Đề tài Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020

docx 34 trang thiennha21 22/04/2022 5020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_tai_tinh_hinh_dau_tu_ra_nuoc_ngoai_cua_cac_doanh_nghiep_v.docx

Nội dung text: Đề tài Tình hình đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020

  1. Nguyên Thị Linh DAV HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ  MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI: Tình hình đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn 2015-2020 Hà Nội, 2021
  2. Nguyên Thị Linh DAV MỤC LỤC DANH MỤC VIẾT TẮT 1 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1 LỜI MỞ ĐẦU 2 NỘI DUNG 2 I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DN 2 1. Khái niệm 2 2. Các hình thức ĐTRNN của DN 3 II. TÌNH HÌNH ĐTRNN CỦA CÁC DNVN GIAI ĐOẠN 2015-2020 5 1. Chính sách ĐTRNN của VN 5 2. Tình hình ĐTRNN của các DNVN giai đoạn 2015-2020 7 3. ĐTRNN của một số DN tiêu biểu 16 III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DNVN 17 1. Những kết quả đạt được 17 2. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản 19 IV. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DNVN 22 1. Cơ hội và thách thức ĐTRNN của các DNVN 22 2. Các giải pháp thúc đẩy ĐTRNN 25 KẾT LUẬN 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31
  3. Nguyên Thị Linh DAV DANH MỤC VIẾT TẮT Kí hiệu ĐTRNN Đầu tư ra nước ngoài DN Doanh nghiệp VN Việt Nam DNVN Doanh nghiệp Việt Nam DNNN Doanh nghiệp nhà nước EU European Union-Liên minh Châu Âu TNHH Trách nhiệm hữu hạn FDI Foreign Direct Investment-Đầu tư trực tiếp nước ngoài CAA Hãng hàng không Cambodia Angkor Air DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ TÊN BIỂU ĐỒ/BẢNG Biểu đồ 1 Tổng vốn ĐTRNN và số dự án ĐTRNN đăng kí mới giai đoạn 2015-2020 Biểu đồ 2 Tổng vốn đầu tư và số dự án đầu tư vào các châu lục lũy kế đến 12/2019 ĐTRNN được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án Bảng 1 còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019) ĐTRNN được cấp giấy phép phân theo lĩnh vực đầu tư (Luỹ kế các dự án Bảng 2 còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019) Bảng 3 Đầu tư vào các quốc gia Châu Mỹ lũy kế đến 31/12/2019 Bảng 4 Tổng vốn đầu tư (đơn vị: triệu USD) vào Châu Âu tính đến 31/12/2019 Bảng 5 Số dự án đầu tư ở Châu Âu còn hiệu lực lũy kế đến 31/12/2019 Bảng 6 Đầu tư của DNVN tại Châu Phi 1
  4. Nguyên Thị Linh DAV LỜI MỞ ĐẦU FDI có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế từng quốc gia nói riêng. Một số nước đang phát triển dường như chỉ chú trọng thu hút FDI để phát triển nền kinh tế trong nước, nhưng thực tế đã chứng minh rằng, một quốc gia tiến hành đầu tư ra nước ngoài (ĐTRNN) càng nhiều thì càng có nhiều cơ hội vượt qua các rào cản của các nước nhập khẩu nhằm mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, phân tán rủi ro do quá tập trung vào một thị trường nhất định và tăng động lực phát triển kinh tế đất nước. Riêng ở Việt Nam (VN), ĐTRNN đang được xem là xu hướng mới của các doanh nghiệp (DN), đặc biệt trong bối cảnh hội nhập. Trong hơn 30 năm qua, tổng vốn và tổng số dự án ĐTRNN của doanh nghiệpViệt Nam (DNVN) ngày càng tăng. Thông qua việc tìm hiểu tình hình thực tế thông qua một số tài liệu nghiên cưú đã được đăng trên báo và tạp chí chuyên ngành, nhóm nghiên cưú đã có một cái nhìn tổng quan về tình hình ĐTRNN hiện nay và nhóm đã thực hiện đề tài nghiên cứu “TÌNH HÌNH ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020” với mục tiêu đánh giá về thực trạng ĐTRNN hiện nay của VN bao gồm tình hình đầu tư và những thành tựu đã đạt được trong giai đoạn này, tìm ra những cơ hội thách thức trong ĐTRNN hiện nay đồng thời đưa ra những giải pháp góp phần giải quyết những hạn chế kể trên và thúc đẩy việc ĐTRNN đạt hiệu quả cao hơn. NỘI DUNG I. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DN 1. Khái niệm 1.1. Khái niệm đầu tư Đầu tư theo nghĩa rộng là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Nguồn lực có thể là tiền, là tài nguyên thiên nhiên, là sức lao động và trí tuệ. Các kết quả đạt được có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn lực. Đầu tư theo nghĩa hẹp chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại nhằm đêm lại cho nền kinh tế - xã hội những kết quả trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được các kết quả đó. Như vậy có thể thấy rằng đầu tư là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để sản xuất kinh doanh trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuận và lợi ích kinh tế xã hội. 2
  5. Nguyên Thị Linh DAV 1.2. Đầu tư ra nước ngoài ĐTRNN là việc nhà đầu tư chuyển vốn; hoặc thanh toán mua một phần hoặc toàn bộ cơ sở kinh doanh; hoặc xác lập quyền sở hữu để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ngoài lãnh thổ VN, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư đó. Ví dụ như hoạt động đầu tư vào Campuchia của tập đoàn Viettel 1với số vốn 1 triệu USD. Tại Campuchia, Viettel thực hiện chiến lược “hạ tầng đi trước, kinh doanh theo sau” và “lấy nông thôn vây thành thị” và sau này cũng áp dụng thành công ở nhiều thị trường quốc tế. Năm 2009, sau 3 năm có mặt tại Campuchia, Viettel bắt đầu kinh doanh dịch vụ di động với cái tên Metfone. Metfone tăng trưởng siêu tốc dù mới bắt đầu kinh doanh nhờ vào việc phủ sóng toàn bộ 25 tỉnh thành. Chỉ sau 2 năm, Metfone vươn lên giữ vị trí số 1 về thị phần. 2. Các hình thức ĐTRNN của DN Các hình thức ĐTRNN ngày các phong phú, đa dạng. Các DNVN có thể ĐTRNN thông qua 5 hình thức: 2.1. Thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của nước tiếp nhận đầu tư: Tổ chức kinh tế bao gồm DN được thành lập hoạt động theo Luật DN (DN tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp danh); Hợp tác xã, Liên hiệp Hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; các tổ chức kinh tế thành lập theo luật đầu tư. Có rất nhiều DNVN đã ĐTRNN dưới hình thức này. Một ví dụ điển hình có thể kể đến là việc tập đoàn Hoàng Quân đã chi 40 triệu USD 2thông qua công ty con là Công ty TNHH Đầu tư Giáo dục Hoàng Quân - Mỹ để triển khai một dự án nhà ở xã hội tại Mỹ. Dự án HQC Tacoma tọa lạc trên đường Tacoma Ave S, thành phố Tacoma, tiểu bang Washington, Mỹ. Dự án được phát triển theo mô hình nhà ở cho thuê dài hạn, và là công trình nhà ở xã hội đầu tiên của VN được đầu tư trên đất Mỹ. 2.2. Thực hiện theo hợp đồng BCC (Business Cooperation Contract) ở nước ngoài Thực hiện theo hợp đồng BBC tức là nhà đầu tư VN sẽ ký kết hợp đồng hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, hình thức này không cần thành lập tổ chức kinh tế trong nước tiếp nhận đầu tư. Cụ thể đầu tư theo Hợp đồng BCC là hình thức đầu tư tích hợp được nhiều tiềm năng và lợi thế kinh doanh của nhiều nhà đầu tư trong một dự án đầu tư. Khi một nhà đầu tư không đáp ứng đủ điều kiện để thực hiện dự án (như thiếu vốn, thiếu kinh nghiệm quản lý, chưa nguồn nhân lực thực hiện dự án, ), nhà 1 Báo tuổi trẻ: 2 Báo đời sống và pháp luật: xa-hoi-tai-my-a209301.html 3
  6. Nguyên Thị Linh DAV đầu tư sẽ tìm đến phương án kêu gọi thêm một hoặc một số nhà đầu tư khác cùng thực hiện dự án, cùng nhau chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro (nếu có). Đầu tư theo hình thức Hợp đồng BCC cũng là một trong những lựa chọn tối ưu cho các nhà đầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một thị trường mới nhưng vẫn nhanh chóng tiếp cận được thông tin dưới sự am hiểu về thị trường thông qua những đối tác trong nước. Đồng thời, nhà đầu tư trong nước cũng được đối tác hỗ trợ về vốn, công nghệ hiện đại trong hoạt động sản xuất kinh doanh hay phát triển dự án đầu tư. Hình thức đầu tư này phù hợp với các dự án đầu tư ngắn hạn và tiến độ thực hiện nhanh. Nhưng mặt khác, việc không thành lập pháp nhân cũng là hạn chế đối với hình thức đầu tư này. Việc thực hiện những hợp đồng, giao dịch bên lề nhằm phục vụ cho Hợp đồng BCC cũng sẽ gây phân vân cho bên thứ ba khi không tồn tại một đại diện – một công ty liên doanh giữa các nhà đầu tư. Trong khi pháp luật VN vẫn chưa có quy định cụ thể về trách nhiệm giữa các bên đối tác khi giao kết hợp đồng với bên thứ ba. Ngoài ra, các nhà đầu tư sẽ phải thỏa thuận việc lựa chọn con dấu của một trong hai bên để phục vụ cho việc kí kết các hợp đồng với bên thứ ba. Nếu rủi ro xảy ra, cụ thể khi các bên bất đồng quan điểm trong việc sử dụng con dấu để ký kết hợp đồng, thì dự án đầu tư đó sẽ phải dừng lại và chờ đợi giải quyết. 2.3. Mua lại một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của tổ chức kinh tế ở nước ngoài. Ở hình thức này nhà đầu tư có quyền tham gia quản lý và thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại nước ngoài. Hình thức góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài • Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần • Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh • Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác Hình thức mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài • Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông • Mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn • Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh • Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác 4
  7. Nguyên Thị Linh DAV Điển hình cho hình thức đầu tư này có thể kể đến thương vụ mua lại toàn bộ nhà máy Driftwood (Mỹ)3 vào năm 2013 của Vinamilk, sau 5 năm sở hữu, doanh thu của Driftwood mang về cho Công ty cổ phần sữa VN (Vinamilk) 116,2 triệu USD trong năm 2018. 2.4. Mua, bán chứng khoán, giấy tờ có giá khác hoặc đầu tư thông qua các quỹ đầu tư chứng khoán, các định chế tài chính trung gian khác ở nước ngoài. Loại hình thức này nhà đầu tư có thể dễ dàng đầu tư và rút vốn khi cần thiết, lợi nhuận dựa trên việc gia tăng giá trị của cổ phiếu nhưng nhà đầu tư không có quyền quản lý, điều hành trong công ty. 2.5. Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư. Dựa vào quy định pháp luật của mỗi quốc gia cũng như các thị trường khác nhau mà nhà đầu tư VN có thể đầu tư theo một số hình thức khác. Ví dụ, các nhà đầu tư VN được khuyến khích đầu tư sang Lào theo hình thức PPP (Public - Private Partnership). Có nghĩa là đầu tư theo hình thức đối tác công tư (sau đây gọi tắt là PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư, DN dự án để thực hiện, quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. II. TÌNH HÌNH ĐTRNN CỦA CÁC DNVN GIAI ĐOẠN 2015-2020 1. Chính sách ĐTRNN của VN Thực hiện chính sách mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ hoạt động ĐTRNN cụ thể: ngày 29/09/2015 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định về ĐTRNN thay thế Nghị định số 78/2006/NĐ- CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ. Từ đó DN trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài. Nghị định số 83/2015/NĐ-CP quy định rõ điều kiện để quyết định đầu tư, thẩm quyền, quy trình, thủ tục quyết định đầu tư đối với các dự án ĐTRNN có sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN và các quy định của pháp luật có liên quan. Nghị định cũng nêu rõ 5 dự án đầu tư sau đây phải có tài liệu xác nhận địa điểm thực hiện dự án đầu tư: 1- Dự án năng lượng; 2- Dự án nuôi, trồng, đánh bắt, chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp, thủy hải sản; 3- Dự án đầu tư trong lĩnh vực khảo sát, thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản; 4- Dự án đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, chế biến, chế tạo; 5- Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh bất động sản, cơ sở hạ tầng. 3 Thời báo Tài chính: vinamilk-86839.aspx 5
  8. Nguyên Thị Linh DAV Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, nhà đầu tư có trách nhiệm gửi báo cáo bằng văn bản về tình hình hoạt động của dự án ĐTRNN theo quy định tại Khoản 3 Điều 72 của Luật Đầu tư. Cơ quan đại diện VN ở nước ngoài có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp với các cơ quan của VN ở nước ngoài theo dõi và hỗ trợ các nhà đầu tư trong việc chấp hành các quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ tiếp nhận đầu tư; bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư ở nước ngoài; thông qua đường ngoại giao, đề xuất và kiến nghị chính quyền nước sở tại hỗ trợ, tạo điều kiện và tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình thực hiện dự án đầu tư ở nước ngoài. Sự thay đổi lớn nhất trong trình tự, thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN chính là việc bỏ thủ tục thẩm tra đối với các dự án ĐTRNN không thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư dưới 800 tỷ đồng. Theo đó, để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN, các dự án này sẽ chỉ cần nộp hồ sơ đăng ký ĐTRNN tới cơ quan quản lý, mà không phải trải qua quá trình thẩm tra như trước đây. Quy định này được xem là thông thoáng, đơn giản, minh bạch hơn rất nhiều và tạo thuận lợi cho nhà đầu tư trong việc đăng ký ĐTRNN. Trước đây, các dự án ĐTRNN chỉ cần có vốn đầu tư trên 15 tỷ đồng là phải làm các thủ tục thẩm tra. Bên cạnh đó, các quy định về điều kiện, hồ sơ, quy trình cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN có nhiều nội dung chưa được hướng dẫn chi tiết, nên nhà đầu tư vẫn còn lúng túng trong việc lập hồ sơ, mất nhiều thời gian giải trình, bổ sung, dẫn đến thủ tục xem xét, cấp Giấy chứng nhận ĐTRNN bị kéo dài. Với Nghị định về ĐTRNN mới ban hành, thủ tục thẩm tra cũng sẽ được miễn đối với các dự án thuộc lĩnh vực ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, báo chí, phát thanh, truyền hình, viễn thông có vốn đầu tư dưới 400 tỷ đồng. Bên cạnh việc xây dựng khung pháp lý rõ ràng, minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các hoạt động đầu tư của DN, Nghị định số 83/2015/NĐ-CP cũng tăng cường giám sát các hoạt động đầu tư này chặt chẽ hơn, đặc biệt là đối với các dự án ĐTRNN có sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước hoặc các dự án có quy mô lớn, sử dụng nhiều ngoại tệ. Thứ hai, ngày 17/10/2018 Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN (“Thông tư 03”). Thông tư 03 có hiệu lực kể từ ngày 01/12/2018 và thay thế Thông tư 09/2015/TT-BKHĐT ngày 23/10/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN (“Thông tư 09”). Một số điểm mới của Thông tư 03 so với Thông tư 09: i. Mẫu bản đề nghị cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN được đơn giản hóa, lược bỏ các nội dung giải trình không cần thiết đối với tính chất đăng 6
  9. Nguyên Thị Linh DAV ký của hồ sơ, tuy nhiên bổ sung nội dung kê khai về hình thức ĐTRNN để đảm bảo xác định đúng các hình ĐTRNN theo quy định của Luật. ii. Các mẫu báo cáo tình hình thực hiện dự án hàng quý và năm được bổ sung hướng dẫn về thời hạn gửi, thời gian lấy số liệu, nơi gửi. iii. Bổ sung mẫu báo cáo tình hình hoạt động của dự án tại nước ngoài hàng năm (bằng lời) theo quy định tại điểm c khoản điều 72 Luật Đầu tư 2014 mà hiện chưa có hướng dẫn. iv. Hướng dẫn cụ thể về việc nộp tài liệu về cam kết thu xếp ngoại tệ. v. Một số mẫu văn bản khác được điều chỉnh lại từ ngữ để rõ ràng hơn, tránh gây nhiều cách hiểu. Từ đó, việc thay đổi và bổ sung các mẫu văn bản báo cáo góp phần chuẩn hóa thủ tục pháp lý cho hoạt động ĐTRNN, vừa tạo môi trường thông thoáng, vừa giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ VN. 2. Tình hình ĐTRNN của các DNVN giai đoạn 2015-2020 2.1. Tổng số vốn đầu tư cho các dự án ĐTRNN và số dự án đăng kí mới 2015- 2020 Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tổng số vốn dành cho các dự án ĐTRNN đăng kí trong năm và vốn tăng thêm của các dự án từ những năm trước (đơn vị: triệu USD) và số dự án ĐTRNN đăng kí mới qua các năm4 được ghi lại như sau: Nhìn vào đây, ta Tổng vốn đầu tư cho các dự án ĐTRNN và có thể nhận thấy rõ rằng, số dự án ĐTRNN đăng kí mới qua các năm cả tổng số vốn và số dự án 1200 200 đăng kí ra nước ngoài của 970.7 180 172 1000 160 các doanh nghiêp trong 774.8 155 140 800 119 giai đoạn 2015-2020 có sự 139 130 120 118 528.8 590 600 477.6 100 biến đổi rõ rệt qua từng 350 80 năm. Sự biến đổi này cũng 400 60 phản ánh được tình hình 200 40 20 kinh tế trong nước và 0 0 2015 2016 2017 2018 2019 2020 ngoài, cũng như những Tổng số vốn đăng kí và vốn thêm (đơn vị: triệu USD) thay đổi trong chính sách Số dự án đăng kí mới pháp luật liên quan đến hoạt động ĐTRNN của Biểu đồ 1: Tổng vốn ĐTRNN và số dự án ĐTRNN đăng kí mới 2015-2020 Nguồn: Tổng cục Thống kê VN và các nước khác. Giai đoạn 2015-2016, tổng số vốn đăng kí mới cho các dự án ĐTRNN và vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước cùng với số lượng các dự án 4 Tổng cục Thống kê, 7
  10. Nguyên Thị Linh DAV ĐTRNN đăng kí mới đã có sự gia tăng một cách mạnh mẽ. Nếu như vào năm 2015, có 118 dự án với tổng số vốn đăng kí cho các dự án mới và vốn tăng thêm cho các dự án trước đó là 774,8 triệu USD thì đến năm 2016, số vốn này đạt tới 970,7 triệu USD, tức tăng tới 195,9 triệu USD tương đương với khoảng 25,3% so với năm 2015, số dự án cũng tăng lên 139 dự án (tăng thêm 21 dự án). Nguyên nhân của mức trăng trưởng đột phá như vậy trong năm 2016 là do việc hàng loạt các nghị định hướng dẫn về các hình thức, quy định khi thực hiện các hoạt động ĐTRNN; các thông tư tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành các thủ tục ĐTRNN đã được ban hành như: Nghị định số 83/2015/NĐ-CP của Chính Phủ đưa ra hướng dẫn về chuyển vốn ĐTRNN, xác định địa điểm thực hiện dự án, thực hiện chế độ báo cáo ; Nghị định số 135/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài hay Thông tư số 09/2015/BKHĐT-TT do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành để đưa ra mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN. Bên cạnh đó còn có các thông tư hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước VN như Thông tư số 12/2016/TT-NHNN để hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động ĐTRNN. Việc ban hành hàng loạt các hướng dẫn cụ thể cho hoạt động ĐTRNN như vậy khiến cho việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của DN trong nước đã trở nên thuận lợi hơn. Do đó, trong năm 2016 đã chứng kiến sự được sự gia tăng nhanh chóng của vốn và số dự án ĐTRNN của các DNVN. Năm 2017, nguồn vốn đầu tư cho các hoạt động ĐTRNN bao gồm vốn đăng kí mới và vốn tăng thêm của các DNVN giảm một cách mạnh mẽ, khi chỉ còn 350 triệu USD, giảm tới 620,6 triệu USD (khoảng 64%) so với năm 2016. Trong đó, tổng vốn đăng kí ĐTRNN là 268,5 triệu USD (giảm 84% vốn đăng ký so với năm 2016); cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký ĐTRNN để thay đổi vốn cho 25 hoạt động với tổng số vốn điều chỉnh tăng thêm 81,5 triệu USD. Số lượng dự án đăng kí mới cũng có sự giảm nhẹ khi chỉ còn 30 dự án ĐTRNN mới được đăng kí vào năm 2017, giảm 9 dự án so với năm 2016. Nếu như giai đoạn trước, các DNVN tập trung vào các dự án có quy mô lớn ở nước ngoài, đòi hỏi phải có nguồn vốn đầu tư lớn thì đến năm 2017, thay vì tập trung đầu tư các dự án quy mô lớn ra nước ngoài như giai đoạn trước, DNVN đang hướng vào các dự án có quy mô trung bình hoặc nhỏ, thường là từ vài chục ngàn đến vài triệu USD. Bên cạnh đó, trong năm 2017, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ít dần; đầu tư của DN phi nhà nước, cá nhân và DN FDI đều có xu hướng tăng. Các DN, cá nhân này chỉ đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, phù hợp khả năng về vốn, năng lực quản lý và kinh nghiệm đầu tư quốc tế của mình. Do đó năm 2017 giảm mạnh về quy mô vốn đầu tư. Thêm một lý do khiến các chỉ số đầu tư năm 2017 của VN giảm mạnh, đó là việc toàn thế giới chứng kiến những thảm họa thiên nhiên dữ dội liên tiếp xảy ra, ví dụ như núi lửa phun trào ở Indonesia, cháy rừng ở bang California nước Mỹ, ở Peru, động đất ở Trung Quốc, lũ lụt ở Peru hay bão lớn ở Virgin Islands, Các thảm họa này khiến các DN hạn chế thực hiện các dự án mới cũng như tiếp tục rót vốn đầu tư vào các quốc gia này. 8
  11. Nguyên Thị Linh DAV Giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020, nhìn chung tổng vốn cho các hoạt động ĐTRNN có xu hướng tăng qua từng năm nhưng với một lượng rất nhỏ do các DNNN lĩnh vực dầu khí, khoáng sản, thủy điện, nông nghiệp không có hoạt động ĐTRNN. Các dự án chủ yếu có quy mô vốn trung bình, nhỏ, tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, phù hợp với khả năng về vốn, năng lực quản lý và kinh nghiệm của DN Việt. Tuy nhiên số lượng dự án lại có xu hướng dao động mạnh, không có sự ổn định. Từ năm 2017 đến năm 2019, số dự án tăng từ 130 dự án lên tới 172 dự án, tức là tăng tới 42 dự án (khoảng 32% so với năm 2017). Nguyên nhân có sự gia tăng nhanh như vậy là do Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT ngày 17/10/2018 hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục ĐTRNN, góp phần chuẩn hóa thủ tục pháp lý cho hoạt động ĐTRNN, vừa tạo môi trường thông thoáng, vừa giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án ngoài lãnh thổ VN Bên cạnh đó, những thay đổi trong chính sách tiếp nhận ĐTNN của các quốc gia khác cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVN. Chính phủ các nước đều ban hành chính sách khuyến khích, kêu gọi ĐTNN, thủ tục đăng ký thành lập DN tại một số nền kinh tế (ví dụ LB Nga) rất đơn giản. Quan hệ giữa VN với một số nền kinh tế (Lào, LB Nga, Campuchia, ) là những quan hệ kinh tế và chính trị đặc biệt nên nhận được sự ủng hộ của Chính phủ hai bên đối với quan hệ hợp tác đầu tư giữa DN hai phía. Đến năm 2020, số dự án lại có sự sụt giảm mạnh mẽ khi chỉ còn 119 dự án, giảm tới 53 dự án (giảm khoảng 31%) so với năm 2019. Nguyên nhân là do trong năm 2020 chứng kiến sự ảnh hưởng mạnh mẽ của đại dịch COVID-19 trên toàn cầu, khiến cho mọi hoạt động sản xuất kinh tế của tất cả các quốc gia trên thế giới đều bị đình trệ. Việc này khiến cho các DN hạn chế hơn trong việc thực hiện các hoạt động đầu tư mới để tránh rủi ro mà chỉ chủ yếu đầu tư cho các dự án cũ để duy trì hoạt động của các dự án đó. Điều này khiến cho trong năm 2020, số dự án giảm nhưng số vốn đầu tư cho ĐTRNN lại tăng, trong đó cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư mới, với tổng vốn đăng ký đạt gần 318 triệu USD, bằng 78,9% so với năm 2019 và 33 lượt dự án điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn tăng thêm 272 triệu USD, tăng gần 2,6 lần so với năm 2019. 2.2. Tình hình ĐTRNN của DN phân theo ngành, lĩnh vực kinh tế Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, ĐTRNN được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019)5 được ghi lại như sau: Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Số dự án TỔNG 20.665,2 1.321 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3.167,5 118 Công nghiệp 11.017,0 383 5 Tổng cục Thống kê, 9
  12. Nguyên Thị Linh DAV Dịch vụ 6.480,7 820 Bảng 1: ĐTRNN được cấp giấy phép phân theo ngành kinh tế (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019 - Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy các dự án ĐTRNN của VN trải đều trên cả ba ngành kinh tế: công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Trong đó ngành công nghiệp có số vốn đầu tư của VN nhiều nhất. Theo Tổng cục Thống kê, tính đến 31/12/2019, vốn đăng ký đầu tư trực tiếp ra nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp là 11.017 triệu USD (chiếm 53,3% trong tổng số vốn ĐTRNN của VN), vốn đầu tư vào nông nghiệp là 3.167,5 triệu USD (chiếm 15,3% trong tổng vốn ĐTRNN của VN), vốn đầu tư vào dịch vụ là 6.480,7 triệu USD (chiếm 31,4% trong tổng vốn đầu tư). Sở dĩ công nghiệp là ngành có số vốn đầu tư cao nhất là do đa phần những ngành công nghiệp mà nước ta khai thác ở nước ngoài đa phần vẫn là những ngành công nghiệp nặng như dầu khí, khoáng sản, thủy điện đòi hỏi phải có vốn lớn. Đồng thời đây cũng là những ngành mũi nhọn của Nhà nước ta do đó các DNNN đầu tư vào lĩnh vực này có được sự hỗ trợ rất lớn của Chính phủ. Xét về số dự án đầu tư, số dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp là 383 dự án (chiếm 29%), số dự án đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp là 118 dự án (chiếm 9%) và dịch vụ là 820 dự án (62%). Sở dĩ VN đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ nhiều nhất do lĩnh vực này đòi hỏi số vốn đầu tư thấp, khả năng quay vòng vốn nhanh, đem lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh. Cũng theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2019, các DNVN đã đầu tư vào 18 lĩnh vực chủ yếu. Số vốn đầu tư (bao gồm cả mới đăng kí và vốn tăng thêm) và số dự án đăng kí (bao gồm cả các dự án còn hiệu lực và đăng kí mới) theo các lĩnh vực6 cụ thể như sau: Tổng vốn đầu tư Số dự án (Triệu USD) TỔNG SỐ 20.665,2 1.321 Khai khoáng 7.925,9 61 Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 3.167,5 118 Thông tin và truyền thông 2.646,1 117 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và 1.486,5 9 điều hoà không khí Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.131,6 131 Nghệ thuật. vui chơi và giải trí 1.016,6 8 Hoạt động kinh doanh bất động sản 921,4 47 Hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 858,8 23 Bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động 580,8 382 cơ khác 6 Tổng cục Thống kê, 10
  13. Nguyên Thị Linh DAV Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 407,1 91 Dịch vụ lưu trú và ăn uống 208,6 76 Hoạt động dịch vụ khác 80,3 47 Vận tải, kho bãi 73,7 44 Hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 71,7 56 Xây dựng 6,9 91 Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội 16 6 Giáo dục và đào tạo 6,1 12 Cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải 0,6 2 Bảng 2: ĐTRNN được cấp giấy phép phân theo lĩnh vực đầu tư (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019) - Nguồn: Tổng cục Thống kê Nhìn vào bảng số liệu ta có thể thấy rằng VN thực hiện ĐTRNN nhiều nhất là khai khoáng. Công nghiệp dầu khí như thăm dò, hợp tác khai thác và xây dựng cơ sở hạ tầng là ngành đầu tư mang tính chiến lược của nước ta, nhằm bổ sung thêm nguồn dầu thô cho VN, giúp VN tự chủ được vấn đề năng lượng, không phụ thuộc vào nhập khẩu xăng dầu. Do vậy đây cũng là ngành nằm trong chủ trương ĐTRNN của Chính phủ nên được sự hỗ trợ lớn của Nhà nước, số vốn đầu tư vào lĩnh vực này (đạt 7.925,9 triệu USD) chiếm tỷ lệ nhiều nhất (38,3%) trong tổng vốn ĐTRNN của VN. Lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đứng thứ hai với 3.167,5 triệu USD và chiếm 15,3% tổng vốn đầu tư; lĩnh vực thông tin và truyền thông thứ 3 với 2.646,1 triệu USD, chiếm 12,8% tổng vốn đầu tư. Còn lại là các dự án thuộc các lĩnh vực khác. 2.3. Tình hình ĐTRNN của DN phân theo khu vực nhận đầu tư Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết tháng 12 năm 2019, VN đã đầu tư sang 81 quốc gia và vùng lãnh thổ, thuộc cả 5 châu lục: Châu Á, Châu Mỹ, Châu Âu, Châu Phi và Châu Úc, trong đó có 58 quốc gia có các dự án vẫn còn hiệu lực. Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép phân theo đối tác đầu tư chủ yếu (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2019)7 cụ thể như sau: 7 Tổng cục Thống kê, 11
  14. Nguyên Thị Linh DAV ĐẦU TƯ TẠI CÁC CHÂU LỤC 12000 10653.3 1000 875 10000 800 8000 600 6000 3896.6 3229.8 400 Biểu đồ 2: Tổng 4000 2388.2 vốn đầu tư và số 490.2 2000 208 200 dự án đầu tư vào 107 79 các châu lục lũy 0 24 0 kế đến 12/2019 Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Châu Phi Châu Úc Nguồn: Tổng Tổng vốn đầu tư (triệu USD) Số dự án cục Thống kê Châu Á là nơi VN lựa chọn đầu tư nhiều nhất (chiếm 66,3% về tổng số dự án và 50,7% về tổng vốn ĐTRNN của VN). Tiếp theo là Châu Mỹ (số dự án đầu tư ở Châu Á gấp hơn 4 lần so với số dự án ở Châu Mỹ, số vốn đầu tư ở Châu Á gấp 2,7 lần so với số vốn đầu tư ở Châu Mỹ). Châu Úc là nơi mà VN ít lựa chọn đầu tư nhất (chỉ chiếm 6% về số dự án và 2,4% về số vốn đầu tư so với tổng số dự án và số vốn đầu tư của VN). 2.3.1. Đầu tư của VN vào Châu Á Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2019, có 875 số dự án và 10.653,3 triệu USD mà VN đầu tư vào 23 quốc gia thuộc Châu Á. Lào là quốc gia mà VN đầu tư trực tiếp nhiều nhất với 208 dự án và 4.912,1 triệu USD đầu tư không chỉ bởi thế mạnh về đất đai, tài nguyên thiên nhiên, lao động giá rẻ mà Lào còn là nước láng giềng với VN có quan hệ hợp tác kinh tế với VN từ rất lâu. VN coi đầu tư sang Lào là hợp tác quan trọng và mang tính chiến lược lâu dài, do đó, Chính phủ VN luôn tạo điều kiện để các DN đầu tư tại Lào có hiệu quả. Campuchia là nước đứng thứ hai cả về số dự án và vốn đầu tư với 180 dự án và 2.747,9 triệu USD. Nguyên nhân là do Campuchia thực hiện chính sách tự do kinh tế và được coi là một trong những nền kinh tế cởi mở nhất châu Á. Đồng thơi Chính phủ nước này đã mở rộng cửa đến đón nhà đầu tư, miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho tất cả các mặt hàng và miễn hoàn toàn thuế nhập khẩu đối với các linh kiện điện tử. Đây là thị trường dễ tính, yêu cầu chất lượng sản phẩm cũng không quá khắt khe như VN. Nhật Bản là quốc gia phát triển, song VN đầu tư vào với 81 dự án (nhiều thứ 5 trong số 23 nước Châu Á mà VN thực hiện đầu tư). Các dự án đầu tư vào Nhật Bản đa số do DN tư nhân thực hiện đầu tư thuộc lĩnh vực dịch vụ với số vốn đầu tư rất nhỏ (chỉ vài trăm nghìn USD). Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, đều là những nước phát triển hơn VN rất nhiều, các dự án đầu tư của VN vào những quốc gia này đều thuộc lĩnh vực dịch vụ với số vốn đầu tư nhỏ. 12
  15. Nguyên Thị Linh DAV 2.3.2. Đầu tư của VN vào Châu Mỹ Đứng sau Châu Á là Châu Mỹ, ĐTRNN của VN vào Châu Mỹ chiếm 15,7% về số dự án và 19% về số vốn ĐTRNN của VN vào các châu lục. Số dự án Tổng vốn đầu tư (Triệu USD) Châu Mỹ 208 3.896,6 Hoa Kỳ 184 693,9 Bảng 3: Đầu tư của Ca-na-đa 12 29,4 DNVN vào các quốc Pê-ru 4 1.249 gia Châu Mỹ lũy kế Cu-ba 4 39,3 đến 31/12/2019 Vê-nê-xu-ê-la 2 1.825,1 Nguồn: Tổng cục Hai-i-ti 2 59,9 Thống kê Xét về số dự án thì Hoa Kỳ là quốc gia chiếm nhiều dự án nhất mà VN thực hiện đầu tư (với 184 dự án đầu tư). Nguyên nhân là do việc đầu tư vào Hoa Kỳ là một trong những cách để thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Việc đầu tư tại Hoa Kỳ sẽ giúp các DNVN tạo thế đứng vững chắc hơn cho DN trên thị trường này và là cách để tránh phải nộp các khoản lệ phí chống bán phá giá. Xét về số vốn đầu tư, Venezuela và Peru là hai nước VN mới thực hiện đầu tư trong những năm gần đây với số dự án ít song số vốn đầu tư lớn, chủ yếu là lĩnh vực khai khoáng, cụ thể là dầu mỏ. Cuba là quốc gia đã có mối quan hệ khăng khít với VN từ rất lâu, song cho đến nay mới chỉ có 4 dự án đầu tư của VN vào Cuba, trong đó 2/4 dự án đã đi vào hoạt động, 2 dự án còn lại đang trong giai đoạn chuẩn bị để sớm đi vào triển khai đầu tư. VN còn đầu tư vào các nước khác thuộc Châu Mỹ như Canada, Hai-i-ti với số vốn nhỏ và đều do DN tư nhân thực hiện đầu tư. 2.3.3. Đầu tư của VN vào Châu Âu Châu Âu đứng vị trí thứ ba (sau Châu Á và Châu Mỹ) về số dự án và số vốn đầu tư mà VN thực hiện đầu tư. Tính đến hết năm 2019, VN đã đầu tư 3.232,1 triệu USD vào 107 dự án ở 15 quốc gia Châu Âu. Cụ thể như sau: Tổng Tổng Tổng Tổng vốn đầu vốn đầu vốn vốn tư tư đầu tư đầu tư TỔNG 3.232,1 Spain 62,7 France 5,9 Malta 2,3 Russia 2.831,3 Slovakia 36,4 Netherlands 3 Ukraine 1,5 Bosnia and Germany 1232 14 Poland 3 Belgium 1,3 Herzegovina 13
  16. Nguyên Thị Linh DAV Virgin Czech 132,7 UK 11,5 2,4 Portugal 0,9 Islands Republic Bảng 4: Tổng vốn đầu tư (đơn vị: triệu USD) vào Châu Âu tính đến 31/12/2019- Nguồn: Tổng cục Thống kê Số dự Số dự Số dự Số dự án án án án TỔNG 107 Virgin Islands 9 Ukraine 4 Malta 2 Germany 32 UK 9 Spain 3 Belgium 2 Bosna and Russia 15 Netherlands 6 Slovakia 2 1 Hercegovina France 15 Czech Republic 4 Poland 2 Portugal 1 Bảng 5: Số dự án đầu tư ở Châu Âu còn hiệu lực lũy kế đến 31/12/2019- Nguồn: Tổng cục Thống kê Các dự án ĐTRNN của VN vào khu vực Châu Âu có số vốn nhiều nhất ở Liên bang Nga (2.831,3 triệu USD), số dự án nhiều nhất ở Đức (32 dự án). Các quốc gia còn lại đa phần đều nhận được số sự án và số vốn dầu tư ít. 2.3.4. Đầu tư của VN vào Châu Phi VN đầu tư vào khu vực Châu Phi từ năm 2002, cho đến hết năm 2019 có 24 dự án còn hiệu lực với số vốn 2.555,9 triệu USD. Tỷ lệ này còn khá nhỏ do Châu Phi có 54 nước với các thể chế và định hướng phát triển khác nhau, có nhiều luật, tiêu chuẩn, tập quán cũng khác nhau, chưa kể thủ tục hành chính còn rườm rà khiến chi phí hoạt động của DN tương đối cao. Cụ thể tình hình đầu tư vào các quốc gia Châu Phi tính đến 31/12/2019 như sau: Tổng vốn đầu Số dự Tổng vốn đầu Số dự án tư (triệu USD) án tư (triệu USD) TỔNG 24 255,9 Burundi 2 170 Tan-đa-ni-a 4 356,3 An-giê-ri 1 126,5 Ang-go-la 4 2,9 U-gan-đa 1 35 Mô-dăm-bích 3 345,9 Công-gô 1 27,1 Ca-mơ-run 3 230,7 Ma-đa-gát-ca 1 117,4 Nam Phi 3 8,2 Bờ Biển Ngà 1 0,9 Bảng 6: Đầu tư của DNVN tại Châu Phi – Nguồn: Tổng cục Thống kê Đầu tư của VN vào châu Phi đã tăng mạnh chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây. Nếu như tính đến tháng 8/2012, VN mới rót khoảng hơn 700 triệu USD tại 10 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Phi8, thì đến 12/2019 tổng số vốn lũy kế đã vọt lên tới gần 2,6 tỷ USD, tại 11 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hoạt động đầu tư tại châu Phi hiện nay đang tập trung tại một số tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước như Tập đoàn Viettel đầu tư trong lĩnh vực viễn 8 Báo Doanh nhân Sài Gòn online, vao-chau-phi-1040606.html 14
  17. Nguyên Thị Linh DAV thông, Tập đoàn Petro VN đầu tư trong lĩnh vực thăm dò và khai thác dầu khí Tuy nhiên gần đây các DN tư nhân cũng bắt đầu khai phá thị trường này khi đầu tư vào các lĩnh vực như xây dựng, sản xuất tấm lợp, xe gắn máy, hàng may mặc, điện tử, điện lạnh, đồ uống đóng chai, khai thác và chế biến gỗ, vàng và khoáng sản tại Angola, Nam Phi, Tanzania, Nguyên nhân khiến đầu tư vào Châu Phi bùng nổ trong giai đoạn gần đây là do nhiều quốc gia châu Phi được hưởng ưu đãi từ Mỹ (đạo luật Cơ hội và Phát triển cho Châu Phi AGOA-Africa Growth and Opportunity: là một đạo luật mục đích hỗ trợ phát triển chính trị- kinh tế-xã hội tại các nước châu Phi, thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Mỹ và các nước châu Phi, và hỗ trợ thương mại và đầu tư của Mỹ tại các nước châu Phi), EU hoặc các nước trong khu vực dành cho nhau để tạo cầu nối mở rộng trao đổi thương mại với các quốc gia khác. Đồng thời ngay trong nội khối cũng có nhiều liên minh kinh tế khu vực như ECOWAS (Economic Community of West African States - Cộng đồng Kinh tế Tây Phi), UEMOA (West African Economic and Monetary Union-Liên minh Kinh tế Tiền tệ Tây Phi), CEMAC (Economic and Monetary Community of Central African States- Cộng đồng Kinh tế và Tiền tệ Trung Phi), SACU (Southern African Customs Union- Liên minh Hải quan Nam Phi), EAC (East African Community -Cộng đồng Đông Phi), tạo điều kiện để nhà đầu tư rộng cửa tiến sâu hơn vào thị trường này. Các nước châu Phi đứng đầu thế giới về tốc độ cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh trong những năm gần đây. Khu vực này cũng đang muốn gia tăng hiệu quả thu hút đầu tư nước ngoài qua các chính sách, biện pháp linh hoạt như nới lỏng kiểm soát ngoại hối, giảm thuế và chi phí cho thuê đất, thử nghiệm các hình thức hợp tác mới 2.3.5. Đầu tư của VN vào Châu Úc Tính đến hết năm 2019, Châu Úc vẫn là khu vực mà VN có số dự án và số vốn đầu tư vào ít nhất (79 dự án và 490.2 triệu USD đầu tư) trong số các châu lục. Có ba quốc gia mà VN đầu tư vào khu vực này đó là Australia (400,5 triệu USD với 68 dự án), New Zealand (32,8 triệu USD đầu tư với 10 dự án) và quốc đảo Marshall (56,9 triệu USD với 1 dự án). Và VN đầu tư vào các quốc gia này ở cả ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. 2.4. Hoạt động ĐTRNN của các khối DN Trong những năm gần đây, vốn ĐTRNN của các DN trong nước có xu hướng giảm dần. Đáng lưu ý, số lượng dự án ĐTRNN có quy mô vừa và nhỏ của khu vực tư nhân tăng lên trong khi số dự án đầu tư quy mô lớn của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trong lĩnh vực thăm dò, khai thác đầu khí, viễn thông, thủy điện giảm mạnh. Ngày càng có nhiều tập đoàn tư nhân lớn và công ty cổ phần trong nước ĐTRNN ở các nước phát triển nhằm mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu như Tập đoàn Vingroup, Công ty cổ phần Hàng không Vietjet, Thaco, T&T, Vinamilk, FPT, Ðịa bàn đầu tư ngày càng đa dạng, hướng đến các đối tác phát triển và có thêm địa bàn mới như Ru-ma-ni, Áo, Ai Cập, I-ta-li-a, Hình thức đầu tư ngày càng đa dạng với số lượng dự án đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần tại các DN nước ngoài có xu hướng gia tăng. 15
  18. Nguyên Thị Linh DAV 2.4.1. Hoạt động của khối DNNN Chính phủ có báo tình hình ĐTRNN của DNNN (bao gồm cả DN 100% vốn nhà nước và DN có vốn nhà nước chi phối)9 như sau: Tính đến ngày 31/12/2019 có 23 DNNN thực hiện ĐTRNN tại 123 dự án, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, trồng cây cao su, khai thác khoáng sản và hàng không. Theo đó, tổng số vốn đăng ký ĐTRNN của 23 DN này là 12,2 tỷ USD. Trong đó, PVN đầu tư 6.828 triệu USD, chiếm 56%; Viettel đầu tư 2.992 triệu USD, chiếm 25%; và Tập đoàn Công nghiệp cao su VN (VRG) đầu tư 1.429 triệu USD (chiếm 12%). Cũng theo báo cáo của Chính phủ, lũy kế đến ngày 31/12/2019 tổng vốn ĐTRNN được thực hiện của các DNNN là 6.161 triệu USD, bằng 50,47% vốn đăng ký, trong đó PVN chiếm 51%, Viettel chiếm 29% và VRG chiếm 15 %. Như vậy, tổng số vốn 3 DN này đã ĐTRNN chiếm 95% tổng số vốn DNNN thực hiện ĐTRNN. Báo cáo của Chính phủ còn cho biết, tính đến hết ngày 31/12/2019, có 19 DNNN có dự án đầu tư tại nước ngoài phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu, trong đó phát sinh doanh thu chủ yếu trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu, viễn thông, lĩnh vực trồng và chế biến cao su. 2.4.2. Hoạt động của khối DN tư nhân ĐTRNN của DN Việt gần đây ghi nhận xu hướng dịch chuyển chủ thể đầu tư, khi vốn tư nhân tăng trong khi nhà nước giảm. Trong số gần 21 tỷ USD vốn đăng ký ĐTRNN lũy kế đếm 31/12/2019, vốn của tư nhân (bao gồm DN tư nhân và các nhân) là 8,8 tỷ USD, chiếm 41,9% tổng vốn đăng kí và tỷ lệ này đang có xu hướng gia tăng. Theo báo cáo của Cục đầu tư nước ngoài, hoạt động ĐTRNN năm 2019 hoàn toàn do khu vực kinh tế tư nhân thực hiện, không có dự án nào của DNNN, trong đó xu hướng cá nhân ĐTRNN gia tăng 10. Tiêu biểu trong khối DN này là Hoàng Anh Gia Lai Lai đầu tư 7 dự án với vốn đăng ký 1,1 tỉ USD, Công ty CP Golf Long Thành đầu tư 2 dự án tại Lào có vốn đăng ký khoảng 1,1 tỉ USD11. 3. ĐTRNN của một số DN tiêu biểu Những năm gần đây, làn sóng ĐTRNN của các DNVN tăng trưởng khá mạnh mẽ và top các DN có vốn chuyển ra nước ngoài lớn nhất cũng là DNNN. 3.1. Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội (Viettel) 9 VnEconomy, 20201017091316655.htm 10 Thời báo Ngân hàng, 11 Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và đầu tư, 58ee-4737-bf70-5f08acea5ca8/NewsID/4a87461c-dfa2-4ffb-8887-b9133681270d/MenuID/+&cd=4&hl=vi&ct=clnk&gl=vn 16
  19. Nguyên Thị Linh DAV Năm 2019, Viettel đã ĐTRNN 188,4 triệu USD với dự án lớn nhất lên đến 161,6 triệu USD được thực hiện tại Myanmar. Viettel đã đầu tư 10 dự án mạng viễn thông tại Campuchia, Lào, Mozambique, Đông Timor, Cameroon, Burundi, Tanzania, Haiti, Myanmar, Peru và 3 dự án nghiên cứu phát triển tại Pháp, Mỹ, Nga và đã rót 1,8 tỷ USD để thực hiện các dự án này. Lợi nhuận và vốn đầu tư đã chuyển về nước lũy kế đến nay là 803,2 triệu USD, trong đó lợi nhuận và vốn đầu tư đã chuyển về nước trong năm 2019 là 113,3 triệu USD. Đặc biệt, hai dự án tại Lào và Campuchia mang lại hiệu quả cao cùng lợi nhuận và đầu tư chuyển về nước lũy kế cao nhất, lần lượt là 168,3 triệu USD và 265,1 triệu USD 12. Tại đây, thương hiệu viễn thông của Viettel thuộc các mạng di động lớn nhất thị trường và chiếm hơn 50% thị phần. Các dự án viễn thông của Viettel tại các nước châu Phi cũng đã hoạt động và bắt đầu có dòng tiền chuyển về nước. Tuy nhiên, tình hình chính trị không ổn định tại một số nước châu Phi đã ảnh hưởng đến hoạt động của Viettel tại Cameroon, Tanzania, 3.2. Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) Năm 2019, PVN đã chuyển 38,9 triệu USD sang đầu tư ở Malaysia và 33,2 triệu USD tại Angeri. Đặc biệt, đây là đơn vị có số dự án triển khai ở nước ngoài nhiều nhất, với 27 dự án, tổng vốn đăng kí 7,1 tỉ USD. Các dự án PVN đầu tư tại nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vực thăm dò, khai thác dầu khí và một số dự án lĩnh vực khoáng sản khác. Tuy nhiên, theo báo cáo, trong tổng số 27 dự án, có 11 dự án triển khai đúng tiến độ, 6 dự án bị chậm tiến độ, 13 dự án đang gặp khó khăn vướng mắc, và 7 dự án không có khả năng thực hiện. Tổng vốn PVN đã chuyển ra nước ngoài để thực hiện số dự án này đến nay khoảng 3,12 tỉ USD, tập trung chủ yếu giai đoạn 2008 - 2013. Theo đó, PVN đã chuyển lợi nhuận và tiền đã chuyển về nước lũy kế đến 2019 là 2 tỉ USD.13 3.3. Tập đoàn Cao su VN (VRG) Hiện đang đầu tư 23 dự án trồng cao su tại Lào và Campuchia. Tổng vốn đăng kí ĐTRNN khoản 1,31 tỉ USD, với 8 dự án đã được triển khai thực hiện gồm: 5 nhà máy chế biến cao su tại Campuchia, ba nhà máy tại Lào. Do giá mủ cao su xuống thấp nên các dự án đang trong giai đoạn cân đối thu chi hằng năm, chưa có lãi nhiều. Lợi nhuận lũy kế về nước đến nay mới chỉ đạt được 4,357 triệu USD, lợi nhuận giữ lại tái đầu tư là 0,51 triệu USD. 3.4. Tổng công ty Hàng không VN (Vietnam Airlines-VNA) Góp vốn 49% thành lập Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (CCA) tại Campuchia với tổng vốn ĐTRNN là 49 triệu USD, tuy nhiên kinh doanh của CCA lại không hiệu quả. Hiện VNA đã có kế hoạch thoái vốn tại hãng hàng không này sau hơn 10 năm góp 12 Diễn đàn pháp luật, n7343.html?fbclid=IwAR0QCPTSmFXCFYckvrUbHauH8ylGWu3TYIK9L9RleJcYEfvfvXMwZDhNZa4 13 Diễn đàn pháp luật, n7343.html?fbclid=IwAR0QCPTSmFXCFYckvrUbHauH8ylGWu3TYIK9L9RleJcYEfvfvXMwZDhNZa4 17
  20. Nguyên Thị Linh DAV vốn, nhưng đến nay việc thoái vốn chưa hoàn thành. Ở giai đoạn đầu đầu tư vào CCA, hãng này ghi nhận doanh thu hơn 676 triệu USD, trong đó 3 năm (2009 - 2012) có lãi sau thuế gần 1 triệu USD. Nhưng từ năm 2013 đến nay hãng thua lỗ. Ủy ban Quản lí vốn cho biết đã báo cáo Thủ tướng việc thoái vốn tại dự án này. III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DNVN 1. Những kết quả đạt được Sau hơn 30 năm ĐTRNN, mặc dù các DNVN đã gặp không ít khó khăn, thách thức, tuy nhiên các DN vẫn luôn nỗ lực để khẳng định năng lực bản thân và qua hoạt động của công ty xây dựng nên hình ảnh chung cho cộng đồng DNVN. Trải qua từng năm, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DNVN ngày càng đa dạng về thị trường đầu tư, nghành nghề, hình thức đầu tư với sự tham gia của nhiều loại hình DN. Trong 5 năm từ năm 2015 – 2020, hoạt động ĐTRNN của DNVN cũng đã đạt được một số kết quả nhất định, khẳng định sự nỗ lực của DN Việt với mong muốn vươn xa hơn trên thị trường quốc tế Thứ nhất, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài giúp DNVN tăng doanh thu và lợi nhuận. Đối với xu hướng phát triển và tăng trưởng với tốc độ nhanh như các tập đoàn lớn của VN trong giai đoạn hiện nay, thì việc mở rộng thị trường là điều rất cần thiết. Vì vậy chuyển dòng vốn ra khỏi lãnh thổ quốc gia đã tạo ra cơ hội cho các DN tấn công vào những thị trường khác với quy mô rộng lớn và tiềm năng cao hơn, qua đó nâng cao doanh thu. Trong thực tế, có một số DNVN đã đạt được điều này. Báo cáo về tình hình đầu tư ở nước ngoài vừa được Bộ Kế hoạch & Đầu tư gửi Chính phủ cho thấy, trong năm 2019 có 19 DNNN và DN có vốn nhà nước có dự án đầu tư tại nước ngoài có doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, tổng doanh thu năm 2019 của các dự án tại nước ngoài là 7,18 tỷ USD. Lĩnh vực dầu khí chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu với 1,38 tỷ USD, kinh doanh xăng dầu đạt 3,5 tỷ USD, viễn thông 1,7 tỷ USD, lĩnh vực trồng và chế biến cao su đạt 131 triệu USD. Trong năm 2019, khoản lãi và tiền chuyển về nước trong năm đạt 313,5 triệu USD, trong đó lớn nhất là các dự án khai thác dầu khí tại Nga của PVN với hơn 170 triệu USD, dự án kinh doanh mạng viễn thông của Viettel tại Campuchia 22,1 triệu USD; dự án của Petrolimex tại Singapore gần 10 triệu USD. Lũy kế đến hết năm 2019, tổng vốn đăng ký đạt gần 21 tỉ USD; trong đó lợi nhuận chuyển về nước của các DN có hoạt động đầu tư tại nước ngoài đạt khoảng 3 tỷ USD và lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư khoảng 363 triệu USD. Các dự án tại nước ngoài có doanh thu chủ yếu trong các lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu, viễn thông, lĩnh vực trồng và chế biến cao su. Bên cạnh phần vốn chuyển về nước, các DNVN cũng hình thành khối lượng tài sản đáng kể như nhà máy, cơ sở sản xuất giá trị hàng tỷ USD tại nước ngoài. 18
  21. Nguyên Thị Linh DAV Thứ hai, hoạt động ĐTRNN giúp các DNVN mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Khi mở rộng việc ĐTRNN thì thị trường tiêu thụ sản phẩm của DN đã được mở rộng hơn nhiều, đồng thời cũng mở ra những cơ hội kinh doanh mới. Một số ví dụ điển hình như Viettel sau 15 năm ĐTRNN, Viettel đã có hơn 35 triệu thuê bao ở 11 thị trường nước ngoài trải dài khắp 3 châu lục Á – Phi – Mỹ và trở thành một trong ba mươi DN viễn thông có lượng khách hàng nhiều nhất trên thế giới. Thứ ba, các DN khi ĐTRNN đã tránh được các hàng rào bảo hộ thương mại của các nước nhận đầu tư do đó tiếp cận với thị trường tiềm năng một cách nhanh nhất và mở rộng được thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì các hàng rào bảo hộ thương mại dần được dỡ bỏ. Do đó các quốc gia thường xây dựng nên những rào cản thương mại ngày càng phức tạp hơn, như rào cản kỹ thuật, rào cản về môi trường. Do đó việc xuất khẩu hàng hoá vào các quốc gia ngày càng khó khăn hơn. Trong điều kiện đó thì đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được xem như là giải pháp tối ưu được các nhà đầu tư lựa chọn, không chỉ vượt qua được hàng rào bảo hộ của nước đó, tiếp cận thị trường một cách trực tiếp, mà còn được hưởng những điều kiện ưu đãi trong sản xuất kinh doanh của nước nhận đầu tư giành cho các nhà đầu tư. Một ví dụ điển hình là nhiều DNVN như là Tổng công ty Lương thực miền Nam hay Công ty lương thực VN đã sang Campuchia để trồng lúa, đầu tư xây dựng nhà máy chế biến để xuất khẩu lúa gạo sang thị trường EU vì EU có chính sách ưu đãi đặc biệt, miễn thuế nhập khẩu cho nông sản từ Campuchia. Điều này sẽ giúp công ty xuất khẩu gạo, nông sản VN từ thị trường này xuất sang EU được miễn thuế và có thể dễ dàng tiếp cận thị trường khó tính EU. Thứ tư, một số DN Việt khi ĐTRNN đã tận dụng khả năng sản xuất của nước ngoài. Tận dụng sự khác biệt về những điều kiện và đặc điểm vĩ mô như nền kinh tế, công nghệ, môi trường - khí hậu, chi phí và chất lượng của nguồn cung lao động của các quốc gia khác nhau, cải thiện năng suất, qua đó giảm thiểu chi phí sản xuất, tối đa hóa lợi nhuận hoặc nâng cao chất lượng. Ví dụ như việc Vinamilk đặt nhà máy sản xuất ở nước ngoài giúp tận dụng các nguồn sẵn có từ các nông trại chất lượng. Năm 2010, sau khi được cấp phép ĐTRNN, Vinamilk đã đầu tư vào nhà máy Miraka nhằm khai thác lợi ích từ nguồn nguyên liệu sữa tươi dồi dào và chất lượng cao của nền công nghiệp sữa rất phát triển tại New Zealnd, quốc gia có nền khí hậu ôn đới mát mẻ và thổ nhưỡng thích hợp cho nhu cầu chăn nuôi bò sữa, đồng thời chủ động ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào khi giá thế giới có biến động. Theo dữ liệu cụ thể do Vinamilk công bố, nhà máy Miraka chuyên sản xuất sản phẩm bột sữa nguyên kem chất lượng cao với công suất 8 tấn/giờ, tương đương 32000 tấn/năm, đồng thời có khả năng chế biến 210 triệu lit sữa nguyên liệu hàng năm, tương đương với lượng sữa của 55000 con bò và được thiết kế để có thể mở rộng trong tương lai. Nhờ Công ty Miraka ở New Zealand, Vinamilk đã có được nguồn sữa tươi từ nông trại ở Taupo và sản xuất sữa chất lượng cao có thể bán trên thị trường toàn cầu. 19
  22. Nguyên Thị Linh DAV 2. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản 2.1. Những hạn chế Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhất định, môi trường đầu tư nước ngoài tuy rộng lớn và giàu tiềm năng song DNVN khi ĐTRNN cũng tồn tại không ít những hạn chế. Một là, nhiều dự án đầu tư ĐTRNN của DNVN còn triển khai chậm, hiệu quả vốn đầu tư chưa cao hay thậm chí là thua lỗ. Chẳng hạn Vietnam Airlines đã báo cáo Thủ tướng xin chủ trương thoái vốn tại dự án thành lập Hãng hàng không Cambodia Angkor Air (CAA) tại Campuchia với tổng vốn ĐTRNN là 49 triệu USD. Mặc dù trong 9 năm từ 2009-2018 tổng doanh thu của CAA đạt hơn 676 triệu USD song từ 2013, dự án này kinh doanh không hiệu quả. CAA liên tục bị lỗ, hiệu quả đầu tư không đạt như dự kiến. Hay, PVN- tập đoàn dầu khí VN mặc dù tổng vốn đã chuyển ra nước ngoài là khoảng 3,12 tỷ USD, lợi nhuận và tiền đã chuyển về nước đến hết 2019 là gần 2 tỷ USD nhưng có hơn một nửa số dự án gặp khó khăn khi triển khai. Cụ thể có 6 dự án chậm tiến độ, 12 dự án gặp khó khăn vướng mắc và 7 dự án không có khả năng triển khai thực hiện trên tổng số 27 dự án ĐTRNN của PVN 14. Theo báo cáo về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại DN và việc quản lý, sử dụng Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN năm 2018, tổng số lỗ phát sinh trong năm 2018 của các dự án báo lỗ là 367 triệu USD tăng 265% so với năm 2017. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là các dự án của Viettel với số lỗ phát sinh là 349 triệu USD, Tập đoàn Cao su VN với số lỗ phát sinh là 7,7 triệu USD.15 Hai là, năng lực cạnh tranh của DNVN còn rất yếu so với các đối thủ cạnh tranh. Trừ một số ít DN như Viettel, tập đoàn Dầu khí VN, hầu hết các DN khi ĐTRNN đều gặp khó khăn trong cạnh tranh với các nhà đầu tư đến từ các nước khác (Trung Quốc, Thái Lan ) trong đấu thầu, thực hiện liên doanh, liên kết với các đối tác ở nước tiếp nhận vốn đầu tư. Bởi đa số các DN ĐTRNN có tiềm năng khiêm tốn: vốn ít, khó tiếp cận nguồn vốn, trình độ có hạn, khả năng kinh nghiệm hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế bị hạn chế, và chưa có thương hiệu. Bên cạnh đó, số lượng dự án đầu tư, quy mô dự án đầu tư của DNVN còn rất hạn chế, địa bàn đầu tư cũng vẫn chủ yếu tập trung ở những nước có nền kinh tế kém phát triển hơn như Lào, Campuchia, Myanmar hay ở các địa bàn xa xôi, thông tin liên lạc, đi lại khó khăn như Châu Phi, Nam Mỹ, ở những thị trường lớn, phát triển tuy có nhưng số lượng cũng như quy mô không đáng kể. 14 Vietnam.net, 15 Tapchitaichinh, va-khuyen-nghi-318291.html 20
  23. Nguyên Thị Linh DAV 2.2. Những nguyên nhân cơ bản Những nguyên nhân khiến cho DNVN khi ĐTRNN còn tồn tại những hạn chế không chỉ đến từ bản thân phía DN mà còn bởi những tác động như chính sách, pháp luật của VN đối với ĐTRNN cũng như rủi ro về chênh lệch tỷ giá. Cụ thể: Thứ nhất, DNVN còn tồn tại nhiều điểm yếu là nguyên nhân chính của những hạn chế kể trên: Điểm yếu chung của các DNVN đó là hạn chế về nguồn vốn, khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, cũng như kinh nghiệm trong ĐTRNN từ đó hạn chế khả năng cạnh tranh của DN so với các đối thủ là cách DN đầu tư của quốc gia khác (như Thái Lan, Trung Quốc, ), hiệu quả đầu tư thấp, khiến dự án triển khai chậm. Điểm yếu về năng lực tài chính khiến cho nhiều dự án không thể tồn tại được lâu. Việc ĐTRNN đòi hỏi chi phí rất cao từ việc đầu tư, trả lương cho nhân viên, bên cạnh đó còn phát sinh nhiều khoản chi phí khác như tìm luật sư, thuê báo cáo kiểm toán Chưa kể việc đầu tư thường không đem đến lợi nhuận ngay mà cần một khoảng thời gian nếu dự án vận hành hiệu quả mới có thể sinh lời, với nhiều dự án, thời gian này thậm chí có thể kéo dài 5-10 năm, nếu không có một nền tảng tài chính vững chắc, DN rất có thể phải dừng hoạt động kinh doanh hay triển khai dự án. Và thậm chí, nếu có đủ vốn, nhiều DNVN khi ĐTRNN vẫn thua lỗ bởi năng lực và kinh nghiệm quản lí còn nhiều hạn chế. Nhiều DN khi đầu tư còn bỡ ngỡ trước các vấn đề như pháp luật nước sở tại, phong tục, tập quán, văn hóa của người dân bản địa nên một số dự án đầu tư đã không đạt được hiệu quả về kinh tế như kỳ vọng, phần lớn nguyên nhân đến từ việc phía DN chưa tìm hiểu kĩ về thị trường nước nhận đầu tư. DNVN khi ĐTRNN vẫn còn mang tư duy, cách nghĩ của người VN. Chẳng hạn như: Về đất đai, nếu DN đầu tư ở VN sẽ được Nhà nước hỗ trợ thu hồi đất, nhưng sang đầu tư Campuchia chế độ sở hữu đất đai sẽ khác, dẫn đến nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít khó khăn.16 Bên cạnh đó, các DNVN cũng chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc liên kết DN đặc biệt là khi ĐTRNN, văn hóa liên kết, hỗ trợ lẫn nhau của các quốc gia khác rất tốt, trong khi DNVN còn khá lạ lẫm với văn hóa này. Nhiều DNVN thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh ra nước ngoài còn mang tính tự phát, dẫn đến khó khăn, phức tạp khi xảy ra các tranh chấp. Các DNVN khi ĐTRNN còn thiếu tính liên kết thậm chí còn cạnh tranh với nhau, điều này làm giảm tiếng nói, sức cạnh tranh của DN tại nước tiếp nhận đầu tư, thậm chí gây khó khăn cho nước tiếp nhận đầu tư. Tại Lào và Trung Quốc, các DNVN muốn vào đầu tư phải có giấy giới thiệu của các cơ quan quản lí của nhà nước VN. Thứ hai, phía nhà nước, pháp luật VN: 16 Tapchitaichinh, va-khuyen-nghi-318291.html 21
  24. Nguyên Thị Linh DAV Chính sách của nước ta còn hạn chế. Hệ thống chính sách về thúc đẩy ĐTRNN của VN còn chưa hoàn thiện, khi mới chỉ đưa ra yêu cầu cho nhà đầu tư khi nhận dự án nhưng chưa có nhiều quy định về những chế độ, chính sách ưu đãi mà nhà đầu tư được hưởng khi đi đầu tư. Trong quản lí triển khai dự án, cũng như theo dõi tình hình hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh của các DNVN đang hoạt động tại nước ngoài đang chưa được xác định rõ thuộc thẩm quyền quản lí của cơ quan nào. Bên cạnh đó quy trình phê duyệt dự án còn nhiều bất cập khi có nhiều phản ánh của DN về việc thời gian đợi hoàn thành thủ tục, phê duyệt dự án quá lâu. Các DN muốn đầu tư đều phải tốn thời gian để hoàn thiện thủ tục để có được giấy phép. Các DN ở địa phương muốn ĐTRNN đều phải tốn thời gian đến Bộ Kế hoạch và Đầu tư để xin phép văn bản cho phép hoặc thoả thuận với bên nước ngoài. Các chính sách giúp DN tiếp cận, hỗ trợ vốn vay còn chưa thông thoáng, dễ dàng cho DN. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (cục Đầu tư Nước ngoài), Bộ Công thương, và Bộ Ngoại giao đang là ba đơn vị chính cung cấp thông tin về thị trường nước ngoài cho các nhà đầu tư tuy nhiên các DN thường khó tiếp cận với những thông tin này. Việc thu thập các thông tin về môi trường đầu tư ở nước ngoài chưa được coi trọng, đặc biệt công tác xúc tiến ĐTRNN chưa được quan tâm đúng mức. Môi trường kinh doanh quốc tế đang biến động nhanh chóng, hình thành các rào cản về dòng vốn đầu tư, về chính sách, về văn hóa xã hội, đòi hỏi các DN phải liên tục cập nhật thông tin và có những đối sách hợp lý; tuy nhiên, do khả năng tiếp cận thông tin và nghiên cứu thị trường còn hạn chế nên các DNVN hiện nay rất khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách cạnh tranh và các hoạt động điều hành ở các thị trường đang đầu tư. Hiện nay, chưa cơ quan nào được giao nhiệm vụ thông tin về môi trường đầu tư, cơ chế pháp lý, đặc điểm môi trường đầu tư, và cơ hội đầu tư ở các nước. Kinh nghiệm một số nước, Chính phủ thành lập cơ quan có vai trò hỗ trợ về xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (như JETRO của Nhật Bản, hoặc KOTRA của Hàn Quốc) để giúp các DN trong nước tìm kiếm các cơ hội ĐTRNN. Các cơ quan phi chính phủ, hiệp hội các DN, sau khi nhận được danh mục các cơ hội đầu tư ở nước ngoài, tổ chức cho các DN đi tìm hiểu môi trường đầu tư ở nước ngoài, còn ở VN hiện nay, mới chỉ tập trung thực hiện xúc tiến thu hút đầu tư nước ngoài vào VN, việc xúc tiến đầu tư trực tiếp ra nước ngoài còn chưa được chú trọng. IV. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐTRNN CỦA DNVN 1. Cơ hội và thách thức ĐTRNN của các DNVN 1.1. Cơ hội ĐTRNN của các DNVN Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài là hoạt động phổ biến và có quá trình lịch sử trong quan hệ kinh tế quốc tế, nhưng là hoạt động khá mới ở VN những năm vừa qua. Đây là hoạt động có tiềm năng lớn trong việc giúp DN mở rộng thị trường, tránh những hàng rào bảo hộ thương mại của nước nhận đầu tư, tạo điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước 22
  25. Nguyên Thị Linh DAV ngoài, giúp DN có cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ cao, đồng thời học hỏi những ứng dụng trong công nghệ thông tin, kinh nghiệm quản lý, từ đó nâng cao năng lực của mình. Thứ nhất, DNVN có cơ hội lựa chọn địa điểm đầu tư thích hợp, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trong bối cảnh xu hướng tự do hóa đầu tư đang diễn ra mạnh mẽ, quá trình hội nhập quốc tế đang được đẩy nhanh với việc ký kết và thực hiện các hiệp định song phương, đa phương sẽ tạo thêm thuận lợi cho hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Các quốc gia trên thế giới hầu hết đều thực thi những biện pháp khuyến khích nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ bên ngoài. Điều kiện đó mở ra cho các DNVN cơ hội nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bằng việc đầu tư vào những nơi có khả năng đem lại tỷ suất lợi nhuận cao. Thứ hai, các DNVN có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ. Hiện nay, các DN có quyền độc lập trong hoạt động kinh doanh của mình dưới sự quản lý vĩ mô của nhà nước. Như vậy, để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, thu hút được thêm nhiều khách hàng mua và tiêu dùng sản phẩm của DN, cũng như khai thác mọi tiềm năng của thị trường một cách triệt để, hiệu quả của hoạt động, từ đó tăng doanh thu và lợi nhuận, các DN cần mở rộng thị trường tiêu thụ, các địa điểm đầu tư không còn bị bó hẹp trong khuôn khổ địa lý quốc gia, mà được mở rộng ra các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới. Các DN có cơ hội thành lập các chi nhánh ở nước ngoài thông qua các hình thức như DN liên doanh hay DN 100% vốn, để thực sự cắm rễ sâu bền tại thị trường các nước trên thế giới. Bên cạnh đó, việc mở rộng thị trường đầu tư còn giúp các DN hạn chế rủi ro và đa dạng hóa danh mục đầu tư do nguyên tắc “không gom hết trứng vào cùng một giỏ” trong kinh doanh. Thứ ba, DNVN Nam có điều kiện khai thác các nguồn lực sản xuất của nước ngoài. Lý thuyết cũng như thực tiễn cho thấy rằng mỗi quốc gia đều có những nguồn lực sản xuất nhất định và tổng nguồn lực là hữu hạn. Đây chính là một nguyên nhân cơ bản khiến DN của quốc gia này tìm kiếm cơ hội đầu tư ở quốc gia khác nhằm khai thác những nguồn lực của đất nước đó để phát triển. Đồng thời, cùng với quá trình khai thác là việc phát huy thế mạnh của mỗi DN. Những lợi thế sẽ không đem lại lợi nhuận một khi chúng không có điều kiện được triển khai trong thực tiễn. Thứ tư, DNVN có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với thị trường quốc tế về vốn, máy móc thiết bị KHCN, từ đó có điều kiện tiếp thu công nghệ mới hiện đại, có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất của DN. Trong xu hướng phát triển khoa học và công nghệ thế giới, sân chơi toàn cầu bình đẳng hơn, liên kết ngang mạnh hơn. Các DN, công ty đều có thể tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ toàn cầu một cách dễ dàng, nhanh chóng, nếu có đủ năng lực. Công nghệ mới trở thành nhân tố hàng đầu trong việc tạo ra năng suất, tăng trưởng và việc làm. Xu thế phát triển mới buộc các DNVN luôn luôn đổi mới, số DN cũ có công nghệ lạc hậu bị phá sản nhiều nhưng số DN mới dựa vào sáng chế, công nghệ mới, nhất là DN khoa học và công nghệ tăng lên nhanh. Việc mở rộng đầu tư không chỉ dừng lại ở các quốc gia “yếu” hơn mình mà cần chú trọng vào các thị trường lớn, có nền kinh tế năng động, các 23
  26. Nguyên Thị Linh DAV DN có cơ hội được tiếp cận với công nghệ hiện đại, từ đó, nắm vững bí quyết công nghệ để có thể tham gia mạnh hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Thứ năm, các DNVN có điều kiện tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý sản xuất, nâng cao hiểu biết về luật pháp và ý thức chấp hành luật pháp, nâng cao khả năng cạnh tranh công bằng trên trường quốc tế và cả ở trong nước. 1.2. Thách thức ĐTRNN của các DNVN Một là, chênh lệch về trình độ, kỹ năng, sức cạnh tranh của DN Đây là vấn đề hết sức cấp thiết và gây ra nhiều sự hoang mang cho các DN Việt khi ĐTRNN. Bởi sự chênh lệch này của những người lao động tại nước sở tại sẽ tạo ra sự phức tạp nhất định, gây vướng mắc và khó khăn trong quá trình sản xuất và triển khai công việc kinh doanh. Do khả năng dự báo thị trường, năng lực quản lý, năng lực tài chính của các DN trong nước vẫn còn nhiều hạn chế. Các công ty VN khi ra nước ngoài thường phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt trong các lĩnh vực họ tham gia. Các sản phẩm khoa học-công nghệ của nước tiên tiến như Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Châu Âu cũng xâm nhập mạnh mẽ vào thị trường các nước khiến cho các DNVN khi ĐTRNN bị cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt, nó làm nảy sinh các vấn đề tranh chấp mới liên quan đến sở hữu trí tuệ, bản quyền, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp-những lĩnh vực mà nước ta đang ở trình độ phát triển rất thấp so với họ. Sự chênh lệch về trình độ phát triển khoa học và công nghệ quá lớn trong một sân chơi có sự cạnh tranh gay gắt khiến cho sự thua thiệt và yếu thế luôn nằm về phía các nhà đầu tư của VN. Bên cạnh đó, sức cạnh tranh của DN tập trung ở khả năng quyết định giá cả của DN đối với đối thủ trên thị trường. Các DN hoạt động trong điều kiện có rủi ro về tỷ giá, khiến DN phải luôn đối mặt với thách thức về tổn thất ngoại hối. Nếu DN chọn cách nâng giá bán để bù lại khoản tổn thất do tỷ giá, giá cả hàng háo của DN trở nên kém hấp dẫn hơn trong mắt người tiêu dùng và khả năng cạnh tranh của DN giảm sút. Như vậy, các vấn đề về trình độ, kĩ năng và sức cạnh tranh tạo ra nhiều thách thức đối với DN. Hai là, rào cản pháp lý, văn hóa. Pháp luật của mỗi quốc gia đều có những sự khác biệt nhất định bởi vậy khi các hành động có liên quan đến pháp luật của nhiều quốc gia khác nhau và dưới sự điều chỉnh của các nước thì xảy ra rất nhiều vấn đề. Các DN hầu hết đều gặp phải vấn đề pháp lý khi đầu tư tại nước sở tại. Vì lí do là các DN không thể tìm được những đội ngũ chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp, có thể hiểu được hết các điều kiện kinh doanh và hỗ trợ tốt nhất để DN giải quyết những khúc mắc và khó khăn của các DN đầu tư. Những ngành nghề gặp phải khó khăn nhiều nhất trong rào cản pháp lý đó là ngành xây dựng, khai khoáng, y tế và đầu tư các cơ sở hạ tầng Với các DN Việt khi đầu tư một số ngành nghề trên ở các nước lân cận như Lào và Campuchia thì cũng đã có sự tiến bộ hơn, vì chính phủ 2 nước này đã có những quy định có 24
  27. Nguyên Thị Linh DAV lợi cho DNVN. Tuy nhiên thì những rắc rối về tranh chấp, giấy phép hay bản quyền vẫn là những khó khăn lớn cho DN nước ta. Ngoài ra, những khác biệt về văn hóa, pháp luật, môi trường giữa VN và các quốc gia tiếp nhận đầu tư này đã dẫn đến các tranh chấp ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến việc thực hiện dự án, quyền và lợi ích của người dân địa phương cũng như hình ảnh của nhà đầu tư VN trong khu vực và trên thế giới. 17 Bất đồng về ngôn ngữ và văn hóa trong quá trình làm việc của cán bộ, nhân viên cũng như người lao động ở nước sở tại cũng gây ra nhiều khó khăn cho các DN Việt. Sự khác biệt lớn này sẽ làm cho các nhân viên cũng như những người lao động trực tiếp tại nước sở tại khó mà có thể hòa thuận và làm việc, hỗ trợ nhau tốt nhất trong công việc được, từ đó sẽ làm giảm năng suất lao động và chất lượng của công việc. Kinh doanh ở nước ngoài đòi hỏi các DN phải hiểu sâu sắc khách hàng và hành vi tiêu dùng của họ. Sự khác biệt về văn hóa và ngôn ngữ là rào cản lớn tới thành công của DNVN ở nước ngoài. Chính sự khác biệt về thị trường, rào cản ngôn ngữ, văn hóa, thủ tục pháp lý, biến động kinh tế, chính trị tại địa bàn đầu tư và việc không lường hết các rủi ro tiềm ẩn. 2. Các giải pháp thúc đẩy ĐTRNN 18 Để thúc đẩy đầu tư của DNVN ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước VN đối với nhà ĐTRNN nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga ) nói riêng, nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía VN phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau; hợp tác trao đổi thông tin thường xuyên, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý đầu tư của các nước ). Ngoài việc xác định những nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của nhà đầu tư (môi trường đầu tư thuận lợi, có chính sách khuyến khích đầu tư, khả năng sinh lợi), thì chính sách của nước đầu tư và nước nhận đầu tư đều cần hướng tới tạo thuận lợi để tiềm năng sinh lợi thành cơ hội sinh lợi và thành lợi nhuận của DN trên thực tế. Do vậy, để thúc đẩy ĐTRNN của DNVN cần triển khai các giải pháp sau: 2.1. Về phía Nhà nước: Thứ nhất, đẩy mạnh chất lượng công tác quản lý và phát triển chiến lược: i. Xây dựng chiến lược phát triển ĐTRNN: Bộ Kế hoạch và Đầu tư thay mặt Chính phủ xây dựng Chiến lược ĐTRNN chung của quốc gia, nội dung của chiến lược phải đề cập đến các vấn đề như: mục tiêu và định hướng phát triển ĐTRNN của VN theo kế hoạch 5 năm và cụ thể hóa từng năm; ngành, lĩnh vực khuyến khích 17 Tạp chí tài chính, nam-ra-nuoc-ngoai-319247.html 18 Tạp chí tài chính, va-khuyen-nghi-318291.html 25
  28. Nguyên Thị Linh DAV ĐTRNN; thị trường đầu tư trọng điểm; những chính sách khuyến khích của Nhà nước trong hỗ trợ ĐTRNN. ii. Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các DN để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN. iii. Xây dựng chính sách, pháp luật ĐTRNN phù hợp với thông lệ quốc tế. Sự ổn định của chính sách, pháp luật và vận hành cơ chế có hiệu quả luôn là tiền đề hết sức cần thiết cho sự phát triển của DN. Chẳng hạn về thủ tục xin phép đầu tư, DN chỉ cần trình giấy xin phép ĐTRNN cho Bộ kế hoạch và đầu tư xem xét. Khi đó, việc đăng ký đầu tư và chấp nhận đầu tư được diễn ra trên mạng thông tin trực tuyến giữa Chính phủ và DN theo mô h́ình chính phủ điện tử. Từ đó, việc thủ tục xin phép đầu tư được đơn giản hóa hơn trước. Về các hiệp định, nghị định thư, luật, thoả thuận và các văn bản pháp lý kinh tế-tài chính, lao động và lưu trú, cùng những văn bản pháp lý khác liên quan đến hoạt động đầu tư, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, lao động qua biên giới quốc gia : các cơ quan nhà nước VN cần tiếp tục ký kết và hoàn thiện nội dung19. Thứ hai, đẩy mạnh việc cung cấp thông tin hữu ích đến DN: Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin cung cấp cho các DN trong nước, các DN đang có ý định ĐTRNN về: i. Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của DN tại nước sở tại. Các nhà đầu tư rất cần đến sự hỗ trợ về các dịch vụ hỗ trợ tư pháp, nhất là về đăng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế, thủ tục xuất - nhập khẩu; các dịch vụ tài chính - ngân hàng. ii. Các tiềm năng và cơ hội đầu tư trong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại. iii. Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận. iv. Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại. v. Thông tin thị trường ( như chất lượng, giá cả và cung - cầu cũng như triển vọng sản phẩm); thông tin đối tác, cơ hội và kinh nghiệm kinh doanh; thông tin về môi trường đầu tư (như các quy định pháp lý, thủ tục xuất - nhập khẩu; các yêu cầu và giấy chứng nhận về vệ sinh an toàn, chất lượng sản phẩm; các đặc điểm văn hoá, thị hiếu tiêu dùng; hệ thống phân phối hàng ) và các dịch vụ xúc tiến thương mại ( như hội chợ triển lãm, quảng cáo và tham quan thị trường, môi giới và tiếp xúc với các đối tác tiềm năng 19 Tạp chí tài chính, nghi-310741.html 26
  29. Nguyên Thị Linh DAV Cơ quan đại diện ngoại giao của VN tại các nền kinh tế cung cấp cho các DN đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin sau: i. Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của DN. Các dịch vụ hỗ trợ tư pháp, nhất là về đăng ký và xử lý tranh chấp thương hiệu, tư vấn kế toán, thuế, thủ tục xuất - nhập khẩu; các dịch vụ tài chính - ngân hàng, nổi bật là dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng (kể cả bảo lãnh tín dụng quốc tế, thế chấp bằng tài sản ở trong nước của các doanh nhân và DNVN. ii. Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế, . và quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. iii. Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm. iv. Các đại sứ quán, lãnh sự quán và phòng thương vụ VN hỗ trợ DNVN về cung cấp hộ chiếu, xin visa; hỗ trợ về đảm bảo an ninh tài sản và an toàn cá nhân; hỗ trợ về thủ tục, thậm chí bảo lãnh pháp lý, xin nước sở tại cho phép thành lập các hiệp hội DN, các trung tâm thương mại, các DN và tổ hợp sản xuất kinh doanh của người VN ở những địa điểm thích hợp trên nước, vùng lãnh thổ sở tại. Thứ ba, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong những năm tới. Hoạt động ĐTRNN là một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế VN cho nên Nhà nước phải phân bổ một phần kinh phí xúc tiến đầu tư. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của VN sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức như tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các DN, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử. Đặc biệt, cần bảo hộ và hỗ trợ về pháp lý của nhà nước nhằm thành lập những trung tâm kinh tế thương mại của người VN ở nước ngoài, nhất là ở những thị trường đã và đang phát triển, truyền thống và mới (Mỹ, Nhật, Đức, Nga và một số nước Mỹ la tinh, kể cả ở châu Phi) Thứ tư, tăng cường chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước i. Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Cần tăng cường quỹ ĐTRNN. Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về VN, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn. Đối tượng được hỗ trợ vay vốn: những dự án có tầm ảnh hưởng lớn đối với nước tiếp nhận vốn; những dự án có tính khả thi cao; Những dự án khai thác nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong nước 27
  30. Nguyên Thị Linh DAV Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với DN để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với DN. ii. Chính sách ưu đãi về thuế: 20 Cần có chính sách ưu đãi về thuế đối với các DN đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (như sản xuất điện nhập khẩu về VN, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập DN đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập DN tại Lào. Cần miễn hoàn toàn các loại thuế, kể cả thuế chuyển lợi nhuận về nước trong 5 năm kể từ khi dự án đi vào hoạt động. Tăng cường ký kết các hiệp định tránh đánh thuế 2 lần với các nước, để đảm bảo các nhà ĐTRNN không bị nộp thuế trùng. iii. Tăng cường thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương: Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa VN với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của VN với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của DN mỗi nước. iv. Khuyến khích thành lập Hiệp hội đầu tư ở nước ngoài và tăng cường hoạt động ngoại giao Điều này nhằm giúp tiếng nói của các nhà đầu tư VN có trọng lượng với cơ quan có thẩm quyền của nước chủ nhà khi phản ánh tâm tư nguyện vọng của họ về cơ chế, chính sách có liên quan đến nhà đầu tư VN. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư VN có thể hỗ trợ lẫn nhau tìm hiểu và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc có liên quan đến hoạt động đầu tư ở nước sở tại. v. Nâng cao đào tạo lao động: Cần đào tạo nguồn nhân lực phục vụ ĐTRNN giúp tư vấn cho Chính phủ hoạch định chiến lược giáo dục và xây dựng con người cho sự nghiệp phát triển kinh tế. Cần thay đổi mục tiêu đào tạo theo yêu cầu phát triển xă hội và chú trọng sự phát triển năng lực cá nhân, sớm đưa nền giáo dục quốc dân hội nhập với khu vực và thế giới. vi. Xây dựng cơ chế tôn vinh: thưởng, tặng những danh hiệu đối với nhà đầu tư thành đạt ở nước ngoài, có đóng góp cho nền kinh tế nước nhà. 20 Chính phủ (2015), Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước ngoài 28
  31. Nguyên Thị Linh DAV 2.2. Về phía nhà đầu tư: 21 Các DN có ý định mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh ra nước ngoài cần nắm vững những qui định, điều luật của quốc gia, tổ chức kinh tế thế giới để có biện pháp đối phó với những vụ kiện mà lúc nào cũng có thể xảy ra. Trong khâu chuẩn bị, lập dự án đầu tư cần có sự chuẩn bị, tính toán một cách cụ thể chi tiết; đáp ứng đầy đủ các thủ tục, yêu cầu theo quy định. Đồng thời, đối với các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tại nước ngoài, các DN cần thực hiện chế độ báo cáo tài chính định kỳ cho cơ quan quản lý đầu tư nước ngoài; để Nhà nước xem xét có sự điều chỉnh các chính sách, quy định cho phù hợp với các yêu cầu thực tiễn. Như vậy Nhà nước sẽ có điều kiện quản lý theo sát hoạt động ĐTRNN của các DN. Muốn ĐTRNN, DN phải cần lập được dự án có tính khả thi cao, đảm bảo tính toán, cân đối hợp lý khả năng tài chính, tiếp tục đầu tư trang thiết bị hiện đại, đồng bộ nhằm phục vụ sản xuất, nghiên cứu, đào tạo tiến kịp các nước trong khu vực, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác đầu tư với các đối tác nước ngoài ở trong và ngoài nước. Liên hệ chặt chẽ với các Đại sứ quán, Cơ quan Thương vụ của VN và cộng đồng ngươì VN ở nước ngoài để xin cung cấp thông tin và tư vấn trước khi quyết định đầu tư trực tiếp tại một nước để đầu tư vào lĩnh vực và sản phẩm phù hợp. Các DNVN tăng cường khả năng cạnh tranh nội địa tạo đà cho ĐTRNN. Đối với các DN sản xuất cần phải nâng cao năng lực, xây dựng những hệ thống sản xuất mang chuẩn mực quốc tế, sẵn sàng cạnh tranh, nắm bắt thời cơ và chủ động đối phó với thách thức. Tiếp đó, cần tạo ra mối liên kết giữa ngân hàng và công ty. Tình trạng các DNVN ĐTRNN thiếu vốn dẫn đến các dự án trì hoăn kéo dài, lỗ vốn và tuột mất cơ hội kinh doanh. Một sự liên kết chặt chẽ giữa ngân hàng và DN giúp thúc đẩy đầu tư phát triển, cạnh tranh trong việc thực hiện các dự án đầu tư trên thị trường thế giới. Các công ty kiểu Chaebol của Hàn Quốc và Keiretsu của Nhật Bản luôn có ngân hàng là thành viên của tập đoàn. Chính nhờ cơ chế này mà tập đoàn tự điều hoà các nguồn vốn của ḿình một cách hợp lý và hiệu quả, tránh bị rơi vào khủng hoảng do thiếu hụt vốn. Xa hơn, là từ các mối liên kết này, chúng ta h́ình thành các tổ hợp nhiều công ty - nhiều ngân hàng, bởi một DN - một ngân hàng vẫn luôn chứa đựng hạn chế nhất định về vốn. Cuối cùng, cần xây dựng chiến lược marketing nước ngoài để đầu tư hiệu quả. Marketing nước ngoài là chiến lược hoàn toàn phù hợp với mục đích ngắn hạn của các DNVN, tạo nền tảng vững chắc cho các DN này tiến đến ĐTRNN. 21 Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2019 29
  32. Nguyên Thị Linh DAV KẾT LUẬN Trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay, ĐTRNN là xu hướng tất yếu của các nước trên thế giới. Đó không chỉ là đặc quyền của các nước có nền kinh tế phát triển, có tiềm lực tài chính mạnh, có khoa học công nghệ hiện đại, có trình độquản lý tiên tiến mà ngay cả đối với các nước có nền kinh tế đang và kém phát triển thì dòng đầu tư ra cũng đã phát triển một cách mạnh mẽ. Sự tham gia của các nước đang phát triển làm phong phú, đa dang thêm môi trường hoạt động đầu tư quốc tế. VN không nằm ngoài xu thế chung đó, trong những năm gần đây, hoạt động đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của các DNVN ngày càng phát triển, không chỉ đầu tư sang các nước đang và kém phát triển mà còn đầu tư sang các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Vì đây là một lĩnh vực rất mới đối với Vịêt Nam nên qua bài tiểu luận này nhóm hi vọng đưa ra được phần nào về tình hình hoạt động ĐTRNN của DNVN, đồng thời phân tích các hoạt động tiêu biểu của một số DN lớn để qua đó đưa ra lời khẳng định về tiềm năng của một xu hướng mới của các DNVN trong tương lai, xu hướng ĐTRNN. Bên cạnh đó, bài tiểu luận cũng đã khái quát lên những thành quả mà các nhà đầu tư đã gặt hái được ở nước ngoài, tuy nhiên cũng tồn tại rất nhiều yếu tố thách thức làm cản trở sự phát triển của hoạt động này, đồng thời cũng đưa ra một vài biện pháp có thể khắc phục được những khó khăn kể trên nhằm thúc đẩy quá trình ĐTRNN của các DN, qua đó tạo ra một vị thế vững chắc cho thương hiệu Việt trên thị trường quy mô toàn cầu trong tương lai. 30
  33. Nguyên Thị Linh DAV TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Anh Thư (24/02/2020), Loại bỏ những rào cản đối hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, Tạp chí tài chính. Truy xuất từ: dau-tu-cua-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-319247.html 2. Bạch Huệ (18/10/2020), Đầu tư 6 tỷ USD ra nước ngoài, các doanh nghiệp nhà nước lỗ 1 tỷ USD, Tạp chí điện tử VN Economy. Truy xuất từ: ty-usd-20201017091316655.htm 3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư- Cục Đầu tư nước ngoài. 17/07/2020. Doanh nghiệp Việt đầu tư gần 21 tỷ USD ở nước ngoài. Truy xuất từ: 5f08acea5ca8/NewsID/4a87461c-dfa2-4ffb-8887-b9133681270d/MenuID/5ef9e864-dd1c- 48a5-b6b0-6bed77ece7dc 4. Khanh Đoàn (23/09/2020), Sẽ đón đầu các xu hướng mới, Thời báo Ngân hàng. Truy xuất từ: 5. Lê Thị Diễm Quỳnh (09/10/2015), Nghị định về đầu tư ra nước ngoài, Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Truy xuất từ: ngoai.aspx?fbclid=IwAR1JSZmJ_XjhSSMSxT_qW9IWCTJdw1z2x8fqOOukuOtshNo9gME yfE25E1A 6. Nghị định quy định về đầu tư ra nước ngoài, Thư viện pháp luật, 7/6/2020 . Truy xuất từ : 453878.aspx 7. Nghị định 83/2015 NĐ-CP quy định về đầu tư ra nước ngoài, thư viện pháp luật, 25/9/2015. Truy xuất từ : ngoai-292147.aspx 8. Quang Huy (31/3/2016), Doanh nghiệp Việt sang Campuchia trồng lúa, Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Truy xuất từ: 31
  34. Nguyên Thị Linh DAV 9. Thông tư 03/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn các mẫu văn bản thực hiện các thủ tục về đầu tư ra nước ngoài. Cổng thông tin quốc gia về đầu tư. Truy xuất từ: dan-cac-mau-van-ban-thuc-hien-cac-thu-tuc-ve-dau-tu-ra-nuoc- ngoai?fbclid=IwAR16nt032kP- YJLLiZWUFH9YYi2GYviYTr3Qkgm861Hz9e9o62uoKZyjanU 10. ThS. Hoàng Hiếu Thảo (02/07/2018), Thực trạng hoạt động tham gia kinh doanh quốc tế của công ty Vinamilk, Tạp chí công thương. Truy xuất từ: quoc-te-cua-cong-ty-vinamilk-28859.htm 11. ThS.Nguyễn Thị Cẩm Nhung (2/8/2019) , Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài và một số kiến nghị, Thời báo Tài chính. Truy xuất từ: mot-so-khuyen-nghi-310741.html 12. Tổng cục Thống kê 13. Tổng cục Thống kê (2019), Báo cáo tình hình kinh tế xã hội 5 tháng đầu năm 2019 14. Trí Thức Trẻ (22/07/2020), Các tập đoàn Nhà nước đầu tư ra nước ngoài lãi lỗ ra sao?, Diễn đàn pháp luật. Truy xuất từ: lo-ra-sao-n7343.html?fbclid=IwAR16Bz4R84LvpH_LIwgLJzErzomeSX14-jn2- 5YYIkenjJjqjQv4-QAwtGk 15. Tú Uyên (25/08/2011), Nhà máy sữa Vinamilk ở New Zealand đi vào hoạt động, Báo Vietnamnet. Truy xuất từ: hoat-dong-36778.html 16. V. ĐỨC, Việt Nam đã đầu tư hơn 700 triệu USD vào Châu Phi. Truy cập từ: vao-chau-phi-1040606.html 17. Xuân Sơn, Duy Toàn, Lào tập trung chính sách thu hút đầu tư để phát triển kinh tế, Báo nhân dân, 5/11/2020. Truy xuất từ: thuc-day-kinh-te-623344/ 32