Tóm tắt Luận văn Quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình

pdf 24 trang phuongvu95 5000
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_phoi_hop_dao_tao_giua_tdh_y_duoc_th.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay không chỉ mang đến sự thay đổi lớn về phương thức sản xuất kinh doanh mà còn kéo theo sự biến chuyển mạnh mẽ ở các vấn đề lao động, việc làm. Đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng sự phát triển và đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong kỷ nguyên số là một thách thức lớn với các trường đại học hiện nay. Nghị quyết số 29-NQ/TW, Hội nghị lần thứ 8, Ban chấp hành Trung ương khóa XI có nêu: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu của CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế [16]. Nhận thức được vấn đề này, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững ”[1]. Đào tạo nguồn nhân lực y tế là một bộ phận quan trọng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ y tế có đạo đức nghề nghiệp tốt, năng lực chuyên môn cao, đáp ứng nhu cầu cấp bách hiện nay của xã hội trong lĩnh vực y tế. Do nguồn nhân lực y tế là yếu tố quyết định đến chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân nên việc đào tạo nguồn nhân lực y tế có tác động sâu sắc đến các nguồn nhân lực lao động, chiến đấu của cả đất nước. Đảng ta đã khẳng định: “Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp đảm bảo nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”. Tuy nhiên, việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân có tốt hay không thì một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu là đội ngũ y tế, đó chính là nguồn nhân lực y tế. Công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế đã được Đảng, Nhà nước quan tâm đúng mức, nhiều văn bản về công tác phát triển nguồn nhân lực y tế được ban hành và triển khai như: Thông tư 09/2008/TT-BYT ngày 01/8/2008 về ‘‘Hướng dẫn việc kết hợp giữa các cơ sở đào tạo cán bộ y tế với các bệnh viện trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và chăm sóc sức khỏe nhân dân’’[4]; Quyết định số 122/QG-TTg, ngày 10 tháng 1 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược quốc gia, bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến 2030 [18]; Quyết định số 2161/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 6 năm 2017 của Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD& ĐT) về việc ban hành kế hoạch thực hiện mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực giáo dục và đào tạo đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030 [19]; và Nghị định 111/2017/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ Quy định về “Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe” [5]; Luật Giáo dục đại học số 34/2018/QH14 sửa đổi bổ sung tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV đã nêu “Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng lao động của thị trường, nghiên cứu triển khai ứng dụng khoa học và công
  2. 2 nghệ; đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở giáo dục đại học với doanh nghiệp, tổ chức khoa học và công nghệ; có chính sách ưu đãi về thuế cho các sản phẩm khoa học và công nghệ của cơ sở giáo dục đại học; khuyến khích cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận, tạo điều kiện để người học và giảng viên thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo”[12] Quá trình phát triển nguồn nhân lực y tế những năm qua cho thấy những nỗ lực trong công tác đào tạo của ngành. Chất lượng ngành y tế hiện nay đã được nâng cao với tỷ lệ 8 bác sĩ/10 nghìn dân, Việt Nam không còn nằm trong nhóm báo động về tình trạng thiếu bác sĩ. Tuy nhiên, số bác sỹ có trình độ cao, tay nghề vững, giỏi về lâm sàng, có năng lực nghiên cứu, có tinh thần học tập suốt đời, chuyên sâu còn chưa nhiều. Sứ mạng chăm sóc sức khỏe cộng đồng đặt ra nhiều yêu cầu, tiêu chuẩn mới. Nhu cầu đó đòi hỏi các TĐH Y Dược nói chung và TĐH Y Dược Thái Bình (ĐHYDTB) nói riêng phải đào tạo được nguồn nhân lực khoa học sức khỏe có đủ y đức, y thuật; đòi hỏi những người thầy thuốc - thầy giáo phải có đủ tâm và tài, có năng lực nghiên cứu, lòng nhiệt huyết và khả năng sư phạm, có tay nghề thực hành vững vàng, có sự nhanh nhạy cập nhật các kiến thức y học hiện đại vào giảng dạy, đặc biệt là dạy học thực hành - yếu tố làm nên thành công của người thầy thuốc. Để góp phần vào xây dựng năng lực của người sinh viên y khoa trong qúa trình học tập không thể thì không thể thiếu việc thực tập lâm sàng tại các bệnh viện. Do đó, việc xây dựng và thực hiện phối hợp đào tạo với các bệnh viện luôn là mối ưu tiên và quan tâm hàng đầu của nhà trường trong những năm qua. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan về mặt quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐH YDTB với các bệnh viện trong Tỉnh nên công tác phối hợp còn hạn chế, chưa đáp ứng kịp với nhu cầu về nâng cao hiệu quả của giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) trong thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) đất nước. Điều đó đặt ra cho nhà trường phải xem xét một cách tổng thể việc tổ chức, quản lý đào tạo phối hợp với bệnh viện, đặc biệt là kỹ năng thực hành nghề của sinh viên. Xuất phát từ các vấn đề lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi nhận thấy sự cần thiết và quyết định lựa chọn đề tài: “Quản lý phối hợp đào tạo giữa TĐH Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng về quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế đáp ứng nhu cầu xã hội. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện
  3. 3 3.2. Đối tượng nghiên cứu Quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. 4. Giả thuyết nghiên cứu Công tác quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình trong nhiều năm qua đã được quan tâm, tiến hành có kế hoạch và thực hiện tương đối hiệu quả, góp phần nâng cao kiến thức cho sinh viên để sinh viên đượcc học tập, rèn luyện trong các điều kiện chuẩn mực và có thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao và sự phát triển vững chắc của nhà trường cũng như các cơ sở y tế . 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện. - Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số biện pháp quản lý giữa trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình trong phối hợp đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. 6.2. Giới hạn phạm vi địa bàn nghiên cứu Tổng số là 200 người (trong đó có 50 cán bộ quản lý và giảng viên kiêm nhiệm tại các bệnh viện; 50 cán bộ quản lý, giảng viên Trường ĐHYDTB; 100 cựu sinh viên của trường đang làm việc tại các bệnh viện). 6. 3. Phạm vi về thời gian: Nguồn số liệu liên quan đến hoạt động quản lý phối hợp đào tạo của Nhà trường đối với các ĐVSDLĐ ở các năm học: 2013-2014, 2014-2015, 2015- 2016, 2016-2017, 2017-2018 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp xử lý thông tin 8. Đóng góp của đề tài - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học và bệnh viện.
  4. 4 - Đánh giá thực trạng, rút ra những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. - Đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình, để gắn kết giữa nơi đào tạo nguồn nhân lực và nơi sử dụng nguồn nhân lực ngày càng phát triển bền vững. 9. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn gồm 3 chương. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC VỚI CÁC BỆNH VIỆN 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Trên thế giới 1.1.2. Ở Việt Nam 1.2. Một số khái niệm 1.2.1. Quản lý Quản lý là quá trình tác động của chủ thể tới các cá nhân, tổ chức có liên quan và thông qua quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra để đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2. Đào tạo Đào tạo là việc truyền dạy kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng cho người khác, làm cho họ chuyển đổi thành một cấp bậc cao hơn với nhiều hiểu biết hơn. 1.2.3. Trường đại học Trường đại học là nơi diễn ra hoạt động dạy và hoạt động học, nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học. Một trường đại học gồm có: cơ sở vật chất, tài chính phục vụ cho đào tạo, đội ngũ giảng viên, sinh viên, mục tiêu giáo dục, chương trình giáo dục 1.2.4. Thị trường lao động Thị trường lao động được hiểu là là nơi cung cấp sức lao động của những người có khả năng lao động và mong muốn được làm việc ở một nơi cụ thể, là điều kiện cơ bản để lao động hợp lý và tổ chức lại sức lao động. 1.2.5. Bệnh viện (Đơn vị sử dụng lao động) Bệnh viện chính là đơn vị sử dung lao động, là các đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ khám, chẩn đoán, điều trị, phòng bệnh và tham gia đào tạo, bồi dưỡng cán bộ y tế, nghiên cứu khoa học. 1.2.6. Phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện Sự phối hợp giữa trường đại học với các bệnh viện rất đa dạng tùy thuộc vào nhu cầu và điều kiện của mỗi bên, không thể áp đặt một cách đồng loạt mặc dầu sự hợp tác sẽ mang lại lợi ích cho cả đôi bên.
  5. 5 1.2.7. Quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện Quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với bệnh viện là quá trình tổ chức, thực hiện phối hợp đào tạo giữa các chủ thể tham gia phối hợp trên cơ sở tự nguyện và đồng thuận về nội dung, mức độ, mô hình phối hợp nhằm đạt mục tiêu mong đợi. 1.3. Các loại hình tổ chức phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện - Trường đại học nằm trong các bệnh viện - Tổ chức bệnh viện nằm trong trường đại học - Trường đại học và các bệnh viện là những đơn vị độc lập - Sự phối hợp giữa trường đại học với các bệnh viện và nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”. - Một số mô hình về sự phối hợp giữa trường đại học với các bệnh viện 1.4. Phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện Xuất phát từ những cơ sở lý luận như đã nêu phần trên về mối liên kết giữa TĐH với các bệnh viện và nguyên lý giáo dục “Học đi đôi với hành”, một số mô hình về sự phối hợp giữa TĐH và bệnh viện, chúng tôi nhận thấy nội dung phối hợp đào tạo giữa TĐH với các bệnh viện bao gồm: 1.4.1. Quy mô phối hợp đào tạo 1.4.2. Cơ cấu ngành nghề trong phối hợp đào tạo 14.3. Phối hợp đào tạo trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo 1.4.4. Phối hợp về đội ngũ giảng viên 1.4.5. Phối hợp về chương trình đào tạo 1.4.6. Cơ sở vật chất phục vụ phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện. 1.5. Quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện 1.5.1. Quản lý phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo 1.5.2. Quản lý về phương pháp và hình thức phối hợp đào tạo 1.5.3. Quản lý quy mô phối hợp đào tạo. 1.5.4. Huy động chuyên gia của bệnh viện phối hợp tham gia xây dựng chương trình đào tạo. 1.5.5. Quản lý hoạt động tư vấn và tạo việc làm cho sinh viên sau đào tạo. 1.5.6. Quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên về thực tiễn và những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới của ngành. 1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện. 1.6.1. Những nhân tố thuộc về chủ thể quản lý Yếu tố con người: giảng viên, cán bộ nhà trường, nhân viên, lãnh đạo, bệnh viện và SV. Những nhân tố thuộc về chủ thể quản lý là: - Chiến lược phát triển của TĐH
  6. 6 - Nhận thức của CB, GV TĐH - Nhận thức của lãnh đạo bệnh viện - Nhận thức của sinh viên 1.6.2. Những nhân tố thuộc về khách thể quản lý - Cơ sở vật chất, tài chính - Tổ chức cho sinh viên thực tập tại các bệnh viện - Chất lượng đào tạo 1.6.3. Những nhân tố thuộc về môi trường quản lý - Cơ chế chính sách của nhà nước: - Sự phát triển của khoa học - Nhu cầu của xã hội KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Qua phần lý luận được xây dựng ở chương 1, tác giả luận văn cho rằng: Phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện là tất yếu khách quan, phù hợp với nhu cầu xã hội về phát triển nguồn nhân lực y tế. Tuy nhiên, vấn đề cơ sở lý luận của phối hợp đào tạo và quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện, những yếu tố ảnh hưởng chưa được nghiên cứu đầy đủ, hệ thống. Mô hình quản lý phối hợp đào tạo chưa được quan tâm đúng mức. Mặt khác, để thực hiện về QL phối hợp ĐT phải bắt đầu từ quan hệ phối hợp với mục tiêu chung là lợi ích của cả hai bên dựa trên nguyên tắc; cân bằng về lợi ích, tự nguyện, phối hợp có điều kiện, trách nhiệm xã hội, tạo cơ sở khoa học vững chắc cho nghiên cứu thực trạng và đề xuất các biện pháp của đề tài luận văn. Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH VỚI CÁC BỆNH VIỆNTRONG TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát chung về Trường Đại học Y Dược Thái Bình Ngày 23/7/1968, Hội đồng chính phủ ban hành Quyết định số 114/CP thành lập Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình và ngày 24/1/1979, Hội đồng Chính phủ ban hành Quyết định số 34/CP chuyển Phân hiệu Đại học Y khoa Thái Bình thành Trường Đại học Y Thái B nh. Ngày 11/11/2013, Trường được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 2154/QĐ-TTg về việc đổi tên Trường Đại học Thái Bình thành Trường Đại học Y Dược Thái Bình. 2.2. Về đào tạo ở Trường Đại học Y Dược Thái Bình Trường ĐHYDTB có nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực đa ngành, đa cấp, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ, cung cấp dịch vụ và sản phẩm vì mục tiêu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
  7. 7 2.3. Tổ chức khảo sát, đánh giá thực trạng phối hợp đào tạo và quản lý phối hợp đào tạo giữa trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 2.3.1. Mục đích của khảo sát 2.3.2. Địa bàn khảo sát và đối tượng khảo sát trên địa bàn 2.3.3. Quy mô khảo sát 2.3.4. Thời gian khảo sát 2.3.5. Mức độ khảo sát 2.3.6. Phương pháp khảo sát và phương pháp đánh giá 2.4. Thực trạng phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 2.4.1. Thực trạng quy mô phối hợp đào tạo Bảng 2.4. Quy mô phối hợp đào tạo Trường ĐHYDTB từ năm học 2013-2014 đến năm học 2017-2018 Các ngành 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 đào tạo 1. Nghiên cứu sinh 5 0 5 9 2 2. Học viên cao học 38 28 28 33 29 3. Học viên CK cấp I 78 50 109 62 88 4. Học viên CK cấp II 50 3 17 9 56 5. Bác sĩ nội trú 2 5 3 3 0 6. Sinh viên đại học 975 1225 1252 1029 1116 Trong đó: Hệ chính quy 527 1225 1252 1029 1116 Hệ không chính quy 448 0 0 0 0 2.4.2. Thực trạng cơ cấu ngành nghề trong trong phối hợp đào tạo Trải qua hơn 50 năm, Trường ĐHYDTB đi dần vào thế ổn định và ngày càng phát triển. Được thành lập với nhiệm vụ ban đầu là đào tạo bác sỹ hàm thụ và chuyên tu xã, nhưng chỉ sau một năm thành lập, Trường được giao nhiệm vụ đào tạo bác sỹ cho nước bạn Lào và sau ba năm bắt đầu đào tạo bác sỹ hệ chính quy 6 năm. Đến nay, Trường đang đào tạo đa ngành Y Dược với nhiều mã ngành đại học Y, Dược, sau đại học Y, cử nhân điều dưỡng, cử nhân YTCC, là cơ sở chính của Việt Nam đào tạo bác sỹ cho hai nước CHDCND Lào và Vương quốc Campuchia. Từ chỗ chỉ có một cấp đào tạo, nay Trường đã có 06 mã ngành đào tạo đại học và 24 mã ngành sau đại học
  8. 8 2.4.3. Thực trạng phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo Bảng 2.6. Bảng tổng hợp kết quả tốt nghiệp của sinh viên trong phối hợp đào tạo đảm bảo chất lượng đào tạo năm 2014 -2018 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kết quả SL % SL % SL % SL % SL % Tốt nghiệp 646 98,63 716 98,36 710 98,21 783 97,88 836 97,67 XS 0 0 0 0 0 0 0 0 1 0,1 Giỏi 26 4 32 4,5 28 4 34 4 53 6,3 Khá 306 47 306 42,7 343 48 382 49 450 54 TB khá 231 36 291 40,6 257 36 277 35 294 35,2 Trung bình 83 13 87 12,2 82 12 90 12 38 4,5 Không đạt 9 1,37 12 1,64 13 1,79 17 2,12 20 2,33 Kết quả điều tra cho thấy: Số sinh viên không đạt tốt nghiệp có chiều hướng tăng lên. Điều này đặt ra cho nhà trường cần nâng cao chất lượng công tác đào tạo, phối hợp quản lý đào tạo. 2.4.4. Thực trạng phối hợp về đội ngũ giảng viên Số lượng giảng viên cơ hữu hiện có của nhà trường đã đáp ứng được 76% khối lượng giờ giảng trong khung chương trình đào tạo hệ đại học và sau đại học. Do còn khó khăn trong công tác tuyển dụng, số lượng biên chế Bộ Y tế giao không tăng từ năm 2011 đến nay nên Nhà trường đã ký hợp đồng với các giảng viên thỉnh giảng để đảm nhiệm khối lượng giờ giảng còn lại. Tuy nhiên, chất lượng đội ngũ giảng viên chưa đồng đều, số cán bộ giảng có học hàm, học vị cao ở một số Bộ môn, Khoa chưa cao. Số liệu bảng 2.8 cho thấy trong những năm gần đây, chất lượng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đã được nâng cao, trình độ sau đại học chiếm đến 98,25%, đặc biệt là giảng viên giảng dạy thực hành có trình độ chuyên môn cao. 2.4.5. Thực trang phối hợp về chương trình đào tạo. Để đánh giá mức độ phù hợp của chương trình đào tạo so với yêu cầu của các ĐVSDLĐ. Tác giả tiến hành phát phiếu khảo sát tới các đối tượng về mức độ phù hợp (1. Không phù hợp. 2. Ít phù hợp. 3. Tương đối phù hợp. 4. Phù hợp.5. Rất phù hợp) của chương trình đào tạo so với nhu cầu thực tiễn với 3 nội dung: Kiến thức chuyên môn, Kỹ năng thực hành nghề nghiệp, Ý thức và thái độ nghề nghiệp (Câu 2, Phụ lục 01, Câu 3, Phụ lục 02, Câu 3, Phụ lục 03): Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng 2.9, bảng 2.10 và bảng 2.11 dưới đây: Bảng 2.9. Kết quả điều tra mức độ phù hợp của chương trình đào tạo so với yêu cầu thực tiễn của bệnh viện qua ý kiến của cựu sinh viên đang làm việc tại các bệnh viện Mức độ phù hợp (%) TT Nội dung đánh giá Điểm TB 1 2 3 4 5 1 Kiến thức chuyên môn 3.54 0 16 34 30 20 2 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp 3.46 0 10 50 24 16 3 Ý thức và thái độ nghề nghiệp 3.68 0 12 28 40 20 TB cả 3 tiêu chí 3.56
  9. 9 Bảng 2.10. Kết quả điều tra về mức độ phù hợp của chương trình đào tạo với nhu cầu khám chữa bệnh qua thăm dò ý kiến của CBQL, GVTG tại các bệnh viện Điểm Mức độ phù hợp (%) TT Nội dung đánh giá TB 1 2 3 4 5 1 Kiến thức chuyên môn 3.56 0 14 36 30 20 2 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp 3.80 0 8 52 24 16 3 Ý thức và thái độ nghề nghiệp 3.76 0 10 24 44 22 TB cả 3 tiêu chí 3.64 Bảng 2.11. Kết quả điều tra mức độ phù hợp của phối hợp về chương trình đào tạo qua thăm dò ý kiến CBQL và GV của Trường ĐHYDTB Điểm Mức độ phù hợp (%) TT Nội dung đánh giá TB 1 2 3 4 5 1 Kiến thức chuyên môn 3.72 0 10 30 38 22 2 Kỹ năng thực hành nghề nghiệp 4.02 0 4 26 34 36 3 Ý thức và thái độ nghề nghiệp 4.10 0 2 20 44 34 TB cả 3 tiêu chí 3.93 Cán bộ quản lý và giảng viên kiêm nhiệm tại các bệnh viện 3.56; 3.80; 3.76 đánh giá mức độ phù hợp cao hơn, và đặc biệt cán bộ quản lý và giảng viên của trường lại đánh giá mức độ phù hợp lại cao hơn nữa với điểm trung bình tương ứng là: 3,72; 4,02, 4,10 2.4.6. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện - Tổng diện tích đất sử dụng của trường (tính bằng m2): 84.358,5 m2 trong đó: Khu A: 38.443,2m2, Khu B: 45.915,3 m2 - Diện tích sử dụng cho các hạng mục sau (tính bằng m2):Nơi làm việc: 4.094 m2. Nơii học: 34.349 m2. Nơi vui chơi giải trí: 45.915m2 - Diện tích phòng học (tính bằng m2): Tổng diện tích phòng học: 8.445 m2; Tỷ số diện tích phòng học trên sinh viên chính quy: 1,39 m2 - Tổng số đầu sách trong thư viện của nhà trường: 6311 (83.382 cuốn): Tổng số đầu sách gắn với các ngành đào tạo có cấp bằng của nhà trường: 662 (69.348 cuốn) - Tổng số máy tính của trường: 628. Dùng cho hệ thống văn phòng: 83; Dùng cho sinh viên học tập: 545 Trường có 1 Labo trung tâm kỹ thuật di truyền - sinh học phân tử và 60 phòng thực hành, phòng thí nghiệm, phòng kỹ năng tiền lâm sàng. 2.4.7. Một số tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong công tác đào tạo  Tồn tại: Một số chỉ tiêu đặt ra trong kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường chưa đạt.
  10. 10 Hệ thống phòng học chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu đào tạo theo hệ thống tín chỉ. Chênh lệch thu chi hằng năm còn ít, chưa tiết kiệm được chi thường xuyên để tăng thu nhập cho cán bộ và tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo.  Nguyên nhân. Nguyên nhân chủ quan: - Các bệnh viện chưa trao đổi thẳng thắn với Trường về chất lượng của nguồn nhân lực, có đáp ứng được yêu cầu hay chưa, cần kiến thức và kỹ năng nào. - Sinh viên tốt nghiệp một số ngành của Trường ĐH YDTB khó tìm kiếm việc làm như YTCC, YHDP. - Công tác tuyên truyền, định hướng cơ hội việc làm cho người học chưa được tiến hành rộng rãi, việc gắn kết nhà trường với các cơ sở tuyển dụng chưa được thường xuyên. - Chỉ tiêu tuyển sinh các ngành không đồng đều ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh dựa trên đội ngũ giảng viên chung của trường không phân chia theo ngành đào tạo. Nguyên nhân khách quan. Do đặc thù của ngành nên thời gian đào tạo lâu, chi phí đào tạo cao. Một số ngành đào tạo của trường gặp nhiều khó khăn về cơ hội việc làm do nhu cầu tuyển dụng những năm gần đây giảm đáng kể nhưcác ngành như YTCC, YHDP 2.5. Thực trạng quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. 2.5.1. Thực trạng về quản lý phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo. Bảng 2.12. Kết quả điều tra về quản lý phối hợp trong việc ĐBCL đào tạo (1.Không đáp ứng; 2. Đáp ứng một phần; 3. Đáp ứng; 4.Đáp ứng tốt; 5. Đáp ứng rất tốt) Mức đáp ứng yêu cầu Đối tượng Điểm TT Nội dung đánh giá nhiệm vụ (%) điều tra TB 1 2 3 4 5 Cựu SV 3.48 0.0 20 28 36 16 1 CBQL,GVTG 3.24 0.0 22 38 34 6 Kiến thức chuyên bệnh viện môn CBQL, GV 3.84 0.0 4 28 48 20 trường Cựu SV 3.35 6 18 28 31 17 CBQL,GVTG Kỹ năng thực hành 3.20 4 24 30 32 10 2 bệnh viện nghề CBQL, GV 3.50 0.0 12 34 46 8 trường Khả năng thích ứng Cựu SV 3.63 0.0 10 36 35 19 3 với công việc CBQL,GVTG 3.54 0.0 14 34 36 16
  11. 11 bệnh viện CBQL, GV 3.84 0.0 4 24 52 20 trường Cựu SV 3.49 0.0 18 32 33 17 CBQL, GVTG Khả năng phối hợp, 3.38 0.0 6 50 44 0 4 bệnh viện làm việc theo nhóm CBQL, GV 3.48 0.0 8 48 32 12 trường Cựu SV 3.98 0.0 0 28 46 26 CBQL, GVTG Tác phong 3.74 0.0 8 36 30 26 5 bệnh viện nghề nghiệp CBQL, GV 3.72 0.0 10 30 38 22 trường Cựu SV 4.02 0.0 0 29 40 31 CBQL, GVTG 3.76 0.0 4 40 32 24 6 Tình trạng sức khỏe bệnh viện CBQL, GV 3.96 0.0 0.0 32 40 28 trường Nhận xét: Điểm trung bình đánh giá 6 nội dung đều nằm trong khoảng 3,24 đến 4,02, cho thấy hầu hết các bác sỹ ra trường đều đáp ứng tương đối tốt yêu cầu nhiệm vụ trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người bệnh và nhân dân. 2.5.2. Thực trạng về quản lý hình thức phối hợp đào tạo Bảng 2.13. Đánh giá của CBQL, GV Trường ĐHYDTB và CBQL, GVTG các bệnh viện về quản lý h ình thức phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện CBQL, GV Trường CBQL, Kết GVTG Các hình thức phối hợp BM P/B LĐT quả Chung BV chung SL % SL % SL % SL % Phối hợp đào tạo luân phiên 2 7,7 2 10 0 0.0 5,9 10 20 13 Phối hợp đào tạo song hành 5 19,2 2 10 0 0.0 9,7 0 0 4,8 Phối hợp đào tạo tuần tự 19 73,1 16 80 100 100 84,4 40 80 82,2 Qua kết quả khảo sát cho thấy sự phối hợp giữa Trường ĐH YDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình chủ yếu tiến hành theo hình thức tuần tự (82,2%). Điều này cho thấy sự phối hợp giữa nhà trường với các bệnh viện chưa được cao. 2.5.3. Thực trạng quản lý quy mô phối hợp đào tạo
  12. 12 Bảng 2.14. Kết quả điều tra về quản lý quy mô phối hợp đào tạo (1.Không bao giờ; 2. Rất ít khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Nội dung Đối tượng Điểm Mức độ phối hợp phối TT đánh giá điều tra TB hợp đào tạo (%) 1 2 3 4 5 Cựu SV 2,90 0.0 40 20 30 10 CBQL,GVTG Đào tạo đa ngành 3.40 0.0 20 40 20 20 1 bệnh viện với các bệnh viện CBQL, GV 3,40 0.0 10 40 40 10 Trường Cựu SV 3,24 0.0 30 28 30 12 Đào tạo theo địa CBQL,GVTG 2,68 0.0 16 18 44 02 2 chỉ với các bệnh bệnh viện viện CBQL, GV 3,44 0.0 12 40 40 08 Trường 2.5.4. Thực trạng về quản lý phối hợp huy động chuyên gia của bệnh viện tham gia xây dựng chương trình đào tạo. Bảng 2.15. Kết quả điều tra về quản lý phối hợp huy động CBQL, GVTG của bệnh viện tham gia xây dựng chương trình đào tạo (1.Không bao giờ; 2. Rất ít khi; 3. Thỉnh thoảng; 4. Thường xuyên; 5. Rất thường xuyên) Mức độ phối hợp xây dựng Nội dung Đối tượng Điểm TT chương trình đào tạo (%) đánh giá điều tra TB 1 2 3 4 5 Cựu SV 3,38 0.0 15 37 43 5 Tham gia xây CBQL,GVTG dựng mục tiêu, 3,32 0.0 24 30 36 10 1 bệnh viện chuẩn CBQL, GV đầu ra 3,26 0.0 30 26 32 12 Trường Cựu SV 3,68 0.0 10 27 48 15 Tham gia đánh giá CBQL,GVTG 3,84 0.0 8 22 48 22 2 chất lượng sinh bệnh viện viên tốt nghiệp CBQL, GV 3,70 0.0 6 30 52 12 Trường Kết quả bảng 2.14 cho thấy: ở cả 3 đối tượng điều tra khảo sát điểm trung bình đều trên 3,0 giao động từ 3,26 đến 3,84.
  13. 13 2.5.5. Thực trạng quản lý hoạt động tư vấn và tạo việc làm cho sinh viên sau đào tạo Kết quả bảng 2.15 cho thấy: Hoạt động tư vấn và tạo việc làm cho sinh viên sau đào tạo được nhà trường rất quan tâm. Số liệu điều tra của cả bệnh viện, nhà trường và người lao động đều đánh giá rất cao về thực trạng hoạt động này, điểm trung bình cho hoạt động giao động từ 3,72 đến 4,0 trong cả 4 tiêu chí điều tra khảo sát. Tỉ lệ mọi người cho điểm từ 3 - 5 rất cao, chiếm đa số trong các phiếu điều tra, trong đó số người cho điểm 4 nhiều nhất, và số người cho điểm 5 là cao nhất cho hoạt động tư vấn này. 2.5.6. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên về những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới của ngành Kết quả bảng 2.16 cho thấy: cả 3 đối tượng điều tra, khảo sát đều cho kết quả tương tự nhau, nội dung cử cán bộ đi học tập ngắn hạn, dài hạn và nội dung tổ chức hội nghị hội thảo về vấn đề phát triển kinh tế xã hội, áp dụng công nghệ mới tập chung nhiều ở các phiếu 4, còn nội dung hoạt động giao lưu tập trung nhiều phiếu 3 điểm. Điểm trung bình cho các phiếu khá cao từ 3,2 đến 3,9 chứng tỏ hoạt động bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, giảng viên luôn được nhà trường quan tâm. 2.6. Thực trạng những nhân tố ảnh hưởng đến quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 2.6.1. Thực trạng những nhân tố thuộc về chủ thể quản lý Hầu hết các đối tượng được phỏng vấn đều cho rằng các nhân tố thuộc về chủ thể quản lý có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý phối hợp giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện, đặc biệt các CBQL và GV của Trường ĐHYDTB. Ý kiến đánh giá nhà trường cũng nhất trí rằng nhân tố 1,3 và 4 đều rất ảnh hưởng đến quá trình phối hợp đào tạo (84% - 90%). 2.6.2. Thực trạng những nhân tố thuộc về khách thể quản lý Từ kết quả của bảng 2.18 cho thấy: - Các ý kiến từ phía bệnh viện có số người được hỏi đã đánh giá tổ chức cho sinh viên thực tập ở các bệnh viện và chất lượng đào tạo ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phối hợp đào tạo (90%-95%). Nhân tố cơ sở vật chất tài chính cũng rất ảnh hưởng nhưng được đánh ở mức độ thấp hơn (85%). - Các ý kiến của CBQL, GV ở trường lại đánh giá nhân tố 1 rất ảnh hưởng có tỉ lệ cao hơn so với đánh giá từ phía bệnh viện (94%). Tuy vậy, nhà trường cũng nhất trí đến 81% - 82%) rằng nhân tố 2 và 3 rất ảnh hưởng đến quá t nh phối hợp đào tạo. - Ý kiến của cựu sinh viên lại đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình phối hợp đào tạo đều có tỉ lệ trên (90%).
  14. 14 2.6.3. Thực trạng những nhân tố thuộc về môi trường quản lý Qua khảo sát chúng tôi thấy: CBQL, GVTG ở các bệnh viện nhất trí rằng chính sách của Nhà nước, ngành ĐT và nhu cầu của ngành ĐT rất ảnh hưởng đến quản lý phối hợp đào tạo của nhà trường và bệnh viện (94% - 95%). 2.7. Đánh giá chung về quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. 2.7.1. Một số kết quả đã đạt được Công tác quản lý phối hợp đào tạo có nhiều đổi mới. Đang dần thực hiện phân cấp quản lý, phát huy tính chủ động của các nhà trường trong việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính. Công tác bồi dưỡng, khuyến khích giảng viên đi học nâng cao trình độ được chú trọng, việc mời các bác sĩ giỏi sang giảng dạy được đề cao. 2.7.2. Một số tồn tại Công tác xây dựng kế hoạch phối hợp chưa thật sự tốt dẫn tới sự hợp tác không được chủ động. Việc tham gia xây dựng chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo, hướng nghiệp, tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên nhà trường của các bệnh viện chưa thường xuyên. Chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo chuyển biến chưa tích cực, chưa bám sát nhu cầu thực tế của bệnh viện. Công tác bồi dưỡng trong nhà trường chưa linh hoạt, hình thức đơn điệu chưa xây dựng tổ chức “biết học hỏi” trong đơn vị nhà trường, cũng như giữa nhà trường với bệnh viện. 2.7.3. Nguyên nhân của tồn tại - Nguyên nhân từ cấp quản lý nhà trường. - Nguyên nhân từ các Phòng, Khoa, Tổ bộ môn. - Nguyên nhân về phía đội ngũ giảng viên. - Nguyên nhân do cơ chế quản lý. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 Trong chương 2, tác giả luận văn đã tập trung nghiên cứu thực trạng phối hợp đào và quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học YDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình và nhận thấy quy mô và tiềm năng phát triển phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện là rất lớn. Qua khảo sát cho thấy, mặc dù bước đầu hoạt động phối hợp đào tạo đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, song các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn bất cập, hình thức tổ chức đào tạo chủ yếu khép kín trong nhà trường. Mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện vẫn còn chưa chặt chẽ, chưa có hệ thống chính sách, pháp luật, các qui định cụ thể để ràng buộc trường đại học với bệnh viện trong tổ chức phối hợp đào tạo. Để công tác quản lý phối hợp giữa nhà trường với các bệnh viện phát
  15. 15 huy được thế mạnh, nội lực các bên, cần có sự thay đổi về nhận thức, trách nhiệm, cùng tìm ra các giải pháp và tập trung giải quyết các giải pháp đó một cách tốt nhất với mục đích chung là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực y tế. Chương 3 ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ PHỐI HỢP ĐÀO TẠO GIỮA TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y THÁI BÌNH VỚI CÁC BỆNH VIỆN TRONG TỈNH THÁI BÌNH 3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp quản lý 3.1.1. Quán triệt chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước về giáo dục Để thực hiện tốt các đường lối, chủ trương, quan điểm trên, trong công tác đào tạo nguồn nhân lực của ngành Y tế nói chung và của trường ĐHYDTB nói riêng cần phải thực sự quan tâm hơn nữa đến việc nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài việc đào tạo chuyên môn giỏi cần đặc biệt chú ý đến việc giáo dục y đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và kỹ năng thực hành theo tiêu chuẩn năng lực nghề nghiệp ở trình độ được đào tạo; có sức khỏe, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo, tự học và nghiên cứu khoa học đáp ứng nhu cầu bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. 3.1.2. Đảm bảo phù hợp với mục tiêu đào tạo khối ngành khoa học sức khỏe Mục tiêu của đề tài: “Quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình” là tìm ra các biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý của Trường và các bệnh viện trong hoạt động phối hợp đào tạo. Đào tạo nguồn nhân lực y tế của Trường phải dựa trên mục tiêu tổng quát của ngành, của chương trình đào tạo. Quy trình xây dựng và thực hiện mục tiêu đó phải xuất từ nhu cầu thực tiễn của xã hội, có sự tham gia của GV, chuyên gia từ các trường ĐH Y, của các bệnh viện thực hành và được Bộ Y tế phê duyệt. Vì vậy, các biện pháp quản lý hoạt động phối hợp đào tạo giữa Trường với các bệnh viện được xác định phải đảm bảo phù hợp với các mục tiêu chung của ngành. 3.1.3. Đáp ứng mục tiêu, sứ mạng của nhà trường Mỗi trường đại học có sứ mạng, đặc điểm nhất định. Sứ mạng và mục tiêu của Trường đã được thông qua và đó cũng là định hướng phát triển, nhiệm vụ của mỗi trường. Các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo phải được xem xét trong bối cảnh thực tiễn, phù hợp với định hướng phát triển và nhiệm vụ của trường ĐHYDTB trong đó nội dung trọng điểm là nâng cao chất lượng ĐT nguồn nhân lực y tế. 3.1.4. Dựa trên nhu cầu của các bệnh viện, các đơn vị sử dụng lao động Hoạt động trong cơ chế thị trường, nhà trường phải tuân thủ một nguyên tắc chung là sản phẩm đào tạo của nhà trường phải đáp ứng nhu cầu của thị trường, là sự tiếp nhận của thị trường đối với những sinh viên có năng lực tốt. Rõ ràng không thể đánh giá một trường đại học là vững mạnh, có triển vọng, khi mà tỷ lệ SV tốt nghiệp của nhà trường có việc làm không cao. Để có thể
  16. 16 cung ứng cho thị trường những lao động có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu của các nhà tuyển dụng, nhà trường cần phải nắm bắt nhu cầu của các bệnh viện, VSDLĐ nói riêng, của nền kinh tế nói chung. Chính ở đây, các bệnh viện, ĐVSDLĐ sẽ đóng vai trò là những nhà cung cấp thông tin để các trường đại học nắm được nhu cầu nhân lực 3.1.5. Dựa vào thực trạng của Trường Đại học Y Dược Thái Bình Trường ĐH YDTB là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ Y tế nằm trong hệ thống giáo dục đại học trong cả nước nên cơ cấu tổ chức và quản lý của Trường được thực hiện theo các quy định của Luật Giáo dục; Luật Giáo dục đại học; Điều lệ trường Đại học, đồng thời cũng được thực hiện theo các quy định về tổ chức và quản lý của ngành y tế. Với hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Trường đã và đang đào tạo đa ngành Y Dược với nhiều mã ngành đại học và sau đại học cho khu vực và cho cả nước. 3.1.6. Đảm bảo lợi ích của bệnh viện và nhà trường khi phối hợp đào tạo Lợi ích đối với nhà trường khi phối hợp đào tạo Lợi ích đối với bệnh viện khi phối hợp đào tạo Lợi ích phối hợp đối với người học Lợi ích đối với xã hội khi phối hợp đào tạo 3.1.7. Đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi Tính thực tiễn của các biện pháp đòi hỏi phải tìm các biện pháp quản lý phù hợp các hoàn cảnh, điều kiện, các nguồn lực, các yếu tố về môi trường, xã hội ảnh hưởng đến nhà trường. Bên cạnh đó, các biện pháp đề ra cũng phải phù hợp với các điều kiện thực tế của Trường (nhân lực, tài lực, cơ sở vật chất ). Có như vậy, các biện pháp đó mới đảm bảo tính hiệu quả. Đảm bảo tính khả thi: Yêu cầu này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng vào thực tiễn hoạt động quản lý phối hợp đào tạo một cách thuận lợi, trở thành hiện thực và đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý phối hợp đào tạo. Để đạt được điều này, khi đề xuất các biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể và chính xác. Các biện pháp phải được kiểm chứng, khảo nghiệm một cách có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện. 3.2. Đề xuất một số biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 3.2.1. Quản lý phối hợp trong việc nâng cao và phát huy các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo 3.2.1.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung của biện pháp 3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.2. Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo theo hướng gắn với các chuyên ngành mà bệnh viện có nhu cầu 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
  17. 17 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3. Quản lý phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện để khảo sát, xác định sát thực cụ thể hơn nữa nhu cầu về nhân lực của các bệnh viện 3.2.3.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.3.2. Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.4. Quản lý mở rộng phối hợp đào tạo và đa dạng hóa loại hình đào tạo 3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 3.2.4.3.Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.4.4.Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.5. Quản lý phối hợp với các bệnh viện trong việc đổi mới đánh giá kết quả học tập 3.2.5.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp. 3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.6. Quản lý hoạt động tư vấn và giới thiệu việc làm cho sinh viên sau đào tạo 3.2.6.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.6.2. Nội dung của biện pháp 3.2.6.3.Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.7. Quản lý phối hợp giữa nhà trường với các bệnh viện trong việc bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên về thực tiễn và những tiến bộ khoa học kĩ thuật, công nghệ mới của ngành 3.2.7.1.Mục tiêu của biện pháp 3.2.7.2. Nội dung của biện pháp 3.2.7.3. Cách thức thực hiện biện pháp 3.2.7.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình cần phải thực hiện đồng bộ các biện pháp đã trình bày ở trên (mục 3.2). Các biện pháp này có quan hệ hữu cơ chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống đồng bộ. Biện pháp 2 (mục 3.2.2) mang tính tiền đề, biện pháp 1,3,4,5,7 (mục 2.1.1, mục 3.2.3, mục 3.2.4, mục 3.2.5, mục 3.2.7) mang tính cơ bản, biện pháp 6 (mục 3.2.6) mang tính điều kiện.
  18. 18 BP BP BP Mối quan BP hệ giữa các BP biện pháp BP BP Sơ đồ 3.1. Mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐH YDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình 3.4.1. Mục đích khảo nghiệm Để đánh giá mức độ cần thiết và mức độ khả thi của biện pháp quản lý phối hợp, tác giả đã thiết kế bộ câu hỏi (Phụ lục 04) làm công cụ để trưng cầu ý kiến với 50 CBQL, GV trường ĐHYDTB, 50 CBQL, GVTG các bệnh viện, 100 cựu sinh viên đang làm việc tại các bệnh viện. Quy trình khảo sát thực hiện như sau: Bước 1: Xin ý kiến bằng phiếu khảo sát tới CBQL, GV trường ĐH YDTB. Bước 2: Xin ý kiến bằng phiếu khảo sát tới CBQL, GVTG ở các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình Bước 3: Xin ý kiến bằng phiếu khảo sát tới cựu sinh viên đang công tác tại các bệnh viện. Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu: số phiếu thu về là 200 phiếu. Đạt 100%. 3.4.2. Khảo nghiệm mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. - Cách đánh giá: Thông qua khảo sát - Thang điểm: Rất cần thiết: 3 điểm; Cần thiết: 2 điểm; không cần thiết: 1 điểm
  19. 19 Dựa vào kết quả bảng thống kê 3.1, lập biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của một số biện pháp phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình Bảng 3.1. Thống kê kết quả khảo sát về mức độ cần thiết của các biện pháp phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các BV trong tỉnh Thái Bình Mức độ cần thiết Điểm T Rất Không Thứ Các biện pháp Cần thiết trung T cần thiết cần thiết bậc bình SL % SL % SL % Quản lý phối hợp trong việc nâng 1 cao và phát huy các điều kiện đảm 198 99 2 1 0 0 2,98 2 bảo chất lượng đào tạo Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào 2 180 90 20 10 0 0 2,90 4 tạo theo hướng gắn với các lĩnh vực mà bệnh viện có nhu cầu Quản lý phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện để khảo sát, xác định 3 sát thực cụ thể hơn nữa nhu cầu về 175 87,5 25 12,5 0 0 2,88 6 nhân lực của các bệnh viện trong Tỉnh và ngoài tỉnh Quản lý mở rộng phối hợp đào tạo 4 178 89 22 11 0 0 2,89 5 và đa dạng hóa loại hình đào tạo Quản lý phối hợp với các bệnh 5 viện trong việc đổi mới đánh giá 190 95 10 5 0 0 2,95 3 kết quả học tập Quản lý hoạt động tư vấn đào tạo 6 và giới thiệu việc làm cho HSSV 200 100 0 0 0 0 3,00 1 sau đào tạo Quản lý phối hợp giữa nhà trường với các bệnh viện nhằm bồi dưỡng 7 cho đội ngũ GV hiểu biết về thực 165 82,5 35 17,5 0 0 2,83 7 tiễn và những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới của ngành Giá trị trung bình 7 tiêu chí 2,91 Qua kết quả trên Bảng 3.1. cho thấy, các ý kiến đánh giá mức độ cần thiết của 7 biện pháp đều khá cao, trong đó 100% ý kiến trả lời đều đánh giá mức độ cần thiết. Giá trị trung bình của các biện pháp đề xuất ở mức cao 2,91 so với giá trị cao nhất là 3,00 và giá trị thấp nhất là 2,83. Các biện pháp 1,2,5,6 đều có giá trị trung bình từ 2,90 trở lên. Điều đó cho thấy trong quá trình thực hiện các biện pháp cần ưu tiên các biện pháp 1,2,5,6. Theo tác giả, các biện pháp 3, 4,7 vẫn cần có sự quan tâm và đưa vào thực hiện mặc dù có giá trị trung bình thấp
  20. 20 hơn giá trị trung bình chung. Sự chênh lệch giữa các biện pháp được đánh giá cao nhất (3,00) với biện pháp được đánh giá thấp nhất (2,83) không nhiều. Điều này, chứng tỏ các biện pháp đề xuất ở trên là khả quan phù hợp với tình hình thực tế đào tạo và sử dụng lao động hiện nay của các bệnh viện. 3.4.3. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường Đại học Y Dược Thái Bình với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. - Cách đánh giá: Thông qua phiếu khảo sát - Thang điểm: Rất khả thi: 3 điểm; Khả thi: 2 điểm; Không khả thi: 1 điểm Dựa vào kết quả bảng thống kê 3.2, lập biểu đồ thể hiện kết quả khảo sát về mức độ khả thi của một số biện pháp phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. Bảng 3.2. Thống kê kết quả khảo sát về mức độ khả thi của các biện pháp phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các BV trong tỉnh Thái Bình Mức độ khả thi Điểm Rất Không Thứ TT Các biện pháp Khả thi trung khả thi khả thi bậc bình SL % SL % SL % Quản lý phối hợp trong việc nâng cao 1 và phát huy các điều kiện đảm bảo 175 87,5 25 12,7 0 0 2,88 4 chất lượng đào tạo Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch đào tạo theo 2 176 88 22 11 2 1 2,87 5 hướng gắn với các lĩnh vực mà bệnh viện có nhu cầu Quản lý phối hợp giữa nhà trường với bệnh viện để khảo sát, xác định sát 3 168 84 28 14 4 2 2,82 6 thực cụ thể hơn nữa nhu cầu về nhân lực của các bệnh viện trong Tỉnh Quản lý mở rộng phối hợp đ o tạo v 4 152 76 44 22 4 2 2,74 7 đa dạng hóa loại hình đào tạo Quản lý phối hợp với các bệnh viện 5 trong việc đổi mới đánh giá kết quả 182 91 18 9 0 0 2,91 3 học tập Quản lý hoạt động tư vấn đào tạo và 6 giới thiệu việc làm cho HSSV sau đào 192 96 8 4 0 0 2,96 2 tạo Quản lý phối hợp giữa nhà trường với các bệnh viện nhằm bồi dưỡng cho đội 7 ngũ GV hiểu biết về thực tiễn và 198 99 1 2 0 0 2,99 1 những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ mới của ngành Giá trị trung bình 7 tiêu chí 2,88
  21. 21 Qua kết quả trên bảng 3.2 cho thấy, các ý kiến đánh giá mức độ khả thi của 7 biện pháp đều khá cao, trong đó 100% ý kiến trả lời đều đánh giá mức độ khả thi. Giá trị trung bình của các biện pháp đề xuất ở mức cao 2,88 so với giá trị cao nhất là 2,99 và giá trị thấp nhất là 2,74. Các biện pháp 1,5,6,7 đều có giá trị trung bình từ 2,88 trở lên. Điều đó cho thấy trong quá trình thực hiện các biện pháp cần ưu tiên các biện pháp 1,5,6,7. . Theo tác giả, các biện pháp 2, 3, 4 có giá trị trung b nh thấp hơn giá trị trung b nh chung do khó thực hiện trong tn h h nh chung của cơ chế thị trường nhưng theo tác giả luận văn, nếu các biện pháp này vẫn được đưa vào thực hiện th sẽ nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo. Điều này cho thấy việc tăng cường quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện trong Tỉnh là rất khả thi. Thông qua 200 ý kiến đánh giá của CBQL, GV nhà trường, CBQL, GVTG tại các bệnh viện, cựu sinh viên đang làm việc tại các bệnh viện cho thấy đa số ý kiến nhất trí với 7 biện pháp trên về tính cần thiết và tính khả thi trong đó cần ưu tiên các biện pháp 1,5,6. Tuy nhiên, để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý phối hợp đào tạo giữa Trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình cần thực hiện đồng bộ và triệt để các biện pháp đã đề xuất. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Trong chương 3 tác giả đã xác định được các mục đích, nội dung cơ bản trong quản lý phối hợp đào tạo, đồng thời đã đề xuất 7 biện pháp quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện góp phần nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Các biện pháp được đề xuất dựa trên định hướng phát triển kinh tế xã hội kết hợp với thực tiễn về hoạt động phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các bệnh viện nói chung, giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình nói riêng. Các biện pháp đề xuất đã tập trung khắc phục được những điểm tồn tại và phát huy được những mặt mạnh trong công tác quản lý phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, và ở mỗi biện pháp cũng đã đề cập được cơ sở đề ra biện pháp, mục tiêu của biện pháp và cách thức tổ chức thực hiện. Tất cả các biện pháp đều được khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của chúng. Các biện pháp đề xuất được rút ra từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái B ình những năm vừa qua, dựa vào kết quả trưng cầu ý kiến của đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên nhà trường, sinh viên, cán bộ quản lý, các nhà chuyên môn, cán bộ công tác tại các bệnh viện. Kết quả khảo nghiệm đã xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
  22. 22 Các biện pháp đưa ra được nhà quản lý giáo dục, giảng viên, cán bộ quản lý, cựu sinh viên đánh giá có tính khả thi cao. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất phù hợp với thực tế, nếu được áp dụng vào thực tiễn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại trường ĐHYDTB trong thời gian tới. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Quản lý phối hợp đào tạo giữa trường đại học với các ĐVSDLĐ nói chung và giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình nói riêng là một trong những vấn đề mà Đảng và Nhà nước rất quan tâm trong giai đoạn hiện nay. Phối hợp đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết việc làm và có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng nguồn nhân lực y tế. Nó là điều kiện quan trọng nhất tạo thuận lợi cho quá trình giải quyết việc làm. Mối quan hệ giữa nhà trường và bệnh viện là mối quan hệ biện chứng. Sản phẩm của giáo dục đặc thù khối ngành khoa học sức khỏe là nguồn nhân lực phải đảm bảo chất lượng cả về y đức và y thuật. Để có được nguồn nhân lực ấy, cần có rất nhiều yếu tố trong đó có công tác quản lý phối hợp giữa nhà trường và bệnh viện. Làm tốt và nâng cao công tác phối hợp đào tạo giữa nhà trường với các bệnh viện là vấn đề cấp thiết để đảm bảo chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung, Trường ĐHYDTB nói riêng. Về cơ sở lý luận: Luận văn đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận về công tác quản lý, quản lý giáo dục, đào tạo theo đặc thù của ngành, chất lượng đào tạo ngành, nội dung quản lý đào tạo, nêu và phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã thực hiện được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, làm sáng tỏ các cơ sở lý luận, những khái niệm, những quan điểm, phương thức giáo dục và quản lý giáo dục đào tạo trong thời kỳ đổi mới hiện nay. Từ đó nêu lên tính cấp thiết phải áp dụng các biện pháp quản lý để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường ĐHYDTB. Về mặt thực tiễn: Tác giả tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu liên quan đến công tác phối hợp đào tạo giữa trường ĐHYDTB với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình, tiến hành tìm hiểu về công tác quản lý phối hợp đào tạo tại trường và lấy ý kiến đánh giá của CBQL, các nhà chuyên môn tại bệnh viện là những GVTG của Trường, những sinh viên đã ra trường và đang làm việc tại các bệnh viện. Trên cơ sở đó, thông qua luận văn tác giả đã nêu ra những thực trạng quản lý phối hợp trong việc đảm bảo chất lượng đào tạo, phương thức và hình thức phối hợp. mức độ quản lý phối hợp đào tạo, quy mô phối hợp, huy động các nhà chuyên môn của các bệnh viện tham gia xây dựng chương trình đào tạo tại trường ĐHYDTB Căn cứ vào mục tiêu đào tạo của nhà trường, trên cơ sở khảo sát thực Đề tài đề xuất 7 biện pháp cơ bản tăng cường phối hợp giữa trường ĐHYDTB với
  23. 23 các bệnh viện để nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội đặc biệt là các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Có thể coi đó là những biện pháp đột phá trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Các biện pháp đưa ra được các nhà quản lý giáo dục, giảng viên, cán bộ quản lý, các nhà chuyên môn, sinh viên đã tốt nghiệp ra trường đánh giá là rất cần thiết và có tính khả thi cao. Điều đó chứng tỏ rằng các biện pháp đề xuất phù hợp với quá trình đào tạo bước đầu đem lại những cơ sở lý luận có tính khả thi cao. Tuy nhiên những vấn đề mà luận văn nêu ra, kể cả những nhận định và kết luận của luận văn mới chỉ khép lại công việc nghiên cứu, hơn nữa thời gian hạn chế ảnh hưởng đến việc thu thập tài liệu, kiểm nghiệm nên kết quả khảo sát còn mang tính phương pháp nhiều hơn là thực tế do đó còn nhiều hạn chế và tiếp tục cần nghiên cứu hoàn thiện trong thời gian tới. Tác giả mong sẽ nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô, chuyên gia giáo dục và đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Y tế - Nghiên cứu ban hành chính sách về đào tạo, kiểm soát quá trình đào tạo, hỗ trợ các nguồn lực cho đào tạo, phối hợp với nhà trường để giải quyết việc làm cho sinh viên tốt nghiệp. - Tổ chức các hội thảo giao lưu giữa các trường đại học Y để trao đổi kinh nghiệm trong giảng dạy thực hành, quản lý giảng dạy học thực hành nói chung và giảng dạy, quản lý giảng dạy thực hành nói riêng - Xem xét hỗ trợ trang thiết bị, hệ thống cơ sở vật chất phục vụ công tác phối hợp đào tạo giữa Trường và các bệnh viện. 2.2. Đối với Bộ Giáo dục & ĐT - Bộ GD & ĐT cần nghiên cứu điều chỉnh chương trình khung, tăng thời lượng thực hành, bổ sung các nội dung có tính thực tiễn cao, yêu cầu kỹ năng thực hành. Cân đối số tiết học giữa lý thuyết và thực hành của các môn học cho phù hợp. - Bộ GD & ĐT tiếp tục cải tiến công tác kiểm tra đánh giá và các đợt thi cử - Tổ chức các Hội thảo chuyên môn về trao đổi, bồi dưỡng kỹ năng giảng dạy thực hành cho GV 2.2. Đối với Trường Đại học Y Dược Thái Bình  Đối với BGH Trường ĐHYDTB - Quy định cụ thể quyền hạn, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ môn liên quan về xây dựng kế hoạch thực tập lâm sàng và quản lý hoạt động thực tập lâm sàng của sinh viên trước mỗi năm học và báo cáo kết quả thường xuyên. - Triển khai, thực hiện hoạt động thực hành lâm sàng theo đúng tinh thần của Nghị định 111/2017/NĐ-CP ngày 5 tháng 10 năm 2017 của Thủ tướng chính phủ Quy định về “Tổ chức đào tạo thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe”.
  24. 24 - Chỉ đạo công tác rà soát, xây dựng lại chương trình đào tạo các mã ngành với sự tham gia của các chuyên gia tại các bệnh viện thực hành, của người học ,đảm bảo cho sinh viên tích lũy năng lực theo chuẩn năng lực cơ bản. - Chỉ đạo việc tăng cường cơ sở vật chất, bổ sung trang thiết bị cần thiết cho việc phối hợp đào tạo theo quy định. - Tiếp tục hoàn thiện hệ thống đào tạo theo tín chỉ, chuyển dần sang đào tạo hoàn toàn theo hệ thống tín chỉ. - Chỉ đạo các phòng chức năng bổ sung công cụ đánh giá liên quan đến năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, case study, giải quyết vấn đề dựa vào tình huống - Tăng cường triển khai các hoạt động khảo sát người học vè các hình thức kiểm tra, đánh giá và trong việc học thực hành tại các bệnh viện  Đối với các Khoa, BM. Lãnh đạo Khoa, BM phối hợp với phòng ĐT của Trường, các khoa có sinh viên đi thực tập tại các bệnh viện giải quyết tốt các vấn đề phát sinh trong quá trình thực tập lâm sàng của sinh viên. 2.3. Đối với các bệnh viện trong tỉnh Thái Bình Lập kế hoạch chi tiết về tham gia công tác định hướng mục tiêu đào tạo và đưa ra các yêu cầu về tri thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên qua đào tạo và tham gia vào quá trình đào tạo để kiểm tra công tác đào tạo và chất lượng sản phẩm đào tạo. Yêu cầu chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm đối với các cán bộ là GVTG của Trường. Đồng thời cần phải thực hiện nghĩa vụ hỗ trợ nhà trường về các mặt trong phối hợp đào tạo như: cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật