Tóm tắt Luận văn Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định

pdf 24 trang phuongvu95 5260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_stress_cua_ddv_bvdk_tinh_nam_dinh.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội ngày càng phát triển kéo theo đó là cuộc sống hiện đại khiến cho con người ngày càng phải chịu nhiều áp lực gây nên những trạng thái căng thẳng (stress) làm ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khoẻ của con người. Ở một mức độ nào đó, stress là một phản ứng tự nhiên về mặt sinh lý và tinh thần, có thể đem lại những lợi ích nhất định cho sức khỏe nếu xảy ra trong thời gian ngắn. Ở mức độ vừa phải nó có thể tạo động cơ, thách thức, đòi hỏi chúng ta phải huy động các nguồn lực để vượt qua và tiếp tục tồn tại, hoàn thiện mình hơn. Nhưng nếu stress chuyển sang mãn tính sẽ trở nên nguy hiểm đối với đời sống của con người thậm chí dẫn đến cái chết vì con người không thích ứng, vượt qua được để duy trì một sự ổn định bên trong. BVĐK tỉnh Nam Định được công nhận là Bệnh viện hạng I từ tháng 1 năm 2012. Những năm gần đây, cơ sở hạ tầng của Bệnh viện đã được xây mới, nâng cấp ngày càng khang trang, được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, góp phần phục vụ tốt hơn nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong tỉnh. Năm 2016, Bệnh viện đã hoàn thành tốt chỉ tiêu kế hoạch được giao với quy mô 650 giường bệnh kế hoạch và 827 giường thực kê, luôn trong tình trạng quá tải thể hiện qua công suất giường bệnh 130% (năm 2016). Đi đôi với nhu cầu khám chữa bệnh của người dân địa phương ngày càng cao là gia tăng áp lực công việc cho NVYT trong đó phải kể đến đối tượng ĐDV. Đây là lực lượng lao động chiếm phần lớn trong tổng số nhân viên bệnh viện, là những người trực tiếp có mặt điều trị, chăm sóc cho người bệnh từ lúc nhập viện cho đến khi ra viện. Họ thường xuyên phải đối mặt với nhiều nguy cơ nghề nghiệp như trực đêm, nguy cơ lây nhiễm bệnh tật, nguy cơ tổn thương do các vật sắc nhọn, thái độ không tốt của người bệnh và người nhà người bệnh Trong môi trường làm việc với nhiều áp lực như vậy, ĐDV có nguy cơ bị stress rất cao. Trước những lý do trên, để tìm hiểu các giải pháp giúp ĐDV nâng cao kỹ năng ứng phó với stress. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phòng ngừa và can thiệp giảm thiểu stress cho cán bộ ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định.
  2. 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định. 3.2. Khách thể nghiên cứu ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định. 4. Nhiệm vụ nghiêncứu Khái quát những vấn đề lí luận liên quan đến stress nói chung và stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định nói riêng. Khảo sát thực trạng stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định: Biểu hiện, mức độ, nguyên nhân và cách ứng phó với stress. Tìm hiểu yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng stress của ĐDV tại BVĐK tỉnh Nam Định. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định. 5. Giả thuyết khoa học ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định có biểu hiện bị stress ở các mức độ khác nhau, tập trung chủ yếu ở mức độ trung bình. Có nhiều nguyên nhân gây ra stress, gồm những nguyên nhân: Gia đình, quan hệ xã hội, công việc. Trong đó nguyên nhân do ảnh hưởng của công việc là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất tới mức độ stress của ĐDV. 6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn về đề tài và khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 150 ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định. Khảo sát stress của ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định về những biểu hiện, mức độ, nguyên nhân và cách ứng phó stress. 6.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu Stress của của ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định về những biểu hiện, mức độ, nguyên nhân và cách ứng phó stress. 6.3. Phạm vi nghiên cứu Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những biểu hiện stress, mức độ stress, nguyên nhân stress và cách ứng phó stress của của ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định trong khoảng thời gian từ 3/2018 đến 11/2018. 6.4. Giới hạn địa bàn nghiên cứu: BVĐK tỉnh Nam Định
  3. 3 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phương pháp nghiên cứu lý luận được triển khai nhằm mục đích thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước về stress. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp trắc nghiệm Sử dụng thang đo Dass 42 để đánh giá, sàng lọc stress ở ĐDV. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp điểnhình. Lựa chọn 2-3 trường hợp điển hình để mô tả cụ thể mức độ biểu hiện và cách ứng phó của ĐDV khi đối diện với stress. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Nhằm thu thập thông tin từ các ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định để tìm hiểu sự hiểu biết về stress, các nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress nghề nghiệp của cán bộ Điều dưỡng. - Phương pháp quan sát Nhằm tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân gây stress cho ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định - Phương pháp phỏng vấn sâu Xây dựng phiếu hỏi để phỏng vấn nhằm thu thập thông tin cần thiết về stress của ĐDV tại BVĐK tỉnh Nam Định - Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý các số liệu thu được hướng tới mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu cho đề tài. Chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu trong đề tài nghiên cứu. 8. Dự kiến cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương.
  4. 4 Chương 1 LÝ LUẬN VỀ STRESS CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN 1.1. Sơ lược lịch sử nghiên cứu stress trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về stress trên thế giới Từ những năm 1 30 cho đến 1 82, Hans Selye đã nghiên cứu và phổ biến khái niệm stress, đặc biệt những trường hợp bị stress nặng và chỉ ra mối quan hệ của stress với các bệnh thực thể. Chính điều này đã khiến công chúng chú ý bởi tầm quan trọng của stress. Selye nghiên cứu những ảnh hưởng của stress đến các phản ứng đáp lại của thực thể và cố gắng kết nối những tương tác này với sự phát triển của bệnh tật [57]. Trong hướng nghiên cứu của mình, đầu tiên Selye quan tâm đến stress như một kích thích, tập trung vào điều kiện môi trường tạo ra stress. Nhưng sau đó, vào những năm 1 50, ông coi nó như một phản ứng. Selye bắt đầu sử dụng thuật ngữ stress để chỉ phản ứng do cơ thể tạo ra. ng chỉ ra 2 khái niệm, tác nhân gây stress (stressor) để chỉ kích thích và stress để chỉ phản ứng. Những đóng góp của Selye tới nghiên cứu stress bao gồm khái niệm về stress, và mô hình về cách cơ thể bảo vệ bản thân trước các hoàn cảnh gây stress. Selye khái niệm hóa stress như một phản ứng không đặc hiệu, tồn tại lặp đi lặp lại mà stress là phản ứng thực thể nói chung trước một số tác nhân gây stress từ môi trường. ng tin rằng sự đa dạng của những hoàn cảnh khác nhau có thể có phản ứng stress tức thì, nhưng phản ứng này sẽ không giống nhau. Nghiên cứu của Sharifah Zainiyah (2011) sử dụng thang đo DASS-21 để đánh giá tình trạng stress và các yếu tố liên quan của 110 điều dưỡng tại một bệnh viện Kuala Lumpur. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng bị stress là 23,6%, trong đó mức độ nhẹ là 13,6%, vừa là 5,5%, nặng là 0,9 % và rất nặng là 3,6%. Hạn chế của nghiên cứu là nghiên cứu loại trừ tất cả các đối tượng nữ đang mang thai và nam điều dưỡng. Trong khi phụ nữ đang mang thai có thể là người khá nhạy cảm với stress, hay nam điều dưỡng trong một số nghiên cứu lại bị stress nhiều hơn nữ điều dưỡng. Nghiên cứu cũng chỉ đưa ra một số ít yếu tố để tìm mối liên quan với trạng thái stress như: tuổi, tình trạng hôn nhân, khoa phòng công tác, tình trạng tài chính, và thời gian làm việc. Các yếu tố này là quá ít để có thể mô tả môi trường làm việc của điều dưỡng. Chính vì vậy tác giả chỉ tìm thấy một yếu tố liên quan duy nhất với stress có ý nghĩa thống kê là khoa/phòng công tác của điều dưỡng [62].
  5. 5 1.1.2. Vài nét về tình hình nghiên cứu stress ở Việt Nam Thập kỷ 60 của thế kỷ XX đã có một số nhà khoa học quan tâm đến stress nhưng chủ yếu là các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sinh lý học và y học. Hai tác giả Phạm Ngọc Rao và Nguyễn Hữu Nghiêm với tác phẩm “Stress trong thời đại văn minh” NXB Đà Nẵng, 1 86 đã cảnh báo với tất cả những người đang sống trong xã hội văn minh về nguy cơ stress và hậu quả của stress. Từ đó, mỗi người phải biết điều chỉnh lối sống của chính bản thân mình để đương đầu với stress, một hiện tượng được coi là phổ biến trong xã hội văn minh [36]. Đặc biệt, các tác giả Đặng Phương Kiệt và Nguyễn Khắc Viện cũng bắt tay vào nghiên cứu lý thuyết stress. Tuy nhiên, hai ông chỉ tập trung chủ yếu đến vấn đề stress ở trẻ em. Nhiều bài viết của hai ông đã được tập hợp trong các bài giảng tại Trung tâm nghiên cứu trẻ em (N-T). Một số tác phẩm sau này của Đặng Phương Kiệt chủ yếu tổng hợp và chuyển dịch từ các tác phẩm nước ngoài như: Tâm lý và sức khỏe, Cơ sở TLH ứng dụng, Bách khoa y học phổ thông, Chung sống với stress, Stress và đời sống, Stress và sức khỏe, TLH chuyên sâu, Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại. Những công trình của các ông đã góp phần làm cơ sở lý luận để nghiên cứu stress tại Việt Nam [25]. Nhìn chung, các nghiên cứu stress trong nước đã tập trung nghiên cứu về lý luận chung liên quan đến sự bùng nổ stress trong xã hội văn minh và tự bản thân cần điều chỉnh, thay đổi để thích nghi. Một số nghiên cứu mới chỉ tập trung vào vấn đề stress của trẻ em, stress trong quản lý nói chung. Một số tác giả đưa ra các cách giảm stress tốt nhất. Bên cạnh đó, cũng có một số nghiên cứu về stress của nhân viên y tế, stress nghề nghiệp của ĐDV nhưng mới chỉ dừng lại tại khía cạnh nghề nghiệp là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng stress của các ĐDV. Để có cái nhìn rộng hơn về vấn đề stress của ĐDV tại Việt Nam dưới góc độ TLH, việc nghiên cứu tất cả các biểu hiện và nguyên nhân gây ra stress của ĐDV sẽ góp phần đem lại những cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan trọng, giúp tìm kiếm những giải pháp để phòng ngừa, ứng phó, giảm thiểu stress trong công việc cho ĐDV. Trong hệ thống chăm sóc sức khỏe, điều dưỡng là nhóm đóng vai trò quan trọng việc phục vụ nhu cầu của người bệnh. Do đó, người điều dưỡng luôn là đối tượng có nguy cơ rất cao về vấn đề stress. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định nhằm tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu stress cho cán bộ điều dưỡng BVĐK tỉnh Nam Định.
  6. 6 1.2. Một số khái niệm cơ bản có liên quan 1.2.1. Stress 1.2.1.1. Khái niệm, bản chất của stress Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về stress với những góc nhìn nhận khác nhau. Tuy nhiên, tiếp cận dưới góc độ TLH, một cách phổ biến stress được hiểu là trạng thái căng thẳng về mặt tâm lý, xuất hiện ở người trong quá trình hoạt động khi phải đối mặt với những biến cố, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, dễ nhận thấy qua các dấu hiệu tâm, sinh lý, có thể dẫn đến những ảnh hưởng nhiều mặt tùy theo khả năng ứng phó của mỗi người”. 1.2.1.2. Phân loại stress Có các cách phân loại khác nhau về stress. * Dựa vào tác nhân gây stress * Dựa vào thời điểm của yếu tố tác động gây ra stress có thể có - Stress quá khứ - Stress hiện tại - Stress tương lai * Căn cứ vào cấp độ của stress, có thể phân ra stress sơ cấp và stress thứ cấp: * Dựa vào mức độ - Stress tích cực (eustress) - Stress tiêu cực (distress) + Stress cấp tính + Distress kéo dài Như vậy, dựa vào ảnh hưởng có lợi hay có hại của stress đối với cơ thể, người ta có thể thấy có hai loại stress: Stress tích cực (eustress) là stress mà chủ thể có thể đối phó được. Đó là phản ứng stress thích nghi, loại stress này không thể thiếu được trong cuộc sống của con người, không có stress này cơ thể sẽ chết. Còn stress tiêu cực (Distress) xuất hiện khi cơ thể không còn khả năng đối phó với tình huống đe dọa, cơ thể đã mất khả năng bù trừ để lấy lại cân bằng, hay nói cách khác, khả năng thích nghi bị rối loạn. * Dựa vào đặc tính của stress - Stress lạc quan - Stress bi quan 1.2.1.3. Các dấu hiệu của stress
  7. 7 - Những dấu hiệu về mặt tâm lý + Hay cáu giận, khó tính. + Lo lắng, chán nản, buồn rầu. + Gây gổ, gây sự, hung hăng. + Sống khép mình, không thích tiếp xúc với mọi người xung quanh. + Hút thuốc, uống rượu nhiều hơn. - Những dấu hiệu về thực thể + Tim mạch: Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. + Hô hấp: Thở nhanh. + Sinh dục: Khả năng sinh dục giảm. + Thần kinh: Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man. + Tiêu hoá: Miệng khô, chán ăn, ăn không ngon. + Cơ khớp: Đau các khớp. + Nếu nặng có thể có các rối loạn tâm thần. 1.2.1.4. Hậu quả của stress * Hậu quả của stress: Stress có thể gây ra hậu quả tích cực và hậu quả tiêu cực cụ thể như sau: - Hậu quả tiêu cực - Hậu quả tích cực 1.2.1.5. Nguyên nhân của stress * Những chuyển biến sinh lý * Những chuyển biến trong cuộc sống * Sự kiện môi sinh * Thói quen xấu trong cách sống * Hoạt động não và tinh thần 1.2.1.6. Phòng ngừa và ứng phó với stress Để có được kiến thức và kĩ năng ứng phó với các tác nhân hay tình huống gây ra stress, cá nhân cần học hỏi, trải nghiệm, rèn luyện kĩ năng sống, chủ động chuẩn bị cách ứng phó, dự tính cách giải quyết vấn đề, tình huống nếu nó xảy ra. Chấp nhận thích nghi, hòa hợp sống chung vói stress sẽ biến nó thành động lực giúp con người phát triển. 1.2.2. Điều dưỡng viên 1.2.2.1. Khái niệm Điều dưỡng viên - Năm 2005, Hội nghị toàn quốc chuyên ngành điều dưỡng Việt Nam đã đưa ra định nghĩa: Điều dưỡng là khoa học chăm sóc bệnh nhân, góp phần nâng
  8. 8 cao chất lượng chẩn đoán và điều trị tại bệnh viện và quá trình phục hồi sức khỏe sau điều trị để người bệnh đạt tới chất lượng cuộc sống ngày càng tốt hơn. 1.2.2.2. Đặc điểm nghề nghiệp của ĐDV 1.2.2.3. Đặc điểm tâm lý của ĐDV 1.2.3. Stress của ĐDV 1.2.3.1. Khái niệm stress ĐDV Từ khái niệm về stress và khái niệm ĐDV nêu trên, trong phạm vi nghiên cứu của mình chúng tôi định nghĩa stress của ĐDV như sau: Stress của ĐDV là trạng thái căng thẳng về tâm lý xuất hiện ở ĐDVtrong quá trình hoạt động trong lĩnh vực y tế cũng như trong đời sống thường ngày. Nguyên nhân stress là do sự tác động của những điều kiện khó khăn, phức tạp từ hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của nhân dân hoặc từ trong chính bản thân cá nhân ĐDV gây ra, được biểu hiện ở các mặt tâm lý, sinh lý. 1.2.3.2. Mức độ và biểu hiện stress của ĐDV - Các mức độ stress Theo tác giả Nguyễn Đình Gấm, mức độ stress là mức độ đáp ứng của cơ thể với môi trường, tương ứng với các mức độ thích nghi của cơ thể, bao gồm 3 mức độ là: Mức độ 1: Rất căng thẳng. Ở mức này con người cảm nhận rõ sự căng thẳng về tâm lý; trạng thái khó chịu xuất hiện và có nhu cầu được giải thoát nó, mức độ này ảnh hưởng và làm giảm chất lượng hoạt động, có hại cho sức khỏe. Mức độ 2: Căng thẳng. Ở mức này con người cảm nhận có sự căng thẳng cảm xúc nhất định và nó ít nhiều chi phối đến hành vi của họ. Mức độ 3: Ít căng thẳng. Là trạng thái con người cảm nhận bình thường hoặc có yếu tố căng thẳng nhẹ trong khi mọi hoạt động vẩn diễn ra bình thường. Theo Tô Như Khuê, stress có 3 mức độ là: - Mức độ stress bình thường - Mức độ stress cao - Mức độ stress bệnh lý 1.2.3.3. Những biểu hiện stress của Điều dưỡng viên * Biểu hiện stress về mặt cơ thể * Biểu hiện về mặt tâm lý, cảm xúc * Biểu hiện về hành vi 1.2.3.4. Những nguyên nhân gây ra stress cho ĐDV - Những nguyên nhân trong công việc.
  9. 9 Những nguyên nhân về mối quan hệ tại nơi làm việc - Những nguyên nhân về mối quan hệ với đồng nghiệp: - Những nguyên nhân về mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân: - Những nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan - Những nguyên nhân từ môi trường vật lý tại nơi làm việc 1.2.3.5. Phòng ngừa, ứng phó với stress của ĐDV Phòng ngừa và ứng phó với stress là vô cùng quan trọng đối với ĐDV. ĐDV muốn phòng ngừa và ứng phó tốt cần phải tự thay đổi bản thân mình và môi trường xung quanh. Các chiến lược ứng phó có ba hìnhthức: * Chiến lược ứng phó về nhận thức * Chiến lược ứng phó về hành vi Tìm kiếm thông tin Hành động trực tiếp Kiềm chế hành động Hỗ trợ xã hội Hỗ trợ thông tin * Những yếu tố xác định nên chiến lược ứng phó - Thư giãn bằng các câu chuyện hài - Cười - Thưởng thức nghệ thuật - Massage - Tập thể dục buổi sáng - Thiền - Yoga - Tìm đến nhà tham vấn Kết luận chương 1 Thông qua việc phân tích, khái quát hoá một số vấn đề lý luận về stress, có thể nhận thấy, mỗi nhà nghiên cứu lại nhìn nhận khác nhau stress. Nhìn chung, các quan điểm đều đề cập đến sự biến đổi các chức năng cơ thể trong quá trình đáp ứng của stress với các tác nhân. Tuy nhiên, việc đáp ứng stress của chức năng cơ thể có ảnh hưởng mạnh mẽ bởi năng lực ứng phó về mặt tâm lý của con người. Thực tế cho thấy, mọi tác nhân tác động đến con người đều có thể là
  10. 10 nguyên nhân khởi phát stress. Stress luôn tồn tại trong cuộc sống của con người trong suốt quá trình phát triển. Stress luôn luôn có hai mặt: Mặt tích cực và mặt tiêu cực. Tuỳ thuộc vào mức độ gây ra stress mà nó có thể gây bệnh nặng hay nhẹ, trầm trọng hay không hoặc có thể không gây bệnh. Để hạn chế mặt tích cực và tăng cường mặt tiêu cực cho con người nói chung và cho ĐDV nói riêng, chúng ta cần phải tích cực can thiệp phòng ngừa stress có hiệu quả. Cách tốt nhất là dự phòng, kiểm soát stress, tránh để stress chuyển sang chiều hướng tiêu cực, làm ảnh hưởng tới cuộc sống cũng như công việc của ĐDV. Chương 2 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Tổ chức nghiên cứu 2.1.1. Về khách thể và địa bàn ngiên cứu BVĐK tỉnh Nam Định trước kia có tên là Nhà thương Nam Định (1904 - 1954). Sau một quá trình chuyển tên liên tục Bệnh viện tỉnh Nam Định (1954- 1965), Bệnh viện I Nam Hà (1965-1 76), BVĐK trung tâm tỉnh Hà Nam Ninh (1976-1 2), Năm 1980: Bệnh viện Phụ Sản và Bệnh viện E tách ra chuyển tên thành BVĐK trung tâm tỉnh Nam Hà (1992-1997). Từ năm (1 7-2001) BVĐK trung tâm tỉnh Nam Định hợp nhất với BV Dệt may thành BVĐK tỉnh Nam Định (Năm 2001). Năm 2008: Sát nhập thêm Bệnh viện E Nam Định và tách Khoa Nhi ra thành Bệnh viện Nhi (2009). Bệnh viên Đa khoa tỉnh Nam Định nằm trên Số 2 đường Trần Quốc Toản, thành phố Nam Định. Có tổng diện tích là: 2,7 ha trong khu vực nội thành Nam Định, với sự đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại BVĐK tỉnh Nam Định đã được Bộ Y Tế thẩm định đủ tiêu chuẩn xếp hạng I. Sau một quá trình phát triển BVĐK tỉnh Nam Định đã không ngừng phát triển, lớn mạnh về mọi mặt, với quy mô 600 giường với bảy phòng chức năng, 21 khoa lâm sàng, chín khoa cận lâm sàng với tổng số gần 600 y, bác sĩ và ĐDV có chức năng, nhiệm vụ là khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học, đào tạo cán bộ. Mỗi phòng khoa đều có sự phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm thực hiện hết chức năng nhiệm vụ được giao. Trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành y tế Nam Định đến năm 2020, BVĐK tỉnh Nam Định sẽ nâng cấp lên 800 giường bệnh năm 2015 và một
  11. 11 nghìn giường bệnh năm 2020 nhằm bảo đảm khám, chữa bệnh cho nhân dân vùng Nam đồng bằng sông Hồng. Với trọng trách chăm lo cho sức khoẻ cho người bệnh, hơn ai hết, ĐDV của BVĐK Tỉnh Nam Định không ngừng nâng cao tay nghề, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nhằm đem lại dịch vụ y tế tốt nhất cho người bệnh. Với sự nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ nhân viên, BVĐK tỉnh Nam Định đã đạt được những danh hiệu cao quý: BVĐK hạng I và được nhiều bằng khen trong nhiều năm liền. 2.1.2. Tiến trình nghiên cứu 2.1.2.1. Giai đoạn 1 nghiên cứu lí luận 2.1.2.2. Giai đoạn 2: Khảo sát thực trạng, xử lý số liệu 2.1.2.3. Giai đoạn 3: Viết hoàn thiện luận văn: thời gian thực hiện từ tháng 9/2018 đến tháng 11/2018. 2.2. Các phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Nhằm mục đích thu thập tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong và ngoài nước bằng cách đọc và phân tích, tổng hợp các tài liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận cho việc triển khai nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.2.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi 2.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình 2.2.2.3. Phương pháp trắc nghiệm 2.2.2.4. Phương pháp quan sát 2.2.2.5. Phương pháp phỏng vấn sâu 2.2.3. Phương pháp thống kê toán học 2.2.4. Phương pháp can thiệp tác động 2.2.4.1. Cơ sở khoa học của việc can thiệp tác động - Dựa trên lý thuyết hoạt động trong TLH - Dựa vào lý luận của stress 2.2.4.2. Cơ sở khoa học của tham vấn tâm lý Tham vấn là một quá trình tương tác tích cực giữa NTV với thân chủ, NTV sử dụng các kiến thức và kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ giúp thân chủ thấu hiểu bản thân, nhận thức về vấn đề của mình và trên cơ sở sự hỗ trợ, giúp đỡ của NTV thân chủ tự tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề khó khăn mà bản thân mình đang gặp phải.
  12. 12 * Mục đích của tham vấn - Quy trình tham vấn cá nhân cho ĐDV Bước 1: Tạo lập mối quan hệ và lòng tin Bước 2: Xác định vấn đề. Bước 3: Đưa ra những giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu và đưa ra được mục đích cần đạt được trong giải quyết vấn đề. Bước 4: Triển khai công việc Bước 5: Kết thúc quá trình tham vấn cho ĐDV Bước 6: Theo Kết luận chương 2 Để đạt được kết quả cao và thu được các kết luận khách quan khoa học, khi nghiên cứu đề tài: "Stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định" chúng tôi đã sử dụng và lựa chọn các phương pháp nghiên cứu tâm lý, phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng nghiên cứu. Đề tài đã sử dụng một quy trình nghiên cứu với hệ thống các phương pháp nghiên cứu phù hợp: Nghiên cứu lý thuyết, nghiên cứu thực tiễn và sử dụng toán thống kê xử lý các kết quả thu được để rút ra kết luận khoa học về stress của ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VÀ CAN THIỆP STRESS CHO ĐIỀU DƯỠNG VIÊN BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH NAM ĐỊNH 3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng stress của Điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định 3.3.1. Đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên cứu Bảng 3.1. Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu f = 158 % 18-25 9 5.7 26-40 107 67.7 Tuổi 41-60 42 26.6 Nam 26 16.5 Giới Nữ 132 83.5 < 5 năm 21 13.3 Thời gian 5-10 năm 68 43.0 công tác 10-15 năm 25 15.8
  13. 13 15-20 năm 25 15.8 > 20 năm 19 12.0 Đã có gia đình 140 88.6 Hôn nhân Độc thân 13 8.2 Ly thân, ly hôn 05 3,2 Sơ cấp 0 0.0 Trung cấp 70 44.3 Trình độ Cao đẳng 0 0.0 chuyên môn Đại học 41 25.9 Sau đại học 47 29.7 10 triệu 5 3.2 Bảng 3.1 cung cấp thông tin chung về đặc điểm cá nhân của đối tượng tham gia nghiên cứu. Số lượng mẫu là 158 ĐDV, trong đó điều dưỡng viên nữ chiếm đa số (83,5%), điều dưỡng nam chiếm (16.5%). Đây là đặc điểm đặc trưng của ngành. Mẫu có độ tuổi trẻ, ĐDV từ 26 - 40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (67,7%); độ tuổi thấp nhất là từ 18 - 25 tuổi, chiếm (5.7%); đội tuổi 41- 60 chiếm tỷ lệ (26.6%). Điều này cho thấy, hầu hết độ tuổi của các ĐDV đều nằm trong độ tuổi vàng. Về thời gian công tác, đa số điều dưỡng viên công tác từ 5 - 10 năm với 68 ĐDV, chiếm (43.0%); thấp nhất là trên 20 năm với 1 ĐDV, chiếm (12.0%). Số ĐDV công tác từ 10-15 năm và 15- 20 năm chiếm tỷ lệ bằng nhau (15.8%), cuối cùng là số ĐDV dưới 5 năm công tác, chiếm (13.3%). Về tình trạng hôn nhân, đa số các nhân viên đã lập gia đình, chiếm 88,6%, độc thân chiếm 8.2%, không có ĐDV nào ly thân hoặc ly hôn. Trong tổng số 158 đối tượng tham gia nghiên cứu, những người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ cao nhất (43,3%), sau đó đến đại học (25. %), trình độ sau đại học (2 .7%), không có trình độ sơ cấp và cao đẳng. Về điều kiện kinh tế, tỷ lệ cao nhất là ĐDV có mức thu nhập là từ 5-7 triệu, chiếm (39.2%) và 7- 10 triệu chiếm (36,7%). Trong đó thấp nhất là số ĐDV trên 10 triệu, chiếm (3.2%).
  14. 14 3.1.2. Thực trạng mức độ stress của ĐDV Bệnh viên ĐK tỉnh Nam Định Biểu đồ 3.1. Mức độ stress của ĐDV Tổng Biểu đồ 3.1 miêu tả mức độ stress của đối tượng nghiên cứu từ nhẹ tới nặng. Qua biểu đồ ta thấy, (60.76%) khách thể nghiên cứu không có biểu hiện stress, gần 40% khách thể nghiên cứu có biểu hiện stress ở các mức độ khác nhau. Trong đo, stress ở mức vừa chiếm (12,3%), rất nặng chiếm (11.39%), nhẹ chiếm (8.86%) và mức nặng chiếm (6.96%). 3.1.3. Biểu hiện stress của Điều dưỡng viên Biểu hiện của stress được nghiên cứu ở bình diện thực thể và tâm lý. Nghiên cứu những biểu hiện stress của ĐDV chúng tôi thu được kết quả thống kê như sau: Bảng 3.2. Biểu hiện stress về mặt thực thể Tần suất Các biểu hiện Không Thỉnh Thường TT về mặt thực thể ĐTB bao giờ thoảng xuyên f % f % F % 1 Nhịp tim nhanh, huyết áp tăng. 1.44 91 57.6 64 40.5 3 1.9 2 Thở nhanh. 1.37 102 64.6 54 34.2 2 1.3 3 Khả năng sinh dục giảm 1.58 77 48.7 71 44.9 10 6.3 Nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, 4 1.75 52 32.9 94 59.5 12 7.6 suy nghĩ miên man Miệng khô, chán ăn, ăn không 5 1.72 58 36.7 86 54.4 14 8.9 ngon 6 Đau các khớp 1.67 65 4.1 80 50.6 13 8.2 7 Đổ nhiều mồ hôi 1.53 85 53.8 62 39.2 11 7.1
  15. 15 Kết quả bảng 3.2 cho thấy, ĐTB các mức độ biểu hiện của stress giao động ở các mức độ khác nhau. Số liệu thống kê cho thấy 2 biểu hiện về mặt cơ thể có (ĐTB <1.50) tương ứng với mức độ không bao giờ xảy ra. Trong đó ĐDV có biểu hiện về mặt cơ thể nhiều nhất là: nhức đầu, mệt mỏi, mất ngủ, suy nghĩ miên man (ĐTB = 1.75). Những biểu hiện khác như: miệng khô, chán ăn, ăn không ngon với (ĐTB = 1.72); đau các khớp (ĐTB = 1.67) cũng cần được quan tâm. Các biểu hiện còn lại như khả năng sinh dục giảm (ĐTB = 1.58); đổ nhiều mồ hôi (ĐTB = 1.53) xảy ra nhưng không phổ biến, với tần suất thấp hơn. Như vậy, những dấu hiệu thực thể thường có ĐTB nằm trong khoảng (1.50 ≤ ĐTB ≤2.50) cho thấy, mức độ bộc lộ không tập trung, chỉ đôi khi diễn ra ngoài những biểu hiện khá đặc hiệu như đã phân tích ở trên. Bảng 3.3. Biểu hiện stress về mặt tâm lý Tần suất Không Thỉnh Thường TT Các biểu hiện về mặt tâm lý ĐTB bao giờ thoảng xuyên f % f % f % 1 Hay cáu giận, khó tính 1.70 54 34.2 97 61.4 7 4.4 2 Lo lắng, chán nản, buồn rầu 1.52 82 51.9 68 43.0 7 4.4 3 Gây gổ, gây sự, hung hăng 1.18 132 83.5 23 14.6 3 1.9 Sống khép mình, không thích 4 tiếp xúc với mọi người xung 1.24 122 77.2 34 21.5 2 1.3 quanh Hút thuốc, uống rượu nhiều 5 1.19 131 82.9 24 15.2 3 1.9 hơn Muốn bỏ nhà đi lang thang 1.17 134 84.8 21 13.3 3 1.9 6 Nôn nóng, sốt ruột, thiếu kiên 7 1.39 99 62.7 57 36.1 2 1.3 nhẫn Dễ bị hoảng loạn, tinh thần bất 8 1.31 112 70.9 43 27.2 3 1.9 an, dễ xúc động Kết quả bảng 3.3 cho thấy, có 2 dấu hiệu về mặt tâm lý có ĐTB nằm
  16. 16 trong khoảng (1.50 ≤ ĐTB ≤ 2.50), tương ứng với mức độ thỉnh thoảng. Còn lại 6 mức độ biểu hiện về mặ tâm lý khác có (ĐTB < 1.50) tương ứng với mức độ là không bao giờ. 3.1.4. Nguyên nhân gây stress đối với Điều dưỡng viên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nam Định 3.1.4.1. Những nguyên nhân liên quan đến tính chất trong công việc Bảng 3.4. Ảnh hưởng của tính chất công việc đến tình trạng stress của ĐDV Không Có Thứ Các nguyên nhân từ tính chất công ĐTB ảnh hưởng ảnh hưởng bậc việc f % f % 6 Thường xuyên phải trực đêm 1.32 108 68.4 50 31.6 Tình trạng người bệnh/ công việc luôn 4 1.34 105 66.5 53 33.5 quá tải Thường xuyên đối mặt với cái chết của 15 1.18 129 81.6 29 18.4 bệnh nhân Chịu áp lực từ phía cấp trên, người bệnh 5 1.32 107 67.7 51 32.3 và người nhà người bệnh Phải kiêm nhiệm nhiều việc cùng một 14 1.19 128 81.0 30 19 lúc 10 Ám ảnh về máu và các ca bệnh nặng 1.23 122 77.2 36 22.8 Công việc điều dưỡng không được đánh 13 1.22 123 77.8 35 22.2 giá cao 10 Thường xuyên phải trực đêm 1.23 121 76.6 37 23.4 3 Sự phân công công việc không rõ ràng 1.36 101 63.9 57 36.1 Sự phù hợp với công việc, trình độ 9 1.27 116 73.4 42 26.6 chuyên môn 8 Không có thời gian để nghỉ ngơi đầy đủ 1.28 114 72.2 44 27.8 6 Tổ chức sắp xếp công việc chưa hợp lý 1.32 108 68.4 50 31.6 Sự thiếu hiểu biết về chuyên môn của 10 1.23 121 76.6 37 23.4 người bệnh và người nhà người bệnh 1 Công việc đòi hỏi nhiều trách nhiệm 1.45 87 55.1 71 44.9 2 Công việc có độ rủi ro nghề nghiệp cao 1.43 90 57.0 68 43.0 Từ số liệu thống kê bảng 3.4 có thể nhận thấy, tất cả các khía cạnh của tính chất công việc đều ít nhiều ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV, trong đó có những ảnh hưởng rõ nét nhất đến từ áp lực công việc (0.50≤ĐTB≤1.50); sức ép từ người nhà người bệnh và người quản lý (ĐTB= 1.36); phải trực đêm
  17. 17 trong điều kiện cơ sở vật chất còn nhiều hạn chế (ĐTB= 1.23); công việc của ĐDV không được đánh giá cao nhưng lại đòi hỏi trách nhiệm cao (ĐTB=1.22); tình trạng quá tải 3.1.4.2. Nhóm nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc Bảng 3.5. Nguyên nhân mối quan hệ tại nơi làm việc gây ra stress Không Có ảnh Thứ Các yếu tố ĐTB ảnh hưởng hưởng bậc f % f % 2 Mối quan hệ không tốt với lãnh đạo 1.34 104 65.8 54 34.2 3 Mối quan hệ không tốt với bác sỹ 1.31 109 69.0 49 31.0 Mối quan hệ không tốt với người 1 1.40 95 60.1 63 39.9 bệnh và người nhà người bệnh Mối quan hệ không tốt với điều 4 1.28 113 71.5 45 28.5 dưỡng Bảng 3.5 cho thấy, tất cả các mối quan hệ đều có ảnh hưởng đến tình trạng stress của ĐDV, mức ảnh hưởng chênh lệch nhau không đáng kể. Trong đó, có thể kể đến có ảnh hưởng rõ nét nhất là mối quan hệ người bệnh và người nhà người bệnh (chiếm 3 . %). Tiếp theo, quan hệ không tốt với lãnh đạo (34.2%), quan hệ không tốt với bác sỹ (31.0%) và mối quan hệ không tốt với điều dưỡng khác (28.5%) cũng là những tác nhân gây stress cần được chú ý. 3.1.4.3. Những nguyên nhân trong mối quan hệ với đồng nghiệp Bảng 3.6. Nguyên nhân trong mối quan hệ với đồng nghiệp Không Có Thứ Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng bậc ĐTB f % f % 4 Thiếu sự hỗ trợ từ đồng nghiệp 1.23 122 77.2 36 22.8 Gặp khó khăn khi làm việc chung với 3 1.29 112 70.9 46 29.1 đồng nghiệp Bất đồng quan điểm với đồng nghiệp liên 2 1.42 91 57.6 67 42.4 quan đến công việc Không có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm 1 1.46 86 54.4 72 45.6 và cảm xúc với đồng nghiệp Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, mức độ ảnh hưởng đến stress của ĐDV có sự chênh lệch tương đối lớn. Trong đó, yếu tố ảnh hưởng rõ nét nhất là không
  18. 18 có cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp (45.6%) và bất đồng quan điểm với đồng nghiệp (42.4%) là những khía cạnh tập trung nhất. 3.1.4.4. Nguyên nhân do mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Bảng 3.7. Nguyên nhân trong các mối quan hệ với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân Không ảnh Thứ Có ảnh hưởng Các yếu tố hưởng bậc ĐTB f % f % Không đủ thời gian để hỗ trợ tinh 6 1.28 114 72.2 44 27.8 thần cho bệnh nhân Gia đình bệnh nhân đòi hỏi những 3 1.39 97 61.4 61 38.6 yêu cầu bất hợp lý Chưa chuẩn bị đầy đủ để giúp đỡ 11 1.18 129 81.6 29 18.4 cho gia đình của bệnh nhân Người nhà bệnh nhân thường 1 1.43 90 57.0 68 43.0 xuyên chửi mắng, đe dọa. 2 Cái chết bệnh nhân 1.42 91 57.6 67 42.4 Khi bệnh nhân hoặc người nhà 4 bệnh nhân hỏi mà chưa có câu trả 1.35 103 65.2 55 34.8 lời thỏa đáng Người bệnh tự dùng thuốc theo ý 5 1.32 108 68.4 30 31.6 của mình 7 Người bệnh thiếu kiên nhẫn 1.27 115 72.8 43 27.2 Tình trạng bệnh nhân không được 9 1.22 123 77.8 35 22.2 cải thiện Không đủ thời gian để đáp ứng 10 1.21 125 79.1 33 20.9 yêu cầu của gia đình bệnh nhân Phải đối phó với những bệnh nhân 8 1.24 120 75.9 38 24.1 kích động Kết quả ở bảng 3.7 cho thấy, hầu hết yếu tố thuộc nhóm này có ảnh hưởng đến stress của ĐDV với mức độ ảnh hưởng không cao. Trong nhóm nguyên nhân này, ảnh hưởng trực tiếp đến stress của các ĐDV là người nhà bệnh nhân thường xuyên chửi mắng, đe dọa (43.0%). Tiếp đó, những yếu tố khác như chứng kiến cái chết của bệnh nhân (42.4%); gia đình bệnh nhân đòi hỏi những yêu cầu bất hợp lý (38.6%); người
  19. 19 bệnh tự dùng thuốc theo ý mình (31.6%) cũng có tác động đến trạng thái stress của ĐDV. 3.1.4.5. Nhóm nguyên nhân từ bên ngoài cơ quan Bảng 3.8. Nhóm nguyên nhân từ bên cơ quan Thứ Không ảnh hưởng Có ảnh hưởng Các yếu tố bậc ĐTB f % F % Có quan hệ không tốt với 2 1.44 89 56.3 69 43.7 hàng xóm, bạn bè Kinh tế tiền bạc gia đình 6 1.35 102 64.6 56 35.4 thiếu hụt Vấn đế sức khỏe của 7 1.23 122 77.2 36 22.8 vợ/chồng, con cái Chồng/Vợ không ủng hộ 5 1.39 97 61.4 61 38.6 cho công việc Mất nhiều thời gian để đến 1 1.50 79 50.0 79 50.0 được cơ quan Cuộc sống gia đình không 2 1.44 89 56.3 69 43.7 được hạnh phúc Rắc rối trong chuyện tình 4 1.43 90 57.0 68 43.0 cảm Kết quả bảng 3.8 cho thấy, trong các nguyên nhân từ ngoài cơ quan thì nguyên nhân về khoảng cách và thời gian di chuyển đến được cơ quan phổ biến hơn cả (50.0%). Ngoài ra, yếu tố cuộc sống gia đình không hạnh phúc và có quan hệ không tốt với hàng xóm bạn bè có mức độ ảnh hưởng tương đối cao ĐTB nằm trong khoảng (0.50 ≤ 1.44 ≤ 1.50. 3.1.4.6. Nguyên nhân do môi trường làm việc Bảng 3.9. Nguyên nhân môi trường làm việc Không Có Thứ Các yếu tố ảnh hưởng ảnh hưởng bậc ĐTB f % F % Cơ sở vật chất máy móc trang thiết bị 8 1.20 129 81.4 31 19.6 thiếu thốn 7 Thường phải tiếp xúc với chất độc hại 1.21 125 79.1 33 20.5 Khả năng lây nhiễm bệnh tật như HIV, 10 1.16 132 83.5 26 16.5 VG B, Lao
  20. 20 9 Thiếu ánh sáng 1.18 129 81.6 29 18.4 Nguy cơ bị tổn thương do vật sắc 6 1.27 115 72.8 43 27.2 nhọn. 1 Ồn ào, lộn xộn 1.41 93 58.9 65 41.1 4 Quá nóng 1.35 102 64.6 65 35.4 2 Quá đông người 1.37 100 63.3 58 36.7 2 Không thoáng mát 1.37 99 62,7 59 37.3 Vệ sinh môi trường làm việc không 5 1.32 107 67.7 51 32.3 sạch sẽ Trong các yếu tố có liên quan đến môi trường làm việc, kết quả bảng 3.9 cho thấy, những yếu tố như môi trường làm việc ồn ào, lộn xộn có ảnh hưởng lớn đến trạng thái stress của ĐDV (chiếm 41.1%). Tiếp đó, một số nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng không nhỏ như: môi trường làm việc quá đông người; vệ sinh môi trường không sạch sẽ đều có ảnh hưởng có ý nghĩa đến mức độ stress. 3.1.5. Ứng phó với stress của ĐDV bệnh viên đa khoa tỉnh Nam Định Bảng 3.10. Cách phòng ngừa, ứng phó với stress của ĐDV Không Thỉnh Thường Thứ Phòng ngừa và ứng phó với bao giờ thoảng xuyên bậc stress ĐTB f % f % f % Phòng ngừa Tự điều chỉnh bản thân luôn 9 1.82 59 37.3 68 43.0 31 19.6 suy nghĩ tích cực lạc quan 1 Tâm sự với người khác 2.53 5 3.2 64 40.5 89 56.3 Tập thể dục thể thao, tham gia 5 2.30 21 13.3 69 43.7 68 43.0 một số loại hình nghệ thuật. 11 Đi massage 1.58 80 50.6 64 40.5 14 8.9 8 Đi du lịch 2.00 25 15.8 108 68.4 25 15.8 2 Đọc sách, báo, xem tivi 2.41 7 4.4 79 50.0 72 45.6 2 Quản lý, sắp xếp lại thời gian 2.41 9 5.7 75 47.5 74 46.8 10 Tham gia một khóa học 1.75 60 38.0 77 48.7 21 13.3 6 Cho phép mình nghỉ ngơi 2.23 8 5.1 105 66.5 45 28.5 Thay đổi nhu cầu ăn uống và 4 2.36 8 5.1 85 53.8 65 41.1 sinh họat 7 Tham gia các hoạt động khác 2.11 16 10.1 109 69.0 33 20.9
  21. 21 Ứng phó Châm cứu cho lưu thông khắp 4 1.15 136 86.1 20 12.7 2 1.3 cơ thể Tìm sự giúp đỡ từ các đấng 3 1.16 137 86.7 16 10.1 5 3.2 siêu nhiên 5 Tới gặp nhà tham vấn tâm lý 1.10 145 91.8 10 6.3 3 1.9 1 Tập Yoga, thiền, khí công 1.46 101 63.9 41 25.9 16 10.1 6 Thôi miên 1.08 147 93 10 63.3 1 0.6 2 Dùng thuốc an thần 1.18 131 82.9 26 16.5 1 0.6 Thống kê tại bảng 3.10 cho thấy, đối với cách phòng ngừa với stress, có 5 cách phòng ngừa phổ biến: tâm sự với người khác (56.3 %). Trò chuyện, tâm sự là một giải pháp vô cùng quan trọng, giúp giải tỏa được stress. Việc chia sẻ một người bạn tin cậy có ý nghĩa rất quan trọng. Thứ nhất, nó giúp san sẻ nỗi buồn, thất vọng, căng thẳng, áp lực. Thứ hai, có thể nhận được những lời khuyên hữu ích để giải quyết vấn đề. Cách phòng ngừa thứ 2 là quản lý sắp xếp lại thời gian (46.8%), sau đó là đọc sách báo, tập thể dục thể thao và tham gia một số loại hình nghệ thuật Trong 6 cách ứng phó phổ biến đều tập trung trực diện với vấn đề, nhắm vào điều hòa cảm xúc; đánh giá lại bản chất các tác nhân gây stress và cấu trúc lại các ý tưởng của mình về các phương cách xử lý với stress là những cách ứng phó phổ biến nhất. Tiếp theo, cách ứng phó hướng về những suy nghĩ tích cực, lạc quan với những điều tốt đẹp (19.5%) thỉnh thoảng được sử dụng. 3.2. Kết quả nghiên cứu các trường hợp điển hình và can thiệp giảm nhẹ stress cho các ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định 3.2.1. Trường hợp 1 3.2.1.1. Thông tin về thân chủ 3.2.1.2. Tiến trình tham vấn cá nhân cho chị Nguyễn Thị L Bước 1: Tạo lập mối quan hệ Bước 2: Xác định vấn đề Bước 3: Đưa ra những giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu trong giải quyết vấn đề. Bước 4: Triển khai công việc Bước 5: Kết thúc 3.2.2. Trường hợp 2 3.2.2.1. Mô tả về thân chủ
  22. 22 3.2.2.2. Tiến trình tham vấn cho chị M Bước 1: Tạo lập mối quan hệ Bước 2: Xác định vấn đề của chị M. Bước 3: Thảo luận các giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Bước 4: Triển khai công việc Bước 5: Kết thúc Kết luận chương 3 Kết quả nghiên cứu trên 158 ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định trong thời gian tháng 3/2018 đến tháng 11/2018 cho thấy: Tỉ lệ stress nghề nghiệp của các ĐDV khá cao với (39,24 %), được phân phối theo các mức độ rất nặng, nặng, vừa và nhẹ. Thực trạng này cho thấy, vấn đề stress của các ĐDV khá quan quan ngại, cần được quan tâm. Các yếu tố có thể gây stress cho ĐDV bao gồm các yếu tố chủ đạo như sau: Tính chất công việc, làm việc quá giờ, công việc nhiều áp lực, không hứng thú với công việc, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị đông người, ồn áo, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus, dễ tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà như chửi mắng, đe doạ, hành hung, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công việc thiếu an toàn, thu nhập chưa thỏa đáng, công việc ít cơ hội thăng tiến. Với kết quả nghiên cứu thực trạng trên, tôi đã quyết định sử dụng phương pháp tham vấn để can thiệp tác động vào 2 trường hợp điển hình nhất. Và thu được kết quả như sau: Sau 1 tháng tiến hành phương pháp can thiệp tác động, Chị L và chị M đã thay đổi theo hướng tích cực, stress chuyển từ mức vừa và nhẹ sang trạng thái không stress. Như vậy, phương pháp can thiệp bằng tham vấn đã góp phần làm giảm nhẹ mức độ stress của các ĐDV trong công việc cũng như trong cuộc sống. Kết quả can thiệp cho thấy, có thể sử dụng tham vấn để can thiệp, giải tỏatrạng thái stress cho ĐDV.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 1.1. Về lý luận Đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu mặt lý luận và thực tiễn trong vấn đề stress của ĐDV của BVĐK tỉnh Nam Định. Đồng thời cũng đã khái quát được cơ sở lý luận của stress nói chung và stress của ĐDV nói riêng, qua đó nêu được khái niệm stress của ĐDV. Trong phạm vi của mình, đề tài đã tập trung nghiên cứu những mặt biểu hiện stress, những nguyên nhân gây stress và cách ứng phó với stress của ĐDV. 1.2. Về thực tiễn Quá trình nghiên cứu thực tiễn đã thu được một số kết quả sau: Kết quả sàng lọc cho thấy, tỉ lệ stress nghề nghiệp của các ĐDV khá cao (3 ,24 %), trong đó phân bố ở cả mức độ rất nặng, nặng, vừa và nhẹ. Thực trạng này cho thấy, vấn đề stress của các ĐDV khá quan quan ngại, cần được quan tâm. Các yếu tố có thể gây stress cho ĐDV bao gồm các yếu tố chủ đạo như sau: Tính chất công việc, làm việc quá giờ, công việc nhiều áp lực, không hứng thú với công việc, làm việc trong điều kiện thiếu thốn máy móc, trang thiết bị đông người, ồn áo, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn, virus, dễ tổn thương bởi các vật sắc nhọn và thường gặp phản ứng của bệnh nhân và người nhà như chửi mắng, đe doạ, hành hung, mâu thuẫn với đồng nghiệp, cấp trên; công việc thiếu an toàn, thu nhập chưa thỏa đáng, công việc ít cơ hội thăng tiến. Stress của ĐDV đang làm việc tại BVĐK tỉnh Nam Định biểu hiện về mặt thể chất, cảm xúc và hành vi, trong đó có những biểu hiện dễ nhận thấy nhất là rối loạn giấc ngủ; cảm giác mệt mỏi; lo lắng về nhiều điều; cảm thấy chán nản, buồn bã; cảm xúc bị dồn nén; không quản lý được thời gian của mình; không muốn giao tiếp với đồng nghiệp; dễ nổi cáu trong công việc. Đây là những biểu hiện khá tập trung ở các ĐDV được nghiên cứu. Với kết quả nghiên cứu thực trạng trên, tôi đã quyết định sử dụng phương pháp tham vấn để can thiệp tác động vào 2 trường hợp điển hình nhất, kết quả cho thấy: Sau 1 tháng tiến hành phương pháp can thiệp tác động, Chị L và cô M đã thay đổi theo hướng tích cực, mức độ stress chuyển từ mức vừa và nhẹ sang trạng thái bình thường. Như vậy, phương pháp can thiệp bằng tham vấn đã góp phần làm giảm
  24. 24 mức độ stress của các ĐDV trong công việc cũng như trong cuộc sống. Kết quả can thiệp cho thấy, có thể sử dụng tham vấn để can thiệp, giải tỏa trạng thái stress cho ĐDV. 2. Kiến nghị 2.1. Đối với Sở y tế Cần trang bị cơ sở vật chất cần thiết cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân, đồng thời kiến nghị với UBND tỉnh về những chính sách thu hút nhân lực cho ngành y tế, đặc biệt là đối với các ĐDV. Cần có chính sách thu hút, đãi ngộ cho đội ngũ y, bác sĩ và ĐDV BVĐK tỉnh Nam Định, đồng thời phải tạo môi trường làm việc tốt cho các ĐDV. Đây cũng là một trong những giải pháp góp phần giải quyết tình trạng thiếu nhân lực ĐDV trong nghành y tế, nhất là đối với BVĐK tỉnh Nam Định. 2.2. Đối với bệnh viện Cần tổ chức, phân công, sắp xếp bố trí lại nhân lực một cách có hiệu quả trong công việc, tránh tình trạng dồn nhiều công việc cùng lúc và tránh việc có người làm nhiều, có người không có việc làm. Cấp lãnh đạo cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của ĐDV, cần có các cuộc đối thoại thường xuyên với ĐDV; Tạo điều kiện tổ chức các sự kiện vui chơi, giải trí nhằm tạo mối quan hệ thân thiện giữa cấp trên và cấp dưới cũng như giữa các đồng nghiệp với nhau. Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyên môn cũng như liên kết đào tạo, tổ chức các hội thảo chuyên môn, hội nghị khoa học kỹ thuật nhằm không ngừng trao dồi kiến thức chuyên môn cho ĐDV, bác sĩ trong bệnh viện 2.3. Đối với điều dưỡng viên Các ĐDV cần chủ động trang bị thêm cho mình những kiến thức cần thiết về stress để tự mình có thể chủ động phòng ngừa stress hoặc có thể nhận biết những dấu hiệu sớm của stress và có những cách ứng phó kịp thời. Cần quản lý thời gian của mình một cách có hiệu quả, chủ động quản lý tốt công việc và các mối quan hệ của mình. Khi phải đối mặt với những khó khăn, có thể chủ động yêu cầu sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn để có cách can thiệp, ứng phó hợp lý.