Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

pdf 49 trang thiennha21 13/04/2022 4160
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_trong_qua_trinh_xay.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải - Thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HỒNG THẮM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ HÁT TRÊN BIỂN PHƯỜNG HỒNG HẢI – THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– TRẦN THỊ HỒNG THẮM Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG NHÀ HÁT TRÊN BIỂN PHƯỜNG HỒNG HẢI – THÀNH PHỐ HẠ LONG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT – N02 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Dư Ngọc Thành THÁI NGUYÊN, NĂM 2019
  3. 3 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ Nhiệm khoa Môi Trường, các thầy giáo, cô giáo đang giảng dạy trong trường và khoa đã dạy dỗ, truyền đạt nhưng kinh nghiệm quý báu cho em suốt những năm học ngồi trên giảng đường đại học. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Dư Ngọc Thành, người đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đến tập thể các anh, các chị đang công tác tại Viện Kỹ Thuật và Công Nghệ Môi Trường đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất giúp em tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu trong đợt thực tập tốt nghiệp vừa qua. Cuối cùng em gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân những người luôn theo sát, động viên em trong suốt quá trình theo học và tạo mọi điều kiện để em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Do thời gian thực tập ngắn, em còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tế nên khóa luận không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy giáo, cô giáo để bản báo cáo khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Trần Thị Hồng Thắm
  4. 4 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Viết đầy đủ 1 BTNMT Bộ tài nguyên và môi trường 2 BYT Bộ Y Tế 3 BVMT Bảo vệ môi trường 4 CBCNV Cán bộ công nhân viên 5 CĐDC Cộng đồng dân cư 6 MT Môi trường 7 NĐ - CP Nghị định - Chính phủ 8 PTKT – XH Phát triển kinh tế - xã hội 9 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 10 QĐ Quyết định 11 QH Quốc hội 12 NTSH Nước thải sinh hoạt 13 UBND Ủy ban nhân dân 14 TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam 15 TT Thông tư 16 TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 17 XLNT Xử lý nước thải 18 HTKT Hạ tầng kỹ thuật
  5. 5 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Quá trình phát triển đô thị nhanh và mạnh tại Vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc và sự hấp dẫn đầu tư tại khu vực Quảng Ninh đã tạo một sức hút về đầu tưu phát triển các khu du lịch , các công trình vui chơi giải trí và khai thác thế mạnh du lịch tại vùng Quảng Ninh nói chung và khu vực thành phố Hạ Long nói riêng. Thành phố Hạ Long là một trung tâm du lịch quốc gia có tầm vóc quốc tế được gắn với di sản thiên nhiên thế giới bao gồm hàng nghìn hòn đảo được làm nên bởi tạo hóa kỳ vĩ và sống động, là thành phố công nghiệp có cảng biển nước sâu, giữ vai trò là một trong những đô thị hạt nhân vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là trung tâm chính trị - hành chính, kinh tế, văn hóa, dịch vụ công cộng và đầu mối giao thông của tỉnh Quảng Ninh. Nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của người dân và khác du lịch sẽ tăng mạnh trong tương lai, vì vậy xu hướng phát triển các sản phẩm du lịch là xu thế tất yếu khi các nhà đầu tư đã và đang tiến hành đầu tư tại thành phố Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Du lịch trên địa bàn thành phố hiện phong phú về sản phẩm du lịch về ban ngày nhưng lại nghèo sản phẩm du lịch về ban đêm Hạ Long. Do vậy việc xây dựng nhà hát trên biển về ban đêm chính là để phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của người dân thành phố du khách vào buổi tối. Tạo sức hút không chỉ với du khách trong nước , Châu Á, Mà còn hấp dẫn du khách toàn thế giới. Bên cạnh đó còn có những hạn chế trong quá trình xây dựng nhà hát như việc xả nước thải ra biển làm ô nhiễm môi trường nước biển cũng như trong quá trình thi công xây dựng tạo ra khí thải làm ô nhiễm môi trường không khí. Điều đó làm hạn chế đi vẻ đẹp và sự trong sạch của Hạ Long nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung. Đặc biệt đây lại là một địa điểm du lịch cho không chỉ với du khách trong nước mà còn cả nước ngoài. Từ thực tế trên việc đánh giá được mức độ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển là rất cần thiết, từ lý do trên em tiến hành nghiên cứu đề tài “Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây
  6. 6 dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm.” 1.2. Mục tiêu đề tài - Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Vận dụng và phát huy các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tế. - Nâng cao trình độ chuyên môn đồng thời tích lũy kinh nghiệm thực tế cho bản thân sau này. - Tạo điều kiện cho sinh viên có cơ hội thực hiện và tiếp xúc với các vấn đề đang được xã hội quan tâm. - Kết quả của đề tài là cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo về chất lượng môi trường của nhà hát trên biển. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn - Góp phần đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – Hạ Long, chỉ ra được những vị trí ô nhiễm, để có những biện pháp xử lý phù hợp cho từng mục đích sử dụng. - Là cơ sở giúp các cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường đưa ra các biện pháp xử lý cũng như quản lý nhằm nâng cao chất lượng môi trường tại nhà hát. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi người.
  7. 7 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Nước và một số khái niệm liên quan Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường. Không có nước cuộc sống trên Trái đất không thể tồn tại được. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của đất nước, mặt khác nước có thể gây ra tai họa cho con người và môi trường. Nước có thể chia thành nhiều loại khác nhau, tùy theo đặc tính tự nhiên hay mục đích sử dụng của con người. Căn cứ vào đặc tính lý hóa nước có thể chia thành: dạng lỏng (lỏng), dạng khí (hơi nước), dạng rắn (băng tuyết). Căn cứ vào nơi tồn tại, nước gồm: nước biển, nước hồ, nước ao Căn cứ vào mục đích sử dụng thì có nước dùng cho sinh hoạt, sản xuất và nuôi trồng thủy sản, thủy điện Dưới góc độ luật môi trường nguồn nước được hiểu là “một thành phần cơ bản của môi trường, là yếu tố quan trọng hàng đầu của sự sống”. - Khái niệm nước mặt. Nước mặt là nước tồn tại trên mặt đất liền và hải đảo. - Khái niệm nước ngầm. Nước ngầm là nguồn nước nằm ở dưới bề mặt lớp đất sỏi và trong những tầng địa chất thấm qua được. - Khái niệm nước sinh hoạt. Nước sinh hoạt là nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người. - Khái niệm về nước sạch. Nước sạch là nước đảm bảo các yêu cầu sau: + Nước trong không màu. + Không có mùi vị lạ, không có tạp chất.
  8. 8 + Không chứa chất tan có hại. + Không có mầm mống gây bệnh. - Khái niệm ô nhiễm nguồn nước. Ô nhiễm nước là hiện tượng các vùng nước như sông, hồ, biển, nước ngầm bị các hoạt động của con người làm nhiễm các chất có thể gây hại cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời sống con người và sinh vật. Hiến chương châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bần nước và gây nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, cho động vật nuôi và các loài hoang dã” (Trần Yêm và cs, 1998). [9] Như vậy ô nhiễm nguồn nước là sự biến đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học và thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật cho phép, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật. - Khái niệm suy thoái và cạn kiệt nguồn nước. Suy thoái nguồn nước là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc trong các thời kỳ trước đó. Các xu hướng chính thay đổi chất lượng nguồn nước ô nhiễm là: - Giảm độ pH của nước ngọt do ô nhiễm bởi H2SO4, HNO3 từ khí quyển, - - tăng hàm lượng SO2 và NO3 trong nước. 2+ 2+ 2 - Tăng hàm lượng các ion Ca , Mg , SiO3 trong nước ngầm và nước sông do nước mưa hòa tan, phong hóa các quặng cacbonat. - Tăng hàm lượng các muối trong nước bề mặt và nước ngầm do chúng đi vào môi trường nước cùng nước thải, từ khí quyển và các chất thải rắn.
  9. 9 - Tăng hàm lượng các chất hữu cơ, trước hết là các chất khó bị phân hủy bằng con đường sinh học (các chất hoạt động bề mặt và thuốc trừ sâu). - Tăng hàm lượng ion kim loại có trong nước tự nhiên, trước hết là: Pb3+, Cd+, Hg2+, Zn2+, As2+, Fe2+, Fe3+, - Giảm nồng độ oxy tự nhiên hòa tan trong nước tự nhiên do quá trình oxy hóa các hợp chất hữu trong điều kiện yếm khí. - Giảm độ trong của nước. 2.1.1.2. Không khí và một số khái niệm liên quan *Môi trường không khí : Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất. * Ô nhiễm môi trường không khí: "Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)". [5]. Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần cơ bản sau đây: Nguồn ô nhiễm→Khí quyển→Nguồn tiếp nhận - Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải. - Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận.Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao: + Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở vĩ
  10. 10 độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực.Tầng đối lưu hầu như hoàn toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất. Từ đó phát sinh ra sự xáo trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và kkeos theo là mây, mưa.Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m. + Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15km trên mặt đất, trong tầng bình lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 00C ở độ cao 55km. + Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55km đến 85km.Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ cao và đạt trị số gần -1000C. + Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí loãng.Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ cao 700km. Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên tầng đối lưu do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán chất ô nhiễm. Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học hay xảy ra các quá trěnh sa lắng khô, sa lắng ướt.Các chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành
  11. 11 các chất ô nhiễm thứ cấp.Cuối cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật [7] * Các nguồn gây ô nhiễm không khí - Nguồn tự nhiên Do các hiện tượng tự nhiên gây ra : núi lửa, cháy rừng, các quá trình phân hủy động, thực vật tự nhiên tổng hợp các yếu tố gây ô nhiễm có nguồn gốc tự nhiên rất lớn, nhưng phân bố tương đối đồng đều trên toàn thế giới không tập trung trong một vùng. Trong quá trình phát triển, con người đã thích nghi các nguồn này : + Núi lửa: Núi lửa phun ra những nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, mêtan và những loại khí khác. Không khí chứa bụi được phun lên rất cao và lan toả đi rất xa. + Cháy rừng: Các đám cháy rừng và đồng cỏ bởi các quá trình tự nhiên xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền rộng, phát thải nhiều bụi và khí. + Bão bụi gây nên do gió mạnh và bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi. Nước biển bốc hơi và cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí. + Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất khí, các phản ứng hoá học giữa những khí tự nhiên hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối v.v Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí [8]. - Nguồn nhân tạo + Ô nhiễm từ sản xuất công nghiệp:Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người.Các quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt.Đặc điểm của ô nhiễm từ công nghiệp có nồng độ chất độc cao,
  12. 12 thường tập trung trong một không gian nhất định. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hạu sẽ khác nhau. + Từ giao thông vận tải: Ô nhiễm môi trường không khí từ giao thông vận tại là nguông gây ô nhiễm lớn đối với không khí, đạc biệt là các khu đô thị và khu đông dân cư.Các quá trình tạo ra các khí gây ô nhiễm là quá trình đốt nhiên liệu của động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb, .các bụi đất cá cuốn theo trong quá trình di chuyển.Đặc điểm nổi bật của ô nhiễm không khí từ hoạt động giao thông vận tải là nguồn ô nhiễm thấp, di động, khả năng khuếch tấn phụ thuộc vào phương tiên, nhiên liệu đốt, địa hình, + Từ sản xuất nông nghiệp: tự hoạt động thâm canh như sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng chăn nuoi thủy hải sản một phần cây trồng, vật nuôi hấp thụ, còn chất tồn dư sẽ phát tán trong không khí, hoặc bị rủa trôi ngấm vào đất và lắng đọng lại ở môi trường mương máng, sông ngòi. + Từ sinh hoạt của các khu dân cư : Kết quả đo lường, phân tích cho thấy các thành phố lớn với mật đô dân cư đông là những nơi có môi trường không khí ô nhiễm nặng. Ngay cả khu vực nông thôn thì tình trạng ô nhiễm không khí ở một số vùng cũng ở mức đáng báo động, với nồng độ bụi vượt xa so với tiêu chuẩn cho phép. Bới những vùng này phải hứng chịu khí thải từ các làng nghề, các cơ sở sẩn xuất. có một thực tế là các đơn vị sản xuất chưa đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường, mặc dù khi đi vào hoạt động đã phải cam kết với chính quyền và người dân địa phương. Nguồn ô nhiễm môi trường không khí do con người tạo ra như: Bếp đun từ than, củi, dầu, khí đốt, tạo ra. Nguồn ô nhiễm này nhỏ nhưng
  13. 13 có thể gây ra ô nhiễm cục bộ trong một phòng nhỏ hay một ngôi nhà, gây hậu quả lớn và lâu dài. Các chất ô nhiễm gồm bụi tro, CO, CO2, SO2, hơi dầu xăng, khí đốt, . Cống rãnh và môi trường nước mặt như: ao hồ, kênh rạch, sông ngòi bị ô nhiễm cũng bốc hơi, khí độc, ở những khi dân cư, khu đô thị chưa thu gom, xử lý chất thải thì sự thối dữa, phân hủy các chất hữu cơ, hoác chôn lấp không đúng quy định là nguồn gáy ô nhiễm không khí. [8]. * Các khí nhân tạo ảnh hưởng đến sức khỏe con người - Khí NOx (các oxit nitơ): Với nồng độ từ 5 phần triệu đến 20 phần triệu trong không khí, NO2 có thể gây tác động xấu đến phổi, tim, gan. Ở nồng độ cao 1% trong không khí NO2 có thể gây chết người trong vài phút. NO2 cũng góp phần gây bệnh hen, ung thư phổi và hỏng khí quản. - Khí SO2 (lưuhuỳnh dioxit): có thể kết hợp với hơi nước trong không khí để tạo thành H2SO4 và xâm nhập vào máu khi hít thở. SO2 làm giảm dự trữ kiềm trong máu gây rối loạn chuyển hoá đường và protêin. Trong máu, SO2 còn gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobine để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+(kết tủa) gây tắc nghẽn mạch máu, làm giảm khả năng vận chuyển ôxy của hồng cầu, gây co hẹp dây thanh quản, khó thở. - Khí CO (cacbonoxit): Khi hít phải CO sẽ đi vào máu chúng phản ứng với Hemoglobin (có trong hồng cầu) khiến cho cơ thể bị ngạt do máu không tải được ôxy. Khi hít phải CO2 sẽ bị đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi. Ở liều lượng lớn hơn người hít phải CO bất tỉnh hoặc chết ngạt rất nhanh. Khi bị ôxy hoá CO biến thành khí cacbonic (CO2). Khí CO2 cũng gây ngạt nhưng không độc bằng CO. [3] 2.1.1.3. Môi trường và các thuật ngữ liên quan đến môi trường * Khái niệm môi trường
  14. 14 Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”. * Chức năng của môi trường - Môi trường là không gian sinh sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. - Môi trường là nơi giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. - Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. * Tiêu chuẩn môi trường Theo khoản 6 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014: “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”. * Quy chuẩn kỹ thuật môi trường Theo khoản 5 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã
  15. 15 hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 đã được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định một số điều Luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/06/2003 của Chính phủ về việc thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. - Nghị định số 124/2011/NĐ - CP ngày 28/12/2011 của Chính Phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch. - Nghị định số 201/2013/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của chính phủ quy định một số điều của Luật tài nguyên nước. - Quyết định số 09/2005/QĐ - BYT ngày 11/03/2005 của Bộ trưởng Y tế về việc ban hành tiêu chuẩn ngành: Tiêu chuẩn vệ sinh nước sạch. - Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động - QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm. - QCVN 03-MT:2005/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép kim loại nặng trong đất. - QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước ăn uống. - QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. - TCXDVN 33 - 2016: Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình. - Bộ tiêu chuẩn TCVN 6663 (ISO 6667) Chất lượng nước - Lấy mẫu gồm các tiêu chuẩn sau:
  16. 16 Phần 3: Hướng dẫn bảo quản và lưu giữ mẫu nước. Phần 7: Hướng dẫn lấy mẫu nước và hơi trong các nhà máy hơi nước. Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh QCVN05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh QCVN06:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số chất hữu cơ QCVN 20: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón hóa học QCVN 21: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện QCVN 22: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng QCVN 23: 2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải công nghiệp QCVN 30: 2010/BTNMT 2.2. Cơ sở thực tiễn 2.2.1. Tài nguyên nước trên thế giới Hiện nay, tài nguyên nước trên thế giới là 1,39 tỉ km3, bao phủ 71% diện tích của trái đất tập trung trong thủy quyển 97,2% (1,35 tỉ km3) còn lại trong khí quyển và thạch quyển; 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực; 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông, hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001% trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên Trái Đất. Ngoài
  17. 17 ra lượng nước mưa trên trái đất là 105.000 km3/năm (Bùi Thị Hằng, 2012). [4] Theo sự tính toán thì khối lượng nước ở trạng thái tự do phủ lên trên bề mặt trái đất khoảng 1,4 tỉ km3, nhưng so với trữ lượng nước ở lớp vỏ giữa của quả đất (khoảng 200 tỉ km3) thì chẳng đáng kể vì nó chỉ chiếm không đến 1%. Tổng lượng nước tự nhiên trên thế giới theo ước tính có khác nhau theo tác giả dao động từ 1.358.985.000 km3 (Lvovits, Xokolov - 1974) đến 1.457.802.450 km3 (F.Sargent - 1974). [4] Bảng 2.1: Trữ lượng nước trên thế giới Loại nước Trữ lượng (km3) Biển và đại dương 1.370.322.000 Nước ngầm 60.000.000 Băng và băng hà 26.660.000 Hồ nước ngọt 125.000 Hồ nước mặn 105.000 Khí ẩm trong đất 75.000 Hơi nước trong khí ẩm 14.000 Nước sông 1.000 Tuyết trên lục địa 250 (Nguồn F.Sargent, 1974) [4] 2.2.2. Tình hình sử dụng nước trên thế giới Trong thế kỷ XX, nhu cầu về nước ngọt của nhân loại tăng lên gấp sáu lần so với thế kỷ XIX. Trung bình mỗi ngày, một người dân ở Bắc Mỹ, chủ yếu là Canada và Hoa Kỳ dùng từ 600 đến 800 lít nước. Để so sánh, nhu cầu này tại các quốc gia đang phát triển dao động từ 60 đến 150 lít/ ngày. Nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát
  18. 18 triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nghiệp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). Ở Trung Quốc thì 7% nước được dùng cho công nghiệp, 87% cho nông nghiệp, 6% sử dụng cho sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991). [4] Phần nước tiêu hao không hoàn lại do sản xuất công nghiệp chiếm khoảng từ 1 - 2% tổng lượng nước không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông, hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất gây ô nhiễm (Cao Liêm và cs, 1990). [9] Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng nước lớn như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi của lớp nước mặt trên đồng rưộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. [4] Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5 - 10 lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí cũng dần tăng theo nhất là ở các thị trấn và các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần và còn nhiều hơn. Theo sự ước tính đó thì đến năm 2000, nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng lên gần 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm và cs,1990). [9]
  19. 19 Một nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Diễn đàn Nước khu vực châu Á-Thái Bình Dương (APWF) công bố mới đây cũng cho thấy có trên 75% quốc gia trong khu vực đang trải qua mối đe dọa thiếu nước nghiêm trọng, nhiều nước trong số đó phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nước sắp xảy ra. 2.2.3. Tài nguyên nước ở Việt Nam Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Tổng lượng nước mặt trên và đến lãnh thổ nước ta trên một năm là: 850 tỷ m3, trong đó: Nội sinh ( được tạo ra do mưa rơi trong lãnh thổ) là 310 - 320 tỷ m3 chiếm 37% còn 63% do ngoại sinh (lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào). Tổng trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải đảo tính 60 tỷ m3/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400 m3/người/năm, so với thế giới là 7.400 m3/năm. [6] Ở Việt Nam, tài nguyên nước mặt (dòng chảy sông ngòi) tương đối phong phú, có mạng lưới sông suối khá dày đặc với 2378 con sông với dòng chảy quanh năm (với độ dài mỗi con sông hơn 10km). Tổng diện tích lưu vực sông là: 1.167.000 km2, trong đó phần lưu vực nằm ngoài lãnh thổ là: 835,422 km2, chiếm đến 72%. Có 13 sông chính và sông nhánh có diện tích lưu vực từ 10.000 km2 trở lên; 166 con sông có diện tích lưu vực dưới 10.000 km2. Tuy nhiên tài nguyên nước mặt biến đổi mạnh mẽ theo thời gian (dao động giữa các năm và phân bố không đều trong năm) và còn phân bố không đều giữa các hệ thống sông và các vùng (Đào Trọng Tứ, 2012). [10] Việt Nam là một quốc gia có lượng mưa trung bình năm khá lớn trên 2000 mm. Ba phần tư lãnh thổ là đồi núi với độ che phủ rừng hiện khoảng 29% mạng lưới sông, suối, đầm, ao hồ, kênh mương khá dày và có nước quanh năm. Nhờ đó tài nguyên nước nhìn chung tương đối phong phú: hàng năm lượng nước mặt sản sinh nội địa đạt 32,5 tỷ m3/năm, nếu kể cả
  20. 20 lượng nước từ bên ngoài vào lãnh thổ chảy vào khoảng 889 tỷ m3/ năm, nước dưới đất có trữ lượng tiềm năng khoảng 48 tỷ m3/năm (trầm tích bở rời: 12,6; đá lục nguyên: 7,31; đá phun trào: 2,11; đá xâm nhập: 8,05; đá cacbonat: 2,4; đá biến chất: 7,79 và đá hỗn hợp: 7,75). [10] Theo tính toán, tổng nhu cầu sử dụng nước của nước ta vào năm 2010 là 122 tỷ m3, trong đó có ngành nông nghiệp dùng 92 tỷ m3, công nghiệp dùng 17 tỷ m3, dịch vụ dùng 11 tỷ m3. Đến năm 2040, tổng lượng nước cần dùng tăng lên 260 tỷ m3. Tỷ trọng của các ngành cũng có thay đổi đáng kể: nông nghiệp và dịch vụ dùng 134 tỷ m3, công nghiệp 40 tỷ m3. Tuy nhiên lượng nước mặt có thể khai thác không thật khả quan, một mặt khả năng sử dụng lượng nước chảy từ bên ngoài lãnh thổ vào rất bấp bênh, thiếu chủ động và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, mặt khác nếu xét lượng nước cho phép sử dụng không được vượt quá 30% lượng nước đến ta thấy nhiều nơi không đủ nước dùng. Ví dụ lượng nước cần trong các tháng II - IV của đồng bằng Bắc Bộ chiếm tới 43 - 53,8%, cá biệt tại Phả Lại chiếm 69 - 112% lượng nước đến. Trong vài thập niên đầu tiên của thế kỷ mới nguy cơ thiếu nước sẽ đến với Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và cả Châu thổ sông Hồng. [6] 2.2.4. Tình hình ô nhiễm không khí trên thế giới Vấn đề ô nhiễm không khí hiện nay đang là vấn đề nhức nhối và làm đau đầu các nhà lãnh đạo các nước trên toàn thế giới. Không khí càng bị ô nhiễm số lượng người chết vì chúng càng nhiều. Trong các nước bị ô nhiễm không khí thì Anh và Trung Quốc đang là 2 nước có nồng độ ô nhiễm cao nhất. - Hồng Kông (Trung Quốc) báo động vì “màn mây khói độc” Mức độ ô nhiễm không khí ở Hồng Kông đã tăng cao kỷ lục, với Cơ quan bảo vệ môi trường cảnh báo màn “mây khói độc” bao phủ thành phố là một hiểm họa đối với dân chúng. Chính quyền Hồng Kông cho hay chỉ số ô nhiễm không khí (API) hiện nay đã tăng gấp đôi và dân chúng được khuyên ở trong nhà
  21. 21 hoặc tránh tiếp xúc lâu với những khu vực đông xe cộ.“Chỉ số API hiện nay đang ở mức cao kỷ lục”, người phát ngôn của cơ quan Bảo vệ môi trường cho hay: Đường chân trời cùng vịnh nổi tiếng của Hồng Kông thường xuyên bị phủ trong màn sương mờ khói bụi, được cho là thảm họa đối với sức khỏe của dân chúng và khiến một số người tránh xa khỏi trung tâm tài chính quốc tế này. Dựa trên chỉ số API, những người có vấn đề về tim mạch và hô hấp được khuyên ở trong nhà, khi chỉ số xuống còn hơn 100. Công chúng được 7 khuyên ở trong nhà, tránh tiếp xúc lâu với khu vực nhiều xe cộ, khu vực có chỉ số API hơn 200. Giới chức Hồng Kông thường đổ lỗi nguyên nhân khiến bầu không khí ô nhiễm là do khí thải từ vành đai nhà máy ở miền nam Trung Quốc đổ xuống biên giới bắc Hồng Kông. Nhưng một nghiên cứu của cơ quan phân tích Civic Exchange (Trao đổi đô thị) cho hay khí thải trên đường phố của chính Hồng Kông là nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí ở thành phố đông đúc. - London (Anh) đang đứng đầu Châu Âu về ô nhiễm không khí London đã trở thành thủ đô ô nhiễm nhất châu Âu, và Anh có thể sẽ phải chịu án phạt của Liên minh châu Âu (EU) do mức độ ô nhiễm không khí đạt mức nguy hiểm, vượt mức quy định của EU Một báo cáo mới đây của Ủy ban kiểm tra môi trường thuộc Hạ viện Anh, cho thấy ô nhiễm không khí là một trong những nguyên nhân dẫn tới cái chết của 50.000 người tại Anh mỗi năm. Một nghiên cứu khác do Thị trưởng London Boris Johnson chủ trì cũng cho thấy chất lượng không khí tồi tệ là nguyên nhân dẫn tới cái chết của 4.300 người tại London, gây thiệt hại khoảng 2 tỷ bảng mỗi năm. - Mascow (Nga) khói bui mịt mờ Tại Kremlin và nhà thờ St. Basil, đường chân trời đã biến mất do khói bụi dày đặc và độc hại bao trùm khắp thủ đô Moscow, khiến nhiều trong 10 triệu cư dân của thành phố này bị đau mắt, rát họng. Tổng thống Nga cùng các quan chức Y tế đã khuyến cáo người dân trong thành phố nên ở trong nhà khi có thông tin về khói bụi từ
  22. 22 hàng trăm đám cháy rừng đã làm cho lượng carbon monoxide ở Moscow tăng hơn gấp 5 lần mức được cho là an toàn. Nếu cứ tiếp tục tình trạng này, con người sẽ chết dần chết mòn vì ô nhiễm không khí. Theo một báo cáo quốc tế mới đây, những chứng bệnh có liên quan đến ô nhiễm đang giết chết 3,2 triệu người mỗi năm, trong đó 2/3 nạn nhân ở châu Á. Riêng khu vực Đông Nam Á, mỗi năm có 700.000 người chết sớm vì liên quan đến ô nhiễm không khí. Đây là những con số nói lên hậu quả mà ô nhiễm không khí đang gây ra cho con người. 2.2.5. Tình hình ô nhiễm không khí tại Việt Nam Ô nhiễm môi trường không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công nghiệp và các làng nghề ở nước ta hiện nay. Ô nhiễm môi trường không khí có tác động xấu đối với sức khoẻ con người (đặc biệt là gây ra các bệnh đường hô hấp), ảnh hưởng đến các hệ sinh thái và biến đổi khí hậu (hiệu ứng "nhà kính", mưa axít và suy giảm tầng ôzôn), Công nghiệp hoá càng mạnh, đô thị hoá càng phát triển thì nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí càng nhiều, áp lực làm biến đổi chất lượng không khí theo chiều hướng xấu càng lớn, yêu cầu bảo vệ môi trường không khí càng quan trọng. * Tác nhân gây ô nhiễm không khí - Các loại oxit như: nito oxit (NO, NO2) , nito dioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen( clo, brom, iot). - Các hợp chất flo - Các chất lơ lửng( bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí muội, khói, sương mù, phấn hoa. - Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cađimi - Khí quang hoá như ozôn, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen
  23. 23 - Chất thải phóng xạ - Nhiệt độ - Tiếng ồn [8]
  24. 24 PHẦN III ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh - Thời gian tiến hành: từ tháng 1/2019 đến tháng 5/2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của khu vực xây dựng nhà hát trên biển. - Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển. - Đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm và các tác động xấu đến môi trường. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin, kế thừa số liệu, tài liệu - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường nước. - Kế thừa, sử dụng các tài liệu về nhà máy tại báo cáo đánh giá tác động môi trường xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – Hạ Long. - Tìm hiểu và thu thập các số liệu văn bản, tạp chí, internet của khu vực.
  25. 25 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu và phân tích * Số lượng mẫu: Đề tài tiền hành lấy 5 mẫu không khí, 3 mẫu nước hồ ao trên đất liền và 4 mẫu nước biển ven bờ. - Vị trí và thông số khảo sát không khí như bảng 3.1. Bảng 3.1. Vị trí và thông số khảo sát chất lượng môi trường không khí TT Vị trí Thông số Tọa độ Ký (VN- 2000) hiệu X Y 1 Khu đô thị, gần biển, Bụi TSP; 2317479.325 431251.305 K41 gần đường xá Khí 2 Trên biển, đằng sau độc(SO2; 2317301.938 431761.922 K12 Bảo tàng Quảng NO2; Ninh, cạnh dãy núi CO),tiếng của nhà hát ồn; độ 3 Biển, đo giữa bảo rung;và 2317175.345 431885.632 K22 tàng và trung tâm thông số vi triễn lãm QN khí 4 Đằng sau triễn lãm, hậu(nhiệt 5310650.565 7559307.179 K52 trên biển, cách triễn độ;độ ẩm; lãm 1km tốc độ gió ; 5 Trên biển,cách ngọn hướng gió; 5309005.256 7566229.336 K72 núi nhỏ cạnh triển khí áp ) lãm 1km - Phương pháp phân tích không khí được thực hiện như bảng 3.2.
  26. 26 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị PPPT 1 Bụi TSP µg/m3 TCVN 5067:1995 2 SO2 µg/m3 TCVN 5971:1995 3 NO2 µg/m3 TCVN 6137:2009 4 CO µg/m3 CEMM – KK03 5 Vi khí hậu Nhiệt độ 0C QCVN 46 :2012/BTNMT Độ ẩm % Tốc độ gió m/s 6 Tiếng ồn LAmax dBA TCVN 7878-2 : 2010 LAeq - Vị trí và thông số khảo sát môi trường nước như bảng 3.3. Bảng 3.3. Vị trí và thông số khảo sát chất lượng môi trường nước TT Vị trí Thông số Tọa độ (VN – 2000) Ký hiệu X Y 1 Ngã 4 khách Ph ; DO; 5314266.149 7554159.237 NM1.3 sạn Sheraton TSS; 2 Ngã 3 Hải Lộc COD; 5324206.587 7572268.470 NM2.10 – Trần Quốc BOD; + Nghĩa NH4 ; - 3 Bảo tàng NO3 ; 5325954.167 7571996.080 NM2.11 3- ( đường Trần PO4 ; Quốc Nghĩa) Mn,
  27. 27 Bảng 3.4. Vị trí và thông số khảo sát chất lượng môi trường nước biển TT Thông số Tọa độ (VN – 2000) Ký hiệu X Y 1 pH; DO; TSS; 2316953.142 431324.255 NB2.9 + COD; BOD; NH4 ; 2 - 3- 2316712.815 431433.919 NB2.8 NO3 ; PO4 ; 3 2316403.389 431896.932 NB2.7 4 2316614.597 432140.475 NB2.6 Bảng 3.5. Phương pháp phân tích chất lượng môi trường nước TT Thông số Đơn vị Phương pháp phan tích 1 pH - TCVN 6492:2011 2 DO mg/l TCVN 7325:2004 3 COD mg/l SMEWW 520C:2012 4 TSS mg/l TCVN 6625:2000 + 5 NH4 (tính theo N) mg/l TCVN 4500- NH3B&F:2012 6 BOD5 mg/l SMEWW 5210B:2012 7 F- mg/l SMEWW 4500-F- .B&D:2012 8 TDS mg/l CEMM-01 - 9 NO3 mg/l TCVN 6180:1996 10 Cl- mg/l TCVN 6194:1996 3- 11 PO4 mg/l TCVN 6202:2008
  28. 28 2- 12 Sunfua(tính theo mg/l SMEWW 4500- SO4 H2S) .E:2012 13 Mn mg/l EPA Method 200.8 14 Fe mg/l EPA Method 200.8 15 Cr VI (6+) mg/l EPA Method 200.8 16 Tổng chất hđ bề mặt mg/l SMEWW 5540:2012 17 Dầu mỡ ĐTV mg/l SMEWW 5520B:2012 18 E.coli MPN/ 100ml TCVN 6216:1996 19 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-1:2009 TT Thông số Đơn vị PPPT 1 pH TCVN 6492:2011 2 DO mg/l TCVN 7325:2004 3 TSS mg/l TCVN 6625:2000 + 4 NH4 (tính theo N) mg/l TCVN 4500- NH3B&F:2012 5 F- mg/l SMEWW 4500- F-.B&D:2012 - 6 NO3 mg/l TCVN 6180:1996 3- 7 PO4 mg/l TCVN 6202:2008 2- 8 Sunfua(tính theo H2S) mg/l SMEWW 4500- SO4 .E:2012 9 Mn mg/l EPA Method 200.8 10 Fe mg/l EPA Method 200.8 11 Dầu mỡ ĐTV mg/l SMEWW 5520B:2012 12 E.coli MPN/ 100ml TCVN 6216:1996 13 Coliform MPN/ 100ml TCVN 6187-1:2009 14 Tổng chất rắn hòa tan mg/l CEMM-01 3.4.3. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo
  29. 29 - Thu thập và xử lý số liệu bằng phần mềm excel, word để thống kê, tính toán các giá trị, vẽ các biểu đồ. - Tổng hợp các số liệu thu thập được, so sánh với Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia. - Các số liệu sau khi thu thập, phân tích, xử lý được đánh giá tổng hợp và tổng kết thành một bản kết quả cô đọng nhất làm nổi bật lên vấn đề cần nghiên cứu.
  30. 30 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực thi công xây dựng nhà hát 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Điều kiện về địa lý , địa chất * Điều kiện địa lý, địa hình Nhà hát được xây dựng tại phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Quảng Ninh. Địa hình chung có hướng dốc thoải theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Khu vực quy hoạch xây dựng khán đài và khu phục vụ hoạt động biễu diễn có hiện trạng là phần bãi ngập chân đảo Hòn Giữa có cao độ tự nhiên từ - 0,6m đến 4,3m . Độ sâu hiện trạng trung bình là -2,85m. Đảo Hòn Giữa có đỉnh cao nhất đạt +60,32m * Điều kiện địa chất công trình Dựa trên tài liệu Báo cáo kết quả khaeo sát địa chất công trình do Công ty Cổ phần Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng Hà Nội (CDIC) thực hiện năm 2017, đất nền công trình tương ứng với các hố khoan (HK1, HK2, HK3, HK4, HK5, HK6, HK7) trong báo cáo địa chất , tóm tắt lớp đất như sau : Lớp 1: Đất bùn sét pha, lẫn vỏ sò, màu xám ghi, xám xanh, xám đen, trạng thái chảy đôi chỗ dẻo chảy. Lớp này gặp ở tất cả các hố khoan. Lớp có bề dày dao động từ 6.0m (HK1) đến 7.8m (HK6). Lớp này hình thành do quá trình san lấp mặt bằng xây dựng. Lớp có bề dày biến đổi từ 1,5m (HK1) đến 1,8m (HK2). Thành phần chủ yếu của lớp là cát , sét pha, lẫn rễ cây.
  31. 31 Lớp 2: Đất sét pha, lẫn cát pha, màu xám vàng, nâu đỏ, trạng thái dẻo cứng – nửa cứng. Lớp này gặp ở các hố khoan là HK2, HK3, HK4,HK5, HK6, HK7. Độ sâu mặt lớp biển đổi từ 6.0m (HK3) đến 7.8m (HK6) Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 11.0m (HK4) đến 17.0m (HK7) Bề dày biến đổi từ 4.5m đến 9.8m Lớp 3: Đất cát pha, màu xám vàng, trạng thái dẻo. Lớp này gặp ở các hố khoan là HK3, HK5. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 7.5m (HK5) ÷ 13.5m (HK3) Độ sâu đáy lớp biến đổi từ 17.0m (HK5) ÷ 21.0m (HK3) Bề dày lớp biến đổi từ 6.4m ÷ 7.5m Lớp 4a: Đá vôi, màu xám xanh , xám trắng, phong hóa nứt nẻ mạnh đến rất mạnh. Lớp này gặp ở các hố khoan là HK2, HK3, HK4, HK5, HK6. Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 11.0m (HK4) ÷ 21.0m (HK3) Độ sâu đáy lớp và bề dày lớp vẫn chưa xác định bởi kết thúc hố khoan vẫn nằm trong lớp này, đã khoan sâu nhất vào lớp này là 10m. Lớp 4b: Đá vôi, màu xám xanh, xám trắng, phong hóa nứt nẻ trung bình – ít Lớp này gặp ở các hố khoan HK1 và HK7 Độ sâu mặt lớp biến đổi từ 6.1m (HK1) ÷ 17.0m (HK7) Độ sâu đáy lớp và bề dày lớp vẫn chưa xác định bởi kết thúc hố khoan vẫn nằm trong lớp này , đã khoan sâu nhất vào lớp này là 10m (HK1). 4.1.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng Khu vực thực hiện xây dựng nhà hát nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng thuộc khí hậu vùng ven biển miền Bắc. Đơn vị tư vấn sử dụng số liệu khí tượng của Trạm khí tượng Thủy văn Môi trường Bãi Cháy các năm từ 2014 đến 2018 trích xuất từ Niên giám thống kê tỉnh Quảng Ninh như sau :
  32. 32 - Chế độ nhiệt: Tại khu vực thực hiện xây dựng nhà hát , nhiệt độ không khí trung bình các tháng trong năm (từ năm 2015 đến năm 2018) có xu hướng tăng; cao nhất là vào tháng 6 năm 2015 (29,30C), thấp nhất vào tháng 1 năm 2015 (12,80C) Bảng 4.1. Nhiệt độ trung bình tháng trong năm( 0C) Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2015 12,8 16,4 16,4 22,5 26 28,9 28,9 28,1 27,2 24,1 23,3 17,0 2016 14,4 15,5 19,2 24,8 28,4 29,1 28,6 28,3 27,1 25,6 22,7 18,8 2017 15,6 19,1 22,5 23,8 27,6 28,3 27,8 28,2 26,6 25,1 22,1 15,4 2018 16,6 16,3 19,4 24,6 28,1 29,3 28,8 28,0 28,2 26,2 22,6 16,4 ( Nguồn : Trạm Khí Tượng Thủy Văn Môi trường Bãi Cháy) - Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm có xu hướng tăng. Lượng mưa trung bình một năm là 1.832mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80 – 85 % tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô , ít mưa, từ thàn 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15 – 20 % tổng lượng mưa cả năm . Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40mm. Bảng 4.2a. Lượng mưa 6 tháng đầu năm(mm) Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 2015 2,7 14,8 60,4 35,7 199,1 289,2 2016 41,7 15 34 98,2 434,9 121,9
  33. 33 2017 35,9 9,9 119,4 67,1 220,1 368,2 2018 0,0 24,9 102,3 96,5 48,1 1717,7 (Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Môi trường Bãi Cháy) Bảng 4.2b. Lượng mưa 6 tháng cuối năm(mm) Năm Tháng 7 8 9 10 11 12 2015 318,6 356,2 389,3 107,6 10,7 29,5 2016 425,9 348 162,7 397,8 58 3,9 2017 769,8 509,0 379,1 18,6 196,8 30,4 2018 252,7 203,7 244,1 27,0 46,5 39,0 (Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Môi trường Bãi Cháy) - Độ ẩm không khí : Độ ẩm trung bình các tháng trong năm tại khu vực nghiên cứu tương đối cao, khoảng 84 %. Độ ẩm cao nhất tập trung vào các tháng 2 đến tháng 8. Bảng 4.3. Độ ẩm các tháng trong năm(%) Năm Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 2015 75 87 86 86 84 86 85 86 82 81 80 71 2016 89 89 89 85 83 83 85 86 80 80 84 81 2017 82 89 86 87 86 83 88 87 85 73 76 72 2018 76 83 92 88 82 84 85 88 85 77 79 70 (Nguồn: Trạm Khí Tượng Thủy Văn Môi trường Bãi Cháy) 4.1.1.3. Điều kiện thủy văn/ hải văn * Địa chất thủy văn/ hải văn
  34. 34 - Thủy triều Chế độ thủy triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên đạo dao động thủy triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6% (vào tháng 7) cao nhất là 32.4% (vào tháng 2 và 3 hằng năm). - Dòng chảy Dòng chảy đo tại khu vực phía trước bến cho thấy tốc độ dòng chảy điển hình lúc triều xuống nhanh hơn so với lúc triều lên. Tốc độ dòng chảy lớn nhất lúc triều xuống là 0,6m/s ( khoảng 1,2 knots) và lúc triều lên là 0,85m/s (khoảng 1,7 knots). Tổng khu vực Vịnh thì dòng chảy chủ yếu chạy theo hướng bờ biển. - Sóng Khu vực thi công xây dựng nhà hát, hơn 90% thời gian sóng được xếp vào loại êm, ít khi có sóng có chiều cao lớn hơn 1,0m * Đặc điểm lũ lụt, ứng lụt Chế độ thủy văn khu vực xây dựng nhà hát phụ thuộc vào chế độ điêu tiết nước và chế độ mưa và chế độ thủy triều. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tahsng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 4 năm sau. * Đặc điểm nguồn tiếp nhận nước thải Tổng lưu lượng nước thải của khu vực xây dựng nhà hát khi đi vào hoạt động là Q = 60,5m3/ngđ. Trạm xử lý nước thải tại chỗ sẽ có công suất khoảng 70m3/ngđ. 4.1.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh vật
  35. 35 Tài nguyên sinh vật tại khu vực xây dựng nhà hát được đánh giá có đa dạng sinh học không cao, không có các loại động thực vật quý hiếm, các loài động thực vật hiện có và phổ biến của khu vực tỉnh Quảng Ninh. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội Thành phố Hạ Long đang trên đà ổn định và phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt 10,01% Trong đó: giá trị tăng thêm ngành công nghiệp và xây dựng đạt 12.707 tỷ đồng, tăng 10,4%; giá trị tăng thêm ngành dịch vụ đạt 13.872 tỷ đồng, tăng 9,6%; giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 194.1 tỷ đồng, tăng 12,5%.Cơ cấu kinh tế tiếp tục duy trì với tỷ trọng khu vực Dịch vụ chiếm 54,1%, Công nghiệp – xây dựng 45,1%, Nông lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,8%. 4.2. Hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long 4.2.1. Hiện trạng môi trường không khí Tiến hành đo đạc chất lượng môi trường không khí tại các vị trí tiếp giáp với khu vực thực hiện dự án trong 03 ngày liên tiếp. Số lượng mẫu: 5 mẫu Mẫu 1 : Khu đô thị gần biển, gần đường xá (K41) Mẫu 2: Trên biển, đằng sau Bảo tàng Quảng Ninh cạnh dãy núi của nhà hát(K12) Mẫu 3: Biển, đo giữa Bảo tàng và trung tâm triển lãm (K22) Mẫu 4: Đằng sau triển lãm, trên biển, cách triển lãm 1km ( K52) Mẫu 5: Trên biển, cách ngọn núi nhỏ cạnh triển lãm 1km ( K72)
  36. 36 Bảng 4.4. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị K22 K52 K72 QCVN 05: 2013/BTNMT 1h 24h 1 Bụi TSP µg/m3 95 113 120 300 - 2 SO2 µg/m3 110 87 110 350 - 3 NO2 µg/m3 91 47 45 200 - 4 CO µg/m3 3327 2088 2096 30.000 - 5 Vi Nhiệt 0C 30 35,4 33,1 - khí độ hậu Độ ẩm - % 80 57 58 Tốc độ m/s 0 0,9 0,7 - gió 6 Tiếng LAmax dBA 75,8 61,6 82,3 - ồn LAeq 66,5 53,5 73,6 - Bảng 4.5. Kết quả phân tích hiện trạng môi trường không khí TT Thông số Đơn vị K41 K12 QCVN 05: 2013/BTNMT 1h 24h 1 Bụi TSP µg/m3 146 100 300 - 2 SO2 µg/m3 126 120 350 - 3 NO2 µg/m3 115 96 200 - 4 CO µg/m3 5294 4940 30.000 - 5 Vi khí Nhiệt độ 0C 31,3 29,6 - hậu Độ ẩm % 67 88 - Tốc độ m/s 0,3 1,2 - gió 6 Tiếng LAmax dBA 75,3 72 - ồn LAeq 63,6 57,9 -
  37. 37 Qua kết quả phân tích được thể hiện tại bảng 4.4và 4.5 so với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh; QCVN 46:2012/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quan trắc khí tượng cho thấy môi trường không khí tại khu vực trong và xung quanh nhà hát chưa có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi và các khí độc hại, nồng độ trung bình giờ của bụi lơ lửng TSP và các chất khí độc hại ( SO2,NO2, CO) đều thấp hơn so với tiêu chuẩn cho phép.Cụ thể như sau : Bụi TSP ở mẫu K22(95 µg/m3), K52(113 µg/m3), K72(120 µg/m3), K12(120 µg/m3) đều thấp hơn nửa so với QCVN (300 µg/m3). Bụi TSP ở mẫu K41 (146 µg/m3) cao hơn khá nhiều so với các mẫu còn lại tuy nhiên chưa vượt quá quy chuẩn cho phép. Cũng như bụi TSP, các chất khí độc hại ( SO2,NO2, CO) ở mẫu K41 đều cao hơn so với các mẫu khác cho thấy ở khu vực này nguy cơ bị ô nhiễm là tương đối cao,tuy nhiên tất cả khu vực đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN. Các kết quả quan trắc tiếng ồn và tại tất cả các vị trí khảo sát cũng nằm trong quy chuẩn cho phép hiện hành QCVN 26:2010/BTNMT – Quy chuẩn quốc gia về tiếng ồn. Có thể nhận thấy chất lượng môi trường không khí tại khu vực thực hiện dự án nhìn chung chưa bị ô nhiễm. 4.2.2. Hiện trang môi trường nước mặt Để đánh giá chất lượng nước khu vực xung quanh dự án, đã tiến hành lấy 03 mẫu nước hồ ao trên đất liền như sau: Mẫu 1: Ngã 4 khách sạn Sheraton (NM1.3) Mẫu 2: Ngã 3 Hải Lộc – Trần Quốc Nghĩa ( NM2.10) Mẫu 3: Bảo tàng – đường Trần Quốc Nghĩa ( NM2.11) Bảng 4.6. Kết quả phân tích môi trường nước mặt T Thông số Đơn vị NM2.10 NM2.11 NM1.3 QCVN T 08:2015/BTNMT (cột B2) 1 pH - 7,82 8,1 8,11 5,5-9
  38. 38 2 DO mg/l 5,1 5,3 4,8 ≥2 3 COD mg/l 46 41,2 41,8 50 4 TSS mg/l 27,1 42,8 29,5 100 + 5 NH4 (tính mg/l <0,02 0,031 <0,02 0,9 theo N) 6 BOD5 mg/l 2,73 2,43 2,95 25 7 F- mg/l 1,32 0,76 0,61 2 8 TDS mg/l 40 34 72 - - 9 NO3 mg/l 2,378 2,012 1,911 15 10 Cl- mg/l 13188,52 11246,3 10919,5 - 3- 11 PO4 mg/l 0,041 0,033 0,021 0,5 12 Sunfua(tính mg/l 0,023 0,018 0,054 - theo H2S) 13 Mn mg/l 0,86 0,75 0,34 1 14 Fe mg/l 1,725 1,533 1,675 2 15 Cr VI (6+) mg/l 0,0421 0,0425 0,0489 0,05 16 Tổng chất mg/l <0,03 <0,03 <0,03 0,5 hđ bề mặt 17 Dầu mỡ mg/l 0,41 0,35 0,70 - ĐTV 18 E.coli MPN/ 10 6 7 200 100ml 19 Coliform MPN/ 830 730 960 10000 100ml Ghi chú: - NM: nước mặt - QCVN 08:2015/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt. cột B2- chất lượng nước phục vụ cho giao thông thủy và mục đích khác
  39. 39 - “-“ : Không quy định trong quy chuẩn Tại thời điểm lấy mẫu, kết quả quan trắc các mẫu nước mặt trong quá trình thi công xây dựng nhà hát cho thấy hầu hết các thông số quan trắc như Ph, COD, BOD, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B2, tuy nhiên ở một số mẫu các thông số tương đối cao như Ph ở NM1.3 và NM2.11 độ Ph lên tới 8,11 so với QCVN là 9, hay Cr VI (6+) ở NM1.3 là 0,0489 mg/l so với QCVN là 0,05 mg/l. 4.2.3. Hiện trạng môi trường nước biển ven bờ Các điểm quan trắc lấy mẫu nước biển ven bờ được lấy xung quanh khu vực xây dựng nhà hát. Tại mỗi vị trí được lấy 01 mẫu đơn ở tầng mặt, độ sâu lấy mẫu cách mặt nước khoảng 20-30cm. Bảng 4.7. Kết quả phân tích môi trường nước biển TT Thông số Đơn vị NB2.6 NB2.7 NB2.8 NB2.9 QCVN 10:2015/BTNMT 1 pH 7,3 8,23 8,02 7,66 6,5-8,5 2 DO mg/l 5,6 6,7 8,8 7,4 - 3 TSS mg/l 24 15,5 11 27 - + 4 NH4 (tính mg/l <0,02 <0,02 <0,02 <0,02 0,5 theo N) 5 F- mg/l 0,83 1,36 1,22 0,81 1,5 - 6 NO3 mg/l 1,84 1,72 1,14 1,69 - 3- 7 PO4 mg/l 0,062 0,.056 0,062 0,042 0,5 8 Sunfua(tính mg/l 0,31 0,27 0,32 0,36 - theo H2S) 9 Mn mg/l 0,77 1,35 0,98 0,71 0,5 10 Fe mg/l 2,08 1,62 1,08 2,03 0,5 11 Dầu mỡ mg/l 0,64 0,7 0,96 0,68 -
  40. 40 ĐTV 12 E.coli MPN/ 6 3 4 8 - 100ml 13 Coliform MPN/ 483 311 236 303 1000 100ml 14 Tổng chất mg/l 246 265 295 189 - rắn hòa tan Trên cơ sở kết quả phân tích mẫu nước biển tại Bảng 4.7 cho thấy: Hàm lượng chất rắn lơ lửng (SS) trong nước biển tương đối thấp dao động trong khoảng từ 6 đến 24 mg/l. Các giá trị SS nêu trên đều thấp hơn nhiều lần giá trị giới hạn cho phép của vùng nuôi trồng thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ QCVN 10:2015/BTNMT. Giá trị DO dao động trong khoảng 4,1 – 8,8 mg/l. Giá trị DO thể hiện rõ sự biến đổi giảm dần theo độ sâu lấy mẫu. Nhìn chung, có thể thấy giá trị DO đạt xấp xỉ giá trị giới hạn cho phép của vùng nuôi trồng thủy sản của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển QCVN 10:2015/BTNMT. Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước biển khác như: pH , tổng + - - - Crom, Ni, Zn, NH4 , F , NO3 , PO4 , H2S, tổng dầu mỡ động thực vật, E.coli, Coliform, tổng chất rắn hòa tan của 4 mẫu nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Mn ở cả 4 mẫu nước biển đều vượt giới hạn cho phép từ 1,3 – 3,58 lần. Hàm lượng Fe của 4 mẫu vượt giới hạn QCVN 10:2015/BTNMT từ 2,19 – 4,92 lần.
  41. 41 * Nhật xét chung: Từ các đánh giá trên có thể nhận định chất lượng môi trường nước biển ven bờ trong quá trình thi công xây dựng nhà hát trên biển có 2 chỉ tiêu kim loại đãvượt giá trị giới hạn cho phép. Nước biển khu vực xây dựng đã có biển hiện ô nhiễm cao bởi khu vực xây dựng nhà hát nước biển ven bờ nằm sát đường giao thông. 4.3. Đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong quá trình thi công xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long. 4.3.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường không khí a) Đối với bụi, khí thải phát sinh từ quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng và phế liệu Đối với các phương tiện xe vận chuyển cần có phương án che chắn , đảm bảo bụi không gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh. b) Đối với bụi phát sinh từ việc tập kết, bốc xếp nguyên liệu vật liệu xây dựng - Các bãi chứa đất cát có khả năng phát sinh bụi lớn sẽ được quây quanh để tránh phát tán bụi: + Tấm quây được làm bằng vải nylon dầy và hướng về ác đối tượng là khu dân cư gần nhất trong khu vực + Chiều cao tấm quây lướn hơn chiều dài mặt bằng vải khoảng 30cm + Tấm quây được gia cố định bằng cọc cắm sâu xuống đất ít nhất 20cm để khỏi đổ. - Có kế hoạch thi công và cung cấp vật tư thích hợp , hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm.
  42. 42 - Khi bốc xếp vật liệu xây dựng, công nhân sẽ được trang bị bảo hộ lao động cá nhân để giảm thiểu ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe. c) Đối với khí thải phát sinh từ việc vận hành các máy móc thiết bị thi công - Các sà lan, xe máy chuyên chở nguyên vật liệu phải thực hiện đúng các quy định giao thông chung: có thùng, bạt che phủ, không làm rơi vãi đất đá. - Các phương tiện thi công chỉ được phép di chuyển trong phạm vi thi công theo quy định ( phạm vi khu vực xây dựng nhà hát ) - Hạn chế vận hành đồng thời cùng lúc nhiều máy móc thi công trên công trường. - Bố trí khu vực rửa xe để loại bỏ bùn đất bám dính trên bánh xe và thân xe, từ đó giảm thiểu lượng bụi phát sinh trên tuyến đường vận chuyển. d) Tiến hành quan trắc môi trường không khí xung quanh trong quá trình thi công xây dựng nhà hát Nếu quá trình quan trắc thấy nồng độ bụi và khí thải vượt QCVN sẽ thực hiện các biện pháp bổ sung bao gồm: xem xét mức độ phát tán bụi của từng hoạt động, tăng cường các biện pháp kiểm soát từ các hoạt động gây bụi và khí thải lớn nhất cho đến khi nồng độ bụi và khí đạt giới hạn cho phép. e) Trang bị thiết bị bảo hộ cho công nhân xây dựng - Đối với khí thải phát sinh từ công đoạn hàn, sơn khi hoàn thiện, để giảm thiểu tác động của khí thải loại này bằng cách trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân thi công tại công trường nhưn : mũ hàn, quần áo, găng tay, khẩu trang, - Đối với bụi phát sinh do các hoạt động cắt gạch đá, gỗ, vách ngăn, để giảm thiểu tác động của loại bụi này cần trang bị bảo hộ lao động cho các công nhân thi công tại công trường như: khẩu trang, mũ, quần áo bảo hộ, f) Đánh giá hiệu quả của biện pháp
  43. 43 Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động tới chất lượng môi trường không khí trong quá trình xây dựng có tính khả thi cao bởi những đòi hỏi phải thực hiện phù hợp với năng lực và nguồn lực của nhà thầu. 4.3.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tới môi trường nước a) Đối với nước thải sinh hoạt trên công trường Trong quá trình xây dựng đơn vị thi công sẽ sử dụng nhà vệ sinh lưu động để thu gom nước thải sinh hoạt và sẽ hợp đồng thuê đơn vị có chức năng đến hút chất thải mang đi xử lý. b) Đối với nước mưa chảy tràn Mặt bằng công trường sẽ được thiết kế để đảm bảo thu gom nước mưa trên bề mặt công trường, không chảy qua khu vực có bề mặt có chất gây ô nhiễm như kho xăng dầu và không gây úng ngập. Hệ thống thoát nước mưa trên công trường bao gồm hệ thống các rãnh thu nước và hố ga. c) Đối với nước thải xây dựng - Sử dụng vật liệu xây dựng ( cát, đá) sạch để không phát sinh nước thải từ hoạt động rửa vật liệu. - Sử dụng vừa đủ nước dùng trong bảo dưỡng bê tông để hạn chế tối đa nước thải xây dựng phát sinh - Xử lý nước lỗ khoan: Bơm nước trong quá trình thi công lỗ khoan lên sà lan vào các bể lắng để lắng đọng chất rắn lơ lửng trước khi chảy ra ngoài môi trường Lắp đặt hệ thống xử lý tuần hoàn nước thải chứa dung dịch bentonite Để hạn chế sự ứ đọng phải đưa ra các giải pháp và hạn chế như sau: + Tiến hành che chắn nguyên vậ liệu tập kết trên sà lan và tại công trường để hạn chế nước mưa cuốn trôi các tạp chất bẩn xuống biển; + Cử công nhân thu dọn các chất thải rắn , phế liệu sau mỗi ngày làm việc
  44. 44 + Không để tạo trên mặt bằng các thùng vũng đọng nước + Xây dựng hệ thống thoát nước thi công và vạch tuyến phân vùng thoát nước mưa + Không tập trung các loại nguyên nhiên vật liệu gần, cạnh các tuyến thoát nước để ngăn ngừa thất thoát rò rỉ vào đường thoát thải + Thường xuyên kiểm tra, nạo vét , khơi thông không để phế thải xây dựng xâm nhập vào đường thoát nước gây tắc nghẽn + Kiểm tra giám sát kỹ quá trình thi công của công nhân, ngăn chặn mọi hành vi xả thải xuống mặt nước biển khu vực thi công. d) Vị trí và thời gian thực hiện - Vị trí: Tại công trường thi công xây dựng nhà hát - Thời gian thực hiện 72 tháng thi công e) Đánh giá hiệu quả của biện pháp Các biện pháp giảm thiểu là khả thi với điều kiện thực tế và phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp đề xuất phụ thuộc vào ý thức thực hiện của lực lượng thi công. 4.3.3. Các biện pháp giảm thiểu đối với các tác động khác 4.3.3.1. Giảm thiểu tiếng ồn a) Biện pháp giảm thiểu - Đối với quá trình thi công cọc móng công trình là quá trình có khả năng gây tiếng ồn lớn, áp dụng biện pháp sau: sử dụng phương pháp ép cọc bê tông dự ứng lực - Bố trí các máy móc phương tiện phát sinh ồn ở một vi trí có khoảng cách phù hợp sao cho tiếng ồn lan truyền đến khu dân cư không lớn hơn 70dBA. - Ưu tiên sử dụng máy móc phương tiện có phát thải âm nguồn thấp khi thi công gần đối tượng nhạy cảm với tiếng ồn,
  45. 45 - Không sử dụng cùng lúc trên công trường nhiều phương tiện giao thông và máy móc thiết bị thi công có độ gây ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng của tiếng ồn - Yêu cầu nhà thầu xây dựng nhắc nhở và nghiêm cấm các hành vi gây ồn không đáng có đối với các tài xế taxi b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu Với mức độ phát sinh tiếng ồn ở mức độ thấp, các biện pháp giảm thiểu đưa ra hoàn toàn hợp lý, đơn giản và phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo mức ồn nằm trong giới hạn cho phép so với quy chuẩn 4.3.3.2. Giảm thiểu tác động tiêu cực giao thông khu vực a) Biện pháp giảm thiểu - Yêu cầu các nhà thầu, đơn vị thi công lập kế hoạch vận chuyển vật liệu hợp lý, hạn chế vận chuyển vào giờ cao điểm gây ách tắc giao thông khu vực, khí thải từ nhiều xe tham gia giao thông thải cùng lúc ra môi trường gây ô nhiễm không khí nặng. - Tại khu vực công trường và phía tiếp đường Trần Quốc Nghĩa sẽ được đặt hệ thống biển báo quy định tốc độ của các phương tiện. b) Đánh giá hiệu quả của biện pháp giảm thiểu Các biện pháp giảm thiểu là khả thi với điều kiện thực tế và phù hợp với năng lực của nhà đầu tư. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp đề xuất phụ thuộc vào ý thức thực hiện của lực lượng thi công.
  46. 46 PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua quá trình thực hiện đề tài “ Đánh giá hiện trạng môi trường trong quá trình xây dựng nhà hát trên biển phường Hồng Hải – thành phố Hạ Long – tỉnh Quảng Ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm”, em rút ra một số kết luận sau: - Môi trường không khí : Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm chính với môi trường không khí trong quá trình xây dựng và các khu vực xung quanh. Bụi TSP ở mẫu K22(95 µg/m3), K52(113 µg/m3), K72(120 µg/m3), K12(120 µg/m3) đều thấp hơn nửa so với QCVN (300 µg/m3). Bụi TSP ở mẫu K41 (146 µg/m3) cao hơn khá nhiều so với các mẫu còn lại nhưng đều nằm trong GHCP. Các tác động của bụi và khí thải trong quá trình xây dựng mang tính chất tạm thời và có thể giảm thiểu, các biện pháp giảm thiểu đưa ra có hiệu quả xử lý tốt và có tính khả thi cao. - Môi trường nước mặt Đây là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt, đặc biệt là môi trường nước mặt của Vịnh Hạ Long. Lượng nước thải trong quá trình xây dựng đều được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Các thông số quan trắc như Ph, COD, BOD, đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 08:2015/BTNMT cột B2,ở một số mẫu các thông số còn tương đối cao như Ph ở NM1.3 và NM2.11 độ Ph lên tới 8,11 so với QCVN là 9, hay Cr VI (6+) ở NM1.3 là 0,0489 mg/l so với QCVN là 0,05 mg/l. Các biện pháp đưa ra có tính khả thi cao, hiệu quả xử lý tốt có thể đảm bảo tuân thủ QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước
  47. 47 thải công nghiệp (cột B); đối với nước thải sinh hoạt được xử lý thải ra đạt QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B). - Môi trước nước biển ven bờ Các chỉ tiêu phân tích chất lượng nước biển như: pH , tổng Crom, Ni, + - - - Zn, NH4 , F , NO3 , PO4 , H2S, tổng dầu mỡ động thực vật, E.coli, Coliform, tổng chất rắn hòa tan của 4 mẫu nước biển đều nằm trong giới hạn cho phép. Riêng hàm lượng Mn ở cả 4 mẫu nước biển đều vượt giới hạn cho phép từ 1,3 – 3,58 lần. Hàm lượng Fe của 4 mẫu vượt giới hạn QCVN 10:2015/BTNMT từ 2,19 – 4,92 lần. 5.2. Kiến nghị + Tổ chức phun nước tưới xung quanh đường giao thông hay mặt bằng công trình để tránh bụi, có phương án che chắn đối với các phương tiện xe vận chuyển trang thiết bị. + Công nhân có ý thức, tránh nhiệm trong công tác giữ gìn vệ sinh môi trường nước biển, cũng như môi trường xung quanh khu vực thi công xây dựng nhà hát. + Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người dân xung quanh, không để tình trạng xả rác làm ảnh hưởng, tắc nghẽn hệ thống thu gom.
  48. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO [10]: Nguyễn Huy Dương, Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn xã Quỳnh Lộc thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An. [3]: Đề tài xử lý nước ngầm, luanvan.net.vn/luan-van/de-tai-xu-ly-nuoc-ngam- 45627/, [5]: Hồ Sĩ Giao, Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản (2010), Bảo vệ môi trường trong khai thác mỏ lộ thiên, NXB từ điển bách khoa – Hà Nội. [6]: Gs. Huỳnh Thu Hòa - Võ Văn Bé (2010), “Tài Nguyên nước”. [9]: Lưu Đức Hải (2002), cơ sở khoa học môi trường, NXB quốc gia Hà Nội. [1]: Bùi Thị Hằng (2012), “Khóa luận vấn đề cấp nước sạch ở nông thôn Việt Nam hiện nay”, [4]: Hoàng Văn Huệ (2004), Công nghệ môi trường,NXB Xây Dựng Hà Nội. [8]: Lương Văn Hinh, Đỗ Thị Lan, Dư Ngọc Thành, Nguyễn Thanh Hải (2015), Giáo trình Ô nhiễm môi trường, Đại học Nông lâm Thái Nguyên, Thái Nguyên. [7]: Luật Bảo vệ môi trường 2014, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. [2]: Đào Trọng Tứ (2012), “Tham luận tài nguyên nước và quản lý tài nguyên nước ở Việt Nam”, Hội thảo tiềm năng và giải pháp sử dụng hiệu quả nguồn năng lượng nước cho ngành khách sạn.