Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước

pdf 58 trang thiennha21 13/04/2022 5330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_nuoc_thai_sinh_hoat.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN MAY ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN HOÀNG MAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Churyên nghành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 -2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG VĂN MAY ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI QUẬN HOÀNG MAI VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Khoa học môi trường Lớp : K47 – KHMT- N01 Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: TS. Đặng Thị Hồng Phương Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và rất quan trọng của mỗi sinh viên sau những ngày tháng ngồi trên ghế giảng đường, là giai đoạn then chốt, quan trọng để sinh viên củng cố hành trang cuối cùng trước khi ra ngoài xã hội làm việc, vì đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố và vận dụng những kiến thức đã học được tại trường Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em đã được về thực tập tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường. Đến nay em đã hoàn thành giai đoạn thực tập tốt nghiệp. Lời đầu em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc tới: Ban giám hiệu trường Đại học Nông Lâm. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô trong khoa Môi trường đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập. Ban lãnh đạo và toàn thể các cán bộ công nhân viên của Viện kỹ thuậtvà công nghệ môi trường đã tạo điều kiện, giúp đỡ, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực tập vừa qua và đã giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp. Đặc biệt em xin chân thành cản ơn sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của cô giáo TS.Đặng Thị Hồng Phương đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng em xin được gửi tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu cũng như trong thời gian thực hiện đề tài những lời cảm ơn chân thành nhất Xin chân thành cảm ơn ! Sinh viên Hoàng Văn May
  4. ii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt 21 Bảng 4.1. Các chỉ số khí hậu TB trong các tháng của quận Hoàng Mai 26 Bảng 4.2. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch 2015-2019 28 Bảng 4.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội 31 giai đoạn 2015-2018 31 Bảng 4.4: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt 35 Bảng 4.5: Kết quả quan trắc và phân tích nước thải sinh hoạt 37 Bảng 4.6: Số lượng thông số vượt quy chuẩn của mẫu nước thải sinh hoạt. 45
  5. iii DANH MỤC HÌNH Hình 4.1. Bản đồ quận Hoàng Mai 24 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện giá trị pH với QCVN 38 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS với QCVN 39 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 với QCVN 40 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TDS với QCVN 40 + Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4 với QCVN 41 - Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 với QCVN 42 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu dầu mỡ với QCVN 42 Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hoạt động bề mặt với QCVN 43 Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng phosphat với QCVN 43 Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng coliforms với QCVN 44
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TDS: Tổng chất rắn hòa tan BOD5` : Nhu cầu Oxi sinh hóa BTNMT: Bộ tài Nguyên môi trường COD: Nhu cầu Oxi sinh học NĐ: Nghị định NQ : Nghị quyết QCVN: Quy chuẩn Việt Nam TCCP: Tiêu chuẩn cho phép TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam TSS: Hàm lượng chất rắn lơ lửng
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC BẢNG ii DANH MỤC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1.MỞ ĐẦU 7 1.1. Đặt vấn đề 7 1.2.Mục tiêu của đề tài 8 1.3. Yêu cầu của đề tài 8 1.4. Ý nghĩa của đề tài 8 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 9 Phần 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 10 2.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài 10 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài 10 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 15 Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước: 15 2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 16 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới 16 2.2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam 17 Phần 3.ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng nghiên cứu 19 3.2. Phạm vi nghiên cứu 19 3.3. Nội dung nghiên cứu 19 3.4. Phương pháp nghiên cứu 19
  8. vi 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu 19 3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích 19 3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu 22 3.4.4. Phương pháp so sánh 22 3.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa 22 Phần 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23 4.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 23 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Hoàng Mai 23 4.1.2. Kinh tế - xã hội 29 4.1.3. Sơ đồ tổ chức công tác bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai 32 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai 32 4.3. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai 34 4.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai 46 Phần 5.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC 52 MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP 52
  9. 7 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nước là một phần tất yếu của cuộc sống, chúng ta không thể sống nếu không có nước.Vì nó cung cấp mọi nhu cầu sinh hoạt trong xã hội. Con người sử dụng nước trong sản xuất và sinh hoạt hàng ngày ( tắm, nước uống, tưới tiêu ). Ngày nay, tài nguyên nước đang chịu sức ép nặng nề do biến đổi của khí hậu. Bên cạnh đó là các yếu tố như: Tốc độ gia tăng dân số, sự bùng nổ và phát triển công nghiệp, các hoạt động phát triển kinh tế xã hội là nguyên nhân dẫn tới tình trạng suy thoái và ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường nước mặt nói riêng ngày càng trầm trọng. Qúa trình đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh thì nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.Vì vậy, nguồn nước ngày càng bị cạn kiệt. Ô nhiễm nguồn nước đang là mối lo ngại quan tâm trên toàn cầu, đặc biệt là ô nhiễm nước mặt. Việt Nam là một quốc gia đang trong quá trình phát triển nhanh trong khu vực, một trong những thách thức lớn được đặt ra với Việt Nam là vấn đề môi trường đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hoạt động sản xuất phát triển kinh tế -xã hội. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này Việt Nam đã ban hành luật bảo vệ môi trường, tuy nhiên trên thực tế còn nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà việc thực hiện luật môi trường còn gặp nhiều khó khăn. Ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước vẫn và đang diễn ra, gây ra nhiều bức xúc tại các khu đô thị, khu công nghiệp và cho đời sống xã hội. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển đô thị cũng như công nghiệp hóa trên địa bàn quận Hoàng Mai thành phố Hà Nộidiễn ra rất nhanh chóng, trong khi đó các công trình hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp điện, cấp thoát
  10. 8 nước, xử lý nước thải, thu gom và xử lý rác thải không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu phát triển đô thị và sự gia tăng dân số. Do nguồn ngân sách của nhà nước có hạn nên việc đầu tư cho lĩnh vực này còn khiêm tốn, mặt khác do sự thiếu ý thức của một số bộ phận dân cư. Vì vậy môi trường và mỹ quan đô thị quận Hoàng Mai ngày càng xuống cấp trầm trọng, đặc biệt là vấn đề cấp thoát nước, rác thải có khắp mọi nơi đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người dân quận Hoàng Mai thành phố Hà Nội. Chính vì những lý do trên mà trên đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường nước thải sinh hoạt tại quận Hoàng Mai và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước” được lựa chọn thực hiện. 1.2.Mục tiêu của đề tài Đề tài đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước thải sinh hoạt của quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường phù hợp với địa bàn của quận. 1.3. Yêu cầu của đề tài - Số liệu, tài liệu liên quan đến đề tài phải thu thập một cách khách quan, trung thực, chính xác. - Các mẫu nghiên cứu phải đại diện cho khu vực lấy mẫu trên địa bàn nghiên cứu và số mẫu phải đủ để phân tích so sánh, cụ thể là ở sông, hồ, điểm giao thông, bến xe trên địa bàn quận. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1.4.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thức thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, giúp em vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sau khi ra trường - Củng cố kiến thức cơ sở cũng như chuyên ngành. - Giúp nâng cao hiểu biết về kiến thức môi trường và các phương pháp đánh giá hiện trạng môi trường.
  11. 9 1.4.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Đánh giá được mức độ ô nhiễm nướcthải sinh hoạt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn quân và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường. - Kết quả nghiêm cứu của đề tài chính là tài liệu để đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường nước, nước thải sinh hoạt, qua đó đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường hợp lý để xử lý nhằm đạt hiệu quả tốt trong công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận.
  12. 10 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận khoa học và pháp lý của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận khoa học của đề tài * Khái niệm về môi trường. Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo Vệ Môi Trường Việt Nam năm 2014 môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”. * Khái niệm về ô nhiễm môi trường Theo luật Bảo vệ môi trường năm 2014 của Việt Nam: “ Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm Tiêu chuẩn môi trường”. Trên thế giới ô nhiễm môi trường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng và môi trường đến mức có khả năng gây hại cho sức khỏe con người, đến sự phát triển của sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân gây ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hóa chất hoặc các tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên môi trưởng chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng,nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật, vật liệu. * Khái niệm về nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người v à đã bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng (Nguồn: Trịnh Thị Thanh – Trần Yên – Phạm Ngọc Hồ, bài giảng ô nhiễm môi trường) Nước thải sinh hoạt:
  13. 11 Là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt như các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở Đặc điểm của nước thải sinh hoạt gồm các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy là: Chất hữu cơ, BOD, COD, Nitơ và phốt pho. * Khái niệm về ô nhiễm nước Hiến chương Châu Âu về nước đã định nghĩa: “Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho các vật nuôi và các loài hoang dã” - Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật vi sinh vật gây hại kể cả xác chết của chúng. - Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi trường nước. Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm người ta có thể phân ra các loại ô nhiễm nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hóa chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý. *Khái niệm quản lý môi trường “Quản lý môi trường là tổng hợp các biện pháp, luật pháp, chính sách, kinh tế, kỹ thuật, xã hội thích hợp nhằm bảo vệ chất lượng môi trường sống và phát triển bền vững kinh tế, xã hội quốc gia”. Các mục tiêu chủ yếu của công tác quản lý nhà nước về môi trường bao gồm: - Khắc phục và phòng chống uy thoái, ô nhiễm môi trường phát sinh trong hoạt động sống của con người. - Phát triển bền vững kinh tế và xã hội quốc giá theo chín nguyên tắc của một xã hội bền vững do Hội nghị Rio 92 đề xuất. Các khía cạnh của phát triển bền vững bao gồm: Phát triển bền vững kinh tế, bảo vệ các nguồn tài nguyên
  14. 12 thiên nhiên, không tạo ra ô nhiễm và suy thoái chất lượng môi trường sống, nâng cao sự văn minh và công bằng xã hội. - Xây dựng các công cụ có hiệu lực quản lý môi trường quốc gia và các vùng lãnh thổ. Các công cụ trên phải thích hợp cho từng nghành, từng địa phương và cộng đồng dân cư.  Các thông số đặc trưng của nước mặt, nước thải sinh hoạt Đặc trưng của nước mặt, nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận: pH,COD,BOD5, Clorua, hàm lượng chất rắn, amoni, sắt, photphats, nitrat, chất hoạt động bề mặt, tổng dầu mỡ, vi khuẩn, + pH:pH là đơn vị toán học biểu thị nồng độ ion H+ có trong nước và có thang giá trị từ 0 đến 14. pH là một trong những thông số quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất dùng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước, chất lượng nước thải, đánh giá độ cứng của nước, sự keo tụ, khả năng ăn mòn. Khi chỉ số pH 7 thì nước có môi trường kiềm, điều này thể hiện ảnh hưởng của hoá chất khi xâm nhập vào môi trường nước. Giá trị pH thấp hay cao đều có ảnh hưởng nguy hại đến thuỷ sinh. + SS (solid solved – chất rắn lơ lửng) Chất rắn lơ lửng nói riêng và tổng chất rắn nói chung có ảnh hưởng đến chất lượng nước trên nhiều phương diện. Hàm lượng chất rắn hoà tan trongnước thấp làm hạn chế sự sinh trưởng hoặc ngăn cản sự sống của thuỷ sinh. Hàm lượng chất rắn hoà tan trong nước cao thường có vị. Phân biệt các chất rắn lơ lửng của nước để kiểm soát các hoạt động sinh học, đánh giá quá trình xử lý vật lý nước thải, đánh giá sự phù hợp của nước thải với tiêu chuẩn giới hạn cho phép. +DO (dyssolved oxygen – ô xy hoà tan trong nước) Ô xy có mặt trong nước một mặt được hoà tan từ ô xy trong không khí, một mặt được sinh ra từ các phản ứng tổng hợp quang hoá của tảo và các thực vật sống trong nước. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hoà tan ô xy vào nước là nhiệt
  15. 13 độ, áp suất khí quyển, dòng chảy, địa điểm, địa hình. Giá trị DO trong nước phụ thuộc vào tính chất vật lý, hoá học và các hoạt động sinh học xảy ra trong đó. Phân tích DO cho ta đánh giá mức độ ô nhiễm nước và kiểm tra quá trình xử lý nước thải. Các sông hồ có hàm lượng DO cao được coi là khoẻ mạnh và có nhiều loài sinh vật sống trong đó. Khi DO trong nước thấp sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng của động vật thuỷ sinh, thậm chí làm biến mất hoặc có thể gây chết một số loài nếu DO giảm đột ngột. +COD (Chemical oxygen Demand - nhu cầu ô xy hoá học) COD là lượng ô xy cần thiết cho quá trình ô xy hoá hoàn toàn các chất hữu cơ có trong nước thành CO2 và H2O. COD là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước (nước thải, nước mặt, nước sinh hoạt) vì nó cho biết hàm lượng chất hữu cơ có trong nước là bao nhiêu. Hàm lượng COD trong nước cao thì chứng tỏ nguồn nước có nhiều chất hữu cơ gây ô nhiễm. +BOD (Biochemical oxygen Demand:nhu cầu ô xy sinh hoá) BOD là lượng ô xy (thể hiện bằng gam hoặc miligam O2 theo đơn vị thể tích) cần cho vi sinh vật tiêu thụ để ô xy hoá sinh học các chất hữu cơ trong bóng tối ở điều kiện tiêu chuẩn về nhiệt độ và thời gian. Như vậy BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học có trong mẫu nước. Thông số BOD có tầm quan trọng trong thực tế vì đó là cơ sở để thiết kế và vận hành trạm xử lý nước thải; giá trị BOD càng lớn có nghĩa là mức độ ô nhiễm hữu cơ càng cao.Vì giá trị của BOD phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian ổn định nên việc xác định BOD cần tiến hành ở điều kiện tiêu chuẩn, ví dụ ở 0 nhiệt độ 20 C trong thời gian ổn định nhiệt 5 ngày (BOD520). - + Nitrat (NO3 ) Nitrat là sản phẩm cuối cùng của sự phân huỷ các chất chứa nitơ có trong chất thải của người và động vật.Trong nước tự nhiên có nồng độ nitrat thường
  16. 14 <5 mg/l. ở vùng bị ô nhiễm do chất thải, phân bón, nồng độ nitrat cao là môi trường dinh dưỡng tốt cho phát triển tảo, rong, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước sinh hoạt và thuỷ sản. Trẻ em uống nước có nồng độ nitrat cao có thể ảnh hưởng đến máu gây bệnh xanh xao. 3- +Phosphat (PO4 ) Phosphat là chất dinh dưỡng cho sự phát triển rong tảo. Nồng độ Phosphat trong nguồn nước không bị ô nhiễm thường <0,01 mg/l. NguồnPhosphat đưa vào môi trường là phân người, phân súc vật và nước thải một số ngành công nghiệp sản xuất phân lân, công nghiệp thực phẩm và trong nước chảy từ đồng ruộng. Phosphat không thuộc loại độc hại đối với người. +Coliform Vi khuẩn nhóm Coliform (Coliform, Fecal coliform, Fecal streptococci, Escherichia coli ) có mặt trong ruột non và phân của động vật máu nóng, qua con đường tiêu hoá mà chúng xâm nhập vào môi trường và phát triển mạnh nếu có điều kiện nhiệt độ thuận lợi.Số liệu Coliform cung cấp cho chúng ta thông tin về mức độ vệ sinh của nước và điều kiện vệ sinh môi trường xung quanh. +Kim loại nặng Kim loại nặng (Asen, chì, Crôm(VI), Cadimi, Thuỷ ngân ) có mặt trong nước do nhiều nguyên nhân: trong quá trình hoà tan các khoáng sản, các thành phần kim loại có sẵn trong tự nhiên hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng, các chất thải công nghiệp. ảnh hưởng của kim loại nặng thay đổi tuỳ thuộc vào nồng độ của chúng, nó là có ích nếu chúng ở nồng độ thấp và rất độc nếu ở nồng độ vượt giới hạn cho phép. Để đánh giá ô nhiễm nước mặt, nước thải sinh hoạt và đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường ta phải căn cứ vào các chỉ tiêu vật lý, hóa học và sinh học của nó các yếu tố đó bao gồm: Nhiệt độ, độ pH, tổng chất rắn lơ lửng (TSS), độ ô xy hòa tan (DO), nhu cầu oxy hóa học (COD), nhu cầu ô xy sinh học (BOD), + - - các hợp chất của ni tơ (NH4 , NO2 , NO3 ), Sunphát, hàm lượng kim loại nặng.
  17. 15 Các giá trị của những chỉ tiêu này được so sánh với tiêu chuẩn cho phép về giá trị giới hạn của QCVN 40 :2011/BTNMT). 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Một số văn bản pháp lý có liên quan đến môi trường và chất lượng nước: - Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29/01/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” - Thông tư 29/2011/BTNMT ngày 01/08/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường nước mặt lục địa. - Thôngtưsố 21/2012/TT-BTNMTngày19 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường. - Luật Tài nguyên nướcsố 17/2012/QH13 được Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Nghị định 201/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27 tháng 11 năm 2013 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước. - Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2015. - Nghị định 19/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 2 năm 2015 Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Thông tư 43/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29 tháng 9 năm 2015 về Báo cáo hiện trạng môi trường, bộ chỉ thị môi trường và quản lý số liệu quan trắc môi trường. - Các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường của Bộ Tài nguyên và Môi trường, gồm:
  18. 16 + 08-MT:2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; + 14-MT:2015/QCVN - BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt; + 40: 2011/QCVN – BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp; + 05:2013/QVNV – BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (trung bình 1 giờ). + 06:2009/QCVN – BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. 2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam 2.2.1. Tình hình ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Trung bình mỗi ngày trên trái đất có khoảng 2 triệu tấn chất thải sinh hoạt đổ ra sông hồ và biển cả, 70% lượng chất thải công nghiệp không qua xử lý bị trực tiếp đổ vào các nguồn nước tại các quốc gia đang phát triển. Đây là thống kê của Viện Nước quốc tế (SIWI) được công bố tại Tuần lễ Nước thế giới (World Water Week) khai mạc tại Stockholm, thủ đô Thụy Điển ngày 5/9. Thực tế trên khiến nguồn nước dùng trong sinh hoạt của con người bị ô nhiễm nghiêm trọng. Thiếu vệ sinh và thiếu nước sạch là nguyên nhân gây tử vong cho hơn 1,6 triệu trẻ em mỗi năm. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) cảnh báo trong 15 năm tới sẽ có gần 2 tỷ người phải sống tại các khu vực khan hiếm nguồn nước và 2/3 cư dân trên hành tinh có thể bị thiếu nước. 17 triệu trẻ em chưa được sử dụng nước sạch. Theo báo cáo mới nhất của Liên hiệp quốc, đến năm 2050, nhu cầu lương thực tăng 70% và nhu cầu nước tăng 19%. Lúc đó, cần huy động đến 90% nguồn nước trên thế giới. Trong khi đó, sự phân bố và sử dụng nguồn nước đang bộc lộ nhiều điểm bất hợp lý. Tổng giám đốc UNESCO Irina Bokova, một trong thành viên trong Ban soạn thảo báo cáo nói: “Việc sử dụng các nguồn nước hiện không hợp lý. Trong tương lai, sự bất bình đẳng càng sâu sắc hơn, những nguy
  19. 17 cơ còn lớn hơn”. Khu vực đang chịu nhiều thách thức nhất thế giới hiện nay là các nước Mỹ Latin và Caribbean. Các thách thức nghiêm trọng liên quan đến nước mà khu vực này đang phải đối mặt xuất phát từ biến đổi khí hậu, thủy học, hoạt động quản lý và xử lý nguồn nước.(Theo tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước, 2013) 2.2.2. Tình hình ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam Giống như một số nước trên thế giới, Việt Nam cũng đang đứng trước thách thức hết sức lớn về nạn ô nhiễm môi trường nước, đặc biệt là tại các khu công nghiệp và đô thị. Thực trạng ô nhiễm nước mặt: Hiện nay chất lượng nước ở vùng thượng lưu các con sông chính còn khá tốt. Tuy nhiên ở các vùng hạ lưu đã và đang có nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề. Đặc biệt mức độ ô nhiễm tại các con sông tăng cao vào mùa khô khi lượng nước đổ về các con sông giảm. Chất lượng nước suy giảm mạnh, nhiều chỉ tiêu như: BOD, COD, NH4, N, P cao hơn tiêu chuẩn cho phép nhiều lần. Ô nhiễm nước mặt khu đô thị: Các con sông chính ở Việt Nam đều đã bị ô nhiễm. Ví dụ như sông Thị Vải, là con sông ô nhiễm nặng nhất trong hệ thống sông Đồng Nai, có mộtđoạn sông chết dài trên 10km. Giá trịđo thường xuyên dưới 0.5mg/l, giá trị thấp nhất ở khu cảng Vedan (0.04 mg/l) Với giá trị gần bằng 0 như vậy, các loài sinh vật không còn khả năng sinh sống . Thực trạng ô nhiễm nước dưới đất: Hiện nay nguồn nước dưới đất ở Việt Nam cũng đang phải đối mặt với những vấn đề như bị nhiễm mặn, nhiễm thuốc trừ sâu, các chất có hại khác Việc khai thác quá mức và không có quy hoạch đã làm cho mực nước dưới đất bị hạ thấp. Hiện tượng này ở các khu vực đồng Bằng Bắc Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long. Thực trạng ô nhiễm nước biển: Nước biển Việt Nam đã bị ô nhiễm bởi chất rắn lơ lửng (đồng Bằng Sông Cửu Long và sông Hồng), nitrat, nitrit, coliform (chủ yếu là đồng Bằng Sông Cửu Long), dầu và kim loại kẽm Hầu hết sông hồ ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM, nơi có dân cư đông đúc và nhiều khu công nghiệp lớn đều bị ô nhiễm. Phần lớn lượng nước thải sinh hoạt (khoảng 600.000m3 mỗi ngày, với
  20. 18 khoảng 250 tấn rác được thải ra các sông ở khu vực Hà Nội) và công nghiệp (khoảng 260.000m3 nhưng chỉ có 10% được xử lý) đều không được xử lý, mà đổ thẳng vào các ao hồ, sau đó chảy ra các con sông lớn tại vùng Châu Thổ sông Hồng và sông Mê Kông. Ngoài ra, nhiều nhà máy và cơ sở sản xuất như các lò mổ và ngay bệnh viện (khoảng 7.000m3 mỗi ngày, chỉ 30% là được xử lý) cũng không được trang bị hệ thống xử lý nước thải. Nhiều ao hồ và sông ngòi tại Hà Nội bị ô nhiễm nặng, đáng lƣu ý là hệ thống hồ trong công viên Yên Sở. Đây được coi là thùng chứa nước thải của Hà Nội với hơn 50% lượng nước thải của thành phố. Người dân trong khu vực này không có đủ nước sạch cho nhu cầu sinh hoạt và tưới tiêu.
  21. 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai. 3.2. Phạm vi nghiên cứu -Phạm vi không gian: nghiên cứu tại các khu đô thị, cống thải, các tòa nhà khu dân cư tại quận Hoàng Mai. -Pham vi thời gian : Nghiên cứu trong thời gian từ 3/2017 - 7/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đặc điểm địa bàn nghiên cứu - Đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai. - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường tại quận Hoàng Mai. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu Phương pháp thu thập tài liệu được sử dụng để thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến các hồ, sông và sự phân bố của tài nguyên nước, đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tại quận Hoàng Mai, nguồn gốc hình thành và tính chất nước thải sinh hoạt và các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh trong đời sống phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn quận Hoàng Mai. Thông tin về các biện pháp bảo vệ môi trường như: công nghệ, tuyên truyền giáo dục, pháp luật. Các thông tin này được thu thập từ các báo cáo, đề tài liên quan đến quận Hoàng Mai. 3.4.2. Chỉ tiêu và phương pháp lấy mẫu, phân tích + - Chỉ tiêu theo dõi: pH; TSS; BOD5; TDS; NH4 ; NO3 ; Dầu mỡ động thực 3- vật; Chất hoạt động bề mặt; PO4 ; Coliform. Các phương pháp lấy mẫu
  22. 20 - TCVN 5992:1995 (ISO 5667 -2: 1991) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. - TCVN 5993:1995 (ISO 5667 -3: 1985) - Chất lượng nước- Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. - TCVN 5994:1995 (ISO 5667-4: 1987) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở hồ ao tự nhiên và nhân tạo. - TCVN 5996:1995 (ISO 5667 -6: 1990) - Chất lượng nước - Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông và suối. Phương pháp phân tích - TCVN 6492-2011: Chất Lượng Nước - Xác Định pH - TCVN 7324:2004. Chất lượng nước – Xác định oxy hòa tan. Phương pháp đo Iod - TCVN 6625-2000: Chất Lượng Nước - Xác Định Chất Rắn Lơ Lửng Bằng Cách Lọc Qua Cái Lọc Sợi Thủy Tinh - SMEWW5210D:2012 - TCVN 6491-1999: Chất Lượng Nước - Xác Định Nhu Cầu Oxi Hóa Học - TCVN 6180-1996: Chất Lượng Nước - Xác Định Nitrat - Phương Pháp Trắc Phổ Dùng Axit Sunfosalixylic - TCVN 6202-2008: Chất Lượng Nước - Xác Định Phospho - Phương Pháp Đo Phổ Dùng Amoni Molipdat - US EPA Method 350.2 Số lượng mẫu: 11 mẫu
  23. 21 Bảng 3.1: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt Tọa độ lấy mẫu TT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu X Y 1 NT1 Công viên Đền Lừ II 0588898 2322621 2 NT2 Công viên Đền Lừ I 0588245 2322701 Đối diện số nhà 37 khu đô thị Vĩnh 3 NT3 0588049 2322739 Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Hố ga nước thải trước toà nhà N4, khu 4 NT4 0588040 2320781 đô thị Đồng Tàu, Thịnh Liệt. Hố gom nước thải sau xử lý của khu đô 5 NT5 0587851 2320880 thị Nam Đô, Thịnh Liệt. Cuối phố Trần Điền, KĐT Định Công, 6 NT6 0585777 2321970 phường Định Công Đền Đầm Sen, KĐT Định Công, 7 NT7 0586424 2320811 phường Định Công Cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu 8 NT8 0585058 2320525 đô thị Kim Văn – Kim Lũ Cống nước thải trước toà nhà N2, KĐT 0588785 9 NT9 2318793 Pháp Vân - Tứ Hiệp 7 Tại cống nước thải trước cửa nhà số 54, 10 NT10 biệt thự 2, KĐT bán đảo Linh Đàm, 0586770 2319141 Hoàng Liệt Cống nước thải trước toà nhà Nam 11 NT11 Rice city, KĐT Tây Nam Linh Đàm, 0585547 2318897 Hoàng Liệt. Địa điểm phân tích mẫu: Phòng thí nghiệm Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường.
  24. 22 Bảo quản và vận chuyển - Mẫu lấy xong được chuyển vào các chai nhựa và đựng vào thùng bảo quản lạnh. - Vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. Trường hợp chưa phân tích được ngay cần bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ. 3.4.3. Phương pháp phân tích tổng hợp, xử lý số liệu Sử dụng phầm mềm Excel để xử lý thông tin, số liệu thu thập được trên cơ sở kế thừa có chọn lọc dữ liệu có liên quan đến đề tài (Từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, báo cáo tổng kết ). Các kết quả về chất lượng nước mặt, nước thải sinh hoạt, không khí các điểm giao thông và bến xe, kết quả được thể hiện dưới các dạng bảng, biểu, sơ đồ, biểu đồ 3.4.4. Phương pháp so sánh Kết quả phân tích các mẫu nước mặt, nước thải sinh hoạt, mẫu không khí các điểm giao thông và bến xe thu được sẽ được so sánh với các quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành để đánh giá mức độ ô nhiễm của nước mặt, nước thải sinh hoạt, không khí xung quanh các điểm giao thông và bến xe từ đó đưa ra đánh gia chung tình hình ô nhiễm môi trường nước mặt và không khí tại các điểm giao thông và bến xe để đua ra các biện pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn quận . 3.4.5. Phương pháp khảo sát thực địa Tiến hành khảo sát thực địa tại các hồ, sông, các điểm nước thải sinh hoạt, các điểm giao thông và bến xe trên địa bàn quận.
  25. 23 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1.Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 4.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Hoàng Mai 4.1.1.1 Vị trí địa lý Quận Hoàng Mai nằm ở phía Đông Nam khu vực trung tâm thành phố Hà Nội. Tọa độ địa lý của quận vào khoảng 20o53’ – 21o35’ độ vĩ Bắc và 105o44’ – 106o02’ độ kinh Đông. - Phía Đông giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm qua sông Hồng, - Phía Tây và phía Nam giáp huyện Thanh Trì, - Phía Bắc giáp quận Thanh Xuân và quận Hai Bà Trưng Với 14 đơn vị hành chính trực thuộc là 14 phường được hình thành trên cơ sở toàn bộ 9 xã và một phần xã Tứ Hiệp của huyện Thanh Trì, cùng với 5 phường của quận Hai Bà Trưng. Các phường trực thuộc quận Hoàng Mai hiện nay gồm: Đại Kim, Định Công, Giáp Bát, Hoàng Liệt, Hoàng Văn Thụ, Lĩnh Nam, Mai Động, Tân Mai, Thanh Trì, Thịnh Liệt, Trần Phú, Tương Mai, Vĩnh Hưng, Yên Sở. Quận Hoàng Mai có diện tích tự nhiên là 4.032,38 ha (41 km2) với tổng số dân là 373.000 người (tính đến năm 2015). Với lợi thế nằm cửa ngõ phía Nam khu vực nội thành phố Hà Nội, có các trục giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy (sông Hồng) là điều kiện thuận lợi để quận Hoàng Mai phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.
  26. 24 Hình 4.1. Bản đồ quận Hoàng Mai Quận Hoàng Mai là quận có tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng mạnh nhất trong số các quận huyện mới của thủ đô, với hàng loạt khu đô thị như Linh Đàm, Bắc Linh Đàm, Định Công, Đại Kim,Đền Lừ, Kim Văn – Kim Lũ, Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Ao Sao, Thịnh Liệt, Đại Kim – Định Công, Tây Nam Hồ Linh Đàm, Tây Nam Kim Giang cùng hàng loạt chung cư trên đường Lĩnh Nam, đường Tam Trinh, đường Pháp Vân, đường Nghiêm Xuân Yêm như Gamuda City, Hateco Yên Sở, khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, The Manor Central Park 4.1.1.2 Đặc điểm địa hình, địa mạo * Địa hình: Hoàng Mai nằm ở vùng trũng phía nam thành phố, có độ cao trung bình khoảng từ 4 đến 5m. Địa hình biến đổi dốc nghiêng từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Khu vực phía Bắc bao gồm các phường Mai Động, Tân Mai, Tương Mai, Giáp Bát và Hoàng Văn Thụ có độ cao từ 6 đến 6,2 m; Khu vực phía Nam bao gồm các phường Đại Kim, Định Công, Hoàng Liệt, Thanh Trì, Vĩnh Hưng, Yên Sở, Lĩnh Nam và Trần Phú có độ cao từ 5,2 đến
  27. 25 5,8m; Khu vực ao, hồ, vùng trũng có cao độ dưới 3,5m. Địa hình có sự khác biệt rõ rệt ở trong đê và ngoài đê, cốt cao độ mặt đê từ 14 đến 14,5m: - Vùng trong đê chiếm đa số diện tích của quận, địa hình bị chia cắt bởi các trục giao thông Pháp Vân - Yên Sở, Pháp vân - Cầu Giẽ, đường quốc lộ 1A và các sông tiêu nước thải của thành phố như sông Kim Ngưu, sông Sét, sông Lừ, nên đã hình thành các tiểu vùng nhỏ có nhiều đầm, ruộng trũng. Thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản. - Vùng ngoài đê bao gồm một phần diện tích các phường Thanh Trì, Trần Phú, Yên Sở và Lĩnh Nam và một vùng bãi bồi ven sông Hồng với diện tích khoảng 920 ha. Đây là vùng đất phù sa được bồi tụ thường xuyên nên có độ cao trung bình thường cao hơn vùng đất trong đê. Vùng này rất thích hợp cho việc trồng hoa màu. * Địa chất: Căn cứ theo tài liệu địa chất khu vực Hà Nội (do chuyên gia Liên Xô cũ lập trước đây), quận Hoàng Mai nằm trên khu vực đất bồi châu thổ sông Hồng, chủ yếu trong vùng đất thuận lợi có mức độ cho xây dựng (vùng đất II-2B và II-2C) và một phần trong vùng đất thuận lợi cho xây dựng (vùng I-1B, vùng I-1D, vùng I-2A và vùng I-3A). Phần ngoài đê sông Hồng nằm trong vùng không thuận lợi cho xây dựng (vùng đất III). 4.1.1.3 Đặc điểm khí hậu Khí hậu của quận Hoàng Mai chung chế độ khí hậu của thành phố Hà Nội, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Rõ nét nhất là sự thay đổi và khác biệt của hai mùa nóng, lạnh: Từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa; từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10). - Mùa nóng (từ tháng 5 đến tháng 10): khí hậu ẩm ướt, mưa nhiều, hướng gió chủ đạo là Đông Nam, nhiệt độ trung bình là 27-290C, mùa mưa tháng 7-9, lượng mưa trung bình là 1.676mm. - Mùa lạnh (từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau): thời kỳ đầu khô lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa ẩm ướt, hướng gió chủ đạo là Đông Bắc, nhiệt độ trung bình là 230C tháng thấp nhất là 6-80C, độ ẩm thấp nhất 84%, cao nhất 95 %.
  28. 26 - Hướng gió chủ đạo trong năm là hướng Đông Nam về mùa hè và Đông Bắc vào mùa đông. - Về gió và bão: Theo các số liệu thống kê cho thấy quận Hoàng Mai không bị ảnh hưởng nhiều do các cơn bão đi qua.[1] Các chỉ số về nhiệt độ, độ ẩm tương đối và số giờ nắng, lượng mưa trung bình và lượng bốc hơi trung bình/tháng của quận Hoàng Mai được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.1. Các chỉ số khí hậu TB trong các tháng của quận Hoàng Mai Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhiệt độ 16,4 17,0 20,2 23,7 27,3 28,8 28,9 28,2 27,2 24,6 21,4 18,2 (oC) Độ ẩm 83 85 87 87 84 83 84 86 85 82 81 81 (%) Số giờ - 44,7 46,2 80,2 165,8 155,6 182,6 162,8 160,5 165 125,1 108,8 nắng (h) Lượng mưa 18,6 26,2 43,8 90,1 188,5 239,5 288,2 318 265,4 130,7 43,4 23,4 (mm) Lượng bốc hơi 71,4 59,7 56,9 65,2 98,2 97,8 100,6 84,1 84,4 95,8 89,8 85,0 (%) Tốc độ 2,9 2,9 2,8 3,1 2,9 2,6 2,4 2,2 2,3 2,2 2,3 2.4 gió (m/s) (Theo: Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Quận Hoàng Mai, 2016) 4.1.1.4. Đặc điểm thuỷ văn Các con sông trên địa bàn quận Hoàng Mai Quận Hoàng Mai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn sông Hồng. Sông Hồng có lưu lượng nước bình quân hàng nǎm rất lớn, khoảng 2.640 m³/s (tại cửa sông) với tổng lượng nước chảy qua tới 83,5 tỷ m³, tuy nhiên lưu lượng nước phân bổ không đều. Về mùa khô lưu lượng giảm chỉ còn khoảng 700 m³/s, nhưng vào
  29. 27 cao điểm mùa mưa có thể đạt tới 30.000 m³/s. Mực nước sông Hồng lên xuống từ 9 đến 12m. Trên địa bàn Quận có 4 sông tiêu chính của thành phố chảy qua (Tô Lịch, Lừ, Sét và Kim Ngưu). Sông Tô Lịch chảy qua địa phận các phường Định Công, Đại Kim và Hoàng Liệt; Sông Kim Ngưu là một nhánh tách ra từ sông Tô Lịch chảy qua phường Hoàng Liệt, Mai Động và Hoàng Văn Thụ; Sông Lừ chảy qua địa phận phường Định Công, bán đảo Linh Đàm nối với sông Tô Lịch; Sông Sét chảy địa phận phường Giáp Bát, Tương Mai, Tân Mai, Thịnh Liệt chảy vào hồ Yên Sở. Cụ thể: + Sông Tô Lịch dài 14,6 km, rộng trung bình 40 – 50 m, sâu 3 – 4 m, bắt nguồn từ cống Phan Đinh Phùng, chảy qua điạ phận Từ Liêm, Thanh Trì qua đập Thanh Liệt và đổ vào sông Nhuệ. Đoạn cuối sông Tô Lịch đảm nhận toàn bộ nước thải thành phố. + Sông Lừ (sông Nam Đồng) dài 5,6 km, rộng trung bình 30 m, sâu 2 – 3 m, nhận nước thải, nước mưa từ cống Trịnh Hoài Đức, cống Trắng (Khâm Thiên) chảy qua Trung Tự về đường Trường Chinh và đổ ra sông Tô Lịch. Sông Sét dài 5,9 km, rộng 10 – 30 m bắt nguồn từ cống Bà Triệu, hồ Bảy Mẫu rồi đổ ra sông Kim Ngưu ở Giáp Nhị. Sông Kim Ngưu dài 11,8 km, rộng 20 – 30 m, sâu 3 – 4 m, bắt nguồn từ điểm xả cống Lò Đúc. Sông Kim Ngưu gặp sông Tô Lịch tại Thanh Liệt.[1] Các hồ trên địa bàn quận Hoàng Mai Hiện nay trên địa bàn quận Hoàng Mai còn có 13 hồ bao gồm: Hồ Linh Đàm, Hồ Định Công, Đầm Sòi, Đầm Dọc Ngang, Đầm Đỗi, Hồ Yên Sở, Hồ Giáp Bát, Hồ Đền Lừ , Hồ Đồng Mụ, hồ Đồng Nổi, Hồ Đồng Vàng, Hồ Đồng Riêng, Hồ Đồng Khuyến, hồ Thanh Lan và Hồ Cá Yên Duyên. 4.1.1.5. Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên của quận Hoàng Mai: 4.032,38 ha. Theo Quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt ngày 16/1/2014 của UBND Thành phố Hà Nội thì hiện trạng sử dụng đất tại quận được thể hiện trong bảng sau:
  30. 28 Bảng 4.2. Phân bổ diện tích các loại đất trong kỳ kế hoạch 2015-2019 Diện tích đến các năm trong kỳ kế hoạch Diện tích TT Chỉ tiêu Năm Năm Năm Năm Năm năm 2014 2015 2016 2017 2018 2019 Tổng dt tự nhiên 4.032,38 4.032,38 4.032,38 4.032,38 4.032,38 4.032,38 1 Đất nông nghiệp 1.201,44 1.181,03 1.104,98 1.009,84 898,67 824,38 1.1 Trong đó: Đất trồng lúa 300,69 291,04 273,03 248,83 217,01 200,55 1.2 Tr.đó: Đất chuyên trồng lúa nước (2 vụ trở lên) 272,41 262,76 245,15 221,45 190,23 174,27 Đất trồng cây lâu năm 5,64 5,64 5,64 5,64 5,64 5,64 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 400,67 390,92 367,36 339,18 306,63 284,22 1.4 Các loại đất nông nghiệp khác 494,44 493,43 458,95 416,19 369,39 333,97 2 Đất phi nông nghiệp 2.785,86 2.806,44 2.884,58 2.983,09 3.097,55 3.176,63 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, CTSN 25,42 25,41 25,55 24,75 24,91 25,02 2.2 Đất quốc phòng 41,87 41,87 40,00 39,64 39,26 38,95 2.3 Đất an ninh 4,67 4,67 6,54 7,79 7,79 7,79 2.4 Đất khu công nghiệp 15,97 15,97 15,97 15,97 15,97 15,97 2.5 Đất cho hoạt động khoáng sản 0,33 0,33 0,33 0,33 0,33 0,33 2.6 Đất di tích danh thắng 11,11 11,14 11,14 11,42 11,42 11,42 2.7 Đất bãi thải, xử lý chất thải 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 0,17 2.8 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 11,71 11,71 11,71 11,70 11,70 11,70 2.9 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 34,25 34,25 33,21 31,88 30,21 29,14 2.10 Đất phát triển hạ tầng 873,23 878,64 926,69 987,12 1.066,78 1.131,75 Trong đó: - Đất cơ sở văn hoá 181,97 185,18 194,74 206,32 217,14 229,78 - Đất cơ sở y tế 2,03 2,12 5,14 6,87 6,87 6,87 - Đất cơ sở giáo dục đào tạo 39,23 39,23 43,13 47,31 68,78 73,55 - Đất cơ sở thể dục thể thao 11,21 11,21 11,34 11,49 11,67 11,83 2.11 Đất ở tại đô thị 928,83 947,45 975,63 1.007,09 1.037,59 1.049,76 2.12 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 240,34 236,87 239,48 246,95 252,84 255,93 2.13 Đất sản xuất VLXD, gốm sứ 59,71 59,71 60,11 60,61 61,21 61,71 2.14 Các loại đất phi nông nghiệp khác 538,24 538,24 538,04 537,66 537,36 536,98 3 Đất chưa sử dụng - Đất chưa sử dụng còn lại 45,08 44,91 42,82 39,45 36,16 31,37 - Diện tích đưa vào sử dụng 0,17 2,09 3,37 3,29 13,71 0,17
  31. 29 4.1.2. Kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm dần tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và nông nghiệp. Đến năm 2019, tỷ trọng ngành công nghiệp, xây dựng 53,28%, ngành thương mại, dịch vụ 45,63% và ngành nông nghiệp 1,09%. Việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh được quan tâm. Các loại hình doanh nghiệp tăng trưởng cả về số lượng và quy mô, so với thời điểm đầu số lượng doanh nghiệp tăng 2,1 lần (9.486 doanh nghiệp), doanh thu tăng 3 lần đạt 87.686 tỷ đồng, sử dụng số lao động tăng 1,72 lần (114.000 lao động). Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp được tăng cường chỉ đạo. Toàn quận đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp được 297,4 ha đạt 75% diện tích đất nông nghiệp khu vực bãi Sông Hồng (trong đó 196,2ha cây trồng và 101,2 ha nuôi thủy sản). Giá trị sản phẩm nông nghiệp thu hoạch được trên 1 ha đất sau chuyển đổi đạt khoảng 200 đến 300 triệu đồng. Do ảnh hưởng suy giảm kinh tế giai đoạn 2016 - 2017, kinh tế trên địa bàn quận trong giai đoạn 5 năm duy trì tốc độ tăng trưởng khá tuy nhiên chưa đạt kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng giá trị sản xuất do quận quản lý bình quân là 15,83% (kế hoạch 17 - 17,5%). Trong đó: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 18,32%, giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 14,19%, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp tăng bình quân 1,94%.[1] Tổng thu ngân sách 5 năm 2015 - 2019 đạt 8.794 tỷ đồng gấp 2,11 lần so với nhiệm kỳ trước. 4.1.2.2. Điều kiện xã hội Dân số Tính đến cuối năm 2019, dân số của quận Hoàng Mai vào khoảng 373 nghìn người. Dân số quận Hoàng Mai từ năm 2015 đến năm 2019 tăng 23 nghìn người, tức là tỷ lệ tăng khoảng 6,5%.
  32. 30 Tỷ suất sinh thô hàng năm tại quận Hoàng Mai trong giai đoạn 2015- 2019 ở mức cao nên mức giảm tỷ suất sinh chưa đạt kế hoạch đề ra (02 năm tăng là năm 2015 tăng 0,87‰; năm 2016 tăng 3,9‰; 03 năm giảm là năm 2017 giảm 3,4‰; năm 2018 giảm 0,05‰; năm 2019 giảm 0,5‰). Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng vào năm 2018 giảm xuống còn 7,1%. Đến năm 2019, tỷ lệ số hộ nghèo đã giảm xuống còn 0,36%, tạo việc làm mới cho 27.413 lao động. Nhìn chung, công tác dân số, gia đình và chăm sóc trẻ em tại quận Hoàng Mai trong giai đoạn 2015 - 2019 được thực hiện tương đối tốt. Chương trình Dân số - KHHGĐ của quận đề ra đã có hiệu quả làm ổn định tăng dân số tự nhiên và nâng cao chất lượng dân số. Ngoài ra, quận Hoàng Mai còn triển khai Đề án sàng lọc trước khi sinh nhằm góp phần nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và kiểm soát tỉ lệ sinh con thứ ba. Mặc dù quận Hoàng Mai đã thực hiện công tác kiểm soát tăng dân số tốt, nhưng qua các năm, dân số quận Hoàng Mai vẫn tăng lên, chưa kể một lượng lớn dân di cư từ các vùng nông thôn hoặc tỉnh thành khác đi vào thành phố cư trú dưới hình thức tạm trú hoặc không khai báo tạm trú với cơ quan quản lý. Chính vì thế quận Hoàng Mai cũng gặp vô số các sức ép của vấn đề gia tăng dân số đối với môi trường như các quận nội thành khác của Thành phố Hà Nội. Giao thông vận tải Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi, có 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt và đường bộ. a. Đường thủy: Có tuyến sông Hồng, có cảng Khuyến Lương với diện tích khoảng 5 ha, có một cầu cảng với khả năng thông qua 200.000 tấn hàng hóa/năm, tuy nhiên hiện tại việc khai thác cảng Khuyến Lương còn rất thấp so với khả năng thực tế. Bên cạnh đó, dọc theo tuyến sông Hồng là một số bến, bãi, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho người dân b. Đường sắt: Trên địa bàn quận có ga Giáp Bát, vừa là ga hành khách vừa là ga hàng của tuyến đường sắt Bắc - Nam với diện tích khoảng 11 ha, chiều dài 800 m.
  33. 31 c. Đường bộ: Hiện tại, trên địa bàn quận có nhiều tuyến đường bộ quan trọng chạy qua như: Đường Giải Phóng ,Tuyến đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, Tuyến đường Pháp Vân - Khuyến Lương, Đường Tam Trinh, Đường Lĩnh Nam, - Hệ thống các điểm bến bãi đỗ xe như: + Bến xe phía Nam với quy mô 3,57 ha. Đây là bến xe được đầu tư xây dựng tương đối tốt, hiện đã sử dụng hết công suất với lưu lượng 300 - 400 xe/ngày, đáp ứng lượng hành khách 8.000- 10.000 người/ngày. + Bến xe tải Yên Sở nằm trên mặt đường Pháp Vân - Khuyến Lương diện tích 1,5 ha, hiện chưa khai thác hết công suất. + Bến đỗ xe tải Kim Ngưu thuộc phường Hoàng Văn Thụ với quy mô diện tích 1,56 ha mới được đầu tư xây dựng. + Các bãi đỗ xe trong các khu đô thị Định Công, Linh Đàm, Đền Lừ đều đã xây dựng, quy mô và chất lượng tốt. Nhìn chung, hệ thống giao thông đô thị và trong các khu đô thị của quận đã được quan tâm đầu tư, nhưng nhiều tuyến xây dựng còn thiếu đồng bộ hệ thống dẫn nối ra các tuyến đường chính. Hệ thống đường giao thông và các công trình kỹ thuật ở khu vực làng xóm cũ chưa hoàn thiện, thiếu đồng bộ. Đây là những vấn đề cần quan tâm, giải quyết.[1] Du lịch Bảng 4.3. Tổng hợp hoạt động ngành du lịch Thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2018 TT Sản phẩm 2015 2016 2017 2018 1 Tổng mức bán ra của ngành du lịch lữ hành 4.817 5.953 6.829 7.085 (tỷ đồng) 2 Khách du lịch Khách quốc tế đến Hà Nội (nghìn lượt khách) 1.303,7 1.660,9 1.843,5 2.007,0 Khách nội địa đến Hà Nội (nghìn lượt khách) 7.819,6 8.460,8 9.420,5 9.250,0
  34. 32 4.1.3. Sơ đồ tổ chức công tác bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai Chủ tịch UBND Quận Hội đồng nhân dân Quận về Môi trường Phòng Tài nguyên và Môi trường Bộ phận truyền thông Môi trường UBND Phường Cán bộ Địa chính Môi trường 4.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt chủ yếu là nước thải phát sinh từ các loại hình hoạt động như: - Nước thải sinh hoạt khu vực đô thị, từ khu dân cư: Nước thải sinh hoạt (nước thải vệ sinh) từ các hộ gia đình, khu tập thể, trường học đều đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và đi ra đường cống chung của Quận và thải ra sông. Hệ thống kênh của quận được xây dựng tương đối là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do tình trạng dân số phát triển và nhịp độ xây dựng ngày một nhiều đã làm thu hẹp dòng chảy và gây ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước. Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thoát nước qua các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22 km cùng hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương Tân Mai, mương Hoàng Văn Thụ, mương Hoàng Mai, mương Trần Phú, mương bao hồ Yên Sở, kênh Yên Sở và hệ thống cống rãnh trong các khu dân cư. Hiện nay, hệ thống thoát nước chính trên địa bàn quận đã và đang được cải tạo trong dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố. Trong giai đoạn 1 trên địa bàn quận đã thực hiện xây dựng cụm điều hòa Yên Sở (3 hồ với diện tích 130 ha), xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở, hệ thống kênh bao hồ Yên Sở, kênh dẫn dòng và kênh thoát nước ra sông Hồng. Hệ thống sông tiêu thoát chính đã
  35. 33 được xây dựng cải tạo, kè sông và xây dựng đường dọc sông như: sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu Chuẩn bị tiếp tục triển khai giai đoạn 2 sẽ cải tạo hệ thống kênh mương với sự trợ giúp của JICA Nhật Bản. - Nước thải công nghiệp từ các cụm công nghiệp, nhà máy: Quận Hoàng Mai có Khu công nghiệp Hoàng Mai và một số cụm công nghiệp nhỏ lẻ. Các cụm công nghiệp này một số nằm rải rác trong khu dân cư và nhiều nơi còn chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt chất lượng. - Nước thải y tế từ các bệnh viện, phòng khám y tế: Quận Hoàng Mai có 05 bệnh viện, 14 trạm y tế và các phòng khám. Ngoài ra còn có một hệ thống các viện, phòng khám tư nhân, hàng ngày thải ra một lượng nước thải y tế lớn. Nước thải sinh ra trong quá trình khám chữa bệnh: phát sinh từ nhiều khâu, nhiều quá trình khác nhau trong bệnh viện: + Nhà vệ sinh chứa hàm lượng chất hữu cơ lớn và một lượng lớn vi khuẩn. + Nước thải khu phẫu thuật chứa máu và bệnh phẩm + Nước thải khu chụp X–quang và rửa phim: chứa kim loại nặng và chất phóng xạ. + Nước thải khu xét nghiệm chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây bệnh Nước thải sinh hoạt của cán bộ bác sĩ, y tá, công nhân viên, bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. - Nước thải từ hoạt động nông nghiệp: Trong trồng trọt, để tăng năng suất cây trồng, người dân phun thuốc trừ sâu đồng thời sử dụng lượng lớn phân bón hóa học. Sự tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trong đất do quá trình canh tác cũng là nguyên nhân gián tiếp ảnh hưởng đến chất lượng nước các thủy vực trong khu vực do quá trình rửa trôi. Việc sử dụng lượng phân bón hóa học nhiều trong trường hợp vượt quá khả năng hấp thụ của đất sẽ bị rửa trôi theo dòng chảy vào các ao hồ, kênh mương, đặc biệt là hàm lượng đạm và kali, sự tăng lên hàm lượng các chất này trong nước sẽ ảnh hưởng tới đời sống thủy sinh, dẫn tới nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
  36. 34 trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tình hình sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trên địa bàn quận là rất hạn chế do đó khả năng ảnh hưởng là rất ít đến môi trường. - Nước thải của các nhà hàng, khách sạn và trung tâm thương mại - du lịch: Nước thải từ nguồn này có thành phần và tính chất tương tự nước thải sinh hoạt, tại quận Hoàng Mai đa phần là các nguồn thải trên chỉ được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại rồi xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước của thành phố. - Nước thải chăn nuôi: Nước thải của các hoạt động sản xuất này chủ yếu là nước rửa phân chuồng, loại nước thải này thường đi kèm với chất thải rắn chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy. Hiện nay có rất ít các các cơ sở chăn nuôi thực hiện xử lý chất thải rắn và nước thải. Nước thải của các cơ sở chăn nuôi trong trường hợp mương dẫn nước thải nhỏ sẽ gây bồi lắng, làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Đối với các ao hồ tiếp nhận nguồn thải này, hàm lượng chất hữu cơ trong nước nhiều sẽ tạo ra tình trạng hiếm khí, nước trong ao có hiện tượng phú dưỡng, đe dọa và tiêu diệt các loài thủy sinh. Do đó nước ao có mùi thối đặc trưng, làm mất mỹ quan sinh thái. 4.3. Hiện trạng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai -Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt chiếm trên 30% tổng lượng thải trực tiếp ra các sông hồ hay cống dẫn ra sông. Nước thải vệ sinh, nước thải từ các hộ gia đình, khu tập thể, trường học, nhà hàng, khu đô thị hằng năm đều tăng do tốc độ đô thị hoá cao. Tuy đều đã được xử lý sơ bộ qua bể tự hoại và đi ra đường cống chung của quận và thải ra sông. Hệ thống mương, cống thoát nước của quận được xây dựng tương đối là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do tình trạng dân số phát triển và nhịp độ xây dựng ngày một nhiều đã làm thu hẹp dòng chảy và gây ảnh hưởng đến tốc độ thoát nước. Trên địa bàn quận, hệ thống tiêu thoát nước qua các sông Tô Lịch, sông Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22 km cùng hệ thống hồ Yên Sở (130 ha), Linh Đàm (75 ha), Định Công (25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở
  37. 35 cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương Tân Mai, mương Hoàng Văn Thụ, mương Hoàng Mai, mương Trần Phú, mương bao hồ Yên Sở, kênh Yên Sở và hệ thống cống rãnh trong các khu dân cư. Hiện nay, hệ thống thoát nước chính trên địa bàn quận đã và đang được cải tạo trong dự án thoát nước giai đoạn 1 của thành phố. Trong giai đoạn 1 trên địa bàn quận đã thực hiện xây dựng cụm điều hòa Yên Sở (3 hồ với diện tích 130 ha), xây dựng trạm bơm tiêu Yên Sở, hệ thống kênh bao hồ Yên Sở, kênh dẫn dòng và kênh thoát nước ra sông Hồng. Hệ thống sông tiêu thoát chính đã được xây dựng cải tạo, kè sông và xây dựng đường dọc sông như: sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu Để đánh giá chất lượng nước thải sinh hoạt trên địa bàn quận Hoàng Mai, trong thời gian nghiên cứu, em đã tiến hành lấy mẫu phân tích đại diện tại 11 vị trí trên các sông, hồ nước mặt trên địa bàn quận Hoàng Mai. Các vị trí quan trắc: 11 điểm Bảng 4.4: Vị trí lấy mẫu quan trắc nước thải sinh hoạt Tọa độ lấy mẫu TT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu X Y 1 NT1 Công viên Đền Lừ II 0588898 2322621 2 NT2 Công viên Đền Lừ I 0588245 2322701 Đối diện số nhà 37 khu đô thị Vĩnh 3 NT3 0588049 2322739 Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai. Hố ga nước thải trước toà nhà N4, khu 4 NT4 0588040 2320781 đô thị Đồng Tàu, Thịnh Liệt. Hố gom nước thải sau xử lý của khu đô 5 NT5 0587851 2320880 thị Nam Đô, Thịnh Liệt. Cuối phố Trần Điền, KĐT Định Công, 6 NT6 0585777 2321970 phường Định Công
  38. 36 Tọa độ lấy mẫu TT Kí hiệu Vị trí lấy mẫu X Y Đền Đầm Sen, KĐT Định Công, 7 NT7 0586424 2320811 phường Định Công Cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu 8 NT8 0585058 2320525 đô thị Kim Văn – Kim Lũ Cống nước thải trước toà nhà N2, KĐT 0588785 9 NT9 2318793 Pháp Vân - Tứ Hiệp 7 Tại cống nước thải trước cửa nhà số 54, 10 NT10 biệt thự 2, KĐT bán đảo Linh Đàm, 0586770 2319141 Hoàng Liệt Cống nước thải trước toà nhà Nam 11 NT11 Rice city, KĐT Tây Nam Linh Đàm, 0585547 2318897 Hoàng Liệt.
  39. 37 Bảng 4.5: Kết quả quan trắc và phân tích nước thải sinh hoạt Kết quả QCVN 14:2015/ TT Thông số Đơn vị NT1 NT2 NT3 NT4 NT5 NT6 NT7 NT8 NT9 NT10 NT11 BTNMT (Cột B) 1 pH - 7,4 0,3 7,6 7,3 6,5 6,7 7,5 7,2 7,0 6,9 7,8 5-9 2 TSS mg/l 62 69 102 98 401 210 142 207 219 142 134 100 3 BOD5 mg/l 11 202 44 87 152 60 68 83 194 139 30 50 4 TDS mg/l 131 263 304 229 1520 288 215 386 429 348 183 1000 + 5 NH4 mg/l 12,0 12,6 52,9 11,8 1,38 8,93 7,24 59,8 56,0 48,4 0,78 10 - 6 NO3 mg/l <0,05 0,01 <0,05 <0,05 0,05 <0,05 <0,05 <0,07 <0,05 <0,05 <0,05 50 7 Dầu mỡ động thực vật mg/l 6,31 11,75 9,31 8,64 16,30 7,21 4,81 0,79 7,63 12,94 4,21 20 8 Chất hoạt động bề mặt mg/l 1,9 3,57 2,11 2,17 5,91 1,83 1,47 3,22 1,54 4,82 1,04 10 3- 9 PO4 mg/l 0,022 2,82 1,69 1,36 3,3 1,58 1,93 3,98 4,0 6,13 3,65 10 10 Coliform MPN/100ml 4600 46,103 24.103 93.104 23.105 43.105 39.103 24.104 28.104 23.103 2400 5000 + QCVN 14:2015/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải Sinh hoạt. + Cột B Quy định các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đich cấp nước sinh hoạt (có chất lượng nước tương đương cột B1 và B2 của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt hoặc vùng nước biển ven bờ)
  40. 38 Nhận xét: Qua bảng kết quả trên cho thấy chất lượng nước thải sinh hoạt tại hầu hết các điểm quan trắc trên địa bàn quận có dấu hiệu ô nhiễm hàm lượng các chất + như BOD5, TSS, NH4 . Các chỉ tiêu bị ô nhiễm đa phần là các chất hữu cơ gây phú dưỡng nguồn nước nên có thể suy đoán nguyên nhân phần lớn đến từ nước thải và rác thải sinh hoạt. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên có lẽ là do chưa kiểm soát được các nguồn thải và chưa quan tâm hoạt trong khu vực dân cư, mà các cống thải trong khu vực quận hiện nay vốn là cống thoát nước của thành phố chính là nơi tiếp nhận các nguồn thải này. Các khu đô thị quận cũng có dấu hiệu ô nhiễm do bị ô tác động từ các nguồn thải của dân cư sống xung quanh các tòa nhà. Cụ thể như sau: + pH Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện giá trị pH với QCVN Nhận xét: Qua kết quả phân tích cho thấy các mẫu NT2; NT5; NT6; NT10 đều nằm trong khoảng cho phép QCVN 14-MT:2015/BTNMT. Gía trị pH cao nhất là mẫu nước tại cống nước thải trước tòa nhà Nam Rice city, KĐT Tây Nam Linh
  41. 39 Đàm, Hoàng Liệt, thấp nhất tại Công viên Đền Lừ I. Các mẫu NT9 và NT10 có giá trị pH gần chạm ngưỡng cho phép của quy chuẩn, các mẫu còn lại NT1; NT3; NT4; NT7; NT8; NT11 đều vượt giới hạn của quy chuẩn cho phép. + Thông số tổng chất rắn lơ lửng (TSS): Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS với QCVN Nhận xét: + Từ biểu đồ trên so sánh với QCVN 14-MT:2015/BTNMT cột B, ta thấy các mẫu NT1; NT2 nằm dưới giới hạn cho phép của quy chuẩn, +Mẫu NT4 có hàm lượng chất rắn lơ lửng gần chạm ngưỡng cho phép của quy chuẩn, mẫu NT3 có hàm lượng vượt quy chuẩn không đáng kể + Các mẫu nước thải sinh hoạt NT5; NT6; NT7; NT8; NT9; NT10; NT11 đều vượt giới hạn từ 2 đến 3 lần so với quy chuẩn cho phép. Cao nhất là mẫu (NT5) lấy tại hố gom nước thải sau xử lý của khu đô thị Nam Đô, Thịnh Liệt.
  42. 40 + BOD5: Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 với QCVN Nhận xét: + Có 3 mẫu nước thải sinh hoạt NT1; NT3; NT11 có nồng độ BOD5 từ 11 mg/l đến 44 mg/l nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 14- MT:2015/BTNMT. + Có 8 mẫu nước thải sinh hoạt NT2; NT4; NT5; NT6; NT7; NT8; NT9; NT10 có nồng độ BOD5 từ 60 mg/l -202 mg/l đều vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + Thông số TDS: Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TDS với QCVN
  43. 41 Nhận xét: + Qua kết quả phân tích trên biểu đồ cho thấy hàm lượng tổng chất rắn hòa tan (TDS) của các vị trí lấy mẫu nước thải sinh hoạt NT1; NT2; NT3; NT4; NT6; NT7; NT8; NT9; NT10; NT11 đều có nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + Mẫu NT5 lấy tại hố gom nước thải sau xử lý của khu đô thị Nam Đô, Thịnh Liệt vượt quá giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + + Thông số amoni (NH4 ): + Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH4 với QCVN Nhận xét: + Qua phân tích trên biểu đồ ta thấy có 4 mẫu nước thải sinh hoạt NT5; NT6; NT7; NT11 có nồng độ amoni từ 0,78 mg/l – 8,93 mg/l nằm dưới giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + Có 3 mẫu NT1; NT2 và NT4 vượt quy chuẩn không đáng kể + Các mẫu nước thải sinh hoạt NT3; NT8; NT9; NT10 có nồng độ từ 48,4 mg/l – 59,8 mg/l đều vượt quá giới hạn từ 3 đến 4 lần so với quy chuẩn cho phép.
  44. 42 + Thông số Nitrat - Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NO3 với QCVN Nhận xét: Đối với Nitrat, tất cả các mẫu nước thải sinh hoạt lấy trên địa bàn quận Hoàng Mai đều có nồng độ nhỏ hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + Thông số Dầu mỡ động thực vật: Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện chỉ tiêu dầu mỡ với QCVN Nhận xét: Qua phân tích, trên biểu đồ cho ta thấy chỉ tiêu dầu mỡ của tất cả các vị trí lấy mẫu (NT1; NT2; NT3; NT4; NT5; NT6; NT7; NT8; NT9; NT10; NT11) đều có nồng độ từ 4,21 mg/l đến 16,3 mg/l nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT
  45. 43 + Thông số Chất hoạt động bề mặt: Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng chất hoạt động bề mặt với QCVN Nhận xét: + Qua kết quả đã phân tích cho thấy nước thải sinh hoạt tại các khu đô thị, cống thải trên địa bàn Quận Hoàng Mai có nồng độ giao động từ 1,04 mg/l đến 1,38 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy Chuẩn Kỹ Thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt + Từ kết quả trên cho thấy các khu đô thị, tòa nhà, cống thải trên địa bàn quận Hoàng Mai có dấu hiệu ô nhiễm là rất ít. + Thông số Phosphat: Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng phosphat với QCVN
  46. 44 Nhận xét: Qua kết quả đã phân tích cho thấy các mẫu nước thải sinh hoạt được lấy trên địa badn Quận Hoàng Mai (NT1; NT2; NT3; NT4; NT5; NT6; NT7; NT8; NT9; NT10; NT11) có nồng độ giao động từ 0,022 mg/l đến 6,13 mg/l đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn 14-MT:2015/BTNMT. + Coliforms: Hình 4.11: Biểu đồ thể hiện hàm lượng coliforms với QCVN Nhận xét: Qua kết quả đã phân tích cho thấy có 2 mẫu NT1 và NT11 có hàm lượng coliforms là khá cao. Các mẫu nước thải sinh hoạt (NT2; NT3; NT4; NT5; NT6; NT7; NT8; NT19; NT10) có hàm lượng coliform từ 23,103 MPN/100 ml đến 93,104 MPN/100 ml đều có hạm lượng nhỏ hơn giới hạn cho phép của quy chuẩn Kỹ Thuật Quốc Gia về nước thải sinh hoạt.
  47. 45 Nhận xét chung: Bảng 4.6: Số lượng thông số vượt quy chuẩn của mẫu nước thải sinh hoạt. Số lượng Số lượng thông thông số Vị trí lấy mẫu số vượt quy Vị trí lấy mẫu vượt quy chuẩn chuẩn Hố gom nước thải sau xử lý của khu Công viênĐền Lừ II 2/10 3/10 đô thị Nam Đô, Thịnh Liệt. Cuối phố Trần Điền, KĐT Định Công, Công viênĐền Lừ I 2/10 2/10 phường Định Công Đối diện số nhà 37 khu đô thị Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Đền Đầm Sen, KĐT Định Công, 3/10 3/10 Hoàng Mai. phường Định Công Hố ga nước thải trước toà nhà N4, khu đô thị Đồng Tàu, Thịnh Cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, 2/10 4/10 Liệt. khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ Tại cống nước thải trước cửa nhà số Cống nước thải trước toà nhà N2, KĐT Pháp Vân - Tứ Hiệp 3/10 54, biệt thự 2, KĐT bán đảo Linh 3/10 Đàm, Hoàng Liệt Cống nước thải trước toà nhà Nam Rice city, KĐT Tây Nam 2/10 Linh Đàm, Hoàng Liệt.
  48. 46 Từ bảng kết quả trên nhận thấy một số khu đô thị chưa được xử lý nước thải theo quy chuẩn, đặc biệt là cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ có 4/10 thông số vượt quy chuẩn. Các khu đô thị Pháp Vân – Tứ Hiệp, KĐT Nam Đô, KĐT Định Công, phường Định Công; KĐT bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt; KĐT Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai có 3/10 thông số vượt quy chuẩn. 4.4. Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường quận Hoàng Mai  Giải pháp về quản lý: -Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường. - Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về môi trường từ cấp phường đến cấp quận. - Lập hồ sơ cơ sở dữ liệu về môi trường và chạy trên phần mềm chuyên dùng để cập nhật hàng năm, kịp thời đánh giá và đưa ra giải pháp quản lý phù hợp. - Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý môi trường từ cấp phường đến cấp quận. - Kịp thời động viên, khen thưởng đối với các đơn vị, cá nhân, tổ chức có đóng góp với sự nghiệp bảo vệ môi trường tại quận. - Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về môi trường trên địa bàn quận - Lập Báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng năm theo quy định của Luật bảo vệ môi trường và các quy định hiện hành.  Giải pháp về mặt tài chính, đầu tư cho bảo vệ môi trường Thực hiện các chủ trương và chỉ đạo của nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ chính trị về công tác bảo vệ môi trường, trong đó việc triển khai xây dựng đề án chi cho hoạt động sự nghiệp môi trường không dưới 1% tổng chi ngân sách hàng năm. Bộ Tài nguyên và môi trường đã và đang phối hợp với Bộ Tài Chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương tiến hành điều tra, đánh giá tình hình đầu tư cho công
  49. 47 tác quản lý và bảo vệ môi trường thời gian vừa qua, trên cơ sở đó, xác định rõ mục tiêu, nguyên tắc và phạm vi chi cho sự nghiệp môi trường. Trong thời gian tới, việc tổ chức và triển khai chi 1% ngân sách hàng năm cho sự nghiệp môi trường phải đảm bảo một số nguyên tắc sau: - Phân bổ ngân sách phục vụ công tác quản lý môi trường trên địa bàn quận đảm bảo 1% ngân sách địa phương theo quy định và tăng dần từng năm theo các chương trình, nhiệm vụ cụ thể. - Từng bước xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường: vận động nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, các cơ sở kinh doanh dịch vụ, các nhà đầu tư trên địa bàn quận tích cực hưởng ứng các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương. - Xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường của Quận. Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường trong thời gian tới cần phải đảm bảo: + Xây dựng các cơ chế chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư bảo vệ môi trường. + Đa dạng hoá nguồn đầu tư, tăng tỷ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường từ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức. + Vận động nhân dân tham gia đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường, tạo điều kiện đẩy mạnh các dịch vụ môi trường. + Xây dựng kế hoạch đầu tư có trọng tâm, trọng điểm.  Giải pháp kỹ thuật Theo kết quả quan trắc hàm lượng N và P của các hồ khá cao, đều vượt QCVN 14-MT:2015/BTNMT, nhận thấy chất lượng nước trong hồ có dấu hiệu bị phú dưỡng. Giải pháp trước mắt là tập trung xử lý – cải thiện chất lượng nước mặt. Cần thực hiện ngay việc phối hợp với các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý và các bên liên quan ở các địa phương trong cùng lưu vực sông để cùng quản lý và khai thác, sử dụng cho nhiều mục đích và bảo vệ môi trường.
  50. 48 Kiểm soát chất lượng nước mặt để kịp thời thông báo đến cơ quan chức năng xử lý. Nhóm giải pháp khoa học - công nghệ để nâng cao chất lượng môi trường - Quy hoạch mạng lưới quan trắc môi trường: Xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường để tăng cường năng lực kiểm soát mức độ biến động về các chỉ tiêu môi trường, các điểm ô nhiễm môi trường để hoạch định chính sách, kế hoạch quản lý và đầu tư các hạng mục bảo vệ môi trường phù hợp bao gồm: mạng lưới quan trắc môi trường không khí và tiếng ồn; mạng lưới quan trắc môi trường nước (nước mặt, nước ngầm, nước thải); mạng lưới quan trắc môi trường đất; mạng lưới quan trắc chất thải rắn. - Xử lý và cải thiện chất lượng môi trường trong khu dân cư: Yêu cầu các nhà đầu tư xây dựng bổ sung các công trình xử lý nước thải tập trung tại các khu đô thị đã hoạt động nhằm giảm thiểu tác động đến nguồn nước trong địa bàn quận. Tập trung thực hiện xây xựng mô hình điểm về bảo vệ môi trường cấp phường từ đó nhân rộng ra các đơn vị khác; xử lý và khắc phục ô nhiễm nước mặt tại một số sông, ao, hồ tù đọng thuộc các khu dân cư.  Giải pháp giáo dục truyền thông - Tăng cường nâng cao nhận thức cho các nhà quản lý về ô nhiễm môi trường; các tác động, ảnh hưởng, thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. - Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của chất lượng môi trường không khí xung quanh đối với sức khỏe cộng đồng cũng như ảnh hưởng của nó tới chất lượng cuộc sống.  Giải pháp xử phạt vi phạm hành chính Thực hiện Nghị định 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác thanh kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, tiếp nhận và xử lý các đơn thư phản ánh của người dân về ô nhiễm môi trường.
  51. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Hiện trạng môi trường nước trên địa bàn quận Hoàng Mai Trên cơ sở phân tích đánh giá thì cho thấy Kết quả quan trắc 11 vị trí, trong đó có 5 điểm sông hồ khá sạch, có 5 điểm sông hồ bị ô nhiễm, 1 vị trí bị ô nhiễm nặng hơn đó là cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ. Tại công viên Đền Lừ II; công viên Đền Lừ I; hố ga nước thải trước tòa nhà N4, KĐT Đồng Tàu, Thịnh Liệt; cống nước thải trước tòa nhà Nam Rice city, KĐT Tây Nam Lĩnh Nam; cuối phố Trần Điền, KĐT Định Công, phường Định Công là các điểm ít bị ô nhiễm. Các điểm đang bị ô nhiễm đó là đối diện số nhà 37 KĐT Vĩnh Hoàng, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai; cống nước thải trước tòa nhà N2, KĐT Pháp Vân – Tứ Hiệp; Hố gom nước thải sau xử lý của khu đô thị Nam Đô, Thịnh Liệt; Đền Đầm Sen, KĐT Định Công, phường Định Công; Tại cống nước thải trước cửa nhà số 54, biệt thự 2, KĐT bán đảo Linh Đàm, Hoàng Liệt. Qua bảng kết quả phân tích các điểm ô nhiễm hàm lượng các chất như COD, BOD5, TSS, Amoni, sắt, Photphats. Các chỉ tiêu bị ô nhiễm đa phần là các chất hữu cơ gây phú dưỡng nguồn nước nên có thể suy đoán nguyên nhân phần lớn đến từ nước thải và rác thải sinh hoạt. Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do chưa kiểm soát được các nguồn thải. So sánh với kết quả quan trắc chất lượng nước năm 2017 cho thấy: Một số địa điểm được cải thiện như: Tại công viên Đền Lừ II; công viên Đền Lừ I; hố ga nước thải trước tòa nhà N4, KĐT Đồng Tàu, Thịnh Liệt; cống nước thải trước tòa nhà Nam Rice city, KĐT Tây Nam Lĩnh Nam; cuối phố Trần Điền,
  52. 50 KĐT Định Công, phường Định Công. Dù vậy, với lượng nước sinh hoạt của Thủ Đô hàng ngày đổ xuống, dòng sông này vẫn được liệt vào danh sách những con sông cần được cải tạo, xử lý. Tuy nhiên một số địa điểm lại có dấu hiệu ô nhiễm tăng mạnh như Cạnh bia hơi Hà Nội, cống thải 11, khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ có tốc độ ô nhiễm tăng rất nhanh. 5.2. Kiến nghị Để đảm bảo công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn quận Hoàng Mai nói riêng và Thành phố nói chung và qua kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài xin có một số kiến nghị như sau: - Cần đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trên địa bàn quận, để sớm hoàn thiện các công trình tránh làm ô nhiễm môi trường và hoạt động của người dân xung quanh. - Kiến nghị với các cấp, các ngành cần có sự quan tâm, đầu tư, tạo mọi điều kiện cho quá trình khắc phục và xử lý ô nhiễm; có biện pháp quản lý chặt chẽ đối với những khu vực đang ở mức ô nhiễm, có biện pháp tuyên truyền phù hợp cho người dân về những tác hại của ô nhiễm môi trường, từ đó có thể tránh được những hậu quả xấu do ô nhiễm gây ra. - Kiến nghị các cơ sở, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn Quận gây ô nhiễm môi trường có trách nhiệm hoàn thổ, hoàn trả mặt bằng cho người dân, thực hiện những biện pháp phòng chống, khắc phục ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước. - Các kết quả nghiên cứu của đề tài cần được tiếp tục nghiên cứu với thời gian lâu hơn và số lượng mẫu nhiều hơn để có những đánh giá chính xác. - Khuyến khích người dân cùng cấp chính quyền địa phương có những biện pháp phòng ngừa, khắc phục và cải tạo môi trường nước, các biện pháp cải tạo thân thiện với môi trường, ít chi phí và có hiệu quả tốt.
  53. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Quy chuẩn Việt Nam, QCVN 14-MT:2015/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 2. Lưu Đức Hải (2001), Cơ sở khoa học môi trường, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 3. Hoàng Văn Hùng, Nguyễn Thanh Hải (2010), Bài giảng “Ô nhiễm môi trường”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 4. Dư Ngọc Thành (2008), Giáo trình “Quản lý tài nguyên nước và khoáng sản”, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Luật bảo vệ môi trường và các văn bản hướng dẫn thực hiện (2015). 6. Quy chuẩn thủ đô Hà Nội 02:2014/BTNMT, “Quy chuẩn kỹ thuật về nước thải công nghiệp trên địa bàn thủ đô Hà Nội”. II. Tài liệu trích dẫn từ INTERNET 1. Cục quản lý tài nguyên nước (2015), “Tài nguyên nước của Việt Nam” Cuc-Tin-lien-quan/Dan-kho-vi-nuoc-ho-o-nhiem-3960 2. Luận văn.net.vn, “Chuyên đề quản lý nguồn nước mặt” 3. Nước sinh hoạt gia đình, “Vai trò của nước đối với đời sống” 4. Tủ sách khoa học, “Nước đóng vai trò quan trọng như thế nào?” ước_đóng_vai_trò_quan_trọng_nh ư_thế_nào%3F 5. Tủ sách khoa học, “Tiêu chuẩn môi trường là gì?” êu_chuẩn_môi_trường_là_gì%3F 6. Wikipedia, “Tài nguyên nước” ài_nguyên_nước
  54. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH THỰC TẬP - Tham gia phân tích mẫu và vận hành máy móc
  55. Một số hình ảnh thực tế khu vực nghiên cứu: Ảnh 1: Sông Sét Quận Hoàng Mai
  56. Ảnh 2: Sông Tô Lịch Ảnh 3: Hồ Giáp Bát
  57. Ảnh 5.Hồ Định Công Ảnh 6: Hồ Linh Đàm Quận Hoàng Mai
  58. Ảnh 7: Hồ Yên Sở quận Hoàng Mai