Đồ án Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh

pdf 156 trang thiennha21 13/04/2022 7930
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_danh_gia_nhan_thuc_hanh_vi_tieu_dung_xanh_cua_nguoi_ti.pdf

Nội dung text: Đồ án Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC, HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TẠI CÁC SIÊU THỊ VÀ ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH Ngành: Môi trường Chuyên ngành: Kỹ thuật Môi trường Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam Sinh viên thực hiện : Đoàn Thị Bảo Trâm MSSV: 1311090643 Lớp: 13DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2017
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi và được sự hướng dẫn của PGS.TS Thái Văn Nam. Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được chính tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả khác, cơ quan tổ chức khác đều có trích dẫn và chú thích nguồn gốc. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung luận văn của mình. Trường đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh không liên quan đến những vi phạm tác quyền, bản quyền do tôi gây ra trong quá trình thực hiện (nếu có). TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 07 năm 2017 Sinh viên Đoàn Thị Bảo Trâm
  3. LỜI CẢM ƠN Đề tài này được hoàn thành là nhờ có sự giúp đỡ, tận tình chỉ bảo từ quý thầy cô, bạn bè và người thân dành cho em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành của mình đến tất cả mọi người. Với tình cảm chân thành, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGS.TS Thái Văn Nam, người đã tận tình hướng dẫn và khuyến khích em phát triển vấn đề nghiên cứu theo hướng đi phù hợp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy em cảm thấy thêm trân trọng và thích thú với bài báo cáo này, dù nó là một sản phẩm còn nhiều thiếu sót. Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả thầy cô giáo khoa Công nghệ Sinh học- Thực phẩm- Môi trường, trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, đã giảng dạy và truyền thụ cho chúng em những kiến thức, kỹ năng cần thiết để chúng em thực hiện được đề tài này. Em xin gửi lời cảm ơn của mình đến các anh/chị làm việc tại các hệ thống siêu thị SAIGON CO.OP đã tạo mọi điều kiện để cho em hoàn thành đề tài. Cuối cùng, em xin cảm ơn những người bạn đã luôn chia sẻ ý tưởng, góp ý và quan tâm đến đề tài nghiên cứu này. Gia đình đã giúp đỡ, động viên và tạo những điều kiện tốt nhất. Sự giúp đỡ này là nguồn động viên quý giá để em vượt qua những khó khăn và hoàn thành báo cáo đề tài tốt nghiệp. TP.Hồ Chí Minh, tháng 7, năm 2017 Sinh viên Đoàn Thị Bảo Trâm SV lớp 13DMT02 khoa CN SH- TP- MT
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT IIV DANH MỤC BẢNG VI DANH MỤC HÌNH ẢNH VIII MỞ ĐẦU 1 1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI 1 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 3.1.Đối tượng 2 3.2.Phạm vi nghiên cứu 2 3.3. Phạm vi về sản phẩm 5 3.4. Tính mới của đề tài 5 3.5.Ý nghĩa đề tài 6 3.6.Cấu trúc đồ án 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 8 1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 8 1.1.1. Tiêu dùng bền vững 8 1.1.1.1 Khái niệm tiêu dùng bền vững 8 1.1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững 9 1.1.1.3. Các chính sách nhằm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam 10 1.1.2. Tiêu dùng xanh 11 1.1.2.1. Khái niệm tiêu dùng xanh 11 1.1.2.2. Ý định và hành vi tiêu dùng xanh 13 1.1.2.3. Thực trạng tiêu dùng xanh 13 1.1.3. Sản phẩm thân thiện môi trường 23 1.1.3.1. Khái niệm 23 1.1.3.2. Ý nghĩa 24 1.1.4. Sản phẩm xanh 26 1.1.5. Nhãn sinh thái- nhãn môi trường 30 i
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM 34 1.2.1. Đặc điểm của thị trường người tiêu dùng Việt Nam 34 1.2.2. Đặc điểm của thị trường tiêu dùng TP.HCM 34 1.2.3. Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường 35 1.2.4. Phân loại các sản phẩm xanh có trên thị trường ở TP.HCM 37 1.2.5. Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam 37 1.2.6.Những khó khăn của người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm thân thiện với môi trường 39 1.2.6.1. Khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm 39 1.2.6.2.Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm 41 1.3. CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH 42 1.3.1.Trên Thế giới 42 1.3.2. Tại Việt Nam 43 1.4.TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG SIÊU THỊ VÀ CỬA HÀNG TIỆN LỢI 45 1.4.1. Hiện trạng các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 45 1.4.2. Sơ lược các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi phổ biến tại TP.HCM 47 1.4.3.Hiện trạng phân phối tại các cửa hàng và siêu thị sơ bộ 51 1.5.CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TIÊU DÙNG XANH 52 1.5.1.Nghiên cứu của tác giả ngoài nước 52 1.5.2.Nghiên cứu của tác giả trong nước 55 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 62 2.1. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 62 2.2. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 62 2.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 68 2.3.1. Phương pháp luận 68 2.3.2. Phương pháp cụ thể 69 2.3.2.1. Phương pháp quan sát 69 2.3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin (điều tra bằng bảng hỏi): 69 2.3.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 70 ii
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2.3.2.4. Phương pháp phân tích thống kê, đánh giá tác động (định lượng) 71 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 72 3.1. HIỆN TRẠNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM XANH TẠI CÁC SIÊU THỊ 72 3.2. NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG SẢN PHẨM XANH CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG TP.HCM 72 3.2.1. Thông tin, đặc điểm đối tượng khảo sát 72 3.2.2. Nhận thức về tiêu dùng xanh, sản phẩm xanh 74 3.2.3. Hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng 78 3.2.4. Kênh truyền thông và sự sẵn lòng trả thêm để mua sản phẩm xanh 82 3.2.4.1. Kênh truyền thông 82 3.2.4.2. Sự sẵn lòng trả thêm để mua sản phẩm xanh 84 3.2.5. Phân tích nhân tố 85 3.3. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HÀNH VI NGƯỜI TIÊU DÙNG XANH VỚI CÁC BÊN LIÊN QUAN 94 3.4. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH 95 3.4.1. Các giải pháp đối với chính phủ 95 3.4.2. Các đề xuất đối với doanh nghiệp 98 3.4.3. Giải pháp từ phía người tiêu dùng 99 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 102 KẾT LUẬN 102 KIẾN NGHỊ 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 TÀI LIỆU TRONG NƯỚC 105 TÀI LIỆU NƯỚC NGOÀI 106 TÀI LIỆU TRÍCH DẪN TỪ INTERNET 106 PHỤ LỤC 107 iii
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1 ATM Máy rút tiền tự động 2 BĐKH Biến đổi khí hậu 3 BVMT Bảo vệ Môi trường 4 C4E Đạp xe vì Môi trường 5 CFC Chlorofluorocarbon 6 EU Các nước liên minh Châu Âu 7 FAO Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc 8 GDP Gross Domestic Product 9 GEN Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu 10 GPP Green Public Procurement 11 HEPS Hiệu suất năng lượng 12 HTX Hợp tác xã 13 ILO Tổ chức Lao động Quốc tế 14 IMO Tổ chức Hàng hải Quốc tế 15 ISO Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế 16 ITU Tổ chức Viễn thông Quốc tế 17 LHQ Liên Hiệp Quốc 18 NDRC Uỷ ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc 19 OEF Organisation Environmental Footprint 20 PEF Product Enviromental Footprint 21 PTBV Phát triển bền vững 22 RCEE Trung tâm nghiên cứu Năng lượng và Môi trường 23 SCP Kế hoạch về sản xuất và tiêu thụ bền vững của EU 24 SIP Chính sách công nghiệp bền vững của EU 25 TN&MT Tài nguyên và Môi trường 26 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 27 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh iv
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 28 UBND Uỷ ban nhân dân 29 UNEP Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp 30 UNESCO Quốc 31 UNFPA Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc 32 UN-HABITAT Chương trình Nhân cư Liên Hiệp Quốc 33 UNIDO Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hiệp Quốc 34 UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới 35 WB Ngân hàng Thế giới 36 WCED World Commission on Environment and Development 37 WHO Tổ chức Y tế Thế giới 38 WIPO Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới 39 WTO Tổ chức Thương mại Thế giới v
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Danh sách các sản phẩm xanh 28 Bảng 1.2: Tóm tắt các chính sách/chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên Thế giới 45 Bảng 1.3: Số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam 45 Bảng 1.4: Điểm trung bình của kết quả nghiên cứu 59 Bảng 1.5: Kết quả hồi quy với ý định mua sản phẩm xanh là biến phụ thuộc 60 Bảng 1.6: Kết quả hồi quy với hành vi mua sản phẩm xanh là biến phụ thuộc 61 Bảng 3.1: Thông tin cá nhân các mẫu khảo sát 73 Bảng 3.2: Kết quả nhận thức về phát triển bền vững của người tiêu dùng TP.HCM 76 Bảng 3.3: Kết quả nhận thức về sản phẩm thân thiện môi trường của người tiêu dùng TP.HCM 76 Bảng 3.4: Kết quả nhận thức về nhãn năng lượng so sánh của người tiêu dùng TP.HCM 76 Bảng 3.5: Kết quả nhận thức về các nhãn sinh thái của người tiêu dùng TP.HCM 77 Bảng 3.6: Kết quả về hành động tiêu dùng xanh của người tiêu dùng TP.HCM 79 Bảng 3.7: Kết quả về hành động sử dụng sản phẩm xanh của người tiêu dùng TP.HCM 79 Bảng 3.8: Kênh truyền thông giúp người tiêu dùng biết đến sản phẩm xanh 84 Bảng 3.9: Sự sẵn lòng mua sản phẩm xanh của người tiêu dùng TP.HCM 84 Bảng 3.10: Điểm trung bình của từng biến nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh 85 Bảng 3.11: Giá trị hệ số tin cậy thang đo và cac biến nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh 87 Bảng 3.12: Các điều kiện loại biến để xác định nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi thực hiện mua sắm xanh 87 Bảng 3.13: Hai nhóm nhân tố mà người tiêu dùng quan tâm đến khi mua thực hiện mua sắm xanh 88 vi
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Bảng 3.14: Điểm trung bình từng nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng 89 Bảng 3.15: Giá trị hệ số tin cậy thang đo và các biến nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng 91 Bảng 3.16: Các điều kiện loại biến để xác định nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng 92 Bảng 3.17: Hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến việc mua một sản phẩm của người tiêu dùng 93 vii
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình A: Bản đồ hệ thống siêu thị co.op trên địa bàn TP.HCM 5 Hình 1.1: Nhãn xanh Việt Nam 31 Hình 1.2: Nhãn năng lượng xác nhận 33 Hình 1.3: Nhãn năng lượng so sánh 33 Hình 1.4: Biểu đồ mức độ hiểu biết về sản phẩm thân thiện môi trường 40 Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh. 41 Hình 2.1: Sơ đồ phương pháp luận về tiêu dùng xanh 68 Hình 3.1: Trung bình mức độ quan trọng của việc mua sản phẩm xanh. 85 Hình 3.2: Trung bình mức độ quan trọng khi quyết định mua một sản phẩm . 91 viii
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Trong tình hình khủng hoảng môi trường toàn cầu ngày càng nghiêm trọng. Đối với các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam, đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tích lũy nguồn vốn quốc gia, công tác bảo vệ môi trường sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đỏi hỏi phải không ngừng đổi mới cách làm với những giải pháp mang tính đột phát và thân thiện với môi trường qua việc phát triển các ngành kinh tế xanh, sản xuất sạch, đặc biệt là thay đổi hành vi ứng xử thiếu văn hóa với môi trường tự nhiên, trong đó sản xuất và tiêu dùng bền vững được xem là một trong những yếu tố then chốt để giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính vào bầu khí quyển và khuyến khích hình thành nền kinh tế cacbon thấp.Tuy nhiên, các khía cạnh sâu sắc của sự bền vững, bao gồm tiêu dùng xanh, vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Vì vậy, việc nghiên cứu về tiêu dùng xanh ở các mức độ sâu sắc hơn là vấn đề thiết yếu hiện nay.[6] Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là một trong những thành phố có số dân đông đúc và có nền kinh tế công nghiệp phát triển, nhiều ngành sản xuất đã ra đời; nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất phát triển mở rộng, đã và đang thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, góp phần tạo nguồn vốn quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập cho người lao động. Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nền kinh tế cũng đã bộc lộ rõ những yếu tố chưa thực sự bền vững. Tăng trưởng kinh tế mới chỉ dựa vào khai thác tài nguyên ở cường độ cao; công nghệ còn lạc hậu, chậm đổi mới nên đã tiêu hao nhiều năng lượng, nước, nguyên vật liệu, dẫn đến tình trạng suy kiệt nguồn nước, các loại tài nguyên khoáng sản, và môi trường bị xuống cấp Mặt khác, một bộ phận dân cư vẫn còn nặng về tiêu dùng truyền thống, sử dụng nguyên liệu thô chưa qua chế biến, sử dụng nhiều hàng hóa chất lượng thấp, không có lợi cho việc tiết kiệm tài nguyên và phát triển bền vững. Vấn đề này nếu cứ tiếp diễn sẽ ngày càng trầm trọng, đe doạ trực tiếp sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững và sự tồn tại, phát triển của các thế hệ hiện tại cũng 1
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP như tương lai. Để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường này, điều quan trọng nhất là con người phải thay đổi được hành vi mua sắm và tiêu thụ của mình. Tiêu dùng xanh hiện nay cũng đã tương đối phổ biến ở Việt Nam. Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đang gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Việc tăng cường tiêu dùng và mua sắm xanh và nâng cao nhận thức về môi trường có thể giúp cải thiện tình trạng này. Việc tạo ra một xu hướng tiêu dùng xanh tại Việt Nam và cụ thể ở một thành phố đang phát triển như TP. Hồ Chí Minh sẽ cần có sự hỗ trợ từ các cơ quan khác của Nhà nước và quyết tâm đổi mới của các doanh nghiệp và nhất là người tiêu dùng trong việc đưa việc sử dụng các sản phẩm tiêu dụng xanh trở nên gần gũi hơn với người tiêu dùng và phổ biến rộng hơn để làm thay đổi ý thức thói quen của người tiêu dùng. Do đó, em chọn đề tài: “Đánh giá nhận thức, hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng Thành phố Hồ Chí Minh tại các siêu thị và đề xuất phương án thúc đẩy tiêu dùng xanh” nhằm làm tiền đề cho việc xem xét, giải quyết các vấn đề môi trường liên quan đến tiêu dùng và làm cơ sở để đề ra các biện pháp hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường đô thị đang ngày càng nghiêm trọng hiện nay. Từ đó đẩy mạnh tuyên truyền để thay đổi thói quen mua sắm, nâng cao nhận thức của người dân về hạn chế xả rác thải ra môi trường là việc làm hết sức cần thiết. Bởi, một khi người dân coi trọng việc mua sắm và tiêu dùng các sản phẩm xanh sẽ là tiền đề quan trọng thúc đẩy hoạt động sản xuất thân thiện với môi trường. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đánh giá nhận thức tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Đánh giá hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng tại TP.HCM. Đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh tại TP.HCM. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Khách mua hàng ngẫu nhiên tại các hệ thống của siêu thị tại TP.HCM, các cá nhân trên 18 tuổi sống tại TP.HCM và đủ kiến thức. 3.2. Phạm vi nghiên cứu 2
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện nay, TP.HCM có rất nhiều hệ thống siêu thị lớn điển hình 5 hệ thống lớn CO.OPMART, BIGC, EMART, AEON, VINMART với rất nhiều chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh như: - Siêu thị EMART đưa việc quản lý thân thiện môi trường vào hệ thống quản lý như việc phát triển các cửa hàng thân thiện với môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng và khí gas, mở rộng kinh doanh các loại sản phẩm thân thiện môi trường, khuyến khích tiêu dùng xanh, truyền bá văn hóa thân thiện với môi trường, đóng góp xã hội qua các chiến dịch bảo vệ môi trường - Big C cho biết trong tương lai tất cả các đại siêu thị của Big C sẽ là các đại siêu thị xanh, góp phần cùng cộng đồng bảo vệ môi trường và hướng đến phát triển bền vững, cụ thể như cuối năm 2010, Big C đã đưa vào hoạt động thế hệ đầu tiên các đại siêu thị Big C xanh, sử dụng tất cả các công nghệ thân thiện với môi trường trong đó có bóng đèn tiết kiệm điện; trang bị hệ thống giám sát và quản lý điện năng nhưng cũng chưa có chương trình nào cụ thể để khuyến khích người tiêu dùng tiêu tiêu dùng xanh chỉ có chương trình giới thiệu túi nilon thân thiện môi trường đến người tiêu dùng. - Công ty TNHH AEON Việt Nam tổ chức Lễ trồng cây mang tên ”Cánh rừng quê hương AEON” với mong muốn đóng góp 1 phần nhỏ nỗ lực của mình, mang đến thêm nhiều mảng xanh hơn cho môi trường và xã hội, cũng như góp phần tuyên truyền bảo vệ môi trường xanh cho thế hệ tương lai. - “Tôi chọn nông sản sạch” là Chương trình do công ty TNHH Đầu tư Sản xuất Phát triển Nông nghiệp VinEco phát động, với mong muốn tạo làn sóng ủng hộ sản xuất nông nghiệp sạch từ đông đảo người tiêu dùng, thông qua đó cổ vũ, động viên, lan tỏa văn hóa làm nông nghiệp sạch cho những hộ sản xuất nông nghiệp Việt. Chương trình cũng giới thiệu, đồng hành, hỗ trợ và tôn vinh các hộ sản xuất uy tín, các sản phẩm nông nghiệp đặc sản của Việt Nam, các vùng nông nghiệp nổi tiếng, các chuỗi sản xuất sạch đang hình thành và phát triển trên tất cả các tỉnh, thành cả nước. Chương trình sẽ được tổ chức thực hiện tại các vùng nông nghiệp lớn trên cả nước, được truyền thông rộng rãi tới người tiêu dùng qua các phương 3
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tiện truyền thông đại chúng, qua hệ thống siêu thị VinMart, VinMart+ và trang thương mại điện tử Adayroi.com. Hệ thống SAIGON CO.OP với chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi thường xuyên có các chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh, nổi bật nhất đó là chương trình định kỳ hằng năm vào tháng 5. Qua 7 lần tổ chức (từ năm 2010 đến nay), chiến dịch Tiêu dùng sản phẩm xanh đã đạt được những con số ấn tượng. Vận động được hơn 4 triệu lượt người dân cam kết hưởng ứng tiêu dùng xanh. Mức tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp xanh tăng lên từ 40% - 60% trong tháng diễn ra chiến dịch tại các hệ thống siêu thị Co.opmart. Những con số trên đã phần nào thể hiện sức lan tỏa rộng khắp của chiến dịch trong cộng đồng cả nước. Vai trò của cộng đồng cũng được thể hiện mạnh mẽ hơn thông qua việc kiên trì theo đuổi mục tiêu xây dựng thị trường cạnh tranh lành mạnh hơn cho những doanh nghiệp xanh và doanh nghiệp. Chính vì dẫn đầu trong các phong trào kích cầu tiêu dùng xanh nên tôi sẽ chọn hệ thống của SAIGON CO.OP để thực hiện đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu nhận thức và hành vi tiêu dùng của người tiêu dùng khi siêu thị đã có rất nhiều chương trình khuyến khích tiêu dùng xanh. Chọn 10 siêu thị trên địa bàn TP.HCM trong hệ thống siêu thị SAIGON CO.OP (gồm Quận 1, Quận 10, Quận 6, Quận 12, Quận Phú Nhuận, Quận Bình Thạnh, Quận Thủ Đức, Quận Gò Vấp). 4
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình A: Bản đồ hệ thống siêu thị CO.OP trên địa bàn TP.HCM (Nguồn: Trang thông tin điện tử hệ thống Saigon Co.op) Danh sách cụ thể các siêu thị: - Quận 1: Co.opmart Cống Quỳnh: 189C Cống Quỳnh - P.Nguyễn Cư Trinh, Q1, TPHCM. - Quận 10: Co.opmart Lý Thường Kiệt: 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10, TPHCM. - Quận 6: Co.opmart Hậu Giang: 188 Hậu Giang, P.6, Q.6, TPHCM. - Quận 12: Co.opmart Nguyễn Ảnh Thủ: 167/2 Nguyễn Ảnh Thủ, P.Trung Mỹ Tây, Q.12, TP.HCM. - Quận Phú Nhuận: Co.opmart Rạch Miễu: 48 Hoa Sứ, P.7, Q. Phú Nhuận. TP.HCM. Co.opmart Nguyễn Kiệm : 571-573 Nguyễn Kiệm, P.9, Q.Phú Nhuận, TPHCM. - Quận Gò Vấp: Co.opmart Phan Văn Trị : 543/1 Đường Phan Văn Trị, Phường 7, Quận Gò Vấp, TP.HCM. Co.opmart Foodcosa: 304A Quang Trung, Phường 11, Quận Gò Vấp, TP.HCM. - Quận Bình Thạnh: Co.opmart Đinh Tiên Hoàng: 127 Đinh Tiên Hoàng, P.3, Q.Bình Thạnh, TPHCM. - Quận Thủ Đức: Co.opmart BìnhTriệu: Số 68/1 Quốc lộ 13, Phường Hiệp Bình Chánh, Quận Thủ Đức, TPHCM. 3.3. Phạm vi về sản phẩm Điều tra được thực hiện ở 3 ngành hàng. Trong đó sản phẩm nghiên cứu hành vi mua sản phẩm xanh là thực phẩm, hàng gia dụng và túi nilon. 3.4. Tính mới của đề tài 5
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hiện tại chưa có đề tài nào tại TP.HCM xác định nhân tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng. Đề tài này được nghiên cứu bằng cách đi khảo sát người tiêu dùng tại các siêu thị từ đó tổng hợp kết quả xác định các mối quan tâm mà người tiêu dùng chú ý đến khi mua sản phẩm xanh đồng thời tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng TP.HCM. 3.5. Ý nghĩa đề tài Ý nghĩa khoa học: Việc đánh giá, phân tích hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng tại một số siêu thị và xác định được nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua sắm xanh của người tiêu dùng sẽ giúp nhà quản lý trong việc hoạch định nhu cầu tiêu dùng xanh và bảo vệ môi trường làm thúc đẩy phát triển bền vững. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể làm tài liệu tham khảo đánh giá mức độ nhận thức hành vi tiêu dùng xanh của khách hàng ở các đô thị nói chung và ở Việt Nam nói riêng, đồng thời đề ra hướng giải pháp phát triển đô thị tiêu dùng xanh cho nhiều năm tới. Các nhà sản xuất và quản lý có thể dựa trên kết quả của nghiên cứu để có các kế hoạch, chính sách phù hợp với nhu cầu và dễ dàng đưa các sản phẩm xanh đến gần với người tiêu dùng nhằm mục tiêu đẩy mạnh hành vi tiêu dùng xanh. 3.6. Cấu trúc đồ án Đồ án có 154 trang bao gồm cả danh mục bảng biểu, tài liệu tham khảo và phụ lục, trong đó có 23 bảng và 9 hình. Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đồ án được chi làm ba chương: - Chương 1: Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu. Gồm: Các khái niệm: tiêu dùng bền vững, tiêu dùng xanh, sản phẩm thân thiện môi trường, sản phẩm xanh, nhãn sinh thái- nhãn môi trường Tổng quan hiện trang tiêu dùng xanh ở Việt Nam, các chính sách thúc đẩy, hệ thống siêu thị và của hàng tiện lợi, các nghiên cứu liên quan. 6
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu. Gồm: nội dung nghiên cứu, sơ lược địa bàn nghiên cứu và các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu. - Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận 7
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1. CÁC KHÁI NIỆM TRONG LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tiêu dùng bền vững 1.1.1.1 Khái niệm tiêu dùng bền vững Chủ nghĩa tiêu dùng đang đánh dấu thời đại của chúng ta. Nhưng từ khi biến đổi khí hậu(BĐKH) diễn ra, con người không thể tiếp tục khai thác những nguồn tài nguyên trên Trái đất mà không nghĩ về tương lai. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đạt được nhiều hơn mà tổn thất ít hơn hay nói cách khác là làm thế nào để tiêu dùng bền vững? Tiêu dùng bền vững được xây dựng trên quan điểm phát triển bền vững được đề cập và phổ biến rộng rãi từ năm 1987 từ Báo cáo Brundtland (còn gọi là Báo cáo Tương lai chung c ủa chúng ta) của Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED – World Commission on Environment and Development) nay là Ủy ban Brundtland. Báo cáo ghi rõ: Phát triển bền vững là “sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.[12] Như vậy, tư tưởng cơ bản của tiêu dùng bền vững là đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của bản thân sao cho không tước mất khả năng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của các thế hệ mai sau. Cần hiểu rằng “tiêu dùng bền vững” không phải là “tiêu dùng ít hơn” mà là biết tiêu dùng hiệu quả hơn, tốt hơn và bớt sử dụng tài nguyên hơn. Điều này đặc biệt đúng cho người dân đang sống trong nghèo khổ thường có nhu cầu gia tăng tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ. Tiêu dùng bền vững gắn trực tiếp với rất nhiều ưu tiên phát triển khác như giảm nghèo, tăng trưởng kinh tế, giáo dục và bảo vệ môi trường. Tất cả đều nhằm vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy, tiêu dùng bền vững không phải là khuyên nên tiêu dùng ít đi, mà là làm thế nào đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng một cách thông minh hơn. Tiêu dùng bền vững tạo cho người tiêu dùng cơ hội để tiêu thụ sản phẩm, sử dụng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của họ một cách hiệu quả và có hiệu suất, giảm thiểu 8
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP hậu quả tiêu cực về môi trường, xã hội và kinh tế. Mục đích cuối cùng của tiêu dùng bền vững là cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của cả người tiêu dùng thế hệ hiện nay và các thế hệ mai sau, đồng thời giảm thiểu tác động tới môi trường.[5] 1.1.1.2. Tầm quan trọng của tiêu dùng bền vững Tiêu dùng là đặc điểm trung tâm của xã hội. Khi nền kinh tế được cải thiện, cá nhân cũng như Chính phủ, công ty và tổ chức cũng gia tăng việc tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng nhu cầu của họ như lương thực, ăn mặc, giao thông, giáo dục, y tế và giải trí vui chơi. Tiêu dùng tăng còn góp phần làm tăng trưởng kinh tế, thường là một tiêu chí mà các Chính phủ sử dụng để đánh giá sự thành công của họ. Song, tiêu dùng cũng trực tiếp hoặc gián tiếp là nguồn gốc của hầu hết các vấn đề môi trường gây nên bởi hoạt động của con người cũng như tạo ra nhiều vấn đề cho xã hội và tài chính. Tiêu dùng tăng đòi hỏi tăng sản xuất và thường dẫn đến việc sử dụng tài nguyên tăng lên, gây ô nhiễm môi trường và phát sinh chất thải. Thậm chí nếu có thể kiểm soát và tăng hiệu suất các quy trình sản xuất, thì những vấn đề trên cũng không thể giải quyết một cách hiệu quả, nếu không giải quyết vấn đề tiêu dùng liên tục tăng. Nhiều vấn đề điển hình về xã hội và tài chính khác cũng do việc tăng tiêu dùng gây ra. Những cá nhân có mức tiêu dùng cao thường gặp phải gánh nặng chi phí như mắc nợ, thời gian và sự căng thẳng làm việc để đảm bảo tiêu dùng, thời gian cần có để bảo quản, làm sạch, nâng cấp tài sản, đó là cách tiêu dùng làm mất thời gian dành cho gia đình và bạn bè. Vì vậy, tiêu dùng bền vững là chìa khóa cho phép xã hội và cá nhân phát triển mà không nhất thiết phải hy sinh chất lượng cuộc sống hoặc các yếu tố phát triển bền vững. Thông thường, tiêu dùng bền vững hay được hiểu nhầm là công cụ nhằm vào việc giảm tiêu thụ quá mức ở các nước phát triển. Mục đích thật sự của tiêu dùng bền vững là để phát triển các cơ hội tiêu dùng cho phép mọi người thỏa mãn được nhu cầu của mình, song không phát sinh những hậu quả tiêu cực với môi trường, xã hội và tài chính. Nhu cầu thúc đẩy tiêu dùng bền vững đã rõ rệt từ lâu ở hầu hết các 9
  21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP nước phát triển. Song, các nước đang phát triển với khuynh hướng đi theo con đường của nước phát triển vẫn có cơ hội để tránh nhiều sai lầm liên quan tới tiêu dùng bằng cách giải quyết các vấn đề tiêu dùng của họ ngay từ bây giờ. Chẳng hạn ở châu Á, dân số đông và tăng nhanh. Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc UNFPA dự tính dân số thế giới sẽ tăng 41% khoảng 8,9 tỷ người vào năm 2050, phần lớn sự gia tăng này diễn ra ở các nước đang phát triển ở châu Á. Nền kinh tế châu Á cũng tăng trưởng nhanh, nhiều thị trường mở cửa chịu ảnh hưởng do buôn bán quốc tế, tỷ lệ đô thị hóa tăng cùng với tuổi thọ của người dân cũng tăng. Vùng châu Á – Thái Bình Dương là nơi có 684 triệu người tiêu dùng có thu nhập trung bình trên 7000USD/đầu người. Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonexia chiếm 63% nhóm người tiêu dùng này trong vùng và 25% toàn thế giới. Ngày nay, chỉ 25% dân số trong khu vực được xếp vào loại mức thu nhập trung bình cá nhân cao đó[12] . Như vậy, hình thái sẽ là con số này tăng nếu kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Đồng thời ở các nước phát triển vốn có mức tiêu thụ tính theo đầu người cao quá mức, đã xuất hiện yêu cầu giảm mức tiêu thụ đó xuống, đạt độ bền vững hơn. Như vậy, tiêu dùng bền vững gắn liền với các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, tuy họ tiếp cận vấn đề từ những hướng khác nhau. Vì vậy nhu cầu đạt đến sự tiêu dùng bền vững có tầm quan trọng với tất cả các nước, mọi người dân, cả giàu lẫn nghèo. 1.1.1.3. Các chính sách nhằm thực hiện phát triển bền vững ở Việt Nam Để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam, hàng loạt chính sách đã được ban hành trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và thực hiện các cam kết quốc tế về PTBV mà Việt Nam đã ký kết. Quan điểm “Phát triển bền vững” đã được tái khẳng định trong các văn kiện của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng Cộng sản Việt Nam và trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 là: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên nhiên, 10
  22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP giữ gìn đa dạng sinh học”. Trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 cũng đã nhấn mạnh “Phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong Chiến lược”. Phát triển bền vững đã trở thành đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước. Trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã ký những công ước quốc tế có liên quan tới phát triển bền vững như Nghị định thư Montreal về các chất phá hủy tầng ô - zôn; Công ước Vienna về Bảo vệ tầng ô - zôn; Công ước của LHQ về Luật Biển; Công ước khung của LHQ về Biến đổi khí hậu; Công ước Đa dạng sinh học (1994); Cam kết thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ [10] Mục tiêu tổng quát của Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam là “Đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường”. 1.1.2. Tiêu dùng xanh 1.1.2.1. Khái niệm tiêu dùng xanh Tiêu dùng xanh có thể được định nghĩa là việc mua, sử dụng và tuyên truyền các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không gây nguy cơ cho sức khỏe con người và không đe dọa các chức năng hay sự đa dạng của các hệ sinh thái tự nhiên. Tiêu dùng xanh xuất phát từ mong muốn bảo vệ các nguồn tài nguyên cho các thế hệ tương lai và nâng cao chất lượng sống của con người. Hiện nay, người tiêu dùng trên thế giới đang dần dần hướng tới các sản phẩm xanh, thân thiện với môi trường và coi đó như một tiêu chuẩn cho các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao. Người tiêu dùng sẵn lòng trả giá cao hơn cho những hàng hóa được gắn nhãn mác đạt tiêu chuẩn sản xuất bền vững . Xuất phát từ sự gia tăng mối quan tâm đối với các sản phẩm xanh trên toàn cầu, nhiều công ty đã bắt đầu sản xuất các sản phẩm xanh thân thiện với môi trường và thể hiện nỗ lực bảo vệ môi trường. Chính phủ các nước cũng đang nỗ lực đưa ra nhiều chính sách để thúc đẩy tiêu dùng xanh. Hầu hết các quốc gia đang phát triển ở châu Á đã xây dựng các bộ luật bảo vệ môi trường. Số 11
  23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP lượng người sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm sinh thái thân thiện gần đây cho thấy thị trường của các sản phẩm thân thiện môi trường đang mở rộng. Khái niệm tiêu dùng xanh đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970 ở Hoa Kỳ. Tiêu dùng xanh xuất hiện trong học thuật tiếp thị thông qua các tài liệu đã được đề cập đến như của Fisk (1974); Harper & Row, Henion và Kinnear (1976); Kardash WJ (1976) Ban đầu, các nghiên cứu tập trung vào việc sử dụng năng lượng và các vấn đề ô nhiễm có liên quan đến một phạm vi hẹp trong các ngành công nghiệp, tập trung chủ yếu vào việc tái chế và tiết kiệm năng lượng, cũng như phản ứng của người tiêu dùng trong quảng cáo và thông tin sản phẩm.Trong những năm 1980, sự quan tâm của người tiêu dùng đối với môi trường đã được chứng minh bởi cơ sở dữ liệu nghiên cứu theo thời gian, sự thành công với hướng dẫn cho người tiêu dùng xanh và sự tẩy chay của người tiêu dùng toàn cầu khi sử dụng các hợp chất Chlorofluorocarbon (CFC) gây thủng tầng ozone.[5] Tuy nhiên, tiêu dùng xanh là một khái niệm chưa rõ ràng vì chứa đựng các nghịch lý trong định nghĩa Màu xanh lá cây có nghĩa bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường, trong khi tiêu thụ thường liên quan đến sự hủy diệt tài nguyên và môi trường. Tiêu dùng xanh cũng là một ý tưởng được tranh luận, được đánh giá cao các bối cảnh phụ thuộc vào một chuỗi hành động cũng như sự phức tạp và đa diện trong lý thuyết và thực hành. Tiêu dùng xanh chồng lên các khái niệm khác, chẳng hạn như tiêu thụ đạo đức, bền vững hoặc chịu trách nhiệm dẫn đến sự thiếu nhất quán và rõ ràng trong quan niệm về tiêu dùng xanh trong các tài liệu nghiên cứu. Màu xanh lá cây có thể được giả định là chỉ liên quan đến các vấn đề môi trường, nhưng đây cũng là sự đan xen tinh tế với các mặt xã hội và kinh tế phát triển bền vững. Ví dụ như mua thực phẩm hữu cơ có thể được giả định để đại diện cho tiêu dùng xanh thúc đẩy cho lối sống sinh thái, nhưng người tiêu dùng cũng cảm nhận thực phẩm hữu cơ có lợi ích sức khỏe cho cá nhân đồng thời cung cấp hương vị ngon hơn.[5] Như vậy, tiêu dùng xanh được hiểu là một phần của tiêu dùng bền vững. Tiêu dùng xanh là những hành động mua hàng, sử dụng, thải loại trong đó người tiêu dùng cân nhắc trách nhiệm của bản thân đối với xã hội và môi trường bằng 12
  24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cách giảm thiểu tối đa tác động lên môi trường, đồng thời vẫn đáp ứng các nhu cầu và mong muốn cá nhân, bảo đảm chất lượng cuộc sống trong hoạt động sống - ăn uống – làm việc hàng ngày (Getgreen, 2012). Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về hành vi tiêu dùng xanh. Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng khái niệm của Nguyễn Hữu Thụ (2014): “Hành vi tiêu dùng xanh là các hành động tìm kiếm, mua và sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của cá nhân, nhóm với mục đích giảm thiểu các chất thải gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm an toàn cho sức khỏe cộng đồng được thể hiện qua nhận thức, thái độ và hành động của họ”. Điều này có nghĩa là tiêu dùng xanh bao gồm cả mua sắm lẫn tiêu thụ sản phẩm theo hướng thân thiện với môi trường. 1.1.2.2. Ý định và hành vi tiêu dùng xanh Ý định tiêu dùng: Ý định tiêu dùng phản ánh niềm tin của người tiêu dùng liên quan đến chuỗi hành vi tiêu dùng (Ajzen và Fishbein, 1980). Theo Ajzen (1985), nó được mô tả như là một động lực cá nhân trong nhận thức kế hoạch/quyết định của người tiêu dùng để phát huy nỗ lực trong việc thực hiện một hành vi cụ thể. Theo Ajzen (2002), ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi. Ý định hành vi ngụ ý sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi cho trước.[7] Hành vi tiêu dùng xanh: Có nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng xanh, cơ bản được phát triển dựa trên khái niệm hành vi tiêu dùng và khái niệm sản phẩm xanh. Tổng kết lại thì hành vi tiêu dùng xanh là một chuỗi các hành vi; bao gồm: mua sản phẩm xanh, sử dụng xanh (chẳng hạn như tiết kiệm, tái sử dụng, tái chế, sử dụng bao bì xanh và xử lý rác thải).[8] 1.1.2.3. Thực trạng tiêu dùng xanh  Tiêu dùng xanh trên Thế giới Trung Quốc Trung Quốc có khởi đầu tương đối muộn về tiêu dùng xanh song đã có những bước tiến đáng kể. Trong những năm gần đây, sự quan tâm của người dân đối với môi trường đã được cải thiện. Chính phủ đã đầu tư không ít trong việc bảo vệ, cải thiện môi trường và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Năm 1993, Trung Quốc lần đầu 13
  25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tiên thành lập chương trình gắn nhãn sinh thái cho các sản phẩm. Đến nay, trong hệ thống chứng nhận sản phẩm xanh ở Trung Quốc đã có hàng chục chủng loại, như thực phẩm, đồ uống, hàng dệt may, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, đèn chiếu sáng, ô tô và nhiều mặt hàng khác. Đến năm 2005, Chính phủ đã tiến hành cải cách các chương trình ghi nhãn sinh thái, cải thiện phần nào tình hình tiêu dùng xanh ở quốc gia này, như chương trình “China Energy Label”. Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy các công nghệ tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp khai thác mỏ và xây dựng, trợ giá cho các sản phẩm chiếu sáng tiết kiệm năng lượng và các loại xe. Chính phủ cung cấp mức thuế suất ưu đãi 7,5% cho việc mua bán các loại xe có động cơ dưới 1,6L. Tháng 6/2009, Trung Quốc bắt đầu thực hiện dự án “Sản phẩm năng lượng hiệu quả có lợi cho cộng đồng” để quảng bá sản phẩm năng lượng hiệu quả, bao gồm điều hòa không khí, tủ lạnh, tivi màn hình phẳng, máy giặt, đèn điện và các loại xe tiết kiệm năng lượng. Tính đến cuối năm 2010, Chính phủ đã chi hơn 16 tỷ nhân dân tệ để thúc đẩy hơn 340 triệu máy điều hòa không khí tiết kiệm năng lượng, 1 triệu xe tiết kiệm năng lượng và 360 triệu bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Kết quả là hàng năm, Trung Quốc tiết kiệm được 22,5 tỷ kwh điện, 300.000 tấn dầu và giảm thiểu 14 triệu tấn khí thải CO2. Trung Quốc cũng đã cố gắng để giảm lãng phí về mặt đóng gói sản phẩm. Các yêu cầu đề xuất nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh bằng cách buộc các nhà sản xuất cắt giảm vật liệu đóng gói, trừng phạt không tuân thủ lên đến 50.000 nhân dân tệ (7,323 đô la Mỹ). Thêm nữa, Trung Quốc đã cấm sử dụng túi nhựa mỏng trong tất cả các cửa hàng bán lẻ trong tháng 6/2008, khuyến khích người tiêu dùng chuyển sang mua sắm túi tái sử dụng. Theo ước tính của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc (NDRC), tháng 6/2009, lệnh cấm đã giảm 2/3 lượng sử dụng túi nhựa và có thể tiết kiệm 2,4 triệu tấn dầu mỗi năm.[3] Nhật Bản Tại châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi trường nói chung và tiêu dùng xanh nói riêng. Các quy định liên quan 14
  26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tới chương trình phát triển xanh lần đầu tiên được Chính phủ Nhật ban hành năm 1990; đến năm 2001, Chính phủ thông qua luật thúc đẩy mua sắm xanh, Nhật Bản trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh. Chính sách này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan Chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm xanh. Về luật mua sắm xanh công cộng, mục đích là để thúc đẩy việc mua các sản phẩm và dịch vụ xanh trong khu vực công ở cả cấp trung ương và địa phương. Những thông tin về sản phẩm và dịch vụ xanh cung cấp cho khách hàng cũng được tăng cường thông qua bộ luật này. Với việc mua sắm xanh, chính quyền trung ương xác định và công bố một chính sách mua sắm với các chỉ tiêu trên những loại sản phẩm và dịch vụ mỗi năm. Nhật Bản cũng đã có các chính sách về tái chế bao bì và vật liệu đóng gói. Năm 1995, bộ luật Tái sử dụng bao bì “Containers/Packaging Recycling Act” được thông qua nhằm thúc đẩy tái chế các loại thùng chứa và bao bì đóng gói sản phẩm, bao gồm khoảng 60% khối lượng chất thải trong các hộ gia đình ở Nhật Bản. Theo bộ luật này, người tiêu dùng cần phân loại các vật liệu, sau đó cơ quan chức năng thành phố sẽ thu thập và giao lại cho các công ty được chỉ định để thực hiện tái chế. Tháng 2/1996, Mạng lưới tiêu dùng xanh (Green Purchasing Network) được thành lập bởi Bộ Môi trường, mục đích nhằm thúc đẩy mua sắm xanh ở Nhật Bản thông qua việc cung cấp thông tin và hướng dẫn trong việc thực hành mua sắm xanh. Tính đến nay, mạng lưới đã đưa ra rất nhiều hoạt động như: hội thảo, triển lãm xanh, giải thưởng “Mua sắm xanh”, dữ liệu thông tin sản phẩm và đạt được những thành công nhất định. Kết quả là, tất cả các cơ quan chính phủ trung ương đều thực hiện mua sắm xanh, 100% các cơ quan chính quyền ở 47 tỉnh và 12 thành phố được chỉ định mua sắm xanh. Theo một cuộc khảo sát năm 2003, 52% trong số 722 nhà cung cấp xác nhận doanh số bán hàng sản phẩm xanh đã gia tăng trong những năm qua, quy mô thị trường trong nước của các sản phẩm xanh ước tính lên tới 50 nghìn tỷ yên, sự quan tâm của khách hàng tới sản phẩm xanh cũng tăng lên đáng kể.[3] 15
  27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hàn Quốc Hàn Quốc là quốc gia thực hiện và áp dụng các chính sách về mua sắm xanh từ rất sớm. Điểm khởi đầu chính thức của chính sách về sản phẩm xanh tại Hàn Quốc là chương trình dán nhãn môi trường được triển khai từ năm 1992. Ngoài ra, Chính phủ đã có các nghiên cứu nhằm liên kết hệ thống dán nhãn môi trường với hệ thống mua sắm công cộng và đạt được những kết quả rõ rệt. Không chỉ vậy, Chính phủ luôn coi các nhà sản xuất là những nhà tiêu dùng lớn. Chính phủ đã thông qua các hợp đồng tự nguyện về mua sắm xanh, gắn kết việc mua các nguyên liệu xanh, góp phần thúc đẩy quá trình sản xuất và bán ra các sản phẩm thân thiện môi trường. Tổng khối lượng mua sắm xanh của tất cả các tổ chức công cộng ở Hàn Quốc đạt khoảng 2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2013, tăng 2,6 lần so với năm 2005. Ngay từ năm 2005, bộ luật khuyến khích mua các sản phẩm và dịch vụ xanh đã được Bộ Môi trường thông qua, mục đích nhằm nuôi dưỡng thị trường sản phẩm xanh bằng cách kích thích nhu cầu tiêu dùng đối với sản phẩm xanh cũng như tạo thuận lợi trong việc tiếp cận sản phẩm xanh của người tiêu dùng. Bộ luật được xem là cơ sở để thực hiện thu mua xanh, tình nguyện trong việc thực hiện kinh doanh xanh. Ngoài ra, cứ 5 năm, Bộ Môi trường được ủy thác thiết lập các kế hoạch hành động nhằm thúc đẩy mua sắm xanh. Kế hoạch hành động được xây dựng với sự tham vấn của các tổ chức công cộng có liên quan để đưa ra mục tiêu và chiến lược trung hạn cho việc quảng bá các sản phẩm xanh. Chính phủ Hàn Quốc cũng đã hợp tác với các công ty thẻ tín dụng để đưa ra một hệ thống khuyến khích những người có ý thức tiêu dùng xanh: Thẻ tín dụng xanh (The Green Credit Card). Thẻ tín dụng xanh là một phương tiện để tích lũy và sử dụng điểm sinh thái khi khách hàng chi tiêu trong cuộc sống hàng ngày, hiện đã thu hút hơn 9 triệu người sử dụng. Ngoài ra, Chính phủ cho rằng nhãn sinh thái là một cách hiệu quả giúp người tiêu dùng nhận biết sản phẩm xanh, vì vậy các chính sách ghi nhãn sinh thái được ban hành khá sớm (1990), mục đích nhằm cung cấp thông tin đáng tin cậy cho người tiêu dùng. Hiện nay, nhằm tăng cường thông tin về độ thân thiện với môi trường của sản phẩm cho khách hàng, nhiều chính sách khác 16
  28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đã được thi hành như: Dán nhãn sinh thái, Gắn nhãn “dấu chân Carbon” (Carbon Footprint), Chứng nhận công trình xanh, Chứng nhận cửa hàng xanh Cùng với các chính sách trên, Chính phủ đang nỗ lực giúp người tiêu dùng nói chung hiểu rõ hơn các khái niệm về cuộc sống xanh và quảng bá sản phẩm xanh bằng cách nâng cao nhận thức cộng đồng. Hiện nay, 4 “Trung tâm cộng tác tiêu dùng xanh” đã được thiết lập, cung cấp các dịch vụ giáo dục về tiêu dùng xanh cho người tiêu dùng.[3] Hoa Kỳ Mua sắm xanh ở Hoa Kỳ được thiết lập và triển khai thực hiện trong một số chương trình mua sắm xanh của Liên bang, trong đó các cơ quan điều hành được yêu cầu cân nhắc các tác động môi trường, giá thành và các yếu tố khác của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo quy định mua sắm Liên bang và Sắc lệnh 13101 về xanh hóa chính phủ, tất cả các cơ quan chính phủ phải thực hiện mua sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử dụng các vật liệu tái sinh. Theo thống kê của cơ quan Cone Communications năm 2013, ở Hoa Kỳ có 71% người tiêu dùng quan tâm tới môi trường khi họ mua sắm, trong đó 7% quan tâm đến môi trường trong mọi lần mua sắm, 20% thường xuyên quan tâm đến môi trường và 44% quan tâm đến môi trường. Tại Hoa Kỳ, luật chính sách năng lượng năm 2005 tạo ra các ưu đãi để khuyến khích việc mua xe phát thải thấp. Theo đó, các ưu đãi về thuế đã thu hút khách hàng quan tâm tới các loại phương tiện có giá cao hơn nhưng thân thiện hơn với môi trường. Các khoản thuế tín dụng đã được đưa ra để giảm giá lên đến 3.400 đô la Mỹ cho xe hybrid (xe lai) và 4.000 đô la Mỹ cho xe ô tô năng lượng thay thế. Ưu đãi về thuế có thể thay đổi dựa vào mức độ vận hành “xanh” của các loại xe. Ví dụ, Tesla Roadster, một loại xe chạy hoàn toàn bằng điện sẽ nhận được một khoản thuế tín dụng lớn hơn nhiều so với việc mua một chiếc xe hybrid tiêu chuẩn, vì xe hybrid sẽ gây ô nhiễm nhiều hơn trong thời gian vận hành. Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra 17
  29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP các chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng những loại xe tiết kiệm năng lượng. Rainforest Alliance - một tổ chức phi lợi nhuận tại Hoa Kỳ đang gây ảnh hưởng tới sự lựa chọn của người tiêu dùng bằng cách ghi nhãn sản phẩm (và hoạt động) bền vững về hoạt động lâm nghiệp và khai thác gỗ, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo sinh kế bền vững. Tổ chức này cũng làm việc với các doanh nghiệp du lịch để giảm thiểu những tác động bất lợi của họ đến sinh thái và xã hội. Rainforest Alliance chứng nhận sản phẩm nông nghiệp bao gồm cà phê, sô cô la, chuối, nước cam, các loại hạt và hàng trăm mặt hàng khác đến từ các trang trại thuộc các rừng nhiệt đới được bảo tồn.[3] Các nước Liên minh châu Âu (EU) Tại EU, Ủy ban Châu Âu đã có nhiều nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua sắm công xanh (Green Public Procurement - GPP) trong các nước thành viên, bao gồm việc triển khai các nghiên cứu/dự án, ban hành các chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn. Mặc dù GPP vẫn là hệ thống tự nguyện, tuy nhiên hiện nay nhiều nước thành viên đã và đang xây dựng kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn về mua sắm xanh. Tháng 7/2008, kế hoạch hành động của EU về tiêu thụ bền vững (trong đó bao gồm nội dung tiêu dùng xanh) và sản xuất (SCP), chính sách công nghiệp bền vững (SIP) được triển khai như là một nỗ lực để phát triển một chương trình, chính sách bảo trợ đặc biệt tập trung vào tiêu thụ bền vững. Trong kế hoạch SCP, Ủy ban EU khởi xướng các công cụ như gắn nhãn sinh thái, hiệu quả năng lượng EU với mục đích thông báo cho người tiêu dùng về các tác động môi trường của sản phẩm nhằm nâng cao nhận thức của người tiêu dùng. Các sáng kiến khác của EU gồm có Diễn đàn bán lẻ và Bàn tròn thực phẩm châu Âu được thiết lập nhằm trao đổi cách thức thực hiện để đạt được sự bền vững trong lĩnh vực bán lẻ thực phẩm ở châu Âu. Sau khi gặp phải một số rào cản trong việc quảng bá sản phẩm xanh ở các nước thành viên về phương diện phương pháp và cách thức áp dụng để chứng minh về các tiêu chí xanh của sản phẩm, các nước Liên minh châu Âu đã đưa ra dự án 18
  30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP “Thị trường độc nhất cho sản phẩm xanh” (Single Market for Green Products). Dự án này bao gồm một chuỗi các hoạt động: Dự án thiết lập 2 phương pháp để đo lường hiệu suất môi trường trong suốt vòng đời sản phẩm PEF (Product Environmental Footprint) và OEF (Organisation Environmental Footprint). Bên cạnh đó, dự án đưa ra các chỉ tiêu khi báo cáo hiệu quả hoạt động đối với môi trường, chẳng hạn như sự minh bạch, rõ ràng, có thể tin cậy và so sánh Thêm nữa, sự hợp tác trong phương pháp phát triển giữa các nước trong khu vực cũng được hỗ trợ. Năm 1980, cuốn sách đầu tiên The Green Consumer Guide (Hướng dẫn tiêu dùng xanh) đã được xuất bản ở Anh với ý tưởng chủ đạo là trong xã hội hiện đại, “mua sắm bản thân nó cũng là một thú vui”.[3]  Tiêu dùng xanh tại Việt Nam Việt Nam đang đứng trước thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng xanh được Chính phủ đề cập lần đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh vào tháng 9/2012. Chiến lược này xác định ba mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ ba là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong ba nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra, Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020.[1] Tăng trưởng xanh là một nội dung của Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 nhằm đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng hiệu quả và bền vững, đồng thời góp phần giảm nhẹ và phòng chống tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) trong giai đoạn hiện nay. Việt Nam hiện đang xây dựng Chiến lược Tăng trưởng xanh nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, tiến tới việc sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ xanh, hiện đại phù hợp, phát triển hệ 19
  31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP thống cơ sở hạ tầng để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói giảm nghèo và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững. Chiến lược Tăng trưởng xanh của Việt Nam được xây dựng trên quan điểm sau: ● Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, phát triển hài hòa đời sống xã hội với môi trường tự nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mọi người dân. ● Tăng trưởng xanh phải dựa trên việc tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường, qua đó kích thích tăng trưởng kinh tế. ● Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khoa học và công nghệ xanh, hiện đại phù hợp, nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp giữa nội lực với mở rộng hợp tác quốc tế. ● Tăng trưởng xanh là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các Bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược tăng trưởng xanh là tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính. Mục tiêu cụ thể của Chiến lược Tăng trưởng xanh là thay đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng tận dụng lợi thế so sánh, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, cụ thể là: ● Tái cấu trúc và hoàn thiện thể chế theo hướng khuyến khích các ngành kinh tế sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên với giá trị gia tăng cao, hạn chế những ngành sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây ô nhiễm môi trường và mất cân bằng sinh thái; 20
  32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ● Nghiên cứu, ứng dụng ngày càng rộng rãi công nghệ tiên tiến, phù hợp nhằm sử dụng hiệu quả hơn tài nguyên thiên nhiên, giảm cường độ phát thải khí nhà kính, góp phần ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu; ● Nâng cao đời sống nhân dân thông qua tạo thêm việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh và cải thiện chất lượng cuộc sống thông qua việc xây dựng hạ tầng xanh, lối sống thân thiện với môi trường. Những định hướng nhiệm vụ thực hiện tăng trưởng xanh ở Việt Nam: Để đạt được mục tiêu như trên, các hoạt động tăng trưởng xanh trong thời gian sắp tới sẽ tập trung vào 3 nhiệm vụ chiến lược sau: Xanh hóa sản xuất thông qua các giải pháp chính: ● Xanh hóa sản xuất thông qua quy hoạch, tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt hạn chế phát triển những ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường; ● Sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên nước, tài nguyên đất và tài nguyên khoáng sản; ● Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên của đất nước, tạo thêm việc làm và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân; ● Phát triển kết cấu hạ tầng bền vững; ● Đổi mới công nghệ, áp dụng phổ biến sản xuất sạch hơn. Giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP và tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo thông qua thực hiện những giải pháp chính sau: ● Cải thiện hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại; ● Thay đổi cơ cấu sử dụng nhiên liệu trong các ngành công nghiệp và giao thông vận tải; ● Đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới nhằm từng bước gia tăng tỷ trọng của các nguồn năng lượng sạch này trong sản xuất và tiêu thụ năng lượng của quốc gia, giảm dần sự phụ thuộc vào nguồn năng 21
  33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP lượng hóa thạch, tăng cường an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; ● Giảm phát thải khí nhà kính thông qua phát triển nông nghiệp hữu cơ bền vững, nâng cao tính cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp. Xanh hóa lối sống và tiêu dùng bền vữngthông qua triển khai những giải pháp chính sau: ● Đô thị hóa bền vững: Để nâng cao khả năng cạnh tranh, phát triển hài hòa, nâng cao chất lượng sống cho người dân, quy hoạch phát triển đô thị và quản lý quy hoạch cần đạt được các tiêu chí về hiệu quả sinh thái và bảo đảm xã hội để: + Đô thị là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xanh và cạnh tranh; + Tăng cơ hội việc làm; + Giảm nghèo; + Cải thiện chất lượng sống; + Tăng cường an ninh năng lượng; + Cải thiện môi trường; và + Tránh được các chi phí và rủi ro tương lai. ● Xây dựng nông thôn mới với lối sống hòa hợp với môi trường: Thực hiện các nội dung của Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 và trong những năm tiếp theo, kết hợp tăng trưởng kinh tế với bảo vệ môi trường, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội nhằm đảm bảo phát triển nông thôn bền vững. ● Thúc đẩy tiêu dùng bền vững và xây dựng lối sống xanh: Thay đổi mô hình và hành vi tiêu dùng theo hướng bền vững của cả ba khu vực tiêu dùng trong xã hội, bao gồm: khu vực nhà nước, khu vực doanh nghiệp và khu vực dân cư. Việt Nam cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững, trong đó tiêu dùng xanh đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu 22
  34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP quả Các hoạt động sản xuất và tiêu dùng bền vững cũng được triển khai tại Việt Nam trong hơn l0 năm qua. Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công Thương), Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai. Để khách hàng có thể hiểu rõ hơn và thực hiện hành vi tiêu dùng xanh, việc đẩy mạnh hoạt động kích cầu tiêu dùng xanh là hết sức quan trọng. Năm 2010, Saigon Co.op (Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Thành phố Hồ Chí Minh) trở thành đơn vị bán lẻ tiên phong tham gia thực hiện chiến dịch “Tiêu dùng xanh”, với mong muốn đóng góp nhiều hơn cho lợi ích cộng đồng thông qua vai trò là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phân phối. Nhìn chung, dù bắt nhịp khá chậm nhưng cho đến nay, xu hướng tiêu dùng xanh đang lan tỏa và nhận được sự hưởng ứng khá tích cực từ phía người dân và các nhà sản xuất với dự án “Tôi yêu sản phẩm xanh và khu phố xanh”. 1.1.3. Sản phẩm thân thiện môi trường 1.1.3.1. Khái niệm Trước khi đi vào khái niệm sản phẩm thân thiện với môi trường, chúng ta cùng tìm hiều về sản phẩm liên quan đến môi trường, hay còn gọi là những sản phẩm nhạy cảm với môi trường (environment sensitive commodities) là những sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu dùng và thải bỏ chúng có khả năng gây ra ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên hoặc gây tác hại tới sức khỏe của con người, động thực vật và đòi hỏi tương đối nhiều nguồn lực nhằm xử lý các tác hại đó. Đánh giá mức độ liên quan của một sản phẩm đối với môi trường hay nhận biết một sản phẩm liên quan đến môi trường thường được xác định theo các tiêu chí:  Độ nguy hại của chất thải đi kèm hoặc tồn tại trong sản phẩm.  Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm hoặc quá trình sử dụng sản phẩm tới môi trường không khí. 23
  35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Ảnh hưởng tiêu cực của sản phẩm tới đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái.  Quy trình sản xuất sản phẩm có tác động tiêu cực tới môi trường. Cùng với khái niệm các sản phẩm nhạy cảm đối với môi trường, trong thương mại quốc tế hiện nay cũng bắt đầu xuất hiện một thuật ngữ khác là “Sản phẩm thân thiện với môi trường”. Đây là nhóm sản phẩm mà quá trình sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ không ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường (hoặc nếu có thì cũng nhẹ hơn so với tác động tới môi trường của các sản phẩm tương tự cùng loại). Xét trong chừng mực nào đó, các sản phẩm thân thiện với môi trường đôi khi còn có ảnh hưởng tích cực tới môi trường. Ví dụ, các nông sản hữu cơ tạo điều kiện khôi phục lại cân bằng sinh thái, hoặc khi phân hủy chúng giúp đảm bảo khả năng tái tạo độ mùn của đất, các sản phẩm và dịch vụ khắc phục sự cố môi trường, các công nghệ sạch. Cho đến nay chưa có sản phẩm nào được coi là thân thiện với môi trường một cách tuyệt đối mà chỉ tồn tại những sản phẩm thân thiện với môi trường một cách tương đối. Một sản phẩm chỉ được coi là hoàn toàn thân thiện với môi trường khi và chỉ khi nó đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn về tính thân thiện với môi trường từ giai đoạn sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu, máy móc thiết bị, công nghệ sản xuất) cho tới giai đoạn đưa vào tiêu dùng, sử dụng và cuối cùng là giai đoạn thải bỏ sau khi sử dụng tính chất có thể tái chế được, không gây tổn hại cho môi trường tại bãi rác thải và quá trình vận chuyển lưu kho). Các tiêu chuẩn để đánh giá tính thân thiện rất khác nhau qua từng vùng lãnh thổ, từng khu vực trên thế giới, cho nên khái niệm “Sản phẩm thân thiện với môi trường” luôn luôn chỉ có thể mang tính chất tương đối. 1.1.3.2. Ý nghĩa Các sản phẩm thân thiện với môi trường có ý nghĩa vô cùng to lớn đến môi trường sống của con người (môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật, nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người, nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình, nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên 24
  36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tới con người và sinh vật trên Trái đất, nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người). Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên để gia tăng không gian sống cho con người có thể làm cho chất lượng không gian sống mất khả năng tự phục hồi. Trước thế kỷ 21, ít khi người ta để ý đến ảnh hưởng của sản phẩm đến sức khỏe, cuộc sống con người. Ngày nay khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng quan tâm đến sức khỏe và đã bước đầu chú trọng đến sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất và xuất khẩu cần có nhận thức cao hơn về chất lượng hàng hóa, nâng cao năng suất kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường. Sản phẩm sinh thái được thiết kế dựa theo các khái niệm và nguyên tắc về thiết kế sinh thái để có được những tính năng thân thiện với môi trường. Các khái niệm về vòng đời và thiết kế kỹ thuật đóng vai trò rất quan trọng trong suốt giai đoạn phát triển của sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái có thể được sản xuất từ vật liệu tái chế hoặc nguyên vật liệu sinh khối. Thêm vào đó, trong suốt quá trình sản xuất giảm thiểu nguồn năng lượng và nước là đồng hành với ít rác, ít ô nhiễm hơn. Trong quá trình sử dụng, sản phẩm sinh thái có thể giúp tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải và những nhu cầu về xử lý chất thải sau đó. Sản phẩm sinh thái cũng được thiết kế nhằm bảo đảm khả năng tái chế, tái sử dụng và phục hồi. Sản phẩm sinh thái thường đi kèm với nhãn hiệu sinh thái loại I, II, III theo bộ tiêu chuẩn ISO.  ISO 14024 (Nhãn loại I): là nhãn sinh thái được chứng nhận, được cấp cho sản phẩm của nhà sản xuất theo yêu cầu hoặc vì lợi ích của người tiêu dùng bởi Chính phủ hoặc tổ chức độc lập với người sản xuất hoặc người tiêu dùng  ISO 14021 (Nhãn loại II): là nhãn sinh thái tự công bố, do các nhà sản xuất, nhà nhập khẩu và nhà phân phối đưa ra, dựa trên những chứng cứ và kết quả 25
  37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP tự đánh giá hoặc được đánh giá bởi các bên liên quan khác theo yêu cầu của họ.  ISO 14025 (Nhãn loại III): là nhãn tự nguyện, là nhãn của các doanh nghiệp sản xuất và cung ứng cho người tiêu dùng theo chương trình tự nguyện của ngành kinh tế và các tổ chức kinh tế đề xuất. Bên cạnh đó, những sản phẩm được đưa vào cơ sở dữ liệu của Mạng lưới thu mua Xanh cũng được coi là sản phẩm sinh thái. Sản phẩm sinh thái thường được phân theo nhóm sản phẩm như: thiết bị điện, điện tử gia dụng, thiết bị văn phòng, công nghệ thông tin, phương tiện vận chuyển máy móc, cơ khí, đồ nội thất trang trí, vật liệu và máy móc xây dựng, vật liệu bao bì gói, sản phẩm may mặc, các sản phẩm làng nghề, nông sản thiết bị an ninh an toàn và y tế năng lượng, dịch vụ sinh thái du lịch, các hoạt động nghiên cứu và phát triển về môi trường, công nghệ và thiết bị liên quan đến môi trường. Ngoài ra, sản phẩm sinh thái cũng có vị trí quan trọng trong thương mại quốc tế. Việc xóa bỏ các hàng rào thuế quan tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Mặc dù sản phẩm sinh thái không mang tính chất bắt buộc nhưng lại hướng đến mục tiêu rộng lớn, đó là thông qua sản phẩm sinh thái sẽ làm biến đổi hành vi của toàn xã hội theo hướng thân thiện với môi trường. Khi vấn đề môi trường đang có nguy cơ bị lợi dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sản phẩm sinh thái, việc cam kết thực hiện chương trình này đã dần trở thành xu hướng của các quốc gia phát triển và đang phát triển. Nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, trên thực tế đã yêu cầu phải xét đến vấn đề sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm sinh thái này cho phép doanh nghiệp đạt được mục tiêu về lợi nhuận và năng suất cao trong khi vẫn bảo vệ môi trường. 1.1.4. Sản phẩm xanh Sản phẩm xanh đang trở nên nổi bật vì nhu cầu của khách hàng với thái độ mới về các giá trị liên quan đến môi trường (Simon 1992). Nếu tìm kiếm một định 26
  38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP nghĩa chính xác cho Sản phẩm xanh thì chưa có một định nghĩa hoàn thiện, đầy đủ và chính xác. Tách rời “sản phẩm” và “xanh” ta được sản phẩm là vật được làm ra để bán, “xanh” được dùng để chỉ sự liên quan hay quan tâm đến môi trường và thế giới tự nhiên. Vậy sản phẩm xanh có thể hiểu nôm na là những sản phẩm được tạo ra với sự quan tâm đến môi trường. Cụ thể hơn, sản phẩm xanh được hiểu là những sản phẩm không gây hại cho môi trường và an toàn cho sức khỏe của người tiêu dùng hơn những sản phẩm truyền thống khác trong suốt quá trình sản xuất, sử dụng và vứt bỏ. Theo định nghĩa của tạp chí Marketing, thông thường, sản phẩm xanh được phát triển qua 3 bước: thiết kế, sản xuất và đóng gói; và phải đảm bảo thực hiện quy tắc 3R (reduce: giảm thiểu nguyên liệu đầu vào, reuse: tái sử dụng, recycle: tái chế). Nimse và đồng sự định nghĩa sản phẩm xanh là sử dụng các vật liệu tái chế, giảm thiểu tối đa phế thải, giảm sử dụng nước, tiết kiệm năng lượng, tối thiểu bao bì và ít thải các chất độc hại ra môi trường. Điều này có nghĩa là sản phẩm xanh cần đảm bảo: không gây tác hại đến môi trường và bảo vệ sinh thái khi tiêu dùng và bản thân quá trình sản xuất sản phẩm xanh cũng không gây ra những tác hại. Như vậy, xuyên suốt quá trình sản xuất ra sản phẩm xanh phải ưu tiên yếu tố kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, không gây ô nhiễm, không gây độc hại cho sức khỏe và có khả năng tái chế, tái sử dụng. Theo Thạc sĩ Đỗ Hoàng Oanh, sản phẩm xanh là sản phẩm đáp ứng được bốn yếu tố: (1) sản phẩm được tạo ra từ vật liệu thân thiện với môi trường; (2) Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn cho môi trường và sức khỏe thay cho các sản phẩm truyền thống độc hại; (3) Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng; (4) Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn với sức khỏe.[1]  Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường: Nếu sản phẩm chứa các vật liệu tái chế thay vì sử dụng vật liệu mới, thô, nó có thể được xem là một sản phẩm xanh. Ví dụ, một sản phẩm tái chế nhanh như tre hay bần là những sản phẩm thân thiện với môi trường vì là sản phẩm đựơc tạo ra từ vật liệu phế phẩm nông nghiệp như rơm hoặc dầu nông nghiệp. 27
  39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường và sức khoẻ thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống: Ví dụ các vật liệu thay thế chất bảo quản gỗ như creosote, được biết là một hợp chất gây ung thư.  Sản phẩm giảm tác động đến môi trường trong quá trình sử dụng: ít chất thải, sử dụng năng lượng tái sinh, ít chi phí bảo trì. Ví dụ như việc sử dụng chai nước thủy tinh thay vì sử dụng chai nhựa để có thể tái sử dụng lại nhiều lần, sử dụng túi nylon tự phân hủy thay vì sử dụng túi nylon thường  Sản phẩm tạo ra một môi trường thân thiện và an toàn đối với sức khoẻ: Vật liệu xây dựng xanh là những sản phẩm tạo ra một môi trường an toàn trong nhà bằng cách không phóng thích những chất ô nhiễm quan trọng như sơn có dung môi hữu cơ bay hơi thấp, bám chắc, loại bỏ hoặc ngăn ngừa sự lan truyền chất ô nhiễm như sản phẩm từ sự thông gió hoặc bộ lọc không khí trong máy lạnh và cải thiện chất lượng chiếu sáng. Bảng 1.1: Danh sách các sản phẩm xanh STT Sản phẩm Công ty Ghi chú 1 Bột giặt Tide Công ty TNHH Procter & Đã hết hạn chứng nhận bởi Gramble nhãn xanh Việt Nam 2 - Bóng đèn huỳnh Công ty Cổ phần bóng đèn Đã được chứng nhận bởi quang compact Điện Quang, Công ty Cổ phần nhãn xanh Việt Nam (33 loại) Điện tử Thủ Đức - Bóng đèn huỳnh quang ống thẳng (10 loại) - Bóng đèn double wing (3 loại) 3 Sơn phủ dùng Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Đã được chứng nhận bởi trong xây dựng: Nam nhãn xanh Việt Nam - Majestic Pearl 28
  40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Silk - Jotashield 4 Máy in: Văn phòng đại diện Fuji Xerox Đã được chứng nhận bởi - Fuji Xerox Asia Pacific Pte Ltd. nhãn xanh Việt Nam DocuPrint P355d - Fuji Xerox DocuPrint P355db 5 Quạt điện Asia Việt Nam Đã được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam 6 Tủ lạnh Samsung, Panasonic, Soya Đã được chứng nhậnnhãn xanh Việt Nam 7 Sơn phủ dùng Công ty TNHH Sơn Jotun Việt Đã được chứng nhận bởi trong xây dựng: Nam nhãn xanh Việt Nam - Majestic đẹp hoàn hảo - bóng sang trọng - Majestic đẹp hoàn hảo - mờ cổ điển 8 Bình ắc quy GS, Công ty TNHH Ắc quy GS Đã được chứng nhận bởi Bình ắc quy Việt Nam nhãn xanh Việt Nam Yuasa 9 Máy nước nóng SolarBK Đã được chứng nhận bởi năng lượng mặt nhãn năng lượng Việt trời Nam 10 Pin năng lượng Công ty Cổ phần Năng lượng mặt trời Redsun 29
  41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 11 Cửa kính uPVC Công ty Cổ phần Eurowindow 12 Máy điều hoà tiết Công ty LG, Daikin, Panasonic Đã được chứng nhận bởi kiệm năng lượng nhãn năng lượng Việt ( điều hoà không Nam khí biến tầng) 13 Gạch bê tông khí Công ty CP Gạch khối Tân Kỷ chưng áp- AAC Nguyên 14 Tấm thạch cao Boral Gypsum Việt Nam 15 Gạch bê tông Công ty TNHH FICO FICO 16 Sàn tre, vách tre Pinctadali Việt Nam ép tấm 17 Hóa mỹ phẩm và Tập đoàn Bell tại Việt Nam Đã được chứng nhận bởi tẩy rửa Germany nhãn xanh Việt Nam Life 18 Thịt heo Vissan Được chứng nhận bởi VietGAP, GlobalGAP 19 Trứng gà, vịt Được chứng nhận bởi VietGAP, GlobalGAP 20 Rau, củ, quả Được chứng nhận bởi VietGAP, GlobalGAP (Nguồn: Trang điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường và Sổ tay Sản phẩm xanh[9] ) 1.1.5. Nhãn sinh thái- nhãn môi trường Theo tổ chức thương mại thế giới WTO và Ngân hàng thế giới WB thì: Nhãn sinh thái là một loại nhãn được cấp cho những sản phẩm thoả mãn một số tiêu chí nhất định do một cơ quan chính phủ hoặc một tổ chức được chính phủ uỷ nhiệm đề ra. Các tiêu chí này tương đối toàn diện nhằm đánh giá tác động đối với môi trường trong những giai đoạn khác nhau của chu kỳ sản phẩm: từ giai đoạn sơ chế, chế biến, gia công, đóng gói, phân phối, sử dụng cho đến khi bị vứt bỏ. Cũng có trường 30
  42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP hợp người ta chỉ quan tâm đến một tiêu chí nhất định đặc trưng cho sản phẩm, ví dụ mức độ khí thải phát sinh, khả năng tái chế, v.v Theo Mạng lưới nhãn sinh thái toàn cầu (GEN) định nghĩa Nhãn sinh thái là nhãn chỉ ra tính ưu việt về mặt môi trường của một sản phẩm, dịch vụ so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại dựa trên các đánh giá vòng đời sản phẩm. Theo Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO: Nhãn sinh thái là sự khẳng định, biểu thị thuộc tính môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có thể dưới dạng một bản công bố, biểu tượng hoặc biểu đồ trên sản phẩm hoặc nhãn bao gói, trong tài liệu về sản phẩm, tạp chí, kỹ thuật, quảng cáo các hình thức khác. Về mặt hình thức, nhãn sinh thái có thể mang tên gọi khác nhau ở từng nước. Ví dụ các nước Bắc Âu có nhãn Thiên nga trắng, Đức có nhãn Thiên thần xanh, trong khi ở Singapore lại gọi là Nhãn xanh. Ngoài nhãn sinh thái do một cơ quan đứng ra cấp, còn có một loại nhãn khác do nhà sản xuất tự gắn lên sản phẩm của mình như một hình thức quảng cáo với người dùng. Ta thấy có tủ lạnh dán nhãn "Không có CFC" (CFC là một loại hợp chất gây phá huỷ tầng ozone) hoặc có loại pin ghi "Không có thuỷ ngân". Cả hai loại nhãn trên, nhãn sinh thái và nhãn do nhà sản xuất tự dán, đều gọi chung là nhãn môi trường.  Các nhãn sinh thái tại Việt Nam Nhãn xanh Việt Nam Hình 1.1: Nhãn xanh Việt Nam (Nguồn: Trang điện tử Tổng cục Môi trường) 31
  43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chương trình Nhãn xanh Việt Nam được triển khai trên phạm vi toàn quốc từ tháng 3 năm 2009 nhằm mục tiêu liên tục cải thiện và duy trì chất lượng môi trường sống thông qua giảm thiểu sử dụng và tiêu dùng năng lượng, vật liệu cũng như các loại chất thải sinh ra do quá trình sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng phục vụ đời sống. Để đạt được hiệu quả bảo vệ môi trường, Chương trình Nhãn xanh Việt Nam thực hiện đánh giá khả năng kiểm soát, hạn chế tác động đối với môi trường của các loại sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng theo quan điểm “xem xét toàn bộ vòng đời sản phẩm”. Theo đó, lợi ích môi trường mà mỗi sản phẩm có khả năng mang lại từ việc giảm thiểu phát thải các loại chất gây ô nhiễm, chất độc hại ra môi trường từ các khâu khai thác nguyên/vật liệu, sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng cho đến khi thải bỏ đối với loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng đó sẽ được xem xét và đánh giá trên cơ sở các bộ tiêu chí được xây dựng riêng cho từng loại hình sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Để các sản phẩm được chứng nhận nhãn xanh Việt Nam thì các nhà sản xuất bắt buộc phải đạt được các tiêu chí của từng loại sản phẩm (bao bì, chất tẩy rửa, chiếu sáng, mực in, pin- ắc quy, sơn- véc ni, thiết bị văn phòng, văn phòng phẩm, vật liệu xây dựng) đã được nêu chi tiết tại phụ lục B. Nhãn năng lượng xác nhận: Là nhãn dán xác nhận việc sản phẩm thiết bị có hiệu suất sử dụng, tiêu thụ điện đạt hoặc vượt chuẩn hiệu suất năng lượng (HEPS) do Bộ Công Thương đề ra tại thời điểm sản phẩm được kiểm nghiệm. Mức tiêu thụ và sử dụng điện đã được chứng minh qua các kết quả thử nghiệm, đo lường đánh giá của Bộ Công Thương. 32
  44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1.2: Nhãn năng lượng xác nhận (Nguồn: Trang điện tử Tổng cục Môi trường) Nhãn năng lượng so sánh: Nhãn năng lượng so sánh là nhãn được dán cho các sản phẩm lưu thông trên thị trường, thể hiện xếp hạng đánh giá mức hiệu suất năng lượng (từ 1 sao đến 5 sao) và các thông số chi tiết liên quan tới xuất xứ, tiêu chuẩn đánh giá, hiệu suất tiêu thụ điện năng của sản phẩm. Hình 1.3: Nhãn năng lượng so sánh (Nguồn: Trang điện tử Tổng cục Môi trường) Nhãn 5 sao được coi có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố, dĩ nhiên các sản phẩm được gắn nhãn 5 sao cũng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác. 33
  45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1.2. TỔNG QUAN HIỆN TRẠNG TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM 1.2.1. Đặc điểm của thị trường người tiêu dùng Việt Nam Về độ tuổi: Ở Việt Nam, người tiêu dùng có thể được coi là trẻ khi có tới 65% dân số có độ tuổi từ 15-64 và xấp xỉ 30% thuộc nhóm từ 0-14 tuổi. Về hoàn cảnh kinh tế: Việt Nam hiện có 34% dân số sống ở thành thị, đây là tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 51% của Trung Quốc, 52% của Indonesia, 91% của Nhật Bản Về nghề nghiệp: Từ năm 2009 đến nay, bước vào giai đoạn đổi mới, thực hiện chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo ra nhiều việc làm và nhiều cơ hội mới cho sự phát triển. Nền kinh tế Việt Nam sẽ có sự chuyển biến từ nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ Về văn hóa: Người Việt Nam có tinh thần tự tôn và tự hào dân tộc và có lòng yêu nước do đó các chương trình mà nhà nước đưa ra phải cho người dân thấy được rằng biểu hiện của lòng yêu nước chính là viec họ ưu tiên dùng hàng Việt. 1.2.2. Đặc điểm của thị trường tiêu dùng TP.HCM TP.HCM là đô thị lớn nhất cả nước, trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học- công nghệ. Đặc biệt có lợi thế để phát triển thị trường hàng hoá so với các địa phương khác trong cả nước, bao gồm hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật; mạng lưới giao thông, bưu chính viễn thông Mặt khác, TP.HCM có hệ thống phân phối hàng hoá phong phú và đa dạng như: siêu thị, trung tâm thương mại, chợ đầu mối, chợ truyền thống Chính những yếu tố nêu trên đã giúp cho TP.HCM trở thành đầu mối giao thương hàng hoá nội địa và quốc tế lớn nhất cả nước. Ngoài ra, TP.HCM là đô thị đông dân nhất Việt Nam. Hiện nay, thu nhập của người dân TP.HCM có xu hướng ngày càng cao, do đó nhu cầu mua sắm hàng hoá cũng có xu hướng tăng nhanh. Người tiêu dùng TP.HCM thường chọn những sản 34
  46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP phẩm dựa trên trải nghiệm chính thức từ sản phẩm hay dịch vụ đem lại bao gồm những giá trị hữu hình và vô hình như: tính năng của sản phẩm, dịch vụ Thêm nữa, người dân TP.HCM thích mua sắm tại kênh phân phối hiện đại như: siêu thị, trung tâm thương mại đồng thời cũng thích mua sắm tại các điểm bán lẻ gần nhà hoặc gần cơ quan làm việc. Vì vậy, việc chú ý đến các kênh phân phối, các hoạt động khuyến mãi và trưng bày, mẫu mã sản phẩm trong các cửa hàng đối với người tiêu dùng TP.HCM giữ vai trò rất quan trọng. TP.HCM còn là thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của vùng Đông Nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long và các khu vực khác trong cả nước. Nó có sức hút và khả năng thúc đẩy, lôi kéo sự phát triển thị trường hàng hoá của cả nước, nhất là vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long do có thị trường tiêu thụ lớn về hàng hoá, các ngành dịch vụ phát triển thuận lợi, mạng lưới phân phối có khả năng liên kết chặt chẽ với các nguồn cung ứng hàng hoá trong vùng. Ngoài ra, TP.HCM còn có lợi thế về vị trí địa lý là nằm giữa vùng Đông Nam bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long, là đầu mối trong việc phát triển thị trường hàng hoá của cả hai vùng kinh tế lớn này. [4] 1.2.3. Xu hướng sử dụng sản phẩm thân thiện với môi trường Hiện nay người tiêu dùng Việt Nam, nhất là tại thành thị đang ngày càng quan tâm đến chất lượng các sản phẩm hàng hóa, công nghệ thân thiện với môi trường để hướng sự tiện ích cũng như tạo ra một không gian gia đình sạch hơn trong bầu không khí đô thị hóa luôn ngột ngạt, gấp gáp của công việc. Bắt kịp với nhịp độ này, năm 2008 Việt Nam đã tổ chức Hội chợ Triển lãm quốc tế về sản phẩm sinh thái. Việc hàng nghìn người tiêu dùng tham gia đã cho thấy sự quan tâm của cộng đồng đến các sản phẩm sinh thái. Bước đầu người tiêu dùng Việt Nam đã làm quen với nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường như các thiết bị sử dụng pin năng lượng mặt trời; dòng xe ô tô áp dụng công nghệ Hybrid của hãng Toyota (Nhật Bản) có thể tiết kiệm nhiên liệu nhiều gấp đôi so với bình thường, giảm khí thải, không gây tiếng ồn; xi măng Portland của tập đoàn CEDO sản xuất từ tro đốt rác thải kết hợp với bùn và đá vôi đã và đang được ứng dụng ở một số nước châu Á, 35
  47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP góp phần tích cực loại trừ tình trạng chôn rác đang khá phổ biến hiện nay, được nhiều nhà khoa học đánh giá cao về sự hữu ích. Và còn hàng trăm sản phẩm thân thiện với môi trường là nguyên liệu sinh thái, sản phẩm sinh thái và dịch vụ sinh thái; sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu không gây ô nhiễm, nguyên liệu tái chế, tái sử dụng; các dịch vụ tái chế, tái sử dụng, xử lý chất thải, làm sạch, du lịch sinh thái Tất cả đã đem đến cho người tiêu dùng cái nhìn tổng quan về sản phẩm thân thiện với môi trường, phần nào định hướng phong cách tiêu dùng của người dân trong vài năm tới. Đầu năm 2009, Viện nghiên cứu Chiến lược chính sách Công nghiệp, Vụ Khoa học Công nghệ, Cục kỹ thuật An toàn và môi trường Công nghiệp (Bộ Công thương) đã phối hợp tổ chức hội thảo quốc gia về Sản phẩm và Công nghệ thân thiện môi trường. Hội thảo đã trao đổi những vấn đề thời sự như hiện trạng ngành công nghiệp môi trường Việt Nam; các chính sách hỗ trợ của Chính phủ; định hướng phát triển của ngành công nghiệp môi trường; các vấn đề tiết kiệm năng lượng, quản lý các nguồn tài nguyên, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo; công nghệ, sản phẩm và dịch vụ trong xử lý chất thải, tuần hoàn, tái chế; công nghệ, dịch vụ và sản phẩm thay thế các nguyên liệu đầu vào độc hại bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường Điều này cho thấy sự quan tâm của các ban ngành lãnh đạo cũng như của người dân về sản phẩm thân thiện với môi trường. Lạc quan mà nói thì chúng ta có quyền mong chờ tương lai không xa, người tiêu dùng sẽ biết đến và sử dụng nhiều hơn các sản phẩm thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, xu hướng tiêu dùng các sản phẩm “xanh” ở Việt Nam vẫn là chậm so với thế giới. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, người tiêu dùng, đặc biệt ở các nước châu Âu và Mỹ đã bắt đầu quan tâm tới vấn đề môi trường khi đưa ra các quyết định mua một sản phẩm nào đó và họ bắt đầu đặt ra yêu cầu về các sản phẩm mang tính “thân thiện với môi trường”. Chính nhu cầu này đã thúc đẩy các nhà sản xuất chú tâm đến việc tạo ra các sản phẩm “xanh” và dấy lên làn sóng nhãn sinh thái trên toàn thế giới. Việc xóa bỏ hàng rào thuế quan tự do hóa thương mại làm cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải chú trọng đến các yếu tố môi trường. Vấn đề môi trường đang 36
  48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP được nhiều nước sử dụng để làm các rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế. Do đó, nhiều nước đã và đang triển khai chương trình sản phẩm sinh thái thân thiện với môi trường. Trên thực tế, nhiều thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam đã yêu cầu xét đến yếu tố sinh thái trong sản phẩm nhập khẩu. Việt Nam đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển nên có thể rút ra được nhiều bài học để phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Chính vì vậy, những thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước, năng lượng, giảm thiểu khí thải, chất thải đang ngày càng được chú trọng trong đời sống cũng như trong sản xuất và cũng là xu thế phát triển bền vững mà chúng ta đang hướng tới. 1.2.4. Phân loại các sản phẩm xanh có trên thị trường ở TP.HCM Sản phẩm điện gia dụng: các thiết bị điện tiết kiệm điện năng được kiểm nghiệm và cấp nhãn năng lượng (nhãn năng lượng so sánh, nhãn năng lượng xác nhận). Sản phẩm hoá mỹ phẩm: không chứa các hoá chất gây hại cho môi trường và sức khoẻ cho người sử dụng được kiểm nghiệm và cấp chứng nhận nhãn xanh Việt Nam. Sản phẩm xây dựng: các sản phẩm phục vụ trong ngành xây dựng, được làm từ các vật liệu tái chế hoặc thân thiện với môi trường, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sử dụng được cấp chứng nhận nhãn xanh Việt Nam. Sản phẩm văn phòng: các sản phẩm như giấy, viết, mực in, máy in, máy photo, máy fax phục vụ cho hoạt động ở các công sở, trường học, cơ sở kinh doanh, sản xuất được chứng nhận bởi nhãn xanh Việt Nam. Sản phẩm thực phẩm: các loại thực phẩm hữu cơ được nuôi trồng bằng phương pháp hữu cơ, không sử dụng các chất hoá học trong quá trình nuôi trồng và được chứng nhận VietGAP, GlobalGAP. 1.2.5. Thực trạng tiêu dùng xanh ở Việt Nam So với các nước trong khu vực, yêu cầu về sản phẩm xanh (sản phẩm thân thiện với môi trường) trên thị trường Việt Nam cũng như nhận thức của người tiêu 37
  49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP dùng Việt Nam còn hạn chế. Các sản phẩm dán nhãn môi trường cũng như cách nhận biết còn chưa rõ và phổ biến đối với người tiêu dùng. Các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn dè dặt trong việc đầu tư, sử dụng công nghệ, phương thức quản lý và áp dụng các hệ thống quản lý phù hợp để sản xuất các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về dán nhãn xanh. Mặt khác hiện nay các tiêu chí về sản phẩm xanh còn rất hạn chế về mặt số lượng và mới chỉ có đối với một số chủng loại mặt hàng nhất định.[2] Việt Nam đang đứng trước một thực trạng là tăng trưởng kinh tế gắn liền với sự sụt giảm mạnh về tài nguyên thiên nhiên và gia tăng ô nhiễm môi trường. Tiêu dùng xanh được chính phủ đề cập đến đầu tiên trong Chiến lược về tăng trưởng xanh được thông qua vào tháng 9/2012. Chiến lược về tăng trưởng xanh này xác định 3 mục tiêu cụ thể, trong đó mục tiêu thứ 3 là nâng cao đời sống của nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh. Để đạt được các mục tiêu của chiến lược, một trong 3 nhiệm vụ quan trọng cần phải thực hiện gồm có xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững. Ngoài ra Việt Nam cũng đang xây dựng chương trình phát triển sản phẩm xanh tầm nhìn đến năm 2020. Việt Nam cũng đang triển khai một số hoạt động liên quan đến sản xuất và tiêu dùng bền vững mà trong đó tiêu dùng xanh cũng đã bắt đầu được nhắc đến nhiều hơn. Nhiều văn bản liên quan đã được ký kết như: Tuyên ngôn quốc tế và Kế hoạch hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững (1999), các văn bản pháp luật liên quan đến bảo vệ quyến lợi người tiêu dùng; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; tuyên ngôn quốc tế về Sản xuất sạch hơn vào năm 1999, Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả Các chương trình liên quan đến sản phẩm xanh như Chương trình cấp Nhãn sinh thái (Bộ TN&MT; Nhãn tiết kiệm năng lượng (Bộ Công thương); Nhãn sinh thái cho ngành du lịch cũng được triển khai. Năm 2012, Việt Nam đã ban hành “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh”. Một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược này là “nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng lối sống thân thiện với môi trường thông qua tạo nhiều 38
  50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP việc làm từ các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ xanh, đầu tư vào vốn tự nhiên, phát triển hạ tầng xanh” và một trong những nhiệm vụ chiến lược là “Xanh hóa lối sống và thúc đẩy tiêu dùng bền vững”, theo đó, tạo lập thói quen tiêu dùng bền vững trong bối cảnh hội nhập với thế giới toàn cầu. Điều đó chứng tỏ, chính phủ Việt Nam đã đồng hành cùng với người tiêu dùng và sẽ tiếp tục cùng người tiêu dùng xây dựng và phát triển tiêu dùng xanh, tiêu dùng bền vững.[7] 1.2.6. Những khó khăn của người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm thân thiện với môi trường Theo như khái niệm ở trên thì sản phẩm thân thiện với môi trường là một khái niệm rất rộng. Có những sản phẩm chỉ cần nghe tên thôi là người tiêu dùng có thể nhận ra ngay đó là sản phẩm thân thiện với môi trường. Cũng có những sản phẩm thân thiện với môi trường nhưng người tiêu dùng lại không nhận ra bởi khái niệm thân thiện với môi trường chưa được người tiêu dùng hiểu một cách đầy đủ. Do đó, rất nhiều người đã gặp khó khăn trong việc tìm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường mặc dù họ rất quan tâm và muốn sử dụng.[13] 1.2.6.1. Khó khăn trong việc lựa chọn sản phẩm Một trong những khó khăn lớn nhất mà “người tiêu dùng xanh” thường gặp phải đó là sự phân biệt các mặt hàng. Thật không đơn giản để biết đâu là mặt hàng thực sự sạch và đâu là mặt hàng được khuếch trương nhằm tăng doanh thu của nhà sản xuất và doanh nghiệp. Nhóm nghiên cứu và nhóm biên tập trang web nhansinhthai.com của câu lạc bộ “Đạp xe vì môi trường” (C4E) Câu lạc bộ “Đạp xe vì môi trường” đã tiến hành một cuộc khảo sát về sản phẩm thân thiện với môi trường và nhãn sinh thái vào tháng 4/2009. Cuộc khảo sát này được tiến hành với đối tượng rất đa dạng, từ các cụ, các bác, đến các bạn sinh viên, các em học sinh, từ thành thị đến nông thôn. Nhóm nghiên cứu đã khảo sát qua internet và phát phiếu trực tiếp với tổng số phiếu nhận được là 200. 39
  51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Chỉ có khoảng 8% số người có biết nhiều về các sản phẩm thân thiện với môi trường, đa số (74%) chỉ biết ít về sản phẩm thân thiện với môi trường. Nói là biết về sản phẩm này nhưng rất ít người có thể kể chính xác một sản phẩm thân thiện với môi trường. Các sản phẩm mà mọi người hay kể ra là túi giấy, bình nước nóng chạy bằng năng lượng mặt trời Hình 1.4: Biểu đồ mức độ hiểu biết về sản phẩm thân thiện môi trường (Nguồn: Kết quả khảo sát tên trang web nhansinhthai.com) M ặc dù những chiến dịch truyền thông nhằm giáo dục người dân về sự thay đổi khí hậu trong những năm gần đây được đầu tư và khuyến khích rất nhiều, song chỉ có 56% người được hỏi đồng ý với quan điểm “Sự nóng lên của toàn cầu, hay sự thay đổi khí hậu đang diễn ra chủ yếu là do những hoạt động của con người gây ra”. Giá cả và chất lượng là hai tiêu chí hàng đầu trong việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi các yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu của họ. Đa phần câu trả lời của người tiêu dùng về tiêu chí lựa chọn một sản phẩm thân thiện với môi trường là: Thứ nhất không có thành phần hóa chất độc hại; thứ hai sản phẩm được làm từ nguyên vật liệu thân thiện với môi trường; thứ ba sản phẩm giảm tác động tới môi trường trong quá trình sử dụng và thứ tư sản phẩm có bao bì được làm từ vật liệu tái chế. 40
  52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Hình 1.5: Biểu đồ thể hiện tiêu chí lựa chọn sản phẩm xanh. (Nguồn: Kết quả khảo sát trên trang web nhansinhthai.com) Chỉ 43% số người được hỏi biết rõ rằng thế giới đang phải đối mặt với những cuộc khủng hoảng (như khủng hoảng năng lượng, khủng hoảng lương thực ). 52% số người có biết ít về các cuộc khủng hoảng này. Có 83% số người thừa nhận mình từng mắc sai phạm làm ảnh hưởng đến môi trường nhưng ít. Trong khi đó chỉ có 13% khẳng định mình thường xuyên mắc sai phạm. Có những sản phẩm sạch, thân thiện với môi trường của các doanh nghiệp được sản xuất chỉ nhằm nâng cao hình ảnh của họ trong con mắt của công chúng để tăng doanh thu. Cũng có những người thực sự tâm huyết với môi trường nên mới nghiên cứu làm ra các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường. Nhiều doanh nghiệp đã đạt được những tiêu chuẩn cho các mặt hàng của mình, nhưng cũng không dễ dàng gì để duy trì và phát triển nó, bởi trong thời đại thị trường như hiện nay, doanh thu vẫn là điều quan trọng nhất đối với họ. Các sản phẩm thân thiện với môi trường đòi hỏi một quá trình sản xuất khắt khe và đầu tư tốt, có chọn lọc không như những sản phẩm thông thường chính vì thế các nhà sản xuất vẫn thờ ơ, còn người tiêu dùng chưa thay đổi được thói quen mua hàng truyền thống.[11] 1.2.6.2. Cân nhắc giữa giá cả và những lợi ích đi kèm Trên thị trường hiện nay đã xuất hiện rất nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường ở tất cả các lĩnh vực như hàng tiêu dùng, đồ điện tử, may mặc, thực phẩm 41
  53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Có những sản phẩm xanh có giá như giá các sản phẩm thông thường. Tuy nhiên có rất nhiều sản phẩm giá cao hơn các sản phẩm cùng loại rất nhiều. Nhiều người tiêu dùng muốn mua các sản phẩm thân thiện này nhưng điều kiện không cho phép. Bên cạnh đó, lợi ích của họ bao giờ cũng đặt lên trên lợi ích môi trường. Do đó, họ rất cân nhắc đến vấn đề giá cả khi mua sản phẩm thân thiện với môi trường. [13] Một điều đáng mừng là hiện nay một số doanh nghiệp đã tìm ra các giải pháp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường mà không làm tăng giá cả. Bên cạnh đó, có nhiều sản phẩm thân thiện với môi trường chưa đến được với người dân do giá cả quá cao, nhất là trong lĩnh vực năng lượng. Như vậy, vấn đề giá cả không quá khó khăn như việc nhận biết các sản phẩm thân thiện với môi trường. Nhưng một khi vấn đề này không được giải quyết thì việc tiếp cận của người dân với những sản phẩm thân thiện với môi trường vẫn là điều đáng bàn. 1.3. CÁC CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY TIÊU DÙNG XANH 1.3.1. Trên Thế giới Bảng 1.2: Tóm tắt các chính sách/chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên Thế giới Chính sách/chương trình thúc đẩy tiêu STT Quốc gia áp dụng dùng xanh ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, 1 Gắn nhãn sinh thái/gắn nhãn xanh Hàn Quốc, các nước Liên minh Châu Âu Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa 2 Mua sắm ở khu vực công Kỳ và các nước Liên minh Châu Âu Khuyến khích sử dụng các công nghệ tiết 3 Trung Quốc, Hoa Kỳ kiệm năng lượng 42
  54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 4 Đóng gói sản phẩm Trung Quốc 5 Cấm sử dụng túi nilon Trung Quốc 6 Tái chế bao bì Nhật Bản 7 Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh Nhật Bản Luật khuyến khích tiêu dùng xanh (thẻ tín 8 Hàn Quốc dụng xanh) 9 Nâng cao nhận thức cộng đồng Hàn Quốc Các nước Liên minh Châu 10 Xây dựng mạng lưới tiêu dùng xanh Âu (Nguồn: Xu hướng tiêu dùng xanh- Hoàng Bảo Thoa) 1.3.2. Tại Việt Nam Nghị định số 102/2003/NĐ – CP của chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, ban hành ngày 03/09/2003. Quyết định số 1419/QĐ – TTG của thủ tướng chính phủ : Phê duyệt “ Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kì 2011- 2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng, số 13/1999/PL – UBTVQH10, Ủy ban thường vụ quốc hội, ngày 17/04/1999. Quyết định về phê duyệt chương trình cấp nhãn sinh thái, Số 253/QĐ – BTNMT, Bộ tài nguyên môi trường, ban hành ngày 05/03/2009. Chương trình “Tiêu dùng xanh” Đây là chương trình thường niên do Sở Công Thương Thành phố Hồ Chí Minh, Báo Sài Gòn Giải Phóng và hệ thống siêu thị Co.opmart thực hiện. Không chỉ mang ý nghĩa kích cầu, chương trình “Tiêu dùng xanh” còn khuyến khích khách hàng mua và sử dụng các sản phẩm xanh thiết yếu như rau củ quả, trái cây qua đó góp phần bảo vệ môi trường. 43
  55. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP  Một số chương trình lớn: Chương trình “2.000 sản phẩm giảm giá đến 50%” áp dụng trong suốt thời gian từ ngày 3 đến 23-6 kết hợp với chương trình “Mua sắm nhanh - Quà tặng xanh” vào các ngày 7, 14 và 21-6. Khách hàng mua sắm trong khu tự chọn của hệ thống Co.opmart với hóa đơn từ 500.000 đồng và có sử dụng túi môi trường sẽ nhận được một món quà hấp dẫn. Chương trình “Co.opmart cùng bạn tiết kiệm” áp dụng từ ngày 3 đến 23-6 với mỗi hóa đơn từ ngày 300.000 đồng và có sử dụng túi môi trường khách hàng sẽ nhận được hóa đơn vì môi trường xanh. Với 4 hóa đơn vì môi trường xanh, khách hàng sẽ nhận được 1 phiếu chiết khấu tiêu dùng xanh trị giá 30.000 đồng. Chương trình “Dán nhãn sinh thái” Thành phố Hồ Chí Minh đẩy mạnh dán nhãn doanh nghiệp xanh để tăng kích cầu tiêu dùng xanh. Vận động cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm có ký hiệu Doanh nghiệp xanh. Theo Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, để đạt chứng nhận Doanh nghiệp xanh, nhất thiết doanh nghiệp đã phải đầu tư không ít chi phí, chất xám để xử lý cũng như giải thiểu chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất. Bản thân họ cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình cạnh tranh trên thị trường do giá thành sản xuất có phần đội hơn doanh nghiệp đối thủ nhưng chưa thực hiện tốt Luật Bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, ngược lại nếu họ được cộng đồng ưu tiên lựa chọn tiêu dùng thì sẽ khác. Họ hoàn toàn có thể lấy doanh thu do lượng hàng bán nhiều để bù vào chi phí đầu tư xử lý chất thải. Do vậy mà vai trò cũng rất quan trọng trong việc gián tiếp tạo nên ngày càng nhiều doanh nghiệp thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thông qua hoạt động tiêu dùng của mình. Lợi ích tối thiểu mà Doanh nghiệp xanh mang lại là sẽ giảm chất thải gây suy thoái chất lượng môi trường sống của cộng đồng. Cao hơn nữa, họ đưa ra thị trường những sản phẩm có lợi cho môi trường, có lợi cho người tiêu dùng. Bảo vệ môi trường chính là trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng. Bởi vì sức khỏe là 44
  56. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP vốn quý của con người, mà muốn có sức khỏe tốt thì môi trường sống phải trong sạch. Trên thực tế, hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường khiến cho tỷ lệ người dân bị mắc các bệnh nghề nghiệp, hen suyễn tăng cao. Trong đó, đối tượng là người nghèo mắc các bệnh lại chiếm tỷ lệ cao nhất. Vậy nên, không lý do gì để cộng đồng ưu tiên tiêu dùng sản phẩm của các doanh nghiệp đang gây hại cho chính sức khỏe của cộng đồng. Đại diện Ban tổ chức giải thưởng Doanh nghiệp xanh khẳng định, việc chứng nhận Doanh nghiệp xanh đã và đang thực hiện đúng hướng. Điều này thể hiện rõ việc ngày càng có nhiều doanh nghiệp đăng ký để chứng nhận. Vấn đề còn lại là trong thời gian tới, Ban tổ chức sẽ thực hiện in ấn bao bì có nhãn Doanh nghiệp xanh lên sản phẩm của các doanh nghiệp xanh. Song song đó, sẽ thực hiện đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hỗ trợ cộng đồng nhận diện ký hiệu dòng sản phẩm này mà cao trào nhất chính là Chiến dịch tiêu dùng sản phẩm xanh sẽ được phát động vào đầu năm 2013. 1.4. TỔNG QUAN CÁC HỆ THỐNG SIÊU THỊ VÀ CỬA HÀNG TIỆN LỢI 1.4.1. Hiện trạng các siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam Bảng 1.3: Số lượng siêu thị và cửa hàng tiện lợi tại Việt Nam STT Supermarkets Số lượng 1 Co.op Mart 85 2 Co.opmart Extra Plus 2 3 VinMart 57 4 Big C 34 5 Fivimart 27 6 Aeon Citimart 19 7 Metro (Mega Market) 19 8 Lotte Mart 14 9 Intimex 12 10 Auchan 9 11 AEON 4 45
  57. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 12 SatraMart 3 13 Hapromart 16 14 Lan Chi Mart 12 15 Giant 1 16 Emart 1 Convenience Stores 17 VinMart+ 822 18 Circle K 215 19 B's Mart 160 20 Shop & Go 128 21 Family Mart 126 22 Mini Stop 71 23 Aeon Citimart B&B 9 Minimarts and Foodstores 24 Co.op Food 120 25 SatraFoods 103 26 Vissan 55 27 Fresh Mart 16 28 FoocoMart 40 29 Haprofood 26 30 C Express 10 31 Zakkamart 50 32 Bách Hóa Xanh 48 33 Coop Smile 12 (Nguồn:Số liệu của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen tại Việt Nam) Trong đó, TP.HCM hiện có gần 100 trung tâm thương mại, hơn 100 siêu thị, 240 chợ truyền thống và nhiều loại hình bán lẻ khác như cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini, cửa hàng thực phẩm Co.op Food của Saigon Co.op, chuỗi bán lẻ Circle K 46
  58. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (Mỹ), hệ thống Shop & Go (Singapore) đã phát triển với hơn 730 cửa hàng các loại. 1.4.2. Sơ lược các hệ thống siêu thị và cửa hàng tiện lợi phổ biến tại TP.HCM SAIGON CO.OP Chuỗi siêu thị Co.opmart là hệ thống siêu thị duy nhất mang thương hiệu Việt Nam thuộc quản lý của Liên hiệp HTX Mua bán Thành phố Hồ Chí Minh, được thành lập từ năm 1996 với 1 chi nhánh duy nhất ở đường Cống Quỳnh, quận 1, TP.HCM. Cho đến nay Co.opmart phát triển khá nhanh chóng, hệ thống Co.opmart đã có hơn 82 siêu thị, 74 CH thực phẩm Co.op Food, đại ST Co.opXtra , có khả năng phục vụ hơn 300.000 lượt mua sắm mỗi ngày, trong đó có tổng số khoảng 32 Co.opmart được đặt tại TPHCM. Bên cạnh đó, Co.opmart cũng đạt được khá nhiều thành tựu lớn và danh hiệu cao quý như: "Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới", "Thương hiệu Việt được yêu thích nhất", "Top 10 thương hiệu được tìm kiếm nhiều nhất tại Việt Nam", và cả Cúp tự hào thương hiệu Việt, BIGC Phần lớn không gian của Big C được dành cho hàng tiêu dùng và thực phẩm với giá cả hợp lý và chất lượng được kiểm soát, ngoài ra siêu thị Big C cung cấp không gian cho thuê bên trong và ngoài đại siêu thị Big C để các doanh nghiệp có thể tự kinh doanh tại siêu thị Big C, vì thế, khách hàng đến mua sắm có thể lựa chọn mỗi sản phẩm và dịch vụ tiện ích chỉ tại một nơi nhất định. Hiện tại trên cả nước tổng cộng có 35 Siêu thị Big C và trong đó TP.HCM có 9 Siêu thị. 47
  59. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP AEON Năm 2009, AEON chính thức bắt đầu hoạt động tại Việt Nam dưới hình thức Văn phòng Đại diện và năm 2011, Công ty TNHH AEON Việt Nam chính thức được thành lập bởi sự chấp thuận từ UBND TP.HCM. Bên cạnh đó, AEON còn được chính thức trao Giấy phép đầu tư 2 dự án lớn cho Trung tâm mua sắm AEON – Tân Phú Celadon tại TP.HCM và Trung tâm mua sắm AEON – Binh Dương Canary tại TP. Bình Dương. LOTTE MART Tính đến hiện nay, Trung tâm thương mại LOTTE Mart đã có mặt tại 4 quốc gia lớn của châu Á là: Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam, với khoảng 293 trung tâm thương mại đã được thiết kế và xây dựng theo phong cách hiện đại, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng. Mục tiêu năm 2020 sắp tới, LOTTE Mart sẽ mở thêm 60 siêu thị trải dài khắp tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Hiện tại, LOTTE Mart đã sở hữu trên 10 siêu thị lớn tại TP.HCM. EMART Hiện nay, Emart là công ty bán lẻ toàn cầu với hơn 160 cửa hàng đang hoạt động tại Trung Quốc, Hàn Quốc, cùng với các chi nhánh văn phòng được đặt tại Mỹ, Nhật Bản và Việt Nam. Đại siêu thị Emart đầu tiên tại quận Gò Vấp, TP.HCM đã xây dựng thành công với quy mô tổng vốn đầu tư lên đến 60 triệu USD. Bên 48
  60. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cạnh đó, Emart cũng đang xúc tiến các thủ tục xây dựng Đại siêu thị thứ hai tại quận Tân Phú, TP.HCM. VINMART Các siêu thị VinMart thường có diện tích lên đến hơn 10.000m2 cùng với hơn 40 ngàn mặt hàng và nhóm hàng khác nhau. Ngoài ra, người tiêu dùng có thể đến các siêu thị mini và cửa hàng tiện ích VinMart+ nếu bận rộn vì Vinmart+ chính là mô hình thu nhỏ của siêu thị Vinmart với mọi mặt hàng thiết yếu, được bố trí tại các vị trí thuận tiện nhất cho việc mua sắm của khách hàng. Hiện TP.HCM chỉ mới có 14 siêu thị VinMart và 422 cửa hàng tiện lợi Vinmart+. METRO Metro hay hiện nay còn được gọi là Mega Market được thành lập vào năm 2002, với đa dạng và phong phú hàng hóa (hơn 20,000 hàng thực phẩm và 30,000 hàng phi thực phẩm), Metro còn cung cấp các dịch vụ tiện ích khác như vận chuyển, tư vấn cho nhà bán lẻ nhỏ nhằm gia tăng thêm lợi ích cho khách hàng của mình. Hiện tại, Metro đang sở hữu tất cả 19 trung tâm bán sỉ trên toàn quốc, trong đó có 3 cửa hàng tại TP.HCM. B’S MART Năm 2013, 42 cửa hàng đang được hợp tác giữa FamilyMart và Phú Thái đều được đổi tên thành B’s Mart và cái tên Family Mart biến mất. 49
  61. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP B’s mart chính thức hoạt động vào ngày 20 tháng 6 năm 2013 và tính cho tới thời điểm hiện tại, B’s mart đang sở hữu hơn 150 cửa hàng tiện lợi trong khu vực thành phố Hồ Chí Minh. CIRCLE K Hiện tại Circle K đang hoạt động với 200 cửa hàng tại Việt Nam, cụ thể là TP.HCM, Bình Dương, Vũng Tàu và Hà Nội, đồng thời chuỗi cửa hàng tiện lợi này mở cửa suốt 24 giờ một ngày và suốt 365 ngày một năm cùng với nhiều tiện ích về dịch vụ (thanh toán hóa đơn, card điện thoại, ). MINISTOP Để trở thành một cửa hàng tiện lợi đúng nghĩa, Ministop có cung cấp nhiều dịch vụ cho khách hàng như máy rút tiền ATM, wifi và cả dịch vụ thanh toán các loại phí như tiền điện, gas, cáp truyền hình, nạp tiền điện thoại, Đồng thời khách hàng có thể đến bất kì thời gian nào vì Ministop luôn luôn mở cửa đón chào quý khách hàng. Hiện tại có đến 70 cửa hàng Ministop tại TP.HCM. SHOP & GO Với diện tích từ 60 – 150 m vuông tại các vị trí tiện lợi, dễ nhìn thấy, mỗi cửa hàng đều có đa dạng các loại sản phẩm (hơn 2.000 loại mặt hàng khác nhau), ngoài 50
  62. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ra, cửa hàng còn cung cấp cho khách hàng các dịch vụ tiện ích, phù hợp với nhu cầu của từng khu vực dân cư xung quanh như máy rút tiền, card điện thoại, thẻ gọi điện thoại đường dài IDD card. Hiện tại TP.HCM có đến 109 cửa hàng Shop & Go. CO.OP FOOD Co.op Food được ra đời vào tháng 12 năm 2008, ngoài ra khách hàng mua sắm tại đây vẫn được tích điểm và hưởng các quyền lợi của chương trình Khách hàng Thân thiết của Co.opmart. Tổng số cửa hàng thực phẩm an toàn tiện lợi Co.op Food lên đến 100 cửa hàng trên địa bàn TPHCM. VINMART+ VinMart được biết đến như là một thương hiệu bán lẻ của tập đoàn Vingroup, ngoài hệ thống siêu thị và các siêu thị mini, Vinmart còn sở hữu các cửa hàng tiện ích với quy mô diện tích nhỏ, dưới 500 mét vuông nhưng lại có đầy đủ mọi mặt hàng thiết yếu, được bố trí tại các vị trí thuận tiện nhất như nằm trên các khu đông dân cư, có vị trí giao thông thuận lợi, Hiện TP.HCM có 422 cửa hàng tiện lợi Vinmart+. 1.4.3. Hiện trạng phân phối tại các cửa hàng và siêu thị sơ bộ Theo khảo sát sơ bộ thì việc phân phối hàng hoá tại các Siêu thị và Cửa hàng chủ yếu là các loại sản phẩm như: Hàng điện tử: máy tính xách tay, điện thoại, Hàng gia dụng: đèn huỳnh quang compact, đèn LED, máy điều hoà nhiệt độ, tủ lạnh, máy giặc, nồi cơm điện, quạt điện, ti vi. Hàng hoá mỹ phẩm: nước lau nhà, nước rửa chén, xà phòng, bột giặc, kem đánh răng, sữa tắm, dầu gội 51
  63. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Thực phẩm: rau củ quả, thịt gà và trứng gà, gạo, đường, dầu ăn, nước mắm, mì, bột ngọt, đồ hộp, bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến, Bao bì: túi tự phân huỷ. 1.5. CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ TIÊU DÙNG XANH 1.5.1. Nghiên cứu của tác giả ngoài nước Nghiên cứu của Aysel Boztepe (Thổ Nhĩ Kỳ) “Ảnh hưởng của marketing xanh tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng” (2012). Nghiên cứu được tiến hành trên 540 người tiêu dùng tại Istanbul, kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tiêu dùng xanh của người dân phụ thuộc rất nhiều vào chương trình marketing các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng. Nếu trong marketing cung cấp các thông tin “xanh” liên quan tới môi trường và sức khỏe của người tiêu dùng thì sẽ thúc đẩy hành vi tiêu dùng xanh của người dân Istanbul. [14] Wong và T.K.P. Leung đã nghiên cứu đề tài “Ứng dụng ý tưởng sắc tộc trong nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh, phân tích trên người tiêu dùng Hong Kong Trung Quốc” (2008). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sắc tộc ảnh hưởng rất lớn tới hành vi tiêu dùng xanh của người Hồng Kong. Hành vi tiêu dùng xanh của người Hồng Kông chịu ảnh hưởng rất nhiều từ các đặc điểm tâm lý sắc tộc mang tính truyền thống của người Trung Quốc và minh chứng rõ nét nhất cho đặc điểm này là khi vào siêu thị người tiêu dùng Hồng Kong thường mang sẵn túi đựng – túi của riêng họ. Có thể nói các công trình nghiên cứu ngoài nước đã có những đóng góp rất lớn trong việc nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh và hầu hết các nhà nghiên cứu đều khẳng định hành vi tiêu dùng xanh là hành vi tương lai hành vi quyết định sự tồn tại của con người trên Trái Đất.[15] Nhà tâm lý học Thụy Điển Svenskeneri đã nghiên cứu đề tài “Hành vi tiêu dùng năng lượng xanh, nghiên cứu trên người tiêu dùng Thụy Điển” (2008) đã làm rõ các yếu tố thúc đẩy hành vi tiêu dùng năng lượng xanh của người tiêu dùng Thụy điểm là: Nhận thức về môi trường, trách nhiệm của người tiêu dùng đối với việc bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội của từng địa phương. Trên thực tế năng lượng xanh (gió, năng lượng mặt trời ) ở Thụy Điển có giá cao hơn năng 52