Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Tiên Viên nuôi tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm

pdf 58 trang thiennha21 5130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Tiên Viên nuôi tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_anh_huong_cua_bo_sung_che_pham_sinh_hoc_milk_feed.pdf

Nội dung text: Khóa luận Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Tiên Viên nuôi tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN NGỌC HÀ Tên đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MILK FEED ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ TIÊN VIÊN NUÔI TẠI TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Thái Nguyên, năm 2018
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ĐOÀN NGỌC HÀ Tên đề tài: “ẢNH HƯỞNG CỦA BỔ SUNG CHẾ PHẨM SINH HỌC MILK FEED ĐẾN KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ KHÁNG BỆNH CỦA GÀ TIÊN VIÊN NUÔI TẠI TRUNG TÂM KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Chuyên ngành: Thú y Lớp: K46 - TY - N02 Khoa: Chăn nuôi Thú y Khóa học: 2014 - 2018 Giảng viên hướng dẫn: TS. Trần Văn Thăng Thái Nguyên, năm 2018
  3. i LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học tập tại trường và sáu tháng thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến nay em đã hoàn thành toàn bộ chương trình khóa học và khoá luận tốt nghiệp đại học. Để hoàn thành toàn bộ chương trình khóa học và bản khoá luận tốt nghiệp đại học này, em đã nhận được sự dạy dỗ, giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, đặc biệt là các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi Thú y. Em cũng nhận được sự cộng tác nhiệt tình của các bạn đồng nghiệp, sự giúp đỡ, cổ vũ động viên của người thân trong gia đình. Nhân dịp này, em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc và kính trọng tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Ban chủ nhiệm Khoa Chăn nuôi thú y và các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y, Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình dạy dỗ và dìu dắt em trong suốt thời gian học tại trường . Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo TS. Trần Văn Thăng, người đã tận tâm, tận lực trực tiếp hướng dẫn thực hiện thí nghiệm và sửa chữa giúp em hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp đại học này. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bố mẹ, anh chị em ruột và bạn bè đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ về vật chất cũng như tinh thần để em có thể hoàn thành toàn bộ chương trình khóa học và bản khóa luận tốt nghiệp đại học này. Cuối cùng, em xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất. Thái Nguyên, ngày 18 tháng 12 năm 2018 Sinh viên Đoàn Ngọc Hà
  4. ii MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC CÁC BẢNG iv DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v Phần 1. MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu của đề tài 2 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 2 1.3.1. Ý nghĩa khoa học 2 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn 2 Phần 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 3 2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của gia cầm và hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm 3 2.1.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm 6 2.1.3. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 12 2.1.4. Thành phần của chế phẩm sinh học Milk feed 17 2.1.5. Giới thiệu về gà Tiên Viên 17 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 17 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 17 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 18 Phần 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tượng nghiên cứu 20 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20 3.3. Nội dung nghiên cứu 20 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 20
  5. iii 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm 20 3.4.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng gà thí nghiệm 21 3.4.3. Các chỉ theo dõi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu 21 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 23 Phần 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 24 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm 24 4.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 25 4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm 25 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm 27 4.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm 29 4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 30 4.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà của gà thí nghiệm 30 4.3.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 33 4.3.3. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 34 4.3.4. Chi số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 35 4.3.5. Sơ bộ hoạch toán chi phí cho 1 kg khối lượng gà thí nghiệm xuất bán 37 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm 38 Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 41 5.1. Kết luận 41 5.2. Đề nghị 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO 43 MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm 21 Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 24 Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) 26 Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) 28 Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) 29 Bảng 4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm theo ngày (g/con/ngày) 31 Bảng 4.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm theo tuần (g/con/tuần) . 32 Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 33 Bảng 4.8. Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm 35 Bảng 4.9. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm 36 Bảng 4.10. Sơ bộ hoạch toán chi phí cho 1 kg khối lượng gà thí nghiệm xuất bán giai đoạn 4-14 tuần tuổi 38 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của bổ sung Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm 39
  7. v DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Diễn giải BQ Bình quân ĐC Đối chứng KHKT Khoa học kỹ thuật KPCS Khẩu phần cơ sở SS Sơ sinh TĂ Thức ăn TN Thí nghiệm TT Tuần tuổi TTTĂ Tiêu tốn thức ăn
  8. 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Thuật ngữ “Probiotics” dịch sang tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu là chế phẩm sinh học. Bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) vào thức ăn chăn nuôi gia cầm đã cải thiện khả năng sử dụng protein, đường tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường quần thể vi sinh vật có lợi và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại ở trong hệ thống tiêu hóa, chống lại những tác dụng bất lợi của kháng sinh, tổng hợp dinh dưỡng, kích thích hệ thống miễn dịch, giảm tiêu chảy và tỷ lệ chết. Hơn thế nữa chế phẩm sinh học còn cải thiện khả năng thu nhận thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, khối lượng cơ thể, giảm lượng cholesterol trong máu, trong huyết thanh và trong thịt, tăng sự mềm của thịt và chất lượng thịt cũng như năng suất thân thịt. Vì vậy, bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) cho gà nuôi thịt đem lại lợi ích cao về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm (Jadhav và cs, 2015) [27]. Chế phẩm sinh học Milk feed do Công ty sinh học của Hàn Quốc sản xuất. Milk feed là chế phẩm sinh học được dùng làm thức ăn bổ sung bao gồm hỗn hợp các vi sinh vật lên men hữu hiệu và sản phẩm phụ nông nghiệp như cám gạo và bột ngô. Khi dùng chế phẩm này bổ sung vào thức ăn chăn nuôi có tác dụng làm tăng năng suất chăn nuôi, tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn và tăng sức đề kháng của vật nuôi đối với bệnh. Mặc dù chế phẩm sinh học Milk feed đã được thử nghiệm và dùng đại trà trong chăn nuôi lợn và chăn nuôi gia cầm tại Hàn Quốc đem lại hiệu quả kinh tế cao trong chăn nuôi vì làm tăng khối lượng nhanh, giảm tiêu tốn thức ăn và cảm nhiễm bệnh tật, nhưng sản phẩm này vẫn chưa được thử nghiệm và dùng trong chăn nuôi lợn và gia cầm trong điều kiện chăn nuôi của Việt Nam.
  9. 2 Vì vậy, nghiên cứu sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi gà thịt lông màu ở nước ta là một nhu cầu cấp thiết nhằm chỉ rõ cơ sở khoa học và khuyến cáo người chăn nuôi gà thịt lông màu ứng dụng sản phẩm này trong thực tiễn chăn nuôi gia cầm nói chung nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao. Xuất phát từ thực tiễn nếu trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Tiên Viên nuôi tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định được ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng sinh trưởng, chuyển hóa thức ăn và khả năng kháng bệnh của gà Tiên Viên nuôi tại Trung tâm khảo nghiệm giống cây trông vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học về việc ứng dụng chế phẩm sinh học Milk feed trong chăn nuôi gà thịt lông màu. Đây là tài liệu có ý nghĩa khoa học quan trọng, giúp cho giảng viên, sinh viên ngành chăn nuôi và đặc biệt là người chăn nuôi gà thịt lông màu tham khảo, sử dụng trong thực tiễn chăn nuôi gia cầm nhằm tăng năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần đưa ra những bằng chứng khoa học và khuyến cáo thuyết phục cho người chăn nuôi trong việc sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed đối với chăn nuôi gà thịt.
  10. 3 Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài 2.1.1. Sinh lý tiêu hóa của gia cầm và hệ vi sinh vật đường ruột của gia cầm 2.1.1.1. Sinh lý tiêu hóa của gia cầm Theo Trần Thanh Vân và cs (2015) [9], thì tiêu hóa là một quá trình phân giải các chất dinh dưỡng trong thức ăn từ những hợp chất hóa học phức tạp chuyển thành những hợp chất đơn giản mà cơ thể gia cầm có thể hấp thu và lợi dụng được. Theo Lê Hồng Mận và Bùi Lan Hương Minh (1989) [4], thì sự trao đổi chất và năng lượng ở gia cầm cao hơn so với động vật có vú và được bồi bổ nhanh chính bởi quá trình tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng. Khối lượng rất lớn các chất tiêu hóa đi qua ống tiêu hóa thể hiện tốc độ và cường độ của quá trình tiêu hóa ở gà, vịt. Ở gà còn non tốc độ là 30 - 39 cm/giờ, gà con lớn hơn là 32 - 40 cm/giờ và ở gà trưởng thành là 40 - 42 cm/giờ. Chất tiêu hóa được giữ lại trong ống tiêu hóa không quá 2 - 4 giờ. Bộ máy tiêu hóa của gia cầm gồm: thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạ dày cơ, lá lách, túi mật, gan, các ống mật, tuyến tụy, ruột non, ruột thừa, ruột già. * Tiêu hóa ở miệng Gia cầm mổ thức ăn bằng mỏ, một phút mổ 180 - 240 lần, lúc đói mổ nhanh, mỏ mở rộng. Mặt trên lưỡi có răng rất nhỏ hóa sừng, hướng về cổ họng để đưa thức ăn về thực quản - thị giác và súc giác kiểm tra tiếp nhận thức ăn, còn vị giác và khướu giác ý nghĩa kém hơn. Thiếu ánh sáng gà ăn kém. Tuyến nước bọt kém phát triển thành phần chủ yếu là dịch nhầy. Nước bọt có tác dụng thấm trơn thức ăn thuận tiện cho việc nuốt. Trong nước bọt có chứa một số ít enzym amylaza nên có ít tác dụng với tiêu hóa.
  11. 4 Gà mái có thể tiết 7 - 25 ml nước bọt trong một ngày đêm (bình quân khoảng 12 ml) (Trần Thanh Vân và cs, 2015 [9]. Thức ăn vào diều, khi gia cầm đói theo ống diều vào thẳng dạ dày. * Tiêu hóa ở diều Diều gà hình túi là một đoạn giữa thực quản phình to, ở thực quản chứa được 100 - 120 g thức ăn. Giữa các cơ thắt lại có ống diều để khi gà đói, thức ăn đi thẳng vào phần dưới thực quản và dạ dày không qua túi diều Ở diều thức ăn được làm mềm, quấy trộn và tiêu hóa từng phần bởi các men và vi khuẩn có trong thức ăn thực vật. Thức ăn cứng lưu lại trong diều lâu hơn. Khi thức ăn và nước có tỷ lệ 1:1 thì được giữ lại ở diều 5 - 6 giờ. Độ pH trong diều gia cầm là 4,5 - 4,8. Sau khi ăn từ 1 - 2 giờ diều co bóp theo dạng dãy với khoảng cách 15 - 20 phút, sau khi ăn từ 5 - 12 giờ là 10 – 20 phút. Ở diều nhờ enzym amylaza của nước bọt chuyển xuống, tinh bột được phân giải thành đường đa rồi một phần chuyển thành đường glucoza. * Tiêu hóa ở dạ dày Dạ dày chia ra: Dạ dày tuyến và dạ dày cơ - Dạ dày tuyến: Cấu tạo từ cơ trơn là dạng ống ngắn, có vách dày, khối lượng khoảng từ 3,5 - 6 gam. Vách gồm màng nhày, cơ và mô liên kết. Dịch có chứa axit clohidric, pepsin và musin. Sự tiết dịch diễn ra liên tục, sau khi ăn càng được tăng cường. Thức ăn không giữ lâu ở dạ dày tuyến, khi được dịch dạ dày làm ướt, thức ăn chuyển xuống dạ dày cơ, nhờ nhịp co bóp đều đặn của dạ dày cơ (không quá một lần/ phút). - Dạ dày cơ: Cấu tạo từ cơ vân, có dạng hình đĩa hơi hóp ở phía cạnh. Dạ dày cơ không tiết dịch tiêu hóa mà dịch này từ dạ dày tuyến tiết ra chảy vào dạ dày cơ. Thức ăn được nghiền nát bằng cơ học, trộn lẫn và tiêu hóa dưới tác dụng của enzym dịch dạ dày, enzym của các vi khuẩn. Axit clohidric
  12. 5 tác động làm cho các pepton và một phần thành các axit amin. Từ dạ dày cơ, các chất dinh dưỡng được truyền vào tá tràng có các men của dịch ruột và tuyến tụy cùng tham gia, môi trường kiềm hóa tạo điều kiện thích hợp cho sự hoạt động của các enzym phân giải protein và gluxit. Sỏi và các dị vật trong dạ dày làm tăng tác động nghiền của vách dạ dày. Tốt nhất nên cho gà ăn sỏi thạch anh vì không bị phân hủy bởi axit clohidric. * Tiêu hóa ở ruột Ruột non của gia cầm có đầu trên giáp với dạ dày cơ, đầu dưới giáp với manh tràng. Ruột già của gia cầm không phát triển, nó do trực tràng thô ngắn và hai manh tràng đổ vào đoạn đầu trực tràng tạo thành. Quá trình cơ bản phân tích enzym từng bước các chất dinh dưỡng đều được tiến hành chủ yếu ở ruột non. Thành ruột cũng có lớp nhung mao nhăn nheo. Các tuyến tiêu hóa phân bố dọc thành niêm mạc ruột. Dịch ruột gà lỏng, đục, kiềm tính, pH = 7,42 với độ đặc 1.0076 và chứa các men proteolyse, amonlitic và enterokinaza. Dịch tuyến tụy - pancreatic - lỏng, không màu, hơi mặn, có phản ứng hơi toan hoặc kiềm (pH = 6 ở gà, pH = 7,2 - 7,5 ở gia cầm khác). Dịch này có men tripsin, carboxi peptidaza, mantaza và lipaza. Trong các chất khô của dịch này có các axit amin, lipit và các chất khoáng CaCl2, NaCl, NaHCO3 Gà một năm tuổi, lúc bình thường tuyến tụy tiết ra 0,4 - 0,8 ml/giờ, sau khi 5-10 phút lượng tiết tăng gấp 3 - 4 lần, giữ cho đến giờ thứ 3, rồi giảm dần. Thành phần thức ăn có ảnh hưởng đến quá trình tiết dịch men của tụy: thức ăn giàu protein nâng hoạt tính proteolyse lên 60%, giàu lipit tăng hoạt tính của lypolitic, Mật của gia cầm được tiết liên tục từ túi mật vào đường ruột, lỏng màu sáng hoặc xanh đậm, tính kiềm, pH= 7,3 - 8,5. Mật có vai trò đa dạng trong quá trình tiêu hóa của gia cầm, gây nên
  13. 6 nhũ tương mỡ, hoạt hóa các enzym tiêu hóa của dịch tụy, kích thích làm tăng nhu động ruột, tạo điều kiện hấp thu các chất dinh dưỡng đã được tiêu hóa, đặc biệt là các axit béo mà chúng tạo thành các hợp chất dễ hòa tan. Mật ngăn cản việc gây nên vết loét trên màng nhầy của dạ dày cơ và có tính diệt khuẩn. Ở ruột gluxit được phân giải thành các monosaccarit do enzym amylaza của dịch tụy, một phần của dịch ruột. Phần dưỡng chất không được hấp thu ở ruột non chuyển xuống manh tràng và van hồi manh tràng của ruột già. Ruột già không có tuyến tiết dịch tiêu hóa, chỉ có tế bào chén của màng nhầy tiết ra dịch nhầy. Quá trình tiêu hóa trong ruột già phụ thuộc vào enzym của ruột non đi xuống, các enzym này chỉ hoạt động ở phần đầu ruột già. Ở đây cũng diễn ra quá trình tiêu hóa như ở trong ruột non. 2.1.1.2. Hệ vi sinh vật đường ruột ở gia cầm Trong ruột già có hệ vi sinh vật cư trú, về số lượng và chủng loại giống như trong dạ cỏ của động vật nhai lại. Các vi sinh vật hoạt động chủ yếu ở manh tràng, phân giải cellulose, bột đường, protein. Quá trình tiêu hóa trong ruột già một phần do tác dụng của enzym ở ruột non đi xuống còn chủ yếu nhờ tác dụng của hệ vi sinh vật. Quá trình tiêu hóa cellulose và tiêu hóa protein tạo ra các axit béo bay hơi và các amino axit sẽ được hấp thu ở đây. Một số vi khuẩn lại sử dụng một số chất trong ruột già để tổng hợp nên vitamin K, vitamin B12, và phức hợp vitamin B. Trong ruột già còn có quá trình viên phân, tạo phân. 2.1.2. Sự sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm * Khái niệm về sự sinh trưởng Tác giả Trần Đình Miên và cs (1994) [5], đã khái quát “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng trưởng chiều cao, chiều dài, bề ngang, khối lượng của các bộ phận và toàn bộ cơ thể
  14. 7 của con vật trên cơ sở tính di truyền của đời trước”. Về mặt giải phẫu thì gà là một loại gia cầm (có lông vũ) với nhược điểm bộ máy tiêu hóa không có răng, hệ thống bài tiết không có đường tiết niệu riêng, ở dưới da không có tuyến mồ hôi. Về hoạt động sinh lý, gà chịu nóng kém (do sự thoát hơi nước để điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể kém), có thân nhiệt cao hơn các loài động vật có vú 0,5 - 10C. Tuy không có răng, nhưng gà có một dạ dày cơ (mề) rất khỏe đủ để nghiền bóp mọi loại thức ăn thông thường, ngoài ra hệ thống men tiêu hóa lại rất phát triển nên vận tốc tiêu hóa ở gà rất lớn. Điều này được thể hiện ở việc gà ăn rất khỏe. Từ những tiềm năng trên, gà có một tiềm năng sinh vật rất lớn (đẻ nhiều, lớn nhanh ). Do vậy, gà có những thế mạnh và điểm yếu nhất định. Điểm mạnh là hiệu suất chuyển hóa thức ăn thành sản phẩm ở gà rất lớn: một gà mái có thể sản sinh ra một lượng sản phẩm (trứng) nặng gấp 8 lần cơ thể của nó trong vòng 12 tháng (trong khi muốn đạt được điểu này lợn nái cần 40 năm, bò cái cần 80 năm), một gà thịt đạt khối lượng có thể gấp 50 lần khối lượng sơ sinh chỉ sau 8 tuần lễ (con số này ở lợn là 20 lần trong 26 tuần, ở bò là 6 - 7 lần trong 52 tuần ). Như vậy, tiềm năng về sức sản xuất ở gà là rất lớn. Điểm yếu: một là không có tuyến mồ hôi, lớp mỡ dày, thân nhiệt cao nên gà chỉ thích hợp với những nơi, những lúc nhiệt độ thấp, gà chịu rét tốt nhưng chịu nóng rất kém. Hai là có cường độ trao đổi vật chất rất cao nên gà rất mẫn cảm với các bệnh về dinh dưỡng và thời tiết, khí hậu. * Các chỉ tiêu đánh giá sức sinh trưởng Sinh trưởng là quá trình sinh lý phức tạp, khá dài, từ lúc thụ tinh cho đến khi trưởng thành. Do vậy, việc xác định chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng
  15. 8 không phải dễ dàng. Tuy nhiên, các nhà chọn giống gia cầm có khuynh hướng sử dụng cách đo đơn giản và thực tế. Theo Chamber (1990) [14], để đánh giá sức sinh trưởng của gia cầm người ta thường dùng các chỉ tiêu chính như kích thước cơ thể, sinh trưởng tích lũy (khối lượng cơ thể), tốc độ sinh trưởng (sinh trưởng tuyệt đối, sinh trưởng tương đối) và đường cong sinh trưởng. - Kích thước cơ thể Kích thước cơ thể là một chỉ tiêu quan trọng cho sự sinh trưởng, đặc trưng cho từng giai đoạn sinh trưởng, từng giống, qua đó góp phần vào việc phân biệt giống. Giới hạn kích thước của loài, cá thể do tính di truyền quy định. Tính di truyền của kích thước không tuân theo sự phân ly đơn giản theo các quy luật Mendel. Kích thước cơ thể luôn có mối tương quan thuận chặt chẽ với khối lượng cơ thể. Kích thước cơ thể còn liên quan đến các chỉ tiêu sinh sản như tuổi thành thục về thể trọng, chế độ dinh dưỡng, thời gian giết thịt thích hợp trong chăn nuôi gà. - Khối lượng cơ thể Khối lượng cơ thể là một tính trạng số lượng và được quy định bởi yếu tố di truyền. Khối lượng gà con khi nở phụ thuộc vào khối lượng quả trứng và khối lượng của gà mẹ vào thời điểm đẻ trứng. Tuy nhiên khồi lượng gà khi nở ít ảnh hưởng đến sự sinh trưởng tiếp theo. Đối với gà hướng thịt, điều quan trọng nhất là khối lượng gà khi giết mổ Khối lượng cơ thể không những liên quan đến hiệu quả sử dụng thức ăn mà còn cần thiết để quy định thời gian nuôi thích hợp. Khối lượng cơ thể được minh họa bằng đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng, giống, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc. - Tốc độ sinh trưởng Trong chăn nuôi người ta thường sử dụng hai chỉ số để mô tả tốc độ sinh trưởng ở vật nuôi là sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối .
  16. 9 + Sinh trưởng tuyệt đối chính là sự gia tăng về khối lượng sống trung bình một ngày đêm. Sinh trưởng tuyệt đối thường được tính bằng g/con/ngày hoặc g/con/tuần. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn. + Sinh trưởng tương đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lượng, kích thước và thể tích cơ thể lúc kết thúc khảo sát so với lúc đầu khảo sát (TCVN - 2.40, 1977). Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hyperbol: liên tục giảm dần theo độ tuổi. Gà broiler thường có tốc độ sinh trưởng tương đối tăng từ tuần tuổi đầu tới tuần tuổi thứ ba, sau đó giảm dần. Gà còn non tốc độ sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. Tốc độ sinh trưởng của vật nuôi phụ thuộc vào loài, giống, giới tính, đặc điểm cơ thể và điều kiện môi trường. - Đường cong sinh trưởng Đường cong sinh trưởng dùng để biểu thị tốc độ sinh trưởng của gia súc, gia cầm nói chung. Chambers (1990) [14] cho biết: đường cong sinh trưởng của gà thịt gồm 4 pha và mỗi pha có đặc điểm như sau: + Pha sinh trưởng tích lũy: tăng tốc độ nhanh sau khi nở. + Điểm uốn của đường cong tại thời điểm sinh trưởng có tốc độ cao nhất. + Pha sinh trưởng có tốc độ giảm dần theo điểm uốn. + Pha sinh trưởng tiệm cận có giá trị khi gà trưởng thành Thông thường, người ta sử dụng khối lượng cơ thể ở các tuần tuổi để thể hiện đồ thị sinh trưởng tích lũy và cho biết một cách đơn giản nhất về đường cong sinh trưởng. Đường cong sinh trưởng không chỉ sử dụng để chỉ rõ về số lượng mà còn làm rõ về chất lượng, sự sai khác giữa các dòng, các giống, giới tính, điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc, môi trường.
  17. 10 * Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng Cũng như các loài động vật khác, khả năng sinh trưởng của gà chịu ảnh hưởng của những yếu tố sau: - Ảnh hưởng của dòng giống: Trong cùng một loài, các giống gia cầm khác nhau sẽ có khả năng sinh trưởng khác nhau. Nguyễn Mạnh Hùng và cs (1994) [3] cho rằng: sự sai khác giữa các giống gia cầm là rất lớn. Thông thường các giống gia cầm kiêm dụng thường nặng hơn gà hướng trứng 13 - 18 %. Các loài gia cầm khác nhau có khả năng sinh trưởng hoàn toàn khác nhau. Trần Thanh Vân và cs (2015) [9], đã cho biết: “Tốc độ tăng trọng của một số gia cầm ở các giai đoạn tuổi là hoàn toàn khác nhau: ở tháng thứ nhất của gà là 150%, ở vịt là 180%, của ngỗng là 170%, ở tháng thứ 5 lần lượt là 20%, 4%, 7%”. - Ảnh hưởng của tính biệt: Ở gia cầm giữa hai tính biệt có sự khác nhau về quá trình trao đổi chất, đặc điểm sinh lý, tốc độ tăng trưởng, khối lượng có thể. Nhiều tác giả đã chứng minh, gà trống lớn nhanh hơn gà mái trong cùng thời gian và chế độ thức ăn giống nhau. Đối với gia cầm để đạt hiệu quả chăn nuôi, cần tách và nuôi riêng biệt theo tính biệt. - Ảnh hưởng của tốc độ mọc lông: Theo Brandsch và Bilchel (1978) [1], cho biết tốc độ mọc lông cũng là một trong những đặc tính di truyền, đây là tính trạng có liên quan đến đặc điểm trao đổi chất, sinh trưởng, phát triển của gia cầm và là một chỉ tiêu đánh giá sự thuần thục sinh dục. Gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh là sự thành thục về thể trọng sớm và chất lượng tốt hơn ở gia cầm mọc lông chậm. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng: + Protein: tham gia cấu tạo nên các tế bào sống, nó tham gia cấu tạo nên các tế bào sống, sinh trưởng và phát dục, duy trì nòi giống. Protein chiếm 1/5 khối lượng có thể gà.
  18. 11 + Axit amin: gồm 2 nhóm: axit amin không thay thế và axit amin có thay thế. Trong các axit amin không thay thế có 2 axit amin là lyzin và methionin là quan trọng nhất. + Lyzin: là axit amin quan trọng nhất cho sự sinh trưởng, sinh sản và đẻ trứng. Cần cho tổng hợp protit, hồng cầu, tạo sắc tố melanin ở lông, da. Thiếu lyzin sẽ làm gà chậm lớn, giảm năng suất trứng, giảm hồng cầu, giảm tốc độ chuyển hóa canxi gây còi xương, thoái hóa cơ, sinh dục rối loạn. Gà thịt yêu cầu tỷ lệ Lyzin trong thức ăn là 1,1 - 1,2 %, gà đẻ 0,75 - 0,85 %, vịt thịt 1,0 - 1,1%, vịt đẻ 0,8% trong thức ăn hỗn hợp. + Methionin: có chứa lưu huỳnh ảnh hưởng tới chức năng gan, tuyến tụy, nó cùng systin để tạo lông vũ, có tác dụng điều hòa và trao đổi lipit, chống mỡ hóa gan, tham gia tạo nên serin, cholin, systin, cần thiết cho sản sinh tế bào, tham gia tích cực vào quá trình đồng hóa và dị hóa trong cơ thể. + Vitamin: Tham gia vào thành phần cấu tạo nên một số lượng lớn hoocmon và enzyme trong cơ thể. Thừa hay thiếu vitamin đều có ảnh hưởng đến sinh trưởng, sinh sản của gia cầm. Vitamin có hai nhóm: Hòa tan trong mỡ gồm các loại vitamin: A, D, K, E. Hòa tan trong nước gồm các loại: B, C. + Khoáng: là thành phần cấu tạo cơ bản của bộ xương, cấu tạo tế bào ở dạng muối. Chất khoáng bao gồm nhóm khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Nhóm vi lượng gồm: Ca, P, Na, Cl, Mg, S. Nhóm đa lượng gồm: Fe, Cu, Mn, Co, Zn, I. - Ảnh hưởng của môi trường và kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng: + Nhiệt độ: các yếu tố môi trường như quá nóng, quá lạnh, ẩm độ cao hay quá thấp, mật độ chuồng nuôi quá đông, độ thoáng khí kém, sẽ gây tác động xấu đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. + Chế độ chiếu sáng: Trần Thanh Vân và cs (2015) [9], thì với gà
  19. 12 broiler giết thịt sớm (38 - 42 ngày tuổi) thời gian chiếu sáng như sau: 3 ngày đầu 24/24 giờ, cường độ chiếu sáng 20lux, ngày thứ 4 đến kết thúc thời gian chiếu sáng giảm còn 23/24h, cường độ chiếu sáng 5lux. + Mật độ nuôi nhốt cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tóm lại trong chăn nuôi gia cầm, đặc biệt với các giống gà địa phương thì sinh trưởng của chúng phụ thuộc rất lớn vào điều kiện môi trường và kỹ thuật chăm sóc. Tốc độ sinh trưởng của gia cầm không đạt mức tối đa như giá trị giống của chúng nếu điều kiện ngoại cảnh và kỹ thuật nuôi dưỡng không phù hợp. 2.1.3. Chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi Thuật ngữ “Probiotics” dịch sang tiếng Việt, chúng ta có thể hiểu là chế phẩm sinh học. Vậy probiotics là gì và tác dụng của probiotics ra sao khi sử dụng sản phẩm này trong chăn nuôi là câu hỏi cần được làm rõ. Theo Parker (1974) [37] probiotics là những vi sinh vật và là những chất giúp cho việc cân bằng vi khuẩn đường ruột. Theo Fuller (1989) [21] định nghĩa probiotics là một chất chứa những vi khuẩn sống bổ sung vào thức ăn có tác dụng hữu ích cho động vật chủ bằng cách cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột. Probiotic là tổ hợp nhiều loại vi sinh vật như vi khuẩn, nấm men có tác dụng tương hỗ được bổ sung vào thực phẩm với mục đích điều chỉnh quần thể sinh vật đường ruột của vật chủ và được sử dụng như một liệu pháp trong việc chữa trị bệnh tiêu chảy hay sự mất cân bằng của vi sinh vật đường ruột. Một probiotic tốt cần có những đặc tính cơ bản sau đây: là một chủng vi sinh vật có khả năng gây ra một tác dụng có lợi cho động vật chủ, ví dụ như tăng khả năng sinh trưởng hoặc đề kháng được với bệnh; không có chứa mầm bệnh và độc tố; là những tế bào sống và có một số lượng thích hợp có khả năng sống sót và chuyển hóa được trong môi trường đường ruột, ví dụ như đề kháng được với pH thấp và axít hữu cơ; bền vững và có khả năng duy trì sự sống trong thời gian nhất định ở điều kiện bảo tồn và tự nhiên (Ezema, 2013) [20].
  20. 13 Dưới đây là chức năng, cơ chế tác dụng của probiotics và những ảnh hưởng của việc bổ sung probiotics trong chăn nuôi gia cầm: 2.1.3.1. Chức năng và cơ chế tác dụng của probiotics * Chức năng Probiotic là chất bổ sung vi sinh vật sống có tác dụng tăng cường sức khoẻ vật chủ thông qua việc cải thiện sự cân bằng của hệ vi sinh vật ruột (Fuller, 1989) [21]. Trong một vài năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng sự có mặt, sinh sôi và phát triển của những vi sinh vật probiotic trong đường tiêu hóa của gia cầm thông qua con đường thức ăn và nước uống đã làm tăng cường khả năng miễn dịch, cải thiện hiệu quả tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng ở gà. Watkins và Kratzer (1984) [46]; Jin và cs (1998) [29]; Zulkifli và cs (2009) [48] đã cho thấy, sự hiện diện của vi khuẩn probiotic (Lactobacillus) trong đường tiêu hóa đã làm giảm số vi khuẩn gây bệnh thông qua cạnh tranh vị trí bám dính trên niêm mạc ruột, nhờ đó làm giảm tỷ lệ nhiễm bệnh. * Cơ chế tác dụng của probiotics Theo Jadhhav và cs (2015) [27] probiotics có những cơ chế tác dụng sau: - Ức chế vi sinh vật có hại bằng cách sản sinh ra những phức hợp kháng khuẩn như lactocidin, acidophillin, organic acids và bacteriocins và sản xuất ra hydorogen peroxide; bằng cách tạo ra sự cạnh tranh bên ngoài như cạnh tranh vị trí bám dính ở đường ruột, cạnh tranh về dinh dưỡng. - Thay đổi sự chuyển hóa của vi sinh vật đường ruột bằng cách tăng cường hoạt động của các enzymes đường tiêu hóa như Beta galactosidase, alpha amylase chính những men tiêu hóa này đã hỗ trợ tiêu hóa chất xơ, mỡ, protein và hấp thu các chất dinh dưỡng; bằng cách giảm hoạt động của các enzyme của vi khuẩn như glucoronidase, nitroreductase và azoreductase những enzymes này do một số vi khuẩn có hại sản sinh ra; bằng cách giảm khả năng sản xuất ammonia ở đường ruột
  21. 14 - Kích thích hệ thống miễn dịch bằng cách tăng mức độ kháng thể; bằng cách tăng hoạt động kháng khuẩn; bằng cách tăng cường sản xuất các kháng thể IgA, IgM, IgG và cytokine. 2.1.3.2. Ảnh hưởng của probiotics đến sinh trưởng và tăng khối lượng cơ thể Từ rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự bổ sung chế phẩm sinh học vào khẩu phần ăn cho gà nuôi thịt đã cải thiện sự tăng khối lượng cơ thể của gà thịt. Chế phẩm sinh học cũng cải thiện tình trạng sức khỏe của gà nói chung (Chapmam và Lyons, 1989 [15]; Buche và cs, 1992 [12]; Holoubek, 1993 [25]; Sharma và Katoch, 1996 [42]; Ghadban, 1998 [23]). Krecov và Puijic (1975) [31] cho gà thịt ăn LBA (Streptococcus faecium) với liều 200g/400 kg thức ăn và thấy rằng gà được ăn khẩu phần có LBA và không có LBA tăng khối lượng cơ thể lần lượt là 1570 và 1545 g. Mohan (1991) [34] cho biết sinh trưởng của gà thịt đã được cải thiện sau khi gà được ăn chế phẩm sinh học. Cho và cs (1992) [18] báo cáo rằng khả năng sinh trưởng của gà thịt tăng từ 3,4 - 6,0% khi bổ sung Lactobacillus casei. Moses (1992) [35] cho biết khi bổ sung chế phẩm sinh học và kháng sinh cùng nhau vào thức ăn cho gà thịt thì khối lượng gà thịt lúc 7 tuần tuổi là 1,6 kg so với 1,2 kg ở nhóm đối chứng. Chiang và Hsiegh (1995) [16] kết luận gà ăn thức ăn được bổ sung chế phẩm sinh học (gồm Lactobacillus, Bacillus và Streptococcus) tăng khối lượng tốt hơn so với nhóm đối chứng không bổ sung chế phẩm sinh học. Jin và cs (1997) [28] báo cáo khả năng sinh trưởng của gà thịt được cải thiện rõ sau khi bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn. Mahajan và cs (1999) [32] nghiên cứu ảnh hưởng của bổ sung chế phẩm sinh học (Lacto-sacc) trong thức ăn ở mùa Hè và mùa Đông đến khả năng sinh trưởng và chất lượng thân thịt của gà thịt. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng khối lương cơ thể của gà thịt ở nhóm được ăn chế phẩm sinh học (Lacto-sacc) cao hơn so với nhóm đối chứng ở mùa Hè. Upendra và Yathiraj (2002) [45] quan sát thấy rằng bổ sung Lacto-sacc (bao gồm
  22. 15 Saccharomyces cerevisiae, Lactobacillus acidophilus và Streptococcus faecium) với liều 250g/tấn thức ăn cho gà thịt, kết quả là tăng khối lượng cơ thể của gà thịt lên 1,7% so với nhóm đối chứng. Anjum và cs (2005) [11] cho biết bổ sung hỗn hợp các chủng vi sinh vật trong khẩu phần ăn cho gà thịt đã có tác dụng nâng cao khả năng tăng khối lượng cơ thể của gà thịt. Song (2014) [] cho biết sự tăng khối lượng cơ thể ở gà thịt được ăn chế phẩm Lactobacillus, Bifidobacterium, coliforms và các loài Clostridium. 2.1.3.3. Ảnh hưởng của probiotics đến thu nhận thức ăn và hiệu quả chuyển hóa thức ăn Cho và cs (1992) [18] cho biết bổ sung Lactobacillus casei vào thức ăn cho gà thịt đã cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn từ 0,3 lên 3,1% so với nhóm đối chứng và các nhóm thí nghiệm được bổ sung kháng sinh hoặc bổ sung chế phẩm sinh học khác. Moses (1992) [35] báo cáo rằng bổ sung chế phẩm sinh học Biospur vào khẩu phần ăn cho gà thịt, kết quả là hiệu quả chuyển hóa thức ăn đã được cải thiện (2,18 so với 2,9) ở 17 tuần tuổi. Cavazzoni và cs (1993) [13] cho biết hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà thịt ăn khẩu phần ăn có bổ sung chế phẩm sinh học (Bacillus coagulans) đã nâng cao được 6% so với nhóm đối chứng. Manickham và cs (1994) [33] cho biết hiệu quả chuyển hóa thức ăn của nhóm gà thịt được bổ sung chế phẩm sinh học thấp hơn (2,36 ± 0,01) so với nhóm đối chứng (2,55 ± 0,01). Jin và cs (1998) [29] báo cáo rằng bổ sung Lactobacillus hoặc hỗn hợp 12 chủng Lactobacillus vào thức ăn cho gà thịt đã cải thiện được hệ số chuyển hóa thức ăn. Georgieva và cs (1998) [22] quan sát thấy rằng khi gà thịt được ăn thức ăn bổ sung chế phẩm sinh học Lacto - sacc (1g/kg thức ăn) thì hệ số chuyển hóa thức ăn đã cải thiện được 8,2%. Upendra và Yathiraj (2002) [45] quan sát thấy rằng bổ sung Lacto-sacc với liều 250g/tấn thức ăn cho gà thịt, kết quả là hệ số chuyển hóa thức ăn đã được cải thiện 10,8% so với nhóm đối chứng.
  23. 16 Zhang và Kim (2014) [47] cho biết lượng thức ăn thu nhận tăng lên khi gà được ăn hỗn hợp chế phẩm sinh học so với nhóm gà đối chứng ăn khẩu phần ăn cơ sở. 2.1.3.4. Ảnh hưởng của probiotics đến khả năng đề kháng đối với mầm bệnh Hussein và El-Asry (1991) [26] phát hiện ra rằng bổ sung Lactobacillus với liều 0,5g/kg hỗn hợp thức ăn khởi động cho gà thịt đã làm giảm tỷ lệ tiêu chảy và tỷ lệ chết của gà. Kaistha và cs (1996) [30] cho biết tỷ lệ chết của gà thịt giảm đi khi gà được ăn khẩu phần có bổ sung Lactobacillus acidophilus, Streptococcus uberis và Saccharomyces cerevisiae. Samantha và Biswas (1997) [41] quan sát thấy tỷ lệ chết của gà thịt đã giảm đi khi gà ăn khẩu phần được bổ sung chế phẩm sinh học. Rajmane và Sonawane (1998) [39] báo cáo rằng tỷ lệ chết của gà con đã giảm từ 7% xuống còn 2% khi gà được bổ sung chế phẩm sinh học vào nước uống với liều 20g/1000 gà. Shome và cs (2000) [43] cho biết tỷ lệ chết của gà thịt được ăn Lactobacillus acidophilus và L. salvarius là 0% so với tỷ lệ chết là 12,7% ở nhóm gà thịt đối chứng không bổ sung chế phẩm sinh học. Như vậy có thể kết luận bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) vào thức ăn nuôi gia cầm đã cải thiện khả năng sử dụng protein, đường tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường quần thể vi sinh vật có lợi và ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại ở trong hệ thống tiêu hóa, chống lại những tác dụng bất lợi của kháng sinh, tổng hợp dinh dưỡng, kích thích hệ thống miễn dịch, giảm tiêu chảy và tỷ lệ chết. Hơn thế nữa chế phẩm sinh học còn cải thiện khả năng thu nhận thức ăn, hệ số chuyển hóa thức ăn, khối lượng cơ thể, giảm lượng cholesterol trong máu, trong huyết thanh và trong thịt, tăng sự mềm của thịt và chất lượng thịt cũng như năng suất thân thịt. Vì vậy, bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) cho gà nuôi thịt đem lại lợi ích cao về kinh tế trong chăn nuôi gia cầm (Jadhav và cs, 2015) [27].
  24. 17 2.1.4. Thành phần của chế phẩm sinh học Milk feed Thành phần của Milk feed gồm có: Nhóm vi khuẩn Lactobacillus bao gồm: Pediococcus acidilactici, L. plantarum, L. acidophilus, Bacillus coagulans. Nhóm này có tác dụng cung cấp các men tiêu hóa tinh bột, tiêu hóa protein; sản sinh ra các loại kháng sinh tự nhiên; ngăn chặn quá trình gắn kết của các vi sinh vật có hại vào biểu mô đường tiêu hóa của vật nuôi và sản sinh ra các axit hữu cơ nên có tác dụng phòng bệnh rất hiệu quả. Nhóm nấm men bao gồm: Saccharomyces boulardii và Saccharomyces cerevisiae. Nhóm này có tác dụng là nguồn cung cấp protein mấm men chất lượng cao, cung cấp vitamin nhóm B, tăng tính thèm ăn của vật nuôi và tăng khă năng tiêu hóa thức ăn. Nhóm vi khuẩn Bacillus bao gồm: Bacillus pumilus, Bacillus licheniformis, Bacillus subtilis. Nhóm vi khuẩn này có tác dụng đối kháng với nhóm vi sinh vật có hại trong đường ruột và có khả năng sản sinh ra nhiều loại enzym tiêu hóa. 2.1.5. Giới thiệu về gà Tiên Viên Giống gà Tiên Viên được nghiên cứu, lai tạo từ nhiều giống gà nổi tiếng của Việt Nam theo phương thức thụ tinh nhân tạo. Với ưu thế về sự phát triển đồng đều, có khả năng thích nghi cao, chống chịu bệnh tật tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta, có thể nuôi dưỡng ở nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước theo hình thức nuôi công nghiệp, bán công nghiệp, thử vườn. Gà trưởng thành khi đạt thời gian nuôi từ 100 - 110 ngày, gà trống đạt trọng lượng từ 2,2 - 2,4 kg, gà mái đạt trọng lượng từ 1,6 - 1,8 kg. Gà trống có mào cờ, lông ôm gọn, đỏ màu mận chin, gà mái có đôi chân nhỏ, màu vàng đặc trưng. Đặc biệt gà Tiên Viên có phẩm chất thịt thơm ngon, ngọt của gà ta nhưng vẫn đạt được tộc độ tăng trưởng và hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới Theo Cho và cs (2011) [19] Probiotics được tạo ra để sử dụng như là
  25. 18 một loại thức ăn bổ sung; nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra những tác dụng có lợi của probiotics, một trong những tác dụng có lợi này là cải tiến sự cân bằng vi sinh vật đường ruột cho vật nuôi. Những chức năng của probiotics bên trong đường tiêu hóa dạ dày ruột đó là cạnh tranh với vi khuẩn có hại về dinh dưỡng, cạnh tranh với nhân tố gây bệnh về vị trí bám dính trên lớp biểu mô phủ đường ruột, tạo ra những hợp chất gây độc cho tác nhân gây bệnh và kích thích hệ thống miễn dịch. Do vậy, ứng dụng của probiotics là cung cấp một chiến lược thay thế tiềm năng đối với việc sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và người ta đề xuất rằng nên sử dụng probiotics như là một loại thức ăn bổ sung trong chăn nuôi (Patil và cs, 2015) [38]. Theo Fuller (1989) [21] và Chiang và Pan (2012) [17] cho biết probiotics kích thích sự sinh trưởng của vi sinh vật có lợi và giảm số lượng vi sinh vật có hại, vì vậy đã làm cân bằng hơn hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ. Naik và cs (2000) [36] đã đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm sinh học khác nhau (Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae và kết hợp hai loại này) đến khả năng sinh trưởng của gà thịt và báo cáo rằng bổ sung riêng rẽ Lactobacillus và Saccharomyces vào khẩu phần ăn cơ sở với liều 0,05% có tác dụng nâng cao khả năng tăng trọng của gà thịt. Safalaoh và cs (2001) [40] cho biết chế phẩm sinh học có tác dụng thúc đẩy khả năng sinh trưởng và giảm hàm lượng cholesterol trong máu gà thịt, nên chế phẩm sinh học có tiềm năng thay thế kháng sinh trong khẩu phần ăn của gà thịt. Upendra và Yatiraj (2002) [45] báo cáo tỷ lệ chết của gà con đã giảm 54,25% khi gà được ăn khẩu phần ăn được bổ sung Lacto-sacc. Gupta (2004) [24] kết luận bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn đã làm giảm tỷ lệ chết ở gà thịt. 2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Ở nước ta, những nghiên cứu sử dụng probiotic trong chăn nuôi gia cầm còn rất hạn chế. Trần Quốc Việt và cs (2009) [10] cũng cho thấy, khi bổ
  26. 19 sung chế phẩm probiotic đa chủng dạng bột vào thức ăn đã làm tăng tỷ lệ tiêu hóa thức ăn và tốc độ sinh trưởng ở gà Lương Phượng nuôi thịt. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả của việc bổ sung các chế phẩm probiotic dạng bột và dạng lỏng vào thức ăn và nước uống trong nuôi dưỡng gà thịt. Kết quả cho thấy sử dụng chế phẩm Probiotic đa chủng (Bacillus subtilis (H4), Saccharomyces boulardi (SB), Enterococcus faecium (6H2), Pediococcus pentosaceus (Đ7) và Lactobacillus mentum (NC1) dạng lỏng (PBL1) bổ sung vào nước uống và dạng bột (PBB2) bổ sung vào thức ăn đã cải thiện được tốc độ sinh trưởng (tăng từ 5,82% đến 7,97% so với lô đối chứng), tăng hiệu quả chuyển hóa thức ăn (giảm tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng từ 4,76% đến 6,67%). Theo Hồ Xuân Tùng (2008) [7] khối lượng cơ thể lúc 19 tuần tuổi của các tổ hợp lai F1 (Lương Phượng x Ri), F1 (Ri x Lương Phượng) và gà Lương Phượng tương ứng là 1.679,8 gam; 1.582,6 gam và 2.117,2 gam. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010) [8] khối lượng sống ở 11 tuần tuổi của gà Ri là 1016,67 g và gà Ri lai là 1479,17 g. Như vậy, gà Ri lai có khối lượng sống lớn hơn (462,5g) so với gà Ri và sự sai khác về khối lượng sống giữa gà Ri lai và gà Ri là rất rõ ràng (P<0,01). Theo Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) [6] tỷ lệ nuôi sống của gà Ri lai (Ri - Sasso - Lương Phương) đến 14 tuần tuổi là 95,42%, khối lượng cơ thể ở gà mái lúc 14 tuần tuổi là 1.240,34 g. Theo Phạm Kim Đăng và cs (2016) [2] gà Ri Ninh hòa lúc 14 tuần tuổi ở nhóm bổ sung chế phẩm sinh học là 1699,02 g, còn ở nhóm đối chứng là 1619,9 g; tăng khối lượng hàng ngày, lượng thức ăn thu nhận và FCR ở nhóm bổ sung probiotics và nhóm đối chứng lần lượt là 20,14 g/con/ngày; 69,71 g/con/ngày; 3,46 kg TA/kg khối lượng và 19,00 g/con/ngày; 69,17 g/con/ngày; 3,64 kg TA/kg khối lượng.
  27. 20 Phần 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Gà Tiên Viên từ tuần tuổi thứ 3 đến tuần tuổi thứ 14. Chế phẩm sinh học Milk feed. 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: Trung tâm Khảo nghiệm giống cây trồng vật nuôi, Trường Đại học Nông Lâm. Thời gian: Từ 18/11/2017 đến 18/05/2018. 3.3. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Milk feed đến khả năng sinh trưởng của đàn gà Tiên Viên - Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Milk feed đến khả năng chuyển hóa thức ăn của gà Tiên Viên - Đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà Tiên Viên 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi 3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm Đây là thí nghiệm một nhân tố được bố trí theo phương pháp phân lô so sánh với 2 nghiệm thức thí nghiệm là: nghiệm thức đối chứng (không bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed) và nghiệm thức thí nghiệm bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed là 0,4% thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh. Mỗi nghiệm thức có 51 con, nhắc lại 3 lần và có 6 đơn vị thí nghiệm. Gà thí nghiệm được chọn đồng đều về giống, tính biệt, khối lượng, tuổi, tình trạng sức khỏe.
  28. 21 Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm Nghiệm thức đối Nghiệm thức thí Chỉ tiêu chứng (ĐC) nghiệm (TN) Gà Tiên Viên Gà Tiên Viên Động vật thí nghiệm tuần tuổi thứ 4 tuần tuổi thứ 4 Số gà thí nghiệm (con) 51 51 Khối lượng gà bắt đầu 297,86 ± 6,90 296,91 ± 6,13 thí nghiệm (g) Số lần lặp lại thí 3 3 nghiệm (lần) Thời gian thí nghiệm 11 11 (tuần) Thức ăn thí nghiệm Hỗn hợp hoàn chỉnh Hỗn hợp hoàn chỉnh Không bổ sung Bổ sung 0,4 % Nhân tố thí nghiệm Milk feed Milk feed Cách sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed: bổ sung Milk feed vào thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh với tỷ lệ 0,4 % cho lô thí nghiệm tức là trộn đều 0,4 kg chế phẩm sinh học Milk feed với 100 kg thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lô thí nghiệm trước khi cho gà ăn. 3.4.2. Phương pháp chăm sóc nuôi dưỡng gà thí nghiệm Gà thí nghiệm được nuôi trên nền chuồng với đệm lót là trấu dày 10 cm, được cho ăn ngày 2 lần vào lúc 8h và 16h và uống nước tự do qua hệ thống máng uống đổ tay. 3.4.3. Các chỉ theo dõi và phương pháp tính toán các chỉ tiêu 3.4.3.1. Chỉ tiêu về tỷ lệ nuôi sống Tính tỷ lệ nuôi sống sau mỗi tuần tuổi và tỷ lệ nuôi sống cộng dồn. Tỷ lệ nuôi sống (%) = [Tổng số gà sống đến cuối kỳ (con)/Tổng số gà đầu kỳ (con)] × 100.
  29. 22 3.4.3.2. Chỉ tiêu đánh giá về sinh trưởng của gà thí nghiệm - Sinh trưởng tích lũy (g/con): Cân gà thí nghiệm vào các giai đoạn: Bắt đầu thí nghiệm, sau mỗi tuần thí nghiệm một lần từ tuần tuổi thứ 4 đến tuần tuổi thứ 14. Cân vào buổi sáng trước khi cho gà ăn, đảm bảo cân cùng 1 chiếc cân và cố định người cân. - Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): Là khối lượng và kích thước cơ thể gia súc tăng lên trong một đơn vị thời gian và được tính theo công thức sau: W2 − W1 A = t2 − t1 Trong đó: A là sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) W1 là khối lượng gà tại thời điểm t1 W2 là khối lượng gà tại thời điểm t2 t1, t2 là thời điểm cân ban đầu và kết thúc. - Sinh trưởng tương đối (%): Là tỉ lệ phần trăm (%) của khối lượng, thể tích, các chiều đo của cơ thể tăng ở thời kì cuối so với thời kì đầu cân đo và được tính theo công thức sau: W − W R (%) = 2 1 × 100 W1 + W2 2 Trong đó: R là sinh trưởng tương đối (%) W1 là khối lượng gà tại thời điểm cân đầu kỳ (kg) W2 là khối lượng gà tại thời điểm cân cuối kỳ (kg) 3.4.3.3. Chỉ tiêu về khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thịt - Lượng thức ăn tiêu thụ (g/con/ngày): Theo dõi lượng thức ăn hàng ngày của từng nghiệm thức thí nghiệm và tính trung bình: Lượng thức ăn tiêu thụ (kg/con/ngày) = Tổng lượng thức ăn của từng nghiệm thức thí nghiệm (kg)/(Số con x số ngày nuôi). - Tiêu tốn thức ăn (kg) trên kg tăng khối lượng: Hàng ngày theo dõi chặt
  30. 23 chẽ lượng thức ăn dùng cho gà thí nghiệm, trên cơ sở đó tính tổng lượng thức ăn tiêu thụ theo từng giai đoạn BĐ-4, 4-5, 5-6, 6-7, 7-8. 8-9, 9-10, 10-11, 11-12, 12- 13, 13-14 tuần nuôi thí nghiệm. Tiêu tốn thức ăn được tính theo công thức sau: Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng = Tổng thức ăn tiêu thụ trong kỳ thí nghiệm (kg)/Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng cộng dồn = Tổng thức ăn tiêu thụ cộng dồn trong kỳ thí nghiệm (kg)/Tổng khối lượng gà tăng toàn kỳ thí nghiệm (kg). - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng (đ) = Tổng chi phí thức ăn (đ)/Tổng khối lượng gà tăng trong kỳ thí nghiệm (kg). Trong đó, Tổng chi phí thức ăn (đ) = Tổng tiêu thụ TĂ (kg) x Đơn giá 1 kg TĂ (đ). - Chỉ số sản suất PI (Performance Index): Là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả kinh tế của nuôi gia cầm lấy thịt và được tính theo công thức của Ing. E. Whyte (1995) (Trần Thanh Vân và cs, 2015) [9]: PI = [Tỷ lệ nuôi sống (%) × Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)]/[Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng × 10] Lưu ý: Tỷ lệ nuôi sống, sinh trưởng tuyệt đối và tiêu tốn thức ăn cho tăng khối lượng đều lấy giá trị cộng dồn đến thời điểm tính - Chỉ số kinh tế EN (Economic Number) được tính theo công thức sau: EN = [PI × 1000]/[Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng] 3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được nhập vào phần mềm Microsoft Excel 2007 để quản lý và sau đó được xử lý trên phần mềm thống kê Minitab 17. So sánh sự sai khác nhau giữa hai nghiệm thức trong thí nghiệm bằng phương pháp Two sample T-test và sử dụng phương pháp Tukey với mức độ tinh cậy là 95% (α = 0,05).
  31. 24 Phần 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm Tỷ lệ nuôi sống là chỉ tiêu hết sức quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu. Chỉ tiêu này phản ánh sức sống, tình trạng sức khỏe, khả năng chống chịu bệnh tật, khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh của gia cầm, nó phụ thuộc vào yếu tố chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh thú y. Trong chăn nuôi tỷ lệ nuôi sống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế và giá thành sản phẩm. Muốn đạt tỷ lệ nuôi sống cao cần phải có giống tốt, thực hiện nghiêm túc quy trình vệ sinh thú y, phòng trừ dịch bệnh, đảm bảo cho con giống phát huy hết được tiềm năng di truyền. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm được thể hiện ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Nghiệm thức ĐC (n= 3) Nghiệm thức TN (n= 3) Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn Bắt đầu TN 100 1 100 2 100 3 100 100 100 100 4 98,04 98,04 100 100 5 94,03 92,16 98,69 98,69 6 100 92,16 98,67 97,39 7 100 92,16 100,67 98,04 8 100 92,16 100 98,04 9 100 92,16 99,35 97,39 10 100 92,16 100 97,39 11 97,87 90,20 99,33 96,73 12 100 90,20 99,35 96,08 13 100 90,20 100 96,08 14 100 90,20 100 96,08
  32. 25 Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy trong thời gian thí nghiệm từ 4 đến 14 tuần tuổi, tỷ lệ nuôi sống của gà ở cả 2 nghiệm thức đều đạt khá cao. Tuy nhiên, khi so sánh giữa nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thí nghiệm thấy tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm có sự sai khác nhau. Cụ thể, ở tuần thứ 3 tỷ lệ nuôi sống của gà ở cả 2 nghiệm thức ĐC và TN đều là 100%. Tuần tuổi thứ 4 ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm có tỷ lệ nuôi sống cộng dồn lần lượt là 98,04 và 100%. Tỷ lệ nuôi sống cộng dồn đến tuần tuổi thứ 12 của gà ở nghiệm thức ĐC đạt 90,20%, còn nghiệm thức TN đạt 96,08% và tỷ lệ nuôi sống này duy trì đến khi kết thúc thí nghiệm ở tuần tuổi thứ 14. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả công bố của Nguyễn Bá Mùi và Phạm Kim Đăng (2016) [6] cho biết tỷ lệ nuôi sống của gà Ri lai (Ri-Sasso-Lương Phượng) đến tuần tuổi thứ 14 là 95,42%. Từ kết quả thu được chúng tôi thấy việc bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho gà thịt đã có tác dụng nâng cao được tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất và là cơ sở khoa học để khuyến cáo người chăn nuôi gà thịt lông màu nên bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho gà thịt để nâng cao tỷ lệ nuôi sống và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt. 4.2. Khả năng sinh trưởng của gà thí nghiệm 4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm Khối lượng cơ thể gia cầm nuôi thịt là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng và được các nhà chăn nuôi luôn quan tâm, vì thông qua chỉ tiêu này có thể đánh giá khả năng sinh trưởng và cho thịt của một dòng, một giống. Sinh trưởng tích lũy hay khả năng tăng khối lượng của cơ thể qua các tuần tuổi là một chỉ tiêu quan trọng được các nhà chọn giống quan tâm. Đối với gà thịt thì đây là chỉ tiêu để xác định năng suất thịt của đàn gà, đồng thời cũng là biểu hiện khả năng sử dụng thức ăn của đàn gà qua các thời kỳ sinh trưởng của chúng. Sinh trưởng tích luỹ càng tăng thì càng rút ngắn được thời gian nuôi, giảm được chi phí thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, trong thực
  33. 26 tế khả năng sinh trưởng của gà phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: giống, thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, thời tiết, khí hậu và khả năng thích nghi của gà thí nghiệm với môi trường. Để theo dõi khối lượng cơ thể gà qua các tuần tuổi, mỗi tuần chúng tôi cân gà vào ngày đầu của tuần. Kết quả theo dõi khả năng sinh trưởng tích luỹ của gà thí nghiệm được thể hiện qua bảng 4.2. Bảng 4.2. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con) Tuần Nghiệm thức ĐC (n= 3) Nghiệm thức TN (n= 3) P tuổi X̅ ± mx̅ Cv% X̅ ± mx̅ Cv% Bắt đầu 33,91 ± 0,08 TN 1 99,13 ± 0,16 2 173,69 ± 1,48 3 297,86a ± 0,04 16,53 296,91a ± 0,83 14,75 0,320 4 425,69a ± 2,00 18,64 429,44a ± 4,00 14,66 0,452 5 487,56a ± 0,04 19,33 501,58a ± 10,00 16,90 0,235 6 651,90a ± 0,32 18,70 678,48a ± 12,00 17,95 0,089 7 784,35a ± 0,47 23,22 809,55a ± 17,00 18,27 0,206 8 953,03b ± 0,31 15,38 1020,84a ± 19,00 17,19 0,023 9 1117,51b ± 0,30 17,20 1162,58a ± 8,40 16,96 0,006 10 1192,51b ± 1,30 16,08 1282,65a ± 22,00 16,69 0,015 11 1433,85b ± 0,37 19,74 1510,48a ± 11,00 17,24 0,002 12 1556,16b ± 0,47 19,39 1626,50a ± 9,00 17,13 0,001 13 1676,79b ± 1,30 20,67 1775,00a ± 11,00 17,00 0,001 14 1808,07b ± 2,10 22,64 1918,02a ± 10,00 16,81 0,001 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả ở bảng 4.2 cho thấy khối lượng gà ở tuần tuổi thứ 3 đến tuần tuổi thứ 7 là không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê giữa nghiệm thức đối chứng (NTĐC) và nghiệm thức thí nghiệm (NTTN). Từ tuần tuổi thứ 8 đến tuần tuổi thứ 14, khối lượng của gà ở nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn có
  34. 27 ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức đối chứng (P<0,05). Cụ thể là khối lượng gà ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm ở tuần tuổi thứ 10 lần lượt là 1192,51 g và 1282,65 g. Tuần tuổi thứ 12, khối lượng gà ở nghiệm thức đối chứng là 1556,16 g trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm là 1626,50 g. Kết thúc thí nghiệm ở 14 tuần tuổi khối lượng của gà ở nghiệm thức đối chứng là 1808,07 g còn ở nghiệm thức thí nghiệm là 1918,02 g cao hơn nghiệm thức ĐC là 6,08%. Theo Hồ Xuân Tùng và Phan Xuân Hảo (2010) [8] khối lượng gà Ri lai lúc 11 tuần tuổi là 1479,17 g thấp hơn so với khối lượng gà Tiên Viên ở nghiệm thức thí nghiệm (1510,48 g) và tương đương với gà Tiên Viên ở nghiệm thức đối chứng (1433,85 g) trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với công bố của các tác giả Krecov và Puijic (1975) [31]; Mohan (1991) [34]; Moses (1992) [35]; Chiang và Hsiegh (1995) [16]; Upendra và Yathiraj (2002) [45] cho rằng khi bổ sung chế phẩm sinh học (probiotics) vào thức ăn nuôi gà thịt đều có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng của gà thịt so với không bổ sung. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho gà thịt đã có tác dụng kích thích khả năng sinh trưởng của gà. Điều này có ý nghĩa rất lớn trong thực tiễn chăn nuôi gà thịt vì khi bổ sung chế phẩm sinh học đã giúp gà chuyển hóa thức ăn tốt hơn và tăng khối lượng cao hơn nên đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi gà thịt. 4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm Sinh trưởng tuyệt đối là chỉ tiêu đặc trưng cho quá trình sinh trưởng. Nó được thể hiện bằng sự tăng lên về khối lượng trong một đơn vị thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối của gà nuôi thí nghiệm thể hiện ở bảng 4.3.
  35. 28 Bảng 4.3. Sinh trưởng tuyệt đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (g/con/ngày) Nghiệm thức ĐC Nghiệm thức TN Tuần tuổi (n= 3) (n= 3) P X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ 3-4 18,26a ± 0,29 18,93a ± 0,50 0,306 4-5 8,84a ± 0,29 10,31a ± 0,88 0,188 5-6 23,48a ± 0,05 25,27a ± 0,76 0,079 6-7 18,92a ± 0,10 18,72a ± 0,92 0,843 7-8 24,10b ± 0,04 30,18a ± 1,10 0,005 8-9 23,50a ± 0,02 20,25a ± 1,50 0,100 9-10 10,71b ± 0,18 17,15a ± 2,30 0,051 10-11 34,48a ± 0,15 32,55a ± 4,10 0,660 11-12 17,47a ± 0,01 16,57a ± 0,48 0,135 12-13 17,23b ± 0,12 21,21a ± 0,65 0,004 13-14 18,75b ± 0,23 20,43a ± 0,15 0,004 3-14 17,98b ± 0,03 19,30a ± 0,12 0,000 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) Kết quả ở bảng 4.3 cho thấy sinh trưởng tuyệt đối của gà có chiều hướng tăng dần theo độ tuổi và đạt cao nhất ở tuần 7-8: 24,10 g/con/ngày (NTĐC); 30,78 g/con/ngày (NTTN). Sau đó sinh trưởng tuyệt đối của gà giảm ở tuần tuổi 8-9 và 9-10 ở cả nghiệm thức đối chứng và nghiệm thức thí nghiệm. Tiếp đến sinh trưởng tuyệt đối của gà lại tăng cao ở tuần tuổi 10-11ở cả nghiệm thức đối chứng (34,48g/con/ngày) và thí nghiệm (32,55 g/con/ngày). Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng ở tất cả các tuần tuổi thí nghiệm. Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở nghiệm thức thí nghiệm giai đoạn 3-14 tuần tuổi là 19,30 g/con/ngày cao hơn (P<0,001) so với nghiệm thức đối chứng (17,98 g/con/ngày).
  36. 29 Theo Phạm Kim Đăng và cs (2016) [2] gà Ri Ninh hòa khi bổ sung chế phẩm sinh học lúc 14 tuần tuổi có sinh trưởng tuyệt đối là 20,14 g/con/ngày. Kết quả này tương đương so với sinh trưởng tuyệt đối của gà Tiên Viên ở 14 tuần tuổi (20,43 g/con/ngày) trong nghiên cứu của chúng tôi. Kết quả trên cho thấy khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào khẩu phần ăn cho gà thịt đã có tác dụng làm tăng khă năng sinh trưởng tuyệt đối gà và kết quả này hoàn toàn phù hợp với công bố của Phạm Kim Đăng và cs (2016) [2] và Trần Quốc Việt và cs (2016) [10]. 4.2.3. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm Sinh trưởng tương đối được tính bằng % chênh lệch giữa thời gian cân khối lượng gà sau so với thời gian cân khối lượng trước. Nó biểu thị một cách tương đối tốc độ sinh trưởng của đàn gà sau một thời gian nuôi dưỡng nhất định. Qua đó, người chăn nuôi biết nên tác động như thế nào và vào thời điểm nào là phù hợp nhất để có được sự tăng khối lượng cao nhất với lượng thức ăn ít nhất. Kết quả theo dõi khả năng tăng khối lượng của gà thí nghiệm thể hiện qua bảng 4.4. Bảng 4.4. Sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) Tuần Nghiệm thức ĐC (n= 3) Nghiệm thức TN (n= 3) P tuổi X̅ ± mx̅ X̅ ± mx̅ 3-4 8,83a ± 0,11 9,12a ± 0,18 0,251 4-5 3,39a ± 0,12 3,87a ± 0,27 0,179 5-6 7,21a ± 0,01 7,50a ± 0,22 0,256 6-7 4,61a ± 0,02 4,40a ± 0,16 0,273 7-8 4,85b ± 0,01 5,77a ± 0,21 0,012 8-9 3,97a ± 0,01 3,25b ± 0,28 0,064 9-10 1,62b ± 0,03 2,45a ± 0,31 0,057 10-11 4,59a ± 0,02 4,08a ± 0,53 0,392 11-12 2,05a ± 0,01 1,85b ± 0,06 0,030 12-13 1,87b ± 0,01 2,18a ± 0,06 0,008 13-14 1,88a ± 0,02 1,94a ± 0,02 0,142 Ghi chú: a,b Theo hàng ngang, các số trung bình có chữ cái khác nhau thì khác nhau có ý nghĩa (P<0,05)
  37. 30 Kết quả bảng 4.4 cho thấy sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm có xu hướng giảm dần qua các tuần tuổi. Trong đó sinh trưởng tương đối cao nhất ở tuần 3-4 là 8,83% (NTĐC) và 9,12% (NTTN). Sau đó sinh trưởng tương đối của gà Tiên Viên tăng giảm không rõ rệt qua các tuần tuổi và giảm thấp nhất ở tuần tuổi 13-14 ở cả hai nghiệm thức. Sự sai khác nhau về sinh trưởng tương đối giữa nghiệm thức thí nghiệm và nghiệm thức đối chứng là không rõ rệt ở hầu hết các tuần tuổi. Kết quả trên cho thấy sinh trưởng tương đối của gà trong nghiêm cứu của chúng tôi hoàn toàn tuân theo quy luật sinh trưởng chung của gia cầm, đó là gia cầm non sinh trưởng nhanh ở giai đoạn đầu và sau đó giảm dần theo sự tăng lên của lứa tuổi. Qua kết quả theo dõi về chỉ số sinh trưởng tương đối của gà thí nghiệm cho thấy thời gian nuôi càng kéo dài thì sinh trưởng tương đối càng giảm, dẫn tới hiệu quả chăn nuôi giảm. Vì vậy, việc cân đối khẩu phần đáp ứng đủ theo yêu cầu cần thiết, đặc biệt là chế phẩm Milk feed sẽ dẫn đến sự thành thục sớm về khả năng sản suất thịt, thời gian nuôi ngắn sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. 4.3. Khả năng chuyển hóa thức ăn của gà thí nghiệm 4.3.1. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm Việc xác định lượng thức ăn của gà là rất cần thiết đối với chăn nuôi gia cầm, bởi vì nó không chỉ giúp người chăn nuôi biết được tình trạng sức khỏe của đàn gà, mức độ phù hợp, tính ngon miệng của thức ăn mà còn giúp họ tính toán chi phí thức ăn cho một đơn vị sản phẩm trong chăn nuôi. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lượng thức ăn thu nhận của gia cầm. Lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của đàn gà, chất lượng thức ăn, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, nó còn phản ánh trực tiếp tới sinh trưởng và năng suất con giống.
  38. 31 Số lượng thức ăn hàng ngày còn liên quan tới mức năng lượng và protein trong khẩu phần, từ đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và khả năng cho sản phẩm của gia cầm. Ngoài ra, lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày còn chịu sự chi phối của nhiều yếu tố khác nhau như: khí hậu, nhiệt độ, môi trường, tình trạng sức khỏe. Kết quả về lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm theo ngày được trình bày tại bảng 4.5. Bảng 4.5. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm theo ngày (g/con/ngày) Nghiệm thức ĐC (n=3) Nghiệm thức TN (n =3) Tuần tuổi g/con/ngày Cộng dồn g/con/ngày Cộng dồn 3-4 40,62 40,62 40,62 40,62 4-5 47,62 88,24 48,09 88,70 5-6 53,19 141,43 52,90 141,60 6-7 71,43 212,86 74,90 216,50 7-8 72,95 285,80 81,96 298,47 8-9 80,75 366,55 91,04 389,51 9-10 82,30 448,85 91,72 481,23 10-11 91,61 540,46 97,14 578,37 11-12 97,83 638,29 112,31 690,67 12-13 107,14 745,43 122,95 813,62 13-14 104,04 849,47 122,48 936,11 Kết quả bảng 4.5 cho thấy lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm tăng dần theo các ngày tuổi. - Ở nghiệm thức đối chứng: tiêu tốn thức ăn trong ngày qua các tuần tuổi tăng dần từ 40,62 g (tuần 3-4) đến 104,04 g (tuần 13-14). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 14 tuần tuổi là 849,47 g.
  39. 32 - Ở nghiệm thức thí nghiệm: Tiêu tốn thức ăn trong ngày qua các tuần tuổi tăng dần từ 40,62 g (tuần3-4) đến 122,48 g (tuần 13-14). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 14 tuần tuổi là 936,11 g. Như vậy lượng thức ăn thu nhận của gà Tiên Viên ở nghiệm thức thí nghiệm là cao hơn 89,64 g so với nghiệm thức đối chứng (936,11 g và 849,47 g) cho ta thấy rằng lượng thu nhận thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm. Bảng 4.6. Lượng thức ăn tiêu thụ của gà thí nghiệm theo tuần (g/con/tuần) Nghiệm thức ĐC (n=3) Nghiệm thức TN (n =3) Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 3-4 284,31 284,31 284,31 284,31 4-5 333,33 617,65 336,60 620,92 5-6 372,34 989,99 370,30 991,22 6-7 500,00 1489,99 524,31 1515,52 7-8 510,64 2000,63 573,73 2089,26 8-9 565,22 2565,84 637,29 2726,54 9-10 576,09 3141,93 642,06 3368,61 10-11 641,30 3783,23 679,97 4048,58 11-12 684,78 4468,02 786,14 4834,72 12-13 750,00 5218,02 860,65 5695,37 13-14 728,26 5946,28 857,38 6552,75 Số liệu bảng 4.6 cho thấy lượng thức ăn thu nhận của gà thí nghiệm tăng dần theo các tuần tuổi. - Ở nghiệm thức đối chứng: tiêu tốn thức ăn trong tuần qua các tuần tuổi tăng dần từ 284,31 g (tuần 3-4) đến 728,26 g (tuần 13-14). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 14 tuần tuổi là 5946,28 g. - Ở nghiệm thức thí nghiệm: Tiêu tốn thức ăn trong tuần từ 284,31 g (tuần 3-4) đến 857,38 g (tuần 13-14). Tiêu tốn thức ăn cộng dồn tính đến 14 tuần tuổi là 6552,75 g.
  40. 33 Như vậy lượng thức ăn thu nhận ở nghiệm thức thí nghiệm là cao hơn 606,47 g so với nghiệm thức đối chứng (6552,75 g và 5946,28 g) cho ta thấy rằng lượng thu nhận thức ăn không ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của đàn gà thí nghiệm. Kết quả bảng 4.5 và 4.6 đều cho thấy lượng thực ăn tiêu thụ của gà ở NTTN cao hơn so với nghiệm thức đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng khi bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho gà thí nghiệm đã giúp tính ngon miệng của gà tăng lên và gà chuyển hóa thức ăn tốt hơn nên lượng thức ăn tiêu thụ tăng lên so với không bổ sung chế phẩm Milk feed. 4.3.2. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng qua các tuần tuổi phản ánh hiệu quả sử dụng thức ăn. Đây là chỉ tiêu kinh tế quan trọng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gà thịt nói riêng. Trong chăn nuôi nuôi gia cầm lấy thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng là chỉ tiêu quyết định đến hiệu quả kinh tế. Kết quả tiêu tốn thức ăn /kg tăng khối lượng được thể hiện ở bảng 4.7 Bảng 4.7. Tiêu tốn thức ăn (kg)/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm Nghiệm thức ĐC (n=3) Nghiệm thức TN (n =3) Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 3-4 2,33 2,33 2,11 2,10 4-5 10,01 3,98 5,33 2,57 5-6 2,22 3,10 2,15 2,39 6-7 3,70 3,27 3,84 2,74 7-8 2,96 3,19 2,67 2,72 8-9 3,29 3,21 4,67 2,98 9-10 7,36 3,57 5,33 3,17 10-11 2,91 3,44 3,17 3,15 11-12 5,48 3,64 7,34 3,45 12-13 6,08 3,86 5,62 3,66 13-14 5,43 4,00 5,87 3,85
  41. 34 Qua bảng 4.7 cho thấy: Lượng thức ăn tiêu tốn/kg tăng khối lượng tăng dần qua các tuần tuổi. Trong cùng một điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng nhưng nghiệm thức thí nghiệm sử dụng chế phẩm Milk feed tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Ở 3-4 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở nghiệm thức đối chứng là 2,33 kg, còn ở nghiệm thức thí nghiệm là 2,11 kg. Giai đoạn 13-14 tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cộng dồn ở nghiệm thức đối chứng là 4,00 kg thức ăn/kg tăng khối lượng, còn nghiệm thức thí nghiệm là 3,85 kg thức ăn/kg tăng khối lượng. Như vậy, khi sử dụng chế phẩm Milk feed trộn vào thức ăn cho gà Tiên Viên đã giúp hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gà ở nghiệm thức thí nghiệm tốt hơn nên tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng thấp hơn so với nghiệm thức đối chứng. Điều này rất có ý nghĩa trong thực tiễn chăn nuôi vì khi tiếu tốn thức ăn trên kg tăng khối lượng giảm đi sẽ giúp chăn nuôi hiệu quả hơn và người chăn nuôi gà sẽ có lãi cao hơn. 4.3.3. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm Hiệu quả kinh tế là mục đích chung của người chăn nuôi để đạt được mục đích đó, thì giảm chi phí trực tiếp là vấn đề được qua tâm hàng đầu. Từ đó chúng tôi đã theo dõi và tính toán chi phí trực tiếp cho gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.8 Qua bảng 4.8 cho thấy với đơn giá thức ăn là 9.500 đồng/1 kg thì chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm lúc 3-4 tuần tuổi lần lượt là 22.145,12 đồng và 19.987,91 đồng. Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm tăng dần qua các tuần tuổi. Giai đoạn kết thúc thí nghiệm ở tuần tuổi thứ 14, chi phí thức ăn cộng dồn/kg tăng khối lượng của gà ở nghiệm thức đối chứng là 38.002,37 đồng cao hơn so với nghiệm thức thí nghiệm (35.535,54 đồng) là 2.466,83 đồng.
  42. 35 Bảng 4.8. Chi phí thức ăn (đ)/kg tăng khối lượng của gà thí nghiệm Nghiệm thức ĐC (n=3) Nghiệm thức TN (n =3) Tuần tuổi Trong tuần Cộng dồn Trong tuần Cộng dồn 3-4 22.145,12 22.145,12 19.987,91 19.987,91 4-5 95.130,57 37.793,63 30.063,29 24.425,56 5-6 21.074,54 29.449,60 20.363,43 22.751,87 6-7 35.116,93 31.075,17 35.940,99 26.025,12 7-8 28.158,58 30.294,77 25.239,42 25.805,79 8-9 31.286,94 30.500,06 41.794,69 28.304,73 9-10 69.930,56 33.899,59 42.147,89 30.162,28 10-11 27.606,30 32.668,79 28.787,01 29.925,57 11-12 52.058,57 34.601,98 64.929,88 32.760,85 12-13 57.804,23 36.679,44 53.346,81 34.745,49 13-14 51.580,23 38.002,37 55.804,20 36.535,54 Như vậy chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng cho gà ở nghiệm thức đối chứng là cao hơn 3,85% so với nghiệm thức thí nghiệm. Điều này cho thấy việc sử dụng chế phẩm Milk feed trộn thức ăn cho gà Tiên Viên đã giúp giảm chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà Tiên Viên. 4.3.4. Chi số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm Để thấy rõ hơn hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn nuôi gà thịt lông màu Tiên Viên, chúng tôi đã tính toán chỉ số sản xuất và chỉ sống kinh tế qua các tuần tuổi. Kết quả tính toán chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế được trình bày ở bảng 4.9.
  43. 36 Bảng 4.9. Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà thí nghiệm Chỉ số PI EN Nghiệm thức Nghiệm thức Nghiệm thức Nghiệm thức Tuần tuổi ĐC TN ĐC TN 3-4 78,34 89,99 3,54 4,50 4-5 26,53 113,72 0,70 4,66 5-6 210,11 224,63 7,13 9,87 6-7 173,26 260,34 5,58 10,00 7-8 291,00 373,25 9,61 14,46 8-9 327,66 406,93 10,74 14,38 9-10 160,01 431,93 4,72 14,32 10-11 514,66 535,97 15,75 17,91 11-12 295,87 532,79 8,55 16,26 12-13 292,01 554,70 7,96 15,96 13-14 358,40 578,56 9,43 15,84 Tính chung 247,99 372,98 7,61 12,56 Kết quả bảng 4.9 cho thấy chỉ số sản xuất của gà ở nghiệm thức đối chứng tăng dần từ tuần tuổi 3-4 (78,34) và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 10-11 (514,66), sau đó giảm dần đến tuần tuổi 13-14 (358,40). Chỉ số sản xuất của gà ở nghiệm thức thí nghiệm cũng tăng dần từ tuần tuổi 3-4 (89,99) và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi 13-14 (578,56). Chỉ số sản xuất của gà ở nghiệm thức thí nghiệm luôn luôn cao hơn so với nghiệm thức đối chứng ở tất cả các tuần tuổi. Chỉ số kinh tế của gà ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm có sự biến động tương tự như chỉ số sản xuất, tức là tăng dần và đạt đỉnh cao ở tuần tuổi từ 10-11, sau đó tăng giảm không theo quy luật ở các tuần tuổi từ 11-14. Tương tự như chỉ sản xuất, chỉ số kinh tế của gà ở nghiệm thức thí nghiệm đều cao hơn so với nghiệm thức đối chứng ở tất cả các tuần tuổi.
  44. 37 Tính trung bình chỉ số sản xuất của gà ở nghiệm thức thí nghiệm là 372,98 cao hơn so với nghiệm thức đối chứng là 247,99. Chỉ số kinh tế của gà ở nghiệm thức thí nghiệm là 12,56 cao hơn so với nghiệm thức đối chứng là 7,61. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho gà thịt đã có tác dụng làm tăng chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế. Điều này một lần nữa khẳng định khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed cho gà nuôi thịt đã đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với không bổ sung. Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp khuyến cáo người chăn nuôi gà thịt lông mầu nên sử dụng chế phẩm sinh học Milk feed để bổ sung vào thức ăn nuôi gà. 4.3.5. Sơ bộ hoạch toán chi phí cho 1 kg khối lượng gà thí nghiệm xuất bán Hiệu quả kinh tế là mục đích chung của người chăn nuôi để đạt được mục đích đó thì giảm chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm chăn nuôi là vấn đề được người chăn nuôi đặc biệt quan tâm. Từ các nguồn chi phí đầu vào như con giống, thức ăn, thuốc thú y, chúng tôi sơ bộ hoạch toán chi phí cho 1 kg khối lượng gà thí nghiệm. Kết quả được trình bày ở bảng 4.10. Kết quả bảng 4.10 cho thấy tổng khối lượng gà kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức đối chứng là 69,5 kg và ở nghiệm thức thí nghiệm là 84,12 kg. Giá bán 1 kg gà tại thời điểm kết thúc thí nghiệm là 55.000 đồng. Như vậy, tổng thu bán gà ở nghiệm thức đối chứng là 3.822.262 đồng và ở nghiệm thức thí nghiệm là 4.626.325 đồng. Tổng các loại chi phí cho gà ở nghiệm thức đối chứng là 3.687.125 đồng và cho gà ở nghiệm thức thí nghiệm là 4.165.312 đồng. Như vậy, chi phí cho 1 kg khối lượng gà xuất bán ở nghiệm thức ĐC là 53.055.47 đồng và ở nghiệm thức TN là 49.519.25 đồng. Nếu lấy chi phí/kg khối lượng gà của nghiệm thức đối chứng là 100% thì nghiệm thức TN là 93,33%. Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm Milk feed đã có tác dụng làm giảm chi phí cho một kg khối lượng gà xuất bán và góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt lông màu.
  45. 38 Bảng 4.10. Sơ bộ hoạch toán chi phí cho 1 kg khối lượng gà thí nghiệm xuất bán giai đoạn 4-14 tuần tuổi Nghiệm thức Nghiệm thức TT Diễn giải ĐVT ĐC TN Tổng khối lượng gà tăng Kg 69,50 84,12 trong kỳ thí nghiệm Đơn giá tại thời điểm kết I Đồng/kg 55.000 55.000 thúc TN Tổng thu (A) Đồng 3.822.262 4.626.325 Chi phí giống Đồng 765.000 765.000 Chi phí thức ăn Đồng 2.641.000 3.073.187 II Chi phí thuốc thú y Đồng 281.125 281.125 Chi phí chế phẩm Milk feed Đồng - 46.000 Tổng chi (B) Đồng 3.687.125 4.165.312 Tổng thu (A) - Tổng chi (B) Đồng 135.137 461.013 III Chi phí/1kg gà Đồng 53.055.47 49.519.25 So sánh (chi phí/1kg gà) % 100 93.33 4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm Để thấy rõ ảnh hưởng của chế phẩm Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm, chúng tôi đã theo dõi tình hình mắc các bệnh của gà trong thời gian thí nghiệm. Kết quả theo dõi được đánh giá theo tuần tuổi và được trình bày ở bảng 4.11.
  46. 39 Bảng 4.11. Ảnh hưởng của bổ sung Milk feed đến khả năng kháng bệnh của gà thí nghiệm Nghiệm thức ĐC Nghiệm thức TN Tuần Tên bệnh Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết Tỷ lệ mắc Tỷ lệ chết tuổi bệnh (con) (%) bệnh (con) (%) 4 Bệnh bạch lỵ 29,41 0 20,26 0 5 Bệnh bạch lỵ 35,29 1,96 20,26 0 6 Bệnh cầu trùng 42,00 6,00 22,22 1,96 7 Bệnh bạch lỵ 29,79 0 19,93 0,65 8 Bệnh Newcastle 2,13 2,13 0 0 9 Bệnh CRD 43,48 0 29,47 1,32 10 Bệnh CRD 21,74 0 14,32 0 11 Bệnh bạch lỵ 15,22 0 6,17 0 Bệnh bạch lỵ, cầu 12 0 0 0 0 trùng, CRD 13 Bệnh cầu trùng 13,04 0 13,54 0 14 Bệnh cầu trùng 17,39 0 8,87 0 Tính trung bình 22,68 0,92 14,10 0,36 Qua bảng 4.11 cho thấy: Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ của gà thí nghiệm cao nhất ở 5 tuần tuổi, nghiệm thức đối chứng là 35,29 % và nghiệm thức thí nghiệm là 20,26 %, Tỷ lệ mắc bệnh bạch lỵ cao là do lúc này sức đề kháng của gà còn yếu. Giai đoạn 7 và 11 tuần tuổi tỷ lệ mắc bệnh ở nghiệm thức đối chứng là 29,19 % và 15,22 %, trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 19,93 % và 6,17 %. Tỷ lệ mắc bệnh cầu trùng của gà thí nghiệm cao nhất ở 6 tuần tuổi, nghiệm thức đối chứng là 42% và nghiệm thức thí nghiệm là 22,22%. Giai đoạn 13 và 14 tuần tuổi, tỷ lệ mắc bệnh ở nghiệm thức đối chứng là 13,04% và 17,39%, trong khi đó ở nghiệm thức thí nghiệm lần lượt là 13,54 % và 8,87 %.
  47. 40 Tỷ lệ mắc bệnh CRD của gà thí nghiệm tập trung ở 9-10 tuần tuổi, nghiệm thức đối chứng là 43,48 và 21,74% và nghiệm thức thí nghiệm là 29,47 và 14,32%. Tỷ lệ mắc các bệnh trung bình ở nghiệm thức đối chứng (22,68%) cao hơn 8,58% so với nghiệm thức thí nghiệm (14,10%). Tỷ lệ chết của gà ở nghiệm thức đối chứng cao hơn (0,92%) so với nghiệm thức thí nghiệm (0,36). Nhìn chung tỷ lệ gà chết do các bệnh bạch lỵ, CRD và bệnh cầu trùng ở gà trong thí nghiệm của chúng tôi là thấp, do phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Qua thời gian thí nghiệm bổ sung chế phẩm Milk feed cho gà tôi thấy rằng: Ở những nghiệm thức được bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed, khả năng kháng bệnh của gà tốt, gà ít bị mắc các bệnh về đường tiêu hóa, các bệnh liên quan đến hô hấp cũng giảm, chủ yếu là cầu trùng nhưng tỷ lệ gà bị cầu trùng cũng ở dạng nhẹ. Như vậy có thể nói, việc bổ sung chế phẩm Milk feed vào khẩu phần cho gà nuôi thịt đã có tác dụng giảm tỷ lệ mắc các bệnh đương tiêu hóa và hô hấp do chế phẩm sinh học Milk feed giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, giảm vi sinh vật có hại và nâng cao hệ thống miễn dịch cho gà thí nghiệm. Chính vì vậy, bổ sung chế phẩm sinh học vào thức ăn cho gà nuôi thịt đã góp phần nâng cao hiệu quả chăn nuôi vì giảm tỷ lệ ốm và chết, kích thích sinh trưởng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà thịt lông màu.
  48. 41 Phần 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Qua kết quả nghiên ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm sinh học Milk Feed đến khả năng sinh trưởng và kháng bệnh của gà Tiên Viên, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau: - Tỷ lệ nuôi sống của gà Tiên Viên ở nghiệm thức đối chứng là 90,20% và ở nghiệm thức thí nghiệm là 96,08%. - Sinh trưởng tích lũy của gà khi kết thúc thí nghiệm ở nghiệm thức thí nghiệm là 1918,02 g và ở nghiệm thức đối chứng là 1808,07 g. - Sinh trưởng tuyệt đối của gà ở nghiệm thức đối chứng và thí nghiệm giai đoạn 3-14 tuần tuổi lần lượt là 17.98 g/con/ngày và 19,30 g/con/ngày - Lượng thức ăn tiêu thụ của gà theo ngày ở nghiệm thức thí nghiệm (936,11 g) cao so với nghiệm thức đối chứng (849,47 g). - Lượng thức ăn tiêu thụ của gà theo tuần ở nghiệm thức thí nghiệm (6552,75 g) cao hơn so với nghiệm thức đối chứng (5946,28 g) - Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà ở nghiệm thức đối chứng là 4,00 kg và ở nghiệm thức thí nghiệm là 3,85 kg. - Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng của gà ở nghiệm thức thí nghiệm (38.002,37 đồng) giảm 3,85% so với nghiệm thức đối chứng (36.535,54 đồng). - Chỉ số sản xuất và chỉ số kinh tế của gà ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn so với gà ở nghiệm thức đối chứng. - Khả năng kháng bệnh của gà ở nghiệm thức thí nghiệm cao hơn so với gà ở nghiệm thức đối chứng do tỷ lệ mắc bệnh của gà ở nghiệm thức thí nghiệm thấp hơn 6,67% so với nghiệm thức đối chứng. Như vậy, khi bổ sung chế phẩm sinh học Milk feed vào thức ăn cho gà thịt đã có tác dụng làm tăng khả năng sinh trưởng của gà, giảm tiêu tốn thức ăn,
  49. 42 giảm chi phí thức ăn trên một kg tăng khối lượng và tăng cường khả năng kháng bệnh của gà. Điều này đã làm tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. 5.2. Đề nghị - Tiếp tục triển khai nghiên cứu chế phẩm sinh học Milk feed trên gà với quy mô và số lượng gà thí nghiệm nhiều hơn để có kết luận chính xác về tính hiệu quả của chế phẩm này trong chăn nuôi gia cầm. - Tiếp tục nghiên cứu bổ sung chế phẩm Milk feed vào thức ăn cho gà với mức bổ sung là 0,4% để tìm ra mức bổ sung hiệu quả nhất. - Từ kết quả nghiên cứu trong thí nghiệm này có thể khuyến cáo người chăn nuôi nên bổ sung chế phẩm Milk feed vào khẩu phần ăn cho gà để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong chăn nuôi.
  50. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt 1. Brandsch H., Bilchel H. (Nguyễn Chí Bảo dịch) (1978), Cơ sở sinh học của nhân giống và nuôi dưỡng gia cầm, Nxb Khoa học kỹ thuật. 2. Phạm Kim Đăng, Nguyên Đình Trình, Nguyễn Hoàng Thịnh, Nguyễn Thị Phương Giang và Nguyễn Bá Tiếp (2016), “Ảnh hưởng của Probiotics Bacillus dạng bào tử chịu nhiệt đến năng suất, vi khuẩn và hình thái vi thể biểu mô đường ruột gà thịt nghiệm thức lông màu”, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật chăn nuôi, số 213, 3. Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh, Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn (1994), Chăn nuôi gia cầm (Giáo trình dành cho cao học và nghiên cứu sinh), Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 4. Lê Hồng Mận, Bùi Lan Hương Linh (1989), Sinh lý gia cầm – Tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Nga của Melekhin G.P. và Gridin N. (1985), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Trần Đình Miên, Phan Cự Nhân, Nguyễn Văn Thiện, Trịnh Đình Đạt (1994), Di truyền và chọn giống động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 6. Nguyễn Bá Mùi, Phạm Kim Đăng (2016), “Khả năng sản xuất của gà ri và con lai (ri-sasso-lương phượng) nuôi tại An Dương, Hải Phòng”, Tạp chí KH Nông nghiệp Việt Nam, tập 14(3), tr. 392-399. 7. Hồ Xuân Tùng (2008), Khả năng sản xuất của một số công thức lai giữa gà Lương Phượng và gà Ri để phục vụ chăn nuôi nông hộ, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam 8. Hồ Xuân Tùng, Phan Xuân Hảo (2010), “Năng suất và chất lượng thịt của gà ri và con lai với gà Lương Phượng”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi, 22(2), tr. 13-19. 9. Trần Thanh Vân, Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Thị Thúy Mỵ (2015), Giáo
  51. 44 trình chăn nuôi gia cầm, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Trần Quốc Việt, Ninh Thị Len, Lê Văn Huyên, Bùi Thị Thu Huyền và Nguyễn Thị Hồng (2009), “Ảnh hưởng của việc bổ sung propiotic vào thức ăn và nước uống đến sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của gà thịt”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 20, tr.34-40. II. Tiếng Anh 11. Anjum M.I., Khan A.G., Azim A. and Afzal M. (2005), “Effect of dietary supplementation of multi strain probiotic on broiler growth performance”, Pakistan Veterinary Journal, 25(1), pp. 25-29. 12. Buche A.V., Gaffar M.A., Kalbande V.H. và Deshmukh S.V. (1992), Influence of Indian Standard, Manak Bhavan, 9, Bahadur Zafar Marg, New Delhi -110002, India. 13. Cavazzoni V., Adami A., Castrovilli C. and Succi G. (1993), “A preliminary experimentation on broilers with a strain of Bacillus coagulans as probiotic”, Microbiologic Aliments Nutrition, 11(4), pp. 457-462. 14. Chambers J.R. (1990), Genetics of growth and meat production in chickens, In Poultry breeding and genetics (Crawford, R.D. Ed.) Elsevier Science Publisher, Amsterdam, The Netherlands, pp. 599-643. 15. Chapman J.D., and Lyons T.P. (1989), “Probiotics, acidifiers and yeast culture: a place for natural additives in poultry production”, Abstract, NAR (B), 59(9), pp. 3791. 16. Chiang S.H. and Hsiegh W.M. (1995), “Effect of direct fed microorganisms on broilers growth performance and litter ammonia level”, Asian Australian journal of Animal Science, 8(2), pp. 159-162.
  52. 45 17. Chiang S.S. and Pan T.M. (2012), “Beneficial effects of Lactobacillus paracasei subsp. paracasei NTU 101 and its fermented products”, Applied Microbiology and Biotechnology, 93(3), pp. 903-916. 18. Cho K.H., Lee V.T., Yang C.K., Hyu D.Y., Kim Y.S., and Yoon Y.D. (1992), “The effects of Lactobacillus casei (TSC-66) on growth promotion in broiler chickens”, Korean Journal of Veterinary Public Health, 16, pp. 55-59. 19. Cho J.H., Zhao P.Y., Kim I.H. (2011), “Probiotics as a dietary additive for pigs: A review”, Journal of Animal and Veterinary Advances, 10(16), pp. 2127-2134. 20. Ezema C. (2013), “Probiotics in animal production: A review”, Journal of Veterinary Medicine and Animal Health, 5(11), pp. 308-316. 21. Fuller R. (1989), “Probiotics in man and animals”, J. Appl. Bacteriol. 66, pp. 365-378. 22. Georgieva V., Denev S. and Marinov B. (1998), “Influence of probiotics and antibiotics addition to compound feed on broiler performance and some carcass indexes”, Abstract of Xth European Poultry Conference, Israel, 93. 23. Ghadban G.S. (1998), “Investigation on the efficacy of early probiotic treatment on the performance of broiler chicks”, Proceedings of Xth European Poultry Conference, Israel II: 859. 24. Gupta T. (2004), Field evaluation of some useful microbes as growth promoters in broilers, M.V.Sc. Thesis, Chaudhary Sarwan Kumar Krishi Vishvavidyalaya, India. 25. Holoubek J. (1993), “Influence of different biostimulators on growth and feed consumption of broiler fowls”, Sbornik Vysoke Skoly Zemedelelske v praze Fakulta Agronomika Rada B Zivocisna Vyeba, 55, pp. 211-220.
  53. 46 26. Hussein H.H. and El-Ashry M.A. (1991), “Some studies on the beneficial effects of Lactobacillus concentrate supplementation on broiler performance”, Eryptian Journal of Animal Production, 28, pp. 85-91. 27. Jadhav K., Sharma K.S., Katoch S., Sharma V.K., and Mane B.G. (2015), “Probiotics in broiler Poultry feeds: A Review”, Journal of Animal Nutrition and Physiology, 1, pp. 4-16. 28. Jin L.Z., Ho Y.W., Abdullha N. and Jalaluddin S. (1997), “Probiotics in poultry: mode of action”, World’s Poultry Science Journal, 53(4), pp. 351-368. 29. Jin L.Z., Ho Y.W. Abdullha N., Ali M.A. and Jalaluddin S. (1998), “Effect of adherent Lactobacillus cultures on growth. weight of organs and intestinal microflora and volatile fatty acids in broilers”, Animal Feed Science and Technology, 70(3), pp. 197-209. 30. Kaistha M., Katoch B.S., Katoch S., Dogra K.K., Sharma C.R. and Kumari M., (1996), “Effect of dietary supplementation of useful microbes isolated from Luffa cylindrical (Luffa aegyptiaca) and Momordica charantia on the performance of broilers”, Indian Journal of poultry Science, 31(3), pp. 156-162. 31. Krecov M. and Pujic P. (1975), “Use of LBA Feed Concentrate in feeding hens and broilers”, Veterinarski Glasnik, Belgrade, Yugoslavia, 2(9), pp. 671-675. 32. Mahajan P. Sahoo J. and Panda P.C. (1999), “Effect of probiotic feeding and seasons on the growth performance and carcass quality of broilers”, Indian Journal of Poultry Science, 34(2), pp. 167-176. 33. Manickham R., Viswanathan K. and Mohan M. (1994), “Efffect of probiotics in broiler performance”, Indian Veterinary Journal, 71(7), pp. 737-739.
  54. 47 34. Mohan B. (1991), Effect of probiotic supplementation on growth, nitrogen utilization and serum cholesterol in broilers, M.V.Sc. dissertation submitted to the Tamil Nadu Veterinary and Animal Sciences University Madras. 35. Moses J.S. (1992), “Combined use of probiotics and antibiotics in broilers”, Indian Poultry Review, XXIII (6), 33. 36. Naik D.G., Javedmulla A., and Shivakumar M.C. (2000), “Performance of broilers supplemented with probiotics”, Karnataka Journal of Agricultural Science, 13(4), pp. 957-960. 37. Parker R.B. (1974), “Probiotics, the other half of the antibiotic story”, Animal Nutrition and Health, 29, pp. 4-8. 38. Patil A.K., Kumar S., Verma A.K. and Baghel R.P.S. (2015), “Probiotics as feed additives in weaned pigs: A review”, Livestock Research International, 3(2), pp. 31-39. 39. Rajmane B.V. and Sonawane N.S. (1998), “Efficacy of probiotics on performance of broilers in hot climate”, Proceeding of X European Poultry Conference, Israel, 11, pp. 559. 40. Safalaoh A.C.L., Smith G.A., Senanayake Y.D.A. and Sangakkara U.R. (2001), “Effective microorganisms as an alternative to antibiotics in broiler diets: effect on broiler growth performance, feed utilization and serum cholesterol”, Sixth International Conference on Kyusei farming, Proceedings of the conference on greater productivity and a cleaner environment through Kyusei nature farming, University of Pretoria, Pretoria, S. Africa, 28-31 October, 1999, pp. 150-155. 41. Samantha M., Biswas P. (1997), “Effect of feeding Streptococcus culture on the performance of broilers”, Journal of Interacademicia, 1(2), pp. 118-210.
  55. 48 42. Sharma K.S. and Katoch B.S. (1996), “Field evaluation of combination of selected useful microbes as growth promoters in broilers”, Abstract from proceedings of XX world’s Poultry Congress, New Delhi IV: 229. 43. Shome B.R., Senani S., Shome R., Padhi M.K., Kumar A., Verma N.D. and Saha S.K. (2000), “Effects of probiotics on performance of native chickens of Andaman”, Indian Journal of Poultry Science, 35(3), pp. 258-261. 44. Song J. (2014), “Effect of a probiotic mixture on intestinal microflora, morphology and barrier integrity of broilers subjected to heat stress”, American Historical Review, 119 (2), pp. 581-588. 45. Upendra H.A. and Yathiraj S. (2002), “Effect of probiotic preparation (Lacto-Sacc) on performance and liveability in broiler chicks under field conditions”, The Veterinarian, 26, pp. 11-14. 46. Watkins B.A. and Kratzer F.H. (1984), “Drinking water treatment with a commercial preparation of concentrated Lactobacillus culture for broiler chickens”, Poultry Science, 63, pp. 1671-1673. 47. Zhang Z.F. and Kim I.H. (2014), Effects of multistrain probiotics on growth performance, apparent ileal nutrient digestibility, blood characteristics, cecal microbial shedding and excreta oder contents in broilers”, Poultry Science, 93(2), pp. 364-370. 48. Zulkifli I., Al-Aqil A., Omar A.R., Sazili A.Q. and RaJion M.A. (2009), “Crating and heat stress influence blood parameters and heat shock protein 70 expression in broiler chickens showing short or long tonic immobility reactions”, Poultry Science, 88 (3), pp. 471-476.
  56. MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA Ảnh 1. Vệ sinh chuồng trại Ảnh 2. Phun sát trùng chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi Ảnh 3. Úm gà con Ảnh 4. Phân lô gà Ảnh 5. Cân men Milk feed và cân cám Ảnh 6. Trộn men Milk feed với cám
  57. Ảnh 7. Cho gà ăn Ảnh 8. Cọ rửa máng uống Ảnh 9. Cân gà Ảnh 10. Cân thuốc Ảnh 11. Một số loại vaccine phòng Ảnh 12. Phòng bệnh Newcastle bệnh cho gà và Gumboro cho gà