Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

pdf 64 trang thiennha21 19/04/2022 4200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_cong_tac_cap_giay_chung_nhan_quyen_su_dun.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG MINH TRUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ THỤY AN, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG MINH TRUNG Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI XÃ THỤY AN, HUYỆN BA VÌ, TP HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2016-2018 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý đất đai Lớp : K47 - QLĐĐ - N03 Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2015 - 2019 Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Lợi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này trước hết em xin gửi đến quý thầy, cô giáo trong khoa Quản lý Tài Nguyên trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên lời cảm ơn chân thành. Đặc biệt, em xin gởi đến cô TS. Nguyễn Thị Lợi người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề báo cáo thực tập này lời cảm ơn sâu sắc nhất. Em xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo, các Phòng ban của Công ty cổ phần Tài nguyên - Môi trường biển, đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được tìm hiểu thực tiễn trong suốt quá trình thực tập tại công ty. Cuối cùng em xin cảm ơn các anh, chị tổ công tác tại xã Thụy An, Công ty cổ phần Tài nguyên – Môi trường biển, UBND xã Thụy An đã giúp đỡ, cung cấp những số liệu thực tế để em hoàn thành tốt chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Đồng thời nhà trường đã tạo cho em có cơ hội được thưc tập nơi mà em yêu thích, cho em bước ra đời sống thực tế để áp dụng những kiến thức mà các thầy cô giáo đã giảng dạy. Qua công việc thực tập này em nhận ra nhiều điều mới mẻ và bổ ích trong việc thực hiện đúng chuyên nghành của mình,và để giúp ích cho công việc sau này của bản thân. Vì kiến thức bản thân còn hạn chế, trong quá trình thực tập, hoàn thiện chuyên đề này em không tránh khỏi những sai sót, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp từ các thầy cô cũng như quý công ty. Thái Nguyên, ngày tháng năm 2019 Sinh viên Hoàng Minh Trung
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của địa bàn xã năm 2017 33 Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2016 37 Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2017 38 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2018 40 Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSDĐ theo các năm của xã Thụy An giai đoạn 2016 – 2018 41 Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 42 Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 44 Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 45 Bảng 4.9: Kết quả đánh giá về nội dung ghi trên GCNQSD đất 46
  5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CT-TTg Chỉ thị Thủ tướng ĐKTK Đăng ký thống kê ĐKĐĐ Đăng ký đất đai GCN Giấy chứng nhận GCNQSDĐ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân HSĐC Hồ sơ địa chính NĐ-CP Nghị định chính phủ TT-BTNMT Thông tư Bộ Tài Nguyên và Môi trường TN&MT Tài nguyên và môi trường UBMTTQ Ủy ban mặt trận tổ quốc UBND Uỷ ban nhân dân VPĐK Văn phòng đăng ký
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp GCNQSD đất 4 2.1.1. Cơ phải lý luận của quản lý nhà nước về đất đai 4 2.1.2. Một số nội dung liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ 7 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong và ngoài nước 14 2.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên thế giới 14 2.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam 16 PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn xã 20 3.3.2. Sơ lược về tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 20 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba
  7. v Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 20 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất của địa phương 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu 21 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp 21 3.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp 21 3.4.3. Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp số liệu 21 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN 22 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 22 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 22 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 23 4.1.3. Hạ tầng kinh tế - xã hội 25 4.2. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất của xã Thụy An 30 4.2.1. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 30 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Thụy An năm 2017 33 4.2.3. Đánh giá về tình hình sử dụng đất của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 36 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018. 37 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An theo thời gian 37 4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016 - 2018 42 4.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ 46
  8. vi 4.4. Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp khắc phục cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn 48 4.4.1. Những thuận lợi[ơ 48 4.4.2. Những khó khăn 48 4.4.3. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với tình hình ở địa phương 49 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 50 5.1. Kết luận 50 5.2. Kiến nghị 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quýgiá của mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển con người và các sinh vật khác trên trái đất, đó là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố của các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Mỗi quốc gia, mỗi địa phương có một quỹ đất đai nhất định được giới hạn bởi diện tích, ranh giới việc sử dụng và quản lý quỹ đất đai này được thực hiện theo quy định của Nhà nước, tuân thủ Luật Đất Đai và những văn bản pháp lý có liên quan. Theo Luật Đất Đai năm 2013 thì đất đai thuộc sở hữu toàn dân và do Nhà nước thống nhất quản lý. Hiện nay đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa cùng với sự tăng nhanh dân số và sự phát triển của kinh tế đã gây áp lực rất lớn cho đất đai, trong khi đó diện tích đất lại không hề được tăng lên. Vì vậy đòi hỏi con người phải biết sử dụng một cách cho hợp lí nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn đó. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay đất đai là một vấn đề hết sức nóng bỏng, các vấn đề này ngày càng phức tạp và nhảy cảm. Do vậy hoạt động quản lý đất đai của nhà nước có vai trò quan trọng để xử lí những trường hợp vi phạm luật đất đai, tranh chấp đất đai, đảm bảo công bằng và ổn định kinh tế xã hội. Tuy công tác cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, ở nước ta vẫn còn chậm và thiếu sự đồng bộ ở các vùng khác nhau và những tiến trình thực hiện cũng khác nhau do những nguyên nhân chủ quan và khách quan trên địa bàn của từng địa phương.
  10. 2 Nhận thức được thực tiễn và tầm quan trọng của công tác điều tra đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất, với vai trò là một sinh viên thực tập tốt nghiệp, được sự nhất trí của Ban giám hiệu trường, Ban giám hiệu khoa Quản lý tài nguyên, trường Đại học Nông lâm,Thái Nguyên, cùng sự hướng dẫn của cô TS. Nguyễn Thị Lợi, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Thụy An, huyện Ba Vì, TP Hà Nội giai đoạn 2016 - 2018”. 1.2. Mục tiêu đề tài - Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã trong mối liên hệ với công tác cấp GCNQSDĐ ở xã Thụy An. - Đánh giá công tác quản lý và sử dụng đất của xã Thụy An. - Đánh giá kết quả công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 thông qua kết quả tình hình cấp GCNQSDĐ theo đối tượng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất, loại đất, thời gian. - Xác định những thuận lợi và khó khăn trong công tác và đề xuất giải pháp làm tăng tiến độ công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An, huyện Ba Vì, Tp Hà Nội trong giai đoạn 2016- 2018 và trong những năm tới. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu em đã học hỏi được và rút ra được nhiều kiến thức, nhất là trong công tác cấp GCNQSDĐ. Đồng thời tiếp cận và thấy được những thuận lợi, khó khăn của công tác cấp GCNQSDĐ trong thực tế. Đồng thời nắm vững hơn những quy định của Luật Đất đai năm 2013 và những văn bản dưới luật về đất đai của Trung Ương và ở địa phương trong công tác cấp GCNQSDĐ.
  11. 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình nghiên cứu cấp GCNQSDĐ sẽ thấy được những việc đã làm được và chưa làm được trong quá trình thực hiện công tác này. Đưa ra các kiến nghị và đề xuất với các cấp có thẩm quyền đưa ra những giải pháp phù hợp để công tác cấp GCNQSDĐ nói riêng và công tác quản lý nước về đất đai nói chung được tốt hơn.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học của công tác cấp GCNQSD đất 2.1.1. Cơ phải lý luận của quản lý nhà nước về đất đai 2.1.1.1. Nội dung quản lý nhà nước về đất đai Quản lý Nhà nước về đất đai là tổng hợp các hoạt động của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện và bảo vệ quyền sở hữu của Nhà nước đối với đất đai, đó là hoạt động nắm chắc tình hình sử dụng đất, phân phối và phân phối lại đất theo quy hoạch, kế hoạch, kiểm tra giám sát quá trình quản lý và sử dụng đất, điều tiết các nguồn lợi từ đất đai. Để công tác quản lý cũng như vấn để sử dụng đất đai mang lại hiệu quả cao nhất tại Điều 22 (Luật đất đai năm 2013) [5] đã đề ra 15 nội dung quản lý nhà nước về đất đai như sau: 1. Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó. 2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính. 3. Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất. 4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất. 6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất. 7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
  13. 5 8. Thống kê, kiểm kê đất đai. 9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai. 10. Quản lý tài chính về đất đai và giá đất. 11. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 12. Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai. 13. Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai. 14. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai. 15. Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai. Có thế thấy rằng với 15 nội dung này Nhà nước đã tạo được cơ sở khoa học, căn cứ pháp lý cho công tác quản lý và sử dụng đất đai. 15 nội dung này có mối quan hệ biện chứng với nhau luôn hỗ trợ bổ xung cho nhau, nhằm thiết lập một cơ chế pháp lý chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương đảm bảo cho việc sử dụng đất đai một cách tiết kiệm, hợp lý, hiệu quả, bền vững. 2.1.1.2. Hồ sơ địa chính Hồ sơ địa chính bao gồm hệ thống tài liệu, bản đồ, sổ sách, v.v., chứa đựng những thông tin cần thiết về mặt tự nhiên, kinh tế xã hội và pháp lý của đất đai được thiết lập trong quá trình đo đạc lập bản đồ địa chính đăng ký ban đầu và đăng ký biến động đất đai, cấp GCNQSD đất. Hồ sơ địa chính được lập thành một (01) bản gốc và hai (02) bản sao từ bản gốc; VPĐK quyền sử dụng đất thuộc sở TN và MTcó trách nhiệm lập, chỉnh lý, quản lý HSĐC gốc và sao gửi cho VPĐK quyền sử dụng đất thuộc phòng TN và MT, UBND xã, phường, thị trấn để phục vụ nhiệm vụ quản lý đất đai của của địa phương. VPĐK quyền sử dụng đất thuộc sở TN và MT có trách nhiệm gửi, trích
  14. 6 sao HSĐC đã chỉnh lý biến động về sử dụng đất cho VPĐK quyền sử dụng đất thuộc phòng TN và MT và UBND xã, phường, thị trấn. VPĐK quyền sử dụng đất thuộc phòng TN và MT, cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn có trách nhiệm chỉnh lý bản sao HSĐC phù hợp với HSĐC gốc. Căn cứ vào Luật Đất đai 2013[5], căn cứ Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành thông tư số 24/2014/TT-BTNMT hướng dẫn lập và quản lý hồ sơ địa chính. Hồ sơ địa chính bao gồm: - Tài liệu điều tra đo đạc địa chính gồm bản đồ địa chính, sổ mục kê; - Sổ địa chính; - Sổ theo dõi biến động đất đai; Nội dung hồ sơ địa chính bao gồm các thông tin sau: - Số liệu, kích thước, hình thể, diện tích, vị trí; - Người sử dụng đất; - Nguồn gốc, mục đính, thời hạn sử dụng đất; - Giá đất, các tài sản gắn liền với đất, các nghĩa vụ tài chính về đất đai; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,quyền và những hạn chế về quyền của người sử dụng đất. - Biến động trong quá trình sử dụng đất và thông tin khác có liên quan. Hồ sơ địa chính được thiết lập trên đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn do cán bộ địa chính lập dưới sự chỉ đạo của phòng Tài nguyên và Môi Trường huyện kiểm tra nghiệm thu của sở Tài nguyên và Môi Trường. Hồ sơ địa chính chỉ được chỉnh lý biến động khi mà đầy đủ các thủ tục pháp lý về biến động đó. Hồ sơ địa chính phải được lập đầy đủ nội dung, rõ ràng, đúng quy cách nhằm phục vụ tốt cho công tác quản lý nhà nước về đất. 2.1.1.3. Quyền của người sử dụng đất
  15. 7 Căn cứ theo điều 166 Luật đất đai năm 2013 [5] quy định quyền chung của người sử dụng đất như sau: - Được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất. - Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước phục vụ việc bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp. - Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp. - Được Nhà nước bảo hộ khi người khác xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp về đất đai của mình. - Được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật này. - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai. 2.1.2. Một số nội dung liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ 2.1.2.1. Khái niệm về giấy chứng nhận QSD đất Ở Việt Nam, nhà nước là chủ sở hữu duy nhất của đất đai nhưng không trực tiếp khai thác, sử dụng đất mà trao quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhận Chứng thư pháp lý xác lập mối quan hệ hợp pháp giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc sử dụng đất là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. GCNQSD đất là cơ sở để người sử dụng đất được Nhà nước bảo hệ quyền và lợi ích hợp pháp, là tiền đề để họ thực hiện các quyền mà pháp luật đã trao cho người sử dụng đất (Luật đất đai 2013) [5]. 2.1.2.2. Nguyên tắc cấp GCNQSDĐ Được quy định tại chương VII, mục 2, Điều 98 (Luật đất đai năm 2013) [5]; - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được cấp theo từng thửa đất. Trường hợp người sử dụng
  16. 8 đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một xã, phường, thị trấn mà có yêu cầu thì được cấp một GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất chung cho các thửa đất đó. - Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. - Người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. - Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất không thuộc đối tượng phải thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được miễn, được ghi nợ nghĩa vụ tài chính và trường hợp thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm thì được nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ngay sau khi cơ quan có thẩm quyền cấp. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, trừ trường hợp vợ và chồng có thỏa thuận ghi tên một người. - Trường hợp quyền sử dụng đất hoặc quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác
  17. 9 gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc chồng thì được cấp đổi sang Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng nếu có yêu cầu. - Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế. Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. - Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này. * Những căn cứ pháp lý của việc cấp GCNQSD đất - Trước khi luật đất đai 2013 có hiệu lực Luật Đất đai năm 1988 được ban hành, lần đầu tiên về quản lý Đất đai đã từng bước đi vào nề nếp và thực hiện theo quy định. Nhưng sau 5 năm thực hiện luật Đất đai 1988 đã bộc lộ một số nhược điểm không phù hợp với thực tiễn, không phát huy được vai trò của Đất đai trong sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội. Do đó, năm 1992 hiến pháp mới ra đời thay đã thế cho hiến pháp năm 1980; Để phù hợp với tình hình mới thì luật Đất đai 1993, điều 13 nêu rõ 7 nội dung quản lý Nhà nước về Đất đai. Tuy luật Đất đai năm 1993 đã giúp
  18. 10 cho công tác quản lý Nhà nước về Đất đai được rễ ràng hơn, đó là quản lý theo pháp luật đến từng thửa đất, từng chủ sử dụng đất với việc Nhà nước ban hành rất nhiều các Quyết định, nghị định, công văn, thông tư, chỉ thị để hướng dẫn việc thực hiện như: + Nghị định 64/CP của Chính phủ ngày 27/9/1993 về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sử dụng sản xuất nông nghiệp. + Nghị định 02/CP của Chính phủ ngày 15/01/1994 quy định về việc giao đất Lâm nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. + Nghị định 60/CP của Chính phủ ngày 05/07/1994 về quyền sở hữu và quyền sử dụng đất đô thị; + Quyết định số 499/QĐ-ĐC của Tổng Cục Địa chính ngày 27/01/1995 về quy định các mẫu sổ mục kê, sổ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ theo dõi biến động Đất đai; + Công văn số 647/CV-ĐC của Tổng Cục Điạ chính ngày 31/01/1995 về việc hướng dẫn xử lý một số vấn đề Đất đai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; + Công văn 897/CV-ĐC của Tổng cục địa chính ngày 28/06/1995 về việc cấp GCNQSD đất cho các hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, vận tải, thương mại dịch vụ; + Chỉ thị 245/CP-TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức thực hiện một số việc cấp bách trong quản lý, sử dụng đất của các tổ chức trong nước được Nhà nước giao đất, cho thuê đất. + Thông tư số 346/TT – TCĐC ngày 16/3/1998 của Tổng cục địa chính hướng dẫn thủ tục ký Đất đai, lập hồ sơ địa chính và cấp GCNQSD đất. + Chỉ thị 10/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 20/12/1998
  19. 11 về việc đẩy mạnh và hoàn thành giao đất, cấp GCNQSD đất nông nghiệp. + Chỉ thị 10/1999/CT-TTg ngày 01/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh và hoàn thành cấp GCNQSD đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. + Nghị định 17/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về thủ tục chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, thế chấp và góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất. + Chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 10/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp hoàn thành cấp GCNQSD đất nông nghịêp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000. + Công văn số 776/CP-NN ngày 28/7/1999 của Chính phủ về việc cấp GCNQSD đất và quyền sở hữu nhà ở tại đô thị. + Nghị định số 85/1999/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung một số điều của bản quy định về giao đất nông nghiệp cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp và bổ sung việc giao đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài. + Nghị định số 04/2002/NĐ-CP về thi hành, sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai. Song trên thực tế, do nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, do đòi hỏi của xã hội thì việc quản lý và sử dụng đất cần phải phù hợp hơn nữa, phải sát sao hơn nữa mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiều luật định để bổ sung, để điều chỉnh nhưng vẫn không đáp ứng được tình hình thực tế. Việc ra đời của luật Đất đai năm 2003 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2004) là điều cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế, cho sự phát triển của xã hội. Do đó công tác quản lý và sử dụng Đất đai được củng cố thêm rất nhiều bằng việc nhà nước đã ban hành và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành như: + Chỉ thị 05/2004/CT-TTg ngày 09/02/2004 về việc triển khai thi hành LuậtĐất đai năm 2003.
  20. 12 + Thông tư 05/2004/TT-BTNMT ngày 01/11/2004 của Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn một số điều của Nghị định 181/2004/ NĐ-CP ngày 29 /10/2004 của Chính Phủ về thi hành luật Đất đai. + Quyết định số 08/2006/QĐ-BTNMT ngày 21/07/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định về GCNQSD đất. + Nghị định 84/2007/NĐ - CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp GCNQSD đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về Đất đai. + Nghị định 88/2009/NĐ-CP ngày 19/10/2009 của Chính phủ về cấp GCNQSD đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liến với đất. + Thông tư 17/2009/TT-BTNMT ngày 21/10/2009 của Bộ Tài nguyên môi trường quy định về cấp GCNQSDĐ, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liến với đất. Các văn bản trên đã góp phần không nhỏ cho công tác quản lý Nhà nước về Đất đai được tốt hơn bổ sung và hoàn thiện hơn hệ thống Luật Đất đai làm cho công tác đăng ký Đất đai, cấp GCNQSDĐ ở các cấp vừa chặt chẽ, vừa thể hiện tính khoa học và thống nhất cao. Qua hàng loạt các văn bản trên ta thấy được chính sách Đất đai luôn được Đảng và nhà nước quan tâm, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường. Việc đẩy mạnh và sớm hoàn thành đăng ký Đất đai, nhất là cấp GCNQSDĐ góp phần giúp cho người sử dụng đất yên tâm đầu tư vào Đất đai để sản xuất và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước. * Sau khi luật đất đai 2013 có hiệu lực - Luật Đất đai năm 2013 ngày 29/11/2013 có hiệu lực thi hành vào ngày 01/07/2014. - Nghị quyết 755/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 02/04/2005 của Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định giải quyết đối với một số trường hợp cụ thể về nhà đất trong quá trình thực hiện các chính sách quản lý nhà đất và chính sách
  21. 13 cải tạo xã hội chủ nghĩa trước ngày 01/07/1991 làm cơ sở xác định điều kiện cấp GCN đối với trường hợp đang sử dụng nhà, đất thuộc diện thực hiện các chính sách quy định tại Điều 2 của Nghị quyết số 23/2003/QH11. - Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/07/2006 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01/07/1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia làm cơ sở xác định đối tượng được cấp GCN trong những trường hợp có tranh chấp. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật đất đai (Có hiệu lực từ 01/07/2014). - Nghị định 46/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Nghị định 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về thu tiền sử dụng đất. - Nghị định 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 quy định về giá đất. - Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi là Giấy chứng nhận). - Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính. - Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính. - Thông tư 76/2014/TT-BTC ngày 16 tháng 6 năm 2014 của Bộ trƣởng Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định 45/2014/NĐ-CP về thu tiền sử dụng đất.
  22. 14 - Thông tư số 77/2014/TT-BTC ngày 16/ 06/ 2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều của Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước. - Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ. 2.2. Tình hình cấp GCNQSDĐ trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở trên thế giới Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá của bất kỳ quốc gia nào. Vì vậy các nước trên thế giới đều quản lý nguồn tài nguyên hết sức chặt chẽ, tùy theo điều kiện cụ thể mỗi quốc gia có một cách quản lý đất đai riêng. * Ở Mỹ: Các bang ở Hoa Kỳ đều có luật đăng kí và hệ thống thi hành hoàn chỉnh. Bất kì yếu tố nào về quyền sở hữu của một thửa đất ở một hạt nào đó đều có thể tiến hành đăng kí ở hạt đó. Quy định này là để bảo vệ quyền lợi cho người sở hữu đất đai. Mục đích đăng kí là nói cho người khác biết người mua đất đã có quyền sở hữu đất đai. Nếu mua đất không đăng kí thì có thể bị người bán đất thứ hai gây thiệt hại. Luật đăng kí bảo vệ quyền lợi người mua đất cho quyền ưu tiên đối với người đăng ký. Luật đăng kí đất yêu cầu người mua đất lập tức phải tiến hành đăng kí để chứng tỏ quyền sở hữu của đất đã thay đổi, đồng thời cũng để ngăn chặn người đến mua sau tiếp tục mua, kể cả việc đi lấy sổ đăng kí trước. Yêu cầu có liên quan về việc đăng kí là: Về nội dung, có thể đăng kí được bất kì các yếu tố nào có liên quan như khế ước, thế chấp hợp đồng chuyển nhượng hoặc yếu tố có ảnh hưởng đến quyền lợi đất đai. Phía bán đất phải thừa nhận hợp đồng mua bán qua công chứng, cung cấp điều kiện để ngăn chặn giả mạo. Về mặt thao tác thì người mua đất hoặc đại diện của mình theo hợp đồng, khế ước nộp cho nhân viên đăng kí huyện để vào sổ
  23. 15 đăng kí, tiến hành chụp khế ước và xếp theo thứ tự thời gian. * Ở Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia thuộc vùng Đông Nam Á, nằm trong khối Asean, có điều kiện tự nhiên kinh tế-xã hội gần giống như Việt Nam. Đó là đất đai manh mún tập quán trồng lúa nước có từ lâu đời. Vì vậy Thái Lan cũng cấp GCNQSDĐ, bất cứ đơn kê khai nào cũng được cấp GCNQSDĐ. Song do tình hình phức tạp của các loại đất, từng chủ sử dụng nên việc cấp GCNQSDĐ được chia thành các loại sau: - Đất có đủ GCNQSDĐ hợp lệ thì được cấp sổ đỏ. - Đất không rõ ràng thì cấp sổ xanh. - Đất thiếu GCNQSDĐ hợp lệ thì được cấp sổ vàng. Trong quá trình sử dụng đất nếu đủ GCNQSDĐ tờ hợp lệ và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước thì sẽ được thực hiện cấp sổ đỏ, một số nhà nước Châu Á cũng quản lý theo cách này. * Ở Ba Lan: Có 95% quỹ đất do tư nhân sở hữu, trong đó nhà nước chỉ quản lý 5% tổng diện tích. Để quản lý đất đai, Ba Lan đã sử dụng nhiều công nghệ hiện đại. Họ không cấp GCNQSDĐ mà quản lý bằng các dữ liệu trong hệ thống đất đai. Ngoài ra mỗi chủ SDĐ được cấp sơ đồ trích lục thửa đất của mình sở hữu, trên bản đồ có thể hiện tọa độ các điểm, diện tích, vị trí hình thể của thửa đất. Để làm được điều này Ba Lan hoàn thiện hệ thống lưới đo vẽ trên toàn bộ lãnh thổ. Đồng thời thông qua hệ thống thông tin đất đai, Ba Lan đã hình thành các dịch vụ hỏi đáp liên quan đến từng thửa đất như giá cả. * Ở Anh: Hệ thống đăng ký đất đai của Anh là hệ thống đăng ký bất động sản đất đai và tài sản khác gắn liền với đất, tổ chức đăng ký theo một hệ thống thống nhất có Văn phòng chính tại Luân Đôn và 14 văn phòng khác phân theo khu vực. Mọi hoạt động của hệ thống đăng ký hoàn toàn trên hệ thống máy tình nối mạng theo một hệ thống thống nhất. Một điểm nổi bật trong Luật đất đai và Luật đăng ký có quy định rất chặt chẽ về đăng ký, bất kỳ người nào sở hữu
  24. 16 đất đai và bất động sản trên lãnh thổ Anh đều phải đăng ký tại Văn phòng đăng ký đất đai; Nhà nước chỉ bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp của chủ sở hữu có tên trong hệ thống đăng ký. * Chính Phủ Singapore: Quy định rõ ràng đất đai do Cục đất đai Nhà nước thống nhất quản lý. Bất kể đơn vị cá nhân nào có nhu cầu sử dụng đất công hữu hay tư hữu, nhất thiết phải đến cục đất đai xin phép. * Chính Phủ Nhật Bản: Lại đưa ra một số quy định pháp Luật Đất đai như luật về phát triển đất đai tổng hợp quốc gia, Luật sông ngòi, Luật khai thác mỏ, ở đây họ cũng quản lý đất đai tương tự như Mỹ và một số nước khác. Dù ở bất kỳ quốc gia nào hay đất nước nào, việc quản lý và sử dụng chặt chẽ có hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà nước nhằm sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên này. 2.2.2. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở Việt Nam 2.2.2.1. Giai đoạn trước khi có Luật đất đai 2013 Công tác cấp GCNQSD đất được đẩy mạnh hơn đến nay có 13 tỉnh CGCNQSD đất đạt trên 90% diện tích cần cấp đối với các loại đất chính (đất sản xuất nông nghiệp, đất ở đô thị, đất ở nông thôn), 14 tỉnh đạt 80- 90%, 10 tỉnh đạt 70 - 80%, còn lại đạt dưới 70%. Kết quả CGCNQSD đất của cả nước đến ngày 31 tháng 12 năm 2008 như sau: - Đối với đất sản xuất nông nghiệp: cấp được 13.686.351 giấy với diện tích là 7.485.643ha, đạt 82,3% diện tích cần cấp trong đó cấp cho các hộ gia đình là 13.682.327 giấy với diện tích là 6.963.330ha, cấp cho tổ chức được 5.024 giấy với diện tích là 522.313ha. Cụ thể có 31 tỉnh đạt trên 90%, 11 tỉnh đạt từ 80 - 90%, 8 tỉnh đạt 70 - 80%, 12 tỉnh đạt 50 - 70%, 2 tỉnh còn lại đạt dưới 50%. - Đối với đất lâm nghiệp: Đã cấp 1.111.302 giấy với diện tích 8.116.154ha, đạt 62,1% diện tích cần cấp. Trong đó có 13 tỉnh đạt trên 90% diện tích cần cấp, 7 tỉnh đạt 80-90%, 5 tỉnh đạt 70-80%, 8 tỉnh đạt 50-70%, 31
  25. 17 tỉnh dưới 50%. Việc CGCNQSD đất cho đất lâm nghiệp trong thời gian qua gặp nhiều khó khăn do không có bản đồ địa chính. Chính phủ đã quyết định đầu tư để lập bản đồ địa chính mới cho toàn bộ đất lâm nghiệp nên đã đẩy nhanh công tác CGCNQSD đất cho đất lâm nghiệp. Tuy nhiên, đến nay tiến độ CGCNQSD đất cho đất lâm nghiệp ở một số địa phương vẫn còn chậm vì đang chờ quy hoạch lại 3 loại rừng và quy hoạch lại đất do các lâm trường quốc doanh đang sử dụng cùng với việc sắp xếp đổi mới các lâm trường. - Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản: Đã cấp 642.545 giấy với diện tích 478.255ha, đạt 68,3% diện tích cần cấp, còn 2 tỉnh chưa triển khai một cách sâu rộng về CGCNQSD đất cho đất nuôi trồng thuỷ sản. - Đối với đất ở đô thị: Đã cấp cho 2.837.616 giấy với diện tích 64.357ha đạt 62,3% diện tích cần cấp. Trong đó có 17 tỉnh đạt trên 90% diện tích cần cấp, 6 tỉnh đạt 80-90%, 6 tỉnh đạt từ 70-80%, 15 tỉnh đạt từ 50-70%, còn lại dưới 50%. - Đất ở nông thôn: đã cấp 11.705.664 giấy với diện tích 383.164ha đạt 76,5% diện tích đất cần cấp. Trong đó có 19 tỉnh đạt trên 90%, 16 tỉnh đạt 80- 90%, 10 tỉnh đạt 70 - 80%, 12 tỉnh đạt 50 - 70%, còn lại dưới 50% diện tích đất cần cấp. - Đất chuyên dùng: đã cấp 71.879 giấy với diện tích 208.828ha, đạt 37,4% diện tích đất cần cấp. Trong đó có 10 tỉnh đạt trên 90%, 15 tỉnh đạt 70 - 80%, 10 tỉnh đạt 50-70%, còn lại dưới 50%. Việc CGCNQSD đất cho đất chuyên dùng nói chung không vướng mắc nhưng đạt tỷ lệ thấp do các tỉnh chưa tập chung chỉ đạo thực hiện. Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng: đã cấp 10.207 giấy với diện tích 6.291ha, đạt 40.4% diện tích cần cấp. Việc CGCNQSD đất cho đất loại này chủ yếu trong 3 năm 2005 - 2007. Trong thực tế, việc ban hành Nghị đinh số
  26. 18 84/2007/NĐ-CP đã tạo thuận lợi cho việc đẩy nhanh CGCNQSD đất đối với loại đất này. Việc cấp GCNQSDĐ hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý nhà nước về đất đai. Thấy được tầm quan trọng của công tác này, ngành TN&MT đã đề ra phương hướng, nhiệm vụ phấn đấu đạt được những mục tiêu trong thời gian tới. Chính phủ đã có nhiều chính sách đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ song vẫn còn chậm đặc biệt là đất ở đô thị. Thực hiện Nghị quyết số 30/2012/QH13 của Quốc hội, Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24/8/2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là Giấy chứng nhận), các Bộ, ngành, địa phương trong cả nước đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ cả trong nhận thức và tổ chức thực hiện. Kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu của cả nước đạt tỷ lệ cao và đã hoàn thành chỉ tiêu theo yêu cầu của Quốc hội và Chính phủ đề ra. Đến ngày 31/12/2013, cả nước đã cơ bản hoàn thành việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu được 41,6 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8 % diện tích đất đang sử dụng cần cấp và đạt 96,7% tổng số trường hợp sử dụng đất đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận; trong đó 5 loại đất chính của cả nước đã cấp được 40,7 triệu Giấy chứng nhận với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6% diện tích cần cấp. Một số địa phương đã hoàn thành cơ bản việc cấp Giấy chứng nhận lần đầu nhưng xét riêng từng loại đất vẫn còn một số loại đạt thấp dưới 85% như: Đất chuyên dùng còn 29 địa phương; đất ở đô thị còn 15 địa phương; đất sản xuất nông nghiệp còn 11 địa phương; các loại đất ở nông thôn và đất lâm nghiệp còn 12 địa phương; một số địa phương có loại đất chính đạt kết quả cấp Giấy chứng nhận lần đầu thấp dưới 70% gồm: Lạng Sơn, Hà Nội, Bình Định, Kon
  27. 19 Tum, TP. Hồ Chí Minh, Kiên Giang, Ninh Thuận và Hải Dương. Các địa phương này cần tăng cường các biện pháp nhằm nâng cao tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận lần đầu của loại đất chưa đạt trong thời gian tới. 2.2.2.2. Giai đoạn sau khi có Luật đất đai 2013 có hiệu lực Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, trong năm 2014, cả nước đã cấp được 41,6 triệu giấy CNQSDĐ với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp giấy chứng nhận. Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) Trần Hồng Hà cho biết, ngay sau khi Luật Đất đai có hiệu lực thi hành, Bộ TN&MT, UBND 22 các tỉnh, thành phố đã thường xuyên theo dõi tình trình triển khai để kịp thời hướng dẫn, giải quyết nhằm mục tiêu cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) theo yêu cầu của Quốc hội. Cụ thể, cả nước đã cấp được 41,6 triệu GCN với tổng diện tích 22,9 triệu ha,đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp GCN. Bên cạnh đó, việc xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phục vụ đa mục tiêu cũng được khẩn trương thực hiện. Số xã, phường, xã đã hoàn thành và được tích hợp vào cơ sở dữ liệu đất đai cấp huyện là 231 xã, phường, xã, đạt 51,68%. Một số tỉnh, huyện đã cơ bản hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng, phát huy hiệu quả tích cực cho công tác quản lý đất đai, điển hình là tỉnh Đồng Nai (cả tỉnh), Vĩnh Long (70 xã), Long An (38 xã) Đặc biệt, cải cách hành chính trong quản lý đất đai cũng được đẩy mạnh. Bộ đã xây dựng và công bố các thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực đất đai, gồm 41 thủ tục đối với Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 30 thủ tục so với trước đây; 62 thủ tục đối với địa phương chưa thành thành lập Văn phòng đăng ký đất đai một cấp, giảm 9 thủ tục so với trước đây. PHẦN 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
  28. 20 3.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hồ sơ, số liệu, báo cáo tổng hợp tại phòng TN & MT liên quan đến công tác cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2016-2018. - Phạm vi thực hiện: Đánh giá tình hình cấp GCNQSDĐ giai đoạn 2016 - 2018 tại xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: UBND xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội. Thời gian: Từ ngày 08/01/2019 đến ngày 17/05/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1. Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội trên địa bàn xã - Điều kiện tự nhiên - Điều kiện kinh tế xã hội 3.3.2. Sơ lược về tình hình quản lí và sử dụng đất đai trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 3.3.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo thời gian của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018. - Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo các loại đất trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018. - Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ. 3.3.4. Đánh giá những thuận lợi, khó khăn và giải pháp cho công tác cấp GCNQSD đất của địa phương
  29. 21 3.4. Phương pháp nghiên cứu Các nội dung của đề tài được thực hiệu trên cơ sở tổng hợp, phân tích vàđánh giá từ các tài liệu và số liệu đã thu thập qua công tác điều tra sau đó tiến hành đối soát với các quy định trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành của nhà nước, của xã Thụy An về công tác cấp GCN. Nguồn tài liệu cụ thể như sau: 3.4.1. Thu thập tài liệu thứ cấp Là các số liệu được thu thập từ các cơ quan hữu quan của xã Thụy An cụ thể: Số liệu về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội và các số liệu về công tác cấp GCNQSDĐ trong giai đoạn 2016 - 2018. 3.4.2. Thu thập tài liệu sơ cấp Sử dụng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn (RRA) trên cơ sở xây dựng phiếu điều tra về sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ. Sau đó tiến hành phát phiếu và phỏng vấn 30 hộ dân về sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ. 3.4.3. Phương pháp so sánh phân tích tổng hợp số liệu Sau khi dùng phương pháp điều tra, thu thập tài liệu số liệu hiện có, tiến hành thống kê, so sánh một số chỉ tiêu về cơ cấu loại đất, công tác cấp GCN qua từng năm để phân tích và đưa ra kết luận. Tổng hợp trình bày kết quả, Các số liệu được thu thập, tính toán, phân tích theo các bảng, biểu, kết hợp phần thuyết minh. Các số liệu đầu vào thu thập được phân tích, xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm máy tính Microsoft Offce Excel, nhằm đưa ra kết quả nhanh gọn và chính xác hơn.
  30. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THỰC HIỆN 4.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 4.1.1.1. Vị trí địa lý Thụy An là một xã vùng đồi gò trung du nằm ở phía Đông Nam của huyện Ba Vì, cách trung tâm huyện Ba Vì 6 km và cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km về phía Tây. Vị trí địa lý xã được xác định: - Phía Bắc giáp xã Vật Lại và Thị trấn Tây Đằng. - Phía Nam giáp xã Tản Lĩnh và xã Xuân Sơn (Sơn Tây). - Phía Đông giáp xã Tiên Phong và xã Cam Thượng. - Phía Tây giáp xã Cẩm Lĩnh. Diện tích tự nhiên xã 1.647,97 ha. 4.1.1.2. Khí hậu thời tiết Xã Thụy An mang các đặc điểm khí hậu vùng nhiệt đới gió mùa: - Nhiệt độ bình quân năm 230C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 35-370C (tháng 6, 7), thấp nhất là dưới 100C. - Lượng mưa trung bình từ 1.500 – 1.700 mm. Chủ yếu là tập chung từ tháng 6 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 7 và tháng 8. - Số giờ nắng trung bình/năm là 1.832,9 giờ (trung bình 5,1 giờ/ ngày). Số giờ nắng cao nhất là tháng 7 với 265 giờ, tháng it nhất là tháng 3 với số giờ nắng từ 70 đến 90 giờ. - Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đông Bắc (vào mùa khô hanh) và gió mùa Đông Nam vào mùa nóng ẩm.
  31. 23 4.1.1.3. Địa hình Xã Thụy An nằm ở vùng đồi gò tiếp giáp giữa vùng núi và vùng đồng bằng, có địa hình bình độ dốc. Địa hình được chia thành 3 vùng tương đối rõ rệt: vùng trũng, vùng gò đồi và vùng đồng bằng. 4.1.1.4 Thủy Văn Sông Tích là sông chính chảy qua địa bàn xã từ phía Tây Bắc xuống dọc ranh giới phía Đông của xã. Đây là dòng sông lớn mang lại nhiều hiệu quả kinh tế cho xã như tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản và khai thác vật liệu xây dựng vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 4.1.2.1. Thực trạng phát triển kinh tế Thu nhập của dân trên địa bàn xã chủ yếu vẫn từ sản xuất nông nghiệp năm 2017 có cơ cấu thu nhập tỷ lệ như sau: * Trồng trọt: Trồng trọt chiếm vị trí chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của xã Cơ cấu giống cây trồng chính của xã hiện nay gồm: - Lúa với các loại chính như: lúa nếp, lúa lai - Cây vụ đông với các loại chính: ngô, đậu tương, khoai lang, sắn - Cây lâu năm: chủ yếu là cây cảnh và cây ăn quả Tổng diện tích gieo cấy lúa năm 2017 là: 392,18 ha. Tổng sản lượng cả năm 2017 đạt 2.137,6 tấn. Năng suất bình quân năm 2017 đạt 54,5 tạ/ha. Sản lượng lúa của xã năm 2017 tăng 5% so với năm 2016. * Chăn nuôi: - Gia súc, gia cầm: + Trâu, bò có 1.132 con. + Lợn có 10.113 con.
  32. 24 + Chăn gia cầm có 206.349 con, chủ yếu là gà tại các hộ gia đình, nhiều gia đình có trang trại chăn nuôi gia cầm * Thủy sản: Diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2017 là 62 ha, sản lượng thu ước đạt 250 tấn, đạt 106% kế hoạch, so với năm 2016 tăng 8%. * Về lâm nghiệp: Diện tích đất lâm nghiệp của xã là 271,37 ha, toàn bộ là rừng sản xuất, các cây trồng chủ yếu là keo, bạch đàn, tràm. * Về Dịch vụ thương mại: Hoạt động thương mại và dịch vụ trên địa bàn xã hiện nay chưa phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của xã. Xã chưa có chợ hoặc trung tâm thương mại làm nơi giao lưu, mua bán trao đổi hàng hóa phục vụ nhu cầu nhân dân trong xã. Các hoạt động thương mại dịch vụ chủ yếu hiện nay quy mô nhỏ bởi các hộ gia đình, cung ứng hàng hóa trong phạp vi hẹp. Điểm thương mại dịch vụ chính cung cấp hàng hóa dịch vụ cho nhân dân trong xã hiện nay chỉ là chợ tạm với một số kiốt bán hàng tạp hóa và vật liệu xây dựng. Còn lại là hình thức mua bán thông qua một số cửa hàng tại nhà một số hộ dân cư. Xã hiện tại có 21 hộ tham gia các loại hình dịch vụ vận tải bao gồm cả chở khách và hàng hóa. 4.1.2.2. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng * Giao thông: Xã Thụy An có hệ thống đường giao thông tương đối thuận lợi kết nối đến các xã và các trung tâm kinh tế trong khu vực, đặc biệt là các tuyến giao thông đối ngoại: + Tuyến đường tỉnh 413 qua địa bàn xã về phía Đông kết nối với thị xã Sơn Tây, về phía Tây kết nối với các xã lân cận như xã Cẩm Lĩnh, xã Phú Sơn - Tuyến đường tỉnh 412 qua địa bàn xã về phía Bắc kết nối với thị trấn Tây Đằng. + Tuyến đường huyện chạy qua xã kết nối xã với xã Tiên Phong, đường Quốc lộ 32 ra Thị trấn Tây Đằng,
  33. 25 Một số tuyến đường trục xã hiện có trên địa bàn xã cũng có thể liên kết dễ dàng sang các xã lân cận như Tiên Phong, Vật Lại. 4.1.2.3 Y tế và giáo dục * Y tế: Ngành y tế đã hoàn thành tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho người dân. Triển khai đầy đủ các chương trình y tế, sức khoẻ cộng đồng, thuờng xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn phòng chống dịch bệnh. Tỷ lệ người dân tham gia các hình thức bảo hiểm y tế đạt 35%. Thực hiện tốt 7 chương trình quốc gia về Y tế. * Giáo dục: Công tác giáo dục, đào tạo luôn được xã quan tâm và không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giữ vững phổ cập giáo dục. Hệ thống trường lớp học, trang thiết bị giảng dạy và học tập đã từng bước được cải thiện. Đạt và duy trì về phổ cập giáo dục mẫu giáo 5 tuổi, Tiểu học, THCS theo quy định. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS, tiếp tục học lên THPT, bổ túc, học nghề là 91%. Hoạt động khuyến học được duy trì và phát triển có hỉệu quả. 4.1.3. Hạ tầng kinh tế - xã hội 4.1.3.1. Giao thông + Tuyến đường tỉnh lộ 413: Đoạn qua xã từ thôn Thụy Phiêu (giáp xã Xuân Sơn) đến xã Cẩm Lĩnh, có chiều dài 6,57 km, mặt đường 5,5 m, nền đường 10 m, kết cấu đá nhựa. + Tuyến đường tỉnh 412: từ Thị trấn Tây Đằng đến ngã ba Yên Khoái, đoạn qua xã có chiều dài 1,26 km, mặt đường 3,5 m, nền đường 6 m, kết cấu đá nhựa. + Tuyến đường huyện: đoạn qua xã từ xã Tiên Phong đi đến UBND xã có chiều dài 1,63 km, mặt đường 4,5 m, nền đường 6 m. Đây là 3 tuyến đường huyết mạch của xã kết nối xã đến các xã lân cận và trung tâm kinh tế Huyện, Thị xã Sơn Tây. - Tuyến đường xã: Hiện trên địa bàn xã có 3 tuyến đường trục xã với
  34. 26 tổng chiều dài 8,09 km, mặt cắt đường từ 4 m – 6 m, kết cấu BTXM và đất. - Hệ thống giao thông nội đồng của xã gồm 33 tuyến chính với tổng chiều dài 16,51 km, mặt cắt đường từ 3 – 6 m, toàn bộ là đường đất nên chưa đảm bảo nhu cầu đi lại và cơ giới hóa sản xuất. 4.1.3.2. Thủy lợi - Hệ thống kênh mương: Xã có tổng chiều dài 66,46 km bao gồm cả mương tiêu và mương tưới, trong đó cứng hóa được 670 m, chiếm 1,01%, còn lại 65,79 km là kênh đất - Hệ thống cầu cống: hiện xã có 2 cầu và 7 cống, trong đó 7 cống đã xuống cấp. Trong quy hoạch cần đầu tư xây dựng mới các cống và nâng cấp, cải tạo 2 cầu để đảm bảo phục vụ nhu cầu đi lại và sản xuất của người dân. - Xã có hệ thống sông Tích chạy qua xã với chiều dài qua xã khoảng 2,36 km, là nguồn nước dồi dào phục vụ trong sản xuất của xã. Hiện xã có 8 hồ đập, 7 ao làng đã bị xô lấp. Trong quy hoạch cần nạo vét, khơi thông, kè cứng đảm bảo cung cấp nguồn nước phục vụ nhu cầu tưới tiêu sản xuất nông nghiệp của người dân. + Hiện tại xã có 2 trạm bơm cố định với tổng công suất 650 m3/h, nguồn nước các trạm bơm chủ yếu lấy từ hồ Suối Hai và các hồ lớn khác của xã. + Hiện tại, trạm bơm của xã đáp ứng được diện tích sản xuất nông nghiệp 329 ha. Diện tích nông nghiệp được tưới tiêu chảy chủ động là 297 ha. 4.1.3.3. Điện Hệ thống cấp điện của xã Thụy Anngày càng được quan tâm, về cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân trong xã. Năm 2011, 11/11 thôn đã có điện, tỷ lệ dân cư được cấp điện đạt 100%. + Nguồn điện xã lấy từ trạm biến áp trung gian E7 của Thị xã Sơn Tây tại xã Xuân Sơn. + Đường dây hạ thế tổng số có 27,06 km hiện đang hoạt động, song hầu
  35. 27 hết cần cải tạo, nâng cấp; + Đường dây xương cá vào các ngõ xóm tổng 39 km, trong đó 3 km hoạt động bình thường, 36 km cần nâng cấp, cải tạo. + Mạng lưới chiếu sáng công cộng chưa được đầu tư tại các khu vực công cộng và các tuyến đường chính. Hiện xã có 9 trạm biến áp, với tổng công suất là 2.010 KVA, các trạm đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện của nhân dân, tuy nhiên chất lượng điện chưa ổn định. 4.1.3.4. Trường học Hệ thống các công trình giáo dục xã bao gồm: 1. Trường Mầm non xã Thụy An chia thành 3 điểm trường, nằm ở 3 thôn: phân trường mầm non Liên Minh, phân trường mầm non Đông Cao và phân trường mầm non Yên Khoái. Tổng diện tích các điểm trường là 2.049 2, gồm 12 phòng học, phục vụ cho 421 cháu học sinh. + Phân trường mầm non Liên Minh vị trí tại thôn Liên Minh, giáp chợ của xã hiện trạng, diện tích trường 849 m2. Hiện trường có nhà lớp học 3 tầng 9 phòng và 1 nhà bếp mới xây. + Phân trường mầm non Đông Cao vị trí tại thôn Đông Cao, diện tích 1.200 m2. Trường có 1 nhà lớp học 1 tầng 3 phòng học. + Phân trường mầm non Yên Khoái hiện nay trường đang học nhờ trên khu đất nhà văn hóa thôn. Hiện tại công trình trường trung bình, tổng diện tích các điểm trường chưa đáp ứng chỉ tiêu quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới. 2. Trường Tiểu học Thụy An: Hiện có 2 điểm trường + Điểm trường hiện đang sử dụng vị trí tại thôn Tân An, diện tích trường 2.644 m2. Hiện tại, truờng có 36 giáo viên và cán bộ đang phục vụ cho 679 học sinh. + Trường tiểu học mới: Vị trí tại thôn Tân An, diện tích trường 8.700 m2,
  36. 28 trường hiện đang xây dựng xong giai đoạn 1, khi hoàn thành tất cả học sinh trường hiện tại chuyển sang trường mới học. Công trình trường gồm: + 1 dãy nhà 1 tầng với 5 phòng học kiên cố. + Sân chơi với diện tích 3.711 m2. Theo quy hoạch trường tiểu học mới thì diện tích trường đã đáp ứng được chỉ tiêu quy hoạch theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện trường đã đạt chuẩn Quốc gia. 3. Trường Trung học cơ sở Thụy An: Vị trí tại thôn Ấng Gạo. Diện tích trường là 18.1633 2, công trình gồm: + 1 dãy nhà 2 tầng 10 phòng học đạt chuẩn + 2 dãy nhà cấp 4 hiện xuống cấp: 1 dãy nhà cấp 4 với 6 phòng học, 1 dãy nhà cấp 4 hiệu bộ với 8 phòng gồm phòng hành chính, phòng bộ môn, phòng truyền thống, phòng thiết bị, phòng y tế, phòng đội. Hiện tại, truờng có 46 giáo viên và cán bộ đang phục vụ cho 403 học sinh. Trường đã đạt chuẩn Quốc gia. Hiện diện tích trường đã đáp ứng chỉ tiêu quy hoạch theo tiêu chí nông thôn mới. 4.1.2.7. Cơ sở vật chất văn hóa + Nhà văn hóa trung tâm xã: Xã chưa có nhà văn hóa trung tâm, hoạt động hội họp văn hóa của xã diễn ra tại hội trường xã. + Nhà văn hóa thôn: Hiện tại 10/11 thôn có nhà văn hóa thôn, ngoài nhà văn hóa thôn Liễu Đông diện tích các nhà văn hóa còn lại đều nhỏ, chưa đáp ứng chỉ tiêu quy hoạch. Hiện trạng các nhà văn hóa thôn đều là nhà cấp 4, cơ sở vật chất phục vụ sinh hoạt văn hóa chưa đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, hội họp của nhân dân.
  37. 29 4.1.2.8. Chợ - Trên địa bàn xã Thụy An có 1 điểm chợ tạm, vị trí tại thôn Liên Minh, giáp sân thể thao trung tâm xã diện tích 0,23 ha. Công trình là chợ tạm, chưa có quy hoạch cụ thể, chưa đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới. - Hiện tại xã đang có dự án quy hoạch chợ trung tâm của xã với diện tích 1,5 ha. Trong thời gian tới tiến hành xây mới các công trình hạ tầng để sớm đưa chợ vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu mua bán và trao đổi hàng hóa của nhân dân. 4.1.2.9. Bưu điện Điểm bưu điện văn hóa xã Thụy An có vị trí tại thôn Liên Minh, giáp trụ sở cơ quan xã với diện tích 120 m2, công trình bưu điện là nhà 1 tầng với 1 phòng làm việc. 4.1.2.10. Nhà ở dân cư nông thôn Hình thức kiến trúc nhà ở nông thôn xã Thụy An chủ yếu là nhà xây lợp ngói theo lối kiến trúc truyền thống gồm nhà ở chính từ 3 đến 5 gian và công trình phụ tách rời. Trong những năm gần đây do nhu cầu chỗ ở và dân số tăng nên nhiều hộ đã xây nhà ở kiên cố mái bằng hoặc nhiều tầng. Nhưng hầu hết các nhà xây đều không có thiết kế cơ bản. Ngoài ra, xung quanh nhà ở còn có các công trình như: bếp, chuồng trại, sân, ao, vườn rau, cây ăn quả. Tổng số nhà ở xã Thụy An là 2.010 nhà. Trong đó hiện trạng các nhà ở: - Nhà xuống cấp cần hỗ trợ nâng cấp: 152 nhà, chiếm 7,6% - Nhà xây kiên cố (mái bằng, nhà tầng): 620 nhà, chiếm 30,8% Nhà xây cấp 4 (tường gạch lợp ngói, fibro-ximang ): 1.238 nhà, chiếm 61,6%
  38. 30 4.2. Sơ lược về công tác quản lý nhà nước về đất đai, hiện trạng sử dụng đất của xã Thụy An 4.2.1. Sơ lược công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội 4.2.1.1. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý sử dụng đất đai của xã UBND xã tổ chức thực hiện tốt các văn bản của nhà nước, tỉnh, huyện về công tác quản lý và sử dụng đất đai như Luật đất đai, các văn bản thi hành Luật đất đai, các quy định của Nhà nước đã ban hành như: Chính sách về giao đất để ổn định lâu dài, chủ trương đồn điền đổi thửa tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân, góp phần quản lý tốt công tác quản lý Nhà nước về đất đai. 4.2.1.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa chính, lập bản đồ hành chính Thực hiện chỉ thị 364/CT-TTg của thủ tướng Chính phủ về việc lập hồ sơ địa giới hành chính. Dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, tỉnh, UBND xã đã xác định xong địa giới hành chính với các xã giáp biên, đến nay ranh giới, mốc giới ổn định không xảy ra tranh chấp. Hồ sơ bản đồ địa giới hành chính đã được ký kết và lưu ở 3 cấp xã, huyện, tỉnh. 4.2.1.3. Đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất Công tác khảo sát, đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính: Được triển khai khá tốt, cơ bản đáp ứng được mục tiêu của ngành. Xã đã hoàn thành việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1/1.000 cho đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng ; bản đồ tỷ lệ 1/10.000 cho đất lâm nghiệp. Tài liệu đo đạc đã được cấp có thẩm quyền kiểm tra nghiệm thu và được sử dụng làm căn cứ để giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân.
  39. 31 Xây dựng bản đồ hiện trạng, bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Thực hiện theo Chỉ thị 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng chính phủ về việc thực hiện kiểm kê đất đai vào xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2013, UBND xã Thụy An đã tiến hành kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2018. 4.2.1.4. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất Việc giao đất nông nghiệp ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng đất là một chủ trương của Đảng và Nhà nước về quản lý đất đai. Công tác giao đất được thực hiện tạo điều kiện cho người dân trong xã yên tâm sản xuất, ổn định đời sống, sử dụng đất hợp lý và bảo vệ đất. Việc giao đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất hàng năm được xã làm tốt, theo đúng thủ tục mà Nhà nước quy định. 4.2.1.5. Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử đất Công tác đăng ký quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được thực hiện đúng Luật đất đai và triển khai đăng ký quyền sử dụng quỹ đất một cách hợp lý và hiệu quả. 4.2.1.6. Thống kê, kiểm kê đất đai Công tác thống kê đấtđai được xã làm thường xuyên hàng năm, xã đã chỉ đạo cán bộ chuyên môn đảm bảo đúng thời gian và tài liệu đạt chất lượng. Công tác tổng kiểm kê đất đai năm 2013 đã được chỉ đạo và chuẩn bị chu đáo nên tiến độ về số lượng biểu mẫu cũng như chất lượng tài liệu đảm bảo đúng thời gian theo thông tư hướng dẫn của bộ Tài Nguyên và môi trường. 4.2.1.7. Quản lý hành chính về đất đai Công tác quản lý tài chính về đất đai đã được xã thực hiện theo đúng luật Ngân sách. Sau khi giao đất cho nhân dân làm ở hay các tổ chức cá nhân khác,
  40. 32 tài chính thu được đều nộp vào kho bạc nhà nước, phần trích lại được xã đưa vào cải tạo đất, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống và sản xuất. 4.2.1.8. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bấtđộng sản Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất là một vấn đề còn tương đối mới đối với địa phương. Do đó còn nhiều hạn chế việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Trong giai đoạn quy hoạch tới xã cần chú trọng đến công tác đấu giá quyền sử dụng đất ở tạo nguồn thu cho ngân sách. 4.2.1.9. Quản lý giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất Thi hành các quy định về pháp Luật đất đai hiện nay, xã đã quan tâm bảo đảm thực hiện ngày càng đầy đủ và tốt hơn các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Là đơn vị cấp cuối cùng trong hệ thống quản lý nhà nước. Trong những năm gần đây UBND xã đã thực hiện khá tốt việc quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. 4.2.1.10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật vềđất đai và xử lý vi phạm Luật đất đai Công tác kiểm tra việc chấp hành, xử lý các vi phạm pháp luật về đất đai trên địa bàn xã trong những năm qua được tiến hành thường xuyên và đạt được nhiều kết quả tốt, nhằm giúp phát hiện và giải quyết các vi phạm pháp luật về đất đai. Việc quản lý đất đai của xã trong những năm qua có nhiều chuyển biến, đã xử lý và giải quyết những trường hợp lấn chiếm, phá vỡ mặt bằng sản xuất. Công tác này được thực hiện dựa theo nguyên tắc trong xử phạt vi phạm hành chính về đất đai. Trong thời gian tới cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai.
  41. 33 4.2.1.11. Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết việc khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất Thanh tra đất đai, giải quyết các vấn đề khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất được tiến hành thường xuyên.Tuy nhiên công tác quản lý đất đai trong các năm qua còn nhiều tồn tại do việc tuyên truyền phổ biến Luật đất đai và các văn bản dưới luật chưa sâu rộng trong nhân dân, vì vậy việc chấp hành Luật đất đai, quy chế quản lý sử dụng đất còn vi phạm trong việc giao đất, thu hồi đất để giải phóng mặt bằng, lấn chiếm, tranh chấp đất đai. Mặc dù có nhiều thành phần sử dụng đất đóng trên địa bàn xã, tuy nhiên việc tranh chấp đất đai chủ yếu xảy ra giữa các hộ gia đình. 4.2.2. Hiện trạng sử dụng đất xã Thụy An năm 2017 Bảng 4.1: Hiện trạng sử dụng đất của địa bàn xã năm 2017 Diện tích STT Loại đất Mã Cơ cấu (ha) TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN 1647,97 100,00% 1 Đất nông nghiệp NNP 1002,93 60,86% 1.1 Đất lúa nước DLN 296,21 17,97% 1.2 Đất trồng lúa nương LUN 0,00 0,00% 1.3 Đất trồng cây hàng năm còn lại HNK 55,48 3,37% 1.4 Đất trồng cây lâu năm CLN 307,13 18,64% 1.5 Đất rừng phòng hộ RPH 0,00 0,00% 1.6 Đất rừng đặc dụng RDD 0,00 0,00% Trong đó: Khu bảo tồn thiên nhiên DBT 0,00 0,00% 1.7 Đất rừng sản xuất RSX 271,37 16,47% 1.8 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 72,74 4,41% 1.9 Đất làm muối LMU 0,00 0,00% 1.10 Đất nông nghiệp khác NKH 0,00 0,00% 2 Đất phi nông nghiệp PNN 602,01 36,53%
  42. 34 Diện tích STT Loại đất Mã Cơ cấu (ha) Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công 2.1 CTS 26,98 1,64% trình sự nghiệp 2.2 Đất quốc phòng CQP 242,30 14,70% 2.3 Đất an ninh CAN 0,89 0,05% 2.4 Đất công trình năng lượng DNL 33,32 2,02% 2.5 Đất khu công nghiệp SKK 0,00 0,00% 2.6 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh SKC 0,00 0,00% 2.7 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ SKX 2,90 0,18% 2.8 Đất cho hoạt động khoáng sản SKS 0,00 0,00% 2.9 Đất di tích danh thắng DDT 0,12 0,01% 2.10 Đất xử lý, chôn lấp chất thải DRA 0,00 0,00% 2.11 Đất tôn giáo, tín ngưỡng TTN 0,93 0,06% 2.12 Đất nghĩa trang, nghĩa địa NTD 4,97 0,30% 2.13 Đất có mặt nước chuyên dùng SMN 188,66 11,45% 2.14 Đất sông, suối SON 7,55 0,46% 2.15 Đất phát triển hạ tầng DHT 93,39 5,67% 2.15.1 Đất giao thông DGT 43,63 2,65% 2.15.2 Đất thủy lợi DTL 5,03 0,31% 2.15.3 Đất công trình bưu chính viễn thông DBV 0,01 0,00% 2.15.4 Đất cơ sở văn hóa DVH 0,41 0,02% 2.15.5 Đất y tế DYT 8,92 0,54% 2.15.6 Đất chợ DCH 0,31 0,02% 2.15.7 Đất giáo dục DGD 31,72 1,92% 2.15.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao DTT 3,36 0,20% 2.16 Đất phi nông nghiệp khác PNK 0,00 0,00% 3 Đất chưa sử dụng DCS 0,00 0,00% 4 Đất khu du lịch DDL 0,00 0,00% 5 Đất khu dân cư nông thôn DNT 43,03 2,61% Trong đó: Đất ở tại nông thôn ONT 43,03 2,61% (Nguồn: UBND xã Thụy An)
  43. 35 Qua bảng 4.1: Cho ta thấy xã Thụy An có tổng diện tích tự nhiên là 1647,97 ha và được chia làm 3 nhóm đất chính là: - Nhóm đất nông nghiệp: Xã Thụy An có diện tích là 1002,93ha đất nông nghiệp chiếm 60,86% diện tích tự nhiên của xã toàn xã. Trong đó đất lúa nước có diện tích 296,21ha chiếm 17,97% diện tích đất tự nhiên của xã, đất trồng cây hàng năm có diện tích 55,48 ha chiếm 3,37%, đất trồng cây lâu năm có diện tích 307,13ha chiếm 18,64%, đất rừng sản xuất có diện tích 271,37ha chiếm 16,47%, đất nuôi trồng thủy sản có diện tích 72,74ha chiếm 4,41%. - Nhóm đất phi nông nghiệp: Tổng diện tích đất phi nông nghiệp có diện tích 602,01ha chiếm 36,53% diện tích đất tự nhiên của toàn xã. Trong đó đất xây dựng trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có diện tích 26,98ha chiếm 1,64%, đất quốc phòng có diện tích 242,30ha chiếm 14,70%, đất công trình năng lượng có diện tích 33,32ha chiếm 2,02%, đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ có diện tích 0,48 ha chiếm 0,02%, đất có mục đích công cộng có diện tích 2,90ha chiếm 0,18%, đất di tích danh thắng có diện tích 0,12 ha chiếm 0,01%, đất tôn giáo, tín ngưỡng có diện tích 0,93ha chiếm 0,06%, đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 4,97 ha chiếm 0,30%%, đất có mặt nước chuyên dùng có diện tích 188,66ha chiếm 11,45%, đất sông, suối có diện tích 7,55ha chiếm 0,46%, đất phát triển hạ tầng có diện tích 93,39ha chiếm 5,67%, đất giao thông có diện tích 43,63ha chiếm 2,65%, đất thủy lợi có diện tích 5,03ha chiếm 0,31%, đất công trình bưu chính viễn thông có diện tích 0,01ha chiếm 0,00%, đất cơ sở văn hóa có diện tích 0,41ha chiếm 0,02%, đất y tế có diện tích 8,92ha chiếm 0,54%, đất chợ có diện tích 0,31 chiếm 0,02%, đất giáo dục có diện tích 31,72ha chiếm 1,92%, đất cơ sở thể dục - thể thao có diện tích 3,36ha chiếm 0,20%. - Nhóm đất ở tại nông thôn: Tổng diện tích là 43,03 ha chiếm 2,61%.
  44. 36 4.2.3. Đánh giá về tình hình sử dụng đất của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội * Về tình hình quản lý đất đai Là cấp cơ sở, cấp cuối cùng của hệ thống quản lý nhà nước về đất đai, xã Thụy An luôn nắm bắt, tiếp thu và thực hiện những văn bản pháp luật từ Trung Ương ban hành. Các văn bản luật đã được cụ thể hóa theo đúng điều kiện thực tế của xã. Trong những năm qua công tác quản lý Nhà nước về đất đai của xã luôn được thực hiện theo đúng kế hoạch, đảm bảo cho sự phát triển kinh tế - xã hội của xã và nhất là tạo được sự yên tâm đầu tư, khai thác tốt tiềm năng của đất, bồi bổ cho đất phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Tình hình thực hiện quản lý giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật, qua đó đã hạn chế và khắc phục các vi phạm trong quản lý, sử dụng đất. Công tác cấp GCNQSDĐ cho những hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện về cơ bản đã hoàn thành. UBND xã quản lý và giám sát các hoạt động chuyển nhượng, cho thuê đất, thu thuế, thu tiền sử dụng đất ,thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước. * Về tình hình sử dụng đất Qua tình hình sử dụng đất của xã Thụy An những năm gần đây có thểrút ra nhận xét như sau: Xã đang có nhu cầu về phát triển cơ sở hạ tầng nên diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng có xu hướng giảm và đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng chủ yếu, đất cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, đất ở để phục vụ nhu cầu về cơ sở hạ tầng, phát triển kinh doanh phi nông nghiệp, phát triển kinh tế - xã hội đó là điều tất yếu phù hợp với quy luật phát triển của xã hội.
  45. 37 4.3. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 4.3.1. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An theo thời gian 4.3.1.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2016 Tình hình cấp GCNSD đất đai năm 2016 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.2: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2016 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị cần cấp cấp được Tỷ lệ cần cấp cấp được Tỷ lệ (đơn) (giấy) (%) (m2) (m2) (%) 1 Áng Gạo 3 2 66,67 1663,4 1388,5 83,47 2 Cơ Giới 2 2 100 1809,4 1809,4 100 3 Duyên Lãm 1 1 100 2339,8 2339,8 100 4 Đông Cao 1 0 0 225,9 0 0 5 Đông Kỳ 1 1 100 1225,3 1225,3 100 6 Đông Lâu 1 1 100 341,2 341,2 100 7 Liên Minh 2 1 50 1836,2 976,9 53.2 8 Liễu Đông 0 0 0 0 0 0 9 Tân An 1 1 100 663,4 663,4 100 10 Thụy Phiêu 1 1 100 216,9 216,9 100 11 Yên Khoái 1 1 100 1643,3 1643,3 100 Tổng toàn xã 14 11 74,24 11964,8 10604,7 78,97 Qua bảng 4.2 cho ta thấy trong năm 2016 hầu như tất cả các đơn đề nghị cấp GCNQSD đất của xã đều đã được giải quyết. Kết quả là đã cấp được 11 GCNQSD đất với tổng diện tích là 10604,7m2, chiếm tỷ lệ là 78,97% tổng diện tích đất cần cấp. Trong đó, Áng Gạo đã cấp được 2 trên tổng số 3 GCNQSD đất với diện tích cấp được là 1388,5m2 chiếm 83,47 % tổng diện tích đất cần cấp. Thôn Áng Gạo còn 1 trường hợp của ông Nguyễn Xuân Thanh chưa được cấp với nguyên do tranh chấp đất đai với hộ gia đình ông Nguyễn Minh Lộc. Cơ Giới đã cấp được 2 trên tổng số 2 GCNQSD đất với diện tích cấp được là 1809,4m2 chiếm 100% tổng diện tích đất cần cấp.
  46. 38 Liên Minh đã cấp được 1 trên tổng số 2 GCNQSD đất với diện tích là 976,9m2 chiếm 53,2 % tổng diện tích đất cần cấp. Còn 1 trường hợp của ông Chu Văn Miễn chưa thỏa thuận được dấu sơn ranh với ông Cấn Đình Lộc. Đông Cao chưa cấp được cho gia đình bà Bùi Thị Cả với nguyên do tranh chấp ranh giới với hộ gia đình bà Đỗ Thị Cúc Việc cấp GCNSD đất còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Lý do một số hồ sơ về cấp GCN chưa được cấp do còn có một số tranh chấp và sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển múc đích sử dụng đất nên những trường hợp này chưa được cấp. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. 4.3.1.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2017 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCN đất của xã Thụy An năm 2017 Bảng 4.3: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2017 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị cần cấp cấp được Tỷ lệ cần cấp cấp được Tỷ lệ (đơn) (giấy) (%) (m2) (m2) (%) 1 Áng Gạo 4 2 50 1585,4 1086 68,5 2 Cơ Giới 2 2 100 1403,4 1403,4 100 3 Duyên Lãm 3 2 66,67 8775,7 6905,2 78,69 4 Đông Cao 0 0 0 0 0 0 5 Đông Kỳ 3 2 66,67 7377,3 4626,4 62,71 6 Đông Lâu 2 2 100 6221,4 6221,4 100 7 Liên Minh 1 1 100 917 917 100 8 Liễu Đông 2 2 100 3779 3779 100 9 Tân An 0 0 0 0 0 0 10 Thụy Phiêu 1 1 100 473,4 473,4 100 11 Yên Khoái 2 2 100 504,9 504,9 100 Tổng toàn xã 20 16 71,21 31037,5 25916,7 73,63
  47. 39 Qua bảng 4.3 cho ta thấy trong năm 2017 hầu như tất cả các đơn đề nghị cấp GCNQSD đất của xã đều đã được giải quyết. Kết quả là đã cấp được 16 GCNQSD đất với tổng diện tích là 25916,7m2, chiếm tỷ lệ là 73,63% tổng diện tích đất cần cấp. Trong đó, Áng Gạo đã cấp được 2 trên tổng số 4 GCNQSD đất với diện tích cấp được là 1086m2 hiếm 68,5 % tổng diện tích đất cần cấp. Còn 2 trường hợp của ông Vũ Văn Thọ và Nguyễn Văn Tân do 2 hộ gia đình tranh chấp đất đai với nhau. Duyên Lãm đã cấp được 2 trên tổng số 3 GCNQSD đất với diện tích cấpđược là 6905,2m2 chiếm 78,69% tổng diện tích đất cần cấp. Còn trường hợp ông Vũ Văn Miền nguyên do chưa đồng ý với hiện trạng đất đang có. Đông Kỳ đã cấp được 2 trên tổng số 3 GCNQSD đất với diện tích là 4626,4m2 chiếm 62,71% tổng diện tích đất cần cấp. Trường hợp của ông Quách Hồng Nhật chưa được cấp do tranh chấp với hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên Yên Khoái đã cấp được 2 trên tổng số 2 GCNQSD đất với diện tích là 504,9m2 chiếm 100 % tổng diện tích đất cần cấp. Việc cấp GCNSD đất còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Lý do một số hồ sơ về cấp GCN chưa được cấp do còn có một số tranh chấp và sử dụng sai mục đích, tự ý chuyển múc đích sử dụng đất nên những trường hợp này chưa được cấp. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể.
  48. 40 4.3.1.3. Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2018 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCN đất của xã Thụy An năm 2018 Bảng 4.4: Kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An năm 2018 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích cần cấp cấp được Tỷ lệ cần cấp cấp được Tỷ lệ STT Đơn vị (đơn) (giấy) (%) (m2) (m2) (%) 1 Áng Gạo 3 3 100 4391,5 4391,5 100 2 Cơ Giới 2 2 100 707,4 707,4 100 3 Duyên Lãm 4 3 75 6323,8 4115,4 65,08 4 Đông Cao 1 1 100 1125,8 1125,8 100 5 Đông Kỳ 2 1 50 4274,5 2747,3 64,27 6 Đông Lâu 2 2 100 3076,5 3076,5 100 7 Liên Minh 1 1 100 568,7 568,7 100 8 Liễu Đông 2 2 100 2276,4 2276,4 100 9 Tân An 2 2 100 2239 2239 100 10 Thụy Phiêu 1 1 100 2118,7 2118,7 100 11 Yên Khoái 2 2 100 2978,4 2978,4 100 Tổng toàn xã 22 20 93,18 30080,7 26345,1 93,58 Qua bảng 4.4 cho ta thấy trong năm 2018 tất cả các đơn đề nghị cấp GCNQSD đất của xã đều đã được giải quyết, bên cạnh đó còn Duyên Lãm, Đông Kỳ chưa được giải quyết vì thiếu hồ sơ và xảy ra tranh chấp, sai mục đích nên chưa được giải quyết. Tổng số GCN cần cấp là 22, trong đó xã cấp được 20 GCN (chiếm 93,58%) với diện tích cấp được là 26345,1 m2 trong tổng số 30080,7m2 đăng ký và còn 2 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 3735,6m2.
  49. 41 Duyên Lãm còn hộ gia đình của bà Vũ Thị Châm chưa được cấp 2208,4m2 do tranh chấp với gia đình bà Đỗ Thị Sự. Đông Kỳ còn hộ gia đình bà Hà Thị Liễu chưa được cấp 1527,2m2 do tranh chấp với gia đình bà Hà Thị Gái. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. 4.3.1.4. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ trên địa bàn xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 Bảng 4.5: Kết quả cấp GCNQSDĐ theo các năm của xã Thụy An giai đoạn 2016 – 2018 Số đơn Diện tích Số GCN Diện tích Diện tích STT Năm Số đơn cần cấp được Tỷ lệ cần cấp cấp được Tỷ lệ cấp (đơn) (giấy) (%) (m2) (m2) (%) 1 2016 14 11 74,24 11964,8 10604,7 78,97 2 2018 20 16 71,21 31037,5 25916,7 73,63 3 2018 22 20 93,18 30080,7 26345,1 93,58 Tổng toàn xã 56 47 79,54 73083 62866,5 82,06 Qua bảng số liệu 4.5 cho ta thấy, toàn xã trong giai đoạn 2016 – 2018 toàn xã có đơn cần cấp là 54, số GCN cấp được là 47 chiếm 79,54%. Diện tích cấp tổng toàn xã là 73083 2. Diện tích cấp được là 62866,5 2 chiếm 82,06%.
  50. 42 4.3.2. Đánh giá công tác cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016 – 2018 4.3.2.1. Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp trên địa bàn xã Thụy An năm 2016 - 2018 Tình hình kết quả cấp GCNSDĐ nông nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016 – 2018 được thể hiện qua bảng sau: Bảng 4.6: Kết quả cấp GCNQSDĐ nông nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 Áng Gạo 3 1 33,33 800 210 26,25 2 Cơ Giới 2 2 100 410,3 410,3 100 3 Duyên Lãm 2 1 50 485 280 57,73 4 Đông Cao 0 0 0 0 0 0 5 Đông Kỳ 1 1 100 293,2 293,2 100 6 Đông Lâu 1 1 100 213 213 100 7 Liên Minh 1 0 50 175,1 0 0 8 Liễu Đông 1 1 100 193 193 100 9 Tân An 0 0 0 0 0 0 10 Thụy Phiêu 1 1 100 185 185 100 Tổng toàn xã 12 8 57,58 2754.6 1784,5 53,09 Qua bảng 4.6 cho thấy công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp của xã Thụy An như sau: Tổng số GCN cần cấp là 12, trong đó xã cấp được 8 GCN (chiếm 57,58%) với diện tích được cấp là 1784,5m2 trong tổng số 2754,6m2 đăng ký và còn 4 trường hợp chưa được cấp GCN với diện tích 970,1 m2
  51. 43 Áng Gạo cấp được 1 GCN trong 3 GCN cần cấp do hộ gia đình bà Chu Thị 2 Phấn và Chu Văn Tịch tranh chấp đất đai với nhau với tổng diện tích là 590m Duyên Lãm còn hộ gia đình Trương Văn Duy chưa được cấp 205m2 do chưa nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. Liên Minh còn hộ gia đình bà Chu Thị Thận chưa được cấp 175,1m2 do tranh chấp đất đai với hộ gia đình ông Nguyễn Trường Giang Giai đoạn 2016-2018 xã Thụy An đã làm tốt công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp và đạt tỷ lệ 53,09%. Hầu như tất cả các xóm đã được cấp GCNQSD đất đạt tỷ lệ là 100%. Việc cấp GCN cho đất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất nông nghiệp được kết quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước đến người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. Ngoài ra 1 số hồ sơ về cấp GCN là chưa được cấp do hồ sơ thiếu và thủ tục hành chính chưa đúng gặp một số vấn đề và do có sự tranh chấp nên cán bộ địa chính đang xem xét để giải quyết nên chưa được cấp và một số ít sử dụng sai mục đích nên xã chưa cấp cho những trường hợp này. 4.3.2.2. Kết quả cấp GCNQSDĐ phi nông nghiệp trên địa bàn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Tình hình kết quả cấp GCNSDĐ phi nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 được thể hiện qua bảng sau:
  52. 44 Bảng 4.7: Kết quả cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Số đơn Diện tích Số đơn Số GCN Diện tích Diện tích STT Đơn vị Tỷ lệ Tỷ lệ cần cấp cấp được cần cấp cấp được (%) (%) (đơn) (giấy) (m2) (m2) 1 Áng Gạo 4 2 50 940,2 560,1 59,57 2 Cơ Giới 2 2 100 412,3 412,3 100 3 Duyên Lãm 5 4 80 1621,9 1080,9 66,64 4 Đông Cao 2 1 50 645,6 515 79,77 5 Đông Kỳ 4 2 50 899 411,8 45,80 6 Đông Lâu 3 3 100 716,9 716,9 100 7 Liên Minh 3 3 100 948,7 948,7 100 8 Liễu Đông 2 2 100 504 504 100 9 Tân An 2 2 100 340,8 340,8 100 10 Thụy Phiêu 2 2 100 735,1 735,1 100 11 Đông Lâu 3 2 66,67 620,2 415,2 66,94 Tổng toàn xã 32 25 81,51 8384,7 6641,7 77,43 Qua bảng 4.7 cho ta thấy công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp giaiđoạn 2014 – 2016 của xã Thụy An như sau: Tổng số GCN cần cấp là 32, trong đó xã cấp được 25 GCN (chiếm 81,51%) với diện tích cấp được là 6641,7 m2 trong tổng số 8384,7 m2 (chiếm 77,43%) và còn 7 trường hợp chưa được cấp GCN (chiếm 22,57%) với diện tích 1743 m2. Giai đoạn 2016 - 2018 xã Thụy An đã làm tốt công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp và đạt tỷ lệ khá cao (81,51%). Áng Gạo hộ gia đình bà Nguyễn Thị Hồng Thúy và Nguyễn Thị Minh chưa được cấp 380,1m2 do tranh chấp với nhau. Duyên Lãm hộ gia đình Lương Văn Phương chưa được cấp 541m2 do chưa xác định được dấu sơn ranh giới. Yên Khoái hộ gia đình ông Nguyễn Văn Phẩm chưa được cấp 115,2m2
  53. 45 do tranh chấp với hộ gia đình ông Hoàng Văn Độ. Đông Kỳ hộ gia đình Nguyễn Văn Phượng tranh chấp với gia đình Đinh Thanh Lâm với diện tích 237,2m2, hộ gia đình Nguyễn Văn Sinh tranh chấp với hộ gia đình ông Vũ Bá Hanh với diện tích 250m2. Đông Cao hộ gia đình ông Vũ Văn Trường chưa được cấp 130,6m2 do tranh chấp đất đai với hộ gia đình bà Phùng Thanh Nhung. Việc cấp GCN cho đất phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn và nhiều bất cập. Vì vậy để công tác cấp GCNQSD đất phi nông nghiệp được hiệu quả tốt hơn nữa chúng ta nên tuyên truyền sâu rộng đến các chính sách pháp luật của Nhà nước tới người dân, bồi dưỡng chuyên sâu cho các cán bộ chuyên môn, có ý kiến kịp thời với các cấp chính quyền có hướng chỉ đạo cụ thể. Ngoài ra một số hồ sơ về cấp GCN là chưa được cấp do hồ sơ thiếu và thủ tục hành chính chưa đúng gặp một số vấn đề và do có sự tranh chấp nên cán bộ địa chính đang xem xét để giải quyết nên chưa được cấp và một số ít sử dụng sai mục đích nên xã chưa cấp cho những trường hợp này. 4.3.2.3. Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội giai đoạn 2016-2018 Dưới đây là bảng tổng hợp kết quả cấp GCNSĐ đai theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 như sau: Bảng 4.8: Tổng hợp kết quả cấp GCNQSDĐ theo loại đất của xã Thụy An giai đoạn 2016-2018 Số đơn Diện tích Số GCN Diện tích Diện tích STT Loại đất Số đơn cần Tỷ lệ cấp được Tỷ lệ (%) cần cấp cấp được cấp (đơn) (%) (giấy) (m2) (m2) 1 Đất NN 12 8 57,58 2754,6 1784,5 53,09 2 Đất phi NN 32 25 81,51 8384,7 6641,7 77,43 Tổng toàn xã 44 32 69,55 11139,3 8426,2 65,26
  54. 46 Qua bảng số liệu 4.8 cho ta thấy, toàn xã trong giai đoạn 2016 – 2018 toàn xã có số đơn cần cấp là 44, số GCN cấp được là 32 tỷ lệ chiếm được là 69,55%. Diện tích cần cấp tổng toàn xã là 11139,3. Diện tích cấp được là 8426,2m2. Tỷ lệ chiếm được là 65,26%, nguyên do chính diện tích chưa được cấp là do tranh chấp đất đai. 4.3.3. Đánh giá sự hiểu biết của người dân về công tác cấp GCNQSDĐ Bảng 4.9: Kết quả đánh giá về nội dung ghi trên GCNQSD đất Không Chính xác Không biết chính xác STT Nội dung câu hỏi Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ lượng (%) lượng (%) lượng (%) Những hiểu biết chung 28 93,33 2 6,67 0 0 1 về GCNQSD đất Về điều kiện cấp 25 83,33 2 6,67 3 10 2 GCNQSD đất Về trình tự, thủ tục cấp 22 73,33 2 6,67 6 20 3 GCNQSD đât Về nội dung ghi trên 30 100 0 0 0 0 4 GCNQSD đất 5 Về ký hiệu 22 73,33 8 26,67 0 0 6 Về cấp mới 24 80 4 13,33 2 6,67 Về thẩm quyền cấp 7 26 86,67 4 13,33 0 0 GCNQSD đất Tổng số 177 84,28 22 10,47 11 10,95 (Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)
  55. 47 Qua bảng 4.9 ta thấy: - Kết quả mức độ hiểu biết chung về GCNQSD đất có đến 93,33% người dân trả lời đúng. Qua đây ta thấy rằng người dân đã nắm được những điều cơ bản về công tác cấp GCNQSD đất. - Về điều kiện cấp GCNQSD đất: Số hộ trả lời đúng cũng chiếm tỷ lệ khá cao đạt 83,33%, số câu trả lời sai là 6,67%. Bên cạnh đó, vẫn còn một số người chưa nắm rõ về các giấy tờ trong hồ sơ cấp GCNQSD đất. - Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất: Có 73,33% hộ đã trả lời đúng những câu hỏi về trình tự, thủ tục cấp giấy. 6,67% hộ trả lời sai, nguyên nhân do nhầm lẫn giữa các hình thức cấp GCNQSD đất và thời gian nộp tiền lệ phí. - Về nội dung ghi trên GCNQSD đất: 100% các hộ được phỏng vấn trả lời đúng. Hầu hết người các hộ đều đã có GCNQSD đất nên có thể nắm chắc được các nội dung ghi trên GCN. - Về kí hiệu loại đất: Số hộ trả lời đúng đạt 73,33%. Hầu hết các hộ gia đình, cá nhân đều nắm được kí hiệu các loại đất, tuy nhiên vẫn còn 26,67% trả lời sai. Lý do là một số người dân bị nhầm lẫn giữa LUA (Đất trồng lúa) với LUC (Đất chuyên trồng lúa nước). - Về cấp mới: Số hộ trả lời đúng chiếm 80%, có 13,33% số hộ trả lời sai và có tới 6,67 % số hộ trả lời Không biết. Đa số người dân nhầm lẫn giữa cấp mới với cấp lần đầu GCNQSD đất. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất: 86,67% số hộ đã trả lời đúng. Hầu hết các hộ đã nắm được thẩm quyền của các cấp. Tuy nhiên, còn một số ít người dân còn nhầm lần giữa thẩm quyền của cấp Tỉnh và thẩm quyền xét duyệt GCNQSD đất trong công tác cấp GCNQSD đất.
  56. 48 4.4. Những khó khăn, thuận lợi và giải pháp khắc phục cho công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất trên địa bàn 4.4.1. Những thuận lợi - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làmột trong những giấy tờ quan trọng để Xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Nó cũng là tài sản tư liệu sản xuất có giá trị của người dân. Chính vì vậy mọi người dân đều ủng hộ mong muốn được cấp GCNQSD đất để được sử dụng đất ổn định, lâu dài ngoài ra còn thuận tiện trong việc thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp. - Có nhiều văn bản chỉ đạo cụ thể từ Bộ TN – MT để có thể tháo gỡ những khó khăn vưỡng mắc trong quá trình triển khai công tác đăng ký kê khai, cấp GCNQSD đất. - Có sự hướng dẫn, chỉ đạo thống nhất từ sở TN-MT xuống cơ sở để phù hợp với điều kiện của địa phương. Quy trình đăng ký kê khai, cấp GCNQSD đất được thực hiện cụ thể từng bước theo Điều 136 của Nghị định 181/NĐ – CP, công tác lập hồ sơ địa chính theo Thông tư 29/TT-BTNMT. 4.4.2. Những khó khăn - Một số người dân chưa nắm được luật đất đai, các thông tư, văn bản nên không đồng ý cấp GCNQSD đất theo hạn múc, quy hoạch. - Những ruộng đất còn nhỏ lẻ, các hộ khi khai đăng ký cấp GCNQSD đất phần lớn không có giấy tờ nguồn gốc sử dụng do họ tự khai phá. Do vậy trong quá trình lập hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc cấp GCNQSD đất trên địa bàn. - Do trước đây việc quản lý đất đai còn lỏng lẻo dẫn đến không ít trường hợp tranh chấp đất đai, sử dụng sai mục đích, lẫn chiếm đất đai. Làm cho quá trình cấp GCNQSD đất trên địa bàn xã chậm tiến độ.
  57. 49 - Một số hộ gia đình chưa tích cực thực hiện sự chỉ đạo của xã, không hoàn thành nghĩa vụ tài chính với Nhà nước, nhiều hộ gia đình còn có sự tranh chấp, khiếu kiện, phải đưa ra tòa để giải quyết bằng pháp luật, nên việc giải quyết cấp GCNQSD đất còn gặp rất nhiều khó khăn. 4.4.3. Giải pháp thúc đẩy công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cho phù hợp với tình hình ở địa phương - Để công tác khắc phục những tồn tại kể trên, trong thời gian tới UBND xã cần phải kiết hợp với phòng địa chính huyện và các Ban, Ngành có liên quan để giải quyết nhanh chóng những tồn tại do để đẩy mạnh công tác cấp GCNQSD đất để tồn tại đó cần thực hiện tốt những giải pháp sau: - Đề nghị các cấp có thẩm quyền, dứt điểm, nhanh chóng giải quyềt các trường hợp tranh chấp, chuyển mục đích sử dụng trái phép đồng thời cấp kinh phí để đo vẽ bản đồ cho các xã chưa có bản đồ để các xã đó được quản lý chặt chẽ quỹ đất đai và có cơ sở để cấp GCNQSD đất, để các chủ sử dụng đất sử dụng đúng mục đích diện tích đất được giao. - Tăng cường công tác tuyên truyền luật đất đai cho nhân dân vận động các chủ sử dụng đất làm đơn kê khai đăng ký đất đai để cấp GCNQSD đất. - Đẩy nhanh công tác cấp GCNQSD đất chuyên dùng cho tổ chức, đất nông nghiệp - phi nông nghiệp, đất ở các hộ gia đình – cá nhân để họ yên tâm sử dụng. - Cần thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn, nhiệm vụ cho cán bộ địa chính nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý và sử dụng đất đai.
  58. 50 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất là một trong những nội dung cơ bản của công tác quản lý Nhà nước về đất đai, nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền các cấp trong lĩnh vực quản lý đất đai trong những năm qua, công tác này đã được xã hết sức quan tâm thực hiện và đã tạo được những kết quả tốt, cho đến nay số lượng các hộ gia đình chưa được cấp rất ít. - Về công tác cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất tại xã theo mục đích sử dụng giai đoạn 2016 - 2018: + Đất nông nghiệp: Cấp 8 GCNQSD đất trong tổng số 12 GCNQSD đất cần cấp với diện tích cấp được là 1784,5m2 chiếm 53,09%. + Đất phi nông nghiệp: Cấp 25GCNQSD đất trong tổng số 32 GCNQSD đất cần cấp với diện tích cấp được là 6641,7m2 chiếm 77,43%. Như vâỵ, từ kết quả trên ta thấy xã Thụy An đã và đang rất cố gắng phấn đấu hoàn thành công tác cấp GCNQSD đất theo chỉ tiêu của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đề ra. 5.2. Kiến nghị Cần có sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ giữa các ngành, các cấp, tập chung chỉ đạo đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo đúng yêu cầu, đúng quy định. Hệ thống tài liệu, số liệu, bản đồ cần được hoàn thiện để thuận tiện cho công tác quản lý đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các chính sách, pháp luật trong toàn xã nhằm nâng cao trình độ hiểu biết của người dân. Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra để tránh các trường hợp vi
  59. 51 phạm mới, đồng thời giải quyết dứt điểm các trường hợp tranh chấp, lấn chiếm đất, sử dụng sai mục đích. Giải quyết những thắc mắc của nhân dân về đất đai đảm bảo mọi chủ sử dụngđều được ĐKĐĐ và cấp GCNQSD đất.
  60. 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường năm 2015, Thông tư số 02/2015/TT-BTNMT ngày 27 tháng 01 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013; 2. Bộ Tài Nguyên & Môi Trường năm 2014, Thông tư 23/2014/TT-BTNMT về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; 3. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 05 năm 2014 quy định về Hồ sơ địa chính; 4. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắ`n liền với đất - Năm 2014. 5. Bộ Tài Nguyên & Môi trừờng năm 2014, Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 quy định về hồ sơ địa chính. Năm 2014. 6. Luật đất đai năm 2003, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; 7. Luật đất đai năm 2013, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội; 8. Nguyễn Thị Lợi (2016), Bài giảng đăng ký thống kê đất đai, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2007), Bài giảng quản lý Nhà nước về đất đai, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 10. UBND xã Thụy An (2016), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2016 11. UBND xã Thụy An (2017), Báo cáo kết quả thống kê đất đai 2017. 12. UBND xã Thụy An (2017), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2017 13. UBND xã Thụy An (2018), Số liệu báo cáo cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất năm 2018
  61. MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA VỀ CÔNG TÁC CẤP GCNQSD ĐẤT Họ và tên: Địa chỉ: Thôn xã Thụy An huyện Ba Vì Tp Hà Nội Nghề nghiệp: Xin ông (bà) vui lòng cho biết những ý kiến của mình về các vấn đề cấp GCNQSDD theo Luật Đất đai 2013 bằng cách lựa chọn một trong các phương án trả lời cho mỗi câu hỏi sau đây: I. Đánh giá hiểu biết chung về GCNQSD đất. 1. Sổ đỏ và GCNQSD đất có phải là một không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Khi đất chưa có GCNQSD đất thì có được thế chấp ngân hàng để vay vốn không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Khi chưa có GCNQSD đất người sử dụng đất không được chuyển nhượng (bán) cho người khác. Theo bác đúng hay sai? a. Đúng b. Sai c. Không biết 4. Khi nhận GCNQSD đất thì người sử dụng đất cần phải sử dụng đúng mục đích mảnh đất đó? a. Đúng b. Sai c. Không biết 5. Hiện nay khi đi làm thủ tục cấp GCNQSD đất thì ghi tên cả vợ và chồng, hay có thể chỉ ghi tên một mình tên vợ hoặc chồng, nếu ghi tên một người được không? a. Được b. Không c. Không biết II. Về điều kiện cấp GCNQSD đất. 1. Nếu nhà bác sử dụng đất sai mục đích thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Chỉ có đất nông nghiệp mới được phép cấp GCNQSD đất? a. Đúng b. Sai c. Không biết 3. Trong hồ sơ cấp GCNQSD đất phải có kèm theo CMTND không?
  62. a. Có b. Không c. Không biết 4. Khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 5. Khi được thừa kế quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSDĐ không? a. Có b. Không c. Không biết 6. Khi nhận tặng cho quyền sử dụng đất thì có được cấp GCNQSDĐkhông? a. Có b. Không c. Không biết 7. Khi chưa hoàn thiện hồ sơ thì người sử dụng đất có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết III. Về trình tự, thủ tục cấp GCNQSD đất. 1. Cấp GCNQSD đất bao gồm có các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế? a. Đúng b. Sai c. Không biết 2. Cấp GCNQSD đất có phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Hồ sơ cấp GCNQSD đất của hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn nộp tại UBND xã, thị trấn nơi có đất? a. Đúng b. Sai c. Không biết 4. Trường hợp được cấp giấy GCNQSD đất phải nộp tiền lệ phí thì nộp trước hay nộp sau? a. Trước b. Sau c. Không biết
  63. IV. Về nội dung ghi trên GCNQSD đất. 1. Trên GCNQSD đất có ghi các tài sản gắn liền với đất không? a. Có b. Không c. Không biết 2. Trên GCNQSD đất có ghi thời hạn sư dụng đất không? a. Có b. Không c. Không biết 3. Sơ đồ thửa đất có thể hiện trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 4. Diện tích đất có thể hiện trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết 5. Khi đất đai là tài sản chung của hai vợ chồng, theo bác GCNQSD đất sẽ ghi rõ họ tên ai? a. Vợ b. Chồng c. Cả hai d. Không biết 6. Mục đích sử dụng đất có đươc ghi trên GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết V. Về ký hiệu. 1. Đất ở nông thôn được ký hiệu như nào? a. ONT b. ODT c. DON d. Không biết 2. Đất bằng hàng năm khác được ký hiệu như thế nào? a. BHK b. BNK c. HNK d. Không biết 3. Đất rừng sản xuất được ký hiệu như nào? a. RTS b. RST c. RSX d. Không biết 4. Đất trồng lúa nước được ký hiệu như nào? a. LUA b. LUC c. LUB d. Không biết VI. Về cấp mới. 1. Khi GCNQSD đất bị ố nhoè, rách hoặc bị mất có được cấp GCNQSD đất không? a. Có b. Không c. Không biết
  64. 2. Theo bác cấp mới GCNQSD đất và cấp lần đầu có phải là một không? a. Phải b. Không phải c. Không biết 3. Khi hợp nhiều thửa đất thành một thửa thì có phải cấp mới GCNQSD đất không? a. Phải b. Không phải c. Không biết 4. Khi tách một thửa đất thành nhiều thửa có phải làm cấp mới GCNQSD đất không? a. Phải b. Không phải c. Không biết VII. Về thẩm quyền cấp GCNQSD đất. 1. Thẩm quyền xét duyệt GCNQSD đất là văn phòng đăng ký đúng hay sai? a. Đúng b. Sai c. Không biết 2 . Cấp nào tổ chức kê khai đăng ký đất đai và xét duyệt đơn xin cấp GCNQSD đất? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 3. GCNQSD đất của hộ gia đình cấp nào có thẩm quyền cấp? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết 4. GCNQSD đất của trường học, bênh viện, nhà văn hóa do cấp nào có thẩm quyền cấp? a. Cấp xã b. Cấp huyện c. Cấp tỉnh d. Không biết Xin trân thành cảm ơn ông (bà) ! Ngày .tháng .năm 2019 Người được phỏng vấn Người điều tra