Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018

pdf 81 trang thiennha21 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_bao_ve_mo.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA NGỌC ÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2018 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN – 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HỨA NGỌC ÁNH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN SÓC SƠN 2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Huệ THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ Thuật Và Công Nghệ Môi Trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ dạy tận tình của cô giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Thị Huệ đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hứa Ngọc Ánh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tác dụng bệnh lý của một số chất khí độc hại đối với sức khỏe con người 29 Bảng 3.1.Thể hiện phương pháp phân tích mẫu 33 Bảng 4.1. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 42 Bảng 4.2 : Vị trí, tọa điểm lấy mẫu 54 Bảng 4.3. Thể hiện kết quả phân tích không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2018 55
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1: Dân số trung bình của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 45 Hình 4.2. Biểu đồ nồng độ khí SO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 58 Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 59 Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí CO tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 60 Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện Tổng bụi lơ lửng tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 61 Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NH3 tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 62 Hình 4.7. . Biểu đồ thể hiện nồng độ khí H2S tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 63
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT Ý NGHĨA CỦA TỪ VIẾT TẮT 1 BTNMT Bộ tài nguyên môi trường 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 4 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 5 QTMT Quan trắc môi trường 6 MTKK Môi trường không khí 7 GTVT Giao thông vận tải 8 UBND Ủy Ban Nhân Dân 9 HĐND Hội Đồng Nhân Dân 10 TSP Tổng bụi lơ lửng 11 KK Không Khí 12 WHO Tổ chức y tế thế giới
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2.Mục tiêu của đề tài 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1.Khái niệm môi trường 4 2.1.2. Ô nhiễm môi trường 5 2.1.3 . Khái niệm không khí 6 2.1.4. Ô nhiễm không khí 7 2.2. Cơ sở pháp lý 16 2.3. Cơ sở thực tiễn 17 2.3.1. Tình hình môi trường không khí trên thế giới 17 2.3.2. Tình hình môi trường không khí tại Việt Nam 22 2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1.Đối tượng 30 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30 3.2.1. Địa điểm 30 3.2.2. Thời gian nghiên cứu 30 3.3. Nội dung nghiên cứu 30
  8. vi 3.3.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 30 3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 30 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 31 3.4.Phương pháp nghiên cứu 31 3.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa 31 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường không khí 31 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 34 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 34 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 34 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 42 4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn 53 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 54 4.2.1 Vị trí lấy mẫu 54 4.2.2. Kết quả quan trắc mẫu không khí vi khí hậu từ KK1 đến KK6 55 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí huyện Sóc Sơn 64 4.3.1. Đề xuất đối với cơ quan quản lý 65 4.3.2. Giải pháp cho các phương tiện giao thông 66 4.3.3. Giải pháp đối với người dân 67 4.3.4.Các giải pháp khác 67 PHẦN 5 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 69 5.1. Kết luận 69 5.2. KIẾN NGHỊ 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 72
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Môi trường không khí có vai trò rất quan trọng góp phần tạo nên sự sống trên trái đất – cung cấp O2 cho quá trình hô hấp của sự sống hay CO2 cho quá trình quang hợp của các loại sinh vật trên trái đất, đây là hai quá trình quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của con người. Do đó chất lượng môi trường không khí là vấn đề quan trọng cần được quan tâm hàng đầu. Với sự phát triển kinh tế nhất hiện nay, bảo vệ môi trường không khí không chỉ là của riêng một quốc gia mà còn là vấn đề của tất cả các tập thể cá nhân, mọi vùng, mọi khu vực ở khắp nơi trên trái đất. Với các hoạt động để duy trì đời sống, loài người đang từng giờ từng phút thải vào môi trường không khí các khí độc, bụi Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã có những tác động lớn đến môi trường, làm cho môi trường sống của con người bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn. Những năm gần đây nhân loại đã phải quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí đó là: sự biến đổi của khí hậu – nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon và mưa axít. Quá trình phát triển công nghiệp từ thế kỷ XVII đến nay, đặc biệt từ thế kỷ XX đã phá huỷ, gây tổn hại quá nặng nề đến các thành phần của môi trường. Vì thế, sang thế kỷ XXI này, việc bảo vệ các thành phần của môi trường đang là vấn đề cấp bách đối với toàn thể nhân loại. Trong những năm gần đây quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ta diễn ra mạnh mẽ và đã thu được nhiều thành công đáng khích lệ. Đặc biệt Việt Nam là một trong những nước sớm vượt qua khủng hoảng kinh tế và đang vững bước trên con đường phát triển của mình. Bên cạnh những thành tựu đó, hoạt động phát triển kinh tế cũng gây rất nhiều tác động tiêu cực
  10. 2 không nhỏ tới môi trường như: ô nhiễm, suy thoái môi trường nước, không khí và môi trường đất. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với tài nguyên trong vùng lãnh thổ. Môi trường không khí ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường không khí do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển, chúng ta đã tiến hành hàng loạt các hoạt động ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường như: xây dựng các công trình, nhà cửa, nhà máy, các khu công nghiệp; khai thác tài nguyên làm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Những hoạt động này đã gây ra những tác động tiêu cực cho môi trường nói chung và không khí nói riêng. Chính vì vậy nhiệm vụ cấp bách đặt ra hiện nay là phải bảo vệ môi trường không khí. Là huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc của thủ đô Hà Nội, Sóc Sơn là đầu mối giao thông quan trọng ở phía bắc của thủ đô Hà Nội với nhiều tuyến đường giao thông quan trọng như: Quốc lộ 2; Quốc lộ 3; Quốc lộ 18, đường Bắc Thăng Long Nội Bài, Quốc lộ 3 mới Hà Nội - Thái Nguyên, đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, đặc biệt Sóc Sơn có cảng hàng không quốc tế Nội Bài là đầu mối giao thông lớn, quan trọng của quốc gia. Các nguồn khí thải từ hoạt động giao thông, xây dựng, sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường không khí, đa dạng sinh học trong khu vực. Xuất phát từ nhu cầu thực tế rất cần thiết phải đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện Sóc Sơn, để từ đó đề xuất được những giải pháp hợp lý bảo vệ môi trường không khí, góp phần đảm bảo sức khỏe cho nhân dân toàn huyện, để làm rõ hiện trạng này em xin tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn năm 2018”
  11. 3 dưới sự hướng dẫn của cô giáo ThS. Nguyễn Thị Huệ - Giảng viên khoa Môi trường, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn. - Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí huyện Sóc Sơn. - Đề xuất giải pháp nhằm cải thiện môi trường khu vực trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Áp dụng các kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tế. + Nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tế. + Tích lũy kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công việc sau khi ra trường. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Kết quả của chuyên đề sẽ góp phần nâng cao sự quan tâm của người dân về bảo vệ môi trường . + Làm căn cứ để các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường. + Từ việc đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện Sóc Sơn, đề xuất đưa ra một số giải pháp phù hợp nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn nghiên cứu nói riêng và thủ đô Hà Nội nói chung.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Khái niệm môi trường Môi trường là một khái niệm rất rộng, được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Luật Bảo vệ môi trường Việt Nam 2014 sửa đổi của BTNMT có định nghĩa: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người”. [1] “Thành phần môi trường là các yếu tố vật chất tạo thành môi trường như : đất, nước, không khí, âm thanh, ánh sáng, sinh vật, hệ sinh thái và các hình thái vật chất khác”. “ Môi trường là tổng thể các thành tố sinh thái tự nhiên, xã hội- nhân văn và các điều kiện tác động trực tiếp hay gián tiếp lên sự phát triển, lên đời sống và hoạt động của con người trong thời gian bất kì”.[11] “Môi trường là một thành phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể tự nhiên mà ở đó, cá thể, quần thể, loài có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình”.[10] Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể .[6] “Môi trường bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật”.[10] Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học, xã hội bao quanh con người và có ảnh hưởng tới sự sống, sự
  13. 5 phát triển của từng cá nhân và toàn bộ cộng đồng người. Các thành phần của môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp tới con người trên trái đất gồm có bốn quyển : sinh quyển, thuỷ quyển, khí quyển, thạch quyển. Có thể nêu ra một định nghĩa chung về môi trường như sau: Môi trường là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người. 2.1.2. Ô nhiễm môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Bộ Tài nguyên và môi trường định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[1] “Ô nhiễm môi trường là sự tích lũy trong môi trường các yếu tố (vật lý, hóa học, sinh học) vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi trường, khiến cho môi trường trở nên độc hại đối với con người,vật nuôi, cây trồng”. “Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học, bức xạ, tiếng ồn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và các cơ thể sống khác”. [9] Như phân tích thì các định nghĩa về ô nhiễm môi trường đều đề cập đến sự biến đổi của các thành phần môi trường theo chiều hướng xấu, gây bất lợi cho con người và sinh vật. Sự biến đổi các thành phần môi trường có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ yếu là do các chất gây ô nhiễm. Chất gây ô nhiễm được các nhà môi trường đĩnh nghĩa là các chất hoặc yếu tố vật lý khi xuất hiện trong môi trường thì làm cho môi trường bị ô nhiễm.
  14. 6 Môi trường có thể bị ô nhiễm với nhiều mức độ khác nhau: ô nhiễm, ô nhiễm nghiêm trọng, ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Mức độ ô nhiễm môi trường đối với một thành phần môi trường cụ thể thường được xác định dựa vào mức vượt tiêu chuẩn chất lượng môi trường của các chất gây ô nhiễm có trong thành phần môi trường đó. 2.1.3. Khái niệm không khí Không khí (khí quyển) là lớp khí bảo vệ bao quanh trái đất bao gồm (N2), (O2), ngoài ra còn có CO2, và một số loại khí khác. [10] Không khí là một hỗn hợp khí gồm có: khí nitơ chiếm 78,9%, oxi chiếm 0,95%, argon chiếm 0,93%, đioxit cacbon chiếm 0,32% và một số hiếm khí khác như neon, heli, metan, kripton. Trong điều kiện bình thường của độ ẩm tuyệt đối, hơi nước chiếm gần 1-3% thể tích không khí. Cấu trúc khí quyển trái đất có cấu trúc phân tầng từ dưới lên trên như sau: - Tầng đối lưu là tầng thấp nhất của khí quyển, tầng này không khí luôn chuyển động đối lưu từ mặt đất, thành phần không khí khá đồng nhất, tầng đối lưu dày khoảng 7 - 8 km ở hai cực còn vùng xích đạo dày từ 16 - 18 km. Tầng này tập trung nhiều hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, bão. - Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên ở độ cao 50 km. Không khí tầng này loãng hơn, ít chứa bụi và các hiện tượng thời tiết. Ở độ cao 25 km trong tầng bình lưu có một lớp không khí giàu khí ozon, gọi là tầng ozon. - Trên tầng bình lưu cho đến độ cao 80 km gọi là tầng trung gian, nhiệt độ tầng này giảm dần. - Từ độ cao 80-500 km gọi là tầng nhiệt, ở đây nhiệt độ ban ngày thường cao,nhưng ban đêm lại xuống thấp.
  15. 7 - Từ độ cao 500 km trở lên đến khoảng 2000 km gọi là tầng điện ly, do tác động của tia tử ngoại, các phân tử không khí loãng trong tầng bị phân hủy thành các ion nhẹ như He+, H+, O++. Chức năng của khí quyển: - Duy trì sự sống trên trái đất - Bảo vệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian - Hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời - Chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0,14 – 40 m (sóng radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (<300 nm). 2.1.4. Ô nhiễm không khí - Khái niệm: “Ô nhiễm không khí là khi trong không khí có mặt một chất lạ hoặc có sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí gây nên những tác động có hại hoặc gây ra một sự khó chịu cho con người. Chất ô nhiễm là một chất có trong khí quyển ở nồng độ cao hơn nồng độ bình thường của nó hoặc chất đó thường không có trong không khí’’. [9] “Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)”. “Bên cạnh các thành phần chính của không khí, bất kì một chất nào ở dạng rắn, lỏng, khí được thải vào môi trường không khí với nồng độ vừa đủ gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người, gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng, phát triển của động, thực vật, phá hủy vật liệu, làm ảnh hưởng tới cảnh quan môi trường đều gây ô nhiễm môi trường hay nói khác đi là không khí đã bị ô nhiễm”. Ở các nước Tây Âu từ sau thế kỷ VIX, tình trạng nhiễm bẩn không khí là do hoạt động của con người gây nên như sử dụng than đá làm nguồn năng
  16. 8 lượng trong sinh hoạt, khói từ các nhà máy công nghiệp. Chất ô nhiễm không khí có thể có nguồn gốc thiên nhiên như SO2, bụi sinh ra từ các núi lửa, các khí oxy cacbon (CO, CO2), oxy nitơ (NOx). Ô nhiễm không khí không phải là vấn đề mới được phát hiện. Nó đã được đề cập đến cách đây hàng thế kỉ, song mãi đến thế kỉ XX con người mới bắt đầu quan tâm hơn đến tình trạng ô nhiễm không khí và đưa ra những biện pháp để phòng ngừa, kiểm soát nhằm làm trong sạch và tạo một môi trường sống an toàn. Dưới góc độ pháp lý, ô nhiễm không khí là sự thay đổi tính chất không khí,vi phạm tiêu chuẩn không khí mà pháp luật đã quy định. Nói cách khác, ô nhiễm không khí là không khí có sự xuất hiện một số chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí làm thay đổi tính chất lý hóa vốn có của nó và sự thay đổi này vi phạm tiêu chuẩn môi trường do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, gây tác động có hại cho con người và thiên nhiên. [16] Ô nhiễm môi trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù", gây nhiều bệnh cho con người. Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là 22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%. Nếu như chúng ta không ngăn chặn được hiện tượng hiệu ứng nhà kính thì trong vòng 30 năm tới mặt nước biển sẽ dâng lên từ 1,5 – 3,5 m (Stepplan Keckes). Có nhiều khả năng lượng CO2 sẽ tăng gấp đôi vào nửa đầu thế kỷ sau. Điều này thúc đẩy quá trình nóng lên của Trái Đất diễn ra nhanh chóng. Nhiệt độ trung bình của Trái Đất sẽ tăng khoảng 3,6°C và mỗi thập kỷ sẽ tăng 0,3°C. Theo các tài liệu khí hậu quốc tế, trong vòng hơn 130 năm qua nhiệt độ Trái Đất tăng 0,4 °C. Tại hội nghị khí hậu tại Châu Âu được tổ chức gần đây, các nhà khí hậu học trên thế giới đã đưa ra dự báo rằng đến năm 2050
  17. 9 nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng thêm 1,5 – 4,5°C nếu như con người không có biện pháp hữu hiệu để khắc phục hiện tượng hiệu ứng nhà kính. - Các tác nhân gây ô nhiễm không khí *Ô nhiễm không khí do tác nhân lí học Ô nhiễm không khí do bụi: Bụi là những hạt nhỏ bé, nó được phân tán trong không khí, bụi trong không khí có nguồn gốc là hoạt động công nghiệp như bụi than, bụi các loại quặng kim loại, bụi do giao thông thì phân bố dọc các tuyến đường quốc lộ và xung quanh các ngã tư, ngã năm, hàm lượng bụi tăng cao làm ô nhiễm không khí cục bộ từng vùng, từng nơi và từng lúc. Đặc biệt bụi giao thông là bụi có chứa SiO2 tự do có khả năng gây xơ hóa phổi. Nồng độ bụi trong không khí được dùng làm chỉ điểm đánh giá tình trạng ô nhiễm không khí, tiêu chuẩn bụi lắng là dưới 96 tấn/km2/năm. [12] Bụi lơ lửng (TSP) gây thiệt hại cho một số công nghiệp cần vô trùng như công nghiệp dược phẩm và công nghiệp thực phẩm. Chúng cũng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như gây bệnh hen suyễn, viêm cuống phổi, bệnh khí thũng và bệnh viêm cơ phổi. [7] - Ô nhiễm không khí do các tia phóng xạ và đồng vị phóng xạ: Những chất phóng xạ là những chất có khả năng phát ra những tia a, b, y trong điện tử và các lượng tử khác có năng lượng lớn. Những đồng vị phóng xạ nguy hiểm nhất ở dạng khí và khí dung là I131, F32, CO60, C14, S35, Ca45, Au198, ngoài ra chúng còn dưới dạng các hợp chất. Các chất phóng xạ và đồng vị phóng xạ có nguồn gốc: + Khai thác quặng phóng xạ. + Các khí dung phóng xạ rơi xuống từ khí quyển. + Do sử dụng các đồng vị phóng xạ vào mục đích điều trị và mục đích nghiên cứu khoa học.
  18. 10 + Sử dụng phóng xạ làm nguyên tử đánh dấu trong công nghiệp và trong nông nghiệp. + Lò phản ứng công nghiệp, nhà máy điện nguyên tử, lò phản ứng hạt nhân, nhiệt hạch, khoa học vũ trụ. + Máy gia tốc thực nghiệm. Khả năng phát sinh những tổn thương phóng xạ và thời gian xuất hiện triệu chứng thường khác nhau phụ thuộc vào số lượng, chất tiếp xúc, bản chất lý hóa học của chúng và thời gian bán phân hủy. Do tính chất nguy hiểm của phóng xạ nên phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên. *Ô nhiễm không khí do tác nhân hóa học a. Ô nhiễm không khí do các hợp chất có chứa cacbon - CO là một chất khí không gây kích thích và không gây tổn thương niêm mạc vì CO là một chất khí, không màu, không mùi, không vị, do đó con người ít phát hiện thấy. CO được tạo thành do đốt cháy hợp chất cacbon không hoàn toàn, CO có ái lực mạnh với Hemoglobin (Hb) gấp từ 250 - 300 lần so với O2. Khi hít thở phải khí CO thì CO + Hb → HbCO (cacboxyl hemoglobin). - CO2: (Dioxy cacbon) là do quá trình hô hấp của sinh vật, nhất là trong khí thở ra của người, các sinh vật thở ra hoặc là khi đốt cháy C và các hợp chất chứa cacbon sẽ sinh ra khí CO2, các trạm điện, nhà máy, xe hơi, sự hoạt động và đốt cháy than đá, dầu và khí đốt tự nhiên đã sinh ra một lượng khí CO2 khổng lồ. - CFC: Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp đặc biệt là công nghiệp làm lạnh, bao gồm CFC1 hoặc CFCCl3, CFCCl2, CHC1F2. Một hậu quả của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ozon. CFC là "kẻ phá hoại" chính của tầng ozon. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số loại chất độc hại khác thì tầng ozon sẽ bị mỏng dần rồi thủng.
  19. 11 - CH4(Metan): Theo Khali và Rasmussen cho thấy hàng năm tổng lượng phát thải khí metan vào khí quyển là 550 tấn, nguồn sinh ra chính là từ các quá trình sinh học. b. Ô nhiễm không khí do những hợp chất có chứa lưu huỳnh (S) Do quá trình đốt cháy các hợp chất có lưu huỳnh, đặc biệt là các loại than đá chất lượng xấu và các loại dầu mỏ sinh ra SO2. Ở Mỹ (Newyork) đốt 30 triệu tấn than đá trong 1 năm, do đó mà lượng SO2 thải vào trong không khí là 1,5 triệu tấn. SO2 có trong lượng phân tử là 64 nặng gấp đôi S, SO2 bị oxy hóa tạo thành SO3. - Khi hít thở phải SO2 mặc dù ở nồng độ thấp cũng gây co thắt các cơ phế quản, ở nồng độ cao hơn thì gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp, làm cho niêm mạc dày lên gây khản cổ và ho. - SO2 khi bị oxy hóa tạo thành SO3, dưới dạng sương mù, nó tác động rất mạnh và mạnh hơn cả SO2. - Cả hai loại SO2 và SO3 khi gặp hơi nước sẽ tạo thành H2S03 và H2S04 tạo thành mưa acid, ảnh hưởng rất lớn tới sinh vật và các công trình kiến trúc. Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta thường dùng SO2 làm tiêu chuẩn để đánh giá mức độ ô nhiễm tại các nhà máy và các khu dân cư trong thành phố. Tiêu chuẩn cho phép là dưới 0,002 mg/lít. - H2S là sản phẩm thứ cấp của các quá trình sản xuất: Quá trình sản xuất than cốc từ than chứa lưu huỳnh, quá trình tinh chế dầu thô chứa lưu huỳnh, quá trình sản xuất CS2 (hơi cay), quá trình sản xuất sợi visco, quá trình sản xuất bột giấy. H2S là khí kích thích và gây ngạt. Các phản ứng kích thích trực tiếp vào mô mát gây viêm màng kết. Hít phải H2S sẽ gây kích thích đối với toàn bộ cơ quan hô hấp và có thể mắc các bệnh về phổi. [5] C. Ô nhiễm không khí do hợp chất có chứa nitơ (N)
  20. 12 - Nguồn phát sinh chủ yếu là do phát triển công nghiệp, chế biến và sản xuất phân đạm, quá trình sản xuất dầu khí, hoặc trong cơn mưa có sét NO2 sẽ được giải phóng ra. - Bao gồm các oxy nitơ như: NO, N2O5, NO2, các hợp chất có chứa nitơ thường không bền vững, riêng NO2 có mùi hắc đặc biệt, màu vàng nâu. - Khi hít thở không khí có chứa NO2 ở nồng độ cao gây phù phổi cấp, ở nồng độ thấp làm ngăn cản quá trình vận chuyển O2 của Hb dẫn tới thiếu O2 ở các tổ chức. Con người tiếp xúc lâu với NO2 (0.06ppm) sẽ gia tăng các bệnh về đường hô hấp, gây nguy hại cho tim, phổi .[13] - NH3 là khí độc có khả năng kích thích mạnh lên đường hô hấp và niêm mạc ẩm ướt, gây bỏng rát do phản ứng kiềm hóa kèm theo tỏa nhiệt. 3 Ngưỡng chịu đựng là 20-40 mg/m không khí. NH3 thường gây nhiễm độc cấp tính. [5] d.Ô nhiễm không khí do các hợp chất trừ sâu - Nguồn gốc: Các nhà máy sản xuất các loại hóa chất trừ sâu nhóm clo và các loại thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp và trong y tế để phòng chống các bệnh do côn trùng. - Điều kiện khí tượng có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố nồng độ thuốc trừ sâu trong không khí, cự ly vùng sử dụng cũng như thời gian vùng sử dụng. Không khí đóng vai trò quan trọng vận chuyển DDT giữa các vùng ở nông thôn. - Ngoài ra còn thấy nhóm photpho hữu cơ như DDVP, parathion, TEDD, malathion, chúng từ không khí qua da, niêm mạc vào cơ thể và gây độc cho cơ thể, chúng được tích lũy trong các mô mỡ, tủy xương, gan. *Ô nhiễm không khí do tác nhân sinh học - Trong không khí vi sinh vật gây bệnh liên tục chịu tác động huỷ diệt của nhiều yếu tố môi trường gồm các yếu tố khí tượng, sự luân chuyển không khí làm giảm nồng độ vi sinh vật và làm sạch không khí nhanh chóng.
  21. 13 + Trực khuẩn dịch hạch sống trong môi trường không khí khô hanh được 5 ngày. + Trực khuẩn bạch hầu 30 ngày. + Trực khuẩn lao sống được70 ngày trong không khí và 10 tháng trong những giọt nước bọt đã khô. + Nha bào trực khuẩn than sống trong môi trường không khí từ 10 năm trở lên. + Liên cầu khuẩn tan máu cộng với bụi tồn tại 10 tuần trong không khí. Trong 1 gam bụi người ta đã tìm thấy 200.000 liên cầu khuẩn tan máu còn sống, còn phế cầu sống từ 55 - 140 ngày trong đờm khô, 19 - 55 ngày trong đờm khô dây trên quần áo, 12 giờ trên quần áo phơi nắng. Cho đến gần đây virus cúm vẫn được coi là ít có khả năng tồn tại lâu ở môi trường bên ngoài, song qua thực nghiệm trong dịch mũi họng nổi lên mặt kính chúng sống được 5 ngày bảo quản ở nhiệt độ không khí trong bóng râm. - Vi khuẩn có nhiều nhất trong không khí vào mùa hè và mùa thu, vào tháng 8 thì lượng vi khuẩn cao gấp 10 lần so với tháng mùa đông, ngày trời quang có số lượng vi khuẩn nhiều hơn ngày mưa. - Nguồn gây ô nhiễm không khí *Ô nhiễm không khí do sản xuất công nghiệp, nông nghiệp - Sản xuất công nghiệp bao gồm các sở công nghiệp cũ và các sở công nghiệp mới, gây ô nhiễm môi trường không khí. - Tro bụi, hơi nước và hóa chất độc hại có trong môi trường không khí là do: + Hiện tượng đốt cháy nhiên liệu ở điều kiện nhiệt độ cao làm gia tăng sự lưu chuyển không khí nên các nguyên liệu sẽ bị đốt cháy không hoàn toàn tạo ra các sản phẩm độc hại CO, CO2, SO2, bụi Ví dụ: Nhà máy nhiệt điện Ninh
  22. 14 Bình, Cao Ngạn, khu công nghiệp Gang thép Thái Nguyên đã đưa vào môi trường không khí một hàm lượng lớn bụi và các chất độc hại CO, CO2, SO2, bụi + Các nguyên liệu hóa chất độc hại bốc hơi, rò rỉ thất thoát trên dây chuyền sản xuất, các đường ống dẫn tải như: clo, sulfua - Một số các cơ sở sản xuất thực phẩm không những đưa vào không khí một số hóa chất độc hại (hữu cơ, vô cơ) mà còn đưa vào không khí một lượng đáng kể các sản phẩm sinh học như vi sinh vật gây bệnh. Ví dụ: ở xung quanh các xí nghiệp rượu, bia, sản xuất bánh kẹo hàm lượng các chất có nguồn gốc hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí thường rất cao như indol mercapton nấm, các vi sinh vật tan huyết. - Các nhà máy hóa chất thường đưa vào không khí các chất độc hại mang tính đặc thù. Ví dụ: Nhà máy thuốc trừ sâu, hóa chất Việt Trì gây ô nhiễm môi trường không khí ở một khu vực rộng lớn. Nhà máy phân lân Văn Điển, phân đạm Hà Bắc cũng đưa vào môi trường không khí một lượng chất độc hại lớn: kiềm ure Sản xuất nông nghiệp làm tăng hơi thuốc trừ sâu vào môi trường không khí. *Ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông vận tải - Hoạt động giao thông vận tải không những tự nó sinh ra các chất độc hại do đốt cháy nhiên liệu mà còn làm khuếch tán bụi và các chất ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường không khí. Ví dụ: Các khu vực đường xá giao thông có chất lượng xấu mật độ xe qua lại nhiều, hàm lượng bụi trong không khí thường rất cao. - Với hoạt động này các vi sinh vật gây bệnh như nấm, lao, bạch hầu là những loại có khả năng tồn tại lâu ở môi trường ngoại cảnh sẽ có điều kiện gây ô nhiễm không khí và gây tác hại đến sức khỏe con người. - Trong quá trình hoạt động của các phương tiện giao thông, sự đốt cháy và đốt cháy không hoàn toàn các nhiên liệu khác nhau cũng đưa vào môi
  23. 15 trường không khí các sản phẩm độc hại tương ứng. Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại . Ví dụ: Các xe có sử dụng xăng, dầu khi đốt cháy sẽ đưa vào không khí một hàm lượng lớn các chất như oxycacbon (CO), Dioxycacbon (CO2), cacbonhydro, chì Một số động cơ sử dụng than mỡ sẽ đưa vào môi trường không khí lượng SO2 đáng kể. *Ô nhiễm không khí do hoạt động sinh hoạt của con người - Con người sử dụng các phương tiện đun nấu ngay trong nhà ở như: bếp lò, lò sưởi, bếp than, bếp củi, bếp ga, bếp dầu Các phương tiện đun nấu này sẽ sinh ra các chất độc hại như CO, CO2, SO2, Cacbonhydro, bụi gây ô nhiễm không khí. - Các đồ dùng trong gia đình như: tủ lạnh, máy điều hòa trong khi hoạt động cũng sinh ra một lượng (CFC) gây lỗ thủng tầng ozon. - Dân số tăng làm tăng lượng chất thải sinh hoạt (rác thải, thức ăn thừa, chất thải bỏ của người ) việc quản lý và xử lý không tốt sẽ là nguồn gây ô nhiễm không khí một cách đáng kể. Ví dụ: Từ trong các chất thải, do quá trình phân hủy tự nhiên bởi tác động của các vi sinh vật hoại sinh sẽ đưa vào môi trường không khí nhiều sản phẩm độc hại như H2S, NO, NO2, CO2 và các vi sinh vật gây bệnh, các côn trùng: ruồi, muỗi từ đó sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của con người . *Ô nhiễm không khí do tự nhiên - Sự hoạt động của núi lửa, phun ra nham thạch nóng và khói bụi giàu metan(CH4), sulfua , chúng bay khá cao và khá xa. - Cháy rừng: các đám cháy rừng do tự nhiên thường lan truyền rộng, thải nhiều bụi khí độc. - Bão bụi: gây nên do gió mạnh cuốn theo bụi lan truyền trong phạm vi rộng.
  24. 16 2.2. Cơ sở pháp lý Luật bảo vệ môi trường 2014 số 55/2014/QH13 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 thay thế Luật bảo vệ môi trường 2005. [1] - 18/2015/NĐ-CP Quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. [1] - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường có hiệu lực từ ngày 01/04/2015. - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ : Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường thay thế Nghị định 179/2013/NĐ-CP (Phần phụ lục) & 81/2006/NĐ-CP với mức phạt tăng lên nhiều lần có hiệu lực từ ngày 01/02/2017. - Nghị định Số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn đảm bảo chất lượng kiểm soát chất lượng quan trắc trong môi trường. - Thông tư số 08/2010/TT- BTNMT ngày 18/3/2010 Quy định về xây dựng báo cáo môi trường quốc gia, báo cáo tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực, báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh. - QCVN 05:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  25. 17 - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của cacbon monoxit (CO). Phương pháp sắc ký khí. - TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của các nitơ oxit. Phương pháp quang hóa học. - TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990) Không khí xung quanh. Xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit. Phương pháp tetrachloromercurat (TCM)/Pararosanilin. - TCVN 5067:1995 Chất lượng không khí. Phương pháp khối lượng xác định hàm lượng bụi. - TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998) Chất lượng không khí. Xác định ozon trong không khí xung quanh. Phương pháp trắc quang tia cực tím. 2.3. Cơ sở thực tiễn Không khí có vai trò rất quan trọng, là một yếu tố không thể thiếu đối với sự sinh tồn và phát triển của sinh vật trên trái đất. Con người có thể nhịn ăn, nhịn uống trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong 5 phút, chỉ như vậy cũng đủ thấy được tầm quan trọng của không khí đối với chúng ta. 2.3.1. Tình hình môi trường không khí trên thế giới Trên thế giới hiện nay, loài người đang bắt đầu hứng chịu những ảnh hưởng do ô nhiễm không khí gây nên. Trái đất đang nóng dần lên do các hoạt động của con người thải ra khí CO2; NO2; SO2 , hiện tượng nhà kính xảy ra, mưa axit, nhiều lỗ thủng tầng ozon xuất hiện. Tất cả các thảm họa đó đều có nguyên nhân là do các hoạt động của con người.
  26. 18 Theo một báo cáo mới nhất của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được công bố cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng tại hàng loạt các thành phố lớn trên thế giới đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người dân và đe dọa sẽ khiến các vấn đề y tế diễn biến phức tạp hơn trên phạm vi toàn cầu. Theo đó, “gần 90% các ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí thường xảy ra ở những nước thu nhập thấp và trung bình. Tương đương 2/3 người ở các khu vực Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương” - WHO cho biết. Tính đến năm 2014, có đến 92% dân số thế giới sống trong các vùng không khí có mức độ ô nhiễm vượt quá giới hạn của cơ thể và gây tổn hại đến sức khỏe. Con số ngày tương đương với tỷ lệ 9/10 người phải hít bầu không khí bị ô nhiễm, nhất là ở những nước nghèo. Điều này cho thấy thế giới đang phải đối mặt với tình trạng y tế “khẩn cấp” có khả năng sẽ gây thất thoát lớn cho chính phủ các nước. Chưa bao giờ tình trạng ô nhiễm không khí trên thế giới lại đang ở trong tình trạng đáng báo động như hiện nay. Đặc biệt, có nhiều thành phố đang ở mức ô nhiễm cực kỳ nghiêm trọng. *Thủ đô New Delhi của Ấn Độ Ít ai biết rằng Thủ đô New Delhi của Ấn Độ là thành phố ô nhiễm nhất thế giới, với tỉ lệ người tử vong do ô nhiễm không khí chỉ xếp sau bệnh tim mạch. Tình trạng ô nhiễm không khí nghiêm trọng gây ra chủ yếu bởi khí thải từ phương tiện giao thông, ước tính có tới 8,5 triệu phương tiện đang hoạt động tại đây. [20] Mới đây Viện Nguồn lực năng lượng New Delhi và Viện Tác động y tế (Mỹ) cùng công bố nghiên cứu cho thấy mỗi năm có 3.000 người chết ở New Delhi vì ô nhiễm không khí. Tỉ lệ thành phần bụi mịn ở thủ đô New Delhi cao gấp 10 lần mức báo động do Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo.
  27. 19 *Thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc Trong một thông báo mới đây của giới chức Trung Quốc, Bắc Kinh đang được đặt trong mức độ báo động đỏ về ô nhiễm không khí, thậm chí có thể coi là một cuộc khủng hoảng ô nhiễm không khí quy mô lớn. Theo quy định của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mật độ trung bình của PM 2,5 không được phép lớn hơn 25 µg/m3 mỗi ngày, trong khi ở Thượng Hải mật độ này đã gấp 10 lần trong những ngày gần đây. Trong ngày 1/12/2013, chỉ số AQI tại Thượng Hải đã vượt qua mốc 230, trong khi mật độ PM 2,5 trong ngày hôm đó đã lên mức 248 µg/m3. Đây cũng là ngày diễn ra giải Marathon Quốc tế thường niên tại thành phố này và nhiều vận động viên đã đeo khẩu trang khi thi đấu. [20] Vào tháng 11/2015, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, mức độ khói bụi tại Trung Quốc đã cao hơn gấp 50 lần so với mức khuyến cáo an toàn của tổ chức. Một con số chắc chắn sẽ khiến nhiều người còn giật mình hơn về mức độ ô nhiễm tại Trung Quốc, đó là 4.000 người chết mỗi ngày do ô nhiễm tại Trung Quốc. Bắc Kinh cũng đã tiến hành đóng cửa nhiều nhà máy, trường học, hạn chế các công trình xây dựng và nhiều hoạt động vui chơi giải trí khác từ ngày 8-10/12/2015. Mặc dù, Bắc Kinh đã phải trải qua khá nhiều các đợt ô nhiễm khủng khiếp nhưng đây là lần đầu tiên thủ đô Trung Quốc ban hành một lệnh cấm ở mức độ cao đến như vậy. [20] * Thủ đô Tehran, Iran Khoảng 5 triệu xe hơn và 5 triệu xe mô tô không đạt tiêu chuẩn về môi trường là thủ phạm chính trong việc gây ô nhiễm gây cái chết cho hàng ngàn nạn nhân mỗi năm tại thủ đô cũng như ở các thành phố lớn.
  28. 20 Theo số liệu chính thức, trong 16 năm gần đây, trung bình mỗi năm Teheran được 219 ngày có không khí trong lành. Với số lượng xe gia tăng hiện nay, ít có hy vọng tình trạng này được cải thiện nhanh chóng. Những năm gần đây, Quốc hội và Chính phủ Iran luôn nỗ lực cải thiện tình trạng ô nhiễm không khí ở thủ đô, như ban hành luật khuyến khích sử dụng nhiên liệu sạch và thay thế xe cũ bằng các loại xe mới ít thải khí độc hại. Chính phủ Iran dự kiến thực thi các chính sách nhằm giãn mật độ dân cư và các nhà máy công nghiệp hoạt động ở thủ đô, nơi dân số đã lên tới 8 triệu người. [20] Theo thông tin từ AFP (Agence France-Presse: trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới) ngày 26/3/2014, tính chung trên toàn cầu cứ 8 người chết thì có một là do ô nhiễm không khí. Những thủ phạm gây chết nhiều nhất liên quan đến ô nhiễm là bệnh tim, đột qụy, bệnh phổi và ung thư phổi. Ngoài ra nó còn để lại những hậu quả lâu dài như khuyết tật bẩm sinh và suy giảm chức năng tâm thần do chất lượng không khí kém. Số tử vong bao gồm 4,3 triệu người chết do ô nhiễm không khí trong nhà, chủ yếu do đun nấu bằng bếp than, củi. Tác động của ô nhiễm không khí ngoài trời ước tính là 3,7 triệu, với nguồn gây ô nhiễm từ đốt than tới động cơ diezen. Những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Nam Á, bao gồm Ấn Độ và Indonesia, và khu vực Tây Thái Bình Dương, từ Trung Quốc tới Philippines. Những khu vực này có 3,3 triệu người chết liên quan đến ô nhiễm không khí trong nhà và 2,6 triệu người chết do ô nhiễm ngoài trời-với tổng số tính chung là 5,1 triệu. Ở châu Phi, số tử vong tính chung là 680.000, trong khi có khoảng 400.000 người chết ở Trung Đông, 287.000 người chết ở các nước châu Âu thu nhập thấp và trung bình, và 131.000 người chết ở Châu Mỹ La tinh do ô nhiễm không khí. Số tử vong ở các nước thu
  29. 21 nhập cao là 295.000, với 96.000 ở Bắc Mỹ và 68.000 ở các thuộc Thái Bình Dương gồm Australia và Nhật. [19] Theo nghiên cứu của Rachael Rettner cho thấy, biến đổi khí hậu có thể gây ra ô nhiễm không khí trầm trọng, nhưng chỉ có tác động nhỏ đến các trường hợp tử vong do ô nhiễm không khí. Theo đó, chỉ có 1.500 ca tử vong vì ô nhiễm tầng ozone và 2.200 trường hợp chết từ các hạt vật chất nhỏ có liên quan đến biến đổi khí hậu . Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 7/5/2014 cho biết phần lớn trong số 1.600 thành phố thuộc 91 quốc gia đang chìm trong ô nhiễm, vượt quá mức đô ̣cho phép về độ ̣ô nhiễm . Chỉ có 12% dân số ở 1.600 thành phố đươc ̣ sống trong bầu không khí đạt các tiêu chuẩn quy định của WHO . Số còn lại phải sống ở những nơi có không khí ô nhiễm nặng nề, khiến ho ̣thường xuyên mắc các bệnh về hô hấp và các trọng bệnh khác . Một nhiên cứu chỉ ra rằng gần một phần ba dân số sống ở đô thị Châu Âu hít phải các hạt ô nhiễm không khí với hàm lượng vượt giới hạn cho phép của Liên minh Châu Âu (EU). Tình hình ô nhiễm môi trường ở các nước Châu Á đang có diễn biến xấu trong những năm gần đây. Tại thành phố lớn của các nước như New Delhi (Ấn Độ), Bắc Kinh (Trung Quốc), các chuyên gia phát hiện ra mức độ ô nhiễm không khí đều ở mức báo động nguy hiểm đối với cuộc sống của con người. Các công trình nghiên cứu của WHO ở Đông Nam Á và Trung Quốc cho thấy, khí thải từ các phương tiện giao thông, các cơ sở sản xuất công nghiệp, việc sử dụng than gỗ, than đá và các nhiên liệu khác trong sinh hoạt đã khiến không khí ở khu vực này thường xuyên trong tình trạng ô nhiễm ở mức độ cao. [18] Eurasia Review – nghiên cứu viên thuộc Nanyang Technological University và RSIS Centre for Non-Traditional Security (NTS) Studies cho rằng, ASEAN đang phải đương đầu với ba khó khăn: điều phối triển khai,
  30. 22 không có kế hoạch rõ ràng, dù có không thiếu kế hoạch và ý tưởng; khả năng không đủ ngân sách để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí dai dẳng của ASEAN.[19] 2.3.2. Tình hình môi trường không khí tại Việt Nam Việt Nam là một trong những quốc gia đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức liên quan đến vấn đề ô nhiễm và suy thoái môi trường, trong đó vấn đề ô nhiễm không khí đang ở mức đáng báo động. Thời gian qua Bộ TN- MT cùng với UBND các tỉnh đã đưa ra nhiều giải pháp, nhưng tình trạng ô nhiễm vẫn chưa được kiểm soát. Nguyên nhân là do khung pháp lý nước ta hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật đặc thù, chuyên biệt về quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí. Mặt khác, vẫn còn tồn tại hiện tượng chồng chéo về chức năng nhiệm vụ giữa các bộ, ngành trong quản lý. Nước ta đang phát triển, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa tăng nhanh khiến không khí nước ta ngày càng bị ô nhiễm nhiều hơn, nhất là khu đô thị, khu công nghiệp và các làng nghề. Có thể điểm qua một số điểm nổi cộm về ô nhiễm không khí ở nước ta như sau: Theo Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2013 về không khí vừa được Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố, các hoạt động gây ảnh hưởng lớn đến môi trường không khí của Việt Nam phải kể đến là sản xuất công nghiệp, làng nghề, sự gia tăng của phương tiện giao thông cá nhân. Nguyên nhân đầu tiên ảnh hưởng đến chất lượng không khí là các phương tiện cơ giới đường bộ không ngừng gia tăng. Trong đó, tốc độ tăng trưởng các loại ô tô là 12%, xe máy khoảng 15% - cán mốc xấp xỉ 34 triệu chiếc năm 2011. Tốc độ gia tăng cao chủ yếu tập trung ở các phương tiện cơ giới cá nhân trong bối cảnh giao thông công cộng chưa được đầu tư thỏa đáng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.
  31. 23 Hà Nội và TP.HCM là 2 địa phương có tốc độ gia tăng phương tiện giao thông đường bộ lớn nhất cả nước. Riêng tại TP HCM, số phương tiện giao thông đã chiếm đến 1/3 cả nước. Đáng lưu ý, ở nước ta, đa số phương tiện giao thông cá nhân sử dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu diezen, hiếm dùng nhiên liệu sạch nên áp lực lên môi trường không khí hết sức nặng nề. Đại diện Bộ TNMT còn chỉ ra thực tế: Trong 15 năm qua, hàng loạt nhà máy thủy điện nhỏ được xây dựng khắp nơi dẫn đến việc phá hủy hàng hoạt diện tích rừng, làm giảm hấp thụ CO2 đáng kể. Chưa kể, 52 nhà máy nhiệt điện chạy than, 2 nhà máy nhiệt điện nguyên tử sẽ được xây dựng theo Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 xét đến năm 2030 (Quy hoạch Điện VII) cũng gây áp lực không nhỏ đến môi trường không khí. Theo báo cáo tổng hợp của Bộ Công Thương, năm 2013, các nhà máy nhiệt điện chạy than cũ như Uông Bí, Ninh Bình, Phả Lại chủ yếu là nhiệt điện ngưng hơi, sử dụng lò hơi tuần hoàn tự nhiên, công suất thấp, không đáp ứng được yêu cầu về môi trường như không áp dụng công nghệ xử lý khói thải, không đạt các chỉ số thông hơi ban đầu như thiết kế. Một đề tài nghiên cứu về tổng lượng chất thải gây ô nhiễm không khí thị xã Uông Bí ước tính: bụi khoảng 2104 tấn/năm, SO2 1251 tấn/năm, NOx 1152 tấn/năm, CO 475 tấn/năm, VOC 120 tấn/năm, Pb 3 tấn/năm.[17] Với ngành xi măng và thép, Bộ Công Thương cũng đánh giá việc kiểm soát ô nhiễm môi trường của các nhà máy chưa được thực hiện thường xuyên. Nhiều nhà máy xi măng sử dụng các thiết bị xử lý môi trường với hiệu quả thấp. Thậm chí, có nhà máy không vận hành các thiết bị lọc bụi vào ban đêm. Nhiều nhà máy thép chủ yếu nhập phế liệu về sản xuất thép chất lượng thấp. Đây là những nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ.[19] Hàm lượng khí SO2, NO2 trong không khí quá cao là nguyên nhân chính gây ra mưa axit. Từng có một nghiên cứu của Viện Khoa học Khí tượng
  32. 24 - Thủy văn và Môi trường về môi trường Hà Nội công bố, mỗi năm nồng độ các khí SO2, NO2 trung bình tăng từ 10-60%, nồng độ CO tại các trục giao thông lớn luôn có xe máy và xe buýt lưu thông, lúc nào cũng cao hơn khoảng 5 lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nghiên cứu này viết: “Trong khi chất lượng nhiên liệu chưa tốt, chứa nhiều tạp chất tác động đến môi trường, cụ thể là hàm lượng benzen trong xăng quá cao (5% so với 1%), hàm lượng lưu huỳnh trong điezen cao 0,5-1%, cùng với lượng than tiêu thụ trung bình 250 nghìn tấn/năm, xăng dầu 250 nghìn tấn/năm, đã thải ra một lượng lớn bụi, SO2, CO, NO2, gây tác động xấu đến chất lượng không khí”. [21] Bên cạnh giao thông, sinh hoạt gia đình với hình thức đun nấu bằng than, củi, công trình xây dựng và các hoạt động của các khu công nghiệp cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Các nhà khoa học đã nghiên cứu nếu ở Hà Nội, dùng bếp than tổ ong để đun nấu với lượng tiêu thụ trung bình 2 kg than/ngày, tức 50-60 kg than/tháng thì lượng khí thải của tất cả những gia đình sử dụng hình thức đun nấu này cũng góp phần không nhỏ vào tình trạng ô nhiễm không khí hiện nay. Hoạt động chôn lấp chất thải rắn, việc xử lý chất thải rắn bằng biện pháp tiêu hủy cũng góp phần đáng kể gây ô nhiễm môi trường không khí. Việc đốt rác sẽ làm phát sinh khói, tro bụi và các mùi khó chịu. Chất thải rắn có thể bao gồm các hợp chất chứa Clo, Flo, lưu huỳnh và nitơ, khi đốt lên làm phát thải một lượng không nhỏ các chất khí độc hại hoặc có tác dụng ăn mòn. Mặt khác, nếu nhiệt độ tại lò đốt rác không đủ cao và hệ thống thu hồi quản lý khí thải phát sinh không đảm bảo, khiến cho chất thải rắn không được tiêu hủy hoàn toàn làm phát sinh các khí CO, oxit nitơ, dioxin và furan bay hơi là các chất rất độc hại đối với sức khỏe con người. Một số kim loại nặng và hợp chất chứa kim loại (như thủy ngân, chì) cũng có thể bay hơi, theo tro bụi phát tán vào môi trường. Mặc dù, ô nhiễm tro bụi thường là lý do khiếu nại của
  33. 25 cộng đồng vì dễ nhận biết bằng mắt thường, nhưng tác nhân gây ô nhiễm nguy hiểm hơn nhiều chính là các hợp chất (như kim loại nặng, dioxin và furan) bám trên bề mặt hạt bụi phát tán vào không khí. [4] Ô nhiễm mùi thường xảy ra ở hai bên kênh rạch, rãnh thoát nước trong đô thị do sự thối rữa của các chất hữu cơ, vi sinh vật và rác thải tạo ra các khí ô nhiễm H2S, NH3, CH4 Ô nhiễm mùi hôi tanh ở một số vùng đô thị ven biển có cảng cá và cơ sở chế biến hải sản, giết mổ gia súc. Ô nhiễm mùi hôi hóa chất ở gần các xí nghiệp chế biến mủ cao su, nhà máy chế biến phân hóa học. Và mùi khói thuốc lá thì có mặt ở khắp mọi nơi và cả ở những nơi cấm hút thuốc như bệnh viện, trường học. Theo báo cáo môi trường quốc gia năm 2013 về chất thải rắn thì khối lượng khí phát sinh từ các bãi rác chịu ảnh hưởng đáng kể của nhiệt độ không khí và thay đổi theo mùa. Lượng khí phát thải tăng khi nhiệt độ tăng, lượng khí phát thải trong mùa hè cao hơn mùa đông. Đối với các bãi chôn lấp, ước tính 30% các chất khí phát sinh trong quá trình phân hủy rác có thể thoát lên trên mặt đất mà không cần một sự tác động nào. [4] Khi vận chuyển và lưu giữ chất thải rắn sẽ phát sinh mùi do quá trình phân hủy các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường không khí. Các khí phát sinh từ quá trình phân hủy chất hữu cơ trong chất thải rắn: Amoni có mùi khai, phân có mùi hôi, Hydrosunfur mùi trứng thối, Sunfur hữu cơ mùi bắp cải thối rữa, Mecaptan hôi nồng, Amin mùi cá ươn, Diamin mùi thịt thối, Cl2 hôi nồng, Phenol mùi đặc trưng. Tại khu công nghiệp thuỷ sản Thọ Quang (Đà Nẵng), hiện mới chỉ có 10 doanh nghiệp đầu tư, hoạt động, nhưng đã có đến 7 doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ngoài cả ngàn mét khối nước thải ô nhiễm đổ trực tiếp từ các nhà máy chế biến ra sông Hàn, gây mùi hôi thối nồng nặc cả vùng trời, việc phơi phóng thuỷ - hải sản, xác tôm cá khi xay chế biến
  34. 26 thức ăn gia súc cũng góp phần gây ô nhiễm nghiêm trọng bầu không khí. Hàng trăm hộ dân gần KCN thuỷ sản Thọ Quang cũng đã phản ứng dữ dội khi nhà máy chế biến thức ăn azet thải khói trắng cùng mùi hôi thối quá mức ra môi trường, ảnh hưởng đến 400 hộ dân khu vực xung quanh. [19] Quá trình đô thị hóa tăng lên, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng theo, hoạt động xây dựng sản xuất là những nguyên nhân cơ bản gây ra ô nhiễm tiếng ồn, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ngoài ra các thành phần khác của không khí như: độ rung, ánh sáng, bức xạ cũng đang bị ô nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. 2.4. Ảnh hưởng của ô nhiễm không khí đến sức khỏe cộng đồng Ô nhiễm không khí ngoài trời là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh ung thư ở người. Theo báo cáo mới nhất của WHO hồi trung tuần tháng Mười vừa qua, không chỉ gây nguy cơ lớn cho sức khỏe của con người, ô nhiễm khói bụi còn là một trong những nguyên nhân dẫn tới nhiều bệnh ung thư chết người. Cùng với nhiều chất nguy hiểm như amiăng, thuốc lá, phóng xạ, tia cực tím, WHO coi ô nhiễm không khí là gây sinh ung thư trong môi trường nguy hiểm nhất, đặc biệt là khí thải từ giao thông vận tải, các nhà máy điện, sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Năm 2010, hơn 220.000 trường hợp tử vong do ung thư phổi trên toàn thế giới có liên quan đến ô nhiễm không khí và đây cũng là nguyên nhân liên quan đến tăng nguy cơ gây ung thư bàng quang . Ô nhiễm không khí do các nguồn từ đun nấu tới khí thải xe hơi đã trở thành vấn đề sức khỏe môi trường tồi tệ nhất của thế giới, góp phần vào con số gây sốc 7 triệu người chết trong năm 2012. [21] Thực tế, nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra khi môi trường không khí ô nhiễm, sức khỏe con người cũng suy giảm, gây các bệnh hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, suy nhược thần kinh, tim mạch và làm giảm tuổi thọ. “Nguy hiểm nhất là ô nhiễm môi trường có thể gây ra ung thư
  35. 27 phổi. Trẻ em lứa tuổi học đường sống quanh các nút giao thông có biểu hiện triệu chứng rõ rệt tới sức khỏe như kích thích các hệ cơ quan mắt, mũi, họng, da và thần kinh thực vật”. [20] Ở Hà Nội, theo khảo sát của Sở Y tế Hà Nội, 72% hộ gia đình có người mắc bệnh do ô nhiễm không khí. Đây là tỷ lệ quá cao so với các khu vực khác bởi Hà Nội và TP Hồ Chí Minh được nhận định là hai thành phố ô nhiễm không khí nặng nhất. Ông Jacques Moussafir, chuyên gia người Pháp chuyên cung cấp giải pháp phần mềm tính toán, mô phỏng ô nhiễm môi trường không khí và hỗ trợ dự báo khí tượng khẳng định tại một cuộc hội thảo về cải tạo chất lượng không khí và giao thông đô thị đã khẳng định: “Tại các đô thị lớn ở Việt Nam, ô nhiễm không khí ảnh hưởng tới hoạt động của người dân mọi lúc, mọi nơi, nhất là ở thủ đô Hà Nội. Đây là một trong những thành phố ô nhiễm không chỉ nhất Đông Nam Á mà còn Châu Á”. Còn theo một nghiên cứu được công bố tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos,Việt Nam nằm trong 10 quốc gia có chất lượng không khí thấp nhất và ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người. [17] Mỗi năm có khoảng 2 triệu người chết vì ô nhiễm không khí - đó là lời cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra cuối tháng 9-2011. Ở nhiều thành phố, ô nhiễm không khí đang đạt tới mức đe dọa sức khỏe con người, theo nhận định của WHO sau khi kết hợp dữ liệu về chất lượng không khí trong thời gian từ 2003-2010 tại 1.100 thành phố ở 91 quốc gia. Trong đó, đặc biệt nghiêm trọng là Trung Quốc và các quốc gia khu vực Đông Nam Á. WHO ước tính hơn 2 triệu người trên thế giới chết hằng năm vì ô nhiễm không khí ngoài trời và trong nhà, do hít phải những hạt bụi PM10 rất nhỏ, có thể xâm nhập vào phổi và mạch máu, gây ra bệnh tim, ung thư, hen suyễn và các bệnh về hô hấp. Báo cáo của WHO cho thấy ở một số thành phố, mật độ bụi trong không khí lên tới 300 µg/m3. Theo các chuyên gia của WHO, việc giảm mật độ bụi PM10 từ 70 µg/m3 xuống 20 µg/m3 có thể giúp giảm 15% tỉ lệ tử vong
  36. 28 do các bệnh liên quan tới ô nhiễm không khí. Nếu thành công, đây sẽ là tiến bộ lớn trong lĩnh vực sức khỏe cộng đồng. [18] Theo nghiên cứu công bố trong tạp chí Environmental Research Letters của Viện Vật lý (IOP), ước tính khoảng 470.000 người chết mỗi năm do sự gia tăng hàm lượng ozone bởi con người gây ra. Cũng theo nghiên cứu, ước tính khoảng 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm do con người làm gia tăng nồng độ bụi có kích cỡ nhỏ trong không khí (PM 2.5). Những hạt bụi nhỏ li ti này lơ lửng trong không khí và có thể xâm nhập sâu vào phổi, gây ung thư và nhiều bệnh về đường hô hấp. Tác giả nghiên cứu Đại học Cambrige cho biết: “Sự đánh giá của chúng tôi về vấn đề ô nhiễm không khí ngoài trời bao gồm các yếu tố quan trọng nhất gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Một số ca tử vong thường xảy ra trong khu vực Đông Á và Nam Á, nơi có mật độ dân số cao và đây là nơi ô nhiễm môi trường không khí xảy ra nghiêm trọng" . Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của con người bằng nhiều cách cả ngắn hạn và ảnh hưởng lâu dài. Trẻ em và người cao tuổi thường bị nhiều hơn từ các tác động của ô nhiễm không khí. Những người có vấn đề sức khỏe như bệnh hen suyễn, tim và bệnh phổi cũng có thể bị hơn khi không khí bị ô nhiễm. Mức độ mà một cá nhân bị tổn thương do ô nhiễm không khí thường phụ thuộc vào tổng số tiếp xúc với các hóa chất gây hại. Ví dụ về tác động ngắn hạn bao gồm kích ứng mắt, mũi và họng, và nhiễm trùng đường hô hấp trên như viêm phế quản và viêm phổi. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn, và phản ứng dị ứng. Ô nhiễm không khí ngắn hạn có thể làm trầm trọng thêm tình trạng sức khỏe của các cá nhân bị bệnh hen suyễn và bệnh khí thũng. [1] Ảnh hưởng sức khỏe lâu dài có thể bao gồm bệnh hô hấp mãn tính, ung thư phổi, bệnh tim, và thậm chí gây tổn hại đến não, dây thần kinh, gan, hoặc thận. Tiếp xúc liên tục với ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến phổi của trẻ em,
  37. 29 người cao tuổi ngày càng tăng và có thể ngày càng trầm trọng, phức tạp. Người ta ước tính rằng một nửa triệu người chết sớm mỗi năm tại Hoa Kỳ là kết quả của hút thuốc lá. Tác dụng bệnh lý của một số chất độc hại đối với sức khỏe con người được thể hiện qua bảng 2.1: Bảng 2.1: Tác dụng bệnh lý của một số chất khí độc hại đối với sức khỏe con người Tác nhân ô Tác dụng bệnh lý đối với Nguồn phát sinh nhiễm người Andehyt Từ quá trình phân ly dầu Gây buồn phiền cắu gắt, làm mỡ và glyxerin bằng ảnh hưởng đến bộ máy hô phương nhiệt hấp. Amoniac Từ quá trình hoá học Gây viêm tấy đường hô hấp trong sản xuất phân đạm, sơn hay thuốc nổ Asin (AsH3) Từ quá trình hàn nối sắt Làm giảm hồng cầu trong thép hoặc sản xuất que máu, tác hại thận, gây bệnh hàn có chứa asen vàng da Cacbon (C) Ống xả khói ô tô, xe Giảm bớt khả năng lưu máy, ống khói đốt than chuyển oxy trong máu Clo Tẩy vải sợi và các quá Gây nguy hại đối với toàn bộ trình hoá học tương tự đường hô hấp và mắt Hidro xyanit Khói phun ra, các lò chế Gây tác hại đối với tế bào biến hoá chất, mạ kim loại thần kinh, đau đầu làm khô họng gây mờ mắt Hidro Florua Tinh luyện dầu khí, khắc Gây mỏi mệt toàn thân (HF) kính bằng axit, sản xuất nhôm, phân bón Hidro Sunfit Công nghiệp hoá chất và Giống mùi trứng thối, gây (H2S) tinh luyện nhiên liệu có buồn nôn, gây kích thích mắt nhựa đường và họng Nitơ oxit (NOx) Ống xả khúi ô tô, xe Gây ảnh hưởng đến bộ máy máy,công nghệ làm mềm hô hấp, muội xâm nhập vào hoá Than phổi Sunfua đioxit Quá trình đốt than và dầu khí Gây tức ngực, đau đầu, nôn mửa Tro, muội, khói Từ lò đốt ở các ngành Đau mắt, có thể gây bệnh ung công nghiệp thư
  38. 30 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NÔI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1.Đối tượng Không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 3.1.2.Phạm vi nghiên cứu Một số xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1. Địa điểm Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Sóc Sơn. 3.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ 05/06/2018 đến 30/10/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Đánh giá sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn - Về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên + Điều kiện tự nhiên: Vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, sông ngòi, thủy văn trên địa bàn huyện Sóc Sơn + Tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, nước, rừng, nhân văn, khoáng sản - Về điều kiện kinh tế xã hội + Thực trạng phát triển của các ngành nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp, dịch vụ + Tình hình dân cư, lao động, việc làm + Tình hình giáo dục, y tế, văn hóa trên địa bàn huyện 3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng môi trường không khí: lựa chọn 06 điểm đại diện để lấy mẫu
  39. 31 - Đánh giá nhận xét hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại một số xã trên địa bàn huyện Sóc Sơn 3.3.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn - Đề xuất giải pháp đối với cơ quan quản lý - Giải pháp cho các phương tiện giao thông - Giải pháp đối với người dân - Các giải pháp khác 3.4.Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa Điều tra khảo sát thực địa nhằm cung cấp thông tin làm tăng độ chính xác của tài liệu thu được và cung cấp những thông tin nhanh về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội cũng như các vấn đề môi trường của huyện. Phương pháp này bổ sung những số liệu thực tế chính xác giúp cho đề tài có độ tin cậy và tính khả thi cao hơn. - Thu thập số liệu và tài liệu liên quan tới điều kiện tự nhiên kinh tế, xã hội, tài nguyên và môi trường. - Điều tra nguồn phát sinh khí thải tại địa phương. - Đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại địa phương. Các phương pháp nghiên cứu thực địa nhằm so sánh, đối chiếu các khu vực khác nhau, kiểm định và khẳng định những kết quả đạt được từ quá trình phân tích hay tính toán, thu thập, đo đạc bổ sung các số liệu, tài liệu thực tế tại các khu vực thiếu số liệu. 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích môi trường không khí Phương pháp này được kết hợp giữa phân tích hoá tại các phòng thí nghiệm và đo nhanh tại hiện trường. Lấy mẫu và phân tích mẫu theo “Quy định phương pháp quan trắc – phân tích môi trường và quản lý số liệu của
  40. 32 Cục Môi Trường – Hà Nội 1999 ”. Sau đó so sánh với các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành như: QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh; QCVN 06:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong môi trường không khí xung quanh; * Thiết bị đo đạc, phân tích - Thiết bị đo vi khí hậu: Các thông số đo vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió) được đo bằng thiết bị đo vi khí hậu DAVIS Instruments 7978 (Mỹ). - Thiết bị đo tiếng ồn: Mức độ ồn được đo bằng thiết bị đo ồn EXTECH Instruments 407730 (Đức). - Thiết bị phân tích hơi khí độc: Các chỉ tiêu hơi khí độc (CO2, NO2, H2S) được phân tích nhanh tại thực địa bằng thiết bị phân tích hơi khí độc tự động OLDHAM MX21 Plus (Pháp). Lấy mẫu phân tích nồng độ hơi, khí độc vào các dung dịch hấp thụ bằng các thiết bị lấy mẫu BUCK-VSS 5 (Mỹ) và KIMOTO (Nhật). Các mẫu này sau đó được phân tích bằng các phương pháp GC tại Labor phân tích môi trường không khí. Thiết bị lấy mẫu không khí: Thiết bị đo lưu lượng mẫu BUCK-VSS 5 (Mỹ). Thiết bị lấy mẫu không khí KIMOTO (Nhật). Các mẫu không khí được thu thập và bảo quản, sau đó đưa về phân tích tại Phòng Thí nghiệm Hóa – Lý nghiệp vụ và phân tích môi trường tại Viện Kỹ thuật và công nghệ môi trường và tài liệu nghiệp vụ.
  41. 33 Bảng 3.1.Thể hiện phương pháp phân tích mẫu SST Thông số Đơn vị Phương pháp phân tích 1 Nhiệt độ oC 2 Độ ẩm % QCVN 46:2012/BTNMT 3 Vận tốc gió m/s 3 4 S02 µg/m TCVN 5978:1995 3 5 N02 µg/m TCVN 6137:2009 6 CO µg/m3 TCVN 5972:1995 7 Tổng bụi lơ lửng µg/m3 TCVN 5067:1995 3 8 NH3 µg/m TCVN 5969:1995 3 9 H2S µg/m TCVN 5969:1995 3.4.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu thứ cấp Tài liệu thứ cấp là tài liệu có sẵn hoặc số liệu thống kê ở địa phương (cả dạng xuất bản và không xuất bản) về các vấn đề có liên quan đến nội dung nghiên cứu. Thông tin thứ cấp cung cấp cơ sở cho việc chuẩn bị nội dung công việc điều tra thực địa, giảm bớt sự tập trung vào những vấn đề đã có thông tin và có thể thay thế cho những thông tin không thu thập được vì nhiều lý do khác nhau. Phương pháp này được thực hiện trên cơ sở kế thừa, phân tích và tổng hợp các nguồn tài liệu, tài liệu, số liệu, thông tin có liên quan một cách có chọn lọc từ đó đánh giá theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu. Nguồn tài liệu, số liệu sẵn có liên quan đến vấn đề nghiên cứu được thu thập, tổng hợp từ các cơ quan quản lý nhà nước gồm: - Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Sóc Sơn - UBND huyện Sóc Sơn
  42. 34 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội huyện Sóc Sơn 4.1.1 Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1 Vị trí địa lý Sóc Sơn là huyện ngoại thành ở phía bắc thủ đô Hà Nội. Trung tâm huyện cách trung tâm Hà Nội gần 30 km. Sóc Sơn được định vị trong mối quan hệ với các địa phương lân cận như sau: - Phía Bắc : Giáp với huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên -Phía Đông: Giáp với huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh -Phía Tây: Giáp với thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc -Phía Nam: Giáp với huyện Đông Anh thành phố Hà Nội Bản đồ:
  43. 35 Sóc Sơn là đầu mối giao thông thuận tiện nối thủ đô với sân bay Nội Bài, các khu công nghiệp, các trung tâm dịch vụ lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; với các tỉnh phía Bắc và Đông Bắc nước ta qua hệ thống quốc lộ như quốc lộ 2 đi Tuyên Quang, Hà Giang , quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, Bắc Cạn , đường cao tốc Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai; quốc lộ 18 đi một số tỉnh phía Bắc và Quảng Ninh; các tuyến đường sắt, đường thuỷ đi các tỉnh phía Bắc Đây là một trong những lợi thế quan trọng của Sóc Sơn trong lưu thông hàng hoá, hành khách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của huyện. 4.1.1.2. Địa hình Sóc Sơn là một huyện trung du, đồi núi, nằm trong vùng chuyển tiếp từ vùng núi Tam Đảo xuống đồng bằng sông Hồng, có địa hình đa dạng, phức tạp và có độ dốc thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Toàn huyện được chia thành 3 vùng với những đặc trưng khác nhau về địa hình: Vùng đồi gò bao gồm 9 xã: Nam Sơn, Bắc Sơn, Hồng Kỳ, Minh Trí, Minh Phú, Phù Linh, Hiền Ninh, Quang Tiến, Tân Dân, có cao độ địa hình từ 15 ÷ 200m. Sườn núi có độ dốc 40 ÷ 500. Vùng đất giữa bao gồm 8 xã: Phù Lỗ, Phú Cường, Phú Minh, Thanh Xuân, Tiên Dược, Mai Đình, Tân Minh và thị trấn Huyện, có cao độ địa hình từ 10 ÷ 15m. Vùng trũng gồm 9 xã ven các sông Cầu, Cà Lồ: Trung Giã, Tân Hưng, Bắc Phú, Việt Long, Xuân Giang, Đức Hoà, Xuân Thu, Kim Lũ, Đông Xuân, có cao độ địa hình từ 4 ÷ 9m. Với đặc điểm địa hình chia làm 3 vùng rõ rệt tạo điều kiện cho việc định hướng phát triển kinh tế theo đặc điểm và thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự phát triển đa dạng về kinh tế, văn hoá, xã hội của Sóc Sơn. Đồng
  44. 36 thời,với địa hình dốc tự nhiên, sẽ tương đối thuận lợi cho việc thiết kế hệ thống tiêu thoát nước trong quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Sóc Sơn. 4.1.1.3. Khí hậu Khí hậu huyện Sóc Sơn về cơ bản là thuộc khí hậu của vùng Hà Nội, chịu ảnh hưởng của chế độ nhiệt đới ẩm gió mùa nội chí tuyến. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 10, mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. - Nhiệt độ không khí trung bình trong năm khoảng 24,46ºC. - Số giờ nắng trung bình khá dồi dào với 1.645 giờ. Trung bình một ngày có 3-5 giờ nắng, tháng có giờ nắng cao nhất là tháng 7 và tháng 10 (trung bình mỗi ngày có tới 7 giờ nắng). - Bức xạ tổng cộng hàng năm của khu vực là 125,7 kcal/cm², bức xạ quang hợp chỉ đạt 61,4 kcal/cm². - Lượng mưa trung bình trong năm đạt 1.600 – 1.700 mm (1.670 mm), lượng mưa năm ít nhất là 1.000 mm, lượng mưa năm nhiều nhất là 2.630 mm. Song lượng mưa phân bố không đều trong năm, mùa mưa tập trung vào các tháng 7,8,9 với lượng mưa chiếm 80 – 85% lượng mưa của cả năm. Lượng bốc hơi trung bình năm đạt 650 mm. - Độ ẩm không khí trung bình 84%. - Hướng gió: Có hai hướng gió chính là gió hướng đông nam vào mùa hè và gió hướng đông bắc vào mùa đông. Tốc độ gió trung bình: 3m/s.Tốc độ gió trung bình: 3m/s. - Bão: Bão xuất hiện vào khoảng tháng 7 đến tháng 10, tháng 8 bão xảy ra nhiều nhất, thường trùng với thời kỳ nước sông Hồng dâng cao. Hàng năm huyện Sóc Sơn nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của 5 – 7 cơn bão. Các yếu tố khí hậu khác trong năm: sương muối có từ 2-3 ngày/năm, mưa phùn khoảng 40 ngày/năm, số giờ nắng trung bình: 1620 giờ/năm.
  45. 37 Lượng bức xạ: 8,5kcal/cm2/tháng.[13] Nhìn chung, huyện nằm trong vùng khí hậu tương đối thuận lợi, đặc biệt là cho sản xuất nông nghiệp với khả năng bố trí nhiều vụ gieo trồng trong năm. 4.1.1.4. Sông ngòi – Thủy văn Huyện Sóc Sơn có 3 tuyến sông chính chảy qua: - Sông Cà Lồ chảy qua phía Nam Huyện với chiều dài 20 km, cao độ mực nước tại Phú Cường: Hmax=+8,99m (ứng với tần suất tính toán P=10%), lưu lượng: Qmax= 268m3/s, Q min= 4,5m3/s. Cao trình đê 10,5m, mặt đê rộng 6m. - Sông cầu bao quanh phía Đông của Huyện từ KM 17 đến KM 28 +828 dài 11.828 mét với điểm đầu ở Trung Giả (sông Công nhập vào) đến điểm cuối ở Việt Long. Toàn bộ tuyến đê đã được cứng hoá bê tông với mặt rộng 5m. Sông Công chảy qua phía Bắc Huyện với chiều dài 11km, nhập với sông Cầu tại Trung Giã. Cao độ mực nước: Hmax= 9,3m (với tần suất P=10%), lưu lượng: Qmax= 1880 m3/s, Qmin= 0,32 m3/s.[13] Ngoài ra, huyện còn có nhiều hồ ở vùng đồi gò, trong đó có một số hồ lớn như Hàm Lợn, Đồng Đò, Đồng Quan, Cầu Bãi Hệ thống sông ngòi tạo điều kiện cho Sóc Sơn có khả năng phát triển vận tải thuỷ và đáp ứng được một phần nhu cầu nước tưới cho sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên là huyện có diện tích đồi gò lớn nhất Thành phố, nên hiện trạng cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn.[13] 4.1.1.5 Các nguồn tài nguyên *Tài nguyên đất Tài nguyên đất của huyện có 15 loại đất chính, trong đó: A. Đất phù sa có diện tích phân bố ở hầu khắp trên địa bàn huyện, nhưng tập trung nhiều ở các xã phía Nam huyện. Tổng diện tích khoảng 5.061 ha, bao gồm 8 loại sau đây: - Đất phù sa được bồi hàng năm thường chua (Pb.c).
  46. 38 - Đất phù sa ít được bồi trung tính kiềm yếu (Pb.i.k). - Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu (Pb). - Đất phù sa không được bồi có gley trung bình hoặc mạnh (Ps). - Đất phù sa không được bồi không gley hoặc gley yếu thường chua (Pc). - Đất phù sa không được bồi gley mạnh úng nước mưa mùa hè (Pj). - Đất phù sa ngòi suối (Py). - Đất phù sa không được bồi dưới có sản phẩm feralitic (Pf). Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi lắng phù sa của các con sông, đã có sự phân hoá theo thời gian, không gian và đặc điểm hình thành. Nhìn chung các vùng đất phù sa tương đối bằng phẳng (cốt +3,5 m ÷ +5,5 m); thành phần cơ giới đất từ thịt trung bình đến thịt nặng; thành phần dinh dưỡng khá, hàm lượng mùn đạt 2-3%, đạm 0,15-0,20%. Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng. B. Đất bạc màu bao gồm 2 loại: - Đất bạc màu phát triển trên phù sa cũ. - Đất dốc tụ xen đồi núi. Nhìn chung, các loại đất bạc màu có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng thấp. Địa hình phần lớn đồi núi thấp và ruộng bậc thang với tầng canh tác mỏng. C. Nhóm đất feralitic: là nhóm đất đặc trưng của vùng đồi gò Sóc Sơn với 5 loại đất sau: - Đất feralitic. - Đất feralitic vàng đỏ hoặc vàng. - Đất feralitic vàng hoặc đỏ vàng. - Đất feralitic nâu vàng. - Đất feralitic biến đổi do trồng lúa nước (Fl).
  47. 39 D. Diện tích còn lại là các loại đất khác với 3.356 ha chiếm khoảng 11% diện tích tự nhiên của huyện. *Tài nguyên nước A. Nguồn nước mặt: huyện Sóc Sơn có trữ lượng nước mặt khá dồi dào tuy nhiên nguồn nước mặt đang bị nguy cơ ô nhiễm đe dọa khó khăn cho khai thác phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Hàng năm riêng vùng đồi gò đã tiếp nhận trung bình 50-60 triệu m3 nước mưa, đây là lượng nước mưa nghèo, phân bố không đều trong năm. Chính vì vậy nước mặt của huyện được khai thác từ 3 nguồn chính: - Nước mưa được giữ lại bằng các hồ chứa như: Đại Lải qua Kênh số II, Đồng Quang, Cầu Bãi, Hoa Sơn, Đạo Đức, - Nước của các sông chảy qua huyện: sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ. - Nước từ sông Hồng qua hệ thống tiếp từ Đông Anh. B. Nguồn nước ngầm: huyện nằm trong khu vực có nguồn nước ngầm khá dồi dào với trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có tầng bảo vệ chống ô nhiễm. Vùng đồng bằng của huyện nước ngầm nông ở độ sâu 0,7-1,3m vào mùa mưa, vào mùa khô có độ sâu 3,2m. Nước ngầm ổn định ở độ sâu 3,1- 3,2m với áp lực yếu không ảnh hưởng lớn đến các công trình xây dựng. Vùng đồi gò của huyện, mực nước ngầm có độ sâu từ 30-40m với tầng chứa nước khoảng 4-20m tuỳ theo các khu vực tăng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Chất lượng nước tốt thuộc loại nước nhạt, nước mềm đến rất mềm, hàm lượng sắt cao nên khi sử dụng cần phải có biện pháp xử lý. Theo tài liệu của Liên đoàn địa chất 64 cấp năm 1995 có 3 tầng chứa nước: Tầng mạch nông không áp (ph); tầng chứa nước có áp yếu (qp2) và tầng chứa áp lực (pql).
  48. 40 Tầng chứa nước chính (pql) ở phía Nam dọc sông Cà Lồ và phía Đông dọc theo sông Cầu có khả năng khai thác với quy mô vừa, càng lên phía Tây Bắc thì độ sâu tầng nước ngầm càng giảm. Nhìn chung, Sóc Sơn vẫn là vùng nghèo nước, đặc biệt ở vùng đồi gò, lượng mưa phân bố không đều theo không gian và thời gian trong năm đã làm cho huyện trở thành vùng hạn và ngập úng trọng điểm của Hà Nội. Do đó, để phát triển lâu bền môi trường tự nhiên, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cần có chiến lược bảo vệ và phát triển tài nguyên nước cho huyện và cho vùng thông qua xây dựng, nâng cấp các hồ, đập để giữ nước phục vụ sản xuất nông, lâm nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân và phát triển du lịch. * Tài nguyên rừng Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2016 toàn huyện hiện có 4.436,61 ha đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng phòng hộ phân bố ở khu vực núi phía Bắc huyện. Rừng của Sóc Sơn chủ yếu là các loại cây như: thông, bạch đàn, keo và các loại hỗn giao, trước đây ở một số khu vực đã trồng các cây rừng bản địa: lim xanh, bời lời nhớt, muồng, côm tầng, dung sạn, Hiện nay tổng diện tích đất có rừng là 3.596 ha, trong đó rừng có trữ lượng là 3.181,7 ha, với tổng trữ lượng là 224.468,1 m3, trong đó: - Rừng Thông: có tổng diện tích 1.062 ha, trong đó đã có trữ lượng là 1.056,7 ha, tập trung nhiều ở các xã Nam Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Tiên Dược và Minh Trí. Đây là loài cây có khả năng sinh trưởng tốt trên các đồi trọc của Sóc Sơn, cung cấp gỗ và cho nhựa phục vụ sản xuất, bên cạnh đó rừng Thông còn có ý nghĩa trong việc tạo cảnh đẹp, tạo không khí trong sạch và là nơi nghỉ mát hay dưỡng bệnh rất tốt. Tổng trữ lượng của rừng thông là 117.490,5 m3, chiếm 52,4%.[13]
  49. 41 - Rừng hỗn giao có tổng diện tích 1.894,1 ha, được trồng ở hầu hết các xã, bao gồm các kiểu rừng: Thông + Keo, Bạch đàn + cây khác, nhìn chung cây sinh trưởng và phát triển tốt, phù hợp với điều kiện tự nhiên trong vùng. Đến nay đã có 1.668,1 ha diện tích rừng hỗn giao cho trữ lượng 76.022 m3. [13] * Tài nguyên nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển của con người Hà Nội nói chung và Sóc Sơn nói riêng đã có từ vài nghìn năm trước, gắn với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc Việt Nam. Ngay từ thời các Vua Hùng dựng nước Văn Lang, tổ tiên chúng ta đã đến làm ăn sinh sống ở vùng đất này. Ngoài cây trồng chính là cây lúa nước, người dân còn có nghề trồng rau và cây ăn quả; gắn với nghề làm ruộng còn có nghề chăn nuôi, nghề rừng, nghề săn bắn và nghề nuôi cá. Nhiều nghề thủ công xuất hiện và phát triển cùng với nghề nông theo nhu cầu của cuộc sống. Vùng đất này đã gắn với nhiều truyền thuyết, các di tích lịch sử đã ghi lại những truyền thống hào hùng của dân tộc ta trong đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt là di tích lịch sử Đền Sóc (xã Phù Linh) gắn với truyền thuyết Thánh Gióng đánh đuổi giặc Ân bảo vệ đất nước. Bên cạnh đó còn có hơn 300 di tích lịch sử, văn hoá khác nằm rải rác ở các xã trong huyện đã minh chứng cho một vùng đất giàu truyền thống lịch sử và đậm chất nhân văn. Sóc Sơn đã và đang cùng với các quận, huyện khác góp phần đưa Thủ đô Hà Nội thành một trung tâm văn hoá của đất nước, nơi hội tụ và thu hút nhân tài, bách nghệ bốn phương. * Tài nguyên khoáng sản Nguồn khoáng sản của huyện chủ yếu là than bùn ở các xã phía Bắc huyện. Vàng sa khoáng ở Minh Trí phân bố dài 500 m bề rộng 30 - 50 m, kèm theo là 1 vành đai thiếc sa khoáng bậc 1 có diện tích 2,2 km2. Ngoài ra còn có
  50. 42 nhiêu loại khoáng sản có giá trị là nguyên vật liệu xây dựng như Kaolin, đá ong, cát xây dựng. Trong đó nổi bật là tiềm năng về Kaolin ở khu vực Minh Phú, Phù Linh với trữ lượng khá lớn có thể khai thác để phát triển công nghiệp sứ dân dụng cho địa phương. Bên cạnh đó là cát vàng và sỏi phục cho xây dựng có thể khai thác dọc sông Công, sông Cầu, tuy nhiên hiện nay nguồn tài nguyên nay đang bị tư nhân khai thác bừa bãi, không có tổ chức dẫn đến việc thất thoát tài nguyên và gây hậu quả sói lở bờ sông. 4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế A. Sản xuất nông-lâm-ngư nghiệp Khu vực nông nghiệp thời gian qua có sự tăng trưởng ổn định so với các ngành kinh tế khác. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 1.714.182 triệu đồng năm 2011 tăng lên 1.890.725 triệu đồng năm 2016 (theo giá thực tế), bình quân tăng 3,05%/năm. Về mặt tương đối, đóng góp của nông nghiệp vào giá trị sản xuất trên địa bàn đã tăng nhẹ từ gần 97,55% tổng giá trị sản xuất trên toàn huyện năm 2011 lên 97,90% năm 2016. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ nông nghiệp của huyện những năm 2012 - 2016 diễn ra theo xu hướng tương đối nhanh, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành trồng trọt, lâm nghiệp giảm chậm, ngành chăn nuôi giảm nhẹ 3%. Chi tiết chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.1. Bảng 4.1. Diễn biến cơ cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 Đơn vị : tính % Năm Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ Lâm Thủy Nghiệp Sản 2012 47.21 47.85 4.94 0.10 2.35 2013 45.08 49.69 5.23 0.07 2.34 2014 40.76 54.61 4.63 0.08 2.27 2015 40.93 53.75 5.32 0.07 2.03 2016 40.11 54.43 5.45 0.07 2.03 Nguồn: Báo cáo Niên giám Thống kê Sóc Sơn 2016[13]
  51. 43 +Tình hình phát triển ngành trồng trọt: Hiện tại trồng trọt chiếm 48,04% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Diện tích của cây lúa, cây ngô đã giảm xuống từ 51 tạ/ha năm 2012, xuống 46,6 tạ/ha năm 2014. Từ năm 2015 - 2016 lại có chiều hướng tăng năng diện tích trồng lúa, cụ thể năm 2015 tăng lên 50,2 ha, đến năm 2016 tăng nhẹ 50,4 ha. + Tình hình phát triển ngành chăn nuôi: Tình hình phát triển ngành chăn nuôi: giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 820.272 triệu đồng năm 2012 lên đến 1.029.210 triệu đồng năm 2016 (giá thực tế), đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 4,46%/năm và chiếm tỷ trọng 46,82% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp. Quy mô các đàn bò, lợn và gia cầm đều có xu hướng tăng, đàn trâu giảm. + Tình hình phát triển ngành thuỷ sản: Sóc Sơn là huyện có điều kiện diện tích khá lớn mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và nhiều hồ đập lớn nhỏ, nhưng ngành thuỷ sản của Sóc Sơn chưa phát triển mạnh, chưa khai thác hiệu quả diện tích thuỷ vực đặc biệt là diện tích làm thuỷ lợi. Giá trị sản xuất thuỷ sản tính theo giá hiện hành có xu hướng giảm nhẹ, cụ thể từ năm 2012 là 41.210 triệu đồng, đến năm 2016 còn 39.140 triệu đồng. + Tình hình phát triển ngành lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng diện tích tự nhiên của huyện, năm 2012 chiếm 17,5% tổng DTTN, đến năm 2016 tỷ lệ này đã tăng lên 21,89% tổng DTTN, tổng diện tích rừng trồng mới giai đoạn 2012 - 2016 là 1.393 ha, bình quân mỗi năm trồng 200ha. Diện tích này phản ánh hoạt động lâm nghiệp trên địa bàn huyện có sự chuyển biến tích cực, đặc biệt về tổ chức quản lý bảo vệ và phát triển rừng theo hướng thay đổi cơ cấu cây trồng theo mục đích kinh tế, sinh thái.[13]
  52. 44 B. Khu vực công nghiệp Trong những năm gần đây, quy mô giá trị sản xuất công nghiệp Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 35% hàng năm giai đoạn 2012-2016, đã có sự phát triển mạnh mẽ so với các năm từ 2001-2011. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất công nghiệp trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2012-2016 đã có sự tăng trưởng đại nhảy vọt, với quy mô tăng trên 36,8 lần (theo giá thực tế). Giá trị sản xuất công nghiệp tăng từ gần 2.918.100 triệu đồng năm 2012 lên 4.486.879 triệu đồng vào năm 2016. Về mặt tốc độ tăng trưởng, chỉ số sự phát triển giá trị sản xuất của ngành công nghiệp Sóc Sơn đạt tốc độ rất cao ở mức 109.11% năm 2012, đến năm 2016 là 110,11%. Điều này cho thấy sự phát triển kinh tế của huyện Sóc Sơn phụ thuộc rất lớn vào lĩnh vực công nghiệp. Về không gian lãnh thổ công nghiệp, trên địa bàn đã hình thành các khu công nghiệp lớn: Khu công nghiệp Nội Bài 100 ha đã đi vào hoạt động, hiện là một trong những trọng điểm thu hút đầu tư của Thành phố; đang hình thành một số khu công nghiệp mới, như: khu công nghiệp sạch Tân Dân-Minh Trí và một số cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp. C. Khu vực kinh tế dịch vụ Quy mô giá trị sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn liên tục tăng cao, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 8,2%/năm giai đoạn 2012- 2016. Về mặt giá trị, quy mô sản xuất dịch vụ trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong giai đoạn 2012 - 2016 đã tăng hơn 6 lần (giá thực tế). Giá trị sản xuất dịch vụ tăng từ gần 47.208 triệu đồng năm 2012 lên 147.205 triệu đồng năm 2016. Nhìn chung, các dịch vụ trên địa bàn huyện đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều đó được thể hiện ở quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trong tổng giá trị sản xuất trên địa bàn thay đổi theo chiều hướng tăng.
  53. 45 Tuy nhiên, tỷ trọng giá trị sản xuất của nhóm ngành dịch vụ còn khá khiêm tốn; các ngành dịch vụ chưa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện. Sự phát triển của ngành chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Trên địa bàn huyện, du lịch và các dịch vụ gia tăng kèm theo chưa phát triển tương xứng với tài nguyên du lịch của huyện.[13] 4.1.2.2. Dân số, lao động và việc làm * Dân số Năm 2011 dân số huyện có 299.625 người, trong đó thị trấn có 4.300 người và các xã có 295.300 người. Đến năm 2016, dân số toàn huyện đã lên tới 326.798 người. Trong những năm qua, tốc độ tăng dân số trung bình hàng năm trên địa bàn huyện qua từng giai đoạn như hình 4.1. Hình 4.1: Dân số trung bình của huyện Sóc Sơn giai đoạn 2012-2016 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên của huyện đang có xu hướng giảm dần.Tỷ lệ gia tăng dân số cơ học đang có xu hướng tăng nhanh do việc đẩy nhanh phát triển công nghiệp, dịch vụ và đô thị.
  54. 46 Nhìn chung, dân số của huyện có cơ cấu trẻ, tỷ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên độ tuổi lao động ở mức thấp so với cả nước. Đây là thuận lợi lớn cho yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Mật độ dân số bình quân của huyện là 977 người/km2, phân bố không đều, mật độ dân số cao ở thị trấn và các xã ven quốc lộ 3, quốc lộ 2, đường 131, trong đó cao nhất ở thị trấn Sóc Sơn với 5.063 người/km2, Phù Lỗ 2.116 người/km2, mật độ dân số thấp nhất ở các xã khu vực miền núi như Bắc Sơn 386 người/km2, Nam Sơn 280 người/ km2. [13] * Lao động Trong thời gian qua, cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối khá và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện Sóc Sơn, cơ cấu lao động trên địa bàn huyện cũng chuyển dịch tích cực. Đến năm 2016 lao động nghiệp, dịch vụ chiếm 40,6% tổng số lao động (tăng 10% so với năm 2010), lao động nông nghiệp chiếm 59,4%. Riêng ngành công nghiệp với tốc độ tăng trưởng cao (23,55%/năm). Các nghề thủ công trên địa bàn huyện được duy trì và phát triển nên đã thu hút được nhiều lao động nông thôn. Năm 2016 công nghiệp đã tạo ra được khoảng 26.000 việc làm.[13] Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tế và đòi hỏi của sự nghiệp CNH – HĐH nông thôn thì chất lượng lao động trên địa bàn huyện nhìn chung chưa cao. Chính vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động vẫn đang gặp khó khăn và là một trong những vấn đề xã hội bức xúc hiện nay. * Việc làm Trong thời gian qua, huyện Sóc Sơn tập trung giải quyết việc làm cho người lao động hướng vào sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, xây
  55. 47 dựng, thương nghiệp nhằm từng bước chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Huyện Sóc Sơn đã phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn, sử dụng các nguồn vốn cho vay để hỗ trợ phát triển sản xuất. Tạo điều kiện về thủ tục, đất đai cho phát triển công nghiệp để thu hút lao động. Huyện đã xây dựng cơ chế khuyến khích nông dân dồn điền đổi thửa, chuyển đổi sản xuất. Ngoài ra, huyện đã mở rộng, nâng cấp mạng lưới dịch vụ thương mại ở các trung tâm và các xã tạo nên thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu đời sống, sinh hoạt và tạo thêm được việc làm cho người lao động. Thông qua các nguồn quỹ quốc gia tạo việc làm và kết hợp với việc tranh thủ các nguồn vốn vay từ ngân hàng và quỹ các hội đoàn thể huyện, đặc biệt là có sự quan tâm đầu tư có mục tiêu hàng năm của thành phố và huyện cho chương trình phát triển kinh tế nói chung và đầu tư trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong giai đoạn 2012 – 2016, huyện đã giải quyết việc làm cho 39.815 lao động, trong đó: - Việc làm trong ngành công nghiệp và xây dựng: 18.902 lao động, chiếm 47,5%. - Việc làm trong ngành thương mại, dịch vụ: 12.272 lao động, chiếm 30,8%. - Việc làm trong ngành nông, lâm nghiệp: 8.641 lao động, chiếm 21,7%. 4.1.2.3. Giáo dục – Y tế - Văn hóa * Giáo dục đào tạo: Trong những năm qua, mạng lưới trường học trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất. Đến nay, 100% các trường tiểu học, THCS đã xoá xong phòng học cấp 4 và xây đủ phòng học, nhà học cao tầng khang trang cho học sinh. Phòng học các trường tiểu học, THCS đã
  56. 48 đầy đủ, khang trang. Riêng phòng học chức năng, hiệu bộ của một số trường còn thiếu hoặc sử dụng phòng học để làm phòng hiệu bộ, phòng chức năng. Về trang thiết bị: huyện đã đầu tư nhiều cho việc mua sắm, bổ sung bàn ghế và đồ dùng dạy học, mua sắm trang thiết bị xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia với mức đầu tư hàng năm gần 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, hệ thống giáo dục huyện Sóc Sơn hiện nay vẫn đang đứng trước một số thách thức: - Do điều kiện tự nhiên và kinh tế và xã hội huyện Sóc Sơn không đồng đều nên ở các vùng kinh tế phát triển thì điều kiện quan tâm đến giáo dục nhiều hơn, có chiều sâu hơn, do đó, chất lượng giáo dục tốt hơn, trình độ học vấn dân cư ở thị trấn, các xã ven đường lộ, các xã trung tâm buôn bán cao hơn hẳn dân cư các xã xa trung tâm, dân cư các thôn xóm thuần nông Mặc dù trong những năm trở lại đây, mạng lưới trường học trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng, đem lại nhiều nét mới so với trước đây,nhưng so với yêu cầu phát triển của ngành giáo dục thành phố nói chung và của huyện Sóc Sơn nói riêng với vai trò là đô thị vệ tinh của thủ đô thì hệ thống giáo dục của huyện cơ sở vật chất sơ sài: phòng học chức năng còn thiếu, nhiều trường phải dùng phòng học để chuyển thành phòng chức năng, nhiều trường chưa có phòng hiệu bộ, hệ thống chiếu sáng, nước sạch, công trình vệ sinh chưa được đảm bảo.[13] * Y tế: Công tác y tế thường xuyên được quan tâm chỉ đạo và thực hiện tốt. Cơ sở vật chất và trang thiết bị được tăng cường từ huyện đến xã, thị trấn,chất lượng khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe được nâng lên rõ rệt: Năm 2016, toàn huyện có 33 cơ sở y tế, trong đó: Tuyến huyện có 1 Trung tâm y tế và Bệnh viện đa khoa với 160 giường bệnh, 05 phòng khám đa khoa khu vực; Tuyến cơ sở có 26 trạm y tế xã. Toàn huyện có 518 cán bộ y
  57. 49 tế, trong đó cán bộ y tế có trình độ bác sĩ và trên đại học là 82 người, y sĩ, kỹ thuật viên là 86 người còn lại là ý tá và hộ sinh. Các cơ sở y tế cơ quan gồm có: Phòng y tế sân bay Nội Bài, trạm y tế sư đoàn 371, dịch vụ khám chữa bệnh của sư đoàn 312, trại phong của thành phố Hà Nội đặt tại xã Minh Trí, trạm y tế của công ty cô phần thủy lợi 2. Ngoài ra trên địa bàn còn có 140 cơ sở hành nghề y dược tư nhân, gồm: 03 phòng khám đa khoa, 04 phòng khám y học cổ truyền, các phòng khám nội, nhi, mắt và các nhà thuốc, quầy thuốc tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của người dân. [13] * Văn hóa Trên địa bàn huyện hiện có 09 đơn vị sự nghiệp văn hoá và 33 câu lạc bộ.Toàn huyện hiện có 163 nhà văn hoá và trung tâm văn hoá – thể thao thôn (làng). Huyện Sóc Sơn có nhiều di tích, toàn huyện hiện có 414 di tích. Trong đó: Trong tổng số 414 di tích đã có 42 di tích đã được xếp hạng (18 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 24 di tích được xếp hạng cấp thành phố). Toàn huyện có 160 lễ hội được tổ chức hàng năm, trong đó có những lễ hội lớn có quy mô vùng như: lễ hội đền Sóc Sơn, lễ hội Đền Thanh Nhàn(Thanh Xuân), lễ hội đền Tam Tổng (xã Phủ Lỗ), còn lại là các hội làng. Trên địa bàn Huyện hiện có 32 cửa hàng karaoke, 02 khách sạn, 22 nhà nghỉ, 6 điểm cắt tóc gội đầu thư giãn, 03 điểm tẩm quất, bấm huyệt, 96 điểm kinh doanh dịch vụ internet và những điểm kinh doanh băng đĩa, sách báo ở rải rác địa bàn 26 xã, thị trấn. [13] 4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông Sóc Sơn là đầu mối của nhiều tuyến giao thông quan trọng nối liền thủ đô Hà Nội với các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ như Quảng
  58. 50 Ninh, Bắc Ninh, Hải Phòng, ; với các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Phú Thọ, Hà Giang, Lào Cai và sang Trung Quốc, thông qua Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 18 và đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, nối liền từ sân bay Nội Bài với trung tâm thành phố. Tổng chiều dài các tuyến đường bộ trên địa bàn huyện là 227 km, mật độ bình quân đạt 0,86 km/km2, trong đó: - Giao thông đường bộ * Các tuyến quốc lộ: + Quốc lộ 3, nối Hà Nội đi Cao Bằng, chạy qua địa bàn huyện theo hướng Bắc Nam + Quốc lộ 2, nối Hà Nội với Lào Cai + Quốc lộ 18 nối từ sân bay Nội Bài với thành phố Hạ Long + Tuyến cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài + Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai + Tuyến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên * Các tuyến tỉnh lộ: Có tổng chiều dài trên 41 km bao gồm các tuyến tỉnh lộ 35, tỉnh lộ 16 và đường 131. Hầu hết các tuyến tỉnh lộ có kết cấu mặt đường bê tông nhựa, tuy nhiên hiện nay có tình trạng đang dần bị xuống cấp. Ngoài ra huyện có khoảng 30 tuyến đường liên xã, đường đô thị với tổng chiều dài khoảng 170 km, với nền rộng 5-6 m, trong đó nhiều tuyến đã được trải nhựa và bê tông hoá, nhiều tuyến quan trọng như: tuyến nối Quốc lộ 3 với đường 35 qua hồ Đồng Quan, tuyến đường vào khu du lịch Đền Sóc vừa được xây dựng, và khoảng 300 km đường giao thông trong các khu dân cư nông thôn, với bề rộng nền khoảng 4 m, rộng mặt 3m. Huyện có hai bến xe khách, gồm: bến xe tại Phù Lỗ với quy mô 23m x 90m và bến xe tại phố Nỉ với quy mô 20m x 45m. Bên cạnh đó còn có rất
  59. 51 nhiều bến phục vụ hoạt động của các tuyến xe buýt dọc Quốc lộ 3, Quốc lộ 2 và đường 131. - Giao thông đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên đi qua các xã phía Đông của huyện với chiều dài khoảng 16 km với 2 ga đường sắt là ga Nỉ và ga Đa Phúc, với quy mô trung bình 50-60 người/ngày. Nền đường sắt đơn, gồm 2 khổ lồng 1000 mm và 1345 mm. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao nên tuyến đường sắt này hiện nay đã tạm dừng hoạt động. - Giao thông đường hàng không sân bay Nội Bài là cảng hàng không quốc tế lớn nhất miền Bắc với diện tích khu vực sân khoảng 325,5 ha, có đường cất hạ cánh rộng 45m dài 3.200 m. Lưu lượng lưu thông đạt khoảng trên 1 triệu lượt khách/ năm và khoảng 16 nghìn tấn hàng hoá. Trong những năm qua, sân bay quốc tế Nội Bài liên tục phát triển cả về quy mô và chất lượng phục vụ. Hiện nay đang được đầu tư xây dựng nhà ga T2 nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao theo quy hoạch được duyệt. - Giao thông đường thuỷ Trên địa bàn huyện có 3 tuyến giao thông đường thuỷ quan trọng nhất là tuyến sông Cầu, sông Công và sông Cà Lồ. Tuy nhiên khả năng khai thác còn hạn chế do phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ nước các sông. Hiện nay, trên sông Công các tuyến vận tải thông qua cảng đầu mối là Trung Giã với hàng hoá chủ yếu là gỗ và vật liệu xây dựng; trên sông Cầu chủ yếu vận chuyển vật liệu xây dựng qua cảng Cẩm Hà và cảng Việt Long; trên sông Cà Lồ thông qua cảng Thanh Xuân và cảng Thái. Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện được quan tâm đầu tư, tuy nhiên chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá trong những năm tới đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư từ thành phố.[13]
  60. 52 * Thủy lợi Toàn huyện có 27 công trình hồ chứa, 119 công trình tiểu thủy nông, 129 trạm bơm và khoảng 73.810 km kênh mương. Hệ thống đê, kè các tuyến sông (khoảng 32 km) được gia cố, cơ bản đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ lụt hàng năm. Mặc dù vậy, vẫn còn nhiều tồn tại, đến nay mới đảm bảo tưới tiêu chủ động cho 60 -70% diện tích đất canh tác, có những khu vực phải tưới 3 cấp. Một số khu vực địa hình cao gặp khó khăn về nước tưới như Đồng Mốc, Dược Hạ, Vệ Linh, Phù Mã, Xuân Dục, dẫn đến tình trạng hàng năm diện tích này phải chuyển sang trồng đậu tương, lạc hoặc bỏ hóa. Bên cạnh đó cũng có một số khu vực còn bị úng lụt vào mùa mưa, do đặc điểm địa hình của huyện (vùng Đông Bắc và Đông Nam của huyện), một phần do các trạm bơm tiêu và hệ thống mương thoát, cống tiêu chưa đáp ứng được yêu cầu.[13] 4.1.2.5. An ninh – quốc phòng Tình hình an ninh chính trị trên địa bàn huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Bảo vệ tuyệt đối an toàn các sự kiện quan trọng của đất nước diễn ra trên địa bàn; các công trình, mục tiêu trọng điểm; đảm bảo an ninh trật tự giải phóng mặt bằng các dự án; không để xảy ra các điểm nóng về an ninh trật tự. Công tác đấu tranh trấn át phòng ngừa tội phạm được tăng cường, các tệ nạn xã hội được kiềm chế, tội phạm được đẩy lùi, phạm pháp hình sự giảm hàng năm; khám phá 90% các vụ trọng án, 75% các vụ phạm pháp hình sự, 90% người nghiện được đưa vào các trung tâm, duy trì 5 xã không có người nghiện ngoài cộng đồng. Thực hiện tốt công tác quân sự, quốc phòng địa phương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Tổ chức diễn tập tại huyện và 26/26 xã, thị trấn theo cơ chế 02 của Bộ chính trị. Hoàn thành tốt công tác huấn luyện, hội thảo, động viên quân nhân dự bị và tuyển chọn gọi nhập ngũ. Hội đồng giáo dục quốc phòng được kiện
  61. 53 toàn hoàn thành 100% chỉ tiêu bồi dưỡng kiến thức quốc phòng – an ninh cho các đối tượng. Tổ chức hiệp đồng, phối hợp tốt với các đơn vị bảo vệ địa bàn phòng chống thiên tai, chữa cháy rừng và tìm kiếm cứu nạn. Thực hiện tốt chế độ cho các đối tượng chính sách.[13] 4.1.3. Kết luận về thực trạng phát triển kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn * Thuận lợi Nền kinh tế của huyện đã đã và đang có sự chuyển dịch đúng hướng. Huyện đã có những cơ sở bước đầu quan trọng làm tiền đề cho nền công nghiệp, dịch vụ phát triển đó là khu công nghiệp Nội Bài, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, các khu du lịch, sân golf, bên cạnh đó huyện Sóc Sơn có nguồn lao động dồi dào, lao động trẻ, là nguồn lực lớn để khai thác tiềm năng và phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới. Nhìn chung, huyện có điều kiện thuận lợi cho phát triển một nền kinh tế tổng hợp đa ngành theo hướng công nghiệp, dịch vụ, nông, lâm, ngư nghiệp. * Khó khăn Mặc dù có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng, tuy nhiên trong nội bộ từng ngành việc chuyển đổi còn diễn ra còn chậm Nguồn lao động tuy đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao, tỷ lệ thất nghiệp lớn, cơ cấu ngành nghề chưa hợp lý, chủ yếu là lao động nông nghiệp thiếu việc làm, chưa qua đào tạo. Địa bàn thiếu lao động có tay nghề cao, chuyên môn giỏi. Đây là thách thức lớn đối với địa phương trong vấn đề giải quyết việc làm, chuyển đổi ngành nghề cho người dân bị mất đất sản xuất, yêu cầu đặt ra khi tuyển dụng lao động tại chỗ cho phát triển công nghiệp trên địa bàn huyện. Tiềm năng của huyện rất đa dạng, cần một khối lượng vốn rất lớn, nhưng thực tế thu hút đầu tư vào địa bàn trong thời gian qua còn gặp nhiều
  62. 54 khó khăn về công tác quy hoạch, cơ chế chính sách, các thủ tục hành chính, nhất là đối với các dự án dịch vụ du lịch. Mặc dù còn rất nhiều thách thức, khó khăn, nhưng với quyết tâm của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và của nhân dân trong huyện, giai đoạn tới huyện sẽ có bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế phù hợp với điều kiện kinh tế của từng tiểu vùng, xây dựng huyện Sóc Sơn giàu mạnh, văn minh, xứng đáng là một huyện ngoại thành lớn nhất của thủ đô. 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí huyện Sóc Sơn, Viện kỹ thuật và công nghệ môi trường đã tiến hành lấy và phân tích 6 mẫu không khí. 4.2.1 Vị trí lấy mẫu Bảng 4.2 : Vị trí, tọa điểm lấy mẫu Ngày lấy Ký STT Địa điểm Tọa độ mẫu hiệu 1 Không khí trên đường vận X=2 348 694 09/10/2018 KK1 chuyển rác trên đường 35,tại Y=578 690 thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân 2 Không khí trên đường vận X=2 352 783 03/10/2018 KK2 chuyển rác trên đường 35,tại Y=581 835 thôn Phú Cường, xã Minh Phú 3 Không khí trên đường vận X=2 349 085 09/10/2018 KK3 chuyển rác tại đường 18, thôn Y=583 420 Đạc tài, xã Mai Đình 4 Không khí trên đường vận X=2 361 905 02/10/2018 KK4 chuyển rác tại thôn Nam Lý, Y=584 801 xã Bắc Sơn 5 Không khí trên đường vận X=2 361 434 02/10/2018 KK5 chuyển rác tại thôn Lai Sơn, Y=586 438 xã Bắc Sơn 6 Không khí trên đường vận X=2 350 519 09/10/2018 KK6 chuyển rác tại Hiền Lương,xã Y=581 471 Hiền Ninh
  63. 55 4.2.2. Kết quả quan trắc mẫu không khí vi khí hậu từ KK1 đến KK6 Bảng 4.3. Kết quả phân tích không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn 2018 Kết quả QCVN QCVN Đơn Thông số 05:2013/B 06:2009/BT STT vị KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 TNMT NMT 1 Nhiệt độ oC 31 29,5 32,0 29,5 29,5 31 - - 2 Độ ẩm % 76 80 72 80 80 76 - - 3 Vận tốc gió m/s 0,24 0,28 0,25 0,22 0,22 0,25 - - 3 4 S02 µg/m 340 325 275 255 242 210 350* - 3 5 N02 µg/m 190 170 160 175 160 140 200* - 6 CO µg/m3 22.800 19.900 22.000 20.000 18.200 16.000 30.000* - 7 Tổng bụi lơ lửng µg/m3 304 296 310 308 307 285 300* - 3 8 NH3 µg/m 206 185 205 207 206 196 - 200 3 9 H2S µg/m 41 40 45 46 45 35 - 42
  64. 56 Ghi chú: -Ký hiệu, vị trí và tọa độ lấy mẫu: + KK1: Không khí trên đường vận chuyển rác trên đường 35, tại thôn Thanh Nhàn, xã Thanh Xuân. (X=2 348 694; Y=578 690) + KK2: Không khí trên đường vận chuyển rác trên đường 35, tại thôn Phú Cường, xã Minh Phú . (X=2 352 783; Y=581 835) + KK3: Không khí trên đường vận chuyển rác tại đường 18, thôn Đạc tài, xã Mai Đình. (X=2 349 085; Y=583 420) + KK4: Không khí trên đường vận chuyển rác tại thôn Nam Lý, xã Bắc Sơn. (X=2 361 905; Y=584 801) + KK5: Không khí trên đường vận chuyển rác tại thôn Lai Sơn, xã Bắc Sơn. (X=2 361 434; Y=586 438) + KK6: Không khí trên đường vận chuyển rác tại Hiền Lương, xã Hiền Ninh. (X=2 350 519; Y=581 471) -Tiêu chuẩn so sánh: + ”*”: QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ . + ” ” QCVN 06:2009/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ. + ‘’-‘’ không quy định
  65. 57 Nhận xét: Dựa vào bảng 4.3 ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí xung quanh huyện Sóc Sơn năm 2018 . Dựa vào kết quả phân tích trên bảng 4.3, chúng ta so sánh với QCVN 05:2013/BTNMT –Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ và QCVN 06:2009/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ, để đánh giá chất lượng không khí tại khu vực huyện Sóc Sơn như sau: Kết quả phân tích đối với tháng 10 năm 2018. Qua bảng 4.3 ta thấy chỉ tiêu TSP ở các vị trí (KK1, KK3, KK4, KK5) vượt mức quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn quốc gia về chất lượng không khí xung quanh, trung bình 1 giờ ; chỉ tiêu NH3 ở các vị trí (KK1, KK3, KK4, KK5) vượt mức quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ và chỉ tiêu H2S ở các vị trí (KK3, KK4, KK5) vượt mức quy chuẩn QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh, trung bình 1 giờ.
  66. 58 *SO2 SO2 400 400 350 350 300 300 250 250 SO2(µg/m3) 200 200 150 150 QCVN 05:2013/BTNMT 100 100 50 50 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí SO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận xét : Dựa vào biểu đồ cho thấy môi trường không khí xung quanh địa bàn huyện Sóc Sơn có hàm lượng SO2 trong tháng 10 năm 2018 đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong 1 giờ) dao động từ 210 µg/m3 đến 340 µg/m3.
  67. 59 *NO2 NO2 250 250 200 200 150 150 NO2(µg/m3) 100 100 QCVN 05:2013/BTNMT 50 50 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Địa điểm Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NO2 tại một số xã huyện Sóc Sơn năm 2018 Nhận Xét: Theo biểu đồ ta có thể thấy môi trường không khí xung quanh địa bàn huyện Sóc Sơn có nồng độ khí NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong 1 giờ) dao động từ 140 µg/m3 đến 190µg/m3.
  68. 60 *CO CO 35 35 30 30 25 25 20 20 CO(µg/m3) 15 15 QCVN 10 10 05:2013/BTNMT 5 5 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Ð?a di?m Hình 4.4. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí CO tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 Nhận xét: Qua biểu đồ ta có thể thấy môi trường không khí trên địa bàn huyện Sóc Sơn có nồng độ khí CO đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT-Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình trong 1 giờ) dao động từ 16 µg/m3 đến 22.8 µg/m3.
  69. 61 *Tổng bụi lơ lửng TSP 350 350 300 300 250 250 TSP(µg/m3) 200 200 150 150 QCVN 05:2013/BTNMT 100 100 50 50 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Địa điểm Hình 4.5. Biểu đồ thể hiện Tổng bụi lơ lửng tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 Nhận xét: Qua biểu đồ ta thấy: Vị trí (KK1,KK3,KK4,KK5) có hàm lượng TSP vượt mức quy chuẩn cho phép QCVN 05:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh,( trung bình trong 1 giờ); hàm lượng TSP dao động từ 285 – 308 µg/m3; vị trí KK6(285 µg/m3) có hàm lượng TSP thấp nhất, vị trí KK3(310 µg/m3 ) có hàm lượng TSP cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,02 – 1,04 lần.
  70. 62 *NH3 NH3 250 250 200 200 150 150 NH3(µg/m3) 100 100 QCVN 06:2009/BTNMT 50 50 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Địa điểm Hình 4.6. Biểu đồ thể hiện nồng độ khí NH3 tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy: Vị trí (KK1,KK3,KK4,KK5) có nồng độ khí NH3 vượt mức quy chuẩn cho phép QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,( trung bình trong 1 giờ ); nồng độ khí dao động từ 185 – 207 µg/m3; vị trí KK2 (185 µg/m3) có nồng độ khí thấp nhất, vị trí KK4 (207 µg/m3 ) có nồng độ khí cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 1,025 – 1,035 lần.
  71. 63 *H2S H2S 50 50 45 45 40 40 35 35 H2S(µg/m3) 30 30 25 25 QCVN 20 20 06:2009/BTNMT 15 15 10 10 5 5 0 0 KK1 KK2 KK3 KK4 KK5 KK6 Địa điểm Hình 4.7. . Biểu đồ thể hiện nồng độ khí H2S tại một số xã huyện Sóc Sơn 2018 Nhận xét : Qua biểu đồ ta thấy: Vị trí (KK3,KK4,KK5) có nồng độ khí H2S vượt mức quy chuẩn cho phép QCVN 06:2009/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh,( trung bình trong 1 giờ) ; nồng độ khí dao động từ 35 – 46 µg/m3; vị trí KK6 (35 µg/m3) có nồng độ khí thấp nhất, vị trí KK4 (46 µg/m3 ) có nồng độ khí cao nhất, vượt quy chuẩn cho phép từ 0,9 – 1,0 lần.
  72. 64 4.3. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường không khí huyện Sóc Sơn Là một bộ phận quan trọng trong nhiệm vụ bảo vệ môi trường chung của thành phố Hà Nội, trong tình hình hiện nay của huyện Sóc Sơn thì các vấn đề về môi trường không khí nên được ưu tiên giải quyết, cần chặn đứng đà suy thoái môi trường không khí đang tiến rất gần. Bảo vệ môi trường không khí trên quan điểm ngăn ngừa, kiểm soát là chính. Trong Chiến lược bảo vệ môi trường của BTNMT, đặt ra mục tiêu là hoàn thành hệ thống quan trắc, hệ thống đánh giá chất lượng môi trường bằng công nghệ viễn thám; đến năm 2020, hoàn thành hệ thống trạm mặt đất quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường theo công nghệ số. Chính phủ ở các nước còn áp dụng các biện pháp miễn giảm thuế nhằm khuyến khích các hoạt động có lợi cho môi trường như giảm thuế cho các ngành sản xuất phân bón vi sinh thay cho phân hoá học, các ngành công nghiệp xử lý nước thải, rác thải, sản xuất “sản phẩm xanh”. Từ quan điểm trên, mục tiêu lâu dài trong việc BVMT của huyện Sóc Sơn là không ngừng cải thiện chất lượng môi trường, nâng cao nhận thức BVMT của người dân trong huyện nhằm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện, bảo đảm chất lượng môi trường sống của người dân theo các tiêu chuẩn quy định hiện hành của nhà nước. Mục tiêu trước mắt của huyện là: - Hoàn thiện công tác nâng cao ý thức BVMT cho các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư trong huyện. - Tăng cường năng lực cho bộ máy quản lý môi trường cấp huyện, xã, thị trấn.