Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam

pdf 61 trang thiennha21 15/04/2022 5110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_buoc_dau_nghien_cuu_phan_loai_chi_mat_sa_meliosma.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bước đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam

  1. km TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH – KTNN NGUYỄN NGỌC HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI MẬT SẠ (MELIOSMA BLUME) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Hà Nội, 2019
  2. TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN NGỌC HUYỀN BƢỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI CHI MẬT SẠ (MELIOSMA BLUME) Ở VIỆT NAM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Thực vật học Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HÀ MINH TÂM Hà Nội, 2019
  3. LỜI CẢM ƠN Trong quá trình làm khóa luận, tôi đã nhận đƣợc sự hƣớng dẫn và giúp đỡ của TS. Hà Minh Tâm. Nhân dịp này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến thầy. Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ phòng Thực vật học, viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật (viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); bộ môn Thực vật học, khoa Sinh, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học quốc gia Hà Nội); phòng tiêu bản Thực vật, viện Dƣợc liệu (Bộ Y tế) đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài trƣờng. Nhân dịp này, tôi xin trân trọng cảm ơn bộ môn Thực vật và Ban chủ nhiệm khoa Sinh-KTNN, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2; đặc biệt là sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè trong suốt thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGUYỄN NGỌC HUYỀN
  4. LỜI CAM ĐOAN Để đảm bảo tính trung thực của khóa luận, tôi xin cam đoan: Khóa luận “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, đƣợc thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Hà Minh Tâm. Các kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chƣa đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào trƣớc đây. Hà Nội, tháng 5 năm 2019 Sinh viên NGUYỄN NGỌC HUYỀN
  5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 1 4. Điểm mới của đề tài (nếu có) 2 5. Bố cục của khóa luận 2 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Trên thế giới 3 1.2. Ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu 8 2.2. Phạm vi nghiên cứu 8 2. 3. Thời gian nghiên cứu 8 2. 4. Nội dung nghiên cứu 8 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 9 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 12 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam 12 3.2. Đặc điểm phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam 12 3.2.1. Dạng sống 13 3.2.2. Lá 13 3.2.3. Cụm hoa 13 3.2.4. Hoa 13
  6. 3.2.5. Quả và hạt 14 3. 3. Khoá định loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam 14 3.4.2. Meliosma clemensiorum Merr. 1938. - Mật sạ clemens 17 3.4.3. Meliosma coriacea Merr. 1942. - Mật sạ dai 18 3.4.4. Meliosma dolichobotrys Merr. 1938. - Mật sạ chùm dài 18 3.4.5. Meliosma henryi Diels, 1900. - Phiên hạch 20 3.4.6. Meliosma lepidota Blume, 1849 22 3.4.7. Meliosma nana J. E. Vidal, 1960.- Nga ốt 24 3.4.8. Meliosma ochracea J. E. Vidal, 1960. - Mật sạ đồng nai 25 3.4.9. Meliosma pakhaensis Gagnep. 1952. - Mật sạ bắc hà 27 3.4.10. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 1921 - Mật sạ nghèo 28 3.4.11. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 1842 - Mật sạ lá lông chim 30 3.4.12. Meliosma simang Gagnep. 1952. - Si mang 32 3.4.13. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. 1842. - Mật sạ lá đơn 33 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO 39 PHỤ LỤC
  7. DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH Bảng 3.1. Giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam 37 Hình 1. Meliosma caudata Merr. 16 Hình 2. Meliosma dolichobotrys Merr. 19 Hình 3. Meliosma henryi Diels 21 Hình 4. Meliosma lepidota ssp. dumicola - Meliosma lepidota ssp. longipes - Meliosma lepidota ssp. squamulata. 23 Hình 5. Meliosma nana J. E. Vidal 25 Hình 6. Meliosma ochracea J. E. Vidal 26 Hình 7. Meliosma pakhaensis Gagnep. 28 Hình 8. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 29 Hình 9. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 31 Hình 10. Meliosma simang Gagnep. 33 Hình 11. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. 35
  8. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chi Mật sạ (Meliosma Blume), còn gọi là Cọ phèn, Sơn vôi thuộc họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 13 loài, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên. Trong số đó, nhiều loài là đặc hữu của Việt Nam. Tuy số lƣợng không lớn, nhƣng các loài thuộc chi này có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng và về mặt thực tiễn, hầu hết các loài đều cho gỗ cứng, một số loài cho dầu béo. Cho nên, bên cạnh giá trị về khoa học, chi này còn có giá trị về kinh tế. Cho đến nay, ở nƣớc ta đã có một số công trình đề cập đến phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) nhƣng vẫn chƣa đầy đủ và có hệ thống, một số thông tin thiếu cập nhật. Do đó, nhằm góp phần cung cấp cơ sở dữ liệu cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam về chi Mật sạ và cho các nghiên cứu có liên quan, tôi đã chọn đề tài: “Bƣớc đầu nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam”. 2. Mục đích nghiên cứu Hoàn thành công trình khoa học về phân loại chi và giá trị tài nguyên chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam một cách có hệ thống, làm cơ sở dữ liệu cho việc nghiên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae Blume), phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, tái bản Sách đỏ Việt Nam và cho những nghiên cứu có liên quan. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn – Ý nghĩa khoa học: Bổ sung kiến thức cho chuyên ngành phân loại thực vật và cơ sở dữ liệu cho những nghiên cứu sau này về chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. – Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả của đề tài phục vụ trực tiếp cho việc nhận biết và sử dụng các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam; cung cấp dữ liệu phục vụ cho việc soạn thảo Thực vật chí Việt Nam về chi 1
  9. Mật sạ (Meliosma Blume) cũng nhƣ về họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) ở Việt Nam. 4. Điểm mới của đề tài (nếu có) Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam tiến hành phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam một cách đầy đủ và có hệ thống, giúp cho việc tra cứu thông tin một cách đầy đủ, nhanh chóng và chính xác. 5. Bố cục của khóa luận Gồm 41 trang, 11 hình vẽ, 24 ảnh minh họa, 1 bản đồ, 1 bảng giá trị sử dụng, 1 bảng đƣợc chia thành các phần chính nhƣ sau: Mở đầu (2 trang), chƣơng 1 (Tổng quan tài liệu: 5 trang), chƣơng 2 (Đối tƣợng, phạm vi, thời gian và phƣơng pháp nghiên cứu: 4 trang), chƣơng 3 (Kết quả nghiên cứu: 33 trang), kết luận và kiến nghị: 1 trang, tài liệu tham khảo: 35 tài liệu (3 trang); bảng tra tên khoa học và tên Việt Nam, bảng nhận biết nhanh các loài và các phụ lục khác. 2
  10. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Trên thế giới Chi Mật sạ (Meliosma) đƣợc Blume công bố năm 1823 trong công trình Cat. Gew. Buitenzong. Năm (1849) [28], C. L. Blume trong công trình “Rumphia” đã mô tả chi tiết chi Meliosma và 4 loài thuộc chi này đó là Meliosma angulata, Meliosma lepidota, Meliosma lanceolata, Meliosma nitida; cùng với thông tin của một số phân loài. Đồng thời xếp chi Meliosma vào phân họ Meliosmeae thuộc họ Sabiaceae. Bentham & Hooker (1862) [29] khi xây dựng hệ thống phân loại cho họ Sabiaceae đã mô tả chi Meliosma và cung cấp một số thông tin về sự phân bố của chi này trên thế giới. C. F. van Beusekom (1971) [11] trong tác phẩm “Blumea 19” đã xếp chi Meliosma vào họ Sabiaceae, ngoài bản mô tả chi, tác giả đã mô tả 15 loài thuộc chi này kèm theo một số hình vẽ. Trong 15 loài này có 5 loài ở Việt Nam. Takhtajan Armen L. (1997) [18] trong công trình nghiên cứu của mình đã xếp Meliosma vào phân họ Meliosmoideae và nằm trong họ Sabiaceae. Quan điểm này đƣợc tác giả nhắc lại trong công trình Flowering Plants năm 2009 [19]. Gần Việt Nam, một số công trình Thực vật chí ở các nƣớc trong khu vực cũng nghiên cứu phân loại chi Meliosma nhƣ: C. A. Backer, D. Sc. (1965) [9] đã mô tả chi Meliosma và 6 loài thuộc chi này trong công trình “Flora of Java” ở Inđônêxia. Wu Young-fen & Law Yuh-wu (1985) [25] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại chi Meliosma với 27 loài là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma parvifolia, Meliosma flexuosa, Meliosma myriantha, Meliosma paupera, Meliosma bifida, Meliosma thomsonii, Meliosma thorelii, Meliosma simplicifolia, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma dumicola, Meliosma henryi, Meliosma callicarpaefolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma 3
  11. rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustigolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma pinnata, Meliosma araottiana, Meliosma kirkii, Meliosma glandulosa, Meliosma oldhamii. Trong đó có 4 loài ở Việt Nam đó là: Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henryi, Meliosma pinnata. Wu Cheng – yih et Chen Cheih, Chen Shu – kun , trong "Flora Yunnanica" năm 1986 [20] , đã mô tả chi tiết kèm một số hình ảnh minh họa của 22 loài, đó là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma thomsonii, Meliosma velutina, Meliosma laui, Meliosma thorelii, Meliosma dumicola, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma xichouensis, Meliosma mannii, Meliosma rigida, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma arnotiiana, Meliosma wallichii, Meliosma oldhamii, Meliosma alba, Meliosma veitchiorum và có 2 loài ở Việt Nam, đó là Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia. Đồng thời, tác giả đã xây dựng khóa định loại cho chi này. C.F. van Beusekom & Th.P.M. van de Water (1989) [10] đã nghiên cứu phân loại chi Meliosma ở khu vực Malesian trong “Flora Malesiana Vol. 10, part 4” , tác giả đã mô tả đặc điểm chi, xây dựng khóa định loại và mô tả 8 loài là: Meliosma lepidota, Meliosma simplicifolia, Meliosma sumatrana, Meliosma lanceolata, Meliosma hirsuta, Meliosma pinnata, Meliosma sarawakensis, Meliosma lanceolata f. Nervosa, Meliosma rufo-pilosa.Trong đó có 3 loài ở Việt Nam đó là: Meliosma pinnata, Meliosma lepidota, Meliosma simplicifolia. Bên cạnh việc cung cấp các thông tin về danh pháp, đặc điểm phân bố, sinh thái, tác giả còn cung cấp thông tin về giá trị sử dụng của các loài. F. S. P. NG, D. Phil năm 1989 [12], trong công trình "Tree flora of Malaya" đã mô tả 6 loài, đó là: Meliosma lanceolata, Meliosma lepidota, M pinnata, Meliosma rufo-pilosa, Meliosma simplicifolia, Meliosma sumatrana. Trong đó có 3 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma lepidota, M pinnata, Meliosma simplicifolia và có hình vẽ cho loài Meliosma sumatrana. 4
  12. Huang Tseng – Chieng năm 1993 [14], khi nghiên cứu phân loại thực vật ở Taiwan đã mô tả chi Meliosma và 4 loài thuộc chi này, đó là Meliosma callicarpaefolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma rigida, Meliosma squamulata. Wu Zhengyi and Peter H. Raven (1994) [21] trong công trình "Flora of China Illustrations" đã vẽ hình cành mang hoa, lá, nhị, nhụy, quả cho 20 loài thuộc chi Meliosma, đó là: Meliosmadilleniifolia, Meliosma parvifora, Meliosma thorelii, Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma bifida, Meliosma squamulata, Meliosma henryi, Meliosma callicarpifolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma rhoifolis, Meliosma kirkii, Meliosma veitchiorum, Meliosma oldhami, Meliosma alba. Trong đó có 3 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henryi. Lixiu Guo & Anthony R. Brach (2008) [16] khi nghiên cứu hệ thực vật Trung Quốc đã xây dựng hệ thống phân loại chi Meliosma với 29 loài là: Meliosma dilleniifolia, Meliosma cuneifolia, Meliosma parvifora, Meliosma flexuosa, Meliosma myriantha, Meliosma paupera, Meliosma bifida, Meliosma thomsonii, Meliosma thorelii, Meliosma simplicifolia, Meliosma longipes, Meliosma squamulata, Meliosma dumicola, Meliosma henry, Meliosma callicarpifolia, Meliosma laui, Meliosma velutina, Meliosma rigida, Meliosma fordii, Meliosma yunnanensis, Meliosma angustifolia, Meliosma rhoifolia, Meliosma pinnata, Meliosma arnottiana, Meliosma kirkii, Meliosma glandulosa, Meliosma alba, Meliosma veitchiorum. Trong đó 4 loài có ở Việt Nam là: Meliosma pinnata, Meliosma paupera, Meliosma simplicifolia, Meliosma henry. 1.2. Ở Việt Nam Ở Việt Nam đã có những công trình nguyên cứu họ Thanh phong (Sabiaceae Blume) và chi Mật sạ (Meliosma Blume) nhƣng còn rất ít. Ngƣời đầu tiên nghiên cứu về chi Meliosma là nhà thực vật học ngƣời Pháp L. Pierre. Trong công trình Thực vật rừng Nam bộ (Flore forestière de la Cochinchine) công bố năm 1897 [24], tác giả đã công bố loài Meliosma 5
  13. cambodiana (nay đƣợc xác định là tên đồng nghĩa của phân loài Meliosma simplicifolia ssp. fordii (Forb. & Hemsl) Beusekom). Lecomte (1908) [23] trong “Thực vật chí đại cƣơng Đông Dƣơng đã mô tả, xây dựng khóa định loại, cung cấp thông tin và danh pháp, phân bố, sinh thái cho 2 loài và 3 phân loài thuộc chi Mật sạ trong đó có 1 loài (Meliosma coriacea) ở Việt Nam. Năm 1960, F. Gagnepain và J. E. Vidal [22] trong công trình “Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam”, đã mô tả và xây dựng khóa định loại, đặc điểm phân bố, sinh thái, giá trị sử dụng của các loài kèm hình ảnh minh họa cho 30 loài trong đó có 12 loài ở Việt Nam, đó là: Meliosma caudata, Meliosma clemensiorum, Meliosma coriacea, Meliosma dolichobotrys, Meliosma thorelii, Meliosma nana, Meliosma ochracea, Meliosma pakhaensis, Meliosma paupera, Meliosma microcarpa v. microcarpa, Meliosma simang, Meliosma kontumensis. Trong đó loài Meliosma thorelii là tên đồng nghĩa với Meliosma henryi ; loài Meliosma microcarpa v. microcarpa là tên đồng nghĩa với Meliosma pinnata ; loài Meliosma kontumensis là tên đồng nghĩa với Meliosma simplicifolia. Đặc biệt J. E. Vidal công bố 2 loài ở Việt Nam là : Meliosma nana và Meliosma ochracea. Trần Hợp năm 1971 [5], trong tác phẩm "Tài nguyên cây gỗ Việt Nam" đã mô tả giá trị sử dụng và đặc điểm của 2 loài, đó là : Meliosma henryi và Meliosma pinnata. Có hình vẽ minh họa cho cả 2 loài này. Võ Văn Chi trong "Từ điển cây thuốc Việt Nam", tập 2, năm 1997 [4] đã mô tả đặc điểm nhận dạng và giá trị sử dụng kèm hình vẽ của 2 loài, đó là: Meliosma henryi, Meliosma simplicifolia. Phạm Hoàng Hộ [7] trong “Cây cỏ Việt Nam” tập 2 năm 2003 ,đã cung cấp đặc điểm nhận biết và hình vẽ của các loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam, đó là: Meliosma henry, Meliosma paupera, Meliosma pinnata, Meliosma simplicifolia. Tuy trong công trình “Cây cỏ Việt Nam” còn một số hạn chế nhƣ: Bản mô tả còn sơ sài, không có tài liệu trích dẫn, không có mẫu nghiên cứu, nhƣng cho đến nay, đây là tài liệu quan trọng cho việc định loại sơ bộ các loài thực vật ở Việt Nam. 6
  14. Nguyễn Hữu Hiến (2003) [6] đã xây dựng danh lục, chỉnh lý tên khoa học, cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh thái và giá trị tài nguyên cho 13 loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam, đó là: Meliosma caudate, Meliosma clemensiorum, Meliosma dolichobotrys, Meliosma henry, Meliosma lepidota, Meliosma nana, Meliosma ochracea, Meliosma pakhaensis, Meliosma pauper, Meliosma pinnata, Meliosma simang và Meliosma simplicifolia. 7
  15. CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, THỜI GIAN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Gồm tất cả các taxon thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở là tƣ liệu và mẫu nghiên cứu đƣợc lƣu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội (HNU). Tổng số mẫu nghiên cứu là 21 số hiệu mẫu và hơn 60 tiêu bản. Việc phân tích mẫu vật đƣợc tiến hành tại phòng tiêu bản thực vật (Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật), phòng tiêu bản thực vật (đại học Khoa học tự nhiên, đại học Quốc gia Hà Nội). Ngoài ra, tôi còn nghiên cứu thêm các ảnh chụp mẫu vật từ các chuyên gia phân loại và ảnh trên Internet. Ngoài ra, nếu điều kiện cho phép sẽ nghiên cứu thêm mẫu ở các phòng tiêu bản thực vật tại PTB thực vật Viện Sinh học nhiệt đới – Tp. Hồ Chí Minh (HM), Viện Dƣợc liệu (HNPM), Viện điều tra quy hoạch rừng (HNF), trƣờng Đại học Dƣợc khoa Hà Nội (HNIP). 2.2. Phạm vi nghiên cứu Khắp cả nƣớc. 2.3. Thời gian nghiên cứu Từ tháng 4/2016 - 5/2019. 2.4. Nội dung nghiên cứu Phân tích các hệ thống phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) trên thế giới, từ đó lựa chọn hệ thống phù hợp để sắp xếp chi và các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. Xây dựng bản mô tả các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. Xây dựng khoá định loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. 8
  16. Tìm hiểu giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam. 2.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume), chúng tôi sử dụng phƣơng pháp Hình thái so sánh theo Nguyễn Nghĩa Thìn, 2007 [8]. Đây là phƣơng pháp cổ điển nhƣng cho tới nay vẫn là phƣơng pháp chính và phổ biến nhất. Phƣơng pháp này dựa trên đặc điểm cấu tạo bên ngoài các cơ quan của thực vật, quan trọng nhất là cơ quan sinh sản vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi bởi tác động của môi trƣờng. Việc so sánh dựa trên nguyên tắc chỉ so sánh các cơ quan tƣơng ứng với nhau trong cùng một giai đoạn phát triển (cây trƣởng thành so sánh với cây trƣởng thành, nụ so sánh với nụ, hoa so sánh với hoa, ). Để làm tốt phƣơng pháp nghiên cứu hình thái so sánh, cần tiến hành đồng thời cả 2 công tác là ngoại nghiệp và nội nghiệp. Công tác ngoại nghiệp: Đƣợc thực hiện trong các chuyến đi thực địa nhằm thu thập mẫu vật, chụp ảnh, quan sát và ghi chép các đặc điểm của mẫu ở trạng thái tƣơi, quan sát về phân bố, môi trƣờng sống và các đặc điểm khác. Công tác nội nghiệp: Đƣợc tiến hành trong phòng thí nghiệm, bao gồm việc xử lý, phân tích và bảo quản mẫu vật. Tại đây, các mẫu vật đƣợc phân tích, chụp ảnh, vẽ hình và mô tả, sau đó dựa vào các bản mô tả gốc và mẫu vật chuẩn (nếu có), các chuyên khảo, các bộ thực vật chí (nhất là của Việt Nam và các nƣớc lân cận) để phân tích, so sánh và định loại. Việc nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) đƣợc tiến hành theo các bƣớc nhƣ sau: Bƣớc 1: Tổng hợp, phân tích các tài liệu trong và ngoài nƣớc về chi Mật sạ (Meliosama Blume). Từ đó lựa chọn hệ thống phân loại phù hợp với việc phân loại chi này ở Việt Nam. Bƣớc 2: Phân tích, định loại các mẫu vật thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) hiện có. 9
  17. Bƣớc 3: Tham gia các chuyến điều tra, nghiên cứu thực địa để thu thêm mẫu, tìm hiểu thêm về sinh thái học, sự phân bố và các thông tin có liên quan khác. Bƣớc 4: Tổng hợp kết quả nghiên cứu, mô tả các đặc điểm chung của chi, xây dựng khoá định loại, mô tả các phân chi và các loài, chỉnh lý phần danh pháp theo luật danh pháp quốc tế và cuối cùng hoàn chỉnh các nội dung khoa học khác của đề tài. - Soạn thảo chi và các loài dựa theo quy ƣớc quốc tế về soạn thảo thực vật và quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam, thứ tự nhƣ sau: Thứ tự soạn thảo chi: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, loài typ của chi, ghi chú (nếu có). Thứ tự soạn thảo loài và dưới loài: Tên khoa học chính thức kèm theo tên tác giả công bố tên gọi, tên Việt Nam thƣờng dùng, trích dẫn lại tên tác giả công bố tên khoa học, năm công bố, tài liệu công bố, số trang, tài liệu chính và các tài liệu ở Việt Nam đề cập đến, tên đồng nghĩa gốc (nếu có), các tên đồng nghĩa (nếu có), tên Việt Nam khác (nếu có), mô tả, địa điểm thu mẫu chuẩn (Loc. class.), mẫu vật chuẩn (Typus) kèm theo nơi bảo quản (theo quy ƣớc quốc tế), sinh học và sinh thái, phân bố, mẫu nghiên cứu, giá trị sử dụng, ghi chú (nếu có). – Cách mô tả: Mô tả liên tục những đặc điểm cơ bản theo nguyên tắc truyền tin ngắn gọn, theo trình tự từ cơ quan dinh dƣỡng (dạng sống, cành, lá, ) đến cơ quan sinh sản (cụm hoa, cấu trúc của hoa, quả, hạt). Để xây dựng bản mô tả cho một loài, chúng tôi tập hợp các số liệu đã phân tích về loài đó sau đó so sánh với tài liệu gốc, các chuyên khảo và mẫu typ (nếu có), từ đó xác định các tiêu chuẩn và dấu hiệu định loại cho loài. Bản mô tả chi đƣợc xây dựng trên cơ sở tập hợp các bản mô tả của các loài trong chi. Nếu bản mô tả này có sự khác biệt so với tài liệu gốc và các tài liệu khác 10
  18. (thƣờng do số loài trong chi ở mỗi tài liệu khác nhau), chúng tôi sẽ có những ghi chú bổ sung. – Xây dựng khoá định loại: Trong phạm vi của đề tài này, chúng tôi lựa chọn cách xây dựng khoá lƣỡng phân kiểu zic-zắc, cách làm đƣợc tiến hành nhƣ sau: Từ tập hợp các đặc điểm mô tả cho các taxon, chọn ra cặp các tập hợp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm (các đặc điểm đƣợc chọn phải ổn định, dễ nhận biết và thể hiện tính chất phân biệt giữa các taxon). Trong mỗi nhóm, lại tiếp tục chọn ra cặp đặc điểm đối lập và xếp chúng vào hai nhóm khác, cứ tiếp tục nhƣ vậy đến khi phân biệt hết các taxon. Danh pháp của các taxon đƣợc chỉnh lý theo luật danh pháp quốc tế hiện hành và theo Quy phạm soạn thảo thực vật chí Việt Nam [1]. 11
  19. CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống phân loại và vị trí chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam Sau khi phân tích các hệ thống phân loại chi Mật sạ và họ Thanh phong trong các công trình phân loại trên thế giới, nhƣ: Blume (1823, 1849), Bentham & Hooker (1862) và Takhtajan (1997, 2009), các công trình nghiên cứu họ Thanh phong ở Việt Nam nhƣ: Lecomte (1908), F. Gagnepain & J. E. Vidal (1960), Nguyễn Tiến Bân (1997), Nguyễn Hữu Hiến (2003), Phạm Hoàng Hộ (2003) và các công trình thực vật chí ở các nƣớc gần Việt Nam nhƣ: C. A. Backer, D. Sc. (1965), C. F. van Beusekom (1971), Tôi nhận thấy hệ thống phân loại chi Mật sạ là khá đồng nhất, phân loại chi này không có phân chi mà phân chia trực tiếp đến các loài. Trong công trình này, tôi lựa chọn hệ thống của Takhtajan (2009) để phân loại chi Mật sạ ở Việt Nam. Vì đây là hệ thống đƣợc kế thừa từ các hệ thống trƣớc đó, đƣợc hầu hết các tác giả sử dụng và phù hợp với việc sắp xếp các taxon ở Việt Nam. Trên cơ sở của hệ thống này, chi Mật sạ (Meliosma Blume) đƣợc xếp vào họ Thanh phong (Sabiaceae), bộ Thanh phong (Sabiales), phân lớp Hoa hồng (Rosidae) lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) hay còn gọi là lớp Hai lá mầm (Dicotyledonae), ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) hay còn gọi là ngành Hạt kín (Angiospermae). Theo đó, chi này ở Việt Nam có 13 loài. 3.2. Đặc điểm phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam Blume, 1823. Cat. Gew. Buitenzorg 10; Blume, 1849. Rumphia, 3: 196; Benth. & Hook. f. 1867. Gen. Pl. 1: 414; C. F. van Beusekom, 1971, Blumea, 19: 429; C.F. van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 690; Hua. Tse.-Chi., 1993. Fl. Taiw. 3: 611; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 18; Lecomte, 1908. Fl. Gen. Indoch. 1: 3; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 32; Wu Chen. et all, 1986. Fl. Yun. Nica, 4: 301; Y. F. Wu and Y. C. Law, 1985. Fl. Reip. Pop. Sin. 47(1): 96 - Mật sạ, Cọ phèn, Sơn vôi 12
  20. 3.2.1. Dạng sống Cây thƣờng xanh hoặc thỉnh thoảng rụng lá, sống lâu năm; thƣờng là cây gỗ nhỏ đến trung bình, cao tới 20 m, đôi khi dạng bụi (Meliosma caudata, Meliosma clemensiorum, Meliosma ochracea) hoặc bụi trƣờn (Meliosma nana). Cây phân nhiều cành. Cành mang hoa thƣờng có lỗ vỏ và sẹo lá mờ. Chồi non có nhiều lông. 3.2.2. Lá Đơn hay kép lông chim lẻ (Meliosma clemensiorum, Meliosma pinnata, Meliosma simang); mọc cách; kích thƣớc thay đổi ở các loài khác nhau. Lá chét (ở các loài có lá kép) mọc đối hoặc gần đối; mép lá và mép lá chét nguyên hoặc có răng cƣa thay đổi; gân lông chim, gân bên vấn hợp hoặc kết thúc tự do ở mép lá, gân mạng mờ; một số loài có tuyến (domatia) ở gốc gân bên. Cuống lá thƣờng dài, có lông hay không có lông, gốc thƣờng phồng và có đốt. 3.2.3. Cụm hoa Dạng chùm kép (chùy), mọc ở đỉnh cành, đôi khi mọc ở nách lá, phân nhánh đến 4 lần, thƣờng nhiều hoa, trục cụm hoa thƣờng có lỗ vỏ. Lá bắc nhỏ, thƣờng rụng sớm ở những nhánh dƣới cùng và tồn tại ở những nhánh phía đỉnh cụm hoa, không có lá bắc nhỏ. 3.2.4. Hoa Hoa lƣỡng tính, nhỏ, không có cuống hoặc có cuống ngắn, màu trắng, mẫu 5, đặc trưng bởi mỗi hoa chỉ có 2 nhị hữu thụ mọc đối diện và dính với gốc cánh hoa. Đài (3-)5, rời, nhỏ màu xanh, hình trứng hay tam giác tù đầu. Cánh hoa (3-)5, rời, màu trắng, hình trứng; 3 cánh hoa ngoài thƣờng không đều nhau; 2 cánh hoa bên trong nhỏ hơn, đối diện và dính với gốc của nhị sinh sản, nguyên hay chia 2 thùy. Tuyến mật hình vành khuyên, chia 5 thùy dạng răng không đều, đôi khi rất tiêu giảm hoặc không có. Nhị 5, rời, mọc đối diện với cánh hoa và dính với gốc cánh hoa; 2 nhị hữu thụ thƣờng màu vàng; chỉ nhị ngắn; bao phấn hình bầu dục hay hình cầu; trung đới lớn; 3 nhị bất thụ tiêu giảm thành vảy hoặc tuyến. Bộ nhụy thƣờng gồm 2(-3) lá noãn hợp thành bầu thƣợng 2(-3) ô hình cầu hoặc gần hình trứng, mỗi ô có (1-)2 noãn buông 13
  21. rủ hoặc vuông góc với giá noãn; vòi nhụy rõ; núm nhụy nhỏ, nguyên hoặc chia 2 thùy. 3.2.5. Quả và hạt Tất cả các loài đều có quả hạch, hình cầu hoặc gần hình cầu, nhỏ; vỏ quả ngoài mỏng và nhẵn; vỏ quả giữa nạc; vỏ quả trong hóa gỗ cứng tạo thành hạch (nhân) bao hạt ở bên trong, thƣờng chỉ có 1 noãn phát triển, nếu cả 2 noãn cùng phát triển sẽ tạo ra quả đôi. Hạt gần hình cầu, hơi lõm ở mặt bụng, vỏ cứng, không có nội nhũ. Phôi khá dài, rễ mầm dài gấp 2-3 lần lá mầm. Typus: Millingtonia simplicifolia Roxb. 1820 (= Meliosma simplicifolia) Chi Mật sạ (Meliosma Blume) có khoảng 30 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 13 loài, phân bố chủ yếu ở vùng núi cao các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Trong số đó, chỉ có loài Meliosma pinnata và Meliosma simplicifolia là tƣơng đối phổ biến, các loài còn lại có phạm vi phân bố rất hẹp, đặc biệt có 6 loài hiện mới chỉ thấy có ở Việt Nam là: Meliosma caudata (mới thấy ở Sa Pa, Lào Cai), Meliosma clemensiorum (mới thấy ở Bà Nà, Đà Nẵng), Meliosma coriacea (mới thấy ở Ba Vì, Hà Nội), Meliosma dolichobotrys (mới thấy ở Thái Nguyên), Meliosma pakhaensis (mới thấy ở Bắc Hà, Lào Cai), Meliosma simang (mới thấy ở Bảo Lộc, Lâm Đồng). 3.3. Khoá định loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam 1A. Lá đơn. 2A. Bầu có lông (cánh hoa trong nguyên hoặc chia 2 thùy) 1. M. lepidota 2B. Bầu không có lông. 3A.Cánh hoa trong nguyên. 4A. Mặt dƣới lá không có lông 2. M. henryi 4B. Mặt dƣới lá có lông 3. M. pakhaensis 3B. Cánh hoa trong xẻ 2 thùy. 5A. Thùy cánh hoa dài hơn chỉ nhị (đến gốc bao phấn) 4. M. paupera 14
  22. 5B. Thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị (không đến gốc bao phấn). 6A. Đài không có lông; cánh hoa có lông 5. M. coriacea 6B. Đài có lông; cánh hoa không có lông. 7A. Chóp lá có đuôi (dài đến 2 cm) 6. M. caudata 7B. Chóp lá ngắn. 8A. Cụm hoa không có lông 7. M. nana 8B. Cụm hoa có lông. 9A. Hoa có cuống rõ; gân bên 16-18 đôi 8. M. simplicifolia 9B. Hoa không có cuống; gân bên 12-16 đôi. 10A. Lá dầy nhƣ da, không có lông 9. M. dolichobotrys 10B. Lá mỏng nhƣ giấy, có nhiều lông ở mặt dƣới 10. M. ochracea 1B. Lá kép lông chim lẻ. 11A. Cây bụi hoặc gỗ nhỏ; mép lá chét nguyên; mặt trên không có lông; hoa không có cuống 11. M. clemensiorum 11B. Cây gỗ; mép lá chét có răng cƣa thay đổi; mặt trên có lông; hoa có cuống. 12A. Mỗi lá có 9-23 lá chét; cánh hoa trong có lông ở đỉnh 12. M. pinnata 12B. Mỗi lá có 9-13 lá chét; cánh hoa trong không có lông 13. M. simang 3.4. Đặc điểm phân loại các loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam 3.4.1. Meliosma caudata Merr. 1939. – Mật sạ đuôi Merr. 1939. J. Arnold Arbor. xx. 346; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 29; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1029. 15
  23. Hình 1. Meliosma caudata Merr. 1. lá; 2. cánh hoa trong và nhị hữu thụ (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) Cây bụi, thân hình trụ, phân cành nhiều, màu xám, có lỗ vỏ thuôn dài màu nâu nhạt. Lá đơn, mọc so le; phiến lá dẹt, nguyên, mặt trên màu xanh đậm, mặt dƣới xanh tối, hình mũi mác, dài 6-12 cm, rộng 2-3 cm, nhẵn; chóp lá có đuôi kéo dài thành mũi nhọn (2 cm); gốc lá nhọn; gân lông chim, 8-10 cặp, vấn hợp ở mép lá; cuống lá tròn, dài 3,5-4 cm, có lông. Cụm hoa dạng chùm kép (chùy), mọc ở ngọn hay đỉnh cành, gồm 3-4 đôi cụm hoa cơ sở, có lông nhung. Hoa lƣỡng tính, cuống hoa dài 0,5-2,5 mm. Đài hoa 5, nhỏ, rời, màu xanh lục, hình bầu dục, có lông mảnh, dài 1,5 mm. Cánh hoa 5, không lông; cánh hoa bên ngoài 3, hình tròn, rộng 2-3 mm; cánh hoa bên trong xẻ đôi thành hai thùy nhọn, gắn với gốc của các nhị hoa, thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị (không đến gốc bao phấn). Có 2 nhị hữu thụ gắn với gốc của 2 cánh 16
  24. hoa trong, nhị màu vàng, bao phấn hình cầu, trung đới phồng. Bầu không có lông. (Hình 1). Loc. Class.: Vietnam (Lao Cai); Typus: Pételot 6342 (A, iso.- P) Sinh học và sinh thái: Gặp ở độ cao khoảng 1600 m so với mực nƣớc biển. Mùa hoa tháng 4-5. Phân bố: Mới thấy ở Lào Cai (Sa Pa). Giá trị sử dụng: Đƣợc đƣa vào Danh lục đỏ thế giới (IUCN) năm 1997 ở phân hạng hiếm (Rare). 3.4.2. Meliosma clemensiorum Merr. 1938. - Mật sạ clemens Merr. 1938. J. Arnold Arbor. xix. 47; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 54; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp.Vietn. 2: 1029 Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, thân hình trụ phân nhánh nhiều, màu nâu. Cành mang hoa màu hơi bạc; có lỗ vỏ hình tròn, rất thƣa. Lá kép lông chim lẻ, có lông ngắn áp sát ở mặt lá dƣới; lá chét 11 chiếc. Phiến lá dẹp, hình thuôn, kích thƣớc 4-7 x 1,5-2,5 cm, chóp lá nhọn, mép lá nguyên; mặt trên phiến lá màu xanh đậm, nhẵn, không lông, mẫu khô màu nâu đậm; mặt dƣới màu xanh nhạt, có lông nhung, mẫu khô màu nâu nhạt; gốc lá nhọn; gân lông chim, mờ, gân chính tròn, nổi ở mặt lá dƣới, gân bên 7-8 đôi, kết thúc tự do ở mép lá, gân mạng dạng lƣới; cuống lá tròn, ngắn. Cụm hoa dạng chùm kép (chùy), dài 20-25 cm, rộng 15 cm, phủ lông tơ mịn, nhiều nhánh, với nhánh cơ sở bậc một dài tới 10 cm. Đài 5, nhẵn, màu xanh đậm, hình trứng. Hoa không có cuống, khoảng cách giữa các hoa trên cụm hoa là 1-2 cm. Cánh hoa ngoài 3, hình bầu dục, màu trắng. Cánh hoa trong nứt đôi, gắn với gốc chỉ nhị. Nhị 5, 3 nhị tiêu giảm, chỉ còn 2 nhị hữu thụ, bao phấn màu vàng, hình cầu; trung đới to, phồng nằm phía dƣới hai bao phấn. Bầu phủ lông mịn. Qủa hình cầu, mẫu khô có màu đen. Loc. Class.: Vietnam (Bana); Typus: Clemens 3775 (A, iso.- P) Sinh học và sinh thái: Gặp ở độ cao khoảng 1200 m. Ra hoa tháng 4-5 Phân bố: Mới thấy ở Đà Nẵng (Bà Nà). 17
  25. Mẫu nghiên cứu: Phƣơng 7754(HN) Giá trị sử dụng: Đƣợc đƣa vào Danh lục đỏ thế giới (IUCN) năm 1997 ở phân hạng hiếm (Rare). 3.4.3. Meliosma coriacea Merr. 1942. - Mật sạ dai Merr. 1942. J. Arnold Arbor. xxiii. 178; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 43; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp.Vietn. 2: 1029 Cây gỗ nhỏ, cao 8 m. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá mỏng, mép lá nguyên, mặt dƣới xanh nhạt, mặt trên xanh đậm, hình thuôn, dài, kích thƣớc 12-15 x 4-6 cm, hai mặt nhẵn, gốc nhọn, chóp lá nhọn tù; có 8 đôi gân bên, không hiện rõ ở mặt trên của lá; cuống lá nhẵn, có kích thƣớc dài 3-4 cm. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở đỉnh cành, dài 12-20 cm, có phủ lông ngắn. Hoa nhiều, hình trứng hoặc trứng ngƣợc; cuống hoa không có hoặc rất ngắn. Đài 5, hình trứng, không có lông. Cánh hoa 5, hình bầu dục hoặc hình tròn, có lông mảnh; cánh hoa bên ngoài hình tròn, có lông trên các cạnh; cánh hoa bên trong xẻ 2 thùy dạng dải hẹp đến dạng dài nhọn, thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị (không đến gốc bao phấn). Nhị hoa với bao phấn 3 thùy. Bầu không có lông. Loc. Class.: Vietnam (Ha Noi: Bavi); Typus: Pételot 2585 (A, iso.- P) Sinh học và sinh thái: mọc ở độ cao 800 m, ra hoa tháng 12. Phân bố: Mới thấy ở Thái nguyên (Đại Từ) và Hà Nội (Ba Vì). Mẫu nghiên cứu: THÁI NGUYÊN (Đại Từ, Xã Quán Chu, xóm Hòa Bình, rừng Tam Đảo) NT 32 (HNU). Giá trị sử dụng: Gỗ dùng đóng đồ gia dụng, cho bóng mát. 3.4.4. Meliosma dolichobotrys Merr. 1938. - Mật sạ chùm dài Merr. 1938. J. Arnold Arbor. xix. 47; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 36; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp.Vietn. 2: 1029. Cây gỗ nhỏ, cao 6-8 m. Cành hình trụ, có lỗ vỏ. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá dầy nhƣ da, không lông, mép lá nguyên, hình bầu dục hoặc hình thuôn, kích thƣớc 15-20 x 6-8 cm, mặt trên nhẵn và bóng, gốc lá nhọn, chóp lá ngắn; gân lông chim, có 12-16 đôi gân bên, gân mạng hình mắt lƣới trên hai mặt của lá, 18
  26. các mắt lƣới có đƣờng kính 0,3 mm; cuống lá dài 2,5-3,5 cm. Cụm hoa dạng chùm kép, có lông, mọc ở đỉnh cành, phân nhánh nhiều, xòe rộng, kích thƣớc 30 x 25 cm, nhánh cụm hoa cơ sở bậc một dài 12-15 cm. Hoa nhiều, rất nhỏ (nụ hoa có đƣờng kính 1 mm), không có cuống. Đài 5, hình bầu dục, có lông mảnh. Cánh hoa 5, không có lông; cánh hoa bên ngoài hình bầu dục, dài hơn đài hoa; cánh hoa bên trong nhỏ, đƣờng kính 0,2 mm, xẻ thành hai thùy nhỏ và ngắn, thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị (không đến gốc bao phấn). Nhị hoa 5, chỉ còn 2 nhị hữu thụ, dài 0,8 mm. Bầu không lông (Hình 2). Hình 2. Meliosma dolichobotrys Merr. 1. một phần cành mang lá; 2. cụm hoa; 3. nhị và cánh hoa trong (mặt ngoài) (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) Loc. Class.: Vietnam (giữa Thái Nguyên và Phấn Mễ); Typus: Pételot 4801 (A, iso.- P). Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thƣa. Mùa hoa tháng 5. Phân bố: Mới thấy ở Thái Nguyên (giữa Thái Nghiên với Phấn Mễ). Giá trị sử dụng: Cho gỗ dóng đồ gia dụng. 19
  27. 3.4.5. Meliosma henryi Diels, 1900. - Phiên hạch Diels, 1900. Bot. Jahrb. Syst. 29(3-4): 452; C. F. van Beusekom, 1971. Blumea, 19: 447; W. Zhe. & P. H. Raven. 1994. China Illustr. 12: 40; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1029; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 337; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12:37. - Meliosma thorelii Lecomte, 1907. Bull. Soc. Bot. France 54: 677. - Meliosma buchananifolia Merr. 1923. Philipp. J. Sci. 23:250 - Meliosma affinis Merr. 1940. J. Arold Arbor. 21:375 - Mật sạ henryi, Mật sạ thorel, Cọ phiên. Cây gỗ trung bình, mọc đứng, cao tới 18 m, vỏ màu nâu đậm, phân cành nhiều; cành mang hoa mảnh mai, có lông hay không lông, màu nâu, hình trụ, đƣờng kính 0.5-1 cm, có lỗ vỏ dày, hình elip. Lá mọc cách, đơn, màu xanh đậm, kích thƣớc 13-(-21)23 x 3-7 cm; cuống lá tròn, không có rãnh, dài 0.5-2 cm. Phiến lá màu xanh, hình thuôn, kích thƣớc 11-20 cm, bóng toàn bộ, dai và cứng, mặt dƣới lá không có lông, chóp nhọn, mép lá có vài răng cƣa thƣa thớt, 7-9 cái (các răng cƣa cách nhau từ 0.5-1 cm) ở một nửa phía trên của phiến lá, nửa phía dƣới nguyên, gốc lá nhọn; gân dạng lông chim, gân chính mặt trên chìm, gân chính mặt dƣới nổi, gân bên số lƣợng 9-18 đôi, kết thúc tự do ở mép lá; gân mạng dạng thang, rõ. Cụm hoa chùm kép, mọc ở đỉnh cành đôi khi mọc ở nách lá, cụm hoa dài 10-20 cm, phân nhánh 2 (hoặc 3) lần, cành thẳng, cuống nhỏ 1-4 mm, có lông thƣa phủ ở cuống. Hoa lƣỡng tính, nhỏ, màu trắng. Đài 4-5, rời, màu xanh, hình bầu dục, gần nhọn, kích thƣớc 1mm, không có lông. Cánh hoa 5, rời, màu trắng; 3 cánh hoa ngoài phẳng hình tròn, đƣờng kính cánh hoa 2 mm; 2 cánh hoa trong nguyên, dài hơn so với nhị, thuôn; đế hoa phẳng. Nhị 2, rời, màu vàng, nằm đối diện nhau, dài 0,7 mm, bao phấn hình cầu. Bầu 2 ô, bao quanh một vòi nhụy ngắn, mỗi ô chứa 2 noãn, bầu có cuống ngắn hay không có cuống, dài 1,2-2 mm, nhẵn, không lông. Qủa hạch, tròn, đƣờng kính 0,8-1 cm, nhân 0,4-0,6 cm, có mạng hay không. (Hình 3). 20
  28. 6 7 4 5 3 1 2 Hình 3. Meliosma henryi Diels 1. cành mang quả; 2. cánh hoa ngoài và nhị lép; 3. bầu; 4. hoa; 5. nhị và cánh hoa trong; 6. nụ; 7. quả (Hình theo Wu Zhengyi and Peter H. Raven, 1994) Loc. Class.: Vietnam (Hoa Binh); Typus: Pételot 2125 (P). Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thƣa, hẻm núi, ven suối, độ cao 500-800 m. Mùa hoa tháng 5-6. Phân bố: Lạng Sơn, Hòa Bình (giữa Hòa Bình và Vụ Bản, Chợ Bờ), Thanh Hóa. Còn có ở Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam), Lào. Mẫu nghiên cứu: HÒA BÌNH (huyện Kim Bôi: xã Thƣợng Tiến), Phƣơng 2554. (HN); (Pà Hàng, Pà Cò, Mai Châu), Trần Ngọc Ninh, Dumontet V. VN 80. (HN). – LẠNG SƠN (Binh Gia), N. Q. Binh, D. D. Cuong VN 1389. (HN) 21
  29. Giá trị sử dụng: Gỗ mịn, chất gỗ cứng, sử dụng trong xây dựng, đóng đồ mộc gia dụng, đồ thủ công mĩ nghệ. Hạt cho dầu làm xà phòng, dầu sơn. Vỏ làm hƣơng. 3.4.6. Meliosma lepidota Blume, 1849 Blume, 1849. Rumphia, 3: 199; C. F. van Beusekom, 1971. Blumea, 19: 461; C. F van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 695; F. S. P. NG & D. Phil, 1989. Tree Fl. Mal. 4: 426; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1029 Cây gỗ, thƣờng xanh, cao đến 15(-20) m, thân hình trụ, vỏ khô màu nâu, nhẵn. Cành mang hoa màu nâu, tròn, không lông, có lỗ vỏ dày, màu nâu nhạt. Lá mọc cách, đơn, hình bầu dục, kích thƣớc 12-(-18)25 x 3-6 cm; cuống lá tròn, dài từ 2-6,5(-10) cm, không có lông; 1/5-3/5 gốc cuống sắc nhọn. Phiến lá màu xanh, mẫu khô có mặt trên phiến lá màu nâu đậm, mặt dƣới phiến lá màu nâu nhạt, mép lá nguyên, chóp lá nhọn kéo dài 1-1,5 cm, gốc thuôn nhọn; gân kiểu lông chim, 7-9 đôi gân bên, kết thúc tự do ở mép lá, mặt dƣới lá gân rất rõ, gân chính có gai răng hƣớng về phía chóp lá; gân mạng dạng thang, mờ. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở đỉnh cành và ở nách lá, cả chùm hình kim tự tháp, dài 10-30 cm. Lá bắc màu xanh, hình trứng đến mũi mác, kích thƣớc 2(-6) mm. Đài 5, hình trứng. Hoa nhỏ màu trắng hay vàng, kích thƣớc 1,5-3 mm, cuống hoa không có hoặc ngắn. Cánh hoa (4 hoặc) 5 cánh, hình trứng; 3 cánh ngoài nhẵn, một trong 3 cánh thƣờng nhỏ hơn và rủ xuống; 2 cánh trong hình mũi mác, nguyên, nhẵn hay hơi quăn ở mép hoặc xẻ 2 thùy, kích thƣớc (0,6-)0,8-2,5 mm. Nhị dài 0,7-1 mm, bao phấn hình cầu, màu vàng. Nhụy 0,5-1 mm. Bầu có lông. Qủa hạch hình cầu, đôi khi hình bầu dục, kích thƣớc 5-10 mm, nhân hình cầu hay bầu dục 6-8 mm. (Hình 4) Loc. Class.: Sumatr (Indonesia) Typus: Korthals s.n. (L0013887). Sinh học và sinh thái: mọc rải rác trong rừng già hoặc rừng thƣa, trên đất có nền đá hoa cƣơng, ở độ cao 1500-2000 m. Ra hoa tháng 5-12. Phân bố: Lào Cai (Sa Pa), Vĩnh Phúc (Phúc Yên), Kon Tum (Đác Glây, Đác Tô). Còn có ở Trung Quốc (Tây Tạng, Vân Nam, Hải Nam), Thái Lan. 22
  30. Mẫu nghiên cứu: LÂM ĐỒNG (huyện Lạc Dƣơng, xã Da Chay), L. Averyanov, N. Q. Binh, P. K. Loc VH 2925, VH 3274, VH 3756. (HN). – VĨNH PHÚC (Trạm đa dạng Mê Linh), Phƣơng 7513 (HN). Giá trị sử dụng: Thỉnh thoảng đƣợc trồng làm cây bóng mát. Gỗ dùng trong xây dựng và đóng đồ thủ công mĩ nghệ, đồ gia dụng. Ghi chú: Theo C. F. van Beusekom (1971), loài này đƣợc chia thành 6 phân loài. Việt Nam có 3 phân loài. (1) Meliosma lepidota ssp. dumicola (W. W. Smith) Beusekom, 1971 – Mật sạ lùm: Đặc trƣng bởi cuống lá dài 2-3 cm; mép lá nguyên hoặc có vài răng cƣa; cánh hoa trong nguyên; bầu nhẵn. (2) Meliosma lepidota ssp. longipes (Merr.) Beusekom, 1971 – Mật sạ chân dài, Son vôi: Đặc trƣng bởi cuống lá dài tới 8-10 cm; lá dài tới 30 cm; mép lá nguyên; cụm hoa có lông; cánh hoa trong xẻ 2 thùy. (3) Meliosma lepidota ssp. squamulata (Hance) Bensekom, 1971 – Mật sạ vảy nhỏ: Đặc trƣng bởi cuống lá dài 3-5 cm; mép lá nguyên; cánh hoa trong xẻ 2 thùy. Hình 4. Meliosma lepidota ssp. dumicola (1. lá; 2. chi tiết mặt dƣới lá; 3. cánh hoa trong và nhị) - Meliosma lepidota ssp. longipes (4. lá; 5. cánh hoa trong và nhị) - Meliosma lepidota ssp. squamulata (6.lá). (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) 23
  31. 3.4.7. Meliosma nana J. E. Vidal, 1960.- Nga ốt J. E. Vidal, 1960. Fl. Camb., Laos Vietn. 1: 37; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp.Vietn. 2: 1030 Cây bụi nhỏ, cao 1,5 m hoặc bụi trƣờn dài 7- 8 m. Cành hình trụ hoặc có góc cạnh về phía đỉnh. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá mỏng, mép lá nguyên, hình bầu dục, kích thƣớc 20-25 x 5-6 cm, hai mặt nhẵn, gốc lá dạng nêm, chóp lá ngắn; cuống lá dài 3-5 cm, nhẵn, dày khỏe, có bần đến các gốc lá; gân lông chim, gân bên 12-15 đôi, ẩn ở mặt lá trên, nhô ra ở mặt lá dƣới, vấn hợp ở mép lá. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở nách lá hoặc ở đỉnh cành, dài 30- 40 cm, thƣa và xòe rộng; trục cụm hoa màu nâu, hơi góc cạnh, không có lông hoặc rải rác một vài sợi; trục cụm hoa cơ sở không nhiều, dài 16-18 cm; trục cơ sở cấp thứ ba, ngắn 1-2 cm, mang tối đa 10 hoa. Hoa mọc đơn độc hoặc theo cặp, cuống hoa ngắn. Đài tròn, có lông mảnh. Cánh hoa ngoài 3, lớn gấp 2 lần đài, không có lông; 2 cánh hoa trong xẻ đôi với thùy nhọn. Nhị hoa 2, có trung đới. Bầu không lông. (Hình 5) Loc. Class.: Vietnam (Blao); Typus: Poilane 4801 (P). Sinh học và sinh thái: mọc rải rác trong rừng rậm, ở độ cao 1200 m. Ra hoa tháng 2-3. Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng (Bảo Lộc). Giá trị sử dụng: Gỗ thông thƣờng, đƣợc dùng làm đồ gia dụng. 24
  32. Hình 5. Meliosma nana J. E. Vidal 1. lá; 2. một phần nhánh cụm hoa; 3. nhị; 4. cánh hoa trong và nhị (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) 3.4.8. Meliosma ochracea J. E. Vidal, 1960. - Mật sạ đồng nai Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 42; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp.Vietn. 2: 1030 - Meliosma donnaiensis Gagnep. 1952. Bull. Soc. Bot. France 99: 10 25
  33. Hình 6. Meliosma ochracea J. E. Vidal 1. cành mang hoa; 2. nụ; 3. lá đài (mặt trong); 4. cánh hoa ngoài và nhị lép; 5. cánh hoa trong và nhị; 6. bộ nhụy; 7. bộ nhụy (lắt cắt dọc) (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) Cây bụi hoặc gỗ nhỏ, cao 5 m. Cành mang hoa hình trụ, màu nâu, có lông tơ mỏng, có lỗ vỏ hình bầu dục, thƣa. Lá đơn, mọc cách. Phiến lá mỏng nhƣ giấy, mép lá nguyên, dạng thuôn dài, mặt trên màu xanh, mẫu khô có màu nâu đậm ở mặt lá trên, màu nâu nhạt ở mặt lá dƣới, có lông ở mặt lá dƣới, kích thƣớc 12-18 x 4-6 cm, gốc lá nhọn, chóp lá ngắn, lá non có chóp tù; cuống lá tròn, dài 1-2 cm, có lông tơ; gân lông chim, gân bên 12(-14)-11(- 16) đôi, lồi ở mặt dƣới lá, kết thúc tự do ở mép lá, có lông tơ. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở đỉnh cành hoặc nách lá; trục cụm hoa cơ sở thứ nhất dài 10- 20 cm, ít nhẵn, có góc cạnh, màu đen, khô; trục thứ hai dài 5-6 cm, có lông dày. Hoa nhỏ, màu trắng, mọc thành nhóm, không có cuống. Đài 5, hình bầu dục, đầu nhọn, có lông mảnh, hợp với cánh hoa ngoài. Cánh hoa 5, không lông; 3 cánh hoa ngoài hình bầu dục, màu trắng. Cánh hoa trong 2, xẻ thành 2 thùy, thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị ( không đến gốc bao phấn). Nhị 2, trung đới phồng. Bầu nhẵn, không lông. (Hình 6) Loc. Class.: Vietnam (Dang Kia); Typus: Poilane 23472 (P). 26
  34. Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao 800 m. Mùa hoa tháng 1-2. Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng (Lạc Dƣơng, Đan Kia) và Kon Tum Mẫu nghiên cứu: Kon Tum, P 4245, 371 (HNU). Giá trị sử dụng: Gỗ lâu năm có thể đƣợc dùng đóng đồ gia dụng. 3.4.9. Meliosma pakhaensis Gagnep. 1952. - Mật sạ bắc hà Gagnep. 1953. Notul. Syst. 14: 273; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 27; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1030 - Meliosma elliptica Gagnep. 1952. Bull. Soc. Bot. Fance 99: 11 Cây gỗ nhỏ, cao 8-9 m. Lá đơn, dài 9-12 cm, rộng 7-8 cm; phiến lá rộng hình bầu dục, cũng có thể dạng nêm, mỏng; chóp lá nhọn, mặt trên lá nhẵn, mặt dƣới lá có lông ngắn màu trắng; cuống lá dài 6-8 cm, nhẵn, hình trụ; mép lá nguyên; gân lông chim, 10-11 cặp, gân con kiểu mạng dày đặc thƣờng rất mờ. Cụm hoa dạng chùy hay kim tự tháp, mọc ở đỉnh cành hay nách lá, dài 10-15 cm, phân nhánh 3 lần, có lông nhung đến lông dài áp sát cuống cụm hoa. Cuống hoa ngắn; nụ hoa rộng 3 mm. Đài hoa hình trứng, dài 2.5 mm, có lông mảnh. Các cánh hoa ngoài hình bầu dục, dài 1.7 mm, rộng 2 mm; các cánh hoa trong thuôn nhọn, nguyên, dài 1.5 mm. Nhị dài 0.5 mm, có trung đới. Bầu không lông, dài 1.2 mm. (Hình 7) Loc. Class.: Vietnam (Laokay); Typus: Poilane 25053 (type P) Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao khoảng 1200 m. Ra hoa tháng 12. Phân bố: Mới thấy ở Lào Cai (Bắc Hà). Giá trị sử dụng: Cây cho gỗ dùng đóng đồ gia dụng. 27
  35. Hình 7. Meliosma pakhaensis Gagnep. 1. cành mang hoa; 2. hoa; 3. cánh hoa ngoài; 4. nhị lép; 5. nhị và cánh hoa trong; 6. nhị (nhìn mặt trong); 7. bầu (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) 3.4.10. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 1921 - Mật sạ nghèo Hand.-Mazz. 1921. Anz. Akad. Wiss. Wien, Math.-Naturwiss. Kl. Lviii: 150; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 33; C. F. van Beusekom, 1971. Blumea, 19: 483; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1030; Law Yuh-wu & all. Fl. Reip. Pop. Sin. 47(1): 100; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 36; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 338; Wu Zhen. & P. H. Raven, 1994. China Illustr. 12: 40 - Meliosma donnaiensis Gagnep. 1952. Bull. Soc. Bot. France 99: 10 Cây thân gỗ, mọc đứng, cao đến 9-10 m, cành không có lông, nhẵn khi già. Cành mang hoa hình trụ, màu nâu, lỗ vỏ màu nâu nhạt, thƣa. Lá đơn, mỏng, mọc cách. Phiến lá thuôn, kích thƣớc 6-10 x 1,5-2,5 cm; chóp lá nhọn; mép lá nguyên; gốc lá nhọn; mặt trên màu nâu đậm, có gân mảnh, không có 28
  36. lông. Mặt dƣới nâu nhạt, có gân tam cấp thƣa, không có lông; gân lông chim, gân bên 8-10 đôi, kết thức tự do ở mép lá, gân mạng dạng hình thang; cuống tròn, kích thƣớc 0,5-1 cm, không có lông. Cụm hoa dạng chùm kép, mọc ở đỉnh cành hay nách lá, có lông, kích thƣớc 7-14 cm. Hoa lƣỡng tính, màu trắng, cuống hoa ngắn khoảng 1mm hoặc không có cuống. Đài 5, rời, hình trứng hay bầu dục, có lông ở mép. Cánh hoa 5, màu trắng; 3 cánh ngoài rộng hình trứng hay hình cầu; 2 cánh hoa trong nhỏ hơn, xẻ 2 thùy, thùy cánh hoa dài hơn chỉ nhị (đến gốc của bao phấn), có lông ở mép. Nhị hoa dài 0,7 mm, bao phấn hình cầu. Nhụy cao gần bằng nhị, bầu không lông. Quả hạch hình cầu, kích thƣớc 4- 5 mm. Hạt gần hình cầu, kích thƣớc 3-4 mm, có gân nổi. (Hình 8) Loc. Class.: Vietnam; Typus: Handel-Mazzetti 10820, 17 juil. 1917 (W). Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng cây lá rộng, ven suối, ở độ cao 400-1700 m. Hình 8. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 1. cành mang hoa; 2. Bầu; 3. cánh hoa trong (mặt ngoài); 4. cánh hoa trong (mặt ngoài) và nhị; 5. nhị; 6. cụm quả; 7. hạt (Hình theo Young-fen Wu & Yuh-wu Law, 1985) 29
  37. Phân bố: Thừa Thiên - Huế, còn có ở Trung Quốc (Quảng Đông, Quảng Tây, Qúy Châu, Giang Tây, Vân Nam) Mẫu nghiên cứu: Lâm Đồng (huyện Lạc Dƣơng, xã Da Chay), L. Averyanov, N. Q. Binh, N. T. Hiep, P. K. Loc, P. Lowry VH 4478 (HN) Giá trị sử dụng: Gỗ sử dụng xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng. 3.4.11. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 1842 - Mật sạ lá lông chim Walp. 1867. Bull. Acad. Imp. Sci. Saint-Pétersbourg 12: 64; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 53; C. F. van Beusekom, 1971. Blumea, 19: 494; C.F. van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 707; F. S. P. NG & D. Phil, 1989. Tree Fl. Mal. 4: 429; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1030; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 40; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 338. - Millingtonia pinnata Roxb. 1820. Fl. Ind. 1: 103. - Meliosma microcarpa Craib 1926. Fl. Siam. i. 340 Cây gỗ nhỏ, cao 5-12 m, mọc đứng, thƣờng xanh hay rụng lá, nhánh có lông, vỏ màu nâu. Cành mang hoa hình trụ, tƣơi, màu nâu nhạt, có lông nhung ngắn màu nâu đỏ, có lỗ vỏ màu đen, dày và rõ. Lá kép lông chim lẻ, mọc cách, có 9(-11)-15(-23) lá chét, mẫu khô mặt trên nâu đậm, mặt dƣới nâu nhạt; cuống lá tròn, cuống lá chét dài 4-8 mm, có lông nâu mịn. Phiến lá xanh, mỏng, nhẵn, dạng thuôn, kích thƣớc 3-8 x 2-3 cm, chóp lá nhọn, mép lá chét nguyên hay có răng cƣa thay đổi, gốc lá nhọn, mặt trên có lông mảnh trên các gân bên, mặt dƣới có lông dài không đều ở trên gân chính, đôi khi không có lông; gân chính nổi ở mặt dƣới của lá, có lông, gân bên lá 8-10 cặp, kiểu gân lông chim, vấn hợp gần mép lá. Cụm hoa kiểu chùm kép, mọc ở đỉnh cành hay nách lá, dài 20 cm, trục cụm hoa hình trụ, cứng, có phủ lông tơ màu đỏ. Lá bắc hình muic mác, phủ lông. Hoa 2 mm, lƣỡng tính, màu trắng, mọc thành nhóm, có cuống ngắn. Đài 5, rời, xếp lợp, hình bầu dục hay hình trứng, nhọn đầu, có lông mảnh, ngắn 1 mm. Cánh hoa 5; 3 cánh hoa ngoài rộng hình trứng, rộng 2 mm; 2 cánh hoa trong hẹp hơn, xẻ đôi với 2 thùy không bằng nhau, tù hoặc hơi nhọn, có lông ở đỉnh, ngắn hơn nhị. Nhị 5, hai nhị phát triển, ba nhị còn lại suy thoái, chỉ nhị dính một phần với cánh hoa trong, trung 30
  38. đới phồng, bao phấn hình cầu, màu vàng. Đĩa có 3 thùy. Bầu có lông, dài 2 mm. Qủa hạch, hình cầu, kích thƣớc 5-6 mm, nhân 3-5 mm. (Hình 9) Hình 9. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 1. lá; 2. chi tiết mặt dƣới lá; 3. nhị và cánh hoa trong (Hình theo F. Gagnepain & J. E. Vidal, 1960) Loc. class.: Vietnam; Typus: Poilance 13570 Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thứ sinh, ở độ cao 500- 1500m. Mùa hoa vào tháng 5-6. Phân bố: Quảng Trị (Làng Khoai), còn có ở Ấn Độ, Xri Lanka, Mianma, Trung Quốc, Lào, Thái Lan. Mẫu nghiên cứu: Lâm Đồng (Di Linh) Nguyễn Hữu Hiền, D. Bastien VN 346. (HN); (Đồng Lạc, Chợ Đồn, Bắc Thái), Trần Ngọc Minh, Dumontet V. VN 50. (HN); Bắc Cạn (Chợ Đồn) N. Q. Binh; D. D. Cuong, V. Schnitzler, T. D. Dai VN 768. (HN) 31
  39. Giá trị sử dụng: Đƣợc trồng làm cây bóng mát, làm cảnh, gỗ đóng đồ gia dụng. Ghi chú: Theo C. F. van Beusekom (1971), loài này đƣợc chia thành 10 phân loài. Việt Nam có 3 phân loài. (1) Meliosma pinnata ssp. angustifolia (Merr.) Beusekom, 1971 – Mật sạ lá hẹp, Phổi bò, Chành chành: Mép lá nguyên, không có lỗ tuyến; quả có đƣờng kính khoảng 5-6 mm. (2) Meliosma pinnata ssp. arnottiana (Wight) Beusekom, 1971 – Mật sạ arnott, Mật sạ quả nhỏ: Mép lá thƣờng có răng cƣa, mặt dƣới có lỗ tuyến ở gốc gân bên; quả có đƣờng kính khoảng 3-4,5 mm. 3.4.12. Meliosma simang Gagnep. 1952. - Si mang Gagnep. 1952. Bull. Soc. Bot. France 99: 12 et 1953. Not. Syst. 14: 274; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 55; N. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1031 Cây gỗ nhỏ, cao 10-12 m. Cành mang hoa hình trụ, có lông. Lá kép lông chim lẻ, dài 30 cm; cuống lá có lông nâu, cuống lá chét dài 5-6 mm; lá chét 9-13 chiếc, dạng mũi mác, mép lá có răng cƣa nhọn và thƣa, kích thƣớc 6-10 x 2.5-3 cm, chóp lá nhọn, gốc lá tù, mặt trên lá có lông trên gân lá, mặt dƣới phủ lông dày; gân lông chim, 10-13 đôi, gân mạng dạng mạng lƣới dày đặc. Cụm hoa mọc ở đỉnh hay nách lá, dài 20 cm, có lông màu nâu đỏ. Hoa tƣơi có cuống nhỏ ngắn 0,5 mm. Đài hình trứng, có lông mảnh ở mặt lƣng, dài 0.75-1.2 mm. Cánh hoa ngoài 3, hình bầu dục hay tròn. Cánh hoa bên trong 2, xẻ đôi với thùy lớn ít nhọn, không có lông. Nhị 2, chỉ nhị gắn với cánh hoa trong, bao phấn hình cầu. Bầu có lông (Hình 10). 32
  40. Hình 10. Meliosma simang Gagnep. 1. lá; 2. nhị và cánh hoa trong (Hình theo F. Gagnepain & Vidal, 1960) Loc. Class.: Vietnam (Blao); Typus: Poilane 22249 (P). Sinh học và sinh thái: Gặp ở độ cao 800 m. Mùa hoa tháng 5-6. Phân bố: Mới thấy ở Lâm Đồng (Bảo Lộc). Giá trị sử dụng: Gỗ dùng để xây dựng nhà cửa, đóng đồ gia dụng. 3.4.13. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. 1842. - Mật sạ lá đơn Walp. 1842. Repert. Bot. Syst. 1: 423; Gagnep. & Vidal, 1960. Fl. Camb. Laos Vietn. 1: 41; C.F. van Beusekom, 1971. Blumea, 19: 462; Wu Chen. et all. 1986. Fl. Yun. Nica, 4: 312; C.F. van Beusekom & van de Water, 1989. Fl. Males. 10 (4): 697; F. S. P. NG & D. Phil, 1989. Tree Fl. Mal. 4: 431; N. 33
  41. H. Hien, 2003. Check. Pl. Sp. Vietn. 2: 1031; Phamh. 2003. Illustr. Fl. Vietn. 2: 339; Lixiu Guo & Anthony R. Brach, 2008. Fl. China, 12: 37. - Millingtonia simplicifolia Wall. 1847. Numer. List [Wallich] n. 8114 A. - Meliosma kontumensis J. E. Vidal, 1961. Fl. Cambodge, Lao & Vietnam Fasc. 1, 41 Cây gỗ trung bình, cao tới 20 m, mọc đứng, nhánh màu đen có lỗ vỏ màu nâu. Cành mang hoa màu nâu nhạt, tròn. Lá đơn, mọc cách, mẫu khô có mặt trên màu nâu đậm, mặt dƣới màu nâu nhạt, kích thƣớc 14(-20)-16(-30) x 3(-5)-4(-9) cm; cuống lá tròn, màu nâu, đƣờng kính 1-2 mm, dài 2,5-4 cm, không có lông, có rãnh rộng. Phiến lá xanh, hình thuôn dài, không có lông hay ít khi có lông ở gân chính; chóp lá ngắn (0,5 cm); mép lá nguyên đôi khi có răng cƣa thƣa, gồm 3-4 đôi ở nửa phía trên của phiến lá; gốc lá nhọn; gân lông chim, gân phụ 16-18 đôi, kết thúc tự do ở mép lá. Cụm hoa dạng chùm kép, dài 25-30(-40) cm, trục chính góc cạnh, phân nhánh 3 (hoặc 4) lần, có lông. Đài hoa (4-)5 màu xanh, hình trứng hay hình tam giác, có lông mảnh ở mép, dài hơn cánh hoa ngoài. Lá bắc hình mũi mác, có lông. Hoa nhỏ 2 mm, có cuống rõ; cánh hoa 4(-5) màu trắng, hình trứng, không lông; 3 cánh hoa ngoài gần tròn; 2 cánh hoa trong ngắn hơn nhị hoa, xẻ đôi thành thùy hẹp, thùy cánh hoa ngắn hơn chỉ nhị (không đến gốc bao phấn). Nhị 0,7-1 mm. Bầu 1mm, không có lông. Qủa tròn, kích thƣớc 3,5-6 mm, nhân tròn 4-5mm. Hạt có vân nổi dạng mạng thƣa. (Hình 11) 34
  42. Hình 11. Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp. 1. cành mang quả; 2. quả (nhìn ngang); 3. quả (nhìn từ gốc); 4. quả (nhìn từ đỉnh) (Hình theo C.F. van Beusekom & van de Water, 1989) Loc. Class.: Vietnam (Dakto); Typus: Poilane 35521 (P). Sinh học và sinh thái: Mọc rải rác trong rừng thƣờng xanh, độ cao 3000m. Mùa hoa quả tháng 4-5 Phân bố: Con Tum ( Đác Tô), Đác Lắc (Đác Mil), còn có ở Ấn Độ, Bu Tan, Mianma, Nepal, Trung Quốc (Vân Nam), Thái Lan, Xri Lanka, Indonexia. Mẫu nghiên cứu: Nghệ An (Pà Mát), Nguyễn Nghĩa Thìn C379. (HNU); Quảng Trị (Huong Hoa, Huong Phung, Sa Mui), N. T. Hiep, L. 35
  43. Averyanov, P. V. The, P. K. Loc, N. S. Khang, L. T. Son HLF 6544. (HN); Lnst Bot Yunn số 3146 (HN) Giá trị sử dụng: Gỗ dùng trong xây dựng, đóng đồ thủ công, đồ gia dụng. Ghi chú: Theo C. F. van Beusekom (1971), loài này đƣợc chia thành 8 phân loài. Việt Nam có 6 phân loài. (1) Meliosma simplicifolia ssp. fordii (Forb. & Hemsl) Beusekom, 1971 – Mật sạ for, Pam rô: Cây gỗ cao 6-10 m; cành có nhiều lông sét; cụm hoa dài tới 40 cm,có nhiều lông sét; cánh hoa trong nguyên. (2) Meliosma simplicifolia ssp. fruticosa (Blume) Beusekom, 1971 – Mật sạ bụi: Cây bụi nhỏ; mép lá có răng cƣa thƣa; mặt dƣới lá thƣờng có lỗ tuyến to ở gốc gân bên. (3) Meliosma simplicifolia ssp. laui (Merr.) Beusekom, 1971 – Mật sạ lau: Cây gỗ cao 6-15 m; cành có nhiều lông màu vàng; mép lá đôi khi có răng cƣa; cánh hoa trong xẻ 2 thùy; hạt có cạnh. (4) Meliosma simplicifolia ssp. rigida (Sieb. & Zucc.) Beusekom, 1971 – Mật sạ cáng, Da tông: Cây gỗ trung bình; cành màu đen; mép lá thƣờng có răng cƣa; cánh hoa trong xẻ 2 thùy. (5) Meliosma simplicifolia ssp. thomsonii (King ex Brand.) Beusekom, 1971 – Mật sạ thomsoi, Phẳng tia: Cây gỗ cao 5-6 m; mép lá có răng cƣa to; cụm hoa có lông màu nâu; cánh hoa trong xẻ 2 thùy; quả có gân lõm. 3.5. Giá trị tài nguyên của chi Mật sạ ở Việt Nam Chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam có số loài không lớn nhƣng giá trị tài nguyên tƣơng đối đa dạng. Do hầu hết là cây gỗ, nên các loài thuộc chi này có vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái rừng nơi chúng có mặt. Bên cạnh đó, đa số đều đã và đang đƣợc sử dụng trong dân gian, nhiều loài đƣợc coi là đặc hữu. Bảng 3.1). 36
  44. Bảng 3.1. Giá trị tài nguyên các loài thuộc chi Mật sạ ở Việt Nam Giá trị khoa Trồng làm cây Công dụng Tên loài Lấy gỗ học bóng mát khác M. caudata ĐH, R M. clemensiorum ĐH, R M. coriacea ĐH X M. dolichobotrys ĐH X Cho dầu béo, M. henryi X vỏ làm hƣơng M. lepidota X X M. nana ĐH X M. ocharacea ĐH X M. pakhaensis ĐH X M. paupera X M. pinnata X X M. simang ĐH X M. simplicifolia X Ghi chú: ĐH – Đặc hữu của Việt Nam; R – Loài hiếm Bảng 3.1 cho thấy, về giá trị khoa học, 8 loài là loài đặc hữu của Việt Nam là: Meliosma caudata (mới thấy ở Sa Pa, Lào Cai), Meliosma clemensiorum (mới thấy ở Bà Nà, Đà Nẵng), Meliosma coriacea (mới thấy ở Ba Vì, Hà Nội), Meliosma dolichobotrys (mới thấy ở Thái Nguyên), Meliosma pakhaensis (mới thấy ở Bắc Hà, Lào Cai), Meliosma simang (mới thấy ở Bảo Lộc, Lâm Đồng). Trong đó, có 2 loài đƣợc đƣa vào Danh lục đỏ thế giới năm 1997. Về giá trị sử dụng, 11/13 loài có khả năng cho gỗ; 2 loài đôi khi đƣợc trồng làm cây bóng mát; 1 loài (M. henryi) cho dầu béo và lấy nguyên liệu làm hƣơng. 37
  45. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ Kết luận Qua quá trình nghiên cứu phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam, tôi đã thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau: Chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam có 13 loài với đa số các loài là cây gỗ nhỏ hoặc trung bình, cho nên đều có khả năng cho gỗ. Trong số đó, có 8 loài là đặc hữu của Việt Nam. Về hình thái, chi này rất đặc trƣng bởi mỗi hoa có 2 nhị hữu thụ và 3 nhị lép, trung đới ở nhị hữu thụ lớn, nhƣng một số đặc điểm ở các loài không ổn định, nhất là hiện tƣợng xẻ răng cƣa ở mép lá và lá chét, cho nên rất khó để định loại. Trên cơ sở những dữ liệu hiện có, chúng tôi đã mô tả đặc điểm nhận biết chi, cung cấp một số thông tin về phân bố, sinh học, sinh thái, giá trị tài nguyên và xây dựng khoá định loại cho 13 loài thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) có ở Việt Nam. Đề nghị Trong cuộc sống, các loài cây thuộc chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam đã và đang đƣợc sử dụng gỗ, để dùng trong xây dựng, đóng đồ gia dụng, xong hầu hết các loài còn chƣa có các nghiên cứu chuyên sâu về giá trị sử dụng. Chính vì vậy, tôi cho rằng, cần có những nghiên cứu tiếp theo để xác định các hợp chất trong các cây, giúp cho việc sử dụng các loài này đạt hiệu quả cao hơn. 38
  46. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT [1]. Nguyễn Tiến Bân (1996), Hướng dẫn viết tắt tên tác giả và tài liệu thực vật, tr. 60, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. [2]. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín (Magnoliophyta, Angiospermae) ở Việt Nam, 532 tr 398, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [3]. Bộ Khoa học và Công nghệ (2008), Quy phạm soạn thảo Thực vật chí Việt Nam, 9 trang, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội. [4]. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, 2, tr. 415&737, Nxb Y học, Tp Hồ Chí Minh. [5]. Trần Hợp (1971), Tài nguyên cây gỗ Việt Nam, tr. 553-555, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [6]. Nguyễn Hữu Hiến (2003), “141. Sabiaceae Blume, 1851. – Họ Thanh phong”, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [Checkl. Pl. Sp. Vietn.], 2, tr. 1029- 1032, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. [7]. Phạm Hoàng Hộ [Phamh.] (2003), “Sabiaceae”, Cây cỏ Việt Nam [Illustr. Fl. Vietn.], 2, tr. 337-340, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. [8]. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, 171 tr., Nxb Đại học quốc gia Hà Nội. TIẾNG ANH [9]. Backer C. A. [Back.] (1965),“Sabiaceae”, Flora of Java, 2, pp. 144-145, Netherlands. [10]. Beusekom C.F. van & Th.P.M. van de Water (1989),“Sabiaceae”, Flora Malesiana, 10(4), pp. 690-715, Netherlands. [11]. Beusekom C. F. van (1971),“Sabiaceae”, Blumea, 3, pp. 429-495. [12]. F. S. P. NG, D. Phil (1989),“Sabiaceae”, Tree flora of Malaya [Tree Fl. Mal.], 4, pp. 426-431, Longman, Malaysia. 39
  47. [13]. Hooker & Thomas Thomson [Hook. & Th.] (1855), Flora Indica [Fl. Ind.], 1, pp. 414-415, London. [14]. Huang Tseng-Chieng [Hua. Tse.-Chi.] (1993),“Sabiaceae”, Flora of Taiwan [Fl. Taiw.], 3, pp. 611-613, Taipei, Taiwan Roc. [15]. IUCN (1997), Red List of Threatened Plants, P. 409. [16]. Lixiu Guo & Anthony R. Brach (2008), “Sabiaceae”, Flora of China [Fl. China], Vol. 12, pp. 32-42, Peikin. [17]. M. S. M. Sosef, L. T. Hong and S. Prdwirohatmodjo (1998), Plant Resources of South – East Asia, 5(3), pp. 366-368, Pudoc, Wageningen, Indonesia. [18]. Takhtajan Armen L. [Takht.] (1997), “Sabiaceae”, Diversity and Classification of Flowesing Plants, pp 366-367, New York. [19]. Takhtajan Armen L. [Takht.] (2009), “Sabiaceae”, Flowering Plants, ed. 2, pp. 366-367, Springer. [20]. Wu Cheng-Yih et Chen Cheih, Chen Shu-kun [Wu Chen. et al.] (1986), “Sabiaceae”, Flora Yunna nica [Fl. Yun. nica], 4, pp. 301-322. [21]. Wu Zhengyi and Peter H. Raven [Wu Zhen. & P. H. Raven] (1994), China Illustrations, 12, pp. 40-50, China. TIẾNG PHÁP [22]. Gagnepain F. [Gagnep.] & J. E. Vidal (1960), "Sabiaceae”, Flore du Cambodge, du Laos et du Vietnam [Fl. Camb. Laos Vietn.], 1, pp. 18-56, Paris. [23]. Lecomte H. [Lecomte] (1908), “Sabiaceae”, Flore Générale de l'Indo-Chine [Fl. Gen. Indoch.], Tom. 2, pp. 1- 6, Paris. [24]. Pierre L. [Pierre] (1897), Flore forestière de la Cochinchine [Fl. For. Cochinch.], 360A, Paris. 40
  48. TIẾNG TRUNG QUỐC [25]. Wu Young-fen & Law Yuh-wu [Y. F. Wu and Y. C. Law] (1985), “Sabiaceae”, Flora Reipublicae Popularis Sinicae [Fl. Reip. Pop. Sin.], Tom. 47(1), pp. 96-132, Peikin. TIẾNG ĐỨC [26]. H. Lesveillé [Lesvl.] (1911), Repertorium specierum novarum regni vegetabilis [Repert. Spec. Nov. Regni Veg.], 9, pp. 457, New York. [27]. Diels (1901), Botanische Fahrbucher fur Systematik [Bot. Jahrb. Syst.], 29, pp. 451-452, New York. TIẾNG LATINH [28]. Blume [Blume] (1849), Rumphia, 3, pp. 196-204, Parisiis. [29]. Bentham G. & Hooker J. D. [Benth. & Hook. f.] (1862-1883), Genera Plantarum [Gen. Pl.], 1, pp. 414, London. [30]. Merrill E. D. [Merr.] (1938), Journal of the Arnold Arboretum [J. Arnold Arb.], xix, p. 47-49. [31]. Merrill E. D. [Merr.] (1942), Journal of the Arnold Arboretum [J. Arnold Arb.], xxiii, p. 178-179. TÀI LIỆU TRÊN INTERNET [32]. (trang web của vƣờn thực vật hoàng gia Anh – Kew, dùng để tra tên khoa học). [33]. (để tham khảo giá trị làm thuốc) [34]. (thƣ viện tài liệu) [35]. (xem typus và mẫu) 41
  49. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI Hà Minh Tâm, Nguyễn Ngọc Huyền, Hà Thị Phƣơng Lan (2017), “Một số dẫn liệu về phân loại chi Mật sạ (Meliosma Blume) ở Việt Nam”, Báo cáo khoa học về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật. Hội nghị khoa học toàn quốc lần 7, tr. 371-374, Nxb Khoa học Tự nhiên & Công nghệ, Hà Nội.
  50. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 BẢN ĐỒ PHÂN BỐ CÁC LOÀI TRONG CHI MẬT SẠ (MELIOSMA) Ở VIỆT NAM
  51. PHỤ LỤC 2 DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH VÀ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƢƠNG NƢỚC CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM (tài liệu đến 2003) 1. Lai Châu 28. Nghệ An 53. Tiền Giang 2. Điện Biên 29. Hà Tĩnh 54. Bến Tre 3. Lào Cai 30. Quảng Bình 55. Đồng Tháp 4. Sơn La 31. Quảng Trị 56. An Giang 5. Yên Bái 32. Thừa Thiên-Huế 57. Vĩnh Long 6. Hà Giang 33. Tp. Đà Nẵng 58. Trà Vinh 7. Tuyên Quang 33A. QĐ. Hoàng Sa 59. Cần Thơ 8. Cao Bằng 34. Quảng Nam 60. Hậu Giang 9. Bắc Kạn 35. Quảng Ngãi 61. Sóc Trăng 10. Thái Nguyên 36. Bình Định 62. Kiên Giang 11. Lạng Sơn 37. Kon Tum 63. Bạc Liêu 12. Quảng Ninh 38. Gia Lai 64. Cà Mau 13. Phú Thọ 39. Đắk Lắk 14. Vĩnh Phúc 40. Đắk Nông 15. Bắc Giang 41. Lâm Đồng 16. Bắc Ninh 42. Phú Yên 17. Hà Tây 43. Khánh Hòa 18. Tp. Hà Nội 43A. QĐ. Trƣờng Sa 19. Hòa Bình 44. Ninh Thuận 20. Hải Dƣơng 45. Bình Thuận 21. Hƣng Yên 46. Bình Phƣớc 22. Tp. Hải Phòng 47. Bình Dƣơng 23. Thái Bình 48. Tây Ninh 24. Hà Nam 49. Đồng Nai 25. Nam Định 50. Bà Rịa-Vũng Tàu 26. Ninh Bình 51. Tp. Hồ Chí Minh 27. Thanh Hóa 52. Long An
  52. Đặc điểm BẢNG BIỆT PHÂN MẬT CÁCĐẶC SẠ( ĐIỂM CỦACHI Mép lá Lá Thân STT Loài Nguyên Đơn Bụi M. caudata 1 Nguyên Kép lông chim lẻ Gỗ nhỏ hay bụi M. clemansiorum 2 Nguyên Đơn Gỗ nhỏ0 M. coriacea 3 Nguyên Đơn Gỗ nhỏ M. dolichobotrys 4 BLUME) NAM VIỆT Ở Nguyên hay có vài răng cƣa Đơn Gỗ trung bình M. henryi 5 thƣa LỤCPHỤ Nguyên Đơn Gỗ trung bình M. lepidota 6 Nguyên Đơn Bụi nhỏ M. nana 7 3 Nguyên Đơn Gỗ nhỏ M. ochracea 8 Nguyên Đơn Gỗ nhỏ M. pakhaensis 9 Nguyên Đơn Gỗ nhỏ M. paupera 10 Nguyên Kép lông chin lẻ Gỗ nhỏ M. pinnata 11 MELIOSMA Có răng cƣa nhọn và thƣa Kép lông chim lẻ Gỗ nhỏ M. simang 12 Nguyên Đơn Gỗ trung bình M. simplicifolia 13
  53. Mặt dƣới lá Mặt trên lá Cuống lá (cm) Số đôi gân bên Chóp lá Hình dạng phiến lá có lông có lông Dài 3,5-4 8-10 Có đuôi (2 cm) Mũi mác X Ngắn 7-8 Nhọn Thuôn Dài 3-4 8 Nhọn tù Thuôn dài Dài 2,5-3,5 12-16 Tù Thuôn 0,5-2 9-18 Nhọn Thuôn Dài 2-6,5 7-9 Nhọn dài 1-1,5 cm Bầu dục Dài 3-5 12-15 Nhọn dài 2 cm Bầu dục X 1-2 12-16 Nhọn (lúc non tù) Thuôn dài X 6-8 10-11 Nhọn Bầu dục hay thuôn 0,5-1 8-10 Nhọn Thuôn X X Cuống lá chét dài 0,4-0,8 8-10 Nhọn Thuôn X X Cuống lá chét dài 0,5-0,6 10-13 Nhọn Mũi mác 2,5-4 16-18 Nhọn dài 0,5 Thuôn dài
  54. Cánh hoa trong xẻ 2 Hình dạng cánh hoa Cụm hoa có Cuống lá có Đài có lông Hình dạng đài thùy ngoài lông lông ( X X X ) Tròn X Bầu dục X X Bầu dục Trứng X X Bầu dục hoặc tròn Hình trứng X Bầu dục X Bầu dục X Hình tròn Bầu dục X Hình trứng Trứng X X Tròn X Tròn X X X Bầu dục X Bầu dục X Bầu dục Trứng X X X Trứng hay tròn Bầu dục Trứng hay bầu X X X Trứng dục X X X Tròn Trứng Trứng hay tam X Gần tròn X giác
  55. Thùy của cánh hoa trong ngắn hơn Cánh hoa trong Bầu có lông Nhị chỉ nhị nguyên Trung đới phồng X X Trung đới phồng X Có bao phấn 3 thùy X Dài 0,8 mm X Dài 0,7 mm X X Dài 0,7-1,5 mm X Có trung đới X Trung đới phồng X Dài 0,5 mm, có trung đới Dài 0,7 mm X X Trung đới phồng X X Có bao phấn trong lƣỡi thùy X Có trung đới phồn
  56. PHỤ LỤC 4. KÝ HIỆU VIẾT TẮT CÁC PHÕNG TIÊU BẢN (Thường gặp trong các mục “Typus” và “Mẫu nghiên cứu”) Kí hiệu viết tắt Tên các phòng tiêu bản A Araold Arboretum Caotbridge U. S. A. BM British Museum (Natural History), London, UK. HN Herbarium, Institute of Ecology and Biological Resources, Hanoi Vietnam. (Phòng tiêu bản thực vật, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật). HNIP Herbarium, Hanoi Pharmacy Institute, Hanoi, Vietnam. (phòng tiêu bản thực vật, trƣờng Đại học Dƣợc, Hà Nội). HNU Herbarium, Hanoi National University, Hanoi, Vietnam. (phòng tiêu bản thực vật, trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội). L Rijksherbarium, Nonnensteeg, Leiden, The Netherlands. P Museum National d’ Hostoire Naturalle, Pais, France
  57. PHỤ LỤC 5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA 1 2 3 Ảnh 1. Meliosma henryi Diels, 1900 1.Cành mang hoa; 2. Qủa; 3. Lá (Ảnh: N. N. Huyen, 2019, chụp từ mẫu Phuong 2554 (HN))
  58. 1 2 3 4 5 Ảnh 2. Meliosma lepidota Blume, 1847 1. Cành mang hoa; 2. Bầu; 3. Lá; 4. Hoa; 5. Nhị (ảnh: 1,3,4,5: N. N. Huyen; 2: V. A. Thuong (HNU), 2019, chụp từ mẫu VH 3765 (HN))
  59. 1 2 3 4 5 6 Ảnh 3. Meliosma pinnata (Roxb.) Walp. 1842 1. Cành mang hoa; 2.Lá; 3. Bầu; 4. Chùm hoa; 5. Bầu(bổ ngang); 6. Bầu và cánh hoa ngoài. (ảnh: N. N. Huyen, 2019, chụp từ mẫu VN 346 (HN))
  60. 1 2 3 4 5 6 7 Ảnh 4: Meliosma simplicifolia (Roxb.) Walp 1842 1. Cành mang hoa; 2. Chùm hoa; 3. Lá; 4. Hoa; 5. Bầu và đài; 6. Nhị và cánh hoa trong; 7. Bầu (ảnh: N. N. Huyen, 2019, chụp từ mầu 3146 (HN))
  61. Ảnh 5. Meliosma coriacea Merr. 1938 Ảnh 6. Meliosma ochracea J. E. Cành mang hoa (ảnh: N. N. Huyen, Vial, 1960. 2018, chụp từ mẫu N 32 (HNU)) Cành mang hoa (ảnh: N. N. Huyen, 2018, chụp từ mẫu P 4245 (HNU)) Ảnh 7. Meliosma paupera Hand.-Mazz. 1921 Cành mang hoa (ảnh: N. N. Huyen, 2018, chụp từ mẫu VH 4478 (HN))