Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội

pdf 24 trang phuongvu95 5190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_van_quan_ly_hoat_dong_ho_tro_sinh_vien_noi_tru.pdf

Nội dung text: Tóm tắt Luận văn Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội

  1. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giáo dục có một sứ mệnh rất to lớn là đào tạo nguồn nhân lực để phát triển đất nước. Để đào tạo được nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đổi mới, giáo dục không chỉ nghiêng về đào tạo kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mà còn giúp họ phát huy được hết khả năng của mình, có khả năng thích ứng với điều kiện sống luôn thay đổi. Thực tế cho thấy những kiến thức và kỹ năng mà sinh viên được học trong nhà trường vẫn chưa đủ để sinh viên tự tin khi bước vào cuộc sống nghề nghiệp, sinh viên ra trường thiếu kinh nghiệm, kỹ năng làm việc dẫn tới tỷ lệ thất nghiệp đối với sinh viên mới ra trường cao. Điều đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó, việc chưa chú ý đúng mức đến quá trình tổ chức, quản lý, hỗ trợ sinh viên ở tất cả các hoạt động (học tập, sinh hoạt đời sống, định hướng việc làm ) là một trong những nguyên nhân cơ bản của thực trạng này. Chính vì lẽ đó, việc được hỗ trợ nhiều hơn trong quá trình học tập, nghiên cứu và tiếp thu tri thức mới là điều rất cần thiết. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên được thành lập trên cơ sở sát nhập các KTX của các trường thành viên, là đơn vị trực thuộc được ĐHQGHN giao cho nhiệm vụ quản lý, phục vụ và tổ chức các hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại các ký túc xá theo quyết định số 52/QĐ - TCCB ngày 07/01/2009. Những năm qua, việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ về ăn, ở, sinh hoạt và học tập cho sinh viên nội trú thuộc các cơ sở đào tạo trong ĐHQGHN đã đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên hoạt động hỗ trợ sinh viên tại ký túc xá vẫn chưa thực sự đáp ứng tốt nhu cầu hỗ trợ của SVNT nói riêng và yêu cầu phát triển ĐHQGHN nói chung. Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề này tôi chọn đề tài: “Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội" mong muốn góp phần tăng cường nâng cao chất lượng hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội.
  2. 2 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT và thực tiễn quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, tạo môi trường thuận lợi nhất cho các hoạt động học tập và sinh hoạt tại Ký túc xá của TTHTSV, ĐHQG Hà Nội. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. 3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ĐHQG Hà Nội. 3.3. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ĐHQG Hà Nội. 4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. 4.2. Đối tượng nghiên cứu: Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ĐHQG Hà Nội. 5. Giới hạn, phạm vi nghiên cứu 5.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu: 5.2. Giới hạn thời gian khảo sát: 5.3. Giới hạn về khách thể khảo sát 6. Giả thuyết khoa học Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú có vị trí, vai trò quan trọng trong quá trình sinh hoạt và học tập tại ký túc xá, tuy nhiên hoạt động này vẫn còn một số hạn chế. Nếu đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ký túc xá một cách khoa học, phù hợp với thực tế thì hoạt động này sẽ khắc phục được hạn chế, qua đó nâng cao chất lượng quản lý, phục vụ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.3. Phương pháp hỗ trợ
  3. 3 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận văn được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT trong trường đại học. Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT tại ĐHQG Hà Nội. Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT tại ĐHQG Hà Nội. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN NỘI TRÚ TRONG TRƯỜNG ĐẠI HỌC 1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề 1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường. 1.2.1.1. Quản lý Quản lý là sự tác động có tổ chức, có hướng đích, hợp quy luật của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra. 1.2.1.2. Quản lý giáo dục Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, nhân viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục. 1.2.1.3. Quản lý nhà trường Quản lý nhà trường là tác động có ý thức, có kế hoạch hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và cán bộ , đến tất cả các mặt khác của nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất sứ mạng của nhà trường. 1.2.2. Sinh viên, sinh viên nội trú 1.2.2.1. Sinh viên
  4. 4 Sinh viên là người đang học tại các trường Đại học và cao đẳng. 1.2.2.2. Sinh viên nội trú Sinh viên nội trú là những người đang học tập tại trường và được bố trí ở trong khu nội trú theo hợp đồng của sinh viên đã ký kết với trưởng ban quản lý khu nội trú của trường 1.2.3. Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú là hoạt động thông qua quá trình giao tiếp hoặc cung cấp các điều kiện vật chất trong nhà trường nhằm giúp cho sinh viên tăng thêm các hiểu biết về các quy định trong học tập, rèn luyện, những kinh nghiệm giải quyết các vấn đề sinh viên thường vướng mắc. Giúp đỡ cho sinh viên có đầy đủ nhất có thể các điều kiện để học tập, sinh hoạt cuộc sống và trang bị các kiến thức về kỹ năng bổ trợ, văn hóa, thể thao. 1.3. Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học 1.3.1. Vị trí, vai trò của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo nói chung và trong các trường đại học nói riêng thì công tác sinh viên đặc biệt là hoạt động hỗ trợ sinh viên là một trong những hoạt động quan trọng trong nhà trường góp phần hỗ trợ tích cực cho giảng dạy của thầy và học tập của trò, nhằm chăm lo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sinh viên trong học tập, nghiên cứu và sinh hoạt, thực hiện mục tiêu là đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe và ý thức nghề nghiệp cao, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sớm có khả năng đáp ứng, thích nghi với yêu cầu và thực tiễn trong lao động sản xuất. 1.3.2. Nội dung hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học 1.3.2.1. Mục tiêu hỗ trợ sinh viên nội trú Hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú góp phần tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để sinh viên học tập, rèn luyện trở thành nguồn nhân lực có chất lượng và trình độ cao.
  5. 5 - Cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết để sinh viên hiểu rõ hơn về điều kiện học tập và rèn luyện trong nhà trường. - Tạo mọi điều kiện thuận lợi để sinh viên có đời sống vật chất, tinh thần tốt hơn, phong phú hơn từ đó giúp sinh viên có động lực học tập, nâng cao chất lượng học tập của sinh viên và chất lượng đào tạo của nhà trường. - Giúp sinh viên có cách nhìn đúng đắn về cuộc sống, về quyền lợi và nghĩa vụ của mình từ đó sinh viên chủ động học tập, trau dồi kiến thức khoa học và tham gia tích cực vào những hoạt động lành mạnh, bổ ích. 1.3.2.2. Nội dung và hình thức hỗ trợ sinh viên nội trú  Nội dung hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú bao gồm - Hỗ trợ về đời sống, sinh hoạt: + Tư vấn, hỗ trợ về tâm lý cho sinh viên: tình bạn, tình yêu, căng thẳng do thi cử, lo âu, trầm cảm + Tổ chức cho sinh viên tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao. Tạo điều kiện cơ sở vật chất cho sinh viên luyện tập thể dục, thể thao. + Tiếp cận dịch vụ internet + Tổ chức nhà ăn tập thể cho sinh viên đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. + Tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên tàn tật, khuyết tật, sinh viên diện chính sách, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn + Tư vấn sức khỏe, kỹ năng sống trong môi trường tập thể cho sinh viên - Hỗ trợ về học tập: + Tư vấn các phương pháp học bậc đại học, về thi cử + Tư vấn cho sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu khoa học + Tư vấn các kỹ năng và phương pháp học tập hiệu quả cho sinh viên
  6. 6 + Tìm kiếm các nguồn học bổng tài trợ từ các trường đại học, các tổ chức giáo dục và doanh nghiệp để hỗ trợ cho sinh viên, tư vấn cho sinh viên về các điều kiện để đạt được học bổng. + Tổ chức các hoạt động câu lạc bộ học thuật để hỗ trợ học tập cho SV - Hỗ trợ hướng nghiệp, việc làm + Tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm về nghề nghiệp và tổ chức ngày hội việc làm cho sinh viên + Tư vấn hướng nghiệp, cung cấp thông tin để sinh viên lựa chọn ngành, chuyên ngành phù hợp + Tư vấn, hỗ trợ cho sinh viên các kỹ năng làm việc và tìm kiếm việc làm phù hợp. + Giới thiệu việc làm thêm cho sinh viên.  Hình thức hỗ trợ sinh viên nội trú - Hỗ trợ trực tiếp - Hỗ trợ gián tiếp qua điện thoại, qua thư, trên phương tiện truyền thanh, bản tin, tập san của trường, trao đổi với sinh viên thông qua mục hỏi, đáp. - Hỗ trợ thông qua hội thảo, nói chuyện, tổ chức trò chơi, câu lạc bộ. 1.3.2.3. Các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.3.2.4. Cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.4 Vai trò, nhiệm vụ của giám đốc trung tâm hỗ trợ sinh viên Giám đốc là người đứng đầu Trung tâm, trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Trung tâm và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi hoạt động của Trung tâm. 1.5. Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học Quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú là những hoạt động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm giúp đỡ đối tượng quản lý tăng thêm các hiểu biết về phương pháp trong học tập và tích lũy thêm kinh nghiệm để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống.
  7. 7 1.5.1. Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.5.3. Chỉ đạo thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.5.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú 1.6.1. Đ c điểm c a sinh viên nội trú 1.6.2. Nhận thức c a các lực lượng tham gia 1.6.3. Năng lực và ý thức trách nhiệm c a cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 2.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 2.1.1. Khái quát về Đại học Quốc gia Hà Nội 2.1.2. Khái quát về Trung tâm Hỗ trợ sinh viên 2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý c a TTHTSV 2.1.4. Các quy định về hoạt động hỗ trợ sinh viên tại ĐHQGHN 2.2. Khái quát hoạt động khảo sát 2.3. Thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ĐHQGHN 2.3.1. Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng c a hoạt động hỗ trợ SVNT
  8. 8 Bảng 2.1. Đánh giá của CB, GV về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú CB, GV STT Mức độ SL % 1 Rất quan trọng 25 41,67 2 Quan trọng 23 38,33 3 Bình thường 10 16,67 4 Ít quan trọng 2 3,33 5 Không quan trọng 0 0 Bảng 2.1 phản ánh thực trạng là cán bộ, giảng viên đánh giá khá cao về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ SVNT: 41,67% cho là rất quan trọng, 38,33% cho là quan trọng, 16,67% cho là bình thường và không có ý kiến nào cho rằng hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú là không quan trọng. Tuy nhiên vẫn còn 3,33 % số người được hỏi cho là hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú là ít quan trọng. Bảng 2.2. Đánh giá của sinh viên về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Sinh viên TT Mức độ SL % 1 Rất quan trọng 93 46,5 2 Quan trọng 82 41 3 Bình thường 15 7,5 4 Ít quan trọng 10 5 5 Không quan trọng 0 0 Bảng 2.2 cho thấy sinh viên đánh giá khá cao về tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ SVNT. Có 93 phiếu trả lời rất quan trọng đạt 46,5%; 82 phiếu trả lời là quan trọng đạt tỷ lệ 41%; 15 phiếu trả lời là bình thường đạt tỷ lệ 7,5%. Tuy nhiên cũng giống như đối tượng khảo sát là cán bộ, giảng viên, cũng vẫn còn 10 sinh viên thấy rằng hoạt động hỗ trợ là ít quan trọng
  9. 9 2.3.2. Thực trạng nội dung hoạt động hỗ trợ SVNT 2.3.2.1. Thực trạng thực hiện nội dung hoạt động hỗ trợ SVNT Bảng 2.3. Đánh giá của CB,GV và SV về mức độ thực hiện nội dung hỗ trợ sinh viên nội trú Bình Tốt Chưa tốt TT Nội dung thường SL % SL % SL % 1 Hỗ trợ đời sống, sinh hoạt 233 89,61 17 6,6 10 3,84 2 Hỗ trợ học tập 78 30 157 60,38 25 9,61 Hỗ trợ hướng nghiệp, việc 3 112 43,1 131 50,38 17 6,54 làm Qua số liệu của bảng 2.3 cho thấy, các CB, GV và SV được khảo sát cho rằng nhà trường đã tổ chức tốt hoạt động “Hỗ trợ đời sống, sinh hoạt "chiếm tỷ lệ khá cao 89,61 %, trong khi chỉ có 30% cho rằng hoạt động hỗ trợ học tập được thực hiện tốt và 43,1% cho rằng hoạt động hỗ trợ hướng nghiệp, việc làm được thực hiện tốt, thấp hơn hẳn so với hoạt động hỗ trợ đời sống sinh hoạt. Đặc biệt có đến 9,61% số lượng cán bộ, giảng viên và sinh viên được hỏi cho rằng trường chưa thực hiện tốt việc hỗ trợ học tập cho sinh viên nội trú tại KTXMT. 2.3.2.2. Thực trạng các lực lượng tham gia hỗ trợ SVNT Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua, các lực lượng tham gia vào hoạt động hỗ trợ SVNT bao gồm cán bộ Trung tâm Hỗ trợ sinh viên, Đoàn TN, Hội SV của các đơn vị đào tạo, Ban đại diện SV tại KTX, CB Y tế; cán bộ Công an Phường, cán bộ Công ty Vệ sinh môi trường 2.3.2.2.1. Mức độ quan trọng của các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ SVNT.
  10. 10 Bảng 2.4. Đánh giá về mức độ quan trọng của các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Quan Bình Không TT Các lực lượng trọng thường quan trọng SL % SL % SL % 1 CB Trung tâm hỗ trợ SV 250 96,15 10 3,85 0 0 Đoàn TN, Hội SV các 2 141 54,2 119 45,8 0 0 trường Ban đại diện SV tại 3 200 76,9 60 23,1 0 0 KTXMT 4 CB Y tế 188 72,3 72 27,7 0 0 5 CB công an phường 160 61,5 100 38,5 0 0 6 CB công ty VSMT 170 65,4 90 34,6 0 0 7 Lực lượng khác 110 42,3 150 57,7 0 0 Qua số liệu bảng 2.4 cho thấy các lực lượng trên đều được CB, GV và SV đánh giá có vai trò quan trọng trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Trong đó, cán bộ Trung tâm được đánh giá là quan trọng chiếm tỷ lệ 96,15%; Đoàn thanh niên, Hội sinh các trường: 54,2%; Ban đại diện sinh viên tại KTX: 76,96%; CB Y tế: 72,3%; CB công an phường: 61,5%; CB công ty vệ sinh môi trường: 65,4%; lực lượng khác: 42,3% và không có ý kiến nào cho rằng các lực lượng trên là không quan trọng. 2.3.2.2.2. Mức độ thực hiện của các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ SVNT
  11. 11 Bảng 2.5. Đánh giá về mức độ thực hiện của các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Mức độ Bình Chưa TT Các lực lượng Tốt thường tốt SL % SL % SL % CB Trung tâm hỗ trợ sinh 217 83,4 43 16,6 0 0 1 viên Đoàn TN, Hội SV các 135 51,9 125 48,1 0 0 2 trường 3 Ban đại diện SV tại KTX 188 72,3 72 27,7 0 0 4 CB Y tế 80 30,8 180 69,2 0 0 5 CB công an phường 88 33,8 172 66,2 0 0 6 CB công ty VSMT 180 69,2 80 30,8 0 0 7 Lực lượng khác 57 21,93 203 78,07 0 0 Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy các lực lượng trên đều được CB, GV và SV đánh giá thực hiện tốt hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Trong đó, cán bộ Trung tâm được đánh giá: 83,4%; Đoàn thanh niên, Hội sinh viên các trường: 51,9%; Ban đại diện sinh viên tại KTX: 72,3%; CB Y tế: 30,8%; CB công an phường: 33,8%; CB công ty vệ sinh môi trường: 69,2%; lực lượng khác: 21,93% và không có ý kiến nào cho rằng các lực lượng trên thực hiện chưa tốt hoạt động hỗ trợ SVNT. 2.3.2.2.3. Tinh thần thái độ của cán bộ trung tâm đối với sinh viên trong việc giải quyết công việc liên quan đến SVNT
  12. 12 Bảng 2.6. Đánh giá của sinh viên về tinh thần thái độ của cán bộ trung tâm đối với sinh viên trong việc giải quyết công việc Đối tượng Nhân Nhân viên sửa Lãnh Cán bộ STT Thái độ viên bảo chữa đạo QLSV vệ điện nước SL % SL % SL % SL % Nhiệt tình, trách 1 145 72,5 150 75 121 60,5 125 62,5 nhiệm Dễ gần, thẳng 2 50 25 43 21,5 60 30 60 30 thắn Khó tính, chậm 3 5 2,5 7 3,5 19 9,5 15 7,5 chạp Thông qua bảng 2.6 chúng tôi thấy phần lớn cán bộ lãnh đạo, cán bộ QLSV, nhân viên bảo vệ và nhân viên sửa chữa điện nước của Trung tâm luôn nhiệt tình, trách nhiệm và dễ gần. Tỷ lệ chậm chạp, khó tính chiếm tỷ lệ nhỏ ở nhân viên bảo vệ là 9,5% và nhân viên sửa chữa điện nước là 7,5%. 2.3.2.2.4. Mức độ thực hiện công tác phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ sinh viên với các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ SVNT. Bảng 2.7. Mức độ thực hiện công tác phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ sinh viên với các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Cán bộ, giảng viên TT Mức độ SL % 1 Rất thường xuyên 5 8,3 2 Thường xuyên 22 36,7 3 Chưa thường xuyên 33 55 4 Không bao giờ 0 0 Tổng 60
  13. 13 Qua số liệu bảng 2.7 cho thấy: Đa số các ý kiến của CB, GV được điều tra đánh giá công tác phối hợp giữa Trung tâm Hỗ trợ sinh viên với các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ SVNT ở mức độ “Chưa thường xuyên"với tỷ lệ 55%. Thực trạng này đòi hỏi Trung tâm cần tăng cường hơn nữa các mức độ phối hợp giữa Trung tâm với các lực lượng trong hoạt động hỗ trợ SVNT trong thời gian tới. 2.3.2.3. Thực trạng điều kiện cơ sở vật chất hỗ trợ SVNT Bảng 2.8. Đánh giá về các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Bình Tốt Chưa tốt TT Cơ sở vật chất thường SL % SL % SL % Phòng ở và các trang thiết 1 236 90,77 19 7,31 5 1,92 bị trong phòng 2 Phòng tự học 39 15 146 56,15 75 28,85 3 Cung cấp điện nước 110 42,3 138 53,07 12 4,61 Phòng phục vụ cho sinh 4 109 41,92 126 48,46 25 9,6 hoạt tập thể của SV 5 Sân chơi, bãi tập 190 73,08 62 23,84 8 3,08 6 Phòng máy tính 75 28,85 128 49,23 57 21,92 7 Phòng đọc báo, xem tivi 120 46,15 133 51,16 7 2,69 8 Nhà ăn, căng tin 202 77,69 52 20 6 2,31 9 Hệ thống mạng Internet 83 31,92 97 37,31 80 30,77 10 Phòng khám y tế 57 21,92 186 71,53 17 6,54 Qua số liệu của bảng 2.8 cho thấy: Đa số sinh viên đều đã hài lòng với phòng ở và trang thiết bị trong phòng, nhà ăn, căng tin, cung cấp điện nước còn lại như: Phòng tự học, phòng máy tính và hệ thống mạng internet là vẫn chưa đáp ứng nhu cầu của sinh viên. 2.4. Thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội
  14. 14 2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Bảng 2.9. Đánh giá thực hiện lập kế hoạch hoạt động hỗ trợ SVNT Trung Điểm Tốt Chưa tốt Thứ TT Nội dung bình trung bậc SL % SL % SL % bình Phân tích hiện 1 trạng hoạt động hỗ 7 11,67 18 30 35 58,33 1,53 6 trợ SVNT Xác định các 2 16 26,67 34 56,67 10 16,67 2,1 3 nguồn lực cần thiết Xác định mục tiêu, thời gian hoàn thành 3 9 15 39 65 12 20 1,95 5 các hoạt động hỗ trợ SVNT Lập kế hoạch cụ thể, chi tiết cho 4 9 15 40 66,67 11 18,33 1,97 4 từng hoạt động hỗ trợ SVNT Xác định các biện pháp thực hiện kế 5 47 78,33 8 13,33 5 8,33 2,7 1 hoạch hỗ trợ SVNT Lập kế hoạch phụ trợ cho hoạt động hỗ trợ SVNT (dự 6 19 31,67 29 48,33 12 20 2,12 2 trù kinh phí, kế hoạch, thời gian ) Điểm bình quân các tiêu chí 2,06
  15. 15 Theo bảng số liệu trên cho thấy, thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động hỗ trợ đạt mức trung bình, điểm bình quân các tiêu chí là 2,06. 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Bảng 2.10. Đánh giá mức độ tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ SVNT Trung Điểm Tốt Chưa tốt Thứ TT Nội dung bình trung bậc SL % SL % SL % bình Xác định các bộ phận tham gia 1 42 70 12 20 6 10 2,6 1 hoạt động hỗ trợ SVNT Phân công nhiệm vụ cho 2 34 56,67 21 35 5 8,33 2,48 2 các bộ phận tham gia Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ 3 28 46,67 20 33,33 12 20 2,27 3 phận tham gia hoạt động hỗ trợ SVNT Theo dõi, đánh giá điều chỉnh 4 việc thực hiện 17 28,33 32 53,33 11 18,33 2,1 4 kế hoạch hỗ trợ SVNT Điểm bình quân các tiêu chí 2,36 Có thể thấy, qua bảng số liệu ở nội dung này đã thực hiện ở mức bình quân các tiêu chí là 2,36. Đây cũng là một nội dung đòi hỏi phải có sự thay đổi về cách thức hoạt động để trong quá trình hỗ trợ SVNT định
  16. 16 lượng được cụ thể các nội dung công việc cho quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT. 2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Bảng 2.11. Đánh giá thực hiện chỉ đạo hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Trung Điểm Tốt Chưa tốt Thứ TT Nội dung bình trung bậc SL % SL % SL % bình Xác định công việc ưu 1 tiên cho hoạt động hỗ 14 23,33 34 56,67 13 21,67 2,05 4 trợ SVNT Tham mưu cho Ban giám đốc ra các quyết 11,67 2 31 51,67 22 36,67 7 2,4 2 định về hoạt động hỗ trợ SVNT Tổ chức, triển khai thực 3 hiện các quyết định hỗ 39 65 13 21,67 8 13,33 2,51 1 trợ SVNT Đảm bảo các điều kiện 4 cho hoạt động hỗ trợ 11 18,33 37 61,67 12 20 1,98 5 SVNT Thực hiện các chế độ 5 chính sách cho hoạt 28 46,67 23 38,33 9 15 2,31 3 động hỗ trợ SVNT Điểm bình quân các tiêu chí 2.25 Qua khảo sát cho thấy các nội dung chỉ đạo hoạt động hỗ trợ cho kết quả từ 1,98 cho đến 2,51 so với 3 mức độ. Điều này cho thấy khâu chỉ đạo hoạt động hỗ trợ SVNT ở mức bình quân các tiêu chí là 2,25. 2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú
  17. 17 Bảng 2.12. Đánh giá thực hiện kiểm tra hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Trung Điểm Tốt Chưa tốt Thứ TT Nội dung bình trung bậc SL % SL % SL % bình Xây dựng các tiêu chí đánh giá chất 1 12 20 25 41,67 23 38,33 1,82 3 lượng hoạt động hỗ trợ SVNT Tổ chức kiểm tra 2 hoạt động hỗ trợ 13 21,67 22 36,67 25 41,66 1,8 4 SVNT Tổng kết, rút kinh 3 nghiệm về hoạt 22 36,67 23 38,33 15 25 2,12 2 động hỗ trợ SVNT Điều chỉnh những vấn đề cần thiết 4 trong thực hiện kế 23 38,34 26 43,33 11 18,33 2,2 1 hoạch hỗ trợ SVNT Điểm bình quân các tiêu chí 1,99 Qua kết quả trên cho thấy mức độ thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ SVNT của TTHTSV là chưa tốt ở mức điểm bình quân các tiêu chí là 1,99. Điều này cho thấy Trung tâm hỗ trợ sinh viên cần phải tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ SVNT trong thời gian tới. 2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú
  18. 18 Bảng 2.13. Đánh giá của cán bộ, giáo viên về các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Ảnh Không ảnh Ít ảnh Điểm Các yếu tố hưởng hưởng Thứ hưởng trung ảnh hưởng nhiều bậc bình SL % SL % SL % Đặc điểm của sinh viên 30 50 27 45 3 5 2,45 3 nội trú Nhận thức của các lực 33 55 25 41,67 2 3,33 2,52 2 lượng tham gia Năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ tham 37 61,67 22 36,67 1 1,66 2,6 1 gia hoạt động hỗ trợ SVNT Theo kết quả phân tích số liệu ở bảng trên cho thấy, đa số đối tượng được khảo sát cho rằng, các yếu tố đều có sự ảnh hưởng đến việc quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT. 2.6. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội 2.6.1. Ưu điểm Hoạt động hỗ trợ SVNT là một nhiệm vụ quan trọng luôn được Ban Giám đốc TTHTSV quan tâm. Trong những năm qua, công tác hỗ trợ sinh viên nội trú đã được triển khai một cách tích cực với nhiều hoạt động phong phú. Đa số cán bộ, giảng viên và sinh viên có nhận thức đúng đắn về vị trí vai trò của hoạt động hỗ trợ SVNT là rất quan trọng. Nội dung của hoạt hỗ trợ SVNT đã thực hiện thường xuyên và được SVNT đánh giá tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động hỗ trợ, các lực lượng tham gia hỗ trợ có mức độ quan trọng, luôn nhiệt tình, trách nhiệm và thân thiện. Công tác lập kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú đã xác định qui trình thực hiện kế hoạch và có biện pháp cụ thể để thực hiện kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú đã xác định được bộ phận trực tiếp chịu trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cho bộ phận tham gia một cách rõ ràng.
  19. 19 Công tác chỉ đạo hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú đã được Ban Giám đốc triển khai thực hiện các quyết định hỗ trợ sinh viên nội trú một cách mềm dẻo và linh hoạt. (Cụ thể là khi kế hoạch được đưa ra nhưng trong quá trình thực hiện sẽ có biến cố thì căn cứ vào tình hình cụ thể Ban Giám đốc sẽ có quyết định kịp thời để kế hoạch được thực hiện một cách nhanh nhất). Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động hỗ trợ, tiến hành tổng kết, rút kinh nghiệm và điều chỉnh những vấn đề cần thiết khi thực hiện kế hoạch hoạt động hỗ trợ sinh viên. 2.6.2. Nhược điểm Nhận thức của một số ít CB, GV và sinh viên cho rằng hoạt động hỗ trợ SVNT là không quan trọng, đội ngũ cán bộ đảm trách hoạt động hỗ trợ SVNT còn thiếu so với nhu cầu nhân lực phục vụ cho hoạt động này, đa số cán bộ không được đào tạo đúng chuyên ngành, năng lực còn hạn chế, việc tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa thường xuyên nên việc hỗ trợ còn gặp khó khăn và đôi khi chưa kịp thời. Về phía bản thân sinh viên, một bộ phận không nhỏ sinh viên chưa thực sự chủ động tìm gặp các cán bộ, giảng viên khi gặp phải những khó khăn, vướng mắc và có nhu cầu được hỗ trợ. Trung tâm Hỗ trợ sinh viên đã cụ thể hóa được các văn bản của Bộ GD&ĐT cũng như định hướng phát triển của ĐHQGHN về công tác hỗ trợ, tuy nhiên việc xây dựng kế hoạch vẫn còn bị động, các nội dung hoạt động vẫn còn chưa cụ thể ở một số nhiệm vụ, chưa phân tích được hiện trạng hoạt động hỗ trợ và nhiều khi chưa theo kịp với tình hình thực tế. Công tác tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động hỗ trợ chưa có sự thay đổi về phương thức hoạt động, xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bộ phận tham gia hoạt động hỗ trợ SVNT chưa linh hoạt do vậy trong khi thực hiện kế hoạch còn gặp khó khăn. Công tác chỉ đạo chưa xác định được công việc ưu tiên cho hoạt động hỗ trợ, các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hỗ trợ còn thiếu chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động hỗ trợ. Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động hỗ trợ SVNT
  20. 20 chưa được tiến hành một cách thường xuyên. 2.6.3. Nguyên nhân Cơ sở vật chất xuống cấp, nguồn kinh phí đầu tư còn hạn hẹp không đáp ứng được với yêu cầu của hoạt động hỗ trợ. Trình độ của cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ còn chưa cao, chưa được bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ. Công tác lập kế hoạch hoạt động hỗ trợ SVNT của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - ĐHQGHN còn thiếu tính khả thi vì chưa phân tích được hiện trạng hoạt động hỗ trợ SVNT . Qua đó việc xác định mục tiêu, xác định thời gian hoàn thành và công tác lập kế hoạch cụ thể ,chi tiết cho từng hoạt động hỗ trợ còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác tổ chức thực hiện hoạt động hỗ trợ SVNT còn thiếu sự sáng tạo, linh hoạt và cơ chế phối hợp giữa các bộ phận trong Trung tâm không được tốt. Ngoài ra, việc theo dõi, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện kế hoạch trong hỗ trợ SVNT còn thiếu kịp thời hoặc còn máy móc. Công tác chỉ đạo hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú chưa được tốt, việc xác định ưu tiên cho hoạt động hỗ trợ còn bị nhiều các hoạt động khác chi phối chưa linh hoạt trong việc xây dựng các thứ tự ưu tiên mà còn bám theo qui định một cách quan liêu máy móc. Hơn nữa, việc đảm bảo điều kiện cho các hoạt động hỗ trợ SVNT còn thiếu và chưa được quan tâm đúng mực. Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ SVNT còn bị buông lỏng, thiếu kịp thời và chưa thường xuyên. Việc kiểm tra đánh giá còn mang tính phong trào hình thức chưa thật sự được coi trọng để nâng cao chất lượng trong công tác hỗ trợ SVNT. Sau kiểm tra đánh giá khi tổng kết rút kinh nghiệm chỉ mang tính hình thức. Bên cạnh đó chưa xây dựng được các tiêu chí đánh giá chất lượng phù hợp với hoạt động hỗ trợ. Những nguyên nhân trên đã dẫn đến công tác hỗ trợ SVNT tại ĐHQGHN còn những hạn chế, đòi hỏi phải có những biện pháp mang tính đột phá để hoạt động này có những chuyển biến tích cực theo hướng đáp ứng mục tiêu và yêu cầu của hỗ trợ.
  21. 21 Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ SINH VIÊN NỘI TRÚ TẠI ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn và khả thi 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ 3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại Đại học Quốc gia Hà Nội 3.2.1. Tổ chức phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng c a hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú cho các lực lượng tham gia Đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng, nó là kim chỉ nam cho mọi hoạt động quản lý. Vì vậy phải làm cho cán bộ Trung tâm Hỗ trợ SV và sinh viên nhận thức một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn về vai trò, ý nghĩa của hoạt động hỗ trợ SVNT của TTHTSV, ĐHQGHN, xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của mình trong công tác này. 3.2.2. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng năng lực cho cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, trình độ cho cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, cập nhật kiến thức về hỗ trợ sinh viên nội trú và quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tại ĐHQGHN. 3.2.3. Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất và bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện có và bổ sung nguồn kinh phí cho hoạt động hỗ trợ sinh viên ở ký túc xá không chỉ nhằm tạo điều kiện sống tốt hơn cho các em mà còn góp phần nâng cao hiệu quả học tập của sinh viên nội trú nói riêng, chất lượng đào tạo của ĐHQGHN nói chung trong xu thế hội nhập và cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ của nền giáo dục hiện nay.
  22. 22 3.2.4. Đổi mới phương thức hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú nhằm tăng tính tự ch c a sinh viên Mục đích của biện pháp này là giúp cho sinh viên nói chung và sinh viên nội trú nói riêng luôn chủ động trong các hoạt động sống hàng ngày. Đổi mới phương thức quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú là yêu cầu bức thiết đối với tập thể cán bộ trực tiếp tham gia hoạt động hỗ trợ. 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú Đối với Trung tâm việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động hỗ trợ SVNT giúp Giám đốc có những thông tin chính xác và kịp thời để đánh giá, điều chỉnh những sai sót, hạn chế tối đa những kết quả không tốt và có những biện pháp khắc phục tốt hơn. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất Ít Rất Khả Ít TT Biện pháp Cần cần cần khả thi khả thiết thiết thiết thi thi Tổ chức phổ biến nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt 1 53 7 0 40 13 7 động hỗ trợ SVNT cho các lực lượng tham gia Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ 2 cho cán bộ tham gia hoạt động 49 10 1 43 12 5 hỗ trợ sinh viên nội trú Quản lý hiệu quả cơ sở vật chất 3 và bổ sung nguồn kinh phí cho 48 9 3 34 13 13 hoạt động hỗ trợ SVNT Đổi mới phương thức quản lý 4 hoạt động hỗ trợ SVNT nhằm 39 14 7 30 19 11 tăng tính tự chủ của sinh viên Tăng cường công tác kiểm tra, 5 đánh giá hoạt động hỗ trợ 43 12 5 37 11 12 SVNT
  23. 23 KẾT LUẬN - KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Chương 1 tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học, tổng quan nghiên cứu vấn đề, đưa ra và phân tích một số khái niệm có liên quan đến đề tài như quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, và chỉ ra được vị trí vai trò của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú trong trường đại học, các nội dung của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú: Hỗ trợ đời sống, sinh hoạt, hỗ trợ học tập, hỗ trợ hướng nghiệp, việc làm, cách tiếp cận quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT theo các chức năng quản lý, vai trò và trách nhiệm của Giám đốc Trung tâm trong quản lý hoạt động hỗ trợ, đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú: Đặc điểm của sinh viên nội trú, nhận thức của các lực lượng tham gia, năng lực và ý thức trách nhiệm của cán bộ tham gia hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Chương 2 đã khái quát đôi nét về đặc điểm địa bàn nghiên cứu, khảo sát thực trạng hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú và thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. Qua khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động hỗ trợ, quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú tác giả đã nắm được ưu điểm, nhược điểm của quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú cũng như những nguyên nhân cơ bản của từng vấn đề. Chương 3, trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú ở chương 1 và khảo sát thực trạng hoạt động hỗ trợ SVNT, thực trạng quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú được trình bày ở chương 2. Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và sinh viên của trường, các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú, tác giả đề xuất 5 biện pháp quản lý hoạt động hỗ trợ SVNT. Các biện pháp đảm bảo các nguyên tắc về tính thực tiễn và khả thi, nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ.
  24. 24 2. Khuyến nghị 2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo Tổ chức các hội nghị, hội thảo chuyên đề về yêu cầu đổi mới đối với các hoạt động hỗ trợ sinh viên trong giai đoạn hiện nay. 2.2. Đối với Đại học Quốc gia Hà Nội Cấp và bổ sung thêm kinh phí thường xuyên cho hoạt động hỗ trợ đối với sinh viên đang theo học tại Đại học Quốc gia Hà Nội. 2.3. Đối với Trung tâm Hỗ trợ sinh viên - Đối với lãnh đạo Trung tâm + Tăng cường quán triệt đến toàn thể cán bộ và sinh viên về ý nghĩa và tầm quan trọng của hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. + Kinh phí thu được từ xã hội hóa để tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú. + Trung tâm cần có kế hoạch để bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tham gia trực tiếp vào hoạt động hỗ trợ sinh viên nội trú cũng như cán bộ quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho sinh viên tại ĐHQGHN. - Đối với đội ngũ cán bộ, nhân viên + Cần nhận thức đúng về vị trí, chức năng và nhiệm vụ chính trị của Trung tâm Hỗ trợ sinh viên cũng như vai trò và nhiệm vụ của mình trước yêu cầu thực tiễn của đơn vị. + Mỗi cán bộ, nhân viên phải có thái độ tích cực đối với học tập nâng cao trình độ cũng như việc tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên.