Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel

pdf 80 trang thiennha21 13/04/2022 4210
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hieu_qua_su_dung_dat_nong_nghiep_tai_farm.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DOANH ĐỨC THIẾT Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM AMIR OREN, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DOANH ĐỨC THIẾT Tên đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI FARM AMIR OREN, MOSHAV EIN YAHAV, ARAVA, ISRAEL KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính môi trường Lớp : K46-ĐCMT-N03 Khoa : Quản lý tài nguyên Khóa học : 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Đình Thi Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý và tạo điều kiện của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm khoa Quản lý tài nguyên em đã tiến hành thực hiện khóa luận tốt nghiệp: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, moshav Ein Yahav, Arava, Israel ”. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Quản lý Tài nguyên, người đã giảng dạy và đào tạo, hướng dẫn em và đặc biệt là thầy giáo ThS Nguyễn Đình Thi, người đã trực tiếp hướng dẫn em một cách tận tình và chu đáo trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành khoá luận này. Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Trung tâm đào tạo và phát triển quốc tế trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã có chương trình liên kết với Trung tâm Đào tạo Nông nghiệp Quốc tế Arava – AICAT rất bổ ích để em có cơ hội tham gia, tìm hiểu và học tập về nền nông nghiệp tiên tiến của Israel. Mặc dù đã có nhiều cố gắng để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng do lần đầu mới làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, tiếp cận với thực tế sản xuất cũng như những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhận thấy được. Em rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 15 tháng 9 năm 2019 Sinh viên Doanh Đức Thiết
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1 Diện tích farm 33 Bảng 4.2 Diện tích và thời gian trồng ớt trong nhà kính và nhà lưới 38 Bảng 4.3 Trung bình tổng sản lượng ớt chuông thu được qua các năm 39 Bảng 4.4 Trung bình tổng sản lượng chà là thu được qua các năm 41 Bảng 4.5 Trung bình tổng sản lượng nho thu được qua các năm 43 Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của cây ớt chuông tại farm Amir Oren 48 Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của cây chà là tại farm Amir Oren 49 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của cây nho tại farm Amir Oren 50 Bảng 4.9 Đánh giá hiệu quả xã hội của cây ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren 52 Bảng 4.10 Đánh giá hiệu quả môi trường của cây ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren 53
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ quá trình hình thành đất 12 Hình 4.1 Hình ảnh ớt khoảng 2 tháng sau khi trồng 34 Hình 4.2 Hình ảnh farm chà là nhìn từ trên cao 35 Hình 4.3 Vườn nho đang cắt tỉa 36 Hình 4.4 Hình ảnh trồng ớt chuông trong nhà kính 37 Hình 4.5 Hình ảnh ba loại ớt chuông trồng tại farm Amir Oren 38 Hình 4.6 Chà là chuẩn bị đưa từ vườn về packing house 40 Hình 4.7 Ông chủ hướng dẫn tỉa chùm nho 42 Hình 4.8 Ớt chuông đỏ có thể thu hoạch 44 Hình 4.9 Packing house đóng gói ớt chuông 45 Hình 4.10 Packing house chà là 45 Hình 4.11 Phân loại và đóng hộp nho 46 Hình 4.12 Biểu đồ tổng hiệu quả kinh tế farm Amir Oren 51
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT LUT Land use type: Loại hình sử dụng đất Food and agriculture organization: Tổ chức lương thực và nông nghiệp FAO liên hiệp quốc LMU Land Mapping Unit: Đơn vị đất đai GO Gross Output: Giá trị sản xuất IC Intermediate Costs: Chi phí trung gian VA Value Added: Giá trị gia tăng P Profits: Lợi nhuận IRRI International Rice Research Institute: Viện nghiên cứu lúa quốc tế USBR United States Bureau of Reclamation: Bộ Nông nghiệp Mỹ
  7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii DANH MỤC CÁC HÌNH iii DANH MỤC CÁC TỪ CỤM TỪ VIẾT TẮT iv MỤC LỤC v PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 3 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 3 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 2.1. Tổng quan của đề tài 4 2.1.1. Tổng quan về đất nước ISRAEL 4 2.1.2. Tổng quan về moshav Ein Yahav 5 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL 6 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 11 2.3.1. Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp 11 2.3.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất 14 2.3.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 18 2.3.4.Quy trình đánh giá đất 19 2.3.5. Hiệu quả sử dụng đất 21 2.3.6. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 23 2.4. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 27 2.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới 27 2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam 29 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 31 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 31
  8. vi 3.2. Nội dung nghiên cứu 31 3.3. Phương pháp nghiên cứu 31 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 33 4.1. Khái quát về farm Amir Oren 33 4.1.1. Ớt chuông 33 4.1.2. Chà là 35 4.1.3. Nho 36 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren 37 4.2.1. Tình hình sản xuất 37 4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ 43 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm Amir Oren 47 4.3.1. Hiệu quả kinh tế 47 4.3.2. Hiệu quả xã hội 51 4.3.3. Hiệu quả môi trường 53 4.3.4. Tính bền vững và khả năng áp dụng của cây ớt chuông, chà là và nho ở Việt Nam 54 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất ở Việt Nam 57 4.4.1. Thuận lợi 57 4.4.2. Khó khăn 57 4.4.3. Giải pháp 57 4.4.4. Bài học kinh nghiệm 58 4.4.5. Ứng dụng tại Việt Nam 58 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 61 5.1. Kết luận 61 5.2. Kiến nghị 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
  9. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Đất đai là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người. Đất đai là nền tảng định cư và tổ chức các hoạt động kinh tế xã hội, nó không chỉ là đối tượng lao động mà còn là tư liệu sản xuất không thể thay thế được, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp. Đất là cơ sở của sản xuất nông nghiệp, là yếu tố đầu vào tác động mạnh mẽ đến hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời cũng là môi trường duy nhất sản xuất ra lương thực thực phẩm nuôi sống con người. Việc sử dụng đất có hiệu quả và bền vững đang trở thành vấn đề cấp thiết của mỗi quốc gia, nhằm duy trì sức sản xuất của đất đai cho hiện tại và cho tương lai. Xã hội phát triển, dân số tăng nhanh kéo theo những đòi hỏi ngày càng tăng về lương thực thực phẩm, chỗ ở cũng như các nhu cầu về văn hóa, xã hội. Con người đã tìm mọi cách để khai thác đất đai nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng đó. Vậy là đất đai, đặc biệt là đất nông nghiệp có hạn về diện tích nhưng lại có nguy cơ bị suy thoái dưới tác động của thiên nhiên và sự thiếu ý thức của con người trong quá trình sản xuất. Đó còn chưa kể đến sự suy giảm về diện tích đất nông nghiệp do quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, trong khi khả năng khai hoang đất mới lại rất hạn chế. Do vậy, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất sản suất nông nghiệp từ đó lựa chọn các loại hình sử dụng đất có hiệu quả để sử dụng hợp lý theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững đang trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu đang được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm. Đối với ngành nông nghiệp thì đất có vai trò đặc biệt quan trọng, đây là nơi sản xuất ra hầu hết các sản phẩm nuôi sống loài người. Hầu hết các nước trên thế giới đều phải xây dựng một nền kinh tế trên cơ sở nông nghiệp dựa vào khai thác tiềm năng của đất, lấy đó làm bàn đạp cho việc phát triển của ngành khác. Vì vậy tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng đảm bảo cho nông nghiệp phát triển bền vững. Như chúng ta đã biết, ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nước xuất
  10. 2 khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Thực tế sản xuất nông nghiệp của Israel tiếp tục phát triển bất chấp những hạn chế nghiêm trọng về đất và nước không hề dễ dàng mà có được từ sự hợp tác mật thiết và liên tục giữa các nhà nghiên cứu và nhà nông, cùng các ngành dịch vụ và công nghiệp liên quan tới nông nghiệp. Nghiên cứu và phát triển theo hướng ứng dụng đã được tiến hành tại quốc gia này từ rất sớm, giúp ngành nông nghiệp phát triển dựa vào khoa học và công nghệ. Chìa khóa cho thành công này nằm ở luồng thông tin hai chiều giữa các nhà nghiên cứu và người nông dân. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chính phủ, các viện nghiên cứu, các ngành công nghiệp và các cơ quan hợp tác nhằm tìm kiếm giải pháp và đối phó những thách thức mới đã đem lại những giống cây trồng mới và một loạt những cải tiến về tưới tiêu và bón phân, cơ giới, tự động, canh tác và thu hoạch. Nằm cách Tel Aviv hơn 200 km về phía Nam, khu vực Arava đã trở thành biểu tượng cho những thành tựu về nông nghiệp của Israel, với tư cách nhà phát triển hàng đầu về công nghệ nông nghiệp trên sa mạc. Vùng đất này được ví như thung lũng silicon của ngành nông nghiệp Israel. Để ứng dụng phát triển nền nông nghiệp hiện đại của Israel tại Việt Nam, góp phần thực hiện chiến lược “ phát triển bền vững ” , đáp ứng nhu cầu về nông sản phẩm cao cấp và chất lượng cảnh quan môi trường sinh thái, để phục vụ cho cuộc sống ngày càng nâng cao. Qua 11 tháng thực tập tốt nghiệp tại Israel nói chung và Farm Amir Oren nói riêng, em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, Moshav Ein Yahav, Arava, Israel ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Khái quát tình hình sản xuất nông nghiệp tại farm Amir Oren - Đánh giá tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ nho, chà là và ớt chuông tại farm.
  11. 3 - Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên cơ sở điều kiện tự nhiên – kinhtế - xã hội tại farm nho, chà là và ớt chuông - Thuận lợi, khó khăn, giải pháp, bài học kinh nghiệm và khả năng ứng dụng tại Việt Nam. 1.3. Ý nghĩa nghiên cứu của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học Củng cố kiến thức đã được tiếp thu trong nhà trường và những kiến thức thực tế cho sinh viên trong quá trình thực tập tại cơ sở. Nâng cao khả năng tiếp cận, thu thập số liệu và xử lý thông tin của sinh viên trong quá trình làm đề tài. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Trên cơ sở đánh giá hiệu quả sử dụng nhóm đất nông nghiệp từ đó đề xuất được những giải pháp sử dụng đất đạt hiệu quả cao.
  12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Tổng quan của đề tài 2.1.1. Tổng quan về đất nước ISRAEL  Hành chính: Tên đầy đủ: Nhà nước Israel Tên tiếng Anh: Israel Thủ đô: Jerusalem Loại chính phủ: Dân chủ nghị viện Tên miền quốc gia: il Múi giờ: +2:00 Mã điện thoại: +972 Các thành phố lớn: Haifa, Nazareth, Tel Aviv Lịch sử hình thành: Nhà nước Israel thành lập ngày 14 tháng 5 năm 1948 trên diện tích 14.100 km². Tuy nhiên, sau các cuộc chiến tranh chấp với các nước Ả-rập, Israel quản lý khoảng 22.000 km². Thuộc Trung cận Đông. Nước Israel, trong khuôn khổ biên giới năm 1949, gồm một đồng bằng hẹp và màu mỡ ven biển Địa Trung Hải, vùng núi trơ trụi Giu-đa ở trung tâm, sa mạc Nê-gếp ở phía nam và một phần của thung lũng Gioóc-đan ở đông bắc  Địa lý: Vị trí địa lý: Israel là một quốc gia Trung Đông, nằm ở phía Đông Địa Trung Hải, phía Bắc giáp Lebanon, Đông Bắc giáp Syria, phía Đông giáp Jordan, Nam và Tây Nam giáp biển Đỏ và Ai Cập, phía Tây giáp Địa Trung Hải Diện tích: 22.000 km² Địa hình: Đồng bằng, núi non, sa mạc và bờ biển Khí hậu: Khí hậu Địa Trung Hải, mùa hè nóng và khô, mùa đông ôn hòa và ẩm. Phần lớn lãnh thổ của Israel có lượng mưa dưới 200 mm  Nhân khẩu: Dân số: 8.603.024 người
  13. 5 Dân tộc chính: Do Thái: 80%; Ả rập 20%. Tôn giáo: Do Thái giáo, Hồi giáo, Kitô giáo, Druze Ngôn ngữ: tiếng Do Thái (chính thức), tiếng Ả Rập (chính thức), tiếng Nga, tiếng Anh  Kinh tế: Tài nguyên khoáng sản: Potash, quặng đồng, phốt phát dạng đá, bromide ma- nhê, đất sét. Sản phẩm Nông nghiệp: Chanh, rau, bông; Thịt bò, gia cầm, các sản phẩm từ sữa. Sản phẩm Công nghiệp: Các dự án công nghệ cao, sản phẩm gỗ và giấy, kali cacbonat, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, soda caustic, xi măng, cắt kim cương Tiền tệ: Sheqel Israel (ILS) GDP: 299,00 tỷ USD Du lịch: Du lịch, đặc biệt là du lịch tôn giáo, các bãi biển, di chỉ khảo cổ học, các di tích lịch sử và kinh thánh, và địa lý độc đáo Kinh tế: Nông nghiệp: 2.3% Công nghiệp: 26.6% Dịch vụ: 69.5% 2.1.2. Tổng quan về moshav Ein Yahav Moshav Ein Yahav được thành lập vào năm 1959 là một moshav lớn và lâu đời nhất khu vực, nằm 100 m dưới mực nước biển ở phía bắc Arava , 12 km về phía nam của Hatzeva và giữa các dòng suối Yahav và Nikrot. Nằm cách thành phố Beer Sheva 77 km về phía nam; và cách thành phố Eilat 115km về phía bắc, nó thuộc thẩm quyền của hội đồng khu vực miền Trung Arava. Vào năm 2016, đô thị này có dân số 679 người [13]. Trong năm 2017 nó đã có khoảng hơn 300 gia đình. Mặc dù điều kiện môi trường khắc nghiệt, lượng mưa khan hiếm, đất mặn và nước chất lượng thấp, moshav Ein Yahav vẫn đóng góp một lượng lớn các sản phẩm nông nghiệp để xuất
  14. 6 khẩu như: ớt chuông, cà chua, dưa hấu, dưa lưới, cà tím, chà là và nho. Ngoài ra còn có nuôi ong, nuôi cá và trồng các loại rau xanh.  Kinh tế: Mỗi hộ nông trại bao gồm khoảng 50 dunam ( 50.000 m² ). Với đa dạng các loại hình cây trồng đạt năng suất và chất lượng cao cho xuất khẩu. Ngoài ra, còn có một số farm nhỏ trồng dưa chuột, hành tây, rau thơm, dâu tây, bí ngô, bí ngòi. Một số gia đình bổ sung thu nhập của họ với các hoạt động khác như trường cưỡi ngựa, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, và hoạt động dịch vụ du lịch như nhà nghỉ, tour du lịch, cửa hàng. Trong năm 2008 quy định mới ở Israel đã làm cho năng lượng mặt trời có lợi nhuận. Một số gia đình bắt đầu sản xuất điện (thương mại) từ các tấm pin năng lượng mặt trời.  Nền văn hóa: Các moshav cung cấp cho các thành viên của họ một loạt các dịch vụ cộng đồng bao gồm một trường mẫu giáo, vườn ươm, câu lạc bộ thành viên, câu lạc bộ thanh thiếu niên, bể bơi, nhà để xe, phòng tập thể dục, công viên và thư viện. 2.2. Tổng quan về nền nông nghiệp ISRAEL Ngành nông nghiệp Israel phát triển ở trình độ cao. Bất chấp điều kiện địa lý không thích hợp cho nông nghiệp, Israel là một nước xuất khẩu lớn của thế giới về nông sản và đứng hàng đầu về công nghệ trong nông nghiệp. Hơn một nửa diện tích đất là sa mạc, điều kiện khí hậu khắc nghiệt và thiếu nước hoàn toàn không thích hợp cho nông nghiệp. Tính đến năm 2014, 24,2% diện tích Israel là đất nông nghiệp. Hiện nay, nông nghiệp chiếm 2,5% tổng GDP và 3,6% giá trị xuất khẩu. Mặc dù lao động trong nông nghiệp chỉ chiếm 3,7% tổng lực lượng lao động trong nước, Israel tự sản xuất được 95% nhu cầu thực phẩm, phần còn lại được bổ sung từ việc nhập khẩu ngũ cốc, các loại hạt lấy dầu, thịt, cà phê, ca cao, đường. Sự phát triển của nền nông nghiệp gắn liền với phong trào phục quốc Do Thái và sự nhập cư của người Do Thái vào Palestine ở cuối thế kỷ 19. Những người nhập cư Do Thái mua những mảnh đất gần như bán sa mạc, chúng đã bị cằn cỗi bởi phá
  15. 7 rừng, xói mòn và bỏ hoang. Họ bắt tay vào việc thu dọn đá sỏi, cải tạo đất, chống ngập, trồng rừng, chống xói mòn, rửa đất mặn. Kể từ khi độc lập năm 1948, tổng diện tích đất canh tác đã tăng từ 408.000 mẫu Anh (1.650 km² ) lên 1.070.000 mẫu Anh (4.300 km² ), số cộng đồng nông nghiệp tăng từ 400 lên 725. Sản lượng nông nghiệp tăng 16 lần, nhanh gấp 3 lần tốc độ tăng dân số. Thiếu nước là một vấn đề nghiêm trọng. Lượng mưa trung bình hằng tháng giữa tháng 9 và tháng 4, với sự khác biệt giữa các vùng miền trong nước, dao động từ 70 cm ở miền bắc cho tới 2 cm ở miền nam. Nguồn nước tái tạo hàng năm vào khoảng 160 triệu mét khối, 75% được dùng cho nông nghiệp. Hầu hết các nguồn nước ngọt của Israel đều được kết nối vào hệ thống thủy lợi quốc gia, bao gồm các trạm bơm, hồ chứa, kênh, ống dẫn đưa nước từ miền bắc đến miền nam. a. Ngày nay Tỷ trọng của nông nghiệp trong GDP có xu hướng giảm. Trong năm 1979, nó đóng góp gần 6%, năm 1985 là 5,1 % và ngày nay là 2,5 %. Năm 1995, có 43,000 đơn vị canh tác với diện tích trung bình 13,5 hecta. 19,8% trong số đó có diện tích nhỏ hơn 1 hecta, 75,7% từ 1 đến 9 hecta, 3,3% giữa 10 và 49 hecta, 0,4% giữa 50 và 190 hecta, 0,8% lớn hơn 200 hecta. Trong số 380.000 hecta đất canh tác năm 1995, 20,8% đất được sử dụng toàn thời gian và 79,2% đất được sử dụng bán thời gian. Trong số đất nông nghiệp có 160.000 hecta được sử dụng cho các mục đích khác ngoài mục đích trồng trọt. Vùng trồng trọt chủ yếu ở đồng bằng ven biển phía bắc, vùng đồi nội địa và thung lũng song Jordan. Năm 2006, sản lượng nông nghiệp giảm 0,6% sau khi đã tăng 3,6% năm 2005; chi phí đầu tư năm 2007 tăng 1,2% chưa bao gồm chi phí lao động. Giữa năm 2004 và 2006, các loại rau củ chiếm khoảng 35% tổng sản lượng toàn ngành. Hoa chiếm 20%, trái cây (không bao gồm chi cam chanh) chiếm khoảng 15%, trái cây thuộc chi cam chanh chiếm khoảng 10%, ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác 18%. Cũng trong 2006, 36,7% đầu ra nông nghiệp được tiêu dùng trong nước, 33,9% đầu ra nông nghiệp là đầu vào cho sản xuất các sản phẩm khác trong nước, và 22% dành cho xuất khẩu trực tiếp. Năm 2006, 33% số rau củ, 27% số hoa, 15,5% trái cây
  16. 8 (không tính cam chanh), 9% cam chanh, 16% ngũ cốc, cotton và các loại nông sản khác được xuất khẩu. Sản lượng nông nghiệp Israel tăng 26% từ năm 1999 tới năm 2009, trong khi số lượng nông dân giảm từ 23.500 xuống 17.000. Nông dân cũng tạo ra nhiều sản phẩm hơn với lượng nước giảm, giảm 12% lượng nước tiêu thụ trong khi tăng 26% sản lượng. b. Loại hình nông nghiệp Hầu hết ngành nông nghiệp Israel dựa trên các nguyên tắc về hợp tác có từ đầu thế kỷ thứ 20. Hai loại hợp tác độc đáo: Kibbutz, một cộng đồng trong đó sản phẩm làm ra được sở hữu chung và thành quả lao động của cá nhân đem lại lợi ích cho mọi người; Moshav, một dạng làng nông nghiệp trong đó mỗi gia đình sở hữu riêng đất đai trong khi việc mua bán và tiếp thị được thực hiện chung trong sự hợp tác. Cả 2 loại hình cộng đồng đều nhằm giúp hiện thực hóa giấc mơ của những người tiên phong muốn có những cộng đồng công bằng, hợp tác và tương trợ lẫn nhau nhưng cũng đồng thời tạo ra lợi thế về năng suất. Ngày nay, 76% nông sản quốc gia là sản phẩm từ các Kibbutz và Moshav, cũng như rất nhiều thực phẩm đóng hộp. Bởi vì sự đa dạng của các loại hình đất đai và khí hậu, Israel có thể trồng nhiều loại cây khác nhau. Lúa mì, các loại cây thuộc chi lúa và bắp được trồng ở 215,000 hecta, trong đó 156,000 hecta chỉ trồng vào mùa đông. Trái cây và rau củ bao gồm các loại cam chanh, bơ, kiwi, ổi, xoài, nho. Chúng được trồng ở đồng bằng ven biển Địa Trung Hải. Cà chua, dưa leo, tiêu và bí được trồng phổ biến ở mọi miền đất nước; dưa gang được trồng trong mùa đông ở các thung lũng. Các vùng cận nhiệt đới của đất nước trồng chuối và chà là, vùng đồi núi phía bắc trồng táo, lê, chery. Ngoài ra, các vườn nho được trồng khắp đất nước, ngành chế biến rượu của Israel đang cạnh tranh mạnh với thế giới. Năm 1997, 107 triệu USD giá trị của sợi bông vải được trồng ở Israel, hầu hết bông vải đều được đặt hàng từ trước khi trồng. Bông vài được trồng trên 28.560 hecta đất, tất cả đều được canh tác bằng lối tưới nước nhỏ giọt. Năng suất bông vải
  17. 9 trung bình đối với giống Acala là 5,5 tấn một hecta, giống Pima là 5 tấn một hecta. Đây là năng suất bông vải cao nhất thế giới. c. Chăn nuôi Bò sữa của Israel cho lượng sữa trung bình hàng năm cao nhất thế giới, 10.208 kg (khoảng 10.000 lít) trong năm 2009 (theo số liệu thống kê của cục thống kê Israel xuất bản năm 2011) vượt qua bò sữa Mỹ (9,331 kg mỗi con), Nhật (7.497), châu Âu (6.139) và Úc (5.601). 1.304 triệu lít sữa đã được sản xuất bởi các đàn bò của Israel trong năm 2010. Hầu hết sản lượng sữa của Israel đều xuất phát từ các farm nuôi giống bò Israel-Holsteins, một giống cho sản lượng cao và có sức đề kháng tốt. Ngoài ra Israel còn xuất khẩu sữa cừu. d. Nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản Biển Địa Trung Hải là một nguồn cung cấp cá nước mặn; đánh bắt cá nước ngọt được tiến hành ở hồ Kinneret (biển hồ Galilee). Công nghệ tiên tiến được sử dụng để nuôi cá tại các hồ nhân tạo trong sa mạc Negev. Các nhà khoa học ở trung tâm Bengis chuyên về nuôi trồng thủy hải sản trong sa mạc tại đại học Ben-gurion ở Negev khám phá ra rằng nguồn nước lợ tại sa mạc có thể được dùng trong trồng trọt, nuôi trồng thủy sản và kết hợp cả hai. Điều này dẫn đến việc nuôi cá, tôm và các động vật giáp xác ở Negev. Đánh bắt cá trên biển phía đông Địa Trung Hải đã sụt giảm mạnh vì nguồn cá đã cạn kiệt. Nguồn cung cấp cá nước ngọt phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nuôi trồng. Cá từ biển hồ Galilee bao gồm cá mè trắng Hoa Nam, cá trắm cỏ, cá đối đầu dẹt, cá rô phi, ambloplitesrupestris, cá chẽm, silver perch. Cá nuôi trong lồng đặt dưới mặt nước biển bao gồm cá tráp đầu vàng (có tên là denis ở Israel), cá chẽm châu âu và một giống cá meager Nam Mỹ. Cá hương và cá hồi được nuôi ở trong những hồ đặc biệt trông giống như các con kênh với nước từ sông Dan (một nhánh thượng nguồn của sông Jordan) chảy qua các hồ này.
  18. 10 e. Trái cây và rau củ Israel là một trong những nước đứng đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu trái cây thuộc chi cam chanh, bao gồm cam, bưởi chùm, quýt và pomelit một giống lai giữa bưởi chùm và bưởi thông thường được phát triển tại Israel. Có hơn 40 loại trái cây khác nhau được trồng ở Israel. Ngoài chi cam chanh ra còn có bơ, chuối, táo, cherry, trái cây thuộc phân chi mận mơ, đào, nho, chà là, dâu tây, prickly pear, persimmon, nhót tây, lựu. Israel đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu trái nhót tây, sau Nhật Bản. Năm 1973, hai nhà khoa học Israel là HaimRabinowitch và NachumKedar phát triển một giống cà chua với thời gian chín lâu hơn cà chua thông thường trong thời tiết nóng. Nghiên cứu của họ dẫn tới việc phát triển tiên phong giống cà chua thương mại với thời gian trưng bày trên kệ lâu[9]. Khám phá này đã thay đổi ngành nông nghiệp Israel, thúc đẩy việc xuất khẩu giống rau củ và tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao. Nó cũng có một hiệu ứng toàn cầu, tạo cơ sở cho việc sản xuất với quy mô lớn nhờ ngăn chặn việc chín thối. Trước đó, nông dân thường phải hủy bỏ 40% sản phẩm của họ. Ngoài ra Israel còn có giống cà cua Tomaccio được phát triển bởi Hishtil Nurseries, thông qua một chương trình lai tạo giống trong 12 năm, sử dụng giống cà chua dại Peru để tạo một giống mới trái nhỏ ngọt. Tomaccio cho trung bình từ 6 đến 8 kg quả một cây. f. Hoa Loại hoa phổ biến nhất là Chamelaucium, tiếp đến là hoa hồng với diện tích trồng là 214 hecta. Ngoài ra còn có các loại hoa được phương Tây ưa chuộng như là hoa huệ, tu líp. Israel là đối thủ lớn trên thị trường hoa thế giới, nhất là cung cấp các loại hoa truyền thống châu Âu trong các tháng mùa đông. g. Triển lãm công nghệ nông nghiệp Triển lãm công nghệ nông nghiệp mang tên Agritech Exhibition, được tổ chức 3 năm một lần, là một sự kiện hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp, nơi trình diễn các công nghệ nông nghiệp của Israel và thế giới. Nó thường thu hút nhiều bộ trưởng
  19. 11 nông nghiệp, các nhà hoạch định, chuyên gia, nông dân và người huấn luyện trong lĩnh vực nông nghiệp. Đó là cơ hội để cùng một lúc được nhìn thấy những tiến bộ mới nhất trong nông nghiệp và công nghệ nông nghiệp, nhất là trong lĩnh vực tưới tiêu, quản lý nguồn nước, nông nghiệp trong điều kiện thiếu nước, trồng trọt năng suất cao trong nhà kính, các tiến bộ trong giống cây trồng, nông nghiệp hữu cơ và định hướng sinh thái. [6] h. Canh tác hữu cơ Sản phẩm hữu cơ chiếm 1,5% tổng sản phẩm nông nghiệp và 13% sản lượng xuất khẩu. Israel có 70 km² các cánh đồng canh tác hữu cơ. i. Quản lý nhà nước về nông nghiệp Gần như không còn tình trạng sản xuất thừa ở Israel, mỗi đơn vị được cấp hạn ngạch nông sản và hạn ngạch nước cho mỗi vụ, điều này giúp giá cả luôn ổn định. Hạn ngạch sản xuất áp dụng cho sữa, trứng, gia cầm và khoai tây. Nhà nước Israel cũng thúc đẩy việc giảm chi phí nông nghiệp bằng cách khuyến khích chuyên canh và dừng việc sản xuất các loại nông sản lợi nhuận thấp. Bộ nông nghiệp quản lý các lĩnh vực nông nghiệp bao gồm việc duy trì các tiêu chuẩn về cây trồng và sức khỏe vật nuôi, hoạch định nông nghiệp, nghiên cứu và tiếp thị sản phẩm. 2.3. Cơ sở khoa học của đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.3.1. Khái niệm về đất đai và đất nông nghiệp 2.3.1.1. Khái niệm về đất đai  Khái niệm chung Đất là một phần của vỏ trái đất, nó là lớp phủ lục địa mà bên dưới nó là đá và khoáng sinh ra nó, bên trên là thảm thực bì và khí quyển. Đất là lớp phủ thổ nhưỡng, là thổ quyển, là một vật thể tự nhiên, mà nguồn gốc của thể tự nhiên đó là do hợp điểm của 4 thể tự nhiên khác của hành tinh là thạch quyển, khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Sự tác động qua lại của bốn quyển trên và thổ quyển có tính thường xuyên và cơ bản. Các nhà kinh tế, thổ nhưỡng và qui hoạch Việt Nam cho rằng: “ Đất đai là phần trên mặt của vỏ trái đất mà ở đó cây cối có thể mọc được ”.
  20. 12 Như vậy đã có rất nhiều khái niệm và định nghĩa khác nhau về đất nhưng khái niệm chung nhất có thể hiểu: Đất đai là khoảng không gian có giới hạn, theo chiều thẳng đứng, gồm: Khí hậu của bầu khí quyển, lớp phủ thổ nhưỡng, thảm thực vật, động vật, diện tích mặt nước, tài nguyên nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất; theo chiều ngang, trên mặt đất là sự kết hợp giữa thổ nhưỡng, địa hình, thủy văn thảm thực vật với các thành phần khác, nó tác động giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa to lớn đối với hoạt động sản xuất cũng như cuộc sống của xã hội loài người [3].  Khái niệm về đất nông nghiệp Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối và mục đích bảo vệ, phát triển rừng: Bao gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất sản xuất nông nghiệp khác. Quá trình hình thành đất: Qúa trình Qúa trình Đá mẹ Mẫu chất Đất Phá hủy Hình thành Hình 2.1 Sơ đồ quá trình hình thành đất Đá mẹ dưới tác dụng của các yếu tố ngoại cảnh bị phá hủy tạo thành mẫu chất, mẫu chất chưa phải là đất vì còn thiếu một hợp phần vô cùng quan trọng là chất hữu cơ. Trước khi có sinh vật, trái đất lúc đó chỉ bao gồm lớp vỏ toàn đá. Dưới tác dụng của mưa, các sản phẩm vỡ vụn của đá bị trôi xuống nơi thấp hơn và lắng đọng ở đó hoặc ở ngoài đại dương. Sự vận động của vỏ trái đất có thể làm nổi những vùng đá trầm tích đó lên và lại tiếp tục chu trình như trên người ta gọi đó là Đại tuần hoàn địa chất. Đây là một quá trình tạo lập đá đơn thuần và xảy ra theo một chu trình khép kín và rộng khắp. Khi trên trái đất xuất hiện sinh vật, sinh vật đã hút chất dinh dưỡng từ những mẫu chất do đá vỡ vụn ra để sinh sống và khi chết đi tạo nên một lượng chất hữu
  21. 13 cơ. Cứ như vậy sinh vật ngày càng phát triển và lượng chất hữu cơ ngày càng nhiều, nó đã biến mẫu chất thành đất. Người ta gọi đó là tiểu tuần hoàn sinh vật. Sự thống nhất giữa Đại tuần hoàn địa chất và Tiểu tuần hoàn sinh vật đã tạo ra đất và đó cũng chính là bản chất của quá trình hình thành đất. Vai trò và ý nghĩa của đất đai trong sản xuất nông nghiệp [1]. 2.3.1.2. Khái niệm về loại hình sử dụng đất (Land Use Type - LUT) LUT là loại hình đặc biệt của sử dụng đất được mô tả theo các thuộc tính nhất định. LUT là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế xã hội và kỹ thuật được xác định. Trong sản xuất nông nghiệp, loại hình sử dụng đất được hiểu khái quát là hình thức sử dụng đất đai để sản xuất hoặc phát triển một nhóm cây trồng, vật nuôi trong một chu kỳ hoặc chu kỳ nhiều năm. Ngoài ra LUT còn có nghĩa là kiểu sử dụng đất. 2.3.1.3.Khái niệm yêu cầu sử dụng đất Yêu cầu sử dụng đất là những đòi hỏi về đặc điểm và tính chất đất đai để đảm bảo cho mỗi loại hình sử dụng đất nêu lên trong đánh giá đất phát triển bền vững. Mỗi loại hình sử dụng đất đai có những yêu cầu cơ bản khác nhau, để việc phân hạng mức độ sử dụng thích hợp được chuẩn xác, cần phải cân nhắc, xem xét cận trọng cho sát đúng và phù hợp với thực tế, dựa trên cơ sở 3 nhóm yêu cầu sử dụng đất sau: - Các yêu cầu sinh trưởng hoặc sinh thái: Các yêu cầu sinh lý của LUT cần thiết cho sự sinh trưởng và sự sống của LUT sẽ được tính vào mức đầu tư và quản lý đã được xác định khi mô tả LUT. - Các yêu cầu quản lý: Các yêu cầu này liên quan đến các thuộc tính kỹ thuật và quản lý của LUT. - Các yêu cầu về bảo vệ: Các yêu cầu này nhằm đảm bảo LUT trên cơ sở bền vững, cụ thể là chống thoái hóa đất và thoái hóa thực vật.
  22. 14 2.3.2. Những luận điểm cơ bản về đánh giá đất 2.3.2.1. Trên thế giới Các nghiên cứu về đất trên thế giới xuất hiện khá sớm. Cách đây hơn bốn nghìn năm, người Trung Quốc đã có sơ đồ thổ nhưỡng và đã biết sử dụng để làm cơ sở cho việc đánh thuế (NycleC.Brady, 1974)[25]. Đến thế kỷ XIV sau công nguyên, việc đánh giá đất mới được đi sâu, nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước Châu Âu. Đến giữa thế kỷ XIX, Đôcutraiev đã đưa ra cơ sở phân hạng đất theo quan điểm phát sinh, từ đó nhiều nhà thổ nhưỡng học trên thế giới đã nghiên cứu và đưa ra nhiều quan điểm và phương pháp đánh giá đất khác nhau. Các phương pháp đánh giá đất mới đã dần dần phát triển thành lĩnh vực nghiên cứu liên ngành mang tính chất hệ thống nhằm kết hợp các kiến thức khoa học về tài nguyên đất và mục đích sử dụng đất. Vì vậy có các luận điểm đánh giá đất của một số nước và tổ chức trên thế giới như sau: a. Luận điểm đánh giá đất ở Liên Xô cũ Đây là trường phái đánh giá đất đai theo quan điểm phát sinh, phát triển của V.V. Đôcutraiev. Trường phái này cho rằng, đánh giá đất đai trước hết phải đề cập đến loại thổ nhưỡng và chất lượng tự nhiên của đất là những chỉ tiêu mang tính khách quan và đáng tin cậy. Phải có sự đánh giá thống kê kinh tế và thống kê nông học của đất đai mới có giá trị trong việc đề ra những biện pháp sử dụng đất tối ưu. Trong đánh giá đất thường áp dụng phương pháp cho điểm các yếu tố trên cơ sở thang điểm chuẩn đã được xây dựng thống nhất. Đối chiếu giữa tính chất đất và điều kiện tự nhiên với yêu cầu của hệ thống cây trồng được lựa chọn để phân hạng đánh giá đất. Công tác điều tra đánh giá đất ở Liên Xô cũ phát triển rất sớm từ thế kỷ XVIII nhưng mãi đến năm 1967 Liên Xô mới xuất bản cuốn “Phân hạng đất toàn Liên Bang”. Trong cuốn này đánh giá đất được hiểu như sau: “ Đánh giá đất là sự phân hạng đất chuyên môn hoá theo sức sản xuất của đất được cấu thành bởi những đặc tính khách quan và những tính chất tự nhiên rất cần thiết cho sự phát triển và sinh trưởng của cây trồng và có tương quan với năng suất trung bình nhiều năm ”.
  23. 15 Theo quyết định của Chính phủ, công tác đánh giá đất đai được tiến hành trên toàn Liên Bang và do Bộ Nông Nghiệp chủ trì (Bộ Nông nghiệp Liên Xô, 1980). Nội dung cơ bản là: - Xác định hiệu quả kinh tế sử dụng đất đai. - Đánh giá và so sánh hoạt động kinh doanh của các xí nghiệp. - Dự kiến số lượng và giá thành sản phẩm, là cơ sở để đảm bảo công bằng trong thu mua và giao nộp sản phẩm. - Hoàn thiện kế hoạch sản xuất và xây dựng các đồ án quy hoạch. - Đánh giá đất được thực hiện theo hai hướng: đánh giá chung và đánh giá riêng (theo hiệu suất của từng loại cây trồng). Chỉ tiêu đánh giá là: Năng suất-giá thành sản phẩm. Mức hoàn vốn. Địa tô cấp sai (phần lãi thuần túy). - Cây trồng lấy làm gốc để đánh giá nhất thiết phải là cây ngũ cốc và cây họ đậu, đơn vị đánh giá là các chủng đất. - Nội dung tiến hành gồm 7 công đoạn: Chuẩn bị. Tổng hợp tài liệu. Phân vùng đánh giá đất. Xác định đơn vị đánh giá đất đai. Xác định các thông số cơ bản cho từng nhóm chủng đất. Xây dựng thang đánh giá đất đai. Xác định các tiêu chuẩn đánh giá đất đai cho từng cơ sở sản xuất. Ngoài ra có quy định đánh giá cụ thể cho: đất có tưới, đất được tiêu úng, đất trồng cây lâu năm, đất đồng cỏ cắt và đồng cỏ chăn thả b. Phương pháp đánh giá đất đai ở Mỹ Năm 1951 Cục Cải tạo đất đai - Bộ Nông nghiệp Mỹ (USBR) đã xây dựng phương pháp phân loại khả năng thích nghi đất có tưới (Irrigation land suitabitily classification). Việc phân loại bao gồm 6 lớp, từ lớp có thể trồng được (arable) đến
  24. 16 lớp có thể trồng trọt được một cách giới hạn (limited arable) và lớp không thể trồng trọt được (non - arable). Trong hệ thống phân loại này ngoài đặc điểm đất đai một số chỉ tiêu về kinh tế định lượng cũng được xem xét có giới hạn ở phạm vi thủy lợi [5]. Ở Mỹ việc đánh giá đất đai được áp dụng rộng rãi theo 2 phương pháp: + Phương pháp đánh giá đất tổng hợp: lấy năng suất cây trồng trong nhiều năm làm tiêu chuẩn và chú ý đi sâu vào phân hạng đất đai cho từng loại cây trồng. + Phương pháp đánh giá đất theo từng yếu tố: bằng cách thống kê các yếu tố tự nhiên và kinh tế để so sánh, lấy lợi nhuận tối đa là 100 điểm hoặc 100% để làm mốc so sánh lợi nhuận ở các loại đất khác nhau. c. Phương pháp đánh giá đất đai ở Canada Canada đánh giá đất theo các tính chất tự nhiên của đất và năng suất ngũ cốc nhiều năm. Trong nhóm cây ngũ cốc lấy cây lúa mì làm tiêu chuẩn và khi có nhiều loại cây thì dùng hệ số quy đổi ra lúa mì. Trong đánh giá đất đai các chỉ tiêu thường được lưu ý là thành phần cơ giới, cấu trúc đất, mức độ độ độc trong đất, xói mòn và đá lẫn. Trên cơ sở đó, đất Canada được chia làm 7 nhóm rất chi tiết và thích nghi cao tới không gian sản xuất được [5]. d. Phương pháp đánh giá đất đai ở Anh Đánh giá đất đai ở Anh được áp dụng theo hai phương pháp dựa vào việc thống kê sức sản xuất tiềm năng và sức sản xuất thực tế của đất. - Phương pháp thứ nhất, xác định khả năng trồng cây nông nghiệp của đất. - Theo phương pháp thứ hai, việc đánh giá đất đai căn cứ hoàn toàn vào năng suất thực tế trên đất được lấy làm tiêu chuẩn, lấy năng suất bình quân nhiều nằm ở trên đất tốt nhất hoặc đất trung bình so sánh với năng suất trên đất tiêu chuẩn [5]. e. Luận điểm đánh giá đất theo FAO Theo FAO, việc đánh giá đất đai cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Vì vậy khi đánh giá đất được nhìn nhận như là: “Một vạt đất xác định về mặt địa lý trên một diện tích bề mặt của trái đất với những thuộc tính tương đối ổn định hoặc
  25. 17 thay đổi có tính chất chu kỳ có thể dự đoán được của môi trường bên trên, bên trong và bên dưới nó như: Không khí, loại đất, điều kiện địa chất, thủy văn thực vật và động vật, những hoạt động trước đây và hiện nay của con người, ở chừng mực mà những thuộc tính này có ảnh hưởng đáng kể đến việc sử dụng vạt đất đó trong hiện tại và tương lai”. Như vậy theo luận điểm này đánh giá đất đai phải được xem xét trên phạm vi rất rộng, bao gồm cả không gian, thời gian, tự nhiên, kinh tế và xã hội. Đặc điểm của đánh giá đất theo FAO là những tính chất của đất đai có thể đo lường hoặc định lượng được. Vấn đề quan trọng là cần lựa chọn chỉ tiêu đánh giá đất đai thích hợp, có vai trò tác động trực tiếp và có ý nghĩa tới đất đai của vùng nghiên cứu [6]. 2.3.2.2. Ở Việt Nam Sử dụng đất ở Việt Nam là cả một quá trình bốn nghìn năm lịch sử nhưng công tác điều tra, nghiên cứu mới phát triển sau này. Sự tìm hiểu đất đai để phát triển ấp, trại trong chế độ phong kiến được tiếp bước bằng các cuộc điều tra, nghiên cứu có kiến thức hơn trong thời kỳ Pháp thuộc. Năm 1954 hòa bình lập lại ở miền bắc, Vụ Quản lý ruộng đất và Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, sau đó là Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp đã nghiên cứu phân hạng đất vùng sản xuất nông nghiệp ( áp dụng phương pháp đánh giá đất đai của Docutraiev). Dựa vào các chỉ tiêu chính về điều kiện sinh thái và tính chất đất của từng vùng sản xuất nông nghiệp, đất được chia thành 5 - 7 hạng theo phương pháp tính điểm. Nhiều tỉnh đã xây dựng được các bản đồ phân hạng đất đai đến cấp thị trấn, góp phần đáng kể cho công tác quản lý đất đai trong giai đoạn kế hoạch hóa sản xuất. Từ năm 1990 đến nay, Viện Quy hoạch và thiết kế Nông nghiệp đã thực hiện nhiều công trình nghiên cứu đánh giá đất trên phạm vi toàn quốc với 9 vùng sinh thái và nhiều vùng chuyên canh theo các dự án đầu tư [4]. Quy trình đánh giá đất của FAO được vận dụng trong đánh giá đất đai ở Việt Nam từ các địa phương đến các vùng, miền của toàn quốc. Những công trình nghiên cứu triển khai sâu rộng ở một số vùng sinh thái lớn có đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu.
  26. 18 Có thể khẳng định rằng: Nội dung và phương pháp đánh giá đất cuả FAO đã được vận dụng có kết quả ở Việt Nam, phục vụ hiệu quả cho chương trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới cũng như trong các dự án quy hoạch sử dụng đất ở các địa phương. Các cơ quan nghiên cứu đất ở Việt Nam đang và sẽ tiếp tục nghiên cứu, vận dụng các phương pháp đánh giá đất của FAO vào các vùng sản xuất nông lâm nghiệp khác nhau phù hợp với điều kiện sinh thái, cấp tỷ lệ bản đồ, đặc biệt với các điều kiện kinh tế - xã hội, để nhanh chóng hoàn thiện các quy trình đánh giá đất và phân hạng thích hợp đất đai cho Việt Nam [2]. 2.3.3. Cơ sở thực tiễn của đề tài 2.3.3.1. Vai trò ý nghĩa của đất đai trong nông nghiệp Đất là khoảng không gian lãnh thổ cần thiết đối với mọi quá trình sản xuất trong các ngành kinh tế quốc dân và hoạt động của con người. Đối với nông nghiệp: Đất đai là yếu tố không thể thiếu của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất đồng thời là đối tượng lao động (luôn chịu tác động trong quá trình sản xuất như: Cày, bừa, xới, xáo ) và công cụ lao động hay phương tiện lao động (Sử dụng để trồng trọt, chăn nuôi ). Quá trình sản xuất luôn có mối quan hệ chặt chẽ với độ phì nhiêu và quá trình sinh học tự nhiên của đất. Thực tế cho thấy, trong quá trình phát triển xã hội loài người, sự hình thành và phát triển của mọi nền văn minh, các thành tựu khoa học công nghệ đều được xây dựng trên nền tảng cơ bản, đó là sử dụng đất. Trong nông nghiệp, ngoài vai trò là cơ sở không gian đất còn có hai chức năng đặc biệt quan trọng: - Là đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của con người trong quá trình sản xuất. - Đất tham gia tích cực vào quá trình sản xuất, cung cấp cho cây trồng nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Như vậy đất trở thành công cụ sản xuất. Năng suất và chất lượng sản
  27. 19 phẩm phụ thuộc vào độ phì nhiêu của đất. Trong tất cả các loại tư liệu sản xuất dùng trong nông nghiệp chỉ có đất mới có chức năng này. Chính vì vậy, có thể nói rằng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt trong nông nghiệp. 2.3.3.2. Sự cần thiết phải đánh giá hiệu quả sử dụng đất Thế giới đang sử dụng khoảng 1,5 tỷ ha đất cho sản xuất nông nghiệp. Tiềm năng đất nông nghiệp của thế giới khoảng 3 - 5 tỷ ha. Nhân loại đang làm hư hại đất nông nghiệp khoảng 1,4 tỷ ha đất và hiện nay có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị bỏ hoang do xói mòn và thoái hóa. Để giải quyết nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp, con người phải thâm canh, tăng vụ, tăng năng suất cây trồng đồng thời mở rộng diện tích đất nông nghiệp. Để nắm vững số lượng và chất lượng đất đai cần phải điều tra thành lập bản đồ đất, đánh giá phân hạng đất, điều tra hiện trạng, quy hoạch sử dụng đấthợp lý là điều rất quan trọng mà các quốc gia đặc biệt quan tâm nhằm ngăn chặn những suy thoái tài nguyên đất đai do sự thiếu hiểu biết của con người, đồng thời nhằm hướng dẫn về sử dụng đất và quản lý đất đai sao cho nguồn tài nguyên này được khai thác tốt nhất mà vẫn duy trì sản xuất trong tương lai. Phát triển nông nghiệp bền vững có tính chất quyết định trong sự phát triển chung của toàn xã hội. Điều cơ bản nhất của phát triển nông nghiệp bền vững là cải thiện chất lượng cuộc sống trong sự tiếp xúc đúng đắn về môi trường để giữ gìn tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên đất cho các thế hệ sau này. 2.3.4.Quy trình đánh giá đất 2.3.4.1. Nguyên tắc đánh giá đất - Mức độ thích hợp của đất đai được đánh giá và phân hạng cho các loại sử dụng đất cụ thể. - Việc đánh giá yêu cầu có sự so sánh giữa lợi nhuận thu được và đầu tư cần thiết trên các loại đất đai khác nhau. - Yêu cầu phải có quan điểm tổng hợp. - Việc đánh giá phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
  28. 20 - Khả năng thích nghi đưa vào sử dụng phải dựa trên cơ sở bền vững. - Đánh giá đất có liên quan tới so sánh với nhiều loại sử dụng đất. 2.3.4.2. Nội dung đánh giá đất - Các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai. - Xác định các loại sử dụng đất. - Xây dựng thang tiêu chuẩn thích hợp cho các loại sử dụng đất đó. - Hệ thống cấu trúc phân hạng đất đai.  Trình tự hoạt động đánh giá đất theo FAO Trong tài liệu “ Đánh giá đất vì sự nghiệp phát triển ” (FAO, 1990)[7] đã chỉ dẫn việc thực hiện đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất gồm 9 bước; - Bước 1: Xác định mục tiêu. Đây là bước khởi đầu, xác định quy mô và mức độ của công việc cụ thể. - Bước 2: Thu thập tài liệu. Dựa vào mục tiêu và quy mô của từng dự án đánh giá đất để thu thập các tài liệu thông tin sẵn có về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng dự án. - Bước 3: Xác định đơn vị đất đai. Mô tả các đơn vị đất đai (Land Mapping Unit - LMU) dựa trên kết quả điều tra tài nguyên đất (khí hậu, loại đất, thực vật bề mặt đất, nước ngầm). Mỗi một LMU có số lượng các đặc tính như độ dốc, lượng mưa, phẫu diện đất, thoát nước, thảm thực vật khác với LMU kề bên. - Bước 4: Xác định loại hình sử dụng đất. Xác định và mô tả các loại hình sử dụng đất với các thuộc tính chính liên quan đến: các chính sách và mục tiêu phát triển, những hạn chế đặc biệt trong quá trình sử dụng đất, những nhu cầu và ưu tiên của chủ sử dụng, các điều kiện tổng quát về kinh tế - xã hội và sinh thái nông nghiệp trong vùng đánh giá đất. - Bước 5: Đánh giá mức độ thích hợp. Đánh giá dựa trên kết quả xây dựng bản đồ đơn vị đất đai và các yêu cầu sử dụng đất của các loại hình sử dụng đất đã được dùng để phân hạng thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất cụ thể.
  29. 21 - Bước 6: Xác định giải pháp về kinh tế - xã hội, môi trường. Dựa trên kết quả đánh giá, phân hạng thích hợp đề xuất các loại hình sử dụng đất cho từng vùng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và đảm bảo sự ổn định về môi trường. - Bước 7: Xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất. Đây là bước chuyển tiếp giữa công tác đánh giá đất và quy hoạch sử dụng đất dựa trên các loại hình thích hợp hiện tại. - Bước 8: Quy hoạch sử dụng đất . Từ kết quả xác định các loại hình sử dụng đất thích hợp nhất để đưa ra định hướng sử dụng đất có hiệu quả. - Bước 9: Áp dụng của việc đánh giá đất. Áp dụng công tác đánh giá đất của FAO vào thực tiễn, phục vụ cho phát triển nền nông nghiệp bền vững. 2.3.5. Hiệu quả sử dụng đất Đánh giá đất cho các vùng sinh thái hoặc các vùng lãnh thổ khác nhau là nhằm tạo ra một sức sản xuất mới, ổn định, bền vững và hợp lý. Trong đó đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một nội dung hết sức quan trọng. Vậy hiệu quả sử dụng đất là gì? Theo khái niệm trên thì hiệu quả sử dụng đất phải là kết quả của quá trình sử dụng đất. Trong đó ta quan tâm nhiều tới kết quả hữu ích, một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người, được thể hiện bằng những chỉ tiêu cụ thể xác định 2.3.5.1. Hiệu quả kinh tế Như vậy hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 đại lượng đó. Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị đều tính
  30. 22 đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt được một trong hai yếu tố hiệu quả kĩ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế. Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất hiệu quả kinh tế sử dụng đất là: Trên một diện tích đất nhất định sản xuất ra một khối lượng của cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động thấp nhất nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội. Xuất phát từ lý do này mà trong quá trình đánh giá đất nông nghiệp cần phải chỉ ra được loại hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao 2.3.5.2. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội là phạm trù có liên quan mật thiết với hiệu quả kinh tế và thể hiện mục tiêu hoạt động kinh tế của con người, việc lượng hóa các chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả xã hội còn gặp nhiều khó khăn mà chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, định canh, định cư nâng cao mức sống toàn dân Trong sử dụng đất nông nghiệp, hiệu quả về mặt xã hội chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên một diện tích đất nông nghiệp. Hiện nay, việc đánh giá hiệu quả xã hội các loại hình sử dụng đất nông nghiệp là vấn đề đang được nhiều nhà khoa học quan tâm. 2.3.5.3. Hiệu quả môi trường Hiệu quả môi trường là một vấn đề mang tính toàn cầu, ngày nay đang được chú trọng quan tâm và không thể bỏ qua khi đánh giá hiệu quả. Điều này có ý nghĩa là mọi hoạt động sản xuất, mọi biện pháp khoa học kỹ thuật, mọi giải pháp quản lý được coi là hiệu quả khi chúng không gây tổn hại hay có những tác động xấu đến môi trường đất, môi trường nước và môi trường không khí cũng như không làm ảnh hưởng xấu đến môi sinh và đa dạng sinh học. Có được điều đó mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi quốc gia cũng như cả cộng đồng quốc tế.
  31. 23 Trong sản xuất nông nghiệp, hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, vừa đảm bảo lợi ích hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến tương lai, nó gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất và môi trường sinh thái. Sử dụng đất hợp lý, hiệu quả cao và bền vũng phải quan tâm tới cả ba hiệu quả trên, trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm, không có hiệu quả kinh tế thì không có điều kiện nguồn lực để thực thi hiệu quả xã hội và môi trường, ngược lại, không có hiệu quả xã hội và môi trường thì hiệu quả kinh tế sẽ không bền vững. 2.3.6. Đặc điểm, tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 2.3.6.1. Đặc điểm đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Diện tích đất nông nghiệp trên thế giới có hạn, nhu cầu về lương thực thực phẩm ngày càng tăng. Vì vậy, việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp là rất cần thiết, có thể xem xét ở một số khía cạnh sau: - Quá trình sản xuất trên đất nông nghiệp phải sử dụng nhiều yếu tố đầu vào. Vì thế khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước tiên phải được xác định bằng kết quả thu được trên một đơn vị diện tích cụ thể thường là 1 ha, tính trên một đồng chi phí, một lao động đầu tư. - Trên đất nông nghiệp có thể bố trí các cây trồng, các hệ thống luân canh, do đó cần phải đánh giá hiệu quả của từng cây trồng, từng hệ thống luân canh (Chu Văn Cấp, 2001)[3]. - Thâm canh là một biện pháp sử dụng đất nông nghiệp theo chiều sâu, tác động đến hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trước mắt và lâu dài. Vì thế cần phải nghiên cứu hiệu quả của việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu, nghiên cứu ảnh hưởng của việc tăng đầu tư thâm canh đến quá trình sử dụng đất (Nguyễn Văn Bộ, 2000)[1]. - Phát triển nông nghiệp chỉ có thể thích hợp được khi con người biết cách làm cho môi trường cùng phát triển (Đường Hồng Dật và các cộng sự, 1994)[7]. Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp đến môi trường xung quanh.
  32. 24 - Hoạt động sản xuất mang tính xã hội sâu sắc. Vì vậy, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp cần quan tâm đến những tác động của sản xuất nông nghiệp đến các vấn đề xã hội như: giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ dân trí trong nông thôn. 2.3.6.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp Đối với nông nghiệp, tiêu chuẩn để đánh giá là mức đạt được các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường do xã hội đặt ra. Cụ thể như tăng năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng chất lượng và tổng sản phẩm hướng tới thỏa mãn tốt nhu cầu nông sản cho thị trường trong nước và tăng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng yêu cầu về bảo vệ hệ sinh thái nông nghiệp bền vững (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)[16]. Sử dụng đất phải đảm bảo cực tiểu hóa chi phí các yếu tố đầu vào và theo nguyên tắc tiết kiệm khi cần sản xuất ra một lượng nông sản nhất định. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp có ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ngành nông nghiệp, đến hệ thống môi trường sinh thái nông nghiệp, đến những người sống bằng nông nghiệp. Vì vậy, đánh giá hiệu quả sử dụng đất phải tuân theo quan điểm sử dụng đất bền vững hướng vào 3 tiêu chuẩn chung như sau: bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội, bền vững về mặt môi trường (FAO, 1990)[24]. 2.3.6.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 1. Nguyên tắc khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hệ thống chỉ tiêu phải có tính thống nhất, tính toàn diện và tính hệ thống. Các chỉ tiêu có mối quan hệ hữu cơ với nhau, đảm bảo tính so sánh có thang bậc (Nguyễn Đình Hợi, 1993)[10]. + Để đánh giá chính xác, toàn diện cần phải xác định chỉ tiêu chính, chỉ tiêu cơ bản, biểu hiện mặt cốt yếu của hiệu quả theo quan điểm và tiêu chuẩn đã chọn, các chỉ tiêu bổ sung để hiệu chỉnh chỉ tiêu chính, làm cho nội dung kinh tế biểu hiện đầy đủ hơn, cụ thể hơn (Nguyễn Duy Tính, 1995)[15]. + Các chỉ tiêu phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển nông nghiệp ở nước ta, đồng thời có khả năng so sánh quốc tế trong quan hệ đối ngoại, nhất là
  33. 25 những sản phẩm có khả năng hướng tới xuất khẩu. Hệ thống chỉ tiêu phải đảm bảo tính thực tiễn và tính khoa học, phải có tác dụng kích thích sản xuất phát triển. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Xuất phát từ bản chất của hiệu quả là nói lên mối quan hệ giữa kết quả và chi phí, mối quan hệ này có thể là quan hệ hiệu số hoặc quan hệ thương số (Vũ Thị Phương Thụy, 2000)[16], (Nguyễn Duy Tính, 1995)[15], nên dạng tổng quát của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả là: H = K - C H = K/C H = (K - C)/C H = (K1 - K0)/(C1 - C0) Trong đó: H : hiệu quả K : kết quả C : chi phí 0 và 1 là chỉ số về thời gian 2.Lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp:  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế: - Hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp: + Giá trị sản xuất (GO: Gross Output): Là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm. GO = (QiPi + qipi) Trong đó: Qi: là khối lượng sản phẩm chính loại i Pi: là đơn giá sản phẩm chính loại i qi: là khối lượng sản phẩm phụ loại i pi: là đơn giá sản phẩm phụ loại i + Chi phí trung gian (IC: Intermediate Costs): là toàn bộ các khoản chi phí về vật chất cho các hoạt động sản xuất, bao gồm các khoản chi phí về nguyên vật liệu, giống, phân bón, dịch vụ mua ngoài IC = Cj
  34. 26 Trong đó: Cj là khoản chi phí thứ j + Giá trị gia tăng (VA: Value Added): là giá trị tăng thêm của quá trình sản xuất sau khi đã loại bỏ chi phí vật chất và dịch vụ. VA = GO - IC + Lợi nhuận (P: Profits): là phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi toàn bộ các chi phí sản xuất kinh doanh và làm nghĩa vụ đối với ngân sách. P = GO – (IC + A + T + Lt + L) Trong đó: A: khấu hao tài sản cố định T: Các khoản thuế phải nộp Lt: Chi phí thuê lao động bên ngoài L: Chi phí lao động của bản thân người sản xuất. - Hiệu quả trên 1 đơn vị chi phí vật chất (thường tính cho 1000đ chi phí) + Giá trị sản xuất trên chi phí vật chất + Giá trị gia tăng trên chi phí trung gian + Lợi nhuận trên chi phí trung gian - Hiệu quả trên 1 đơn vị lao động (một lao động quy hoặc một ngày người). + Giá trị sản xuất trên lao động + Giá trị gia tăng trên lao động + Lợi nhuận trên lao động  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội + Mức thu hút lao động, mức độ sử dụng lao động, tạo việc làm, tăng thu nhập (Nguyễn Duy Tính, 1995))[15]. + Trình độ dân trí, trình độ hiểu biết xã hội (Vũ Năng Dũng và các cộng sự, 1996)[8].  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường: Theo Đỗ Nguyên Hải (1999)[9], chỉ tiêu đánh giá chất lượng của môi trường trong quản lý sử dụng dất đai bền vững ở vùng nông nghiệp được tưới là: + Quản lý đối với đất đai rừng đầu nguồn.
  35. 27 + Đánh giá các nguồn tài nguyên nước bền vững. + Đánh giá quản lý đất đai. + Đánh giá hệ thống sản xuất cây trồng. + Đánh giá tính bền vững đối với việc duy trì độ phì của đất và bảo vệ cây trồng. + Đánh giá về quản lý bảo vệ tự nhiên. + Sự thích hợp với môi trường đất khi thay đổi kiểu sử dụng đất. Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất nông nghiệp là rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài. Vì vậy, trong đề tài nghiên cứu chúng tôi chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả môi trường thông qua việc đánh giá thích hợp của các cây trồng đối với điều kiện đất đai hiện tại, thông qua kết quả điều tra về đầu tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và kết quả phỏng vấn hộ nông dân về nhận xét của họ đối với các loại hình sử dụng đất hiện tại. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa ba hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội và môi trường trong một thể thống nhất. Tuy nhiên, tuỳ từng điều kiện cụ thể mà ta có thể nhấn mạnh từng hệ thống chỉ tiêu ở mức độ khác nhau (Nguyễn Đình Hợi, 1993)[10]. 2.4. Những nghiên cứu trên thế giới và trong nước về đánh giá hiệu quả sử dụng đất 2.4.1. Những nghiên cứu trên thế giới Việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp để đáp ứng nhu cầu trước mắt và lâu dài là vấn đề quan trọng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học trên thế giới. Các nhà khoa học đã tập trung nghiên cứu vào việc đánh giá hiệu quả đối với từng loại cây trồng, từng giống cây trồng trên mỗi loại đất để từ đó có thể sắp xếp, bố trí lại cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm khai thác tốt hơn lợi thế so sánh của từng vùng. Hàng năm các Viện nghiên cứu nông nghiệp ở các nước trên thế giới cũng đưa ra nhiều giống cây trồng mới, những công thức luân canh mới, các kỹ thuật canh tác
  36. 28 mới. Đặc biệt, Viện nghiên cứu lúa quốc tế IRRI cũng đóng góp nhiều thành tựu về giống lúa và hệ thống canh tác trên đất lúa. Xu hướng chung trên thế giới là tập trung mọi nỗ lực nghiên cứu cải tiến hệ thống cây trồng trên những vùng đất bằng cách đưa thêm một số loại cây trồng vào hệ thống canh tác nhằm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm trên một đơn vị diện tích trong một năm (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006)[18]. Ở Châu Âu đã đưa chế độ luân canh 4 năm, 4 khu vực với hệ thống cây trồng gồm: khoai tây, ngũ cốc mùa xuân, cây cỏ ba lá và ngũ cốc mùa đông vào thay thế chế độ luân canh 3 năm, 3 khu với hệ thống cây trồng chủ yếu là: ngũ cốc, ngũ cốc, bỏ hóa làm cho sản lượng ngũ cốc tăng gấp 2 lần và sản lượng lương thực thực phẩm trên 1 ha tăng gấp 4 lần (Nguyễn Duy Tính, 1995)[15]. Ở Châu á những năm đầu của thập kỷ 70 nhiều vùng đã đưa các cây trồng cạn vào hệ thống cây trồng trên đất lúa làm tăng hiệu quả sử dụng đất. Nông nghiệp ấn Độ thực hiện sự chuyển dịch từ cây trồng truyền thống kém hiệu quả sang cây trồng có hiệu quả cao bằng cách trồng mía thay cho lúa gạo và lúa mì, trồng cây lúa ở vùng có mạch nước ngầm cao thay cho cây lấy hạt có dầu, bông và đậu (Nguyễn Vãn Luật, 2005)[12]. Theo báo cáo của tổ chức FAO, nhờ các phương pháp tạo giống hiện đại như đột biến thực nghiệm, công nghệ sinh học các nước trồng lúa trên thế giới đã tạo ra nhiều giống đột biến, trong đó có các nước đi đầu như Trung Quốc, Nhật, ấn Độ, Mỹ. Gần đây, vấn đề khai thác đất gò đồi đã đạt được những thành tựu đáng kể ở một số nước trên thế giới. Hướng khai thác chủ yếu trên đất gò đồi là đa dạng hóa cây trồng, kết hợp trồng cây hàng năm với cây lâu năm, trồng rừng với cây nông nghiệp trên cùng một vạt đất dốc (Nguyễn Duy Tính, 1995)[15]. Một số nước đã ứng dụng công nghệ thông tin xác định hàm lượng dinh dưỡng dựa trên phân tích lá, phân tích đất để bón phân cho cây ăn quả như ở Israel, Philipin, Hà Lan, Mỹ, Nhật , kết hợp giữa bón phân vào đất, phun phân qua lá, phân vi lượng, chất kích thích, điều hòa sinh trưởng đã mang lại hiệu quả sản xuất rất cao (Viện quy hoạch và thiết kế nông nghiệp, 2006)[18].
  37. 29 Theo kinh nghiệm của Trung Quốc, việc khai thác và sử dụng đất đai là yếu tố quyết định đến phát triển kinh tế - xã hội nông thôn toàn diện. Chính phủ Trung Quốc đã đưa ra các chính sách quản lý và sử dụng đất đai, ổn định chế độ sở hữu, giao đất cho nông dân sử dụng, thiết lập hệ thống trách nhiệm và tính chủ động sáng tạo của nông dân trong sản xuất (Đỗ Thị Tám, 2001)[14]. Những năm gần đây, việc bảo quản nông sản sau thu hoạch đã được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu và đưa vào những tiến bộ kỹ thuật thiết thực nhằm giảm thiểu hiện tượng ”mất mùa trong nhà”. Những thiết bị sau thu hoạch bao gồm: công nghệ sấy khô nông sản, công nghệ làm lạnh nông sản, cấu trúc kho tàng, công nghệ hóa học Bên cạnh đó, vấn đề đảm bảo chất lượng sau thu hoạch (chất lượng thực phẩm, vi sinh vật thực phẩm ), quản lý sau thu hoạch (quản lý farm, quản lý doanh nghiệp, kinh tế học), công nghệ bao gói sau thu hoạch (công nghệ polyme, công nghệ in ấn ) cũng được nghiên cứu và áp dụng thành công ở một số nước như Hà Lan, Pháp, Nhật, Trung Quốc, Thái Lan 2.4.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam Trong những năm qua, nhờ sự đổi mới về chính sách của Đảng, Nhà nước và sự trú trọng đầu tư ngân sách cho nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp, đội ngũ khoa học của ngành đã nghiên cứu thành công trên nhiều lĩnh vực như: giống cây trồng vật nuôi, thú y, lâm nghiệp, thuỷ lợi, canh tác, bảo vệ thực vật, phân bón Nhiều công trình nghiên cứu được hội đồng khoa học đánh giá cao, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là những tiến bộ khoa học kỹ thuật và đã đưa vào áp dụng trong sản xuất, đưa năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng trong những năm qua, đem lại hiệu quả kinh tế cao, được người sản xuất đánh giá cao. Các công trình có giá trị trên phạm vi cả nước phải kể đến công trình nghiên cứu đánh giá tài nguyên đất Việt Nam của Nguyễn Khang và Phạm Dương Ưng
  38. 30 (1993)[17], phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng của các tác giả Cao Liêm, Đào Châu Thu, Trần Thị Tú Ngà (1990)[11]. Những nghiên cứu này giúp người sản xuất có những hiểu biết và kiến thức để đưa ra được những quyết định, lựa chọn đúng đắn trong các hoạt động nông nghiệp. ở vùng đồng bằng Bắc Bộ đã xuất hiện nhiều mô hình luân canh cây trồng 3 - 4 vụ một năm đạt hiệu quả kinh tế cao, đặc biệt ở các vùng sinh thái ven đô, tưới tiêu chủ động đã có những điển hình về chuyển đổi hệ thống cây trồng trong việc bố trí lại và đưa vào những cây trồng có giá trị kinh tế cao như: hoa, cây thực phẩm cao cấp đạt hiệu quả cao. Có thể nhận thấy những nghiên cứu sâu về đất và sử dụng đất ở trên là những cơ sở cần thiết và có ý nghĩa quan trọng cho các định hướng sử dụng và bảo vệ đất cũng như xác định các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.
  39. 31 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Toàn bộ quỹ đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, moshav Ein Yahav, Arava, Israel. 3.2. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1: Khái quát về farm - Vị trí địa lý - Khái quát tình hình cơ bản Nội dung 2: Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông chà là và nho tại farm Amir Oren - Tình hình sản xuất - Tình hình chế biến và tiêu thụ Nội dung 3: Đánh giá hiệu quả sử dụng đất - Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường cho việc trồng cây ớt chuông, chà là và nho. - Chỉ ra tính bền vững và khả năng áp dụng tại Việt Nam của mô hình sản xuất trong farm. Nội dung 4: Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Thu thập số liệu thứ cấp: Trên Internet các số liệu thống kê, tổng quan về đất nước ISRAEL, về tình hình sản xuất nông nghiệp, về tình hình xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Các công nghệ đang được áp dụng trong sản xuất nông nghiệp. - Thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu cụ thể về farm; Quy mô, diện tích, tình hình sản xuất của farm - Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp: Hiệu quả kinh tế - Tổng giá trị sản phẩm (T):
  40. 32 T = p1.q1+p2.q2+ +pn.qn Trong đó: + p: là khối lượng từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + q: là đơn giá của từng loại sản phẩm của thị trường cùng thời điểm + T: là tổng giá trị sản phẩm của 1 ha đất canh tác/năm - Thu nhập thuần túy (N): N = T - Csx Trong đó: + N: thu nhập thuần túy của 1 ha đất canh tác/năm + Csx: chi phí sản xuất của 1ha đất canh tác/năm bao gồm cả chi phí vật chất và chi phí lao động - Hiệu quả sử dụng vốn (H): H = T/Csx - Giá trị ngày công lao động: HLđ=N/số ngày công lao động/ha/năm - Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính (phân cấp) được tính bằng mức độ cao, thấp. Các chỉ tiêu đạt mức càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.  Hiệu quả xã hội - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp. - Thu nhập bình quân/lao động nông nghiệp. - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo. - Mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. - Sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.  Hiệu quả môi trường. - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ và cải tạo đất. - Ý thức của người dân trong việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
  41. 33 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Khái quát về farm Amir Oren Vào năm 1980 farm được Amir Oren thành lập với 50 dunam trồng hoa hồng. Hiện tại tổng diện tích đất nông nghiệp của farm là 200 dunam (1 dunam = 1000 m² ). Có 100 dunam (10 ha) là trồng ớt chuông, 50 dunam (5 ha) trồng chà là và 50 dunam (5 ha) trồng nho. Bảng 4.1 Diện tích farm (Đơn vị: dunam) Loại hình sử dụng Ớt chuông Chà là Nho đất Diện tích trồng 100 50 50 ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) 4.1.1. Ớt chuông Điều kiện tự nhiên của farm khá thích nghi với cây ớt chuông (bao gồm: ớt chuông màu đỏ, ớt chuông màu vàng và ớt chuông màu cam). Diện tích trồng ớt chuông của farm được chia ra thành 6 khu vực trồng ớt. Trong đó có 2 khu vực trồng ớt chuông trong nhà lưới với tổng diện tích 40 dunam và 4 khu vực trồng ớt chuông trong nhà kính tổng diện tích 60 dunam. Các loại ớt chuông được trồng xen kẽ nhau theo các khoang của nhà kính, nhà lưới. Thường ớt chuông trồng trong nhà kính sẽ cao hơn so với trồng trong nhà lưới gây khó khăn cho người thu hoạch. Farm có một nhà packing house cho ớt chuông. Số lượng công nhân làm việc trong kho đóng gói khoảng 15 người. Số công nhân còn lại sẽ thu hoạch ớt ngoài farm, hoặc làm trong các farm nho và chà là. Ớt chuông là cây trồng hàng năm, từ một gốc có thể phát triển thành bụi cây nhỏ gọn thẳng, có thể đạt chiều cao 2 mét đến 2,5 mét. Quả được hình thành từ một bông hoa duy nhất phát triển trong góc giữa lá và thân cây. Tùy giống ớt chuông
  42. 34 khác nhau mà chúng khác nhau về hình dạng và màu sắc. Chúng có thể dùng để ăn sống, nấu chín hoặc chế biến. Hình 4.1 Hình ảnh ớt khoảng 2 tháng sau khi trồng Yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh: Nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây là 25 ºC – 28 ºC vào ban ngày và 18 ºC – 20 ºC vào ban đêm, tối thích cho sinh trưởng là 18 ºC – 28 ºC . Yêu cầu ánh sáng nhiều, nhất là thời điểm ra hoa, thiếu ánh sáng làm giảm tỷ lệ đậu quả. Ớt chuông có thể phát triển ở nhiều loại đất khác nhau như đất sét nhẹ, đất bazan, đất feralit vàng đỏ, riêng ở đây chủ yếu phát triển ở đất cát, pH tối thích từ 5.5-6.5. Trong điều kiện nhà che nylon hay còn gọi là nhà kính, ớt chuông có thể trồng được quanh năm. Yêu cầu dinh dưỡng: Ớt chuông là cây trồng cần phân bón Kali để hình thành quả, nếu thiếu Kali quả ớt sẽ không rắn, chắc và không đạt độ bóng đẹp.
  43. 35 4.1.2. Chà là Hình 4.2 Hình ảnh farm chà là nhìn từ trên cao Hiện tại tổng diện tích đất trồng chà là là 50 dunam (1 dunam = 1000 m²). Farm có một nhà đóng gói, một nhà để phân loại và hai kho lạnh để bảo quản sau khi thu hoạch và sau khi đóng gói. Vụ thu hoạch có 6 công nhân làm việc ngoài farm số công nhân còn lại ở lại kho vận hành máy và đóng gói vận chuyển quả vào kho lạnh ngay sau khi đóng gói. Chà là có nhiều loại giống tùy theo sự lai giống giữa cây bố và cây mẹ. Có 3 loại chà là phổ biến hiện nay là: Medjool, Degiec, Zahidi. Ðiều kiện trồng chà là là rất khắc nghiệt về đất đai thiên nhiên cũng như kỹ thuật trồng. Chà là là món ăn quý, có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao nhưng rất ít nước có khả năng sản xuất để cung ứng cho thị trường. Hiện nay ,nhu cầu chà là của con người rất cao (tới 0,4 kg/người-năm) nên thị trường rất khan hiếm mặt hàng này.
  44. 36 Chà là là loại cây trồng thích hợp với nhiều loại đất khác nhau, nhất là đất cát nghèo dinh dưỡng, đất có nước ngầm và có độ nóng cao. Ðặc biệt chà là có thể chịu đựng được nơi có độ mặn cao. Trồng bằng cây con từ 5-6 tháng tuổi. Nên trồng vào đầu vụ mưa để giảm công tưới và tăng tỉ lệ sống. Tùy theo địa hình của đất mà từng nơi có thể trồng tập trung hoặc trồng theo hàng và tùy thuộc vào điều kiện thời tiết khí hậu của từng vùng ta trồng cho phù hợp để cây đến tuổi dễ thụ phấn tự nhiên Cuối tháng 8 là thời điểm của mùa thu hoạch và kết thúc vào đầu tháng 12 hàng năm. 4.1.3. Nho Hình 4.3 Vườn nho đang cắt tỉa Nho được trồng với diện tích 50 dunam trong 6 nhà kính. Farm trồng gồm 3 giống nho chính là : SBS, Early Sweet gold, Early Sweet green.
  45. 37 Nhà đóng gói nho được sử dụng chung với nhà phân loại chà là. Nho được thu hoạch vào trước dịp lễ Pass Over ( lễ vượt qua của người Do thái) 3 tuần để kịp phục vụ ngày lễ lớn và quan trọng nhất của người Do thái vào khoảng tháng 3 hoặc tháng 4 dương lịch. Tất cả các công nhân của farm sẽ được huy động thu hoạch nho vào các buổi sáng sớm trong vòng 2 giờ đồng hồ, sau đó sẽ quay về nhà đóng gói cho hết ngày. Công việc thu hoạch nho diễn ra liên tục như vậy trong 3 tuần. 4.2. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ của ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren 4.2.1. Tình hình sản xuất 4.2.1.1. Ớt chuông Hình 4.4 Hình ảnh trồng ớt chuông trong nhà kính
  46. 38 Hình 4.5 Hình ảnh ba loại ớt chuông trồng tại farm Amir Oren * Chú thích: 1 Ớt chuông màu đỏ 2 Ớt chuông màu cam 3 Ớt chuông màu vàng Ớt chuông đúng vụ được trồng vào tháng 8 hàng năm và được thu hoạch vào khoảng gần cuối tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Tại farm Amir Oren có trồng thêm ớt chuông trái vụ, ớt trái vụ sẽ được trồng vào đầu tháng 1 và thu hoạch khoảng cuối tháng 4 đến tháng 6. Bảng 4.2 Diện tích và thời gian trồng ớt trong nhà kính và nhà lưới (Đơn vị: dunam), ( 1 dunam = 1000 m²) Thời gian Nhà lưới Nhà kính Đúng vụ 20 40 ( Từ tháng 8 đến tháng 5 năm sau) Trái vụ 20 20 (Từ tháng 1 đến tháng 6) ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm)
  47. 39 + Đầu tiên giống ớt chuông được mua ở công ty sản xuất giống, sau quá trình làm đất, ớt được đem trồng. Hàng cách hàng là 30cm, cây cách cây là 40cm, mật độ trồng lá 3200 cây/dunam. Ớt chỉ được trồng từ 5 giờ 30 sáng đến muộn nhất là 8 giờ sáng, lý do sau giờ đó và buổi chiều thời tiết có nhiệt độ cao, tỷ lệ cây giống sống sẽ giảm không thích hợp cho việc trồng ớt. Sau khi trồng sẽ được tưới nước tần suất cao giữ ẩm để cây nhanh phục hồi. + Hệ thống tưới nhỏ giọt vẫn hoạt động thường xuyên ngay cả khi ớt chưa được trồng. Hệ thống nước và phân bón sẽ tự động mở theo khung giờ đã cài đặt sẵn trong máy tính, mỗi lần sẽ tưới nhỏ giọt khoảng 30 phút thì kết thúc. Điều khác biệt ở đây là họ bón phân mỗi ngày với lượng phân bón vừa đủ để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chứ không cung cấp một lần với lượng phân lớn như ở Việt Nam. + Sau khi trồng khoảng 2 tuần, ớt cao khoảng 35cm ớt sẽ được buộc dây để hướng cho cây mọc thẳng và không bị ngã đổ do mang trái nặng cho đến khi ớt chuông hết thời kì phát triển. Thường thì ớt chuông sẽ phát triển cao 2 mét đến 2,5 mét. + Đến cuối tháng 11 hàng năm ớt chuông bắt đầu chín và được thu hoạch về kho đóng gói phân loại quả (nhỏ, trung bình và lớn), đóng hộp sau đó sẽ được vận chuyển đến công ty xuất khẩu. + Với ớt trái vụ sẽ được thu hoạch từ cuối tháng 4 Bảng 4.3 Trung bình tổng sản lượng ớt chuông thu được qua các năm ( Đơn vị: tấn/dunam), ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Năng suất 9 7 8 ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Qua bảng trên ta thấy lượng ớt trung bình trên dunam qua các năm đều cao. Trên tổng 100 dunam (10 ha) trồng ớt chuông của farm Amir Oren thì năm 2016 – 2017 có tổng trung bình sản lượng rất lớn là 900 tấn/10 ha.
  48. 40 4.2.1.2. Chà là Hình 4.6 Chà là chuẩn bị đưa từ vườn về packing house - Tùy vào thời kỳ sinh trưởng của cây mà chế độ nước tưới khác nhau. - Khi cây còn nhỏ, dọn sạch cỏ dại xung quanh gốc để cỏ không lấn át chà là mới trồng. - Mỗi năm vào khoảng tháng 12 cần phải cắt lá già, khô khi lá non mọc, cắt đến 5-10 lá già. Khi lá non mọc ra sẽ được tỉa gai để dễ dàng cắt hoa, bọc túi và thu hoạch.
  49. 41 - Cây chà là nở hoa đón nhị đực trong 3 ngày, nếu nó được thụ tinh thì kết trái ngay sau đó. Nếu không có phấn thụ tinh thì hoa héo đi sau 3 ngày kế tiếp. Ðể tăng khả năng đậu trái của hoa cái, người ta áp dụng biện pháp thụ tinh nhân tạo và biện pháp canh tác để tăng khả năng thụ phấn tự nhiên. - Khi mùa hoa nở, farm cắt lấy hoa đực, sau đó tách chiết lấy phấn hoa đực và dùng máy phun phấn hoa đực lên vòi nhụy cái vào mỗi sáng sớm. Quá trình thụ phấn nhân tạo như vậy được lặp lại ba lần để đảm bảo tất cả hoa cái đều được thụ phấn. - Sau khi thụ phấn được 3 tuần, công việc tiếp theo là cắt tỉa quả trên chùm quả, sao cho trên mỗi dây có từ 8-10 quả, và trên mỗi chùm có từ 20-25 dây, để đảm bảo quả sau khi thu hoạch đạt đủ kích thước theo yêu cầu. - Đến cuối tháng 8 hàng năm chà là bắt đầu chín và được thu hoạch về kho đóng gói phân loại quả (hỏng, tốt, nhỏ, trung bình, lớn), đóng hộp (1kg, 3kg, 5kg) sau đó sẽ được chuyển đến kho lạnh để bảo quản. Bảng 4.4 Trung bình tổng sản lượng chà là thu được qua các năm ( Đơn vị: tấn/dunam), ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Năng suất 10 9 9,5 ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Bảng số liệu trung bình tổng lượng chà là cho ta thấy sản lượng chà là trung bình trên dunam qua các năm đều cao. Trên tổng 50 dunam (5 ha) trồng chà là của farm Amir Oren thì năm 2016 – 2017 có tổng trung bình sản lượng cao nhất 500 tấn/5 ha
  50. 42 4.2.1.3. Nho Hình 4.7 Ông chủ hướng dẫn tỉa chùm nho Nho được trồng được trồng bằng cây con, mua từ công ty sản xuất cây trồng, thường được trồng vào giữa tháng 3, và được thu hoạch sau 2 năm trồng. - Do điều kiện đất đai không tốt, không đạt đủ tiêu chuẩn để trồng nho, nên farm sử dụng đất núi lửa đã nghiền thành các hạt mịn, nhỏ ; đất này có ưu điểm là loại đất trung tính, không có chất dinh dưỡng, nên chủ farm rất dễ kiểm soát lượng nước tưới, hàm lượng chất dinh dưỡng và hàm lượng axit bazơ trong đất cho cây trồng. - Đất được đổ trong các giá thể nhựa dài tạo thành luống để trồng nho, khoảng cách trồng giữa các cây nho từ 1,5 đến 2 mét. - Nho của farm được trồng để phục vụ ngày lễ Vượt qua của người Do thái, nên thường được thu hoạch vào khoảng giữa tháng 3. - Sau khi thu hoạch xong sẽ tiến hành cắt tỉa cành nho :
  51. 43 + Lần tỉa thứ nhất vào tháng 4 cắt hết tất cả các cành nho bé, chỉ để 3 nhánh to từ gốc lên, và trên ba nhánh to cắt tỉa để lại có 3 nhánh nhỏ, mỗi nhánh nhỏ cắt để lại đúng 3 lóng. Sau khi cắt tỉa 2 tuần các mầm nho non sẽ mọc lên rất nhiều, ta phải tỉa đi chỉ để lại trên mỗi nhánh nhỏ 2-3 chồi non. + Lần tỉa thứ hai vào khoảng giữa tháng 10, sau lần tỉa đầu cây đã hấp thụ đủ lượng ánh sáng, và thời gian để tạo nên mầm gen ra hoa. Lần tỉa này giống hệt như lần một. Sau khi tỉa được hai tuần, các mầm non sẽ mọc lên kèm theo các chùm hoa trên mỗi cành non. - Sau khi ra hoa được hai tuần, công việc tiếp theo là tỉa hoa, mỗi cành nho bé chỉ để lại 1-2 chùm hoa. - Sau khi tỉa hoa 20 ngày, sẽ tiến hành tỉa quả bằng phương pháp phun thuốc và tỉa thủ công. - Và cuối cùng là dùng hóoc môn Gibberellin và Guliver để tăng kích thước và độ ngọt của quả. Và chờ thu hoạch. Bảng 4.5 Trung bình tổng sản lượng nho thu được qua các năm ( Đơn vị: tấn/dunam), ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Năng suất 9,2 7,5 8 ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Bảng số liệu trung bình tổng lượng nho cho ta thấy sản lượng nho trung bình trên dunam qua các năm đều cao. Trên tổng 50 dunam (5 ha) trồng nho của farm Amir Oren thì năm 2016 – 2017 có tổng trung bình sản lượng cao nhất 460 tấn/5 ha. 4.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ 4.2.2.1. Ớt chuông - Khi quả đạt kích thước tối đa, màu sắc chuyển từ xanh sang vàng, cam hay đỏ được 80% quả thì có thể thu hoạch. Ớt chuông thu hoạch từ 5 đến 6 tháng đối với ớt đúng vụ và trong 2 tháng đối với ớt trái vụ vì ớt trái vụ thu hoạch vào tháng 5 và tháng 6 là tháng có nhiệt độ rất cao ở Israel nên quả sinh trưởng và chín rất
  52. 44 nhanh. Khi thu hoạch tránh để trầy xước và làm gẫy cuống sẽ làm hỏng và mất giá trị của quả. - Thu hoạch tiến hành sau khi ớt đã được cách ly thuốc bảo vệ thực vật,hóoc môn theo khuyến cáo của nhà sản xuất. - Sau khi thu hoạch ớt được mang về kho đóng gói, sau quá trình làm sạch và chọn lọc ớt được phân loại bằng máy móc đạt chuẩn về cân nặng cho mỗi kích cỡ quả, từ quả nhỏ, quả trung bình, quả lớn và quả đem bán chợ. Mỗi loại quả sẽ được chạy ra các cửa ra khác nhau và đóng hộp. - Ớt chuông được đóng gói vào hộp 5 kg hoặc 10 kg, sau đó đóng thành palet, tiếp theo chuyển qua máy packao plastic palet đến cuối ngày sẽ có xe đến chở đi xuất khẩu trong ngày. Hình 4.8 Ớt chuông đỏ có thể thu hoạch
  53. 45 Hình 4.9 Packing house đóng gói ớt chuông 4.2.2.2. Chà là Hình 4.10 Packing house chà là Chà là được thu hoạch tiên tục trong vòng 3 tháng.
  54. 46 Sau khi thu hoạch chà là được chở từ vườn về đưa vào nhà sấy để các quả chín đều, thời gian sấy từ 4 tiếng đến 10 tiếng sau đó được đưa vào kho lạnh chờ phân loại và đóng gói theo các quy trình sau : + Đưa qua dây chuyền phân loại bằng tay chọn những quả những quả hỏng vứt bỏ, và những quả to mọng nước để đóng hộp loại 1 kg + Những quả chạy qua dây chuyền phân loại bằng tay thì tiếp tục chạy qua dây chuyền rửa tự động + Tiếp theo quả sẽ được chạy dây chuyền để máy tính quét phân tích độ tổn thương của quả và phân loại tự động theo khối lượng rồi chạy ra các ô phân loại gồm : loại từ 11-15 (gam/quả), 15-17 (gam/quả), 17-22 (gam/quả), 22-26 (gam/quả) và loại >26 (gam/quả). + Sau khi phân loại theo khối lượng quả sẽ rơi vào trong các hộp 5kg dưới các đường truyền và được cân lại một lần nữa cho đủ khối lượng. + Sau khi cân đủ khối lượng hộp quả sẽ chạy qua máy bọc nilon, máy hút chân không và sau đó đóng nắp hộp. + Công đoạn cuối cùng các hộp chà là đã đóng gói xong được xếp lên palet, chuyển qua máy packao plastic palet, chuyển vào kho lạnh và chờ xuất khẩu. 4.2.2.3. Nho Hình 4.11 Phân loại và đóng hộp nho
  55. 47 Nho được thu hoạch trong khoảng 3 tuần để phục vụ lễ vượt qua Pass Over của người Do Thái. - Nho sẽ chín từ trên xuống dưới theo chùm nho, và trước khi thu hoạch nho phải đạt đủ từ 140 brix (độ đường) trở lên. - Nho sẽ được thu hoạch trong vòng hai tiếng đồng hồ vào mỗi buổi sáng. Sau đó sẽ được vận chuyển về nhà packing house đóng gói. - Việc phân loại và đóng gói nho mất rất nhiều thời gian nên farm cần khoảng 30 công nhân để đóng gói hoàn thành toàn bộ số nho thu hoạch trong ngày. - Nho được đóng gói thành 2 loại : loại 1 là loại quả to độ ngọt cao, loại 2 là loại quả bé và loại có độ ngọt thấp. - Nho được đóng gói vào hộp 1kg, những hộp 1 kg sẽ được đặt vào hộp giấy 10 kg và đặt vào palet. Cuối ngày nho sẽ được công ty tiêu thụ nho đến chở đi kho lạnh. 4.3. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất tại farm Amir Oren 4.3.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu không thể thiếu trong đánh giá hiệu quả sử dụng đất, đây là căn cứ quan trọng để tìm ra giải pháp kỹ thuật và lựa chọn được loại hình sử dụng đất thích hợp. Để đánh giá được hiệu quả kinh tế em đã tiến hành điều tra thực địa và điều tra chủ farm theo mẫu phiếu điều tra về các chỉ tiêu: Năng suất, sản lượng, giá bán, chi phí vật chất, lao động ( đánh giá hiệu quả kinh tế các kiểu sử dụng đất thông qua các chỉ tiêu: Giá trị sản suất, chi phí sản xuất, thu nhập thuần, hiệu quả đồng vốn, giá trị ngày công lao động ). Tổng chi phí sản xuất (shekel/dunam) bao gồm: vật liệu, phân bón, thuốc trừ sâu, điện, nước, công lao động Để đánh giá hiệu quả sử dụng đất của farm Amir Oren em đã tiến hành điều tra nông hộ theo mẫu phiếu điều tra. 4.3.1.1. Ớt chuông Hiệu quả kinh tế của cây ớt chuông tính trên 1 dunam của farm (1dunam=1000 m² ) được thể hiện qua bảng sau:
  56. 48 Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế của cây ớt chuông tại farm Amir Oren ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Sản lượng 9 7 8 ( tấn/dunam) Gía trị sản phẩm 7 5 8 ( shekel/kg ) Tổng chi phí sản xuất trên dunam 32.000 35.000 35.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận 31.000 0 29.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận trên100 dunamớt chuông 3.100.000 0 2.900.000 ( shekel) ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Từ bảng trên ta thấy: - Năm 2016-2017 là năm có sản lượng, giá trị ớt chuông cao nhất 9 tấn/dunam, giá bán 7 Shekel/kg và cũng là năm có lợi nhuận cao nhất 31.000 shekel/dunam ( 201.500.000 đồng/1000 m²). - Năm 2018-2019 là năm có sản lượng khá cao 8 tấn/dunam giá bán 8 shekel/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 29.000 shekel/dunam( 188.500.000 đồng/1000 m²). - Năm 2017 - 2018 đồng thời cả sản lượng và giá cả đều giảm nên sau khi đã trừ mọi chi phí sản xuất thì farm không có lợi nhuận. *Ghi chú: 1 shekel ( ILS) = 6.500 đồng ( VND ) 4.3.1.2. Chà là Chà là là loại cây lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao nếu được chăm sóc phù hợp. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu em đã tiến hành điều tra trực tiếp chủ farm và thu được kết quả thể hiện qua bảng sau:
  57. 49 Bảng 4.7 Hiệu quả kinh tế của cây chà là tại farm Amir Oren ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Sản lượng 10 9 9,5 ( tấn/dunam) Gía trị sản phẩm 30 30 32 ( shekel/kg ) Tổng chi phí sản xuất trên dunam 50.000 50.000 50.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận 250.000 220.000 254.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận trên 50 dunamchà là 12.500.000 11.000.000 12.700.000 ( shekel) ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Từ bảng trên ta thấy: - Năm 2018 - 2019 là năm có giá trị chà là cao nhất giá bán 32 shekel/kg và cũng là năm có lợi nhuận cao nhất 254.000 shekel/dunam ( 1.651.000.000 đồng/1000 m²). - Năm 2016 - 2017 là năm có sản lượng cao nhất 10 tấn/dunam giá bán 30 shekel/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 250.000 shekel/dunam (1.625.000.000 đồng/1000 m²). - Năm 2017 - 2018 là năm có sản lượng thấp nhất 9 tấn/dunam giá bán 30 shekel/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 220.000 shekel/dunam ( 1.430.000.000 đồng/1000 m²). *Ghi chú: 1 shekel ( ILS) = 6.500 đồng ( VND ) 4.3.1.3. Nho Hiệu quả kinh tế của cây nho tính trên 1 dunam tại farm Amir Oren được thể hiện qua bảng sau :
  58. 50 Bảng 4.8 Hiệu quả kinh tế của cây nho tại farm Amir Oren ( 1 dunam = 1000 m²) Tiêu chuẩn đánh giá 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Sản lượng 9,2 7,5 8 ( tấn/dunam) Gía trị sản phẩm 28 26 25 ( shekel/kg ) Tổng chi phí sản xuất trên dunam 30.000 30.000 30.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận 227.600 165.000 170.000 (shekel/dunam) Lợi nhuận trên 50 dunam chà là 11.380.000 8.250.000 8.500.000 ( shekel) ( Nguồn: Phiếu điều tra từ chủ farm) Từ bảng trên ta thấy: - Năm 2016 - 2017 là năm có sản lượng và giá trị sản phẩm cao nhất 9,2 tấn/dunam giá bán 28 shekel/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 227.600 shekel/dunam (1.479.400.000 đồng/1000 m²). - Năm 2018 - 2019 là năm có giá trị sản phẩm thấp nhất giá bán 25 shekel/kg, sản lượng 8 tấn/dunamsau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 170.000 shekel/dunam (1.105.000.000 đồng/1000 m²). - Năm 2017 - 2018 là năm có sản lượng thấp nhất 7,5 tấn/dunam giá bán 26 shekel/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất còn lợi nhuận là 165.000 shekel/dunam (1.072.500.000 đồng/1000 m²). *Ghi chú: 1 shekel ( ILS) = 6.500 đồng ( VND ) Tổng hiệu quả kinh tế mà ba loại hình sử dụng đất đem lại trong biểu đồ:
  59. 51 Shekel 14000000.0 12000000.0 10000000.0 Ớt chuông 8000000.0 Chà là 6000000.0 4000000.0 Nho 2000000.0 .0 2016-2017 2017-2018 2018-2019 Giai đoạn Hình 4.12 Biểu đồ tổng hiệu quả kinh tế farm Amir Oren - Từ biểu đồ trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2016 đến 2019 thì chà là mang lại lợi nhuận kinh tế cao nhất, ớt chuông cho hiệu quả kinh tế thấp nhất. - Tổng hiệu quả kinh tế năm 2018-2019 farm Amir Oren là 24.100.000 sekel (156 tỷ 650 triệu đồng ). 4.3.2. Hiệu quả xã hội Ngoài việc xác định hiệu quả kinh tế của các loại hình sử dụng đất thì hiệu quả xã hội mà quá trình sử dụng đất mang lại cũng hết sức quan trọng. Trong phạm vi nghiên cứu đề tài, đánh giá hiệu quả xã hội thông qua các chỉ tiêu: đáp ứng nhu cầu nông hộ, giảm tỷ lệ đói nghèo, mức độ giải quyết công ăn việc làm và thu hút lao động. Giải quyết lao động nông nhàn và dư thừa trong nông thôn đang là một vấn đề lớn cần được quan tâm. Trong khi công nghiệp và dịch vụ chưa đủ phát triển để thu hút toàn bộ lao động nông nhàn và dư thừa đó thì việc phát triển nông nghiệp theo hướng đa dạng hóa sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp là một giải pháp quan trọng để tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân và tăng thêm của cải vật chất cho xã hội, góp phần đảm bảo an ninh trật tự, hạn chế tệ nạn xã hội do thất nghiệp gây nên. Hiệu quả xã hội là sự thu hút lao động của các loại hình sử dụng đất. Vì vậy loại hình sử dụng đất nào mang lại hiệu quả kinh tế cao sẽ có tác dụng tích cực đến
  60. 52 việc nâng cao chất lượng cuộc sống, thay đổi bộ mặt nông thôn, đảm bảo an ninh lương thực, giảm tình trạng đói nghèo và giải quyết việc làm cho người dân. Để nghiên cứu về mặt xã hội của quá trình sử dụng đất nông nghiệp qua các kiểu sử dụng đất, em tiến hành so sánh mức độ đầu tư lao động, hiệu quả kinh tế bình quân trên một ngày công lao động và hiệu quả đồng vốn của mỗi kiểu sử dụng đất trên mỗi vùng dựa trên kết quả tổng hợp từ phiếu điều tra chủ farm: Bảng 4.9 Đánh giá hiệu quả xã hội của cây ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội Loại hình sử Mức độ Đáp ứng Tỷ lệ giảm Thu hút Đánh giá dụng đất giải quyết nhu cầu hộ đói lao động việc làm nông hộ nghèo Ớt chuông Cao Cao Cao Cao Cao Chà là Cao Cao Cao Cao Cao Nho Cao Cao Cao Cao Cao ( Nguồn: Thu tập dữ liệu từ chủ farm) Qua bảng tổng hợp số liệu điều tra trên cho ta thấy cây ớt chuông, chà là và nho được đánh giá là có hiệu quả xã hội cao vì các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xã hội của ba loại hình sử dụng đất đều ở mức “ Cao ”. Từ giai đoạn trồng cây, chăm sóc, thu hoạch đến giai đoạn đóng gói đều cần rất nhiều lao động đặc biệt là giai đoạn thu hoạch và đóng gói. Từ đó, giúp giải quyết công ăn việc, nâng cao mức thu nhập cho người lao động và giảm tỷ lệ đói nghèo. Tại khu vự này thu hút rất nhiều lao động trên thế giới, lao động lâu năm ở đây chủ yếu là công nhân Thái Lan, lao động hàng năm bao gồm rất nhiều du học sinh, sinh viên trên thế giới ( Việt Nam, Lào, Thái lan, Campuchia, Kenya, Cambudia, Myanmar ).
  61. 53 4.3.3. Hiệu quả môi trường Trong quá trình sử dụng đất, đất đai bị tác động bởi các yếu tố tự nhiên, thực trạng phát triển xã hội và việc khai thác sử dụng đất của con người. Tình trạng ô nhiễm môi trường, suy thoái tài nguyên đất đang có chiều hướng gia tăng, dẫn đến việc chất lượng đất giảm dần, môi trường bị ô nhiễm, suy giảm đa dạng sinh học. Hiệu quả môi trường là sự tương tác giữa các loại hình sử dụng đất và phản ứng của môi trường. Để đạt hiệu quả môi trường thì sự tương tác đó là không làm ảnh hưởng xấu đến môi trường, không làm suy thoái và ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường đất đối với sản xuất nông nghiệp. Qua đó góp phần bảo vệ và cải tạo môi trường. Để đánh giá hiệu quả môi trường của các loại hình sử dụng đất của farm Amir Oren em dựa vào đánh giá các chỉ tiêu sau: - Tỷ lệ che phủ. - Khả năng bảo vệ, cải tạo đất. - Mức độ ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đến môi trường. Hiệu quả môi trường và mức độ ảnh hưởng của các loại hình sử dụng đất được thể hiện qua bảng sau. Bảng 4.10 Đánh giá hiệu quả môi trường của cây ớt chuông, chà là và nho tại farm Amir Oren Loại hình sử Khả năng bảo Ảnh hưởng Tỷ lệ che phủ Đánh giá dụng đất vệ cải tạo đất thuốc BVTV Ớt chuông Cao Cao Thấp Cao Chà là Cao Cao Thấp Cao Nho Cao Cao Thấp Cao ( Nguồn: Thu thập dữ liệu từ chủ farm) Qua bảng trên ta thấy cả ba loại hình sử dụng đất đều đạt hiệu quả cao về môi trường, bởi chà là và nho là cây lâu năm nên tỷ lệ che phủ rất cao (trong suốt quá trình sản xuất); còn ớt chuông có tỷ lệ che phủ cao (vì thời gian đất nghỉ ngơi trong
  62. 54 1 năm là ngắn). Ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật đều ở mức thấp (ở đây khi phát hiện có sâu bệnh thường sử dụng các loài thiên địch là chủ yếu, thường thì lúc cây còn nhỏ sẽ bị sâu bệnh hại tấn công nhiều hơn, khi đến mùa thu hoạch thì rất ít khi phát hiện sâu bệnh do độ ẩm thấp sâu bệnh ít phát triển nên hầu hết là không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật). Như chúng ta biết thì thuốc BVTV rất có hại cho môi trường đất: thuốc BVTV giúp ta diệt được những sinh vật có hại: sâu, bọ, Nhưng bên cạnh đó thuốc BVTV cũng làm suy giảm các vi sinh vật có lợi cho đất vậy nên biện pháp tối ưu nhất là sử dụng các loài thiên địch và hệ thống nhà lưới nhà kính vừa giúp dễ dàng kiểm soát độ ẩm của đất vừa để phòng chống sâu bệnh hại. 4.3.4. Tính bền vững và khả năng áp dụng của cây ớt chuông, chà là và nho ở Việt Nam 4.3.4.1. Ớt chuông Sử dụng đất trồng ớt chuông là loại hình đáp ứng được hiệu quả về cả 3 mặt kinh tế - xã hội – môi trường. Việt Nam là một nước nông nghiệp, thu nhập chủ yếu là từ nông nghiệp. Vì vậy để năng cao mức thu nhập và tạo công ăn việc làm cho người dân, cũng như bảo vệ môi trường thì Việt Nam có thể ứng dụng công nghệ trồng ớt chuông. Do khí hậu Việt Nam mưa nhiều và có độ ẩm cao nên sâu bệnh hại sẽ phát triển nhiều hơn, do đó đòi hỏi sự phối hợp từ các nhà nghiên cứu và người dân để tìm ra phương pháp tốt nhất để cải thiện sâu bệnh hại. Ưu tiên phát triển trồng ớt chuông ở những nơi ít mưa hoặc sử dụng phương pháp trồng ớt chuông trong nhà kính để dễ dàng kiểm soát độ ẩm, nhiệt độ, côn trùng và sâu bệnh . Cần có chính sách hỗ trợ nông dân về vốn đầu tư trồng mới và chăm sóc trong thời kỳ kiến thiết cơ bản. Tăng cường huy động nguồn vốn tự có của nhân dân và nguồn vốn hỗ trợ từ bên ngoài của các tổ chức quốc tế, nguồn vốn từ ngân sách huyện, tỉnh và trung ương tham gia vào các chương trình phát triển cây ăn quả của huyện, xã.
  63. 55 Mở các lớp tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, sử dụng các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây ớt chuông Nhà nước cần có hỗ trợ về giá, giống, phân bón, Cán bộ khuyến nông cần trực tiếp hướng dẫn kỹ thuật sản xuất cho bà con nông dân như: kỹ thuật làm đất, ươm hạt, bón phân Xây dựng các mô hình chuyên canh, vùng sản xuất theo hướng hàng hóa dựa trên lợi thế của từng vùng, việc sản xuất theo mô hình chuyên canh sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, thuận lợi cho việc thu mua, bao tiêu sản phẩm. Ngoài ra, hiện nay đầu ra của sản phẩm vẫn gặp nhiều khó khăn, không có sự cam kết đầu ra nên giá trị sản phẩm vẫn bấp bênh theo giá thị trường. Đây chính là điểm hạn chế lớn đòi hỏi các cơ quan chức năng như Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, có hướng hỗ trợ để những người dân ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất có đầu ra ổn định hơn. Tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm: Nắm bắt thông tin thị trường, thường xuyên theo dõi các thông tin, dự báo về thị trường sản phẩm nông sản để người sản xuất yên tâm, chủ động đầu tư. Áp dụng phương pháp quảng cáo, tuyên truyền về sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng, liên kết liên doanh tìm đối tác đầu tư gắn liền với tiêu thụ sản phẩm Ớt chuông rất có triển vọng phát triển trong tương lai. Vì vậy các cấp chính quyền cần tạo điều kiện để ớt chuông được phát triển tại Việt Nam. 4.3.4.2. Chà là Ở nước ta, cây chà là thích hợp trồng trên đất cát (vùng hoang mạc), nơi có mạch nước ngầm càng tốt, chịu được mặn, lượng mưa hàng năm từ 250mm trở lên Đặc điểm sinh học của cây chà là cho thấy nó hoàn toàn thích hợp với đặc điểm khí hậu và thổ nhưỡng của nhiều tỉnh thành trong cả nước, nhất là vùng cát ven biển như Phan Thiết, Bình Thuận, Quảng Nam, Đồng Bằng Sông Cửu Long. Năm 2000, 400 cây chà là đã được trồng thí điểm tại rừng ngập mặn U Minh, Cà Mau. Đồng thời, người dân cũng trồng chà là ở các bờ vuông nuôi tôm, cá, dọc
  64. 56 các bờ kênh để tận dụng khoảng đất trồng. Kết hợp vơi mô hình nuôi ong mật để thụ phấn cho hoa chà là lợi cả đôi đường. Qua nhiều năm trồng chà là ở vùng đất ngập mặn mà ít loài cây nào phát triển được thì cây chà là vẫn xanh tốt và cho trái. Cây chà là sống rất khỏe, bộ rễ phát triển không làm ảnh hưởng đến những cây trồng, vật nuôi khác cũng như độ phì nhiêu của đất. Vào năm 2004, người dân đã trồng thử nghiệm 8,7 ha chà là trên vùng đất Mũi Né, đến nay diện tích trồng chà là đã tăng mạnh trên toàn tỉnh Bình Thuận và lan rộng ra các tỉnh thành khác. Ngoài sử dụng để lấy quả cây chà là còn được trồng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng, cây cảnh trong sân vườn, trồng trên hai lối đi tạo cảnh đẹp cho đường đi vào biệt thự, sân nhà. 4.3.4.3. Nho Hiện nay ở Việt Nam có Tỉnh Ninh Thuận là vùng có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp nhất để trồng nho. Nho là cây có những yêu cầu tương đối khắt khe về độ ẩm và lượng mưa. Như chúng ta đã biết, ở miền Bắc trồng nho rất khó vì độ ẩm cao. Nho chịu được khoảng biến động về nhiệt rất cao, từ -20oC đến 45oC. Khi độ ẩm cao sẽ phát sinh nhiều bệnh cho cây nho, những nơi mưa nhiều gây nên úng thủy thì bộ rễ của nho dễ bị thối và chết dần. Hiện nay khoa học kỹ thuật phát triển ta có thể khắc phục được những khó khăn trên bằng cách xây dựng hệ thống nhà kính Nhu cầu tiêu thụ nho ở Việt Nam là rất lớn, hiện nay nho trên thị trường trong nước chủ yếu là nhập khẩu từ nước ngoài nên nếu có sự kết hợp của nông dân với các nhà khoa học, các nhà kinh tế thì cây nho rất có triển vọng phát triển, tạo việc làm, thu nhập ổn định Như vậy thì mô hình trồng nho có thể áp dụng được trên nhiều tỉnh thành khác nhau.
  65. 57 4.4. Thuận lợi, khó khăn, bài học kinh nghiệm và đề xuất ở Việt Nam 4.4.1. Thuận lợi Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho phép nước ta phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới. - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nền nhiệt độ trung bình > 200C, lượng mưa lớn (1500 -2000 mm/năm), độ ẩm > 80% : + Cho phép nước ta trồng trọt quanh năm. + Cây trồng có nhiều điều kiện sinh trưởng, phát triển + Có thể áp dụng các phương thức thâm canh, tăng vụ, xen canh - Khí hậu phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc – Nam, đông – tây và độ cao địa hình thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, đa dạng hóa các loại nông sản (cận nhiệt, ôn đới, nhiệt đới). - Sự phân hóa của điều kiện địa hình, đất trồng cho phép và đồng thời đòi hỏi áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng : trung du miền núi Bắc Bộ trồng cây lâu năm, ở các vùng đồng bằng châu thổ trồng cây hoa màu, lương thực; Đông Nam Bộ và Tây Nguyên phát triển các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm nguồn gốc nhiệt đới. ⟹ Từ đó hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp lớn với thế mạnh khác nhau. 4.4.2. Khó khăn - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính thất thường làm cho nền nông nghiệp nước ta tăng thêm tính bấp bênh. Các thiên tai như bão, lũ, hạn hán, rét đậm rét hại, sương muối - Khí hậu nhiệt đới ẩm là môi trường thuận lợi dễ phát sinh các dịch bệnh cho cây trồng. 4.4.3. Giải pháp - Hình thành các vùng sinh thái nông nghiệp với các thế mạnh riêng - Thay đổi cơ cấu mùa vụ - Nâng cao chất lượng, giá trị xuất khẩu cho nông sản.
  66. 58 - Thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường để thúc đẩy sản xuất. - Quá trình sử dụng đất phải gắn bó với việc cải tạo, bồi dưỡng và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. ⟹ Phát triển bền vững trong nông nghiệp. 4.4.4. Bài học kinh nghiệm - Được tiếp xúc trực tiếp với nền sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, đóng gói ớt chuông, chà là, nho tại Israel. - Được thực tế lắp ráp đường ống tưới nước nhỏ giọt ngay tại farm. - Được hướng dẫn các công đoạn từ việc làm đất, trồng cây, hái quả, đóng gói quả cho đến việc nhỏ nhất là dọn dẹp farm. - Được làm nghiên cứu “ Đánh giá tác động của nồng độ hoocmon Gibberellin và hoocmon Forchlorfenuron đối với nho trồng trong nhà kính ” báo cáo tại Israel. Từ đó học hỏi, hiểu biết nhiều hơn về nông nghiệp hiện đại nước bạn, tìm ra một số điểm còn hạn chế của nông nghiệp nước nhà. 4.4.5. Ứng dụng tại Việt Nam  Cây ớt chuông Cây ớt chuông là cây trồng có tiềm năng phát triển trong tương lai tại Việt Nam, một số hộ gia đình đã áp dụng và thành công. Ông Trường Xuân Kỳ sống tại huyện Lâm Hà - Lâm Đồng đã phá bỏ cà phê trồng ớt chuông công nghệ cao, nhờ quyết định này chỉ với 4500 m2 đất mỗi năm ông Kỳ thu 1,2 – 1,5 tỷ đồng (Nguồn: Kiếm 1,5 tỷ/năm nhờ trồng ớt chuông công nghệ cao – Sơn Cước, báo Gia đình ngày 24/10/2017) ; Nhờ trồng 3.000m2 ớt chuông công nghệ cao mà gia đình ông Chử Văn Thành 50 tuổi, thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng có thu nhập trên 30 triệu đồng/tháng ( Nguồn: Lâm Đồng: U50 làm giàu nhờ trồng ớt chuông trái đỏ như son - Văn Long báo Dân Việt ngày 12/12/2018 ) Có thể thấy cây ớt chuông cũng rất thích nghi tại một số vùng ở Việt Nam. Tuy nhiên để ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất cần nguồn vốn đầu tư lớn, đòi hỏi nhà nước cần mở rộng chính sách vay vốn cho người dân.
  67. 59  Cây chà là Ngoài sử dụng để lấy quả cây chà là còn được trồng làm cây nội thất, cây xanh văn phòng, cây cảnh trong sân vườn, trồng trên hai lối đi tạo cảnh đẹp cho đường đi vào biệt thự, sân nhà. Đại lộ Võ Nguyên Giáp Hà Nội cây chà là được trồng giữa giải phân cách đường vừa làm đẹp vừa làm bóng mát. Với diện tích 400m2, ông Lê Phước Thiện ở khóm Tân Hiệp, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc tỉnh Đồng Tháp trồng gần 200 cây chà là kiểng. Ông Thiện cho biết, ông mua cây giống từ Cam pu chia về và đã trồng được khoảng 6 năm. Cây rất dễ trồng, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc quá cao, sau khi trồng khoảng 3-4 năm, cây sẽ trổ bông và cho trái mùa đầu tiên. Ngoài trồng làm kiểng, cây chà là này còn có trái màu vàng cam khi chín sẽ có màu vàng đậm hoặc đỏ, ăn có vị ngọt rất ngon. Hiện giá cây chà là trưởng thành khoảng 18 - 20 triệu đồng/cây. (Nguồn: Chà Là – Cây kiểng công trình mới tại làng hoa Sa Đéc, Báo Vĩnh Long ngày 25/05/2018).  Cây nho Ở Việt Nam nho chủ yếu được trồng ở tỉnh Ninh Thuận, nhiều giống nho mới đang được trồng thử nghiệm để tăng năng suất và thu nhập cho người nông dân Viện nghiên cứu Bông và Phát triển nông nghiệp Nha Hố, tỉnh Ninh Thuận đã nghiên cứu, lai tạo thành công một giống nho ăn tươi mới có tên NH01-152. Với những ưu điểm vượt trội về chất lượng quả, trọng lượng, khi chín trái mang màu đỏ vang đẹp mắt, giống nho ăn tươi NH01-152 đang được thương lái thu mua tại vườn với giá dao động từ 100 đến 120 đồng/kg, cao gấp 3 đến 4 lần so với giá nho đỏ quả tròn hiện nay.( Nguồn: "Thủ phủ" nho Ninh Thuận có thêm một giống nho mới chất lượng cao – Duy quan báo Người đưa tin ngày 12/8/2018). Trong những năm gần đây do nhu cầu thị trường cao loại hình sử dụng này đã được thử nghiệm ở một số tỉnh thành khác, với loại giống khác phù hợp với với điều điệu tự nhiên, khí hậu, đất đai của từng vùng.
  68. 60 Anh Ba - người tiên phong trồng thử nghiệm giống nho của Trung Quốc là Cự - phong và Tảo – hồng tại Lạng Sơn. Đây là hai giống nho do Sở KH-CN Lạng Sơn đưa về và giao cho bà con thử nghiệm. Sau vài năm, 2 giống nho này đã khẳng định có thể trồng tốt ở Lạng Sơn. Năm trước, anh Ba cho tôi biết: Giống Cự - phong sinh trưởng tốt. Từ lúc trồng cho tới lúc leo giàn là 100 ngày. 100% cây cho quả. Năng suất đạt 17 tấn/ha. Giống Tảo - hồng sinh trưởng rất tốt. Từ lúc trồng tới lúc leo giàn chỉ có 90 ngày. 100% cây cho quả. Năng suất đạt tới 20 tấn/ha. (Nguồn: Trồng giống nho mới tại Lạng Sơn – Nguyễn Lân Hùng – Báo Nông Nghiệp Việt Nam, ngày 09/06/2017)
  69. 61 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Qua thời gian nghiên cứu “ Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp tại farm Amir Oren, moshav Ein Yahav, Arava, Israel ” - Farm Amir Oren là một farm lớn thuộc Moshav Ein Yahav, Arava, Israel. Với tống diện tích là 200 dunam (20 ha), trong đó 100 dunam (10 ha) trồng ớt chuông, 50 dunam ( 5ha) trồng chà là và 50 dunam ( 5ha) trồng nho. - Thực trang sản xuất của farm Amir Oren : Cả ba loại hình sử dụng đất này đều rất thích nghi với điều kiện đất đai, khí hậu và thời tiết ở đây. Trung bình tổng sản lượng trong 3 năm 2016 đến 2019 : ớt chuông đạt 8 tấn/dunam, chà là đạt 9.5 tấn/dunam và nho đạt 8.2 tấn/dunam. - Ớt chuông, chà là và nho là ba loại cây trồng không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn đem lại hiệu quả xã hội và môi trường. Giải quyết được công ăn việc làm cho 15 công nhân người Thái Lan, 6 sinh viên người Việt Nam và 4 sinh viên người Myanmar. - Farm có nhiều thuận lợi như : Có mặt bằng rộng lớn thuận lợi thành lập các vùng chuyên canh quy mô lớn, thị trường tiêu thụ rộng, khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cao, liên kết chặt chẽ giữa nhà nghiên cứu và nông dân. - Bên cạnh những thuận lợi cũng gặp một số khó khăn như sau: hệ thống tưới nhỏ giọt sử dụng lâu sẽ bị tắc do muối bám nhiều khiến cây bị chết, sâu bệnh hại, mùa khô kéo dài, mùa mưa gây sói mòn mất lớp phủ thực vật và thường xuyên có bão cát gây hư hỏng nhà kính, nhà lưới. 5.2. Kiến nghị Sau khi học tập và nghiên cứu 11 tháng tại farm Amir Oren, moshav Ein Yahav, Arava, Israel em có kiến nghị như sau: Nhà trường cần tạo điều kiện để sinh viên được tiếp cận thực tế nhiều hơn với nền nông nghiệp công nghệ cao tại Israel và các nước có nền nông nghiệp phát triển khác; phục vụ cho công tác học tập cũng như nghiên cứu tại trường, gắn việc học đi đôi với áp dụng ngoài thực tế để khi ra
  70. 62 trường những kĩ sư sẽ có kiến thức và kinh nghiệm hòa nhập với cộng đồng trong và thế giới. Hiểu biết nhiều hơn về nông nghiệp hiện đại nước bạn, tìm ra một số điểm còn hạn chế của nông nghiệp nước nhà, đề xuất mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện kinh tế và khí hậu tại Việt Nam. Quá trình sử dụng đất phải gắn liền với việc cải tạo, bảo vệ đất, bảo vệ môi trường. Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về chính sách, phát triển cơ sở hạ tầng, giải pháp về khoa học kỹ thuật, giải pháp về thị trường thúc đẩy sản xuất. Cần khai thác tiềm năng đất đai theo hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đang dạng hóa sản phẩm hàng hóa.
  71. 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO  Tài liệu tham khảo tiếng việt: 1. Nguyễn Văn Bộ (2000), Bón phân cân đối và hợp lý cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Các Mác (1949), Tư bản Luận - Tập III, NXB Sự Thật, Hà Nội. 3. Chu Văn Cấp (2001),”Một vài vấn đề cơ bản trong phát triển nông nghiệp và nông thôn nước ta hiện nay”, Tạp chí nông nghiệp và phát triển nông thôn, (1), trang 8 – 9 . 4. Phạm Thị Chương (1998) “Các ngân hàng thương mại Hà Nội đầu tư 5.Đỗ Kim Chung (1997), Các yếu tố ảnh hưởng đến tiếp thu kỹ thuật phòng trừ dịch hại trong sản xuất nông nghiệp, biện pháp tổng hợp của nông dân ở hai vùng đồng bằng song Hồng và đồng bằng song Cửu Long, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 6. CIA (2012), Đất nước/ lãnh thổ Israel đúng hướng”, Tạp chí Ngân hàng thủ đô 7.Đường Hồng Dật và các cộng sự (1994), Lịch sử nông nghiệp Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Vũ Năng Dũng và các cộng sự (1996), Phương hướng phát triển ngành nông nghiệp chủ yếu ở Việt Nam, Kết quả nghien cứu khoa học thời kỳ 1986 – 1996, NXB Nông nghiệp Hà Nội. 9. Đỗ Nguyên Hải (1999), “Xác định chỉ tiêu đánh giá chất lượng môi trường trong quản lý sử dụng đất đai bền vững cho sản xuất nông nghiệp”, Khoa học đất, (11), trang 120. 10. Nguyễn Đình Hợi (1993), Kinh tế tổ chức và quản lý sản xuất kinh doanh nông nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội. 11. Cao Liêm và các cộng sự (1990), Phân vùng sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, Đề tài 52D.0202, Hà Nội. 12. Nguyễn Vãn Luật (2005), Sản xuất cây trông hiệu quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.