Đồ án Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư lượng của glyphosate trong các trang trại trồng nho huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận

pdf 115 trang thiennha21 13/04/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư lượng của glyphosate trong các trang trại trồng nho huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_khao_sat_hien_trang_su_dung_va_danh_gia_du_luong_cua_g.pdf

Nội dung text: Đồ án Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư lượng của glyphosate trong các trang trại trồng nho huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ DƯ LƯỢNG CỦA GLYPHOSATE TRONG CÁC TRANG TRẠI TRỒNG NHO HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS Thái Văn Nam Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Phương Thảo 1411090429 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ DƢ LƢỢNG CỦA GLYPHOSATE TRONG CÁC TRANG TRẠI TRỒNG NHO HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN Khoa: VIỆN KHOA HỌC ỨNG DỤNG HUTECH Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Giảng Viên Hướng Dẫn: PGS.TS Thái Văn Nam Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Phƣơng Thảo 1411090429 TP. Hồ Chí Minh, 2018
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Công Nghệ TP.HCM không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện. TP. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương Thảo
  4. ii LỜI CẢM ƠN Trước tiên, em xin cảm ơn quý thầy cô Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, những người đã giảng dạy, hướng dẫn và định hướng cho em trong suốt quảng thời gian bốn năm qua tại trường bằng tất cả tâm huyết và lòng yêu thương học trò. Em xin cảm ơn những người anh, người chị đã truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu để em có thể sử dụng những điều ấy hỗ trợ cho quá trình học tập của bản thân. Đặc biệt, em xin cảm ơn thầy Thái Văn Nam, người đã cùng đồng hành với em trong những năm tháng sinh viên và cũng là người đã hỗ trợ, dìu dắt, định hướng cho em rất nhiều trong thời gian làm bài đồ án này để em có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Xin chân thành cảm ơn! Tp.Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2018 Sinh viên thực hiện Trần Thị Phương Thảo
  5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT vii DANH MỤC ẢNG IỂU viii DANH MỤC H NH ẢNH ix PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI 3 3.Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3 3.1 Ý nghĩa khoa học 3 3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI 4 5. PHƢƠNG PHÁP 4 5.1 Phương pháp luận 4 5.2 Phương pháp thực hiện 5 5.2.1Phương pháp tổng hợp và biên hội tài liệu 5 5.2.2Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 5 5.2.3Phương pháp phân tích và tổng hợp 6 5.2.4Phương pháp so sánh 6 5.2.5Phương pháp kế thừa 6 5.2.6Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia 6 6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 6.1 Đối tượng nghiên cứu 6 6.2 Phạm vi nghiên cứu 7 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 8 1.1 GIỚI THIỆU VỀ GLYPHOSATE 8 1.1.1 Khái niệm cơ bản về Glyphosate 8 1.1.2 Phân loại Glyphosate 8 iii
  6. iv 1.1.3 Cơ chế diệt cỏ dại của Glyphosate 8 1.1.4 Ưu – Nhược điểm của Glyphosate 9 1.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GLYPHOSATE 11 1.2.1 Trên thế giới 11 1.2.2 Tại Việt Nam 15 1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC DIỆT CỎ GLYPHOSATE Đ N MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI 16 1.3.1 Chu trình chuyển hóa của Glyphosate 16 1.3.2 Ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe con người 18 1.4 TỔNG QUAN VỀ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG MÔI TRƢỜNG VÀ THỰC PHẨM 19 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CỦA GLYPHOSATE 23 1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới 23 1.5.2 Các nghiên cứu trong nước 28 1.5.3 Những vấn đề cần quan tâm 29 1.6 VÀI NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ KINH T - XÃ HỘI HUYỆN TUY PHONG TỈNH BÌNH THUẬN 30 1.6.1 Điều kiện tự nhiên – môi trường của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận 30 1.6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận 39 1.6.3 Vài nét về tình hình trồng nho ở huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận 39 1.6.4 Ảnh hưởng của cỏ dại đến quá trình canh tác nho 39 CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41 2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 41 2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản 41 2.1.2 Mẫu phân tích 43 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 43 2.2.1 Phương pháp điều tra xã hội học 43 2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu điều tra xã hội học 44 iv
  7. v 2.2.3 Phương pháp phân tích mẫu 44 2.2.3.1 Tối ưu các thông số trên thiết bị GC/MS/MS 44 2.2.3.2 Độ chọn lọc 45 2.2.2.3 Xây dựng đường chuẩn 46 a.Nền mẫu nước 46 b.Nền mẫu đất: 47 c.Nền trái nho 48 2.2.3.4 Khảo sát giới hạn đo của phương pháp 50 2.2.3.5 Hiệu suất thu hồi, độ lập lại và độ tái lập của phương pháp 50 CHƢƠNG 3: K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 52 3.1 K T QUẢ KHẢO SÁT NÔNG HỘ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GLYPHOSATE 52 3.1.1 Cách sử dụng thuốc 54 3.1.2 Thời điểm sử dụng thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate 55 3.1.3 Thời gian cách ly 57 3.1.4 Cách thức quản lý thuốc BVTV và bảo hộ lao động 58 3.1.5 Nguồn nước ngầm 61 3.1.6 Biểu hiện khi tiếp xúc với thuốc 61 3.2 ĐÁNH GIÁ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG ĐẤT, NƢỚC VÀ NHO 62 3.2.1 Kết quả nồng độ Glyphosate ở các vị trí lấy mẫu 62 3.2.2 Kết quả nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu 62 3.2.1.1 Kết quả nồng độ Glyphosate trong nước ở khu vực nghiên cứu 64 3.2.1.2 Kết quả nồng độ Glyphosate trong trái nho ở khu vực nghiên cứu 68 3.2.3 Đánh giá nồng độ Glyphosate ở khu vực nghiên cứu 70 3.2.4 So sánh với các kết quả nghiên cứu thế giới 71 3.3 ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP HẠN CH RỦI RO DO SỬ DỤNG GLYPHOSATE 72 3.3.1 Chính sách của Nhà nước 71 v
  8. vi 3.3.2 Đối với cơ quan quản lý địa phương 72 3.3.3 Đối với người dân 71 K T LUẬN – KI N NGHỊ 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO 75 vi
  9. vii DANH MỤC CÁC TỪ VI T TẮT AMPA : Axit Aminomethyl Phosphonic BTNMT : Bộ Tài Nguyên Môi Trường BVTV : Bảo Vệ Thực Vật ECHA : Cơ Quan Hóa Chất Châu Âu EFSA : Ủy ban An toàn Thực phẩm Châu Âu EPA : Cơ Quan Bảo Vệ Môi Trường Hoa Kỳ EU : Liên Minh Châu Âu GDP : Gross Domestic Product IRAC : Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế LD50 : Cách Thức Đo Lường Khả Năng Ngộ Độc Ngắn Hạn MRL : Dư Lượng Tối Đa Cho Phép QCVN : Quy Chuẩn Việt Nam THC : Tổng Lượng Tế Bào Hồng Cầu TP HCM : Thành phố Hồ Chí Minh WHO : World Health Organization (Tổ Chức Y Tế Thế Giới) vii
  10. viii DANH MỤC ẢNG IỂU Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium 11 Bảng 1.2: Giới hạn Glyphosate trong thực phẩm 20 Bảng 1.3: Kết quả phân tích Glyphosate tại Trung tâm phân tích thí nghiệm Tp HCM đối với mẫu môi trường và mẫu thực phẩm 22 Bảng 1.4: Đánh giá về độc tính lâu dài và các nghiên cứu gây ung thư được xem xét trong quá trình đánh giá của EU 24 Bảng 1.5 Đặc trưng khí hậu tỉnh Bình Thuận 32 Bảng 1.6 Các đặc trưng của 07 sông chính chảy qua tỉnh Bình Thuận 34 Bảng 1.7 Dân số theo cơ cấu hành chính 36 Bảng 2.1 Thời gian lưu, Mass và năng lượng va đập của các chất 45 Bảng 2.2 Nồng độ thêm chuẩn vào mẫu nước đối chứng để xây dựng đường chuẩn 47 Bảng 2.3: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu đất để xây dựng đường chuẩn 48 Bảng 2.4: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu trái nho để xây dựng đường chuẩn 49 Bảng 2.5: Nồng độ và thể tích thêm chuẩn mẫu trắng để xác định độ lặp lại, độ tái lập 50 Bảng 3.1: Danh sách các hộ khảo sát 52 Bảng 3.2: Nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu 64 Bảng 3.3: Nồng độ Glyphosate trong nước ngầm ở khu vực nghiên cứu 66 Bảng 3.4: Nồng độ Glyphosate trong nước kênh ở khu vực nghiên cứu 67 Bảng 3.5: Nồng độ Glyphosate trong trái nho ở khu vực nghiên cứu 69 Bảng 3.6: Dư lượng Glyphosate trong nước mặt trên thế giới 70 viii
  11. ix DANH MỤC H NH ẢNH Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu 5 Hình 1.1: Cấu trúc phân tử của Glyphosate 9 Hình 1.2: Dự kiến sử dụng ở Mỹ vào năm 2013 và tổng số sử dụng ước tính từ năm 1992 - 2013 12 Hình 1.3: Báo cáo của IARC về khả năng ung thư của Glyphosate 13 Hình 1.4: Thuốc diệt cỏ Glyphosate có sử dụng hoạt chất Glyphosate 16 Hình 1.5: Chu trình của Glyphosate trong môi trường 17 Hình 1.6: Đường đi của Glyphosate trong cơ thể con người 19 Hình 1.7: Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận 31 Hình 1.8: Sơ đồ phân tích địa hình Tỉnh Bình Thuận 33 Hình 1.9: Bản đồ huyện Tuy Phong 37 Hình 2.1: Sắc ký đồ dung dịch, blank mẫu, mẫu thêm chuẩn 46 Hình 2.2: Đường chuẩn Glyphosate trên mẫu nước 47 Hình 2.3: Đường chuẩn Glyphosate trên nền mẫu đất 48 Hình 2.4: Đường chuẩn Glyphosate trên mẫu trái nho 50 Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu 52 Hình 3.2: Những loại thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate thường sử dụng 54 Hình 3.3: Cách pha thuốc của người dân địa phương 54 Hình 3.4: Liều lượng Glyphosate được pha thêm 55 Hình 3.5: Số lần phun thuốc diệt cỏ có Glyphosate trong một vụ 56 Hình 3.6: Thời gian cách ly kể từ lần phun cuối đến khi thu hoạch 57 Hình 3.7: Nơi tập kết tiêu hủy vỏ thuốc BVTV 58 Hình 3.8: Hình chai lọ thuốc BVTV vương vãi trên nền đất 58 Hình 3.9: Cách xử lý bình phun thuốc sau khi sử dụng 59 Hình 3.10: Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình phun thuốc 60 Hình 3.11: Biển hiện của người dân khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Glyphosate 62 ix
  12. x Hình 3.12: Qui trình xử lý mẫu đất 63 Hình 3.13: Qui trình xử lý mẫu nước 65 Hình 3.14: Sơ đồ phân tích mẫu nho 68 x
  13. MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Sản xuất nông nghiệp là một trong những hoạt động kinh tế lớn và quan trọng nhất trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có thu nhập thấp và trung bình, nơi mà nông nghiệp đóng góp đáng kể vào tăng trưởng GDP. Việt Nam là quốc gia có nông nghiệp trồng trọt là ngành mũi nhọn, với diện tích trồng lúa, hoa màu lớn để áp ứng nhu cầu tiêu dùng nông sản ngày càng tăng cao về số lượng và chất lượng. Trong quá trình sản xuất nông sản thường xuất hiện một số loài sâu, bệnh hại gây tổn thất nặng nề về cả năng suất và chất lượng cây trồng. Để bảo vệ cây trồng, tối ưu hóa năng suất, ngoài việc bón phân, lựa giống cây trồng thì người dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) như là một biện pháp đơn giản, nhanh chóng và hữu hiệu. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tốt mà thuốc bảo vệ thực vật mang lại là những tác động xấu đến môi trường do thuốc bảo vệ thực vật thường có độc tính cao và khó phân hủy khi thải vào môi trường. Hơn nữa, người sử dụng là nông dân nên ý thức còn hạn chế, người dân thường sử dụng quá liều quy định. Chúng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người lao động nông nghiệp hoặc gián tiếp cho những người không trực tiếp làm việc trong nông nghiệp nhưng sử dụng hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm bởi vì một lượng lớn hóa chất này đi vào suối, hồ, đại dương và các nguồn nước ngầm, nước mặt do mưa lũ hoặc tưới tiêu. Các chất BVTV có thể tác động lên cơ thể người bị nhiễm độc ở nhiều mức độ như là suy giảm sức khỏe, gây rối loạn hoạt động ở hệ thần kinh, tim mạch, tiêu hóa, bài tiết, hô hấp, hệ tiết niệu, nội tiết và tuyến giáp hoặc gây các tổn thương bệnh lý ở các cơ quan từ mức độ nhẹ đến nặng thậm chí tàn phế hoặc tử vong . Nguy hiểm hơn, hầu hết các hóa chất BVTV lại là những hợp chất hữu cơ rất bền, khó bị phân hủy hóa học và sinh học, tồn tại dai dẳng trong môi trường. Vì vậy, vấn đề ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người và môi trường, đang rất được quan tâm. Do điều kiện nghiên cứu độc học của Việt Nam còn hạn chế, nên có nhiều trường hợp ngộ độc hoặc nhiễm độc không cứu chữa được. Thực trạng này đang là vấn nạn bức xúc cho các nhà quản lý. Thuốc trừ cỏ được xem là tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, làm nông nghiệp hiện đại không thể không dùng thuốc trừ cỏ. Hầu hết nông dân sử dụng thuốc 1
  14. trừ cỏ trong trồng trọt để giảm công lao động vì loại thuốc này diệt cỏ nhanh, mạnh, diệt tận gốc, giá lại rẻ Tuy nhiên, thuốc trừ cỏ chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế nếu sử dụng theo nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV (đúng thuốc, đúng lúc, đúng nồng độ và liều lượng, đúng cách) thì mới không gây ra những hậu quả đáng tiếc. Việc lạm dụng loại hoá chất này đang gây ra nhiều hệ luỵ, tác động tiêu cực đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Trong thập niên vừa qua, việc sử dụng chất diệt cỏ họ organophosphate – Gyphosate [(N-phosphonomethyl) glycine] ngày càng trở nên phổ biến và hiện nay là một trong những thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới. Sau khi được phun tưới, Glyphosate nhanh chóng bị hấp thụ trong đất và sau đó đi vào hệ thống nước ngầm và nước bề mặt (sông ngòi). Dư lượng Glyphosate giờ đây được tìm thấy trong nhiều loại mẫu bao gồm cả mẫu thực vật [8]. Nồng độ tối đa cho phép của Glyphosate trong nước uống tại Mỹ là 0,70 mg/L [17] và 0,1 g/L tại Liên Hiệp Châu Âu [18]. Gần đây, nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy thuốc diệt cỏ Glyphosate có tác động độc hại đối với cua nuôi do ức chế miễn diện, do sự phá hủy DNA của tế bào máu và làm suy giảm số lượng tế bào hồng cầu gây ra những thay đổi trong hoạt động của các enzyme liên quan đến miễn dịch [26]. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho hay, đang tiến hành phân tích thuốc trừ sâu có chứa Glyphosate – được sử dụng rộng rãi nhất tại Hoa Kỳ, và cũng là chất có thể gây ung thư ở con người. Một nghiên cứu mới được công bố bởi Hiệp hội vi trùng học và vi sinh học Hoa Kỳ trên tạp chí mBio đã chỉ ra thuóc trừ cỏ Glyphosate 2,4D và dicamba gây nên hiện tượng kháng kháng sinh đối với các loại vi khuẩn tiếp xúc với nó [23]. Thời gian qua, Bình Thuận đã tập trung phát triển nông nghiệp gắn với tái cơ cấu ngành theo hướng bền vững. Đặc biệt, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã được Bình Thuận xác định là yếu tố then chốt nhằm tạo bước đột phá trong quá trình hội nhập và được coi là khu vực “thủ phủ” trồng nho của cả nước, sản lượng hằng năm đạt trên 400.000 tấn chiếm gần 80% sản lượng cả nước. Vì vậy việc sử dụng thuốc diệt cỏ tại khu vực này là điều khó tránh khỏi. Tại Việt nam, Glyphosate hiện chưa được kiểm soát chặt chẽ, việc đánh giá dư lượng chưa được thực hiện rộng rãi. Việc lạm dụng hiệu quả trừ cỏ của Glyphosate có thể sẽ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người nông dân sử dụng phun 2
  15. thuốc, ảnh hưởng đến người dân sống ở khu vục lân cận, và đặc biệt là ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng các sản phẩm như trái nho do một số người tiêu dùng ăn cả vỏ nho có chứa dư lượng. Vì vậy đề tài “Khảo sát hiện trạng sử dụng và đánh giá dư lượng của Glyphosate trong các trang trại trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận” được thực hiện để xem xét quá trình sử dụng, thải bỏ Glyphosate ra môi trường, tích lũy trong trái nho. Qua khảo sát trực tiếp các chủ trang trại trồng nho, nghiên cứu bước đầu đánh giá độc tính của Glyphostae nhằm hạn chế hậu quả xấu nhất và bảo vệ sức khỏe cho người dân nơi đây. Dư lượng của Glyphosate trong môi trường đất, nước và trong trái nho cũng được phân tích để các nhà quản lý, nhà khoa học có bước đầu tiên về dư lượng Glyphosate tại khu vực nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI Đánh giá hiện trạng sử dụng Glyphosate trong nông nghiệp trồng nho tại tỉnh Bình Thuận. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của Glyphosate đối với người nông dân và mức độ tồn dư Glyphosate có trong đất, nước và trái nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Đề xuất một số giải pháp khả thi nhằm sử dụng Glyphosate hợp lý hơn trong sản xuất nông nghiệp, góp phần vào phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. 3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI 3.1 Ý nghĩa khoa học Cung cấp dữ liệu khoa học về dư lượng Glyphosate trong đất, nước và trái nho tại khu vực chuyên canh nho của Việt Nam. Đánh giá độ tin cậy và rủi ro của Glyphosate đối với người nông dân và người sử dụng cần được thực hiện. 3.2 Ý nghĩa thực tiễn Hạn chế rủi ro do sử dụng Glyphosate, bảo vệ môi trường sống và sức khoẻ của người trồng trọt cũng như người sử dụng. Kết của đề tài cung cấp dữ liệu cho nhà quản lý trong lĩnh vực môi trường và nông nghiệp để đưa ra các quyết định phù hợp. 4. NỘI DUNG ĐỀ TÀI  Nội dung 1: Tổng hợp, biện hội các tài liệu liên quan đến: 3
  16. Xây dựng qui trình phân tích dư lượng Glyphosate trong các mẫu môi trương khác nhau. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, môi trường và tình hình trồng nho tại Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. Các nghiên cứu liên quan đến Glyphosate trên thế giới và tại Việt Nam. Ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe người nông dân và người tiêu dùng.  Nội dung 2: Đánh giá tình hình quản lý, xử lý các loại bao bì, vật dụng chứa Glyphosate sau khi sử dụng của nông dân trong các vùng canh tác  Nội dung 3: Đánh giá khả năng gây độc cấp tính của Glyphosate đối với con người  Nội dung 4: Đánh giá mức độ tồn dư Glyphosate trong môi trường và trong trái nho tại các trang trại trồng nho Thiết lập sơ đồ lấy mẫu đất, nước và trái nho. Tiến hành lấy mẫu đất, nước và trái nho. Phân tích mẫu xác định dư lượng Glyphosate trong đất, nước và trái nho. Thiết lập bảng kết quả nồng độ Glyphosate đất, nước và trái nho tại các điểm lấy mẫu.  Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp kiểm soát việc phân phối, sử dụng và thải bỏ Glyphosate tại các trang trại trồng nho Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận. 5. PHƢƠNG PHÁP 5.1 Phƣơng pháp luận Vấn đề ô nhiễm Glyphosate trong môi trường và tồn dư của nó trên các sản phẩm là mối quan tâm ngày càng lớn của con người. Con người khi tiếp xúc với đất, nước và thực phẩm có chứa Glyphosate thì sẽ bị phơi nhiễm Glyphosate qua đường tiêu hóa, hô hấp và qua da. Để đánh giá được ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe người nông dân và môi trường, chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, tham vấn ý kiến của người dân khu vực trồng nho người nông dân có dùng Glyphosate để diệt cỏ. Tiến hành lấy mẫu đất, mẫu nước và nho, để phân tích đánh giá dư lượng. Kết quả thu được sẽ được so sánh với tiêu chuẩn của Châu Âu, Mỹ cũng như các nghiên cứu mới nhất hiện nay trên thế giới để đánh giá ảnh hưởng của 4
  17. dư lượng Glyphosate. Toàn bộ sơ đồ trình tự nghiên cứu được trình bày trong Hình 1. Mục tiêu nghiên cứu Tổng hợp, biên hội tài liệu liên quan Qui trình phân tích Khảo sát thực địa Khảo sát hiện trạng sử dụng, tahỉ bỏ Glyphosate ra môi trường Lấy mẫu Đánh giá khả năng gây độc cấp Phân tích mẫu tính lên cơ thể con người Đánh giá dư lượng Đề xuất giải pháp Hình 1: Sơ đồ nghiên cứu 5.2 Phƣơng pháp thực hiện 5.2.1 Phƣơng pháp tổng hợp và biên hội tài liệu Tìm hiểu các tài liệu trong nước đã nghiên cứu về Glyphosate. Ngoài ra, còn tìm hiểu, đọc thêm tài liệu nước ngoài xem các nước đã nghiên cứu những vấn đề gì về Glyphosate, mối quan tâm của nước ngoài đối với Glyphosate. Sau đó tổng hợp tài tiệu, xem ưu nhược điểm và khả năng áp dụng các nghiên cứu vào điều kiện thực tế. 5.2.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp - Phương pháp điều tra, phỏng vấn: Sử dụng hệ thống câu hỏi đóng và mở phù hợp với tình hình thực tế. - Đối tượng phỏng vấn là trồng nho (11 hộ) trồng nho tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. 5
  18. - Điều tra tình hình sử dụng thuốc diệt cỏ có hoạt chất Glyphosate: loại thuốc sử dụng, cách sử dụng, liều lượng - Ảnh hưởng của thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate đối với cơ thể người (gây độc cấp tính) - Khảo sát thực địa: Khảo sát tình hình sử dụng, thu gom và xử lý bao bì thuốc có chứa chất Glyphosate, thuốc diệt cỏ Glyphosate dư thừa. Đánh giá sơ bộ về công tác quản lý và khả năng gây ảnh hưởng đến cộng đồng và môi trường. 5.2.3 Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp Các mẫu đất, nước mặt, nước ngầm, trái nho đều được phân tích nồng độ Glyphosate. Việc phân tích được tiến hành lặp lại 3 lần và lấy giá trị trung bình nhằm tránh các sai số cơ học. 5.2.4 Phƣơng pháp so sánh Kết quả phân tích chất lượng sau xử lý được so sánh với QCVN, cùng với các kết quả thu được trong quá trình thực hiện đề tài được biện luận và so sánh với các nghiên cứu trước đó, từ đó rút kết các vấn đề đạt được và chưa đạt của đề tài. 5.2.5 Phƣơng pháp kế thừa Dùng số liệu nghiên cứu và các phương pháp nghiên cứu trước để ứng dụng vào nghiên cứu này. Dựa theo quy trình phân tích Glyphosate trong mẫu môi trường, thực phẩm của đề tài “Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định dư lượng Glyphosate trong môi trường - Ứng dụng đánh giá dư lượng Glyphosate tại các trang tại trồng nho Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận”, đề tài tiếp tục đánh giá dư lượng Glyphosate trong đất, nước mặt và nước ngầm và trái nho tại các trang trại trồng nho. 5.2.6 Phƣơng pháp hỏi ý kiến chuyên gia Trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện, đề tài được góp ý và bổ sung chỉnh sửa nhiều lần thông qua những chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, và các chuyên gia về phân tích và lấy mẫu môi trường. Tham khảo các phương pháp của các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực môi trường để có thể đưa ra các biện pháp phù hợp. Cụ thể phương pháp thựuc hiện được trình bày ở chương 2. 6. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6.1 Đối tƣợng nghiên cứu 6
  19. - Các hộ trồng nho, người dân tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận - Hiện trạng sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate bao gồm Grassad 480SL (hiệu đầu trâu) và BN-kocal 480SL (hiệu khủng long) 6.2 Phạm vi nghiên cứu Do kinh phí có hạn, chi phí phân tích mẫu cao, giới hạn về thời gian chúng tôi chi khảo sát khu vực trồng nho tại Xã Phước Thể, Huyện Tuy Phong, Tỉnh Bình Thuận người nông dân có sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa hoạt chất Glyphosate. 7
  20. CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1 GIỚI THIỆU VỀ GLYPHOSATE 1.1.1 Khái niệm cơ bản về Glyphosate Glyphosate (N-(phosphonomethyl)glycine), công thức hóa học C3H8NO5P là một loại thuốc diệt cỏ và để "làm khô" vụ mùa. Nó là một hợp chất hữu cơ photpho, rõ ràng hơn một photphonat, được sử dụng để diệt cỏ dại, đặc biệt là cỏ dại lá rộng hàng năm và cỏ cạnh tranh với mùa màng. Có khả năng ngăn cản enzym EPSPS, loại enzym tham gia vào quá trình sinh tổng hợp acid amin thơm, các vitamin, protein, và nhiều quá trình trao đổi thứ cấp của cây trồng. Glyphosate bền trong đất và nước với thời gian phân hủy hơn một tháng. - Cấu trúc phân tử Glyphosate: Hình 1.1: Cấu trúc phân tử của Glyphosate Nó được nhà hóa học John E.Franz của hãng Mosanto khám phá là một loại thuốc diệt cỏ vào năm 1970. Mosanto mang nó ra thị trường vào năm 1974 dưới tên thương mại là Roundup và bằng sáng chế Hoa Kỳ của Monsanto liên quan đến thương mại hết hạn vào năm 2000. Glyphosate được hấp thụ qua lá và một phần nhỏ qua rễ, và vận chuyển đến các điểm phát triển. Nó ức chế enzim thực vật liên quan đến tổng hợp của ba acid amin thơm: tyrosine, tryptophan và phenylalanine. Do đó, nó chỉ có hiệu quả đối với các cây trồng đang phát triển. 1.1.2 Phân loại Glyphosate Glyphosate có 2 loại chính là thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium 8
  21. * Giống nhau: – Hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium đều là hợp chất hữu cơ hay thuốc hóa học có độ độc nhóm III, thuốc ít độc với động vật máu nóng, độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại thuốc trừ cỏ khác. – Hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và Glyphosate ammonium: Kết quả nghiên cứu của Khoa Khoa học cây trồng – trường Đại học Tenessee của Mỹ, 2006 đã kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả phòng trừ cỏ dại của thuốc hoạt chất Glyphosate và hoạt chất Glyphosate ammonium. – Cả 2 hoạt chất đều dễ sử dụng, khi hòa nước có thể tan hoàn toàn tạo thành dung dịch không có hiện tượng phân lớp, lắng cặn. * Khác nhau: Bảng 1.1: So sánh sự khác nhau giữa thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium Hoạt chất Glyphosate Hoạt chất Glyphosate ammonium 1. Họat chất diệt cỏ của thuốc diệt cỏ chứa 1. Hoạt thuốc diệt cỏ của thuốc diệt cỏ Glyphosate là muối có chứa Glyphosate ammonium là muối Glyphosate isopropylamine ammonium Glyphosate. 2. Thuốc (hoạt chất Glyphosate) phần lớn 2. Thuốc (hoạt chất Glyphosate sản xuất dưới dạng lỏng (chai), khó vận ammonium) sản xuất dưới dạng hạt, bột chuyển, bảo quản. khô (gói) nên dễ dàng vận chuyển, bảo quản. 3. Thuốc thành phẩm có hoạt chất 3. Thuốc thành phẩm hoạt chất Glyphosate có hàm lượng hoạt chất thấp từ Glyphosate ammonium có hàm lượng 16 – 48%, liều lượng sử dụng cao từ 2 – 4 hoạt chất cao từ 77,7 -88.8%, liều lượng lít/ha. sử dụng thấp từ 1 -1,5kg/ha (Nguồn: 9
  22. – Thuốc Glyphosate và Glyphosate ammonium là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, do đó cần lưu ý khi sử dụng để thuốc không ảnh hưởng đến cây trồng. – Phun thuốc vào thời điểm cỏ đang sinh trưởng mạnh, có nhiều lá xanh, chồi non. – Dùng nước trong, sạch để pha thuốc, không dùng nước có bùn, nước phèn để pha. Dùng bình phun với béc phun dạng phun sương để đảm bảo thuốc trải đều trên lá cỏ. – Khi phun thuốc phải thực hiện nguyên tắc 4 đúng, mang bảo hộ lao động và vệ sinh cá nhân sau phun, không cho người già, người đang bệnh hoặc trẻ vị thành niên đi phun thuốc. – Không phun thuốc trước khi trời có mưa 4-6 giờ, hoặc lúc có dông, gió lớn. Không phun thuốc ở đất có ngập nước hoặc ở thời tiết qúa khô hạn. – Sau khi phun xịt thuốc phải súc rửa bình thật sạch sẽ trước khi sử dụng bình để phun những lọai thuốc khác lần sau. 1.1.3 Cơ chế diệt cỏ dại của Glyphosate Dưới tác động lưu dẫn, hoạt chất diệt cỏ dại Glyphosate sẽ xâm nhập vào bên trong thân cỏ thông qua bộ lá và các phần xanh khác, rồi tiếp tục di chuyển đến tất cả các bộ phận, kể cả hệ rễ và thân ngầm dưới mặt đất, làm cho thối cành và thân ngầm nên diệt trừ cỏ một cách triệt để và hữu hiệu trong việc ngăn cản cỏ mọc trở lại. Đồng thời, với phụ gia chất lượng cao, gốc sinh học giúp tăng hoạt tính diệt cỏ trong Glyphosate, hiệu lực diệt cỏ kéo dài đối với các loại cỏ khó trừ như: cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống,cỏ chỉ Ngoài giúp diệt trừ cỏ cho vườn rẫy, đồn điền cây lâu năm như: cà phê, cao su, các loại cỏ khó trị trong vườn cây ăn trái, hoặc diệt cỏ trước khi gieo trồng cây ngắn ngày, diệt lúa chét thì Glyphosate có khả năng phát hoang cho những diện tích khai hoang, đất không canh tác, bờ mương, bờ ruộng. 1.1.4 Ƣu – Nhƣợc điểm của Glyphosate 1.1.4.1 Ưu điểm Glyphosate là thuốc trừ cỏ có phổ tác động rộng, diệt trừ được hầu hết các loại cỏ đa niên và cỏ hàng niên. Đặc biệt thuốc có hiệu quả cao và kéo dài đối với một số loại cỏ khó trừ như cỏ tranh, cỏ mắc cỡ, lau sậy, cỏ ống. Thuốc Glyphosate có tính an toàn cao đối với con người và môi trường khi sử dụng theo hướng dẫn được ghi rõ trên bao bì sản phẩm. 10
  23. Với việc kiểm soát phổ rộng các loài cỏ dại tự nhiên và toàn bộ hệ rễ của chúng, thuốc Glyphosate đã loại bỏ và hay làm giảm yêu cầu cày đất, duy trì độ ẩm của đất và làm giảm thải khí carbon Glyphosate thuộc nhóm độc III, độ độc với người sử dụng thấp hơn so với các loại thuốc trừ cỏ hoạt chất Gramaxone (nhóm độc II), LD50 = 5,0 mg/kg 1.1.4.2 Nhược điểm Thuốc có tác dụng diệt cỏ chậm, cỏ hàng niên sau phun thuốc 4-5 ngày và cỏ đa niên sau phun 7-10 ngày cỏ mới chết. Glyphosate là thuốc trừ cỏ không chọn lọc, ngoài tác dụng diệt được rất nhiều lọai cỏ, nếu thuốc bám được vào lá hoặc những bộ phận xanh của cây trồng thì thuốc diệt cả cây trồng. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu phát hiện Glyphosate có khả năng gây ung thư và đã bắt đầu bị cấm ở nhiều quốc gia (Đức, Bỉ, Hà Lan). Tháng 12 năm 2017, Cục môi trường liên bang Mỹ đã ban hành một dự thảo để hướng dẫn đánh giá rủi ro đến sức khỏe của Glyphosate. 1.2 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG GLYPHOSATE 1.2.1 Trên thế giới Glyphosate không có tính chọn lọc, diệt được rất nhiều loại cỏ, do đó nó là một trong những loại thuốc loại BVTV được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới, nhất là ở Châu âu, Mỹ và Argentina. Năm 2011, 650.000 tấn Glyphosate đã được sử dụng trên toàn thế giới. Glyphosate không nằm trong danh sách kiểm tra của Chương trình Theo dõi Chất lượng Thuốc trừ sâu của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, cũng như Chương trình Dữ liệu Thuốc trừ sâu của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một thử nghiệm thực địa cho thấy rau diếp, cà rốt và lúa mạch chứa dư lượng Glyphosate lên đến 4,15 kg/ha sau khi đất được xử lý một năm. Glyphosate có hiệu quả trong việc gây chết nhiều loại thực vật, bao gồm cỏ lá rộng và cây gỗ. Trong năm 2007, Glyphosate là loại thuốc diệt cỏ được sử dụng nhiều nhất trong ngành nông nghiệp Hoa Kỳ với 180 đến 185 triệu pao (82.000 đến 84.000 tấn), loại thứ hai được sử dụng nhiều nhất trong nhà và vườn với 5 đến 8 triệu pao (2.300 đến 3.600 tấn) và chính phủ áp dụng từ 13 đến 15 triệu bảng (5.900 đến 6.800 tấn) trong ngành công nghiệp và thương mại. 11
  24. Ở nhiều thành phố, Glyphosate được phun dọc theo vỉa hè và đường phố, cũng như những khe hở giữa vỉa hè, nơi cỏ dại thường phát triển. Tuy nhiên, đến 24% Glyphosate áp dụng cho bề mặt cứng có thể bị chảy nước. Việc ô nhiễm Glyphosate của nước mặt là do sử dụng ở đô thị và nông nghiệp. Glyphosate được sử dụng để làm sạch các tuyến đường sắt và loại bỏ các thảm thực vật thủy sinh không mong muốn. Từ năm 1994, Glyphosate đã được sử dụng để phun thuốc trên không ở Colombia trong chương trình diệt trừ coca; Colombia đã công bố vào tháng 5 năm 2015 rằng vào tháng 10, nó sẽ ngừng sử dụng Glyphosate trong các chương trình này do lo ngại về độc tính của con người đối với hóa chất. Hình 1.2: Dự kiến sử dụng Glyphosate ở Mỹ vào năm 2013 và tổng số sử dụng ước tính từ năm 1992 – 2013 Ngoài việc sử dụng nó như một chất diệt cỏ, Glyphosate cũng được sử dụng để làm khô cỏ (siccation) để tăng năng suất thu hoạch, tăng nồng độ sucrose trong mía trước khi thu hoạch. Việc sử dụng Glyphosate ngay trước khi thu hoạch trên ngũ cốc (như lúa mì, lúa mạch, và yến mạch) giết chết cây lương thực để nó khô nhanh hơn và 12
  25. đồng đều, giống như việc sử dụng chất làm khô. Cây khô này không cần phải được gia tăng (tróc và sấy khô) trước khi thu hoạch nhưng có thể dễ dàng cắt và thu hoạch. Glyphosate là một trong những hóa chất diệt cỏ phổ biến nhất trên toàn thế giới và được sử dụng cho hơn 750 sản phẩm khác nhau trong nông nghiệp, lâm nghiệp, đô thị và nhà ở. Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây nhất của Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) thuộc WHO đã có sự mâu thuẫn với nghiên cứu của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) về nguy cơ tiềm ẩn gây ung thư của Glyphosate. Theo Reuters, cuộc bỏ phiếu thông qua việc tái cấp phép sử dụng chất Glyphosate trong 15 năm tiếp theo, từ 2016 - 2031 trên toàn bộ Liên minh châu Âu (EU) vào ngày 8/3 vừa qua đã phải hoãn lại đến tháng 4 hoặc tháng 5 tới. Glyphosate đã được Tổ chức Nghiên cứu Ung thư quốc tế (IARC) thuộc WHO cảnh báo ở cấp độ 2A về khả năng gây ung thư trong báo cáo tổng hợp đầu năm 2015. Theo đó, một loạt các quốc gia Châu Âu đã xem xét cấm hoàn toàn việc sử dụng loại chất này trong nông nghiệp, bắt đầu từ Đức, Pháp, Thụy Sĩ, Hà Lan [5]. Hình 1.3: Báo các của IARC về khả năng gây ung thư của Glyphosate (Nguồn: 13
  26. Ngày 27/2/2016 Hà Lan, Thụy Điển cùng Pháp đã mạnh mẽ chống lại việc tái cấp phép sử dụng thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate tại Châu Âu. Hiện có hơn 1,5 triệu người đã gửi kiến nghị về vấn đề này đến ông Vytenis Andriukaitis, người được chỉ định phụ trách chính sách y tế và an toàn thực phẩm của EU. Quốc hội Hà Lan đã bỏ phiếu phản đối việc gia hạn giấy phép sử dụng Glyphosate trong khối EU. "Chính phủ yêu cầu đình chỉ sử dụng Glyphosate trên toàn quốc", Marcel van Beusekom, phát ngôn viên của Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết. Từ Thụy Điển, Bộ trưởng Môi trường Åsa Romson cho hay: "Chúng tôi sẽ không mạo hiểm tính mạng của người dân với những rủi ro đến từ Glyphosate. Và chúng tôi không nghĩ rằng các kết quả phân tích hiện nay đã đầy đủ. Thụy Điển sẽ không bỏ phiếu thuận cho đến khi có nghiên cứu sâu hơn và các nhà khoa học của Ủy ban An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) cần phải minh bạch hơn trong các nghiên cứu của họ". Pháp là một trong những quốc gia đi đầu cho phong trào này và cũng là nước hoạt động mạnh mẽ nhất trong việc đẩy lùi loại hóa chất có hại cho sinh thái và sức khỏe con người. Bộ trưởng bộ Tài nguyên Môi trường Pháp Ségolène Royal tuyên bố sẽ bỏ phiếu chống lại việc EU tái cấp phép sử dụng Glyphosate. "Pháp không ủng hộ báo cáo của EFSA về sự an toàn của Glyphosate. Thay vào đó, chúng tôi quyết định dựa trên báo cáo của WHO về khả năng gây ung thư cấp độ 2A của hợp chất này". Ông Royal cũng cho biết thêm. Động thái này của Pháp và các nước trong EU đã đánh một đòn lớn vào “những người khổng lồ” của lĩnh vực công nghệ sinh học như Monsanto và các công ty sản xuất thuốc trừ sâu khác, bởi lợi nhuận của các tập đoạn này chủ yếu đến từ việc kinh doanh Glyphosate trên phạm vi toàn cầu. Trong lịch sử nông nghiệp, chưa có một chất diệt cỏ nào được áp dụng rộng rãi như Glyphosate ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, các nghiên cứu y tế liên quan tới ảnh hưởng của nó lên sức khỏe con người cũng như môi trường lại thiếu minh bạch, dưới lí do liên quan tới bản quyền của các tập đoàn đa quốc gia, đặc biệt là Monsanto. Vài năm trở lại đây, Monsanto cũng vướng vào nhiều vụ kiện tụng, biểu tình phản đối rầm rộ do những scandal y tế liên quan tới sản phẩm chứa Glyphosate. Năm 2012, Tòa án Pháp đã buộc tội Monsanto sau trường hợp một nông dân của họ bị ngộ độc Lasso, một loại thuốc trừ 14
  27. sâu do hãng này sản xuất. Paul Francois, một người nông dân 47 tuổi đã bị tổn thương thần kinh nghiêm trọng, mất trí nhớ, gần như mất khả năng lao động do những cơn đau đầu kéo dài liên miên, sau khi hít phải hơi độc từ loại thuốc trừ sâu độc hại này. Phản ứng của các nước khác: Argentina: Sau khi WHO chính thức thông cáo về khả năng gây ung thư ở cấp độ nguy hiểm của Glyphosate, hơn 30.000 chuyên gia y tế ở Argentina đã cùng yêu cầu Chính phủ ban hành lệnh cấm sử dụng các sản phẩm chứa Glyphosate. Trong cuộc khủng hoảng y tế liên quan đến vi-rút zika tại nước láng giềng Brazil, chính các bác sĩ Argentina đã đưa ra những dữ kiện kết nối việc sản xuất những sản phẩm biến đổi gen với sự lan tràn khó kiểm soát của dịch bệnh. Hiện Argentina đang phải chịu gánh nặng từ việc gia tăng tỷ tệ ung thư trên toàn quốc, mà một trong những lí do hàng đầu trực tiếp đến từ việc sử dụng Glyphosate trong nông nghiệp. Sri Lanka: Tổng thống mới đắc cử của Sri Lanka, Maithripala Sirisena, thi hành lệnh cấm sử dụng hoặc bán sản phẩm chứa Glyphosate sau khi ngành y tế phát hiện ra rằng chất này là nguyên nhân chính gây bệnh thận ở nước này. Cho đến thời điểm này, Sri Lanka đã tuyên bố cấm hoàn toàn Glyphosate trên toàn lãnh thổ. Colombia: Quốc gia này cũng ban hành lệnh cấm sử dụng thuốc diệt cỏ Glyphosate cho cây trồng, chủ yếu là cây ca cao, nông sản xuất khẩu chủ đạo của nước này. 1.2.2 Tại Việt Nam Tại Việt Nam, chất Glyphosate vẫn xuất hiện rộng rãi trong danh mục các loại thuốc được giới thiệu trên các trang chuyên về thuốc bảo vệ thực vật và cũng là loại hóa chất có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được cấp phép sử dụng. Chẳng hạn, thông tin trên website Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Lâm Đồng có ghi: "Glyphosate là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc). 15
  28. Hình 1.4: Hình ảnh thuốc diệt cỏ Glyphosan 480SL có sử dụng hoạt chất Glyphosate (Nguồn: Danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm sử dụng ở Việt Nam hiện hành có 217 hoạt chất với 664 tên thương phẩm đăng ký phòng trừ cỏ dại trên các loại cây trồng và đất không trồng trọt. Các nhóm thuốc trừ cỏ được nông dân sử dụng phổ biến hiện nay tại Lâm Đồng là Glyphosate, Paraquat và 2.4D. Glyphosate là thuốc trừ cỏ hậu nẩy mầm (diệt cỏ sau khi cỏ đã mọc). Đây là một nhóm thuốc trừ cỏ lớn, trong danh mục thuốc BVTV được phép sử dụng tại Việt Nam hiện đã có 94 công ty đăng ký 126 loại thuốc thương phẩm đơn chất Glyphosate, 7 công ty đăng ký 7 thuốc thương phẩm dạng hỗn hợp của Glyphosate với các hoạt chất khác như 2.4D, Paraquat , 01 công ty đăng ký 01 thuốc thương phẩm hoạt chất Glyphosate ammonium. Một số sản phẩm hoạt chất Glyphosate được sử dụng phổ biến tại Lâm Đồng gồm Glyphosan 480 SL; Kanup 480SL; Roundup 480 SC, BM - Glyphosate 41 SL, Confore 480SL [27]. Hiện nay, công ty Diên Khánh đang phân phối độc quyền tại Việt Nam thuốc trừ cỏ không chọn lọc Glyphosate Supremo 41 Sl, Paraquat Quash 276 Sl và 2,4d Putra- Amine 865SL được sản xuất bởi công ty hàng đầu về lĩnh vực thuốc trừ cỏ tại Malaysia. 1.3 ẢNH HƢỞNG CỦA THUỐC DIỆT CỎ GLYPHOSATE Đ N MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI 1.3.1 Chu trình chuyển hóa của Glyphosate Chất Glyphosate hấp thụ mạnh vào đất và cặn bã được dự kiến sẽ không di chuyển trong đất. Glyphosate dễ bị phân hủy bởi các vi khuẩn trong đất thành axit aminomethyl phosphonic (AMPA, giống như Glyphosate hấp thụ mạnh đến các chất 16
  29. rắn của đất và do đó không có khả năng dẫn nước xuống nước ngầm). Mặc dù cả Glyphosate và AMPA thường được phát hiện trong nước, một phần của AMPA được phát hiện có thể thực sự là kết quả của sự xuống cấp của chất tẩy rửa hơn là từ Glyphosate. Glyphosate có khả năng gây ô nhiễm nước mặt do các mô hình sử dụng nước và xói lở vì nó hấp thụ các hạt đất bị lơ lửng trong dòng chảy. Cơ chế hấp thụ Glyphosate vào đất cũng tương tự như phân bón phosphate, sự hiện diện của nó có thể làm giảm sự hấp thụ Glyphosate. Phốt phát phân bón được thải ra từ các trầm tích vào trong nước dưới điều kiện khan khí, và sự giải phóng tương tự cũng có thể xảy ra với Glyphosate, mặc dù chưa được xác định rõ tác động đáng kể của phóng thích Glyphosate từ trầm tích. Nếu Glyphosate tổn tại ở bề mặt nước, nó không bị phá vỡ dễ dàng bằng nước hoặc ánh sáng mặt trờ, thông qua phản ứng thủy phân hoặc quang phân [11]. Hình 1.5: Chu trình của Glyphosate trong môi trường Chu kỳ bán phân của Glyphosate trong đất dao động từ 2 đến 197 ngày; Thời gian bán hủy trường điển hình là 47 ngày. Các điều kiện đất và khí hậu ảnh hưởng đến sự tồn tại của Glyphosate trong đất. Thời gian bán hủy giữa Glyphosate trong nước dao động từ một vài đến 91 ngày. Theo một nghiên cứu tại một địa điểm ở Texas, thời gian bán rong chỉ còn ba ngày. Một nghiên cứu khác ở Iowa có kết quả về chu kỳ bán rã là 141 ngày. Chất chuyển hoá Glyphosate là AMPA đã được tìm thấy trong đất 17
  30. rừng của Thụy Điển lên đến hai năm sau khi sử dụng Glyphosate. Trong trường hợp này, tính bền vững của AMPA là do đất bị đóng băng trong hầu hết năm. Việc hấp phụ Glyphosate vào đất, và sau đó giải phóng ra khỏi đất, thay đổi tùy thuộc vào loại đất. Glyphosate nói chung không bền trong nước hơn trong đất, với sự tồn tại kéo dài từ 12 đến 60 ngày trong ao hồ nước của Canada. Mặc dù sự tồn tại lâu dài hơn một năm đã được ghi nhận trong các trầm tích ao ở Mỹ, chu kỳ bán phân của Glyphosate trong nước là từ 12 ngày đến 10 tuần [11]. 1.3.2 Ảnh hƣởng của Glyphosate đến sức khỏe con ngƣời Theo các chuyên gia ngành y tế, bất kể hàm lượng bao nhiêu thì chất Glyphosate đều gây hại cho sức khỏe con người, nếu tiếp xúc với liều lượng vượt quá ngưỡng cho phép có thể gây tử vong. Theo các kết quả thí nghiệm trên động vật cho thấy khi đưa Glyphosate vào cơ thể thì 15% - 30% lượng Glyphosate bị hấp thụ và sau 1 tuần vẫn còn đến 1% trong cơ thể và có thể tìm thấy trong máu và các mô, các kết quả thí nghiệm cho thấy nó có thể chuyển hóa thành acid aminomethyl phosphonic là chất độc gây hại cho con người hơn Glyphosate gấp nhiều lần. Glyphosate có thể phá vỡ hệ thống nội tiết và gây ra những ảnh hưởng xấu trong một số giai đoạn phát triển, ví dụ như giai đoạn mang thai. Theo một nghiên cứu ở Nam Mỹ, nơi trồng nhiều đậu nành và sử dụng nhiều thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate thì số lượng dị tật bẩm sinh cao hơn mức bình thường. Ở Ecuado và Colombia người ta quan sát thấy tỷ lệ biến đổi gen và sẩy thai của phụ nữ trong giai đoạn phun thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate là rất cao [15]. 18
  31. Hình 1.6: Đường đi của Glyphosate trong cơ thể con người Ngoài những tác động nguy hại lên sức khỏe con người, khi hàm lượng Glyphosate cao hơn mức cho phép cũng gây tác động xấu đến môi trường và sinh thái xung quanh như ảnh hưởng đến sự sống của một số động vật hoang dã, làm giảm đa dạng sinh học đất nông nghiệp và phá hủy các kho thức ăn cho các loài chim và côn trùng [22]. Nước ô nhiễm Glyphosate đe dọa đời sống thủy sinh, có thể độc hại đối với ếch, nhái. Tế bào gan của cá chép bị tổn thương nặng khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Glyphosate. Tuy Glyphosate thuộc nhóm thuốc BVTV có độc tính trung bình nhưng do có độ tan trong nước rất lớn so với các loại hóa chất BVTV khác (12 g/L ở 250C trong nước ngọt), gấp nhiều lần so với nồng độ giới hạn cho phép nên mức độ nguy hiểm của nước ô nhiễm Glyphosate là rất đáng lo ngại, đặc biệt là ở những điểm ô nhiễm xung quanh các nền kho cũ và việc kiểm soát, hạn chế sự ô nhiễm Glyphosate là rất khó khăn. Với những ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe con người và môi trường như vậy, nhiều nước và tổ chức thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn rất khắt khe cho phép nồng độ tối đa của Glyphosate trong nước sinh hoạt, cụ thể: theo Cơ quan bảo vệ môi 19
  32. trường Hoa Kỳ (EPA) qui định giới hạn tối đa của Glyphosate trong nước là 0,7 mg/L, tiêu chuẩn của Canada là 0,28 mg/L, của Australia là 10 µg/L, của Pháp và khối liên minh Châu Âu (EU) đều là 0,1 g L 1.4 TỔNG QUAN VỀ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG MÔI TRƢỜNG VÀ THỰC PHẨM Ở Việt Nam tuy chưa có tiêu chuẩn quốc gia giới hạn nồng độ Glyphosate trong nước sinh hoạt và đất. Theo quy chuẩn môi trường QCVN 14:2011/BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường, giới hạn nồng độ các chất BVTV dạng cơ phốt pho trong nước là 0,3 mg/L. Theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15:2008/BTNMT, giới hạn tối đa cho phép của nhóm thuốc trừ cỏ < 0,1 mg/kg. Glyphosate được BYT kiểm soát chặt chẽ trong thực phẩm theo thông tư 50/2016/BYT. Bảng 1.2: Giới hạn Glyphosate trong thực phẩm Tên thuốc Tồn dƣ thuốc BVTV MRL ADI Thực phẩm BVTV cần xác định (mg/kg) Glyphosate 0 - 1 Đối với đậu tương, ngô Chuối 0,05 và cải dầu: tổng của Đậu (khô) 2 Glyphosate và N- Hạt ngũ cốc 30 AcetylGlyphosate tính Hạt cây bông 40 theo Glyphosate. Nội tạng ăn được của 5 Đối với thực phẩm có động vật có vú nguồn gốc từ thực vật Trứng 0,05 khác: Glyphosate. Đậu lăng (khô) 5 Đối với thực phẩm có Ngô 5 nguồn gốc từ động vật Thịt động vật có vú, 0,05 khác: tổng của trừ động vật có vú ở Glyphosate và N- biển AcetylGlyphosate tính Sữa nguyên liệu 0,05 theo Glyphosate. Tồn dư Các loại đậu (khô) 5 không tan trong chất béo. Nội tạng ăn được của 0,5 20
  33. lợn Thịt gia cầm 0,05 Nội tạng ăn được của 0,5 gia cầm Hạt cải dầu 30 Đậu tương (khô) 20 Củ cải đường 15 Mía 2 Mật mía 10 Hạt hướng dương 7 Cám lúa mì chưa chế 20 biến Ngô ngọt (nguyên 3 bắp) (Nguồn: Thông tư 50/2016/TT-BYT) Theo nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng qui trình xác định dư lượng Glyphosate trong môi trường - Ứng dụng đánh giá dư lượng Glyphosate tại các trang tại trồng nho Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận”,2018 của tác giả Thái Văn Nam và Lê Thanh Tâm đã phân tích trên 100 mẫu sữa và các sản phẩm từ sữa, gạo, thịt, cá, pate, ngủ cốc dinh dưỡng, dầu ăn. Kết quả là chưa phát hiện tồn dư Glyphosate trên những nền mẫu này. Glyphosate được phát hiện thấy trong các mẫu về môi trường với nồng độ như sau: • Đất với hàm lượng từ 0,6 – 24.000 mg/kg • Nước với hàm lượng từ 3 – 100 mg/L Glyphosate được phát hiện thấy trong các nên mẫu khác, chi tiết như Bảng 1.3. 21
  34. Bảng 1.3: Kết quả phân tích Glyphosate tại Trung tâm phân tích thí nghiệm Tp HCM đối với mẫu môi trường và mẫu thực phẩm STT Tên mẫu Kết quả Đơn vị tính 1 Đất 0,60 mg/kg 2 Đất 3,15 mg/kg 7 Đất 62,90 mg/kg 8 Đất 27,53 mg/kg 9 Đất 10,69 mg/kg 10 Đất 2,81 mg/kg 11 Đất 2.400,00 mg/kg 12 Đất 1.670,00 mg/kg 13 Nước 22,43 mg/l 14 Nước 99,90 mg/l 15 Nước 63,50 mg/l 16 Nước 3,98 mg/l 17 Nước 3,20 mg/l 18 Nước 6,16 mg/l 19 Nước 3,88 mg/l 20 Nước 4,48 mg/l 21 Nước 5,50 mg/l 22 Xơ dừa 19,69 mg/kg 23 Tâm bông trong ống nghiệm 3,81 mg/kg 24 Lúa 1,04 mg/kg 25 Cây, lá 1.379,00 mg/kg 26 Lá cây 2,78 mg/kg 27 Thân, cành, lá cây bìm bịp 24,00 mg/kg 28 Thân, cành, lá cây bìm bịp 741,60 mg/kg 29 Lá cây khô 205,89 mg/kg 22
  35. Tại Hoa kỳ, các thử nghiệm được tiến hành bởi Anresco đã được thực hiện trên 29 loại thực phẩm thường thấy trên các kệ hàng tạp hóa. Theo báo cáo, dư lượng Glyphosate đã được tìm thấy trong: • Phomat: 1.125,3 phần tỷ (ppb) • Bánh kẹo sô cô la đen nướng mềm ướp lạnh: 275,57 ppb • Bánh quy giòn: 270,24 ppb Các mức nồng độ khác nhau được tìm thấy trong ngũ cốc, bánh quy và một số sản phẩm khác. Mức ô nhiễm Glyphosate ở mức cao như Phomat, Bánh quy và Kẹo là đáng báo động. 1.5 CÁC NGHIÊN CỨU VỀ TỒN DƢ VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GLYPHOSATE Đ N KHẢ NĂNG GÂY UNG THƢ 1.5.1 Các nghiên cứu trên thế giới IARC có 4 mức phân loại về khả năng gây ung thư, gọi là 4 nhóm, trong đó nhóm 2 có hai nhóm nhỏ là 2A và 2B. Nhóm 2A có nghĩa là các tác nhân này có khả năng gây ung thư ở người cao. Các phân loại này được sử dụng khi có bằng chứng hạn chế về tính gây ung thư ở người và đủ bằng chứng về tính gây ung thư trên động vật thực nghiệm, hoặc đủ bằng chứng mạnh mẽ về cơ chế gây ung thư của chúng. Bằng chứng hạn chế có nghĩa là đã có kết luận dương tính về mối liên hệ giữa việc tiếp xúc với các tác nhân này và ung thư, nhưng không thể loại trừ các yếu tố khác như may mắn, thiên vị, hoặc gây nhiễu. Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc cho thấy thuốc diệt cỏ Glyphosate có tác động độc hại đối với cua nuôi do ức chế miễn diện, do sự phá hủy DNA của tế bào máu và làm suy giảm số lượng tế bào hồng cầu gây ra những thay đổi trong hoạt động của các enzyme liên quan đến miễn dịch. Kết quả cho thấy rằng sau 24 giờ và 96 giờ tiếp xúc, giá trị LC50 của Glyphosate đối với cua E. sinensis lần lượt là 461,54 và 97,90 mg/l; và nồng độ an toàn là 4,4 mg/l. Theo kết quả trên, Glyphosate được áp dụng ở các nồng độ: 0 (đối chứng), 4.4, 9.8, 44 và 98 mg/l trong 96 giờ trong thí nghiệm tiếp xúc. Tổng lượng tế bào hồng cầu (THC) và tỷ lệ bạch cầu có hạt giảm đáng kể sau 6 giờ tiếp xúc với mỗi nồng độ Glyphosate và có xu hướng ổn định dần sau 12 giờ, ngoại trừ nhóm 4.4 mg/L nhanh chóng phục hồi đến mức bình thường trong 12 giờ. 23
  36. Hoạt tính sinh học trong tất cả các nghiệm thức giảm đáng kể ở 6 giờ. Hoạt tính acid phosphatase (ACP) và alkaline phosphatase (AKP) trong nhóm xử lý 44 và 98 mg/L Glyphosate giảm đáng kể sau 48 giờ tiếp xúc, trong khi các hoạt động của AKP ở tất cả các nồng độ tăng rõ rệt khi bắt đầu phơi nhiễm. Các hoạt động của superoxide dismutase (SOD) và peroxidase (POD) tăng đáng kể sau 6 giờ tiếp xúc với 44 và 98 mg/L Glyphosates nhưng giảm ở 24 giờ. Ngoài ra, các hoạt động β-glucuronidase (β- GD) ở nhóm 9.8, 44 và 98 mg/L tăng lên sau 6 giờ phơi nhiễm và cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng sau 96 giờ [33]. Kể từ lần đánh giá rủi ro năm 2012 (D398547, T.Bloem và cộng sự, ngày 14 tháng 11 năm 2012), các xét nghiệm miễn dịch và độc tính thần kinh (cấp tính và dưới da) đã được nộp và xem xét, và được bao gồm trong đặc tính nguy hiểm này. Kết luận còn dựa trên 4 nghiên cứu ở chuột cho thấy Glyphosate làm tăng tỷ lệ ung thư. Bảng 1.4 tóm tắt các nghiên cứu sử dụng trong đánh giá của EU. Thông tin bổ sung và dữ liệu thô đã được công bố dưới dạng thông tin bổ sung trong một bài đánh giá gần đây về tài chính chống lại sự gây ung thư Glyphosate (Greim và cộng sự, 2015). Bảng 1.4. Đánh giá về độc tính lâu dài và các nghiên cứu gây ung thư được xem xét trong quá trình đánh giá của EU Tác giả nghiên Thời lƣợng Liều lƣợng Hiệu ứng quan cứu (NOAEL/LOAEL) tròng lại LOAEL Mg/kg/ngày Độc tính lâu dài và các nghiên cứu gây ung thư ở chuột trong đánh giá của EU A - Knezevich và 2 năm 0, 157, 814, 4841 Con đực: giảm Hogan (1983) (157/814) trọng lượng cơ thể, phì đại trung tâm tế bào và tăng sản mô bàng quang B - Atkinson et al. 2 năm 0, 100, 300, 1000 Vách trĩ mở rộng / (1993) (1000 /> 1000) cứng không liên quan đến các kết quả mô bệnh học 24
  37. (xem xét không liên quan đến sinh học). C - Sugimoto 18 tháng 0, 153, 787, 4116 Tăng trọng lượng, (1997) (153/787) giảm tiêu thụ thực phẩm và hiệu quả, phân lỏng, hông cứng và tăng cân, sưng tấy và loét hậu môn D - Wood et al. 18 tháng 0, 71, 234, 810 Không thấy ảnh (2009) (810/ >810) hưởng bất lợi cho cơ thể E - Lankas (1981) 26 tháng, kết hợp 0, 3, 10.3, 31.5 Không có phản ứng độc tính / gây ung (31.5/>31.5) phụ thư F - Stout và 2 năm 0, 89, 362, 940 Giảm cân và tăng Ruecker (1990) (89/362) cân, tăng cân gan, viêm dạ dày dạ dày, đục thủy tinh thể, giảm pH nước tiểu, tỷ lệ sống <50% ở tất cả các nhóm kiểm soát. Atkinson et al. 2 năm 0, 10, 100, 300, Phát hiện ra tuyến (1993) 1000 nước bọt, tăng AP (100/300) và trọng lượng gan H - Suresh (1996) 2 năm 0, 104, 354, 1127 Giảm cân, tăng cân, 25
  38. (104/354) làm giảm độ pH và sự xuất hiện màu tối của nước tiểu. Giảm cân, tăng cân, giảm cân J - Brammer (2001) 2 năm 0, 121, 361, 1214 Giảm APA và (361/1214) ALAT và bilirubin, làm giảm pH nước tiểu), hoại tử nhú thận, viêm tuyến tiền liệt và viêm nha chu K-Wood et al. 2 năm 0, 86, 285, 1077 Giảm trọng lượng (2009) (285/1077) cơ thể, tăng AP nhanh, thay đổi sự phân bố khoáng hoá thận, tăng thâm nhiễm mỡ trong tủy xương (biểu hiện chứng giảm sản). * Các liều dùng trong nghiên cứu này quá thấp và nghiên cứu không được xem là phù hợp để đánh giá độc tính Glyphosate / gây ung thư. Những nghiên cứu này đã được coi là một phần của Đánh giá đăng ký (TXR # 0056885). Kết hợp với PMRA của Bộ Y tế Canada, một nghiên cứu tài liệu đã được thực hiện vào cuối năm 2011 và đầu năm 2012. Tuy nhiên, không có nghiên cứu nào có tác động đến đặc tính nguy hiểm hay các tác động liều cao đã được lựa chọn để đánh giá rủi ro sức khoẻ con người đối với Glyphosate. Hầu hết các nghiên cứu sử dụng công thức thương mại hoặc pha loãng; tuy nhiên, các phép đo trực tiếp của thành phần hoạt tính không được tiến hành để xác định nồng độ liều thực tế. 26
  39. Đối với trường hợp của Glyphosate, cũng có bằng chứng hạn chế về khả năng gây ung thư ở người, thông qua 3 báo cáo dịch tễ ở Mỹ, Canada và Thuỵ Điển. Cả 3 đều cho thấy có sự tăng về nguy cơ bị ung thư bạch huyết loại non-Hodgkin lymphoma, tuy nhiên, một báo cáo sử dụng phương pháp dịch tễ mạnh mẽ hơn (nghiên cứu đoàn hệ) thì không thấy mối liên hệ đáng kể nào. Ngoài ra, Glyphosate còn được tìm thấy trong máu và nước tiểu của nông dân, trong một báo cáo không công bố, cho thấy có bằng chứng về việc hấp thu chất này vào cơ thể người. Cơ chế gây ung thư của nó cũng có đủ bằng chứng. Tuy kết luận của IARC là vậy, nhưng suốt 30 năm kể từ khi được thương mại hoá, Glyphosate mặc dù bị kiểm tra và đánh giá không ít lần, nhưng các cơ quan chuyên môn khác đều cho rằng Glyphosate an toàn. Điều này gây nên một cuộc tranh luận mạnh mẽ giữa các tổ chức và nhà khoa học, và hiển nhiên, tổ chức phản đối mạnh mẽ nhất là công ty mẹ của Glyphosate, Monsanto do lợi nhuận khổng lồ từ việc kinh doanh sản phẩm này. Cuộc tranh luận đến nay vẫn chưa ngã ngũ. Các tổ chức đối lập thì cho rằng quy trình xét duyệt của IARC thiếu tính tổng quát, tức không lấy hết các dữ kiện hiện có (báo cáo của IARC chỉ có 16 tài liệu tham khảo, trong khi nếu tìm thông tin về Glyphosate trên pubmed, thư viện tài liệu y khoa lớn nhất thì có ngay hơn 30 báo cáo chính thức). IARC và các tổ chức đồng thuận thì cho rằng các tổ chức kia đánh giá quá thấp giá trị của các dữ kiện, và hơn hết là có thể có nguy cơ kết quả/kết luận đã bị “bóp méo” bởi thế lực kinh tế. Theo báo cáo Dự thảo đánh giá Glyphosate đối với sức khoẻ con người để hỗ trợ việc kiểm tra đăng ký (Glyphosate. Draft Human Health Risk Assessment in Support of Registration Review.) của Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ, tháng 12 năm 2017 đã tiếp tục đánh giá về nguy cơ phơi nhiễm và tiến hành các đánh giá phơi nhiễm về chế độ ăn uống, nghề nghiệp, cư trú, và tổng hợp để ước lượng nguy cơ sức khoẻ con người do sử dụng Glyphosate. Trên cơ sở đó sẽ cung cấp các bằng chứng khoa học cho việc quyết định có tiếp tục cấp phép sử dụng Glyphosate nữa hay không. Có tổng cộng 14 nghiên cứu về độc tính / phát triển ung thư được chấp nhận đã được xem xét. Trong số các tác động được quan sát thấy là giảm trọng lượng cơ thể và các chỉ số nhỏ về độc tính đối với mắt, gan, và thận. Không có ảnh hưởng nào quan 27
  40. sát được trong các nghiên cứu về da và hít vào đường cụ thể. Không có bằng chứng nào cho thấy Glyphosate có độc tính thần kinh hoặc miễn dịch. Và không có bằng chứng về độc tính thần kinh sau khi tiếp xúc cấp tính. Ngoài ra, để đáp ứng những mối quan tâm công chúng liên quan đến sự có mặt của Glyphosate trong sữa mẹ, Phòng Phân tích Sinh học và Phân tích Kinh tế của Cục môi trường liên bang Mỹ (BEAD-ACB) đã phân tích các mẫu sữa của mẹ được thu thập bởi Nghiên cứu Trẻ em Quốc gia về dư lượng Glyphosate và các chất chuyển hóa Glyphosate (N-acetyl-Glyphosate) và AMPA (axit aminomethyl phosphonic). Tổng số 39 mẫu của 39 bà mẹ được phân tích. Glyphosate (N-acetyl-Glyphosate) và AMPA không được phát hiện trong các mẫu. Glyphosate được phân loại là có độc tính cấp tính thấp sau khi tiếp xúc qua đường miệng, da, và hít vào, vì tất cả các nghiên cứu đều nằm trong nhóm độc tính loại III hoặc IV. Đây là chất kích ứng mắt nhẹ (loại độc hại loại III), chất kích ứng da nhẹ (Loại độc tính loại IV) và không phải là chất nhạy cảm da. Ngoài ra, Cơ quan phối hợp với Quản lý Dịch hại của Bộ Y tế Canada đã đánh giá lại tiềm năng gây ung thư Glyphosate của con người, bao gồm đánh giá bằng chứng về trọng lượng dữ liệu từ độc tính của động vật, độc tính di truyền và nghiên cứu dịch tễ học. Đánh giá này đã được báo cáo (FIFRA SAP) và sau đó được cập nhật dựa trên đánh giá của họ. Cơ quan kết luận rằng Glyphosate nên được phân loại là "không có khả năng gây ung thư cho con người.” Bên cạnh đó, Cơ quan Hóa chất Châu Âu (ECHA) duy trì phân loại Glyphosat hiện tại của họ như là một chất gây tổn hại mắt nghiêm trọng và là một chất độc hại cho sinh vật thủy sinh, nhưng không tìm thấy bằng chứng liên quan đến chất gây ung thư, đột biến, độc hại đối với sinh sản, đến các cơ quan cụ thể Vì vậy, độc tính của Glyphosate đối với sức khỏe con người vẫn là một ẩn số và gây tranh cãi suốt nhiều năm qua. 1.5.2 Các nghiên cứu trong nƣớc Tại Việt Nam, ngày 17, tháng 5 năm 2012, Viện Paster Nha Trang công bố kết quả phân tích hai mẫu đất và nước lấy tại thôn Làng Riềng xã Sơn Kỳ, Quảng Ngãi có chứa Glyphosate với nồng độ cao hơn mức cho phép, khiến 3 người tử vong và 40 người dân có các triệu chứng mờ mắt, khó thở, tê buốt chân tay. Các nạn nhân trước 28
  41. đó đều có tiếp xúc với thuốc trừ cỏ hay chăm sóc, làm cỏ các rẫy mì (sắn) đã được phun thuốc trừ cỏ. Theo báo cáo kiểm tra, xác minh của ngành bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Ngãi, thuốc trừ cỏ mà người dân xã Sơn Kỳ sử dụng để diệt cỏ tranh trên các rẫy mì là thuốc có nhãn hiệu KANUP 480SL (Thuốc trừ cỏ nhãn hiệu KANUP 480SL có thành phần là Glyphosate IPA Salt 480g/lít), xuất xứ từ Mỹ, do một công ty trong nước nhập khẩu và sang chai. Với những ảnh hưởng của Glyphosate đến sức khỏe con người và môi trường như vậy, nhiều nước và tổ chức thế giới đã đưa ra các tiêu chuẩn rất khắt khe cho phép nồng độ tối đa của Glyphosate trong nước sinh hoạt, cụ thể: tiêu chuẩn của Canada là 0,28 mg/L, của Australia là 10 mg/L, của Pháp và khối liên minh Châu u (EU) đều là 0,1 g/L Ở nước ta tuy chưa có tiêu chuẩn quốc gia giới hạn nồng độ Glyphosate trong nước sinh hoạt, nhưng theo quy chuẩn môi trường QCVN 40:2011/BTNMT của bộ Tài nguyên và môi trường, giới hạn nồng độ các chất BVTV dạng cơ phốt pho trong nước là 0,3 mg/L cũng đã phần nào đánh giá được mức độ nguy hiểm của dạng thuốc BVTV này. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam chưa có nghiên cứu hay kết luận cụ thể nào về độc tính cũng như khả năng gây ung thư của Glyphosate. 1.5.3 Những vấn đề cần quan tâm Vấn đề cần quan tâm thật ra không phải là mức độ nguy hiểm của các loại thuốc trên, mà là liều lượng và thời gian phun. Không có chất độc chỉ có ngưỡng mà ở đó chất sẽ thành độc đối với cơ thể người. Điều đó có nghĩa là, nếu Glyphosate cho dù có vào cơ thể, nhưng với hàm lượng thấp dưới một mức nào đó thì cũng không gây ra tác dụng xấu nào đáng kể. Do đó, quan trọng là: . Thời điểm phun thuốc tốt nhất là giai đoạn nào trong khi canh tác, để tránh thuốc tồn dư trong thực phẩm. . Nếu có tồn dư, thì hàm lượng nào là ngưỡng cho phép. Hai điều trên, lại không phải thẩm quyền của IARC, mà là thẩm quyền (và là trách nhiệm) của các tổ chức, cơ quan quản lý của từng quốc gia. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ nghiêng về kết luận của IARC, và đã có động thái xúc tiến lệnh cấm đối với Glyphosate và các dẫn xuất của nó. Đứng ở góc độ 29
  42. chuyên môn, thì việc tin theo kết luận của IARC, loại quyết định kiểu phòng bệnh hơn chữa bệnh, vẫn hơn là đưa người dân vào vòng nguy hiểm (nếu có) vì lợi ích kinh tế. Thiết nghĩ Việt Nam ta cũng cần có động thái tương tự. Đứng ở góc độ người nông dân, thiết nghĩ cần hạn chế tối đa việc sử dụng Glyphosate (và thuốc bảo vệ thực vật nói chung), cẩn thận hơn khi đi phun thuốc, tránh để hít thở hoặc dính thuốc lên da, cũng như phải dùng đúng liều lượng và các cảnh báo về thời điểm phun thuốc. Đó là để vừa tự bảo vệ mình, mà vừa bảo vệ người tiêu dùng. Đứng ở góc độ người tiêu dùng, người dân chưa cần phải lo lắng thái quá khi mà chưa có nghiên cứu, kiểm nghiệm nào về hàm lượng tồn dư chất này trong thực phẩm, mặt khác, điều cần làm bây giờ là làm sao để hạn chế việc tích tụ chất này (cũng như tất cả các độc tố khác) trong cơ thể, để tránh chúng đạt đến ngưỡng độc. Đó mới là hành động cần làm từ bây giờ, hơn là chỉ lo lắng, than vãn mà không làm gì được. 1.6 VÀI NÉT ĐẶC TRƢNG VỀ KINH T - XÃ HỘI HUYỆN TUY PHONG, TỈNH BÌNH THUẬN 1.6.1 Điều kiện tự nhiên – môi trƣờng tỉnh Bình Thuận Tỉnh Bình Thuận có tọa độ địa lý từ 10o33’42’’ đến 11o33’18’’ vĩ độ Bắc và từ 107o23’41’’ đến 108o52’42’’ kinh độ Đông, với tứ cận như sau: - Phía Đông - Đông Nam: giáp biển Đông. - Phía Tây: giáp tỉnh Đồng Nai. - Phía Tây Nam: giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 30
  43. Hình 1.7: Vị trí địa lý tỉnh Bình Thuận Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực khô hạn, có khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, ít mưa, nhiều nắng, nhiều gió, không có mùa Đông. Nhiệt độ trung bình trong năm 26,5oC – 27,5oC, trung bình năm cao nhất 30oC – 32oC, trung bình năm thấp nhất 22oC – 23oC, biên độ nhiệt ngày và đêm 8–9%. Mùa mưa tập trung vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, chiếm 85% lượng mưa cả năm. Lượng mưa hàng năm thay đổi theo hướng tăng dần về phía Nam, lượng mưa trung bình từ 800 – 1600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước (1900 mm/năm). Số giờ nắng bình quân trong ngày 9-10 giờ vào mùa khô và 7-8 giờ vào mùa mưa, vùng ven biển 2.900-3.000 giờ/năm, trung du 2.500-2.600 giờ/năm. Lượng bốc hơi trung bình 1.250 – 1.450 mm/năm, lượng bốc hơi > 4 mm/ngày vào mùa khô và 1,5 – 2 mm/ngày vào mùa mưa. Độ ẩm trung bình 75–85%. 31
  44. Bảng 1.5: Đặc trưng khí hậu tỉnh Bình Thuận STT Đặc trƣng khí hậu Đơn vị Phan Rí Phan Thiết Hàm Tân 1 Tổng nhiệt độ năm 0C 9.807,0 9.773,4 9.628,4 2 Nhiệt độ trung bình năm 0C 26,9 26,7 26,4 3 Số tháng có n.độ tr.bình < 200 tháng 0 0 0 4 Nhiệt độ tháng lạnh nhất 0C 25,3 24,7 24,6 5 Biên độ năm của nhiệt độ 0C 2,7 4,0 3,6 6 Tổng lượng mưa năm mm 709,8 1.069,5 1.695,5 (Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020) Tỉnh Bình Thuận trải dọc biển Đông theo hướng Đông Bắc – Tây Nam có chiều dài khoảng 160 km, chiều rộng 95 km, nơi hẹp nhất 32 km. Chiều dài bờ biển 192 km. Phía Bắc giáp sườn núi cuối cùng của dãy Trường Sơn, phía Nam có dải đồi cát chạy dài dọc bờ biển. Phần lớn lãnh thổ Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển. Toàn tỉnh chia ra làm 4 dạng địa hình sau: - Đồi cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự nhiên, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến Hàm Tân; rộng lớn nhất là ở Bắc Bình, dài khoảng 52 km, rộng 20 km, địa hình chủ yếu là những đồi lượn sóng. - Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên, gồm: đồng bằng phù sa ven biển ở các lưu vực từ sông Lòng Sông đến sông Dinh nhỏ hẹp, độ cao từ 0-12 m, riêng đồng bằng thung lũng sông La Ngà, độ cao từ 90-120 m. - Vùng đồi gò chiếm 31,66% diện tích, độ cao 30-50 m kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam từ Tuy Phong đến Đức Linh. - Vùng núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên. Đây là những dãy núi của khối Trường Sơn chạy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam từ phía Bắc huyện Bắc Bình đến Đông Bắc huyện Đức Linh. Các đỉnh núi cao nhất của tỉnh là B’Nom M’Hai (1.642 m, huyện Đức Linh), Hỏa Diệm (1.533 m, huyện Tuy Phong). Đặc điểm địa hình trên tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng. 32
  45. Hình 1.8: Sơ đồ phân tích địa hình tỉnh Bình Thuận Hệ thống sông suối của tỉnh Bình Thuận hầu hết xuất phát từ phía Tây, nơi có các dãy núi của dãi Trường Sơn Nam, tiếp giáp với lưu vực thượng nguồn sông Đồng Nai và đổ ra biển Đông theo hướng Bắc - Nam hoặc Tây Bắc - Đông Nam, ngoại trừ sông La Ngà đổ vào sông chính là sông Đồng Nai. Đa số các sông, suối có lưu vực hẹp, độ dốc lòng sông lớn, dòng chảy phụ thuộc vào lượng mưa, nhiều sông suối bị cạn kiệt hoàn toàn vào mùa khô, riêng sông La Ngà có dòng chảy dồi dào hơn do lượng mưa nhiều, lưu vực rộng và bắt nguồn từ Lâm Đồng. Tỉnh có 7 lưu vực sông chính là: sông Lòng Sông, sông Lũy, sông Cái Phan Thiết, sông Cà Ty, sông Phan, sông Dinh và sông La Ngà. 33
  46. Bảng 1.6: Các đặc trưng của 07 sông chính chảy qua tỉnh Bình Thuận (Nguồn: Đề án QH-KH Thuỷ lợi 2010-2015 và tầm nhìn 2020) - Sông Lòng Sông: bắt nguồn từ núi cao phía Tây huyện Tuy Phong đổ ra vũng Long Hương, chiều dài 50 km, diện tích lưu vực 520 km2, lưu lượng bình quân 5,2 m3/s, độ dốc lòng sông lớn, thường có lũ quét vào mùa mưa. - Sông Luỹ: bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua huyện Bắc Bình, đổ ra biển ở Phan Rí Cửa. Chiều dài 85 km, diện tích lưu vực 1.973 km2, lưu lượng trung bình 19,7 m3/s. Tổng lượng nước hàng năm khoảng 930 triệu m3. - Sông Cái Phan Thiết (sông Phú Hài): bắt nguồn từ cao nguyên Di Linh chảy qua phía Bắc Phan Thiết đổ ra vịnh Phú Hài. Chiều dài 87 km, diện tích lưu vực 1.050 km2, sông bị ảnh hưởng mạnh của thủy triều. 34
  47. - Sông Cà Ty: bắt nguồn từ núi Ông chảy qua Phan Thiết đổ ra biển tại cửa Thương Chánh. Diện tích lưu vực 820 km2, chiều dài 65 km, lưu lượng trung bình 10,9 m3/s. - Sông Phan: có tổng chiều dài 58 km, diện tích lưu vực 465 km2, lưu lượng bình quân, sông đổ ra biển tại xã Tân Hải, thị xã La Gi. - Sông Dinh bắt nguồn từ núi Ông (Tánh Linh), chiều dài 55 km, diện tích lưu vực 835 km2, lưu lượng bình quân 18,3 m3/s - Sông La Ngà bắt nguồn từ tỉnh Lâm Đồng đổ ra sông Đồng Nai, chiều dài 270 km. Lưu lượng trung bình về mùa mưa là 65,2 – 190 m3/s, lưu lượng mùa kiệt là 7,37 m3/s. Về mùa mưa thường gây ngập úng ở các vùng thấp huyện Đức Linh, đặc biệt năm 1999 xảy ra lũ lớn trên sông La Ngà đạt cao trình 122,12 m. Nguồn tài nguyên nước của tỉnh Bình Thuận chủ yếu dựa vào nguồn nước mặt của 7 lưu vực sông chính nêu trên; tuy nhiên do lòng sông dốc, mùa mưa nước chảy xiết gây lũ lụt, mùa khô cạn kiệt gây khô hạn, do còn thiếu nhiều các công trình hồ và đập dâng giữ nước nên khả năng khai thác còn hạn chế nên hiện nay một số khu đô thị và các khu công nghiệp mới chưa được cân đối đủ nguồn nước cấp. 35
  48. Bảng 1.7: Dân số theo cơ cấu hành chính Tỷ lệ dân Dân số Mật độ Số phƣờng Diện tích số so với Đơn vị hành chính Số xã trung bình dân số /thị trấn (km2) toàn tỉnh (người) (người /km2) (%) Tổng số 96 31 7.813 1.180.339 100 151 TP Phan Thiết 04 14 206 218.007 18,5 1.058 Thị xã La Gi 04 05 183 105.871 9,0 579 Huyện Tuy Phong 10 02 794 142.691 12,1 180 Huyện Bắc Bình 16 02 1.825 118.355 10,0 65 Huyện Hàm Thuận Bắc 15 02 1.287 168.264 14,3 131 Huyện Hàm Thuận Nam 12 01 1.052 99.490 8,4 95 Huyện Tánh Linh 13 01 1.174 102.457 8,7 87 Huyện Đức Linh 11 02 535 127.817 10,8 239 Huyện Hàm Tân 08 02 739 71.064 6,0 96 Huyện Phú Quý 03 - 18 26.323 2,2 1462 (Nguồn: Niên giám thống kê Bình Thuận) Huyện Tuy Phong nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Thuận, có đường ranh giới giáp với tỉnh Ninh Thuận và tỉnh Lâm Đồng. Trung tâm huyện lỵ đặt tại thị trấn Liên Hương, cách Thành phố Phan Thiết 90km về phía Bắc. Trên địa bàn huyện có đường Quốc lộ 1 A đi qua dài 43km, đường sắt Bắc – Nam đi qua dài 38km. Từ trung tâm huyện rất thuận lợi đi đến các tỉnh giáp ranh là tỉnh Ninh Thuận, tỉnh Lâm Đồng và nhiều tỉnh khác trong vùng Duyên hải miền Trung, Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam và Tây Nguyên. Đặc biệt, vùng ven biển của Huyện Tuy Phong có mối quan hệ chặt chẽ với vùng ven biển của huyện Bắc Bình, thành phố Phan Thiết và vùng ven biển của tỉnh Ninh Thuận. Do đó, rất thuận lợi trong mối liên kết và hợp tác phát triển các ngành kinh tế biển. Vị trí đất đai của Huyện Tuy Phong nằm ở toạ độ địa lý từ 11017’30”đến 11037’30” vĩ độ Bắc và từ 108030’đến 108052’30” kinh độ Đông. - Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. 36
  49. - Phía Nam và Đông Nam giáp biển Đông. - Phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Bắc Bình tỉnh Bình Thuận và Huyện Đơn Dương, Tỉnh Lâm Đồng. Trong số 12 đơn vị hành chính của Huyện Tuy Phong, chỉ có 2 thị trấn thuộc vùng đồng bằng, còn 10 xã đều thuộc vùng cao, miền núi và trung du (bao gồm: một xã vùng cao là Phan Dũng, 4 xã miền núi là Phong Phú, Vĩnh Hảo, Vĩnh Tân, Phú Lạc và 5 xã còn lại là trung du). Huyện Tuy Phong có chiều dài bờ biển 50km, có 2 cửa sông đổ ra biển, thuận lợi cho xây dựng Cảng cá và trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng, bao gồm: đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển, thuận lợi cho xây dựng các khu du lịch sinh thái ven biển gắn với du lịch sinh thái vùng đồi núi. Hình 1.9: Bản đồ huyện Tuy Phong Huyện Tuy Phong nằm trong vùng khô hạn nhất nước, với những đặc trưng cơ bản là mưa ít, nắng, gió nhiều và không có mùa Đông giá rét. Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 6 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 5 năm 37
  50. sau. Trong mùa mưa, lượng mưa tập trung chủ yếu vào 3 tháng 8, 9, 10. Nhiệt độ không khí trung bình 26,90C, trong tháng 4 và tháng 5 nhiệt độ trung bình lên tới 280C – 290C (cao nhất tuyệt đối 350C), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất (tháng 1) là 24,70C. Lượng mưa trung bình hàng năm là 800mm, nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Trong mùa mưa (từ tháng 6 đến tháng 11) lượng mưa chiếm trên 90% tổng lượng mưa cả năm, mùa khô (tháng 12 đến tháng 5 năm sau), lượng mưa chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa cả năm. Nhìn chung, các yếu tố khí hậu thời tiết có những mặt thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, cho phép bố trí đa dạng hoá cây trồng vật nuôi. Nhưng bên cạnh những mặt thuận lợi, các thông số về khí hậu thời thiết cũng phản ánh khó khăn lớn nhất là tình trạng khô hạn kéo dài, thiếu nước nghiêm trọng cho sản xuất và đời sống trong suốt mùa khô, không đáp ứng được yêu cầu tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Nghiên cứu xây dựng hệ thống thuỷ lợi để giữ nước và phân phối nước là nhiệm vụ đặt ra hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế – xã hội của Huyện. Trên địa bàn huyện Tuy Phong có 9 nhóm đất chính, phân bố trên các nền địa hình đặc trưng là đồi núi, đồng bằng và ven biển. Phần lớn các nhóm đất có độ màu mỡ không cao. - Nhóm đất đỏ: có diện tích 44.493,59 ha, chiếm 56 % so diện tích tự nhiên. - Nhóm đất cát: có diện tích 9.023,38 ha, chiếm 11,35 % so diện tích tự nhiên. - Nhóm đất phù sa: có diện tích 4.729,15 ha, chiếm 5,95 % diện tích tự nhiên. - Nhóm đất xám: có diện tích 3.693,64 ha, chiếm 4,64 % so diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mặn: có diện tích 424,36 ha, chiếm 0,53 % so diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mặn kiềm: có diện tích 160,25 ha, chiếm 0,20 % diện tích tự nhiên. - Nhóm đất đỏ nâu và nâu vàng khô hạn: có diện tích 9.430,67 ha, chiếm 11,68 % so diện tích tự nhiên. - Nhóm đất mới biến đổi: có diện tích 204,3 ha, chiếm 0,26 % diện tích tự nhiên. 38
  51. - Nhóm đất mòn trơ sỏi đá: có diện tích 1.226,73 ha, chiếm 1,54 % so diện tích tự nhiên. 1.6.2 Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận Trong những năm qua, công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình của huyện đã được các ngành, các cấp quán triệt và chỉ đạo thực hiện tốt. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhanh từ 1,63 % năm 2000 xuống còn 1,06 % năm 2008. Dân số trung bình của Huyện tăng từ 124.586 người năm 2000 lên 140.646 người năm 2008, mật độ dân số là 177 người/km2, cao hơn mật độ dân số của 5 huyện trong tỉnh là: Bắc Bình, Tánh Linh, Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc. Qui mô dân số và mật độ dân số có sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng và các xã, cụ thể là: Xã Phan Dũng là xã vùng cao, mật độ dân số trung bình chỉ có 2 người/km2, 13 xã miền núi là các xã: Vĩnh Tân, Vĩnh Hảo, Phong Phú, Phú Lạc có mật độ dân số dưới 100 người/km2. Ngược lại, mật độ dân số của xã Phước Thể và xã Chí Công là khá cao. Riêng mật độ dân số thị trấn Phan Rí Cửa là 13.754 người/km2. Huyện Tuy Phong nằm trong vùng khí hậu khô hạn nhất nước ta, diện tích đất đồi núi dốc chiếm tỷ lệ lớn, vùng đồng bằng nhỏ hẹp, các yếu tố khí hậu thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Huyện có tiềm năng lớn về khai thác hải sản, được các thành phần kinh tế tập trung đầu tư cải hoán và đóng mới nhiều phương tiện công suất lớn, tăng sản lượng khai thác, nhưng hiệu quả sản xuất chưa cao. Các ngành công nghiệp và dịch vụ tuy đạt tốc độ tăng trưởng khá, nhưng quy mô sản xuất và khối lượng sản phẩm còn nhỏ bé, chưa tương xứng với tiềm năng của Huyện. 1.6.3 Vài nét về tình hình trồng nho ở huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận Huyện Tuy Phong Tỉnh Bình Thuận có thời tiết nắng nóng quanh năm, ít mưa, nhiệt độ luôn ở mức cao so với các nơi khác. Chính với đặc điểm thời tiết như vậy, Tuy Phong là địa phương duy nhất trong tỉnh có điều kiện thích hợp để cây nho phát triển. Nho trồng trên đất Tuy Phong với đặc điểm thời tiết khô và nắng cho ra những chùm nho có vị ngọt nhẹ và từ lâu đã trở thành đặc sản nổi tiếng của vùng đất này. Tuy Phong có đến 5 xã trồng nho là Phong Phú, Phú Lạc, Phước Thể, Vĩnh Hảo và Vĩnh Tân với diện tích khoảng 300 ha. Tuy nhiên hiện nay cây nho đang giảm dần về diện tích và vùng trồng chỉ còn 3 địa phương là Phước Thể, Phong Phú, Phú Lạc với diện tích chừng 80 ha. 39
  52. Nho ở Tuy Phong được trồng theo lối mắc giàn trên cao, khoảng 2m. Nho có hai loại, nho đỏ và nho xanh. Nho đỏ khi chín vỏ có màu đỏ thẫm. Nho xanh có vỏ dày hơn nho đỏ, khi chín quả ngả sang xanh vàng. Vườn nho thường được vệ sinh sạch sẽ. Để trồng và chăm sóc tốt vườn nho, người nông dân phải săn sóc thường xuyên suốt ba, bốn tháng dưới cái nắng gay gắt. Nho chỉ ngon ngọt, trái chín khi đã hút trọn cái nắng, gió của xứ này. Với giống nho đỏ, mỗi năm cho thu hoạch ba vụ. Nếu đủ nắng, thời tiết thích hợp, sau khoảng bốn tháng thì nho cho trái. Nho xanh mỗi năm cho thu hoạch hai vụ, mỗi vụ cách nhau năm tháng. Xã Phước Thể được xem là “thủ phủ” cây Nho của Tuy Phong. Toàn xã có khoảng 70 hộ trồng nho. Riêng Tổ sản xuất cây nho tại xã Phước Thể có 10 hộ tham gia với 44.000 m2. 1.6.4 Ảnh hƣởng của cỏ dại đến quá trình canh tác nho Do cạnh tranh dinh dưỡng, nước và ánh sáng với cây trồng nên cỏ dại gây ảnh hưởng đến năng suất cây trồng, làm giảm phẩm chất của nho. Cỏ dại làm tăng thêm giá thành của sản phẩm, do công tác trừ cỏ dại phải tốn thêm công và những phương tiện máy móc, nhiên liệu, hóa chất dẫn đến tăng chi phí dẫn đến tăng giá thành trong sản xuất nông nghiệp. Cỏ dại còn làm tăng chi phí làm đất, tăng chi phí thu hoạch. Một số loại cỏ dại có thể lẫn hạt hay bộ phận cây vào nông sản, làm giảm giá trị cây trồng. Cỏ dại nhiều sẽ tạo môi trường cư trú cho một một số loại sâu bệnh hại nho. 40
  53. CHƢƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 2.1.1 Dụng cụ lấy mẫu và bảo quản Lấy mẫu, bảo quản mẫu là một phần quan trọng trong phân tích hóa chất BVTV. Vì đối tượng mẫu rất đa dạng, bao gồm đất, nước, trái nho nên ứng với mỗi loại mẫu phải có phương pháp lấy mẫu và cách bảo quản mẫu phù hợp. Song, bất cứ phương pháp lấy mẫu nào cũng phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:  Tính đại diện: Tính đại diện được hiểu theo nghĩa là mẫu, trong đó tỷ lệ giữa các chất phân tích và nền mẫu - chất mang mẫu (matrix) phải không bị thay đổi trong quá trình lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu. Song trên thực tế, yêu cầu này khó có thể thoả mãn trong tất cả các trường hợp, bởi lẽ khi lấy mẫu, mẫu được tách ra khỏi đối tượng nghiên cứu và do các biến đổi vật lý, hoá học, sinh học đều có thể dẫn đến sự thay đổi tỷ lệ này.  Tính đồng nhất của mẫu: Yêu cầu này nhằm mục đích đảm bảo sự có mặt đồng nhất các chất phân tích trong mẫu. Trong thực tế các mẫu đất thường có lẫn 50 sỏi, đá, rễ cây, cỏ, chỗ có chất phân tích, chỗ không có, vì vậy phải có biện pháp đồng nhất mẫu.  Dụng cụ, hoá chất dùng trong lấy mẫu: o Khoan tay, xà beng, cuốc, xẻng, khay chứa mẫu, rây cỡ hạt 1mm bằng Inox. o Găng tay vải, găng tay cao su, ủng cao su. o Bình nhựa 1.000ml o Túi PE có kẹp mép để chứa mẫu. o Thùng để lưu chứa các mẫu và vận chuyển. o Nhãn dán để ghi ký hiệu mẫu. o Nước/chất rửa dụng cụ lấy mẫu, nước sạch để tráng rửa dụng cụ. o Dung môi (hexan, axeton dùng trong phân tích) để rửa dụng cụ. o Máy định vị GPS, máy ảnh. 41
  54.  Phương pháp lấy và bảo quản mẫu: Mẫu lấy theo tình hình thực tế khảo sát, khu nào có nguy cơ lớn thì tập trung lấy nhiều, khu nào đơn điệu thì chỉ lấy mẫu đại diện. Mẫu được lấy trong nghiên cứu bao gồm: mẫu đất, nước và trái nho. o Lấy mẫu trái nho được tiến hành theo TCVN 9017-2011: Quả dạng chùm sẽ lấy mẫu theo hình zigzag hoặc đường chéo, số điểm lấy mẫu tuỳ thuộc vào diện tích trồng. o Lấy mẫu nước được theo TCVN 6663 – 1:2011: Chúng tôi sẽ sử dung hệ thống máy bơm từ các giếng khoan khai thác để cấp nước sinh hoạt hoặc mục đích khác. Phương pháp hiệu quả nhất lấy mẫu từ tầng ngậm nước mà trong đó chất lượng nước ngầm thay đổi theo độ sâu là lấy mẫu theo bề ngang tầng ngậm nước, lấy mẫu ở đoạn thành được bít kín của các lỗ giếng khoan. Cách khác là chúng tôi dùng dụng cụ đơn giản nhất là bình chứa mẫu, hoặc gàu của các hộ nông dân sử dụng hằng ngày được thả chìm dưới mặt nước giếng khoan. Nước chảy đầy lọ chứa mẫu và sau đó được kéo ra khỏi giếng khoan. o Lấy mẫu đất được tiến hành theo TCVN 7538 – 2: 2005: Sử dụng máy định vị GPS để xác định vị trí chính xác khi lấy mẫu. Nguyên tắc lấy mẫu là bố trí mạng lưới lấy mẫu ưu tiên tập trung đan dày ở khu vực bị ô nhiễm nặng và theo hướng lan toả do bị rửa trôi theo nước mưa hoặc theo kênh mương thoát nước. Ở khu vực bị ô nhiễm nặng và bề mặt đất trơ cứng hoặc đã bị bê tông hoá, đá sỏi cho phủ thì không thể sử dụng khoan để lấy mẫu được. Đối với mỗi vị trí lấy mẫu trong khu vực này sử dụng phương pháp đào trộn theo phẫu diện. Phương pháp này sẽ tăng mức độ trung bình hoá nồng độ các chất phân tích, tránh lây nhiễm đất có nồng độ cao ở lớp trên lọt xuống phía dưới khi dùng khoan. Khoanh một diện tích đất nhất định cỡ 1m2 (1,2 m x 0,8 m), đào xới toàn bộ diện tích lựa chọn đến độ sâu nghiên cứu theo từng lớp (ở hai độ sâu 0 – 0,5 m và 0,5 – 1 m). Trộn đều toàn bộ lượng đất đào được, loại bỏ các tạp cơ học như sỏi đá to, rễ cây cỏ rồi lấy lượng mẫu cỡ 1 kg. Nếu muốn lấy mẫu ở lớp sâu hơn, phải loại bỏ và cách ly toàn bộ lượng đất của lớp phía trên, sau đó lặp lại các thao tác như trên. Điểm lưu ý là sau khi lấy xong mẫu cần phải hoàn trả lại mặt bằng, đất của lớp dưới được chuyển xuống trước rồi mới đến lớp trên cùng. Đối với các vị trí lấy mẫu không ở trong khu vực bị nhiễm độc nặng. Khu vực này khoảng cách giữa các điểm lấy mẫu cách xa 42
  55. hơn.Các thao tác thực hiện khi lấy mẫu: Xác định vị trí lấy mẫu ở hiện trường theo sơ đồ thiết kế lấy mẫu. Phát, dọn cỏ ở vị trí lấy mẫu. Chuẩn bị các dụng cụ lấy mẫu cần thiết sẽ sử dụng ở mỗi vị trí lấy mẫu. Rửa dụng cụ lấy mẫu (dùng lại nước rửa dụng cụ thí nghiệm, rửa tiếp bằng nước sạch, bằng hexan rồi đến axeton). Đào hố lấy mẫu kích thước 40 x 40 x 0-20 cm (dài - rộng - sâu) sau đó chuyển mẫu vào khay chứa. Nghiền, trộn đều mẫu, chọn cỡ hạt dưới 1 mm chuyển vào túi chưa mẫu. Ghi nhãn trên túi chứa mẫu. Xếp đặt mẫu vào thùng chứa, bảo quản nơi râm mát. 2.1.2 Mẫu phân tích - Mẫu đất: Các trang trại nho đều thiết kế hầm chứa nước ở gốc cây nho, khoảng cách giữa các gốc nho không lớn nên lối đi rất nhỏ. Do đó, đất ở các trang trại nho có đặc điểm ẩm ướt. Mẫu được lấy theo kiểu mẫu gộp ở nhiều vị trí. Sau đó, chia nhỏ và trộn lại thành mẫu chuyển đến phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm sẽ dùng máy nghiền trộn, chia đôi mẫu. Một mẫu được bộ phận lưu mẫu bảo quản ở nơi thoáng mát, mẫu còn lại sẽ được tách chiết theo qui trình phân tích. - Mẫu nước: nước ngầm ở các trang trại nho trong suốt, ít cặn. Nước kênh rạch hơi đục và có nhiều rêu xanh. Mẫu được chứa trong bình nhựa 1000 ml, đươc làm trong bằng máy ly tâm trước khi phân tích. - Mẫu nho: Thời điểm chúng tôi lấy mẫu là tháng 1/2018 ngay mùa thu hoạch nho nên nho đã chín, màu đỏ. Nho được lấy theo hình zigzac, sau đó chia nhỏ vả trộn đều thành một mẫu cho váo túi PE chuyển tới phòng thí nghiệm. Mẫu nho được xay nhuyễn rồi chia thành hai mẫu, một mẫu tách chiết theo qui trình phân tích, còn lại được bảo quản ở nhiệt độ - 18 0C. 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phƣơng pháp điều tra xã hội học Mục đích: Điều tra tình hình sử dụng thuốc Glyphosate tại huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận: loại thuốc sử dụng, cách sử dụng, liều lượng Ảnh hưởng của thuốc Glyphosate đối với cơ thể người (gây độc cấp tính). Lấy mẫu môi trường (đất, nước mặt, nước ngầm) và mẫu trái nho về phân tích dư lượng Glyphosate. 43
  56. Thời gian khảo sát: Tháng 1/2018 Tháng 3/2018 Tháng 4/2018 Phương pháp khảo sát: Có sự hỗ trợ của chị Phan Thị Xuân Thu, sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận trong việc lấy mẫu môi trường và thực phẩm. Sử dụng phiếu kahỏ sát để tham vấn ý kiến của chủ trang trại trồng nho về cách sử dụng thuốc Glyphosate Xem xét tình trạng thu gom, thải bỏ và xử lý thuốc Glyphosate. 2.2.2 Phƣơng pháp xử lý số liệu điều tra xã hội học Sử dụng phần mềm Excel để thống kế, tính toán xử lý số liệu thu thập được từ nguồn số liệu thực tế. Đối với loại thuốc trừ cỏ sử dụng:  Có chứa Glyphosate  Không chứa Glyphosate Đói với thuốc Glyphosate:  Cách thức sử dụng  Số lần phun trong vụ Thời gian cách ly  Xử lý dụng cụ sau khi dùng  Nồng độ Glyphosate dùng thêm Đối với người sử dụng:  Thời gian làm vườn  Biểu hiện của thuốc với cơ thể  Nguồn nước ngầm sử dụng 2.2.3 Phƣơng pháp phân tích mẫu Kế thừa phương pháp của nghiên cứu “Xây dựng phương pháp xác định hàm lượng Glyphosate bằng phương pháp GC-MS/MS. Ứng dụng đánh giá tồn dư Glyphosate trong môi trường và thực phẩm” của tác giả Lê Văn Tâm (2018), quy trình được thực hiện như sau: 44
  57. 2.2.3.1 Tối ƣu các thông số trên thiết bị GC/MS/MS Sử dụng máy GC-MS/MS để phân tích mẫu. Thiết lập điều kiện cho hệ thống sắc kí khí Gas Chromatography Trace 1300 (Thermo Scientific) và đầu dò MS (Mass Selective Detector TSQ 8000). Tiến hạnh chạy chế độ fullscan để định danh Glyphosate và chất nội chuẩn, xác định thời gian lưu RT và các mãnh ion chính. Sau đó sẽ tìm ion định lượng, ion nhận danh và tối ưu các thông số về năng lượng va đập. Kết quả thu được như bảng sau: Bảng 2.1: Thời gian lưu, Mass và năng lượng va đập của các chất Collision Peak Name RT Window Mass ProductMass Energy Width Glyphosate 10,63 2 213 113 10 5 Glyphosate 10,63 2 338 213 10 5 Glyphosate 10,63 2 611 261 20 5 Parathion-D10 14,03 2 115 83 10 5 Parathion-D10 14,03 2 301 115 10 5 2.2.3.2 Độ chọn lọc Sau khi tối ưu hóa các thông số cho thiết bị GC-MS/MS, chúng tôi tiến hành lấy mẫu đối chứng không chứa Glyphosate, thêm chuẩn vào mẫu đối chứng và sử dụng một dung dịch chuẩn Glyphosate cho chạy trên thiết bị GC-MS/MS để kiểm tra độ chọn lọc của phương pháp. Kết quả thu được như Hình 2.1: 45
  58. d:\data_2018\ \data\water\blank 02/05/18 08:07:57 RT: 9.61 - 11.57 10.90 NL: 100 1.40E3 90 TIC F: + c EI SRM ms2 80 213.000@cid10. 70 00 [112.995- 60 113.005] MS 50 10.94 blank 10.96 40 30 Relative Abundance 20 9.94 10.99 10.85 11.01 10 9.82 10.30 9.66 10.10 10.16 11.37 11.54 9.99 10.09 10.22 10.72 11.08 0 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 Time (min) RT: 9.61 - 11.57 RT: 10.63 NL: 1.78E5 100 TIC F: + c EI SRM 90 ms2 213.000@cid10.00 80 [112.995-113.005] 70 MS ICIS mau + chuan 60 50 40 30 Relative Abundance 20 10 0 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 Time (min) RT: 9.61 - 11.57 RT: 10.63 NL: 1.65E6 100 TIC F: + c EI SRM 90 ms2 213.000@cid10.00 80 [112.995-113.005] 70 MS ICIS chuan glyphosate 60 50 40 30 Relative Abundance 20 10 RT: 9.86 0 9.7 9.8 9.9 10.0 10.1 10.2 10.3 10.4 10.5 10.6 10.7 10.8 10.9 11.0 11.1 11.2 11.3 11.4 11.5 Time (min) Hình 2.1 : Sắc ký đồ dung dịch, blank mẫu, mẫu thêm chuẩn Từ sắc ký đồ trên cho thấy: Phương pháp có tính chọn lọc cao vì khi so sánh 3 sắc ký đồ (dung dịch chuẩn 10ppb, blank mẫu, mẫu thêm chuẩn 10ppb), tại thời gian lưu của Glyphosate trong sắc ký đồ blank mẫu không xuất hiện nhiễu gây ra do tạp chất có trong mẫu. 2.2.3.3 Xây dựng đƣờng chuẩn a. Nền mẫu nước Đường chuẩn được xây dựng 5 điểm nồng độ Glyphosate khảo sát từ 0,2ppb đến 10ppb. Mẫu đối chứng được phân tích theo qui trình như sau: rút 1 ml mẫu cho vào ống thuỷ tinh. Thổi khô mẫu dưới dòng khí nitơ, nhiệt độ < 50 0C. Để nguội ở nhiệt độ phòng. Thêm 0,1 ml heptafluoro - 1 - butanol, 0,2 ml Trifluoroacetic anhydride, vortex. Ủ ở 80 0C trong 45 phút. Để nguội ở nhiệt độ phòng, thổi dưới dòng khí nitơ, định mức lại bằng 0,2 ml nội chuẩn Parathion - d10. Cho vào lọ 1,5 ml, tiêm vào GC-MS/MS. Sau khi xác định mẫu đối chứng không có chất Glyphosate sẽ được dùng làm mẫu thêm chuẩn với các nồng độ trong Bảng 2.2. 46
  59. Bảng 2.2: Nồng độ thêm chuẩn vào mẫu nước đối chứng để xây dựng đường chuẩn Nồng độ Thể tích rút (µL) Nồng độ chuẩn (ppb) Mẫu (ml) Nước C1 = 0,2ppb 20 0,1 10 Nước C2 = 1,0ppb 100 0,1 10 Nước C3 = 2,0ppb 200 0,1 10 Nước C4 = 5,0ppb 500 0,1 10 Nước C5 = 10,0ppb 1.000 0,1 10 Mẫu nước sau khi được thêm chuẩn như bảng trên sẽ để yên trong 30 phút. Sau đó tiến hành như qui trình trên và thu được đường chuẩn như Hình 2.2: Hình 2.2: Đường chuẩn Glyphosate trên nền mẫu nước Đường chuẩn có hệ số hồi qui tuyến tính rất cao, R2 = 0,9993 chứng tỏ có quan hệ rất chặt chẽ giữa nồng độ Glyphosate trong mẫu nước và độ hấp thu. b. Nền mẫu đất: Đường chuẩn được xây dựng 5 điểm nồng độ khảo sát Glyphosate từ từ 0,1 ppm đến 5 ppm. 47
  60. Mẫu đối chứng được phân tích theo qui trình như sau: cân 5 g mẫu, thêm 10 mL dung dịch H2O, lắc 30 phút. Thêm 10 mL MeOH 1 % Acid Formic, lắc 30 phút. Ly tâm 9000 vòng trong 5 phút. Rút 0,5 ml dịch, lọc qua siêu lọc 0,2 m. Rút 0,2 ml dịch đem thổi khô mẫu dưới dòng khí nitơ, nhiệt độ < 50 0C. Để nguội ở nhiệt độ phòng. Thêm 0 15 ml heptafluoro – 1 – butanol, 0,3 ml Trifluoroacetic anhydride, vortex. Ủ ở 80 0C trong 45 phút. Để nguội ở nhiệt độ phòng, thổi dưới dòng khí nitơ, định mức lại bằng 0,2 ml nội chuẩn Parathion - d10. Cho vào lọ 1,5 ml, tiêm vào GC-MS/MS. Sau khi xác định mẫu đối chứng không có chất Glyphosate sẽ được dùng làm mẫu thêm chuẩn với các nồng độ được trình bày trong Bảng 2.3: Bảng 2.3: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu đất để xây dựng đường chuẩn Nồng độ Thể tích rút (µL) Nồng độ chuẩn (ppm) Mẫu (g) Đất C1 = 0,2ppm 20 25 5 Đất C2 = 1,0ppm 100 25 5 Đất C3 = 2,0ppm 200 25 5 Đất C4 = 5,0ppm 500 25 5 Đất C5 = 10,0ppm 1.000 25 5 Mẫu đất sau khi được thêm chuẩn như bảng trên sẽ đễ yên trong 30 phút. Sau đó tiến hành như qui trình trên và thu được đường chuẩn như Hình 2.3: Hình 2.3: Đường chuẩn Glyphosate trên nền mẫu đất c. Nền trái nho 48
  61. Đường chuẩn được xây dựng 5 điểm nồng độ khảo sát Glyphosate từ từ 0,02 ppm đến 1 ppm. Mẫu đối chứng được phân tích theo qui trình như sau: cân 2 g mẫu, thêm 10 mL nước cất 2 lần loại ion, lắc 30 phút. Ly tâm 9000 vòng trong 5 phút. Rút 0,5 ml dịch, lọc qua siêu lọc 0,45 m. Rút 0,2 ml dịch đem thổi khô mẫu dưới dòng khí nitơ, nhiệt độ < 50 0C. Để nguội ở nhiệt độ phòng. Thêm 0,15 ml heptafluoro – 1 – butanol, 0,3ml Trifluoroacetic anhydride, vortex. Ủ ở 80 0C trong 45 phút. Để nguội ở nhiệt độ phòng, thổi dưới dòng khí nitơ, định mức lại bằng 0,2 ml nội chuẩn Parathion – d10. Cho vào lọ 1,5 ml, tiêm vào GC-MS/MS. Sau khi xác định mẫu đối chứng không có chất Glyphosate sẽ được dùng làm mẫu thêm chuẩn với các nồng độ như sau: Bảng 2.4: Nồng độ thêm chuẩn vào nền mẫu trái nho để xây dựng đường chuẩn Thể tích rút Nồng độ chuẩn Mẫu Nồng độ (µL) (ppm) (g) Nho C1 = 0,02ppm 8 5 2 Nho C2 = 0,1ppm 40 5 2 Nho C3 = 0,2ppm 80 5 2 Nho C4 = 0,5ppm 200 5 2 Nho C5 = 1,0ppm 400 5 2 Mẫu nho sau khi được thêm chuẩn như bảng trên sẽ đễ yên trong 30 phút. Sau đó tiến hành như qui trình trên và thu được đường chuẩn sau: 49
  62. Hình 2.4: Đường chuẩn Glyphosate trên mẫu trái nho Tất cả 3 phương trình đường chuẩn trên ba nền mẫu khác nhau sẽ được dùng để phân tích Glyphosate trong các mẫu thu được. 2.2.3.4 Khảo sát giới hạn đo của phƣơng pháp Theo hướng dẫn của tài liệu SANTE/11945/2015, thì giới hạn định lượng của phương pháp (MQL) là giá trị nồng độ thấp nhất spike vào mẫu còn phát hiện được và đạt tiêu chí về hiệu suất thu hồi (70 – 120%) và RSD (≤20%). Giới hạn phát hiện của phương pháp (MDL) sẽ bằng 1/3 giới hạn định lượng của phương pháp. 2.2.3.5 Hiệu suất thu hồi, độ lập lại và độ tái lập của phƣơng pháp Từ mẫu đối chứng đã xác định không có chất Glyphosate, Tiến hành thêm chuẩn vào mẫu theo Bảng 2.5: Bảng 2.5: Nồng độ và thể tích thêm chuẩn mẫu trắng để xác định độ lặp lại, độ tái lập Chuẩn Nồng độ Lƣợng mẫu (ml, g) Nồng độ chuẩn trong mẫu Thể tích rút (µL) (ppm) Nước + 1,0ppb 100 0,1 10 Nước + 2,0ppb 200 0,1 10 Nước + 5,0ppb 500 0,1 10 Đất + 0,5ppm 100 25 5 50
  63. Đất + 1,0ppm 200 25 5 Đất + 2,5ppm 500 25 5 Nho + 0,1ppm 40 5 2 Nho + 0,2ppm 80 5 2 Nho + 0,5ppm 200 5 2 Sau khi thêm chuẩn vào mẫu trắng, vortex, để yên tối thiểu 30 phút. Mẫu thêm chuẩn được xử lý theo qui trình tương tự như trên. 51
  64. CHƢƠNG 3: K T QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 K T QUẢ KHẢO SÁT NÔNG HỘ VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ẢNH HƢỞNG CỦA GLYPHOSATE - Chúng tôi tiến hành điều tra thu thập thông tin những hộ nông dân nào có sử dụng thuốc Glyphosate để diệt cỏ và xác định vị trí lấy mẫu. - Khảo sát 11 nông hộ trồng nho tại Huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận Bảng 3.1: Danh sách các hộ khảo sát STT Tên hộ khảo sát Thời gian canh tác Giếng 1 NH1 4 lần/năm Có 2 NH2 4 lần/năm Có 3 NH3 Có 4 lần/năm 4 NH4 Có 4 lần/năm 5 NH5 Có 4 lần/năm 6 NH6 Có 4 lần/năm 7 NH7 Có 4 lần/năm 8 NH8 Có 4 lần/năm 9 NH9 Có 4 lần/năm 10 NH10 Có 4 lần/năm 11 NH11 Có 4 lần/năm 52
  65. Hình 3.1: Sơ đồ vị trí lấy mẫu Hầu hết các nông hộ đều sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate. Đặc biệt thuốc diệt cỏ hiệu Grassad 480SL (Đầu trâu) được tất cả các hộ ưa chuộng và sử dụng vì có tác dụng mạnh, nhanh chóng và diệt cỏ triệt để, kể cả những giống cỏ hằng niên. 53
  66. Grassad 480SL (Đầu 45% trâu) 55% Grassad 480SL (Đầu trâu) và BN-Kocan 480SL (Khủng long) Hình 3.2: Những loại thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate thường sử dụng 3.1.1 Cách sử dụng thuốc Qua khảo sát về 11 nông hộ trồng nho tại huyện Tuy Phong tỉnh Bình Thuận, 11/11 hộ làm theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm. Nhưng người dân cũng cho biết thêm, việc sử dụng thuốc cũng 1 phần dựa vào kinh nghiệm sản xuất lâu năm của bản thân. Qua các cuộc tập huấn lớn nhỏ về sử dụng thuốc bảo vệ thực vật người dân thường ít ghi chép lại các kiến thức được phổ biến. Các thông tin về hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV, người dân có lẽ năm được hầu hết do kinh nghiệm trồng trọt lâu năm, cộng thêm hướng dẫn sử dụng trên bao bì thuốc cũng đã có sẵn nên việc lựa chọn làm theo hướng đẫn trên bao bì thuốc là nhiều hơn cả. 9% 9% Pha thêm Không pha Pha loãng 82% Hình 3.3: Cách pha thuốc của người dân địa phương Thực tế tất cả các hộ khi được phỏng vấn đều nói phun theo nồng độ hướng dẫn sử dụng nhưng liều lượng phun lại luôn nhiều hơn liều lượng hướng dẫn, có tới 82% 54
  67. hộ dân cho biết rằng họ có pha thêm một lượng thuốc Glyphosate so với liều lượng dùng trên hướng dẫn. Đa số người dân tại Việt Nam khi canh tác nông nghiệp có thói quen pha thuốc theo kinh nghiệm. Vì vậy liều lượng phun cũng tăng từ 1 – 2 lần so với khuyến cáo. Mục đích của việc tăng liều lượng là do người nông dân muốn cho sâu, rầy, bệnh hại chết nhanh, đẩy nhanh tác động của thuốc. Hiện nay theo hướng dẫn sử dụng thì cách dùng thuốc trừ có là phun từ 3 – 6 lit/ha, tức là 100ml – 300ml thuốc trừ cỏ thì ứng với bình phun có dung tích từ 15 – 20lit. 22% 45% 100cc Hình 3.4: Liều lượng Glyphosate được pha thêm Qua kết quả khảo sát liều lượng thuốc diệt cỏ Glyphosate được chọn để pha thêm nhiều nhất là 30cc (chiếm 45%), thấp nhất là từ 30-50cc chiếm 11% còn liều lượng từ 50-100cc và 100cc chiếm 22% tổng số các hộ. Điều này có thể khiến cho sâu bệnh, cây trồng bị lờn thuốc, lâu dài dẫn đến việc gia tăng dư lượng thuốc BVTV đến môi trường và trong sản phẩm nông nghiệp. Việc làm đúng theo hướng dẫn trên bao bì thuốc vẫn sẽ đảm bảo được sự an toàn và hiệu quả trong công tác sản xuất của người nông dân. 3.1.2 Thời điểm sử dụng thuốc diệt cỏ chứa Glyphosate Phun thuốc diệt trừ cỏ dại thuốc trừ cỏ là những hóa chất tự nhiên hoặc tổng hợp có tác dụng làm rối loạn trao đổi chất, ức chế sinh trưởng và tiêu diệt cỏ dại mà không hoặc rất ít ảnh hưởng đến cây trồng. 55
  68. Tùy theo phổ tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ có tác động chọn lọc (chỉ diệt được một số loài cỏ) và thuốc trừ cỏ có tác động không chọn lọc (tiêu diệt mọi loài cỏ). Tùy theo thời điểm dùng mà có thể chia ra thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm (có tác dụng tiêu diệt cỏ trước khi nảy mầm) và thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm (tiêu diệt cỏ sau nảy mầm đang sinh trưởng tốt). Tùy mức độ chọn lọc có thể phân ra thuốc trừ cỏ một lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật một lá mầm) và thuốc trừ cỏ 2 lá mầm (chỉ tiêu diệt nhóm cỏ thuộc thực vật 2 lá mầm). Tùy thuộc cơ chế tác động mà người ta chia ra thuốc trừ cỏ nội hấp và thuốc trừ cỏ tiếp xúc, thuốc trừ cỏ lá rộng và thuốc trừ cỏ lá kim, thuốc trừ cỏ hằng niên và thuốc trừ cỏ đa niên .Xuất phát từ đặc điểm trên của thuốc trừ cỏ, đặc điểm của cỏ dại, vị trí cần diệt cỏ mà ta dùng thuốc cho hợp lý, đạt hiệu quả cao. 0% > 3 lần 18% 3-5 lần 36% 5-7 lần < 7 lần 46% Hình 3.5: Số lần phun thuốc diệt cỏ có Glyphosate trong một vụ Số hộ trồng và sản xuất nho khi được hỏi đề sử dụng thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate khi phát hiện có cỏ, cỏ vừa mới phát triển. Tùy thuộc vào tần suất cỏ mọc mà số lần phun, thời điểm phun và khoảng cách giữa các lần phun là khác nhau. Theo khuyến cáo thuốc trừ cỏ có chứa Glyphosate là thuốc có hiệu lực dài (có thể sau 2-3 tháng mới cần phun lại) mà một vụ mùa chỉ kéo dài 4 tháng, vậy nên số lần phun thuốc trừ cỏ an toàn nhất là từ 1-2 lần trong một vụ để tránh tình trạng gia tăng dư lượng thuốc BVTV trong đất và cây trồng. 56
  69. - Có 4/11 hộ phun thuốc trừ cỏ dưới 3 lần trong một vụ (36%), như vậy công tác phun thuốc của 4 hộ dân này là tương đối bảo bảo theo yêu cầu. - Có 5/11 hộ phun thuốc trừ cỏ từ 3 – 5 lần trong một vụ (46%) và có 2/11 hộ phun thuốc trừ cỏ lên đến 5 - 7 lần trong môt vụ mùa (18%), vì vậy mẫu môi trường và thực phẩm của các hộ dân này cần xem xét và đánh giá. Ngoài ra, việc vệ sinh đồng ruộng, làm sạch cỏ khuyến khích người dân thực hiện bằng phương pháp thủ công thường xuyên lặp đi lặp lại nhằm hạn chế, phòng trừ vi khuẩn gây bệnh và tránh để cỏ mọc trở lại. 3.1.3 Thời gian cách ly Thời gian cách ly là khoảng thời gian tính từ khi phun thuốc lần cuối cho đến khi thu hoạch nhằm đảm bảo cho thuốc có đủ thời gian phân hủy không còn gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể con người. Đối với mỗi loại thuốc BVTV khác nhau, thời gian cách ly là khác nhau. Thuốc BVTV hóa học thì thời gian cách ly thường là 7 – 15 ngày. Còn thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học thì thường là 1 – 3 ngày. 0% 1 tuần 37% 26% 2 tuần 3 tuần 37% > 3 tuần Hình 3.6: Thời gian cách ly kể từ lần phun cuối đến khi thu hoạch Kết quả điều tra nông hộ cho thấy tất cả các hộ đều trả lời về thời gian cách ly từ 2 tuần – 1 tháng mới thu hoạch, cao nhất từ 3 tuần trở lên (8 hộ) và cách ly khoảng 2 tuần chiếm 26% (3 hộ). Như vậy công tác thu hoạch của người dân là tương đối đảm bảo yêu cầu và theo đúng khuyến cáo. 57
  70. 3.1.4 Cách thức quản lý thuốc BVTV và bảo hộ lao động Đối với bao bì, chai lọ đựng thuốc BVTV sau khi sử dụng đã có nơi tập kết chung, sau đó được mang đi tiêu hủy. Hình 3.7: Nơi tập kết tiêu hủy vỏ thuốc BVTV - 9/11 hộ đều vứt vỏ chai, bao bì thuốc sau khi sử dụng vào nơi quy định hoặc những bao bố để chứa, rồi sau đó đem lại trạm xử lý của địa phương. - Có 2/11 hộ vứt rác, bao bì trên nền đất có thể khiến lượng hóa chất còn tồn đọng trong chai, lọ chảy ra ngoài, ngấm vào đất và ảnh hưởng đến nguồn nước. Hình 3.8: Hình chai lọ thuốc BVTV vương vãi trên nền đất 58
  71. Việc người dân thực hiện tốt như vậy do một phần họ đã ý thức được sự nguy hiểm đến môi trường nếu để bao bì, chai lọ thuốc BVTV sai nơi quy định, vì vậy, vấn đề này luôn được người dân thực hiện nghiêm chỉnh, do có thể ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của họ. Trong quá trình sử dụng thuốc Glyphosate đôi lúc có thuốc dư thừa, thông thường người dân sẽ pha lượng vừa đủ dùng nhưng nếu có dư lại khá ít người nông dân sẽ phun nốt phần còn lại. Thuốc BVTV dư thừa cần được phải xử lý, nhưng xử lý cụ thể thế nào cho đúng thì vẫn rất khó, cần một quy định cụ thể về việc xử lý thuốc BVTV dư thừa. Đối với bình phun sau khi sử dụng xong thường được người dân rửa sạch bằng xà phòng bằng (10 hộ, chiếm 91%) và nước rửa chảy ra nền thấm vào đất. Việc này có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường nước mặt hoặc nước ngầm. Nhưng cũng có 1 hộ (9%) không rửa sạch bình phun mà để lại lần sau dùng tiếp, điều này có thể làm thay đổi hiệu lực hoặc nông độ của thuốc, việc phòng trừ cỏ sẽ kém hiệu quả. 9% Rửa sạch bằng xà phòng Không rửa, lần sau 91% dùng tiếp Hình 3.9: Cách xử lý bình phun thuốc sau khi sử dụng Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình sử dụng thuốc diệt cỏ Glyphosate là rất cần thiết. Khi sử dụng thuốc, người sử dụng cần trang bị bảo hộ lao động đầy đủ như áo chống thấm, găng tay, khẩu trang, ủng, mắt kính nhưng trên thực tế, đa số người dân đều không tuân thủ đúng quy định. Hầu hết mọi người chọn sử dụng khẩu trang, còn những đồ bảo hộ còn lại thì không được sử dụng thường xuyên. 59
  72. 37% 26% Khẩu trang Nón mũ Không dùng 37% Hình 3.10: Sử dụng đồ bảo hộ trong quá trình phun thuốc Theo kết quả khảo sát chỉ có 3 hộ (26%) dùng khẩu trang khi làm vườn, canh tác. Có 4 hộ (37%) dùng đến nón (mũ) để che nắng và 4 hộ (37%) còn lại không dùng bất cứ đồ bảo hộ nào trong quá trình canh tác. Thông thường nông dân chủ quan cởi trần, không mang mặt nạ phòng độc, găng tay khi phun xịt thuốc BVTV ngoài đồng; thậm chí có người còn trực tiếp dùng tay pha thuốc, bình phun bị nghẹt thì dùng miệng hút cho thông .một số người đi chợ mua thức ăn để vào giỏ, cạnh bên có chai thuốc BVTV. Trong khi đó, nguyên nhân chính dẫn đến nhiễm độc thuốc BVTV trong lao động là do không khí bị ô nhiễm thuốc, da và quần áo dây dính thuốc, do thuốc vào đường tiêu hóa qua thức ăn, nước uống. Đối với người, khi sử dụng không đúng cách, thuốc BVTV sẽ gây nhiễm độc cấp tính như: Bỏng mắt, hủy hoại da, ảnh hưởng thần kinh, gan. Khi bị nhiễm độc mãn tính sẽ ảnh hưởng đến tủy xương, vô sinh ở nam, ung thư Còn đối với môi trường xung quanh, thuốc BVTV diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái, gây ô nhiễm đất, nước, không khí Các triệu chứng nhiễm độc thông thường nhất là mệt mỏi, chóng mặt, khó thở, buồn nôn; sau đó co giật, co cứng toàn thân, mạch chậm Nếu hít phải chất độc có thể gây kích ứng mắt và mũi họng, nhìn mờ, đồng tử co nhỏ, nếu nặng có thể tử vong. Trong trường hợp nhiễm độc bên ngoài cần thay hết quần áo, tắm rửa tay, mặt bằng xà phòng và sớm đưa đến cơ sở y tế. Vì vậy việc sử dụng đồ bảo hộ khi phun thuốc là rất cần thiết. 60
  73. 3.1.5 Nguồn nƣớc ngầm Kết quả khảo sát cho thấy 10/11 hộ dân tại xã Liên Hương, huyện Tuy Phong có sử dụng nguồn nước ngầm, được phục vụ cho mục đích sinh hoạt hằng ngày như ăn uống, tắm giặt và dùng để tưới tiêu, pha thuốc. Còn 1 hộ còn lại thì có nguồn nước ngầm nhưng không sử dụng. Lượng nước ngầm mỗi hộ tiêu thụ hàng tháng dao động trung bình từ 1000m3 – 2000m3. Mà lượng nước rửa hóa chất cũng được trực tiếp đổ ra đất nên nguồn nước mặt gần các trang trại trông nho hoặc nguồn nước ngầm có khả năng bị ảnh hưởng là rất lớn. Có thể gây tích lũy dư lượng Glyphosate trong đất, nước ảnh hưởng đến sức khỏe con người và cây trồng. Theo các nghiên cứu tồn dư của Glyphosate gây tác động xấu đến môi trường và sinh thái xung quanh như ảnh hưởng đến sự sống của một số động vật hoang dã, làm giảm đa dạng sinh học đất nông nghiệp và phá hủy các kho thức ăn cho các loài chim và côn trùng. Nước ô nhiễm Glyphosate đe dọa đời sống thủy sinh, có thể độc hại đối với ếch, nhái. Tế bào gan của cá chép bị tổn thương nặng khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Glyphosate [25]. Do đó, cần phải có biện pháp quản lý thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV một cách chặt chẽ và hạn chế việc rửa dụng cụ phun thuốc trừ cỏ trên nền đất, giảm thiểu đối đa tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngầm. 3.1.6 Biểu hiện khi tiếp xúc với thuốc Theo cuộc khảo sát về biểu hiệu khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate: - 4/11 (36%) nông hộ cho biết không có hiện tượng gì, cảm thấy bình thường vì đã sử dụng thuốc lâu năm, đã quen mùi nên cảm thấy bình thường. - 7/11 (64%) nông hộ đưa ra nhận xét rằng thuốc Glyphosate có mùi nồng và gây khó chịu khi hít phải. Ngoài ra còn có 1 hộ cho biết đôi khi có xảy ra hiện tượng ói mửa, buồn nôn nếu cơ thể đang có nồng độ cồn. 61
  74. 36% Không có hiện tượng gì 64% Gây mùi khó chịu Hình 3.11: Biểu hiện của người dân khi tiếp xúc với thuốc diệt cỏ Glyphosate Qua cuộc khảo sát ta thấy thuốc diệt cỏ có chứa Glyphosate gây ra mùi khó chịu đối với người sử dụng và người dân thường khi hít phải nhưng không gây bất cứ ngộ độc cấp tính hay những bệnh về da nào. Từ đó cho thấy Glyphosate chưa gây ảnh hưởng ngay (độc cấp tính) đối với người sử dụng, nhưng việc tích tụ Glyphosate trong nho, đất và nước cần được đánh giá và xem xét. Việc tích lũy trong các thành phần môi trường và thực phẩm sau đó được đưa vào cơ thể người thông qua chuỗi thức ăn 3.2 ĐÁNH GIÁ DƢ LƢỢNG GLYPHOSATE TRONG ĐẤT, NƢỚC VÀ NHO Xác định hàm lượng Glyphosate bằng phương pháp GC-MS/MS. 3.2.1 Kết quả nồng độ Glyphosate ở các vị trí lấy mẫu Trong quá trình điều tra, chúng tôi xác nhận được hai hộ VT3 và VT11 không sử dụng Glyphosate để diệt cỏ. Chúng tôi tiến hành lấy mẫu của hai hộ này sử dụng làm mẫu đối chứng. 3.2.2 Kết quả nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu Các vị trí lấy mẫu được thể hiện trong sơ đồ vị trí lấy mẫu, 10 hộ có sử dụng Glyphosate để diệt cỏ, 02 hộ sử dụng hoạt chất khác được lựa chọn lấy mẫu đối chứng. 62
  75. Sơ đồ qui trình xử lý mẫu đất Cân 5 g Thêm 10 ml H2O, Siêu âm 10 phút, lắc 30 phút Thêm 10 ml MeOH 1 % Acid Formic, lắc 30’ phút Ly tâm Lọc qua siêu lọc 0 2 ml dịch chiếc Thổi khô bằng khí Nitơ ở t < 500C Thêm 0,2 ml Heptaflourobuthanol + 0,4 ml Triflouroacetic anhydric Cho vào lò phản ứng ở nhiệt 80 0C, trong thời gian 45 phút Để nguội, Thổi khô bằng khí Nitơ ở t < 500C Định mức bằng 0,2 ml nội chuẩn GC – MS/MS Hình 3.12: Qui trình xử lý mẫu đất 63
  76. Kết quả phân tích nồng độ Glyphosate thu được như Bảng 3.2 Bảng 3.2: Nồng độ Glyphosate trong đất ở khu vực nghiên cứu Nồng độ Số lần vƣợt Stt Tên hộ Glyphosate QCVN Ghi chú (mg/kg) 15:2008/BTNMT 1 VT1 0,5 5 2 VT2 0,8 8 Mẫu đối 3 VT3 0,0 0 chứng 4 VT4 0,6 6 5 VT5 0,8 8 6 VT6 0,8 8 7 VT7 0,6 6 8 VT8 0,7 7 9 VT9 0,6 6 10 VT10 0,8 8 Mẫu đối 11 VT11 0,0 0 chứng 12 VT12 1,3 13 Hiện nay, Chưa có giới hạn qui định hàm lượng Glyphosate trong đất. Glyphosate thuộc nhóm thuốc diệt cỏ, theo Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất QCVN 15:2008/BTNMT, giới hạn tối đa cho phép của nhóm thuốc trừ cỏ < 0,1 mg/kg. Theo kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy, những hộ trồng nho sử dụng Glyphosate để trừ cỏ sẽ tồn dư trong đất và đều vượt từ 5 – 13 lần QCVN 15:2008/BTNMT. 3.2.1.1 Kết quả nồng độ Glyphosate trong nước ở khu vực nghiên cứu Mẫu nước ngầm được lấy từ các giếng khoan của các trang trại nho. Những hộ nông dân sử dụng nguồn nước này để tưới nho, một số hộ dùng để sinh hoạt. Hệ thống kênh rạch bao quanh các trang trại nho, vào thời điểm lấy mẫu một số kênh đã khô, không có nước. 64