Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf 137 trang thiennha21 23/04/2022 3710
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_ty_suat_sinh_loi_cua_cac.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN THỊ THỤC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM NGUYỄN THỊ THỤC CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN ĐỊA BÀN TP.HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành : KẾ TOÁN Mã số ngành: 60340301 CÁN BỘ HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Phạm Ngọc Toàn TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 08 năm 2017
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong Luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã đƣợc cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Thục
  4. ii LỜI CÁM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Thầy Cô của Trƣờng Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy tôi hoàn tất các môn học tại nhà trƣờng. Xin cảm ơn các Thầy Cô Viện Đào Tạo Sau Đại Học đã luôn tạo điều kiện tốt nhất để tôi cũng nhƣ các học viên khác hoàn thiện luận văn đúng tiến độ trong suốt quá trình viết luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn TS.Phạm Ngọc Toàn đã quan tâm, đầu tƣ thời gian và tâm huyết trong suốt quá trình nghiên cứu, nhắc nhở và cho những lời khuyên để bài luận văn của tôi đƣợc đầy đủ nhất. Xin chân thành cảm ơn các Thầy cô trong hội đồng chấm luận văn để luận văn của tôi đƣợc hoàn thiện hơn. Cuối cùng tôi xin cảm ơn đồng nghiệp, bạn bè và ngƣời thân đã động viên, chia sẻ, giúp đỡ và khích lệ tôi trong quá trình thực hiện luận văn Học viên thực hiện Luận văn Nguyễn Thị Thục
  5. iii TÓM TẮT Từ khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO năm 2007, Việt Nam đã đón nhận nhiều cơ hội và thách thức cho mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực ngân hàng –một lĩnh vực hết sức nhạy cảm. Việc mở cửa tài chính, làm các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với cạnh tranh cao hơn từ các ngân hàng nƣớc ngoài. Do vậy, vấn đề cấp thiết mà tất cả các ngân hàng Việt Nam phải đối mặt là làm cách nào để tiếp tục tồn tại, phát triển bền vững, gia tăng khả năng sinh lời trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. Hay nói cách khác, khả năng sinh lời chính là một trong những mục tiêu quan trọng, khẳng định sự tồn tại của một ngân hàng trong môi trƣờng toàn cầu hiện nay. Xuất phát từ tầm quan trọng của khả năng cạnh tranh, nâng cao khả năng sinh lời của NHTM Việt Nam-cụ thể là các NHTM Cổ phần trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực nghiệm để tìm ra câu trả lời về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP trong giai đoạn hiện nay. Qua các nghiên cứu trƣớc tập trung vào phân tích giữ liệu của các nƣớc và hệ thống ngân hàng riêng của một nƣớc và các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, tác giả đã đƣa ra 10 yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời của NHTM CP. Khả năng sinh lợi đƣợc đo lƣờng bằng chỉ tiêu lợi nhuận/ tổng tài sản hoặc lợi nhuận / vốn chủ sở hữu (ROA và ROE); các nhân tố ảnh hƣởng thƣờng đƣợc chia làm hai nhóm chính là: yếu tố nội tại của ngân hàng và yếu tố ngoài liên quan đến tình hình kinh tế vi mô. Các yếu tố nội tại gồm: quy mô ngân hàng, vấn đề sở hữu, hiệu quả hoạt động, tính thanh khoản, nợ xấu các yếu tố vĩ mô thƣờng là: lãi suất, tốc độ tăng trƣởng GDP, lạm phát. Nghiên cứu tiến hành ƣớc lƣợng hồi quy dữ liệu bảng. Dữ liệu phục vụ nghiên cứu gồm 10 ngân hàng TMCP, nguồn số liệu từ năm 2008-2015. Số liệu đƣợc thu thập và sắp xếp theo dữ liệu bảng. Tác giả sử dụng phƣơng pháp dữ liệu bảng để kiểm tra và phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi và 10 biến độc lập với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14. Với kết quả, ROA: có 06 nhân tố có ý nghĩa thống kê là: vốn chủ sở
  6. iv hữu, quy mô tài sản, chi phí hoạt động, dƣ nợ cho vay, rủi ro tín dụng và nợ xấu. Trong đó các nhân tố đều tác động âm, ngoại trừ nhân tố vốn chủ sở hữu và quy mô ngân hàng tác động dƣơng. Đối với ROE cũng bị tác động bởi 06 nhân tố: lạm phát, chi phí hoạt động, dƣ nợ cho vay, tính thanh khoản, rủi ro tín dụng và nợ xấu, các nhân tố này đều tác động âm. Trong đó yếu tố mạnh mẽ nhất là nợ xấu với ƣớc lƣợng hồi quy là: 0.5878. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuât một số giải pháp nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi của các NHTM CP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, có một số hạn chế nhƣ: số liệu quan sát còn chƣa nhiều, phạm vi nghiên cứu còn chƣa đa dạng nên các kiến nghị nói chung là về bản chất, không cụ thể và đi vào mọi khía cạnh của yếu tố góp phần.Vì vậy trong nghiên cứu tiếp theo tác giả sẽ nghiên cứu về đa dạng hóa thu nhập, thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng trong thời gian dài hơn và bổ sung các yếu tố còn thiếu nhƣ: mức độ vốn hóa, tuổi ngân hàng, thuế suất hiệu lực.
  7. v ABSTRACT Since Vietnam became the 150th member of the World Trade Organization WTO in 2007, It has welcomed a lot of opportunities as well as challenges in all aspects including banking, one sensitive field. With the financial opening, many Vietnamese banks have to be faced up with higher competition from oversea banks. Therefore, this has raised an issue that all of the Vietnamese banks have to solve. That is how to continue to survive, develop stably and make profits in the context full of competition of the world. In other words, making profits is one significant goal, determining the survival of any bank in global environment today.Sine recognizing the importance of the competence and enhancing profits of Vietnamese commercial banks, specifically joint stock banks in Ho Chi Minh city, the author has conducted some experimental surveys in order to find out the answer for the question what factors affect the rate of making profits of commercial joint stock banks in Ho Chi Minh in current period. From the studies focusing on analizing the data of some contries and the bank system of one country and the experimental studies in Vietnam, the author offers 10 factors affecting the rate of making profits of commercial joint stock banks in Ho Chi Minh. The competence of maiking profits is measured by profit targets/ the total of assets/ the capital of the holder (ROA và ROE); these factors are divided into two main categories: the intrinsic ones of the bank and external ones which concerns macroeconomic situation. The intrinsic factors include the size of the bank, ownership issue, the effect of performance, liquidity, bad debt The macro factors are: interesr,GDP rate and inflation. The study is conducted with the method of estimating and regressing the data from tables. The data for the study is taken from 10 banks in Ho Chi Minh city from 2008 to 2015. It was collected and processed according to tables. The author has used tables to examine and analyze the relationship between profit rate and 10 independent
  8. vi variables with the help of stata 14 software. From the result, ROA: there are 06 factors that bear statistic significance: the capital of the owner, the size of the asset, performing cost, odd debt, credit risk and bad debt. They are all negative factors with the exception of the capital of the owner and the size of the bank, which are positive. ROE is also affected by 06 factors: inflaton,performing cost, odd debt, credit risk and bad debt which are negative ones. Of all, bad debt is the strongest one estimated: 0.5878 From the result of the study, the author has offered some solutionsto enhance the competence of making profits of commercial joint stock banks in Ho Chi Minh city. However, there are still some limitations such as limited data, limited research scope so the solutions are mainly about the nature of the issue. They are not specific and they do not go into details of all aspects of the factors. There remain many interesting aspect which merit further research, including the way to diversify income, , Marginal interest income of banks in long term and add some factors that are lack such as : Capitalization level, Bank age, Tax rate effect.
  9. vii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN I LỜI CÁM ƠN II TÓM TẮT III ABSTRACT V DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT XI DANH MỤC CÁC BẢNG XII DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ XIII CHƢƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 1.2.1. Mục tiêu chung 2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 2 1.4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3 1.5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3 1.6. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 4 1.7. KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5 CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 6 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TRƢỚC ĐÂY 6 2.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới 6 2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam 12 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu 17 2.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 17 2.2.1. Khái niệm 17 2.2.2. Chức năng của Ngân hàng thương mại trong nền kinh tế. 18 2.2.2.1. Chức năng trung gian tài chính 18 2.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán 18
  10. viii 2.2.2.3. Chức năng "tạo tiền" 19 2.2.2.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính 20 2.2.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM 20 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn 21 2.2.3.2. Hoạt động cấp tín dụng 21 2.2.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản 22 2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh khác 22 2.3. TỔNG QUAN VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 22 2.3.1. Khái niệm 22 2.3.2. Những chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi tại các NH thương mại. 23 2.3.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA- Return On Assets) 23 2.3.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity) 24 2.3.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin) 24 2.3.2.4. Mối quan hệ giữa ROA và ROE 25 2.3.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NH thương mại 26 2.3.3.1. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên ngoài ảnh hƣởng đến ngân hàng. 26 2.3.3.2. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên trong ảnh hƣởng đến ngân hàng. 27 CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 35 3.2. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 36 3.3. DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 42 3.3.1. Dữ liệu quan sát 42 3.3.2. Nguyên tắc chọn dữ liệu 43 3.3.3. Dữ liệu thu thập 43 3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu 44 3.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 45 3.4.1. Phân tích thống kê mô tả 45
  11. ix 3.4.2. Phân tích tự tương quan 45 3.4.3. Phân tích hồi quy 46 3.4.4. Kiểm định tính thích hợp của mô hình 46 3.4.5. Kiểm định Durbin Watson về tự tương quan 46 3.4.6. Kiểm định đa cộng tuyến 47 CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 49 4.1. THỰC TRẠNG VỀ TỶ SUẤT SINH LỢI. 49 4.2. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 60 4.2.1. Kết quả phân tích tự tương quan 60 4.2.2. Kết quả kiểm định các giả thuyết hồi quy 62 4.2.2.1. Kiểm định việc lựa chọn mô hình 63 4.2.2.2. Tổng hợp kết quả phân tích hồi quy theo mô hình FEM 64 4.2.2.3. Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình 65 4.2.2.4. Kiểm định các vi phạm giả thuyết của mô hình 67 4.3. KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH CÁC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 68 4.4. BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 71 CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 78 5.1. KẾT LUẬN 78 5.2. KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP GIA TĂNG TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC NHTMCP 79 5.2.1. Đối với các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh 79 5.2.1.1. Hạn chế và xử lý nợ xấu 79 5.2.1.2. Mở rộng quy mô tổng tài sản 82 5.2.1.3. Nâng cao quản lý chi phí hoạt động 83 5.2.1.4. Hạn chế rủi ro tín dụng gắn với việc nâng cao quản lý chất lƣợng tín dụng 83 5.2.1.5. Tăng vốn chủ sở hữu 84 5.2.1.6. Tăng cƣờng nghiên cứu và dự báo tốc độ LP trong nền kinh tế 86 5.2.1.7. Kiểm soát khả năng thanh khoản ở mức hợp lý, nâng cao hiệu quả quản trị tài sản nợ, có, nhất là quản trị thanh khoản 86
  12. x 5.2.1.8. Duy trì tăng trƣởng tiền gửi khách hàng ở mức hợp lý 87 5.2.1.9. Đẩy nhanh tiến trình triển khai áp dụng Basel trong hệ thống NH . 87 5.2.2. Kiến nghị Chính phủ và NHNN 88 5.2.2.1. Đối với Chính phủ 88 5.2.2.2. Đối với Ngân hàng nhà nƣớc 90 5.3. HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU THÊM 91 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC
  13. xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt Nghĩa tiếng Nƣớc ngoài BCTC Báo cáo tài chính GDP Tổng sản phẩm quốc nội Gross Domestic Product RRTD Rủi ro tín dụng NH Ngân hàng NHLD Ngân hàng Liên Doanh NHNN Ngân hàng nhà nƣớc NHTM Ngân hàng thƣơng mại NHTMCP Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NHTMNN Ngân hàng thƣơng mại cổ phần NN NHTMVN Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam NHTW Ngân hàng trung ƣơng NII Thu nhập ngoài lãi cận biên Non Interest Margin NIM Thu nhập lãi cận biên Net Interest Margin ROA Lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản Return On Assets ROE Lợi nhuận sau thuế trên VCSH Return On Equity VCSH Vốn chủ sở hữu
  14. xii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu 35 Bảng 3.2. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 41 Bảng 4.1. Bảng thống kê mô tả các biến nghiên cứu 49 Bảng 4.2. ROA tại các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 52 Bảng 4.3. ROE tại các NHTMCP có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2008 – 2015 53 Bảng 4.4. Mối tƣơng quan giữa các biến 60 Bảng 4.5. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến giữa các biến 62 Bảng 4.6. Kiểm định Hausman 63 Bảng 4.7. Kiểm định F 63 Bảng 4.8. Bảng tổng hợp kết quả phân tích hồi quy 64 mô hình ROA, ROE theo FEM 64 Bảng 4.9. Kiểm định phƣơng sai sai số không đổi 65 Bảng 4.10. Kiểm định sự tự tƣơng quan của phần dƣ 66 Bảng 4.11. Kiểm định tƣơng quan phần dƣ của đơn vị chéo 66 Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả chạy hồi qui FGLS 68
  15. xiii DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 4.1. ROA, ROE bình quân của các NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM giai đoạn 2008 – 2015 51 Biểu đồ 4.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP giai đoạn 2008 – 2015 55 Biểu đồ 4.3. Lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 56 Biểu đồ 4.4. Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ bình quân tại các NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM giai đoạn 2008 – 2015 58 Biểu đồ 4.5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ bình quân tại các NHTMCP có hội sở chính tại TPHCM giai đoạn 2008 – 2015 59
  16. 1 Chƣơng 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Các ngân hàng thƣơng mại đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của một quốc gia. Ngân hàng thƣơng mại là hệ thần kinh, trái tim của nền kinh tế, là dấu hiệu báo hiệu báo hiệu trạng thái sức khỏe của nền kinh tế. Với tƣ cách là tổ chức trung gian tài chính nhận tiền gửi và tiến hành hoạt động cho vay và đầu tƣ, NHTM đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế- xã hội. Tại các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam, Ngân hàng thƣơng mại đóng một vai trò quan trọng vì nó đảm nhận vai trò giữ cho dòng vốn của nền kinh tế đƣợc lƣu thông. Để phát huy tốt vai trò của mình các ngân hàng thƣơng mại phải đƣa ra giải pháp để duy trì sự phát triển bền vững và không ngừng nâng cao lợi nhuận. Nhƣng cùng với cơ chế thị trƣờng ngày càng phát triển và Việt Nam đang hội nhập quốc tế trên mọi lĩnh vực thì cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là tất yếu. Các ngân hàng lớn của nƣớc ngoài thành lập chi nhánh tại Việt Nam đã giới thiệu công nghệ ngân hàng tiên tiến. Các ngân hàng đã phải chia sẽ thị phần với họ. Lợi nhuận của Ngân hàng vì thế có thể tăng trƣởng chậm. Do đó việc nâng tỷ suất sinh lợi là nhiệm vụ thƣờng trực của các nhà quản lý, song tỷ suất sinh lợi lại chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại vi và nội sinh trong từng giai đoạn khác nhau, vì vậy càng phải nghiên cứu và phân tích các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của hệ thống ngân hàng thƣơng mại cổ phần nhằm đƣa ra những giải pháp giúp nâng cao lợi nhuận của ngân hàng trong quá trình cạnh tranh và hội nhập; đặc biệt, trong xu thế tự do hóa tài chính hiện nay, việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nƣớc còn hạn chế nhất định trong quá trình hội nhập quốc tế. Tính đến ngày quí 2 năm 2017, trong nƣớc 31 ngân hàng thƣơng mại cổ phần, 04 ngân hàng thƣơng mại do Nhà nƣớc nắm giữ 50% vốn điều lệ, 02 ngân hàng liên doanh, 61 ngân hàng 100% vốn nƣớc ngoài có văn phòng tại Việt Nam, 02 ngân hàng chính sách và 02 ngân hàng hợp tác xã, trong đó số lƣợng ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh chiếm tỷ lệ
  17. 2 lớn nhất và quy mô hoạt động tín dụng lớn nhất, cạnh tranh sôi động nhất trong cả nƣớc, nên việc thúc đẩy phát triển ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận góp phần phát triển bền vững các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trong cả nƣớc. Vì vậy, làm thế nào để các ngân hàng tiếp tục ổn định, phát triển bền vững về tài sản, vốn, doanh thu lợi nhuận trong môi trƣờng cạnh tranh, đã và đang trở thành đòi hỏi cấp bách, thách thức đối với các ngân hàng thƣơng mại. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định và đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Đề xuất giải pháp nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu trên, tác giả tìm hiểu và trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau: - Thực trạng hiệu quả hoạt động NHTM trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh thông qua tỷ suất sinh lợi nhƣ thế nào? - Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh?
  18. 3 - Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đó tác động đến tỷ suất sinh lợi đối với hoạt động kinh doanh trong hệ thống NHTMCP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nhƣ thế nào? - Làm thế nào để nâng cao tỷ suất sinh lợi, nâng cao hiệu quả của các NHTM CP trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh? 1.4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần tại Thành phố Hồ Chí Minh. - Phạm vi nghiên cứu là các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2015. Việc phân tích đánh giá mức độ ảnh hƣởng của giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, tác giả sử dụng nguồn dữ liệu đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán tại thời điểm cuối năm của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 2008-2015. Các biến độc lập về nhân tố bên ngoài ngân hàng là các số liệu liên quan đến yếu tố kinh tế vĩ mô đƣợc thu thập từ Tổng cục thống kê. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn đƣợc tác giả kết hợp phƣơng pháp định tính và định lƣợng để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. - Phƣơng pháp định tính: bằng bảng số liệu, đồ thị tác giả phân tích tình hình tỷ suất sinh lợi và những nhân tố ảnh hƣởng đƣợc đúc kết từ các tài liệu nghiên cứu trƣớc đây. - Phƣơng pháp định lƣợng: sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng hồi quy với dữ liệu bảng để phân tích các nhân tố bên trong cũng nhƣ các nhân tố bên ngoài ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Cụ thể:
  19. 4 Phân tích thống kê mô tả, tính toán giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị lớn nhất và bé nhất của từng biến nghiên cứu để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập đƣợc từ nghiên cứu thực nghiệm nhằm cung cấp những thông tin tổng quát nhất về mẫu nghiên cứu. Phân tích tƣơng quan để kiểm tra mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Phân tích hồi quy để đo lƣờng mức độ tác động đáng kể hoặc không đáng kể của biến độc lập lên biến phụ thuộc, qua đó biết đƣợc chiều tác động của từng biến độc lập đến biến phụ thuộc. Kết quả của mô hình đƣợc kiểm định và so sánh để tìm ra mô hình phù hợp nhất trong việc nghiên cứu của các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Về phƣơng pháp phân tích xử lý số liệu: tác giả sử dụng phần mềm thống kê STATA 14.0 để phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 1.6. Ý nghĩa của đề tài - Ý nghĩa về mặt khoa học: Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích cho các cổ đông hiện hữu và các nhà đầu tƣ tiềm năng, cung cấp sự hiểu biết sâu hơn về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng và là cơ sở để các nhà đầu tƣ ra quyết định đầu tƣ vào cổ phiếu ngân hàng. Kết quả nghiên cứu còn là một trong những nguồn thông tin cung cấp cho các nhà quản trị của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính tại Thành phố Hồ Chí Minh về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, qua đó hỗ trợ các nhà quản trị ngân hàng đƣa ra các quyết định, các biện pháp phòng ngừa rủi ro, chính sách phát triển hợp lý dựa trên các ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ tiêu cực của các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi, góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên thị trƣờng.
  20. 5 - Ý nghĩa về mặt thực tiễn: Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành tham chiếu, xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi tại các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và cả nƣớc nói chung, từ đó tiếp thu và đánh giá một cách xác thực và xây dựng, ban hành chính sách kịp thời, hợp lý gắn với thực tiễn, trong quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng của nƣớc ta và từng bƣớc xây dựng một hệ thống ngân hàng phát triển bền vững. 1.7. Kết cấu đề tài Luận văn gồm 5 chƣơng: - Chương 1: Phần mở đầu - Chương 2: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu - Chương 3: Phương pháp nghiên cứu - Chương 4: Kết quả nghiên cứu - Chương 5: Kết luận và kiến nghị Kết luận chƣơng 1 Trên đây là nội dung tổng quan của nghiên cứu, bao gồm mục tiêu, câu hỏi, dữ liệu, phƣơng pháp nghiên cứu và kết cấu chính của luận văn. Kế tiếp chƣơng 2, tác giả sẽ trình bày các lý thuyết liên quan, khảo sát các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến vấn đề nghiên cứu mà đề tài này sẽ thực hiện.
  21. 6 Chƣơng 2. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây 2.1.1. Các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới Abreu và Mendes (2002) nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng với dữ liệu ở 4 quốc gia (Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp và Đức) giai đoạn 1986 – 1999. Biến phụ thuộc đại diện cho tỷ suất sinh lợi là ROA, ROE và NIM; các biến độc lập là chi phí hoạt động, vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản, thị phần trên thị trƣờng tín dụng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát, tỷ giá hối đoái. Tác giả đã tìm thấy NIM có quan hệ cùng chiều với chi phí hoạt động, tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản đại diện cho rủi ro có một tác động tích cực đến ROA, ROE và NIM. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản cao sẽ đối diện với chi phí phá sản thấp hơn vì vậy tỷ suất sinh lợi sẽ cao hơn. Thị phần trên thị trƣờng tín dụng không có mối quan hệ với NIM. Tỷ lệ thất nghiệp và tăng trƣởng GDP, lạm phát có quan hệ ngƣợc chiều với tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Tỷ giá hối đoái không có bất kỳ tác động nào vào tỷ suất sinh lợi ngân hàng Nghiên cứu của Staikouras (2004) về các yếu tố quyết định lợi nhuận của ngân hàng bao gồm 685 ngân hàng châu Âu. Phân tích của họ tập trung vào các biến sau: lợi nhuận trên tài sản ROA, rủi ro cho vay, an toàn vốn, rủi ro vốn, lãi suất biến thiên, kích thƣớc của các ngân hàng, hiệu quả làm thƣớc đo chi phí, lãi suất, tỷ lệ tăng trƣởng GDP, và thu nhập bình quân đầu ngƣời của mỗi quốc gia châu Âu. Cuối cùng, các tác giả kết luận rằng an toàn vốn của các ngân hàng quy mô ảnh hƣởng đến lợi nhuận tích cực của ngân hàng, trong khi nguy cơ của các khoản vay và rủi ro vốn có liên quan tỷ lệ nghịch với lợi nhuận ngân hàng. Đối với các biến kinh tế vĩ mô, lãi suất có tác động tích cực trong khi sự thay đổi của tỷ lệ lãi suất và tăng trƣởng GDP đã có một tác động tiêu cực đến lợi nhuận ngân hàng. Athanasolou và cộng sự (2006) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NH Hy Lạp (1985-2001). Tác giả đề xuất mô hình với biến phụ thuộc là ROA, ROE và biến độc lập là : trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở
  22. 7 hữu/tổng tài sản, chi phí hoạt động. Bằng cách sử dụng dữ liệu bảng, FEM. REM, 3GLS, tác giả đã đƣa ra kết luận: Các yếu tố nội tại trong ngân hàng nhƣ: trích lập dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, chi phí hoạt động đều có tác động đến lợi nhuận ngân hàng. Các tác giả (Alexiou, Sofoklis, 2009), nghiên cứu các yếu tố xác định lợi nhuận ngàn hàng và hiệu suất lợi nhuận. Họ đã tiến hành một nghiên cứu phân tích các dữ liệu từ sáu ngân hàng lớn nhất Hy Lạp trong giai đoạn 2000-2007. Các tác giả nêu trên đã xây dựng mô hình của họ để xác định lợi nhuận ngân hàng và hiệu suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đƣợc coi là một đại diện của lợi nhuận, mặt khác một yếu tố quan trọng để phân tích là: rủi ro cho vay, đƣợc định nghĩa là nguy cơ thiệt hại tài chính từ không tôn trọng các nghĩa vụ của khách hàng vay, vốn ngân hàng, kích thƣớc của các ngân hàng, rủi ro thanh khoản, hiệu quả chi phí và năng suất. Mặt khác, yếu tố quyết định kinh tế vĩ mô đƣợc coi là tỷ lệ lạm phát, lãi suất, GDP và tiêu dùng cá nhân. Từ phân tích này, các tác giả kết luận rằng kích thƣớc của ngân hàng và năng suất đã có một kết nối tích cực và có ý nghĩa với lợi nhuận ngân hàng và rủi ro cho vay, hiệu quả đƣợc đo bằng chi phí và rủi ro thanh khoản đã có một mối quan hệ tiêu cực đáng kể với khả năng sinh lời của ngân hàng. Dựa vào biến kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát và tiêu dùng cá nhân đã có mối tƣơng quan tích cực trong lợi nhuận ngân hàng và câu hỏi về nghiên cứu GDP, kết quả chứng minh ảnh hƣởng là không đáng kể trong lợi nhuận ngân hàng. Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) nghiên cứu hầu hết các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng với dữ liệu là 372 ngân hàng ở Thụy Sĩ giai đoạn 1999-2006 và 2007-2009 để kiểm tra ảnh hƣởng của giai đoạn khủng hoảng kinh tế đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Các tác giả sử dụng 3 biến phụ thuộc để nghiên cứu là ROA, ROE, NIM. Biến độc lập gồm vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, chất lƣợng tín dụng, tăng trƣởng tiền gửi, tăng trƣởng tín dụng trên tăng trƣởng tín dụng toàn ngành ngân hàng, quy mô ngân hàng, thu nhập từ lãi, chi phí trả lãi, độ tuổi ngân hàng, hình thức sở hữu, yếu tố ngân hàng thuộc ngân hàng nhà nƣớc hay ngân hàng nội địa, tốc độ tăng trƣởng GDP thực, thuế thu nhập doanh
  23. 8 nghiệp, cấu trúc kỳ hạn của lãi suất, chỉ số Herfindahl – Hirschman-Index (thể hiện cấu trúc thị trƣờng ngành ngân hàng). Nghiên cứu cho thấy rằng ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn và tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng nhanh hơn tỷ lệ tăng trƣởng tín dụng thị trƣờng có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Chi phí trả lãi cao dẫn đến tỷ suất sinh lợi thấp. Các ngân hàng có thu nhập lãi cao thì tỷ suất sinh lợi thấp hơn các ngân hàng có nguồn thu nhập đa dạng hơn. Tăng trƣởng tiền gửi có ảnh hƣởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Độ tuổi của ngân hàng thì không tác động đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Quyền sở hữu ngân hàng có ảnh hƣởng tới tỷ suất sinh lợi, các ngân hàng cổ phần do tƣ nhân nắm giữ có tỷ suất sinh lợi cao hơn các ngân hàng nƣớc ngoài và ngân hàng do nhà nƣớc sở hữu. Các yếu tố bên ngoài nhƣ tốc độ tăng trƣởng GDP thực có tác động tích cực tới tỷ suất sinh lợi, cấu trúc kỳ hạn lãi suất cũng tác động tích cực lên ROA, ngƣợc lại thuế có ảnh hƣởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Syfria (2012), nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Indonesia, tác giả đã sử dụng biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) để nghiên cứu và khảo sát dữ liệu của các ngân hàng giai đoạn 2002 – 2011 với 7 biến độc lập. Kết quả nghiên cứu ROA có mối tƣơng quan đối với dƣ nợ, tổng vốn chủ sở hữu, tỷ lệ lạm phát và hiệu quả hoạt động, mặc dù các biến khác nhƣ quy mô ngân hàng và rủi ro tín dụng cũng có tác động lên tỷ suất sinh lợi nhƣng tác động của nó trái với giả thuyết nghiên cứu, các biến tăng trƣởng kinh tế và thu nhập ngoài lãi không có ý nghĩa thống kê đối với khả năng sinh lời của ngân hàng. Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của 37 ngân hàng ở Kenya. Biến phụ thuộc đo lƣờng hiệu quả sinh lời của ngân hàng đƣợc tác giả sử dụng các chỉ số ROA, ROE để đánh giá và mức độ tác động của 6 biến độc lập gồm tỷ lệ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản, hiệu quả quản lý của ngân hàng, khả năng thanh khoản, tổng sản lƣợng quốc nội và lạm phát. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy tỷ lệ an toàn vốn, hiệu quả quản lý và lạm phát tác động tích cực đối với ROA và chất lƣợng tài sản
  24. 9 có tác động ngƣợc chiều, hiệu quả quản lý của ngân hàng có tác động tích cực đối với ROE trong khi tỷ lệ an toàn vốn, chất lƣợng tài sản và lạm phát có tác động ngƣợc chiều đến ROE. Đồng thời khả năng thanh toán và tổng sản lƣợng quốc nội không có ý nghĩa thống kê đối với cả hai biến phụ thuộc ROA và ROE Trong nghiên cứu về khả năng sinh lời của ngân hàng, các tác giả (Ayanda, Christopher, Mudashiru, 2013) đã tiến hành ở Nigeria cho Ngân hàng Đầu tiên, trong giai đoạn 1980-2010, đã thiết kế mô hình này để nghiên cứu: biến phụ thuộc là tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản (ROA), tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) và lãi suất cho vay cận biên (NIM), và các biến độc lập là: an toàn vốn, quy mô ngân hàng, rủi ro thanh khoản, rủi ro cho vay, hiệu quả quản lý và hiệu quả của công việc. Các biến kinh tế vĩ mô đã đƣợc đƣa vào mô hình là: tốc độ tăng trƣởng thực GDP, cung tiền và lạm phát. Thông qua nghiên cứu thực nghiệm của họ, các tác giả kết luận rằng tình trạng thiếu vốn, rủi ro thanh khoản và rủi ro cho vay đã có một mối quan hệ tiêu cực với khả năng sinh lời, kích thƣớc ngân hàng không có ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng, trong khi hiệu quả của việc quản lý đã có một mối quan hệ tích cực với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của các biến chỉ cung tiền có thể đƣợc tính là yếu tố quyết định bởi vì nó đã có một mối quan hệ đáng kể vào lợi nhuận, trong khi hai biến khác, tỷ lệ lạm phát và GDP không phải là yếu tố quyết định lợi nhuận. Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) đã nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố bên trong ngân hàng và các nhân tố vĩ mô đến khả năng sinh lợi của 25 NHTM tại Pakistan giai đoạn 2007 – 2011. Các tác giả sử dụng biến phụ thuộc để nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA) và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE). Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng đƣợc sử dụng bao gồm quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, nợ xấu, tiền gửi khách hàng, tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các biến độc lập đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô là lạm phát, tốc độ tăng trƣởng sản xuất công nghiệp và tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng quy mô ngân hàng có mối tƣơng quan thuận với khả năng sinh lợi ngân hàng. Nợ
  25. 10 xấu có mối tƣơng quan nghịch không đáng kể đến ROA, nhƣng có mối tƣơng quan nghịch đáng kể đến ROE. Tiền gửi khách hàng có mối tƣơng quan thuận nhƣng không đáng kể với cả ROA và ROE. Vốn chủ sở hữu có mối quan hệ đáng kể với ROE nhƣng có quan hệ không đáng kể với ROA. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có mối tƣơng quan thuận đáng kể với khả năng sinh lợi của ngân hàng. Ngoài ra, yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội thực tế có mối tƣơng quan thuận đến khả năng sinh lợi ngân hàng. Lạm phát có mối tƣơng quan thuận không đáng kể với ROE nhƣng có mối tƣơng quan nghịch mạnh mẽ với ROA. Gremi của Eliona (2013), nghiên cứu đƣợc tiến hành về tác động của các yếu tố nội bộ đến lợi nhuận ngân hàng ở Albania, đƣợc dựa trên dữ liệu của 12 ngân hàng quan trọng nhất của đất nƣớc trong giai đoạn 2005-2012. Các biến đƣợc sử dụng trong nghiên cứu này là: tỷ lệ lợi nhuận trên tài sản ROA, kích thƣớc của các ngân hàng, các khoản vay ngân hàng, rủi ro cho vay và tiền gửi ngân hàng. Từ những kết quả của nghiên cứu này, các tác giả đi đến kết luận rằng: các khoản vay ngân hàng, tiền gửi ngân hàng và lãi suất ngân hàng đã có một mối tƣơng quan thuận với lợi nhuận, trong khi rủi ro cho vay đã có một mối quan hệ tiêu cực. Một nghiên cứu về các yếu tố quyết định lợi nhuận ngân hàng đƣợc thực hiện bởi (Adeusi, Kolapo, Aluko, 2014) ở Nigeria. Họ tập trung phân tích của họ vào các yếu tố nội bộ và kinh tế vĩ mô, nơi mà sự trở lại bằng tiền mặt trên tài sản (ROA), phụ thuộc vào an toàn vốn, chất lƣợng tài sản, hiệu quả quản lý, thanh khoản, lạm phát và tổng sản phẩm quốc nội đã đƣợc sử dụng nhƣ là các biến đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng. Nghiên cứu này sử dụng nhƣ một mẫu dữ liệu của 14 ngân hàng thƣơng mại từ năm 2000 đến năm 2013. Từ kết quả cuối cùng, các tác giả kết luận rằng các yếu tố quyết định chính đến lợi nhuận ngân hàng là: chất lƣợng tài sản, hiệu quả quản lý và GDP có một tác động đáng kể đến lợi nhuận ngân hàng. Tuy nhiên, các tác giả cũng đã không loại trừ ra tầm quan trọng của an toàn vốn và tỷ lệ lạm phát trên lợi nhuận ngân hàng. Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của 27 ngân hàng tại Châu Âu giai đoạn 2001
  26. 11 – 2011. Cũng giống nhƣ các nghiên cứu trên, các tác giả dùng biến phụ thuộc ROA, ROE đại diện cho tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Các yếu tố nội bộ đƣợc đƣa vào mô hình là quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, quản lý chi phí, rủi ro thanh khoản, chỉ số đa dạng kinh doanh; các yếu tố bên ngoài là mức độ tập trung ngành, lạm phát và tăng trƣởng GDP. Nghiên cứu cho thấy lạm phát không ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Quản lý chi phí, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản có ảnh hƣởng tiêu cực đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Sự đa dạng kinh doanh và quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trƣởng GDP có ảnh hƣởng tích cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng. Các tác giả (Leonora Haliti Rudhani , Skender Ahmeti Taulant Rudhani, 2016) đã nghiên cứu tác động của các yếu tố nội bộ về khả năng sinh lời của Ngân hàng ở Kosovo trong giai đoạn 2010 -2014. Số lƣợng quan sát đƣa vào phân tích là 38 quan sát. Dựa trên nghiên cứu tài liệu, yếu tố đo lƣờng lợi nhuận ngân hàng ở Kosovo là: sự trở lại của các quỹ từ tài sản (ROA). Theo nghiên cứu biến phụ thuộc bị ảnh hƣởng bởi các biến độc lập khác: kích thƣớc của các ngân hàng, an toàn vốn, rủi ro cho vay và rủi ro thanh khoản. Việc xử lý dữ liệu trong nghiên cứu này sẽ đƣợc thực hiện với chƣơng trình SPSS. Giả thuyết nghiên cứu sẽ đƣợc thử nghiệm bởi sự tƣơng quan và hồi quy tuyến tính. Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + μ Y - Trở lại của các quỹ từ tài sản (thu nhập ròng ROA- / tổng tài sản) X1 - Kích thƣớc ngân hàng (BS - logarit tự nhiên của tổng tài sản) X2 - An toàn vốn (CA - vốn chủ sở hữu / tổng tài sản) X3 - Vay vốn ngân hàng (BL - - tổng dƣ nợ / tổng tài sản) X4 - Rủi ro thanh khoản (LR - tổng dƣ nợ / tổng tiền gửi) Bốn giả thuyết đƣợc thiết lập là: H1: Có sự tƣơng quan tích cực giữa kích thƣớc của ngân hàng và lợi nhuận H2: Có một mối tƣơng quan nghịch giữa vốn ngân hàng và lợi nhuận
  27. 12 H3: Có một mối tƣơng quan tích cực giữa cho vay ngân hàng và lợi nhuận H4: Có một mối tƣơng quan nghịch giữa rủi ro thanh khoản và lợi nhuận Một số bài báo chƣa đƣa ra đƣợc mối liên hệ giữa quy mô tiền gửi ngân hàng và tốc độ phát triển của nền kinh tế đến lợi nhuận của ngân hàng 2.1.2. Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam Bài nghiên cứu của TS. Nguyễn Việt Hùng (2008) đánh giá và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, không chỉ dừng lại ở phân tích định tính mà còn sử dụng các phƣơng pháp phân tích định lƣợng nhƣ phƣơng pháp phân tích biên ngẫu nhiên SFA, phƣơng pháp phi tham số DEA trong việc đo lƣờng hiệu quả và sử dụng mô hình Tobit vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của 32 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam thời kì 2001-2005, đây là bài nghiên cứu đƣợc xem là khá đầy đủ và toàn diện về hệ thống ngân hàng Việt Nam, và là một hƣớng đi mới cho các phƣơng pháp nghiên cứu hiệu quả hoạt động ở Việt Nam hiện nay. Nhóm tác giả Nguyễn Kim Thu, Đỗ Thị Huyền (2010) đã sử dụng phần mềm Eviews 6.0 phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi thuần của các NHTMVN, với dữ liệu nghiên cứu của 33 NHTM (trong đó 05 NHTMNN và 28 NHTMCP) giai đoạn 2008 - 2011. Biến phụ thuộc đƣợc nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) và các biến độc lập gồm vị thế của ngân hàng, mức ngại rủi ro, rủi ro tín dụng, chi phí lãi suất ngầm, chất lƣợng quản lý, biến tƣơng tác giữa rủi ro tín dụng và rủi ro lãi suất. Kết quả nghiên cứu các biến mức ngại rủi ro của ngân hàng, rủi ro tín dụng, chi phí lãi suất ngầm là các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ lệ thu nhập lãi suất, trong đó biến rủi ro tín dụng có ảnh hƣởng tỷ lệ thuận lên NIM. Cao Ngọc Thủy (2013) đã sử dụng mô hình Pooled Ordinary Least Square, mô hình Fixed Effects và Random Effects để phân tích các nhân tố tác động đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Việt Nam. Với dữ liệu nghiên cứu của 40 ngân hàng thƣơng mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2006 - 2012. Biến phụ thuộc đƣợc nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài sản và tỷ lệ thu
  28. 13 nhập trên vốn chủ sở hữu và tỷ lệ thu nhập lãi thuần. Các biến độc lập đại diện cho đặc điểm nội tại của ngân hàng bao gồm: quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi của khách hàng, hoạt động tín dụng và rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, chi phí hoạt động ngân hàng, chính sách lãi suất của ngân hàng, rủi ro thanh khoản, công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng, năng suất lao động. Các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô bao gồm: tốc độ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát, tốc độ cung tiền, sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, sự tự do hóa thị trƣờng ngoại hối. Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ dƣ nợ tín dụng trên tổng tài sản, quy mô vốn chủ sở hữu, mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh có mối tƣơng quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, chi phí hoạt động có mối tƣơng quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng. Trong khi đó các biến đại diện cho yếu tố kinh tế vĩ mô nhƣ tốc độ tăng trƣởng kinh tế có mối tƣơng quan nghịch với khả năng sinh lời của ngân hàng. Lạm phát có mối tƣơng quan thuận với khả năng sinh lời của ngân hàng. Nghiên cứu của Ngô Phƣơng Khanh (2013). Tác giả nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007 – 2013. Dữ liệu tác giả thu thập từ các BCTC của NHTM và các các chỉ số vĩ mô từ worldbank. Với 81 quan sát, 17 ngân hàng. Biến nghiên cứu là ROA, ROE. Biến độc lập gồm yếu tố đặc trƣng ngân hàng và yếu tố vĩ mô. Trong đó biến đặc trƣng bao gồm: Quy mô ngân hàng, VCSH, tính thanh khoản, dƣ nợ cho vay, tiền gởi khách hàng, cấu trúc thu nhập – chi phí. Biến vĩ mô gồm GDP, lạm phát, lãi suất thực. Kết quả nghiên cứu cho thấy dƣ nợ cho vay tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE và có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%. NIM, NII, GDP, RI tác động cùng chiều với mức ý nghĩa 95%. Trong khi tính thanh khoản tác động ngƣợc chiều đến ROE, Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều lên ROE ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả nghiên cứu không cho thấy tác động của vốn chủ sở hữu và tiền gởi NH lên ROA và ROE. Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013) đã nghiên cứu các yếu tố ảnh
  29. 14 hƣởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005- 2013, đã sử dụng mô hình hồi quy Tobit, đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động càng giảm. Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản càng cao thì hiệu quả hoạt động càng cao. Hay tổng chi phí hoạt động/doanh thu có tƣơng quan nghịch với ROE, hệ số tự tài trợ càng cao lại làm giảm ROE. Nghiên cứu chƣa đƣa ra đƣợc sự ảnh hƣởng của các nhân tố vĩ mô nhƣ tốc độ tăng GDP, hay lãi suất, lạm phát có tác động nhƣ thế nào đến ROA, ROE. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Anh (2013). Bài viết nghiên cứu trên dữ liệu 39 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam từ năm 2007 đến 2012, dựa trên một số nghiên cứu tại các nƣớc phát triển về nhân tố ảnh hƣởng đến lợi nhuận của ngân hàng. Dữ liệu ngân hàng đƣợc chia làm hai nhóm: nhóm ngân hàng Thƣơng Mại nhà nƣớc và nhóm ngân hàng thƣơng mại Cổ phần. Mô hình nghiên cứu: Đƣợc sử dụng là mô hình hồi quy tuyến tính: Lợi nhuận = X0 + X1 (EA) + X2 (LIQ) + X3 (COSR) + X4 (LIQ) + X5 (SIZE) + X6 (GDP) + X7 (INF) Trong đó: - Các biến phụ thuộc: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA); Tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE); Thu nhập lãi thuần biên (NIM) - Các biến độc lập: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EA); Tỷ lệ dự phòng RRTD trên tổng nợ (LLR); Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập (COSR); Tỷ lệ tài sản hiện hành trên các tổng tiền gửi và các khoản trợ ngắn hạn (LIQ); Quy mô tài sản (SIZE); Tốc độ tăng trƣởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP); Lạm phát (INF) Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc tiến hành là phân tích thống kê mô tả, phân tích tƣơng quan tuyến tính, phân tích hồi quy, kiểm định về sự phù hợp, kiểm định phƣơng sai thay đổi, tự tƣơng quan và đa tuyến. Kết quả hồi quy cho thấy: Ở nhóm ngân hàng thƣơng mại: EA có mối tƣơng quan nghịch với ROE ở độ tin cậy 95% cho thấy mối quan
  30. 15 hệ tỷ lệ nghịch giữa vốn chủ sở hữu trên tài sản và tỷ suất sinh lợi trên VCSH. Hệ số hồi quy của biến LIQ đối với ROA và ROE là âm. Điều này có nghĩa là LIQ có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với ROA và ROE, và mối quan hệ này có ý nghĩa thống kê với độ tin vậy 95% và 90%. Khi LIQ cao cho thấy khả năng thanh khoản của ngân hàng dồi dào. Tuy nhiên, với tài sản có khả năng thanh khoản cao, ngân hàng thu đƣợc mức lợi nhuận thấp do các tài sản có tính thanh khoản cao thƣờng gắn liền với mức lãi suất thấp. Do đó, khi LIQ tăng thì ROA và ROE giảm. CPI có mối tƣơng quan thuận với NIM ở độ tin cậy 90%. Điều này cho thấy các ngân hàng nhà nƣớc đã dự đoán đƣợc tỷ lệ lạm phát, từ đó điều chỉnh lãi suất phù hợp giúp ngân hàng đạt lợi nhuận cao. Do đó, NIM tăng. Ở nhóm ngân hàng thƣơng mại cổ phần: EA có tƣơng quan thuận với ROA và NIM với độ tin cậy 99%, tƣơng quan nghịch với ROE với độ tin cậy 95%. COSR tƣơng quan nghịch với ROA, ROE ở độ tin cậy 99%. LIQ tƣơng quan thuận với ROA, ROE với độ tin cậy 99%. GDP tƣơng quan nghịch với NIM ở độ tin cậy 90%, nghĩa là khi GDP giảm, dẫn đến tín dụng tăng trƣởng thấp. Tuy nhiên, tỷ lệ thu nhập lãi thuần biên tăng do doanh thu từ lãi cao hơn chi phí lãi. Nguyên nhân là do trong mục doanh thu từ lãi, tỷ trọng thu nhập từ lãi cho vay khách hàng có thể không cao do ngân hàng nhà nƣớc quy định trần lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Đồng thời, các khoản mục khác nhƣ thu từ lãi kinh doanh, đầu tƣ chứng khoán nợ, thu nhập lãi do thuê tài chính hay thu khác từ hoạt động tín dụng gia tăng. Do đó NIM tăng. Nguyễn Hồng Ngọc (2013) đã khảo sát và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP. Với dữ liệu nghiên cứu của 9 ngân hàng niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán giai đoạn 2005 -2012. Biến phụ thuộc đƣa ra đƣợc nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài sản. Tác giả đã chọn 7 biến độc lập có ảnh hƣởng đến tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng gồm quy mô ngân hàng, quy mô vốn chủ sở hữu, quy mô tiền gửi, rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa, rủi ro trong kinh doanh, tốc động tăng trƣởng nền kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quy
  31. 16 mô vốn chủ sở hữu, rủi ro tín dụng, mức độ đa dạng hóa, rủi ro trong kinh doanh đều tác động có ý nghĩa thống kê đến tỷ lệ thu nhập trên tài sản của 9 ngân hàng thƣơng mại trên thị trƣờng chứng khoán. Tuy nhiên, dữ liệu nghiên cứu chỉ có 9 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán nên không thể đại diện đƣợc yếu tố này có tác động cho thấy đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nghiên cứu chủ yếu là nhân tố tác động đến ROA, nhƣng để xác định đƣợc tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thông qua các biến khác nhƣ ROE, NIM ; điều này cũng là câu hỏi lớn cho các nghiên cứu tiếp theo. Nguyễn Vũ Bảo (2014) đã sử dụng phần mềm EVIEW 8.0 để hỗ trợ xử lý số liệu của 37 NHTMCP Việt Nam, trong đó tập trung vào tỷ suất sinh lợi tại 25 NHTMCP trong giai đoạn 2008 – 2013. Biến phụ thuộc đƣa ra nghiên cứu là tỷ lệ thu nhập trên tài sản và tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu. Với các biến độc lập nội tại nhƣ quy mô tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, dƣ nợ cho vay, dự phòng rủi ro, thu nhập ngoài lãi, năng lực quản trị chi phí, tính thanh khoản, chất lƣợng tài sản và các biến độc lập đại diện nhân tố vĩ mô nền kinh tế nhƣ tăng trƣởng kinh tế, lạm phát. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ suất sinh lợi tại một số ngân hàng bị ảnh hƣởng bởi các nhân tố quy mô tài sản, vốn chủ sở hữu, thu nhập ngoài lãi, dự phòng rủi ro, tính thanh khoản và năng lực quản trị chi phí. Nhóm tác giả Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) đã nghiên cứu việc đa dạng hóa thu nhập và các yếu tố tác động đến khả năng sinh lời của các NHTMVN. Với dữ liệu thu thập của 22 NHTMVN giai đoạn 2007 – 2013, nhóm tác giả sử dụng phƣơng pháp ƣớc lƣợng SGMM (System generalized method of moment) chạy trên phần mềm Eviews phân tích dữ liệu và tìm ra các tham số trong mô hình hồi quy. ROA và ROE là các biến phụ thuộc đo lƣờng khả năng sinh lời của NHTM, các biến độc lập gồm cấu trúc tài sản, chất lƣợng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, cấu trúc tài trợ, hiệu quả hoạt động, quy mô ngân hàng, đa dạng hóa thu nhập, tăng trƣởng kinh tế, lạm phát. Kết quả cho thấy chỉ số đa dạng hóa thu nhập, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng
  32. 17 tài sản, tỷ lệ tiền gửi khách hàng, lạm phát đều có tƣơng quan thuận với khả năng sinh lời của các NHTM. Trong khi đó tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập có tƣơng quan nghịch đến khả năng sinh lời. nghiên cứu không tìm thấy bằng chứng về tác động của quy mô tổng tài sản và tốc độ tăng trƣởng kinh tế đến khả năng sinh lời của NHTMVN. 2.1.3. Khoảng trống nghiên cứu Các nghiên cứu thực nghiệm phần lớn sử dụng mô hình hồi quy tuyến tính để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTMCP, trong đó biến đại diện cho khả năng sinh lợi đƣợc sử dụng chủ yếu là ROA và ROE. Kết quả các nghiên cứu trƣớc là cơ sở để tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu trên phạm vi là các NHTM cổ phần trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh. 2.2. Tổng quan về ngân hàng thƣơng mại 2.2.1. Khái niệm Theo luật các tổ chức tín dụng ban hành 26/12/1997 NHTM là một doanh nghiệp thực hiện toàn bộ “ hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung chủ yếu và thƣờng xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ thanh toán”. Ngân hàng ra đời ở nƣớc ta năm 1951 với tên gọi “Ngân hàng quốc gia Việt Nam”. Cho đến 26/03/1988, nghị định 53/HĐBT quyết định chia hệ thống ngân hàng Việt Nam thành 2 cấp, tách bạch chức năng quản lý nhà nƣớc về tiền tệ (Ngân hàng nhà nƣớc) và chức năng kinh doanh tiền tệ (Ngân hàng thƣơng mại). Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nƣớc, ngành ngân hàng đã có những phát triển vƣợt bậc góp phần vào công cuộc đổi mới đất nƣớc. Ngành ngân hàng ngày càng hiện đại về công nghệ, nâng cao trình độ cán bộ ngân hàng, tham gia rộng rãi vào thị trƣơng tiền tệ trong khu vực và quốc tế. NHTM là ngân hàng đƣợc thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận theo quy định của luật các tổ chức tín dụng và các quy định khác của pháp luật. (Nghị định số
  33. 18 59/2009/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của NHTM). Theo luật NHNN: Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thƣờng xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán. 2.2.2. Chức năng của Ngân hàng thƣơng mại trong nền kinh tế. Tầm quan trọng của các Ngân hàng thƣơng mại có thể đƣợc minh họa một cách chi tiết thông qua các chức năng cơ bản của nó. 2.2.2.1. Chức năng trung gian tài chính Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là "cầu nối" giữa ngƣời dƣ thừa vốn và ngƣời có nhu cầu về vốn. Thông qua việc huy động các khoản vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế, ngân hàng thƣơng mại hình thành nên quỹ cho vay để cung cấp tín dụng cho nền kinh tế. Với chức năng này, ngân hàng thƣơng mại vừa đóng vai trò là ngƣời đi vay vừa đóng vai trò là ngƣời cho vay. Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thƣơng mại đã góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: ngƣời gửi tiền, ngân hàng và ngƣời đi vay, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Chức năng trung gian tín dụng đƣợc xem là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thƣơng mại vì nó phản ánh bản chất của ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay, nó quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Đồng thời nó cũng là cơ sở để thực hiện các chức năng khác. 2.2.2.2. Chức năng trung gian thanh toán Ngân hàng thƣơng mại làm trung gian thanh toán khi nó thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng nhƣ trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thu bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Ở đây ngân hàng thƣơng mại đóng vai trò là ngƣời "thủ quỹ" cho các doanh nghiệp và cá nhân bởi ngân hàng là
  34. 19 ngƣời giữ tài khoản của họ. Ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán trên cơ sở thực hiện chức năng trung gian tín dụng vì tiền đề để khách hàng thực hiện thanh toán qua ngân hàng chính là một phần tiền gửi trƣớc đó. Việc các ngân hàng thƣơng mại thực hiện chức năng trung gian thanh toán có ý nghĩa rất to lớn đối với toàn bộ nền kinh tế. Với chức năng này, các ngân hàng thƣơng mại cung cấp cho khách hàng nhiều phƣơng tiện thanh toán thuận lợi, giảm đƣợc lƣợng tiền mặt trong lƣu thông, dẫn đến tiết kiệm chi phí lƣu thông tiền mặt nhƣ chi phí in ấn, đếm nhận, bảo quản tiền Đối với ngân hàng thƣơng mại, chức năng này góp phần tăng thêm lợi nhuận cho ngân hàng thông qua việc thu lệ phí thanh toán. Thêm nữa, nó lại làm tăng nguồn vốn cho vay của ngân hàng thể hiện trên số dƣ có trong tài khoản tiền gửi của khách hàng. Chức năng này cũng chính là cơ sở hình thành chức năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại. 2.2.2.3. Chức năng "tạo tiền" Khi có sự phân hoá trong hệ thống ngân hàng, hình thành nên ngân hàng phát hành và các ngân hàng trung gian thì ngân hàng trung gian không còn thực hiện chức năng phát hành giấy bạc ngân hàng nữa. Nhƣng với chức năng trung gian tín dụng và trung gian thanh toán, ngân hàng thƣơng mại có khả năng tạo ra tiền tín dụng (hay tiền ghi sổ) thể hiện trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng thƣơng mại. Đây chính là một bộ phận của lƣợng tiền đƣợc sử dụng trong các giao dịch. Ban đầu từ những khoản tiền dự trữ tăng lên, ngân hàng thƣơng mại sử dụng để cho vay bằng chuyển khoản, sau đó những khoản tiền này sẽ đƣợc quay lại ngân hàng thƣơng mại một phần khi những ngƣời sử dụng tiền gửi vào dƣới dạng tiền gửi không kỳ hạn. Quá trình này tiễp diễn trong hệ thống ngân hàng và tạo nên một lƣợng tiền gửi (tức tiền tín dụng) gấp nhiều lần số dự trữ tăng thêm ban đầu. Mức mở rộng tiền gửi phụ thuộc vào hệ số mở rộng tiền gửi. Hệ số này, đến lƣợt nó chịu
  35. 20 tác động bởi các yếu tố: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ dự trữ vƣợt mức và tỷ lệ giữ tiền mặt so với tiền gửi thanh toán của công chúng. Với chức năng "tạo tiền", hệ thống ngân hàng thƣơng mại đã làm tăng phƣơng tiện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội. Rõ ràng khái niệm về tiền hay tiền giao dịch không chỉ là tiền giấy do ngân hàng trung ƣơng phát hành ra mà còn bao gồm một bộ phận quan trọng là lƣợng tiền ghi sổ do các ngân hàng thƣơng mại tạo ra. Chức năng này cũng chỉ ra mối quan hệ giữa tín dụng ngân hàng và lƣu thông tiền tệ. Một khối lƣợng tín dụng mà NHTM cho vay ra làm tăng khả năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại, từ đó làm tăng lƣợng tiền cung ứng. 2.2.2.4. Chức năng cung cấp các dịch vụ tài chính NHTM tạo điều kiện để tài trợ ngoại thƣơng. Trong trao đổi buôn bán, ngƣời mua phải thanh toán cho ngƣời bán bằng đồng ngoại tệ khác. Để làm điều đó, ngƣời mua hàng có thể đến các ngân hàng thƣơng mại để đổi lấy những đồng tiền thích hợp một cách nhanh chóng và có lợi nhất, theo nhu cầu của mình. Trong trao đổi, có thể tiến hành thuận lợi hơn thông qua việc phát hành thƣ tín dụng. Khi một thƣ tín dụng của NHTM đƣợc phát hành, cả ngƣời bán lẫn ngƣời mua đƣợc bảo vệ, loại và điều kiện hàng hóa đƣợc xác định và tín dụng ngân hàng đƣợc chuyển cho ngƣời mua theo số lƣợng hàng hóa đó.Việc tài trợ của các NHTM cho hoạt động ngoại thƣơng và du lịch góp phần vào quá trình tự do hóa ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau và với một phí tổn thấp hơn. Vì hoạt động ngoại thƣơng trải rộng khắp thế giới và do vậy, dịch vụ ngân hàng đối ngoại của các NHTM cũng tăng lên không ngừng. Các dịch vụ mà NHTM cung cấp nhƣ: cung cấp dịch vụ ủy thác; tƣ vấn tài chính; quản lý tiền mặt; dịch vụ thuê mua thiết bị; cho vay tài trợ dự án; bán các dịch vụ bảo hiểm; cung cấp các kế hoạch hƣu trí; cung cấp các dịch vụ môi giới đầu tƣ chứng khoán; dịch vụ quỹ tƣơng hỗ và trợ cấp; dịch vụ ngân hàng đầu tƣ và ngân hàng bán buôn 2.2.3. Các hoạt động chủ yếu của NHTM
  36. 21 2.2.3.1. Hoạt động huy động vốn Đây là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng nhất, ảnh hƣởng tới chất lƣợng hoạt động của ngân hàng. Vốn đƣợc ngân hàng huy động dƣới nhiều hình thức khác nhau nhƣ huy động dƣới hình thức tiền gửi, đi vay, phát hành giấy tờ có giá. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn huy động đƣợc, ngân hàng tiến hành cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển sản xuất, cho các mục tiêu phát triển kinh tế của địa phƣơng và cả nƣớc. Nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng ngày càng mở rộng, tạo uy tín của ngân hàng ngày càng cao, các ngân hàng chủ động trong hoạt động kinh doanh, mở rộng quan hệ tín dụng với các thành phần kinh tế và các tổ chức dân cƣ, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Do đó các ngân hàng thƣơng mại phải căn cứ vào chiến lƣợc, mục tiêu phát triển kinh tế của đất nƣớc, của địa phƣơng . Từ đó đƣa ra các loại hình huy động vốn phù hợp nhất là các nguồn vốn trung, dài hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc 2.2.3.2. Hoạt động cấp tín dụng Đây là nghiệp vụ trực tiếp mang lại lợi nhuận cho ngân hàng, nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao uy tín của ngân hàng, quyết định năng lực cạnh tranh của ngân hàng trên thị trƣờng . Do vậy ngân hàng cần phải nghiên cứu và đƣa ra chiến lƣợc sử dụng vốn của mình sao cho hợp lý nhất . Một là, ngân hàng tiến hành cho vay. Cho vay là hoạt động quan trọng nhất của các NHTM. Theo thống kê, nhìn chung thì khoảng 60%- 75% thu nhập của ngân hàng là từ các hoạt động cho vay. Thành công hay thất bại của một ngân hàng tuỳ thuộc chủ yếu vào việc thực hiện kế hoạch tín dụng và thành công của tín dụng xuất phát từ chính sách cho vay của ngân hàng. Các loại cho vay có thể phân loại bằng nhiều cách, bao gồm: mục đích, hình thức bảo đảm, kỳ hạn, nguồn gốc và phƣơng pháp hoàn trả Hai là tiến hành đầu tƣ. Ngoài hình thức phổ biến là cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn để đầu tƣ. Ba là nghiệp vụ ngân quỹ. Nghề ngân hàng là một nghề kinh doanh đầy mạo hiểm, trong hoạt động của mình, ngân hàng không thể bỏ qua sự “an toàn”. Vì vậy, ngoài việc cho vay và đầu tƣ để thu đƣợc lợi nhuận, ngân hàng còn phải sử dụng
  37. 22 một phần nguồn vốn huy động đƣợc để đảm bảo an toàn về khả năng thanh toán và thực hiện các quy định về dự trữ bắt buộc do Trung ƣơng đề ra. 2.2.3.3. Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản Là trung gian tài chính, ngân hàng có rất nhiều lợi thế. Một trong những lợi thế đó là ngân hàng thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán giá trị hàng hoá và dịch vụ. Để thanh toán nhanh chóng , thuận tiện và tiết kiệm chi phí, ngân hàng đƣa ra cho khách hàng nhiều hình thức thanh toán nhƣ thanh toán bằng séc, uỷ nhiệm chi, nhờ thu , các loại thẻ cung cấp mạng lƣới thanh toán điện tử , kết nối các quỹ và cung cấp tiền giấy khi khách hàng cần. Mặt khác, các ngân hàng thƣơng mại còn tiến hành môi giới, mua, bán chứng khoán cho khách hàng và làm đại lý phát hành chứng khoán cho các công ty. 2.2.3.4. Hoạt động kinh doanh khác Ngoài ra ngân hàng còn thực hiện các dịch vụ uỷ thác nhƣ uỷ thác cho vay , uỷ thác đầu tƣ, uỷ thác cấp phát, uỷ thác giải ngân và thu hộ 2.3. Tổng quan về tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại 2.3.1. Khái niệm Lợi nhuận là thƣớc đo khả năng hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tuy nhiên chỉ dùng lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động của ngân hàng thì không đầy đủ vì không phản ánh đƣợc tỷ lệ thu nhập đạt đƣợc trên cùng một đơn vị đầu tƣ nhƣ tài sản, vốn chủ sở hữu để đánh giá chính xác hơn ngƣời ta sử dụng tỷ suất sinh lợi. Tỷ suất sinh lợi của một tài sản là mức thu nhập mà nhà đầu tƣ kỳ vọng sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai trên mỗi đồng vốn đầu tƣ ban đầu vào tài sản đó. Tỷ suất sinh lợi là một tỷ số tài chính phản ánh khả năng sinh lợi của một ngân hàng. Tỷ suất sinh lợi càng cao thì ngân hàng hoạt động càng có lãi, ngƣợc lại tỷ suất sinh lợi càng âm thì ngân hàng càng thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Tỷ suất sinh lợi của NHTM đo lƣờng thu nhập của NHTM với các nhân tố
  38. 23 khác tạo ra thu nhập nhƣ tổng tài sản, vốn cổ phần của NHTM. Tỷ suất sinh lời của NHTM đƣợc thể hiện qua các chỉ số nhƣ tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE) và tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA). Bên cạnh đó, ngoài hệ số ROA và ROE, nhiều nhà nghiên cứu còn sử dụng thêm mốt số hệ số đặc thù để đo lƣờng khả năng sinh lời nhƣ tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, chênh lệch lãi suất bình quân, tỷ lệ hiệu suất sử dụng tài sản cố định 2.3.2. Những chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại. Các giới chức điều hành ngân hàng và các nhà phân tích ngân hàng sử dụng các tiêu chuẩn đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng nhƣ: Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần (ROE - return on equity), tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản tỷ (ROA- return on asset), tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM), tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên, tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên Giống nhƣ tất cả các chỉ số tài chính khác, mỗi tỷ lệ đo lƣờng khả năng sinh lời đƣợc sử dụng trong từng trƣờng hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa không khác nhau đáng kể. 2.3.2.1. Tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản (ROA- Return On Assets) Hệ số ROA đƣợc tính bằng cách chia lợi tức ròng của ngân hàng cho tổng tài sản (tài sản có bình quân): Lợi nhuận ròng ROA (%) = * 100 Tổng tài sản ROA là một thông số chủ yếu về tính hiệu quả quản lý, nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng. Nó là một tiêu chuẩn có giá trị khi so sánh doanh lợi của một ngân hàng này với một ngân hàng khác, hoặc với hệ thống ngân hàng thƣơng mại với nhau. Mức lợi nhuận thấp có thể là kết quả của các chính sách đầu tƣ và cho vay bảo thủ hay các chi phí hoạt động quá mức. Hệ số ROA cao có thể là kết quả của các hoạt động hữu hiệu.
  39. 24 2.3.2.2. Tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu (ROE- Return on equity) Ngƣợc lại, ROE là một chỉ tiêu đo lƣờng tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng, nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận đƣợc từ việc đầu tƣ vào ngân hàng. Tiêu chuẩn này là quan trọng nhất đối với các cổ đông của một ngân hàng, bởi vì nó phản ánh cái mà ngân hàng kiếm đƣợc từ vốn đầu tƣ. Hệ số này thƣờng đƣợc các nhà đầu tƣ phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trƣờng, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của NH nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là NH đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tƣ hơn. ROE đƣợc tính theo công thức: Lợi nhuận ròng ROE (%) = * 100 Vốn chủ sở hữu 2.3.2.3. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – Net Interest Margin) Chỉ tiêu này đo lƣờng tính hiệu quả và khả năng sinh lời, đồng thời cho biết thu nhập lãi thuần từ các khoản đầu tƣ bởi nguồn huy động vốn từ tiền gửi; đi vay ngân hàng và là nguồn quan trọng tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Thu nhập từ lãi là các khoản thu nhập mà ngân hàng có đƣợc từ tài sản nhƣ cho vay, thấu chi, tài trợ thƣơng mại, đầu tƣ chứng khoán, cho thuê tài chính và các hoạt động cấp tín dụng khác. Chi phí trả lãi bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi của khách hàng, chi phí trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí huy động vốn khác, ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp và cấp tín dụng với lãi suất cao hơn. [9, tr 196-197] Thu từ lãi – Chi phí trả lãi NIM = Tổng tài sản Chỉ số này càng cao càng tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng vì lúc này ngân hàng thu lãi nhiều hơn chi trả lãi; ngƣợc lại tài sản sinh lời của ngân hàng
  40. 25 có mức sinh lời không cao hoặc ngân hàng đã huy động nguồn vốn với lãi suất cao nên chênh lệch ngày càng thấp. Ngoài ra còn có các chỉ tiêu nhƣ: tỷ lệ thu nhập hoạt động cận biên, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên là các thƣớc đo tính hiệu quả cũng nhƣ khả năng sinh lời. Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt đƣợc thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi các nguồn vốn có chi phí thấp nhất. Trái lại, tỷ lệ thu nhập ngoài lãi cận biên đo lƣờng mức chênh lệch giữa nguồn thu ngoài lãi, chủ yếu là nguồn thu phí từ các dịch vụ với các chi phí ngoài lãi mà ngân hàng phải chịu (gồm tiền lƣơng, chi phí sửa chữa, bảo hành thiết bị, và chi phí tổn thất tín dụng). Đối với hầu hết các ngân hàng, chênh lệch ngoài lãi thƣờng là âm, chi phí ngoài lãi nhìn chung vƣợt quá thu từ phí, mặc dù tỷ lệ thu từ phí trong tổng các nguồn thu của ngân hàng đã tăng rất nhanh trong những năm gần đây. Hay các chỉ tiêu khác nhƣ: thu nhập cận biên trƣớc những giao dịch đặc biệt (NRST), tỷ lệ tài sản sinh lời, tỷ lệ sinh lời hoạt động (NPM), tỷ lệ hiệu quả sƣ dụng tài sản (AU) Mỗi phƣơng pháp đo lƣờng khả năng sinh lợi có các điểm mạnh và điểm yếu của khác nhau. Kết hợp phân tích các chỉ tiêu sẽ mang lại kết quả phân tích mà mình mong muốn. 2.3.2.4. Mối quan hệ giữa ROA và ROE Tổng tài sản ROE = ROA * Vốn chủ sở hữu Mối quan hệ trên cho thấy thu nhập của một ngân hàng rất nhạy cảm với phƣơng thức tài trợ tài sản. (Sử dụng nhiều nợ hơn hay nhiều vốn chủ sở hữu hơn). Một ngân hàng có ROA thấp vẫn có thể đạt ROE ở mức cao nếu nhƣ sử dụng nhiều nợ (bao gồm cả tiền gởi của khách hàng) và sử dụng tối thiểu vốn chủ sở hữu trong quá trình tài trợ tài sản.
  41. 26 2.3.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại các NH thƣơng mại Tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng chịu sự tác động bởi nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố bên ngoài và nhân tố bên trong ngân hàng. Các nhân tố bên ngoài là các nhân tố không liên quan đến các quyết định quản lý ngân hàng; các nhân tố bên trong là các nhân tố chịu ảnh hƣởng bởi các quyết định quản lý và mục tiêu chính sách của ngân hàng. 2.3.3.1. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên ngoài ảnh hƣởng đến ngân hàng. - Tăng trƣởng kinh tế: Chỉ số tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product – GDP) là thƣớc đo để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế. GDP là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối dùng đƣợc sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ trong một khoảng thời gian nhất định, thƣờng là một năm, khi áp dụng cho phạm vi toàn quốc gia, còn đƣợc gọi là tổng sản phẩm quốc nội. Hay nói cách khác GDP là tổng chi tiêu của gia đình, đầu tƣ của doanh nghiệp, chi tiêu của Chính phủ cộng phần chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng có mối quan hệ mật thiết đối với sự tăng trƣởng của nền kinh tế. Nguồn huy động vốn từ khu vực tiết kiệm đƣợc ngân hàng phân phối sang khu vực đầu tƣ, từ đó tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động, nâng cao mức sống, thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng giúp thúc đẩy tiêu dùng, kích cầu cho nền kinh tế, gián tiếp thúc đẩy hoạt động kinh doanh, mở rộng hoạt động cũng nhƣ đầu tƣ nƣớc ngoài vào một quốc gia. Khi nền kinh tế tăng trƣởng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu về vốn cũng nhƣ sử dụng các dịch vụ bảo lãnh, L/C, thanh toán và các dịch vụ NH khác cũng gia tăng mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của hệ thống NHTM. Ngƣợc lại, khi nền kinh tế chậm phát triển thì lƣợng hàng sản xuất của doanh nghiệp không bán đƣợc, dòng vốn lƣu động không đáp ứng đƣợc nhu cầu
  42. 27 hoạt động cũng nhƣ thanh khoản của doanh nghiệp, dẫn đến các doanh nghiệp mất khả năng thanh toán hoặc có trƣờng hợp phá sản, gây tổn thất cho các NHTM. - Lạm phát (INF): Là hiện tƣợng tiền trong lƣu thông vƣợt quá nhu cầu cần thiết làm cho chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên ồ ạt, ảnh hƣởng đến giá trị thực của chi phí và doanh thu. Khi tình hình lạm phát tăng cao, đồng tiền bị mất giá, các ngân hàng muốn giữ chân khách hàng đồng thời tránh bị các ngân hàng khác thu hút nguồn vốn, buộc các ngân hàng thƣơng mại phải tăng lãi suất huy động và dẫn đến cuộc chạy đua về lãi suất, gây ảnh hƣởng đến hệ thống ngân hàng và cả nền kinh tế. Mặt khác khi lãi suất huy động tăng cao sẽ kéo theo hệ quả lãi suất cho vay cũng tăng cao, điều này sẽ làm xấu đi môi trƣờng đầu tƣ của các ngân hàng. Khi lạm phát xảy ra, NHNN phải thực hiện các biện pháp thắt chặt tiền tệ, cùng với việc giá cả hàng đầu vào ngày càng lớn khiến cho nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh tuy lớn nhƣng không thể tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng, gây ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Khi lạm phát tăng cao gây thị trƣờng gặp nhiều khó khăn và suy yếu cũng nhƣ gây tổn thất cho nền kinh tế và trong đó không ngoại trừ hệ thống ngân hàng thƣơng mại, tổn hại lòng tin của nhà đầu tƣ, gây khó khăn trong việc ra các quyết định đầu tƣ cũng nhƣ quản trị. 2.3.3.2. Các nhân tố môi trƣờng kinh doanh từ bên trong ảnh hƣởng đến ngân hàng. - Vốn chủ sở hữu (CAPITAL): là lƣợng tiền mà ngân hàng phải có để hoạt động, là nguồn vốn riêng của ngân hàng do chủ sở hữu đóng góp và nó đƣợc tạo ra trong quá trình kinh doanh dƣới dạng lợi nhuận giữ lại, vốn chủ sở hữu còn đƣợc gọi là vốn riêng; và là tấm đệm chống lại rủi ro phá sản, tạo niềm tin cho công chúng và đảm bảo với chủ nợ về sức mạnh tài chính của ngân hàng. Ngân hàng có vốn chủ sở hữu càng lớn, nhu cầu vay vốn bên ngoài ít hơn thì càng có thể giảm đƣợc chi phí vốn, từ đó tăng khả năng sinh lợi. Vốn chủ sở hữu của ngân hàng gồm
  43. 28 vốn của NHTM, các nguồn quỹ của NHTM và các tài sản nợ khác đƣợc xếp vào vốn; trong đó vốn của NHTM gồm vốn điều lệ đƣợc quy định trong điều lệ và tối thiểu phải bằng vốn pháp định, là điều kiện pháp lý bắt buộc khi thành lập một ngân hàng; vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định để xây dựng nhà cửa, công trình kiến trúc, mua sắm máy móc, trang thiết bị, phƣơng tiện vận tải phục vụ công tác quản lý, kinh doanh của NHTM; các khoản thặng dƣ phát hành cổ phiếu, các khoản lợi nhuận để lại. Một ngân hàng có vốn chủ sở hữu cao thì sau khi đảm bảo các tiêu chuẩn về vốn, phần vốn thặng dƣ có thể dùng nhƣ nguồn vốn cho vay. Nguồn vốn chủ sở hữu là vốn không phải hoàn trả trong quá trình hoạt động kinh doanh, vì vậy nguồn vốn này rất ổn định và có thể dùng để đầu tƣ và cho vay trung dài hạn. Là yếu tố quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Chỉ tiêu này giúp đánh giá đƣợc khả năng thanh toán của ngân hàng trong trƣờng hợp ngân hàng gặp thua lỗ. Một trong những điều ƣớc quốc tế đƣợc hầu hết nhà quản trị ngân hàng trên thế giới đặc biệt quan tâm là Hiệp ƣớc quốc tế về an toàn vốn do Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng ban hành lần đầu vào năm 1988 (với tên gọi Basel I). Sau đó hiệp ƣớc vốn này đƣợc thay thế bằng Basel II và cuối cùng là Basel III. Theo hiệp định Basel II quy định về an toàn vốn tối thiểu phải ít nhất là 8%, trong khi đó Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam quy định áp dụng mức tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu phải là 9% đối với các ngân hàng thƣơng mại hoạt động tại Việt Nam tại Thông tƣ số 13/2010/TT-NHNN và hiện nay áp dụng Thông tƣ 36/2014/TT-NHNN. Đồng thời theo lộ trình Ngân hàng nhà nƣớc chọn 10 ngân hàng thực hiện thí điểm áp dụng các chuẩn mực của Basel II và đến năm 2018 hoàn thành, sau đó sẽ mở rộng áp dụng đối với các NHTM khác. Uỷ ban Basel giám sát ngân hàng đã phát triển Hiệp ƣớc vốn Basel II thành Hiệp ƣớc vốn Basel III với những quy định nghiêm ngặt hơn dành cho 27 ngân hàng thành viên với lộ trình để thực hiện Basel III bắt đầu từ tháng 01/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018. - Chi phí hoạt động (COST): Là khoản phải chi trong kỳ cho hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác. Chi phí hoạt động gồm chi trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền
  44. 29 vay, lãi phát hành trái phiếu, kinh doanh vàng bạc, đá quý, kinh doanh ngoại tệ, mua bán chứng khoán, khấu hao tài sản cố định, chi nộp thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật, chi lƣơng và các khoản phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí quảng cáo, tiếp thị, trích lập quỹ dự phòng Ngƣời ta thƣờng dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập để đánh giá mức độ hiệu quả trong việc quản lý chi phí của ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra chỉ tiêu này cho thấy mối tƣơng quan giữa chi phí và thu nhập, thông qua đó các nhà đầu tƣ có cái nhìn tốt hơn về khả năng sinh lợi trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tỷ lệ này càng nhỏ thì càng tốt vì khi đó cần ít chi phí hơn để tạo 1 đồng thu nhập, nói cách khác, ngân hàng thu đƣợc nhiều lợi nhuận hơn từ đó tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng sẽ cao hơn. Thêm vào đó, tỷ suất sinh lợi của ngân hàng còn chịu nhiều ảnh hƣởng bởi các chiến lƣợc phát triển kinh doanh của ngân hàng, do đó các nhà quản trị cần hoạch định, phân kỳ thời gian thực hiện cụ thể và cần gắn với tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tình hình kinh tế vĩ mô để gia tăng tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. - Cho vay khách hàng (LOAN): là hoạt động giữ vai trò quan trọng, khoản mục này chiếm tỷ lệ khá lớn trên tổng tài sản của ngân hàng, vì vậy lợi nhuận đem lại từ cho vay là nguồn lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Các nghiệp vụ cho vay sẽ mang lại lợi nhuận cho ngân hàng từ thu nhập lãi vay. Tuy nhiên hầu hết rủi ro của ngân hàng đều nằm trong lĩnh vực cho vay khi tăng trƣởng của hoạt động cho vay không đi cùng với việc kiểm soát chất lƣợng. [9,tr188] Chỉ tiêu dƣ nợ cho vay thƣờng đƣợc đo lƣờng thông qua tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản. Tỷ số này quá nhỏ chứng tỏ ngân hàng cho vay quá ít so với nguồn vốn huy động đƣợc, lợi nhuận thu đƣợc không cao. Ngƣợc lại, tỷ số này quá cao cho thấy ngân hàng cho vay quá nhiều, ngân hàng có khả năng mất khả năng thanh khoản nếu xảy ra biến động. Bên cạnh đó, ngƣời ta thƣờng sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ cho vay để đánh giá một cách gián tiếp chất lƣợng tài sản có của NHTM. Chỉ tiêu này cho biết mức độ tài
  45. 30 sản có đƣợc sử dụng để cấp tín dụng cho khách hàng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao, gần bằng 100% thì rủi ro hoạt động của ngân hàng cũng tăng theo vì khi ấy ngân hàng hầu nhƣ không có tiền dự trữ cho nhu cầu rút vốn của khách hàng. - Tiền gửi của khách hàng (DEPOSIT): là nguồn huy động vốn chính của ngân hàng. Khi tiền gửi của khách hàng tăng cao, vốn huy động có chi phí thấp của ngân hàng càng dồi dào. Ngân hàng có thể sử dụng để cho vay, đầu tƣ mang lại tỷ suất sinh lợi càng cao. Phân loại theo chủ thể giao dịch: tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, từ các cá nhân dân cƣ. Các hình thức tiền gửi của tổ chức kinh tế gồm: Tiền gửi thanh toán: Tiền gửi không kỳ hạn; Tiền gửi có kỳ hạn;Tiền gửi ký quỹ là những khoản tiền gửi vào ngân hàng với mục đích sử dụng xác định trƣớc (tiền gửi ký quỹ mở L/C), bảo chi séc, chờ thanh toán; Theo tính chất giao dịch việc huy động vốn chia làm loại: Tiền gửi giao dịch và tiền gửi tiết kiệm và nó có thể đƣợc chia thành dạng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Nguồn vốn nằm trên tài khoản thanh toán và tiết kiệm không kỳ hạn là khá lớn bởi vì nó phục vụ cho nhu cầu thanh toán giao dịch trong nền kinh tế. Đặc điểm của nguồn vốn này thƣờng là ngắn hạn, không ổn bởi vì khách hàng có thể rút tiền trên tài khoản bất kỳ lúc nào họ có nhu cầu. Ngân hàng sử dụng vốn phải đối phó với rủi ro thanh khoản hoặc sự ứ đọng vốn nhƣng ngƣợc lại chi phí sử dụng nó rất thấp. Việc huy động nguồn vốn tiền gửi phụ thuộc nhu cầu thanh toán của từng cá nhân. Ví dụ nhƣ những ngày giáp Tết hay lễ lớn, nhu cầu chi tiêu lớn, khách hàng thƣờng đến Ngân hàng để rút tiền. Lãi suất cũng có yếu tố quan trọng có tính cạnh tranh lớn, nhất là trong thời kỳ khan hiếm tiền tệ. Sự thu hút nguồn tiền gửi phụ thuộc vào mức độ đa dạng hoá dịch vụ trình độ công nghệ Ngân hàng hiện đại tạo ra sự thuận lợi cho khách hàng. Uy tín, thâm niên, sự giao tiếp lịch sự của đội ngũ cán bộ công nhân viên ảnh hƣởng khả năng huy động tiền gửi của Ngân hàng. Ngoài ra khả năng sử dụng vốn nhƣ khả năng cho vay, khả năng đầu tƣ sẽ ảnh hƣởng gián tiếp trong việc huy động nguồn vốn.
  46. 31 - Tính thanh khoản (LIQUID): là khả năng của ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Một ngân hàng có tính thanh khoản cao khi có nhiều tài sản thanh khoản hoặc có khả năng mở rộng nguồn vốn nhanh với chi phí thấp. [9,tr200] Có nhiều chỉ tiêu để đo lƣờng tính thanh khoản của ngân hàng nhƣ tiền gửi trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng dƣ nợ, tiền và tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản, tiền mặt trên tiền gửi, tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động. Khi tính thanh khoản tăng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn, lúc này số tiền dùng để thanh toán cho nhu cầu rút tiền đột xuất của khách hàng bị sụt giảm. Mặt khác, khi tỷ lệ này tăng cao, các nhà quản trị sẽ có xu hƣớng kiềm hãm sự cho vay và gia tăng huy động để có thể cân bằng lại nguồn đầu vào và đầu ra, theo chiều hƣớng gia tăng lãi suất cho vay và huy động. Ngƣợc lại, khi tỷ lệ này quá thấp lại cho thấy ngân hàng hoạt động kinh doanh không hiệu quả khi mà nguồn vốn đầu vào quá cao trong khi lại không cho vay ra đƣợc, khiến cho lợi nhuận của ngân hàng bị sụt giảm. Trong hoạt động của ngân hàng thì việc duy trì thanh khoản là mục tiêu vô cùng quan trọng nếu rủi ro thanh khoản xảy ra có thể làm suy giảm lợi nhuận của ngân hàng, dẫn đến ngân hàng có thể rơi vào tính thế chấp nhận cho vay một cách miễn cƣỡng do phải huy động vốn với lãi suất cao hơn lãi suất cho vay, từ đó làm giảm khả năng sinh lợi. Ngân hàng có khả năng thanh khoản tốt, hay nói cách khác là ngân hàng không gặp rủi ro thanh khoản khi luôn có đƣợc nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý vào đúng thời điểm mà NH không có đủ nguồn vốn cần thiết để đáp ứng mọi nhu cầu của thị trƣờng sẽ có thể mất khả năng thanh toán, mất uy tín và dẫn đến sự đỗ vỡ của toàn hệ thống. - Quy mô ngân hàng (SIZE): thƣờng đƣợc sử dụng để nắm bắt các lợi thế kinh tế và tính phi kinh tế nhờ quy mô trong ngân hàng. Với tính lợi thế về quy mô các ngân hàng có quy mô tài sản lớn sẽ có nhiều cơ hội thuận lợi trong quá trình mở rộng phân phối sản phẩm, dịch vụ, tiết kiệm các chi phí trong giao dịch từ đó có thể tăng lợi nhuận. Tuy nhiên tính phi kinh tế nhờ quy mô có thể xuất hiện khi quy mô
  47. 32 ngân hàng quá lớn, việc quản trị khối tài sản này đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao và tốn kém nhiều chi phí, từ đó sẽ làm giảm lợi nhuận. Căn cứ vào cấu trúc tài sản, quy mô tài sản ngân hàng gồm: Tiền mặt ;Các khoản cho vay gồm các khoản cấp tín dụng cho các tổ chức, cá nhân; Đầu tƣ chứng khoán mà chủ yếu là thƣơng phiếu, trái phiếu Chính phủ, tín phiếu kho bạc ; TSCĐ và tài sản có khác chủ yếu là các khoản vốn trong quá trình thanh toán mà NHTM phải thu về bao gồm các khoản phải thu, các khoản lãi cộng dồn dự thu, tài sản có khác và các khoản dự phòng rủi ro khác. Nếu ngân hàng có tổng tài sản càng lớn thì càng có khả năng mở rộng quy mô cho vay bởi vì ngân hàng là doanh nghiệp đi vay để cho vay. Mặt khác một ngân hàng lớn sẽ có khả năng tận dụng các nguồn lực kinh tế cũng nhƣ tạo đƣợc uy tín, thu hút khách hàng đến giao dịch, từ đó gia tăng số lƣợng giao dịch, tạo nguồn thu lớn không chỉ từ khách hàng cho vay mà còn cả nguồn thu dịch vụ Chính vì vậy quy mô tổng tài sản của NHTM là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện khả năng bền vững về tài chính và năng lực quản lý của một tổ chức tín dụng. - Nợ xấu (NPL): Theo Thông tƣ 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phƣơng pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài; một khoản vay đƣợc xem là nợ xấu khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi trên 90 ngày, khi các khoản lãi suất đã quá hạn trên 90 ngày đƣợc vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận [11] Nợ xấu có thể gây ảnh hƣởng nặng nề đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, do đó cần đƣợc theo dõi quản lý chặt chẽ. Để đo lƣờng chất lƣợng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Các ngân hàng luôn cố kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể vì nợ xấu sẽ ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng. Ngoài ra tỷ lệ này càng thấp cho thấy danh mục cho vay của khách hàng là tốt, đảm bảo khả
  48. 33 năng sinh lợi nhƣng vẫn ở mức an toàn đối với hoạt động của ngân hàng. - Rủi ro tín dụng (PROVI): là những tổn thất kinh tế gây ra sự thất bại của đối tác trong việc thực hiện các nghĩa vụ của hợp đồng. Rủi ro tín dụng là khả năng không thu hồi đầy đủ, đúng hạn các khoản nợ (gốc và lãi) đến hạn theo các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng với biểu hiện cụ thể là khách hàng chậm trả nợ, trả nợ không đầy đủ hoặc không trả nợ khi đến hạn. Rủi ro tín dụng phát sinh khi ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng. Hoạt động cho vay là một trong những hoạt động chính của ngân NHTM nên rủi ro tín dụng là một nhân tố quan trọng, đòi hỏi các ngân hàng phải có khả năng phân tích, đánh giá và quản lý hiệu quả vì nếu ngân hàng chấp nhận nhiều khoản cho vay có rủi ro tín dụng cao thì ngân hàng có khả năng phải đối mặt với tình trạng thiếu vốn. Điều này có thể làm giảm hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng là một doanh nghiệp kinh doanh rủi ro, việc tạo lập thu nhập từ các khoản cho vay và các hoạt động khác, ngân hàng luôn phải đối mặt với rủi ro phát sinh nợ xấu và nợ quá hạn. Rủi ro tín dụng ảnh hƣởng rất lớn đến mọi hoạt động của ngân hàng, nếu món vay của ngân hàng bị thất thoát, dẫn chứng sẽ thiếu lòng tin và tìm cách rút tiền khỏi ngân hàng, từ đó ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của NHTM. Rủi ro tín dụng lớn sẽ dẫn đến khó khăn trong việc huy động và phát triển các sản phẩm dịch vụ, khó mở rộng các bạn hàng và các ngân hàng khác, buộc ngân hàng phải thu hẹp hoạt động, tất cả thể hiện ở lợi nhuận giảm, ngân hàng phải sử dụng vốn tự có để bù đắp sự giảm sút đó, uy tín của ngân hàng giảm sút, dẫn đến tình trạng khó khăn, phá sản. Quản trị RRTD là việc thiết lập hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng nhằm lƣợng hóa đƣợc tổn thất rủi ro gây ra do nguyên nhân mất khả năng thanh toán của đối tác hoặc ngân hàng để hạn chế tối đa thiệt hại, đồng nghĩa là để tối đa hóa lợi nhuận và tối đa hóa giá trị cho cổ đông.
  49. 34 Kết luận chƣơng 2 Trong chƣơng 2 tác giả đi sâu tìm hiểu lý thuyết về NHTM với các chức năng nhƣ chức năng trung gian tài chính, chức năng trung gian thanh toán, chức năng tạo tiền, chức năng cung cấp dịch vụ tài chính; một số hoạt động chủ yếu nhƣ hoạt động huy động vốn, hoạt động cấp tín dụng, hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản và ngân quỹ, hoạt động kinh doanh khác; về cơ cấu tổ chức của NHTMCP và những chỉ tiêu đo lƣờng tỷ suất sinh lợi ngân hàng thông qua các chỉ số ROA, ROE, NIM; các nhân tố bên trong ngân hàng (CAPITAL, COST, LOAN, DEPOSIT, LIQUID, SIZE, NPL, PROVI) và nhân tố bên ngoài (GDP, INF). Thông qua tìm hiểu các nghiên cứu trong nƣớc và ngoài nƣớc về các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng, tác giả nhận thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng. Dựa trên ý tƣởng và cách tiếp cận vấn đề trong nghiên cứu của tác giả Syafri (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Indonesia và Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của 37 ngân hàng ở Kenya; Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của 27 ngân hàng tại Châu Âu làm nền tảng để phân tích đánh giá một cách tổng thể các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả nhận thấy mặc dù các nghiên cứu đƣợc thực hiện ở các quốc gia khác nhau, vào các giai đoạn khác nhau và với những nền kinh tế phát triển khác nhau nhƣng đều có các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng là: quy mô ngân hàng, vốn chủ sở hữu, chi phí hoạt động, tiền gửi khách hàng, tính thanh khoản, rủi ro tín dụng, thu nhập ngoài lãi, dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ an toàn vốn, chất lƣợng thanh toán, hình thức sở hữu, độ tuổi ngân hàng, quyền sở hữu, lãi suất; mức độ đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, năng suất lao động, công nghệ thông tin ứng dụng trong ngân hàng và các nhân tố bên ngoài nhƣ tốc độ tăng trƣởng nền kinh tế, lạm phát, cấu trúc kỳ hạn lãi suất, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ giá hối đoái.
  50. 35 Chƣơng 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Quy trình nghiên cứu Dựa trên những kiến thức sẵn có cộng thêm việc tham khảo các công trình nghiên cứu trƣớc của các tác giả trong nƣớc và nƣớc ngoài. Trong nghiên cứu này tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Dựa vào quy trình để tiến hành thu thập dữ liệu có liên quan thông qua các báo cáo tài chính của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó vận dụng phần mềm phân tích định lƣợng, thống kê, tác giả tiến hành phân tích dữ liệu để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Cụ thể quy trình nghiên cứu đƣợc trình bày ở bảng 3.1: Bảng 3.1. Quy trình nghiên cứu Xác định các vấn đề cần nghiên cứu Tổng quan mục tiêu nghiên cứu Thu thập và xử lý số liệu trên phần mềm stata 14 và Excel Cơ sở lý thuyết về NHTM, tỷ suất sinh lợi và các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của Thống kê mô tả; Kiểm tra mối NHTM tƣơng quan và Hồi quy tuyến tính Các nghiên cứu trƣớc đây về các biến trong mô hình các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của các NH. Kiểm định mô hình; Phân tích kết quả Thiết lập các giả thuyết nghiên cứu. Xây dựng mô hình các nhân tố bên trong và bên ngoài tác Kết quả nghiên cứu và kiến nghị, động đến tỷ suất sinh lợi của đề xuất một số giải pháp, kiến NHTMCP có hội sở chính trên nghị nhằm tăng tỷ suất sinh lợi tại địa bàn TPHCM các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn TPHCM.
  51. 36 3.2. Giả thuyết nghiên cứu - Vốn chủ sở hữu: Syfria (2012) xem xét tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng tại Indonesia giai đoạn 2002 – 2011 đã tìm thấy một liên kết tích cực đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu trong nghiên cứu. Tỷ lệ vốn đƣợc đo bằng vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản. Ngân hàng nào có vốn chủ sở hữu cao sẽ giảm chi phí vốn do đó có một tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng. Abreu và Mendes (2002) cũng tìm thấy một mối quan hệ cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu và tỷ suất sinh lợi, Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) lại tìm thấy vốn chủ sở hữu có mối quan hệ tích cực đối với ROE nhƣng có mối tƣơng quan nghịch mạnh mẽ đến ROA. Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X1 là nhân tố vốn chủ sở hữu (CAPITAL) tác động cùng chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố CAPITAL. - Chi phí hoạt động: Syfria (2012) đã dùng tỷ lệ chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động để đánh giá năng lực quản trị chi phí ngân hàng, trong bài nghiên cứu đã tìm thấy tác động ngƣợc chiều giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và quản trị chi phí. Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) cũng tìm thấy tác động ngƣợc chiều của chi phí hoạt động với ROA, ROE. Trong khi đó Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Abreu và Mendes (2002) lại tìm thấy ảnh hƣởng tích cực của chi phí hoạt động đến ROA, ROE, NIM. Dựa vào nhận định nghiên cứu của Syfria (2012), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X2 là nhân tố chi phí hoạt động (COST) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ chi phí trên tổng thu nhập đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố COST. - Cho vay khách hàng: Hoạt động của ngân hàng là huy động vốn từ các chủ thể dƣ thừa và cho các chủ thể thiếu vốn vay. Từ đó ngân hàng sẽ kiếm đƣợc tỷ suất sinh lợi lãi biên ròng. Cho vay càng lớn, tỷ suất sinh lợi lãi biên ròng càng lớn và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng thƣơng mại càng cao. Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
  52. 37 trong nghiên cứu của Syfria (2012), Abreu và Mendes (2002) đã tìm thấy dƣ nợ cho vay có tác động tích cực đối với ROA, tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản càng lớn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản càng cao. Ngoài ra Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) và Abreu và Mendes (2002) cũng tìm thấy mối quan hệ tích cực của tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản với tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu và thu nhập lãi cận biên. Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X3 là nhân tố cho vay khách hàng (LOAN) tác động cùng chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay khách hàng trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng cho nhân tố cho vay khách hàng. - Tiền gửi khách hàng: Đối với hoạt động ngân hàng nguồn vốn cung cấp chủ yếu cho hoạt động của ngân hàng chính là nguồn vốn huy động từ tiền gửi của cá nhân tổ chức trong nền kinh tế. Một ngân hàng có tỷ lệ tăng trƣởng tiền gửi hàng năm của tiền gửi vào ngân hàng càng cao thì có thể mở rộng hoạt động kinh doanh và tạo ra nguồn tỷ suất sinh lợi nhiều hơn. Tuy nhiên tăng trƣởng tiền gửi cũng có ảnh hƣởng tiêu cực tới tỷ suất sinh lợi ngân hàng theo kết quả nghiên cứu Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011) bởi việc đóng góp tăng tỷ suất sinh lợi ngân hàng do tăng trƣởng tiền gửi còn phụ thuộc nhiều yếu tố nhƣ khả năng chuyển tiền gửi khách hàng thành tài sản mang lại nguồn thu nhập, phản ánh qua hiệu quả hoạt động của ngân hàng, chất lƣợng tín dụng. Theo kết quả nghiên cứu của Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì tiền gửi khách hàng có mối tƣơng quan thuận nhƣng không đáng kể tới tỷ suất sinh lợi. Từ các nghiên cứu trƣớc, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X4 là nhân tố tiền gửi khách hàng (DEPOSIT) tác động cùng chiều/ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ tiền gửi khách hàng trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố DEPOSIT. - Tính thanh khoản: Cho thấy khả năng thực hiện các nghĩa vụ của ngân hàng, chủ yếu là đối với các khách hàng tiền gửi. Một ngân hàng có thanh khoản tốt
  53. 38 sẽ cân đối tốt giữa nguồn tiền gửi và tiền cho vay, đảm bảo nguồn thu từ gốc và lãi đủ đảm bảo nhu cầu rút tiền của khách hàng tiền gửi. Có nhiều chỉ tiêu đo lƣờng tính thanh khoản của ngân hàng nhƣ tiền gửi trên tổng tài sản, tiền gửi trên tổng dƣ nợ, tiền và tƣơng đƣơng tiền trên tổng tài sản, tiền mặt trên tiền gửi, tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động LIQUID là một trong những tỷ lệ đƣợc dùng phổ biến, đƣợc dùng nhiều trong hoạt động quản lý và giám sát hoạt động của các ngân hàng. Trong nghiên cứu Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã dùng tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động để đo lƣờng tính thanh khoản và tìm mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ cấp tín dụng trên vốn huy động và tỷ suất sinh lợi nhƣng không có ý nghĩa thông kê. Trong khi đó Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) lại tìm thấy tác động ngƣợc chiều của tính thanh khoản đối với ROA, ROE. Dựa kết quả nghiên cứu của Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X5 là nhân tố thanh khoản (LIQUID) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ tổng tiền, tƣơng đƣơng tiền, tiền gửi và chứng khoán kinh doanh trên trên tổng tài sản đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố LIQUID. - Quy mô ngân hàng: là một trong những biến độc lập bởi vì mặt lý thuyết trong kinh tế vi mô một ngân hàng lớn có thể tạo tính kinh tế theo quy mô nghĩa là quy mô càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao. Nhƣng nếu quy mô ngân hàng trở nên quá lớn, hiện tƣợng của phi kinh tế theo quy mô sẽ xuất hiện. Trong bài nghiên cứu các nhân tố tác động đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng NicolaePetria, Bogdan Caprarub, IulianIhnatov (2015) và Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì quy mô ngân hàng tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi. Để đo lƣờng nhân tố quy mô tài sản, đề tài sử dụng Lograrit tổng tài sản nhƣ bài nghiên cứu của Syfria (2012). Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X6 là nhân tố quy mô tài sản (SIZE) tác động cùng chiều đến ROA, ROE.
  54. 39 - Rủi ro tín dụng: theo nghĩa rộng nhất có thể đƣợc hiểu là nguy cơ tổn thất tài chính do ngƣời đi vay không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trên tổng dƣ nợ thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ một biến đại diện để đo lƣờng rủi ro tín dụng. Theo Syfria (2012), tỷ lệ dự phòng trên tổng dƣ nợ càng lớn thì tỷ suất sinh lợi càng cao, trong khi Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) thì tìm thấy mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và tỷ suất sinh lợi của NHTM là ngƣợc chiều. Thể hiện nguy cơ khoản vay càng cao thì chi phí trích lập dự phòng rủi càng lớn. Từ các nghiên cứu của Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X7 là nhân tố rủi ro tín dụng (PROVI) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dƣ nợ cho vay đƣợc sử dụng để đo lƣờng nhân tố PROVI. - Nợ xấu: Trong bài nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động tài chính của các NHTM tại Kenya, Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã sử dụng nợ xấu để đo lƣờng chất lƣợng tài sản và kết luận rằng chất lƣợng tài sản có tác động ngƣợc chiều đối với tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng tại Kenya. Tƣơng tự theo nghiên cứu của Muhammad Bilal, Asif Saeed, Ammar Ali Gull và Toquer Akram (2013) thì nợ xấu cũng có mối tƣơng quan nghịch không đáng kể với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản nhƣng có mối tƣơng quan nghịch đáng kể đến tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu. Để đo lƣờng chất lƣợng tài sản của ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dƣ nợ đƣợc sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt. Các ngân hàng luôn cố kiểm soát tỷ lệ này ở mức thấp nhất có thể vì nợ xấu sẽ ảnh hƣởng tiêu cực cho vay của khách hàng là tốt, đảm bảo khả năng sinh lợi nhƣng vẫn ở mức an toàn đối với hoạt động của ngân hàng. Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X8 là nhân tố Nợ xấu (NPL) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE.
  55. 40 - Tăng trƣởng kinh tế: Để đo lƣờng tăng trƣởng kinh tế, các tác giả Syfria (2012), Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012), Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011), NicolaePetria, BogdanCaprarub, IulianIhnatov (2015) đã sử dụng chỉ số tổng sản phẩm quốc nội để làm thƣớc đo. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của Syfria (2012) không tìm thấy sự tác động của GDP đến tỷ suất sinh lợi, trong khi đó Andreas Dietrich, Gabrielle Wanzenried (2011); Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) lại tìm thấy GDP tác động tích cực đến tỷ suất sinh lợi. Từ các nghiên cứu trên, tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X9 là nhân tố tăng trƣởng kinh tế (GDP) tác động cùng chiều đến ROA,ROE. - Lạm phát là một chỉ số kinh tế vĩ mô quan trọng, có thể sử dụng nhƣ một chỉ số về rủi ro kinh doanh. Tỷ lệ lạm phát cao cho thấy rủi ro kinh doanh cao, Nếu lạm phát tăng, ngân hàng sẽ tăng lãi suất cho vay cao hơn lãi suất tiền gửi dẫn đến tăng tỷ suất sinh lợi của NHTM. Nhƣng nếu lạm phát tăng rất cao, nhƣ trong trƣờng hợp khủng hoảng ngân hàng của Indonesia năm 1998, lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay tăng quá cao, nhiều ngƣời tiết kiệm thay vì vay từ các ngân hàng. Điều này dẫn đến thu nhập lãi thuần và tỷ suất sinh lợi của NHTM sụt giảm. Abreu và Mendes (2002) tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa lạm phát và tỷ suất sinh lợi; NicolaePetria, Bogdan Caprarub, IulianIhnatov (2015) không tìm thấy tác động của chỉ số lạm phát đến tỷ suất sinh lợi. Dựa vào kết quả nghiên cứu của Syfria (2012), tác giả đề xuất giả thiết nghiên cứu X10 là nhân tố lạm phát (INF) tác động ngƣợc chiều đến ROA, ROE.
  56. 41 Bảng 3.2. Mô tả các biến sử dụng trong mô hình Dấu kỳ Tên biến Mô tả biến Công thức tính vọng Biến phụ thuộc: Tỷ suất sinh lợi trên tổng Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài ROA tài sản sản Tỷ suất sinh lợi trên vốn Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ ROE chủ sở hữu sở hữu Biến độc lập: CAPITAL Vốn chủ sở hữu Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản + Chi phí hoạt động/Tổng thu COST Chi phí hoạt động nhập - LOAN Cho vay khách hàng Cho vay/Tổng tài sản + Tiền gửi khách hàng/Tổng tài DEPOSIT Tiền gửi khách hàng +/- sản (Tiền + tƣơng đƣơng tiền + LIQUID Tính thanh khoản tiền gửi + chứng khoán đầu - tƣ)/Tổng tài sản SIZE Quy mô ngân hàng Log(Tổng tài sản) + Dự phòng rủi ro tín PROVI Rủi ro tín dụng - dụng/Tổng dƣ nợ cho vay NPL Nợ xấu Nợ xấu/ Tổng dƣ nợ cho vay - GDP Tốc độ tăng trƣởng kinh tế + INF Lạm phát -
  57. 42 Phƣơng trình nghiên cứu: Từ giả thuyết nghiên cứu, tác giả tiến hành kiểm định mô hình hồi quy với ß0 là hằng số của mô hình, ß1 ß10 là hệ số ƣớc lƣợng hồi quy, i là ngân hàng nghiên cứu, t là năm nghiên cứu và e là phần dƣ của phƣơng trình hồi quy (đại diện cho sai số và các biến không xuất hiện trong mô hình). Phƣơng trình hồi qui nhƣ sau: ROA = ß0 + ß1 (CAPITAL) it + ß2 (COST) it + ß3 (LOAN) it + ß4 (DEPOSIT) it + ß5 (LIQUID) it + ß6 (SIZE) it + ß7 (PROVI) it + ß8 (NPL) it + ß9 (GDP) t + ß10 (INF) t + eit ROE = ß0 + ß1 (CAPITAL) it + ß2 (COST) it + ß3 (LOAN) it + ß4 (DEPOSIT) it + ß5 (LIQUID) it + ß6 (SIZE) it + ß7 (PROVI) it + ß8 (NPL) it + ß9 (GDP) t + ß10 (INF) t + eit Phƣơng trình hồi qui của tác giả dựa trên việc kết hợp các biến có ý nghĩa thống kê tác động đến ngân hàng thƣơng mại của tác giả Syafri (2012) nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của ngân hàng tại Indonesia và Vicent Okoth Ongore và Gemechu berhanu Kusa (2012) đã nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng sinh lời của 37 ngân hàng ở Kenya; Nicolae Petria, Bogdan Caprarub, Iulian Ihnatov (2015) nghiên cứu về các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của 27 ngân hàng tại Châu Âu để phân tích đánh giá một cách tổng thể các nhân tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 3.3. Dữ liệu nghiên cứu 3.3.1. Dữ liệu quan sát Dữ liệu nghiên cứu đƣợc thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thƣờng niên của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2008 – 2015. Các báo cáo tài chính gồm bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lƣu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc thu thập từ trang thông tin điện tử của các ngân hàng thƣơng mại cổ phần có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và trang thông tin điện tử finance.vietstock.vn
  58. 43 Ngoài ra các thông tin về biến độc lập bên ngoài ngân hàng tác giả thu thập từ trang thông tin điện tử của Tổng cục Thống kê, địa chỉ truy cập www.gso.gov.vn. 3.3.2. Nguyên tắc chọn dữ liệu Để đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tác giả tiến hành thu thập dữ liệu của các NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2008 đến năm 2015 đã đƣợc kiểm toán độc lập và báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê. 3.3.3. Dữ liệu thu thập Tác giả sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và dữ liệu này đƣợc lấy từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng đƣợc chọn làm mẫu nhƣ bảng cân đối kế toán, báo cáo thƣờng niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính từ 2008 đến 2015 để tính các biến độc lập bên trong ngân hàng và biến phụ thuộc, báo cáo tình hình kinh tế – xã hội hàng năm của Tổng cục Thống kê để thu thập các biến bên ngoài ngân hàng. Tính đến thời điểm 31/12/2015 có tổng cộng 11 NHTMCP có hội sở chính trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Danh sách các ngân hàng TMCP đƣợc trình bày ở Phụ lục 1. Tuy nhiên đề tài chỉ chọn 10/11 NHTMCP có hội sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh mà không chọn tất cả vì tác giả không thu thập đƣợc dữ liệu năm 2015 của NHTMCP Đông Á, lý do tháng 8/2015 Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam công bố kết luận thanh tra toàn diện và ban hành quyết định kiểm soát đặc biệt đối với DongAbank. Sau khi thu thập dữ liệu 10 NHTMCP từ năm 2008 đến 2015, đề tài có tổng cộng 80 mẫu quan sát trên cơ sở thu thập các dữ liệu từ báo cáo tài chính. Dữ liệu của 10 biến độc lập, 02 biến phụ thuộc đã đƣợc tác giả tính toán và kết quả đƣợc trình bày ở Phụ lục 2. Trong 10 ngân hàng có hội sở chính đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó NHTMCP Bƣu điện Liên Việt (LienVietPostBank) tiền thân là NHTMCP Liên Việt (LienVietBank) đƣợc thành lập theo Giấy phép thành lập và
  59. 44 hoạt động số 91/GP-NHNN ngày 28/03/2008 của Thống đốc NHNNVN. Năm 2011, với việc Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam (nay là Tổng Công ty Bƣu điện Việt Nam) góp vốn vào LienVietBank bằng giá trị Công ty Dịch vụ Tiết kiệm Bƣu điện (VPSC) và bằng tiền mặt. Ngân hàng Liên Việt đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam cho phép đổi tên thành NHTMCP Bƣu điện Liên Việt. Cùng với việc đổi tên này, Tổng Công ty Bƣu chính Việt Nam chính thức trở thành cổ đông lớn nhất của LienVietPostBank. Ngân hàng Bản Việt (Viet Capital bank) tiền thân là Ngân hàng TMCP Gia Định, ngày 30/01/2012 NHTMCP Gia Định đƣợc đổi tên thành ngân hàng thƣơng mại cổ phần Bản Việt với việc thay đổi thƣơng hiệu này đánh dấu sự chuyển mình và phát triển mới của một thƣơng hiệu mới cùng với việc tăng vốn điều lệ trên 3.000 tỷ đồng. Năm 2013, với sức mạnh hội nhập từ DaiABank và HDFinance, HDBank trở thành một trong những ngân hàng lớn tại Việt Nam, có tổng tài sản gần 100.000 tỷ đồng, vốn điều lệ trên 8.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó, Ngày 26/12/2011, Thống đốc NHNN chính thức cấp Giấy phép số 238/GP-NHNN về việc thành lập và hoạt động Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) trên cơ sở hợp nhất tự nguyện 3 ngân hàng: NHTMCP Sài Gòn (SCB), NHTMCP Đệ Nhất (Ficombank), NHTMCP Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank). NHTMCP Sài Gòn (Ngân hàng hợp nhất) chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. 3.3.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu Tác giả sử dụng phƣơng pháp dữ liệu bảng để kiểm tra và phân tích mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi với 10 biến độc lập với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 14 và thực hiện theo trình tự các bƣớc sau : - Phân tích thống kê mô tả dữ liệu, khảo sát các cặp tƣơng quan giữa các biến - Phân tích hiện tƣợng đa cộng tuyến bằng chỉ số VIF . - Phân tích hồi quy và phƣơng trình hồi quy với ROA, ROE thông qua mô hình dữ liệu bảng.