Khóa luận Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

pdf 68 trang thiennha21 19/04/2022 2550
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_tac_dong_cua_chinh_sach_chi_tra_dich_vu_m.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN BẢO NGỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ MƯỜNG NHÉ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 THÁI NGUYÊN - 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN BẢO NGỌC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ XÃ MƯỜNG NHÉ, HUYỆN MƯỜNG NHÉ, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015-2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lê Văn Phúc THÁI NGUYÊN - 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quátrình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm Thái Nguyên, ngày tháng 6 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD SINH VIÊN THỰC HIỆN Nguyễn Bảo Ngọc XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN DIỆN (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên em đã nhận được sự dạy bảo ân cần của các thầy cô trong khoa Lâm nghiệp và các thầy cô giáo khác trong trường, đã tạo dựng cho em những kiến thức cơ bản giúp em có được sự tự tin cần thiết để vững tâm bước vào cuộc sống. Có được kết quả như ngày hôm nay em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đặc biệt là TS. Lê Văn Phúc đã tận tình giúp đỡ em trong đợt thực tập vừa qua. Em xin chân thành cảm ơn các cán bộ kiểm lâm ở hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé và các cán bộ KBTTN huyện Mường Nhé đã tận tình giúp đỡ. Kính chúc toàn thể cán bộ hạt kiểm lâm huyện Mường Nhé và KBTTN sức khỏe, công tác tốt và đóng góp nhiều hơn nữa trong công cuộc bảo vệ và phát triển rừng. Em xin cảm ơn tới xã UBDN xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình em thực hiện khóa luận. Cuối cùng em xin kính chúc toàn thể các thầy cô giáo sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên,ngày tháng 6 năm 2019 Sinh viên Nguyễn Bảo Ngọc
  5. iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1.Các tiêu chí đánh giáứ m c độ hài lòng 25 Bảng 4.1. Hiện trạng rừng và ấđ t lâm nghiệp của xã Mường Nhé 29 Bảng 4.2 Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR 30 Bảng 4.3 Nguồn thu chi trả DVMTR từ năm 2015-2018 31 Bảng 4.4 Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa điểm nhiên cứu 32 Bảng 4.5 Tác ộđ ng đến nguồn lực con người 35 Bảng 4.6. Tác ộđ ng đến nguồn lực tự nhiên 37 Bảng 4.7 Tác ộđ ng đến nguồn lực tài sản vật chất 37 Bảng 4.8. Tác ộđ ng đến nguồn lực tài chính 39 Bảng 4.9 Tác ộđ ng đến nguồn lực xã hội 40 Bảng 4.10. Đánh giáứ m c độ ảnh hưởng của chi trả DVMTR đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng 41
  6. iv DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường 8 Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững của DFID 10 Hình 2.3.Ảnh vị trí xã Mường Nhé 18 Hình 4.1. Sự tác ộ đ ng của chính sách chi trả DVMTR đến năm nguồn lực sinh kế cộng đồng xã Mường Nhé 42
  7. v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BTTN : Bảo tồn thiên nhiên BVPTR : Bảo vệ phát triển rừng DVMTR : Dịch vụ môi trường rừng KBT : Khu bảo tồn QBVPTR : Quỹ bảo vệ phát triển rừng QLBVR : Quản lý bảo vệ rừng UBND : Ủy ban nhân dân
  8. vi MỤC LỤC Phần 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4 2.1. Cơ sở khoa học 4 2.1.1. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường 4 2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng 5 2.1.3. Nguyên tắc và hình thức của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng 5 2.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường 6 2.1.5 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền 7 2.1.6. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng 7 2.1.7. Sự sẵn lòng chi trả 7 2.1.8. Khung sinh kế bền vững 10 2.2 Những nghiên cứu trên thế giới 12 2.2.1. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới 12 2.2.2. Các mô hình sử dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng 12 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 13 2.3.1. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam 13 2.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng 15 2.3.3. Một nghiên cứu về chính sách liên quan đến sinh kế cộng đồng 16 2.3.4. Tại khu vực nghiên cứu 17 2.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu 17 2.4.1.Điều kiện tự nhiên 17 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 19 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 22
  9. vii 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 22 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 22 3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu 22 3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu 22 3.3. Nội dung nghiên cứu 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu 23 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp 23 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp 23 3.4.3. Phương pháp phân tích 25 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 28 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29 4.1. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR của xã Mường Nhé 29 4.1.1 Các dịch vụ cung ứng và nguồn thu từ chi trả DVMTR 31 4.1.2 . Các khoản chi từ chi trả DVMTR 31 4.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của địa phương 32 4.3. Tác ộđ ng của chính sách chi trả DVMTR đến các nguồn lực 35 4.3.1. Nguồn lực con người 35 4.3.2. Nguồn lực tự nhiên 36 4.3.3. Nguồn lực vật chất 37 4.3.4. Tác ộđ ng tới nguồn lực tài chính 38 4.3.5. Tác ộđ ng đến nguồn lực xã hội 39 4.3.6. Đánh giá chung tác động đến năm nguồn lực 41 4.4. Một số giải pháp góp phần tăng sinh kế cho cộng đồng dân cư 43 4.4.1 Giải pháp tạo sinh kế bền vững 43 4.4.2. Giải pháp về chính sách 44 4.4.3. Giải pháp về bộ máy, tổ chức thực hiện 44 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 46
  10. viii 5.1. Kết luận 46 5.2. Kiến nghị 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
  11. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Rừng có tác dụng rất lớn đối với sự tồn tại, phát triển của các sinh vật trên trái đất, đặc biệt là con người. Từ xưa đến nay, rừng không chỉ là nơi trú ngụ, cung cấp các loại thức ăn và các lâm sản khác cho con người mà nó còn đóng vai trò quan trọng không thể thay thế trong việc bảo vệ môi trường, điều hoà khí hậu, cân bằng sinh thái và bảo tồn nguồn gen. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của xã hội thì nền kinh tế nước ta hiện nay cũng thay đổi từng ngày theo chiều hướng đi lên. Những thay đổi đó diễn ra ở các ngành nghề khác nhau, các lĩnh vực khác nhau. Xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao hơn. Vì vậy đòi hỏi các nhà quản lý phải nghiên cứu phải cân nhắc khi thiết kế xây dựng một chương trình bất kỳ nào đó phải đảm bảo sự hài hoà giữa lợi ích kinh tế với các lợi ích môi trường. Chính thức bắt đầu thực hiện toàn quốc từ ngày 01/01/2011 theo Nghị định 99/2010/ NĐ-CP ngày 24/9/2010, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) được đánh giá làộ m t chính sách cột mốc, đi vào cuộc sống nhanh, hiệu quả và được các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương, bao gồm cả người dân, ủng hộ và tham gia tích cực với những thay đổi to lớn so với cách tiếp cận quản lý lâm nghiệp truyền thống của Việt Nam trước đây. Sau gần 5 năm thực hiện, chính sách chi trả DVMTR được đánh giá làộ m t trong những chính sách nổi bật, đáng chú ý nhất tại Việt Nam. Tại hội nghị tổng kết 70 năm ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn (tháng 11/2015), chính sách này được ghi nhận là một thành tựu nổi bật của ngành lâm nghiệp giai đoạn 2011 - 2015. [Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Hải Vân, 2015]. Xã Mường Nhé được thành lập theo Quyết định số 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh Điện Biên. Nằm trên địa bàn của huyện Mường Nhé. Khu vực này có hệ sinh thái rừng đặc trưng của vùng tây bắc, là
  12. 2 nơi lưu trữ và cư trú ủc a nhiều loài ộđ ng, thực vật quí hiếm. Theo số liệu thống kê của, xã Mường Nhé có nhiều tính đa dạng sinh học về động thực vật độc đáo, có 873 loài.ớ Bư c đầu được ghi nhận được 31 loài thú, 72 loài chim, 20 loài bò sát và 10 loàiỡ lư ng cư. Trong đó 55 loài nằm trong sách ỏđ của Việt Nam và IUCN. Ngoài ra, nơi đây còn những danh lam, thắng cảnh có giá trị. Song song với các hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học xã Mường Nhé là chủ rừng (tổ chức) đầu tiên ở tỉnh Điện Biên được triển khai thực hiện chính sách chi trả DVMTR sau khi Nghị định 99/2010/ NĐ-CP ngày 24/9/2010 có hiệu lực. Có thể khẳng định đây là chính sách đúng đắn, góp phần tăng thu nhập cho người trực tiếp bảo vệ rừng và phù hợp với thực tiễn công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng bền vững trên địa bàn xã Mường Nhé. vì vậy từ những thực tế trên, tôi chọn đề tài Đ“ ánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên” để nghiên cứu, thông qua việc tìm hiểu các hoạt động sinh kế của người dân và sự tác động của chính sách chi trả DVMTR mà xã Mường Nhé đang triển khai, thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao mức sống của người dân cũng như nhận thức, trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng tại địa bàn. 1.2. Mục đích nghiên cứu - Đưa ra được những tác động chủ yếu của chính sách chi trả DVMTR tới sinh kế của cộng đồng người dân sinh sống tại xã và cũng qua đó thiết lập được mối quan hệ giữa giữa việc quản lý tài nguyên rừng bền vững với nguồn thu từ DVMTR, Từ đó, đưa ra các giải pháp góp phần ổn định sinh kế, đảm bảo quản lý rừng bền vững. - Đưa ra những giải pháp để giải quyết sự tác động bất lợi của người dân sinh sống ở địa bàn xã, ổn định sinh kế, nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng để đảm bảo cho công tác quản lý bảo
  13. 3 vệ rừng ở địa bàn. Tìm hiểu được thực trạng sinh kế của người dân sinh sống tại xã Mường Nhé. - Phân tích và đánh giá được mối liên quan giữa sinh kế với chính sách chi trả DVMTR và người dân sinh sống ở xã Mường Nhé. 1.4. Ý nghĩa của đề tài Trong học tập và nghiên cứu khoa học: Giúp bản thân có thể vận dụng được những kiến thức đã học được để viết bài báo cáo tốt nghiệp phục vụ cho học tập và nghiên cứu khoa học. Nâng cao được năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng của mình, vận dụng được những kiến thức đã học ở nhà trường vào thực tiễn, đồng thời bổ sung những kiến thức còn thiếu và những kỹ năng tiếp cận các phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân. Cung cấp và bổ sung các cơ sở thực tiễn cho cho lý thuyết về phát triển sinh kế bền vững; Đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực vực PESc ác khuyến nghị có thể dùng làm tài liệu tham. khảo Trong thực tiễn sản xuất: Đóng góp cơ sở thực tiễn để hoàn thiện chính sách chi trả dịch vụ rừng; Đề tài có thể làm tài liệu tham khảo cho các đề tài về PFES và sinh kế tại địa phương hoặc nơi khác.
  14. 4 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường Đây là lĩnh vực mới đối với Việt Nam nên có nhiều khái niệm khác nhau về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đề tài trích một số khái niệm thông dụng nhất Khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được đưa ra năm 2005. Chi trả dịch vụ môi trường là một giao dịch trên cơ sở tự nguyện mà ở đó dịch vụ môi trường được xác định cụ thể (hoặc hoạt động sử dụng đất để đảm bảo có được dịch vụ này) đang được người mua (tối thiểu một người mua) mua của người bán (tối thiểu một người bán) khi và chỉ khi người cung cấp dịch vụ môi trường đảm bảo được việc cung cấp dịch vụ môi trường này [Sven Wunder, 2005].[24] Ở Việt Nam chi trả dịch vụ môi trường (PES) được đưa ra trong quyết định 380/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ với quy định chi tiết hơn về khái niệm chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng cho hoạt động trồng rừng. Theo đó, chi trả dịch vụ môi trường rừng là quan hệ kinh tế giữa người sử dụng các dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Trong nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng khái niệm được quy định trong quyết định này để phân tích. Trong một báo cáo nghiên cứu năm 2008 có tiêu đề “Chi trả dịch vụ môi trường: kinh nghiệm và bài học tại Việt Nam” PES được nêu ra với khái niệm hẹp hơn. Theo báo cáo này, chi trả dịch vụ môi trường là cam kết tham gia hợp đồng trên cơ sở tự nguyện có ràng buộc về mặt pháp lý và với hợp đồng này thì một hay nhiều người mua chi trả cho dịch vụ hệ sinh thái xác định nhiều người bán và người bán này có trách nhiệm đảm bảo một loại hình sử dụng đất nhất định cho một giai đoạn xác định để tạo ra các dịch vụ hệ
  15. 5 sinh thái thoả thuận [Hoàng Minh Hà, Meine van Noordwijk, Phạm Thu Thủy, 2008]. [16] 2.1.2. Chi trả dịch vụ môi trường rừng Theo nghị định 99/2010/NĐ-CP, chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) là quan hệ cung ứng và chi trả giữa bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng theo quy định tại Điều 6 của Nghị định. Việc chi trả được thực hiện theo hai hình thức đó là: Chi trả trực tiếp và chi trả gián tiếp. Chi trả trực tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền trực tiếp cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng. Chi trả gián tiếp là bên sử dụng dịch vụ môi trường rừng trả tiền cho bên cung ứng dịch vụ môi trường rừng ủy thác qua Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam hoặc Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh hoặc cơ quan, tổ chức làm thay nhiệm vụ của Quỹ bảo vệ và phát triển rừng cấp tỉnh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định; 2.1.3. Nguyên tắc và hình thức của cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng 2.1.3.1. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường - Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật [Wunder, 2005].[24] Cụ thể hơn, đối với Việt Nam, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 6, Chương I trong Nghị định 99/QĐ-TTg ngày 24/09/2010.[3] của Thủ tướng Chính phủ như sau: - Tạo ra động lực tài chính hiệu quả, thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường; - Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định, được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết. - Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện.
  16. 6 - Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật.[15] 2.1.3.2 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền PES không hoạt động theo cơ chế người gây ô nhiễm phải trả tiền, mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để giữ gìn môi trường thay vì bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra [Trần thu Thủy, 2009].[7] Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lưu Đây là một cách tiếp cận rất mới của PES, coi dịch vụ môi trường là hàng hóa và nếu nhận được lợi ích từ hàng hóa thì hiển nhiên phải trả tiền để được sử dụng. 2.1.4. Nguyên tắc chi trả dịch vụ môi trường - Chi trả các chi phí cho việc cung cấp các dịch vụ của họ. Việc chi trả này có thể dưới hình thức là tiền hoặc hiện vật. [Wunder, 2005]. Cụ thể hơn, đối với Việt Nam, chi trả cho dịch vụ môi trường rừng được quy định tại Điều 6, Chương I trong Nghị định 99/QĐ-TTg ngày 24/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ như sau: - Tạo ra động lực tài chính hiệu quả, thúc đẩy cá nhân và cộng đồng cung cấp các dịch vụ môi trường; - Mức tiền chi trả sử dụng dịch vụ môi trường rừng gián tiếp do Nhà nước quy định, được công bố công khai và điều chỉnh khi cần thiết. - Việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trực tiếp do người được chi trả và người phải chi trả thực hiện.
  17. 7 - Các tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ môi trường rừng phải chi trả tiền sử dụng dịch vụ cho người được chi trả dịch vụ môi trường rừng và không thay thế cho thuế tài nguyên nước hoặc các khoản phải nộp khác theo quy định của pháp luật. 2.1.5 Nguyên tắc người được hưởng lợi phải trả tiền PES không hoạt động theo cơ chế người gây ô nhiễm phải trả tiền, mà hướng tới một cơ chế khác là người được hưởng lợi từ dịch vụ môi trường sẽ trả tiền cho việc thụ hưởng đó. Các nhà kinh tế đã tiến hành nhiều nghiên cứu và chỉ ra rằng, sẽ hiệu quả hơn nếu trả tiền để giữ gìn môi trường thay vì bắt họ phải chi trả cho những thiệt hại môi trường mà họ đã gây ra [Trần thu Thủy, 2009]. [17] Một ví dụ cụ thể là, thay vì phạt những người dân ở vùng thượng lưu vì đã chặt phá rừng gây ra lũ lụt cho vùng hạ lưu thì chi trả cho họ một khoản tiền để họ giữ các khu rừng đó và đem lại lợi ích cho dân ở vùng hạ lưu Đây là một cách tiếp cận rất mới của PES, coi dịch vụ môi trường là hàng hóa và nếu nhận được lợi ích từ hàng hóa thì hiển nhiên phải trả tiền để được sử dụng 2.1.6. Các hình thức chi trả dịch vụ môi trường rừng Có hai hình thức thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng: - Chi trả dịch vụôi m trường rừng trực tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng (người phải chi trả) trả tiền trực tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường (người được chi trả). - Chi trả dịch vụ môi trường rừng gián tiếp: là việc người sử dụng dịch vụ môi trường rừng chi trả gián tiếp cho người cung ứng dịch vụ môi trường rừng thông qua một số tổ chức và thực hiện theo quy định tại Điều 6, Chương I, Nghị định 99/QĐ-TTg ngày 24/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ. 2.1.7. Sự sẵn lòng chi trả Sự sẵn lòng chi trả (willingness to pay) là thước đo độ thỏa mãn, đồng thời là thước đo lợi ích và là đường cầu thị trường, tạo nên cơ sở xác định lợi
  18. 8 ích đối với xã hội từ việc tiêu thụ hoặc bán một mặt hàng cụ thể. Nền tảng của PES chính là việc những người cung cấp dịch vụ môi trường sẽ nhận được một khoản tiền cho việc họ chấp nhận bảo vệ môi trường (tính điều kiện) và mức chi trả này phụ thuộc vào sự thỏa thuận với bên nhận được lợi ích từ các lợi ích từ môi trường. Nhà kinh tế học Ronald Coase cũng đưa ra quan điểm rằng, cơ sở của chi trả dịch vụ môi trường là dựa trên sự thỏa thuận lợi ích giữa hai bên thông qua việc mặc cả để đưa ra một mức giá hợp lý Mức chi trả này đã được đề cập đến khá nhiều trong các nghiên cứu về PES. Một cách khác để hiểu về mức sẵn lòng chi trả được đưa ra trong một nghiên cứu của Pagiola [2003] (Hình 2.1). Trong mô hình này, có thể thấy: nguồn thu nhập từ việc chặt phá rừng và sử dụng các cánh rừng đầu nguồn là lợi ích của những người chủ rừng, nhưng lại là chi phí của những nhà máy thủy điện và cư dânở vùng hạ lưu. Phần màu xanh nhạt biểu diễn cho phần lợi ích của người chủ rừng như khai thác gỗ, buôn bán động vật hoang dã Ngược lại, phần diện tích màu đỏ cho thấy chi phí hay thiệt hại của các nhà máy thủy điện khi rừng bị chặt phá. Phần chi trả ở đây được thể hiện bằng màu xanh lá cây. Hình 2.1 Mô hình xác định mức chi trả dịch vụ môi trường Nguồn: [Pagiola, 2003].
  19. 9 Tóm lại, mức chi trả sẽ được xác ịđ nh dựa trên cơ sở: Thu nhập của chủ rừng < Mức chi trả dịch vụ môi trường rừng < Mức lợi ích nhà máy thủy điện nhận được từ dịch vụ môi trường rừng. 2.1.8. Sinh kế Có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế, tuy nhiên đa phần các ý kiến cho rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình. Về căn bản, các hoạt động sinh kế là do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế, chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình đã thiết lập trong cộng đồng. Trong nhiều nghiên cứu của Frank Ellischo rằng một sinh kế bao gồm những tài sản (tự nhiên, phương tiện vật chất, con người, tài chính và nguồn vốn xã hội), những hoạt động và cơ hội được tiếp cận đến các tài sản và hoạt động đó (đạt được thông qua các thể chế và quan hệ xã hội), mà theo đó các quyết định về sinh kế đều thuộc về mỗi cá nhân hoặc mỗi nông hộ.[Frank Ellis, 2000]. Theo Ủy ban Phát triển Quốc tế, sinh kế được hiểu là tập hợp tất cả các nguồn lực (vốn con người; vốn vật chất; vốn tự nhiên; vốn tài chính và vốn xã hội) và khả năng mà con người có được, kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực thi nhằm để kiếm sống cũng như để đạt được các mục tiêu và ớư c nguyện của họ. [DFID, 2001]. Trong khuôn khổ của đề tài này tác giả sẽ vận dụng khái niệm sinh kế của DFID để phân tích những thay đổi các nguồn lực sinh kế dưới tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại cộng đồng sinh sống ở xã Mường Nhé.
  20. 10 2.1.9. Khung sinh kế bền vững Khung sinh kế là một công cụ được xây dựng nhằm xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đồng. Mặc dù có rất nhiều tổ chức khác nhau sử dụng khung phân tích sinh kế và mỗi tổ chức có mức độ vận dụng khác nhau, nhưng nhìn chung, Khung sinh kế bền vững có những thành phần cơ bản giống nhau (xem Hình 2.2). Nguồn vốn hay tài sản sinh kế là toàn bộ năng lực vật chất và phi vật chất mà con người có thể sử dụng để duy trì hay phát triển sinh kế của họ. Nguồn vốn hay tài sản sinh kế được chia làm 5 loại vốn chính: vốn nhân lực, vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính và vốn xã hội (Hình 2.2). Hình 2.2. Khung sinh kế bền vững của DFID Nguồn: [DFID, 2001]. Vốn nhân lực (human capital): Vốn nhân lực là khả năng, kỹ năng, kiến thức làm việc và sức khỏe, giúp theo đuổi những chiến lược sinh kế khác nhau, nhằm đạt được kết quả sinh kế hay mục tiêu sinh kế của họ. Vốn nhân lực là điều kiện cần để có thể sử dụng và phát huy hiệu quả bốn loại vốn khác. Vốn tự nhiên (natural capital): Vốn tự nhiên là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước mà cộng đồng có được hay có thể tiếp cận được, nhằm phục vụ cho các hoạt động và mục tiêu sinh kế của cộng đồng Ở
  21. 11 nghiên cứu này, vốn tự nhiên là quy mô và chất lượng tài nguyên rừng được đánh giá cụ thể qua việc hạn chế cháy rừng, tăng diện tích và chất lượng rừng, nâng cao các dịch vụ rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học và từ đó có ểth nâng cao mức sinh kế cho cộng đồng tại địa phương. Vốn vật chất (physical capital): Vốn vật chất bao gồm cơ sở hạ tầng và hàng hóa vật chất nhằm hỗ trợ việc thực hiện các hoạt động sinh kế. Nguồn vốn vật chất thể hiện ở cả cấp cơ sở cộng đồng. Vốn tài chính (financial capital): Vốn tài chính bao gồm nguồn dự trữ hiện tại, dòng tiền theo định kỳ và khả năng tiếp cận các nguồn vốn tín dụng từ bên ngoài, như từ người thân hay từ các tổ chức tín dụng khác nhau. Đánh giá này coi nguồn vốn tài chính là khoản tiền được trợ cấp cho cộng đồng, quỹ bảo vệ và phát triển rừng chi trả cho cộng đồng cung ứng các dịch vụ môi trường, nhằm hỗ trợ cho cộng đồng cải thiện sinh kế, hỗ trợ các hộ nghèo tăng thêm thu nhập và phát triển DVMTR Vốn xã hội (social capital): Vốn xã hội là một loại tài sản sinh kế, nó nằm trong các mối quan hệ xã hội (hoặc các nguồn lực xã hội) chính thể và phi chính thể mà qua đó, người dân có thể tạo ra cơ hội và thu được lợi ích trong quá trình thực thi sinh kế. Ở nghiên cứu này, nguồn vốn xã hội được thể hiện qua mối quan hệ giữa chính sách và thực hiện chính sách (thông qua việc các cơ quan thực hiện chính sách đào tạo tập huấn cho cộng đồng địa phương), mối quan hệ giữa cộng đồng với cơ quan thực hiện chính sách, các cơ hội được tiếp cận với các nguồn vốn trợ cấp của các quỹ PFES. Thành phần quan trọng của Khung sinh kế là kết quả của sinh kế (livelihood outcomes). Kết quả sinh kế là cải thiện phúc lợi của con người hay cộng đồng, nhưng có sự đa dạng về trọng tâm và sự ưu tiên, cải thiện về mặt vật chất, tinh thần của con người như xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập hay sử dụng bền vững và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên
  22. 12 2.2 Những nghiên cứu trên thế giới 2.2.1. Một số nghiên cứu về chi trả dịch vụ môi trường rừng trên thế giới Trên thế giới cũng đã dần xuất hiện những báo cáo về đánh giá hiệu quả và tácộ đ ng của dịch vụ môi trường hay dịch vụ môi trường rừng đến sinh kế của cộng đồng dân cư tại các điểm thực hiện DVMTR và đã bước đầu có những nhận định sâu hơn, như nhận định ban đầu của Landell-Mills và Porras (2002) cho rằng, “DVMTR là một phương thức tiếp cận có khả năng làm giảm sự suy thoái môi trường và giảm nghèo tại vùng nông thôn” [Landell- Mills and Porras, 2002] . Các nhận định này sau đó hai năm đã được các tác giả khác phân tích và đánh giả cụ thể hơn và chỉ đồng tình một vế về nâng cao hiệu quả của công tác quản lý tài nguyên thiên nhiên, chứ không thực sự là một cơ chế để giảm nghèo. [Pagiola và cộng sự., 2005]. Ý kiến khác đã bổ sung và nhấn mạnh, không chỉ người nghèo, mà cả những người cung cấp dịch vụ môi trường cũng có thể không tham gia được vào chương trình này, do quyền sở hữu đất không đảm bảo, hoặc khoảng đất rừng của họ quá nhỏ, hoặc thiếu tiếp cận tín dụng để đầu tư vào các hoạt động như trồng rừng [Grieg-Gran et al., 2005]. Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu trên cho thấy, chương trình DVMTR đã thực sự tác động làm giảm khả năng suy thoái môi trường, nhưng chưa thực sự tác ộđ ng đến sinh kế và làm giảm đói nghèo cho cộng đồng. 2.2.2. Các mô hình sử dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng Trên thế giới hiện nay, có rất nhiều mô hình sử dụng chi trả dịch vụ môi trường (PES) và chi trả DVMTR theo các hình thức khác nhau, nhưng phần lớn đều ở tầm vĩ mô của các quốc gia. Các nước phát triển và khu vực Mỹ La Tinh đã sử dụng các mô hình PES vào việc bảo tồn đa dạng sinh học và xóa đói giảm nghèo cho người dân vùng đầu nguồn. Cũng mô hình thực hiện PES nhưng tại Côtxta Rica lại là một hình thức khác, ở đó, PES là cơ chế để bảo vệ lưu vực của một số khách sạn tham
  23. 13 gia. Cơ sở của việc chi trả này là nhận thức về mối tương quan chặt chẽ giữa các dịch vụ cung cấp môi trường nước do bảo vệ lưu vực và người hưởng là ngành du lịch. Lý do là các hoạt động ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào trữ lượng và chất lượng nước. Vì vậy, từ năm 2005, một số khách sạn chi trả hàng năm 45,5 đô la Mỹ cho mỗi hecta đất của các chủ đất địa phương và trả 7% trong tổng số chi phí hành chính của mô hình chi trả dịch vụ môi trường. Tuy nhiên, Côtxta Rica vẫn chưa có ộm t cơ chế được thừa nhận chung nào dựa vào lợi ích của mọi người được chi trả trực tiếp từ các dịch vụ và bảo tồn đa dạng sinh học của tài nguyên rừng đến cải thiện sinh kế cho những người trực tiếp bảo vệ rừng. [Jindal, 2011]. Tại Trung Mỹ và Mêhicô có chương trình PES lớn nhất Mỹ La Tinh về dịch vụ môi trường thủy văn. Chương trình này bảo tồn rừng tự nhiên đang bị đe dọa để duy trì các dòng chảy và chất lượng nước phục vụ cho đời sống cộng đồng ở vùng hạ lưu trong sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp và đã đạt được những thành công đáng kể. Song cho tới nay, vẫn chưa có cơ sở để đánh giá cái được và cái mất của chương trình này vì vẫn đang trong giai đoạn đầu. 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 2.3.1. Thực trạng chi trả dịch vụ môi trường rừng ở Việt Nam Chiến lược Phát triển ngành lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 (Quyết định 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007), đã nhấn mạnh việc " đảm bảo có sự tham gia rộng rãi của các thành phần kinh tế và tổ chức xã hội vào phát triển lâm nghiệp, bảo vệ môi trường (BVMT) sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học (ĐDSH) và cung cấp các dịch vụ môi trường, góp phần xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân nông thôn miền núi.", và nhiệm vụ "bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và ĐDSH nhằm đóng góp có hiệu quả cho tạo nguồn thu từ các dịch vụ môi trường". Năm 2008, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 380/QĐ- TTg ngày 10/04/2008 về chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng tại hai tỉnh Sơn La và
  24. 14 Lâm Đồng. Sau 2 năm thí điểm bằng các dự án hỗ trợ của USAID/Winrock International và GIZ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 về chính sách chi trả DVMTR để áp dụng cơ chế này trên toàn quốc. Một loạt các nghị định, thông tư hướng dẫn cũng được nhà nước xây dựng và ban hành nhằm đảm bảo chính sách chi trả DVMTR Vì xác định đối tượng nhận chi trả là các chủ rừng của các khu rừng có cung ứng DVMTR, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn bản nhận khoán quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) lâu dài (Điều 8, Nghị định 99/2010/NĐ- CP), nên chính sách chi trả DVMTR được coi là sự kế thừa, tiếp nối và cải thiện hệ thống các chính sách, kết quả thực hiện giao đất - giao rừng, khoán QLBVR, giao rừng cộng đồng hay các cơ chế chia sẻ lợi ích đã và đang được thực hiện trong thực tế, như Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Quyết định 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998); quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/11/2001); giao khoán đất rừng sản xuất trong các lâm trường quốc doanh (Nghị định 135/NĐ-CP ngày 08/11/2005); hay thí điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng là đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên (Quyết định 304/QĐ-TTg ngày 23/11/2005) Các Nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách chi trả DVMTR • Quy định về tổ chức, quản lý: Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ BVPTR; Thông tư 85/2012/TT- BTC ngày 25 tháng 5 năm 2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ BVPTR. • Quy định về chi trả: Nghị định 99/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2010 của Chính phủ về chính sách chi trả DVMTR; Nghị định số 147/2016/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2016 sửa đổi, bổ xung một số điều
  25. 15 của Nghị định số 99/2010/NĐ-CP; Quyết định 2284/QĐ-TTg ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng về phê duyệt đề án triển khai Nghị định 99/2010/NĐ-CP; Thông tư 80/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 11 năm 2011 của Bộ NN-PTNT hướng dẫn phương pháp xác định tiền chi trả DVMTR; Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm 2012 của Bộ NN-PTNT về hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR; Thông tư liên tịch 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16 tháng 11 năm 2012 về hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả DVMTR; Quy định về xử lý vi phạm: Nghị định 40/2015/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản sửa đổi Nghị định 157/2013/NĐ-CP, bao gồm bổ sung xử lý vi phạm quy định chi trả DVMTR 2.3.2. Một số nghiên cứu liên quan đến chi trả dịch vụ môi trường rừng Từ năm 2004, Chính phủ Việt Nam đã bắt đầu xây dựng nền móng cho một chương trình quốc gia về chi trả dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Hai trong những văn bản quan trọng nhất là Quyết định 380/TTg ngày 10/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về Thí điểm DVMTR ở hai tỉnh Sơn La (đầu nguồn của hệ thống sông Đà) và tỉnh Lâm Đồng (đầu nguồn của hệ thống sông Đồng Nai), và Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Thực hiện DVMTR trên phạm vi cả nước. Một số dự án chính đã và đang triển khai, bao gồm: (i) Tạo nguồn hỗ trợ cho hoạt động bảo vệ vùng đầu nguồn hồ Trị An; (ii) Thanh toán cho nước sông Đồng Nai (2 dự án trên do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Động Thực vật Hoang dã đề xuất và tổ chức thực hiện).
  26. 16 2.3.3. Một nghiên cứu về chính sách liên quan đến sinh kế cộng đồng Chi trả DVMTR hầu như không thể tách những nỗ lực bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học ra khỏi công tác xóa đói giảm nghèo. Một số ý kiến phê bình cho rằng, trọng tâm của chi trả DVMTR không thể là các vấn đề “vì người nghèo”, vì điều này có thể hạn chế hiệu quả của chương trình PFES. Và do đó, “trọng tâm hàng đầu” vẫn là vấn đề môi trường, chứ không phải vấn đề đói nghèo [Wunder, 2008]. Tuy nhiên, rất nhiều cộng đồng dân cư ở Việt Nam có truyền thống sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng, vì vậy, chính sách chi trả DVMTR nếu như không xét đến việc đáp ứng nhu cầu của người nghèo thì khó có thể thực hiện tại Việt Nam, Phạm Thu Thủy và cộng sự. [2008] cho rằng, Chính phủ chỉ nhìn nhận chi trả môi trường rừng (DVMTR) thông qua lăng kính thuế và phí, họ quản lý DVMTR bằng hình thức thu phí và lệ phí môi trường. Nhóm nghiên cứu tập trung tìm hiểu vai trò, tiến trình tác ộđ ng của Chính phủ và hành chính trong việc thiết kế và thực hiện chính sách DVMTR. Nghiên cứu chỉ ra rằng, mặc dù chính sách DVMTR được chính phủ ủng hộ, nhưng việc thực hiện chính sách này vẫn còn gặp khó khăn do sự chồng chéo về cơ cấu và chức năng, do những lỗ hổng trong chính sách và hạn chế trong việc hiểu rõ về những chính sách này của bản thân những người ra quyết định, khối tư nhân và cộng đồng địa phương. Nghiên cứu điển hình về chi trả DVMTR được thực hiện tại xã Chiềng Cọ, tỉnh Sơn La. Nghiên cứu này đã đưa ra kết luận rằng, chi trả DVMTR được coi là một trong các công cụ quan trọng nhằm tạo sự công bằng và nguồn tài chính ổn định cho việc quản lý bền vững tài nguyên rừng, có tác động tích cực đến kinh tế, xã hội, môi trường trên địa bàn nghiên cứu, nhận thức của người dân được cải thiện, dịch vụ môi trường rừng được nâng cao. Kinh phí của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng chỉ có tácộ đ ng rất ít đến môi trường, xã hội, tăng thêm nguồn vốn sinh kế cho cộng đồng, mà không đóng góp nhiều đến kinh tế nông hộ [Hoàng Thị Thu Thương, 2011].
  27. 17 2.3.4. Tại khu vực nghiên cứu Ở Mường Nhé, tỉnh Điện Biên mới có 02 đề tài nghiên cứu về chi trả môi trường đó là theo tác giả Đinh Đức Kiên (2016) “Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên" và tác giả Trần Xuân Tâm (2017)”chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với sinh kế cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé” . Hiện nay chi trả môi trường mới chỉ đang triển khai trong thời gian ngắn nhưng thông qua việc phân tích về hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường có thể đánh giá phần nào về khả năng thành công của chi trả môi trường đem lại. Tuy nhiên, chi trả môi trường là một cơ chế còn nhiều mới mẻ ở tỉnh Điện Biên nói chung và khi triển khai, áp dụng tại xã Mường Nhé nói riêng, vì thế cần thiết có sự đầu tư nghiên cứu đầy đủ và các nghiên cứu đánh giá toàn diện về thực trạng thực hiện cũng như các tác động của chi trả DVMTR đến sinh kế của người dân địa phương và xã hội nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp và ồđ ng bộ hơn. 2.4.Tổng quan khu vực nghiên cứu 2.4.1.Điều kiện tự nhiên 2.4.1.1. Vị trí địa lý Xã Mường Nhé nằm ở phía tây của huyện Mường Nhé. Địa giới hành chính như sau: Phía đông giáp ớv i xã Nậm Vì và ờMư ng Toong, huyện Mường Nhé Phía nam giáp xã Nậm Kè, huyện Mường Nhé Phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Phía bắc giáp xã Chung Chải huyện Mường Nhé
  28. 18 Hình 2.3 Ảnh vị trí xã Mường Nhé 2.4.1.2. Địa hình Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng địa hình có địa hình phức tạp dạng núi cao bị chia cắt mạnh bởi các dông núi có độ dốc lớn. Phía Tây Bắc dọc theo biên giới Việt Lào trải dài qua địa phận 5 xã là dãy Phu Đen Đinh chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với đỉnh cao nhất là Pu Pá Kun (1.892m). Phía Bắc dọc theo biên giới Việt Trung là các dãy núi Phú Ta Long San, Phú Tu Na với cao đỉnh 1.405m. Phía Đông Nam thuộc địa phận xã Nậm Kè là các dông núi có độ cao trung bình trên 1000m. Nằm giữa các dãy núi là các thung lũng nhỏ hẹp và một số dãy núi thấp. Địa hình thấp dần theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. 2.4.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng Đất trên địa bàn xuất phát từ nhiều loại đá ẹm , chủ yếu là đá trầm tích và biến chất. Đa số tầng đất canh tác khá dầy, từ 50 cm trở lên, tuy nhiên độ ẩm của đất tương đối thấp làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của một số loại cây trồng.
  29. 19 2.4.1.4. Khí hậu, thủy văn - Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, phù hợp với nhiều cây trồng nông, lâm nghiệp và công nghiệp, - Thủy văn: Trên địa bàn có nguồn nước mặt khá rồi rào là lưu vực đầu nguồn sông Đà với hai hệ thống suối chính là: Thuỷ hệ Nậm Ma, thuỷ hệ Nậm Nhé hầu hết các suối có lưu vực hẹp độ đốc lớn, mùa mưa có lưu lượng nước mạnh có tiền năng thủy điện vừa và nhỏ. 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 2.4.2.1. Dân số, dân tộc và lao động Dân số khu vực nghiên cứu đến năm 2018 là 10.027 người với 10 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Mông chiếm 73,17%, dân tộc Thái chiếm 8,15%, dân tộc Kinh 6,82%, dân tộc Hà Nhì chiến 6,42% còn lại dân tộc khác chiếm 5,44%. Chủ yếu người dân sống bằng canh tác nông nghiệp trên đất cao, sườn dốc đặc biệt là các cộng đồng thôn, bản sống cạnh rừng. Số lao động là 4,470 người chiếm 44,75 % dân số, trong đó lao động nông lâm nghiệp là 8.011 người, chiếm 82% lực lượng lao động, còn lại là lao ộđ ng phi nông nghiệp. 2.4.2.2. Tình hình kinh tế và sinh kế của người dân trong khu vực Xã Mường Nhé chủ yếu là đồng bào nghèo thuộc các dân tộc thiểu số sinh sống. Trong những năm gần đây kinh tế xã Mường Nhé duy trì tăng trưởng khá với tổng sản phẩm bình quân ước đạt 9,11% năm. Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực tăng dần tỉ trọng xây dựng - dịch vụ và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tuy nhiên Mường Nhé vẫn là huyện đặc biệt khó khăn và tỷ lệ hộ nghèo nằm trong tốp cao nhất của tỉnh. Khu vực nghiên cứu có 2093 hộ, hộ nghèo chiếm 46,8% và 62 hộ cận nghèo chiếm 2,9% Nguồn: [Phòng Lao động và TBXH huyện, 2018] [4]
  30. 20 - Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực và cây có hạt là 17.009,89 (ha) với sản lượng lương thực đạt 9.715,24 tấn (bình quân 445kg/người/năm). Nhìn chung năng suất cây trồng thấp, chẳng hạn như lúa nước (31 -35 tạ/ha), lúa nương 12-15 tạ/ha). Do vậy dưới áp lực về nhu cầu kinh tế và lương thực, việc xâm lấn phá rừng làm nương vẫn xảy ra ở hầu hết các thôn, bản. - Chăn nuôi: Là khu vực có tiền năng về đất đai thuận lợi cho việc chăn nuôi và phát triển gia súc, những năm gần đây đã có bước phát triển đáng kể, tuy vậy chăn nuôi vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu ngành nông nghiệp với hình thức nhỏ lẻ tự phát. - Sản xuất lâm nghiệp: Năm 2018 giá trị sản xuất lâm nghiệp 35.617 triệu đồng. Trong đó giá trị tập trung chủ yếu vào các hoạt động Chi trả dịch vụ môi trường chiếm trên 85%, còn lại là các hoạt động khai thác lâm sản và chăm sóc rừng trồng. -Cơ sở hạ tầng Những năm qua, nhờ sự nỗ lực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị cho khu vực trung tâm, khu vực nông thôn nên kinh tế - xã hội trên địa bàn phát triển nhanh, đảm bảo đúng quy hoạch và định hướng của xã. Xã có 18,5km đường biên giới giáp Lào. Tổng diện tích đất tự nhiên hơn 21.781ha, gồm 16 bản và 3 cụm dân cư. .- Thủy lợi: Hầu hết đều được đầu tư công trình thủy lợi phục vụ sản xuất và đời sống. Toàn bộ hệ thống kênh lớn nhỏ trải đều trên các xã với tổng chiều dài khoảng 23 km, tuy nhiên năng lực tưới thấp do các công trình xuống cấp vì mưa lũ và không được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên. - Y tế: hệ thống các bệnh viện, phòng khám, trạm y tế các xã đã phát triển rộng khắp, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân, trong những năm qua hoạt động của ngành Y tế đã làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân. hiện tại tuyến huyện có 01 bệnh
  31. 21 viện và 02 phòng khám.trong đó: 01 bệnh viện tại trung tâm Mường Nhé đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, với đầy đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác khám, chữa bệnh - Giáo dục: Toàn bộ huyện có 21 trường, 275 lớp với 4 cấp học: mầm non, tiểu học, phổ thông cơ sở và phổ thông trung học. Các trường ở trung tâm huyện, trung tâm xã được xây dựng khá khang trang, điều kiện học tập đã cơ bản đảm bảo việc dạy và học của giáo viên và học sinh.
  32. 22 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Bao gồm: Chủ rừng là tổ chức (Ban quản lý rừng), cộng đồng, hộ gia đình được chi trả DVMTR thuộc xã Mường Nhé. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung khảo sát tại xã Mường Nhé thuộc huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên. - Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung thu thập số liệu thứ cấp từ năm những năm gần đây và số liệu sơ cấp điều tra từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019. - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu chính sách chi trả DVMTR tác động đến các hoạt động sinh kế, các chính sách có liên quan khác được đề cập trong phạm vi hạn chế hơn. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành 3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu Tại xã Mường nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên 3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2019 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá kếtquả thực hiện chính sách chi trả DVMTR của xã Mường Nhé - Thực trạng các nguồn sinh kế của địa phương - Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các hoạt động sinh kế của người dân sinh sống ởxã Mường Nhé. - Giải pháp để ổn định sinh kế cho người dân nhằm quản lý bảo vệ rừng bền vững.
  33. 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp ngoại nghiệp Để khảo sát tình hình thực tế và lấy ý kiến của cán bộ quản lývàngười dân trong khu vực Khu xã Mường Nhé về chính sách chi trả DVMTR, tiến hành điều tra thực tế tại xã Mường Nhé. Đây là xã nằm trong khu vực trọng điểm về tình trạng xâm lấn, khai thác, săn bắn trái phép của người dân, dân số đông, mức độ phụ thuộc vào rừng lớn hơn các xã còn lại thuộc Khu BTTN và huyện quản lý. 3.4.2. Phương pháp nội nghiệp Thu thập số liệu thứ cấp Các số liệu đã được công bố trong các văn bản, báo cáo sơ kết, tổng kết, của Hạt Kiểm lâm huyện, phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thống kê và các phòng ban khác ở huyện Mường Nhé, Ban quản lý khu BTTN Mường Nhé Thu thập số liệu sơ cấp Để có các số liệu thực tế chứng minh cho các luận cứ của mình, sử dụng một số công cụ trong phương pháp đánh giá nhanh nông thôn như: - Phỏng vấn thông tin viên chủ chốt: sử dụng bảng hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn nhằm khai thác thông tin từ các chuyên gia địa phương, người có kinh nghiệm trong nghề lâu năm liên quan đến thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại cộng đồng địa phương đang nghiên cứu, bao gồm người dân, cán bộ lãnh đạo địa phương, cán bộ Quỹ bảo vệ và PTR tỉnh Điện Biên, Ban quả lý KBTTN Mường Nhé, cán bộ Hạt Kiểm lâm huyện và các chuyên gia về chi trả DVMTR tại Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Điện Biên. - Tiến hành phỏng vấn 2-3 cán bộ viên. -Bảng hỏi với các câu hỏi liên quan đến 6 nhóm thông tin được liệt kê tại (Phụ lục 1).
  34. 24 - Thảo luận nhóm tại cộng đồng: Để đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng, Do khó xác định được mức độ tác động bằng những chỉ tiêu định lượng, nên đề tài này tập trung xem xét và phân tích trên khía cạnh định tính thông qua phân tích mức độ hài lòng của người dân qua các cuộc thảo luận nhóm được thiết kế để tập trung đánh giáứ m c độ hài lòng của người dân trong thôn bản về tác ộđ ng của chính sách đến các nguồn lực sinh kế. Mức hài lòng của người dân sẽ được quy đổi ra điểm để thể hiện mức độ tác ộđ ng của chi trả DVMTR tới sinh kế của cộng đồng, theo 3 mức là mức 1: KHL (không hài lòng), mức 2 HL (hài lòng), mức 3 RHL (rất hài lòng). Các mức quy ra điểm số: mức 1 = 1 điểm, mức 2 = 5 điểm, mức 3 = 10 điểm. - Số lượng và đối tượng tham gia thảo luận nhóm: Số người tham gia thảo luận tính theo công thức Slovin (1960) với mức tin cậy là 95% và sai số kỳ vọng 8% là 56 người. Tuy nhiên để tránh số người tham gia thảo luận không hợp lệ nên tổng số người tham gia thảo luận nhóm 60 người tại xã Mường Nhé; Số lượng người tham gia thảo luận ở mỗi cộng đồng, thôn, bản 10 người. Phương pháp lựa chọn người tham gia thảo luận ngẫu nhiên. Trong nhóm cũng cóộ m t số người tham gia trong tổ quản lý và bảo vệ rừng cộng đồng. Thành viên trong nhóm được lựa chọn bao gồm nam, nữ, già, trẻ và hộ nghèo. Về công cụ thực hiện, tác giả đã sử dụng giấy A4, bút bi thực hiện các ghi chép, giấy A4 được kẻ bảng và thực hiện các câu hỏi điều tra mức độ hài lòng của cộng đồng đối với chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng. - Tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng: Vấn đề và câu hỏi thảo luận tập trung vào chính sách chi trả DVMT, các tiêu chí của năm nguồn lực sinh kế được thể hiện tại (Bảng 3.4)
  35. 25 Bảng 3.1.Các tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng I Nguồn nhân lực 1. Nhận thức của cộng đồng về công tác bảo và phát triển rừng 2. Tăng sự hiểu biết thông tin qua các hoạt động về chi trả DVMTR 3. Thay đổi cơ cấu việc làm cho người dân trong cộng đồng 4. Tạo thêm việc làm từ các hoạt động cung ứng DVMTR 5. Tham gia thương thảo các hợp đồng về chi trả DVMTR II Nguồn lực vật chất 1. Giao thông công cộng 2. Nhà văn hóa và các công trình công cộng khác 3. Đóng góp vào xây trường học và trạm ytế 4. Công trình điện và nước 5. Cơ sở vật chất cộng đồng III Nguồn lực tài chính 1 Thu nhập của cộng đồng 2 Tài chính trong việc nâng cao an toàn lương thực 3 Các khoản thu cho cộng đồng 4 Tiếp cận các nguồn tài chính của cộng đồng 5 Nguồn tiền DVMT giúp xóa đói giảm nghèo IV Nguồn lực tự nhiên 1 Diện tích rừng 2 Độ che phủ rừng 3 Giảm thiểu xói mòn đất 4 Tài nguyên nước 5 Đa dạng sinh học V Nguồn lực xã hội 1 Ổn định dân số, đảm bảo các nguồn vốn an sinh xã hội 2 Mối quan hệ sự gắn kết giữa cộng đồng 3 Khả năng iếpt cận cập nhật thông tin đối với sản xuất và đời sống. 4 Sự quan tâm của tổ chức xã hội 5 Tiếng nói cho người nghèo, phụ nữ đơn thân trong việc ký kết hợp đồng, và hội họp 3.4.3. Phương pháp phân tích 3.4.3.1. Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng phương pháp này để phân tích các số liệu thu thập được từ điều tra. Từ phương pháp này có thể tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của các nhân tố riêng biệt như tình hình kinh tế, trình độ văn hoá, ứm c thu nhập của
  36. 26 các hộ qua đó đánh giá được sự tác động của chính sách chi trả DVMTR vào sinh kế của cộng đồng. 3.4.3.2. Phương pháp thống kê so sánh Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh để tiến hành phân tích thực trạng việc chi trả DVMTR tác động vào các nguồn lực, sự đóng góp của chính sách chi trả DVMTR vào làm thay đổi sinh kế của cộng đồng theo các mặt. Từ đó xác định hiệu quả của chính sách chi trả DVMTR vào sinh kế của người dân. 3.4.3.3. Phương pháp thống kê kinh tế Sử dụng phương pháp này nhằm để phân tổ, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, phân tích thực trạng kết quả thực hiện các chính sách chi trả DVMTR của xã Mường Nhé qua các năm và các tác động củachính sách chi trả DVMTR đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng. Sử dụng phương pháp đo định tính bằng thang đo để xác định các mức hài lòng. Thang đo được xác định ở 3 mức: Mức 1 được ký hiệu làKHL (không hài lòng); Mức 2 ký hiệu là HL (hài lòng); Mức 3 là mức cao nhất, được ký hiệu bằng RHL (rất hài lòng). Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các tiêu chí của các nguồn lực được xác ịđ nh theo công thức sau: TDb/q Trong đó: - TD: tác động của chính sách chi trả DVMTR; - Tc1 : các tiêu chí; - i: tiêu chí thứ i (i=1, 2 n); Nguồn:[Sổ tay quản lý tài chính - kế toán chi trả DVMTR, Tổng cục LN, 2015]
  37. 27 Sau khi đã xác định được các mức đo cho các tiêu chí, tác động của chính sách đến năm nguồn lực sinh kế được tính bằng cách quy ra điểm số tương đương với tối đa = 10 và tối giản = 1, có nghĩa là Mức 1 tương đương KHL = 1, Mức 2 HL = 5 và Mức 3 RHL = 10. Mức độ tác ộđ ng của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tác động đến nguồn lực nào được đánh giá bằng giá trị trung bình cộng số điểm được quy ra của các tiêu chí trong nguồn lực, nghĩa là ổt ng điểm được quy về từ các mức KHL, HL và RHL chia cho số tiêu chí được chọn trong nguồn lực. Chọn các mức điểm là 1,5 và 10 là vì tác động của của chính sách chi trả DVMTR đến sinh kế là rất đa dạng nếu chọn nấc điểm nhỏ thì sự thể hiện bằng biểu đồ gặp rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện những tác ộđ ng. Ví dụ: trong nguồn lực con người, có năm tiêu chí, tiêu chí số 1 có mức độ rất hài lòng là RHL, tiêu chí số 2 có mức độ hài lòng là HL, tiêu chí số 3 có mức độ không hài lòng là KHL, tiêu chí số 4 có mức độ hài lòng là HL và tiêu chí số 5 có mức độ không hài lòng là KHL thì điểm được tính cho nguồn lực con người của một đơn vị nghiên cứu (ở đây đơn vị nghiên cứu là xã) sẽ là: RHL+HL+KHL+HL+KHL chia cho 5 và được quy ra điểm tương đương là 10+5+1+5+1/5 = 4,2. Vậy mức độ tác ộđ ng của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn lực con người trong Khung sinh kế ở trường hợp này sẽ là mức 4,2/10, vì 10 là số điểm tối đa và 1 làố s điểm tối giản. Tương tự như cách tính trên, ta sẽ tính được các số điểm của các nguồn lực còn lại. Để so sánh sự tác ộđ ng của chi trả DVMTR lên năm nguồn lực sinh kế sẽ so sánh 5 mức điểm trung bình cộng của năm nguồn lực, ta sẽ biết được nguồn lực nào được tác động nhiều nhất và nguồn lực nào được tác động ít nhất. Phương pháp chuyên gia Phương pháp chuyên gia thông qua trao đổi với các cán bộ có kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý, bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng, cánbộ
  38. 28 huyện, xã của địa bàn nghiên cứu; trao đổi, thảo luận với cán bộ hạt kiểm lâm Mường Nhé, các thành viên Ban quản lý rừng cộng đồng, chủ hộ tham gia PFES từ đó góp phần hoàn thiện nội dung nghiên cứu cũng như kiểm chứng kết quả nghiên cứu. 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu và thông tin điều tra sơ cấp được xử lý trên phần mềm excel. - Các số liệu thứ cấp được lựa chọn để thiết lập thành các bảng số liệu để tiện lợi cho việc phân tích thông tin. - Các số liệu sau khi xử lý được tổng họp thành các bảng số liệu, các biểu đồ, đồ thị để phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu của đề tài.
  39. 29 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR của xã Mường Nhé Xã Mường Nhé có tổng diện tích đất lâm nghiệp được quy hoạch: 24.900,06 ha, theo kết quả kiểm kê rừng và đất lâm nghiệp năm 2018 thực hiện thông tư số 26/2017/TT- BNNPTNT ngày 15/11/2017. Hiện trạng rừng và ấđ t lâm nghiệp được thể hiện theo (Bảng 4.1). Tổng diện tích đất có rừng tự nhiên là 10.373,77 ha, độ che phủ chiếm 41,66%, trong đó: Rừng tự nhiên 10.017,73 ha, chiếm 40,23%; rừng trồng 356,04 1,64 ha chiếm 1,43%, và đất không có rừng 10.357,87 chiếm 41,59%. Qua (Bảng 4.1) cho thấy diện tích đất có cây gỗ tái sinh 1.576,06 ha chiếm 6,32% .đất không có cây gỗ tái sinh 4.793,98 ha chiếm 19,25%. Rừng hỗn giao và tre nứa 180,59 ha chiếm 0,72%. Có cây nông nghiệp 3.724,92 ha chiếm 14,96% và đất khác trong nông nghiệp 262,91 ha chiếm 1,05%. Bảng 4.1. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp của xã Mường Nhé STT Loại rừng Diện tích (ha) Tỉ lệ (%) Tổng số 24.900,06 100,00 1 Đất có rừng 10.373,77 41,66 1.1 Rừng tự nhiên 10.017,73 40,23 1,2 Rừng trồng 356,04 1,43 2 Đất không có rừng 10.357,87 41,59 2.1 Mới trồng chưa thành rừng 0,00 2.2 Đất có cây gỗ tái sinh 1.576,06 6,32 2.3 Đất không có cây gỗ tái sinh 4.793,98 19,25 3 Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 180,59 0,72 4 Núi đá 0,00 5 Có cây nông nghiệp 3.724,92 14,96 6 Đất khác trong lâm nghiệp 262,91 1,05 Nguồn:( KBTTN Mường Nhé, 2018]. Xã Mường Nhé thuộc Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé được biết đến như là ộm t trong những nơi có đa dạng sinh học đặc trưng của khu vực
  40. 30 phía bắc nước ta nói riêng và của cả nước nói chung. Với hệ sinh thái đa dạng đặc thù như rừng tự nhiên, gò đồi đặc biệt là vùng trọng điểm biên giới có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng. Cùng với sự quan tâm của nhà nước về chính sách biên giới cũng như chính sách về chi trả dịch vụ môi trường rừng. Bảng 4.2 Thống kê diện tích rừng cung ứng DVMTR ĐVT: ha Diện tích Đối tượng sử rừng của xã dụng dịch vụ Diện tích rừng TT Mường Nhé Tỷ lệ (%) môi thuộc lưu vực (ha) thuộc lưu vực trường rừng (ha) Thủy điện Hòa 1 242.279,00 20.514,38 8,46 Bình 2 Thủy điện Sơn La 242.279,00 20.514,38 8,46 Thủy điện Lai 3 242.279,00 20.514,38 8,46 Châu Công ty CP Nước 4 sạch Vinaconex Hà 242.279,00 20.514,38 8,46 Nội Nguồn: [Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh Điện Biên, 2018] Bảng 4.2, cho thấy xã Mường Nhé hiện nay đang được 4 nguồn chi trả DVMTR, với diện tích rừng nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Đà là 20.514,38 ha. Trong các năm qua huyện Mường Nhé có tiềm năng lớn về cung ứng DVMTR như: bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội; cho các thủy điện Lai Châu, thủy điện Sơn La, Hòa Bình và công ty sản xuất nước sạch Vinaconex Hà Nội đều chiếm 8,46%.
  41. 31 4.1.1 Các dịch vụ cung ứng và nguồn thu từ chi trả DVMTR Theo Nghị định 99 quy định có 4 loại dịch vụ môi trường phải chi trả, cho tới nay đơn vị mới được chi trả 1 loại dịch vụ: Phòng hộ đầu nguồn (gồm bảo vệ đất, hạn chế xói mòn; điều tiết và duy trì nguồn nước cho hoạt động sản xuất và đời sống xã hội). Tổng số tiền thu từ chi trả DVMTR của xã Mường Nhé từ năm 2015- 2018 là trên 44,468 tỷ đồng. Bảng 4.3 Nguồn thu chi trả DVMTR từ năm 2015-2018 Huyện Mường Nhé Xã Mường Nhé Năm ( tỷ đồng) Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%) 2015 22,937 10,923 47,62 2016 32,264 15,357 47,60 2017 18,308 8,714 47,60 2018 19,709 9,472 48,06 Tổng 93,219 44,468 47,70 Nguồn: [Quỹ Bảo vệ và PTR tỉnh Điện Biên, 2018]. Tổng số thu từ chi trả DVMTR của huyện Mường Nhé từ năm 2015- 2018 qua Quỹ BVPTR tỉnh Điện Biên từ hợp đồng thu ủy thác của các nhà máy thủy điện Hòa Bình, Sơn Là và Lai Châu ngày một tăng với số tiền là 44,468 tỷ đồng, chiếm 47,7% tổng nguồn thu từ chi trả DVMTR trên địa bàn huyện Mường Nhé. Do tình trạng dân di cư phá rừng làm nương rẫy làm mất đất rừng và do quá trình giao đất giao rừng không thực tế gây lên những biến động đến số tiền chi trả DVMTR. 4.1.2 . Các khoản chi từ chi trả DVMTR Trong giai đoạn từ năm 2015- 2018, huyện Mường Nhé sau khi đã trích kinh phí quản lý và diện tích đơn vị tự bảo vệ, số còn lại kinh phí đơn vị chi trả cho 46 cộng đồng thôn, bản là 32,789 tỷ đồng, số hộ được lợi 1.550 hộ, với thu nhập bình quân/ hộ gia đình/năm đạt 5,29 triệu đồng, số tiền đơn vị cao hơn rất nhiều so với thu nhập trung thu nhập từ chi trả DVMTR bình
  42. 32 quân/ hộ gia đình/năm toàn tỉnh đạt 1,5 triệu đồng. [Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, 2018]. Bảng 4.4 Mức tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng tại địa điểm nhiên cứu Năm Hạng mục Toàn huyện Xã Mường Nhé Diện tích khoán bảo vệ (ha) 18.731,05 5.455,40 2015 Số tiền được chi trả (đồng) 5.900.280.750 1.718.451.000 Diện tích khoán bảo vệ (ha) 25.962,77 5.357,09 2016 Số tiền được chi trả (đồng) 8.296.226.607 1.711.821.681 Diện tích khoán bảo vệ (ha) 26.313,30 5.382,46 2017 Số tiền được chi trả (đồng) 6.660.648.790 1.362.454.564 Diện tích khoán bảo vệ (ha) 25.525,14 5.455,40 2018 Số tiền được chi trả (đồng) 11.386.037.488 2.433.498.461 Nguồn: [KBTTN Mường Nhé,2018]. Bảng 4.4 cho thấy, ở xã Mường Nhé diện tích rừng giao khoán bảo vệ không có thay đổi nhiều vì toàn bộ diện tích rừng đặc dụng ở đây Ban quản lý rừng đặc dụng đã giao khoán toàn bộ diện tích cho 46 cộng đồng thôn, bản, và đơn giá chi trả hàng năm cũng tăng. Kết quả thảo luận nhóm tại xã Mường Nhé cho thấy rõ điều này. Người dân cho biết, họ không quan tâm và cũng không biết gì về việc họ được chi trả bao nhiêu, tính toán như thế nào, mà chỉ khi họ được Ban quản lý rừng đặc dụng mở lớp tuyên truyền ở cộng đồng thôn bản thì họ mới biết đơn giá và số tiền họ được hưởng hàng năm, 4.2. Thực trạng các nguồn lực sinh kế của địa phương Nằm trong vùng đang được ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng trung tâm huyện Mường Nhé. Kinh tế-xã hội có nhiều biến đổi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật được xây dựng, nhiều trung tâm xã được đầu tư xây dựng quy mô hiện đại. Ngoài sản xuất nông nghiệp, còn có các ngành nghề kinh tế khác đang được hình thành và phát triển. Để phát triển sinh kế tăng thu nhập và việc làm cho
  43. 33 cộng đồng dân cư vùng đệm xóa đói, giảm nghèo và tận dụng tốt các tiềm năng của chính sách chi trả DVMTR. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn sinh kế cho hộ gia đình bởi lẽ trong bất kì loại hình sản xuất nào yếu tố con người luôn là sự quan tâm hàng đầu. Theo số liệu niên giám thống kê năm 2018 số người trong độ tuổi lao động 19.205 người, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo so với tổng lao động là 68% các hộ gia đình đều có từ 1 đến 3 lao động chính trở lên, để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, công tác hướng nghiệp, dạy nghề và giới thiệu việc làm ở Mường Nhé được chính quyền chú trọng, trong những năm qua từ năm 2015 - 2018 tổng số lao động được đào tạo thêm 2.650 người trong đó trình độ sơ cấp nghề về nông, lâm nghiệp chiếm 40,1% trong tổng số lao động được đào ạt o. Ngoài ra, hàng năm Mường Nhé còn tiếp nhận một lượng lớn nguồn nhân lực di cư đến, phần lớn là các hộ gia đình từ các tỉnh thành khác trong cả nước, đã tìm ếđ n đây để phá rừng để sản xuất lương thực, mua đất, nhà sinh sống. Nguồn lực tự nhiên Nguồn lực tự nhiên chủ yếu là các loại đất nông, lâm nghiệp, diện tích là 24.900,06, ha, chiếm 13,84% tổng diện tích đất tự nhiên của huyện (Niên giám thống kê huyện Mường Nhé, 2018). Như vậy, đất đai là ế y u tố quan trọng trong phát triển của người dân ở vùng. Theo số liệu thống kê, một phần đất nông, lâm nghiệp trên địa bàn huyện đã được chuyển đổi mục đích sử dụng, thành các khu quy hoạch giao thông, khu tái định cư, khu công sở. Theo số liệu thống kê, tổng diện tích nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng là 1.443,29 ha. Với lợi thế có diện tích rừng tự nhiên lớn, từ năm 2017 - 2018 Mường Nhé được chi trả trên 48 tỷ đồng từ diện tích cung ứng DVMTR (nguồn Quỹ BVVPTR tỉnh Điện Biên 2018.[4]
  44. 34 Nguồn lực vật chất Đối với tài sản của cộng đồng, những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của trung tâm huyện Mường Nhé được xây dựng theo hướng đô thị hiện đại, hệ thống đường giao thông nhiều tuyến được xây dựng mới, các xã đều có đường ô tô đến các thôn, bản, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng điện quốc gia 58,6% (Niên giám thống kê huyện Mường Nhé, 2018). Các trường học, trạm y tế, nhà văn hoá, các loại thiết bị giáo dục được bổ sung nâng cấp, không gian công cộng được quy hoạch mở rộng và xây dựng. Nguồn lực tài chính Nguồn lực tài chính hay còn được gọi là vốn tài chính, bao gồm các nguồn lực tài chính mà hộ gia đình có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Năm 2018 vốn đầu tư theo ngành kinh tế ở xã Mường Nhé đạt 21,562 tỷ đồng trong đó vốn đầu tư cho hoạt động phục vụ cộng đồng 2,614 tỷ chiếm 12,12% tổng vốn đầu tư thực hiện trên địa bàn (Niên giám thống kê huyện Mường Nhé, 2018). Nguồn tài chính khác mà cộng đồng, hộ gia đình còn có thể tiếp cận gồm các nguồn vốn khác ở địa phương để có thể chuyển đổi và phát triển sinh kế hộ gia đình như chương trình: hỗ trợ lãi suất cho hộ nghèo, cho vay tiêu dùng, vay phát triển sản xuất của Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng chính sách. Nguồn lực xã hội Cộng đồng dân cư vùng có các mối quan hệ dòng họ, dân tộc gắn kết. Tính cố kết cộng đồng chặt chẽ cũng là ộm t yếu tố tích cực trong hoạt động kinh tế. Người dân đã biết cách khai thác nguồn vốn xã hội của mình trong các hoạt động cộng đồng tại địa phương để tìm kiếm các lợi ích trong phát triển kinh tế cho gia đình, chuyển đổi và phát triển sinh kế, thay đổi cuộc sống trong điều kiện mới việc lan toả thông tin trong cộng đồng và hộ gia đình cũng đóng vai trò quan trọng đối với việc nâng cao vốn xã hội của người dân.
  45. 35 Một khi thông tin được truyền tải kịp thời, đúng đối tượng sẽ giúp người dân hiểu biết tốt hơn về sản xuất, xu thế thị trường, hiểu biết xã hội, làm tăng sự tự tin, nâng cao hiệu quả sản xuất 4.3. Tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các nguồn lực 4.3.1. Nguồn lực con người Từ khi huyện Mường Nhé thực hiện chính sách chi trả DVMTTR, ý thức của cộng đồng được nâng lên, góp phần vào công tác phòng cháy rừng và bảo vệ rừng được tốt hơn. Báo cáo của xã Mường Nhé năm 2018 cũng cho thấy, người dân cộng đồng trong vùng từ khi tham gia chi trả DVMTTR đã chủ động trong việc tuần tra, ngăn chặn và tố giác sai phạm, góp phần cùng lực lượng kiểm lâm kịp thời nắm bắt tình hình và ngăn chặn các hành vi chặt phá, xâm hại đến rừng. Bảng 4.5 Tác động đến nguồn lực con người Xã Mường Nhé TT Hạng mục Mức độ Điểm HL Nhận thức của cộng đồng về bảo 1 vệ rừng và chống cháy rừng tại RHL 10 địa phương Tăng sự hiểu biết thông tin qua các 2 HL 5 dự án về PFES Thay đổi việc làm cho người dân 3 KHL 1 trong cộng đồng 4 Bình đẳng giới trong cộng đồng HL 5 Tăng sự mạnh dạn trong thảo luận 5 HL 5 các hợp đồng về PES Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019]. Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng và chống cháy rừng tại địa phương khi tham gia chính sách chi trả DVMTTR, về ký kết hợp đồng vay vốn tại các ngân hàng xã hội và tham gia quyết định một số vấn đề trong gia đình cũng như ngoài xã hội, tham gia vào xây dựng quy ước bảo vệ
  46. 36 rừng, quy chế quản lý và sử dụng rừng cộng đồng Như vậy, chính sách chi trả DVMTTR góp phần cải thiện yếu tố con người, lao động trong cộng đồng. Còn về việc thay đổi cơ cấu việc làm cho người dân trong cộng đồng không được người dân đánh giá cao, vì không thấy có sự tác ộđ ng rõ ràng nào của chính sách chi trả DVMTTR đến vấn đề này. Tóm lại, chính sách chi trả DVMTR tại Mường Nhé, có tác động đến hầu hết các chỉ tiêu liên quan đến nguồn lực con người, nhưng tác động nhiều nhất là làm thay đổi nhận thức về bảo vệ rừng và phát triển rừng tốt hơn. Lý do chính là người dân nghĩ họ sẽ được chi trả một khoản tiền khi họ bảo vệ và chăm sóc rừng tốt hơn, chứ không phải do họ được tham gia các khóa tập huấn về nâng cao ý thức bảo vệ rừng 4.3.2. Nguồn lực tự nhiên Kết quả thảo luận nhóm tại xã Mường Nhé cho thấy, người dân không hài lòng, họ không cho rằng chính sách chi trả DVMTR làm tăng diện tích rừng cộng đồng ở bản. Lý do là vì nguồn lợi từ rừng đã bị cắt giảm do chính sách bảo vệ rừng. Người dân không có thu nhập thêm (từ sản phẩm rừng) để trang trải cuộc sống Trồng trọt vẫn là một nguồn thu nhập chính của người dân trong thời gian gần đây. Do vậy, việc chuyển đổi đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất sang làm nương đang xảy ra phổ biến tại khu vực này, Đây là những lý do làm độ che phủ rừng sản xuất ngày càng giảm. Điều này cũng trùng khớp với những đánh giá nhận xét của cộng đồng được thể hiện tại (Bảng 4.6). Do diện tích rừng sản xuất, rừng phòng hộ và ộ đ che phủ của rừng giảm,nguy cơ xâm hại đến rừng đặc dụng của huyện tăng các tiêu chí còn lại cũng đánh giá không cao vì các tiêu chí này phụ thuộc rất nhiều vào diện tích rừng và ộđ che phủ của rừng.
  47. 37 Bảng 4.6. Tác động đến nguồn lực tự nhiên Xã Mường Nhé TT Hạng mục tiêu chí Mức độ HL Điểm 1 Tăng diện tích rừng cho cộng đồng KHL 1 2 Tốc độ phát triển rừng, HL 5 Tăng độ che phủ rừng 3 Giảm thiểu xói mòn đất kHL 1 4 Tài nguyên nước RHL 10 5 Đa dạng sinh học KHL 1 Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019]. Tóm lại, chính sách chi trả DVMTR nhằm quản lý bảo vệ và phát triển rừng tốt hơn thông qua cơ chế tài chính để bù đắp cho những người cung cấp dịch vụ, nhưng trên thực tế người dân chưa thực sự hài lòng với tác động của chính sách đến việc gia tăng diện tích rừng, nghĩa là chi trả DVMTR chưa giúp làm tăng diện tích rừng ở xã, không như những gì kỳ vọng ở người dân đặc biệt là diện tích rừng của cộng đồng. 4.3.3. Nguồn lực vật chất Đối với chính sách chi trả DVMTR, rừng cung cấp dịch vụ gián tiếp thông qua cơ chế kinh tế giúp người bảo vệ rừng có được một khoản tiền bù đắp những công sức mà họ bỏ ra để bảo vệ. Bảng 4.7 Tác động đến nguồn lực tài sản vật chất Xã Mường Nhé TT Hạng mục Mức Điểm độ HL 1 Giao thông công cộng KHL 1 2 Nhà văn hóa và công trình công cộng RHL 10 3 Đóng góp xây trường học RHL 10 4 Công trình nước sinh hoạt, thủy lợi HL 5 5 Cơ sở vật chất cộng đồng RHL 10 Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019].
  48. 38 Kết quả trong Bảng 4.7 cho thấy, người dân trong xã rất hài lòng với tác ộđ ng của chính sách chi trả DVMTR đến cơ sở hạ tầng, nhà cộng đồng và công trình công cộng và cơ sở vật chất cho cộng đồng; hài lòng với công trình điện và nước; và cũng rất hài lòng với đóng góp xây trường, lớp học, giao thông công cộng. Số tiền thu được từ chi trả DVMTR do cộng đồng bảo vệ rừng đã góp phần không nhỏ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu thể thao cộng đồng ở các bản và mua sắm tài sản cho cộng đồng, mà không cần hoặc đợi tiền đầu tư từ xã, huyện; đóng góp cho việc cung cấp nước sạch, góp phần xây dựng vào hệ thống cấp nước cho nông nghiệp. Ngoài ra, số tiền chi trả DVMTR của cộng đồng còn được sử dụng cho mục đích tổ chức các buổi họp, tuyên truyền về chính sách chi trả DVMTR và từ đó nhận thức của người dân về bảo vệ rừng từng bước được cải thiện đángk ể. 4.3.4. Tác động tới nguồn lực tài chính Các cộng đồng, nhóm hộ tại xã nhận được số tiền chi trả dịch vụ DVMTR bình quân một hộ/một năm là: 5,29 triệu đồng, nhưng quá ít so với nhu cầu chi tiêu của hộ gia đình. Với số tiền đó nếu chia đều cho 12 tháng thì không thể cải thiện được cuộc sống, mà chỉ để mua thực phẩm cải thiện cho vài bữa ăn còn lại để dành chi tiêu cho việc khác, hoặc góp với các nguồn thu khác để mua giống, phân bón, công cụ, dụng cụ phục vụ sản xuất và gửi tiền cho con đi học ngoài huyện. Qua khảo sát nhóm cộng đồng tại bản cho thấy, người dân xã Mường Nhé đánh giá cao về thu nhập cho cộng đồng, vì khoản tiền được chi trả cho cộng đồng đã được sử dụng vào cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn đặc biệt là dự án nông thôn mới đang triển khai ở xã để xây dựng nhà văn hóa bản, (Bảng 4.8) với nguyên tắc đóng góp của dự án nông thôn mới là Nhà nước bỏ ra 70%, người dân góp vào 30%. Tại xã, dân đã góp gần 40% số tiền thu được từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường vào số tiền 30% mà họ phải đóng góp, vì vậy, người dân cho rằng, mức tác động của
  49. 39 chính sách chi trả dịch vụ môi trường là rất lớn vì họ không phải bỏ tiền túi ra đóng góp và họ rất hài lòng về tiêu chí này. Bảng 4.8. Tác động đến nguồn lực tài chính Xã Mường Nhé TT Tiêu chí Mức độ Điểm HL 1 Thu nhập của cộng đồng RHL 10 2 Đảm bảo an ninh lương thực KHL 1 3 Các khoản thu cho cộng đồng HL 5 4 Các khoản vay và tiết kiệm của cộng đồng KHL 5 5 Khoản tài chính giúp xóa đói giảm nghèo KHL 1 Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019]. Bảng 4.8 cho thấy, dân trong xã rất hài lòng hoặc hài lòng với đóng góp của chi trả DVMTR cho cộng đồng (tiêu chí 1; 3). Tuy nhiên, họ không hài lòng với tác động của chi trả DVMTR đến an toàn lương thực, giúp xóa đói giảm nghèo. Họ cho rằng số tiền chi trả vào an toàn lương thực cho cộng đồng, xóa đói giảm nghèo không có ý nghĩa gì và coi như không tác động đến nguồn lực này. 4.3.5. Tác động đến nguồn lực xã hội Theo số liệu thống kê của phòng Lao động và TBXH huyện, khu vực nghiên cứu tỷ lệ hộ nghèo năm 2018 là 72,5%, với thu nhập bình quân đầu người là 6,6 triệu đồng trên năm, so với bình quân chung toàn quốc là 48,6 triệu đồng, theo kết quả tính toán ở trên thì mức thu nhập của người làm rừng là rất thấp Đa số những người cung cấp các dịch vụ môi trường rừng ở huyện Mường Nhé nói riêng và ở tỉnh Điện Biên nói chung đều là người nghèo, sống ở vùng cao, vì vậy họ không có cơ hội tiếp cận với đời sống văn minh,
  50. 40 bị hạn chế trong quan hệ cộng đồng với các khu vực khác và sẵn sàng tiến hành nhiều hoạt động bất hợp pháp để có thêm thu nhập. Bảng 4.9 Tác động đến nguồn lực xã hội Xã Mường Nhé TT Tiêu chí Mức độ Điểm HL Ổn định dân số, đảm bảo các nguồn vốn an sinh 1 HL 5 xã hội Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp 2 KHL 1 vào xóa đói giảm nghèo Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã từ 3 KHL 1 các tố chức xã hội, ngân hàng xã hội. Sự quan tâm của tổ chức trong xã như Hội nông 4 dân, Hội phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn RHL 10 TNCSHCM, Hội cựu chiến binh Tiếng nói cho người nghèo trong việc ký kết hợp 5 HL 5 đồng, và hội họp Chú thích: RHL: Rất hài lòng; HL: Hài lòng; KHL: Không hài lòng Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019]. Kết quả thảo luận nhóm tại địa điểm nghiên cứu cho thấy, chi trả DVMTR đã không giúp được họ nhiều. Chính sách đã giúp họ được một số tiền đóng góp vào xây dựng cơ sở hạ tầng, nhưng không làm hài lòng họ trong việc ổn định dân số, đảm bảo an sinh xã hội vì tình trạng di cư tự do ở các xã vùng đệm diễn ra rất phức tạp, các mâu thẫn xã hội tăng do việc tranh chấp đất đai và sự xung đột do khai thác lâm sản giữa các cộng đồng; cũng không giúp họ trong việc hỗ trợ những người nghèo vì rừng giao cho cộng đồng nên tiền thu được từ chi trả DVMTR được chia đều cho các hộ không phân đối tượng giàu, nghèo và họ cũng không được dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giao cho cộng đồng để tiếp cận vay vốn ngân hàng xã hội, đầu tư sản xuất. Chính sách chi trả DVMTR duy nhất có tác động vào việc giúp họ được gần hơn với các tổ chức xã hội trong xã, như các tổ chức Hội
  51. 41 phụ nữ, Hội người cao tuổi, Đoàn TNCSHCM, Hội cựu chiến binh và làm các tổ chức này quan tâm đến họ hơn vì các tổ chức xã hội thường xuyên cùng với cộng đồng tham gia các buổi tập huấn, tuyên truyền về chi trả DVMTR do Ban quản lý xã Mường Nhé tổ chức ở xã, bản. 4.3.6. Đánh giá chung tác động đến năm nguồn lực Từ mức độ nhận xét của cộng đồng dân cư theo 3 mức 1: KHL (không hài lòng); 2: HL (hài lòng); và 3: RHL (rất hài lòng) được quy ra điểm số: mức 1 = 1 điểm, mức 2 = 5 điểm, mức 3 = 10. Sở dĩ tác giả chọn các mức điểm là 1, 5 và 10 là vì sự tác động của chính sách PFES đến sinh kế rất đa dạng và nhiều mức rất nhỏ, nếu chọn nấc thang điểm nhỏ thì sự thể hiện bằng biểu đồ gặp rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện những tác động, do vậy tác giả đã chọn nấc thang rộng hơn để khi thể hiện bằng sơ đồ sẽ thấy sự tác ộđ ng rõ hơn. Điểm số của các nguồn lực sẽ là điểm trung bình cộng của nguồn lực đó, nghĩa là bằng tổng số điểm chia cho số chỉ tiêu phản ánh trong nguồn lực. Điểm số trung bình của vùng nghiên cứu chính là trung bình cộng của điểm số các nguồn lực trong khung sinh kế. Qua điểm số trung bình này, ta có thể xác định mức độ tác động của vùng. Bảng 4.10. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chi trả DVMTR đến các nguồn lực sinh kế của cộng đồng Điểm số trung bình TT Nguồn lực Xã Mường Nhé 1 Nguồn lực con người 5,20 2 Nguồn lực tự nhiên 3,60 3 Nguồn lực tài sản vật chất 7,20 4 Nguồn lực tài chính 5,40 5 Nguồn lực xã hội 4,40 Điểm trung bình 5,16 Nguồn: [Số liệu điều tra năm 2019]. Qua cách tính trên, đã cho ra kết quả điểm tại địa điểm nghiên cứu. Qua kết quả tại Bảng 4.10 ta thấy, điểm số trung bình của xã Mường Nhé là 5,16.
  52. 42 Điều này cho thấy mức độ ảnh hưởng của chính sách chi trả DVMTR ở xã Mường Nhé, Kết quả này được thể hiện trong (Hình 4.1) đã chỉ ra rất rõ rằng, chính sách chi trả DVMTR tác động nhiều nhất vào 3 nguồn lực, đó là nguồn lực con người, nguồn lực tài sản vật chất và nguồn lực tài chính. Tại xã Mường Nhé, chính sách chi trả DVMTR tác động chủ yếu đến hai nguồn lực: đó là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người. Chú giải: Xã Mường Nhé Hình 4.1. Sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến năm nguồn lực sinh kế cộng đồng xã Mường Nhé Theo sơ đồ ta có thể nhận thấy sự tác động của chính sách chi trả DVMTR đến nguồn lực tài sản vật chất là cao nhất. Thể hiện sự tác ộđ ng rất nhiều đến nguồn lực này đã tác động và làm tăng nguồn vốn này thông qua đóng góp kinh phí vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Điều này cũng thể hiện rõ ở nguồn lực tài chính, có nghĩa là ở xã Mường Nhé, chính sách chi trả dịch vụ môi trường hoạt động tốt và tăng nguồn vốn này.Chính sách chi trả DVMTR đã không tác ộđ ng nhiều đến nguồn lực tự nhiên và phát triển rừng
  53. 43 Tóm lại, chính sách chi trả dịch vụ môi trường có ít nhiều tác động đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng. Tác động đến nguồn lực con người và xã hội là rõ ràng và mạnh mẽ nhất. Đã có tácộ đ ng đến nguồn lực tự nhiên, tài sản vật chất và tài chính, song mức độ tác động khác nhau trong các điều kiện khác nhau. 4.4. Một số giải pháp góp phần tăng sinh kế cho cộng đồng dân cư Mục tiêu của chính sách chi trả DVMTR là cải thiện nguồn lực tự nhiên (rừng) và nâng cao giá trị dịch vụ hệ sinh thái thông qua cơ chế tài chính để nâng cao sinh kế. Nhưng qua kết quả nghiên cứu tại xã Mường Nhé cho thấy, chính các nguồn lực này lại được tác động khiêm tốn nhất. Điều này cho thấy, chính sách chi trả DVMTR chưa đạt được kết quả như kỳ vọng của người dân được thụ hưởng và các nhà quản lý. Dựa trên kết quả của nghiên cứu về các tác động của chi trả DVMTR tới cộng đồng dân cư tại xã Mường Nhé, tôi xin đưa ra một số cơ sở để chính sách chi trả DVMTR góp phần vào công cuộc phát triển tài nguyên rừng và cải thiện sinh kế cho cộng đồng, một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách chi trả DVMTR. 4.4.1 Giải pháp tạo sinh kế bền vững Để bảo vệ được rừng, chủ rừng (tổ chức, cộng đồng, hộ dân ) cần có được sinh kế bền vững, từ đó ọh mới có thể yên tâm để bảo vệ rừng. Dựa vào Khung sinh kế bền vững ta thấy, để có được sinh kế bền vững cần tiếp cận năm nguồn vốn: (i) vốn con người, (ii) vốn tự nhiên, (iii) vốn tài sản vật chất, (iv) vốn tài chính, và (v) vốn xã hội, cần phải kết hợp các loại vốn này với nhau để từ đó xây dựng chiến lược sinh kế bền vững cho cộng đồng. Vì vậy, để chính sách chi trả DVMTR thành công đi vào cuộc sống, cần giải quyết được mối quan hệ giữa chủ rừng bên cung ứng sinh kế của họ và bên sử dụng các DVMTR. Qua quá trình nghiên cứu đối tượng chủ rừng tại xã Mường Nhé, cho ta thấy chính sách chi trả DVMTR đã tạo ra những tác động, hay nói cách khác, người dân đã đóng góp vào vốn sinh kế của cộng
  54. 44 đồng như mua sắm tài sản, góp tiền để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Ngoài ra, người dân còn được tham gia vào các lớp tập huấn nâng cao nhận thức về chính sách chi trả DVMTR do Ban quản lý rừng xã Mường Nhé tổ chức. Vì vậy tạo để sinh kế cộng đồng bền vững, chính sách chi trả DVMTR cần chú trọng cải thiện nguồn lực tài chính, nguồn lực xã hội và nguồn lực tự nhiên. Để cải thiện được các nguồn lực này, còn phải điều chỉnh đơn giá chi trả tăng, giảm theo cơ chế thị trường và hỗ trợ chủ rừng tiếp cận các chính sách về phát triển và sử dụng tài nguyên rừng bền vững. 4.4.2. Giải pháp về chính sách Người dân được tham gia vào quá trình xây dựng quy định đánh giá, giám sát việc thực hiện chính sách chi trả DVMTR của cộng đồng, từ đó khuyến khích các chủ rừng cung cấp dịch vụ môi trường ngày càng tốt hơn. Cần có các chính sách hỗ trợ ưu tiên để cộng đồng vùng sâu, vùng xa cũng có cơ hội được tiếp cận thông tin, tham gia vào quá trình giao dịch mua bán dịch vụ môi trường. Cần xây dựng chính sách hợp lý hỗ trợ cho những cộng đồng ở lưu vực có giá chi trả thấp hơn so với giá chi trả trung bình chung của tỉnh. 4.4.3. Giải pháp về bộ máy, tổ chức thực hiện Cần có quy chế trợ hỗ thêm cho các các tổ chức, cá nhân trực tiếp cung ứng DVMTR để họ có trách nhiệm hơn trong việc bảo vệ rừng nâng cao hiệu quả cho công tác bảo vệ và phát triển rừng tại địa phương. Hiện tại cơ cấu tổ chức bộ máy chi trả DVMTR tỉnh Điện Biên đang được phân cấp quản lý từ Quỹ bảo vệ và PTR xuống trực tiếp đến chủ rừng vì thế cán bộ tham gia trực tiếp thực hiện chính sách chi trả DVMTR tỉnh Điện Biên nói chung, Ban quản lý rừng tại xã Mường Nhé nói riêng còn mỏng, kinh nghiệm của cán bộ, còn ít, chưa tự rà soát, tự kiểm tra diện tích cũng như chất lượng rừng được. Các cơ quan có liên quan đến chính sách chi trả DVMTR nên tiến hành nhiều lớp tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho cán bộ thực hiện. Ngoài ra, cần tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho người dân các kiến thức cần thiết về dịch vụ môi trường, vai trò và trách nhiệm của họ khi tham
  55. 45 gia cung ứng DVMTR. Hoạt động này là một phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức của người dân và khuyến khích thêm nhiều người tham gia cung cấp dịch vụ môi trường. Các hình thức tuyên truyền nên thực hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, phong phú, dễ hiểu và gắn với đời sống của nhân dân để họ hiểu được vai trò và những lợi ích mình sẽ nhận được.
  56. 46 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Từ những kết quả đánh giá của đề tài “Đánh giá tác động của chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đến hoạt động sinh kế của công đồng dân cư xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên”, rút kết từ các nội dung, những tác động đã được đánh giá, đề tài đưa ra kết luận sau: - Xã Mường Nhé có tổng diện tích đất tự nhiên là 24.900,06 ha (tính đến năm 2018. Trong đó: Diện tích đất lâm nghiệp là 20.514,38 ha, theo diện tích rừng được cung ứng từ năm 2015-2018 là trên 44,468 tỷ đồng. Việc chi trả dịch vụ môi trường rừng chủ yếu chi trả cho các hộ dân, cộng đồng thôn bản tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Đối tựng phải chi trả DVMTR trên địa bàn xã Mường Nhé là các nhà máy thủy điện Hòa Bình, thủy điện Sơn La, thủy điện aiL Châu, công ty cổ phần nước sạch Vinaconnex Hà Nội. Các đối tượng được chi trả dịch vụ môi trường rừng bao gồm: ban quản lý rừng, các hộ, cộng đồng thôn bản. Chính sách chi trả DVMTR đã tác động đến 5 nguồn lực của sinh kế cộng đồng, bao gồm: nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, và nguồn lực xã hội, chính sách chi trả DVMTR đã tác động chủ yếu đến 3 nguồn lực, đó là nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực và nguồn lực tài chính. Trong đó tác động nhiều nhất vẫn là nguồn lực vật chất. Nguồn lực tài chính và nguồn lực con người đã có tác động nhưng chưa cao. Mục đích của chính sách chi trả DVMTR là nâng cao chất lượng dịch vụ hệ sinh thái rừng, cải thiện sinh kế cộng đồng. Tuy nhiên qua đánh giá mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương xã Mường Nhé cho thấy chi trả DVMTR chưa có tác động đáng kể đến nguồn lực tự nhiên Kết quả thực hiện chính sách chi trả DVMTR tại xã Mường Nhé đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm và
  57. 47 nghĩa vụ, trong việc cung ứng DVMTR của chủ rừng thông qua công tác bảo vệ và phát triển rừng. 5.2. Kiến nghị Nên tiếp tục nghiên cứu đánh giá tác động của chính sách chi trả DVMTR đến các bên có liên quan trên phạm vi rộng hơn về việc áp dụng chi trả dịch vụ môi trường rừng. Để giải quyết sự tác động bất lợi của người dân sinh sống ở xã, ổn định sinh kế, nâng cao nhận thức và trách nhiệm quản lý rừng dựa vào cộng đồng để đảm bảo cho công tác quản lý bảo vệ rừng ởđịa bàn. Đồng thời để chính sách chi trả DVMTR đạt được mục tiêu, và những kỳ vọng do chính sách mang lại, Cần có những nghiên cứu khác về chi trả DVMTR trong lĩnh vực đa dạng sinh học, bảo vệ cảnh quan môi trường và văn hóa ngoài việc áp dụng đối với chi trả dịch vụ môi trường rừng. Cần có những cơ chế hoạt động, giám sát chương trình chi trả DVMTR một cách hiệu ảqu , nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện chi trả DVMTR , Nghiên cứu, đưa khung sinh kế bền vững vào quá trình xây dựng các chính sách thể chế, chương trình của chi trả DVMTR. Tạo điều kiện cho cộng đồng vùng sâu vùng xa tham gia vào cung ứng DVMTR để chính sách chi trả DVMTR góp phần vào nâng cao đời sống và nhận thức cho họ.
  58. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Ban Quản lý Khu BTTN Mường Nhé (2018), Báo cáo số 178/BC-BQL về tình hình chi trả dịch vụ MTR giai đoạn 2015-2018 của Khu BTTN Mường Nhé. 2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Bộ NN&PTNT) (2005), Hiện trạng rừng toàn quốc năm 2005, Bộ NN&PTNT, Hà Nội. 3. .Bộ NN&PTNT(2012) Thông tư 20/2012/TT-BNNPTNT ngày 07 tháng 5 năm 2012 về hướng dẫn trình tự thủ tục nghiệm thu thanh toán tiền chi trả DVMTR. 4. Cục thống kê tỉnh Điện Biên, Niên giám thống kê tỉnh Điện Biên các năm 2015,2016,2017,2018 5. Chính phủ CHXHCNVN(1998) Số: 661/QĐ-TTg Phê duyệt về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Chính phủ CHXHCNVN, Hà Nội. 6. Chính phủ CHXHCNVN Nghị định số 135/NĐ-CP ngày 08/11/2005 “giao khoán đất rừng sản xuất trong các lâm trường quốc doanh”. Chính phủ CHXHCNVN, Hà Nội. 7. Chính phủ CHXHCNVN(2007) Số: 18/2007/QĐ-TTg Phê duyệt chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 – 2020. 8. Chính phủ CHXHCNVN (2010), Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Chính phủ CHXHCNVN, Hà Nội. 9. Nguyễn Việt Dũng và Nguyễn Hải Vân (2015) Báo cáo chuyên đềChính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng và tác động đến hệ thống quản trị lâm nghiệp địa phương, Trung tâm con người và thiên nhiên, Hà Nội Việt Nam 2015. 10. Đinh Đức Kiên (2016) “Đánh giá quá trình thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, tỉnh Điện Biên.
  59. 49 11. Nghị định 05/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về Quỹ BVPTR. 12. Quỹ Bảo vệ và Phát triển Rừng tỉnh Điện Biên (2018), Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Điện Biên, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng, tỉnh Điện Biên. 13. Trần Xuân Tâm(2017)”chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng với sinh kế cộng đồng ở khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé” . 14. Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN (2008), Quyết định số 380/QĐ-TTg ngày 10/4/2008 về Chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường rừng, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội. 15. Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN (2010), Nghị định 99/ND-CĐ ngày 24/9/2010 về Thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, Văn phòng Chính phủ, Hà Nội. 16. Phạm Thu Thủy, Hoàng MH và B.M. Campbell (2008), “Cơ chế chi trả dịch vụ môi trường hướng nghèo: Thách thức đổi với chỉnh phủ và các cơ quan hành chính tại Việt Nam”, Tạp chí Hành chính công và Phát triển công, 28, tr. 63-73. 17. Trần Thu Thủy (2009), Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của dự án chi trả dịch vụ môi trường rừng tại tỉnh Sơn La, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 18. Hoàng Thị Thu Thương (2011), Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tại Việt Nam, Nghiên cứu điển hình tại xã Chiềng Cọ, thành phố Sơn La, tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 98 tr.
  60. 50 Tài liệu tiếng Anh 19. Forest Trents, The Katoomba Group (2011), Social and biodiversity impact assessemt manual for REDD+ project. 20. Grieg-Gran M., I. Porras and S. Wunder (2005), “How can market mechanisms for forest environmental services help the poor? Preliminary lessons from Latin America”, World Development, 33 (9), pp. 1511-1527. 21. Landell-Mills N. and I.T. Porras (2002), Silver bullet or fool's gold? A global review of markets for forest environmental services and their impact on the poor, International Institute for Environment and Development, London, UK. 22. Pagiola S. (2003), “Convention on international trade in endangered species of wild fauna and flora”, Workshop on Economic incentives and trade policies, Environment Department, World Bank. 23. RUPES (2004), An innovative strategy to reward Asia’s upland poor for preserving and improving our environment, ICRAF Southeast Asia Regional Office, Bogor, Indonesia. 24. Wunder S. (2005), Payment for environmental services: Some nuts and bolts, Occasional Paper 42, Center for International Forestry Research
  61. 51 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng hỏi các thông tin viên chủ chốt Ngày phỏng vấn: / /2019 Họ tên cán bộ trả lời: Đơn vị: 1. Đặc điểm nhân khẩu, lao động, trình độ của cộng đồng, hộ, địa phương 2. Các nguồn lực của cộng đồng, địa phương 3. Thông tin về hiện trạng và nguồn lực tự nhiên từ rừng đặc dụng 4. Thông tin về hiện trạng thực hiện chi trả DVMTR của KBT
  62. 52 5. Thông tin về những tác động của chi trả DVMTR đến các nguồn lực sinh kế cộng đồng 6. Thông tin về những khó khăn và ởtr ngại khi thực hiện chi trả DVM Xác nhận của người được phỏng vấn Người phỏng vấn ( kí và ghi rõ họ tên)
  63. 53 Phụ lục 2: Bảng hỏi phóng vấn nhóm tại cộng đồng thôn, bản xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên Nguồn lực con người: - Theo các bác thì từ khi có chương trình chi trả dịch vụ môi trường, tình hình các bà con trong cộng đồng có học hỏi được gì về cách phòng chống cháy rừng, hoặc cách bảo vệ rừng thế nào cho tốt không? - Các bác có hiểu biết hơn về chương trình này không? - Tình hình lao động trong thôn có được tham gia vào các công việc bảo vệ rừng không? - Trong cộng đồng, các chị em phụ nữ có được tham gia các hoạt động này không? Các chị em có quyền lợi gì trong chương trình này? Có quyền quyết định gì không? - Từ khi có chương trình, điều kiện môi trường cây xanh có phát triển hơn không? - Người dân trong cộng đồng có hiểu biết hơn và mạnh dạn hơn trong việc ký kết hợp đồng về chi trả dịch vụ môi trường rừng hay không? Mỗi câu đều có sự đánh giá theo thang điểm 3 mức độ hài lòng của người dân. Xã Mường Nhé TT Tiêu chí KHL HL RHL 1 Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ rừng và chống cháy rừng tại địa phương 2 Tăng sự hiểu biết thông tin qua các dự án về PFES 3 Thay đổi việc làm cho người dân trong cộng đồng 4 Bình đẳng giới trong cộng đồng phụ nữ tham gia vào các khóa tập huấn 5 Tăng sự mạnh dạn trong giao dịch các hợp đồng về PES Tổng điểm trung bình
  64. 54 Nguồn lực tự nhiên: - Từ khi có chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng. Diện tích rừng trong cộng đồng của các bác có tăng lên hay giảm xuống, được đánh giá ở mức độ nào? - Tốc độ tăng hay giảm chậm hay nhanh đến mức độ nào? - Theo các bác có sự ngăn ngừa xói mòn đất từ khi thực hiện chính sách hay không? Tình hình cải thiện xói mòn đất có tốt không? - Tài nguyên nước có được cải thiện tốt hơn không? Theo các bác ở mức nào? - Các loài động thực vật được tăng lên hay giảm xuống được đánh gia ở mức nào? - Điều kiện môi trường không khí có được cải thiện trong lành hơn trước không? Hay tồi tệ hơn? Xã Mường Nhé TT Tiêu chí KHL HL RHL 1 Diện tích rừng cho cộng đồng 2 Tốc độ phát triển rừng tăng độ che phủ 3 Giảm xói mòn đất 4 Tài nguyên nước 5 Tăng Đa dạng sinh học Tổng điểm trung bình
  65. 55 Nguồn tài nguyên vật chất: - Các khoản tiền chi trả dịch vụ môi trường của các bác trongcộng đồng có giúp gì trong việc tu bổ các con đường giao thông công cộng không? Được đánh giá ở mức nào? - Có tu sửa hoặc xây thêm các nhà văn hóa mà phải dùng tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng của cộng đồng không? - Ngoài ra cộng đồng còn dùng tiền này để mua những công cụ gì phục vụ cho văn hóa công cộng? Đánh giá ở mức nào? Các phương tiện vận chuyển khác? Đánh giá mức tác động đến đâu? Xã Mường Nhé TT Tiêu chí KHL HL RHL 1 Giao thông công cộng 2 Nhà cộng đồng và các công trình công cộng khác 3 Đóng góp vào xây dựng trường học, y tế cộng đồng 4 Công trình điện nước 5 Các dụng cụ cống đồng (chiềng cồng, các dụng cụ phục vụ cho văn hóa Tổng điểm trung bình
  66. 56 Vốn ntài chính: - Chương trình chi trả dịch vụ môi trường có thực sự là một khoản thu của cộng đồng hay không? Chiếm bao nhiêu % trong tổng thu nhập của cộng đồng? Đánh giá ở mức nào? - Các nguồn tiền từ chi trả dịch vụ môi trường rừng của các bác có đóng góp vào thu nhập cho cộng đồng hay không? Như thế nào theo 3 mức các bác đánh giá ở mức nào? - Những lúc cộng đồng gặp khó khăn, như bị thiên tai, hạn hán, lốc xoáy, lũ quét có lấy từ quỹ này ra để trợ giúp cho bà con hàng xóm trong cộng đồng không? Mức độ trợ cấp có làm cho các bác hài lòng không? Theo 3 mức thì các bác đánh giá sự hài lòng của các bác ởmứcnào? - Có tạo cơ hội cho các hộ trong cộng đồng được vay vào những lúc gặp khó khăn không? - Có giúp cho những hộ nghèo trong thôn không? Đánh giá như thế nào? Xã Mường Nhé TT Tiêu chí KHL HL RHL 1 Thu nhập của cộng đồng 2 Tài chính trong việc nâng cao an toàn lương thực 3 Các khoản thu cho cộng đồng 4 Các khoan vay và tiết kiệm của cộng đồng 5 Khoản tài chính giúp xóa đói giảm nghèo Tổng điểm trung bình
  67. 57 Vốn xã hội: - Từ khi có chương trình chi trả dịch vụ môi trường các có hội gặp nhau của các cộng đồng có được gặp nhau nhiều hơn không? Tình làng nghĩa xóm có được thay đổi và cải thiện hơn không? Có những sự xích mích gì giữa các cộng đồng hay không? - Tình thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau có được cải thiện hơn không? hay tôi tệ hơn, đánh giá ở mức nào? Sự quan tâm của các tổ chức xã hội có được nâng cao không? Quan tâm như thế nào? ở mức nào? Có những cơ hội nào được nhận trợ cấp không? liên quan đến chương trình chỉ trả dịch vụ môi Xã Mường Nhé TT Tiêu chí KHL HL RHL 1 Ổn định dân số, đảm bảo các nguồn vốn an sinh xã hội 2 Giảm thiểu các mâu thuẫn xã hội và đóng góp vào xóa đói giảm nghèo 3 Tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng trong xã từ các tố chức xã hội, ngân hàng xã hội. 4 Sự quan tâm của tổ chức trong xã như hội phụ nữ, hội nông dân, khuyến lâm, khuyến nông 5 Cơ hội được nhận các trợ cấp và giải quyết công ăn việc làm Trung bình
  68. 58 Phụ lục 3 HÌNH ẢNH PHỎNG VẤN Hình ảnh phỏng vấn cán bộ, hộ gia đình tại và cộng đồng về chi trả DVMTR xã Mường Nhé, huyện Mường Nhé,tỉnh Điện Biên