Đồ án Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp khắc phục

pdf 86 trang thiennha21 13/04/2022 3470
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhao_sat_he_thong_nha_ve_sinh_cong_cong_o_mot_so_quan_noi_th.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất biện pháp khắc phục

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Ở MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.S Lê Thị Vu Lan Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Thùy Liên MSSV: 1311090312 Lớp: 13DMT05 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. Đồ án tốt nghiệp LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu có được trong đồ án tốt nghiệp là trung thực dựa trên trên nghiên cứu khảo sát tình hình thực tế và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, tài liệu tham khảo trích dẫn trong đồ án được chỉ rõ nguồn gốc. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2017 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Thùy Liên
  3. Đồ án tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô trong khoa CNSH-TP- MT đã tận tình giảng dạy em trong suốt bốn năm học tại trường Đại học Công Nghệ TP.HCM. Chân thành cảm ơn đến Cô Th.S.Lê Thị Vu Lan – giáo viên hướng dẫn đã hướng dẫn tận tình và giúp đỡ em mỗi khi em có khó khăn trong quá trình học tập cũng như trong quá trình làm đề tài đồ án tốt nghiệp. Em cảm ơn Cô trong hơn 3 tháng qua đã tận tình chỉ dạy em, ủng hộ, góp, giúp đỡ em hoàn thành được đồ án tốt nghiệp này. Gửi lời cảm ơn đến các anh chị làm việc trong dịch vụ công ích quận 1, quận 10, quận 11 và dịch vụ công ích thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và cho em những tài liệu, số liệu quan trọng, đáng tin cậy. Cảm ơn đến bố mẹ, gia đình và bạn bè, những người đã luôn sát cánh bên em, luôn ủng hộ và cho em những lời khuyên có ích trong quá trình học tại trường và làm đồ án tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thành đề tài với tất cả sự nỗ lực của bản thân, nhưng đề tài chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong quý Thầy Cô tận tình chỉ bảo. Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2017 Sinh viên thực hiên Nguyễn Thị Thùy Liên
  4. Đồ án tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG v DANH MỤC HÌNH vi 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục tiêu 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Nôi dung nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp luận 2 4.2. Phương pháp thực hiện 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6 5.1. Đối tượng nghiên cứu 6 5.2. Phạm vi nghiên cứu 6 5.2.1. Phạm vi về không gian 6 5.2.2. Phạm vi về thời gian 6 6. Ý nghĩa 6 6.1. Ý nghĩa khoa học 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn 7 7. Các chương của đồ án tốt nghiệp 7 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 8 1.1. Đặc điểm tự nhiên 8 1.1.1. Vị trí địa lý 8 1.1.2. Địa chất- thủy văn 8 1.1.3. Khí hậu-thời tiết 9 1.2. Tổ chức hành chính và chính quyền 10 1.2.1. Tổ chức hành chính 10 i
  5. Đồ án tốt nghiệp 1.2.2. Chính quyền 10 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 10 1.3.1. Tình hình kinh tế 10 1.3.2. Tình hình xã hội 11 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 14 2.1. Lịch sử nhà vệ sinh công cộng 14 2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng 15 2.2.1. Định nghĩa nhà vệ sinh 15 2.2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh công cộng. 15 2.3. Phân loại nhà vệ sinh 15 2.4. Phân loại nhà vệ sinh công cộng 16 2.5. Quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng 16 2.6. Các quyết đinh, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh công cộng 17 2.6.1. Theo quyết định số 225/QĐ-TCDL 17 2.6.2. Theo tiêu chuẩn vệ sinh công cộng ASEAN 19 2.7. Hiện trạng NVSCC ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 20 2.7.1. Tại Mỹ 20 2.7.2. Tại Nhật 20 2.7.3. Tại Singapore 21 2.7.4. Tại Việt Nam 22 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Ở MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH TP HCM 23 3.1. Vị trí, số lượng, loại hình nhà vệ sinh công cộng 24 3.1.1. Tại quận 1 24 3.1.2. Tại quận 3 27 3.1.3. Tại quận 5 28 3.1.4. Tại quận 10 28 3.1.5. Tại quận 11 30 3.2. Hiện trạng các nhà vệ sinh công cộng 31 ii
  6. Đồ án tốt nghiệp 3.2.1. Trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng tại các quận 31 3.2.2. Chât lượng vệ sinh môi trường 36 3.2.3. Hiện trạng môi trường và cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng 41 3.3. Ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng 42 3.4. So sánh nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát 45 3.4.1. Về số lượng 45 3.4.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị 45 3.4.3. Về chất lượng các nhà vệ sinh công cộng 46 3.5. Nguyên nhân gây ra các vấn đề tại hệ thống nhà vệ sinh công cộng 50 CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 51 4.1. Đánh giá chung 51 4.2. Hạn chế và khó khăn trong của các nhà vệ sinh trong việc xây dựng và hoạt động 51 4.3. Đề xuất các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng 53 4.4. Các mô hình nhà vệ sinh công cộng hiện nay 56 4.5. Áp dụng mô hình 57 4.5.1. Áp dụng mô hình nhà vệ sinh công cộng 57 4.5.2. Áp dụng mô hình quản lí nhà vệ sinh công cộng hiệu quả theo tiêu chuẩn Asean 57 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 61 PHỤ LỤC 1 iii
  7. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NVSCC : Nhà vệ sinh công công cộng Tp HCM : Thành phố Hồ Chí Minh THHH : Trách Nhiệm Hữu Hạn MTV : Một Thành Viên ASEAN : “Association of Sontheast Asia Nations” Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. iv
  8. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1 Phân loại nhà vệ sinh 16 Bảng 2. 2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng 17 Bảng 3. 1 Danh sách các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn 33 Bảng 3. 2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng 45 Bảng 3. 3 Đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất của các NVSCC tại các quận khảo sát 45 Bảng 3. 4 Thang điểm đánh giá chất lượng NVSCC 47 Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá chất lượng các NVSCC tại địa bàn 5 quận 47 Bảng 3. 6 Bảng thống kế nhà vệ sinh đạt mức sạch sẽ ở các quận khảo sát 49 Bảng 4. 1 So sánh mô hình NVSCC truyền thống vs mô hình NVSCC hiện đại 56 v
  9. Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu 5 Hình 2. 1 Toilet công cộng ở Kanazawa, Nhật Bản 21 Hình 3. 1 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 24 Hình 3. 2 Tình hình số lượng NVSCC tại quận 1 26 Hình 3. 3 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng bị tháo dỡ 26 Hình 3. 4 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 27 Hình 3. 5 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 28 Hình 3. 6 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 29 Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11 30 Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11 32 Hình 3. 9 Tấm năng lượng mặt trời cà bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Du 34 Hình 3. 10 Nơi rửa tay và thùng đựng rác tại nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Du ( theo tiêu chuẩn Asean) 34 Hình 3. 11 Thùng rác tại nhà vệ sinh trên đường Lê Hồng Phong giao 3 tháng 2 35 Hình 3. 12 Thùng rác tại nhà vệ sinh chợ Tân Định 35 Hình 3. 13 Bồn xả tại nhà vệ sinh công cộng đường Thành Thái quận 10 35 Hình 3. 14 Bồn cầu bệt tại nhà vệ sinh di động công viên 23/9, quân 1 35 Hình 3. 15 Cửa phòng vệ sinh công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận 11 36 Hình 3. 16 Laphong trần nhà vệ sinh công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận 11 . 36 Hình 3. 17 Nguồn nước nhà vệ sinh công cộng sử dụng 36 Hình 3. 18 Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng 37 Hình 3. 19 sàn nhà vệ sinh tại NVSCC trên đường Tô Hiến Thành quận 10. 38 Hình 3. 20 Phòng vệ sinh tại NVSCC trên đường Tô Hiến Thành quận 10. 38 Hình 3. 21 Phòng vệ sinh tại NVSCC trong công viên Dân Ước quận 5. 38 Hình 3. 22 Phòng vệ sinh tại NVSCC trên đường Lê Hồng Phong giao 3-2 quận 10. 38 Hình 3. 23 Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 39 Hình 3. 24 Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 39 vi
  10. Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh 39 Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh 43 Hình 3. 26 Bồn cầu nhà vệ sinh công cộng tại nhà vệ sinh di động tại công viên 23- 9 quận 1 44 Hình 3. 27 Bồn cầu tại nhà vệ sinh công cộng Saccombank công viên 23-9 44 Hình 3. 28 Nhà vệ sinh công cộng tại đường Thành Thái quận10 . 44 Hình 3. 29 Đồ thị biểu diễn hiện trạng trang thiết bị NVSCC tại 5 quận khảo sát 46 Hình 3. 30 Đồ thị biểu diễn chất lượng NVSCC tại 5 quận 48 vii
  11. Đồ án tốt nghiệp MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Đối với các nước phát triển trên thế giới như Nhât, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore thì hệ thống NVSCC luôn được quản lí một cách hợp lí, hiện đại, sạch sẽ, đầy đủ tiện nghi đặc biệt là rất thân thiện với môi trường và đáp ứng đủ nhu cầu của người dân và khách du lịch. Đây cũng chính là điểm nhấn khi khách nước ngoài đến với đất nước của họ . Vậy thì hệ thống nhà vệ sinh công cộng của nước ta nhất là đối với các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh thì ra sao? Thành phố Hồ Chí Minh nằm trong danh sách 50 thành phố đẹp nhất thế giới và cũng đây là một nơi thu hút khách dụ lich trong, ngoài nước và lượng người đổ về đây sinh sống, làm ăn, học tập rất nhiều (theo số liệu đến năm 2015 của tổng cục thống kê, dân số thành phố Hồ Chí Minh là 8.136,3 nghìn). Do đó, nhu cầu về các công trình công cộng là một nhu cầu không thể thiếu hiện nay trong đó có nhà vệ sinh công cộng. Hiện nay, nhà vệ sinh công cộng đã được thành phố quan tâm đầu tư và xây dựng mới theo tiêu chuẩn hiện đại ( đầu tư 1000 NVSCC trong đó có 500 NVSCC theo tiêu chuẩn ASEAN) nhất là các quận nội thành trong đó có quận 1,3,5,10,11 nhưng có nhiều nhà vệ sinh chất lượng xuống cấp, vệ sinh không sạch sẽ, không đủ các thiết bị và tình trạng thiếu nhà vệ sinh công cộng không đáp ứng đủ nhu cầu mà gây các tác động tiêu cực đến chất lượng cuộc sống như: tình trạng đi tiểu, phóng uế không đúng chỗ tại các nơi công cộng đã làm mất mỹ quan thành phố, gây ô nhiễm môi trường và làm “xấu xí” hình ảnh thành phố trong mắt nhiều du khách. Vậy để khắc phục những điều trên và nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân và với mục tiêu “Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm du lịch hàng đầu cả nước và khu vực” với hình ảnh “thành phố Hồ Chí Minh – Điểm đến thân thiện, hấp dẫn, an toàn” thì cần phát triển hoàn thiện hệ thống nhà vệ sinh công cộng. 1
  12. Đồ án tốt nghiệp Chính vì những lý do trên đề tài “ Khảo sát hệ thống nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nôi thành Tp. HCM và đề xuất biện pháp khắc phục” là hết sức cần thiết. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu tổng quát Giúp nâng cao nhận thức về vệ sinh môi trường cho người dân người sử dụng các nhà vệ sinh công cộng, chất lượng, mật độ phân bố các nhà vệ sinh hiện tại cũng như chất lượng các nhà sinh được xây dựng sau này sẽ tốt hợn. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá được sự phân bố của các nhà vệ sinh công công. - Đánh giá được mức độ giữ gìn vệ sinh tại các nhà vệ sinh công cộng, chất lượng, hiệu quả hoạt động, cách thức quản lí của các nhà vệ sinh. - Lựa chọn được một số phương án để nâng cao chất lượng nhà vệ sinh. 3. Nôi dung nghiên cứu - Tìm hiểu số liệu, vị trí phân bố NVSCC ở từng quận thực hiện đề tài. - Khảo sát hiện trạng NVSCC ở các quận 1,3,5,10,11 như: + Hiện trạng trang thiết bị thiết bị nước, dụng cụ nhà vệ sinh ( giấy, nước rửa tay, máy sấy khô tay, .) + Chât lượng vệ sinh môi trường ( chất lượng nước, không khí , độ sạch sẽ) . + Hiện trạng môi trường của khu vực (gần khu vực nhà vệ sinh công cộng, xa khu vực nhà vệ sinh công cộng). + Ý thức người sử dụng - So sánh các nhà vệ sinh công cộng. - Xác định một số biện pháp khắc phục cho hệ thống nhà vệ sinh công cộng. - Xác định các mô hình nhà vệ sinh công cộng đang có áp dụng cho quận khác. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Nhà vệ sinh công cộng là một thành phần rất quan trọng trong hệ thống kết cấu hạ tầng đô thị của mỗi đất nước, mỗi quốc gia giúp giải quyết nhu cầu tối thiểu 2
  13. Đồ án tốt nghiệp của con người tạo ra các thành phố thân thiện với môi trường, cảnh quan đô thị được sạch sẽ trong lành. Nhưng đối với Việt Nam trong đó có thành phố Hồ Chí Minh thì đang là một vấn đề nan giải của toàn thành phố nhất là các quận nội thành nơi mà quy hoach đô thị đã được quy hoạch từ rất lâu. Là nơi có lượng dân cư tập trung sinh sống làm ăn rất nhiều, số lượng khách du lịch đến thăm quan các bảo tàng, các điểm du lịch, vui chơi đặc biệt là các quận trung tâm của thành phố như quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11 có nhu cầu rất cao về số lượng, chất lượng còn đối với các quận ngoại thành thì số lượng dân cư ít hơn so với các quận nội thành nên nhu cầu về nhà vệ sinh công cộng không đòi hỏi cao và khắt khe đặc biệt các quận trung tâm của thành phố. Nhà vệ sinh công cộng ở một số quận nội thành Chọn 5 quận gồm quận 1, Quận 1: 21 điểm NVSCC Chọn 7 điểm NVSCC quận 3, quận 5, quận 10, Quận 3: 3 điểm NVSCC Chọn 3 điểm NVSCC quận 11. Quận 5: 14 điểm NVSCC Chọn 10 điểm NVSCC Quận 10: 5 điểm NVSCC Chọn 5 điểm NVSCC Quận 11: 5 điểm NVSCC Chọn 4 điểm NVSCC Đối với các điểm nhà vệ sinh được chọn để khảo sát dựa trên vị trí phân bố, mô hình nhà vệ sinh nhà vệ sinh công cộng mà chọn ra một số nhà vệ sinh công cộng đại diện để khảo sát. Để nắm rõ được tình hình thực tế các nhà vệ sinh công cộng về hiện trạng môi trường, chất lượng, cơ sở vật chất, ý thức của các nhà vệ sinh ở quận nội thành thì phải dựa trên nghiên cứu đi khảo sát thực tế, phỏng vấn, quan sát để có một cái nhìn rõ ràng, cụ thể bao quát hơn. Còn nếu sử dụng phương pháp nghiên cứu khác thì chỉ nhìn nhận vấn đề ở một phương diện như đánh giá sự ảnh hưỏng của hệ thống nhà vệ sinh công cộng đến cảnh quan môi trường hay một vấn đề tương tự khác mà không thể đánh giá hết được tầm quan trọng, mức độ khách quan, thực trạng. 3
  14. Đồ án tốt nghiệp Như vậy, quá trình nghiên cứu là đi khảo sát thực tế thì cần phải biết cách thức của quá trình nghiên cứu đây chính là yếu tố quan trong nhất đánh giá được gần như toàn bộ hệ thống các nhà vệ sinh ở quận nội thành. Quá trình nghiên cứu này ta phải nghiên cứu các yếu tố khách quan đang tồn tại như vị trí, mật độ phân bố, hiện trạng môi trường, chất lượng, ý thức, và các yếu tố sâu xa bên trong để xem mức độ ảnh hưởng của hệ thống nhà vệ sinh này đến toàn xã hội để có các biện pháp triển khai nhằm giảm tác động xấu nhất tăng cường chất lượng và đối vói các mô hình nhà vệ sinh công cộng hoạt động hiệu quả có thể nhân rộng. Tính tối ưu của phương pháp nghiên cứu này đem lại là tính thực tế của các số liệu, biết được thực trạng, chất lượng của các hệ thống nhà vệ sinh công cộng giữa các quận và so sánh được các nhà vệ sinh công cộng giữa các nhà vệ sinh với nhau hoặc nhà vệ sinh mới xây dựng theo tiêu chuẩn mới và xây dựng lâu năm. Biết được những vấn đề bất cập, khó khăn từ cách quản lí, hoạt động của các nhà vệ sinh này. 4
  15. Đồ án tốt nghiệp 4.2. Phương pháp thực hiện Phương pháp nghiên Tìm hiểu số lượng, vị trí cứu tài liệu, thu thập Phương pháp phân phân bố NVSCC tích xử lí số liêu, thông tin thống kê Phương pháp khảo Khảo sát hiện trạng các nhà Phương pháp quan sát sát, điều tra, trắc vệ sinh công cộng Phương pháp trò chuyện nghiệm Phương pháp phân So sánh các nhà vệ sinh Phương pháp quan sát tích lí luận công cộng Phương pháp so sánh cặp đôi Phương pháp phân Xác định một số biện pháp Phương pháp chuyên gia tích lí luận khắc phục Phương pháp phân Xác đinh các mô nhà vệ sinh Phương pháp chuyên gia tích lí luận công cộng áp dụng cho quận Phương pháp so sánh khác khác cặp đôi Hình 1. 1 Sơ đồ phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tổng hợp các thông tin, tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài, các tài liệu nghiên cứu trước nay và thời gian gần nhất. - Phương pháp phiếu điều tra, khảo sát và trắc nghiệm: Khảo sát trên đối tượng là NVSCC thuộc các quận 1, 3, 5, 10, 11 ( quận 1: 7 NVSCC, quận 3: 3NVSCC, quận 5: 10 NVSCC, quận 10: 5 NVSCC, quận 11: 4 NVSCC, mỗi nhà vệ sinh công cộng khảo sát 10 người dùng NVSCC với phiếu câu hỏi trắc nghiệm) - Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn: dùng phương pháp phỏng vấn có cấu trúc ( lập bảng câu hỏi) đối với người trông coi nhà vệ sinh công cộng nhằm đánh giá khách quan được ý thức của người sử dụng nhà vệ sinh, tình hình vệ sinh tại các nhà vệ sinh công công khảo sát - Phương pháp quan sát: nhằm quan sát tình hình NVSCC về trang thiết bị tiện nghi ,cơ sở vật chất, độ sạch sẽ, ý thức của người dùng trong nhà vệ sinh công cộng. 5
  16. Đồ án tốt nghiệp - Phương pháp thống kê, xử lý số liệu + Nhằm thu thu thập thông tin từ các câu trả lời từ phiếu khảo sát về tình hình NVSCC. + Dùng phần mềm excel để xử lý vẽ biểu đồ, phân tích số liệu để phục vụ cho việc đánh giá tình hình trang thiết bị, độ sạch sẽ, chât lượng không khí, ý thức sử dung của người dùng trong nhà vệ sinh. - Phương pháp đánh giá tổng hợp: Tổng hợp kết quả từ quá trình khảo sát thực tế và phiếu điều tra nhằm đánh giá tình hình của hệ thống NVSCC, ý thức sử dụng của người dùng, đề xuất một số phương pháp và áp dụng mô hình. - Phương pháp phân tích lý luận: từ các sơ liệu đã có phân tích lý luận để đưa ra kết quả. - Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia, kết quả nghiên cứu liên quan đến NVSCC. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn quận nội thành Tp.HCM 5.2. Phạm vi nghiên cứu 5.2.1. Phạm vi về không gian Đề tài được thực hiện tại quận trung tâm trong nội thành: 1,3,5,10,11 của Tp. HCM 5.2.2. Phạm vi về thời gian Đề tài được thực hiện từ ngày 09/05/2011 đến ngày 24/07/2011 6. Ý nghĩa 6.1. Ý nghĩa khoa học - Cung cấp dữ liệu cho các nghiên cứu tiếp theo của sinh viên - Cung cấp thông tin giúp các nhà quản lý một cách có hiệu quả và khắc phục những mặt hạn chế trong các năm tiếp . - Đề xuất các phương pháp giúp cải thiện nhà vệ sinh công cộng trên địa bàn các quận khảo sát, các quận khác của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thành phố khác của Việt Nam. 6
  17. Đồ án tốt nghiệp - Đề xuất được mô hình quản lí cải tiến cho các quận khác của địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Đề tài có thể xem như là sự kế thừa của các ý tưởng về mô hình NVSCC vốn có từ trước. - Khảo sát sự phân bố, đưa ra các tác động của nhà vệ sinh công cộng đến người dân và ý thức của người dân sau khi sử dụng nhà vệ sinh, cách thức quản lý. Từ đó, đưa ra những phương án quản lý phù hợp hơn cho nhà vệ sinh công cộng tại một số quận nội thành của khu vực thành phố Hồ Chí Minh giúp cảnh quan đô thị đẹp hơn đặc biệt là khách du lịch. - Áp dụng mô hình thích hợp về NVSCC, cách quản lý thích hợp cho các quận khác và sử dụng trong thực tế. 7. Các chương của đồ án tốt nghiệp Mở đầu Chương I: Tổng quan về khu vực thành phố Hồ Chí Minh Chương II: Tổng quan các vấn đề liên quan đến NVSCC Chương III: Kết quả khảo sát hệ thống NVSCC ở một số quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh Chương IV: Đề xuất các biện pháp khắc phục Chương V: Áp dụng các mô hình NVSCC cho các quận khác Kết luận và kiến nghị 7
  18. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 1.1. Đặc điểm tự nhiên 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Hồ Chí Minh có toạ độ 10°10' – 10°38' bắc và 106°22' – 106°54' đông, phía bắc giáp tỉnh bình dương, tây bắc giáp tỉnh Tây Ninh, Đông Và Đông Bắc Giáp Tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tây và tây nam giáp tỉnh Long An Và Tiền Giang. Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, thành phố Hồ Chí Minh là một đầu mối giao thông quan trọng về đường bộ, đường thủy và đường không nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế. Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Sông Cửu Long, địa hình thành phố thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một phần tây bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía nam - tây nam và đông nam thành phố, có độ cao trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận thủ Đức, quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét [10] 1.1.2. Địa chất- thủy văn Địa chất thành phố Hồ Chí Minh bao gồm chủ yếu là hai tướng trầm tích pleistocen và holocen lộ ra trên bề mặt. Trầm tích pleistocen chiếm hầu hết phần bắc, tây bắc và đông bắc thành phố. Do tác động của các yếu tố tự nhiên và hoạt động của con người, trầm tích phù sa cổ hình thành nhóm đất đặc trưng riêng đó là đất xám. Với hơn 45 nghìn hecta, tức khoảng 23,4% diện tích thành phố, đất xám ở thành phố Hồ Chí Minh có ba loại: đất xám cao, đất xám có tầng loang lổ đỏ vàng và hiếm hơn là đất xám gley. Trầm tích holocen có nhiều nguồn gốc: biển, vũng vịnh, sông biển, bãi bồi Hình thành nhiều loại đất khác nhau: nhóm đất phù sa biển với 15.100 ha, nhóm đất phèn với 40.800 ha và đất phèn mặn với 45.500 ha. 8
  19. Đồ án tốt nghiệp Ngoài ra còn có một diện tích khoảng hơn 400 ha là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò. [10] Về thủy văn: thành phố nằm ở vùng hạ lưu hệ thống Sông Đồng Nai - Sài Gòn có mạng lưới sông ngòi kênh rạch rất đa dạng. Sông Đồng Nai có lưu vực lớn khoảng 45.000 km². Với lưu lượng bình quân 20–500 m³/s, hàng năm cung cấp 15 tỷ m³ nước, sông Đồng Nai trở thành nguồn nước ngọt chính của thành phố. Sông Sài Gònvới chiều dài 200 km chảy dọc trên địa phận thành phố dài 80 km. Sông sài gòn có lưu lượng trung bình vào khoảng 54 m³/s, bề rộng tại thành phố khoảng 225 m đến 370 m, độ sâu tới 20 m. Một con sông nữa của thành phố Hồ Chí Minh là sông Nhà Bè, hình thành ở hợp lưu hai sông Đồng Nai và Sài Gòn, chảy ra biển đông bởi hai ngả chính soài rạp và gành rái. Trong đó, ngả gành rái chính là đường thủy chính cho tàu ra vào bến cảng Sài Gòn. [10] 1.1.3. Khí hậu-thời tiết Thành phố Hồ Chí Minh có 2 mùa là mùa mưa và màu khô. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11 (khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ cao mưa nhiều), mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4 năm sau (khí hậu khô, nhiệt độ cao và mưa ít). Trung bình, thành phố có 160 tới 270 giờ nắng một tháng, nhiệt độ trung bình 27 °c, cao nhất lên tới 40 °C, thấp nhất xuống 13,8 °C. Một năm, ở thành phố có trung bình 159 ngày mưa, tập trung nhiều nhất vào các tháng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng không có gió bão và chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa tây – tây nam và bắc – đông bắc. Gió tây – tây nam từ Ấn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s vào mùa mưa. Gió gió bắc – đông bắc từ biển đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió mậu dịch theo hướng nam – đông nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Bình quân độ ẩm không khí đạt 79,5%/năm. [10] 9
  20. Đồ án tốt nghiệp 1.2. Tổ chức hành chính và chính quyền 1.2.1. Tổ chức hành chính Hiện nay thành phố có 12 quận nội thành, gồm các quận: 1,3,4,5,6,8,10,11, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Tân Bình với 182 phường; và 6 huyện ngoại thành: Củ Chi, Hóc Môn, Thủ Đức, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ với 100 xã và thị trấn. Diện tích tự nhiên tp: 209.100 ha, trong đó nội thành 14.030 ha, chiếm 6,7%, ngoại thành 195.070 ha chiếm 69,9%. Dân số thành phố năm 1995 có 7.162.864 người ( chiếm 8,345 dân số Việt Nam), mật độ trung bình 3.419 người/ km2 [10] 1.2.2. Chính quyền Chính quyền thành phố bao gồm hai cơ quan chính là hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân thành phố, với các đại biểu được bầu cử trực tiếp nhiệm kỳ 5 năm. Đứng đầu hội đồng nhân dân gồm một chủ tịch, một phó chủ tịch và một uỷ viên thường trực. Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của ủy ban thường vụ quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của uỷ ban thường vụ quốc hội. Hội đồng nhân dân thành phố bầu nên ủy ban nhân dân, cơ quan trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý về mọi hoạt động chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa trên địa bàn thành phố. Đứng đầu ủy ban nhân dân gồm một chủ tịch và các phó chủ tịch. Các sở, ngành của ủy ban nhân dân sẽ quản lý về các lĩnh vực cụ thể, như y tế, giáo dục, đầu tư, tư pháp, tài chính. Tương tự, cấp quận, huyện cũng có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo chung của cấp thành phố[10] 1.3. Tình hình kinh tế - xã hội 1.3.1. Tình hình kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số của việt nam nhưng chiếm tới 20,5% tổng sản phẩm gdp, 27,9% giá trị sản xuất công nghiệp và 37,9% dự án nước ngoài. Tổng sản phẩm nội địa (GDP) trên địa bàn thành phố cả năm 2015 đạt 957.358 tỷ đồng, tăng 9,85% so với cùng kỳ, cao hơn mức tăng của 4 năm liên tiếp gần đây 10
  21. Đồ án tốt nghiệp (năm 2012 tăng 9,2%; năm 2013 tăng 9,3%; năm 2014 tăng 9,6%), tăng gần 1,5 lần so với cả nước (GDP cả nước ước đạt 6,68%). Theo ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ba tháng đầu năm 2016, tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn thành phố ước đạt gần 221.820 tỷ đồng, tăng 7,1% so cùng kỳ năm trước. [10] Về cơ cấu trong GRDP, khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng 57,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng 27,7%, khu vực nông nghiệp chiếm tỷ trọng 0,8%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước đạt 175.123 tỷ đồng, tăng 11,6%. Năm 2017, thành phố đề ra 19 chỉ tiêu chủ yếu. Trong đó, lĩnh vực kinh tế có 5 chỉ tiêu: tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GRDP) đạt 8,4-8,7%; tỷ trọng đóng góp của yếu tố năng suất tổng hợp (TFP) vào GRDP từ 36% trở lên;tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội đạt 35% GRDP; thành lập mới 50.000 doanh nghiệp (gồm chuyển đổi các hộ kinh doanh cá thể thành doanh nghiệp); thu ngân sách đạt 100% dự toán. [10] Nền kinh tế của Thành phố Hồ Chí Minh đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch, tài chính Cơ cấu kinh tế của thành phố, khu vực nhà nước chiếm 33,3%, ngoài quốc doanh chiếm 44,6%, phần còn lại là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Về các ngành kinh tế, dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất: 51,1%. Phần còn lại, công nghiệp và xây dựng chiếm 47,7%, nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chỉ chiếm 1,2%. [10] 1.3.2. Tình hình xã hội Chỉ tiêu năm 2017 đối với lĩnh vực xã hội phố đưa ra 9 chỉ tiêu: tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn chương trình giảm nghèo bền vững thành phố giai đoạn 2016- 2020 giảm 1,2%; tạo việc làm mới cho 125.000 lao động;tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo nghề đạt 77,5%; tỷ lệ thất nghiệp đô thị dưới 4%; diện tích nhà ở xây dựng mới đạt 8 triệu m2; diện tích nhà ở bình quân đầu người 18,37m2/người; tỷ lệ phòng học/10.000 dân trong độ tuổi đi học (từ 3 tuổi đến 18 tuổi) là 264 phòng; số bác sĩ trên 10.000 dân đạt 17 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 dân đạt 42 giường. [10] 11
  22. Đồ án tốt nghiệp  Dân cư Thành phố Hồ Chí Minh có nền kinh tế phát triển nên dân số tập trung tại đây rất nhiều. Theo số liệu đến năm 2015 của Tổng cục Thống kê, TP HCM có tổng diện tích 2.095,5 km2, dân số 8.146,3 nghìn người trong đó nam là 3910.2 nghìn người và nữ là 4236.1 nghìn người ( nữ chiếm 52% dân số), mật độ dân số là 3.888 người/km2 chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước. Dân số thành thị là 6681,8 nghìn người còn dân số ở nông thôn là 1464,5 nghìn người. [3] Về tỉ lệ gia tăng dân số: tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên là 8,8 %0, tỷ suất nhập cư là 10.4%0. Theo số liệu thống kê năm 2015 thì có 83,32% dân cư sống trong khu vực thành thị là một phần ba dân nhập cư từ các tỉnh khác. Nhưng thành phố Hồ Chí Minh luôn có tỷ số giới tính thấp nhất Việt Nam do luồng nhập cư từ các tỉnh khác vào luôn có số nữ nhiều hơn số nam. [3] Hiện nay, dân cư phân không đồng đều so với các quận nội thành và ngoại thành. Ví dụ như một số quận 4, 5,10 và 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km² còn huyện ngoại thành như Cần Giờ có mật độ tương đối thấp là 98 người/km². Những năm gần đây dân số các quận trung tâm có xu hướng giảm, trong khi dân số các quận mới lập vùng ven tăng nhanh, do đón nhận dân từ trung tâm chuyển ra và người nhập cư từ các tỉnh đến sinh sống. [9]  Y tế Với lượng dân số đông, mật độ cao trong nội thành và một lượng lớn dân vãng lai nên nhu cầu về y tế và chăm sóc sức khỏe rất lớn. Mạng lưới y tế thành phố Hồ Chí Minh gồm có 106 bệnh viện (BV) trong đó: BV thuộc Bộ và Ngành quản lý 13 bệnh viện gồm BV Chợ Rẫy, BV Thống Nhất, BV Quân đội, BV Bưu điện, BV Giao thông và các Viện. [10] Sở Y tế quản lý 31 bệnh viện công lập gồm 10 BV đa khoa, 21 BV chuyên khoa; 12 trung tâm thuộc lĩnh vực y tế công cộng, trung tâm chuyên ngành và 02 Chi cục (có 2 BV nằm ngoài thành phố: Khu Điều Trị Phong Bến Sắn – Tỉnh Bình Dương và Bệnh viện Nhân Ái – Tỉnh Bình Phước) Y tế tư nhân: có 39 BV tư nhân, trong đó 24 BV đa khoa và 15 BV chuyên khoa; Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn nhiều Phòng khám đa khoa, chuyên 12
  23. Đồ án tốt nghiệp khoa, Phòng khám 100% vốn nước ngoài, Nhà hộ sinh, phòng chẩn trị y học cổ truyền, Nhà thuốc, Ủy ban nhân dân Quận/ Huyện quản lý Y tế tuyến cơ sở gồm 23 BV Quận/ Huyện; 24 Trung tâm Y tế dự phòng Quận/ Huyện; 24 Phòng Y tế là cơ quan tham mưu của UBND Quận/ Huyện và 322 Trạm Y tế phường/xã trực thuộc TT. Y tế dự phòng Quận huyện và Ủy ban nhân dânphường / xã. [3] Tình hình khám chữa bệnh: Tổng số giường bệnh hiện nay tại thành phố Hồ Chí Minh có hơn 33.000 giường bệnh, chiếm tỷ lệ 42 giường/10.000 dân.Năm 2015, tổng số lượt khám và điều trị toàn thành phố là 30.953.642 lượt và tổng số lượt bệnh nhân điều trị nội trú là 1.495.360 triệu lượt (báo cáo - Tình hình hoạt động Ngành Y tế Thành phố năm 2015 và phương hướng hoạt động năm 2016). Nguồn nhân lưc:Ngành Y tế thành phố (Thành phố, Quận/ Huyện, ngoài công lập): có khoảng 44.000 cán bộ, nhân viên y tế. (Tuyến thành phố chiếm 62% nhân lực toàn ngành; Tuyến quận, huyện chiếm 23%; Ngoài công lập chiếm 15%). Trình độ sau đại học có 4.373 người (Tiến sĩ: 165, Thạc sĩ: 1.060, Chuyên khoa II: 571, Chuyên khoa I: 2.577). [3]  Giáo dục Về mặt hành chính, Sở Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh chỉ quản lý các cơ sở giáo dục từ bậc mầm non tới phổ thông. Các trường đại học, cao đẳng phần lớn thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Hệ thống các trường từ bậc mầm non tới trung học trải đều khắp thành phố Các trường ngoại ngữ ở Thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giảng dạy những ngôn ngữ phổ biến mà còn một trường dạy quốc tế ngữ, một trường dạy Hán Nôm, bốn trường dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay cũng có 40 trường quốc tế do các lãnh sự quán, công ty giáo dục đầu tư. Theo Tổng cục thông kê ( Niên giám thống kê năm 2015) thì thành phố Hồ Chí Minh với cấp bậc mẫu giáo có 1006 trường học, 9269 lớp học, 15746 giáo viên và 279257 học sinh. [3] Cấp bậc từ tiểu học tới trung học có 944 trường trong đó tiểu học có 490 trường, trung học cơ sở 260 trường, trung học phổ thông 123 trường, phổ thông cơ 13
  24. Đồ án tốt nghiệp sở 4 trường, trung học là 67 trường. Tổng số lớp học phổ thông là 28778 lớp học, tiểu học có 14550 lớp, trung học cơ sở có 98281 lớp, trung học phổ thông có 4947 lớp. Giáo viên giảng dạy có 49451 giáo viên, trong đó tiểu học là 19874 giáo viên, trung học cơ sở là 17393 giáo viên, trung học phổ thông là 12184 giáo viên. Tổng số học sinh là 1161800 học sinh, học sinh tiểu học là 584054, trung học cơ sở là 385062 học sinh, trung học phỏ thông là 192684 học sinh. [3] Giáo dục bậc đại học và cao đẳng có 20437 giáo viên trong đó công lập có 14296 giáo viên, tổng số sinh viên là 550120 công lập có 4500646 sinh viên. [3] Giáo dục bậc đại học, trên địa bàn thành phố có trên 80 trường, đa số do Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý, trong đó chỉ có 2 trường đại học công lập (Trường Đại học Sài Gòn và Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) do thành phố quản lý như Đại học quốc gia, Đại học Kiến trúc, Đại học Y Dược, Đại học Ngân hàng, Đại học Luật, Đại học Kinh tế, Đại học Sư phạm, Đại học Mở, Đại học Tài chính - Marketing đều là các đại học quan trọng của Việt Nam. Trong số các sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng của thành phố thì 40% đến từ các tỉnh khác. [9] Với các trường trung cấp chyên nghiệp thì có giáo viên là 1735 giá viên trong đó công lập là 411 giáo viên , sinh viên có 57155 sinh viên trong đó công lập có 29182 sinh viên. [3] Mặc dù đạt được những bước tiến quan trọng trong thời gian gần đây nhưng giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn nhiều khiếm khuyết. Trình độ dân trí chưa cao và chênh lệch giữa các thành phần dân cư, đặc biệt là ngoại ô so với nội ô. CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG 2.1. Lịch sử nhà vệ sinh công cộng [12] 14
  25. Đồ án tốt nghiệp Hệ thống nhà vệ sinh công cộng Squat ( nhà vệ sinh ngồi xổm) được sử dụng tới ngày nay, được phát hiện ở các nền văn minh cổ xưa và ở châu Á vào khoảng năm 1500 trước Công nguyên. Vào thế kỉ XIX, ở Roma, chỉ có nhà vệ sinh công cộng dành cho nam giới mà. Các phòng này bao gồm các băng ghế xếp thành các bức tường, với một số lỗ lớn sử dụng để đi vệ sinh. Nhà vệ sinh này không có giấy mà thay vào đó là dùng miếng bọt biển để thay thế. Các nhà vệ sinh này cũng dễ bị cháy nổ do có sự pha trộn của khí H2Svà CH4. Vì vậy, cần phải có nhà vệ sinh dành cho nữ. Vào năm 1739 tại Pari nhà vệ sinh tạm thời dành riêng cho nữ. Do đó, vào năm 1855, nhà vệ sinh công cộng đầu tiên đã được giới thiệu vào năm 1851 tại Crystal Palace của London bởi George Jennings bởi một thợ sửa ống nước. Mọi người phải trả một xu để sử dụng chúng. Chi tiêu một xu đảm bảo họ đã nhận được một chỗ ngồi sạch, một chiếc khăn, và một bàn chải đánh giày . 2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh và nhà vệ sinh công cộng 2.2.1. Định nghĩa nhà vệ sinh Theo bách khoa toàn thư: “nhà vệ sinh là nơi mà trong đó có hệ thống thải dành cho các chất thải cơ thể như phân và nước tiểu”. [3] 2.2.2. Định nghĩa nhà vệ sinh công cộng. Theo tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng của ASEAN: Nhà vệ sinh công cộng là một phòng hay nhiều phòng chung phục vụ cho mọi người dùng để đi tiểu hoặc đi vệ sinh và được trang bị ít nhất một bồn cầu có hoặc không có chỗ ngồi được kết nối với một ống dẫn chất thải với một thiết bị xả nước. [13] Theo bách khoa toàn thư: Nhà vệ sinh công cộng (hay nhà xí công cộng, Toalet công cộng) là một căn phòng hay một tòa nhà có diện tích tương đối nhỏ có chứa một hoặc nhiều phòng vệ sinh và có thể cả bệ đi tiểu, hay bồn cầu để sẵn để sử dụng vào mục đích chung, phục vụ cho cộng đồng hay phục vụ cho khách hàng có thu phí trên cơ sở các dịch vụ. [3] 2.3. Phân loại nhà vệ sinh Có nhiều cách để phân loại nhà vệ sinh như: 15
  26. Đồ án tốt nghiệp Phân loại theo nguyên lí xử lý phân gồm nhà vệ sinh tự hoại, nhà vệ sinh tự thấm, nhà vệ sinh dạng khô. [5] Phân loại liên quan đến việc sử dụng nước và vận chuyển phân. [5] Bảng 2. 1 Phân loại nhà vệ sinh Có sự vận chuyển Không vận chuyển phân phân Có dùng nước Nhà vệ sinh loại có Nhà vệ sinh có nút nút nhấn xả nước nối với xả nối hố chứa phân hoặc hệ thống dẫn thoát nước ao cá hoặc hầm biogas Không dùng nước Loại nhà vệ sinh với Nhà vệ sinh với hố loại hố xí thùng ủ phân compost 2.4. Phân loại nhà vệ sinh công cộng Theo hình thức: có 2 loại hình nhà vệ sinh công cộng . Nhà vệ sinh công cộng cố định . Nhà vệ sinh di động (làm từ vật liệu phổ biến là plastic, composit) gồm nhà vệ sinh di động đơn, nhà vệ sinh di động đôi, nhà vệ sinh di động ba buồng, bốn buồng, nhà vệ sinh cao cấp 2.5. Quy định về các địa điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng Các địa điểm đô thị phải xây dựng các nhà vệ sinh công cộng được quy định theo bảng: [13] 16
  27. Đồ án tốt nghiệp Bảng 2. 2 Các điểm đô thị phải có nhà vệ sinh công cộng STT Danh mục các điểm trong đô thị 1 Trung tâm mua sắm: các tòa nhà thương mại, cửa hàng 2 Các siêu thị - chợ 3 Các cửa hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống – giải khát 4 Các công viên 5 Các khu du lịch, tham quan: bảo tàng, di tích lịch sử, 6 Bến xe buýt, trạm xe buýt, trạm tàu điện ngầm, xe lửa, ga hàng không. 7 Các trạm xăng Các sân vận động, trung tâm ( câu lạc bộ công cộng): trung tâm thể thao, 8 bể bơi 9 Các tuyến đường vành đai của đô thị 10 Các trục phố chính của đô thị Hội trường triển lãm, phòng hòa nhạc, rạp chiếu phim, hội trường hội 11 nghị. 2.6. Các quyết đinh, tiêu chuẩn về nhà vệ sinh công cộng 2.6.1. Theo quyết định số 225/QĐ-TCDL  Yêu cầu chung [4] Có biển báo nhà vệ sinh công cộng rõ ràng, bằng tiếng Việt và tiếng Anh (kèm chữ viết tắt tiếng Anh: WC), ở những nơi mang tính đặc thù cần thiết có thể có thêm thứ tiếng khác, có thể có ký hiệu bằng hình ảnh để phân biệt nhà vệ sinh dành cho nam và nữ, được đặt ở nơi dễ thấy; - Có vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách khi sử dụng; - Có số lượng phòng vệ sinh phù hợp với số lượng khách có nhu cầu sử dụng; - Có đầy đủ trang thiết bị tiện nghi cần thiết, hoạt động tốt, được lắp đặt chắc chắn, sắp xếp gọn gàng; - Bảo đảm thông thoáng, sạch sẽ, đủ ánh sáng; 17
  28. Đồ án tốt nghiệp - Ở những nơi có điều kiện, mỗi khu vệ sinh cần có ít nhất một phòng vệ sinh cho người tàn tật. Phòng vệ sinh này phải có cửa rộng hơn để xe lăn có thể vào được và xung quanh nhà vệ sinh có đường dẫn (dành cho xe lăn).  Yêu cầu cụ thể [4] Nhà vệ sinh có chiều cao tối thiểu 2,5 m, tường ốp gạch men và sàn lát bằng vật liệu chống trơn; - Diện tích một buồng vệ sinh đủ cho một phụ nữ hoặc nam giới trưởng thành, tối thiểu là 2,5 m2cho một buồng vệ sinh; - Có khu vực phòng vệ sinh và khu vực rửa tay dành riêng cho nam và nữ; - Có hệ thống quản lý và xử lý nước thải theo tiêu chuẩn quy định. Trang thiết bị tiện nghi - Trang thiết bị trong mỗi phòng vệ sinh: + Chốt cài cửa bên trong; + Móc treo túi/quần áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường; + Bồn cầu; + Giấy vệ sinh; + Thùng đựng rác có nắp. - Trang thiết bị trong khu vực rửa tay: + Chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung quanh chậu rửa mặt); + Gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt); + Xà phòng rửa tay; + Khăn lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động; + Thùng đựng rác có nắp. + Khu vệ sinh nam có thêm bồn tiểu treo. - Hệ thống đèn chiếu sáng: lắp đặt đủ chiếu sáng cho tất cả các khu vực (lối ra vào, trong phòng vệ sinh và khu vực rửa tay). Ở những nơi không có nguồn cấp điện thì thiết kế đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên. - Hệ thống thông gió: lắp đặt hệ thống thông gió phù hợp hoặc thông gió tự nhiên (mở cửa sổ) để đảm bảo lưu thông không khí. 18
  29. Đồ án tốt nghiệp Cung cấp nước sạch 24/24h; khuyến khích cung cấp nước nóng vào mùa đông cho khu vực rửa tay; - Có nhân viên phục vụ để lau, dọn vệ sinh, cung cấp các đồ dùng thiếu hoặc hết và bảo trì, bảo dưỡng cơ sở vật chất, trang thiết bị; - Mức độ vệ sinh: Luôn đảm bảo sạch sẽ ở tất cả các khu vực, không có mùi hôi; sàn nhà luôn giữ khô ráo, không có nước ứ đọng; chất thải được thu gom, xử lý theo quy định. 2.6.2. Theo tiêu chuẩn vệ sinh công cộng ASEAN Tiêu chuẩn này tập trung vào bốn tiêu chí: Thiết kế và Hệ thống Quản lý Môi trường, Tiện nghi và Cơ sở vật chất, An toàn và An toàn.  Thiết kế và Hệ thống Quản lý Môi trường gồm Hệ thống quản lí nước thải tốt và tiêu chuẩn hóa hệ thống xử lý nước. Phong cảnh và thiết kế đẹp: Khu vực xung quanh nhà vệ sinh phải được giữ sạch sẽ, an toàn và thuận tiện dễ dàng. Thiết kế ngoại thất và nội thất có thể sử dụng kiến trúc truyền thống hoặc hiện đại. Biển báo hiệu nhà vệ sinh công cộng rõ ràng, phòng vệ sinh cho nam, nữ , người khuyết tật ngay tại lối đi vào ( biển báo có màu tối hơn so với ánh sáng và nền nhà) Khuyến khích sử dụng nhà vệ sinh và tầm quan trọng của nhà vệ sinh: các thông báo khuyến khích sử dụng hợp lý các nhà vệ sinh nên được đặt gần hoặc tại chỗ trông thấy khi sử dụng nhà vệ sinh. Những thông báo này cần có sự rõ ràng giải thích sự hoạt. Tỉ lệ số phòng thích hợp trong nhà vệ sinh là 3:5 ( 3 phòng cho nam và 5 phòng cho nữ) Mỗi nhà vệ sinh phải có một nhà vệ sinh cho người khuyết tật và người già. Nhà vệ sinh nên có cửa lớn hơn để xe lăn đi vào và có lan can hỗ trọ gần nhà vệ sinh.  Tiện nghi và cơ sở vật chất: Phải có không gian thích hợp với từng phòng và cung cấp đầy đủ tiện nghi như khăn giấy, khăn giấy vệ sinh, máy sấy tay, thùng rác xà bông, nước và rửa tay phải có trong nhà vệ sinh mọi lúc. 19
  30. Đồ án tốt nghiệp Có móc treo và các thanh treo đồ trong phòng vệ sinh  Sạch sẽ Có hệ thống thông gió và lưu thông khí đầy đủ và mùi dễ chịu, không có khu vực bẩn. Sàn nhà phải luôn sạch sẽ và khô ráo Nhân viên phải được đào tạo về làm sạch và bảo dưỡng các thiết bị. Có hòm thư góp ý kiến của khách hàng: đặt ở nơi thuận tiện gần hoặc xung quanh lối vào của nhà vệ sinh. Thường xuyên vệ sinh và bảo trì các hệ thống nhà vệ sinh công cộng ví dụ: thay thế các bóng đèn, thay thế tấm cửa ra vào, gương, áo móc và rò rỉ )  Sự an toàn Nhà vệ sinh phải có ánh sáng đầy đủ ở lối vào, chậu rửa và góc khuất. Sàn nhà không trơn trượt: phải có độ bám tốt hoặc được làm bằng vật liệu không trơn Nhà vệ sinh phải được xây dựng vững chắc mà không có dấu hiệu vết nứt cấu trúc hoặc khiếm khuyết. Tất cả ngoại thất, nội thất và đồ đạc phải được buộc chắc chắn an toàn như ổ khóa, gương, máy sấy tay, xà phòng, móc áo vv Chất tẩy rửa: khuyến khích sử dụng chất tẩy rửa thân thiện môi trường và được giữ ở khu vực an toàn. 2.7. Hiện trạng NVSCC ở một số nước trên thế giới và Việt Nam 2.7.1. Tại Mỹ Nhà vệ sinh công cộng ở nước Mỹ do nhà nước quản lý ở sân bay, nhà ga nhìn chung đều rộng rãi, sạch, trang bị đầy đủ vật dụng cần thiết cho người sử dụng. Khách du lịch tới Mỹ có thể tìm nhà vệ sinh công cộng bằng cách vào trang web Bathroom Finder và gõ mã số hoặc tên của thành phố, bang là ra danh sách nhà vệ sinh sẽ xuất hiện kèm theo địa chỉ và bản đồ định vị. Ví dụ như: gõ tên Modesto- California thì có 47 nhà vệ sinh công cộg và gõ Seattle-Washington có tới 247 nhà vệ sinh. [11] 2.7.2. Tại Nhật Nhật Bản đươc biết đến đến là trung tâm của nền văn hoá trên thế giới, với mọi dịch vụ đều khiến cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn”. Điều này thể 20
  31. Đồ án tốt nghiệp hiện rõ ràng hơn ở nhà vệ sinh công cộng. Các nhà vệ sinh được xây dựng theo tiêu chuẩn một nhà vệ sinh hiện đại thuận lợi cho khách du lịch và người dân. Hình 2. 1 Toilet công cộng ở Kanazawa, Nhật Bản. (Ảnh: A Gentle Whisper in your Ear) Hiện trạng: nhà vệ sinh ở Nhật thì luôn luôn sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi, hiện đại như “Giấy vệ sinh không bao giờ thiếu, xà phòng rửa tay đầy tràn các lọ và máy sấy tay, có gương, bồn rửa tay, hệ thống thông gió, hệ thống xử lý mùi họ rất tốt không có mùi hôi. Ngoài ra, họ còn có có các hướng dẫn chi tiết về cách sử dụng WC bằng cả tiếng Nhật, tiếng Anh và hình minh họa kèm theo tại khu vực nhà vệ sinh.[7] Ở WC, luôn có các phòng dành cho các bà mẹ có con nhỏ luôn có một cái ghế đặt gần ở đó để không cần ai nhờ giữ hộ con. Và họ có các phòng khá rộng dành cho người đi xe lăn, có chữ nổi ở các bảng thông báo, phím điều khiển dành cho người mù. Điều đặc biệt nhà vệ sinh công cộng ở đây không có mất phí.[7] Về ý thức: Người dân Nhật rất có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung không có hiện tượng sàn nhà vệ sinh nhiều nước, bẩn và họ còn kêu gọi mọ người có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. 2.7.3. Tại Singapore 21
  32. Đồ án tốt nghiệp Singapore được biết đến là một đất nước nhỏ nhưng rất phát triển. Hệ thống dịch vụ công cộng cũng rất phát triển và được quan tâm trong đó có NVSCC còn được gọi là thước đo văn hóa. Hiện trạng: nhà vệ sinh công cộng ở nước này được thiết kế theo bộ Singapore Luật về Sức khỏe Môi trường của Cơ quan Môi trường Quốc gia Singapore (COPEH). Nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh ở siêu thị, chợ búa, nơi ăn uống (nhà hàng, quán cà phê, hộp đêm), trung tâm hội nghị, nhà hát, rạp chiếu phim, công viên, khu du lịch, trạm dừng xe buýt, trạm xăng, ga xe điện ngầm, sân vận động, hồ bơi công cộng. Ánh sáng tối thiểu phải 300 lux. .[9] Nhà vệ sinh có đủ các thiết bị vệ sinh như bồn cầu ( bệ ngồi), bồn tiểu. Mỗi bàn cầu phải có van xả nước cảm ứng và vòi xả nước bằng tay. Riêng trong bàn cầu ngồi xổm phải có vòi nước và vòi xịt. Mỗi bồn tiểu cũng phải có van xả nước cảm ứng. Và có đủ các vật dụng cần thiết như bồn rửa tay, xà phòng hay bình nước xà phòng, một máy sấy khô tay hoặc khăn giấy và thùng rác đặt gần bồn rửa tay, mỗi phòng phải có một cuộn giấy vệ sinh loại lớn. Đối với phòng vệ sinh dành cho phụ nữ thì có thùng để bỏ đồ vệ sinh phụ nữ. .[9] Về ý thức: người dân ở đây thì rất có ý thức trong đối với các NVSCC, còn đối với khách du lịch, Singapore đã ban hành biện pháp xử phạt người sử dụng nhà vệ sinh công cộng không chịu dội nước. Người vi phạm có thể bị phạt đến 150 đôla Singapore (1,9 triệu đồng VN). .[9] 2.7.4. Tại Việt Nam Việt Nam là một đất nước đang phát triển với lượng dân số cao. Vì vậy, hệ thống NVSCC đang là một vấn đề nhức nhối của các thành phố lớn và tỉnh thành khác. Các nhà vệ sinh công cộng hầu hết đều có ở trung tâm thành phố các tỉnh với số lượng ít, còn đối với các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng thì các nhà vệ sinh công cộng có nhiều và với số lượng lớn. Hiện trạng: số lượng NVSCC ở các tỉnh thậm chí ngay cả các thành phố lớn là trung tâm phát triển kinh tế của cả nước như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh vẫn còn thiếu một số lượng rất lớn, vị trí phân bố chưa phù hợp. Các thiết bị trong nhà vệ sinh chỉ đủ các thiết bị tối thiểu như bồn cầu, bồn tiểu, nước, giấy, thùng rác mà 22
  33. Đồ án tốt nghiệp một nhà vệ sinh cần có. Một số nhà vệ sinh các trang thiết bị, cơ sở vật chất xuống cấp bị hư hỏng. Mức độ sạch sẽ không được đảm bảo, các vật dụng thiết bị trong nhà vệ sinh vẫn còn bẩn gây ảnh hưởng lớn tới môi trường xung quanh. Một NVSCC trở thành nói hút chích ma túy và tệ nạn xã hội. Nhưng vào 3 năm trở lại với các thành phố lớn đã có sự quan tâm đến nhà vệ sinh công cộng hơn nhiều nhà vệ sinh hiện đại được xây dựng về chất lượng, số lượng, có đầy đủ các trang thiết bị mức độ sạch sẽ được đảm bảo hơn khắc phục những vấn đề yếu kém của hệ thống NVSCC trước đây nhưng số lượng vẫn còn khá ít. Còn đối với các nhà vệ sinh cũ đã tiến hành tu sửa đảm bảo vệ sinh sạch sẽ không ô nhiễm tới môi trường. .[9] Về ý thức: ý thức của người sử dụng còn rất kém gây nên hiện tượng ô nhiễm, bẩn thỉu trong nhà vệ sinh như đi tiểu hay đi cầu không chịu dội nước, giấy sử dụng xong không bỏ vào thùng rác mà vứt vào bồn cầu làm nghẹt hầm nhà vệ sinh hay vứt ra ngoài nền nhà vệ sinh. Ý thức tiết kiệm nước, giấy vẫn còn hạn chế. Chính ý thức không tốt của người dân đã góp phần không nhỏ vào thực trạng chung của hệ thống nhà vệ sinh hiện nay. [9] Kết luận: So với các nước như Mỹ , Nhật, Singapore hệ thống NVSCC đảm bảo yêu cầu về chất lượng, trang thiết bị, độ sạch sẽ, cơ sở vật chất và ý thức của người dân cũng như người sử dụng rất tốt thì ngược lại Việt Nam lại kém xa cả về số lượng, chất lượng, trang thiết bi, độ sạch sẽ, cơ sở vật chất cũng như ý thức. 23
  34. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ KHẢO SÁT HỆ THỐNG NHÀ VỆ SINH CÔNG CỘNG Ở MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH TP HCM Nhà vệ sinh công cộng được khảo sát ở một số quận nội thành của thành phố Hồ Chí Minh: quận 1, quận 3, quận 5, quận 10 và quận 11. Hiện nay, các NVSCC ở các quận do công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Dịch Vụ Công Ích và Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên dịch vụ công ích thanh niên xung phong, Saccombank quản lý. 3.1. Vị trí, số lượng, loại hình nhà vệ sinh công cộng 3.1.1. Tại quận 1 Hệ thống NVSCC tại quận 1 Hình 3. 1 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng tại quận 1 (Nguồn: công ty dich vụ công ích, dịch vụ công ích thanh niên xung phong quận 1 và khảo sát thực tế) Nhận xét: Quận 1 là trung tâm của thành phố với nhiều khu du lịch, trung tâm, giải trí nên số lượng nhà vệ sinh nhiều hơn so với các quận khác và có nhiều nhà vệ 24
  35. Đồ án tốt nghiệp sinh xây dựng đạt chất lượng cũng như yêu cầu cầu của các nhà vệ sinh hiện đại đó tiêu biểu như 3 nhà vệ sinh tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, trên đường Nguyễn Du (theo tiêu chuẩn ASEAN), các nhà vệ sinh do Saccombank xây dựng. Về số lượng: Hiện nay, quận 1 có 21 nhà vệ sinh công cộng (thể hiện trong phụ lục A). trong đó 11 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quản lí, 1 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vu công ích thanh niên xung phong quản lí, 3 nhà vệ sinh do Sở văn hóa du lịch và thể thao, ban quản lí phố đi bộ Nguyễn Huệ quản lí, 6 nhà vệ sinh công cộng do ngân hàng Saccombank quản lí Về loại hình: các NVSCC hầu hết là loại hình cố định, chỉ có một nhà vệ sinh trên công viên 23/9 là loại hình di dộng. Về vị trí, mật độ: Từ bản đồ 3.1 thấy rằng vị trí, mật độ nhà vệ sinh vẫn còn chưa hợp lí chỗ mật độ nhiều, chỗ không có. Và chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm như chợ Bến Thành, phố đi bộ Nguyễn Huệ, công viên 23/9, công viên Lê Văn Tám còn các nhà vệ sinh khác nằm rải rác trong các khu chợ dân sinh như chợ Dân Sinh, Tân Định, Thái Bình và trên một số tuyến đường nơi có đông dân cư, khách du lịch và người đi lại nhiều như đường Nguyễn Thái Học, Lý Tự Trọng, ngã sáu Nguyễn Thị Minh Khai –Phạm Viết Chánh. Bên cạnh, có một số nhà vệ sinh lại đặt ở khu vực hơi khó tìm kiếm như: nhà vệ sinh tại đường Trần Đình Xu – Nguyễn Cư Trinh. Còn lại các tuyến đường khác ví dụ tuyến đường chính Nguyễn Thị Minh Khai hay các khu vực gần quận Bình Thạnh, quận 2, 3 đều không có nhà vệ sinh công cộng mà nguyên nhân chính là do chiến dịch “ giành lại vỉa hè cho người đi bộ” đã có 32 nhà vệ sinh công cộng bị tháo dỡ chiếm tỉ lệ rất lớn tới 62% theo hình 3.2 trong khi các nhà vệ sinh còn lại và một số nhà vệ sinh xây mới chỉ chiếm 38%. 25
  36. Đồ án tốt nghiệp Tình hình NVSCC tại quận 1 38% 62% Số lượng NVSCC hiện tại Số lượng NVSCC bị tháo dỡ Hình 3. 2 Tình hình số lượng NVSCC tại quận 1 Vị trí các nhà vệ sinh bị tháo dỡ được thể hiện trong hình 3.3 và phụ lục A . Hình 3. 3 Vị trí các nhà vệ sinh công cộng bị tháo dỡ 26
  37. Đồ án tốt nghiệp 3.1.2. Tại quận 3 Hệ thống NVSCC tại quận 3 Hình 3. 4 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 3 (Nguồn: công ty TNHH MTV dịch vụ công ích thanh niên xung phong) Nhận xét: Về số lượng: Hiện nay, quận 3 có 3 nhà vệ sinh công cộng ( thể hiện trong phụ lục A) trong đó 2 nhà vệ sinh công cộng do dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lí và 1 nhà vệ sinh do Saccombank quản lí. Đây cũng là quận có ít nhà vệ sinh công cộng nhất trong 5 quận khảo sát. Về loại hình: các NVSCC đều là loại hình cố định. Về vị trí, mật độ: Theo như bản đồ hình 3.4 thì vị trí, mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng rất thưa và ít. Các nhà vệ sinh này đều nằm ở khu vực phường 7 của quận 3 tại tuyến đường góc Lê Qúy Đôn- Ngô Thời Nhiệm, Bà Huyện Thanh Quan- Tú Xương và công viên Tao Đàn. Các phường còn lại, các tuyến đường khác thậm chí ngay trên các tuyến đường huyết mạch như đường Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Lý Chính Thắng, Cách Mạng Tháng 8 đều không có nhà vệ sinh công cộng nên rất khó khăn khi có nhu cầu đi vệ sinh và trong quá trình cải tạo bệnh viện Bình Dân thì có một nhà vệ sinh công cộng bị tháo dỡ . 27
  38. Đồ án tốt nghiệp 3.1.3. Tại quận 5 Hệ thống NVSCC tại quận 5 Hình 3. 5 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 5 (Nguồn: công ty TNHH MTV dịch vụ công ích thanh niên xung phong) Nhận xét: Về số lượng: Hiện nay, theo kết quả thống kê thì quận 5 có 14 nhà vệ sinh công cộng ( thể hiện trong phụ lục A) do dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lí. Đây cũng là quận có nhiều nhà vệ sinh công cộng nhất sau quận 1. Về loại hình: các NVSCC đều là loại hình cố định. Về vị trí, mật độ: từ bản đồ hình 3.5 thấy rằng mật độ phân bố các nhà vệ sinh khá hợp lí và tốt hơn sơ với các quận khác. Vị trí các nhà vệ sinh công cộng này được đặt ở gần các khu vực chính có lượng người tập trung và đi lại nhiều như các bệnh viện điển hình như bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Chấn thương chỉnh hình, Chợ Rẫy, trung tâm văn hóa quận 5, tại các tuyến đường giao thông chính Hùng Vương, An Dương Vương, Nguyễn Văn Cừ, ngã sáu Nguyễn Tri Phương hay tại ngã tư đường Nguyễn Văn Cừ ngay trường mẫu giáo Vàng Anh, gần các khu chợ như chợ An Bình, chợ Kim Biên và công viên. 3.1.4. Tại quận 10 28
  39. Đồ án tốt nghiệp Hệ thống NVSCC tại quận 10 Hình 3. 6 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 10 ( Nguồn: công ty TNHH MTV dịch vụ công ích thanh niên xung phong, dịch vụ công ích quận 10) Nhận xét: Về số lượng: theo thống kê ( phụ lục A) quận 10 có 5 nhà vệ sinh công cộng trong đó 3 nhà vệ sinh cộng cộng do công ty TNHH MTV dich vụ công ích thanh niên xung phong quản lí, 2 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dich vụ công ích quận 10 kết hợp với kết hợp với quán Viva Stare coffee quản lí. Về loại hình: 5 NVSCC đều là loại hình cố định Về mật độ, vị trí: Từ bản đồ hình 3.6 cho thấy mật độ phân bố hệ thống nhà vệ sinh công cộng trên quận 10 còn khá ít chủ yếu nằm trên những tuyến đường lớn huyết mạch như đường ba tháng hai cụ thể đường ba tháng hai giao với Lý Thái Tổ- và rải rác một số tuyến đườngLê Hồng Phong, đường Thành Thái, Lê Hồng Phong, Tô Hiến Thành nhiều tuyến đường chưa có nhà vệ sinh công cộng do trong thời gian vừa qua do chiến dịch “giành lại vỉa hè” cho người đi bộ. Còn lại các tuyến đường khác nơi tập trung nhiều người qua lại Cách Mạng Tháng Tám, Ngô Gia Tự hay một số khu vực khác như công viên Lê Thị Riêng, Bảo tàng Y học cổ truyền 29
  40. Đồ án tốt nghiệp Việt Nam, Chợ Nhật Tảo vẫn chưa có nhà vệ sinh công cộng. Tình hình NVSCC ở quận 10 như vậy là do một số nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 10 đã bị tháo dỡ vì nằm trên vỉa hè. 3.1.5. Tại quận 11 Hệ thống nhà vệ sinh công cộng quận 11 được thể hiện ở bản đồ hình Hình 3. 7 Vị trí nhà vệ sinh công cộng tại quận 11 (Nguồn:công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 10 và khảo sát thực tế) Nhận xét: Về số lượng: theo bản đồ hình 3.7 và phụ lục A thì hiện nay quận 11 có 5 nhà vệ sinh công cộng trong đó 3 nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 10 quản lí và 2 nhà vệ sinh do ngân hàng Saccombank quản lí. Về loại hình : các nhà vệ sinh công cộng ở quận 11 đều là loại hình cố định Về vị trí, mật độ : theo bản đồ hình 3.6 thì thấy mật độ phân bố nhà vệ sinh công cộng vẫn còn rất ít. Vị trí của các nhà vệ sinh này nằm trên trên các tuyến đường Lê Đại Hành, Lạc Long Quân, Lý Thường Kiệt và nằm trên công viên Lãnh Binh Thăng, bến xe buýt Đầm Sen. Như vậy, cách bố trí các nhà vệ sinh hợp lí đa phần tập trung ở các nơi có tập trung lượng lớn người đi lại như tại trường đua Phú thọ, công viên Lãnh Binh Thăng, bến xe buýt Đầm Sen nhưng vẫn còn hạn chế một số tuyến đường không có nhà vệ sinh công cộng như tuyến đường chính Ba Tháng 30
  41. Đồ án tốt nghiệp Hai. Một số nhà vệ sinh công cộng tại quận 11 do xây dựng quá lâu năm năm nên tình trạng nhà vệ sinh cũng đã xuống cấp và đang trong thời gian chờ tu sửa. Qua khảo sát và danh sách số liệu nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận thì thấy rằng mật độ phân bố các nhà vệ sinh hiện nay ở một số quận vẫn còn chưa hợp lí và số lượng nhà vệ sinh công cộng vẫn còn hạn chế như ở quận 3. 3.2. Hiện trạng các nhà vệ sinh công cộng 3.2.1. Trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng tại các quận Các trang thiết bị tối thiểu mà một nhà vệ sinh phải có: bồn cầu, bồn tiểu, nước sạch, xà phòng ( nước rửa tay), giấy vệ sinh, thùng rác Các trang thiết bị theo tiêu chuẩn mới nhất: Trang thiết bị trong phòng vệ sinh: chốt cài cửa bên trong, móc treo túi/quần áo gắn trên cửa hoặc giá để đồ gắn trên tường, bồn cầu; giấy vệ sinh; thùng đựng rác có nắp. Trang thiết bị trong khu vực rửa tay:chậu rửa mặt và vòi nước (có bệ đá xung quanh chậu rửa mặt), gương soi nửa người (gắn phía trên chậu rửa mặt), xà phòng rửa tay;khăn lau tay, hoặc giấy lau tay, hoặc máy sấy tay tự động;thùng đựng rác có nắp, khu vệ sinh nam có thêm bồn tiểu treo. Đối với trang thiết bị nhà vệ sinh công cộng thì dựa trên câu hỏi khảo sát với 290 người dùng nhà vệ sinh công công trong đó quận 1 70 người, quận 3 30 người, quận 5 100 người, quận 10 50 người, quận 11 40 người để xác định: Câu hỏi: “Anh chị thấy các trang thiết bị trong nhà vệ sinh công cộng ( nước, xà phòng, giấy vệ sinh, thùng rác, gương, máy sấy tay, ) thì như thế nào? A. Đầy đủ tiện nghi B. Bình thường C. Thiếu không đầy đủ 31
  42. Đồ án tốt nghiệp Tình trạng trang thiết bị vệ sinh 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11 Đầy đủ tiện nghi Bình thường Thiếu, không đầy đủ Hình 3. 8 Tình trạng trang thiết bị vệ sinh tại các quận khảo sát Từ hình 3.7 thì ta thấy quận 1 là quận có cột đầy đủ tiện nghi chiếm tỉ lệ cao nhất 60% trong 3 cột đánh giá đầy đủ tiện nghi, bình thường, thiếu không đầy đủ so với quận 3, 5, 10,11. Còn cột bình thường chiếm tỉ lệ cao nhất trong 3 cột đối với quận 3, 5, 10 , 11 Từ đó, thấy rằng quận 1 là trung tâm của thành phố cũng như là bộ mặt của thành phố Hồ Chí Minh nên các trang thiết bị trong hầu hết các nhà vệ sinh đều đầy đủ tiện nghi đạt chuẩn so với các yêu cầu của một nhà vệ sinh hiện đại phục vụ người dùng. Đối với các nhà vệ sinh ở quận còn lại thì hầu hết các nhà vệ sinh thì các trang thiết bị trong nhà vệ sinh chỉ đáp ứng nhu cầu tối thiểu mà một nhà vệ sinh cần có ( bồn cầu, bồn tiểu, nước sạch, thùng đựng rác, giấy vệ sinh, xà phòng/ nước rửa tay, gương soi nửa người, bồn rửa tay). Qua kết quả khảo sát thực tế các nhà vệ sinh công công tại các quận thì ta thấy các nhà vệ sinh mới xây trong vài năm gần đây thì các trang thiết bị trong nhà vệ sinh đều đáp ứng đủ theo yêu cầu tiêu chuẩn mới như các nhà vệ sinh được thể hiện trong bảng 3.1 32
  43. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3. 1 Danh sách các nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn Quận STT Địa điểm Quận 1 1 Nhà vệ sinh tại chợ Dân Sinh, quận 1. 2 Nhà vệ sinh tại chợ Tân Đinh, quận 1. 3 Nhà vệ sinh chợ Thái Bình, quận 1. 4 2 nhà vệ sinh tại chợ Bến Thành góc Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu, quận 1 5 3 nhà vệ sinh trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1 6 Nhà vệ sinh trên đường Nguyễn Du, quận 1 7 Các nhà vệ sinh Saccombank tại công viên 23/9, công viên Tao Đàn, công viên Lê Văn Tám quận 1. Quận 3 8 Nhà vệ sinh Saccombank đường Nguyễn Thị Minh Khai Quận 10 9 Nhà vệ sinh giao ba tháng hai với Lý Thái Tổ 10 Nhà vệ sinh giao ba tháng hai với Lê Hồng Phong Quận 11 Nhà vệ sinh sacombank bến xe Đầm Sen, công viên Lãnh Binh Thăng Một số hình ảnh trang thiết bị đối với nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn 33
  44. Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 9 tấm năng lượng mặt trời cà bồn cầu ngồi trong nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Du Hình 3. 10 Nơi rửa tay và thùng đựng rác tại nhà vệ sinh công cộng trên đường Nguyễn Du ( theo tiêu chuẩn Asean) Trong quá trình đi khảo sát thực tế thì thấy có một vài vấn đề nhỏ như: Các vật dụng thiết yếu phục vụ nhu cầu đi vệ sinh như nước sạch, bồn cầu, bồn tiểu, thùng rác, giấy vệ sinh thì rất đầy đủ nhưng xà phòng hay nước rửa tay thì một số ít nhà vệ sinh không có và một số nhà vệ sinh thì thùng rác không có nắp hay thùng rác bị hư hỏng. 34
  45. Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 11 thùng rác tại nhà vệ sinh Hình 3. 12 thùng rác tại nhà vệ sinh trên đường Lê Hồng Phong giao 3 chợ Tân Định tháng 2 Ngoài ra, một số nhà vệ sinh do xây dựng lâu năm mà cơ sở vật chất xuống cấp trầm trọng, các trang thiết bị trong nhà vệ sinh bị hư hỏng, tường trần nhà bị mốc, cửa không có chốt, nắp bồn cầu ngồi không có nắp như nhà vệ sinh tại đường Lạc Long Quân quận 11. Hình 3. 13 bồn xả tại nhà vệ sinh Hình 3. 14 bồn cầu bệt tại nhà vệ sinh công cộng đường Thành Thái quận di động công viên 23/9, quân 1 10 35
  46. Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 15 Cửa phòng vệ sinh công Hình 3. 16 Laphong trần nhà vệ sinh cộng tại 312 Lạc Long Quân quận công cộng tại 312 Lạc Long Quân quận 11 11 3.2.2. Chât lượng vệ sinh môi trường  Đối với vấn đề vệ sinh môi trường - Chất lượng nguồn nước nhà vệ sinh sử dụng Với kết quả khảo sát 29 nhà vệ sinh tại 5 quận thì hầu hết các nhà vệ sinh đều sử dụng nguồn nước máy chỉ có 4 nhà vệ sinh dùng nguồn nước giếng. Vì vậy, chất lượng nước tại các nhà vệ sinh này luôn luôn đảm bảo về độ an toàn. Nguồn nước nhà vệ sinh sử dụng 14% 86% Nước máy Nước giếng Hình 3. 17 Nguồn nước nhà vệ sinh công cộng sử dụng - Vệ sinh nhà vệ sinh công cộng 36
  47. Đồ án tốt nghiệp Theo kết quả khảo sát mỗi nhà vệ sinh công cộng tùy theo nơi đặt nhà vệ sinh công cộng thì mỗi ngày có nhiều hay ít lượt khách đi vệ sinh. Đối với nhà vệ sinh công cộng đặt ở các khu chợ, công viên, gần các ngã sáu, thì nằm trong khoảng từ 100-300 khách đi vệ sinh. Còn đối với các nhà vệ sinh nằm ở các khu vực không nhiều người qua lại thì nằm trong khoảng từ 30-90 lượt khách đi vệ sinh ví dụ như nhà vệ sinh tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch quận 5 có từ 60-70 người/1 ngày hay nhà vệ sih tại 107B Trần Hưng Đạo quận 5 từ 70-80 người/ 1 ngày, Còn đối với việc dọn nhà vệ sinh qua phiếu câu hỏi với câu hỏi: “ Lịch trình làm sạch nhà vệ sinh thì như thế nào” với 3 mức độ trả lời “sau mỗi lần có người sử dụng, theo ngày, theo tuần” thì kết quả thu được là 100% câu trả lời là theo ngày. Trong qua trình phỏng vấn người quản lí cũng như người trông coi nhà vệ sinh công cộng thì quy định việc dọn dẹp nhà vệ sinh theo ngày mỗi ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối. Và cũng tùy theo lượt người sử dụng nhà vệ sinh nhiều hay ít mà dọn dẹp thêm cho sạch sẽ. Cũng với vấn đề này với phiếu khảo sát dành cho người dùng về độ sạch sẽ của nhà vệ sinh công cộng như thế nào với 3 mức độ “sạch, bình thường, bẩn/ không được sach” thì thu được kết quả như hình 3.20 Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng 12% 42% 46% Sạch Bình thường Bẩn/ không được sạch Hình 3. 18 Độ sạch sẽ trong nhà vệ sinh công cộng Từ quá trình đi khảo sát thực tế thì thấy rằng vấn đề vệ sinh sạch sẽ tại các nhà vệ sinh công cộng hiện nay rất được quan tâm. Do các nhà vệ sinh công cộng này đều có người trông coi chịu trách nhiệm về vấn đề vệ sinh cũng như sạch sẽ, sàn 37
  48. Đồ án tốt nghiệp nhà khô ráo và trông coi từ 6h-22h nên hầu như các nhà vệ sinh đều tương đối sạch sẽ. Hình 3. 19 sàn nhà vệ sinh tại Hình 3. 20 Phòng vệ sinh tại NVSCC NVSCC trên đường Tô Hiến Thành trên đường Tô Hiến Thành quận 10. quận 10. Hình 3. 21 Phòng vệ sinh tại Hình 3. 22 Phòng vệ sinh tại NVSCC NVSCC trong công viên Dân Ước trên đường Lê Hồng Phong giao 3-2 quận 5. quận 10. Nhưng bên cạnh đó còn có một số ít nhà vệ sinh tường, trần nhà, chỗ rửa tay không được sạch, bồn cầu, chân bồn cầu ngồi, sàn nhà bẩn vẫn chưa được sạch và trần hay góc tường nhà vệ sinh bị màng nhện phủ gây mất thẩm mĩ. 38
  49. Đồ án tốt nghiệp Hình 3. 23 Nhà vệ sinh công cộng Hình 3. 24 Nhà vệ sinh công cộng trong công viên Lý Tự Trọng quận 1 trong công viên Lý Tự Trọng quận 1  Chất lượng không khí ( mùi) tại các NVSCC Chất lượng không khí tại các NVSCC 9% 41% 50% Thơm/ không mùi/ dễ chịu Bình thường Có mùi hôi/ khó chịu Hình 3. 25 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh Đối với các nhà vệ sinh công cộng hiện nay thì vấn đề có mùi hôi rất ít vì các nhà vệ sinh này luôn luôn được được người trông coi dọn dẹp nên rất ít có mùi hôi. Nhiều nhà vệ sinh còn có nước thơm để xịt, máy hút mùi, sáp thơm để khử mùi hôi trong các nhà vệ sinh công cộng. Và hầm chứa các nhà vệ sinh công cộng cũng được thường xuyên hút hầm. Từ kết quả thu được từ phiếu khảo sat người trông coi thì đối với cá nhà vệ sinh có số lượng người đi nhiều thì 3-4 tháng hút một lần còn với các nhà vệ sinh số lượng 39
  50. Đồ án tốt nghiệp người đi ít hay không nhiều lắm thì định kì 6 tháng hút 1 lân hoặc 1 năm hút 1 lần. Vì vậy, vấn đề các nhà vệ sinh gây ô nhiễm tới môi trường xung quanh hoặc ảnh hưởng tới các hộ dân sống xung quanh là không có. Cũng chính vì các hầm chứa được hút định kì như vậy nên cũng không có mùi trong các phòng vệ sinh và không còn hiện trạng có mùi khi các hầm chứa quá đầy. Như vậy vấn đề vệ sinh môi trường bên trong hay bên ngoài nhà vệ sinh hay chất lượng không khí đôi với các nhà vệ sinh hiện nay được quản lí rất tốt và đảm bảo. Trong quá trình khảo sát người trông coi các nhà vệ sinh cũng có nhiều câu trả lời liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường hay chất lượng không khí trong các nhà vệ sinh như : + Chú Tâm “ nhà vệ sinh công cộng sạch hay không sạch là do mình, phải thường xuyên dọn dẹp thì nhà vệ sinh mới không có mùi, sạch sẽ” + Chị Tuyên “ nhà vệ sinh phải dọn dẹp sạch sẽ, không có mùi ( thơm) thì người sử dụng mới đi nhiều, chứ nhà vệ sinh mà bẩn dơ hay có mùi thì người ta chỉ đi lần đầu thôi chứ lần sau ai dám đi ngay cả bản thân mình cũng thế thôi nhà vệ sinh mà bẩn thì mình cũng không dám đi nữa chứ đừng nói là người dùng. Nhà vệ sinh mở cửa từ 6h sáng đến 22h tối nhà vệ sinh sạch sẽ không có mùi thì tốt cho sức khỏe của chính bản thân mình không có bệnh tật”. + Chú Nhựt “ nhà vệ sinh phải dọn dẹp theo ngày chứ theo tuần thì thối sao ngửi được” + Cô Đài “ sau 3-4 người đi vệ sinh hay sau mỗi làn có người sử dụng nhà vệ sinh mà dơ thì cô phải vào dội rửa nhà vệ sinh lau lại sàn nhà cho sạch” + Cô Xuân “ Nhiều khi do nhiều người đi cùng một lúc mà chưa dọn dẹp được ngay thì nhà vệ sinh hơi có mùi nhưng sau khi không còn người đi vệ sinh thì cô sẽ dọn dẹp ngay chứ không nhà vệ sinh có mùi hôi khó chịu lắm” Từ những câu trả lời của một số người trông coi thì thấy rằng công tác giữ gìn vệ sinh của các nhà vệ sinh rất tốt để không có mùi hôi cũng như đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân họ và để có khách đi vệ sinh. 40
  51. Đồ án tốt nghiệp 3.2.3. Hiện trạng môi trường và cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng  Hiện trạng môi trường - Trong nhà vệ sinh công cộng Theo như đi quan sát thực tế thì thấy rằng các nhà vệ sinh cảnh quan môi trường đều phù hợp với hiện tại bên ngoài một số nhà vệ sinh còn treo các giỏ cây cảnh bên ngoài nhà vệ sinh công cộng. Còn đối với nhà vệ sinh công cộng mới xây trên đường Nguyễn Du tuy không có cây cối nhưng thiết kế theo tiêu chuẩn Asean chỉ là một gian phòng nhỏ nhưng thiết kế rất đẹp. Bên trong nhà vệ sinh công công trên đường Nguyễn Du hay Saccombank đều có một bình hoa đặt trong nhà vệ sinh làm cho người đi vệ sinh có cảm giác thoải mãi. - Khu vực đông dân cư gần các nhà vệ sinh công cộng Đối với khu vực gần các nhà vệ sinh công cộng thì các vấn đề như phóng uế bừa bãi, hôi thối, đi tiểu bậy tại các gốc cây, góc khuất làm đã giảm đi một cách đáng kể nên vấn đề mùi khai hay hôi thối không còn nữa và hầu như không còn xảy ra các tình trạng này nữa đã có tác dụng làm cho cảnh quan môi trường đẹp hơn trong mắt người nước ngoài. Còn đối với khu vực đông dân cư mà không có hoặc quá xa nhà vệ sinh công cộng thì các hiện tượng như đi tiểu bừa bãi, tại các gốc cây, góc khuất trên đường, trên tường vẫn còn phổ biến gây nên tình trạng hôi thối, mùi khai bốc lên nồng nặc rất khó chịu gây mất thẩm mĩ cũng nhử tới chất lượng cảnh quan môi trường thậm chí ngay cả những chỗ có biển báo cấm đái bậy hay chỉ chó được đi tiểu mà tình trạng trên vẫn diễn ra.  Cách thức quản lí và sử dụng các nhà vệ sinh - Đối với nhà vệ sinh miễn phí Saccombank Saccombank bố trí nhân sự chuyên trách trực theo ca từ 6-22 h để đảm bảo công tác cũng như quản lí và giữ gìn các nhà vệ sinh và trả lương theo hàng tháng. - Đối với hệ thống nhà vệ sinh do công ty TNHH MTV dịch vụ công ích quận 1 và dịch vụ công ích thanh niên xung phong quản lí 41
  52. Đồ án tốt nghiệp Giờ mở cửa của các nhà vệ sinh công cộng hầu hết là từ 6h-22h chỉ có một số nhà vệ sinh ở trong các khu chợ thì giờ mở cửa sớm hơn là từ từ 4h-22h. Cách quản lí các trang thiết bị và thu nhập của những người tiếp nhận kinh doanh: Các nhà vệ sinh công cộng do 2 công ty quản lý theo hình thức khoán cho người tiếp nhận kinh doanh nhà vệ sinh công cộng và với mức phí thu 3000 đồng cho dịch vụ công ích quận 1 quản lí còn với dich vụ công ích thanh niên xung phong thì đi tiểu 2000 đồng, đi đại tiện giá 3000 đồng. Từ những khoản thu chính từ những người đi vệ sinh thì những người được khoán này được phép sử dụng mặt bằng của nhà vệ sinh để bán một số hàng hóa đơn giản như: sách, báo, nước ướp lạnh, kẹo cáo su, thuốc lá, bút, vở, để phụ thu thêm và có thêm tiền để có chi phí trong cuôc sống do nhiều nơi nhà vệ sinh công cộng có ít khách đi vệ sinh. Đây chính là thu nhập hàng tháng của những người trông coi mỗi tháng phải đóng về cho công ty một khoản tiền để công ty sửa chữa, bảo trì các nhà vệ sinh. Còn các chi phí như tiền điện, nước, giấy vệ sinh, sáp hay nước thơm, nước tẩy rửa bồn cầu hàng tháng thì người tiếp nhận trông coi tự chi trả. Đối với các thiết bị nhỏ bị hư hỏng trong nhà vệ sinh như bóng đèn, thùng rác, hút hầm cầu, thì người tiếp nhận kinh doanh tự bỏ tiền ra để thay và hút hầm cầu định kì. Với cơ sở vật chất lớn liên quan đến bồn cầu nhà vệ sinh, sàn nhà, tường, trần, cửa nhà vệ sinh bị hư hỏng mà muốn thay thế hay sửa chữa thì phải trình báo lên công ty và chờ thời gian để thay thế hoặc sửa đổi. Số tiền sửa chữa này thì công ty cho những người tiếp nhận kinh doanh mượn và trả dần trong các tháng. Cách quản lí các nhà vệ sinh công cộng: người chịu trách nhiệm quản lí các nhà vệ sinh thì thường một tháng hai, ba, bốn lần đi kiểm tra các nhà vệ sinh bất chợt không tùy theo ngày để kiểm tra nếu nhà vệ sinh không sạch sẽ hay không mặc đồng phục theo quy đinh sẽ bị xử phạt với mức xử phạt rất nặng. 3.3. Ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng Đối với vấn đề ý thức sử dụng dựa trên quá trình khảo sát từ 29 người trông coi ở 5 quận được khảo sát với câu hỏi “ ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng” với với 3 mức độ tốt, không tốt, bình thường thì được kết quả như hình 3.16 42
  53. Đồ án tốt nghiệp Ý thức sử dụng nhà vệ sinh công cộng 17% 45% 38% Tốt Bình thường Không tốt Hình 3. 26 Kết quả khảo sát chất lượng không khí tại các nhà vệ sinh Dựa trên hình 3.25 thấy rằng phần trăm chiếm nhiều nhất là 45% là không tốt còn ý thức tốt chỉ chiếm 17%. Từ đó thấy rằng ý thức của người sử dụng các nhà vệ sinh công cộng không được tốt cho lắm. Ý kiến của người trông coi về ý thức sử dụng của người dùng nhà vệ sinh công cộng thì đa số cho rằng là tùy từng người sử dụng một số người rất có ý thức nhưng bên cạnh đó thì vẫn còn nhiều người ý thức không tốt như: - Đi vệ sinh xong thì không chịu xả nước hay xả nước mà vẫn còn dơ chưa sạch - Giấy đi vệ sinh xong không vứt vào thùng rác mà vứt ở ngoài thùng rác hay trên bồn cầu, băng vệ sinh không bỏ vào thùng rác mà gây bỏ vào trong bồn cầu gây tắc nghẽn bồn cầu không sử dụng được hoăc một số người đi đại tiện mà đi ra ngoài bồn cầu mà không chịu dội sạch. - Một số người nam đi tiểu mà không đi trong bồn cầu mà đi ra ngoài miệng thoát nước trong phòng vệ sinh gây dơ bẩn và có mùi hôi hay đi tiểu bị văng ra ngoài nển sàn nhà bồn cầu mà không dội sạch. - Nhà vệ sinh công cộng có dép đi bên trong mà không đi mà đi giầy dép từ bên ngoài vào làm bẩn sàn nhà bên ngoài phòng vệ sinh cũng như trong phòng vệ sinh. Một số hình ảnh sau khi sử dụng nhà vệ sinh công cộng 43
  54. Đồ án tốt nghiệp Trước khi sử dụng Sau khi sử dụng Hình 3. 27 bồn cầu nhà vệ sinh công cộng tại nhà vệ sinh di động tại công viên 23-9 quận 1 Hình 3. 28 bồn cầu tại nhà vệ sinh Hình 3. 29 nhà vệ sinh công cộng tại công cộng Saccombank công viên 23- đường Thành Thái quận10 . 9 Từ những tình hình trên và qua khảo sát thực tế cho thấy rằng: - Ý thức sử dụng các nhà vệ sinh công cộng của nữ tốt hơn nam. - Do suy nghĩ nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh chung nên ý thức sử dụng nhà vệ sinh của một số người vẫn chưa tốt. Mặc dù, nhiều khi người trông coi các nhà vệ sinh mới dọn sạch mà ý thức sử dụng không tốt làm không khí có mùi hôi, sàn nhà, các vật dụng trong nhà vệ sinh bẩn. 44
  55. Đồ án tốt nghiệp - Bên cạnh, những người có ý thức không tốt thì vẫn còn rất nhiều người có ý thức tốt tiết kiêm nước, giấy, xà phòng rửa tay. Cách khắc phục đối với những vấn đề này thì những người trông coi sẽ nhắc nhở hoặc dọn sạch sau khi những người này đi vệ sinh xong. 3.4. So sánh nhà vệ sinh công cộng tại các quận được khảo sát 3.4.1. Về số lượng Bảng 3. 2 Thống kê số lượng nhà vệ sinh công cộng Quận Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11 Số lượng nhà vệ sinh 21 3 14 5 5 Từ bảng 3.2 ta thấy rằng số lượng nhà vệ sinh công cộng ở quận 1 là nhiều nhất so với các quận còn lại, quận 5 là quận nhiều nhà vệ sinh sau quận 1 có 14 nhà vệ sinh công cộng, quận 10 và quận 11 có 5 nhà vệ sinh công cộng còn quận 3 thì có 3 nhà vệ sinh công cộng. Từ đây, thấy rằng các nhà vệ sinh công cộng ở các quận khảo sát thì rất thiếu nhà vệ sinh công cộng và chưa đáp ứng đủ nhu cầu của người dân so với số dân hiện tại. 3.4.2. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị Bảng 3. 3 Đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất của các NVSCC tại các quận khảo sát Quận Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11 Số lượng nhà vệ sinh 15 1 0 2 2 trang thiết bị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới Số lượng nhà vệ sinh 6 2 14 3 3 có trang thiết bị tối thiểu Số lượng nhà vệ sinh 2 mà cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng 45
  56. Đồ án tốt nghiệp 16 14 12 10 8 6 4 2 0 Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11 Số lượng nhà vệ sinh trang thiết bị đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn mới Số lượng nhà vệ sinh có trang thiết bị tối thiểu Số lượng nhà vệ sinh cơ sở vật chất xuống cấp nghiêm trọng Hình 3. 30 Đồ thị biểu diễn hiện trạng trang thiết bị NVSCC tại 5 quận khảo sát Từ bảng 3.3 và hình 3.29 thì thấy rằng quận 1 là quận có số lượng NVSCC cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị đạt theo yêu cầu của tiêu chuẩn mới nhiều nhất trong 5 quận khảo sát và xếp sau quận 1 đứng ở vị trí thứ hai là quận 10 và quận 11. Ở vị trí thứ ba là quận 3 có một nhà vệ sinh các trang thiết bị đáp ứng đủ theo tiêu chuẩn mới và cuối cùng là quận 5 không có nhà vệ sinh nào đáp ứng đủ theo yêu cầu của một tiêu chuẩn nhà vệ sinh hiện đại. Quận 3, 5, 10 ,11 cột số lượng nhà vệ sinh có trang thiết bị tối thiểu mà một nhà vệ sinh cần có chiếm nhiều nhất trong 3 cột đánh giá. Còn đối với quận 11 là quận duy nhất mà có nhà vệ sinh cơ sở vật chất đã xuống cấp rất trầm trọng đang chờ thời gian tu sửa cũng như huy động nguồn vốn để thay thế cơ sở vật chất. 3.4.3. Về chất lượng các nhà vệ sinh công cộng  Đánh giá chất lượng Để đánh giá chất lượng nhà vệ sinh công cộng của 5 quận thì dựa vào phiếu khảo sát nhà vệ sinh công cộng ( Phụ lục B) để đánh giá và cho thang điểm: 46
  57. Đồ án tốt nghiệp Bảng 3. 4 Thang điểm đánh giá chất lượng NVSCC Mức đánh giá Tốt Bình thường Trung bình Kém Điểm số 20-25 14-19 7-13 <7 Bảng 3. 5 Kết quả đánh giá chất lượng các NVSCC tại địa bàn 5 quận STT Địa chỉ NVSCC Điểm Mức độ đạt Quận 1 1. Chợ Bến Thành 24 Tốt 2. Chợ Dân Sinh 25 Tốt 3. Công viên Lý Tự Trọng 14 Bình thường 4. Nhà vệ sinh di động công viên 23-9 8 Trung bình 5. 116 đường Nguyễn Du 25 Tốt 6. Công viên 23-9 Phạm Ngũ Lão 25 Tốt Quận 3 7. Góc Tú Xương- Bà Huyện Thanh Quan 17 Bình thường 8. Góc Lê Qúy Đôn- Ngô Thời Nhiệm 15.5 Bình thường 9. Công viên Tao Đàn 25 Tốt Quận 5 10. Trước trường THPT Lê Hồng Phong- 235 18 Bình thường Nguyễn Văn Cừ 11. Bệnh viện chấn thương chỉnh hình- 929 15 Bình thường Trần Hưng Đạo 12. Lề đường sau chợ An Đông 17.5 Bình thường 13. Trong công viên Dân Ước 18 Bình thường 14. 201 Nguyễn Văn Cừ- bên hông trường mẫu 17 Bình thường giáo Vàng Anh 15. Lề đường trước trung tâm văn hóa quận 5 17 Bình thường 16. Lề đường trước nhà tang lễ Nguyễn Tri 16 Bình thường Phương 47
  58. Đồ án tốt nghiệp 17. 2 nhà vệ sinh trên đường Hải Thượng Lãn 18 Bình thường Ông Quận 10 18. Nhà vệ sinh giao lộ Lê Hồng Phong- 3 25 Tốt tháng 2, Lý Thái Tổ - 3 tháng 2 19. Lề đường trước công ty giày Sài Gòn 18 Bình thường 20. Lề đường bên hông trường đại học Bách 19 Bình thường Khoa 21. Lề đường khu C30 đường Thành Thái – 16 Bình thường P14 – Q 10 Quận 11 22. 2 nhà vệ sinh Saccombank 25 Tốt 23. Đường Lý Thường Kiệt 15 Bình thường 24. Lê Đại Hành 11 Trung bình 25. 312 Lạc Long Quân 6 Kém Biểu đồ chất lượng nhà vệ sinh công cộng 12 10 8 6 4 2 0 Quận 1 Quận 3 Quận 5 Quận 10 Quận 11 Tốt Bình thường Trung bình Kém Hình 3. 31 Đồ thị biểu diễn chất lượng NVSCC tại 5 quận Nhận xét: Từ hình 3.30 và qua kết quả khảo sát trên địa bàn 5 quận với quận 1 7 nhà vệ sinh, quận 3 3 nhà vệ sinh, quận 5 10 nhà vệ sinh, quận 10 5 nhà vệ sinh, 48
  59. Đồ án tốt nghiệp quận 11 4 nhà vệ sinh thì thấy có 10 nhà vệ sinh công cộng đạt loại tốt, 17 nhà vệ sinh đạt chất lượng bình thường, 2 nhà vệ sinh đạt chất lượng trung bình và 1 nhà vệ sinh đạ loại kém. Quận 1 là quận có số lượng nhà vệ sinh được đánh giá ở mức tốt cao nhất trong 5 quận đứng sau quận 1 là quận 10 và quận 11 và sau đó là quận 3 đứng cuối cùng là quận 5 không có nhà vệ sinh nào. Đối với mức độ bình thường thì quận 5 chiếm nhiều nhất trong 5 quận nhưng đánh giá về mức độ trung bình thì quận 1 và quận 11 có một nhà vệ sinh đạt loại trung bình trong 5 quận. Còn đạt loại kém chỉ có 1 nhà vệ sinh công cộng tại quận 11.  Đánh giá độ sạch sẽ Qua kết quả khảo sát và quan sát thực tế thì thấy rằng: Bảng 3. 6 Bảng thống kê nhà vệ sinh đạt mức sạch sẽ ở các quận khảo sát Quận Quận 1 Quận 3. Quận 5 Quận 10 Quận 11 Số nhà vệ sinh sạch 5 1 5 4 1 sẽ toàn diện Số nhà vệ sinh đạt 0 2 3 1 1 ngưỡng sạch sẽ Bảng 3.6 là các nhà vệ sinh công cộng sạch sẽ toàn diện nhất từ trang thiết bị, các đồ dùng vật dụng, chân bồn cầu ngồi, thùng rác, cơ sở vật chất như tường nhà vệ sinh, trần, cũng như cánh cửa . thì quận 1 có 5 trong 7 nhà vệ sinh khảo sát đạt mức độ rất sạch sẽ, quận 3 thì có 1 trong 3 nhà vệ sinh , quận 5 có 5 nhà vệ sinh trong 10 nhà vệ sinh. Đối với quận 10, thì có 4 nhà vệ sinh trong 3 nhà vệ sinh, quận 11 thì có 1 quận trong 4 nhà vệ sinh được khảo sát. Kết luận: Quận 1 là có hệ thống nhà vệ sinh công cộng tốt nhất trong 5 quận từ về số lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như chất lượng. Còn đối với các quận khác như quận 3, quận 5, quận 10 thì ở mức bình thường riêng đối với quận 11 thì ngoài nhà vệ sinh do Sacconmbank xây dựng thì cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi, chất lượng đã xuống cấp do xây dựng lâu năm. 49
  60. Đồ án tốt nghiệp 3.5. Nguyên nhân gây ra các vấn đề tại hệ thống nhà vệ sinh công cộng Một số nguyên nhân gây ra thực trạng các NVSCC: - Thứ nhất là do ý thức sử dụng của người sử dụng NVSCC vẫn còn kém gây nên tình trạng mất vệ sinh trong các nhà vệ sinh công cộng. - Thứ hai là do một số người trông coi nhà vệ sinh không dọn dẹp thường xuyên gây nên tình trạng sàn nhà, tường nhà, trần nhà, các thiết bị bẩn. - Thứ ba là do cách quản lí các NVSCC hiện nay vẫn chưa được toàn diện khi các nhà vệ sinh hoạt động. - Thứ tư là sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo và dịch vụ công ích với NVSCC vẫn chưa được nhiều. - Thứ năm là do một số nhà vệ sinh xây dưng rất lâu có tuổi thọ 20, 19,18 năm thì cơ sở vật chất xuống trầm trọng mà chưa có kinh phí để xây dựng mói hay tu sửa. - Do các chính sách, chủ trương của thành phố như chiến dịch “ giành lại vỉa hè cho người đi bộ” gây ảnh hưởng rất nhiều tới NVSCC. 50
  61. Đồ án tốt nghiệp CHƯƠNG 4. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 4.1. Đánh giá chung Qua kết quả khảo sát thì nhà vệ sinh công cộng hiện nay vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho người dân về mặt số lượng cũng như chất lượng. Về mặt số lượng: Hiện tại với số lượng nhà vệ sinh công cộng tại quận 1,3,5,10,11 thì không thể đáp ứng được đầy đủ nhu cầu. Và chưa kể đến thời gian vừa qua do chính sách giành lại vỉa hè cho người đi bộ của thành phố thì có nhiều nhà vệ sinh công cộng đã được tháo dỡ. Vì vậy, việc thiếu nhà vệ sinh công cộng đang là một vấn đề nan giải. Về mặt chất lượng: Một vài năm gần đây thì chất lượng nhà vệ sinh cũng rất được quan tâm. Đối với một số nhà vệ sinh công cộng mới xây trong các năm gần đây thì chất lượng nhà vệ sinh được đảm bảo về chất lượng không khí và sự sạch sẽ, cơ sở vật chất, đạt chuẩn. Bên cạnh đó còn có một số nhà vệ sinh xây dựng lâu không đạt chuẩn, cơ sở vật chất xuống cấp, chưa được sạch sẽ. Về vị trí: Có một số nhà vệ sinh công cộng nằm ở vị trí chưa hợp lí, nhiều tuyến đường chính không có nhà vệ sinh công cộng. 4.2. Hạn chế và khó khăn trong của các nhà vệ sinh trong việc xây dựng và hoạt động Để hoàn thiện một hệ thống nhà vệ sinh công cộng đáp ứng đủ các yêu cầu ngày càng cao của xã hội hiện đại thì đây là một vấn đề rất nan giải cũng như nhức nhối của thành phố Hồ Chí Minh nhất là các quận nội thành nơi có dân cư tập trung cao và lượng khách du lịch nhiều. Sau đây là các khó khăn mà các dịch vụ công ích quản lí các nhà vệ sinh công cộng hiện nay đang gặp phải: - Chính sách chủ trương của thành phố nhiều khi ảnh hưởng đến các nhà vệ sinh công cộng như vừa qua chủ trương giành lại vỉa hè cho người đi bộ khiến nhiều nhà vệ sinh công cộng xây dựng trên vỉa hè bị phá bỏ khiến cho tình trạng đã thiếu nhà vệ sinh công cộng nay còn thiếu hơn phải xây dựng một số nhà vệ sinh tạm thời không đạt chất lượng. 51
  62. Đồ án tốt nghiệp - Vấn đề khó khăn lớn nhất chính là việc tìm chỗ xây dựng NVSCC. Sau đó là sự đồng ý của những người dân sống ở khu vực xung quanh và nguồn vốn xây dựng. + Do các quận nội thành thì đất đều có quy hoạch tổng thể từ rất lâu nên việc tìm chỗ xây dựng rất khó khăn nhiều khi tìm được chỗ xây dựng thích hợp mà vướng quy hoạch lớn hơn nên không xây dựng được mà xây dựng trên vỉa hè thì không được. + Khi tìm được chỗ xây dựng thì những kinh doanh cũng như người dân sống ở đấy không đồng ý cho xây dựng do xây dựng nhà vệ sinh sẽ ảnh hưởng đến việc kinh doanh vì tâm lý của người việt là sợ ảnh hưởng đến phong thủy và không ai muốn trước cửa nhà mình hay chỗ buôn bán kinh doanh lại có một nhà vệ sinh công cộng ở ngay trước mặt. + Nguồn vốn đề xây dựng các NVSCC cũng là một vấn đề khó khăn và phải tính toán xem số tiền bỏ ra để xây dựng có thể thu hồi về được không nếu xây dựng nhiều nhà vệ sinh công cộng mà hoạt động không có hiệu quả thì không có nguồn vốn để xây dựng các nhà vệ sinh tiếp theo bên cạnh đó là không có người tiếp nhận kinh doanh để trông coi, dọn dẹp các nhà vệ sinh này. - Số lượng khách đi vệ sinh công cộng ở các NVSCC vẫn còn hạn chế do sợ đi vệ sinh xong bị mất xe máy hay nhiều nơi nhà vệ sinh nằm bên trong công viên không thể đi xe máy vào được rất bất tiện. - Thành phố hiện nay đang có chủ trương theo tiêu chuẩn mới là không cho phép các NVSCC được phép kinh doanh. Vậy một vấn đề đặt ra, đối với các nhà vệ sinh mà khoán cho những người tiếp nhận kinh doanh thì sẽ không có ai trông tiếp nhận quản lí vì tiền mà người đi vệ sinh không đủ để họ trang trải cuôc sống cũng như các khoản chi phí mua các vật dụng cần thiết trong NVSCC và tiền hàng tháng đóng về cho công ty dịch vụ công ích. 52
  63. Đồ án tốt nghiệp 4.3. Đề xuất các biện pháp để khắc phục và nâng cao hiệu quả sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Theo giáo sư clara greed thì "nhà vệ sinh công cộng là một nhu cầu cần thiết và quan trọng trong việc xây dựng tạo ra các thành phố thân thiện với môi trường , bền vững, an toàn, công bằng và dễ tiếp cận". Vì vậy để có một hệ thống nhà vệ sinh công cộng tốt thì phải có các biện pháp khắc phục các tình trạng khó khăn, bất cập đang xảy ra như hiện nay. Sau đây là một số đề xuất: - Bảo trì, bảo dưỡng, thay thế các trang thiết bị và xây dựng mới, tu sửa các nhà vệ sinh công cộng đã xuống cấp Sau một thời gian dài hoạt động thì các trang thiết bị trong nhà vệ sinh như bồn cầu, các thiết bị phụ tùng, phụ kiện, quạt, chốt cửa, hệ thống đèn, .bị hư hỏng, xuống cấp cần phải thay thế. Và với việc bảo trì các thiết bị sẽ làm các thiết bị hoạt động tốt hơn và tuổi thọ sẽ lâu hơn. Đối với các nhà vệ sinh xây dưng lâu năm như từ năm 2000, 2003, 2005 cần tu sửa và xây dựng mới lại vì do xây dựng quá lâu năm mà nhà vệ sinh, các trang thiết bị cũng đã xuống cấp rất nghiêm trọng có khi bị hư hỏng nặng không dùng được nữa cũng như đề phù hợp với yêu cầu của nhà vệ sinh công cộng đạt chuẩn hiện nay. - Cần xây dựng một bản quy hoạch tổng thể về nhà vệ sinh công cộng cho thành phố Hồ Chí Minh. Để khắc phục các tình trạng nhà vệ sinh công cộng thì cần phải phối hợp với các ngành, Sở,các đơn vị quản lí, công ty dịch vụ công ích, Uỷ ban nhân dân các quận huyện có liên quan tiến hành khảo sát tổng thể để đánh giá lại hiện trạng nhà vệ sinh hiện đang có trên địa bàn có một bản quy hoach cụ thể hơn cho thành phố Hồ Chí Minh như : Hiện trạng các nhà vệ sinh công cộng đang có về vị trí, số lượng, chất lượng, hiệu quả hoạt động cách thức quản lí của các nhà vệ sinh này. Dự kiến những địa điểm cần lắp đặt và xây dựng thêm hệ thống các nhà vệ sinh đạt chuẩn cũng như có một quy mô đầu tư hợp lí, huy động vốn, kêu gọi các 53
  64. Đồ án tốt nghiệp nhà đầu tư hay cơ chế đầu tư phù hợp từ việc đầu tư xây dựng cũng như khi đi vào vận hành nhà vệ sinh đặc biệt là phải phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. - Xây dựng một bản đồ nhà nhà vệ sinh công cộng hoàn chỉnh cho thành phố Hồ Chí Minh Để tiện cho việc tìm nhà vệ sinh công cộng cho người dân và khách du lịch thì cần thiết kê một bản đồ ứng dụng trên điện thoại hay trên mạng liệt kê các nhà vệ sinh gần nhất khi họ có nhu cầu. - Nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh của người sử dụng trong các nhà vệ sinh công cộng . Để nâng cao nhân thức của người sử dụng thì trong các nhà vệ sinh, phòng vệ sinh dán các khẩu hiệu như tiết kiệm nước, tiết kiệm giấy, xả nước sau khi đi vệ sinh, vứt giấy gọn gàng vào thùng rác khi đi vệ sinh. Hay trong các hệ thống nhà vệ sinh có thể hạn chế giấy và nước với mức độ đủ để sử dụng cho một người để tránh lãng phí nguồn tài nguyên quý giá này. - Cần tổ chức một cuôc thi với những ý tưởng sáng tạo có thể giải quyết những vấn đề bất cập về nhà vệ sinh công cộng hiện nay Hiện nay, vấn đề NVSCC là một vấn đề nhức nhối của toàn thành phố Hồ Chí Minh không chỉ về số lượng, chất lượng, chỗ xây dựng, kinh phí đẩu tư nên để giải quyết vấn đề này cần có một cuộc thi với những ý tưởng sáng tạo không chỉ về cách thiết kế mà có thể giải quyết được gần hết các vấn đề hiện đang khó khăn. - Những chủ trương, chính sách của thành phố đưa ra phải đảm bảo rằng không ảnh hưởng đến hệ thống NVSCC - Cần bố trí thêm các địa điểm đang thiếu nhà vệ sinh công cộng Để khắc phục tình trạng thiếu các nhà vệ sinh công cộng như hiện nay thì dịch vụ công ích cũng như các ngành có liên quan cần bố trí thêm những địa điểm ở những tuyến đường chính, các ngã rẽ của tuyến đường chính nơi tập trung người đi lại. - Tăng cường các nhà vệ sinh lưu động mỗi khi diễn ra một lễ hội, hội sách trên các công viên như Lê Văn Tám, hội chợ, chợ Tết với lượng người tập trung nhiều một cách đột biến mà các nhà vệ sinh công cộng gần khu vực diễn ra không 54
  65. Đồ án tốt nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu hay khu vực diễn ra không có nhà vệ sinh công cộng để tránh hiện tượng tiểu bậy làm ô nhiễm tới môi trường cảnh quan. - Đối với các nhà vệ sinh đã xuống cấp có thể xây dựng các nhà vệ sinh công cộng theo mô hình hiện đại theo tiêu chuẩn mới - Cần thiết xây dựng một bản tiêu chuẩn cụ thể về nhà vệ sinh công cộng Có thể áp dụng theo tiêu chuẩn Asean dành cho các nước thuộc khối Asean từ cách thức xây dựng, hệ thống quản lí. - Cần có các dự án “ Xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng” Thay vì thành phố phải bỏ tiền để xây dựng nhà vệ sinh công cộng thì thông qua dự án này có thể huy động được các nguồn lực sẵn có từ các nhà tư nhân trong cộng đồng. Vì vậy, để đáp ứng đủ về số lượng cũng như vị tri các nhà vệ sinh công cộng cần có sự chung tay góp sức rất lớn từ các ban ngành liên quan từ nhà nước đến tư nhân. Còn đối với sự sạch sẽ cần nhất chính là ý thức của người sử dụng. Mỗi người sử dụng nhà vệ sinh có ý thức thì nhà vệ sinh luôn luôn sạch sẽ và hơn hết là những người trông coi nhà vệ sinh cần dọn dẹp thường xuyên nhà vệ sinh. Và theo quy luật phát triển thì khi phát triển kinh tế- xã hội, cơ sở hạ tầng, xây dựng một hệ thống, đều có hai mặt lợi và hại đi song song với nhau bao gồm cả phát triển các NVSCC cũng vậy. Mặt tốt, có thể giải quyết nhu cầu cá nhân, làm sạch cảnh quan môi trường sạch đẹp. Mặt hạn chế, chính là khi xây dựng hoặc quản lí các nhà vệ sinh mà chất lượng vệ sinh không tốt sẽ làm ảnh hưởng rất lớn tới cảnh quan, môi trường xung quanh gây ô nhiễm không khí, mất thẩm mĩ và khu vực đất xây dựng còn khá eo hẹp, nhiều nhà vệ sinh xây dựng xong mà hoạt động không có hiệu quả nên tùy theo từng quận, từng địa điểm mà thêm hay bớt các nhà vệ sinh và chọn loại hình xây dựng cho phù hợp. Vi thế, để thành phố Hồ Chí Minh từ quận nội thành đến ngoại thành có một hệ thống nhà vệ sinh thân thiên môi trường, đáp ứng đủ yêu cầu của toàn xã hội xứng đáng với sự phát triển của thành phố cần có sự chung tay góp sức của toàn xã hội, từng cá nhân. 55
  66. Đồ án tốt nghiệp 4.4. Các mô hình nhà vệ sinh công cộng hiện nay Hiện nay, tại thành phố Hồ Chí Minh thì có ba mô hình NVSCC chính là mô hình NVSCC truyền thống và mô hình NVSCC hiện đại theo tiêu chuẩn mới, mô hình nhà vệ sinh lưu động. Đối với mô hình NVSCC hiện đại thì hiện nay có 3 mô hình đang có ở thành phố Hồ Chí Minh là mô hình nhà vệ sinh Saccombank, mô hình theo tiêu chuẩn Asean, mô nhà vệ sinh công cộng kết hợp với quán cà phê hiện đại theo tiêu chuẩn. Bảng 4. 1 So sánh mô hình NVSCC truyền thống vs mô hình NVSCC hiện đại Tiêu chí NVSCC truyền thống NVSCC hiện đại Chất - Chất lượng chưa được đảm bảo - Chất lượng nhà vệ sinh được đảm lượng so với NVSCC truyền thống. bảo và tốt hơn so với nhà vệ sinh nhà vệ - Thiết kế và tiện nghi truyền thống. sinh Không có nhà vệ sinh dành - Thiết kế và tiện nghi riêng cho người khuyết tật. Có NVSCC gianh cho người khuyết Chỉ có các thiết bị tối thiểu mà tật. nhà vệ sinh cần có: bồn cầu, Đầy đủ các thiết bị hơn NVCC bồn tiểu, giấy vệ sinh, gương, truyền thống, không chỉ có các trang bồn rửa tay, thùng rác, hệ thống thiết bị tối thiểu mà có thêm máy sấy đèn chiếu sáng và hệ thống tay tự động, hệ thống đèn chiếu sáng thông gió chưa tốt. cũng như hệ thống thông gió tốt hơn Độ sạch sẽ Độ sạch sẽ các trang thiết bị, vật Nhà vệ sinh truyền thống độ dụng được đảm bảo tốt hơn, sạch sạch sẽ các trang thiết bị, vật hơn so vói một sô nhà vệ sinh truyền dụng trong nhà vệ sinh vẫn thống chưa được đảm bảo Mùi Không có mùi do có hệ thống thông Còn có mùi do hệ thống thông gió (máy lạnh) nên được đảm bảo gió chưa tốt. hơn Chi phí Ít hơn NVSCC truyền thống Nhiều hơn NVSCC truyền thống 56
  67. Đồ án tốt nghiệp xây dựng An toàn Vẫn chưa được đảm bảo Vẫn chưa được đảm bảo Sự hài Không nhận được nhiều sự hài Nhận được nhiều sự hài lòng lòng của lòng người sử dụng Từ bảng so sánh trên ta thấy rằng mô hình NVSCC hiện đại tốt hơn các NVSCC truyền thống nhưng để áp dụng nhân rộng mô hình nhà vệ sinh truyền thống hay hiện đại còn tùy thuộc vào nơi xây dựng các nhà vệ sinh này. 4.5. Áp dụng mô hình Để áp dụng mô hình hiện có cho các quận trong thành phố Hồ Chí Minh chưa có nhà vệ sinh công cộng cần phải xác định và xây dựng các bước sau để hoàn thiện hệ thống nhà vệ sinh : B1: Xác định địa điểm xây dựng từ đó chọn mô hình NVSCC thích hợp từ những mô hình hiện có áp dụng được cho những quận khác. B2: Xây dựng và áp dụng mô hình nhà vệ sinh công cộng hợp lý về vị trí phân bố, độ sạch sẽ, trang thiết bị tiện nghi và an toàn là cần thiết. B3. Xây dựng, áp dụng một chính sách quản lí phù hợp hiện nay. B3. Phải xây dựng được ý thức, sự quan tâm của cộng đồng đến các nhà vệ sinh này. 4.5.1. Áp dụng mô hình nhà vệ sinh công cộng - Với các quận nội thành thành phố Hồ Chí Minh nơi đòi hỏi chất lượng dịch vụ vệ sinh cao cũng như trật tự an ninh tốt thì ta nên áp dụng các mô hình NVSCC hiện gồm đại để đảm bảo yêu cầu. - Còn đối với các quận ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nơi có nhu cầu vệ sinh công cộng không cao cũng như mức độ trật tự an ninh chưa tốt thì ta nên áp dụng mô hình NVSCC truyền thống. 4.5.2. Áp dụng mô hình quản lí nhà vệ sinh công cộng hiệu quả theo tiêu chuẩn Asean 57
  68. Đồ án tốt nghiệp Cải tiến chất lượng dịch vụ Lập kế hoạch Ch NVSCC NVSCC Chínhqu sách ấ t lư t ợ ngd Hành động Liên tục Thực hiện c khắc phục cải thiện ị ch v ch ả nlí ụ Bài báo cáo Hình 5. 1 Mô hình kiểm tra chất lượng dịch vụ nhà vệ sinh công công theo thời gian Mục đích của mô hình: Xác định được hiệu quả của nhà vệ sinh công cộng Đánh giá được khả năng và hiệu quả của nhà vệ sinh công cộng để đảm bảo và tuân thủ được một yêu cầu của nhà vệ sinh đạt chất lượng. Xác đinh được mức độ phù hợp của các nhà vệ sinh công cộng đang được quản lí. Xác đinh được các khu vực để cải thiện các dịch vụ vệ sinh công cộng. Lợi ích của mô hình Là chất lượng vệ sinh được cải thiện, tăng cường được sự hài lòng của người sử dụng, đảm bảo được mục tiêu về chất lượng của nhà vệ sinh . 58
  69. Đồ án tốt nghiệp KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua kết quả khảo sát tình hình thực tế với 290 phiếu điều tra, 29 người trông coi trực tiếp tại các nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận nội thành gồm quận 1, quận 3, quận 5, quận 10 của thành phố Hồ Chí Minh có thể rút ra một số kết luận như sau: - Số lượng nhà vệ sinh của các quận nội thành vẫn còn thiếu rất nhiều, mật độ phân bố vẫn chưa đồng đều đối với tất cả các quận. - Chất lượng các nhà vệ sinh công cộng hiện nay hầu như được đảm bảo về độ sạch sẽ, chất lượng không khí trong các nhà vệ sinh. Các hệ thống nhà vệ sinh công cộng hiện nay như Saccombank, nhà vệ sinh kết hợp với quán cà phê vivastar, theo tiêu chuẩn Asean thì chất lượng nhà vệ sinh được đảm bảo rất tốt từ trang thiết bị trong nhà vệ sinh công cộng, độ sạch sẽ, mùi trong nhà vệ sinh cũng được đảm bảo rất tốt. Bên cạnh đó ý thức của người trông coi các nhà vệ sinh đều khá tốt nên việc giữ gìn các nhà vệ sinh này luôn luôn đảm bảo. - Hiện trạng môi trường gần khu vực nhà vệ sinh công cộng tốt hơn khu vực không có nhà vệ sinh công cộng. - Vì cho rằng, nhà vệ sinh công cộng là nhà vệ sinh chung nên ý thức cũng như trách nhiệm giữ gìn của một bộ phận nhỏ người sử dụng nhà vệ sinh vẫn chưa tốt gây nên tình trạng dơ bẩn trong các nhà vệ sinh công cộng. - Tuy vậy do giới hạn về thời gian, kinh nghiệm chưa nhiều cũng như kết quả khảo sát trong bài chưa cũng chỉ mang tính chất tương đối tham khảo. Kiến nghị Các kết quả trong đề tài chỉ đánh giá được một phần rất nhỏ thực trạng các nhà vệ sinh công cộng hiện nay. Vì thế, cần có một cuộc khảo sát, đánh giá quy mô lớn hơn để có thể khắc phục các vấn đề hiện nay, đề xuất các giải pháp hữu hiệu hơn, lên kế hoạch triển khai cụ thể. Để giải quyết bài toán tổng thể về nhà vệ sinh công cộng thì thành phố cần quan tâm tới vấn đề quy hoạch đô thị. Cần có chính sách xã hội hóa nhà vệ sinh công cộng và một cơ chế hợp lí, rõ ràng trong việc cấp đất và cho thuê đất, cách 59
  70. Đồ án tốt nghiệp quản lí để tạo sự thuận lợi cho các nhà tư nhân muốn đầu tư xây dựng các nhà vệ sinh công cộng. Cần tổ chức nhiều cuộc thi thường xuyên liên quan đến nhà vệ sinh công cộng với những ý tưởng sáng tạo liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau như thiết kế mô hình nhà vệ sinh công cộng tiết kiệm được diện tích đối với những khu vực đất nhỏ nhưng vẫn giữ được những yêu cầu của một nhà vệ sinh hiện đại, đưa ra những ý tưởng với những giải pháp mới hữu hiệu đối với những vấn đề bất cập hiện nay của hệ thống nhà vệ sinh công cộng về thu hút nguồn vốn, liên quan đến vấn đề vệ sinh môi trường. Ví dụ như ý tưởng về mô hình xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công cộng xanh- sạch- đẹp đáp ứng đủ 3 tiêu chí thiết kế - cảnh quan, trang thiết bị - tiện nghi, an toàn hoặc xây dựng mô hình quản lí hiệu quả nhà vệ sinh công cộng, Vấn đề nhà vệ sinh công cộng hiện nay đang là một bài toán khó khăn của thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết được cần có sự cố gắng của toàn xã hội. 60
  71. Đồ án tốt nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1. Công ty dịch vụ công ích quận 1, quận 10, quận 11 – Danh sách nhà vệ sinh công cộng tại quận 1, quận 10, quận 11. 2. Công ty Dịch vụ công ích Thanh niên xung phong - Danh sách nhà vệ sinh công cộng tại 5 quận. 3. Tổng cục thống kê (2016) Nhà xuất bản thống kê, giáo dục, Kết quả chủ yếu Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2015. 4. Thư viện pháp luật (2012) , Quyết định số 225/QĐ-TCDL ban hành quy định tạm thời về tiêu chuẩn nhà vệ sinh công cộng phục vụ khách du lịch và kế hoạch triển khai. 5. Ths. Lê Anh Tuấn, chuyên đề: Vệ sinh nông thôn ở Việt Nam - hiện trạng và vấn đề. 6. Hiến kế xây dựng nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh ngầm- tại sao không, Cơ quan ngôn luận của tổng cục du lịch- Bộ VHTTDL , 6/ 2017, 7. sinh-ngam tai-sao-khong-09-354.html?page=2 8. Hải Thu. Du khách học được gì từ nhà vệ sinh công cộng ở Nhật Bản, Vnexpress (5/2017), hoc-duoc-gi-tu-nha-ve-sinh-cong-cong-o-nhat-ban-3490178.html 9. Nhà vệ sinh công cộng, Wikipedia bách khoa toàn thư mở, 5/2017, 10. Thu Giang. Xây dựng và quản lí nhà vệ sinh công cộng trên thế giới, báo điện tử của Bộ xây dưng (5/2016), gioi/xay-dung-va-quan-ly-nha- ve-sinh-cong-cong-tren-the-gioi.html. 11. Thành phố Hồ Chí Minh, Wikipedia bách khoa toàn thư mở, 5/2017, https /wiki/Thành_phố_Hồ_Chí_Minh 61
  72. Đồ án tốt nghiệp Tiếng anh 12. Dnew. The Best Five Toilets in the United States, 5/2017, 5477460.html 13. Tim Lambert, A brief history of toilets, 5/2017, 14. The ASEAN Secretaria. Asean public toilet standard (5/2017) Standard.pdf 62
  73. Đồ án tốt nghiệp PHỤ LỤC Phụ lục A. Danh sách nhà vệ sinh công cộng tại quận 1, quận 3, quận 5, quận 10, quận 11.  Danh sách NVSCC quận 1. STT Đơn vị quản lí Đia chỉ nhà vệ sinh công cộng QUẬN 1 1. Trong chợ Bến Thành – góc Phan Bội Châu – Lê Thánh Tôn, quận 1 2. Trong chợ Bến Thành – góc Phan Châu Trinh – Lê Thánh Tôn, quận 1 3. Ngoài lồng chợ Thái Bình – bên góc đường Phạm Ngũ Lão, quận 1 4. Trong chợ Dân Sinh – sau hàng sắt, quận 1 5. Trong chợ Tân Định 6. Công viên Phong Châu (Ngã Sáu Phạm Viết Chánh, Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Nguyễn Cư Trinh, công ty TNHH quận 1) 7. MTV dich vụ Trong công viên Lý Tự Trọng, quận 1 8. công ích quận 1 Trên đường Nguyễn Cư Trinh, góc Nguyễn Cư Trinh – Trần Đình Xu ( hẻm 166), quận 1 9. Dưới chân cầu Ông Lãnh, đường Nguyễn Thái Học, quận 1 10. Góc đường Cô Bắc – Nguyễn Thái Học, quận 1. 11. Nhà vệ sinh di động trong công viên 23 tháng 9 12. công ty TNHH Trên vỉa hè của Câu lạc bộ Văn hóa thể dục thể thao MTV dịch vụ Nguyễn Du (số 116 Nguyễn Du, phường Bến Thành, công ích thanh quận 1. niên xung phong 1
  74. Đồ án tốt nghiệp quận 1 13. Sở văn hóa và Trên phố đi bộ Nguyễn Huệ quận 1. du lịch và ban quản lí phố đi bộ Nguyễn Huệ quận 1 quản lí. 14. Ngân hàng Trong công viên 23/9 đường Phạm Ngũ Lão, quận 1. 15. Saccombank Trong công viên 23/9 ngã ba Lê Lai, đường Trương Định, quận 1. 16. Công viên 23/9 giao lộ Lê Lai-Nguyễn Văn Tráng, quận 1. 17. Công viên Lê Văn Tám, ngã tư Võ Thị Sáu – Hai Bà Trưng, quận 1. 18. Công viên Lê Văn Tám, ngã ba Điện Biên Phủ - Mạc Đĩnh Chi, quận 1. 19. Công viên Tao Đàn, đường Trương Định, quận 1.  Danh sách NVSCC bị tháo dỡ tại quận 1 STT Đơn vị quản lí Địa chỉ nhà vệ sinh công cộng QUẬN 1 1 Công ty TNHH Bến chờ xe buýt Quách Thị Trang – đối diện công MTV dịch vụ viên, Q1 2 công ích quận 1. Số 109 Phạm Ngũ Lão, Q1 3 Ngoài lồng chợ Thái Bình – bên góc đường Phạm Ngũ Lão, Q1 2
  75. Đồ án tốt nghiệp 4 Vào hẻm 100 Cô Giang, Q1 5 Mé sau chợ Cầu Kho, Q1 6 Trên công viên mũi tàu đường Lê Lai – Nguyễn Trãi, Q1 7 Trên Nguyễn Du bên hông BV Nhi Đồng 2, Q1 8 Trên Nguyễn Trung Trực – bên hông thư viện Quốc Gia, Q1 9 Góc đường Công Chúa Huyền Trân – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 10 Trên đường Hoàng Sa – gần chân cầu Nguyễn Hữu Nghĩa, Q1 11 Gần ngã tư Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Huỳnh Thúc Kháng, Q1 12 Góc Cách Mạng Tháng Tám – Nguyễn Thị Minh Khai, Q1 13 Góc đường Nguyễn Chảnh Chân – Trần Hưng Đạo, Q1 14 Chợ Nguyễn Văn Cừ, Q1 15 Góc đường Điện Biên Phủ - phùng Khắc Khoan, Q1 17 Góc đường Trần Cao Vân – Phùng Khắc Khoan, Q1 18 Góc đường Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1 19 Góc đường Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa, Q1 20 Góc đường Hàm Nghi – công trường Quách Thị Trang, Q1 3