Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI

pdf 67 trang thiennha21 13/04/2022 6580
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_chat_luong_nuoc_thai_cua_cong_ty_co_phan.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên VVMI

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN THỊ ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM  NGUYỄN THỊ ANH Tên đề tài: “ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC THẢI CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN VVMI” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên nghành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Phả Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành tốt chương trình đào tạo trong nhà trường với phương châm học đi đôi với hành, thời gian thực tập tốt nghiệp là giai đoạn cần thiết đối với mỗi sinh viên trong các trường chuyên nghiệp, nhằm hệ thống lại toàn bộ chương trình đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên khi ra trường sẽ hoàn thành về kiến thức, lý luận, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn và nghiên cứu khoa học. Được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa quản lý tài nguyên em được phân công về thực tập tại Chi nhánh Công ty cổ phần EJC tai Thái Nguyên với đề tài nghiên cứu:”Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI”. Kết thúc thực tập, hoàn thành đề tài tốt nghiệp cũng là hoàn thành khóa học, nhân dịp này em xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy giáo, Cô giáo đã truyền đạt kiến thức quý báu trong suốt thời gian thực tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Em xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo, các cán bộ công nhân viên tại Công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô giáo TS.Trần Thị Phả đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Mặc dù bản thân em có nhiều cố gắng xong do trình độ và thời gian có hạn, nên khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Em rất mong được sự đóng góp của các thầy, cô giáo, bạn bè động viên để khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 05 năm2019 Sinh viên Nguyễn Thị Anh
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Điều kiện lấy mẫu tại hiện trường 28 Bảng 3.3 Phương pháp phân tích 29 Bảng 4.1: Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty CP 35 xi măng La Hiên 35 Bảng 4.2: Thực trạng biện pháp quản lý các chất thải của Công ty 37 Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải 38 trước và sau khi xử lý 38 Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước 44 tại hạ lưu suối tiếp nhận nước thải của Công ty 44
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Vị trí lẫy mẫu qua trắc môi trường 27 Hình 4.1 Vị trí địa lý công ty 31 Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải phát sinh 33 Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Coliform trước và sau xử lý của công ty 39 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Sunfua trước và sau xử lý của công ty 40 Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD trước và sau xử lý của công ty 40 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD trước và sau xử lý của công ty 41 Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS trước và sau xử lý của công ty 41 Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc tổng dầu mỡ, PO4, NO3, NH4 trước và sau xử lý của công ty 42 Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD tại nguồn tiếp nhận của Công ty 45 Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD tại nguồn tiếp nhận của Công ty 46 Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS tại nguồn tiếp nhận của Công ty 46 Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc coliform tại nguồn tiếp nhận của Công ty 47 Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc NH4, NO3 tại nguồn tiếp nhận của Công ty 48
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt BOD Nhu cầu oxy sinh hóa BTC Bộ tài chính BTNMT Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT Bảo vệ môi trường COD Nhu cầu oxy hóa học DO Nồng độ oxy hòa tan ĐTM Đánh giá tác động môi trường KDC Khu dân cư NĐ-CP Nghị định-Chính phủ QCVN Quy chuẩn Việt Nam QĐ-BKHCN Quyết định-Bộ khoa học và công nghệ QĐ-BTNMT Quyết định-Bộ tài nguyên và môi trường TNMT Tài nguyên môi trường TP Thành phố UBND Ủy ban nhân dân
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản 3 2.1.2 Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế-xã hội 5 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước 6 2.2. Cơ sở pháp lý 8 2.3 Cơ sở thực tiễn 10 2.3.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt nam 10 2.3.2 Một số hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới 19 2.4 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và 23 nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước 23 2.4.1 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người 23 2.4.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước 24 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26 3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26 3.3 Nội dung nghiên cứu 26
  8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu 26 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp 26 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu 27 3.4.3. Phương pháp phân tích 29 3.4.4 phương pháp so sánh 30 3.4.5 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu và viết báo cáo 30 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 31 4.1 Khái quát về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 31 4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tựu nhiên kinh tế - xã hội 31 4.1.2 Hệ thống thu gom nước thải phát sinh.Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty 33 4.2 Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI . 38 4.3 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 43 4.3.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn nước tiếp nhận 43 4.3.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nước của nguồn nước 43 4.3.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh 48 4.3.4 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế xã hội khác 50 4.4 Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước 50 4. 4. 1. Các giải pháp liên quan đến thể chế chính sách 50 4. 4. 2. Giải pháp giảm thiểu nước thải 50 4. 4. 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 52 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 53 5.1 Kết luận 53 5.2 Đề nghị 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Mỗi chúng ta đều nhận thức được, nước là tài sản chung của nhân loại, là một trong bốn nhân tố tạo nên môi trường, có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự sống của con người và sinh vật. Không có nước thì sự sống của muôn loại trên hành tinh không thể tồn tại được. Con người khai thác từ các nguồn từ các nguồn tự nhiên và sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như phục vụ ăn uống sinh hoạt của chính con người, nước dùng cho các mục đích hoạt động nông nghiệp, cho sản xuất, cho sản xuất công nghiệp, cho các hoạt động giao thông, cho rất nhiều các hình thức dịch vụ. Nước sử dụng cho những mục đích trên lại được thải lại vào chính nguồn nước nơi mà con người đã khai thác cho mục đích sử dụng của mình. Tất cả những hoạt động đó do thiếu quản lý hay hiểu biết đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước và ở nhiều lúc, nhiều nơi đã trở nên trầm trọng. Việc ô nhiễm nguồn nước sạch đã ảnh hưởng trực tiếp đời sông và sức khỏe của các dân tộc, cả hiện tại và tương lai. Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm nước do nguồn nước có xu hướng gia tăng, đặc biệt là những khu công nghiệp, công ty, xí nghiệp. Ô nhiễm nguồn nước không những ảnh hưởng tới chất lượng sống của người dân xung quanh mà còn ẩn chứa nhiều mầm bệnh nguy hiểm đến sức khỏe con người. Công ty cổ phần xi măng La Hiên thành lập cách đây gần 23 năm. Công tác quản lý từng bước được hoàn thiện phù hợp với điều kiện cụ thể của công ty và cơ chế đổi mới của nhà nước, công ty được cấp chứng chỉ hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008. Để đạt được các tiêu chuẩn trên cũng như dần nâng cao sản phẩm thì sự hoạt động của công ty cũng có ảnh hưởng xấu đến môi trường trong đó có môi trường nước. Trước khi xả thải ra môi trường thì nồng độ các chất thải trong nước vượt qúa tiêu chuẩn cho pháp
  10. 2 nên trước khi xả thải ra môi trường công ty đã phải dùng dây chuyền làm sạch nước sao cho đủ tiêu chuẩn cho phép để thải ra môi trường. Xuất phát từ nguyện vọng của bản thân, được sự nhất trí khoa Quản lý tài nguyên, trường ĐH Nông Lâm và Công ty cổ phần EJC Thái Nguyên , dưới sự hướng dẫn của cô giáo T.S Trần Thị Phả, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài:“Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Khái quát chung về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học : Giúp sinh viên có cơ hội tiếp cận với cách thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học, vận dụng được kiến thức đã học vào thực tiễn và rèn luyện kĩ năng tổng hợp và phân tích số liệu, tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm thực tế. - Ý nghĩa trong thực tiễn : + Tăng cường trách nhiệm của ban lãnh đạo công ty trước hoạt động sản xuất đến môi trường, từ đó có hoạt động tích cực trong việc xử lý nước thải + Cảnh báo nguy cơ tiềm tàng về ô nhiễm suy thoái môi trường nước thải gây ra, ngăn ngừa và giảm thiểu ảnh hưởng của nước thải đến môi trường , bảo về sức khỏe của người dân khu vực quanh công ty
  11. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản Khái niệm về môi trường: Với tính chất là một thuật ngữ pháp lý. Môi trường được định nghĩa trong Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số:55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014:” Môi trường là hệ thống các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật” Khái niệm về ô nhiễm môi trường Cũng căn cứ vào Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số:55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014:Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường và tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật.[1] Ô nhiễm nước là sự biến đổi nói chung do con người đối với chất lượng nước, làm nhiễm bẩn nước và gây ra nguy hiểm cho con người, cho công nghiệp, nông nghiệp, nuôi cá, nghỉ ngơi, giải trí, cho động vật nuôi và các loài hoang dã [2] Khái niệm đánh giá chất lượng nước Theo Escap(1994) chất lượng nước được đánh giá bởi các thông số, chỉ tiêu đó là: - Các thông số lý học ví dụ như: + Nhiệt độ: nhiệt độ tác động tới các quá trình sinh hóa diễn ra trong nguồn nước tự nhiên.sự thay đổi về nhiệt kéo theo thay đổi chất lượng nước, tốc độ, dạng phân hủy của các hợp chất hữu cơ, nồng độ oxy hòa tan. + pH: là chỉ số thể hiện độ axit hay bazo của nước, là yếu tố môi trường ảnh hưởng tới tốc độ phát triển và sự giới hạn phát triển vi sinh vật trong
  12. 4 nước.Trong lĩnh vực cấp nước, pH là yếu tố phải xem xét trong quá trình đông tụ hóa học, sát trùng làm mềm nước, kiểm soát sự ăn mòn. - Các thông số hóa học như: + BOD: là lượng oxy cần thiết cung cấp để vi sinh vật phân hủy các chất hữu cơ trong điều kiện chuẩn về nhiệt độ và thời gian. + COD: là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các hợp chất hóa học trong nước. + NO2: là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất có chứa Nito trong nước thải. + Các yếu tố kim loại nặng: các kim loại nặng là những yếu tố mà tỉ trọng của chúng bằng hoặc lớn hơn 5: Asen, Cadimi, Fe, Mn, ở hàm lượng nhỏ nhất định chúng cần cho sự phát triển và sự sinh trưởng của động, thực vật nhưng khi hàm lượng tăng thì chúng sẽ thành độc hại đối với sinh vật và con người thông qua chuỗi mắt xích thức ăn. - Các thông số sinh học: + Colifom là nhóm vi sinh vật quan trọng trong chỉ thị môi trường, xác định mức độ ô nhiễm về mặt sinh học của nguồn nước Khái niệm về nước thải: Theo tiêu chuẩn Việt Nam 5980-1995 và IOS 6107/1-1980: “Nước thải là nước đã được thải ra sau khi sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.[11] Khái niệm nước thải Nước thải là nước đã bị thay đổi đặc điểm, tính chất được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác [12] Khái niệm nước thải công nghiệp: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất và các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải tiến hành cho vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên. Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần
  13. 5 cũng như lượng phát thải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố:loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên [3]. 2.1.2 Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế-xã hội Nước là một dạng tài nguyên đặc biệt, là một trong các nhân tố quyết định sự sống trên trái đất. Nhà triết học Hy Lạp cổ đại emepdocles(490-430 TCN) cho rằng có bốn yếu tố khởi nguyên cấu tạo nên mọi vật là khí trời, nước, lửa và đất. Các nền văn minh lớn của nhân loại cũng đều nảy nở ở trên các dòng sông lớn-Văn minh Lưỡng Hà ở Tây á, văn minh Hoàng Hà ở trung quốc, văn minh Ai Cập ở hạ lưu sông Nil, văn minh soong Hằng ở Ấn Độ, văn minh sông Hồng ở Việt Nam Nước là tài nguyên vật liệu quan trọng nhất của loài người và sinh vật trên trái đất. Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt động công nghiệp và 2000 lít cho nông nghiệp. Nước chiếm 99% trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và khoảng 70% trọng lượng cơ thể của con người. Lượng nước con người sử dung trong 1 năm khoảng 35000km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động công nghiệp Đối với sự sống của con người và thiên nhiên, nước tham gia thường xuyên vào các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống. Phần lớn các phản ứng hóa học liên quan đến sự trao đổi chất trong cơ thể đều có dung môi là nước. Nhờ có tính chất này mà nước trở thành tác nhân mang sự sống đến cho trái đất. Đối với cơ thể sống, thiếu nước là một hiểm họa, thiếu ăn con người có thể sống được vài tuần, còn thiếu nước con người không thể sống được trong vài ngày. Nhu cầu sinh lý của con người một ngày cần 1, 83 lít nước vào cơ thể và có thể nhiều hơn tùy theo cường độ lao động và tính chất của môi trường xung quanh.
  14. 6 Nước cho nhu cầu sản xuất công nghiệp rất lớn. Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước, 1 tấn chất bột cần 1000 tấn nước Nước dùng để làm nguội các động cơ, làm quay các tubin, là dung môi làm tan các hóa chất màu và các phản ứng hóa học. Mỗi ngành công nghiệp, mỗi loại hình sản xuất và mỗi công nghệ yêu cầu một lượng nước, loại nước khác nhau. Nước góp phần làm động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Nếu không có nước thì chắc chắn toàn bộ các hệ thống sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, đặc biệt là sinh vật trên hành tinh này sẽ ngừng hoạt động và không tồn tại. Trong sản xuất nông nghiệp, dân gian ta có câu”Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, qua đó chúng ta có thể thấy tầm quan trọng hàng đầu của nước trong nông nghiệp. Theo FAO, tưới nước và phân bón là 2 yếu tố quyết định hàng đầu, là nhu cầu thiết yếu, đồng thời còn có vai trò điều tiết các chế độ nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ thoáng khí trong đất, làm cho tốc độ sản lượng lương thực vượt qua tốc độ tăng dân số thế giới. Ngoài chức năng tham gia trực tiếp vào đời sống và sản xuất, nước còn mang nhiều chức năng khác như:là môi trường sống của các loài sinh vật thủy sinh-đó là nguồn tài nguyên khổng lồ cho con người, là chất mang vật liệu và tác nhân điều hòa khí hậu, thực hiện chu trình tuần hoàn các vật chất trong tự nhiên, duy trì cân bằng sinh thái, chức năng đệm và điều hòa các chất độc hại Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước[4]. 2.1.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước Có nhiều cách phân loại ô nhiễm nước như dựa vào nguồn gốc ô nhiễm, gồm: ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt. Dựa vào môi trường ô nhiễm, gồm: ô nhiễm nước ngọt, ô nhiễm biển và đại dương. Dựa vào tính chất của ô nhiễm, gồm: ô nhiễm vật lý, hóa học hay sinh học.
  15. 7 Ô nhiễm vật lý Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lửng, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clor tự do, hydro sulfur, phenol. . . làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanur, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. Ô nhiễm hóa học Do thải vào nước các chất nitrat, phosphat dùng trong nông nghiệp và các chất thải do luyện kim và các công nghệ khác như, Cr, Ni, Cd, Mn, Cu, Hg là những chất độc cho thủy sinh vật. Sự ô nhiễm do các chất khoáng là do sự thải vào nước các chất như nitrat, phosphat và các chất khác dùng trong nông nghiệp và các chất thải từ các ngành công nghiệp. Sự ô nhiễm nước do nitrat và phosphat từ phân bón hóa học cũng đáng lo ngại. Khi phân bón được sử dụng một cách hợp lý thì làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng của sản phẩm cũng được cải thiện rõ rệt. Nhưng các cây trồng chỉ sử dụng được khoảng 30 - 40% lượng phân bón, lượng dư thừa sẽ vào các dòng nước mặt hoặc nước ngầm, sẽ gây hiện tượng phì nhiêu hoá sông hồ, gây yếm khí ở các lớp nước ở dưới. Các loại nông dược sử dụng cho nông nghiệp cũng là nguồn gây ô nhiễm hóa học. Ô nhiễm sinh học Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rửa của các nhà máy đường, giấy. . .
  16. 8 Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh.[5] 2.2. Cơ sở pháp lý - Luật Tài nguyên nước 1998 ngày 20/05/1998 và quy định 197/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc thực hiện luật Tài nguyên nước; - Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Nghị định 18/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường; - Nghị định 19/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2013 quy định chi tiết thi hành một số điều Luật bảo vệ môi trường; - Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 quy định về quản lý chất thải và phế liệu; - Quyết định 73/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất; Quyết định số 16/2015/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ; - Chỉ thị 26/CT-TTg ngày 26 tháng 8 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai Luật bảo bệ môi trường; Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 08/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt; Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 09/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm; - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 14/2008/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
  17. 9 - Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam QCVN 40:2011/BTNMT, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp. - Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá chất lượng môi trường, đánh giá chất lượng môi trường chiến lược, cam kết bảo vệ môi trường; - Thông tư số 43/2015/TT-BTNTM ngày 29 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ chỉ thị môi trưởng và quản lý số liệu quan trắc môi trường; - Thông tư số 11/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 01-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sơ chế cao su thiên nhiên); - Thông tư số 12/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 12-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiêp giấy và bột giấy); - Thông tư số 13/2015/TT-BTNTM ngày 31 tháng 03 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường ban hành(QCVN 13-MT: 2015/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt nhuộm); - Thông tư số 19/2015/TT-BTNTM quy định chi tiết về việc thẩm định điều kiện hoạt động quan trắc môi trường và mẫu giấy chúng nhận đã được Bộ trưởng ký ban hành vào ngày 23 tháng 4 năm 2015; - Thông tư số 22/2015/TT-BTNTM ngày 28 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định vè bảo vệ môi trường trong sử
  18. 10 dụng dung dịch khoan, quản lý chất thải và quan trắc môi trường đối với các hoạt động dầu khí trên biển; - Thông tư số 27/2015/TT-BTNTM ngày 29 tháng 5 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. 2.3 Cơ sở thực tiễn 2.3.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới và Việt nam 2.3.1.1 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới Nước là một phần thiết yếu của cuộc sống. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nghiêm trọng liên quan đến nguồn nước trên phạm vi toàn cầu mà nguyên nhân chính là do suy giảm hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến độ phát triển kỹ nghệ. Ở Anh Quốc: đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán và nhiều sông lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Dân Pari còn uống nước sông Seine đến cuối thế kỷ 18. Từ đó vấn đề đổi khác: các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5000km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Sông Rhin chảy qua vùng kỹ nghệ hóa mạnh, khu vực có hơn 40 triệu người, là nạn nhân của nhiều tai nạn (như nạn cháy Công ty thuốc Sandoz ở Bale năm 1986) thêm vào các nguồn ô nhiễm thương xuyên. Năm 1932 - 1968, một thảm họa nước biển nhiễm độc xảy ra tại Nhật Bản do nhà máy hóa chất Chisso xả trực tiếp nước thải chứa thủy ngân chưa
  19. 11 qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Theo Med. org. jp, chất thải đã tích tụ sinh học trong hải sản ở khu vực biển này, khiến người dân và súc vật địa phương ăn vào bị nhiễm độc thủy ngân. Chứng bệnh do nhiễm độc thủy ngân ở đây được gọi là bệnh Minamata.[6] Tại Mỹ Năm 2010, sự cố nổ giàn khoan của hãng dầu khí BP, ngoài khơi bờ biển Louisiana, Mỹ, gây ra vụ tràn dầu Deepwater Horizon, theo New York Times. Thảm họa xảy ra khi giàn khoan di động nước sâu Horizon khoan dầu thô ở độ sâu 1. 500 m tại khu vực mỏ dầu khí Macondo Prospect. Khí thoát ra từ giếng dầu có áp suất rất cao, phát nổ khiến 11 người chết và 17 người khác bị thương. Giàn khoan bốc cháy và chìm xuống biển, gần 5 triệu thùng dầu tràn vào khu vực rộng lớn của vịnh Mexico, phá hủy các hệ sinh thái, ảnh hưởng đến ngành ngư nghiệp và du lịch của các quốc gia trong vùng. Đây là sự cố môi trường lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Vụ tràn dầu gây ảnh hưởng tới hơn 400 loài sinh vật sống tại vùng biển này. 5 năm sau thảm họa, theo Cơ quan Khí tượng Thủy văn Mỹ (NOAA), nồng độ dầu thô đo trong cá ở vùng Vịnh vẫn cao hơn mức bình thường, gây dị tật tim bẩm sinh ở cá, khiến chúng chết sớm. Theo NOAA, tác động lâu dài của vụ tràn dầu tới môi trường "nhiều hơn chúng ta tưởng". "Trong số 32 con cá heo được quan sát, nhiều con nhẹ cân, thiếu máu, mắc bệnh phổi và bệnh gan. Nồng độ hormone giúp giảm căng thẳng và điều tiết trao đổi chất cũng giảm một nửa". Cũng tại sông White, Mỹ, theo Herald Bulletin, tháng 12/1999, một vụ ô nhiễm xảy ra trên sông White, bang Indiana, Mỹ hủy hại đời sống thủy sinh kéo dài hơn 90km và giết chết 4, 6 triệu con cá, tương đương 187 tấn. Ngày 28/12, cơ quan môi trường địa phương cho biết họ truy ra nguồn gây ô nhiễm là nhà máy sản xuất đèn ôtô của tập đoàn Guide tại Anderson [6] Chủ đề Ngày Nước thế giới năm 2018 được Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc lựa chọn là “Nước với Thiên nhiên” với mong muốn tìm kiếm
  20. 12 các giải pháp dựa vào tự nhiên để giải quyết, ứng phó kịp thời với những thách thức về nguồn nước. Một nghiên cứu quan trọng vừa được công bố cho thấy ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây chết người hàng đầu, hơn cả chiến tranh, bạo lực, thiên tai, đói nghèo và bệnh tật. Theo một nghiên cứu quy mô lớn được công bố trên tạp chí y tế The Lancet, trên toàn thế giới, cứ 6 ca chết yểu thì có 1 ca là do bệnh tiếp xúc với chất độc hại. Chi phí tài chính cho các vấn đề phúc lợi liên quan đến ô nhiễm cũng rất lớn, vào khoảng 4,6 nghìn tỷ USD mỗi năm, tương đương 6,2% nền kinh tế toàn cầu. "Đã có nhiều nghiên cứu về ô nhiễm, nhưng chúng chưa từng nhận được nguồn lực hay sự quan tâm như những nghiên cứu về AIDS hay biến đổi khí hậu", AP dẫn lời tác giả chính của nghiên cứu, nhà dịch tễ học Philip Landrigan của Trường Y Icahn thuộc bệnh viện Mount Sinai, New York. "Ô nhiễm là vấn đề rất lớn mà mọi người thường không để tâm bởi họ chỉ nhìn vào những khía cạnh nhỏ lẻ của nó", Landrigan nói. Theo các chuyên gia, số lượng 9 triệu ca tử vong sớm do ô nhiễm năm 2015 chỉ mang tính ước lệ, trên thực tế số người chết do ô nhiễm chắc chắn lớn hơn. Con số 9 triệu chưa chính thức này đã cao gấp 1,5 lần số người chết vì hút thuốc, gấp ba lần tổng số người chết vì AIDS, lao và sốt rét cộng lại, gấp 6 lần số người chết do tai nạn đường bộ, và 15 lần số người thiệt mạng trong chiến tranh hoặc các hình thức bạo lực khác, theo số liệu của tổ chức Đánh giá gánh nặng bệnh tật toàn cầu (Global Burden Disease). Theo kết quả nghiên cứu, người dân ở châu Á và châu Phi bị tác động nhiều nhất từ ô nhiễm môi trường, trong khi ở cấp quốc gia thì Ấn Độ đứng đầu danh sách [13] Các khu vực như châu Phi hạ Sahara thậm chí còn chưa thiết lập hệ thống theo dõi ô nhiễm không khí. Người ta không chú ý đến ô nhiễm đất, và
  21. 13 vẫn còn rất nhiều hóa chất tiềm tàng khả năng độc hại bị bỏ qua. Chưa đến một nửa trong số 5.000 hóa chất phân tán trong môi trường từ năm 1950 được kiểm tra về độ an toàn hoặc độc tính. Các nước nghèo và những khu dân cư nghèo nhất ở các nước giàu hơn là đối tượng chính bị ảnh hưởng do ô nhiễm môi trường. "Người ta không nhận ra là ô nhiễm gây thiệt hại cho kinh tế. Người bị ốm hay chết không thể đóng góp cho nền kinh tế được", Richard Fuller, người đứng đầu cơ quan giám sát độc hại toàn cầu Pure Earth cho biết. Dù thế giới chưa từng đưa ra một tuyên bố quốc tế về ô nhiễm, nhưng chủ đề này ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm. Hồi tháng 4, Ngân hàng Thế giới tuyên bố rằng việc giảm ô nhiễm dưới mọi hình thức sẽ được coi là một ưu tiên toàn cầu. Tháng 12 tới, Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức hội nghị đầu tiên về vấn đề ô nhiễm. "Mối quan hệ giữa ô nhiễm và nghèo đói rất rõ ràng", Ernesto Sanchez- Triana, chuyên gia môi trường hàng đầu tại Ngân hàng Thế giới, nói. "Kiểm soát ô nhiễm sẽ giúp chúng ta giải quyết nhiều vấn đề khác, từ biến đổi khí hậu đến suy dinh dưỡng. Đó là những liên kết thiết yếu không thể bỏ qua"[13] 2.3.1.2 Những nghiên cứu điển hình về ô nhiễm nguồn nước tại Việt Nam Hiện nay ở Việt Nam, mặc dù các cấp, các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện chính sách và pháp luật về bảo vệ môi trường, nhưng tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề rất đáng lo ngại. Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề dối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. ở các thành phố lớn, hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có công trình và thiết bị xử lý chất thải. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công
  22. 14 nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ôxy sinh hoá (BOD), nhu cầu ôxy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2. 500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng. . . cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4, 2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn [7] Tại cụm công nghiệp Tham Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500. 000 m3/ngày từ các Công ty giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than; về mùa cạn tổng lượng nước thải khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng sông Cầu; nước thải từ sản xuất giấy có pH từ 8, 4-9 và hàm lượng NH4 là 4mg/1, hàm lượng chất hữu cơ cao, nước thải có màu nâu, mùi khó chịu [7] Khảo sát một số làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở Bắc Ninh cho thấy có lượng nước thải hàng ngàn m3/ ngày không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước và môi trường trong khu vực. Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị thấy rõ nhất là ở thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Ở các thành phố này, nước thải sinh hoạt không có hệ thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh, mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải; một lượng rác thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được là những nguồn quan trọng gây ra ô nhiễm nước. Hiện nay, mức độ ô nhiễm trong các kênh, sông, hồ ở các thành phố lớn là rất nặng.
  23. 15 Tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện nay Việt Nam có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số vi khuẩn Feca coliform trung bình biến đổi từ 1. 500-3. 500MNP/100ml ở các vùng ven sông Tiền và sông Hậu, tăng lên tới 3800-12. 500MNP/100ML ở các kênh tưới tiêu. Trong sản xuất nông nghiệp, do lạm dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, các nguồn nước ở sông, hồ, kênh, mương bị ô nhiễm, ảnh hưởng lớn đến môi trường nước và sức khoẻ nhân dân. Do nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt, thiếu quy hoạch, không tuân theo quy trình kỹ thuật nên đã gây nhiều tác động tiêu cực tới môi trường nước. Cùng với việc sử dụng nhiều và không đúng cách các loại hoá chất trong nuôi trồng thuỷ sản, thì các thức ăn dư lắng xuống đáy ao, hồ, lòng sông làm cho môi trường nước bị ô nhiễm các chất hữu cơ, làm phát triển một số loài sinh vật gây bệnh và xuất hiện một số tảo độc; thậm chí đã có dấu hiệu xuất hiện thuỷ triều đỏ ở một số vùng ven biển Việt Nam. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước, như sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu: nhận thức của người dân về vấn đề môi trường còn chưa cao Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cấp chính quyền, cơ quan quản lý, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và đầy đủ; chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự phát triển bền vững của đất nước. Các quy định về quản lý và bảo vệ môi trường nước còn thiếu (chẳng hạn như chưa có các
  24. 16 quy định và quy trình kỹ thuật phục vụ cho công tác quản lý và bảo vệ nguồn nước). Cơ chế phân công và phối hợp giữa các cơ quan, các ngành và địa phương chưa đồng bộ, còn chồng chéo, chưa quy định trách nhiệm rõ ràng. Chưa có chiến lược, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước theo lưu vực và các vùng lãnh thổ lớn. Chưa có các quy định hợp lý trong việc đóng góp tài chính để quản lý và bảo vệ môi trường nước, gây nên tình trạng thiếu hụt tài chính, thu không đủ chi cho bảo vệ môi trường nước. [7] Theo Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), trong giai đoạn 2016 - 2018 Tổng cục đã phát hiện, tiếp nhận và chỉ đạo, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xử lý 80 “điểm nóng”, vụ việc về ô nhiễm môi trường trên phạm vi cả nước. Trong đó, năm 2016 có 50 vụ việc, năm 2017 có 20 vụ việc và năm 2018 có 15 vụ việc. Một số “điểm nóng”, vụ việc gây ô nhiễm, sự cố về môi trường đáng lưu ý năm 2018, gồm: Sự cố vỡ đập chứa Gyps thải của Công ty Cổ phần DAP số 2 - Vinachem (Lào Cai) vào tháng 9/2018 làm phát sinh lượng nước róc và bùn đất ra ngoài môi trường. Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn xả trái phép hơn 42.000 m3 nước thử thủy lực đường ống dẫn dầu thô ra biển đã bị các cơ quan phát hiện, xử lý. Hiện trạng sụt lún gần hồ bùn đỏ, sự cố tràn bùn từ hồ lắng quặng đuôi của Công ty Nhôm Đắk Nông - TKV. Ô nhiễm môi trường do các cơ sở sản xuất ván ép tại xã Phù Đổng (Gia Lâm - Hà Nội); ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee&Man Việt Nam (Hậu Giang) vào tháng 3/2018; tồn đọng lượng lớn phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất tại các cảng biển Ô nhiễm môi trường kênh Bắc Hưng Hải do các hoạt động xả thải của dân cư, từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung và các khu đô thị làm ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của dân cư khu vực xung quanh lưu vực; ô nhiễm nước sông Ngũ Huyện Khê (Bắc Ninh) do tiếp nhận trực tiếp nước thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  25. 17 không được xử lý hoặc xử lý không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất thải. Ô nhiễm môi trường do tháo trộm nước rỉ rác ra suối tại Quảng Ninh. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt (Quảng Ngãi); bãi rác Phượng Thành (Đức Thọ - Hà Tĩnh) vào tháng 7/2018; tại bãi rác Sóc Sơn (Hà Nội) cuối năm 2018; chôn lấp lượng lớn rác thải để san lấp mặt bằng tại ấp 2, xã Phong Phú (Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh) vào tháng 11/2018, đang được các cơ quan công an môi trường vào cuộc xác minh, điều tra. Nhiều vụ việc cá chết bất thường trên một số sông như sông La Ngà (Đồng Nai) vào trung tuần tháng 5/2018, sông Bồng Miêu (Quảng Nam) vào trung tuần tháng 3/2018; bãi biển Xuân Thiều (Đà Nẵng); cá chết nhiều tại Hồ Tây (Hà Nội) vào tháng 7/2018, hiện tượng ngao chết tại huyện Hải Hà (Quảng Ninh). Các “điểm nóng” về môi trường gây ra những tác động xấu, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân, gia tăng gánh nặng chi phí, gây thiệt hại về kinh tế, xã hội. Tại không ít khu vực, nhất là tại các vùng nông thôn, mùi hôi thối phát sinh do nước thải, ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, chất thải, bụi và tiếng ồn từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, các trang trại chăn nuôi, cơ sở kinh doanh dịch vụ, bãi chôn lấp rác thải khiến cuộc sống sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, thậm chí nhiều hộ gia đình phải chuyển đi nơi khác để đảm bảo sức khỏe và cuộc sống. Ở một số “điểm nóng” về rác thải sinh hoạt, người dân chặn đường không cho xe chở rác vào bãi xử lý khiến rác ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường nhiều ngày.[14] 2.3.1.3 Tình hình ô nhiễm nước thải trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên là một trong những tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản đa dạng về chủng loại, trong đó có loại khoáng sản có ý nghĩa đối với cả nước như khoáng sản vonfram đa kim, sắt, than Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 170 giấy phép khai thác khoáng sản, gồm 22 giấy phép do Bộ, ngành
  26. 18 trung ương cấp, 148 giấy phép do UBND tỉnh Thái Nguyên cấp 17 Hoạt động khai thác khoáng sản đã đóng góp một phần tích cực vào ngân sách của tỉnh, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích về kinh tế, hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn còn tồn tại tác động xấu ảnh hưởng đến môi trường. Theo khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường tại các mỏ khoáng sản nhiều doanh nghiệp sử dụng thiết bị khai thác lạc hậu, chưa đồng bộ nên hiệu quả khai thác, chế biến thấp, đầu tư thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường còn hạn chế. Qua khảo sát tại các mỏ than, sắt, chì kẽm môi trường nước mặt xung quanh có dấu hiệu ô nhiễm, có nơi ô nhiễm cao. Nguồn gây ô nhiễm và tác động ảnh hưởng đến môi trường chủ yếu là:nước thải từ việc tháo khô moong khai thác, nước cuốn trôi bề mặt qua khu vực khai thác, khu vực bãi thải và nước thải từ quá trình tuyển rửa quặng;bụi, khí thải từ các hoạ tđộng vận chuyển, xúc bốc, khoan nổ mìn; các sự cố do trượt lở, trôi lấp bãi thải; mất nước, sụt lún, nứt đất, nhà cửa và các công trình xây dựng dohạthấp mực nước ngầm. Hiện nay, các biện pháp xử lý môi trường chủyếuđượcáp dụng ở các mỏ là: xử lý nước thải bằng phương pháp lắng cơ học và sử dụng tuần hoàn, nhưng việc xử lý chưa được triệt để; xử lý bụi, khí thải bằng cách phun nước trực tiếp, tuy nhiên hệ thống xử lý không được duy trì thường xuyên; đất đá thải cơ bản được đổ thải tại các bãi thải gần mỏ, nhưng do khối lượng đổ thải lớn và thiếu diện tích mặt bằng đổ thải nên các bãi thải thường có chiều cao đổ thải lớn, dễ gây mất antoàn. Vì vậy, hoạt động khai thác khoáng sản đã và đang gây tác động ảnh hưởng xấu đến môi trường. Trên cơ sở kết quả khảo sát, lấy mẫu phân tích môi trường tại các mỏ than và mỏ kim loại cho thấy hầu hết môi trường nước mặt xung quanh các mỏ đã có dấu hiệu ô nhiễm, điển hình là các suối thác lạc bị ô nhiễm chất lơ lửng, suối Nghinh Tường – Sảng Mộc bị ô nhiễm chất rắn lơ lửng và ô nhiễm các yếu tố kim loại, suối Cốc ô nhiễm chất rắn lơ lửng và dầu mỡ, 80% số 18 mẫu đất có chỉ tiêu kẽm, Cadimi, chì, asen,
  27. 19 đồng vượt quy chuẩn môi trường;20% số mẫu khí có hàm lượng bụi vượt quy chuẩn điển hình là mỏ than Khánh Hoà, Núi Hồng, mỏ đá Quang Sơn, Tân Long; 80% mẫu nước thải từ các mỏ đặc biệt là các mỏ kim loại và than có chỉ tiêu vượt quy chuẩn;tại các mỏ sắt Trại Cau, mỏ than Khánh Hoà, An Khánh, Bá Sơn, Núi Hồng, Phấn Mễ còn gây ra sự cố sụt lún, mất nước, sạt lở bãi thải;nhiều tuyến đường giao thông đã bị hư hỏng, xuống cấp nhanh do vận chuyển quá tải trọng và ô nhiễm bụi do làm rơi vãi đất, đá, bùn thải xuống đường, khai thác trái phép ở những điểm mỏ thường sử dụng đều không được xử lý, xả trực tiếp ra môi trường, nhất là khai thác vàng và khai thác cát sỏi. Một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản còn chưa chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường. Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép còn diễn ra tại một số địa phương chưa được xử lý triệt để (khai thác cát, sỏi lòng sông, suối;san lấp mặt bằng khai thác vàng) gây thất thoát tài nguyên, hủy hoại môi trường, hư hỏng hạ tầng cơ sở đường giao thông, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.[8] 2.3.2 Một số hệ thống thoát nước và công trình xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải ngày càng thể hiện vai trò không thể thiếu trong các đô thị hiện đại. Trận mưa kỷ lục tại Hà Nội mới đây và tình trạng ngập úng trên diện rộng sau đó đã minh chứng cho điều đó. Còn trên thế giới, cùng với sự phát triển đô thị, việc thoát nước và xử lý nước thải là vấn đề quan trọng, đã được chú trọng xây dựng từ rất sớm. Singapore Singapore được công nhận là nhà tiên phong toàn cầu trong công nghệ xử lý nước và đã thiết lập hẳn một đơn vị quản lý nước từ năm 1972 với tên gọi là Cục Quản lý nước Singapore (PUB). Trước đó, người dân Singapore đã sống dựa trên nguồn nước từ 3 hồ chứa và chủ yếu nhập khẩu từ nước láng giềng Malaysia. Nhưng ngày nay, Singapore thu thập nước mưa thông qua
  28. 20 một mạng lưới đường ống dài 8. 000 km, dẫn về 17 hồ chứa, đồng thời thu lại nước đã qua sử dụng từ hệ thống đường hầm thoát nước nằm sâu 60m dưới mặt đất. Hệ thống kênh đào với hơn 40 con kênh và rãnh thoát nước có chiều dài tổng cộng 1. 000 km cùng với mạng lưới cống dài 8. 000 km đã giúp Singapore xử lý được tình trạng ngập lụt do triều cường và trời mưa lớn trong những năm qua. Điều thú vị là mạng lưới kênh đào và cống dẫn nước của Singapore được hình thành rộng khắp như trên lại là kết quả của những giải pháp vì sức khỏe cộng đồng. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, bệnh sốt rét tràn lan đã khiến chính quyền thực dân xây dựng một hệ thống thoát nước không cho muỗi Anopheles sinh sôi ở các vùng nước tù đọng. Mãi đến năm 1951, một ủy ban chống lụt mới được thành lập. Lịch sử đã ghi nhận những đợt ngập lụt lớn ở Singapore trong thập niên 1950, 1960 và nhà chức trách đã tiến hành các dự án chống lụt ở các vùng ở trung tâm, Đông Bắc và Tây Nam và mở rộng mạng lưới thoát nước. Tính từ năm 1973, Chính phủ đã bỏ ra khoảng 2 tỷ đô la Mỹ để xây dựng hệ thống kênh và cống thoát nước. Hiện nay, diện tích có nguy cơ ngập lụt ở Singapore đã giảm từ 3. 200 ha trong những năm 70 xuống còn 56 ha. Tuy một số nơi ở Singapore thỉnh thoảng vẫn bị ngập khi mưa to kéo dài, nhưng thường không ngập lâu. Bên cạnh nhiệm vụ hứng nước mưa làm nguồn dự trữ chiến lược và là một phần cho giải pháp chống ngập lụt, những con kênh của Singapore bây giờ lại có thêm một chức năng mới là trở thành những dòng suối, sông hồ phục vụ nhu cầu thư giãn, giải trí và hòa mình với thiên nhiên của người dân. [15] Nhật Bản Nhật Bản được biết đến là một đất nước thường chịu nhiều ảnh hưởng bởi thiên tai, trong đó có động đất và mưa bão. Do địa hình núi dốc chiếm tới 75% diện tích đất, mỗi khi mưa lớn, các dòng sông tại đây rất dễ bị tràn gây tình trạng ngập lụt. Vì lý do này cộng với diện tích đất giới hạn nên Nhật Bản đã xây dựng một hệ thống thoát nước ngầm khổng lồ tại ngoại ô thủ đô
  29. 21 Tokyo. Hệ thống này là công trình thoát nước ngầm lớn nhất thế giới và phải mất tới 17 năm để hoàn thành. Dự án bắt đầu từ năm 1992, sau đó đưa vào hoạt động từ năm 2006 và chính thức hoàn tất mọi thứ vào năm 2009. Theo mô tả, hệ thống gồm 5 trục hình trụ lớn, cao khoảng 70m, đường kính khoảng 30m, đủ rộng để chứa một tàu con thoi. Tất cả các trục này được nối thông với nhau bằng một đường hầm có thiết kế cong, đường kính 10m, dài 6, 3km. Ở cuối hệ thống, nước sẽ được trữ trong một bể kiểm soát áp lực khổng lồ. Bể này có chức năng giảm áp lực của nước chảy, cũng như kiểm soát dòng nước trong trường hợp chẳng may có một máy bơm bị vỡ. Bể chứa rộng hơn một sân bóng đá với chiều dài 177m, rộng 78m và cao khoảng 22m dưới lòng đất. Theo thông số thiết kế, hệ thống có khả năng xả 200m3 nước/giây ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong một bể bơi chuẩn 25m. Sau khi hệ thống đi vào hoạt động, vào tháng 8/2008, một cơn mưa xối xả đã đổ xuống khu vực này. Lúc đó, nó đã giúp thoát 12. 000. 000m3 nước ra sông Edo, tương đương lượng nước đầy trong 25. 000 bể bơi chuẩn 25m. Hệ thống đã gây sự chú ý mạnh mẽ trên toàn thế giới và đã được chuyên gia từ nhiều quốc gia tới tham quan, học hỏi kinh nghiệm. [15] Vương quốc Anh London, Anh là một khu vực dễ bị ngập lụt. Một trận lụt nghiêm trọng đã xảy ra tại London năm 1953, khi nước biển Bắc tràn vào sông Thames khiến hơn 300 người chết và thiệt hại kinh tế nghiêm trọng. Sau trận lụt kinh hoàng đó, Chính phủ Anh quyết định xây dựng hệ thống chắn nước Thames Barrier ở Woolwich để bảo vệ khu vực trung tâm London rộng 125km2 khỏi tình trạng ngập lụt. Công trình đã hoàn thành năm 1984 và tiêu tốn 535 triệu bảng Anh. Được xây dựng với mục đích ban đầu để chống lại nước biển dâng, hệ thống chắn nước Thames Barrier ngày nay lại có thêm chức năng điều tiết lưu lượng nước dòng sông Thames mỗi khi mưa lớn để London không bị ngập. Thames Barrier dài 520m ngang qua dòng sông. Bờ Bắc là Silvertown ở
  30. 22 Newham và bờ Nam là New Charlton ở Greenwich. Các barrier gồm 6 cổng điều hướng, trong đó 4 cổng rộng 61m và 2 cổng rộng 30m. Ngoài ra còn có 4 cổng nhỏ hơn không điều hướng, nằm giữa 9 trụ cầu bê tông và 2 mố cầu. Các cổng này có thể xoay ngang hoặc xoay dọc 180 độ. Tất cả các cổng đều rỗng và làm bằng thép dày 40mm, chúng được chứa đầy nước khi chìm xuống dòng sông và khi nổi lên sẽ xả hết nước ra. 4 cổng trung tâm cao 20, 1m và nặng 3. 700 tấn. 4 cửa quay gần bờ sông rộng khoảng 30m và có thể hạ thấp. Bình thường, các cổng thép này sẽ được mở để nước sông tự do lưu thông cũng như cho phép tàu thuyền qua lại. Trong trường hợp cần thiết, các cổng này sẽ được đóng lại, tránh nước sông dâng cao tràn bờ gây ra lũ lụt. Từ khi khánh thành đến tháng 7/2014, Thames Barrier đã đóng lại tổng cộng 174 lần để ngăn lũ. Đặc biệt, chỉ trong ngày 9/11/2007, Thames Barrier được đóng tới 2 lần vì xuất hiện một cơn bão lớn ở biển Bắc, tương đương với cơn bão năm 1953. Ngoài ra, nó cũng được nâng lên hàng tháng để thử nghiệm khả năng vận hành. Mặc dù hiện tượng nóng lên toàn cầu và người ta dự báo rằng nước biển sẽ dâng nhanh hơn, những phân tích gần đây cho rằng Thames Barrier có thể hoạt động tốt đến năm 2060 - 2070. [15] Mỹ Hầu hết hệ thống cống thoát nước đầu tiên tại Mỹ tới trước năm 1948 được xây dựng như hệ thống cống kết hợp (chứa nước mưa và nước thải). Nước thoát ra sông, hồ và biển không qua xử lý. Lý do sử dụng hệ thống kết hợp này là nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng. Các hệ thống cống thoát nước quy mô lớn đầu tiên ở Mỹ được xây dựng ở Chicago, Brooklyn vào cuối những năm 1850. Vào cuối thế kỷ 19, rất ít cơ sở xử lý nước thải được xây dựng. Trong những năm đầu tiên của thế kỷ 20, vì lợi ích y tế công cộng, nhiều thành phố đã lựa chọn xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải riêng biệt. Hệ thống thoát nước kết hợp tràn và hệ thống vệ sinh ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước ở nhiều nơi ở Mỹ. Khoảng 772 cộng đồng có hệ
  31. 23 thống cống thoát nước kết hợp, phục vụ khoảng 40 triệu người, chủ yếu ở vùng Đông Bắc, khu vực Ngũ Đại Hồ và vùng Tây Bắc. Hệ thống thoát nước kết hợp tràn sau những trận bão lớn có thể gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Cơ sở hạ tầng thoát nước của Mỹ bao gồm 1, 2 triệu dặm đường cống (cả hệ thống thoát nước và cống rãnh kết hợp). Trạm bơm nước thải và 16. 024 nhà máy xử lý nước thải thuộc sở hữu công. Ngoài ra, ít nhất 17% người Mỹ có hệ thống vệ sinh tại chỗ như bể tự hoại. Nhà máy xử lý nước thải phục vụ 189, 7 triệu người và xử lý 32, 1 tỷ gallon mỗi ngày. Có 9. 388 cơ sở xử lý thứ cấp và 4. 428 cơ sở xử lý nước tiên tiến.[15] Australia Một quốc gia khác có hệ thống thoát nước và xử lý nước thải tiên tiến là Australia. Hệ thống thoát nước xử lý hơn 320. 000 triệu lít nước thải mỗi năm, đủ chứa đầy 128. 000 hồ bơi tiêu chuẩn Olympic. Nước thải từ phòng tắm, nhà vệ sinh, nhà bếp và phòng giặt chảy vào hệ thống thoát nước thông qua một mạng lưới các đường ống ngầm. Tại Melbourne, nước thải từ các doanh nghiệp sản xuất được gọi là chất thải thương mại. Các doanh nghiệp cần sự cho phép của các nhà bán lẻ nước để xả chất thải thương mại và hệ thống thoát nước chứa nhiều chất ô nhiễm hơn so với rác sinh hoạt. Nước thải thương mại có thể chứa hóa chất, kim loại, chất tẩy rửa có thể làm tăng nguy cơ tổn lại đến môi trường và tăng chi phí xử lý. [15] 2.4 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người và nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường nước 2.4.1 Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước đến sức khoẻ con người - Do nhiễm kim loại nặng Các kim loại nặng có trong nước là cần thiết cho sinh vật và con người vì chúng là những nguyên tố vi lượng mà sinh vật cần tuy nhiên với hàm lượng cao nó lại là nguyên nhân gây độc cho con người, gây ra nhiều bệnh hiểm ngheo như ung thu, đột biến. Đặc biệt hơn nó còn là nguyên nhân gây nên
  32. 24 những làng ung thư. Các ion kim loại được phát hiện là hợp chất kìm hãm ezyme mạnh. Chúng tác động lên phôi tử như nhóm –SCH3 và Sh trong methionon và xystein. Các kim loại nặng có tính độc cao như chì (pb), thủy ngân (Hg), asen (As) - Do các hợp chất hữu cơ Trên thế giới hàng năm có khoảng 60.105 tấn các chất hữu cơ tổng hợp bao gồn các chất nhiên liệu, chất màu, thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tang trưởng, các phụ gia trong dược phẩm thực phẩm, đặc biệt là các hidrocacbon thơm gây ô nhiễm môi trường, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Các hợp chất hữu cơ như: hợp chất của phenol, thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu Đt, linden, endin, sevin, Các chất tẩy rửa có hoạt tính bề mặt cao là những chất ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. - Vi khuẩn có trong nước thải Vi khuẩn có hại trong nước bị ô nhiễm có từ chất thải sinh hoạt của con người và động vật có thể gây ra bệnh tả, thương hàn và bại liệt.[9] 2.4.2 Nguyên nhân ô nhiễm môi trường nước - Nguyên nhân từ con người Ô nhiễm nguồn nước do con người là nguy cơ trực tiếp gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và cuộc sống con người, trong đó đáng kể là chất thải con người (phân, nước, rác), chất thải nhà máy và khu chế xuất và việc khai thác các khoáng sản, mỏ dầu khí. Ngoài ra chất thải khu chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản, chất thải khu giết mổ, chế biến thực phẩm; và họat động lưu thông với khí thải và các chất thải hóa chất cặn sau sử dụng. Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất, chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình
  33. 25 thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng gây nên ô nhiễm môi trường nước. Cuối cùng và cũng là nguy hiểm nhất là chất thải phóng xạ. - Nguyên nhân gây ô nhiễm do tự nhiên Ô nhiễm do tự nhiên là do sự bào mòn hay sự sụt lở núi đồi, đất ven bờ sông làm dòng nuớc cuốn theo các chất cơ học như bùn, đất, cát, chất mùn hoặc do sự phun trào của núi lửa làm bụi khói bốc lên cao theo nước mua rơi xuống đất, hoặc do triều cường nước biển dâng cao vào sâu gây ô nhiễm các dòng sông, hoặc sự hòa tan nhiều chất muối khoáng có nồng độ quá cao, trong đó có chất gây ung thư như Arsen, Fluor và các chất kim loại nặng Điều đáng nói là tự nhiên vốn có sự cân bằng, nước bị ô nhiễm do tự nhiên sẽ được quá trình tuần hoàn và thời gian trả lại nguyên vẹn, tuy nhiên với con người thì khác, đó là một gánh nặng thêm với tự nhiên, khi dân số tăng quá nhanh và việc sử dụng nước sạch không hợp lý, không giữ vệ sinh môi trường sẽ phá vỡ cấu trúc tự nhiên vốn có [10]
  34. 26 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu là Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI - Đối tượng nghiên cứu là nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu - Công ty cổ phần xi măng La Hiên –VVMI Xã La Hiên, Huyện Võ Nhai, Tỉnh Thái Nguyên. - Thời gian tiến hành từ: 13/08/2018 đến 15/11/2018 3.3 Nội dung nghiên cứu - Khái quát về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI . - Đánh giá chất lượng nước thải của công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI - Đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước - Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp - Thu thập điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. - Thu thập thông tin, số liệu thứ cấp về Công ty, số liệu quan trắc môi trường có liên quan, số liệu về thực trạng sản xuất của Công ty. - Thu thập tài liệu văn bản có liên quan - Kế thừa phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và phân tích mẫu
  35. 27 3.4.2 Phương pháp lấy mẫu, bảo quản mẫu và vận chuyển mẫu Vườn và nhà dân Khu vực bãi đỗ xe của Công ty Đi TP. Thái QL. 1B Đi Võ Nguyên Cổng Nhai chính Nhà Đóng bao xi Cổn Khu văn phòng ăn măng g phụ sinh Đư Vườn CÔNG TY CP XI MĂNG ờ ng dâ nhà Lò quay số 2 LA HIÊN VVMI dân Nghiền 110 tấn n Nhà Lò quay số 1 Bể lắng Sàn Nghiền liệu trạm phun sống 1-2 điện tập lắng Bể Đập nghiền đá lắng PX cấp liệu Trạm thể thứ bơm Trạm nước cấp Ao lắng y tế Cửa xả nước thải xin cấp phép Ruộng, vườn nhà dân Ghi chú: Vị trí lấy mẫu X(m): 2400423; Y(m): 438227 Hình 3.1: Vị trí lẫy mẫu qua trắc môi trường
  36. 28 + Quá trình lấy mẫu được trang bị đầy đủ thiết bị, phương tiện và nhân lực. + Tại thời điểm đoàn quan trắc tiến hành lấy mẫu cơ sở đang sản xuất bình thường. Bảng 3.1: Điều kiện lấy mẫu tại hiện trường Ký hiệu Ngày lấy Giờ lấy Đặc điểm Điều kiện Tên người STT mẫu mẫu mẫu thời tiết lấy mẫu lấy mẫu A Khí thải ống khói 1 NT1 8h00’ Trời Nhà máy 2 NT2 8h30’ không 27/11/2018 hoạt động Hùng, Hoan 3 NM1 10h30’ mưa, gió bình thường 4 NM2 10h40’ nhẹ Bảng 3.2 Các thông số quan trắc TT Loại mẫu Số lượng Chỉ tiêu phân tích 1 Nước thải 02 pH, COD, BOD, TSS, NH3, NO3, Fe, 3- Mn, Cd, As, Pb, Dầu mỡ, PO4 , 2 Nước mặt 02 2- + Coliform, S ,NH4 Phương phấp vận chuyển mẫu Mẫu nước sau khi lấy được đựng trong chai thủy tinh màu đen có nút xoắn, chai nhựa 0,5 lít, chai nhựa 2 lít dán nhãn thể hiện đầy đủ các thông tin về: Ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu, phương pháp bảo quản. Các thông số đo nhanh hiện trường được thực hiện ngay tại địa điểm lấy mẫu, mẫu sau khi lấy xong được tiến hành bảo quản theo yêu cầu của từng thông số quan trắc và được vận chuyển về phòng thí nghiệm ngay trong ngày bằng xe ô tô chuyên phục vụ quan trắc và được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng mẫu.
  37. 29 3.4.3. Phương pháp phân tích Cán bộ lấy mẫu trực tiếp ấy mẫu ngoài hiện trường theo các hướng các hướng dẫn lấy mẫu đối với nước Bảng 3.3 Phương pháp phân tích TT Thông số Tên phương pháp SMEWW 5210 D 2012: Standard Methods for the 1 BOD5 examination of water & wastewater - 5 day BOD test SMEWW 5220 C 2012: Standard Methods for the 2 COD examination of water & wastewater - Closed Reflux, Colorimetric Method SMEWW 2540 D:2012: Standard Methods for the 3 TSS examination of water & wastewater - Total Suspended Solids Dried at 103 – 105oC 4 As SMEWW3114 B 2012 5 Pb SMEWW 3111 C 2012 6 Fe SMEWW 3500 Fe B 2012 7 Mn SMEWW 3500 Mn B 2012 8 Cd SMEWW 3111 C 2012 9 NH3 SMEWW 4500 NH3 F2012 - - 10 NO3 SMEWW 4500 NO3 E:2012 3- 11 PO4 SMEWW 4500 P E:2012 SMEWW 5520 B:2012: Standard Methods for the 12 Dầu mỡ examination of water & wastewater - Oil and Grease SMEWW 9221 B:2012: Standard Methods for the 13 Coliform examination of water & wastewater - Membrane Filter Technique For Members Of The Colifrom Group
  38. 30 3.4.4 phương pháp so sánh Thu thập phân tích số liệu, nước mặt và nước ngầm ( so với QCVN 14/2018/BTNMT về nước thải sinh hoạt và phân tích số liệu chất lượng nước thải sản xuất so với QCVN 52/2013/BTNMT về nước thải sản xuất). 3.4.5 Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu và viết báo cáo - Thống kê xử lý các số liệu được xử lý trên máy tính. -Dựa vào số liệu, thông tin thu thập được tiến hành tổng hợp số liệu, lập bảng so sánh giữa các năm để thấy được tổng quan hiện trạng môi trường nước thải trong khu vực và có những dự báo về kết quả đó.
  39. 31 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Khái quát về Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI 4.1.1 Vị trí địa lý, điều kiện tựu nhiên kinh tế - xã hội - Tên doanh nghiệp: Công ty CP xi măng La Hiên VVMI - Địa chỉ: xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên - Loại hình sản xuất chính: Sản xuất xi măng: - Công suất: Công suất thiết kế của tổng 02 dây chuyền sản xuất là 1 triệu tấn/năm; Công suất công suất thực tế khoảng 600 nghìn tấn/năm. - Diện tích mặt bằng sản xuất: 263.000m2 - Tổng lượng nước thải: + Nước thải sinh hoạt: 47 m3/ngày Hình 4.1 Vị trí địa lý công ty Công ty CP xi măng La HiênVVMI thuộc xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên giáp đường quốc lộ 1B trên tuyến đường TP. Thái Ngyên đi
  40. 32 – Võ Nhai – Bắc Sơn (Lạng Sơn) Cách trung tâm thành phố Thái Nguyên khoảng 20km. Xã La Hiên diện tích 39,19 km², nằm ở phía tây của huyện Võ Nhai và có tuyến quốc 1B chạy qua. Đối với ranh giới trong huyện, La Hiên tiếp giáp với xã Thần Xa ở một đoạn nhỏ phía bắc, xã Cúc Đường ở phía đông bắc, xã Lâu Thượng ở phía . đông. Các đoạn ranh giới còn lại, La Hiên giáp với các xã của huyện Đồng Hỷ, xã Văn Hán và xã Khe Mo ở phía nam, xã Tân Long và Quang Sơn ở phía tây. La Hiên là một xã thuộc vùng thấp của huyện Võ Nhai. Xã La Hiên gồm 15 xóm: Trúc Mai, Làng Lai, Hiên Bình, Xóm Phố, Cây Bòng, Cây Thị, Làng Giai, La Đồng, Xuân Hoà, Đồng Đình, Hiên Minh, Hang Hon, Làng Kèn, Khuôn Vạc, Đồng Dong. + Yếu tố địa hình: Xã La Hiên là xã miền núi, vùng sâu vùng xa.Địa hình chủ yếu là núi đá vôi và đồi đất thấp chạy dọc theo quốc lộ 1B. Nằm xen kẽ giữa các đồi đất thấp là các thung lũng, kênh rạch nhỏ, cánh đồng hoa màu và vườn rừng của nhân dân địa phương. Địa hình tại khu vực nguồn tiếp nhận nước thải cũng bao gồm các đặc trưng trên. Hai bên suối là đồi đất thấp xen kẽ vườn hoa màu và vườn rừng của dân địa phương. + Khí tượng: Võ Nhai nằm trong vùng lạnh của tỉnh Thái Nguyên. Nhiệt độ trung bình hằng năm 22,9oC. Từ Thượng tuần tháng 5 đến hạ tuần tháng 9 là những tháng có nhiệt độ cao, nóng nhất là tháng 6, tháng 7, khoảng 27,9o C. Nhiệt độ cao tuyệt đối khoảng 390C (tháng 6), thấp tuyệt đối là 3oC (tháng 1). Vào mùa lạnh (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau), tiết trời giá rét, nhiều khi có sương muối, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và sự phát triển cây trồng, vật nuôi. Biên độ ngày và đêm trung bình là 7oC, lớn nhất vào tháng 10, khoảng
  41. 33 8,2oC. Chế độ nhiệt này tạo cho Võ Nhai có thế mạnh trong việc phát triển các loại cây trồng nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhất là các loại cây ăn quả. Chịu ảnh hưởng chế độ mưa vùng núi Bắc Bộ, mùa mưa ở Võ Nhai thường diễn ra từ tháng 4 đến tháng 10; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hằng năm 1.941,5 mm và phân bổ không đều, chủ yếu tập trung vào các tháng mùa ma, khoảng 1.765 mm (chiếm 91% tổng lượng mưa cả năm). Lượng mưa lớn nhất thường diễn ra vào tháng 8, trung bình khoảng 372,2 mm. 4.1.2 Hệ thống thu gom nước thải phát sinh.Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty Nước thải các Nước thải từ nhà bếp Nước thải từ nhà vệ sinh bồn rửa tay, vòi nước rửa tay chân Hệ thống bể tự hoại Bể tách dầu mỡ Bể lắng 03 ngăn (300m3) Mương rãnh dẫn nước khoảng 200m ` Cửa xả (ống cống D800) Mương rãnh dẫn nước khoảng 300m Môi trường tiếp nhận (Nhánh suối La Hiên) Hình 4.2 Sơ đồ hệ thống thu gom nước thải phát sinh
  42. 34 Nước thải phát sinh từ các bồn rửa tay, vòi nước rửa tay chân: Cho dẫn qua hệ thống cống rãnh có bố trí hố ga lắng cặn, thu về bể lắng 03 ngăn. Đối với nước thải nhà bếp: Cho nguồn nước thải này đi qua hệ thống song chắn rác để tách các loại rác thải nhà ăn như rau, củ, thực phẩm thừa, loại, tiếp tục cho nước thải đi qua hố ga tách dầu mỡ 1m3 bằng phương pháp vớt thủ công. Nước thải sau khi đi qua hố ga tách dầu mỡ được dẫn về bể lắng 03 ngăn. Nước thải nhà vệ sinh: Nước thải nhà vệ sinh được xử lý tại hệ thống bể tự hoại trước khi theo đường cống rãnh có bố trí hố ga lắng cặn dẫn về bể lắng 03 ngăn.Công ty đã xây dựng 05 bể tự hoại với tổng thế tích 90m3. Công ty xây dựng hệ thống mương rãnh thu nước thải sinh hoạt dài khoảng 250m vòng quanh các khu nhà, trên đường cống bố trí 08 hố ga thể tích 1m3 đến 1,5m3 để dẫn nước thải sinh hoạt từ các khu phát sinh về bể lắng 03 ngăn dung tích khoảng 300m3. Nước thải sau bể lắng theo đường rãnh xây gạch, trát xi măng kích thước 0,5m x0,7m dài khoảng 200mđến đường ống cống D800 dài khoảng 6m là cửa xả. Cửa xả bằng cống bê tông cốt thép D800 (đoạn cống dài khoảng 6m chôn ngầm ngang qua đường dân sinh) được xây kiên cố, kè gạch đá, trát xi măng. Nước thải sau cửa xả chảy theo mương rãnh thoát nước của công ty xây gạch, đá, trát xi măng dài khoảng 300m ra đến điểm xả ra đến nguồn tiếp nhận là nhánh suối La Hiên. + Nước phục vụ sản xuất (tuần hoàn khép kín): 240 m3/ngày. Để phù hợp với thực tế sản xuất đảm bảo nước sản xuất không thải ra ngoài môi trường mà tuần hoàn cho sản xuất hệ thống xử lý nước thải của Công ty thực hiện như sau:
  43. 35 - Nước làm mát tại công đoạn nghiền xi măng được thu gom bằng hệ thống cống rãnh và bể làm mát và lắng cặn có dung tích khoảng 300m3 sau đó được sử dụng tuần hoàn cho sản xuất. - Nước làm mát con lăn lò nung clinker, nước làm mát quá trình nghiền liệu và thiết bị phụ trợ được dẫn về bể chứa và được làm nguội theo nguyên tắc giàn phun trong tháp làm nguội nước và dẫn trở lại và tiếp tục chu trình tuần hoàn cho sản xuất. Một phần nước sử dụng trong công đoạn khác của lò nung clinker, nghiền liệu được dẫn bằng hệ thống cống rãnh của Công ty ra hệ thống hồ lắng cặn gồm 3 ngăn ( hồ đào có tổng diện tích 2.000m3, dung tích 6.000m3) sau đó được bơm tuần hoàn lại cho sản xuất. - Tổng lượng nước sản xuất khoảng 240m3/ngày đêm (với lượng nước tuần hoàn cho sản xuất chiếm khoảng 90% tổng lượng nước, còn lại 10% thất thoát do bay hơi). Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty thể hiện tại bảng sau: Bảng 4.1: Thực trạng nhu cầu sử dụng nước của Công ty CP xi măng La Hiên năm 2018 Nước mặt Nước ngầm Lưu Lưu Trung bình Trung bình Năm 2018 lượng lượng ngày ngày tháng tháng (m3/ngày.đêm) (m3/ngày.đêm) (m3/tháng) (m3/tháng) Tháng 1 14.260 475 1.056 35,20 Tháng 2 15.020 500 1.151 38,37 Tháng 3 15.650 521 1.205 40,17 Trung bình lượng 14.976,7 489,7 1.137,3 39,9 nước sử dụng (m3) Nguồn nước phục vụ nhu cầu của Công ty gồm 2 loại: nước phục vụ sản suất và nước phục vụ sinh hoạt.
  44. 36 + Nước phục vụ sản xuất:Nước cấp cho sản xuất chủ yếu phục vụ cho công đoạn làm mát con lăn lò nung clinker, làm mát quá trình nghiền liệu, làm mát thiết bị phụ trợ và nước dập bụi. Ngoài ra còn có nước phục vụ tưới cây, rửa đường, rửa xe và vệ sinh công nghiệp.Nguồn nước này được lấy từ trạm bơm nước suối La Hiên. Công ty đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường Thái Nguyên cấp giấy phép khai thác nước mặt số 06 ngày 16/06/2006 với lưu lượng khai thác 450m3/ngày.đêm. Hiện tại nhu cầu sử dụng nước thực tế lớn hơn so với giấy phép được cấp (lớn nhất 521m3/ngày.đêm). Toàn bộ nước thải sản xuất của Công ty phát sinh được tuần hoàn 100% phục vụ cho sản xuất, tuyệt đối không xả ra môi trường bên ngoài khu vực công ty. + Nước phục vụ sinh hoạt:Nhu cầu nước sinh hoạt của công ty sử dụng hàng ngày phục vụ chủ yếu cho rửa tay chân, ăn ca và vệ sinh của 700 cán bộ công nhân viên/3 ca làm việc tại khu vực Công ty. Nguồn nước này được cấp từ 02 giếng khoan của Công ty. Công ty đã được Sở Tài Nguyên và Môi trường Thái Nguyên cấp Giấy phép số 02/GP-UBND ngày 03 tháng 1 năm 2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên, về việc khai thác, sử dụng nguồn nước ngầm. Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu tại tại khu vực nhà ăn ca, nhà văn phòng, bồn rửa tay chân. Nước thải phát sinh được xử lý sơ bộ hệ thống song chắn rác và bể tách dầu mỡ. Nước thải được xử lý qua hệ thống các bể tự hoại ngầm sau đó theo mương rãnh dẫn về bể xử lý thể tích 300m3xử lý đạt quy chuẩn cho phép trước khi xả ra môi trường. Nước thải sau khi xử lý đạt yêu cầu theo mương rãnh xây gạch trát xi măng dài khoảng 200m chảyra cửa xả. Cửa xả bằng cống bê tông cốt thép D800 được xây kè kiên cố. Vị trí cửa xả nước thải của Công ty xin cấp phép có tọa độ theo hệ tọa độ VN2000, kinh tuyến trục 106o30’, múi chiếu 3o như sau: X(m): 2400423; Y(m): 438227 Địa chỉ: xóm Cây Bòng, xã La Hiên, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên.
  45. 37 Nước thải từ cửa xả theo đường mương rãnh xây dài khoảng 300m, có khoảng 20 hộ gia đình xả cùng đường mương thoát nước của công ty ranguồn tiếp nhận. Công ty xin cấp phép xả nước thải sinh hoạt theo giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 13/GP-UBND ngày 05 tháng 01 năm 2017 của Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên về việc xả nước thải vào nguồn nước. Bảng 4.2: Thực trạng biện pháp quản lý các chất thải của Công ty Loại Khối chất Nguồn thải Đơn vị Công nghệ xử lý lượng thải Nước tuần - Bể lắng. hoàn sản xuất m3/ngày 240 - Bơm nước tuần hoàn. (nước làm mát - Ống dẫn nước thiết bị) Xử lý qua hệ thống bể tự hoại, Nước Nước thải sinh bể lắng kết hợp với xử lý thải m3/ngày 47 hoạt ChloraminB. Bổ sung chế phẩm định kỳ. Hệ thống mương rãnh có hố ga Không Nước mưa lắng cặn và được thu về áo lắng m3/tháng thống chảy tràn. trong công ty phục vụ sản xuất. kê Một phần thoát ra suối. Ngoài ra, Công ty cũng thường xuyên kiểm tra, nạo vét, khơi thông cống rãnh, tăng khả năng thoát nước cho hệ thống thoát nước mưa. Thường xuyên kiểm tra phát hiện các sự cố nhằm có phương án sửa chữa kịp thời những sự cố gây cháy, nổ, chập điện.
  46. 38 4.2 Đánh giá chất lượng nước thải của Công ty Cổ phần xi măng La Hiên VVMI Đánh giá chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý của Công ty Bảng 4.3 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước thải trước và sau khi xử lý QCVN TT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Kết quả Kết quả 40:2011/BTNMT NT1 NT2 Cmax (Cột B) 1 Độ màu Pt/Co <5 26 150 2 pH - 7,08 7,02 5,5 - 9 Nhu cầu ôxy sinh hóa 28,5 3 mg/L 40 50 (BOD5) Nhu cầu oxi hóa học 64 4 mg/L 76,8 150 (COD) Tổng chất rắn lơ lửng 12 5 mg/L 7 100 (TSS) 6 Asen (As) mg/L <0,0005 <0,0005 0,1 7 Cadimi (Cd) mg/L <0,01 <0,01 0,1 8 Chì (Pb) mg/L <0,003 <0,003 0,5 9 Thủy ngân (Hg) mg/L <0,0003 <0,0003 0,5 10 Mangan (Mn) mg/L <0,03 0,043 1 11 Sắt (Fe) mg/L 0,136 <0,05 5 3- 12 Photphat (PO4 ) mg/L 0,069 0,662 - 13 Sunfua (S2-) mg/L 0,612 0,582 0,5 14 Tổng dầu mỡ mg/L 3,85 0,47 10 - 15 Nitrat (NO3 ) mg/L 1,4 3,83 - 16 Coliform MPN/100mL 90.000 4,800 5000 + 17 Amoni (tính theo NH4 ) mg/L 0,53 2,77 10
  47. 39 Từ bảng kết quả phân tích các chỉ tiêu ô nhiễm của mẫu nước thải trước xử lý của Công ty (NT1)cho thấy một số chỉ tiêu vượt QCVN 14:2010/BTNMT(cột B với K = 1) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B; hệ số Kq = 0,9; Kf= 1,1) cho phép gấp nhiều lần như: Coliform 90000 MPN/100mL vượt quy chuẩn cho phép 18 lần.nếu với lượng như vậy không được xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận. Hình 4.3 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Coliform trước và sau xử lý của công ty Sunfua (S2-) trước khi xử lý là 0,612mg/L với quy chuẩn là 0,5mg/L vượt quy chuẩn nhưng với lượng nhỏ không đáng kể khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng không lớn đến nguồn nước
  48. 40 Hình 4.4 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc Sunfua trước và sau xử lý của công ty Độ màu trước khi xử lý là <5pt/Co nằm trong quy chuẩn cho phép. Ph trước khi xử lý 7,08 nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) trước khi xử lý là 40mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. 60 50 40 NT1 30 NT2 QCVN 20 10 0 BOD Hình 4.5 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD trước và sau xử lý của công ty Nhu cầu oxi hóa học (COD) trước khi xử lý là 76,8 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép.
  49. 41 Hình 4.6 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD trước và sau xử lý của công ty Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trước khi xử lý là 7 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Hình 4.7 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS trước và sau xử lý của công ty
  50. 42 Cadimi (Cd) trước khi xử lý là <0,01 nằm trong quy chuẩn cho phép. Asen(As) trước khi xử lý là <0,0005 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Chì(Pb) trước khi xử lý là <0,003mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Thủy ngân(Hg) trước khi xử lý là <0,0003mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Mangan trước khi xử lý là <0,01mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sắt(Fe) trước khi xử lý là 0,136 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sunfua trước khi xử lý là 0,612 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Tổng dầu mỡ trước khi xử lý là 3,85 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. + Amoni (tính theo NH4 ) trước khi xử lý là 0,53 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Hình 4.8 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc tổng dầu mỡ, PO4, NO3, NH4 trước và sau xử lý của công ty Nhận xét: Toàn bộ nước thải của Công ty sau xử lý được đảm bảo chất lượng đầu ra theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. Để đánh giá các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau
  51. 43 khi xử lý Công ty đã phối hợp cùng Chi nhánh công ty CP EJC tại Thái Nguyên và Công ty CP Kỹ thuật và Phân tích môi trường tiến hành lấy mẫu nước xả thải của công ty và phân tích, chất lượng nước thải được thể hiện trong bảng Qua bảng kết quả cho thấy những chỉ tiêu vượt giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40L2011/BTNMT đó là Coliform sau khi xử lý đã giảm một lượng đáng kể từ 90000 MPN/100mL xuống 4800 với tiêu chuẩn là 5000 MPN/100mL vậy nó đã được xủ lý và nằm trong giới hạn cho phép Sunfua (S2-) sau khi xử lý giảm từ 0,612 mg/L xuống 0,582 mg/L nó đã giảm một phần nhỏ với giới hạn cho phép là 0,5 mg/L đã vượt giới hạn cho phép nhưng với lượng không đáng kể nên không ảnh hưởng lớn đến môi trường Tất cả các chỉ tiêu còn lại đó là độ màu, ph, nhu cầu oxi sinh hóa, nhu cầu oxi hóa học, tổng chất rắn lơ lửng, asen, cadimi, chì, thủy ngân, mangan, sắt, photphat, tổng dầu mỡ, nitrat, amoni đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT và QCVN 40:2011/BTNMT. Như vậy nước thải của Công ty sau khi được xử lý đảm bảo chất lượng xả ra môi trường tiếp nhận. 4.3 Khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước 4.3.1 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chế độ thuỷ văn của nguồn nước tiếp nhận Nước xả thải phát sinh của Công ty xin cấp phép không nhiều, lưu lượng phát sinh lớn nhất xin xả thải là64,54 m3/ngày.đêm(tương đương khoảng 0,75 l/s) trong khi lưu lượng nước nguồn tiếp nhận mùa cạn khoảng 0,75 m3/s tương đương với 750 lít/s. Như vậy, khi xả nước thải của cơ sở vào lưu vực nguồn tiếp nhận sẽ tác động không đáng kể đến tổng lưu lượng nguồn nước tiếp nhận. 4.3.2 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến chất lượng nước của nguồn nước Từ các đánh giá phầntrên cho thấy các tác nhân có khả năng gây ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra từ quá trình hoạt động của
  52. 44 Công ty chủ yếu bởi các thành phần như: các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD), các chất dinh dưỡng (Nitơ, photpho), các vi trùng gây bệnh (E.Coli, coliform );. Nếu không được được kiểm soát, xử lý mà thải trực tiếp vào nguồn nước khi phát tán sẽ gây tác động đến con người, gây ô nhiễm nguồn nước mặt và tác hại đến các hệ sinh thái dưới nước của nguồn tiếp nhận. Tuy nhiên toàn bộ nước thải của Công ty sau xử lý được đảm bảo chất lượng đầu ra theo QCVN 14:2008/BTNMT (cột B) khi thải ra nguồn tiếp nhận sẽ ảnh hưởng không đáng kể tới chất lượng nguồn nước tiếp nhận. Để đánh giá các thông số và nồng độ chất ô nhiễm trong nước thải sau khi xử lý Công ty đã phối hợp cùng Chi nhánh công ty CP EJC tại Thái Nguyên và Công ty CP Kỹ thuật và Phân tích môi trường tiến hành lấy mẫu nước xả thải của công ty và phân tích, chất lượng nước thải được thể hiện trong bảng Bảng 4.4 Bảng kết quả phân tích chất lượng nước tại hạ lưu suối tiếp nhận nước thải của Công ty Kết quả QCVN 08- Chỉ tiêu phân MT:2015/BTN TT Đơn vị tích TNN23/ TNN23/ MT NM1 NM2 Cột B1 1 pH - 6,9 6,8 5,5 - 9 2 BOD5 mg/L 7,5 12,5 50 3 COD mg/L 15,6 23,7 10 4 Độ màu Pt-Co 23 16 - 5 TSS mg/L 18 16,4 50 + 6 NH4 mg/L 0,152 0,182 0,9 - 7 NO3 mg/L 0,72 0,65 10 3- 8 PO4 mg/L <0,03 <0,03 0,3 9 Asen (As) mg/L <0,0005 <0,0005 0,05 10 Cd mg/L <0,00005 <0,00005 0,01 11 Chì (Pb) mg/L <0,003 <0,003 0,05 12 Sunfua (S2-) mg/L <0,08 1 - 13 Mangan (Mn) mg/L <0,03 <0,03 0,5 14 Sắt (Fe) mg/L <0,05 <0,05 1,5 15 Coliform MPN/100 mL 700 830 7500
  53. 45 16 Dầu mỡ mg/L <0,3 <0,3 - Từ bảng kết quả phân tích chất lượng nước tại hạ lưu suối tiếp nhận nước thải của công ty cho thấy Chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 14:28/BTNMT đó là COD với lượng NM1 là 15,6mg/L và NM2 là 23,7mg/L với quy chuẩn là 10mg/L đã vượt quá giới hạn cho phép. Hình 4.9 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc COD tại nguồn tiếp nhận của Công ty Chỉ tiêu ph NM1 là 6,9 và NM2 là 6,8 nằm trong giới hạn cho phép Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) NM1 là 7,5mg/L và NM2 là 12,5mg/L nằm trong giới hạn cho phép
  54. 46 Hình 4.10 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc BOD tại nguồn tiếp nhận của Công ty Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có NM1 là 18mg/L và NM2 là 16,4mg/l nằm trong giới hạn cho phép Hình 4.11 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc TSS tại nguồn tiếp nhận của Công ty
  55. 47 Coliform NM1 và NM2<7500MPN/100mL nằm trong giới hạn cho phép Hình 4.12 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc coliform tại nguồn tiếp nhận của Công ty Cadimi (Cd) NM1 và NM2 <0,00005mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép Asen(As) NM1 và NM2 <0,005mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép Chì(Pb) NM1 và NM2 <0,003mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép. Mangan NM1 Và NM2 <0,03mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sắt(Fe) NM1 và NM2 <0,005mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép (NH4) NM1 và NM2 <0,9mg/L nằm trong giới hạn cho phép (NO3) NM1 và NM2 <10mg/L nằm trong giới hạn cho phép
  56. 48 Hình 4.13 Biểu đồ thể hiện kết quả quan trắc NH4, NO3 tại nguồn tiếp nhận của Công ty Nhận xét: Kết quả phân tích tại bảng trên so sánh với QCVN 08 - MT:2015/BTNMT cho thấy các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép . Như vậy chất lượng nguồn nước tiếp nhận đảm bảo phù hợp với mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 4.3.3. Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến hệ sinh thái thủy sinh Các tác động đối với hệ sinh thái dưới nước bắt nguồn từ ô nhiễm nguồn nước do đặc tính ô nhiễm của loại nước thải phát sinh gây nên như hàm lượng chất rắn lơ lửng cao ngăn độ xuyên thấu của ánh sáng, hàm lượng chất hữu cơ cao làm giảm độ hòa tan ôxi trong nước, Tính chất ô nhiễm của nước thải làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi cho sự sinh tồn của hầu hết các loại thủy sinh và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước. Phần đa
  57. 49 các hệ sinh thái rất nhạy cảm đối với môi trường, sự ô nhiễm nguồn nước có thể dẫn đến sự thay đổi hệ sinh thái thủy vực nguồn tiếp nhận. Nước thải phát sinh có hàm lượng chất rắn lơ lửng, dầu mỡ cao và một lương nhỏ các kim loại nặng, khi xâm nhập vào nguồn tiếp nhận có thể gây ra các hậu quả xấu như sau: + Hầu hết các loại động thực vật đều bị tác hại của dầu mỡ. Các loại động thực vật thủy sinh dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp năng lượng. Tuy nhiên, một số loại tảo lại kém nhạy cảm với dầu mỡ, do đó trong điều kiện ô nhiễm dầu mỡ, nhiều loại tảo lại phát triển mạnh. + Nước thải có hàm lượng hữu cơ cao, khi xâm nhập vào nguồn tiếp nhận có thể gây ra các hậu quả xấu như sau: - Tăng hàm lượng dinh dưỡng trong nước, tạo điều kiện phát triển mạnh cho các loại vi sinh vật như nấm, tảo trong nước, kể cả các vi sinh vật gây bệnh. Với nguồn nước được sử dụng tưới tiêu, vi sinh vật sẽ được phát tán một cách gián tiếp vào cộng đồng qua các sản phẩm rau quả gây các bệnh về đường tiêu hóa. - Một số trường hợp nước thải giàu Nito và Photpho có thể gây nên hiện tượng tảo nở hoa (phú dưỡng) làm nước có màu xanh xẫm, đáy nhiều bùn do xác tảo, qua thời gian dài gây bồi lắng nặng nề đáy nước. - Làm giảm oxi hòa tan trong nước do các vi sinh vật có trong nước sử dụng hết oxi để phân giải các hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, toàn bộ nước thải phát sinh tại Công ty sẽ được thu gom, xử lý đạt quy chuẩn trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Mặt khác, hệ sinh thái thủy sinh tại lưu vực tiếp nhận nước thải khá nghèo nàn chỉ có rêu và một số một số sinh vật nhỏ bé trong nước, cua, cá nhỏ và ốc. Như vậy, khi chất lượng nước thải sau xử lý đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép thì khi thải vào nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng không đáng kể đến môi trường sống của hệ sinh thái thủy sinh.
  58. 50 4.3.4 Đánh giá tác động của việc xả nước thải đến các hoạt động kinh tế xã hội khác Nếu duy trì được chất lượng nước thải sau xử lý đạt quy chuẩn đầu ra như đánh giá ở các phần trênthì nước thải sau xử lý xả ra nguồn tiếp nhận sẽ gây ảnh hưởng không đáng kể đến chất lượng nguồn nước của lưu vực, không làm ảnh hưởng đến mục đích sử dụng nguồn nước của nguồn tiếp nhận. Mặt khác, nước thải lưu lượng phát sinh không lớn 64,54 m3/ngày.đêm nên gây ảnh hưởng không đáng kể đến lưu lượng nước khu vực tiếp nhận. Do vậy, việc xả nước thải Công ty gây ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tế, xã hội khác được đánh giá là không đáng kể 4.4 Đề xuất biện pháp phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước Nhằm bảo vệ môi trường nước tại xã La Hiên, các ngành, các cấp chính quyền liên quan và toàn thể nhân dân tỉnh cần phải thực hiện đồng thời các nhóm giải pháp liên quan đến thể chế chính sách, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải, đồng thời phải nâng cao biện pháp tuyên truyền giáo dục để toàn dân góp phần bảo vệ môi trường ngày càng tốt hơn. 4. 4. 1. Các giải pháp liên quan đến thể chế chính sách -Rà soát ban hành đồng bộ các văn bản hướng dẫn luật trong lĩnh vực quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nâng cao hiệu lực thi hành luật bảo vệ môi trường, luật tài nguyên nước và các luật liên quan khác. -Xây dựng và ban hành chính sách ưu tiên cho các doanh nghiệp áp dụng công nghệ sản xuất sạch vào các khu công nghiệp. Khuyến khích các doanh nghiệp phát triển công nghệ môi trường như xử lý tái chế chất thải. -Ban hành các quy chế về phân loại, tái chế, tái sử dụng, thu gom và xử lý chất thải nguy hại. 4. 4. 2. Giải pháp giảm thiểu nước thải + Đối với nước thải sinh hoạt
  59. 51 Định kỳ 6 tháng/lần bổ sung chế phẩm vi sinh, nhằm nâng cao hiệu quả phân hủy chất cặn lắng trong bể tự hoại. Định kỳ hút bùn bể tự hoại 12 tháng/ 1 lần. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cán bộ nhân viên, giữ gìn vệ sinh chung, không làm rơi vãi hóa chất, dầu mỡ, nước xà phòng vào khu vực bể tự hoại. Cần tách riêng hệ thống dẫn nước thải và hệ thống dẫn nước mưa. Hiện nay các sông dẫn nước thải trong khu vực đều chứa cả nước mưa. Tình trạng này dẫn tới việc ứ đọng tại các kênh dẫn nước do lượng nước đổ về quá lớn trong mùa mưa. Hơn nữa việc nước mưa và nước thải cùng đổ về một đường dẫn khiến cho việc xử lý nước thải cũng gặp nhiều khó khăn. Hiện nay các bể tự hoại làm việc kém hiệu quả do thiết kế và xây dựng không đúng kỹ thuật, cần có các biện pháp cải tạo các bể tự hoại này. Khuyến khích lựa chọn phương án xử lý với công nghệ xử lý sinh học đối với nước thải của khu nhà ăn do có chứa thành phần ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ vi sinh Khi quy hoạch tổng thể các khu đô thị cần phải quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, quy hoạch xử lý nước thải cho từng vùng một cách hợp lý. Xây dựng các hồ sinh học để xử lý nước thải ô nhiễm hữu cơ tại các trạm xử lý công suất lớn. +Đối với nước thải công nghiệp - Tiến hành kiểm tra định kỳ 2 lần/năm toàn bộ hệ thống thoát nước, đặc biệt quan tâm đến việc tái sử dụng tuần hoàn nước thải - Công tác vệ sinh Công ty phải được duy trì thường xuyên không để rơi vãi nguyên liệu, hạn chế triệt để vấn đề nước mưa chảy tràn làm ảnh hưởng đến nguồn nước mặt. - Nước thải phát sinh từ công nghiệp đa phần từ nước làm mát không được tuần hoàn tuyệt đối và nước thải sinh hoạt của công nhân;chứa
  60. 52 nhiều dầu mỡ, cặn bẩn từ quá trình hàn, acid, kiềm, kim loại nặng, chất hữu cơ. Với đặc điểm của ngành điện là sử dụng ít nước nên lưu lượng nước thải khá nhỏ nhưng không vì thế mà xem nhẹ mức tác động đến môi trường . Để giảm thiểu tác động của nước thải Công ty Công ty có nghĩa vụ xử lý sơ bộ nước thải để loại bỏ các chất độc hại, các kim loại nặng, các loại dầu mỡ và giảm thiểu các chất hữu cơ trước khi đổ vào hệ thống xử lý nước thải trung tâm và hệ thống thoát nước chung. Khuyến khích Công ty từng bước cài tiến máy móc, đổi mới công nghệ hoặc áp dụng công nghệ tiên tiến xử dụng nước thấp. Cần phải tuân thủ chặt chẽ các quá trình đã đặt ra trong ĐTM Cần có các kế hoạch cụ thể để khắc phục kịp thời khi gặp các sự cố trong quá trình vận hành. Cần định kỳ nạo vét các mương rãnh thoát nước để đảm bảo hiệu quả tích trữ và xử lý nước thải. Cải tạo hệ thống thu gom nước mưa chảy tràn 4. 4. 3. Giải pháp tuyên truyền giáo dục - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức từ bộ máy lãnh đạo cho tới công nhân về BVMT, đảm bảo an toàn lao động, phòng chống sự cố cháy nổ, có các biện pháp để ứng phó với các sự cố môi trường bất ngờ. - Tuyên truyền giáo dục tới người dân để họ hiểu biết và thực hiện quyển giám sát và quyền được biết thông tin về môi trường sống của chính mình. - Cộng đồng dân cư cần có các phản ánh kịp thời, chính xác về thực tế nếu nhận thấy có vi phạm để giúp đỡ cơ quan quản lý Nhà nước có căn cứ để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình.
  61. 53 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận - Việc thực hiện đợt quan trắc tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên VVMI đảm bảo về tiến độ và thời gian thực hiện, mức độ và kết quả áp dụng QA/QC trong quan trắc theo đúng quy định hiện hành. - Qua quan trắc cho thấy một số chỉ tiêu vượt QCVN 14:2010/BTNMT(cột B với K = 1) và QCVN 40:2011/BTNMT (cột B; hệ số Kq = 0,9; Kf= 1,1) cho phép gấp nhiều lần như: Coliform 90000 MPN/100mL vượt quy chuẩn cho phép 18 lần.nếu với lượng như vậy không được xử lý mà trực tiếp thải ra môi trường sẽ gây ô nhiễm cho môi trường tiếp nhận. Sunfua (S2-) trước khi xử lý là 0,612mg/L với quy chuẩn là 0,5mg/L vượt quy chuẩn nhưng với lượng nhỏ không đáng kể khi thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng không lớn đến nguồn nước Độ màu trước khi xử lý là <5pt/Co nằm trong quy chuẩn cho phép. Ph trước khi xử lý 7,08 nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) trước khi xử lý là 40mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Nhu cầu oxi hóa học (COD) trước khi xử lý là 76,8 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) trước khi xử lý là 7 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Cadimi(Cd) trước khi xử lý là <0,01 nằm trong quy chuẩn cho phép. Asen(As) trước khi xử lý là <0,0005 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Chì(Pb) trước khi xử lý là <0,003mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Thủy ngân(Hg) trước khi xử lý là <0,0003mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép.
  62. 54 Mangan trước khi xử lý là <0,01mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sắt(Fe) trước khi xử lý là 0,136 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sunfua trước khi xử lý là 0,612 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Tổng dầu mỡ trước khi xử lý là 3,85 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. + Amoni (tính theo NH4 ) trước khi xử lý là 0,53 mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Toàn bộ nước thải của Công ty sau xử lý được đảm bảo chất lượng đầu ra theo QCVN 40:2011/BTNMT (cột B) nước thải xả vào nguồn nước tiếp nhận là nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - Qua quan trắc một số chỉ tiêu chất lượng nước tại hạ lưu suối tiếp nhận nước thải của công ty cho thấy Chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép theo QCVN 14:28/BTNMT đó là COD với lượng NM1 là 15,6mg/L và NM2 là 23,7mg/L với quy chuẩn là 10mg/L đã vượt quá giới hạn cho phép. Chỉ tiêu ph NM1 là 6,9 và NM2 là 6,8 nằm trong giới hạn cho phép Nhu cầu ôxy sinh hóa (BOD5) NM1 là 7,5mg/L và NM2 là 12,5mg/L nằm trong giới hạn cho phép Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) có NM1 là 18mg/L và NM2 là 16,4mg/l nằm trong giới hạn cho phép Coliform NM1 và NM2<7500MPN/100mL nằm trong giới hạn cho phép Cadimi (Cd) NM1 và NM2 <0,00005mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép Asen(As) NM1 và NM2 <0,005mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép Chì(Pb) NM1 và NM2 <0,003mg/L đều nằm trong giới hạn cho phép. Mangan NM1 Và NM2 <0,03mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép. Sắt(Fe) NM1 và NM2 <0,005mg/L nằm trong quy chuẩn cho phép (NH4) NM1 và NM2 <0,9mg/L nằm trong giới hạn cho phép (NO3) NM1 và NM2 <10mg/L nằm trong giới hạn cho phép
  63. 55 Các chỉ tiêu phân tích đều nằm trong giới hạn cho phép . Như vậy chất lượng nguồn nước tiếp nhận đảm bảo phù hợp với mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp. 5.2 Đề nghị - Các loại chất thải phải được phân loại và xử lý một cách triệt để nhất trước khi xả ra môi trường. - Quan tâm hơn nữa về các loại chất thải xả thải vào môi trường để đảm bảo chất lượng nước thải theo quy chuẩn và chất lượng môi trường sống của người dân xung quanh. - Đối với cơ quan quản lý: tiến hành giám sát,quan trắc môi trường định kỳ theo đúng cam kết của nhà máy để công tác bảo về môi trường của nhà máy có hiệu quả, đảm bảo môi trường làm việc xanh, sạch, đẹp. tăng cường cán bộ quản lý môi trường và bồi dưỡng ngiệp vụ cho lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  64. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1, Quốc hội khóa 13, Luật bảo vệ môi trường Việt Nam số:55/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014 2, Lê Văn Khoa, (2001), Khoa học môi trường, Nxb Giáo dục 3 Nước thải công nghiệp 4, Thư viện khoa học, 2008, Tài nguyên nước và vai trò của nước đối với đời sống và phát triển kinh tế xã hội ( %C3%Aln_h%E1%BB%8Dc_%E1%BB%A9ng_d%E1%BB%A5ng) 5, Báo Quảng Ninh , các nguồn gây ô nhiễm nước com. vn/doi-song/201512/o-nhiem-nuoc-va-cac-nguyen- nhan-gay-o-nhiem-nguon-nuoc-2293921/ 6, Tin tức khoa học, Ô nhiễm nguồn nước trên thế giới [ net/tin-tuc/khoa-hoc/cac-tham-hoa-o-nhiem-nguon-nuoc- tren-the-gioi-3427531. html] 7, Hiện trạng ô nhiễm nước tại Việt nam(2018) moitruongdeal. com/hien-trang-o-nhiem-moi-truong-nuoc-tai-viet- nam. html) 8, Trung tâm quan trắc môi trường(2018) ( friend/3742481/Default. aspx) 9, Khoa học môi trường , Ô nhiễm nước ở Việt Nam hiện nay . nay.521378/htm 10, Các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt nam
  65. 57 11, Escap(1994), Thông số đánh giá chất lượng nước moi-truong-nuoc-song-cau-doan-chay-qua-thanh-pho-thai-nguyen-va- de-xuat-giai-phap-giam-thieu-o-nhiem-326089.html 12, Nghị định 38/2015/NĐ-CP, khái niệm nước thải moi- truong/khai-niem-nuoc-thai-theo-nghi-dinh-382015ndcp-143943 13, Liên hợp quốc, 2018, chủ đề ngày nước thế giới 14, Báo tin tức, điểm nóng ô nhiễm môi trường de-phat-sinh-diem-nong-20190209095430220.htm\ 15, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến trên thế giới [ baoxaydung. com. vn/news/vn/the-gioi/nhung-he-thong-thoat-nuoc-va-xu-ly- nuoc-thai-tien-tien-tren-the-gioi. html]
  66. MỘT SỐ HÌNH ẢNH QUAN TRẮC