Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương

pdf 80 trang thiennha21 21/04/2022 2260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_giai_phap_nang_cao_hoat_dong_tieu_thu_san_pham_xan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương

  1. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU THANH LƯƠNG NGUYỄN THỊ THU UYÊN Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  2. ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH    KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU THANH LƯƠNG Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Uyên ThS. Nguyễn Như Phương Anh Lớp: K50A- Kinh doanh thương mại Khóa học: 2016 – 2020 Trường Đại học Kinh tế Huế Huế, tháng 12 năm 2019
  3. Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô ThS.Nguyễn Như Phương Anh, đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô giáo trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và quý Thầy, Cô trong Khoa Quản trị kinh doanh nói riêng, những người đã trực tiếp giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho em và có những định hướng đúng đắn trong học tập cũng như trong tu dưỡng đạo đức. Vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em ra trường một cách vững chắc và tự tin. Em chân thành cảm ơn Ban giám đốc Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương, đã cho phép và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập tại Công ty. Do hạn chế về thời gian và kiến thức, báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được những góp ý của quý thầy cô để khóa luận tốt nghiệp được hoàn thiện hơn. Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 22 tháng 12 năm 2019 Sinh viên Trường Đại học KinhNguyễn Thị Thu tế Uyên Huế
  4. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT 1. TCT : Tổng công ty 2. CHXD : Cửa hàng xăng dầu 3. TS : Tài sản 4. TSNH : Tài sản ngắn hạn 5. TSDH : Tài sản dài hạn 6. NV : Nguồn vốn 7. VCSH : Vốn chủ sở hữu 8. DTBH : Doanh thu bán hàng 9. BH và CCDV : Bán hàng và cung cấp dịch vụ 10. DT : Doanh thu 11. KQKD : Kết quả kinh doanh 12. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 13. CPTC : Chí phí tài chính 14. NĐ-CP : Nghị định Chính phủ 15. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 16. DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 17. HTX : Hợp tác xã 18. VT : Vận tải 19. SXKD : Sản xuất kinh doanh Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  5. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Danh sách 5 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới 19 Bảng 1.2: Nhóm 10 quốc gia hàng đầu về khai thác dầu khí 19 Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 29 Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 32 Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 35 Bảng 2.4: Giá bán lẻ xăng dầu năm 2018 - công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương 38 Bảng 2.5: Giá bán lẻ xăng dầu năm 2019 - công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương 39 Bảng 2.6. Tỷ trọng lượng hàng hóa nhập của Công ty trong năm 2017, 2018 40 Bảng 2.7. Tỷ trọng lượng hàng hóa xuất của Công ty trong năm 2017, 2018 41 Bảng 2.8: Danh sách các công ty, doanh nghiệp mua xăng dầu với số lượng lớn của Công ty 43 Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty năm 2017 45 Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty năm 2018 47 Bảng 2.11: Kết quả tổng khối lượng nhập và xuất hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2017 và 2018 48 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  6. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1: Sản lượng dầu mỏ các nhóm nước trong và ngoài OPEC(2001-2025) 18 Biểu đồ 1.2: Thống kê tiêu thụ dầu thô thế giới theo các khu vực địa lý trong năm 2018 20 Biểu đồ 1.3: Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người một số nước ASEAN 21 Biểu đồ 1.4: Thị phần phân phối xăng dầu tại Việt Nam 21 Biểu đồ 2.1: Giới tính của khách hàng 50 Biểu đồ 2.2: Độ tuổi của khách hàng 51 Biểu đồ 2.3: Nghề nghiệp của khách hàng 51 Biểu đồ 2.4: Quê quán của khách hàng 52 Biểu đồ 2.5: Thu nhập của khách hàng 52 Biểu đồ 2.6: Tình hình đổ xăng dầu của khách hàng 53 Biểu đồ 2.7: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về đặc điểm vị trí 54 Biểu đồ 2.8: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về nhân viên 55 Biểu đồ 2.9: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất trang thiết bị 56 Biểu đồ 2.10: Đánh giá sự hài lòng của khách hàng về chương trình, chế độ đãi ngộ .57 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  7. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Mô hình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 8 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26 Sơ đồ 2.2: Hệ thống kênh phân phối của Công ty 43 Sơ đồ 3.1: Đề xuất mở rộng kênh phân phối 62 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  8. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh MỤC LỤC PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2 2.1. Mục tiêu tổng quát 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 3.1. Đối tượng nghiên cứu 2 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2 3.2.1 Về không gian 2 3.2.2. Về thời gian 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp 2 4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 3 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu 3 5. Kết cấu chuyên đề 3 PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 4 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 4 1.1.1. Tổng quan về vấn đề tiêu thụ 4 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ 4 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hóa 5 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ hàng hóa 7 1.1.1.4. Nội dung của hoạt động tiêu thụ hàng hóa 8 1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp 11 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan 16 Trường1.1.2.1. Tổng quan các Đạinghiên cứu liênhọc quan Kinh tế Huế16 1.1.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu 17 1.2. Cơ sở thực tiễn 17 1.2.1. Đặc điểm về thị trường xăng dầu trên thế giới 17 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  9. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 1.2.2. Đặc điểm về thị trường xăng dầu ở Việt Nam 20 1.2.3. Đặc điểm về thị trường xăng dầu Tỉnh Thừa Thiên Huế 22 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU THANH LƯƠNG 24 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương 24 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 24 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 25 2.1.2.1. Chức năng của công ty 25 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty 25 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 26 2.1.4. Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm 2016-2018 27 2.1.4.1. Tình hình lao động 27 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn 31 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 34 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ xăng dầu tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương 37 2.2.1. Chính sách giá cả 37 2.2.2. Chính sách sản phẩm 40 2.2.3. Chính sách phân phối 42 2.2.4. Chính sách xúc tiến 44 2.2.5. Đối thủ cạnh tranh 45 2.3. Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2017-2018 45 2.3.1 Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty 45 2.3.2. Kết quả tổng khối lượng nhập và xuất hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2017 và 2018 48 2.3.3. Phân tích các ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động tiêu thụ tại Công ty Trườngcổ phần xăng dầu Thanh Đại Lương học Kinh tế Huế49 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU THANH LƯƠNG 59 3.1. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và định hướng phát triển của Công ty 59 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  10. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 3.1.1. Điểm mạnh 59 3.1.2. Điểm yếu 60 3.1.3. Cơ hội 60 3.1.4. Thách thức 60 3.1.5. Định hướng phát triển 61 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương 61 3.2.1. Nhóm giải pháp về tổ chức hoạt động tiêu thụ 61 3.2.1.1. Giải pháp về sản phẩm 61 3.2.1.2. Giải pháp về hoạt động phân phối: 62 3.2.1.3. Giải pháp về chính sách xúc tiến 63 3.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực 63 3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ sở vật chất kĩ thuật 64 PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 1. Kết luận 65 2. Hạn chế của đề tài 65 3. Kiến nghị 66 3.1. Đối với Công ty 66 3.2. Đối với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM
  11. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Với cơ chế này, các doanh nghiệp đã thực sự vận động để tồn tại và phát triển. Một trong những điều kiện quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là phải tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa. Bởi vì phải có tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa doanh nghiệp mới thu hồi được chi phí bỏ ra, thu được lợi nhuận để tái đầu tư và mở rộng kinh doanh. Khâu tiêu thụ sản phẩm còn giúp cho việc lưu thông hàng hóa được thuận lợi, nhằm cung cấp khối lượng sản phẩm, hàng hóa nhất định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội và có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể đứng vững và cạnh tranh trên thị trường đầy biến động như hiện nay. Đối với một doanh nghiệp sản xuất hay một doanh nghiệp thương mại, việc xác định thị trường sản phẩm là khâu vô cùng quan trọng, sự tồn tại của doanh nghiệp phụ thuộc vào việc hàng hoá của doanh nghiệp có bán được không hay nói cách khác là phụ thuộc vào công tác tiêu thụ sản phẩm. Cùng với nhịp độ phát triển kinh tế không ngừng, nhu cầu sử dụng năng lượng của con người tăng mạnh. Một trong những sản phẩm năng lượng thiết yếu đối với đời sống là xăng dầu. Xăng dầu là nhiên liệu cần thiết cho tất cả các loại phương tiện hiện đại giúp con người thuận tiện trong lưu thông, đi lại. Chúng cũng là nhiên liệu dùng cho máy móc trong sản xuất, gián tiếp tạo ra vật chất cho xã hội. Vì vậy xăng dầu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong đời sống dân sinh, sản xuất và thương mại. Hiện nay, trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu của nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng xuất hiện thêm nhiều nguồn cung ứng xăng dầu làm cho thị trường này sôi động hẳn lên và đang trong tình trạng cạnh tranh gay gắt. Nhận thấy được tầm quan trọng của việc tiêu thụ hàng hóa đối với sự tồn tại và Trườngphát triển của doanh nghiệp,Đạiđề tài tậphọc trung nghiên Kinh cứu hoạt động tiêutế thụ Huếsản phẩm xăng dầu tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Thanh Lương để tìm ra những ưu điểm, hạn chế trong kế hoạch kinh doanh của Công ty. Đồng thời đưa ra các kiến nghị góp phần làm cho các chiến lược kinh doanh của Công ty đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn, thu hút được khách hàng và tiêu thụ được nhiều hàng hóa. Xuất phát từ lý do đó em tiến hành SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 1
  12. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương.” 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài 2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất các giải pháp góp phần thu hút và giữ chân khách hàng từ đó nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty Cổ phần Xăng dầu Thanh Lương. 2.2. Mục tiêu cụ thể Thứ nhất, hệ thống hóa những kiến thức chung, những vấn đề lý luận thực tiễn về công tác tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. Thứ hai, phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty Cổ phần Xăng Dầu Thanh Lương. Thứ ba, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty Cổ phần Xăng Dầu Thanh Lương. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động tiêu thụ xăng dầu tại Công ty Cổ phần Xăng Dầu Thanh Lương. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 3.2.1 Về không gian Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Công ty Cổ phần Xăng Dầu Thanh Lương. Địa chỉ: 520 Lê Duẩn, phường Phú Thuận, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế. 3.2.2. Về thời gian Đề tài thu thập số liệu thứ cấp và các thông tin liên quan của Công ty trong giai đoạn từ năm 2016- 2018. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp TrườngĐọc, tham khảo, Đại tìm hiểu các họcgiáo trình do Kinhcác giảng viên biên tế soạn giảngHuế dạy, các tài liệu ở thư viện và trung tâm học liệu để có cơ sở cho đề tài nghiên cứu. Thu thập số liệu, các báo cáo hằng năm (năm 2016, 2017, 2018) và các thông tin về Công ty từ đó chọn lọc những tài liệu cần thiết phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 2
  13. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 4.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Đến trực tiếp tại đơn vị thực tập để quan sát quá trình làm việc, cách thức bán hàng, hỏi và trao đổi với những người liên quan về những thắc mắc, những thông tin khác cần thiết cho đề tài nghiên cứu tại Công ty. Tiến hành điều tra bằng cách phỏng vấn chủ doanh nghiệp, nhân viên của Công ty và khách hàng những vấn đề phục vụ cho bài nghiên cứu. 4.3. Phương pháp phân tích dữ liệu Phương pháp so sánh: So sánh số liệu năm sau so với năm trước để đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng như hoạt động bán hàng. Phương pháp thống kê mô tả: Từ những thông tin và số liệu thu thập được, tiến hành sắp xếp và tổng hợp một cách có hệ thống, trên cơ sở đối chiếu với lý thuyết để phân tích từ đó đưa ra đánh giá và nhận xét về quá trình tiêu thụ tại Công ty. 5. Kết cấu chuyên đề Nội dung đề tài bao gồm 3 phần: Phần I: Đặt vấn đề Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm và tiêu thụ sản phẩm Chương 2: Phân tích hoạt động tiêu thụ sản phẩm xăng dầu tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương Phần III: Kết luận Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 3
  14. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ VẤN ĐỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 1.1. Cơ sở lý luận về vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Tổng quan về vấn đề tiêu thụ 1.1.1.1 Khái niệm tiêu thụ Xét trên nhiều góc độ thì có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm tiêu thụ. Theo D’Orlando, F., Sanfilippo,E. (2010): “Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là thực hiện mục đích của sản xuất hàng hóa, là đưa sản phẩm từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng.” Theo Th.S Bùi Văn Chiêm (2012), Giáo trình quản trị thương mại, Trường Đại học Kinh tế Huế quan niệm về tiêu thụ trên 2 quan điểm, theo quản trị kinh doanh truyền thống quan niệm tiêu thụ là hoạt động đi sau sản xuất, chỉ được thực hiện khi đã sản xuất được sản phẩm. Và theo quan điểm hiện đại, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình thực hiện tổng thể các hoạt động có mối quan hệ lôgíc và chặt chẽ bởi một tập hợp các cá nhân, doanh nghiệp phụ thuộc lẫn nhau nhằm thực hiện quá trình chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì quan niệm về tiêu thụ sản phẩm cũng có những thay đổi để phù hợp với các nhân tố mới xuất hiện. Trong cơ chế cũ thì các doanh nghiệp chỉ quan niệm rằng mình“ bán những cái gì mà mình có“ tức là hoạt động tiêu thụ chỉ được thược hiện sau khi đã sản xuất hoàn thành sản phẩm. Ngày nay với sự phát triển của kinh tế thị trường thì doanh nghiệp không thể bán được“ cái mình có“ mà nó phải bán ra những sản phẩm mà thị trường cần, điều Trườngnày có nghĩa là hoạt đ ộĐạing tiêu thụ không học chỉ đơn thuKinhần là họa đồng đitế sau s ảnHuếxuất nữa mà một số nội dung của tiêu thụ còn đi trước hoạt động sản xuất. Trước khi sản xuất mặt hàng nào đó thì doanh nghiệp phải tiến hành công tác điều tra, nghiên cứu khả năng tiêu thụ của thị trường với sản phẩm đó, đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch, chiến lược sản xuấ kinh doanh. Kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh của SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 4
  15. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh doanh nghiệp có hiệu quả, khả thi hay không đều phụ thuộc vào tính đúng đắn, chính xác của việc điều tra nghiên cứu thị trường. Đây là điều kiện quan trọng để doanh nghiêp có thể thực hiện quá trình sản xuất và tái sản xuất có hiệu quả. Như vậy hoạt động tiêu thụ sản phẩm có vai trò rất quan trọng và nó quyết định hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị của hàng hoá, quá trình chuyển hoá hình thái giá trị của hàng hoá từ hàng sang tiền, sản phẩm được coi là tiêu thụ khi được khách hàng chấp nhận thanh toán tiền hàng. Lúc này, tiêu thụ đồng nghĩa với bán hàng. Tiêu thụ là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho người tiêu dùng có được giá trị sử dụng mà mình mong muốn và người sản xuất đạt được mục đích của mình trong kinh doanh. Theo Thư viện học liệu mở Việt Nam lại đưa ra khái niện tiêu thụ theo 2 khía cạnh: - Theo nghĩa hẹp, tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của sản phẩm từ hàng sang tiền. Nói cách khác, tiêu thụ sản phẩm là hoạt động trong đó doanh nghiệp bán các sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra cho khách hàng để thu hồi vốn và có lợi nhuận. - Theo nghĩa rộng, tiêu thụ sản phẩm là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động, bắt đầu từ hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết kế sản phẩm cho đến khi sản phẩm được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng và cả các dịch vụ sau bán. 1.1.1.2. Vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hóa Có thể nói tiêu thụ sản phẩm là khâu cuối cùng và cũng là khâu hết sức quan trọng quyết định đến kết quả sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Nếu quá trình đầu tư và sản xuất diễn ra trôi chảy nhưng việc tung sản phẩm ra thị trường bán không đúng lúc , sản phẩm đưa ra không phù hợp với nhu cầu thì doanh nghiệp không thể thực hiện được giá trị sản phẩm, không thu hồi được vốn, không bù đắp được chi phí và tất nhiên không có lợi nhuận. Như vậy có thể nói, mấu chốt trong hoạt động sản Trườngxuất kinh doanh của doanĐạih nghiệp làhọc sản xuất ra cáiKinh gì, sản xuất nh ưtế thế nào Huếđều phải phụ thuộc vào vấn đề có tiêu thụ được sản phẩm hay không ? Qua đó có thể khẳng định tiêu thụ có vai trò rất quan trọng hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Thư viện học liệu mở Việt Nam chỉ ra vai trò của hoạt động tiêu thụ hàng hóa tác động 2 đối tượng. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 5
  16. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Trong phạm vi doanh nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu lớn của doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. - Mỗi khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ nghĩa là người tiêu dùng đã chấp nhận sự có mặt của nó trên thị trường để thoả mãn cho nhu cầu nào đó. Hoạt động tiêu thụ đạt kết quả tốt cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang chiếm một chỗ đứng trên thị trường, có vị thế tương đối so với đối thủ cạnh tranh. Kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm là tấm gương phản chiếu kết quả của sản xuất hoạt động kinh doanh: lỗ hay lãi mức lãi bao nhiêu, sản phẩm của doanh nghiệp còn có những phần hạn chế nào cần hoàn thiện thông qua hoạt động tiêu thụ sản phẩm, những điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp được bộc lộ và do vậy doanh nghiệp có thể xác định đúng đắn phương hướng và bước đi của mình ở chu kỳ kinh doanh tiếp theo. - Hoạt động tiêu thụ có vai trò làm trung gian cầu nối giữa người sản xuất của các doanh nghiệp với các đối tượng khách hàng khác nhau. Qua đó doanh nghiệp nắm được những yêu cầu của khách hàng, phản ứng từ phía khách hàng đối với sản phẩm hàng hoá dịch vụ cung cấp bởi doanh nghiệp. - Hoạt động tiêu thụ góp phần làm tăng tài sản vô hình của các doanh nghiệp, thể hiện khả năng cạnh tranh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường – tăng uy tín của doanh nghiệp nhờ tăng niềm tin đích thực của người tiêu dùng vào sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra. Chẳng hạn sự hài lòng của khách hàng về phương thức bán, mạng lưới bán, thái độ bán hàng, và đặc biệt là chất lượng kiểu dáng sản phẩm tốt, phù hợp. Người mua hay người tiêu dùng sẽ có thiện cảm hay không hài lòng với doanh nghiệp thông qua mua và tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Trong điều kiện thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay tài sản vô hình là cái sẽ tạo nên nền tảng vững chắc cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Xét trên phương diện xã hội: Trường- Tiêu thụ sản phẩmĐại có vai tròhọc luân chuyển Kinh hàng hoá trong tế quá tr ìnhHuế tái sản xuất, cân đối cung - cầu trên thị trường vì nền kinh tế quốc dân là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ nghĩa là sản xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ bình ổn xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 6
  17. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh - Thông qua tiêu thụ sản phẩm có thể dự toán được nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Tóm lại: Để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm được tổ chức tốt . Tiến bộ khoa học- công nghệ hiện đại giúp cho các doanh nghiệp hiện nay có điều kiện mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mặt khác phải đối mặt với bão táp cạnh tranh. Tuy nhiên, những yếu tố kém mang tính chủ qua mới là những cản trở lớn nhất đối với các doanh nghiệp trên con đường đi tới. Điều này đặt ra cho mỗi doanh nghiệp, muốn đẩy nhanh hoạt động tiêu thụ sản phẩm các biện pháp cần phải được áp dụng hợp lý đồng bộ với chi phí kinh doanh ở mức thấp nhất. 1.1.1.3. Ý nghĩa của hoạt động tiêu thụ hàng hóa Theo Đặng Đình Đào, NXB Thống kê năm 2002, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là giai đoạn tiếp theo của quá trình sản xuất- thực hiện chức năng đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu dùng nhằm thực hiện giá trị hàng hóa của một doanh nghiệp. Như vậy có thể nói hoạt động tiêu thụ hàng hóa có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Đối với nền kinh tế quốc dân - Tiêu thụ sản phẩm thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển - Tiêu thụ sản phẩm giúp thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân - Tiêu thụ sản phẩm đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế quốc dân Đối với doanh nghiệp - Tiêu thụ sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi vốn và có lợi nhuận để tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng - Kết quả và hiệu quả của tiêu thụ sản phẩm tạo áp lực để doanh nghiệp thỏa mãn nhu cầu của khách hàng này càng tốt hơn Trường- Tiêu thụ sản phẩmĐại giúp doanh học nghiệp mở rộngKinh thị trường ki nhtế doanh Huế - Tiêu thụ sản phẩm định hướng cho doanh nghiệp xây dựng kế hoạch phát triển kinh doanh phù hợp với những biến động của thị trường SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 7
  18. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 1.1.1.4. Nội dung của hoạt động tiêu thụ hàng hóa Tuỳ theo quy mô đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của sản xuất, kinh doanh và tầm quan trọng của hoạt động tiêu thụ mà các doanh nghiệp tổ chức các hoạt động tiêu thụ sản phẩm khác nhau. Theo quan điểm kinh doanh hiện đại, trích từ Th.S Bùi Văn Chiêm (2012), Giáo trình quản trị thương mại, Trường Đại học Kinh tế Huế chỉ ra rằng quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm bao gồm những nội dung chủ yếu sau: - Nghiên cứu thị trường. - Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm - Chuẩn bị sản phẩm để xuất bán - Tổ chức kênh phân phối sản phẩm - Tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại - Tổ chức hoạt động bán hàng - Thực hiện các dịch vụ sau bán TrườngSơ đồ 1. 1:Đại Mô hình tiêuhọc thụ sản phẩm Kinh của doanh nghiệp tế Huế (Nguồn: ThS. Bùi Văn Chiêm (2012),giáo trình Quản trị thương mại) SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 8
  19. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Nghiên cứu thị trường Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường nhằm trả lời các câu hỏi: Sản xuất sản phẩm gì? Sản xuất như thế nào? Sản phẩm bán cho ai? Khi nghiên cứu thị trường sản phẩm, doanh nghiệp phải giải đáp được các vấn đề sau: - Đâu là thị trường triển vọng đối với sản phẩm của doanh nghiệp? - Khả năng tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường đó ra sao? - Doanh nghiệp cần xử lý những biện pháp gì có liên quan và có thể sử dụng những biện pháp nào để tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ? - Những mặt hàng nào, thị trường nào có khả năng tiêu thụ với khối lượng phù hợp với năng lực và đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp? - Với mức giá nào thì khả năng chấp nhận của thị trường là lớn nhất trong từng thời kỳ. - Yêu cầu chủ yếu của thị trường về mẫu mã, bao gói, phương thức thanh toán - Tổ chức mạng lưới tiêu thụ và phương thức phân phối sản phẩm. Trên cơ sở điều tra nghiên cứu nhu cầu thị trường, doanh nghiệp tiến hành lựa chọn sản phẩm thích ứng với nhu cầu thị trường. Đây là nội dung quan trọng quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm Bằng hệ thống các chỉ tiêu, kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải phản ánh được các nội dung cơ bản như: khối lượng tiêu thụ sản phẩm về hiện vật và giá trị có phân theo hình thức tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường tiêu thụ, giá cả tiêu thụ Các chỉ tiêu kế hoạch tiêu thụ có thể tính theo hiện vật và giá trị, chỉ tiêu tương đối và tuyệt đối. Trong xây dựng kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp như phương pháp cân đối, phương pháp tỷ lệ cố định Trong đó, phương Trườngpháp cân đối là phương Đại pháp chủ y ếu.học Kinh tế Huế Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán Chuẩn bị hàng hoá để xuất bán cho khách hàng là hoạt động tiếp tục quá trình sản xuất kinh doanh trong khâu lưu thông. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 9
  20. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Muốn cho quá trình lưu thông hàng hoá được liên tục, không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các nghiệp vụ sản xuất ở kho như: tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói, sắp xếp hàng hoá ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất bán cho khách hàng. Lựa chọn các hình thức tiêu thụ sản phẩm Để hoạt động tiêu thụ có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một cách hợp lý trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng cuối cùng, tiêu thụ sản phẩm có thể được thực hiện qua kênh trực tiếp hay kênh gián tiếp. - Kênh tiêu thụ trực tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán thẳng sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng, không qua một khâu trung gian nào. - Kênh tiêu thụ gián tiếp: là hình thức doanh nghiệp xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay ít của người trung gian trong quá trình tiêu thụ sẽ làm cho kênh tiêu thụ gián tiếp dài hay ngắn khác nhau. Tổ chức hoạt động xúc tiến, yểm trợ cho công tác bán hàng Hoạt động xúc tiến và yểm trợ bán hàng là toàn bộ hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng như quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội chợ triễn lãm Thực hiện các kỹ thuật nghiệp vụ bán hàng Bán hàng là một trong những khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh. Hoạt động bán hàng là hoạt động mang tính nghệ thuật, tác động tâm lý người mua nhằm đạt mục tiêu bán được hàng. Để bán được nhiều hàng, các doanh nghiệp phải đáp ứng các yêu cầu của khách hàng như chất lượng, mẫu mã, giá cả và biết lựa chọn các hình thức Trườngbán hàng phù hợp như bánĐại hàng trực tihọcếp, bán buôn, Kinh bán lẻ, bán thanh tếtoán ngay Huế Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm Kết quả của việc phân tích, đánh giá quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ là căn cứ để doanh nghiệp có biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và hoàn thiện quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên mọi phương diện. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải làm rõ SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 10
  21. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh được những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện kế hoạch tiêu thụ. Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm duy trì và củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp nó bao gồm các hoạt động chính sau: lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành cung cấp các dịch vụ thay thế phụ tùng, sửa chữa, cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên với khách hàng để thu nhập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng. 1.1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Theo thư viện học liệu mở Việt Nam (VOER) các nhân tố ảnh hưởng đến khâu tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp gồm các yếu tố sau: Các nhân tố bên trong doanh nghiệp Giá cả hàng hóa Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố chủ yếu tác động tới hoạt động tiêu thụ – Giá cả hàng hóa có thể kích thích hay hạn chế cung cầu trên thị trường và do đó ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ thu hút được khách hàng đảm bảo khả năng tiêu thụ thu được lợi nhuận cao nhất hay tránh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Tuỳ từng môi trường, từng đoạn thị trường mà các doanh nghiệp nên đặt giá cao hay thấp để có thể thu hút được nhiều khách hàng, và do đó sẽ bán được nhiều hàng hóa, tăng doanh số bán hàng cho doanh nghiệp mình. Hơn nữa giá cả phải được điều chỉnh linh hoạt trong từng giai đoạn kinh doanh, từng thời kỳ phát triển hay chu kỳ kinh doanh để nhằm thu hút khách hàng và kích thích sự tiêu dùng của họ, làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Giá cả ảnh hưởng mạnh tới hoạt động tiêu thụ do vậy nó cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh nhất là trong đIều kiện thu nhập của người dân còn thấp. Tuy nhiên trong cạnh tranh nếu lạm dụng vũ khí gía cả nhiều trường hợp “ gậy Trườngông sẽ đập lưng ông” khôngĐại những khônghọc thúc đẩyKinhđược tiêu thụ màtế còn bịHuế thiệt hại. Do đó phải hết sức thận trọng trong việc cạnh tranh bằng giá, việc định hướng, xây dựng kế hoạch đúng đắn về giá cả là một điều kiện quan trọng cho việc tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của các doanh nghiệp hiện nay. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 11
  22. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Chất lượng sản phẩm hàng hóa Khi nói đến chất lượng sản phẩm hàng hóa là nói đến những đặc tính nội tại của sản phẩm được xác định bằng những thông số có thể đo được hoặc so sánh được phù hợp với điều kiện hiện tại và thoả mãn được những nhu cầu hiện tại nhất định của xã hội. Người tiêu dùng khi mua hàng trước hết nghĩ tới khả năng hàng hóa thoả mãn nhu cầu của họ, tới chất lượng mà nó có. Trong điều kiện hiện tại chất lượng là yếu tố quan trọng bậc nhất mà các doanh nghiệp lớn thường sử dụng trong cạnh tranh vì nó đem lại khả năng “chiến thắng vững chắc”. Đây cũng là con đường mà doanh nghiệp thu hút khách hàng và tạo dựng, giữ gìn chữ tín tốt nhất. Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào được chào bán trên thị trường đều chứa đựng một giá trị sử dụng nhất định, các sản phẩm đồng loại nhưng được sản xuất từ các doanh nghiệp khác nhau sẽ có chất lượng khác nhau và sản phẩm của doanh nghiệp nào có chất lượng cao hơn sẽ thu hút được nhiều khách hàng về mình. Khi khách hàng biết đến chất lượng sản phảm hàng hóa của doanh nghiệp và tin vào chất lượng thì họ sẽ mua hàng của doanh nghiệp. Điều đó cho thấy doanh nghiệp không chỉ bán được hàng duy trì được thị trường truyền thống mà còn mở rộng được thị trường mới, củng cố thêm vị trí của doanh nghiệp trên thị trường. Mục tiêu cao nhất của doanh nghiệp là mục tiêu lợi nhuận nhưng để đạt được lợi nhuận thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa và thu tiền về tức là được khách hàng chấp nhận. Muốn vậy ngoài yếu tố giá cả doanh nghiệp phải chú trọng tới yếu tố chất lượng, chính chất lượng sản phẩm có thể tạo nên vị thế cững chắc của sản phẩm trên thị trường. Đồng thời chất lượng sẽ thu hút khách hàng lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Cơ cấu mặt hàng Cơ cấu mặt hàng có ảnh hưởng tới tốc độ tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp Trườngbởi vì nhu cầu tiêu dùng Đại trên thị rất đahọc dạng, phong Kinh phú, như vậy đểtếđáp ứng Huế nhu cầu hơn nữa và tăng tốc độ tiêu thụ của đoanh nghiệp cần có cơ cấu mặt hàng hợp lí, đủ chủng loại. Hơn nữa, một cơ cấu mặt hàng hợp lí sẽ dễ dàng đáp ứng sự thay đổi nhanh của nhu cầu thị trường và giảm rủi ro cho doanh nghiệp. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 12
  23. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Các biện pháp quảng cáo Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay quảng cáo đóng vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm hàng hóa. Quảng cáo nhằm giới thiệu sản phẩm tới người tiêu dùng và kích thích nhu cầu của họ. Do quảng cáo là rất tốn kém vì thế để đảm bảo quảng cáo có hiệu quả cần thuê công ty quảng cáo để soạn thảo chương trình quảng cáo, thuê chuyên gia phân tích, kích thích tiêu thụ để xây dựng các chương trình quảng cáo, khuyến mãi để tạo hình ảnh của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp có thể quảng cáo trên báo chí, truyền hình, truyền thanh dùng thư chào hàng .v.v để quảng cáo sản phẩm của mình cho phù hợp nhất. Thực tế cho thấy có nhiều doanh nghiệp nhờ quảng cáo tốt đã tăng nhanh doanh số bán và có những doanh nghiệp chi rất nhiều tiền cho quảng cáo nhưng nội dung quảng cáo không hợp lí dẫn đến tình trạng người tiêu dùng không những không mua sản phẩm mà họ còn phản đối quyết liệt. Vì vậy khi xây dựng chương trình quảng cáo doanh nghiệp phải hết sức thận trọng để hoạt động quảng cáo thúc đẩy nhanh mức tiêu thụ của doanh nghiệp. Mạng kênh phân phối và dịch vụ sau bán hàng Tổ chức tốt kênh phân phối và dịch vụ sau bán sẽ làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cuả các doanh nghiệp, kênh phân phối bao gồm mạng lưới bán buôn, bán lẻ, đại lý được tổ chức một cách hợp lý khoa học sẽ chiếm lĩnh được không gian thị trường, tạo điều kiện thuận cho người tiêu dùng và kích thích hơn nữa nhu cầu của họ. Doanh nghiệp thường sử dụng ba loại kênh tiêu thụ sau: Kênh cực ngắn: đây là kênh phân phối trực tiếp giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng không qua trung gian, doanh nghiệp tự tổ chức tiêu thụ qua các cửa hàng bán lẻ của mình. Kênh ngắn: là kênh trong đó doanh nghiệp sử dụng một người trung gian là người bán lẻ. TrườngKênh dài: là kênh Đại có từ hai ng họcười trung gian Kinh trở nên trong phân tế phối. Huế Thiết lập mạng lưới kênh tiêu thụ cần căn cứ vào chiến lược tiêu thụ mà doanh nghiệp đang theo đuổi, vào nguồn lực của doanh nghiệp, vào đặc tính của khách hàng, thói quen tiêu dùng và các kênh của đối thủ cạnh tranh. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 13
  24. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Để làm tốt việc phân phối doanh nghiệp cần đảm bảo văn minh lịch sự, đúng hẹn trong giao dịch, tạo mọi điều kiện có lợi nhất cho khách hàng tới mua hàng, hơn nữa phải linh hoạt mềm dẻo trong phương thức thanh toán, giao nhận hàng hóa đảm bảo hai bên cùng có lợi tránh tình trạng gây khó khăn cho khách hàng. Ngoài ra những dịch vụ sau bán hàng cũng góp phần đảm bảo cho khách hàng khi mua sắm hàng hóa, làm cho khách hàng có niềm tin và yên tâm hơn khi quyết định tiêu dùng sảncủa doanh nghiệp và do vậy hàng hóa bán sẽ ổn định và nhiều hơn làm tăng việc tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp Các yếu tố kinh tế Thu nhập bình quân đầu người (GNP): Tác động lớn tới nhu cầu tiêu dùng, GNP càng tăng cao sẽ kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu.v.v Làm cho tốc độ tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp tăng lên. Yêú tố lạm phát cũng ảnh hưởng: Lạm phát tăng làm tăng giá cả của yếu tố đầu vào, làm tăng giá bán hạn chế mức tiêu thụ. Lãi suất cho vay của ngân hàng: Lãi suất cho vay tăng làm chi phí kinh doanh tăng dẫn đến giá bán tăng và tiêu thụ giảm. Chính sách thuế: Thuế tăng làm giá thành hàng hóa tăng, tiêu thụ giảm. Các yếu tố văn hoá xã hội Yếu tố văn hoá xã hội là yếu tố mà bất kỳ doanh nghiệp nào khi thâm nhập vào thị trường đều phải nghiên cứu. Trong đó yếu tố văn hoá đầu tiên cần quan tâm là văn hoá tiêu dùng của khách hàng vì đây là yếu tố quyết định đến việc mua hàng và lợi ích khi tiêu dùng hàng hoá của khách hàng. Tại các địa phương khác nhau văn hoá tiêu dùng cũng rất khác nhau. Sau khi nghiên cứu văn hoá tiêu dùng sẽ gợi ý cho doanh nghiệp nên kinh doanh mặt hàng gì, ở thị trường nào? TrườngBên cạnh việc nghiênĐại cứu về họcvăn hoá tiêu dùng,Kinh doanh nghi ệptế cũng Huếkhông thể bỏ qua quy mô dân số của thị trường, độ tuổi, cơ cấu gia đình, các tổ chức xã hội, thu nhập của dân cư, các yếu tố này giúp cho doanh nghiệp phân chia thị trường thành các đoạn và chọn ra những đoạn phù hợp nhất để khai thác và thu lợi nhuận. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 14
  25. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Môi trường chính trị, pháp luật Yếu tố chính trị, pháp luật có tác động rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Môi trường chính trị trong nước và nước ngoài ổn định là điều kiện thuận lợi để cho doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh. Yếu tố luật pháp cũng chi phối nhiều đến khả năng mở rộng thị trường của các doanh nghiệp. Trong khi tham gia vào hoạt động thương mại trong nước và quốc tế, các nhà doanh nghiệp cần lưu ý đến: + Các quy định và luật pháp của Việt Nam về hoạt động xuất nhập khẩu như thuế, thủ tục hải quan, quy định về mặt hàng xuất khẩu, quản lý ngoại tệ. + Các hiệp ước và hiệp định thương mại mà Việt Nam tham gia. + Quy định về xuất nhập khẩu của các nước mà Việt Nam có quan hệ làm ăn. + Các vấn đề pháp lý và tập quán quốc tế liên quan đến mua bán hàng hoá quốc tế như Incoterm 2000, luật bảo hiểm quốc tế, vận tải quốc tế, Các nhân tố tự nhiên: Các nhân tố này cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: + Thời tiết : Yếu tố thời tiết có ảnh hưởng nhiều đến phát triển ngành, đặc biệt là đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ. + Khoảng cách địa lý giữa doanh nghiệp và bạn hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận tải, thời gian thực hiện hợp đồng, thời điểm ký kết hợp đồng và do vậy nó cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nguồn cung ứng, mặt hàng được mua, khối lượng xuất khẩu trong từng chuyến. Các yếu tố cơ sở hạ tầng và công nghệ Các yếu tố cơ sở hạ tầng và công nghệ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như hệ thống giao thông vận tải ảnh hưởng đến khâu vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, quyết định không nhỏ về thời gian giao, nhận hàng hóa của doanh nghiệp, là một trong những mối quan tâm hàng Trườngđầu của các doanh nghiệp. Đại học Kinh tế Huế Số lượng các đối thủ cạnh tranh Kinh doanh trên thi trường là sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau. Tốc độ tiêu thụ hàng hóa một phần phụ thuộc vào quy mô, số lượng đối thủ cạnh tranh. Nhân tố này có ảnh hưởng trực tiếp tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 15
  26. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh doanh nghiệp. Ngoài ra tốc độ tiêu thụ còn phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ thị phần của doanh nghiểp trên thị trường. Thị hiếu của người tiêu dùng Sản phẩm sản xuất ra phải phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, có như vậy mới thoả mãn được nhu cầu của khách hàng mới mong tăng tốc độ tiêu thụ. Đây cũng là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới lượng cầu trên thị trường. Người tiêu dùng sẽ mua nhiều hơn nếu hàng hóa hợp với thị hiếu và thiết yếu đối với họ. 1.1.2. Các nghiên cứu liên quan Tiêu thụ sản phẩm là một khâu vô cùng quan trọng trong quá trình kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Vì vậy nghiên cứu về việc tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm không còn là một điều gì mới mẻ, tuy nhiên nó vẫn là một vấn đề rất thời sự thu hút đông đảo giới khoa học quan tâm nghiên cứu bởi lẽ thế giới luôn chuyển động và cạnh tranh là ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp. Những lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm được nghiên cứu cũng đã được áp dụng trong thực tiễn công tác quản trị và hoạch định chiến lược cũng như marketing, bán hàng tại rất nhiều doanh nghiệp nhất là trong điều kiện biến động không ngừng của môi trường kinh doanh. Đã có rất nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp quan tâm, tìm hiểu và có các biện pháp để nâng cao hoạt động tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Các kết quả nghiên cứu này đã khẳng định được tầm quan trọng của việc nghiên cứu và phát triển thị trường tiêu thụ là thực sự cần thiết cho sự tồn tại của các doanh nghiệp trong nền kinh tế hiện nay. 1.1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan Theo Luận văn Thạc sĩ của Ngô Trọng Nghĩa (2019) thuộc chuyên ngành Quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Huế với đề tài: “ Nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm của Công ty Ajinomoto Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” đã đưa ra một số giải pháp để tăng năng suất tiêu thụ cho Công ty như nhóm giải pháp về sản Trườngphẩm, nhóm giải pháp Đại về hoạt động học phân phối, Kinh nhóm giải pháp vềtế chính Huế sách xúc tiến, Việc tác giả chỉ ra nhóm các biện pháp này đều dựa trên cơ sở kết quả điều tra lấy ý kiến của khách hàng lẫn đại lý phân phối. Đề tài khóa luận của Lê Thị Thảo Nguyên (2019) (K49- Khoa Quản trị kinh doanh), trường Đại học Kinh tế Huế nghiên cứu: “ Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 16
  27. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh thụ sản phẩm của công ty cổ phần gạch Tuynel số 1 Thừa Thiên Huế ” lại nhìn nhận vấn đề tiêu thụ đến đối tượng nhỏ là mặt hàng gạch, qua nghiên cứu đề tài cũng đã đưa ra một số biện pháp để nâng cao năng suất tiêu thụ cho công ty phải dựa trên việc nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty và nâng cao việc đào tạo, bồi dưỡng nhân viên bán hàng, nghiên cứu và định vị thị trường mục tiêu trong thời gian tới, xây dựng và phát triển thương hiệu cho công ty, Vấn đề tiêu thụ sản phẩm không chỉ được quan tâm đối với sản phẩm công nghiệp mà còn đối với sản phẩm nông nghiệp. Đề tài: “ Thực trạng và giải pháp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm rau sản xuất theo quy trình VietGap trên địa bàn tỉnh Hòa Bình” của 2 tác giả Nguyến Anh Minh và Nguyễn Tuấn Sơn (2017), Học viện nông nghiệp Việt Nam, đã đề xuất một số giải pháp để nâng cao năng suất tiêu thụ mặt hàng rau sạch. Theo đó, 2 tác giả đã tập trung vào các giải pháp về quy hoạch và tổ chức sản xuất, giải pháp về tổ chức thị trường và xúc tiến thương mại, tăng cường liên kết giữa các bên (gồm Nhà nước, nhà sản xuất- nông dân, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp) trong khâu tiêu thụ hàng hóa. 1.1.2.2. Đề xuất mô hình nghiên cứu Qua quá trình nghiên cứu, thu thập tài liệu, kết hợp với thu thập từ ý kiến của các anh chị nhân viên đang làm việc tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương, tiếp nhận những kết quả từ những nghiên cứu trước đó, đồng thời áp dụng vào thực tiễn quá trình thực tập của mình, tôi xin đề xuất hướng nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nâng cao hoạt động tiêu thụ xăng dầu tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương” bằng cách phân tích hoạt động tiêu thụ của công ty qua các tiêu chí: Chính sách giá cả, chính sách sản phẩm, hệ thống phân phối, chính sách xúc tiến và đối thủ cạnh tranh của Công ty để từ đó làm tìm ra những mặt hạn chế của Doanh nghiệp trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm và đưa ra các giải pháp khắc phục các yếu điểm đó. 1.2. Cơ sở thực tiễn Trường1.2.1. Đặc điểm về thị trĐạiường xăng dhọcầu trên thế giớiKinh tế Huế Theo thư viện học liệu mở Việt Nam, thị trường dầu mỏ thế giới là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán về dầu mỏ giữa các quốc gia trên khắp thế giới. Vì vậy nó có những đặc điểm chung song cũng có những điểm hết sức khác biệt so với các thị trường khác. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 17
  28. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh - Thứ nhất, thị trường xăng dầu thế giới là một thị trường lớn do nhu cầu phong phú, đa dạng về dầu mỏ của các quốc gia trên khắp thế giới. Trong khi mà các nguồn tài nguyên không thể tái sinh ngày càng cạn kiệt và những nguồn năng lượng khác chưa thể thay thế được vai trò chiến lược của dầu mỏ thì nhu cầu về dầu mỏ vẫn ngày một tăng với một số lượng lớn các giao dịch mua bán dầu mỏ giữa các quốc gia, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên thế giới. - Thứ hai, thị trường dầu mỏ còn hết sức nhạy cảm với những biến động về kinh tế, chính trị trên toàn cầu từ đó dẫn đến những biến động trên chính thị trường dầu mỏ. Chỉ cần xảy ra một sự bất ổn định về mặt chính trị của một trong những quốc gia xuất khẩu dầu như là sự căng thẳng về chính trị tại Nigieria hay các hoạt động phá hoại của lực lượng chống đối tại Iraq, sự bất ổn các nguồn cung từ Nga (vụ Yukos) cũng có thể làm chao đảo thị trường dầu mỏ ví dụ là sự tăng giá dầu đến mức kỷ lục vào tháng 10/2004. - Thứ ba, thị trường dầu mỏ thế giới chịu sự chi phối rất lớn của tổ chức OPEC. Các quyết định, chính sách của OPEC về cung cầu dầu mỏ cũng như giá dầu đều có tác động rất lớn đến thị trường dầu mỏ thế giới. Chẳng hạn như khi OPEC ra quyết định cắt giảm sản lượng vào tháng 4/2004, ngay lập tức thị trường đã có những phản ứng và biến động khác nhau trước quyết định này. Trên các thị trường kỳ hạn, giá dầu có xu hướng giảm nhẹ ngay sau khi OPEC cắt giảm sản lượng do các nhà giao dịch bán ồ ạt các hợp đồng kỳ hạn để kiếm lợi. Biểu đồ 1.1: Sản lượng dầu mỏ các nhóm nước trong và ngoài OPEC(2001-2025) Trường Đại(Nguồn: họcBùi Thanh Huy Kinhền (2007), Chuyên tế đề năng Huế lượng) Dựa trên thống kê của công ty dầu khí BP (London, Anh) về năng lượng thế giới tại thời điểm tháng 6/2018, trang 24/7 Wall St đã đưa ra danh sách những quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn nhất thế giới. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 18
  29. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 1.1: Danh sách 5 nước có trữ lượng dầu lớn nhất thế giới Quốc gia Trữ lượng dầu mỏ (tỷ thùng) % So với thế giới 1 Venezuela 303,2 17,9% 2 Ả Rập Xê Út 266,2 15,7% 3 Canada 168,9 10% 4 Iran >150 9,3% 5 Iraq 148,8 8,8% (Nguồn: ar498951.html) Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (2019) cũng đã đưa ra nhóm 10 quốc gia hàng đầu về khai thác dầu khí gồm: Bảng 1.2: Nhóm 10 quốc gia hàng đầu về khai thác dầu khí Quốc gia Số lượng khai thác (thùng/ngày) 1. Mỹ 12.000.000 2. Nga 11.200.000 3. Ả-rập Xê-út 11.113.71. 4. Iraq 4.451.516 5. Iran 3.990.956 6. Trung Quốc 3.980650 7. Canada 3.662.694 8. Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất 3.110.607 9. Kuwait 2.923.825 10. Brazil 2.515.459 (Nguồn: Trung tâm Đào tạo và Thông tin Dầu khí (CPTI)) Theo Th.S Đoàn Tiến Quyết (Viện dầu khí Việt Nam), hiện nay nhu cầu về xăng Trườngdầu của các nước trên thĐạiế giới tăng trưhọcởng chậm lạKinhi, đặc biệt là tại Trungtế Qu Huếốc do ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khi mà Tổng thống Mỹ Donald Trump tiến hành áp thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng xuất xứ từ Trung Quốc (từ ngày 24/9/2018) trị giá 200 tỷ USD. Theo đó, tổng nhu cầu dầu thô thế giới trong năm 2018 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 19
  30. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh đạt mức tiêu thụ trung bình 99 triệu thùng/ngày, trong đó châu Á - Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực chiếm mức tăng trưởng nhu cầu dầu thô lớn nhất thế giới. Biểu đồ 1.2: Thống kê tiêu thụ dầu thô thế giới theo các khu vực địa lý trong năm 2018 (Nguồn: EMC tổng hợp, 2018) 1.2.2. Đặc điểm về thị trường xăng dầu ở Việt Nam Mặc dù Việt Nam là một đất nước có trữ lượng dầu mỏ tương đối lớn song khai thác xuất thô là chủ yếu, bên cạnh đó công nghệ chế biến của nước ta còn lạc hậu do đó nhu cầu sử dụng xăng dầu để tiêu thụ trong nước phải nhập từ nước ngoài. Tuy nhiên thị trường thế giới luôn mất ổn định do các cuộc chiến tranh vũ trang sắc tộc, tôn giáo như các cuộc chiến tranh của Iran, Iraq đã làm cho giá nhập khẩu xăng dầu luôn biến động. Thị trường xăng dầu Việt Nam chịu áp lực bởi cam kết quốc tế và của các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã cam kết. Tính đến thời điểm hiện nay mức tiêu thụ xăng dầu vào khoảng 16 triệu m3 tấn, sản xuất trong nước đáp ứng khoảng 40%, còn lại 60% phải nhập khẩu. TrườngMột hãng chuyên Đạivề phân tíchọch năng lượng KinhWood Mackenzie tếđã d ựHuếbáo mức tiêu thụ xăng dầu năm 2020 tại Việt Nam sẽ đạt 22,4 triệu tấn và năm 2025 sẽ đạt 29,9 triệu tấn. Tính ra mức tăng trưởng kép hàng năm trong 10 năm tới sẽ đạt 4,9%. Hiện nay, mức tiêu thụ xăng dầu trên đầu người tại Việt Nam là 0,21 lít/ngày, chỉ bằng 67% mức tiêu thụ của các nước láng giềng như Thái Lan và Indonesia, và SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 20
  31. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh chưa đến 20% mức tiêu thụ của Malaysia. Vì vậy, tiêu thụ xăng dầu còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Hiện giá xăng dầu Việt Nam thấp hơn bình quân 11% so với mức trung bình các nước ASEAN. Biểu đồ 1.3: Mức tiêu thụ xăng dầu bình quân đầu người một số nước ASEAN (Nguồn: Theo số liệu Globalpetrolprices tháng 8/2016) Mặc dù hiện nay nghị định 08/2018-NĐ-CP đã gỡ bỏ đáng kể những rào cản lớn đối với các doanh nghiệp muốn tham gia thị trường phân phối xăng dầu như bỏ quy hoạch phát triển hệ thống kinh doanh xăng dầu, bỏ điều kiện sản xuất xăng dầu Tuy nhiên, đến nay, thực tế thị trường phân phối xăng dầu vẫn chỉ là sự hiện diện của số ít “ông lớn” như Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (PLX), TCT Dầu Việt Nam (OIL), Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 1.4: Thị phần phân phối xăng dầu tại Việt Nam (Nguồn: Cổng thông tin điện tử- Công ty cổ phần chứng khoán SSI) SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 21
  32. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 1.2.3. Đặc điểm về thị trường xăng dầu Tỉnh Thừa Thiên Huế Thừa Thiên – Huế là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Trung Trung Bộ, Việt Nam, địa bàn khá nhỏ song dân cư tập trung đông đúc, phân tán không đồng đều, phần lớn đời sống dân cư còn khá thấp, thu nhập bình quân đầu người một tháng: 3.136,4 nghìn đồng, GDP bình quân đầu người năm 2019 là 1.865 USD/năm, thấp hơn trung bình GDP của cả nước (2.565 USD), theo thống kê của cổng thông tin điện tử Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP)% là 7.15% Số lượng các phương tiện sử dụng xăng dầu trên địa bàn tỉnh ước tính đến năm 2020, toàn tỉnh có khoảng 700 xe taxi với 14 doanh nghiệp, ngoài ra còn có hàng ngàn xe máy và xe ô tô các loại. - Nhiên liệu thay thế xăng dầu: Hiện nay, ở Việt Nam nói chung và trên địa bàn Thừa Thiên Huế nói riêng chưa thực sự có nhiên liệu thay thế cho xăng dầu, đây là lợi thế lớn cho tất cả các cửa hàng xăng dầu không chỉ riêng Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương. Giao thông đi lại khá thuận tiện, toàn tỉnh có hơn 2.500 km đường bộ, Quốc lộ 1A chạy xuyên qua tỉnh từ Bắc xuống Nam cùng với các tuyến tỉnh lộ chạy song song và cắt ngang như tỉnh lộ 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8A, 8B, 10A, 10B, 10C, 11A, 11B, 15 và các tỉnh lộ khác. Ta có thể thấy hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có rất nhiều cửa hàng xăng dầu lớn nhỏ trải dài dọc theo các tuyến đường. Có thể kể đến một số Công ty kinh doanh xăng dầu trên địa bàn tỉnh như: Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế (Petrolimex Huế), chi nhánh Công ty cổ phần xăng dầu Ngô Đồng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 22
  33. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Hình 1.1: Một số các cửa hàng xăng dầu trên tỉnh Thừa Thiên Huế (Nguồn: Google Map) TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, đề tài chủ yếu trình bày các lý thuyết liên quan đến vấn đề tiêu thụ, làm rõ khái niệm, vai trò, ý nghĩa, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của một doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đề tài còn nêu lên các nghiên cứu liên quan để làm nổi bật lên vai trò của vấn đề tiêu thụ trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Dựa theo dó, tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất, chỉ ra hướng đi cho đề tài nghiên cứu. Kết hợp với liên hệ cơ Trườngsở thực tiễn về tình hình Đạixăng dầu trênhọcthế giới, tình Kinhhình kinh tế của tếViệt NamHuếvà đặc điểm thị trường xăng dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế làm tiền đề cho nội dung nghiên cứu ở các chương tiếp theo của đề tài. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 23
  34. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM XĂNG DẦU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU THANH LƯƠNG 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Xăng dầu Thanh Lương 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương trước đây là chi nhánh Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Thừa Thiên Huế được thành lập vào ngày 27/07/1999 Theo quyết định số 65 của Công ty Cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Đà Nẵng. Tên Công ty: Chi nhánh Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương Thừa Thiên Huế. Mã số thuế: 0400332955004 Địa chỉ: 51 Hoàng Diệu- Thành phố Huế- Tỉnh Thừa Thiên Huế. Chi nhánh chính thức đi vào hoạt động ngày 20/3/2000 với hệ thống thiết bị ban đầu do Công ty cổ phần thương mại và vận tải Petrolimex Đà Nẵng cấp cùng với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng. Đến ngày 06/04/2007 Công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương theo quy định tại nghị định số 55/2007/NĐ-CP được Sở Kế Hoạch và Đầu tư Tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh Số 31030002150 với vốn điều lệ 2,6 tỷ đồng. Tên Công ty: Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương. Mã số thuế: 3300482529 Địa chỉ: 520 Lê Duẩn- Thành phố Huế. Trường Đại học Kinh tế Huế Hình 2.1: Hình ảnh Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 24
  35. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Hình thành từ năm 1999 đến nay được 20 năm, đó không phải là một khoảng thời gian dài đối với một doanh nghiệp trẻ mới ra đời. Nhưng với sự linh hoạt, năng động của Ban Lãnh đạo, sự nhiệt tình của cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương đã không ngừng thay đổi và lớn mạnh về nhiều mặt. Công ty thành lập trong bối cảnh vừa thuận lợi cũng vừa có nhiều thách thức. Nhưng với tinh thần làm chủ tập thể vượt khó vươn lên, toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty đã cùng với ban lãnh đạo tìm tòi, khắc phục khó khăn, tạo cho mình một hướng đi đúng đắn đưa Công ty từng bước đi vào ổn định và kinh doanh ngày càng hiệu quả. 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 2.1.2.1. Chức năng của công ty Công ty thực hiện những chức năng chính sau: Thường xuyên giám sát, theo dõi nhu cầu, giá cả các loại xăng dầu chính, các sản phẩm hóa dầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tổ chức xây dựng và đề xuất chiến lược phát triển; kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm của Công ty. Tổ chức kinh doanh có hiệu quả các mặt hàng xăng dầu và sản phẩm hóa dầu, Gas hóa lỏng, thỏa mãn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng xã hội theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Nâng cấp, mở rộng mạng lưới các cửa hàng trực thuộc đơn vị để đáp ứng kịp thời nhu cầu xăng dầu của thị trường, từng bước xây dựng Công ty thành đơn vị vững mạnh, hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đã đề ra. Bảo toàn và phát triển nguồn vốn phục vụ tốt cho yêu cầu phát kinh tế - xã hội tại địa phương, hoàn thành tốt nghĩa vụ với ngân sách Nhà nước. 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Công ty thực hiện có những nhiệm vụ chính sau: Nhiệm vụ chính của Công ty là kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu. Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành phát triển các dịch vụ về bảo hiểm và thẻ phát hành nội địa. TrườngTổ chức hạch toán,Đại quản lý vàhọckinh doanh Kinh có lãi trên nguyên tế tắc bảHuếo toàn và phát triển vốn được giao, thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. Xây dựng quy hoạch, thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ bản và đổi mới cơ sở kỹ thuật, đồng thời mở rộng mạng lưới bán lẻ, phục vụ có hiệu quả cho công tác kinh doanh và thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu về xăng dầu cho xã hội. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 25
  36. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảo đảm an toàn sản xuất, hàng hóa, con người, bảo vệ môi sinh, môi trường. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong khu vực, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng. Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới để hoàn thiện và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng phù hợp nhu cầu phát triển của đơn vị. Quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật một cách hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả. Chăm lo, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần và điều kiện làm việc cho người lao động. Đào tạo, bồi dưỡng, xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên trưởng thành về mọi mặt, nhằm không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ kinh doanh và phát triển trong cơ chế mới. 2.1.3. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đại hội đồng Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc Phòng tổ chức Phòng kế Phòng Kĩ Phòng kinh hành chính toán Thuật doanh Xí nghiệp vận Tổng kho Cửa hàng Cửa hàng tải và dịch vụ xăng dầu xăng dầu vật tư Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Trường(Ngu ồnĐại: Phòng hành học chính ,công Kinh ty cổ phần xăng dtếầu Thanh Huế Lương) Chú thích: Quan hệ chức năng Quan hệ trực tuyến SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 26
  37. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty, có quyền quyết định loại cổ phần, có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên Ban kiểm soát (BKS), đồng thời có quyền sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị: HĐQT có nhiệm vụ quyết định chiến lược phát triển của Công ty, quyết định các phương án kinh doanh. Đầu tư, phát triển thị trường, các hợp đồng quan trọng có giá trị lớn phải được HĐQT thông qua mới được thực hiện. Ban kiểm soát: BKS có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, hợp lý trong việc quản lý điều hành hoạt động kinh doanh, ghi chép sổ sách kế toán, kiểm tra báo cáo tài chính. Thông qua BKS để đảm bảo quyết định, quy chế quản lý nội bộ. Giám đốc: Là người có trách nhiệm cao trong Công ty, có quyền quyết định, điều hành quá trình kinh doanh, đề ra các chủ trương, chính sách, chiến lược kinh doanh Công ty trên cơ sở định hướng của Tổng Công ty xăng dầu Việt Nam, chịu trách nhiệm trước HĐQT. Phòng tổ chức hành chính: Hướng dẫn quản lý nghiệp vụ lao động tiền lương, thực hiện đúng chế độ chính sách của nhà nước, cấp trên nhằm mục đích đẩy mạnh năng suất chất lượng làm việc của cán bộ công nhân viên trong Công ty. Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm trước HĐQT và Giám đốc về mặt công tác thống kê kế toán tài chính, giám sát kiểm tra các hoạt động kinh doanh của Công ty, giúp Giám đốc điều hành trong công tác tổ chức hạch toán kế toán, hạch toán kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế cao. Phòng kỹ thuật: Giúp giám đốc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật của Công ty, quy hoạch đầu tư và phát triển mạng lưới, thường xuyên kiểm tra lượng hàng hoá. Phòng kinh doanh: Có trách nhiệm trong việc đảm bảo về mặt hoạt động kinh doanh tại Công ty, là bộ phận đóng vai trò thông tin và tham mưu trong mối quan hệ các bộ phận nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh diễn ra liên tục và thuận lợi. 2.1.4. Tình hình nguồn lực của Công ty qua 3 năm 2016-2018 Trường2.1.4.1. Tình hình lao đĐạiộng học Kinh tế Huế Để một doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động cần rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố về lao động là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Lao động là yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 27
  38. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh nghiệp. Nó thể hiện trình độ và năng lực sản xuất, quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời nó cũng thể hiện tiềm năng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng và chất lượng lao động quyết định hiệu quả hoạt động của mỗi doanh nghiệp, vì lao động là điều kiện góp phần cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục, không bị gián đoạn nên việc sử dụng và bố trí lao động thích hợp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể nhằm gia tăng lợi nhuận. Hiểu rõ tầm quan trọng đó, Công ty Cổ phần Xăng dầu Thanh Lương đã có sự phân công và bố trí lao động cho từng bộ phận một cách cụ thể, hợp lý nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi người và được thể hiện rõ qua bảng: Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên – Lớp: K50A KDTM 28
  39. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.1: Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 (Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính) Đơn vị tính: Người So sánh Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 2017/2016 2018/2017 Chỉ tiêu Cơ cấu Cơ cấu Cơ cấu Số lượng Số lượng Số lượng +/- % +/- % (%) (%) (%) Tổng số lao động 154 100 224 100 298 100 70 45,45 74 33,04 1. Phân theo giới tính Nam 124 80,52 189 84,38 248 83,22 65 52,42 59 31,22 Nữ 30 19,48 35 15,63 50 16,78 5 16,67 15 42,86 2. Phân theo tính chất công việc Lao động trực tiếp 135 87,66 200 89,29 268 89,93 65 48,15 68 34,00 Lao động gián tiếp 19 12,34 24 10,71 30 10,07 5 26,32 6 25,00 3. Phân theo trình độ văn hóa Đại học 8 5,19 10 4,46 15 5,03 2 25,00 5 50,00 Cao đẳng 15 9,74 18 8,04 26 8,72 3 20,00 8 44,44 Trung cấp 45 29,22 60 26,79 78 26,17 15 33,33 18 30,00 Phổ thông 86 55,84 136 60,71 179 60,07 50 58,14 43 31,62 SVTH: Nguyễn Thị ThuTrường Uyên – Lớp: K50A KDTM Đại học Kinh tế Huế 29
  40. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Quan sát bảng 2.1, tình hình lao động của Công ty trên ta thấy rõ: số lượng lao động khá đông và qua 3 năm đều tăng lên. Cụ thể năm 2017 là 224 người, tăng 70 người (tương đương tăng 45,45%) so với năm 2016. Năm 2018 số lao động tăng thêm 74 người (tương đương tăng 33,04%) so với năm 2017. Sự tăng lên không ngừng của lao động là do Công ty với đặc thù kinh doanh đa ngành nghề và đặc biệt có hoạt động cả bên lĩnh vực xây dựng nên cần một số lượng lao động lớn. Phân theo theo giới tính: Từ bảng 2.1 cho thấy số lượng lao động nam chiếm tỷ trọng lớn hơn so với lao động nữ trong tổng số lao động toàn Công ty. Do đặc điểm kinh doanh của Công ty, các mặt hàng tại Công ty chủ yếu là loại hàng hóa có tính chất độc hại nên chỉ chủ yếu phù hợp với lao động nam hơn lao động nữ, hầu hết lao động đều là nam chiếm từ 80,52% đến 84,38% và lao động nữ là 15,63% đến 19,48%. Đối với hoạt động kinh doanh của công ty thì cơ cấu lao động như vậy là hợp lý. Phân theo theo tính chất công việc: Qua bảng số liệu, lao động chủ yếu của Công ty là lao động trực tiếp do đặc điểm kinh doanh là bán hàng, xây dựng và cung cấp dịch vụ. Đa số lao động tăng lên qua các năm là lao động trực tiếp. Công ty không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh của mình nên số lao động trực tiếp tăng lên là hợp lý. Lao động trực tiếp chiếm từ 87,66% đến 89,93% và lao động gián tiếp chiếm từ 10,07% đến 12,34%. Về tốc độ tăng: năm 2017 lao động trực tiếp tăng 65 người tương đương với tăng 48,15%, lao động gián tiếp tăng 5 người tương đương với 26,32% so với năm 2016; năm 2018 lao động trực tiếp tăng 68 người tương đương với tăng 34,00%, lao động gián tiếp tăng 6 người tương đương với 25,00% so với năm 2017. Phân theo trình độ chuyên môn: Bởi đặc thù trong ngành xây dựng nên số lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông như năm 2016 chiếm 55,84%, năm 2017 chiếm 60,71% và năm 2018 Trườngchiếm 58,14%, và tiế p Đạitheo là trình đhọcộ trung cấp chiKinhếm 29,22%, 26,79%, tế 26,17%Huế qua các năm 2016,2017,2018. Số lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng so với tổng thể thì chúng ta có thể lầm tưởng là đội ngũ nhân viên có trình độ thấp nhưng thực ra không phải như vậy. Bởi Công ty sử dụng nhiều lao động phổ thông và trung cấp nên làm tỷ lệ Đại học và Cao đẳng giảm xuống. Không phải vì thế mà không chú trọng SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 30
  41. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh phát triển trình độ nhân viên. Cụ thể trong 3 năm qua số lượng nhân viên có trình độ Đại học, Cao đẳng đều tăng lên rõ rệt. Trình độ Đại học năm 2017 tăng lên 2 người so với năm 2016 tương ứng với tăng 25%, năm 2018 tăng lên 5 người so với năm 2017 tương ứng với tăng 50%. Theo đó trình độ Cao đẳng cũng tăng lên đáng kể. Qua quá trình phân tích, ta thấy số lượng lao động của Công ty chủ yếu tăng dần qua các năm với một tỷ lệ tương đối ổn định và hợp lý, vì quy mô của Công ty ngày càng mở rộng, đòi hỏi nhân lực tăng lên cả về số lượng và trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu công việc. Bên cạnh đó, tỷ lệ lao động nam tăng nhanh hơn lao động nữ là một điều tất yếu vì Công ty không chỉ cần lao động trực tiếp là nhân viên bán hàng tại các cửa hàng xăng dầu mà còn đảm trách những công việc nặng nhọc khác như vận chuyển và lắp đặt gas. Nhìn chung cơ cấu lao động của Công ty là khá phù hợp với đặc thù và chiến lược kinh doanh. 2.1.4.2. Tình hình tài sản và nguồn vốn Cũng như lao động, vốn là yếu tố không thể thiếu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào. Duy trì được cơ cấu vốn hợp lý đảm bảo cho công ty phản ứng nhanh nhạy được các biến động thị trường về mặt tài chính và giá cả. Vốn ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn và cơ cấu từng loại, từ đó có phương pháp quản lý và sử dụng tốt vốn kinh doanh một cách có hiệu quả. Đây là yếu tố rất quan trọng giúp doanh nghiệp tồn tại, đứng vững trong sự cạnh tranh khốc liệt của kinh tế thị trường. Đối với Công ty Cổ phần Xăng dầu Thanh Lương với hoạt động chính là kinh doanh thương mại các hàng hóa xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu thì việc huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là điều kiện vô cùng quan trọng. Trong những năm qua với việc mở rộng kinh doanh của Công ty, làm cho nguồn vốn của Công ty có nhiều biến động và được thể hiện rõ qua bảng : Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 31
  42. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Giá trị % Giá trị % Giá trị % +/- % +/- +/- % +/- Tổng TS 11.124.498.911 100,00 17.566.310.864 100,00 21.552.218.441 100.00 6.441.811.953 57.91 3.985.907.547 22.69 TSNH 5.218.225.080 46.91 6.742.695.070 38.38 9.239.374.779 42.87 1.524.469.990 29.21 2.496.679.709 37.03 TSDH 5.906.273.831 53.09 10.823.615.794 61.62 12.312.843.662 57.13 4.917.341.963 83.26 1.489.227.868 13.76 Tổng NV 11.124.498.911 100,00 17.566.310.864 100,00 21.552.218.441 100.00 6.441.811.953 57.91 3.985.907.577 22.69 Nợ phải trả 9.136.146.511 82.13 15.566.298.962 88.61 19.350.174.407 89.78 6.430.152.451 70.38 3.783.875.445 24.31 VCSH 1.988.352.400 17.87 2.000.011.902 11.39 2.202.044.034 10.22 11.659.502 0.59 202.032.132 10.10 (Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương) SVTH: Nguyễn Thị ThuTrường Uyên- Lớp: K50A KDTM Đại học Kinh tế Huế 32
  43. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Dựa vào bảng số liệu về tình hình tài sản và nguồn vốn của Công ty ta thấy tổng tài sản và nguồn vốn có xu hướng giảm từ năm 2016 – 2018. Về tài sản: Phần lớn tài sản của Công ty là tài sản dài hạn, chiếm khoảng trên 50% tổng tài sản của Công ty, còn lại là tài sản ngắn hạn. Ngoài ra, Tài sản của Công ty có xu hướng biến động qua từng thời kỳ.Cụ thể như sau: Từ năm 2016 – 2017: Tài sản của Công ty vào năm 2017 là 17.566.310.864 tăng 6.441.811.953 đồng tương ứng tăng 57.91% so với năm 2016, nguyên nhân là do TSNH của Công ty tăng 1.524.469.990 đồng tương ứng tăng 29.21 %, và TSDH tăng 4.917.341.963 đồng tương ứng với 83.26%. Nguyên nhân là vào năm 2017 là năm mà giá xăng dầu tăng khá mạnh. Từ năm 2017 – 2018: Vào năm 2018, tài sản của Công ty tiếp tục tăng 3.985.907.547 đồng tương ứng tăng 22.69 % so với năm 2017, tăng ít hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, TSNH của Công ty tăng 2.496.679.709 đồng tương ứng tăng 37.03%, và TSDH tăng nhẹ 13.76% tương ứng với 1.489.227.868 đồng. Nguồn vốn: Nợ phải trả chiếm tỷ trọng lớn hơn nhiều so với vốn chủ sở hữu trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Cho thấy công ty chưa được tự chủ lắm về mặt tài chính, nợ nhiều làm tăng nguy cơ rủi ro về tài chính của công ty. Nợ phải trả: Năm 2016 – 2017, nợ phải trả của Công ty năm 2017 là 15.586.310.864 tăng mạnh 70.38% tương ứng tăng 6.430.152.451 đồng so với năm 2016. Điều này thể hiện công ty đang muốn huy động vốn để phù hợp với các chiến lược đã đặt ra. Năm 2017 – 2018, nợ phải trả của Công ty tăng 24.31 tương ứng tăng 3.783.875.445 đồng. TrườngVốn chủ sở hữ u Đại học Kinh tế Huế Năm 2016 – 2017, vốn chủ sỡ hữu tăng nhẹ 0.59% tương ứng với 11.569.502 đồng. Mặc dù trong đều kiện hoạt động kinh doanh khó khăn nhưng Công ty vẫn duy trì và tăng được nguồn vốn chủ sở hữu, và đó là một nỗ lực đáng ghi nhận của toàn bộ Công ty. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 33
  44. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Năm 2017 – 2018, vốn chủ sở hữu của Công ty vẫn tiếp tục tăng 202.032.132 đồng, tương ứng với 10.10%, tăng nhiều so với cùng kỳ năm trước. 2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn 2016-2018 Các doanh nghiệp thành lập và đi vào hoạt động đều hướng tới một mục đích chung chính là lợi nhuận. Vì vậy việc xem xét và nắm bắt tình hình hoạt động kinh doanh là một trong những yếu tố quan trọng mang lại thành công cho doanh nghiệp. Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương là một Công ty thương mại nên hiệu quả kinh doanh càng được đặc biệt quan tâm nhiều so với các yếu tố khác. Tình hình kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 34
  45. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.3: Kết quả kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016 – 2018 Đơn vị tính: Đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Chỉ tiêu 2017/2016 2018/2017 Giá trị Giá trị Giá trị +/- % +/- +/- % +/- 1. DTBH & CCDV 40.700.448.170 33.428.746.702 52.304.362.528 (7.271.701.468) (17,87) 18.875.615.826 56,47 2. Các khoản giảm trừ DT 3. DT thuần BH & CCDV 40.700.448.170 33.428.746.702 52.304.362.528 (7.271.701.468) (17,87) 18.875.615.826 56,47 4. GVHB 38.484.038.029 29.959.585.289 47.702.096.261 (8.524.452.740) (22,15) 17.742.510.972 59,22 5. LN gộp BH & CCDV 2.216.410.141 3.469.161.413 4.602.266.267 1.252.751.272 56,52 1.133.104.854 32,66 6. DT HĐTC 425.473 1.170.142 320.851 744.669 175,02 (849.291) (72,58) 7. CP TC 941.732.263 1.001.370.337 1.167.227.948 59.638.074 6,33 165.857.611 16,56 - Trong đó: CP lãi vay 941.732.263 1.001.370.337 1.167.227.948 59.638.074 6,33 165.857.611 16,56 8. Chi phí quản lý kinh doanh 2.023.569.564 2.433.016.919 3.291.754.620 409.447.355 20,23 858.737.701 35,29 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (748.466.213) 35.944.299 143.604.550 784.410.512 (104,80) 107.660.251 299,52 10. Thu nhập khác 136.363.636 (136.363.636) (100) 11. Chi phí khác 12. Lợi nhuận khác 136.363.636 (136.363.636) (100) 13. Tổng LN kế toán trước thuế (612.102.577) 35.944.299 143.604.550 648.046.876 (105,87) 107.660.251 299,52 14. Chi phí thuế TNDN 24.284.797 15.LN sau thuế TNDN (612.102.577) 11.659.502 143.604.550 623.762.079 (101,90) 131.945.048 (1.131,65) (Nguồn: Báo cáo KQKD Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương) SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 35 Trường Đại học Kinh tế Huế
  46. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Qua bảng số liệu ta thấy doanh thu bán hàng cũng chính là doanh thu thuần của Công ty liên tục biến động qua 3 năm. Doanh thu năm 2017 là 33.428.746.702 đồng so với năm 2016 thì giảm 7.271.701.468 đồng, tương ứng với mức giảm 17,87%. Có biến động như vậy là do sự cạnh tranh đồng thời cũng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thị trường và tình hình kinh tế trong và ngoài nước. Năm 2018 doanh thu tăng lên 18.875.615.826 đồng tương ứng tăng lên 56,47%. Như vậy đến năm 2018 doanh nghiệp đã có những chính sách bán hàng phù hợp để giúp doanh thu tăng lên. Cùng với sự biến động của doanh thu thì giá vốn hàng bán cũng liên tục biến động qua các năm. Giá vốn 2017 là 29.959.585.289 đồng so với 2016 thì giảm 8.524.452.740 đồng, tương ứng với mức giảm 22,15%. Năm 2018 thì lại tăng mạnh 17.742.510.972 đồng tương ứng tăng 56.47%. Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng lại tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2017 lợi nhuận gộp là 3.469.161.413 đồng so với năm 2016 thì tăng 1.252.751.272 đồng ương ứ ng tăng 56,52%. Năm 2018 lại tăng thêm 1.133.104.854 đồng tương ứng tăng 32,66%. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh âm vào năm 2016 là 748466.213 đồng, tuy nhiên năm 2017 tình hình khả quan hơn với lợi nhuận dương 35.944.299 đồng và năm 2018 lợi nhuận thuần lại tăng đạt 143.604.550 đồng với mức tăng 107.660.251 đồng tương ứng tăng 299.52% so với năm 2017. Năm 2016, lợi nhuận âm do giá thị trường thay đổi làm giá bán thấp hơn giá xuất kho nên công ty bị thua lỗ. Qua năm 2017, 2018 giá cả thị trường ổn định hơn nên công ty bắt đầu làm ăn có lãi. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 3 năm qua, ta nhận thấy, tại Công ty Cổ phần xăng dầu Thanh Lương, hoạt động kinh doanh diễn ra khá tốt dù trong điều kiện nền kinh tế khủng hoảng, công ty vẩn duy trì và phát triển tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, cho thấy năng lực của ban lảnh đạo cùng toàn thể công nhân viên trong công ty là đáng ghi nhận. Vì vậy công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu bán hàng, để lợi nhuận của công ty ngày Trườngcàng được nâng cao. Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 36
  47. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 2.2. Phân tích thực trạng hoạt động tiêu thụ xăng dầu tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương 2.2.1. Chính sách giá cả Giá là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhu cầu của người tiêu dùng, điều này làm ảnh hưởng đến thị phần và sản lượng tiêu thụ của các doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên hiện nay xăng dầu vẫn là mặt hàng kinh doanh theo sự điều tiết chặt chẽ của các cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp chưa được tự điều chỉnh theo phương án kinh doanh của mình. Do vậy các công ty xăng dầu trên địa bàn tỉnh đều phải thực hiện giá bán theo quy định hiện hành. Như vậy, theo quy định chung thì Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương sẽ thực hiện chính sách giá theo bảng niêm yết giá của vùng 1. Và trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế chỉ có 2 huyện được sử dụng giá niêm yết của vùng 2 đó là: huyện Nam Đông và A Lưới. Bên cạnh đó giá xăng dầu sẽ không giữ nguyên mà luôn luôn biến động theo sự thay đổi của thị trường xăng dầu trên thế giới. Thông thường hiện nay tại Thừa Thiên Huế cứ khoảng 15 ngày sẽ có một đợt điều chỉnh giá xăng dầu: Tăng, giảm, bình ổn. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 37
  48. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bảng 2.4: Giá bán lẻ xăng dầu năm 2018 - công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương Cargo/ Ngày Xăng A95 (Đồng) Xăng E5 (Đồng) Dầu Diezel (Đồng) 01/01/2018 19280 18240 15160 04/01 20090 18240 15520 19/01 20380 18670 15950 03/02 20380 18670 15950 21/02 19980 18340 15710 08/03 19980 18340 15710 23/03 19980 18340 15710 07/04 20500 18930 16350 23/04 20500 18930 16730 08/05 20910 19440 17100 23/05 21510 19940 17690 07/06 21510 19940 17690 22/06 21170 19610 17460 07/07 21170 19610 17450 23/07 21170 19610 17240 07/08 21170 19610 17530 22/08 21170 19610 17680 06/09 21470 19910 18060 21/09 21770 20230 18120 06/10 22340 20900 18610 22/10 22200 20680 18610 06/11 21060 20600 18540 21/11 19970 18620 17630 06/12 18450 17180 16250 Trường21/12 Đại18140 học 16780Kinh tế16000 Huế (Nguồn: Phòng Kinh doanh, Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương) Qua bảng giá bán lẻ của Công ty năm 2018 ta thấy rằng có sự biến động khá lớn về giá qua các tháng. Cụ thể về xăng A95 sự chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 38
  49. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh là 4200 đồng, trong khi đó sự chênh lệch này ở xăng E5 là 4120 đồng và ở dầu Diezel là 3450 đồng. Bảng 2.5: Giá bán lẻ xăng dầu năm 2019 - công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương Cargo/ Ngày Xăng A95 (Đồng) Xăng E5 (Đồng) Dầu Diezel (Đồng) 01/01/2019 17600 16270 14900 02/03 18540 17210 15860 02/04 20030 18580 17080 17/04 21230 19700 17380 02/05 22190 20680 17690 17/05 21590 20480 17610 01/06 21210 20210 17390 17/06 20130 19230 16650 02/07 20510 19650 16940 17/07 21230 20270 16990 01/08 20910 19900 17020 16/08 20400 19350 16500 31/08 20230 19220 16330 16/09 20140 19110 16200 01/10 21060 19780 16630 16/10 20790 19470 16220 31/10 20440 19250 16050 15/11 20790 19500 15960 30/11 21070 19810 15980 16/12 20880 19720 16060 (Nguồn: Phòng Kinh doanh, Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương) Qua bảng giá bán lẻ của Công ty năm 2019 ta cũng thấy rằng có sự biến động khá lớn về giá qua các tháng. Cụ thể về xăng A95 sự chênh lệch giữa giá cao nhất và thấp nhất là 4590 đồng, trong khi đó sự chênh lệch này ở xăng E5 là 4410 đồng và ở Trườngdầu Diezel là 2790 đồ ng.Đại học Kinh tế Huế Qua hai bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng năm 2019 giá ít biến động hơn so năm 2018, cụ thể năm 2019 có 19 lần điều chỉnh giá xăng dầu trong khi đó năm 2018 có 24 lần điều chỉnh giá. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 39
  50. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng, sự thay đổi giá của xăng dầu không theo một quy luật nhất định mà diễn biến hết sức phức tạp, các doanh nghiệp không thể dự đoán trước được. Tuy nhiên có thể khẳng định rằng, chính sách giá của Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương không phải là yếu tố quyết định đến số lượng khách hàng và năng suất tiêu thụ của Công ty bởi lẽ tất cả các Công ty hay cửa hàng xăng dầu nào trên địa bàn đều phải áp dụng chính sách giá này. 2.2.2. Chính sách sản phẩm Xăng dầu là mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu rất lớn trong đời sống sinh hoạt cũng như hoạt động sản xuất của người dân. Do vậy Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương tập trung kinh doanh các mặt hàng xăng dầu chủ yếu như: Xăng A92, xăng A95, dầu Diezel, nhớt vào năm 2017, tuy nhiên sau đó thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng chính phủ tại Thông báo số 255/TB-VPCP ngày 6/6/2017, “Chỉ cho phép tồn tại hai loại xăng RON 92 và E5-RON 92 đến ngày 31/12/2017. Kể từ ngày 1/1/2018, chỉ cho phép sản xuất và kinh doanh xăng E5-RON 92 và xăng RON 95,” công ty Cổ phần xăng dầu Thanh lương đã loại xăng A92 trong tỷ trọng cơ cấu sản phẩm của mình và thay vào đó là xăng sinh học E5. Hiện nay, dầu Diezel là mặt hàng chủ lực mà Công ty tập trung vào công tác đẩy mạnh sản lượng tiêu thụ. Công ty nhận thấy rằng hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế và các tỉnh lân cận, lượng xe ô tô cỡ lớn, xe tải tăng nhanh qua mỗi năm, đây là những phương tiện sử dụng dầu Diezel thay vì xăng, nắm bắt được tình hình đó, Công ty tập trung vào việc kinh doanh dầu Diezel để nâng cao năng suất tiêu thụ. Bên cạnh đó, xăng cũng là mặt hàng thiết yếu trong kinh doanh của Công ty, nó chiếm tỉ lệ không nhỏ trong cơ cấu tỷ trọng sản phẩm kinh doanh của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh một lượng nhỏ nhớt tuy nhiên tỷ trọng và doanh thu về mặt hàng này là không đáng kể. Mặc dù không có bộ phận dự báo thị trường, tuy nhiên với kinh nghiệm kinh Trườngdoanh lâu năm, Ban giámĐại đóc công họcty luôn có nhKinhững dự đoán chính tế xác vHuếề nhu cầu của thị trường cũng như vấn đề tiêu thụ của công ty. Số lượng xăng dầu được nhập phụ thuộc vào khả năng dự đoán của Ban giám đốc, tuy nhiên độ chính xác rất cao. Bảng 2.6. Tỷ trọng lượng hàng hóa nhập của Công ty trong năm 2017, 2018 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 40
  51. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Nhập Năm 2017 Năm 2018 Mặt hàng Số lượng (Lít) Tỷ lệ Số lượng (Lít) Tỷ lệ Xăng 1090270 29.01% 1186270 35.51% Dầu Diezel 2668220 70.99% 2153780 64.49% (Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa trên số liệu KQKD của Công ty) Qua bảng trên, ta thấy rằng số lượng nhập hàng hóa năm 2017 về mặt hàng dầu Diezel là 2668220 lít chiếm 70.99%, trong khi đó sản lượng nhập xăng là 1090270 lít chiếm 29.01% (tỷ lệ Nhớt là không đáng kể). Trong năm 2018, số lượng nhập hàng hóa về mặt hàng dầu Diezel là 2153780 lít chiếm 64.49%, trong khi đó sản lượng nhập xăng là 1186270 lít chiếm 35.51% (tỷ lệ Nhớt là không đáng kể) Ngoài ra, qua bảng số liệu trên ta nhận thấy rằng, tỉ lệ xăng nhập trong năm 2018 lớn hơn so với năng 2017, cụ thể là tăng 96000 lít tương đương tăng 8.09%; trong khi đó dầu Diezel lại giảm mạnh 514440 lít tương đương giảm 19.28%. Tỷ trọng xuất hàng hóa của Công ty cũng tương tự như tỷ lệ nhập, đó là dầu Diezel luôn lớn hơn nhiều so với tỷ trọng của xăng - Năm 2017: + Dầu Diezel: 2673460 lít chiếm 70.82% + Xăng: 1101450 lít chiếm 29.18% - Năm 2018: + Dầu Diezel: 1973315 lít chiếm 62.85% + Xăng: 1166642 lít chiếm 37.15% Bảng 2.7. Tỷ trọng lượng hàng hóa xuất của Công ty trong năm 2017, 2018 Xuất Năm 2017 Năm 2018 Mặt hàng Số lượng (Lít) Tỷ lệ Số lượng (Lít) Tỷ lệ Xăng 1101450 29.18% 1166642 37.15% Dầu Diezel 2673460 70.82% 1973315 62.85% (Nguồn: Tác giả tự phân tích dựa trên số liệu KQKD của Công ty) Ta nhận thấy rằng lượng xăng tiêu thụ trong năm 2018 có sự tăng nhẹ so với Trườngnăm 2017, tăng 65192 Đạilít tức tăng 5.92%.học Trong khiKinh đó sản lượng dầutế tiêu Huếthụ trong năm 2018 lại giảm mạnh so với năm 2017, giảm 700145 lít, tức giảm 26.19%. Điều này cho thấy tình hình tiêu thụ của Công ty năm 2018 kém hiệu quả hơn so với năm 2017. SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 41
  52. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh 2.2.3. Chính sách phân phối Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương có tổng cộng 4 cửa hàng lớn nhỏ, đa số tập trung ở những khu vực đông dân cư, giao thông thuận tiện trong việc đi lại: + Cửa hàng xăng dầu số 1 Thanh Lương: Km 11 quốc lộ 1A Thanh Lương- Hương Xuân + Cửa hàng xăng dầu số 2 Thanh Lương: 51 Nguyễn Gia Thiều, phường Phú Hậu + Cửa hàng xăng dầu số 3 Thanh Lương: Đông Lâm, Phong An, Phong Điền + Cửa hàng xăng dầu số 4 Thanh Lương: Thuận An Mỗi cửa hàng đều mang lại sản lượng tiêu thụ đáng kể cho Công ty. Trong đó cửa hàng xăng dầu số 3 (Phong Điền) đem lại nguồn thu lớn nhất về mặt hàng dầu Diezel. Bởi lẽ cửa hàng nằm trên tuyến đường giao thông huyết mạch, nối tỉnh Thừa Thiên Huế và Quảng Trị, là tuyến đường có rất nhiều xe tải, xe chở khách đi qua, có thể kể đến một số công ty doang nghiệp vận tải là khách hàng trung thành của cửa hàng như: DNTN Hồng Ngân, Công ty TNHH Quốc Hoa , do vậy lượng dầu tiêu thụ là khá lớn. Trong khi đó, cửa hàng xăng dầu số 2 (Phú Hậu) lại đem lại nguồn thu lớn nhất về mặt hàng xăng. Đây là cửa hàng có vị trí khá thuận lợi, nằm ở khu vực đông dân cư và gần chợ dầu mối Bãi Dâu, số lượng xe gắn máy là rất lớn. Mỗi ngày có hàng ngàn lượt xe đi qua khu vực này. Ngoài ra, 2 cửa hàng số 1 và cửa hàng số 4 cũng có mức tiêu thụ khá ổ định, tuy nhiên sản lượng tiêu thụ ít hơn. Xăng dầu tại các cửa hàng của Công ty đa số đều được phân phối trực tiếp đến khách hàng, bên cạnh đó một số đại lý bán lẻ cũng nhập xăng từ các cửa hàng của Công ty để bán lại ra thị trường tuy nhiên số lượng không đáng kể. Do đó kênh tiêu thụ chính của Công ty là kênh trực tiếp- khách hàng đến trực tiếp tại các cửa hàng của Công ty để đổ xăng dầu- chiếm hơn 90%. Vì vậy đây là nguồn đem lại lợi nhuận tốt nhất cho Công ty. Trường Đại học Kinh tế Huế SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 42
  53. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Sơ đồ 2.2: Hệ thống kênh phân phối của Công ty Hệ thống phân phối của Công ty còn cung cấp cho các khách sỉ mua với số lượng lớn, phục vụ mục đích kinh doanh sản xuất của họ chứ không phải để phân phối lại ra thị trường. Bảng 2.8: Danh sách các công ty, doanh nghiệp mua xăng dầu với số lượng lớn của Công ty STT Tên công ty 1 DNTN Hồng Ngân 2 Công ty TNHH Quốc Hoa 3 Công ty TNHH vận tải Nam Ngân 4 Công ty TNHH vận tải Phương Mẫn 5 Công ty TNHH cao su Huy Anh 6 Công ty TNHH đầu tư và xây dựng Long Phụng 7 HTX vận tải ô tô Trường An 8 Công ty TNHH Đại Thành (Nguồn: Phòng Kinh doanh, công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương) Đây là những khách hàng thân cận của Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương. Đa số các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của Công ty trên 2,3 năm. Những công ty, doanh nghiệp này chủ yếu là những doanh nghiệp về mảng thương mại vận tải như Trườngcông ty TNHH Quốc Hoa,Đại công ty TNHHhọc Nam Ngân,Kinh công ty TNHH tế Ph ươngHuế Mẫn, DNTN Hồng Ngân, Các công ty này đến đổ xăng dầu trực tiếp tại các cửa hàng xăng dầu của Công ty và sử dụng các chế độ đãi ngộ mà Công ty ưu đãi như sử dụng các dịch vụ: Café, khăn lạnh, rửa xe miễn phí, SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 43
  54. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Mặc dù các doanh nghiệp này chỉ là khách hàng trung thành của cửa hàng xăng dầu số 3, tuy nhiên các khách hàng tổ chức này chiếm gần 40% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty bởi số lượng mỗi lần đổ xăng dầu của các doanh nghiệp này là rất lớn và số lượng xe đến đổ cũng rất nhiều. Do vậy Công ty thường áp dụng chính sách chiết khấu đối với các doanh nghiệp này để giữ chân khách hàng. 2.2.4. Chính sách xúc tiến Kế hoạch quảng cáo Quảng cáo là một trong những công cụ giúp nâng cao năng suất tiêu thụ hàng hóa, nâng cao năng lực cạnh tranh cho mỗi công ty. Phương tiện quảng cáo thương mại là một trong những công cụ được sử dụng nhiều nhất để giới thiệu các sản phẩm đến tay người tiêu dùng, tạo sự biết đến sản phẩm cũng như sự tồn tại của một công ty trên thị trường. Mặc dù nhận thấy được tầm quan trọng của quảng cáo cũng như sự cạnh tranh giữa các công ty trên thị trường xăng dầu tỉnh Thừa Thiên Huế, tuy nhiên Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương chưa thực sự sử dụng phương tiện quảng cáo này để tăng năng suất tiêu thụ bởi chi phí cho việc chạy quảng cáo là rất lớn. Hiện nay Công ty tập trung vào xây dựng các tấm biển quảng cáo cửa hàng và trang bị cơ sở vật chất hạ tầng kĩ thuật để tạo sự biết đến Công ty cho khách hàng. Đây cũng là biện pháp nhằm tăng lượng hàng bán ra cho Công ty. Chiến lược kích thích tiêu thụ - Chiết khấu: Để nâng cao sản lượng tiêu thụ, Công ty đã áp dụng các mức chiết khấu đối những những nhóm khách hàng mua số lượng lớn hoặc mua với tần suất thường xuyên. Tuy nhiên các mức áp dụng này lại không giống nhau đối với các nhóm khách hàng và cũng không giống nhau đối với mọi thời điểm. Nó tùy thuộc vào tỷ lệ mà công ty được ngồn cung ứng đầu vào áp dụng và số lượng mà các nhóm khách hàng tiêu thụ. Trường- Khuyến mãi: ĐĐạiối với các khách học hàng, các Kinhdoanh nghiệp khi tếmua số Huếlượng lớn và trả tiền mặt, Công ty sẽ áp dụng khuyến mãi bằng cách phát sổ khuyến mãi, giảm giá đặc biệt. Với chính sách này, khách hàng của Công ty sẽ được trả hoa hồng hoặc giảm giá khi tiến hành mua hàng tại các cửa hàng xăng dầu của Công ty. - Tặng quà: Các chương trình tặng áo pull, mũ vào các dịp lễ cũng thường SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 44
  55. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh xuyên diễn ra tại công ty. Thêm vào đó là một loạt các chế độ đãi ngộ cho các tài xế xe ben, xe khách, cũng được áp dụng : phục vụ café, khăn lạnh, rửa xe miễn phí, chỗ nghỉ ngơi, Các chương trình tuy chưa nhiều nhưng cũng là chiến lược giúp nâng cao sản lượng tiêu thụ đáng kể cho Công ty. 2.2.5. Đối thủ cạnh tranh Các đối thủ kinh doanh cùng ngành trên địa bàn tỉnh thừa Thiên Huế của Công ty có thể kể đến như : - Công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế- Petrolimex Huế - Cửa hàng xăng dầu An Lỗ - Công ty TNHH MTV Ngô Đồng - Trạm xăng dầu Quang Sơn Trong đó đáng nói đến là tập đoàn Petrolimex Việt Nam tại Huế với hơn 35 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành. Hiện tại, Công ty xăng dầu Thừa thiên Huế đã có hệ thống kho cảng xăng dầu Thuận An với sức chứa 7.000 m3, 27 cửa hàng bán lẻ xăng dầu và 03 cửa hàng Gas - DMN phân bố trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế, cung cấp gần 55% nhu cầu bán lẻ xăng dầu trên thị trường. Đó là những lợi thế cạnh tranh mà công ty xăng dầu Thừa Thiên Huế vượt trội hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành trên địa bàn. Ngoài ra, đơn vị còn được Đảng và Nhà nước tặng thưởng: Huân chương lao động hạng ba vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ 5 năm (1995-1999), Huân chương lao động Hạng Nhì vì đã có thành tích xuất sắc trong việc thực hiện nhiệm vụ SXKD năm 2001-2005. Tuy nhiên, trên lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp chưa thực sự cạnh tranh gay gắt với nhau do xăng dầu là mặt hàng kinh doanh mang tính đặc thù, mang tính nhu cầu thiết yếu và thị trường xăng dầu hiện nay có lẽ chưa bão hòa, nên các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau đều phải dựa vào các yếu tố như: Vị trí địa lý, hệ thống kênh phân phối, các chính sách xúc tiến, quảng bá, Trường2.3. Kết quả kinh doanh Đại của Công tyhọc giai đoạn 2017Kinh-2018 tế Huế 2.3.1 Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty Bảng 2.9: Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty năm 2017 Loại Tồn đầu kì (Lít) Nhập (Lít) Xuất (Lít) Qúy 1 Xăng A92 89134 219710 193064 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 45
  56. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Diezel 163309 575870 481842 Nhớt 3593 930 1178 Xăng A92 114929 226100 157752 Quý 2 Diezel 251794 719935 739775 Nhớt 3291 283 1009 Xăng A92 182358 312405 248426 Quý 3 Diezel 225453 874870 787131 Nhớt 2511 284 1472 Xăng A92 244947 245775 489745 Diezel 305796 497445 664712 Quý 4 Nhớt 1270 701 1754 Xăng E5 0 70000 5900 Xăng A95 0 16280 6561 (Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh,công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương) Qua bảng số liệu ta thấy, số lượng hàng nhập tăng lên qua từng quý. Cụ thể về mặt hàng xăng A92 quý 2 là 226100 lít so với quý 1 là tăng 6390 lít, tương ứng với tăng 2,91%. Qúy 3 số lượng nhập tăng thêm 86305 lít so với quý 2 tương đương tăng 38,17%. Quý 4 lại có sự giảm mạnh 66630 lít tương ứng với giảm 21,33%. Ta thấy có sự giảm trong những tháng cuối năm về số lượng nhập xăng A92 là do có sự xuất hiện của xăng sinh học E5 và xăng A95 thay thế. Bên cạnh đó, sản lượng nhập Diezel quý 2 là 719935 lít tương đương tăng 144065 lít tức tăng 25,02% so với quý 1. Quý 3 so với quý 2 tăng 154935 lít tương đương tăng 21,52%. Trong khi đó quý 4 lại giảm mạnh 377425 lít, tức giảm 43,14%. Có thể lý giải cho sự tăng giảm không ổn định như vậy về sản lượng nhập của Công ty là do Công ty chưa có bộ phận dự báo, nghiên cứu và sự biến động không ngừng của thị trường tiêu thụ. Việc nhập hàng hóa hiện nay của Công ty chịu sự kiểm soát của Giám đốc điều hành. TrườngNgoài xăng A92 Đại và dầu Diezel, học Công ty cònKinh kinh doanh nhớt tế và sự Huếxuất hiện của xăng sinh học E5, xăng A95, tuy nhiên do mới xuất hiện nên sản lượng nhập của các mặt hàng này không đáng kể. Bên cạnh sản lượng nhập của Công ty, sản lượng tiêu thụ thực tế từng mặt hàng là điều mà Công ty rất quan tâm. Qua bảng báo cáo ta thấy sản lượng nhập xăng A92 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 46
  57. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh quý 2 giảm 35312 lít tức giảm 18, 29% so với quý 1. Qúy 3 tăng 90674 lít tức tăng 57,48% so với quý 2. Qúy 4 so với quý 3 tăng 241319 lít tức tăng 49,27%. Như vậy có thế thấy sản lượng tiêu thụ mặt hàng xăng A92 của Công ty có sự chuyển biến khá tích cực trong năm 2017. Bên cạnh đó, Dầu Diezel là mặt hàng chủ lực của Công ty cũng tăng mạnh về mức tiêu thụ, cụ thể quý 2 tăng 25793 lít tức tăng 53,53% so với quý 1. Qúy 3 tăng 47356 lít tức tăng 6,40% so với quý 2, trong khi đó quý 4 có sự giảm nhẹ về lượng tiêu thụ, giảm 122419 lít tức giảm 15,55% so với quý 3. Bảng 2.10: Kết quả kinh doanh theo từng mặt hàng của Công ty năm 2018 Loại Tồn đầu kì Nhập Xuất Xăng E5 63530 263440 248991 Xăng A95 9610 48580 48017 Qúy 1 Diezel 133300 600915 545062 Nhớt 180 1832 1121 Xăng E5 77727 243830 254987 Xăng A95 10173 97720 87650 Quý 2 Diezel 185453 613685 581660 Nhớt 891 1305 1923 Xăng E5 66273 229000 242493 Xăng A95 20243 41560 44467 Quý 3 Diezel 212818 580440 462158 Nhớt 273 1460 1097 Xăng E5 52570 195480 176868 Xăng A95 17336 66660 69169 Quý 4 Diezel 327800 358740 384475 Nhớt 636 0 417 (Nguồn: Tác giả tự thống kê dựa trên kết quả kinh doanh của công ty) Thực hiện theo quy định của Nhà nước và tỉnh Thừa Thiên Huế, Công ty đã dần Trườngsử dụng xăng sinh họ c ĐạiE5 và xăng Ahọc95 thay thế choKinh xăng A92. Do vtếậy ta cóHuế thế thấy được sự thay đổi trong sản lượng nhập cũng như sản lượng tiêu thụ của Công ty. Cụ thể sản lượng nhập xăng E5 quý 2 so với quý 1 giảm 19610 lít tức giảm 7,44%. Quý 3 so với quý 2 giảm 14830 lít tức giảm 6,08%. Quý 4 so với quý 3 giảm 33520 lít tức SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 47
  58. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh giảm 14,64%. Sản lượng hàng nhập xăng A95 quý 2 tăng 49140 lít tức tăng 101,15%. Quý 3 giảm 56160 lít tức giảm 57,47%. Quý 4 tăng 25100 lít tức tăng 60,39%. Bên cạnh đó lượng dầu Diezel nhập cũng có biến đổi, quý 2 tăng 12770 lít tức tăng 2,13%, quý 3 giảm 33245 lít tức giảm 5,42%, quý 4 giảm 221700 lít tức giảm 38, 20%. Sự thay đổi về mặt hàng kinh doanh, biến động về giá cả trên thị trường trong năm 2018 cũng đã làm sản lượng của Công ty có những biến động lớn. Cụ thể xăng E5 quý 2 so với quý 1 tăng 5996 lít tức tăng 2,41% nhưng sau đó lại liên tục giảm ở quý 3,4 lần lượt là 12494 lít tương đương 4,90% và 65625 lít tương đương 27,06%. Xăng A95 ở quý 2 so với quý 1 tăng 39633 lít tương đương tăng 82,54%, quý 3 so với quý 2 giảm 43183 lít tức giảm 49,27%, sau đó lại tăng 24702 lít tức tăng 55,55% ở quý 4. Mặt hàng kinh doanh chủ lực của Công ty là dầu Diezel cũng có sự biến động về sản lượng tiêu thụ trong năm 2018, cụ thể quý 2 so với quý 1 tăng 36598 lít tức tăng 6,71%, quý 3 so với quý 2 giảm 119502 lít tức giảm 20,54%, quý 4 so với quý 3 giảm 77683 lít tức giảm 16,81%. Qua 2 bảng 2.9 và 2.10 ta nhận thấy tình hình nhập và tiêu thụ xăng dầu qua 2 năm của Công ty có những chuyển biến phức tạp. Cụ thể trong quý 1 năm 2018 cả lượng nhập và tiêu thụ xăng dầu đều lớn hơn so với quý 1 năm 2017.Ở quý 2, cả tình hình nhập và tiêu thụ xăng ở năm 2018 đều lớn hơn năm 2017 trong khi đó ở mặt hàng dầu Diezel lại nhỏ hơn cả nhập lẫn xuất. Ở qúy 3 năm 2018 tron khi cả lượng nhập và tiêu thụ dầu điều giảm hơn so với cùng kì năm 2017 thì lượng tiêu thụ xăng lại cao hơn. Và ở quý 4 năm 2018 tình hình nhập và tiêu thụ xăng dàu đều nhỏ hơn so với năm 2017. Qua đó có thể khẳng định tình hình kinh doanh của Công ty trong 2 năm qua không ổn định. 2.3.2. Kết quả tổng khối lượng nhập và xuất hàng hóa của Công ty trong giai đoạn 2017 và 2018 Bảng 2.11: Kết quả tổng khối lượng nhập và xuất hàng hóa của Công ty trong giai Trường Đạiđo ạnhọc 2017 và 2018 Kinh tế Huế Loại hàng Nhập (Lít) Xuất (Lít) Xăng A92 1003990 1088991 Năm 2017 Dầu Diezel 2668220 2673460 SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 48
  59. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh Xăng E5 931750 931750 Năm 2018 Xăng A95 254520 249303 Dầu Diezel 2153780 1973315 ( Nguồn: Tác giả tự thống kê dựa trên kết quả kinh doanh của công ty) Qua bảng số liệu ta thấy năm 2017 sản lượng nhập xăng dầu nhỏ hơn so với số lượng tiêu thụ của Công ty. Cụ thể về xăng A92 sự chênh lệch này là 85001 lít, dầu Diezel là 5240 lít. Trong khi đó năm 2018 ta lại thấy số lượng nhập hàng hóa lại lớn hơn sản lượng tiêu thụ của Công ty, cụ thể sự chênh lệch này là xăng A95 là 5217 lít, dầu Diezel là 180465 lít. Bên cạnh đó tổng lượng xăng nhập năm 2017 nhỏ hơn 182280 lít so với năm 2018, trong khi đó lượng dầu Diezel cả nhập và tiêu thụ trong năm 2017 lại lớn hơn năm 2018, cụ thể lượng nhập năm 2018 giảm 514440 lít. Ta nhận thấy sản lượng tiêu thụ về xăng năm 2018 có sự tăng nhẹ so với năm 2017, cụ thể tăng 92062 lít. Nhưng sản lượng tiêu thụ về mặt hàng dầu Diezel năm 2018 lại giảm đáng kể so với năm 2017 - giảm 700145 lít. Có thể lý giải nguyên nhân này là do Công ty chưa có bộ phận dự báo thêm vào đó thị trường tiêu thụ là luôn luôn biến động và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường. 2.3.3. Phân tích các ý kiến đánh giá của khách hàng về hoạt động tiêu thụ tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương * Mục đích: Khảo sát sự hài lòng của khách hàng về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần xăng dầu Thanh Lương. Trên cơ sở đó nhận thấy được những điểm mạnh cũng như hạn chế của Công ty để đưa ra các giải pháp khắc phục. * Thang đo sử dụng: Thang đo khảo sát các yếu tố: - Đặc điểm vị trí của hàng Trường- Đặc điểm nhân viên Đại học Kinh tế Huế - Đặc điểm cơ sở vật chất- trang thiết bị - Đặc điểm về các chương trình, chế độ đãi ngộ Đây là các yếu tố tác động đến quyết định mua xăng dầu của khách hàng tại Công ty. Đồng thời cũng là những yếu tố nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 49
  60. Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Nguyễn Như Phương Anh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành trên địa bàn. * Thiết kế nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu sử dụng mô hình nghiên cứu mô tả là chính, bên cạnh đó kết hợp với nghiên cứu giải thích. - Nghiên cứu chính thức: Tiến hành điều tra chính thức bảng hỏi để thu thập, phân tích dữ liệu bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp khách hàng sử dụng bảng hỏi điều tra. * Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên thuận tiện. Những người tham gia cuộc phỏng vấn là những khách hàng đến đổ xăng dầu tại các cửa hàng của Công ty từ /09/2019 đến 15/12/2019. * Xác định kích cỡ mẫu: Dựa theo nghiên cứu của Hair, Anderson, Tatham và Black (1998) cho tham khảo về kích thước mẫu dựu kiến, theo đó kích thước mẫu tối thiểu là gấp 5 lần tổng số biến quan sát. Do đó cỡ mẫu tối thiểu là n=5*tổng số biến quan sát=5*15=75. Tuy nhiên, ta tiến hành khảo sát 100 mẫu để đảm bảo độ tin cậy. * Cách điều tra: Phát bảng hỏi. Tiến hành phỏng vấn các khách hàng tại các cửa hàng của Công ty. Tổng số bảng khảo sát thu về là 100 bảng hợp lệ và không có bảng nào không hợp lệ. Như vậy, tổng số bảng hỏi đưa vào phân tích là 100 bảng hỏi khảo sát có trả lời hoàn chỉnh. * Phương pháp xử liệu: + Về giới tính: Trường Đại học Kinh tế Huế Biểu đồ 2.1: Giới tính của khách hàng (Nguồn: Kết quả tổng hợp điều tra khách hàng) Trong 100 khách hàng được phỏng vấn, kết quả thu về có 52 khách hàng là nữ SVTH: Nguyễn Thị Thu Uyên- Lớp: K50A KDTM 50