Khóa luận Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016

pdf 73 trang thiennha21 13/04/2022 5270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_thuc_trang_chuyen_doi_muc_dich_su_dung_da.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUYÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên – 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ DUYÊN Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, GIAI ĐOẠN 2012 – 2016 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K46 – ĐCMT – N02 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : GS.TS. Nguyễn Thế Đặng Thái Nguyên - 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết em xin chân thành cảm ơn thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng. Thầy đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn em trong suốt thời gian thực tập và viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa Quản lý Tài nguyên, Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo đã giảng dạy những kiến thức và truyền đạt kinh nghiệm quý báu cho em trong quá trình học tập, rèn luyện. Tất cả là những hành trang quý báu của mỗi sinh viên sau khi ra trường. Đó là sự hoàn thiện về kiến thức chuyên môn, lý luận và phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các cô chú, anh chị trong phòng Tài nguyên và Môi trường – thị xã Đông Triều đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa luận một cách tốt nhất. Do trình độ và thời gian có hạn, bước đầu được làm quen với thực tế và phương pháp nghiên cứu vì thế khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của thầy cô giáo và bạn bè để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Duyên
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Đông Triều 34 Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất năm 2012 của huyện Đông Triều 40 Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Đông Triều 42 Bảng 4.4. Thực trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Đông Triều 43 Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của Thị xã Đông Triều 44 Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của Thị xã Đông Triều 45 Bảng 4.7: Tỷ lệ các loại đất so với tổng diện tích tự nhiên của từng năm 47 Bảng 4.8: Tình hình biến động đất đai của thị xã Đông Triều từ năm 2012 đến năm 2016 48 Bảng 4.9. Phân kỳ quy hoạch diện tích các loại đất phân bổ theo các mục đích 50 Bảng 4.10. Ý kiến của các hộ điều tra về kế hoạch trong tương lai 53
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị xã Đông Triều 26
  6. iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTH : Đô thị hóa GPMB : Giải phóng mặt bằng QLNN : Quản lý nhà nước SDĐ : Sử dụng đất UBND : Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.2.1. Mục tiêu tổng quát 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 4 2.1.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài 5 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam 10 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới 10 2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam 11 2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước 14 2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới 14 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước 15 2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 15 2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới 15 2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam . 18 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23 3.1. Địa điểm 23 3.2. Thời gian 23 3.3. Đối tượng nghiên cứu 23 3.4. Nội dung nghiên cứu 23
  8. vi 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều 23 3.4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016 23 3.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016. 23 3.4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 23 3.5. Phương pháp nghiên cứu 24 3.5.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo 24 3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp 24 3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp 24 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu 25 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Đông Triều 26 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 26 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường 38 4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016 40 4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016 40 4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016 46 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016 49 4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm 49 4.3.2. Yếu tố đô thị hoá 49 4.3.3. Yếu tố người sử dụng đất 51 4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất 54 4.4.1. Giải pháp từ phía Nhà nước 54
  9. vii 4.4.2. Giải pháp cho các hộ nông dân 60 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Đề nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  10. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của nền sản xuất xã hội, của bản thân con người và là điều kiện sinh tồn của thế giới động, thực vật trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu sản xuất đặc biệt. Tuy nhiên, đất đai là một nguồn tài nguyên hữu hạn, nó chỉ trở nên vô hạn và quý giá tuỳ thuộc hoàn toàn vào sự hiểu biết và thái độ đối xử của con người đối với đất đai. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay, các công trình đô thị, công trình dân cư phát triển với quy mô và tốc độ ngày càng lớn, đòi hỏi công tác quản lý đất đai phải thực hiện tiết kiệm và hiệu quả; đảm bảo hài hoà lợi ích giữa Nhà nước với người sử dụng đất, đồng thời thúc đẩy hình thành thị trường bất động sản công khai và lành mạnh trên cơ sở kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Từ những năm đầu thập kỷ 90, kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang thu được những thành công về kinh tế đáng kể, đó là tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh. Vào những năm gần đây kinh tế nước ta có những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là từ khi chúng ta ra nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Tổng sản phẩm trong nước bình quân tăng nhanh, chất lượng cuộc sống từng bước được nâng cao . Tuy nhiên, bên cạnh sự phát triển về kinh tế là sự bùng nổ dân số và tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng, hình thành các khu đô thị, các khu công nghiệp lớn gây biến động đất đai tại các địa phương. Cùng với sự phát triển chung của cả nước, tốc độ đô thị hóa của tỉnh Quảng Ninh diễn ra khá mạnh trong giai đoạn 2012 - 2016. Thị xã Đông Triều có hệ thống giao thông đường bộ rất thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu thông hàng hoá. Trong những năm gần đây thị xã Đông Triều không ngừng phát triển, cơ sở hạ tầng cũng được đầu tư nâng cấp hoàn thiện dần.
  11. 2 Quá trình đô thị hóa đã làm đất đai khu vực biến động mạnh cả về mục đích sử dụng và đối tượng sử dụng đất. Diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp thay vào đó là các khu đô thị tăng lên. Việc quản lý, sử dụng đất trở lên phức tạp hơn, việc mua bán, trao đổi, chuyển mục đích trái phép diễn ra ngoài tầm kiểm soát của Nhà nước. Giá cả đất đai khu đô thị trên thị trường thường tăng cao và có những biến động phức tạp. Ngoài ra, sự phát triển của các khu đô thị đã thu hút lực lượng lao động lớn từ nông thôn ra thành thị gây lên sự bất ổn xã hội như: giải quyết việc làm, nhu cầu đất ở, ô nhiễm môi trường . Quá trình đô thị hóa đã, đang và sẽ mang lại các mặt tích cực như thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội rõ rệt, đồng thời nó cũng nảy sinh những mặt tiêu cực như thu hẹp đất đai canh tác nông nghiệp, gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Hiện nay do sự phát triển của xã hội và vấn đề đô thị hóa nên diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp, và nếu không có biện pháp quản lý một cách thích hợp thì chẳng bao lâu nữa đất nông nghiệp sẽ chẳng còn bao nhiêu. Chẳng hạn như những diện tích dành để bố trí các công trình kinh tế đầu mối, các khu dân cư, các công trình cơ sở sản xuất, dịch vụ y tế, đào tạo nghiên cứu khoa học, một diện tích lớn khác đã được xây làm nhà ở, để tách hộ, để bán, để tự kinh doanh. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân và đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là hết sức cần thiết nhằm hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý nhà nước về đất đai; nâng cao tính khả thi của việc sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao; tạo cơ sở pháp lý vững chắc để các tổ chức kinh tế, cá nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình về sử dụng đất đối với nhà nước; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đứng trước những vấn đề trên, được sự đồng ý của Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, dưới sự hướng dẫn của GS.TS. Nguyễn Thế Đặng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016”.
  12. 3 1.2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016. Phân tích được một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã. Đề xuất giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều. - Đánh giá thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều trong giai đoạn 2012 – 2016. - Phân tích một số yếu tố tác động đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều. - Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất. 1.3. Ý nghĩa khoa học của đề tài Tìm ra những mặt hạn chế và tích cực của quá trình chuyển đổi mục đích đất trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá. Xác định một số yếu tố chủ yếu tác động đến chuyển đổi mục đích đất. Từ đó đề xuất ra những giải pháp thích hợp, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, góp phần đẩy nhanh quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả hơn trong thời gian tới.
  13. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước ta về đất đai. Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là sản phẩm của quá trình đấu tranh và lao động của nhân dân ta, trong lực lượng sản xuất “lao động là cha, đất là mẹ sinh ra của cải vật chất cho xã hội”. Do đất đai giữ một vị trí quan trọng trong đời sống xã hội như vậy nên theo quan điểm của các nhà kinh điển Mác-xít thì đất đai đóng một vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong quá trình phát triển của xã hội. Toàn bộ đất đai ở nước ta thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý là một định hướng chính trị cơ bản đã được ghi trong Hiến pháp năm 1992 để xác lập mối quan hệ sở hữu, quản lý và sử dụng đối với đất đai trong giai đoạn cách mạng hiện nay ở nước ta. Luật Đất đai năm 2013 còn xác định rõ, cụ thể nội hàm của sở hữu toàn dân về đất đai, đó là: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu” (Điều 4 Luật đất đau 2013) [5]. Từ nhận thức trên, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên quan tâm đến vấn đề đất đai. Trong mỗi giai đoạn cách mạng đã ban hành những chủ trương, chính sách, pháp luật đất đai cho phù hợp, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ của cách mạng đã đề ra. Vì lẽ đó trong Báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã chỉ rõ: “Hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu toàn dân mà Nhà nước là đại diện đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các tài sản công để các nguồn lực này được quản lý, sử dụng có hiệu quả” [4]. Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam (bổ sung, phát triển năm 2011) đã ghi: “ Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia” [4]. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 của Đảng Cộng sản Việt
  14. 5 Nam đã khẳng định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế - xã hội. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình, dự án. Các dự án đầu tư xây dựng mới phải bảo đảm yêu cầu về môi trường. Thực hiện nghiêm ngặt lộ trình xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường. Hoàn thiện hệ thống luật pháp về bảo vệ môi trường; xây dựng chế tài đủ mạnh để ngăn ngừa, xử lý các hành vi vi phạm. Khắc phục suy thoái, bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái, nâng cao chất lượng môi trường. Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng; tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên. Quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, nước, khoáng sản và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác ” [4]. Thực hiện đồng bộ quy hoạch đất đai, khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước. Tăng cường giám sát các tổ chức, cá nhân về quản lý, sử dụng tài nguyên bảo đảm đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường. Và cũng tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định: "Nhà nước nghiêm cấm hành vi lấn, chiếm đất đai; không sử dụng, sử dụng đất không đúng mục đích; vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố; huỷ hoại đất; không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi sử dụng các quyền của người sử dụng đất; không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của người sử dụng đất. Nhà nước nghiêm cấm hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, vượt quá quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái các quy định về quản lý đất đai" [5]. 2.1.2. Cơ sở pháp lý của đề tài Thiên nhiên chứa đầy những bí ẩn, rất khắt khe nhưng cũng rất hào phóng. Từ bao đời nay, trong sử dụng đất, ông cha ta đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm, đúc kết lại thành những câu ngụ ngôn, truyền từ đời này qua đời khác như: "đất nào cây ấy", "khoai đất lạ, mạ đất quen" Hiện nay, những kinh nghiệm này đã được ánh sáng của khoa học và công nghệ làm sáng tỏ. Sự hoà quyện giữa những kinh nghiệm
  15. 6 truyền thống với khoa học công nghệ hiện đại đã tạo ra những giá trị mới trong sử dụng đất. Thật vậy, nói tới sử dụng đất hợp lý, nhất thiết phải đi đôi với bảo vệ và bồi dưỡng đất, xong muốn bảo vệ đất một cách cơ bản không thể chỉ áp dụng một biện pháp duy nhất. Nếu chỉ áp dụng biện pháp đơn độc, thiếu tính tổng hợp thì biện pháp đó sẽ mang lại hiệu quả thấp và không ít trường hợp một số mặt yếu của biện pháp đó sẽ nhanh chóng bộc lộ và ngay tức khắc bị các mục tiêu chung phủ định. Khi xã hội phát triển ở trình độ cao, việc sử dụng đất luôn hướng tới mục tiêu kinh tế nhằm đạt được lợi nhuận tối đa trên một đơn vị diện tích đất nhất định như xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, trang trại sản xuất quy mô lớn Bên cạnh đó, một phần diện tích đất không nhỏ sử dụng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, ăn ở cũng như thỏa mãn đời sống tinh thần của con người như xây dựng nhà ở, hệ thống giao thông, các công trình dịch vụ thể dục thể thao, văn hóa xã hội, mở mang phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng đất, các mục đích sử dụng đất nêu trên luôn nảy sinh mâu thuẫn làm cho mối quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng căng thẳng. Những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (sai lầm có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng (lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, trượt lở đất ) liên tục xảy ra với quy mô ngày càng lớn và mức độ này càng nghiêm trọng làm cho một số chức năng của đất bị yếu đi. Để thỏa mãn nhu cầu của con người cả về 3 lợi ích kinh tế - xã hội - môi trường nhất thiết phải giải quyết các xung đột này để sử dụng đất có hiệu quả. Việc sử dụng đất như một thể thống nhất tạo ra điều kiện để giảm thiểu những xung đột, tạo ra hiệu quả sử dụng cao và liên kết được sự phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng môi trường. Sử dụng đất hợp lý, bền vững là hài hòa được các mục tiêu kinh tế - xã hội và môi trường. Chính vì vậy, cần phải hiểu rõ được tầm quan trọng của tài nguyên đất. Từ đó, đề ra những kế hoạch quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, để phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu hiện tại nhưng không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai.
  16. 7 Ngày nay, sử dụng đất bền vững, tiết kiệm và có hiệu quả đã trở thành chiến lược quan trọng có tính toàn cầu. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của nhân loại, bởi nhiều lẽ. Một là, tài nguyên đất vô cùng quý giá. Bất kỳ quốc gia nào, đất đều là tư liệu sản xuất nông - lâm nghiệp chủ yếu, cơ sở lãnh thổ để phân bố các ngành kinh tế quốc dân. Nói đến tầm quan trọng của đất, từ xa xưa, người Ấn Độ, người Ả-rập, người Mỹ đều có cách ngôn bất hủ: “Đất là tài sản vay mượn của con cháu”. Người Mỹ còn nhấn mạnh “ đất không phải là tài sản thừa kế của tổ tiên”. Người Ét-xtô- ni-a, người Thổ Nhĩ Kỳ coi “có một chút đất còn quý hơn có vàng”. Người Hà Lan coi “mất đất còn tồi tệ hơn sự phá sản”. Gần đây trong báo cáo về suy thoái đất toàn cầu, UNEP (Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc) khẳng định “Mặc cho những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vĩ đại, con người hiện đại vẫn phải sống dựa vào đất”. Đối với Việt Nam, một đất nước với “Tam sơn, tứ hải, nhất phân điền”, đất càng đặc biệt quý giá. Hai là, tài nguyên đất có hạn, đất có khả năng canh tác càng hạn chế. Trong đó phần lớn có nhiều hạn chế cho sản xuất do quá lạnh, khô, dốc, nghèo dinh dưỡng, hoặc quá mặn, quá phèn, bị ô nhiễm, bị phá hoại do hoạt động sản xuất hoặc do bom đạn chiến tranh. Diện tích đất có khả năng canh tác của lục địa chỉ có 3.030 triệu ha. Hiện nhân loại mới khai thác được 1.500 triệu ha đất canh tác. Ba là, diện tích tự nhiên và đất canh tác trên đầu người ngày càng giảm do áp lực tăng dân số, sự phát triển đô thị hóa, công nghiệp hóa và các hạ tầng kỹ thuật. Bình quân diện tích đất canh tác trên đầu người của thế giới hiện nay chỉ còn 0,23 ha, ở nhiều quốc gia khu vực Châu Á, Thái Bình Dương là dưới 0,15 ha, ở Việt Nam chỉ còn 0,11 ha. Theo tính toán của Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), với trình độ sản xuất trung bình hiện nay trên thế giới, để có đủ lương thực, thực phẩm, mỗi người cần có 0,4 ha đất canh tác. Bốn là, do điều kiện tự nhiên, hoạt động tiêu cực của con người, hậu quả của chiến tranh nên diện tích đáng kể của lục địa đã, đang và sẽ còn bị thoái hóa, hoặc ô nhiễm, dẫn tới tình trạng giảm, mất khả năng sản xuất và nhiều hậu quả nghiêm trọng khác. Trên thế giới hiện có 2.000 triệu ha đất đã và đang bị thoái hóa, trong đó
  17. 8 1.260 triệu ha tập trung ở châu Á, Thái Bình Dương. Ở Việt Nam hiện có 16,7 triệu ha bị xói mòn, rửa trôi mạnh, chua nhiều, 9 triệu ha đất có tầng mỏng và độ phì thấp, 3 triệu ha đất thường bị khô hạn và sa mạc hóa, 1,9 triệu ha đất bị phèn hóa, mặn hóa mạnh. Ngoài ra tình trạng ô nhiễm do phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật, chất thải, nước thải đô thị, khu công nghiệp, làng nghề, sản xuất, dịch vụ và chất độc hóa học để lại sau chiến tranh cũng đáng báo động. Hoạt động canh tác và đời sống còn bị đe dọa bởi tình trạng ngập úng, ngập lũ, lũ quét, đất trượt, sạt lở đất, thoái hóa lý, hóa học đất Năm là, lịch sử đã chứng minh sản xuất nông nghiệp phải được tiến hành trên đất tốt mới có hiệu quả. Tuy nhiên, để hình thành đất với độ phì nhiêu cần thiết cho canh tác nông nghiệp phải trải qua hàng nghìn năm, thậm chí hàng vạn năm. Vì vậy, mỗi khi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp cho các mục đích khác cần phải cân nhắc kỹ để không rơi vào tình trạng chạy theo lợi ích trước mắt. Nhằm quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách hợp lý phục vụ mục tiêu phát triển bền vững cho nhu cầu của hiện tại những không làm ảnh hưởng đến lợi ích của thế hệ tương lai, trong những năm qua Đảng và Nhà nước ta đã tập trung tháo gỡ những khó khăn, mà bước đột phá đầu tiên là Luật Đất đai năm 1993, sửa đổi năm 1998, năm 2001, năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 đã được Quốc hội thông qua. Bên cạnh đó, nhiều bộ luật liên quan khác cũng đã được ban hành, như Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ và phát triển rừng; Luật Bảo vệ môi trường; và các nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn thi hành Luật do Chính phủ, các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên ban hành. Sau đây là những cơ sở pháp lý được nghiên cứu để thực hiện đề tài. Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật: - Luật Đất đai ngày 29/11/2013; - Luật Bảo vệ môi trường ngày 23/06/2014; - Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; - Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004; - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;
  18. 9 - Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10/11/2014 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ Quy định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai; - Nghị định số 59/2014/NĐ-CP ngày 16/06/2014 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường; - Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/06/2015 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; - Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất lúa; - Chỉ thị số 31/2007/CT-TTg ngày 7/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê quỹ đất của các tổ chức được nhà nước giao đất, cho thuê đất; - Chỉ thị số 134/CT-TTg ngày 20/1/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc
  19. 10 tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai của các tổ chức được nhà nước giao đất cho thuê đất; - Thông tư số 02/2015/TT- BTNMT ngày 27/01/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 43/2014/NĐ- CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai; - Thông tư số 114/2004/TT-BTC ngày 26/11/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung giá các loại đất; - Thông tư số 76/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền sử dụng đất; - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/06/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước; - Thông tư số 05/2006/TT-BTNMT ngày 24/5/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 182/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Thông tư số 06/2007/TT-BTNMT ngày 02/7/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thông tư liên tịch số 14/2008/TTLT/BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 của Liên Bộ Tài chính - Tài nguyên và Môi trường, hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính Phủ; - Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/06/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất. 2.2. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới và Việt Nam 2.2.1. Khái quát chính sách đất đai của Thế giới Trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều mô hình sở hữu đất đai. Mô hình phổ biến nhất là thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đối với đất đai. Bên cạnh đó là mô hình chỉ thừa nhận hình thức sở hữu nhà nước về đất đai là hình thức sở hữu duy nhất. Mô hình đầu được áp dụng ở hầu hết các quốc gia còn mô hình thứ hai mang tính
  20. 11 đặc thù vì lý do chính trị và lịch sử. Ở các nước như Anh, Canada, Australia, New Zealand hoặc một số nước đang phát triển (theo chế độ Quân chủ) thường áp dụng mô hình toàn bộ đất đai của quốc gia thuộc sở hữu của nhà vua. Tùy thuộc vào thể chế chính trị của từng nước và vị trí, vai trò của nhà vua ở nước đó mà quyền sở hữu của nhà vua đối với đất đai có khác nhau. Ở một số nước khu vực Trung Đông, quyền sở hữu đất đai của nhà vua còn ít nhiều mang tính thực chất trong khi một số nước khác thì quyền sở hữu đất đai của nhà vua chỉ tồn tại về mặt danh nghĩa. Ví dụ, ở Anh, tuy đất đai thuộc sở hữu của Nữ hoàng nhưng quyền sở hữu của Nữ hoàng chỉ là danh nghĩa. Ngày nay ở Anh, 69% đất đai được sở hữu bởi 158.000 gia đình. Theo J.G.Riddall, tác giả cuốn “Sự trở về” thì: “Đối với luật Anh, không có quyền sở hữu tuyệt đối đối với đất đai. Lý do là quyền đối với đất đai được xác lập thông qua việc thuê mướn của Nữ hoàng. Tuy nhiên, vì lý do thực tế mà người có quyền đối với đất đai hiện nay được đối xử như chủ sở hữu đất đai”. Và theo GS. Michel Fromont thì: “Quyền này rất giống với quyền sở hữu trong các hệ thống pháp luật La Mã”. Do vậy, xét trên thực tế, Anh là nước theo mô hình đa sở hữu đối với đất đai. Ngược lại, Trung Quốc tuy thừa nhận nhiều hình thức sở hữu đất đai là sở hữu nhà nước và sở hữu tập thể, nhưng thực chất có thể coi nó như hình thức sở hữu nhà nước. Tuy Trung Quốc không thừa nhận sở hữu tư nhân đối với đất đai nhưng đã có sự thay đổi cơ bản về phương thức thực hiện quyền sở hữu đất đai theo hướng tư nhân hóa các quyền tài sản đối với đất đai. Hiến pháp và luật pháp nước này đã thừa nhận việc điều phối đất đai theo quan hệ thị trường, đất đai được coi là một loại hàng hóa, quyền tài sản của người sử dụng đất được ghi nhận và bảo vệ như một loại tài sản. Tuy nhiên, việc phân loại mô hình sở hữu đất đai căn cứ vào hình thức sở hữu nói trên cũng chỉ mang tính hình thức nếu bỏ qua những yếu tố quan trọng như tính chất, cơ cấu về tỷ lệ diện tích thuộc từng hình thức sở hữu và đặc biệt là vấn đề cấu trúc của quyền sở hữu. 2.2.2. Khái quát chính sách đất đai của Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 19 Hiến pháp 1980, Điều 17 Hiến pháp 1992 và Điều 54 Hiến pháp
  21. 12 2013). Đây là cơ sở pháp lý cao nhất xác định rõ Nhà nước ta là đại diện chủ sở hữu đối với toàn bộ quỹ đất quốc gia. Nhà nước thực hiện các quyền của người sở hữu như sau: - Quyền định đoạt đối với đất đai: quyết định mục đích sử dụng đất thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất; quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất, thu hồi đất; định giá đất. - Quyền điều tiết các nguồn lợi từ đất đai thông qua các chính sách tài chính về đất đai: thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thu thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ chuyển quyền sử dụng đất; điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất mà không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại; Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử dụng đất ổn định, quy định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; Nhà nước thống nhất quản lý về đất đai trong cả nước; Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực, đảm bảo quản lý đất đai có hiệu quả và hiệu lực. - Chế độ sử dụng đất đai: với chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước quy định chế độ sử dụng đất đai như sau: + Nhà nước giao quyền sử dụng đất như một tài sản cho người sử dụng đất trong hạn mức phù hợp với mục đích sử dụng và Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với người sử dụng đất hợp pháp. + Người sử dụng đất được Nhà nước cho phép thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn, tặng cho đối với một số chế độ sử dụng đất cụ thể và trong thời hạn sử dụng đất. + Nhà nước thiết lập hệ thống quản lý Nhà nước về đất đai thống nhất trong cả nước. Mô hình này tạo được ổn định xã hội, xác lập được tính công bằng trong hưởng dụng đất và bảo đảm được nguồn lực đất đai cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
  22. 13 Có vai trò quan trọng đối với sự phát triển xã hội loài người và có những đặc trưng riêng, đất đai được Nhà nước thống nhất quản lý nhằm: + Bảo đảm sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Đất đai được sử dụng vào tất cả các hoạt động của con người, tuy có hạn về mặt diện tích nhưng sẽ trở thành năng lực sản xuất vô hạn nếu biết sử dụng hợp lý. Thông qua chiến lược sử dụng đất, xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nhà nước điều tiết để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích, đúng quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược đã đề ra. + Thông qua đánh giá, phân loại, phân hạng đất đai, Nhà nước nắm bắt được quỹ đất tổng thể và cơ cấu từng loại đất. Trên cơ sở đó có những biện pháp thích hợp để sử dụng đất đai có hiệu quả cao nhất. + Việc ban hành các chính sách, các quy định về sử dụng đất đai tạo ra một hành lang pháp lý cho việc sử dụng đất đai, tạo nên tính pháp lý cho việc đảm bảo lợi ich chính đáng của người sử dụng đất đồng thời cũng bảo đảm lợi ích của Nhà nước trong việc sử dụng, khai thác quỹ đất. + Thông qua việc giám sát, kiểm tra, quản lý và sử dụng đất đai, Nhà nước nắm bắt tình hình biến động về sử dụng từng loại đất, đối tượng sử dụng đất. Từ đó, phát hiện những mặt tích cực để phát huy, điều chỉnh và giải quyết những sai phạm. + Việc quản lý Nhà nước về đất đai còn giúp Nhà nước ban hành các chính sách, quy định, thể chế, đồng thời bổ sung, điều chỉnh những chính sách, nội dung còn thiếu, không phù hợp, chưa phù hợp với thực tế và góp phần đưa pháp luật vào cuộc sống. Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức kinh tế thông qua các hình thức giao đất, cho thuê đất có thời hạn theo quy định tại Điều 55,56 Luật Đất đai và việc thuê hay giao đất có thu tiền do nhà đầu tư lựa chọn theo Điều 108 Luật Đất đai năm 2013 (Luật Đất đai, 2013). Theo quy định hiện nay, thẩm quyền giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức kinh tế sử dụng đất đều thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Sau khi xác lập được quyền sử dụng đất, các tổ chức kinh tế có các quyền chung theo quy định của Luật Đất đai năm 2013. Đồng thời tổ chức kinh tế sử dụng
  23. 14 đất phải sử dụng đất đúng tiến độ, mục đích, tiết kiệm có hiệu quả; thực hiện các nghĩa vụ chung của người sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai, nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như: nộp tiền sử dụng đất, nộp tiền thuê đất, lệ phí trước bạ Đặc biệt Luật Đất đai đã quy định tổ chức kinh tế được sử dụng đất với thời hạn không quá 50 năm, những nơi có điều kiện khó khăn, khó thu hồi vốn được sử dụng không quá 70 năm và khi hết hạn nếu chấp hành tốt thì lại được gia hạn. Tuy nhiên, trong điều kiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xã hội hóa một số lĩnh vực để thu hút các nguồn lực không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước tham gia đầu tư phát triển kinh tế - xã hội. Một số chính sách trải thảm đỏ đối với các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, như: đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, đầu tư vào các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng nông thôn, các ngành nghề sử dụng công nghệ sạch thân thiện với môi trường các nhà đầu tư được hưởng nhiều chính sách miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất. Đặc biệt lĩnh vực xã hội hóa như: y tế, giáo dục, văn hóa nhà đầu tư được miễn tiền giao đất, thuê đất. 2.3. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới và trong nước 2.3.1. Tình hình sử dụng đất trên Thế giới Tổng diện tích đất trên thế giới là 14.777 triệu ha, với 1.526 triệu ha đất đóng băng và 13.251 triệu ha đất không phủ băng. Trong đó, 12% tổng diện tích là đất canh tác, 24% là đồng cỏ, 32% là đất rừng và 32% là đất cư trú, đầm lầy. Diện tích đất có khả năng canh tác là 3.200 triệu ha, hiện mới khai thác hơn 1.500 triệu ha. Tỷ lệ đất có khả năng canh tác ở các nước phát triển là 70%; ở các nước đang phát triển là 36%. Trong đó, những loại đất tốt, thích hợp cho sản xuất nông nghiệp như đất phù sa, đất đen, đất rừng nâu chỉ chiếm 12,6%; những loại đất quá xấu như đất vùng tuyết, băng, hoang mạc, đất núi, đất đài nguyên chiếm đến 40,5%; còn lại là các loại đất không phù hợp với việc trồng trọt như đất dốc, tầng đất mỏng, vv. Hàng năm trên thế giới diện tích đất canh tác bị thu hẹp, kinh tế nông nghiệp trở nên khó khăn hơn. Hoang mạc hoá hiện đang đe dọa 1/3 diện tích trái đất, ảnh hưởng đời sống ít nhất 850 triệu người. Một diện tích lớn đất canh tác bị nhiễm mặn không canh tác được một phần cũng do tác động gián tiếp của sự gia tăng dân số.
  24. 15 2.3.2. Tình hình sử dụng đất trong nước Theo báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường về kết quả thống kê đất đai năm 2011, thì: tổng diện tích các loại đất của cả nước là 33.095.740 ha bao gồm: nhóm đất nông nghiệp; nhóm đất phi nông nghiệp; nhóm đất chưa sử dụng. Diện tích, cơ cấu sử dụng các nhóm đất chính như bảng 1.1. Ngoài ra, đất có mặt nước ven biển (nằm ngoài đường triều kiệt trung bình và không được tính vào tổng diện tích các loại đất của cả nước), cả nước hiện có 58.264 ha đất có mặt nước ven biển đang sử dụng vào các mục đích: - Nuôi trồng thuỷ sản có 38.746 ha, chiếm 66,50%; - Rừng ngập mặn có 6.495 ha, chiếm 11,15%; - Các mục đích khác (du lịch biển, xây dựng các công trình biển, v.v.) có 13.023 ha, chiếm 22,35%. 2.4. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới và ở Việt Nam 2.4.1. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trên Thế giới Tổng diện tích bề mặt của toàn thế giới khoảng 510 triệu km2 trong đó đại dương chiếm 361 triệu km2 (chiếm 71%), còn lại là diện tích lục địa chỉ chiếm 149 triệu km2 (chiếm 29%). Bắc bán cầu có diện tích lớn hơn nhiều so với Nam bán cầu. Toàn bộ quỹ đất có khả năng sản xuất nông nghiệp trên thế giới là 3.256 triệu ha (chiếm khoảng 22% tổng diện tích đất liền. Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới được phân bố không đều: Châu Mỹ chiếm 35%, Châu Á chiếm 26%, Châu Âu chiếm 13%, Châu Phi chiếm 6%. Bình quân đất nông nghiệp trên thế giới là 12.000m2. Đất trồng trọt toàn thế giới mới đạt 1,5 tỷ chiếm 10,8% tổng diện tích đất đai trong đó có 46% đất có khả năng sản xuất nông nghiệp như vậy còn 54% đất có khả năng sản xuất nhưng chưa được khai thác. Diện tích đất đang canh tác trên thế giới chỉ chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên (khoảng 1.500 triệu ha), được đánh giá là: Đất có năng suất cao : 14% Đất có năng suất TB : 28% Đất có năng suất thấp: 28%
  25. 16 Nguồn tài nguyên đất trên thế giới hàng năm luôn bị giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp mất đi do chuyển sang mục đích khác. Mặt khác dân số ngày càng tăng, theo ước tính mỗi năm dân số thế giới tăng từ 80 – 85 triệu người. Như vậy với mức tăng này mỗi người cần phải có 0,2 – 0,4 ha đất nông nghiệp mới đủ lương thực, thực phẩm. Đứng trước những khó khăn rất lớn đó thì việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất cũng như tình hình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp là hết sức cần thiết. Dân số ngày một tăng cùng với những phát hiện mới về thiên nhiên, con người đã nghĩ ra nhiều phương thức sản xuất mới, nhiều ngành nghề khác nhau để kiếm sống. Và quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp đều xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới. Tuy nhiên, có sự khác nhau về mức độ đô thị hóa cũng như diện tích đất được chuyển mục đích hàng năm. Quá trình chuyển mục đích trên thế giới diễn ra sớm hơn với tốc độ mạnh mẽ hơn ở Việt Nam. Đặc biệt là ở một số nước phát triển như: Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Italia, Nhật Bản vv thì tốc độ đô thị hóa nhanh đã làm quá trình chuyển mục đích sử dụng đất trong đó có đất nông nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên, chính quá trình đô thị hoá, chuyển mục đích sử dụng đất một cách hợp lý đã giúp nền kinh tế của các nước này phát triển khá nhanh trong những năm qua. Để đạt được những thành tựu đó thì công tác quản lý đất đai ở các quốc gia này được thực hiện khá tốt. Một trong những nước điển hình về công tác quản lý nhà nước về đất đai đó là nước Pháp. Pháp là quốc gia phát triển thuộc hệ thống quốc gia tư bản chủ nghĩa, tuy thể chế chính trị khác nhau, nhưng nước ta chịu ảnh hưởng của phương pháp tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực đất đai khá rõ của Cộng hòa Pháp. Vấn đề này dễ lý giải vì Nhà nước Việt Nam hiện đang khai thác khá hiệu quả những tài liệu quản lý đất đai do chế độ thực dân để lại, đồng thời ảnh hưởng của hệ thống quản lý đất đai thực dân còn khá rõ nét trong ý thức một bộ phận công dân Việt Nam hiện nay. Quản lý đất đai của Nước Cộng hòa Pháp có một số đặc điểm đặc trưng sau: Về chế độ sở hữu tài sản là bất khả xâm phạm và thiêng liêng, không ai có quyền buộc người khác phải nhường quyền sở hữu của mình. Ở Pháp hiện nay tồn tại hai hình thức sở hữu cơ bản: sở hữu tư nhân về đất đai và sở hữu nhà nước (đối
  26. 17 với đất đai và công trình xây dựng công cộng). Tài sản công cộng (bao gồm cả đất đai công cộng) có đặc điểm là không được mua và bán. Trong trường hợp cần sử dụng đất cho các mục đích công cộng, Nhà nước có quyền yêu cầu sở hữu đất đai tư nhân nhường quyền sở hữu thông qua chính sách bồi thường thiệt hại một cách công bằng. Về công tác quy hoạch đô thị: Do đa số đất đai thuộc sở hữu tư nhân, vì vậy để phát triển đô thị, ở Pháp công tác quy hoạch đô thị được quan tâm chú ý từ rất sớm và thực hiện rất nghiêm ngặt. Ngay từ năm 1919, ở Pháp đã ban hành Đạo luật về kế hoạch đô thị hóa cho các thành phố có từ 10.000 dân trở lên. Năm 1973 và năm 1977, Nhà nước đã ban hành các Nghị định quy định các quy tắc về phát triển đô thị, là cơ sở để ra đời Bộ Luật về phân cấp quản lý, trong đó có sự xuất hiện của một tác nhân mới rất quan trọng trong công tác quản lý của nhà nước về quy hoạch đó là cấp xã. Cho đến nay, Luật Đô thị ở Pháp vẫn không ngừng phát triển, nó liên quan đến cả quyền sở hữu tư nhân và sự can thiệp ngày càng sâu sắc hơn của nhà nước, cũng như của các cộng đồng địa phương vào công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch đô thị. Nó mang ý nghĩa kinh tế rất lớn thông qua việc điều chỉnh mối quan hệ giữa các ngành khác nhau như bất động sản, xây dựng và quy hoạch lãnh thổ Về công tác quản lý nhà nước đối với đất đai: Mặc dù là quốc gia duy trì chế độ sở hữu tư nhân về đất đai, nhưng công tác quản lý nhà nước về đất đai của Pháp được thực hiện rất chặt chẽ. Điều đó được thể hiện qua việc xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính. Hệ thống hồ sơ địa chính rất phát triển, rất quy củ và khoa học, mang tính thời sự để quản lý tài nguyên đất đai và thông tin lãnh thổ, trong đó thông tin về từng thửa đất được mô tả đầy đủ về kích thước, vị trí địa lý, thông tin về tài nguyên và lợi ích liên quan đến thửa đất, thực trạng pháp lý của thửa đất. Hệ thống này cung cấp đầy đủ thông tin về hiện trạng, phục vụ nhiệm vụ quy hoạch, quản lý và sử dụng đất có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, đảm bảo cung cấp thông tin cho hoạt động của ngân hàng và tạo cơ sở xây dựng hệ thống thuế đất và bất động sản công bằng. Ngoài Pháp thì Mỹ cũng là một trong các quốc gia có hệ thống pháp luật về đất đai rất phát triển có khả năng điều chỉnh được các quan hệ xã hội đa dạng và
  27. 18 phức tạp nhất. Luật đất đai của Mỹ quy định công nhận và khuyến khích quyền sở hữu tư nhân về đất đai, các quyền này được pháp luật bảo hộ rất chặt chẽ như là một quyền cơ bản của công dân. Cho đến nay có thể thấy các quy định này đang phát huy rất có hiệu quả trong việc phát triển kinh tế đất nước, vì nó phát huy được hiệu quả đầu tư để nâng cao giá trị của đất đai và làm tăng đáng kể hiệu quả sử dụng đất trong phạm vi toàn xã hội. Tuy công nhận quyền sở hữu tư nhân, nhưng luật đất đai của Mỹ vẫn khẳng định vai trò ngày càng lớn và có vị trí quyết định của Nhà nước trong quản lý đất đai. Các quyền định đoạt của Nhà nước bao gồm: Quyền quyết định về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, quyền quy định về quy hoạch kiến trúc đô thị và công trình xây dựng; quyền quy định về mục đích sử dụng đất; quyền xử lý các tranh chấp về quyền sử dụng đất và quyền ban hành các quy định về tài chính đất (thu thuế kinh doanh bất động sản; quy định mức giá thuê đất hoặc thuê bất động sản ). Quyền thu hồi đất thuộc sở hữu tư nhân để phục vụ các lợi ích công cộng trên cơ sở đền bù công bằng cho người bị thu hồi bản chất quyền sở hữu tư nhân về đất đai ở Mỹ tương đương với quyền sử dụng đất ở Việt Nam. Như vậy có thể nói, hầu hết các quốc gia trên thế giới (dù quy định chế độ sở hữu đối với đất đai khác nhau), đều có xu hướng ngày càng tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước đối với đất đai. Xu thế này phù hợp với sự phát triển ngày càng đa dạng của các quan hệ kinh tế, chính trị theo xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của mỗi quốc gia là nhằm quản lý chặt chẽ, hiệu quả tài nguyên trong nước, tăng cường khả năng cạnh tranh, để phục vụ cao nhất cho quyền lợi của quốc gia, đồng thời có những quy định phù hợp với xu thế mở cửa, phát triển, tạo điều kiện để phát triển hợp tác đầu tư giữa các quốc gia thông qua các chế định pháp luật thông thường, cởi mở nhưng vẫn giữ được ổn định về an ninh kinh tế và an ninh quốc gia. 2.4.2. Thực tiễn quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam Việt Nam có tổng diện tích tự nhiên là 33.121,20 nghìn ha, trong đó đất nông nghiệp là 24.696 nghìn ha (chiếm 74,56% tổng diện tích tự nhiên). Diện tích đất
  28. 19 bình quân trên đầu người ở Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất thế giới. Ngày nay với áp lực về dân số và tốc độ đô thị hóa kèm theo là những quá trình xói mòn, rửa trôi bạc màu do mất rừng, mưa lớn, canh tác không hợp lý, chăn thả quá mức, quá trình chua hóa, mặn hóa, hoang mạc hóa, cát bay, đá lộ đầu, mất cân bằng dinh dưỡng cùng với chế độ chăm bón chưa phù hợp, tỷ lệ bón phân N : P : K trên thế giới là 100 : 33 : 17, còn ở Việt Nam là 100: 29:7 thiếu lân và kali nghiêm trọng dẫn đến diện tích đất đai nước ta nói chung ngày càng giảm, đặc biệt là đất nông nghiệp. Tính theo bình quân đầu người thì diện tích đất tự nhiên giảm 26,7%, đất nông nghiệp giảm 21,5%. Vì vậy, để đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đang là một áp lực rất lớn. Do đó, việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên đất nông nghiệp càng trở nên quan trọng đối với nước ta. Tình hình sử dụng đất cũng như quản lý đất đai của nước ta qua mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì lại có những điểm mới để phù hợp với quá trình phát triển chung. Trong những năm gần đây đặc biệt là từ khi có Luật Đất đai năm 1987 thì tình hình quản lý về đất đai đã được cải thiện. Đây là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh quan hệ đất đai, bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước, giao đất ổn định lâu dài. Theo tinh thần của Luật này thì: Kinh tế nông hộ đã được khôi phục và phát triển. Các hộ nông dân đã được giao ruộng đất để sử dụng lâu dài, khuyến khích kinh tế tư nhân trong lĩnh vực khai thác sử dụng đất v.v Tuy nhiên Luật Đất đai 1987 được soạn thảo trong bối cảnh nước ta bắt đầu đổi mới, vừa tuyên bố xóa bỏ chế độ quan liêu bao cấp nên còn mang nặng tính chất của cơ chế đó khi soạn luật; do đó đã bộc lộ một số tồn tại sau: Việc tính thuế trong giao dịch đất đai rất khó khăn vì Nhà nước chưa thừa nhận quyền sử dụng đất có giá trị; chưa quy định rõ những cơ sở pháp lý cần thiết để điều chỉnh về quan hệ đất đai trong quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường, trong quá trình tích tụ tập trung sản xuất trong nông nghiệp và phân công lại lao động trong nông thôn; chính sách tài chính đối với đất đai chưa rõ nét, đặc biệt là giá đất; chưa có điều chỉnh thích đáng đối với những bất hợplý trong những chính sách cũ vv Như vậy giai đoạn này, công tác quản lý đất đai đã bắt đầu đi vào nề nếp và đặc biệt chú ý tới việc xác định, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính các cấp địa
  29. 20 phương. Tuy nhiên, đất nông nghiệp đã giao cho nông dân sử dụng lâu dài nhưng công tác quản lý chưa được chặt chẽ. Sau giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 – 1991), chúng ta vẫn còn thiếu nhiều quy định và ngay cả hệ thống pháp luật đã ban hành cũng còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được tình hình đổi mới của đất nước. Vì vậy, Hiến pháp 1992 ra đời đã khắc phục được những hạn chế của Luật Đất đai 1987 và trên cơ sở của Hiến pháp 1992 thì ngày 14 tháng 7 năm 1993 Luật Đất đai năm 1993 đã được Quốc hội khóa IX thông qua. Luật Đất đai năm 1993 đã chế định cơ sở pháp lý cơ bản để quan hệ đất đai ở nước ta chuyển sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng XHCN. Luật này đã đề cập đến nhiều nội dung quan trọng và hoàn thiện hơn. Trong quá trình chúng ta thực hiện Luật Đất đai 1993 đã đạt được khá nhiều thành tựu đáng kể nhưng cùng với sự phát triển thì một số nội dung của Luật cần được thay đổi và bổ sung thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của đất nước đặt ra. Ngày 26 tháng 12 năm 2003, tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật Đất đai mới – Luật Đất đai 2003. Và trong số các nội dung đổi mới mà Luật đề cập có nội dung về chuyển mục đích sử dụng đất nói chung và chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp nói riêng. Như vậy, Đảng và Nhà nước đã quan tâm tới việc sử dụng đất đúng theo mục đích cũng như hạn chế việc tự ý chuyển đổi mục đích đất nông nghiệp đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Ngày 29 tháng 11 năm 2013 Quốc hội đã thông qua Luật đất đai mới – Luật đất đai 2013. Và cho đến nay chúng ta vẫn đang thực hiện theo Luật Đất đai 2013 cùng với những văn bản dưới Luật để quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai một cách tốt nhất. Quá trình chuyển mục đích sử dụng đất luôn diễn ra ở mọi thời điểm. Trước kia khi chưa có Luật Đất đai quy định về trình tự, thủ tục chuyển mục đích thì quá trình chuyển mục đích vẫn luôn diễn ra. Sau khi chúng ta xây dựng luật để quản lý cũng như bảo vệ quỹ đất nói chung và quỹ đất nông nghiệp nói riêng thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất vẫn chưa được quan tâm. Cho đến lần sửa đổi thứ 2 (năm 2001) của Luật Đất đai 1993 thì vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất mới được đưa ra và chính thức được bổ sung vào các nội dung quản lý Nhà nước về đất
  30. 21 đai của Luật Đất đai 2003 và đến nay là Luật đất đai 2013. Hiện nay cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã kéo theo việc chuyển mục đích sử dụng các loại đất cũng như chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp ngày càng tăng. Việc mở rộng không gian đô thị đang có nguy cơ làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Theo Hội nông dân Việt Nam, trong quá trình xây dựng, các khu công nghiệp, khu đô thị, cơ sở hạ tầng, mỗi năm Việt Nam có gần 200 nghìn ha đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tương ứng mỗi hộ có khoảng 1,5 lao động mất việc làm (Bộ Xây dựng, 1995). Tốc độ đô thị hoá quá nhanh cùng với sự gia tăng dân số đã làm ảnh hưởng tới nhiều vấn đề như: vấn đề đói nghèo, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường vv Đứng trước vấn đề đó ngày 23 tháng 01 năm 1998, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị đến năm 2020” trong quyết định số 10/1998/QĐ-TTG, trong đó xác định phương hướng xây dựng và phát triển đô thị trên địa bàn cả nước và các vùng đặc trưng (Bộ Xây dựng, 1999). Ở Việt Nam hiện nay cũng đã có những công trình nghiên cứu, hội thảo về quá trình chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng cũng như các đề tài liên quan tới vấn đề này. Từ đó cung cấp những cơ sở khoa học cho các cơ quan liên quan đến việc quy hoạch, định hướng cuộc sống và sử dụng quỹ đất nông nghiệp sao cho hợp lý và hiệu quả nhất. Nơi đất sản xuất nông nghiệp tốt thì lại quy hoạch chuyển mục đích, không phải để phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cũng không phải mở rộng đô thị mà quy hoạch để làm sân golf dẫn đến hàng vạn nông dân mất đất sản xuất, đời sống khó khăn phải đi tha phương cầu thực, thậm chí đây là một trong những nguyên làm cho tình hình mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội tăng lên. Cục Trồng trọt (Bộ NN & PTNT) báo động về việc đất nông nghiệp đang từng ngày bị chuyển đổi mục đích sử dụng một cách thiếu quy hoạch và tùy tiện nên ngày càng bị thu hẹp một cách báo động. Tổng diện tích đất lúa toàn quốc hiện nay là trên 4,1 hécta. Song từ năm 2000 - 2005, diện tích đất lúa đã giảm nghiêm trọng với hơn 302.000ha. Gần 9 năm qua, đất lúa đã bị giảm trên 59.000ha. Riêng tại ĐBSCL, tính toán sơ bộ cho thấy từ năm 2000 - 2007, đất lúa đã bị giảm 205.000ha
  31. 22 (chiếm 57% đất lúa bị suy giảm toàn quốc). Tại phía Bắc, Hải Dương là tỉnh có tỉ lệ đất lúa giảm lớn nhất, bình quân 1.569ha/năm, Hưng Yên 939ha/năm, Hà Nội (cũ) là 653ha/năm. Theo tính toán, năm 2020 dân số cả nước sẽ xấp xỉ 100 triệu người, năm 2030 sẽ có khoảng 110 triệu người. Tổng nhu cầu lúa cho năm 2015 là 32,1 triệu tấn, năm 2020 là 35,2 triệu tấn và năm 2030 là 37,3 triệu tấn. Tuy nhiên, tình trạng ồ ạt chuyển đổi đất nông nghiệp đã khiến sản lượng lúa suy giảm khá lớn qua mỗi năm, trung bình giảm từ 400.000 - 500.000 tấn/năm. Cục Trồng trọt báo động, với tốc độ đô thị hóa chóng mặt như hiện nay thì sẽ không còn lúa gạo để xuất khẩu vào năm 2020. Một số liệu đáng chú ý khác cho thấy, tại cả hai miền Nam và Bắc, số lượng các khu công nghiệp lấy từ quỹ đất nông nghiệp đang bị bỏ hoang không ít và hiện chỉ lấp đầy khoảng 50 - 70% số lượng doanh nghiệp hoạt động.
  32. 23 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Địa điểm Thị xã Đông Triều ,Tỉnh Quảng Ninh 3.2. Thời gian Từ 8/2017 đến 11/2017. 3.3. Đối tượng nghiên cứu - Chuyển đổi mục đích sử dụng đất. - Các yếu tố ảnh hưởng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thị xã Đông Triều - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế - xã hội 3.4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 - 2016 - Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016. - Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016. 3.4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016. - Yếu tố gia tăng dân số và việc làm - Nhóm yếu tố phát triển kinh tế xã hội của địa phương - Yếu tố nội tại: Nhận thức, nguyện vọng của người dân 3.4.4. Một số giải pháp nâng cao đời sống kinh tế cho những hộ nông nghiệp khi bị chuyển mục đích sử dụng đất - Về phía Nhà nước - Về phía người dân
  33. 24 3.5. Phương pháp nghiên cứu 3.5.1. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo - Phương pháp chuyên gia: được thực hiện dựa trên cơ sở thu thập ý kiến của các chuyên gia trong từng lĩnh vực, các nhà lãnh đạo, cán bộ quản lý, người sản xuất giỏi có kinh nghiệm, cán bộ kỹ thuật thông qua tài liệu hoặc trao đổi trực tiếp để có kết luận chính xác. - Phương pháp chuyên khảo: Nghiên cứu các tài liệu mang tính chất lý luận về đô thị, đô thị hóa và sản nông nghiệp. 3.5.2. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu thứ cấp Tìm hiểu, thu thập, hệ thống hóa và kế thừa các tài liệu đã nghiên cứu hoặc có liên quan đến nội dung của đề tài. Nguồn từ các cơ quan của thị xã Đông Triều và các viện nghiên cứu, trường đại học, các trang Web, - Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet - Tài liệu, số liệu đã được công bố về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các hộ sản xuất nông nghiệp nằm trong khu vực Trên cơ sở đó tiến hành tổng hợp các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác nghiên cứu. 3.5.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp là những số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu đề tài. Những số liệu này được thu thập từ việc điều tra các hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra được tiến hành như sau: - Một số cơ quan quản lý nhà nước về đất đai, UBND thị xã Đông Triều. - Các hộ gia đình: Được chia ra 3 nhóm, mỗi nhóm 33 - 34 hộ: - Phương pháp phỏng vấn cấu trúc: phỏng vấn trực tiếp một thành viên hiểu biết về nông nghiệp của gia đình, ngoài ra có sự đóng góp ý kiến của các thành viên khác trong gia đình. Điều này đảm bảo lượng thông tin có tính đại diện và chính xác.
  34. 25 - Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc: để lấy thông tin theo chiều rộng, tránh cho người được phỏng vấn bị nhàm chán, bị ép buộc phải trả lời câu hỏi có sẵn, đề tài đã dùng các câu hỏi không có trong phiếu điều tra để phỏng vấn. Phương pháp này nhằm mục đích lấy thông tin rộng hơn, gợi mở hơn về nhiều vấn đề mới quan trọng và thú vị. - Phương pháp quan sát trực tiếp: phương pháp này sử dụng tất cả các giác quan của người phỏng vấn, qua đó thông tin được ghi lại trong trí nhớ, qua ghi chép, chụp lại một cách cụ thể, thực tế, phong phú và khách quan. 3.5.4. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp thống kê so sánh: là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định mức độ, xu thế biến động của các chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này cho phép ta phát hiện những điểm giống nhau và khác nhau giữa các thời điểm nghiên cứu đã và đang tồn tại trong những giai đoạn lịch sử phát triển nhất định đồng thời giúp ta phân tích được các động thái phát triển của chúng. - Phương pháp tổng hợp: là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ các yếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được một kết luận hoàn thiện, đầy đủ, vạch ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hoá các vấn đề trong nhận thức tổng hợp.
  35. 26 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của thị xã Đông Triều 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Đông Triều là cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh, có Quốc lộ 18A chạy qua đã mang lại những lợi thế quan trọng trong việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong và ngoài tỉnh thông qua hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Ngày 11/02/2015, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 891/NQ-UBTVQH13 “V/v thành lập thị xã Đông Triều và 6 phường thuộc thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh”. Thị xã Đông Triều có 21 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 06 phường và 15 xã (được thành lập trên cơ sở 2 thị trấn và 19 xã của huyện Đông Triều trước đây). Hình 4.1. Sơ đồ vị trí thị xã Đông Triều Thị xã Đông Triều có toạ độ địa lý từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ Bắc; từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ Đông, có vị trí tiếp giáp như sau: - Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
  36. 27 - Phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. - Phía Nam giáp huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. - Phía Đông giáp thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. 4.1.1.2. Địa hình, địa mạo Thị xã Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía Bắc và Tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông Triều, phía Nam là vùng đồng bằng ven sông. Nhìn chung địa hình được chia thành 3 vùng chính: - Vùng đồi núi phía Bắc gồm các xã: An Sinh, Bình Khê và Tràng Lương. Độ cao trung bình từ 300 - 400 m, đỉnh cao nhất là Am Váp với 1.031 m, đoạn giữa đứt gãy tạo thành thung lũng lớn Bình Khê - Tràng Lương. Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp. - Vùng giữa: Đây là vùng chuyển tiếp giữa vùng đồi núi và vùng đồng bằng phía nam, bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa. - Vùng đồng bằng phía Nam: Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía Nam Quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng. Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. 4.1.1.3.Khí hậu, thủy văn *Khí hậu Đông triều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng là nóng, ẩm mưa nhiều vào mùa hè và khô, lạnh vào mùa đông. Theo trung tâm dự báo khí tượng, thuỷ văn Quảng Ninh, khí hậu Đông Triều có những đặc trưng sau: - Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,80C , dao động từ 16,60C đến 29,40C, vào mùa đông nhiệt độ trung bình trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 160C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-50C. Mùa hè trị số trung bình tháng 7 đạt trên 290C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 400C.
  37. 28 - Lượng mưa trung bình năm đạt 1444,0 mm. Mùa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. - Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82%. mùa mưa độ ẩm không khí cao đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%. * Thủy văn Đông Triều có số lượng sông suối khá lớn, bao gồm: + Sông Kinh Thầy chảy từ địa phận tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương qua Đông Triều, Hải Phòng rồi đổ ra biển, đoạn qua Đông Triều dài 26,2 km; + Sông Vàng chảy theo hướng bắc – nam đổ vào sông Kinh Thầy, dài 8,0 km; + Sông Đạm bắt nguồn từ vùng núi phía bắc chảy theo hướng bắc – Nam rồi đổ vào sông Kinh Thầy dài 12,1 km; + Sông Cầm bắt nguồn từ vùng núi phía bắc chảy quanh co qua phường Xuân Sơn, Hưng Đạo rồi đổ ra sông Kinh Thầy dài 20,1 km; + Ngoài ra còn có các sông suối nhỏ bắt nguồn từ các dãy núi phía bắc thuộc cánh cung Đông Triều chảy theo hướng bắc – nam. Các sông suối này đều nhỏ, ngắn và dốc, quanh co uốn khúc, diện tích lưu vực nhỏ và ít. 4.1.1.4. Tài nguyên đất Theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005, đất đai huyện Đông Triều được chia thành 7 nhóm đất chính và 6 nhóm đất phụ trong đó. - Nhóm đất phèn: Diện tích 861,25 ha chiếm 2,17% diện tích đất tự nhiên toàn huyện, phân bố chủ yếu ở địa hình trũng thấp thuộc các xã ven sông Kinh Thầy như Hồng Thái Tây, Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ. - Nhóm phù sa: Diện tích 5974,99 ha chiếm 15% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất phù sa được bồi: Diện tích 147,09 ha, chiếm 2,46% phân bố ở các bãi ngoài đê thuộc các xã Yên Đức, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương.
  38. 29 + Đất phù sa không được bồi: Diện tích 5827,9 ha, chiếm 97,54% diện tích nhóm đất, phân bố ở các xã Hồng Thái Tây, Yên Đức, Kim Sơn, Hưng Đạo, Thuỷ An, Nguyễn Huệ, Bình Dương. - Nhóm đất xám: Diện tích 2570,6 ha chiếm 6,47% diện tích tự nhiên, có 2 đơn vị đất: + Đất xám điển hình: Diện tích 737,48 ha, chiếm 28,69%. Phân bố ở các xã dọc theo quốc lộ 18A, nơi có địa hình cao và vàn cao. + Đất xám glây: Diện tích 1833,12 ha, chiếm 71,31%. Phân bố ở ven chân đồi phía bắc quốc lộ 18A, đất hình thành và phát triển chủ yếu trên đá cát kết và phù sa cổ, nằm ở địa hình bậc thang thấp, hứng nước từ các khu vực lân cận nên ít thoát nước. - Nhóm đất vàng đỏ: Diện tích 22869,56 ha chiếm 57,58% diện tích đất tự nhiên, bao gồm: + Đất vàng đỏ: Diện tích 15174,17 ha, chiếm 66,35%. Phân bố ở các xã có đồi núi ở phía bắc thị xã như Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương. + Đất vàng nhạt : Diện tích 7695,39 ha, chiếm 33,65%, phân bố chủ yếu ở Xuân Sơn, Tràng Lương, Bình Khê, Tràng An, An Sinh, Việt Dân, Tân Việt, Bình Dương. - Nhóm đất mùn vàng nhạt trên núi: Diện tích 224,29 ha chiếm 0,56% diện tích đất tự nhiên, thường phân bố ở độ cao tuyệt đối > 700m thuộc các xã An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương. + Nhóm đất tầng mỏng: Diện tích 268,06 ha, chiếm 0,67% diện tích tự nhiên.Đất hình thành trong điều kiện địa hình chia cắt mạnh độ dốc lớn, thảm thực vật che phủ mặt đất đã bị chặt phá. Đất bị rửa trôi, xói mòn mạnh nên tầng đất cứng, chặt, tầng đất mịn rất mỏng (<30 cm). Đất hình thành trên đá sa phiến thạch thường có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng. Đất tầng mỏng cần được sử dụng hợp lý nhất là phủ xanh bằng thảm thực vật phù hợp với môi trường của từng tiểu vùng sinh thái.
  39. 30 - Nhóm đất nhân tác: Diện tích 981,11 ha chiếm 2,46% diện tích đất tự nhiên, đất hình thành do tác động của con người, tầng đất bị xáo trộn mạnh bởi các hoạt động của con người như hoạt động san ủi làm ruộng bậc thang, hoặc các hoạt động khai thác mỏ, tầng đất bị xáo trộn dày trên 50 cm. 4.1.1.5. Tài nguyên nước - Nước mặt: Đông Triều có hệ thống sông suối khá lớn, phân bố đều trong toàn huyện, ngoài ra còn có 32 hồ đập lớn nhỏ. Đây là nguồn nước mặt dồi dào để cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, phục vụ công nghiệp và đời sống dân sinh. - Nước ngầm: Đông Triều có nguồn nước ngầm với trữ lượng lớn, phân bố ở các xã Bình Khê, Tràng Lương, Đức Chính, Tràng An, Việt Dân, Tân Việt, có khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân theo chương trình nước sạch nông thôn. Về chất lượng nước ngầm qua khai thác, thăm dò đảm bảo được độ an toàn cao, nước trung tính, kiềm nhẹ, riêng khu vực Mạo Khê nước bị nhiễm sắt, cần có biện pháp xử lý trước khi đưa vào sử dụng. 4.1.1.6. Tài nguyên rừng - Tài nguyên rừng: Năm 2015, Đông Triều có 18044,19 ha, trong đó đất có rừng tự nhiên 7956,7 ha chiếm 44,1% diện tích đất có rừng, đất rừng trồng có 10087,49 ha chiếm 55,9% diện tích rừng. - Về hệ thực vật: Theo kết quả điều tra của Viện điều tra quy hoạch rừng, hệ thực vật Đông Triều nói riêng, Quảng Ninh nói chung chịu ảnh hưởng của hệ thực vật Hoa Nam (Trung Quốc) có nhiều đặc điểm giống với hệ thực vật Hải Nam và nằm trong luồng di cư thực vật Đông Nam - Trung Quốc. Thực vật ôn đới có họ: Giẻ, thích, du, nhài, đỗ quyên Thực vật nhiệt đới chiếm chủ yếu là các họ: Xoan, dâu tằm, trám - Hệ động vật: Theo số liệu thống kê của viện sinh thái và tài nguyên sinh vật (1993) Đông Triều có khoảng 250 loài động vật hoang dã, trong đó: Thú: 8 bộ, 22 họ, 59 loài
  40. 31 Chim: 18 bộ, 44 họ, 154 loài Bò sát, lưỡng thê gồm: 37 loài (trong đó bò sát 15 loài, lưỡng thê 22 loài) Hiện nay số lượng các loài động vật còn rất ít, cần có biện pháp bảo vệ. - Thảm thực vật: Nhờ điều kiện tự nhiên, hệ sinh thái đa dạng ở vùng đồi núi đã hình thành và phát triển một thảm thực vật phong phú có nhiều lớp thực vật sinh trưởng. Do có một thời kỳ sự tàn phá rừng của con người làm cho thảm thực vật dần dần bị cạn kiệt, hiện đang ở giai đoạn phục hồi nên vẫn chưa phủ xanh được hết đất trống, đồi núi trọc Nhìn chung, rừng và thảm thực vật như tấm áo chắn để bảo vệ môi trường đất. Đối với vùng đồi núi, rừng điều tiết dòng 1chảy các dòng sông, chống xói mòn, rửa trôi. Vì vậy bảo vệ rừng và thảm thực vật chính là bảo vệ môi trường sinh thái chung đảm bảo sự phát triển bền vững. 4.1.1.7. Tài nguyên khoáng sản Theo Báo cáo đề án tổng hợp tài liệu địa chất, khoáng sản và quy hoạch hoạt động khoáng sản tỉnh Quảng Ninh đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 thì Đông Triều có 3 nhóm khoáng sản là khoáng sản cháy, khoáng sản không kim loại và khoáng sản vật liệu xây dựng, cụ thể: - Khoáng sản cháy: Than tập trung ở Mạo Khê, Hoàng Quế, Yên Thọ, Hồng Thái Tây. Theo số liệu kết quả thăm dò thì trữ lượng các mỏ vùng Đông Triều có trữ lượng trên 261 triệu tấn - Khoáng sản không kim loại: + Đá vôi đất đèn có mỏ Tân Yên dùng để sản xuất đất đèn, tổng trữ lượng cấp (C1+C2) của mỏ là 5,184 triệu tấn. + Kaolin: Có ở Đức Sơn, trữ lượng trên 7000 tấn Kaolin phục vụ cho việc sản xuất gốm sứ. + Sét gốm có mỏ Việt Dân, Yên Thọ, trữ lượng cả 2 mỏ đạt hơn 3 triệu tấn sét nguyên liệu
  41. 32 + Sét chịu lửa: Có tiềm năng lớn phân bố trong các địa tầng chứa than đá-sét kết chịu lửa phân bố ở Trúc Khê (Mạo Khê-Tràng Bạch-Đông Triều). Hiện tại nguồn nguyên liệu này cũng chưa được đánh giá đầy đủ về trữ lượng và đặc tính công nghệ, mới chỉ dừng lại ở mức độ điều tra và nghiên cứu sơ bộ. - Khoáng sản vật liệu xây dựng: Đá vôi xi măng: Có mỏ Yên Đức: trữ lượng 5,338 triệu tấn cấp(C1+ C2 ) + Sét xi măng: Trên địa bàn thị xã có mỏ Hoàng Quế có trữ lượng 0,75 triệu tấn cấp (C1+ C2 ) + Sét gạch ngói: Khu vực Đông Triều có các mỏ: Việt Dân, Bình Dương, Tràng An, Bình Khê, Kim Sen với trữ lượng trên 46,0 triệu m3 - Cát cuội sỏi xây dựng: có các điểm quặng như cầu Cầm. 4.1.1.8. Tài nguyên du lịch và nhân văn Đông Triều là nơi có nhiều di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hấp dẫn tạo nên những điểm du lịch tâm linh và du lịch sinh thái như Chùa Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Ngoạ Vân, Đền An Sinh, Lăng mộ các Vua Trần, khu di tích Bắc Mã, đình chùa Hổ Lao, khu du lịch sinh thái hồ Khe Chè, Trại Lốc, Bến Châu. Tuy nhiên việc đầu tư cơ sở vật chất cho du lịch còn phụ thuộc vào nguồn vốn đầu tư nên chưa khai thác hết tiềm năng sẵn có. Đông Triều là vùng đất có bề dầy lịch sử và văn hóa, một trong những sắc thái quan trọng của lịch sử văn hóa qua các thời kỳ dựng nước và giữ nước của dân tộc. Phát huy tuyền thống tốt đẹp của ông cha, ngày nay nhân dân Đông Triều vẫn tiếp tục năng động tiếp thu các tiến bộ khoa học công nghệ, góp phần cùng cả nước phát triển theo con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Dân số lao động * Dân số Dân số Đông Triều tính đến ngày 31/12/2014 có 175.066 người, trong đó nữ 86.907 người. Dân số thành thị 75.898 người chiếm 43,35%, dân số khu vực nông thôn 99.168 người chiếm 56,65% dân số toàn thị xã.
  42. 33 - Số hộ dân trong thị xã có: 48.866 hộ, bình quân 3,8 người/hộ, trong đó: Khu vực đô thị: 20.680 hộ, bình quân 3,67 người/hộ; Khu vực nông thôn: 28.186 hộ, bình quân 3,52 người/hộ * Lao động, việc làm và thu nhập Tổng số người trong độ tuổi lao động năm 2014 có 88.233 người chiếm 50,4% dân số. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, 5 năm qua đã tạo việc làm mới cho 12.700 lao động, mỗi năm giải quyết việc làm cho trên 2500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%, tăng 35% so với năm 2010. Đời sống của nhân dân được nâng lên rõ rệt, Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 1.972,7 USD, tăng 972,7 USD so với năm 2010. Đã huy động sức mạnh của toàn xã hội cho công tác giảm nghèo, thực hiện tốt chính sách hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo về nhà ở và phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn thị xã giảm xuống 0,74% năm 2014, giảm 3,89% so với năm 2010. * Tăng trưởng kinh tế: Trong 5 năm (2012 - 2016), kinh tế thị xã Đông Triều phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân đạt 14,2%/năm. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 15,8%/năm; ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng bình quân 16,1%/năm; ngành sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp tăng bình quân 2,8%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 1.972 USD, tăng gần 2,0 lần so với năm 2012. 4.1.2.2. Tình hình kinh tế Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - xây dựng. Năm 2016, tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 62,6%, tăng 3,2% so với năm 2012. Tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 27,1%, tăng 1,9% so với năm 2012. Tỷ trọng ngành nông - lâm - ngư nghiệp chiếm 10,3%, giảm 4,84% so với năm 2012.
  43. 34 Bảng 4.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 - 2016 Năm 2012 Năm 2016 Tăng (+); STT Ngành (%) (%) giảm (-) 1 Công nghiệp - xây dựng 59,4 62,6 + 3,2 2 Dịch vụ 25,2 27,1 + 1,9 3 Nông - lâm - ngư nghiệp 15,14 10,3 - 4,84 Tổng 100,00 100,00 (Nguồn: Phòng Kinh tế thị xã Đông Triều, 2016) Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu trong nền kinh tế là phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng lao động của thị xã Đông Triều. Trong những năm gần đây, thị xã Đông Triều đã kêu gọi, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các tổ chức kinh tế vào đầu tư sản xuất kinh doanh tại các cụm công nghiệp đã được quy hoạch, góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Cơ cấu các thành phần kinh tế được quan tâm, các tổ chức kinh tế trong các thành phần kinh tế đã phát huy nội lực nhiều hơn, tạo tiền đề cho thị xã phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tiếp theo. 4.1.2.3. Thực trạng sản xuất Nông nghiệp - Trong trồng trọt: Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, hình thành các vùng sản xuất tập trung, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất, ưu tiên phát triển công nghiệp chế biến, tăng chuỗi giá trị, tạo liên kết bền vững giữa sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp; nâng cao thu nhập, bền vững cho người nông dân Tổng sản lượng lương thực đạt 28.726,6 tấn bằng 98,7% so với cùng kỳ. - Chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, tăng so với cùng kỳ (trong đó đàn trâu tăng 6%; đàn bò tăng 17%; đàn bò sữa tăng 14,8%; đàn lợn tăng 19,2%; đàn gia cầm tăng 14%). Chăn nuôi tăng khá, do giá thức ăn ổn định, giá bán sản phẩm gia súc, gia cầm ổn định và có xu hướng tăng; công tác tiêm phòng được chỉ đạo thực hiện quyết liệt kịp thời và đạt kết quả tốt; công tác kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp được thực hiện nghiêm
  44. 35 túc, do đó tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm được kiểm soát tốt, không phát sinh dịch. - Lâm nghiệp: Diện tích trồng rừng đạt 75,2 ha, bằng 30,1% mục tiêu Nghị quyết HĐND và bằng 34,2% so với cùng kỳ. Công tác phòng chống cháy rừng được thường xuyên quan tâm chỉ đạo, 6 tháng trên địa bàn thị xã không xảy ra cháy rừng. - Thuỷ sản: Diện tích nuôi trồng thủy ước đạt 1.500 ha, đạt 100% kế hoạch thị xã; sản lượng ước đạt 3.810 tấn (trong đó nuôi trồng 3.380 tấn; khai thác 430 tấn), bằng 54,7% kế hoạch và tăng 14,4% so với cùng kỳ. 4.1.2.4. Thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội * Giao thông Hệ thống giao thông trên địa bàn thị xã Đông Triều khá đa dạng, gồm đường bộ, đường thủy và đường sắt. - Đường bộ: Trên địa bàn thị xã có tuyến Quốc lộ 18A chạy qua. Đây là tuyến giao thông chính của thị xã để lưu thông với các khu vực trong và ngoài tỉnh, chạy qua 12 xã và 2 phường, từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông. Mặt khác, trên địa bàn thị xã còn có 03 tuyến đường tỉnh lộ gồm: Tỉnh lộ 332 đi từ quốc lộ 18A đi huyện Kinh Môn (Hải Dương) qua phà Triều; Tỉnh Lộ 333 đi từ quốc lộ 18A đi phà Đụn và Tỉnh lộ 345 đi từ QL18 từ xã Bình Dương đi xã An Sinh và kết nối sang huyện Lục Nam tỉnh Bắc Giang. Ngoài ra còn hệ thống đường nội bộ trong thị xã với tổng chiều dài 581,56 km, đã được bê tông hóa. - Đường thủy: Thị xã Đông Triều có một số sông lớn, thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ bao gồm: Sông Kinh Thầy là con sông lớn nhất chảy qua Bắc Ninh, Hải Dương, Đông Triều xuống Hải Phòng ra cửa Nam Triệu. Sông Vàng, sông Đạm, Sông Cầm, sông Đá Vách chảy trong nội thị và đổ ra sông Kinh Thầy. - Đường sắt: Tuyến đường sắt Quốc gia Kép - Bãi Cháy chạy qua địa bàn thị xã Đông Triều với chiều dài 26,8 km, đường đơn, khổ lồng 1.435 mm, chủ yếu chở hành khách và hàng nông sản. Ngoài ra còn có, tuyến đường sắt chuyên dùng của ngành than thuộc khu vực Mạo Khê, phục vụ cho chuyên chở than ra Bến Cân dài 5,81 km.
  45. 36 * Thuỷ lợi Hiện tại, trên địa bàn toàn thị xã có 108 công trình đầu mối, trong đó có 29 hồ vừa và nhỏ, 3 đập dâng, 71 trạm bơm tưới, 5 trạm bơm tiêu. Tổng chiều dài kênh mương trong thị xã là 407,35 km (kênh chính 72,7 km, kênh nội đồng 334,65 km) trong đó đã kiên cố hoá 146,71 km chiếm 36,02%. Toàn thị xã có 51,86 km đê các loại bao gồm: Đê cấp 4 có 28,12 km và đê cấp 5 có 23,74 km. Tại khu vực trung tâm Đông Triều, nguồn nước được khai thác từ 4 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất là 2.600 m3/ngđ. Nước từ các giếng được bơm về trạm xử lý cung cấp nước cho khu vực trung tâm Đông Triều và các xã, phường Đức Chính, Hồng Phong, Hưng Đạo và Xuân Sơn. Tại khu vực Mạo Khê có 2 giếng khoan nước ngầm với tổng công suất là 4.900m3/ngđ. Nước được khử trùng tại chỗ và cung cấp cho khu trung tâm Mạo Khê và các xã, phường Yên Thọ và Kim Sơn. Hệ thống thoát nước hiện có ở Đông Triều phần lớn là hệ thống cống thoát nước chung, cả nước mưa lẫn nước bẩn. Hướng thoát chính của tất cả các tuyến cống là chảy vào các tuyến kênh mương và đổ về các sông. * Y tế Các công trình phục vụ công cộng: y tế thị xã Đông Triều có một Trung tâm y tế thị xã thị xã Đông Triều với 135 giường bệnh, 1 trung tâm y tế than khu vực Mạo Khê (thuộc Tập đoàn CN than và khoáng sản VN) với 130 giường bệnh, 1 phòng khám đa khoa khu vực Mạo Khê, trung tâm y tế, trung tâm dân số, 21 trạm y tế xã, phường. Ngoài ra, địa bàn thị xã còn có 3 phòng khám đa khoa tư nhân và trên 100 cơ sở hành nghề Y, dược, y học cổ truyền tư nhân, có 21/21 xã, phường trong thị xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Từ năm 2008, thị xã Đông Triều là địa phương đầu tiên của tỉnh Quảng Ninh đã có 100% - 21/21 xã, phường trong huyện được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Bình quân số giường bệnh trên địa bàn thị xã là 2,66 giường/1000 dân. * Giáo dục - Đào tạo Công tác giáo dục, đào tạo luôn được quan tâm, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên, có chuyển biến tích cực, quy mô giáo dục tiếp tục được mử rộng và phát triển, chất lượng dạy và học được nâng lên. Quy mô trường lớp được
  46. 37 mở rộng, đội ngũ giáo viên được tăng cường chuẩn hóa, từng bước đáp ứng được nhu cầu đề ra. - Giáo dục mầm non được phát triển ở tất các xã phường tạo điều kiện cho các cháu trong độ tuổi được tới lớp. - Thị xã hiện có 73/87 trường học đạt chuẩn quốc gia, bao gồm trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên, với 959 lớp học thu hút trên 30 ngàn học sinh các cấp đáp ứng được nhu cầu học tập của con em các dân tộc trên địa bàn thị xã. * Văn hoá - thể dục thể thao -Văn Hóa: Hiện tại các công trình văn hoá trên địa bàn thị xã gồm: 01 thư viện, 01 khu vui chơi trên địa bàn phường Đông Triều; công viên nước, khu vui chơi giải trí tại phường Mạo Khê; sân khấu ngoài trời tại xã Yên Thọ. Toàn thị xã có 173 nhà văn hoá thôn, khu ở các xã, phường. Các di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng 23 di tích; trong đó cấp Bộ quản lý 8 di tích, cấp tỉnh quản lý 15 di tích. Hoạt động văn hoá, thông tin có nhiều chuyển biến tích cực, đã tập trung tuyên truyền về các nhiệm vụ chính trị trọng tâm của Đảng, Nhà nước, của tỉnh và tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn huyện với nhiều nội dung và hình thức phong phú. Đến nay đã có 65% số làng, khu phố, 90% số cơ quan đạt danh hiệu làng, khu phố, cơ quan văn hoá và có 90% hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá, 98% số thôn, khu phố có nhà văn hoá. -Thể dục thể thao: Trong những năm qua, phong trào thể dục thể thao trên địa bàn thị xã Đông Triều luôn tăng cao, giữ gìn và phát huy các phong trào truyền thống của đại phương. Như tại phường Hưng Đạo, phong trào đá bóng nam giao lưu giữa các khu vào dịp Tết Nguyên Đán đã được duy trì suốt mấy chục năm qua. Đặc biệt Đông Triều đã tổ chức thành công Đại hội thể dục thể thao 2017 với sự tham gia của 21 xã phường trên địa bàn, thu hút hàng chục nghìn cán bộ, nhân dân trên địa bàn thị xã tham gia. Thông qua đại hội nhằm động viên khuyến khích đông đảo quần chúng tham gia luyện tập thể dục thể thao, nâng cao chất lượng phng
  47. 38 trào thể dục thể thao quần chúng, khôi phục và phát triển các môn thể thao dân tộc, truyền thống của quê hương Đệ tứ chiến khu. * Năng lượng - Bưu chính viễn thông Thông tin liên lạc của thị xã phát triển mạnh và đa dạng, ngày càng hiện đại, mạng lưới bưu điện phát triển đến khắp các địa phương. Hoạt động bưu chính viễn thông luôn đảm bảo thông tin phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo của chính quyền các cấp, đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, 100% điểm Bưu điện văn hoá xã được trang bị máy Fax và kết nối internet phục vụ nhu cầu của nhân dân * An ninh quốc phòng Công tác an ninh, quốc phòng trên địa bàn thị xã: tập trung lãnh đạo xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng và củng cố khu vực phòng thủ của thị xã vững chắc. Tổ chức và hướng dẫn tuyên truyền theo chỉ đạo của Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh ủy về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông để cán bộ, giúp nhân dân hiểu rõ và đồng thuận với các chủ trương của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh với hành động vi phạm chủ quyền Việt Nam, vi phạm pháp luật quốc tế của Trung Quốc. Tăng cường nắm chắc tình hình, giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trận tự an toàn xã hội trên địa bàn; đồng thời tổ chức gặp gỡ, động viên các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động trên địa bàn yên tâm sản xuất kinh do 4.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên – tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường Từ những nghiên cứu, tổng hợp, phân tích các đặc điểm điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, xã hội, cảnh quan môi trường của thị xã Đông Triều, có những đánh giá về lợi thế và hạn chế như sau: 4.1.3.1.Các lợi thế Nằm ở cửa ngõ phía tây của tỉnh Quảng Ninh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ khá thuận lợi, là điều kiện để Đông Triều giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội với các khu vực trong và ngoài tỉnh.
  48. 39 Tài nguyên đa dạng và phong phú đặc biệt là đá vôi xi măng, than đá, sét gốm, sét gạch ngói để phát triển công nghiệp xi măng, điện, đóng tàu, gốm sứ vật liệu xây dựng, tài nguyên đất đai, tài nguyên rừng cho phép sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp một cách toàn diện phục vụ nhu cầu trong và ngoài thị xã. Đông Triều có nhiều di tích lịch sử văn hoá quan trọng nằm trong quần thể di tích Yên Tử, là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch và dịch vụ. Kinh tế liên tục ổn định, tăng trưởng và phát triển ở mức cao, kinh tế Công nghiệp, dịch vụ thương mại có sự phát triển nhanh, là yếu tố quan trọng để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của thị xã. Trên địa bàn có một số nông sản có thương hiệu (như na, bưởi, cam v.v) có giá trị kinh tế cao, tạo điều kiện phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới. Nhân dân có truyền thống cách mạng lâu đời, là mảnh đất của Đệ tứ chiến khu, có nguồn lao động dồi dào, có đội ngũ cán bộ khoa học ngày càng lớn mạnh, là yếu tố nội sinh để phát triển kinh tế – xã hội của Đông Triều theo tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. 4.1.3.2.Các hạn chế Phát triển kinh tế chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của thị xã, hiệu quả và sức cạnh tranh ở một số lĩnh vực kinh tế còn thấp. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng chậm, ngành trồng trọt còn chiếm tỷ trọng cao, chưa chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp địa phương hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, các ngành dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của địa phương. Cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội chưa đáp ứng được với yêu cầu phát triển của thị xã, phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, dịch vụ còn chậm, chưa đầu tư khai thác mạnh tiềm năng tạo các sản phẩm du lịch đặc trưng, như du lịch sinh thái, du lịch tâm linh. Đông Triều cũng là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của biến đổi khí hậu do tính cực đoan của các hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
  49. 40 4.2. Thực trạng chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016 4.2.1. Đánh giá tình hình sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016 Để thấy được tổng thể về hiện trạng sử dụng đất giai đoạn 2012 - 2016 của thị xã Đông Triều, đề tài đã phân tích hiện trạng sử dụng đất qua từng năm. Năm 2012: Số liệu hiện trạng sử dụng đất năm 2012 được trình bày ở bảng 4.1. Qua số liệu bảng 4.1 cho thấy năm 2012 huyện Đông Triều có tổng diện tích tự nhiên là 39658.35 ha. Trong ba nhóm đất, thì nhóm đất nông nghiệp chiếm diện tích cao nhất: 31160.47 ha (78.57%); tiếp đến là đất phi nông nghiệp: 7257.94 ha (18.30%) và có 1239.94 ha đất chưa sử dụng (chiếm 3.13 %). Bảng 4.2. Thực trạng sử dụng đất năm 2012 của huyện Đông Triều Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 39658,35 100,00 I Đất nông nghiệp 31160,47 78,57 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12189,43 39,12 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6330,67 51,94 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5978,90 94,44 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 351,77 5,56 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5858,78 48,06 1.2 Đất lâm nghiệp 17508,71 56,19 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7270,70 41,53 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9534,49 54,46 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 653,26 4,01 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1365,53 4,38 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00
  50. 41 Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) 1.5 Đất nông nghiệp khác 96,80 0,31 II Đất phi nông nghiệp 7257,94 18,30 2.1 Đất ở 1243,87 17,14 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 970,26 78,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị 273,61 22,00 2.2 Đất chuyên dùng 3782,52 52,12 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 26,81 0,71 2.2.2 Đất quốc phòng 363,28 9,60 2.2.3 Đất an ninh 89,12 2,36 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 156,25 4,13 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1103,14 29,16 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 2043,92 54,04 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 32,45 0,45 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,33 0,18 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 171,68 2,37 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 988,34 13,62 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1025,75 14,13 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 III Đất chưa sử dụng 1239,94 3,13 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 263,07 21,22 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 860,07 69,40 3.3 Núi đá không có rừng cây 116,38 9,38 IV Đất có mặt nước ven biển 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN & MT thị xã Đông Triều Năm 2013: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Triều được tập hợp tại bảng 4.2. Từ số liệu thống kê bảng 4.2 cho chúng ta thấy đất nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất: 31134.73 ha (chiếm 78.51 %), đất phi nông nghiệp đạt 7286.47 ha (chiếm 18.37 %) và đất chưa sử dụng còn lại là 1237.14 ha (chiếm 3.12 %).
  51. 42 Bảng 4.3. Thực trạng sử dụng đất năm 2013 của huyện Đông Triều Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 39658,35 100,00 I Đất nông nghiệp 31134,73 78,51 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12112,35 38,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6304,15 52,05 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5951,11 94,40 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 353,04 5,60 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5808,21 47,95 1.2 Đất lâm nghiệp 17470,92 56,11 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7273,67 41,63 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9545,28 54,64 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 651,97 3,73 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1460,55 4,69 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 90,90 0,30 II Đất phi nông nghiệp 7286,47 18,37 2.1 Đất ở 1258,53 17,27 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 971,55 77,20 2.1.2 Đất ở tại đô thị 286,98 22,80 2.2 Đất chuyên dùng 3813,37 52,34 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,27 0,74 2.2.2 Đất quốc phòng 363,28 9,53 2.2.3 Đất an ninh 89,13 2,34 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 155,60 4,08 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1113,18 29,19 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 2063,90 54,12 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 32,27 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,33 0,18 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 171,68 2,36 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 983,39 13,50 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1013,90 13,91 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 III Đất chưa sử dụng 1237,14 3,12 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 256,02 20,69 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 864,74 69,90 3.3 Núi đá không có rừng cây 116,39 9,41 IV Đất có mặt nước ven biển 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Đông Triều
  52. 43 Năm 2014: Hiện trạng sử dụng đất của huyện Đông Triều được tập hợp tại bảng 4.3. Từ số liệu thống kê bảng 4.3 cho chúng ta thấy đất nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất: 31119.25 ha (chiếm 78.47 %), đất phi nông nghiệp đạt 7307.03 ha (chiếm 18.43 %) và đất chưa sử dụng còn lại là 1232.08 ha (chiếm 3.10 %). Bảng 4.4. Thực trạng sử dụng đất năm 2014 của huyện Đông Triều Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 39658,35 100,00 I Đất nông nghiệp 31119,25 78,47 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12104,61 38,90 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6295,73 52,01 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5942,83 94,39 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 352,90 5,61 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5808,88 47,99 1.2 Đất lâm nghiệp 17460,75 56,11 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7272,47 41,56 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9537,27 56,62 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 651,01 3,82 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1458,08 4,69 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 95,80 0,30 II Đất phi nông nghiệp 7307,03 18,43 2.1 Đất ở 1257,55 17,21 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 770,94 61,30 2.1.2 Đất ở tại đô thị 486,61 38,70 2.2 Đất chuyên dùng 3836,01 52,50 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 28,79 0,75 2.2.2 Đất quốc phòng 363,28 9,47 2.2.3 Đất an ninh 89,12 2,32 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 156,25 4,07 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1134,54 29,58 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 2064,02 53,81 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 32,27 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,33 0,18 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 171,68 2,35 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 982,28 13,44 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1013,90 13,88 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 III Đất chưa sử dụng 1232,08 3,10 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 255,20 20,71 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 860,49 69,84 3.3 Núi đá không có rừng cây 116,39 9,45 IV Đất có mặt nước ven biển 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN&MT thị xã Đông Triều
  53. 44 Năm 2015: Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Đông Triều được tập hợp tại bảng 4.4. Từ số liệu thống kê bảng 4.4 cho chúng ta thấy đất nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất: 31098.80 ha (chiếm 78.42%), đất phi nông nghiệp đạt 7326.96 ha (chiếm 18.47%) và đất chưa sử dụng còn lại là 1232.59 ha (chiếm 3.11%) Bảng 4.5. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 của thị xã Đông Triều Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 39658,35 100,00 I Đất nông nghiệp 31098,80 78,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12091,58 38,88 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6284,45 51,97 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5932,60 94,40 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 351,86 5,60 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5807,13 48,03 1.2 Đất lâm nghiệp 17460,75 56,15 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7272,47 41,65 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9537,27 54,62 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 651,01 3,73 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1450,67 4,66 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 95,80 0,31 II Đất phi nông nghiệp 7326,96 18,47 2.1 Đất ở 1254,81 17,13 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 768,64 61,26 2.1.2 Đất ở tại đô thị 486,17 38,74 2.2 Đất chuyên dùng 3859,67 52,68 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 30,44 0,79 2.2.2 Đất quốc phòng 363,28 9,41 2.2.3 Đất an ninh 89,12 2,31 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 156,25 4,05 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1134,00 29,38 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 2086,57 54,06 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 32,27 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,33 0,18 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 171,68 2,34 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 981,32 13,39 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1013,88 13,84 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 III Đất chưa sử dụng 1232,59 3,11 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 255,71 20,75 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 860,49 69,81 3.3 Núi đá không có rừng cây 116,39 9,44 IV Đất có mặt nước ven biển 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN&MT Thị xã Đông Triều
  54. 45 Năm 2016: Hiện trạng sử dụng đất của thị xã Đông Triều được tập hợp tại bảng 4.5. Từ số liệu thống kê bảng 4.5 cho chúng ta thấy đất nhóm đất nông nghiệp vẫn chiếm diện tích lớn nhất: 31004.59 ha (chiếm 78.18%), đất phi nông nghiệp đạt 7375.91 ha (chiếm 18.60%) và đất chưa sử dụng còn lại là 1277.85ha (chiếm 3.22 %). Bảng 4.6. Hiện trạng sử dụng đất năm 2016 của thị xã Đông Triều Diện tích Cơ cấu TT Mục đích sử dụng đất (ha) (%) Tổng diện tích tự nhiên 39658,35 100,00 I Đất nông nghiệp 31004,59 78,18 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 12049,43 38,86 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 6279,17 52,11 1.1.1.1 Đất trồng lúa 5928,90 94,42 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 350,27 5,58 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 5770,26 47,89 1.2 Đất lâm nghiệp 17408,71 56,15 1.2.1 Đất rừng sản xuất 7247,50 41,63 1.2.2 Đất rừng phòng hộ 9510,19 54,63 1.2.3 Đất rừng đặc dụng 651,01 3,74 1.3 Đất nuôi trồng thủy sản 1450,66 4,68 1.4 Đất làm muối 0,00 0,00 1.5 Đất nông nghiệp khác 95,80 0,31 II Đất phi nông nghiệp 7375,91 18,60 2.1 Đất ở 1253,77 17,00 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 770,26 61,44 2.1.2 Đất ở tại đô thị 483,51 38,56 2.2 Đất chuyên dùng 3918,60 53,13 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 30,41 0,78 2.2.2 Đất quốc phòng 363,28 9,27 2.2.3 Đất an ninh 89,12 2,27 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 156,25 3,99 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 1197,95 30,57 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 2081,58 53,12 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 32,45 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 13,33 0,18 2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng 171,68 2,33 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 979,33 13,27 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 1006,76 13,65 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 III Đất chưa sử dụng 1277,85 3,22 3.1 Đất bằng chưa sử dụng 300,98 23,55 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 860,49 67,34 3.3 Núi đá không có rừng cây 116.38 9,11 IV Đất có mặt nước ven biển 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN&MT Thị xã Đông Triều.
  55. 46 Tóm lại: Qua đánh giá hiện trạng 5 năm sử dụng đất cho thấy thị xã Đông Triều mới đang phát triển và tốc độ phát triển cũng chưa đạt yêu cầu hiện nay. Điều này thể hiện ở diện tích đất nông nghiệp còn rất lớn và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cũng chưa rõ nét. 4.2.2. Đánh giá quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều, giai đoạn 2012 – 2016 Trong giai đoạn 2012 - 2016, diện tích các loại đất trên địa bàn thị xã có sự thay đổi tăng giảm khá rõ và đây chính là sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo thời gian. Về tổng diện tích tự nhiên: từ năm 2012 đến năm 2016 diện tích đất tự nhiên của thị xã Đông Triều không có sự thay đổi. Nhóm đất nông nghiệp: Trong giai đoạn có sự thay đổi, chủ yếu là giảm theo năm. Cụ thể, tổng diện tích đất nông nghiệp giảm theo năm: - Năm 2014 giảm 41.22 ha so năm 2012; - Năm 2016 giảm 114.76 ha so năm 2014; Việc giảm đất nông nghiệp chủ yếu tập trung vào đất sản xuất nông nghiệp và trong đó chủ yếu là giảm đất trồng cây hàng năm cụ thể là đất trồng lúa. Đất lúa, đất màu và cây ngắn ngày khác được chuyển sang đất phi nông nghiệp như đất ở, đất chuyên dùng. Đất lâm nghiệp có sự biến động nhưng không đồng đều, có sự giảm mạnh vào năm 2016, giảm 52.04 so với năm 2015, điều này cho thấy sự phát triển của xã trong giai đoạn chủ yếu lấy vào đất sản xuất nông nghiệp là chính, ngoài ra còn lấy vào đất lâm nghiệp. Nhóm đất phi nông nghiệp: tăng liên tục trong giai đoạn, cụ thể: - Năm 2014 tăng so với năm 2012 là 49.09ha. - Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 30,8 ha. Trong nội bộ đất phi nông nghiệp, các loại đất không có thay đổi lớn. Đất chuyên dùng cũng tăng đáng kể trong giai đoạn, khoảng 100 ha trong vòng 5 năm 2012 – 2016. Nhóm đất chưa sử dụng: Đất chưa sử dụng của thị xã Đông Triều không lớn, chỉ khoảng hơn 1200 ha giảm chậm qua các năm. Năm 2016 tăng 45.26 ha so với năm 2015. Để có bức tranh tổng quát về chuyển đổi mục đích các loại đất trong giai đoạn 2012 - 2016, đề tài đã tính toán số liệu tương đối qua các năm, đó là tỷ lệ các loại đất so với tổng diện tích tự nhiên của từng năm. Từ số liệu cho thấy tổng thể quá trình giảm diện tích đất nông nghiệp, nhất là đất sản xuất nông nghiệp; sự tăng đất phi nông nghiệp không tập trung ở một loại đất cụ thể, mà tăng khá đồng đều giữa các loại đất, phản ánh phù hợp ở số liệu cơ cấu tỷ lệ phần trăm.
  56. 47 Một vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo số liệu tương đối cho thấy đất nông nghiệp giảm chậm và còn chiếm con số quá lớn, xung quanh 78%. Điều này phản ánh một thực trạng đáng lưu ý là tốc độ phát triển đô thị (đô thị hoá) còn quá chậm so với yêu cầu hiện nay. Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng đang chiếm khoảng 13% so với tổng diện tích đất phi nông nghiệp, giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên diện tích giảm là không đáng kể do khó thay đổi và theo lộ trình quy hoạch của thị xã thì việc xác định diện tích các sông suối, hồ đập là một yếu tố môi trường quan trọng đảm bảo môi trường cảnh quan. Bảng 4.7: Tỷ lệ các loại đất so với tổng diện tích tự nhiên của từng năm ĐVT: % Năm TT Mục đích sử dụng 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng diện tích tự nhiên 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 I Đất nông nghiệp 78,57 78,51 78,47 78,18 78,42 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 39,12 38,90 38,90 38,86 38,88 1.2 Đất lâm nghiệp 56,19 56,11 56,11 56,15 46,15 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 4,38 4,69 4,69 4,68 4,66 1.4 Đất nông nghiệp khác 0,31 0,30 0,30 0,31 0,31 II Đất phi nông nghiệp 18,30 18,37 18,43 18,60 18,47 2.1 Đất ở 17,14 17,27 17,21 17,00 17,13 2.1.1 Đất ở tại nông thôn 78,00 77,20 61,30 61,44 61,26 2.1.2 Đất ở tại đô thị 22,00 22,80 38,70 38,56 38,74 2.2 Đất chuyên dùng 52,12 5234 52,50 53,13 52,68 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan 0,71 0,74 0,75 0,78 0,79 2.2.2 Đất quốc phòng 9,60 9,53 9,47 9,27 9,41 2.2.3 Đất an ninh 2,36 2,34 2,32 2,27 2,31 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp 4,13 4,08 4,07 3,99 4,05 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp 29,16 29,19 29,58 30,57 29,38 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng 54,04 54,12 53,81 53,12 54,06 2.3 Đất cơ sở tôn giáo 0,45 0,44 0,44 0,44 0,44 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng 0,18 0,18 0,18 0,18 0,18 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, 2.5 2,37 2,36 2,35 2,33 3,34 nhà hỏa táng 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối 13,62 13,50 13,44 13,27 13,39 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng 14,13 13,91 13,88 13,65 13,84 2.8 Đất phi nông nghiệp khác 0,00 0,00 0,00 0,00 0,00 3 Đất chưa sử dụng 3,13 3,12 3,10 3,22 3,11 Nguồn: Phòng TN&MT Thị xã Đông Triều Để làm sáng tỏ hơn nữa về biến động đất đai trong giai đoạn 2012 - 2016 do chuyển đổi mục đích sử dụng, đề tài đã tính toán và đưa ra số liệu ở bảng 4.7. Từ số liệu bảng 4.7 cho thấy giai đoạn từ 2012 đến 2016 thì sự biến động đất đai do chuyển đổi mục đích sử dụng càng rõ hơn, cụ thể:
  57. 48 Bảng 4.8: Tình hình biến động đất đai của thị xã Đông Triều từ năm 2012 đến năm 2016 ĐVT: ha So với năm 2012 Diện tích Tăng(+) STT MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG Mã Diện tích năm 2016 giảm(-) năm 2012 2012 (1) (2) (3) (4) (5) (6)=(4)-(5) 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 31004,59 31160,47 -150,11 1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 12049,43 12189,43 -100 1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 6279,17 6330,67 -51,50 1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 5928,90 5978,90 -50,00 1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 350,27 351,77 -1,50 1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 5770,26 5858,78 -88,52 1.2 Đất lâm nghiệp LNP 17408,71 17508,71 -100,00 1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 7247,50 7270,70 -23,20 1.2.2 Đất rừng phòng hộ RPH 9510,19 9534,49 -24,30 1.2.3 Đất rừng đặc dụng RDD 651,01 653,26 -2,25 1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 1450,66 1365,53 85,13 1.4 Đất làm muối LMU 0,00 0,00 000 1.5 Đất nông nghiệp khác NKH 95,80 96,80 -1,00 2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 7375,91 7257,94 117,94 2.1 Đất ở OCT 1253,77 1243,87 9,90 2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 770,26 970,26 200,00 2.1.2 Đất ở tại đô thị ODT 483,51 273,61 210,10 2.2 Đất chuyên dùng CDG 3918,60 3782,52 136,09 2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 30,41 26,81 3,60 2.2.2 Đất quốc phòng CQP 363,28 363,28 0,00 2.2.3 Đất an ninh CAN 89,12 89,12 0,00 2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 156,25 156,25 0,00 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1197,95 1103,14 94,81 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 2081,58 2043,92 37,66 2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 32,45 32,45 0,00 2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 13,33 13,33 0,00 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa 171,68 171,68 0,00 2.5 táng NTD 2.6 Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối SON 97933 988,34 -9,01 2.7 Đất có mặt nước chuyên dùng MNC 1006,76 1025,75 -18,99 2.8 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00 0,00 3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 1277,85 1239,94 37,91 3.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 300,98 263,07 37,91 3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 860,49 860,07 0,00 3.3 Núi đá không có rừng cây NCS 116,38 116,38 0,00 4 Đất có mặt nước ven biển MVB 0,00 0,00 0,00 Nguồn: Phòng TN&MT Thị xã Đông Triều
  58. 49 - Đất nông nghiệp: Trong giai đoạn 2012 - 2016 diện tích đất nông nghiệp giảm. - Đất phi nông nghiệp tang 117.94 ha. - Đất chưa sử dụng tăng 37.91 ha. Tóm lại: Quá trình chuyển mục đích sử dụng các loại đất trong giai đoạn chủ yếu chuyển các loại đất nông nghiệp, mà chủ yếu là đất trồng cây ngắn ngày, sang đất phi nông nghiệp, mà chủ yếu cho đất chuyên dùng và đất ở. Việc khai thác đất chưa sử dụng đạt hiệu quả cao. 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến chuyển đổi mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Đông Triều giai đoạn 2012 – 2016 Sử dụng đất nói chung và chuyển đổi mục đích sử dụng đất của một địa phương nói riêng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Trong phạm vi của đề tài này chỉ đề cập 3 nhóm yếu tố tác động mạnh và trực tiếp, đó là: dân số và việc làm, đô thị hoá và yếu tố người sử dụng đất. 4.3.1. Yếu tố gia tăng dân số và việc làm Việc gia tăng dân số là yếu tố đầu tiên tác động đến sử dụng đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Rõ ràng đây là một áp lực tác động lên nhu cầu đất ở, trong khi quỹ đất chuyên dùng hầu như đã tới hạn. Vì vậy tất yếu phải chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất ở. Vấn đề việc làm cũng là một nguyên nhân gián tiếp làm chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hiện nay, thị xã Đông Triều đang trong giai đoạn phát triển, nhiều nhà máy, xí nghiệp, công ty mọc lên, đáp ứng nhu cầu việc làm cho người dân khu vực và những vùng miền khác tới sinh sống và làm việc. 4.3.2. Yếu tố đô thị hoá - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thị xã trong 5 năm 2012 - 2016 tăng dần. Thu nhập bình quân đầu người tăng theo từng năm Khi kinh tế phát triển, thể hiện qua thu nhập GDP/đầu người tăng sẽ cuốn hút lao động từ nông thôn vào thành phố và làm tăng nhu cầu đất ở.