Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

pdf 52 trang thiennha21 13/04/2022 5560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_moi_truong_khong_khi_nha_may_s.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO LAI, XÃ THỊNH HƯNG, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 – 2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐẶNG NGỌC ANH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ NHÀ MÁY SẢN XUẤT CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG CỦA CÔNG TY TNHH MTV BẢO LAI, XÃ THỊNH HƯNG, HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành/ngành : Khoa học môi trường Lớp : K47 KHMT Khoa : Môi trường Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS DƯƠNG THỊ MINH HÒA THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã được học và vận dụng lý thuyết vào trong thực tiễn. Được sự nhất trí của Ban Giám hiệu Nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Môi Trường, em đã về thực tập tại Viện Kỹ thuật Và Công nghệ Môi trường. Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp. Để hoàn thành đề tài này, trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: Ban Giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên. Ban chủ nhiệm khoa và tập thể các thầy giáo, cô giáo trong trường đã truyền đạt lại cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại nhà trường. Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công nhân viên của Viện Kỹ thuật và Công nghệ Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của cô giáo hướng dẫn: ThS Dương Thị Minh Hòa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Đặng Ngọc Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích 14 Bảng 4.1. Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải phát sinh tại nhà máy giai đoạn thi công xây dựng 25 Bảng 4.2.Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình vận tải 25 Bảng 4.3. Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình hàn 25 Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý II năm 2018 26 Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý II năm 2018 27 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý III năm 2018 29 Bảng 4.7. Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý III năm 2018 29 Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý IV năm 2018 30 Bảng 4.9. Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý III năm 2018 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Vị trí nhà máy 16 Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy 17 Hình 4.3. Dây chuyền chế biến đá chipform 18 Hình 4.3. Dây truyền chế biến bột siêu mịn 18 Hình 4.4. Dây chuyền đúc đá Block nhân tạo 19 Hình 4.5. Dây chuyền chế biến đá xẻ nhân tạo 20 Hình 4.6. Dây chuyền sản xuất hạt nhựa 21 Hình 4.7. Công nghệ sản xuất tổng thể nhà máy 21 4.1.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào 24 Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) khu vực sản xuất các quí trong năm 2018 33 Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO khu vực sản xuất các quý năm 2018 34 Hình 4.10.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 các quý năm 2018 34 Hình 4.11.Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 khu vực sản xuất các quý năm 2018 35 Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng khu vực sản xuất các quý năm 2018 35 Hình 4.13.Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) xung quanh các quý trong năm 2018 36 Bảng 4.14. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO xung quanh các quý năm 2018 37 Hình 4.15.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 xung quanh các quý năm 2018 37 Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 xung quanh các quý năm 2018 38 Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng xung quanh các quý năm 2018 39
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Kí hiệu Viết đầy đủ BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường CHXHCNVN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam MT Môi trường NĐ - CP Nghị định - Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ Quyết định QH Quốc hội SP Sản phẩm TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TT Thông tư
  7. v MỤC LỤC Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 2.1.2. Cơ sở pháp lý 7 2.2. Tình hình khai thác đá trên thế giới và Việt Nam 8 2.2.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá trên thế giới 8 2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá tại Việt Nam 10 2.3. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên thế giới và Việt Nam 11 2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên thế giới 11 2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng ở Việt Nam 12 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 13 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành 13 3.3. Nội dung nghiên cứu 13 3.4. Các phương pháp nghiên cứu 13 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu 13 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích 14
  8. vi 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh 15 Phần 4. KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 16 4.1. Tổng quan về Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai 16 4.1.1. Giới thiệu về Nhà máy 16 4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai 24 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai 26 4.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý II năm 2018 26 4.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý III năm 2018 28 4.3.3. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý IV năm 2018 30 4.3.4. Diễn biến chất lượng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai 33 4.4. Đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 39 4.4.1.Biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn 39 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải 40 4.4.3. Các giải pháp về quản lý 41 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42 5.1. Kết luận 42 5.2. Kiến nghị 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 44
  9. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Việt Nam có vị trí địa chất, địa lý độc đáo, là nơi giao cắt của hai vành đai sinh khoáng lớn Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, là nước nhiệt đới gió mùa phát triển mạnh các quá trình phong hoá thuận lợi cho sự hình thành khoáng sản. Qua 65 năm nghiên cứu điều tra cơ bản và tìm kiếm khoáng sản của các nhà địa chất Việt Nam cùng với các kết qủa nghiên cứu của các nhà địa chất Pháp từ trước cách mạng tháng 8 đến nay chúng ta đã phát hiện trên đất nước ta có hàng nghìn điểm mỏ và tụ khoáng của hơn 60 loại khoáng sản khác nhau từ các khoáng sản năng lượng, kim loại đến khoáng chất công nghiệp và vật liệu xây dựng. Trong đó, Yên Bái là một trong những tỉnh có trữ lượng khoáng sản phong phú và đa dạng đặc biệt là khai thác đá vôi trắng. Với nhu cầu ngày càng tăng của thị trường, cùng với đó là các chính sách mở cửa của tỉnh thì tính đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có hơn 121 giấy phép khai thác khoáng sản được cấp. Và đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà máy sản xuất và chế biến đá trắng Bảo Lai được công ty TNHH MTV đá trắng Bảo Lai khai thác và đưa vào hoạt động từ cuối năm 2015 với các sản phẩm: đá hạt Chipform, bột siêu mịn, hạt nhựa là 264.288 tấn/năm; đá block nhân tạo là 26.000m3/năm; đá xẻ nhân tạo là 875.000 m2/năm tận thu nguồn nguyên liệu khai thác tại chỗ và thu gom từ các nhà khai thác khác nhằm cung cấp các sản phẩm đá vôi trắng đã qua chế biến cho thị trường trong nước và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty và Nhà nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trong quá trình sản xuất của nhà máy, lượng chất khí thải thải ra môi trường một lượng không nhỏ bao gồm các chất có
  10. 2 thể gây ô nhiễm môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí của nhà máy sản xuất và chế biến đá vôi trắng, cần phải lấy mẫu và phân tích so sánh với QCVN để đưa ra các kết luận khách quan về hiện trạng môi trường không khí thực tế đang diễn ra tại khu vực sản xuất và chế biến đá vôi trắng. Xuất phát từ thực tế trên, em tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất tại Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Đánh giá hiện trạng môi trường không khí khu vực Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai. - Đề xuất các biện pháp nhằm hạn chế tối đa tác động của hoạt động khai thác, chế biến đá vôi trắng tới môi trường và con người. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1.Ý nghĩa trong khoa học - Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu. - Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho công tác sau này. - Bổ sung tư liệu cho học tập sau này. - Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường. 1.3.2.Ý nghĩa trong thực tiễn - Đưa ra được các đánh giá chung nhất về chất lượng môi trường không khí, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường có biện pháp thích hợp bảo vệ môi trường.
  11. 3 - Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách bảo vệ môi trường. - Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường cho mọi cộng đồng dân cư, cơ sở sản xuất kinh doanh.
  12. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 2.1.1.1. Khái niệm chung về môi trường * Khái niệm về môi trường: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” (Theo Điều 3, khoản 1, Luật bảo vệ môi trường năm 2014) [3]. * Khái niệm về ô nhiễm môi trường: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật” (Theo khoản 8 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3]. * Hoạt động bảo vệ môi trường: Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành môi trường trong lành” (Theo khoản 3 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3]. * Khái niệm tiêu chuẩn môi trường: Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của chất gây ô nhiễm trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyệ n áp dụng để bảo vệ môi trường (Theo khoản 6 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3]. * Quy chuẩn kỹ thuật môi trường: “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà 5 nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc để bảo vệ môi trường” (Theo khoản 5 điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014) [3].
  13. 5 2.1.1.2. Môi trường không khí và ô nhiễm môi trường không khí * Môi trường không khí : Môi trường không khí là lớp không khí bao quanh trái đất [4]. * Ô nhiễm môi trường không khí: “Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)” [4]. Vấn đề ô nhiễm không khí có thể chia một cách đơn giản thành 3 phần cơ bản sau đây: Nguồn ô nhiễm → Khí quyển → Nguồn tiếp nhận - Nguồn ô nhiễm là nguồn thải ra các chất ô nhiễm.Chất thải từ nguồn ô nhiễm phải được khống chế tại chỗ trước khi thải vào khí quyển.Các hệ thống khống chế ô nhiễm tại nguồn thải bao gồm: Thay đổi nguyên liệu, nhiên liệu gây ô nhiễm nhiều bằng nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm ít hoặc không gây ô nhiễm, cải tiến dây chuyền sản xuất để hạn chế ô nhiễm, nâng cao ống khói, thiết bị làm sạch khí thải. - Khí quyển là môi trường trung gian để vận chuyển các chất ô nhiễm từ nguồn phát thải đến nơi tiếp nhận. Khí quyển được chia làm 4 tầng dựa trên sự biến thiên nhiệt độ theo độ cao: + Tầng đối lưu: Lớp khí quyển tiến giáp mặt đất có bề dày 10 – 12km ở vĩ độ trung bình và khoảng 16 – 18km ở các cực. Tầng đối lưu hầu như hoàn toàn trong suốt với các tia bức xạ sóng ngắn của mặt trời nhưng thành phần hơi nước trong phần đối lưu hấp thụ rất mạnh bức xạ sóng dài của mặt đất, do đó tầng đối lưu được nung nóng chủ yếu từ mặt đất. Từ đó phát sinh ra sự xáo 6 trộn không khí theo chiều đứng, hình thành ngưng tụ hơi nước và khéo theo là mây, mưa. Trong tầng đối lưu nhiệt độ giảm theo chiều cao trung bình khoảng 0,5 – 0,6 0C/100m.
  14. 6 + Tầng bình lưu có độ cao từ 12 – 15 km trên mặt đất, trong tầng bình lưu có chứa tầng ozon nhờ đó các tia cực tím trong thành phần bức xạ của mặt trời bị hấp thụ mạnh nên nhiệt độ ở tầng này tăng theo độ cao đến 00C ở độ cao 55 km. + Tầng giữa của khí quyển ở phía trên tầng bình lưu có độ cao 50 – 55 km đến 85 km. Nhiệt độ không khí giảm gần như tỉ lệ nghịch bậc nhất với độ cao và đạt trị số gần -1000C. + Tầng nhiệt quyển là tầng trên cùng của khí quyển có lớp không khí loãng.Nhiệt độ trong tầng nhiệt quyển tăng và đạt đến trị số gần 12000C ở độ cao 700km. Hầu như các hiện tượng khí tượng chi phối đặc điểm thời tiết đều xảy ra trên tầng đối lưu, do đó tầng đối lưu có ý nghĩa rất lớn trong sự phát tán chất ô nhiễm. Ở tầng đối lưu các yếu tố khí tượng (tốc độ gió, hướng gió, nhiệt độ khí quyển, độ ẩm, không khí, bức xạ mặt trời, độ mây che phủ và độ ổn định của khí quyển), các yếu tố về nguồn thải từ các hoạt động sản xuất của con người (nhiệt độ khí thải, chiều cao ống khói, vận tốc khí thải, lưu lượng khí thải) và các yếu tố về địa hình (chiều cao, chiều rộng của các công trình, đồi núi, thung lũng), chất ô nhiễm sẽ phát tán, pha loãng, biến đổi hóa học hay xảy ra các quá trěnh sa lắng khô, sa lắng ướt. Các chất ô nhiễm sơ cấp sinh ra từ nguồn có thể biến đổi thành các chất ô nhiễm thứ cấp. Cuối cùng các chất ô nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn tiếp nhận. - Nguồn tiếp nhận chất ô nhiễm là con người, động, thực vật [5] 2.1.1.3. Một số khái niệm liên quan đến khai thác đá vôi trắng * Đá vôi trắng Đá vôi trắng hay còn được gọi là đá hộc có thành phần chủ yếu là CaCO3 (>98%) và các tạp chất khác như: MgO, Fe2O3, Al2O3 Đá vôi trắng sau khi được khai thác sẽ được chế biến thành các sản phẩm: Đá hạt Chipform,
  15. 7 bột siêu mịn, hạt nhựa, đá block nhân tạo, đá xẻ nhân tạo. Để sử dụng trọng các ngành xây dựng, các ngành công nghiệp sản xuất , thủ công mỹ nghệ * Công nghệ khai thác Khai thác đá tự nhiên là công việc không hề dễ dàng, để tạo ra được sản phẩm đá tự nhiên phục vụ cho các công trình xây dựng phải trải qua nhiều công đoạn. Công việc này đỏi hỏi người làm phải có kỹ thuật chuyên môn cao, tỉ mỉ và cẩn trọng trong từng khâu để đảm bảo an toàn tuyệt đối và sản phẩm đạt chất lượng. Quá trình khai thác là sự kết hợp của các quá trình thăm dò, xác định; sử dụng các trang thiết bị hiện đại để khai thác và cắt nhỏ các khối theo ý muốn. Sau đó sử dụng các xe chuyện dụng để đưa đến nhà máy chế biến. 2.1.2. Cơ sở pháp lý - Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23/06/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015. - Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội nước CHXHCNVN khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 17/11/2010; - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. - Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu; - Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; - Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; - Nghị định số158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản.
  16. 8 - Nghị định số 164/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản. - Thông tư số 38/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thông tư hướng dẫn về cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản. - Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Về quản lý chất thải nguy hại; - QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. - QCVN 06:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí xung quanh. - QCVN 19:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ. - QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. 2.2. Tình hình khai thác đá trên thế giới và Việt Nam 2.2.1. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá trên thế giới Với nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội, thì các hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và khai thác đá nói riêng đã và đang ngày càng phát triển mạnh trên thế giời. Với sự phát triển của công nghệ khai thác hiện đại, cùng với bàn tay, khối óc của con người đã tìm và khai thác được những mỏ đá trắng từ khắp mọi nơi trên thế giới. Phần lớn đá thiên nhiên được khai thác ở Iran, Italia, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Mêxico, Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp, Canada, Pháp và Brazil, [8].
  17. 9 Tại Mỹ, theo USGS (cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ ), sản lượng đá khối trên thế giới năm 2006 là 46.400 tấn trị giá 18.1 triệu USD so với sản lượng năm 2005 là 72.300 tấn trị giá 18,9 triệu USD. Sản lượng đá hoa vụn (crushed marble) năm 2006 là 11,8 triệu tấn đạt giá trị 116 triệu USD, trong đó 6,5 triệu tấn dùng sản xuất cacbonat canxi mịn và phần còn lại được sử dụng trong xây dựng. Nếu tính trong năm 2005 thì sản lượng đá hoa vụn là 7,76 triệu tấn trị giá 58,7 triệu USD, trong đó 4.8 triệu tấn dùng sản xuất cacbonat canxi mịn và phần còn lại dùng trong xây dựng. Nhu cầu đá khối của Mỹ khoảng 1,3 triệu tấn. Đá khối lớn có thể dùng làm gạch lót nền hoặc ốp tường. [9]. Tại Ấn Độ, công nghệ khai thác đá của họ rất phát triển và tận dụng triệt để nguồn tài nguyên này, họ áp dụng hình thức khai thác có chi phí thấp nhưng năng suất thu được rất cao. Đá hoa trắng của Ấn Độ thuộc dòng đô lô mít với hàm lượng CaCO3 khoảng 60 - 67% còn lại là tạp chất MgO, SiO2, đá trắng của Ấn Độ chỉ làm đá xẻ chứ không nghiền làm bột siêu mịn được vì hàm lượng tạp chất quá cao [8]. Hoạt động khai thác đá trên thế giới ngày càng phát triển mạnh đem lại lợi ích kinh tế khá cao, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người trên toàn thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích mà hoạt động khai thác đá đem lại thì hoạt động khai thác đá đã và đang gây ra những hậu quả nặng nề làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân. Quá trình nổ mìn, khoan cắt và vận chuyển đá đã tạo ra một lượng bụi rất lớn và gây nên những chấn động mạnh làm thay đổi cảnh quan, mất đa dạng sinh học. Trên thế giới hàng năm ngành khai thác đá đã xảy ra hàng trăm vụ sập mỏ đá do khai thác đá trái phép và do công nghệ không đảm bảo an toàn cho công nhân khu vực khai thác, cướp đi sinh mạng của hàng trăm người [8].
  18. 10 2.2.2. Tình hình khai thác và tiêu thụ đá tại Việt Nam * Khai thác đá trắng: Tính đến hiện nay toàn quốc đã cấp phép khoảng 70 mỏ đá hoa trắng, đá trắng tập trung chủ yếu ở các tỉnh Nghệ An, Hòa Bình, Lai Châu, đặc biệt ở với trữ lượng lớn ở tỉnh Yên Bái với hơn 30 giấy phép khai thác sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn . Các mỏ khai thác với quy mô vừa và lớn, khai thác bằng phương pháp lộ thiên bán cơ giới hóa (xúc bốc, vận chuyển, khoan nổ mìn); đặc biệt đối với các mỏ khai thá đá ốp lát đã dùng máy cắt bằng dây kim cương để khai thác đá Block. Tổng công suất khai thác theo giấy phép là 2,0 triệu m3/năm đá ốp lát; 13,25 triệu tấn/năm đá nghiền bột (6,91 triệu m3/năm): Tổng sản lượng khai thác (năm 2010, 2011 và 6 tháng năm 2012) là 49.787 m3 đá làm ốp lát; 5,42 triệu tấn đá nghiền bột. Như vậy so với công suất khai thác theo giấy phép, công suất khai thác theo thực tế chỉ đạt 1% đối với đá ốp lát và 16% đối với đá làm bột. Tổng số vốn đầu tư là treen 1.026 tỷ đồng; tổng số lao động là 1.290 người. Thị trường tiêu thụ khai thác từ các mỏ trên địa bàn tỉnh Yên Bái chủ yếu trong nước và một phần xuất khẩu sang Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và các nước khác. Việc các đơn vi sử dụng cơ giới hóa trong việc khai thác và chế biến đá vôi trắng là yêu cầu tất yếu trong quá trình phát triển hiện nay; tuy nhiên một số đơn vị còn chậm triển khai đầu tư xây dựng cơ sở khai thác và chế biến, cơ sở hạ tầng còn chưa được chú trọng đầu tư (Điện, đường giao thông), do đó giá trị sản phẩm khai thác đạt thấp [10]. * Tiêu thụ đá trắng: Đá trắng ở nước ta có quy mô lớn và chất lượng tương đối tốt có thể dùng làm đá ốp lát hoặc làm khoáng chất công nghiệp, làm khoáng chất công nghiệp, sản xuất xi măng. Trong đó: Đá vôi trắng làm đá ốp lát: khoảng 1.300 triệu m3; Đá vôi trắng làm xi măng và khoáng chất công nghiệp: khoảng 600 triệu m3 (tương đương 1.620 triệu tấn).
  19. 11 Trung bình hàng năm qua cảng Cửa Lò (Nghệ An) đã có hơn 700.000 tấn đá trắng xuất khẩu đi các nước chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Tuy nhiên, vẫn chủ yếu là xuất khẩu đá trắng chưa qua chế biến [10]. 2.3. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng trên thế giới Khai thác đá hiện nay đang là ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất cao, đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, hậu quả của hoạt động khai thác đá lại là vấn đề đang được quan tâm trong những năm gần đây (vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác, chế biến đá và tình trạng khai thác đá trái phép tại nhiều nước có trữ lượng đá lớn trên thế giới). Khai thác đá tạo ra một lượng bụi rất lớn, lớn hơn gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép, thậm chí có những nơi nồng độ bụi cao gấp 10 lần tiêu chuẩn cho phép. Bên cạnh đó, tại các mỏ khai thác còn thải ra một lượng lớn khí độc hại như CO, SO2, đây là những khí rất độc hại đối với môi trường và những người lao động tại chính cơ sở khai thác và sản xuất đá. Một số khu vực khai thác do công nghệ khai thác chủ yếu là công nghệ thủ công, không được trang bị những thiết bị tiên tiến trong quá trình khai thác và chế biến đá đều phát sinh ra một lượng bụi rất lớn làm ô nhiễm môi trường ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác. Như vậy, hoạt động khai thác đá trên thế giới đang diễn ra rất mạnh trong những năm gần đây, cung cấp phần lớn các nguyên liệu phục vụ cho nhu cầu của con người. Cùng với sản lượng khai thác đá ngày càng tăng, thì ngành công nghiệp khai thác đá trên toàn thế giới cũng đang phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của hoạt động khai thác đá để lại, trong đó đáng nói đến nhiều nhất là vấn đề ô nhiễm môi trường.
  20. 12 2.3.2. Hiện trạng môi trường không khí các khu vực khai thác đá trắng ở Việt Nam Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển chung của cả nước, các hoạt động khai thác khoáng sản ở nước ta đã và đang góp phần to lớn vào công cuộc đổi mới đất nước. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác khoáng sản, đặc biệt là khai thác đá vẫn luôn là mối hiểm họa ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường. Trong quá trình khai thác mỏ, con người đã làm thay đổi môi trường xung quanh, làm phá vỡ cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm môi trường. Tác động tới môi trường không khí và nước: Hoạt động khai thác đá thường sinh ra một lượng bụi lớn có nguồn gốc chủ yếu từ hoạt động nổ mìn, khoan cắt đá, từ quá trình vận chuyển đá về bãi tập kết và các chất thải rắn, chất thải sinh hoạt, các bụi thải không được quản lý, xử lý chặt chẽ tham gia vào thành phần nước mưa, nước chảy tràn cung cấp cho nguồn nước tự nhiên là những tác động tiêu cực tới môi trường, gây ô nhiễm môi trường nước và không khí xung quanh khu vực mỏ khai thác. Tác động tới các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác: Hoạt động khai thác đá làm thay đổi cảnh quan môi trường, mất cân bằng sinh thái, làm thoái hóa lớp đất mặt, gây sạt lở mất an toàn lao động và trong quá trình khai thác đá còn tạo ra tiếng ồn và những chấn động lớn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người dân xung quanh khu vực khai thác.
  21. 13 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Phạm vi nghiên cứu: Khí khu vực sản xuất và khí xung quanh Nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai. 3.2. Địa điểm, thời gian tiến hành - Địa điểm nghiên cứu: Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. - Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2018 đến tháng 12/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Nội dung 1: Tổng quan về Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai - Nội dung 2: Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai - Nội dung 3: Đánh giá chung và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường không khí cho Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng 3.4. Các phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu - Kế thừa số liệu về tình hình hoạt động khai thác, chế biến đá trắng tại các báo cáo của Công ty, Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường. - Nghiên cứu các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật về công tác quản lý môi trường không khí.
  22. 14 3.4.2. Phương pháp lấy mẫu, phân tích - Số lượng mẫu: Đề tài tiến hành lấy 8 mẫu khí xung quanh khu vực nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng Bảo Lai. Bảng 3.1. Tên và vị trí các điểm lấy mẫu phân tích Vị trí lấy mẫu TT Tên điểm lấy mẫu Ký hiệu Kinh độ Vĩ độ 1 Khu phía Đông của dự án KK01 2402417 526714 2 Khu phía Đông Bắc của dự án KK02 2402507 526607 3 Khu phía Bắc của dự án KK03 2402456 526885 4 Khu phía Nam của dự án KK04 2402523 526667 5 Lối đi vào cổng chính KK05 2402541 526536 6 Khu vực xây nhà điều hành KK06 2402503 526360 7 Khu vực xây dựng nhà kho KK07 2402354 526452 Khu vực xây dựng nhà xưởng đá 8 KK08 2402417 526714 nhân tạo Ghi chú: Hệ tọa độ VN 2000, kinh truyến trục 105000’ múi chiếu 6 - Chỉ tiêu theo dõi: Tiếng ồn; SO2; NO2; CO; Bụi tổng. - Phương pháp lấy mẫu và phân tích : Mẫu được bảo quản và phân tích tại Viện Kỹ thuật và Công nghệ môi trường. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu như sau: + Tiếng ồn Leq: TCVN 7878-2:2010 (ISO 1996-2:2007) về âm học - Mô tả, đo và đánh giá tiếng ồn môi trường - Phần 2 - Xác định mức tiếng ồn môi trường.
  23. 15 + SO2: TCVN 5971:1995 (ISO 6767 : 1990) về không khí xung quanh - xác định nồng độ khối lượng của lưu huỳnh dioxit - phương pháp tetracloromercurat (TCM). + NO2: TCVN 6137:2009 (ISO 6768 : 1998) về Không khí xung quanh - Xác định nồng độ khối lượng của nitơ điôxit. + CO: CDATET.HDHT.CO: Quy trình nội bộ hướng dẫn phân tích CO trong phòng thí nghiệm. + Bụi tổng : TCVN 5977:2009 (ISO 9096 : 2003) về Phát thải nguồn tĩnh - Xác định nồng độ khối lượng của bụi bằng phương pháp thủ công. 3.4.3. Phương pháp tổng hợp so sánh Tổng hợp số liệu thu thập được, so sánh với các Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 05:2013/BTNMT, QCVN 06:2009/BTNMT, QCVN 19: 2009/BTNMT, QCVN 26: 2010/BTNMT, Quyết định 3733/BYT để đưa ra kết luận về hiện trạng môi trường không khí khu vực nhà máy.
  24. 16 Phần 4 KÊT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tổng quan về Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai 4.1.1. Giới thiệu về Nhà máy 4.1.1.1. Vị trí địa lí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của Công ty TNHH MTV Bảo Lai đặt tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Nhà máy có diện tích 22,5 ha, có ranh giới tiếp giáp như sau: - Phía Đông Nam giáp hồ Thác Bà. - Phía Tây giáp đường Hoàng Thi. - Phía Bắc giáp đường Hoàng Thi. - Phía Nam giáp hồ Thác Bà. Hình 4.1. Vị trí nhà máy
  25. 17 4.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai Công ty TNHH một thành viên đá trắng Bảo Lai đã có quyết định chủ trương đầu tư số 2515/QĐ-UBND của UBND tỉnh Yên Bái ngày 25/11/2015 cho phép công ty Đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng tại thôn Ao Khoai, xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái. Công ty có 119 cán bộ, công nhân viên. Mô hình tổ chức của Công ty như hình 4.2 dưới đây: Hình 4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý của Nhà máy 4.1.1.3. Công suất khai thác Công suất khai thác bình quân hàng năm: - Sản phẩm đá chipform: 144.000 tấn/năm; - Sản phẩm bột siêu mịn: 86.688 tấn/năm; - Sản phẩm hạt nhựa: 33.600 tấn/năm; - Sản phẩm đúc block nhân tạo: 26.000 m3/năm; - Sản phẩm xẻ đá nhân tạo: 875.000 m2/năm. 4.1.1.4. Công nghệ sản xuất, vận hành A./. Sơ đồ công nghệ Nhà máy có 5 dây truyền công nghệ sản xuất, chế biến được thể hiện tại các hình sau:
  26. 18 * Dây truyền chế biến bột siêu mịn Hình 4.3. Dây chuyền chế biến đá chipform Hình 4.3. Dây truyền chế biến bột siêu mịn
  27. 19 Đá Nhựa Phụ giá Chất độn Hệ thống cân định Hệ thống cân định lượng lượng Máy trộn Bụi, tiếng ồn Máy trộn thứ cấp và khuấy Máy ép chân không Block sau khi ép được lưu giữ trong khuân đúc 24h Block lấy ra khỏi khuân lưu giữ 6h Block chuyển sang gia công, Bụi, tiếng ồn cắt và đánh bóng Hình 4.4. Dây chuyền đúc đá Block nhân tạo
  28. 20 Bụi, Bụi, tiếng tiếng ồn ồn, nước thải Bụi, tiếng ồn Tiếng ồn Hình 4.5. Dây chuyền chế biến đá xẻ nhân tạo
  29. 21 Hình 4.6. Dây chuyền sản xuất hạt nhựa KHAI THÁC MỎ/ QUARRY EXPLOITATION ĐÁ HỘC/ BROKEN BLOCKS NGHIỀN CHIPFORM/ Chipform to CHIPFORM GRINDING Bán/Sales ARTIFICIAL Block Casting ĐÚC BLOCK NHÂN TẠO/ BLOCKS Tận thu ARTIFICIAL BLOCK CASTING Superfine Bụi, tiếng ồn, BLOCK NHÂN TẠO Powder to Block rung Casting NGHIỀN SIÊU MỊN/ TIÊU THỤ/SALES Bột mịn SUPERFINE GRINDING Bán/Sales chuyển đúc Block Superfine Powder to Plastic beats XƯỞNG XẺ và ĐÁNH BÓNG/ CUTTING & POLISHING HẠT NHỰA/ Bụi, PLASTIC BEATS ồn, Bán/Sales ĐÁ SLABS/ nước SLABS thải Hình 4.7. Công nghệ sản xuất tổng thể nhà máy
  30. 22 B./. Thuyết minh quy trình sản xuất B1./. Quy trình sản xuất đá hạt chipform Đá hộc đầu vào có kích cỡ nhỏ hơn 60cm sẽ được chuyển vào phễu cấp liệu bằng xe howo và máy xúc lật, sau đó đổ vào máy nghiền hàm, từ máy nghiền hàm chuyển sang máy nghiền phản kích, hệ thống sàng rung đa tầng, máy nghiền cát, sàng rung cao tần (phân loại sản phẩm), kho dự trữ thông qua các băng tải kết nối với sàng cao tầng. Sản phẩm sau khi qua hệ thống máy móc được phân thành các loại cỡ hạt: - Từ 15-25mm: Làm nguyên liệu cho xưởng đúc block nhân tạo; - Từ 4-12mm: Mang đi tiêu thụ; - Dưới 4mm: Làm nguyên liệu cho dây chuyền nghiền mịn. B2./. Quy trình sản xuất chế biến bột siêu mịn Nguyên liệu đá có kích cỡ ≤ 4mm được chuyển vào silo chứa nguyên liệu thông qua hệ thống băng tải và gầu nâng. Nguyên liệu máy nghiền HLMX1200ME thông qua băng tải cấp liệu, nguyên liệu sau khi được nghiền sẽ được phân loại bằng máy phân ly và được thu gom qua hệ thống lọc bụi mạch xung nhiều đầu. Sản phẩm sau khi được phân loại sẽ được vận chuyển đến silo thành phẩm thông qua hệ thống đẩy bột bằng động lực học và được chia thành các loại cỡ hạt chính: + Cỡ hạt thông thường và qua một phân ly từ 8-10 µm; + Cỡ hạt < 5 µm sẽ thông qua phân ly thứ cấp tới silo thành phẩm; - Sản phẩm từ 8-10 µm bán cho khách hàng và dùng làm nguyên liệu cho dây chuyền hạt nhựa, dây chuyền đá bkocl nhân tạo. - Sản phẩm <5 µm bán cho khách hàng (có giá trị kinh tế cao) B3./. Quy trình sản xuất hạt nhựa:
  31. 23 1. Nguyên liệu: Tùy theo nhu cầu của khách hàng có 2 dòng sản phẩm chính là PP và PE 1.1. Nguyên liệu của hạt nhựa PP: Bột đá (84%); PP (7,6%), bột kẽm (0,7%), axit (1%), dầu trắng (4,2%) 1.2. Nguyên liệu của hạt nhựa PE: Bột đá (84%); PE (1%), bột kẽm (0,7%), axit (1%), dầu trắng (4,2%), phụ gia (12%). 2. Quy trình sản xuất: Bột đá được chuyển từ silo thành phẩm và các phụ gia theo bảng phối liệu tới thùng trộn tổng hợp tại đây sẽ diễn ra quá trình khấy trộn hỗn hợp nguyên liệu Hỗn hợp nguyên liệu được chuyển vào máy xoắn ruột gà bằng hệ thống bơm. Tại máy xoắn ruột gà xảy ra quá trình nấu chín hỗn hợp nguyên liệu, dựa vào ma sát. Sau khi hỗn hợp nấu chín sẽ chạy qua sàng đục lỗ, qua hệ thống làm mát, đến máy cắt hạt, sau khi qua máy cắt hạt sẽ đến máy ly tâm, tại đây hạt nhựa được vê tròn và chuyển lên bồn chứa thành phầm thông qua hệ thống đẩy. B4./. Quy trình sản xuất đúc đá Block nhân tạo: Bước 1: + Đá nguyên liệu có kích thước từ 1,2 đến 25 mm được cho vào hệ thống định lượng đá và được trộn đều trong hệ thống trộn đá. + Chất phụ gia được cho vào hệ thống định lượng phụ gia và được trộn đều trong hệ thống trộn chất phụ gia. Bước 2: Đá nguyên liệu và chất phụ gia sau khi được trộn đều tại bước 1 sẽ được chuyển tiếp vào hệ thống trộn hỗn hợp (trộn đá và phụ gia) nhằm mục đích tạo sự kết dính giữa cốt đá và chất phụ gia. Bước 3: Hỗn hợp đá và chất phụ giá sau khi đã được trộn lẫn với nhau sẽ được chuyển tiếp sang hệ thống máy ép chân không để ép thành sản phẩm. * Quy trình xẻ đá block nhân tạo:
  32. 24 Đá nguyên liệu (đá khối) được đưa vào hệ thống máy xẻ để xẻ thành tấm sau đó được đưa qua hệ thống máy đánh bóng để làm bóng bề mặt của sản phẩm. Tùy thuộc theo yêu cầu của khách hàng đá tấm được đưa qua hệ thống máy cắt cầu để cắt thành các sản phẩm có kích thước khác nhau và chuyển sang công đoạn đóng gói sản phẩm. 4.1.1.5. Nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào A./. Nhu cầu nguyên liệu - Đá hộc nguyên liệu đầu vào dùng cho sản xuất đá hạt chipform là 151.579 tấn/năm. - Đá nguyên liệu cho xẻ đá. B./. Nhu cầu nhiên liệu Dầu diesel: 157.392.000 lít/năm 4.1.2. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí tại khu Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai Hiện tại Nhà máy đang trong giai đoạn thi công xây dựng, nguồn gây ô nhiễm không khí chủ yếu là bụi, khí thải phát sinh trong quá trình thi công các hạng mục: San lấp mặt bằng, đào móng công trình, hoạt động đào mương rãnh đặt cống thoát nước mưa, cống thoát nước thải. Khi các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên vật liệu ra vào công trình sẽ phát sinh ra một lượng khí thải nhất định chứa các chất gây ô nhiễm không khí, chủ yếu là bụi và các khí hữu cơ: SO2, NO2, CO, THC. Do quá trình trộn bê tông, khí thải phát sinh từ bụi silic, các khí này rất độc hại cho sức khỏe con người, vì khi vào cơ thể chúng tích tụ vào phổi không thoát ra ngoài.
  33. 25 Bảng 4.1. Tải lượng các chất ô nhiễm khí thải phát sinh tại nhà máy giai đoạn thi công xây dựng Chất ô Hệ số tải lượng Tổng lượng dầu Tổng tải lượng STT nhiễm (kg/tấn) (tấn/ngày) (kg/ngày) 1 SO2 2,8 0,53 2 NO2 12,3 0,189 2,32 3 CO 0,05 0,01 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Bảo Lai) Bảng 4.2.Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình vận tải Tổng Chất ô Hệ số phát sinh Tổng tải lượng STT chiều dài nhiễm (kg/1000km) (kg/ngày) (km) 1 SO2 0,21 234 2 NOx 1,44 1.603 1113 3 CO 2,9 3.228 4 VOC 0,8 891 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Bảo Lai) Bảng 4.3. Tải lượng chất thải phát sinh trong quá trình hàn Hệ số ô nhiễm (mg/1 Tổng lượng ô Tải Chất ô que hàn) ứng với nhiễm/ Tải lượng lượng/h nhiễm đường kính que hàn 120.108 que /ngày (8h/ngày) 4mm (mg) Khói hàn 1.579 189.650.532 1.264.337 158.042 CO 50 6.005.400 40.036 5.004 NOx 70 8.407.560 56.050 7.006 (Nguồn: Công ty TNHH MTV Bảo Lai)
  34. 26 - Tiếng ồn ở khu vực này chịu ảnh hưởng bởi các hoạt động thi công và giao thông là chủ yếu. Bao gồm, các loại xe vận tải của công trường đang san lấp mặt bằng và các thiết bị thi công khác phục vụ cho các hoạt động xây dựng công trình của Nhà máy. 4.3. Đánh giá hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng của công ty TNHH MTV Bảo Lai 4.3.1. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý II năm 2018 4.3.1.1. Khí khu vực sản xuất Bảng 4.4. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý II năm 2018 Đơn Kết quả phân tích Quyết định TT Thông số vị KK06 KK07 KK08 3733/2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 23,0 23,9 24,1 32 2 Độ ẩm % 65,7 64,8 65,1 - 3 Tốc độ gió m/s 0,27 0,19 0,21 - 4 Tiếng ồn dBA 61,3 64,7 67,1 85 5 CO µg/m3 950 1123 1236 40.000 3 6 NO2 µg/m 12,6 21,5 22,6 10.000 3 7 SO2 µg/m 28,8 33,4 40,5 10.000 8 Bụi tổng µg/m3 160 220 240 4000 Ghi chú: - KK06: Khu vực xây nhà điều hành - KK07: Khu vực xây dựng nhà kho - KK08: Khu vực xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo - Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Nhận xét: Dựa vào bảng 4.4 ta có thể thấy các chỉ tiêu thông số khu vực sản xuất quý II năm 2018 của nhà máy đều đạt giới hạn cho phép. Thông số
  35. 27 tiếng ồn dao động từ 61,3 dBA đến 67,1 dBA; CO dao động từ 950 µg/m3 đến 3 3 3 1236 µg/m ; NO2 dao động từ 12,6 µg/m đến 22,6 µg/m ; SO2 dao động từ 28,8 µg/m3 đến 40,5 µg/m3 và thông số bụi tổng dao động từ 160 µg/m3 đến 240 µg/m3 Tuy nhiên chỉ tiêu thông số tiếng ồn có giá trị tương đối cao, điều này chứng tỏ có nguy cơ có thể bị ô nhiễm nếu như không có biện kháp triệt để. 4.3.1.2. Khí xung quanh Bảng 4.5. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý II năm 2018 Thông Đơn Kết quả QCVN 05: TT số vị KK01 KK02 KK03 KK04 KK05 2013/BTNMT Nhiệt 1 0C 23,6 23,0 24,1 24 23,5 - độ 2 Độ ẩm % 65,3 65,7 64,8 65,1 65,3 - Tốc 3 m/s 0,12 0,2 0,14 0,17 0,2 - độ gió Tiếng 4 dBA 61,4 65,3 64,7 67,1 65,2 70(*) ồn 5 CO µg/m3 968 907 1023 1026 1221 30.000 3 6 NO2 µg/m 18,7 16,6 18,2 19,8 17,8 200 3 7 SO2 µg/m 35,7 33,5 32,9 34,1 31,8 350 Bụi 8 µg/m3 130 110 150 170 210 300 tổng Ghi chú: - Vị trí lấy mẫu: + KK01: Khu phía Đông của dự án (X: 2402417; Y: 526714). + KK02: Khu phía Đông Bắc của dự án (X: 2402507; Y: 526607). + KK03: Khu phía Bắc của dự án (X: 2402456; Y: 526885). + KK04: Khu phía Nam của dự án (X: 2402523; Y: 526667) + KK05: Lối đi vào cổng chính (X: 2402541; Y: 526536). - Quy chuẩn so sánh: + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.
  36. 28 + (*) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - "-": Không quy định. Nhận xét: Dựa vào bảng 4.5 ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí xung quanh của nhà máy Bảo Lai quý II năm 2018 đều đạt giới hạn cho phép. Thông số tiếng ồn dao động từ 61,4 dBA đến 67,1 3 3 3 dBA; CO dao động từ 907 µg/m đến 1221 µg/m ; NO2 dao động từ 16,6 µg/m 3 3 3 đến 19,8 µg/m ; SO2 dao động từ 31,8 µg/m đến 35,7 µg/m và thông số bụi tổng dao động từ 110 µg/m3 đến 210 µg/m3. Tuy nhiên tiếng ồn của các khu vực xung quanh đều nằm sát ngưỡng cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT. Cùng với đó, các chỉ số về bụi tổng ở khu vực lối đi vào cổng chính cũng khá cao (210 µg/m3). Điều này chứng tỏ có nguy cơ có thể bị ô nhiễm nếu như không có biện kháp triệt để. 4.3.2. Hiện trạng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý III năm 2018 4.3.2.1. Khí khu vực sản xuất Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất vào Quý III năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.6. Qua bảng 4.6 ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu phân tích môi trường không khí khu vực sản xuất của nhà máy Bảo Lai quý III năm 2018 đều đạt giới hạn cho phép. Thông số tiếng ồn dao động từ 60,1 dBA đến 68,7 dBA; 3 3 3 CO dao động từ 1009 µg/m đến 1536 µg/m ; NO2 dao động từ 30,6 µg/m đến 3 3 3 42,6 µg/m ; SO2 dao động từ 36,7 µg/m đến 54,5 µg/m và thông số bụi tổng dao động từ 120 µg/m3 đến 200 µg/m3. Điều này cho thấy, nhà máy đã có những biện pháp kịp thời để kiểm soát môi trường không khí xung quanh nhà máy. Tuy nhiên tiếng ồn ở các khu vực xây dựng xưởng đá nhân tạo vẫn còn tương đối cao (68,7 dBA).
  37. 29 Bảng 4.6. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý III năm 2018 Đơn Kết quả phân tích Quyết định TT Thông số vị KK06 KK07 KK08 3733/2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 32 33,9 34,5 32 2 Độ ẩm % 68,6 67,1 67,8 - 3 Tốc độ gió m/s 0,5 0,4 1,1 - 4 Tiếng ồn dBA 60,1 62,5 68,7 85 5 CO µg/m3 1009 1323 1536 40.000 3 6 NO2 µg/m 30,6 38,2 42,6 10.000 3 7 SO2 µg/m 36,7 49,6 54,5 10.000 8 Bụi tổng µg/m3 120 180 200 4000 Ghi chú: - KK06: Khu vực xây nhà điều hành - KK07: Khu vực xây dựng nhà kho - KK08: Khu vực xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo - Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Nhận xét: 4.3.2.2. Khí xung quanh Bảng 4.7. Kêt quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý III năm 2018 Đơn Kết quả QCVN 05: TT Thông số vị KK01 KK02 KK03 KK04 KK05 2013/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 32,6 32,4 32,9 33,5 32,5 - 2 Độ ẩm % 65,9 68,6 67,1 67,8 65,9 - 3 Tốc độ gió m/s 0,7 0,5 1,1 0,9 0,8 - 4 Tiếng ồn dBA 61,2 58,6 57,8 67,4 64 70(*) 5 CO µg/m3 1068 1107 1023 1126 1310 30.000 3 6 NO2 µg/m 21,7 19,6 21,2 24,8 35,8 200 3 7 SO2 µg/m 36,7 32,5 34,6 38,5 43,1 350 8 Bụi tổng µg/m3 140 110 160 180 160 300
  38. 30 Ghi chú: - Vị trí lấy mẫu: + KK01: Khu phía Đông của dự án + KK02: Khu phía Đông Bắc của dự án + KK03: Khu phía Bắc của dự án + KK04: Khu phía Nam của dự án + KK05: Lối đi vào cổng chính - Quy chuẩn so sánh: + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + (*) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - "-": Không quy định. Nhận xét: Qua bảng 4.7 ta có thể nhận thấy tất cả các chỉ tiêu về môi trường không khí xung quanh quý III của Nhà máy Bảo Lai đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05: 2013/BTNMT. Thông số tiếng ồn dao động 3 3 từ 57,8 dBA đến 67,4 dBA; CO dao động từ 1068 µg/m đến 1310 µg/m ; NO2 3 3 3 dao động từ 19,6 µg/m đến 35,8 µg/m ; SO2 dao động từ 32,5 µg/m đến 43,1 µg/m3 và thông số bụi tổng dao động từ 110 µg/m3 đến 180 µg/m3. Các chỉ tiêu CO, NO2, SO2, bụi tổng dao động ở các mức tương đối ổn định. Tuy nhiên, chi tiêu tiếng ồn ở khu vực phía Nam của dự án vẫn còn tương đối cao (67,4 dBA) . 4.3.3. Hiện trạng chất lượng không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý IV năm 2018 4.3.3.1. Khí khu vực sản xuất Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất vào Quý III năm 2018 được thể hiện tại bảng 4.8.
  39. 31 Bảng 4.8. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất của Nhà máy Quý IV năm 2018 Đơn Kết quả phân tích Quyết định TT Thông số vị KK06 KK07 KK08 3733/2002/BYT 1 Nhiệt độ 0C 33,9 34,7 35,5 32 2 Độ ẩm % 69,5 68,1 68,9 - 3 Tốc độ gió m/s 0,8 0,5 0,9 - 4 Tiếng ồn dBA 63,7 67,5 69,6 85 5 CO µg/m3 1349 1527 1609 40.000 3 6 NO2 µg/m 31,7 39,5 40,8 10.000 3 7 SO2 µg/m 37,4 49,2 55,6 10.000 8 Bụi tổng µg/m3 130 170 220 4000 Ghi chú: - KK06: Khu vực xây nhà điều hành - KK07: Khu vực xây dựng nhà kho - KK08: Khu vực xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo - Quyết định số 3733/2002/BYT ngày 10/10/2002 của Bộ Y tế về việc ban hành 21 tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Nhận xét: Dựa vào kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất quý IV của Nhà máy Bảo Lại tại bảng 4.8, ta có thể nhận thấy các thông số môi trường khu vực sản xuất của nhà máy là tương đối ổn định và đều nằm trong giới quy định của Quyết định số 3733/2002/BYT. Thông số tiếng ồn dao động từ 63,7 dBA đến 69,9 dBA; CO dao động từ 1349 3 3 3 3 µg/m đến 1609 µg/m ; NO2 dao động từ 31,7 µg/m đến 40,8 µg/m ; SO2 dao động từ 37,4 µg/m3 đến 55,6 µg/m3 và thông số bụi tổng dao động từ 130 µg/m3 đến 220 µg/m3.
  40. 32 4.3.3.2. Khí xung quanh Bảng 4.9. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí xung quanh khu vực Nhà máy Quý IV năm 2018 Đơn Kết quả QCVN 05: TT Thông số vị KK01 KK02 KK03 KK04 KK05 2013/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 33,1 33,5 34,2 34,5 34,1 - 2 Độ ẩm % 70,9 69,5 68,1 70,5 70,1 - 3 Tốc độ gió m/s 1,1 0,75 1,4 0,8 0,6 - 4 Tiếng ồn dBA 64,3 59,7 60,8 68,8 60,8 70(*) 5 CO µg/m3 1078 1125 1012 1230 1460 30.000 3 6 NO2 µg/m 22,8 17,5 23,1 24,9 34,6 200 3 7 SO2 µg/m 35,8 36,5 35,1 39,9 40,1 350 8 Bụi tổng µg/m3 140 180 150 220 200 300 Ghi chú: - Vị trí lấy mẫu: + KK01: Khu phía Đông của dự án + KK02: Khu phía Đông Bắc của dự án + KK03: Khu phía Bắc của dự án + KK04: Khu phía Nam của dự án + KK05: Lối đi vào cổng chính - Quy chuẩn so sánh: + QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. + (*) QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. - "-": Không quy định. Nhận xét: Tương tự các chỉ tiêu phân tích ở quý III, ta nhận thấy các chỉ tiêu phân tích về môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng quý IV năm 2018 đều đạt trong giới hạn cho phép. Thông số tiếng ồn dao động từ 59,7 dBA đến 68,8 dBA; CO dao động từ 1012 µg/m3 đến 1460 3 3 3 µg/m ; NO2 dao động từ 17,5 µg/m đến 34,6 µg/m ; SO2 dao động từ 35,1
  41. 33 µg/m3 đến 40,1 µg/m3 và thông số bụi tổng dao động từ 140 µg/m3 đến 220 µg/m3. Tuy nhiên về tiếng ồn ở khu phía Nam của dự án, khu xây phía Đông của dự án vẫn còn tương đối cao, sấp xỉ so với ngưỡng quy chuẩn cho phép. 4.3.4. Diễn biến chất lượng môi trường không khí Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai Tiến hành đánh giá từng chỉ tiêu riêng lẻ qua biểu đồ thể hiện các quí trong năm 2018 để thấy rõ được diễn biến chất lượng môi trường không khí của Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai. 4.3.4.1. Diễn biến chất lượng môi trường không khí khu vực sản xuất Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai * Tiếng ồn: QĐ 3733/2002/QĐ- BYT Hình 4.8. Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) khu vực sản xuất các quí trong năm 2018 Nhận xét: Qua hình 4.8 cho thấy chỉ tiêu tiếng ồn khu vực sản xuất vào khoảng 60,1 – 69,6 dBA tại 3 vị trí và đều nằm trong giới hạn cho phép của Quyết định 3733/2002/QĐ-BYT. Tại các vị trí khu vực xây nhà điều hành và khu vực xây dựng nhà xưởng có chỉ số tiếng ồn tương đối ổn định, tuy nhiên ở khu vực xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo lại có dấu hiệu tăng lên theo mỗi
  42. 34 quý, cao nhất là trong quý IV chỉ số lên tới 69,6 dBA. Có thể thấy khu vực xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo có khả năng cao bị ô nhiễm tiếng ồn trong tương lai nếu như không có biện pháp khắc phục. * CO Hình 4.9. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO khu vực sản xuất các quý năm 2018 Nhận xét: Qua kết quả phân tích không khí khu vực sản xuất năm 2018 cho thấy hàm lượng CO đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ - BYT. Hàm lượng CO qua các quý là tương đối ổn định, dao động từ 950 – 1609 µg/m3 . * SO2 Hình 4.10.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 các quý năm 2018
  43. 35 Nhận xét: Qua kết quả phân tích không khí khu vực sản xuất năm 2018 cho thấy hàm lượng SO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ - BYT. Hàm lượng SO2 qua các quý là tương đối ổn định, dao động từ 28,8 – 55,6 µg/m3 . * NO2 Hình 4.11.Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 khu vực sản xuất các quý năm 2018 Nhận xét: Qua kết quả phân tích không khí khu vực sản xuất năm 2018 cho thấy hàm lượng NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ - BYT. Hàm lượng NO2 qua các quý là tương đối ổn định, dao động từ 12,6 – 40,8 µg/m3 . * Bụi tổng Hình 4.12. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng khu vực sản xuất các quý năm 2018
  44. 36 Nhận xét: Qua hình 4.12 có thể thấy, nồng độ bụi tổng khu vực sản xuất qua các quý của năm 2018 đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ – BYT . Nồng độ bụi tổng duy trì ở mức thấp, dao động từ 160 đến 240 µg/m3 4.3.4.2. Diễn biến chất lượng môi trường không khí xung quanh Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai * Tiếng ồn QCVN 05: 2013/BTNMT Hình 4.13.Biểu đồ thể hiện thông số tiếng ồn (Leq) xung quanh các quý trong năm 2018 Nhận xét: Qua hình 4.13 cho thấy chỉ tiêu tiếng ồn giao động vào khoảng 57,8 – 68,8 dBA tại 5 vị trí, mặc dù nó chưa vượt quá ngưỡng của quy chuẩn nhưng cũng đang ở mức cảnh báo. Tại các vị trí khu phía Nam, khu xây dựng nhà kho và khu xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo có chỉ số tiếng ổn cao hơn cả và có xu hướng tăng dần về cuối năm lên tới 68,8 dBA. Các vị trí còn lại đều có đều có chỉ số tiếng ồn tương đối ổn định. Có thể thấy khu vực phía Nam, khu vực phía Đông của dự án có khả năng cao bị ô nhiễm tiếng ồn trong tương lai nếu như không có biện pháp kịp thời để phòng ngừa và khắc phục.
  45. 37 * CO Bảng 4.14. Biểu đồ thể hiện nồng độ CO xung quanh các quý năm 2018 Nhận xét: Qua kết quả phân tích không khí năm 2018 cho thấy hàm lượng CO đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT. Hàm lượng CO ở 5 khu vực dao động từ 907-1460 µg/m3. Nếu hàm lượng CO có trong không khí quá cao sẽ dẫn tới thương tổn do giảm oxy trong máu hay tổn thương hệ thần kinh cũng như có thể gây tử vong đến con người. Có sự biến thiên qua các quý nhưng không đáng kể. * SO2 Hình 4.15.Biểu đồ thể hiện nồng độ SO2 xung quanh các quý năm 2018
  46. 38 Nhận xét: Dựa vào biểu đồ cho thấy môi trường không khí xung quanh Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai có hàm lượng SO2 thay đổi theo từng quý trong năm nhưng đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh (Trung bình trong 1 giờ) dao động từ 31,8 µg/m3 đến 43,1 µg/m3. * NO2 Hình 4.16. Biểu đồ thể hiện nồng độ NO2 xung quanh các quý năm 2018 Nhận xét: Theo biểu đồ ta có thể thấy môi trường không khí xung quanh Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai có hàm lượng NO2 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Khu vực phía Đông Bắc của dự án có chỉ số NO2 thấp và ổn định nhất qua cả 3 quí trong 3 3 3 năm, lần lượt là: 16,6 µg/m ; 19,6 µg/m ;17,5 µg/m . Các chỉ số NO2 có sự biến thiên qua các quý nhưng không đáng kể.
  47. 39 * Bụi tổng QCVN 05: 2013/BTNMT Hình 4.17. Biểu đồ thể hiện nồng độ bụi tổng xung quanh các quý năm 2018 Nhận xét: Qua biểu đồ hình 4.17 cho thấy môi trường không khí xung quanh Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng Bảo Lai năm 2018 có hàm lượng bụi tổng tương đối ổn định và nằm trong trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/BTNMT. Các hoạt động khai thác, khoan nổ mìn, xúc bốc và vận chuyển, đổ thải trong hoạt động khai thác đá là những nguồn phát sinh khí bụi chủ yếu. Bụi sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe công nhân làm việc trên công trường, đó chính là nguyên nhân gây ảnh hưởng tới các bệnh hô hấp. 4.4. Đề xuất biện pháp quản lý và giảm thiểu ô nhiễm môi trường 4.4.1.Biện pháp giảm thiểu bụi, tiếng ồn - Thực hiện lắp đặt máy móc, thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật nhằm làm giảm chấn động khi hoạt động như: cân bằng máy khi lắp đặt, dùng các kết cấu đàn hồi để giảm rung - Bố trí khoảng cách giữa các máy móc, thiết bị có độ ồn lớn hợp lý.
  48. 40 - Thường xuyên bảo dưỡng các máy móc, thiết bị để đảm bảo máy luôn trong tình trạng hoạt động tốt. Kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu mỡ bôi trơn. - Trang bị cho công nhân vận hành các trang thiết bị chống ồn như nút bịt tai, quần áo bảo hộ - Bên cạnh đó Công ty sẽ bố trí thời gian làm việc hợp lý để đảm bảo hạn chế tối đa ảnh hưởng của tiếng ồn đến môi trường sống nhân dân chung quanh khu vực thực hiện dự án. - Các phương tiện vận tải khi hoạt động trong khu vực nhà máy kể cả xe chở sản phẩm của khách hàng đều phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đăng kiểm của cơ quan Nhà nước. - Khi vận tải sản phẩm đi tiêu thụ, xe chở đá phải tuân thủ các quy phạm an toàn và bảo vệ môi trường trong vận chuyển vật liệu xây dựng, phải trang bị bạt phủ kín, thùng xe phải chắc chắn, để chống rơi vãi đất đá. - Các xe ra và vào nhà máy phải đạt tiêu chuẩn phát thải cho phép. - Trang bị một xe phun nước chống bụi (dung tích 5m3) từ khu nhà máy ra đến QL 70 (trong trường hợp vận chuyển gây bụi lớn). - Trồng cây xanh quanh khu vực nhà máy nhằm hấp thụ bụi và ngăn cản sự lan truyền âm thanh ra môi trường xung quanh (cụ thể như nêu trong phần trồng cây giảm thiểu bụi). 4.4.2. Biện pháp giảm thiểu khí thải Khí thải của phương tiện giao thông vận tải chứa các chất ô nhiễm bao gồm: bụi, khói, khí độc: SO2, NO2, CO. Để giảm thiểu sự ô nhiễm gây ra do khí thải các phương tiện vận tải, áp dụng các biện pháp sau:
  49. 41 - Chỉ sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh thấp. Thay nhiên liệu có chỉ số octane, cetane thấp bằng nhiên liệu có chỉ số octane, cetane cao phù hợp với thiết kế của xe. Tuy nhiên chi phí cao vì chỉ dùng xăng dầu đạt chuẩn. - Không trở quá trọng tải quy định, nhằm bảo vệ môi trường chung; - Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị máy móc trong nhà xưởng, thiết bị vận tải nguyên nhiên vật liệu, điều chỉnh sửa chữa kịp thời nhằm đảm bảo để chúng làm việc ở điều kiện tốt nhất, an toàn có năng suất và sinh ra khí thải độc hại ít nhất. 4.4.3. Các giải pháp về quản lý - Kiểm tra vệ sinh thường xuyên tại khai trường, kho chứa nguyên nhiên vật liệu để phòng ngừa khả năng rò rỉ nguyên liệu. - Nâng cao trình độ chuyên môn các cán bộ chuyên trách về môi trường của mỏ: Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn, học tập về an toàn mỏ nhằm nâng cao nhận thức và năng lực quản lý môi trường cho toàn thể cán bộ công nhân mỏ. - Thường xuyên theo dõi giám sát những tác động trong quá trình sản xuất, các biến động, báo cáo với lãnh đạo để đưa ra các giải pháp ngăn ngừa, xử lý và báo cáo các cơ quan chức năng về môi trường cấp huyện và cấp thành phố. - Phối hợp với các cơ quan chức năng về môi trường của địa phương để giải quyết những xung đột về môi trường giữa dự án và cư dân địa phương. - Quan tâm, hỗ trợ chính quyền địa phương xã Phan Thanh để giải quyết các vấn đề về môi trường nói chung của địa phương.
  50. 42 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua nghiên cứu, đề tài rút ra một số kết luận sau: 1. Nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng Bảo Lai do công ty TNHH MTV Bảo Lai là chủ đầu tư. Nhà máy chuyên sản xuất các sản phẩm: đá hạt Chipform, bột siêu mịn, hạt nhựa là 264.288 tấn/năm; đá block nhân tạo là 26.000m3/năm; đá xẻ nhân tạo là 875.000 m2/năm tận thu nguồn nguyên liệu khai thác tại chỗ và thu gom từ các nhà khai thác khác nhằm cung cấp các sản phẩm đá vôi trắng đã qua chế biến cho thị trường trong nước và xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cho công ty và Nhà nước. 2. Hiện trạng môi trường không khí - Khí khu vực sản xuất: + Chỉ tiêu tiếng ồn của khu vực sản xuất qua 3 quý của năm 2018 đều nằm trong giới hạn cho phép. Tuy nhiên chỉ tiêu tiếng ồn ở khu vực xây dựng xưởng đá nhân tạo có dấu hiệu tăng dần theo các quý (67,1 dBA - 69,6 dBA) 3 3 + Hàm lượng SO2 dao động từ 31,8 µg/m đến 43,1 µg/m tương đối thấp so với Quy định 3733/2002/QĐ-BYT 3 3 + Hàm lượng NO2 dao động từ 12,6 µg/m đến 42,6 µg/m đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ-BYT + Hàm lượng CO dao động từ 950 µg/m3 đến 1609 µg/m3 đều nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ-BYT + Về bụi tổng: Các khu vực đều có hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép của Quy định 3733/2002/QĐ-BYT, dao động từ 120 µg/m3 đến 240 µg/m3 - Khí xung quanh + Chỉ tiêu tiếng ồn qua 3 quí của năm 2018 vào khoảng 57,8 dBA – 68,8 dBA tại 5 vị trí, mặc dù nó chưa vượt quá ngưỡng của quy chuẩn nhưng cũng đang ở mức cảnh báo. Đặc biệt ở khu vực phía Nam của dự án và khu vực phía Đông của dự án
  51. 43 3 3 + Hàm lượng SO2 dao động từ 28,8 µg/m đến 55,6 µg/m tương đối thấp so với quy chuẩn cho phép 3 3 + Hàm lượng NO2 dao động từ 16,6 µg/m đến 35,8 µg/m đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/ BTNMT + Hàm lượng CO dao động từ 907 µg/m3 - 1460 µg/m3 đều nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/ BTNMT + Về bụi tổng: Các khu vực đều có hàm lượng nằm trong giới hạn cho phép của QCVN 05:2013/ BTNMT. Tuy nhiên, ở khu xây dựng nhà xưởng đá nhân tạo có hàm lượng bụi tổng cao hơn so với các khu vực khác. 5.2. Kiến nghị Công ty TNHH MTV Bảo Lai cần sớm có biện pháp tiến hành cải tạo môi trường cũng như kiểm soát các vấn đề môi trường khu vực Nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng. Qua đó, em xin có một sô đề nghị như sau: - Cần tiếp tục nghiên cứu về môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và đặc biệt là đá nói riêng để kịp thời có những biện pháp trong quản lý và xử lý kịp thời vấn đề ô nhiễm môi trường. - Lượng cây xanh quanh khu vực nhà máy sản xuất, chế biến đá vôi trắng còn hạn chế, do đó Công ty nên tiến hành cải tạo đất và trồng những loại cây thích hợp với chất lượng đất khu vực nhà máy. Để qua đó giúp giảm thiệu bụi và tiếng ồn phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy ra các khu vực xung quanh. - Đối với cơ quan quản lý: hướng dẫn thi hành luật, tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường. Đối với đơn vị khai thác: đầu tư vào các công trình thoát nước, xử lý nước thải, rác thải, xử lý bụi Thực hiện nghiêm túc quy trình khai thác và các quy định về bảo vệ môi trường. Đối với người dân: Phải có ý thức, trách nhiệm, phối hợp với chính quyền địa phương, cơ quản quản lý môi trường của mỏ giám sát và chung tay góp sức bảo vệ môi trường.
  52. 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Công ty TNHH MTV đá trắng Bảo Lai (2015), “Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến đá vôi trắng tại xã Thịnh Hưng, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái” 2. Công ty TNHH MTV đá trắng Bảo Lai (2015), Dự án cải tạo, bảo vệ môi trường của dự án sản xuất chê biến đá vôi trắng công ty TNHH MTV đá trắng Bảo Lai 3. Luật Bảo vệ môi trường 2014, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội 4. Lưu Đức Hải (2002), Cơ sở khoa học môi trường, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 5. Hoàng Văn Huệ ( 2004), Công nghệ môi trường, NXB Xây dựng Hà Nội II. Internet 6. “Đá vôi trắng”, 7. “Công nghệ khai thác đá tự nhiên”, nghe-khai-thac-da-tu-nhien-cua-tong-cong-ty-cpdt-ha-thanh/ 8. “Đánh giá hiện trạng thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đá hoa trắng”, Đánh-giá-hiện-trạng- thăm-dò-khai-thác-chế-biến-sử-dụng-đá-hoa-trắng.aspx 9. “Đá hoa trắng”, 10.”Hiện trạng khai thác đá vôi trắng tỉnh Yên Bái” thac-%C4%91a-voi-trang-100716-23.html