Khóa luận Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh sông Sài Gòn

pdf 78 trang thiennha21 25/04/2022 3692
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh sông Sài Gòn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cho_vay_tieu_dung_doi_voi_khach_hang_ca_nhan_tai_n.pdf

Nội dung text: Khóa luận Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi nhánh sông Sài Gòn

  1. V T V T TR Ờ I HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦN NGỌC THÙY DUNG CHO VAY TIÊU DÙNG ỐI V I KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN T NGÂN T Ổ Ầ ẦU T V T TR Ể V T – S KHÓA LUẬN TỐT NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 7340201 TP. HỒ Í , Ă 2018
  2. V T V T TR Ờ I HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH TRẦ Ọ T ÙY U CHO VAY TIÊU DÙNG ỐI V I KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN T T Ổ Ầ ẦU T V T TR Ể V T – S KHÓA LUẬN TỐT NGHI P CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ:7340201 Ờ NG DẪN KHOA HỌC TS. VĂ TUẤN TP. HỒ Í , Ă 2018
  3. `i Tóm tắt Cho vay tiêu dùng đóng vai trò quan trọng việc nâng cao chất lƣợng cuộc sống và mức phổ cập tài chính cho ngƣời dân, góp phần ổn định và phát triển kinh tế đất nƣớc. Việt Nam đƣợc đánh giá là thị trƣờng tiềm năng của tài chính tiêu dùng với những điều kiện lý tƣởng nhƣ nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, quy mô dân số lớn với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao. Xu hƣớng mở rộng tiêu dùng trong nƣớc và mức thu nhập của ngƣời dân đang ngày đƣợc nâng cao là những điều kiện thuận lợi để thúc đẩy thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển hiệu quả trong thời gian tới. Theo kịp với xu hƣớng phát triển sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng, cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn cũng đƣợc quan tâm phát triển. Mục tiêu của khóa luận là đánh giá tình hình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh dựa trên hệ thống các chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng và các nhân tố (chủ quan và khách quan) tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại. Dựa trên hệ cơ sở lý luận và các số liệu thu thập đƣợc từ chi nhánh, tác giả đánh giá cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn đã có bƣớc phát triển đáng kể cả về dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng và hiệu quả hoạt động mang lại. Tuy nhiên, kết quả cho vay tiêu dùng của chi nhánh vẫn chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng và lợi thế vốn có của mình. Bên cạnh đó vẫn tồn tại những mặt hạn chế của tình hình cho vay tiêu dùng mà BIDV Đông Sài Gòn cần khai thác và đối mặt giải quyết để mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng một cách hiệu quả. Vì vậy, khóa luận đƣa ra những kiến nghị và giải pháp phù hợp để BIDV Đông Sài Gòn khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.
  4. `ii Abstract Consumer loan plays a vital role in improving the quality of life and the level of financial access for people, contributing to the stability and development of the country's economy. Vietnam is considered as a potential market of consumer finance with ideal conditions such as the development stage of economy, the scale of the population is large with a high proportion of working age population. Tendency to expand domestic consumption and increase income levels of polulation which are favorable conditions to boost Vietnamese consumer loan market will continue to develop effectively in the future. Keeping up with the development trend of banking products and services, consumer loan at BIDV Dong Saigon was also developed. The goal of this thesis is to evaluate the situation in the consumer loan in branch, based on the system of evaluation indicators for consumer loan and the factors (subjective and objective) affect to consumer loan of commercial banks. Based on the theoretical basis and the data collected from the branch, the author reviewed that consumer loan at BIDV Dong Saigon had significant developments both in outstanding loans, the number of customers and performance. However, the consumer loan of the branch has not really matched with its potentials and advantages. In addition, there are some challenges of consumer loan in BIDV Dong Saigon which are needed to exploit and deal with in order to effectively expand consumer loan in the bank. Therefore, the thesis presents appropriate recommendations and solutions for BIDV Dong Saigon to exploit their full potential and strengths. As a result, this branch can expand business activities, minimize risks and increase profitability in business operations.
  5. `iii LỜ Khóa luận “Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng T ầu tư và hát triển Việt Nam – hi nhánh ông Sài òn” là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã đƣợc công bố trƣớc đây hoặc các nội dung do ngƣời khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn đƣợc dẫn nguồn đầy đủ trong khóa luận. Tác giả khóa luận
  6. `iv LỜI CẢ Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo, tiến sĩ Ngô Văn Tuấn trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Bên cạnh đó cũng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo khoa Tài chính – Ngân hàng của trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi vốn kiến thức quý báu, là cơ sở để hoàn thành đề tài khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo trƣờng Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt đề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo cùng các cán bộ công nhân viên của ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Đặc biệt là các cán bộ của phòng Khách hàng cá nhân đã tận tình hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận này. Do còn nhiều hạn chế về kiến thức, thời gian cũng nhƣ kinh nghiệm thực tiễn nên bài khóa luận khó tránh khỏi thiếu sót. Vì vậy tôi rất mong nhận đƣợc những đóng góp ý kiến từ các thầy cô để bài khóa luận đƣợc hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Ngọc Thùy Dung
  7. `v M C L C Tóm tắt i Abstract ii LỜI CAM ĐOAN iii LỜI CẢM ƠN iv DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT viii DANH MỤC BẢNG ix DANH MỤC HÌNH x LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 7 1.1. Các vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại 7 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng 7 1.1.2. Đặc điểm cho vay tiêu dùng 8 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng 9 1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng 10 1.2. Chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng 12 1.2.1. Số lƣợng khách hàng cho vay tiêu dùng 12 1.2.2. Doanh số cho vay tiêu dùng 13 1.2.3. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng 14 1.2.4. Doanh thu lãi cho vay tiêu dùng 15 1.2.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng 15 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 16 1.3.1. Nhân tố chủ quan 16 1.3.2. Nhân tố khách quan 18 1.4. Kinh nghiệm về cho vay tiêu dùng tại một số nƣớc trên thế giới 20 1.4.1. Ngân hàng Eastern Bank Ltd. (EBL) tại Bangladesh 20
  8. `vi 1.4.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cộng hoà Liên bang Nga 21 1.4.3. Phát triển cho vay nhà ở tại Trung Quốc 22 1.4.4. Luật hạn chế lãi suất tại Nhật Bản 24 1.4.5. Hƣớng dẫn cho vay tiêu dùng tại châu Âu 25 Tóm tắt chƣơng 1 27 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 28 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn 28 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng BIDV 28 2.1.2. Giới thiệu về BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức 30 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017 32 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn từ năm 2015 - 2017 35 2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng 35 2.2.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng 38 2.2.3. Hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn 40 2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn 42 2.3.1. Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng 42 2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng 43 2.3.3. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng 44 2.3.4. Doanh thu lãi từ cho vay tiêu dùng 48 2.3.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng 49 2.4. Đánh giá cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn 51 2.4.1. Điểm mạnh 51 2.4.2. Hạn chế 52
  9. `vii Tóm tắt chƣơng 2 53 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH ĐÔNG SÀI GÒN 54 3.1. Định hƣớng phát triển của BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn 54 3.2. Một số kiến nghị và giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV – Chi nhánh Đông Sài Gòn 55 3.2.1. Kiến nghị cho BIDV Đông Sài Gòn 55 3.2.2. Kiến nghị cho hội sở BIDV 60 Tóm tắt chƣơng 3 61 KẾT LUẬN 62 Tài liệu tham khảo Phụ lục
  10. `viii DANH M C TỪ VIẾT TẮT BĐS Bất động sản BIDV Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam CV Cho vay CVTD Cho vay tiêu dùng HĐQT Hội đồng quản trị KH Khách hàng KHCN Khách hàng cá nhân NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại TCTD Tổ chức tín dụng TSĐB Tài sản đảm bảo
  11. `ix DANH M C BẢNG Trang Bảng 2.1 Mô hình phân tích 7S McKinsey của BIDV Đông Sài Gòn 30 Bảng 2.2 Một số kết quả đạt đƣợc của BIDV Đông Sài Gòn 32 Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017 33 Bảng 2.4 Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 34 Bảng 2.5 Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV 38 Bảng 2.6 Cơ cấu xếp loại khách hàng cá nhân 41 Bảng 2.7 Cơ cấu xếp loại tài sản đảm bảo 41 Bảng 2.8 Ma trận xếp hạng khoản vay tiêu dùng 42 Bảng 2.9 Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng qua các năm 42 Bảng 2.10 Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 43 Bảng 2.11 Dƣ nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 44 Bảng 2.12 Cơ cấu cho vay tiêu dùng của BIDV giai đoạn 2015 – 2017 45
  12. `x DANH M C HÌNH Trang Hình 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV 28 Hình 2.2 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn 47 Hình 2.3 Cơ cấu cho vay tiêu dùng theo tài sản đảm bảo 48 Hình 2.4 Lợi nhuận từ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 49 Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng 50
  13. `1 LỜI MỞ ẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động cho vay tiêu dùng (CVTD) đã xuất hiện từ đầu thế kỷ 21 và nhanh trở thành một xu thế tất yếu gắn với sự phát triển của nền kinh tế ở khắp các quốc gia thuộc khu vực Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dƣơng. Đây cũng là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đã ổn định và có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, đời sống ngƣời dân cũng ngày càng đƣợc cải thiện và nâng cao, do vậy nhu cầu mua sắm và hƣởng thụ đời sống của ngƣời dân cũng ngày một gia tăng. Nắm bắt đƣợc tình hình đó, các tổ chức tín dụng (TCTD) ở Việt Nam đã triển khai loại hình cho vay tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân (KHCN) cũng nhƣ để theo kịp xu thế chung của thế giới. Có thể nói sự ra đời của cho vay tiêu dùng là hết sức cần thiết, không những giúp ngƣời dân đảm bảo chất lƣợng cuộc sống, mà thông qua đó nâng cao sự hiểu biết về mặt tài chính của ngƣời dân, góp phần ổn định kinh tế và công bằng xã hội cho đất nƣớc. Nhiều chuyên gia nhận định rằng tiềm năng thị trƣờng vay tiêu dùng ở Việt Nam vẫn còn rất lớn, do chƣa có nhiều công ty, tổ chức hoạt động trong lĩnh vực này nên thị trƣờng cho vay tiêu dùng vẫn còn nhiều tiềm năng để khai thác. Theo một thống kê của Viện chiến lƣợc ngân hàng năm 2016, các ngân hàng ở Việt Nam hiện nay đang tập trung hƣớng đến 15,8 triệu khách hàng tiềm năng của dịch vụ cho vay tiêu dùng và 30 triệu khách hàng dƣới chuẩn. Tuy nhiên, mặc dù với tiềm năng thị trƣờng lớn nhƣng cho vay tiêu dùng vẫn còn tồn tại nhiều thách thức, đặc biệt là mức độ tiếp cận của ngƣời dân với các tổ chức tín dụng còn thấp. Ở Việt Nam, gần 47% ngƣời dân vay tiền nhƣng trong số đó chỉ có 18,5% là vay từ các tổ chức tín dụng, còn lại phần lớn là vay từ ngƣời thân, bạn bè hoặc các kênh không chính thức (Thanh Mai 2017). Hiện tƣợng này đã dẫn đến hệ lụy là sự xuất hiện của “tín dụng đen” cho vay nặng lãi, gây ra nhiều vấn nạn nhức nhối cho xã hội. Hơn nữa những năm gần đây nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân đã có nhiều sự thay đổi, đòi hỏi các tổ chức tín dụng phải
  14. `2 có những mô hình thay đổi phù hợp cùng với những giải pháp hợp lý để nâng cao sức cạnh tranh trong thị trƣờng cho vay đầy tiềm năng này. Thấy đƣợc những tiềm năng và thế mạnh của thị trƣờng cho vay tiêu dùng, các ngân hàng thƣơng mại (NHTM) đang tập trung nguồn lực để phát triển thị trƣờng này, và ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam (BIDV) cũng không ngoại lệ. Đặc biệt là chi nhánh Đông Sài Gòn những năm gần đây đã không ngừng đẩy mạnh dƣ nợ tín dụng tiêu dùng, từng bƣớc cải thiện quy trình, quy chế cho vay, giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tuy vậy về chính sách và quy chế cho vay tại chi nhánh vẫn còn những vƣớng mắc nhất định, làm ảnh hƣởng đến khả năng tăng trƣởng tín dụng của chi nhánh. Từ những lý do và thực tế trên, tôi quyết định chọn đề tài “Cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàng T ầu tư và hát triển Việt Nam – Chi nhánh ông Sài òn” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của mình, để từ đó đề ra các giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn và đẩy mạnh tín dụng tiêu dùng tại chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng và hệ thống ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam nói chung. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Cho vay tiêu dùng luôn là một vấn đề “nóng” đƣợc các nhà kinh tế quan tâm và nghiên cứu. Cùng với sự phát triển ngày một mạnh mẽ của thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu đƣợc thực hiện bởi các tổ chức, cá nhân với mong muốn góp phần mở rộng cho vay tiêu dùng tại Việt Nam, giúp mảng cho vay này đƣợc triển khai rộng khắp đến ngƣời dân và theo kịp với thị trƣờng cho vay tiêu dùng thế giới. Một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực cho vay tiêu dùng có thể kể đến nhƣ: Khuất Duy Tuấn, Đẩy mạnh cho vay tiêu dùng – Xu thế tất yếu của hoạt động ngân hàng trong nền kinh tế thị trường, Tạp chí Ngân hàng số 9, 2005. Bài viết đã nêu bật đƣợc những đặc điểm, phƣơng thức cho vay cũng nhƣ tầm quan trọng của cho vay tiêu dùng. Tác giả cũng đã cho thấy đƣợc triển vọng của thị trƣờng cho vay tiêu dùng
  15. `3 tại Việt Nam ở một số khía cạnh nhƣ là: Cho vay mua nhà, xây nhà và sửa chửa nhà ở, cho vay qua thẻ, cho vay tiêu dùng thông thƣờng. Trần Ngọc Minh, Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Sở giao dịch 1, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, 2011. Tác giả nhấn mạnh vào việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Sở giao dịch 1 - Ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 - 2010 bao gồm: Mô hình tổ chức của BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1, các sản phẩm dịch vụ, thực trạng cho vay tiêu dùng và đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sở giao dịch 1. Đồng thời tác giả cũng đề xuất các giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Sở giao dịch 1. TS. Vũ Văn Thực, Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số 19, 2014. Bài viết này tập trung vào việc đánh giá khái quát thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Agribank trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013, những nguyên nhân hạn chế trong cho vay tiêu dùng tại ngân hàng và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ này nhƣ: Xây dựng chiến lƣợc cho vay tiêu dùng, mở rộng thị trƣờng cho vay, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, Nhìn chung các công trình này hầu hết đề cập đến cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng, các hình thức cho vay tiêu dùng đƣợc các ngân hàng áp dụng trong giai đoạn nghiên cứu, các chỉ tiêu giúp đánh giá cho vay tiêu dùng, tầm quan trọng và ý nghĩa của cho vay tiêu dùng cũng nhƣ các thực trạng và xu thế cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam trong giai đoạn đƣợc nghiên cứu. Tuy nhiên các công trình chƣa đề cập sâu đến những giải pháp để mở rộng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn từ 2015 đến nay. Đây là khoản thời gian có nhiều sự đổi mới trên thị trƣờng cho vay tiêu dùng, cơ cấu sản phẩm cho vay tiêu dùng đƣợc triển khai đa dạng và phong phú hơn, nhu cầu vay của ngƣời dân cũng có sự thay đổi. Ngoài ra, sự tham gia ngày càng nhiều của tổ chức tín dụng khác (công ty tài chính, công ty
  16. `4 Fintech, ) làm gia tăng thêm tính cạnh tranh trên thị trƣờng này. Cùng với những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế nhƣ tỷ trọng cho vay tiêu dùng trong tổng dƣ nợ đạt 18% cán mốc hơn 1 triệu tỷ đồng trong năm 2017 (Ngọc Toàn 2018) và thu nhập bình quân đầu ngƣời tại Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng ổn định cho thấy rằng thị trƣờng cho vay tiêu dùng sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong năm 2018. Do vậy cần có những giải pháp phù hợp hơn để các ngân hàng thƣơng mại mở rộng mảng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 3. Mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục tiêu tổng quát Khóa luận đƣợc thực hiện nhằm đề xuất một số giải pháp phù hợp giúp BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn có thể khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của mình để mở rộng cho vay tiêu dùng, giảm thiểu rủi ro và gia tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh. 3.2. Mục tiêu cụ thể Khóa luận nghiên cứu nhằm làm rõ một số vấn đề sau: - Những lý luận cơ bản về cho vay tiêu dùng và vấn đề mở rộng cho vay tiêu dùng, từ đó thấy đƣợc sự cần thiết của việc mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. - Phân tích các nhân tố tác động đến khả năng mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng. - Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 4. Câu hỏi nghiên cứu - Các ngân hàng thƣơng mại cần làm gì để mở rộng cho vay tiêu dùng? Kết quả mở rộng cho vay tiêu dùng có thể đƣợc đánh giá qua những tiêu chí cơ bản nào? - Thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn hiện nay? - Để mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn cần làm gì?
  17. `5 5. ối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. Phạm vi: - Nội dung: Đề tài đề cập đến nội dung cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. - Không gian: Đề tài xem xét cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. - Thời gian: Đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng trong giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng trong tƣơng lai. 6. hương pháp nghiên cứu 6.1. Phƣơng pháp tiếp cận Tác giả sử dụng phƣơng pháp tiếp cận về cơ sở lý thuyết để tìm kiếm và tổng hợp các cơ sở lý luận về cho vay tiêu dùng cũng nhƣ những chỉ tiêu đƣợc các nghiên cứu trƣớc sử dụng để đánh giá hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại. 6.2. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu Tác giả thu thập dữ liệu thứ cấp là số liệu từ các báo cáo tài chính của BIDV và các báo cáo tổng kết năm của chi nhánh Đông Sài Gòn từ năm 2015 đến 2017. Tổng hợp các số liệu đƣợc công khai của Ngân hàng Nhà nƣớc, Viện chiến lƣợc ngân hàng và một số trang báo lớn uy tín trong và ngoài nƣớc. 6.3. Phƣơng pháp xử lý dữ liệu Tác giả sử dụng phƣơng pháp định tính để đánh giá cơ cấu tổ chức và kết quả hoạt động của ngân hàng BIDV thông qua mô hình phân tích 7S McKinsey. Bên cạnh đó, tác giả dựa vào các số liệu đã thu thập đƣợc để phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn. 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Khóa luận sẽ cung cấp tài liệu về đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn thông qua hệ thống các tiêu chí đánh giá. Qua đó đề ra
  18. `6 các giải pháp giúp cho BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn mở rộng và phát triển cho vay tiêu dùng trong thời gian tới. 8. Kết cấu Khóa luận có bố cục bao gồm 3 nội dung chính Chƣơng 1: Tổng quan về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thƣơng mại. Trong chƣơng nay khóa luận tập trung vào việc trình bày các nội dung gồm: cơ sở lý thuyết về cho vay tiêu dùng, các chỉ tiêu dùng để đánh giá cho vay tiêu dùng và các nhân tố tác động đến cho vay tiêu dùng của ngân hàng thƣơng mại, kinh nghiệm cho vay tiêu dùng từ một số nƣớc trên thế giới. Chƣơng 2: Thực trạng về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Chƣơng 2 sẽ giới thiệu tổng quan về BIDV và chi nhánh Đông Sài Gòn. Tìm hiểu về quy trình cho vay tiêu dùng, sản phẩm cho vay tiêu dùng và hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đƣợc áp dụng ở BIDV Đông Sài Gòn. Tác giả dựa vào các chỉ tiêu đã trình bày ở chƣơng 1 để đánh giá thực trạng cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn trong giai đoạn 2015 – 2017, từ đó tác giả đƣa ra những đánh giá phân tích những điểm mạnh, điểm yếu của cho vay tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn. Chƣơng 3: Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Đông Sài Gòn. Dựa vào các số liệu đã đƣợc phân tích ở chƣơng 2 cùng với những định hƣớng phát triển của BIDV Đông Sài Gòn trong tƣơng lai, trong chƣơng 3 tác giả sẽ đề xuất các kiến nghị và giải pháp phù hợp giúp ngân hàng phát triển hoạt động cho vay này trong tƣơng lai.
  19. `7 C 1: TỔNG QUAN VỀ CHO VAY TIÊU DÙNG T I NGÂN T I 1.1. Các vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại 1.1.1. Khái niệm cho vay tiêu dùng Theo Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng 2010, “cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”. Trong đó “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”. Thông tƣ số 39/2016/TT-NHNN Quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, cho vay tiêu dùng đƣợc giải thích là khoản vay mà “tổ chức tín dụng cho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó”. Ngoài ra Thông tƣ số 43/2016/TT-NHNN Quy định cho vay tiêu dùng của công ty tài chính, Ngân hàng Nhà nƣớc cũng quy định rõ nhƣ sau: “ Cho vay tiêu dùng là việc công ty tài chính cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng là cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu vốn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng của khách hàng, gia đình của khách hàng đó với tổng dƣ nợ cho vay tiêu dùng đối với một khách hàng tại công ty tài chính đó không vƣợt quá 100.000.000 đồng (một trăm triệu đồng). Mức tổng dƣ nợ quy định tại khoản này không áp dụng đối với cho vay tiêu dùng để mua ôtô và sử dụng ô tô đó làm tài sản bảo đảm cho chính khoản vay đó theo quy định của pháp luật.” Nhƣ vậy, cho vay tiêu dùng là mối quan hệ kinh tế giữa một bên là khách hàng cá nhân và một bên là ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Cho vay tiêu
  20. `8 dùng là sự phát triển tất yếu của quá trình phát triển kinh tế, sự phát triển của cho vay tiêu dùng cũng phản ánh tính hiệu quả của quá trình điều hành, quản lý và hoạt động của hệ thống tài chính trong nƣớc. Có thể nói đây là một sản phẩm tín dụng rất hữu ích trong cuộc sống và có những tác động tích cực đến xã hội và nền kinh tế. Vì vậy những năm gần đây, các ngân hàng thƣơng mại đang rất chú trọng mở rộng mảng cho vay này để đem lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng. 1.1.2. ặc điểm cho vay tiêu dùng a. Quy mô Cho vay tiêu dùng hƣớng đến nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình vì thế lƣợng khách hàng của loại hình cho vay này khá lớn nhƣng các khoản vay thƣờng có quy mô nhỏ và giá trị không cao (do khách hàng vay chủ yếu là để phục vụ nhu cầu chi tiêu). Bên cạnh đó việc thu thập thông tin của nhóm khách hàng này dễ gặp khó khăn vì chất lƣợng thông tin tài chính mà khách hàng cung cấp khó xác định. b. Chi phí Chi phí của vay tiêu dùng cao do các khoản vay có quy mô nhỏ, kỳ hạn vay ngắn nhƣng số lƣợng vay lớn, việc thu thập thông tin tài chính của khách hàng cũng gặp nhiều khó khăn và không đảm bảo đƣợc tính chính xác nên dẫn đến các chi phí nhƣ: chi phí thẩm định, chi phí đòi nợ, chi phí quản lý khoản vay, chi phí phục vụ, tính trung bình trên một đơn vị vốn vay là cao hơn bình thƣờng. c. Rủi ro Cho vay tiêu dùng là loại hình cho vay có độ rủi ro cao do nguồn trả nợ của khách hàng chủ yếu dựa vào thu nhập và tình hình tài chính của từng cá nhân hoặc hộ gia đinh. Nguồn tài chính này dễ bị biến động và phụ thuộc vào nhiều nhƣ: tình hình kinh tế, lạm phát, thất nghiệp, dịch bệnh, thiên tai, Mặt khác, cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ cho vay dựa trên uy tín của khách hàng đƣợc đánh giá bởi tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng sẽ có rủi ro cao do thông tin mà ngân hàng có đƣợc là do khách hàng cung cấp nhƣng chất lƣợng
  21. `9 thông tin khó đảm bảo đƣợc tính chính xác. Khách hàng có thể chỉ cung cấp những thông tin có lợi cho bản thân hoặc thậm chí cung cấp những thông tin sai lệch, gây bất lợi cho phía ngân hàng, làm gia tăng thêm rủi ro cho khoản vay. d. Lãi suất Với những đặc điểm về quy mô, chi phí và rủi ro nhƣ đã nêu ở trên, lãi suất của cho vay tiêu dùng cao hơn so với các hình thức vay khác do phải bao hàm cả phần bù rủi ro và bù đắp chi phí huy động vốn. Tuy nhiên tùy vào mỗi NH và tính chất của khoản vay mà sẽ chọn các phƣơng thức khác nhau để ấn định lãi suất cho vay tiêu dùng. 1.1.3. Phân loại cho vay tiêu dùng a. Căn cứ vào mục đích vay vốn Cho vay tiêu dùng cƣ trú là các khoản cho vay nhằm phục vụ các nhu cầu về xây dựng, mua sắm hoặc cải tạo nhà ở của cá nhân, hộ gia đình. Cho vay tiêu dùng phi cƣ trú là các khoản cho vay với mục đích phục vụ nhu cầu cải thiện đời sống nhƣ mua sắm phƣơng tiện, đồ dùng, giải trí, du lịch, học tập, b. Căn cứ vào phƣơng thức hoàn trả Cho vay tiêu dùng trả góp là hình thức CVTD trong đó ngƣời đi vay vốn sẽ trả nợ (gốc + lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định trong thời hạn cho vay. Phƣơng thức này thƣờng đƣợc áp dụng đối với các khoản vay có giá trị lớn hoặc thu nhập từng định kỳ của ngƣời đi vay không đủ để có thể thanh toán hết một lần số nợ vay. Cho vay tiêu dùng phi trả góp là hình thức CVTD trong đó tiền vay vốn sẽ đƣợc khách hàng thanh toán chỉ một lần khi đến hạn cho ngân hàng. Thƣờng thì các khoản cho vay tiêu dùng phi trả góp chỉ đƣợc cấp cho các khoản vay có giá trị nhỏ với thời hạn không dài. Cho vay tiêu dùng tuần hoàn là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại séc cho phép thấu chi
  22. `10 dựa trên tài khoản vãng lai. Ở phƣơng thức cho vay này, thời gian tín dụng sẽ đƣợc thỏa thuận trƣớc, căn cứ vào nhu cầu chi tiêu cũng nhƣ thu nhập kiếm đƣợc từng thời kỳ, khách hàng đƣợc ngân hàng cho phép thực hiện việc vay với một hạn mức tín dụng và đƣợc trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn. c. Căn cứ vào nguồn gốc khoản nợ Cho vay tiêu dùng gián tiếp là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh do các doanh nghiệp, công ty bán lẻ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ cho ngƣời tiêu dùng. Hình thức này ngân hàng cho vay thông qua các doanh nghiệp bán hàng hoặc làm các dịch vụ mà không trực tiếp tiếp xúc với khách hàng. Cho vay tiêu dùng trực tiếp là các khoản CVTD trong đó ngân hàng và khách hàng sẽ trực tiếp gặp nhau để tiến hành hoạt động cho vay hoặc thu nợ. 1.1.4. Vai trò của cho vay tiêu dùng a. Đối với ngân hàng Cho vay tiêu dùng vẫn luôn là một trong những hình thức vay đƣợc các ngân hàng chú trọng quan tâm vì tiềm năng của thị trƣờng này ở Việt Nam vẫn còn nhiều để có thể khai thác và phát triển. Bên cạnh đó, nhờ với những đặc điểm riêng của mình mà CVTD không những mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, mà còn giúp ngân hàng giải quyết các khó khăn khác nhƣ: Giải quyết khó khăn về nguồn vốn đầu ra và tạo cơ hội cho ngân hàng tăng nguồn vốn huy động, phân tán rủi ro nhờ vào đa dạng hóa các sản phẩm cho vay, giúp ngân hàng thắt chặt mối quan hệ với khách hàng và mở rộng cơ hội tiếp xúc với nhiều đối tƣợng khác nhau, Ngoài ra cho vay tiêu dùng cũng là một hình thức giúp quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến gần với khách hàng gần hơn; góp phần làm tăng thị phần của các NHTM và nâng cao tính cạnh của ngân hàng so với các ngân hàng khác.
  23. `11 b. Đối với khách hàng Cho vay tiêu dùng là hình thức vay nhắm đến khách hàng là cá nhân, hộ gia đình. Đây là nhóm khách hàng thƣờng có nhu cầu vay các khoản vay có quy mô nhỏ và thời gian quay vòng vốn nhanh do vậy trƣớc đây họ thƣờng lựa chọn vay qua các kênh không chính thức hơn là vay qua ngân hàng. Do đó sự nhờ có sự xuất hiện của loại hình CVTD mà nhóm khách hàng này tiếp xúc với nguồn vốn ngân hàng dễ dàng hơn, hạn chế phải vay qua các kênh không chính thức với gánh nặng tiền lãi cao. Cho vay tiêu dùng còn tạo điều kiện cho ngƣời dân trang trải các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống nhƣ việc ăn ở, đi lại, sinh hoạt đến các nhu cầu về y tế, giáo dục hay giải trí, Nhờ vậy giúp ngƣời dân có môi trƣờng sống tốt hơn, chất lƣợng đời sống đƣợc nâng cao, tạo động lực tích cực để mọi ngƣời làm việc hiệu quả hơn. c. Đối với nhà sản xuất Nhờ vào việc cuộc sống đƣợc đảm bảo và chất lƣợng đời sống nâng cao mà nhu cầu mua sắm của ngƣời dân cũng sẽ tăng lên, giúp các nhà sản xuất đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, tăng quay vòng vốn. Ngoài ra với xuất hiện của cho vay tiêu dùng, ngƣời dân có thể thanh toán cho nhà sản xuất dễ dàng và nhanh chóng hơn, nhờ đó giúp nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng thu nhập cho nhà sản xuất, tạo điểu kiện cho họ mở rộng sản xuất kinh doanh và mở rộng thị phần. d. Đối với nền kinh tế, xã hội Cho vay tiêu dùng góp phần tạo cơ hội, điều kiện cho ngƣời dân tiếp cận và sử dụng các sản phẩm và dịch vụ mới. Khi khách hàng sử dụng các sản phẩm CVTD có thể giúp thỏa mãn nhu cầu chi tiêu trong hiện tại với khả năng thanh toán trong tƣơng lai. Do vậy việc mở rộng CVTD giúp ngƣời dân có thêm nhiều cơ hội sử dụng các sản phẩm, dịch vụ mà hiện tại khả năng thanh toán của họ không thể đảm bảo, kích thích nhu cầu chi tiêu của ngƣời dân, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Cho vay tiêu dùng tạo động lực thúc đẩy ngƣời dân lao động, làm việc hăng say và hiệu quả hơn, từ đó mang loại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất, giúp nhà sản xuất mở
  24. `12 rộng sản xuất kinh doanh, tạo ra nhiều của cải cho xã hội. Đây là đòn bẩy giúp kích thích hoạt động sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Bên cạnh đó, việc các nhà sản xuất mở rộng thị phần kinh doanh, quy mô sản xuất cũng tạo thêm nhiều việc làm cho ngƣời lao động, tăng thu nhập của ngƣời dân, góp phần phát triển đời sống xã hội. Ngoài ra, cho vay tiêu dùng giúp ngƣời dân tiếp cận với các nguồn vốn dễ dàng hơn. Do vậy đây là yếu tố quang trọng góp phần loại bỏ hiện tƣợng “tín dụng đen” cho vay nặng lãi, giúp giải quyết tốt các vấn đề xã hội. 1.2. Chỉ tiêu đánh giá cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng tại NHTM đƣợc đánh giá là hiệu quả khi có sự gia tăng về mặt quy mô, tỷ trọng của các khoản cho vay tiêu dùng trong cơ cấu cho vay nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng dịch vụ cũng nhƣ kiểm soát đƣợc rủi ro trong hoạt động cho vay, đồng thời phục vụ cho chiến lƣợc kinh doanh của ngân hàng. Để đánh giá cho vay tiêu dùng tại NHTM, tác giả sử dụng một số chỉ tiêu sau. 1.2.1. Số lượng khách hàng cho vay tiêu dùng Số lƣợng khách hàng là chỉ tiêu đƣợc xem xét đầu tiên của việc mở rộng CVTD. Chỉ tiêu này sẽ cho biết lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD tại ngân hàng tăng (giảm) qua các năm, từ đó giúp ngân hàng đánh giá việc mở rộng quy mô và đối tƣợng khách hàng của CVTD. Mức tăng (giảm) lƣợng khách hàng = Số lượng khách hàng năm t – Số lượng khách hàng năm (t − 1) Nếu số lƣợng khách hàng sử dụng dịch vụ CVTD của ngân hàng tăng qua các năm, chứng tỏ rằng hoạt động CVTD của ngân hàng đang ngày càng phát triển và nhận đƣợc nhiều sự tin dùng từ khách hàng hơn. Qua đó có thể chứng minh rằng ngân hàng đang tập trung mở rộng lĩnh vực này hiệu quả và đạt nhiều uy tín trên thị trƣờng CVTD.
  25. `13 1.2.2. Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số CVTD là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã cho khách hàng vay của dịch vụ CVTD trong một thời gian nhất định (thƣờng đƣợc xác định theo tháng, quý, năm), kể cả khoản vay đó có thu hồi về hay chƣa. Việc xem xét các yếu tố về giá trị tăng trƣởng và tốc độ tăng trƣởng của doanh số CVTD sẽ phản ánh đƣợc khả năng cũng nhƣ tính hiệu quả của việc mở rộng CVTD tại ngân hàng. Bên cạnh đó cũng cần xem xét đên tỷ trọng doanh số CVTD trên tổng doanh số cho vay để thấy đƣợc sự tăng trƣởng tƣơng đối của loại hình CVTD so với các loại hình cho vay khác. a. Tăng trƣởng doanh số cho vay tiêu dùng tuyệt đối Giá trị tăng trƣởng doanh số tuyệt đối= Doanh số CVTD năm t – Doanh số CVTD năm (t − 1) Đây là chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh quy mô CVTD tại ngân hàng, từ những dấu hiệu về tăng (giảm) doanh số CVTD qua các năm sẽ phản ánh đƣợc xu thế của hoạt động CVTD. Nếu chỉ tiêu này tăng cho thấy đƣợc tổng số tiền mà ngân hàng cho khách hàng vay tiêu dùng qua các năm tăng, tức là hoạt động CVTD tại ngân hàng đang đƣợc chú trọng mở rộng. b. Tăng trƣởng doanh số cho vay tiêu dùng tƣơng đối Doanh số CVTD năm t – Doanh số CVTD năm (t−1) Giá trị tăng trƣởng doanh số tƣơng đối = Doanh số CVTD năm (t−1) (%) Chỉ tiêu này phản ánh % tăng (giảm) doanh số CVTD và tốc độ tăng trƣởng của doanh số CVTD qua các năm. Khi chỉ tiêu này tăng thể hiện tốc độ tăng trƣởng doanh số CVTD đang tăng nhanh và hoạt động cho vay này đang đƣợc mở rộng. Việc xem xét cả hai chỉ tiêu tăng trƣởng doanh số tuyệt đối và tƣơng đối là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động CVTD tại ngân hàng tăng cả về giá trị lẫn qui mô hoạt động.
  26. `14 c. Tỷ trọng cho vay tiêu dùng Doanh số CVTD Tỷ trọng cho vay tiêu dùng = (%) Tổng doanh số cho vay của NH Chỉ tiêu sẽ cho biết CVTD đóng góp bao nhiêu % vào tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Tỷ lệ này cao chứng tỏ CVTD đang chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số cho vay và ngân hàng đang hƣớng đến nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình để nâng cao tổng mức doanh số cho vay chung của ngân hàng. 1.2.3. ư nợ cho vay tiêu dùng Dƣ nợ CVTD là chỉ tiêu phản ánh số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay tiêu dùng (tại một thời điểm xác định), đây cũng là khoản tiền mà ngân hàng phải thu hồi. Dƣ nợ CVTD đƣợc sử dụng để đánh giá quy mô CVTD của ngân hàng, dƣ nợ càng cao thể hiện quy mô càng lớn. a. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ CVTD Tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng = (%) Tổng dư nợ cho vay Thông qua chỉ tiêu tỷ trọng dƣ nợ CVTD, ta có thể biết đƣợc CVTD chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dƣ nợ của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này cao thể hiện CVTD là loại hình đang đƣợc ngân hàng chú trọng phát triển và ngân hàng nhận đƣợc nhiều sự tín nhiệm từ phía khách hàng khi sử dụng loại hình CVTD. Nếu chỉ tiêu này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dƣ nợ của ngân hàng thể hiện rằng đây là hoạt động chính mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng, tuy nhiêu nếu tỷ trọng dƣ nợ cho vay tiêu dùng thấp cho thấy ngân hàng hoạt động CVTD chƣa đƣợc chú trọng để phát triển, hoạt động cho vay đối với KHCN còn yếu kém, khả năng tiếp thị sản phẩm chƣa cao. b. Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tiêu dùng Dư nợ CVTD năm t−Dư nợ CVTD năm (t−1) Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ cho vay tiêu dùng = (%) Dư nợ CVTD năm (t−1)
  27. `15 Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ gia tăng dƣ nợ CVTD qua các năm, qua đó cũng thể hiện xu thế CVTD tại ngân hàng đang đƣợc thu hẹp hay mở rộng. Nếu chỉ tiêu tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ CVTD tăng qua các năm thể hiện rằng CVTD tại ngân hàng đang ngày càng đƣợc mở rộng và ngân hàng đang tập trung nhiều hơn vào nhóm đối tƣợng là KHCN và hộ gia đình. 1.2.4. Doanh thu lãi cho vay tiêu dùng Việc mở rộng CVTD tại ngân hàng không chỉ là sự gia tăng về doanh số, dƣ nợ hay số lƣợng khách hàng mà còn phải đảm bảo các khoản vay sẽ mang lại nhiều lợi nhuận, tăng doanh thu lãi cho ngân hàng. Doanh thu lãi CVTD năm t−Doanh thu lãi CVTD năm (t−1) Tỷ trọng doanh thu lãi CVTD = (%) Doanh thu lãi CVTD năm (t−1) Chỉ tiêu này cho thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng doanh thu lãi từ CVTD của ngân hàng qua các năm. Nếu tỷ lệ càng cao chứng tỏ doanh thu lãi từ CVTD của ngân hàng tăng và việc mở rộng mảng cho vay này tại ngân hàng đang đƣợc triển khai hiệu quả, đây đƣợc xem là một tín hiệu tốt để ngân hàng tiếp tục phát triển mảng CVTD. 1.2.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng Nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ quá hạn thuộc nhóm 3 (dƣới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nghi ngờ) và nhóm 5 (có khả năng mất vốn), hay cụ thể hơn là các khoản nợ quá hạn trả lãi và/hoặc gốc trên 90 ngày. Khi phân tích các yếu tố tác động đến mở rộng CVTD thì chỉ tiêu nợ xấu CVTD sẽ đóng vai trò quan trọng giúp đánh giá chất lƣợng tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng.
  28. `16 Nợ xấu CVTD Tỷ lệ nợ xấu cho vay tiêu dùng = (%) Tổng dư nợ CVTD Nếu tỷ lệ nợ xấu CVTD chiếm tỷ trọng lớn trên tổng dƣ nợ thì phản ánh chất lƣợng nghiệp vụ tín dụng tiêu dùng tại ngân hàng kém, rủi ro tín dụng cao và ngƣợc lại. Do vậy, mở rộng CVTD của ngân hàng đạt hiệu quả khi tỷ lệ này nằm trong giới hạn cho phép và thấp hơn kỳ trƣớc. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng 1.3.1. Nhân tố chủ quan Đây là những nhân tố chủ quan thuộc về phía ngân hàng, mà ngân hàng có thể điều chỉnh và khắc phục đƣợc. Hoạt động CVTD tại ngân hàng đƣợc mở rộng sẽ phụ thuộc phần lớn vào các nhân tố này, bao gồm: chiến lƣợc phát triển của ngân hàng, chính sách tín dụng của ngân hàng, quy mô nguồn vốn, năng lực trình độ của đội ngũ cán bộ, trình độ khoa học công nghệ và uy tín của ngân hàng. a. Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng Chiến lƣợc phát triển của ngân hàng giữ vai trò quan trọng giúp ngân hàng định hƣớng khách hàng mục tiêu, tạo lập các chính sách tín dụng hỗ trợ cho nhóm khách hàng này. Với mục tiêu mở rộng CVTD, ngân hàng sẽ xây dựng một chiến lƣợc kinh doanh hƣớng đến nhóm khách hàng là cá nhân, hộ gia đình cùng với cung cấp những chính sách tín dụng hợp lý, linh hoạt để đáp ứng đƣợc các nhu cầu đa dạng của khách hàng về vốn nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc chất lƣợng. Căn cứ vào tình hình thực tế mà ngân hàng sẽ xây dựng chiến lƣợc phát triển phù hợp để hoạt động mở rộng CVTD đƣợc triển khai hiệu quả. b. Chính sách tín dụng của ngân hàng Chính sách tín dụng là hệ thống các chủ trƣơng, định hƣớng quy định chi phối hoạt động tín dụng do HĐQT của ngân hàng đƣa ra nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn
  29. `17 để tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình và cá nhân trong phạm vi cho phép của những quy định của chính phủ. Chính sách tín dụng của ngân hàng sẽ thể điểm quan điểm cho vay của ngân hàng – yếu tố tác động mạnh mẽ đến hoạt động cho vay của ngân hàng nói chung và mở rộng CVTD nói riêng. c. Quy mô nguồn vốn của ngân hàng Quy mô nguồn vốn cũng là một yếu tố trọng yếu để quyết quyết định mở rộng cho vay do ngân hàng cũng nhƣ một doanh nghiệp, khi muốn tiến hành mở rộng hoạt động kinh doanh thì phải có vốn. Hai nguồn vốn chính của ngân hàng là vốn tự có và vốn huy động. Theo quy định của Luật Ngân hàng, một ngân hàng chỉ đƣợc huy động một số vốn gấp 20 lần số vốn tự có. Điều đó có nghĩa là nếu vốn tự có càng lớn, khả năng đƣợc phép huy động vốn càng cao, và ngân hàng càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy vốn tự có lớn sẽ là một lợi thế để ngân hàng huy động vốn với quy mô lớn, mở rộng hoạt động cho vay tại ngân hàng. d. Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ Năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ cũng có tác động đến việc mở rộng cho vay. Nếu muốn mở rộng hoạt động cho vay thì phải có nguồn nhân lực tƣơng ứng, không chỉ đảm bảo đủ về số lƣợng mà còn về chất lƣợng. Nếu chất lƣợng cán bộ tín dụng không đảm bảo sẽ ảnh hƣởng xấu tới chất lƣợng tín dụng, từ đó mà tác động đến mở rộng cho vay. Cán bộ tín dụng không những phải có chuyên môn cao, trình độ hiểu biết rộng mà còn phải có tƣ cách đạo đức tốt để có thể thẩm định chính xác tƣ cách khách hàng và khoản vay, từ đó đƣa ra các quyết định cấp tín dụng đúng đắn và hợp lý, không gây tổn hại đến lợi ích của ngân hàng. Hơn thế nữa, trong quá trình giao dịch trực tiếp với khách hàng, cán bộ tín dụng chính là hình ảnh của ngân hàng, cán bộ tín dụng cần dùng năng lực, trình độ của mình để thu hút đƣợc nhiều khách hàng hơn, tạo thêm nhiều giá trị cho ngân hàng. e. Uy tín của ngân hàng
  30. `18 Uy tín của ngân hàng cũng là nhân tố tác động đến mở rộng cho vay. Một ngân hàng có uy tín tốt, đƣợc khách hàng tin tƣởng sử dụng dịch vụ nhiều sẽ thu hút đƣợc nhiều khách hàng để cho vay cũng nhƣ để huy động đủ vốn, từ đó tác động tich cực đến hoạt động mở rộng cho vay của ngân hàng. 1.3.2. Nhân tố khách quan Bên cạnh những nhân tố chủ quan, hoạt động CVTD tại ngân hàng cũng sẽ chịu tác động từ các nhân tố khách quan, thuộc về phía khách hàng, môi trƣờng kinh tế và môi trƣờng pháp lý a. Từ phía khách hàng Khách hàng đóng vai trò quan trọng, tác động đến khả năng mở rộng CVTD của NHTM. Khả năng tài chính của khách hàng tác động trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng trong tƣơng lai, do các khoản vay tiêu dùng quy định nguồn trả nợ là thu nhập thƣờng xuyên của khách hàng. Vì vậy cán bộ tín dụng sẽ căn cứ dựa theo nguồn thu nhập của khách hàng để xác định hạn mức vay (cùng với tài sản đảm bảo), những khách hàng có thu nhập cao và ổn định sẽ đƣợc cấp hạn mức tín dụng cao hơn. Bên cạnh đó, đạo đức của khách hàng cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc xếp hạng tín nhiệm khách hàng, thể hiện năng lực pháp lý và thiện chí trả nợ của khách hàng. Do vậy năng lực tài chính cùng với tƣ cách pháp lý của khách hàng sẽ ảnh hƣởng đến dƣ nợ CVTD và rủi ro tín dụng của khoản vay, từ đó tác động đến hoạt động mở rộng CVTD. b. Môi trƣờng kinh tế Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng gắn liền với sự phát triển kinh tế của đất nƣớc. Để hoạt động CVTD của ngân hàng có thể phát triển, mở rộng một cách hiệu quả thì vẫn cần sự phát triển của nền kinh tế. Khi kinh tế phát triển ổn định, thu nhập bình quân đầu ngƣời cao, tỷ lệ thất nghiệp thấp sẽ làm tăng nhu cầu tiêu dùng, thay đổi thói quen tiêu dùng của ngƣời dân, tạo động lực thúc đẩy mở rộng CVTD. Ngƣợc lại nền kinh tế suy thoái, dẫn đến khả năng hấp thụ
  31. `19 vốn cho nền kinh tế giảm, do đó dƣ thừa ứ đọng vốn, không những hoạt động cho vay không đƣợc mở rộng mà còn bị thu hẹp. c. Môi trƣờng xã hội Sự ổn định về xã hội là tiền đề để phát triển kinh tế. Xã hội ổn định, chính trị và an ninh giữ vững giúp ngƣời dân an tâm sinh sống và sản xuất kinh doanh, tăng cao niềm tin tiêu dùng của công chúng. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng xã hội nhƣ: tình hình xã hội, thói quen, thị hiếu, tâm lý, trình độ học vấn, bản sắc dân tộc hoặc các yếu tố về nơi ở, nơi làm việc, cũng ảnh hƣởng lớn đến thói quen chi tiêu của ngƣời dân. d. Môi trƣờng pháp lý Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi thành phần kinh tế đều có quyền tự chủ về hoạt động sản xuất kinh doanh nhƣng phải đảm bảo trong khuôn khổ của pháp luật.Với hệ thống pháp luật nghiêm minh, ổn định, văn bản pháp luật đầy đủ rõ ràng, đồng bộ sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng yên tâm hoạt động kinh doanh và cạnh trạnh trong lĩnh vực cho vay, từ đó tác động tích cực đến mở rộng hoạt động cho vay. Ngƣợc lại, khi hệ thống pháp luật không đầy đủ sẽ không có cơ sở để xử lý vi phạm trong mối qua hệ với ngân hàng. Chấp hành pháp luật không nghiêm tạo kẽ hở để những kẻ lừa đảo chiếm đoạt tài sản của ngân hàng. Những hiện tƣợng đó sẽ tác động tiêu cực đến mở rộng cho vay của ngân hàng. Ngoài ra, sự thay đổi của chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa của Chính phủ và ngân hàng Nhà nƣớc sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động của NHTM, là cơ sở để ngân hàng phát triển CVTD. e. Mức độ cạnh tranh Yếu tố mức độ cạnh tranh cũng ảnh hƣởng đến mở rộng cho vay. Mức độ cạnh tranh càng khốc liệt thì khả năng mở rộng cho vay càng khó khăn và ngƣợc lại mức độ cạnh tranh càng thấp thì dễ dàng hơn cho ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay của mình.
  32. `20 Ngày nay các NHTM không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác nhƣ công ty tài chính, công ty FinTech, Mặc dù cạnh tranh đƣợc xem là một yếu tố tốt tạo động lực để ngân hàng hoạt động ngày một tốt hơn và hoàn thiện hơn, tuy nhiên khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn trong việc sử dụng dịch vụ của tổ chức tín dụng nào. Nếu nhƣ đối thủ cạnh tranh chiềm ƣu thế hơn so với ngân hàng thì sẽ thu hút nhiều khách hàng hơn thậm chí ngân hàng sẽ có nguy cơ khách hàng của ngân hàng cũng chuyển sang đối thủ cạnh tranh. Do đó để mở rộng hoạt động cho vay thì việc nghiên cứu tìm hiểu đối thủ cạnh tranh để ngày càng chiếm ƣu thế hơn là vô cùng quan trọng. f. Yếu tố công nghệ thông tin Sự phát triển ngày càng nhanh của yếu tố công nghệ thông tin đã và đang tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh của các ngành ngân hàng. Khi công nghệ càng cao thì càng cho phép các ngân hàng đổi mới và nâng cao các quy trình nghiệp vụ, các hoạt động giao dịch và phát triển những dịch vụ mới. 1.4. Kinh nghiệm về cho vay tiêu dùng tại một số nước trên thế giới 1.4.1. Ngân hàng Eastern Bank Ltd. (EBL) tại Bangladesh Sản phẩm CVTD của EBL nổi bật với danh mục cho vay tiêu dùng đa dạng, một số sản phẩm CVTD phổ biến nhƣ: Sản phẩm vay cho phụ nữ, Gói tài chính giáo dục, Cho vay mua nhà, Cho vay mua ô tô, Cho vay có đảm bảo, Cho vay điều hành, Thời gian trả nợ của EBL khá linh hoạt, không rập khuôn cố định mà tùy thuộc vào từng đặc điểm của mỗi sản phẩm vay. Thông thƣờng là 12 đến 60 tháng. Riêng cho vay mua nhà thời gian cho vay lên đến 25 năm. Khi tham gia bất kỳ sản phẩm CVTD nào, khách hàng sẽ luôn đƣợc yêu cầu phải có bên thứ ba bảo lãnh, trong trƣờng hợp đã lập gia đình thì vợ/chồng phải chịu trách nhiệm bảo lãnh cho ngƣời đi vay. Những yêu cầu này đƣợc đƣa ra nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của khách hàng cũng nhƣ hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
  33. `21 Ngân hàng quy định cụ thể về độ tuổi để tham gia sản phẩm, thƣờng là 22 – 60 tuổi (đối với công việc đƣợc trả lƣơng) hoặc 65 tuổi (đối với các công việc khác). Ngân hàng cũng yêu cầu về tổng thu nhập hàng tháng tối thiểu cho từng công việc khi tham gia sản phẩm nhƣ sau: - 15.000 BDT (tƣơng đƣơng 181 USD): Dành cho Giáo viên & Nhân viên Chính phủ. - 20.000 BTD (tƣơng đƣơng 241,34 USD): Các công việc khác không phải Giáo viên & Nhân viên Chính phủ. - 30.000 BDT (tƣơng đƣơng 362 USD): Là Chuyên gia/ Chủ doanh nghiệp. - Kinh nghiệm làm việc: Tối thiểu 1 năm, 6 tháng đối với công việc hiện tại. Việc quy định cụ thể theo độ tuổi và thu nhập của các công việc khác nhau giúp ngân hàng đánh giá năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác, là cơ sở để ngân hàng cấp hạn mức tín dụng cho khách hàng. Bên cạnh đó khi tham gia sản phẩm sẽ đƣợc nhận những ƣu đãi đặc biệt nhƣ: khách hàng sẽ đƣợc giảm 50% phí dịch vụ khóa EBL hay 0% phí phát hành thẻ tín dụng. Những ƣu đãi này đã thu hút khách hàng sử dụng các dịch vụ của EBL nhiều hơn, giúp EBL bán chéo sản phẩm và tăng tính cạnh tranh với các NHTM khác. 1.4.2. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Cộng hoà Liên bang Nga Do thu nhập và chất lƣợng cuộc sống ngày một cao nên các nhu cầu về mua sắm tiện ích của ngƣời dân Nga cũng tăng theo, đặc biệt là các sản phẩm tiện ích cao cấp. Do vậy các NHTM ở Nga đã đổi mới một số chính sách CVTD để đáp ứng kịp thời nhu cầu của ngƣời dân. Về điều kiện vay vốn: Để hấp dẫn ngƣời tiêu dùng tìm đến với ngân hàng, các NHTM ở Nga có xu hƣớng đƣa ra những điều kiện dễ dàng hơn để CVTD. Khách hàng khi muốn vay tiêu dùng chỉ cần cung cấp giấy tờ xác nhận có đăng ký hộ khẩu và có việc làm ổn định tại khu vực xin cấp tín dụng mà không cần giải thích về mục đích vay. Tuy nhiên, đối với những ngƣời cầm cố và ngƣời vay tín dụng để mua xe ô tô, thì
  34. `22 các ngân hàng yêu cầu những ngƣời này phải mua bảo hiểm cho bản thân và cho cả tài sản là những chiếc ô tô (để đề phòng bất trắc có thể xảy ra với chính ngƣời đi vay cũng nhƣ phòng ngừa xe hƣ hỏng, hoặc mất mát). Trong tất cả mọi trƣờng hợp, bản thân hàng hoá đã mua chính là vật thế chấp để đảm bảo cho quá trình vay tín dụng, trừ một số trƣờng hợp đặc biệt, các ngân hàng mới yêu cầu pải có thêm một số nguồn đảm bảo bổ sung. Ngoài ra, đối với những ngƣời đi vay làm việc trong các doanh nghiệp, ngƣời chủ doanh nghiệp sẽ đứng ra bảo lãnh cho họ tại ngân hàng cấp tín dụng. Tuy nhiên, doanh nghiệp đứng ra bảo lãnh phải có tiếng tăm trên thị trƣờng và đang làm ăn có lãi. Các cá nhân cũng có thể đứng ra làm ngƣời bảo lãnh cho những ngƣời vay nếu họ có uy tín trong cộng đồng xã hội và đƣợc ngân hàng đánh giá cao về khả năng tài chính. Về phòng ngừa rủi ro trong cho vay tiêu dùng: Đối với các khoản cho vay cầm cố, khi xét duyệt cho vay, các ngân hàng thƣờng thẩm định rất cẩn thận hồ sơ xin vay, do vậy, các khoản cho vay cầm cố ở các NHTM ở Nga rất hiếm khi xảy ra rủi ro nợ xấu và không có khả năng thanh toán. Tuy nhiên, việc thẩm định hồ sơ quá cẩn thận cũng mất nhiều thời gian của khách hàng và khiến họ nản lòng, thậm chí có thể khiến ngân hàng bỏ lỡ cơ hội mở rộng tín dụng tiêu dùng. Vì vậy để có thể đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với khách hàng mà không tăng rủi ro, các ngân hàng trông mong vào việc xây dựng hệ thống thông tin tín dụng, nơi sẽ cập nhật đầy đủ thông tin về khách hàng, đặc biệt là những thông tin về các khách hàng thiếu tín nhiệm. 1.4.3. Phát triển cho vay nhà ở tại Trung Quốc Cho vay nhà ở là sản phẩm CVTD phổ biến nhất ở hầu hết các nƣớc trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Với sự cải tiến sâu sắc của thị trƣờng nhà ở bắt đầu từ năm 1998, các NHTM bắt đầu mở rộng cho vay nhà ở cho KHCN đang có nhu cầu mua nhà riêng của họ. Các khoản cho vay nhà ở hiện là một trong số những tài sản tốt nhất của các NHTM Trung Quốc.
  35. `23 Một trong những động lực chính cho sự tăng trƣởng của các khoản vay nhà ở tại Trung Quốc là sự phát triển của thị trƣờng nhà đất từ năm 1998. Với những cải cách của thị trƣờng nhà đất, các quy tắc và khuôn khổ cơ bản về thuế nhà đất, sử dụng đất và tài sản thế chấp đã đƣợc dần dần hình thành. Từ năm 2000 đến năm 2007, đầu tƣ nhà ở tại Trung Quốc tăng hơn 20% mỗi năm, với nguồn tài chính từ nhiều nhà đầu tƣ. Thị trƣờng nhà ở cũng đã đƣợc cải thiện qua nhiều năm, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy tắc và quy định, chẳng hạn nhƣ "Các biện pháp quản lý về cho vay nhà ở cá nhân "(1998), để khuyến khích các NHTM cho ngƣời dân vay tiền mua nhà. Theo các quy định này, ngƣời vay phải mua bảo hiểm nhà để bảo vệ quyền lợi của ngƣời cho vay trong trƣờng hợp thiệt hại đối với tài sản thế chấp. Ngoài các NHTM, một nguồn tài chính khác để hỗ trợ ngƣời dân mua nhà là Hệ thống Quỹ Bảo hiểm Nhà ở (HPF), chính thức ra mắt vào năm 1992, cũng đã góp phần phát triển thị trƣờng cho vay nhà ở tại Trung Quốc. HPF sẽ cung cấp tài chính dài hạn cho các thành viên của HPF để mua, xây dựng, xây dựng lại và sửa chữa nhà của họ. Một thị trƣờng thứ cấp cho các khoản thế chấp nhà ở cũng đã phát triển nhanh chóng từ năm 2005. Các nhà hoạch định chính sách đã tích cực thúc đẩy các dự án thí điểm chứng khoán hoá tài sản thế chấp. Tháng 8 năm 2007, Chính phủ Trung Quốc đã công bố một chỉ thị gọi là "Các ý kiến về những khó khăn về gia cƣ của các gia đình có thu nhập thấp ". Theo chỉ thị, các bộ ngành liên quan của Chính phủ đã đề xuất và thực hiện một loạt các biện pháp nhằm tăng nguồn cung nhà ở giá rẻ với giá thuê thấp. Kết quả là, cơ cấu cung cấp nhà ở bắt đầu cải thiện. Tháng 9 năm 2007, "Thông báo tăng cƣờng quản lý tín dụng bất động sản thƣơng mại" đã đƣợc ban hành nhằm sửa đổi một số quy định về quản lý khoản vay nhà ở cá nhân. Theo thông báo, các NHTM không đƣợc mở rộng hoặc bổ sung thêm các khoản cho vay nhà ở trên cơ sở đánh giá lại tài sản thế chấp trƣớc khi thế chấp hoàn toàn đƣợc trả hết. Đối với những ngƣời đi vay lần thứ hai, khoản thanh toán phải
  36. `24 trên 40% giá trị thẩm định của tài sản, so với 20 – 30% trong trƣờng hợp thế chấp đầu tiên, và lãi suất cho vay phải là ít nhất 1,1 lần so với lãi suất cho vay chuẩn của khoản vay cùng thời hạn. Khi nhận đƣợc đơn xin vay vốn, các NHTM phải kiểm tra bối cảnh cá nhân của ngƣời nộp đơn và tìm kiếm trên trang Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia về Doanh nghiệp và Cá nhân để ghi lại các khoản cho vay nhà ở hiện tại và trong quá khứ. 1.4.4. Luật hạn chế lãi suất tại Nhật Bản Cho vay tiêu dùng có lãi suất cao hơn các sản phẩm cho vay khác của ngân hàng do vậy nên các cơ quan quản lý ở hầu hết các quốc gia luôn tìm cách để hạn chế mức lãi suất của cho vay tiêu dùng và Nhật Bản cũng không ngoại lệ. Năm 1954, Nhật Bản đã thực thi cùng lúc hai luật lãi suất khác nhau là Luật Đăng ký vốn và Luật Hạn chế lãi suất. Luật Đăng ký vốn quy định mức lãi suất tối đa cho các hoạt động cho vay là 109,5%, nếu cho vay cao hơn mức lãi suất trên sẽ bị coi là hành vi phạm tội, bị nộp phạt hoặc nặng hơn là phạt tù. Đối với Luật Hạn chế lãi suất thì đƣa ra hạn mức thấp hơn cho quy định về lãi suất cho vay nhƣng lại không quy định cụ thể về hình thức xử phạt thật sự. Theo luật này, những khoảng vay có giá trị dƣới 100.000 yên có lãi suất cho vay tối đa là 20%, từ 100.000 đến 1 triệu yên có lãi suất cho vay tối đa là 18% và trên 1 triệu yên có lãi suất tối đa là 15%. Tuy nhiên do không quy định cụ thể về hình thức xử phạt nên khi có vi phạm đã hình thành những kẽ hở giữa các hạn mức của Luật HCLS và Luật ĐKV, khiến cho các quy định này không đạt đƣợc hiệu quả. Trong giai đoạn từ năm 1983 đến 2006, Nhật Bản đã tiếp tục ban hành và thực thi Luật Kiểm soát để giảm dần mức trần lãi suất theo Luật ĐKV, và giảm mức trần lãi suất còn 20% vào năm 2006, thống nhất với Luật HCLS. Ngoài ra đến năm 2007, Chính phủ Nhật Bản đã tăng mức phạt tối đa đối với các hoạt động cho vay nặng lãi, thay đổi quy định về thu nợ và thiết lập Hiệp hội về các bên cho vay vào năm 2008.
  37. `25 Nhật Bản muốn kiềm chế lãi suất cho vay để hạn chế tình trạng vỡ nợ tuy nhiên việc kiểm soát quá chặt chẽ này đã mang đến không ít những tác động tiêu cực đến thị trƣờng cho vay tiêu dùng tại nƣớc này. Lợi nhuận biên của các công ty tài chính giảm, một số khách hàng không thể cho vay do bị đánh giá là quá rủi ro, số tiền khách hàng đƣợc vay giảm, tình trạng vỡ nợ không những không giảm mà số nợ không có khả năng thu hồi lại tăng cao, số lƣợng các TCTD đăng ký hoạt động CVTD sụt giảm. Do đó có thể thấy việc hạn chế lãi suất cho vay không phải là một giải pháp hay và nó đã áp dụng không thành công ở Nhật Bản. Giải pháp này đã kiềm chế sự pháp triển của thị trƣờng CVTD và có những tác động tiêu cực đến nền kinh tế Nhật Bản. 1.4.5. ướng dẫn cho vay tiêu dùng tại châu Âu Ủy ban Liên minh châu Âu đã ban hành Hƣớng dẫn cho vay tiêu dùng nhằm chuẩn hóa các quy định trong lĩnh vực tín dụng cá nhân nói chung và CVTD nói riêng, hỗ trợ phát triển thị trƣờng một cách lành mạnh, an toàn và hiệu quả. Đặc biệt hƣớng dẫn này còn đƣợc xem nhƣ một chính sách nhằm bảo vệ ngƣời tiêu dùng, giúp ngƣời tiêu dùng đƣa ra những quyết định chính xác và đƣợc đảm bảo quyền lợi khi tham gia thị trƣờng tín dụng tiêu dùng. Các điều khoản về bảo vệ ngƣời tiêu dùng chủ yếu tập trung vào các nội dung: - Ngƣời tiêu dùng phải đƣợc cung cấp đầy đủ thông tin trƣớc khi ký hợp đồng; - Đƣợc bên cho vay hỗ trợ để ra quyết định trên cơ sở có đầy đủ thông tin; - Hợp đồng CVTD phải rõ ràng, ngắn gọn; - Các quy định về giá phải rõ ràng; - Không có sự phân biệt đối xử (về giới tính, độ tuổi ) đối với khách hàng; - Tổ chức cho vay phải tiến hành đánh giá tín nhiệm tín dụng khách hàng trƣớc khi ký kết hợp đồng tín dụng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau; - Khách hàng có quyền trả khoản vay trƣớc hạn. Phí bồi thƣờng phải thấp hơn mức lãi còn lại nếu tiếp tục hợp đồng;
  38. `26 - Trong vòng một số ngày (quy định cụ thể theo từng quốc gia) ngƣời tiêu dùng đƣợc phép hủy hợp đồng đã ký kết. Các điều khoản bảo vệ ngƣời cho vay: - Đƣợc quyền lựa chọn truy cập cơ sở dữ liệu thông tin tin cậy, xác đáng; - Đƣợc quyền yêu cầu khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin; - Đƣợc chuyển nhƣợng nợ phù hợp với quy định của pháp luật. Hƣớng dẫn cho vay tiêu dùng đƣợc áp dụng sử dụng ở hầu hết các nƣớc thuộc Liên minh châu Âu, tạo một hành lang pháp lý chung đồng nhất cho khu vực đối với lĩnh vực CVTD.
  39. `27 Tóm tắt chương 1 Cho vay tiêu dùng là khoản cho vay khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, với mục đích phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa và dịch vụ phi đầu tƣ nhƣ: nhu cầu mua sắm nhà ở, đồ dùng gia đình, xe cộ, chi phí học hành, y tế, giải trí, Trong chƣơng 1, khóa luận đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về cho vay tiêu dùng của NHTM nhƣ: Khái niệm về cho vay tiêu dùng và mở rộng cho vay tiêu dùng, đặc điểm, phân loại cho vay tiêu dùng và vai trò của cho vay tiêu dùng đối với ngân hàng, khách hàng, các nhà sản xuất và nền kinh tế, xã hội. Ngoài ra khóa luận còn đƣa ra các chỉ tiêu để đánh giá cho vay tiêu dùng của NHTM cùng với những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay này, một số kinh nghiệm về CVTD và phát triển CVTD tại một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, dựa vào hệ thống các chỉ tiêu đánh giá và kinh nghiệm từ các nƣớc khác để làm cơ sở cho việc thực hiện mục tiêu nghiên cứu đề tài ở những chƣơng tiếp theo.
  40. `28 2: THỰC TR NG CHO VAY TIÊU DÙNG T I NGÂN HÀNG ẦU T V T TR ỂN VI T NAM – CHI NHÁNH ÔNG SÀI GÒN 2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP ầu tư và hát triển Việt Nam – hi nhánh ông Sài òn 2.1.1. Thông tin chung về ngân hàng BIDV 26/4/1957 24/06/1981 18/11/1994 01/05/2012 24/1/2014 23/05/2015 •Ngày thành lập •Đổi tên thành •Đổi tên thành Ngân •Thực hiện cổ •Chính thức •Ngân hàng với tên gọi Ngân hàng Ðầu hàng Ðầu tƣ và phần hoá, niêm yết trên Phát triển Nhà Ngân hàng tƣ và Xây dựng Phát triển Việt Nam chuyển đổi Sở Giao dịch Đồng bằng Kiến thiết Việt Việt Nam, trực (BIDV). Từ tháng thành Ngân Chứng khoán Sông Cửu long Nam, trực thuộc Ngân 12/1994 chuyển đổi hàng TMCP Thành phố Hồ (MHB) đƣợc thuộc Bộ Tài hàng Nhà nƣớc mô hình hoạt động Đầu tƣ và Phát Chí Minh sáp nhập vào chính Việt Nam theo mô hình Ngân triển Việt Nam hệ thống BIDV hàng Thƣơng mại Hình 2.1 Quá trình hình thành và phát triển của BIDV Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2018). Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam đƣợc thành lập vào tháng 4 năm 1957 với chức năng ban đầu là cấp phát và quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách phục vụ tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Cho đến nay, BIDV vẫn là ngân hàng đi đầu trong việc thực hiện các chính sách về kinh tế vĩ mô của Chính phủ. Sau hơn 60 năm phát triển, BIDV đã trở thành một trong những NHTM lớn nhất tại Việt Nam với mức vốn điều lệ tính đến tháng 4/2017 là 34.187 tỷ đồng. Tổng lợi nhuận sau thuế của ngân hàng tại thời điểm kết thúc năm 2017 là 8.800 tỷ đồng. BIDV có nguồn nhân lực ổn định với 95% trên tổng số gần 24.000 cán bộ có trình độ đại học và trên đại học, là ngân hàng có quy mô nhân sự lớn thứ 2 trong hệ thống ngân hàng ở Việt Nam. Xét về mạng lƣới hoạt động, BIDV hiện có 191 chi nhánh, 821 phòng giao dịch và 1.811 máy ATM. Ngoài ra ngân hàng cũng thâm nhập vào thị trƣờng các nƣớc trong khu vực thông qua việc thành lập văn phòng đại diện tại Myanmar, Camphuchia, Lào,
  41. `29 Nga, Séc và Đài Loan. Mô hình kinh doanh của BIDV bao gồm các công ty con và liên doanh trong tất cả các lĩnh vực của dịch vụ tài chính nhƣ cho thuê tài chính (BLC, BLC II), chứng khoán (BSC), quản lý tài sản (BAMC), bảo hiểm (BIC) và các liên doanh với đối tác nƣớc ngoài nhƣ: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga - VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV - Việt Nam Partners (đối tác Mỹ), Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife. Ngày 28/12/2011, BIDV chính thức chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng, với mã chứng khoán: BID, giá khởi điểm là 18.500 đồng và khối lƣợng cổ phiếu là 84.754.146 cổ phiếu. Hiện tại, Nhà nƣớc là cổ đông lớn nhất của BIDV với 98,28% cổ phần, 2,67% thuộc sở hữu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài và 2,05% là thuộc sở hữu của các cổ đông khác. Trong đó, Công đoàn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam sở hữu 0,27% cổ phần. Năm 2017, trên nền tảng tăng trƣởng tích cực của kinh tế vĩ mô và nhiều yếu tố thuận lợi hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngành ngân hàng, cổ phiếu BID đã có quá trình tăng giá rất ấn tƣợng với giá cổ phiếu đến cuối năm 2017 là 25.500 đồng, dẫn đầu nhóm nghành ngân hàng và đƣợc kỳ vọng sẽ bức phá tăng mạnh trong năm 2018. 2.1.2. Giới thiệu về BIDV – hi nhánh ông Sài òn Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn đƣợc thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15/01/2005 với tên gọi BIDV - Chi nhánh Thủ Đức sau khi đƣợc nâng cấp lên thành chi nhánh cấp 1 từ Phòng giao dịch của chi nhánh TP.HCM. Ngày 07/12/2007, chi nhánh chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Đông Sài Gòn cho đến nay.
  42. `30 2.1.3. ơ cấu tổ chức Để có thể đánh giá tính hiệu quả hoạt động của chi nhánh, tác giả sử dụng mô hình 7S McKinsey phân tích các nhân tố gồm: Chiến lƣợc, cấu trúc, hệ thống, giá trị đƣợc chia sẽ, phong cách quản lý, nhân sự và kỹ năng. Bảng 2.1 Mô hình phân tích 7S McKinsey của V ông Sài òn Chiến lƣợc của BIDV Đông Sài Gòn là trở thành một chi nhánh NH có chất lƣợng, hiệu quả và uy tín hàng đầu trên địa bàn hoạt động. Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc đề ra, chi nhánh chú trọng đến một số hoạt động sau đây: (1) Hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp, hiệu quả. (2) Phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lƣợng cao. (3) Nâng cao năng lực khai thác, ứng dụng công nghệ trong hoạt động kinh doanh NH. Chiến lược – Strategy Điểm mạnh của chi nhánh so với các đối thủ cạnh tranh là có mạng lƣới KH rộng lớn, đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại, là NH có uy tín thƣơng hiệu lâu đời, tạo đƣợc mối quan hệ KH lâu năm. Tuy nhiên, một nhƣợc điểm trong chiến lƣợc hoạt động của chi nhánh đó là do có quy mô KH lớn và dàn trải nên chƣa xác định đƣợc KH mục tiêu. Do vậy NH cần tiến hành phân đoạn KH tốt hơn, xác định nhóm đối tƣợng KH đem lại nhiều lợi nhuận nhất cho chi nhánh. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh đƣợc xây dựng hiện đại, các phòng ban sắp xếp và phân bổ ứng với từng chức năng và nhiệm vụ riêng, nhằm đáp ứng mục tiêu và nhiệm vụ chung của NH. Phòng quan hệ khách hàng có chức năng huy động vốn và chịu trách nhiệm về kết quả huy động vốn. Khối tác nghiệp có nhiệm vụ cung cấp các sản phẩm dịch vụ cho KH, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của KH. Bộ phận quản ký rủi ro chịu trách nhiệm Cấu trúc – Structure giám sát và xử lý các rủi ro, đảm bảo an toàn cho các hoạt động đƣợc diễn ra tại NH. Các phòng ban khác là những bộ phận hỗ trợ cho các phòng ở khối tác nghiệp. Với mô hình hoạt động này, chi nhánh sẽ trực tiếp cung cấp sản phẩm dịch vụ cho KH, mang lại lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và uy tín thƣơng hiệu trên địa bàn hoạt động. Bên cạnh đó, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng ban sẽ tạo điều kiện cho NH hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. BIDV là một trong những NH đi đầu về hệ thống công nghệ và vận hành. Hệ thống corebanking mà chi nhánh đang sử dụng là Silverlake (SIBS). Hệ thống SIBS hoạt
  43. `31 Hệ thống - System động ổn định và cơ bản đáp ứng các yêu cầu hoạt động nghiệp vụ hiện đại của NH. Ngoài ra, hệ thống thanh toán song biên hiện đang hoạt động rất hiệu quả và đã kết nối với hầu hết các NH và TCTD lớn, giúp chi nhánh có thêm kênh thanh toán với các NH, giảm thời gian thanh toán cho mỗi giao dịch và tăng thời gian thanh toán giữa các NH. Một số hệ thống khác của BIDV nhƣ: Hệ thống Internet Banking và Mobile Banking, hệ thống hỗ trợ kinh doanh (Hệ thống CRM và hệ thống Contact Center, hệ thống thông tin báo cáo MIS, hệ thống Treasury). Các nhân viên ở chi nhánh sử dụng hệ thống mail nội bộ Outlook để giao tiếp và lƣu chuyển thông tin một cách nhanh chóng và thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nội bộ. Giá trị mà chi nhánh Đông Sài Gòn nói riêng và hệ thống BIDV nói chung hƣớng đến chính là luôn đồng hành, chia sẽ và cung cấp những dịch vụ tài chính NH tốt nhất cho KH, tại môi trƣờng làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mỗi nhân viên. Giá trị được chia sẽ - Đặc biệt giá trị mà NH muốn xây dựng trong tâm trí KH đó chính là “Ngân hàng có Share value dịch vụ khách hàng thân thiện nhất”. Vì lý do đó mà mỗi KH khi đến với chi nhánh đều sẽ đƣợc tiếp đón một cách tận tâm và niềm nở, nhân viên luôn lắng nghe nhu cầu của KH để phục vụ kịp thời. Đây cũng là lý do giúp chi nhánh tạo đƣợc uy tín và hình ảnh tốt trên địa bàn hoạt động, giữ đƣợc các mối quan hệ KH lâu năm. Môi trƣờng việc của chi nhánh đƣợc xây dựng theo phong cách chuyên nghiệp, hiện đại, thân thiện, mang màu sắc trẻ trung và đầy hứng khởi. Nhân viên luôn làm việc hiệu suất để có thể đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu cầu của KH. Xây dựng một môi trƣờng cạnh tranh công bằng và lành mạnh, tạo điều kiện cho mọi Phong cách – Style nhân viên có cơ hội phát triển nghề nghiệp và nhận đƣợc khen thƣởng, lợi ích xứng đáng. Phong cách quản lý không quá gò bó theo khuôn phép để kích thích sự đổi mới, sáng tạo trong công việc (đổi mới trong nội quy làm việc, nhân viên đƣợc mặc đồ tự do vào ngày thứ sáu trong tuần). Nhân viên của chi nhánh Đông Sài Gòn phần lớn là những ngƣời trẻ, năng động nhƣng có trình độ kiến thức chuyên môn cao. Những nhân viên thuộc cấp quản lý đều Nhân sự - Staff có nhiều năm kinh nghiệm hoạt động trong nghành NH. Nhờ vậy tạo nên một môi trƣờng làm việc cân bằng trong NH, mỗi nhân viên đều sử dụng hiệu quả kiến thức, kỹ năng của mình để phục vụ KH một cách tốt nhất.
  44. `32 Do đặc thù môi trƣờng làm việc thƣờng xuyên tiếp xúc KH nên các nhân viên của chi nhánh không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn có kỹ năng giao tiếp tốt, linh hoạt ứng biến trong mọi tình huống. Ngoài ra mỗi nhân viên còn trang bị cho mình kỹ năng làm việc chuyên nghiệp với các phần mềm máy tính. Kỹ năng – Skills Đặc biệt các nhân viên của các Phòng giao dịch khách hàng do yếu tố công việc đôi khi cần thẩm định tài sản của KH nên bắt buộc các nhân viên cần trang bị cho mình về kiến thức thẩm định tài sản bởi đây là một yếu tố quan trọng đối với quyết định cấp tín dụng cho KH. Việc thẩm định tài sản đúng, hợp lý sẽ là cơ sở để NH thẩm định tƣ cách KH, hạn chế đƣợc rủi ro cho khoản tín dụng. Nguồn: Tác giả tự tổng hợp. 2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2015-2017 Giai đoạn năm 2015 – 2017 đƣợc đánh giá là giai đoạn phát triển tích cực của nền kinh tế Việt Nam, đặc biệt 2017 đƣợc xem là một năm kỳ tích với tốc độ phát triển GDP là 6,81% (Đức Minh 2017), cao nhất trong vòng 1 thập kỷ trở lại đây. Bắt kịp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nƣớc, hoạt động kinh doanh của BIDV Đông Sài Gòn đã cho thấy sự phát triển ổn định qua các năm từ 2015 – 2017. Bảng 2.2 Một số kết quả đạt được của V ông Sài òn ĐVT: Tỷ đồng ăm 2016 ăm 2017 hỉ tiêu ăm 2015 Số % tăng/ Số % tăng/ tuyệt đối giảm tuyệt đối giảm Tổng tài sản 12.354 15.469 25,2% 20.365 31,6% Nguồn vốn huy động 6.073 6.807 12,1% 8.231 20,9% Tổng dƣ nợ cho vay 10.929 13.808 26,3% 17.007 23,2% Tỷ lệ nơ xấu 1% 0,9% -0,1% 0,8% -0,1% Lợi nhuận trƣớc thuế 149 167 12,1% 229 37,1% Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Theo Bảng 2.2, các chỉ tiêu về tài sản, nguồn vốn huy động, dƣ nợ cho vay và lợi nhuận trƣớc thuế tăng đều qua các năm với mức tăng trƣởng khá cao, tốc độ tăng
  45. `33 trƣởng bình quân ở mức trên 20%/năm, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh trong 3 năm đều ở mức dƣới 1% và giảm còn 0,8% vào năm 2017. Năm 2017 là năm đánh dấu bƣớc phát triển vƣợt bậc của BIDV Đông Sài Gòn: Tổng tài sản đạt 20.365 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm trở lại đây, nguồn vốn huy động đạt 8.231 tỷ đồng, cao hơn 20,9% của năm 2016. Đặc biệt là lợi nhuận trƣớc thuế của năm 2017 đạt mức tăng trƣởng cao nhất trong các chỉ tiêu, tăng 37,1% so với năm 2016. Những chỉ tiêu trên thể hiện hoạt động kinh doanh đang diễn ra rất tốt, mức độ an toàn của các khoản tiền vay cao, NH đang sử dụng nguồn vốn huy động hiệu quả. Đây là kết quả đạt đƣợc nhờ sự đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên và khả năng lãnh đạo của Ban Giám đốc chi nhánh Đông Sài Gòn, giúp BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn là một trong những NH hoạt động tốt nhất trên địa bàn khu vực Thủ Đức, Hồ Chí Minh. a. Hoạt động huy động vốn Bảng 2.3 Kết quả huy động vốn giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng ăm 2015 ăm 2016 ăm 2017 ội dung Số Số Số Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng tuyệt đối tuyệt đối tuyệt đối 1. Theo cơ cấu khách hàng 6.073 6.807 8.231 Dân cƣ 3.921 64,6% 4.604 67,6% 5.876 71,4% Tổ chức kinh tế 2.151 35,4% 2.201 32,3% 2.353 28,6% Định chế tài chính 1 0% 2 0% 2 0% 2. Theo cơ cấu kỳ hạn 6.073 6.807 8.231 Không kỳ hạn 1.766 29,1% 1.929 28,3% 1.849 22,4% Có kỳ hạn 4.307 70,9% 4.878 71,6% 6.382 77,6% Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Kết quả từ Bảng 2.3 cho thấy hoạt động huy động vốn của BIDV Đông Sài Gòn tăng trƣởng mạnh qua các năm, trong đó huy động từ khu vực dân cƣ vẫn chiếm tỷ
  46. `34 trọng lớn nhất, chiếm hơn 60% trong tổng cơ cấu huy động của NH và đến năm 2017 con số này tăng lên hơn 70%. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng đang tập trung tăng các khoảng huy động có kỳ hạn, giảm các khoảng huy động không kỳ hạn. Năm 2017, kết quả huy động vốn có kỳ hạn của ngân hàng là 77,6%, cao gấp 3 lần so với huy động không kỳ hạn (22,4%). BIDV Đông Sài Gòn đang tập trung vào nhóm KHCN và việc giảm các nguồn vốn không kỳ hạn đƣợc xem là một điểm mạnh giúp nguồn tiền đầu vào của NH ổn định hơn, giảm các rủi ro mất khả năng thanh toán. b. Hoạt động sử dụng vốn Bảng 2.4 Kết quả hoạt động tín dụng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng ăm 2015 ăm 2016 ăm 2017 hỉ tiêu Số Số Số Tỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng tuyệt đối tuyệt đối tuyệt đối 1. Tổng dư nợ 10.929 13.808 17.007 cho vay cuối kỳ 2. ơ cấu cho vay 2.1. Theo đối tƣợng khách hàng Dân cƣ 7.809 71,4% 9.727 70,4% 12.165 71,5% Tổ chức kinh tế 3.120 28,6% 4.081 29,6% 4.842 28,5% 2.2. Theo cơ cấu kỳ hạn Ngắn hạn 6.503 59,5% 7.280 52,7% 8.593 50,5% Trung hạn 3.332 30,5% 5.137 37,2% 6.412 37,7% Dài hạn 1.094 10% 1.391 10,1% 2.002 11,8% 2.3. Theo tài sản đảm bảo (TSĐB) Không có TSĐB 5.641 51,6% 6.054 43,8% 6.743 39,6% Có TSĐB 5.288 48,4% 7.754 56,2% 10.264 60,4% Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Theo Bảng 2.4, dƣ nợ cho vay của chi nhánh tăng đều qua các năm, đến năm 2017 là 17.007 tỷ đồng, tăng 23,2% so với năm 2016, duy trì tốc độ tăng trƣởng bình
  47. `35 quân trong giai đoạn 2015 – 2017 trên 20%. Điều này cho thấy chi nhánh luôn đảm bảo mục tiêu tăng quy mô tín dụng nhƣng vẫn đảm bảo tốc độ tăng trƣởng hợp lý, không vƣợt quá giới hạn tín dụng mà BIDV đề ra trong từng thời kỳ. Theo cơ cấu cho vay, dƣ nợ cho vay trong giai đoạn này chủ yếu là dƣ nợ từ nhóm khách hàng dân cƣ, chiếm trên 70% trong cơ cấu cho vay của NH. Cơ cấu nợ ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn trong tổng cơ cấu dƣ nợ của NH (trên 50%), tuy nhiên cơ cấu nợ trung và dài hạn đang có xu hƣớng tăng từ năm 2015 – 2017, đặc biệt là cơ cấu nợ trung hạn tính đến năm 2017 là 37,7%, tăng khoảng 7% so với năm 2015 và đang có xu thế thay thế khoản nợ ngắn hạn của NH. Ngoài ra, chất lƣợng tín dụng của chi nhánh cũng ngày càng đƣợc đảm bảo thông qua việc giảm dƣ nợ không có TSĐB và tăng dƣ nợ có TSĐB, năm 2017 tỷ lệ nợ không có TSĐB giảm khoảng 10%, đạt 39,6% và tỷ lệ nợ có TSĐB tăng lên 60,4%. Sự tăng trƣởng tín dụng của BIDV Đông Sài Gòn trong những năm qua không chỉ tăng về quy mô mà cả về chất lƣợng tín dụng. Đây là một sự phát triển tốt giúp đảm bảo vị thế cạnh tranh của chi nhánh trên thị trƣờng tín dụng. 2.2. Hoạt động cho vay tiêu dùng của V chi nhánh ông Sài òn từ năm 2015 - 2017 2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng Quy trình tín dụng tại BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn đƣợc thực hiện theo quy trình sổ tay tín dụng của BIDV và các văn bản sửa đổi, bổ sung hiện hành. Khối tín dụng tại BIDV Đông Sài Gòn đƣợc chia thành hai bộ phận: tín dụng khách hàng doanh nghiệp và tín dụng KHCN. Trong phần này tác giả đi vào nghiên cứu quy trình tín dụng tiêu dùng đối với KHCN. Quy trình tín dụng tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn đƣợc chia 6 bƣớc, theo trình tự sau: Bƣớc 1: Tiếp nhận hồ sơ vay tiêu dùng cá nhân của khách hàng
  48. `36 Sau khi làm rõ mục đích vay vốn và xác minh sơ bộ về khả năng tài chính của khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ giúp hƣớng dẫn cách làm hồ sơ sao cho phù hợp. Một bộ hồ sơ vay sẽ gồm có: Hồ sơ khách hàng; CMND/ hộ chiếu; Sổ hộ khẩu/ giấy tờ chứng minh cƣ trú thƣờng xuyên; Giấy đăng ký kết hôn (nếu đã kết hôn); Hồ sơ khoản vay; Giấy đề nghị vay vốn và phƣơng án sử dụng vốn; Tài liệu chứng minh mục đích vay vốn; Tài liệu chứng minh thu nhập: hợp đồng lao động, xác nhận lƣơng, Bƣớc 2: Thẩm định điều kiện vay tiêu dùng cá nhân Đây là khâu quan trọng nhất của quy trình CVTD cá nhân nhằm xác minh tính chính xác của giấy tờ khách hàng đã nộp cho ngân hàng đồng thời làm căn cứ cho việc ra quyết định cho vay vốn và xem xét liệu quyết định đó có chính xác hay không đều dựa trên kết quả bƣớc thẩm định này. Báo cáo thẩm định cho vay sẽ do cán bộ thẩm định lập sau khi thỏa thuận với cán bộ tín dụng và nghiên cứu về Hồ sơ tín dụng. - Kiểm tra hồ sơ và mục đích vay vốn: Ngân hàng tiến hành kiểm tra đầy đủ, xác thực, hợp pháp và hợp lệ của hồ sơ vay vốn qua cơ quan phát hành ra chúng hoặc qua các kênh thông tin. - Điều tra và thu thập thông tin về khách hàng vay vốn: Các cán bộ tín dụng sẽ đi thực tế tại gia đình và nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng để tìm hiểu các thông tin nhƣ: gia đình, mục đích vay vốn, nguồn thu nhập, tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc và địa phƣơng, - Kiểm tra xác minh thông tin: Việc xác minh này có thể thực hiện thông qua các nguồn: hồ sơ vay vốn trƣớc đây và hiện tại của khách hàng, qua Trung tâm tín dụng (CIC), các cơ quan khách hàng trực tiếp xin vay (UBND, cơ quan thuế), các ngân hàng khách hàng đã từng hay đang vay vốn ở đó. - Phân tích và thẩm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về tƣ cách và năng lực pháp luật, năng lực hàng vi nhân sự.
  49. `37 Bƣớc 3: Phân tích tín dụng Phân tích tín dụng là một bƣớc trong quy trình CVTD cá nhân nhằm xác định rủi ro và các biện pháp hạn chế rủi ro. Nội dung phân tích tín dụng thƣờng bao gồm: thu thập và phân tích thông tin nhằm xác định uy tín, tƣ cách pháp lý, khả năng tài chính và khả năng thanh toán của ngƣời đi vay trong quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai. Ngày nay trong môi trƣờng cạnh tranh đòi hỏi ngân hàng phải tiến hành quy trình phân tích tín dụng nhanh, gọn và tiết kiệm. Bƣớc 4: Xét duyệt cho vay tiêu dùng cá nhân Sau quá trình xem xét nguồn vốn, điều kiện thanh toán, phƣơng thức và lãi suất cho vay, nhân viên tƣ vấn sẽ nộp hồ sơ và báo cáo thẩm định cho cán bộ xét duyệt để tiến hành kiểm tra, xem xét đồng thời có thể tái thẩm định (nếu cần thiết), sau đó trình lên giám đốc duyệt. Khi đó giám đốc sẽ căn cứ vào hồ sơ và báo cáo thẩm định để xem xét việc cho vay hay không. Nếu hồ sơ đƣợc duyệt thì nhân viên tín dụng sẽ thông báo đến khách hàng và tiến hành gặp để ký kết hợp đồng vay tiêu dùng tín chấp. Ở BIDV thời gian ra quyết định vay ngắn hạn là 10 ngày, đối với các khoản vay trung và dài hạn: 25 ngày với dự án nhóm A, 15 ngày với dự án nhóm B, 12 ngày với các dự án khác còn lại. Các khoản vay nhỏ có thể do phó giám đốc KHCN phê duyệt dƣới sự chứng nhận của cán bộ thẩm định và trƣởng phòng thẩm định. Các dự án thuộc nhóm A khi trình cho phó giám đốc khách hàng phê duyệt phải chuyển qua phòng quản lý rủi ro để tái thẩm định. Bƣớc 5: Ký kết hợp đồng và giải ngân Bƣớc tiếp theo trong quy trình cho vay tiêu dùng cá nhân đó chính là ký kết hợp đồng và giải ngân. Hợp đồng tín dụng chính là văn bản viết ghi lại thỏa thuận giữa khách hàng và ngân hàng. Hai bên có trách nhiệm phải tuân thủ đúng các yêu cầu của nhau. Nội dung chính của hợp đồng tín dụng thƣờng bao gồm: Thông tin của khách hàng (Họ tên, địa chỉ, tƣ cách pháp nhân); Mục đích sử dụng khoản vay; Số lƣợng tín dụng; Lãi suất cho vay; Thời hạn tín dụng; Các loại đảm bảo; Điều kiện thanh toán.
  50. `38 Phòng Khách hàng cá nhân sẽ trình lên bộ phận tín dụng tờ đơn xin giải ngân, bộ phận tín dụng gửi lại cho Phòng Kế toán để đề xuất các giấy tờ cần thiết và phục vụ lƣu trữ. Sau khi đƣợc giám đốc phê duyệt thì Phòng Kế toán có trách nhiệm giải ngân khoản vay tiêu dùng tới khách hàng. Tuy nhiên nhân viên tín dụng vẫn sẽ tiếp tục kiểm soát khoản vay có đƣợc sử dụng đúng mục đích không. Nếu có dấu hiệu lừa đảo hoặc chiếm đoạt thì ngân hàng có quyền thu hồi khoản vay bất cứ lúc nào. Bƣớc 6: Thu nợ và đƣa ra phán quyết tín dụng mới Đây là bƣớc cuối cùng trong quy trình CVTD cá nhân. Việc thu nợ khi tới hạn là việc làm hàng tháng của ngân hàng bao gồm tiền lãi và một phần khoản vay gốc. Số tiền này đã đƣợc thỏa thuận và quy định rõ trong hợp đồng vay vốn đã ký trƣớc đó. Một số trƣờng hợp trả nợ trễ hoặc trả không đủ thì ngân hàng sẽ xem xét khả năng tài chính của khách hàng để có các phán quyết tín dụng mới phù hợp. Bất cứ lúc nào khách hàng chƣa trả hết nợ của khoản vay thì khi đó quy trình CVTD cá nhân vẫn chƣa kết thúc. 2.2.2. Sản phẩm cho vay tiêu dùng Cho vay tiêu dùng là một trong những loại hình sản phẩm dịch vụ đƣợc ngân hàng triển khai sôi nổi nhất, thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm từ phía khách hàng với cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng các nhu cầu khác nhau của khách hàng. Bảng 2.5 Sản phẩm cho vay tiêu dùng tại BIDV Sản phẩm Mô tả Sản phẩm đƣợc thiết kế nhằm cung cấp và hỗ trợ vốn để phục vụ nhu cầu mua nhà ở, đất ở, Cho vay nhu xây dựng nhà ở mới, cải tạo nhà ở, sửa chữa nhà ở. Ở BIDV, số tiền cho vay tối đa có thể lên cầu nhà ở đến 100% giá trị hợp đồng mua bán nhà ở và thời hạn cho vay tối đa là 20 năm theo phƣơng thức trả góp. Sản phẩm đáp ứng nhu cầu vốn của KH về việc mua xe ô tô phục vụ mục đích tiêu dùng hoặc Cho vay mua kinh doanh. Mức cho vay cao (tối đa 100% giá trị xe mua), thời hạn cho vay tối đa lên tới 7 ô tô năm., lãi vay đƣợc tính trên dƣ nợ giảm dần. Cho vay hoạt Sản phẩm vay nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của KH để thực hiện các hoạt động sản xuất
  51. `39 động sản xuất kinh doanh nhƣ bổ sung vốn lƣu động, mở rộng quy mô sản xuất, thanh toán tiền vật tƣ, kinh doanh nguyên liệu, hàng hóa, NH sẽ xem xét đáp ứng nhu cầu vay vốn với mức cho vay và thời hạn hợp lý (tối đa là 5 năm) theo yêu cầu sản xuất kinh doanh. Sản phẩm cho vay đáp ứng nhu cầu tài chính cho mục đích tiêu dùng, có TSĐB là nhà đất Cho vay tiêu đẩy đủ giấy chứng nhận quyền sử hữu, Số tiền đƣợc vay tối đa lên tới 01 tỷ đồng đối với dùng bảo đảm vay theo món và 500 triệu đồng theo phƣơng thức thấu chi, thời gian vay linh hoạt đến 84 bằng BĐS tháng Cho vay tiêu Sản phẩm đƣợc thiết kế đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho KH mà không cần có TSĐB. Số tiền dùng không cho vay tối đa là 500 triệu đồng hay 15 tháng thu nhập thực tế, thời hạn cho vay tối đa lên tới có TSĐB 60 tháng, phƣơng thức vay đa dạng theo món hoặc thấu chi. Cho vay cầm Sản phẩm vay nhằm cung cấp vốn cho KH phục vụ mục đích tiêu dùng bằng cách cầm cố cố Giấy tờ có GTCG/TTK chƣa đến hạn của KH hoặc đã tất toán nhƣng KH không đƣợc hƣởng toàn bộ lãi. giá/Thẻ tiết Hạn mức cho vay có thể lớn hơn mệnh giá GTCG/TTK, thời hạn cho vay linh hoạt, tối đa kiệm bằng thời hạn còn lại của GTCG/TTK, phƣơng thức cho vay đa dạng (theo món, hạn mức (GTCG/TTK) hoặc thấu chi). Cho vay hỗ Sản phẩm vay nhằm hỗ trợ các khoản chi phí du học, mức cho vay tối đa là 80% tổng chi phí trợ chi phí du du học, thời hạn cho vay tối đa lên tới 10 năm, KH có thể đƣợc ân hạn trả nợ thời gian lên tới học 5 năm, bảo đảm tiền vay bằng tài sản của bên vay hoặc của bên thứ ba Sản phẩm đƣợc thiết kế nhằm phục vụ mục đích chứng minh năng lực tài chính để đi du Cho vay học/du lịch/thăm thân tại nƣớc ngoài. Mức cho vay tối đa là 100% nhu cầu chứng minh tài chứng minh chính, thời hạn cho vay sẽ phù hợp với thời gian đề nghị chứng minh tài chính của KH, tối đa tài chính lên tới 02 năm, bảo đảm tiền vay bằng chính Thẻ tiết kiệm hình thành từ vốn vay. Sản phẩm Là hình thức BIDV cho KH đƣợc chi số tiền vƣợt quá số tiền có trên tài khoản tiền gửi thanh Thấu chi toán của mình mở tại BIDV. Không yêu cầu tài sản thế chấp, hạn mức thấu chi là 100 triệu không có với thời hạn vay tối đa 12 tháng. TSĐB Sản phẩm đƣợc thiết kế và cung cấp vốn đầu tƣ kinh doanh chứng khoán cho KH. Hạn mức vay lên tới 20 tỷ đồng và không vƣợt quá 50% giá trị cầm cố của cổ phiếu đồng thời không Cho vay cầm quá 5 lần mệnh giá cổ phiếu, thhời gian vay tối đa 12 tháng. Theo đó TSĐB của KH vay có cố chứng thể là: cổ phiếu không có tranh chấp, tự do chuyển nhƣợng và thuộc quyền sở hữu hợp pháp khoán niêm của KH vay vốn, cổ phiếu nằm trong rổ VN30 và HNX30 hoặc cổ phiếu niêm yết có mức yết vốn hóa trên thị trƣờng từ 300 tỷ trở lên, có khối lƣợng giao dịch trung bình 30 phiên gần nhất tối thiểu từ 200 nghìn cổ phiếu/phiên. Cho vay ứng Là hình thức BIDV cho KH vay vốn bằng cách ứng trƣớc tiền bán chứng khoán niêm yết tại
  52. `40 trƣớc tiền bán các công ty chứng khoán có liên kết với BIDV. Thời gian cho vay phù hợp với thời hạn thanh chứng khoán toán bù trừ của trung tâm lƣu ký chứng khoán, mức cho vay tối đa bằng số tiền bán chứng khoán. Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2018). 2.2.3. Hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân tại BIDV chi nhánh ông Sài òn Xếp hạng tín dụng khách hàng đối với các ngân hàng là hoạt động rất quan trọng để phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng cũng nhƣ để hƣớng dẫn việc cung cấp các sản phẩm tính dụng phù hợp cho các khách hàng đi vay. Đặc biệt với loại hình cho vay tiêu dùng thì xếp hạn tín dụng càng cần thiết hơn nữa bởi thông tin khoản vay của KHCN thƣờng khó xác định hơn so với khách hàng doanh nghiệp. Hệ thống xếp hạng khoản vay tiêu dùng đối với KHCN của ngân hàng BIDV Đông Sài Gòn đƣợc thực hiện dựa theo mô hình xếp hạng khoản vay cá nhân trong hệ thống của BIDV, theo đó mô hình này đƣợc mô tả là một ma trận kết hợp giữa kết quả xếp hạng khách hàng cá nhân và kết quả đánh giá TSĐB. a. Xếp hạng khách hàng cá nhân Mô hình chấm điểm xếp hạng KHCN đƣợc thực hiện dựa trên 14 tiêu chí và đƣợc chia thành hai nhóm chính: - Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm thông tin về thân nhân với trọng số 0,4: gồm các thông tin cá nhân của ngƣời đi vay nhƣ: tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thời gian công tác hiện tại, tình trạng gia, chổ ở, số ngƣời phụ thuộc, - Nhóm các chỉ tiêu chấm điểm về quan hệ với ngân hàng với trọng số 0,6: gồm các tiêu chí về quan hệ tín dụng của ngƣời đi vay với ngân hàng, tình hình trả nợ vay ngân hàng, cơ cấu nợ, dƣ nợ hiện tại. (Bảng liệt kê các tiêu chí chấm điểm KHCN đƣợc đính kèm ở Phụ lục 1) Căn cứ vào điểm tín dụng đƣợc tính theo trọng số, ngân hàng sẽ đánh giá và phân loại xếp hạng khách hàng theo 10 mức giảm dần từ AAA đến D, nhƣ sau:
  53. `41 Bảng 2.6 ơ cấu xếp loại khách hàng cá nhân iểm Xếp hạng ánh giá xếp hạng 95 – 100 AAA 90 – 94 AA Rủi ro thấp 85 – 89 A 80 – 84 BBB 70 – 79 BB Rủi ro trung bình 60 – 69 B 50 – 59 CCC 40 – 49 CC Rủi ro cao 35 – 39 C < 35 D Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2018). b. Đánh giá tài sản đảm bảo TSĐB của khách hàng vay cũng đƣợc chấm điểm theo ba chỉ tiêu là loại tài sản, tỷ suất giữa giá trị tài sản so với khoản vay và rủi ro giảm giá trị TSĐB. (Bảng liệt kê các tiêu chí chấm điểm TSĐB đƣợc đính kèm ở Phụ lục 2) Dựa vào tổng điểm đã chấm cho TSĐB, ngân hàng xếp loại theo 3 mức nhƣ sau: Bảng 2.7 ơ cấu xếp loại tài sản đảm bảo iểm ức xếp loại ánh giá TS 255 – 300 A Mạnh 75 – 254 B Trung bình < 75 C Thấp Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2018). Kết hợp giữa kết quả xếp hạng KHCN (Bảng 2.6) và kết quả đánh giá TSĐB (Bảng 2.7), BIDV đã xây dựng đƣợc mô hình xếp hạng khoảng vay tiêu dùng cá nhân (Bảng 2.8), và đánh giá các thứ hạng gồm: Xuất sắc, Tốt, Trung bình, Trung bình/Từ chối và Từ chối.
  54. `42 Bảng 2.8 Ma trận xếp hạng khoản vay tiêu dùng ánh giá TS A B C Xếp hạng KHCN AAA AA Xuất sắc Tốt Trung bình A BBB BB Tốt Trung bình Trung bình/ Từ chối B CCC CC Trung bình/ Từ Từ chối C chối D Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2018). 2.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại V chi nhánh ông Sài Gòn 2.3.1. Số lượng khách hàng vay tiêu dùng Bảng 2.9 Số lượng khách hàng vay tiêu dùng qua các năm ăm 2016 ăm 2017 hỉ tiêu ăm 2015 Số tuyệt đối % thay đổi Số tuyệt đối % thay đổi Số lƣợng khách hàng 21.894 26.189 19,6% 33.940 29,6% vay tiêu dùng (ngƣời) Số lƣợng KHCN tại chi nhánh 27.177 31.312 15,2% 38.455 22,8% (ngƣời) Tỷ trọng trong tổng số lƣợng 80,6% 83,6% 3,1% 88,3% 4,6% KHCN tại chi nhánh Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Dựa theo Bảng 2.9, số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tại BIDV Đông Sài Gòn tăng trƣởng mạnh qua các năm, năm 2016 tăng gần 20% so với năm 2015, đạt 26.189 KH, đến năm 2017 tăng mạnh lên đến 33.940 KH, cao hơn 29,6% so với năm 2016. Số
  55. `43 lƣợng KHCN tại chi nhánh cũng cho thấy tốc độ tăng trƣởng ổn định khoảng 20%/ năm, năm 2017 có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với 22,8%, đạt chỉ tiêu 38.455 KH. Đặc biệt, tỷ trọng số lƣợng KH sử dụng sản phẩm CVTD trên tổng số lƣợng KHCN của chi nhánh chiếm khoảng 80% qua các năm, năm 2015 là 80,6%, năm 2016 tăng lên 83, 6% sau đó đạt 88,3% vào năm 2017. Số lƣợng khách hàng vay tiêu dùng tăng cao qua các năm chứng tỏ ngân hàng đang dành đƣợc nhiều sự tin tƣởng của khách hàng về sản phẩm CVTD cũng nhƣ đạt đƣợc uy tín cao trên thị trƣờng, qua đó cũng cho thấy ngân hàng đang tập trung nguồn lực cho nhóm khách hàng là cá nhân và hộ gia đình, thực hiện mục tiêu chiến lƣợc do BIDV đề ra là tập trung khai thác nguồn lực từ nhóm khách hàng mục tiêu này. Tuy nhiên, số lƣợng khách hàng CVTD tuy tăng qua các năm nhƣng chƣa cao, chƣa phù hợp với lợi thế về uy tín, thƣơng hiệu của BIDV cũng nhƣ địa bàn hoạt động khá thuận tiện (gần trƣờng học, chợ, nhà máy xí nghiệp, ). 2.3.2. Doanh số cho vay tiêu dùng Bảng 2.10 Doanh số cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng ăm 2016 ăm 2017 hỉ tiêu ăm 2015 Số Số % thay đổi % thay đổi tuyệt đối tuyệt đối Doanh số CVTD 2.296 3.117 35,8% 5.023 61,2% Doanh số cho vay của ngân hàng 10.350 12.957 25,2% 18.537 43,1% Doanh số CVTD/ Doanh số CV 22,2% 24,1% 1,9% 27,1% 3% của ngân hàng Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Bảng 2.10 cho thấy, doanh số CVTD tăng mạnh trong giai đoạn từ 2015 -2017. Doanh số CVTD năm 2015 là 2.296 tỷ đồng, chiếm 22,2% trong tổng doanh số CV của ngân hàng, tăng mạnh lên vào năm 2017 và đạt 5.023 tỷ đồng, chiếm 27,1% trong tổng doanh số CV.
  56. `44 Tốc độ tăng trƣởng doanh số CVTD khá cao (trên 30%) và đang tăng nhanh, đạt mức 61,2% vào năm 2017, tăng cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng CV bình quân của toàn chi nhánh. Nhìn chung, doanh số CVTD của chi nhánh có đang biến động theo chiều hƣớng tích cực, tăng với tốc độ nhanh hơn trong thời gian qua với tỷ lệ đóng góp vào doanh số chung của toàn chi nhánh ở mức 24%/ năm. Những số liệu trên cho thấy CVTD đang đƣợc chi nhánh chú trọng phát triển và mở rộng hiệu quả, cùng với những triển vọng của thị trƣờng CVTD vào năm 2018, hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả tốt hơn cho hoạt động CVTD của chi nhánh trong thời gian tới. 2.3.3. ư nợ cho vay tiêu dùng Bảng 2.11 ư nợ cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng ăm 2016 ăm 2017 hỉ tiêu ăm 2015 ư nợ % thay đổi ư nợ % thay đổi Dƣ nợ CVTD 2.428 3.337 37,4% 5.228 56,7% Tổng dƣ nợ của ngân hàng 10.929 13.808 26,3% 17.007 23,2% Dƣ nợ CVTD/ Tổng dƣ nợ 22,2% 24,2% 2% 30,7% 6,6% Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Bảng 2.11 thể hiện dƣ nợ CVTD từ 2015 - 2017, ta có thể thấy dƣ nợ CVTD của chi nhánh đang trên đà tăng trƣởng mạnh. Năm 2015 đạt 2.428 tỷ đồng, năm 2016 tăng 37,4% và đạt chỉ tiêu 3.337 tỷ, tăng cao nhất là vào năm 2017 với tốc độ tăng trƣởng đạt 56,7%. Dƣ nợ cho vay của toàn chi nhánh cũng tăng trong giai đoạn 2015 - 2017 và đạt 17.007 tỷ đồng, với tốc độ tăng trƣởng là 23,2% vào năm 2017, tuy nhiên tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ CVTD cao và tăng nhanh hơn tốc độ tăng dƣ nợ của toàn chi nhánh. Năm 2015, dƣ nợ CVTD là 2.428 tỷ đồng, chiếm 22,2% trong tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh. Đến năm 2016, dƣ nợ CVTD tăng lên 3.337 tỷ đồng, chiếm 24,2% trong với tổng dƣ nợ, thay đổi khoảng 2% so với tỷ trọng của năm 2015. Tiếp tục đà
  57. `45 tăng trƣởng, dƣ nợ CVTD đạt đƣợc 5.228 tỷ đồng vào năm 2017, đóng góp 30,7% trong tổng dƣ nợ CV của toàn chi nhánh. Dƣ nợ tăng cùng với tốc độ tăng trƣởng khá cao qua các năm chứng tỏ ngân hàng đang chú trọng mở rộng CVTD, bên cạnh đó tỷ lệ của dự nợ CVTD trên tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh đang có xu hƣớng tăng cho thấy hoạt động cho vay này đang đƣợc triển khai hiệụ quả, tuy nhiên mức độ đóng góp của dƣ nợ CVTD vào tổng dƣ nợ chƣa chiếm tỷ trọng quá lớn nên chƣa thể hiện đƣợc đây là hoạt động chính mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. a. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo cơ cấu sản phẩm Bảng 2.12 ơ cấu cho vay tiêu dùng của V giai đoạn 2015 – 2017 ĐVT: Tỷ đồng 2015 2016 2017 hỉ tiêu Tỷ Tỷ Tỷ ư nợ ư nợ ư nợ trọng trọng trọng Cho vay nhu cầu nhà ở 932 38,4% 1.287 38,6% 2.037 39% Cho vay mua ô tô 52 2,1% 79 2,4% 134 2,6% Cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh 650 26,8% 895 26,8% 1407 26,9% Cho vay tiêu dùng bảo đảm bằng BĐS 648 26,7% 892 26,7% 1.401 26,8% Cho vay tiêu dùng không có TSĐB 21 0,9% 24 0,7% 23 0,4% Cho vay cầm cố Giấy tờ có giá/Thẻ tiết 48 2% 51 1,5% 68 1,3% kiệm Cho vay hỗ trợ chi phí du học 53 2,2% 80 2,4% 127 2,4% Cho vay chứng minh tài chính 12 0,5% 15 0,4% 17 0,3% Sản phẩm Thấu chi không có TSĐB 9 0,4% 10 0,3% 11 0,2% Cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết 1 0% 2 0,1% 2 0% Cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng chứng 2 0,1% 2 0,1% 1 0% khoán Tổng dư nợ VT 2.428 100% 3.337 100% 5.228 100% Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017).
  58. `46 Bảng 2.12 cho thấy cơ cấu CVTD của chi nhánh qua 3 năm không có nhiều thay đổi, các sản phẩm cho vay phổ biến nhất vẫn tập trung chủ yếu là phục vụ mục đích mua nhà, tiêu dùng và sản xuất kinh doanh. Cho vay nhu cầu nhà ở tăng trƣởng đều qua các năm và chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu dƣ nợ CVTD, năm 2017 đạt 2.037 tỷ đồng, chiếm 39% trong tổng dƣ nợ CVTD. Ngoài ra một số sản phẩm cho vay khác cũng chiếm tỷ trọng khá cao trong cơ cấu CVTD là cho vay hoạt động sản xuất kinh doanh và CVTD có đảm bảo bằng BĐS. Hai sản phẩm CVTD này cho thấy sự gia tăng trong cơ cấu dƣ nợ, có tỷ trọng lần lƣợt là 26,9% và 26,8% trong tổng dƣ nợ CVTD vào năm 2017. Ngƣợc lại, cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết, cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán, cho vay chứng minh tài chính và sản phẩm thấu chi không có TSĐB là những sản phẩm chiếm tỷ trọng thấp nhất, chƣa tới 1% trong có cấu dƣ nợ CVTD và tỷ trọng giảm từ 2015 – 2017. Sự khác biệt trong cơ cấu dƣ nợ CVTD có thể đƣợc giải thích do nhu cầu về nhà ở trong dân cƣ ngày càng tăng và nhất là trong điều kiện xã hội phát triển, thu nhập ngƣời dân tăng, nhu cầu cuộc sống cao, dẫn đến nhu cầu vay ngân hàng để mua nhà mua đất, sửa chữa nhà tăng, thƣờng với mức vay ngày càng cao (trung bình 500 triệu đồng/ngƣời), còn cho vay cầm cố chứng khoán niêm yết và cho vay ứng trƣớc tiền bán chứng khoán thƣờng là món vay nhỏ, mang lại hiệu quả không cao. Các sản phẩm cho vay không có TSĐB bị giảm nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng. Các sản phẩm khác, nhƣ cho vay mua ôtô, hỗ trợ chi phí du học có tốc độ tăng trƣởng ổn định và trở nên phổ biến hơn với khách hàng nhờ vào sự tiện ích mà các sản phẩm này mang lại để đáp ứng yêu ngày càng cao về chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân. b. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo cơ cấu kỳ hạn Hình 2.2 cho thấy cơ cấu CVTD theo kỳ hạn tăng mạnh ở các khoản vay trung và dài hạn, các khoản vay ngắn hạn tăng với tốc độ chậm hơn. Cụ thể năm 2017, dƣ nợ các khoản vay dài hạn của chi nhánh đạt 1.019 tỷ đồng, tăng 67% so với năm 2016, dƣ
  59. `47 nợ các khoản vay trung hạn đạt 2.195 tỷ đồng, tăng 59,3% so với năm trƣớc. Trong khi đó các khoản vay ngắn hạn có dƣ nợ năm 2017 đạt 2.014 tỷ đồng và tăng 49,3% so với năm 2016. 2500 2.195 2.014 2000 1500 1.349 1.378 1.050 987 1.019 1000 610 500 391 0 2015 2016 2017 Dƣ nợ CVTD ngắn hạn Dƣ nợ CVTD trung hạn Dƣ nợ CVTD dài hạn Hình 2.2 ơ cấu cho vay tiêu dùng theo kỳ hạn Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Bên cạnh đó, cơ cấu CVTD theo kỳ hạn chủ yếu tập trung vào các khoản cho vay ngắn hạn (dƣới 3 năm) và cho vay trung hạn (kéo dài từ 3 đến 5 năm). Năm 2015, cơ cấu cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm 43,2% trong tổng cơ cấu dƣ nợ. Tuy nhiên từ năm 2016 đã có sự dịch chuyển trong cơ cấu cho vay, khoản vay trung hạn bắt đầu chiếm ƣu thế hơn và tăng trƣởng nhanh, năm 2017 dƣ nợ cho vay trung hạn đạt tỷ trọng khoảng 42% và dƣ nợ cho vay ngắn hạn giảm còn khoản 40%. Các khoản vay dài hạn (trên 5 năm) mặc dù chiếm tỷ trọng thấp nhất trong cơ cấu cho vay nhƣng cũng đã cho thấy sự tăng trƣởng ổn định, đạt mức 1.019 tỷ đồng vào năm 2017. c. Dƣ nợ cho vay tiêu dùng theo cơ cấu tài sản đảm bảo Hình 2.3 thể hiện cơ cấu CVTD của chi nhánh theo TSĐB, trong đó dƣ nợ cho vay có TSĐB của chi nhánh chiếm tỷ trọng lớn, ở mức ổn định trên 60% trong tổng cơ
  60. `48 cấu dƣ nợ cho vay, tăng trƣởng trong giai đoạn 2015 – 2017 và đạt 3.935 tỷ đồng vào năm 2017, chiếm khoảng 75,3% trong tổng cơ cấu dƣ nợ của toàn chi nhánh. 5000 3.935 4000 3000 2.317 2000 1.553 1.293 875 1.020 1000 0 2015 2016 2017 Dƣ nợ CVTD không có TSBĐ Dƣ nợ CVTD có TSBĐ Hình 2.3 ơ cấu cho vay tiêu dùng theo TS B Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Tỷ trọng nợ cho vay không có TSĐB thấp hơn nhiều so với các khoản vay có TSĐB và giảm từ 2015 – 2017. Trong năm 2017, dƣ nợ không có TSĐB chỉ còn 1.293 tỷ đồng, chiếm 24,7% trong tổng dƣ nợ cho vay toàn chi nhánh. Có thể thấy cơ cấu CVTD chủ yếu là cho vay có TSĐB, đó là các khoản vay đƣợc đảm bảo bằng tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của bên thứ ba. CVTD là hình thức cho vay dựa vào nguồn trả nợ và uy tín của khách hàng do vậy mà yếu tố TSĐB là một yếu tố quan trọng mà ngân hàng cần phải cân nhắc khi tiến hành cho vay. Việc tăng dƣ nợ có TSĐB cho thấy chi nhánh đã nhận thức đƣợc rủi ro từ CVTD và hạn chế nó bằng cách giảm các khoản dƣ nợ không có TSĐB. 2.3.4. Doanh thu lãi từ cho vay tiêu dùng Hình 2.4 cho thấy doanh thu lãi CVTD tăng qua các năm, năm 2017 đạt 254 tỷ đồng, cao hơn 43,5% so với năm 2015 và 23,9% so với năm 2016. Doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh cũng cho thấy tốc độ tăng trƣởng ổn định, năm 2015 và 2016 doanh thu lãi ở mức khoảng 800 tỷ đồng/ năm, đặc biệt năm 2017 tăng lên 902 tỷ đồng.
  61. `49 1000 28,2% 30% 25,5% 23,1% 25% 800 902 803 20% 600 767 15% 400 254 177 205 10% 200 5% 0 0% Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Doanh thu lãi từ CVTD Doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng Doanh thu lãi từ CVTD/ Doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng Hình 2.4 Doanh thu lãi cho vay tiêu dùng giai đoạn 2015 – 2017 Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Tỷ lệ doanh thu lãi CVTD/ Tổng doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng ổn định ở mức khoảng 25% mỗi năm, tuy tỷ lệ này không quá cao nhƣng đang có xu hƣớng gia tăng, năm 2016 tỷ lệ này đạt 25,5% tăng khoảng 2% so với năm 2015, sau đó tăng lên 28,2% vào năm 2017. Tốc độ tăng trƣởng của doanh thu lãi CVTD qua các năm tăng chứng tỏ hoạt động này đang mang lại nhiều lợi nhuận hơn cho ngân hàng, điều này có đƣợc là do lãi suất của CVTD cao hơn so với các hình thức vay khác nên doanh thu lãi thu đƣợc từ CVTD ngày càng tăng và đóng góp nhiều hơn vào lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của toàn chi nhánh. Bên cạnh đó, tỷ lệ lợi doanh thu lãi CVTD/ Tổng doanh thu lãi từ hoạt động tín dụng tăng qua mỗi năm đƣợc xem là một tín hiệu tốt, chứng tỏ CVTD tại ngân hàng đang đƣợc triển khai hiệu quả. 2.3.5. Nợ xấu cho vay tiêu dùng Hình 2.5 cho thấy tình hình nợ xấu của CVTD phát sinh từ năm 2015 – 2017, có thể thấy nợ xấu CVTD trong giai đoạn trên tuy tăng nhƣng với tốc độ tăng trƣởng thấp, tốc độ tăng từ 3 – 5%/ năm, nợ xấu CVTD cao nhất vào năm 2017 đạt 10 tỷ đồng.
  62. `50 12 0,3% 0,3% 10 0,2% 8 8 9 10 6 4 2 0 Năm 2015 2016 2017 Nợ xấu CVTD Tỷ lệ nợ xấu CVTD Hình 2.5 Tỷ lệ nợ xấu VT / ư nợ CVTD của ngân hàng Nguồn: BIDV chi nhánh Đông Sài Gòn (2015, 2016 và 2017). Bên cạnh đó, chi nhánh đã cho thấy đƣợc khả năng kiềm chế rủi ro tín dụng, thể hiện qua tỷ lệ nợ xấu CVTD trên dƣ nợ CVTD giảm và luôn duy trì ở mức thấp, cụ thể năm 2015, tỷ lệ nợ xấu CVTD là 0,3% và giảm còn 0,2% vào năm 2017. Tỷ lệ nợ xấu CVTD tuy giảm nhƣng chủ yếu là do tăng quy mô dƣ nợ CVTD, nợ xấu CVTD của chi nhánh vẫn còn tăng qua các năm. Tuy nhiên có thể nói đây là tình hình chung của nền kinh tế cũng nhƣ toàn hệ thống ngân hàng BIDV, chi nhánh Đông Sài Gòn đã nỗ lực kiềm chế nợ xấu ở mức dƣới 1%/ năm và thấp hơn nhiều so với tỷ lệ nợ xấu chung trên toàn hệ thống BIDV (đạt ngƣỡng 2% năm 2017). Nợ xấu CVTD luôn nằm trong tầm kiểm soát của ngân hàng bởi tỷ trọng nợ xấu CVTD trên tổng dƣ nợ của toàn chi nhánh luôn ở mức dƣới 0,5% năm và có dấu hiệu giảm từ 2015 – 2017. Những số liệu trên phản ánh chất lƣợng CVTD tại ngân hàng tốt và rủi ro tín dụng thấp, cho thấy việc mở rộng CVTD tại ngân hàng đang diễn ra hiệu quả.
  63. `51 2.4. ánh giá cho vay tiêu dùng tại V chi nhánh ông Sài òn 2.4.1. iểm mạnh Về chiến lược phát triển của NH: Bắt kịp với xu thế chung của thị trƣờng, BIDV Đông Sài Gòn đã đề ra chiến lƣợc phát triển đảm bảo mục tiêu tăng quy mô tín dụng, trong đó có tín dụng đối với KHCN và đảm bảo tỷ lệ nợ xấu luôn ở mức dƣới 1%/năm. Nhờ vào phƣơng pháp quản lý rủi ro tốt cũng nhƣ có hệ thống đánh giá xếp hạng KHCN một cách chi tiết mà chi nhánh có thể đánh giá, xếp hạng năng lực tài chính của khách hàng một cách chính xác nhất có thể, từ đó đƣa ra các quyết định cấp tín dụng hợp lý. Đặc biệt, chi nhánh đã triển khai đồng bộ các biện pháp xử lý nợ xấu nhƣ: Thực hiện đánh giá, rà soát chất lƣợng tín dụng, đánh giá khả năng thu hồi để có biện pháp phù hợp với từng khách hàng có dƣ nợ xấu; Hạn chế phát sinh tăng nợ xấu mới thông qua việc tìm kiếm và cho vay khách hàng tốt; Tích cực thực hiện các giải pháp để xử lý nợ xấu, bao gồm xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro, bán nợ, xử lý tài sản đảm bảo, áp dụng các biện pháp quyết liệt để yêu cầu khách hàng trả nợ Nhờ đó, chất lƣợng hoạt động đƣợc đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu ở mức dƣới 1%. Về chính sách tín dụng: BIDV đã tập trung xây dựng chiến lƣợc phát triển cho vay nhà ở theo hƣớng khác biệt, tạo sự thu hút rộng lớn tới khách hàng và hƣớng tới tất cả các phân khúc thị trƣờng nhà ở (nhà ở thƣơng mại và nhà ở xã hội). Theo đó, BIDV đã và đang tích cực triển khai hàng loạt Gói tín dụng cạnh tranh cho vay nhà ở theo chuỗi liên kết: Chủ đầu tƣ – BIDV – Khách hàng mua nhà; luôn đa dạng, thiết kế chính sách bán hàng riêng biệt, đặc thù với hàng trăm chủ đầu tƣ uy tín, đáp ứng nhu cầu của từng phân khúc khách hàng. Về quy mô nguồn vốn: Nguồn vốn của NH tăng trƣởng mạnh, kết quả kinh doanh của NH giai đoạn 2015 -2017 cho thấy tình hình kinh doanh tài chính của NH khá khả quan, tổng tài sản và nguồn vốn huy động của NH đều cho thấy tốc độ tăng
  64. `52 trƣởng tích cực. Với quy mô vốn lớn, NH đã tạo cho mình lợi thế chủ động trƣớc mọi hoạt động, và tăng thêm khả năng cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trƣờng. Về uy tín của NH trên thị trường tín dụng: BIDV là ngân hàng 3 năm liên tiếp đạt danh hiệu Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam năm 2015, 2016 và 2017. Duy trì mức xếp hạng tín dụng ổn định (đƣợc đánh giá bởi S&P là mức B/ B+, Moody‟s là mức B1/B2). 2.4.2. Hạn chế Về năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ: Do nhân sự của Phòng KHCN BIDV Đông Sài Gòn thƣờng xuyên bị biến động, phần lớn là nhân viên trẻ, mới ra trƣờng, ít kinh nghiệm nên còn lúng túng trong tƣ vấn, hƣớng dẫn khách hàng. Về chính sách tín dụng của NH, cụ thể là: Thủ tục cho vay tiêu dùng: Quy trình cho vay tiêu dùng tại chi nhánh Đông Sài Gòn khá hoàn thiện và chặt chẽ khi có sự kết hợp giữa các phòng ban trong ngân hàng. Tuy nhiên trong quy trình còn có một số nhƣợc điểm nhƣ: Thời hạn ra quyết định tín dụng khá dài, công tác thẩm định tín dụng còn phức tạp, gây khó khăn cho KH khi tiếp cận dịch vụ CVTD của chi nhánh. Bên cạnh đó công tác quản lý cho vay gặp khó khăn khi khoản vay có đảm bảo bằng tiền lƣơng, chứng minh nguồn thu nhập để trả nợ. Quy mô khách hàng: Quy mô khách hàng lớn và dàn trải nhƣng chi nhánh chỉ đang tập trung cho vay KHCN và hộ gia đình có thu nhập cao cùng với cán bộ công nhân viên tại chi nhánh. Hoạt động Marketing: Công tác tiếp thị trong vài năm trở lại đây của BIDV Đông Sài Gòn tuy đƣợc quan tâm triển khai, tuy nhiên tính tổ chức nghiệp vụ tiếp thị, quảng cáo còn yếu, chƣa hiệu quả, do kinh nghiệm không cao và đầu tƣ chƣa đúng mức.