Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum

pdf 131 trang thiennha21 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_hoat_dong_cho_vay_doi_voi_ho_ngh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Kon Tum

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KON TUM Trường ĐạiLÊ TH họcỊ HOÀI Kinh TÂN tế Huế NIÊN KHÓA: 2015 – 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM CHI NHÁNH TỈNH KON TUM Sinh viên thực hiện: Giảng viên hướng dẫn: LêTrường Thị Hoài Tân Đại học KinhTS.Tr ầntế Th ịHuếBích Ngọc Lớp: K49A TCDN Khóa: 2015 – 2019 Huế, tháng 01 năm 2019
  3. TÓM TẮT KHÓA LUẬN Vốn dành cho hộ nghèo được xem như là một mắt xích quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu quốc gia. Nó có ý nghĩa to lớn không chỉ về mặt kinh tế mà còn cả về mặt xã hội. Là Ngân hàng hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu về Xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội của Chính phủ, nên các tiêu chí đánh giá về hiệu quả có những nét đặc thù riêng. Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum đã sử dụng vốn tín dụng đối với hộ nghèo ngày càng có hiệu quả cao và tạo nên nhiều cơ hội và ý nghĩa cho các đối tượng chính sách trên địa bàn. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng chỉ ra được những mặt hạn chế, còn tồn tại về việc sử dụng vốn hộ nghèo và chỉ ra nguyên nhân cụ thể. Trên cơ sở phân tích các tồn tại, nguyên nhân để đưa ra các giải pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo, hạn chế vốn bị thất thoát, tăng tính an toàn của nguồn vốn, đưa nguồn vốn hiệu quả nhờ đưa nguồn vốn đúng đối tượng và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng chính sách có hiệu quả hơn với người nghèo. Khóa luận “Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum” được thực hiện với mục đích góp phần giúp NHCSXH đánh giá lại thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo và đề xuất một số giải pháp để ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay trong thời gian tới. Qua việc nghiên cứu các lý luận và kết hợp với quá trình thực tế nghiệp vụ cho vay hộ nghèo, khóa luận đã nêu được một số vấn đề như sau: hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam, phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017, thu thập được ý kiến đánh giá của cán bộ ngân hàng và khách hàng về cho vay hộ nghèo hiện có của NHCSXH, từ đó đánh giá và nêu lênTrường những kết quả đĐạiạt được, hhọcạn chế, nguyên Kinh nhân và tế đưa raHuế những giải pháp nhằm mở rộng hoạt động cho vay của ngân hàng. Mặc dù khóa luận cơ bản đã giải quyết được những vấn đề nêu trên song với thời gian ngắn cùng lượng kiến thức nhiều nên vẫn có nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu kĩ, còn mang tính khái quát. Dù vậy, vẫn rất mong nhận được sự góp ý bổ sung của quý thầy cô nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
  4. LỜI CẢM ƠN Đối với bản thân tôi thời gian thực tập là một quãng thời gian có ý nghĩa thực sự, nó đánh dấu một bước ngoặc lớn trong cả cuộc đời sinh viên của mỗi cá nhân đang may mắn còn ngồi trên ghế nhà trường. Tuy thời gian không dài nhưng đây là quá trình đi từ lý luận đến thực tiễn, nó giúp tôi có cơ hội kiểm nghiệm lại những kiến thức đã được học, làm quen với các nghiệp vụ thực tế. Trên cơ sở đó đúc kết lại các kinh nghiệm thực tế chuẩn bị hành trang cho chặng đường mới tiếp theo của bản thân sau này. Để có được sản phẩm này không chỉ là quá trình cố gắng phấn đấu của riêng tôi mà là thành quả quan tâm giúp đỡ của cả một tập thể: quý thầy cô giáo, quý phòng ban của Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Qua đây, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến cô giáo TS. Trần Thị Bích Ngọc đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm Khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo, quý phòng ban Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng và toàn thể cán bộ công nhân viên Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum đã tạo mọi điều kiện, quan tâm giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận cũng như trong suốt quá trình thực tập. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện khóa luận này tôi không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ cô cũng như quý ngân hàng. Xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 01 năm 2019 Trường Đại học KinhSinh viêntế Huế Lê Thị Hoài Tân
  5. MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ ii DANH MỤC BẢNG iii PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Lí do chọn đề tài 1 2.Mục tiêu nghiên cứu 2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4.Phương pháp nghiên cứu 2 5.Kết cấu đề tài 7 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 9 1.1.Cơ sở lí luận 9 1.1.1.Hộ nghèo và sự cần thiết để giảm nghèo 9 1.1.1.1.Khái niệm hộ nghèo 9 1.1.1.2.Tiêu chí phân loại hộ nghèo 10 1.1.1.3.Nguyên nhân dẫn đến nghèo 13 1.1.2.Vốn vay và vai trò của vốn vay từ NHCSXH đối với hộ nghèo 15 1.1.3.Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 17 1.1.3.1.Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 17 1.1.3.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 17 1.1.3.2.1.Nhóm chỉ tiêu từ phía Ngân hàng 18 1.1.3.2.2.NhómTrường chỉ tiêu từ phíaĐại Khách học hàng Kinh tế Huế 19 1.1.3.3.Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 20 1.1.3.3.1.Nhóm nhân tố của NHCSXH 20 1.1.3.3.2.Nhóm nhân tố từ Khách hàng 21 1.1.3.3.3.Nhóm nhân tố khách quan khác 22 1.1.4.Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo trong thời gian vừa qua 22 1.1.4.1.Tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH 22
  6. 1.1.4.2.Tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án của Chính phủ 22 1.2.Cơ sở thực tiễn 23 1.2.1.Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam 23 1.2.2.Tình hình đói nghèo tại Kon Tum 24 1.2.3.Kinh nghiệm của một số nước về cho vay đối với hộ nghèo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25 1.2.3.1.Kinh nghiệm tại một số nước 26 1.2.3.2.Bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng vào Việt Nam 28 CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 30 2.1.Tổng quan về NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 30 2.1.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam 30 2.1.2.Giới thiệu về NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 31 2.1.2.1.Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 31 2.1.2.2.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 32 2.1.2.3.Chức năng nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 33 2.1.3.Tình hình hoạt động của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 35 2.1.3.1.Tình hình huy động vốn 35 2.1.3.2.Tình hình cho vay – dư nợ 37 2.1.3.3.Kết quả hoạt động chủ yếu của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum Trường Đại học Kinh tế Huế .41 2.2.Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 42 2.2.1.Những vấn đề chung cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 42 2.2.1.1.Sơ đồ quy trình cho vay qua Tổ TK&VV 42 2.2.1.2.Đối tượng cho vay 44
  7. 2.2.1.3.Nguồn vốn cho vay 44 2.2.1.4.Nguyên tắc cho vay 45 2.2.1.5.Phương thức cho vay 45 2.2.2.Nguồn vốn 46 2.2.3.Về doanh số cho vay 47 2.2.4.Về số lượng khách hàng 48 2.3.Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 48 2.3.1.Nhóm chỉ tiêu về phía Ngân hàng 48 2.3.2.Nhóm chỉ tiêu từ phía Khách hàng 54 2.3.3.Kết quả điều tra cán bộ ngân hàng và khách hàng về hoạt động cho vay của các hộ nghèo tại địa phương 57 2.3.3.1.Kết quả khảo sát nghiên cứu sơ bộ 57 2.3.3.2.Kết quả khảo sát nghiên cứu chính thức 57 2.3.3.2.1.Đánh giá của cán bộ ngân hàng 58 2.3.3.2.2.Đánh giá của khách hàng 62 2.3.4.Đánh giá chung về hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum 72 2.3.4.1.Những kết quả đạt được trong hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 72 2.3.4.2.Những hạn chế và nguyên nhân của hoạt động hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo 75 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNHTrường TỈNH KON TUMĐại học Kinh tế Huế 80 3.1.Thuận lợi và khó khăn trong việc cho vay và sử dụng vốn vay 80 3.1.1.Thuận lợi 80 3.1.2.Khó khăn 81 3.2.Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 81 3.2.1.Định hướng 81
  8. 3.2.2.Giải pháp 83 3.2.2.1.Đảm bảo đủ vốn cho vay 83 3.2.2.2.Tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ 84 3.2.2.3.Nâng cao mức cho vay bình quân hộ nghèo 87 3.2.2.4.Tập huấn công tác khuyến nông, khuyến ngư cho người nghèo 87 PHẦN III: KẾT LUẬN 89 1.Kết quả đạt được 89 2.Hạn chế 89 3.Hướng phát triển của đề tài 90 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trường Đại học Kinh tế Huế
  9. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Ý nghĩa CBTD Cán bộ tín dụng CQĐP Chính quyền địa phương ESCAP Uỷ ban Kinh tế xã hội Châu Á – Thái Bình Dương Liên hợp quốc HĐQT Hội đồng quản trị LĐ – TB&XH Lao động – Thương binh và xã hội NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại XĐGN Xóa đói giảm nghèo TK&VV Tiết kiệm và vay vốn TCVM Tài chính vi mô TW Trung ương UBND Ủy ban nhân dân Trường Đại học Kinh tế Huế i
  10. DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ Sơ đồ 1: Tiến trình các bước nghiên cứu 5 Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 33 Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay đối với hộ nghèo 43 Biểu đồ Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 50 Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thu lãi của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 52 Biểu đồ 2.3: Hệ số quay vòng vốn của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 53 Biểu đồ 2.4: Hệ số thu hồi nợ của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 54 Trường Đại học Kinh tế Huế ii
  11. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo theo khu vực của Bộ LĐ – TBXH 12 Bảng 1.2: Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam 23 Bảng 1.3: Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh Kon Tum từ năm 2015 – 2017 25 Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum qua 3 năm hoạt động giai đoạn 2015 – 2017 35 Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay – dư nợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác thông qua các Hội đoàn thể tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 37 Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum năm 2015 – 2017 40 Bảng 2.4: Kết quả thu – chi tại Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 41 Bảng 2.5: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 46 Bảng 2.6: Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 47 Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hoạt động cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 49 Bảng 2.8: Một số chỉ tiêu cho vay hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 55 Bảng 2.9:Trường Đánh giá của ngân Đại hàng v ềhọcđặc điểm Kinhvà tính hiệu qutếả c ủaHuế loại hình cho vay hộ nghèo 58 Bảng 2.10: Đánh giá của ngân hàng về cơ sở vật chất tại nơi giải ngân và thu hồi nợ.59 Bảng 2.11: Đánh giá của ngân hàng về các văn bản hướng dẫn thủ tục và quy trình cho vay hộ nghèo 60 Bảng 2.12: Đánh giá của ngân hàng về công tác tuyên truyền, vận động của ngân hàng, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan 61 iii
  12. Bảng 2.13: Đặc điểm của khách hàng được khảo sát 62 Bảng 2.14: Một số thống kê của khách hàng được khảo sát 64 Bảng 2.15: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về đặc điểm và tính hiệu quả của loại hình cho vay hộ nghèo 66 Bảng 2.16: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về cơ sở vật chất tại nơi giải ngân và thu hồi vốn 67 Bảng 2.17: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về chất lượng đội ngũ nhân viên ngân hàng 68 Bảng 2.18: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về các văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy trình cho vay hộ nghèo 69 Bảng 2.19: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về công tác tuyên truyền, vận động của ngân hàng, chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành liên quan 70 Bảng 2.20: Kết quả kiểm định trung bình tổng thể của khách hàng về đánh giá chung của hộ nghèo vay vốn 71 Trường Đại học Kinh tế Huế iv
  13. PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Việt Nam là một nước đi lên từ sản xuất nông nghiệp, nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển nên mục tiêu xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đựợc Đảng và Nhà nước ta coi là mục tiêu hàng đầu cần đạt được. Đời sống bộ phận người dân ở nông thôn những năm gần đây đã có nhiều cải thiện, sinh hoạt của người lao động đã bớt nhiều khó khăn do mỗi hộ nông dân đã được tham gia làm kinh tế từ nhiều nguồn vốn tài trợ khác nhau, trong đó có nguồn vốn của ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam (NHCSXH). Tiền thân của NHCSXH Việt Nam là Ngân hàng phục vụ người nghèo, là ngân hàng của người nghèo nên nó ra đời xuất phát từ nhu cầu bức thiết của người lao động. Việc giải quyết vấn đề XĐGN trong nông nghiệp và nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và là một yêu cầu bức thiết không chỉ mang tính xã hội, tính chất nhân đạo giữa con người với con người mà nó còn mang tính chất kinh tế. Bởi lẽ nền kinh tế khi vẫn còn tồn tại một tỷ lệ không nhỏ nông dân nghèo sẽ kéo theo rất nhiều vấn đề kinh tế xã hội khác, nền kinh tế khó có thể phát triển với tốc độ cao và ổn định. Để thực hiện chính sách XĐGN, góp phần xây dựng đất nước, một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự thay đổi của đất nước hiện nay nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng phải kể đến tín dụng của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động cho vay đối với hộ nghèo vẫn còn nhiều bất cập. Đó là, nguồn vốn vay chưa đáp ứng được đầy đủ và kịp thời nhu cầu của các hộ nghèo trên địa bàn cả nước, cơ chế cấp vốn vay cho các hộ nghèo còn tiềm ẩn rủi ro cao, việTrườngc xác định tiêu chu ẩĐạin hộ nghèo học còn nhi Kinhều thủ tục . Đtếể ngu Huếồn vốn cho vay hộ nghèo được vay đúng đối tượng và được sử dụng một cách có hiệu quả và có khả năng hoàn vốn cao khi đến hạn, không để lãi tồn động cao. Để làm được như vậy cần có một quá trình hoạt động cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác hiệu quả. Đặc biệt, Kon Tum là tỉnh duy nhất trong cả nước thực hiện chính sách hỗ trợ, cấp bù lãi suất đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo dân tộc thiểu số thuộc các xã đặc biệt khó 1
  14. khăn mạnh dạn vay vốn để sản xuất kinh doanh, giảm bớt khó khăn trong việc trả lãi hàng tháng cho ngân hàng. Vì vậy em đã chọn đề tài : “Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum” để tìm hiểu và nghiên cứu. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung: Trên cơ sở đánh giá và phân tích thực trạng về hiệu quả cho vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của ngân hàng. Mục tiêu cụ thể: - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo của NHCSXH. - Nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. - Đề xuất các giải pháp, nên ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH. - Phạm vi nghiên cứu: + VTrườngề thời gian: Trong Đạigiai đoạn 2015học– 2017. Kinh tế Huế + Về không gian: Tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin: + Thu thập thông tin thứ cấp: Số liệu được thu thập từ các tài liệu được tổng hợp và công bố của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum, các số liệu của các cơ 2
  15. quan của TP Kon Tum, các số liệu trên trên web của các Bộ, trên tạp chí khoa học, sách báo, + Thu thập thông tin sơ cấp: Để có số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu, em sẽ tiến hành khảo sát trực tiếp bằng phiếu thông tin theo mẫu có sẵn đối với các hộ dân vay vốn hộ nghèo và các cán bộ ngân hàng tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Đi khảo sát thực tế, nắm bắt tình hình cũng như điều tra được kết quả sử dụng vốn vay của các hộ được vay vốn. Đối tượng: Là các hộ vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Nội dung bảng hỏi: Gồm 6 yếu tố như sau: + Đặc điểm và tính hiệu quả của loại hình cho vay hộ nghèo: Bao gồm nhiều yếu tố như thời gian vay vốn, số tiền được vay, mức lãi suất, mức tiền vay, phương thức thanh toán, kỳ hạn vay – trả nợ, thủ tục vay, thời gian xử lý giao dịch, thông tin được bảo mật, sử dụng đúng mục đích hay không, sử dụng có hiệu quả vốn vay, cải thiện được cuộc sống không, có thể nhờ vốn để thoát nghèo không, . + Cơ sở vật chất tại nơi giao dịch: bao gồm các yếu tố như nơi giải ngân nằm ở vị trí dễ tìm, cơ sở vật chất tại nơi giao dịch đầy đủ, không gian giải ngân được bố trí rộng rãi, phương tiện phục vụ khách hàng hiện đại, trang bị các bảng niêm yết thông tin công khai, . + Chất lượng đội ngũ nhân viên: Bao gồm 5 yếu tố như nhân viên luôn quan tâm, lắng nghe và sẵn sàng tư vấn cho khách hàng, nhân viên nhiệt tình hướng dẫn khách hàngTrường làm các thủ tĐạiục giấy tờhọcliên quan, Kinh nhân viên tếnắm Huế chắc các quy trình nghiệp vụ, có trình độ chuyên môn giỏi, thái độ phục vụ lịch thiệp, nhã nhặn, ân cần, chu đáo, phong cách làm việc chuyên nghiệp. + Các văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy trình cho vay hộ nghèo: bao gồm 2 yếu tố như việc niêm yết các văn bản, thông báo về các chương trình vay ở bảng thông tin hoạt động tại trụ sở ngân hàng và các điểm giao dịch của ngân hàng là rất 3
  16. cần thiết, các văn bản, thông báo về thủ tục đầy đủ thông tin, rõ ràng và dễ hiểu đối với khách hàng. + Công tác tuyên truyền, vận động của ngân hàng, CQĐP và các cơ quan ban ngành liên quan: gồm 2 yếu tố như ngân hàng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức những buổi tập huấn, hướng dẫn về mục đích sử dụng vốn nhằm giải đáp những thắc mắc và tháo gỡ khó khăn cho người dân khi tham gia giao dịch, CQĐP, Hội đoàn thể và các ban ngành liên quan hoạt động rất có hiệu quả trong việc khuyến khích người dân (đặc biệt là hộ nghèo) tham gia gửi tiết kiệm và tiếp tục vay vốn. + Đánh giá chung: Gồm nhiều yếu tố như tôi đánh giá cao về các đặc điểm và sự cần thiết của vốn vay hộ nghèo tại ngân hàng, tôi đánh giá cao về cơ sở vật chất của ngân hàng, tôi đánh giá cao về chất lượng của đội ngũ nhân viên ngân hàng, tôi đánh giá cao về các văn bản hướng dẫn về thủ tục và quy trình cho vay vốn hộ nghèo tại ngân hàng, Thang đo được sử dụng trong nghiên cứu: + Thang đo danh nghĩa: Là thang đo định tính dùng để biểu hiện các dữ liệu không có sự khác nhau về thứ bậc hay mức độ quan trọng. Thang đo được sử dụng để biểu hiện trong nghiên cứu này là giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, trình độ học vấn, + Thang đo Likert 5: Là một loại thang đo thứ bậc, được nhà tâm lý học người Mỹ Rennis Likert phát triển vào năm 1932, giúp tìm hiểu về ý kiến và thái độ của người được hỏi về một hay nhiều vấn đề nào đó. Thang đo Likert thường được biết đến với ba loại: thang đo 3 mức độ, thang đo 5 mức độ, thang đo 7 mức độ, .Tuy nhiên, trong nghiên cTrườngứu này thang đo 5 mĐạiức độ là lohọcại thang Kinhđo được sử d ụtếng nhi Huếều nhất và thang đo 5 mức độ được sử dụng với thang điểm từ 1 đến 5 lần lượt như sau: Rất không đồng ý, không đồng ý, bình thường, đồng ý, rất đồng ý. 4
  17. Phương pháp điều tra chọn mẫu: Các bước nghiên cứu: Dàn bài nghiên cứu định tính lần 1 Điều chỉnh Thảo một số thông luận với tin liên quan CBTD Dàn bài nghiên cứu định tính lần 2 Thảo Điều chỉnh luận với một số thông KH tin liên quan 2 Phiếu khảo sát chính thức Khảo sát Ngân hàng Khảo sát Khách hàng Trường Đại học Kinh tế Huế Thu thập, xử lí Viết bài thu hoạch Sơ đồ 1: Tiến trình các bước nghiên cứu 5
  18. Nghiên cứu sơ bộ: Gồm 2 bước nghiên cứu: + Nghiên cứu định tính lần thứ 1: Thảo luận trực tiếp với cán bộ tín dụng tại ngân hàng nhằm mục đích tìm hiểu, thu thập ý kiến và thái độ của họ về các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay đối với hộ nghèo. Từ đó làm cơ sở để xây dựng phiếu khảo sát dành cho cán bộ ngân hàng cùng với khách hàng. + Nghiên cứu định tính lần thứ 2: Chọn 5 – 7 khách hàng tại điểm giao dịch xã để thảo luận, chọn những khách hàng đã và đang vay vốn hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Nghiên cứu chính thức: Sau khi có kết quả nghiên cứu sơ bộ và đã được điều chỉnh, bổ sung một số vấn đề trong thang đo đánh giá về hoạt động cho vay hộ nghèo, các thông tin sẽ được tổng hợp thành hai phiếu điều tra hoàn chỉnh dành riêng cho từng đối tượng là khách hàng và cán bộ ngân hàng. Sau đó sẽ tiến hành thu thập dữ liệu bằng phương pháp khảo sát trực tiếp cá nhân. + Đối với khảo sát cán bộ ngân hàng: Sẽ tiến hành khảo sát với 10 cán bộ tín dụng phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng các cán bộ hiện đang công tác tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Cuộc khảo sát được thực hiện vào ngày 06/11/2018. + Đối với khảo sát khách hàng: Sẽ thực hiện khảo sát tại quầy giao dịch của ngân hàng, và tiếp tục phỏng vấn hộ vay tại điểm giao dịch xã và hộ vay theo tổ TK&VV được thực hiện tại các điểm giao dịch xã vào ngày giao dịch hàng tháng. Mẫu được chọn theo phương pháp thuận tiện. Tại mỗi điểm giao dịch vào ngày giao dịch của NHCSXHTrường sẽ tiến hành kh ảĐạio sát 10 kháchhọc hàng Kinh là hộ nghèo. tế Toàn Huế thành phố có tổng cộng 21 xã, phường. Kích thước mẫu theo Hair và các cộng sự (2006) thì quy luật tổng quát cho cỡ mẫu tối thiểu là gấp 5 lần số biến quan sát. Do đó, trong nghiên cứu này cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 5 x 34 = 170. Tuy nhiên, để tránh những trở ngại trong quá trình khảo sát và nhằm tăng tính đại diện cho tổng thể, mẫu được tiến hành 180 mẫu. Thời gian thực hiện khảo sát tương ứng với lịch giao dịch của ngân hàng tại xã, phường từ ngày 04/11/2018 đến ngày 24/11/2018. Do đó, để thu thập ý kiến của các khách hàng 6
  19. một cách toàn diện hơn. - Phương pháp phân tích số liệu: + Phân tích số liệu:  Số liệu thứ cấp: Phân tích những số liệu thu thập được từ các báo cáo của các phòng ban có liên quan như NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum, Sở LĐ – TB&XH tỉnh Kon Tum, các Hội đoàn thể có hoạt động cho vay hỗ trợ hộ nghèo, kết quả thu thập cho chúng ta biết được tình hình nghèo tại địa phương, sử dụng Excel để tính toán.  Số liệu sơ cấp: Trong phần thu thập số liệu ban đầu đề tài thu thập cả số liệu định tính và số liệu định lượng qua điều tra phỏng vấn trực tiếp hộ tham gia vay chương trình cho vay hỗ trợ người nghèo. Từ kết quả thu thập này, chúng ta sẽ biết được thông tin về tình hình vay vốn, sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay của người nghèo Cùng với số liệu thứ cấp, chúng ta sẽ đánh giá mặt đạt được cũng như các tồn tại chương trình trong việc hỗ trợ giảm nghèo cũng như các tồn tại, nếu có, nhằm đề nghị giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chương trình trong tương lai. + Phương pháp thống kê: Dựa trên các số liệu thống kê sử dụng kiểm định One – Sample T test để thống kê để mô tả sự đánh giá của cán bộ ngân hàng cũng như khách hàng về cho vay hộ nghèo và quá trình sử dụng vốn vay của các hộ nghèo được vay vốn. + Phương pháp so sánh: Dựa vào các số liệu có sẵn để tiến hàng so sánh đánh giá tình hình hoạt động cho vay hộ nghèo giữa các năm, đưa ra số tương đối, tuyệt đối, .đTrườngể nhận xét tốc độ tăngĐại giảm họcliên hoàn. Kinh So sánh sự bitếến đHuếộng tăng giảm tỷ lệ nghèo trong từng giai đoạn, trước khi vay và sau khi sử dụng vốn vay. + Phương pháp tổng hợp: Sau khi thu thập được số liệu đã điều tra tiến hành lựa chọn, phân tích đối chiếu, rút ra kết luận. 5. Kết cấu đề tài 7
  20. Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục, tài liệu tham khảo thì kết cấu đề tài gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam Chương 2: Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum. Trường Đại học Kinh tế Huế 8
  21. PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY HỘ NGHÈO CỦA NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM 1.1. Cơ sở lí luận 1.1.1. Hộ nghèo và sự cần thiết để giảm nghèo 1.1.1.1. Khái niệm hộ nghèo Quan niệm về nghèo hay nhận dạng về nghèo của từng quốc gia hay từng vùng, từng nhóm dân cư, từng khu vực nhìn chung không có sự khác biệt đáng kể, tiêu chí chung nhất để xác định nghèo đói vẫn là mức thu nhập hay chỉ tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người về: ăn, ở, mặc, y tế, giáo dục, văn hóa, đi lại và giao tiếp xã hội. Sự khác nhau chung nhất là thỏa mãn ở xã hội cũng như phong tục tập quán của từng vùng, từng quốc gia. Hiện nay, do sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, quan điểm nghèo được hiểu rộng, sâu hơn và có thể hiểu theo cách tiếp cận đa chiều khác nhau: - Theo Hội nghị bàn về giảm nghèo ở khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc – Thái Lan đã đưa ra khái niệm: “Nghèo đói gồm nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối”. + Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tùy theoTrường trình độ phát triển kinhĐại tế và phonghọc tục Kinhtập quán của đtếịa phương Huếđó. + Nghèo tương đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư sống dưới mức trung bình của cả cộng đồng. - Theo quan điểm của Việt Nam: Hiện nay ở Việt Nam có nhiều ý khiến khác nhau xung quanh khái niệm nghèo, xong lại tách riêng đói và nghèo thành 2 khái niệm riêng biệt. 9
  22. + Nghèo: Là 1 bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cộng đồng trên tất cả các phương diện. + Đói: Là 1 bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó là các hộ dân thiếu ăn, đứt bữa hàng tháng, thường vay mượn của mọi người xung quanh và không có khả năng chi trả. - Theo Ngân hàng thế giới cho rằng: “Nghèo là khái niệm đa chiều vượt khỏi phạm vi túng thiếu về vật chất. Nghèo không chỉ gồm các chỉ số dựa trên thu nhập mà còn bao gồm các vấn đề liên quan đến năng lực dinh dưỡng, sức khỏe, giáo dục, dễ bị tổn thương, không có quyền phát ngôn và không có quyền lực”. Các quan điểm về nghèo nêu trên phản ánh 3 khía cạnh chủ yếu sau:  Không được thụ hưởng những nhu cầu thiết yếu, cơ bản, tối thiểu dành cho con người.  Có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của cả cộng đồng.  Thiếu hiểu biết và thiếu cơ hội lựa chọn tham gia vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia. Hiểu một cách chung nhất thì nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư vì những lí do nào đó không được hưởng hoặc thỏa mãn những nhu cầu cơ bản của con người, những nhu cầu mà xã hội thừa nhận. Biểu hiện của việc không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản đó như thiếu ăn, suy dinh dưỡng, mù chữ, bệnh tật, .vv. 1.1.1.2.TrườngTiêu chí phân Đại loại hộ nghèohọc Kinh tế Huế Tiêu chí phân loại nghèo của thế giới Hiện nay, Ngân hàng thế giới đưa ra các chỉ tiêu đánh giá mức độ giàu, nghèo của các quốc gia dựa vào: Mức thu nhập quốc dân bình quân tính theo đầu người trong một năm với 2 cách tính đó là: Phương pháp Atlas tức là tính theo tỷ giá hối đoái và tính theo USD. Phương pháp PPP (purchasing power parity), là phương pháp tính theo sức mua tương đương và cũng tính bằng USD. Hoặc dựa vào mức chi tiêu. 10
  23. Trong quá trình nghiên cứu tình hình nghèo tại Việt Nam, Ngân hàng Thế giới đã đưa ra 2 mức chuẩn nghèo tại đây: - Một là, số tiền cần thiết để mua một số lượng lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 calo/ người/ ngày, gọi là chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm. - Hai là, số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác, gọi là chuẩn nghèo chung. Tiêu chí phân loại hộ nghèo của Việt Nam Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói và phát triển kinh tế xã hội, được Chính Phủ giao cho Bộ LĐ – TB&XH dùng phương pháp dựa trên thu nhập của hộ gia đình tùy theo từng thời gian để tiến hành phân loại. Các hộ gia đình được xếp vào diện nghèo, nếu thu nhập đầu người của họ dưới mức chuẩn nghèo được xác định và mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Tỷ lệ hộ nghèo được xác định bằng tỷ lệ giữa hộ dân có mức thu nhập bình quân từ ngưỡng nghèo trở xuống, so với tổng số hộ dân trong cùng 1 thời điểm. Tiêu chí xác định hộ nghèo để được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước dành cho người nghèo phải căn cứ vào chuẩn nghèo mà Bộ LĐ – TB&XH ban hành trong từng giai đoạn:  Giai đoạn năm 2011 – 2015: Chuẩn nghèo được áp dụng theo quyết định 09/2011/QĐ-TTg ngày 01/01/2011 của Thủ tướng Chính Phủ: + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400,000 đồng/thángTrường (4,800,000 đồ ng/Đạingười/ năm)họctrở xuKinhống là hộ nghèo, tế hHuếộ có mức thu nhập bình quân từ 401,000 đồng – 520,000 đồng/ người/ tháng là hộ cận nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 500,000 đồng/tháng (6,000,000 đồng/ người/ năm) trở xuống là hộ nghèo, hộ có mức thu nhập bình quân từ 501,000 đồng – 650,000 đồng/ người/ tháng là hộ cận nghèo.  Giai đoạn năm 2016 – 2020: 11
  24. Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định về việc ban hành tiêu chí về mức chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn này. Theo quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 11/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều như sau:  Về tiêu chí thu nhập: + Khu vực nông thôn: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 700,000 đồng/ người/ tháng (8,400,000 đồng/ người/ năm) là hộ nghèo, hộ mức thu nhập bình quân từ 1,000,000 đồng/người/tháng (12,000,000 đồng/ người/ năm) là hộ cận nghèo. + Khu vực thành thị: Những hộ có mức thu nhập bình quân từ 900,000 đồng/ người/ tháng (10,800,000 đồng/ người/ năm) là hộ nghèo, hộ mức thu nhập bình quân từ 1,000,000 đồng/ người/ tháng (15,600,000 đồng/ người/ năm) là hộ cận nghèo. Bảng 1.1: Tiêu chí phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo theo khu vực của Bộ LĐ – TB&XH Đơn vị: Đồng/ người/ tháng Thu nhập bình quân Giai đoạn Khu vực đầu người Hộ nghèo nông thôn <=200,000 2006-2010 Hộ nghèo thành thị <=260,000 Hộ nghèo nông thôn <=400,000 Hộ nghèo thành thị <=500,000 2011-2015 Hộ cận nghèo nông thôn 401,000 – 520,000 Hộ cận nghèo thành thị 501,000 – 650,000 Trường ĐạiHộ nghèo học nông thôn Kinh tế <=700,Huế000 Hộ nghèo thành thị <=900,000 Hộ cận nghèo nông thôn 700,000 – 1,000,000 2016-2020 Hộ cận nghèo thành thị 900,000 – 1,300,000 Hộ thoát nghèo nông thôn 1,000,000 – 1,500,000 Hộ thoát nghèo thành thị 1,300,000 – 1,950,000 (Nguồn: Bộ LĐ – TB&XH) 12
  25.  Về tiêu chí mức độ thiếu hụt tiếp cận dịch vụ xã hội cơ bản: + Hộ nghèo khu vực nông thôn: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700,000 đồng trở xuống, có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700,000 đồng đến 1,000,000 đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. + Hộ nghèo khu vực thành thị: Là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau: có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900,000 đồng trở xuống, có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900,000 đồng đến 1,300,000 đồng và thiếu hụt từ ba chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên. 1.1.1.3. Nguyên nhân dẫn đến nghèo - Nguyên nhân trên thế giới: Bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau: + Sự khác nhau về của cải. + Sự khác nhau về khả năng cá nhân. + Sự khác nhau về giáo dục đào tạo và một số nguyên nhân khác. - Nguyên nhân tại Việt Nam: + Nguyên nhân chủ quan: . Thiếu vốn sản xuất kinh doanh, thiếu hiểu biết, thiếu khả năng tiếp cận nguồn tín dụng để sản xuất kinh doanh là một rào cản lớn trong việc thoát khỏi cảnh nghèo. Người nghèo không đủ điều kiện để có thể vay được nhiều vốn tại các NHTM, trong khi nguồn vTrườngốn tự có không có hoĐạiặc quá ít.học Thiếu k ĩ Kinhnăng, kiến th ứtếc về sHuếản xuất, chỉ tự cung tự cấp là chủ yếu. . Thiếu việc làm, không chủ động tìm kiếm việc làm, thụ động trong công việc, lười lao động. Do sinh nhiều con, đông con là nguyên nhân cũng như hệ quả của đói nghèo, mặc dù số nhân khẩu nhiều nhưng số người lao động ít. 13
  26. . Hộ nghèo, đặc biệt là các dân tộc thiểu số ít người khó tiếp cận với các thông tin truyền thông mà chỉ nghe qua một hoặc những người có trình độ học vấn thấp nên không tự giải quyết được nhu cầu của bản thân. Từ đó, càng hạn chế về khả năng giao tiếp, tiếp cận tư duy mới, kinh nghiệm làm kinh tế giỏi. . Bệnh tật và sức khỏe kém cũng là nguyên nhân dẫn đến nghèo. Khi đau ốm, bệnh tật, họ phải gánh chịu mất đi thu nhập và chi phí cao để trang trải chi phí khám chữa bệnh, đẩy họ vào chỗ đi vay mượn, cầm cố tài sản nên không có cơ hội thoát khỏi cảnh nghèo khổ. . Do tác động của nhiều yếu tố gây khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, do hay uống rượu hoặc chơi cờ bạc, mắc các tệ nạn xã hội. + Nguyên nhân khách quan: . Điều kiện tự nhiên: Do điều kiện khắc nghiệt đã tác động sâu sắc đến khả năng sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình, đặc biệt là các hộ nghèo. Điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo, những hộ sống ở vùng đồng bằng, nơi có cơ sở hạ tầng tốt, trình độ dân trí cao, thì vốn dành cho hộ nghèo dễ có điều kiện phát huy hiệu quả cao và ngược lại, những nơi cơ sở hạ tầng thấp kém, giao thông đi lại khó khăn, đất đai ít, cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt thì vốn phát huy hiệu quả sẽ không được cao. . Điều kiện kinh tế – xã hội: Người nghèo, đồng bào dân tộc ít người và các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn đặc biệt thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội làm ăn. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu nên không có khả năng nâng cao trình độ của mình, tìm kiếm cơ hội làm việc tốt và ổn định. Chi phí cho Trườnggiáo dục đối với ngư Đạiời nghèo học còn rất l ớKinhn, chất lượng tếgiáo dHuếục mà người nghèo tiếp cận còn hạn chế. . Chính sách Nhà nước: Do cơ chế chính sách Nhà nước thiếu hoặc không đồng bộ về chính sách đầu tư xây dựng, kết cấu hạ tầng cho từng vùng miền từ nhiều chính sách khác nhau như: Chính sách khuyến khích sản xuất nông – lâm – ngư, chính sách 14
  27. tín dụng, chính sách giáo dục đào tạo, chính sách đất đai, y tế, .vv đều có tác dụng XĐGN. 1.1.2. Vốn vay và vai trò của vốn vay từ NHCSXH đối với hộ nghèo Vốn vay đối với hộ nghèo: - Khái niệm vốn vay: Là vốn hình thành từ việc đi vay, đến thời hạn nhất định phải hoàn trả cho người cho vay. - Khái niệm vốn vay đối với hộ nghèo: Là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do nhà nước tài trợ, huy động để cho người nghèo vay với chính sách ưu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện đời sống, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia “xóa đói, giảm nghèo, ổn định xã hội”. Để nâng cao đời sống của các hộ gia đình nghèo thì cần phải có vốn để sản xuất, nguồn vốn này là một nguồn lực lớn nhất kích thích sự phát triển của sản xuất của họ. Vai trò của vốn vay từ NHCSXH đối với hộ nghèo: Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến nghèo đói, có nguyên nhân chủ yếu là do thiếu vốn sản xuất, thiếu kiến thức làm ăn. Phải có vốn, kỹ thuật, kiến thức làm ăn sẽ là “chìa khóa” để người nghèo vượt khỏi ngưỡng nghèo. Do không đáp ứng đủ nguồn vốn nhiều người rơi vào tình thế làm không đủ ăn, phải đi làm thuê, vay nặng lãi, cầm cố tài sản mong đảm bảo được cuộc sống tối thiểu hàng ngày, nhưng nguy cơ nghèo vẫn thường xuyên đe dọa họ. Khi giải quyết được vốn cho người nghèo có tác động hiệu quả thiết thực. - Là động lực giúp người nghèo vượt qua nghèo khổ. Vốn đối với họ là điều kiện tiên quyết, là động lực đầu tiên giúp họ vượt qua khó khăn đểTrườngthoát nghèo. Khi cóĐại vốn, v ớhọci bản ch ấtKinh cần cù của tếmình , Huế bằng chính sức lao động của họ có điều kiện mua sắm vật tư, phân bón, con giống để tổ chức sản xuất, thực hiện xen canh tăng năng xuất và sản phẩm hàng hóa cao hơn, tăng thu nhập, cải thiện đời sống. - Tạo điều kiện giúp người nghèo không phải đi vay nặng lãi (nóng), nên hiệu quả kinh tế được nâng cao, giúp cải thiện cuộc sống. 15
  28. Những người nghèo do hoàn cảnh bắt buộc hoặc không có đất sản xuất, để duy trì cho cuộc sống của chính họ, thiếu tiền để sinh hoạt thì họ lại là nạn nhân của những chủ cho vay nặng lãi hiện nay. Chính vì thế mà khi nguồn vốn tới tận tay người nghèo với chính sách ưu đãi, số lượng khách hàng lớn thì các chủ cho vay nặng lãi sẽ không có thị trường hoạt động nữa. - Giúp người nghèo nâng cao kiến thức, kĩ năng, tiếp cận với thị trường, có điều kiện sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Cung ứng vốn cho người nghèo theo chương trình, với mục tiêu đầu tư cho sản xuất kinh doanh để thực hiện mục tiêu của Chính phủ, thông qua kênh tín dụng thu hồi vốn và lãi đã buộc những người vay phải tính toán trồng cây gì, nuôi con gì, làm nghề gì và làm như thế nào để có hiệu quả kinh tế cao. Để làm được điều đó họ phải tìm hiểu học hỏi kỹ thuật sản xuất. Mặt khác, khi số đông người nghèo tạo ra được nhiều sản phẩm hàng hoá thông qua việc trao đổi trên thị trường làm cho họ tiếp cận gần hơn với kinh tế thị trường. - Góp phần trực tiếp vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thực hiện lại việc phân công lao động xã hội. Trong nông nghiệp vấn đề quan trọng hiện nay để đi lên một nền sản xuất hàng hoá lớn đòi hỏi phải áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Để làm được điều này đòi hỏi phải đầu tư một lượng vốn lớn, thực hiện được khuyến nông – lâm – ngư, những người nghèo phải được đầu tư vốn họ mới có khả năng thực hiện. Như vậy, thông qua công tác tín dụng đầu tư cho người nghèo đã trực tiếp góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sảnTrường xuất, tạo ra các ngành Đại ngh ề họcdịch vụ mKinhới trong nông tế nghi Huếệp đã trực tiếp góp phần vào việc phân công lại lao động trong nông nghiệp và lao động xã hội. - Cung ứng vốn cho người nghèo góp phần thực hiện, xây dựng nông thôn mới. Tín dụng cho người nghèo thông qua các quy định về mặt nghiệp vụ cụ thể của nó như việc bình xét công khai những người được vay vốn, việc thực hiện các tổ tương trợ 16
  29. vay vốn lẫn nhau, tạo ra sự phối hợp chặt chẽ giữa các Hội đoàn thể, các cấp ủy, chính quyền giúp: + Tăng cường hiệu lực của chính quyền địa phương trong chỉ đạo kinh tế ở địa phương. + Thông qua các tổ tương trợ tạo điều kiện để những người vay vốn có cùng hoàn cảnh giúp đỡ lẫn nhau tăng cường tình làng, nghĩa xóm, tạo niềm tin ở dân đối với đảng và nhà nước. 1.1.3. Hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 1.1.3.1. Khái niệm về hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo - Quan điểm về hiệu quả: Hiệu quả là sự so sánh giữa kết quả trước và sau khi tiến hành một hoạt động, giữa kết quả đã có và kết quả sẽ có. - Quan điểm hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo: Hiệu quả sử dụng vốn là một khái niệm tổng hợp bao hàm ý nghĩa toàn diện về kinh tế, chính trị xã hội. Có thể hiểu hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo là sự thoả mãn nhu cầu về sử dụng vốn của hộ nghèo, làm cho họ có thể thoát nghèo đảm bảo một cuộc sống đầy đủ của họ trong xã hội và tạo ra những lợi ích kinh tế mà xã hội thu được. 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo (Nguồn: - Theo tài liệu nghiệp vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội. - Lê Quang Trung (2011), Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ nghèo từ NHCSXH huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, trang 17. - Nguyễn Thị Ngọc Thúy (2013), Phân tích tình hình cho vay hộ nghèo tại phòng giap dịchTrường NHCSXH huyện ĐạiLệ Thủy, họctỉnh Quả ngKinh Bình, Khóa tế luận Huếtốt nghiệp, Đại học kinh tế Huế, trang 13.) Hoạt động của NHCSXH mang tính đặc thù, là công cụ của Nhà nước để truyền tải vốn ưu đãi đến hộ nghèo và các đối tượng chính sách, cho nên việc đánh giá hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tín dụng của NHCSXH cũng có những đặc thù riêng với những chỉ tiêu cơ bản sau: 17
  30. 1.1.3.2.1. Nhóm chỉ tiêu từ phía Ngân hàng - Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn: Số hộ nghèo được vay vốn Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn = X 100% Tổng số hộ nghèo Đây là chỉ tiêu phản ánh số hộ nghèo được vay vốn so với tổng số hộ nghèo của toàn thành phố. Tiêu chí này phản ánh tầm ảnh hưởng, mức độ tín nhiệm, năng lực hỗ trợ của ngân hàng đối với người nghèo, mức độ tiếp cận vốn của đối tượng chính sách đối với vốn hộ nghèo trong từng thời kỳ. Nếu chỉ số này càng cao thì sẽ có nhiều cơ hội cho hộ nghèo thoát ngưỡng nghèo để vươn lên trong cuộc sống. - Tỷ lệ cho vay đúng đối tượng: Số hộ vay đúng đối tượng Tỷ lệ cho vay đúng đối tượng = X 100% Tổng số hộ vay Tỷ lệ này phản ánh số vốn được phân bổ cho đúng đối tượng theo chính sách của Chính phủ, phát hiện các trường hợp vay hộ, vay ké, từ đó nâng cao chất lượng cho vay. Số liệu được thu thập qua kết quả kiểm tra hộ vay về sử dụng vốn vay theo mẫu của ngân hàng từng thời kỳ. - Tỷ lệ về nợ quá hạn: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = X 100% Tổng dư nợ Tỷ lệ này cho biết có bao nhiêu phần trăm nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngâ hàng. Tỷ lệ này phản ánh khả năng mất vốn của ngân hàng khi cho các đối tượng vay tiền. Nếu tỷ lệ này từ 0 – 5% thì mức độ rủi ro mất vốn của ngân hàng là trong tầm kiểm soát đượTrườngc và nó đảm bảo choĐại ngân hànghọchoạt đKinhộng an toàn, tếbền vữHuếng. Tỷ lệ này càng thấp càng tốt vì nó giúp ngân hàng có thể đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn tín dụng, tiết kiệm được nhiều chi phí như chi phí quản lý nợ và xử lý nợ rủi ro, - Tỉ lệ thu lãi: Lãi đã thu Tỷ lệ thu lãi = X 100% Lãi phải thu 18
  31. Chỉ tiêu này dùng để đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của ngân hàng, đánh giá khả năng đôn đốc, thu hồi lãi và tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của ngân hàng từ việc cho vay. Chỉ tiêu càng cao thì tình hình thực hiện kế hoạch tài chính cũng như tình hình tài chính của ngân hàng càng tốt, ngược lại thì ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc thu lãi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của ngân hàng, chỉ tiêu này cũng thể hiện tình hình bất ổn trong cho vay của ngân hàng, có thể nợ xấu (tín dụng đen) trong ngân hàng tăng cao nên ảnh hưởng đến khả năng thu hồi lãi của ngân hàng, và có thể ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ trong tương lai. (Thông thường tỷ lệ này phải trên 95% mới là tốt). - Hệ số quay vòng vốn: Tổng doanh số thu nợ Hệ số quay vòng vốn = Tổng dư nợ Hệ số này phản ánh doanh số thu hồi nợ so với tổng dư nợ trong kỳ. Vốn quay vòng càng nhanh thì sẽ có nhiều người hơn được tiếp tục sử dụng vốn hộ nghèo đó. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt. - Hệ số thu nợ: Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả cho vay trong việc thu hồi nợ của chính ngân hàng. Tỉ lệ này càng cao càng tốt, giúp ngân hàng thu được lợi nhuận. 1.1.3.2.2. Nhóm chỉ tiêu từ phía Khách hàng Không như các NHTM lấy lợi nhuận làm thước đo chủ yếu cho hiệu quả hoạt động màTrường hiệu quả sử dụng Đạivốn của NHCSXH học đưKinhợc thể hiện thôngtế Huếqua việc đầu tư vốn đã giúp cho bao nhiêu hộ nghèo làm ăn có hiệu quả vươn lên thoát nghèo, bao nhiêu lao động tạo được việc làm, .và quan trọng hơn là nó đã đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương như thế nào? Sau đây là một số các chỉ tiêu: - Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thoát nghèo: Là chỉ tiêu dùng để đánh giá cụ thể hiệu quả sử dụng nguồn vốn của NHCSXH dưới góc độ XĐGN. 19
  32. Tổng số hộ vay vốn thoát nghèo Tỷ lệ hộ nghèo vay vốn thoát nghèo = X 100% Tổng số hộ nghèo vay vốn Tỷ lệ hộ thoát nghèo phản ánh việc sử dụng và phát huy hiệu quả của đồng vốn mà ngân hàng cho vay, tỷ lệ này càng cao nghĩa là vốn cho vay của ngân hàng đúng mục đích, hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo càng cao. Tuy nhiên, chỉ tiêu này rất khó tính toán chính xác vì hiện nay việc xác định hộ nghèo là dựa vào một chuẩn nghèo nhất định, với hộ gia đình có mức thu nhập trên mức chuẩn nghèo thì coi là thoát nghèo, tuy nhiên việc thoát nghèo này là không bền vững, có rất nhiều hộ gia đình đang ở ngưỡng cận nghèo, chỉ cẩn một biến động nhỏ thì họ có thể lại rơi vào danh sách nghèo. - Tỷ lệ cho vay vốn đúng mục đích: Số hộ vay vốn đúng mục đích Tỷ lệ sử dụng vốn đúng mục đích = X 100% Tổng số hộ nghèo vay vốn Tỷ lệ hộ vay sử dụng đúng mục đích phản ánh mức độ sử dụng vốn vay vào mục đích đăng ký đạt tỷ lệ bao nhiêu phần trăm. Tỷ lệ này phản ánh nguồn vốn ưu đãi được hộ vay sử dụng đúng mục tiêu cung ứng vốn mà ngân hàng đề ra hay chưa?. - Mức vay bình quân hộ gia đình: Là chỉ tiêu dùng để phản ánh mức bình quân một hộ được vay. Tổng dư nợ cho vay Mức vốn cho vay bình quân/hộ = Tổng số hộ nghèo vay vốn Mức vốn cho vay bình quân hộ gia đình được tính bằng thương số giữa tổng dư nợ cho vayTrường tại thời điểm phân Đạitích và t ổhọcng số hộ vayKinh vốn. Chỉ tiêutế này Huế phản ánh mức độ đáp ứng nhu cầu vốn vay của hộ từ đó xác định được mức vốn cần thiết để nâng cao mức cho vay. 1.1.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo 1.1.3.3.1. Nhóm nhân tố của NHCSXH - Triển khai các văn bản hướng dẫn nghiệp vụ tín dụng: Vì các đối tượng chính sách là có hạn, hơn nữa món vay nhỏ lẻ nên việc thực hiện một quy trình nghiệp vụ 20
  33. hoàn chỉnh, cho vay đúng với người cần vốn để sản xuất kinh doanh, sử dụng nguồn vốn như trong nhu cầu của các hộ vay để đảm bảo tính an toàn trong hoạt động luân chuyển dòng vốn. - Công tác phối hợp với Hội nhận ủy thác và các tổ TK&VV: Với việc sử dụng các phương pháp quản lý một cách phù hợp cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức chính trị – xã hội đã giúp cho NHCSXH, tiếp cận và tạo được niềm tin với người vay, bên cạnh đó cũng tăng cường mối quan hệ với cấp ủy và CQĐP, thực hiện xã hội hóa hoạt động ngân hàng. - Tổ chức giao dịch tại các xã, phường: Đây là hoạt động quan trọng của NHCSXH khác biệt với các NHTM, điểm giao dịch hoạt động như một ngân hàng thu nhỏ thực hiện tại từng xã nên việc tổ chức hoạt động tốt sẽ đưa hoạt động ngân hàng được thực hiện tốt và tiết kiệm chi phí cho người dân. - Nguồn lực của ngân hàng: Để thành công tốt trong hoạt động thì yếu tố nguồn lực rất quan trọng, có cơ sở vật chất đầy đủ giúp cho công tác điều hành hoạt động đạt kết quả tốt hơn. Nhưng đối với NHCSXH thời gian thành lập chưa lâu nên cở sở vật chất còn nhiều khó khăn, đồng thời phương tiện máy móc làm việc cũng còn hạn chế, chương trình phần mềm để giao dịch dùng lại chương trình cũ của ngân hàng phục vụ người nghèo, nguồn vốn cho vay chưa chưa chủ động, còn phù thuộc lớn vào kế hoạch phân bổ từ ngân sách, chính vì những khó khăn trên nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng hoạt động cho vay vốn đối với hộ nghèo. - Năng lực quản trị điều hành: Mô hình hoạt động của NHCSXH khác hẳn với ngân hàng thương mại nên công tác chỉ đạo đều hành còn mới mẻ, cán bộ tuổi nghề còn trẻ trong khi đó đặc thù của NHCSXH ngoài việc phải biết chuyên môn ngân hàng còn phải biết phương pháp tiếp cận với người dân, công tác tuyên truyền, vận động nên hạn chếTrườngđến hoạt động trong Đại thời gian học qua. Ch ínhKinh vì vậy cầ n tếphải tăngHuế cường công tác đào tạo để nâng cao năng lực quản lý cũng như nghiệp vụ chuyên môn. 1.1.3.3.2. Nhóm nhân tố từ Khách hàng Với đối tượng mà NHCSXH cho vay là các hộ gia đình nghèo, mà các hộ này chỉ yếu nằm ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo nên có một số yếu tố tác động cụ thể như: 21
  34. - Trình độ nhận thức, năng lực sản xuất kinh doanh thấp nên việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn là rất khó khăn. Thiếu kiến thức, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, dẫn đến hiệu quả của sản xuất kinh doanh hạn chế, sản phẩm sản xuất ra chi phí cao, chất lượng và khả năng cạnh tranh kém khó vượt qua các rủi ro trong sản xuất. - Về vốn chủ yếu là vốn vay ngân hàng, không có vốn tự có, dẫn đến bị động về vốn sản xuất. Nếu hộ nghèo có ý thức sử dụng vốn đúng mục đích gặp thuận lợi trong sản xuất, chăn nuôi thì có hiệu quả. Nhận thức và trách nhiệm của hộ vay đối với nguồn vốn hộ nghèo chưa cao nên có sự ỷ lại và không tận dụng được tối đa hiệu quả nguồn vốn. 1.1.3.3.3. Nhóm nhân tố khách quan khác - Có thể nói các quy định của nhà nước là yếu tố rất quan trọng vì nhà nước có chủ trương, chính sách đúng đắn, tạo ra một môi trường pháp lý hoàn thiện sẽ là nền tảng vững chắc hỗ trợ cho hoạt động quản lý và phân bổ vốn hộ nghèo của NHCSXH được mở rộng và hiệu quả theo thời gian. - Môi trường tự nhiên có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Nếu có một môi trường “mưa thuận, gió hòa” thì sản xuất kinh doanh của hộ vay sẽ đem lại hiệu quả cao. Ngược lại nếu luôn phải sống và sản xuất trong một môi trường khắc nghiệt, thường xuyên thiên tai, dịch bệnh thì hoạt động sản xuất không tránh khỏi thua lỗ, đồng vốn của NHCSXH cho vay sẽ không mang lại hiệu quả. 1.1.4. Các nguồn vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo trong thời gian vừa qua 1.1.4.1. Tín dụng ưu đãi thông qua NHCSXH Đây là ngân hàng nhà nước, tiền thân là ngân hàng phục vụ người nghèo, cho nên nó làm nhiệm vụ giúp đỡ, hỗ trợ cho hộ nghèo vay vốn. Nguồn vốn chủ yếu do Chính phủ và ngânTrường hàng nhà nướ cĐạicung cấ p,học với mộ t Kinhmức lãi suất thtếấp, kìHuế hạn cao, khả năng trả nợ được gia hạn nhiều, việc bình xét cho vay và thu hồi nợ thông qua các Hội, đoàn thể như Hội Phụ Nữ, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân và Đoàn thanh niên. 1.1.4.2. Tín dụng ưu đãi thông qua các chương trình, dự án của Chính phủ Trong giai đoạn 2011 – 2015, Đảng và Nhà nước ta đã cụ thể hóa Nghị Quyết của Đảng về công tác giảm nghèo bằng việc triển khai rất nhiều các chương trình phát triển 22
  35. kinh tế – xã hội và cam kết với Liên hợp quốc về thực hiện mục tiêu thiên nhiên kỷ. Tại khu vực nông thôn, miền núi với nhiều hình thức tài trợ, từ đầu tư trực tiếp đến gián tiếp, .như: Chương trình 135 giai đoạn II theo Quyết định số 07/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 – 2010, Chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở theo quyết định 167/2008/QĐ-TTg giai đoạn 2 ngày 10/08/2015 của TTCP, để giúp Việt Nam đến năm 2020 tỷ lệ nghèo của nước ta thoát khỏi hẳn nước nghèo, từ nước có thu nhập trung bình vào năm 2010 để trở thành nước có thu nhập khá trong giai đoạn 2020 – 2025. 1.2. Cơ sở thực tiễn 1.2.1. Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam Bảng 1.2: Tình hình hộ nghèo tại Việt Nam Đơn vị tính: % Năm Năm Năm Chênh lệch Tiêu chí 2014 2015 2016 2015/2014 2016/2015 Cả nước 8,4 7,0 5,8 -1,4 -1,2 Thành thị 3,0 2,5 2,0 -0,5 -0,5 Nông thôn 10,8 9,2 7,5 -1,6 -1,7 Đồng bằng sông Hồng 4,0 3,2 2,4 -0,8 -0,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 18,4 16,0 13,8 -2,4 -2,2 Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền 11,8 9,8 8,0 -2 -1,8 TrungTrường Đại học Kinh tế Huế Tây Nguyên 13,8 11,3 9,1 -2,5 -2,2 Đông Nam Bộ 1,0 0,7 0,6 -0,3 -0,1 Đồng Bằng sông Cửu Long 7,9 6,5 5,2 -1,4 -1,3 (Nguồn: Tổng cục thống kê) 23
  36. Từ năm 2014 đến năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm đáng kể. Năm 2015, vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung chiếm tỷ lệ cao nhất. Khu vực Đông Nam Bộ là khu vực có tỷ lệ hộ nghèo thấp nhất cả nước và tỷ lệ này giảm nhẹ. Năm 2016 là năm bắt đầu áp dụng chuẩn nghèo mới theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 11/11/2015 về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó tỷ lệ hộ nghèo cả nước năm 2016 giảm 1,2% so với năm 2015. Trong những năm gần đây, chương trình XĐGN đã đem lại hiệu quả tích cực: Đã tạo việc làm cho hàng ngàn lao động, thực hiện tốt chính sách bảo hiểm cho người lao động, hỗ trợ cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống, phát triển sản xuất, hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với hộ nghèo, hỗ trợ tạo việc làm cho hộ cận nghèo, mới thoát nghèo. Một trong những giải pháp đề ra hiện nay là thực hiện tốt các chính sách cho hộ nghèo: Triển khai có hiệu quả Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015, Kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 80/NQ-CP năm 2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kì 2011 – 2020, 1.2.2. Tình hình đói nghèo tại Kon Tum Trong năm 2015 – 2017, việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tín dụng chính sách đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh bình quân mỗi năm từ 4 – 5%. Từ năm 2015 – 2017, đã có trên 12.000 lượt hộ nghèo được vay vốn, 104 lượt hộ vay vốn để trang trải chi phí học tập cho con em theo học tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và học nghề, 602 lượt hộ được vay vốn để tạo việc làm, 02 lao động vay vốn đi xuất khẩu lao động, 1.600 lượt hộ vay vốn để xây dựng, cải tạo, nâng cấp 3.200 công trình nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực nông thôn, 03 hộ nghèo vay vốn để làm nhà ở, 896 lượt hộTrườngvay vốn để sản xu ấĐạit kinh doanh học tại vùng Kinh khó khăn, 486tế lư Huếợt hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay vốn để phát triển sản xuất. Ngoài ra còn nhiều chương trình khác do Sở LĐ – TB&XH hỗ trợ cho hộ nghèo: 1. Đối với chương trình nhà ở đối với người nghèo theo quyết định số 33/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ: - Về hộ nghèo (giai đoạn 2011 – 2015): Tổng số hộ nghèo có khó khăn về nhà ở trên 24
  37. địa bàn thành phố Kon Tum là 120 hộ. Hiện nay, tổng số hộ nghèo được hỗ trợ là 08 hộ (trong đó xây dựng mới là 07 căn nhà, sửa chữa là 01 căn nhà) được hỗ trợ thông qua hình thức vay vốn của NHCSXH chi nhánh tỉnh Kon Tum và nguồn vốn huy động khác (Quỹ vì người nghèo, huy động từ địa phương, cộng đồng, từ doanh nghiệp). - Về hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều (giai đoạn 2016 – 2020): Qua rà soát, có 154 hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều khó khăn về nhà ở. UBND thành phố Kon Tum đã báo cáo Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo Bộ Xây dựng trình Thủ tướng xem xét. 2. Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn theo quyết định số 102/2009/QĐ-TTg: * Năm 2015: Kinh phí được giao để thực hiện chương trình là: 574 triệu đồng. Kinh phí thực hiện: 464,219 triệu đồng. * Năm 2016: Kinh phí cấp 445,58 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ cho các hộ các loại giống cây trồng, vật nuôi. Kinh phí thực hiện: 445,58 triệu đồng. * Năm 2017: Kinh phí cấp 409 triệu đồng để thực hiện hỗ trợ cho các hộ các loại giống cây trồng, vật nuôi. Kinh phí thực hiện: 348,105 triệu đồng. Bảng 1.3: Tổng số hộ nghèo toàn tỉnh Kon Tum từ năm 2015 – 2017 Đơn vị: hộ, % Toàn tỉnh Thành phố Tỉ lệ (%) Tỉ lệ (%) Năm Tiêu chí so với cả so với Số lượng (hộ) Số lượng (hộ) nước tỉnh Nghèo 31.469 8.190 26,12 26,02 Năm 2015 Cận nghèo 7.671 2.210 6,36 28,81 Nghèo 28.990 6.550 23,03 22,60 Năm 2016Trường Đại học Kinh tế Huế Cận nghèo 8.359 1.980 6,64 23,69 Nghèo 26.164 4.320 20,03 16,51 Năm 2017 Cận nghèo 8.388 1.670 6,51 19,91 (Nguồn: Sở LĐ – TB&XH tỉnh Kon Tum) 1.2.3. Kinh nghiệm của một số nước về cho vay đối với hộ nghèo và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 25
  38. (Nguồn: - Hoàng Văn Thành, Nguyễn Văn Chiến (2013), “Một số mô hình thành công của Ngân hàng tài chính vi mô quốc tế - Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng. - Aidan, Hollis & Arthur Sweetman (2006), Tài chính vi mô: Bài học từ quá khứ - TD vi mô ở các nước, Phòng hợp tác quốc tế NHCSXH). Ở Việt Nam hiện nay chỉ có một ngân hàng chuyên về TCVM hoạt động dưới sự bảo trợ của Chính phủ đó là NHCSXH. Bốn thập kỷ gần đây TCVM trên thế giới có sự phát triển không ngừng, góp phần giải quyết thành công công tác XĐGN. Bằng khoản vốn vay vay tín dụng ưu đãi nhỏ đối với người nghèo, năm 2010, TCVM đã cho hơn 205.000 hộ gia đình nghèo, đặc biệt có tới 137.000 hộ nghèo nhất đã được tiếp cận vốn vay, nhiều người đã thoát khỏi đói nghèo và nâng cao thu nhập. “TCVM xóa đi rào cản cho rằng người nghèo không thể tiết kiệm, và cũng không thể trả được khoản vay với lãi suất cao”. Đồng thời khẳng định năng lực sử dụng vốn ưu đãi của hộ vay đã mang lại hiệu quả cao, đóng góp rất lớn trong công tác xã hội hóa XĐGN. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc sử dụng vốn vay ưu đãi có hiệu quả đã mang lại cho ngân hàng lợi nhuận tốt và ổn định, vốn cho vay tuy nhỏ lẻ nhưng phân tán được rủi ro, hàng triệu hộ gia đình yên tâm vay vốn sản xuất, học tập .vươn lên thoát nghèo, góp phần vào sự phát triển của xã hội. 1.2.3.1. Kinh nghiệm tại một số nước Indonesia Đại diện tiêu biểu trong lĩnh vực TCVM ở Indonesia là ngân hàng Rakyat Indonesia (BRI). Thành công của BRI là xây dựng được mạng lưới hoạt động rộng khắp và có xu hướng tập trung vào thị trấn, huyện lỵ và khu vực phát triển tương đối tốt. Hoạt động của BRI được chia làm 4 đơn vị kinh doanh gồm: Ngân hàng TCVM, Ngân hàng bán lẻ, NgânTrường hàng công ty, NgânĐại hàng học đầu tư. Kinh tế Huế Tiết kiệm là chìa khoá thành công đối với hoạt động của BRI, hoạt động tiết kiệm được tiến hành ngay tại mỗi điểm hoạt động, ở khu vực đô thị và theo các chương trình của Chính phủ. Phương châm cho phép nhận tiền tiết kiệm bằng bất cứ khoản tiền nào, với cơ chế rút vốn linh hoạt và luôn được đảm bảo một lãi suất thực dương, do vậy chúng được ưa chuộng với các hộ gia đình có thu nhập thấp. BRI có cơ chế khuyến 26
  39. khích và thu hút khách hàng mới bằng các tích luỹ điểm khi gửi tiền và giải thưởng bằng xổ số cho khách hàng. Chình vì vậy, vốn của BRI rất đa dạng, đặc biệt có hơn 32,8% tiền tiết kiệm từ người dân được tiết kiệm theo ngày hoặc tuần và 32,64% tiền gửi có kỳ hạn, điều đó xoá bỏ đi khả năng người nghèo không thể tiết kiệm và vốn này BRI chỉ phải trả với chi phí rẻ. Điều này chứng tỏ BRI đã có cơ cấu tạo lập vốn ổn định, lâu dài và hợp lý. Đối tượng được phục vụ chủ yếu là doanh nghiệp siêu nhỏ, hoạt động bán lẻ cho người nghèo. Tuy nhiên đối với khách hàng là người rất nghèo thì BRI đã bỏ qua, và không sử dụng cơ chế cho vay theo nhóm như GB tại Bangladesh, nhưng BRI có tham gia chương trình của Chính phủ nhằm tạo thu nhập cho người nông dân và ngư dân nhỏ, được giám sát và quản lý bởi các chi nhánh BRI. Các khoản vay TCVM tại BRI cung cấp vốn lưu động vốn đầu tư cho người vay với điều kiện bắt buộc người vay phải có thế chấp, được xác định một cách linh hoạt và nới lỏng dần đối với khách hàng có uy tín. Trả nợ vay được chia nhỏ, trả linh hoạt theo từng kỳ, hoặc trả hàng tháng, quý, hoặc nửa năm (tuỳ theo lựa chọn từ khách hàng) tạo điều kiện cho người vay dễ dàng trả nợ và tránh việc trả nợ gốc và lãi 1 lần vào cuối kỳ, giảm rủi ro cho người vay. Do vậy, tỷ lệ hoàn trả nợ vay tại BRI trên 98%, tình trạng nợ xuất thấp (NPL năm 2011 chỉ là 2,3%). Bức tranh chung cho thấy ngân hàng vi mô Rakyat Indonesia sử dụng vốn khá linh hoạt, hiệu quả. Tỷ suất sinh lợi trên tài sản ROA cao, dao động từ 3,73% đến 4,93% năm, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE năm 2011 lên tới 42,49% cao hơn mức trung bình 5,94% của ngành và được Moody’s đánh giá ở mức ổn định về tài chính 2012. Philippines Ở Philippines có một ngân hàng chuyên về lĩnh vực TCVM đó là ngân hàng CARD. Tiền thân của CARD là một tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động về TCVM trực thuTrườngộc CARD (Center forĐại Agriculture họcand RKinhural Development tế Huế– một quỹ xã hội ở Philippines). NGO ra đời năm 1989 nhằm vận dụng mô hình GB vào Philippines đưa vốn với các điều kiện ưu đãi đến với phụ nữ nghèo nông thôn, đặc biệt những phụ nữ nghèo không có đất, giúp họ khởi nghiệp với các dự án kinh doanh nhỏ hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh nhỏ hiện có để tạo thu nhập, nâng cao đời sống. Năm 1997, CARD NGO chính thức được ngân hàng TW Philippines cấp giấy phép hoạt động như một ngân hàng nông thôn với vốn góp ban đầu là Php 5 triệu (167.000 USD). Từ đây ngân 27
  40. hàng có cơ sở pháp lý để huy động tiền gửi từ công chúng đồng thời thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập. Đến tháng 01/2012 ngân hàng này phục vụ 617.285 khách hàng với dư nợ 2.470 triệu Php (58,560 triệu USD), tỷ lệ hoàn trả đạt 99,18%. Hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng giống với GB ở Bangladesh, có hơn 750.000 người đã là khách hàng của CARD trong đó phần lớn là người rất nghèo và không có đất, do vậy vốn được chuyển tải hợp lý tới cộng đồng theo hình thức “vốn tín dụng tận ngõ” và phục vụ các giao dịch tài chính có thể rất nhỏ trong khả năng của họ mà không phải thế chấp. Mặt khác do linh hoạt trong nhận tiết kiệm, ngân hàng CARD thu nhận được nguồn tiết kiệm khá lớn từ người nghèo, cụ thể từ năm 2009 khoản gửi tiết kiệm chiếm trên 50% tổng tài sản tại CARD, trong khi lượng tiền gửi tại CARD chưa nhiều, chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Tương tự BRI, theo báo cáo năm 2012 ngân hàng CARD có các thông số tài chính khá tốt : ROA = 5,85%, ROE = 29,2% . 1.2.3.2. Bài học kinh nghiệm và khả năng áp dụng vào Việt Nam Việt Nam với lợi thế là nước đi sau chắc chắn sẽ có được sự học hỏi và rút ra cho mình những bài học làm tăng hiệu quả hoạt động sử dụng vốn tín dụng của ngân hàng đặc biệt là vốn tín dụng dành cho hộ nghèo. Tuy vậy cách thức áp dụng như thế nào cho phù hợp điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam lại là vấn đề quan trọng. Qua nghiên cứu kinh nghiệm ở một số nước có thể rút ra một số bài học đối với Việt Nam như sau: - Thứ nhất: Tín dụng đối với hộ nghèo chắc chắn sẽ gặp rất nhiều rủi ro, đầu tiên là rủi ro về hiệu quả vốn mang lại, sau đó là rủi ro thất thoát vốn. Nhà nước phải cần có các chính sách khác cấp bù cho các khoản tín dụng gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan dẫn đến không thể thu hồi được. Cần có giải pháp trung hòa giữa hai mục tiêu là hiệu quả và chi phí, cần phải xem xét đến tỷ lệ giữa hiệu quả và chi phí với mức phù hợp nhấTrườngt để tránh gặp phả iĐại rủi ro th ấhọct thoát v ốn.Kinh Xem xét và tế đánh Huế giá giữa vốn và sử dụng nguồn vốn trên các mặt cụ thể: Kỳ hạn cho vay, lãi suất cho vay, tính ổn định. - Thứ hai: Tăng tính chủ động của vốn thông qua cơ chế huy động tiết kiệm từ dân cư. Thực tế thế giới đã chứng minh rằng nguồn tiết kiệm từ dân cư là rất lớn và chi phí phải trả lại rất nhỏ. Đây là một kênh huy động vốn mang lại hiệu quả khá lớn và có tính bền vững trong khi vốn cấp phát từ nhà nước ngày một thu hẹp. Ở Việt Nam hiện 28
  41. nay đang áp dụng hình thức huy động tiết kiệm qua tổ TK&VV và những tổ nhóm này phát huy tác dụng khá tốt. - Thứ ba: Về lãi suất các chương trình, cần phải thực hiện lãi suất ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác nhưng phải cân đối hợp lý để có thể bù đắp được chi phí hoạt động của ngân hàng, khả năng thất thoát vốn do lạm phát. Những món vay vay nhỏ lẻ rủi ro lớn thì phải được tính với lãi suất cao hơn, đồng thời qua đó khích lệ về mặt tinh thần tự lực của mỗi tổ, đẩy mạnh nguồn vốn huy động tiền gửi từ trong nhân dân. - Thứ tư: Về quy mô cấp tín dụng, từ kinh nghiệm các nước cho thấy quy mô cấp tín dụng ở nước ta chưa phù hợp, chương trình cho vay với mức còn thấp chưa đáp ứng hoặc đáp ứng chưa đầy đủ nhu cầu vay vốn và sử dụng vốn của các hộ vay. Các hộ vay tuy được vay vốn nhưng vốn được vay quá ít không thể sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Nên nghiên cứu tăng mức cho vay ở một số chương trình. - Thứ năm: Nâng cao trình độ, kiến thức ngoại ngành cho cán bộ NHCSXH, cán bộ Hội, tổ (về khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, kỹ thuật sản xuất mới ) để có thể tư vấn, giúp đỡ, hỗ trợ hộ nghèo trong việc đưa công nghệ mới vào sản xuất. Kinh nghiệm thế giới cũng cho thấy việc những người nghèo trong cùng một tổ nhóm chia sẻ kinh nghiệm sản xuất kinh doanh hiệu quả đã giúp những người còn lại trong nhóm nâng cao năng lực trong lĩnh vực sản xuất hoạt động của mình. Đây là bài học kinh nghiệm quý báu đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ưu đãi ở Việt Nam. Trường Đại học Kinh tế Huế 29
  42. CHƯƠNG 2: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH KON TUM 2.1. Tổng quan về NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam Để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của Đảng và Chiến lược quốc gia về XĐGN, năm 1993, Chính phủ đã thành lập Quỹ cho vay ưu đãi hộ nghèo với số vốn ban đầu là 400.000 triệu đồng, do Ngân hàng NHN0&PTNT Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Nhà nước đóng góp. Ngày 31/8/1995, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 525/QĐ-TTg về việc thành lập Ngân hàng Phục vụ người nghèo, đặt trong Ngân hàng NHN0&PTNT Việt Nam, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, để cung cấp nguồn vốn ưu đãi cho hộ nghèo thiếu vốn sản xuất. Tại Nghị quyết kì họp thức 6 Quốc hội khóa X về việc sớm hoàn thiện tổ chức và hoạt động của NHCSXH, tách tín dụng ưu đãi ra khỏi tín dụng thương mại, đồng thời thực hiện cam kết với Ngân hàng thế giới, Quỹ tiền tệ thế giới về việc thành lập Ngân hàng chính sách, ngày 04/10/2002 Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Thủ tướng Chính phủ đã kí Quyết định số 131/2002/QT-TTg về việc thành lập NHCSXH trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, tách khỏi NHN0&PTNT Việt Nam. - Tên giao dịch: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam. - TrườngTên giao dịch quố c Đạitế: Vietnam học Bank For Kinh Social Policies. tế Huế - Địa chỉ: 169 Phố Linh Đường, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội. - Điện thoại: 00-84-4-36417184 - Logo: 30
  43. - Trải qua hơn 15 năm hình thành và phát triển, đến nay NHCSXH đã có nhiều đóng góp vào công cuộc xây dựng XĐGN, góp phần cải thiện rõ rệt quá trình thoát nghèo cho người dân. Ngoài ra, NHCSXH đã giành được rất nhiều phần thưởng cao quý như: Huân chương lao động hạng Nhất (2017), Huân chương độc lập hạng Nhì (2015), Huân chương độc lập hạng Ba (2005), và nhiều phần thưởng cao quý khác. NHCSXH được huy động vốn của các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước, tiếp nhận các nguồn vốn của Chính phủ và UBND các cấp để cho vay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. NHCSXH hoạt động trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ khác với các tập đoàn tài chính, tín dụng, tổ chức kinh tế khác là NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, mặc dù phạm vi hoạt động và đối tượng phục vụ ở khắp các đô thị nông thôn, thuộc vùng, miền của đất nước đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, được miễn thuế và các khoản nộp ngân sách Nhà nước. 2.1.2. Giới thiệu về NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum Kon Tum được xem là một tỉnh thuộc vùng cực bắc Tây Nguyên của Việt Nam, là tỉnh miền núi, có diện tích tự nhiên khoảng 9.676,5 Km2. Toàn tỉnh hiện có 9 huyện, thành phố với 102 xã, phường thị trấn. Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Kom Tum được thành lập ngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chủ tịch HĐQT NHCSXH Việt Nam kí quyết định số 59/QĐ-HĐQT thành lậTrườngp NHCSXH Việt NamĐại– Chi họcnhánh tỉnh Kinh Kon Tum trên tế cơ Huếsở tổ chức lại Ngân hàng phục vụ người nghèo, tách từ NHN0&PTNT tỉnh Kon Tum. Thực hiện nhiệm vụ tín dụng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn tỉnh Kon Tum. Góp phần thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia “Xoá đói giảm nghèo, ổn định xã hội”. Mặc dù là tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng với mong muốn tất cả hộ nghèo đều được vay vốn ưu đãi, tạo động lực để vươn lên thoát nghèo, NHCSXH Chi nhánh tỉnh 31
  44. Kon Tum vẫn đảm bảo nguồn vốn vay đến được với các hộ nghèo, hộ khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số. 2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum Bộ máy quản lý của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum hiện nay được tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng, tương đối tinh gọn, tuân thủ đúng nguyên tắc một thủ trưởng. Mô hình này đã đáp ứng yêu cầu quản lý và thực thi nhiệm vụ của NHCSXH tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình chỉ đạo thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi của Chính phủ và báo cáo phản hồi thông tin từ cấp dưới. Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Kon Tum gồm: - Bộ máy quản trị: gồm Ban đại diện HĐQT tỉnh và các huyện. - Bộ máy điều hành tác nghiệp: NHCSXH tỉnh và phòng giao dịch NHCSXH các huyện. - Tại tỉnh gồm Ban giám đốc (giám đốc và 2 phó giám đốc) và các phòng chuyên môn: Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng, Phòng Kế toán – Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ, Phòng Hành chính – Tổ chức, Phòng Tin học. - NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum có mạng lưới hoạt động gồm: NHCSXH tỉnh và 08 NHCSXH cấp huyện bao gồm: Đăk Hà, Tu Mơ Rông, Đắk Glei, Sa Thầy, Ngọc Hồi, Kon Rẫy, Kon Plông, Ia H’Drai (riêng NHCSXH tỉnh kiêm NHCSXH thành phố, NHCSXH huyện Sa Thầy kiêm nhiệm vụ NHCSXH huyện Ia H’Drai). Bộ máy quản trị hoạt động NHCSXH tỉnh có Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh và Trường10 Ban đại diện HĐQT ĐạiNHCSXH học huy ệKinhn, toàn tỉnh cótế102 Huế điểm giao dịch cố định tại 102 xã, phường, thị trấn. Ngoài ra NHCSXH tỉnh còn ký kết ủy thác qua 04 tổ chức chính trị – xã hội để quản lý, bao gồm: Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. 32
  45. Giám đốc Kế toán – kho quỹ Các Phó Giám đốc Tín dụng Các Phòng nghiệp vụ Các Phòng giao dịch huyện Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Kiểm Kế Kế Tổ Tin giao giao giao tra - hoạch - chức - học dịch dịch dịch toán - Kiểm Nghiệp hành Ngân soát vụ tín chính quỹ nội bộ dụng Sơ đồ 2.1: Bộ máy tổ chức quản lý của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.2.3. Chức năng nhiệm vụ của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum - Giám đốc: Có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, hướng dẫn thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động mà cấp trên giao phó, chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật về hoạt động của ngân hàng, thực hiện kí duyệt các hoạt động quan trọng, trực tiếp chỉ đạo và quản lý nhân viên, kiểm soát và điều hànhTrường hoạt động tín d ụĐạing, được họcquyền quy Kinhết định, bổ nhitếệm, Huế miễm nhiệm, khen thưởng hoặc kỷ luật cán bộ – công nhân viên trong cơ quan. - Các Phó Giám đốc: Cũng do Tổng giám đốc NHCSXH trung ương bổ nhiệm, tham mưu giúp việc cho Giám đốc và chịu sự quản lý về mặt hành chính của Gám đốc. Có 2 phó Giám đốc: + Một phụ trách về kế toán, kho quỹ: Phụ trách lĩnh vực kế toán, xây dựng và kiểm 33
  46. tra thực hiện kế hoạch hàng năm, thay mặt chủ tịch kiêm giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh khi được giám đốc ủy quyền. + Một phụ trách về mặt tín dụng: Trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, giam sát và thực hiện tín dụng thành phố, thay mặt giám đốc điều hành hoạt động của chi nhánh khi giám đốc ủy quyền. Làm chủ tịch công đoàn, thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc phân công. - Phòng Kiểm tra – Kiểm soát nội bộ: Chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện kiểm tra, giám sát các đơn vị tại hội sở tỉnh và các phong giao dịch huyện. Chịu trách nhiệm kiểm tra tình hình tăng trưởng kế hoạch tín dụng. - Phòng Kế Toán – Ngân quỹ: Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp, thanh toán và thu hồi nợ, kiểm tra việc quản lí, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản, phát hiện ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán. Chịu trách nhiệm theo dõi, cân đối các khoản thu chi để báo cáo kịp thời cho giám đốc đưa ra quyết định xử lí. - Phòng Kế hoạch – Nghiệp vụ tín dụng: Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch sản xuất hàng tháng, quý, năm của cơ quan, các phương án điều chỉnh khi thay đổi kế hoạch. Thu thập thống kê, tổng hợp, phân tích, báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch theo định kỳ. Cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng và tổng hợp thông tin báo cáo, thực hiện huy động vốn để tạo nguồn vốn cho vay, huy động tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Thực hiện cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. - Phòng Tổ chức – Hành chính: Tổng hợp hoạch định nguồn cán bộ, tham mưu cho giám đốc cơ quan về công tác tuyển dụng lao động, bố trí sắp xếp nhân sự, điều hành công tác hành chính bảo vệ, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, xét tiền thưởng, tiền lương,Trường sắp xếp hội ngh ịĐại, tiếp khách, học văn thư Kinh và báo cáo. tế Huế - Phòng Tin học: Là đơn vị thuộc bộ máy chuyên môn, nghiệp vụ tại hội sở tỉnh có chức năng tham mưu, giúp việc cho giám đốc chi nhánh tỉnh trong việc triển khai hệ thống tin học của chi nhánh phù hợp với tiến trình phát triển từng giai đoạn của hệ thống NHCSXH Việt Nam. Quản lí, lưu trữ hồ sơ, tài liệu thuộc lĩnh vực thông tin. 34
  47. - Các phòng giao dịch huyện trực thuộc: Do Giám đốc ngân hàng phụ trách, trực thuộc sự quản lý của NHCSXH chi nhánh tỉnh. Là kênh phân phối vốn vay đến các hộ vay ở các huyện thuộc chi nhánh tỉnh. NHCSXH Chi nhánh tỉnh Kon Tum quản lý 8 điểm giao dịch huyện. 2.1.3.Tình hình hoạt động của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.1.3.1. Tình hình huy động vốn Bảng 2.1: Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum qua 3 năm hoạt động giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +/- % +/- % Nguồn vốn cân đối 302.443,59 327.322,19 312.557,89 24.878,60 8,23 -14.764,30 -4,72 chuyển từ TW Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW 28.224,81 34,571,20 49,880,63 6.346,39 22,49 15.309,43 30,69 cấp bù lãi suất Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa 11.551,76 16.582,25 21.403,26 5.030,49 43,55 4.821,01 22,52 phương Tổng cộng 342.220,16 378.475,64 383.841,78 36.255,48 10,59 5.366,14 1,40 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Ban đại diện Hội đồng quản trị Trườngvà NHCSXH ĐạiChi học nhánh tỉnhKinh Kon Tum cáctế năm Huế 2015, 2016, 2017) Qua bảng trên ta thấy tổng nguồn vốn qua các năm có mức tăng trưởng đáng kể năm 2016 tăng 36.255,48 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tỉ lệ 10,59%, năm 2017 tăng 5.366,14 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với tỉ lệ 1,40%. Trong đó nguồn vốn TW chiếm tỷ trọng cao nhất, năm 2016 tăng 24.878,60 triệu đồng so với 2015 và giảm 14.764,30 triệu đồng năm 2017 so với năm 2016, tương đương với tỉ lệ 8,23% và 4,72%. 35
  48. - Nguồn vốn cân đối chuyển từ TW: Là nguồn vốn luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn. Vì đây là nguồn vốn được TW cấp để dùng vào việc giải ngân cho chương trình TW giao chỉ tiêu thực hiện. Riêng năm 2016 nguồn vốn đã tăng 8,23% so với năm 2015. Để giúp người dân vượt qua giai đoạn khó khăn về kinh tế, năm 2016, 2017 chủ yếu là tạo điều kiện cho các hộ dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo, nên NHCSXH Chi nhánh Kon Tum đã tạo điều kiện về vốn với mục tiêu tăng doanh số cho vay các chương trình cho vay hộ nghèo, hộ gia đình sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, . - Nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất: Tình hình huy động vốn của chi nhánh trong năm 2017 đạt 49.880,63 triệu đồng tăng 22,49% so với năm 2016. Do mục tiêu hoạt động nên ngân hàng không thể chạy đua lãi suất tranh giành vốn nhàn rỗi. Vì thế tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh thấp nhưng cũng tăng qua các năm. Đến năm 2015, chi nhánh tập trung thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hộ vay gửi tiền tiết kiệm, nhằm từng bước tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có, quen dần với hoạt động tín dụng và tài chính, đồng thời bổ sung thêm nguồn vốn để mở rộng cho vay trên địa bàn, góp phần giảm nghèo tại địa phương. Vì vậy, tình hình huy động vốn có được cải thiện hơn, nguồn vốn huy động tại địa phương được TW cấp bù lãi suất cho chi nhánh năm 2017 tăng 15.309,43 triệu đồng so với 2016. - Nguồn vốn nhận ủy thác đầu tư tại địa phương: Là nguồn vốn do ủy ban tỉnh cấp cho ngân hàng dùng vào việc giải ngân các chương trình như: Cho vay các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài, choTrường vay giải quyết viĐạiệc làm, họcNguồn v ốKinhn ủy thác tại đtếịa phương Huế của năm 2016 có sự biến động khá lớn tăng 43,45% so với năm 2015, năm 2017 tăng 22,52% so với năm 2016. Vì thế, NHCSXH Chi nhánh Kon Tum đã giúp đỡ thông qua hình thức cấp tín dụng đối với các hộ thuộc đối tượng theo quyết định của UBND. 36
  49. 2.1.3.2. Tình hình cho vay – dư nợ Tình hình cho vay – dư nợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác qua các tổ chức hội đoàn thể giai đoạn 2015 – 2017: Bảng 2.2: Kết quả hoạt động cho vay – dư nợ hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo phương thức ủy thác thông qua các Hội đoàn thể tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chỉ tiêu Tổng dư Tổng dư Tổng Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ Cho vay Thu nợ nợ nợ dư nợ Hội Nông dân 31.706 14.964 86.647 27.380 16.847 95.956 27.338 23.630 99.916 Hội Phụ nữ 57.122 31.427 156.891 54.718 39.676 171.368 46.416 47.278 168.999 Hội Cựu chiến binh 19.799 11.593 54.617 20.176 13.674 62.036 17.002 17.242 61.965 Đoàn Thanh niên 18.178 7.028 44.065 13.582 8.482 49.120 14.030 11.059 52.962 Tổng cộng 126.805 65.012 342.220 115.856 78.680 378.476 104.785 99.208 383.842 (Nguồn: Báo cáo chi tiết cho vay ủy thác qua các tổ chức Hội của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Trường Đại học Kinh tế Huế Tum năm 2015 – 2017) 37
  50. - Doanh số cho vay: Qua bảng 2.2 ta thấy doanh số cho vay hộ nghèo của Ngân hàng qua hội Phụ nữ và Nông dân chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay. Năm 2015 doanh số cho vay uỷ thác qua hội Nông dân là 31.706 triệu đồng chiếm 25%, năm 2016 là 27.338 triệu đồng chiếm 26,09%, năm 2017 là 27.338 triệu đồng chiếm 26,08%. Còn doanh số cho vay uỷ thác qua hội Phụ nữ năm 2015 là 57.122 triệu đồng chiếm tỷ lệ là 45,05%, năm 2016 là 54.718 triệu đồng chiếm 47,22%, năm 2017 là 46.416 triệu đồng chiếm 44,29%. Doanh số cho vay thông qua hội Nông dân và Phụ nữ 3 năm qua có xu hướng giảm. Bởi vì để giải quyết nhu cầu vốn ngân hàng phải điều chỉnh cơ cấu cho vay nên nguồn vốn cho vay của ngân hàng qua các tổ chức này giảm. Đồng thời, hội Cựu chiến binh và Đoàn thanh niên cũng vậy, năm 2015 doanh số cho vay uỷ thác qua hội Cựu chiến binh là 19.779 triệu đồng chiếm 15,59%, năm 2016 là 20.176 triệu đồng chiếm 17,41%, đến năm 2017 là 17.002 triệu đồng chiếm 16,23%. Còn doanh số cho vay qua Đoàn thanh niên năm 2015 là 18.178 triệu đồng chiếm 14,34%, năm 2016 là 13.582 triệu đồng chiếm 11,72%, năm 2017 là 14.030 triệu đồng chiếm 13,39%. Do ngân hàng mở rộng đối tượng cho vay, không chỉ tập trung vào Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh và Thanh niên mà còn các đối tượng chính sách khác nên ảnh hưởng đến phân bổ nguồn vốn giữa các chương trình. - Doanh số thu nợ: Qua bảng số liệu 2.2 ta thấy doanh số thu nợ qua hội Nông dân 3 năm qua xét về số tuyệt đối tăng, xét về tỷ trọng trong tổng doanh số thu nợ thì tỷ trọng thu nợ qua hội Nông dân năm Trường2015 chiếm 23,02%. Đại Nhưng đhọcến năm 2016 Kinhtỷ lệ này gitếảm xuHuếống chiếm 21,41% và việc giảm này ở mức thấp. Điều đó cho thấy hoạt động thu nợ của tổ chức này tương đối tốt. Tuy nhiên, CBTD cần phải xem xét cẩn thận hơn khi xét duyệt cho vay và cũng cần phối hợp chặt chẽ hơn với tổ chức này để chất lượng tín dụng qua hội Nông dân được tốt hơn. Bên cạnh đó thì hoạt động của hội Phụ nữ có thể nói là đạt chất lượng tốt, doanh số thu nợ qua 3 năm liên tục tăng và cũng chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng doanh số 38
  51. thu nợ. Doanh số thu nợ qua hội Cựu chiến binh, Đoàn thanh niên tăng giảm không đồng đều qua 3 năm nhưng điều này có thể giải thích là do doanh số cho vay qua hai tổ chức này 3 năm qua cũng tăng giảm nên doanh số thu nợ cũng tăng giảm tương ứng. Đây là điều hợp lý. - Tổng dư nợ: Tình hình dư nợ của ngân hàng qua 3 năm từ năm 2015 – 2017 đã liên tục tăng. Nếu xét về tổng quan thì dư nợ qua các tổ chức chính trị – xã hội đều tăng lên. Điều đó cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động cho vay của ngân hàng, tạo được sự tin tưởng của ngân hàng cấp trên nên việc điều chuyển vốn từ TW xuống ngân hàng càng tăng nhưng dư nợ cho vay qua 3 năm cũng giảm xuống là do các hộ vay vốn trả đúng kì hạn cho ngân hàng, một số hộ được xét duyệt thoát khỏi các đối tượng chính sách cao hơn các hộ nghèo và đối tượng chính sách mới, do nhu cầu vay vốn ít nên doanh số cho vay giảm. Tóm lại để xem xét việc sử dụng vốn của khách hàng có đúng với mục đích xin vay hay không là điều khó khăn và tốn nhiều thời gian, kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng thường không kịp thời khi phát hiện thì khách hàng đã đầu tư hết tiền vào lĩnh vực khác, hoặc là khách hàng không còn khả năng trả nợ dẫn đến nợ quá hạn. Tuy nhiên ngoài yếu tố trên một phần do ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, giá cả thị trường v.v Do đó, đòi hỏi cán bộ tín dụng phải được bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, trình độ năng lực trong thẩm định cho vay và cố gắng thu hồi nợ để hạn chế nợ quá hạn đến mức thấp nhất. Trường Đại học Kinh tế Huế 39
  52. Tổng dư nợ cho vay từng chương trình năm 2015 – 2017: Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch STT Dư nợ các chương trình Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % 1 Hộ nghèo 97.333,84 90.297,98 71.284,11 -7.035,86 -7,23 -19.013,87 -21,06 2 Hộ cận nghèo 96.685,66 90.651,31 72.469,03 -6.034,35 -6,24 -18.182,28 -20,06 3 Hộ mới thoát nghèo 6.980 56.458,88 105.172,50 49.478,88 708,87 48.713,62 86,28 4 HSSV 37.606,70 30.549,78 22.700,15 -7.056,92 -18,77 -7.849,63 -25,69 5 NS&VSMTNT 24.686,02 29.899,66 32.770,46 5.213,64 21,12 2.870,80 9,60 6 GQVL 15.066,71 15.639,86 16.368,40 573,150 3,80 728,54 4,66 7 ĐTCS đi lao động có thời hạn ở nước ngoài 300 100 250 -200 -66,67 150 150,00 8 Hộ gia đình SXKD tại vùng khó khăn 55.698,55 53.722,54 52.546,07 -1.976,01 -3,55 -1.176,47 -2,19 9 Thương nhân vùng khó khăn 30 30 20 0 0,00 -10 -33,33 10 Trả chậm nhà ở cho hộ dân ĐB sông Cửu Long và Tây Nguyên 497,03 393,19 85,94 -103,84 -20,89 -307,25 -78,14 11 Hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 167/2008 2.644,66 2.514,75 2.375,25 -129,91 -4,91 -139,50 -5,55 12 Hộ nghèo về nhà ở theo QĐ 33/2015 0 75 75 75 100 0 0,00 13 Hộ DTTSĐBKK theo QĐ 32/2007 300,80 144,09 98,80 -156,71 -52,10 -45,29 -31,43 14 Hộ DTTSĐBKK theo QĐ 54/2012 416 456 419 40 9,62 -37 -8,11 15 Hộ ĐBDTTS nghèo, đời sống khó khăn 3.974 7.542 7.206,10 3.568 89,78 -335,90 -4,45 Tổng cộng 342.219,97 378.475,04 383.840,81 36.255,07 10,59 5.365,77 1,42 (Nguồn: Báo cáo kết quả cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Trường Đại học Kinh tế Huế Kon Tum năm 2015 – 2017) 40
  53. Qua số liệu bảng 2.3 ta thấy: NHCSXH Chi nhánh tỉnh Kon Tum tập trung chủ yếu vào chương trình cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, giải quyết việc làm, học sinh sinh viên và Nước sạch và vệ sinh môi trường là những chương trình có tỷ trọng dư nợ lớn. Năm 2015, chương trình cho vay hộ nghèo chiếm tỷ trọng 28,44%/tổng dư nợ, đây là chương trình cho vay mũi nhọn của Chính phủ nhằm hỗ trợ giúp cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác thoát nghèo và vươn lên làm giàu, giải quyết công ăn việc làm tại chỗ cho người dân. Năm 2017, dư nợ cho vay hộ mới thoát nghèo vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất, đạt trên 27,4% trên tổng dư nợ, cao hơn cho vay hộ nghèo 47.713,62 triệu đồng, gấp hơn 0,68 lần. Hộ nghèo và các đối tượng chính sách luôn là đối tượng chủ đạo trong các chương trình tín dụng. Với hơn 20.000 khách hàng dư nợ của tất cả các chương trình cho thấy những dấu hiệu đáng mừng trong công tác nâng cao chất lượng tín dụng, mở rộng đối tượng cho vay, hỗ trợ giải quyết việc làm, .Các chương trình cho vay còn lại có tổng dư nợ chiếm tỷ lệ không đáng kể do nguồn vốn vay dài hạn, chưa đến hạn trả nợ gốc, các hộ có thái độ chây ỳ, ỷ lại chưa chịu hoàn trả vốn đúng hạn dẫn tới doanh số thu nợ không có phát sinh mới. 2.1.3.3. Kết quả hoạt động chủ yếu của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum Kết quả tài chính của NHCSXH từ 2015 – 2017 cụ thể như sau: Bảng 2.4: Kết quả thu – chi tại Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch TrườngCh tiêu ĐạiNăm họcNăm NămKinh2016/2015 tế Huế2017/2016 ỉ 2015 2016 2017 +/- % +/- % Thu tài chính 12.726 14.124 15.850 1.398 10,99 1.726 12,22 Chi tài chính 5.640 6.504 7.490 864 15,32 986 15,16 Chênh lệch thu – chi 7.086 7.620 8.360 534 7,54 740 9,71 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Hội sở tỉnh NHCSXHViệt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum năm 2015 – 2017) 41
  54. Để có thể thực hiện cho vay là các đối tượng hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác theo một mức lãi suất ưu đãi, NHCSXH được quyền áp dụng một cơ chế tài chính riêng, khác với toàn bộ các NHTM như: Không tham gia bảo hiểm tiền gửi, có tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại ngân hàng nhà nước bằng 0%, trong khi các NHTM là 3%, được miễn thuế và các khoản nộp cho ngân sách nhà nước. Theo các quy định trên thì NHCSXH được hưởng một chế độ ưu đãi, nhưng thực hiện chế độ hạch toán riêng và tự chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Thực tế kết quả tài chính trong thời gian qua thể hiện rõ cơ chế đặc thù và tính chất hoạt động của NHCSXH. NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum là ngân hàng hoạt động không vì mục đích lợi nhuận. Các khoản thu chi của ngân hàng đều được TW giao khoán. Nhưng ngân hàng luôn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, hạn chế không để chi phí tăng vượt kế hoạch, và luôn cố gắng tăng thu nhập vượt hơn chỉ tiêu TW giao. Qua bảng số liệu 2.4 có thể thấy rõ sự cố gắng đó, chênh lệch thu chi của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum trong năm 2016 và 2017 có chuyển biến tốt. Năm 2016 tăng 7,54% so với năm 2015, năm 2017 tăng 9,71% so với năm 2016. Năm 2016, thu tài chính cao hơn 1.398 triệu đồng so với 2015, tỉ lệ cũng tăng xấp xĩ 11%, chi tài chính cũng tăng hơn 864 triệu đồng, tỷ lệ tăng hơn 7%. Năm 2017, tăng 12,22% so với năm trước, chi tài chính cũng tăng 15,16%, sự gia tăng của chi tài chính là do mua sắm, trang bị đầy đủ các công cụ lao động, phương tiện làm việc, nhà để xe đáp ứng tốt nhu cầu hoạt động của đơn vị như: máy tính, máy in, camera, máy photocopy, bàn ghế hội trường, quầy giao dịch, nhà để xe ô tô, ChênhTrường lệch thu – chi cĐạiũng tăng họcrõ rệt, từ 534Kinhtriệu đồ ngtế lên 740Huếtriệu đồng với tỉ lệ 15,16%, do thực hiện chi tiêu trong ngân hàng cũng như mua sắm tài sản tăng. 2.2. Thực trạng hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.2.1. Những vấn đề chung cho vay đối với hộ nghèo của NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.2.1.1. Sơ đồ quy trình cho vay qua Tổ TK&VV 42
  55. Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay đối với hộ nghèo  Bước 1: Người vay viết Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay và kê khai các thông tin và sổ vay vốn gửi ban quản lí tổ TK&VV.  Bước 2: Ban quản lí tổ TK&VV thực hiện các công việc sau: Tổ chức họp tổ TK&VV để bổ sung tổ viên và bình xét cho vay công khai theo biên bản họp. Lập Danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn (mẫu số 03/TD) kèm Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sử dụng vốn vay của các tổ viên tổ TK&VV trình UBND cấp xã, phường xác nhận.  Bước 3: Tổ trưởng tổ TK&VV gửi hồ sơ vay vốn tới NHCSXH nơi thực hiện thủ tục sau khi có xác nhận của UBND cấp xã, phường là hộ nghèo trên danh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn. TrườngBước 4: Ngân h àngĐại nhận đưhọcợc hồ sKinhơ do tổ TK&VV tế Huếgửi đến. Cán bộ NHCSXH sẽ kiểm tra, đối chiếu tính hợp pháp và hợp lệ của bộ hồ sơ vay vốn. Sau đó trình lên cấp trên phê duyệt cho vay. Sau khi phê duyệt, ngân hàng sẽ thông báo kết quả phê duyệt cho đối tượng xin vay.  Bước 5: Nhận được thông báo kết quả phê duyệt cho vay của NHCSXH, UBND cấp xã, phường thông báo trực tiếp cho các tổ chức Hội đoàn thể cấp xã, phường biết và thực hiện theo đúng yêu cầu của ngân hàng. 43
  56.  Bước 6: Tổ chức Hội đoàn thể cấp xã, phường thông báo cho các tổ TK&VV trên địa bàn.  Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/ hộ gia đình có vay vốn tại NHCSXH biết số tiền thực tế được vay, thời gian, địa điểm NHCSXH giải ngân.  Bước 8: Ngân hàng giải ngân trực tiếp cho người vay tại điểm giao dịch xã, phường. Tuy nhiên, việc trả đủ cả gốc và lãi của các hộ vay sẽ trả lãi đúng thời hạn. 2.2.1.2. Đối tượng cho vay - Để được vay vốn, người vay là hộ nghèo có địa chỉ cư trú hợp pháp và phải có trong danh sách hộ nghèo được UBND xã, phường quy định theo chuẩn nghèo do Bộ LĐ – TB&XH công bố và được UBND tỉnh, thành phố ký phê duyệt, được tổ TK&VV bình xét, phải là hộ nghèo có sức lao động, có điều kiện tổ chức sản xuất kinh doanh, nhưng thiếu vốn và có khả năng hoàn trả vốn. - Trên thực tế việc lập danh sách hộ nghèo do cộng đồng dân cư địa phương thực hiện, phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương nên mang tính tương đối và có sự khác nhau về chuẩn mực đói nghèo của từng địa phương. 2.2.1.3. Nguồn vốn cho vay Nguồn vốn tín dụng là nguồn vốn được động viên từ các nguồn trong và ngoài nước để cho người nghèo vay ưu đãi phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ, tạo việc làm, góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN, ổn định xã hội. Nguồn tín dụng gồm: - Nguồn từ ngân sách nhà nước: Vốn điều lệ, vốn cho vay xóa đói giảm nghèo, tạo việcTrường làm và chính sách xãĐại hội khác. họcUBND cácKinh cấp được tếtrích mHuếột phần từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách địa phương hàng năm để tăng nguồn vốn cho vay xóa đói giảm nghèo trên địa bàn.Vốn ODA được Chính phủ giao. - Vốn huy động: Tiền gửi tự nguyện không lấy lãi của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, phát hành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, chứng chỉ tiền gửi và giấy tờ có giá khác, huy động tiền gửi tiết kiệm trong các hộ nghèo. 44
  57. - Vốn đi vay: Vay các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước, vay tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm xã hội Việt Nam, vay ngân hàng nhà nước. - Vốn góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và các tổ chức tín dụng và các tổ chức chính trị – xã hội, các hiệp hội, các tổ chức phi Chính phủ trong và ngoài nước. - Các nguồn vốn khác. 2.2.1.4. Nguyên tắc cho vay - Hộ nghèo vay vốn phải đảm bảo các nguyên tắc sau: + Sử dụng đúng mục đích xin vay. + Hoàn trả gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận. 2.2.1.5. Phương thức cho vay - Cho vay trực tiếp: Là phương thức cho vay thực hiện trong thời kì đầu, khi chưa xây dựng được mạng lưới trung gian chuyển tải vốn. Vốn vay được chuyển giao trực tiếp từ ngân hàng tới hộ nghèo thông qua các tổ TK&VV. Phương thức này gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức cho vay và quản lý tín dụng, mặt khác hoạt động của các tổ chức vay vốn nhiều nơi còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao. - Cho vay gián tiếp: Là phương thức cho vay hộ nghèo thông qua các tổ chức tín dụng, tổ chức chính trị – xã hội. Các tổ chức chính trị – xã hội làm nhiệm vụ ủy thác cho NHCSXH có nhiệm vụ là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân, thông qua tổ chức thành lập và chỉ đạo hoạt động của các tổ TK&VV tại cơ sở, có điều kiện trực tiếp làm dịch vụ ủy thác tín dụng đến khách hàng. Phương thức cho vay qua ủy thác mang lại hiệu quả cao, tiết kiệmTrường là do: thứ nhất các Đại tổ chức tínhọc dụng, tổ Kinhchức chính tr ịtế– xã hHuếội có nhiều lợi thế hơn so với NHCSXH vì sẵn có mạng lưới hoạt động khắp các xã, phường, .Thứ hai là tạo điều kiện cho hộ nghèo dễ dàng tiếp cận nguồn vốn này, hộ nghèo phần lớn cư trú ở vùng sâu, vùng xa, phương tiện đi lại, thông tin liên lạc khó khăn, tốn kém, số tiền vay không lớn, chưa quen thủ tục giấy tờ hành chính, trong khi mạng lưới hoạt động của NHCSXH còn chưa rộng khắp, không thể trực tiếp giải ngân vốn đến người dân. Thứ ba là việc quản lý vốn được thực hiện hiệu quả và bảo đảm hơn. 45
  58. 2.2.2. Nguồn vốn Bảng 2.5: Nguồn vốn cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Tổng nguồn 342.220,16 378.475,64 383.841,78 36.255,48 10,59 5.366,14 1,42 vốn Nguồn vốn cho vay h ộ 97.333,83 90.297,98 71.284,11 -7.035,85 -7,23 -19.013,87 -21,06 nghèo Trong đó: 1. Nguồn 97.055,53 89.776,98 70.708,11 -7.278,55 -7,50 -19.068,87 -21,24 trung ương Tỷ trọng/ Tổng nguồn 28,36 23,72 18,42 -4,64 0,00 -5,30 0,00 vốn(%) 2. Nguồn 278,30 521 576 242,70 0,00 55,00 0,00 địa phương Tỷ trọng/ Tổng nguồn 0,08 0,14 0,16 0,06 0,00 0,02 0,00 vốn(%) (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch tín dụng NHCSXH Việt Nam – Chi Trường Đại học nhánhKinhtỉnh Kon tế Tum Huếnăm 2015 – 2017) Đến 31/12/2017 tổng vốn đạt 383.841,78 triệu đồng, tăng 5.366,14 triệu đồng so với đầu năm 2016, trong đó vốn dành cho hộ nghèo như sau: - Vốn TW chuyển về: 70.708,11 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 18,42%. - Vốn Ngân sách địa phương: 576 triệu đồng, chiếm tỷ trọng 0,16%, tăng 55 triệu đồng so với năm 2016. 46
  59. Năm 2017 vốn vốn cho vay dành cho hộ nghèo giảm 21,06% so với 2016, năm 2016 giảm 7,23% so với năm 2015. Từ đây có thể thấy nguồn vốn này năm 2017 giảm xuống rất nhiều. Vốn huy động được thực hiện theo các NHTM, có sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn. Lãi suất huy động theo nguyên tắc không vượt quá lãi suất huy động so với NHTM nhà nước trên cùng địa bàn tại thời điểm. Tính đến 31/12/2017, nguồn vốn huy động này đạt 49.880,63 triệu đồng, chiếm 12,99% tổng nguồn vốn. Theo quy định, hộ nghèo muốn vay vốn NHCSXH cần gia nhập tổ TK&VV tại địa phương và được tham gia các hoạt động tiết kiệm thông qua tổ tới ngân hàng. Mặc dù không bắt buộc, nhưng tiền gửi của người nghèo cũng đã đóng góp được một lượng vốn vào tổng nguồn vốn của NHCSXH. Như vậy, vốn cho vay trên địa bàn tỉnh chủ yếu là vốn phân bổ từ TW, chủ trương huy động vốn trả lãi suất thấp, vốn ủy thác từ các tổ chức kinh tế, vốn tài trợ của các tổ chức phi chính phủ dành cho XĐGN, giải quyết việt làm thành một kênh thống nhất theo nghị định 78/CP là chưa thực hiện được. 2.2.3. Về doanh số cho vay Bảng 2.6: Kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Năm Năm Năm Chỉ tiêu 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 +/- % +/- % Doanh số cho vay 24.470 22.779 9.353 -1.691 -6,91 -13.426 -58,94 Doanh sTrườngố thu nợ 24.384,27 Đại29.596,29 học28.360,50 Kinh5.212,02 tế21,37 Huế-1.235,79 -4,18 Tổng dư nợ 97.333,84 90.297,98 71.284,11 -7.035,86 -7,23 -19.013,87 -21,06 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum năm 2015 – 2017) Qua bảng số liệu ta thấy: - Về doanh số cho vay: Năm 2017, thông qua kết quả bình xét cho vay của các 47
  60. tổ TK&VV được UBND cấp thành phố phê duyệt, NHCSXH đã thực hiện giải ngân cho các hộ nghèo. Cụ thể doanh số cho vay năm 2015 là 24.470 triệu đồng, sang năm 2016 doanh số cho vay chương trình hộ nghèo không được chú trọng, ngân hàng đã tích cực bổ sung vốn vay để giúp đỡ vốn làm ăn cho các hộ vay chương trình khác vì thế doanh số cho vay giảm xuống 22.779 triệu đồng với tỷ lệ giảm 6,91% so với năm 2015 và năm 2017 giảm còn 9.353 triệu đồng với tỷ lệ giảm so với năm 2016 là 58,94% nguyên nhân sụt giảm là vì hiện nay ngân hàng tập trung vốn vào các chương trình mà chủ trương của Chính Phủ giao cho, hiện nay nguồn vốn cho vay hộ nghèo chỉ quay vòng vốn chứ không bổ sung hay tăng vốn như cho vay hộ thoát nghèo, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, - Về doanh số thu nợ: Năm 2017 đạt 28.360,50 triệu đồng. Con số này thể hiện sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và các Hội đoàn thể ở địa phương. Thông qua tổ TK&VV, tổ chức Hội đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc kịp thời hộ vay trả nợ gốc đến hạn và trả lãi định kỳ hàng quý đầy đủ. Nguyên nhân là do kinh tế gia đình của họ được cải thiện, mức sống được cao hơn, họ trở thành những người khá giả hơn nên khả năng trả nợ cao. Kết quả của sự nỗ lực cố gắng đó, năm 2016 và 2017, doanh số thu nợ đạt được khá cao. 2.2.4. Về số lượng khách hàng Số lượng khách hàng vay vốn hộ nghèo tại Hội sở tỉnh qua 3 năm có sự giảm sút mạnh. Nguyên nhân: - Do đối tượng hộ nghèo ngày càng ít, tỷ lệ hộ nghèo giảm, một phần hộ nghèo biết cách làm ăn, cải thiện được cuộc sống. - Nguồn vốn được phân bổ nhiều cho các chương trình khác như hộ thoát nghèo, giải quyết việc làm, sản xuất kinh doanh vùng khó khăn, nên nguồn vốn hộ nghèo nayTrường rất hạn chế nhưng Đại vẫn chi ếhọcm tỷ trọng Kinh cao thứ 3 sau tế vốn dànhHuế cho hộ nghèo, sản suất kinh doanh vùng khó khăn hay giải quyết việc làm. - Tiêu chí xét duyệt hộ nghèo giai đoạn này cũng khó hơn giai đoạn trước. 2.3. Thực trạng hiệu quả hoạt động cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum 2.3.1. Nhóm chỉ tiêu về phía Ngân hàng 48
  61. Bảng 2.7: Một số chỉ tiêu hoạt động cho vay hộ nghèo của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: Triệu đồng Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 2016/2015 2017/2016 +/- % +/- % Doanh số cho vay 24.470 22.779 9.353 -1.691 -6,91 -13.426 -58,94 Doanh số thu nợ 24.384,27 29.596,29 28.360,50 5.212,02 21,37 -1.235,79 -4,18 Tổng dư nợ 97.333,84 90.297,98 71.284,11 -7.053,86 -7,25 -19.013,87 -26,67 Nợ quá hạn 1.300 928 854 -372 -28,62 -74 -7,97 Lãi phải thu 6.535,57 6.038,10 4.778,02 -497,47 -7,61 -1.260,08 -20,87 Lãi đã thu 6.278,50 5.850 4.650 -428,50 -6,82 -1.200 -20,51 Khả năng phục vụ nhu cầu vốn (%) 58,35 59,36 65,53 1,01 0,00 6,17 0,00 Tỷ lệ nợ quá hạn (%) 1,34 1,03 1,20 -0,31 0,00 0,17 0,00 Tỷ lệ thu lãi (%) 96,07 96,88 97,32 0,81 0,00 0,44 0,00 Hệ số quay vòng vốn (vòng) 0,25 0,33 0,40 0,08 0,00 0,13 0,00 Hệ số thu nợ (lần) 1,00 1,30 3,03 0,30 0,00 1,73 0,00 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động cho vay hộ nghèo tại Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Kon Tum năm 2015 – 2017) Trường Đại học Kinh tế Huế 49
  62. - Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn của Hội sở tỉnh NHCSXH Việt Nam – Chi nhánh Kon Tum giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: Số liệu bảng 2.7) Tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn qua 3 năm 2015, 2016 và 2017 là khá cao. Năm 2015, 4.779 hộ được vay vốn, chiếm 58,35% trên tổng số hộ nghèo là 8.190 hộ. Năm 2016, có 3.888 hộ được vay vốn, tỷ lệ hộ nghèo được vay vốn là 59,35% với số hộ là 6.550 hộ. Đây là năm đi vào áp dụng chuẩn nghèo mới theo quyết định của Bộ LĐ – TB&XH. Vấn đề bình xét hộ nghèo có nhiều vấn đề mới nảy sinh. Nhu cầu vay vốn của hộ nghèo không lớn song vì nguồn vốn cho vay hạn chế cũng như nhiều đối tượng chính sách khác cần tới nguồn vốn vay của NHCSXH nên khả năng phục vụ nhu cầu vốn còn chưa đáp ứng đủ như mong đợi của bà con. Đến năm 2017, NHCSXH đã phối hợp cùngTrườngCQĐP tiến hành Đại giải ngân học vốn hơn Kinh một nửa trong tế tổng Huế số hộ nghèo. Do chuẩn nghèo thay đổi cùng với sự hỗ trợ từ phía ngân hàng nên số lượng hộ nghèo có giảm đi đáng kể, giảm 3.870 hộ so với năm 2015, giảm 2.230 hộ so với năm 2016. Điều này đã làm cho tỷ lệ vay vốn của hộ nghèo tăng trong tổng số hộ nghèo của từng năm, lên tới 65%. NHCSXH luôn cố gắng nỗ lực đưa vốn đến nhiều hộ nghèo giúp họ cải thiện đời sống, phát triển sản xuất kinh doanh. Mặc dù còn nhiều hạn chế ở nguồn 50