Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

pdf 62 trang thiennha21 19/04/2022 6500
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_che_do_che_sang_den_sinh_truong_cua.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ VĂN THÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÂM CAU (Curculigo orchioides Gaertn) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NHỮ VĂN THÀNH ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ ĐỘ CHE SÁNG ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY SÂM CAU (Curculigo orchioides Gaertn) TẠI VƯỜN ƯƠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2015 – 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Công Hoan Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, các số liệu và kết quả thực hiện trình bày trong khóa luận là quá trình theo dõi, điều tra tại cơ sở thực tập hoàn toàn trung thực, khách quan. Thái Nguyên, tháng 05 năm 2019 Xác nhận của giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan TS. Nguyễn Công Hoan Nhữ Văn Thành XÁC NHẬN CỦA GV CHẤM PHẢN BIỆN Giáo viên chấm phản biện xác nhận sinh viên để sửa chữa sai sót sau khi Hội đồng chấm yêu cầu (Ký, họ và tên)
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Phân loại cây Sâm sau của Chauhan và cs (2010) 15 Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu đất 20 Mẫu Bảng 3.1 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng 22 Mẫu biểu 3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Sâm cau 23 Mẫu Biểu 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức che sáng 26 Bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm 28 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính (D00) của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm 29 Bảng 4.3 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao (Hvn) của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm 32 Bảng 4.4 Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm 35 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá chất lượng cây Sâm cau sử dụng các công thức che sáng 39
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1 Thân rễ của cây Sâm cau 16 Hình 2.2 Lá cây Sâm cau 16 Hình 2.3 Đặc điểm cua hoa 17 Hình 3.1 Hộp thoại One way Anova 25 Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons 25 Hình 3.3: Hộp Thoại Options 26 Hình 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ % sống của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi 28 Hình 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi 30 Hình 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi 33 Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi 36 Hình 4.5. Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn 40
  6. iv MỤC LỤC Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể 3 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 5 2.1 Cơ sở lý luận về cây dược liệu 5 2.2 Tổng quan về cây dược liệu 5 2.2.1 Trên thế giới 5 2.2.2 Ở Việt Nam 7 2.3. Nghiên cứu về cây Sâm cau ở trên thế giới và Việt Nam 11 2.3.1. Trên thế giới 11 2.3.2. Ở Việt Nam 13 2.4 Giới thiệu chung về cây Sâm cau 14 2.4.1 Nguồn gốc và phân loại của cây Sâm cau 14 2.4.2 Đặc điểm hình thái học của Sâm cau 16 2.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu 19 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 21 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu 21 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 21 3.2. Nội dung nghiên cứu 21 3.3. Phương pháp nghiên cứu 21 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu 21 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm 22 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu 24
  7. v Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 27 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm 27 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm 29 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm 32 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá/thân của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm 35 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 38 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau 38 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn 39 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Tồn tại 41 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
  8. 1 Phần 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người, chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình làm thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển nền kinh tế của đồng bào dân tộc [9]. Cũng như hầu hết các nước có nên văn hóa phương Đông, xu hướng sử dụng dược phẩm có nguồn gốc tự nhiên và được sản xuất trong nước ở Việt Nam ngày càng tăng. Điều đó làm cho vị thế của cây thuốc Nam trong tương lai sẽ lơn hơn. Tuy nhiên, cũng vì lẽ đó mà trên thực tế việc khai thác không bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc nam sẽ làm cho đa dạng sinh học bị suy thoái và thế hệ tương lai không còn được hưởng lợi từ các nguồn tài nguyên này. Chính vì vậy, cần phải có những giải pháp vừa đảm bảo phát triển được nguồn tài nguyên cây thuốc Nam ngoài tự nhiên, vừa có được lợi nhuận từ các sản phẩm mà chúng mang lại mà không phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu khai thác từ tự nhiên. Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đên như một loài thảo dược quý hiếm có nhiều tác dụng đối với y học. Theo Đông y, thân rễ Sâm cau có thể trị sốt xuất huyết, chữ tê thấp, đau mình mầy, chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng, chữa cao huyết áp (tiền mãn kinh), bồi bổ tráng
  9. 2 dương, trị nam tinh lạnh, nữ lạnh tử cung, chữa phong thấp, lưng lạnh đau, thần kinh suy nhược, Ngày nay, y học hiện đại đã phát hiện trong thân rễ của loài Sâm cau có rất nhiều các hoạt chất hữu ích như có thể sử dụng chữa các bệnh nan y như các hoạt chất oxytocic, preparations, glycosides flavnone, glycosides, curculigoside, steroid, flavonoid, saponin và các hợp chất polyphenolic khác nhau được ứng dụng để chữa vô sinh, ung thư, rối loạn thần kin, vì vậy đây là loài được nhiều quốc gia trên thế giới và nhiều người quan tâm gây trồng để nghiên cứu chữa bệnh [32]. Ở Việt Nam cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được biết đến với tên thuốc là Rhizoma Curculiginis, Đông y gọi là Tiên mao và cho rằng có vị cay, tính ấm, hơi có độc, có đặc tính chống ung thư, bổ thận tráng dương, ôn trung táo thấp, tán ứ, trừ tê, tráng gân cốt. Chủ trị tinh lạnh, liệt dương, đái đục ở nữ, bạch đới, người già đái són, lạnh da, thần kinh suy nhược, phong thấp, lưng gối lạnh đau, vận động khó khăn, [34]. Cây sống lâu năm cao khoảng 30cm hoặc hơn. Có từ 3-6 lá, hình mũi mác xếp nếp tựa như lá cau nên gọi là Sâm cau. Phiến lá thon hẹp, hai mặt lá nhẵn gần như cùng màu, gân song song, dài 40cm, rộng 2-3,5cm, cống dàu 10cm. Thân rễ hình trụ cao, dạng củ, to bằng ngón tay út, có rễ phụ nhỏ, vỏ thô màu nâu, trong nạc màu vàng ngà. Rễ có thể thu hái được quanh năm nên có thể thuận lợi cho việc nghiên cứu nhân giống từ rễ thay vì phải chờ đến mùa thu hái của hạt (tháng 5 - 7) [34]. Việt Nam được ghi nhận là có phân bố của loài Sâm cau tuy nhiên hiện nay loài này đang bị đe dọa nghiêm trọng ngoài tự nhiên do mất đi sinh cảnh sống và sự khai thác quá mức. Rất cần có một giải pháp bảo tồn và phát triển loài này tại địa phương [16]. Một trong những giải pháp bảo tồn được loài Sâm cau ngoài tự nhiên, vừa phát triển được nguồn gen quý hiếm có giá trị kinh tế cao này là cần tiến
  10. 3 hành nhân giống, gây trồng loài trên các điều kiện lập địa và trong các môi trường nhân tạo khác nhau. Xuất phát từ thực tiễn, chúng tôi tiến hành đề tài: “Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) tại vườn ươm trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên” làm cơ sở khoa học cho công tác nhân giống và gây trồng. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Xác định được chế độ che sáng thích hợp cho sinh trưởng của cây Sâm cau làm cơ sở khoa học cho công tác nhân giống và phát triển trồng đạt năng suất và chất lượng cao. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Xác định được đặc điểm sinh thái cơ bản của cây Sâm cau làm cơ sở cho việc gây trồng loài theo hướng sản xuất hang hóa. - Cung cấp thêm dữ liệu để đánh giá khả năng và mức độ phát triển của cây trên từng điều kiện ánh sáng khác nhau. 1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu * Ý nghĩa khoa học Vận dụng những kiến thức thực tế của bản thân làm quen với quá trình nghiên cứu trong thực tế. Tích lũy những kinh nghiệm, những hiểu biết từ đó thấy được những điểm mạnh, điểm yếu cảu bản thân khi đi làm. Nâng cao kiến thức, hiểu biết về loài cây dược liệu Sâm cau cho bản thân. Rèn luyện các kỹ năng tổng hợp, phân tích, tổng hợp số liệu tiếp thu và hỏi những kinh nghiệm từ thực tế. * Ý nghĩa thực tiễn Xác định được ảnh hưởng của ánh sáng đến sinh trưởng và phát triển của cây Sâm cau.
  11. 4 Số liệu thu thập phải khách quan, trung thực và chính xác. Đề xuất một số giải pháp kiến nghị về phương pháp, cách thức bón phân. Nâng cao kiến thức thực tế của bản thân phục vụ cho công tác sau khi ra trường.
  12. 5 Phần 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1 Cơ sở lý luận về cây dược liệu Tài nguyên cây dược liệu là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (phục hồi), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng chúng là thuốc để chăm sóc cho sức khỏe. Cây thuốc khác với cây cỏ bình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc. Suy rộng ra đối với cây rau, cây để nhuộm, cây gia vị, cũng như vậy. Tính từ đứng sau danh từ “cây” chỉ công dụng của cây đó. Với định nghĩa này, một cây thuốc có hai yếu tố cấu thành đó là bản thân cây cỏ là nguồn gen hay yếu tố vật thể và tri thức sử dụng cây cỏ đó để chữa bệnh là yếu tố phi vật thể [13]. Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau. Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếu không biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các công dụng khác trong đời sống) thì chúng chỉ là những thực vật hoang dại ngoài tự nhiên. Ngược lại, khi một cây đã biết dùng làm thuốc nhưng sau đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặc đưa đến một nơi mà không ai biết dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ dại trong tự nhiên. Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các môn học khoa học tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học, [13]. Bộ phận thứ hai (tri thức) là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn của loài người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc kết, tích lũy và lưu truyền qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các quy luật kinh tế - xã hội, quản lý, do đó liên quan đến các môn học xã hội như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học, [13]. 2.2 Tổng quan về cây dược liệu 2.2.1 Trên thế giới Theo thông tin của tổ chức Y tế thế giới (WTO), đến năm 1985, trên toàn thế giới đã biết tới trên 20.000 loài thực vật bậc thấp và bậc cao (trong
  13. 6 tổng số 250.000 loài thực vật đã biết) được sử dụng trực tiếp là thuốc hay có xuất xứ cung cấp các hoạt chất để làm thuốc (N.R Farnsworth và D.D Soejarto, 1985). Theo Napralert, năm 1998 con số này được ước tính từ 30.000 – 70.000 loài cây thuốc. Trong đó ở Trung Quốc đã có tới trên 10.000 loài thực vật được xem là loài cây thuốc, Ấn Độ có hơn 6.000 loài, vùng nhiệt đới Đông – Nam khoảng 6.500 loài [25]. Nguồn gen cây thuốc đang ở trong tình trạng bị đe dọa do mất môi trường sống, nạn phá rừng, thiên tai, sự khai thác cạn kiệt, Có rất nhiều bằng chứng chỉ ra rằng sự đa dạng nguồn gen thực vật, bao gồm cả cây thuốc, đang bị suy giảm một cách trầm trọng ở nhiều nước trên thế giới. Tình trạng này càng trở nên trần trọng ở những nơi có mật độ dân số cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, và nạn phá rừng thương xuyên xảy ra. Những quốc gia có nguồn gen cây thuốc phong phú cần phải nỗ lực hơn nữa để sưu tập, giữ gìn và bảo tồn nguồn gen quý này để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu và sử dụng chúng một cách có hiệu quả [4]. Ngày nay, đã là thời điểm báo động về hậu quả mất đi nhanh chóng tính đa dạng của nguồn tài nguyên sinh học, trong đó có nguồn cây thuốc của mỗi quốc gia. Tư liệu từ Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên (IUCN) cho biết, trong tổng số 43.000 loài thực vật mà tổ chức này thông tin, thì có gần 30.000 loài được coi là bị đe dọa tuyệt chủng ở các mức độ khác nhau. Trong tài liệu “Các loài thực vật bị đe dọa ở Ấn Độ” xuất bản năm 1980 đã đề cập tới 200 loài, trong đó phần lớn số loài là cây thuốc. Trong bộ “Trung Quốc thực vật hồng bì thư” (Sách đỏ về thực vật của Trung Quốc), năm 1996 cũng giới thiệu gần 200 loài được sử dụng làm thuốc, cần được bảo vệ [15]. Các nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm tài nguyên cây dược liệu được xác định là: - Tàn phá thực vật - Hoạt động du canh, du cư
  14. 7 - Khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên cây thuốc - Nhu cầu sử dụng cây thuốc tăng lên - Khai thác không có kế hoạch và thay đổi cơ cấu cây trồng - Tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc không được tư liệu hóa và bị thất truyền. Các nước trên giới đang hướng đến chương trình Quốc gia kết hợp bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Trong tương lai, để phục vụ cho mục đích sức khỏe con người, cho sự phát triển không ngừng của xã hội để chống lại các bệnh nan y, thì cần thiết phải có sự kết hợp giữa Đông – Tây Y, giữa y học hiện đại với kinh nghiệm cổ truyền của dân tộc. Chính những kinh nghiệm truyền thống đó là điểm mấu chốt để nhân loại khám phá ra những loại thuốc chống lại các căn bệnh hiểm nghèo. Vì vậy việc khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây là điều hết sức quan trọng. 2.2.2 Ở Việt Nam Nền y học cổ truyền của nước ta đã được hình thành qua các quá trình lao động và sản xuất của 53 dân tộc anh em trong suốt quá trình lịch sử xây dựng đất nước. Trong đó nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Và những kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền rộng rãi trong dân gian. - Đỗ Tất Lợi (1986), “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” - Phạm Hoàng Hộ (2007), “Cây có vị thuốc ở Việt Nam” - Võ Văn Chi (1997) “Từ điển cây thuốc Việt Nam” Theo kết quả điều tra trên phạm vi toàn quốc từ 1961 – 1985, Viện Dược liệu đã ghi nhận được ở nước ta có 1.836 loài thuộc 263 họ được sử dụng làm thuốc. Trước đó, và năm 1952, các nhà thực vật học và tài nguyên thực vật học Pháp cho biết trên bán đảo Đông Dương có 1.350 loài cây thuộc 160 họ. Hiện nay, theo Võ Văn Chi, con số này đã lên tới gần 3.200 loài thuộc 1.200
  15. 8 chi của trên 300 họ, nghĩa là hầu hết các họ trong hệ thực vật Việt Nam ít hoặc nhiều đều có một số loài có thể sử dụng làm thuốc. Tuyệt đại đa số các loài là cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm lâu đời của cộng đồng các dân tộc Việt Nam [5]. Từ năm 1960 đến nay, hàng năm có tới hơn 200 loài cây thuốc được thương mại hóa. Chúng được khai thác từ nguồn tự nhiên hay trồng trọt với khối lượng lên tới 100.000 tấn/năm. Một số địa phương như Phú Thọ, Vĩnh Phúc, những năm trước đấy thường xuyên thu mua 10 loại dược liệu như Ba kích, Sa nhân, Thiên niên kiện, Ngũ gia bì, Chân chim, Lạc tiên, Thổ phục linh, Dạ cẩm, Thảo quyết minh, Ích mẫu, Nhân trần, Bồ bồ. Trong các loài cây vừa nêu trên không chỉ phụ vụ nhu cầu địa phương, trung ương mà còn dùng để xuất khẩu qua Trung Quốc [3]. Phần lớn các loài cây thuốc này được đưa vào sử dụng dưới các dạng thuốc của y học cổ truyền (thuốc thang, thuốc cao, thuốc viên, thuốc nước ) Trong số các loài chính thức khai thác, có một số được đưa vào sản xuất công nghiệp, chiết xuất các hợp chất thiên nhiên để làm thuốc như chiết berberin từ Vàng đắng, palmatin từ Hoàng đằng, artemisinin từ Thanh hao, rotundin từ Bình vôi Tuy số lượng loài ít, nhưng khối lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất tới trên 2.000 tấn/năm. Ngoài ra, hằng năm cũng có tới gần 20 loài khác được cất tinh dầu làm thuốc với khối lượng rất lớn [4]. Rừng nhiệt đới Việt Nam có tài nguyên thực vật phong phú và đa dạng. Theo kết quả điều tra của các nhà khoa học cho biết: Việt Nam có khoảng 12.000 loài thực vật bậc cao, 600 loài nấm, 800 loài rêu và hàng trăm các loại tảo lớn; trong số đó có khoảng 3.200 loài thực vật bậc cao và bậc thấp dùng làm thuốc, chúng phân bố trên khắp các điều lập địa khác nhau của nước ta. Theo thống kê chưa đầy đủ của Gia Lai – Kon Tum có khoảng 921 loài cây được người dân sử dụng làm thuốc; Phú Khánh có 782 loài; Đắc Lắc có 777 loài; Quảng Nam - Đà Nẵng có 735 loài; Lâm Đồng 715 loài, Trong đó có
  16. 9 nhiều loài cây thuốc quý như: Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis), Cẩu tích (Cibotium azomets), ở Kon Tum; An Khê, Trà My có Vàng đắng (Coscintum usitatum), Sa nhân (Amomum xanthioides), Ngũ gia bì chân chim (Schefflera octophylla); Sìn Hồ - Lai Châu có Hà thủ ô đỏ (Polygonum multiflorum), Ngũ gia bì gai (Acanthopanax toifoliatus); Chiêm Hóa - Tuyên Quang có Bình vôi (Stephania rotunda); Mộc Hóa - Bình Phước có Tràm (Melaleuca leucadendron); Lạng Sơn có Hồi (Illicium vertum), Thanh Hóa có Thanh hao vàng (Artermisia annua L.), [8]. Theo Lê Thanh Chiến (2005) [6], Lâm sản ngoài gỗ trong đó có cây thuốc với đặc tính dễ trồng, giá trị kinh tế cao có thể cải thiện đời sống của cộng đồng. Vì vậy, phát triển Lâm sản ngoài gỗ là một động lực và là yếu tố chủ chốt trong quản lý và bảo vệ rừng. Nghiên cứu về tiềm năm và vai trò Lâm sản ngoài gỗ đối với một số cộng đồng ở một số vùng đệm của Vườn Quốc gia và khu Bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam cho thấy gần 200 tấn cây dược liệu ở Vườn Quốc gia Ba Vì được khai thác năm 1997 – 1998. Dân tộc người Dao ở Ba Vì tham gia thu hái cây thuốc dược liệu được ước tính khoảng 620 %. Đây là nguồn thu nhập chính trước đây và hiện nay là nguồn thu nhập thứ hai sau lúa và sẵn [17]. Để phục vụ cho nhu cầu phát triển cây Lâm sản ngoài gỗ nói chung, cây dược liệu nói riêng ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này. Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu được công bố như: Theo Đỗ Tất Lợi (1986) [16], “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã mô tả đặc điểm sinh thái, đặc điểm nhận biết, đặc tính sinh học và phân tích thành phần hóa học, công dụng, cách sử dụng hơn 1.000 loài thuốc để chữa bệnh. Tác giả cũng đề cập tới kỹ thuật trồng một số loài cây thuốc nhưng không đi sâu vào vấn đề này.
  17. 10 Trần Công Khánh (2010) [11], “Tổng quan về cây độc ở Việt Nam” mô tả đặc điểm nhận biết để phân biệt các loại cây có độc tố cũng như đặc điểm phân bố và khả năng sử dụng chúng dùng làm thuốc trừ sâu cho cây trồng. Nguyễn Ngọc Diệp (1998) [7], “Góp phần điều tra cây thuốc của người Dao ở Vườn Quốc gia Ba Vì” đã đưa ra danh lục một số loài cây thuộc chủ yếu mà người Dao thu hái nhưng chủ yêu là tên địa phương và đã đi sâu vào nghiên cứu các khâu chế biến thuốc từ các cây rừng có khả năng chữa bệnh. Trần Văn Ơn (1999) [12], đã đưa ra kết quả tổ chức chọn lọc một số hộ tham gia sưu tầm cây thuốc hom giống tại nhà với sự hỗ trợ của dự án cây thuốc (báo cáo về “Thử nghiệm cây thuốc bằng hom tại Ba Vì”). Trần Khắc Bảo (1994) [1],”Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà Giang” đã đề cập các vấn đề về chế biến, bảo quản và phát triển cây thuốc ở địa bàn nghiên cứu. Theo số liệu thống kê giá trị các mặt hàng lâm sản ngoài gỗ xuất khẩu của Việt Nam (năm 1996) đạt 1.510 triệu USD, trong đó cây dược liệu đạt 689,9 triệu USD chiếm 45,64 % [2]. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), giá trị xuất khẩu một số mặt hàng kể cả nguyên liệu và sản phẩm đã qua chế biến của ngành Nông nghiệp và Y tế đã vượt 1 tỷ USD hàng năm, trong đó dược liệu chiếm tới 689,9 triệu USD [18]. Tuy nhiên nguồn gen của các cây dược liệu đang ở tình trạng bị đe dọa, nhiều loài cây dược liệu bị cạn kiệt do tình trạng phá rừng bừa bãi và khai thác tận thu quá mức trong nhiều năm [14]. Theo trung tâm nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, sản xuất dược liệu từ Lâm sản ngoài gỗ ở Việt Nam hiện nay có tới 60 % nguồn nguyên liệu phải nhập khẩu. Theo thống kê, trong số các loài cây nguyên liệu phải nhập khẩu, có 20 loài cây dược liệu vố đã được nhập khẩu về và trồng thành công tại Việt Nam như: Bạch chỉ, Đương quy, Huyền sâm, Thục địa,
  18. 11 Đỗ trọng, Ngoài ra, có khoảng 45 loài cây thuốc trước đây là thế mạnh của Việt Nam như: Hoắc hương, Hồng hoa, Ý dĩ hiện nay phải nhập khẩu từ nước ngoài. Có 25 loài thuốc mọc tự nhiên có giá trị xuất khẩu như: Ba kích, Bồ công anh, Kim ngân hoa, Kim tiền thảo, đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng nếu không được bảo vệ, bảo tồn và phát triển bền vững [23]. Việc mất các nguồn gen quý hiếm, đặc hữu có giá trị cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của đất nước. Nếu mất nguồn gen của các loài đặc hữu, ta sẽ giảm tính cạnh tranh của các mặt hàng nông, lâm sản của Việt Nam [14]. Chung quy lại thì những nghiên cứu về cây dược liệu trong và ngoài nước đều đã đề cập khá rõ về việc nghiên cứu cây dược liệu. Những kiến thức, kinh nghiệm này chắc chắn sẽ là những bài học quan trọng được sử dụng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên cây dược liệu đang đứng trước nguy cơ đe dọa ở Việt Nam. 2.3. Nghiên cứu về cây Sâm cau ở trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Trên thế giới Loài Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được sử dụng làm thuốc cổ truyền, từ lâu nó đã được biết đến như một loại thuốc có vị ngọt, tính mát, nhầy, tăng Kapha và giảm Pitta Daha (cảm giác nóng rát), có hoạt tính kích thích mạnh. Thân rễ của loài Sâm cau có thành phần của preparations [7] có tác dụng kích thích tình dục. Bên cạnh đó thân rễ còn trị được các bệnh hen suyễn, còi cọc, vàng da, và tiêu chảy. Khi nghiên cứu về tác dụng của thân rễ loài Sâm cau, tác giả Bhattacharjee (1998) [25], Subramonium và Gayathri 2002 [30], đã cho thấy, bên cạnh tác dụng để điều trị còi cọc, vàng da, hen suyễn, tiêu chảy, trị hạ đường huyết, chống co thắt, cây Sâm cau còn có các đặc tính chống ung thư và sử dụng như một loài thuốc bổ cho sức khỏe và sức sống do sự hiện diện của glycosides flavnone.
  19. 12 Theo các tác giả khi nghiên cứu sản xuất các hợp chất thứ cấp của loài Sâm cau – Curculigo orchioides Geartn; cho biết dây là một loại thảo dược sống nhiều năm và đang có nguy cơ tuyệt chủng ở Ấn Độ. Trong tự nhiên loài này xuất hiện trong rừng sau mùa mưa và tàn lụi vào cuối đợt gió mùa sau năm. Tỷ lệ tái sinh của cây Sâm cau ngoài tự nhiên là rất thấp. Theo D’henuka và cộng sự (1999) [26] khi nghiên cứu nhân giống từ rễ loài cây này đã kết luận loài này có thể nhân giống vô tính bằng cách sử dụng thân rễ tuy nhiên rất dễ bị nhiễm virus. Việc nhân giống bằng hạt thường không đang tin cậy do chất lượng hạt kém và khả năng nảy mầm thấp. Một số phương pháp nhân giống vô tính hiệu quả trong ống nghiệm của loài Sâm cau là sử dụng mô phân sinh đỉnh. Nhiều mầm cây đã được nhân lên từ đỉnh sinh trưởng và phát triển trên Murashige và Skoog (MS) vừa cơ bản vừa bổ sung thêm một số thành phần như BA, sucrose, IBA, IAA vào môi trường nuôi cấy trong nhà kính sau khi cây đã cứng cáp thì chuyển ra cấy trên môi trường đất cát (SalemaValencioFracis, 2007) [29]. Theo tác giả NidhiSoni và cộng sự (2012) [28] đã đưa ra kỹ thuật gây trồng loài Sâm cau như sau: Nguồn giống lấy từ củ, phân đoạn củ kích thước 1,5-2cm, có chứa các chồi đỉnh, được thu thập từ tháng 2 đến tháng 3 để sử dụng nhân giống. Cự ly trồng 10 x 10 cm, trồng 600-750 kg củ/ha. Làm đất và bón phân: loài này phát triển tốt trong môi trường đất ẩm và mùn giàu. Phân hữu cơ được trộn trước vào luống trồng và luống phải cao để tránh úng ngập. Bón phân chuồng khoảng 20 tấn/ha được chuẩn bị vào thời điểm chuẩn bị đất. Trồng và khoảng cách tối ưu: Các phân đoạn củ được trồng trực tiếp theo hang. Sau khoảng 2 tháng 70-80% nảy mầm khi trồng ở vùng nhiệt đới ẩm như Kerala. Mật độ trồng tối ưu: nếu trồng thuần thì cự ly trồng là 10 x 10cm hoặc 10 x 15cm; nếu trồng xen cự ly là 20 x 25cm. Chăm sóc: cây sinh trưởng tốt trong điều kiện có bóng mát nên trồng xen với cây ăn quả. Nếu trồng thần thì phải che bóng mát với độ che bóng là 25%. Quản lý sau thu
  20. 13 hoạch: Cây bắt đầu ra hoa 1 tháng sau khi trồng và ra hoa đồng loạt sau tháng thứ 2 và tháng thứ 3. Cây ra hoa quanh năm tuy nhiên tỷ lệ đậu quả hạn chế. Cây trồng trong 7-8 tháng có thể thu hoạch rễ củ bằng cách đào rễ, loại bỏ tạp vật, các củ được làm sạch sấy khô trong bóng râm và được lưu trữ trong túi gunny. Năng suất củ khô 1.000 – 1.700 kg/ha. 2.3.2. Ở Việt Nam Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan (Năm 2001) [19] đã nhận dạng và nghiên cứu về loài sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương, Hà Giang. Huỳnh Bá Công (2015) [21] nghiên cứu gây trồng được loài Sâm cau trên vùng đất cát nội đồng trong điều kiện có áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp. Trần Mai Hương (2016) [20] khi nghiên cứu đã định danh được một số thành phần hóa học trong các dịch chiết rễ sâm cau ở Quảng Ngãi bằng phương pháp phân tích sắc kí khí ghép khối phổ (GC-MS). Cụ thể đã xác định được 10 cấu tử, trong đó có một số cấu tử có hoạt tính sinh học cao như 2H-1- Benzopyran-2- one, 4H-Pyran-4-one,2,3-dihidroxy-6-methyl- đều tìm thấy trong dịch chiết với các dung môi diclometan, metanol. Đây là các cấu tử có hoạt tính sinh học mạnh, đặc biệt là khả năng chống oxi hóa. Tại Việt Nam, theo Đỗ Huy Bích và cs (2003) [22] chi Curculigo Gaertn có 8 loài, sâm cau là loài có hình thái nhỏ nhất. Cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi phía Bắc từ Lai Châu, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Hòa Bình, Yên Bái, tập trung nhất tại vùng đất màu mỡ, ẩm ướt trong các thung lũng chân núi đá vôi, đặc biệt ở các tỉnh vùng thấp, mưa nhiều của Hà Giang và một phần Yên Bái. Trước những năm 1980, cây thuốc này rất phổ biến và khai thác được với lượng lớn. Do không có 18 kế hoạch bảo tổn và phát huy, giống cây này đang hiếm dần và gần đây đã được đưa vào danh mục đỏ cây thuốc Việt Nam
  21. 14 Hiện nay, một số nơi đồng bào đã bắt đầu tiến hành gây trồng lại giống cây thuốc quý này. Trước hết người dân thường đánh các cây con mọc hoang về trồng, sau đó nhân giống bằng hạt hoặc mầm. Thời vụ trồng tốt nhất vào mùa xuân. Sâm cau là loài sống rất khỏe, lá xanh tốt quanh năm, vì thế có thể trồng trong chậu, trong bồn như cây cảnh. Tại tỉnh Hà Giang sâm cau từ lâu đã được đồng bào sử dụng như một cây thuốc dùng để bồi bổ sinh lực, hàng năm lượng khai thác vào khoảng vài chục tấn nguyên liệu tươi, tập trung tại một số huyện như Quản Bạ, Bắc Mê Ngoài một lượng nhỏ sử dụng tại đại phương, hầu hết lượng còn lại được bán cho thương lái Trung Quốc với giá rẻ, không đúng với giá trị của một loại nguyên liệu quý. Từ lâu sâm cau được người dân sử dụng như một vị thuốc quý. Theo Y học cổ truyền sâm cau có vị cay tính ấm, có độc, vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng, làm hết lạnh, cường dương, mạnh gân xương. Sử dụng để chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, lạnh da, kém ăn, tê thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 15-20 gram dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Sử dụng chính để làm thuốc bổ, có thể dùng ngoài để chữa lở loét. 2.4 Giới thiệu chung về cây Sâm cau 2.4.1 Nguồn gốc và phân loại của cây Sâm cau Sâm cau đã được ghi nhận trong thực vật chỉ của một số nước từ rất lâu và ở bậc phân loại loài. Theo một số tài liệu, Sâm cau phân bố Ấn Độ, Sri Lanka, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Thái Lan, Á. Cây sinh trưởng, phát triển tốt ở vùng đồng bằng nơi đất màu mỡ, ẩm, từ Malaysia, Ở Ấn Độ, Sâm cau được gọi với tên “Golden eye grass” hoặc “Black Musli” Sâm cau là loài thân thảo, thân củ, kích thước nhỏ. Sâm cau có nguồn gốc ở vùng rừng chịu bóng ở Châu độ cao tới 2300 m so với mặt nước biển và đặc biệt trên khe đá, đất đá ong ẩm
  22. 15 Trong y học cổ truyền Trung Quốc, thân rễ sâm cau được tán thành bột hoặc sắc nước làm thuốc bổ, trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp và viêm thận mạn tính. Ở Ấn Độ, Nepal và Philippin thân rễ sâm cau dùng làm thuốc lợi tiểu, tăng cường chức năng tình dục, chữa bệnh ngoài da, loét da, loét dạ dày, tá tràng, trĩ, lậu Sâm cau còn là thành phần chính trong bài thuốc cổ truyền điều trị sỏi tiết niệu của Ấn Độ.[22] Trong “Cây cỏ Việt Nam” [8] theo Phạm Hoàng Hộ chi Curculigo Gaertn được xếp trong họ Amaryllidaceae . Ở Việt Nam sâm cau có rất nhiều tên gọi khác nhau như Ngải cau, Cồ nốc lan, Tiên mao, với tên khoa học là Curculigo orchioides Gaertn. Trong “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” Đỗ Tất Lợi [16] loài Curculigo orchioides Gaertn ở nước ta mọc phổ biến ở nhiều tỉnh miền Bắc. Ở Việt Nam cây phân bố rải rác ở các tỉnh vùng núi chủ yếu từ Lai Châu, Tuyên Quang, Cao Bằng đến Tây Nguyên. Theo bảng phân loại của Chauhan và cs (2010) [31], cây Sâm cau được phân loại như sau: Bảng 2.1: Phân loại cây Sâm sau của Chauhan và cs (2010) Giới (Kingdom) Plantae Ngành (Division Spermatophyta Lớp (Class) Monocotyledon Bộ (Order) Liliidae Họ (Family) Amaryllidaca Chi (Genus) Curculigo Loài (Species) Orchiodes
  23. 16 2.4.2 Đặc điểm hình thái học của Sâm cau - Đặc điểm của thân rễ Sâm cau là cây thân thảo sống lâu năm chiều cao khoảng 20 - 30 cm, có khi hơn. Thân rễ mập, hình trụ dài, mọc thẳng, thóp lại ở hai đầu chiều dài 2,5 - 5 cm, đường kính 1,0 - 4,5 cm, bề mặt bên ngoài màu nâu đen mang nhiều rễ phụ có dạng giống thân rễ, bên trong có màu kem; vị nhầy và hơi đắng [34] Hình 2.1 Thân rễ của cây Sâm cau - Đặc điểm của lá Lá mọc thành túm từ thân rễ xếp nếp và có gân như lá cau, dài 15 - 45 cm, rộng 2,5 - 3 cm, gốc thuôn, đầu nhọn, hai mặt nhẵn gần như cùng nhau, gân song song, bẹ lá to và dài; cuống lá dài khoảng 10 cm [34] Hình 2.2 Lá cây Sâm cau
  24. 17 - Đặc điểm của hoa Cụm hoa mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá, mang 3 - 5 hoa nhỏ, màu vàng; lá bắc hình trái xoan; đài 3 răng có lông, tràng 3 cánh nhẵn, nhị 6 xếp thành hai dãy, chỉ nhị ngắn, bầu hình thoi, có lông rậm [34] Hình 2.3 Đặc điểm cua hoa - Đặc điểm của quả và hạt Quả nang, thuôn, dài 1,5 - 2 cm, rộng 8 mm, 1 - 4 hạt, phình ở đầu, kích thước 1 - 2 mm, màu đen. Mùa hoa quả: từ tháng 5 – 7 [34] 2.4.3. Công dụng của sâm cau [22] Tính vị, công năng: Sâm cau vị cay tính ấm, độc vào hai kinh tỳ và thận, có tác dụng thêm sức nóng làm tan lạnh, cường dương, mạnh gân xương. Công dụng: Bộ phận sử dụng là thân rễ, thu hái quanh năm, đào về rửa sạch ngâm nước vo gạo để khử bớt độc rồi phơi khô. Sâm cau được dùng chữa nam giới tinh lạnh, liệt dương, người già đái són, kém ăn, tế thấp, lưng gối vận động khó khăn. Liều dùng mỗi ngày 12- 20g dưới dạng thuốc sắc hay ngâm rượu uống. Dùng riêng hoặc phối hợp với
  25. 18 các vị khác. Còn dùng chữa hen và tiêu chảy. Nhân dân ở một số vùng dân tộc thiểu số dùng rễ củ sâm cau làm thuốc bổ. Dùng ngoài, rễ giã nát đắp chữa lở loét. Sâm cau đã được dùng trong Y học cổ truyền Trung Quốc, nước sắc thân rễ sâm cau tán bột được dùng làm thuốc bổ chung, thuốc hồi sức để điều trị suy nhược cơ thể, đau lưng, viêm khớp, viêm thận, mãn tính. Thuốc còn làm tăng huyết áp và điều kinh. Ở Ấn Độ, Nepal và Philipin, thân rễ sâm cau còn được dùng làm thuốc lợi tiểu và kích dục, chữa bệnh ngoài da, loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, hen, vàng da, tiêu chảy và nhức đầu. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng thân rễ sâm cau để gây sẩy thai dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột uống với đường trong một cốc sữa Ở Thái Lan, thân rễ sâm cau là thuốc lợi tiểu và trị tiêu chảy. Ở Papua Niu Guine, thân rễ và lá sâm cau được hơ nóng cho mềm, rồi chà xát trên cơ thể làm thuốc tránh thai. Một chế phẩm cổ truyền của Ấn Độ được dùng bổ sung cho thức ăn gồm sâm cau và một số nguyên liệu thực vật khác được thử nghiệm cho chuột cống trắng ăn, đã không làm thay đổi lượng thức ăn tiêu thụ, nhưng có tác dụng bảo vệ chống lại khối u gây bởi dimethylbenzo anthracen ở chuột. Đã thử nghiệm điều trị cho những cặp vợ chồng vô sinh với nam giới có các chứng giảm tinh trùng, tinh trùng chiết, tinh trùng kém chuyển động và tinh trùng yếu. Bài thuốc gồm sâm cau và hai dược liệu khác được cho uống với sữa và đường trong 3 tháng. Kết quả có sự thay đổi đáng kể về khả năng sống của tinh trùng. Ở tháng thứ hai có sự tăng về số lượng và khả năng chuyển động của tinh trùng, đồng thời số lượng tinh trùng non giảm. Sau 3 tháng điều trị, tinh trùng bình thường phát triển ở 80% bệnh nhân nam giới, tương hợp với sự phát triển thai ghén ở phụ nữ, 15 trong 50 bệnh nhân điều trị đã có con.
  26. 19 Một số bài thuốc sử dụng Sâm cau làm chủ vị: - Chữa liệt dương do rối loạn thần kinh chức năng: Sâm cau 10g, sâm bố chính, trâu cổ 12g, cây kỷ tử 12g, ngưu tất 12g, tục đoạn 12g, thạch hộc 12g, hoài sơn 12g, cáp giới 12g, cam thảo nam 8g, ngũ gia bì 8g. Tất cả thái nhỏ phơi khô, sắc uống mỗi ngày 1 tháng, chia 2 - 3 lần. Hoặc sâm cau 20g, ba kích, phá cổ chỉ, hồ đào nhục, thục địa mỗi thứ 16g, đại hồi hương 4g, sắc uống ngày 1 tháng, chia 2 - 3 lần. - Rượu bồi bổ tráng dương: Bìm bịp 1 con, tắc kè 2-3 con làm sạch cho ngâm 1.500 ml rượu nếp cho sâm cau 50g. Ngâm trong 3 tháng là được. Càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 - 3 lần khai vị trước khi ăn cơm và tố trước khi đi ngủ, mỗi lần uống 1 ly chừng 30 ml. Có công hiệu bổ thận tráng dương. - Trị nam tinh lạnh, liệt dương, nữ lạnh tử cung: Sâm cau 6g, thục địa 8g, ba kích 8g, phá cố chỉ 8g, hồ đào nhục 8g, hồi hương 4g. Sắc uống 1 ngày 1 thang, chia 2 - 3 lần trong ngày. - Chữa phong thấp, lung lạnh đau, thần kinh suy nhược: Sâm cau 50g, ngâm trong 150 ml rượu trong vòng 7-8 ngày là sử dụng được. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1-2 ly nhỏ (chừng 25 - 30 ml) trong hai bữa ăn chính. 2.5 Tổng quan khu vực nghiên cứu * Vị trí địa lý: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. Nằm cách thành phố Thái Nguyên khoảng 3 km về phía Tây. Căn cứ vào bản đồ Thành phố Thái Nguyên thì xác định được vị trí như sau: Phía Bắc giáp với phường Quan Triều Phía Nam giáp với phường Thịnh Đán Phía Tây giáp xã Phúc Hà
  27. 20 Phía Đông giáp khu dân cư và khu kí túc xá thuộc trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. * Đặc điểm địa hình: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên nằm nhìn chung tương đối bằng phẳng. * Khí hậu thủy văn: Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai màu rõ rệt mùa nóng ẩm và mùa khô lạnh. Lượng mưa trung bình từ 1500-2000mm, độ ẩm không khí trung bình 82%, mùa mưa khoảng 86%, mùa khô khoảng 70%. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 22 - 250 C, chênh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2 - 50C, nhiệt độ cao tuyệt đối là 390C, nhiệt độ thấp tuyệt đối là 30C. * Điều kiện đất đai: Vườn ươm khoa Lâm nghiệp trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, đất không màu mỡ, ít dinh dưỡng. Đặc điểm của đất là đất Feralit phát triển trên đá sa thạch, do vậy đất ở đây dinh dưỡng không cao, ít màu mỡ. Qua bảng 2.1 dưới đây phản ánh hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng trong đất. Bảng 2.2: Kết quả phân tích mẫu đất Độ sâu Chỉ tiêu Chỉ tiêu dễ tiêu/100g đất tầng Mùn N P205 K20 N P205 K20 Ph đất(cm) 1 – 10 1.766 0.024 0.241 0.035 3.64 4.65 0.90 3.5 10 – 30 0.670 0.058 0.211 0.060 3.06 0.12 0.44 3.9 30 - 60 0.711 0.034 0.131 0.107 0.107 3.04 3.05 3.7 (Nguồn: Theo số liệu phân tích đất của trường ĐHNLTN)
  28. 21 Phần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu, địa điểm, thời gian nghiên cứu 3.1.1. Vật liệu nghiên cứu Cây Sâm cau (Curculigo orchioides Gaertn) được nhân giống từ hom. Cây được đưa vào thí nghiệm là cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, chiều cao từ 5-6 cm, lá xanh thẫm 3.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Từ 01/01/2019 đến 30/5/2019. - Địa điểm: Tại vườn ươm trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 3.2. Nội dung nghiên cứu - Ảnh hưởng của công thức che sáng đến tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng về đường kính (D00) của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của công thức che sáng đến sinh trưởng về chiều cao (Hvn) của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm. - Ảnh hưởng của công thức che sáng đến động thái ra lá/thân của cây Sâm cau trong các công thức. - Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dựu kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn. 3.3. Phương pháp nghiên cứu 3.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu Kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan đến cây Sâm cau ở trong và ngoài nước (về đặc điểm sinh thái, hình thái, sinh trưởng, năng suất, chọn giống, các biện pháp kỹ thuật gây trồng và chăm sóc ). Những tư liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên rừng từ các cơ quan, cán bộ ngành, người dân tại khu vực nghiên cứu.
  29. 22 - Kế thừa các tài liệu, luận án, đề tài nghiên cứu khoa học về cây Sâm cau trong trung tâm học liệu, thư viện, 3.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm Bước 1: Chuẩn bị công cụ, vật tư phục vụ nghiên cứu - Cây con, túi bầu, đất tầng A, sàng đất; - Thước đo cao, thước dây, thước kép ; - Bảng biểu giấy, bút; - Phân bón: Phân lân. Bước 2: Bố trí thí nghiệm - Phương pháp bố trí thí nghiệm: Để nghiên cứu mức độ ảnh của ánh sáng đến sinh trưởng của cây con, đề tài thử nghiệm 4 công thức thí nghiệm, 30 cây/công thức để xác định mức độ ảnh hưởng của che sáng đến sinh trưởng của cây, từ đó chọn công thức che sáng trội nhất. Cụ thể như sau: + CT 1: không che sáng (Đối chứng). + CT 2: che 25% ánh sáng trực xạ. + CT 3: che 50% ánh sáng trực xạ. + CT 4: che 75% ánh sáng trực xạ. Mẫu Bảng 3.1 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm che sáng Lần lặp 1 Công thức 2 Công thức 1 Công thức 3 Công thức 4 Lần lặp 2 Công thức 1 Công thức 4 Công thức 2 Công thức 3 Lằn lặp 3 Công thức 3 Công thức 1 Công thức 4 Công thức 2 - Phương pháp theo dõi thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ với ba lần lặp lại, 30 cây/công thức/1 lần lặp. Theo dõi định kỳ 1 lần/tháng và đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của cây con, các chỉ tiêu theo dõi được nghi ở Bảng 3.2.
  30. 23 Mẫu biểu 3.2. Các chỉ tiêu sinh trưởng Hvn, D00 chất lượng của cây Sâm cau Chất lượng Ghi chú STT D00 Hvn Số lá Tốt TB Xấu 1 2 3 Bước 3: Thực hiện gieo ươm và chăm sóc thí nghiệm Hom Sâm cau được cấy trực tiếp vào bầu, thành phần ruột bầu là 100% đất tầng A, túi bầu làm bằng nhựa Polyme có kích thước 9*13cm. Thí nghiệm che sáng được bố trí theo kiểu khối ngẫu nhiên đầy đủ một nhân tố 3 lần lặp ở 4 mức che bóng khác nhau: không che phủ (ký hiệu là CS), che 25% (CS 25%), che 50% (CS3 50%), che 75% (CS4 75%). Giàn che là lưới nion đen cao khoảng 1m so với mặt luống và rộng hơn mép luống là 40cm. Mức che sáng (CS%) của giàn che được xác định theo công thức của Nguyễn Hữu Thước (1964). (X + a)2- X CS% = x 100 ( X + a)2 Trong đó: CS% Tỷ lệ cần che sáng (%) X- Khoảng giữa các nan a- Bề rộng các nan (X+a)2 Diện tích cần che bóng Trong thời gian thí nghiệm (6 tháng), các biện pháp chăm sóc áp dụng đồng nhất cho các công thức thí nghiệm, gồm tưới nước định kỳ hàng ngày, làm cỏ định kỳ hàng tháng, bón bằng phân đạm ((NH2)2CO) với nồng độ 0,01% ở dạng dung dịch định kỳ 2 tuần 1 lần bắt đầu từ tháng thứ 3. Các chỉ
  31. 24 tiêu về tỷ lệ sống, sinh trưởng đường kính gốc (D00), chiều cao vút ngọn (Hvn). Những biện pháp chăm sóc (làm cỏ, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh ) cây con được thực hiện giống nhau trên tất cả các lô thí nghiệm. Thời gian theo dõi thí nghiệm là 6 tháng; Trong đó định kỳ đánh giá là mỗi tháng một lần. Bước 4: Theo dõi thí nghiệm và thu thập số liệu Thời gian đo đếm các chỉ tiêu thí nghiệm được tiến hành vào cuối đợt thí nghiệm. trong mối ô tiêu chuẩn theo dõi 30 cây được đánh số từ cây số 1 đến cây thứ 30. - Đo đường kính cổ rễ (D00): Dùng thước đo đường kính ở vị trí cổ rễ. - Đo chiều cao (Hvn) sử dụng thước đo chiều cao với độ chính xác của thước là ± 0,1cm, đặt thước sát miệng đến hết ngọn cây. - Số lá: Đếm số lá theo thứ tự của các cây đo chiều cao, đường kính cổ rễ của các công thức. 3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu Từ những số liệu thu thập được qua công tác ngoại nghiệp, tiến hành tổng hợp và phân tích số liệu trên phầm mềm SPSS như sau : 1. Nhập số liệu vào bảng tính 2. Click Analyz – Compare Means – One way Anova 3. Trong hộp thoại One way Anova khai báo Depenet list: Chiều cao trung bình, đường kính trung bình, số lá và Factor: CT 4. Nháy chuột vào Post Hoc: Chọn Bonferroni, Ducan.Trong options chọn Descriptive và Homogeneity of variance test để có các đặc trưng mẫu và kiểm tra sự bằng nhau của các phương sai. 5. Ok.
  32. 25 Hình 3.1 Hộp thoại One way Anova Hình 3.2: Hộp thoại Phost Hoc multiple comparisons
  33. 26 Hình 3.3: Hộp Thoại Options Đánh giá tỉ lệ cây con xuất vườn Kết quả tính và được ghi vào bảng 3 Mẫu Biểu 3.3: Tỷ lệ cây con xuất vườn của các công thức che sáng Chất lượng Tỷ lệ cây con CTTN Tốt Trung bình xấu xuất vườn (%) I II III IV Tỷ lệ cây con xuất vườn được tính theo công thức: Tỷ lệ % cây con xuất vườn = tỷ lệ % cây tốt + tỷ lệ % cây trung bình.
  34. 27 Phần 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ (%) cây sống của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm Bảng 4.1 - Ảnh hưởng của chế độ che sáng tỷ lệ sống của cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm Tỷ lệ % cây sống của cây sau khi trồng Công thức thí 30 ngày 60 ngày 90 ngày nghiệm Số cây % Số cây % Số cây % Công thức 1 90 100 88 97,78 82 91,11 Công thức 2 90 100 88 97,78 85 94,44 Công thức 3 90 100 89 98,89 87 96,67 Công thức 4 90 100 87 96,67 83 92,22 Trung bình 90 100 88 97,78 84,25 93,61 Dẫn liệu từ bảng 4.1, cho thấy: Các công thức thí nghiệm khác nhau cho tỷ lệ sống của cây Sâm cau là khác nhau. Ở các giai đoạn khác nhau thì tỷ lệ sống có sự thay đổi cụ thể là giảm xuống, trung bình các công thức theo dõi ngày 30 đạt tỷ lệ 100% đến ngày 60 tỷ lệ sống trung bình là 97,78% và đến ngày 90 thì tỷ lệ sống trung bình là 93,61%. Sau 90 ngày theo dõi có thể nhận thấy công thứ 3 cho tỷ lệ sống cao nhất đạt 96,67%, công thức 1 có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 91,11%. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến tỷ lệ sống của cây Sâm cau, chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy Ft = 7,555556 > F05 = 4,066181 chứng tỏ yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.1 có thể thấy CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến tỉ lệ sống của cây Sâm cau so với các công thức còn lại.
  35. 28 Hình 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến tỷ lệ % sống của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi * Ở giai đoạn 30 ngày - Tỉ lệ % cây sống trong cả 4 công thức che sáng đều đạt 100% và chưa có sự khác biệt rõ rệt giữa các công thức. * Ở giai đoạn 60 ngày - Đối với công thức 1 (không ché sáng): Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 2 là 100%, tiếp đó là lần lặp 1 và lần lặp 3 đề có tỉ lệ % sống là 96,67%. - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 1 (100%), tiếp đó là lần lặp 2 và lần lặp 3 đề có tỉ lệ % sống là 96,67%. - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 1 và lần lặp 3 (100%), tiếp đó lần lặp 2 có tỉ lệ % sống là 96,67%. - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 1 (100%), tiếp theo lần lặp 2 tỉ lệ % sống là 96,67%, và thấp nhất là lần lặp 3 có tỉ lệ % sống là 93,33% - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho tỉ lệ % sống của cây Sâm cau sau 60 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt
  36. 29 98,89% trên cả 3 lần lặp, và tỉ lệ sống thấp nhất là công thức 4 (che sáng 75%) chỉ đạt 96,67% trên cả 3 lần lặp * Ở giai đoạn 90 ngày - Đối với công thức đối chứng (không che sáng): Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 3 (93,33%), tiếp đó lần lặp 2 và lần lặp 3 đều có tỉ lệ % sống là 90%. - Đối với công thức che sáng 25%: Tỉ lệ % cây sống cao nhất ở lần lặp 1 (96,67%), tiếp đó lần lặp 2 và lần lặp 3 đều có tỉ lệ % là 93,33% - Đối với công thức che sáng 50%: Tỉ lệ % cây sống ở cả 3 lần lặp đều là 96,67 % - Đối với công thức che sáng 75%: Tỉ lệ % cây sống ở lần lặp 1 và lần lặp 3 đều là 93,33%, tiếp đó là lần lặp 2 chỉ có tỉ lệ % sống là 90% - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho tỉ lệ % sống của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi thì công thứ 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 96,67%, công thức 1 (không che sáng) có tỷ lệ sống thấp nhất đạt 91,11%. 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm Bảng 4.2 - Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm Công thức thí Đường kính (D00) trung bình của cây sau khi trồng nghiệm 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 0,28 0,36 0,4 Công thức 2 0,33 0,407 0,47 Công thức 3 0,25 0,31 0,37 Công thức 4 0,29 0,3 0,33 Trung bình 0,27 0,34 0,4
  37. 30 Dẫn liệu từ bảng 4.3, cho thấy: Từ kết quả tổng hợp tại bảng 4.3 có thể thấy rằng sinh trưởng đường kính gốc của cây Sâm cau là tăng lên qua các thời điểm theo dõi. Cụ thể đường kính gốc trung bình của các công thức theo dõi ở ngày 30 là 0,27cm, ngày 60 là 0,34 cm và đến ngày 90 đạt 0,4 cm. Khi sử dụng các công thức che sáng khác nhau là khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sự thay đổi về kích thước đường kính gốc. Sau 90 ngày theo dõi cây Sâm cau sử dụng công thức 2 có đường kính gốc trung bình lớn nhất đạt 0,47 cm, thí nghiệm sử dụng công thức 4 có đường kính gốc trung bình nhỏ nhất đạt 0,33cm. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng đường kính gốc của cây Sâm cau chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy FA = 8,285628 > F05 = 4,066181, chứng tỏ yếu tố ánh sáng có ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính gốc của cây. Có ít nhất một công thức tác động trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.3 có thể thấy CT2 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sâm cau so với các công thức còn lại. Hình 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính gốc cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi
  38. 31 * Giai đoạn 30 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,317 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,26 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,28 cm) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%):): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,31 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,34 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,35cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,26 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,267 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,23 cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,313 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,277 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,27cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho đường kính gốc của cây Sâm cau sau 30 ngày theo dõi thì công thức 2 (che sáng 25%) là trội nhất đạt 0,33 cm * Giai đoạn 60 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,407 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,303 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,36cm) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,432 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,388 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,4cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,357 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,257 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,33cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,313 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,27 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,31 cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho đường kính gốc của cây Sâm cau sau 60 ngày theo dõi thì công thức 2 (che sáng 25%) là trội nhất đạt 0,407 cm
  39. 32 * Giai đoạn 90 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,422 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,33 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,39 cm) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,497 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,433 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,437cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,367 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,343 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,397cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về D00 ở lần lặp 1 (0,35 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (0,303 cm), tiếp đó là lần lặp 3 (0,34 cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho đường kính gốc của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi thì công thức 2 (che sáng 25%) là trội nhất đạt 0,47 cm 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm Bảng 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm Công thức thí Chiều cao trung bình của cây (cm) sau trồng nghiệm 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 7,533 7,722 8,49 Công thức 2 8,54 8,64 9,75 Công thức 3 10,343 10,866 11,67 Công thức 4 8,45 8,56 8,69 Trung bình 8,717 8,947 9,65
  40. 33 Theo kết quả từ bảng 4.5 có thể thấy khi sử dụng các công thức che sáng khác nhau thì sự tăng trưởng về chiều cao của cây Sâm cau là khác nhau, sau 90 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 3 cây Sâm cau có chiều cao trung bình lớn nhất đạt 9,93cm, công thức 1 cây Sâm cau có chiều cao trung bình thấp nhất đạt 8,18cm. Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy FA = 4,53668 > F05 = 4,066181, chứng tỏ yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng đường kính gốc của cây. Có ít nhất một công thức trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.5 có thể thấy CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau so với các công thức còn lại. Hình 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi * Giai đoạn 30 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (8,8cm), tiếp đó là lần lặp 2 (7cm), tiếp đó là lần lặp 3 (6,8cm)
  41. 34 - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (8,35cm), tiếp đó là lần lặp 2 (9,067cm), tiếp đó là lần lặp 3 (8,2cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,8cm), tiếp đó là lần lặp 2 (10,233cm), tiếp đó là lần lặp 3 (11cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,883cm), tiếp đó là lần lặp 2 (8,417cm), tiếp đó là lần lặp 3 (7,05cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau sau 30 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 10,343 cm * Giai đoạn 60 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9cm), tiếp đó là lần lặp 2 (7,2cm), tiếp đó là lần lặp 3 (6,97cm) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,983cm), tiếp đó là lần lặp 2 (8,567cm), tiếp đó là lần lặp 3 (7,533cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (11 cm), tiếp đó là lần lặp 2 (10,467cm), tiếp đó là lần lặp 3 (11,133cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,883cm), tiếp đó là lần lặp 2 (8,433cm), tiếp đó là lần lặp 3 (7,37cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau sau 30 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 10,866 cm * Giai đoạn 90 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,9cm), tiếp đó là lần lặp 2 (7,3cm), tiếp đó là lần lặp 3 (7,08cm)
  42. 35 - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (10,883cm), tiếp đó là lần lặp 2 (8,617cm), tiếp đó là lần lặp 3 (9,15cm) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (12,05cm), tiếp đó là lần lặp 2 (11,6cm), tiếp đó là lần lặp 3 (12,13cm) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về Hvn ở lần lặp 1 (9,65cm), tiếp đó là lần lặp 2 (8,233cm), tiếp đó là lần lặp 3 (7,78cm) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho sinh trưởng chiều cao của cây Sâm cau sau 30 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 11,67 cm 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá/thân của cây Sâm cau trong các công thức thí nghiệm Bảng 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá/thân cây Sâm cau ở các công thức thí nghiệm Công thức Số lá bình quân/cây sau trồng thí nghiệm 30 ngày 60 ngày 90 ngày Công thức 1 11,86 12,656 13,44 Công thức 2 13,3 13,94 14,31 Công thức 3 14,59 15,75 16,17 Công thức 4 12,28 13,54 14,18 Trung bình 12,73 13,6 14,44 Từ kết quả bảng 4.7 ta thấy các công thức che sáng khác nhau ảnh hưởng khác nhau đến động thái ra lá của cây Sâm cau. Sau 90 ngày theo dõi thí nghiệm sử dụng công thức 3 cây Sâm cau có số lá trung bình nhiều nhất đạt 15,83 lá/cây, công thức 4 cây Sâm cau có số lá trung bình ít nhất là 14,18 lá/cây.
  43. 36 Để đánh giá được ảnh hưởng của yếu tố ánh sáng đến sinh động thái ra lá/thân của cây Sâm cau chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố. Kết quả cho thấy FA = 5,605951 > F05 = 4,066181, chứng tỏ yếu tố ánh sáng ảnh hưởng đến động thái ra lá/thân của cây. Có ít nhất một công thức trội hơn các công thức còn lại. So sánh bảng 4.7 có thể thấy CT3 có ảnh hưởng tốt nhất đến động thái ra lá cây Sâm cau so với các công thức còn lại. Hình 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến động thái ra lá cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi * Giai đoạn 30 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (14,267 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (12,7 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (8,6 lá/thân) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (13,967 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (13,9 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (12,033 lá/thân)
  44. 37 - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (14,77 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (14,8 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (14,2 lá/thân) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (15,733 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (11,667 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (9,43 lá/thân) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho động thái ra lá của cây Sâm cau sau 30 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 14,59 cm * Giai đoạn 60 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (14,4 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (12,8 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (10,77 lá/thân) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (14,767 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (14,133 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (12,933 lá/thân) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (16,2 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (14,8 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (13,433 lá/thân) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (15,433 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (15,7 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (15,35 lá/thân) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho động thái ra lá của cây Sâm cau sau 60 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 15,750 cm
  45. 38 * Giai đoạn 90 ngày - Đối với công thức 1 (không che sáng): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (13,4 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (12,867 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (12,8 lá/thân) - Đối với công thức 2 (che sáng 25%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (15,033 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (13,933 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (13,033 lá/thân) - Đối với công thức 3 (che sáng 50%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (16,467 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (16,033 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (16 lá/thân) - Đối với công thức 4 (che sáng 75%): Sinh trưởng về số lá/thân ở lần lặp 1 (14,367 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 2 (13,9 lá/thân), tiếp đó là lần lặp 3 (13,73 lá/thân) - Sử dụng phương pháp Ducan để kiểm tra sai dị giữa các trung bình mẫu nhằm lựa chọn chế độ che sáng tốt nhất cho động thái ra lá của cây Sâm cau sau 90 ngày theo dõi thì công thức 3 (che sáng 50%) là trội nhất đạt 16,17 cm 4.5. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau và dự kiến tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn 4.5.1. Đánh giá chất lượng cây Sâm cau Việc đánh giá chất lượng cây giống trong vườn ươm là một bước trong công tác sản xuất cây giống, có ý nghĩa quan trọng trong việc lựa chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn.
  46. 39 Bảng 4.5. Kết quả đánh giá chất lượng cây Sâm cau sử dụng các công thức che sáng Tỷ lệ Số cây Chất lượng cây con sống CTTN xuất sau 90 Tỷ lệ Tỷ lệ Tỷ lệ Tốt TB Xấu vườn ngày (%) (%) (%) (%) Công thức 1 82 35 42,68 36 43,9 11 13,42 86,58 Công thức 2 85 46 53,49 31 36,05 8 10,46 91,86 Công thức 3 87 57 65,52 23 26,44 7 8,04 91,96 Công thức 4 83 43 51,81 30 36,14 10 12,05 87,95 Trung bình 84,25 45,25 53,375 30 35,633 9 10,993 89,588 Từ kết quả bảng 4.9 ta thấy cây Sâm cau sử dụng các công thức che sáng khác nhau nhau thì có chất lượng khác nhau. Trong đó, công thức 3 có tỷ lệ cây có chất lượng tốt cao nhất đạt 65.52%, cây chất lượng xấu là 8.04%. Công thức 4 có tỷ lệ cây chất lượng tốt thấp nhất chỉ đạt 42.68%, cây có chất lượng xấu là 13.42%. 4.5.2. Dự kiến tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn Những cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là những cây có bộ rễ khoẻ mạnh, phải đảm bảo tỷ lệ sống cao khi đem trồng ngoài thực địa. Qua quá trình theo dõi tôi nhận thấy không phải tất cả các cây sống trong quá trình thí nghiệm đều đủ tiêu chuẩn xuất vườn vì chưa đảm bảo về chất lượng.
  47. 40 Hình 4.5. Tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn Qua bảng 4.10 và hình 4.5 ta thấy các công thức che sáng khác nhau thì cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn là khác nhau, trong đó sau 90 ngày theo dõi thì công thức 3 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cao nhất đạt 91,96%, công thức 1 cho tỷ lệ cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn thấp nhất là 86,58%.
  48. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Trong các giai đoạn theo dõi khác nhau thì ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau là khác nhau. Trong thời gian 30 ngày sau khi sử dụng các chế độ che sáng thì quá trình sinh trưởng về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và động thái ra lá diễn ra chậm, sau 60 ngày và 90 ngày cây Sâm cau có sự tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao vút ngọn và ra nhiều lá hơn và bắt đầu có sự khác biệt giữa các công thức che sáng. Điều này cho thấy các chế độ che sáng có ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây Sâm cau. Các công thức khác nhau sử dụng trong thí nghiệm có ảnh hưởng khác nhau đến quá trình sinh trưởng của cây Sâm cau. Công thức 3 (che sáng 50%) có hiệu quả cao nhất cho tỷ lệ sống cao, cây tăng trưởng nhanh về đường kính gốc, chiều cao và ra nhiều lá. Cây giống có phẩm chất tốt và cho tỷ lệ xuất vườn cao. Công thức 2 (che sáng 25%), Công thức 1 (không che sáng) và công thức 4 (che sáng 75%) cây có tỷ lệ sống thấp, cây sinh trưởng đường kính gốc kém, chiều cao chậm và ít lá hơn. Cấy giống có phẩm chất tốt ít, nhiều cây chất lượng trung bình và xấu, tỷ lệ xuất vườn thấp. 5.2. Tồn tại Do những nghiên cứu của đề tài chỉ mang ý nghĩa thăm dò bước đầu nên cần tiếp tục các thí nghiệm sâu hơn và đầy đủ hơn về kỹ thuật bón phân, chế độ tưới nước cho loài Sâm cau. Cần tiếp tục theo dõi các chỉ số sinh trưởng và phát triển để hoàn thiện hơn quy trình kỹ thuật gây trồng loài Sâm cau.
  49. 42 5.3. Kiến nghị Cần có những nghiên cứu đánh giá sâu hơn về việc gây trồng loài Sâm cau bằng hom chồi, hom thân rễ củ và từ hạt. Mở rộng phạm vi nghiên cứu trong các môi trường khí hậu và nền đất khác nhau để xác định khả năng thích nghi của loài Sâm cau.
  50. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu Tiếng Việt 1. Trần Khắc Bảo (1994) ,”Phát triển cây dược liệu ở Lào Cai và Hà Giang”. 2. Hà Chu Chử (2001), “Chương trình hợp tác Lâm nghiệp Việt Nam- Phần Lan”, Dự án Việt Nam - Phần Lan. 3. Lê Tùng Châu, Nguyễn Văn Tập (1996), Nguồn tài nguyên di truyền cây thuốc ở Việt Nam, Tài Nguyên di truyền thực vật ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 70-76. 4. Lê Trần Chấn (2003), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, Báo sức khoẻ và đời sống số 24 - Thứ ba 25/2/2003. 5. Võ Văn Chi (1999), Cây cỏ có ích ở Việt Nam (tập 1), NXB Giáo dục Hà Nội. 6. Lê Thanh Chiến (2005) “Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam”. 7. Nguyễn Ngọc Diệp (1998) , “Góp phần điều tra cây thuốc của người Dao ở Vườn Quốc gia Ba Vì”. 8. Phạm Hoàng Hộ (l999), Cây cỏ Việt Nam (quyển I,II,III), NXB trẻ, TP Hồ Chí Minh. 9. Lê Thị Thanh Hương (2015) “Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bên vững. 10. Nguyễn Bá Hoạt (năm 2013), Tiềm năng và hiện trạng nguồn tài nguyên dược liệu Việt Nam, Viện dược liệu- Bộ y tế, 2013. 11. Trần Công Khánh (2010), “Tổng quan về cây độc ở Việt Nam”, Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn cây thuốc ở Việt Nam. 12. Trần Văn Ơn (1999),“Thử nghiệm cây thuốc bằng hom tại Ba Vì”. 13. Pham Ha Thanh Tung (2009), Giáo trình thực vật dược- tài nguyên cây thuốc (phần4), 20/9/2009.
  51. 44 14. Nguyễn Văn Tập (1996), Nghiên cứu bảo tồn những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam, Luận án phó tiến sỹ khoa học sinh học, Trường ĐH Quốc Gia Hà Nội. 15. Nguyễn Tập (2007) “Nghiên cứu thuốc từ thảo dược, phần I: Điều tra cây thuốc và nghiên cứu bảo tồn”. 16. Đỗ Tất Lợi (1986), “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. NXB Khoa học kĩ thuật. 17. Nguyễn Văn Sản và D.A Gilmour (1999), Nghiên cứu đặc điểm sinh vật học và đề xuất những kĩ thuật ban đầu để gây trồng loài Hoàng Liên ô rô (Mahonia nepanensis DC) tại khu bảo tồn thiên nhiên Hoàng Liên, 1999. 18. Nguyễn Xuân Quát, Võ Đại Hải, Hoàng Chương (2003), Tài nguyên rừng, ĐH Quốc gia Hà Nội. 19. Nguyễn Duy Thuần và Nguyễn Thị Phương Lan (Năm 2001) đã nhận dạng và nghiên cứu về loài sâm cau mọc hoang ở Sơn Dương, Hà Giang 20. Trần Mai Hương (2016) “Nghiên cứu chiết tách, xác định thành phần hóa học trong một số dịch chiết thân rễ cây Sâm cau ở tỉnh Quảng Ngãi” 21. Huỳnh Bá Công (2015) Nghiên cứu đặc điểm sinh thái và thử nghiệm gây trồng loài Sâm cau (curculigo orchioides Gaertn) trên vùng cát nội đồng huyện Quảng Điền 22. Đỗ Huy Bích và cs (2003), “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”, quyển II, NXB Khoa học và Kỹ thuật. tr.693 – 696 23. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (1996), Đề án quy hoạch phát triển vùng cây đặc sản và ngành nông nghiệp chế biến nông lâm đặc sản xuất khẩu giai đoạn 1996 – 2005. B. Tài liệu ngoài nước 24. B. B. Wala and Y. T. Jasrai (2003), Micropropagation of an Endangered Medicinal Plant: Curculigo orchioides Gaertn, Plant Tissue Culture, 13(1) June: 13-19 (2003). 25. Bhattacharjee, S. K. (1998), Handbook of medicinal plants. Jaipur, India:
  52. 45 Pointer Publishers; 1998: 118–132. 26. D'henuka, S.; Balakrishna, P.; Anand, A (1999). Indirect organogenesis from the leaf explants of medicinally important plant Curcu- ligo orchioides Gaertn. J Plant Biochem Biotech.8:113–115.1999. 27. N. S. Chauhan and V. K. Dixit (2008). Spermatogenic activity of rhizomes of Curculigo orchioides Gaertn in male rats, International Journal of Applied Research in Natural Products 1(2) June/July: 26-31 (2008). 28. NidhiSoni*1,V. K.Lal2, Shikha Agrawal 3and HemlataVerma (2012). GOLDENEYEGRASS-AMAGICAL REMEDYBY NATURE. IJPSR (2012),Vol.3, Issue 08. 29. SalemaValencioFrancis & Sunil Kumar Senapati & Gyana Ranjan Rout, (2007). Rapid clonalpropagationof Curculigo orchioides Gaertn., anendangeredmedicinal plant. The Society for In VitroBiology 2007. 30. Subramonium, A.; Gayathri, V (2002). Development of standardized aphrodisiac herbal drugs. In: Khan, I. Khanum, A. (eds.) Role of botechnology in medicinal and aromatic plants, Vol. 4, Hyderabad, India: Ukaaz Publications; 2002: 185–195. 31. Chauhan, N.S Sharma, V.,Thakur, M., Dixit, VK., 2010. “Curculigo orchioides: the black gold with numerous health benefits”. Zhong Xi Jie He Xue Bao 8 613 – 623, in Chinese. C. website tham khảo 32. 20170824135728143.htm 33. âm_cau 34.
  53. Phụ lục 1: Phụ lục bảng 4.1. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng của cây Sâm cau tại vườn ươm 60 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 4 1.333333 0.333333 CT2 3 4 1.333333 0.333333 CT3 3 1 0.333333 0.333333 CT4 3 6 2 0 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 4.25 3 1.416667 5.666667 0.022245 4.066181 Within Groups 2 8 0.25 Total 6.25 11 90 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 8 2.666667 0.333333 CT2 3 4 1.333333 0.333333 CT3 3 3 1 0 CT4 3 7 2.333333 0.333333
  54. ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 5.666667 3 1.888889 7.555556 0.010135 4.066181 Within Groups 2 8 0.25 Total 7.666667 11 4.2. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng đường kính 30 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 0.853333 0.284444 0.000848 CT2 3 1 0.333333 0.000433 CT3 3 0.757 0.252333 0.000386 CT4 3 0.86 0.286667 0.000544 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.010008 3 0.003336 6.031726 0.018875 4.066181 Within Groups 0.004425 8 0.000553 Total 0.014432 11
  55. 60 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 1.066667 0.355556 0.00267 CT2 3 1.22 0.406667 0.000517 CT3 3 0.943333 0.314444 0.002681 CT4 3 0.896667 0.298889 0.000626 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 0.020907 3 0.006969 4.291927 0.044153 4.066181 Within Groups 0.01299 8 0.001624 Total 0.033898 11 90 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 35.75 11.91667 1.630833 CT2 3 41.9 13.96667 1.373333 CT3 3 32.9 10.96667 0.423333 CT4 3 30 10 0.73
  56. ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 25.83563 3 8.611875 8.285628 0.007759 4.066181 Within Groups 8.315 8 1.039375 Total 34.15063 11 4.3. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến sinh trưởng chiều cao 30 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 22.6 7.533333 1.213333 CT2 3 25.61667 8.538889 0.214537 CT3 3 31.03 10.34333 0.369633 CT4 3 25.35 8.45 2.007778 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 12.44711 3 4.149038 4.361347 0.042528 4.066181 Within Groups 7.610563 8 0.95132 Total 20.05768 11
  57. 60 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 23.16667 7.722222 1.238148 CT2 3 26.08333 8.694444 1.51287 CT3 3 32.59667 10.86556 0.123559 CT4 3 25.68333 8.561111 1.595648 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 16.1786 3 5.392865 4.825586 0.033374 4.066181 Within Groups 8.940452 8 1.117556 Total 25.11905 11 90 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 25.46667 8.488889 2.450648 CT2 3 29.01667 9.672222 1.712593 CT3 3 35.01667 11.67222 0.004537 CT4 3 26.06667 8.688889 1.440093
  58. ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 19.08083 3 6.360278 4.53668 0.038743 4.066181 Within Groups 11.21574 8 1.401968 Total 30.29657 11 4.4. Ảnh hưởng của chế độ che sáng đến số lá/thân cây Sâm cau 30 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 35.56667 11.85556 8.562593 CT2 3 39.624 13.208 1.064236 CT3 3 43.77 14.59 0.1143 CT4 3 36.83333 12.27778 10.20259 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 13.20463 3 4.401543 0.882793 0.489861 4.066181 Within Groups 39.88744 8 4.98593 Total 53.09207 11
  59. 60 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 37.73333 12.57778 3.30037 CT2 3 41.83333 13.94444 0.867037 CT3 3 47.25 15.75 0.1825 CT4 3 40.61667 13.53889 5.497315 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 15.87602 3 5.292006 4.149644 0.172077 4.066181 Within Groups 19.69444 8 2.461806 Total 35.57046 11 90 ngày Anova: Single Factor SUMMARY Groups Count Sum Average Variance CT1 3 40.33333 13.44444 0.158148 CT2 3 42.93333 14.31111 1.527037 CT3 3 47.5 15.83333 0.07 CT4 3 42.53333 14.17778 0.398148 ANOVA Source of Variation SS df MS F P-value F crit Between Groups 9.053611 3 3.01787 5.605951 0.022876 4.066181 Within Groups 4.306667 8 0.538333 Total 13.36028 11
  60. Phụ lục 2 : Một số hình ảnh thực hiện ngoài thực địa