Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

pdf 62 trang thiennha21 19/04/2022 3511
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_ap_dung_quy_trinh_cham_soc_nuoi_duong_va_phong_ben.pdf

Nội dung text: Khóa luận Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ KIM CHI Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 3 TUẦN TUỔI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Thái Nguyên - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM PHAN THỊ KIM CHI Tên chuyên đề: ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG VÀ PHÒNG BỆNH CHO LỢN CON TỪ SƠ SINH ĐẾN 3 TUẦN TUỔI TẠI TRẠI LỢN NHÂM XUÂN TIẾN, HUYỆN ĐÔNG HƯNG, TỈNH THÁI BÌNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Hưng Quang Thái Nguyên - 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Để góp phần tổng hợp lại kiến thức đã học và bước đầu làm quen với thực tiễn, được sự nhất trí của Nhà trường và Ban chủ nhiệm khoa Chăn nuôi thú y - trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, em đã tiến hành nghiên cứu chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình”. Trong quá trình học tập tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên và thực hiện đề tài này em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Nhà trường, thầy cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y. Em xin được bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo trong Ban giám hiệu, Ban chủ nhiệm khoa và toàn thể các thầy cô giáo đã dạy bảo, giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài, dưới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của thầy PGS.TS Nguyễn Hưng Quang, em đã hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đây em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong quá trình nghiên cứu khoa học. Em xin được gửi lời cảm ơn tới Cán bộ, công nhân tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ em hoàn thành đề tài tốt nghiệp. Do trình độ bản thân có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến để bản khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 12 năm 2019 Sinh viên Phan Thị Kim Chi
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến qua 2 năm 35 Bảng 4.2. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại lợn thực tập 36 Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn 36 Bảng 4.4. Lịch sát trùng tại trại lợn 39 Bảng 4.5. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại 40 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện những công việc khác trong thời gian thực tập tại cơ sở 41 Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại . 42 Bảng 4.8. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ 1 đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập 43 Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nuôi tại trang trại 44 Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập 45
  5. iii CỤM DANH TỪ VIẾT TẮT Cs : Cộng sự ĐC : Đối chứng ĐVT : Đơn vị tính TN : Thí nghiệm STT : Số thứ tự
  6. iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i DANH MỤC CÁC BẢNG ii CỤM DANH TỪ VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 2 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề 2 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 3 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 3 2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại 4 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại 4 2.1.4. Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập 5 2.2. Tổng quan những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước 5 2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con 5 2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ 6 2.2.3. Cai sữa cho lợn con 17 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con 19 2.2.5. Một số đặc điểm tiêu hóa của lợn con 21 2.2.6. Nhu cầu về một số chất dinh dưỡng và chất khoáng 22 2.2.7. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ 22 2.2.8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 25 2.3. Một số bệnh thường gặp ở lợn con 28 2.3.1. Bệnh phân trắng lợn con 28 2.3.2. Bệnh viêm khớp 29 2.3.3. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ 30
  7. v PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 32 3.1. Đối tượng 32 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 32 3.3. Nội dung thực hiện 32 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 32 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi 32 3.4.2. Phương pháp thực hiện 32 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu 34 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 35 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến qua 2 năm 35 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại 35 4.3. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại 37 4.3.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh 37 4.3.2. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin của trại 40 4.3.3. Công tác khác 40 4.4. Kết quả thực hiện chuyên đề 42 4.4.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại . 42 4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi 43 4.5. Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập 44 4.5.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trang trại 44 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trang trại 45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 46 5.1 Kết luận 46 5.2. Đề nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48 PHỤ LỤC
  8. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây cùng với xu hướng phát triển chung của nền kinh tế, ngành chăn nuôi thú y ở nước ta cũng đang từng bước phát triển nhằm đem lại nhiều sản phẩm có chất lượng cho xã hội và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Ngành chăn nuôi nói chung, ngành chăn nuôi lợn nói riêng là một nghề có truyền thống lâu đời và phổ biến của nhân dân ta. Ngành chăn nuôi lợn đã và đang phát triển cả về số lượng, chất lượng đàn lợn cũng như cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi, tất cả vì mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như trong xuất khẩu. Tuy nhiên với số lượng đàn nuôi ngày càng lớn, mật độ lợn trong chuồng nuôi ngày càng đông cộng với ảnh hưởng liên tục từ các yếu tố khác như: thời tiết, khí hậu, nguồn nước, không khí nên vấn đề dịch bệnh có những biến đổi khó lường, đặc biệt quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng ở giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển và sinh trưởng của lợn sau này. Biện pháp hiệu quả nhất chính là thực hiện vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng, cùng với việc sử dụng vắc xin phòng bệnh để đạt hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của Ban chủ nhiệm khoa, giáo viên hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình’’. Năm 2018 trại em gồm có 39 con lợn đực giống, 240 con lợn hậu bị và 2215 con lợn nái sinh sản nhưng sang đến năm 2019 do ngành chăn nuôi lợn ở việt nam đang gặp vấn đề nghiêm trọng về bệnh dịch tả lợn châu phi, trại em không nhập lợn mới vào lên số lượng lợn ở trại cũng được giảm xuống còn 33 con lợn đực giống, 220 lợn hậu bị, 2180 con lợn nái sinh sản.
  9. 2 1.2. Mục tiêu và yêu cầu của chuyên đề 1.2.1. Mục tiêu của chuyên đề - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. - Áp dụng quy trình chăm sóc nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại. - Xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại. 1.2.2. Yêu cầu của chuyên đề - Đánh giá được tình hình chăn nuôi tại trại lợn thực tập - Áp dụng được các quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại đạt hiệu quả cao. - Xác định được tình hình nhiễm bệnh, biết các phòng trị bệnh cho lợn con nuôi tại trại. - Học tập và tích lũy những kiến thức mới từ thực tiễn chăn nuôi tại cơ sở.
  10. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập 2.1.1. Điều kiện tự nhiên - Vị trí địa lí Trại lợn Nhâm Xuân Tiến thuộc huyện Đông Hưng tỉnh Thái Bình. Huyện Đông Hưng nằm ở trung tâm thành phố của tỉnh Thái Bình. Tên trại thống nhất Cực đông của huyện nằm tại xã Đông Kinh, cực bắc nằm tại xã Đô Lương, cực tây nằm tại xã Bạch Đằng, cực nam nằm tại xã Đông Á. Địa giới hành chính huyện Đông Hưng Phía đông giáp huyện Thái Thụy Phía bắc giáp huyện Quỳnh Phụ Phía tây và tây bắc giáp huyện Hưng Hà Phía nam giáp thành phố Thái Bình Phía đông nam giáp huyện Kiến Xương - Địa hình Trên địa bàn huyện có một mạng lưới chằng chịt các con sông nhỏ lấy nước từ hai con sông là sông Luộc và sông Trà Lý để cấp nước cho sông Diêm Hộ. Trong đó có sông Sa Lung và con sông lớn nhất là sông Tiên Hưng, là nhánh lớn của sông Diêm Hộ, lấy nước từ sông Luộc, chảy qua thị trấn Đông Hưng. Cực đông của huyện nằm tại xã Đông Kinh, cực bắc nằm tại xã Đô Lương, cực tây nằm tại xã Bạch Đằng, cực nam nằm tại xã Đông Á. Huyện có diện tích tự nhiên là 191,76 km², toàn bộ là đồng bằng. - Khí hậu Khí hậu Thái Bình mang tính chất cơ bản là nhiệt đới ẩm gió mùa: mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 9, mùa đông khô lạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 3 năm sau, tháng 10 và tháng 4 là mùa thu và mùa
  11. 4 xuân tuy không rõ rệt như các nước nằm phía trên vành đai nhiệt đới. Thái Bình có nhiệt độ trung bình 23º - 24ºC, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8400 - 8500ºC, số giờ nắng từ 1600 - 1800 h/năm, tổng lượng mưa trong năm 1700 - 2200 mm/năm, độ ẩm không khí dao động từ 80 - 90%. 2.1.2. Cơ sở vật chất của trang trại - Trại lợn được xây dựng trên một khu đất rộng bao gồm: nhà điều hành, nhà ở cho công nhân, bếp ăn, các công trình phụ phục vụ cho công nhân, sinh viên thực tập và các hoạt động khác của trại. - Trong khu chăn nuôi được quy hoạch bố trí hệ thống chuồng trại cho 2420 nái bao gồm: 6 chuồng đẻ, 4 chuồng bầu, 1 chuồng cách ly, 3 chuồng cai sữa, 1 chuồng đực, cùng một số công trình phục vụ cho chăn nuôi như: nhà sát trùng, nhà ăn, nhà nghỉ trưa, kho thuốc, kho thức ăn, phòng pha tinh, Trong khu chăn nuôi, đường đi lại giữa các ô chuồng, các khu khác đều được đổ bê tông và có hố sát trùng. Phòng tinh được trang bị các dụng cụ hiện đại như: máy lọc nước, kính hiển vi, thiết bị cảm ứng nhiệt, các dụng cụ đóng liều tinh, nồi hấp cách thủy, dụng cụ và một số thiết bị khác - Thiết kế chuồng nuôi: Hệ thống chuồng xây dựng khép kín hoàn toàn. Phía đầu chuồng là hệ thống dàn mát, cuối chuồng đẻ và chuồng bầu đều có 3 cái quạt thông gió và 2 quạt đối với chuồng cách ly và chuồng cai sữa. Hai bên chuồng có 2 dãy cửa sổ lắp kính, mỗi cửa sổ có diện tích 1,5 m2, cách nền 1,2 m, mỗi cửa sổ cách nhau 40 cm. Trên được thiết kế chống nóng. Mỗi chuồng đẻ có 108 ô kích thước 2,4 m x 1,6 m/ô, mỗi chuồng bầu gồm 8 dãy mỗi dãy 72 ô, ô có kích thước 2,4 m x 0,65 m/ô - Nơi xử lý chất thải: ở cuối khu chăn nuôi là hố biogas, cách hố biogas 100m là nhà chứa các chất thải cứng 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của trang trại - Cơ cấu của trại được tổ chức như sau: + 01 Chủ trang trại
  12. 5 + 04 kỹ sư + 02 Tổ trưởng chuồng đẻ + 02 Tổ trưởng chuồng bầu + 01 Kế toán + 37 công nhân và 5 sinh viên thực tập Với đội ngũ công nhân trên, trại phân ra làm các tổ nhóm khác nhau như tổ chuồng đẻ, chuồng bầu, nhà bếp. Mỗi một khâu trong quy trình chăn nuôi, đều được khoán đến từng công nhân, nhằm nâng cao trách nhiệm, thúc đẩy sự phát triển của trại. 2.1.4. Tình hình sản xuất tại cơ sở thực tập Trại lợn nuôi các giống lợn khác nhau như: Yorkshire, 243 Duroc. Nhiệm vụ chính của trang trại là sản xuất con giống. Hiện nay trung bình lợn nái của trại sản xuất được 2,45 - 2,5 lứa/năm. Số con sơ sinh là 13,2 con/đàn, số con cai sữa là 11,23 con/đàn. Trại hoạt động vào mức khá theo đánh giá của công ty thức ăn chăn nuôi CP. Tại trại, lợn con theo mẹ được nuôi đến 21 ngày tuổi, chậm nhất là 28 ngày thì tiến hành cai sữa và xuất bán Trong trại có 33 con lợn đực giống, các lợn đực giống này được nuôi nhằm mục đích kích thích động dục cho lợn nái và khai thác tinh để thụ tinh nhân tạo. Tinh lợn được khai thác chủ yếu là giống Duroc. Lợn nái được phối 2 lần và được luân chuyển giống. Thức ăn cho lợn nái là thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh có chất lượng cao, được công ty thức ăn chăn nuôi CP cung cấp cho từng đối tượng lợn của trại. 2.2. Tổng quan những kết quả nghiên cứu trong ngoài nước 2.2.1. Một số hiểu biết về lợn con * Các thời kỳ quan trọng của lợn con + Thời kỳ từ sơ sinh đến 1 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng đầu tiên của lợn con do sự thay đổi hoàn toàn về môi trường sống, bởi vì lợn con
  13. 6 chuyển từ điều kiện sống ổn định trong cơ thể lợn mẹ, chuyển sang điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài. Do vậy, nếu nuôi dưỡng chăm sóc không tốt lợn con dễ bị mắc bệnh, còi cọc, tỷ lệ nuôi sống thấp. Mặt khác lúc này lợn con mới đẻ còn yếu ớt, chưa nhanh nhẹn. Lợn mẹ vừa đẻ xong, cơ thể còn mệt mỏi, đi đứng còn nặng nề vì sức khỏe chưa hồi phục, nên dễ đè chết lợn con. Cần nuôi dưỡng chăm sóc chu đáo lợn con ở giai đoạn này. + Thời kỳ 3 tuần tuổi: là thời kỳ khủng hoảng thứ 2 của lợn con, do quy luật tiết sữa của lợn mẹ gây nên. Sản lượng sữa của lợn nái tăng dần từ sau đẻ và đạt cao nhất ở giai đoạn 3 tuần tuổi, sau đó sản lượng sữa của lợn mẹ giảm nhanh, trong khi đó, nhu cầu dinh dưỡng của lợn con ngày càng tăng do lợn con sinh trưởng và phát dục nhanh, đây là mâu thuẫn giữa cung và cầu. Để giải quyết mâu thuẫn này, cần tập cho lợn con ăn sớm vào 7 - 10 ngày tuổi. + Thời kỳ ngay sau khi cai sữa: là thời kỳ khủng hoảng thứ 3 do môi trường sống thay đổi hoàn toàn, do yếu tố cai sữa gây nên. Mặt khác, thức ăn thay đổi, chuyển từ thức ăn chủ yếu là sữa lợn mẹ sang thức ăn hoàn toàn do con người cung cấp. Nên giai đoạn này, nếu nuôi dưỡng, chăm sóc không chu đáo, lợn con rất dễ bị còi cọc, mắc bệnh đường hô hấp, tiêu hóa. Trong chăn nuôi lợn nái ngoại, cai sữa bắt đầu lúc 21 ngày, kết thúc lúc 28 ngày thì thời kỳ khủng hoảng 2 và 3 trùng nhau, hay nói cách khác ta đã làm giảm được 1 thời kỳ khủng hoảng của lợn con 2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ Chăm sóc là khâu quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng lợn con ở thời kỳ bú sữa vì đây là thời kỳ lợn con chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh. Nếu điều kiện ngoại cảnh bất lợi sẽ rất dễ gây ra tỉ lệ hao hụt lớn ở lợn con. - Chuồng nuôi: Chuồng nuôi phải được vệ sinh trước khi lợn mẹ đẻ. Nền chuồng phải luôn sạch sẽ và khô ráo, ấm về mùa đông, mát về mùa hè, đảm bảo nhiệt độ và độ ẩm thích hợp cho lợn con, vào ban đêm cần phải có
  14. 7 đèn sưởi để đảm bảo chống lạnh cho lợn con. Ngoài ra chuồng nuôi phải có máng tập ăn và máng uống cho lợn con riêng. Nền cứng hoặc sàn thưa không có độn khu vực cho lợn con mới sinh cần giữ ấm ở 32 - 35oC trong mấy ngày đầu, sau đó giữ 21 - 27oC cho đến lúc cai sữa 3 - 6 tuần tuổi. Nhiệt độ, độ ẩm và tốc độ gió làm thành một hệ thống tác nhân stress đối với gia súc. Theo Hội chăn nuôi Việt Nam (2002) [15], nhiệt độ môi trường ảnh hưởng đến tỷ lệ sống và tăng trưởng của lợn. Nhu cầu nhiệt độ của lợn tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng, lợn sữa giai đoạn 1 - 7 ngày tuổi cần nhiệt độ 30 - 31oC, lợn trên 20 ngày tuổi cần nhiệt độ 20 - 24oC. Trong mùa Đông ở các tỉnh phía Bắc nhiều ngày giá lạnh, nhiệt độ có thể hạ xuống dưới 10oC ảnh hưởng không tốt đến tỷ lệ sống và khả năng tăng trưởng của lợn con. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [19], khi gia súc bị lạnh ẩm kéo dài sẽ làm giảm phản ứng miễn dịch, giảm tác động thực bào, do đó gia súc dễ bị vi khuẩn cường độc gây bệnh. - Cắt đuôi, bấm răng nanh, thiến: Thường thì trong chăn nuôi công nghiệp cần phải tiến hành cắt đuôi cho lợn nuôi thịt. Vì lợn nuôi thịt thường được nuôi thành các đàn lớn và có mật độ cao cho nên lợn thường tấn công nhau gây mất ổn định, giảm năng suất chăn nuôi. Vị trí tấn công thường là đuôi. Việc cắt đuôi thường tiến hành ngay sau đẻ hoặc trong tuần đầu sau đẻ. Dùng kìm điện cắt sát khấu đuôi sao cho để lại 2,5 - 3 cm. Cắt xong dùng cồn iot 70o để sát trùng. Ngoài ra lợn con mới đẻ đã có răng nanh, nên việc bấm răng nanh cũng tiến hành ngay sau đẻ để tránh tình trạng gây đau cho lợn mẹ khi bú, giảm tỷ lệ gây viêm vú cho lợn mẹ. Khi cắt răng nanh, người cắt tránh không phạm vào nướu hoặc lưỡi lợn con, ngoài ra người cắt cũng nên cẩn thận không để nanh gẫy bắn vào mắt mình.
  15. 8 Trong thời kỳ này cũng phải thực hiện thiến cho những lợn đực không dùng làm giống. Có thể thiến trong khoảng từ 8 - 10 ngày tuổi. Cần sát trùng bằng cồn iod trước và sau thiến. Theo Hồ Văn Nam và cs (1997) [19], bệnh phó thương hàn là bệnh truyền nhiễm chủ yếu xảy ra ở lợn con 2 - 4 tháng tuổi. Đặc trưng của bệnh là do vi khuẩn tác động vào bộ máy tiêu hóa gây nên triệu chứng nôn mửa, ỉa chảy, phân khắm, vết loét lan tràn ở ruột già. - Ngoài ra để chăm sóc tốt cho đàn lợn con thì chúng ta cần phải phòng và trị bệnh cho chúng để chúng có sức đề kháng cao ngay từ nhỏ. + Phòng bệnh bằng vắc xin Phòng bệnh bằng vắc xin là biện pháp phòng bệnh chủ động có hiệu quả nhất. Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, (2012) [13], vắc xin là một chế phẩm sinh học mà trong đó chứa chính mầm bệnh cần phòng cho một bệnh truyền nhiễm nào đó (mầm bệnh này có thể là vi khuẩn, virus, độc tố hay vật liệu di truyền như ARN, ADN ) đã được làm giảm độc lực hay vô độc bằng các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hay phương pháp sinh học phân tử (vắc xin thế hệ mới - vắc xin công nghệ gen). Lúc đó chúng không còn khả năng gây bệnh cho đối tượng sử dụng, nhưng khi đưa vào cơ thể động vật nó sẽ gây ra đáp ứng miễm dịch làm cho động vật có miễm dịch chống lại sự xâm nhiễm gây bệnh của mầm bệnh tương ướng. Khi đưa vắc xin vào cơ thể vật nuôi, chưa có kháng thể chống bệnh ngay mà phải sau 7 - 21 ngày (tuỳ theo từng loại vắc xin) mới có miễn dịch. Khi lợn con được 20 ngày tuổi nên tiêm phòng những loại vắc xin: Giai đoạn lợn được 20 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin cho bệnh phó thương hàn. Giai đoạn lợn được 45 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin bệnh dịch tả. Giai đoạn 60 - 70 ngày tuổi nên tiêm phòng vắc xin bệnh tụ huyết trùng và đóng dấu.
  16. 9 + Điều trị bệnh: Theo Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, (2012) [13], nguyên tắc để điều trị bệnh là: + Toàn diện: Phải phối hợp nhiều biện pháp như hộ lý, dinh dưỡng, dung thuốc. + Điều trị sớm trên cơ sở chẩn đoán đúng bệnh để dễ lành bệnh và hạn chế lây lan. + Diệt căn bệnh là chủ yếu kết hợp chữa triệu chứng. + Tiêu diệt mầm bệnh phải đi đôi với tăng cường sức đề kháng của cơ thể, làm cho cơ thể tự nó chống lại mầm bệnh thì bệnh mới chóng khỏi, ít bị tái phát và biến chứng, miễn dịch mới lâu bền. + Phải có quan điểm khi chữa bệnh, chỉ nên chữa những gia súc có thể chữa lành mà không giảm sức kéo và sản phẩm. Nếu chữa kéo dài, tốn kém vượt quá giá trị gia súc thì không nên chữa. + Những bệnh rất nguy hiểm cho người mà không có thuốc chữa thì không nên chữa. Theo Nguyễn Bá Hiên và và Huỳnh Thị Mỹ Lệ, (2012) [13], các biện pháp chữa bệnh truyền nhiễm là: + Hộ lý: Cho gia súc ốm nghỉ ngơi, nhốt riêng ở chuồng có điều kiện vệ sinh tốt (thoáng mát, sạch sẽ, yên tĩnh). Theo dõi thân nhiệt, nhịp tim, hô hấp, phân, nước tiểu. Phát hiện sớm những biến chuyển của bệnh để kịp thời đối phó. Cho gia súc ăn uống thức ăn tốt và thích hợp với tính chất của bệnh. + Dùng kháng huyết thanh: Chủ yếu dùng chữa bệnh đặc hiệu vì vậy thường được dùng trong ổ dịch, chữa cho gia súc đã mắc bệnh. Chữa bệnh bằng kháng huyết thanh là đưa vào cơ thể những kháng thể chuẩn bị sẵn, có tác dụng trung hòa mầm bệnh hoặc độc tố của chúng (huyết thanh kháng độc tố). + Dùng hóa dược: Phần lớn hóa dược được dùng để chữa triệu chứng, một số hóa dược dùng chữa nguyên nhân vì có tác dụng đặc hiệu đến mầm
  17. 10 bệnh. Dùng hóa dược chữa bệnh phải tác động mạnh và sớm, vì nhiều loài vi khuẩn có thể thích ứng với liều lượng nhỏ. Chúng có thể chống lại thuốc và tính chất quen thuộc được truyền cho những thế hệ sau. Khi cần, có thể phối hợp nhiều loại hóa dược để tăng hiệu quả điều trị, vì nếu một loại thuốc chưa có tác dụng đến mầm bệnh thì có loại thuốc khác tác dụng tốt hơn. + Dùng kháng sinh: Kháng sinh là những thuốc đặc hiệu có tác dụng ngăn cản sự sinh sản của vi khuẩn hoặc tiêu diệt vi khuẩn. Tuy nhiên sử dụng kháng sinh có thể gây nhiều tai biến do thuốc có tính độc, do phản ứng dị ứng, do một lúc tiêu diệt nhiều vi khuẩn làm giải phóng một lượng lớn độc tố, làm giảm phản ứng miễn dịch của cơ thể. Việc dùng kháng sinh bừa bãi còn gây nên hiện tượng kháng thuốc, làm giảm thấp tác dụng chữa bệnh của kháng sinh. Vì vậy, khi dung thuốc cần theo những nguyên tắc sau đây: - Phải chẩn đoán đúng bệnh để dung đúng thuốc, dùng sai thuốc sẽ chữa không khỏi bệnh mà làm cho việc chẩn đoán bệnh về sau gặp khó khăn. - Chọn loại kháng sinh có tác dụng tốt nhất đối với mầm bệnh đã xác định. Dùng liều cao ngay từ đầu, những lần sau có thể giảm liều lượng. - Không nên vội vàng thay đổi kháng sinh mà phải chờ một thời gian để phát huy tác dụng của kháng sinh. - Phải dùng phối hợp nhiều loại kháng sinh để làm giảm liều lượng và độc tính của từng loại, làm diện tác động đến vi khuẩn rộng hơn, tăng tác dụng điều trị và hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. - Phải tăng cường sức đề kháng của cơ thể gia súc như nuôi dưỡng tốt, dung thêm vitamin, tiêm nước sinh lý Quản lý lợn con: Đối với những lợn con có dự định chọn làm giống thì cần phải có kế hoạch quản lý tốt. Những con này sẽ được cân và đánh số ở các giai đoạn sơ sinh, lúc cai sữa, lúc 50, 60 hay 70 ngày tuổi. Đây chính là cơ sở giúp cho việc lựa chọn để làm giống sau này.
  18. 11 * Giai đoạn từ sơ sinh đến 3 ngày tuổi Bình thường khoảng thời gian giữa lợn con đẻ trước và lợn con đẻ liền kề 15 - 20 phút, cũng có khoảng cách nái đẻ kéo dài hơn. Lợn con đẻ ra phải được lau khô bằng vải màn xô mềm sạch theo trình tự miệng - mũi - đầu - mình - rốn - bốn chân, cho vào ổ úm sau khi nhiệt độ môi trường nhỏ hơn 35oC. Lợn nái đẻ xong con cuối cùng tiến hành bấm nanh, cắt rốn, cố định đầu vú cho lợn con mục đích là tạo điều kiện để đàn lợn con phát triển đồng đều. * Giai đoạn 3 ngày tuổi đến 3 tuần tuổi Trong thời gian này nói chung ổ lợn con đã bú thành thạo và rõ ràng đã bước vào giai đoạn khởi động tốt trong thời gian này việc chăm sóc quản lý rất quan trọng bao gồm cả phòng chống thiếu máu khống chế tiêu chảy, thiến lợn và cắt đuôi. Trong giai đoạn này sữa lợn mẹ đủ đáp ứng nhu cầu của lợn con trong mọi vấn đề, trừ sắt. Sắt cần thiết cho việc hình thành hemoglobin trong máu nó vận chuyển oxygen đến các bộ phận cơ thể. Thiếu sắt sẽ gây thiếu máu nhưng có thể phòng ngừa bằng cách tiêm sắt. Theo Đào Trọng Đạt và cs (1996) [11], một trong các yếu tố làm cho lợn con dễ mắc bệnh đường tiêu hóa là do thiếu sắt. Nhiều thực nghiệm đã chứng minh, trong cơ thể sơ sinh phải cần 40 - 50 mg sắt nhưng lợn con chỉ nhận được lượng sắt qua sữa mẹ là 1mg. Vì vậy phải bổ sung một lượng sắt tối thiểu 200 - 250 mg/con/ngày. Khi thiếu sắt, lợn con dễ sinh bần huyết, cơ thể suy yếu, sức đề kháng giảm nên dễ mắc hội chứng tiêu chảy. Nhu cầu sắt cho lợn con mỗi ngày cần 7 - 16 mg hoặc 21 mg/kg tăng khối lượng duy trì hemoglobin (hồng cầu) trong máu, sắt dự trữ cho cơ thể tồn tại và phát triển. Lượng sắt trong sữa mẹ không đủ cho nhu cầu sắt của nhu cầu lợn con, triệu chứng điển hình của thiếu sắt ở lợn con là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm, da lợn con màu trắng xanh, đôi khi tiêu chảy, phân trắng, chậm lớn, có khi chết.
  19. 12 * Từ 3 tuần tuổi đến cai sữa Thời gian này lợn con đã lớn nhanh hơn, nó trở thành dẻo dai và có khả năng đương đầu tốt hơn với môi trường ngoại cảnh của nó. Vào thời gian này, phần lớn lợn con theo mẹ đã được 3 - 4 tuần tuổi, chúng bắt đầu ăn thức ăn và lớn nhanh, sự tăng khối lượng này là tăng khối lượng có hiệu quả, do đó ta cần cố gắng giảm thấp yếu tố stress cho lợn con. Một cách để đạt năng suất tối đa là lợn con bắt đầu ăn càng sớm càng tốt. Nói chung sự tiết sữa của lợn mẹ đạt đến đỉnh cao lúc 3 - 4 tuần tuổi và bắt đầu giảm, lợn con bắt đầu sinh trưởng nhanh ở tuổi này và cần nhận được thức ăn bổ sung nếu nó sinh trưởng với tiềm năng di truyền của nó, trong giai đoạn này nội ký sinh trùng là vấn đề ở phần lớn các trại lợn và sự phá hoại do ký sinh trùng gây ra có thể bắt đầu từ rất bé. Yếu tố chăm sóc, quản lý chủ yếu cuối cùng của việc nuôi lợn con theo mẹ là cai sữa, tuổi cai sữa lợn con có thể thay đổi tùy theo đàn, tùy theo chuồng trại có sẵn. Nói chung lợn con có thể cai sữa bất cứ khi nào những lợn con càng bé càng đòi hỏi sự quản lý nhiều hơn. Để thực hiện cai sữa được đảm bảo và đạt hiệu quả cao ta cần chú ý những điểm sau để giảm stress khi cai sữa lợn con: Chỉ cai sữa cho những lợn cân nặng trên 5,5 kg. Cai sữa trong thời gian trên 2 - 3 ngày, cai sữa trước cho những ổ đông con. Ghép nhóm lợn con theo tầm vóc cơ thể. Hạn chế số lượng trong 1 ngăn là 30 con hoặc ít hơn, nếu được. Hạn chế mức ăn vào trong vòng 48 giờ nếu có xảy ra tiêu chảy sau cai sữa. Cứ 4 - 5 lợn con thì đặt 1 máng ăn và cứ 20 - 25 lợn con thì lắp đặt 2 vòi nước uống. Cho thuốc vào nước uống nếu tiêu chảy. * Cho lợn con bú sữa đầu và cố định đầu vú cho lợn con: Lợn con đẻ ra cần được bú sữa đầu càng sớm càng tốt. Thời gian tiết sữa đầu của lợn nái là 1 tuần kể từ khi đẻ nhưng có ý nghĩa lớn nhất đối với
  20. 13 lợn con là trong 24 giờ đầu. Sau khoảng 2 giờ, nếu lợn mẹ đẻ xong thì cho cả đàn con bú cùng lúc. Nếu lợn mẹ chưa đẻ xong thì nên cho những con đẻ trước bú trước. Theo Vũ Đình Tôn và Trần Thị Thuận (2006) [23], lợn con khi mới sinh ra trong máu hầu như không có kháng thể. Song lượng kháng thể trong máu lợn con được tăng rất nhanh sau khi lợn con bú sữa đầu. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], lợn con mới đẻ lượng kháng thể tăng nhanh ngay sau khi bú sữa đầu của lợn mẹ, cho nên khả năng miễn dịch của lợn con là hoàn toàn thụ động, phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được nhiều hay ít từ lợn mẹ. Theo Trần Thị Dân (2008) [8], lợn con mới đẻ trong máu không có globulin nhưng sau khi bú sữa đầu lại tăng lên nhanh chóng do truyền từ mẹ sang qua sữa đầu. Lượng globulin sẽ giảm sau 3 - 4 tuần, rồi đến tuần thứ 5 - 6 lại tăng lên và đạt giá trị bình thường 65 mg/100ml máu. Các yếu tố miễn dịch như bổ thể, lyzozyme, bạch cầu được tổng hợp còn ít, khả năng miễn dịch đặc hiệu của lợn con kém. Vì vậy cho lợn con bú sữa đầu rất cần thiết để tăng khả năng bảo vệ cơ thể chống lại mầm bệnh nhất là hội chứng tiêu chảy. Sữa đầu có hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao. Hàm lượng protein trong sữa đầu gấp 2 lần so với bình thường, vitamin A gấp 5 - 6 lần, vitamin C gấp 2,5 lần, vitamin B1 và sắt gấp 1,5 lần. Đặc biệt trong sữa đầu có hàm lượng globulin mà sữa thường không có, globulin có tác dụng giúp cho lợn con có sức đề kháng đối với bệnh tật. Ngoài ra, Mg++ trong sữa đầu có tác dụng tẩy các chất cặn bã (phân su) trong quá trình tiêu hóa phát triển thai để hấp thu chất dinh dưỡng mới. Nếu không nhận được Mg++ thì lợn con sẽ bị rối loạn tiêu hóa, gây tiêu chảy, tỷ lệ chết cao. Việc cố định đầu vú cho lợn con nên bắt đầu ngay từ khi cho chúng bú sữa đầu, theo quy luật tiết sữa của lợn nái thì lượng sữa tiết ra ở các vú phần ngực nhiều hơn vú ở phần bụng, mà lợn con trong ổ thường con to, con nhỏ
  21. 14 không đều nhau. Nếu để lợn con tự bú thì những con to khỏe thường tranh bú ở những vú trước con ngực có nhiều sữa hơn và dẫn tới tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con rất thấp, có trường hợp có những con lợn yếu không tranh được bú sẽ bị đói làm tỷ lệ chết của lợn con cao. Khi cố định đầu vú, nên ưu tiên những con lợn nhỏ yếu được bú phía trước ngực. Công việc này đòi hỏi phải kiên trì, tỷ mỉ bắt từng con cho bú nhiều lần trong một ngày (7 - 8) lần, làm liên tục trong 3 - 4 ngày để chúng quen hẳn với vị trí mới thôi. Cũng có trường hợp số lợn con đẻ ra ít hơn số vú thì những lợn vú phía sau có thể cho mỗi con làm quen 2 vú, để vừa tăng cường lượng sữa cho lợn con, vừa tránh bị teo vú cho lợn mẹ. Nếu cố định đầu vú tốt thì sau 3 - 4 ngày lợn con sẽ quen tự bú ở các vú quy định cho nó, lợn con quen nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào thế nằm của lợn mẹ, nếu lợn mẹ thường xuyên nằm quay về một phía khi cho con bú thì lợn con nhận biết vú quy định của nó sớm hơn. Ngược lại, nếu lợn mẹ nằm thay đổi vị trí luôn thì lợn con sẽ chậm nhận biết hơn. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [9], vệ sinh bầu vú, hai chân sau cho lợn hằng ngày bằng dung dịch sát trùng. Bấm nanh cho lợn con mới sinh, nên cho lợn con bú sữa đầu và phân đều vú cho từng con trong đàn. Tăng cường ăn uống đủ chất cho lợn mẹ trước và sau khi đẻ nên giảm bớt chất đạm để hạn chế nguy cơ thừa sữa. Khi lợn mẹ bị viêm vú, không nên cho lợn con bú ở những vùng bị viêm. Dùng các phương pháp chườm nóng, xoa bóp nhẹ nên vùng bị sưng. Nếu ghép lợn con với lợn mẹ khác mẹ thì phun erezyl cho cả đàn con cũ và mới mới không bị mẹ cắn, những con mới ghép cũng phải cố định vú bú. * Bổ sung sắt cho lợn con Trong những ngày đầu, khi lợn con chưa ăn được, lượng sắt mà lợn con tiếp nhận từ nguồn sữa mẹ không đủ nhu cầu của cơ thể, vì vậy lợn con cần được bổ sung thêm sắt.
  22. 15 Nhu cầu sắt cần cung cấp cho lợn con 30 ngày đầu sau đẻ là 30 x 7 mg/ ngày = 210 mg. Trong đó, lượng sắt cung cấp từ sữa chỉ đạt 1 - 2 mg/ ngày (36 - 60 mg/30 ngày), lượng sắt thiếu hụt cho một lợn con khoảng 150 - 180 mg, vì vậy mỗi lợn con cần cung cấp thêm lượng sắt thiếu hụt. Trong thực tế thường cung cấp thêm 200 mg. Nên tiêm sắt cho lợn con trong 3 - 4 ngày sau khi sinh. Việc tiêm sắt thường làm với các thao tác khác để tiết kiệm công lao động. Nếu cai sữa lúc 3 tuần tuổi, tiêm 1 lần 100 mg là đủ. Nếu cai sữa sau 3 tuần tuổi, nên tiêm 200mg sắt tiêm 2 lần. Lần 1: 3 ngày tuổi, lần 2: 10 - 12 ngày tuổi. Triệu chứng điển hình của sự thiếu sắt là thiếu máu, hàm lượng hemoglobin giảm. Khi thiếu sắt, da của lợn con có màu trắng xanh, đôi khi lợn con bị ỉa chảy, ỉa phân trắng, lợn con chậm lớn, có khi bị chết. Để loại trừ hiện tượng thiếu sắt cần bổ sung kịp thời cho lợn con bằng cách tiêm, cho uống hoặc cho ăn. Đưa sắt vào cơ thể lợn con bằng cách tiêm là đạt hiệu quả nhất. Nên dùng sắt dưới dạng dextran, hợp chất này có tên là Ferri - Dextran. Ferri - Dextran là hợp chất có phân tử lớn nên ngấm từ từ, hiệu quả kéo dài. Cách thức sử dụng: - Cách 1: Chỉ tiêm 1 lần vào ngày thứ 1 sau khi đẻ, với liều lượng 200 mg sắt (Fe - Dextran) cho 1 lợn con. - Cách 2: Tiêm lần 2: lần thứ nhất 100mg vào ngày thứ 1 sau khi đẻ, lần thứ 2 (tiêm lặp lại) là 5 ngày sau khi tiêm lần thứ nhất. Cũng với liều lượng 100 mg cho 1 lợn con. Để ngăn ngừa hiện tượng ngộ độc sắt cho lợn con, cần bổ sung thêm vitamin E vào khẩu phần ăn của lợn mẹ 1 ngày trước khi tiêm (khoảng 500mg). Nếu thiếu vitamin E thì cần cung cấp 20 - 30 mg Fe vào ngày thứ 3 sau khi sinh cũng đã gây ngộ độc cho cơ thể lợn con.
  23. 16 - Cách tiêm sắt cho lợn con Dùng 1 bơm tiêm sạch lấy dung dịch sắt khỏi lọ chứa, sử dụng kim tiêm 14 hoặc 16 (đường kính lớn) để lấy thuốc. Sau khi lấy thuốc đầy bơm dùng kim 8, dài 1 cm để tiêm. Sắt tiêm quá liều có thể gây hại, thậm chí có thể gây độc. Kiểm tra liều dùng ghi ở trên nhãn sản phẩm, không cần thay hay sát trùng kim tiêm cho từng con lợn, song điểm tiêm nếu bẩn nên lau bằng nước sát trùng. Rửa và sát trùng dụng cụ sau khi tiêm cho nhóm lợn con. Việc sử dụng kim tiêm và tiêm 1 lần tạo điều kiện vệ sinh hơn. Nên tiêm vào cổ, không nên tiêm ở mông vì có thể làm hại đến dây thần kinh và cũng có thể vết sắt dư thừa lưu ở thân lợn thịt mổ bán. Tiêm sắt vào cơ bắp hay tiêm vào dưới da. Cẩn thận không tiêm vào phần xương sống. Giữ mũi tiêm một lúc để tránh hoặc giảm lượng thuốc chảy ngược ra. Điểm khuyến cáo để tiêm dưới da là chỗ da kéo lên được ở phía trước chân trước. * Tập cho lợn ăn sớm: - Mục đích: + Bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm sau 3 tuần tiết sữa. + Rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. + Giảm bớt sự nhấm nháp thức ăn rơi vãi của lợn con để hạn chế được các bệnh đường ruột của lợn con. + Giảm bớt sự khai thác sữa mẹ kiệt quệ và giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con. + Tránh sự cắn xé bầu vú lợn mẹ, hạn chế bệnh viêm vú. + Có điều kiện để cai sữa sớm cho lợn con, tăng hệ số quay vòng lứa đẻ/nái/năm.
  24. 17 - Phương pháp tập ăn sớm: Khi lợn con đạt 7 - 10 ngày tuổi, ta nên tiến hành cho lợn con làm quen với thức ăn. Thức ăn tập ăn phải đảm bảo có tính thèm ăn cao. Cần lựa chọn loại thức ăn, các chất phụ gia, cũng như phương pháp chế biến sao cho kích thích sự thu nhận thức ăn của lợn con. Lợn con thường rất thích ăn thức dạng viên hay bột nhỏ khô, những thức ăn này thường là các loại tấm, bắp, đậu nành được rang xay để tạo mùi thơm. Phải cho lợn con làm quen với nguồn glucid, lipid, protid của các loại thực liệu thông thường để hệ tiêu hóa của lợn con sớm bài tiết các enzyme tiêu hóa thích hợp. 2.2.3. Cai sữa cho lợn con * Điều kiện cai sữa cho lợn con: - Phải chủ động thức ăn, thức ăn cần phải có phẩm chất tốt, giá trị dinh dưỡng cao, cân đối. - Sức khỏe của lợn con và lợn mẹ phải tốt. - Lợn con phải ăn tốt và tiêu hóa tốt các loại thức ăn. - Cần phải có trang thiết bị đầy đủ, đúng kỹ thuật. - Người chăn nuôi phải có tay nghề, tinh thần trách nhiệm cao. * Các hình thức cai sữa: - Cai sữa thông thường: Cai sữa từ 42 - 60 ngày tuổi. + Ưu điểm: Lợn con biết ăn tốt, thức ăn yêu cầu không cao lắm, lợn con khỏe mạnh hơn, khả năng điều tiết thân nhiệt tốt hơn nên chăm sóc nhẹ nhàng hơn. + Nhược điểm: Khả năng sinh sản thấp, chi phí cho 1kg khối lượng lợn con cao, tỷ lệ hao mòn lợn mẹ lớn hơn. - Cai sữa sớm: Cai sữa từ 21 đến 28 ngày tuổi. + Ưu điểm: Nâng cao sức sinh sản của lợn nái (nâng cao số lứa đẻ lên 2,33 lứa so với 2,19 lứa), tránh được một số bệnh truyền nhiễm từ mẹ sang con, giảm chi phí thức ăn/1kg tăng khối lượng lợn con (20% so với cai sữa thông thường), giảm tỷ lệ hao mòn lợn mẹ.
  25. 18 + Nhược điểm: Đòi hỏi thức ăn phải có chất lượng tốt, người chăm sóc nuôi dưỡng phải nhiệt tình với công việc và có nhiều kinh nghiệm. * Kỹ thuật cai sữa: Cần tiến hành từ từ: + Ngày đầu: Tách mẹ từ 7 giờ sáng, buổi trưa cho về với lợn con, 13 giờ tách lợn mẹ đến 17 giờ lại cho lợn mẹ về với lợn con. + Ngày thứ 2: Buổi sáng tách lợn mẹ đi, buổi chiều 17 giờ cho lợn mẹ về với lợn con. + Ngày thứ 3: Buổi sáng tách hẳn lợn mẹ với lợn con, không gây ảnh hưởng tới lợn con. - Trước cai sữa 2 - 3 ngày cần giảm số lần bú của lợn con. - Giảm thức ăn cho lợn mẹ trước khi cai sữa 1 - 2 ngày. - Chế độ ăn đối với lợn con: + Tỷ lệ sơ trong khẩu phần thấp: Khả năng tiêu hóa chất xơ ở lợn con còn kém, tỷ lệ xơ ở trong khẩu phần ăn cao thì lợn con sinh trưởng phát triển chậm, tiêu tốn thức ăn cao, lợn con dễ táo bón, viêm ruột và có thể dẫn đến còi cọc, tỷ lệ thích hợp là 5 - 6%. Xu hướng trong những năm gần đây ở các nước chăn nuôi tiên tiến người ta khuyến khích nâng cao tỷ lệ xơ trong khẩu phần ăn của lợn để nâng cao sức khỏe. + Có tỷ lệ ăn thích hợp: Lợn con ở giai đoạn này cần có dinh dưỡng tốt cho phát triển bộ xương và cơ bắp là chủ yếu. Nếu chúng ta cung cấp khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao, lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm, tích lũy nhiều mỡ sớm. Tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp cho lợn con trong giai đoạn này là 80% trong khẩu phần. + Có tỷ lệ nước thích hợp: Nếu khẩu phần lợn con có tỷ lệ nước cao sẽ dẫn đến tiêu hóa kém, giảm khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng nhất là protein, thức ăn nhiều nước cũng gây nền chuồng bẩn, ẩm thấp và lợn con dễ nhiễm bệnh.
  26. 19 Nếu tỷ lệ nước thấp sẽ gây nên thiếu nước cho nhu cầu sinh trưởng và phát triển của lợn con. Tỷ lệ thức ăn tinh : thô phải thích hợp, cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5l nước sạch, tối đa có thể là tỷ lệ 1 : 1, ngoài ra người chăn nuôi phải cho lợn con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do. Ngoài ra chúng ta còn bổ sung khoáng vi lượng như Mn, Co, Cu, Mg, Fe, và bổ sung cho lợn những chế phẩm vitamin - khoáng. + Phương pháp cho lợn con ăn: Cho ăn nhiều bữa trong ngày, 5 - 6 bữa/ngày thì có tốc độ tăng trọng cao hơn 3 bữa/ngày. Tuy nhiên, cho ăn nhiều bữa trong ngày sẽ tốn công lao động trong chăn nuôi. Từ đó người chăn nuôi cần lựa chọn số bữa thích hợp để cho lợn con ăn. Cho lợn con ăn đúng giờ giấc quy định và tập cho lợn con những phản xạ có điều kiện về tiêu hóa. Cho lợn con ăn từ từ để tránh vung vãi ra ngoài và hạn chế được lợn con mắc các bệnh về đường tiêu hóa. Cho lợn con ăn đúng tiêu chuẩn và khẩu phần ăn. Theo dõi sức khỏe để điều chỉnh khẩu phần và tiêu chuẩn cho chúng. 2.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của lợn con Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục của lợn gồm hai nhóm: các yếu tố bên trong và các yếu tố bên ngoài. * Yếu tố bên trong: Yếu tố di truyền là một trong những yếu tố có ý nghĩa quan trọng nhất ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục của lợn. Quá trình sinh trưởng của lợn tuân theo các quy luật sinh học, nhưng chịu ảnh hưởng của các giống lợn khác nhau. Yếu tố thứ hai ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của lợn là quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Quá trình trao đổi chất xảy ra dưới sự điều khiển của các hormon. Hormon tham gia vào tất cả các quá trình trao đổi chất của tế bào và giữ cân bằng các chất trong máu.
  27. 20 * Yếu tố bên ngoài: Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển cơ thể lợn bao gồm dinh dưỡng, nhiệt độ, môi trường, ánh sáng và các yếu tố khác. + Dinh dưỡng: Các yếu tố di truyền không thể phát huy tối đa nếu không có một môi trường dinh dưỡng và thức ăn hoàn chỉnh. Khi chúng ta đảm bảo đầy đủ về thức ăn bao gồm cả số lượng và chất lượng thức ăn thì sẽ góp phần thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của các cơ quan trong cơ thể. + Nhiệt độ và độ ẩm môi trường: Nhiệt độ môi trường không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cơ thể. Nếu nhiệt độ môi trường không thích hợp thì sẽ không thể đảm bảo quá trình trao đổi chất diễn ra bình thường cũng như cân bằng nhiệt của cơ thể lợn. Theo Đoàn Thị Kim Dung (2004) [9], các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể còn rất yếu. Theo Phạm Khắc Hiếu và cs (1998) [14], lợn con sinh ra phải được sưởi ấm ở nhiệt độ 34oC trong suốt tuần lễ đầu tiên, sau đó giảm dần xuống nhưng không được thấp hơn 30oC, như vậy lợn sẽ tránh được những stress lạnh ẩm. Khi nhiệt độ chuồng nuôi thấp lợn sẽ thất thoát nhiệt rất nhiều, lợn sẽ giảm khả năng tăng khối lượng và tăng tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng. Nhiệt độ chuồng nuôi có liên quan mật thiết với ẩm độ không khí, ẩm độ không khí thích hợp cho lợn ở vào khoảng 70%. * Ánh sáng: ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn. Khi nghiên cứu về ảnh hưởng của ánh sáng đối với lợn người ta thấy rằng
  28. 21 ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng và phát triển của lợn con, lợn hậu bị và lợn sinh sản hơn là lợn vỗ béo. Khi không đủ ánh sáng sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của lợn, đặc biệt là quá trình trao đổi khoáng. Đối với lợn con từ sơ sinh đến 70 ngày tuổi, nếu không đủ ánh sáng thì tốc độ tăng khối lượng sẽ giảm từ 9,5 - 12%, tiêu tốn thức ăn giảm 8 - 9% so với lợn con được vận động dưới ánh sáng mặt trời. * Các yếu tố khác: ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh truởng và phát triển lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như vấn đề về chuồng trại, chăm sóc, nuôi dưỡng, tiểu khí hậu chuồng nuôi nhu không khí, tốc độ gió lùa, nồng độ các khí thải Nếu chúng ta cung cấp cho lợn các yếu tố đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho cơ thể lợn sinh trưởng phát triển đạt mức tối đa. 2.2.5. Một số đặc điểm tiêu hóa của lợn con + Đặc điểm tiêu hóa của lợn con Sau khi sinh ra, chức năng của các cơ quan trong cơ thể lợn con nhất là cơ quan tiêu hoá chưa thành thục. Hàm lượng HCl và các men tiêu hoá chưa hoàn thiện. Thời gian đầu, dịch tiêu hoá ở lợn con thiếu cả về chất và lượng. Lợn con trước một tháng tuổi hoàn toàn không có HCl tự do vì lúc này lượng HCl tiết ra rất ít và nhanh chúng liên kết với niêm dịch. + Hệ vi sinh vật đường ruột Theo Nguyễn Như Thanh và cs (2004) [21], hệ vi sinh vật đường ruột gồm hai nhóm: - Nhóm vi khuẩn đường ruột - vi khuẩn bắt buộc gồm: E.coli, Salmonella, Shigella, Klesiella, Proteus Trong nhóm vi khuẩn này, người ta quan tâm nhiều nhất đến trực khuẩn E.coli. Đây là vi khuẩn phổ biến nhất hành tinh, chúng có mặt ở mọi nơi và khi gặp điều kiện thuận lợi, các chủng E.coli trở lên cường độc gây bệnh. Cấu trúc kháng nguyên của E.coli rất đa dạng. Cho đến nay đã phát hiện có ít nhất 170 kháng nguyên O, 70 kháng nguyên K, 56 kháng nguyên H. Ngoài 3 loại kháng nguyên thông thường trên,
  29. 22 còn có thêm kháng nguyên bám dính F, yếu tố gây bệnh không phải là độc tố của E. Coli (Đặng Xuân Bình, 2010) [1]. Nhóm vi khuẩn vãng lai: chúng là bạn đồng hành của thức ăn, nước uống vào hệ tiêu hoá gồm: Staphylococcus spp, Streptococcus spp, Bacillus subtilis Ngoài ra, trong đường tiêu hóa của lợn con có các trực khuẩn yếm khí gây thối rữa: Clostridium perfringens, Bacillus sporogenes, Bacillus fasobacterium, Bacillus puticfus 2.2.6. Nhu cầu về một số chất dinh dưỡng và chất khoáng - Tốc độ sinh trưởng của gia súc non rất cao, nếu sữa mẹ không đảm bảo chất lượng, khẩu phần thức ăn thiếu đạm sẽ làm cho sự sinh trưởng chậm lại và tăng trọng theo tuổi giảm xuống, làm cho khả năng chống đỡ bệnh tật của lợn con kém (Phạm Sỹ Lăng và Nguyễn Bá Hiên, 2003) [17] 2.2.7. Kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng lợn nái đẻ * Công tác chuẩn bị trước khi lợn đẻ. Trước khi đẻ ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày thì phải đưa lợn chửa lên chuồng đẻ để chờ đẻ. Căn cứ vào ngày đẻ dự kiến dưới chuồng bầu mà xếp theo các ô chuồng. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp và rửa sạch sẽ. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Phân công trực đẻ, theo dõi đỡ đẻ cho lợn và can thiệp kịp thời khi cần thiết, tránh những thiệt hại đáng tiếc xảy ra. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn như sau: - Đối với nái hậu bị, ăn thức ăn 3060 với tiêu chuẩn 2,2 - 2,5kg/ngày/con, cho ăn 3 lần trong ngày. - Đối với nái từ lứa 2 đến lứa 4, ăn thức ăn 3060 với tiêu chuẩn 2,5 - 3kg/ngày/con, cho ăn 3 lần trong ngày. - Đối với nái dạ (từ lứa 5 trở đi), ăn thức ăn 3060 với tiêu chuẩn 3,5kg/ngày/con, cho ăn 3 lần trong ngày.
  30. 23 - Lợn nái chửa trước ngày đẻ dự kiến 4 ngày, giảm tiêu chuẩn ăn xuống 0,5 kg/con/bữa. - Khi lợn nái đẻ được 2 ngày trở đi tăng dần lượng thức ăn từ 0,5 – 0,6 kg/con/ngày, chia làm ba bữa sáng lúc 7 giờ, chiều lúc 15 giờ, tối lúc 23 giờ, mỗi bữa tăng lên 0,5kg. * Chuẩn bị ô úm cho lợn con: Trong quá trình chăm sóc lợn nái đẻ, công việc cần thiết và rất quan trọng đó là việc chuẩn bị ô úm lợn cho lợn con. Theo Trần Văn Phùng và cs. (2004) [17], ô úm rất quan trọng đối với lợn con, nó có tác dụng phòng ngừa lợn mẹ đè chết lợn con, đặc biệt những ngày đầu mới sinh lợn con còn yếu ớt, mà lợn mẹ mới đẻ xong sức khỏe còn rất yếu chưa hồi phục. Ô úm tạo điều kiện để khống chế nhiệt độ thích hợp cho lợn con, đặc biệt là lợn con đẻ vào những tháng mùa đông. Ngoài ra, ô úm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tập ăn sớm cho lợn con (để máng ăn vào ô úm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi) mà không bị lợn mẹ húc đẩy và ăn thức ăn của lợn con. * Chuẩn bị dụng cụ: Cần chuẩn bị các dụng cụ đỡ đẻ: kéo, cồn sát trùng, giẻ lau, đèn thắp sáng, khay đựng dụng cụ, các loại thuốc hỗ trợ trong lúc đẻ, khay đựng nhau. * Trực và đỡ đẻ lợn: Trực đẻ rất cần thiết để có thể hỗ trợ lợn nái trong những trường hợp bất thường. Quan sát được những biểu hiện của lợn nái khi có hiện tượng sắp đẻ, để có kế hoạch trực và đỡ đẻ cho lợn nái. Lợn nái sắp đẻ có những biểu hiện: Ỉa đái vặt, bầu vú căng mọng, bóp đầu vú sữa chảy ra, khi thấy có nước ối và phân xu, lợn nái rặn từng cơn là lợn con sắp ra. Khi lợn đẻ toàn thân co bóp, thường gọi là cơn đau. Lúc này áp lực tăng cao đẩy thai ra ngoài. Khi thai ra, rốn thai tự đứt. Lợn là một loài đa thai nhưng lợn đẻ từng con một thường thì cứ 15 – 20 phút nái sinh được 1 lợn
  31. 24 con, cũng có khi nái sinh liên tiếp nhiều con rồi nghỉ một thời gian. Nếu ra nước ối và phân xu sau 1-2 giờ rặn đẻ nhiều mà không đẻ hoặc con nọ cách con kia trên 1 giờ được bộ phận kĩ thuật ca thiệp. Bình thường trong vòng 3 – 4 giờ nái sẽ đẻ hết số con và nhau được tống ra ngoài. Những nái tống nhau ra ngoài hàng loạt sau chót sẽ ít bị viêm nhiễm đường sinh dục vì kèm theo nhau thì có những chất dịch hậu sản cũng được bài thải ra khỏi ống sinh dục. Không nên can thiệp bằng oxytocin khi nái chưa đẻ được lợn con đầu tiên, nếu cần thiết thì nên khám vùng lỗ xương chậu nhưng không thọc tay vào quá sâu bên trong. Cần chú ý đến dấu hiệu sót nhau: Nái đẻ hết con thì nhau sẽ được tống ra ngoài, khi cho con bú nếu nái vẫn còn cong đuôi kèm thỉnh thoảng nín thở, ép bụng thì báo hiệu tình trạng sót con hay sót nhau. * Kỹ thuật đỡ đẻ Người đỡ đẻ cần cắt móng tay và rửa sạch tay trước khi đỡ đẻ, khi thai ra tiến hành các công việc đỡ đẻ như sau: - Lau dịch nhờn: một tay cầm chắc mình lợn, một tay dùng khăn khô lau sạch dịch nhờn ở mồm, mũi và toàn thân cho lợn con, tạo điều kiện cho lợn hô hấp thuận lợi và tránh cho lợn bị cảm lạnh. Các động tác cần làm nhẹ nhàng, khéo léo để lợn con không kêu ảnh hưởng đến lợn mẹ. - Cắt rốn: Dùng chỉ thắt lại chỗ cắt, độ dài rốn để lại là 4–5 cm rồi cắt bằng kéo đã sát trùng, sau đó dùng cồn sát trùng vết cắt. - Đẻ được 4 – 5 con thì cho ra bú sữa đầu. - Mài nanh: Dùng máy mài nanh, số nanh phải mài là 8 cái, trong đó gồm 4 răng nanh và 4 răng cửa sau. Không mài nanh quá nông vì mài nông răng vẫn còn nhọn dễ làm tổn thương vú lợn mẹ khi lợn con bú, mài quá sâu (sát lợi) dễ gây viêm lợi cho lợn con. - Cắt đuôi: Để tránh hiện tượng cắn đuôi nhau nên cắt đuôi cho lợn con mới sinh ra trong vòng 24 giờ để giảm stress cho lợn con. Sử dụng kéo bấm đã sát trùng để cắt đuôi lợn hoặc dùng kéo điện đã cắm điện.
  32. 25 2.2.8. Tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước 2.2.8.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Việc nghiên cứu về giai đoạn lợn con theo mẹ và sau cai sữa được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm, giai đoạn lợn con theo mẹ có đặc điểm là lợn con sinh ra không được cung cấp nguồn dinh dưỡng trực tiếp như khi còn là bào thai. Bộ máy tiêu hóa chưa hoàn thiện, môi trường sống thay đổi, lượng sắt do mẹ cung cấp giảm dần, lợn con dễ mắc bệnh đặc biệt là bệnh đường tiêu hóa. Theo Trần Cừ (1996) [6], cần tập cho lợn con ăn sớm, vừa bổ sung thêm chất dinh dưỡng vừa có tác dụng bổ sung thêm chất tiết dịch vị, tăng hàm lượng HCL và enzyme vừa kích thích sự phát triển của dạ dày và ruột để thích ứng kịp thời với chế độ ăn sau cai sữa. Theo Nguyễn Quang Linh (2005) [18], lợn con trong giai đoạn bú sữa có khả năng sinh trưởng và phát dục rất nhanh. Từ lúc sơ sinh đến khi cai sữa trọng lượng của lợn con tăng 10 - 12 lần. So với các gia súc khác thì tốc độ sinh trưởng của lợn con tăng nhanh hơn gấp nhiều lần. Tốc độ sinh trưởng của lợn con là không đồng đều. Lợn sinh trưởng nhanh nhất trong 21 ngày đầu sau đó tốc độ sinh trưởng giảm dần. Sở dĩ như vậy là do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm. Sản lượng sữa mẹ tăng dần từ khi mới đẻ ra cho tới khi lợn con 15 ngày tuổi, lúc này hàm lượng sữa mẹ đạt cao nhất và ổn định cho tới ngày thứ 20, sau đó thì giảm dần. Lợn con trong giai đoạn này sinh trưởng và phát dục nhanh nhất do đó nhu cầu dinh dưỡng yêu cầu ngày càng cao trong khi hàm lượng sữa mẹ thì giảm dần dẫn tới lợn con thiếu dinh dưỡng nếu không có thức ăn bổ sung. Theo Trần Cừ (1992) [5], sự phát triển của cơ thể thì các cơ quan bộ phận, hàm lượng các chất dinh dưỡng, các thành phần của cơ thể cũng có sự thay đổi nhanh chóng. Hàm lượng nước trong cơ thể giảm dần, biểu thị bằng tỷ lệ giữa nước so với trọng lượng sống như sau: Lúc sơ sinh tỷ lệ này là
  33. 26 77,88%, lúc 7 ngày tuổi là 68,52%, lúc 14 ngày tuổi là 63,94%. Tỷ lệ nước giảm nhưng tỷ lệ các chất dinh dưỡng so với trọng lượng cơ thể lại tăng. Tỷ lệ Pr với trọng lượng cơ thể sống lúc mới sinh là 11,2%, đến lúc 7 ngày tuổi là 13,57%, đến 14 ngày tuổi là 14,37%. Theo Trần Văn Phùng và cs (2004) [20], lợn con cho bú sữa có tốc độ sinh trưởng phát triển nhanh nhưng không đều qua các giai đoạn, tốc độ nhanh nhất là 21 ngày đầu, sau 21 ngày tốc độ giảm xuống có sự giảm này là do nhiều nguyên nhân song chủ yếu là do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm xuống, hàm lượng trong máu của lợn con bị giảm. Bị giảm tốc độ phát triển thường kéo dài 2 tuần và còn là giai đoạn khủng hoảng của lợn con tập ăn sớm để bổ sung thức ăn cho lợn con trong giai đoạn này. Lê Văn Thọ (2007) [22], đã sử dụng kích tố kích thích quá trình tạo máu để duy trì và thúc đẩy quá trình phát triển của gia súc. Đặng Xuân Bình (2000) [1] đã xác định vai trò của vi khuẩn E.coli và Clostridium perfingens đối với bệnh của lợn con trong giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi và bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số chế phẩm sinh học phòng bệnh. Công ty Pig Việt Nam (1998) [4], đã khẳng định rằng: Dù cho lợn nái ăn tốt và nhiều sữa vẫn nên cho lợn con dùng cám tập ăn sớm để tăng khối lượng sau cai sữa, thêm vào đó giúp lợn con làm quen với cám khô sau khi cai sữa 3 - 4 tần tuổi, cho lợn con tập ăn sớm ở 7 ngày tuổi, dùng loại máng ăn nhỏ, nhẹ, dễ cọ rửa, cho lợn con ăn bằng cách rải một ít cám phía trước, tạo cho chúng niềm vui thích và mong muốn được ăn, không để máng ăn trực tiếp dưới bóng đèn sưởi và gần vòi uống. Cho lợn tập ăn 3 - 4 lần/ ngày, dần tăng lượng cám lên, cung cấp nước uống thường xuyên cho lợn con. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003) [2], đưa ra lý do mà các nhà chăn nuôi cần phải cho lợn tập ăn sớm từ 7 - 10 ngày là:
  34. 27 + Sau 21 ngày tiết sữa, lượng sữa mẹ bắt đầu giảm dần. Nên chỉ đáp ứng được 95% nhu cầu dinh dưỡng cho lợn con. + Cho lợn tập ăn sớm, thức ăn tập ăn sớm sẽ kích thích hệ tiêu hóa lợn con sớm phát triển. Điều đó giúp lợn con khi cai sữa sẽ ăn, tiêu hóa và hấp thu tốt thức ăn và làm giảm được sự hao hụt lợn mẹ. + Tránh được nguy cơ lợn mẹ bị yếu chân, bại liệt và giảm số con đẻ ở những lứa đẻ tiếp theo. + Rút ngắn được thời gian chờ phối của lợn nái, làm giảm chi phí thức ăn cho lợn nái trong thời gian này. + Tăng nhanh lứa đẻ, số lợn con thu được của một nái trên năm. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003) [3], đã đưa ra những lời khuyến cáo: sự tiết sữa của lợn nái chỉ tăng lên đến ngày thứ 21 kể từ khi sinh, sau đó giảm dần. Ngược lại, khối lượng lợn con tăng dần theo thời gian. Vì vậy, trong thời gian lợn con theo mẹ cần phải tập ăn sớm cho chúng trước khi lượng sữa của lợn mẹ cung cấp thiếu bằng cách cho lợn tập ăn sớm từ 7 ngày tuổi. 2.2.8.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Sokol (1981) [27], cho rằng, vi khuẩn E. coli cộng sinh có mặt thường trực trong đường ruột của người và động vật, trong quá trinh sống vi khuẩn có khả năng tiếp nhân các yếu tố gây bệnh như : yếu tố bám dính (K88, K99), yếu tố dung huyết (Hly), yếu tố canh tranh (Colv), yếu tố kháng kháng sinh (R) và các đôc tố đường ruột. Các yếu tố gây bệnh này không được di truyền qua DNA của chromosome mà được di truyền qua DNA nằm ngoài chromosome gọi là plasmid. Những yếu tố gây bênh này đã giúp cho vi khuẩn E. coli bám dính vào nhung mao ruôt non, xâm nhâp vào thành ruột, phát triển với số lượng lớn. Sau đó vi khuẩn thực hiện quá trình gây bệnh của mình bằng cách sản sinh độc tố, gây hội chứng tiêu chảy, phá huỷ tế bào niêm mạc ruột.
  35. 28 Smith (1967) [26], thông báo có 2 loại độc tố là thành phần chính của Enterotoxin được tìm thấy ở các vi khuẩn gây bệnh. Sự khác biệt của độc tố này là độc tố chịu nhiệt (Heat Stabletoxin - ST) chịu được nhiệt lớn hơn 1000C trong 15 phút, còn độc tố không chịu nhiệt (Heat labiletoxin - LH) bị vô hoạt ở nhiêt độ 600C trong 15 phút. Glawischning E. (1992) [25], xác định Clostridium perfringens type A và type C là một trong những nguyên nhân gây tiêu chảy và đã gây thiệt hại kinh tế lớn cho người chăn nuôi. Akita (1993) [24], đã nghiên cứu sản xuất kháng thể đặc hiệu qua lòng đỏ trứng gà dùng trong phòng và chữa bệnh tiêu chảy ở lợn con. Cùng với sự phân lập và nghiên cứu các yếu tố gây bệnh của E.coli, viêc nghiên cứu và sản xuất các chế phẩm phòng tiêu chảy ở lợn cũng được các nhà khoa học trên thế giới đặc biệt quan tâm. 2.3. Một số bệnh thường gặp ở lợn con 2.3.1. Bệnh phân trắng lợn con Bệnh thường xảy ra đối với lợn con ở giai đoạn sơ sinh đến 21 ngày tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng hay gặp nhất khi thời tiết thay đổi như nóng lạnh thất thường, mưa nhiều, gió bão Nguyên nhân của bệnh thường là do lợn mẹ không được ăn đủ chất, đặc biệt là các loại khoáng chất và vitarnin làm lợn con kém phát triển, sức đề kháng yếu lai gặp lúc thời tiết thất thường, nền chuồng ầm ướt nên dễ bị nhiễm bệnh. Bệnh cũng có thể còn được gây nên bởi tình trạng chậm được bú sữa đầu, sức đề kháng giảm, một số vi khuẩn gây bệnh ỉa chảy phát triển, tăng độc lực gây bệnh ở lợn con yếu. Khi nhiễm bệnh, lợn con kém bú, dáng ủ rũ, đi đứng xiêu vẹo. Lợn con tiêu chảy, da nhăn nheo, gầy nhanh, hậu môn thương dính bết phân màu trắng (lúc đầu phân màu xanh đen, sau chuyển sang màu xám rồi cuối cùng là màu trắng). Lợn hay khát nước, đôi khi nôn ra sữa chưa được tiêu hóa.
  36. 29 Bệnh kéo dài khoảng 2 - 7 ngày làm lợn con suy kiệt nhanh, co giật, run rẩy và chết. Tỷ lệ chết từ 50- 80%. Đôi khi cũng gặp trương hợp lợn ở 40 - 50 ngày tuổi nhưng vẫn bị ỉa phân trắng (nếu còn bú mẹ) nhưng thường biểu hiện nhẹ hơn, tỷ lệ sống sót cao hơn nhưng còi cọc, chậm phát triển. Để phòng bệnh, người chăn nuôi cần chú ý chăm sóc lợn mẹ đầy đủ dinh dưỡng ở giai đoạn có thai và nuôi con. Chuồng nuôi lợn con cần khô ráo, tránh gió lùa, mưa tạt và phải có sân vận động không trơn trượt. Cố gắng cho lợn con bú được sữa đầu sớm nhất. Sớm bổ sung thức ăn cho lợn con, đồng thời tiêm thuốc bổ sắt (dextran sắt) cho lợn con. Đối với lợn mẹ cần tiêm autovacxin trước 1 - 2 tuần trước khi đẻ hay cho lợn mẹ uống 3 - 4 lần sau khi đẻ. Khi lợn đã mắc bệnh, dùng ngay các thuốc đặc trị tiêu chảy như neomyxin, antidia, becberin, nước sắc các loại lá, quả chát như hồng xiêm, lá sim, lá ổi, Đồng thời giữ ấm và khô ráo chuồng. 2.3.2. Bệnh viêm khớp Nguyên nhân: Do các vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể lợn con theo đường miệng, cuống rốn, vết thương khi cắt đuôi, bấm răng, bấm tai, các vết thương trên chân, da, đầu gối khi chúng chà sát trên nền chuồng cứng khi bú. Lợn con sau khi sinh không được bú sữa đầu từ lợn mẹ đầy đủ. Triệu chứng: Lợn con đi lại khập khiễng từ 3-4 ngày tuổi. Khớp chân sưng lên. Dấu hiệu viêm có thể thấy trên mọi ổ khớp nhưng thường thấy nhất là khớp cổ chân, khớp bàn chân. Khi rạch ổ khớp thấy trong khớp có mủ đặc . Biện pháp điều trị: Dùng thuốc gentamox AP với liều 1ml/10 kgTT,tiêm bắp. Kết hợp tiêm dexa kháng viêm, chống dị ứng, phù nề với liều 1ml/15 kg TT. Nếu sốt tiêm analgine + C với liều 1ml/10 kg TT, tiêm liên tục trong 3 - 5 ngày
  37. 30 Ngoài ra ta hạn chế cho lợn di chuyển đi lại, những tấm đan bị hỏng, kém chất lượng cần phải thay thế. 2.3.3. Hội chứng tiêu chảy ở lợn con theo mẹ Theo Trần Đức Hạnh (2013) [12]: lợn con ở 1 số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84% và 5,37%, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần theo lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 và 4,93%) và giảm ở giai đoạn 41 - 46 ngày. Nguyễn Chí Dũng (2013) [10] kết luận: tháng có nhiệt độ thấp và ẩm độ cao, tỷ lệ mắc tiêu chảy cao (26,98 - 38,18%). - Nguyên nhân: + Do thời tiết khí hậu: các yếu tố nóng, lạnh, mưa, nắng, hanh, ẩm thay đổi thất thường và điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể lợn, nhất là cơ thể lợn con chưa phát triển hoàn chỉnh, các phản ứng thích nghi của cơ thể (Đoàn Thị Kim Dung, 2004) [9]. + Lợn con bị nhiễm khuẩn: theo Phạm Sỹ Lăng (2009) [16], bệnh tiêu chảy ở lợn có nguyên nhân do vi khuẩn E. coli, Salmonella, trong đó Salmonella là vi khuẩn có vai trò quan trọng trong quá trình gây ra hội chứng tiêu chảy (Radosits và cs., 1994) [32]. + Theo Sa Đình Chiến và Cù Hữu Phú (2016) [7], phương thức chăn nuôi truyền thống có tỷ lệ lợn mắc tiêu chảy là 31,1% và tỷ lệ chết chiếm 23,4%. Phương thức chăn nuôi công nghiệp tỷ lệ mắc là 33,8% và tỷ lệ chết chiếm 21,5%. + Lợn mẹ bị viêm vú, viêm tử cung. + Lợn mẹ ăn không đúng khẩu phần. + Bệnh tiêu chảy trên heo con do E.coli có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi theo mẹ nào nhưng thường có hai thời kỳ cao điểm là 0 - 5 ngày tuổi và 7 – 14 ngày tuổi
  38. 31 - Triệu chứng: + Sàn chuồng có phân lợn lỏng, màu vàng hoặc màu trắng. + Trong chuồng có hiện tượng lợn nôn ra sữa. + Người lợn con bị bẩn do dính phân. + Vú lợn mẹ dính phân lợn con. - Điều trị: + Với vimenro: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con 10 ngày tuổi. + Với nor - 100: 1 ml/con/ngày sử dụng tiêm bắp đối với lợn con 10 ngày tuổi. + Điều trị liên tục trong 3 - 5 ngày.
  39. 32 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 3.1. Đối tượng Đàn lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành - Địa điểm: tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến liên kết với công ty CP - Thời gian: từ 20/11/2018 đến 25/05/2019 3.3. Nội dung thực hiện - Đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn thực tập. - Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại. - Biện pháp phòng trị bệnh cho lợn con nuôi tại trại. 3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện 3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi - Tỷ lệ lợn mắc bệnh: Số lợn nhiễm bệnh Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) = x 100 Số lợn theo dõi - Tỷ lệ khỏi: ∑ Số con khỏi (con) Tỷ lệ khỏi (%) = x 100 ∑ Số con điều trị (con) 3.4.2. Phương pháp thực hiện 3.4.2.1. Phương pháp đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại lợn thực tập. - Phương pháp thu thập thông tin gián tiếp: Tiến hành thu thập thông tin từ cán bộ kỹ thuật của trại và các tài liệu, báo cáo được lưu trữ tại trại - Phương pháp thu thập thông tin trực tiếp: Trực tiếp theo dõi, ghi nhận số liệu về tình hình sản xuất thực tế của trại.
  40. 33 3.4.2.2. Quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn con nuôi tại trại - 1 ngày: sau khi đẻ cho uống kháng sinh colamox Ap (1 ml/con), mài nanh, cắt đuôi, tiêm sắt. - 2 ngày: sáng uống kháng sinh colamox Ap (1 ml/con) - 5 ngày: cho uống cầu trùng, thiến, khi thiến tiêm kháng sinh (amoxi La Ap) liều0,5ml/con, sát trùng vị trí thiến. - 7 ngày: lắp máng tập ăn. - 21 -28 ngày cai sữa lợn con. Các thao tác mài lanh bấm đuôi: + Chuẩn bị: máy mài nanh, kìm cắt đuôi, cồn sắt trùng, thuốc kháng sinh, sắt. + Lợn con sau khi đẻ khoảng nửa ngày hoặc một ngày thì được mài nanh, bấm đuôi. + Thao tác mài nanh: bắt lợn con kẹp vào đùi, mở miệng lợn con mài bằng phẳng từng bên một. Sauk hi mài nanh xong túm hai chân sau dung kìm bấm đuôi, bấm 2/3 đuôi phía ngoài (trước khi bấm cần cắm kìm 15 phút đạt 3000C). Sau đó sát trùng vị trí bấm bằng cồn. * Tiêm chế phẩm fe - dextran với liều lượng 2ml/con * Thiến và cho uống cầu trùng: lợn con được 5 - 7 ngày tiến hành thiến đối với con đực và cho uống cầu trùng đối với cả đàn. - Bấm tai: Bấm tai khi lợn 1 ngày tuổi. Lợn con được bấm tai theo quy định riêng của trại. - Thiến lợn đực: Chuẩn bị dụng cụ thiến đầy đủ gồm: dao thiến, cồn sát trùng, panh kẹp, bông, xi - lanh tiêm, thuốc kháng sinh, thuốc cầu trùng, bàn đựng đồ, ghế ngồ. + Thao tác: người thiến ngồi ghế cao và kẹp lợn con vào giữa hai đùi sao cho đầu của lợn con hướng xuống dưới. Một tay nặn cho dịch hoàn nổi rõ, tay còn lại cầm dao rạch hai vết đứt vào chính giữa của mỗi bên dịch hoàn. Dùng
  41. 34 tay nặn dịch hoàn ra ngoài rồi lấy panh kẹp và xoắn đứt dịch hoàn ra, bôi cồn vào vị trí thiến. Tiêm 0,5 ml amoxi - LA - AP chống viêm nhiễm và cho uống cầu trùng (baycox 5%) *Tập ăn sớm lúc 7 ngày tuổi. + Cách tập ăn cho lợn con ăn sớm như sau: Đầu tiên cho ăn một ít thức ăn trong máng ăn đặt vào ô chuồng để lợn con làm quen với thức ăn. Sau khi lợn con đã quen và ăn được, từ từ tăng lượng thức ăn lên trộn thêm amox. Trang trại sử dụng loại thức ăn dạng viên và loại thức ăn tổng hợp dạng bột (550PF) cho lợn con từ 7 ngày tuổi đến 15 kg của công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Đồng thời hang ngày điều trị cho những lợn con mắc hội chứng tiêu chảy và các bệnh khác khi phát hiện. *Cai sữa cho lợn con: Khi lợn con được 21 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con đối với những đàn cố khối lượng từ 5,5 kg đến 7 kg, không mắc bệnh và có sức khỏe tốt. 3.4.2.3. Phương pháp xác định tình hình nhiễm bệnh, cách phòng trị bệnh cho đàn lợn con nuôi tại trại Để xác định tình hình nhiễm bệnh trên đàn lợn con, tiến hành theo dõi hàng ngày, thông qua phương pháp chẩn đoán lâm sàng. Bằng mắt thường đánh giá qua biểu hiện lâm sàng như trạng thái cơ thể, các dịch rỉ viêm, trạng thái, màu sắc phân 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được từ kết quả theo dõi của chuyên đề được xử lý bằng phần mềm Excel năm 2007.
  42. 35 PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến qua 2 năm Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến qua 2 năm STT Loại lợn Đơn vị Năm 2018 5 - 2019 1 Lợn đực giống con 39 33 2 Lợn hậu bị con 240 220 3 Lợn nái sinh sản con 2215 2180 Tổng con 2455 2420 Qua bảng 4.1 cho ta thấy, kết quả sản xuất của trại lợn giảm xuống. Số lợn nái sinh sản từ năm 2018 là 2215 nái, tới tháng 5 - 2019 giảm xuống còn 2180 nái, lợn đực cũng giảm theo số lượng nái từ 39 đực năm 2018 xuống còn 33 đực đến tháng 5 năm 2019, lợn hậu bị cũng giảm xuống từ 240 con còn 220 con. Số lượng lợn năm 2019 giảm là do lúc này người chăn nuôi đang gặp vấn đề nghiêm trọng, họ đang đối mặt với dịch bệnh “dịch tả lợn châu phi” chính vì thế mà trại không nhập lợn về đồng thời trại loại bỏ những con lợn có sức đề kháng kém, không còn có khả năng sinh sản. 4.2. Thực hiện biện pháp chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại Chăm sóc, nuôi dưỡng là một quy trình không thể thiếu của bất kỳ trại chăn nuôi nào. Chính vì vậy, trong suốt 6 tháng thực tập, em đã được tham gia và làm các công việc về nuôi dưỡng, chăm sóc cho đàn lợn tại trại, được học hỏi rất nhiều kiến thức về cách cho ăn, các thao tác kỹ thuật để chăm sóc lợn mẹ và lợn con theo mẹ.
  43. 36 Bảng 4.2. Số lợn con trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng tại trại lợn thực tập Con đực Con cái Tổng Tháng (con) (con) (con) 12/2018 280 302 582 01/2019 423 225 648 02/2019 312 228 540 03/2019 349 353 702 04/2019 224 325 549 05/2019 324 275 599 Tổng 1912 1708 3620 Kết quả việc chăm sóc, nuôi dưỡng lợn con theo mẹ được thể hiện qua tỷ lệ sống của lợn con. Tỷ lệ nuôi sống lợn con được trình bày tại bảng 4.3 dưới đây: Bảng 4.3. Tỷ lệ nuôi sống lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Con đực Con cái Số con Số con Số con Số con Tháng còn Tỷ lệ còn Tỷ lệ theo dõi theo dõi sống (%) sống (%) (con) (con) (con) (con) 12 280 270 96,43 302 295 97,68 01 423 413 97,64 225 220 96,49 02 312 307 98,39 228 223 97,80 03 349 343 98,28 353 353 100,0 04 224 220 98,21 325 319 98,15 20-05 324 324 100,0 275 273 99,27 Tổng 1912 1877 98,17 1708 1683 98,54
  44. 37 Nhìn vào bảng 4.3 cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn con là khá cao, cụ thể ở nhóm lợn đực theo dõi trong tháng 02 đạt tỷ lệ sống 98,39 nhóm lợn cái đạt 97,80. Ở nhóm lợn đực, cái ở tháng 05 cũng diễn biến tương tự lần lượt là 100% và 99,27%. Điều này chứng minh rằng với một điều kiện chăm sóc tốt lợn con sinh ra và lớn lên khỏe mạnh dẫn đến tỷ lệ nuôi sống cao hơn. 4.3. Thực hiện các biện pháp phòng bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại 4.3.1. Biện pháp vệ sinh phòng bệnh Vệ sinh là một trong những khâu quan trọng quyết định tới hiệu quả chăn nuôi. Vệ sinh bao gồm vệ sinh chuồng nuôi, vệ sinh đất, nước và môi trường xung quanh trang trại Hiểu được tầm quan trọng của vệ sinh trong chăn nuôi nên trong suốt quá trình thực tập, em tiến hành vệ sinh: Hàng ngày, vệ sinh chuồng trại, tẩy rửa sàn chuồng, dọn rửa máng ăn, trút bỏ cám thừa và ẩm ướt. Định kỳ vệ sinh môi trường xung quanh chuồng trại như: Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm, rắc vôi bột trong chuồng, diệt động vật mang mầm bệnh như: Ruồi, chuột, nhện nhằm ngăn chặn dịch bệnh xảy ra. Hàng ngày phun thuốc sát trùng APA CLEAN để tránh mầm bệnh từ bên ngoài vào khu vực chăn nuôi. Cách pha thuốc: 50ml thuốc / 20 lít nước sạch Một chuồng phun hết 2 bình có thể tích là 20 lít Cách tiến hành: cho 50ml thuốc vào bình phun chứa 20 lít nước sạch. Lắc đều bình sau đó chúng ta đi từ từ để phun quanh chuồng từ hành lang đến gầm chuồng Mỗi tuần tiến hành khử trùng hành lang, gầm chuồng một lần bằng nuớc vôi. Cách tiến hành là lấy nước vôi đã được tôi ở hố vôi mang vào sử dụng. Một chuồng sử dụng hết 320 lít nước vôi đã tôi sẵn
  45. 38 Cứ đến thứ 3 hàng tuần thì em lại xả vôi xút gầm 1 lần Tỷ lệ vôi với xút là: 1 kg xút + với 2 kg vôi bột pha vào xe 80 lít nước. Một chuồng dùng hết 320 lít nước Cách tiến hành: cho 1 kg xút vào xe chứa 80 lít nước hòa tan xút với nước sau đó cho 2 kg vôi bột vào. Đi thật chậm dùng xô múc lấy đung dịch nước đã pha để dội kín gầm. Đối với chuồng đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ và lợn con đã được chuyển đi tiến hành tháo dỡ các tấm đan, đem ngâm ở bể sát trùng một ngày, sau đó xịt sạch. Ô chuồng, khung chuồng cũng được xịt sạch bằng dung dịch thuốc sát trùng APA CLEAN với nông độ pha loãng 5%. Gầm chuồng cũng được tiêu độc khử trùng sạch sẽ bằng vôi. Để khô ráo rồi tiến hành lắp các tấm đan vào, sau đó đuổi lợn chờ đẻ vào. Do trại thường xuyên có đài truyền hình khách quan ra vào trại nên việc thực hiện phun thuốc sát trùng xung quanh chuồng được tăng cường. Sau mỗi buổi làm trước khi ra khỏi chuồng thu dọn, sắp xếp dụng cụ, quét lối đi giữa các chuồng.
  46. 39 Bảng 4.4. Lịch sát trùng tại trại lợn Trong chuồng Ngoài khu Ngoài Thứ Chuồng nái Chuồng vực chăn Chuồng đẻ chuồng chửa cách ly nuôi Phun sát Phun sát trùng Phun sát Phun sát trùng 2 trùng Rắc vôi trùng toàn khu vực Phun thuốc khử mùi Phun sát trùng 3 Rắc vôi Rắc vôi Xả vôi, xút toàn bộ khu vực gầm Phun sát Phun sát trùng Phun sát trùng 4 trùng Xả vôi xút Rắc vôi Rắc vôi gầm Phun thuốc Rắc vôi diệt ruồi 5 Phun ghẻ Rắc vôi bột Phun ghẻ Phun thuốc khử mùi Phun sát Phun sát Trùng Phun sát 6 trùng Phun sát trùng Phun thuốc Trùng Rắc vôi khử mùi Phun thuốc Vệ sinh khử mùi Vệ sinh tổng Vệ sinh 7 Phun sát trùng tổng chuồng Vệ sinh tổng chuồng tổng khu chuồng Phun sát Phun sát Phun sát CN Phun sát trùng trùng trùng trùng
  47. 40 4.3.2. Công tác phòng bệnh bằng vắc xin của trại Lịch tiêm phòng vắc xin ở trại được trình bày ở bảng 4.5 Bảng 4.5. Lịch tiêm phòng vắc xin của trại Ngày tuổi Bệnh được phòng Vắc xin phòng bệnh Lợn con 7 Cầu trùng Baycox 14 Bệnh suyễn Vắc xin RES-VAC 21 Bệnh Circo virus Circo Pigvac Với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, việc tiêm phòng vắc xin chủ động trong cơ thể chúng để chống lại sự xâm nhập của mầm bệnh (vi rút, vi khuẩn), tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nhận thức rõ vấn đề này, trại luôn luôn thực hiện quy trình tiêm phòng vắc xin thường xuyên, nghiêm túc nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Thời gian tổ chức tiêm phòng thường vào buổi sáng khi thời tiết mát mẻ. Công tác chuẩn bị và tiêm phòng được thực hiện một cách nghiêm túc, cẩn thận. Trong thời gian thực tập, em đã cùng cán bộ kỹ thuật của trại tiến hành tiêm phòng cho đàn lợn theo đúng quy định. 4.3.3. Công tác khác Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng đàn lợn và tiến hành nghiên cứu chuyên đề khoa học, em còn tham gia một số công việc khác như: chăm sóc lợn mẹ, tiêm oxytocin cho lợn mẹ sau khi sinh, đỡ đẻ, tiêm sắt cho lợn con, thiến lợn đực. Các công việc chuẩn bị cho lợn nái sinh là: vệ sinh lợn mẹ, vệ sinh ô chuồng, khâu úm, lấy thảm lót cho vào lồng úm lợn con, lấy bóng điện sưởi ấm cho lợn con, trực lợn đẻ, tiêm sắt cho lợn con, xịt ô, xịt sàn Kết quả thực hiện những công việc khác trong thời gian thực tập tại cơ sở được thể hiện qua bảng 4.6:
  48. 41 Bảng 4.6. Kết quả thực hiện những công việc khác trong thời gian thực tập tại cơ sở Số lượng Thực hiện Tỷ lệ STT Công việc (con) (con) (%) 1 Đỡ đẻ cho lợn 320 228 71,25 2 Mài nanh, bấm tai, cắt đuôi 3620 3019 83,40 3 Thiến lợn đực 1912 1389 72,65 4 Tiêm nova - Fe+B12 3620 3019 83,40 5 Nhỏ vắc xin cầu trùng 3620 3021 83,45 6 Xuất lợn con 3541 1973 55,72 7 Chăm sóc lợn mẹ 320 320 100 Tiêm oxytocin cho lợn mẹ sau 8 320 228 71,25 khi sinh Qua bảng 4.6 có thể thấy, trong thời gian thực tập e có thực hiện 1 số công việc khác như sau: Đã thực hiện đỡ đẻ cho 228 lợn mẹ trong tổng 320 lợn mẹ chăm sóc, nuôi dưỡng đúng kĩ thuật đạt tỷ lệ 71,25%. Em đã mài nanh, bấm tai, cắt đuôi cho 3019 lợn con trong tổng 3620 và đạt tỷ lệ 83,40% Bấm số tai, cắt đuôi sớm để ít chảy máu và giảm stress cho lợn con. Mài nanh sớm làm giảm bớt việc làm tổn thương tới vú lợn mẹ khi bú và việc lợn con cắn nhau. Em đã tham gia thiến 1389 lợn đực trong tổng 1912 lợn đực, tiêm sắt và nhỏ vắc xin cầu trùng cho 3021 lợn con trong tổng 3620 lợn con đạt 83,45%. Thiến lợn đực khi đủ 5 ngày tuổi sẽ giảm bớt việc mất máu khi thực hiện thủ thuật. Ngoài ra, tham gia xuất lợn 1973 con trong tổng 3541 con đạt 55,72%. Ngoài việc chăm sóc lợn con ra em còn chăm sóc cả lợn mẹ. Số con mà em chăm sóc là 320 con trong tổng số 320 con đạt tỷ lệ 100%.
  49. 42 Khi lợn mẹ sinh xong trại em thường tiêm 1ml oxytocin để giúp cho con mẹ có sức rặn đẩy hết rau còn sót trong bụng mẹ ra. Em đã trực tiếp tiêm 228 con trong tổng 320 con đạt tỷ lệ 71,25%. 4.4. Kết quả thực hiện chuyên đề 4.4.1. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh sát trùng chuồng trại Bảng 4.7. Kết quả phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại Đơn vị Số Thực Tỷ lệ TT Công việc tính lượng hiện (%) 1 Vệ sinh chuồng trại hàng ngày Lượt/ ngày 120 114 95,00 Sát trùng định kỳ xung quanh 2 Lượt/ tuần 51 42 82,35 chuồng trại 3 Phun sát trùng trong chuồng Lượt/ ngày 120 25 20,83 4 Quét và rắt vôi đường đi Lượt/ ngày 120 114 95,00 Việc vệ sinh, sát trùng hàng ngày luôn được trại quan tâm và làm thường xuyên hàng ngày. Theo quy định của trại việc vệ sinh chuồng trại hàng ngày sẽ được thực hiện ít nhất 1 lần/ngày, và trong 4 tháng thực tập tại trại đã thực hiện được 114 lần (đạt tỷ lệ 95% so với số lần phải vệ sinh trong 4 tháng). Sát trùng định kỳ xung quanh chuồng trại được thực hiện 3 lần/ tuần và đã thực hiện được 42 lần trong 4 tháng thực tập (đạt tỷ lệ 82,35% so với số lần phải thực trong 4 tháng tại trại). Phun sát trùng trong chuồng được phun 1 lần/ngày và đã thực hiện được 25 lần trong 4 tháng thực tập (đạt tỷ lệ 20,83% so với yêu cầu) Quét và rắc vôi đường đi trại thực hiện 1 lần/ ngày và đã thực hiện được 114 lần trong 4 tháng (đạt tỷ lệ 95% so với yêu cầu). Qua đó, đã biết được cách thực hiện việc vệ sinh, sát trùng trong chăn nuôi như thế nào cho hợp lý nhằm hạn chế được dịch bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi.
  50. 43 4.4.2. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi Trong quá trình thực tập đã trực tiếp được tham gia làm vắc xin cho đàn lợn và được trình bày tại bảng 4.8 dưới đây: Bảng 4.8. Kết quả tiêm vắc xin phòng bệnh cho lợn con từ 1 đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập Đường Số con Ngày Bệnh được Liều Số lượng Tỷ lệ đưa theo dõi tuổi phòng dùng (con) (%) thuốc (con) 7 Cầu trùng 1ml Uống 3620 3021 83,45 14 Bệnh suyễn 1ml Tiêm bắp 3600 3600 100 Bệnh Circo 21 1ml Tiêm bắp 3580 3580 100 virus Qua bảng 4.8 cho thấy được kết quả tổng quát về việc phòng bệnh cho đàn lợn con của trại bằng vắc xin. Lợn con được 14 ngày tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh suyễn, em cùng anh kỹ sư và chị tổ trưởng đã tiêm 3600 con lợn con trong tổng số 3600 con theo dõi, tỷ lệ đạt 100%. Lợn con được 21 ngày tuổi tiêm vắc xin phòng bệnh circo, em cùng anh kỹ sư và chị tổ trưởng đã tiêm 3580 con trong tổng số 3580 con theo dõi, tỷ lệ đạt 100%.
  51. 44 4.5. Thực hiện các biện pháp phòng trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập 4.5.1. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trang trại Bảng 4.9. Tình hình mắc bệnh trên đàn lợn nuôi tại trang trại Chỉ tiêu theo dõi Số con Số con Tỷ lệ theo dõi mắc bệnh mắc bệnh Tên bệnh (con) (con) (%) Hội chứng tiêu chảy 3620 1598 44,14 Viêm khớp 3620 582 16,08 Viêm phổi 3620 1473 40,69 Kết quả bảng 4.9 cho thấy: Tổng số lợn dõi là 3620 con. Trong đó có 1598 con mắc hội chứng tiêu chảy, chiếm 44,14%. Bệnh viêm phổi mắc 1473 con chiếm 40,69%. Bệnh viêm khớp mắc 582 con chiếm 16.08%. Theo Trần Đức Hạnh (2013) [12], lợn con ở một số tỉnh phía Bắc mắc tiêu chảy và chết với tỷ lệ trung bình là 31,84 % và 5,37 %, tỷ lệ mắc tiêu chảy và chết giảm dần lợn lứa tuổi, cao nhất ở lợn con giai đoạn từ 21 - 40 ngày (30,97 % và 4,93 %) và giảm ở giai đoạn từ 41 - 60 ngày (30,27 % và 4,75 %). Lợn con mắc hội chứng tiêu chảy là 1598 con chiếm 44,14%. Lợn con bị tiêu chảy có rất nhiều nguyên nhân, có thể do nhiễm vi trùng, do thức ăn bị hỏng, hay đôi khi lại là do sinh lý, quản lý của con người không tốt. Lợn con bị tiêu chảy sẽ làm cho lợn con gầy còm ốm yếu, giảm sức đề kháng, giảm tăng trọng, thậm chí dẫn đến gây chết cho lợn con Lợn con mắc bệnh viêm phổi là 1473 con chiếm 40,69%. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh viêm phổi cao là do những tháng đầu chưa quen với công việc, kiến thức chuyên môn chưa cao, thời tiết thay đổi thất thường và em không điều chỉnh nhiệt độ trong chuồng tốt, không giữ ấm cho lợn con tốt.
  52. 45 4.5.2. Kết quả điều trị bệnh cho lợn con từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trang trại Bảng 4.10. Kết quả điều trị bệnh cho lợn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại lợn thực tập Số con Số Tỷ lệ Cách dùng điều con STT Tên bệnh Thuốc khỏi Liều lượng trị khỏi bệnh (con) (con) (%) Hội chứng Norflox 100 1ml/2-5 kg TT 1 tiêu chảy hoặc atropin 1ml/4-6 kg TT 1598 1571 98,31 Bệnh viêm 2 Pendistrep 1ml/ 10 kg TT 582 573 98,45 khớp 3 Viêm phổi Tylogenta 1ml/10 kg TT 1473 1449 98,37 Từ kết quả bảng 4.10 cho thấy: - Đối với hội chứng tiêu chảy: Đã tiến hành tham gia điều trị 1598 lợn con bị tiêu chảy trong quá trình thực tập. Thuốc điều trị tiêu chảy được dùng tại trại là norflox 100 hoặc atropin, hiệu quả điều trị khá cao, thời gian điều trị 3 - 5 ngày. Kết quả có 1571 con khỏi đạt tỷ lệ 98,31% - Đối với bệnh viêm khớp dùng thuốc pendistrep tiêm bắp với liều 1ml/10 kgTT, tiêm liên tục 3 - 5 ngày. Kết quả điều trị cho 582 con thì có 573 con khỏi bệnh, đạt tỷ lệ 98,45% - Đối với bệnh viêm phổi dùng thuốc tylogenta AP với liều 1ml/10 kg TT tiêm bắp, thời gian điều trị từ 3 - 5 ngày. Kết quả điều trị cho 1473 con khỏi 1449 con, đạt tỷ lệ 98,37%
  53. 46 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận Từ kết quả thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu chuyên đề trên, em rút ra kết luận như sau: Qua thời gian thực tập tại trang trại với chuyên đề: "Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho lợn con, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuần tuổi tại trại lợn Nhâm Xuân Tiến, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình" em có kết luận sau: - Về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng: Trại đã thực hiện đúng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho lợn con. Dụng cụ thú y, thức ăn, nước uống, thuốc điều trị luôn đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động chăn nuôi tại trại, lợn con có điều kiện phát triển tốt. - Về công tác phòng bệnh: Đàn lợn con giai đoạn từ 1 đến 3 tuần tuổi nuôi tại trại chăn nuôi Nhâm Xuân Tiến được tiêm phòng đầy đủ, đạt tỷ lệ 100% và em cũng đã thực hiện công tác phòng bệnh bằng thuốc và vắc xin cho đàn lợn con đạt tỷ lệ từ 100%. - Tham gia phòng bệnh cho đàn lợn con bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng chuồng trại: thực hiện vệ sinh chuồng trại hàng ngày, quét và rắc vôi đường đi đạt kết quả cao. - Kết quả chẩn đoán bệnh: lợn con ở giai đoạn từ 1 đến 3 tuần tuổi lợn chủ yếu mắc hội chứng tiêu chảy chiếm 44,14%, dùng norflo hoặc atropin điều trị hội chứng tiêu chảy, kết quả khỏi 98,31%. - Lợn con mắc bệnh viêm khớp chiếm 16,08%. Dùng pendistrep tỷ lệ khỏi bệnh là 98,45%. - Lợn con mắc bệnh viêm phổi chiếm 40,69%. Dùng tylogenta, tỷ lệ khỏi 98,37%
  54. 47 5.2. Đề nghị Kết thúc đợt thực tập tại trại đã đưa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi cũng như giảm tỷ lệ mắc bệnh trên lợn con theo mẹ như sau: - Công tác vệ sinh thú y cần được nâng cao hơn nữa, đặc biệt nâng cao tinh thần trách nhiệm của công nhân và sinh viên thực tập trong việc vệ sinh chuồng trại và chăm sóc cho lợn mẹ cũng như lợn con. - Cần có kỹ thuật chuyên theo dõi, phát hiện và điều trị bệnh cho lợn con nhằm đem lại kết quả điều trị cao nhất. - Cần tập cho lợn con ăn sớm đặc biệt là trong chăn nuôi tập trung.
  55. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu trong nước 1. Đặng Xuân Bình (2000), Xác định vai trò của vi khuẩn Escherchia coli và Clostridium perfringens đối với bệnh ỉa chảy ở lợn con giai đoạn 1 - 35 ngày tuổi, bước đầu nghiên cứu và chế tạo một số sinh phẩm phòng bệnh, Luận văn Thạc sĩ Khoa học Nông nghiệp, Viện Khoa học kỹ thuật. 2. Công ty Cargill tại Việt Nam (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 3. Công ty liên doanh Việt Pháp Guyo mare (2003), Sổ tay kỹ thuật chăn nuôi lợn, Viện Chăn nuôi. 4. Công ty Pig Việt Nam (1998), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Sách tham khảo, lưu hành nội bộ. 5. Trần Cừ (1992), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Trần Cừ (1996), Giáo trình sinh lý học gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Sa Đình Chiến, Cù Hữu Phú (2016), “Vai trò của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con dưới hai tháng tuổi ở Sơn La và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, 23(3), tr.65. 8. Trần Thị Dân (2008), Sinh sản lợn nái và sinh lý lợn con, Nxb Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh. 9. Đoàn Thị Kim Dung (2004), Sự biến động của một số vi khuẩn hiếu khí đường ruột, vai trò của E. coli trong hội chứng tiêu chảy của lợn con, các phác đồ điều trị, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Hà Nội, 10. Nguyễn Chí Dũng (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của vi khuẩn E. coli trong hội chứng tiêu chảy ở lợn con nuôi tại tỉnh Vĩnh Phúc và biện pháp phòng trị, Luận án thạc sỹ khoa học Nông nghiệp. 11. Đào Trọng Đạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh Văn Kháng (1996), Bệnh ở lợn nái và lợn con. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Trần Đức Hạnh (2013), Nghiên cứu vai trò gây bệnh của Escherichia coli,
  56. 49 Salmonella và Clostridium perfringens gây tiêu chảy ở lợn tại 3 tỉnh phía Bắc và biện pháp phòng trị, Luận án tiến sĩ Nông nghiệp. 13. Nguyễn Bá Hiên, Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012), Giáo trình bệnh truyền nhiễm thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 14. Phạm Khắc Hiếu, Lê Thị Ngọc Diệp, Trần Thị Lộc (1998), Stress trong đời sống con người và vật nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 15. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 16. Phạm Sỹ Lăng (2009), “Bệnh tiêu chảy do vi khuẩn ở lợn và biện pháp phòng trị”, Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y, tập XVI (số 5). 17. Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Bá Hiên (2013), Bệnh của lợn tại Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr.151. 18. Nguyễn Quang Linh (2005), Kỹ thuật chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 19. Hồ Văn Nam, Nguyễn Thị Đào Nguyên, Phạm Ngọc Thạch (1997), Giáo trình bệnh nội khoa gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 20. Trần Văn Phùng, Hà Thị Hảo, Trần Thanh Vân, Từ Quang Hiển (2004), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 21. Nguyễn Như Thanh, Nguyễn Bá Hiên, Trần Lan Hương (2004), Giáo trình Vi sinh vật thú y. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 22. Lê Văn Thọ (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Lao Động xã hội. 23. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình chăn nuôi lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. II. Tài liệu nước ngoài 24. Akita (1993), “Comparison of four purification methols for the production of immunoglobulins from eggs laid by hens immunological methols”, Vet 160(1993), P.207 - 214.
  57. 50 25. Glawisching E (1992), The Efficacy of E costat on E. Coliinfected weaning pigg, 12th IPVS Congress, August. 26. Smith (1976), “Observations by the ligated segment and oral inoculation methods on Escherichia coli infections in pigs, calves, lamb and rabbits”, Journal of Pathology and Bacteriology 93 - 499. 27. Soko (9/1981), “Neonatal coli - infecie laboratoriana diagnostina a prevencia UOLV – Kosice”, Int J Med Microbiol., P. 44 - 65
  58. PHỤ LỤC MỘT SỐ HÌNH ẢNH TRONG THỜI GIAN THỰC TẬP TỐT NGHIỆP / Ảnh 1. Thuốc trị tiêu chảy Ảnh 2. Thuốc điều trị tiêu chảy Ảnh 3. Thuốc thị viêm khớp Ảnh 4. Cám sữa cho lợn con
  59. Ảnh 5. Lợn bị tiêu chảy Ảnh 6. Lợn bị viêm khớp Ảnh 7. Vệ sinh mông lợn
  60. Ảnh 8. Mài nanh cho lợn con Ảnh 9. Thiến lợn đực Ảnh 10. Bấm tai cho lợn con Ảnh 11. Cắt đuôi cho lợn con
  61. Ảnh 12. Cho lợn còi uống sữa Ảnh 13. Cho lợn mẹ ăn Ảnh 14. Tiêm vắc xin cho lợn con Ảnh 15. Truyền nước cho lợn nái Ảnh 16. Rắc vôi hành lang chuồng Ảnh 17. Phun thuốc sát trùng