bắc: Giáp xã Cao Xá, huyện Tân Yên, + Phía Nam: Giáp xã Minh Đức, huyện Việt Yên, + Phía Đông: Giáp xã Việt Lập, huyện Tân Yên, + Phía Tây: Giáp xã Ngọc Thiện, huyện Tân Yên, - Xã Ngọc Lý có vị trí đại lý thuận lợi với tuyến Tỉnh lộ 298 đi qua, là điều kiện tốt để phát triển kinh tế, giao lưu buôn bán, trao đổi hàng hóa với thị trường bên ngoài. 2.1.1.2. Thời tiết và khí hậu của xã: - Xã Ngọc Lý nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của vùng Bắc Bộ. Nhìn chung, khí hậu tương đối ổn định và khá ôn hòa, ít chịu ảnh ưởng của gió bão. - Nhiệt độ không khí: nhiệt độ trung bình không khí: 23,4 độ C (max 39,5 độ C; min (7-9) độ C) - Độ ẩm không khí trung bình năm: Độ ẩm trung bình tháng cao nhất: 88% ; Độ ẩm trung bình thấp nhất: 57%
  10. 4 - Chế độ nắng: Tổng giờ nắng trung bình hằng năm là 1.685h, trung bình vào mùa hè 6 – 7 h/ngày, trong mùa đông là 23,8h/ ngày. - Lượng mưa: + Mùa mưa: từ tháng 4 đến tháng 10, lượng mưa tập trung vào các tháng 7, 8,9 chiếm 70% lượng mưa của cả năm. Lượng mưa trung bình năm: (1600 - 1800)mm. Lượng mưa ngày lớn nhất: 204mm. + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Vào các tháng 1 2 thường có mưa phùn và giá rét kéo dài do ảnh hưởng của các đợt gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa nhỏ nhất chỉ đạt 17- 24mm vào các tháng 12 và tháng 1 năm sau. - Nhìn chung, khí hậu và thời tiết xã Ngọc Lý tương đối thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt, chăn nuôi. 2.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại: - Về số lượng có 7 người. - Cơ cấu tổ chức của trang trại được tổ chức như sau: + 01: Chủ trại. + 01: Quản lý. + 02: Công nhân. + 03: Sinh viên thực tập. Với đội ngũ công nhân trên, khi làm viẹc tại trại mọi người không chỉ trực tiếp tham gia trong chăm sóc lợn, mà còn thực hiện các công việc như: chăm sóc cây cam, bưởi diễn, chăm sóc quản lý trại cá, ba ba. 2.1.1.4. Cơ sở vật chất của trang trại Trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân thuộc HTX Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Huyền Trang ở thôn Lý 1, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang, chuyên về lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi. Do ông Giáp Văn Nhân làm giám đốc, hiện HTX có 10 thành viên sản xuất, theo mô hình kinh tế trang trại, gia trại.
  11. 5 * Quá trình thành lập: Trại được thành lập năm 2015 dựa trên cơ sở phát triển kinh tế nông thôn mới tại địa phương, trại nằm trong HTX Nông Nghiệp Công Nghệ Cao Huyền Trang, thôn Lý 1, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tinh Bắc Giang, do ông Giáp Văn Nhân làm chủ trại, trại chủ yếu chăn nuôi tại gia, trại liên kết một số công ty như: công ty XNK Biovet, Habiovet, Một số công ty khác trong chăn nuôi sản xuất men vi sinh. Trại có diện tích đất rộng trong đó có: + Đất trồng cây ăn quả: 2 ha + Ao hồ chứa nước nuôi cá, ba ba: 1 ha + Khu nhân giống cây trông: 500 m2 + Đất xây dựng khu nhà ở cho công nhân: 500 m2 * Cơ sở vật chất, hạ tầng của trại: Trại được xây dựng trên cơ sở vật chất và cơ sở hạ tầng hiẹn đại và hiệu quả. - Về cơ sở vật chất sinh hoạt: + Có đầy đủ các thiết bị, máy móc để phục vụ công nhân và sinh viên sinh hoạt hàng ngày như: Máy giặt, tivi, tủ lạnh, quạt, + Những vật dụng cá nhân như: Kem đánh răng, xà phòng tắm, dầu gội đầu cũng dược trại chuẩn bị. - Về cơ sở vật chất chăn nuôi: + Có đầy đủ các trang thiết bị, máy móc để phục vụ cho sản xuất chăn nuôi như: Máy say cám, máy phối chộn cám, kính hiển vi, + Cơ sở vật chất trong chuồng trại chăn nuôi được trại chú trọng đầu tư hơn hết. + Có hệ thống quạt gió, dàn mát, điện sáng, với uống nược tự động. + Có một máy phát điện công xuất lớn, đủ cung cấp điện cho cả trại sinh hoạt và hệ thống chuồng nuôi những khi mất điện.
  12. 6 - Về cơ sở hạ tầng: + Trại xây dựng gồm các khu tách biệt: Khu nhà ở và sinh hoạt của công nhân, sinh viên và khu chăn nuôi. + Khu nhà ở rộng rãi có đầy đủ nhà tắm, nhà vệ sinh tiện nghi. + Khu thay đồ quần áo công nhân. + Nhà bếp rộng rãi và sạch sẽ. + Phòng pha chế tinh. + Trại có 1 nhà chế biến thực ăn: Có máy xay, trộn thức ăn. + Trại có 3 nhà kho trong đó: 2 nhà kho chứa thức ăn cho lợn, 1 nhà kho để chứa thuốc và bảo quản thuốc, vắc xin, dụng cụ kỹ thuật. - Hệ thống chuồng nuôi. Hệ thống chuồng nuôi được xây dựng khép kín hoàn toàn, hai bên tường có dãy cửa sổ lắp kính,mỗi của sổ có diện thích 1,2m, cách nền 1,2m, mỗi cửa sổ cách nhau 2,5m. Trại có 2 khu chuồng nuôi: khu nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ, khu nuôi lợn thịt. - Khu nuôi lợn nái và lợn con theo mẹ được chia thành 2 dãy: xây dựng đảm đảm bảo cho 100 nái bao gồm: + Dãy 1: Được thiết kế thành 82 ô lợn nái chửa, 2 ô lợn đực ở đầu dãy và cuối dãy, sàn chuồng được làm bằng bê tông đảm bảo chắc chắn. + Dãy 2: Được thiết kế thành 20 ô lợn nái đẻ, và 4 ô tập trung lợn con tách sữa và tập ăn, sàn chuồng lợn nái làm bằng bê tông, lợn con dược sử dụng sàn bằng nhựa cứng. - Khu chuồng nuôi lợn thịt: Có 2 dãy xây dựng đảm bảo cho 700 lợn thịt. + Dãy 1: Có sức chứa khoảng 500 lợn thịt, có 8 ô mỗi ô chứa 50-60 con, dãy có sử dụng chế phẩm sinh học cho lợn từ 15kg-40kg rồi chuyển sang chuồng nước, có 1 ô là chuồng lợn bệnh ở cuối dãy chuồng.
  13. 7 + Dãy 2: Có 5 ô chứa khoảng 200 lợn, mỗi ô chứa từ 40 - 50 con đều là chuồng nước, có 1 ô cuối dãy là chuồng lợn bệnh. Chuồng có hệ thống sử lý nước thải và có 6 quạt thông gió, đầu dãy là hệ thống làm mát, có hệ thống ánh sáng đầy đủ, mỗi dãy có 1 máy bơm nước thuận tiện trọng việc vệ sinh chuồng trại. Nhìn chung cơ sở vật chất tại trại khá đầy đủ nhằm đáp ứng và phù hợp với quay mô trại, hệ thống chăn nuôi khép kín. * Hệ thống xử lý nước thải tại trại: Hệ thống sử lý bằng biogas: Chất thải được xử lý bằng cách đưa chất thải xuống hố biogas, tận dụng nguồn chất đốt trong sinh hoạt, chất thải của biogas được đưa ra ao chứa và có lục bình để để xử lý khi thải ra môi trường. Xử lý chất thải bằng men vi sinh: Sử dụng đối với chuồng trấu sử dụng men vi sinh nhằm giảm mùi hôi thối trong chuồng, giảm dịch bệnh cho đàm lợn giai đoạn 15kg - 30kg. Ủ phân tận dụng làm phân bón cho cây trồng. 2.1.2. Thuận lợi, khó khăn 2.1.2.1. Thuận lợi - Trại được xây dựng ở vị trí cách xa khu dân cư, thuận tiện đường giao thông. - Trại được chứng nhận đủ tiêu chuẩn chăn nuôi VietGap. - Trại có sự giúp đỡ về kỹ thuật của công ty XNK Biovet. - Công nhân có tay nghề cao, năng động, nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc. - Trại được xây dựng theo mô hình công nghiệp, trang thiết bị hiện đại, do đó rất phù hợp với điều kiện chăn nuôi lợn công nghiệp hiện nay. 2.1.2.2. Khó khăn - Trại được xây dựng theo mô hình tại gia, do gia đình quản lý. - Trại không có kỹ thuật chuyên sâu, ảnh hưởng khi sảy ra dịch bệnh.
  14. 8 - Dịch bệnh diễn biến phức tạp nên chi phí dành cho phòng và chữa bệnh cao. - Giá thức ăn chăn nuôi mỗi ngày một tăng khiến chi phí thức ăn tăng cao gây ảnh hưởng tới chăn nuôi của trang trại. - Từ cuối tháng 3 đến nay giá lợn có xu hướng giảm mạnh. Có thời điểm giá lợn hơi xuống tới mức kỉ lục là 20.000 đồng/kg. không những giá lợn hơi giảm mà giá lợn giống cũng giảm từ hơn 1.200.000 đồng/con khoảng 10 kg xuống còn 600.000 đồng/con vẫn không có người mua. Khiến người chăn nuôi gặp vô vàn khó khăn trong việc tái đàn cũng như mở rộng quy mô sản xuất. - Trên thị trường hiện nay giá thịt lợn giảm sâu không chỉ làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, mà còn gây không ít khó khăn đối với thịt lợn của các trang trại chăn nuôi theo tiêu chuẩn vì chất lượng thịt tốt hơn so với chất lượng thịt bán ngoài chợ nên giá thành đắt hơn. Tuy nhiên vì lợi nhuận nhiều trang trại thu gom lợn từ dân sau đó dán mác thịt lợn sạch và bán ra thị trường với giá rẻ hơn. 2.2. Tổng quan tài liệu 2.2.1. Đặc điểm cấu tạo bộ phận sinh dục của lợn nái Bộ phận sinh dục bên ngoài là bộ phận sinh dục có thể nhìn thấy, sờ thấy và quan sát được bao gồm: âm môn, âm vật và tiền đình. Bộ phận sinh dục bên trong là bộ phận không nhìn thấy được nhưng bằng phương pháp gián tiếp người ta có thể quan sát, hoặc sờ thấy bao gồm: âm đạo, tử cung, ống dẫn trứng, buồng trứng. Mỗi bộ phận này đều đảm nhiệm một chức năng khác nhau và giữ một vai trò quan trọng khác nhau. * Âm môn (vulva) Âm môn hay còn gọi là âm hộ, nằm dưới hậu môn. Bên ngoài có hai môi, bờ trên của hai môi có sắc tố, nhiều tuyến tiết chất nhờn màu trắng và tuyến tiết mồ hôi.
  15. 9 * Âm vật (clitori) Âm vật của con cái được cấu tạo giống như dương vật của con đực được thu nhỏ lại, bên trong có các thể hổng. Trên âm vật có các nếp da tạo ra mũ âm, ở giữa âm vật gấp xuống dưới là chỗ tập trung các đầu mút các dây thần kinh. * Tiền đình (vestibulum) Tiền đình là giới hạn giữa âm môn và âm đạo. Trong tiền đình có màng trinh, phía trước là âm đạo. Màng trinh là các sợi cơ đàn hồi do hai lớp niêm mạc gấp lại tạo thành một nếp. Tiền đình có một số tuyến xếp theo hàng chéo, hướng quay về âm vật. * Âm đạo (vagina) Âm đạo là một ống tròn, trước là cổ tử cung, phía sau là tiền đình có màng trinh. Âm đạo được cấu tạo bởi ba lớp: Lớp liên kết bên ngoài. Lớp cơ trơn: bên ngoài là cơ dọc, bên trong là cơ vòng, chúng liên kết với các cơ tử cung. Lớp niêm mạc: trên bề mặt có nhiều tế bào thượng bì gấp nếp dọc. Ngoài ra âm đạo còn là bộ phận thải thai ra bên ngoài khi sinh đẻ và là ống thải các chất dịch từ trong tử cung. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], âm đạo của lợn dài 10 - 12 cm. * Tử cung (uterus) Tử cung của lợn có hai sừng, một thân và một cổ tử cung. Cổ tử cung: là phần ngoài của tử cung, cổ tử cung của lợn dài và tròn, không gấp nếp hoa nở mà là những cột thịt dài xen kẽ cài răng lược với nhau do đó dễ dàng cho việc thụ tinh nhân tạo đồng thời cũng dễ gây sảy thai (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương 2002) [8]. Theo Trần Tiến Dũng và cs (2002) [4], thì cổ tử cung lợn dài 10 - 18 cm.
  16. 10 Thân tử cung: thân tử cung lợn ngắn, độ dài khoảng 3 - 5 cm nối giữa sừng tử cung và cổ tử cung. Niêm mạc thân và sừng tử cung là những nếp gấp nhăn nheo theo chiều dọc. Sừng tử cung: sừng tử cung của lợn ngoằn ngoèo như ruột non dài 0,5 - 1 m. Ở lợn thai làm tổ đều hai sừng tử cung. * Ống dẫn trứng Ống dẫn trứng (vòi fallop) nằm ở màng treo buồng trứng. Chức năng của ống dẫn trứng là vận chuyển trứng và tinh trùng theo chiều ngược nhau. Cấu tạo ống dẫn trứng cũng phù hợp với chức năng này, một đầu ống dẫn trứng thông với xoang bụng, gần sát buồng trứng có loa kèn là một màng mỏng tạo thành một tán rộng lô nhô không đều ôm lấy trứng. Trứng được vận chuyển qua lớp nhầy đi đến lòng ống dẫn trứng, nơi xảy ra quá trình thụ tinh và phân chia của phôi. Thời gian tế bào trứng di chuyển trong ống dẫn trứng từ 3 - 10 ngày. Trên đường di hành, tế bào trứng có thể ở lại các đoạn khác nhau do những chỗ hẹp của ống dẫn trứng. Có thể chia ống dẫn trứng thành bốn đoạn chức năng: đoạn tua diềm, đoạn phễu, phồng của ống dẫn trứng và đoạn co của ống dẫn trứng. Ống dẫn trứng cung cấp một ngoại cảnh thuận lợi nhất cho sự hợp nhất của các giao tử và cho một sự phát triển ban đầu của phôi (Hoàng Văn Tiến và cs 1995) [11]. * Buồng trứng Buồng trứng lợn dài 1,5 - 2,5 cm, khối lượng khoảng 3 - 5g (Đặng Quang Nam và Phạm Đức Chương 2002) [8]. Cấu tạo: phía ngoài được bao bọc bởi một lớp màng bằng tổ chức liên kết sợi, bên trong buồng trứng chia làm hai miền. Miền vỏ và miền tủy đều được cấu tạo bằng tổ chức liên kết sợi xốp và tạo cho buồng trứng một lớp đệm (Stromaovaris). Ở miền tủy có tác dụng về sinh dục vì ở đó xảy ra quá trình trứng chín và rụng trứng. Trên buồng trứng của một lợn cái 10 ngày tuổi
  17. 11 đã có khoảng 60.000 trứng non. Theo thời gian, buồng trứng này phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Tầng ngoài là những noãn bào sơ cấp phân bố tương đối đều, tầng trong là những noãn bào thứ cấp đang sinh trưởng, khi noãn bào chín sẽ nổi lên bề mặt buồng trứng. Noãn bào sơ cấp có trứng ở giữa, xung quanh là noãn bào, noãn bào lúc đầu có hình dẹt sau có hình trụ. Noãn bào thứ cấp do noãn bào tăng sinh và hình thành xoang noãn bào ép trứng về một phía, khi noãn bào chín là quá trình sinh trưởng đã hình thành. Noãn bào nổi lên trên bề mặt buồng trứng, đến một giai đoạn nhất định sẽ vỡ ra, tế bào trứng theo dịch noãn bào vào loa kèn rồi đi vào ống trứng, nơi noãn bào vỡ sẽ hình thành thể vàng. Thể vàng tiết ra progesteron, khối lượng thể vàng và hàm lượng progesteron tăng nhanh từ ngày thứ 8 và tương đối ổn định cho đến ngày thứ 15, sự thoái hóa thể vàng bắt đầu từ ngày thứ 17 - 18 và sẽ chuyển thành thể bạch nếu trứng không được thụ tinh. Relaxin do thể vàng tiết ra để gây giãn nở xương chậu, làm giãn và mềm cổ tử cung, do đó mở rộng đường sinh dục khi gần sinh. Inhibin có tác dụng ức chế sự phân tiết kích tố noãn (FSH) từ tuyến yên, do đó ức chế sự phát triển nang noãn theo chu kỳ (Trần Thị Dân, 2008) [2]. 2.2.2. Đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái * Sự thành thục về tính: Tuổi thành thục về tính là tuổi mà con vật bắt đầu có phản xạ tính dục và có khả năng sinh sản. Khi gia súc đã thành thục về tính, bộ máy sinh dục đã phát triển hoàn thiện, dưới tác dụng của thần kinh nội tiết tố con vật bắt đầu xuất hiện các phản xạ về sinh dục. Con cái có hiện tượng động dục, con đực có phản xạ giao phối. Khi đó các noãn bào của con cái chín và rụng trứng (lần đầu), con đực có phản xạ sinh tinh. Đối với các giống gia súc khác nhau thì thời gian thành thục về tính cũng khác nhau: Lợn nội thường từ 4 - 5 tháng
  18. 12 tuổi (120 - 150 ngày), ở lợn ngoại (180 - 210 ngày). Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và cs (2002) [6], cho biết lợn Landrace thành thục về tính là 213,1 ngày. * Chu kỳ tính: khi gia súc thành thục về tính, những biểu hiện tính dục được biểu hiện ra liên tục có tính chu kỳ, nó chấm dứt hoàn toàn khi cơ thể già yếu. Một chu kỳ động dục được tính từ lần thải trứng trước đến lần thải trứng sau. Các loài gia súc khác nhau thì thời gian hình thành chu kỳ là khác nhau, ở lợn thời gian hình thành một chu kỳ trung bình là 21 ngày biến động trong phạm vi từ 18 - 25 ngày, khi tiến hành phối giống lợn đã có thai thì lợn không động dục lại. Thời gian mang thai của lợn là 114 ngày, thời gian động dục trở lại là 7 ngày sau cai sữa, dao động từ 5 - 12 ngày (Hughes, James, 1996) [16]. * Khoảng cách giữa các lứa đẻ: Khoảng cách giữa các lứa đẻ là chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh sản của gia súc cái. Đây là tính trạng bao gồm nhiều tính trạng tạo nên như: thời gian có chửa, thời gian nuôi con, thời gian cai sữa đến thụ thai lứa sau, do vậy khoảng cách lứa đẻ ảnh hưởng đến số con cai sữa/nái/năm. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy thời gian mang thai của lợn nái dao động không đáng kể (từ 113 - 115 ngày), đây là yếu tố ít biến đổi. Hiện nay tại các cơ sở chăn nuôi, thời gian cai sữa ở lợn con là 21 ngày, sau cai sữa 5 - 6 ngày nái mẹ động dục và được phối giống lại. Như vậy khoảng cách các lứa đẻ trung bình là 140 ngày, một năm nái có thể sản xuất được 2,5 lứa. Sinh lý lâm sàng * Thân nhiệt: Nhiệt độ thân thể gọi tắt là thân nhiệt, là một hằng số hằng định sinh
  19. 13 học ở các động vật cấp cao như động vật có vú, người. Trong điều kiện chăn nuôi giống nhau, thân nhiệt của gia súc non bao giờ cũng cao hơn thân nhiệt của gia súc trưởng thành và gia súc già: ở con cái cao hơn con đực. Trong một ngày đêm, thân nhiệt thấp nhất lúc sáng sớm (1 - 5h sáng), cao nhất vào buổi chiều (16h - 18h) (Hồ Văn Nam và cs 1997) [8]. * Sốt: Sốt là phản ứng toàn thân đối với các tác nhân gây bệnh mà đặc điểm chủ yếu là thân nhiệt cơ thể cao hơn so với sinh lý bình thường. Quá trình chủ yếu là do tác động của vi sinh vật gây bệnh, độc tố và những chất khác được hình thành trong quá trình sinh bệnh. Những chất đó chủ yếu là protein hay sản phẩm của nó (Hồ Văn Nam và cs 1997) [9]. Một số loại hóa chất như adrenalin, parathyoroxyn, nước muối, glucoza ưu trương đều có thể gây sốt. * Tần số hô hấp: Tần số hô hấp là số lần thở trên phút, nó phụ thuộc vào cường độ trao đổi chất, tuổi và tầm vóc của gia súc. Tần số hô hấp bình thường của lợn dao động trong khoảng 10 - 20 lần/phút. * Sự thành thục về thể vóc Thành thục về thể vóc: Sự thành thục về thể vóc thường diễn ra chậm hơn sự thành thục về tính sau một thời kỳ sinh trưởng và phát triển đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới mức độ trưởng thành về thể vóc. Thời gian thành thục về thể vóc của lợn là 7 - 9 tháng. * Tuổi động dục lần đầu (TĐDLĐ) Là khoảng thời gian từ khi sơ sinh đến khi lợn hậu bị có biểu hiện động dục đầu tiên, tuổi động dục lần đầu khác nhau tùy theo giống và chế độ chăm sóc. Các giống lợn có tuổi động dục lần đầu khác nhau. Theo Phạm Hữu Doanh và cs, (2003) [3]: tuổi động dục đầu tiên ở lợn nội (Ỉ, Móng Cái) rất sớm từ 4 - 5 tháng, khi khối lượng đạt từ 20 - 25 kg; ở lợn nái là F1 lúc 6 tháng tuổi, đạt 50 - 55 kg. Lợn ngoại động dục muộn hơn (6 - 7 tháng) khi đạt
  20. 14 65- 80 kg. TĐDLĐ được tính theo công thức: TĐDLĐ = ngày động dục lần đầu - ngày sinh của lợn nái. Chỉ tiêu này ở lợn Landrace là 219,4 ± 4,09 ngày (Phùng Thị Vân và cs, 2001) [13]. * Chu kỳ động dục (ngày) Động dục là một quá trình sinh lý được bắt đầu khi cơ thể đã thành thục về tính, cứ sau một thời gian nhất định trong cơ thể nhất là cơ quan sinh dục của con cái có một số sự thay đổi như: Âm hộ, âm đạo, tử cung xung huyết, các tuyến sinh dục tăng cường hoạt động, trứng phát triển thành thục chín và rụng, niêm dịch trong đường sinh dục được phân tiết, con cái có phản xạ về tính, sự thay đổi đó xảy ra trong một thời gian lặp đi lặp lại có tính chu kỳ gọi là chu kỳ tính (chu kỳ động dục). Sau khi gia súc được sinh ra đến một giai đoạn nào đó cơ thể có những biến đổi chuẩn bị cho việc sinh sản, thời kỳ này gọi là thành thục về tính. Trong điều kiện bình thường, sự thành thục về tính xuất hiện lúc 6 - 7 tháng tuổi đối với lợn ngoại. Tuổi thành thục về tính chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời gian chiếu sáng, chế độ dinh dưỡng, giống, tuổi gia súc. Chu kỳ tính dục: ở gia súc, việc giao phối bị hạn chế trong khoảng thời gian chịu đực trùng hợp với thời gian rụng trứng vì vậy việc nghiên cứu chu kỳ tính dục sẽ giúp cho chúng ta xác định được thời điểm phối giống thích hợp, nâng cao được năng suất sinh sản của con cái. Trung bình ở lợn chu kỳ động đực: 19 - 20 ngày, thời gian chịu đực: 48 - 72 giờ, thời điểm rụng trứng là 35 - 45 giờ kể từ khi bắt đầu chịu đực. Cho phối giống quá sớm hay quá muộn đều ảnh hưởng xấu đến tỷ lệ thụ thai và số con sinh ra/ổ. Cơ chế động dục: cơ chế động dục của lợn nái: khi lợn nái đến tuổi thành thục về tính dục, các kích thích bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, thức
  21. 15 ăn, pheromone của con đực và các kích thích nội tiết đi theo dây thần kinh li tâm đến vỏ đại não qua vùng dưới đồi (Hypothalamus) tiết ra kích tố FRF (Folliculin Releasing Factors), có tác dụng kích thích tuyến yên tiết ra FSH làm cho bao noãn phát dục nhanh chóng. Trong quá trình bao noãn phát dục và thành thục, thượng bì bao noãn tiết ra oestrogen chứa đầy trong xoang bao noãn làm cho lợn nái có biểu hiện động dục ra bên ngoài. Chu kỳ động dục của gia súc được chia làm 4 giai đoạn (Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn 2006) [10]: + Giai đoạn trước động dục: Bao noãn phát triển, các tế bào vách ống dẫn trứng tăng sinh. Hệ thống mạch quản trong dạ con phát triển, các tuyến trong dạ con bắt đầu tiết dưới tác dụng của hormone estrogen làm thay đổi của đường sinh dục: Tử cung, âm đạo, âm hộ bắt đầu xung huyết. + Giai đoạn động dục: Bao noãn phát triển mạnh nổi lên bề mặt buồng trứng, bao noãn tiết nhiều estrogen và đạt cực đại. Các thay đổi ở đường sinh dục cái càng sâu sắc hơn, để chuẩn bị đón trứng. Biểu hiện của con vật: Hưng phấn về tính dục, đứng yên cho con khác nhảy, kêu rống, bồn chồn, thích nhảy lên lưng con khác, ít ăn hoặc bỏ ăn, tìm đực. Âm hộ ướt, đỏ, tiết dịch nhày, càng tới thời điểm rụng trứng thì âm hộ đỏ tím, dịch tiết keo lại, mắt đờ đẫn, cuối giai đoạn này thì trứng rụng. + Giai đoạn sau động dục: Thể vàng bắt đầu phát triển và tiết ra progesteron có tác dụng ức chế sự co bóp của đường sinh dục. Niêm mạc tử cung vẫn còn phát triển, các tuyến dịch nhờn giảm bài tiết, mô màng nhầy tử cung bong ra cùng với lớp tế bào biểu mô âm đạo hóa sừng thải ra ngoài. Biểu hiện hành vi về sinh dục: Con vật không muốn gần con đực, không muốn cho con khác nhảy lên và dần trở lại trạng thái bình thường. + Giai đoạn yên tĩnh: Thể vàng teo dần đi, con vật trở lại trạng thái bình thường, biểu hiện hành vi sinh dục không có. Đây là giai đoạn nghỉ ngơi, yên
  22. 16 tĩnh để phục hồi lại cấu tạo, chức năng cũng như năng lượng để chuẩn bị cho chu kỳ động dục tiếp theo. 2.2.3. Đặc điểm về khả năng điều tiết thân nhiệt Cơ năng điều tiết thân nhiệt của lợn con còn kém do: - Hệ thần kinh của lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh. Trung khu điều tiết thân nhiệt ở vỏ não mà não của gia súc là cơ quan phát triển muộn nhất ở cả hai giai đoạn trong và ngoài thai. - Diện tích bề mặt của cõ thể lợn con so với khối Lượng có thể cao hơn lợn trưởng thành nên lợn con dễ bị nhiễm lạnh. - Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2002)[7] Trong giai đoạn này việc duy trì thân nhiệt của lợn con phụ thuộc vào sự hoạt động rất mạnh của hệ tuần hoàn cũng như sự thay đổi tư thế của lợn. Nhịp tim của lợn con tăng hơn so với lợn trưởng thành rất lớn. Bình thường đối với lợn trưởng thành nhịp tim là 75 lần/phút, song ở giai đoạn đầu sau khi mới đẻ nhịp tim tăng lên tới 200 lần/phút. Lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể cũng rất lớn đạt 150ml/ kg khối lượng trong 1 phút, trong khi đó ở lợn trưởng thành chỉ đạt 30 - 40ml/ kg khối lượng trong 1 phút. Lợn con rất mẫn cảm với nhiệt độ vì cơ quan điều tiết nhiệt chưa hoàn chỉnh. Khả năng tự điều hòa thân nhiệt của lợn con tăng chậm từ khi mới sinh đến 2 tuần tuổi do vậy trong 2 tuần đầu chúng tất dễ mẫn cảm với thay đổi lớn của nhiệt độ bên ngoài. Mỗi loại gia súc gia cầm đều có một giới hạn sinh thái về nhiệt độ và độ ẩm nhất định, độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao là điều bất lợi cho lợn con, bởi vì độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển, ngoài ra độ ẩm càng cao thì càng làm tăng thêm độ lạnh trong chuồng nuôi. Cho nên việc quản lý nhiêt độ và độ ẩm trong chuồng nuôi
  23. 17 cho phù hợp với tuổi của lợn và giữ cho nhiệt độ trong chuồng nuôi ổn định trong một ngày đêm là rất quan trọng. 2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003) [3], Biên soạn cuốn sách "Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con" trình bày nội dung kỹ thuật từ khâu chọn giống, nuôi dưỡng lợn nái, lợn con sơ sinh đến khi có đàn con cai sữa bán nuôi làm giống hoặc nuôi thịt và một số phương pháp chính để tính toán kinh tế, xây dựng mô hình chăn nuôi gia đình và trang trại. Trần Ngọc Bích và cs (2016) [1], qua kiểm tra sản dịch của 143 lợn nái sinh sản sau khi sinh, phát hiện 106 heo tiết dịch nghi viêm đường sinh dục, chiếm tỷ lệ 74,13%. Trong đó có 100 mẫu có sự hiện diện của vi khuẩn E.coli, Streptococcus, Staphylococcus, Pseudomonas chiếm tỷ lệ lần lượt là 75,47%, 45,28%, 47,17% và 18,87%. Theo Đặng Thanh Tùng (2006) [12], thì nguyên nhân chính dẫn đến bệnh viêm tử cung ở lợn nái là do: thiếu sót về dinh dưỡng và quản lý, chăm sóc quản lý vệ sinh, tiểu khí hậu chuồng nuôi, tuổi, lứa đẻ, tình trạng sức khỏe, kích dục tố, nhiễm trùng sau sinh. Từ những yếu tố đó ta có thể đề ra phương pháp phòng bệnh viêm tử cung. Theo Nguyễn Văn Điền (2015) [5], đối với lợn nái viêm nhẹ: Điều trị bằng cách đặt viên thuốc kháng sinh oxytetracyclin vào âm đạo từ 5-7 ngày. Tiêm amoxi 15% 3 lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 48 giờ. Đây là dạng viêm có kết quả điều trị khỏi bệnh cao. Đối với lợn nái sau khi đẻ, xảy thai và viêm nặng: Thụt rửa tử cung bằng dung dịch Iodine 10 % pha 10 ml/2 lít nước, thụt rửa 2 lần/ngày trong 2 ngày đầu và thụt rửa 1 lần/ngày từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi đẻ. Sau khi thụt rửa bơm thuốc kháng sinh O.T.C 10% (5ml thuốc pha 20ml nước
  24. 18 sinh lý) hay 4g streptomycin + 40.000 UI penicillin ngày 1 lần trong 3 ngày liên tiếp vào tử cung. Đồng thời tiêm oxytocin liều 10-15 UI (2 ống 5ml/ 1 lần) nhiều lần trong ngày để tử cung co bóp tống dịch sản ra ngoài. Tiêm kháng sinh phổ rộng chống viêm như: Terramycin LA, Amoxi 15% 3 lần liên tiếp mỗi lần cách nhau 48 giờ. Ngoài ra, tiêm các loại thuốc bổ trợ như: Urotropin giúp tăng cường bài tiết độc tố, thuốc hạ sốt, vitamin C liều cao và canxi hỗ trợ co bóp tử cung, các thuốc kháng viêm: Ketovet, Diclofenat để giúp tử cung mau phục hồi chức năng. Truyền đường Gluco vào phúc mạc, cho lợn nái uống nước đầy đủ và cho ăn các thức ăn ngon, dễ tiêu. Để phòng bệnh cần thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng vệ sinh chuồng trại và vệ sinh giao phối thật tốt. Thường xuyên bổ sung ADE - khoáng Premix trong giai đoạn lợn mang thai và sau sinh. Chú trọng kỹ thuật đỡ đẻ và sử dụng thuốc sát trùng và kháng sinh sau đẻ. Theo khuyennongvn.gov.vn [19], thì bệnh bại liệt sau khi đẻ nguyên nhân là do chăm sóc nuôi dưỡng không đúng quy trình kỹ thuật. Trong thức ăn thiếu lượng canxi, phospho. Chuồng trại thiếu ánh sáng, nhất là ánh sáng buổi sáng, lọn không được tắm nắng nên cơ thể thiếu vitamin D, khả năng hấp thụ canxi kém, xương xốp mềm. Theo Agriviet.com.vn [20], thì nguyên nhân hội chứng MMA là một phúc hợp bệnh do nhiều loài vi khuẩn gây ra như: E.coli, Pseudomonas, Proteus, Staphylococcus, Streptococcus. Đây là những vi khuẩn cơ hội, có sẵn trong môi trường, khi chuồng trại dơ bẩn sẽ tạo điều kiện gây bệnh. Thai lớn, chèn ép làm giảm nhu động ruột gây táo bón và gây ứ đọng nước tiểu trong bàng quang, cổ tử cung mở làm mầm bệnh dễ tấn công. Cung cấp thức ăn không cân đối và không đủ nước uống, cho nái ăn nhiều chất đạm và khoáng nhưng ít chất xơ trong giai đoạn cuối thai kỳ hoặc nái quá mập cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh MMA.
  25. 19 2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng. Theo Gordon (2004) [17], tỷ lệ chết lợn con trước khi cai sữa chiếm tới 60,10 % ở ngày đẻ đầu tiên; 23,6 % từ ngày 2 – 7 sau đẻ và 16,2 % sau 7 ngày. Theo Quinion và cs (2000) [18], nhiệt độ cao làm nái thu nhận thức ăn thấp, tỷ lệ hao hụt lợn nái tăng, tỷ lệ động dục trở lại sau cai sữa giảm, điều này ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn nái sinh sản. Lợn nái không động dục hay động dục trở lại chậm sẽ làm kéo dài khoảng cách lứa đẻ từ đó làm giảm số lứa đẻ/nái/năm. Trong công tác nghiên cứu và phòng, trị bệnh sinh sản. C. Bidwell và S. Williamson (2005) [15], đã có những nghiên cứu về tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái do virút, vi khuẩn gây ra. Các ông cũng đưa ra các biện pháp nhằm phát hiện và giảm khả năng mắc bệnh PRRS trên lợn nái sinh sản: Để điều tra nguyên nhân gây nhiễm trùng của bệnh sinh sản cần có hồ sơ điều trị bệnh. Triệu chứng lâm sàng, trật tự xuất hiện các triệu chứng. Kết hợp của các xét nghiệm chẩn đoán thích hợp là cần thiết. Gửi tất cả các mẫu lấy từ heo con bị hủy bỏ, chết non và nhau thai đến phòng thí nghiệm hoặc gửi ít nhất một lít huyết thanh từ các con tiêu hủy. Các phân tích từ phòng thí nghiệm là rất cần thiết để có biện pháp hạn chế sự bùng phát của dịch. Theo Andrew Gresham (2003) [14], điều tra tình hình mắc bệnh sinh sản tại Vương Quốc Anh thì bệnh sinh sản ở lợn có một căn nguyên không nhiễm trùng và thường liên quan đến yếu tố managemental, dinh dưỡng hay môi trường. Tuy nhiên, bệnh enzootic và bệnh dịch sinh sản truyền nhiễm kéo dài có thể gây thiệt hại đáng kể. Bệnh truyền nhiễm sinh sản ở Anh thương là
  26. 20 do nhiễm trùng bởi vi khuẩn, virút và đôi khi nấm và động vật nguyên sinh cư trú trong đàn gia súc. Thỉnh thoảng, bệnh sinh sản xảy ra do nhiễm các mầm bệnh như hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp, parvovirus, leptospires (đặc biệt là Leptospira interrogans serovar Bratislava).
  27. 21 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Đàn lợn nái sinh sản. 3.2. Địa điểm và thời gian thực hiện Địa điểm thực hiện: Trang trại chăn nuôi lợn Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý - Huyện Tân Yên - Tỉnh Bắc Giang. Thời gian thực hiện: từ ngày 18/11/2017 đến ngày 18/05/2018. 3.3. Nội dung tiến hành - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Giáp Văn Nhân, Xã Ngọc Lý - Huyện Tân Yên - Tỉnh bắc Giang. - Trực tiếp thực hiện quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm các bệnh sinh sản, áp dụng và đánh giá hiệu quả của quy trình phòng, trị bệnh cho đàn lợn nái nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu thực hiện - Tình hình chăn nuôi lợn tại trang trại chăn nuôi Giáp Văn Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong 2 năm (2017 - 2018) - Thực hiện công việc chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái và lợn con tại cơ sở. - Thực hiện theo dõi tình hình sinh sản của đàn lợn nái. - Thực hiện vệ sinh phòng bệnh. - Thực hiện chẩn đoán và điều trị bệnh . - Thực hiện công tác khác.
  28. 22 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trang trai chăn nuôi Giáp Văn Nhân, xã Ngọc Lý, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Để đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại chúng em tiến hành thu thập thông tin từ trại, kết hợp với kết quả theo dõi tình hình thực tế tại trang trại và tìm kiếm số liệu từ các sổ sách ghi chép của trại trong 2 năm gần đây. 3.4.2.2. Quy trình thực hiện chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn nuôi tại cơ sở * Quy trình chăm sóc nái đẻ (nái nuôi con) Trước khi chuyển nái sang chuồng đẻ vệ sinh sát trùng chuồng đẻ sạch sẽ, khô ráo. Tắm nái sạch bằng xà phòng và chuyển nái qua chuồng đẻ trong khoảng 7-10 ngày trước đẻ. Chuẩn bị dụng cụ trước khi lợn con ra đời: Khăn lau, bột xoa, cồn iod, cân, tải nilong, dầu bôi trơn, pank, kim tiêm, kìm cắt đuôi, máy mài nanh, bấm tai, sổ ghi chép, thuốc oxytoxin, kháng sinh, úm, bóng úm, thảm lót * Khẩu phần ăn cho nái đẻ và nuôi con. Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 3 ngày cho ăn H.1085 giảm dần 0,5 kg/ ngày. Khi lợn nái đẻ được 2 ngày tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 - 1 kg/ngày đến ngày thứ 6. Đối với nái nuôi con quá gầy hoặc nuôi nhiều con có thể cho ăn tăng lượng thức ăn lên. * Chương trình tiêu thuốc: - Lợn mẹ đẻ xong tiêm 20ml kháng sinh (gentamox), 2ml oxytoxin. Ngày thứ 2 tiêm 4ml oxytoxin, ngày 3 giống ngày 1. * Quy trình đỡ đẻ - Biểu hiện bên ngoài: Bồn chồn, đứng ngồi không yên, chân cào xuống nền chuồng, tiểu tiện, đại tiện, đái vặt, trước đẻ 1giờ bắt đầu tiết sữa. - Biểu hiện khi đẻ: Toàn thân co bóp.
  29. 23 - Người đỡ: Cắt móng tay, rửa tay sạch. * Kĩ thuật đỡ đẻ: - Một tay cầm chắc lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn để lợn hô hấp thuận lợi. - Cắt rốn: Thắt dây rốn ở vị trí cách cuống rốn 3 cm, dùng kéo cắt phần bên ngoài nút thắt một đoạn bằng 1/2 bên trong nút buộc khoảng 1,5 cm. Sát trùng dây rốn và vùng cuống rốn bằng cồn iod. - Cho lợn con vào lồng úm tº = 33-35ºC - Trước khi cho lợn con ra bú cần lau sạch vú lợn mẹ, lót thảm cho lợn con ra bú. - Phải trực liên tục cho đến khi lợn nái đẻ xong hoàn toàn, nhau ra hết, lợn nái trở về trạng thái yên tĩnh và cho con bú. Không can thiệp khi quá trình đẻ của lợn nái diễn ra bình thường, chỉ can thiệp khi lợn mẹ rặn đẻ lâu và khó khăn. * Kĩ thuật can thiệp lợn đẻ khó - Một số biểu hiện lợn đẻ khó: + Khi lợn đã vỡ nước ối mà lợn mẹ lại không có biểu hiện rặn đẻ. + Lợn rặn đẻ liên tục, bụng căng lên do rặn đẻ mạnh, đuôi cong lên do lợn con đã ra đến cổ tử cung nhưng do trọng lượng lợn con quá to hoặc do ngôi thai bị ngược nên không ra ngoài được. + Mắt của lợn mẹ trở nên rất đỏ do quá trình rặn đẻ liên tục. + Lợn mẹ trở nên kiệt sức: thở nhanh, yếu ớt do qúa trình rặn đẻ nhiều nên kiệt sức. - Cách can thiệp lợn đẻ khó: + Dùng nước sát trùng vệ sinh âm hộ và mông lợn. Sát trùng tay, bôi gen bôi trơn. + Đưa tay vào trong tử cung, nắm lấy lợn con, đưa lợn con ra ngoài.
  30. 24 - Sử dụng thuốc cho heo đẻ + Sử dụng oxytoxin, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục 3 - 5ml/con hoặc trường hợp khó đẻ can thiệp ngay 2ml/con + Kháng sinh gentamox, sau khi đẻ xong điều trị 3 ngày lên tục 20ml/con. - Quy trình chăm sóc lợn con tại cơ sở - 1 ngày sau khi đẻ mài nanh, cắt đuôi. - 3 ngày tiêm cầu trùng, tiêm sắt. - 5 ngày lắp máng tập ăn trộn. - 6 ngày thiến lợn, khi thiến tiêm kháng sinh, sát trùng vị trí thiến. - 7 ngày làm vắc xin suyễn 1. - 14 ngày vắc xin circo. - 21 ngày vắc xin suyễn 2. - 22 đến 26 ngày cai sữa. Các thao tác mài nanh, bấm đuôi: + Chuẩn bị: Máy mài nanh, kìm cắt đuôi, cồn sát trùng, thuốc kháng sinh. + Lợn con sau khi đẻ khoảng nửa ngày hoặc một ngày thì được mài nanh, bấm đuôi và nhỏ Colamox. + Thao tác: Mài nanh, bắt lợn kẹp vào đùi mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sau khi mài nanh xong túm hai chân sau dùng kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài (trước khi bấm cần cắm kìm 15p đạt 300 ). Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn. * Tiêm chế phẩm Fe - Dextran và tiêm cầu trùng: Lợn con 3 ngày tuổi sẽ được tiêm chế phẩm Fe - Dextran với liều lượng 2ml/con và được tiêm cầu trùng. * Thiến: Khi lợn con được 5 ngày tuổi thì tiến hành thiến. - Thiến lợn đực: Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: Dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, xi - lanh tiêm và thuốc kháng sinh, ghế ngồi.
  31. 25 + Thao tác: Người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa 2 đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn sao cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp vào giật dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến. Tiêm 0,5 ml gentamox chống viêm nhiễm. * Tập ăn sớm lúc 4 - 6 ngày tuổi. + Cách tập cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho một ít thức ăn vào trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen dần với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên.Trang trại sử dụng loại thức ăn hỗn hợp dạng viên H.1080-s cho lợn con từ tập ăn đến 15 kg của công ty Biovet. Đồng thời hàng ngày điều trị cho những lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác khi phát hiện. * Cai sữa cho lợn con: Khi lợn con được 21 ngày tuổi chúng em tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn có khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không có mắc bệnh và có sức khoẻ tốt. 3.4.2.3 Quy trình phòng bệnh tại cơ sở * Vệ sinh hàng ngày: Để ngăn ngừa, khống chế dịch bệnh cũng như tăng năng suất và hiệu quả trong chăn nuôi trong thời gian thực tập và làm việc tại trại em đã tham gia các công tác vệ sinh theo đúng quy định của trại, cụ thể như sau: - Trước khi vào chuồng làm việc tất cả đều phải mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đi qua hố sát trùng. - Cho lợn mẹ vận động để đi đại tiện, dọn phân tránh lợn mẹ nằm đè phân. - Rắc vôi, quét dọn lối đi. - Vệ sinh máng ăn sạch sẽ (máng tập ăn, uống lợn con) - 2 ngày tiến hành xịt gầm, xả rãnh. - 2 ngày tiến hành phun thuốc sát trùng 1 lần, quét vôi, quét mạng nhện
  32. 26 trong chuồng và rắc vôi bột ở cửa ra vào chuồng. Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con chuyển đi th́ tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể sát trùng 1 ngày, sau đó xịt sạch. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng khoảng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng. Lịch sát trùng Bảng 3.1: Lịch sát trùng chuồng trại Ngoài Trong chuồng Chuồng Thứ Chuồng lợn nái Chuồng lợn thịt Phun sát Thứ 2 Tiêm phòng vắc xin, phun sát trùng Quét mạng nhện trùng Thứ 3 Cọ máng vệ sinh Thứ 4 Sát trùng - rắc vôi Quét mạng nhện Rắc vôi Thứ 5 Quét mạng nhện Thứ 6 Phun sát trùng Quét mạng nhện Vệ sinh Thứ 7 Nhổ cỏ quanh trại,tổng vệ sinh quanh khu vực chăn nuôi CN Tổng vệ sinh khu vực nhà ở
  33. 27 Phòng bệnh bằng vắc xin Bảng 3.2: Lịch tiêm phòng vắc xin, thuốc, chế phẩm tại cơ sở Vắc xin/ Đường Liều Phòng Loại lợn Ngày tuổi Thuốc/chế đưa lượng bệnh phẩm thuốc (ml/con) 2 – 3 Thiếu sắt Fe + B12 Tiêm 1 Cầu trùng 3 – 6 Cầu trùng Tiêm 1 tiêu chảy Lợn con 7 Suyễn 1 Myco1 Tiêm bắp 2 Hội chứng 14 Circo Tiêm bắp 2 còi cọc 21 Suyễn 2 Myco2 Tiêm bắp 2 Lợn nái 70 Dịch tả Coglapest Tiêm bắp 2 sinh sản 84 LMLM Aftopor Tiêm bắp 2 Định kỳ hàng năm vào tháng 3, 7, 11 tiêm phòng bệnh tai xanh, 4, 8, 12 tiêm phòng bệnh giả dại begonia cho tổng đàn. Đối với lợn đực: - Lợn đực đang khai thác tiêm phòng vào tháng 5, tháng 11 vắc xin dịch tả coglapest. Tháng 4, 8, 12 tiêm phòng vắc xin lở mồng long móng Aftopor, Vắc xin giả dại Begonia. 3.4.4 Chẩn đoán và điều trị bệnh tại cơ sở Trong thời gian thực tập tại trại, bằng kiến thức đã học, cùng với sự giúp đỡ của kỹ thuật và công nhân trong trại em đã tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh xảy ra tại trại. Cụ thể: Bệnh của lợn nái * Bệnh viêm tử cung
  34. 28 - Triệu chứng: lợn đẻ 2 - 3 ngày, sốt nhẹ, giảm ăn hay bỏ ăn, có dịch nhầy chảy ra từ âm hộ, màu trắng đục hoặc màu phớt vàng. - Chẩn đoán: Bệnh viêm tử cung ở lợn nái - Điều trị: Dùng các loại thuốc sau để điều trị + Thụt rửa 2lần/ngày, 2 ngày liên tục. + Gentamox: 1ml/10 kg TT + Oxytoxin: 2ml/con + Analgin: 1ml/10 kg TT + Dexamethasone: 1ml/10 kg TT Tiêm bắp, điều trị trong 3 ngày. * Bệnh viêm vú - Triệu chứng: Vú có màu hồng, sưng đỏ, sờ vào thấy hơi nóng, hơi cứng, ấn vào lợn nái có phản ứng đau. Lợn nái giảm ăn, hoặc bỏ ăn, nằm một chỗ, sốt cao 40,50C - 420C. Sản lượng sữa giảm, lợn nái thường nằm úp đầu vú xuống sàn, ít cho con bú. Vắt sữa ở những vú bị viêm thấy sữa loãng, trong sữa có cặn hoặc cục sữa vón lại, xuất hiện các cục casein màu vàng. Lợn con thiếu sữa kêu la, lợn con ỉa chảy, xù lông. - Chẩn đoán: Bệnh viêm vú - Điều trị: Dùng các thuốc sau để điều trị + Cục bộ: Phong bế giảm đau bầu vú bằng cách chườm nước đá lạnh để giảm sưng, giảm đau, mỗi ngày vắt cạn vú viêm 4 - 5 lần tránh lây lan sang vú khác. + Điều trị toàn thân Tiêm gentamox: 1ml/10 kg TT Tiêm analgin: 1ml/10 kg TT Tiêm oxytoxin: 2ml/con
  35. 29 Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày. * Bệnh sót nhau - Triệu chứng: Con vật đứng nằm không yên, nhiệt độ hơi tăng, thích uống nước, sản dịch chảy ra màu nâu. - Chẩn đoán: Bệnh sót nhau - Điều trị: + Oxytocin: 2ml/con + Gentamox: 1ml/10 kg TT Điều trị 2-3 ngày, kết hợp thụt rửa bằng nước muối sinh lý * Bệnh viêm khớp - Triệu chứng: Lợn đi khập khiễng, khớp chân xưng lên. Thường thấy viêm khớp cổ chân, khớp háng và khớp bàn chân. Lợn ăn ít, hơi sốt, chân lợn có hiện tượng què, đi đứng khó khăn, chỗ khớp viêm tấy đỏ, sưng sờ nắn vào có phản xạ đau. - Chẩn đoán: Bệnh viêm khớp - Điều trị: Tiêm + Gentamox: 1ml/10 kg TT + Canxi: 1ml/10 kg TT + Catosal: 1ml/10 kg TT Điều trị liên tục trong 3 ngày Bệnh của lợn con * Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ - Triệu chứng: Phân lỏng, có màu khác thường, phân dính đít, lợn gầy, ốm yếu. - Điều trị: + Tiêm Alistin: 1ml/5 - 8 kg TT, kết hợp với Atropin: 1ml/10 kg TT. Điều trị liên tục 2 - 3 ngày.
  36. 30 * Hội chứng hô hấp - Triệu chứng: Lợn gày còm lông xù, thở thể bụng có khi ngồi thở, bụng hóp lại. Lợn bị bệnh không tranh vú với các con khác nên ngày càng gầy yếu. - Điều trị: Tiêm Gentamox: 1 ml/10 kg TT Nếu lợn có hiện tượng ho nhiều, thở gấp thì tiêm Bromhexine: 2ml/con. 3.4.5 Các quy trình khác - Phát hiện lợn động dục + Đứng yên khi bị đè lên lưng hoặc sự có mặt của đực giống. + Âm hộ sung huyết, sưng, mẩy đỏ sau đó chuyển sang trạng thái thâm nhăn + Dịch nhờn chảy ra từ âm hộ trong, loãng, không dính, sau đó chuyển sang trạng thái đặc và dính. - Thụ tinh nhân tạo cho lợn nái + Bước 1: Phối ngay sau khi phát hiện động dục, có lần để nái động dục nghỉ ngơi 1-2 giờ rồi phối. + Bước 2: Dùng đực giống để kích thích nái trong lúc phối. + Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ trước khi phối (sau phối), lau âm hộ bằng khăn loại bỏ bụi, sau đó dùng khăn giấy lau lại 1 lượt. + Bước 4: Sử dụng ống tinh đã được bôi trờn luồn vào âm hộ chếch 45 dọc theo sống lưng xoay ngược chiều kim đồng hồ. Khi có cảm giác kịch tay thì dừng lại (ngồi lên lưng nái). Xoay lọ tinh bằng tay, mở liều tinh ra, nối với ống thụ tinh. + Bước 5: khi tinh dịch đã đi vào trong âm đạo rút nhẹ ống dẫn tinh xoay theo chiều kim đồng hồ và vỗ mạnh vào lưng lợn nái một cách đột ngột để lợn nái đóng cổ tử cung lại. + Bước 6: Sau khi dẫn tinh xong, phải vệ sinh dụng cụ sạch sẽ Em đã được thực hiện 23 lần thụ tinh nhân tạo tất cả đều đạt.
  37. 31 - Mài nanh, cắt đuôi: Lợn con sau khi sinh được 12 giờ tiến hành mài nanh, cắt đuôi. - Bổ sung sắt cho lợn con: Tiêm bắp cho lợn con 3 ngày tuổi, mỗi con 2 ml Fe - Dextran. - Phòng bệnh cầu trùng: Tiêm cầu trùng cho lợn con vào ngày tuổi thứ 3 và ngày thứ 5. - Thiến lợn: Những con lợn đực sau khi đẻ được 3 ngày tiến hành thiến. - Bấm tại : Theo quy định của trại. - Xuất bán lợn con: Công tác xuất lợn con của trại. Lợn con thường được xuất vào buổi sáng sớm và chiều tối xuất vào giờ mát mẻ. sau đó tất cả lợn con đủ tiêu chuẩn sẽ được chuyển ra khu vực xuất Ở đây lợn con được cân, ghi chép số lượng và đưa lên xe tải để vận chuyển đi. 3.4.6. Phương pháp xử lý số liệu với công thức tính - Tỉ lệ lợn mắc bệnh: ∑ số lợn mắc bệnh Tỷ lệ lợn mắc bệnh (%) = x 100 ∑ số lợn theo dõi - Tỷ lệ lợn khỏi: ∑ số con khỏi bệnh Tỷ lệ lợn khỏi (%) = x 100 ∑ số con điều trị
  38. 32 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và trị bệnh cho lợn, tiến hành chuyên đề nghiên cứu khoa học, tôi còn tham gia vào một số việc khác và toàn bộ kết quả phục vụ sản xuất được trình bày trong bảng 4.1 Bảng 4.1. Kết quả trực tiếp theo dõi tại trại Số lượng Số an toàn Tỷ lệ Công tác khác (con) (con) (%) Phối giống 15 14 91,67 Đỡ đẻ lợn nái 14 14 100 Tiêm cầu trùng, tiêm Fe+B12 158 158 100 Bấm nanh, cắt đuôi 128 128 100 Thiến lợn đực 64 64 100 Qua bảng 4.1 cho thấy, trong 6 tháng thực tập tại trại, em đã được thực hành trên đàn lợn và đạt hiệu quả cao, cụ thể: Em đã được phối giống cho 15 con lợn nái và an toàn là 14 con, đạt tỷ lệ 91,67 %. Đỡ đẻ cho lợn nái được 15 con an toàn đạt tỷ lệ 100 %. Bấm nanh, cắt đuôi cho 128 lợn con, đạt tỷ lệ 100%. Tiêm cầu trùng, tiêm Fe+B12 cho lợn, tỷ lệ an toàn 100 %. Em cũng đã được trực tiếp thiến 64 con lợn đực đạt tỷ lệ an toàn 100 %. Sau lần thực tập này em đã học hỏi được nhiều kinh nghiệm, cũng như được thực hiện các thao tác, nắm được tầm quan trọng của việc chăm sóc lợn con từ khi sơ sinh cho tới cai sữa, phòng ngừa các bệnh hay gặp trên lợn con, nhằm nâng cao tỷ lệ nuôi sống, khối lượng lợn con cai sữa cao.
  39. 33 4.2. Kết quả nghiên cứu chuyên đề 4.2.1. Tình hình sản xuất chăn nuôi của cơ sở Trong thời gian nghiên cứu từ 18/11/2017 - 18/5/2018, cơ cấu đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi lợn Giáp Văn Nhân đang có xu hướng giảm về số lượng còn chất lượng vẫn đạt kết quả cao, số lượng nuôi giữa các loại lợn của trại là rất khác nhau và có sự chênh lệch rõ rệt với số lượng lớn được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2 Tình hình chăn nuôi lợn qua 2 năm 2017 – T5/2018 của trại lợn Số lượng lợn của các năm (con) Loại lợn Năm 2017 Tháng5/2018 Lợn đực giống 2 2 Lợn nái sinh sản 58 52 Lợn con theo mẹ 1680 394 Lợn thịt 1611 602 Tổng 3351 1050 Bảng 4.2 cho thấy số lượng lợn nái sinh sản của trại có xu hướng giảm từ năm 2017 đến năm 2018 do sự loại thải những lợn nái sinh sản kém, nái già đẻ quá 8 lứa không đủ tiêu chuẩn để làm giống, đặc biệt hơn là do ảnh hưởng của sự khủng hoảng giữa năm 2017 gây nên. Cụ thể lợn nái sinh sản tại trại giảm từ 58 con xuống còn 52 con, kéo theo số lượng lợn con cũng giảm. Dù số lượng lợn nái và lợn con giảm qua 2 năm nhưng tỷ lệ bình quân số lợn con T5/2018 có phần tăng so với năm 2017. Do trại quan tâm chăm sóc và phòng trị bệnh đầy đủ cho đàn lợn của trại. .
  40. 34 4.2.2. Kết quả công tác chăn nuôi 4.2.2.1. Kết quả thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng đàn lợn nái sinh sản Bảng 4.3 Số liệu nuôi dưỡng chăm sóc của trại Nái đẻ Tổng số con Tổng số con Tỷ lệ nuôi sống Tháng (con) đẻ ra (con) cai sữa (con) đến cai sữa (%) 12 8 92 88 95,65 1 4 50 46 92,00 2 7 82 79 96,34 3 9 110 103 93,64 4 8 95 93 97,89 5 5 57 56 98,25 Tổng 41 486 465 95,68 Qua bảng 4.3 cho thấy vì mới bắt đầu tham gia vào chăn nuôi và là lứa đẻ đầu tiên nên số lợn đẻ trong từng tháng chưa nhiều nhưng có thể thấy hiệu quả chăn nuôi của trại đạt ở mức rất cao do chất lượng giống tốt, áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến, đảm bảo an toàn sinh học, trang thiết bị hiện đại đã đem lại hiệu quả là lợn nái đẻ nhiều, đẻ sai, nuôi con khỏe, trong thời gian thực hiện đề tài em được trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng 41 nái đẻ, với số con nuôi 486 con, số con cai sữa 465 con. Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa rất cao trung bình 95,68 %, cụ thể ở tháng 5 có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa cao nhất đạt 98,25 % vì tháng 5 công tác chăm sóc quản lý tốt, và lợn con ít bị đè. Tháng 1 có tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa thấp nhất cũng đạt đến 92,00 % vì tháng 1
  41. 35 lạnh lợn con rất dễ bị dè và do lợn bị đẻ non nhiều nên dẫn đến tỷ lệ sống thấp nhất. 4.2.2.2. Kết quả một số chỉ tiêu về số lượng lợn con của lợn nái Bảng 4.4 Kết quả một số chỉ tiêu sinh sản của lợn nái tại trại Số con còn sống đến Tháng Số lợn nái đẻ Số con đẻ ra/lứa cai sữa 12 8 11,50 11,00 1 4 12,50 11,50 2 7 11,71 11,28 3 9 12,22 11,44 4 8 11,87 11,63 5 5 11,40 11,20 Tổng 41 11,85 11,34 Kết quả bảng 4.4 cho ta thấy số lợn nái đẻ, nái nuôi con và số lợn con tôi trực tiếp chăm sóc nuôi dưỡng trong 6 tháng thực tập là 41 lợn nái, số lợn con được đẻ ra là 486 con, số con được đẻ ra trung bình 11,85 con/lứa/nái, số lợn con sống đến cai sữa là 465 con, bình quân 11,34 con/lứa/nái. Đối với lợn con khi sinh ra cần được lau khô mũi, miệng và toàn thân, mài nanh và cho bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Theo dõi thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời đối với nái và lợn con. Chuồng trại phải được vệ sinh thường xuyên sạch sẽ. Chuồng nuôi đảm bảo luôn khô ráo, thoáng mát, tránh gió lùa và đảm bảo giữ ấm cho lợn con, đảm bảo số lượng nhân công trong dãy chuồng đang đẻ để giảm tỷ lệ chết do lợn mẹ đè. 4.2.3. Kết quả công tác vệ sinh và phòng bệnh 4.2.3.1. Công tác vệ sinh an toàn sinh học của trại
  42. 36 Quá trình trình vệ sinh là một trong những công việc quan trọng để nâng cao chất lượng con giống, tạo môi trường thuận lợi nhất cho sự phát triển của lợn. Để góp phần nâng cao chất lượng, năng suất của đàn lợn trong thời gian thực tập tại trại tôi đã tích cực tham gia công tác vệ sinh cùng cán bộ, công nhân trong trại với lịch trình như sau: Định kỳ vệ sinh nơi ở, bếp ăn, chuồng trại, môi trường xung quanh trại như: khơi thông cống rãnh, phát quang bờ bụi, rắc vôi diệt ký sinh trùng mang mầm bệnh. Hàng ngày cho lợn ăn, vệ sinh máng ăn sạch sẽ, chuẩn bị thức ăn, thường xuyên phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng, xịt gầm và tẩy rửa sàn chuồng. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ, để khô rồi tiến hành lắp các tấm nan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Khi có dịch bệnh xảy ra công tác vệ sinh thú y được tiến hành nhanh chóng hơn, thường xuyên, triệt để hơn bao giờ hết. Do nhận thức rõ được điều này nên trong suốt thời gian thực tập, em đã thực hiện tốt và đạt kết qua như sau: Bảng 4.5 Kết quả vệ sinh sát trùng Công việc Số lượng (lần) Kết quả Tỷ lệ (%) Vệ sinh chuồng trại hàng ngày 180 146 81,11 Phun sát trùng 72 37 51,39 Quét và rắc vôi đường đi 180 143 79,44 Nhìn vào bảng cho thấy công việc vệ sinh, sát trùng của trại được thực hiện thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại mỗi ngày công việc vệ sinh chuồng trại, quét vôi rắc đường đi thực hiện 1 lần, phun sát trùng 2 ngày/1 lần. Trong 6 tháng thực tập tại cơ sở em đã trực tiếp tham gia vệ sinh chuồng trại, quét và rắc vôi đường đi 143 lần chiếm 79,44 % phun sát trùng
  43. 37 37 lần chiếm 51,39%. Sở sĩ không đạt đủ số lần của trại quy định vì trong quá trình làm có sự giúp đỡ của các công nhận trong trại. Qua đó, em đã nắm được quy trình vệ sinh sát trùng trong chăn nuôi như thế nào là hợp lý, sử dụng thuốc sát trùng với liều lượng phù hợp và điều quan trong là khi phun sát trùng phải mặc quần áo bảo hộ, đeo khẩu trang, đội mũ 4.2.3.2. Quy trình tiêm phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn Quy trình tiêm phòng cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh và tăng sức đề kháng. Quy trình phòng bệnh bằng vắc xin cho các loại lợn được trình bày ở bảng 4.6 như sau: Bảng 4.6 Lịch phòng vắc xin cho lợn của trại Tổng số Số lợn An Loại bệnh được Tỷ lệ Loại lợn lợn Tiêm toàn sau phòng (%) (con) tiêm (con) Suyễn 1 486 486 100 Lợn con Hội chứng còi cọc 486 486 100 Suyễn 2 486 486 100 Khô thai (Parvo) 41 41 100 Lợn nái Dịch tả (Coglapest) 41 41 100 nuôi con Giả dại (Begonia) 41 41 100
  44. 38 Kết quả ở bảng 4.6 cho thấy trại đã thực hiện nghiêm ngặt quy trình tiêm vắc xin phòng bệnh trên đàn lợn con đạt tỷ lệ an toàn cao. Cụ thể tỷ lệ tiêm vắc xin luôn đạt 100% số lợn được làm đầy đủ vắc xin theo quy định của trại. Ngoài những kiến thức đã học qua đây em cũng học hỏi được những kinh nghiệm về việc phòng bệnh bằng vắc xin như việc sử dụng vắc xin đủ liều, đúng đường, đúng vị trí, đúng lịch vì mỗi loại vắc xin đều có những đặc thù riêng, hiệu quả và thời gian miễn dịch khác nhau. Nếu sử dụng không đúng kĩ thuật, sai thời điểm sẽ làm mất đi hoạt tính của vắc xin. Trước khi sử dụng vắc xin cần lắc kỹ lọ, vắc xin đã pha nên sử dụng ngay, nếu thừa phải hủy không nên sử dụng cho ngày hôm sau. Ngoài ra cần chú ý theo dõi vật nuôi sau tiêm để kịp thời can thiệp khi vật nuôi bị sốc phản vệ. 4.2.3.3. Kết quả công tác phòng trừ dịch bệnh tại trại Ngoài chăm sóc, nuôi dưỡng tôi còn tham gia phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn ở các giai đoạn toàn bộ kết quả được trình bày trong bảng 4.7. Bảng 4.7 Kết quả công tác phòng bệnh bằng vắc xin Kết quả Số (an toàn/ khỏi) STT Nội dung công việc lượng Số lượng Tỷ lệ (con) (con) (%) 1. Tiêm phòng bệnh bằng vắc xin cho lợn An toàn con 1.1. Suyễn + hội chứng còi cọc 112 112 100 1.2. Dịch tả 46 46 100 1.3. Lở mồm long móng 65 65 100 2. Tiêm phòng vắc xin cho lợn nái An toàn 2.1. Dịch tả 18 18 100 2.2. Lở mồm long móng 24 24 100 2.3. Giả dại 4 4 100 2.4. Circo 9 9 100 Công tác phòng bệnh nghiêm ngặt của trại và an toàn sinh học của trại rất cao giúp cho đàn lợn luôn khỏe mạnh và phát triển nhanh chóng. Sau khi
  45. 39 tiêm phòng vắc xin xong cần cho lợn uống điện giải và phun sát trùng toàn bộ khu chuồng. 4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên đàn lợn nái ngoại 4.3.1. Tình hình mắc bệnh sinh sản của lợn nái nuôi tại trại Bảng 4.8 Tình hình mắc một số bệnh sinh sản thường gặp Số con Số con Tên bệnh Tỉ lệ theo dõi mắc Chỉ tiêu (%) (con) (con) Bệnh viêm âm đạo, tử cung 15 3 20,00 Bệnh viêm vú 15 1 6,67 Đẻ khó 15 0 00,00 Kém sữa, ít sữa 15 4 26,67 Qua bảng 4.8 cho thấy tỉ lệ mắc các bệnh là khá cao, trong đó hội chứng kém sữa, ít sữa chiếm tỉ lệ cao 4 con chiếm tỉ lệ 26,67 %. Bệnh viêm âm đạo, tử cung chiếm tỉ lệ 20,00%. Hai bệnh có tỉ lệ mắc ít hơn là bệnh viêm vú 1 trường hợp chiếm tỉ lệ 6,67 % và đẻ khó có 0 trường hợp chiếm tỉ lệ 00,00%. Như vậy tỉ lệ mắc hội chứng kém sữa, ít sữa là cao nhất. Nguyên nhân của hội chứng kém sữa, ít sữa có thể do lợn nái không được uống đủ nước, hoặc do chất lượng nước bị nhiễm khuẩn, do chất lượng thức ăn không đạt yêu cầu không cân đối về thành phần dinh dưỡng hay nhiễm độc tố nấm mốc, do lợn nái quá béo, quá gầy, hoặc do lợn nái ăn không đủ khẩu phần tối thiểu, do lợn nái bị viêm nhiễm kế phát, do chất lượng nái hậu bị trước đó chọn không tốt, hoặc do nhiều vú bị lép bị hỏng mà nguyên nhân chính là do lứa đẻ đầu số con ít hoặc không ghép tối đa số con với số vú chức năng.
  46. 40 Nguyên nhân của bệnh viêm vú có thể do lợn mẹ bị viêm tử cung, vi khuẩn theo máu đến tuyến vú gây viêm vú. Lợn con có răng nanh hoặc chuồng trại có nhiều cạnh sắc làm xây xát vú mẹ tạo điều kiện vi trùng Staphylococcus, Streptococcus xâm nhập. Lợn nái nhiều sữa con bú không hết làm sữa ứ đọng nhiều tạo môi trường cho vi trùng sinh sản gây viêm vú. Lợn nái cho con bú một hàng vú, hàng còn lại căng sữa quá nên viêm hoặc do vệ sinh chuồng trại kém, phân, nước tiểu không thoát hết, nhiệt độ chuồng trại quá lạnh, quá nóng, do việc dùng thuốc sát trùng tẩy uế chưa hợp lý trong khu trang trại cũng như trong chuồng lợn nái trước và sau khi đẻ. Do kế phát từ các bệnh viêm âm đạo, tử cung. Nguyên nhân của đẻ khó có thể do lợn nái quá béo, quá già, quá gầy hoặc bào thai quá to, thai bị ngược hoặc cho lợn nái ăn quá ít không đủ sức dặn đẻ. 4.3.2. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp Bảng 4.9 Kết quả điều trị bệnh cho lợn nái Thời Số nái Kết quả Tên gian điều Số nái Tỷ lệ Thuốc điều trị Liều lượng bệnh điều trị trị khỏi khỏi (ngày) (con) (con) (%) Viêm Gentamox L.A 1 ml/10kgTT tử ANAGIN C 1ml/15kgTT 3-5 3 3 100 cung Oxytoxin 2 ml/con Gentamox L.A 1 ml/10kgTT Viêm ANAGIN C 1ml/15kgTT 3-5 1 1 100 vú Oxytoxin 2ml/con Vitamin B1,12,C 5ml/con/ngày
  47. 41 Canxi B12 1ml/10kgTT Kém 0.5ml/con/lần sữa, ít Oxytocin 3-5 4 4 100 , ngày 2-3 lần sữa ANAGIN C 1ml/15kgTT Qua bảng 4.9 trên cho thấy việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời, chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng đúng loại thuốc sẽ đạt kết quả cao. Bệnh viêm tử cung cũng cho kết quả điều trị cao khi áp dụng hai phác đồ trên: Tiến hành điều trị 3 nái trong thời gian 3-5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh là 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: Lợn khỏe mạnh trở lại, nhanh nhẹn, đi lại ăn uống bình thường, không ra mủ, không có mùi thối, lên giống trở lại. Đối với bệnh viêm vú khi áp dụng biện pháp sử dụng kháng sinh kết hợp với kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, bổ sung vitamin cũng cho kết quả rất tốt cụ thể: Tiến hành điều trị 1 nái trong thời gian liệu trình 3-5 ngày, tỷ lệ khỏi bệnh đạt 100%. Triệu chứng khi lợn khỏi bệnh là: lợn khỏe mạnh trở lại, vú không sưng, không chảy máu và cho con bú bình thường. Đối với trường hợp nái kém sữa, ít sữa khi phát hiện sớm, loại bỏ các nguyên nhân kết hợp điều trị theo phác đồ sử dụng thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, kích thích tiết sữa, hằng ngày xoa luyện bầu vú bằng nước ấm pha cồn iod trong liệu trình 3-5 ngày cho kết quả điều trị tương đối tốt, cụ thể trong 4 trường hợp mắc bệnh tiến hành điều trị đạt tỷ lệ khỏi bệnh 4 nái chiếm 100%. Qua các kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ viêm tử cung, viêm vú, kém sữa, ít sữa, đẻ khó tương đối nhiều, trong đó tỷ lệ viêm vú khá cao và hiện tượng kém sữa, ít sữa còn nhiều nhưng với việc điều trị kịp thời và sử dụng các phương pháp điều trị trên đều cho ra kết quả tốt.
  48. 42 Cần sử dụng các phương pháp điều trị đúng liệu trình kết hợp với các loại thuốc trợ sức, trợ lực nâng cao hiệu quả điều trị.
  49. 43 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Từ kết quả thu được trong quá trình thực tập tại cơ sở, em rút ra được một số kết luận sau: - Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng hợp lý đảm bảo an toàn sinh học, khả năng sinh sản của lợn ngoại ở mức rất cao : Số con sơ sinh trên nái tháng cao nhất đạt rất cao 12,50 con Số con sơ sinh trên nái tháng thấp nhất cũng ở mức cao 11,40 con Số con cai sữa trên nái tháng cao nhất đạt rất cao 11,63 con Số con cai sữa trên nái tháng thấp nhất cũng ở mức cao 11,00 con - Tình hình cảm nhiễm bệnh: Lợn nái mắc bệnh viêm tử cung 20,00 %, viêm vú 6,67 %, đẻ khó 00,00 % và kém sữa, ít sữa 26,67 % đều ở mức khá cao do số con đẻ ra quá nhiều, đường sinh dục bị tổn thương, viêm nhiễm do quá trình vệ sinh đôi khi chưa được đảm bảo. - Công tác phòng và điều trị bệnh: Công tác phòng bệnh được thực hiện tương đối tốt, lợn hậu bị, lợn nái mang thai, nái đẻ, lợn đực giống đều được tiêm phòng vaccine đầy đủ theo quy trình chăn nuôi. Lợn nái sau sinh đều được tiêm kháng sinh phòng viêm tử cung, viêm vú. Công tác điều trị bệnh đạt tỷ lệ khỏi bệnh cao, các bệnh viêm tử cung, viêm vú được điều trị triệt để, tính chung cả hai phác đồ điều trị tỷ lệ khỏi bệnh lần lượt là 100 % và 100 %. Hiện tượng lợn nái kém sữa, ít sữa được điều trị khỏi gần như hoàn toàn với tỷ lệ khỏi là 100 %. Còn hiện tượng đẻ khó thì không xảy ra tại trại.
  50. 44 5.2. Đề nghị Khuyến cáo sử dụng các phác đồ điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung và cách khắc phục hiện tượng đẻ khó, kém sữa, ít sữa cho lợn nái sinh sản, sử dụng đúng liệu trình tránh hiện tượng nhờn thuốc kháng sinh dẫn đến kết quả điều trị không đạt kết quả cao. Do thời gian theo dõi của em có hạn, phạm vi theo dõi hẹp, dung lượng mẫu theo dõi ít dẫn đến kết quả của em còn nhiều hạn chế nên đề nghị tiếp tục nghiên cứu trên phạm vi rộng hơn, quy mô lớn hơn, thực hiện theo dõi ở các khu vực và các cơ sở chăn nuôi khác nhau để đánh giá đúng hiệu quả sử dụng cho hiệu quả chăn nuôi cao hơn.
  51. 46 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng Việt 1. Trần Ngọc Bích, Nguyễn Thị Cẩm Loan, Nguyễn Phúc Khánh (2016), “Khảo sát tình hình viêm nhiễm đường sinh dục lợn nái sau khi sinh và hiệu quả điều trị của một số loại kháng sinh”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập XXIII (số 5). 2. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản heo nái và sinh lý heo con, Nxb Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 3. Phạm Hữu Doanh, Lưu Kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 4. Trần Tiến Dũng, Dương Đình Long, Nguyễn Văn Thanh (2002), Giáo trình sinh sản gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Nguyễn Văn Điền (2015), Kinh nghiệm xử lý bệnh viêm tử cung ở lợn nái sinh sản, Trung tâm giống vật nuôi Phú Thọ. 6. Phan Xuân Hảo (2002), “Xác định một số chỉ tiêu về sinh sản, năng suất và chất lượng thịt của lợn Landrace và Yorkshire có các kiểu gen Halothane khác nhau”. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Hà Nội, 2002. 7. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2002), Bệnh phổ biếnở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Đặng Quang Nam, Phạm Đức Chương (2002), Giáo trình Giải phẫu gia súc, Nxb Nông nghiệp. 9. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Trương Quang, Phùng Quốc Chướng, Chu Đức Thắng, Phạm Ngọc Thạch (1997), Bệnh viêm ruột ỉa chảy ở lợn, Tạp chí KHKT thú y. 10. Hoàng Toàn Thắng, Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý học vật nuôi, Nxb Nông Nghiệp.
  52. 47 11. Hoàng Văn Tiến, Trịnh Hữu Hằng, Bùi Đức Lũng, Nguyễn Tuấn Anh, Lê Viết Ly, Lê Văn Thọ (1995), Sinh lý gia súc, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 12. Đặng Thanh Tùng (2006), Bệnh sinh sản heo nái, Chi cục thú y An Giang. 13. Phùng Thị Vân, Hoàng Hương Trà, Lê Thị Kim Ngọc, Trương Hữu Dũng (2001), “Nghiên cứu khả năng cho thịt của lợn lai giữa hai giống Landrace x Yorkshire, giữa 3 giống Landrace x Yorkshire x Duroc và ảnh hưởng của 2 chế độ nuôi tới khả năng cho thịt của lợn ngoại có tỉ lệ nạc > 52%”, Báo cáo khoa học Chăn nuôi Thú y 1999-2000, Phần chăn nuôi gia súc. II. Tài liệu tiếng anh 14. Andrew Gresham (2003), Infectious reproductive disease in pigs, in practice. 15. C. Bidwell, S. Williamson (2005), Laboratory diagnosis of porcine infertility in the UK, the pig journal. 16. Hughes, James (1996), “Maximising pigs production and reproduction”, Compus, Hue University of Agriculture and Forestry, September ,1996. 17. Ian Gordon (2004), Reproductive technologies in farm animals, cab international. 18. Quinion và cs (2000), “Effect of ambient temperature and diet composition on lactation performance of primiparous sows”, Animal Breedings Abstracts, 68(12) ref, 7567. III. Tài liệu internet 19. Khuyennongvn.gov.vn. 20. Nông nghiệp Việt Nam, Hội chứng MMA trên heo nái, (2010).
  53. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP Ảnh 1: Thuốc Fe +B12 Ảnh 2: Thuốc cầu trùng tiêu chảy Ảnh 3: Thuốc Gaenramox LA Ảnh 3: Thuốc Oxytocin
  54. Ảnh 5: Lợn bị viêm tử cung Ảnh 6: Thai khô Ảnh 7. Lợn nái bị sót nhau Ảnh 8: Lợn nái mất sữa