Khóa luận Đánh giá công tác kê khai đăng ký QSD đất tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018

pdf 70 trang thiennha21 19/04/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác kê khai đăng ký QSD đất tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_ke_khai_dang_ky_qsd_dat_tai_xa_t.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác kê khai đăng ký QSD đất tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ BÍCH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT TẠI XÃ THANH VĂN, HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ BÍCH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC KÊ KHAI ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT TẠI XÃ THANH VĂN, HUYỆN THANH OAI, TP HÀ NỘI NĂM 2018” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Lớp : K47 - QLĐĐ - N03 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Đình Thi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Lý thuyết luôn đi đôi với thực tiễn giúp sinh viên trau dồi kiến thức củng cố bổ sung tích lũy trên giảng đường và ngoài thực địa được sự phân công của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói chung cùng với Quản lý Tài nguyên nói riêng em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác kê khai đăng ký QSD đất tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018”. Trong thời gian thực tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu và các thầy, cô giáo trong khoa quản lý tài nguyên đã tận tình tâm huyết hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho em trong suốt 4 năm qua. Em gửi lời cảm ơn tới các bác, các cô chú, anh chị trong xã Thanh Văn và công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển đã nhiệt tình giúp đỡ, chỉ bảo em hoàn thành tốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Đặc biệt cho em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Nguyễn Đình Thi đã tận tâm giám sát, chỉ đạo giúp đỡ em trong suốt thời gian em học tập và làm khóa luận. Do thời gian cũng như năng lực còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, báo cáo kết quả đề tài thực tập tốt nghiệp của em còn một số khiếm khuyết, kính mong được sự góp ý của các quý thầy cô và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Phan Thị Bích
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Kết quả thực hiện của dự án 37 Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả tình hình kê khai, đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 42 Bảng 4.3. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD đất ở trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 44 Bảng 4.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp mới GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 45
  5. iii DANH MỤC VIẾT TẮT BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CP : Chính phủ ĐKĐĐ : Đăng ký đất đai GCNQSDĐ : Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất QH : Quốc hội QLĐĐ : Quản lý đất đai QSDĐ : Quyền sử dụng đất NĐ : Nghị định TT : Thông tư TP : Thành phố UBTV : Ủy ban thường vụ UBND : Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ : Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất HĐĐH : Hợp đồng đặt hàng
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục đích của đề tài 3 1.3. Ý Nghĩa của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở lý luận 4 2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai 4 2.1.2. Công tác đăng kí đất đai, cấp GCN 6 2.2. Căn cứ pháp lý 26 2.3. Cơ sở thực tiễn 27 2.3.1. Tình hình cấp GCN trên cả nước 27 2.3.2. Tình hình cấp GCN trên địa bàn xã Thanh Văn 28 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 30 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 30 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 30 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 30 3.3. Nội dung nghiên cứu 30 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 30 3.3.2. Tình hình sử dụng đất 30 3.3.3. Tổng quan về dự án 30
  7. v 3.3.4. Kết quả rà soát hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi cấp mới GCNQDĐ trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018 31 3.3.5. Thuận lợi , khó khăn 31 3.4. Phương pháp nghiên cứu 31 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu 31 3.4.2. Phương pháp thống kê 32 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 32 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo 32 Phần 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 33 4.1.1. Điều kiện tự nhiên 33 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 33 4.4. Kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 42 4.4.1. Tổng hợp kết quả tình hình kê khai đăng ký của các chủ sử đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 42 4.4.2. Tổng hợp kết quả hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 43 4.4.3. Tổng hợp kết quả rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 45 4.5. Thuận lợi khó khăn 46 4.5.1. Thuận lợi 46 4.5.2. Khó khăn 46 4.5.3. Giải pháp 47 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 51 PHỤ LỤC
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống. Đất đai tham gia vào hoạt động của đời sống kinh tế xã hội, nó là nguồn vốn, nguồn lực quan trọng của đất nước. Hiện nay tổng số lượng cần cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trong năm 2018 của 22 tỉnh, thành phố là rất lớn, chiếm trên 70% khối lượng phải thực hiện trong năm 2018 của cả nước. Vì vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) yêu cầu 22 tỉnh, thành phố trọng điểm phải tăng tốc cấp Giấy Chứng nhận trong năm 2018. Đây là nhiệm vụ chính trị quan trọng, nặng nề và hết sức cấp bách đối với 22 tỉnh, thành phố trước yêu cầu Quốc hội đề ra” - Bộ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Minh Quang đã đề nghị như vậy tại Hội nghị bàn về các giải pháp đẩy mạnh việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất (GCN) lần đầu nhằm hoàn thành cơ bản trong năm 2018 tại 22 tỉnh, thành phố trọng điểm diễn ra vào ngày 25/3. Cùng dự có Thứ trưởng kiêm Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý đất đai Nguyễn Mạnh Hiển, đại diện lãnh đạo UBND 22 tỉnh, thành phố trọng điểm. Theo các đại biểu, nguyên nhân chính của việc chậm cấp GCN lần đầu ở các địa phương là do kinh phí đầu tư cho thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính, cấp GCN, xây dựng cơ sở địa chính ở phần lớn các tỉnh rất hạn chế so với yêu cầu; hầu hết các địa phương đều không dành đủ 10% mức tối thiểu tiền thu từ sử dụng đất cho việc cấp GCN theo Chỉ thị 1474/CT-TTg. Ngoài ra, lực lượng chủ chốt thực hiện việc cấp GCN là cán bộ địa chính xã và Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các cấp, tuy nhiên, lực lượng này còn hạn chế cả về số lượng lẫn chất lượng Bên cạnh đó, thủ tục hành chính về cấp GCN ở một số địa phương thực hiện còn phức tạp, chưa đúng quy định, thời
  9. 2 gian thực hiện thủ tục ở nhiều nơi, nhiều trường hợp còn kéo dài, tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu trong cấp Giấy vẫn còn tiếp diễn ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận.(Theo monre.gov.vn) Để hoàn thành việc cấp Giấy Chứng nhận QSDĐ đến cuối năm 2018 (phải đạt được tỷ lệ 100% theo diện tích cần cấp), UBND TP Hà Nội đã ra Chỉ thị số 1/2018/CT-UBND về việc tập trung chỉ đạo và tăng cường biện pháp thực hiện để trong năm 2018 hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tàiản s khác gắn liền với đất trên địa bàn. Theo số liệu của Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ Tài nguyên và Môi trường, đến nay, tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận QSDĐ trên địa bàn tp Hà Nội mới chỉ đạt 60,64% so với diện tích cần cấp Giấy chứng nhận; cụ thể: Đất sản xuất nông nghiệp đạt 67,7%, đất lâm nghiệp đạt 50,2%, đất ở nông thôn đạt 79,5%, đất ở đô thị đạt 83,1% và đất chuyên dùng đạt 22,7%. Để hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận trong năm 2018 (tối thiểu phải đạt được tỷ lệ 85% theo diện tích cần cấp) theo yêu cầu của Quốc hội và của Thủ tướng Chính phủ, UBND tp Hà Nội yêu cầu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường phải hướng dẫn các cơ quan, tổ chức đang sử dụng đất nhưng chưa được cấp Giấy chứng nhận lần đầu lập hồ sơ xin thuê đất, hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận theo quy định; tổ chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ trình UBND tỉnh quyết định cho thuê đất (đối với tổ chức kinh tế) và thực hiện ký Giấy chứng nhận theo quy định. Thanh Văn là một xã với nhiều tiểm năng để phát triển kinh tế, đang có nhiều chính sách để thu hút đầu tư. Công tác cấp giấy chứng nhận mặc dù đã được các ngành các cấp quan tâm nhưng kết quả còn nhiều hạn chế. Mặt khác một trong những mục tiêu hàng đầu hiện nay là đẩy nhanh tiến trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác kê khai đăng ký quyền sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên đang thực tập tốt nghiệp cùng với sự giúp đỡ tận tình của Công ty cổ phần Tài Nguyên môi trường-
  10. 3 Biển em đã chọn nghiên cứu về đề tài “Đánh giá công tác kê khai đăng ký QSD đất tại xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018”. 1.2. Mục đích của đề tài - Tìm hiểu tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội - Đánh giá hiệu quả và hạn chế trong công tác cấp giấy chứng nhận, tìm ra những nguyên nhân, và biện pháp đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với mong muốn đánh giá tình hình cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã tốt hơn trong hiện tại cũng như trong tương lai. - Thu thập đầy đủ tài liệu và số liệu về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã. - Tiếp cận thực tế công việc để nắm được quy trình, trình tự cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Phân tích đầy đủ, chính xác tiến độ, hiệu quả cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn xã. 1.3. Ý Nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Bổ sung hoàn thiện kiến thức đã được học ở nhà trường và trong quá trình đi thực tập. Đồng thời tiếp cận và thấy được việc thực hiện công tác kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới cấp GCNQSD đất trong thực tế. Nắm vững những quy định về Luật và các văn bản dưới Luật về đất đai về cấp GCNQSDĐ. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu việc kê khai, đăng ký cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện, từ đó rút ra những kinh nghiệm và tìm những giải pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm thúc đẩy công tác thực hiện kê khai, đăng kí cấp đổi cấp mới GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  11. 4 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Năm 2013, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Đất đai ngày 29/11/2013 và có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014. Luật Đất đai năm 2013 có 14 chương với 212 điều, tăng 7 chương và 66 điều, đã khắc phục, giải quyết được những tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Luật Đất đai 2013 đó sửa đổi từ 13 nội dung thành 15 nội dung Quản lý nhà nước về đất đai cho phù hợp với tình hình mới. Tại Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định[7] : - Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. - Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. - Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. - Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. - Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. - Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. - Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; - Thống kê, kiểm kê đất đai. - Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. - Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
  12. 5 - Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. - Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. - Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. - Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. - Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Trong Luật Đất đai 2013 nội dung cấp GCNQSDĐ là một trong những nội dung quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đất đai. *Quyền của người sử dụng đất Theo Điều 166 Luật Đất đai 2013 có quy định quyền chung của người sử dụng đất như sau[7] : - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. Vậy người sử dụng đất có quyền được cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất khi các chủ sử dụng đất có nhu cầu.
  13. 6 2.1.2. Công tác đăng kí đất đai, cấp GCN Đăng kí đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, là thủ tục hành chính do cơ quan Nhà nước thực hiện đối với đối tượng là các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất (gọi chung là người sử dụng đất) nhằm xác lập mối quan hệ pháp lý đầy đủ giữa Nhà nước với người sử dụng đất, làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ toàn bộ đất đai theo pháp luật và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người sử dụng. a, Đăng kí đất đai * Khái niệm Khái niệm về ĐKĐĐ: Tại khoản 15 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định[1]: “Đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất là việc kê khai và ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính”. Đăng kí đất đai có 2 loại: Đăng ký ban đầu: Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. Đăng ký ban đầu được thực hiện trong các trường hợp: được nhà nước giao đất, cho thuê đất;người đang sử dụng đất mà chưa có giấy chứng nhận. Đăng ký biến động: Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. Đăng ký biến động về sử dụng đất được thực hiện đối với người thực sử dụng thửa đất đã được cấp GCNQSDĐ mà có thay đổi về việc sử dụng đất
  14. 7 trong các trường hợp: Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn; Người sử dụng đất được được phép đổi tên; Có thay đổi hình dạng, kích thước thửa đất; Chuyển mục đích sử dụng đất; Thay đổi thời hạn sử dụng đất; Chuyển từ hình thức giao đất có thu tiền sang thuê đất; Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất; Nhà nước thu hồi đất. *Các đối tượng đăng kí quyền sử dụng đất Theo Điều 5 Luật Đất đai 2013 Người sử dụng đất Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất, bao gồm[7]: Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức). Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá nhân). Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
  15. 8 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về đầu tư. b, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) *Khái niệm Khái niệm đất đai: Đất đai là một diện tích cụ thể của bề mặt trái đất bao gồm tất cả các yếu cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó như: Khí hậu bề mặt thổ nhưỡng, địa hình, mặt nước, các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với khoáng sản và nước ngầm trong lòng đất, tập đoàn động thực vật, trạng thái định cư của con người và các kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại. Khái niện về GCN: Giấy chứng nhận là tên gọi chung của các loại giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, bao gồm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở. Khái niệm về GCNQSDĐ: Tại khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định[1]: GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  16. 9 *Điều kiện cấp GCNQSD đất Người sử dụng đất được cấp GCNQSD đất khi[1]: 1. Có đầy đủ các giấy tờ hợp pháp hoặc đang sử dụng đất ổn định được UBND xã nơi có đất xác nhận.Những giấy tờ hợp pháp gồm: - Giấy tờ do chính quyền cách mạng giao đất trong cải cách ruộng đất mà chủ sử dụng đất vẫn đang sử dụng ổn định từ đó đến nay. - Giấy tờ giao đất hoặc cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thuộc các thời kì Nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà, Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, Nhà nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, trong quá trình thực hiện sai các chính sách về đất đai mà người sử dụng đất vẫn đang sử dụng từ đó đến nay. - Những giấy tờ chuyển nhượng đất từ năm 1980 trở về trước của chủ sử dụng đất hợp pháp đã được chính quyền địa phương xác nhận. - Những giấy tờ chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế quyền sử dụng đất sau ngày 15/10/1993 đã được cấp có thẩm quyền xác nhận. - Các quyết đinh giao đất, cho thuê đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định theo pháp luật đất đai. - Giấy tờ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất mà người sử dụng đất đó vẫn sử dụng liên tục từ đó đến nay mà không có tranh chấp. - Giấy tờ giao nhà tình nghĩa. - GCNQSD đất tạm thời do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có trong sổ địa chính mà không có tranh chấp. - Bản án hoặc quyết định của Toà Án nhân dân có hiệu lực pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.
  17. 10 - Giấy tờ của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp cấp đất cho hộ gia đình, xã viên của Hợp tác xã trước ngày 28/06/1975 (trước ngày ban hành Nghị định 125/CP). - Giấy tờ về thanh lí hoá giá nhà theo quy định của pháp luật. - Giấy tờ chuyển nhượng đất đai, mua bán nhà kèm theo chuyển nhượng quyền sử dụng đất được UBND xã nơi có đất thẩm tra là đất đó không có tranh chấp và được UBND cấp huyện xác nhận kết quả thẩm tra của UBND xã. 2. Trường hợp khi người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong quy hoạch xây dựng đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nhưng chưa có quyết định thu hồi để thực hiện quy hoạch đó thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng các quy định về xây dựng. 3. Trường hợp người sử dụng đất đã có một trong các giấy tờ nói trên, mà đất đó nằm trong vi phạm bảo vệ an toàn công trình nhưng chưa có quyết định thu hồi đất thì vẫn được cấp GCNQSD đất nhưng phải chấp hành đúng quy định về bảo vệ an toàn công trình theo quy định của pháp luật. 4. Người sử dụng đất ổn định nhưng không có giấy tờ hợp pháp, thì phải được UBND cấp xã xác nhận một trong các trường hợp sau: - Có giấy tờ hợp pháp nhưng bị thất lạc do thiên tai, chiến tranh và có chỉnh lí trong hồ sơ lưu trữ của cơ quan Nhà nước hoặc Hội đồng đăng kí đất đai cấp xã xác nhận. - Người được thừa kế của tổ tiên qua nhiều thế hệ. - Người được chia tách, chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ người sử dụng đất hợp pháp nhưng chưa làm thủ tục sang tên trước bạ. - Người tự khai hoang từ năm 1980 trở về trước đến nay vẫn sử dụng đất phù hợp với quy hoạch.
  18. 11 - Trường hợp đất có nguồn gốc khác nhưng nay đang sử dụng đất ổn định, phù hợp với quy hoạch và chấp hành đúng quy định pháp luật của Nhà nước trong quá trình sử dụng. (Nguyễn Thị Lợi, 2010) [6] * Nguyên tắc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo Điều 98 Luật đất đai 2013. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất[7]: - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền
  19. 12 sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. - Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. - Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận
  20. 13 quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật đát đai 2013. *Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Điều 105 Luật đất đai 2013 quy định Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất[7]: - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao. - Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được ủy quyền cho cơ quan tài nguyên và môi trường cùng cấp cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. - Đối với những trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng mà thực hiện các quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng thì do cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện theo quy định của Chính phủ. *Những trường hợp được cấp Giấy chứng nhận Theo điều 99, Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp được Nhà nước cấp GCN như sau [7]:
  21. 14 - Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này; - Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành; - Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ; - Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành; - Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất; - Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế; - Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất; - Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; - Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có; - Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất. * Những trường hợp không được cấp Giấy chứng nhận - Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai năm 2013[1]:
  22. 15 - Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn. - Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. - Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng. - Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh. *Trình tự thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trình tự thủ tục cấp GCN được quy định rõ tại Điều 70 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai như sau [4]: 1. Người sử dụng đất nộp 1 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. 2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ và thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp đăng ký đất đai thì xác nhận hiện trạng sử dụng đất so với nội dụng kê khai đăng ký; trường hợp không có giấy tờ quy định tại Điều
  23. 16 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này thì xác nhận nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất, tình trạng tranh chấp sử dụng đất, sự phù hợp với quy hoạch.[4] b) Trường hợp chưa có bản đồ địa chính thì trước khi thực hiện các công việc tại Điểm a Khoản này, Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện trích đo địa chính thửa đất hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có);[4] c) Niêm yết công khai kết quả kiểm tra hồ sơ, xác nhận hiện trạng, tình trạng tranh chấp, nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và khu dân cư nơi có đất, tài sản gắn liền với đất trong thời hạn 15 ngày; xem xét giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai và gửi hồ sơ đến Văn phòng đăng ký đất đai. 3. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc như sau: a) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân, nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thì gửi hồ sơ đến Ủy ban nhân dân cấp xã để lấy ý kiến xác nhận và công khai kết quả theo quy định tại Khoản 2 Điều 70-NĐ 43/2014/NĐ-CP này;[4] b) Trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi hoặc kiểm tra bản trích đo địa chính thửa đất do người sử dụng đất nộp (nếu có); c) Kiểm tra, xác nhận sơ đồ tài sản gắn liền với đất đối với tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư mà sơ đồ đó chưa có xác nhận của tổ chức có tư cách pháp nhân về hoạt động xây dựng hoặc hoạt động đo đạc bản đồ;
  24. 17 d) Kiểm tra hồ sơ đăng ký; xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết; xác nhận đủ điều kiện hay không đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào đơn đăng ký; đ) Trường hợp chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không có giấy tờ hoặc hiện trạng tài sản có thay đổi so với giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì gửi phiếu lấy ý kiến cơ quan quản lý Nhà nước đối với loại tài sản đó. Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc, cơ quan quản lý Nhà nước đối với tài sản gắn liền với đất có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho Văn phòng đăng ký đất đai;[4] e) Cập nhật thông tin thửa đất, tài sản gắn liền với đất, đăng ký vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai (nếu có); g) Trường hợp người sử dụng đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì gửi số liệu địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp không thuộc đối tượng phải nộp nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ theo quy định của pháp luật; 4. Cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc sau: a) Kiểm tra hồ sơ và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; Trường hợp thuê đất thì trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền ký quyết định cho thuê đất; ký hợp đồng thuê đất và trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi người sử dụng đất đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. b) Chuyển hồ sơ đã giải quyết cho Văn phòng đăng ký đất đai.
  25. 18 5. Trường hợp người sử dụng đất đã đăng ký đất đai theo quy định của pháp luật mà nay có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì nộp đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận; Văn phòng đăng ký đất đai, cơ quan tài nguyên và môi trường thực hiện các công việc quy định tại Điểm g Khoản 3 và Khoản 4 Điều 70- NĐ 43/2014/NĐ- CP[4]. *Trình tự các bước tiến hành rà soát hoàn thiện hồ sơ địa chính phục vụ công tác kê khai đăng kí cấp đổi, cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. * Bước 1: Công tác chuẩn bị - Chuẩn bị hồ sơ tài liệu về thửa đất có liên quan đến công việc đăng ký, kê khai cấp giấy chứng nhận. - Chuẩn bị nhân lực, máy in, máy vi tính có cài sẵn các phần mền phục vụ cho việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - In trước các loại đơn cho sử dụng đất để đăng ký. - Phối hợp với UBND xã, thị trấn lập lịch đăng ký đất đai theo đơn vị thôn, xóm hoặc cụm dân cư, chuẩn bị địa điểm đăng ký đất đai. - Phối hợp với cán bộ địa chính xã, thị trấn, trưởng điểm dân cư thông báo cho chủ sử dụng đất phải chuẩn bị các giấy tờ cần thiết như: CMND, các giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành. - Hồ sơ cấp đổi gồm: Đơn đề nghị cấp lại, cấp đổi GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Danh sách các thửa đất đề nghị cấp chung một GCN Đơn đăng kí biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất Trích lục bản đồ địa chính Giấy chứng nhận phô tô
  26. 19 Chứng minh nhân dân phô tô Sổ hộ khẩu phô tô - Hồ sơ cấp mới: Đơn đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất Danh sách các thửa đất của cùng một người sử dụng, người được giao quản lý Trích lục bản đồ địa chính Đơn trình bày nguồn gốc sử dụng đất Thông báo công khai các hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện cấp GCN Danh sách công khai kết quả kiểm tra hồ sơ đăng kí, cấp GCN quyền sử dụng đất Biên bản kết thúc thời gian công khai hồ sơ xét cấp GCN quyền sử dụng đất Phiếu lấy ý kiến của khu dân cư Chứng minh nhân dân phô tô Sổ hộ khẩu phô tô *Bước 2: Họp thôn (xóm, bản, tổ nhân dân) Tổ trưởng Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập tổ cấp Giấy chứng nhận) chủ trì phối hợp với thành viên Ban chỉ đạo cấp xã tổ chức họp thôn, bản, tổ dân phố. Nội dung họp gồm: 1. Tổ chức cho nhân dân học tập về các nội dung: - Chỉ thị của Ban thường vụ Tỉnh ủy: Thực hiện đăng ký bắt buộc về quyền sử dụng đất đối với 100% tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư đang sử dụng đất trên địa bàn tỉnh - Quyền của hộ gia đình, cá nhân khi được cấp Giấy chứng nhận
  27. 20 - Nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất: + Thực hiện việc kê khai, đăng ký đất đai 100% các thửa đất đang sử dụng, kể cả các thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận, thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận, thửa đất đã có giấy tờ nhưng mang tên người khác do nhận chuyển quyền sử dụng đất, do dồn điền đổi thửa (trừ những thửa đất do thuê, mượn của người sử dụng đất khác, đất công ích xã; thửa đất nhận hợp đồng giao khoán của các nông, lâm trường); + Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan đến việc sử dụng đất (nếu có) để lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận; nộp hồ sơ kê khai đăng ký đất đai theo đúng thời gian quy định; + Kịp thời có ý kiến với Trưởng thôn, bản, tổ dân phố hoặc Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận về những vướng mắc trong quá trình triển khai; 2. Phát mẫu Tờ kê khai đăng ký và hướng dẫn kê khai đăng ký đất đai: Thành viên Ban chỉ đạo cấp xã phụ trách địa bàn phối hợp với Tổ cấp giấy chứng nhận của thôn, bản, tổ dân phố phân công cụ thể người trực tiếp hướng dẫn các hộ gia đình, cá nhân kê khai (người đã được tập huấn, nắm vững chuyên môn, có khả năng hướng dẫn), cụ thể: - Hướng dẫn các nội dung công việc và trình tự thực hiện để có cơ sở viết Tờ kê khai đăng ký đất đai. - Hướng dẫn người sử dụng đất chuẩn bị in sao (photo) giấy tờ có liên quan đến các thửa đất đăng ký cấp Giấy chứng nhận . 3. Thông báo kế hoạch triển khai Thông báo cho người sử dụng đất về thời gian kết thúc kê khai đăng ký, thời gian nộp hồ sơ kê khai đăng ký và địa điểm làm việc của Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận cấp xã hoặc Tổ công tác cấp giấy chứng nhận để nhân dân liên hệ trong quá trình thực hiện kê khai đăng ký.
  28. 21 * Bước 3: Thực hiện kê khai đăng ký đất đai 1. Những nội dung công việc do hộ gia đình, cá nhân thực hiện - Sau khi nhận Tờ khai đăng ký đất đai, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư phải rà soát, đối chiếu giữa Giấy chứng nhận đã cấp với các thửa đất thực tế đang sử dụng để xác định các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. Trường hợp Giấy chứng nhận đã bị mất, đang thế chấp ngân hàng hoặc đã bị sai lệch diện tích, tên chủ sử dụng khi thực hiện dồn điền đổi thửa thì liên hệ với Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố để được cung cấp thông tin. Sau khi đã xác định được các thửa đất đã được cấp Giấy chứng nhận và các thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận thì thực hiện việc đăng ký 2. Những nội dung công việc do Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện - Cung cấp các thông tin về thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận và các thửa đất đã được đo đạc thể hiện trên các loại bản đồ; thông báo những khu vực đã có bản đồ, chi tiết đến từng địa danh, xứ đồng để người dân biết, đối chiếu với những thửa đất đang quản lý, sử dụng, xác định các thửa đất phải trích lục bản đồ hoặc thửa đất phải đo đạc, xác định diện tích, vẽ sơ đồ khi kê khai, đăng ký. - Hướng dẫn hộ gia đình, cá nhân viết Tờ kê khai đăng ký đất đai, Tờ khai nộp lệ phí trước bạ, Tờ khai nộp tiền sử dụng đất (nếu có); giải đáp những ý kiến thắc mắc của nhân dân trong quá trình thực hiện; đôn đốc hộ gia đình, cá nhân hoàn thiện tờ khai; tổ chức tiếp nhận, viết giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký đất đất đai của nhân dân.
  29. 22 - Tổng hợp, báo cáo Ban chỉ đạo cấp xã giải quyết kịp thời những vướng mắc trong quá trình triển khai tại cơ sở, đảm bảo hoàn thành việc kê khai đăng ký và hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư. *Bước 4: Phân loại hồ sơ Tổ cấp Giấy chứng nhận hoặc Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố (đối với những nơi không thành lập Tổ cấp Giấy chứng nhận) thực hiện việc phân loại hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, cách phân loại hồ sơ như sau : - Phân loại hồ sơ đăng ký đất đai theo 02 loại: + Tờ kê khai đăng ký đất đai của các hộ gia đình, cá nhân đã được cấp Giấy chứng nhận đối với 100% diện tích đất đang sử dụng; + Tờ kê khai đăng ký đất đai của các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp Giấy chứng nhận đối với 100% diện tích đất đang sử dụng và Tờ kê khai đăng ký đất đai của hộ gia đình cá nhân có cả những thửa đất đã được cấp giấy và thửa đất chưa được cấp Giấy chứng nhận. * Bước 5: Kiểm tra việc kê khai đăng ký, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận Tổ cấp Giấy chứng nhận phối hợp với cán bộ địa chính xã và thành viên Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất xã được phân công phụ trách địa bàn tiến hành kiểm tra các thửa đất hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận ghi trong Tờ khai đăng ký đất đai. Nội dung kiểm tra về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kê khai đăng ký đất đai của từng hộ, trong đó chú ý: - Hiện trạng sử dụng đất, nguồn gốc sử dụng đất và thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; - Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và các quy hoạch chuyên ngành (quy hoạch đô thị, quy hoạch khu dân cư, quy hoạch nông thôn mới ) đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
  30. 23 - Tình trạng tranh chấp đất đai (nếu có). Kết quả kiểm tra phải được ghi chép cụ thể vào sổ sách để chuẩn bị ý kiến họp xét cho Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã (sổ này được lưu tại xã theo hồ sơ cấp Giấy chứng nhận). Trưởng thôn, bản, Tổ trưởng tổ dân phố ký xác nhận vào phần sơ đồ thửa đất. Hồ sơ sau khi đã được kiểm tra, Tổ công tác cấp Giấy chứng nhận tổng hợp gửi lên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã (giao cho cán bộ địa chính cấp xã để chuẩn bị nội dung cuộc họp Ban chỉ đạo). * Bước 6: Họp xét của Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận cấp xã và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường thị trấn - Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp xã tổ chức họp xét theo từng thôn bản, tổ dân phố về các nội dung kê khai đối với từng thửa đất hộ gia đình, cá nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận. Việc họp xét phải được tiến hành theo từng thôn, bản, tổ dân phố ngay sau khi nhận được hồ sơ từ Tổ cấp Giấy chứng nhận và phải có sự tham gia của cán bộ chuyên môn cấp huyện (thành viên Ban chỉ đạo cấp giấy chứng nhận của huyện phụ trách địa bàn, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường hoặc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất) để cùng xem xét hồ sơ ngay tại xã; đảm bảo việc xét duyệt nhanh, gọn, tránh tình trạng kéo dài. Nội dung họp xét gồm: + Nội dung kê khai so với hiện trạng; nguồn gốc sử dụng đất; diện tích đất ở được cấp giấy chứng nhận trong hạn mức, ngoài hạn mức theo quy định; + Thời điểm bắt đầu sử dụng đất vào mục đích hiện nay; + Tình trạng tranh chấp về đất đai; + Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng; + Loại đường/khu vực; vị trí đất ; + Đủ điều kiện hoặc không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận;
  31. 24 + Diện tích đất ở không phải nộp tiền sử dụng đất; diện tích đất ở phải nộp tiền sử dụng đất. Kết quả họp xét của Ban chỉ đạo phải được lập thành Biên bản, lập danh sách các hộ đủ điều kiện và không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận. - Trên cơ sở kết quả họp xét của Ban chỉ đạo cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cán bộ địa chính xã ghi ý kiến xác nhận vào phần “Ý kiến xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn” đối với từng thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận và thực hiện các nội dung: + Công khai hồ sơ, các thửa đất đủ điều kiện, không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn và nhà văn hóa, thôn, bản, tổ dân phố (trường hợp không có nhà văn hóa thì công khai tại nhà Trưởng thôn, tổ trưởng tổ dân phố hoặc địa điểm làm việc của Tổ cấp Giấy chứng nhận) trong thời hạn mười lăm (15) ngày; tiếp thu và giải quyết các ý kiến phản ánh về nội dung công khai (nếu có) và lập biên bản kết thúc công khai; + Lập Tờ trình và gửi kèm theo toàn bộ hồ sơ kê khai đăng ký của các hộ gia đình, cá nhân, kết quả họp xét của Ban chỉ đạo, danh sách các thửa đất đề nghị cấp Giấy chứng nhận đến Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện. * Bước 7. Kiểm tra hồ sơ và viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất kiểm tra hồ sơ, ghi ý kiến xác nhận vào Tờ kê khai đăng ký; sao gửi cơ quan thuế 01 bộ hồ sơ của thửa đất phải nộp lệ phí trước bạ, nộp tiền sử dụng đất để xác định nghĩa vụ tài chính (Tờ kê khai đăng ký đất đai của hộ gia đình, cá nhân và thửa đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính kèm theo Tờ kê khai); viết Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trình duyệt theo Hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Sơ đồ thửa đất ở và thửa đất ở có vườn ao, đất trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp thể hiện trên trang 3 Giấy chứng nhận được thực hiện theo sơ đồ do người dân tự đo vẽ kèm theo Tờ kê khai đăng ký.
  32. 25 Trường hợp sau khi cấp Giấy chứng nhận mà phát hiện có sai sót thì thực hiện việc chỉnh lý theo quy định. *Mẫu GCN Theo điều 3, thông tư 23/2014/TT - BTNMT quy định giấy chứng nhận là một tờ có bốn trang, mỗi trang có kích thước 190mm x 265mm, có nền hoa văn trống đồng màu hồng cánh sen, gồm các nội dung sau đây[4]: - Trang 1 gồm Quốc hiệu, Quốc huy và dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" in màu đỏ; mục "I. Tên người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và số phát hành Giấy chứng nhận gồm 2 chữ cái tiếng Việt và 6 chữ số, bắt đầu từ BA 012345, được in màu đen; dấu nổi của Bộ TNMT; - Trang 2 in chữ màu đen gồm mục "II. Thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", trong đó, có các thông tin về thửa đất, nhà ở, công trình xây dựng khác, rừng sản xuất là rừng trồng, cây lâu năm và ghi chú; ngày tháng năm ký Giấy chứng nhận và cơ quan ký cấp Giấy chứng nhận; số vào sổ cấp Giấy chứng nhận; - Trang 3 in chữ màu đen gồm mục "III. Sơ đồ thửa đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất" và mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; - Trang 4 in chữ màu đen gồm nội dung tiếp theo của mục "IV. Những thay đổi sau khi cấp Giấy chứng nhận"; những vấn đề cần lưu ý đối với người được cấp Giấy chứng nhận; mã vạch; đất theo một mẫu thống nhất trong cả nước đối với tất cả các loại, cấp theo từng thửa đất và do Bộ TNMT phát hành và trên giấy chứng nhận có gắn liền quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất.
  33. 26 2.2. Căn cứ pháp lý Công tác cấp GCN là một công tác không thể thiếu trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Do đó việc ban hành các văn bản pháp lý phục vụ công tác cấp GCN là điều cần thiết: - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành ngày 1/7/2014 do Quốc hội ban hành. - Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai. - Nghị định số 44/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. - Nghị định số 45/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định số 46/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất. thuê mặt nước. - Nghị định số 47/2014/NĐ- CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Giấy chứng nhận, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 Quy định về Bản đồ địa chính. - Thông tư 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 Quy định về Thống kê, kiểm kê đất đai, xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
  34. 27 - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung 10 một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ. 2.3. Cơ sở thực tiễn 2.3.1. Tình hình cấp GCN trên cả nước Công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận là hết sức quan trọng. Nó chỉ thực hiện đạt kết quả khi tiến hành trong những điều kiện nhất định. Khi người sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận sẽ tạo điều kiện cho Nhà nước nắm chắc và quản lý chặt quỹ đất trong cả nước. [3] Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để công khai công tác quản lý nhà nước về đất đai. Các văn bản luật luôn thay đổi để phù hợp với tình hình của đất nước. Cùng với những quy định của Luật đất đai 2013 các văn bản luật chi tiết hướng dẫn luật đất đai có những bước cải cách quan trọng để đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận. Đồng thời việc cấp gíấy chứng nhận là một trong nhiệm vụ mà các địa phương sẽ nỗ lực thực hiện và hoàn thành. Xã hội càng phát triển thì vai trò của đất đai càng to lớn, đất đai càng phát huy giá trị của nó. Nó thực sự là động lực cho phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, việc quản lý và sử dụng tốt đất đai là nhiệm vụ không chỉ của riêng ai mà là của tất cả chúng ta. [3] Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Quản lý đất đai về tiến độ cấp giấy chứng nhận thì công tác đăng ký đất đai, cấp GCN đất trong phạm vi cả nước đã đạt kết quả như sau:[3]
  35. 28 Cả nước đã cấp được 42,3 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận (diện tích cần cấp); trong đó 5 loại đất chính (đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất chuyên dùng, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp) của cả nước đã cấp được 40,7 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất để đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận. Tiếp tục xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu, trong đó đã xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại 447/7.907 xã, phường, thị trấn; hoàn thành và tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện 231 xã, phường, thị trấn, đạt 51,7%; một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (toàn tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã), An Giang (32 xã), Thừa Thiên Huế (27 xã). [3] Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp GCN lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp GCN lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon Tum, TP.Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. [3] 2.3.2. Tình hình cấp GCN trên địa bàn xã Thanh Văn Công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường xuyên được quan tâm, giải quyết kịp thời. Đồng thời, tăng cường giám sát các địa phương trong quá trình thực hiện công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kịp thời giải quyết các vướng mắc trong công tác cấp giấy chứng nhận cho các địa phương và các đơn vị sử dụng đất. Hoạt động của Văn phòng đăng ký và các chi nhánh từ khi tiếp nhận đến nay đã cơ bản đi vào hoạt động ổn định,
  36. 29 đã tiếp nhận, thẩm định thực hiện tốt các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền được giao theo quy định. Công tác cấp GCNQSD đất ở : Trong năm 2018 UBND xã Thanh Văn đã tiến hành cấp GCNQSD đất ở cho 36 trường hợp đủ điều kiện và không thu tiền trên địa bàn xã. Đảm bảo chỉ tiêu cấp GCNQSD đất năm 2018. UBND xã đã xin giảm chỉ tiêu năm 2018 đối với 23 trường hợp nguyên nhân chủ yếu là do: + Một số hộ do có diện tích hiện trạng biến động nhiều so với bản đồ 299 nên việc xác định nguồn gốc đất và kiểm tra thẩm định gặp nhiều khó khăn. + Một số hộ gia đình không phối hợp trong công tác cấp GCNQSD đất thổ cư do các thành viên trong gia đình chưa thống nhất việc phân chia tài sản trong hộ gia đình Phương hướng năm 2019 sẽ tiếp tục thông báo tuyên truyền để hoàn thiện công tác cấp GCNQSD đất ở không thu tiền đối với những trường hợp khó khăn vướng mắc. [8] Công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp sau DDĐT : Hiện nay xã Thanh Văn đã nộp 1366 hồ sơ xuống tại phòng TNMT, trong đó có 353 hồ sơ phòng tài nguyên đang tiến hành thẩm định, còn lại 1013 hồ sơ văn phòng đăng ký đất đai đang tiến hành rà soát kiểm tra. Đối với phương án của 09 thôn dồn điền của xã đã nộp cho phòng TNMT kiểm tra thẩm định tuy nhiên chưa có kết quả trả lời. UBND xã sẽ tiếp tục phối hợp với phòng TNMT kiểm tra rà soát tổng thể hồ sơ để đảm bảo đủ điều kiện chuyển VPDK xem xét trả GCN cho nhân dân trong tháng 4. [8]
  37. 30 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: rà soát công tác kê khai, đăng kí cấp đổi, cấp mới GCNQSD đất. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu: Được thực hiện trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: Công ty cổ phần Tài Nguyên Môi Trường- Biển và xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội. - Thời gian tiến hành: Từ 28/05/2018 đến ngày 15/09/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội 3.3.1.1. Đặc điểm tự nhiên - Vị trí địa lý. - Đặc điểm địa hình. - Đặc điểm khí hậu. - Thủy văn. 3.3.1.2. Kinh tế xã hội - Kinh tế. - Xã hội. 3.3.2. Tình hình sử dụng đất 3.3.3. Tổng quan về dự án
  38. 31 3.3.4. Kết quả rà soát hồ sơ đăng kí, kê khai cấp đổi cấp mới GCNQDĐ trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội năm 2018 3.3.5. Thuận lợi , khó khăn 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp: - Thu thập các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, về đời sống văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, về hiện trạng sử dụng đất đai. - Thu thập các tài liệu, số liệu về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của Xã Thanh văn. Thu thập số liệu sơ cấp: Thực hiện công tác tổ chức kê khai trên địa bàn xã bao gồm các nội dung sau: - Tổ chức kê khai đăng ký đất đai: công tác tổ chức và hướng dẫn người dân kê khai đăng ký theo đúng quy định của pháp luật. - Tổng hợp phân loại đơn đăng ký kê khai, tiến hành rà soát, đối chiếu các thông tin kê khai của người dân so với kết quả đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính kết quả phân loại theo các trường hợp sau: + Đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: cấp lần đầu và cấp đổi GCNQSDĐ. + Chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: mục đích đưa ra giải pháp hoàn thiện giấy tờ để bổ xung vào hồ sơ đề nghị cấp GCNQSDĐ. + Không đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ: trường hợp do lấn chiếm, tranh chấp, kê khai không đúng mục đích.
  39. 32 3.4.2. Phương pháp thống kê - Tiến hành thống kê các số liệu, tài liệu địa chính, các tài liệu liên quan về diện tích, vị trí, mục đích sử dụng đã được thu thập thông qua quá trình điều tra. - Tiến hành kiểm tra, đối soát thông tin thửa đất trên hồ sơ đã thu thập được với thông tin của thửa đất trên bản đồ địa chính đã được thành lập, có bảng thống kê, tổng hợp. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu - Thống kê các số liệu đã thu thập được như diện tích, các trường hợp cấp GCNQSDĐ, - Xử lý, tính toán số liệu thu thập được bằng phần mềm Excel 3.4.4. Phương pháp so sánh, phân tích, viết báo cáo Từ số liệu thu thập được, tiến hành tổng hợp, so sánh, phân tích kết quả cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình cá nhân để tìm ra nguyên nhân, đề ra giải pháp khắc phục và viết báo cáo.
  40. 33 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên • Vị trí địa lý: Xã Thanh Văn là một xã thuộc vùng đồi gò, nằm ở phía Tây huyện Thanh Oai, có diện tích 26,62 km2, dân số trên 12.000 dân, số hộ 3.152 hộ Đặc điểm địa hình. Là xã trung du, Thanh Văn có địa hình đồi gò thấp, bị chia cắt liên tục, phân chia thành 2 vùng: vùng đồi cao nằm về phía tây nam có độ cao trung bình từ 30 – 80 m, địa hình gồ ghề nhiều đồi núi đan xen nhau, diện tích 168 ha, chiếm 26,8% diện tích toàn vùng; vùng gò và đồng ruộng thấp nằm ở phía đông bắc, diện tích 202 ha, chiếm 73,2% diện tích toàn xã, phần lớn là các cánh đồng bằng phẳng xen lẫn các đồi gò, một đặc trưng của vùng đất Xứ Đoài. Bên cạnh đó, hệ thống sông hồ kênh rạch trên địa bàn xã phân bố tương đối đồng đều với các sông nhỏ sông Tích, Hồ Cẩm Quỳ, Hồ Suối Hai, Hồ Ngọc Nhị, Hồ Cẩm An, Đầm Long. • Đặc điểm khí hậu. Theo trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn thành phố Hà Nội, xã Thanh Văn có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, mùa đông phi nhiệt đới khô lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hàng năm trên 23 °C. Tháng 7 có nhiệt độ cao nhất trong năm, trung bình 27 - 29 °C, ngược lại tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất, trung bình 15,5 - 16,5 °C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy thuận lợi cho việc phát triển Nông - Lâm nghiệp. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế - Thu nhập bình quân đầu người của xã là 36,2 triệu đồng/người/năm.
  41. 34 - Người dân chủ yếu sống bằng nông nghiệp: trong đó chăn nuôi chiếm 77% thu nhập, số lượng đàn gia súc, gia cầm của xã luôn đúng top đầu của huyện: lợn 22.000 con, gia cầm 88.000 con, cao điểm đàn lợn 30.000 con, gia cầm 1,4 triệu con. Ngành trồng trọt: Chủ yếu là trồng lúa: Diện tích lúa của xã 450 ha, những năm gần đây diện tích lúa bị thu hẹp do thi công dự án sông Tích và nhân dân tự chuyển đổi sang trồng trọt, chăn nuôi. Hoa màu: Chủ yếu trồng các loại rau, sắn (gần 30ha), lạc (20ha). Ngành trồng cây ăn quả: Đây là lợi thế của xã khi thổ nhưỡng, khí hậu cho các loại quả ngon hơn thị trường như bưởi, ổi Diện tích cây ăn quả của xã gần 200 ha, trong đó bưởi 40 ha, ổi 15 ha, ngoài ra còn có mít, táo, dứa Địa phương còn giữ được diện tích cây dâu tằm cho thu quả (khoảng 7 ha) tuy nhiên đang bị thu hẹp diện tích do giá trị thấp. Ngành trồng chè: Diện tích chè của xã 36 ha, diện tích có xu hướng giảm do giá cả bếp bênh, cần nhiều lao động. Xã có tiềm năng về phát triển du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng. Các ngành sản xuất kinh doanh: Trong xã không có khu công nghiệp, không có làng nghề, các ngành sản xuất theo quy mô hộ gia đình, nhỏ lẻ. Toàn xã có gần 800 cơ sở sản xuất kinh doanh (Điều tra kinh tế 2017). 4.1.2.2. Xã hội - Dân số năm 2017, tổng số có 2854hộ; 10.342 nhân khẩu. - Năm 2019 toàn xã còn 61 hộ nghèo, cận nghèo 112 hộ, tỷ lệ đóng bảo hiểm y tế chưa đạt chỉ tiêu được giao, tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội thấp. - Số hộ công nghiệp-thương mại,dịch vụ hộ khác: 648 hộ, chiếm 22,71%. Mật độ dân số: 389 người/km2; quy mô hộ bình quân 4 - 5 người/hộ. - Tỷ lệ dân số tăng tự nhiên 0.71%.
  42. 35 - Thành phần dân tộc: Dân tộc Kinh: 7.715 người chiếm 74,6 % dân số. Dân tộc khác: 2627 người chiếm 25.4 % dân số. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông: Hệ thống đường bộ trên toàn xã đã và đang được hoàn thiện và đồng bộ, hơn nữa đã có đường bê tông vào đến tận nhà dân, đường xá đi lại thuận lợi với các xã xung quanh giúp thúc đẩy kinh tế phát triển. * Điện Hiện trạng xã có 11 trạm biến áp, có 2602 hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. * Thông tin và truyền thông: - Trên địa bàn xã có 1 bưu điện và 01 điểm dịch vụ về internet. - Số lượng điểm phục vụ bưu chính viễn thông: 06 trạm phát sóng đạt tiêu chuẩn. - Xã có đài truyền thanh và 100% xóm có hệ thống loa, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý điều hành. 4.1.2.3. Y tế và giáo dục * Y tế: Toàn xã có 01 trạm y tế nằm ở trung tâm xã với đầy đủ trang thiêt bị y tế, đội ngũ y bác sỹ có tay nghề và chuyên môn cao, mỗi thôn bản đều có y tế thôn bản góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh phục vụ bà con trong xã. * Giáo dục: Hiện nay ¾ trường học đã đạt chuẩn quốc gia mức độ I ( Mầm non, 02 trường Tiểu học), còn Trung học cơ sở chưa đạt. Tuy vậy các trường vẫn còn thiếu cơ sở vầt chất cho dạy và học cụ thể: - Trường tiểu học 1+2: + Cơ sở vật chất còn thiếu khác: 01 nhà làm việc + Số phòng học đã có 20 , (số phòng thiếu 2 ) + Số phòng chức năng đã có 09 , số còn thiếu 03
  43. 36 - Trường Trung học cơ sở: + Số phòng học đã có 12 nền phòng học của 07 lớp đã xuống cấp + Số phòng chức năng đã có 05 , (số còn thiếu 03) + Số diện tích sân chơi đã có 981 m2, số còn thiếu 0 m2. + Cơ sở vật chất còn thiếu khác (Phòng họp tổ bộ môn, phòng truyền thống, hoạt động Đoàn, Đội). Đến năm 2020 nâng cấp, tu sửa các cơ sở vật chất còn thiếu trong các nhà trường, từng bước sửa chữa, nâng cấp trường THCS đạt chuẩn quốc gia.
  44. 37 Bảng 4.1. Kết quả thực hiện của dự án KẾT QUẢ KKĐK GCN 2 XÃ THANH VĂN –THANH OAI-HA NOI VA XÃ THANH MAI –THANH OAI-HA NOI Tuần 4 (từ ngày 18 đến ngày 24) Tháng 2 Hồ sơ bàn giao xã Hồ sơ bàn giao huyện Số Kết Đơn vị hành Số hồ Hồ STT Số Giao Đăng HS quả Chưa chính sơ đvị Số Số Ngày bàn sơ Số hộ đất ký cần xét đủ Ngày bàn giao đã lập lượng thửa giao đã lượng lập đủ đk xét đk I Xã Thanh Mai 1995 1813 1446 1446 1446 2923 1446 653 793 653 Nông nghiệp 961 xong 899 508 508 508 1985 508 361 147 361 1 Phú Quý 396 xong 374 198 198 198 760 31/10/2016 198 63 135 63 23/05/2018 2 Khang Ninh 279 xong 256 173 173 173 685 31/10/2016 173 165 8 165 27/08/2017 3 Phúc Lộc 286 xong 269 137 137 137 540 31/10/2016 137 133 4 133 20/12/2018 Đất ở 1034 914 938 938 938 938 938 292 646 292 1 Phú Quý 419 xong 386 361 361 361 361 31/10/2016 361 125 236 125 23/05/2018 2 Khang Ninh 305 xong 259 305 305 305 305 31/10/2016 305 87 218 87 23/05/2018 23/05/ 3 Phúc Lộc 310 xong 269 272 272 272 272 31/10/2016 272 80 192 80 2018 II Xã Thanh Thùy 2034 1898 1807 1807 1807 5087 152 104 48 Nông nghiệp 1017 949 820 820 820 4100 70 41 29 1 Xãm 01 137 xong 136 105 105 105 525 15/08/2017 28/05/2018
  45. 38 2 Xãm 02 88 xong 82 64 64 64 320 15/08/2017 28/05/2018 3 Xãm 03 91 xong 88 67 67 67 335 15/08/2017 28/05/2018 4 Xãm 04 128 xong 124 109 109 109 545 15/08/2017 5 Xãm 05 79 xong 75 70 70 70 350 15/08/2017 70 41 29 28/05/2018 6 Xãm 06 91 xong 81 70 70 70 350 15/08/2017 7 Xãm 07 30 xong 28 26 26 26 130 15/08/2017 8 Xãm 08 149 xong 131 117 117 117 585 15/08/2017 9 Xãm 09 102 xong 94 84 84 84 420 15/08/2017 10 Xãm 10 122 xong 110 108 108 108 540 15/08/2017 Đất ở 1017 949 987 987 987 987 1 Xãm 01 137 xong 136 123 123 123 123 15/08/2017 100 100 23 28/05/2018 2 Xãm 02 88 xong 82 86 86 86 86 15/08/2017 80 80 6 28/05/2018 3 Xãm 03 91 xong 88 97 97 97 97 15/08/2017 88 88 9 28/05/2018 4 Xãm 04 128 xong 124 123 123 123 123 15/08/2017 105 105 18 28/05/2018 5 Xãm 05 79 xong 75 82 82 82 82 15/08/2017 63 63 19 28/05/2018 6 Xãm 06 91 xong 81 91 91 91 91 15/08/2017 78 78 13 28/05/2018 7 Xãm 07 30 xong 28 33 33 33 33 15/08/2017 33 33 0 28/05/2018 8 Xãm 08 149 xong 131 142 142 142 142 15/08/2017 9 Xãm 09 102 xong 94 98 98 98 98 15/08/2017 10 Xãm 10 122 xong 110 112 112 112 112 15/08/2017 Nguồn: Công ty cổ phần Tài nguyên – Môi trường biển
  46. 39 Các phương pháp và những giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng khi thi công - Công tác chuẩn bị: Liên hệ triển khai công tác cấp GCNQSD đất tới UBND xã, phối hợp cùng địa phương tuyên truyền phổ biến kế hoạch cấp mới, cấp lại GCN của nhà nước nhằm giúp cho người sử dụng đất thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ của mình, tạo cơ sở pháp lý cho họ yên tâm quản lý và sử dụng đất. Tiến hành thu thập hồ sơ pháp lý và các giấy tờ liên quan phục vụ cho công tác kê khai. Chuẩn bị các tài liệu như bảng thống kê diện tích, bản đồ địa chính, bản đồ cấp giấy - Công tác kê khai đăng ký cấp giấy CNQSDĐ: Tiến hành lập bảng so sánh giữa bản đồ cấp giấy trước đây với bản đồ địa chính. Sau đó tiến hành phân loại hồ sơ cấp mới, cấp đổi và thực hiện công tác hướng dẫn kê khai xuống từng thôn xóm trên phạm vi toàn xã. Trong quá trình thực hiện hướng dẫn kê khai, đơn vị thi công luôn kết hợp với các cấp chính quyền địa phương. Trước khi thực hiện công tác hướng dẫn kê khai đăng ký cấp GCN quyền sử dụng đất ở mỗi thôn xóm, việc liên hệ triển khai với cán bộ địa phương và với người sử dụng đất luôn được trú trọng. Toàn bộ các thửa đất được các chủ sử dụng tự nhận và xác định một cách chính xác trước sự chứng kiến của cán bộ thôn xóm. Sau khi các chủ sử dụng nhận được hết các thửa đất của mình hiện đang sử dụng. Thì đơn vị thi công mới kết hợp với tài liệu đó đối chiếu theo bản đồ cấp giấy và tiến hành hướng dẫn lập hồ sơ chi tiết đến từng chủ sử dụng. Đối với từng loại hồ sơ cấp mới, cấp lại, cấp đổi đều được phân loại và hướng dẫn kê khai đầy đủ đúng trình tự theo quy trình cấp giấy.
  47. 40 Giải pháp về kê khai đăng ký cấp GCNQSD đất: * Cấp mới GCN - Cấp mỗi một thửa đất một giấy CN; trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản cùng một xã, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp mới chung giấy. * Cấp đổi GCN - Áp dụng nguyên tắc cấp giấy CN quy định tại điều 3 nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ là cấp giấy CN cho từng thửa đất, như vậy đối với giấy CN đó cấp trước đây một thửa một giấy CN thì nay cấp đổi lại giấy CN theo mẫu quy định mới; đối với giấy CN đó cấp trước đây cấp chung một giấy cho nhiều thửa đất thì nay cấp đổi mỗi thửa một giấy CN theo mẫu mới. Trường hợp người sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp, đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản tại cùng một xã đã được cấp giấy CN mà có yêu cầu thì được cấp đổi thành một giấy CN chung cho các thửa đất đó hoặc theo mục đích sử dụng từng nhóm đất mà cấp đổi chung giấy. Giải pháp về thực hiện xét duyệt đơn: - Việc xét duyệt đơn đăng ký quyền sử dụng đất ở cấp xã do Hội đồng đăng ký đất đai xã tổ chức xét duyệt. - Việc kiểm tra, thẩm định hồ sơ đăng ký đất đai tại cấp thành phố do Chi nhánh Văn phòng ĐKĐĐ thực hiện. Công đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính. - Công tác chuẩn bị (bước 1): Bao gồm Lập kế hoạch thực hiện, Chuẩn bị vật tư, thiết bị, dụng cụ, phần mềm phục vụ cho công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Chuẩn bị nhân lực, địa điểm làm việc.
  48. 41 - Thu thập tài liệu, phân tích, đánh giá, lựa chọn tài liệu sử dụng (bước 2): + Bản đồ địa chính hoặc các loại tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận (bản đồ giải thửa, bản đồ quy hoạch xây dựng chi tiết, sơ đồ, trích đo địa chính); + Bản đồ quy hoạch sử dụng đất; + Bản lưu Giấy chứng nhận, sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp Giấy chứng nhận, sổ đăng ký biến động đã lập; + Hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi; + Hồ sơ đăng ký biến động đất đai và tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất được lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính; + Ưu tiên lựa chọn loại tài liệu có thời gian lập gần nhất, có đầy đủ thông tin nhất, có giá trị pháp lý cao nhất; + Tài liệu để xây dựng dữ liệu không gian địa chính là bản đồ địa chính. + Tài liệu để xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính ưu tiên sử dụng sổ địa chính và bản lưu Giấy chứng nhận. Trường hợp bản lưu giấy chứng nhận không có đầy đủ thì phải lựa chọn hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận lần đầu, cấp đổi Giấy chứng nhận đối với trường hợp còn thiếu để cập nhật; + Các tài liệu để cập nhật hoặc chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính bao gồm: Hồ sơ đăng ký biến động đất đai, tài liệu giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất (lập sau khi hoàn thành cấp Giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính); + Các loại bản đồ khác, sơ đồ, bản trích đo địa chính đã sử dụng để cấp Giấy chứng nhận trước đây thì được xem xét lựa chọn để bổ sung vào kho hồ sơ cấp Giấy chứng nhận dạng số. - Phân loại thửa đất và hoàn thiện hồ sơ địa chính hiện có (bước 3): + Đối soát thửa đất trên bản đồ địa chính hoặc tài liệu đo đạc khác (nơi không có bản đồ địa chính) sử dụng để xây dựng dữ liệu không gian địa chính so với hồ sơ đăng ký, bản lưu Giấy chứng nhận.
  49. 42 4.4. Kết quả công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 4.4.1. Tổng hợp kết quả tình hình kê khai đăng ký của các chủ sử đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đã thu được kết quả kê khai của các hộ gia đình cá nhân trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Văn - TP.Hà Nội và thu được kết quả như sau: Bảng 4.2. Bảng tổng hợp kết quả tình hình kê khai, đăng ký của các chủ sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Đất ở Đất nông nghiệp STT Xóm Tổng Đăng Tỷ lệ Đăng Tỷ lệ Tổng số số ký (%) ký (%) 1 Xóm 1 137 136 99,2 137 105 76,6 2 Xóm 2 88 82 93,1 88 64 72,7 3 Xóm 3 91 88 96,7 91 67 73,6 4 Xóm 4 128 124 96,8 128 109 85,1 5 Xóm 5 79 75 94,9 79 70 88,6 6 Xóm 6 91 81 89,0 91 70 76,9 7 Xóm 7 30 28 93,3 30 26 86,6 8 Xóm 8 149 131 87,9 149 117 78,5 9 Xóm 9 102 94 92,1 102 84 82,3 10 Xóm 10 122 110 90,1 122 108 88,5 Tổng cộng 1017 949 93,3 1017 820 80,6 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
  50. 43 Qua kết quả trên cho ta thấy công tác kê khai đăng kýcấp GCNQD đất lần đầu trên địa bàn chiếm 93,3% so với tổng số chủ sử dụng đất đăng ký kê khai. Chủ sử dụng đất trên địa bàn xóm 1đăng ký cấp GCN chiếm 99,2% so với tổng số chủ sử dụng đất đăng ký kê khai. Chủ sử dụng đất trên địa bàn các thôn còn lại chiếm từ 90,1% trở lên so với tổng số chủ sử dụng đất đăng ký kê khai.Đạt được những kết quả đáng ghi nhận như vậy đó là do sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các ban ngành lãnh đạo và nhân dân trên xã. Công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của việc đăng ký đất đai đã đến được với người dân, và người dân cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.4.2. Tổng hợp kết quả hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Sau khi hoàn thành khâu kê khai đăng ký ta tiến hành hoàn thiện hồ sơ cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân tổ công tác tiến hành trình hồ sơ lên UBND xã Thanh Văn và đề nghị cấp GCNQSDĐ theo quy định. Kết quả thu được như sau: Trong những năm vừa qua diện tích của xã có sự thay đổi về địa giới hành chính cùng với mục đích sử dụng đất cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội nên nhu cầu cấp đổi GCNQSDĐ của xã ngày càng tăng. xã đã thực hiện cấp đổi GCNQSDĐ ở cho các hộ gia đình trong thôn với tổng diện tích là 299951,4m2.
  51. 44 Bảng 4.3. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp đổi GCNQSD đất ở trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Tổng Số HS Số Tỷ lệ Không Ngày Thôn Diện tích Đủ đk số đã xét thửa % đủ đk Xóm 1 137 100 100 72,9 8274.0 100 37 Xóm 2 88 80 80 90,9 48836.9 80 8 Xóm 3 91 88 88 96,7 55070.6 88 3 Xóm 4 128 105 105 82 67215.9 105 23 Xóm 5 79 63 63 79,7 46211.4 63 16 Xóm 6 91 78 78 85,7 48891.1 78 13 Xóm 7 30 30 30 100 25451.5 30 0 Xóm 8 Xóm 9 Xóm 10 Tổng 644 544 299951,4 100 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai)
  52. 45 4.4.3. Tổng hợp kết quả rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Bảng 4.4. Kết quả hồ sơ đăng ký, kê khai cấp mới GCNQSD đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Văn năm 2018 Số Tổng HS Số Tỷ lệ Đủ Không đủ Ngày Thôn Diện tích số đã thửa % đk đk xét Xóm 1 137 120 480 87,5 31914.7 120 17 Xóm 2 88 88 250 100 130517 88 0 Xóm 3 91 89 210 97,8 119459.2 89 2 Xóm 4 Xóm 5 79 63 241 79,7 118318 63 16 Xóm 6 Xóm 7 Xóm 8 Xóm 9 Xóm 10 Tổng 395 360 1181 400208,9 35 (Nguồn: Điều tra thu thập được từ tổ công tác kê khai) Qua bảng trên ta thấy: Đã làm được 395 hồ sơ cấp mới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệpcho hộ gia đình, cá nhân trong địa bàn xã với tổng diện tích là 400208,9m2.
  53. 46 4.5. Thuận lợi khó khăn 4.5.1. Thuận lợi Trong những năm trở lại đây trình độ dân trí của người dân càng ngày được nâng cao vì vậy người dân đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cấp GCNQSDĐ. Đây là điều kiện quan trọng nhất giúp công tác này đạt kết quả cao. Luật Đất đai năm 2013 ra đời và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai đã cụ thể hơn và tăng tính pháp lý của trình tự, thủ tục hành chính đã phần nào khắc phục tình trạng quy định thủ tục hành chính ít gây phiền hà cho đối tượng sử dụng đất xin cấp GCNQSDĐ. Trong quá trình kê khai, các trưởng thôn phối hợp cùng cán bộ địa chính xã, hướng dẫn, vận động người dân đăng ký cấp GCNQSD đất. Vì vậy mà việc kê khai diễn ra một cách rất nghiêm túc và đạt hiệu quả cao. Hệ thống hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác cấp giấy đầy đủ, rõ ràng và được chỉnh lý thường xuyên. Xã đã có đủ bản đồ địa chính, từ đó công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất được dễ dànghơn. Luôn được sự chỉ đạo quan tâm của cấp ủy, chính quyền huyện, người dân được tuyên truyền về tầm quan trọng và lợi ích của việc cấp GCNQSD đất. Cán bộ địa chính của xã đã được tập huấn về nghiệp vụ, chuyên môn, nhiệt tình, năng nổ trong quá trình giúp dân kê khai vào đơn đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 4.5.2. Khó khăn - Công tác quản lý Nhà nước về đất đai thường gặp những khó khăn do việc quản lý trước để lại, sự quản lý lỏng lẻo trước đây dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp làm cho công tác cấp GCN gặp không ít khókhăn. - Một số hộ gia đình, cá nhân còn chưa đủ điều kiện để cấp GCNQSD đất. - Kinh phí để thực hiện công tác cấp giấy còn hạn hẹp nên chưa đáp
  54. 47 ứng được yêu cầu công tác, bên cạnh đó ý thức của người dân về công tác này chưa cao. - Điều kiện được cấp GCNQSD đất là phải phù hợp với quy hoạch mà trên thực tế nhiều khu vực chưa có quy hoạch chi tiết nên đã gây trở ngại cho công tác cấp giấy. - Do người dân trước đây mua bán, chuyển nhượng chỉ bằng lời nói không thông báo với cơ quan nhà nước nên nhiều trường hợp không đủ điều kiện được cấp GCNQSD đất. - Ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, các hộ khi kê khai cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ, nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy, trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã. - Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có tranh chấp, khiếu kiện, lấn chiếm, sử dụng đất sai mục đích làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên xã chậm tiến độ. 4.5.3. Giải pháp Để công tác cấp GCNQSD đất sớm hoàn thành thì trong thời gian tới cần đưa ra những giải pháp tích cực nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy: - Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về đất đai tạo điều kiện để người dân ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng đất. - Tiếp tục rà soát nắm bắt đến từng xóm, hộ gia đình chưa được cấp GCNQSDđất. - Cần có những quy định hợp lý để những hộ gia đình sử dụng đất không có giấy tờ hợp pháp xong sử dụng đất ổn định trước15/10/1993. - Tiếp tục giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp đất đai theo
  55. 48 đúng quy định của pháp luật. Kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp lấn chiếm đất đai, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất khi chưa có sự cho phép của cấp có thẩm quyền theo đúng quy định của phápluật. - Tổ chức tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân tầm quan trọng của cấp GCNQSDđất. - Cần đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý đất đai để tiến tới quản lý và lưu trữ bản đồ, hồ sơ địachính. - Cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể tới các ban ngành đặc biệt là cán bộ địa chính xã để thực hiện và tốt công tác quản lý và sử dụng đất.
  56. 49 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Được thực tế tham gia công tác tại công ty cổ phần trắc địa bản đồ Đại Thành, bản thân đã nắm được quy trình làm kê khai cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội. Cách xử lý các vướng mắc về hạn mức đất ở, yêu cầu chưa xác đáng của người dân. Qua đó, phần nào thấy được công tác quản lý nhà nước về đất đai trong lĩnh vực cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn có nhiều hạn chế: Người dân tự ý chuyển nhượng, tách thửa, chuyển mục đích sử dụng mà không thông qua các cơ quan nhà nước, dẫn đến nhiều sai lệch và tranh chấp + Công tác quản lý đất đai của huyện từ năm 2003 trở về trước vẫn còn nhiều bất cập. Từ 2003 đến nay, nhờ có luật đất đai ra đời. Công tác quản lý và sử dụng đất đã có nhiều chuyển biến tích cực, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn xã. + Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai tương đối hoàn tất, trong năm 2018 kết quả rà soát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã Thanh Văn là: - Cấp mới: Tổng hồ sơ 395, đã cấp mới được 360 hồ sơ - Cấp đổi: Tổng hồ sơ 644, đã cấp đổi được 544 hồ sơ Tuy nhiên, địa phương cần phải giải quyết triệt để các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để có thể hoàn thành công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận trên địa bàn xã vào năm 2018. Cùng với những chuyển biến trên thì tình hình quản lý nhà nươc và đất đai trên địa bàn xã cũng đã từng bước thực hiện chặt chẽ hơn, giảm bớt những
  57. 50 bất cập trong việc quản lý đất đai, đã dần đi vào ổn định và có hiệu quả hơn so với những năm trước đây. 5.2. Kiến nghị Qua tìm hiểu về công tác đăng ký đất đai và cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã trong thời gian qua, em mạnh dạn đưa ra một số đề nghị sau: - Đối với những trường hợp chưa kê khai đăng ký: trong đó trường hợp cố tình không kê khai, đăng ký đất đai thì cần có biện pháp tuyên truyền, vận động họ đi kê khai, đăng ký. Còn đối với những hộ còn thiếu sót thì tiến hành rà soát lại để cấp giấy chứng nhận cho hộ đó. - Đối với những hộ không được cấp giấy do đất đó có tranh chấp, lấn chiếm thì tiến hành thẩm định lại diện tích, xác định phần diện tích lấn chiếm và tiến hành phạt tiền đối với diện tích đó. - Cần tăng cường đầu tư nguồn vốn kinh phí hơn nữa cho việc cấp GCNQSD đất và hỗ trợ kinh phí, đầu tư trang thiết bị cho công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho các cán bộ địa chính cơ - Trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần Tài Nguyên- Môi Trường Biển, được tìm hiểu về vấn đề: “Cấp mới đồng loạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã Thanh Văn, huyện Thanh Oai, tp Hà Nội năm 2018”, em đã vận dụng tốt những kiến thức đã được học vào thực tế trong quá trình thực tập tại đây, song vẫn không tránh khỏi những thiếu sót. Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em được hoàn thiện hơn.
  58. 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thị Lan Anh (2017), khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo kết quả đo đạc thành lập bản đồ địa chính trên địa bàn xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên năm 2016”. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường (2014), Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài ản khác gắn liền với đất. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2016) Báo cáo của Tổng cục quản lý đất đai năm 2016 về lĩnh vực đất đai ( giao/nam-20165-ca-nuoc-da-cap-42-3-trieu-giay-chung-nhan-quyen-su- dung-dat-365129.html). Ngày 12/06/2016. 4. Chính phủ (2014) Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai. 5. Công ty cổ phần Tài Nguyên - Môi Trường Biển (2018) “Báo cáo tổng kết kỹ thuật”. 6. Nguyễn Thị Lợi (2010), Giáo trình Đăng kí thống kê đất đai Trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 7. Quốc hội (2013), Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội 8. Sở Tài nguyên và môi trường tp Hà Nội (2017) “Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2018, kế hoạch nhiệm vụ công tác năm 2018”. 9. UBND tp Hà Nội (2018) Tình hình Kinh tế - Xã hội xã Thanh Văn, Huyện Thanh Oai thành phố Hà Nội 2018. 10. UBND xã Thanh Văn, thống kê diện tích đất đai năm 2018 .
  59. PHỤ LỤC Danh sách các hộ cấp đổi DANH S¸CH C¤NG KHAI 1 TrÇn Trung Kiªn M¹c ThÞ H»ng Xãm 1 17 57 241,2 ONT Xãm 1 2 TrÇn Trung Kiªn M¹c ThÞ H»ng 17 75 147,1 ONT Xãm 1 3 TrÇn Trung Kiªn M¹c ThÞ H»ng 17 219 208,7 ONT Xãm 1 4 TrÇn §×nh HuyÒn Hoµng ThÞ T¾c 17 58 373,9 ONT Xãm 1 5 TrÇn §×nh HuyÒn Hoµng ThÞ T¾c 17 182 103,2 ONT Xãm 1 6 TrÇn §×nh H¹nh §µo ThÞ ChÝn 17 60 207,7 ONT Xãm 1 7 NguyÔn V¨n S¬n 17 65 115,3 ONT Xãm 1 8 TrÇn §×nh L¬ng NguyÔn ThÞ YÕn 17 66 115,7 ONT Xãm 1 9 Hoµng V¨n §Ò 17 68 148,2 ONT Xãm 1 10 NguyÔn M¹nh TuÊn 17 69 151,6 ONT Xãm 1 11 Hoµng V¨n Ngäc 17 70 128,5 ONT Xãm 1 12 §inh ThÞ Dung 17 77 101,2 ONT Xãm 1 13 §inh ThÞ Dung 17 221 165,1 ONT Xãm 1 14 TrÇn QuyÕt §Þnh Th¸i ThÞ T©m 17 78 156,2 ONT Xãm 1 15 Hoµng V¨n Ph¬ng 17 81 130,4 ONT Xãm 1 16 TrÇn §×nh Thñy Vò ThÞ Tháa 17 82 259,6 ONT Xãm 1 17 §inh ThÞ Khuyªn Ph¹m Ngäc ChÊt 17 83 124,5 ONT Xãm 1 18 Bïi ViÕt Qu¶ng TrÇn ThÞ H¬ng 17 84 246,5 ONT Xãm 1 19 Chïa Tam §a 17 85 6500 TON Xãm 1 20 §inh V¨n §¨ng T« ThÞ Phîng 17 86 99,1 ONT Xãm 1 21 Hoµng V¨n S¸u 17 89 263,9 ONT Xãm 1 22 TrÇn V¨n H¶o NguyÔn ThÞ Mai 17 90 301,4 ONT Xãm 1 23 Thµnh 17 91 145,7 ONT Xãm 1 24 TrÇn §øc HiÖp Phïng ThÞ Thu Hêng 17 92 143,9 ONT Xãm 1 25 Hoµng V¨n HiÓn §inh ThÞ Hoa 17 93 174,4 ONT Xãm 1 26 TrÇn V¨n HiÕu Vò ThÞ Hoa 17 95 245 ONT Xãm 1 27 Hoµng ThÞ H¬ng 17 97 144,8 ONT Xãm 1 28 Hoµng V¨n QuÕ Bïi ThÞ Thanh H¬ng 17 98 190,9 ONT
  60. Xãm 1 29 NguyÔn ThÞ PhÇn 17 99 176,4 ONT Xãm 1 30 TrÇn ThÞ §µo 17 100 146,9 ONT 31 §inh V¨n Khuª Xãm 2 17 102 236,6 ONT Xãm 2 32 TrÇn §×nh ThÞnh 17 103 346 ONT Xãm 2 33 Hoµng ThÞ T©n 17 105 111,6 ONT Xãm 2 34 Hoµng ThÞ T©n 17 115 116,2 ONT Xãm 2 35 TrÇn §×nh T©m 17 107 145,5 ONT Xãm 2 36 Hoµng ThÞ Thª 17 108 219,6 ONT Xãm 2 37 NguyÔn ThÞ V©n 17 109 188 ONT Xãm 2 38 NguyÔn ThÞ V©n 17 113 394,2 CLN Xãm 2 39 NguyÔn ThÞ V©n 17 162 625,5 LUC Xãm 2 40 NguyÔn ThÞ V©n 17 177 2043,2 LUC Xãm 2 41 §inh V¨n TruyÓn Bïi ThÞ Quyªn 17 110 115,2 ONT Xãm 2 42 Cao V¨n ThÞnh NguyÔn ThÞ H¶i 17 114 178,7 ONT Xãm 2 43 §µo Xu©n NhiÖm Lu ThÞ Th×n 17 116 213,7 ONT Xãm 2 44 TrÇn §×nh Vinh NguyÔn ThÞ Mai HU¬ng 17 118 202,8 ONT Xãm 2 45 TrÇn §×nh Cêng Vò ThÞ §iÖp 17 119 208,8 ONT Xãm 2 46 TrÇn §×nh ViÖt 17 121 114,4 ONT Xãm 2 47 TrÇn §×nh Thïy §Æng ThÞ NguyÖt 17 124 135,6 ONT Xãm 2 48 TrÇn ThÞ Qu¨ng 17 125 331,8 ONT Xãm 2 49 TrÇn §×nh S¬n Hoµng ThÞ HuÖ 17 126 276,5 ONT Xãm 2 50 NguyÔn §×nh Lîi 17 127 338,5 ONT Xãm 2 51 TrÇn V¨n Vµng TrÇn ThÞ Nga 17 128 306,5 ONT Xãm 2 52 Hoµng ThÞ Thóy 17 129 197 ONT Xãm 2 53 TrÇn §×nh Thanh 17 131 92,2 ONT Xãm 2 54 NguyÔn §×nh Thµnh 17 132 238,5 ONT Xãm 2 55 NguyÔn Träng Nam 17 262 210,5 ONT Xãm 2 56 NguyÔn §×nh ¶nh 17 136 295 ONT Xãm 2 57 Ph¹m Duy Sinh NguyÔn ThÞ Hoa 17 137 213,5 ONT Xãm 2 58 NguyÔn §×nh ChiÕn 17 138 185 ONT Xãm 2 59 NguyÔn §×nh ChiÕn 17 191 45,6 ONT
  61. Xãm 2 60 NguyÔn Träng LËp 17 139 206 ONT 61 Quang Xu©n ChÊn Xãm3 17 140 179,5 BHK Xãm3 62 NguyÔn ThÞ YÕn 17 141 47,8 ONT Xãm3 63 NguyÔn ThÞ TiÒn 17 142 119,6 ONT Xãm3 64 NguyÔn ThÞ TiÒn 17 893 50,6 Xãm3 65 NguyÔn Träng B»ng NguyÔn ThÞ S¬n 17 143 325,1 ONT Xãm3 66 Ph¹m ThÞ VÎ 17 144 177,5 CLN Xãm3 67 Ph¹m ThÞ VÎ 17 163 181,9 ONT Xãm3 68 Ph¹m ThÞ VÎ 17 178 233,7 ONT Xãm3 69 NguyÔn Tam Dä Hoµng ThÞ B×nh 17 146 1492,8 NTS Xãm3 70 Vò V¨n L¬ Ph¹m ThÞ Thi 17 147 239,7 ONT Xãm3 71 Ph¹m ThÞ Lan Phó 17 148 203,4 ONT Xãm3 72 NguyÔn Träng V¨n NguyÔn ThÞ T¬i 17 149 154,7 ONT Xãm3 73 Ph¹m Duy §Þnh 17 150 318,7 ONT Xãm3 74 NguyÔn Träng Nam §Æng ThÞ Cóc 17 151 271,8 ONT Xãm3 75 NguyÔn Träng §oµn NguyÔn ThÞ Sóng 17 153 123,6 ONT Xãm3 76 NguyÔn Träng Ch¬ng T¹ ThÞ Hoa 17 154 169,4 ONT Xãm3 77 Ph¹m ThÞ L¬ng Thµnh 17 155 329,6 ONT Xãm3 78 Ph¹m §¾c D©n NguyÔn ThÞ Lan 17 156 2292 ONT Xãm3 79 NguyÔn §×nh H×nh 17 157 188,7 ONT Xãm3 80 NguyÔn §×nh H×nh 17 269 80,9 ONT Xãm3 81 NguyÔn Träng Phª NguyÔn ThÞ S¸u 17 160 230,5 ONT Xãm3 82 Ph¹m §¾c Quèc 17 161 1147,1 ONT Xãm3 83 NguyÔn Träng VÞ Vò ThÞ Thanh 17 162 182,9 ONT Xãm3 84 TrÇn ThÞ MÕn 17 164 283,6 BHK Xãm3 85 ChiÕn Ph¬ng 17 165 249,2 BHK Xãm3 86 NguyÔn §×nh Phin Ph¹m ThÞ LÇy 17 166 178,6 ONT Xãm3 87 NguyÔn §×nh Phin Ph¹m ThÞ LÇy 17 188 202,1 ONT Xãm3 88 NguyÔn §×nh TiÕn Hoµng ThÞ §«ng 17 167 302,2 ONT Xãm3 89 Vò V¨n LuyÖn NguyÔn ThÞ D 17 168 120,2 ONT Xãm3 90 NguyÔn Träng Tó NguyÔn Thïy Linh 17 169 148,8 ONT
  62. Xãm 4 91 NguyÔn Träng Tó NguyÔn Thïy Linh 17 193 165,1 ONT Xãm 4 92 NguyÔn §×nh D©n NguyÔn ThÞ HiÒn 17 170 131,7 ONT Xãm 4 93 Lª ThÞ VÎo 17 171 101,2 ONT Xãm 4 94 NguyÔn §×nh Thi TrÞnh ThÞ T©y 17 172 255,2 ONT Xãm 4 95 Ph¹m §×nh Trêng 17 173 291,8 ONT Xãm 4 96 NguyÔn §×nh §«ng NguyÔn ThÞ NÊm 17 174 36,7 CLN Xãm 4 97 NguyÔn Träng ót NguyÔn ThÞ Hoa 17 177 109,7 ONT Xãm 4 98 NguyÔn §×nh LËp NguyÔn ThÞ HiÒn 17 179 607 ONT Xãm 4 99 NguyÔn §×nh Ngõng 17 180 153,3 ONT Xãm 4 100 NguyÔn §×nh Pho Ph¹m ThÞ Mai 17 182 235,5 ONT Xãm 4 101 Vò V¨n LËp TrÇn ThÞ Hµ 17 183 228,3 ONT Xãm 4 102 NguyÔn §×nh Thinh NguyÔn ThÞ Duyªn 17 184 498,7 ONT Xãm 4 103 NguyÔn ThÞ TuyÕn TuÊn 17 185 118,7 BHK Xãm 4 104 Ph¹m ThÞ Loan 17 186 280,8 ONT Xãm 4 105 Ph¹m §øc Du©n Tr¬ng ThÞ Lý 17 187 111,7 CLN Xãm 4 106 Ph¹m §øc Du©n Tr¬ng ThÞ Lý 17 393 195,9 ONT Xãm 4 107 Ph¹m §¾c Lu NguyÔn ThÞ Mêi 17 189 320,2 BHK Xãm 4 108 Ph¹m §¾c Lu NguyÔn ThÞ Mêi 17 200 278,6 ONT Xãm 4 109 NguyÔn §×nh Huy TrÇn ThÞ Thu H¬ng 17 190 243,4 ONT Xãm 4 110 NguyÔn §×nh Cêng NguyÔn ThÞ Nhung 17 192 191,6 ONT Xãm 4 111 NguyÔn §×nh Dòng §ç ThÞ Mai 17 194 168,5 ONT Xãm 4 112 NguyÔn §×nh Linh NguyÔn ThÞ C¶nh 17 195 122,4 ONT Xãm 4 113 NguyÔn §×nh Dòng NguyÔn ThÞ Phîng 17 196 340,9 ONT Xãm 4 114 NguyÔn §×nh Trêng §ç H¬ng Quúnh 17 197 127,8 ONT Xãm 4 115 NguyÔn Träng UyÓn 17 198 231,4 ONT Xãm 4 116 NguyÔn Tam Thanh Quang ThÞ LÜnh 17 199 602,6 NTS Xãm 4 117 Lª V¨n Hoa Ph¹m ThÞ Hoa 17 201 263,2 ONT Xãm 4 118 Ph¹m ThÞ Ly 17 202 298,7 ONT Xãm 4 119 NguyÔn Träng Chøc 17 204 414 ONT Xãm 4 120 NguyÔn §×nh Thung 17 206 300,6 BHK Xãm 4 121 Ph¹m Duy Trung Vò ThÞ ViÒn 17 208 160,1 ONT
  63. Xãm 4 122 NguyÔn Träng HuÊn Tµo ThÞ Hiªn 17 209 120,6 ONT Xãm 4 123 NguyÔn Träng HuÊn Tµo ThÞ Hiªn 17 232 152 ONT Xãm 4 124 NguyÔn Träng TuyÓn 17 210 529 ONT Xãm 4 125 NguyÔn Träng Hç Ph¹m ThÞ B¾c 17 211 169,7 ONT Xãm 4 126 Ph¹m Duy B¾c TrÇn ThÞ H¬ng 17 212 226,1 ONT Xãm 4 127 NguyÔn V¨n §Þnh NguyÔn ThÞ Ngäc 17 213 147,5 ONT Xãm 4 128 NguyÔn V¨n §µi NguyÔn ThÞ Th¸i 17 214 125,5 ONT Xãm 4 129 NguyÔn §×nh Sinh Ph¹m ThÞ TiÕn 17 215 132,6 ONT Xãm 4 130 NguyÔn Träng KÕt NguyÔn ThÞ Xinh 17 216 131,5 ONT Xãm 5 131 NguyÔn Träng KÕt NguyÔn ThÞ Xinh 17 250 155,7 ONT Xãm 5 132 NguyÔn Träng KÕt NguyÔn ThÞ Xinh 17 284 231 BHK Xãm 5 133 NguyÔn Träng KÕt NguyÔn ThÞ Xinh 17 447 97,5 ONT Xãm 5 134 NguyÔn Anh Ngo¹n NguyÔn ThÞ Lan 17 217 1334,1 ONT Xãm 5 135 NguyÔn Trung §oµn Ph¹m ThÞ Liªn 17 218 768,5 ONT Xãm 5 136 NguyÔn Träng HËu 17 219 92,4 ONT Xãm 5 137 NguyÔn Träng KÞch 17 220 172,3 ONT Xãm 5 138 NguyÔn Träng KÞch 17 251 49,6 ONT Xãm 5 139 NguyÔn Träng HiÒn Mai 17 221 639,3 BHK Xãm 5 140 NguyÔn Träng §Þnh 17 222 91,7 ONT Xãm 5 141 NguyÔn Träng TØnh 17 223 87,6 ONT Xãm 5 142 NguyÔn TrÝ Thøc NguyÔn ThÞ Loan 17 225 208,9 ONT Xãm 5 143 NguyÔn Träng §oan NguyÔn ThÞ D©n 17 226 282,5 ONT Xãm 5 144 NguyÔn §×nh Thanh NguyÔn ThÞ HiÒn 17 227 169,5 ONT Xãm 5 145 NguyÔn §×nh Nam 17 229 100,5 ONT Xãm 5 146 Ph¹m ThÞ T¬i §ç §øc Lu©n 17 230 186,8 ONT Xãm 5 147 NguyÔn H÷u Vô NguyÔn ThÞ Viªn 17 231 125,9 ONT Xãm 5 148 NguyÔn H÷u Hoµng 17 233 177,7 ONT Xãm 5 149 NguyÔn Träng DuÖ §µo ThÞ Vinh 17 235 170,9 ONT Xãm 5 150 NguyÔn Träng DuÖ §µo ThÞ Vinh 17 28 164,9 ONT Xãm 5 151 NguyÔn Träng T±m TrÇn ThÞ Dung 17 236 281,6 ONT Xãm 5 152 NguyÔn §øc TuÊn 17 237 432,5 ONT
  64. Xãm 5 153 NguyÔn §×nh Phi NguyÔn ThÞ Mai 17 238 230,9 ONT Xãm 5 154 NguyÔn Träng HiÒn Lª ThÞ Mai 17 240 165,4 ONT Xãm 5 155 NguyÔn §×nh ViÖt Ph¹m ThÞ £m 17 242 126,7 BHK NguyÔn ThÞ Thanh Xãm 5 156 Nh©n Lª Thµnh Cung 17 243 256,1 ONT Xãm 5 157 NguyÔn Träng N¹p NguyÔn ThÞ Thu Cóc 17 244 251,9 ONT Xãm 5 158 NguyÔn Tam Trêng 17 245 543,9 ONT Xãm 5 159 NguyÔn H÷u Kh¸nh Ph¹m ThÞ Nga 17 246 206,4 ONT Xãm 5 160 NguyÔn H÷u Kh¸nh Ph¹m ThÞ Nga 17 544 139,5 ONT Xãm 6 161 NguyÔn §×nh S¶ng NguyÔn ThÞ TËp 17 247 347 ONT Xãm 6 162 NguyÔn §×nh S¶ng NguyÔn ThÞ TËp 17 473 305,6 ONT Xãm 6 163 Hßa 17 248 245,1 ONT Xãm 6 164 NguyÔn Träng Tiªu NguyÔn ThÞ Thóy 17 249 234,9 ONT Xãm 6 165 Lª V¨n To¶n Ph¹m ThÞ Thu Thñy 17 252 179,1 ONT Xãm 6 166 NguyÔn H÷u Phóc NguyÔn ThÞ NguyÖt 17 253 158,4 BHK Xãm 6 167 NguyÔn H÷u Phóc NguyÔn ThÞ NguyÖt 17 612 140 ONT Xãm 6 168 Lª V¨n HÖ NguyÔn ThÞ Sinh 17 254 204,6 ONT Xãm 6 169 Ph¹m Duy M¹nh NguyÔn ThÞ Oanh 17 256 188 ONT Xãm 6 170 NguyÔn Träng Hãa 17 257 118,4 ONT Xãm 6 171 NguyÔn Träng §Ýnh 17 258 84,2 ONT Xãm 6 172 Quang V¨n §ét NguyÔn ThÞ Hiªn 17 259 196,8 ONT Xãm 6 173 NguyÔn Träng Toµn NguyÔn Kim Oanh 17 263 222 ONT Xãm 6 174 Tr¬ng V¨n Dôc NguyÔn ThÞ Lan H¬ng 17 264 178,6 ONT Xãm 6 175 Tr¬ng V¨n Dôc NguyÔn ThÞ Lan H¬ng 17 288 41,8 ONT Xãm 6 176 Tr¬ng V¨n Dôc NguyÔn ThÞ Lan H¬ng 17 314 133,3 ONT Xãm 6 177 NguyÔn H÷u Thi Chu ThÞ Hoa 17 265 90,5 ONT Xãm 6 178 NguyÔn H÷u Thi Chu ThÞ Hoa 17 341 56 ONT Xãm 6 179 NguyÔn H÷u Thi Chu ThÞ Hoa 17 355 22,7 ONT Xãm 6 180 Tr¬ng V¨n Lý Quang ThÞ NguyÖt 17 266 174,5 ONT Xãm 6 181 Tr¬ng V¨n Phó Hoµng ThÞ V©n 17 268 199,2 ONT Xãm 6 182 Ph¹m Duy ChiÕn Hoµng ThÞ Hìi 17 270 183,8 ONT Xãm 6 183 Ph¹m Duy ChiÕn Hoµng ThÞ Hìi 17 362 364,1 ONT
  65. Xãm 6 184 Ph¹m Duy ChiÕn Hoµng ThÞ Hìi 17 424 227 ONT Xãm 6 185 NguyÔn Träng T NguyÔn ThÞ Liªn 17 271 294,7 ONT Xãm 6 186 NguyÔn Träng T NguyÔn ThÞ Liªn 17 279 201,2 ONT Xãm 6 187 NguyÔn V¨n §µm NguyÔn ThÞ Thu 17 272 131,3 ONT Xãm 6 188 Ph¹m §øc Ph¬ng TrÇn ThÞ LiÔu 17 273 127,1 ONT Xãm 6 189 Ph¹m §øc Ph¬ng TrÇn ThÞ LiÔu 17 941 228 ONT Xãm 6 190 NguyÔn Tam §øc NguyÔn ThÞ Liªn 17 276 142,7 ONT Xãm 7 191 NguyÔn §×nh Phi NguyÔn ThÞ HiÒn 17 277 354,8 ONT Xãm 7 192 NguyÔn §×nh Phi NguyÔn ThÞ HiÒn 17 809 266,2 ONT Xãm 7 193 NguyÔn §×nh Phi NguyÔn ThÞ HiÒn 17 852 187 ONT Xãm 7 194 NguyÔn Träng NghÜa Nhµn 17 278 338,8 ONT Xãm 7 195 NguyÔn ThÞ H¸t 17 280 231 ONT Xãm 7 196 NguyÔn Tam Sinh 17 281 282,8 ONT Xãm 7 197 NguyÔn H÷u ChiÕn Hoµng ThÞ Liªn 17 282 244,8 ONT Xãm 7 198 Ph¹m ThÞ Bï 17 283 93 ONT Xãm 7 199 NguyÔn Träng Hng NguyÔn ThÞ Viªn 17 287 149,5 ONT Xãm 7 200 NguyÔn Träng Hng NguyÔn ThÞ Viªn 17 866 109,9 ONT Xãm 7 201 Phan Duy M¹nh Oanh 17 289 136 ONT Xãm 7 202 Quang V¨n ThiÕt Hoµng ThÞ Tu©n 17 290 166,6 ONT Xãm 7 203 Ph¹m §¾c Cèm 17 291 132,8 ONT Xãm 7 204 Ph¹m ThÞ Vîng 17 292 322 ONT Xãm 7 205 Ph¹m §¾c Trêng 17 294 142,8 ONT Xãm 7 206 NguyÔn ThÞ ChÝn 17 295 131,5 ONT Xãm 7 207 Ph¹m Duy Hßa TrÇn ThÞ Lùc 17 296 39,7 ONT Xãm 7 208 NguyÔn Tam TÝnh §inh ThÞ Loan 17 297 275,7 ONT Xãm 7 209 Quang V¨n Long ThiÕt 17 300 88,5 ONT Xãm 7 210 Quang V¨n Long ThiÕt 17 305 46,4 ONT Xãm 7 211 Ph¹m §¾c Long 17 301 369,1 ONT Xãm 7 212 NguyÔn ThÞ §Ýnh 17 302 255,5 ONT Xãm 7 213 NguyÔn ThÞ Chinh 17 303 260,9 ONT Xãm 7 214 NguyÔn ThÞ Chinh 17 310 216,7 ONT
  66. Xãm 7 215 NguyÔn ThÞ Chinh 17 316 250,9 ONT Xãm 7 216 Lª B¸ Nguyªn NguyÔn ThÞ Hµo 17 304 202,6 ONT Xãm 7 217 Lª V¨n Dòng NguyÔn ThÞ ThÖ 17 306 241,1 ONT Xãm 7 218 Ph¹m ThÞ Nguyªn 17 308 209,3 ONT Xãm 7 219 NguyÔn Träng N»m NguyÔn ThÞ §iÒn 17 309 193,4 ONT Xãm 7 220 Tr¬ng V¨n Ngßi Ph¹m ThÞ NguyÖt 17 311 192,4 ONT Xãm 8 221 Ph¹m ThÞ Lîn 17 313 50,7 ONT Xãm 8 222 NguyÔn Träng Tin Ph¹m ThÞ Hîp 17 315 242,8 ONT Xãm 8 223 NguyÔn Tam Th¹o NguyÔn ThÞ SÕn 17 318 185,1 ONT Xãm 8 224 NguyÔn H÷u Trêng §µo H¶i Du 17 320 242,7 ONT Xãm 8 225 NguyÔn H÷u Trêng §µo H¶i Du 17 367 87,8 ONT Xãm 8 226 Lª V¨n Cêng NguyÔn ThÞ T¬i 17 322 265 ONT Xãm 8 227 NguyÔn H÷u To¶n NguyÔn ThÞ Thanh 17 324 123,6 ONT Xãm 8 228 NguyÔn ThÞ §Ých 17 325 116,6 ONT Xãm 8 229 NguyÔn Träng Thóy Vò ThÞ Mói 17 326 525,5 ONT Xãm 8 230 NguyÔn §×nh Thao NguyÔn ThÞ Lo¹n 17 327 235,7 ONT Xãm 8 231 NguyÔn Tam T¨ng NguyÔn ThÞ Thñy 17 328 129,7 ONT Xãm 8 232 Quang V¨n ót NguyÔn ThÞ B±y 17 329 166,8 ONT Xãm 8 233 NguyÔn H÷u C¬ng NguyÔn ThÞ Loan 17 330 46,5 ONT Xãm 8 234 NguyÔn H÷u C¬ng NguyÔn ThÞ Loan 17 336 225,9 ONT Xãm 8 235 Ph¹m Duy Tr¸c NguyÔn ThÞ Nh¾c 17 331 127,1 ONT Xãm 8 236 Quang V¨n Khoa 17 332 203,8 ONT Xãm 8 237 Tr¬ng V¨n L¬ng NguyÔn ThÞ Thuý §µo 17 333 400,1 ONT Xãm 8 238 NguyÔn Thu H¬ng 17 335 506,6 BHK Xãm 8 239 NguyÔn Thu H¬ng 17 563 451,5 ONT Xãm 8 240 Ph¹m §øc Gi¶ng NguyÔn ThÞ H¬ng 17 337 150,3 ONT Xãm 8 241 NguyÔn Tam T©m 17 339 130,8 ONT Xãm 8 242 NguyÔn ThÞ CÇm 17 340 64,4 ONT 243 Ph¹m §¾c Trung TrÇn ThÞ Chinh Xãm 8 17 342 332,4 ONT
  67. DANH SÁCH CÁC HỘ CẤP MỚI 1 Lu Xãm 1 17 8 104,5 ONT Xãm 1 2 NguyÔn §×nh Vèn 14 111 119,3 ONT Xãm 1 14 3 NguyÔn §×nh Ng¹c 112 119,4 ONT Xãm 1 14 4 NguyÔn ThÞ Lîi NguyÔn ThÞ V©n 120 132,4 ONT Xãm 1 14 5 Ph¹m §¾c V©n TrÇn ThÞ Thoa 235 91,2 ONT Xãm 1 14 6 NguyÔn Träng LuËt NguyÔn ThÞ Tó 297 293,7 ONT Xãm 1 14 7 NguyÔn H÷u Tó Ph¹m ThÞ V©n 328 467,8 ONT Xãm 1 14 8 NguyÔn V¨n Th¾ng 309 165,6 ONT Xãm 1 14 9 TrÇn §×nh Tu©n Trinh ThÞ Thanh Nhµn 171 305,7 ONT Xãm 1 14 10 Bïi V¬ng M¹nh 94 172,8 ONT Xãm 1 14 11 TuÊn 122 84,2 ONT Xãm 1 14 12 Tõ Mai Hoa 167 89,4 ONT Xãm 1 14 13 TrÇn ChÝnh §¬ng 172 88 ONT Xãm 1 14 14 Vò Anh Minh 174 87,5 ONT Xãm 1 14 15 T¹ §×nh Kh«i 178 85,8 ONT Xãm 1 14 16 Phãng 306 244,8 ONT Xãm 1 14 17 NguyÔn Thóy Lôa NguyÔn V¨n S¸nh 255 166 ONT Xãm 1 14 18 §inh ThÞ C¸ch 241 81,7 ONT Xãm 1 14 19 §inh Hång ViÖt 260 105,3 ONT Xãm 1 14 20 Vò Trung Thùc 123 67,4 ONT 21 TrÇn ThÞ BÝnh Xãm 2 15 101 143,6 ONT Xãm 2 22 Vò Anh TuÊn 15 67 105 ONT Xãm 2 23 §µo §øc TiÕn Lª ThÞ BÝch Thanh 15 71 276,2 ONT Xãm 2 24 Ph¹m V¨n Thßong §oµn ThÞ HiÒn 15 1 55,2 ONT Xãm 2 25 TrÇn V¨n L¸ng 15 153 18,9 ONT Xãm 2 26 TrÇn V¨n §iÖp 15 128 282,4 ONT Xãm 2 27 TrÇn V¨n §Ých 15 130 115,4 ONT Xãm 2 28 NguyÔn ThÞ NhÊt 15 131 259,2 ONT Xãm 2 29 Quang V¨n §ång Hoµng ThÞ §· 15 134 165,3 ONT Xãm 2 30 Phan §øc Thu Hoµng ThÞ Chinh 15 135 183,6 ONT
  68. Xãm 2 31 Phan §øc Thu Hoµng ThÞ Chinh 15 154 16,9 ONT Xãm 2 32 Quang Hång Hng 15 136 161,9 ONT Xãm 2 33 Quang Hång Hng 15 151 28,3 ONT Xãm 2 34 Quang V¨n V©n Hoµng ThÞ N¨m 15 137 1189,6 ONT Xãm 2 35 Hoµng V¨n Kú NguyÔn ThÞ Nguyªn 15 140 421,2 ONT Xãm 2 36 Hoµng V¨n Dòng KiÒu ThÞ Th 15 144 79,4 ONT Xãm 2 37 Hoµng V¨n Hµ Tµo ThÞ Thªu 15 145 70,3 ONT Xãm 2 38 NguyÔn Tam S¶n 15 147 130,7 ONT Xãm 2 39 Quang V¨n Trung Ph¹m ThÞ Chuyªn 15 148 96,5 ONT Xãm 2 40 TrÇn ThÞ ChÝn 15 149 58,2 ONT Xãm 3 41 TrÇn TÊn §¾c §inh ThÞ Ph¬ng HiÒn 17 150 434,4 ONT Xãm 3 42 NguyÔn Tam Yªn Ph¹m ThÞ H«m 17 152 194,8 ONT Xãm 3 43 TrÇn V¨n Minh TrÇn ThÞ L©n 17 155 573,2 ONT Xãm 3 44 Hoµng V¨n Kh¶ §µm ThÞ Hoµn 17 156 129,5 ONT Xãm 3 45 Quang V¨n Thêng Ph¹m ThÞ BiÓn 17 159 159,2 ONT Xãm 3 46 Quang V¨n Thêng Ph¹m ThÞ BiÓn 17 170 42 ONT Xãm 3 47 Hoµng V¨n Pho NguyÔn ThÞ YÕn 17 160 231 ONT Xãm 3 48 NguyÔn Tam Kiªm Hoµng ThÞ Thö 17 161 310,1 ONT Xãm 3 49 Quang V¨n Hßa Hoµng ThÞ Th¶o 17 162 191,2 ONT Xãm 3 50 Quang V¨n Hßa Hoµng ThÞ Th¶o 17 766 173,8 ONT Xãm 3 51 Hoµng V¨n §µ TrÇn ThÞ Chinh 17 163 144 ONT Xãm 3 52 Hoµng V¨n Thiªn Ph¹m ThÞ Häp 17 168 249,4 ONT Xãm 3 53 NguyÔn ThÞ Tho 17 169 326,3 ONT Xãm 3 54 Hoµng ThÞ Liªn 17 173 150 ONT Xãm 3 55 Hoµng V¨n Thµnh NguyÔn ThÞ L¬ng 17 174 239,4 ONT Xãm 3 56 Ph¹m V¨n H¶i NguyÔn ThÞ Hßa 17 175 552,2 CLN Xãm 3 57 Ph¹m V¨n H¶i NguyÔn ThÞ Hßa 17 177 595,5 ONT Xãm 3 58 TrÇn V¨n Thµnh Anh 17 178 180,5 ONT Xãm 3 59 Ph¹m §¾c Phó NguyÔn ThÞ Phîng 17 182 226,6 ONT Xãm 3 60 Hoµng Xu©n B¸ch Lª ThÞ Hßa 17 183 375,3 ONT Xãm 4 61 TrÇn V¨n To¶n Thóy 18 185 197,8 ONT
  69. Xãm 4 62 Hoµng V¨n KÕt Bïi ThÞ H¬ng 18 190 108,5 ONT Xãm 4 63 TrÇn Quèc LËp NguyÔn ThÞ V©n 18 194 225,3 ONT Xãm 4 64 Hoµng V¨n ThiÖn Tr¬ng ThÞ H¬ng 18 197 177,8 ONT Xãm 4 65 NguyÔn H÷u Trêng 18 199 219 ONT Xãm 4 66 NguyÔn §×nh San Hoµng ThÞ Oanh 18 207 165,2 ONT Xãm 4 67 Hoµng V¨n Thi NguyÔn ThÞ Hßa 18 211 421,3 ONT Xãm 4 68 TrÞnh ThÞ T©y 18 219 122,6 ONT Xãm 4 69 TrÞnh ThÞ §«ng 18 225 136,6 ONT Xãm 4 70 TrÇn Quèc TuyÓn T« Thóy Lan 18 226 227,9 ONT Xãm 4 71 NguyÔn H÷u Nhêng NguyÔn ThÞ LÌo 18 232 565,9 ONT Xãm 4 72 Hoµng V¨n Th¹ch 18 241 166,1 ONT Xãm 4 73 Hoµng V¨n DuyÖt NguyÔn ThÞ Nh¹n 18 246 369,3 ONT Xãm 4 74 Hoµng V¨n So¸t NguyÔn ThÞ Thinh 18 256 352,2 ONT Xãm 4 75 Ph¹m §¾c Sang 18 264 215,1 ONT Xãm 4 76 NguyÔn H÷u Thêng 18 265 201,7 ONT Xãm 4 77 NguyÔn §×nh Thñ 18 266 163,2 ONT Xãm 4 78 Ph¹m §×nh Liªn 18 299 374 ONT Xãm 4 79 Ph¹m §×nh Kh¸nh 18 303 344,1 ONT Xãm 4 80 Ph¹m §×nh Kh¸nh 18 307 141,3 ONT Xãm 5 81 Ph¹m Xu©n H¬ng 18 309 150,4 ONT Xãm 5 82 NguyÔn §×nh §«ng 19 329 325,5 ONT Xãm 5 83 Hoµng ThÞ LÝu 19 335 759,8 ONT Xãm 5 84 Ph¹m ThÞ Nhµn 19 1 65,3 ONT Xãm 5 85 NguyÔn H÷u Chøc Tr¬ng ThÞ Thu H»ng 19 2 163,4 ONT Xãm 5 86 NguyÔn ThÞ ThÕ Hoa NguyÔn H÷u Phong 19 4 99,1 ONT Xãm 5 87 Vò ThÞ Têng 19 5 307,2 ONT Xãm 5 88 NguyÔn §×nh Kiªn 19 6 122,4 ONT Xãm 5 89 NguyÔn §×nh Kiªn 19 46 150,5 ONT Xãm 5 90 NguyÔn H÷u Phong 19 7 143,4 ONT Xãm 5 91 Hoµng V¨n Hßa Quang ThÞ Lan 19 8 115 ONT Xãm 5 92 NguyÔn Träng Viªn NguyÔn ThÞ Th¾m 19 9 256 ONT
  70. Xãm 5 93 Quang V¨n Phi NguyÔn ThÞ C¶nh 19 11 231,5 ONT Xãm 5 94 NguyÔn Tam TuÊn Ph¹m ThÞ Nga 19 12 249,1 ONT Xãm 5 95 NguyÔn Tam TuÊn Ph¹m ThÞ Nga 19 409 355,8 ONT Xãm 5 96 Tr¬ng V¨n M¹nh NguyÔn ThÞ HuÖ 19 13 194,4 ONT