Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 56 trang thiennha21 19/04/2022 2130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_huong_cua_che_do_che_sang_den_sinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NGOAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BỒ ĐỀStyrax ( tonkinensis Pierre) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Thái nguyên 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ NGOAN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY BỒ ĐỀ (Styrax tonkinensis Pierre) GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Quản lý Tài nguyên rừng Lớp : 47 – QLTNR Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : Ths: Đào Hồng Thuận Thái nguyên 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu là quá trình điều tra trên thực địa hoàn toàn trung thực, chưa công bố trên các tài liệu, nếu có gì sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm ! Thái Nguyên, tháng 06 năm 2019 XÁC NHẬN CỦA GVHD NGƯỜI VIẾT CAM ĐOAN Đồng ý cho bảo vệ kết quả trước hội đồng khoa học! Ths. Đào Hồng Thuận Hoàng Thị Ngoan XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên đã sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu! (Ký, họ và tên)
  4. ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là khâu cuối cùng, hoàn thành chương trình đào tạo. Đây là cơ hội cho sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách làm việc khoa học và chuyên nghiệp. Được sự nhất trí của ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp và giáo viên hướng dẫn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên’’ Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, dưới sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, tôi đã hoàn thành đề tài. Kết quả thu được không chỉ do nỗ lực của cá nhân tôi mà còn có sự giúp đỡ của quý thầy cô, gia đình và bạn bè. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cô giáo Ths. Đào Hồng Thuận đã hướng dẫn, hỗ trợ giúp tôi hoàn thành tốt đề tài về phương pháp, lý luận và nội dung trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Gia đình đã tạo điều kiện học tập tốt nhất. Các bạn đã giúp đỡ, trao đổi thông tin về đề tài trong thời gian thực tập. Trong quá trình thực tập và trình bày khóa luận tốt nghiệp không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, do vậy tôi rất mong nhận được góp ý, nhận xét phê bình của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày .tháng .năm 2019 Sinh viện thực tập Hoàng Thị Ngoan
  5. iii MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3. Ý nghĩa trong khoa học nghiên cứu và thực tiễn 2 1.3.1. Ý nghĩa trong khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3 2.1. Cơ sở khoa học 3 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới 7 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam 8 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 9 2.5. Một số thông tin về loài cây Bồ đề 11 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 14 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu 14 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu 14 3.2.Nội dung nghiên cứu 14 3.3. Phương pháp nghiên cứu 14 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 15 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 17 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu 17 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề 22 4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề 24
  6. iv 4.3. Ảnh hưởng sinh trưởng đường kính cổ rễDoo của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 28 4.4. Ảnh hưởng về số lá của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 31 4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 34 4.5.1. Phẩm chất của cây Bồ đềở các công thức thí nghiệm 34 4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây con Bồ đề xuất vườn ở các công thức thí nghiệm 37 PHẦN 5. KẾT LUẬNVÀ KIẾN NGHỊ 41 1. Kết luận 41 2. Kiến nghị 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 42
  7. v DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1.Kết quả phân tích mẫu đất. 10 Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00, chất lượng của cây con. 17 Mẫu bảng 3.2: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức ánh sáng 21 Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 22 Bảng 4.2. Kết quả sinh trưởng Hvn của cây Bồ Đề giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm 24 Bảng 4.4:Kết quả sinh trưởng D oo cây Bồ đề ở các công thức 28 thí nghiệm 28 Bảng 4.6: Kết quả về số lá của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm về chế độ che sáng 31 Bảng 4.8: Kết quả phẩm chất cây con Bồ Đề về chế độ che sáng 35 Bảng 4.9: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ Đề 38 ở các công thức thí nghiệm 38
  8. vi DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 cây Bồ đề 12 Hình 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng chế độ che sang 15 Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) của cây Bồ Đềở các công thức thí nghiệm về chế độ che sáng 22 Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng Hvn của cây Bồ đề 25 Hình 4.3.Ảnh cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 26 Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Bồ đề 28 Hình 4.5: Ảnh thể hiện D00 của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 29 Hình 4.6 : Biểu đồ biểu diễn số lá (cái) của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 32 Hình 4.7: Ảnh thể hiện số lá cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 33 Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) phẩm chất ở các công thức thí nghiệm36 Hình 4.9: Ảnh cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 36 Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây xuất vườn của cây Bồ đề 38 Hình 4.11: Hình ảnh toàn bộ 4 công thức tính nghiệm 39
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Cm : Xentimet CT : Công thức CTNN : Công thức thí nghiệm Di : Giá trị đường kính gốc của một cây Doo : Đường kính cổ rễ ̅oo : Đường kính cổ rễ trung bình Hi : Giá trị chiều cao vút ngọn của một cây Hvn : Chiều cao vút ngọn ̅vn : Chiều cao vút ngọn trung bình I : Thứ tự cây thứ i Mm : Milimet N : Dung lượng mẫu điều tra SL : Số lượng STT : Số thứ tự TB : Trung bình
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre), là một loài cây thân gỗ thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Bồ đề là loài cây đặc hữu ở miền bắc Việt Nam, có diện tích phân bố tương đối rộng ở nhiều vùng núi thuộc miền tây bắc, đông bắc xuống miền tây Thanh Hóa và còn lác đác tới Nghệ An và vùng biên giới giáp Lào .Bồ Đề phân bố ở độ cao tuyệt đối 300 - 400m, ở các tỉnh phía Bắc, độ dốc dưới 200 – 250m. Bồ Đề có 2 loại: loại nhiều nhựa có vỏ dày màu nâu sẫm, gỗ phớt hồng thường gặp ở rừng già, loại ít nhựa vỏ màu trắng, nứt lông, gỗ trắng mềm, thường thấy sau nương rẫy mọc ở độ cao 150– 300m. Cây Bồ đề là loại cây tiên phong, cây ưa sáng. Nó là một loại cây rụng lá theo mùa tức là một nửa lá bị rụng và một nửa lá nằm trên cây. Cây Bồ đề có dáng đẹp, cao to thường được trồng ở công viên, trên vỉa hè, khuôn viên công sở, được trồng làm bóng mát, tạo cho môi trường xanh Bồ đề là loài cây tiên phong, đòi hỏi nhiều ánh sáng, chịu rét tương đối tốt, nhưng không chịu nổi nhiệt độ cao và khô hạn nhất( là cây con). Bồ đề đòi hỏi đất tốt, tầng đất sâu ẩm, có tính chất đất rừng, thích hợp với đất có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước. Để có được nguồn cây con đảm bảo cho công tác trồng rừng, trong giai đoạn gieo ươm, số lượng và chất lượng cây con chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như: phân bón, nước, ánh sáng, . Ánh sáng là nhân tố sinh thái sinh tồn của thực vật, nên ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển các loài cây nói chung và cây Bồ đề nói riêng. Tuy nhiên, mỗi loài cây và ở mỗi giai đoạn trong đời sống của cây có nhu cầu về ánh sáng khác nhau, vì vậy nghiên cứu cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm có nhu cầu về ánh sáng như thế nào nhằm điều chỉnh chế độ che
  11. 2 sáng phù hợp ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây là một việc làm cần thiết kinh-te-cua-cay-bo-de.htm[17]. Trong sản xuất câu con từ hạt có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây con trong giai đoạn gieo ươm, trong đó có chế độ che sáng cho cây. Ánh sáng là nhân tố quan trọng đối với sinh trưởng và phát triển của cây Bồ đề, vì vậy mục tiêu nghiên cứu này là xác định chế độ che sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm. Xuất phát từ thực tế đó tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng củaây c Bồ Đề (Styrax tonkinensis Pierre) giai đoạn vườn ươm tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên ”. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Xác định được tỷ lệ che sáng phù hợp với sinh trưởng của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm. 1.3. Ýnghĩa trong khoa học nghiên cứu và thực tiễn 1.3.1. Ý nghĩa trong khoaọ h c Qua quá trình thực hiện đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận phương pháp nghiên cứu khoa học. Tìm hiểu được một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. Học tập và hiểu biết thêm kinh nghiệm, kỹ thuật trong thực tiễn nhân giống cây từ hạt. 1.3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Qua quá trình thực hiện được đề tài tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận nghiên cứu khoa học, giải quyết vấn đề khoa học ngoài thực tiễn. Làm quen với một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu đề tài cụ thể. Kết quả nghiên cứu là cơ sở để áp dụng vào điều chỉnh ánh sáng trong chăm sóc cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm
  12. 3 PHẦN 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở khoa học Sinh trưởng và phát triển của cây rừng luôn chịu ảnh hưởng tổng hợp của nhiều nhân tố sinh thái, trong đó một số nhân tố sinh thái giữ vai trò lớn hơn những nhân tố khác. Trong điều kiện gieo ươm, nhân tố sinh thái chủ đạo là chế độ che sáng. Cây con được tạo ra từ các vươn ươm phải đảm bảo cây giống được lựa chọn những phẩm chất tốt và phù hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai để giảm bớt sự cạnh tranh của các loài cây khác. Việc chăm sóc cây con sẽ đảm bảo cho sự phát triển của cây con trong tương lai. Ánh sáng là nguồn năng lượng rất cơ bản trên quả đất, mà tất cả các sinh vật đều lấy đó để sinh tồn và phát triển, năng lượng trên quả đất là điều rất cần thiết cho đời sống của sinh vật. Ánh sáng mặt trời đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật. Bản thân ánh sáng lại là một nhân tố sinh thái vô cùng phức tạp, nó bao gồm cường độ chiếu sáng, chất lượng ánh sáng, chu kỳ chiếu sáng thay đổi, thời gian chiếu sáng ngày v.v đều ảnh hưởng sâu sắc đối với sinh trưởng, phát triển và phân bố địa lý của sinh vật, và đối với bản thân sinh vật cũng cực kỳ thích ứng đối với sự thay đổi đa dạng của nhân tố ánh sáng. . cuu-anh-huong-cua-che-do-che-sang-tuoi-nuoc-den-sinh-truong-cua-cay- phay-duabanga-grahis-flora-roxb-ex-dc-giai-doan-gieo-uom-tai-truong-dai- hoc-nong-lam-thai-nguyen.htm [18]. Ánh sáng là nguồn năng lượng lớn, một yếu tố sinh thái, ánh sáng có vai trò quan trọng đối với cơ thể sống. Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho thực vật tiến hành quang hợp. Những tia sáng có bước song nhất định ảnh hưởng đến việc tổng hợp chất hữu cơ. Quá trình này chỉ xảy ra dưới tác động của nhiệt độ và tia sáng có đặc tính sinh lý. Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến việc tổng hợp để tạo ra hợp chất hữu cơ, Mặt khác ảnh hưởng đến
  13. 4 việc tiêu hao năng lượng trong quá trình hô hấp, ảnh hưởng đến quá trình hút chất dinh dưỡng, hút nước, vận chuyển, thoát hơi nước .Mà muốn thu được năng suất cao và ổn định, cây trồng phải ở trong điều kiện thỏa mãn tối đa các yếu tố sinh trưởng theo yêu cầu của mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển. Bởi vậy vai trò ánh sáng và nhiệt độ ảnh hưởng lớn đối với cây trồng.Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con. Ánh sáng ảnh hưởng đến toàn bộ đời sống của thực vật từ khi hạt nảy mầm, sinh trưởng, phát triển cho đến khi cây ra hoa kết trái rồi chết. Ánh sáng có ảnh hưởng khác nhau đến sự nảy mầm của các loại hạt. Có nhiều loại hạt nảy mầm trong đất không cần ánh sáng, nếu các hạt này bị bỏ ra ngoài ánh sáng thì sự nảy mầm bị ức chế, hoặc không nảy mầm. Ánh sáng có ảnh hưởng nhất định đến hình thái và cấu tạo của cây. Những cây mọc riêng lẻ ngoài rừng hay những cây mọc trong rừng có thân phát triển đều, thẳng, có tán cân đối. Những cây mọc ở bìa rừng do tác dụng không đồng đều của ánh sáng ở bốn phía nên tán cây lệch về phía có nhiều ánh sáng. Đặc tính này gọi là tính hướng ánh sáng của cây. Ánh sáng còn ảnh hưởng đến hệ rễ của cây. Đối với một số loài cây có rễ trong không khí (rễ khí sinh) thì ánh sáng giúp cho quá trình tạo diệp lục trong rễ nên rễ có thể quang hợp, rễ của các cây ưa sáng phát triển hơn rễ của cây ưa bóng. Lá là cơ quan trực tiếp hấp thụ ánh sáng nên chịu ảnh hưởng nhiều đối với sự thay đổi của cường độ ánh sáng. Do sự phân bố ánh sáng không đồng đều trên tán cây nên cách sắp xếp lá không giống nhau ở tầng dưới, lá thường nằm ngang để có thể tiếp nhận được nhiều nhất ánh sáng tán xạ, các lá ở tầng trên tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên xếp nghiêng nhằm hạn chế bớt diện tích tiếp xúc với cường độ ánh sáng cao.
  14. 5 Ngoài ra cây sinh trưởng trong điều kiện chiếu sáng khác nhau có đặc điểm hình thái, giải phẫu khác nhau. Trên cùng một cây, lá ở ngọn thường dày, nhỏ, cứng, lá được phủ một lớp cutin dày, mô dậu phát triển, có nhiều gân và lá có màu nhạt. Còn lá ở trong tầng bị che bóng có phiến lá lớn, lá mỏng và mềm, có lớp cutin mỏng, có mô dậu kém phát triển, gân ít và lá có màu lục đậm. Ánh sáng có ảnh hưởng đến quá trình sinh lý của thực vật, trong thành phần quang phổ của ánh sáng, diệp lục chỉ hấp thụ một số tia sáng. Cường độ quang hợp lớn nhất khi chiếu tia đỏ là tia mà diệp lục hấp thụ nhiều nhất do-che-anh-sang-den-sinh-truong-cua-cay-boi-loi-do-litsea-glutinosa-c-b-rob- giai-doan-vuon-uom-tai-truong-dai-hoc-nong-lam-thai-nguyen.htm [19]. Khả năng quang hợp của các loài thực vật C3 và C4 khác nhau rất đáng kể. Ở thực vật C4 quá trình quang hợp tiếp tục tăng khi cường độ bức xạ vượt ngoài cường độ bình thường trong thiên nhiên. Ở thực vật C3, quá trình quang hợp tăng khi cường độ chiếu sáng thấp, nhất là các cây ưa bóng (Vũ Văn Vụ, 1999) [14]. Liên quan đến cường độ chiếu sáng, thực vật được chia thành các nhóm cây ưa sáng, cây ưa bóng và cây chịu bóng (Vũ Văn Vụ và cộng sự, 1998) [13]. Cây ưa sáng tạo nên sản phẩm quang hợp cao khi điều kiện chiếu sáng tăng lên, nhưng nói chung, sản phẩm quang hợp đạt cực đại không phải trong điều kiện chiếu sáng cực đại mà ở cường độ vừa phải. Ngược lại cây ưa bóng cho sản phẩm quang hợp cao ở cường độ chiếu sáng thấp, trung gian giữa hai nhóm trên là nhóm cây chịu bóng nhưng nhịp điệu quang hợp tăng khi sống ở những nơi được chiếu sáng đầy đủ. Đặc điểm cấu tạo về hình thái, giải phẩu và hoạt động sinh lý của các nhóm cây này hoàn toàn khác nhau thể hiện đặc tính thích nghi của chúng đối với các điều kiện môi trường sống khác
  15. 6 nhau.Do đặc tính này mà thực vật có hiện tượng phân tầng và ý nghĩa sinh học rất lớn. Ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt đến quá trình sinh sản của thực vật. Tương quan giữa thời gian chiếu sáng và che tối trong ngày - đêm gọi là quang chu kỳ. Tương quan này không giống nhau trong các thời kỳ khác nhau trong năm cũng như trên các vĩ tuyến khác nhau. Liên quan đến độ dài chiếu sáng, thực vật còn được chia thành nhóm cây ngày dài và cây ngày ngắn, cây ngày dài là cây ra hoa kết trái cần pha sáng nhiều hơn pha tối, còn ngược lại, cây ngày ngắn đòi hỏi độ dài chiếu sáng khi ra hoa kết trái ngắn hơn (Larcher. W, 1983) [6]. Vai trò của ánh sáng với cây con giai đoạn vườn ươm Ánh sáng là nguồn năng lượng cần cho quang hợp của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây con (Nguyễn Văn Sở, 2004) [10]. Khi được che bóng, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra nhanh, nhưng đường kính nhỏ, sức sống yếu và thường bị đổ ngã khi gặp gió lớn. Trái lại, khi gặp điều kiện chiếu sáng mạnh, tăng trưởng chiều cao của cây con diễn ra chậm, nhưng đường kính lớn, thân cây cứng và nhiều cành. Nói chung, việc che bóng giúp cây con tránh được những tác động cực đoan của môi trường, làm giảm khả năng thoát hơi nước, đồng thời làm giảm nhiệt độ của cây và của hỗn hợp ruột bầu. Sự sống sót ban đầu của cây con ở điều kiện đất trồng rừng cũng phụ thuộc vào việc điều chỉnh ánh sáng trong giai đoạn gieo ươm. Những cây con sinh trưởng với cường độ ánh sáng thấp sẽ hình thành các lá chịu bóng. Nếu bất ngờ đưa chúng ra ngoài ánh sáng và kèm theo điều kiện ẩm độ, nhiệt độ thay đổi, chúng sẽ bị ức chế bởi ánh sáng mạnh. Điều này có thể làm cho cây con bị tử vong hoặc giảm tăng trưởng cho đến khi các lá chịu bóng được thay thế bằng các lá ưa sáng (Kimmins, 1998) [16]. Chế độ ánh sáng được coi là thích hợp cho cây con ở vườn ươm khi nó
  16. 7 tạo ra tỷ lệ lớn giữa rễ/chiều cao thân, hình thái tán lá cân đối, tỷ lệ chiều cao/đường kính bằng hoặc gần bằng 1. Đặc điểm này cho phép cây con có thể sống sót và sinh trưởng tốt khi chúng bị phơi ra ánh sáng hoàn toàn. Vì thế, trong gieo ươm nhà lâm học phải chú ý đến nhu cầu ánh sáng của cây con (Kimmins, 1998) [16]; Nguyễn Xuân Quát, 1985 [9] ; Nguyễn Văn Thêm, 2002-2003) [12]. 2.2. Những nghiên cứu trên thế giới Tái sinh của rừng tự nhiên và gieo ươm là một quá trình phức tạp, tuy nhiên, vấn đề này đã thu hút sự chú ý của nhiều nhà lâm học. Khi nghiên cứu tái sinh rừng, phần lớn các nhà nghiên cứu thường hướng vào tìm hiểu sự thiếu hụt ánh sáng của cây con. Năm 1949 kolovxki (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [12] cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng là thường xuyên đối với cây con.Những nhận định về vai trò của ánh sáng đối với tái sinh cây gỗ ở rừng mưa cũng tìm thấy trong các tài liệu của Richards (1952), Banard (1954) và Baur (1961 – 1962) [2]. Khi nghiên cứu vai trò của những yếu tố tối thiểu đối với sinh trưởng của cây con, Karpov (1969) và Rusin (1970)(Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 1992) [12] cho rằng sự cải thiện điều kiện sinh trưởng của cây con theo yếu tố đa lượng có ảnh hưởng không đáng kể đến sức sống của cây con. Theo Mazin, (1969)[2], ánh sáng sẽ trở thành yếu tố giới hạn ở những nơi mà nước và chất khoáng không ở mức giới hạn. Khi nghiên cứu về sinh thái của hạt giống và sinh trưởng của cây gỗ non, Ekta và Singh (2000) [15] đã nhận thấy rằng, cường độ ánh sáng có ảnh hưởng rõ rệt tới sự nảy mầm, sự sống sót và quá trình sinh trưởng của cây con. Năm 1981, Sasaki và Mori đã tiến hành nghiên cứu và đánh giá khả năng chịu bóng của một số loài như Shorea talura, Sovalis, Hopea helferei vàVatica odorata. Kết quả cho thấy sinh trưởng của cây con bị ức chế khi cường độ ánh sáng cao hơn 50%. Ảnh hưởng của chế độ tưới nước đến sinh
  17. 8 tưởng của cây đã được đề cập ở mức độ tế bào Kramer (1993), Wagt và cộng sự (1998). Sands và Mulligan (1990) sự lớn lên của lá rất nhạy cảm với nước (Dẫn theoNguyễn Văn Thêm, 2002-2003) [12]. 2.3. Những nghiên cứu ở Việt Nam Ở Việt Nam, từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về gieo ươm cây gỗ. Nhìn chung, khi nghiên cứu gieo ươm cây gỗ, một mặt các nhà nghiên cứu hướng vào xác định những nhân tố sinh thái có ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng của cây con. Những nhân tố được quan tâm nhiều là ánh sáng, chế độ nước . Mặt khác, nhiều nghiên cứu còn hướng vào việc làm rõ tiêu chuẩn cây con đem trồng. Khi bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng của độ tàn che, Nguyễn Xuân Quát (1985) và Hoàng Công Đãng (2000)[4] đã phân chia 5 mức che sáng: Không che (đối chứng), che 25%, 50%, 75%, 100%. Nguyễn Thị Mừng (1997) [7] đã nghiên cứu ảnh hưởng của tỷ lệ che bóng đến sinh trưởng của cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensisPierre) trong giai đoạn vườn ươm, kết quả nghiên cứu đã chứng tỏ rằng, ở giai đoạn từ 1 - 4 tháng tuổi, mức độ che bóng 50 - 100% (tốt nhất 75%) đảm bảo cho Cẩm lai, sinh khối, sinh trưởng chiều cao đều lớn hơn so với đối chứng (không che bóng). Nhưng đến tháng thứ 6, các chỉ tiêu trên lại đạt cao nhất ở tỷ lệ che bóng 50%. Khi nghiên cứu về gieo ươm Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeriPierre), Nguyễn Tuấn Bình, (2002)[3] nhận thấy độ tàn che 25% - 50% là thích hợp cho sinh trưởng của Dầu song nàng 12 tháng tuổi. Khi nghiên cứu về cây Huỷnh liên (Tecoma stans (L.) H.B.K) trong giai đoạn 6 tháng tuổi, Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006) [8] nhận thấy độ che sáng thích hợp là 60%. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006)[5] khi nghiên cứu về ảnh hưởng của độ tàn che đến sinh trưởng của gỗ đỏ (Afzelia xylocarpa Craib)
  18. 9 nhận thấy rằng độ tàn che thay đổi có ảnh hưởng rõ rệt đến sinh trưởng đường kính, chiều cao và sinh khối của cây con gỗ đỏ. Sau 6 tháng, đường kính của gỗ đỏ dưới các độ tàn che khác nhau có sự phân hóa thành 4 nhóm; trong đó thấp nhất ở độ tàn che 100%, cao nhất ở độ tàn che 25%. Chiều cao thân cây gỗ đỏ 6 tháng tuổi phân hóa thành 3 nhóm; trong đó thấp nhất ở thí nghiệm thức đối chứng, kế đến ở độ tàn che 25% - 75%, cao nhất ở độ tàn che 100%. Kết quả nghiên cứu cũng đã chứng tỏ rằng, giá trị lớn nhất về sinh khối của gỗ đỏ 6 tháng tuổi chỉ đạt được dưới độ tàn che 25%, thấp nhất ở độ tàn che 100%. Ngoài ra, sự suy giảm sinh khối của cây con gỗ đỏ sẽ xảy ra khi chúng không được che bóng hoặc được che bóng từ 50% - 100%. Đoàn Đình Tam khi nghiên cứu về độ tàn che và chế độ tưới nước ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây Vối Thuốc (Schima wallichii Chois) nhận thấy rằng chế độ che bóng thích hợp cho cây con Vối Thuốc giai đoạn 3 đến 6 tháng tuổi là 50%, giai đoạn từ 9 đến 12 tháng tuổi là 25% [11]. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu  Vị trí địa lý: Đề tài được tiến hành tại mô hình khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên thuộc địa bàn xã Quyết Thắng.Căn cứ vào bản đồ địa lý Thành phố Thái Nguyên thì vị trí của trường như sau: - Phía Bắc giáp với phường Quán Triều - Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán - Phía tây giáp với xã Phúc hà - Phía Đông giáp với khu dân cư trường ĐHNL Thái Nguyên. * Địa hình Địa hình của xã chủ yếu là đồi bát úp không có núi cao. Độ dốc trung bình 10 - 15, độ cao trung bình 50 - 70m, địa hình thấp dần từ Tây bắc xuống Đông Nam.
  19. 10 Mô hình khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Nằm ở khu vực chân đồi, hầu hết đất ở đây là loại đất Feralit phát triển trên đá Sa thạch. Do vườn ươm mới chuyển về đây nên đất lấy để hoạt động đóng bầu gieo cây là đất mặt ở đồi tương đối tốt. Theo kết quả phân tích mẫu đất của trường thì chúng ta có thể nhận thấy: Bảng 2.1.Kết quả phân tích mẫu đất. Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng đất (cm) Mùn N 푷 푶 푲 O N 푷 푶 푲 O PH 1-10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.56 0.90 3.5 10-30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.12 3.9 30-60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.04 3.7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNL Thái Nguyên) - Độ pH của đất thấp chứng tỏ đất ở đây chua. - Đất nghèo mùn, hàm lượng N, P2O5 ở mức thấp.Chứng tỏ đất nghèo dinh dưỡng. * Đặc điểm khí hậu, thời tiết Do khu vực nghiên cứu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết chia làm 4 mùa; Xuân - Hạ - Thu - Đông, song chủ yếu là 2 mùa chính; Mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Do địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du đồng bằng theo hướng bắc – nam, nên có thể thấy được sự khác biệt theo lãnh thổ mức độ lạnh khác nhau. Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu vào mùa nóng là gió mùa Đông Nam và mùa lạnh là gió mùa Đông Bắc. Do nằm xa biển nên xã Quyết
  20. 11 Thắng nói riêng và thành phố Thái Nguyên nói chung ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão. Tỉnh Thái Nguyên có độ ẩm khá cao, trừ tháng 1, các tháng còn lại tương đối đều trên 80%. Là tỉnh chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc làm cho nhiệt độ thường hạ xuống đột ngột xuất hiện thời tiết sương muối ảnh hưởng đế sinh trưởng của cây. Đặc điểm khí hậu của xã Quyết Thắng nằm trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi cho sự nghiệp một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, có giá trị đối với nông – lâm nghiệp. Hiện trạng mô hình khoa Lâm nghiệp - Gồm có vườn ươm: cho sinhh viên nghiên cứu, rèn nghề và thực tập - Mô hình cây bản địa - Ao cá 2.5. Một số thông tin về loài cây Bồ đề Cây Bồ đề có tên khoa học là (Styrax tonkinensis Pierre) là một loài cây thân gỗ thuộc họ Bồ đề (Styracaceae). Là cây gỗ nhỡ, rụng lá theo mùa, cao từ 20 -25m, sinh trưởng trung bình. Thân cây thẳng, tròn dáng phân tán. Vỏ thân cây màu xám trắng thường có vết rạn dọc. Cành ngang thấp tập trung gần ngọn. Lá mọc đối với cuống gân lá hình lông chim, phiếm lá hình trứng hay hình mác, cấu tạo lá hình trái xoan tròn, đầu có mũi lồi ngắn, đuôi gần tròn, dài 4 – 10cm, rộng 2 – 6cm, mặt trên nhẵn xanh nhạt, mặt dưới trắng có lông sao, có 5 – 7 đôi gân phụ nổi rõ ở mặt dưới. Mép lá đôi khi có răng cưa. Hoa tự chùm viên thùy dài tới 18cm hoa xếp thành ngù, mọc ở nách và ngọn, có mùi thơm nhẹ, đài hình ống có 5 răng tràng có màu trắng xếp lợp phủ nhiều lông, lông tơ màu vàng. Quả hình trái xoan gần tròn khi chín phủ lông xám hình sao, khi chín quả khô nứt làm 3 mảnh, trong có 1 hạt, hạt hình trứng có vỏ cứng. Quả khi non có màu xanh, khi chín vỏ quả màu nâu nhạt ra
  21. 12 hoa tháng 5 - 6 chín tháng 9 – 10 (Lương Thị Anh và Mai Quan Trường, Giáo trình trồng rừng 2007) [1]. Là cây ưa sáng, ưa đất Feralit đỏ vàng, độ ẩm cao. Trong tự nhiên cây thường mọc lên sau nương rẫy hoặc sau rừng mới bị tàn phá để phơi đất trống. Bồ đề thích hợp ở độ cao tuyệt đối dưới 300 – 400m. Chủ yếu phân bố trong rừng thứ sinh ở các tỉnh phíaBắc, Việt Nam. Hình 2.1 cây Bồ đề Bồ đề có tán lá mỏng và thưa. Hoa trắng và thơm, có thể được trồng làm cây cảnh quan đường phố. Gỗ Bồ đề trắng, mền, nhẹ, thớ mịn và đều. Gỗ Bồ đề đồng nhất, không có lõi, tỷ lệ vỏ thấp, sự dùng thuận lợi cho công nghiệp giấy và làm diêm. Thân cấy Bồ đề còn tiết ra một loại nhựa thơm, nhựa này được gọi là cánh kiếm trắng (an tức hương, Benzori) là nguyên liệu dùng trong y học, chế biến định hương trong nghề làm nước hoa, chống ối khét bảo quản mỡ béo, điều chế axit Benzori, trong công nghiệp chế biến vecni và một số loại sơn đặt biệt. de/175791.html [20] Khả năng kinh doanh, bảo tồn Bồ để được trồng trên diện tích lớn ở Yên Bái, Phú Thọ, Lào Cai, Tuyên quang, Hà giang nhằm cung cấp nguyên
  22. 13 liệu giấy. Tuy khả năng tái sinh mạnh nhưng luân kì vãn chưa đáp ứng được yêu cầu. Cách trồng và chăm sóc cây Bồ đề - Cây Bồ đề có thể nhân giống từ hạt hoạc giâm cành. Giâm cành thì cây sẽ nhanh lớn hơn. Cần chọn cành không quá non hoặc quá già. - Cây Bồ đề có tốc độ sinh trưởng tốt, có thể thích hợp trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau. Tuy nhiên khi trồng cần chú ý một số vấn đề sau: - Cây Bồ đề chịu rét tốt, đòi hỏi lượng ánh sáng cao, tuy nhiên cây không chịu được nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ thích hợp từ 15– 35 oC. - Đất trồng tơi xốp, có nhiều độ ẩm, giàu dinh dưỡng. - Chế độ tưới nước, chỉ cần thiết khi cây còn non. Cây già không cần tưới trong thời gian dài. - Cây Bồ đề ưa ánh sáng, tưới nước thường xuyên để cây phát triển tốt. - Cây Bồ đề trồng trong đất ẩm giàu dinh dưỡng, có thể thoát nước tốt. Khi trồng cây phải chonuj nơi rộng rãi thoáng mát, không bị gò bó, vì cây phát triển rất to lớn.
  23. 14 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là cây Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) được gieo từ hạt ở giai đoạn vườn ươm. 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng với tỷ lệ: 75%, 50%, 25%, và không che 3.2.Nội dung nghiên cứu Để đáp ứng được mục tiêu đề tài thực hiện một số nội dung sau: - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề - Nghiên cứu ảnh hưởngcủa chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Bồ đề - Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Bồ đề - Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 3.3. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp nghiên cứu kế thừa có chọn lọc các tài liệu, số liệu, kết quả đã nghiên cứu trước. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm - bố trí thí nghiệm - Sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu điều tra: Từ những số liệu thu thập qua các mẫu biểu điều tra ngoại nghiệp, tôi tiến hành tổng hợp và phân tích kết quả thí nghiệm bằng các phương pháp thống kê toán học trong Lâm nghiệp.
  24. 15 3.3.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu - Hạt giống, túi bầu, đất tầng A, sàng đất - Thước đo cao, thước dây, thước kép - Bảng biểu , giấy bút - Bình phun nước - Lưới Bước 2: Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD),mỗi công thức được lặp lại 3 lần, tổng số cây thí nghiệm trên 1 công thức là 90 cây, tổng số cây thí nghiệm trên 4 công thức là 360 cây, xung quanh có dải bảo vệ. Bầu được xếp vào 4 lô thí nghiệm ở vườn ươm, chế độ tưới nước và chăm sóc giống nhau nhưng ở 4 điều kiện che sáng khác nhau. Công thức thí nghiệm: + Công thức 1: Che sáng75% +Công thức 2: Che sáng 50% + Công thức 3: Che sáng 25% + Công thức 4: Không che sáng Dải bảo vệ NLI CT1 CT3 CT2 CT4 NLII CT4 CT1 CT2 CT3 NLIII CT3 CT2 CT1 CT4 Dải bảo vệ Hình 3.1.Sơ đồ bố trí thí nghiệm về ảnh hưởng chế độ che sang
  25. 16 Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm • Tạo bầu: Đất ruột bầu được đập nhỏ, sàng loại bỏ rễ cây, sỏiđá, tạp vật rồi trộn đều theo công thức trên. Vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 8 x 12 cm có đáy đục lỗ 2 bên. Tạo luống đặt bầu: Luống ruộng dài theo mô hình bố trí TN, mặt luống được rẫy sạch cỏ dại, san phẳng, nền đặt bầu là nền đất cố định (chặt). Đóng và xếp bầu: Trộn đều hỗn hợp ruột bầutheo tỷ lệ công thức, hỗn hợp ruột bầu đủ ẩm. Cho đất vào 1/3 bầu nén chặt để tạo đáy bầu, tiếp tục cho đất vào đầy bầu, đổ cho đất xuống đều. Bầu được xếp sát nhau trên luống. Vun đất xung quanh bầu cao 2/3 thân bầu xung quanh luống để giữ bầu không bị nghiêng ngả, giữ ẩm cho luống cây. • Xử lý kích thích hạt: - Loại bỏ hạt lép, lửng: Cho hạt vào nước lã sạch, loại bỏ hạt lép, lửng. Lấy hạt chín (hạt chắc). Rửa sạch hạt chắc chắn (dùng nước sạch rửa hạt), ngâm hạt giống vào nước nóng 2 sôi 3 lạnh (35- 400C) từ 3-4 tiếng. Vớt hạt đã qua xử lý đem ủ nứt nanh sau đó đem gieo. Tra hạt vào bầu: Trước khi cấy, bầu đất phải được tưới nước cho đất đủ ẩm trước đó 1 ngày. Chọn những hạt nhú mầm, dùng que cấy để tạo lỗ giữa bầu sâu gấp đôi đường kính hạt vào bầu và lấp đất bấu kín hạt. Chăm sóc cây con. + Tưới nước: Tưới đủ ẩm cho cây con vào sáng sớm và chiều mát. Số lần tưới nước tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và độ ẩm của đất trong bầu. Thì nghiệm luôn giữ đủ độ ẩm cho cây, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng. Bình quân lượng nước tưới cho mỗi lần là 3-5 lít/m2
  26. 17 + Cấy dặm: Nếu cây nào chết cấy dặm ngay, đảm bảo mỗi bầu có 1 cây sinh trưởng tốt. + Nhổ cỏ phá váng: Trước khi nhổ cỏ phá váng cho luống bầu cây, tưới nước cho đủ ẩm trước khoảng 1-2 tiếng cho bầu ngấm đủ độ ẩm. Nhổ hết cỏ trong bầu và quanh luống, kết hợp xới nhẹ, phá váng bằng một que nhỏ, xới xa gốc, tránh làm cây bị tổn thương, trung bình 10-15 ngày/lần. 3.3.2. Các chỉ tiêu và phương pháptheo dõi * Theo dõi các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ sống, số lá, chiều cao Hvn, đường kính cổ rễ00 D Phương pháp theo dõi + Tỷ lệ sống của cây (%): Đếm tổng số cây chết trên tổng số cây sống của mỗi công thức che bóng. + Chiều cao cây (Hvn, cm): Đo từ mặt bầu đến đỉnh ngọn cây, bằng thước kỹ thuật với độ chính xác 0,1 cm. Đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây. + Đường kính cổ rể (Doo, cm): Đo cách mặt bầu 0,5cm, bằng thước kẹp Palme với độ chính xác 0.1mm. + Số lá trên cây (lá): Đếm tổng số lá trên từng cây cho mỗi công thức. Mẫu bảng 3.1: Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00, chất lượng của cây con. Chất lượng Ghi STT CTTN Hvn D00 Tốt TB Xấu chú 1 1 2 2 3.3.3. Phương pháp xử lý số liệu - Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp để tính chiều cao vút ngọn trung bình, đường kính cổ rể trung bình thông qua các công thức tính:
  27. 18 푛 1 푣푛 = ∑ 푖 푛 푖=1 푛 1 표표 = ∑ Di 푛 푖=1 Trong đó: ̅ vn: Là chiều cao vút ngọn trung bình ̅ 00: Là đường kính gốc trung bình Di: Là giá trị đường kính gốc của một cây. Hi: Là giá trị chiều cao vút ngọn của một cây. n: Là dung lượng mẫu điều tra. i: Là thứ tự cây thứ i. - Phân tích và xử lý số liệu trên excel: các chỉ số thống kê như chỉ số trung bình ̅vn, ̅00, được thực hiện bằng phần mền excel với hàm Sum (), hàm Average () - Sử dụng phần mềm SAS 9.0 để đánh giá sự sai khác giữa các công thức thí nghiệm và phân tích xếp hạng giữa các công thức theo Duncan. Xử lýsố liệu với SAS Bước 1:Mở chương trình(ex: SAS v.8, SAS v.9), giao diện có các phần cho xử lý thống kê như Program editor, Log, Ouput ở thanh bar phía dưới cùng. Chọn (click) phần Program editor.
  28. 19 Hình 1.1. Giao diện của SAS version 8 Bước 2: Copy file word mẫuvà patse vào phần Program editor. Bước 3: Có thể mở trực tiếp dạng file lưu từ .sas hoặc word .txt. File word mẫu để phân tích ANOVA, khối đầy đủ ngẫu nhiên, năm nghiệm thức, bốn khối. Ký hiệu: K (Khối), T (nghiệm thức), Y (năng suất cải ngọt kg/ô 20 m2). Trình tự xử lý: - Chuyển file mẫu1 sau đây (copy và paste) từ DATA đến RUN;vào Program Editor. - Click vào hình ở thanh công cụ (task bar) để xử lý số liệu hoặc (Run→Submit). - Xem kết quả trong Ouput: lưu bằng Edit→Select all→ Copy, paste vào word, hoặc save .sas. - Thời gian xử lý cpu time = 0.02 seconds.
  29. 20 File mẫu1: DATA; INPUT K $ T $ Y; CARDS; 1 CT1 9.00 1 CT2 10.28 1 CT3 7.00 1 CT4 9.86 2 CT1 10.94 2 CT2 8.00 2 CT3 7.59 2 CT4 8.00 3 CT1 9.99 3 CT2 10.63 3 CT3 7.00 3 CT4 10.15 PROC ANOVA; CLASS K T; MODEL Y = K T; MEANS T / LSD ALPHA=0.05; TITLE ‘NANG SUAT THUC THU’; RUN; Lưu ý: Có thể dung mẫu này để xử lý nhiều chỉ tiêu 1 lượt, chỉ cần thay mức alpha=0.05 hay alpha=0.01 sau khi đã xem kết quả bảng ANOVA, và tựa đề (title) khi nhập số cho các chỉ tiêu khác.
  30. 21 Hình 1.2. Program Editor để chuyển số liệu từ file word mẫu - Đánh giá tỷ lệ cây con xuất vườn Tỷ lệ cây con xuất vườn được tính theo công thức: Tỷ lệ % cây con xuất vườn = tỷ lệ % cây tốt + tỷ lệ % cây trung bình Mẫu bảng 3.2: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức ánh sáng Chất lượng Tỷ lệ cây con CTTN xuất vườn Tốt TB Xấu (%) 1 2 3
  31. 22 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sángến đ tỷ lệ sống của cây Bồ đề Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của câu Bồ đề được thể hiện ở bảng 4.1 và hình 4.1 Bảng 4.1: Kết quả về tỷ lệ sống của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Tỷ lệ sống trung bình % CT1 (Che sáng 75%) 84.44d CT2 ( Che sáng 50%) 91.11b CT3 (Che sáng 25%) 96.67a CT4 (Không che sáng) 87.78c Pr <0,05 CV(%) 7,6 Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhaukhông sai khác ở mức độ tin cậy 95% Tỷ lệ sống (%) 100 96.67% 95 91.11% 90 87.78% 84.44% 85 Tỷ lệ sống (%) 80 75 CT1 (che CT2 (che CT3 (che CT4 (không 75%) 50%) 25%) che) Hình 4.1: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ sống (%) của cây Bồ Đề ở các công thức thí nghiệm về chế độ che sáng
  32. 23 Kết quả ở bảng 4.1 và hình 4.1 cho ta thấy: Tỷ lệ sống của cây Bồ đề giai đoạn 4 tháng tuổi chịu ảnh hưởng của chế độ che sáng khác nhau. So sánh giữa các công thức với nhau ta thấy: Công thức 1 có tỷ lệ sống đạt là 84.44%, đạt thấp nhất, thấp hơn công thức 2 là 6,67%, thấp hơn công thức 3 là 12,22%, thấp hơn công thức 4 là 3,33%. Công thức 2 có tỷ lệ sống đạt là 91,11%, cao hơn công thức 1 là 6,67%, thấp hơn công thức 3 là 5,56%, cao hơn công thức 4 là 3,33%. Công thức 3 có tỷ lệ sống đạt là 96,67%, cao hơn công thức 1 là 12,22%, cao hơn công thức 2 là 5,56%, cao hơn công thức 4 là 8,89%. Công thức 4 có tỷ lệ sống đạt là 87,78%, cao hơn công thức 1 là 3,33%, thấp hơn công thức 2 là 3,33%, thấp hơn công thức 3 là 8,89%. Như vậy, bước đầu ta thấy chế độ che sáng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề ở giai đoạn cây 4 tháng tuổi và có sự rõ rệt. Tỷ lệ sống của cây ở các công thức 2 (che 50%), công thức 3 (che 25%) và công thức 4 (không che) có sự chênh lệch (3,33% đến 8,89%). Để khẳng định kết quả trên đề tài kiểm tra ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng tỷ lệ sống của cây Bồ đề bằng phân tích phương sai một nhân tố trên phần mềm SAS 9.0 (chi tiếtở phần phụ biểu). Kết quả cho thấy mức xác xuất (Pr< 0,05). Điều đó khẳng định, các công thức che sáng ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề là có sự chênh lệch rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu (chi tiết ở phần phụ biểu) nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến phần trăm tỷ lệ sống của cây Bồ đề. So sánh giữa các công thức che sáng về tỷ lệ sống của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 3 (che 25%) cây cho tỷ lệ sống cao nhất (96,67%), tiếp theo là công thức 2 (che 50%): 91,11%, xếp thứ 3 là công thức 4 (không che): 87,78%, thấp nhất là công thức 1 (che 75%): 84,44%.
  33. 24 Như vây, xét về ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm, có sự chênh lệch. Tuy nhiên, sự chênh lệch này rất thấp không đáng kể công thức 1 thấp hơn công thức 2 là 6,67%, thấp hơn công thức 3 là 12,22%, thấp hơn công thức 4 là 3,33%. Công thức 2 cao hơn công thức 1là 6,67%, thấp hơn công thức 3 là 5,56%, cao hơn công thức 4là 3,33%. Công thức 3 cao hơn công thức 1 là 12,22%, cao hơn công thức 2 là 5,56%, cao hơn công thức 4 là 8,89%. Công thức 4 cao hơn công thức 1 là 3,33%, thấp hơn công thức 2 là 3,33%, thấp hơn công thức 3 là 8,89%. Do đó nếu đứng trên quan điểm về xem xét về tỷ lệ sống của cây Bồ đề khi gieo ươm, ta có thể chế độ che sáng như ở công thức 2, công thức 3 và công thức 4 4.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của chế độ che sáng ếđ n sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề Kết quả nghiên cứu sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề dưới ảnh hưởng của các công thức che sáng được thể hiện ở bảng 4.2 và hình 4.2 Bảng 4.2. Kết quả sinh trưởng 퐇̅vn của câyBồ Đề giai đoạn vườn ươm ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm 푯̅vn(cm) CT1 (Che sáng 75%) 9,37d CT2 (Che sáng 50%) 10,24b CT3 (Che sáng 25%) 11,58a CT4 (Không che sáng) 9,92c Pr <0,05 CV(%) 14,6 Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác ở mức độ tin cây 95%
  34. 25 Chiều cao (cm) của cây Bồ đề 11.58 12 10.24 9.92 10 9.37 8 6 Chiều cao (cm) của cây Bồ đề 4 2 0 CT1 (che CT2 CT3 (che CT4 75%) (che50%) 25%) (không che) Hình 4.2. Biểu đồ biểu diễn sinh trưởng 푯̅vn của cây Bồ đề
  35. 26 Hình 4.3.Ảnh cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.2 và hình 4.2.cho ta thấy: Sinh trưởng về chiều cao của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm chịu ảnh hưởng của chế độ che sáng, mặc dù các điều kiện thực hiện thí nghiệm là đồng nhất, các mức độ che sáng: 75%, 50%, 25% và không che, cây có chiều cao đạt được giữa các công thức là khác nhau: Công thức 1 có ̅vn đạt là 9,37 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,88cm, thấp hơn công thức 3 là 2,21cm, thấp hơn công thức 4 là 0,56cm. Công thức 2 có ̅vn đạt là 10,24cm, cao hơn công thức 1 là 0,88cm, thấp hơn công thức 3 là1,34cm, cao hơn công thức 4 là 0.32cm. Công thức 3 có ̅vn đạt là 11,58cm, cao hơn công thức 1 là 2,21cm, cao hơn công thức 2 là 1,34cm, cao hơn công thức 4 là 1,66cm. Công thức 4 có ̅vn đạt là 9.92cm, cao hơn công thức 1 là 0,56cm, thấp hơn công thức 2 là 0,32cm, thấp hơn công thức 3 là 1,66cm. Như vậy, ở giai đoạn vườn ươm chế độ ánh sáng khác nhau cóảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao cây Bồ đề. Công thức che sáng thích hợp cho sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm là 25%.
  36. 27 Để khẳng định kết quả trên ta kiểm tra sự ảnh hưởng của tỷ lệ che sáng khác nhau đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 cho chỉ tiêu Hvn.Kết quả ghi tại bảng 4.3 Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Bồ đề Duncan Grouping Mean (TB) N T (công thức) A 11,58 3 3 B 10,24 3 2 C 9,92 3 4 D 9,36 3 1 Kết quả cho thấy mức xác xuất (Pr <0,05).Điều đó khẳng định, các công thức tỷ lệ che sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao của cây Bồ đề, so sánh giữa các công thức che sáng về chiều cao của cây Bồ đề giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 3 (che 25%) đạt cao nhất l à 11,58cm, tiếp theo công thức 2 (che 50%) là 10,24cm, xếp thứ 3 là công thức 4 (không che) là 9,92cm, thấp nhất là công thức 1 (che 75%) là 9,37cm, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ biểu) công thức 3 là trội nhất (11,58cm). Do đó, công thức 3 (che 25%) là công thức cho chỉ tiêu sinh trưởng Hvn cao nhất trong các công thức thí nghiệm đây là cơ sở cho điều chỉnh chế độ che sáng cho cây Bồ đề ở giai đoạn vươn ươm trong thực tế sản xuất.
  37. 28 4.3. Ảnh hưởng sinh trưởng đường kính cổ rễ 푫̅oo của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Kết quả nghiên cứu sinh trưởng về đường kính cổ rễ bình quân của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4 và hình4.3 Bảng 4.4: Kết quả sinh trưởng퐃 ̅ oo cây Bồ đề ở các công thức thín ghiệm Công thức thí nghiệm 푫̅ oo (cm) CT1 (Che sáng 75%) 0,12d CT2 (Che sáng 50%) 0,15b CT3 (Che sáng 25%) 0,17a CT4 (Không che sáng) 0,14c Pr <0,05 CV(%) 17,6 Ghi chú: (Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác ở mức tin cậy 95%) Đường kính (cm) của cây Bồ đề 0.18 0.17 0.16 0.15 0.14 0.14 0.12 0.12 0.1 Đường kính (cm) 0.08 0.06 0.04 0.02 0 CT1 (che CT2 (che CT3 (che CT4 (không 75%) 50%) 25%) che) Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn đường kính cổ rễ (cm) của cây Bồ đề
  38. 29 Hình 4.5: Ảnh thể hiện D00 của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.4, hình 4.3 cho thấy: Công thức 1 (che 75%) có ̅00 đạt là 0,12 cm, thấp hơn công thức 2 là 0,03cm, thấp hơn công thức 3 là 0,05cm, thấp hơn công thức 4 là 0,02cm.
  39. 30 Công thức 2 (che 50%) có ̅ 00 đạt là 0,15cm, cao hơn công thức 1 là 0,03cm, thấp hơn công thức 3 là 0,02cm, cao hơn công thức 4 là 0,01cm. Công thức 3 (che 25%) có ̅ 00 đạt là 0,17cm, cao hơn công thức 1 là 0,05cm, cao hơn công thức 2 à 0,02cm, cao hơn công thức 4 là 0,03cm. Công thức 4 (không che) có ̅ 00 đạt là 0,14cm, cao hơn công thức 1 là 0,02cm, thấp hơn công thức 2 là 0,01cm, thấp hơn công thức 3 là 0,03cm. Như vậy, cây Bồ đề có chỉ tiêu sinh trưởng về ̅ 00 tốt nhất ở công thức che sáng 25%, tiếp đó là che sáng 50%, tiếp đến là không che sáng và cuối cùng là che sáng 75%. Tuy nhiên sự chênh lệch giữa công thức không che và che 75% là không đáng kể (0,02cm). Do đó công thức có D00 của cây lớn nhất là công thức che sáng 25% Để khẳng định kết quả trên, tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Bồ đề, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 cho chỉ tiêu đường kính cổ rễ của cây Bồ đề. Kết quả được ghi tại bảng 4.5 Bảng 4.5: Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ cây Bồ đề Duncan Grouping Mean (TB) N T (công thức) A 0,17 3 3 B 0,15 3 2 C 0,14 3 4 D 0,12 3 1 Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, chế độ che sáng khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Bồ đề là có sự khác nhau rõ rệt. Sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính cổ rễ của cây Bồ đề, so sánh giữa các công thức che sáng
  40. 31 về đường kính cổ rễ của cây Bồ đề đề giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 3 (che 25%) đạt cao nhất là 0,17cm, tiếp theo công thức 2 (che 50%) là 0,15cm, xếp thứ 3 là công thức 4 (không che) là 0,14cm, thấp nhất là công thức 1 (che 75%) là 0,12cm, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ biểu) công thức 3 là công thức trội nhất (0,17cm). Do đó, công thức 3 (che sáng 25%) là công thức cho chỉ tiêu sinh trưởng ̅ 00 cao nhất trong các công thức thí nghiệm đây là cơ sở cho điều chỉnh chế độ che bóng cho cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm trong thức tế sản xuất giống cây Bồ đề. 4.4. Ảnh hưởng về số lá của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Kết quả nghiên cứu về động thái ra lá của cây Bồ đề trong giai đoạn vườn ươm dưới tác động của chế độ che sáng được thể hiện ở bảng 4.6 và hình 4.4 Bảng 4.6: Kết quả về số lá của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm về chế độ che sáng Công thức thí nghiệm Số lá (Cái) CT1 (Che sáng 75%) 8,73d CT2 (Che sáng 50%) 10,57b CT3 (Che sáng 25%) 12,6a CT4 (Không che sáng) 9,17c Pr <0,05 CV(%) 9,6 Ghi chú: Trong cùng một cột, các công thức có kí tự giống nhau không sai khác ở mức độ tin cậy 95
  41. 32 Số lá của cây Bồ đề 14 12.6 12 10.57 9.17 10 8.73 8 Số lá của cây Bồ đề 6 4 2 0 CT1 (che CT2 (che CT3 (che CT4 (không 75%) 50%) 25%) che) Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn số lá (cái) của cây Bồđề ở cáccông thức thí nghiệm CT3 (che 25%) CT1 (che 75%)
  42. 33 CT2 (che 50%) CT4(không che) Hình 4.7: Ảnh thể hiện số lá cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Kết quả ở bảng 4.6, hình 4.4 cho thấy: Các công thức che sáng khác nhau có ảnh hưởng đến số lá của cây Bồ đề giai đoạn vươn ươm. Cụ thể như sau: Công thức 1 (che 75%) có số lá trung bình đạt là 8,73 lá, thấp hơn công thức 2 là 1,83 lá, thấp hơn công thức 3 là 3,87 lá, thấp hơn công thức 4 là 0,43 lá. Công thức 2 có số lá trung bình đạt là 10,57 lá, cao hơn công thức 1 là 1,83 lá, thấp hơn công thức 3 là 2,03 lá, cao hơn công thức 4 là 1,40 lá. Công thức 3 có số lá trung bình đạt là 12,6 lá, cao hơn công thức 1 là 3,87 lá, cao hơn công thức 2 là 2,03 lá, cao hơn công thức 4 là 3,43 lá. Công thức 4 có số lá trung bình đạt là 9,17 lá, cao hơn công thức 1 là 0,43 lá, thấp hơn công thức 2 là 1,40 lá, thấp hơn công thức 3 là 3,43 lá. Như vậy, số lá của cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm nhiều hay ít phụ thuộc vào chế độ ánh sáng. Công thức cho số lá cao nhất là che sáng 25% so với các công thức khác. Để khẳng định kết quả trên, tiến hành kiểm tra sự ảnh hưởng của các công thức che sáng đến số lá của cây Bồ đề, đề tài tiến hành phân tích phương sai một nhân tố bằng phần mềm SAS 9.0 cho chỉ tiêu số lá. Kết quả được ghi tại bảng 4.7
  43. 34 Bảng 4.7: Kết quả kiểm tra ảnh hưởng của công thức che sáng đến động thái ra lá cây Bồ đề Duncan Grouping Mean (TB) N T (công thức) A 12,6 3 3 B 10,57 3 2 C 9,17 3 4 D 8,73 3 1 Kết quả cho thấy mức sác xuất (Pr<0,05). Điều đó khẳng định, các công thức che sáng ảnh hưởng đến số lá của cây Bồ đề là có sự khác nhau rõ rệt. sử dụng tiêu chuẩn Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn công thức có ảnh hưởng tốt nhất đến số lá của cây Bồ đề, so sánh giữa các công thức che sáng về đường kính cổ rễ của cây Bồ đề đề giai đoạn vườn ươm thấy rằng công thức 3 (che 25%) đạt cao nhất là 12,6 lá, tiếp theo công thức 2 (che 50%) là 10,57 lá, xếp thứ 3 là công thức 4 (không che) là 9,17 lá, thấp nhất là công thức 1 (che 75%) là 8,73 lá, kết quả cho thấy (chi tiết ở phần phụ biểu) công thức 3 là công thức trội nhất (12,6) lá. Do đó, công thức 3 (che 25%) là công thức cho chỉ tiêu số lá của cây cao nhất trong các công thức thí nghiệm che sáng, đây là cơ sở cho việc che ánh sáng cho cây Bồ đề ở giai đoạn vườn ươm trong thực tế sản xuất. 4.5. Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm 4.5.1. Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5 và hình 4.5. Kết quả cho thấy, hỗn hợp ruột bầu khác nhau thì tỷ lệ cây con tốt, trung bình, xấu khác nhau, cụ thể như sau:
  44. 35 Bảng 4.8: Kết quả phẩm chất cây con Bồ Đề về chế độ che sáng Công thức thí Tỷ lệ cây tốt Tỷ lệ cây TB Tỷ lệ cây xấu nghiệm (%) (%) (%) CT1 (che 75%) 46,05 36,84 17,11 CT2 (Che 50%) 49,38 39,51 11,11 CT3 (Che 25%) 54,02 37,93 8,05 CT4 (Không che) 48,10 37,97 13,92 Kết quả ở bảng 4.8.hình 4.5.cho thấy, cây con có phẩm chất tốt, trung bình, xấu khác nhau ở mỗi công thức thí nghiệm 60 54.02 49.38 50 48.1 46.05 39.51 40 36.84 37.93 37.97 Tỷ lệ cây Tôt (%) 30 Tỷ lệ cây TB (%) 20 17.11 Tỷ lệ cây xấu (%) 13.92 11.11 10 8.05 0 CT1 (che 75%) CT2 (che 50%) CT3 (che 25%) CT4 (không che Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) phẩm chất ở các công thức thí nghiệm
  45. 36 CT1 che 75% CT2 che 50% CT3 che 25% CT4 không che Hình 4.9: Ảnh cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm
  46. 37 Từ bảng 4.8 và hình 4.9 cho thấy, chế độ che sáng khác nhau thì tỷ lệ cây con tốt, trung bình, xấu khác nhau, cụ thể như sau: Công thức 1 cho tỷ lệ cây tốt là 46,05%, tỷ lệ cây trung bình là 36,84%,tỷ lệ cây xấu là 17,11%. Công thức 2 cho tỷ lệ cây tốt là 49,38%, tỷ lệ cây trung bình là 39,51%, tỷ lệ cây xấu là 11,11%. Công thức 3 cho tỷ lệ cây tốt là 54,02%, tỷ lệ cây trung bình là 37,93%, tỷ lệ cây xấu là 8,05%. Công thức 4 cho tỷ lệ cây tốt là 48,10%, tỷ lệ cây trung bình là 37,97%, tỷ lệ cây xấu là 13,92%. Như vậy: Chế độ che sáng ảnh hưởng tới tỷ lệ tốt, trung bình, xấu của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm. Phẩm chất của cây Bồ đề ở các công thức được xếp từ cao đến thấp như sau: Tỷ lệ cây con Bồ đề có phầm chất tốt : CT3> CT2 > CT4 > CT1 Tỷ lệ cây con Bồ đề có phẩm chất trung bình: CT2 > CT4 > CT3 >CT1 Tỷ lệ cây con Bồ đề có phẩm chất xấu: CT1 > CT4> CT2> CT3 Như vậy: chế độ che sáng có ảnh hưởng tới tỷ lệ cây tốt, trung bình, xấu của cây con Bồ đề ở các công thức thí nghiệm. Công thức 3 cho tỷ lệ cây tốt cao nhất, thấp nhất là công thức 1. 4.5.2. Dự tính tỷ lệ cây con Bồ đề xuất vườn ở các công thức thí nghiệm Tiêu chuẩn cây con xuất vườn là dựa vào các chỉ tiêu, chiều cao, đường kính cổ rễ, phẩm chất cây con. Để dự tính được tỷ lệ xuất vườn đề tài dựa vào các chỉ tiêu Hvn, Doo, phẩm chất cây tốt và trung bình của cây. Kết quả về dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ đề ở các công thức thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.5.2 và hình 4.5.2:
  47. 38 Bảng 4.9: Dự tính tỷ lệ xuất vườn của cây Bồ Đề ở các công thức thí nghiệm Công thức thí nghiệm Tỷ lệ (%) cây xuất vườn CT1 (Che sáng 75%) 82,89 CT2 (Che sáng 50%) 88,89 CT3 (Che sáng 25%) 91,95 CT4 (Không che sáng) 86,08 Tỷ lệ (%) cây xuất vườn 91.95% 92 90 88.89% 88 86.08% 86 Tỷ lệ (%) cây xuất vườn 84 82.89% 82 80 78 CT1 (che CT2 (che CT3 CT4 75%) 50%) (che25%) (không che) Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn tỷ lệ (%) cây xuất vườn của cây Bồ đề
  48. 39 CT1 (che 75%) CT2(che 50%) CT3 (che 25%) CT4 (không che) Hình 4.11: Hình ảnh toàn bộ 4 công thức tính nghiệm Kết quả ở bảng 4.6 và hình 4.6 cho ta thấy: Công thức 1 (che 75%) là 82,89% đạt thấp nhất, thấp hơn công thức 2 là 5,99%, thấp hơn công thức 3 là 9,06%, thấp hơn công thức 4 là 3,18%.
  49. 40 Công thức 2 (che 50%) đạt 88,89%, cao hơn công thức 1 là 5,99%, thấp hơn công thức 3 là 3,07%, cao hơn công thức 4 là 2,81%. Công thức 3 (che 25%) đạt 91,95%, cao hơn công thức 1 là 9,06%, cao hơn công thức 2 là 3,07%, cao hơn công thức 4 là 5,88%. Công thức 4 (không che) đạt 86,08%, cao hơn công thức 1 là 3,18%, thấp hơn công thức 2 là 2,81%, thấp hơn công thức 3 là 5,88%. Sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp tỷ lệ cây Bồ đề xuất vườn của các công thức như sau : CT3>CT2>CT4>CT1 Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng về chiều cao, đường kính cổ rễ, số lá, phẩm chất, tỷ lệ xuất vườn của cây conBồ đề đã trình bày ở các phần trên cho ta thấy: công thức 3 cho kết quả là cao nhất. Do đó, để đảm bảo số lượng, chất lượng cây con Bồ đề tốt nhất, nên che sáng 25% cho cây con Bồ đề trong giai đoạn vườn ươm, đây là một trong những yếu tố sinh thái phù hợp cho cây Bồ đề sinh trưởng nhanh, tăng tỷ lệ xuất vườn, hạ giá thành cây con cho sản xuất
  50. 41 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận - Từ nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che sáng cho cây Bồ đề trong giai đoạn vườn ươm bước đầu cho thấy che sáng 25% cho tỷ lệ sống, số lá, tỷ lệ xuất vườn đạt cao hơn so vói các công thức không che sáng, che sáng 50% và che sáng 75%. Đạt kết quả cụ thể như sau: - Cao nhất là công thức 3 (che 25%) có tỷ lệ sống đạt 96.67%, ̅vn đạt 11,58cm, ̅oo đạt 0,17cm, số lá đạt 12,6 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 91,95%. - Thứ 2 là công thức 2 (che 50%) có tỷ lệ sống đạt 91,11%, ̅vn đạt 10,24cm, ̅oo đạt 0,15cm, số lá đạt 10,57 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 88,89%. - Thứ 3 là công thức 4 (không che) có tỷ lệ sống đạt 87,78%, ̅vn đạt 9,92cm, ̅ oo đạt 0,14cm, số lá đạt 9,17 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 86,08%. - Thấp nhất là công thức 1 (che 75%) có tỷ lệ sống đạt 84,44%, ̅vn đạt 9,73cm, ̅oo đạt 0,12cm, số lá đạt 8,73 lá, tỷ lệ xuất vườn đạt 82,89%. Kết luận: Qua kết quả trên cho thấy công thức 3 che sáng 25% là trội nhất 2. Kiến nghị Do thời gian thực tập còn hạn chế nên đưa ra một số ý kiến nghị cho những nghiên cứu tiếp theo: - Thử nghiệm thêm các mức độ che sáng khác nhau ở các mùa vụ khác nhau - Thực hiện chế độ chăm sóc: tưới nước, làm cỏ, bón phân, phá váng - Phòng trừ sau bệnh hại - Gieo ươm các mùa vụ khác nhau
  51. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu tiếng việt 1. Lương Thị Anh và Mai Quan Trường (2007), Gíao trình trồng rừng 2. Baur G.N (1979), Cơ sở sinh thái học của kinh doanh rừng mưa. Vương Tấn Nhị dịch.Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội. 3. Nguyễn Tuấn Bình (2002), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng cây con Dầu song nàng (Dipterocarpus dyeri Pierre) một năm tuổi trong giai đoạn vườn ươm. Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh. 4. Hoàng Công Đãng (2000), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh trưởng và sinh khối của cây Bần chua (Sonneratia caseolaris) ở giai đoạn vườn ươm. Tóm tắt luận án tiến sỹ nông nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội. 5. Vũ Thị Lan và Nguyễn Văn Thêm (2006), Ảnh hưởng của độ tàn che và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của Gỗ Đỏ (Afzelia xylocarpa craib) 6 tháng tuổi trong giai đoạn vườn ươm. 6. Larcher. W (1983), Sinh thái học thực vật.Lê Trọng Cúc dịch.Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Mừng (1997), Nghiên cứu ảnh hưởng của tỉ lệ che bóng, hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng cây Cẩm lai (Dalbergia bariaensis Pierre) trong giai đoạn vườn ươm ở Kon Tum. Luận án thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại Học Lâm Nghiệp. 8. Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2006), Nghiên cứu điều kiện cất trữ và gieo ươm cây Huỷnh liên (Tecoma stans) phục vụ cho trồng cây xanh đô thị. Luận văn thạc sĩ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ ChíMinh. 9. Nguyễn Xuân Quát (1985), Thông nhựa ở Việt Nam - Yêu cầu chất lượng cây con và hỗn hợp ruột bầu ươm cây để trồng rừng. Tóm tắt luận án Phó Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 10. Nguyễn Văn Sở (2004), Kỹ thuật sản xuất cây con tại vườn ươm. Tủ sách Trường Đại học Nông lâm Tp. Hồ Chí Minh.
  52. 43 11. Đoàn Đình Tam (2012), Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tại một số tỉnh vùng núi phía Bắc. Tóm tắt luận án Tiến sĩ khoa học nông nghiệp. Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam. 12. Nguyễn Văn Thêm (2002), Sinh thái rừng. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh 13. VũVăn Vụ và cộng sự (1998), Sinh lý thực vật, NXB giáo dục, Hà Nội 14. Vũ Văn Vụ (1999), Sinh lý thực vật ứng dụng, NXB Giáo dục, Hà Nội. II. Tài liệu Tiếng Anh 15. Ekta Khurana and J.S. Singh (2000), Ecology of seed and seedling growth for conservation and restoration of tropical dry forest: a review.Department of Botany, Banaras Hindu University, Varanasi India. 16. Kimmins, J.P. (1998), Forest ecology. Prentice - Hall, Upper Saddle River, New Jersey. III. Tài liệu trên Internet 17. kinh-te-cua-cay-bo-de.htm 18. huong-cua-che-do-che-sang-tuoi-nuoc-den-sinh-truong-cua-cay-phay- duabanga-grahis-flora-roxb-ex-dc-giai-doan-gieo-uom-tai-truong-dai-hoc- nong-lam-thai-nguyen.htm 19. che-do-che-anh-sang-den-sinh-truong-cua-cay-boi-loi-do-litsea-glutinosa- c-b-rob-giai-doan-vuon-uom-tai-truong-dai-hoc-nong-lam-thai- nguyen.htm 20. de/175791.html
  53. PHỤ LỤC Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Tỉ lệ sống Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 397.3300000 70.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6716667 4.66 0.0171 t 4 434.4350000 78.8870000 33.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for Tỉ lệ sống NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 84,44 87.78 91.11 96,67 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 96,67 3 3 B 91.11 3 2 C 87.78 3 4 D 84.44 3 1
  54. Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: Hvn Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 597.3200000 52.1662500 15.42 F k 3 42.8950000 17.5316667 4.66 0.0171 t 4 454.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for so la NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 9.36 9.92 10.24 11.58 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 11,58 3 3 B 10.24 3 2 C 9.92 3 4 D 9.36 3 1
  55. Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable: D00 Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 457.3300000 72.1662500 14.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 344.4350000 78.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for D00 NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 0.12 0.14 0.15 0.17 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t (công thức) A 0,17 3 3 B 0.15 3 2 C 0.14 3 4 D 0.12 3 1
  56. Kết quả xử lý: Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Class Level Information Class Levels Values k 3 1 2 3 t 4 a b c d Number of observations 24 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Dependent Variable:Số lá Sum of Source DF Squares Mean Square F Value Pr > F Model 8 497.3300000 62.1662500 16.42 F k 3 52.8950000 17.6316667 4.66 0.0171 t 4 444.4350000 88.8870000 23.48 <.0001 Thi nghiem 1 yeu to RCBD The ANOVA Procedure Duncan's Multiple Range Test for so la NOTE: This test controls the Type I comparisonwise error rate, not the experimentwise error rate. Alpha 0.01 Error Degrees of Freedom 15 Error Mean Square 3.786333 Number of Means 1 4 2 3 Critical Range 8.73 9.16 10.56 12.6 Means with the same letter are not significantly different. Duncan Grouping Mean(TB) N t A 12.6 3 3 B 10.56 3 2 C 9.16 3 4 D 8.73 3 1