Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam

pdf 86 trang thiennha21 23/04/2022 4890
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_cac_nhan_to_anh_huong_den_gia_chung_khoan_o_thi_tr.pdf

Nội dung text: Khóa luận Các nhân tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán ở thị trường chứng khoán Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA KẾ TOÁN – TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN Ở THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG Chuyên ngành: TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Văn Dũng Sinh viên thực hiện: Phạm Hoàng Thùy Linh MSSV: 1311190390 Lớp: 13DTDN03 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn nghiên cứu này là đề tài của riêng tôi. Những nội dung được trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực. Những kết quả và số liệu trong luận văn này được sử dụng cho mục đích phân tích, chứng minh, nhận xét được thu thập từ những nguồn tham khảo khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá, cũng như số liệu của những tác giả khác, cơ quan khác, đều được chú thích rõ nguồn gốc sau mỗi trích dẫn. Một lần nữa tôi xin cam đoan luận văn này là đề tài nghiên cứu của tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp. HCM, ngày tháng năm 2017. Tác giả (Ký tên)
  3. LỜI CẢM ƠN Với lời cảm ơn sâu sắc, em chân thành cảm ơn thầy Hà Văn Dũng, người tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành báo cáo thực tập này. Bên cạnh đó, em chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa kế toán – tài chính ngân hàng trường đại học công nghệ TP.HCM đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức cơ bản trong học tập để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này. TP.HCM, ngày tháng năm 2017 ( Ký và ghi rõ họ tên ) Phạm Hoàng Thùy Linh
  4. MỤC LỤC CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 2.1. KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN 3 2.1.1. Định nghĩa 3 2.1.2. Đặc điểm 3 2.1.3. Vai trò 4 2.1.4. Các hình thức của thị trường. 4 2.1.4.1. Căn cứ vào phương tiện pháp lý của hình thức thị trường tổ chức thị trường 4 2.1.4.2. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành của chứng khoán 5 2.1.4.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch: 6 2.1.4.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán: 6 2.2. KHÁI QUÁT VỀ CHỨNG KHOÁN 6 2.2.1. Khái niệm 6 2.2.2. Đặc điểm 7 2.2.3. Vai trò 8 2.3. GIÁ CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ HÌNH THÀNH, ẢNH HƢỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN 8 2.3.1. Định nghĩa 8 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán. 9 2.3.2.1. Các yếu tố ngoại sinh 9 2.3.2.2. Các yếu tố nội sinh 9 2.3.2.3. Các yếu tố khác. 10 2.4. PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN. 11 2.4.1. Phân tích cơ bản. 11 2.4.1.1. Phân tích vĩ mô và ngành 11 2.4.1.2. Phân tích doanh nghiệp 11 2.4.2. Phân tích kỹ thuật. 24
  5. CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN 30 3.1. PHÂN TÍCH CƠ BẢN 30 3.1.1. Phân tích vĩ mô 30 3.1.1.1. Tăng trưởng GDP 34 3.1.1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa 35 3.1.1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu 36 3.1.1.4. Chỉ số PMI 37 3.1.1.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 39 3.1.1.6. Lạm phát 40 3.1.1.7. Lãi suất 41 3.1.1.8. Tỷ giá 43 3.1.1.9. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI 45 3.1.2. Phân tích ngành 46 3.1.3. Phân tích hoạt động kinh doanh 48 3.2. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT 52 3.2.1. Các khái niệm phân tích kỹ thuật – tín hiệu và ứng dụng 52 3.2.1.1. Xu hướng. 52 3.2.1.2. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự 54 3.2.1.3. Đường xu hướng – kênh giá 55 a. Đường xu hướng. 55 b. Kênh giá. 56 3.2.1.4. Các chỉ số kỹ thuật. 57 a. Đường trung bình động (MA) 57 b. Chỉ báo MACD 58 c. RSI (Relative Strength Index) 60 d. Fibonacci. 61 e. Bollinger Band 63 f. Một số mẫu hình giá cổ phiếu phổ biến 64 g. Mối quan hệ giữa giá và khối lượng. 69 3.2.2. Tâm lý của nhà đầu tư. 70 CHƢƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TẾ 71 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN 76 TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
  6. DANH MỤC HÌNH ẢNH, ĐỒ THỊ, BIỂU ĐỒ Hình 1: Mô hình nến đơn giản 27 Hình 2: Mô hình dạng thanh 29 Hình 3: Mô hình vai – đầu - vai 65 Hình 4: Mô hình hai đáy 67 Hình 5: Mô hình tam giác cân 68 Biểu đồ 1: Đồ thị Candlestichks của VN-Index 26 Biểu đồ 2: Đồ thị dạng đường (Line chart) của VN-Index 28 Biểu đồ 3: Đồ thị dạng thanh (Bar chart) của VN-Index 29 Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP của Mỹ từ 1961 - 2015 31 Biểu đồ 5: Chỉ số DJIA và S&P 500 từ 1961 - 2016 31 Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường chứng khoán trong năm 2016 33 Biểu đồ 7: Tương quan giữa chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP từ 2001 - 2015 34 Biểu đồ 8: Doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2016 35 Biểu đồ 9: Xuất nhập khẩu từ 2015 - 2016 và xuất nhập/GDP từ 2000 - 2016 36 Biểu đồ 10: Chỉ số tồn kho CN và PMI ngành sản xuất năm 2016 38 Biểu đồ 11: Chỉ số PMI và chỉ số Vn-Index từ 1/6/2013 – 1/04/2016 38 Biểu đồ 12: Chỉ số IIP năm 2016 so với cùng kỳ 39 Biểu đồ 13: Mối tương quan giữa lạm phát và chỉ số VN-Index 40 Biểu đồ 14: Tương quan giữa lãi suất và thị trường chứng khoán 2006 - 2015 42 Biểu đồ 15: Dòng vốn FDI của Việt Nam năm 2016 45 Biểu đồ 16: Lợi suất theo nhóm ngành năm 2016 47 Biểu đồ 17: Biểu đồ So sánh P/E tương đối T06/2015 – T11/2016 50 Biểu đồ 18: Giá cổ phiếu BFC 53 Biểu đồ 19: Biểu đồ biểu thị giá cổ phiếu ITA giai đoạn 11/2016 – 6/2017 53 Biểu đồ 20: Biểu đồ giá cổ phiếu EMC giai đoạn tháng 9/2016 – tháng 7/2017 54 Biểu đồ 21: Biểu đồ Giá cổ phiếu PVD 54 Biểu đồ 22: Biểu đồ giá cổ phiếu BFC 55 Biểu đồ 23: Biểu đồ giá cổ phiếu PVD 56 Biểu đồ 24: Biểu đồ giá cổ phiếu HAX 57 Biểu đồ 25: Chỉ số giá VN-Index và đường MA (20) 58 Biểu đồ 26: Chỉ số giá VN-Index và MACD 59 Biểu đồ 27: Biểu đồ giá của cổ phiếu BFC và đường RSI 61 Biểu đồ 28: Biểu đồ giá cổ phiếu CTG giai đoạn tháng 10/2015 – 5/2016 62 Biểu đồ 29: Biểu đồ giá DXG giai đoạn 6/2015 – 12/2015 63
  7. Biểu đồ 30: Biểu đồ giá BFC giai đoạn 4/2016 – 4/2017 và Bollinger band 64 Biểu đồ 31: Biểu đồ VN-INDEX giai đoạn 2008 – 2012 65 Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index 71 Biểu đồ 33: Kết quả kinh doanh của VNM 72 Biểu đồ 34: Giá nguyên liệu sữa bột 73 Biểu đồ 35: Hiệu quả quản lý chi phí 74 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Những ngành bị tác động bởi sự thay đổi tỷ giá 44 Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh 9 tháng/2016 một số doanh nghiệp BĐS niêm yết 50 Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 71 Bảng 4: So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 - 2016 72 Bảng 5: Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015 73
  8. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TTCK Thị trường chứng khoán TTCKVN Thị trường chứng khoán Việt Nam UBCK Ủy ban chứng khoán BCTC Báo cáo tài chính DN Doanh nghiệp NHNN Ngân hàng nhà nước VĐL Vốn điều lệ LN Lợi nhuận LNST Lợi nhuận sau thuế TTS Tổng tài sản VCSH Vốn chủ sở hữu DTT Doanh thu thuần CPBH Chi phí bán hàng CPQLDN Chi phí quản lý doanh nghiệp CPTC Chi phí tài chính
  9. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Lý do chọn đề tài Trong một vài năm trở lại đây Việt Nam đã có được nhiều thuận lợi trên con đường hội nhập quốc tế, đặc biệt từ khi gia nhập WTO nền kinh tế càng có bước phát triển mạnh mẽ, biểu hiện điển hình là sự sôi nổi của thị trường chứng khoán trong năm 2006 và 2007 đã đưa thị trường chứng khoán Việt Nam vượt lên xếp thứ 24 thế giới về tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi ta cũng gặp phải những khó khăn không ít. Từ giữa năm 2007, lạm phát đã tác động xấu đến toàn bộ nền kinh tế của nước ta nói chung cũng như góp phần tạo nên một bức tranh đỏ ảm đạm trên Thị Trường Chứng Khoán nói riêng. Do sự phát triển quá nhanh và quá nóng đối với một thị trường còn quá non trẻ và sự thiếu kinh nghiệm, thiếu hiểu biết của những nhà đầu tư ngắn hạn đã tạo ra những rủi ro đáng tiếc, cùng với sự ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới, thị trường bất động sản, vàng, đã làm cho thị trường chứng khoán nước ta có nhiều biến động đáng kể, biểu hiện rõ ràng nhất là sự biến động về giá, bởi giá cả chính là yếu tố quyết định trong chứng khoán. Giống như mọi hoạt động kinh tế khác, hoạt động trên trên thị trường chứng khoán cũng diễn ra theo chu kỳ. Vào thời kỳ giá gia tăng, TTCK gọi nó là “bull market”. Người ta dùng tiếng lóng “bull” để chỉ người lạc quan thường đẩy cho giá cả tăng. Thời kỳ giá giảm sút được gọi là “bear market”. Người ta gọi “bear” nhìn tình hình bi quan và làm cho giá giảm xuống. Giá cả ở TTCK là một cuộc đấu tranh giữa hai loại người này. Vậy tại sao lại có sự lên xuống của giá cả? Những nhân tố nào đã làm nên sự thay đổi này? Đây chính là mối quan tâm nhất của nhiều nhà đầu tư tham gia vào TTCK và cũng là lý do chọn đề tài “CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN” với mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ về các nhân tố ảnh hưởng tới Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam trong thời gian qua để các nhà đầu tư tham gia thị trường chứng 1
  10. khoán có thể khắc phục hay làm giảm sự ảnh hưởng đó đến mức tối thiểu đối với việc quản lý của nhà nước, các doanh nghiệp. 1.2. Mục đích nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích các ảnh hưởng của các nhân tố kinh tế, xã hội, chính trị pháp luật đến giá chứng khoán 1.3. Phạm vi nghiên cứu Các nhân tố kinh tế vĩ mô, chính trị xã hội, pháp luật và một số chứng khoán tiêu biểu minh họa sự ảnh hưởng từ các nhân tố qua phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật. 1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu Sử dụng các phương pháp phân tích giá chứng khoán là phương pháp phân tích cơ bản và phương pháp phân tích kỹ thuật với những số liệu thực tế, các bảng biểu cũng như các đồ thị minh hoạ. 2
  11. CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1. Khái niệm về thị trƣờng chứng khoán 2.1.1. Định nghĩa Thị trƣờng chứng khoán là một bộ phận quan trọng của Thị trường vốn, hoạt động của nó nhằm huy động những nguồn vốn tiết kiệm nhỏ trong xã hội tập trung thành nguồn vốn lớn tài trợ cho doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và Chính phủ để phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế hay cho các dự án đầu tư. Thị trƣờng chứng khoán là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán các loại chứng khoán. Việc mua bán được tiến hành ở hai thị trường sơ cấp và thứ cấp. Do vậy thị trường chứng khoán là nơi chứng khoán được phát hành và trao đổi. - Thị trường sơ cấp: người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành. - Thị trường thứ cấp: nơi diễn ra sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở Thị trường sơ cấp. Hàng hóa giao dịch trên Thị trường chứng khoán bao gồm: các cổ phiếu, trái phiếu và một số công cụ tài chính khác có thời hạn trên 1 năm. 2.1.2. Đặc điểm - Được hình thành bởi hình thức tài chính trực tiếp, người cần vốn và người cung cấp vốn đều trực tiếp tham gia thị trường, giữa họ không có trung gian tài chính; - Là thị trường gần với Thị trường cạnh tranh hoàn hảo. Mọi người đều tự do tham gia vào thị trường. Không có sự áp đặt giá cả trên thị trường chứng khoán, mà giá cả ở đây được hình thành dựa trên quan hệ cung – cầu. - Về cơ bản là một thị trường liên tục, sau khi các chứng khoán được phát hành trên thị trường sơ cấp, nó có thể được mua đi bán lại nhiều lần trên thị trường thứ cấp. Thị trường chứng khoán đảm bảo cho các nhà đầu tư có thể chuyển chứng khoán của họ thành tiền mặt bất cứ lúc nào họ muốn. 3
  12. 2.1.3. Vai trò Thị trƣờng chứng khoán thực hiện các chức năng chủ yếu sau: - Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế; - Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; - Cung cấp khả năng thanh toán cho các chứng khoán; - Đánh giá giá trị doanh nghiệp và tình hình của nền kinh tế; - Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. 2.1.4. Các hình thức của thị trường. 2.1.4.1. Căn cứ vào phương tiện pháp lý của hình thức thị trường tổ chức thị trường - Thị trường chứng khoán chính thức ( The stock exchange ) hay còn gọi là thị trường chứng khoán tập trung, là thị trường chứng khoán hoạt động theo các quy định pháp luật, là nơi mua bán các loại chứng khoán đã được đăng ký. TTCK chính thức có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt, giá cả được định theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán. TTCK được thực hiện bằng các Sở giao dịch chứng khoán. - TTCK phi chính thức ( Over the counter market – OTC ) hay còn gọi là TTCK phi tập trung là TTCK mua bán chứng khoán ngoài Sở giao dịch, không có địa điểm tập trung những người môi giới, những người kinh doanh chứng khoán như ở Sở giao dịch chứng khoán, không có sự kiểm soát của cơ quan quản lý Nhà nước về chứng khoán, không có ngày giờ hay thủ tục nhất định mà do sự thỏa thuận của người mua và người bán được thực hiện bởi các công ty chứng khoán thành viên. Phương thức giao dịch thông qua mạng điện thoại và vi tính. Các chứng khoán giao dịch trên thị trường này thường là các loại chứng khoán không được đăng ký, ít người biết hay ít được mua bán. 4
  13. 2.1.4.2. Căn cứ vào tính chất phát hành hay lưu hành của chứng khoán - TTCK sơ cấp: TTCK sơ cấp còn gọi là thị trường cấp một hay thị trường phát hành các loại chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các loại hoạt động mua bán chứng khoán mới phát hành lần đầu, cho phép các chủ thể cần nguồn tài chính tiếp nhận được các nguồn tài chính bằng việc phát hành các chứng khoán mới, những chứng khoán bán cho người đầu tiên mua nó nhằm thu hút vốn đầu tư. - TTCK sơ cấp là thị trường tạo vốn cho đơn vị phát hành. Thị trường này tập trung các nguồn vốn nhàn rỗi của các nhà đầu tư về phía các đơn vị phát hành, đồng thời các chứng khoán được chuyển đến tay các nhà đầu tư lần đầu. Thị trường sơ cấp làm tăng vốn cho nền kinh tế đồng thời tạo ra hàng hóa chứng khoán cho thị trường thứ cấp. Việc phát hành chứng khoán ở thị trường sơ cấp nhằm thu hút mọi nguồn vốn đầu tư, tiết kiệm vào phát triển kinh tế. Đối tượng mua bán trên TTCK sơ cấp là quyền sử dụng các nguồn tài chính. Thị trường này chỉ được tổ chức một lần, việc phát hành chứng khoán được bắt đầu kể từ khi đơn vị phát hành chứng khoán chào bán chứng khoán ra công chúng và chấm dứt khi toàn bộ số chứng khoán của đợt phát hành đến tay các nhà đầu tư thứ nhất. - TTCK thứ cấp: là thị trường cấp hai hay thị trường lưu thông, thị trường mua đi bán lại các loại chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp, làm thay đổi quyền sở hữu chứng khoán. Đây là nơi diễn ra các hoạt động mua bán chứng khoán đến tay người thứ hai, tức là thị trường diễn ra việc mua bán lại các chứng khoán đã được phát hành trên TTCK sơ cấp. TTCK thứ cấp là một loại thị trường cạnh tranh tự do. Trên thị trường này, các nhà đầu tư, các nhà môi giới, các nhà kinh doanh chứng khoán được tự do tham gia. Mặt khác, giá cả của chứng khoán phản ánh nguyên tắc cạnh tranh và kết quả của quan hệ cung cầu chứng khoán. Thị trường thứ cấp là một thị trường hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Các nhà đầu tư có thể mua bán chứng khoán nhiều lần trên thị trường này. 5
  14. 2.1.4.3. Căn cứ vào phương thức giao dịch: - Thị trường giao ngay (Spots market) còn gọi là thị trường thời điểm, tức là thị trường thực hiện giao dịch mua bán chứng khoán theo giá thỏa thuận của ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra tiếp sau đó hai ngày. - Thị trường tương lai (Future market) là thị trường mua bán chứng khoán theo một hợp đồng định sẵn, giá cả được thỏa thuận trong ngày giao dịch nhưng việc thanh toán và giao hoán sẽ diễn ra trong một kỳ hạn nhất định trong tương lai. 2.1.4.4. Căn cứ vào đặc điểm các loại hàng hóa lưu hành trên thị trường chứng khoán: Theo căn cứ này, TTCK được chia làm 3 loại thị trường: Thị trường cổ phiếu Thị trường trái phiếu. Thị trường các công cụ và nguồn gốc chứng khoán. 2.2. Khái quát về chứng khoán 2.2.1. Khái niệm Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện bằng hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Chứng khoán bao gồm các loại: cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư, chứng khoán phái sinh. Thực chất chứng khoán là một loại hàng hóa đặc biệt. Chứng khoán là một phương tiện hàng hóa trừu tượng có thể thỏa thuận và có thể thay thế được, đại diện cho một giá trị tài chính. Chứng khoán gồm các loại: chứng khoán cổ phần (ví dụ cổ phiếu phổ thông của một công ty), chứng khoán nợ (như trái phiếu nhà nước, trái phiếu công ty ) và các chứng khoán phái sinh (như các quyền chọn, hợp đồng quy đổi - Swap, hợp đồng tương lai, Hợp đồng kỳ hạn). Ở các nền kinh tế phát triển, loại chứng khoán nợ là thứ có 6
  15. tỷ trọng giao dịch áp đảo trên các thị trường chứng khoán. Còn ở những nền kinh tế nơi mà thị trường chứng khoán mới được thành lập, thì loại chứng khoán cổ phần lại chiếm tỷ trọng giao dịch lớn hơn. Trong tiếng Việt, chứng khoán còn được hiểu theo nghĩa hẹp là chứng khoán cổ phần và các chứng khoán phái sinh, ví dụ như trong từ "sàn giao dịch chứng khoán". Công ty hay tổ chức phát hành chứng khoán được gọi là đối tượng phát hành. Chứng khoán có thể được chứng nhận bằng một tờ chứng chỉ (certificate), bằng một bút toán ghi sổ (book-entry) hoặc dữ liệu điện tử. 2.2.2. Đặc điểm Tính thanh khoản (Tính lỏng): Tính lỏng của tài sản là khả năng chuyển tài sản đó thành tiền mặt. Khả năng này cao hay thấp phụ thuộc vào khoảng thời gian và phí cần thiết cho việc chuyển đổi và rủi ro của việc giảm sút giá trị của tài sản đó do chuyển đổi. Chứng khoán có tính lỏng cao hơn so với các tài sản khác, thể hiện qua khả năng chuyển nhượng cao trên thị trường và nói chung, các chứng khoán khác nhau có khả năng chuyển nhượng là khác nhau. Tính rủi ro. Chứng khoán là các tài sản tài chính mà giá trị của nó chịu tác động lớn của rủi ro, bao gồm rủi ro có hệ thống và rủi ro không có hệ thống. Rủi ro có hệ thống hay rủi ro thị trường là loại rủi ro tác động tới toàn bộ hoặc hầu hết các tài sản. Loại rủi ro này chịu tác động của các điều kiện kinh tế chung như: lạm phát, sự thay đổi tỷ giá hối đoái, lãi suất Rủi ro không hệ thống là loại rủi ro chỉ tác động đến một tài sản hoặc một nhóm nhỏ các tài sản. Loại rủi ro này thường liên quan tới điều kiện của nhà phát hành. Các nhà đầu tư thường quan tâm tới việc xem xét, đánh giá các rủi ro liên quan, trên cơ sở đó đề ra các quyết định trong việc lựa chọn, nắm giữ hay bán các chứng khoán. Điều này phản ánh mối quan hệ giữa lợi tức và rủi ro hay sự cân bằng về lợi tức mà người ta sẽ 7
  16. không chịu rủi ro tăng thêm trừ khi người ta kỳ vọng được bù đắp bằng lợi tức tăng thêm. Tính sinh lợi. Chứng khoán là một tài sản tài chính mà khi sở hữu nó, nhà đầu tư mong muốn nhận được một thu nhập lớn hơn trong tương lai. Thu nhập này được bảo đảm bằng lợi tức được phân chia hàng năm và việc tăng giá chứng khoán trên thị trường. Khả năng sinh lợi bao giờ cũng quan hệ chặt chẽ với rủi ro của tài sản, thể hiện trong nguyên lý như mức độ chấp nhận rủi ro càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng càng lớn. 2.2.3. Vai trò Chứng khoán là công cụ rất hữu hiệu trong nền kinh tế thị trường để tạo nên một lượng vốn tiền tệ tài trợ dài hạn cho các mục đích mở rộng sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp hay các dự án đầu tư của Nhà Nước và tư nhân. Chứng khoán là giấy tờ có giá trị kinh tế hay nói cách khác đó là công cụ tài chính có giá trị tương ứng như tiền mặt và được mua bán hoặc chuyển nhượng. Chứng khoán là một loại hàng hóa rất tiêu biểu trong cơ chế kinh tế thị trường tự do. 2.3. Giá chứng khoán và các yếu tố hình thành, ảnh hƣởng đến giá chứng khoán 2.3.1. Định nghĩa - “Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu của những vấn đề cơ bản của nền kinh tế vĩ mô, mà đặc biệt là sức khỏe của doanh nghiệp. Giá cả chứng khoán phản ứng với các tin tức và đầy những sự kiện bất ngờ mà ta khó đoán trước được và cũng là một đại lượng ngẫu nhiên mà người ta không thể nhận dạng được một cách chắc chắn, mặc dù thông tin vẫn được hấp thụ một cách nhanh chóng. Giá cả chứng khoán là một vấn đề được nhiều nhà đầu tư và xã hội quan tâm.” (Trích:”TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung – Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013”) 8
  17. - Trên TTCK người ta mua bán chứng khoán là mua bán quyền sở hữu của công ty. Sự biến động của giá chứng khoán rất phức tạp, chúng ta chỉ có thể xác định được nó khi phiên giao dịch kết thúc. Còn tương lai thì phải phỏng đoán qua lịch sử, những biến động của những nhân tố ảnh hưởng như vĩ mô, tình hình hoạt động của công ty, và cung cầu đối với cổ phiếu đó trên thị trường. 2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá chứng khoán. “Giá chứng khoán là một chỉ số nhạy cảm trong tổng thể kinh tế xã hội. Độ an toàn của nền tài chính quốc gia có quan hệ mật thiết với giá chứng khoán. Nếu xét một cách tổng quát, thì có rất nhiều yếu tố can dự vào sự hình thành và biến động của giá chứng khoán như: các yếu tố ngoại sinh, nội sinh và những yếu tố khác.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung”) 2.3.2.1. Các yếu tố ngoại sinh “TTCK chỉ là một bộ phận trong thị trường tài chính nên nó bị chi phối trực tiếp từ những biến cố phát triển lành mạnh hoặc gặp rủi ro có thể xảy ra trên thị trường tài chính.Do vậy, các yếu tố vĩ mô như chu kỳ phát triển kinh tế, tăng trưởng GDP, lạm phát, giảm phát và những yếu tố phi kinh tế như thiên tai, chiến tranh đều ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Nếu thị trường chứng khoán tăng trưởng mạnh, dòng tiền từ các kênh đầu tư khác có xu hướng đổ vào thị trường càng lớn và ngược lại.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung”) 2.3.2.2. Các yếu tố nội sinh “Các yếu tố làm tăng, giảm giá trị của cổ phiếu gắn với công ty niêm yết được gọi là yếu tố nội sinh. Các yếu tố quyết định sự tồn tại của chứng khoán là lợi thế khai thác sử dụng các nguồn lực của công ty, lợi thế kinh doanh và các yếu tố vô hình khác mà công ty đã tạo dựng được, kể cả phần tích tụ lợi nhuận không chia của công ty cổ phần để tái đầu tư, tạo lợi thế so sánh cho hàng hóa của công ty. Nói cách khác, giá trị của chứng khoán là hình ảnh động phản ánh những giá trị hữu hình, vô hình của hàng 9
  18. hóa thực và xu thế hoạt động của công ty cũng như tình hình kinh tế cơ bản của công ty.” (Trích: “Tạp chí Phát triển & Hội nhập Tháng 01 – 02/2013 – TS. Nguyễn Thị Mỹ Dung”) 2.3.2.3. Các yếu tố khác. Sự lệ thuộc của công ty vào những yếu tố đầu vào, đầu ra hoặc sự lệ thuộc về tài chính, tiền tệ bởi một công ty khác, nếu các đối tác đó bị sụp đổ hay khủng hoảng kéo công ty niêm yết cũng sụp đổ theo. Các nhân tố đầu cơ, móc ngoặc, lũng đoạn chứng khoán của cá nhân, các tổ chức, các công ty trong hoặc ngoài nước tạo ra cung cầu chứng khoán giả tạo, làm giá cả chứng khoán bị méo mó, các chính sách can thiệp của chính phủ cũng ảnh hưởng đến giá chứng khoán. Ngày này, kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán quốc tế nói riêng đã có một sự liên kết chặt chẽ đối với nhau. Do vậy, TTCK của các quốc gia đều bị chi phối bởi TTCK thế giới, tình hình kinh tế - chính trị của các nước đứng đầu. Khi một TTCK của các nước lớn suy thoái mạnh sẽ làm ảnh hưởng đến một loạt các thị trường khác. Ngược lại, nếu quyết định về chính thị, quân sự, kinh tế, tiền tệ, đầu tư của một quốc gia nào cũng có thể có ảnh hưởng lớn nền kinh tế thế giới trong đó có TTCK. Như vậy, những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và biến động giá cả chứng khoán bao gồm những nhân tố nội sinh, những nhân tố ngoại sinh và những nhân tố can thiệp. Những nhân tố này biến đổi không ngừng và liên tục tác động qua lại với nhau để hình thành nên cung - cầu chứng khoán trên thị trường thứ cấp. Khi cầu chứng khoán tăng cao mà lượng cung không đáp ứng đủ sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán tăng nóng. Khi cung chứng khoán không đổi nhưng lượng cầu lại giảm mạnh sẽ dẫn đến tình trạng giá chứng khoán sụt giảm. Có thể nói, trên TTCK, giá cả các chứng khoán luôn vận động và biến đổi theo quy luật cung cầu – quy luật phổ biến và đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Khi một TTCK phát triển lành mạnh và ổn định thì nhóm nhân tố nội 10
  19. sinh phải là những nhân tố chính ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành và biến động giá cả của các chứng khoán. Tóm lại: Giá cả chứng khoán là hình ảnh phản chiếu những vấn đề cơ bản của kinh tế doanh nghiệp và những vấn đề cơ bản của nền kinh tế - xã hội vĩ mô. Vấn đề về giá cả chứng khoán là một vấn đề được nhiều người quan tâm và thực sự phức tạp. 2.4. Phƣơng pháp phân tích các yếu tố tác động đến giá chứng khoán. 2.4.1. Phân tích cơ bản. Phân tích cơ bản: phân tích các yếu tố xác định giá trị công ty như triển vọng thu nhập. Suy cho cùng, thành công kinh doanh của công ty sẽ xác định cổ tức mà công ty có thể chi trả cho các cổ đông và mức giá cổ phiếu mà công ty có thể đòi hỏi trên thị trường chứng khoán. 2.4.1.1. Phân tích vĩ mô và ngành Giá chứng khoán gắn liền với triển vọng của nền kinh tế rộng lớn hơn, nên việc phân tích đánh giá phải xem xét đến môi trường kinh doanh mà các công ty niêm đang hoạt động. Đối với một số doanh nghiệp, bối cảnh kinh tế vĩ mô và ngành có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận nhiều hơn so với kết quả tương đối của doanh nghiệp trong phạm vi ngành. 2.4.1.2. Phân tích doanh nghiệp Khái niệm: Phân tích doanh nghiệp là quá trình chọn lọc, xử lý, phân tích những chỉ số tài chính từ những con số trên BCTC nhằm đánh giá và xác định về tình hình kinh doanh, điểm mạnh và những điểm yếu trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp từ đó đưa ra những triển vọng về tương lai của doanh nghiệp. Mục đích: đánh giá cơ cấu vốn hiện tại, khả năng sinh lời của doanh nghiệp, các yếu tố tác động làm tăng giá cổ phiếu trên thị trường cũng như triển vọng, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp. 11
  20.  Các phương pháp phân tích tài chính - Phương pháp so sánh: Là phương pháp cơ bản nhất và thường xuyên được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Tiêu chuẩn so sánh: ố liệu kì trước: So sánh với số kỳ này để đánh giá mức độ tăng trưởng của doanh nghiệp. ố liệu kế hoạch: So sánh với số thực tế để đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch đề ra. ỉ tiêu trung bình ngành, các doanh nghiệp khác trong ngành. So sánh các chỉ tiêu của doanh nghiệp với bình quân ngành hoặc các doanh nghiệp khác trong ngành để đánh giá hoạt động. Kỹ thuật so sánh: ằng số tuyệt đối: xác định được quy mô, thường dùng để so sánh các số liệu tuyệt đối trên báo cáo tài chính. ằng số tương đối: xác định được cấu trúc và mối quan hệ của các chỉ tiêu, tốc độ phát triển, mức độ biến đổi. ằng số bình quân: phản ánh tương đối mặt bằng chung của tổng thể. Đây là dạng đặc biệt của số tuyệt đối và số tương đối và triển vọng của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tổ: Phân tổ là phân chia chỉ tiêu nghiên cứu thành nhiều bộ phận, nhiều tổ theo những tiêu thức nhất định. Thông thường có thể phân chia theo các tiêu thức sau: ời gian: tháng, quý, năm ịa điểm và phạm vi kinh doanh: trong nước và ngoài nước, miền Bắc, Trung, Nam, theo tỉnh thành hay khu vực địa lý khác bộ phận cấu thành: như giá bán, sản lượng và doanh thu từng loại sản phẩm, mảng hoạt động trên tổng doanh thu. 12
  21. - Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phân tích tỷ lệ là xem xét một tỷ lệ thông qua phân tích các yếu tố cấu thành tỷ lệ đó (giá trị tuyệt đối và sự biến động của các yếu tố cấu thành). - Phương pháp Dupont: Bản chất của phương pháp này là tách một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp (một tỷ số) thành tích của một chuỗi các tỷ số có mối liên hệ nhân quả với nhau. Điều này cho phép phân tích những ảnh hưởng của các tỷ số thành phần đối với tỷ số tổng hợp. Ví dụ: Dupont được dùng nhiều hơn khi phân tích ROE thông qua phân tích chi tiết: Tỷ suất lợi nhuận, Hiệu suất sử dụng tài sản, và Đòn bẩy tài chính.  Các chỉ số phân tích tài chính  Chỉ tiêu về khả năng thanh toán: Khi phân tích các chỉ số về khả năng thanh toán, cần phân tích qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Các chỉ số phản ánh khả năng thanh toán bao gồm: - Khả năng thanh toán hiện hành: - Khả năng thanh toán nhanh - Khả năng thanh toán tức thời - Khả năng trả nợ vay 13
  22. - Khả năng thanh toán dựa trên dòng tiền CFO  Chỉ số đòn bẩy - Nợ phải trả/Tổng tài sản: Hệ số này cho biết tỷ lệ tài sản của doanh nghiệp đang được tài trợ bằng nợ thay vì bằng vốn chủ sở hữu (VCSH). Hệ số tự tài trợ (VCSH/Tổng tài sản) = 1 – Nợ phải trả/Tổng tài sản - Tổng nợ phải trả/VCSH Tỷ lệ này càng nhỏ thì giá trị VCSH càng lớn so với nợ phải trả, khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp càng tốt. Các doanh nghiệp thường có xu hướng chủ động tăng vay nợ để mở rộng sản xuất kinh doanh khi điều kiện thị trường thuận lợi và khiến tỷ lệ Nợ/VCSH gia tăng. Tuy nhiên, nếu tỷ lệ này quá cao sẽ làm tăng áp lực trả nợ cho doanh nghiệp, dòng tiền của doanh nghiệp có thể sẽ kém đi do gánh nặng từ việc thanh toán các khoản lãi vay. Ngoài ra, việc duy trì tỷ lệ Nợ phải trả/VCSH cao cũng có thể do sự yếu kém trong quản lý dẫn đến doanh nghiệp bắt buộc phải vay nợ quá nhiều. Do đó, để xác định thực chất khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp và mức độ phụ thuộc vào các khoản nợ, cần phải phân tích bản chất từng khoản nợ, chủ nợ là ai, gánh nặng chi phí lãi vay lên kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, áp lực và kế hoạch trả nợ như thế nào. - Nợ dài hạn/VCSH Tỷ lệ này được phân tích tương tự như tỷ lệ tổng nợ phải trả/VCSH, trong đó, chú trọng đến các khoản nợ dài hạn, tức là những khoản nợ chưa phải trả trong năm tới. Phân tích tỷ lệ này giúp xác định được chiến lược sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp (dùng vốn vay dài hạn tài trợ cho các dự án đầu tư lớn hay dùng vốn tự có), cách thức doanh nghiệp phân bổ nguồn vốn vay dài hạn (có dùng vốn vay đúng mục đích hay không), tương quan với các doanh nghiệp cùng ngành khác, hay mức độ chấp nhận rủi ro của ban lãnh đạo doanh nghiệp 14
  23. - Tổng tài sản/VCSH (Chỉ số đòn bẩy) Chỉ số cho biết sự khuếch đại giá trị tài sản của VCSH, nghĩa là giá trị của Tài sản sẽ bằng bao nhiêu lần VCSH được sử dụng. Tuy nhiên, nếu so sánh một cách tương quan giữa các doanh nghiệp trong ngành, chỉ số đòn bẩy quá cao chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng nợ để duy trì hoạt động kinh doanh và tiềm ẩn rủi ro khi các yếu tố vĩ mô (kinh tế, lãi suất, chính trị ) thay đổi. Một doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với ngành chứng tỏ doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng xấu nếu chi phí vay nợ quá lớn. Nếu quá thấp so với ngành chứng tỏ doanh nghiệp không tận dụng hiệu quả vốn vay để nâng cao lợi nhuận, hoặc ban lãnh đạo doanh nghiệp theo đuổi chiến lược tài chính thận trọng  Chỉ số hiệu quả hoạt động - Vòng quay tổng tài sản Vòng quay TTS cho biết hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của DN, nghĩa là khi đầu tư một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Khi phân tích đánh giá, cần so sánh hệ số này của doanh nghiệp với các doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc phân tích biến động của hệ số này trong quá khứ. Số vòng quay tổng tài sản càng cao đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh càng hiệu quả. Tuy nhiên, số vòng quay tổng tài sản của các ngành là khác nhau tùy theo đặc thù ngành. Khi phân tích chỉ số này, cần so sánh tương quan giữa tốc độ tăng trưởng doanh thu và tốc độ tăng trưởng tổng tài sản, chú ý đến sự gia tăng của các yếu tố chính cấu thành nên tài sản. - Vòng quay tài sản cố định Vòng quay TSCĐ cho biết hiệu quả sử dụng tài sản cố định của DN, nghĩa là khi đầu tư một đồng tài sản sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông thường số vòng 15
  24. quay càng lớn thì doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ tiêu này còn phụ thuộc vào mức độ hiện đại hay lạc hậu của công nghệ, phương pháp khấu hao tài sản cố định, thời điểm hình thành tài sản cố định và thời gian khấu hao tài sản cố định Vì vậy khi phân tích cần xem xét một cách thận trọng các yếu tố nên trên. - Vòng quay hàng tồn kho Vòng quay HTK phản ánh số lần trung bình HTK luân chuyển trong một kỳ. Thông thường vòng quay hàng tồn kho càng lớn, số ngày tồn kho càng nhỏ càng tốt. Trong một số trường hợp, vòng quay HTK giảm không có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp kém đi, và ngược lại. Có những trường hợp vòng quay HTK giảm là do doanh nghiệp chủ động tăng dự trữ nhằm đáp ứng các nghĩa vụ hợp đồng, do tính mùa vụ hay một sự dự đoán giá nguyên liệu sắp tăng hoặc nhu cầu thị trường tăng tăng. Ngược lại, vòng quay hàng tồn kho có thể tăng do các nguyên nhân không thuận lợi như sự thu hẹp quy mô sản xuất, dự đoán xu hướng cầu giảm Do đó, phân tích tỷ số này cần đi kèm với việc xác định giá trị hàng tồn kho, thời gian tồn kho hợp lý theo chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và mức độ bình quân chung của ngành cũng như mức tồn kho hợp lý để doanh nghiệp đảm bảo việc cung ứng hàng hóa được diễn ra bình thường. - Vòng quay khoản phải thu Số ngày phải thu cho biết thời gian trung bình để chuyển các khoản phải thu thành tiền mặt. Khi phân tích vòng quay khoản phải thu (hay số ngày phải thu) cần phân tích sự thay đổi chỉ số này của doanh nghiệp qua thời gian, đồng thời so sánh với các 16
  25. doanh nghiệp trong ngành (tương quan với chính sách thu hồi công nợ). Thông thường vòng quay khoản phải thu càng cao, số ngày phải thu càng thấp càng tốt. - Vòng quay khoản phải trả Số ngày phải trả là thời gian từ khi doanh nghiệp mua hàng hóa cho đến khi doanh nghiệp chi tiền mặt để thanh toán. Vòng quay phải trả và số ngày phải hoàn trả nợ là chỉ tiêu vừa phản ánh uy tín của doanh nghiệp đối với bạn hàng vừa phản ánh khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Theo lý thuyết, số vòng quay phải trả càng nhỏ, số ngày phải trả càng lớn càng tốt. - Số ngày chuyển đổi tiền mặt Số ngày chuyển đổi tiền mặt là khoảng thời gian từ khi doanh nghiệp thực sự chi tiền trả cho khoản mua hàng tồn kho (nguyên vật liệu, hàng hóa, ) cho đến khi thu tiền từ khách hàng về. Về cơ bản số ngày chuyển đổi tiền mặt cho thấy vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Thông thường chỉ số này càng thấp càng tốt, doanh nghiệp chủ động được nguồn tiền, xử lý một cách nhanh chóng để tránh đọng vốn, tiền có thể dùng để mua thêm hàng hóa hoặc trả bớt nợ  Tỷ số khả năng sinh lợi - Tỷ suất lợi nhuận gộp (Biên lợi nhuân gộp – Gross profit margin) Chỉ số này cho biết mỗi đồng doanh thu thuần thu về tạo ra được bao lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí giá vốn. Có thể phân tích kỹ hơn tỷ suất gộp của từng ngành (hoặc từng sản phẩm) cụ thể của doanh nghiệp thời gian hoặc so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác cùng ngành. 17
  26. - Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh (Biên lợi nhuận hoạt động – Operating profit margin) Chỉ số này phản ánh cứ 1 đồng doanh thu thuần thì doanh nghiệp thu về được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý, chi phí tài chính và điều chỉnh cộng thêm doanh thu tài chính. Hệ số này phản ánh hiệu quả quản lý tất cả chi phí hoạt động cốt lõi của doanh nghiệp, tuy nhiên, khi so sánh với các doanh nghiệp khác cần loại bỏ các khoản doanh thu hay chi phí bất thường. Thông thường chỉ số này càng cao càng tốt, cho thấy doanh nghiệp ngoài việc duy trì được lợi thế cạnh tranh còn đang quản lý rất tốt các khoản chi phí hoạt động, và ngược lại với các doanh nghiệp có chỉ số này ở mức thấp. - Tỷ lệ lợi nhuận trước thuế trên doanh thu Lợi nhuận trước thuế là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã tính toán thêm thu nhập khác và chi phí khác. Thống kê và phân tích chỉ số này trong quá khứ giúp đánh giá mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào các khoản thu nhập và chi phí bất thường. Thông thường hệ số LNTT/DTT có nhiều ý nghĩa hơn hệ số LNST/DTT trong việc đánh giá chính xác tình hình hoạt động của một doanh nghiệp so với doanh nghiệp khác cùng ngành hoặc của một doanh nghiệp qua các năm nhờ việc loại bỏ các vấn khác biệt về thuế suất, các ưu đãi về thuế, các khoản thuế doanh nghiệp trì hoãn trả - Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu Như đã trình bày ở trên. Hệ số LNTT/DTT sẽ có nhiều ý nghĩa hơn trong việc đánh giá đúng tình hình hoạt động của một doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác. 18
  27. Tuy nhiên, hệ số LNST/DTT và giá trị LNST sẽ phản ánh đúng hơn phần lợi ích dành cho chủ sở hữu doanh nghiệp vì nó là phần giá trị cuối cùng thuộc về các cổ đông. Thông thường, chỉ số này càng cao càng tốt và cần được phân tích theo chuỗi thời gian cũng như so sánh với doanh nghiệp cùng ngành để xác định được vị thế của doanh nghiệp trong ngành. Ngoài ra, chỉ số này cũng cho thấy sự khác biệt trong mức độ cạnh tranh giữa các ngành. - ROA – Return on asset Phản ánh giá trị lợi nhuận ròng mang lại từ một đồng tài sản được đầu tư. Chỉ số này chủ yếu dùng để so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành với nhau hoặc so sánh ngành này với ngành khác. Chỉ số ROA của các ngành tại Việt Nam xoay quanh ngưỡng 10%. - ROE – Return on equity Đây là một trong những chỉ số quan trọng nhất khi phân tích tài chính, cho thấy với mỗi đồng đầu tư của cổ đông (chủ sở hữu) tạo ra được bao nhiêu đồng lãi. Đây là tiêu chí quan trọng mà các nhà đầu tư thường xem xét khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp nào đó. Thông thường, chỉ số ROE càng cao càng tốt (trên 20% đã được xem là khá tốt). Trong nhiều trường hợp, biên lãi ròng của doanh nghiệp rất cao (30% - 40%) nhưng chỉ số ROE chỉ ở mức 10% – 15% cho thấy doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh nhất định so với các đối thủ nhưng vốn đầu tư của chủ sở hữu chưa được sử dụng một cách hiệu quả. Phân tích tách bạch các yếu tố cấu thành nên ROE (phân tích Dupont) thành ba cụm chỉ số nhỏ liên quan đến khả năng sinh lời, hiệu quả hoạt động và cấu trúc tài chính 19
  28. như bên dưới giúp nhà đầu tư xác định được nguyên nhân tăng/giảm cụ thể của ROE qua các năm.  Mối tương quan giữa các chỉ số tài chính Trong phân tích tài chính, tất cả các chỉ số đều có sự liên kết và tác động lẫn nhau, không có bất cứ chỉ số nào tồn tại độc lập với các chỉ số khác. Bản thân mỗi chỉ số của doanh nghiệp cũng được dùng để so sánh với chỉ số tương tự của doanh nghiệp khác hoặc với mức bình quân chung của ngành để đánh giá ưu/nhược điểm của doanh nghiệp. - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của DN: Khi phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cần xem xét kết hợp các chỉ số sau để có thể đưa ra kết luận chính xác: ỷ lệ về tốc độ tăng trưởng: tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, ỷ lệ về khả năng sinh lời: Tỷ suất lợi nhuận gộp, tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh, tỷ lệ LNTT/DTT, tỷ lệ LNST/DTT, ỷ lệ các chi phí hoạt động thành phần như CPBH/DTT, CP QLDN/DTT, CP tài chính/DTT ấu nợ vay, mức độ sử dụng đòn bẩy của doanh nghiệp trong trường hợp chi phí tài chính ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, phân tích để thấy được điểm khác biệt với các doanh nghiệp khác cùng ngành. - Phân tích khả năng thanh toán của DN Khi phân tích khả năng thanh khoản và rủi ro khi thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp nên kết hợp phân tích các chỉ tiêu: ệ số khả năng thanh toán ngắn hạn thông thường như khả năng thanh toán hiện hành, khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời. 20
  29. ệ số khả năng thanh toán dựa vào dòng tiền hoạt động kinh doanh (CFO) như khả năng trả nợ, khả năng trả nợ ngắn hạn. ấu nợ phải trả. ố ngày chuyển đổi tiền mặt. ấu các dòng tiền của DN: CFO, dòng tiền hoạt động đầu tư (CFI), dòng tiền hoạt động tài chính (CFF). Sử dụng kết hợp các chỉ số về khả năng thanh toán của doanh nghiệp để đánh giá chính xác nhất tình hình tài chính của doanh nghiệp. Cần so sánh qua thời gian và so sánh với các doanh nghiệp cùng ngành. Các chỉ tiêu thường được phân tích về tốc độ tăng trưởng đó là doanh thu, lợi nhuận gộp, lợi nhuận HĐKD, lợi nhuận trước thuế, lợi nhuận sau thuế, EPS Trong các chỉ tiêu tăng trưởng, tăng trưởng doanh thu là biến quan trọng nhất quyết định giá trị của doanh nghiệp sẽ thay đổi mạnh hay yếu. Phân tích tăng trưởng của doanh thu là một trong số các phân tích trọng yếu cho đầu tư và định giá. Các chỉ tiêu tăng trưởng khác như lợi nhuận gộp, lợi nhuận hoạt động, lợi nhuận sau thuế sẽ được thể hiện trong phân tích tỷ suất sinh lợi ROE.  Phân tích khả năng sinh lời (ROE) Mục đích: ết được các nguyên nhân làm thay đổi ROE theo thời gian. ủa doanh nghiệp với ngành và doanh nghiệp tương tương và hiểu được nguyên nhân khác biệt. ở cho việc dự phóng và quyết định đầu tư  Phân tích rủi ro Khi tiến hành phân tích doanh nghiệp, rủi ro là một trong những yếu tố khó xác định nhất trong 3 yếu tố là tăng trưởng, tỷ suất sinh lời và rủi ro. Rủi ro được phân thành 03 loại chính: Rủi ro tài chính, Rủi ro kinh doanh, và Rủi ro hoạt động. 21
  30.  Định giá doanh nghiệp Định giá là quá trình để xác định giá trị của một tài sản hay một doanh nghiệp. Trong phạm vi của tài liệu này, chúng ta sẽ chỉ đề cập đến định giá doanh nghiệp. Giá trị nội tại của doanh nghiệp phản ánh tiềm lực của doanh nghiệp và không phụ thuộc vào yếu tố thị trường bên ngoài. Giá trị thị trường tuy luôn biến động, nhưng thường xoay quanh giá trị nội tại, và không thể thoát ly quá xa, quá lâu khỏi giá trị nội tại. Định giá doanh nghiệp là quá trình xác định giá trị của một doanh nghiệp (DN), và thông thường có 3 hướng tiếp cận chủ yếu: phương pháp DCF, so sánh và tài sản.  Phương pháp DCF Phương pháp định giá chiết khấu dòng tiền (DCF) hoạt động dựa trên giả định rằng doanh nghiệp được định giá đang và sẽ hoạt động bình thường mãi mãi và đem lại dòng tiền. Do đó, DCF định giá một tài sản bằng cách chiết khấu về hiện tại tất cả những dòng tiền kì vọng mà tài sản có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai. Nói cách khác, giá trị hiện tại của một doanh nghiệp là giá trị hiện tại của các dòng tiền mà doanh nghiệp đó được kì vọng sẽ tạo ra trong tương lai. Giả định của phương pháp DCF: . Thị trường phạm lỗi và sẽ sửa lỗi theo thời gian . Công ty hoạt động mãi mãi . Dòng tiền được sinh ra bởi tài sản hoạt động . Rủi ro của dòng tiền trong tương lai được phản ánh đầy đủ qua chi phí sử dụng vốn Công thức tổng quát: ∑ ( ) 22
  31. Trong đó: - Giá trị doanh nghiệp là giá trị hiện tại của dòng tiền chiết khấu trong tương lai (FV); - CF là các dòng tiền do DN tạo ra tại 1 khoảng thời gian trong tương lai; - r là tỷ suất chiết khấu, phản ánh mức tỷ suất sinh lời kỳ vọng của nhà đầu tư với mức rủi ro của doanh nghiệp đó; - n là thời gian tồn tại ước tính của doanh nghiệp – được coi là +∞ do doanh nghiệp được giả định tồn tại mãi mãi.  Phương pháp so sánh Cơ sở của phương pháp so sánh là các doanh nghiệp tương đồng sẽ được thị trường định giá như nhau (Quy luật một giá). - Giả định: + Những DN tương đồng sẽ được định giá như nhau. + Thị trường tự điều chỉnh sai lệch theo thời gian Các phương pháp so sánh phổ biến: + Hệ số P/E: phù hợp với các DN có LNST dương, ổn định và không có tính chu kỳ. + Hệ số P/B: phù hợp cho các DN có tài sản chính có giá trị sổ sách gần với giá thị trường, như ngân hàng hay DN dịch vụ tài chính. Không phù hợp với các DN dịch vụ, công nghệ, vì giá trị sổ sách không thể hiện các giá trị thương hiệu, mạng lưới khách hàng, bằng phát minh sáng chế hay giá trị con người. + Hệ số P/S: phù hợp cho các doanh nghiệp có tính chu kỳ, hoặc hoạt động trong lĩnh vực có doanh thu ổn định và gắn liền với lợi nhuận của doanh nghiệp như các doanh nghiệp dịch vụ, bán lẻ và hàng tiêu dùng, vì những doanh nghiệp này thường có tỷ suất lợi nhuận ổn định nên doanh thu là yếu tố rất quan trọng để so sánh. Ngoài ra, với những doanh nghiệp có tính chu kỳ, hệ số P/S phù hợp hơn so với hệ số P/E do có các giai đoạn mà LNST âm, còn doanh thu thì luôn dương. 23
  32. + Hệ số EV/EBITDA: phù hợp cho các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản và ngành công nghiệp nặng. Vì có thể dùng để so sánh trực tiếp các DN với cơ cấu vốn khác nhau và có chính sách khấu hao khác nhau. Trong đó: Enterprise Value (EV) = Giá trị thị trường của VCSH + Giá trị thị trường cổ phiếu ưu đãi + Giá trị thị trường vay nợ ngắn hạn & dài hạn + Lợi ích cổ đông thiểu số - Tiền, tương đương tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn.  Phương pháp tài sản Hướng tiếp cận này cho rằng giá trị của một doanh nghiệp được dựa vào giá trị các tài sản riêng lẻ và các khoản nợ của doanh nghiệp. Giá trị của tài sản được dựa vào giá trị sổ sách, và được điều chỉnh về giá trị hợp lý nếu có thể. Phương pháp phổ biến nhất trong hướng tiếp cận này là định giá dựa vào tài sản ròng (Net asset value). Phương pháp này cho rằng giá trị của doanh nghiệp bằng tổng giá trị hợp lý của các tài sản riêng lẻ của doanh nghiệp đó, trừ đi các khoản nợ. 2.4.2. Phân tích kỹ thuật. - Phân tích kỹ thuật: dựa vào biểu đồ và khối lượng để phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để biến sự tác động đến giá cổ phiếu.  Tổng quan về phân tích kỹ thuật Phân tích kỹ thuật là phương pháp phân tích nhằm dự đoán xu hướng giá trong tương lai, thông qua việc nghiên cứu các dữ liệu quá khứ. Chủ yếu là giá cả và khối lượng. Được sử dụng trên nhiều khung thời gian khác nhau như, giờ, ngày, tuần Lịch sử hình thành: Lịch sử của Phân tích kỹ thuật bắt nguồn từ cách đây hơn 100 năm. - Charles H. Dow (đưa ra chỉ số bình quân của giá đóng cửa của 11 cổ phiếu quan trọng nhất thị trường Mĩ, năm 1884) 24
  33. - William Peter Hamilton (tiếp tục nghiên cứu và xuất bản cuốn sách “The Stock Market Barometer” vào năm 1922). - Richard W. Schabacker năm 1920_1930 đưa ra khái niệm phân tích kĩ thuật. - Tiếp đó là Edward và Magee (người cha của Phân tích kỹ thuật) với “Technical Analysis of Stock Trend”. - Bây giờ là : John Murphy, Jack Schwager, Martin Pring, thì mới thực sự ra đời cái tên “Phân tích kỹ thuật ” và được nâng cao, tổng kết thành một hệ thống lý luận quan trọng trong phân tích đầu tư trên thị trường chứng khoán nói riêng và thị trường tài chính nói chung. Các giả định của phân tích kỹ thuật - Hành động của thị trường phản ánh tất cả: Dựa trên tiền đề rằng tất cả các thông tin liên quan đã được phản ánh bởi giá cả, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng điều quan trọng là phải hiểu các nhà đầu tư nghĩ gì, biết gì và cảm nhận những gì về thông tin đó. - Giá dịch chuyển theo xu hướng – giá có xu hướng dịch chuyển theo xu hướng hiện tại hơn là đảo chiều. - Lịch sử sẽ lặp lại: Các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các nhà đầu tư lặp lại theo cách tập thể các hành vi của các nhà đầu tư trước đó. Đối với một nhà phân tích kỹ thuật, những cảm xúc trên thị trường có thể là không hợp lý, nhưng chúng tồn tại. Vì hành vi nhà đầu tư tự lặp lại thường xuyên, các nhà phân tích kỹ thuật tin rằng các hình mẫu giá có thể nhận biết (và có thể dự đoán) sẽ phát triển trên một biểu đồ. (Murphy, John J. Technical Analysis of the Financial Markets. New York Institute of Finance, 1999.) Đặc điểm của phân tích kỹ thuật - Phản ánh toàn bộ sự biến động của giá. - Bỏ qua yếu tố thông tin. 25
  34. - Chứa đựng cảm quan của nhà phân tích. - Có độ trễ so với biến động thực của thị trường. Các loại đồ thị trong phân tích kỹ thuật - Đồ thị hình nến (candlesticks) Được người Nhật phát minh ra từ hàng trăm năm trước. Munehisa Homma đã dùng kỹ thuật này để trở thành một trong những người giàu có nhất trong thời đại của mình ở Nhật Bản và ông cũng được phong tước vị Samurai. Với bề dày lịch sử lâu đời như vậy, kỹ thuật trading dựa trên candlesticks đã cho thấy khả năng thích nghi mạnh mẽ ở gần như tất cả các thị trường (chứng khoán, hàng hóa, forex ) từ mức độ sơ khai cho đến thị trường đã phát triển lâu năm. Trong phân tích kỹ thuật ở thị trường hiện đại loại biểu đồ này ngày càng trở nên phổ biến. Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trên thị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ. Biểu đồ 1: Đồ thị Candlestichks của VN-Index Nguồn: fireant.vn 26
  35. Có 2 dạng nến cơ bản:  Bullish Candle - Nến Tăng: Khi giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa (thường là màu xanh lá cây hoặc màu trắng)  Bearish Candle - Nến Giảm: Khi giá đóng cửa thấp hơn giá mở cửa (thường là màu đỏ hoặc đen) Hình 1: Mô hình nến đơn giản Nguồn: cophieu68.com Có ba thành phần chính: Upper Shadow - Bóng Nến Trên: đường thẳng đứng giữa giá cao nhất trong ngày và đóng cửa (nến tăng) hoặc mở (nến giảm) Real Body - Thân Nến: Sự khác biệt giữa mở và đóng, phần màu của nến SLower Shadow - Bóng Nến Dưới: đường thẳng đứng giữa giá thấp nhất trong ngày và mở cửa (nến tăng) hoặc đóng cửa (nến giảm) - Đồ thị dạng đường (Line chart) Dạng biểu đồ này từ trước tới nay thường được sử dụng trên Thị trường chứng khoán, và cũng là loại biểu đồ được dùng một cách phổ biến nhất trong các ngành khoa học khác dùng để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội và nó cũng là loại biểu đồ được con người dùng trong thời gian lâu dài nhất. Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán do khoa học kỹ thuật phát triển, diễn biến của Thị trường chứng khoán 27
  36. ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ này ngày càng ít được sử dụng nhất là trên các Thị trường chứng khoán hiện đại. Hiện nay nó chủ yếu được sử dụng trên các Thị trường chứng khoán mới đi vào hoạt động trong thời gian ngắn, khớp lệnh theo phương pháp khớp lệnh định kỳ theo từng phiên hoặc nhiều lần trong một phiên nhưng mức độ giao dịch chưa thể đạt được như Thị trường chứng khoán dùng phương pháp khớp lệnh liên tục. Ưu điểm của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, lý do chính là vì nó được sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tới nay. Hiện nay loại biểu đồ này ít được sử dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại vì các Thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thường diễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khá cao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấp trong phân tích. Biểu đồ 2: Đồ thị dạng đường (Line chart) của VN-Index Nguồn: fireant.vn - Đồ thị dạng thanh Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay các chuyên viên phân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích là chủ yếu lý do chính vì tính ưu việt của nó đó là sự phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán. 28
  37. Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứng khoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giá chứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn. Biểu đồ 3: Đồ thị dạng thanh (Bar chart) của VN-Index Nguồn: fireant.vn Hai kí tự mà dạng biểu đồ này sử dụng đó là: Hình 2: Mô hình dạng thanh Nguồn: cophieu68.vn 29
  38. CHƢƠNG 3: CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIÁ CHỨNG KHOÁN TTCK đang trở thành một điểm nóng thu hút sự quan tâm rất lớn của mọi đối tượng trong xã hội. Cùng với sự quan tâm đó, giới tham gia TTCK cũng bắt đầu quan tâm đến những kĩ thuật ứng dụng trong phân tích và đánh giá để đưa ra quyết định đầu tư phù hợp. Hai hệ thống kĩ thuật phân tích được nói đến nhiều nhất là phân tích cơ bản và phân tích kĩ thuật.  Phân tích cơ bản là việc phân tích bản cân đối tài khoản và bản báo cáo lợi tức của công ty để xem xét chất lượng của công ty cũng như việc phát triển của công ty theo thời gian, nhờ đó tiên đoán các chuyển biến giá chứng khoán. Việc phân tích cơ bản sẽ đánh giá một chứng khoán dưới giá trị hay trên giá trị hiện hành.  Phân tích kỹ thuật là phương pháp dựa vào biểu đồ, đồ thị diễn biến giá cả và khối lượng giao dịch của cổ phiếu nhằm phân tích các biến động cung cầu đối với cổ phiếu để chỉ ra cách ứng xử trước mắt đối với giá cả, tức là chỉ cho nhà phân tích thời điểm nên mua vào, bán ra hay giữ nguyên cổ phiếu trên thị trường.  Phân tích cơ bản hoàn toàn dựa vào các yếu tố đầu vào và khả năng phân tích mang tính chủ quan. Vì vậy, cùng một cổ phiếu có thể có nhiều kết quả nhận định và phân tích khác nhau và phân tích cơ bản thường được coi là bỏ qua yếu tố tâm lý đầu tư, còn phân tích phân tích kỹ thuật chủ yếu dựa vào nghiên cứu biến động giá thị trường của cổ phiếu, và tập trung nhấn mạnh vào hành vi biến động về giá và về khối lượng giao dịch cũng như các xu hướng của hành vi giá và khối lượng đó. 3.1. Phân tích cơ bản 3.1.1. Phân tích vĩ mô Nghiên cứu kinh tế của các quốc gia lớn trên thế giới giúp hình dung được nền kinh tế ở Việt Nam đang bị ảnh hưởng gì bởi những quốc gia lớn này. Hiện tại, xu hướng Việt Nam ngày càng hội nhập, dòng tiền từ nước ngoài đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam rất lớn, do đó đánh giá các quốc gia lớn khi nghiên cứu vĩ mô là một 30
  39. phần rất quan trọng. Các quốc gia có nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, EU và Nhật Bản. Biểu đồ 4: Tăng trưởng GDP của Mỹ từ 1961 - 2015 Nguồn: FPTS Biểu đồ 5: Chỉ số DJIA và S&P 500 từ 1961 - 2016 Nguồn: www.bloomberg.com - Trong khoản năm 1974, GDP của Mỹ giảm 0.52% do sự kiện khủng hoảng dầu mỏ (OPEC) làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống mức dưới 100 điểm. 31
  40. - Năm 1982, do cuộc cách mạng hồi giáo tại Iran cũng làm cho GDP của nước Mỹ giảm xuống kéo theo là sự sụt giảm của chỉ số DJIA và S&P 500. - Năm 1991, GDP ở Mỹ giảm cũng làm cho chỉ số DJIA và S&P 500 giảm xuống vì cuộc chiến ở Iran. - Năm 2001, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones đạt đỉnh điểm vào ngày 14/1/2000, đóng cửa ở mức 11,722.98 điểm, nhờ sự bùng nổ ở các doanh nghiệp Internet. Tuy nhiên, chỉ số này bắt đầu rơi ngay sau đó, chạm đáy đầu tiên 9,796 điểm vào tháng 7. Chỉ số này tăng lên trở lại cho đến khi thị trường đóng cửa sau vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Khi các thị trường mở cửa trở lại vào ngày 17/9/2001, chỉ số Dow Jones giảm xuống 8,920.70 điểm. Các mối đe dọa chiến tranh đã khiến Dow Jones rơi xuống cho đến ngày 09/102002 đóng cửa ở mức 7,286.27 điểm, giảm 37.8% so với mức đỉnh của nó. - Giai đoạn năm 2008-2009, suy thoái kinh tế Mỹ, chỉ số Dow Jones giảm hơn 50% chỉ trong vòng 17 tháng. Ngày 09/10/2007, chỉ số Dow Jones đóng cửa đạt mức cao nhất trước khủng hoảng 14,164.43 điểm. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP quý 4 của Mỹ là âm 1% (vì trước đó GDP của Mỹ được tái ước tính ở mức 2.9%), báo hiệu bắt đầu của cuộc suy thoái kinh tế, Dow Jones bắt đầu giảm dần. Sau thất bại của việc cấp cứu ngân hàng đầu tư Bear Stearns vào tháng 4/2008, và báo cáo GDP âm trong quý 2/2008 , chỉ số Dow Jones giảm xuống còn 11,000 điểm. Nhiều nhà phân tích cho rằng sự sụt giảm 20% này đã tạo đáy của thị trường. Nhận xét: Từ hai biểu đồ trên ta có thể thấy sự tăng giảm chỉ số GDP của Mỹ từ năm 1961 – năm 2015 có tỷ lệ thuận với các chỉ số chứng khoán của Mỹ là DJIA và S&P 500. 32
  41. Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường chứng khoán trong năm 2016 Nguồn: Báo cáo triển vọng 2017 - VCBS - 11 tháng đầu năm VN-Index và HNX-Index tăng trưởng lần lượt 16,04% và 2,64%. Nhịp giảm mạnh trong tháng 1 nhanh chóng đi qua và bị lu mờ bởi nhịp tăng kéo dài gần 10 tháng. VN-Index thiết lập mức đỉnh trong năm tại ngưỡng 690 điểm (tương ứng với mức tăng 32,69% kể từ đáy 520 điểm). Những động lực quan trọng đóng góp vào xu hướng này bao gồm: Tốc độ hồi phục chậm của nhiều nền kinh tế lớn khiến các Ngân hàng Trung ương mở rộng chương trình nới lỏng, tạo điều kiện cho dòng vốn chảy vào thị trường chứng khoán. Sự phục hồi của giá cả nhiều loại hàng hóa, đặc biệt là dầu thô. Hoạt động tích cực của khối ngoại. Trạng thái dồi dào từ thanh khoản hệ thống ngân hàng cũng như diễn biến lãi suất, tỷ giá ổn định. Các yếu tố hỗ trợ này giúp chỉ số nhanh chóng hồi phục sau những diễn biến bất ngờ trên thế giới nổi bật là sự kiện Brexit vào tháng 6. 33
  42. Áp lực điều chỉnh lớn sau chuỗi tăng dài của chỉ số khiến xu hướng suy giảm tiếp diễn ít nhất cho tới hết Quý 4. Tính từ mức đỉnh ghi nhận cuối tháng 10, nếu loại trừ ảnh hưởng của ROS, VN-Index suy giảm gần 11% và đánh mất xu hướng tăng trung hạn. Nhận xét: Ta có thể thấy rằng tình hình vĩ mô trên thế giới hay ở trong nước đều có tác động đến giá chứng khoán trên thị trường. Tình hình vĩ mô có chuyển biến tốt sẽ kéo theo giá của TTCK tăng theo và ngược lại, sự kiện trên thế giới có xu hướng tác động xấu sẽ làm cho giá chứng khoán giảm theo. 3.1.1.1. Tăng trưởng GDP Biểu đồ 7: Tương quan giữa chỉ số VN-Index và tăng trưởng GDP từ 2001 - 2015 Nguồn: FPTS - Từ năm 2005 đến năm 2007, GDP của Việt Nam tăng trưởng từ 8.40% lên 8.48% kéo theo đó là sự tăng trưởng của chỉ số VN-Index đạt mức hơn 300 điểm. - Năm 2008 là sự kiện khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng làm cho GDP giảm xuống còn 5.32%, đồng thời là chỉ số VN-Index cũng giảm mạnh xuống mức dưới 100 điểm. - Sau sự kiện khủng hoảng kinh tế vào năm 2008, sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam có chiều hướng hồi phục dần và chỉ số chứng khoán cũng dần hồi phục theo. 34
  43. Nhận xét: Từ biểu đồ trên ta có thể thấy được sự tương quan dương giữa thị trường chứng khoán Việt Nam và tăng trưởng GDP. Khi GDP có xu hướng giảm làm tác động xấu đến TTCK, và ngược lại, khi GDP có sự tăng trưởng thì TTCK cũng tăng trưởng theo. 3.1.1.2. Tổng mức bán lẻ hàng hóa Biểu đồ 8: Doanh thu hàng hóa bán lẻ và dịch vụ năm 2016 Nguồn: VBCS Tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng, thể hiện cầu tiêu dùng, trong 11 tháng đầu năm ước tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá ước tăng 7,6%, thấp hơn so với con số 8,3% sau khi loại trừ yếu tố giá của cùng kỳ 2015. Theo đó, cầu tiêu dùng vẫn chỉ đang ghi nhận mức tăng trưởng vừa phải và chưa bứt phá. Thiên hướng tiết kiệm chi tiêu và tâm lý thận trọng trong tiêu dùng vẫn đang hiện hữu. Việc tăng giá của một số mặt hàng thiết yếu, đặc biệt là Giáo dục, Y tế và Xăng dầu, có thể xem như một trong những yếu tố tác động không tích cực lên cầu tiêu dùng. 35
  44. 3.1.1.3. Hoạt động xuất nhập khẩu - Khái niệm: Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá là toàn bộ giá trị hàng hoá đưa ra hoặc đưa vào lãnh thổ Việt Nam làm giảm (xuất khẩu), làm tăng (nhập khẩu) nguồn của cải, vật chất của Việt Nam trong một thời kì nhất định và được tổng hợp theo hệ thống thương mại đặc biệt mở rộng. Biểu đồ 9: Xuất nhập khẩu từ 2015 - 2016 và xuất nhập/GDP từ 2000 - 2016 Nguồn: CEIC, VBCS Về xuất nhập khẩu, theo Tổng cục hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 11 tháng đầu năm ước đạt 316,9 tỷ USD, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2015, cải thiện so với tháng trước (tăng 4,63% trong tháng 10.2016) nhưng thấp hơn khá nhiều so với mức tăng 10,3% của cùng kỳ 2015. Trong đó, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu 11 tháng đầu năm đạt hơn 159,94 tỷ USD, tăng 7,8%, gần tương đương con số 7,9% của 11 tháng đầu năm 2015. Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 156,96 tỷ USD, tăng nhẹ 3,7%, thấp hơn nhiều con số 12,7% của cùng giai đoạn năm 2015. Theo đó, việc ghi nhận thặng dư thương mại đạt 2,98 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2016 chủ yếu do tăng trưởng nhập khẩu suy yếu. 36
  45. Đáng chú ý, kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ nhu cầu sản xuất trong nước chỉ ghi nhận mức tăng yếu hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể, máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 25,23 tỷ USD, nhích nhẹ 0,7%; điện thoại và linh kiện đạt 9,56 tỷ USD, giảm 3,9%; hóa chất đạt 2,87 tỷ USD, không thay đổi so với cùng kỳ; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 1,62 tỷ USD, giảm 16,8%; phân bón đạt 1 tỷ USD, giảm 21,2%. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam cho thấy phụ thuộc lớn vào xuất khẩu. Tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng nhanh qua từng năm và ước tính năm 2016 ở mức trên 85%. Nhận xét: TTCK có tỷ lệ tương quan dương đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Do tăng trưởng kinh tế Việt Nam có sự phụ thuộc lớn vào xuất nhập khẩu, nên có thể thấy được rằng sự tăng trưởng của xuất nhập khẩu cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến TTCK Việt Nam. Khi xuất nhập khẩu tăng làm cho sự tăng trưởng kinh tế tăng theo kéo theo đó là sự tăng trưởng của TTCK và ngược lại, xuất nhập khẩu giảm làm cho nền kinh tế giảm sút thì đồng thời cũng làm cho TTCK giảm theo. 3.1.1.4. Chỉ số PMI Chỉ số PMI (Purchasing Managers’ Index™ (PMI™) Việt Nam): Là một chỉ số tổng hợp được xây dựng để cho một đánh giá khái quát về hoạt động trong ngành sản xuất và đóng vai trò như một chỉ số hàng đầu cho toàn bộ nền kinh tế. Chỉ số được hình thành từ các chỉ số phổ biến riêng đo lường sự thay đổi về sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới, việc làm, thời gian giao hàng của nhà cung cấp và lưu kho hàng hóa mua. 37
  46. Biểu đồ 10: Chỉ số tồn kho CN và PMI ngành sản xuất năm 2016 Nguồn: VBCS Theo công bố của Nikkei, chỉ số PMI của Việt Nam đã tăng mạnh lên mức 54 điểm trong tháng 11 từ mức 51,7 trong tháng 10, đồng thời cao hơn so với 49,4 điểm ghi nhận cùng kì năm ngoái do đơn đặt hàng mới và sản lượng tăng nhanh. Biểu đồ 11: Chỉ số PMI và chỉ số Vn-Index từ 1/6/2013 – 1/04/2016 Nguồn: FPTS 38
  47. Nhận xét: Những thời điểm mà chỉ số PMI dưới 50 điểm thì thị trường có tỷ suất sinh lời âm trong tháng đó. Ngược lại, khi triển vọng thị trường tăng lên (PMI tăng hơn 50 điểm) thị trường phản ánh tích cực hơn. Hiện tại, tại Việt Nam chỉ số PMI chưa thật sự quan trong đối với nhiều nhà đầu tư tuy nhiên tại những nước phát triển khác như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc. Chỉ số PMI được xem là tiêu chuẩn quan trọng cho hoạt động đầu tư. 3.1.1.5. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) - Khái niệm: Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc. Biểu đồ 12: Chỉ số IIP năm 2016 so với cùng kỳ Nguồn: VCBS Công nghiệp chế biến chế tạo nổi bật và là động lực quan trọng thúc đẩy của tăng trưởng ngành Công nghiệp nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Cụ thể, chỉ số IIP công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2016 tăng 13,1%, cao hơn mức 11,3% của cùng kỳ năm trước. Tính chung 11 tháng đầu năm 2016 chỉ số này đạt 11%, tăng nhẹ so với 39
  48. con số 10,4% của cùng giai đoạn năm 2015. Trong mức tăng 7,2% của ngành Công nghiệp, ngành Công nghiệp chế biến chế tạo khẳng định vai trò chủ đạo với mức đóng góp lên đến 7,7 điểm phần trăm trong mức tăng chung. Nhận xét: Việc tăng hay giảm của chỉ số Tổng IIP này ảnh hưởng khá mạnh đến nhiều ngành cũng như là thị trường chứng khoán. 3.1.1.6. Lạm phát - Lạm phát: là sự mất giá của đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Tỷ lệ lạm phát không hợp lý sẽ gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, ngăn cản sự tăng trưởng và đổi mới doanh nghiệp. Biểu đồ 13: Mối tương quan giữa lạm phát và chỉ số VN-Index Nguồn: FPTS Nhận xét: Lạm phát tăng thường là dấu hiệu cho thấy, sự tăng trưởng của nền kinh tế sẽ không bền vững, lãi suất sẽ tăng lên, khả năng thu lợi nhuận của DN bị hạ thấp khiến giá cổ phiếu giảm. Lạm phát càng thấp thì càng có nhiều khả năng cổ phiếu sẽ tăng giá và ngược lại. Thông thường, giá cổ phiếu có xu hướng tăng khi nền kinh tế phát triển tốt và có xu hướng giảm khi nền kinh tế giảm sút. Như vậy, nếu dự đoán được xu hướng phát 40
  49. triển của nền kinh tế, thì có thể dự báo được xu thế phát triển chung của TTCK. Vì vậy việc dự đoán tình hình kinh tế để xem xét các ảnh hưởng của nó đến giá chứng khoán cũng rất quan trọng đến các nhà đầu tư. 3.1.1.7. Lãi suất - Lãi suất: Lãi suất Trái phiếu Chính phủ được coi là lãi suất chuẩn, những thay đổi trong lãi suất trái phiếu Chính phủ sẽ làm ảnh hưởng tới giá chứng khoán, khi lãi suất chuẩn tăng làm cho giá cả của các loại chứng khoán khác giảm xuống, ngược lại lãi suất chuẩn giảm lại làm cho giá của chứng khoán tăng lên. Bình thường, lãi suất thực chất không là gì khác hơn ngoài chi phí mà một ngưòi phải trả cho việc sử dụng tiền của người khác. Thế nhưng câu chuyện về lãi suất khi nó chạy sang thị trường chứng khoán lại không dừng lại ở đó. Mối quan hệ giữa lãi suất và giá trái phiếu là mối quan hệ trực tiếp và ngược chiều nhau. Giá của trái phiếu là giá trị hiện tại của các dòng tiền. Khi lãi suất thị trường càng cao thì các dòng tiền bị chiết khấu với lãi suất càng lớn, do vậy dẫn đến giá trái phiếu càng nhỏ. Do đó, giữa lãi suất thị trường và lãi suất trái phiếu có quan hệ tỷ lệ nghịch: khi lãi suất ngân hàng tăng cao hơn lãi suất trái phiếu, giá trái phiếu sẽ sụt giảm. Không chỉ vậy, quan hệ quan hệ giữa lãi suất thì trường và lãi suất chứng khoán là mối quan hệ gián tiếp tác động đến giá của chứng khoán. Nếu lãi suất thị trường cao hơn lãi suất chứng khoán thì giá chứng khoán sẽ giảm, điều này khiến cho hoạt động trên thị trường chứng khoán giảm sút vì người ta thích gửi tiền vào ngân hàng hơn là mua chứng khoán. 41
  50. Biểu đồ 14: Tương quan giữa lãi suất và thị trường chứng khoán 2006 - 2015 Nguồn: FPTS - Khi NHNN tăng lãi suất thì điều này không tác động ngay lập tức vào thị trường chứng khoán, tác động trực tiếp đó là các ngân hàng sẽ chịu chi phí cao hơn khi vay tiền từ NHNN. Sau đó các cá nhân trong nền kinh tế với các khoản vay sẽ bị tác động kế tiếp, đặc biệt với những cá nhân vay với lãi suất thả nổi. Điều này có thể khiển mọi người hạn chế chi tiêu vì chi phí cao hơn dẫn đến doanh thu của các doanh nghiệp thấp đi. Do đó các công ty, doanh nghiệp bị tác động gián tiếp bởi việc tăng lãi suất như là kết quả của hành vi tiêu dùng của các cá nhân trong nền kinh tế. Nhưng không chỉ có vậy, các doanh nghiệp cũng đi vay tiền từ ngân hàng để phục vụ cho hoạt động kinh doanh, khi các khoản này trở nên đắt đỏ hơn nó tác động trực tiếp đến dòng tiền của doanh nghiệp ảnh hưởng và cuối cùng thì lợi nhuận bị giảm sút. Dẫn đến giá cổ phiếu sẽ giảm đi. - Một phương pháp để định giá một công ty là phương pháp chiết khấu dòng tiền DCF, phương pháp chiết khấu các dòng tiền ước lượng trong tương lai về hiện tại và lấy tổng số tiền đó chia cho số cổ phiếu lưu hành. Mức giá này khác nhau bởi các kỳ vọng của khác nhau của nhà đầu tư vào công ty tại các thời điểm khác nhau. Do những kỳ vọng khác nhau này, họ sẽ có các quyết định khác nhau mua, bán hoặc nắm giữ cổ phiếu đó, tùy theo nhận định mỗi người. 42
  51. - Nếu một công ty đang trong tình trạng tăng trưởng kém hoặc lợi nhuận không hấp dẫn, do chi phí nợ cao hoặc doanh thu thấp, khi đó dòng tiền tương lai sẽ giảm. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, giá cổ phiếu công ty sẽ thấp đi.Đầu tư vào thị trường chứng khoán là một phương thức đầu tư có phần mạo hiểm hơn các hình thức khác. Nếu NHNN tăng lãi suất thì các chứng khoán khác với mức lãi suất mới ấn định như tín phiếu hay trái phiếu chính phủ sẽ được xem như những kênh đầu tư hấp dẫn hơn và thường được xem là có tỉ suất sinh lời tăng thuận chiều với lãi suất thị trường. Do đó dòng vốn có thể chuyển sang kênh đầu tư khác làm cho giá cổ phiếu bị giảm. 3.1.1.8. Tỷ giá - Tỷ giá hối đoái có tác động đến TTCK trên cả 2 giác độ là môi trường tài chính và chính bản thân hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. - Tỷ giá hối đoái tăng cao đã tác động tới thị trường chứng khoán khá nhiều, các nguồn vốn nước ngoài được đầu tư nhiều vào thị trường chứng khoán nhưng việc tỷ giá hối đoái tăng mạnh đã làm nảy sinh lí do khiến các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn khỏi thị trường, một lượng vốn lớn nhanh chóng bị rút khỏi thị trường sẽ làm giá chứng khoán giảm và điều này sẽ tác động làm tăng lãi suất. Nếu lãi suất tăng sẽ trở thành gánh nặng cho kinh tế và ngược lại. - Việc điều chỉnh tỷ giá sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp có các khoản nợ nước ngoài khi phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá cuối năm, trong đó có các doanh nghiệp ngành dịch vụ công cộng, xi măng, vận tải biển và dầu khí. VOS, VNA, PVT, NT2, HT1, PPC Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp ngành dầu khí và vận tải biển, có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp từ việc bán sản phẩm, cung cấp dịch vụ đầu ra thì cũng đồng thời được hưởng lợi từ việc thay đổi tỷ giá. - Bên cạnh những doanh nghiệp có khoản vay ngoại tệ, các doanh nghiệp phải nhập khẩu phần lớn nguyên vật liệu từ nước ngoài và chủ yếu phục vụ nhu cầu trong 43
  52. nước cũng chịu tác động từ việc thay đổi tỷ giá khi chi phí đầu vào gia tăng. Các doanh nghiệp thuộc một số nhóm ngành như vật liệu cơ bản (thép, nhựa), hàng tiêu dùng (sữa, bánh kẹo), công nghiệp (hóa chất, vận tải kinh doanh xăng dầu). - Ngược lại, các doanh nghiệp xuất khẩu có nguồn thu ngoại tệ trực tiếp và có kết hợp sử dụng nguồn nguyên liệu trong nước sẽ được hưởng lợi từ việc điều chỉnh tỷ giá; trong đó các ngành thủy sản, may mặc, cao su và khoáng sản. Điều này được thể hiện trên hai phương diện: giúp tăng tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị phần và phần vượt trội thêm mà doanh nghiệp được hưởng khi các khoản thu ngoại tệ được ghi nhận bằng VND. Bảng 3.1: Những ngành bị tác động bởi sự thay đổi tỷ giá Đánh giá ảnh Ngành Nguyên nhân ảnh hƣởng Cổ phiếu lƣu ý hƣởng Các DNXK cao su gặp nhiều khó khăn trước động thái phá giá đồng RMB do DPR, TRC, Trung Quốc tiêu thụ đến 50%. Việc Cao su Trung lập PHR, TNC, tăng tỷ giá VND/USD làm giảm bớt VHG tác động tiêu cực của việc phá giá RMB. Doanh thu của các dịch vụ gia công Công nghệ Tích cực FPT, CMG phần mềm bằng USD. Các DN thủy sản chủ yếu suất khẩu VHC, FMC, Thủy sản Tích cực sang Hoa Kỳ, EU và Đông Á. IDI, HVG Nguồn thu của các DN dầu khí chủ PVD, PVS, Dầu khí Tích cực yếu bằng USD trong khi chi phí bằng GAS VND vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các DN nhiệt điện đều có dư nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá có Điện Tiêu cực NT2, PPC, BTP thể làm giảm doanh thu tài chính từ lãi chênh lệch tỷ giá của các DN này. Các DN vận tải biển có dư nợ bằng Vận tải VOS, PVT, Tiêu cực đồng USD lớn. Việc VND bị mất giá biển VTO dẫn đến các DN phải chịu lỗ tỷ giá. Các DN xi măng dư nợ bằng ngoại tệ lớn. Việc VND bị mất giá có thể làm giả doanh thu tài chính từ lãi chênh HT1, BCC, Xi măng Tiêu cực lệch tỷ giá của các DN này (tuy nhiên BTS nếu tỷ giá EUR giảm thì tỷ giá tính chéo sẽ hạn chế bớt tiêu cực). 44
  53. 3.1.1.9. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất kinh doanh này. Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là nguồn vốn có vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng kinh tế các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó khi lượng vốn FDI chảy vào có xu hướng tăng qua các năm và được chứng minh có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. FDI góp phần vào tăng trưởng GDP thông qua: (1) Tăng trưởng đầu tư (I) (2) Tăng trưởng Xuất Khẩu (X) (3) Tăng trưởng tiêu dung thông qua gia tăng thu nhập của người lao động ( C ) (4) Tăng chi tiêu của chính phủ (G)  Tổng cầu của nền kinh tế sẽ gia tăng từ đó kích thích tăng trưởng GDP FDI cũng góp phần quan trong vào gia tăng cán cân thanh toán thông qua tài khoản đầu tư qua đó tác động đến tỷ giá. Biểu đồ 15: Dòng vốn FDI của Việt Nam năm 2016 Nguồn: VCBS 45
  54. Nhận xét: Với việc khối FDI đóng góp hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2016, các doanh nghiệp này tiếp tục khẳng định vị trí quan trọng trong việc hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đầu tư FDI 11 tháng đầu năm đăng ký đạt 18,1 tỷ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ năm trước. Như vậy, kể từ tháng 9, đây là tháng thứ ba liên tiếp vốn FDI đăng ký ghi nhận mức giảm, dấu hiệu chững lại đang ngày một rõ nét hơn. Diễn biến này một phần là do vốn FDI đăng ký năm 2015 khá đột biến với các dự án của một số tập đoàn đa quốc gia lớn vào Việt Nam. Tuy nhiên, khi xét một cách tổng thể, với việc khối FDI chiếm tỷ trọng và đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế, sự suy yếu về tăng trưởng của dòng vốn FDI rất cần được lưu tâm do có thể ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động về chính trị kèm theo chính sách bảo hộ thương mại có thể được tăng cường. FDI thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, tăng 8,3%, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 17,9% của cùng kỳ 2015. 3.1.2. Phân tích ngành Những yếu tố cần phân tích: - Phân tích vòng đời của ngành ở Việt Nam để thấy được hiện tại ngành đang ở giai đoạn nào của vòng đời: sơ khai, đang phát triển mạnh, trưởng thành, suy thoái từ đó đánh giá khả năng sinh lời, tiềm năng tăng trưởng, mức độ cạnh tranh của ngành tại Việt Nam. - Phân tích chuỗi giá trị ngành của Việt Nam để biết được ngành tại Việt Nam hoạt động như thế nào. - Phân tích cung cầu và giá cả sản phẩm/ dịch vụ chính của ngành tại Việt Nam để dự đoán xu hướng cung cầu trong tương lai và ảnh hưởng thế nào đến tăng trưởng ngành và chỉ số ngành. 46
  55. - Môi trường kinh doanh tác động rất lớn đến tăng trưởng, tình hình của ngành. Do đó cần tiến hành phân tích kỹ các yếu tố về môi trường kinh doanh để hiểu được nó đang hoạt động và ảnh hưởng tới ngành như thế nào? - Mức độ cạnh tranh của ngành tại Việt Nam qua mô hình five-force của Micheal E. Porter. Mục tiêu cuối cùng của mô hình 5-Forces thể hiện khả năng sinh lời của một ngành, mô hình xem xét khả năng tạo ra tỷ suất sinh lời của ngành và mức độ bền vừng tỷ suất sinh lời của ngành. Diễn biến ngành tại Việt Nam trong năm 2016. Biểu đồ 16: Lợi suất theo nhóm ngành năm 2016 Nguồn: VBCS Năm 2016 chứng kiến sự trở lại mạnh mẽ của nhóm Dầu khí sau nỗi thất vọng trong năm 2015 với sự tăng trưởng ấn tượng 71,73%. Theo sau đó là các nhóm ngành ngành Bất động sản (tăng 36,1% ), Thực phẩm tiêu dùng (tăng 31,26%) và Bảo hiểm ( tăng 20,91%). Nhóm Dầu khí: Với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh phụ thuộc nhiều vào diễn biến của giá dầu thế giới, nhóm Dầu khí trở thành đầu tàu nâng đỡ chỉ số sau khi 47
  56. giá dầu thô hồi phục mạnh kể từ đầu năm. Tuy nhiên kể từ cuối tháng 9, nhóm Dầu khí bước vào giai đoạn đi ngang. Tại nhóm Bất động sản, việc nhiều doanh nghiệp đạt điểm rơi doanh thu trong năm 2016 đã giúp nhiều cổ phiếu trong ngành bứt phá tốt trong giai đoạn nửa cuối năm. Bên cạnh đó, sự khởi sắc của nhóm Bất động sản nhận được sự đóng góp chủ yếu bởi cổ phiếu đầu ngành VIC với kết quả kinh doanh tăng trưởng mạnh, giá cổ phiếu theo đó cũng đón nhận diễn biến khả quan. Ngành Thực phẩm tiêu dùng đón nhận nhiều biến động trong năm vừa qua. Động lực chủ yếu của nhóm này vẫn xoay quanh VNM với nhiều thông tin hỗ trợ như nới room ngoại lên 100%; SCIC chính thức thoái vốn hay được thêm vào danh mục của 2 Quỹ ETF ngoại. Việc các cổ phiếu Bia gia nhập thị trường vào thời điểm cuối năm sẽ mở ra nhiều kỳ vọng tại nhóm này trong năm tới. (Theo báo cáo vĩ mô năm 2017 – VBCS) Khoáng sản là nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất trong các nhóm ngành đặc biệt trong 6 tháng cuối năm khi phạm về huy động vốn và công bố thông tin của các doanh nghiệp Khoáng sản như KSK, KHB, KHL bị UBCK xử phạt. Đà giảm của nhóm này còn có nguyên nhân từ sự thay đổi khẩu vị nhà đầu tư sang các cổ phiếu có yếu tố cơ bản. Nhận xét: Cổ phiếu Dầu khí dẫn đầu thị trường về mức tăng trưởng. Theo sau là nhóm Bất động sản, Thực phẩm tiêu dùng và Bảo hiểm. 3.1.3. Phân tích hoạt động kinh doanh VĐL EPS Giá ngày Mã ROE STT Tên công ty niêm yết (tỷ (Ngàn 27/12/2016 CK (%) đồng) đồng) (ngàn đồng) 1 CTCP Thủy Sản Mekong AAM 126 0.29 0.28% 10.2 2 CTCP XNK Thủy Sản Bến Tre ABT 141 4.72 3.18% 43.8 3 CTCP Bê tông Becamex ACC 4.76 6.06% 29 48
  57. CTCP XNK Thủy sản Cửu 4 ACL 183 1.48 2.70% 8.4 Long An Giang 5 CTCP Damsan ADS 168 0.69 3.51% 20.7 6 CTCP XNK Thủy sản An Giang AGF 281 0.08 1.11% 7.1 CTCP Đầu tư và khoáng sản 7 AMD 648 1.30 2.24% 16 AMD group 8 CTCP Chiếu xạ An Phú APC 120 2.89 6.47% 18.65 9 CTCP chứng khoán An Phát APG 135 1.79 0.05% 5.86 10 CTCP Tập đoàn Sao Mai ASM 2.199 0.75 2.25% 14.65 11 CTCP An Trường An ATG 152 0.36 1.95% 6.53 12 CTCP Bibica BBC 154 4.01 1.17% 86 CTCP XD & Giao thông Bình 13 BCE 300 1.18 2.52% 6 Dương 14 CTCP Bamboo Capital BCG 1.080 0.77 0.25% 5.15 15 CTCP Xây dựng Bình Chánh BCI 867 3.36 0.74% 22.8 16 CTCP Phân bón Bình Điền BFC 571 4.44 9.06% 29.5 17 CTCP Đường Biên Hòa BHS 2.978 2.32 3.82% 13.8 TCT Cổ Phần Bảo Hiểm NH 18 BIC 1.172 1.08 0.07% 40 Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam Ngân Hàng TMCP Đầu Tư & 19 BID 34.187 1.92 2.20% 14.5 Phát Triển Việt Nam 20 CTCP Khoáng Sản Bình Định BMC 123 1.19 2.23% 15 Nguồn: Bản báo cáo bạch Quỹ đầu tư chứng khoán VF1 Số liệu từ bảng trên cho thấy trong năm 2016 các công ty niêm yết hoạt động rất có hiệu quả. Chỉ số EPS trung bình của các công ty niêm yết là 2.47 ngàn đồng, ROE trung bình là 13% nếu so với tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2016 là 6.21% (Theo báo cáo về kinh tế Đông Á của Ngân hàng Thế giới WB) thì các công ty niêm yết là những doanh nghiệp hoạt động chưa thực sự có hiệu quả cao trong nền kinh tế. Nhưng giá cổ phiếu ngày 30/12/2016 lại ở mức khá cao ( VN-Index 665.48 điểm). 49
  58. Biểu đồ 17: Biểu đồ So sánh P/E tương đối T06/2015 – T11/2016 Nguồn: VCBS. Trong năm 2016, chỉ số P/E trên sàn HSX tăng mạnh do thay đổi lớn về thị giá khi hàng loạt cổ phiếu vượt đỉnh nhiều năm. Kết thúc tháng 11, chỉ số P/E trên HSX đã tăng 38,23% so với đầu năm, tương đương mức đỉnh năm 2014. Mặc dù, P/E tại các thị trường cận biên và mới nổi có xu hướng tăng mạnh trong năm 2016, tốc độ tăng P/E của Việt Nam vẫn tăng nhanh hơn mức trung bình. Theo đó, mức P/E của VN-Index trong tháng 11 đã vượt xa mức trung bình các thị trường cận biên và thậm chí có thời điểm vượt trên mức P/E của các thị trường mới nổi cho thấy mặt bằng giá trên thị trường Việt Nam không còn quá hấp dẫn. Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả kinh doanh 9 tháng/2016 một số doanh nghiệp BĐS niêm yết Nguồn: VBCS. 50
  59. Từ bảng tổng hợp kết quả kinh doanh ở trên ta có thể thấy một số công ty bất động sản có được tốc độ tăng trưởng KQKD khả quan, do nhu cầu về BĐS của người dân tiếp tục tăng lên. Đối với doanh nghiệp đầu ngành như VIC có DTT đạt 34.655 tỷ đồng (tăng 76,1%, hoàn thành 77% KH) và LNST hợp nhất đạt 3.094 tỷ đồng (tăng 210%, hoàn thành 103% KH), LNST thuộc cổ đông công ty mẹ đạt mức tăng trưởng thấp với 1.719 tỷ đồng (tăng 76,8%) do phần lớn lợi nhuận đến từ mảng chuyển nhượng bất động sản. Với EPS forward 2017 là 1.137 đồng/CP, tương ứng P/E forward là 36,9 lần, cao hơn nhiều so với mức trung bình ngành và toàn thị trường. Theo phương pháp NAV, giá trị hợp lý ước tính của VIC đạt khoảng 44.897 đồng/CP (tương đương với giá trị định giá 55.000 đồng/CP trước khi chia thưởng cổ phiếu 22,5%). (Theo phân tích của công ty chứng khoán VBCS) Doanh nghiệp HDG có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng kém khả quan, với DTT đạt 803 tỷ đồng (giảm 19,3%, hoàn thành 34,7% KH) và LNST hợp nhất đạt gần 73 tỷ đồng (giảm 29,5%, hoàn thành 31,5% KH), trong khi LNST thuộc cổ đông công ty mẹ đạt kết quả kém hơn với 50 tỷ đồng (giảm 47,2%). Một số điểm đáng chú ý gồm: (1) doanh thu giảm nhưng biên LNG tăng mạnh lên 27,7% (9T.2015 đạt mức 17,4%) do có sự đóng góp của mảng bất động sản và thủy điện có biên LNG cao. (2) Hợp nhất kết quả kinh doanh mảng thủy điện với CTCP Thủy điện Za Hưng (tăng tỷ lệ sở hữu từ 37,5% lên mức 51,5%) làm thay đổi nhiều đối với các khoản chi phí lãi vay và chi phí quản lý doanh nghiệp. (3) LNG tuy có tăng so với cùng kỳ nhưng chi phí lãi vay tăng đột biến lên gần 85 tỷ đồng (so với 4 tỷ đồng 9T.2015) và chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng lên 78 tỷ đồng (54,4%) đã dẫn đến kết quả lợi nhuận thấp. Với EPS forward 2017 là 3.161 đồng/cp, tương đương P/E forward 2017 đạt 7,2 lần. Có thể xác định giá trị hợp lý 51
  60. của HDG là 30.000 đồng/cp (tăng 20% so với định giá trước đây 26.217 đồng/cp). ( Theo phân tích của công ty chứng khoán VBCS) Tóm lại: dựa vào những kết quả từ các chỉ số tài chính, sẽ làm thay đổi cách đánh giá công ty của các nhà đầu tư. Khi thấy LNST của công ty không tăng trưởng hay các chỉ số tài chính quá thấp sẽ làm cho các nhà đầu tư đánh giá tính sinh lợi của công ty đó thấp, và sẽ không có mong muốn đầu tư vào công ty. Kéo theo đó là sự sụt giảm giá của cổ phiếu công ty đó. Ngược lại, khi các chỉ số tài chính của công ty cao kết hợp với phân tích định giá của những NĐT thì sẽ làm cho cổ phiếu của công ty đó được đánh giá cao. Và NĐT sẽ có xu hướng đầu tư vào những công ty mang lại LN ổn định và có khả năng phát triển. Điều này sẽ làm cho giá cổ phiếu của những công ty này tăng cao, do nhu cầu của các NĐT đầu tư vào những công ty này tăng cao. 3.2. Phân tích kỹ thuật 3.2.1. Các khái niệm phân tích kỹ thuật – tín hiệu và ứng dụng 3.2.1.1. Xu hướng. - Xu hướng là chiều biến động của giá. Có 3 chiều biến động của giá: xu hướng tăng, giảm, và đi ngang. Xu hướng tăng: Có các đỉnh và đáy tăng dần. Có nghĩa là bên mua đang chiếm ưu thế - số đông kỳ vọng thị trường tăng. 52
  61. Biểu đồ 18: Giá cổ phiếu BFC Nguồn: fireant.vn Xu hướng giảm: Có đỉnh và đáy giảm dần. Có nghĩa là bên bán đang chiếm ưu thế - số đông kỳ vọng thị trường giảm. Biểu đồ 19: Biểu đồ biểu thị giá cổ phiếu ITA giai đoạn 11/2016 – 6/2017 Nguồn: fireant.vn Xu hướng đi ngang: Có đỉnh và đáy bằng nhau. Có nghĩa là cung cầu – kỳ vọng cân bằng với nhau. 53
  62. Biểu đồ 20: Biểu đồ giá cổ phiếu EMC giai đoạn tháng 9/2016 – tháng 7/2017 Nguồn: fireant.vn 3.2.1.2. Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự - Hỗ trợ là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ tăng trở lại thường là các vùng lõm hay đáy giá. - Kháng cự là vùng mà giá ở đó, hầu hết các nhà đầu tư tin rằng giá sẽ giảm trở lại thường là các đỉnh giá. - Các nhà đầu tư thường xuyên sử dụng ngưỡng hỗ trợ và kháng để làm phương pháp giao dịch. Biểu đồ 21: Biểu đồ Giá cổ phiếu PVD Nguồn: fireant.vn 54
  63. Sự đảo ngược vai trò của ngưỡng hỗ trợ - kháng cự – Kỳ vọng mới dẫn đến mức giá mới mà sự kỳ vọng thì luôn thay đổi. – Kỳ vọng thay đổi có thể phá vỡ các mức hỗ trợ - kháng cự . Mức kháng cự bị phá vỡ sẽ thành hỗ trợ. . Mức hỗ trợ bị phá vỡ sẽ thành kháng cự. 3.2.1.3. Đường xu hướng – kênh giá a. Đường xu hướng. - Đường xu hướng tăng là một đường thẳng hướng lên sang phải, nối liền những đáy thấp nhất. Biểu đồ 22: Biểu đồ giá cổ phiếu BFC Nguồn: fireant.vn - Đường xu hướng giảm là một đường thẳng hướng xuống nối liền các đỉnh hồi phục. 55
  64. Biểu đồ 23: Biểu đồ giá cổ phiếu PVD Nguồn: fireant.vn - Tầm quan trọng của đường xu hướng: Thời gian tồn tại càng lâu, càng đáng tin cậy. Số lần kiểm nghiệm thành công càng nhiều càng tốt. Độ dốc khoảng 45 độ cho thấy xu hướng có khả năng bền vững. - Cách sử dụng các đường xu hướng: Xác định chiều hướng của thị trường. Xác định dấu hiệu đảo chiều của xu hướng. Xác định các ngưỡng hỗ trợ/ kháng cự. b. Kênh giá. - Khái niệm: là biến thể của đường xu hướng – Được vẽ song song với đường xu hướng. - Mục đích: Xác định độ rộng của xu hướng. Báo hiệu sự tăng tốc của xu hướng hiện tại khi bị phá vỡ. Chốt lãi trong kinh doanh ngắn hạn. 56
  65. Biểu đồ 24: Biểu đồ giá cổ phiếu HAX Nguồn: fireant.vn 3.2.1.4. Các chỉ số kỹ thuật. a. Đường trung bình động (MA) Dùng để xác định xu hướng của giá trong một giai đoạn nhất định. - Được tính toán bằng cách cộng dồn dãy các giá trị trong một khoảng thời gian gồm một số ngày nhất định và sau đó lấy tổng số chia cho số ngày. - Kỳ thông dụng: Ngắn hạn: MA (14), MA (21), MA (25) Trung hạn: MA (50), MA (55), MA (75) Dài hạn: MA (100), MA (200), MA (250) 57
  66. Biểu đồ 25: Chỉ số giá VN-Index và đường MA (20) Nguồn: fireant.vn Nhận xét: Đường MA(20) là giá trung bình của thị trường trong 20 ngày qua, nên nó đại diện cho mong muốn của các nhà đầu tư trong 20 ngày tới. Do đó, nếu giá chứng khoán nằm trên đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng hiện tại của nhà đang cao hơn so với kỳ vọng trung bình của họ trong 20 ngày qua, và nhà đầu tư trở nên lạc quan hơn làm cho giá cổ phiếu có thể sẽ tăng. Ngược lại, nếu giá nằm dưới đường trung bình MA nghĩa là kỳ vọng của nhà đầu tư đang thấp hơn so với giá trung bình trong 20 ngày qua, thể hiện sự bi quan của nhà đầu tư dẫn đến giá cổ phiếu có thể sẽ giảm. b. Chỉ báo MACD MACD là một viết tắt của Moving Average Convergence Divergence (Trung bình biến đổi phân kỳ hội tụ). Công cụ này được sử dụng để xác định các trung bình biến đổi để cho biết một xu hướng mới, tăng giá hay giảm giá. Nó được cấu thành bởi 3 thành phần chính: - Đường MACD: EMA(12): Đường trung bình giá trong 12 phiên gần nhất - EMA(26): Đường trung bình giá trong 26 phiên gần nhất 58
  67. - Đường tín hiệu MACD: là đường EMA(9) của đường MACD - Đường biểu đồ MACD (Histogram): đường MACD - đường tín hiệu MACD Biểu đồ 26: Chỉ số giá VN-Index và MACD Nguồn: fireant.vn - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm trên đường trung bình dài hạn EMA(26), điều này tương đương với đường MACD cắt và nằm trên đường zero. - Khi đường trung bình ngắn hạn EMA(12) cắt và nằm phía dưới đường trung bình dài hạn EMA(26), điều này tương đương với MACD cắt và nằm phía dưới đường zero. Tín hiệu mua: Tín hiệu mua xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường zero. Tín hiệu bán: Khi MACD cắt và nằm phía dưới đường zero thì tín hiệu bán xuất hiện Những tín hiệu cảnh báo này thường xuất hiện rất trễ. Nếu sử dụng sự giao cắt của đường tín hiệu và đường MACD thì tín hiệu mua bán sẽ xuất hiện sớm và nhanh hơn. Tín hiệu mua: Xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía trên đường tín hiệu của MACD. 59
  68. Tín hiệu bán: xuất hiện khi đường MACD cắt và nằm phía dưới đường tín hiệu của MACD. Có 2 điều quan trọng nằm trong biểu đồ MACD: - Hội tụ: Biểu đồ MACD thu hẹp lại, điều này mang ý nghĩa là có sự thay đổi hướng đi của đường giá đang chậm lại. Đường MACD có khuynh hướng tiến gần với đường tín hiệu của MACD. - Phân kỳ: Biểu đồ MACD giãn ra hoặc là tăng độ cao ( không kể chiều âm hay dương), điều này mang ý nghĩa làm cho hướng đi của xu hướng giá tăng lên nhanh và chắc chắn. Khi đường giá di chuyển theo xu hướng giá một cách mạnh mẽ thì biểu đồ MACD sẽ tăng độ cao. Khi biểu đồ MACD không tăng độ cao nữa hoặc nó bắt đầu co rút lại thì thị trường lúc đó có khuynh hướng suy giảm nhẹ và cảnh báo có nhiều khả năng đường giá sẽ có đảo chiều trong thời gian sắp tới. c. RSI (Relative Strength Index) Chỉ số RSI giải quyết vấn đề của những dịch chuyển bất thường và giải quyết nhu cầu về một biên độ giới hạn trên và dưới không đổi. Chỉ số RSI được xác định theo công thức sau: RSI = 100 - 100/(1+RS) RS = Trung bình giá đóng cửa tăng của x ngày/Trung bình giá đóng cửa giảm của x ngày 60
  69. Biểu đồ 27: Biểu đồ giá của cổ phiếu BFC và đường RSI Nguồn: fireant.vn - Tín hiệu thông dụng: RSI > 70 => Vùng quá mua RSI Vùng quá bán - Sử dụng hiệu quả nhất là khi giá đang đi ngang và có đỉnh đáy xác định. d. Fibonacci. Dãy số 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55, 89, 144 sáng tạo bởi nhà toán học Leonardo Pasino (Fibonacci). - Mỗi số sau được tính bằng tổng hai số liên tiếp phía trước - Bỏ qua 4 số đầu tiên, tỷ lệ của bất kỳ của con số nào với con số kế tiếp ngay sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.618 - Lấy 1 số bất kỳ chia cho số kế tiếp của số kế tiếp sau nó, tỷ lệ sẽ là 0.382 - 0.618 và 0.382 gọi là tỷ lệ vàng trong dãy Fibonacci Fibonacci trong phân tích kỹ thuật có nhiều dạng nhưng thường được dùng nhiều nhất là Fibonacci Retracement (Fibonacci thoái lui), Fibonacci Projection (Fibonacci mở rộng). 61
  70. Fibonacci Retracement Fibonacci Retracement được dùng để xác định các vùng đảo chiều mà thị trường sẽ chấm dứt quá trình điều chỉnh hay hồi phục kỹ thuật (Retracement hay Pullback). Phản ứng của giá tại từng mức phản ánh tầm quan trọng của ngưỡng Fibonacci đó. Thường ngưỡng 38.2%, 50% và 61.8% là các ngưỡng mà giá có xu hướng đảo ngược nhiều nhất nên được gọi là tỷ lệ vàng (golden ratio). Biểu đồ 28: Biểu đồ giá cổ phiếu CTG giai đoạn tháng 10/2015 – 5/2016 Nguồn: vietstock.vn Như đồ thị của mã CTG cho thấy ngưỡng 61.8% kết hợp với khoảng trống ngay trên đó đã hỗ trợ tốt cho CTG và giá đi lên mạnh từ ngưỡng này. Tương tự ngưỡng 38.2% hiện đang là ngưỡng hỗ trợ tạm thời cho giá. 62
  71. Fibonacci Projection. Biểu đồ 29: Biểu đồ giá DXG giai đoạn 6/2015 – 12/2015 Nguồn: fireant.vn Như biểu đồ ta có thể thấy giá của DXG có xu hướng biến động quanh các ngưỡng Fibonacci. Các mốc mạnh là 61.8% 100% và 161.8% . Trong đó mốc kháng cự 100% là mạnh nhất và thường sẽ xảy ra sự đảo chiều mạnh ở đây. Việc tính Fibonacci Projection để dự đoán đỉnh của sóng tăng rất quan trọng . Cách sử dụng Fibonacci Projection phải linh hoạt và kết hợp với các chỉ số khác cũng như kháng cự khác . Nếu các kháng cự khác cũng trùng với kháng cự do Fibonacci Expansion tạo ra thì kháng cự này trở nên mạnh mẽ hơn . e. Bollinger Band Bollinger Bands là công cụ kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn. Bollinger Bands là công cụ phân tích kỹ thuật có nhiều tác dụng và rất có giá trị cho nhà đầu tư. Dùng để xác định xu hướng và độ dao động của giá trong một giai đoạn nhất định. Công cụ này bao gồm 03 đường được thiết kế để bao quanh phần lớn hoạt động của giá một cổ phiếu. 63
  72. - Một đường trung bình ở giữa - Một đường bên trên (SMA cộng 2 standard deviations) - Một đường bên dưới (SMA trừ 2 standard deviations) Biểu đồ 30: Biểu đồ giá BFC giai đoạn 4/2016 – 4/2017 và Bollinger band Nguồn: fireant.vn - Đường giá xuống dải Bollinger dưới: tín hiệu mua được hình thành khi đường giá xuống và chạm dải Bollinger dưới thì khả năng bật lên lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện. - Đường giá lên dải Bollinger trên: tín hiệu bán được hình thành khi đường giá lên và chạm dải Bollinger trên thì khả năng bật xuống lại của đường giá sẽ có thể xuất hiện. - Dải Bollinger thu hẹp: dãy băng bollinger thu hẹp trước khi có biến động mạnh. f. Một số mẫu hình giá cổ phiếu phổ biến  Mô hình đảo chiều xu hướng. Điểm chung: - Sự tồn tại của xu hướng trước đó. - Sự phá vỡ xu hướng chính. - Mẫu hình càng lớn thì sự dịch chuyển của giá sau đó càng mạnh. 64
  73. - Các mẫu hình đỉnh thường tồn tại ngắn hơn và biến động mạnh hơn các mẫu hình đáy. - Các mẫu hình đáy thường có phạm vi dao động giá nhỏ và cần thời gian dài hơn để hình thành. - Khối lượng giao dịch thường quan trọng hơn ở xu hướng giá lên.  HìnhMô hình 3: Mô vai hình – đ ầvaiu – –vai: đầu - vai - Xu hướng giá đang là tăng. - Khối lượng tại “đầu” thấp hơn “vai trái”. Khối lượng tại “vai phải” thấp hơn đáng kể so với 2 đỉnh trước. - Khối lượng tăng tại điểm phá vỡ đường viền cổ. - Xem xét điều chỉnh các mục tiêu giá. Nguồn: vietstock.vn Biểu đồ 31: Biểu đồ VN-INDEX giai đoạn 2008 – 2012 Nguồn: FPTS Đỉnh đầu vai là một hình mẫu kỹ thuật hết sức phổ biến đối với những nhà đầu tư vì nó là một hình mẫu kỹ thuật đáng tin cậy nhất trong tất cả những hình mẫu kỹ thuật 65
  74. được trình bày trong đề tài nghiên cứu này, đồng thời nó cũng thường được nhận ra một cách dễ dàng. Những nhà phân tích kỹ thuật ít kinh nghiệm thường mắc lỗi đối với hình mẫu kỹ thuật này vì họ nhận thấy nó xuất hiện khá phổ biến trên biểu đồ. Những nhà phân tích kỹ thuật chuyên nghiệp thường nhận biết hình mẫu kỹ thuật này thông qua những biến cố thực sự. Đỉnh đầu vai là loại hình mẫu kỹ thuật đảo ngược xu thế của thị trường. Nó là dấu hiệu quan trọng đánh dấu sự đảo chiều của xu thế biến động giá chứng khoán từ xu thế tăng giá chuyển thành xu thế giảm giá. Hình mẫu kỹ thuật đỉnh đầu vai thực ra là sự mô phỏng theo hình dáng đầu và hai vai của con người, hình mẫu gồm ba đỉnh cao nhọn được tạo bởi ba điểm khôi phục - tăng giá trở lại sau khi giá giảm trong sự biến động của giá chứng khoán. Đỉnh đầu tiên – vai trái – xuấn hiện khi giá chứng khoán tăng đạt tới đỉnh của nó và sau đó giảm xuống. Đỉnh thứ hai – cái đầu - xảy ra khi giá chứng khoán tăng lên đến một đỉnh cao mới cao hơn đỉnh của vai trái rồi sau đó lại giảm xuống. Đỉnh thứ ba – vai phải – xuất hiện khi giá chứng khoán tăng một lần nữa nhưng không cao bằng đỉnh thứ hai, rồi lại giảm xuống sau khi đã đạt được đỉnh của nó. Đỉnh của hai “vai” chắc chắn sẽ thấp hơn đỉnh của “đầu”. Trong mô hình phân tích cổ điển thì hai đỉnh của hai vai phải cân bằng với nhau nhưng điều quan trọng nhất quyết định của mô hình này đó chính là đường nối hai đáy của hai vai gọi là đường “vòng cổ” – neckline – mô hình sẽ bị phá vỡ khi đường vòng cổ bị xuyên chéo bởi giá chứng khoán và giá chứng khoán tiếp tục giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline – các chuyên viên Phân tích kỹ thuật cho rằng mô hình không được khẳng định là đúng cho tới khi giá chứng khoán giảm xuống dưới đường “vòng cổ” – neckline. 66
  75.  Mẫu hình hai đáy: Hình 4: Mô hình hai đáy Nguồn: Topstockresearch.com Mô hình hai đáy hình thành khi giá tạo thành hai điểm đáy liên tiếp trên cùng một đồ thị. Mô hình này chỉ hoàn thiện khi giá tăng vượt qua điểm bắt đầu hình thành đáy thứ hai (tức là vượt qua đường Neckline sau khi đã chạm đến đáy thứ hai). Mô hình hai đáy là thời kỳ chuyển đổi xu thế giảm giá thành xu thế tăng giá, nó mang tính đảo chiều. Có điều là mô hình này tương đối dễ nhận ra nên cũng rất dễ nhầm do đó nhà đầu tư nên cẩn thận khi quyết định tham gia trong thời kỳ này. Thực tế thống kê cho thấy nếu nhà đầu tư nóng vội tham gia ngay từ đầu thì xác xuất thất bại là 64% còn nếu họ cố gắng đợi đến khi xuất hiện "breakout" (đảo chiều) thật sự thì xác xuất thất bại chỉ còn 3%. Để có thể nhận diện chính xác mô hình, nhà đầu tư nên chú ý đến một số vấn đề: đáy thứ hai không nên xuống vượt quá đáy thứ nhất; khoảng thời gian giữa hai đáy cũng là một dấu hiệu quan trọng - thời gian càng dài thì độ chính xác càng cao - ít nhất phải là một tháng và có thể kéo dài nhiều tháng.  Mẫu hình củng cố xu hướng Điểm chung: - Sự tồn tại của xu hướng trước đó. - Thanh khoán sụt giảm trong quá trình hình thành mẫu hình. - Thanh khoản gia tăng mạnh tại điểm bứt phá. 67
  76. - Thời gian thiết lập các mẫu hình củng cố xu hướng thường ngắn hơn các mẫu hình đảo chiều.  Mẫu hình tam giác cân Hình 5: Mô hình tam giác cân Nguồn: learning.stockbiz.vn Mô hình tam giác hướng lên nhìn chung được coi là một dạng mô hình trung gian mang tính củng cố hay báo hiệu sự tiếp tục xu thế hiện tại của thị trường. Tuy nhiên đôi khi nó cũng mang tính đảo ngược. Thường thì mô hình này cần ít hơn ba tháng để hoàn thiện và khi xuất hiện thường kèm theo sự gia tăng của khối lượng giao dịch. Với mô hình này ta có thể nhận thấy sự hội tụ của hai đường kháng cự và hỗ trợ thể hiện bằng sự thu hẹp khoảng cách giữa các đỉnh và các đáy của thị trường, kéo dài hai đường kháng cự và hỗ trợ chúng sẽ cắt nhau ở đỉnh tam giác ở phía phải đồ thị. Đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên cho thấy các mức giá cao có xu thế giữ nguyên còn các mức giá thấp nhất lại có xu thế tăng dần lên, điều này cũng có nghĩa là người mua có động cơ mạnh hơn người bán. “Breakout” (break-out có nghĩa là điểm xuất hiện sự đảo chiều của xu thế thị trường, ở đây sẽ dùng nguyên văn tiếng Anh) sẽ xuất hiện ở khoảng giữa điểm 2/3 và 3/4 chiều ngang của mô hình (tính từ điểm bắt đầu mô hình đến điểm cắt nhau của hai đường kháng cự và hỗ trợ)."Breakout" phá vỡ đường kháng cự sẽ chứng tỏ mô hình mang tính củng cố còn nếu phá vỡ đường hỗ trợ sẽ chỉ ra rằng mô hình mang tính đảo 68
  77. chiều. Có một cách để ước lượng mức giá mục tiêu thấp nhất mà sự đột phá ra ngoài mô hình này có thể đạt tới là xác định mức giá của điểm giao nhau dự kiến của hai đường kháng cự và hỗ trợ kéo dài. Tiếp đó ta đo chiều cao của mô hình tam giác tức là khoảng cách (đo theo chiều thẳng đứng) giữa điểm cao nhất của đường kháng cự và điểm thấp nhất của đường hỗ trợ, rồi cộng khoảng này vào mức giá của giao điểm vừa đo ở trên nếu là "breakout" hướng lên và sẽ lấy mức giá của giao điểm trừ đi khoảng này nếu là "breakout" hướng xuống. g. Mối quan hệ giữa giá và khối lượng. - Khối lượng giao dịch là số lượng chứng khoán được giao dịch trong khoảng thời gian ta xem xét. - Vai trò của khối lượng giao dịch: Đo lường tính thanh khoản. Sử dụng như một chỉ báo xác nhận về sự phá vỡ, xu hướng, tích lũy, phân phối Quy tắc diễn giải chung: Giá Khối lƣợng Thị trƣờng Tăng Tăng Mạnh Tăng Giảm Tín hiệu cảnh báo Giảm Tăng Mạnh (xu hướng giảm mạnh) Giảm Giảm Tín hiệu cảnh báo - Sự tương quan giữa xu hướng và khối lượng. Giá đang tăng + Khối lượng tăng cho thấy xu hướng thị trường mạnh. + Khối lượng giảm làm cho khó khẳng định xu hướng của thị trường, nên cần phân tích thêm các yếu tố khác. Giá đang giảm + Khối lượng tăng dẫn đến xu hướng mạnh 69
  78. + Khối lượng giảm sẽ làm cho việc xác định xu hướng gặp khó khăn, và cần phải phân tích thêm các yếu tố khác. 3.2.2. Tâm lý của nhà đầu tư. Khi áp dụng các phương pháp kỹ thuật thì một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến việc ra quyết định đầu tư hay không còn phải dựa vào tâm lý của các nhà đầu tư vào thời điểm đó. Theo thuyết lòng tin về giá cổ phiếu, yếu tố căn bản trong biến động của giá cổ phiếu là sự tăng hay giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với tương lai của giá cổ phiếu, của lợi nhuận DN và của lợi tức cổ phần. Vào bất cứ thời điểm nào, trên thị trường cũng xuất hiện 2 nhóm người: nhóm người lạc quan và nhóm người bi quan. Khi số tiền do người lạc quan đầu tư chiếm nhiều hơn, thị trường sẽ tăng giá và khi số tiền bán ra của người bi quan nhiều hơn, thị trường sẽ hạ giá. Tỷ lệ giữa 2 nhóm người này sẽ thay đổi tuỳ theo cách diễn giải của họ về thông tin, cả về chính trị lẫn kinh doanh, cũng như những đánh giá của họ về nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng. Chính vì thế, cùng một loại chứng khoán, có người cho rằng, xấu quá cần phải bán đi, nhưng ngược lại có người cho rằng, tương lai của nó rất sáng lạn cần phải mua vào. Điều này cũng lý giải tại sao trên TTCK lúc nào cũng có người mua, người bán. Ngoài ra, các hành động lũng đoạn, tung tin đồn nhảm, các biện pháp kỹ thuật của nhà điều hành thị trường, ý kiến của các nhà phân tích cũng có thể khiến thị giá cổ phiếu biến động. 70
  79. CHƢƠNG 4: Phân tích thực tế  Tóm tắt tình hình cổ phiếu VNM trong 11 tháng của năm 2016. Biểu đồ 32: Diễn biến chỉ số giá của VNM và VN-Index Nguồn: FPTS SCIC công bố chào bán 130,630,680 cổ phần tương ứng 9% vốn điều lệ của VNM. Hiện tại đại diện SCIC cho biết, chưa có bất kỳ lời đề nghị chính thức mua lại số cổ phần từ bên nào. Giá đặt mua không thấp hơn giá khởi điểm và giá sàn của VNM vào ngày chào bán 2/12/2016 (dựa trên giá đóng cửa ngày 1/12/2016).  Tình hình kinh doanh của công ty Vinamilk trong năm 2016 Bảng 3: Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 Nguồn: FPTS 71
  80. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm 2016 vẫn đạt mức tăng trưởng cao, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của VNM lần lượt là 17.54% và 27.97% so với cùng kỳ 2015. Doanh thu 9 tháng đầu năm 2016 tăng do tăng sản lượng bán. Góp phần làm LNST tăng. Bảng 4: So sánh ROE và ROA của VNM từ 2010 - 2016 Nguồn: FPTS ROE và ROA có xu hướng được cải thiện trở lại kể từ năm 2014. Rủi ro từ giá sữa NVL tăng được dự báo không xảy ra vào 3-5 năm tới. Rủi ro lớn nhất ảnh hưởng đến lợi nhuận của VNM là giá sữa nguyên liệu, theo bà Mai Kiều Liên, giá sữa nguyên liệu sẽ khó tăng lên lại đỉnh năm 2014 trong vòng 3-5 năm nữa. Tốc độ tăng trưởng trong 3 năm tới khoảng 8%/năm. Động lực chính cho sự tăng trưởng này sẽ đến từ: (i) triển vọng còn rất lớn của thị trường nội địa khi mức tiêu thụ sữa bình quân đầu người còn thấp so với các nước trong khu vực, (ii) sự gia tăng thị phần, đặc biệt ở thị trường nông thôn, và (iii) việc mở rộng các thị trường xuất khẩu. Biểu đồ 33: Kết quả kinh doanh của VNM Nguồn: VNM 72
  81. Từ năm 2012 đến năm 2016, tăng trưởng doanh thu thuần hợp nhất của VNM có xu hướng giảm. Do quy mô doanh thu lớn, tính trên giá trị tuyệt đối, doanh thu của VNM tăng đều khoảng 5,000 tỷ đồng/năm. Về cơ cấu doanh thu, chủ yếu đến từ mảng sữa chiếm trên 95%, còn lại đến từ nước giải khát, kem, pho mai. Trong đó, thị trường nội địa chiếm khoảng 80% doanh thu và xuất khẩu chiếm 20%. Mức độ đóng góp vào doanh thu từ thị trường nội địa giảm dần, thị trường xuất khẩu tăng dần. Trong đó, nhu cầu thị trường trong nước tăng chủ yếu đến từ vùng nông thôn. Bảng 5: Doanh thu từ nội địa và xuất khẩu trong năm 2010 - 2015 Nguồn: VNM Về mạng lưới bán hàng, VNM có mạng lưới rộng khắp cả nước, chỉ đứng sau quy mô mạng lưới của Masan. Năm 2015, kênh bán hàng truyền thống mang lại 85% doanh thu, kênh bán hàng hiện đại mang lại 15% doanh thu. Ở kênh truyền thống, VNM có 243 nhà phân phối độc quyền từ đó phân phối đến các điểm bán lẻ trong khu vực địa lý của mình. Ở kênh hiện đại, ngoài siêu thị và cửa hàng tiện lợi, VNM còn có khoảng 200 VNM Shop. Biểu đồ 34: Giá nguyên liệu sữa bột Nguồn: FPTS 73