Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 47 trang thiennha21 13/04/2022 5660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_nuoc_thai_sinh_hoat_tai_ky_tuc.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ TUẤN HUY “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KÍ TÚC XÁ A TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Khoa : Môi trường Khóa : 2014 – 2018 Thái Nguyên, 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM VŨ TUẤN HUY “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG NƯỚC THẢI SINH HOẠT TẠI KÍ TÚC XÁ A TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học môi trường Lớp : K46C - KHMT Khoa : Môi trường Khóa : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dân : ThS.Hà Đình Nghiêm Thái Nguyên, 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chương trình đào tạo trong nhà trường thực hiện phương châm học đi đôi với hành, mỗi sinh viên ra trường cần phải trang bị cho mình lượng kiến thức cần thiết, chuyên môn vững vàng để ra trường phục vụ cho công việc của bản thân mang lại lợi ích cho xã hội. Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong nhà trường chuyên nghiệp nhằm hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó mỗi sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự đồng ý của Ban giám hiệu trường Đại học Nông lâm Thái nguyên và Ban chủ nhiệm khoa Môi trường, em được phân công thực tập tại khoa Môi trường trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Có được kết quả này em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S Hà Đình Nghiêm cùng toàn thể các thầy cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình học tập cũng như trong quá trình làm báo cáo đề tài tốt nghiệp. Dù đã rất cố gắng, song luận văn vẫn không thể tránh khỏi được những thiếu sót và hạn chế. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô và bạn bè. Em xin chân thành cảm ơn. Thái nguyên, ngày . tháng . năm 2018 Sinh viên Vũ Tuấn Huy
  4. ii DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn 15 Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích 22 Bảng 4.1: kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 24 Bảng 4.2: Tổng lượng nước tiêu thụ và nước thải sinh hoạt cụ thể tại ký túc xá A (1 năm học) 25 Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước thải KTX A 26 Bảng 4.4: Đánh giá của sinh viên về hiện trạng nước thải sinh hoạt 30 Bảng 4.5: Đánh giá của sinh viên về mùi vị nước thải sinh hoạt 31 Bảng 4.6: Đánh giá của sinh viên về các loại bệnh tật thường xảy ra ở KTX 31 Bảng 4.7: Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt theo ý kiến sinh viên 32
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên 25 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích PH nước thải sinh hoạt KTX A 26 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích BOD5 nước thải sinh hoạt KTX A 27 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích Độ đục nước thải sinh hoạt KTX A 27 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích TSS nước thải sinh hoạt KTX A 28 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích NO3- nước thải sinh hoạt KTX A 28 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích Fe nước thải sinh hoạt KTX A 29 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích P nước thải sinh hoạt KTX A . 29 Hình 4.9 : thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải KTX 30 Hình 4.10 : Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các biện pháp sinh viên đưa ra để xử lý nước thải sinh hoạt 32
  6. iv VIẾT TẮT, DANH MỤC KÝ HIỆU STT NỘI DUNG CHỮ VIẾT TẮT KÍ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT 1 Bảo vệ môi trường BVMT 2 Bộ khoa học công nghệ môi trường BKHCNMT 3 Bộ Tài Nguyên và Môi Trường BTNVMT 4 Bộ y tế BYT 5 Cao đẳng CĐ 6 Chính phủ CP 7 Cộng hòa xã hội chủ nghĩa CHXHCN 8 Đại Học ĐH 9 Khoa học kỹ thuật KHKT 10 Kim loại nặng KLN 11 Ký túc xá KTX 12 Môi trường MT 13 Nghị định chính phủ NĐCP 14 Nghiên cứu khoa học NCKH 15 Nhu cầu oxi hóa học COD 16 Nhu cầu oxi sinh hóa BOD5 17 Phòng thí nghiệm PTN 18 Quốc hội QH 19 Quy Chuẩn Việt Nam QCVN 20 Thông tư TT 21 Tiêu Chuẩn Việt Nam TCVN 22 Tổng chất rắn lơ lửng TSS
  7. v MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1 1.2.1. Mục tiêu 1 1.2.2. Yêu cầu 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Cơ sở lý luận 3 2.1.2 Một số khái niệm chung về môi trường nước thải 6 2.1.3 Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm 8 2.1.4. Định nghĩa, phân loại và nước thải 9 2.2. Cơ sở pháp lý 12 2.3. Cơ sở thực tiễn 14 2.3.1 Tổng quan về tài nguyên nước trên Thế giới. 14 2.3.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam 16 2.3.3. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên 18 PHẦN 3 : ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 20 3.1 Đối tượng, nghiên cứu 20 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.1.2. Phạm vị nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4 . Phương pháp nghiên cứu 20
  8. vi 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập, số liệu thứ cấp 20 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 21 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu 21 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 22 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu 23 3.4.6. Phương pháp so sánh 23 3.4.7. Phương pháp tổng hợp đánh giá 23 PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Thực trạng điều tra nước thải tại KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 24 4.1.1. Kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái nguyên 24 4.1.2. Đánh giá lưu lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 25 4.1.3 Đánh giá hiện trạng nước thải của khu KTX A, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 25 4.2. Đánh giá sự nhận biết của sinh viên về hiện trạng nước thải khu KTX K Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 29 4.2.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước qua ý kiến của sinh viên 29 4.2.2. Đánh giá nhận thức của sinh viên trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt 32 4.3 Giải pháp quản lý nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 33 PHẦN 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 34 5.1 Kết luận 34 5.2. Đề nghị 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO 36 PHỤ LỤC
  9. 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Nước đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu và đảm bảo cho sự sống trên trái đất, các hoạt động sống của con người gắn liền với nhu cầu sử dụng nước đặc biệt là các hoạt động sinh hoạt. Ô nhiễm nước thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe dọa đến chất lượng sống ở toàn bộ các khu đô thị Việt Nam, quá trình đô thị hóa nhanh chóng ở nước ta gây sức ép lên môi trường, đặc biệt là tại các khu chung cư và các thành phố lớn lượng nước thải sinh hoạt được thải ra mỗi ngày là vô cùng lớn, người dân sinh sống và làm việc tại đây đang phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh do tiếp xúc với môi trường nước đang ngày một ô nhiễm. Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên là một trong những trường lớn với số lượng sinh viên vào khoảng 4000 người đang sống và sinh hoạt tại KTX của trường. Trong đó có khu KTX A đã được xây dựng từ hồi mới thành lập trường, bao gồm 3 dãy (A, B, C), Phần lớn sinh viên đang học và sinh hoạt tại 3 dãy KTX A lên đến khoảng 1100 sinh viên vậy nên nhu cầu về nước sinh hoạt là rất lớn kéo theo đó là một khối lượng lớn nước thải sinh hoạt thải ra ngoài môi trường gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nước và gây mất cân bằng sinh thái đồng thời cũng gây mất mĩ quan trong khuôn viên của trường ngoài ra ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người sinh sống và làm việc trong trường. Xuất phát từ thực tiễn trên được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Môi trường và sự hướng dẫn của Th.s Hà Đình Nghiêm tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu, yêu cầu của đề tài 1.2.1. Mục tiêu Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  10. 2 1.2.2. Yêu cầu - Các số liệu phải chính xác, có độ tin cậy cao và phản ánh đúng thực tế. - Đánh giá đúng hiện trạng nước thải sinh hoạt tại KTX A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học + Áp dụng kiến thức đã học của nhà trường vào thực tế + Nâng cao hiểu biết thêm về kiến thức thực tế. + Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau này khi ra trường. + Bổ sung tư liệu cho học tập. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn + Phản ánh môi trường nước thải sinh hoạt tại một số điểm KTX A Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. + Cảnh cáo các vấn đề nguy cơ tiềm tàng gây ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. +Từ việc đánh giá hiện trạng dẫn đến đề xuất biện pháp xử lý phù hợp nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển.
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Cơ sở lý luận Hiện nay ở trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang trên đà phát triển. Dân số tăng lên nhanh chóng đặc biệt là các khu đô thị, nơi tập chung đông dân cư, kéo theo đó nhiều vấn đề cần lo ngại trong đó có nước thải sinh hoạt, với dân số đông lượng nước thải sinh hoạt thải ra ngoài môi trường tăng mà đa phần là chưa qua xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường nên gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người và làm ảnh hưởng xấu tới cảnh quan môi trường. Cùng với sự phát triển của nền giáo dục, số lượng các trường ĐH, CĐ, Trung cấp và các trung tâm dạy nghề ngày càng tăng. Chính vì vậy các khu nhà tập thể, nhà trọ, khu KTX sinh viên được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu cầu tạm trú của sinh viên, do đó lượng nước thải sinh hoạt của các khu tập thể, khu KTX ngày càng lớn. Các thành phần gây ô nhiễm đặc trưng của nước thải sinh hoạt thường thấy là BOD5, COD, N, P ,colifom. Trong nước thải nguồn Nitơ và Photpho rất lớn nếu không loại bỏ thì làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng. Một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng nitơ và photpho cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm tạo điều kiện cho các loại dịch bệnh phát sinh và phát triển. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các vi sinh vật gây bệnh, chúng có khả năng lây lan nhanh qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng,
  12. 4 vật nuôi, ), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp , và sau đó có thể gây bệnh. Với thành phần ô nhiễm là các tạp chất nhiễm bẩn có tính chất khác nhau, từ các loại chất không tan đến các chất ít tan và cả những hợp chất tan trong nước. Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường căn cứ trên đặc điểm của các tạp chất có trong nước thải. Các phương pháp chính thường sử dụng là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp sinh học. * Đánh giá chất lượng nước - Các chỉ tiêu vật lý, ví dụ như: + Độ pH: Là đại lượng toán học biểu thị nồng độ hoạt tính ion H+ trong nước,pH được sử dụng để đánh giá tính axit hay tính kiềm của dung dịch (nước). pH = - log(H+). Tính chất của nước được xác định theo các giá trị khác nhau của pH Sự thay đổi pH dẫn tới sự thay đổi thành phần hóa học của nước (sự kết tủa, sự hòa tan, cân bằng carbonat ), các quá trình sinh học trong nước. Giá trị pH của nguồn nước góp phần quyết định phương pháp xử lý nước. pH được xác định bằng máy đo pH hoặc bằng phương pháp chuẩn độ. + Nhiệt độ: Nhiệt độ của nước là một đại lượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường và khí hậu. Sự thay đổi nhiệt độ phụ thuộc vào từng loại nước. Nước mạch nông có to: 4 – 40oC, nước ngầm là : 17 – 31oC. Nhiệt độ nước thải cao hơn nhiệt độ nước cấp. + Màu sắc: Nước nguyên chất không có màu. Màu sắc gây nên bởi các tạp chất trong nước (thường là do chất hữu cơ (chất mùn hữu cơ – acid humic), một số ion vô cơ (sắt ), một số loài thủy sinh vật ) +TSS (turbidity & suspendid solids): là tổng rắn lơ lửng. Thường đo bằng máy đo độ đục (turbidimeter). Độ đục gây ra bởi hiện tượng tương tác giữa ánh sáng và các chất lơ lửng trong nước như cát, sét, tảo và những vi sinh vật và chất hữu cơ có trong nước. Các chất rắn lơ lửng phân tán ánh sáng hoặc hấp thụ chúng và phát xạ trở lại với cách thức tùy thuộc vào kích thước,
  13. 5 hình dạng và thành phần của các hạt lơ lửng và vì thế cho phép các thiết bị đo độ đục ứng dụng để phản ánh sự thay đổi về loại, kích thước và nồng độ của các hạt có trong mẫu - Các chỉ tiêu hóa học, ví dụ như: + DO là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thể, thuỷ sinh, côn trùng, vvv ) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo, vvv Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực. + BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ. Trong môi trường nước, khi quá trình oxy hoá sinh học xảy ra thì các vi sinh vật sử dụng oxy hoà tan, vì vậy xác định tổng lượng oxy hoà tan cần thiết cho quá trình phân huỷ sinh học là phép đo quan trọng đánh giá ảnh hưởng của một dòng thải đối với nguồn nước. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất thải hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. + COD (Chemical Oxygen Demand - nhu cầu oxy hóa học) là lượng oxy cần thiết để oxy hoá các hợp chất hoá học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ. Như vậy, COD là lượng oxy cần để oxy hoá toàn bộ các chất hoá học trong nước, trong khi đó BOD là lượng oxy cần thiết để oxy hoá một phần các hợp chất hữu cơ dễ phân huỷ bởi vi sinh vật. Toàn bộ lượng oxy sử dụng cho các phản ứng trên được lấy từ oxy hoà tan trong nước (DO). Do vậy nhu cầu oxy hoá học và oxy sinh học cao sẽ làm giảm nồng độ DO của nước, có hại cho sinh vật nước và hệ sinh thái nước nói chung. Nước thải hữu cơ, nước thải sinh hoạt và nước thải hoá chất là các tác nhân tạo ra các giá trị BOD và COD cao của môi trường nước. - +NO3 : là dạng hợp chất vô cơ của nitơ có hóa trị cao nhất và có nguồn gốc chính từ nước thải sinh hoạt hoặc nước thải một số ngành công nghiệp
  14. 6 thực phẩm, hóa chất , chứa một lượng lớn các hợp chất nitơ. Khi vào sông, hồ chúng tiếp tục bị nitrat hóa tạo thành nitrat. Nitrat là giai đoạn cuối cùng của quá trình khoáng hóa các hợp chất hữu cơ chứa nitơ. + Các yếu tố KLN: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỷ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5 như Asen, cacdimin, Fe, ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự sinh trưởng và phát triển của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ trở thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học, ví dụ như: + Coliform: là nhóm sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường xác định mức độ nhiễm bẩn về mặt sinh học của nguồn nước. 2.1.2 Một số khái niệm chung về môi trường nước thải - Khái niệm môi trường - Theo khoản 1 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014, môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật”.[9] - Khái niệm về ô nhiễm môi trường: - Theo khoản 8 điều 3 Luật Bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014: “Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.[9] - Chất gây ô nhiễm là những nhân tố làm cho môi trường trở thành độc hại, gây tổn hại hoặc có tiềm năng gây tổn hại đến sức khỏe, sự an toàn hay sự phát triển của con người và sinh vật trong môi trường đó. Chất gây ô nhiễm có thể là chất rắn (như rác) hay chất lỏng (các dung dịch hóa học, chất thải của dệt nhuộm, rượu, chế biến thực phẩm), hoặc chất khí (SO2 trong núi
  15. 7 lửa phun, NO2 trong khói xe, CO từ khói đun ), các kim loại nặng như chì, đồng cũng có khi nó vừa ở thể hơi vừa ở thể rắn như thăng hoa hay ở dạng trung gian.[9] - Suy thoái môi trường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. - Khái niệm ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây nguy hiểm cho con người, cho động vật nuôi và các loài hoang dã, ảnh hưởng tới sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá - Như vậy, sự ô nhiễm môi trường nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước gây ảnh hưởng đến hoạt động sống bình thường của con người và sinh vật. Khi sự thay đổi thành phần và tính chất của nước vượt quá một ngưỡng cho phép thì sự ô nhiễm nước đã ở mức nguy hiểm và gây ra một số bệnh cho người.[9] - Hiến chương châu Âu đã có định nghĩa ô nhiễm nước như sau: “Sự ô nhiễm nước là một biến đổi chủ yếu do con người gây ra đối với chất lượng nước, làm ô nhiễm nước và gây nguy hại cho việc sử dụng, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi – giải trí, cho động vật nuôi cũng như các loài hoang dại”.[6] - Khái niệm nước thải sinh hoạt: nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
  16. 8 - Khái niệm quy chuẩn môi trường (theo khoản 5 điều 3 luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014/BTNMT): “Quy chuẩn kỹ thuật môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản bắt buộc áp dụng để bảo vệ môi trường”.[9] - Khái niệm tiêu chuẩn môi trường (theo Luật bảo vệ Môi trường Việt Nam năm 2014/BTNMT): “Tiêu chuẩn môi trường là mức giới hạn của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, hàm lượng của các chất gây ô nhiễm có trong chất thải, các yêu cầu kỹ thuật và quản lý được các cơ quan nhà nước và các tổ chức công bố dưới dạng văn bản tự nguyện áp dụng để bảo vệ môi trường”.[9] 2.1.3 Ô nhiễm và phân loại ô nhiễm Dựa vào tính chất ô nhiễm có thể phân loại ô nhiễm nước thải sinh hoạt như sau: - Ô nhiễm sinh học của nước: Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Ví dụ: thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. - Ô nhiễm vật lý: Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và
  17. 9 các vi sinh vật khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. - Ô nhiễm hóa học do các chất hữu cơ tổng hợp: chủ yếu do các hợp chất dầu mỡ, bột giặt, xà bông Bột giặt tổng hợp phổ biến từ năm 1950. Chúng là các chất hữu cơ có cực (polar) và không có cực (non-polar). Có 3 loại bột giặt: anionic, cationic và non-ionic. Bột giặt anionic được sử dụng nhiều nhất, nó có chứa TBS (tetrazopylène benzen sulfonate), không bị phân hủy sinh học. Xà bông là tên gọi chung của muối kim loại với acid béo. Ngoài các xà bông Natri và Kali tan được trong nước, thường dùng trong sinh hoạt, còn các xà bông không tan thì chứa calci, sắt, nhôm sử dụng trong kỹ thuật (các chất bôi trơn, sơn, verni). - Ở nước ta hiện nay, các loại nước thải sinh hoạt hầu hết được thải trực tiếp ra ngoài môi trường mà chưa qua xử lý. Trường hợp đã xử lý thì chỉ qua biện pháp lắng. Nhưng hiệu quả không cao, khi thải ra ngoài môi trường vẫn gây ảnh hưởng xấu cho con người. 2.1.4. Định nghĩa, phân loại và nước thải a, Định nghĩa nước thải Tất cả các hoạt động sinh hoạt và sản xuất trong mỗi cộng đồng đều tạo ra các chất thải, các thể khí, lỏng hoặc rắn. Thành phần chất lỏng, hay nước thải được định nghĩa như một dạng hòa tan hay trộn lẫn giữa nước (nước dung, nước mưa, nước mặt, nước ngầm . . . ) và chất thải từ sinh hoạt trong cộng đồng dân cư, các khu sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, giao thông vận tải và nông nghiệp ở đây cần hiểu là sự ô nhiễm nước lớn hơn khả năng tự làm sạch của tự bản thân nguồn nước.[2] Hay nói cách khác nước thải được định nghĩa theo TCVN 5980- 1995 và ISO 6107/1 – 1980: Nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử
  18. 10 dụng hoặc được tạo ra sau một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp với quá trình đó. b, Phân loại nước thải Để hiểu và tìm được biện pháp xử lý nước thải phù hợp phải phân loại nước thải. thông thường nước thải thông thường được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng, được phân thành 3 loại cơ bản sau: Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán. Lượng nước thải sinh hoạt của khu dân cư phụ thuộc vào số dân, vào các tiêu chuẩn cấp nước và đặc điểm của hệ thống thoát nước. Thành phần của hệ thống nước thải sinh hoạt bao gồm 2 loại: - Nước thải nhiễm bẩn do chất bài tiết của con người từ các phòng vệ sinh - Nước thải nhiễm bẩn do các chất thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt chữa nhiều chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ chứa trong nước thải sinh hoạt bao gồm các chất như: protein (40-50%), hydratcacbon (40-50%), chất béo (5-10%), nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150-450mg/l. Lượng nước thải sinh hoạt dao động trong phạm vi rất lớn, tùy thuộc vào mức sống và các thói quen của người dân, có thể tính bằng 80% lượng nước được cấp. Ở những khu dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh thấp kém, nước thải sinh hoạt không được xử lý thích đáng là một trong những nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
  19. 11 Nước thải công nghiệp Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.Cơ sở để nhận biết và phân loại như sau: Nước thải được sản sinh từ nước không được dùng trực tiếp trong các công đoạn sản xuất, nhưng tham gia các quá trình tiếp xúc với các khí. Chất lỏng hoặc chất rắn trong quá trình sản xuất. Loại này có thể phát sinh liên tục hoặc không liên tục, nhưng nói chung nếu sản xuất ổn định thì có thể dễ dàng xác định được các đặc trưng của chúng. Nước thải được sản sinh ngay trong bản thân quá trình sản xuất. Vì là một thành phần của vật chất tham gia quá trình sản xuất, do đó chúng thường là nước thải có chứa nguyên liệu, hoá chất hay phụ gia của quá trình và chính vì vậy những thành phần nguyên liệu hoá chất này thường có nồng độ cào và trong nhiều trường hợp có thể được thu hồi lại. Ví dụ như nước thải này gồm có nước thải từ quá trình mạ điện, nước thải từ việc rửa hay vệ sinh các thiết bị phản ứng, nước chứa amonia hay phenol từ quá trình dập lửa của công nghiệp than cốc, nước ngưng từ quá trình sản xuất giấy. Do đặc trưng về nguồn gốc phát sinh lên loại nên loại nước thải này nhìn chung có nồng độ chất gây ô nhiễm lớn, có thể mang tính nguy hại ở mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào bản thân quá trình công nghệ và phương thức thải bỏ. Nước thải loại này cũng có thể có nguồn gốc từ các sự cố rò rỉ sản phẩm hoặc nguyên liệu trong quá trình sản xuất, lưu chứa hay bảo quản sản phẩm, nguyên liệu.Thông thường các dòng nước thải sinh ra từ các công đoạn khác nhau của toàn bộ quá trình sản xuất sau khi được xử lý ở mức độ nào đó hoặc không được xử lý, được gộp lại thành dòng
  20. 12 thải cuối cùng để thải vào môi trường (hệ thống cống, lưu vực tự nhiên như sông, ao hồ ). Có một điều cần nhấn mạnh: thực tiễn phổ biến ở các đơn vị sản xuất, do nhiều nguyên nhân, việc phân lập các dòng thải (chất thải lỏng, dòng thải có nồng độ chất ô nhiễm cao với các dòng thải có tải lượng gây ô nhiễm thấp nhưng lại phát sinh với lượng lớn như nước làm mát, nước thải sinh hoạt, nước mưa chảy tràn ), cũng như việctuần hoàn sử dụng lại các dòng nước thải ở từng khâu của dây chuyền sản xuất, thường ít được thực hiện. Về mặt kinh tế, nếu thực hiện tốt 2 khâu này sẽ giúp doanh nghiệp giảm đáng kể chi phí sản xuất, chi phí xử lý nước thải. Trong nước thải sản suất công nghiệp lại được chia ra làm 2 loại: - Nước thải sản xuất bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị, từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên, loại nước này chưa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn, - Nước thải sản xuất không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu khi làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước sạch. Nước thải là nước mưa Đây là loại nước thải sau khi nước mưa chảy tràn trên mặt đất và lôi kéo theo các chất cặn bã, hóa chất BVTV, dẫu mỡ đi vào hệ thống thoát nước. Hầu hết các khu đô thị, thành phố của nước ta đều có hệ thống thoát nước thải và nước mưa. Lượng nước được chảy về nhà máy gồm nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ngầm thâm nhập và một phần nước mưa. 2.2. Cơ sở pháp lý -Luật Bảo vệ môi trường của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 (Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2015). - Luật Tài nguyên nước của Quốc Hội số 17/2012/QH13 ngày 21 tháng 6 năm 2012. - Luật Bảo vệ môi trường 2014.
  21. 13 - Các nghị định, thông tư, quyết định, chị thị và văn bản của Chính phủ, cơ quan TW, địa phương liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, tài nguyên nước: - Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 21/8/2008 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường. - Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về việc xử lý vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. - Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về việc quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. - Thông tư số 07/2007/TT-BTNMT ngày 03/07/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi Trường về hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần xử lý. + Nghị định 21/2008/NĐ-CP ban hành ngày 08/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi và bổ sung một số điều của nghị định 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường. + Quyết định số 22/2006 /QĐ-BTNMT ngày 18/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam liên quan đến chất lượng nước. + QCVN 14:2008/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. + TCVN 5992:1995 (ISO 5667-2: 1991) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu. + TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu. + TCVN 5996:1995 (ISO 5667-6: 1990) – Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở song và suối. + TCVN-5980-1995 tiêu chuẩn việt nam về chất lượng nước.
  22. 14 2.3. Cơ sở thực tiễn Quá trình đô thị hóa tại Việt Nam diễn ra rất nhanh. Những đô thị lớn tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng bị ô nhiễm nước nặng nề. Đô thị ngày càng phình ra tại Việt Nam, nhưng cơ sở hạ tầng phát triển không cân xứng, đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tại Việt Nam vô cùng thô sơ. Vì hệ thống cống rãnh thoát nước còn trong tình trạng thô sơ, không hợp lý cũng như không theo kịp đà phát triển dân số tại các thành phố lớn nên việc giải quyết và xử lý nước thải này hầu như không thực hiện được. Nước thải sau khi qua mạng lưới cống rãnh được chảy thẳng vào song, rạch và sau cùng đổ ra biển mà không qua giai đoạn xử lý, độ ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận nước thải đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Có thể nói người Việt Nam đang làm ô nhiễm nguồn nước uống bằng chính nguồn nước sinh hoạt thải ra hàng ngày. 2.3.1 Tổng quan về tài nguyên nước trên Thế giới. Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³. Trong đó 97,4% là nước mặn trong các đại dương trên thế giới, phần còn lại, 2,6%, là nước ngọt, tồn tại chủ yếu dưới dạng băng tuyết đóng ở hai cực và trên các ngọn núi, chỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay 3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống. Khối lượng nước đóng băng ở các cực của trái đất chiếm tỷ lệ lớn (99%), nhưng lượng nước này rất khó khai thác cho nên lượng nước hàng ngày chúng ta sử dụng chủ yếu được lấy từ các sông, suối ao, hồ Nước sông luôn vận động và tuần hoàn, nên nhanh chóng được phục hồi. Nhờ vậy tuy thể tích chứa của các song ước tính bằng 1.200 km3 nhưng lưu lượng dòng chảy song phong phú hơn nhiều, tăng gấp 34.6 lần, tức là từ 1.200km3 lên 41.520 km3. Điều đó đã làm tăng khả năng khai thác đáng kể trên các dòng sông.
  23. 15 Bảng 2.1: Lưu lượng dòng chảy của một số dòng sông lớn TT Tên sông Lượng dòng Lưu lượng Diện tích lưu chảy TB năm trung bình ở vực (103km3) W (km3) cửa sông (l/s) 1 Amazôn 693 220.000 7.000 2 Cônggô 1.350 43.000 3.670 3 Hằng 1.200 38.000 2.000 4 Dương Tử 693 22.000 1.940 5 Baraxmaputra 630 22.000 936 6 Mê kông 551 17.500 810 (Nguồn: Dư Ngọc Thành, Bài giảng Quản lý tài nguyên nước,2010)[6] Đặc điểm nổi bật của dòng chảy là sự phân bố không đồng đều theo thời gian và không gian. Ở một số vùng khí hậu hàn đới, ví dụ như ở dải miền trung Cộng hòa liên bang Nga dòng chảy được hình thành chủ yếu vào mùa xuân trong thời gian tan băng tuyết, tuy chỉ xảy ra trong 3 tháng, nhưng chiếm tới 50 – 60 %, có nơi tới 90 – 95 % tổng dòng chảy cả năm. Sự phân bố dòng chảy không đều theo thời gian và vùng lãnh thổ là đặc trưng phổ biến đối với nhiều nước trong đó có Việt Nam. Nhu cầu sử dụng nước ở các quốc gia khác nhau cũng khác nhau. Tính theo đầu người cho một năm thì nhu cầu này ở các nước đang phát triển là 100 m3 trong khi ở Mĩ là 1500m3, điều đó nói lên rằng cùng với sự phát triển của xã hội thì nhu cầu sử dụng nước của con người không ngừng tăng lên. Theo điều tra của Ủy ban kinh tế châu Âu – năm 1966 ở 20 nước tỷ trọng sử dụng nước trong các ngành là: Nước cho sinh hoạt và đô thị chiếm 14%, nước dùng trong nông nghiệp là 38%, nước dùng trong công nghiệp là 48%.
  24. 16 2.3.2. Tổng quan về tài nguyên nước ở Việt Nam Nước là tài nguyên đặc biệt quan trọng và là thành phần thiết yếu của sự sống. Nước quyết định sự tồn tại, phát triển bền vững của mọi quốc gia, mặt khác nước cũng có thể gây ra tai hoạ cho con người và môi trường. Tài nguyên nước bao gồm các nguồn nước mặt, nước mưa, nước dưới đất, nước biển. Trong tự nhiên, nước luôn chuyển động không ngừng theo một chu trình tuần hoàn, liên tục, vĩnh viễn, bất di bất dịch gọi là “Chu trình thuỷ văn”. Chu trình thuỷ văn bao gồm 5 quá trình chính: bốc thoát hơi, ngưng tụ, giáng thuỷ (mưa, tuyết), trữ (trữ trên mặt và trữ ngầm qua thấm mặt và thấm lọc) và chảy trên bề mặt trái đất (trong các hệ thống kênh rạch, sông suối, qua một thời gian nào đó sẽ chảy ra biển). Trong mỗi chu trình, tuỳ theo những điều kiện cụ thể lại có nhiều các chu trình nhỏ khác nhau. Theo kết quả nghiên cứu của một số nhà khoa học thì lượng nước tham gia vào chu trình tuần hoàn mỗi năm chỉ chiếm khoảng 0,04% tổng lượng nước trên địa cầu. Tổng lượng nước trong thuỷ quyển khoảng 1.386x106 km3, trong đó có khoảng 2,5% là nước ngọt. Trong tổng số nước ngọt có khoảng 68,7% tồn tại dưới dạng băng tuyết, 29,9% là nước dưới đất và chỉ có khoảng 0,26% ở trong hệ thống sông, suối, ao, hồ Việt Nam chúng ta có tài nguyên nước mưa, tài nguyên nước mặt, tài nguyên nước ngầm và tài nguyên nước biển. Tài nguyên nước mưa: Với lượng mưa tương đối phong phú, lượng mưa trung bình hàng năm đạt 1.960 mm đã cung cấp xấp xỉ 650 km3 nước trong năm. Tuy nhiên, mưa ở nước ta phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Miền núi mưa nhiều hơn vùng đồng bằng và các vùng trũng khuất gió; chênh lệch giữa vùng có lượng mưa lớn và vùng có lượng mưa nhỏ vào khoảng 5-6 lần (ở những vùng cá biệt chênh lệch này có thể lên tới xấp xỉ 10 lần). Mùa mưa thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm; lượng
  25. 17 mưa trong mùa chiếm từ 70-90% tổng lượng mưa/năm. Mùa khô kéo dài 5-6 tháng, có khi tới 7-8 tháng, có nơi 2-3 tháng không có mưa, là nguyên nhân chính gây thiếu nước, hạn hán nghiêm trọng. Tài nguyên nước mặt: Sự phân bố nước mặt không đồng đều theo lãnh thổ và biến đổi theo tháng, theo mùa trong năm và từ năm này qua năm khác vì nước mặt phụ thuộc chặt chẽ vào sự phân bố của mưa. Vùng có lượng mưa lớn thì có dòng chảy lớn và ngược lại. Nếu tính cả lượng nước từ ngoài lãnh thổ chảy vào Việt Nam theo hệ thống sông Mê Kông, sông Hồng và một số sông khác thì tài nguyên nước mặt tự nhiên trong các hệ thống sông đạt xấp xỉ 850 km3/năm. Tài nguyên nước dưới đất: Trữ lượng nước dưới đất được đánh giá theo hai loại: trữ lượng động tự nhiên và trữ lượng khai thác. Trữ lượng động tự nhiên của nước dưới đất là lưu lượng dòng chảy ngầm ở một mặt cắt nào đó của tầng chứa nước. Tiềm năng nước dưới đất có khả năng khai thác của nước ta là rất lớn, khoảng 60 tỷ m3/năm. Tổng trữ lượng động tự nhiên trên toàn lãnh thổ (chưa kể phần hải đảo) được đánh giá vào khoảng 1.828 m3/s. Còn trữ lượng khai thác của nước dưới đất là lượng nước tính bằng mét khối trong một ngày đêm có thể thu được bằng các công trình lấy nước một cách hợp lý về mặt kinh tế - kỹ thuật, với chế độ khai thác nhất định và chất lượng đáp ứng yêu cầu sử dụng trong suốt thời gian dự kiến sẽ sử dụng nước. Theo kết quả nghiên cứu đánh giá được tiến hành ở 144 vùng với tổng diện tích 35.000 km2, thì hiện nay mới xác định được trữ lượng khai thác cấp A là 580.000 m3/ngày đêm; cấp B là 1.300.000 m3/ngày đêm; cấp C là 8.620.000 m3/ngày đêm. Ngoài các nguồn tài nguyên nước mưa, nước mặt, nước ngầm chúng ta còn nguồn tài nguyên nước biển rất phong phú và đa dạng. Nước biển là điều kiện để bảo tồn và duy trì, phát triển các hệ sinh thái nước liên quan, trong đó có các nguồn lợi thuỷ - hải sản; là điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành
  26. 18 kinh tế như nuôi trồng thuỷ - hải sản, giao thông vận tải thuỷ, du lịch giải trí, làm muối, năng lượng Đồng thời, tài nguyên nước biển còn tạo môi trường đặc biệt quan trọng để duy trì các quá trình tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Khối lượng nước khổng lồ trên biển cùng các hệ sinh thái nước biển có vai trò quan trọng trong duy trì quá trình làm sạch tự nhiên các chất thải ô nhiễm trên biển cũng như có nguồn gốc từ đất liền.[6] 2.3.3. Tổng quan về tài nguyên nước tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông suối khá dầy đặc và phân bố tương đối đều. Gồm các sông lớn là: - Sông Cầu: Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Cạn) chảy theo hướng Bắc Đông Nam qua Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp Sông Công tại Phù Lôi, huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân năm khoảng 2,28 tỷ m3nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông Sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128 m3/s. - Sông Công: có lưu vực 951km2 bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000 ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. - Sông Dong: Sông này chảy trên địa phận huyện Võ Nhai chảy về Bắc Giang. Lưu lượng nước vào mùa mưa 11,1m3/s và lưu lượng mùa kiệt là 0,8
  27. 19 m3/s. Tổng lượng nước đến trong mùa mưa là: 147 triệu m3 và trong mùa khô là 6,2 triệu m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác phân bố đều khắp và một số hồ chứa tương đối lớn tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân trong tỉnh.
  28. 20 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG , NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Đối tượng, nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu - Nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.1.2. Phạm vị nghiên cứu - Ký túc xá A thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Địa điểm nghiên cứu : KTX A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian thực hiện: Từ ngày 25/01/2018 đến ngày 30/05/2018 3.3. Nội dung nghiên cứu - Thực trạng nước thải tại KTX A Trường ĐH Nông lâm Thái Nguyên - Đánh giá sự nhận biết của sinh viên về chất lượng nước thải khu KTX A Đại học Nông lâm Thái Nguyên. - Giải pháp quản lý nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.4 . Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, em đã sử dụng các phương pháp sau: 3.4.1. Phương pháp kế thừa, thu thập, số liệu thứ cấp Tham khảo các tài liệu, giáo trình, đề tài nghiên cứu khoa học, luận văn báo cáo khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài bằng cách thu thập số liệu từ các cơ quan như : trường Đại Học Nông Lâm, UBND xã Quyết Thắng,và các cơ quan có liên quan. Đây là phương pháp thu thập số liệu truyền thống, nhanh và có hiệu quả. Thu thập các tài liệu có liên quan tới các nội dung nghiên cứu từ các số liệu sẵn có tại khu vực thực hiện, tham khảo các tài liệu trên sách, báo, internet, các nghiên cứu khoa học,
  29. 21 - Điều tra kết hợp theo dõi trực tiếp hiện trạng nước thải sinh hoạt tại một số điểm KTX A trên địa bàn Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3.4.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn - Thu thập thông tin qua phiếu điều tra, phỏng vấn gồm 50 phiếu. - Đối tượng phỏng vấn: + Sinh viên trong khu vực ký túc xá gồm 47 phiếu. + Cán bộ quản lý ký túc xá gồm 1 phiếu. + Người dân xung quanh ký túc xá gồm 2 phiếu. 3.4.3. Phương pháp lấy mẫu Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 5999 – 1995: ISO 5667 – 10:1992. Lấy mẫu nước thải sao cho mẫu đại diện cho dòng nước thải cần khảo sát. - Vị trí lấy mẫu:Lấy mẫu nước thải sinh hoạt tại cống thải thuộc KTX A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. - Thời gian lấy mẫu: + Mẫu đem phân tích được lấy vào hồi 8h sáng ngày 14/05/2018 và 15/5/2018 gồm 2 mẫu lấy vào 2 thời điểm khác nhau tại cống thải KTX A đựng bằng chai nhựa sạch 1,5 lít. Sau khi lấy mẫu được đem đi phân tích tại phòng thí nghiệm khoa Môi trường . Nội dung Vị trí lấy mẫu -Tại cống thải KTX A M1 -Tọa độ:B 21o35’34”:Đ 105o48’32” Kí hiệu mẫu -Tại cống thải KTX A M2 -Tọa độ:B 21o35’34”:Đ 105o48’32” Tình trạng lấy mẫu Mẫu được lấy và bảo quản theo TCVN 5999:1995 Ngày lấy mẫu 14/5/2018 – 15/5/2018 Ngày phân tích 15/52018 – 16/5/2018 - Dụng cụ : + Ca nhựa để lấy nước từ rãnh nước thải lên + Chai nhựa có thể tích là 1,5l để đựng các mẫu khác nhau - Mẫu sau khi lấy được để nơi thoáng mát, sạch sẽ
  30. 22 Các mẫu sau khi được lấy được đựng vào chai, được bảo quản rồi đem đến phòng thí nghiệm khoa Môi trường phân tích. - - Chỉ tiêu phân tích và phép phân tích: PH, độ đục, BOD5, COD, NO3 ,TSS, Fe, P. Và dùng các TCVN để phân tích. 3.4.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm Bảng 3.1: Từng chỉ tiêu và phương pháp phân tích Chỉ tiêu Phương pháp phân tích STT phân tích 1 pH TCVN 6492-1999 (ISO 10523-1994) - Chất lượng nước. TCVN 6001-1995 (ISO 5815-1989) - Chất lượng nước - Xác 2 BOD5 định nhu cầu oxi sinh hoá sau 5 ngày(BOD5) - phương pháp cấy và pha loãng. TCVN 6184:2008 (ISO 7027 : 1999) về Chất lượng nước - 3 Độ đục Xác định độ đục. TCVN 6180-1996 (ISO 7890-3-1988) - Chất lượng nước - 4 NO3- Xác định nitrat - Phương pháp trắc phổ dùng axit sunfosalixylic. TCVN 6625-2000 (ISO 11923-1997) - Chất lượng nước - 5 TSS Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. TCVN 6202 : 1996 (ISO 6878-1 : 1986)CHẤT LƯỢNG 6 P NƯỚC - XÁC ĐỊNH PHỐTPHO PHƯƠNG PHÁP TRẮC PHỔ DÙNG AMONI MOLIPDAT TCVN 6177:1996 (ISO 6332: 1988 (E)) về chất lượng nước - 7 Fe Xác định sắt bằng phương pháp trắc phổ TCVN 6491: 1999(ISO 6060: 1989)CHẤT LƯỢNG NƯỚC - 8 COD XÁC ĐỊNH NHU CẦU OXY HOÁ HỌC
  31. 23 3.4.5. Phương pháp phân tích tổng hợp và xử lý số liệu - Sử dụng các phần mềm Microsoft như: Word và Excel để tổng hợp và phân tích các số liệu thu thập được. - Tiến hành phân tích, xử lý căn cứ vào những tiêu chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành, sau đó so sánh, nhận xét đánh giá để từ đó đề xuất một số giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế của khu vực. 3.4.6. Phương pháp so sánh Sử dụng để so sánh các kết quả phân tích với TCVN hoặc QCVN 14:2008/BTNMT để đánh giá nhận xét và đưa ra được nhận xét khách quan nhất. 3.4.7. Phương pháp tổng hợp đánh giá Qua các số liệu thu thập được, các kết quả phân tích đánh giá tổng hợp, so sánh với các tiêu chuẩn của Việt Nam để đánh giá, kết luận sơ bộ về nguồn thải mức độ ô nhiễm và ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận. Tiến hành khảo sát trực tiếp bằng cách quan sát, ghi chép cách sinh viên sử dụng nước sinh hoạt, thải nước sinh hoạt ra ngoài môi trường, và nguồn nước thải sinh hoạt đó được quản lý và xử lý như thế nào.
  32. 24 PHẦN 4 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thực trạng điều tra nước thải tại KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4.1.1. Kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái nguyên Bảng 4.1: Kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên STT Khu nhà Số lượng (người) 1 A 220 2 B 60 3 C 85 Tổng 3 dãy 365 (Nguồn: Kết quả điều tra thực tế, 2018) Số Lượng sinh viên của KTX A 250 200 150 100 50 0 Dãy A Dãy B Dãy C Hình 4.1. Kết quả điều tra số lượng sinh viên sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên Nhận xét: Qua kết quả điều tra cho thấy hiện tại số lượng sinh viên sống trong KTX là 365/1100 chiếm 33.18% so với dự kiến ban đầu (Dự kiến ban đầu: Mỗi KTX A, B, C sẽ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt cho 720/144/240 người).
  33. 25 4.1.2. Đánh giá lưu lượng nước thải sinh hoạt tại khu KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Bảng 4.2: Tổng lượng nước tiêu thụ và nước thải sinh hoạt cụ thể tại ký túc xá A (1 năm học) TT Địa Số lượng Lượng nước trung Lượng nước thải Điểm SV (người) bình dãy KTX tiêu m3/tháng m3/năm thụ (m3/tháng) học 1 A 220 580 528 5280 2 B 60 180 144 1440 3 C 85 240 204 2040 Tổng 365 1000 876 8760 Nhận xét: KTX A thuộc sự quản lý của trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên bao gồm 3 dãy KTX được sắp sếp theo thứ tự tăng dần từ A, B, C và có sấp xỉ khoảng 400 sinh viên đang sống và sinh hoạt tại đây. Vậy nên, lượng nước thải sinh hoạt được thải ra môi trường xung quanh có lưu lượng không hề nhỏ. Qua điều tra trực tiếp sinh viên đang sống trong các dãy KTX này cho thấy trung bình lượng nước thải sinh hoạt mỗi người thải ra vào khoảng 0,08 m3/ngày đêm và có 365 sinh viên đang sinh hoạt tại các KTX A trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Theo thống kê nêu trên, ta thấy lượng nước thải sinh hoạt trong một năm học 3 dãy KTX A thải ra lên đến 8760 m3. Lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, nó có thể gây ra ô nhiễm ở 1 lưu vực ao, hồ, hoặc sông suối và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của toàn bộ con người và sinh vật sinh sống xung quanh. 4.1.3 Đánh giá hiện trạng nước thải của khu KTX A, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Hiện trạng nước thải KTX A:
  34. 26 KTX A với số lượng sinh viên sống trong khu KTX là 365 người, với số liệu điều tra thực tế được số lượng nước thải thải ra hàng ngày trung bình của một sinh viên là 0.08m3/ngày đêm. Bảng 4.3: Kết quả phân tích nước thải KTX A Kết quả phân QCVN STT Chỉ tiêu Đơn Vị tích 14:2008/BTNM NM1 NM2 T 1 PH - 6,87 6,47 5 - 9 2 BOD5 mg/l 6,272 5,568 50 3 Độ đục NTU 1,000 1,760 10 4 TSS mg/l 10,200 6,300 100 5 NO3- mg/l 0,224 0,012 50 6 Fe mg/l 0,021 0,099 0,01 - 5 7 COD mg/l 7,840 6,960 - 8 P mg/l 0,014 0,036 0,005 – 0,8 0.9 0.8 0.7 PH 0.6 0.5 0.4 QCVN 0.3 14:2008/BT NMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.2: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích PH nước thải sinh hoạt KTX A
  35. 27 Nhận xét: Qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.2, phân tích ta thấy chỉ tiêu PH chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đạt QCVN 14:2008/BTNMT. 0.9 0.8 0.7 BOD5 0.6 0.5 0.4 QCVN 0.3 14:2008/ BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.3: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích BOD5 nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.3, phân tích ta thấy chỉ tiêu BOD5 chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT. 0.9 0.8 0.7 Độ đục 0.6 0.5 0.4 QCVN 14:2008/ 0.3 BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.4: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích Độ đục nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.4, phân tích ta thấy chỉ tiêu BOD5 chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
  36. 28 0.9 0.8 0.7 TSS 0.6 0.5 0.4 QCVN 14:2008/ 0.3 BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.5: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích TSS nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.5, phân tích ta thấy chỉ tiêu TSS chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT. 0.9 0.8 0.7 NO3- 0.6 0.5 0.4 QCVN 14:2008/B 0.3 TNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.6: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích NO3- nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.6, phân tích ta thấy chỉ tiêu NO3- chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT.
  37. 29 0.9 0.8 0.7 Fe 0.6 0.5 0.4 QCVN 14:2008/ 0.3 BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.7: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích Fe nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.7, phân tích ta thấy chỉ tiêu Fe chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT. 0.9 0.8 0.7 Fe 0.6 0.5 0.4 QCVN 14:2008/ 0.3 BTNMT 0.2 0.1 0 NM1 NM2 Hình 4.8: Biểu đồ thể hiện kết quả phân tích P nước thải sinh hoạt KTX A Nhận xét: qua bảng số liệu 4.3 và hình 4.8, phân tích ta thấy chỉ tiêu P chưa vượt qua mức độ ô nhiễm và đều đạt QCVN 14:2008/BTNMT. 4.2. Đánh giá sự nhận biết của sinh viên về hiện trạng nước thải khu KTX K Đại học Nông Lâm Thái Nguyên 4.2.1. Đánh giá mức độ ô nhiễm nước qua ý kiến của sinh viên
  38. 30 Bảng 4.4: Đánh giá của sinh viên về hiện trạng nước thải sinh hoạt Tỉ lệ STT Đánh giá mức độ Số phiếu (%) 1 Không ô nhiễm 49 98 2 Ô nhiễm 1 2 3 Ô nhiễm nặng 0 0 Tổng 50 100 Hiện trạng mức độ ô nhiễm nước Không ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm nặng 2%0% 98% Hình 4.9 : thể hiện mức độ ô nhiễm của nước thải KTX Qua bảng 4.4, và hình 4.9 cho thấy nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm chiếm 98%, gây ô nhiễm chiếm tới 2% đa số sinh viên cho biết rằng nước thải sinh hoạt được thải xuống cống ít mùi hôi và không ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên cũng như môi trường xung quanh, và gây ô nhiễm nặng chiếm 0%. Trong tổng số 50 sinh viên, cán bộ và người dân được điều tra.
  39. 31 Bảng 4.5: Đánh giá của sinh viên về mùi vị nước thải sinh hoạt Số phiếu Tỉ lệ STT Vấn đề Không (%) Có có 1 Mùi 0 50 100 2 Vị 0 0 0 4 Khác 0 0 0 Tổng 50 100 Qua bảng 4.5 cho thấy mùi nước thải sinh hoạt 10%, và không có mùi 90% đa số sinh viên cho biết rằng nước thải sinh hoạt được thải xuống cống không gây mùi hôi và không ảnh hưởng đến sức khỏe của sinh viên cũng như môi trường xung quanh. Trong tổng số 50 sinh viên được điều tra. Bảng 4.6: Đánh giá của sinh viên về các loại bệnh tật thường xảy ra ở KTX Tỉ lệ STT Loại bệnh Số phiếu (%) 1 Bệnh đau mắt hột 0 0 2 Bệnh đường ruột 0 0 3 Sốt rét 0 0 4 khác 50 100 Tổng 50 100 Qua bảng 4.6 cho thấy nguồn nước thải không gây nhiều loại bệnh mà tất cả đều cho ý kiến khác như bệnh zola và một số bệnh ngoài da khác.
  40. 32 4.2.2. Đánh giá nhận thức của sinh viên trong công tác xử lý nước thải sinh hoạt Mỗi sinh viên đề có nhưng ý thức khác nhau về vấn đề bảo vệ môi trường khu vực mình sinh sống, và đưa ra các giải pháp xử lý khác nhau đối với vấn đề nước thải sinh hoạt hiện tại trong khu KTX, cụ thể thể hiện trong bảng sau: Bảng 4.7: Biện pháp xử lý nước thải sinh hoạt theo ý kiến sinh viên STT Nội dung Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 Tuyên truyền giáo dục cho sinh viên 18 36 2 Sử dụng tiết kiệm nước 22 44 Xây dựng bãi lọc ngầm và tạo cảnh quan 3 3 6 trong khu KTX 4 Thực hiện chương trình nạo vét cống rãnh 7 14 Tổng 50 100 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% Tổng % 20% 10% Tỷ lệ % 0% Tuyên truyền Sử dụng tiết giáo dục cho kiệm nước Xây dựng bãi sinh viên lọc ngầm và Thực hiện chương trình tạo cảnh quan nạo vét cống trong khu KTX rãnh Hình 4.10: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ các biện pháp sinh viên đưa ra để xử lý nước thải sinh hoạt
  41. 33 Nhận xét: qua bảng 4.7 và hình vẽ trên ta thấy sinh viên quan tâm đến vấn đề môi trường và có đưa ra các biện pháp để xử lý trong đó có 18 trong tổng số 50 phiếu hỏi, sinh viên đưa ra biện pháp tuyên truyền giáo dục, chiếm tới 36%, và có 22 sinh viên đưa ra biện pháp là sử dụng tiết kiệm nước chiếm tới 44%, trong tổng số 50 sinh viên được điều tra, phương pháp này góp phần làm giảm đi lượng nước thải sinh hoạt cần xử lý. Đối với biện pháp xây dựng bãi lọc ngầm và tạo cảnh quan trong khu vực KTX, có 3 sinh viên đưa ra phương pháp này chiếm 6% trong tổng số 50 phiếu, và có 7 sinh viên đưa ra biện pháp là thực hiện chương trình nạo vét cống rãnh chiếm 14% trong tổng số 50 sinh viên được điều tra. 4.3 Giải pháp quản lý nước thải sinh hoạt tại ký túc xá A thuộc Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên - Tuyên truyền cho tất cả sinh viên, cán bộ và người dân xung quanh. - Sử dụng tiết kiệm nước. - Xây dựng bãi lọc ngầm. - Nạo vét cống rãnh - Sử dụng các biện pháp xử lý sinh học (bóng sinh học, chế phẩm EM) - Sử dụng màng lọc RO - Sử dụng các công nghệ cao
  42. 34 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận - Trong khu KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên có lượng sinh viên sinh sống là 365 sinh viên với số lượng sinh viên như vậy thải ra ngoài môi trường một lượng nước thải sinh hoạt là một lượng nước ô nhiễm không nhỏ, cụ thể lượng nước thải trong 1 năm học 3 dãy KTX A này phát thải ra ngoài môi trường là vô cùng lớn, Lượng thải lên đến 8760 m3/năm học, được xả thẳng ra ngoài môi trường và có thể gây ô nhiếm đến lưu vực sông Cầu. - Sự nhận biết của sinh viên KTX A cũng đã rất rõ ràng về sự ô nhiễm của nước thải sinh hoạt như sau: + Nước thải sinh hoạt không gây ô nhiễm được sinh viên đánh giá 98% và ô nhiễm 2% đa số sinh viên cho biết rằng nước thải sinh hoạt không có mùi hôi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như môi trường xung quanh. + Mùi của nước thải sinh hoạt được sinh viên cho biết là 100% là không có mùi và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. + Các loại bệnh được gây ra bởi nước thải sinh hoạt thì đa số đều cho ý kiến là gặp các bệnh khác như các bệnh ngoài da do nước sinh hoạt gây ra. - Đề ra các giải pháp quản lý nước thải sinh hoạt tại KTX A trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên như: Tuyên truyền giáo dục, sử dụng tiết kiệm nước, xây dựng bãi lọc ngầm và tạo cảnh quan trong khu KTX, thực hiện chương trình nạo vét cống rãnh, Sử dụng các biện pháp xử lý sinh học (bóng sinh học, chế phẩm EM), Sử dụng màng lọc RO, sử dụng các công nghệ cao. - Các chỉ tiêu quan trắc nước thải của khu KTX A Đại học Nông Lâm Thái Nguyên cho thấy nước không bị ô nhiễm. Có nhiều chỉ tiêu quan trắc để đánh giá mức độ ô nhiễm nước thải sinh hoạt nhưng trong đó chú ý là: TSS, BOD5, pH, COD.
  43. 35 Cụ thể ở các dãy nhà thuộc KTX A trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên: + TSS không vượt quá quy chuẩn cho phép thấp hơn 54,35 lần + BOD5 không vượt quá quy chuẩn cho phép thấp hơn 7,9 lần + Fe không vượt quá quy chuẩn cho phép thấp hơn 0,6 lần Đa số các chỉ tiêu đều không vượt quá QCVN 14:2008/BTNMT cụ thể ở các khu nhà của KTX A thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Qua kết quả phân tích cũng như điều tra thực tế cho thấy nước thải sinh hoạt được phát thải từ khu KTX A Đại học Nông lâm Thái nguyên đang không bị ô nhiễm. 5.2. Đề nghị Để môi trường trong khu vực ký túc xá tốt hơn và hạn chế ô nhiễm tôi có một số đề nghị sau: Đảng ủy và Ban giám hiệu nhà trường có kế hoạch cụ thể đến chương trình đầu tư kinh phí nhằm cải thiện chất lượng môi trường trong khu vực sinh viên sinh sống. Nhà trường tiến hành đầu tư kinh phí để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt của sinh viên, hạn chế hiện tượng ô nhiễm môi trường. Ban quản lý KTX cần tổ chức các chương trình thực hiện vệ sinh cống rãnh, và thường xuyên vệ sinh môi trường xung quanh khu KTX, vừa bảo vệ môi trường vừa tạo được ý thức tự giác cho sinh viên trong công tác bảo vệ môi trường. Mỗi sinh viên cần tự nâng cao cao ý thức trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề nước thải sinh hoạt.
  44. 36 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng việt 1. Nguyễn Tuấn Anh, Dương Thị Minh Hòa (2011), “Bài Giảng quan trắc và phân tích môi trường”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Nguễn Đức Hoan (2011), Báo cáo “ Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm nước thải sinh hoạt tại khu vực KTX ĐH Thái Nguyên và biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh”. Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 3. Nguyễn Thị Lợi (2009), “Bài giảng Khoa học môi trường đại cương”, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 4. Nguyễn Ngọc Nông, Đặng Thị Hồng Phương (2006), Bài giảng Luật và chính sách Môi trường, Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 5. Dư Ngọc Thành (2010), “ Công nghệ môi trường”, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 6. Dư Ngọc Thành (2008), Bài giảng Quản lý tài nguyên nước, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (1995), Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường, Nhà xuất bản chính trị quốc gia Hà Nội. 8. QCVN 14:2008/BTNMT, Quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt 9. Quốc hội nước CHXHCNVN(2014),Luật bảo vệ môi trường 2014,Nhà xuất bản lao động xã hội, Hà Nội 2014. 10. Quốc hội nước CHXHCNVN(2012), Luật tài nguyên nước. II. Tiếng anh 11. Jacques Vernier (1993), môi trường sinh thái, Nhà xuất bản Thế giới.
  45. 37 PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Mấu phiếu số: . (Phục vụ cho Đề tài: “Đánh giá hiện trạng nước thải sinh hoạt của KTX A Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” ) Xin Anh/Chị vui lòng cho biết các thông tin về những vấn đề dưới đây (hãy trả lời hoặc đánh dấu  vào câu trả lời phù hợp với ý kiến của Ông/bà) I. Thông tin chung: 1. Họ tên người được phỏng vấn: . 2. Địa chỉ: 3. Tuổi: 4. Lớp Chuyên ngành: II. Hiện trạng nước thải sinh hoạt của khu vực KTX: 1.Hiện nay nguồn nước mà KTX bạn đang sử dụng là ? - Nước máy: - Nước giếng khoan: -Giếng đào: - Nguồn khác: 2. Nguồn nước sinh hoạt Anh (chị) sử dụng có được lọc qua thiết bị lọc không ? Có: Không: Nếu có xin hãy nói rõ hơn: . 3. Nguồn nước sinh hoạt anh (chị) sử dụng hiện nay có vấn đề về: Không có Mùi Vị Khác 4. Lượng nước thải sinh hoạt Anh(chị) thải ra trong 1 ngày đêm vào khoảng :
  46. 38 1 m3/ngày đêm 5. Theo Anh (chị) nguồn nước thải sinh hoạt tại khu KTX chủ yếu từ : Tắm rửa, giặt giũ Tẩy rửa, lau sàn Nhà vệ sinh 6. Nước thải sinh hoạt thải ra cống của KTX có gây ô nhiễm không ? Có: Không: 7. Nếu có xin hãy cho biết ở mức độ nào : Không gây ô nhiễm gây ô nhiễm ô nhiễm nặng 8. Trong KTX của Anh(chị) có loại bệnh tật nào thường xuyên xảy ra: Bệnh đau mắt hột Sốt rét Bệnh đường ruột Khác 9. Theo Anh(chị) sức khỏe của các thành viên trong KTX của mình có bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm nguồn nước không? Không Có Không biết 10. Nước thải có được xử lý trước khi xả ra môi trường không? Có: Không: 11. Anh(chị) có biết nước thải khu KTX sẽ được thải ra địa điểm nào không?
  47. 39 Có: Không: Nếu có thì xin cho biết rõ : 12. Ban quản lý khu KTX có các chương trình vệ sinh môi trường công cộng (nạo vét cống rãnh ) hay không? Không Có 13. Đề xuất của Anh(chị) về các giải pháp cải thiện chất lượng nước khu KTX? Sinh viên thực hiện Người cung cấp thông tin