Khóa luận Bào chế và đánh giá một số tác dụng của gel mật ong trong hỗ trợ chăm sóc vết thương

pdf 51 trang thiennha21 18/04/2022 3770
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Bào chế và đánh giá một số tác dụng của gel mật ong trong hỗ trợ chăm sóc vết thương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_bao_che_va_danh_gia_mot_so_tac_dung_cua_gel_mat_on.pdf

Nội dung text: Khóa luận Bào chế và đánh giá một số tác dụng của gel mật ong trong hỗ trợ chăm sóc vết thương

  1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC NGUYỄN BÁ LỰC BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA GEL MẬT ONG TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC HÀ NỘI - 2018
  2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA Y DƯỢC Người thực hiện: NGUYỄN BÁ LỰC BÀO CHẾ VÀ ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ TÁC DỤNG CỦA GEL MẬT ONG TRONG HỖ TRỢ CHĂM SÓC VẾT THƯƠNG KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DƯỢC HỌC Khóa: QH.2013.Y Người hướng dẫn: 1. ThS. Trịnh Ngọc Dương 2. PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải HÀ NỘI - 2018 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  3. LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn tới ThS.Trịnh Ngọc Dương – bộ môn Bào chế và Công nghiệp Dược phẩm, khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt thời gian vừa qua. Em cũng xin tỏ lòng biết ơn tới PGS.TS.Nguyễn Thanh Hải – Phó chủ nhiệm phụ trách khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn Bào chế và Công nghiệp Dược phẩm đã định hướng cho nghiên cứu. Đặc biệt, em xin gửi lời chân thành cảm ơn tới anh Nguyễn Xuân Tùng, chị Bùi Thị Thương, các thầy và các anh chị trong bộ môn Bào chế và Công nghiệp Dược, Khoa Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội đã trực tiếp chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hoàn thành khoá luận. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người thân gia đình, bạn bè đã luôn bên em, động viên em hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 27/04/2018 Tác giả Nguyễn Bá Lực @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  4. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT CMC Carboxymethyl cellulose cPs Centipoise DĐVN Dược điển Việt Nam DPPH 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl HEC Hydroxyethyl cellulose KSC Kháng sinh chuẩn MeOH Methanol MGO Methylglyoxal enzym Na CMC Natri Carboxymethyl cellulose Na EDTA Natri Ethylene Diamine Triacetic Axit TEA Triethanolamin USP Dược điển Mỹ UV Ultra violet (Tia tử ngoại) VSV Vi sinh vật @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  5. DANH MỤC CÁC BẢNG STT Tên Bảng Trang Bảng 1.1 Tác dụng của mật ong trong quá trình hồi phục vết 11 thương Bảng 1.2 Ứng dụng của hydrogel và ví dụ các polyme 17 Bảng 2.1 Nguyên liệu bào chế gel mật ong 19 Bảng 2.2 Nguyên liệu thử tác dụng oxy hoá gel mật ong 20 Bảng 3.1 Trạng thái thể chất của gel mật ong bào chế được với 27 một số polyme ở các nồng độ khác nhau Bảng 3.2 Độ nhớt gel mật ong bào chế được với một số 28 polyme ở các nồng độ khác nhau sau bào chế và sau 2 tuần Bảng 3.3 Công thức bào chế 100 g gel mật ong 60% (kl/kl) (tá 29 dược carbopol 940) Bảng 3.4 Công thức bào chế 100 g gel mật ong 60% (kl/kl) (tá 30 dược chitosan) Bảng 3.5 Bảng thay đổi độ nhớt gel mật ong 60% (tá dược 31 carbopol 940) Bảng 3.6 Bảng thay đổi độ nhớt gel mật ong 60% (tá dược 32 chitosan) Bảng 3.7 Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn 33 Bảng 3.8 Kết quả đánh giá khả năng chống oxy hoá của 36 gel mật ong 60 % @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  6. DANH MỤC CÁC HÌNH STT Tên hình Trang Hình 1.1 Mô hình tác dụng của mật ong trên các giai đoạn 13 của quá trình hồi phục vết thương Hình 1.2 Thuốc điều trị vết thương hở Medihoney® Gel 14 Hình 2.1 Quy trình bào chế gel chứa mật ong 22 Hình 3.1 Sơ đồ quy trình bào chế gel mật ong 60% với tá 29 dược carbopol 940. Hình 3.2 Sơ đồ quy trình bào chế gel mật ong 60% với tá 30 dược chitosan Hình 3.3 (A) Gel mật ong 60% tá dược carbopol 940, (B) Gel 33 mật ong 60% tá dược chitosan Hình 3.4 Hoạt tính kháng khuẩn của gel mật ong so với 34 kháng sinh chứng và mật ong trên 1 số vi khuẩn Gram âm: (A) E.coli, (B) P.mirabilis, (C) S.flexneri và một số vi khuẩn Gram dương: (D) B.subtilis, (E) S.lutea, (F) S.aureus Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của 37 gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) Hình 3.6 Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của 37 gel mật ong 60% (tá dược chitosan) Hình 3.7 Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của 38 axit ascorbic @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  7. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 3 1.1. Thuốc điều trị vết thương hở 3 1.1.1. Giới thiệu chung về vết thương 3 1.1.2. Các thuốc được sử dụng trong điều trị vết thương hở 4 1.2. Tổng quan về mật ong và tác dụng của mật ong trong điều trị vết thương hở 6 1.2.1. Giới thiệu chung về mật ong 6 1.2.2. Tác dụng sinh học của mật ong 7 1.2.3. Tính chất, cơ chế tác dụng của mật ong trong quá trình hồi phục vết thương 8 1.2.4. Thuốc hỗ trợ điều trị vết thương từ mật ong 13 1.3. Khái niệm, phân loại, phương pháp tạo gel 14 1.3.1. Khái niệm gel 14 1.3.2. Phân loại gel 15 1.3.3. Hydrogel 15 CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 19 2.1.1. Nguyên vật liệu 19 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu 21 2.2. Nội dung nghiên cứu 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu 21 @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  8. 2.3.2. Xây dựng quy trình bào chế gel mật ong 60% 21 2.3.3. Đánh giá một số đặc tính ủc a sản phẩm bào chế được 22 2.3.4. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của gel mật ong 23 2.3.5. Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của gel mật ong 25 2.4. Phương pháp xử lý số liệu 26 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 27 3.1. Khảo sát khả năng tạo gel của một số polyme với mật ong 27 3.2. Xây dựng quy trình bào chế gel mật ong 60% 28 3.3. Đánh giá một số đặc tính ủc a gel mật ong 60% 31 3.3. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của gel mật ong 60% 33 3.4. Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của gel mật ong 60% 35 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  9. ĐẶT VẤN ĐỀ Mật ong là hỗn hợp tự nhiên của nhiều chất, có tác dụng chữa lành vết thương sẵn có trong tự nhiên. Từ xa xưa, con người đã biết dùng đến mật ong trong việc chữa lành các vết thương. Người Trung Quốc cổ đại, Ai Cập, Hy Lạp và người La Mã đã sử dụng các loại mật ong khác nhau để chữa lành các vết thương và các bệnh về đường tiêu hóa. Cho đến đầu thế kỉ 20, người ta đã sử dụng mật ong trong việc chăm sóc vết thương mỗi ngày [16]. Về mặt bệnh lý, vết thương hở là một chấn thương liên quan đến phá vỡ bên ngoài hoặc bên trong mô cơ thể, thường liên quan đến da. Các tai nạn với đồ vật hoặc dụng cụ sắc nhọn, và tai nạn xe là nguyên nhân phổ biến gây nên vết thương hở [18]. Tại các tổn thương, vi sinh vật có thể xâm nhập, gây nhiễm trùng, hoại tử, làm chậm quá trình hồi phục vết thương. Do đó, việc sử dụng các thuốc kháng khuẩn tại chỗ nhằm hạn chế hoặc loại bỏ yếu tố bệnh lý này, tạo điều kiện cho sự sửa chữa và hồi phục của các mô. Sau hơn 80 năm kể từ khi khoa học phát hiện ra penicillin, hàng trăm loại thuốc kháng sinh và các thuốc tương tự đã được phát minh và đưa vào sử dụng. Sự ra đời của kháng sinh đánh dấu kỷ nguyên phát triển mới của y học trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, việc sử dụng kháng sinh rộng rãi, kéo dài, lạm dụng kháng sinh đã tạo điều kiện cho nhiều loại vi sinh vật trở nên kháng thuốc. Do đó, sự quan tâm của con người với hợp chất tự nhiên, kháng khuẩn và không độc như mật ong càng tăng lên. Gần đây, việc sử dụng mật ong trong điều trị các vết thương được quan tâm đặc biệt thông qua những nghiên cứu và báo cáo lâm sàng [3, 5]. Tuy nhiên, mới chỉ có một sản phẩm hỗ trợ điều trị vết thương từ mật ong được thương mại hoá (Medihoney® Gel) [13]. Đa số các nghiên cứu đều mới ở giai đoạn đánh giá tính chất, cơ chế tác dụng của mật ong, khá ít công trình nghiên cứu về mặt bào chế. Hướng đến việc bào chế thuốc hỗ trợ chăm sóc vết thương hở từ mật ong có hiệu lực cao, phổ rộng nhằm tăng quá trình hồi phục, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và hạn chế để lại sẹo, chúng tôi tiến hành đề tài: “Bào chế và đánh giá một số tác dụng của gel mật ong trong hỗ trợ chăm sóc vết thương”, với các mục tiêu cụ thể như sau: @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 1
  10. 1. Bào chế được gel mật ong và đánh giá một số đặc tính ủc a mẫu gel bào chế được. 2. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro trên một số chủng vi sinh vật, tác dụng chống oxy hóa của gel bào chế được. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 2
  11. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Thuốc điều trị vết thương hở 1.1.1. Giới thiệu chung về vết thương Vết thương xảy ra nhiều lần trong cuộc sống, kèm theo sự chảy máu. Do đó, việc chữa lành vết thương là cần thiết để tránh chảy máu và mất nước từ các mạch và mô. Các cơ quan có thể bị thương do các tác động bên ngoài (vật lý, hoá học) hay rối loạn nội bộ (bệnh). Vết thương có thể đơn giản hoặc phức tạp, vô trùng hoặc nhiễm trùng, cấp tính hoặc mạn tính [41]. Các vết thương mạn tính liên quan đến khả năng tự phục hồi của bệnh nhân, nguyên nhân gây bệnh như các bệnh nhiễm trùng mạn tính hoặc rối loạn chuyển hoá. Các rối loạn chuyển hoá như tiểu đường có thể dẫn đến nhiễm trùng, những biến chứng phức tạp và làm các vết thương lâu hồi phục [37]. Có rất nhiều lý do như nghèo đói, vệ sinh kém, suy dinh dưỡng, côn trùng và ô nhiễm môi trường có thể gây ra các vết thương và làm trầm trọng thêm hậu quả của vết thương [23]. Chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp liên quan đến nhiều loại tế bào chuyên biệt, chúng hoạt động tương tác với nhau dưới sự điều khiển của các phân tử do chúng ta tiết ra. Quá trình phức tạp này diễn ra theo các giai đoạn và có sự trùng lặp lẫn nhau [25]. Quá trình liền vết thương trải qua 4 giai đoạn cơ bản: giai đoạn cầm máu, giai đoạn viêm, giai đoạn tăng sinh và giai đoạn tái tạo [17]. Điều trị vết thương hở là quá trình khôi phục lại tình trạng lành mạnh của bất kì chấn thương nào gây ra gián đoạn trong sự liên tục của bề mặt bên ngoài cơ thể. Quá trình này phục hồi nguyên vẹn các mô bị tổn thương bằng cách thay thế mô chết bằng các mô mới. Việc này bắt đầu ngay sau khi bị thương, có thể tiếp tục trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, và về cơ bản là giống nhau đối với tất cả các loại vết thương. Việc sửa chữa các tế bào bị tổn thương và mô diễn ra trong quá trình tái tạo. Trong đó, các cấu trúc được thay thế bởi sự gia tăng các tế bào tương tự, như xảy ra với da và xương; và bằng cách hình thành sẹo, bao gồm các cấu trúc sợi với một số mức độ co lại. Vì hầu hết các vết thương liên quan đến nhiều mô, sự hồi phục hoàn toàn là không thể. Do đó, sự hình thành sẹo là một kết quả của việc chữa lành vết thương [15]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 3
  12. 1.1.2. Các thuốc được sử dụng trong điều trị vết thương hở Các yêu cầu của một thuốc bôi vết thương hở tốt bao gồm: Có tác dụng với các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết thương với tỷ lệ kháng thuốc thấp nhất, không hoặc ít gây hại cho mô lành và tế bào lành, không hoặc ít có tác dụng phụ, thấm sâu vào các mô [12]. Dưới đây là một số thuốc bôi vết thương hở được sử dụng phổ biến hiện nay: Oxi già Oxi già là dung dịch màu trong suốt, có tác dụng oxi hóa khá mạnh. Ở nồng độ lớn hơn 3% dung dịch oxi già có thể gây bỏng. Oxi già thông thường dùng để sát khuẩn vết thương mới, có mủ, vết thương có hiện tượng nhiễm trùng và đặc biệt là các vết thương có dị vật. Dung dịch oxy già không được sử dụng cho vết thương đang lành vì nó có thể làm tổn thương mô mới. Khi sử dụng oxi già có hiện tượng sủi bọt, làm sạch mô chết và loại trừ mủ, đẩy dị vật ra ngoài [46]. Cồn Cồn 70 độ (cồn có nồng độ cao hơn không có khả năng sát trùng) được sử dụng rộng rãi để diệt khuẩn các dụng cụ chăm sóc vết thương, sát trùng trước khi tiêm và sát trùng vết thương trước khi băng bó [1]. Cồn i-ốt Cồn i-ốt là dung dịch có khả năng sát khuẩn mạnh nhờ khả năng sát khuẩn của i-ốt (cồn chỉ có tác dụng hòa tan i-ốt). Dung dịch này không những có khả năng sát trùng, nó còn có khả năng phá hủy chất hữu cơ (da), gây nhiễm độc i-ốt nếu dùng lâu, đặc biệt là với trẻ em. Vì vậy không nên dùng cồn i-ốt với những vết thương sâu, vùng da nhạy cảm, với trẻ nhỏ [43]. Thuốc đỏ Thuốc đỏ có khả năng làm khô, chống lở loét vết thương. Tuy nhiên dung dịch này không tốt vì nó có chứa thủy ngân. Vậy nên dung dịch này chỉ nên dùng với vết thương nhỏ, không gần mạch máu vì thủy ngân nếu ngấm vào máu có thể gây chết người [22]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 4
  13. Thuốc tím Thuốc tím được pha loãng trước khi bôi lên vết thương. Dung dịch này dùng để thấm dịch và tiêu diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương. Tuy nhiên một số vi khuẩn dung dịch này không tiêu diệt được [8]. Bạc sulfadiazine 1% Bạc sulfadiazine là sự kết hợp của bạc với một sulfamide. Nhiều phối hợp của bạc với các sulfamide khác nhau đã được nghiên cứu thử nghiệm in vitro, kết quả cho thấy bạc sulfadiazin cho tác dụng tốt nhất. Điều này có thể được giải thích là do sự liên kết mạnh của bạc sulfadiazin với DNA của vi sinh vật. Thuốc có phổ kháng khuẩn rộng, tiêu diệt được nhiều loại vi sinh vật như S. aureus, E. coli, Klebsiella, P. aeruginosa, Proteus, Enterobacteraceae và cả C. albicans. Bạc sulfadiazine có thể gây giảm bạch cầu. Tác dụng phụ này gặp ở 5 - 15% bệnh nhân, thường xảy ra khi sử dụng trên diện tích rộng, 2 - 3 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc. Bạc sulfadiazine được sản xuất từ năm 1960, dưới dạng kem nồng độ 1% màu trắng không tan trong nước, ít thấm sâu vào hoại tử, khó vệ sinh vết thương, thời gian tác dụng ngắn. Sản phẩm có thể làm giảm khả năng tái tạo biểu mô còn độc tính đối với tủy xương chủ yếu là do propylen glycol có trong dạng thuốc gây nên. Sự đề kháng của vi khuẩn trên dòng sản phẩm này cũng đã được ghi nhận [2]. Madecassol oil Đây là dạng thuốc mỡ được bào chế từ dịch chiết của cây rau má (Centella asiatica). Ngoài ra, sản phẩm này còn chứa kháng sinh neomycin và chất kháng viêm hydrocortisol. Madecassol oil được sản xuất từ năm 1970, dùng để bôi lên vết thương hở nhằm tránh nhiễm khuẩn, tăng cường khả năng hồi phục vết thương, hạn chế để lại sẹo. Sản phẩm này không dùng cho những vết thương bị nhiễm thứ cấp hoặc các bệnh nhân nhạy cảm với neomycin và hydrocortisol [45]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 5
  14. 1.2. Tổng quan về mật ong và tác dụng của mật ong trong điều trị vết thương hở 1.2.1. Giới thiệu chung về mật ong Mật ong là chất lỏng đặc sánh, hơi trong và dính nhớt, màu vàng nhạt hoặc vàng cam đến nâu hơi vàng. Khi để lâu hoặc để lạnh sẽ có những tinh thể dạng hạt dần dần tách ra. Mùi thơm, vị rất ngọt [10]. Mật ong là một dung dịch bão hòa có nguồn gốc từ ong bao gồm chủ yếu là fructose và glucose. Ngoài ra, mật ong còn chứa các protein, các axit amin, vitamin, enzym, khoáng chất và các thành phần thiết yếu khác như: Nước: Trong mật ong, nước thường chiếm từ 16% đến 21%, còn các chất keo chiếm khoảng 80% [11]. Đường: Là thành phần chính trong ậm t ong. Có tất cả ba loại đường chủ yếu là: Glucose: Chiếm 50% tổng số đường trong mật ong và 35% trong khối lượng mật [11]. Fructose: Đường fructose khó kết tinh, loại mật ong nào chứa nhiều đường frutose sẽ để được lâu hơn mà vẫn giữ được ở thể lỏng. Đường fructose ngọt hơn đường glucose. Cả hai loại đường này đều dễ hấp thụ vào cơ thể [11]. Sacarose: Chỉ có khoảng 2%, thuộc loại đường kép khó hấp thụ vào cơ thể. Mật ong non có thể chứa tới 6% sacarose [11]. Protein: Có từ 0,04 - 3%; gốc protein từ mật hoa (protein thực vật) và từ dịch do chính con ong tiết ra (protein động vật) [10]. Các hợp chất phenolic: Mật ong có chứa khoảng 0,1% - 0,5% các hợp chất phenolic. Các hợp chất này có nhiều tác dụng như chống oxy hoá, chống vi khuẩn, chống vi rút, chống ung thư và nhiều hoạt tính sinh học khác [11]. Enzym: Trong mật ong có chứa nhiều loại enzym có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hoá của con người như amylase, invertase, catalase và phosphorylase [4, 35]. Axit hữu cơ: Axit hữu cơ chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 0,57% (theo tổng khối lượng mật ong). Ngoài các axit phenolic và các axit amin tự do, một số @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 6
  15. axit hữu cơ như formic, oxalic, malic, maleic, succinic, citric, gluconic, glutaric và fumaric đã được phát hiện ở nhiều loại mật ong khác nhau ở các nồng độ khác nhau [24]. Chất khoáng: Tổng hàm lượng khoáng chất của mật ong xấp xỉ 0,04% - 0,2%, bao gồm kali, canxi, natri, magie, photpho, lưu huỳnh, i-ốt. Đặc biệt hàm lượng muối khoáng trong mật ong tương tự như trong máu người [7]. Vitamin: Hàm lượng vitamin trong mật ong không nhiều nhưng có nhiều loại. Nguồn gốc vitamin này do phấn hoa trong mật mà ra. Viện Nghiên cứu Liên Xô phân tích 1 kg ậm t ong giàu vitamin B2 bằng 10 lần hàm lượng vitamin B2 có trong nho, táo. Ngoài ra, trong mật còn có chứa các vitamin như vitamin PP, B6, C, E, K và caroten [7]. 1.2.2. Tác dụng sinh học của mật ong Mật ong có một số đặc tính sinh ọh c đáng lưu ý như: Tác dụng kháng khuẩn: Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh mật ong hay dung dịch chứa từ 30% mật ong trở lên là môi trường mà đa số vi khuẩn và nấm không thể phát triển được. Những vết thương, vết mổ được băng bó bằng mật ong sẽ chóng khô, sạch và không có mùi hôi, vì mật ong đã hút nước và chống được sự lây lan của vi khuẩn [33]. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn là nhờ sự có mặt của glucose oxidase và nhiều chất có tác dụng kháng khuẩn, áp suất thẩm thấu cao, pH axit. Mật ong có phổ kháng khuẩn rộng, được chứng minh là có khả năng ức chế hơn 80 loại vi khuẩn, ví dụ như S. aureus, Enterococcus kháng vancomycin, và P. aeruginosa [27, 40]. Tác dụng chống oxi hóa: Các axit phenolic và flavonoid có trong mật ong đóng vai trò quan trọng đối với khả năng chống oxi hóa. Mật ong sử dụng một mình hoặc phối hợp có khả năng phòng chống và ngăn ngừa một số bệnh như xơ vữa động mạch và ung thư [14, 27, 36]. Tác dụng làm lành vết thương: Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong có hiệu quả trong chữa lành các vết thương do tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, và chống oxy hóa. Mật ong có độ nhớt cao, do đó hình thành hàng rào vật lý và tạo môi trường ẩm lý tưởng cho vết thương mau lành [26]. Mphande và cộng sự đã so sánh tác dụng của mật ong và đường trên 40 bệnh nhân bị @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 7
  16. loét, viêm màng phổi mạn tính, hoặc có vết thương sau phẫu thuật. Tốc độ lành vết thương trung bình là 1,43 ngày/cm2 đối với nhóm dùng mật ong và 1,62 ngày/cm2 đối với nhóm dùng đường [44]. Trong một nghiên cứu khác, điều trị vết bỏng bằng mật ong giúp cải thiện rõ rệt tình trạng của vết thương sau 7 và 14 ngày. Đến ngày thứ 14 có 74,11% (229/302) bệnh nhân đã được chữa lành với mật ong, trong khi chỉ có 57,89% (154/266) bệnh nhân được chữa lành bằng các phương pháp khác [7]. Ingle và cộng sự so sánh tác dụng của mật ong và chế phẩm IntraSite Gel trên bệnh nhân bị rách hoặc trầy xước da. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong thời gian hồi phục trung bình và kích thước vết thương giữa các nhóm được điều trị với mật ong và chế phẩm hydrogel [32]. Tác dụng dưỡng da: Mật ong được kí hiệu trong Danh mục Thành phần Mỹ phẩm Quốc tế (INCI) dưới tên gọi "Honey" hoặc "Mel" (số CAS 8028-66-8), và được xếp vào nhóm làm mềm da/làm ẩm/dưỡng ẩm. Tác dụng dưỡng ẩm của mật ong chủ yếu liên quan đến hàm lượng fructose và glucose cao, có khả năng tạo cầu hydro với nước và duy trì độ ẩm của lớp sừng [39]. Khả năng tái tạo da xuất phát từ sự có mặt của các axit amin (chủ yếu là prolin) và các axit hữu cơ (chủ yếu là axit gluconic). Mật ong thường được sử dụng trong mỹ phẩm với tỷ lệ từ 1 - 10% [13]. Tác dụng dưỡng tóc: Mật ong tỉ lệ 3 - 20% trong dầu gội đầu có tác dụng làm giảm tóc rối, giúp tóc suôn mượt, giữ độ ẩm và dễ chải [28]. Nhờ đặc tính kháng khuẩn và chống nấm, mật ong cũng được sử dụng để trị gàu [16]. 1.2.3. Tính chất, cơ chế tác dụng của mật ong trong quá trình hồi phục vết thương Cơ chế của mật ong trong quá trình hồi phục vết thương Hydro peroxit Sự hiện diện của axit ascorbic trong mật ong có thể thúc đẩy hoạt động diệt khuẩn của hydro peroxit. Ở vi khuẩn gram âm, hỗn hợp của hydro peroxit và axit ascorbic làm tăng sự ly giải và sự chết của chúng bằng lysozym. Hydro peroxit có thể thu hút bạch cầu tới vết thương thông qua cơ chế gradien nồng độ. Do chất oxy hoá tác động, các đại thực bào giải phóng yếu tố tăng @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 8
  17. trưởng nội mô mạch (VEGE) và kích thích hình thành thành mạch. Trong giai đoạn viêm cấp tính, bạch cầu trung tính sẽ giải phóng các loại oxy hoạt tính diệt khuẩn, hydro peroxit có khả năng diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Việc sử dụng hydro peroxit thường không thuận lợi cho việc chữa lành vết thương vì nó gây viêm và tổn thương mô quá mức. Tuy nhiên, mật ong bằng cách vô hiệu hóa sắt tự do, hạn chế hydro peroxit hình thành gốc oxy tự do, làm giảm tác hại của hydro peroxit. Mặt khác, mức hydro peroxit trong mật ong rất ít, thấp hơn khoảng 1000 lần so với dung dịch 3% thường được sử dụng như một chất khử trùng. Ngoài hoạt tính kháng khuẩn, hydro peroxit kích thích sự gia tăng nguyên bào sợi, sự hình thành mạch và tăng cường lưu thông máu trong các vết loét thiếu máu cục bộ [31]. Hoạt động thẩm thấu Sự thẩm thấu cao góp phần làm hạn chế sự phát triển và tăng sinh của vi khuẩn. Khi sử dụng mật ong để chữa lành vết thương, với tính chất lỏng nhớt, mật ong cung cấp một hàng rào bảo vệ và ngăn ngừa sự lây nhiễm chéo của vết thương. Cơ chế của hiện tượng này chủ yếu là do tác động thẩm thấu của nó. Dung dịch đường của mật ong hút nước ra khỏi vùng xung quanh, khiến cho vi khuẩn không thể lưu trú, phát triển trong môi trường đó. Ngoài ra, áp suất thẩm thấu từ mật ong ra dịch bạch huyết từ mô dưới da đến bề mặt vết thương, giúp loại bỏ mảnh vỡ, mô hoại tử [31]. Tính axit Dãy axit pH của mật ong là từ 3,2 đến 4,5 và độ pH thấp này là do sự hình thành axit gluconic. Trong hầu hết các trường hợp, môi trường thích hợp để vi khuẩn gây bệnh trên vết thương phát triển là trung tính hoặc hơi kiềm. Mặt khác, pH tối ưu cho hoạt động protease là khoảng 7,3. Tăng hoạt tính protease có thể phá hủy các yếu tố tăng trưởng, mạng lưới collagen mới được tái tạo và fibronectin trong những vết thương cần thiết cho hoạt động của nguyên bào sợi và tái tổ hợp lại đến các phản ứng viêm. Tính axit của mật ong có khả năng làm giảm hoạt tính của protease, làm tăng hoạt động của nguyên bào sợi và giải phóng oxy từ hemoglobin trong mao mạch, giảm kích thước vết thương và cuối cùng là làm lành vết thương. Tính axit cũng giúp tăng hoạt @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 9
  18. động kháng khuẩn của các đại thực bào và các lỗ thông khí trước khi tạo ra amoniac do sự chuyển hóa của vi khuẩn gây hại cho mô cơ thể [31]. Non - peroxit và chất chống oxy hoá Theo nguồn hoa, mùa vụ và vị trí địa lý, mật ong có thể chứa các thành phần khác nhau như flavonoid và axit thơm. Một số thành phần như methyl syringat, defensin-1 và methylglyoxal enzym (MGO) góp phần vào hoạt tính non-peroxit của mật ong. MGO như một thành phần kháng khuẩn có khả năng tương tác với các trung tâm nucleophin của các đại phân tử như ADN. Với các vi khuẩn gram dương, MGO giảm enzym lysin tự do liên quan đến thành tế bào vi khuẩn và sự phân chia tế bào. Với các vi khuẩn gram âm, MGO điều chỉnh biểu hiện gen liên quan đến sự ổn định của thành tế bào [31]. Tăng thực bào và hoạt động thực bào Mật ong có thể kích thích tế bào lympho B và tế bào lympho T, và kích hoạt phagocytosis của bạch cầu trung tính trong nuôi cấy tế bào. Mật ong cũng kích thích tế bào monocyte (tế bào MM6) để tiết ra các cytokin, yếu tố hoại tử khối u yếu tố α (TNF-α), interleukin-1 (IL-1) và IL-6, kích hoạt tế bào đáp ứng miễn dịch. Sự tiết của TNF-α, một cytokin gây ra quá trình lành vết thương, có thể được gây ra bởi các protein glycosyl hóa. Hơn nữa, bằng cách giảm sự giải phóng các chất trung gian phản ứng bằng các đại thực bào hoạt hóa trong quá trình làm lành vết thương, mật ong có khả năng làm suy giảm collagen IV thông qua sự kích thích matrix metalloproteinase 9 (MMP-9) trong quá trình tái tạo biểu mô. Các nghiên cứu in vitro cho thấy độc tính của mật ong trên keratinocyte và nguyên bào sợi là rất thấp. Người ta tin rằng hiệu quả điều hòa miễn dịch như vậy thúc đẩy hoạt động kháng khuẩn của mật ong [31]. Nitric oxit Nitric oxit (NO) có nhiều hoạt động như điều hòa sự hình thành mạch máu, tăng cường tổng hợp collagen, tái tạo biểu mô ở vết thương, các phản ứng kháng khuẩn và kháng vi rút, đáp ứng miễn dịch và viêm [31]. Prostaglandins Prostaglandins là những chất trung gian gây viêm và đau được coi là chất ức chế miễn dịch, có thể làm giảm các chức năng của lympho-B, T. Mật @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 10
  19. ong có thể làm giảm nồng độ prostaglandins và hiệu quả ức chế tăng theo thời gian. Mật ong làm giảm nồng độ prostaglandin, có thể làm giảm phù nề, viêm và kích thích lympho bào tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh vết thương. Mật ong cũng ức chế biểu hiện cyclooxygenase-2 (COX-2) và các hợp chất phenolic của mật ong có vai trò chính trong việc ức chế prostaglandin E2 (PGE2) trong các mô viêm. Axit ellagic, như một hợp chất phenol chính trong mật ong, ngăn ngừa sự giải phóng PGE2 từ monocyte và các hợp chất phenolic khác như quercetin, chrysin và luteolin có tác dụng ức chế interleukin 1b và COX-2, tổng hợp PGE2 và nhân tố kappa beta (NF-kB) kích thích. Người ta đã chứng minh rằng uống mật ong tự nhiên có thể làm giảm nồng độ tuyến tiền liệt bao gồm PGE2, prostaglandin F2a (PGF2a) và thromboxan B2 trong huyết tương của người bình thường. Điều trị vết thương bằng mật ong đã được chứng minh là ít đau hơn so với đường trong quá trình thay đồ và chuyển động [31]. Sản xuất kháng thể Mật ong làm tăng sản xuất kháng thể trong phản ứng miễn dịch ban đầu và thứ phát đối với độc tố tuyến ức và thuốc chống độc tuyến giáp. Mật ong có ảnh hưởng đến kháng thể do các cơ chế khác nhau. Tuy nhiên, cơ chế chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng. Mật ong có khả năng kích thích tế bào lympho để tạo ra cytokin, TNF-α, IL-1, và IL-6. Mật ong cũng có thể làm tăng tính miễn dịch bằng cách tăng NO. Mặt khác, bằng cách giảm nồng độ prostaglandin huyết tương, mật ong sản sinh kháng thể [31]. Bảng 1.1. Tác dụng của mật ong trong quá trình hồi phục vết thương. Hoạt tính Yếu tố tác động Cơ chế - Hydro peroxit - Hạn chế sự phát triển của - Độ thẩm thấu cao nấm và sự sản sinh độc tố. Kháng - Tínhaxit - Hạn chế sự nhiễm trùng từ vi rút. khuẩn - Hoạt tính non-peroxit - Tác động lên màng sinh học - Các chất chống oxy hóa của vi khuẩn [5, 13]. - Tăng cường hoạt động tế @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 11
  20. bào bạch huyết và thực bào - Nitric oxit - Giảm các prostaglandin - Bạch cầu - Giảm phù và đau. - Các hợp chất phenolic - Hạn chế sẹo phình to. - Kích thích sự kết hạt và phủ đầy biểu mô. Kháng - Tăng cường sự oxy hóa. viêm - Ngăn ngừa sự hoại tử. - Tăng cường tổng hợp collagen. - Hạn chế bạch cầu thấm vào [13, 31]. - Flavonoids - Làm sạch hoàn toàn. - Axit phenolic - Hạn chế sự độc hại gây ra bởi các tế bào TNF-α. - Giảm số lượng các tế bào Chống viêm. oxy hóa - Kích thích các tế bào lympho B và T. - Điều chỉnh hoạt động của monocyte [31, 44]. - Cung cấp môi trường ẩm - Loại bỏ các mô chết hoặc hư Loại bỏ - Hoạt động protease hỏng. mô nhiễm - Loại bỏ các vật liệu hoại tử. trùng - Giúp loại bỏ các mô hoại tử mà không gây đau [31, 38]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 12
  21. Kích - Kích thích sự hình thành - Đẩy nhanh quá trình hồi thích sự mạch phục. phát triển - Cung cấp glucose để cung - Giảm thiểu nhu cầu cấy của các cấp năng lượng và các tế ghép da [31, 34]. mô bào di trú - Đại thực bào - Sản xuất các cytokin, phát - Bạch cầu triển các yếu tố và chất Thúc đẩy trung gian miễn dịch. hệ thống - Peptid và protein - Tổng hợp collagen. miễn dịch - Prebiotic - Kích thích sự hình thành mạch [6, 31]. Hình 1.1. Mô hình tác dụng của mật ong trên các giai đoạn của quá trình hồi phục vết thương [31]. 1.2.4. Thuốc hỗ trợ điều trị vết thương từ mật ong Để khắc phục nhược điểm của các thuốc điều trị vết thương hở, gần đây các nhà khoa học đã phát triển thành công một số sản phẩm điều trị vết @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 13
  22. thương hở từ mật ong. Sản phẩm điển hình là Medihoney® Gel do Derma Sciences (Canada) sản xuất, Comvita phân phối. Medihoney® Gel chứa 80% mật ong Manuka được phân tán trong các chất nền tạo gel từ thiên nhiên. Sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, có thể được sử dụng cho nhiều loại vết thương khác nhau như: bỏng nhẹ, vết cắt, trầy xước, loét. Gel có tác dụng làm sạch vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Các thử nghiệm lâm sàng cho thấy hiệu quả hồi phục vết thương đáng kể của Medihoney® Gel trên các vết bỏng nhẹ, trầy xước, loét, vết cắt, bong da và Eczema. Gel đòi hỏi phải thay băng hằng ngày. Khi thay băng, gel sẽ được loại bỏ cùng với miếng gạc. Phần gel còn lại có thể dễ dàng được rửa trôi bằng các chất rửa vết thương thông thường [3]. Chưa thấy có tác dụng phụ thường gặp nào của thuốc được báo cáo. Thuốc không gây độc, không gây kích ứng, không làm ảnh hưởng đến mô lành ở các vết thương cấp hoặc mạn tính. Không được sử dụng sản phẩm trên các bệnh nhân dị ứng với mật ong [3]. Hình 1.2. Thuốc điều trị vết thương hở Medihoney® Gel [3]. 1.3. Khái niệm, phân loại gel, phương pháp tạo gel 1.3.1. Khái niệm gel Gel là một hệ phân tán có môi trường phân tán ở thể rắn và chất phân tán ở thể lỏng (dung dịch keo đặc). Độ nhớt của gel lớn hơn độ nhớt của dung @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 14
  23. dịch nhưng không bằng chất rắn. Gel bôi da và niêm mạc là những chế phẩm có thể chất mềm, trong đó có một hay nhiều dược chất được hoà tan hay phân tán trong tá dược polyme thiên nhiên hoặc tổng hợp [29]. 1.3.2. Phân loại gel Theo Dược điển Việt Nam IV, gel được phân thành 2 loại: Gel thân dầu (Olegels): Trong thành phần sử dụng tá dược tạo gel, bao gồm dầu paraffin phối hợp với tá dược thân dầu khác, có thêm keo silic, xà phòng nhôm và xà phòng kẽm [1]. Gel thân nước (Hydrogels): Thành phần bao gồm nước, glycerin, propylen glycol, có thêm tá dược tạo gel như polysaccharid (tinh bột, tinh bột biến tính, axit alginic và natri alginat), dẫn chất cellulose, polyme của axit acrylic (carbomer, carbomer copolyme, carbomer interpolyme, methyl acrylat) [1]. 1.3.3. Hydrogel Hydrogel là hệ gel có cấu trúc mạng ba chiều thu được bằng phương pháp tổng hợp các polyme tự nhiên mà có thể hấp thụ và giữ lại lượng nước đáng kể [20]. Phân loại: Hydrogel cố định/hoá học: Mạng lưới gel khi đồng hoá trị liên kết chéo (thay thế liên kết hydro bằng một liên kết hoá trị mạnh) [20]. Hydrogel hồi phục/vật lý: Mạng lưới gel được tổ chức lại bằng rối loạn phân tử hoặc các năng lượng thứ cấp bao gồm liên kết ion, liên kết hydro và tương tác kỵ nước. Trong các gel có liên quan đến thể chất, sự phá huỷ được ngăn ngừa bởi các tương tác vật lý tồn tại giữa các chuỗi polyme khác nhau [20]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 15
  24. Đặc điểm: Khả năng giữ nước và thấm là những tính chất đặc trưng quan trọng nhất của một hydrogel. Các nhóm ưa nước là yếu tố đầu tiên bị hydrat hoá khi tiếp xúc với nước dẫn tới sự hình thành ràng buộc với nước [19]. Sự tương thích sinh học: Hydrogel có khả năng tương thích với hệ thống miễn dịch và các sản phẩm phân hủy của nó không độc hại. Bề mặt ưa nước của hydrogel có năng lượng tự do thấp khi tiếp xúc với dịch cơ thể, protein và các tế bào. Bản chất mềm mại và đàn hồi của hydrogel giảm thiểu kích ứng đối với các mô xung quanh [19]. Các liên kết chéo giữa các chuỗi polyme: Do trong cấu trúc có lượng nước đáng kể nên hydrogel có mức độ linh hoạt như mô tự nhiên [9]. Yếu tố ảnh hưởng đến hydrogel: Hydrogel có thể bị kích thích, nhạy cảm và phản ứng với môi trường xung quanh bởi các yếu tố như nhiệt độ, độ pH và sự có mặt của chất điện phân. Nồng độ và tính chất của dược chất cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất và tình trạng của hydrogel [30]. Ứng dụng: Hydrogel của nhiều loại polyme tổng hợp và tự nhiên được sản xuất ứng dụng chủ yếu trong kỹ thuật cấy mô, dược phẩm, và các lĩnh vực y sinh [21]. Do khả năng hấp thụ nước cao và sự tương thích sinh học, hydrogel đã được sử dụng cho mục đích băng vết thương, phân phối thuốc, nông nghiệp, băng vệ sinh, vật liệu nha khoa, cấy ghép, ứng dụng mắt, các cơ quan lai ghép (đóng gói các tế bào sống) [33]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 16
  25. Bảng 1.2. Ứng dụng của hydrogel và ví dụ các polyme [33]. Ứng dụng Polyme - Chăm sóc vết thương - Polyurethan, polyethylen glycol, polypropylen glycol, xanthan. - Phân phối thuốc, dược phẩm - Starch, polyvinylpyrrolidon, polyacrylic axit, carboxymethyl cellulose. - Vật liệu nha khoa - Hydrocolloid Ghatti, Karaya. - Kỹ thuật nuôi cấy mô, cấy - Poly vinylalcohol, polyacrylic ghép axit, collagen. - Hệ thống polyme tiêm - Polyester, polyphosphazen, polypeptid, chitosan. - Kỹ thuật sản xuất (mỹ phẩm, - Tinh bột, gôm Arabic, pectin, dược phẩm) carrageenan. - Khác (nông nghiệp, xử lý chất - Poly vinyl methyl ether, poly thải, tách, ) (N-isopropyl acrylamid), polyvinyl alcohol. Cơ chế hình thành gel: Làm nóng/làm lạnh một dung dịch polyme: Sự hình thành gel là do sự hình thành các liên kết xoắn ốc và tạo thành các đường giao nhau. Polyme trong dung dịch nóng trên nhiệt độ nóng chảy chuyển tiếp xuất hiện dưới hình dạng cuộn dây ngẫu nhiên. Khi làm lạnh nó chuyển đổi thành cuộn xoắn cứng. Với sự hiện diện của muối (K+, Na+), do 2- sàng lọc đẩy nhóm sulfonat (SO3 ), các xoắn đôi kết hợp lại để hình thành các gel ổn định [19]. Tương tác ion: Các polyme ion có thể được liên kết chéo bằng cách thêm các phản ứng di- hoặc tri-valent. Phương pháp này phù hợp với nguyên tắc của một dung @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 17
  26. dịch polyelectrolyt (ví ụd Na+ alginat-) với một ion đa trị của các điện tích đối diện (ví ụ d Ca2+ + 2Cl-). Một số ví ụ d khác là chitosan-polylysin, muối phosphat chitosan-glycerol, chitosan-dextran [19]. Tạo phức phù hợp: Các gel đông đặc có thể được tạo ra bằng cách trộn một polyanion với polycation. Nguyên lý cơ bản của phương pháp này là các polyme có điện tích ngược nhau gắn kết và tạo thành các phức hòa tan và độ hòa tan tùy thuộc vào nồng độ và độ pH của các dung dịch tương ứng. Một ví dụ như vậy là polyanionic xanthan với polycationic chitosan. Protein dưới điểm đẳng điện của nó tích điện dương và có thể kết hợp với các hydrocoloid anion và tạo phức hydrogel polyion [19]. Tạo liên kết hydro: Liên kết hydro trong hydrogel có thể thu được bằng cách giảm độ pH của dung dịch nước của polyme mang nhóm cacboxyl. Ví dụ hình thành mạng liên kết hydro CMC bằng cách phân tán NaCMC vào dung dịch HCl 0,1M. Cơ chế liên quan đến việc thay thế natri trong CMC với hydro trong axit thúc đẩy liên kết hydro, gây ra sự suy giảm CMC hoà tan trong nước và kết quả là hình thành một hydrogel [19]. Đông lạnh: Liên kết chéo của một polyme để hình thành hydrogel của nó cũng có thể đạt được bằng cách sử dụng các chu trình đông lạnh và làm tan băng. Cơ chế bao gồm sự hình thành các tinh thể vi lượng trong cấu trúc do đông lạnh - tan [19]. Các phương pháp khác: Sử dụng hoá chất liên kết ngang, sử dụng bức xạ [19]. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 18
  27. CHƯƠNG 2: NGUYÊN VẬT LIỆU, TRANG THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị 2.1.1. Nguyên vật liệu Bào chế gel mật ong: Gel mật ong được bào chế từ những nguyên liệu sau: Bảng 2.1. Nguyên liệu bào chế gel mật ong STT Nguyên liệu Xuất xứ Tiểu chuẩn 1 Mật ong Việt Nam DĐVN V 2 Carbopol 940 Trung Quốc DĐVN V 3 Na CMC Trung Quốc DĐVN V 4 Chitosan Đức USP 5 HEC Trung Quốc DĐVN V 6 Natri benzoat Trung Quốc DĐVN V 7 Propylen glycol Trung Quốc DĐVN V 8 Glycerin Trung Quốc DĐVN V 9 Axit citric Đức USP 10 TEA Trung Quốc DĐVN V 11 Nước cất Việt nam DĐVN IV Đánh giá tác dụng kháng khuẩn: Đánh giá tác dụng kháng khuẩn của gel mật ong sử dụng: Giống vi sinh vật kiểm định: Do bộ môn Vi sinh – Sinh học, trường Đại học Dược Hà Nội cung cấp. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 19
  28. • Vi khuẩn Gram (-): Escherichia coli ATCC 25922 (E. coli) Proteus mirabilis BV 108 (P. mirabilis) Shigella flexneri DT 112 (S. flexneri) • Vi khuẩn Gram (+): Bacillus subtilis ATCC 6633 (B. subtilis) Sarcina lutea ATCC 9341 (S. lutea) Staphylococcus aureus ATCC 1128 (S. aureus) Môi trường thử nghiệm: • Môi trường canh thang nuôi cấy vi khuẩn kiểm định: NaCl 0,5%; Pepton 0,5%; cao thịt 0,3%; nước vừa đủ 100 ml. • Môi trường thạch thường: NaCl 0,5%; Pepton 0,5%; cao thịt 0,3%; thạch 1,6%; nước vừa đủ 100 ml; pH = 7,2 - 7,4. Mẫu kháng sinh chứng (KSC) • Streptomycin: 20 µg/ml đối với vi khuẩn Gram (-). • Benzathin penicillin G: 20 IU/ml đối với vi khuẩn Gram (+). Mẫu so sánh: Mật ong hoa nhãn (Công ty Cổ phần ong trung ương, số lô: 100889) Đánh giá khả năng chống oxy hoá: Các mẫu gel mật ong được thử tác dụng chống oxy hoá bằng những nguyên liệu được trình bày trong bảng 2.2. Bảng 2.2. Nguyên liệu thử tác dụng oxy hoá gel mật ong STT Nguyên liệu Xuất xứ Tiêu chuẩn 1 DPPH Đức USP 2 Axit Ascorbic Đức USP 3 Methanol Trung Quốc DĐVN IV @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 20
  29. 2.1.2. Thiết bị nghiên cứu Máy đo pH WTW 3110 Máy đo độ nhớt MRC VIS-8 Máy đo quang phổ Shimadzu UV-2600 Máy khuấy từ IKA-WERKE Cân phân tích, tủ lạnh, tủ sấy, pipet, buret, 2.2. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung sau: Nội dung 1: Khảo sát khả năng tạo gel của một số polyme với mật ong bằng phương pháp hoà tan Đánh giá một số đặc tính ủc a hệ gel: Cảm quan, pH, độ nhớt. Khảo sát độ ổn định của hệ gel bào chế được. Nội dung 2: Bào chế gel mật ong 60% Nghiên cứu xây dựng công thức bào chế gel mật ong 60%. Viết quy trình bào chế gel mật ong 60%. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của gel mật ong trên một số chủng vi sinh vật. Đánh giá khả năng chống oxy hoá của gel bào chế được. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Khảo sát khả năng tạo gel của một số polyme với mật ong Mật ong được đưa vào dạng thuốc dùng qua da nhằm mục đích hỗ trợ chăm sóc vết thương tại chỗ, có tác dụng kéo dài. Để đạt được điều đó, mật ong phải ổn định sau khi đưa vào dạng bào chế. Vì vậy cần khảo sát một số tá dược tạo gel khác nhau như: NaCMC, HEC, Carbopol, Chitosan tại một số nồng độ khác nhau. Theo dõi độ ổn định, trạng thái của mật ong trong các gel tạo thành. Theo dõi ít nhất 2 tuần trong điều kiện phòng. 2.3.2. Xây dựng quy trình bào chế gel mật ong 60% Bào chế gel chứa mật ong theo quy trình bào chế được trình bày tại hình 2.1. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 21
  30. Chất bảo quản, Nước cất điều chỉnh pH Khuấy trộn, gia nhiệt nếu cần Tá dược tạo gel Hoà tan hoàn toàn Khuấy trộn, gia nhiệt nếu cần Mật ong Gel Khuấy trộn Propylen glycol, Đồng nhất Glycerin Điều chỉnh thể chất Gel mật ong 60% Hình 2.1. Quy trình bào chế gel mật ong 60% 2.3.3. Đánh giá một số đặc tính của sản phẩm bào chế được Cảm quan: Lấy khoảng 50 g mẫu cho vào cốc thuỷ tinh. Dùng mắt để quan sát mẫu, tiến hành ở nơi có đủ ánh sáng, tránh ánh sáng trực tiếp, không có màu sắc khác ở gần. Quan sát các đặc tính sau: Trạng thái: Mô tả trạng thái quan sát được, đặc biệt về tính đồng nhất của sản phẩm. Màu sắc: Mô tả màu sắc quan sát được. Xác định pH: Hoà loãng khoảng 1 g gel trong 25 ml nước cất. Hoà tan hoàn toàn rồi đo pH bằng máy đo pH WTW 3110 ở nhiệt độ 25oC. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 22
  31. Độ nhớt: Đo độ nhớt của gel bằng máy đo độ nhớt MRC VIS-8, sử dụng kim số 4. Theo dõi độ ổn định của gel: Phương pháp: Khảo sát sự thay đổi về cảm quan và độ nhớt của các mẫu theo thời gian. Nguyên tắc: Sự tương tác và những phản ứng của các chất có trong sản phẩm có khả năng ảnh hưởng đến độ nhớt và trạng thái. Tiến hành: Gel bào chế theo các công thức lựa chọn được bảo quản trong cốc thuỷ tinh đậy kín ở điều kiện phòng. Đánh giá cảm quan và đo độ nhớt của các mẫu tại các thời điểm: Ngay sau khi bào chế, 1 tuần, 2 tuần, 1 tháng, 2 tháng. 2.3.4. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của gel mật ong Đánh giá hoạt tính kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán Nguyên tắc: Mẫu thử là các gel (có chứa hoạt chất thử) được thấm 01 lần vào khoanh giấy lọc D = 6,2 - 6,5 mm (đã khử trùng và sấy khô) rồi đem đặt vào giếng thạch (D = 6,5 mm) trên lớp thạch dinh dưỡng đã cấy vi khuẩn kiểm định theo sơ đồ định sẵn. Hoạt chất từ mẫu thử khuếch tán vào môi trường thạch sẽ ức chế sự phát triển của vi sinh vật kiểm định tạo thành vòng vô khuẩn. Tiến hành: • Các mẫu gel thử được ký hiệu lần lượt là: Mẫu 1: Mật ong Mẫu 2: Gel mật ong 40% (tá dược carbopol) Mẫu 3: Gel mật ong 60% (tá dược carbopol) Mẫu 4: Gel mật ong 40% (tá dược chitosan) Mẫu 5: Gel mật ong 60% (tá dược chitosan) Mẫu 6: Kháng sinh chứng (KSC) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 23
  32. • Các khoanh giấy lọc vô trùng đã được sấy khô, được tẩm một lần với gel thử, đảm bảo gel bám vào bề mặt khoanh giấy lọc. • Chuẩn bị môi trường và cấy vi sinh vật kiểm định: Vi khuẩn kiểm định được cấy vào môi trường canh thang, rồi ủ cho phát triển trong tủ ấm 36,5 - 37,0oC trong thời gian 18 - 24 giờ đến nồng độ 108 tế bào/ml (kiểm tra bằng pha loãng và dãy dịch chuẩn). Môi trường thạch thường vô trùng (tiệt trùng 118oC/30 phút) được làm lạnh về 45 – 50oC và được cấy giống vi khuẩn kiểm định vào với tỷ lệ 2,5 ml/100 ml. Lắc tròn để vi sinh vật kiểm định phân tán đều trong môi trường thạch, rồi đổ vào đĩa Petri vô trùng với thể tích 20 ml/đĩa và để cho thạch đông lại. • Đặt mẫu thử và chứng: Khoanh giấy lọc đã được tẩm chất thử đã được xử lý như trên được dùng panh kẹp đưa vào giếng thạch trên bề mặt môi trường thạch thường chứa vi sinh vật kiểm định theo sơ đồ định sẵn. • Dung dịch kháng sinh chứng chuẩn được nhỏ 0,05 ml vào giếng thạch trên môi trường kiểm định theo sơ đồ định sẵn. • Ủ các đĩa Petri có mẫu thử và chứng được đặt như trên trong tủ ấm ở toC = 36,0 - 37,0oC trong 18 - 24h, rồi sau đó lấy ra đọc kết quả. Đo đường kính vòng vô khuẩn nếu có bằng thước kẹp Panmer độ chính xác 0,02 mm. Đánh giá kết quả: Dựa trên đường kính vòng vô khuẩn và được đánh giá theo công thức: n n (D )2  Di  i D D = i 1 s = i 1 n , n 1 (mm): Đường kính trung bình vòng vô khuẩn, Di (mm): Đường kính vòng vô khuẩn thứ i, s: Độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh, n: Số thí nghiệm làm song song (n =3). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 24
  33. 2.3.5. Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của gel mật ong Nguyên tắc: Hợp chất 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) có khả năng tạo ra gốc tự do bền trong dung dịch MeOH bão hòa. Khi cho các chất thử nghiệm vào dung dịch này, nếu chất có khả năng quét các gốc tự do sẽ có khả năng làm giảm cường độ hấp thụ ánh sáng của các gốc tự do DPPH. Khả năng chống oxy hóa được đánh giá thông qua giá trị hấp thụ ánh sáng của dung dịch thử nghiệm so với chất chứng dương axit ascorbic, khi đo ở bước sóng 517 nm. Tiến hành: Tác dụng chống oxy hoá của gel mật ong được đánh giá theo phương pháp của Velazquez (2003) [42] với một số thay đổi như sau: Pha dung dịch DPPH 0,02 mg/ml trong methanol (dụng cụ đựng được bọc trong giấy bạc, tránh ánh sáng). Pha mẫu thử theo dãy nồng độ 50, 100, 150, 200, 250, 300 mg/ml trong methanol. Sau đó lấy 0,75 ml mỗi mẫu thử trộn với 1,5 ml dung dịch DPPH, ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng rồi đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm. Pha dung dịch axit ascorbic với dãy nồng độ 0,5, 1, 2, 4, 8 mg/l. Sau đó lấy 0,75 ml mỗi mẫu dung dịch axit ascorbic trộn với 1,5 ml dung dịch DPPH, ủ 15 phút ở nhiệt độ phòng, tránh ánh sáng rồi đo độ hấp thụ ở 517 nm. Mẫu chứng được pha như sau: 1,5 ml dung dịch DPPH 0,02 mg/ml trong methanol rồi thêm 0,75 ml methanol, đo độ hấp thụ ở bước sóng 517 nm. Mẫu trắng là methanol. Tất cả các thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Kết quả được tính theo công thức: Trong đó: • AOA: hoạt tính chống oxy hóa (Antioxidative activity) • Ac : độ hấp thu của mẫu chứng • At : độ hấp thu của mẫu thử @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 25
  34. 2.4. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu thực nghiệm được tổng hợp và phân tích xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên máy vi tính dưới sự trợ giúp của phần mềm Microsoft Excel 2016, Sigma Plot 12. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 26
  35. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Khảo sát khả năng tạo gel của một số polyme với mật ong Để xác định được loại và nồng độ tá dược tạo gel với mật ong có thể chất thích hợp, cần tiến hành bào chế gel chứa mật ong với một số polyme như NaCMC, HEC, Carbopol, Chitosan ở các nồng độ khác nhau. Quan sát trạng thái thể chất của các gel tạo thành. Khảo sát NaCMC (2%, 2,4%, 2,8%), HEC (6%, 8%), Carbopol 940 (0,6%, 0,8%, 1%), Chitosan (2,5%, 3%, 3,5%) được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Trạng thái thể chất của gel mật ong bào chế được với một số polyme ở các nồng độ khác nhau. Nồng độ Trạng thái Công thức Polyme (%kl/kl) thể chất CT1 2 Loãng CT2 NaCMC 2,4 Thích ợh p CT3 2,8 Đặc CT4 6 Vẩn đục, tủa HEC CT5 8 Vẩn đục, tủa CT6 0,6 Loãng CT7 Carbopol 940 0,8 Thích ợh p CT8 1 Đặc CT9 2,5 Loãng CT10 Chitosan 3 Thích ợh p CT11 3,5 Đặc @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 27
  36. Bảng 3.2. Độ nhớt gel mật ong bào chế được với một số polyme ở các nồng độ khác nhau sau bào chế và sau 2 tuần. Nồng độ Độ nhớt (cPs) Công thức Polyme (%kl/kl) Sau bào chế Sau 2 tuần CT1 2 12160 7780 CT2 NaCMC 2,4 17560 9980 CT3 2,8 24080 13640 CT6 0,6 11740 11440 CT7 Carbopol 940 0,8 23000 22950 CT8 1 37000 36400 CT9 2,5 9800 9680 CT10 Chitosan 3 14200 13800 CT11 3,5 32950 32700 Từ bảng 3.2, sau thời gian theo dõi 2 tuần trong điều kiện phòng, gel mật ong được bào chế từ tá dược tạo gel NaCMC ở cả 3 nồng độ (2%, 2,4%, 2,8%) có độ nhớt loãng dần theo thời gian, các công thức khác giữ nguyên trạng thái thể chất. Từ các kết quả thu được, trong các polyme khảo sát, các công thức phù hợp để bào chế gel mật ong là CT7 và CT10. 3.2. Xây dựng quy trình bào chế gel mật ong 60% Công thức và quy trình bào chế 100 g gel mật ong 60% được trình bày trong bảng 3.3 và 3.4, hình 3.1 và 3.2. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 28
  37. Bảng 3.3. Công thức bào chế 100 g gel mật ong 60% (kl/kl) (tá dược carbopol 940). STT Thành phần Tỷ lệ Khối lượng (g) 1 Carbopol 940 0,8% 0,8 2 Mật ong 60% 60 3 Natri benzoat 0,2% 0,2 4 Glycerin 7% 7 5 Propylen glycol 3% 3 6 TEA 20 giọt 20 giọt 7 Nước cất Vừa đủ 100% Vửa đủ 100 g Nước cất Natri benzoat Khuấy trộn Carbopol 940 Hoà tan hoàn toàn Phân tán đều, ngâm trương nở Mật ong Gel Khuấy trộn, phân tán đều Propylen glycol, Đồng nhất Glycerin Điều chỉnh thể chất bằng TEA Gel mật ong 60% Hình 3.1. Sơ đồ quy trình bào chế gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 29
  38. Bảng 3.4. Công thức bào chế 100 g gel mật ong 60% (kl/kl) (tá dược chitosan). STT Thành phần Tỷ lệ Khối lượng (g) 1 Chitosan 3% 3 2 Mật ong 60% 60 3 Axit acetic 1,5% 1,5 4 Natri benzoat 0,2% 0,2 5 Glycerin 7% 7 6 Propylen glycol 3% 3 7 Nước cất Vừa đủ 100% Vừa đủ 100 g Natri benzoat, Nước cất Axit acetic Khuấy trộn Chitosan Hoà tan hoàn toàn Phân tán đều, ngâm trương nở Mật ong Gel Khuấy trộn, phân tán đều Propylen glycol, Đồng nhất Glycerin Gel mật ong 60% Sơ đồ 3.2. Sơ đồ quy trình bào chế gel mật ong 60% (tá dược chitosan). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 30
  39. 3.3. Đánh giá một số đặc tính của gel mật ong 60% Bào chế gel mật ong theo công thức được mô tả ở mục 3.2. Xác định một số đặc tính ủc a gel như cảm quan, pH, độ nhớt, độ ổn định. Gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) Cảm quan: • Trạng thái: Đặc sánh, đồng nhất, không tách lớp, không phân tầng và không kết tủa. • Màu sắc: Gel bào chế được có màu vàng nâu. Xác định pH: Tiến hành đo pH của mẫu gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.3. Kết quả pH thu được là 6,2. Độ nhớt, độ ổn định: Đánh giá độ ổn định của gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả về độ nhớt theo thời gian của sản phẩm được trình bày ở bảng 3.5. Bảng 3.5. Bảng thay đổi độ nhớt gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940). Thời gian Nhiệt độ (oC) Độ nhớt (cPs) Sau bào chế 26,2 23000 Sau 1 tuần 26,2 23300 Sau 2 tuần 26,7 21950 Sau 1 tháng 24,8 23500 Sau 2 tháng 25,6 22750 Từ bảng 3.5, có thể thấy gel mật ong 60% (tá dược carbopol) sau khi bào chế có độ nhớt khoảng 23000 cPs. Gel bào chế được có độ ổn định cao, độ nhớt của gel ít thay đổi sau 2 tháng (khoảng 22750 cPs). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 31
  40. Gel mật ong 60% (tá dược chitosan) Cảm quan: • Trạng thái: Đặc sánh, đồng nhất, không tách lớp, phân tầng và không kết tủa. • Màu sắc: Gel bào chế được có màu vàng nâu. Xác định pH: Tiến hành đo pH của mẫu gel mật ong 60% (tá dược chitosan) theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.3. Kết quả pH thu được là 4,3. Độ nhớt, độ ổn định: Đánh giá độ ổn định của gel mật ong 60% (tá dược chitosan) theo phương pháp trình bày ở mục 2.3.3. Kết quả độ nhớt theo thời gian của sản phẩm được trình bày ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Bảng thay đổi độ nhớt gel mật ong 60% (tá dược chitosan) Thời gian Nhiệt độ (oC) Độ nhớt (cPs) Sau bào chế 26,2 14200 Sau 1 tuần 26,2 14220 Sau 2 tuần 26,6 13800 Sau 1 tháng 24,8 13080 Sau 2 tháng 25,3 13600 Từ bảng 3.6, có thể thấy gel mật ong 60% (tá dược chitosan) sau khi bào chế có độ nhớt khoảng 14200 cPs. Gel bào chế được có độ ổn định cao, độ nhớt của gel ít thay đổi sau 2 tháng (khoảng 13600 cPs). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 32
  41. A B Hình 3.3. (A) Gel mật ong 60% carbopol 940, (B) Gel mật ong 60% chitosan 3.3. Đánh giá tác dụng kháng khuẩn in vitro của gel mật ong 60% Các kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.2. Bảng 3.7. Kết quả thử nghiệm hoạt tính kháng khuẩn Bắt Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Mẫu Vi khuẩn Kết quả KSC màu 1 2 3 4 5 (mm) 10,44 9,52 0 8,74 11,30 15,15 E. coli s 0,76 0,63 0 1,28 2,00 1,37 Gram (mm) 9,26 9,14 8,91 12,26 0 0 P. mirabilis (-) s 0,35 0,25 0,44 1,39 0 0 (mm) 9,78 8,74 0 11,66 10,11 16,48 S. flexneri s 0,19 0,16 0 0,89 1,28 0,49 (mm) 9,28 8,88 0 11,82 11,19 22,19 B. subtilis s 0,50 0,67 0 0,17 0,39 0,67 10,0 Gram (mm) 11,25 8,92 7.85 11,99 10,59 S. lutea 3 (+) s 1,61 0,82 0,90 0,74 2,34 0,61 (mm) 9,65 0 0 10,15 9,54 20,00 S. aureus s 0,67 0 0 1,50 0,44 0,67 ( (mm): đường kính trung bình vòng vô khuẩn, s: độ lệch thực nghiệm chuẩn có hiệu chỉnh), Mẫu 1: Mật ong, Mẫu 2: Gel mật ong 40% (tá dược carbopol), Mẫu 3: Gel mật ong 60% (tá dược carbopol), Mẫu 4: Gel mật ong 40% (tá dược chitosan), Mẫu 5: Gel mật ong 60% (tá dược chitosan), Mẫu 6: Kháng sinh chứng (KSC)). @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 33
  42. Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của gel mật ong so với kháng sinh chứng và mật ong trên 1 số vi khuẩn Gram âm: (A) E. coli, (B) P. mirabilis, (C) S. flexneri và một số vi khuẩn Gram dương: (D) B. subtilis, (E) S. lutea, (F) S. aureus. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 34
  43. Từ bảng 3.7 và hình 3.4 cho thấy: Nhìn chung các mẫu thử có hoạt tính kháng khuẩn tương đối yếu đối với các vi khuẩn thử. Tuy nhiên khả năng ức chế vi khuẩn của tất cả các mẫu thử tương đối lớn. Đối với 3 vi khuẩn Gram âm (E. coli, P. mirabilis, S. flexneri) 4/5 mẫu thử có tác dụng, nhưng khả năng tác dụng khác nhau. Trong số các vi khuẩn Gram dương thì đối với B. subtilis, S. aureus thì có 3 và 4 mẫu thử có tác dụng, còn đối với S. lutea tất cả các mẫu thử đều có tác dụng. 3.4. Đánh giá tác dụng chống oxy hoá của gel mật ong 60% Hợp chất 1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl (DPPH) là một chất có khả năng tạo gốc tự do bền vững, tạo dung dịch màu tím (hấp thụ ở bước sóng 517 nm). Khi các gốc tự do bị quét bởi các chất có khả năng chống oxy hóa, DPPH sẽ tạo ra dung dịch màu vàng. Chúng tôi sử dụng phương pháp thử nghiệm này để đánh giá khả năng quét các gốc tự do của mẫu gel mật ong 60% được bào chế theo công thức mô tả ở mục 3.2 theo phương pháp mô tả ở mục 2.3.5. Kết quả thử nghiệm được trình bày trong bảng 3.8. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 35
  44. Bảng 3.8. Kết quả đánh giá khả năng chống oxy hoá của gel mật ong 60 % % chống oxy hoá Độ hấp thụ Nồng độ IC50 (%) trung bình Gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) (mg/ml) 50 6,328 0,829 100 15,706 0,746 150 37,627 0,552 209,072 (mg/ml) 200 52,429 0,421 250 56,158 0,388 300 63,390 0,324 Gel mật ong 60% (tá dược chitosan) (mg/ml) 50 4,520 0,845 100 15,028 0,752 150 31,864 0,603 296,171 (mg/ml) 200 37,966 0,549 250 42,486 0,509 300 50,056 0,442 Axit ascorbic (mg/l) 0,5 4,427 0,846 1 35,260 0,573 2 43,750 0,498 2,565 (mg/l) 4 60,417 0,350 8 86,979 0,115 (IC50: nồng độ mẫu có khả năng quét 50% gốc tự do do DPPH tạo ra) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 36
  45. Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của gel mật ong 60% (tá dược chitosan) @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 37
  46. Hình 3.7. Đồ thị biểu diễn khả năng chống oxy hoá của axit ascorbic. Từ các kết quả thu được, có thể thấy tác dụng chống oxy hóa của cả 2 mẫu thử tương đối thấp. Gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) có khả năng chống oxy hóa cao hơn gel mật ong 60% (tá dược chitosan). So với tác dụng chống oxy hoá của axit ascorbic (IC50 là 2,565 mg/l), hàm lượng axit ascorbic có khả năng chống oxy hoá tương đương với 100 g mẫu gel mật ong 60% (tá dược carbopol 940) là 1,277 mg. So với tác dụng chống oxy hoá của axit ascorbic (IC50 là 2,565 mg/l), hàm lượng axit ascorbic có khả năng chống oxy hoá tương đương với 100 g mẫu gel mật ong 60% (tá dược chitosan) là 0,866 mg. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 38
  47. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Từ nghiên cứu, ảnh hưởng của một số tá dược tạo gel như NaCMC, HEC, Carbopol 940, Chitosan đến thể chất và độ nhớt của gel mật ong đã được đánh giá, từ đó lựa chọn được tá dược tạo gel để xây dựng công thức và quy trình bào chế phù hợp. Gel mật ong 60% với tá dược tạo gel carbopol và chitosan có độ ổn định cao sau 2 tháng kể từ khi bào chế. Với tá dược tạo gel carbopol, pH có giá trị là 6,2, độ nhớt khoảng 23000 cPs. Với tá dược tạo gel chitosan, pH có giá trị là 4,3, độ nhớt khoảng 13600 cPs. Sản phẩm bào chế được có tính kháng khuẩn tương đối yếu đối với các vi khuẩn thử, tuy nhiên khả năng ức chế vi khuẩn tương đối lớn. Gel mật ong có tác dụng chống oxy hóa thấp, hàm lượng axit ascorbic có khả năng chống oxy tương đương với 100 g mẫu xấp xỉ khoảng 0,886 - 1,277 mg. KIẾN NGHỊ Về lâu dài, công thức gel mật ong cần được tiếp tục hoàn thiện và theo dõi độ ổn định của sản phẩm trong thời gian dài hơn. Bên cạnh đó, độc tính ủc a sản phẩm trên tế bào lành, khả năng chống viêm, tác dụng in vivo trên vết thương, nồng độ tối thiểu ức chế vi khuẩn của sản phẩm cần được khảo sát và đánh giá. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU 39
  48. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Bộ Y Tế (2009), "Dược điển Việt Nam tái bản lần thứ 4", Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 2. Nguyễn Xuân Tùng (2017), Bào chế và đánh giá tác dụng kháng khuẩn của thuốc mỡ thân nước bạc clorid, H.: ĐHQGHN, Khoa Y-Dược. Tiếng Anh 3. Acton, Claire (2008), "Medihoney™: a complete wound bed preparation product", British Journal of Nursing. 17(Sup5), pp. S44- S48. 4. Ahmad, Rabia Shabir, et al. (2017), "Phytochemistry, metabolism, and ethnomedical scenario of honey: A concurrent review", International Journal of Food Properties. 20(sup1), pp. S254-S269. 5. Al-Waili, Noori S, et al. (2011), "Honey and microbial infections: a review supporting the use of honey for microbial control", Journal of medicinal food. 14(10), pp. 1079-1096. 6. Al-Waili, Noori, Salom, Khelod, and Al-Ghamdi, Ahmad A (2011), "Honey for wound healing, ulcers, and burns; data supporting its use in clinical practice", The scientific world journal. 11, pp. 766-787. 7. Alqarni, Abdulaziz S, et al. (2014), "Mineral content and physical properties of local and imported honeys in Saudi Arabia", Journal of Saudi Chemical Society. 18(5), pp. 618-625. 8. Anderson, Irene (2003), "Should potassium permanganate be used in wound care?", Nursing times. 99(31), pp. 61-61. 9. Anderson, James M and Langone, John J (1999), "Issues and perspectives on the biocompatibility and immunotoxicity evaluation of implanted controlled release systems1", Journal of controlled release. 57(2), pp. 107-113. 10. Anklam, Elke (1998), "A review of the analytical methods to determine the geographical and botanical origin of honey", Food chemistry. 63(4), pp. 549-562. 11. Ball, David W (2007), "The chemical composition of honey", Journal of chemical education. 84(10), p. 1643. 12. Bigliardi, Paul Lorenz, et al. (2017), "Povidone iodine in wound healing: A review of current concepts and practices", International Journal of Surgery. 44, pp. 260-268. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  49. 13. Bittmann, Stefan, et al. (2010), "Does honey have a role in paediatric wound management?", British Journal of Nursing. 19(15), pp. S19- S24. 14. De la Fuente, E, et al. (2007), "Volatile and carbohydrate composition of rare unifloral honeys from Spain", Food Chemistry. 105(1), pp. 84- 93. 15. Eming, Sabine A, Martin, Paul, and Tomic-Canic, Marjana (2014), "Wound repair and regeneration: mechanisms, signaling, and translation", Science translational medicine. 6(265), pp. 265sr6-265sr6. 16. Eteraf-Oskouei, Tahereh and Najafi, Moslem (2013), "Traditional and modern uses of natural honey in human diseases: a review", Iranian journal of basic medical sciences. 16(6), p. 731. 17. Garraud, Olivier, Hozzein, Wael N, and Badr, Gamal (2017), "Wound healing: time to look for intelligent,‘natural’immunological approaches?", BMC immunology. 18(1), p. 23. 18. Gonzalez, Ana Cristina de Oliveira, et al. (2016), "Wound healing-A literature review", Anais brasileiros de dermatologia. 91(5), pp. 614- 620. 19. Gulrez, Syed KH, Al-Assaf, Saphwan, and Phillips, Glyn O (2011), "Hydrogels: methods of preparation, characterisation and applications", Progress in molecular and environmental bioengineering-from analysis and modeling to technology applications, InTech. 20. Hennink, Wim E and van Nostrum, Cornelus F (2012), "Novel crosslinking methods to design hydrogels", Advanced drug delivery reviews. 64, pp. 223-236. 21. Hoare, Todd R and Kohane, Daniel S (2008), "Hydrogels in drug delivery: Progress and challenges", Polyme. 49(8), pp. 1993-2007. 22. Husain, Asif (2008), "Chemotherapy: Antiseptics and Disinfectants". 23. Jaspers, Loes, et al. (2015), "The global impact of non-communicable diseases on households and impoverishment: a systematic review", European Journal of Epidemiology. 30(3), pp. 163-188. 24. Karabagias, Ioannis K, et al. (2014), "Characterisation and classification of Greek pine honeys according to their geographical origin based on volatiles, physicochemical parameters and chemometrics", Food chemistry. 146, pp. 548-557. 25. LeBert, Danny C and Huttenlocher, Anna (2014), Inflammation and wound repair, Seminars in immunology, Elsevier, pp. 315-320. 26. Majtan, Juraj (2014), "Honey: an immunomodulator in wound healing", Wound Repair and Regeneration. 22(2), pp. 187-192. 27. Mandal, Manisha Deb and Mandal, Shyamapada (2011), "Honey: its medicinal property and antibacterial activity", Asian Pacific Journal of Tropical Biomedicine. 1(2), pp. 154-160. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  50. 28. Manyi-Loh, Christy E, Clarke, Anna M, and Ndip, N (2011), "An overview of honey: therapeutic properties and contribution in nutrition and human health", African Journal of Microbiology Research. 5(8), pp. 844-852. 29. Nishinari, Katsuyoshi (2009), "Some thoughts on the definition of a gel", Gels: Structures, Properties, and Functions, Springer, pp. 87-94. 30. Nho, Young-Chang and Lee, Joon-Ho (2005), "Reduction of postsurgical adhesion formation with hydrogels synthesized by radiation", Nuclear Instruments and Methods in Physics Research Section B: Beam Interactions with Materials and Atoms. 236(1-4), pp. 277-282. 31. Oryan, Ahmad, Alemzadeh, Esmat, and Moshiri, Ali (2016), "Biological properties and therapeutic activities of honey in wound healing: a narrative review and meta-analysis", Journal of tissue viability. 25(2), pp. 98-118. 32. Rao, Pasupuleti Visweswara, et al. (2016), "Biological and therapeutic effects of honey produced by honey bees and stingless bees: a comparative review", Revista Brasileira de Farmacognosia. 26(5), pp. 657-664. 33. Rosiak, Janusz M and Yoshii, Fumio (1999), "Hydrogels and their medical applications", Nuclear Instruments and Methods in Physics Research Section B: Beam Interactions with Materials and Atoms. 151(1-4), pp. 56-64. 34. Rossiter, K, et al. (2010), "Honey promotes angiogeneic activity in the rat aortic ring assay", journal of wound care. 19(10), pp. 440-446. 35. Sak-Bosnar, Milan and Sakač, Nikola (2012), "Direct potentiometric determination of diastase activity in honey", Food chemistry. 135(2), pp. 827-831. 36. Sazegar, Ghasem, Reza, Attarzadeh Hosseini Seyed, and Behravan, Effat (2011), "The effects of supplemental zinc and honey on wound healing in rats", Iranian journal of basic medical sciences. 14(4), p. 391. 37. Sen, Chandan K, et al. (2009), "Human skin wounds: a major and snowballing threat to public health and the economy", Wound repair and regeneration. 17(6), pp. 763-771. 38. SHARMA, MUKESH, SHARMA, DEEPAK, and KHAN¹, SHEEBA (2012), "Honey as complementary medicine:-a review", International Journal of Pharma and Bio Sciences. 39. Stefan, Bogdanov (2012), "Honey in Medicine", Bee Product Science. 40. Sukur, Salmi Mohamed, Halim, Ahmad Sukari, and Singh, Kirnpal Kaur Banga (2011), "Evaluations of bacterial contaminated full thickness burn wound healing in Sprague Dawley rats Treated with @ School of Medicine and Pharmacy, VNU
  51. Tualang honey", Indian Journal of Plastic Surgery: Official Publication of the Association of Plastic Surgeons of India. 44(1), p. 112. 41. van Koppen, Chris J and Hartmann, Rolf W (2015), "Advances in the treatment of chronic wounds: a patent review", Expert opinion on therapeutic patents. 25(8), pp. 931-937. 42. Velazquez, E, et al. (2003), "Antioxidant activity of Paraguayan plant extracts", Fitoterapia. 74(1-2), pp. 91-97. 43. Vermeulen, H, Westerbos, SJ, and Ubbink, DT (2010), "Benefit and harm of iodine in wound care: a systematic review", Journal of hospital infection. 76(3), pp. 191-199. 44. Yaghoobi, Reza and Kazerouni, Afshin (2013), "Evidence for clinical use of honey in wound healing as an anti-bacterial, anti-inflammatory anti-oxidant and anti-viral agent: A review", Jundishapur journal of natural pharmaceutical products. 8(3), p. 100. 45. Yoo, Young Cheun and Yoo, Seog Keun (1998), "The effects of compound madecassol on the wound healing", Journal of the Korean Society of Plastic and Reconstructive Surgeons. 25(8), pp. 1451-1458. 46. Zhu, Guanya, et al. (2017), "Hydro peroxit: a potential wound therapeutic target", Medical Principles and Practice. 26(4), pp. 301- 308. @ School of Medicine and Pharmacy, VNU