Báo cáo Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2

pdf 69 trang tranphuong11 27/01/2022 4440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_phan_tich_hieu_qua_hoat_dong_huy_dong_va_cho_vay_nga.pdf

Nội dung text: Báo cáo Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam-Chi nhánh sở giao dịch 2

  1. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN SỸ HOÀNG LONG Lớp : DH29QT01 Khóa học : KHÓA 29 Khoa : QUẢN TRỊ KINH DOANH MSSV : 030329130243 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ ANH THY Tp. Hồ Chí Minh,tháng 11-2016
  2. NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH BÁO CÁO THỰC TẬP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2 Sinh viên thực hiện : NGUYỄN SỸ HOÀNG LONG Lớp : DH29QT01 Khóa học : KHÓA 29 Khoa : QUẢN TRỊ KINH DOANH MSSV : 030329130243 Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. NGUYỄN THỊ ANH THY Tp. Hồ Chí Minh,tháng 11-2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân và đƣợc sự hƣớng dẫn khoa học của ThS. Nguyễn Thị Anh Thy,cam đoan số liệu trong bài là trung thực và có trích dẫn đầy đủ. Thành phố Hồ Chí Minh,ngày tháng 11 năm 2016 TÁC GIẢ i
  4. NHẬN XÉT VÀ XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP (Đánh giá tính xác thực về các dữ liệu,số liệu và mức độ đạt yêu cầu của báo cáo thực tập) Xuất sắc Tốt Khá Đáp ứng yêu cầu Không đáp ứng yêu cầu XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP (Ký,ghi rõ Họ tên,Đóng dấu) ii
  5. PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC TẬP Điểm : Giảng viên chấm 1 Giảng viên chấm 2 (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) iii
  6. Mục lục DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ vi PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐỀ TÀI 7 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 7 1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 7 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 8 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 8 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. 8 1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO. 9 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 10 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 10 2.1.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV. 10 2.1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 14 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2. 18 2.2.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. 18 2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. 28 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 42 3.1. MÔI TRƢỜNG NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CNSGD2. 42 3.1.1. Môi trƣờng ngành Tài chính-Ngân hàng Việt Nam. 42 3.1.2. Định hƣớng phát triển của CNSGD2. 44 3.2. GIẢI PHÁP. 45 3.3. KIẾN NGHỊ. 53 PHẦN KẾT LUẬN 56 iv
  7. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA CỦA TỪ BIDV Ngân hàng thƣơng mại cổ phần Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam TMCP Thƣơng mại cổ phần WTO Tổ chức thƣơng mại thế giới ASEAN Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á APEC Diễn đàn hợp tác Châu Á-Thái Bình Dƣơng CNSGD2 Chi nhánh-sở giao dịch 2 NHNN Ngân hàng Nhà nƣớc TCTD Tổ chức tín dụng VCSH Vốn chủ sở hữu HTTD Hỗ trợ tín dụng CVQHKH Chuyên viên quan hệ khách hàng v
  8. DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Tình hình vốn chủ sở hữu (VCSH), tổng tài sản (TTS) qua các năm. Bảng 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế BIDV-CNSGD2. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của chi nhánh. Bảng 2.4 : Huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh. Bảng 2.5 : Huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh. Bảng 2.6: Huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh. Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn sáu tháng đầu năm 2012 của chi nhánh. Bảng 2.8: Tổng nguồn vốn, vốn huy động chi nhánh. Bảng 2.9: Tình hình dƣ nợ của chi nhánh. Bảng 2.10: Dƣ nợ theo đối tƣợng của chi nhánh. Bảng 2.11: Dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh. Bảng 2.12: Dƣ nợ theo loại tiền. Bảng 2.13: Nợ phân loại theo nhóm. Bảng 2.14: Dự phòng rủi ro. Bảng 2.15: Hệ số Q. Bảng 2.16: Tình hình nợ quá hạn. Bảng 2.17: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng. Bảng 2.18: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phục trách rủi ro tín dụng. vi
  9. Bảng 2.19: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng. DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1: Tình hình vốn chủ sở hữu và tổng tài sản BIDV qua các năm. Hình 2.2. Sơ đồ cơ cấu Tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam. Hình 2.3: Lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh so với Lợi nhuận BIDV. Hình 2.4: Tình hình huy động vốn của chi nhánh. Hình 2.5: Huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh. Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh. Hình 2.7: Huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh. Hình 2.8: Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh. Hình 2.9: Huy động vốn theo loại tiền. Hình 2.10: Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền. Hình 2.11: Huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012 của chi nhánh. Hình 2.12: Tỷ trọngvốn huy động trên tổngnguồn vốn của chi nhánh. Hình 2.13: Tình hình dƣ nợ của chi nhánh. Hình 2.14: Dƣ nợ theo đối tƣợng. Hình 2.15: Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng. Hình 2.16: Dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh. Hình 2.17: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh. Hình 2.18: Dƣ nợ theo loại tiền. Hình 2.19: Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền. vii
  10. Hình 2.20: Tình hình nợ theo nhóm của chi nhánh. Hình 2.21: Cơ cấu các nhóm nợ so với tổngdƣ nợ. Hình 2.22: Dự phòng rủi ro của chi nhánh. Hình 2.23: Hệ số Q của chi nhánh Hình 2.24: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh. Hình 3.1: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng nền kinh tế qua các năm viii
  11. PHẦN MỞ ĐẦU Với xu thế phát triển nhƣ hiện nay, Việt Nam ngày càng có nhiều thành công trong việc hội nhập quốc tế nhƣ tham gia vào Tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, ASEAN, APEC , đi cùng với những thành công đó là cả những cơ hội và thách thức cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và lĩnh vực tài chính-ngân hàng nói riêng phải vƣợt qua. Hơn nữa, cùng với cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 bắt đầu từ Mỹ và lan rộng ra toàn cầu kéo theo sự sụp đổ hàng loạt của các định chế tài chính khổng lồ, thị trƣờng chứng khoán gặp nhiều khó khăn và một vấn đề nan giải đối với ngành ngân hàng đó là nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh, theo thống đốc NHNN, Nguyễn Văn Bình, tỷ lệ nợ xấu Việt Nam vào cuối năm 2012 lên đến 10%, tăng 6% so với cuối năm 2011, mà nguồn gốc chủ yếu của các khoản nợ xấu do các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực bất động sản khi mà hiện tại thị trƣờng bất động sản vẫn trong tình trạng đóng băng và gặp nhiều khó khăn và cho đến hiện nay, sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng này vẫn chƣa thực sự kết thúc và Việt Nam vẫn đang trong công cuộc hồi phục nền kinh tế. NHNN ban hành thông tƣ số 04/2010/TT-NHNN vào tháng 2/2011, theo đó các ngân hàng tiếp tục lộ trình tái cơ cấu nhằm đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế và xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh. Các ngân hàng hiện tại đang phải đối mặt với bài toán làm sao đạt đƣợc hiệu quả trong lĩnh vực huy động và cho vay trong bối cảnh nền kinh tế hiện nay. Và đó cũng chính là lý do tôi lựa chọn thực tập tại bộ phận tín dụng của Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam-CNSGD2 mà cụ thể là công việc hỗ trợ tín dụng , để có thể tìm hiểu sâu rộng hơn thực trạng cho vay và huy động vốn,cũng nhƣ có những trải nghiệm thực tế trong công tác thực hiện các nghiệp vụ của ngân hàng. 1
  12. *Phần mô tả công việc : Khi hoạt động tín dụng đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay thì công tác hỗ trợ tín dụng cũng góp phần quan trọng không kém trong việc hỗ trợ các chuyên viên tín dụng ra quyết định có cho vay hay không.Ở một số ngân hàng hiện nay công việc hỗ trợ tín dụng đƣợc tách ra thành một vị trí riêng biệt với tên gọi phòng hỗ trợ tín dụng,và các chuyên viên hỗ trợ tín dụng phối hợp với chuyên viên quan hệ khách hàng cùng thực hiện công việc. Công việc HTTD chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ 1 lần nữa, thực hiện các thủ tục giúp khách hàng hiện thực hóa “ƣớc mơ” vay vốn và quản lý hồ sơ của khách hàng trong suốt thời gian vay. Đây là một vị trí quan trọng trong Ngân hàng (kiểm soát rủi ro tại chỗ) và hiện nay, nhiều Ngân hàng vị trí này không chỉ có ở chii nhánh mà còn có cả ở Hội sở (với đội ngũ rất hùng hậu). Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của Ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng cho đến khi quyết định cấp tín dụng, giải ngân, thu nợ và thanh lý Hợp đồng tín dụng. Quy trình tín dụng chỉ rõ mối quan hệ giữa các bộ phần có liên quan trong hoạt động tín dụng,theo đó ta có mô hình cấp tín dụng Phân tán đƣợc thực hiện nhƣ sau: Tại bộ phận kinh doanh: o Bƣớc 1: CVQHKH hàng đánh giá thực tế khách hàng, thu nhập hồ sơ khách hàng và hoàn thành báo cáo đề xuất tín dụng o Bƣớc 2: Trình ký cấp Kiểm soát là Trƣởng phòng/Phó phòng kinh doanh Tại bộ phận Thẩm định: 2
  13. o Bƣớc 3: Thẩm định đánh giá lại hồ sơ khách hàng Tại phòng cấp Phê duyệt: o Bƣớc 4: Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh phê duyệt hồ sơ Tại bộ phận Hỗ trợ o Bƣớc 5: Hỗ trợ tín dụng tiến hành soạn hồ sơ o Bƣớc 6: Ký Khách hàng và giải ngân o Bƣớc 7: Chăm sóc sau giải ngân: Nhắc nợ/Thu nợ Công việc hỗ trợ tín dụng đƣợc bóc tách thành 2 phần (Trƣớc giải ngân & Sau giải ngân), cụ thể nhƣ sau: TRƢỚC GIẢI NGÂN  Đầu mối tiếp nhận kiểm tra hồ sơ, luân chuyển hồ sơ Tiếp nhận đầy đủ hồ sơ tín dụng sau khi hồ sơ của khách hàng đã có văn bản phê duyệt tín dụng (hoặc văn bản đồng ý cho vay) từ CVQHKH. Kiểm soát tính tuân thủ, tính hợp lệ, tính đầy đủ của bộ hồ sơ tín dụng theo đúng các qui định hiện hành của pháp luật và các qui định của Ngân hàng Nhà nƣớc cũng nhƣ các qui định nội bộ của Ngân hàng, phản hồi tình trạng thiếu đủ danh mục hồ sơ/hợp đồng lấy số hồ sơ/ hợp đồng. Phối hợp cùng CVQHKH trong việc bổ sung, hoàn thiện các chứng từ thiếu (CVQHKH chịu trách nhiệm chính). Luân chuyển hồ sơ (đối với mô hình cấp tín dụng tập trung): Scan hồ sơ tín dụng bản chính gửi yêu cầu lên hệ thống đề nghị các bộ phận nhƣ trung tâm hỗ trợ tín dụng/ trung tâm tài trợ thƣơng mại thực hiện soạn thảo hoặc kiểm soát hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp để hoàn thiện nhập kho tài sản bảo đảm, mở hạn mức/giải ngân/phát hành bảo lãnh/LC/Chiết khấu. 3
  14. Chịu trách nhiệm đảm bảo tính chính xác giữa bộ hồ sơ scan gửi cho trung tâm Hỗ trợ tín dụng/ Trung tâm tài trợ thƣơng mại và hồ sơ gốc lƣu tại chi nhánh  Thực hiện các thủ tục hoàn thiện hồ sơ cấp tín dụng: .Soạn thảo, chịu trách nhiệm về tính rõ ràng, đầy đủ, xác thực, hợp lệ, hợp pháp của bộ hồ sơ giải ngân. Thực tế, CVHTTD cần phải soạn thảo các loại giấy tờ nhƣ sau trong 1 bộ hồ sơ tín dụng, gồm: o Hồ sơ tín dụng: Hợp đồng tín dụng/Phụ lục hợp đồng tín dụng, khế ƣớc nhận nợ; đề nghị giải ngân, ủy nhiệm chi/giấy lĩnh tiền mặt/giấy lĩnh tiền mặt 3 bên (với các hình thức khác nhƣ Bảo lãnh, L/C, chiết khấu có các giấy tờ tƣơng đƣơng ) o Hồ sơ tài sản: Hợp đồng thế chấp/Phụ lục hợp đồng thế chấp, biên bản định giá tài sản bảo đảm, đơn đăng ký giao dịch bảo đảm Là đại diện của Ngân hàng trình ký các chứng từ tín dụng với khách hàng tại trụ sở của Ngân hàng hoặc phòng công chứng Thực hiện các thủ tục liên quan đến tài sản đảm bảo theo đúng qui định hiện hành của pháp luật (Đi đăng ký giao dịch bảo đảm tại văn phòng đất đai đối với Bất động sản hoặc đăng ký online với Ô tô ) Theo dõi, phối hợp CVQHKH hoàn thiện chứng từ còn thiếu SAU GIẢI NGÂN  Theo dõi khoản vay/bảo lãnh/L/C đến hạn thanh toán/tất toán và thông tin cho CVQHKH , điều chỉnh kỳ hạn trả nợ sau khi có phê duyệt, điều chỉnh lãi suất trên hệ thống. Nhập và quản lý dữ liệu các khoản vay trên hệ thống phần mềm Tiếp nhận/thực hiện sao kê danh sách khách hàng đến hạn thanh toán/tất toán khoản cấp tín dụng, gửi thông tin tới CVQHKH 4
  15. Soạn thảo, gửi đề nghị hạch toán thu nợ: gốc, lãi, phí (nếu có), điều chỉnh kỳ hạn/số tiền thanh toán theo nội dung phê duyệt Điều chỉnh lãi suất khi đến hạn/hoặc phê duyệt điều chỉnh lãi suất của cấp phê duyệt và các nghiệp vụ phát sinh khác Tiếp nhận từ các đơn vị chức năng, gửi danh sách đến hạn thực hiện kiểm tra tuân thủ điều kiện tín dụng khách hàng, phối hợp CVQHKH hoàn thiện hồ sơ theo quy định. Thực hiện thủ tục tất toán/xóa chấp/bàn giao hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng tất toán khoản vay.  Quản lý và thực hiện các loại báo cáo: Thực hiện các báo cáo liên quan đến tín dụng: báo cáo quá hạn và trích lập dự phòng, báo cáo dƣ nợ, bảo lãnh, tài sản đảm bảo, lãi suất; báo cáo kiểm kê hồ sơ tín dụng và tài sản bảo đảm hoặc các báo cáo tín dụng khác theo yêu cầu. Tham gia hoàn thiện các quy trình nội bộ, các dự án nhằm tăng chất lƣợng phục vụ tại các cụm hỗ trợ tín dụng. Chủ động đề xuất cac ý kiến để điều chỉnh, sửa đổi quy trình nhằm tăng cƣờng năng suất và chất lƣợng dịch vụ tại cụm hỗ trợ tín dụng.  Lƣu trữ hồ sơ, chứng từ theo quy định Quản lý, sắp sếp, bảo mật và lƣu trữ tòan bộ hồ sơ khách hàng. Lƣu giữ và quản lý hồ sơ tín dụng, thực hiện các thủ tục xuất nhập và quản lý tài sản đảm bảo theo đúng qui trình của Ngân hàng;  Hỗ trợ cung cấp thông tin, hồ sơ theo yêu cầu đối với Kiểm toán, phòng ban giám sát tín dụng Thực tế, đối với 1 vài Ngân hàng, bên cạnh 6 mảng công việc trên, chuyên viên HTTD còn thực hiện thêm 2 nhiệm vụ cơ bản nữa là: 5
  16. Tham gia thẩm định và định giá/ định giá lại tài sản đảm bảo: Nghiệp vụ này là công việc của chuyên viên HTTD tại các ngân hàng nhƣ Lienviet Post Bank, PGBank Về cơ bản, các Ngân hàng thƣơng mại khác sẽ phân giao cho CVQHKH, chuyên viên thẩm định hoặc đơn vị định giá độc lập bên ngoài phụ trách về việc định giá: Bán chéo sản phẩm: Với nhiều Ngân hàng, để đẩy mạnh phát triển kinh doanh, tăng trƣờng khách hàng mới, ngân hàng giao thêm chỉ tiêu bán chéo cho các chuyên viên HTTD. Đƣợc hiểu theo định kỳ hàng tháng, mỗi chuyên viên HTTD phải giới thiệu thêm bao nhiêu khách hàng tiền gửi, bao nhiêu hồ sơ vay vốn cho CVQHKH. Dù chỉ mang tính chất giới thiệu, nhƣng cũng là áp lực không hề nhỏ với chuyên viên HTTD. 6
  17. CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có nhiều biến động. Ảnh hƣởng sâu sắc của cuộc khủng hoảng nợ công Châu Âu vẫn là vấn đề đƣợc quan tâm khá nhiều, đối với tình hình trong nƣớc, vấn đề tái cấu trúc hoạt động ngân hàng nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng, các giải pháp giải quyết nợ xấu của hệ thống ngân hàng, ổn định vĩ mô và khôi phục tình hình sản xuất kinh doanh trong nƣớc là những vấn đề nổi bật trong thời gian qua. Với vị thế là một ngành đầu tàu đối với mỗi nền kinh tế, hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với toàn bộ nền kinh tế, vì vậy để khôi phục và phát triển bền vững thì vấn đề đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay là vấn đề hết sức cấp thiết, đặc biệt là trong tình trạng hiện tại của nền kinh tế trong nƣớc và thế giới còn khó khăn. 1.2. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Hoạt động các NHTM Việt Nam đã có nhiều thay đổi, các loại hình sản phẩm dịch vụ đã đƣợc đa dạng hóa và linh hoạt hơn, công nghệ cũng đã có những cải tiến vƣợt bật, tuy vậy, so với các nƣớc trên toàn thế giới, ngành ngân hàng Việt Nam còn khá nhỏ và yếu, mạnh về số lƣợng nhƣng chất lƣợng chƣa đƣợc quan tâm. Để nâng cao chất lƣợng hoạt động và năng lực đủ mạnh để cạnh tranh với các ngân hàng khác trên địa bàn cũng nhƣ nhóm ngân hàng khối ngoại thì đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay là vấn đề hàng đầu đối với toàn bộ ngành ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam-Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 nói riêng để ngân hàng đứng vững trong lĩnh vực ngân hàng trong thời gian tới khi mà những dự đoán đều cho rằng nền kinh tế thế giới và Việt Nam đều sẽ tiếp tục gặp khó khăn. Đứng trƣớc những thử thách trên, việc đạt đƣợc hiệu quả trong hoạt động huy động và cho vay là yêu cầu cấp thiết đối với mỗi ngân hàng, và đó là lý do tôi chọn đề 7
  18. tài “Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam-Chi nhánh Sở Giao Dịch 2”. 1.3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU  Phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay BIDV-CNSGD2 trong 3 năm gần nhất.  Đƣa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt động huy động và cho vay BIDV-CNSGD2. 1.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.  Thu thập các số liệu liên quan đến bài phân tích từ Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV-CNSGD2.  Phƣơng pháp quá khứ nhằm đƣa ra các số liệu cũ để so sánh.  Sử dụng trang BIDV.com.vn để lấy các báo cáo tài chính, Bảng cáo bạch và báo cáo thƣờng niên.  Phân tích theo chiều ngang: phân tích phần trăm thay đổi các khoản mục qua các năm để đánh giá đƣợc mức độ biến động từng khoản mục đối với mỗi năm đồng thời đánh giá đƣợc xu hƣớng biến động trong tƣơng lai.  Phân tích theo chiều dọc: phân tích tỷ trọng từng thành phần trong tổng nguồn vốn hay tổng dƣ nợ nhằm đánh giá cơ cấu của khoản mục tổng nguồn vốn hay tổng dƣ nợ. 1.5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU. Đánh giá tình hình huy động và cho vay đối với Ngân hàng Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam-CNSGD2 trong ba năm gần đây. Nghiên cứu một số thông tƣ, nghị quyết của Chính Phủ đƣợc ban hành nhằm ổn định nền kinh tế. 8
  19. 1.6. KẾT CẤU CỦA BÀI BÁO CÁO. Bài luận gồm: lời mở đầu, chƣơng 1, chƣơng 2, chƣơng 3 và lời kết thúc, trong đó nội dung cụ thể từng chƣơng nhƣ sau: CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU SƠ LƢỢC VỀ ĐỀ TÀI. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2. CHƢƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM -CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2. 9
  20. CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 2.1.1. TỔNG QUAN VỀ BIDV. 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam. Ngân hàng TMCP Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam đƣợc thành lập vào ngày 26/04/1975. Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát Triển Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam. Tên gọi tắt: BIDV. Địa chỉ: Tháp BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. BIDV là một trong những NHTM lâu đời nhất Việt Nam, với các lĩnh vực chủ yếu là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán và đầu tƣ tài chính. Mô hình kinh doanh của BIDV bao gồm các công ty con và liên doanh trong tất cả các lĩnh vực nhƣ cho thuê tài chính (BLC, BLCII), chứng khoán (BSC), quản lý tài sản (BAMC), bảo hiểm (BIC) và các liên doanh (VID pulic, NH Lào-Việt, NH Việt- Nga). Ban đầu BIDV là ngân hàng 100% vốn của Nhà Nƣớc, sau đợt phát hành cổ phiếu ra công chúng, Nhà Nƣớc vẫn là cổ đông lớn nhất của BIDV với 78% cổ phần. Ngoài ra 4% đƣợc phát hành cho Công đoàn và cán bộ nhân viên và 15% cho các đối tác chiến lƣợc nƣớc ngoài. Trong khi đó, chỉ có khoảng 3% cổ phần của BIDV đƣợc chào bán ra công chúng và các nhà đầu tƣ. 10
  21. Bảng 2.1: Tình hình vốn chủ sở hữu (VCSH), tổng tài sản (TTS) qua các năm Đvt: nghìn tỷ đồng Năm 2008 2009 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu 13 18 24 24 27 Tổng tài sản 247 293 366 406 485 Nguồn: BCTC BIDV 2008 đến 2012 Hinh 2.1:Tình hình nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản BIDV qua các năm BIDV nằm trong số các NHTM có qui mô lớn nhất.Tính đến 31/12/2011,BIDV là ngân hàng có tổng tài sản lớn thứ ba và vốn chủ sở hữu đứng thứ tƣ trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam, BIDV là ngân hàng có quy mô vốn điều lệ lớn thứ ba hiện nay. Các sản phẩm dịch vụ cung cấp bao gồm dịch vụ tài khoản, dịch vụ huy động vốn, dịch vụ cho vay, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ chiết khấu chứng từ, dịch vụ thanh toán quốc tế, dịch vụ chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ ngân hàng đại lý, dịch vụ bao thanh toán, các dịch vụ khác theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. 2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của BIDV. 11
  22. Tính đến thời điểm 30/06/2012, BIDV có mạng lƣới nhƣ sau: Khối ngân hàng: gồm Hội sở chính và 118 chi nhánh (bao gồm 01 Sở giao dịch), 379 Phòng giao dịch, 157 quỹ tiết kiệm, 1295 máy ATM và trên 6000 máy POS; trƣờng đào tạo cán bộ BIDV; trung tâm công nghệ thông tin; các văn phòng đại diện; VPAD tại Tp.HCM; VPAD tại Đà Nẵng; VPAD tại Campuchia; VPAD tại Myanmar; VPAD tại Lào; VPAD tại Séc. Khối công ty con: 05 Công ty bao gồm Công ty cho thuê tài chính TNHH Một thành viên BIDV (BLC), Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (BSC), Tổng công ty cổ phần bảo hiểm BIDV (BIC), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (BAMC), Công ty TNHH BIDV quốc tế tại HongKong (BIDVI). Khối liên doanh: gồm 06 đơn vị liên doanh: ngân hàng liên doanh VID Public bank (VPB), Ngân hàng liên doanh Việt-Nga (VRB), Công ty liên doanh quản lý đầu tƣ BIDV-Việt Nam Partner (BVIM), Ngân hàng liên doanh Lào-Việt (LVB), Công ty liên doanh Tháp BIDV, Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào-Việt (LVI). Khối các đơn vị liên kết: công ty cổ phần cho thuê máy bay Việt Nam (VALC), Công ty cổ phần phát Triển đƣờng cao tốc BIDV (BEDC) 12
  23. Hình 2.2:Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu Tƣ và Phát Triển Việt Nam 13
  24. 2.1.2. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CNSGD2. 2.1.2.1. Bối cảnh thành lập ngân hàng BIDV-CNSGD2. CNSGD2 đƣợc BIDV đề xuất và thành lập vào năm 1996 theo số đăng ký 305764 ngày 24/02/1996 tại Sở Kế Hoạch và Đầu tƣ TP.HCM theo quyết định số 78/QA-TCCB ngày 18/05/1997 của Tổng Giám Đốc NHAT&PTVN và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/03/1997 với tên giao dịch: Chi nhánh Sở Giao Dịch 2 Ngân Hàng Đầu tƣ Và Phát Triển Việt Nam. Tên tiếng Anh: Bank for Investement and Development of Viet Nam, Transaction Center No.II, Hochiminh City. Tên tiếng Anh viết tắt: BIDV Transaction Center No, 2. Trụ sở chính đặt tại 117 Nguyễn Huệ, Quận 1, TP.HCM. 2.1.2.2. Các hoạt động chính của ngân hàng TMCP Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam CNSGD2. Huy động vốn Khai thác các nguồn vốn ngắn hạn, trung dài hạn trong nƣớc của các Tổ chức kinh tế, cá nhân, các doanh nghiệp Thuộc các thành phần kinh tế, phát hành kỳ phiếu có mục đích Hoạt động cho vay Cho vay ngắn hạn đối với các công ty, xí nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt Cho vay trung và dài hạn đối với các thành phần kinh tế. Hoạt động khác Dịch vụ chuyển tiền nhanh, dịch vụ thanh toán quốc tế, thu đổi ngoại tệ, làm đại lý chi trả hối phiếu, thanh toán các loại tín dụng, dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng 2.1.2.3. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của ngân hàng TMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam-CNSDG2. 14
  25. Nhiệm vụ từng khối. Khối quan hệ khách hàng: khối quan hệ khách hàng đƣợc chia làm 2 loại: phòng quan hệ khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và phòng quan hệ khách hàng là cá nhân. Khối quan hệ khách hàng thực hiện các chức năng nhƣ tiếp thị và phát triển quan hệ khách hàng, tham mƣu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng, trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm, theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng, chịu trách nhiệm về tính chính xác đối với các thông tin khách hàng cung cấp Khối quản lý rủi ro : khối quản lý rủi ro thực hiện các chức năng : quản lý rủi ro tín dụng,quản lý rủi ro tác nghiệp,quản lý hệ thống chất lƣợng ISO. Khối tác nghiệp: bao gồm phòng quản trị tín dụng, các phòng giao dịch khách hàng và doanh nghiệp, phòng quản lý dịch vụ kho quỹ và phòng dịch vụ thẻ. Khối quản lý nội bộ bao gồm: phòng tài chính kế toán, phòng kế hoạch tổng hợp, phòng hành chính nhân sự, văn phòng. Phòng Tài chính-Kế toán thực hiện các chức năng sau: quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp, thực hiện công tác hậu kiểm đối với các hoạt động tài chính kế toán, thực hiện nhiệm vụ giám sát tài chính, và tính đúng đắn của các báo cáo tài chính. Khối trực thuộc quản lý các phòng giao dịch. 15
  26. 2.1.2.4. Kết quả kinh doanh trong những năm qua của CNSGD2. Bảng 2.2: Lợi nhuận trƣớc thuế BIDV-CNSGD2 Đvt: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 Lợi nhuận trƣớc thuế(LNTT) chi nhánh 256 359 285 273 Lợi nhuận trƣớc thuế BIDV(HA ngân hàng) 3.524 4.626 4.219 3.762 LNTT chi nhánh/LNTT BIDV 7.3% 7.8% 6.8% 7.3 % Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CNSGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.3:Lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh so với lợi nhuận của BIDV Lợi nhuận của BIDV cũng nhƣ của chi nhánh giảm vào năm 2011 và 2012 . Lợi nhuận trƣớc thuế của chi nhánh đóng góp khoảng 7% vào tổng lợi nhuận của BIDV,tổng tỷ lệ đóng góp giảm mạnh trong năm 2011. Nguyên nhân là do các yếu tố sau: Năm 2011, tình hình dƣ nợ của chi nhánh chỉ tăng 0.8% so với 2011, trƣớc những biến động trên thị trƣờng tài chính – tiền tệ, tín dụng tăng trƣởng thấp ảnh hƣởng đến hoạt động cho vay của chi nhánh. Để đảm bảo hệ số Q theo kế hoạch giao, chi nhánh đã thận trọng trong việc kiểm soát tăng trƣởng tín dụng để cân đối với nguồn vốn huy động. Lợi nhuận giảm vào 2012, nguyên nhân là tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh khá cao vào năm 2012. Các khoản cho vay bất động sản vẫn chƣa thể thu 16
  27. hồi hoàn toàn đƣợc khi mà thị trƣờng bất động sản vẫn còn nhiều khó khăn, các khoản cho vay tài trợ sản xuất kinh doanh cũng đƣợc trích lập dự phòng do nhu cầu tiêu dùng trong nƣớc sụt giảm mạnh. 2.1.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh. Thuận lợi Việt Nam sau khi gia nhập Tổ chức kinh tế thế giới WTO, đã thu hút đƣợc nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài khiến cho thị trƣờng tài chính trở nên phát triển đa dạng hơn. BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng có nhiều cơ Hội trong việc khẳng định chất lƣợng, uy tín của mình đồng thời phát Triển ngày càng vững mạnh hơn. BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng là một trong số ít các ngân hàng đƣợc đánh giá cao về tính minh bạch, thể hiện qua việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy định của pháp Luật. BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng vẫn đƣợc sự hỗ trợ nhiều từ Chính Phủ nhờ vai trò quan trọng của BIDV trong hệ thống ngân hàng và việc hỗ trợ Nhà Nƣớc thực hiện các mục tiêu kinh tế. Việc BIDV đƣợc xếp hạng tín dụng vào nhóm 1 có “sức khỏe” tốt trong nền kinh tế giúp chi nhánh có điều kiện phát triển hơn. Khó khăn. Nợ xấu trong những năm gần đây có xu hƣớng tăng. Mặc dù chi nhánh đã cố gắng kiểm soát và thực hiện định hƣớng của BIDV trong việc làm việc với những khách hàng có uy tín, tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm của chi nhánh. Sự biến động của tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc. Nền kinh tế Việt Nam sau khi hội nhập bị ảnh hƣởng sâu sắc đối với biến động thế giới. Trong thời gian gần đây, ảnh hƣởng của nợ công Châu Âu cũng nhƣ sự biến động của nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam vẫn sẽ là những vấn đề nan giải cho BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng. 17
  28. 2.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VÀ CHO VAY NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM-CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 2. 2.2.1. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn. Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn của chi nhánh. Đvt: tỷ đồng Huy động vốn 2010 so với 2011 so với 2012 so với 2009 2010 2011 2009 2010 2011 2012 Giá trị % Giá % Giá % trị trị 11.421 13.611 10.980 12.540 2.190 - - 19% 2.631 19.3% 1.560 14.2% Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp, CNSGD2. Hình 2.4:Tình hình huy động vốn của chi nhánh Từ đầu năm 2011,ngành ngân hàng liên tục có nhiều biến động , đặc biệt là về lãi suất và tín dụng theo hƣớng không có lợi cho các hoạt động của ngân hàng. NHNN liên tục điều chỉnh các mức lãi suất điều hành theo hƣớng thắt chặt và đƣa ra trần lãi suất huy động VNA ở mức 14%/năm nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô. Tín dụng tăng trƣởng chậm trong 8 tháng đầu năm do vốn không 18
  29. đƣợc điều hòa và lƣu thông hợp lý. Theo NHNN, số dƣ tiền gửi của khách hàng tại các NHTM vào tháng 10/2011 giảm 0.74% so với tháng 09/2011. Vì tình hình kinh tế nhìn chung khó khăn cho việc huy động vốn nên CNSGD2 cũng không thể đạt đƣợc mức huy động nhƣ kế hoạch và giảm 19% so với 2010. Vào quý II/ 2012, lạm phát có dấu hiệu đi xuống, tăng trƣởng tín dụng âm và nền kinh tế trong trạng thái yếu kém, NHNN quyết định cắt giảm lãi suất một lần nữa để kích thích tăng trƣởng kinh tế. Kể từ ngày 01/07/2012, mức lãi suất đƣợc duy trì ở 9%/năm, trần lãi suất cho vay ngắn hạn ở mức 13%/năm; riêng đối với huy động và cho vay trung và dài hạn trên 12 tháng, NHNN cho phép thả nổi lãi suất. Điều này khiến tình hình huy động vốn của chi nhánh gặp nhiều khó khăn khi chịu tác động bởi yếu tố cạnh tranh lãi suất không lành mạnh của NHTM khác trên cùng địa bàn, tuy nhiên BIDV trong hệ thống ngân hàng vẫn là một ngân hàng lớn, trong điều kiện nền kinh tế khá bất ổn thì BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng vẫn là một nơi đầu tƣ khá an toàn, vì vậy năm 2012 huy động vốn chi nhánh vẫn tăng 14.2%. 2.2.1.1. Phân tích hoạt động huy động vốn. Huy động vốn theo đối tượng. Bảng 2.4 : Huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh Đvt: tỷ đồng 2011 so với 2012 so với 2011 Đối tƣợng 2010 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Dân cƣ 3.708 3.792 4.200 84 2% 408 10% Tổ chức kinh tế 7.780 5.879 7.400 -1.901 -32% 1.521 26% 19
  30. Định chế tài chính 2.123 1.309 940 -814 -62% -369 -28% Tổng 13.611 10.980 12.540 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.5: Huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh Vào năm 2011,nền kinh tế gặp nhiều khó khăn,theo Tổng cục Thống kê chỉ số hàng tồn kho đầu tháng 12/2011 của toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 23%, gần 50.000 doanh nghiệp phá sản. Với tình hình khó khăn của hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho lớn và nguồn vốn nhàn rỗi hạn hẹp đi nên việc huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, vào năm 2012, việc huy động từ các tổ chức kinh tế lại đƣợc cải thiện. Năm 2012, quá trình phân loại ngân hàng diễn ra một cách mạnh mẽ: theo kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh công bố tại báo cáo, 32 ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đƣợc xếp thành 4 nhóm 1, 2, 3, 4; ứng với các mức độ: Nhóm 1: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao với sức mạnh thị trƣờng lớn, năng lực tài chính ổn định, Hoạt động kinh doanh hiệu quả và tiềm năng phát triển dài hạn. Nhóm 2: Ngân hàng có khả năng cạnh tranh khá, có sức mạnh thị trƣờng tốt, có năng lực tài chính hợp lý và Hoạt động kinh doanh ổn định với tiềm năng phát triển tốt. Nhóm 3: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh trung bình, sức mạnh thị trƣờng hạn chế nhƣng đem lại giá trị cho ngân hàng, năng lực tài chính chấp nhận đƣợc, hoạt 20
  31. động kinh doanh ổn định, hoặc có năng lực tài chính tốt với hoạt động kinh doanh kém ổn định hơn. Nhóm 4: Ngân hàng có năng lực cạnh tranh hạn chế, thƣờng bị hạn chế bởi một hoặc nhiều hơn những yếu tố sau: mạng lƣới kinh doanh yếu, sức mạnh thị trƣờng yếu; năng lực tài chính chấp nhận đƣợc; và Hoạt động kinh doanh kém ổn định. NHNN đồng thời ban hành chỉ thị 01/2012 CT-NHNN vào ngày 13/02/2012, theo đó NHNN giao chỉ tiêu tăng trƣởng tín dụng nhóm 1 tăng trƣởng đối đa 17%, nhóm hai tăng trƣởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trƣởng tối đa 8% và nhóm 4 không đƣợc tăng trƣởng tín dụng. Với chỉ thị trên, việc huy động vốn của các ngân hàng nhóm 3, 4 trở nên khó khăn hơn, và nguồn vốn đổ nhiều cho các ngân hàng nhóm 1 và 2. Theo đó, BIDV đƣợc xếp vào ngân hàng nhóm 1, với quy mô và quá trình hình thành lâu đời đã giúp nguồn vốn từ các Tổ chức kinh tế cũng nhƣ nguồn vốn từ dân cƣ đổ nhiều hơn vào chi nhánh trong năm 2012. Hình 2.6: Cơ cấu huy động vốn theo đối tƣợng của chi nhánh Vốn huy động của chi nhánh chủ yếu đến từ các tổ chức kinh tế và nguồn vốn của dân cƣ. Ty trọng hai nguồn vốn này nhìn chung khá ổn định qua các năm. Vào năm 2010, tỷ trọng nguồn vốn huy động từ dân cƣ khá thấp chỉ vào khoảng 27%, nguyên nhân chủ yếu là do những bất ổn kinh tế vĩ mô. Ngày 05/11/2010, NHNN quyết định điều chỉnh tăng lãi suất cơ bản lên 9% sau 10 tháng duy trì ở 8%, và ngay sau đó, một “cuộc đua” lãi suất diễn ra, các nhân viên ngân hàng gọi điện thoại trực tiếp đến các khách hàng của các ngân hàng khác để tiếp thị 21
  32. các mức lãi suất huy động cao, để ứng phó việc nguồn vốn chạy qua các ngân hàng khác có lãi suất cao, chi nhánh phải tìm nguồn huy động tạm thời từ các định chế tài chính. Trong nửa đầu tháng 6/2011, lãi suất có xu hƣớng giảm 1-2%, vào ngày 03/03/2011, NHNN ban hành thông tƣ 02/201/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động tối đa của các tổ chức tín dụng là 14%, hạn chế cuộc đua lãi suất của các ngân hàng, nên nguồn vốn huy động từ dân cƣ tại chi nhánh lại tăng và ổn định vào 6 tháng đầu năm 2012. Huy động vốn theo thời hạn. 2011 so với 2010 2012 so với 2011 CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Không kỳ hạn 3.328 4.209 2.200 881 26% -2.009 -48% Dƣới 12 tháng 9.249 6.065 7.000 - -34% 935 15% 3.184 Trên 12 tháng 1.034 706 3.340 -328 -32% 2.634 373% Tổng 13.611 10.980 12.540 Bảng 2.5 : Huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh Đvt: tỷ đồng Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2. 22
  33. Hình 2.7: Huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh Hình 2.8:Cơ cấu huy động vốn theo thời hạn của chi nhánh Vốn huy động của CNSGD2 chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn. Vào năm 2010 việc tăng lãi suất giữa các ngân hàng gây ra nhiều khó khăn trong việc huy động vốn trung và dài hạn vì ngƣời dân vẫn có tâm lý chờ đợi và kỳ vọng lãi suất tiếp tục tăng. Việc giảm nghiêm trọng nguồn vốn huy động của chi nhánh vào năm 2011 nguyên nhân chủ yếu là do nguồn vốn huy động ngắn hạn giảm mạnh, ngƣời gửi tiền vẫn kỳ vọng lãi suất tiền gửi cao, các ngân hàng trên địa bàn cạnh tranh gay gắt về lãi suất. Vào năm 2012, huy động vốn không kỳ hạn giảm mạnh trong khi đó huy động từ ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Lãi suất huy động đƣợc điều chỉnh 23
  34. giảm liên tiếp, vào ngày 13/03/2012, NHNN chính thức hạ trần lãi suất xuống 13%, một tháng sau đó, NHNN tiếp tục hạ lãi suất huy động xuống còn 12%, và từ ngày 11/06/2012, trần lãi suất huy động giảm từ 11%/năm xuống còn 9%/năm. Mặc dù lãi suất giảm, nhƣng vào ngày 04/03/2012, đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015” đƣợc ban hành với trọng tâm của đề án là tập trung xử lý các TCTD yếu kém, trên cơ sở phân nhóm các ngân hàng, chính việc công bố bảng phân nhóm các ngân hàng và BIDV đƣợc xếp vào nhóm 1 đã giúp cho CNSGD2 thu hút đƣợc nhiều nguồn vốn hơn Huy động vốn theo loại tiền. Bảng 2.6: Huy động vốn theo loại tiền của chi nhánh. Đvt: tỷ đồng Năm 2011 so với 2012 so với 2010 2011 Giá trị % Giá % 2010 2011 2012 trị VNA 10.999 8.593 - - 10.784 2.406 22% 2.191 26% Ngoại tệ quy đổi 2.612 2.387 - - - - 1.756 225 9% 631 26% Tổng 13.611 10.980 12.540 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.9:Huy động vốn theo loại tiền Hình 2.10:Cơ cấu huy động vốn theo loại tiền 24
  35. Nguồn vốn huy động chủ yếu của CNSGD2 là nội tệ. Vào quý 3/2010, lãi suất huy động USD tăng khoảng 0.1-0.3%/năm so với cuối quý 2, nhu cầu ngoại tệ cho tín dụng những tháng cuối năm tác động mạnh đến lãi suất huy động USD, nhiều NHTM đã đƣa lãi suất huy động lên mức khá cao 5.5%/năm, ngoài mục đích thu hút thêm ngoại tệ nhằm cân đối cung cầu, việc tăng lãi suất còn giúp chi nhánh giữ chân đƣợc khách hàng, đặc biệt vào thời điểm quyết định điều chỉnh tỷ giá của NHNN vào ngày 10/02/2010, khiến đồng USD tăng so với VNA. Trong năm 2012, huy động vốn ngoại tệ giảm mạnh, đó cũng là tình hình chung của các NHTM. Nguyên nhân là do các quy định của NHNN nhƣ thông tƣ số 09 và thông tƣ số 14 nhằm hạ trần lãi suất huy động USD. Hệ thống các TCTD mua đƣợc một lƣợng lớn ngoại tệ từ dân cƣ để bán cho NHNN, tăng dự trữ ngoại hối và tỷ giá đƣợc điều chỉnh và biến động khá thấp. Việc NHNN siết chặt hoạt động cho vay vào cuối tháng 3 đã làm nhu cầu huy động đối với ngoại tệ giảm rõ rệt. 2.3.1.2. Phân tích hiệu quả huy động vốn Tình hình huy động vốn bình quân trong 6 tháng đầu năm 2012 của chi nhánh. 25
  36. Bảng 2.7: Tình hình huy động vốn sáu tháng đầu năm 2012 của chi nhánh. Đvt: tỷ đồng Tình hình huy động sáu tháng đầu năm 2012 (tỷ đồng) Tháng 12/2011 01/2012 02/2012 03/2012 04/2012 05/2012 06/2012 Vốn huy 10.980 9.617 8.184 11.814 11.630 13.907 động 12.253 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CNSGD2. Hình 2.11: Huy động vốn 6 tháng đầu năm 2012 của chi nhánh Tình hình huy động 6 tháng đầu năm 2012 biến động mạnh vào tháng hai và tháng ba, nguyên nhân là do sự bất ổn thị trƣờng diễn ra mạnh mẽ vào đầu tháng 2, theo đó, NHNN ban hành chỉ thị về tăng trƣởng tín dụng các nhóm ngân hàng, điều này tạo ra “cú sốc” cho toàn bộ thị trƣờng và chịu ảnh hƣởng vẫn là ngành ngân hàng. Vào những tháng sau đó, thị trƣờng dần dần ổn định trở lại nên việc huy động vốn của chi nhánh ổn định trở lại và tăng dần. Vốn huy động/tổng nguồn vốn. 26
  37. Bảng 2.8: Tổngnguồn vốn, vốn huy động chi nhánh Đvt: tỷ đồng Năm 2010 2011 2012 2011 so với 2012 so với 2010 2011 Giá trị % Giá trị % Tổngnguồn vốn 17.006 16.783 19.421 -223 -1% 4.489 27% Vốn huy động 13.661 10.980 12.540 - 80% 4.006 36% 2.681 Vốn huy động/tổng 80% 65% 64.5% nguồn vốn Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CNSGD2 và tự tổng hợp (2012) Nguồn vốn của ngân hàng đến chủ yếu từ vốn huy động. Năm 2011 là năm khá khó khăn trong việc huy động vốn cho các ngân hàng nên tỷ trọngvốn huy động giảm khá nhiều vào năm 2011, tuy BIDV đã tiến hành cổ phần hóa vào năm 2011, nhƣng chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn VCSH vẫn do Nhà Nƣớc nắm. Nhìn chung, tỷ trọng tổng nguồn vốn huy động trong tổng nguồn vốn là tỷ lệ có thể chấp nhận đƣợc, tuy nhiên vì vốn huy động của BIDV chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nên vấn đề thanh khoản có thể là vấn đề đáng quan tâm trong cơ cấu nguồn vốn của CNSGD2. Hình 2.12:Tỷ trọng vốn huy động trên tổng nguồn vốn của chi nhánh 27
  38. 2.2.2. Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay. Bảng 2.9: Tình hình dƣ nợ của chi nhánh Đvt: tỷ đồng Dƣ nợ của chi nhánh 2010 so với 2009 2011 so với 2010 2012 so với 2011 2009 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị % 14,518 16,115 16,241 15,400 1,597 11% 126 0.8% -840 -5.1% Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CNSGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.13: Tình hình dƣ nợ của chi nhánh Tổng dƣ nợ tín dụng chi nhánh 2011 chỉ tăng 0.8% so với năm 2010. Nguyên nhân là do sự khó khăn của kinh tế vào năm 2011. Theo chính sách của ngân hàng, từ ngày 06/09/2011 lãi suất cho vay hỗ trợ thu mua nông sản sản xuất của chi nhánh giảm 1.5%2% so với thị trƣờng với mức cho vay là 15-17.5%/năm, tuy nhiên vào năm 2011, với lãi suất cho vay còn khá cao và trong điều kiện khó khăn của thị trƣờng, các doanh nghiệp cũng nhƣ ngƣời sản xuất kinh doanh khó có khả năng chịu đƣợc mức lãi suất ở khoảng 15-17%/năm. Dƣ nợ cho vay chi nhánh giảm nhẹ trong năm 2012. Đây là tình trạng chung của cả nƣớc. Thị trƣờng tiền tệ có những chuyển biến tích cực theo chiều hƣớng hỗ trợ 28
  39. cho doanh nghiệp nhƣ tính đến giữa quý III/2012, hơn 75% các khoản vay cũ đã đƣợc đƣa về mức lãi suất thấp hơn 15%. Tuy nhiên về phía ngân hàng, các con số thống kê mới nhất cho thấy vẫn có sự chênh lệch đáng kể giữa huy động và cho vay, trong đó huy động cao hơn cho vay khá nhiều. Sự bế tắc trong tín dụng đang diễn ra và có nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng này chƣa đƣợc cải thiện. Theo số liệu của Ủy ban Giám sát Quốc gia, tính đến ngày 20/03/2012, tăng trƣởng tín dụng cả nƣớc giảm 2.13% so với cuối năm 2011. Trong năm 2012, mặc dù dƣ nợ cho vay giảm, nhƣng chi nhánh đã tăng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm hỗ trợ Chính Phủ trong công tác ổn định ngành nông nghiệp, cụ thể cho vay tạm trữ lúa gạo gói 1 triệu tấn đạt 167 tỷ. Nguyên nhân chủ yếu của việc tăng trƣởng tín dụng thấp của chi nhánh là do các nguyên nhân chủ yếu nhƣ: -Sự ảnh hƣởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, số lƣợng các doanh nghiệp phá sản ngày càng nhiều và số còn lại phải thu hẹp quy mô sản xuất. 2.2.2.1.Phân tích tình hình dư nợ chi nhánh. Dư nợ theo đối tượng Bảng 2.10: Dƣ nợ theo đối tƣợng của chi nhánh Đvt: tỷ đồng 2011 so với 2010 2012 so với 2011 Năm 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Doanh nghiệp 15.360 15.702 14.550 342 2% -1.152 -7 % Cá nhân 755 540 840 -215 -28% 300 55 % Tổng 16.115 16.241 15.400 29
  40. Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CNSGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.14:Dƣ nợ theo đối tƣợng Hình 2.15:Cơ cấu dƣ nợ theo đối tƣợng Hoạt đồng truyền thống của BIDV là tài trợ cho quốc gia về phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung cung ứng dịch vụ hỗ trợ xuất nhập khẩu, sản xuất kinh doanh các mặt hàng thiết yếu, hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, hỗ trợ nông nghiệp. Đƣợc thành lập từ năm 1996, với vị thế là một trong những chi nhánh của một ngân hàng lớn, chi nhánh sở hữu một cơ sở khách hàng tƣơng đối ổn định, bao gồm các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn, cũng nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tuy nhiên dƣ nợ bán lẻ của chi nhánh còn khá thấp. Định hƣớng của BIDV Hội sở là tập trung phát triển hoạt động ngân hàng lẻ, tận dụng hơn về thị phần khách hàng cá nhân. Mặc dù trong năm 2012, dƣ nợ bán lẻ đã đƣợc cải thiện khá nhiều, tuy nhiên tỷ trọngdƣ nợ bán lẻ của chi nhánh còn khá thấp qua các năm, vì vậy chi nhánh cần quan tâm nhiều hơn đến thị phần bán lẻ. 30
  41. Dư nợ theo thời hạn Bảng 2.11: Dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh Đvt: tỷ đồng 2011 so với 2012 so với Năm 2010 2011 2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Trung dài hạn 8.770 8.066 7.500 -704 -8% -566 -7% Ngắn hạn 7.345 8.175 7.900 830 11% -275 -3% Tổng 16.115 16.241 15.400 Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.16: Dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh Hình 2.17: Cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn của chi nhánh 31
  42. Trong khi hoạt động huy động vốn chủ yếu của chi nhánh là huy động ngắn hạn và không kỳ hạn thì đối với hoạt động tín dụng, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn và tín dụng ngắn hạn gần nhƣ bằng nhau và ổn định qua các năm. Đây là tình trạng chung của các NHTM Việt Nam. Các ngân hàng hiện nay đều gặp khó khăn trong việc huy động nguồn vốn trung và dài hạn, và tỷ lệ giữa cho vay trung dài hạn và ngắn hạn gần 50-50 của chi nhánh có thể tạm ổn trong tình hình hiện tại, tuy nhiên tỷ lệ sẽ tốt hơn nếu chi nhánh cải thiện nguồn vốn huy động theo hƣớng tăng tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Dư nợ theo loại tiền: Bảng 2.12: Dƣ nợ theo loại tiền Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.18: Dƣ nơ theo lọai tiền Hình 2.19: Cơ cấu dƣ nợ theo loại tiền 32
  43. Hoạt động cho vay của chi nhánh chủ yếu là nội tệ. Trong đầu năm 2010, tín dụng ngoại tệ toàn bộ thị trƣờng tăng mạnh, Hoạt động tín dụng ngoại tệ tại chi nhánh vào năm 2010 cũng tăng tƣơng ứng, nguyên nhân chủ yếu là từ tháng 01/2010, doanh nghiệp vay vốn tiền đồng không còn đƣợc hỗ trợ 4% lãi suất. Hơn nữa lãi suất cơ bản VNA tăng từ 7%/năm lên 8%/năm, đẩy lãi suất cho vay lên 12%/năm, điều này khiến các nhà kinh doanh chuyển hƣớng sang vay ngoại tệ. Ghi nhận thành công lớn nhất của NHNN trong năm 2012 là duy trì tỷ giá USD/VNA ổn định ở mức 20.828, giữ nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động không quá 2%). Các quyết sách rõ ràng và minh bạch của NHNN trong công tác điều hành chính sách tỷ giá 2012 nhƣ giảm lãi suất huy động VNA mạnh, trần lãi suất huy động VNA sau 3 lần điều chỉnh đã giảm từ mức 14% xuống 9%. Lãi suất huy động và cho vay đối với ngoại tệ khá ổn định, lãi suất huy động ở mức 2%/năm đối với tiền gửi dân cƣ và 0.5-1% đối với tiền gửi của tổ chức kinh tế, lãi suất cho vay USD phổ biến ở mức 5.3-5.7%/năm. Việc duy trì lãi suất VNA ở mức thấp và ổn định, siết chặt hơn quy định cho vay là những nguyên nhân khiến nhu cầu vay USD ngƣời dân giảm nên dƣ nợ ngoại tệ của chi nhánh tăng trƣởng khá chậm. Phân tích nợ xấu của chi nhánh. Phân tích các nhóm nợ của chi nhánh. 33
  44. Bảng 2.13: Nợ phân loại theo nhóm Đvt: tỷ đồng 2010 so với 2011 so với 2012 so với Năm 2009 2010 2009 2010 2011 2011 2012 Giá % Giá % Giá % trị trị trị Nợ nhóm 13.320 14.746 14.425 13.860 1.426 11% -321 -2% -565 -3.9% 1 Nợ nhóm 928 1.341 1.501 1.000 413 45% 160 12% -501 -33% 2 Nợ xấu 270 176 317 540 -94 -35% 141 80% 223 70.3% Tổngdƣ 14.518 16.115 16.241 15.400 nợ Nguồn :Phòng Kế hoạch tổng hợp CN-SGD2 và tự tổng hợp (2012). Hình 2.20: Tình hình nợ theo nhóm của chi nhánh 34
  45. Hình 2.21: Cơ cấu các nhóm nợ so với tổng dƣ nợ Chiếm tỷ trọng chủ yếu trong các nhóm nợ của chi nhánh là nợ nhóm 1 và nhìn chung không biến động nhiều qua các năm. Tỷ lệ nợ nhóm 1 của chi nhánh nhìn chung khá tốt so với điều kiện kinh tế hiện tại. BIDV định hƣớng chú trọng quan hệ tín dụng đối với những khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, hạn chế cho vay khách hàng nhóm 2 và không cho vay đối với những khách hàng nhóm nợ xấu, danh mục tín dụng đƣợc rà soát thƣờng xuyên để phát hiện kịp thời các khách hàng có biểu hiện yếu kém về tài chính đồng thời có các biện pháp xử lý nợ kịp thời. Với định hƣớng trên, qua các năm, chi nhánh luôn duy trì tỷ trọng nợ nhóm 1 khá cao. Dƣ nợ nhóm 1 giảm nhẹ vào năm 2011 và năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2012 dƣ nợ cho vay của chi nhánh giảm do tình trạng yếu kém của nền kinh tế, tuy nhiên việc trích lập nợ nhóm 1 nhìn chung không ảnh hƣởng đến mức rủi ro của chi nhánh vì đó chỉ là các khoản nợ còn trong hạn hoặc quá hạn chỉ 10 ngày, nên việc tăng dƣ nợ nhóm 1 có thể đánh giá là dấu hiệu tốt cho chi nhánh khi mà kinh tế còn thực sự khó khăn và nền kinh tế có mức tăng trƣởng âm. Tốc độ tăng của nợ nhóm 2 giảm dần càng cho thấy hiệu quả và chi nhánh đang trên lộ trình thực hiện các định hƣớng về quan hệ tín dụng do BIDV Hội sở đƣa ra. Nợ xấu của chi nhánh tăng vào năm 2009, nguyên nhân của yếu là thị trƣờng bất động sản khá sôi động vào đầu năm 2009, hàng loạt các Dự án bất động sản đƣợc thực hiện, thị trƣờng bất động sản vào năm 2009 bắt đầu có dấu hiệu cải thiện, nhà 35
  46. nƣớc đƣa ra gói kích cầu cơ sở hạ tầng, dành 5 tỷ USD hỗ trợ nhà ở xã hội, và tiến hành giảm thuếcho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (trong đó bao gồm cả các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản) đã giúp thị trƣờng bất động sản có cải thiện kể từ khi khủng hoàng vào năm 2008, và nhìn chung vào năm 2009, thị trƣờng bất động sản vẫn có sự thu hút đối với nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài các khoản nợ về bất động sản, các khoản nợ cho vay sản xuất cũng đƣợc trích lập rủi ro do tình trạng khó khăn của nền kinh tế. Tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh giảm nhanh vào năm 2010. Tiếp theo xu thế năm 2009, dòng vốn tiếp tục đổ vào thị trƣờng bất động sản, tuy nhiên vào cuối năm 2010, mức tăng lãi suất tăng cao gây áp lực cho các khoản nợ vay, các yếu tố bất ổn vĩ mô, sản xuất trong nƣớc khó khăn và trì trệ là những yếu tố khiến giá bất động sản bắt đầu giai đoạn giảm mạnh vào đầu 2011, Dự đoán tiếp tục còn khó khăn và đóng băng trong những năm tiếp theo, doanh thu bất động sản giảm mạnh, vốn vẫn còn giam trong thị trƣờng này, với sự bất ổn trên, nợ xấu của chi nhánh đã tăng mạnh vào năm 2011, cao nhất từ năm 2009 đến 6 tháng đầu năm 2012. Sáu tháng đầu năm 2012 tuy nợ xấu chi nhánh có dấu hiệu tiếp tục xấu đi, tăng lên đến 3.5% so với tổngdƣ nợ, trong khi của toàn bộ ngân hàng khoảng 2.7%. Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh có thể tạo ra rủi ro nhiều cho Hoạt động tín dụng của chi nhánh. Dự phòng rủi ro của chi nhánh. Bảng 2.14: Dự phòng rủi ro 36
  47. Hình 2.22: Dự phòng rủi ro của chi nhánh Số tiền trích lập dự phòng cao nhất vào năm 2010, nguyên nhân chủ yếu vẫn là các khoản cho vay bất động sản cho hàng loạt các dự án vào năm 2009 khi thị trƣờng bất động sản bắt đầu đi xuống vào cuối năm 2010. Năm 2012, dự phòng rủi ro lại tăng khá cao so với 2011, việc nợ xấu năm 2012 tăng mạnh khiến mức dự phòng rủi ro phải đƣợc trích lập cho các khoản vay bất động sản cũng tăng cao. 2.3.2.2. Phân tích hiệu quả hoạt động cho vay. Hệ số Q. Bảng 2.15: Hệ số Q (lần) Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ (tỷ đồng) 14.518 16.115 16.241 20.443 Vốn huy động (tỷ đồng) 11.421 13.611 10.980 14.986 Hệ số Q (lần) 1,27 1,18 1,48 1,36 Nguồn: Tự tổng hợp. 37
  48. Hình 2.23: Hệ số Q của chi nhánh Hệ số Q của chi nhánh đều lớn hơn 1 và khá cao vào năm 2011. Năm 2009, hệ số đạt mức 1.27 lần nguyên nhân là lãi suất cơ bản giảm xuống, Chính Phủ áp trần lãi suất đối với các khoản vay, thêm vào đó lĩnh vực kinh doanh bất động sản Diễn ra khá sôi động, dòng tín dụng của chi nhánh tài trợ cho các lĩnh vực bất động sản khá nhiều. Đó cũng là tình hình chung của nền kinh tế năm 2009, tín dụng của các ngân hàng tại thời điểm đó tăng trƣởng “nóng”, mức tăng trƣởng lên tới 38. Năm 2011, hệ số Q tăng và khá cao, nguyên nhân chủ yếu vẫn là do cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, hàng loạt các ngân hàng vƣợt trần lãi suất, khiến cho các ngân hàng tuân thủ theo lãi suất quy định của Nhà Nƣớc nhƣ chi nhánh gặp khó khăn trong việc huy động vốn, dòng vốn huy động vào ngân hàng giảm khá mạnh ở mức giảm 19.3%, trong khi tổngdƣ nợ tăng nhẹ khoảng 0.8%, điều này khiến hệ số Q tăng vào năm 2011. Tuy nhiên đến năm 2012, hệ số giảm vì lƣợng vốn huy động trong năm 2012 của chi nhánh đang có xu hƣớng tăng và dần ổn định. Với chỉ thị 01/2012 CT-NHNN, theo đó NHNN giao chỉ tiêu tăng trƣởng các ngân hàng nhóm 1 tăng trƣởng đối đa 17%, nhóm 2 tăng trƣởng tối đa 15%, nhóm 3 tăng trƣởng tối đa 8% và nhóm 4 không đƣợc tăng trƣởng tín dụng. Chính vì không đƣợc tăng trƣởng tín dụng vƣợt mức quy định nên bắt buộc các ngân hàng nhóm 3,4 phải hạn chế việc huy động nên dòng vốn huy động đổ nhiều vào chi nhánh trong thời gian gần đây. 38
  49. Nợ quá hạn Bảng 2.16: Tình hình nợ quá hạn (Tỷ đồng) Hình 2.24: Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh Nợ quá hạn tăng qua các năm và tăng khá mạnh vào 2012 . Nguyên nhân là các khoản nợ vay từ bất động sản vẫn chƣa thu hồi đƣợc. Nhƣ đã phân tích phía trên, Hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp bất động sản bắt đầu yếu kém rõ rệt vào cuối 2010 đầu năm 2011 và vẫn có thể còn kéo dài. Việc nợ quá hạn của chi nhánh tăng khá cao một phần nguyên nhân chủ quan là việc cho vay vào thị trƣờng bất động sản khá nhiều vào những năm trƣớc và một phần nguyên nhân khách quan là sự bất ổn của thị trƣờng bất động sản. Với các động thái gần đây của Chính Phủ nhằm khôi phục thị trƣờng bất động sản nhƣ hạ lãi suất đối với việc cho vay bất động sản còn 15%, gói tín dụng 30 nghìn tỷ VNA với lãi suất hỗ trợ 6% nhìn chung là khá hợp lý khi nó vừa phù hợp với khả năng hiện nay của Nhà Nƣớc và khi đối tƣợng thụ hƣởng là cán bộ công chức, viên chức, lực lƣợng vũ trang, đối tƣợng có thu nhập thấp, vay để thuê, mua nhà ở thƣơng mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dƣới 15 triệu đồng/m2; các chủ đầu tƣ dự án 39
  50. xây dựng nhà ở xã hội có thể sẽ góp phần khôi phục thị trƣờng bất động sản có thể giúp một phần nợ quá hạn của chi nhánh đƣợc giải quyết trong năm 2013. 2.3.2.3. Đánh giá thời gian phê duyệt tín dụng tại chi nhánh. Tùy vào việc hồ sơ tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của bộ phận nào mà thời gian xét duyệt tín dụng khác nhau đối với từng bộ phận dao động từ 10-22 ngày làm việc. Thời gian phê duyệt tín dụng đối tài trợ cho những mục đích khác nhau cũng khác nhau, thông thƣờng, cho vay tài trợ đầu tƣ dự án và bảo lãnh thƣờng chiếm thời gian nhiều hơn đối với chiết khấu hay cho vay vốn tài trợ vốn lƣu động. Thời gian phê duyệt, và thẩm định cho vay của một số ngân hàng khác trên địa bàn: Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp, thời gian thẩm định cho vay: - Các dự án trong quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Agribank nơi cho vay nhận đƣợc đầy đủ hồ Sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Agribank Việt Nam, Agribank nơi cho vay phải quyết định và thông báo việc cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng. - Các dự án, phương án vượt quyền phán quyết: Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và không quá 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ khi Agribank nơi cho vay nhận đƣợc đầy đủ hồ sơ vay vốn hợp lệ và thông tin cần thiết của khách hàng theo yêu cầu của Agribank Việt Nam, Agribank nơi cho vay phải làm đầy đủ thủ tục trình lên Agribank cấp trên. Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc đối với cho vay ngắn hạn và 15 ngày làm việc đối với cho vay trung, dài hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ trình, Agribank cấp trên phải thông báo chấp thuận hoặc không chấp thuận. Đối với Ngân hàng Đông Á, thời gian xét duyệt hồ sơ vay đối với khách hàng là doanh nghiệp nhƣ sau: 40
  51. - Đối với vay ngắn hạn: Trong vòng 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ vay. - Đối với vay trung dài hạn: Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ vay. Nhìn chung, thời gian cho vay của BIDV đối với vay ngắn hạn (vay vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lƣu động thƣờng là vay ngắn hạn) dài hơn một vài ngân hàng khác trên địa bàn, đối với cho vay trung và dài hạn thì thời gian nhìn chung tƣơng đối phù hợp với trình tự của các ngân hàng khác. Hơn nữa, quy trình tín dụng của chi nhánh đã tách bạch vai trò của cán bộ tiếp khách hàng, cán bộ thẩm định và cán bộ xử lý rủi ro. Thời gian phê duyệt tại chi nhánh. Bảng 2.17: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách quan hệ khách hàng Bảng 2.18:Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đôc phụ trách rủi ro tín dụng Bảng 2.19: Thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng tín dụng 41
  52. CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. MÔI TRƢỜNG NGÀNH TÀI CHÍNH-NGÂN HÀNG VIỆT NAM VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CNSGD2. 3.1.1. Môi trƣờng ngành Tài chính-Ngân hàng Việt Nam. Quá trình tái cơ cấu ngân hàng tiếp tục diễn ra mạnh mẽ. Một trong những yếu kém đáng chú ý nhất của hệ thống ngân hàng thƣơng mại ở Việt Nam là sự tăng trƣởng một cách không cân đối trong nhiều năm. Sự tăng trƣởng nhanh về quy mô và vốn trong khi trình độ quản lý chƣa theo kịp. NHNN đã phối hợp với Bộ Xây Dựng Dự thảo Thông tƣ quy định chi tiết cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính Phủ, Triển khai Đề án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn 2011-2015, khẩn trƣơng hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu của hệ thống các TCTD và Đề án thành lập Công ty quản lý tài sản Việt Nam; quản lý chặt chẽ việc thành lập mới các TCTD, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài và mở rộng mạng lƣới của các TCTD theo hƣớng thận trọng hơn đảm bảo sự phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống TCTD. Vấn đề nợ xấu và xử lý nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Việc tăng trƣởng tín dụng ở mức cao trong giai đoạn 2008-2009 với khả năng kiểm soát rủi ro chƣa đƣợc thực hiện tốt là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng nợ xấu vẫn còn chƣa đƣợc giải quyết cho đến thời điểm hiện tại. Hình 3.1:Tốc độ tăng trƣởng tín dụng nền kinh tế qua các năm 42
  53. Nền kinh tế còn tiếp tục khó khăn: Mặc dù lãi suất đã giảm trong thời gian gần đây, tuy nhiên việc khôi phục sản suất, tăng trƣởng kinh tế ngày càng khó khăn khi mà nhu cầu của nền kinh tế Việt Nam ngày càng sụt giảm. Kết quả khảo sát mới nhất của Công ty Nghiên cứu thị trƣờng TNS cho thấy chỉ số niềm tin của ngƣời tiêu dùng Việt Nam từ mức 68 năm 2012 sẽ hạ xuống 56 trong năm 2013. Tâm lý sợ thất nghiệp của ngƣời dân cũng tăng thêm. Báo cáo trên của TNS đƣợc đƣa ra ngày 25/1 tại TP HCM trong Hội thảo chuyên đề về ngành bán lẻ sau khi khảo sát hàng nghìn hộ dân tại Việt Nam mỗi ngày. Theo đó, chỉ số niềm tin ngƣời tiêu dùng Việt Nam sẽ giảm xuống còn 56, trong khi con số này năm ngoái là 68 và 2011 là 79 (thang điểm cao nhất là 100). TNS đƣa ra lý do kinh tế Việt Nam suy giảm và ngƣời tiêu dùng cảm thấy bất ổn trong hầu hết các chỉ tiêu 12 tháng tới. Nếu nhƣ tháng 8/2012, chỉ có 20% ngƣời đƣợc hỏi nghĩ rằng họ có khả năng bị thất nghiệp thì tháng một năm nay con số này tăng lên 32%, tâm lý sợ thất nghiệp cũng khiến họ cẩn trọng và giảm thiểu tiêu dùng. Niềm tin của ngƣời dân đối với hệ thống ngân hàng: Trong thời gian gần đây, các quyết sách của Chính Phủ nhằm khôi phục niềm tin của ngƣời dân đối với hệ thống ngân hàng đã dần đạt đƣợc kết quả khả quan, trong hơn hai tháng đầu năm 2013, NHNN đã triển khai một loạt các giải pháp nhƣ ban hành Chỉ thị chỉ đạo toàn hệ thống tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ và đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn, hiệu quả. Theo NHNN, huy động vốn đã tăng trở lại kể từ cuối tháng 1/2013. Tính đến ngày 28/2/2013, huy động vốn tăng 2% so với cuối năm 2012, gấp hơn hai lần mức tăng 2 tháng đầu năm 2012. Tốc độ tăng huy động vốn bằng VNA cao hơn huy động vốn bằng ngoại tệ là phù hợp với chủ trƣơng chuyển từ quan hệ huy động – cho vay sang quan hệ mua – bán ngoại tệ và cho thấy niềm tin của ngƣời dân vào hệ thống TCTD tăng lên. Tín dụng so với cuối năm 2012 giảm theo quy Luật hàng năm nhƣng tăng trở lại trong tháng 2/2013. Tính đến ngày 28/2/2013, tín dụng giảm 0,28%, thấp hơn mức giảm 1,88% trong 2 tháng đầu năm 2012. Tuy nhiên đây mới chỉ là hiệu ứng 43
  54. ngắn hạn. Trong dài hạn, để niềm tin đối với ngƣời tiêu dùng ổn định hơn nữa, các chính sách đƣa ra cần có sự nhất quán, thận trọngvà linh hoạt hơn nữa. 3.1.2. Định hƣớng phát triển của CNSGD2. Chi nhánh trong thời gian tới sẽ phát triển với các định hƣớng sau: Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt, phù hợp với thị trƣờng, tuân thủ quy định của NHNN theo từng thời kỳ. Phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất đáp ứng nhu cầu theo từng đối tƣợng khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô của thị trƣờng, phối hợp với các bộ phận khác phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ tăng cƣờng khả năng huy động vốn. Tích cực hoàn thiện hệ thống sản phẩm dịch vụ theo hƣớng chuẩn hoá, tăng tiện ích, đa dạng theo ngành nghề và địa bàn kinh doanh của khách hàng gắn với quản trị rủi ro. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng tích cực, thông qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc, ƣu tiên hƣớng vào thị trƣờng mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề, chú trọngvào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao, đồng thời tăng cƣờng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Với mục tiêu định hƣớng trở thành một trong những NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ hàng đầu, chi nhánh dƣới sự chỉ đạo của BIDV đã phát triển nhiều sản phẩm tín dụng cho đối tƣợng khách hàng cá nhân, hộ gia đình kinh doanh. Chiến lƣợc phát triển tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp đƣợc nghiên cứu xây dựng dựa trên chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ, trong đó xác định vị trí của BIDV, đối tƣợng khách hàng mục tiêu và thị trƣờng cần hƣớng tới. Căn cứ vào chiến lƣợc tín dụng, tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu vốn dự kiến, các chỉ tiêu nhƣ: kế hoạch 44
  55. về cơ cấu tín dụng; giới hạn tín dụng theo từng sản phẩm, loại tiền, lĩnh vực, thành phần kinh tế và khách hàng sẽ đƣợc phân giao cho các đơn vị thành viên. 3.2. GIẢI PHÁP. Giải pháp đối với huy động vốn của chi nhánh. Giải pháp tăng vốn huy động từ dân cƣ: Áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt: đặc điểm chung của dân cƣ là khá nhạy cảm với lãi suất của ngân hàng, nhóm khách hàng này thƣờng hay so sánh các mức lãi suất huy động khác nhau từ các ngân hàng, và thông thƣờng có tâm lý mong muốn có đƣợc mức lãi suất huy động cao. Vì vậy, việc áp dụng mức lãi suất linh Hoạt và phù hợp với chính sách của Nhà Nƣớc và BIDV là một trong những cách thu hút nguồn vốn từ dân cƣ. Trong tháng 4/2013, NHNN chính thức đƣa mức lãi suất huy động về chỉ 7.5%/năm, và thông tƣ số 21/2012/TT-NHNN ban hành những quy định đối với Hoạt động liên ngân hàng ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/09/2012 đã thể hiện sự kiểm soát chặt chẽ đối với thị trƣờng liên ngân hàng để tránh tình trạng mức lãi suất trên thị trƣờng liên ngân hàng năm 2011 tăng nhanh khiến mức lãi suất trên thị trƣờng 2 tăng mạnh. Với quy định về mức lãi suất hiện tại và thông tƣ trên, việc các ngân hàng tăng lãi suất đột ngột có thể sẽ không xảy ra trong giai đoạn tiếp theo, do đó việc đƣa ra các mức lãi suất thích hợp với quy định nhƣng vẫn có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác là một việc nhìn chung khả quan đối với chi nhánh. Phát triển đa dạng sản phẩm: phát triển các sản phẩm huy động đa dạng, linh hoạt về thời gian, lãi suất đáp ứng nhu cầu theo từng đối tƣợng khách hàng cá nhân, tổ chức doanh nghiệp trên cơ sở phân tích nhu cầu và quy mô của thị trƣờng, phối hợp với các bộ phận khác phát triển sản phẩm thẻ, dịch vụ tăng cƣờng khả năng huy động vốn. Đối với tiền gửi dân cƣ, ngân hàng có thể đƣa ra hình thức huy động mới nhƣ gửi tiết kiệm bằng VNA đảm bảo bằng vàng, bằng USD, tiết kiệm dành cho ngƣời cao tuổi, tiết kiệm tích lũy. Đối với tiền gửi của các tổ chức kinh tế, ngân hàng nên mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, ƣu đãi phí cho nhóm khách hàng trung thành, 45
  56. khách hàng có khoản tiền duy trì trong tài khoản đều đặn nên tƣ vấn khách hàng chuyển đổi kỳ hạn tại các thời điểm thích hợp để đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, hay gia tăng các tiện ích, dịch vụ đi kèm nhƣ: bán bảo hiểm, bán vé máy bay, chi trả lƣơng cho doanh nghiệp qua tài khoản mà không thu phí. Dịch vụ bảo lãnh phát triển cũng sẽ làm gia tăng vốn huy động tại ngân hàng, bởi trong quá trình thực hiện bảo lãnh tại ngân hàng khách hàng phải ký quỹ một số tiền nhất định và ngân hàng đƣợc toàn quyền sử dụng số tiền này trong thời gian khách hàng ký quỹ. Đối với dịch vụ thanh toán, cần mở rộng thêm các dịch vụ ngân hàng nhƣ internet banking, home banking, để giúp huy động nguồn tiền gửi thanh toán có chi phí huy động thấp. Ngân hàng phối hợp với các tổ chức cung cấp các dịch vụ, hàng hóa, điện nƣớc, điện thoại để làm dịch vụ thu hộ. Tăng cƣờng các chính sách quảng bá hình ảnh của ngân hàng: so với các ngân hàng TMCP khác nhƣ Á Châu, Ngân hàng quốc tế VIB, Vietcombank thì BIDV vẫn chƣa chú trọng hoạt động công tác tuyên truyền, quảng bá cho hình ảnh của ngân hàng. Hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các ngân hàng đang tiến hành hàng loạt các sản phẩm và dịch vụ để thu hút khách hàng, đặc biệt là nguồn vốn từ dân cƣ, giải pháp marketing là một giải pháp khá hiệu quả để đƣa hình ảnh, thƣơng hiệu của BIDV đến nhiều hơn với nhóm khách hàng dân cƣ. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: trong thời đại ngày nay, việc áp dụng công nghệ, khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực ngân hàng đã trở thành một vấn đề cực kì quan trọng. Viêc thực hiện các quy trình theo hƣớng tự động hóa không những giúp chi nhánh giảm thiểu thời gian chờ đợi của khách hàng và tiết kiệm chi phí cho nhân lực. Tâm lý của các khách hàng bao giờ cũng mong muốn các dịch vụ đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và tiện lợi nhất. Vì vậy, trong thời gian tới BIDV nói chung và chi nhánh nói riêng cần đầu tƣ hơn nữa các công nghệ mới hiện đại hơn để có thể thu hút đƣợc nhiều khách hàng sử dụng các dịch vụ của khách hàng, đặc biệt là dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Dịch vụ thẻ cũng là một trong những dịch vụ khá mạnh của BIDV, trong đó xu hƣớng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng đƣợc ƣa chuộng, 46
  57. việc tăng cƣờng phát triển các sản phẩm bên cạnh cho vay nhƣ hoạt động thẻ là một trong những cách để đa dạng hóa và đƣa thƣơng hiệu của BIDV đến với nhóm khách hàng dân cƣ. Giải pháp cho huy động vốn trung và dài hạn: vấn đề tăng nguồn vốn trung và dài hạn là một vấn đề quan trọng của chi nhánh, mặc dù năm 2012, nguồn vốn trung và dài hạn đã đƣợc cải thiện đáng kể nhƣng về lâu dài, tỷ trọngnguồn vốn dài hạn cần tăng hơn nửa. Để tăng nguồn vốn huy động trung và dài hạn, ngoài việc cần chú trọng hơn đến các biện pháp thu hút khách hàng, đẩy mạnh hoạt động quảng bá thƣơng hiệu, tăng cƣờng công tác quảng cáo, tổ chức nhiều các chƣơng trình khuyến mãi nhƣ các chƣơng trình rút thăm trúng thƣởng cho khách hàng vay vốn hay gửi tiết kiệm, chủ động thăm dò về mức độ hài lòng của khách hàng, tập trung khai thác nguồn vốn trung và dài hạn nhiều hơn từ các thành phần của thị trƣờng bán lẻ nhƣ đã phân tích phía trên thì cần phải xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách khách hàng, có những chính sách phù hợp và thƣờng xuyên nhƣ: xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tìm hiểu nguyên nhân của khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khôi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng, cử cán bộ nghiệp vụ giỏi, đạo đức tốt có khả năng giao tiếp tốt để giao dịch, chăm sóc khách hàng có số dƣ tiền gửi lớn, sử dụng nhiều dịch vụ ngân hàng, thành lập tổ chuyên trách giúp lãnh đạo đáp ứng các yêu cầu chăm sóc, tiếp thị phục vụ nhóm khách hàng, Triển khai các sản phẩm dịch vụ, cung cấp sản phẩm trọn gói cho khách hàng, tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đƣa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng cụ thể, có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại, hội nhập, tác phong giao dịch, văn minh, hiện đại, hƣớng dẫn chu đáo khách hàng. Giải pháp thực hiện quy trình: thời gian có quyết định cho vay đối với doanh nghiệp từ lúc nhận hồ sơ cho tới lúc giải ngân còn khá lâu so với các ngân hàng TMCP khác, thời gian để ra quyết định cho vay đối với dự án ngắn hạn và dài hạn 47
  58. cánh nhau từ 4-5 ngày tùy vào khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt tín dụng của ai. Về thời gian để phê duyệt tín dụng đối với các khoản vay dài hạn nhƣ vay đầu tƣ dự án hay bảo lãnh, thời gian phê duyệt khoản vay thuộc thẩm quyền phê duyệt của Phó giám đốc phụ trách QHKH tƣơng đối ngắn, khoảng 10 ngày, còn đối với các khoản vay thuộc thẩm quyền của phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng và thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội đồng tín dụng thì thời gian tƣơng đối có thể chấp nhận đƣợc, vì BIDV là một trong những ngân hàng BIDV đã xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (Internal Credit Rating System - ICRS) để xếp hạng khách hàng làm cơ sở phân loại nợ theo thông lệ quốc tế. Đây là Phƣơng thức phân loại nợ dựa trên phƣơng pháp định tính kết hợp với định lƣợng tiệm cận với thông lệ quốc tế, góp phần đánh giá thực chất hơn chất lƣợng tín dụng, kiểm soát đƣợc nợ xấu, có biện pháp ngăn ngừa và xử lý rủi ro kịp thời. Qua đó cho thấy, BIDV là ngân hàng tƣơng đối kiểm soát chặt chẽ quy trình cho vay để hạn chế rủi ro tín dụng cho chi nhánh nên việc thời gian phê duyệt tín dụng đối với các khoản vay dài hạn nhằm tài trợ cho đầu tƣ dự án và bảo lãnh nhìn chung khá tốt, vừa đảm bảo thời gian hợp lý và đảm bảo quy trình tín dụng đƣợc thực hiện một cách nghiêm túc và chặt chẽ. Tuy nhiên đối với các khoản vay ngắn hạn để tài trợ cho vốn lƣu động đối với khoản phê duyệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng, thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội đồng tín dụng thì tƣơng đối dài, đặc điểm của các khoản vay tài trợ vốn lƣu động thông thƣờng nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn vốn tạm thời của doanh nghiệp, thƣờng là giải quyết để doanh nghiệp mua nguyên vật liệu theo đặc trƣng mùa vụ của nguyên vật liệu đầu vào. Vì đặc tính trên, nên thời gian cho vay để tài trợ vốn lƣu động nên đƣợc rút ngắn để đảm bảo thời gian cho doanh nghiệp, thông thƣờng đối với các ngân hàng thì là từ 7-10 ngày đối với vay ngắn hạn, tuy nhiên, vừa để đảm bảo thời gian cho khách hàng vừa đảm bảo hạn chế đƣợc rủi ro tín dụng trong quá trình thẩm định cho vay, và BIDV là một ngân hàng khá lớn với số lƣợng khách hàng khá nhiều nên thời gian khá tốt cho thời gian phê duyệt tín dụng tài trợ cho vốn lƣu động động đối với khoản phê duyệt thuộc thẩm quyền phê duyệt của thuộc thẩm quyền phê 48
  59. duyệt của Giám đốc/Phó giám đốc phụ trách rủi ro tín dụng, thuộc thẩm quyền phê duyệt của hội đồng tín dụng nên dao động từ 13-17 ngày. Giải pháp đối với Hoạt động cho vay. Tiếp tục thực hiện đúng theo lộ trình do BIDV Hội sở đặt ra: thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hƣớng tích cực, thông qua việc xây dựng nền khách hàng vững chắc, ƣu tiên hƣớng vào thị trƣờng mới là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ; thực hiện đa dạng hoá hơn nữa danh mục tín dụng theo ngành nghề, chú trọng vào các ngành có tiềm năng phát triển dài hạn, hạn chế cho vay những ngành có rủi ro cao, đồng thời tăng cƣờng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc. Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng: trong năm 2012, nợ xấu của chi nhánh khá lớn, trong thời gian tiếp theo chi nhánh cần tiếp tục cố gắng tăng trƣởng tín dụng phải gắn với nhiệm vụ huy động vốn đồng thời phát triển dịch vụ. Kiểm soát chặt chẽ chất lƣợng tín dụng và đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định của NHNN. Thực hiện theo tinh thần chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 13/02/2012 của Thống đốc NHNN, tiếp tục thực hiện giảm tốc độ và tỷ trọngdƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với năm 2010, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán. Xây dựng chính sách tín dụng trên cơ sở chiến lƣợc kinh doanh của BIDV với mục tiêu kiểm soát rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ƣu. Thêm vào đó, chi nhánh cần xây dựng những chính sách riêng dành cho đối tƣợng khách hàng đặc thù nhƣ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, các khách hàng lớn, khách hàng chiến lƣợc. Không ngừng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tín dụng mới: tình hình kinh tế trong năm 2013 sẽ còn tiếp tục khó khăn, theo đó, các doanh nghiệp vẫn đang thực hiện lộ trình tái cơ cấu doanh nghiệp, tuy nhiên, còn rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp khi mà khả năng quản trị cũng nhƣ kinh nghiệm trong vấn đề tái cơ cấu vẫn còn yếu kém. Bằng sự hiểu biết của mình, đào tạo cán bộ chuyên sâu trong lĩnh vực nghiên cứu về vấn đề tái cơ cấu doanh nghiệp hiệu quả. Giải pháp này đều có hiệu 49
  60. quả đối với cả doanh nghiệp, ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Về phía doanh nghiệp, điều này sẽ góp phần hỗ trợ rất nhiều cho doanh nghiệp để cải thiện tình hình tài chính của mình và với một tình hình tài chính tốt và minh bạch, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng. Về phía ngân hàng, thông qua việc tƣ vấn cho doanh nghiệp trong quá trình cải thiện tình hình tài chính, chi nhánh sẽ có đƣợc nhiều thông tin hơn để hỗ trợ đƣa ra quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp, và khi tƣ vấn các giải pháp cho doanh nghiệp nhằm đạt đƣợc tình hình tài chính tốt và minh bạch, chi nhánh có thể cho doanh nghiệp vay, tăng lợi nhuận, hạn chế đƣợc các rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng và mở rộng thị phần.Về phía nền kinh tế, vấn đề hiện nay cần giải quyết là vấn đề nợ xấu ngân hàng, tái cấu trúc doanh nghiệp và khôi phục sản xuất kinh doanh, tăng trƣởng bền vững đi đôi với kiểm soát lạm phát, rõ ràng khi tài chính doanh nghiệp đƣợc cải thiện, doanh nghiệp sẽ tiếp cận đƣợc nguồn vốn của ngân hàng dễ dàng hơn vì vậy có thể giải quyết đƣợc vấn để khôi phục sản xuất kinh doanh trong nƣớc, và ngân hàng cũng sẽ ít gặp rủi ro vì tài chính doanh nghiệp đã đƣợc cải thiện. Phát triển hơn nữa thị trƣờng bán lẻ: trong những năm gần đây, nhằm bắt kịp với xu hƣớng phát triển nhu cầu tiêu dùng cá nhân cũng nhƣ đa dạng hóa doanh mục cho vay, với mục tiêu định hƣớng trở thành một trong những NHTM cung cấp dịch vụ tín dụng bán lẻ hàng đầu. Trong giai đoạn 2006 – 2011 BIDV có sự chuyển đổi của BIDV, từ NHTM chủ yếu cung cấp đa dạng các sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng doanh nghiệp chuyển sang định hƣớng đẩy mạnh kinh doanh ngân hàng bán lẻ. Phân khúc thị trƣờng tín dụng chủ yếu của chi nhánh vẫn là các doanh nghiệp, thị trƣờng bán lẻ vẫn chƣa đƣợc chi nhánh tận dụng tối đa, vì vậy cần đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ. Chi nhánh nên cung cấp các sản phẩm tín dụng bán lẻ bao gồm: cho vay Hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay mua nhà, cho vay mua ôtô, cho vay du học, cho vay thấu chi tín chấp, cho vay tiêu dùng tín chấp, cầm cố/chiết khấu giấy tờ có giá, cho vay đầu tƣ, kinh doanh chứng khoán với phƣơng thức, thủ tục cho vay linh hoạt, thuận tiện với mức lãi suất mang tính cạnh tranh cao. Cụ thể hóa và hoàn thiện chính sách khách hàng bán lẻ trong đó thực hiện phân đoạn khách hàng bán lẻ 50
  61. thành các nhóm khách hàng nhƣ: khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết và khách hàng phổ thông. Việc này giúp chi nhánh thực hiện các chính sách chăm sóc, tiếp thị phù hợp với từng phân đoạn để phát triển nền khách hàng bán lẻ mục tiêu của chi nhánh. Chi nhánh có thể mở rộng mạng lƣới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ có hàm lƣợng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thƣơng mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngoài về mặt mạng lƣới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng. Giải pháp kiểm soát rủi ro: Theo báo cáo kiểm toán năm 2012 trình Quốc Hội khóa XIII kỳ họp thứ năm của kiểm toán Nhà nƣớc (KTNN), trong năm qua, KTNN đã tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính năm 2011 của Ngân hàng Nhà nƣớc và 6 tổ chức tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Trong quá trình kiểm toán, KTNN đã phát hiện ra khá nhiều vấn đề còn tồn tại và cần xử lý ở ngân hàng này. Theo đó, tại ngân hàng BIDV, việc thu thập và hoàn thiện hồ sơ pháp lý, hồ sơ kinh tế kiểm soát hồ sơ vẫn chƣa chặt chẽ. Do đó, việc quản lý rủi ro tín dụng nên đƣợc chi nhánh đặt lên hàng đầu, đặc biệt là quản trị rủi ro danh mục tín dụng nhằm đảm bảo một danh mục an toàn và hiệu quả. Các khoản tín dụng nên đƣợc rà soát rủi ro ngay trong mỗi quy trình. Chiến lƣợc phát triển tín dụng và chính sách tín dụng phù hợp nên đƣợc thực hiện dựa trên chiến lƣợc kinh doanh trong từng thời kỳ, trong đó xác định vị trí của chi nhánh, đối tƣợng khách hàng mục tiêu và thị trƣờng cần hƣớng tới. Căn cứ vào chiến lƣợc tín dụng, tình hình hoạt động kinh doanh cũng nhƣ nhu cầu vốn dự kiến, các chỉ tiêu nhƣ: kế hoạch về cơ cấu tín dụng; giới hạn tín dụng theo từng sản phẩm, loại tiền, lĩnh vực, thành phần kinh tế và khách hàng sẽ đƣợc phân giao cho các đơn vị thành viên. 51
  62. Nâng cao chất lƣợng công tác thẩm định: vì khi đƣa thông tin tài chính cho ngân hàng, một số doanh nghiệp khi nộp các báo cáo tài chính nhƣng thông tin thiếu tin cậy nhƣ vậy chi nhánh quan tâm hơn việc kiểm tra, xác minh thông tin trong báo cáo tài chính và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, trên cơ sở số liệu khách hàng cung cấp cần tập trung thực hiện các biện pháp nhƣ: đối chiếu công nợ, kiểm tra hàng tồn kho, kiểm tra việc trích khấu hao Cần đi sâu vào kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay giữa hồ sơ chứng từ và kiểm tra thực tế hiện trƣờng. Đặc biệt đối với việc cho vay để xây dựng công trình, đầu tƣ dự án thì chi nhánh có thể yêu cầu khách hàng dùng vốn tự có để thực hiện trƣớc, ngân hàng chỉ giải ngân khi đã kiểm tra giá trị mà doanh nghiệp đã đầu tƣ. Nâng cao chất lƣợng cán bộ tín dụng là một điều cần đƣợc quan tâm. Yếu tố con ngƣời luôn là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành bại của bất cứ một hoạt động nào trên mọi lĩnh vực. Đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con ngƣời lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lƣợng tín dụng, chất lƣợng dịch vụ và hình ảnh của NHTM và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng. Bởi vậy, cần dành một quỹ thời gian để hƣớng dẫn tổ chức tập huấn, bồi dƣỡng kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng nghiệp vụ marketing, kỹ năng bán hàng, thƣơng thảo hợp đồng và văn hoá kinh doanh. Đồng thời phải thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng. Ngoài ra chi nhánh cũng cần nâng cao chất lƣợng của hệ thống thông tin tín dụng. Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò quyết định giúp cho ngân hàng ra quyết định có đầu tƣ hay không. Các thông tin từ phía khách hàng cung cấp nhiều khi lại thiếu đầy đủ, chính xác, do vậy cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các luồng thông tin do khách hàng cung cấp trong dự án mà cần phải nắm bắt, xử lý các thông tin về mọi vấn đề liên quan đến phƣơng án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. 52
  63. 3.3. KIẾN NGHỊ. Kiểm soát chặt chẽ lãi suất các ngân hàng: cơ quan Nhà Nƣớc cần kiểm soát chặt chẽ hơn các lãi suất huy động và cho vay của các ngân hàng nhằm tránh tình trạng huy động vƣợt trần của các ngân hàng và tạo ra một cuộc đua lãi suất và tình trạng biến động lãi suất đột ngột. Xử lý kịp thời và có hiệu quả đối với các tổ chức vi phạm hành vi vƣợt trần lãi suất theo quy định của pháp luật. Theo đó, công tác thanh tra, giám sát ngân hàng cần đƣợc đẩy mạnh, đồng thời quy định hợp lý các chế tài. Công tác thanh tra, giám sát cần tăng cƣờng tập trung nguồn lực cho việc hoàn thiện “Hệ thống cảnh báo sớm” nhằm dự báo sớm rủi ro hệ thống trong điều kiện kinh tế thế giới sẽ có nhiều biến động phức tạp, nhƣ đã dự báo trong năm 2012. Khi công tác thanh tra, giám sát ngân hàng đƣợc củng cố và tăng cƣờng sẽ góp phần giảm thiểu những hiện tƣợng “lách luật” về trần lãi suất. Từ đó, hoạt động của hệ thống NHTM trở nên minh bạch hơn, các biện pháp hành chính của NHNN liên quan đến giảm mặt bằng lãi suất cho nền kinh tế sẽ đảm bảo tính hiệu quả. Hỗ trợ nguồn vốn tạm thời cho các ngân hàng: để hỗ trợ nguồn vốn cho các ngân hàng nhằm đáp ứng tình trạng thanh khoản cho một số ngân hàng, NHNN có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để tái cấp vốn cho các ngân hàng nhằm giải quyết việc thiếu thanh khoản tạm thời. Khôi phục thị trƣờng bất động sản, giải quyết tình trạng nợ xấu ngân hàng: bên cạnh sự nổ lực của từng doanh nghiệp bất động sản, Chính Phủ cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc phục hồi thị trƣờng bất động sản nhằm giải quyết nợ xấu của ngành ngân hàng nói chung và chi nhánh nói riêng. Theo ý kiến của hầu hết chuyên gia kinh tế, thì vấn đề xử lý nợ xấu phải là một quá trình lâu dài và phải nhận đƣợc sự đồng thuận và hỗ trợ tích cực của tất cả các cấp, các ngành và các cấp chính quyền thì mới giải quyết đƣợc. Tuy nhiên để xử lý nợ xấu cần phải hết sức chú ý: vấn đề nợ xấu không chỉ có tính lịch sử, mà còn là vấn đề gắn với đặc thù riêng của từng mối quan hệ ngân hàng - khách hàng. Chính vì vậy, xử lý nợ xấu không thể tiến hành theo kiểu chiến dịch đƣợc, mà phải tuân thủ một quy trình chặt chẽ: 53
  64. Trước hết, tuân thủ nguyên tắc xử lý rủi ro tín dụng do Basel đƣa ra là công khai rủi ro. Hai là, từng NHTM trình phƣơng án xử lý nợ xấu riêng trên cơ sở đặc điểm kinh doanh và đối tƣợng khách hàng của mình. Ba là, các NHTM nên trình Phƣơng án xử lý rủi ro với NHNN. Trên cơ sở đó, NHNN sẽ đƣa ra các kịch bản xử lý rủi ro. Các kịch bản này cũng phải chỉ ra cho đƣợc phí tổn để xử lý là thế nào, chính sách tiền tệ để hỗ trợ thanh khoản là thế nào và công cụ gì đƣợc sử dụng (Thị trƣờng mở? Dự trữ bắt buộc? Tái cấp vốn? ) Chính sách tài khóa phải tham gia ở chỗ nào với liều lƣợng nào? (Thuế thu nhập doanh nghiệp? Bơm vốn NSNN? ). Các giải pháp gần đây của Chính Phủ trong năm 2013 nhƣ đề xuất gói tín dụng 30 nghìn tỷ VNA với lãi suất hỗ trợ 6% nhìn chung là khá hợp lý khi nó vừa phù hợp với khả năng hiện nay của Nhà nƣớc và khi đối tƣợng thụ hƣởng là cán bộ công chức, viên chức, lực lƣợng vũ trang, đối tƣợng có thu nhập thấp, vay để thuê, mua nhà ở thƣơng mại có diện tích nhỏ hơn 70m2, giá bán dƣới 15 triệu đồng/m2; các chủ đầu tƣ dự án xây dựng nhà ở xã hội. Tuy nhiên với gói cứu trợ trên còn nhiều vấn đề cần quan tâm, có thể doanh nghiệp đƣợc vay sử dụng số tiền không cho việc xây dựng nhà ở xã hội hoặc mặc dù lãi suất đã hạ nhƣng ngƣời dân vẫn không mua nhà thì lại tiếp tục đầy nợ xấu lên cao, Chính Phủ cần cẩn trọnghơn khi thực thi gói tín dụng trên. Khôi phục sản xuất, tiêu dùng trong nƣớc: tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đình đốn sản xuất của các doanh nghiệp nhƣ thực hiện chính sách miễn giảm thuế, phí, hỗ trợ và thúc đẩy tiêu dùng nội địa, chú ý tập trung vào đối tƣợng thu nhập trung bình và thấp trong xã hội. Các đề xuất trong thời gian gần đây của doanh nghiệp nhằm giảm thuế xuống còn 23%, tuy nhiên giảm thuế không đƣợc xem là một giải pháp tốt nhất, mà thay vào đó vấn đề tái cấu trúc doanh nghiệp và ngành ngân hàng là mục tiêu dài hạn và bền vững đƣợc đƣa ra. Thực hiện các chính sách thu hút các nguồn vốn trong nƣớc đƣa vào sản xuất, thúc đẩy tăng trƣởng. Và tiếp tục các chính sách nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trƣởng đi đôi với 54
  65. kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô cũng là một trong những điều kiện củng cố lòng tin ngƣời dân và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong hoạt động huy động nguồn vốn trung và dài hạn. Cẩn trọng trong quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng: do tái cấu trúc hệ thống ngân hàng chịu tác động bởi nhiều nhân tố trong nƣớc và quốc tế và sẽ có tác động tới nhiều chủ thể khác nhau, nên vấn đề này cần phải hết sức thận trọng và có một lộ trình thật phù hợp. Về mặt nguyên lý thì vấn đề tái cấu trúc sẽ diễn ra trong toàn hệ thống, nhƣng mục tiêu vẫn là hƣớng vào các NHTM nhỏ, hoạt động yếu kém. Mặc dù là những NHTM nhỏ, nhƣng do có mối quan hệ khách hàng là khá lớn, chủ yếu là các khách hàng cá nhân nhỏ lẻ, nên những bất cập sẽ bị khuếch đại rất nhanh và mạnh. Chính vì thế, một sự thận trọng là cần thiết. Trƣớc hết, cần phải làm trong sạch bảng cân đối kế toán của các NHTM cần cơ cấu lại, bảo đảm rằng các khoản tín dụng có vấn đề nằm trong tầm kiểm soát đƣợc. 55
  66. PHẦN KẾT LUẬN Bài báo cáo đã nêu các mục tiêu nghiên cứu nhƣ phân tích hiệu quả hoạt động huy động và cho vay trong ba năm gần đây, nêu lên những nguyên nhân ảnh hƣởng đến hoạt động huy động và cho vay, từ đó đƣa ra các biện pháp và kiến nghị nhằm cải thiện hoạt động huy động và cho vay trong tƣơng lai. Tuy nhiên vì là sinh viên thực tập nên việc tiếp cận các thông tin của ngân hàng còn hạn chế, chƣa đi sâu đƣợc vào Hoạt động của BIDV-CNSGD2. Với những dự báo của các chuyên gia, năm 2017 đƣợc đánh giá sẽ tiếp tục là năm khó khăn và nhiều thách thức đối với ngành ngân hàng bởi đây sẽ là năm tiếp tục của quá trình tái cấu trúc nền kinh tế của Chính Phủ, đặc biệt là tái cấu trúc ngành ngân hàng. Trong bối cảnh đó, mục tiêu Hoạt động của ngành ngân hàng trong năm 2016 theo định hƣớng của Chính Phủ vẫn là tăng trƣởng đồng thời kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc NHNN tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thận trọng khiến nguồn cung tiền ra thị trƣờng bị hạn chế, mặt khác động thái giảm dần trần lãi suất huy động của NHNN trong thời gian gần đây cũng có thể khiến các ngân hàng tiếp tục gặp khó khăn trong việc thu hút tiền gửi .Kinh tế thế giới và Việt Nam năm 2017 đƣợc dự báo còn nhiều khó khăn khiến ngƣời dân thắt chặt chi tiêu, cầu tiêu dùng giảm, gián tiếp ảnh hƣởng đến nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tuy vậy, tiềm năng thị trƣờng đối với ngành ngân hàng Việt Nam trong các năm tới vẫn còn rất lớn. Mặc dù có quy mô dân số đứng thứ 13 thế giới (94 triệu ngƣời), trong đó có hơn 60% dân số trong độ tuổi lao động, đồng thời, tầng lớp trung lƣu và cƣ dân đô thị đang tăng lên nhanh chóng, nhƣng số lƣợng ngƣời dân Việt Nam sử dụng các dịch vụ tài chính ngân hàng rất khiêm tốn (hiện thời chỉ mới có khoảng 20% dân số sử dụng. Với những tiềm năng và thử thách trong thời gian sắp tới, với vị thế là một ngân hàng lớn hoạt động lâu đời, BIDV nói chung và CNSGD2 nói riêng sẽ có nhiều cơ hội cũng nhƣ khó khăn trong lộ trình thực hiện định hƣớng phát triển, chi 56
  67. nhánh sẽ phải nổ lực hơn nữa để đạt đƣợc những thành tựu và phát triển bền vững trong ngành. Tài liệu tham khảo 1. Giáo trình “Tài Chính Doanh Nghiệp” – Trƣờng Đại học Ngân Hàng Tp Hồ Chí Minh. 2. Giáo trình “Quản Trị Ngân Hàng Thƣơng Mại ” – PGS.TS. Phan Thị Thu Hà- Trƣờng Đại học Kinh tế quốc dân. 3. Giáo trình “Quản trị Tài chính Doanh nghiệp”, 2001, TS. Nguyễn Đăng Nam; PGS-TS. Nguyễn Đình Kiệm- Trƣờng Đại học Tài chính kế toán Hà Nội (chủ biên). 4. Chế độ mới về quản tài chính doanh nghiệp nhà nƣớc, NXB Tài chính. Tài liệu của ngân hàng BIDV-CNSGD2 5. Số liệu đƣợc cung cấp từ Phòng kế hoạch tổng hợp BIDV-CNSGD2. 6. Một số luận văn cũ. 7. Báo cáo tài chính các năm 2008,2009,2010,2011,2012. 57