Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương đối với nhân công lao động tại CTCP Da Giầy Huế

pdf 116 trang thiennha21 22/04/2022 4721
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương đối với nhân công lao động tại CTCP Da Giầy Huế", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_quan_ly_tien_luong_doi_voi_nhan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác quản lý tiền lương đối với nhân công lao động tại CTCP Da Giầy Huế

  1. . ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - HUẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIẦY HUẾ GiTrườngảng viên hướng dĐạiẫn: học KinhSinh tế viên Huế thực hiện: ThS.Trần Quốc Phương Trương Văn Chung Lớp: K49B-QTKD MSV: 15K4021014 Huế, tháng 1 năm 2019
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả cơ quan và cá nhân đã tạo điều kiện giúp đở em trong quá trình học tập và nghiên cứu hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn toàn thể quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế đã giúp đỡ em về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến ThS. Trần Quốc Phương – người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em tận tình trong suốt thời gian nghiên cứu khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo, các phòng ban và các tổ công nhân của Công ty Cổ phần Da Giầy Huế đã tạo điều kiện và rất tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập, nghiên cứu và đóng góp cho em những ý kiến quý báu để hoàn thành khóa luận này. Do kiến thức còn hạn hẹp và chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên khóa luận khó tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của Thầy Cô. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Anh, Chị trong Công ty Cổ phần Da Giầy Huế luôn dồiTrường dào sức khỏe và đ ạĐạit được nhi họcều thành côngKinh trong công tế việ c.Huế Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực tập Trương Văn Chung SVTH: Trương văn Chung i
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản khóa luận tốt nghiệp có đề tài: Đánh giá công tác quản lý tiền lương đối với công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu phân tích trong khóa luận tốt nghiệp có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Sinh viên thực hiện: Trương Văn Chung Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung ii
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Ý nghĩa CTCP Công ty cổ phần ThS Thạc sỹ BCH Ban chấp hành PCCC Phòng cháy chữa cháy BHXH Bảo hiểm xã hội BHYT Bảo hiểm y tế KPCĐ Kinh phí công đoàn BHTN Bảo hiểm thất nghiệp TNLĐ Tai nạn lao động BNN Bệnh nghề nghiệp THCS Trung học sơ sở THPT Trung học phổ thông Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung iii
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương DANH MỤC BẢNG Bảng 2. 1: “Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017” 29 Bảng 2. 2: “Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017” 31 Bảng 2. 3: Các yếu tố đánh giá giá trị công việc 35 Bảng 2. 4: Hệ số lương của công ty đặt ra 36 Bảng 2. 5: Hệ thống thang lương, bảng lương năm 2018 của Công ty cổ phần Da Giầy Huế 37 Bảng 2. 6: Bảng chấm công tổ sản xuất 1 của CTCP Da Giầy Huế 41 Bảng 2. 7: thể hiện sự biến động tiền thưởng 2015 – 2017 51 Bảng 2. 8: Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân từ 2015 – 2017 52 Bảng 2. 9: Đặt điểm mẫu nghiên cứu 53 Bảng 2. 10: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến 55 Bảng 2. 11: Đánh giá của công nhân lao động về mức lương và thanh toán lương 57 Bảng 2. 12: Đánh giá về các khoản phụ cấp lương của công nhân lao động 59 Bảng 2. 13: Đánh giá của công nhân lao động về tính công khai, minh bạch 60 Bảng 2. 14: Đánh giá chung của công nhân lao động về công tác quản lý tiền lương .62 Bảng 2. 15: Kiểm định Independest sample t-test đối với biến phụ thuộc và biến giới tính 63 Bảng 2. 16: Kiểm định phương sai đồng nhất 64 Bảng 2. 17: Kiểm định ANOVA theo độ tuổi 65 Bảng 2. 18: Phân tích sâu trong ANOVA về mức lương, thanh toán lương theo độ tuổi 66 Bảng 2. 19: Phân tích sâu trong ANOVA về phụ cấp lương theo độ tuổi 66 Bảng 2. 20: Phân tích sâu trong ANOVA về tính công bằng minh bạch theo độ tuổi 67 Bảng 2. 21: Phân tích sâu trong ANOVA về sự hài lòng theo độ tuổi 67 Bảng 2. 22: Kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn 68 Bảng 2. 23: Phân tích sâu trong ANOVA về mức lương và thanh toán lương theo trình độ học vấn 68 Bảng 2. 24: Phân tích sâu trong ANOVA về tính công khai, minh bạch theo trình độ học vấn 69 Bảng 2.Trường 25: Kiểm định ANOVA Đại theo họcsố năm làm Kinh việc tế Huế 69 Bảng 2. 26: Phân tích sâu trong ANOVA về tính công khai, minh bạch theo thâm niên làm việc 70 Bảng 2. 27: Phân tích sâu trong ANOVA về sự hài lòng theo thâm niên làm việc 70 Bảng 3. 1: Bảng theo dõi các công đoạn sản xuất của công nhân 76 Bảng 3. 2: Xếp hạng ưu tiên cho các giải pháp 77 SVTH: Trương văn Chung iv
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương 17 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức CTCP Da Giầy Huế 27 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung v
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii DANH MỤC BẢNG iv DANH MỤC SƠ ĐỒ v PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Lý do chọn đề tài: 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu: 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu: 2 4. Phương pháp nghiên cứu: 2 4.1. Các bước tiến hành nghiên cứu: 2 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: 3 4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: 5 5. Kết cấu đề tài 6 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 7 1.1. Những lý luận chung về tiền lương 7 1.1.1. Các khái niệm về tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp lương. 7 1.1.1.1. Khái niệm tiền lương 7 1.1.1.2. Quy chế trả lương 12 1.1.1.3. Các khoản trích theo lương 12 1.1.2. Chức năng của tiền lương 13 1.2. Khái niệm quản lý tiền lương và một số vấn đề cần khắc phục quản lý tiền lương 14 1.2.1. Khái niệm về quản lý tiền lương 14 1.2.2. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý tiền lương 15 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý tiền lương 15 1.2.4. Các yếu tố chi phối quản lý tiền lương 16 1.2.5. ÝTrường nghĩa công tác qu ảnĐại lý tiền lương học Kinh tế Huế 18 1.3. Các hình thức trả lương 19 1.3.1. Trả lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) 19 1.3.2. Trả lương khoán 20 1.3.3. Trả lương theo sản phẩm 20 1.4. Quỹ tiền lương 20 1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý tiền lương 21 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CTCP DA GIẦY HUẾ 24 SVTH: Trương văn Chung vi
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.1. Tổng quan về CTCP Da Giầy Huế 24 2.1.1. Những thông tin chung 24 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty 25 2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 26 2.1.4. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015 – 2017 29 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 31 2.2. Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế 33 2.2.1. Quan điểm tiền lương tại công ty 33 2.2.2. Quy chế quản lý tiền lương tại công ty 33 2.2.3. Hình thức trả lương của công ty 34 2.2.4. Thang bảng lương công ty đang áp dụng 34 2.2.5. Các khoản phụ cấp lương đang được áp dụng tại công ty 39 2.2.6. Thanh toán lương 39 2.2.7. Tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng 45 2.2.8. Một số chế độ liên quan đến tiền lương 48 2.2.9. Quy chế xếp lương, nâng lương 49 2.2.10. Quỹ tiền thưởng của công ty 51 2.2.11. Quỹ tiền lương công ty 51 2.3. Đánh giá của công nhân lao động về công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế 53 2.3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu 53 2.3.2. Kiểm định thang đo bằng Hệ số Cronbach’s Alpha 55 2.3.3. Kiểm định phân phối chuẩn của các biến 57 2.3.4. Đánh giá của công nhân lao động về công tác quản lý tiền lương tại Công ty cổ phần Da Giầy Huế 57 2.3.4.1. Đánh giá của công nhân lao động về mức lương và thanh toán lương 57 2.3.4.2. Đánh giá của công nhân lao động về các khoản phụ cấp lương 59 2.3.4.3. Đánh giá của công nhân lao động về tính công khai, minh bạch 60 2.3.4.4. Đánh giá chung về sự hài lòng của công nhân lao động về công tác quản lý tiền lương 62 2.3.5. Sự khác biệt của các yếu tố giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và số năm làm việc trongTrường việc đánh giá công Đại tác quả nhọc lý tiền lương Kinh tế Huế 63 2.3.5.1. Kiểm định mối liên hệ giữa giới tính với các yếu tố trong việc đánh giá công tác quản lý tiền lương 63 2.3.5.2. Kiểm định mối liên hệ giữa độ tuổi, trình độ học vấn, số năm làm việc với các yếu tố trong việc đánh giá công tác quản lý tiền lương 64 2.4. Nhận xét chung của công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế 71 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TẠI CTCP DA GIẦY HUẾ 73 3.1. Phương hướng phát triển của công ty 73 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế 73 SVTH: Trương văn Chung vii
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả tiền lương 73 3.2.2. Giải pháp nâng cao phụ cấp lương 74 3.2.3. Giải pháp nâng cao tính công khai, minh bạch 76 3.2.4. Đánh giá thứ tự ưu tiên 77 PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 1. Kết luận 79 2. Kiến nghị 80 2.1. Đối với nhà nước 80 2.2. Đối với CTCP Da Giầy Huế 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 81 PHỤ LỤC 82 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung viii
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO và trong nền kinh tế phát triển thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xu hướng toàn cầu hóa và quốc tế hóa đã dần trở thành một yếu tố tất yếu, mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, các công ty ngày càng gây gắt và trở nên công bằng hơn, đặt biệt là ngành dệt may trong lĩnh vực gia công. Tình trạng thiếu hụt nhân công lao động dẫn đến sự canh tranh trong nội bộ ngành vì nguồn nhân lực dệt may Việt Nam vừa thiếu mà lại còn chịu sự cạnh tranh nguồn nhân lực từ các ngành công nghiệp khác trong giai đoạn đang phát triển rất mạnh mẽ hiện nay. Để công ty tồn tại và ngày càng phát triển, ngoài việc có chiến lược kinh doanh hiệu quả, nắm bắt được thời cơ thì công ty cần phải biết phát huy nguồn nhân lực mà công ty đang có để tối đa hóa được lợi nhuận. Đối với người lao động, tiền lương là yếu tố ưu tiên hàng đầu bên cạnh các yếu tố khác như ngành nghề, thương hiệu, văn hóa doanh nghiệp, cơ hội thăng tiến Tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi nó chính là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động và giúp người lao động đảm bảo cuộc sống và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy khuyến khích người lao động tích cực làm việc nhầm nâng cao năng suất và hiệu quả làm việc. Không những thế tiền lương còn là một phần của chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Vì vậy, cơ chế trả lương phù hợp có tác dụng nâng cao năng suất và chất lượng lao động, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì nguồn nhân lực cho công ty. Ngoài tiền lương chTrườngính mà người lao đĐạiộng đượ chọc hưởng thì Kinh các khoản titếền thư Huếởng, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, là các khoản mà người lao động được hưởng, nó thể hiện sự quan tâm cũng như tầm quan trọng của người lao động trong xã hội và trong công ty hay doanh nghiệp. Là một trong những công ty chuyên gia công các mặt hàng xuất khẩu sang Thụy Điển ( IKEA ) và Nhật Bản. CTCP Da Giầy Huế có đội ngũ nhân công lao động lành nghề và chuyên nghiệp. Công ty không những tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp, SVTH: Trương văn Chung 1
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương an toàn lao động, cơ hội thăng tiến, mà còn quan tâm đến việc xây dựng cơ cấu trả lương phù hợp cho người lao động nhằm đảm bảo trả lương đúng với số lượng và chất lượng mà người lao động đóng góp cho công ty. Vì vậy trong thời gian thực tập tại công ty tôi quyết định chọn đề tài: “ Đánh giá công tác quản lý tiền lương đối với nhân công lao động tại CTCP Da Giầy Huế ” làm đề tài nghiên cứu cho đề tài của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa các lý luận cơ bản về quản lý tiền lương và công tác thực hiện quản lý tiền lương. - Đánh giá hiệu quả và hạn chế về công tác quản lý tiền lương đối với công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế. - Đề xuất giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần giúp công ty thực hiện công tác quản lý tiền lương của công nhân lao động tốt hơn. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: - Tình hình thực hiện công tác quản lý tiền lương đối với công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: - Thời gian: Đề tài được thực hiện từ ngày 24/09/2018 đến 30/12/2018 - Dựa trên số liệu năm: 2015 - 2017 - KhôngTrường gian: nghiên Đạicứu được tihọcến hành tạKinhi CTCP Da Gtếiầy HuHuếế. - Nội dung: liên quan đến công tác quản lý tiền lương đối với nhân công lao động tại CTCP Da Giầy Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu: 4.1. Các bước tiến hành nghiên cứu: - Bước 1: Xác định đề tài SVTH: Trương văn Chung 2
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương - Bước 2: Thiết kế cách nghiên cứu - Bước 3: Lập bảng hỏi - Bước 4: Phỏng vấn thử - Bước 5: Phỏng vấn chính thức - Bước 6: Xử lý, phân tích - Bước 7: Kết luận - Bước 8: Viết báo cáo. 4.2. Phương pháp thu thập số liệu: Đề tài sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp nhưng việc tìm kiếm dữ liệu thứ cấp được ưu tiên vì các dữ liệu thứ cấp là cơ sở cho việc nghiên cứu. Ngiên cứu lý thuyết về các bộ luật, nghị quyết có liên quan đến tiền lương đặc biệt là các bộ luật và nghị quyết mà công ty đang áp dụng. Nghiên cứu các quy chế phân phối tiền lương, thang bảng lương của công ty. Nghiên cứu cách thức quản lý tiền lương hiện có tại công ty. Thu thập thông tin qua giáo trình chuyên ngành, sách báo, mạng Internet và các công cụ tham khảo có liên quan đến tiền lương. Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ phòng nhân sự và phòng kế toán – tài chính của CTCP Da Giầy Huế được sử dụng trong việc nghiên cứu bao gồm: hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty, phân loại lao động công ty, hệ thống thang bảng lương được xây dựng năm 2019, quy chế phân phối tiền lương, quy chế trả lương cho công nhân lao động, quy chế xếp lương, nâng lương, thực trạng việc quản lý tiền lương tại CTCP Da GiầyTrường Huế. Đại học Kinh tế Huế Đối với dữ liệu sơ cấp: - Nghiên cứu định tính: dựa trên các quy chế tiền lương, xây dựng bảng hỏi và phỏng vấn trực tiếp chuyên viên lao động tiền lương thuộc phòng nhân sự của CTCP Da Giầy Huế. - Nghiên cứu định lượng: điều tra và phỏng vấn trực tiếp công nhân lao động ( chủ yếu là công nhân gia công ) tại CTCP Da Giầy Huế để tìm hiểu về mức độ hài SVTH: Trương văn Chung 3
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương lòng của công nhân lao động với việc công tác quản lý tiền lương tại công ty. Bảng hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ với 1 - Rất không hài lòng tới mức độ 5 - Rất hài lòng để xem xét thực tiễn hiệu quả của các hoạt động quản lý công tác tiền lương tại công ty. Từ đó rút ra những kết luận và đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế. Cở mẫu: Theo trung tâm thông tin và phân tích dữ liệu Việt Nam ( VIDAC ), khi xác định cở mẫu nếu tổng thể nhỏ và biết được tổng thể thì áp dụng công thức tính sau: 1 Trong đó: n là cở mẫu N là số lượng tổng thể e là sai số tiêu chuẩn - Trong đề tài nghiên cứu này, do tổng thể công nhân lao động ( công nhân gia công ) với số lượng công nhân là 380 công nhân nên vì vậy với tổng thể nhỏ nên áp dụng công thức như trên. - Đề tài tính kích cở mẫu với độ tin cậy là 95% và sai số là 7%. Lúc này mẫu cần chọn là: 380 n 132 .7 Trường1 380 (0.07) 2Đại học Kinh tế Huế - Tác giả dự định tiến hành 150 mẫu để đảm bảo tính chính xác cho đề tài cũng như loại trừ các bảng hỏi không đúng như ý muốn và những bảng hỏi lỗi, không đúng chất lượng. SVTH: Trương văn Chung 4
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Phương pháp chọn mẫu: - Đề tài khảo sát công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế. Tiếp cận bản hỏi cho công nhân lao động trong khoảng 15 phút đến 20 phút sau giờ ăn trưa hoặc sau khi công nhân ra về vào lúc 5h. Đề tài sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên để khảo sát công nhân lao động theo một trình tự nhất định. - Lập danh sách công nhân lao động tại công ty. Biết được rằng tổng số công nhân lao động tại công ty là 380 công nhân và số lượng phải khảo sát là 150 công nhân. Vậy khoảng cách các công nhân phỏng vấn là 380/150=2,5 3 cho nên cứ 3 công nhân là chọn 1 công nhân để khảo sát. Việc phát bảng hỏi cho đến khi đủ số lượng mẫu khảo sát cần thiết. - Với cách chọn mẫu này, có thể xem như mẫu được chọn ngẫu nhiên hệ thống để tiến hành thu thập dữ liệu. 4.3. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: - Đề tài nghiên cứu được tiến hành thông qua các bước như sau: Sau khi tác giả lập bảng hỏi, bảng hỏi được phát cho chuyên viên lao động tiền lương và kế toán lương để đánh giá và chỉnh sửa cho phù hợp. Sau đó, tác giả bắt đầu phát bảng hỏi theo phương pháp đã nói ở trên và khi thu thập dữ liệu công nhân lao động , tác giả tiến hành kiểm tra và loại đi những bảng hỏi lỗi, không đạt yêu cầu. - Tiến hành mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu và làm sạch dữ liệu. - Đánh giá sơ bộ độ tin cậy thang đo và độ tin cậy của biến đo lường bằng hệ số Cronbach’s Alpha. Dựa vào hệ số đối xứng Skewness và hệ số tập trung KurtosisTrường để kiểm định Đại phân phối học chuẩn của Kinh các nhân tố tế. Huế - Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định One Sample T-Test để đánh giá sự hài lòng của công nhân lao động đối với công tác quản lý tiền lương tại Công ty. - Sử dụng kiểm định Independent sample T-test để kiểm tra có sự khác biệt về mức độ hài lòng với đối với các yếu tố trong công tác đánh giá tiền lương đối với nhóm giới tính. SVTH: Trương văn Chung 5
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương - Sử dụng kiểm định One-way ANOVA để kiểm tra có sự khác biệt về mức độ hài lòng với đối với các yếu tố trong công tác đánh giá tiền lương đối với nhóm độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên công tác. Công cụ xử lý số liệu: phần mềm SPSS 20 5. Kết cấu đề tài Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Nội dung nghiên cứu - Chương 1: Tổng quan về tiền lương và vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng công tác quản lý tiền lương đối với công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế. - Chương 3: Một số giải pháp nhầm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương đối với công nhân lao động tại CTCP Da Giầy Huế. Phần 3: Kết luận và kiến nghị Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung 6
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ VẤN ĐỀ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Những lý luận chung về tiền lương 1.1.1. Các khái niệm về tiền lương, tiền thưởng và các khoản phụ cấp lương. 1.1.1.1. Khái niệm tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế xã hội, xuất hiện đồng thời với các mối quan hệ thuê và sử dụng lao động. Đây là loại quan hệ mà quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng. Trong đó, người có sức lao động lại không thể tự tổ chức quá trình lao động cho mình để biến quyền sở hữu sức lao động trực tiếp đó thành vật phẩm tiêu dùng để duy trì cuộc sống. Ngược lại, người có nhu cầu sử dụng sức lao động nhưng không được quyền sở hữu người lao động (do người lao động được Nhà nước và pháp luật bảo hộ quyền tự do về thân thể). Do đó, đã hình thành mối quan hệ mua – bán quyền sử dụng sức lao động giữa người có sức lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động theo những mục tiêu và lợi ích mà mỗi bên tự đặt ra. Người sở hữu sức lao động, bán quyền sử dụng sức lao động cho người có nhu cầu sử dụng sức lao động. Và người sử dụng sức lao động phải trả chi phí cho việc sử dụng sức lao động. Chi phí đó gọi là tiền lương là hệ quả tất yếu của mối quan hệ giữa người lao động và người có nhu cầu sử dụng sức lao động. “ Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, tiền lương được định nghĩa là một phần của thu nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ, được Nhà nước phân phối mộTrườngt cách có kế hoạch choĐại công nhânhọc viên căngKinh cứ vào s ốtếlượ ngHuế và chất lượng lao động mà họ cống hiến. Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, tiền lương được hiểu là số lượng tiền tệ mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo giá trị sức lao động mà họ hao phí trên cơ sở thỏa thuận theo hợp đồng lao động ”,(theo ông Trần Xuân Cầu trong giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực năm 2008) “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc SVTH: Trương văn Chung 7
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”, (theo Điều 90, Bộ Luật Lao Động 2012). Nói tóm lại, tiền lương trong nền kinh tế thị trường bao gồm 3 trụ cột: -Tiền lương là giá cả sức lao động hay biểu hiện bằng tiền của giá trị lao động mà người sử dụng lao động trả cho người lao động. -Tiền lương phụ thuộc vào quan hệ cung – cầu lao động trên thị trường lao động nhưng không được trả thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. -Tiền lương được xác định thông qua cơ chế thỏa thuận giữa cá nhân bên trong quan hệ lao động.  Tiền lương tối thiểu: “Mức lương tối thiểu là mức thấp nhất trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất, trong điều kiện lao động bình thường và phải bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ. Mức lương tối thiểu được xác định theo tháng, ngày, giờ và được xác lập theo vùng, ngành. Căn cứ vào nhu cầu sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ, điều kiện kinh tế - xã hội và mức tiền lương trên thị trường lao động, Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng trên cơ sở khuyến nghị của Hội đồng tiền lương quốc gia. MTrườngức lương tối thi ểuĐại ngành đưhọcợc xác đKinhịnh thông qua tế thương Huế lượng tập thể ngành, được ghi trong thỏa ước lao động tập thể ngành nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ công bố.” (theo Bộ Luật Lao Động (2012), Điều 91). Nói cách khác, mức lương tối thiểu là mức lương thấp nhất mà người sử dụng lao động trả cho người lao động, số tiền đó đủ cho người lao động tái sản xuất giản đơn sức lao động. Mức lương tối thiểu được dùng làm cơ sở để tính các mức lương SVTH: Trương văn Chung 8
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương trong hệ thống thang, bảng lương, mức phụ cấp lương và thực hiện một số chế độ khác theo quy định của pháp luật.  Tiền lương linh hoạt: Theo Trần Thế Hùng (2008) ,“Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành Điện lực Việt Nam”: “Tiền lương linh hoạt là một dạng tiền lương mới xuất hiện và được áp dụng trong khoản thời gian gần đây, dựa trên cơ sở các phương thức tổ chức và sử dụng lao động linh hoạt. Tiền lương linh hoạt được hiểu một cách đơn giản nhất và tổng quát nhất là mức lương trả cho người lao động không theo một khuôn mẫu định sẵn mà chủ yếu phụ thuộc vào cách đánh giá của người sử dụng lao động về lợi ích và hiệu quả từ những thỏa thuận, thương lượng về tiền lương cao hơn mức tiền lương bình quân của thị trường lao động, nhằm đạt được sự sẵn sàng cung ứng sức lao động theo yêu cầu của doanh nghiệp đề ra. Đặt tính cơ bản của tiền lương linh hoạt là cơ chế thuận mua vừa bán, trong đó quan trọng nhất là người sử dụng lao động sẵn sàng trả mức lương cao hơn mức lương bình quân thị trường lao động để đạt được sự cung ứng tốt hơn từ phía người lao động. Đối tượng được điều chỉnh bởi tiền lương linh hoạt phần lớn là những loại lao động có trình độ và chất lượng cao. Trong quá trình đàm phán và thương lượng về lương, các người sử dụng lao động thường chấp nhận nhân nhượng nhiều hơn để có được những người lao động chất lượng cao mà doanh nghiệp đang thiếu. Ở một khía cạnh khác, tiền lương linh hoạt sẽ được các chủ doanh nghiệp sử dụng như một loại công cụ hữu hiệu để kích thích, thúc đẩy gia tăng năng suất lao động và để cao kỹ luật lao động. Tiền lương linh hoạt được chia làm 2 phần: Phần cứng: tiền lương bình quân trên thị trường lao động Trường Phần linh ho ạĐạit: phần l ớhọcn là tiền thưKinhởng, tiền khuytếế nHuế khích, sáng kiến, năng suất lao động, lòng trung thành và mức độ gắn bó lâu dài của người lao động đối với doanh nghiệp”. Tóm lại, tiền lương linh hoạt không chỉ linh hoạt trong cách thức trả lương, linh hoạt trong việc tổ chức và quản lý nhân sự, linh hoạt trong việc sử dụng các thước đo về chi phí lao động mà còn linh hoạt về cả quan điểm, triết lý trong việc trả lương, trong việc đánh giá kết quả lao động, trong việc sử dụng các biện pháp cổ vũ trong SVTH: Trương văn Chung 9
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương phong trào thi đua, sự cố gắng giữa các thành viên trong tổ chức. Tiền lương linh hoạt cho chúng ta cách tiếp cận phương thức đánh giá và xem xét con người luôn là nhân tố trung tâm của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.  Tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế: Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa còn tồn tại theo quan hệ hàng hóa – tiền tệ cho nên tồn tại phạm trù tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế. Tiền lương danh nghĩa là số lượng tiền mà người lao động nhận được khi họ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định. Tiền lương thực tế được biểu hiện bằng số lượng và chất lượng hàng hóa và dịch vụ mà người lao động trao đổi được thông qua tiền lương danh nghĩa của mình. Người lao động quan tâm nhất và trước hết là tiền lương thực tế vì chính tiền lương thực tế mới phản ánh mức sống thực tế của họ. Vì vậy, tiền lương thực tế không chỉ phụ thuộc vào tiền lương danh nghĩa mà còn phụ thuộc vào giá cả của hàng hóa tiêu dùng và các loại dịch vụ cần thiết mà họ muốn mua. Mối quan hệ giữa tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế thông qua công thức sau: Iltt = Ildn : Igc Trong đó: Iltt: chỉ số tăng lương thực tế Ildn: chỉ số tăng lương danh nghĩa Trường Igc: chỉ số giá Đại cả học Kinh tế Huế  Tiền lương cấp bậc: Chế độ lương cấp bậc là toàn bộ những quy định chung của Nhà nước và các doanh nghiệp vận dụng để trả lương cho người lao động – căn cứ vào điều kiện và chất lượng lao động khi người lao động hoàn thành một công việc nhất định. SVTH: Trương văn Chung 10
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Chế độ tiền lương cấp bậc tạo khả năng điều chỉnh tiền lương giữa các doanh nghiệp giữa các ngành, các nghề một cách hợp lý, giảm bớt tính chất bình quân trong việc trả lương và có tác dụng khuyến khích người lao động trong công việc và thu hút người lao động làm việc trong những ngành nghề có điều kiện lao động nặng nhọc, khó khăn, độc hại. Ngoài ra, tiền lương cấp bậc không phải là cố định, trái lại sẽ tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị trong từng thời kỳ nhất định và chế độ tiền lương cấp bậc sẽ được cải tiến hay sửa đổi thích hợp để phát huy tốt vai trò và nhiệm vụ của nó.  Tiền thưởng: “ Tiền thưởng là một loại thù lao lao động bổ sung cho lương theo thời gian hoặc lương theo sản phẩm, nhằm tăng thêm thu nhập cho người lao động, kích thích người lao động nỗ lực thường xuyên, là một hình thức khuyến khích vật chất có tác dụng tích cực”, (theo Th.S Diệp Thành Nguyên). “ Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở”, (theo Điều 103 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau).  Phụ cấp lương: “Phụ cấp lương là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụTrườngcấp có tính chất tươngĐạitự”, học (theo quy Kinhđịnh tại điể mtếa kh Huếoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH). Phụ cấp lương là những khoản tiền được bổ sung ngoài tiền lương cấp bậc hoặc tiền lương chức vụ, nó thường được quy định dưới dạng hệ số phụ cấp hoặc phần trăm tăng thêm so với tiền lương tối thiểu hoặc tiền lương chức vụ. Phụ cấp lương được trả khi người lao động hao phí sức lao động do giữ thêm một cương vị nào đó hoặc làm việc trong điều kiện không bình thường, nhằm mục đích tái sản xuất sức lao động SVTH: Trương văn Chung 11
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương như nhau. Phụ cấp lương không phải là trợ cấp và cũng không phải ai cũng được hưởng như nhau. 1.1.1.2. Quy chế trả lương Quy chế là những chế độ được quy định dưới dạng văn bản được thể hiện thông qua các điều kiện để điều tiết hành vi của con người khi thực hiện những hoạt động nhất định trong tổ chức Quy chế trả lương là tất cả những chế độ quy định về việc trả công lao động trong công ty, doanh nghiệp hay một tổ chức. Quy chế trả lương được xây dựng trên cơ sở những quy định của Nhà nước. 1.1.1.3. Các khoản trích theo lương Gắn với tiền lương cơ bản của công nhân nhận được là các khoản trích theo lương bao gồm bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệm (BHTN) và quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (TNLĐ, BNN). BHXH: được trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ 17.5% trích vào chi phí của doanh nghiệp và người lao động đóng 8% mức tiền lương hàng tháng vào quỹ hưu trí và tử tuất. BHYT: được trích lập quỹ BHYT được hình thành từ việc trích lập theo tỷ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trong kỳ, cụ thể là 4,5% trên tổng số tiền lương thực tế phải trả cho công nhân viên trong tháng. Trong đó 3% trích vào chi phí của doanh nghiệp và 1,5% trích vào lương của người lao động. KPCĐTrường: là nguồn tài Đạitrợ cho ho họcạt động công Kinh đoàn ở các tế cấ p.Huế Theo chế độ hiện hành, KPCĐ được trích theo tỷ lệ 2% trên tổng số tiền lương phải trả cho người lao động, doanh nghiệp phải chịu toàn bộ và tính vào hoạt động sản xuất kinh doanh. BHTN: doanh nghiệp phải đóng 2% quỹ tiền lương vào quỹ BHTN, trong đó 1% trích vào chi phí của doanh nghiệp và 1% trích vào lương của người lao động. TNLĐ: người sử dụng lao động phải đóng 1% trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để hình thành quỹ bảo hiểm TNLĐ, BNN. SVTH: Trương văn Chung 12
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 1.1.2. Chức năng của tiền lương Tiền lương là một phạm trù kinh tế, nó gắn liền với lao động và nền sản xuất hàng hóa. Trong điều kiện còn tồn tại nền sản xuất hàng hóa và tiền tệ thì tiền lương còn là một yếu tố của chi phí sản xuất kinh doanh. Không những thế, tiền lương là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp thường sử dụng tiền lương làm đòn bẩy để khuyến khích tinh thần lao động, thúc đẩy công nhân viên để tăng năng suất lao động. Theo Trần Xuân Cầu (2008) thì tiền lương có các chức năng sau: - Chức năng tái sản xuất sức lao động Cùng với quá trình tái sản xuất của cải vật chất, sức lao động cũng cần phải được tái tạo phù hợp. Trong các hình thái kinh tế xã hội khác nhau việc tái sản xuất sức lao động có sự khác nhau. Sự khác nhau này thể hiện bởi quan hệ sản xuất thống trị. Song nhìn chung quá trình tái sản xuất sức lao động diễn ra trong lịch sử thể hiện rõ sự tiến bộ của xã hội. Chính nó đã làm cho sức lao động được tái sản xuất ngày càng tăng về cả số lượng và chất lượng. Quá trình tái sản xuất sức lao động được thực hiện bởi việc trả công cho người lao động thông qua tiền lương. - Chức năng là đòn bẩy kinh tế Ở một mức độ nhất định thì tiền lương là một bằng chứng thể hiện giá trị, địa vị và uy tín của người lao động trong gia đình, tại doanh nghiệp cũng như ngoài xã hội. Do đó cần thực hiện đánh giá đúng năng lực và công lao động của người lao động đối với sự phát triển của doanh nghiệp, để tính tiền lương trở thành công cụ quản lý khuyến Trườngkhích vật chất và đ ộĐạing lực thúc học đẩy sản xuKinhất phát triể n.tế Huế - Chức năng điều tiết lao động Trong quá trình thực hiện kế hoạch phát triển cân đối giữa các ngành, nghề ở các vùng trên toàn quốc, nhà nước thường thông qua hệ thống thang bảng lương, các chế độ phụ cấp cho từng ngành nghề, từng vùng để làm công cụ điều tiết lao động. Nhờ đó tiền lương đã góp phần tạo ra một cơ cấu hợp lý tạo điều kiện cho sự phát triển của xã hội. - Chức năng thước đo hao phí lao động xã hội SVTH: Trương văn Chung 13
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Khi tiền lương được trả cho người lao động ngang với giá trị sức lao động mà họ bỏ ra trong quá trình thực hiện công việc thì xã hội có thể xác định chính xác hao phí lao động của toàn thể cộng đồng thông qua quỹ lương cho toàn thể người lao động. - Chức năng công cụ quản lý Nhà nước Bộ luật lao động ra đời, trong đó có chế độ tiền lương, bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động đồng thời bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động và lợi ích hợp pháp của người lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động nhằm đạt năng suất, chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động sản xuất dịch vụ tăng hiệu quả sử dụng và quản lý lao động. 1.2. Khái niệm quản lý tiền lương và một số vấn đề cần khắc phục quản lý tiền lương 1.2.1. Khái niệm về quản lý tiền lương Về lý thuyết, có nhiều cách giải thích khác nhau về thuật ngữ quản lý. Có lý thuyết cho rằng quản lý là điều hành, điều khiển, chỉ huy. Có ý kiến lại cho rằng quản lý là hành chính, là cai trị, là sự áp đặt mệnh lệnh của người quản lý lên người chịu sự quản lý. Theo Trần Thế Hùng (đề tài: Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành điện lực Việt Nam, 2008): “Quản lý tiền lương là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chính sách, các hình thức quản lý và sử dụng tốt nhất quỹ tiền lương và tổ chức phân phối quỹ tiền lương đến cho từng người lao động, theo cách đánh giá của doanh nghiệp về kết quả của lao động cũng như xác định mức tiền lương phù hợp với kết quả công việc đó. QuTrườngản lý tiền lương trong Đại doanh nghihọcệp bao Kinh gồm: tế Huế Lập kế hoạch nguồn trả lương Quản lý mức tiền lương tối thiểu Quản lý định mức lao động và đơn giá tiền lương Xây dựng quy chế và quản lý cách thức phân phối tiền lương”. SVTH: Trương văn Chung 14
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 1.2.2. Những yêu cầu cơ bản trong quản lý tiền lương - Đảm bảo tái sản xuất sức lao động và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Sức lao động là năng lực lao động, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động thể hiện ở trạng thái thể lực và trạng thái tinh thần, tâm sinh lý thể hiện ở trình độ nhận thức và kỹ năng lao động. Sức lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, nó là yếu tố quan trọng nhất vì nó có khả năng phát động và đưa các tài liệu lao động, đối tượng lao động vào quá trình sản xuất. - Nâng cao năng suất lao động Tiền lương là một đòn bẩy thúc dục tinh thần làm việc của người lao động và cũng là yếu tố nâng cao năng suất lao động, tạo cơ sở nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Do đó, tổ chức tiền lương phải đạt yêu cầu là tăng năng suất lao động. Đây cũng là yêu cầu đặt ra để phát triển và nâng cao trình độ tay ngề làm việc của người lao động. - Phải đơn giản, rỏ ràng, dể hiểu Quản lý tiền lương là một vấn đề rất phức tạp vì quản lý tiền lương phải làm hài lòng và công bằng đối với tất cả các công nhân viên trong toàn bộ doanh nghiệp vì vậy cần phải đòi hỏi việc quản lý tiền lương phải rỏ ràng, dể hiểu và làm đơn giản nhất có thể. - Phải hợp pháp Quản lý tiền lương ở bất kỳ doanh nghiệp nào trong lãnh thổ khu vực Việt Nam đều phải chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật Việt Nam. Bộ Luật Lao Động nước ta cũng đã có một chương quy định về các vấn đề xung quanh công tác xây dựng và quản lý Trườngtiền lương trong doanh Đại nghiệ phọc Nhà nướ cKinh (Chương VI tế– Tiề nHuế lương). 1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản trong quản lý tiền lương - Nguyên tắc 1: “ Trả lương ngang nhau cho những lao động như nhau”. Đây là nguyên tắc rất quan trọng trong công tác trả lương cho người lao động bởi nguyên tắc này đảm bảo được sự công bằng và bình đẳng trong trả lương. Lao động như nhau có thể định nghĩa là người lao động có số lượng và chất lượng như SVTH: Trương văn Chung 15
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương nhau. Có thể thông qua số lượng sản phẩm đảm bảo chất lượng để xác định số lượng lao động hao phí. - Nguyên tắc 2: “ Bảo đảm tốc độ tăng tiền lương phải nhở hơn tốc độ tăng năng suất lao động” Đây là một trong những nguyên tắc đảm bảo hiệu quả của việc trả lương. Theo nguyên tắc đó, tiền lương được trả phải dựa vào năng suất lao động đạt được và phải nhỏ hơn chúng. Thực hiện nguyên tắc này sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được giá thành, hạ giá cả và tăng cường tích lũy để thúc đẩy sản xuất phát triển - Nguyên tắc 3: “ Đảm bảo mới quan hệ hợp lý về tiền lương giữa các ngành, các vùng và các đối tượng trả lương khác nhau” Nguyên tắc này là nguyên tắc bổ sung cho nguyên tắc thứ nhất: trả lương khác nhau cho người lao động khác nhau. Khi lao động có số lượng và chất lượng khác nhau thì tiền lương được trả phải khác nhau. Để có sự phân biệt trong trả lương đòi hỏi phải xác định chính xác cả số lượng lẫn chất lượng lao động. Chất lượng lao động khác nhau thường được thể hiện qua: Trình độ lành nghề bình quân khác nhau Điều kiện lao động khác nhau Vị trí quan trọng của từng ngành trong nền kinh tế quốc dân Sự khác biệt giữa các vùng về điều kiện sống (khí hậu, đi lại, giá cả sinh hoạt gia đình, mức sống của từng vùng, .), các vùng khác nhau có điều kiện sống có thể khác nhau. 1.2.4. CácTrường yếu tố chi phối quĐạiản lý ti ềhọcn lương Kinh tế Huế Khi tổ chức tiền lương cần phải nghiên cứu kỹ các yếu tố xác định và ảnh hưởng đến tiền lương nếu không tiền lương sẽ mang tính chủ quan và thiên lệch. Các yếu tố chi phối tiền lương , đó là: - Giá trị công việc - Trình độ phát triển kinh tế chung của đất nước và của từng vùng SVTH: Trương văn Chung 16
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương - Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và cá nhân trong từng thời kỳ - Mô hình phân phối lợi nhuận trong doanh nghiệp - Thâm niên làm việc trong doanh nghiệp - Các khoản chi phí khác về tiền lương (nếu có). Công việc - Kỹ năng - Nỗ lực - Trách nhiệm - Điều kiện làm việc Công ty Xã hội - Định mức lao - Cung cầu lao động kinh tế động Ti ền lương, - Khả năng chi trả - Điều kiện kinh Thu nhập tế quốc gia - Chính sách chiến lược - Giá cả sinh hoạt - Đặc điểm hoạt - Luật pháp động - Quan niệm thành kiến Người lao động - Kinh nghiệm Trường Đại- Khả năng học phát tri ểKinhn tế Huế - Thâm niên làm việc - Thái độ tinh thần ( Nguồn: Lý luận chung về tiền lương thu nhập) Sơ đồ 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến tiền lương SVTH: Trương văn Chung 17
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 1.2.5. Ý nghĩa công tác quản lý tiền lương Trong mỗi con người, động lực bên trong thúc đẩy toàn bộ hoạt động của con người gọi là nhu cầu. Nhưng mà nhu cầu thúc đẩy người lao động làm việc không phải là hoạt đông thúc đẩy trực tiếp mà là hoạt động thúc đẩy gián tiếp thông qua lợi ích, trở thành động lực trực tiếp, mạnh mẽ và thúc đẩy chủ thể hoạt động. Lợi ích mà chúng ta quan tâm là lợi ích kinh tế, đây là lợi ích quan trọng nhất trong các lợi ích chung. Tiền lương là một trong những biểu hiện cụ thể của lợi ích đó bởi vì tiền lương mang tính chất kinh tế, xã hội. Vì vậy tiền lương gắn với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trả lương đúng cho người lao động chính là việc đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội. Do đó mỗi doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác quản lý quỹ tiền lương để tự phát triển chính doanh nghiệp mình và phát triển đất nước. - Về phía doanh nghiệp Trong mỗi doanh nghiệp đều có cách quản lý tiền lương riêng sao cho phù hợp với tính chất hoạt động cũng như đặt điểm của doanh nghiệp mình. Nhưng bên cạnh những ưu điểm là tồn tại những nhược điểm thường gắn liền với những khuyết tật của nền kinh tế thị trường. Do vậy việc nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý tiền lương không bao giờ dừng lại ở một giới hạn nào cả. Mỗi doanh nghiệp cần phải đảm bảo tiền lương của mình thực hiện tốt chức năng thấp nhất và chức năng quan trọng nhất là đảm bảo đủ chi phí để tái sản xuất sức lao động, nuôi sống người lao động. Bên cạnh đó doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm bằng cách phải sử dụng tiền lương của mình cóTrường kế hoạch thông qua Đại việc quản học lý tiền lương Kinh một cách tếhiệu quảHuế hơn. - Về phía người lao động Đối với người lao động tiền lương là nguồn thu nhập chính nhằm nâng cao mức sống của người lao động và gia đình họ. Trong điều kiện chung của đất nước là thu nhập bình quân đầu người thấp, mức sống chưa cao thì vai trò kích thích lợi ích vật SVTH: Trương văn Chung 18
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương chất đối với người lao động của tiền lương đặc biệt quan trọng. Do đó việc nâng cao hiệu quả quản lý tiền lương là vần đề cần thiết đối với người lao động. 1.3. Các hình thức trả lương Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP các hình thức trả lương bao gồm trả lương theo thời gian, trả lương khoán, trả lương theo sản phẩm 1.3.1. Trả lương theo thời gian (theo tháng, theo tuần, theo ngày hoặc theo giờ) - Tiền lương tháng là khoản tiền lương được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở lao động. - Tiền lương tuần là khoản tiền lương được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng ươ á ∗ 12 ươ ầ - Tiền lương ngày là khoản tiền lương được 52trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng (tính theo từng tháng dương lịch và bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày) theo quy định của pháp luật mà doanh nghiệp lựa chọn. ươ á ươ à - Tiền lương giờ là số tiền lương,ố tiềnà công à đưệợc trả cho mộtá ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương ngày chia cho số giờ làm việc trong ngày theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động (2012). Trường Đại học Kinh tế Huế ươ à ươ ờ Có hai hình thức mà doanh nghiốệp thờ ưàờng ápệ dụng để trảà lương cho người lao động: ứ ươ á ươ ả ả ∗ ố à đ à ự ế Trong đó: số ngày đi làmố trongà thángả đ = sàố ng ày trong đ thángị - ngày nghỉ SVTH: Trương văn Chung 19
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương ứ ươ á ươ ả ả ∗ ố à đ à ự ế 1.3.2. Trả lương khoán 26 Tiền lương khoán được trả cho người lao động hưởng lương khoán, căn cứ vào khối lượng, chất lượng công việc và mức độ hoàn thành công việc. Cắn cứ vào tính chất của từng công việc, điều kiện sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động tùy chọn hình thức trả lương đảm bảo tiền lương gắn với kết quả công việc làm ra, khuyến khích người lao động nâng cao hiệu quả, nâng cao năng suất trong công việc. Việc lựa chọn hoặc thay đổi hình thức trả lương phải thể hiện trong hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể. Lương = Mức lương khoán x tỷ lệ % hoàn thành công việc 1.3.3. Trả lương theo sản phẩm Tiền lương được tính theo sản phẩm trả cho người lao động hưởng lương theo sản phẩm, căn cứ vào mức độ hoàn thành số lượng, chất lượng sản phẩm theo định mức lao động và đơn giá sản phẩm được giao. Lương sản phẩm = Sản lượng sản phẩm x Đơn giá sản phẩm 1.4. Quỹ tiền lương Quỹ tiền lương của doanh nghiệp là toàn bộ tiền lương của doanh nghiệp trả cho tất cả các loại lao động thuộc doanh nghiệp quản lý và sử dụng. Thành phần quỹ lương của doanh nghiệp bao gồm các khoản: -TrườngTiền lương trả choĐạingườ i họclao động trongKinh thời gian tế làm Huế việc thực tế (tiền lương theo thời gian, tiền lương khoán, tiền lương sản phẩm) - Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong phạm vi chế độ quy định - Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do nguyên nhân khách quan, trong thời gian được điều động đi công tác làm nghĩa vụ theo chế độ quy định, thời gian nghỉ phép, thời gian đi học. - Tiền ăn trưa, ăn ca SVTH: Trương văn Chung 20
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương - Các loại phụ cấp thường xuyên (phụ cấp làm thêm giờ, phụ cấp dạy nghề, phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp thâm niên, ) - Các khoản thưởng có tính chất thường xuyên 1.5. Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề quản lý tiền lương Quản lý tiền lương là một trong những hoạt động có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quản trị nhân lực. Thực hiện tốt công tác quản lý tiền lương trong doanh nghiệp sẽ tác động tích cực đối với người lao động và giúp nâng cao năng suất hiệu quả công việc. Trên thế giới và Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu về tiền lương. Trong số đó tiêu biểu là một số bài nghiên cứu của Adam Smith, W.Petty, K.Mark, Trong học thuyết kinh tế của Adam Smith đưa ra quan điểm rằng tiền lương là một phần thu nhập của công nhân làm thuê, là một phần của sản phẩm lao động. Ông ủng hộ việc trả tiền lương cao. Nếu tiền lương thấp hơn, họ sẽ không làm việc nữa. Ông cũng chỉ ra được các nhân tố tác động đến mức lương của người lao động đó là điều kiện kinh tế - xã hội, truyền thống văn hóa, thói quen tiêu dùng, quan hệ cung – cầu trên thị trường lao động, tương quan lực lượng giữa người sử dụng lao động và người lao động trong cuộc đấu tranh của người lao động đòi tăng lương. Ngoài ra, tiền lương cao sẽ kích thích tiến bộ kinh tế bởi nó sẽ làm tăng năng suất lao động. Cathrine Saget năm 2006: “Mức tiền lương tối thiểu cứng ở các nước đang phát triển”. Trong tài liệu này tác giả đã phân tích đưa ra mức lương tối thiểu cứng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam để từ đó đề xuất các thang, bảng lương cho phù hợp, không khuyến khích tăng năng suất lao động và hạn chế sự tự do di chuyển Trườngcủa lao động trong thịĐại trường laohọc động. Kinh tế Huế Nghiên cứu của Ts.Lê Duy Đồng – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã có đề tài cấp Nhà nước đó là “Luận cứ khoa học cho xây dựng đề án tiền lương mới”. Đề tài đã nêu lên bản chất của tiền lương trong nền kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước trong việc điều tiết tiền lương nhằm đảm bảo công bằng xã hội, quán triệt nguyên tắc thị trường và SVTH: Trương văn Chung 21
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương nguyên tắc công bằng xã hội trong việc xác định mức lương tối thiểu, cơ chế tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp (doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài Nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài). Tuy nhiên đề tài chưa đề cập đến phương pháp nghiên cứu hay phân tích để làm tiền đề cho kết luận và đưa ra giải pháp. Đề tài cấp Bộ: “Nghiên cứu chính sách và giải pháp đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập trong các loại hình doanh nghiệp” của tập thể tác giả: ThS. Huỳnh Thị Nhân, TS. Phạm Minh Huân và TS. Nguyễn Hữu Dũng đã đề tập đến vấn đề công bằng xã hội trong phân phối tiền lương và thu nhập. Nghiên cứu đã đưa ra hệ thống chỉ tiêu đánh giá công bằng xã hội trong phân tiền lương và thu nhập, đánh giá thực trạng về đảm bảo công bằng xã hội trong phân phối tiền lương, thu nhập và đề xuất các quan điểm, giải pháp đảm bảo công bằng trong phân phối tiền lương, thu nhập. Tuy nghiên, đề tài chưa đưa ra một số các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung liên quan để rút ra bài học kinh nghiệm cho đề tài của mình. Đề tài cấp Bộ của Nguyễn Anh Tuấn năm 2006: “ Đổi mới chính sách tiền lương trong bối cảnh nền kinh tế tri thức”. Sau khi nêu thực trạng tiền lương nước ta hiện nay và những đặt trưng của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tác giả đã nêu lên những yêu cầu cấp bách phải đổi mới toàn diện chính sách tiền lương hiện hành trên cơ sở hiệu quả công việc và giá trị lao động. Năm 2002, Vũ Văn Khang đã thực hiện luận án tiến sỹ với đề tài “Hoàn thiện cơ chế trả lương cho người lao động ở các doanh nghiệp thuộc ngành Dệt – May ở Việt Nam”. Luận án đã hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tiền lương và cơ chế trả lương; hiện trạng cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp ngành dệt may hiện nay củaTrường Việt Nam, các giải Đại pháp ho ànhọc thiện c ơKinh chế trả lương tế tạo độngHuế lực phát triển kinh doanh phù hợp với cơ chế thị trưởng. Năm 2008, Trần Thế Hùng ( Đại học Kinh Tế Quốc Dân) thực hiện luận án tiến sỹ với đề tài: “Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành Điện lực Việt Nam”. Luận án đã được hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về tiền lương và quản lý tiền lương trong nền kinh tế thị trường, phân tích thực trạng công tác quản lý SVTH: Trương văn Chung 22
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương tiền lương trong ngành Điện lực Việt Nam, một số quan điểm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành Điện lực Việt Nam. Năm 2012, Nguyễn Ngọc Khánh trường đại học Mỏ - Địa chất tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu cơ chế trả lương phù hợp trong các doanh nghiệp khai thác than thuộc tập đoàn than – khoáng sản Việt Nam”. Luận án đã được hệ thống hóa được tổng quan các nghiên cứu về tiền lương và cơ chế trả lương trong doanh nghiệp, thực trạng cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp khai thác than – Vinacomin, hoàn thiện cơ chế trả lương trong các doanh nghiệp khai thác than – Vinacomin. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu này đang nghiên cứu ở tầm vĩ mô mà chưa nghiên cứu chuyên sâu về các thức quản lý tiền lương ở từng doanh nghiệp cụ thể. Ngoài ra các bài nghiên cứu này cũng khá lâu, đã lạc hậu dần theo thời gian và không còn phù hợp với bối cảnh hiện giờ của đất nước Việt Nam. Đề tài kế thừa, tổng hợp có chọn lọc những kiến thức, nghiên cứu của đề tài đi trước để là tiền đề cho đề tài và cũng đưa thêm những ý tưởng mới phù hợp với bối cảnh hiện tại của các doanh nghiệp trong đất nước Việt Nam hiện nay. Đề tài liệt kê thực trạng công tác quản lý tiền lương tại Công ty đồng thời đưa ra nhận xét, ưu điểm và nhược điểm về công tác quản lý của Công ty. Tuy đây là một đề tài khóa luận cấp trường, nhưng tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nào đó nhằm hoàn thiện hơn công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung 23
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIỀN LƯƠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN LAO ĐỘNG TẠI CTCP DA GIẦY HUẾ 2.1. Tổng quan về CTCP Da Giầy Huế 2.1.1. Những thông tin chung - Tên doanh nghiệp: CÔNG TY CỔ PHẦN DA GIẦY HUẾ - Tên giao dịch: HLF.,JSC - Mã số thuế: 3300369308 - Địa chỉ: Trụ sở chính Số 2 - đường số 5 - cụm Công Nghiệp An Hòa - Phường An Hòa - Thành Phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế. Cơ sở 2: Cụm công nghiệp Tứ Hạ - Phường Tứ Hạ - Thị Xã Hương Trà - Thừa Thiên - Huế. - Điện thoại – Fax: 0234.353764 - Website: hudagiay@dng.vnn.vn - Email: hudagiay@dng.vnn.vn Các loại sản phẩm của công ty hiện đang được xuất khẩu sang thị trường của các nước trên thế giới như Thụy Điển, Nhật Bản và đặt biệt là thị trường chính là Thụy Điển với mặt hàng may mặc chính IKEA. Công ty chuyên cung cấp nguyên phụ liệu chính cho CTCP Da Giầy Huế về mặt hàng chính IKEA là Công ty Sendo Vina. HiệnTrường tại, Công ty có m Đạiột đội ng ũhọc cán bộ quKinhản lý, cán bộtếkỹ thuHuếật và công nhân lành nghề, tạo ra sản phẩm đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng. Công ty cũng chủ trương mở rộng hợp tác với mọi đối tác trong và ngoài nước thông qua các hình thức liên doanh, hợp tác kinh doanh; gọi vốn các nhà đầu tư chiến lược để hợp tác lâu dài trên tinh thần bình đẳng các bên cùng có lợi. SVTH: Trương văn Chung 24
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty - Chức năng Nhận gia công hàng may mặc cho các công ty trong nước và nước ngoài (Thụy Điển). Nhận các đơn hàng, sản xuất trực tiếp và xuất khẩu trực tiếp đối với các mặt hàng may mặc của Nhật Bản. - Nhiệm vụ Công ty là đơn vị chuyên gia công, sản xuất và xuất khẩu trực tiếp. Công ty phải bảo toàn và phát triển nguồn vố huy động từ các cổ đông. Công ty luôn thực hiện các chính sách, nghĩa vụ kinh tế và pháp luật của Nhà nước đặt ra, thực hiện phân phối lao động trên cơ sở sản xuất kinh doanh hiệu quả, đảm bảo việc làm ổn định và chăm lo cải thiện đời sống tinh thần của người lao động. - Tầm nhìn Công ty Trở thành một trong những công ty có môi trường làm việc thân thiện, an toàn lao động, có thiết bị hiện đại, tăng trưởng bền vững và hiệu quả hàng đầu trong khu vực miền Trung và trong ngành Dệt May Việt Nam nói chung. - Phương châm công ty Mọi hoạt động của công ty đều hướng đến khách hàng Năng động, nhiệt huyết, tận tâm, thái độ chuyên nghiệp, công bằng, minh bạch và hiện đại. TrườngNgười lao động Đại có quyề nhọc phấn đấ u,Kinh cống hiến htếết mình Huế cho công việc, người lao động được hưởng đúng quyền lợi với chất lượng và hiệu quả trong công việc mà cá nhân đã đóng góp, được quyền tôn vinh các cá nhân xuất sắc và lao động giỏi. SVTH: Trương văn Chung 25
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương - Triết lý kinh doanh Khách hàng luôn là trọng tâm trong việc hoạch định chính sách và chiến lược Đoàn kết, hợp tác, chia sẻ nhau trong công việc. An toàn, hiệu quả, bền vững và đạt tiêu chuẩn. 2.1.3. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo kiểu trực tuyến – chức năng. Giám đốc sẽ chỉ đạo trực tiếp của quá trình sản xuất và có sự tham mưu của Phó giám đốc, Quản đốc phân xưởng và các phòng ban. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của công ty hiện nay bao gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng và gồm các phòng ban: phòng tài chính – kế toán, phòng nhân sự, phòng kinh doanh, phòng kế hoạch, Ban Bảo vệ, Ban Kiểm soát nội bộ, Trạm Y tế. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung 26
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Hội đồng quản trị Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán Phòng nhân Phòng kinh Phòng kế Ban bảo Ban kiểm Trạm – tài chính sự doanh hoạch vệ soát nội bộ y tế Tổ công Tổ công Tổ công Tổ công Tổ công nhân 1 nhân 2 nhân 3 nhân 4 nhân 5 Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức CTCP Da Giầy Huế Trường Đại học Kinh tế Huế (Nguồn: Phòng Nhân sự) SVTH: Trương văn Chung 27
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương  Chức năng, nhiệm vụ của các chức danh, lãnh đạo CTCP Da Giầy Huế Giám đốc: Là người đại diện theo pháp luật của CTCP Da Giầy Huế, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Phó Giám đốc: là người giúp Giám đốc điều hành, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty có hiệu quả và thực hiện một số công tác khác nhau do Giám đốc giao phó. Phòng Kế toán – tài chính: Tổ chức điều hành, thực hiện các hoạt động tài chính kế toán của công ty thông qua sổ sách chứng từ kế toán, phối hợp với các đơn vị giải quyết các nghiệp vụ phát sinh, đảm bảo tính trung thực, rõ ràng, chính xác, kịp thời. Phòng Nhân sự: Chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, tiền lương, bảo hiểm xã hội, công tác hành chính, an ninh chính trị nội bộ trong công ty; đáp ứng chất lượng và số lượng lao động theo yêu cầu của các đơn vị, đảm bảo bộ máy quản lý tinh gọn hiệu lực. Phòng kinh doanh: Tổ chức cung ứng nguyên liệu vải, vật tư, cơ kiện phụ tùng; tìm kiếm đối tác kinh doanh và kinh doanh các mặt hàng đảm bảo lợi nhuận. Phòng kế hoạch: Tìm kiếm thị trường đáp ứng năng lực của Nhà máy May, xây dựng kế hoạch sản xuất, kế hoạch cung ứng nguyên phụ liệu đúng tiến độ, công tác xuất nhập khẩu và kinh doanh hàng may mặc đảm bảo lợi nhuận. Xây dựng và phát triển thương hiệu hàng may mặc IKEA. BanTrường bảo vệ: Triển khaiĐại các ph họcương án bKinhảo vệ, an ninh tế chính Huế trị nội bộ, phòng cháy chữa cháy trong công ty. Quản lý, điều hành và sử dụng các nguồn lực công ty giao bao gồm: các trang phương tiện dụng cụ phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai, trang thiết bị văn phòng, lao động đảm bảo an toàn tuyệt đối về con người và tài sản công ty. Ban kiểm soát nội bộ: Giúp Hội đồng quản trị và cơ quan điều hành kiểm tra, giám sát tính hợp lý, hợp pháp, chính xác, trung thực trong quản lý, điều hành hoạt SVTH: Trương văn Chung 28
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương động của công ty. Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ tổ chức và Quy chế của công ty. Tham mưu cho Hội đồng quản trị, Cơ quan điều hạnh, toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của công ty. Trạm y tế: Có chức năng chăm sóc sức khỏe, phòng và khám chữa bệnh cho cán bộ, công nhân viên trong công ty. 2.1.4. Tình hình lao động của công ty trong 3 năm 2015 – 2017 Tình hình lao động của Công ty từ năm 2015 đến năm 2017 được thể hiện qua Bảng 2. 1: “Tình hình lao động của Công ty qua 3 năm 2015 – 2017” (ĐVT: Người) Năm Năm Năm So sánh So sánh Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2016/2015 2017/ 2016 SL % SL % SL % (+/-) (%) (+/-) (%) Tổng số lao động 370 100 395 100 390 100 +25 6.8 -5 -1.3 Theo giới tính Lao động Nam 70 19 78 19.7 40 10.3 +8 11.4 -38 -48.7 Lao động Nữ 300 81 317 80.3 350 89.7 +17 5.7 +33 10.4 Theo tính chất Lao động trực tiếp 360 97.3 395 100 390 100 +35 9.7 -5 -1.3 Lao động gián tiếp 10 2.7 0 0 0 0 -10 -100 0 0 Trường ĐạiTheo trình họcđộ chuyên Kinh môn tế Huế i h i Đạ ọc và trên đạ 20 5.4 22 5.6 21 5.3 +2 10 -1 -4.5 học Cao đẳng, trung cấp 25 6.8 24 6.1 20 5.1 -1 -4 -4 -16.6 Lao động sơ cấp 2 0.5 5 1.3 2 0.5 +3 150 -3 -60 Lao động phổ thông 323 87.3 344 87.1 347 89.1 +21 6.5 +3 0.87 (Nguồn: Phòng nhân sự) SVTH: Trương văn Chung 29
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Qua số liệu bảng 2.1, tình hình lao động của công ty qua các năm 2015 – 2017 là có sự biến động tương đối. Năm 2016 số lương lao động tăng lên 25 người so với năm 2015 tức là tăng 6,8% so với năm 2015. Trong năm 2017, tình hình lao động của công ty rất ít biến động với chỉ giảm 5 người so với năm 2016, tương đương với giảm 1,3% so với năm 2016.  Xét theo giới tính: công ty luôn có sự chên lệch khá lớn giữa lao động nam và lao động nữ. Lao động nữ luôn chiếm tỷ lệ tương đối cao (trên 80%). Không những thế, số lượng lao động nam từ năm 2015 đến 2017 ngày càng giảm thì lao động nữ vẫn tăng lên mỗi năm. Đỉnh điểm là vào năm 2017 dù tổng số lao động giảm nhưng lao động nữ vẫn tăng lên (tăng lên 33 người so với năm 2016). Sự chênh lệch này là hoàn toàn dễ hiểu bởi ngành nghề mà công ty đang hoạt động hiện nay là dệt may, đây là công việc không đòi hỏi sức mạnh nhiều mà đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ nên rất phù hợp với lao động nữ. Còn số lượng lao động nam đã được công ty giảm thiểu bớt bởi hiện nay đã có sự giúp đỡ của trang thiết bị máy móc. Trong năm 2017, lao động nam giảm đến 38 người tức là giảm đến 48.7% so với năm 2016 và số lượng lao động nam giảm chiếm đến gần ½ số lao động nam vào năm 2016.  Xét theo tính chất: Qua số liệu bảng 2.1, ta có thể thấy được lao động trực tiếp chiếm gần như tuyệt đối qua từng năm và phần lớn người lao động của công ty là lao động phổ thông. Trong đó, vào năm 2016 lao động trực tiếp tăng. Tỷ lệ lao động trực tiếp cao như vậy là do tính chất công việc của công ty hiện nay là dệt may, chức năng của công ty là sản xuất. Đây là công việc yêu cầu sản xuất trực tiếp và tương đối đơn giản, không có nhiều yêu cầu cao nhưng khối lượng công việc tương đối nhiềuTrườngnên tỷ lệ lao động Đại phổ thông học tương đ ốiKinh lớn. tế Huế  Xét về trình độ chuyên môn: Hiện nay tình hình lao động trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ. Từ năm 2015 – 2017 thì tỷ lệ lao động trên đại học và đại học cao nhất là vào năm 2016 với 22 người chiếm 5,6% trong tổng số lao động năm 2016. Trong khi đó, số lao động cao đẳng, trung cấp giảm dần theo từng năm, năm 2017 giảm 4 người so với năm 2016 tức là giảm 16,6% so với năm 2016. Lao động phổ thông chiếm tỷ trọng lớn với hơn 85% trong tổng số lao động và tăng đều liên tục theo từng năm. Điều đó cho thấy công ty cũng không ngừng cải SVTH: Trương văn Chung 30
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương tiến và mở rộng quy mô sản xuất theo từng năm và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 2.1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2015 – 2017 được thể hiện trong Bảng 2. 2: “Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty giai đoạn 2015-2017” (ĐVT: Triệu đồng) 2016/2015 2017/2016 KẾT QUẢ KINH 2015 2016 2017 DOANH (+/-) % (+/-) % Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp 38.000 48.200 49.300 10.200 26.8 1.100 2.3 dịch vụ Giá vốn hàng bán 36.800 46.700 47.200 9.900 26.9 500 1.1 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch 1.200 1.500 2.100 300 25 600 40 vụ Doanh thu ho ạt động 286 149 257 -137 -47.9 108 72.5 tài chính Chi phí tài chính 192 118 206 -74 -38.5 88 74.5 Chi phí bán hàng 218 236 347 18 8.3 111 47 Chi phí qu ản lý doanh 684 854 918 170 24.9 64 7.5 nghiệp L ợi nhuận thuần từ 980 1.350 1.900 370 37.8 550 40.7 hoạt độngTrường kinh doanh Đại học Kinh tế Huế Lợi nhuận khác 24 54 47 30 125 -7 -12.9 T ổng lợi nhuận kế toán 1.004 1.404 1.947 400 39.8 543 38.6 trước thuế L thu ợi nhuận sau thuế 803,2 1.123,2 1.557,6 320 39.8 434,4 38.6 nhập doanh nghiệp (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) SVTH: Trương văn Chung 31
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Theo bảng 2.2, ta có thể thấy được sự biến động kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua các năm từ 2015 – 2017. Xét về doanh thu, năm 2016 doanh thu của công ty đạt 48.200 triệu đồng, tương ứng với doanh thu tăng lên 10.200 triệu đồng so với năm 2015 (tức là doanh thu 2016 tăng 26.8% so với năm 2015) và doanh thu của công ty trong năm 2017 cũng tăng lên không đáng kể so với năm 2016 với mức tăng lên 1.100 triệu đồng (tức là doanh thu năm 2017 tăng lên 2.3% so với năm 2016). Nguyên nhân dẫn đến tình hình doanh thu của công ty trong 2 năm gần đây là 2016 và 2017 tăng lên như vậy là do công ty đã ký kết được nhiều hợp đồng hơn so với năm 2015 bởi nhu cầu về hàng may mặc ở các nước Thụy Điển, Nhật Bản tăng lên. Các đối tác nước ngoài tập trung vào thị trường Việt Nam ngày càng nhiều, số lượng đơn hàng tăng lên vì vậy doanh nghiệp cần có lực lượng lao động tăng lên và mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng đủ nhu cầu từ nước ngoài. Đây là một bước tiến đáng kể và đáng mừng của công ty trong năm 2017 của công ty và công ty muốn hướng đến trong tương lai với mức doanh thu cao hơn. Xét về lợi nhuân trước thuế, trong năm 2016 công ty có lợi nhuân trước thuế tăng 400 triệu đồng so với năm 2015 tương ứng với tăng 39.8% so với năm 2015. Năm 2017, công ty đã đạt được lợi nhuận trước thuế 1.947 triệu đồng tương đương với mức lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp tăng lên 543 triệu đồng so với năm 2016 (tức là tăng 38.6% so với năm 2016). Đây có thể coi là một bước nhảy vọt rất đáng mừng của công ty bởi hiện nay thị trường ngành dệt may càng ngày càng phát triển và có nhiều đối thủ cạnh tranh thì hoạt động kinh doanh của công ty lại có mức lợi nhuận tăng lên. Điều này chứng tỏ công ty đã có những cải tiến về trang thiết bị hiện đại và có những biện pháp động viên giúp công nhân viên nâng cao năng suất lao động, hoàn thành được khTrườngối lượng công việc Đạiđúng thờ i họchạn và đạ tKinh chất lượng caotế đáp Huếứng được nhu cầu của khách hàng. Ngoài ra, công ty đã xây dựng được hệ thống trách nhiệm xã hội đáp ứng đầy đủ yêu cầu của khách hàng tạo được niềm tin cho khách hàng, giúp khách hàng có thể yên tâm khi hợp tác với công ty. Đây là một tín hiệu rất đáng mừng đối với công ty. SVTH: Trương văn Chung 32
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2. Thực trạng công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế 2.2.1. Quan điểm tiền lương tại công ty Mức lương trả cho người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm hiện hành. Người sử dụng lao động bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt đối xử. Tùy theo tính chất công việc mà công ty dùng tiền lương cấp bậc công việc hay tiền lương sản phẩm để trả cho người lao động thực tế có mặt làm việc. 2.2.2. Quy chế quản lý tiền lương tại công ty . Đối với toàn thể cán bộ công nhân viên công ty Công ty đã thiết lập quy chế quản lý tiền lương áp dụng cho toàn thể cán bộ công nhân viên CTCP Da Giầy Huế thông qua: “Quy chế quản lý tiền lương thu nhập CTCP Da Giầy Huế” với mục đích thống nhất quản lý tiền lương, tiền thưởng phù hợp với các văn bản pháp luật và tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội. Quy chế phổ biến cho người lao động cách thức để làm căn cứ tính lương dựa vào giá trị công việc của từng chức danh, năng suất, chất lượng và hiệu quả công việc đảm nhận. . Đối với toàn thể công nhân lao động tại công ty Đối với công nhân lao động, ban quản lý công ty đã xây dựng quy chế trả lương: “Quy chế trả lương đối với công nhân lao động, chuyên viên, nhân viên phục vụ CTCP Da Giầy Huế”, với mục đích thực hiện chi trả tiền lương, thu nhập của công nhân laoTrường động theo đúng v ớĐạii chức năng, học nhiệm Kinhvụ mà ngườ i tếlao đ ộHuếng đang phụ trách công việc của mình một cách xứng đáng và công bằng nhất có thể. Từ đó, làm cơ sở đển công nhân lao động có động lực để phấn đấu làm việc với năng suất và chất lượng cao nhất, xây dựng cho công ty phát triển một cách bền vững. Ngoài ra, công ty đặt ra quy chế này là để theo dõi, đánh giá quá trình làm việc, thái độ và khả năng cống hiến của người lao động cho công ty, từ đó làm cơ sở để bổ nhiệm và bố trị lại công việc cho phù hợp với từng công nhân lao động. SVTH: Trương văn Chung 33
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2.3. Hình thức trả lương của công ty Công ty đã thiết lập quy chế trả tiền lương:“Quy chế trả lương đối với công nhân lao động, chuyên viên, nhân viên phục vụ CTCP Da Giầy Huế”. Theo đó công ty đã áp dụng trả tiền lương cho công nhân theo hình thức trả lương theo thời gian. Hình thức trả lương theo thời gian và công thức như sau: T = [(Lcbcv + Lhq) x Ntt] / Nch + Lk + PC (nếu có) Trong đó:  T: Tiền lương tháng  Lcbcv: Lương cấp bậc công việc được xác định  Ntt: Ngày công làm việc thực tế.  Nch: Ngày công chuẩn trong tháng (không quá 26 ngày) = Tổng số ngày trong tháng – Số ngày chủ nhật trong tháng.  Lhq: Tiền lương hiệu quả = 10% (hoặc 0%) x Lcbcv  Lk: Lương khác: lương nghỉ Tết, lễ, phép, nghỉ việc riêng có hưởng lương  PC: Phụ cấp Tiền lương cấp bậc công việc: Là tiền lương được trả theo mức độ phức tạp của công việc được xác định. 2.2.4. Thang bảng lương công ty đang áp dụng CôngTrường ty thực hiện đánh Đại giá giá học trị công viKinhệc, tùy vào mtếức đHuếộ nguy hiểm, phức tạp của công việc, mỗi công nhân lao động sẽ được chia thành các cấp bậc khác nhau. Công nhân lao động sẽ được hưởng lương theo bảng lương cấp bậc công việc. Bảng lương cấp bậc công việc được xây dựng bằng phương pháp đánh giá giá trị công việc. Các yếu tố đánh giá được tập đoàn Dệt May Việt Nam xác định như trong bảng sau: (Nguồn:Tập đoàn Dệt May Việt Nam) SVTH: Trương văn Chung 34
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Bảng 2. 3: Các yếu tố đánh giá giá trị công việc Các yếu tố 1A Trình độ đào tạo 1B Chứng chỉ, giấy phép khác 2 Kinh nghiệm làm việc 3 Phức tạp công việc 4 Trách nhiệm ra quyết định 5 Trách nhiệm tài chính 6 Trách nhiệm tài sản 7 Mối quan hệ và giao tiếp trong công việc 8A Trách nhiệm quản lý/giám sát 8B Phạm vi quản lý/giám sát 9 Điều kiện và môi trường làm việc 10 Nguy cơ rủi ro nghề nghiệp 11 Hao tổn thể lực Việc áp dụng cách tính lương theo cấp bậc công việc sẽ giúp công ty giải quyết được những hạn chế như: - Đối với những vị trí công việc có trình độ thấp hơn nhưng công việc nặng hơn lại phải hưởng mức lương thấp hơn những công việc nhẹ nhưng yêu cầu bằng cấp cao. Trường Đại học Kinh tế Huế - Đều là những chức danh, khối lượng công việc như nhau nhưng người có bằng cấp cao hơn lại được hưởng lương cao hơn. - Việc tính lương dựa trên mức lương tối thiểu làm lương của nhân viên không cao, vì vậy sử dụng bảng lương cấp bậc công việc giúp nhân viên có mức lương cao hơn cách tính lương dựa trên mức lương tối thiểu. Điều này giúp nhân viên có thêm động lực làm việc, thu hút được nhân viên cho công ty và tránh được tình trạng nhảy việc. SVTH: Trương văn Chung 35
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Ngoài ra, Công ty xây dựng hệ thống thang bảng lương cơ bản để làm căn cứ đóng BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, quỹ TNLĐ, BNN và trả lương cho nhân viên vào các ngày nghỉ phép, lễ, Tết, nghỉ việc riêng có lương, nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Hiện nay, CTCP Da Giầy Huế là công ty đóng trên địa bàn thuộc khu vực II do đó sẽ có mức lương tối thiểu vùng là 3.530.000 đồng/tháng. Bảng 2. 4: Hệ số lương của công ty đặt ra Chức danh Hệ số lương THANG BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.Giám đốc 4 2.Phó giám đốc 2.5 3.Kế toán trưởng 2.5 THANG BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ 1.Trưởng phòng 1.35 2.Phó phòng, Quản đốc phân xưởng 1.3 3.Phó Quản đốc phân xưởng 1.25 4.Trưởng ban 1.2 5.Nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, nhân viên Hành chính – Nhân sự 1.12 THANG BẢNG LƯƠNG CỦA BỘ PHẬN SẢN XUẤT 1.Tổ trưởng 1.2 2.Công nhân sửa chữa máy may, thợ cơ khí, công nhân sửa điện, 1.09 nhân viên kho, nhân viên y tế, tổ phó, nhân viên vật tư, thống kê phân xưởng. 3.Công nhân căt vải, nhân viên QC, công nhân may. 1.06 4.Công nhân trải vải, công nhân bỏ nhựa, công nhân bẻ nhựa, công 1.03 nhân đóng gói, kiểm hàng, công nhân cắt nhiệt, công nhân chạy hàng 5.Công nhân cắt đầu viền, công nhân cắt dây kéo, công nhân bỏ đầu 1 kéo, côngTrường nhân đóng dấu tem, Đại công nhân học lựa hàng, Kinhcông nhân hui tế dây Huế kéo, công nhân cắt chỉ 6.Nhân viên vệ sinh công nghiệp, nhân viên nấu ăn, nhân viên bảo vệ. 1 (Nguồn: Phòng nhân sự) Trong đó, Công ty xây dựng bậc 1 thấp nhất có hệ số lương là 1 đã bao gồm hai yếu tố: 5% lao động nặng nhọc và 7% lao động qua đào tạo. SVTH: Trương văn Chung 36
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Bảng 2. 5: Hệ thống thang lương, bảng lương năm 2018 của Công ty cổ phần Da Giầy Huế Chức danh Bậc / Mức lương I II III IV V VI VII THANG BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1.Giám đốc 15.864.000 16.658.000 17.491.000 18.366.000 19.285.000 20.250.000 21.263.000 2.Phó giám đốc 9.915.000 10.411.000 10.932.000 11.479.000 12.053.000 12.656.000 13.289.000 3.Kế toán trưởng 9.915.000 10.411.000 10.932.000 11.479.000 12.053.000 12.656.000 13.289.000 THANG BẢNG LƯƠNG BỘ PHẬN CHUYÊN MÔN, NGHIỆP VỤ 1.Trưởng phòng 5.355.000 5.623.000 5.905.000 6.201.000 6.512.000 6.838.000 7.180.000 2.Phó phòng, Quản đốc phân xưởng 5.156.000 5.414.000 5.685.000 5.970.000 6.269.000 6.583.000 6.913.000 3.Phó Quản đốc phân xưởng 4.958.000 5.206.000 5.467.000 5.741.000 6.029.000 6.331.000 6.648.000 4.Trưởng ban 4.760.000 4.998.000 5.248.000 5.511.000 5.787.000 6.077.000 6.381.000 5.Nhân viên kỹ thuật, kỹ sư, nhân viên Hành chính – Nhân sự 4.442.000 4.665.000 4.899.000 5.144.000 5.402.000 5.673.000 5.957.000 TrườngTHANG BĐạiẢNG LƯƠNG học CỦA BỘ PHẬNKinh SẢN XUẤT tế Huế SVTH: Trương văn Chung 37
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 1.Tổ trưởng 4.760.000 4.998.000 5.248.000 5.511.000 5.787.000 6.077.000 6.381.000 2.Công nhân sửa chữa máy may, thợ cơ khí, công nhân sửa điện, nhân viên kho, nhân viên y 4.323.000 4.540.000 4.767.000 5.006.000 5.257.000 5.520.000 5.796.000 tế, tổ phó, nhân viên vật tư, thống kê phân xưởng. 3.Công nhân căt vải, nhân viên QC, công nhân may. 4.204.000 4.415.000 4.636.000 4.868.000 5.112.000 5.368.000 5.637.000 4.Công nhân trải vải, công nhân bỏ nhựa, công nhân bẻ nhựa, công nhân đóng gói, kiểm 4.085.000 4.290.000 4.505.000 4.731.000 4.968.000 5.217.000 hàng, công nhân cắt nhiệt, công nhân chạy hàng 5.Công nhân cắt đầu viền, công nhân cắt dây kéo, công nhân bỏ đầu kéo, công nhân đóng 3.966.000 4.165.000 4.374.000 4.593.000 4.823.000 dấu tem, công nhân lựa hàng, công nhân hui dây kéo, công nhân cắt chỉ 6.Nhân viên vệ sinh công nghiệp, nhân viên nấu ăn, nhân viên bảo vệ. 3.966.000 4.165.000 4.374.000 4.593.000 (Nguồn: Phòng nhân sự) Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung 38
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2.5. Các khoản phụ cấp lương đang được áp dụng tại công ty  Phụ cấp lương theo chức danh Hiện nay công ty đang áp dụng chế độ phụ cấp lương cho các chức danh sau: Tổ trưởng và cấp tương đương, an toàn vệ sinh viên, Đảng ủy viên BCH Đảng bộ công ty, Đội trưởng, đội phó đội PCCC Công ty, Bí thư Đảng ủy Công ty. - Phụ cấp làm đêm: Từ 22h - 6h sáng hôm sau (theo khoản 2, Điều 97 BLLĐ): bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương sản phẩm hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường. - Phụ cấp trách nhiệm tổ trưởng: bằng 10% mức lương tối thiểu vùng. - Phụ cấp an toàn vệ sinh viên: bằng 10% mức lương tối thiểu vùng. - Phụ cấp đội trưởng, đội phó PCCC của Công ty: bằng 30% mức lương cơ sở. - Phụ cấp Đảng ủy viên: bằng 30% mức lương cơ sở. - Phụ cấp kiêm nhiệm cho Bí thư Đảng ủy, Bí thư Đoàn Thanh niên: bằng 10% tiền lương cơ bản của người đảm nhiệm chức vụ. - Các khoản phụ cấp theo quy định của pháp luật.  Phụ cấp kinh phí nuôi con nhỏ Công ty có phụ cấp kinh phí nuôi con nhỏ từ khi lao động nữ trở lại làm việc đến khi con 72 tháng tuổi với số tiền là 600.000 đồng/năm/một cháu.  Phụ cấp ăn trưa Công ty có phụ cấp ăn cơm trưa cho công nhân lao động làm việc trong thời gian làm việc hành chính trung bình 1 ngày làm việc của công nhân gồm 8 giờ đồng hồ. Đồng thời công ty cũng hỗ trợ cho công nhân 1 ngày làm việc có 30 phút nghĩ giải lao, từ đóTrường giúp cho công nhân Đại có độ nghọc lực làm Kinhviệc để có đư tếợc năng Huế suất cao và chất lượng công việc đạt được hiệu quả tối ưu. 2.2.6. Thanh toán lương - Bảng chấm công Công nhân lao động được chấm công theo bảng chấm công. Bảng chấm công được thành lập mỗi tháng một lần. Hàng ngày căn cứ vào sự có mặt của từng người và SVTH: Trương văn Chung 39
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương đơn xin phép, chuyên viên lao động tiền lương sẽ chấm công và việc chấm công được diễn ra công khai. Đơn xin phép của công nhân lao động được lưu trữ tại phòng nhân sự. Cuối tháng bảng chấm công sẽ là căn cứ tính lương, tính thưởng. - Bảng thanh toán lương Sau khi hoàn tất việc tính lương, thưởng của tháng. Kế toán lương sẽ chuyển bảng thanh toán lương cho chuyên viên lao động tiền lương để chuyên viên lao động tiền lương phát phiếu lương trực tiếp cho người lao động kiểm tra xem số ngày công mình làm được trong tháng và số ngày nghỉ trong tháng công khai. Sau khi Giám đốc ký duyệt, rồi tiến hành phát lương cho công nhân lao động. Hàng tháng, Công ty sẽ tạm ứng lương vào ngày 25 và thanh toán lương vào ngày 10 của tháng sau, nếu trùng ngày nghỉ thì Công ty sẽ trả trước một ngày. Nhân viên sẽ được nhận lương thông qua tài khoản ngân hàng. Các bảng thanh toán lương của Công ty sau khi lập phải có chữ ký của Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Trương văn Chung 40
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Bảng 2. 6: Bảng chấm công tổ sản xuất 1 của CTCP Da Giầy Huế BẢNG CHẤM CÔNG THÁNG 11/2018 Số công Số công nghỉ việc, hưởng PHÒNG NHÂN SỰ ngừng việc hưởng hương thời 100% lương Ngày trong tháng gian STT HỌ VÀ TÊN 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 1 Nguyễn Thị Tuyết + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 2 Trần Thị Trang + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 3 Trần Thị Huệ + + + + + + + + P + + + + + + + + + + + + + + + + + 25 1 4 Phạm Thị Trinh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + 25 1 5 Phan Thị Tươi + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 6 Nguyễn Thị Lệ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 7 Nguyễn Thị Diệu Hằng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 8 Nguyễn Thị Thu Thảo + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 9 Huỳnh Thị Bạch Lê + + + + + + + + + + + + P P + + + + + + + + + + + + 24 2 10 Hồ Thị Dung + + + Trường+ + + + + + + Đại+ + + học+ + + Kinh+ + + + +tế +Huế+ + + + 26 0 SVTH: Trương văn Chung 41
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 11 Nguyễn Thị Kim Loan + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 12 Võ Thị Trinh + P P + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + + + 23 3 13 Nguyễn Thị Thuận + + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + 25 1 14 Hoàng Thị Nhàn + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 15 Trịnh Thị Thu Thủy + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + P P + + + + 24 2 16 Trương Thị như Liễu + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 17 Phan Thị Chi + + + + + + + P P + + + + P + + + + P + + + + + + + 22 4 18 Phan Thị Tốt + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 19 Chế Thị Ngọc Anh + + + + + + + + + P + + + + + + + + P + + + + + + P 23 3 20 Lê Thị Nhàn + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 21 Lê Thị Nhung + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + + + + 25 1 22 Nguyễn Thị Mau + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 23 Lê Thị Thuần + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 24 Nguyễn Hoàng Kim Anh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 25 Đỗ Thị Liễu + + + Trường+ + + + + + + Đại+ + + học+ + + Kinh+ + + + +tế +Huế+ + + + 26 0 SVTH: Trương văn Chung 42
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 26 Phạm Thị Vân + + + + P + P + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 24 2 27 Nguyễn Thị Giang + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 28 Lê Thị Thùy Trang + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + + + + 25 1 29 Phạm Thị Mãi + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 30 Trần Thị Phương Thủy + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 31 Võ Thị Thu Hương + P + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 25 1 32 Trần Thị Thanh Nữ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 33 Cao Thị Cúc + + + + + + + + + + + P P + + + + + + + + + + + + + 24 2 34 Trần Thị Búp + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + + + 25 1 35 Võ Thị Cẩm Phương + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 36 Đặng Thị Kim Oanh + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 37 Trần Thị Thúy Vy + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 38 Nguyễn Thị Nga + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 39 Trần Thị Minh Huệ + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + 25 1 40 Đặng Thị Hồng + + + Trường+ + + + + + + Đại+ + + học+ + + Kinh+ + + + +tế +Huế+ + + + 26 0 SVTH: Trương văn Chung 43
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 41 Hoàng Thị Đồng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 42 Nguyễn Thị Thùy Ngân + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 43 Nguyễn Thị Bảo Nhi + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 44 Nguyễn Thị Hằng + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 45 Lê Thị Kim Phương + + + + + + + + + + + + + + + + + + P P + + + + + + 24 2 46 Lê Phương Thảo Tiên + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 47 Hoàng Thị Hồng Ngân + + + + + P + + P + + P + + + + + + + + + + + + + + 23 3 48 Nguyễn Thị Thanh Hương + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 49 Nguyễn Thị Thủy Tiên + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + 26 0 50 Nguyễn Thị Thùy Trinh + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + + + + + + 25 1 51 Nguyễn Thị Lệ + + + + + + + + + + + + + + + + + P P + + + + P + + 23 3 52 Lê Thị My Nô + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + + P + + + 25 1 Ngày 30 tháng 11 năm 2018 Người chấm công Người duyệt Giám đốc (ký, ghi rõ họ tên) Trường (ký, ghi rõĐại họ tên) học Kinh tế Huế (ký, ghi rõ họ tên) (Nguồn: Phòng nhân sự) SVTH: Trương văn Chung 44
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2.7. Tiêu chuẩn đánh giá hàng tháng Công ty tổ chức đánh giá giá trị công việc của từng chức danh, từng bộ phận để trả lương phù hợp với mức độ hoàn thành công việc hàng tháng của từng công nhân tại công ty. Hàng tháng, căn cứ mức độ hoàn thành nhiệm vụ công việc được giao và có năng suất lao động và chất lượng công việc làm được, trưởng và phó các bộ phận phụ trách dựa vào kết quả đạt được để đánh giá xếp loại xứng đáng cho từng công nhân lao động công bằng, minh bạch giữa toàn thể công nhân lao động trong từng bộ phận, sau đó cho công nhân nêu lên những ý kiến về công tác đánh giá của trưởng, phó các bộ phận có thích đáng với kết quả và sự cống hiến của công nhân lao động. Sau đó tổng hợp điều chỉnh để báo cáo lên Phó giám đốc trực tiếp phụ trách xem xét đánh giá, xếp loại và phê duyệt gửi về Công ty (qua phòng Nhân sự) trước ngày 05 tháng sau. Phòng Nhân sự tổng hợp, báo cáo Giám đốc phê duyệt để chi trả tiền lương cho công nhân lao động công ty. Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ, được hưởng 100% tiền lương hiệu quả công việc Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc  Đối với chức danh Phó Giám đốc Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ, được hưởng 100% tiền lương hiệu quả công việc, cụ thể: - Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức của công ty. - TrườngChủ động nắm bắ tĐại và giải quy họcết tốt các Kinh công việc phát tế sinh. Huế Phát hiện, xử lý kịp thời các vấn đề xảy ra thuộc lĩnh vực phụ trách không để ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hoặc uy tín công ty. - Chỉ đạo, duy trì, đề xuất cải tiến hệ thống quản lý chất lượng, hệ thống trách nhiệm xã hội, hệ thống an toàn vệ sinh lao động thuộc phạm vi quản lý. - Hoàn thành các nhiệm vụ của Giám đốc giao và thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của công ty. SVTH: Trương văn Chung 45
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc trong trường hợp: - Không hoàn thành một trong các chỉ tiêu của Loại A. - Ngoài ra chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp không phát hiện, xử lý những sự cố thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc một trong các đơn vị trực thuộc được phân công chỉ đạo làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và uy tín đối với khách hàng.  Đối với chức danh Kế toán trưởng: Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ, được hưởng 100% tiền lương hiệu quả công việc, cụ thể: - Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức của công ty. - Tổ chức, điều hành công tác tài chính có hiệu quả. - Phát hiện, giải quyết kịp thời và ngăn ngừa các vụ việc có nguy cơ làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. - Không để xảy ra trường hợp thiếu, sai, hỏng các chứng từ kế toán bị các cơ quan nhà nước xử phạt hành chính. - Chủ động nắm bắt và giải quyết được các công việc phát sinh. - Hoàn thành các nhiệm vụ của Giám đốc giao và thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của công ty. Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc trong trường hợp: -TrườngKhông hoàn thành Đại một trong học các chỉ tiêuKinh của Loại A.tế Huế - Ngoài ra chịu trách nhiệm liên đới trong trường hợp không phát hiện, xử lý những sự cố thuộc lĩnh vực phụ trách hoặc đơn vị trực thuộc được phân công phụ trách làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và uy tín đối với khách hàng. SVTH: Trương văn Chung 46
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương  Đối với công nhân lao động tại công ty Trưởng và phó các tổ (gồm 5 tổ) đánh giá phân loại A, B cho công nhân lao động thuộc đơn vị quản lý và gửi về Công ty (qua phòng Nhân sự) để thanh toán lương: Loại A: Hoàn thành nhiệm vụ, được hưởng 100% tiền lương hiệu quả công việc, cụ thể trong trường hợp sau: - Hoàn thành nhiệm vụ được phân công; chấp hành sự phân công của người phụ trách. - Chủ động nắm bắt và đề xuất giải pháp với người phụ trách để giải quyết các công việc phát sinh. - Không vi phạm An toàn lao động, nội quy lao động. - Đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ đồng nghiệp cùng hoàn thành nhiệm vụ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí bằng những việc làm cụ thể hàng ngày tại đơn vị. - Thực hiện đúng chế độ báo cáo theo quy định của Công ty. Loại B: Không hoàn thành nhiệm vụ, không được hưởng tiền lương hiệu quả công việc trong trường hợp: - Không hoàn thành một trong các chỉ tiêu của Loại A. - Nghỉ bản thân ốm, chăm sóc con ốm, nghỉ việc riêng không hưởng lương từ đủ 4 công trở lên. - Nghỉ vô lý do. Đối với chức danh Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, sau khi tự xếp loại, Trưởng phòng NhânTrường sự lập trình Ch Đạiủ tịch Hộ i họcđồng quả nKinh trị phê duyệ ttế. Huế Đối với chuyên viên, kỹ sư, cán sự, kỹ thuật viên, công nhân, nhân viên phục vụ của các Phòng, Ban, Trạm, Cửa hàng, Xí nghiệp Cơ điện trực thuộc Công ty: Trưởng các đơn vị tổ chức đánh giá phân loại A, B cho CBCNV thuộc đơn vị quản lý và gửi về Công ty (qua phòng Nhân sự) để thanh toán lương. SVTH: Trương văn Chung 47
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2.8. Một số chế độ liên quan đến tiền lương Một số chế độ liên quan đến tiền lương được công ty quy định đối với những chế độ sau đây:  Tiền lương trong thời gian thử việc Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc tại công ty được trả ít nhất bằng 85% công việc đang thử nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành nhân với hệ số 1.  Chế độ nghỉ phép của người lao động hằng năm Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau (Điều 111 BLLĐ): 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. Ngày nghỉ hằng năm tăng theo thâm niên làm việc (Điều 112 BLLĐ): Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của NLĐ theo quy định tại khoản 2.1 mục V được tăng thêm tương ứng 01 ngày.  Trả lương thời gian tạm nghỉ việc Nếu do lỗi của người sử dụng lao động, không thông báo cho người lao động trước thì người lao động được trả đủ tiền lương cơ bản và các khoản phụ cấp thể hiện trong hợp đồng lao động. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; Trườngnhững ngư Đạiời lao đ ộnghọc khác trong Kinh cùng đơn tếvị ph ảHuếi ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận, nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định tại thời điểm hiện hành nhân với hệ số 1. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như SVTH: Trương văn Chung 48
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế, thì trả tiền lương ngừng việc bằng mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định. 2.2.9. Quy chế xếp lương, nâng lương  Đối với tiền lương cấp bậc công việc Cứ 12 tháng công ty sẽ có một đợt xét nâng lương cấp bậc công việc cho công nhân lao động. Trưởng các đơn vị phụ trách sẽ lập danh sách các công nhân thuộc đơn vị của mình tùy vào tính chất công việc, trình độ chuyên môn, năng suất công việc, thái độ trong công việc, để tiến hành xem xét đánh giá để đề nghị xét duyệt nâng lương đối với các công nhân đã đạt được hiệu quả công việc cao hơn mức lương thực nhận. Hội đồng lương của Công ty sẽ đánh giá giá trị công việc của công nhân để xét duyệt nâng lương một lần và không giải quyết các trường hợp bổ sung.  Đối với tiền lương cơ bản Công ty đã thiết lập quy chế xếp lương, nâng lương đối với tiền lương cơ bản cho toàn thể công nhân lao động tại công ty. Quy chế đảm bảo công tác xếp lương, nâng lương phù hợp với quy tình tính lương của công ty theo thỏa ước lao động tập thể. Theo đó công nhân lao động tại công ty được xếp lương theo chức danh làm việc, mức độ phức tạp, nguy hiểm của công việc và thâm niên làm việc của công nhân. Trưởng các đơn vị lập danh sách công nhân lao động thuộc đơn vị của mình theo hàng tháng ngay từ đầu năm đồng thời tổng hợp số liệu qua các năm để làm cơ sở cho Trưởng Trườngđơn vị xét duyệt đ ềĐạinghị nâng học lương đố iKinh với công nhân tế lao đHuếộng đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo Quy chế mà công ty đã thiết lập, lập danh sách theo mẫu có sẵn của công ty và gửi về phòng nhân sự. Danh sách công nhân lao động đề nghị xếp lương, nâng lương phải đảm bảo đúng quy chế, tránh trường hợp nhầm lẫn thiếu xót. Hội đồng lương Công ty chỉ xét duyệt xếp lương, nâng lương một lần và không giải quyết các trường hợp bổ sung. SVTH: Trương văn Chung 49
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương Tiêu chuẩn nâng lương cho công nhân lao động của công ty như sau: Trong 1 năm có ít nhất 10 tháng được đánh giá hoàn thành nhiệm vụ Không trong thời gian thi hành kỹ luật lao động từ khiển trách trở lên trong kỳ tăng lương. Không bị tai nạn lao động do lỗi chủ quan mất khả năng lao động từ 05% trở lên Trình độ, kỹ thuật tay nghề, năng suất và chất lượng công việc tương ứng với bậc lương được nâng. Đối với những trường hợp xét nâng lương cho công nhân từ bậc 04 trở lên ( từ bậc 04 lên bậc 05 và những bậc tiếp theo) ngoài những tiêu chuẩn trên, trong quá trình làm việc người lao động phải có sáng kiến cải tiến kỹ thuật hoặc hợp lý hóa quy trình sản xuất được áp dụng thực tế tại đơn vị. Ngoài ra, công ty tổ chức đánh giá nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng, kiến thức bằng hình thức phỏng vấn trực tiếp đảm bảo tương xứng với bậc lương được nâng. Thành phần Hội đồng đánh giá gồm: Trưởng, Phó các đơn vị liên quan; Đại diện phòng Nhân sự. Ngoài ra, Tổng Giám đốc chỉ định thêm một số chuyên viên cao cấp tham gia Hội đồng đánh giá nếu cần thiết.  Điều kiện thời gian để xét nâng lương tại Công ty: Được thực hiện theo Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định một số điều của Bộ luật Lao động về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi được coi là thời gian làm việc để tính điều kiện thời gian nâng lương. Đối với lãnh đạo Công ty (Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Phó TrườngGiám đốc, K ếĐạitoán trư ởhọcng), Trưở ng,Kinh Phó các đơn tế vị trHuếực thuộc Công ty, kỹ sư, chuyên viên trực thuộc Công ty có thời gian giữ mỗi bậc lương tại Công ty ít nhất là 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên. Đối với cán sự, kỹ thuật viên; nhân viên văn thư; nhân viên phục vụ thì từ bậc 1/7 đến 4/7 thời gian giữ mỗi bậc lương tại Công ty ít nhất là 02 năm (đủ 24 tháng) trở lên. Còn từ bậc 5/7 đến bậc 7/7 thời gian giữ mỗi bậc lương tại Công ty ít nhất là 03 năm (đủ 36 tháng) trở lên. SVTH: Trương văn Chung 50
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương 2.2.10. Quỹ tiền thưởng của công ty Quỹ tiền thưởng: Công ty được trích lập quỹ tiền thưởng theo quy định của Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty. Công ty sẽ xét thưởng theo hiệu quả sản xuất kinh doanh với điều kiện và mức thưởng cụ thể theo quy chế thưởng hàng năm của công ty, được xem là tiền lương bổ sung để nâng cao thu nhập cho công nhân lao động, mức tiền lương bổ sung hàng năm (lương tháng 13) tối thiểu bằng 1 tháng lương bình quân trong năm. Sự biến động của quỹ tiền thưởng của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017 Bảng 2. 7: thể hiện sự biến động tiền thưởng 2015 – 2017 Chỉ tiêu Năm Năm Năm 2016/2015 2017/2016 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % Qũy tiền thưởng 486 514 536 28 5.8 22 4.3 (triệu đồng) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng 2.6 ta có thể thấy rằng quỹ tiền thưởng của công ty đang tăng lên sau mỗi năm. Năm 2016 quỹ tiền thưởng tăng lên 28 triệu đồng so với năm 2015 (tăng 5.8%). Qua năm 2017 quỹ tiền lương tăng 22 triệu đồng tức là tăng 4.3% so với năm 2016. Đây được xem là sự biến động rất đáng kể, dù quỹ tiền thưởng qua các năm tăng lênTrường không nhiều nhưng Đại điều đó họclàm khích Kinh lệ, động viên tế tinh Huếthần làm việc của người lao động để đạt được năng suất và chất lượng công việc tốt và sự tăng lên đó như là một hành động gián tiếp làm cho người lao động gắn bó lâu dài với công ty. 2.2.11. Quỹ tiền lương công ty Công ty căn cứ vào Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương trong các Công ty, Nghị định số 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017 của Chính phủ quy định về tiền lương tối thiểu SVTH: Trương văn Chung 51
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương vùng đối với người lao động theo hợp đồng lao động. Công ty lập quỹ lương dựa vào đơn giá tiền lương tính trên tổng doanh thu. Công ty được quyết toán quỹ tiền lương thực hiện trên cơ sở đơn giá tiền lương và doanh thu thực hiện. Ngoài ra, công ty căn cứ vào đơn giá tiền lương và kết quả sản xuất kinh doanh để xây dựng và ban hành quy chế phân phối tiền lương, tiền thưởng phù hợp với chế độ tiền lương Nhà nước đã ban hành để làm cơ sở trả tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Sự biến động quỹ lương và tiền lương của người lao động trong giai đoạn 2015 – 2017. Bảng 2. 8: Tổng quỹ lương và tiền lương bình quân từ 2015 – 2017 2017/2016 Năm Năm Năm 2016/2015 Chỉ tiêu 2015 2016 2017 (+/-) % (+/-) % Tổng quỹ lương 1.580 1.839 1.985 259 16.4 146 8 (triệu đồng) Tiền lương bình 4.000 4.400 5.000 400 10 600 13.6 quân (nghìn đồng) (Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán) Qua bảng 2.7 tổng quỹ lương của công ty có sự biên động. Năm 2016 tổng quỹ lương tăng lên 259 triệu đồng so với năm 2015 tức là tăng 16.4% so với năm 2015. Nhưng vào năm 2017 tổng quỹ lương tăng nhưng tương đối ít, tổng quỹ lương năm 2017 tăngTrường chỉ ½ so với năm Đại 2016 có nghhọcĩa là tăng Kinh lên 146 tri ệtếu đồ ngHuế so với năm 2016 (tăng 8%). Đồng thời sự thay đổi của tổng quỹ lương đã làm cho tiền lương bình quân của người lao động theo năm cũng thay đổi. Sở dĩ có sự thay đổi quỹ lương và tiền lương bình quân của người lao động là do số lượng lao động trong công ty thay đổi qua các năm. Trong năm 2017, số người lao động có thâm niêm làm việc tại công ty đã hết tuổi lao động nên về hưu và công ty SVTH: Trương văn Chung 52
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương tiếp nhận các công nhân mới vì vậy có thấy sự chênh lệch về hệ số lương và bậc lương đáng kể dẫn đến tổng quỹ lương tăng nhưng tương đối ít so với năm 2016. 2.3. Đánh giá của công nhân lao động về công tác quản lý tiền lương tại CTCP Da Giầy Huế Bên cạnh việc sử dụng các dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp bằng cách điều tra bảng hỏi để đưa ra đánh giá khách quan hơn về công tác quản lý tiền lương tại Công ty. Đề tài thực hiện điều tra khảo sát 150 bảng hỏi, tác giả thu về 148 bảng hỏi và sau quá trình sàn lọc thì còn 145 bảng hỏi hợp lệ. 2.3.1. Tổng quan về mẫu nghiên cứu Bảng 2. 9: Đặt điểm mẫu nghiên cứu Tiêu chí Chỉ tiêu Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng 145 100 Giới tính Nam 33 22.8 Nữ 112 77.2 Độ tuổi 18 – 25 tuổi 35 24.1 25 – 35 tuổi 85 58.6 Trên 35 tuổi 25 17.2 Trình độ học vấn THCS 27 18.6 THPT 103 71 Trung cấp, cao 15 10.3 Trường Đạiđẳng học Kinh tế Huế Số năm làm việc Dưới 1 năm 19 13.1 1 – 3 năm 62 42.8 Trên 3 năm 64 44.1 (Nguồn: số liệu điều tra và xử lý SPSS) SVTH: Trương văn Chung 53
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương  Xét vê giới tính: Trong 145 công nhân lao động tại công ty thì lao động nữ chiếm đa số với 112 công nhân nữ chiếm 77.2% và công nhân nam chỉ có 33 công nhân và chiếm 22.8%. Đây là sự chênh lêch đáng kể và cũng dể hiểu bởi công ty chuyên gia công may mặc thuộc ngành Dệt may Việt Nam. Đối với các công việc như may, cắt chỉ và những công việc nhẹ, yêu cầu sự cẩn thận, tỉ mỉ thì do lao động nữ đảm nhận. Ngược lại những công việc nặng nhọc cần có sức khỏe tốt và sự dẻo dai như trải vải, cắt vải, đóng gói, thì do lao động nam đảm nhận.  Xét về độ tuổi: Trong 145 công nhân thì độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ lớn lên đến 58.6%. Độ tuổi trên 35 tuổi chiếm tỷ lệ rất thấp với 17.2%. Từ đó cho thấy công ty đang có lực lượng lao động với độ tuổi sung mãn nhất. Đây là độ tuổi tràng đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ, năng động, sáng tạo, đang ra sức làm việc và cống hiến cho công ty. Công ty cần phải đưa ra các chính sách, biện pháp động viên, khuyến khích để những công nhân này gắn bó lâu dài với công ty.  Xét về trình độ học vấn: Tỷ lệ lao động có trình độ Trung học phổ thông cao và chiếm 71%. Điều này chứng tỏ công ty đang hướng đến những lao động có trình độ nhận thức tương đối tốt với công việc của mình phải đảm nhiệm và đặt biệt là thái độ trong việc là rất quan trọng nó là tiền đề để công ty ngày càng phát triển. Còn lại là công nhân có trình độ Trung học cơ sở và Trung cấp, cao đẳng lần lượt chiếm 18.6% và 10.3% trong tổng 145 công nhân.  Xét về số năm làm việc (thâm niên): TrườngQua việc khảo sátĐại ta có th ểhọcthấy, công Kinh nhân lao độtếng làmHuế việc trên 3 năm chiếm tỷ trọng cao nhất với 44.1% và công nhân lao động làm việc từ 1 – 3 năm chiếm tỷ trọng cũng gần tương đương với số lượng lao động trên 3 năm với tỷ trọng là 42.8%. Công ty đã trải qua nhiều thế hệ công nhân, có những công nhân đã gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập nhưng số lượng này hiện rất ít bởi sức khỏe và đã đến độ tuổi ngoài lao động. Tuy nhiên, Công ty cũng không ngừng tuyển dụng và tạo SVTH: Trương văn Chung 54
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP GVHD: ThS Trần Quốc Phương cơ hội cho những người trẻ nên số lượng nhân viên vừa mới vào làm việc (dưới 1 năm) chiếm 13.1%. 2.3.2. Kiểm định thang đo bằng Hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số Cronbach’s Alpha cho biết mức độ tương quan giữa các biến trong bảng hỏi, để tính sự thay đổi của từng biến và mối tương quan giữa các biến (Bob E.Hays, 1993). Theo nhiều nhà nghiên cứu, mức độ đánh giá các biến thông qua hệ số Cronbach’s Alpha được đưa ra như sau: Những biến có hệ số tương quan tổng (Corrected Item Total Correlation) lớn hơn 0,3 và có hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,6 sẽ được chấp nhận và đưa vào những bước phân tích tiếp theo. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS cụ thể: (Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008) Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt. Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt. Từ 0.6 trở lên: thang đo lường đủ điều kiện. Bảng 2. 10: Kiểm định Cronbach’s Alpha đối với các biến Tiêu chí Cronbach’s Alpha Corrected Item Total Correlation Mức lương và thanh toán lương 0.697 Quy trình tính lương được công ty phổ 0.507 biến cho công nhân dể hiểu Thang bảng lương rõ ràng 0.500 Mức lươngTrường nhận được phù Đại hợp vớ i học Kinh tế Huế0.407 công việc đang công tác Trả lương đúng thời hạn theo quy định 0.401 của pháp luật và nội dung theo hợp đồng lao động Các điều kiện nâng bậc lương phù hợp 0.454 Phụ cấp lương 0.626 SVTH: Trương văn Chung 55