Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN

pdf 24 trang phuongvu95 5131
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_kiem_tra_danh_gia_ket_qua.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN

  1. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đánh giá kết quả học tập của sinh viên là một khâu quan trọng và cần thiết trong quy trình đào tạo sinh viên đang học tập tại trường. Thông qua đánh giá, nhà quản lý giáo dục, thầy cô giáo biết được họ đang làm tốt cái gì và cần thay đổi cái gì để có thể đào tạo sinh viên tốt hơn. Đồng thời thông qua đó, sinh viên cũng biết được họ tiếp thu được cái gì và cái gì chưa tiếp thu được. Kết quả học tập giúp cho sinh viên hiểu được họ đạt chuẩn đào tạo và mục tiêu đào tạo ở mức độ nào. Ngoài ra kết quả này còn nói lên khả năng và chất lượng đào tạo của một trường, cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các công ty, xí nghiệp Như vậy, muốn biết năng lực, khả năng và các yếu tố cần thiết của một người học, điểm học tập là chỉ số rõ nhất và quan trọng nhất để hiểu về sinh viên đó. Điều đó cho thấy điểm của sinh viên đóng vai trò rất quan trọng. Nếu các điểm số cho thấy kết quả cuối cùng không phản ánh đúng được năng lực thực sự của người học sẽ là một vấn đề nghiêm trọng đối với công tác giáo dục, đào tạo và việc sử dụng nhân lực trong xã hội. Trong những năm gần đây, từ khi Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập năm 2003, công tác đánh giá kết quả học tập sinh viên được chú trọng nhiều hơn, việc ứng dụng phương pháp thi trắc nghiệm khách quan được triển khai rộng khắp từ tuyển sinh Đại học đầu vào đến các đề thi học kỳ và thi tốt nghiệp (đầu ra). Năm 2006, Bộ giáo duc và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) ban hành quy chế 25 về đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy. Theo đó các trường Đại học và Cao đẳng thực hiện đào tạo theo học chế mềm dẻo, kết hợp niên chế với học phần. Đại hội XI của Đảng xác định “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới văn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế. Trong đó nhấn mạnh: Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan. Việc thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo cần từng bước theo các tiêu chí tiên tiến được xã hội và cộng đồng giáo dục thế giới tin cậy và công nhận. Phối hợp sử dụng kết quả đánh giá trong quá trình học với đánh giá cuối kỳ, cuối năm học; đánh giá của người dạy với tự đánh giá của người học, đánh giá của nhà trường với đánh giá của gia đình và của xã hội”.
  2. 2 Trường Cao ®¼ng ASEAN là một trong những trường Cao ®¼ng ®µo t¹o ngµnh Y - D•îc cã uy tÝn trong n•íc vµ c¸c n•íc trªn quèc tÕ. MÆc dï Tr•êng míi ®i vµo ho¹t ®éng ®•îc 07 n¨m, nh•ng trong thêi gian qua nhµ Tr•êng ®· đào nh÷ng nguồn nhân lực cho ngành y tế, có nhiều thành tích đáng kể trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, phục vụ xã hội và phát triển đất nước. Các chương trình đào tạo của trường đã được đa dạng hóa bao gồm cả đào tạo chính quy và liên thông để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực ngành Dược và Điều dưỡng cho xã hội. Tuy nhiên trong quản lý hoạt động ĐGKQHT của SV hiện nay còn nhiều điểm bất cập với những biểu hiện cụ thể như: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về KT, ĐGKQHT còn thiếu đồng bộ, chậm đổi mới, năng lực của bộ máy và nhân lực thực hiện ĐGKQHT của trường chưa có tính hệ thống. Với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường Cao đẳng ASEAN, em đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, thực tiễn về hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng ASEAN, nói riêng từ đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Nghiên cứu thực trạng hoạt động quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu Hoạt động kiểm tra, đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN. 4.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN.
  3. 3 5. Giả thuyết khoa học Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong các trường cao đẳng là hoạt động cần thiết. Nếu các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng ASEAN đề xuất phù hợp thì có thể nâng cao hiệu quả đánh giá kết quả học tập của sinh viên, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng ASEAN. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Giới hạn nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên Cao đẳng Dược trong 3 năm: 2014-2015 đến nay. Phạm vi nghiên cứu: Chỉ nghiên cứu hoạt động quản lý kiểm tra đánh gía kết quả học tập của sinh viên Cao đẳng Dược hệ chính quy trường Cao đẳng ASEAN. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Nhóm phương pháp thực tiễn 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu; Kết luận và khuyến nghị; Tài liệu tham khảo, luận văn được thể hiện trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng ASEAN. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng ASEAN.
  4. 4 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG 1.1. Sơ lược nghiên cứu vấn đề Quản lý kiểm tra, đánh giá là một quá trình hoạt động thu thập thông tin và giải quyết thông tin có liên quan đến việc dạy và học của giảng viên và học sinh, đồng thời qua công tác này Ban Giám hiệu nhà trường, đặc biệt là Hiệu trưởng nắm vững chất lượng giáo dục nói chung và kết quả học tập của học sinh nói riêng để từ đó có biện pháp phù hợp giúp giảng viên và học sinh đảm bảo mục tiêu giáo dục. 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 1.2.1. Quản lý và quản lý giáo dục 1.2.1.1. Quản lý Quản lý một tổ chức với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ thống, vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra. LẬP KẾ HOẠCH KIỂM TRA THÔNG TIN TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO Sơ đồ 1.1: Các chức năng quản lý trong một chu trình quản lý 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động liên tục, có tổ chức, có chủ đích của chủ thể QLGD đến đối tượng QL nhằm đưa hoạt động GD đạt được mục tiêu đề ra. 1.2.2. Kiểm tra Kiểm tra là xác định mục đích, nội dung, lựa chọn, tập hợp những số liệu, bằng chứng để xác định mức độ đạt được của người học trong quá trình học tập, rèn luyện và phát triển.
  5. 5 1.2.3. Kết quả học tập và đánh giá kết quả học tập *Kết quả học tập: Là bằng chứng sự thành công của người học về kiến thức, kĩ năng, năng lực, thái độ đã được đặt ra trong mục tiêu giáo dục, là kết quả của một môn học, một chuyên ngành hay của cả một khóa đào tạo bao gồm các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà họ tích lũy được và phát triển trong suốt khóa học. *Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập: là đánh giá chất lượng, xác định kết quả học tập và rèn luyện theo mục tiêu, chuẩn mực đào tạo trên cơ sở đó động viên, uốn nắn, điều chỉnh và giúp đỡ người học tập và rèn luyện tốt hơn. 1.2.4. Đánh giá Đánh giá trong giáo dục là quá trình tiến hành có hệ thống, xác định mức độ mà đối tượng đạt được các mục tiêu GD nhất định. Khái niệm này nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa mục tiêu và việc thực hiện, cũng có nghĩa là xem xét sự phù hợp với mục đích đánh giá và đối tượng đánh giá. Đánh giá là quá trình thu thập và xử lý thông tin một cách có hệ thống nhằm xác định mục tiêu đã và đang đạt được ở mức độ nào. Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy. Quản lý hoạt động KTĐG là quá trình tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch vào việc thực hiện kiểm tra đánh giá của đối tượng được quản lý, thu thập và xử lý thông tin về những hiện tượng xã hội, hành vi hoạt động của đối tượng, xác định những giá trị của chúng tương xứng với những chuẩn mực nhất định và điều chỉnh những tác động trong quá trình quản lý. 1.2.5. Biện pháp quản lý Biện pháp quản lý là tổng thể những cách thức tiến hành của chủ thể quản lý bằng những phương tiện khác nhau nhằm tác động đến khách thể bị quản lý để giải quyết những vấn đề trong chuỗi hoạt động làm cho hệ đó vận hành đạt mục tiêu mà chủ thể quản lý đề ra. 1.3. Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng 1.3.1. Trường cao đẳng trong hệ thống giáo dục quốc dân 1.3.1.1. Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng 1.3.1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn, quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của trường cao đẳng
  6. 6 1.3.2. Chuẩn kiến thức kỹ năng Chuẩn kiến thức kỹ năng là hệ thống các tiêu chí quy định đối với sinh viên (về định tính và định lượng) như: phẩm chất đạo đức, kết quả học tập, năng lực, kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà sinh viên cần đạt được phải đáp ứng được nhu cầu xã hội. 1.3.2.1. Phân loại mức độ cần đạt được về kiến thức kĩ năng 1.3.2.2. Yêu cầu kiểm tra đánh giá bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng 1.3.2.3. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá theo chuẩn KT - KN nói riêng - Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá + Đảm bảo tính toàn diện + Đảm bảo độ tin cậy + Đảm bảo tính khả thi + Đảm bảo hiệu quả + Đảm bảo yêu cầu phân hoá - Hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá theo chuẩn KT-KN + Bước 1: Xác định mục đích kiểm tra đánh giá + Bước 2: Xác định nội dung kiểm tra đánh giá + Bước 3: Xác định các mức độ kiểm tra đánh giá + Bước 4: Biên soạn câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra + Bước 5: Tổ chức kiểm tra, đánh giá + Bước 6: Xử lý kết quả kiểm tra, đánh giá 1.3.3. Quy chế kiểm tra đánh giá Tại các trường đại học đang áp dụng hai quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy là: quy chế 25/2206/QĐ-BGD-ĐT ngày 26 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho các trường đào tạo theo niên chế; quy chế 43/2007/QĐ-BGD-ĐT ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho các trường đào tạo theo tín chỉ. 1.3.4. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập Kết quả học tập là bằng chứng sự thành công của học sinh/sinh viên về kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ được đặt ra trong mục tiêu giáo dục. Đánh giá năng lực học tập gồm có đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ: - Đánh giá kiến thức; đánh giá theo cấp độ: biết - hiểu - ứng dụng - phân tích - tổng hợp - đánh giá; khả năng diễn đạt tư tưởng, ứng xử - Đánh giá kỹ năng: đánh giá kỹ năng thực hiện có kết quả hoạt động trên cơ sở tri thức có được; đánh giá các kỹ năng: đọc, viết, lao động, tư
  7. 7 duy đặc biệt đánh giá các kỹ năng cụ thể sau: biết vận dụng kiến thức, kỹ năng nhận biết, biết học tập theo nề nếp, có phương pháp, biết tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập của mình. - Đánh giá thái độ: đánh giá theo cấp độ của thái độ: tiếp thu - hưởng ứng - đánh giá - tổ chức lại hệ thống giá trị mới - hành động theo giá trị mới. Đặc biệt đánh giá cả thái độ: ham hiểu biết, tự giác học tập, thu vào những điều đã học, không tin vào những điều trái khoa học, không đồng tình với những hành động vi phạm kỷ luật học tập, không thật thà trong học tập. - Phẩm chất đạo đức: tập trung vào đánh giá đạo đức (tri thức đạo đức, niềm tin đạo đức) và hành vi đạo đức được thông qua (tính chính xác, tính phổ biến, tính ổn định, động cơ của hành vi). 1.3.5. Vai trò và tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.3.5.1. Vai trò của kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.3.5.1. Tầm quan trọng của kiểm tra đánh giá kết quả học tập 1.4. Nội dung quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 1.4.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá Hiện nay một số trường cao đẳng đã áp dụng phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vẫn con không ít trường cao đẳng vẫn sử dụng phương thức đào tạo theo niên chế. Về kế hoạch kiểm tra đánh giá cũng tùy theo từng phương thức đào tạo và kế hoạch năm học xây dựng của từng trường, sinh viên có thể thi theo hình thức cuốn chiếu, hoặc thi tập trung 1 năm 2 đợt vào cuối mỗi học kì. 1.4.2. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá 1.4.2.1. Ra đề 1.4.2.2. Tổ chức thi 1.4.2.3. Dọc phách, chấm thi và lên điểm 1.4.2.4. Lưu giữ kết quả 1.4.3. Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá Đánh giá là một khâu quan trọng và gắn liền mật thiết với hoạt động giảng dạy. Mục tiêu đề ra cho công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập là phải đo được mức độ đạt được so với mục tiêu của học phần. Do đó yêu cầu công tác đánh giá phải bám sát vào mục tiêu học tập đã được xây dựng trong chương trình chi tiết học phần và hằng năm phải rà soát để xem xét tính phù hợp so với yêu cầu đào tạo và thực tiễn.
  8. 8 1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng 1.5.1. Yếu tố khách quan 1.5.2. Yếu tố chủ quan Kết luận chương 1 Nội dung chương 1 đề cập đến cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng. Vấn đề lý luận liên quan đến đề tài được chia thành 4 phần lớn: tổng quan nghiên cứu vấn đề, một số khái niệm và nội dung có liên quan, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên và nội dung quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường đại học. Từ việc nêu lên những khái niệm cơ bản như: kiểm tra, đánh giá, KT đánh giá KQHT ; luận văn cũng trình bày các vấn đề lý luận cơ bản về mục đích, yêu cầu và đề ra được quy trình chung về KTĐG kết quả học tập của SV. Tiếp theo luận văn cũng trình bày được vai trò, chức năng, nhiệm vụ cơ bản của trường cao đẳng, các vấn đề lý luận của QLGD, QL ở trường cao đẳng. Trên cơ sở của quản lý giáo dục đã xây dựng được khung lý luận về QL hoạt động KTĐG kết quả học tập của sinh viên. Phần lý luận chung này là cơ sở để nghiên cứu hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trường cao đẳng ASEAN. Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên có ý nghĩa rất to lớn trong công tác đào tạo. Vì vậy, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên phải thể hiện rõ tính toàn diện, tính thống nhất, tính hệ thống, tính khoa học cho nên trong việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên chỉ thực sự có ý nghĩa giáo dục khi được tiến hành theo đúng những yêu cầu của khoa học giáo dục. Chính vì vậy, cần phải nắm vững cơ sở lý luận để từ đó có thể tìm ra các biện pháp cụ thể, với đặc thù của mỗi trường, mỗi chuyên ngành đào tạo đặc biệt là chuyên ngành dược. Có như vậy mới nâng cao chất lượng đào tạo theo mục tiêu đề ra.
  9. 9 Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN 2.1. Khái quát về trường cao đẳng ASEAN 2.1.1. Sơ lược lịch sử phát triển Trường Cao đẳng ASEAN được thành lập theo quyết định số 5724/QĐ- BGDĐT ngày 13/12/2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặt tại huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên là cơ sở giáo dục tư thục được xây dựng từ năm 2007. Mục tiêu của Nhà trường là tạo nhiều cơ hội học tập chất lượng cao cho cộng đồng, đặc biệt là vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. 2.1.2. Sứ mạng và nhiệm vụ 2.1.2.1. Sứ mạng 2.1.2.2. Nhiệm vụ 2.1.3. Cơ cấu đội ngũ Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ giảng viên Trình độ, Tổng số Giảng viên Giảng viên STT học hàm giảng viên cơ hữu thỉnh giảng 1 Phó Giáo sư 14 05 09 2 Tiến sĩ 44 24 20 3 Thạc sĩ 94 81 13 4 Đại học, CĐ 234 217 6 Tổng số 364 316 48 (Nguồn: Phòng tổ chức cán bộ - Cao đẳng ASEAN, năm 2017) 2.1.4. Nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế Ngay từ khi mới thành lập, trường đã xác định NCKH là một trong hai nhiệm vụ trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Trong chiến lược phát triển, trường đã có nhiều chủ trương, biện pháp thiết thực để khuyến khích, hỗ trợ cho cán bộ, giảng viên tham gia NCKH. Trong 5 năm gần đây, trường đã tổ chức triển khai 20 đề tài cấp Tỉnh, và hỗ trợ kinh phí để cán bộ GV tham gia NCKH với 196 đề tài cấp cơ sở góp phần thúc đẩy hoạt động NCKH trong trường nói riêng và phát triển ngành Y – Dược nói chung. Nhiều đề tài khoa học được đánh giá cao, đạt nhiều giải thưởng uy tín của ngành, ứng dụng thiết thực vào công tác giảng dạy, nghiên cứu tại trường và thực nghiệm chuyên môn tại các cơ sở y tế, bệnh viện và các nhà thuốc. Nhà trường còn mở rộng liên kết đào tạo với các trường, các Học viện, học viện, tổng cục, các cơ sở y tế, các doanh nghiệp để trao đổi thông tin, tư liệu bồi dưỡng cán bộ, hợp tác giải quyết những vấn đề thực tiễn chuyên môn.
  10. 10 2.1.5. Mục tiêu và quy mô đào tạo 2.1.5.1. Mục tiêu 2.1.5.2. Quy mô đào tạo Hiện tại, Trường Cao đẳng ASEAN đang đào tạo ở 2 trình độ là Trung cấp và Cao đẳng, cụ thể: - Số lượng chuyên ngành đào tạo trình độ Cao đẳng: 05 chuyên ngành - Số lượng chuyên ngành đào tạo trình độ Trung cấp: 2 chuyên ngành 2.1.6. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo của trường * Cơ sở vật chất: Tổng diện tích nhà trường có: 5.7 ha, trong đó đã xây dựng: - Khu giảng đường: 16.140 m2; - Khu thực hành: 3.290 m2; - Ký túc xá: 14.000 m2; - Sân vận động, khu thể dục thể thao: 10.000 m2. * Tài chính: Tổng vốn đầu tư của nhà trường trên 250 tỷ đồng. Trong đó, vốn pháp định là 50 tỷ đồng còn lại là vốn góp của các cổ đông và vốn vay ngân hàng. * Quy mô đào tạo Tính tới thời điểm hiện nay, quy mô đào tạo của nhà trường tăng hàng năm. Lưu lượng HSSV hàng năm tại trường: gần 3000 HSSV. HSSV của nhà trường tốt nghiệp hàng năm: Gần 1000 sinh viên; Tỷ lệ tốt nghiệp khá, giỏi có trên 40%, và trên 60% HSSV tốt nghiệp khi ra trường đã có việc làm. (Nguồn: Phòng quản trị - Trường Cao đẳng ASEAN). 2.2. Thực trạng về hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường Cao đẳng ASEAN. 2.2.1. Hoạt động đánh giá quá trình - Ra đề thi: Giảng viên chủ động ra các câu hỏi liên quan đến bài học ngay tại lớp, sinh viên không được thông báo kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra. Điều này chứng tỏ nhà trường chưa có quy định nào về đánh giá quá trình. - Tổ chức thi: Thực hiện ngay tại lớp học của mình. - Chấm thi: Giảng viên phụ trách môn học đó thu bài chấm điểm cho từng sinh viên. 2.2.2. Hoạt động đánh giá học phần - Ra đề thi: Ra đề thi là khâu quan trọng trong đánh giá kết quả học tập của sinh viên, một đề thi tốt sẽ đánh giá đúng được năng lực của sinh viên. - Tổ chức thi: - Chấm thi:
  11. 11 Công tác chấm thi được thực hiện theo nguyên tắc công khai, công bằng, khách quan, chính xác. 2.2.3. Thực trạng kết quả học tập hệ cao đẳng chính quy ngành Dược Bảng 2.3. Kết quả học tập hệ cao đẳng chính quy ngành dược Năm học: 2014-2015 Năm học: 2015-2016 Tổng số SV: 575 Tổng số SV: 610 TT Tên học phần Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % NLCB của CN 1 112 19.5 275 47.8 188 32.7 185 30.3 276 45.2 149 24.4 Mác lênin1 NLCB của CN 2 157 27.3 259 45.0 159 27.7 165 27.0 224 36.7 221 36.2 Mác lênin2 Đường lối CM 3 120 20.9 289 50.3 166 28.9 156 25.6 304 49.8 150 24.6 của ĐCSVN 4 Tư tưởng HCM 156 27.1 263 45.7 156 27.1 173 28.4 279 45.7 158 25.9 5 Tiếng Anh 1 176 30.6 243 42.3 156 27.1 158 25.9 301 49.3 151 24.8 6 Tiếng Anh 2 182 31.7 214 37.2 179 31.1 183 30.0 254 41.6 173 28.4 7 Tiếng Anh 3 217 37.7 192 33.4 166 28.9 175 28.7 268 43.9 167 27.4 8 Vật lý Đại cương 153 26.6 223 38.8 199 34.6 134 22.0 286 46.9 190 31.1 9 Tin học 181 31.5 226 39.3 168 29.2 167 27.4 271 44.4 172 28.2 Xác suất-Thống 10 157 27.3 236 41.0 182 31.7 158 25.9 289 47.4 163 26.7 kê Y Dược Sinh học và di 11 167 29.0 245 42.6 163 28.3 145 23.8 240 39.3 225 36.9 truyền Hóa học đại 12 213 37.0 198 34.4 164 28.5 184 30.2 281 46.1 145 23.8 cương vô cơ Vi sinh - Ký sinh 13 107 18.6 289 50.3 179 31.1 164 26.9 276 45.2 170 27.9 trùng Giải phẫu - Sinh 15 130 22.6 281 48.9 164 28.5 175 28.7 267 43.8 168 27.5 lý 16 Hóa Hữu cơ 127 22.1 295 51.3 153 26.6 159 26.1 253 41.5 198 32.5 17 Hóa Phân tích 175 30.4 249 43.3 151 26.3 176 28.9 274 44.9 160 26.2 18 Hóa Sinh 140 24.3 247 43.0 188 32.7 132 21.6 283 46.4 195 32.0 19 Kỹ năng mềm 135 23.5 243 42.3 197 34.3 157 25.7 245 40.2 208 34.1 20 Thực vật 178 31.0 198 34.4 199 34.6 169 27.7 273 44.8 168 27.5 21 Bệnh học 168 29.2 245 42.6 162 28.2 179 29.3 264 43.3 167 27.4 22 Hóa Dược 185 32.2 225 39.1 165 28.7 148 24.3 298 48.9 164 26.9
  12. 12 Năm học: 2014-2015 Năm học: 2015-2016 Tổng số SV: 575 Tổng số SV: 610 TT Tên học phần Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB SL % SL % SL % SL % SL % SL % 23 Dược liệu 159 27.7 237 41.2 179 31.1 165 27.0 279 45.7 166 27.2 24 Dược lý 1 121 21.0 249 43.3 205 35.7 179 29.3 258 42.3 173 28.4 25 Dược lý 2 139 24.2 237 41.2 199 34.6 172 28.2 251 41.1 187 30.7 26 Bào chế 1 145 25.2 258 44.9 172 29.9 175 28.7 260 42.6 175 28.7 27 Bào chế 2 168 29.2 231 40.2 176 30.6 160 26.2 280 45.9 170 27.9 28 Kiểm nghiệm 165 28.7 241 41.9 169 29.4 180 29.5 277 45.4 153 25.1 Quản lý tồn trữ 29 157 27.3 262 45.6 156 27.1 181 29.7 296 48.5 133 21.8 thuốc 30 Dược lâm sàng 143 24.9 233 40.5 199 34.6 172 28.2 276 45.2 162 26.6 31 Kinh tế Dược 210 36.5 198 34.4 167 29.0 190 31.1 245 40.2 175 28.7 Đảm bảo chất 32 164 28.5 215 37.4 196 34.1 193 31.6 237 38.9 180 29.5 lượng thuốc 33 Pháp chế Dược 168 29.2 238 41.4 169 29.4 179 29.3 281 46.1 150 24.6 Dược học cổ 34 149 25.9 235 40.9 191 33.2 186 30.5 279 45.7 145 23.8 truyền 35 Thực tế ngành 158 27.5 287 49.9 130 22.6 166 27.2 301 49.3 143 23.4 Thực tập tốt 36 310 53.9 208 36.2 57 9.9 250 41.0 302 49.5 58 9.5 nghiệp Khóa luận TN 37 178 31.0 312 54.3 85 14.8 215 35.2 316 51.8 79 13.0 hoặc thi TN (Nguồn: Phòng đào tạo, trường cao đẳng ASEAN, tính đến tháng 03/2017) Kết quả thu được của bảng 2.3 cho thấy, với 34 học phần cho ngành Dược hệ cao đẳng chính quy, không kể thực tập và khóa luận tốt nghiệp. Nhìn vào bảng kết quả học tập có thể nhận thấy các môn học về cơ bản tỷ lệ khá, giỏi năm sau tăng hơn năm trước, đặc biệt là các môn chuyên ngành. 2.3. Thực trạng quản lý hoạt động đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường cao đẳng ASEAN Để tìm hiểu thực trạng QL hoạt động ĐGKQHT của SV ở trường Cao đẳng ASEAN, tiến hành khảo sát với 130 CBQL, GV và chuyên viên về những nội dung liên quan đến nghiên cứu được thể hiện trong phụ lục 1. Kết quả khảo sát thực trạng thu được như sau:
  13. 13 2.3.1. Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá Bảng 2.4. Kết quả hoạt động xây dựng kế hoạch KTĐG Mức độ thực hiện T Bình Chưa Nội dung Rất tốt Tốt T thường tốt SL % SL % SL % SL % Xây dựng KH thi theo KH 1 89 68.46 36 27.69 5 3.85 0 0.00 đào tạo Thông báo KH thi cho SV 2 45 34.62 52 40.00 30 23.08 3 2.31 đúng quy định Bố trí và sắp xếp các môn 3 86 66.15 36 27.69 7 5.38 1 0.77 thi hợp lý KH phòng thi rõ ràng, dễ 4 52 40.00 51 39.23 26 20.00 1 0.77 theo dõi KH phân công cán bộ coi 5 87 66.92 33 25.38 10 7.69 0 0.00 thi cụ thể 6 Thời gian coi thi hợp lý 37 28.46 85 65.38 8 6.15 0 0.00 7 KH chấm thi rõ ràng 26 20.00 43 33.08 52 40.00 9 6.92 KH thông báo điểm cho 8 sinh viên và nhận đơn phúc 32 24.62 76 58.46 17 13.08 5 3.85 tra Kết quả bảng 2.4 cho thấy công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá đa phần được đánh giá ở mức độ thực hiện là “rất tốt” và “tốt”. Nội dung “Xây dựng KH thi theo KH đào tạo” được đánh giá “Rất tốt” lên tới 68.46 % và chỉ có 3.85% ý kiến đánh giá là “Bình thường”. 2.3.2. Thực trạng tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá Bảng 2.5. Thực trạng kết quả tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTĐG Mức độ thực hiện Bình TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt thường SL % SL % SL % SL % Triển khai tổ chức kế hoạch thi đã 1 85 65.38 35 26.92 10 7.69 0 0.00 được phê duyệt 2 Phân công công việc rõ ràng 38 29.23 41 31.54 41 31.54 10 7.69 Chỉ đạo thực hiện kế hoạch thanh 3 35 26.92 52 40.00 32 24.62 11 8.46 tra, kiểm tra đảm bảo 4 Công tác tổ chức thi nghiêm túc 39 30.00 48 36.92 34 26.15 9 6.92 Chỉ đạo đánh phách, chấm thi và 5 89 68.46 33 25.38 8 6.15 0 0.00 lên điểm cụ thể
  14. 14 Mức độ thực hiện Bình TT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt thường SL % SL % SL % SL % Chỉ đạo giám sát nghiêm túc trong 6 21 16.15 27 20.77 70 53.85 12 9.23 mỗi buổi thi Tổ chức chấm thi thực hiện nghiêm 7 40 30.77 63 48.46 21 16.15 6 4.62 túc theo quy chế 8 Quản lý kết quả thi đúng quy định 78 60.00 36 27.69 12 9.23 4 3.08 Kết quả bảng 2.5 cho thấy kết quả đánh giá tổ chức, chỉ đạo thực hiện kế hoạch KTĐG của Trường cao đẳng ASEAN tương đối nghiêm túc, có rất nhiều các ý kiến đánh giá là “Tốt” và “Rất tốt”. Để đạt được kết quả này là nhờ vào sự quan tâm và chỉ đạo của Ban Giám hiệu nhà trường, sự phối hợp hài hòa giữa các Bộ phận có liên quan đến công tác KTĐG và kế hoạch kiểm tra đánh giá rõ ràng, khoa học. 2.3.3. Thực trạng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng thực hiện kế hoạch KTĐG Mức độ thực hiện Bình STT Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt thường SL % SL % SL % SL % Kết quả thực hiện kế hoạch thi 1 72 55.38 53 40.77 5 3.85 0 0.00 được triển khai cụ thể Thực hiện KH đánh giá kết 2 42 32.31 45 34.62 36 27.69 7 5.38 quả coi thi Thực hiện KH đánh giá kết 3 74 56.92 39 30.00 15 11.54 2 1.54 quả chấm thi Thực hiện KH đánh giá kết 4 91 70.00 36 27.69 3 2.31 0 0.00 quả lên điểm Thực hiện kế hoạch đánh giá 5 kết quả, thông báo kết quả 78 60.00 38 29.23 9 6.92 5 3.85 điểm thi, điểm phúc khảo Kết quả Bảng 2.6 cho thấy việc đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch kiểm tra đánh giá của Trường cao đẳng ASEAN nhìn chung là khá tốt. Rất nhiều các ý kiến đánh giá là “Tốt” và “Rất tốt”. Nội dung “Thực hiện kế hoạch đánh giá kết quả lên điểm” có tới 70.00% là “Rất tốt” và 27.69% đánh giá là “Tốt” và chỉ có 2.31% đánh giá là “Bình thường”.
  15. 15 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên 2.4.1. Điểm mạnh 2.4.2. Hạn chế 2.4.3. Nguyên nhân Kết luận chương 2 Qua phần thực trạng ở trên ta có thể thấy hiện nay Trường cao đẳng ASEAN đã phát triển về quy mô, đa dạng hóa các loại hình ngành nghề đào tạo. Chương trình đạo tạo đã thể hiện được mục tiêu giáo dục, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi, cấu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo. Với điều kiện ngày càng tăng nhanh số ngành học cũng như số lượng sinh viên tăng lên, nhà trường đã chú trọng hơn đến công tác KTĐG KQHT của SV tại trường cao đẳng ASEAN Trong chương này luận văn đã đánh giá được thực trạng của Trường cao đẳng ASEAN từ lịch sử hình thành phát triển, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, chương trình, quy mô đào tạo. Luận văn cũng đã phản ánh được thực trạng việc quản lý hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên tại trường từ khâu đầu tiên xây dựng kế hoạch KTĐG, tổ chức và chỉ đạo kế hoạch KTĐG và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch KTĐG. Qua kết quả thu được từ việc khảo sát bằng phiếu hỏi từ 130 cán bộ quản lý, giảng viên và chuyên viên trong trường, tác giả đã đánh giá được thực trạng công tác KTĐG KQHT của SV nhà trường đã có những thành quả nhất định về công tác lập kế hoạch và thực hiện KH KTĐG, thời gian thi và phân công cán bộ coi thi hợp lý (2CB/1 phòng thi/30 SV), quản lý điểm thi an toàn, chính xác, lên điểm nhanh, chính xác Bên cạnh đó vẫn còn một vài hạn chế cần được khắc phục như: việc lập kế hoạch thi cần được làm cụ thể và báo trước cho Bộ môn và sinh viên ngay từ đầu năm học, chưa có sự phân công cụ thể trách nhiệm của các bộ phận tham gia quá trình KTĐG, công tác coi thi còn chưa nghiêm túc, chưa có kế hoạch chấm thi cụ thể, công tác giám sát thi còn chưa được thường xuyên, chưa quản lý được việc phúc tra bài thi của sinh viên Qua đó cũng đã thấy được những điểm mạnh, những việc đã làm được và những thiếu sót, hạn chế để từ đó đề ra các giải pháp thích hợp.
  16. 16 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Ở TRƯỜNG CAO ĐẲNG ASEAN 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Đảm bảo tính hệ thống Trong quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên ở trường cao đẳng ASEAN thì các biện pháp phải có mối quan hệ biện chứng, chúng liên kết tác động hỗ trợ lẫn nhau trong một chỉnh thể thống nhất. 3.1.2. Đảm bảo tính toàn diện Căn cứ vào điều kiện thực tiễn của nhà trường về các nguồn nhân lực, vật lực và những yếu tố ảnh hưởng bên trong và ngoài nhà trường để đề xuất các biện pháp quản lý một cách phù hợp. 3.1.3. Đảm bảo tính khả thi Các biện pháp đưa ra phải đảm bảo tính khả thi tức các biện pháp đưa ra phải thực hiện được một cách có hiệu quả và phù hợp, thuận lợi cho giảng viên và sinh viên trong nhà trường, phải thuyết phục được nhà quản lý nếu không sẽ thiếu tính khả thi và không áp dụng được. 3.1.4. Đảm bảo tính kế thừa Khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên ở trường cao đẳng ASEAN không thể phủ nhận hoàn toàn những biện pháp trước đó mà luôn tìm ra những hạn chế, những bất hợp lý để sửa đổi một cách phù hợp. 3.2. Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên tại trường cao đẳng ASEAN 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập 3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.1.2. Nội dung biện pháp 3.2.1.3. Cách thực hiện biện pháp 3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.2. Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy định về ra đề, coi thi, chấm thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khảo thí 3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp 3.2.2.2. Nội dung của biện pháp 3.2.2.3. Cách thực hiện biện pháp 3.2.2.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.3. Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác khảo thí nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ
  17. 17 3.2.3.1. Mục đích của biện pháp 3.2.3.2. Nội dung của biện pháp 3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp 3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.2.4. Chỉ đạo thực hiện công tác diều chỉnh và bổ sung hệ thông câu hỏi trong ngân hàng thi phù hợp với chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục 3.2.4.1. Mục đích của biện pháp 3.2.4.2. Nội dung của biện pháp 3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp 3.2.4.4. Điều kiện thực hiện 3.2.5. Đổi mới quản lý kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch thi đảm bảo tính chính xác và thuận lợi trong việc kiểm tra 3.2.5.1. Mục đích của biện pháp 3.2.5.2. Nội dung của biện pháp 3.2.5.3. Cách thực hiện 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện 3.2.6. Tăng cường kiểm tra các hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi 3.2.6.1. Mục đích của biện pháp 3.2.6.2. Nội dung thực hiện biện pháp 3.2.6.3. Cách thực hiện biện pháp 3.2.6.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp Trên đây là 6 biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trường cao đẳng ASEAN. Các biện pháp đề xuất đều xuất phát từ thực tiễn quản lý của trường trường cao đẳng ASEAN. Mỗi biện pháp đều có chức năng, vai trò, tác dụng về một mặt nào đó. Chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, góp phần nâng cao chất lượng tại trường cao đẳng ASEAN. Biện pháp này là tiền đề, cơ sở cho biện pháp kia và nó cũng chịu ảnh hưởng chi phối của các biện pháp khác. 3.4. Khảo nghiệm mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp 3.4.1. Các bước khảo nghiệm Bước 1: Xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến chuyên gia Bước 2: Lựa chọn đối tượng điều tra Bước 3: Tiến hành xin ý kiến bằng phiếu trưng cầu Bước 4: Tổng hợp ý kiến qua phiếu trưng cầu Tính điểm trung bình cho các biện pháp đã được khảo sát theo công thức = Σ điểm/ Σ các đối tượng điều tra, xếp thứ bậc
  18. 18 3.4.2. Kết quả khảo nghiệm 3.4.2.1. Đánh giá tính cần thiết của các giải pháp đề xuất Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp Mức độ đánh giá T Thứ Biện pháp A B C Σ T bậc SL % SL % SL % X Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên 1 109 83.85 17 13.08 4 3.08 365 2.81 1 về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy 2 định về ra đề, coi thi, chấm thi 99 77.95 26 20.47 2 1.57 351 2.70 2 nhằm nâng cao CL hoạt động khảo thí Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác khảo thí 3 94 73.44 27 21.09 7 5.47 343 2.64 4 nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ Chỉ đạo thực hiện công tác điều chỉnh và bổ sung hệ thông câu 4 hỏi trong ngân hàng thi phù hợp 84 67.20 32 25.60 9 7.20 325 2.50 6 với chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới quản lý kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch thi đảm bảo 5 85 68.00 35 28.00 5 4.00 330 2.54 5 tính chính xác và thuận lợi trong việc kiểm tra Tăng cường kiểm tra các hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện 6 nghiêm túc quy chế đào tạo 91 71.65 35 27.56 1 0.79 344 2.65 3 nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi Kết quả bảng 3.1 cho thấy các giải pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên trường cao đẳng ASEAN được các đối tượng đều đánh giá mực độ cần thiết và rất cần thiết là rất cao. Chỉ có một số ý kiến đánh giá mức độ bình thường. Tính cần thiết được xếp theo thứ bậc sau: Biện pháp 1: ”Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập” có X = 2.81 xếp thứ 1. Vì biện pháp này là tiền đề để thực hiện các biện pháp khác. Theo thứ tự biện pháp ”Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy định về ra đề, coi thi, chấm thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khảo thí” xếp thứ 2 và biện pháp “Tăng cường kiểm tra các
  19. 19 hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi” xếp thứ 3. Ba biện pháp còn lại xếp thứ 4, 5, 6 tập trung vào việc xây dựng quy chế đào tạo, quản lý lưu trữ đề thi, bài thi. Việc đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp được đề xuất ta có thể biểu diễn qua biểu đồ sau: Tỉ lệ % 83.85 77.95 90 73.44 71.65 80 67.2 68 70 60 Rất cần thiết 50 Cần thiết 40 25.6 28 27.56 21.09 30 20.47 Ít cần thiết 13.08 20 5.47 7.2 10 2.81 1.57 4 0.79 0 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Biểu đồ 3.1. Mức độ cần thiết của các biện pháp Với kết quả thu được từ bảng 3.1 và biểu đồ 3.1 cho thấy, các biện pháp đề xuất được đánh giá cao mức độ cần thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động KTĐG KQHT của SV trường cao đẳng ASEAN. Có thể nói đây cũng là các biện pháp quan trọng để góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động KTĐG của trường cao đẳng ASEAN 3.4.2.2. Đánh giá tính khả thi của các giải pháp đề xuất Bảng 3.2. Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất Mức độ đánh giá Thứ TT Biện pháp A B C Σ bậc SL % SL % SL % X Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh 1 viên về tầm quan trọng của 86 66.15 37 28.46 7 5.38 339 2.61 6 hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy 2 định về ra đề, coi thi, chấm thi 99 76.15 28 21.54 3 2.31 356 2.74 2 nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khảo thí
  20. 20 Mức độ đánh giá Thứ TT Biện pháp A B C Σ bậc SL % SL % SL % X Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác khảo thí 10 3 83.08 20 15.38 2 1.54 366 2.82 1 nhằm nâng cao năng lực chuyên 8 môn và nghiệp vụ Chỉ đạo thực hiện công tác điều chỉnh và bổ sung hệ thông câu hỏi trong ngân hàng thi 4 85 65.38 40 30.77 5 3.85 340 2.62 5 phù hợp với chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới quản lý kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch thi 5 87 66.92 39 30.00 4 3.08 343 2.64 4 đảm bảo tính chính xác và thuận lợi trong việc kiểm tra Tăng cường kiểm tra các hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế đào 6 93 71.54 36 27.69 1 0.77 352 2.71 3 tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi Có thể biểu diễn kết quả đánh giá tính khả thi của các biện pháp qua biểu đồ sau: Tỉ lệ % 100 83.08 76.15 71.54 80 66.15 65.38 66.92 60 Rất khả thi Khả thi 30.77 30 40 28.26 27.69 21.54 Ít khả thi 20 15.38 5.38 3.85 2.31 1.54 3.08 0.77 0 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 Biểu đồ 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp
  21. 21 Kết quả của bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 cho thấy Kết quả bảng 3.2 cho thấy: Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của SV trường cao đẳng ASEAN được các đối tượng điều tra đánh giá ở mức độ khả thi cao. 3.4.2.3. Tương quan giữa mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp Để đánh giá tính tương quan giữa tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp đã đề ra, tác giả đã tiến hành tổng hợp kết quả và thu được bảng số liệu như sau: Bảng 3.3. Đánh giá tính tương quan khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động đào tạo Tính Tính Hiệu số cấp thiết khả thi thứ bậc TT Các biện pháp (Xi- X Xi Y Yi (Xi-Yi) Yi)2 Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan 1 2.81 1 2.61 6 -5 25 trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy định về ra đề, coi 2 2.70 2 2.74 2 0 0 thi, chấm thi nhằm nâng cao CL hoạt động khảo thí Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ 3 làm công tác khảo thí nhằm nâng cao năng 2.64 4 2.82 1 3 9 lực chuyên môn và nghiệp vụ Chỉ đạo thực hiện công tác điều chỉnh và bổ sung hệ thông câu hỏi trong ngân 4 2.50 6 2.62 5 1 1 hàng thi phù hợp với chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục Đổi mới quản lý kết quả sau khi hoàn 5 thành kế hoạch thi đảm bảo tính chính 2.54 5 2.64 4 1 1 xác và thuận lợi trong việc kiểm tra Tăng cường kiểm tra các hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy 6 2.65 3 2.71 3 0 0 chế đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi Cộng 36 Hệ số tương quan thứ bậc: R = 0.8286 (Thỏa mãn đk: -1< R<1) Như vậy, căn cứ vào hệ số tương quan thứ bậc với R = 0,8286 (tương
  22. 22 quan chặt) cho thấy giữa 2 yếu tố khảo sát là tính cấp thiết và tính khá thi có liên quan chặt chẽ với nhau. Các biện pháp mà tác giả đề xuất đều có sự tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi tương đồng nhau. Điều đó cho thấy các giải pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên trường cao đẳng ASEAN được đề xuất có cơ sở ứng dụng vào thực tiễn trong quản lý hoạt động KTĐG ở nhà trường. Kết luận chương 3 Qua phần trình bày một số biện pháp quản lý hoạt động KTĐG KQHT của SV trường cao đẳng ASEAN. Tác giả đã đề xuất 6 biện pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động KTĐG KQHT của SV. Biện pháp1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Biện pháp 2: Điều chỉnh và bổ sung quy chế đào tạo, chú trọng vào các quy định về ra đề, coi thi, chấm thi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động khảo thí. Biện pháp 3: Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ làm công tác khảo thí nhằm nâng cao năng lực chuyên môn và nghiệp vụ. Biện pháp 4: Chỉ đạo thực hiện công tác điều chỉnh và bổ sung hệ thông câu hỏi trong ngân hàng thi phù hợp với chương trình đào tạo và nâng cao chất lượng giáo dục. Biện pháp 5: Đổi mới quản lý kết quả sau khi hoàn thành kế hoạch thi đảm bảo tính chính xác và thuận lợi trong việc kiểm tra. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra các hoạt động đào tạo đảm bảo thực hiện nghiêm túc quy chế đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo thông qua kết quả các kỳ thi. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng riêng, đồng thời đều có cơ sở lý luận, mục đích, nội dung thực hiện, phương pháp thực hiện và điều kiện thực hiện riêng. Để đạt hiệu quả cao nhất trong việc KTĐG KQHT của SV thì Lãnh đạo nhà trường cần phải có chỉ đạo áp dụng các biện pháp một cách triệt để và đồng nhất. Việc áp dụng các biện pháp quản lý này, nhà trường cần xác định đúng lúc, đúng thời điểm sẽ làm cho công tác KTĐG KQHT của SV nhà trường được nâng cao, đảm bảo chất lượng giáo dục.
  23. 23 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động KTĐG KQHT của sinh viên tại trường cao đẳng ASEAN cho thấy thực trạng việc quản lý hoạt động KTĐG đã có những thành công nhất định về một số khâu của quá trình. Cụ thể: đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên trong trường khá đông, có trình độ năng lực và tâm huyết với nghề, chương trình đào tạo cụ thể và rõ ràng, việc thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt của các đơn vị trong trường rất nghiêm túc, việc bảo quản lưu trữ đề tốt, công tác mời cán bộ coi thi nghiêm túc, bảo quản lưu trữ điểm thi rất tốt . Bên cạnh những thành công đạt được, nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được lãnh đạo trường quan tâm sâu sắc và khắc phục. - Một số cán bộ và giảng viên trong trường chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc KTĐG, chưa tập trung đầu tư cho công tác khảo thí được triển khai một cách khoa học, hợp lý - Nhà trường chưa có văn bản chính thức mang tính pháp quy về các quy định cụ thể trong quá trình tiến hành KTĐG KQHT của SV: ra đề, chấm thi, lưu trữ điểm - Lãnh đạo nhà trường chưa quan tâm đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác khảo thí. - Việc kiểm tra, thanh tra thi chưa được thực hiện thường xuyên và khách quan. Ngoài các khó khăn nêu trên, nhà trường còn tồn tại một vài khó khăn nữa như công tác thanh tra, việc lên kế hoạch báo lịch thi trước 1 tháng, công tác coi thi chưa nghiêm túc khách quan, chưa có kế hoạch chấm thi cụ thể, việc quản lý phúc tra điểm chưa được sát sao Để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động KTĐG KQHT của SV tại trường cao đẳng ASEAN, đã đề xuất 6 biện pháp. Kết quả thu được từ phiếu thăm dò ý kiến đánh giá mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp được tác giả thể hiện qua các bảng biểu và biểu đồ cho thấy 6 biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ và bổ trợ cho nhau, mỗi biện pháp có một vị trí quan trọng trong hệ thống các biện pháp. Việc thực hiện đồng bộ các biện pháp có tác dụng hỗ trợ, bổ sung cho nhau, thúc đẩy lẫn nhau. Chính vì vậy, để đạt được những kết quả thành công trong việc áp dụng các biện pháp này yêu cầu sự chỉ đạo sát sao cũng như sự quan tâm của lãnh
  24. 24 đạo nhà trường. Khi áp dụng các biện pháp phải triển khai đồng bộ và hiệu quả thì chất lượng đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao. 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội - Có hệ thống văn bản quy định cụ thể hoạt động KTĐG KQHT phù hợp với chương trình và chuyên ngành đào tạo. - Cần đưa ra các quy định, quy chế chuẩn về KTĐG và có kế hoạch thanh tra, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện của các Trường nhằm nâng cao chất lượng KTĐG KQHT cũng như nâng cao chất lượng giáo dục. 2.2. Đối với Bộ Y tế - Quan tâm đến công tác bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV, NV nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của nhà trường. - Thường xuyên tổ chức các hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Trường. - Xây dựng văn bản hướng dẫn hoạt động thanh tra, kiểm tra định kì nhằm nâng cao nghiệp vụ KTĐG KQHT của Nhà trường. 2.3. Đối với lãnh đạo Trường cao đẳng ASEAN - Nhà trường cần xây dựng quy chế, quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ cụ thể của bộ phận làm công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng giáo dục. - Nhà trường cần có kế hoạch cụ thể về việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần phải chú ý mục tiêu dạy - học, một trong những vai trò quan trọng nhất của các mục tiêu dạy - học là cung cấp những bằng chứng và những tiêu chí để đánh giá. Điều này được cụ thể hóa trong khung chương trình đào tạo của nhà trường. - BGH cần quan tâm sát sao, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên của nhà trường, tăng cường nhân lực, chuẩn hóa đội ngũ để đáp ứng yêu cầu công việc. 2.4. Đối với Hội đồng Quản trị Là đơn vị chủ quản của Trường Cao đẳng ASEAN, Hội đồng quản trị có trách nhiệm tạo điều kiện hơn nữa cho nhà trường về các nguồn lực tài chính, CSVC kỹ thuật, trang thiết bị cho hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên của nhà trường. Tiếp tục nâng nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên của nhà trường. Bồi dưỡng chuyên môn, tăng cường số lượng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên trong nhà trường. Có chính sách, cơ chế đãi ngộ phù hợp với đội ngũ nhân sự làm công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên của nhà trường. Đồng thời đầu tư, nâng cấp trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên của nhà trường.