Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

pdf 69 trang thiennha21 13/04/2022 6250
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_sinh_hoat_tren_dia_ban_th.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN XUÂN HÒA - HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TRẦN THỊ THƯƠNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ TRẤN XUÂN HÒA - HUYỆN HÀ QUẢNG TỈNH CAO BẰNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa Chính Môi Trường Lớp: : K46-ĐCMT-N01 Khoa : Quản Lý Tài Nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : Th.S Dương Thị Minh Hòa. Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cuối cùng của quá trình đào tạo tại các trường Đại học. Đây là thời gian giúp cho mỗi sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố những kiến thức lý thuyết và vận dụng những kiến thức đó vào thực tế. Thực tập tốt nghiệp là kết quả của quá trình tiếp thu kiến thức thực tế, qua đó giúp cho sinh viên tích lũy kinh nghiệm để phục vụ cho quá trình công tác sau này. Để đạt được mục tiêu trên, được sự nhất trí của khoa Quản lý tài nguyên trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng” Đề hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên và Khoa Môi trường, đặc biệt là cô giáo hướng dẫn: Ths. Dương Thị Minh Hòa, UBND thị trấn Xuân Hòa và bà con nhân dân trong thị trấn Xuân Hòa đã tạo điều kiện cho em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả sự giúp đỡ quý báu đó. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng do kiến thức bản thân còn hạn chế. Vì vậy không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy, cô và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Trần Thị Thương
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quuốc gia về chất lượng nước sinh hoạt 25 Bảng 2.2: Quy chuẩn kỹ thuật quuốc gia về chất lượng nước ngầm. 26 Bảng 3.1 Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hòa. 29 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm 30 Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa , huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng 36 Bảng 4.2: Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa 37 Bảng 4.3: Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa 38 Bảng4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa 40 Bảng4.5: Đánh giá cảm quan của người dân về nước khe tại thị trấn Xuân Hòa 44 Bảng4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước khe tại thị trấn Xuân Hòa 46 Bảng 4.7: Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa 49
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý thị trấn Xuân Hòa 31 Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa 37 Hình 4.3: Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa 39 Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tổ Xuân Đại 41 Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào xóm Yên Luật 1 43 Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước khe tại thị trấn Xuân Hòa 45 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước khe tổ Xuân Lộc 47 Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước khe xóm Mai Nưa 48 Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 50
  6. iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BTNMT Bộ tài nguyên môi trường BVMT Bảo vệ môi trường BYT Bộ y tế CP Chính phủ CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc HTX Hợp tác xã NĐ Nghị định QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc VK Vi khuẩn
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii MỤC LỤC v PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài 4 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.2.1 Một số khái niệm 4 2.3. Cơ sở thực tiễn 8 2.4. Các loại ô nhiễm nước 10 2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước 13 2.6. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam 15 2.6.2.Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam 18 2.6.3 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam 20 2.6.4 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam 21 2.7. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng 23 2.7.1.Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng 23 2.7.2 .Thực trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng 23
  8. vi 2.8. Quy chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt và nước ngầm 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 27 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27 3.3. Nội dung nghiên cứu 27 3.4. Phương pháp nghiên cứu 27 3.4.1. Phương pháp kế thừa 27 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn 28 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu 28 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 29 3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh 30 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 31 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 31 4.1.2. Tài nguyên nước 33 4.1.3. Môi trường 33 4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội 34 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng 35 4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt 35 4.2.2. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân 37 4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa 38 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước giếng đào 38 Hình 4.3: Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa 39 4.3.2 . Đánh giá chất lượng nước khe 44 4.4. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân thị trấn Xuân Hòa 49
  9. vii 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng 50 4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục 50 4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách 51 4.5.3. Biện pháp kinh tế 52 4.5.4. Biện pháp kĩ thuật 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Tất cả chúng ta đều biết rằng, nước là một dạng tài nguyên đặc biệt quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống và môi trường, quyết định sự tồn tại, phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trên khắp thế giới, nhiều người còn chưa có được nước an toàn và đầy đủ để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất của họ. Tài nguyên nước đang bị đe doạ bởi các chất thải và ô nhiễm, bởi việc khai thác sử dụng kém hiệu quả, bởi sự thay đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi khí hậu toàn cầu và nhiều nhân tố khác [13]. Tài nguyên nước bao gồm nguồn nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển. Trong đó nguồn nước mặt và nước dưới đất là quan trọng nhất, có liên quan trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của con người. Nguồn nước mặt là các dạng tích tụ nước tự nhiên hay nhân tạo có thể khai thác sử dụng trên mặt đất hoặc hải đảo bao gồm: sông, suối, ao, hồ, kênh, rạch, đầm, phá, hồ chứa nước tự nhiên, hồ chứa nước nhân tạo, băng tuyết Nước dưới lòng đất hay nước ngầm là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt hằng ngày của con người và cây trồng. Nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con người, tuy nhiên hiện nay nước đang bị suy giảm cả về số lượng và chất lượng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: Dân số gia tăng, phát triển kinh tế và công tác quản lý tài nguyên nước chưa được thỏa đáng. Con người sử dụng nước cho nhiều mục đích khác nhau. Việc cải thiện cấp nước và điều kiện vệ sinh góp phần quan trọng vào việc giảm bớt gánh nặng về sức khỏe cho người dân. Xuân Hòa là thị trấn thuộc huyện Hà Quảng , tỉnh Cao Bằng. Thị trấn Xuân Hòa có tuyến tỉnh lộ 203 chạy qua và nằm trên đường đi đến khu du lịch hang Pác Bó. Thị trấn có suối Lênin chảy từ khu vực hang Pác Bó qua địa bàn và thuộc lưu vực thượng lưu của sông Bằng. Tại Xuân Hòa nguồn nước
  11. 2 sử dụng gồm nước khe, giếng đào và nước máy. Vì vậy để giúp cho dân cư thị trấn Xuân Hòa có được nguồn nước đạt tiêu chuẩn cần phải tiến hành đánh giá đúng hiện trạng nước hiện tại để từ đó xây dựng các giải pháp xử lý thích hợp. Xuất phát từ mục tiêu đó, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa – huyện Hà Quảng –tỉnh Cao Bằng” 1.2. Mục tiêu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu chung Đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng và đề xuất một số giải pháp bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của người dân. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Nắm được tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - Đánh giá chung và đề xuất một số biện pháp khắc phục, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước sinh hoạt và cung cấp nước sạch nhằm nâng cao chất lượng nước sinh hoạt, đáp ứng nhu cầu nước sạch của người dân địa phương. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Đề suất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. - Áp dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. - Nâng cao hiểu biết về kiến thức thực tế . - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. - Bổ sung tư liệu cho học tập.
  12. 3 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn - Phản ánh thực trạng môi trường nước trên đại bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng - Cảnh báo các vấn đề cấp bách và nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước. - Nâng cao chất lượng nước phục vụ cho người dân trên địa bàn của huyện. - Lựa chọn các giải pháp tối ưu để sử dụng nước có chất lượng đảm bảo. - Tạo số liệu làm cơ sở cho việc lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của huyện .
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở pháp lý của đề tài Công tác quản lý nhà nước về môi trường phải được dựa trên các văn bản pháp luật, pháp quy của cơ quan quản lý nhà nước đó là: - Luật Tài nguyên nước do Quốc hội cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21/6/2012. - Luật Bảo vệ môi trường 2014. - Nghị định số 82/2017/NĐ-CP ngày 17/07/2017 Quy định về phương pháp tính, mức thu tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT ngày 29/12/2017 quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất. - Thông tư số 47/2017/TT-BTNMT ngày 07/11/2017 Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước. - Thông tư 50/2015/TT-BYT ngày 11/12/2015Quy định việc kiểm tra vệ sinh, chất lượng nước ăn uống, nước sinh hoạt. - Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quyết định về môi trường: + QCVN 09:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất. + QCVN 02:2009/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. 2.2. Cơ sở lý luận của đề tài 2.2.1 Một số khái niệm * Khái niệm Môi trường
  14. 5 Theo UNESCO, môi trường được hiểu là: “Toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra xung quanh mình, trong đó con người sinh sống và bằng lao động của mình đã khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc nhân tạo nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người”. Theo Luật Bảo vệ Môi trường (2014) của Nước CHXHCN Việt Nam, thì môi trường được khái niệm: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” [4]. * Khái niệm ô nhiễm môi trường Ô nhiễm môi trường: Là sự thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Chất gây ô nhiễm môi trường là những nhân tố làm cho môi trường trở nên độc hại. Thông thường tiêu chuẩn môi trường là những chuẩn mực, giới hạn cho phép được quy định dùng làm căn cứ để quản lý môi trường [12]. Theo Khoản 8 Điều 3 Luật bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “Ô nhiễm môi trường” là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” [4]. *Nước và một số khái niệm liên quan - Trong tự nhiên nước tồn tại ở cả 3 dạng: rắn, lỏng, khí, nước đóng băng ở nhiệt độ 00C nước có khối lượng riêng lớn nhất. - Nguồn nước: là các dạng tích tụ nước tự nhiên hoặc nhân tạo có thể khai thác sử dụng bao gồm sông, suối, kênh, rạch, hồ, ao, đầm, phá, biển, các tầng chứa nước dưới đất mưa, băng, tuyết và các dạng tích tụ nước khác. - Nước mặt: là nước tồn tại trên mặt đất liền hoặc hải đảo. - Nước dưới đất: là nước tồn tại ở trong các tầng chứa nước dưới đất. - Nước sinh hoạt: là nước sạch hoặc nước có thể dùng cho ăn, uống, vệ sinh của con người.
  15. 6 - Nước sạch: là nước có chất lượng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật về nước sạch của Việt Nam. - Nguồn nước liên tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn từ hai tỉnh thành phố trực thuộc trung ương trở lên [1]. - Nguồn nước nội tỉnh: là nguồn nước phân bố trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. - Nguồn nước liên quốc gia: là nguồn nước chảy từ lãnh thổ Việt Nam sang lãnh thổ nước khác hoặc từ lãnh thổ nước khác vào lãnh thổ Việt Nam hoặc nguồn nước nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và quốc gia láng giềng. - Ô nhiễm nguồn nước: là sự thay đổi tính chất vật lý, tính chất hóa học, thành phần sinh học của nước không phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật cho phép gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật. - Suy thoái nguồn nước: là sự suy giảm về số lượng, chất lượng nguồn nước so với trạng thái tự nhiên hoặc so với trạng thái của nguồn nước đã được quan trắc qua các thời kỳ trước đó [1]. - Cạn kiệt nguồn nước: là sự suy giảm nghiêm trọng về số lượng của nguồn nước, làm cho nguồn nước không còn đủ khả năng đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng và duy trì hệ sinh thái thủy sinh. - Chức năng của nguồn nước: là những mục đích sử dụng nước nhất định dựa trên các giá trị lợi ích của nguồn nước. - Hành lang bảo vệ nguồn nước: là phần đất giới hạn dọc theo nguồn nước hoặc bao quanh nguồn nước do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định [1]. 2.2.2. Các nguồn nước dùng trong sinh hoạt - Nước máy: là dạng nước đã qua xử lý đạt tiêu chuẩn nước sạch. - Nước ngầm: là một dạng nước dưới đất, tích trữ trong các lớp đất đá trầm tích bở rời như cặn, sạn, cát bột kết, trong các khe nứt, hang caxtơ dưới
  16. 7 bề mặt Trái đất, có thể khai thác cho hoạt động sống của con người, con người khai thác nước ngầm dưới 2 dạng: + Nước từ giếng đào. + Nước từ giếng khoan. - Nguồn gốc của nước ngầm: Nước mưa, nước mặt và hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm thấu vào lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm nước. Khả năng ngậm nước của tầng đất đá phụ thuộc vào độ nứt nẻ. Các loại đất sét, hoàng thổ không chứa nước. Ở nước ta, một số nơi phát hiện nước ngầm phong phú trong các trầm tích biển, trầm tích song và trong tầng vôi nứt nẻ. - Các trạng thái tồn tại của nước ngầm: + Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ hổng của đất đá. + Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được. + Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân tử, có thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng không thể truyền được áp suất. + Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hổng nhỏ của đất, chịu tác dụng của sức căng mặt ngoài và trọng lực. Nước mao đẫn có thể di chuyển trong đất và có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực nước trọng lực. + Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy trong các lỗ hổng của đất, chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và có thể truyền được áp suất. Trong tất cả các dạng trên thì chỉ co nước thấm là có trữ lượng đáng kể và có khả năng khai thác được.
  17. 8 - Đặc tính chung của nước ngầm: Nước ngầm của nước ta được phân bố gần như khắp mọi nơi và nằm ở độ sâu không lớn. Tầng chứa nước rất dày, trung bình khoảng 15 – 30m, có nhiều nơi tới 50 - 70 m. Do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và được bảo vệ bởi các tầng cản nước nên nước ngầm ở nước ta có chất lượng tốt: hàm lượng cặn nhỏ ít, ít vi trùng, nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý nước đơn giản nên giá thành sản xuất rẻ. Tùy thuộc vào tầng hóa địa của tầng chức nước và chất lượng nguồn bổ cập mà trong tầng nước ngầm có hàm lượng muối khoáng lớn, nhất là các muối cứng, nếu dùng để cấp nước cho nồi hơi, thường phải làm mềm. 2.3. Cơ sở thực tiễn - Vai trò của nước đối với con người: Cũng như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong đời sống con người. Trong quá trình hình thành sự cố trên trái đất thì nước và môi trường đóng vai trò quan trọng, nước tham gia vào vai trò tái sinh thế giới hữa cơ (tham gia vào qúa trình quang hợp). Trong quá trình trao đổi chất nước đóng vai trò trung tâm. Những phản ứng lý hóa học diễn ra với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của nhiều chất và đóng vai trò dẫn đường cho các muối đi vào cơ thể. Con người sống không thể thiếu nước. Cơ thể chỉ cần mất đi 10% lượng nước thì lập tức các chức năng sinh lý sẽ bị rối loạn: nếu mất đi 20% lượng nước thì nhanh chóng dẫn đến nguy cơ tử vong. Một cơ thể khỏe mạnh, nhịn ăn chỉ cần cung cấp đủ nước vẫn có thể duy trì sự sống trong vòng một tháng. Ngược lại nếu thiếu nước, chỉ sử dụng thức ăn khô không có nước thì bình thường sau 5-7 ngày sẽ có nguy cơ tử vong. Điều này cho chúng ta thấy rằng, nước có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự sống con người. Nước chiếm khoảng 60% thành phần cấu tạo cơ thể. Hàm lượng nước ở nam giới nhiều hơn so với nữ giới, người trẻ tuổi cần nhiều nước hơn người cao tuổi. Đối với các bộ phận trong cơ thể, lượng nước phân phối không
  18. 9 giống nhau. Trong xương chiếm 10%, trong mô mỡ chiếm 20% - 35%, trong thịt chiếm gần 70%, trong dịch vị và huyết tương nước chiếm tới 90% [5]. - Vai trò của nước đối với sinh vật Nước chứa trong cơ thể sinh vật một hàm lượng rất cao, từ 50 – 90% khối lượng cơ thể sinh vật là nước, có trường hợp nước chiếm tỷ lệ cao hơn, tới 98% như ở một số cây mọng nước, ở ruột khoang (ví dụ: thủy tức). Nước là dung môi cho các chất vô cơ, các chất hữu cơ có mang gốc phân cực (ưa nước) như hydroxyl, amin, các boxyl, Nước là nguyên liệu cho cây trong quá trình quang hợp tạo ra các chất hữu cơ. Nước là môi trường hòa tan chất vô cở và phương tiện vận chuyển chất vô cơ và hữu cơ trong cây, vận chuyển máu và các chất dinh dưỡng ở động vật. Nước bảo đảm cho thực vật có một hình dạng và cấu trúc nhất định. Do nước chiếm một lượng lớn trong tế bào thực vật, duy trì độ trương của tế bào cho nên làm cho thực vật có mọt hình dạng nhất định. Nước nối liền cây với đất và khí quyển góp phần tích cực trong việc bảo đảm mối liên hệ khăng khít sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. Trong quá trình trao đổi giữa cây và môi trường đất có sự tham gia tích cực của ino H+ và OH do nước phân ly ra. Nước tham gia vào quá trình trao đổi năng lượng và điều hòa nhiệt độ cơ thể. Nước là môi trường sống của rất nhiều loài sinh vật. Cuối cùng nước giữ vai trò tích cực trong việc phất tán nòi giống của các sinh vật, nước còn là môi trường sống của nhiều loài sinh vật [6]. - Vai trò của nước đối với đời sống sản xuất + Trong đời sống sinh hoạt: nước được sử dụng cho nhu cầu ăn uống, tắm giặt hằng ngày và hoạt động vui chơi giải trí như bơi lội, + Trong nông nghiệp: tất cả các cây trồng và vật nuôi đều cần nước để phát triển. Từ một hạt cải bắp phát triển thành một cây rau thương phẩm cần
  19. 10 25 lít nước, lúa cần 4.500 lít nước để cho ra 1 kg hạt. Dân gian có câu: “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy được vai trò của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là hai yếu tố quyết định hang đầu là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sang, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí của đất, làm cho tốc độ tăng sản lượng lương thực vượt quá tốc độ tăng dân số thế giới. Đối với Việt Nam, nước đã cùng với con người làm lên nền Văn minh lúa nước tại châu thổ sông Hồng – các nôi Văn minh của dân tộc, của đất nước, đã làm nên hệ sinh thái nông nghiệp có năng xuất và tính bền vững vào loại cao nhất thế giới, đã làm nên một nước Việt Nam có xuất khẩu gạo đứng nhất nhì thế giới hiện nay. Nước Việt Nam theo nghĩa đen đúng của nó là nước – H2O. - Trong công nghiệp: Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Nước dung để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Tóm lại: đối với con người nước là nguồn thực phẩm chính không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Qua đây chúng ta thấy được rõ được vai trò và tầm quan trọng của nước đối với đời sống sản xuất nông nghiệp, hoạt động công nghiệp và trong tất cả các ngành khác. 2.4. Các loại ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước. Hoặc dựa vào nguồn gốc gây ô nhiễm, như ô nhiễm do công nghiệp, nông nghiệp hay sinh hoạt. Hoặc dựa vào môi trường nước, như ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Hoặc dựa vào tính chất của ô nhiễm như ô nhiễm sinh học, hóa học hay vật lý. - Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là nguồn gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của các vi khuẩn và các vi
  20. 11 sinh vật khác lại càng làm tăng tốc độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều nước thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra, các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hóa học như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfua, phenol, làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfua, cyanua, dầu làm cho nước có mùi lạ. Thanh tảo làm cho nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm cho nước có mùi tanh của cá. - Ô nhiễm sinh học của nước Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay công nghiệp bao gồm các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được, chất thải sinh hoạt hoặc công nghiệp có chứa cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh, Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. Các nhà máy chế biến thực phẩm, sản xuất đồ hộp, thuộc da, lò mổ, đều có nước thải chứa protein. Khi được thải ra dòng chảy, protein nhanh chóng bị phân hủy cho ra acid amin, acid béo, acid thơm, H2S, nhiều chất chứa S và P, có tính độc và mùi khó chịu. Mùi hôi của phân và nước cống chủ yếu là do indol và dẫn xuất chứa methyl. - Ô nhiễm hóa học do chất vô cơ Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như Zn, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật.
  21. 12 Đó là chì được sử dụng là chất phụ gia trong xăng và các kim loại khác như đồng, kẽm, crom, niken, cadimi rất độc đối với sinh vật thủy sinh. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân hóa học cũng đáng lo ngại. Phân bón làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm. Nhưng các cây trồng chỉ được khoảng 30 – 40 % lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hóa sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. - Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp Ô nhiễm này chủ yếu là do hydrocacbon, nông dược, chất tẩy rửa, + Hydrocacbon Hydrocacbon là các hợp chất của nguyên tố cacbon và hydro. Chúng ít tan trong nước nhưng tan nhiều trong dầu và các dung môi hữu cơ. Chúng là một trong những nguồn ô nhiễm của nền văn minh hiện đại. Vấn đề hết sức nghiêm trọng ở những vùng nước lợ và thềm lục địa có nhiều cá. Sự ô nhiễm bởi các hydrocacbon là do các hiện tượng khai thác mỏ dầu, vận chuyển dầu trên biển và các chất thải bị nhiễm xăng dầu. Các tai nạn đắm tàu chở dầu là tương đối thường xuyên. Các vực nước ở đất liền cũng bị nhiễm bẩn bởi các hydrocacbon. Sự thải của các nhà máy lọc dầu, hay sự thải dầu nhớt xe tàu là do vô ý vãi xăng dầu. Tốc độ thấm của xăng dầu lớn gấp 7 lần của nước, sẽ làm các lớp nước ngầm bị nhiễm. + Chất tẩy rửa: Bột giặt tổng hợp và xà bông Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực và không có cực. Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylerne benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung có muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông natri và kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các
  22. 13 xà bông không tan thì chứa canxi, sắt, nhôm, sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni, ) + Nông dược: Người ta phân biệt Thuốc sát trùng Thuốc diệt nấm Thuốc diệt cỏ Thuốc diệt chuột Các nông dược tạo nên một nguồn ô nhiễm quan trọng cho các vực nước. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do các nhà máy thải các chất cặn bã ra sông hoặc do việc sử dụng các nông dược trong nông nghiệp, làm ô nhiễm nước mặt, nước ngầm và các vùng cửa sông, bờ biển. Sử dụng nông dược mang lại nhiều hiệu quả trong nông nghiệp nhưng hậu quả cho môi trường và sinh thái cũng rất đáng kể. Có ba loại thông số phản ánh đặc tính khác nhau của chất lượng nước và thông số vật lý, thông số hóa học và thông số sinh học. 2.5. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước - Ô nhiễm tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, lũ lụt, gió bão, hoặc do các sản phẩm hoạt động sống của sinh vật, kể cả xác chết của chúng. Cây cối, sinh vật chết đi, chúng bị vi sinh vật phân hủy thành chất hữu cơ. Một phần sẽ ngấm vào lòng đất sau đó ăn sâu vào nước ngầm gây nên ô nhiễm, hoặc theo dòng nước ngầm hòa vào dòng lớn. Ô nhiễm nước do các yếu tố tự nhiên (núi lửa, xói mòn ) có thể rất nghiêm trọng, nhưng không thường xuyên và không phải là nguyên nhân chính gây suy thoái chất lượng nước toàn cầu. - Ô nhiễm do hoạt động của người dân.
  23. 14 + Từ sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ hộ gia đình, bệnh viện, khách sạn, cơ quan, trường học; chứa các chất thải trong quá trình sinh hoạt và vệ sinh của con người. Thành phần cơ bản của nước thải sinh hoạt là chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học (cacbonhydrat, protein, dầu mỡ), chất dinh dưỡng, chất rắn và vi trùng. Tùy theo mức sống và lối sống mà chất lượng nước thải cũng như tải lượng các chất có trong nước thải của mỗi người trong một ngày là khác nhau. Nhìn chung mức sống càng cao thì tải lượng càng cao. Nước thải đô thị là loại nước thải tạo thành do sự gộp chung nước thải sinh hoạt, nước thải vệ sinh và nước thải của các sơ sở thương mại, công nghiệp nhỏ trong khu đô thị. Nước thải đô thị thường được thu gom vào hệ thống cống thải của thành phố, đô thị để xử lý chung. Thông thường ở các đô thị có hệ thống cống thải, khoảng 70 – 90% tổng lượng nước sử dụng của đô thị sẽ trở thành nước thải đô thị và chảy vào đường cống. + Từ hoạt động công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống nhau mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, nước thải của xí nghiệp cán thép chủ yếu là sắt, chì . Hàm lượng nước thải chứa các chất độc hại vượt hàng chục lần tiêu chuẩn cho phép đã gây nên ô nhiễm nặng nề nguồn nước mặt trong vùng dân cư lân cận. Mức độ ô nhiễm của các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Điều nguy hiểm hơn là trong số các cơ sở sản xuất công nghiệp, các khu chế xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường. + Từ y tế: Nước thải bệnh viện bao gồm nước thải từ các phòng phẫu thuật, phòng xét nghiệm, phòng thí nghiệm, từ các nhà vệ sinh, khu giặt là,
  24. 15 rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc làm vệ sinh phòng, cũng có thể từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh nhân và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện. Điểm đặc thù của nước thải y tế có khả năng lan truyền rất mạnh các vi khuẩn gây bệnh, nhất là nước thải được xả ra từ những bệnh viện hay nhưng khoa truyền nhiễm, lây nhiễm. Những nguồn nước thải bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có thể dẫn đến dịch bệnh cho người và động vật qua nguồn nước, qua các loại rau được tưới bằng nước thải. Nước thải bệnh viện chứa vô số loại vi trùng, virus và các mầm bệnh sinh học khác trong máu mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh, các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ. Do đó, được xếp vào danh mục chất thải nguy hại, gây nguy hiểm cho người tiếp xúc + Từ hoạt động nông nghiệp: Các hoạt động chăn nuôi gia súc, phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác; thuốc trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, ngô, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt. Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo vệ thực vật gấp ba lần khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm trên thị trường như Aldrin, Thiodol, Monitor, Trong quá trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động. Đa số nông dân không có kho cất giữ, bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử dụng xong bị vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại được thu gom bán phế liệu 2.6. Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam Tài nguyên nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể tái tạo nhưng cũng có thể bị cạn kiệt tùy vào mức độ khai thác của con người và khả năng tái tạo của môi trường. Ngày nay, sử dụng nước cho mọi hoạt động đã trở nên
  25. 16 phổ biến. Tuy nhiên việc sử dụng khai thác nguồn nước tài nguyên này gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng tới nguồn tài nguyên nước. 2.6.1 Tình hình sử dụng nước trên thế giới Nhu cầu nước ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10 % cho sinh hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát triển của mỗi quốc gia. Ví dụ: Ở Hoa Kỳ, khoảng 44% nước được sử dụng cho công nhân nghiêp, 47% sử dụng cho nông nghiệp và 9% cho sinh hoạt và giải trí. Ở Trung Quốc thì 7% nước được sử dụng cho công nghiệp, 87% cho công nghiệp, 6% sử dụng cho nước sinh hoạt và giải trí (Chiras, 1991) [9]. Nhu cầu về nước trong công nghiệp: Sự phát triển ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất , chỉ 5 ngành sản xuất này đã tiêu thụ mất 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp. Ví dụ cần 1.700 lít nước để sản xuất một thùng bia chừng 120 lít, cần 300.000 lít nước để lọc một thùng dầu mỏ chừng 160 lít, cần 300.000 lít nước để 14 sản xuất 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép, cần 2.000.000 lít nước để sản xuất 1 tấn nhựa tổng hợp, để làm ra 01 lít nhiên liệu sinh học phải cần khoảng từ 1.000 đến 4.000 lít nước, sản xuất điện từ nguồn thủy điện dự kiến tăng trung bình hàng năm là 1,7% từ năm 2004 đến năm 2030 gia tăng tổng thể là 60%. Phần nước tiêu hao không hoàn lại và lượng nước còn lại sau khi đã sử dụng được quay về sông hồ dưới dạng nước thải chứa đầy những chất ô nhiễm (Cao Liêm và cs, 1990) [3]. Nhu cầu về nước trong nông nghiệp: Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao. Theo M.I.Lvovits (1974) [11].
  26. 17 Trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi khoảng 700 km3 /năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính được mối quan hệ giữa lượng nước sử dụng với sản phẩm thu được trong quá trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 tấn nước, 1 tấn gạo cần đến 4.000 tấn nước và 1 tấn bông vải cần 10.000 tấn nước. Sở dĩ cần số lượng nước lớn như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các sản phẩm nông nghiệp. Cho đến nay, nông nghiệp vẫn là đối tượng tiêu thụ nhiều nước nhất chiếm 50% lượng nước tiêu thụ (so với 40% dành cho công nghiệp và 10% danh cho sinh hoạt đời sống). Nếu không có quy hoạch sử dụng hợp lý, nhu cầu nước sẽ tăng lên từ 50% đến 70% vào năm 2050, mặc dù sử dụng tài nguyên nước của một số nước hiện đã chạm đến mức giới hạn. Đồng thời, thay đổi về lối sống và thói quen ăn uống đã diễn ra trong nhiều năm gần đây, nhất là gia tăng tỷ lệ tiêu thụ thịt và các sản phẩm bơ sữa tại những nước vừa giàu lên đã tác động mạnh mẽ tới tài nguyên nước. Để sản xuất 1 kg ngũ cốc cần từ 800 đến 4.000 lít nước, trong khi đó để sản xuất 1 kg thịt bò phải tốn từ 2.000 đến 16.000 lít nước. Nếu vào thời điểm năm 1985, một người Trung Quốc tiêu thụ 20 kg thịt thì vào năm 2009 con số này đã là 50 kg, điều đó có nghĩa là Trung Quốc cần có thêm 390 km3 nước. Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí: Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5-10 lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày càng tăng theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng chục đến hàng trăm lần nhiều hơn. Theo sự ước
  27. 18 tính đó thì đến năm 2000 nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí sẽ tăng gần 20 lần so với năm 1990, tức là chiếm 7% tổng nhu cầu nước trên thế giới (Cao Liêm và cs, 1990) [3]. Theo ước tính, năm 2030 sẽ có 47% dân số thế giới sinh sống tại các vùng căng thẳng về nước. Chỉ riêng tính ở châu Phi, do biến đổi khí hậu, số người chịu cảnh thiếu nước nhiều hơn vào năm 2020 là từ 75 đến 250 triệu người. Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ngoài trời như đua thuyền, trượt ván, bơi lội nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội 2.6.2.Tình hình sử dụng nước ở Việt Nam Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới ẩm có lượng mưa tương đối lớn trung bình từ 1.800mm - 2.000mm, nhưng lại phân bố không đồng đều mà tập trung chủ yếu vào mùa mưa từ tháng 4-5 đến tháng 10, riêng vùng duyên hải Trung bộ thì mùa mưa bắt đầu và kết thúc chậm hơn vài ba tháng. Sự phân bố không đồng đều lượng mưa và dao động phức tạp theo thời gian là nguyên nhân gây nên nạn lũ lụt và hạn hán thất thường gây nhiều thiệt hại lớn đến mùa màng và tài sản ảnh hưởng đến nền kinh tế quốc gia, ngoài ra còn gây nhiều trở ngại cho việc trị thủy, khai thác dòng sông. Theo sự ước tính thì lượng nước mưa hằng năm trên toàn lãnh thổ khoảng 640 km3 , tạo ra một lượng dòng chảy của các sông hồ khoảng 313 km3 . Nếu tính cả lượng nước từ bên ngoài chảy vào lãnh thổ nước ta qua hai con sông lớn là sông Cửu long (550 km3) và sông Hồng (50 km3) thì tổng lượng nước mưa nhận được hằng năm khoảng 1.240 km3 và lượng nước mà các con sông đổ ra biển hằng năm khoảng 900 km3. Như vậy so với nhiều nước, Việt nam có nguồn nước ngọt khá dồi dào lượng nước bình quân cho mỗi đầu người đạt tới 17.000 m3/người/năm. Do nền kinh tế nước ta chưa phát triển nên nhu cầu về lượng nước sử dụng chưa cao, hiện nay mới chỉ khai thác được 500m3/người/năm nghĩa là chỉ khai thác được 3% lượng nước được
  28. 19 tự nhiên cung cấp và chủ yếu là chỉ khai thác lớp nước mặt của các dòng sông và phần lớn tập trung cho sản xuất nông nghiệp [5]. - Nước Ngầm: Nước tàng trữ trong lòng đất cũng là một bộ phận quan trọng của nguồn tài nguyên nước ở Việt Nam. Mặc dù nước ngầm được khai thác để sử dụng cho sinh hoạt đã có từ lâu đời nay, tuy nhiên việc điều tra nghiên cứu nguồn nước này một cách toàn diện và có hệ thống chỉ mới được tiến hành trong chừng chục năm gần đây. Hiện nay phong trào đào giếng để khai thác nước ngầm được thực hiện ở nhiều nơi nhất là ở vùng nông thôn bằng các phương tiện thủ công, còn sự khai thác bằng các phương tiện hiện đại cũng đã được tiến hành nhưng còn rất hạn chế chỉ nhằm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt ở các trung tâm công nghiệp và khu dân cư lớn mà thôi. - Nước khoáng và nước nóng: Theo thống kê chưa đầy đủ thì ở Việt Nam có khoảng 350 nguồn nước khoáng và nước nóng, trong đó nhóm chứa Carbonic tập trung ở nam Trung bộ, đông Nam bộ và nam Tây nguyên, nhóm chứa Sulfur Hydro ở Tây Bắc và miền núi Trung bộ, nhóm chứa Silic ở trung và nam Trung bộ, nhóm chứa Sắt ở đồng bằng Bắc bộ, nhóm chứa Brom, Iod và Bor có trong các trầm tích miền võng Hà Nội và ven biển vùng Quảng Ninh, nhóm chứa Fluor ở nam Trung bộ, Phần lớn nước khoáng cũng là nguồn nước nóng, gồm 63 điểm ấm với nhiệt độ từ 300°C – 400°C, 70 điểm nóng vừa với nhiệt độ từ 41°C – 60°C và 36 điểm rất nóng với nhiệt độ từ 600°C – 1000°C, hầu hết là mạch ngầm chỉ có 2 mạch lộ thiên thuộc loại ấm gặp ở trung Trung bộ và ở đông Nam bộ. Từ những số liệu trên cho thấy rằng tài nguyên nước khoáng và nước nóng của Việt Nam rất đa dạng về kiểu loại và phong phú có tác dụng chữa bệnh, đồng thời có tác dụng giải khát và nhiều công dụng khác. Trong những năm gần đây nhu cầu nước sử dụng cho công nghiệp và sinh hoạt không ngừng tăng lên theo đà phát triển của công nghiệp, sự gia
  29. 20 tăng dân số, mức sống của người dân không ngừng được nâng cao và sự phát triển của các đô thị [6]. 2.6.3 Hiện trạng môi trường nước ở Việt Nam Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng bằng song Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, colifom (chủ yếu là đồng bằng song Cửu Long), dầu và kim loại kẽm, Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lưu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu. Điều kiện sống của họ cũng bị đe dọa nghiêm trọng vì nhiều khu vực trong công viên là nơi nuôi dưỡng mầm mống của dịch bệnh. Mặc dù mở cửa từ năm 2002 nhưng công viên Yên Sở không được sử dụng hiệu quả do sự ô nhiễm và mùi ô uế bốc lên từ hồ. Vì vậy, quá trình phát triển vẫn dậm chân tại chỗ. Nhiều sông hồ ở phía Nam thành phố như Tô Lịch và Kim Ngưu cũng đang nằm trong tình trạng ô nhiễm như vậy [5].
  30. 21 Tóm lại: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, lạc hậu. Nhận thức của người dân về vấn đề môi trường chưa được cao còn hạn chế. Đáng chú ý là sự bất cập trong công tác quản lý, tổ chức cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa được sâu sắc và đầy đủ. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu, cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ban ngành và địa phương chưa được đồng bộ, còn chồng chéo. 2.6.4 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt ở Việt Nam Nước thải sinh hoạt bao gồm nước thải từ khu dân cư, cao ốc văn phòng, khu nghỉ dưỡng, trường học, chợ, Lượng nước thải này chủ yếu là nước thải sinh hoạt gia đình xuất phát từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của con người như nấu nướng, vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhà cửa. Nước thải được chia làm 3 loại chính, với mỗi loại sẽ cần có một phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt riêng để đảm bảo tiêu chuẩn xả thải ra môi trường phù hợp với tiêu chuẩn và quy định của nhà nước. - Nước thải từ khu vệ sinh: là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa các chất hữu cơ như phân, nước tiểu, các vi sinh vật gây bệnh, cặn lơ lửng - Nước thải khu nhà bếp: có đặc trưng chứa hàm lượng dầu mỡ cao, lượng cặn, rác lớn. - Nước thải giặt là: có hàm lượng chất hữu cơ không đáng kể, chủ yếu là các hóa chất dùng để tẩy rửa. Với những đặc trưng khác nhau như vậy, cần có cách xử lý nước thải riêng phù hợp với từng loại nước thải gia đình. Ngoài ra, những yếu tố khác tác động đến việc lựa chọn phương pháp xử lý phù hợp có thể kể đến là: lưu lượng và chế độ xả thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận, điều kiện môi trường tại nơi dự kiến xây dựng nhà máy xử lý, điều kiện vận hành và quản lý hệ thống xử lý nước thải.
  31. 22 Các phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt Mục đích của việc xử lý nước thải sinh hoạt là loại bỏ các tạp chất nhiễm bẩn, làm sạch nước để có thể đưa nước vào nguồn tiếp nhận hoặc tái sử dụng. Dựa trên mục đích đó, có 3 phương pháp xử lý nước thải phổ biến, đó là: phương pháp hóa học, phương pháp sinh học, phương pháp hóa lý. - Phương pháp hóa học Đây là phương pháp phổ biến, thường được sử dụng trong hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt. Phương pháp này dựa trên các phản ứng hóa học xảy ra giữa chất bẩn, chất ô nhiễm có trong nước thải với hóa chất thêm vào, gồm có các phản ứng: trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất có hại. Điểm ưu việt của cách làm này là hiệu quả cao. Tuy nhiên, Phương pháp này cũng khá tốn kém. - Phương pháp sinh học Phương pháp xử lý nước thải này loại bỏ các cặn bẩn, chất độc hại nhờ khả năng sống và hoạt động của các vi sinh vật có ích, làm phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm có trong nước thải. Cách làm này chủ yếu gồm 5 nhóm chính: hiếu khí, trung gian anoxic, kị khí, kết hợp hiếu khí – trung gian anoxic – kị khí các quá trình hồ. - Phương pháp hóa lý Đây là phương pháp thường được sử dụng để xử lý nước thải sinh hoạt bằng cách: keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc Phương pháp này có thể được sử dụng độc lập để xử lý nước thải, cũng có thể kết hợp cùng các phương pháp khác như biện pháp cơ học, hóa học, sinh học. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa việc phải xử lý nước thải sinh hoạt và tránh gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường xung quanh, chúng ta có một phương pháp tối ưu và tiết kiệm chi phí hơn cả, đó là sử dụng máy lọc nước. Như vậy, để lựa chọn được phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt phù hợp và
  32. 23 hiệu quả nhất, người dùng cần cân nhắc nhiều yếu tố: bản chất loại nước thải, lưu lượng xả thải, mức độ cần thiết xử lý nước thải, đặc điểm nguồn tiếp nhận, [10]. 2.7. Thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Cao Bằng 2.7.1.Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Cao Bằng Do đặc thù Cao Bằng là một tỉnh vùng cao, địa hình phức tạp và bị phân cắt mạnh, theo đó tài nguyên nước mặt cũng phân bổ không đồng đều, tập trung chủ yếu ở một số lưu vực sông lớn như sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn Một số vùng trong tỉnh còn thường xuyên phải đối mặt với tình trạng thiếu nước. Cao Bằng là vùng thượng nguồn của một số sông thuộc hai hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Tả Giang (Trung Quốc). Trên địa bàn tỉnh có khoảng gần 1.200 con sông suối có chiều dài từ 2km trở lên với tổng chiều dài 3.175km, mật độ sông suối khoảng 0,47km/km2 . Các sông lớn trên địa bàn tỉnh là: sông Bằng Giang, sông Gâm, sông Quây Sơn. Đặc điểm của sông suối là có độ dốc lớn, nhiều thác ghềnh, nhất là sông suối thuộc hệ thống sông Quây Sơn và sông Gâm. Lưu lượng dòng chảy phân bố không đều trong năm, tập trung vào mùa lũ (chiếm 60 – 80%). Các hồ hình thành chủ yếu do cấu trúc địa hình bị chia cắt, trên địa bàn tỉnh có 1 hồ tự nhiên (hồ Thăng Hen) và một số hồ nhân tạo [7]. 2.7.2 .Thực trạng nguồn nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng Chế độ thủy văn các sông ở Cao Bằng phụ thuộc chủ yếu vò chế độ mưa và khả năng điều tiết của lưu vực. Chế độ thủy văn trên các sông thay đổi theo hai mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ trên các sông ở Cao Bằng tương đối đồng nhất về thời gian, thường từ tháng 6 và kết thúc vào tháng 10. Lượng 19 nước trên các sông suối thường chiếm 65 – 80% lượng nước cả năm. Mùa cạn trên các sông bắt đầu từ tháng 10, có năm vào tháng 11 và kết thúc vào tháng 4, có năm kết thúc vào tháng 6, 7 năm sau.
  33. 24 Chất lượng nước tại các sông suối, ao hồ trên địa bàn tỉnh trong những năm gần đây đã và đang bị suy giảm, đặc biệt là các đoạn sông chảy qua địa bàn thành phố và các khu vực có hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản. Trong giai đoạn 2005 – 2010, để tận thu và làm giàu quặng các doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống tuyển xoắn, tuyển trọng lực có sử dụng lượng nước lớn gấp nhiều lần so với giai đoạn trước, trong khi đó công nghệ xử lý chưa phù hợp và gây ô nhiễm môi trường tại nhiều khu vực. Các hoạt động khai thác vàng sa khoáng, cát sỏi tại các lòng sông suối không đúng theo quy định đã làm thay đổi dòng chảy ở một số đoạn sông suối, tại các khu vực khai thác trái phép các đoạn sông suối bị ô nhiễm nặng. Tổng lượng nước thải đô thị toàn tỉnh hiện nay ước tính khoảng 8.932 m3/ngày giai đoạn 2005 – 2010, hầu hết nước thải đô thị đều chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn, tình trạng vứt rác thải, vật liệu xây dựng, xác động vật chết xuống sông đã và đang gây ô nhiễm và mất mỹ quan các dòng sông. Tổng lượng nước thải công nghiệp toàn tỉnh vào những tháng sản xuất cao điểm vào khoảng 702.985 m3/tháng (nguồn thống kê từ các cơ sở nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp). Hầu hết lượng nước thải tuyển rửa quặng từ các mỏ được xử lý bằng phương pháp lắng sau đó tuần hoàn tái sử dụng. Toàn bộ các bãi chôn lấp rác thải tại 13 huyện thị hiện nay vận hành không đúng quy trình chôn lấp, không có hệ thống xử lý nước rỉ rác hoặc hệ thống xử lý nước rỉ rác đã bị hư hỏng. Nước rỉ rác, nước mưa chảy tràn qua bãi rác ngấm ra môi trường xung quanh gây ô nhiễm môi trường [7].
  34. 25 2.8. Quy chuẩn Việt Nam về nước sinh hoạt và nước ngầm Bảng 2.1: Quy chuẩn kỹ thuật quuốc gia về chất lượng nước sinh hoạt Giới hạn tối đa cho phép TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính I II 1 Màu sắc (*) TCU 15 15 Không có mùi Không có mùi 2 Mùi vị (*) - vị lạ vị lạ 3 Độ đục (*) NTU 5 5 Trong khoảng 4 Clo dư mg/l - 0,3 - 0,5 Trong khoảng Trong khoảng 5 pH (*) - 6,0 - 8,5 6,0 - 8,5 6 Hàm lượng Amoni (*) mg/l 3 3 Hàm lượng sắt tổng 7 mg/l 0.5 0.5 số (Fe2+ + Fe3+) (*) 8 Chỉ số Pecmanganat mg/l 4 4 Độ cứng tính theo 9 mgCaCO3/l 350 - CaCO3 (*) 10 Hàm lượng Clorua (*) mg/l 300 - 11 Hàm lượng Florua mg/l 1.5 - Hàm lượng Asen 12 mg/l 0.01 0.05 tổng số 13 Coliform tổng số VK/100ml 50 150 E.coli hoặc coliform 14 VK/100ml 0 20 chịu nhiệt (Nguồn: Quy chuẩn Việt Nam 02:2009/ BYT) * Ghi chú: - (*) Là chỉ tiêu cảm quan. - Giới hạn tối đa cho phép I: Áp dụng đối với các cơ sở cung cấp nước - Giới hạn tối đa cho phép II: Áp dụng đối với các hình thức khai thác nước của cá nhân, hộ gia đình (các hình thức cấp nước bằng đường ống chỉ qua xử lý đơn giản như giếng khoan, giếng đào, bể mưa, máng lần, đường ống tự chảy).
  35. 26 Bảng 2.2: Quy chuẩn kỹ thuật quuốc gia về chất lượng nước ngầm. Giá trị giới TT Thông số Đơn vị hạn 1 pH - 5,5 - 8,5 2 Chỉ số pemanganat mg/l 4 3 Tổng chất rắn hòa tan (TDS) mg/l 1500 4 Độ cứng tổng số (tính theo CaCO3) mg/l 500 + 5 Amôni (NH4 tính theo N) mg/l 1 - 6 Nitrit (NO 2 tính theo N) mg/l 1 - 7 Nitrat (NO 3 tính theo N) mg/l 15 8 Clorua (Cl-) mg/l 250 9 Florua (F-) mg/l 1 2- 10 Sulfat (SO4 ) mg/l 400 11 Xyanua (CN-) mg/l 0,01 12 Asen (As) mg/l 0,05 13 Chì (Pb) mg/l 0,01 14 Crom VI (Cr6+) mg/l 0,05 15 Đồng (Cu) mg/l 1 16 Kẽm (Zn) mg/l 3 17 Niken (Ni) mg/l 0,02 18 Mangan (Mn) mg/l 0,5 19 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,001 20 Sắt (Fe) mg/l 5 MPN hoặc Không phát 21 E.Coli CFU/100 ml hiện thấy (Nguồn: QCVN 09:2008/BTNMT)
  36. 27 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hiện trạng môi trường nước sinh hoạt tại Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Phạm vi nghiên cứu: Môi trường nước sinh hoạt tại Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu: Thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Thời gian nghiên cứu: 8/2017 - 12/2017 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu các nội dung sau - Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Tình hình sử dụng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. - Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân thị trấn Xuân Hòa. - Đề xuất một số giải pháp cung cấp nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa - Thu thập các tài liệu khoa học, các tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu và số liệu về các vấn đề cần nghiên cứu. - Tham khảo, kế thừa các tài liệu, các đề tài đã được tiến hành trước đó có liên quan đến khu vực tiến hành nghiên cứu.
  37. 28 - Sử dụng các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trong báo cáo quy hoạch sử dụng đất của địa phương. - Tìm và thu thập các số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet của tỉnh, thành phố. 3.4.2. Phương pháp điều tra phỏng vấn - Trực tiếp xuống tiếp cận thực tế tại địa phương, đưa ra những đánh giá và ghi lại các số liệu, hình ảnh tại khu vực nghiên cứu. Giúp đưa ra những nhận xét đúng đắn về hiện trạng, chất lượng môi trường tại khu vực khảo sát. - Phỏng vấn người dân sau khi tiến hành khảo sát thực địa tại khu vực nghiên cứu, dựa trên những nhận xét bước đầu tiến hành thành lập bộ câu hỏi phỏng vấn gồm 2 phần chính, trong đó: + Phần 1: Thông tin chung về người đươc ̣phỏng vấn. + Phần 2: Phỏng vấn, thu thâp ̣ thông tin về nước sinh hoạt ngẫu nhiên trên 50 hộ gia đình. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu - Lựa chọn vị trí lấy mẫu: Đề tài tiến hành lấy 04 mẫu nước để phân tích. + Nước khe 02 mẫu + Nước giếng đào 02 mẫu
  38. 29 Bảng 3.1 Bảng mô tả vị trí lấy mẫu nước sinh hoạt thị trấn Xuân Hòa. Stt Vị trí Đặc điểm Ngày, giờ Ký hiệu 1 Tổ Xuân Đại Nước giếng đào lấy tại Ngày 22/03/2018 Mẫu 1 nhà ông Trần Văn Giáp, (8h00) Nước lấy mẫu trực tiếp từ giếng đào giếng nước bơm lên cách chuồng trại 10-15m 2 Xóm Yên Luật Giếng đào cách nơi tập Ngày 22/03/2018 Mẫu 2 1 trung đông dân cư (8h20) Nước khoảng 2 km. Nước giếng đào giếng đào lấy tại nhà ông Nông Văn Thống, lấy mẫu trực tiếp từ giếng nước bơm lên cách chuồng trại 15-20m, độ sâu của giếng 15-18m 3 Tổ Xuân Lộc Mẫu nước khe được Ngày 21/03/2018 Mẫu 3 chương trình nước sạch (8h00) Nước khe dẫn từ mạch nước ở trên đồi cách khu dân cư khoảng 2km về sinh hoạt. Nước lấy trực tiếp tại vòi nhà ông Triệu Văn Hòa. 4 Xóm Mai Nưa Mẫu nước khe được Ngày 21/03/2018 Mẫu 4 chương trình nước sạch (8h15) Nước khe dẫn từ mạch nước ở trên đồi cách khu dân cư khoảng 3km về sinh hoạt. Nước lấy trực tiếp tại vòi nhà ông Bế Văn A. - Chỉ tiêu theo dõi: đề tài tiến hành theo dõi các chỉ tiêu màu sắc, mùi vị, TSS, DO, Zn, độ cứng, pH, Fe * Phương pháp lấy mẫu: Theo TCVN 6663-11:2001 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm. 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Mẫu nước được bảo quản và phân tích tại Phòng Thí nghiệm Khoa Môi trường và Viện Khoa Học Sự Sống, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  39. 30 Bảng 3.2. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trong phòng thí nghiệm Chỉ tiêu Tiêu chuẩn so sánh STT Phương pháp phân tích phân tích Được xác định bằng phương QCVN 01:2009/BYT 1 TSS pháp khối lượng Được xác định bằng phương QCVN 01:2009/BYT 2 DO pháp máy đo Được xác định bằng phương QCVN 01:2009/BYT 3 Zn pháp so màu Được xác định bằng phương QCVN 01:2009/BYT 4 Độ cứng pháp chuẩn độ Được xác định bằng máy đo chất QCVN 01:2009/BYT 5 pH lượng nước Được xác định bằng phương QCVN 01:2009/BYT 6 Fe pháp so màu 3.4.5. Phương pháp đánh giá, tổng hợp, so sánh Từ các kết quả nghiên cứu tiến hành tổng hợp (lập bảng), số liệu được thống kê và xử lý trên Word và Exel để vẽ biểu đồ, so sánh với TCVN và đánh giá để xác định độ tin cậy của thông tin và kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận cuối cùng.
  40. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thị trấn Xuân Hòa là trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của huyện Hà Quảng, tổng diện tích tự nhiên là 3466,81 ha. Thị trấn Xuân Hòa thuận lợi về mặt giao thông, có đường Hồ Chí Minh chạy suốt trên địa bàn, ranh giới theo địa giới hành chính có giới hạn như sau: + Phía Bắc giáp xã Trường Hà + Phía Nam giáp xã Đào Ngạn và xã Dân Chủ huyện Hòa An + Phía Tây giáp xã Quí Quân và xã Nà Sác + Phía Đông tiếp giáp với xã Vần Dính và xã Phù Ngọc Hình 4.1. Mô phỏng vị trí địa lý thị trấn Xuân Hòa.
  41. 32 4.1.1.2. Địa hình, địa chất Địa hình: Thị trấn Xuân Hòa thuộc khu vực vùng đồng của huyện Hà Quảng, địa hình tương đối bằng phẳng; Có 02 tiểu vùng rõ rệt: Vùng trung tâm (gồm 04 tổ dân phố và 8 xóm trục đường Hồ Chí Minh), vùng sâu có 5 xóm. Điạ chất : Khu vực trung tâm thị trấn và khu vực Bản Giàng: Địa chất có đặc điểm thuộc loại đất đệ tứ, ở tầng sâu khoảng 7-10m gặp nền đá vôi Khu vực đồi đất phía Tây Nam: thuộc loại đất có nguồn gốc phong hóa. 4.1.1.3. Khí hậu - Khí hậu: thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa + Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. + Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 trong năm. - Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm là : 210C. + Nhiệt độ tối cao trung bình: 330C. + Nhiệt độ tối thấp trung bình: 1,50C. - Độ ẩm: + Độ ẩm trùng bình năm: 810C. + Lương mưa trung bình cao nhất: 1.700mm. + Lượng mưa trung bình thấp nhất: 1.200mm. + Số ngày mưa bình quân năm: 140 ngày - Hướng gió: Hướng gió chủ đạo Đông Bắc và Đông Nam. Tốc độ gió trung bình là 3-4m/s, lớn nhất 30m/s 4.1.1.4.Thuỷ văn Dòng suối Lênin bắt nguồn từ Pác Bó, ngã tư Đôn Chương chảy qua thị trấn Xuân Hòa rồi chảy đi Yên Luật. Tại khu vực Bản Giới gặp nhiều suối nhỏ: nguồn từ thác bản Giàng, nguồn từ Nặm Nhằn, suối từ Thoong Bản Giới và suối từ Nà Chang hợp lại.
  42. 33 Dòng chảy phân hai mùa rõ rệt: + Mùa kiện từ tháng 10 đến tháng 3 hàng năm, dòng chảy ít. + Mùa nước nhiều: từ tháng 4 đến tháng 9 hàng năm. Do ảnh hưởng của suối, địa hình lòng máng và hạ tầng kỹ thuật còn kém, vùng ven suối Lênin tại cánh đồng Bản Giới có năm bị ngập úng. Cá biệt một số năm ngập đến cốt 170,4. Tùy nhiên do địa hình có dốc lớn nên thời gian lũ rút cũng nhanh (2-5)h/ngày và hậu quả không trầm trọng. 4.1.2. Tài nguyên nước Nguồn nước phục vụ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong thị trấn được khai thác từ hai nguồn nước mặt và nước ngầm, cụ thể: Nguồn nước mặt: Đây là nguồn nước chính phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân trong vùng, nguồn nước mặt của thị trấn chủ yếu là nước lấy từ suối Lê Nin. Do địa hình dốc, chia cắt nên khả năng giữ nước hạn chế, mặt khác nguồn nước mặt phân bố không đều tên lãnh thổ, cho nên vào mùa khô thị trấn đã có trạm bơm nước để tưới tiêu cho hoa màu từ suối lúc hạn hán. Nguồn nước ngầm: hiện tại chưa có công trình, dự án nào nghiên cứu khảo sát về trữ lượng nước ngầm trên địa bàn thị trấn, song qua điều tra khảo sát sơ bộ ở một số khu vực người dân đã đào giếng và sử dụng nước ngầm phục vụ nước sinh hoạt, chất lượng khá tốt. Tuy nhiên do địa hình cao nên khả năng giữ nước hạn chế và ở tầng sâu, theo cấu trúc địa chất toàn vùng cho thấy mức độ chứa nước ngầm không nhiều, do việc đầu tư khai thác nguồn nước ngầm để phục vụ sản suất sẽ tốn kém và hiệu quả không cao. 4.1.3. Môi trường - Môi trường không khí: Qua khảo sát ở thị trấn cho thấy ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, nguồn gốc chủ yếu từ các hoạt động giao thông, tại một số nơi chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép 1,2-1,3 lần. - Môi trường nước:
  43. 34 + Nước mặt: khu vực suối là đoạn đầu nguồn nên chất lượng nước khá tốt, phía đầu nguồn không có các hoạt động sản xuất gây ảnh hưởng chất lượng nguồn nước, kết quả phân tích các chỉ tiêu nguồn nước mặt đều thấp hợn giới hạn cho phép. + Nước ngầm: Qua khảo sát và kết quả phân tích thì nước ngầm ở thị trấn chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên lưu lượng nước nhỏ. 4.1.4. Điều kiện kinh tế xã hội 4.1.4.1 Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số: Dân số thị trấn Xuân Hòa là 4254 dân, tương ứng với 1064 hộ. Số dân bản, tổ dân phố: 17 đơn vị hành chính gồm 4 tổ dân phố và 13 xóm và có 04 dân tộc chính cùng sinh sống Nùng, Tày, Mông, Kinh. b. Lao động: Thị trấn Xuân Hòa có lực lượng lao động tương đối dồi dào, trong đó chủ yếu là lao động nông nghiệp, số lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ thấp. Kinh tế tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ trên địa bàn thị trấn đang phát triển đã tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động và mở rộng ngành nghề theo hướng sản xuất hàng hóa góp phần tăng thêm thu nhập cho nhân dân. c. Thu nhập và mức sống: Những năm gần đây, đời sống của đại bộ phận nhân dân trong thị trấn không ngừng được cải thiện và nâng cao. Thu nhập bình quân đạt 5,4 triệu đồng/người/năm, số hộ có thu nhập cao tập trung vào các hộ gia đình kinh doanh dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. 4.1.4.2 Thực trạng phát triển các ngành kinh tế Thị trấn Xuân Hòa là đơn vị trung tâm Chính trị, kinh tế, văn hóa của huyện Hà Qảng, là cửa ngõ của 5 xã vùng đồng và một xã vùng cao, là vùng đệm của khu di tích lịch sử Pác Bó và cửa khẩu Sóc Giang, thuận lợi cho thông thương hàng hóa, phát triển các ngành nghề thương mại, dịch vụ. Địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp.
  44. 35 a. Kinh tế nông nghiệp: Sản xuất nông nghiệp được duy trì giữ vững đạt năng suất, chất lượng sản phẩm ngày một cao. + Về trồng trọt: Trồng trọt chủ yếu là trồng cây hàng năm như: Lúa, ngô, cây thuốc lá, đậu tương, lạc và rau quả các loại trong đó lúa và ngô là chính. + Về chăn nuôi: Theo số liệu thống kê tháng 10 năm 2017, đàn gia súc ở thị trấn có 1.006 con, đàn lợn có trên 2.263 con, 452 con dê, tổng đàn gia cầm 25.000 con . + Về sản xuất lâm nghiệp: Công tác khoanh nuôi, tu bổ và phát triển rừng luôn được triển khai thường xuyên. Việc tuyên truyền và phổ biến luật bảo vệ và phát triển rừng được thực hiện khá tốt. b. Về sản xuất thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn: Hoạt động của các hợp tác xã tại địa bàn luôn chấp hành tốt Luật hợp tác xã, hoạt động cơ bản đạt tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ môi trường, tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Hiện địa bàn có 3 HTX sản xuất vật liệu xây dựng, hàng năm sản lượng đá xây dựng khai thác khoảng 500 m3/ năm. Bên cạnh đó trên địa bàn thị trấn còn phát triển các ngành nghề thủ công nghiệp chủ yếu như: sản xuất môc đồ gỗ, may, nấu rượu, xay sát (hiện có 31 hộ). Tổng số lao động tiểu thủ công nghiệp chiếm 15,2% lao động toàn thị trấn. c. Về kinh tế dịch vụ: Chợ,vị trí thuộc trung tâm thị trấn là nơi giao lưu buôn bán với các địa phương trong và ngoài thị trấn, và các xã lân cận hoạt động kinh doanh dịch vụ trong thị trấn ngày càng phát triển, đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, đời sống của nhân dân. 4.2. Tình hình sử dụng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng 4.2.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt Thị trấn Xuân Hòa là địa phương có nhu cầu sử dụng nước khá cao với số khẩu là 4254 nhân khẩu. Theo TCXDVN 3989-2012/BXD, nhu cầu sử
  45. 36 dụng nước của người dân là: 100 lít/người/ngày. Tổng lượng nước sử dụng của thị trấn được tính toán tại bảng sau: Bảng 4.1. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa , huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng TT Đơn vị Dân số Nhu cầu sử Nhu cầu sử dụng nước của thị trấn (người) dụng nước Xuân Hòa(lít) (lít/người/ ngày) 1 ngày 1 tháng 1 năm 1 Đôn Chương 213 100 21.300 639.000 7.668.000 2 Tả Pàng 186 100 18.600 558.000 6.696.000 3 Bản Giàng1 278 100 27.800 834.000 10.008.000 4 Bản Giảng2 296 100 29.600 888.000 10.656.000 5 Nà Vạc1 205 100 20.500 615.000 7.380.000 6 Nà Vạc 2 268 100 26.800 804.000 9.648.000 7 Xuân Lộc 650 100 65.000 1.950.000 23.400.000 8 Xuân Đại 506 100 50.600 1.518.000 18.216.000 9 Xuân Trường 294 100 29.400 882.000 10.584.000 10 Xuân Vinh 330 100 33.000 990.000 11.880.000 11 Nà Chang 115 100 11.500 345.000 4.140.000 12 Mai Nưa 157 100 15.700 471.000 5.652.000 13 Nà Ngần 140 100 14.000 420.000 5.040.000 14 Yên Luận1 154 100 15.400 462.000 5.544.000 15 Yên Luật 2 165 100 16.500 495.000 5.940.000 16 Cốc Cọ 179 100 17.900 537.000 6.444.000 17 Khuổi Pàng 118 100 11.800 354.000 4.248.000 Tổng 4254 100 425.400 12.762.000 153.144.000 (Nguôn: Số liệu điều tra năm 2017) Nhận xét: Qua bảng 4.1 dưới đây ta có thể thấy nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa,huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng là khá lớn, tính ra có thể thấy 1 ngày trên địa bàn thị trấn đã tiêu thụ hết khoảng 425.400 lít nước và 1 năm là vào khoảng 153.144.000 lít nước, cùng với đó là sự gia tăng dân số ngày càng nhanh thì ước tính nhu cầu sử dụng nước trên địa bàn thị trấn sẽ còn tiếp tục tăng cao hơn nữa.
  46. 37 4.2.2. Nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của người dân tại thị trấn được cung cấp bởi 3 nguồn chính, đó là: nước máy, nước giếng đào, nước khe. Và không có gia đình nào sử dụng nguồn nước từ những ao, hồ, sông suối để phục vụ cho sinh hoạt. Kết quả thống kê phiếu điều tra ngẫu nhiên nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của 50 hộ tại thị trấn như sau: Bảng 4.2: Nguồn nước phục vụ sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa STT Nguồn nước sử dụng Số hộ Tỷ lệ (%) 1 Nước khe 13 26 2 Giếng đào 8 16 3 Nước máy + Giếng đào 5 10 4 Nước máy + Nước khe 24 48 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017) Hình 4.2. Nguồn nước phục vụ cho sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa Nhận xét: Từ kết quả trên cho thấy, phần lớn các hộ dân đều sử dụng nước máy + nước khe là hai loại nước đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh: Nước máy được cung cấp bởi HTX vệ sinh – môi trường, nước khe là nguồn nước được dẫn từ đầu
  47. 38 nguồn về nên ít bị ô nhiễm hợp vệ sinh. Có 24 hộ chiếm 48% sử dụng nước máy + nước khe, có 13 hộ chiếm 26% sử dụng nước khe, có 5 hộ chiếm 10% sử dụng nước máy + nước giếng đào, có 8 hộ chiếm 16% sử dụng nước giếng đào. Bên cạnh những hộ gia đình được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh thì vẫn còn những hộ gia đình vẫn còn phải sử dụng nước nước giếng đào phục vụ sinh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dễ dẫn đến các bệnh đường ruột và một số bệnh ngoài da đối với con người, đặc biệt là vào những thời điểm có mưa lũ lớn thì có khả năng nước giếng bị nhiễm bẩn có nguy cơ ngày càng cao. Nguyên nhân chủ yếu của những hộ dân không được sử dụng nước cấp hợp vệ sinh là do vị trí nhà cách khá xa khu tập trung dân cư, kinh tế còn hạn hẹp không có điều kiện để đầu tư đường ống dẫn nước tới gia đình. Nguồn nước sạch dùng cho sinh hoạt của thị trấn Xuân Hòa đảm bảo cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân cả về chất lượng và số lượng. 4.3. Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa 4.3.1. Đánh giá chất lượng nước giếng đào 4.3.1.1.Đánh giá chất lượng nước giếng đào bằng cảm quan Để đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt phục vụ cho đời sống của người dân, trong quá trình thực hiện đề tài, em đã tiến hành điều tra, phỏng vấn người dân với nội dung là đánh giá cảm quan về nguồn nước giếng đào sử dụng cho sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn và thu được kết quả như sau: Bảng 4.3: Đánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không vấn đề 11 85 2 Có mùi 0 0 3 Có vị 0 0 4 Vấn đề khác 2 15 Tổng 13 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
  48. 39 Hình 4.3: Biểu đồ dánh giá cảm quan của người dân về nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa Nhận xét Qua biểu đồ cho thấy có 11 hộ chiếm 85% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước gia đình mình đang sử dụng không có vấn đề gì chiếm tỷ lệ cao, còn 2 hộ cho rằng nước của họ có vấn đề khác (bị đục vào những hôm trời mưa to và trong quá trình sử dụng nước có cặn vôi lắng ở đáy phích, siêu do đặc thù của vùng núi đá vôi xen lẫn) chiếm 15% và không có hộ gia đình nào phản ánh nguồn nước họ đang sử dụng có mùi, có vị lạ (0%). Nhìn chung đa số những hộ gia đình được phỏng vấn đều cho rằng nguồn nước sinh hoạt đang sử dụng vẫn đảm bảo và không có vấn đề gì,
  49. 40 những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn còn mùi và các vấn đề khác chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. 4.3.1.2.Đánh giá chất lượng nước giếng đào bằng kết quả phân tích Để đánh giá chính xác nhất chất lượng nước mà người dân trên địa bàn thị trấn đang sử dụng, em đã tiến hành lấy mẫu nước giếng đào ngẫu nhiên của 13 hộ và đem phân tích. Kết qủa phân tích chất lượng nước giếng đào được thể hiện qua bảng sau: Bảng4.4: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tại thị trấn Xuân Hòa Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN phân tích Mẫu 1 Mẫu 2 02:2009/BYT 1 PH - 5,68 5,55 6,5-8,5 2 DO mg/l 10,00 6,40 6 3 TSS mg/l 40,30 49,00 50 4 Độ cứng mg CaCO3/l 120,00 112,00 300 5 Fe mg/l 0,05 0,13 0,5 6 Zn mg/l 0,13 0,01 3 (Nguồn: kết quả phân tích năm 2017) *Ghi chú: - Mẫu 1: Nước giếng đào lấy tại nhà ông Trần Văn Giáp ở tổ Xuân Đại, lấy mẫu trực tiếp từ giếng nước bơm lên. - Mẫu 2: Giếng đào cách nơi tập trung đông dân cư khoảng 2km. Nước giếng đào lấy tại nhà ông Nông Văn Thông ở xóm Yên Luật 1, lấy mẫu trực tiếp từ giếng nước bơm lên cách chuồng trại 15-20m, độ sâu của giếng 15- 18m. Nhận Xét: Mẫu nước: Mẫu 1 và mẫu 2 được lấy trực tiếp từ giếng đào của hộ gia đình, theo kết quả phân tích thì không có chỉ tiêu nào vượt ngưỡng
  50. 41 cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. * Chất lượng nước giếng đào khu vực tổ Xuân Đại, thị trấn Xuân Hòa Hình 4.4. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào tổ Xuân Đại Nhận xét : Nhận xét tổ Xuân Đại: Theo kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào thì nhìn chung chất lượng nước giếng đào của tổ Xuân Vinh là tốt với tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, chỉ tiêu pH là 5,68; DO là 10,00 mg/l; TSS là 40,30 mg/l; độ cứng là 120,00 mg CaCO3/l;
  51. 42 Zn là 0,13 mg/l; Fe là 0,05 mg/l. Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào tại tổ Xuân Đại là sạch sẽ và hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. * Chất lượng nước giếng đào khu vực xóm Yên Luật 1, thị trấn Xuân Hòa
  52. 43 Hình 4.5. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào xóm Yên Luật 1 Nhận xét Xóm Yên Luật 1: Kết quả phân tích chất lượng nước giếng đào với các chỉ tiêu: pH là 5,55; DO là 6,40 mg/l; TSS là 49,00mg/l; độ cứng là 112,00 mg CaCO3/l; Fe là 0,125 mg/l; Zn là 0,011 mg/l tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Nhìn chung kết quả trên cho ta thấy
  53. 44 chất lượng nước giếng đào tại xóm Yên Luật 1 là sạch sẽ và hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình. 4.3.2 . Đánh giá chất lượng nước khe 4.3.1.1.Đánh giá chất lượng nước khe bằng cảm quan Cũng như nước giếng đào thì chất lượng nước khe qua cảm quan và nhận xét của người dân trên địa bàn thị trấn là rất tốt. Nước khe được chương trình nước sạch dẫn bằng vòi nhựa từ mạch nước ở trên đồi cách khu dân cư khoảng 2km về sinh hoạt. Hầu hết các hộ sử dụng nước khe đều cho rằng nước họ đang sử dụng không có vấn đề gì vị khác lạ của nước, chỉ có một số hộ thấy có vấn đề khác như: đục, cặn, váng chiếm tỷ lệ ít. Đánh giá cảm quan của người dân đối với nước khe như sau: Bảng4.5: Đánh giá cảm quan của người dân về nước khe tại thị trấn Xuân Hòa STT Vấn đề nguồn nước sử dụng Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không vấn đề 34 92 2 Có mùi 0 0 3 Có vị 0 0 4 Vấn đề khác 3 8 Tổng 37 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
  54. 45 Hình 4.6. Biểu đồ đánh giá cảm quan của người dân về nước khe tại thị trấn Xuân Hòa Nhận xét: Qua biểu đồ và kết quả điều tra cho thấy có 92% số hộ gia đình cho rằng nguồn nước đang sử dụng không có vấn đề gì, có 8% còn lại cho rằng nước khe họ đang sử dụng có vấn đề khác (váng, cặn, đục vào những hôm trời mưa to do nguồn nước được dẫn về từ mạch ở trên đồi vào mùa mưa nước tràn xuống mỏ gây ra hiện tượng nước bị đục) và không có gia đình nào phản ánh nguồn nước họ đang sử dụng có mùi và vị lạ (0%).
  55. 46 4.3.1.1.Đánh giá chất lượng nước khe bằng kết quả phân tích Để đánh giá chính xác nhất chất lượng nước mà người dân trên địa bàn thị trấn đang sử dụng, em đã tiến hành lấy mẫu nước khe ngẫu nhiên của 13 hộ trên địa bàn thị trấn đem phân tích. Kết qủa phân tích chất lượng nước khe được thể hiện qua bảng sau: Bảng4.6: Kết quả phân tích chất lượng nước khe tại thị trấn Xuân Hòa Stt Chỉ tiêu Đơn vị Kết quả phân tích QCVN phân tích Mẫu 3 Mẫu 4 02:2009/BYT 1 PH - 5,56 5,62 6,5-8,5 2 DO mg/l 6,65 6,00 6 3 TSS mg/l 35,50 38,00 50 4 Độ cứng mg CaCO3/l 40,00 56,00 300 5 Fe mg/l 0,02 0,08 0,5 6 Zn mg/l 0,03 0,07 3 (Nguồn: Số liệu phân tích năm 2017) *Ghi chú: - Mẫu 3: nước khe được chương trình nước sạch dẫn từ mạch nước ở trên đồi cách khu dân cư khoảng 2km về sinh hoạt. Nước lấy trực tiếp tại vòi nhà ông Triệu Văn Hòa ở tổ Xuân Lộc. - Mẫu 4: Mẫu nước khe được chương trình nước sạch dẫn từ mạch nước ở trên đồi cách khu dân cư khoảng 3km về sinh hoạt. Nước lấy trực tiếp tại vòi nhà ông Bế Văn A ở xóm Mai Nưa. Nhận Xét: Mẫu nước: Mẫu 3 và mẫu 4 được lấy trực tiếp ở vòi nhựa từ mạch nước ở trên đồi dẫn về các hộ gia đình, theo kết quả phân tích thì không có chỉ tiêu nào vượt ngưỡng cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. * Chất lượng nước khe khu vực tổ Xuân Lộc, thị trấn Xuân Hòa
  56. 47 Hình 4.7. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước khe tổ Xuân Lộc Nhận xét: Nhận xét tổ Xuân Lộc: Theo kết quả phân tích chất lượng nước khe mẫu 3 thì nhìn chung chất lượng nước khe tổ Xuân Lộc là tốt với tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt, chỉ tiêu pH là 5,56; DO là 6,65 mg/l; TSS là 35,50 mg/l; độ cứng là 40,00 mg/l; Zn là 0,03 mg/l; Fe là 0,02 mg/l. Từ kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước giếng đào tại tổ Xuân Lộc là sạch sẽ và hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình.
  57. 48 * Chất lượng nước khe khu vực xóm Mai Nưa, thị trấn Xuân Hòa Hình 4.8. Biểu đồ kết quả phân tích chất lượng nước khe xóm Mai Nưa Nhận xét Xóm Mai Nưa: Kết quả phân tích chất lượng nước khe với các chỉ tiêu: pH là 5,62; DO là 6,00 mg/l; TSS là 38,00 mg/l; độ cứng là 56,00 mg CaCO3/l; Fe là 0,08 mg/l, Zn là 0,07 mg/l tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Nhìn chung kết quả trên cho ta thấy chất lượng nước khe tại xóm Mai Nưa là sạch sẽ và hợp vệ sinh, đảm bảo cho người dân sử dụng làm nước sinh hoạt trong gia đình.
  58. 49 4.4. Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân thị trấn Xuân Hòa Sau khi tiến hành điều tra trên địa bàn thị trấn và đặc biệt là điều tra ngẫu nhiên 50 hộ gia đình, các phương pháp xử lý nước sinh hoạt phổ biến của người dân trên địa bàn thị trấn được thống kê trong bảng sau: Bảng 4.7: Các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa TT Phương pháp xử lý Số hộ sử dụng (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Không sử dụng 46 92 2 Máy lọc nước (RO) 4 8 3 Tổng 50 100 (Nguồn: Số liệu điều tra năm 2017)
  59. 50 Hình 4.9. Biều đồ các phương pháp xử lý nước sinh hoạt của người dân tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng Nhận xét: Theo kết quả từ phiếu điều tra phỏng vấn, cho thấy đa số hộ gia đình trên địa bàn thị trấn đã sử dụng các thiết bị máy lọc nước cho việc xử lý nước trước khi sử dụng nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp với 8%. Tuy nhiên có thể thấy rằng nhiều hộ gia đình trên địa bàn thị trấn không sử dụng các thiết bị lọc nước cho việc xử lý nước trước khi sử dụng chiếm tỷ lệ cao 92%. Do đa số các hộ cho rằng sử dụng nguồn nước khe được dẫn từ đầu nguồn về không bị ô nhiễm nên nhiều hộ không sử dụng máy lọc nước. Máy lọc nước (RO): Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước sạch như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu) và loại trừ các bệnh liên quan đến nguồn nước, bổ sung khoáng chất. Với các tính năng hiệu quả trong việc xử lý, loại trừ các độc tố trong nước nhưng được rất ít hộ gia đình sử dụng trong xử lý nước sạch để ăn uống và sinh hoạt. Trong 50 hộ điều tra ngẫu nhiên thì chỉ có 4 hộ sử dụng thiết bị trên cho việc xử lý nước trước khi sử dụng, chiếm 8% tổng số hộ. 4.5. Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nước sinh hoạt tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, Tỉnh Cao Bằng Để nâng cao tỉ lệ nước sạch sinh hoạt trong thời gian tới cho người dân đòi hỏi phải có hệ thống đồng bộ về tổ chức kĩ thuật, quản lý, ở đây tôi xin nêu ra một số giải pháp như sau: 4.5.1. Biện pháp tuyên truyền giáo dục Có rất nhiều nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nưcớc sinh hoạt nhưng chủ yếu là do ý thức và trình độ hiểu biết của người dân còn thấp, họ không biết nguyên nhân và tác hại của việc ô nhiễm nguồn nước. Vì vậy biện pháp tuyên truyền giáo dục để nâng cao trình độ hiểu biết của người dân có vai trò rất quan trọng. Khi người ta đã có ý thức tự giác thì việc bảo vệ môi trường
  60. 51 bảo vệ nguồn nước mà chính mình sử dụng sẽ trở nên dễ dàng thực hiện và đạt hiệu quả cao. Các biện pháp tuyên truyền giáo dục có thể áp dụng như: - Sử dụng rộng rãi tất cả các phương tiện truyền thông để giáo dục cộng đồng như: Tuyên truyền thông qua các loa đài phát thanh truyền hình của thị trấn, của tổ dân phố, của xóm, tờ rơi, - Tổ chức các hoạt động cụ thể như: Ngày môi trường thế giới, ngày nước sạch thế giới, tuần lễ xanh, - Tuyên truyền cho người dân hiểu mối liên hệ chặt chẽ giữa tài nguyên nước nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày và môi trường với sức khỏe con người. - Tuyên truyền để người dân biết được tầm quan trọng của nguồn nước và tác hại của ô nhiễm nguồn nước đối với đời sống và sức khỏe để từ đó nâng cao ý thức của người dân trong việc BVMT nói chung và bảo vệ môi trường nước nói riêng. - Tuyên truyền cho người dân biết cách bảo vệ nguồn nước sạch sinh hoạt hằng ngày của gia đình mình để bảo vệ sức khỏe của chính bản thân họ. 4.5.2. Biện pháp pháp luật, chính sách Để bảo vệ tốt nguồn nước thì cơ quan quản lí môi trường cần có những chính sách phù hợp, hỗ trợ, khuyến khích người dân như: Nhà nước cần quan tâm thoả đáng đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ cung cấp nước sạch sinh hoạt nông thôn cho các cấp như: cấp huyện, cấp xã, cấp thôn, mở các lớp tập huấn tại thị trấn nhằm nâng cao trình độ quản lý cho cán bộ cũng như người dân về nước sạch sinh hoạt. Hỗ trợ kinh phí cho người dân để xây dựng bể Biogas, nhà vệ sinh hợp vệ sinh và hệ thống thoát nước thải. Có thể hỗ trợ 100% cho các đối tượng chính sách thuộc các hộ quá nghèo trong việc xây dựng công trình cung cấp nước sinh hoạt đối với vệ sinh môi trường. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình: Chính quyền các cấp cần kết hợp với các đoàn thể quần chúng tuyên truyền cho người dân những hiểu
  61. 52 biết cơ bản về lợi ích của việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình để họ tự giác thực hiện. Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình thích hợp sẽ làm cho ổn định các khu dân cư, ổn định cuộc sống, ổn định các nhu cầu cung cấp nước sạch trên toàn địa bàn thị trấn góp phần nâng cao tỉ lệ cấp nước sạch sinh hoạt cho nhân dân xã. Đưa ra các quy định cụ thể về BVMT nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng để người dân chấp hành như: + Không được đổ đất, đá, cát, sỏi, chất thải rắn, nước thải chưa qua xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường và các loại chất thải khác vào nguồn nước mặt của suối, ao, hồ, kênh, mương, rạch, + Nguồn nước mặt như suối, hồ, ao, kênh, mương, rạch, trong thị trấn phải được cải tạo, quy hoạch và bảo vệ. 4.5.3. Biện pháp kinh tế Các biện pháp kinh tế được sử dụng khá hiệu quả trong các hoạt động quản lý vi mô và vĩ mô đối với nền kinh tế. Trong quản lý và bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ nguồn nước sinh hoạt nói riêng thì các biện pháp kinh tế cũng phát huy tác dụng của nó. Thực chất của biện pháp kinh tế là dùng những lợi ích vật chất để kích thích chủ thể thực hiện những hoạt động có lợi cho môi trường, cho cộng đồng. Các biện pháp kinh tế được áp dụng trong việc kiểm soát môi trường nước sạch sinh hoạt của thị trấn như: + Người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân khác thì còn phải khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường, bồi thường thiệt hại theo quy định của luật này và các quy định khác của các luật có liên quan. + Người đứng đầu tổ chức, cán bộ, công chức lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây phiền hà, nhũng nhiễu cho tổ chức, công dân, bao che cho người vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc thiếu trách nhiệm để xảy ra ô
  62. 53 nhiễm, sự cố môi trường nghiêm trọng thì tùy tính chất, mức độ vi phạm thì bị xử lý kỉ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trường hợp gây thiệt hại thì còn phải bồi thường theo quy định của pháp luật. 4.5.4. Biện pháp kĩ thuật - Quy hoạch hệ thống thoát nước thải: Hiện tại trên địa bàn thị trấn chưa có hệ thống thoát nước thải hợp vệ sinh. Vì vậy cần xây dựng hệ thống thoát nước mưa chảy tràn, nước thải sinh hoạt, nước thải trong chăn nuôi, Hệ thống thoát nước thải cần phải được xây dựng đúng kỹ thuật như có nắp đậy kín, không bị rò rỉ ra ngoài, - Quy hoạch xử lý nước thải: Phải xử lý nước thải trước khi xả vào sông suối, ao, hồ, kênh mương. Không đổ nước thải chưa qua xử lý vào hố để tự thấm vào đất hoặc để chảy tràn lan trên bề mặt đất. Nước thải sinh hoạt cần được thu gom, xử lý trong khu xử lý tập trung trước khi thải ra môi trường. - Quy hoạch bãi rác tập trung: Đầu tư xây dựng bãi rác thải tập trung . Tiến hành thu gom rác thải trên địa bàn thị trấn theo hợp đồng dịch vụ. - Giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước mặt nhờ các loài thực vật thủy sinh như bèo, rau muống, rau ngổ, hoa súng, hoa sen, - Không lấn chiếm lòng sông, kênh rạch để xây nhà, chăn nuôi thủy sản hay quây vùng trên các đoạn suối để nuôi ngan, nuôi vịt làm ô nhiễm môi trường nước. Việc nuôi trồng thủy sản trên các dòng nước mặt phải theo quy hoạch. - Trong sản xuất nông nghiệp phải có chế độ tưới nước, bón phân phù hợp. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu hóa chất bảo vệ thực vật dư thừa, không rõ nguồn gốc. Nên áp dụng các phương pháp sinh học để tiêu diệt sâu bọ, côn trùng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Khai thác nguồn nước ngầm đúng kỹ thuật:
  63. 54 + Khoan giếng đúng kỹ thuật: cần có hiểu biết về kỹ thuật khoan, hiểu biết sơ cấp về cấu trúc địa chất do đó khi muốn khoan giếng phải thuê đơn vị có chức năng hành nghề khoan. + Phải trám lấp giếng hư: Các giếng khoan hư hoặc không còn sử dụng phải trám lấp đúng quy trình kỹ thuật để tránh xâm nhập nước bẩn vào tầng chứa nước. + Có đới bảo vệ vệ sinh giếng: Các giếng khai thác nước phải cách xa nhà vệ sinh, xa suối, ao, hồ, kênh mương hệ thống xả thải, hệ thống xử lý nước thải từ 10 m trở nên. Không khoan giếng gần đường giao thông, không bố trí các vật dụng dễ gây ô nhiễm như hóa chất dầu nhớt, gần khu vực giếng. + Các giếng phải được xây dựng bệ cao, có nắp đậy để đảm bảo hợp vệ sinh. 4.5.5 Biện pháp công nghệ Để nâng cao chất lượng nước sinh hoạt cho người dân, có thể áp dụng các phương pháp sau: - Máy lọc nước (RO): Có công dụng loại trừ các độc tố có trong nước như Mangan (Mg), Asen (As), Chì (Pb), Đồng (Cu) và loại trừ các bệnh liên quan đến nguồn nước, bổ sung khoáng chất. Hình 4.10. Sơ đồ cấu tạo máy lọc nước RO
  64. 55 - Lọc nước bằng cát: Ngày này, than hoạt tính,cát thạch anh ,cát mangan được sử dụng rất rộng rãi trong hệ thống lọc nước, lọc nước gia đình. Hình 4.11. Sơ đồ bể lọc nước bằng cát PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận như sau: 1. Nhu cầu sử dụng nước của thị trấn là khá lớn . Tính ra có thể thấy trung bình 1 ngày trên địa bàn thị trấn đã tiêu thụ hết khoảng 425,400 lít/ngày và 1 năm là vào khoảng 153,144,000 lít/năm. Nguồn cung cấp, nước máy + nước khe chiếm tỷ lệ 48% trên tổng số hộ được điều tra, nước máy + nước giếng đào chiếm tỷ lệ 10% trên tổng số hộ được điều tra, nước khe chiếm tỷ lệ 26% trên tổng số hộ điều tra, nước giếng chiếm tỷ lệ 16% trên tổng số hộ điều tra. 2. Hiện trạng chất lượng nước sinh hoạt, ta có thể thấy toàn bộ số liệu phân tích nước tại thị trấn Xuân Hòa, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đều đạt tiêu chuẩn cho phép theo QCVN 02:2009/BYT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt. Nguồn nước ngầm của thị trấn mà người dân sử dụng khai thác từ các giếng đào có chất lượng đảm bảo hợp vệ sinh, ở tổ Xuân Đại các chỉ tiêu: pH
  65. 56 là 5,68; DO là 10,00 mg/l; TSS là 40,30mg/l; độ cứng là 120,00 mg CaCO3/l; Zn là 0,13 mg/l; Fe là 0,05 mg/l. Ở Xóm Yên Luật 1: pH là 5,55; DO là 6,40 mg/l; TSS là 49,00 mg/l; độ cứng là 112,00 mg CaCO3/l; Fe là 0,13 mg/l; Zn là 0,01 mg/l. Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế yêu cầu đối với nước sinh hoạt của người dân. Tùy nhiên có những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn có các vấn đề khác (đục; cặn vôi ở đáy phích, siêu) chiếm tỷ lệ nhỏ. Nguồn nước ngầm của thị trấn mà người dân sử dụng khai thác từ các khe có chất lượng đảm bảo hợp vệ sinh, ở tổ Xuân Lộc các chỉ tiêu: pH là 5,56, DO là 6,65 mg/l; TSS là 35,50 mg/l; độ cứng là 40,00 mg CaCO3/l; Zn là 0,03 mg/l; Fe là 0,02 mg/l. Ở xóm Mai Nưa: pH là 5,62; DO là 6,00 mg/l; TSS là 38,00 mg/l; độ cứng là 56,00 mg CaCO3/l; Fe là 0,08 mg/l; Zn là 0,07 mg/l. Tất cả các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép của Bộ Y tế yêu cầu đối với nước sinh hoạt của người dân. Tùy nhiên có những hộ gia đình cho rằng nguồn nước vẫn có các vấn đề khác (đục) chiếm tỷ lệ nhỏ. 3. Phương pháp xử lý nước sinh hoạt của các hộ gia đình trên địa bàn thị trấn là sử dụng máy lọc nước (RO) chiếm tỷ lệ thấp là 8% và không sử dụng chiếm tỷ lệ cao 92%. 5.2. Kiến nghị Từ kết quả nghiên cứu trên, để nâng cao hiệu quả quản lý cũng như bảo vệ nguồn nước sinh hoạt ở thị trấn Xuân Hòa tôi đưa ra một số kiến nghị sau: - Tăng cường thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm, vi phạm và có biện pháp tiến hành xử lý kịp thời. - Xây dựng các hố chứa rác, nước thải tập chung xây dựng trạm xử lý nước thải. Đầu tư hỗ trợ người dân để họ có đủ khả năng xây dựng cống thải, nhà vệ sinh, chuồng trại hợp vệ sinh. - Thường xuyên quan trắc đánh giá hiện trạng môi trường nước sinh hoạt để có biện pháp bảo vệ tốt nhất.
  66. 57 - Xây dựng thêm hệ thống cung cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân trên địa bàn thị trấn Xuân Hòa. - Tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về môi trường nói chung và môi trường nước sạch sinh hoạt cho người dân nói riêng. - Tuyên truyền sâu rộng và phổ biến để vận động người dân tham gia vào xây dựng các hệ thống công trình cung cấp nước tập trung làm cho người dân hiểu được trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia vào sử dụng nước sạch và quản lý công trình. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu Tiếng Việt 1. Nguyễn Sỹ Dũng (2007), “Nước sạch và vệ sinh môi trường vấn đề của toàn xã hội”, Tạp chí môi trường và cuộc sống, Hội nước sạch - Môi trường Việt Nam, Tr.3. 2. Võ Dương Mộng Huyền và cộng sự (2013), “Báo cáo: Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước”, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990), “Sinh thái học Nông nghiệp và bảo vệ môi trường”, NXB Hà Nội. 4. Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 5. Luật tài nguyên nước năm 2012 6. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), “Bài giảng luật và chính sách môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  67. 58 7. Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng (2011), “Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2005 - 2010”. II. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET 8. Báo Green Eye Environmental, ngày 21/10/2017. 9. Chiras (1991), “Báo điện tử tầm nhìn”, Tài nguyên nước Việt Nam vừa yếu vừa thiếu, vua-yeu.html#.Ub-18dim5IA, ngày 17/10/2017. 10. Công ty TNHH Đại Hồng Phát, Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả nhất, qua-nhat.html, ngày 20/10/2017. 11. Khoa mhọc môi trường và con người, ch7.htm, ngày 19/10/2017. 12. Nguyễn Lan Phương, “Bài Giảng cấp nước sinh hoạt và công nghệp”, cong-nghiep-nguyen-lan-phuong/, ngày 18/10/2017. 13. Thư viện Học liệu Mở Việt Nam (VOER), Tầm quan trọng của nước sạch sinh hoạt, ngày 20/10/2017.
  68. 59 MỘT SỐ HÌNH ẢNH CHO ĐỀ TÀI Hình ảnh lấy mẫu nước giếng đào tại tổ Xuân Đại và xóm Yên Luật 1
  69. 60 Hình ảnh lấy mẫu nước khe tại tổ Xuân Lộc và xóm Mai Nưa